Khóa luận Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_the_gioi_nghe_thuat_trong_tieu_thuyet_mien_tay_cua.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thiện khóa luận này, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, tổ bộ môn Văn học Việt Nam và ThS. Nguyễn Phƣơng Hà – giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Do khả năng còn hạn chế và thời gian có hạn, chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót, chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của các thầy, cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Dƣơng Thị Hạnh
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Phƣơng Hà và không hề có sao chép, trùng lặp với bất kỳ công trình, tài liệu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Dƣơng Thị Hạnh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Cấu trúc của khóa luận 5 NỘI DUNG 6 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6 1.1. Thế giới nghệ thuật 6 1.2. Tô Hoài – Hành trình sáng tác và phong cách nghệ thuật 7 1.2.1. Cuộc đời 7 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 9 1.2.3. Phong cách nghệ thuật 11 1.3. Vị trí của tiểu thuyết Miền Tây trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài 14 CHƢƠNG 2: HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN TÂY CỦA TÔ HOÀI 16 2.1. Khái niệm nhân vật 16 2.2. Các loại hình nhân vật 17 2.2.1. Những con người nghèo khổ, bất hạnh 17 2.2.2. Những con buôn vụ lợi 20 2.2.3. Những người đại diện cho Cách mạng, Chính phủ 23
- CHƢƠNG 3: CÁC BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN TÂY 26 3.1. Cốt truyện và kết cấu 26 3.1.1. Cốt truyện 26 3.1.2. Kết cấu 28 3.2. Ngôn ngữ 30 3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại mang đậm khẩu ngữ sinh hoạt 30 3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại 35 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 37 3.3.1. Miêu tả ngoại hình 37 3.3.2. Miêu tả tâm lí 41 3.4. Không gian và thời gian nghệ thuật 44 3.4.1. Không gian nghệ thuật 44 3.4.2. Thời gian nghệ thuật 47 KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tô Hoài là nhà văn có vị trí đặc biệt trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông cầm bút từ khoảng những năm 40 của thế kỉ XX, nhanh chóng trưởng thành và trở thành cây bút gạo cội của văn xuôi hiện đại. Trải qua những mốc lịch sử quan trọng của đất nước, hành trình lao động nghệ thuật của Tô Hoài vẫn tiếp tục cho đến bây giờ. Với sức sáng tạo không ngừng, Tô Hoài đã tạo ra một khối lượng tác phẩm đồ sộ mà ít nhà văn nào sánh kịp. Sáng tác của Tô Hoài phong phú đa dạng về thể loại: truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, hồi kí, kịch bản phim Ở thể loại nào ông cũng đạt được thành tựu rực rỡ và tạo được phong cách riêng. Tác phẩm của Tô Hoài tập trung ở một số đề tài lớn: vùng quê ngoại thành Hà Nội, miền núi Tây Bắc – Việt Bắc trong kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội, sáng tác cho thiếu nhi, chân dung và hồi ức. Trong đó, miền núi là đề tài mà nhà văn rất tâm huyết. Có thể kể đến hàng loạt tác phẩm như: Truyện Tây Bắc, Họ Giàng ở Phìn Sa, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ tiêu biểu là tiểu thuyết Miền Tây. Bằng vốn sống, vốn hiểu biết cùng với khả năng quan sát và cảm nhận tinh tế của mình, Tô Hoài đã tái hiện hết sức sinh động bức tranh thiên nhiên và đời sống con người miền núi. Qua ngòi bút của nhà văn, các phong tục tập quán cũng như những nét văn hóa đẹp đẽ của người miền núi Việt Bắc nói riêng và Tây Bắc nói chung như hiện lên trước mắt và để lại ấn tượng trong lòng độc giả. Tô Hoài là tác giả văn học được giảng dạy, học tập trong nhiều cấp ở nhà trường của chúng ta hiện nay: Đại học, Cao đẳng, THPT, THCS. Vì thế, nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài giúp chúng ta hiểu đúng và cảm thụ tốt tác phẩm của ông là việc làm khoa học cần thiết và ý nghĩa. 1
- 2. Lịch sử vấn đề Tô Hoài là một trong số các tác giả lớn của nền văn học Việt Nam. Với phong cách nghệ thuật đặc sắc, ông đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn. Hơn bảy mươi năm lao động nghệ thuật, ông cho ra đời hơn 160 đầu sách ở nhiều thể loại khác nhau như: truyện ngắn, tiểu thuyết, tự truyện, kí, truyện thiếu nhi, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Nhiều tác phẩm của ông được giới nghiên cứu phê bình văn học quan tâm chú ý như: Truyện Tây Bắc, Cát bụi chân ai, Quê người, Quê nhà Đặc biệt phải kể đến tiểu thuyết Miền Tây. Tiểu thuyết Miền Tây ra đời năm 1967, là tác phẩm thuộc hệ thống các sáng tác về đề tài miền núi của Tô Hoài. Mặc dù là đứa con sinh sau nhưng Miền Tây vẫn gặt hái những thành công nhất định. Tiểu thuyết đã đoạt được giải thưởng Hoa sen của Hội nhà văn Á Phi năm 1970 và được giới chuyên môn đánh giá cao. Trong Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài, GS. Hà Minh Đức khẳng định: “Miền Tây là một tác phẩm có giá trị đánh dấu một thành tựu quan trọng của Tô Hoài về đề tài miền núi Ông chú ý nhiều đến đặc điểm dân tộc của người H’mông từ phong tục tập quán sở thích đến diễn biến tâm lý của các nhân vật”. Điểm lại lịch sử nghiên cứu về tác giả và tác phẩm của Tô Hoài, tác giả Khái Vinh trong bài Đọc Miền Tây đăng trên báo Nhân dân ngày 25/5/1969 cũng cho rằng: “Miền Tây là cuốn tiểu thuyết viết sinh động có nhiều chương tả cảnh hấp dẫn đặc biệt là những chương miêu tả về các phiên chợ Phìn Sa trước Cách mạng, về phong tục tập quán của đồng bào của các dân tộc vùng cao Đọc Miền Tây người ta bị thu hút bởi thiên nhiên và phong tục, tập quán của đồng bào miền núi”. 2
- Tác giả Nguyễn Văn Long trong bài Tô Hoài và một phong cách tiểu thuyết đăng trên trang đã viết: “Cùng với vốn hiểu biết kỹ càng và nhiều mặt về các dân tộc ở Tây Bắc, tác giả đã khai thác nhiều tư liệu lịch sử, chính trị, quân sự, với ý đồ dựng lại sự vận động của lịch sử qua những biến đổi của cuộc sống, con người ở vùng Phìn Sa. Cuốn tiểu thuyết trình bày những bức tranh đối lập của hai thời kì xưa và nay trong cuộc sống và số phận những con người miền núi ở một vùng xa xôi ( ) Đọc Tô Hoài người đọc tiếp xúc với vô số phong tục, tập tục từ sinh hoạt trong gia đình, trong nhà, đến những sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, ma chay, cưới hỏi ở rất nhiều vùng, từ làng quê ven thành, vùng đồng bằng Bắc Bộ đến vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi, cả ở những xứ sở xa xôi ngoài biên giới. Bất cứ nhà dân tộc học, xã hội học nào cũng mong có được một vốn hiểu biết cực kỳ phong phú sinh động như của nhà văn Tô Hoài”. Với GS. Phan Cự Đệ trong bài Tô Hoài với Miền Tây đăng trên báo Văn nghệ (số 268) cho rằng: “Miền Tây phần nào thể hiện được đặc điểm phong cách Tô Hoài, bao giờ cũng cố gắng gắn liền chất liệu thực với màu sắc lãng mạn, trữ tình thơ mộng trong tác phẩm của mình Tô Hoài đã cố gắng tạo cho các nhân vật của mình có một thứ riêng, ngôn ngữ phản ánh tính cách Trong tiểu thuyết Miền Tây, ta bắt gặp một thứ ngôn ngữ trong sáng, giàu hình tượng của quần chúng được nâng lên ở một trình độ nghệ thuật mới”. Nhà văn Nguyễn Công Hoan trong bài Trau dồi tiếng Việt chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Miền Tây: “Theo dư luận mà tôi lượm lặt được ở phần lớn độc giả cuốn Miền Tây của Tô Hoài thì trong ngành truyện nhỏ và truyện dài của ta mấy chục năm nay chưa có một tác phẩm nào viết bằng văn xuôi mà gọt dũa tỉ mỉ từng chữ, từng câu làm cho những trang phảng phất một chất thơ mà nhiều bài thơ còn thua xa” [10, 520]. 3
- Gần đây trong một số khóa luận, luận văn đã đề cập tới tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài: Vũ Thị Thanh trong Khóa luận tốt nghiệp với đề tài Bản sắc văn hoá miền núi trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài đã khai thác vấn đề bản sắc văn hóa miền núi, đồng thời cũng đề cập khái quát về một số nhân vật chính và nhân vật phụ trong tác phẩm. Như vậy, nhìn lại lịch sử nghiên cứu tác phẩm của Tô Hoài đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về tiểu thuyết Miền Tây ở các phương diện ngôn ngữ nghệ thuật, thế giới nhân vật Tuy nhiên, những bài viết này chủ yếu là những đề cập riêng biệt, lẻ tẻ, có tính chất khai phá, gợi mở. Kế thừa những người đi trước, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài với mục đích chứng minh, làm rõ hơn vấn đề trên, góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo cũng như những thành công về thể loại tiểu thuyết của Tô Hoài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Với đề tài này, tác giả khóa luận hướng đến các mục đích sau: Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài trên các phương diện: nhân vật, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian, thời gian. Thấy được vị trí và những đóng góp quan trọng của Tô Hoài đối với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài. Chỉ ra một số phương diện nghệ thuật thể hiện thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây. 4
- 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Như tên gọi của đề tài, chúng tôi đi sâu tìm hiểu: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài. Trong đó, người viết tập trung vào hai phương diện cơ bản: Thế giới nhân vật và một số phương diện về hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, phạm vi mà chúng tôi khảo sát là tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài (Tuyển tập Tô Hoài (Tập 2), Nhà xuất bản Văn học, 1987). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong khóa luận này, người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp: Phương pháp thống kê Phương pháp phân tích, bình giảng Phương pháp tổng hợp, khái quát 6. Đóng góp của khóa luận Góp phần khẳng định tài năng và sự sáng tạo trong tư duy nghệ thuật của Tô Hoài. Đóng góp thiết thực vào việc giảng dạy, học tập các tác phẩm của Tô Hoài trong nhà trường. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung khóa luận được triển khai thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài Chương 3: Các biểu hiện nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây 5
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Thế giới nghệ thuật Nhà văn Seđrin quan niệm: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó”. Nói cách khác, một tác phẩm toàn vẹn phải xuất hiện như một thế giới nghệ thuật. Belinxki cũng từng nhận xét: “Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà khi đi vào đó thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không khí của nó”. Theo giáo trình Lí luận văn học, tác giả Trần Đình Sử cho rằng: “Thế giới nghệ thuật là văn bản hình tượng – văn bản nội tại của văn bản ngôn từ. Gọi thế giới nghệ thuật là văn bản bởi các hình tượng có tính chất kí hiệu, có khả năng biểu hiện một phức hợp ý nghĩa – tư tưởng nhất định mà người ta cần đọc từng bộ phận, chi tiết để nhận ra. Gọi bằng thế giới nghệ thuật bởi vì đó là cấu tạo đặc biệt, có sự thống nhất không tách rời, vừa có sự phản ánh thực tại, vừa có sự tưởng tượng sáng tạo của tác giả, có sự khúc xạ thế giới bên trong nhà văn. Thế giới nghệ thuật là một thế giới kép: thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả. Thế giới được miêu tả gồm nhân vật, sự kiện, cảnh vật Thế giới miêu tả là thế giới của người kể chuyện, người trữ tình. Hai thế giới này gắn kết không tách rời như hai mặt của một tờ giấy. Tuy nhiên chúng không thể liên thông” [9, 81]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào 6
- lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy” [4, 302]. Có thể thấy, thế giới nghệ thuật trong văn học phản ánh vũ trụ và con người theo cách riêng của nó. Nhà văn – người nghệ sĩ muốn khẳng định tài năng, cá tính riêng của mình thì phải tạo ra được thế giới nghệ thuật riêng. Nó bao gồm không gian, thời gian riêng, quy luật tâm lí và quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng và xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật. Như vậy, mỗi thế giới nghệ thuật ứng với quan niệm riêng về thế giới, cắt nghĩa về thế giới, giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Mặt khác, văn học lấy chất liệu là hiện thực khách quan song mỗi nhà văn lại có cái nhìn và cảm nhận khác nhau. Vì thế, mỗi tác phẩm sẽ là một thế giới nghệ thuật riêng, nó đặt ra nhiệm vụ cho người tiếp nhận là phải tìm hiểu để có thể bước vào thế giới của tác phẩm. Có thể kể đến các yếu tố biểu hiện của thế giới nghệ thuật như: không gian, thời gian nghệ thuật, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu Khi nghiên cứu bất kì một tác phẩm văn học nào, việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật là điều cần thiết. Nó sẽ giúp người đọc phần nào hiểu được quan niệm nghệ thuật, ý đồ, mục đích sáng tạo của tác giả. Vì thế, tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài cũng không nằm ngoài mục đích đó. 1.2. Tô Hoài – Hành trình sáng tác và phong cách nghệ thuật 1.2.1. Cuộc đời Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 tại quê ngoại – làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). 7
- Ông sinh trưởng trong một gia đình thợ thủ công nghèo. Bút danh Tô Hoài cũng xuất phát từ hai địa danh sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức (quê ngoại nhà văn). Thuở nhỏ, Tô Hoài chỉ được học hết tiểu học rồi sớm trở thành anh thợ cửi như bao thanh niên khác. Sau đó, ông phải kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau: bán hàng, dạy học tư, coi kho, kế toán hiệu buôn trải qua những ngày tháng thất nghiệp tủi nhục không một đồng xu dính túi. Cuộc sống khổ cực được Tô Hoài tái hiện qua cuốn Tự truyện bằng nỗi xót xa và cay đắng: “Ngày ngày tôi cuốc bộ vào thành phố tha thẩn ở các vườn hoa. Tôi xem kiến bò đến tận hôm tôi có thể phân biệt rạch ròi ra từng loại kiến xây tổ khác nhau”. Chính hoàn cảnh xuất thân, cuộc sống khó khăn của gia đình đã tác động sâu sắc đến Tô Hoài khiến ông có sự đồng cảm với những số phận bé nhỏ, kiếp người lao động vất vả trong xã hội. Đồng thời, đây cũng là những kiến thức thực tế trong những trang viết đầy tính chân thực của nhà văn sau này. Tô Hoài đến với nghề văn hết sức tự nhiên. Ông viết văn bằng vốn sống trực tiếp với sự thôi thúc từ bên trong của tâm hồn chứa chan cảm xúc. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong bài Tô Hoài và những nghiêm chỉnh của kiếp phù du khẳng định: “Cảm tưởng như bao nhiêu kinh nghiệm hàng ngày, trước sau đều được nhà văn đưa hết vào trang giấy. Ông sống để viết và phải viết, như phải ăn phải uống”. Tô Hoài viết rất nhiều, dường như những câu chuyện của ông không bao giờ vơi cạn. Càng viết, nhà văn càng chứng tỏ năng lực của mình, sự hăng say và sáng tạo Tô Hoài sớm tham gia hoạt động chính trị. Trước cách mạng tháng Tám, ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, hoạt động tuyên truyền Việt Minh, viết báo bí mật. Sau năm 1945, Tô Hoài làm báo Cứu quốc – cơ quan của Tổng bộ Việt Minh. Tháng 10 năm 1946, ông được vinh dự đứng trong hàng 8
- ngũ của Đảng Cộng Sản. Từ đây ông càng tham gia tích cực hơn vào các hoạt động cách mạng. Năm 1957, Tô Hoài được bầu làm Tổng thư kí của Hội, rồi giữ chức chủ tịch Hội Văn nghệ Việt Nam. Không chỉ có vậy, ông còn tham gia các hoạt động xã hội khác như: đại biểu Quốc hội khóa VII, Phó chủ tịch ủy ban đoàn kết Á – Phi, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Ấn, Ủy viên Ban Chấp Hành Hội hữu nghị Việt – Xô. Chính quá trình tham gia hoạt động cách mạng và giữ nhiều trọng trách khác nhau đã giúp Tô Hoài gắn bó khăng khít hơn với quần chúng nhân dân đặc biệt là người lao động. Vốn hiểu biết cùng với sự từng trải đó đã trở thành nguồn tư liệu quý giá cho cuộc đời viết văn của ông sau này. Tô Hoài vinh dự được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996. 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác Trƣớc Cách mạng tháng Tám Tô Hoài là cây bút tiêu biểu cho văn xuôi hiện thực, thành công ở nhiều thể loại: + Truyện ngắn: Dế mèn phiêu lưu ký (1941), O Chuột (1942), Giăng thề (1943), Nhà nghèo (1944), Xóm Giếng ngày xưa (1944) + Hồi kí: Cỏ dại (1944) + Tiểu thuyết: Quê người (1941) Sáng tác của Tô Hoài thời kì này tập trung vào hai mảng đề tài: truyện đồng thoại về loài vật và truyện về nông thôn trong cảnh đói nghèo. Truyện viết về loài vật của Tô Hoài có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tác phẩm đầu tay Dế mèn phiêu lưu ký là một thành công xuất sắc của Tô Hoài, khẳng định vị trí của ông trên văn đàn. Viết về loài vật, Tô Hoài tìm đến hình thức sáng tác đồng thoại. Ông đã 9
- viết về thế giới loài vật trong cảm quan sinh hoạt, phong tục như đời sống của con người. Bên cạnh truyện viết về loài vật, đề tài miêu tả cảnh đói nghèo của người dân ở vùng ven Hà Nội, sống bằng nghề dệt thủ công, cũng được nhà văn đã miêu tả chân thật và sinh động. Cuộc sống cùng quẫn bế tắc của những những người nông dân, thợ thủ công quanh năm lam lũ, điêu đứng vì miếng cơm manh áo, phiêu bạt nơi đất khách quê người. Có thể kể đến những tác phẩm như: Nhà nghèo, Ông Cúm bà Co, Xóm Giếng ngày xưa Với cái nhìn khách quan, chân thực, mỗi tác phẩm của Tô Hoài đều là minh chứng phản ánh cuộc sống nghèo đói, lạc hậu bấp bênh của người dân nghèo trước Cách mạng. Qua đó, Tô Hoài đã khẳng định được vị trí của một nhà văn hiện thực. Ở đề tài nào và đối tượng phản ánh nào, thế giới nghệ thuật của ông đều thấm đượm tính nhân văn. Sau cách mạng tháng Tám Cách mạng tháng Tám đánh dấu một bước chuyển biến trong tư tưởng và sáng tác của Tô Hoài. Ông đã nhanh chóng nắm bắt kịp thời các vấn đề mới của đời sống và sáng tác thành công ở nhiều thể loại khác nhau: + Truyện ngắn: Núi cứu quốc (1948), Xuống làng (1950), Truyện Tây Bắc (1953), Khác trước (1957), Vỡ tỉnh (1962), Người ven thành (1972), Người một mình (1998) + Truyện thiếu nhi : Tuyển tập Văn học thiếu nhi, tập I & II (1999) + Tiểu thuyết: Mười năm (1957), Miền Tây (1967), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), Đảo hoang (1976), Những ngõ phố, người đường phố (1980), Quê nhà (1981), Họ Giàng ở Phìn Sa (1984), Nhớ Mai Châu (1988). + Kí: Đại đội Thắng Bình (1950), Nhật kí vùng cao (1969), Lăng Bác Hồ (1977), Tự truyện (1978), Hoa hồng vàng song cửa (1981), Cát bụi chân 10
- ai (1992), Chuyện cũ Hà Nội (1998), Chiều chiều (1999), Ba người khác (2006) + Tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác: Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959), Người bạn đọc ấy (1963), Sổ tay viết văn (1977), Nghệ thuật và phương pháp viết văn (1997). Giai đoạn này, Tô Hoài không bó hẹp nội dung và đối tượng phản ánh trong phạm vi của một vùng dân nghèo ngoại thành Hà Nội mà ông còn hướng đến một không gian rộng lớn hơn. Đó là cuộc sống của nhiều lớp người, nhiều vùng đất khác nhau, nổi bật nhất là miền núi Tây Bắc. Tô Hoài viết về Tây Bắc không chỉ bằng tài năng nghệ thuật, vốn sống phong phú, mà còn bằng cả tình yêu đằm thắm thiết tha như chính quê hương mình. Tiêu biểu cho mảng sáng tác về đề tài miền núi có thể kể đến: Núi cứu quốc, Truyện Tây Bắc và đặc biệt là tiểu thuyết Miền Tây. Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Tô Hoài còn đạt được thành tựu đặc sắc ở thể kí và hồi kí: Cát bụi chân ai, Nhật kí vùng cao, Lên Sùng Đô, Tự truyện Qua các tác phẩm, người đọc nhận ra nhà văn đã đặt đời sống vào điểm nhìn cá nhân, cái nhìn về đời sống về con người được dân chủ hóa. Tóm lại, toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài đã khẳng định được vị trí và tài năng nghệ thuật của ông trước hiện thực của cuộc đời mới. Ông xứng đáng là một tấm gương trong sáng trong lao động nghệ thuật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.2.3. Phong cách nghệ thuật Hoàn cảnh gia đình, xã hội, bản thân đã đưa Tô Hoài đến với nghề văn. Ông cho rằng văn học có khả năng nói được những điều giản dị của đời sống xung quanh, những trải nghiệm cơm áo hàng ngày. Mọi chuyện vui buồn trong đời sống sinh hoạt đều được nhà văn chuyển tải lên trang giấy. Bạn bè, 11
- hàng xóm đều có thể bắt gặp câu chuyện, lời nói của họ trong sáng tác của ông. Bởi “người ta nói thế nào tôi cứ theo thế mà xào xáo thành văn tôi biết rất rõ tiếng này chính ngày trước ai hay nói, bà tôi, mẹ tôi, ông hàng xóm ” [8, 152]. Ông luôn có ý thức sâu sắc học tập lời ăn, tiếng nói của quần chúng nhân dân lao động. Trong khi các nhà văn hiện thực quan niệm tiểu thuyết phải là sự thực ở đời, phản ánh đời sống qua xung đột giai cấp, quan hệ giàu nghèo thì sáng tác của Tô Hoài chủ yếu vẫn nhìn con người ở góc độ đời tư. Họ là những người lao động nhỏ bé, giản dị gắn với cuộc sống đời thường. Theo Tô Hoài, con người trước khi là một ai đó thì trước hết phải là chính mình với tất cả những gì mà tạo hoá đã ban tặng; cũng vui buồn, đau khổ, hạnh phúc, cũng có mặt tốt và mặt xấu. Ông không chỉ nêu ra những thói hư tật xấu của con người mà còn gián tiếp khẳng định ẩn sâu trong mỗi con người luôn có mặt tốt đẹp làm nền tảng đạo đức. Điều đó được phản ánh qua tác phẩm Quê người. Nhân vật Thoại đánh liều ra đồng bắt trộm chó không thành nên vợ chồng con cái đùm dúm dắt nhau đi lang bạt nơi đất khách quê người. Lão lái Khế (Khách nợ) hạch sách, dọa nạt, moi tiền con nợ bằng nhiều mẹo vặt, nhưng lão vẫn còn nhận ra cảnh cùng kiệt của nhà Hương Cay. Rõ ràng, con người tha hóa trong văn Tô Hoài không hoàn toàn biến chất. Con người trong sáng tác của Tô Hoài hiện lên như những số kiếp tự nhiên, dường như muôn thuở họ phải đối mặt với những chuyện mưu sinh, cơm áo gạo tiền Viết về những kiếp người lao động nhỏ bé, bình dị xung quanh cuộc sống của mình, nhà văn dường như am hiểu tâm lý, tư tưởng tình cảm của họ. Những câu chuyện, con người đó hiện lên sinh động, sắc nét trong trang văn của Tô Hoài. Đó là thân phận của bà lão Vối (Mẹ già) buộc lòng nhẫn nhục sống nương nhờ vào con. Đó là số phận khổ cực của anh Duyện (Nhà nghèo) quanh năm điêu đứng vì miếng cơm manh áo. 12
- Khi viết về những người chiến sĩ hoạt động cách mạng, Tô Hoài cũng ít khi lí tưởng hóa vẻ đẹp ngoại hình hoặc phẩm chất tính cách mà dưới ngòi bút của ông họ vừa có phẩm chất, vừa có thói tật, vừa có cái xấu, cái tốt như một con người bình thường. Họ cũng chỉ là những con người giữa đời thường, cũng vất vả, cũng nhút nhát Vì thế, nhân vật trong văn Tô Hoài rất bình dị, thân thuộc với độc giả. Có thể kể đến nhân vật Nghĩa (Miền Tây), A Châu (Vợ chồng A Phủ), Đức Xuân (Núi cứu quốc) Viết về thế giới loài vật, những trang văn được Tô Hoài miêu tả cũng rất gần gũi, đời thường. Ông viết về chuồn chuồn kim, gi đá, dế mèn, chim chóc Đó những con vật bé nhỏ, “xoàng xĩnh” nhất nhưng nó rất gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của con người, mang tính cách, số phận như con người. Đó là mụ Ngan trong tác phẩm cùng tên, tính nết vô tâm đần độn quá, tranh ăn với cả lũ con thơ; là Gà mái (Một cuộc bể dâu) vừa là “một người đàn bà giỏi giang ( ) Một bậc mẹ hiền gương mẫu”. Vợ chồng Gi đá (Đôi Gi đá) chăm chỉ không quản gió mưa, cần mẫn “làm nhà” trên cây hồng bì. Bên cạnh đó, Tô Hoài cũng chú ý miêu tả cuộc sống sinh hoạt, những phong tục quen thuộc của từng vùng quê, từng gia đình, từng con người. Ông ít tập trung vào những mâu thuẫn xã hội mang tính đối kháng quyết liệt, mà đi sâu phản ánh cuộc sống sinh hoạt với những phong tục, tập tục nơi chôn rau cắt rốn. Đó cũng là nơi những người nông dân, thợ thủ công cùng ở một làng cùng làm một nghề, cùng quan tâm đến những buồn vui, tốt xấu trong cuộc sống theo quy luật tự nhiên của nó. Trong văn Tô Hoài luôn lưu giữ một kho kiến thức về phong tục tập quán của người Việt, nếu tước bỏ đi ý nghĩa phong tục thì tác phẩm sẽ không còn vẻ hấp dẫn vốn có nữa. Đó là nạn tảo hôn (Vợ chồng trẻ con), ma chay, cưới xin (Quê người), tục cướp vợ, cho vay lãi, trình ma (Vợ chồng A Phủ), phạt vạ (Cứu đất cứu Mường), tục đấu vật, bắn nỏ (Nỏ thần) 13
- Không chỉ có vậy, thiên nhiên trong văn Tô Hoài cũng được miêu tả như trong cuộc sống thực. Đó không chỉ là hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ với những màu sắc rực rỡ của cỏ cây hoa lá (Miền Tây, Nỏ thần, Đảo hoang ), mà còn là hình ảnh thiên nhiên dữ dội, khắc nghiệt, đem đến không ít những hiểm nguy cho con người (Miền Tây, Nhớ Mai Châu ). Bằng sự cảm thông, lòng yêu mến đối với những con người sống xung quanh mình, Tô Hoài đã khá tinh tế và sâu sắc khi phản ánh cuộc sống và con người đời thường trong mỗi trang viết. Qua các tác phẩm của mình, nhà văn đã thể hiện cách nhìn về đời sống, cách nhìn nhận về con người tạo nên quan niệm nghệ thuật về hiện thực đời thường; quan niệm nghệ thuật về sinh hoạt, phong tục. Điều đó đã tạo nên phong cách nghệ thuật Tô Hoài. 1.3. Vị trí của tiểu thuyết Miền Tây trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài Tiểu thuyết Miền Tây ra đời năm 1967. Lúc bấy giờ, miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa làm hậu phương vững chắc cho miền Nam đấu tranh giành độc lập. Tác phẩm kể về gia đình bà Giàng Súa và những người dân ở Phìn Sa thuộc miền núi Tây Bắc. Nhân vật chính là bà Giàng Súa. Chồng chết khi đi phu cho quan, bốn mẹ con bị hàng xóm cho là có ma nên hắt hủi, xua đuổi phải dắt díu nhau chạy trốn vào rừng sống chui lủi. Cách mạng thành công, bà Giàng Súa trở về được sống trong tình thương và sự đùm bọc của làng xóm, Đảng, Chính phủ. Bà tự hào vì sự trưởng thành của các con. Thào Khay trở thành y sĩ, là một cán bộ gương mẫu của Đảng, giữ trọng trách trong châu ủy Châu Yên. Thào Mỵ được cử xuống Hà Nội học y, cống hiến và phục vụ nhân dân, Tổ quốc. Trước cách mạng, cuộc sống của người dân ở miền núi thường được các nhà văn thi vị hóa. Dưới ngòi bút của họ, cuộc sống trên những vùng cao là một thế giới riêng biệt, khác hẳn với chốn phồn hoa đô thị. Đó là một thế giới đầy mơ mộng vớ những cô gái dân tộc xinh đẹp, thuần hậu, những phiên 14
- chợ tình đầy sức hấp dẫn. Với tiểu thuyết Miền Tây, Tô Hoài đã cho người đọc thấy thế giới mơ mộng ấy chính là nơi chứa đầy những hủ tục, tục lệ lạc hậu. Trong đó bọn cường hào, thống lý ra sức bóc lột áp bức nông dân. Bằng vốn sống phong phú cùng sự hiểu biết sâu sắc về đồng bào miền núi, nhà văn dùng ngòi bút kịch liệt lên án các hủ tục, tục lệ lạc hậu, thối nát ở miền núi, đồng thời phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp ở các vùng cao trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời qua tiểu thuyết Miền Tây, Tô Hoài cũng khẳng định vai trò, sức mạnh của Cách mạng đã làm thay đổi cuộc sống tăm tối, tù túng của người đồng bào miền núi, giúp họ thoát khỏi những quan niệm, hủ tục lạc hậu để xây dựng cho quê hương, đất nước. 15
- CHƢƠNG 2 HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN TÂY CỦA TÔ HOÀI 2.1. Khái niệm nhân vật Có thể thấy, nhân vật là yếu tố trung tâm thuộc cấu trúc của tác phẩm văn học. Nó có vai trò quan trọng trong việc tái hiện hiện thực xã hội và thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật còn là nơi nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mỹ của chính bản thân mình về con người. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: Nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng cũng có thể không có tên riêng thể hiện quan niệm nghệ thuật và liên tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm. Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại. Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác. Cho nên nhân vật luôn luôn gắn liền với cốt truyện” [4, 235]. Khái niệm nhân vật còn được định nghĩa trong giáo trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên) “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách và cần chú ý thêm rằng: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm, hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự vật, loài 16
- vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để thể hiện con người” [3, 159]. Như vậy, nhân vật văn học là sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Do đó, khi tìm hiểu về tác phẩm thì yếu tố cần xem xét trước tiên đó chính là nhân vật. 2.2. Các loại hình nhân vật 2.2.1. Những con người nghèo khổ, bất hạnh Hiện thực đời sống được phản ánh dưới cái nhìn chủ quan của người nghệ sĩ bộc lộ cảm xúc, tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả trước các vấn đề đó. Viết về người nông dân, mỗi nhà văn lại phản ánh những vấn đề khác nhau: cái đói, cái nghèo, sự phân biệt giai cấp Nam Cao chú ý tới sự tha hóa của con người, Ngô Tất Tố phản ánh nạn sưu thuế, hủ tục ở làng quê Việt Nam. Nguyễn Công Hoan miêu tả đời sống hiện thực, những mặt trái của xã hội bằng tiếng cười châm biếm, đả kích. Kim Lân phản ánh việc phu phen đồn điền, vấn đề cái đói Còn với Tô Hoài, ông phản ánh cuộc sống cơ cực vất vả của người nông dân, đặc biệt là người dân miền núi với những hủ tục lạc hậu ở vùng cao Tây Bắc. Có thể thấy, hình ảnh người nông dân miền núi trong sáng tác của Tô Hoài là những con người chịu nhiều bất hạnh, khổ cực, là nạn nhân của những hủ tục lạc hậu Tất cả những điều đó khiến họ không thể ngóc đầu lên được, cuộc sống quẩn quanh nghèo đói, bế tắc tuyệt vọng. Viết về những nhân vật của mình, Tô Hoài đặc biệt quan tâm đến số phận những người phụ nữ. Nếu trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được cuộc đời số phận của Thúy Kiều – một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng phải chịu mười lăm năm lưu lạc; thì ở văn học hiện đại, ta bắt gặp hình ảnh chị Dậu – một người phụ nữ đảm đang, hiền lành chịu thương chịu khó, yêu chồng thương con, nhưng vì không đủ tiền đóng sưu thuế khiến gia đình chị phải tan đàn xẻ 17
- nghé, hạnh phúc chia lìa Nỗi khổ đau của người phụ nữ dường như trải dài vô tận. Còn trong mảng sáng tác về đề tài miền núi, Tô Hoài cũng nói lên nỗi đau thương, khổ cực của người phụ nữ. Nhân vật bà Ảng trong truyện Cứu đất cứu Mường là một người con gái đẹp nức tiếng của núi rừng. Lợi dụng quyền thế quan châu, quan lang đã chiếm đoạt và khiến bà có thai, chúng còn bắt nộp phạt mười hai đồng bạc trắng. Không có tiền, bà Ảng đành phải dứt ruột bán đi đứa con trai lớn để lấy tiền nộp phạt. Nỗi đau của một người mẹ, nỗi khổ của một người phụ nữ một mình nuôi con khiến cuộc đời bà luôn bị nhấn chìm trong tăm tối và cơ cực. Nói đến người phụ nữ trong sáng tác của Tô Hoài không thể không kể đến nhân vật Mỵ trong truyện Vợ chồng A Phủ. Mỵ là một cô gái đẹp, có tài thổi sáo: “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách buồng Mỵ ( ) Có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo My”. Cuộc đời bất công bởi vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ đã biến cô thành con dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra. Từ một người con gái vui tươi, hồn nhiên, tràn đầy sức sống, Mỵ trở nên “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, “Ở lâu trong cái khổ, Mỵ quen khổ rồi”. Miêu tả số phận cùng cực của những người phụ nữ trong xã hội, Tô Hoài xây dựng thành công hình ảnh nhân vật bà Giàng Súa. Đó là một người phụ nữ nghèo khổ bất hạnh. Gia đình bà đang sống yên ổn, hạnh phúc thì tai họa ập xuống. Người chồng phải bỏ dở công việc ruộng nương để đi tải thuốc phiện cho quan, bị ngã xuống núi và vĩnh viễn không bao giờ trở về. Những khó khăn vất vả chưa qua thì xảy ra tin đồn cho rằng nhà Giàng Súa có ma. Nỗi đau mất chồng chưa nguôi ngoai, sự nghi ngờ của người làng khiến bà khiếp sợ đến nỗi “tưởng mình có ma thật”. Bà từng nghe người ta mách muốn giải ma thì ngậm hòn đá ba mươi đêm. Bằng sự cả tin của một người phụ nữ bà Giàng Súa đã làm theo. Vì sợ hãi khi bị quan đồn và người làng dọa giết, mẹ con bà phải bỏ nhà vào rừng sâu trốn thoát. Ở trong rừng không dám gặp 18
- mặt ai, bà khao khát được nói chuyện được nghe âm thanh của cuộc sống: “Những tiếng xa xôi ngoài núi tranh chen chúc những làng xóm xa kia đã làm cho người tù trong rừng càng khát nghe”. Ước mơ nhỏ nhoi là: “Thèm nghe tiếng gà lợn kêu điếc tai, con bò rung chuông, con ngựa lọc cọc trên đá. Tiếng ai đương gọi vọng ra nương” mà không thể thực hiện được. Tô Hoài đã diễn tả sự xót thương của mình đối với thân phận, cuộc sống những người phụ nữ bất hạnh. Cuộc sống của người dân ở miền núi thường gặp nhiều khó khăn, vất vả. Thêm vào đó, trình độ hiểu biết của người dân còn thấp và lạc hậu. Vì thế, họ vừa là nạn nhân của cường quyền, thần quyền, vừa là nạn nhân của chính mình. Qua tiểu thuyết Miền Tây, Tô Hoài thể hiện sự xót thương của mình cho người dân nghèo khổ, cả đời bị những hủ tục, sự mê tín đè lên vai. Những thủ đoạn bóc lột của bọn thống lý, quan đồn khiến cuộc sống của những người nông dân hiền lành trở nên cùng cực bế tắc. Chủ tịch Tỏa kể câu chuyện về cuộc đời của ông khi chưa được Cách mạng soi rọi: “Cả nhà, cả xóm đều là người hầu quan ( ) Còn sót ai không bị đi tù thì phải đời này sang đời khác, chia nhau đi hầu nhà thống lý như người ở nợ ( ) Nhà Tỏa từ đời ông, đã bị quan bắt xóa họ Vừ nhà mình, đổi sang họ Mùa làm người nhà quan rồi đem về bắt làm nghề đúc cày” [2, 310]. Tỏa là người có tài. Hơn ba mươi tuổi, ông đã thạo tay nặn khuôn bằng người thợ cả nhất lò. Những sản phẩm ông làm ra “ai nhìn cũng phải sướng mắt”. Vậy mà, vì phận đi ở cho thống lý nên những đồ vật ông làm ra đều là của nhà quan. Quan thống lý đã bóc lột mồ hôi, nước mắt của người dân lao động, họ không chỉ làm ra của cải mà còn tạo ra danh tiếng cho nhà quan. Cuộc sống của họ lại do người khác làm chủ. Ngày đêm vất vả cực khổ làm giàu cho quan mà vẫn chưa yên. Chúng âm mưu bắt vợ Tỏa nên đã tống ông vào nhà giam. Với bản tính thật thà, lương thiện, Tỏa nghĩ mình có tội nên mới phải vào tù. Ông an ủi vợ: “Ta là đầy tớ nhà quan, 19
- không đứa nào hại nổi ta đâu!”. Sự tàn ác, dã man của nhà tù khiến ông bị mất hai ngón tay vì “bị buộc thừng vào hai đầu ngón tay suốt ngày đêm”. Không lâu sau khi vợ chết, Tỏa được thả tự do. Ông lại trở về tiếp tục việc đúc cày cho nhà quan và sống trong cảnh gà trống nuôi con. Đó là những dòng tâm sự rất chân thật của một người cha chất chứa bao sự vất vả hi sinh cho con, cho gia đình khiến người đọc không khỏi xót xa ngậm ngùi và kính trọng người nông dân như thế. Tóm lại, trong tiểu thuyết Miền Tây, cuộc sống mỗi người nông dân là một câu chuyện, một mảnh đời khác nhau. Tất cả cùng chung một số phận chịu sự bóc lột của bọn nhà quan, sự tồn tại của những hủ tục luôn là gánh nặng đè lên vai khiến họ không thể thay đổi được cuộc sống của mình. Đó là người ở nợ, gái góa, gái trốn chồng phải đến nương nhờ cửa quan, những người dân khi có việc đến nhà thống lý phải nộp tiền lễ “rửa cửa”, người đi đường mà nghe hươu kêu thì cho rằng gặp điều xấu, người mới đi xa về gặp nhau mà khóc thì sẽ gặp điều không tốt lành Tô Hoài đã chỉ ra những hạn chế trong nhận thức của người dân miền núi. Mặt khác, nhà văn thể hiện tình yêu thương, sự cảm thông sâu sắc trước những con người cơ cực. Họ chính là nạn nhân của cường quyền và thần quyền. Từ đó, nhà văn lên tiếng bênh vực cho những con người thấp cổ, bé họng trong xã hội, tố cáo lên án chế độ xã hội cùng với những hủ tục đã khiến cho cuộc sống của người dân bần cùng, không lối thoát. 2.2.2. Những con buôn vụ lợi Trong tiểu thuyết Miền Tây, bên cạnh việc khắc họa những người dân nghèo khổ, bất hạnh, hình ảnh con buôn vụ lợi cũng được Tô Hoài thể hiện một cách rõ nét. Với người nông dân, nhà văn dành những tình cảm yêu thương, cảm thông. Ngược lại, ông đả kích, lột trần bộ mặt xấu xa, đê tiện của giai cấp thống trị, bọn con buôn trong xã hội cũ. Những thống lý, thống quán, 20
- quan châu, gian thương đều là bọn sâu mọt đục khoét nhân dân. Ông không trực tiếp dùng ngôn ngữ đả kích trực tiếp mà dùng ngòi bút tố cáo, vạch mặt, phơi bày bản chất của bọn chúng. Xây dựng hình ảnh con buôn, gian thương, mở đầu tác phẩm, Tô Hoài đã phơi bày cho người đọc thấy: chuyện tranh ăn cướp mồi cướp của của các chủ ngựa, chủ hàng. Bọn chúng dùng mọi thủ đoạn, mánh khóe để có thể đạt được mục đích của mình. Vì muốn cướp khách, chủ ngựa Đèo đã làm thuốc giết chết cả hai con ngựa tốt nhất của của ông Tòng. Biết tin đó, khách Sìn không thuê ông Tòng nữa mà thuê ngựa của lão Đèo chở hàng lên Phìn Sa. Tô Hoài đã khéo léo, chỉ bằng một vài chi tiết khái quát làm nổi bật ngoại hình nhân vật khách Sìn. Đó là một người hiện lên với dáng vẻ “béo trắng những mỡ, mồm ông ấy cười đầy răng vàng” khiến người đọc hình dung về một con buôn béo tốt, tham lam. Sìn biết lợi dụng cơ hội buôn bán kiếm lời ở mảnh đất Phìn Sa, nơi mà hắn nghĩ là: “có tiền chảy đến, kiếm được gấp trăm những chuyến hàng ngon ăn khác”. Vì thế, năm nào cứ gần dịp phiên chợ Tết, hắn lại mang hàng lên bán kiếm lời. Sự tính toán, hám lợi của Sìn còn thể hiện ở việc mang hàng lên Phìn Sa chỉ để lấy chuyến, việc mua các thứ ở đó đem đi mới là việc buôn quan trọng. Hắn bán toàn những thứ quen thuộc như: muối, dầu hỏa, diêm, hạt tiêu, các loại kim và chỉ mầu hay mũ dạ, ô đen, đèn pin ai cũng thích nhưng ít ai sắm được bởi vì nó rất đắt. Cùng với việc bán đắt, Sìn thu mua mọi thứ mà người dân đem đến chợ với mục đích kiếm lời: “người ta bán như đổ của đi. Cả một bộ xương hổ, xương khỉ đem đổi được có một bát muối”. Tất cả thuốc phiện, gạc hươu, gạc nai, xương hổ, mật gấu, xương thú, mật ong, da hổ, da báo, sợi lanh, củ tam thất, sa nhân, hoàng liên già đều được hắn mua lại với giá rẻ mạt. Người nông dân biết mình bị Sìn ép giá nhưng cũng không làm khác được bởi cả đời họ chỉ trông thấy có hắn là người buôn, vả lại họ cũng không biết bán cho ai. 21
- Dưới sự giúp đỡ của quan thống lý, Sìn không chỉ vơ vét hàng hóa mà còn có được những người đi tải hàng không công cho mình. Người nông dân miền núi không chỉ bị bóc lột về của cải, mà còn bị bóc lột cả sức lao động, thậm chí mất cả tính mạng vì đi tải hàng cho Sìn. Trong tiểu thuyết Miền Tây, không chỉ nhân vật ông Sìn là người vụ lợi, tham lam, mà ngay cả bọn quan thống lý, thống quán cũng bộc lộ sự tham lam bằng việc bóc lột sức lao động của người dân để làm giàu cho mình. Cả nhà cả xóm Sóa Tỏa đều là người hầu quan như người ở nợ. Lợi dụng tâm lý người dân biết Sóa Tỏa có tay nghề giỏi, làm được nhiều đồ tốt nên thống lý đã tăng giá khiến mọi người phải đem gà, đem tiền đến, quỳ lạy để được mua dao, mua cày. Như thế, quan thống lý không chỉ bóc lột sức lao động của người nông dân mà còn tận dụng tài năng của họ để làm giàu cho bản thân. Mặt khác, Tô Hoài còn khắc họa tính cách tham lam, vơ vét của giai cấp thống trị qua việc để nhân vật Giàng Súa và chủ tịch Tỏa hồi tưởng về quá khứ. Theo lời kể của ông, ngày trước ở Phìn Sa có phong tục phá bãi hoang. Người Xá, người Mèo cùng đi phát lau, phát bụi làm nương chung, sau đó trồng trọt để đánh dấu đất có người ở. Nhưng rồi bao nhiêu bãi khai hoang, có ruộng đất của họ đều rơi vào tay quan quân, thống lý. Kí ức đó cũng được khắc sâu trong tâm trí của bà Giàng Súa. Khi còn con gái, bà cùng mọi người trong làng thường tụ tập để phát hoang rồi trồng trọt. Đến mùa, cả làng tập trung thu hoạch rồi ăn uống, vui chơi và chia thành phẩm lao động. Niềm vui của họ chưa kéo dài được bao lâu thì các quan bến bãi đến và bảo rằng: “Đất rừng ở đâu cũng đất rừng của vua quan”, nên bao nhiêu hoa màu thu được bọn họ đều phải nộp hết cho quan. Chưa thỏa mãn, bọn chúng còn yêu cầu người dân nếu “săn được lợn cỏ phải đem biếu thịt, được gấu thì nộp chiếc mật, được hổ, được sơn dương thì quan bảo lính đến khiêng bộ xương”. Đã vậy, chúng còn cho người đến kiểm tra xem bộ xương có đủ bốn hòn bánh 22
- chè hay không. Còn được miếng thịt nào ngon thì họ phải đem nộp cho thầy cúng. Không bỏ công sức, lũ quan ngang nhiên chiếm đoạt cướp trắng công sức, mồ hôi nước mắt của người dân không một chút mảy may thương xót. Miêu tả giai cấp thống trị, con buôn, Tô Hoài đã lên án, tố cáo bản chất xấu xa, hèn hạ coi đồng tiền là trên hết. Với tiểu thuyết Miền Tây, nhà văn luôn thể hiện được cái nhìn khách quan, ngòi bút sắc sảo của một cây bút hiện thực gạo cội. Các tầng lớp, giai cấp đều hiện lên chân thực, sống động tự nhiên. Vì vậy, bức tranh miền núi Tây Bắc hiện lên đầy sức sống, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. 2.2.3. Những người đại diện cho Cách mạng, Chính phủ Một điểm đặc biệt có thể coi là khá mới trong sáng tác sau Cách mạng của Tô Hoài là sự xuất hiện của kiểu nhân vật những người đại diện cho Cách mạng, Chính phủ. Người đọc bắt gặp hình ảnh A Châu trong Vợ chồng A Phủ, Đức Xuân trong Núi cứu quốc Trong tiểu thuyết Miền Tây, Tô Hoài xây dựng hình tượng nhân vật cán bộ Nghĩa. Anh đại diện cho Đảng, đưa người dân đến với Cách mạng. Nghĩa đã đem lại ánh sáng cho mẹ con bà Giàng Súa khiến họ không phải sống chui lủi trong rừng nữa: “Đã bao năm, bây giờ mới lại có ngày đứng giữa quãng trống, được trông thấy nắng từ sáng đến chiều”. Từ đây bà Giàng Súa được sống giữa tình thương của mọi người, cùng dân bản làm việc, xây dựng quê hương đất nước. Sau khi giành được quyền làm chủ ở Tây Bắc, Nghĩa cùng mọi người bắt đầu công cuộc xây dựng làng bản để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thấu hiểu sự thiếu thốn cũng như mơ ước của những người dân nơi đây “có những người cả đời không biết hạt muối”, Nghĩa cùng với mọi người dưới Châu Yên mang dầu hỏa và muối lên bản để phục vụ nhu cầu của bà con. Cùng sống và gắn bó với người dân nơi đây, Nghĩa càng thấy mình yêu mảnh đất Tây Bắc 23
- nhiều hơn. Anh đã từng tưởng tượng ra câu chuyện thuở bé làm con nuôi người Mèo để làm cho cán bộ với nhân dân đoàn kết thân thiết và nguyện đem sức mình phục vụ nhân dân, đồng bào. Xây dựng hình tượng chiến sĩ Cách mạng, Tô Hoài không lí tưởng hóa nhân vật mà ngược lại ông luôn để nhân vật hiện lên chân thật, tự nhiên nhất với những buồn vui, băn khoăn, trăn trở. Nghĩa vốn quê ở Phú Thọ, cha mẹ đã mất, anh em mỗi người một phận, anh lên công tác Tây Bắc từ lâu. Là người của Cách mạng, của Chính phủ Nghĩa sống và cống hiến hết mình, không dám nghĩ tới hạnh phúc cá nhân. Anh hăng hái tham gia các hoạt động: xây dựng khu mậu dịch, tiếp xúc, vận động người dân chứng tỏ Nghĩa là người tự tin tràn đầy nhiệt huyết, trách nhiệm, song đứng trước tình yêu thì chàng trai này nhiều khi vẫn băn khoăn. Anh biết Thào Mỵ yêu mình, nhưng lại không dám đáp lại tình cảm trong sáng hồn nhiên ấy “Mỵ có lòng yêu Nghĩa ( ) Nghĩa bồi hồi. Nỗi bồi hồi của người trai được yêu. Nhưng Nghĩa lại buồn ủ ê”. “Mỗi lúc chợt bắt gặp Mỵ nhìn, Nghĩa không còn tự nhiên được ( ) Nhưng Nghĩa đã nghĩ mỗi việc của mình đều có ảnh hưởng xấu tốt đến cách mạng, không thể vô trách nhiệm, cả trong tình yêu”. Qua những suy nghĩ đó ta thấy trong công việc Nghĩa là một người nhanh nhẹn, năng động còn trong tình yêu dường như anh vẫn còn nỗi băn khoăn khó giải quyết. Như vậy, với Cách mạng, Nghĩa luôn làm trong trách nhiệm của mình, anh đã cống hiến hết tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp đổi mới ở miền núi Tây Bắc. Cùng với nhân vật Nghĩa, ta thấy Tô Hoài còn xây dựng những nhân vật đầy nhiệt huyết, sức trẻ như Thào Khay, Thào Mỵ, Khúa Ly Sau khi mẹ con bà Giàng Súa được Nghĩa đưa về khu du kích, Thào Khay tham gia đội du kích. Khi Tây Bắc được giải phóng, anh đi học y sĩ, mang trong mình niềm tin về Cách mạng trở về phục vụ quê hương đất nước. Thào Khay hăng hái tham gia chữa bệnh cho mọi người, anh đến từng ngõ xóm, bản làng, thân 24
- tình, gần gũi, tâm sự và nói chuyện vệ sinh phòng bệnh, giới thiệu cơ sở điều trị ở trạm xá sắp mở. Anh chữa khỏi bệnh cho con trưởng thôn Pàng, vận động bà con về làm trạm xá, nhà kho Thào Khay đã tạo được niềm tin cho mọi người về Cách mạng, từ đây họ hăng hái tham gia xây dựng quê hương. Anh trở thành niềm tự hào của mọi người khi anh được bầu vào ban chấp hành châu đảng bộ – đồng chí châu ủy. Tiếp bước anh, Thào Mỵ được cử xuống Hà Nội học y, Khúa Ly trở thành bí thư chi đoàn Họ đều là những người trẻ tuổi, nhiệt tình, tiếp bước truyền thống thế hệ đi trước. Như vậy, kiểu nhân vật những người đại diện cho Cách mạng, Chính phủ đã phát huy hết vai trò của nó, góp phần làm nên thành công cho hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Miền Tây. Xây dựng nên kiểu nhân vật này, Tô Hoài đã góp thêm cho thế giới nhân vật trong tiểu thuyết sau Cách mạng tháng Tám một hình tượng nhân vật đầy sức hấp dẫn và cuốn hút cho bạn đọc. Tóm lại, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài hiện lên sinh động, hấp dẫn, phong phú. Điều đó góp phần bộc lộ tài năng của tác giả. Tiểu thuyết của Tô Hoài không thu hút người đọc bằng sự cầu kì, kiểu cách, trau chuốt mà vẫn cuốn hút người đọc với văn phong giản dị, chân thật như lời ăn, tiếng nói hàng ngày, nó gắn liền với cuộc sống con người, hướng họ đến những giá trị nhân bản sâu sắc. 25
- CHƢƠNG 3 CÁC BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN TÂY 3.1. Cốt truyện và kết cấu 3.1.1. Cốt truyện Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: Cốt truyện “là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu của tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức vận động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [4, 99]. Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề và tạo nên sức cuốn hút của tác phẩm. Nó có vai trò gắn kết các sự kiện thành chuỗi, tạo thành lịch sử của một nhân vật, thể hiện việc khắc họa nhân vật, bộc lộ các xung đột, mâu thuẫn của nhân vật để tái hiện bức tranh đời sống. Trước Cách mạng tháng Tám, nhiều nhà văn lựa chọn xây dựng cốt truyện theo mô típ truyền thống. Ở tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố tạo ra một loạt các sự kiện, biến cố được tổ chức một cách dồn dập, căng thẳng trong mùa sưu thuế làng Đông Xá; trong Bỉ vỏ (Nguyên Hồng) cốt truyện được xây dựng với hàng loạt các sự kiện, biến cố xoay chuyển cuộc đời nhân vật Tám Bính Khác với các nhà văn hiện thực cùng thời, cốt truyện trong tiểu thuyết của Tô Hoài mang tính chất đơn giản. Cuộc sống của người dân vùng cao Tây Bắc nói chung và cuộc sống của gia đình bà Giàng Súa được Tô Hoài kể bằng giọng điệu chân thật, giản dị, tự nhiên theo trật tự tuyến tính. Cuộc sống gia đình bà Giàng Súa đang yên ổn thì chồng bà bị bắt đi tải thuốc phiện cho nhà quan trượt chân ngã xuống núi và không bao giờ trở về nữa. Bốn mẹ con bị nghi là có ma ám nên bị mọi người xua đuổi phải trốn vào 26
- rừng sâu. Cách mạng đến, mẹ con bà Giàng Súa được đón về sống giữa tình yêu thương của mọi người trong làng bản. Các con của bà trưởng thành và tham gia du kích, sau đó chúng được học hành rồi trở về phục vụ cho quê hương, cho đất nước. Như vậy, có thể thấy cốt truyện của tiểu thuyết Miền Tây vận động tự nhiên, ít có biến cố đột xuất. Nhà văn tổ chức các chi tiết, các sự kiện thành một chuỗi các sự kiện để xây dựng cốt truyện theo trật tự thời gian. Các sự kiện diễn ra không dồn dập, căng thẳng. Dường như ở tiểu thuyết Miền Tây, Tô Hoài chỉ ghi lại một cách trung thực khách quan về cuộc sống, về sự đổi đời của những người nông dân miền núi Tây Bắc khi Cách mạng về. Các hủ tục, nạn mê tín dị đoan tồn tại bấy lâu bị loại trừ. Người dân hăng hái tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho làng bản để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuộc sống của họ từ đây yên ấm, no đủ, hạnh phúc, đâu đâu cũng tràn ngập tiếng cười nói rộn ràng. Bên cạnh quá trình giác ngộ, trưởng thành Cách mạng của những người nông dân miền núi, ngòi bút của Tô Hoài vẫn miêu tả cuộc sống đời thường của họ. Đó là tình yêu của Thào Khay với Khúa Ly, tình yêu của Thào Mỵ và Nghĩa, tình yêu mới chớm nở của Viễn dành cho Huổi Ca. Cách mạng không chỉ đem đến cho họ cuộc sống mới với những công việc hữu ích góp phần xây dựng quê hương đất nước mà còn mang đến cho họ niềm tin vào tình yêu, tương lai, hạnh phúc. Như vậy, ta thấy Tô Hoài thường xây dựng cốt truyện dựa trên những sự kiện diễn ra trong cuộc sống, qua các sự kiện trong cuộc đời nhân vật. Mô hình cốt truyện đơn giản đó không chỉ thấy trong tiểu thuyết Miền Tây mà còn thấy trong nhiều tác phẩm khác như Quê người, Mười năm, Ba người khác Nó trở thành một nét phong cách riêng của Tô Hoài. 27
- 3.1.2. Kết cấu Có thể thấy, mỗi loại hình nghệ thuật có sự thể hiện kết cấu khác nhau mang đặc trưng riêng biệt. Kết cấu trong hội họa, kiến trúc là sự tổ chức, sắp xếp các chất liệu theo một ý tưởng nào đó để tạo nên giá trị thẩm mĩ. Trong văn học, khái niệm kết cấu được định nghĩa như sau: “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng: bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm: triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lý hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ” [4, 156]. Nói cách khác, kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật của tác phẩm trong tính độc đáo sinh động và gợi cảm. Đó chính là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố trong tác phẩm để tạo dựng hình tượng, bức tranh đời sống giàu ý nghĩa và mang tính khái quát. Kết cấu có nhiệm vụ gắn kết các nhân vật và đặt chúng thành một hệ thống có quan hệ với nhau trong tác phẩm nhằm làm nổi bật bản chất xã hội và bản chất thẩm mĩ. Kết cấu của tác phẩm sẽ bộc lộ nhận thức, tài năng sáng tạo và in đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà văn. Trong tiểu thuyết Miền Tây, Tô Hoài sử dụng kiểu kết cấu đơn tuyến phù hợp với trật tự của các sự kiện diễn ra theo thời gian, theo cuộc đời số phận của các nhân vật chính. Bà Giàng Súa đã có những ngày tháng tủi nhục, khốn khổ bị mọi người xa lánh, ghét bỏ phải trốn vào rừng sâu. Cuộc sống cứ như thế diễn ra, cho tới khi Cách mạng đến, mẹ con bà Giàng Súa được trở về sống chung với làng bản. Nhờ kết cấu đơn tuyến người đọc theo dõi được diễn biến từng chặng đời, sự biến đổi số phận của các nhân vật, thấy được quá trình đổi mới của cả một vùng núi Tây Bắc. 28
- Mặt khác, Tô Hoài còn sử dụng kiểu kết cấu hình tượng nhân vật theo mối quan hệ bổ sung. Bên cạnh những nhân vật chính như: bà Giàng Súa, Thào Khay, Thào Nhìa, Nghĩa, Chủ tịch Tỏa, còn có các nhân vật phụ góp phần làm bật rõ cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp ở các vừng cao trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là các nhân vật như: Khúa Ly, ông già người Xá, trưởng thôn Pàng, Huổi Ca và cả những người dân không tên (những người phu ngựa, bác thợ đúc người Mèo Xanh, những cô gái, chàng trai ). Những người phu ngựa xuất hiện ngay từ đầu cuốn tiểu thuyết, khi nhà văn giới thiệu không gian miền núi Tây Bắc với cảnh người ngựa, nối đuôi nhau trên những dốc đèo hiểm trở. Sự kiện này dường như dự báo trước những bất trắc nguy hiểm không tránh khỏi của những người phu ngựa và cuộc sống khổ cực của người dân nơi đây. Cuộc sống của họ chỉ bắt đầu thay đổi từ khi có Cách mạng. Cuối tác phẩm là một loạt các hình ảnh về cuộc sống mới của người dân nơi đây: chủ tịch Tỏa mở lò rèn dạy nghề cho thanh niên trong vùng, phiên chợ H’mông không còn hỗn loạn nữa mà đâu đâu cũng tràn ngập tiếng cười, ông già người Xá tin tưởng vào Cách mạng, Thào Khay làm việc ở khu trạm xá của Phìn Sa, anh còn được kết nạp Đảng, Thào Mỵ được xuống Hà Nội học. Huổi Ca trở về phục vụ quê hương, Viễn hăng hái ở lại vùng cao công tác, Khúa Ly làm bí thư chi đoàn Làng bản đâu đâu cũng tràn ngập sự reo vui. Những nhân vật có tên và không tên ấy đã bổ sung tô đậm hơn bức tranh phong tục, đời sống sinh hoạt của người nông dân miền núi trong tiểu thuyết Miền Tây, thể hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm mà Tô Hoài đã gửi gắm trong tác phẩm. Có thể thấy rằng, những hình thức kết cấu của tiểu thuyết Miền Tây không mới song nó đã góp phần thể hiện chân thực cuộc sống của vùng núi Tây Bắc đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. 29
- 3.2. Ngôn ngữ Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ chiếm vị trí quan trọng. M.Gorki khẳng định “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Ngôn ngữ nghệ thuật mang dấu ấn riêng của từng tác giả, phản ánh nét độc đáo trong phong cách riêng của mỗi nhà văn. Nhờ có ngôn ngữ mà thế giới nhân vật hiện lên sống động trước mắt người đọc. Qua đó, độc giả có thể hiểu được những nội dung tư tưởng, chủ đề tác phẩm được gửi gắm đằng sau hình tượng ấy. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ngôn ngữ được hiểu theo hai cấp độ. Ở nghĩa rộng, nghĩa khái quát thì ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo. Còn ở nghĩa hẹp, nghĩa cụ thể thì ngôn ngữ là hệ thống ngữ âm, những từ, những quy tắc kết hợp chung mà những người cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện giao tiếp với nhau. Viết về miền núi, Tô Hoài sử dụng ngôn ngữ giản dị, chân thật của chính những người dân vùng cao mà ông từng gặp và tiếp xúc. Dưới ngòi bút của ông, những từ ngữ, hình ảnh, lời nói được chắt lọc, sử dụng linh hoạt tạo ấn tượng với người đọc. 3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại mang đậm khẩu ngữ sinh hoạt Đối thoại là hình thức đối đáp giữa các nhân vật trong tác phẩm. Qua đối thoại tính cách, tình cảm, trình độ tư duy của nhân vật sẽ được bộc lộ rõ nét. Tô Hoài là nhà văn luôn có ý thức sử dụng lời ăn, tiếng nói hàng ngày của người dân để làm chất liệu ngôn từ. Ông quan niệm “câu văn, cũng như cuộc đời không bao giờ lặp lại cả. Cho nên đời không lặp lại, thì câu văn cũng không được phép lặp lại. Cuộc đời đã không lặp lại, thì kiến trúc câu cũng không được quyền lặp lại” [8, 153]. Vì vậy, Tô Hoài luôn vận dụng câu văn uyển chuyển, nhịp nhàng, linh hoạt. 30
- Đọc tiểu thuyết Miền Tây, người đọc dễ dàng nhận ra những đoạn đối thoại mang đậm khẩu ngữ sinh hoạt với cấu trúc câu giản lược thành phần. Đây là cuộc đối thoại giữa người nhà thống lý, Thào Nhìa và bà Giàng Súa: Tiếng hỏi rít vào: - Thằng Nhìa có ở đây không? Thào Nhìa nhỏm ngay dậy: - Có. - Vào ông thống lý có việc quan. - Việc gì thế? - Việc tải hàng ông Sìn. Mẹ kinh hoảng kêu: - Con ơi? Thào Nhìa luống cuống áp mặt vào vách hỏi ra: - Bao giờ? - Đi ngay bây giờ. - Không đi đâu. Tôi không đi. - Muốn sống thì mau lên. Tao còn phải đi gọi đứa khác đây. Bà Giàng Súa gào to: - Trẻ con mà cũng phải đi tải hàng, trời ơi! Tiếng quát vào to hơn: - Mau lên! Chết cả bây giờ! [2, 229]. Đoạn đối thoại có ba nhân vật tham gia, nhưng ta thấy sắc thái, giọng điệu của từng người khác nhau. Người nhà thống lý thì giọng điệu dọa nạt, hách dịch. Thào Nhìa lo sợ, hãi hùng; bà Giàng Súa hoảng hốt, bất lực. Tuy vậy, lời thoại của mỗi nhân vật ngắn gọn, chỉ đủ chứa dung lượng thông tin cho lời hỏi trước đó. 31
- Trong một đoạn đối thoại khác Tô Hoài người đọc thấy được tâm trạng của nhân vật: - Nhanh lên! - Nó ra bây giờ thì chết cả! - Cái gì đấy? - Ngựa điên. Đó là lời đối đáp của mấy người lính trong nhà ông thống lý. Lời thoại cho ta thấy tâm trạng lo lắng sợ hãi của họ, bởi vì những người lính ấy từng chứng kiến ngựa điên tấn công người gần nó. Đoạn đối thoại giữa chủ tịch Tỏa và Thào Nhìa ở Ủy ban cũng mang đậm dấu ấn khẩu ngữ tự nhiên. Điều đó thể hiện qua cách xưng hô (tao – mày), sử dụng từ ngữ và sắc thái lời thoại gần gũi với lời ăn, tiếng nói hàng ngày, có sự kết hợp các động từ mạnh (đập, ném, nghiến răng ): Chủ tịch Tỏa hét: - Đập chết nó đi! Đập chết đi! ( ) - Mùa Tỏa à, bên ấy ông thống lý bây giờ không mở lò làm cày bán nữa đâu. Chủ tịch Tỏa trừng mắt, tức quá: - Thằng hổ vồ này mày muốn chết! Tao không thèm đội nhờ họ Mùa nhà Sống Cổ nữa, tao ném họ Mùa nhà Sống Cổ xuống suối từ lâu rồi. - Thưa ông Tỏa - Mày về đây rủ tao lại đi đúc lưỡi cày cho thằng Sống Cổ à? Thào Nhìa nói: - Bây giờ ông làm Việt Minh rồi Chủ tịch Tỏa nghiến răng, với tay lấy khẩu súng: 32
- - Không, tao bây giờ làm chủ tịch. Này, mày không bảo cái máy im đi thì tao cho nó một phát chết ngay. [2, 292] Có thể thấy, trong đoạn văn ngắn này Tô Hoài đã sử dụng cả một hệ thống những từ ngữ quen thuộc hàng ngày: mày, tao, thằng hổ vồ, không thèm, một phát chết ngay. Hệ thống từ ngữ này tạo nên sự gần gũi, tự nhiên trong cuộc đối thoại. Lời nói của Thào Nhìa nhẹ nhàng, thể hiện sự nhút nhát. Ngược lại, lời nói của chủ tịch Tỏa thể hiện uy quyền và sự tức giận khi Thào Nhìa nhắc tới quá khứ của ông. Đọc tiểu thuyết Miền Tây, người đọc còn nhận thấy có khi trong một đoạn hội thoại gồm có nhiều nội dung nhưng vẫn có nội dung chính. Lời thoại mở đầu nhiều khi vượt xa ý định của người nói, sau đó câu chuyện mới trở về đúng mục đích của người nói. Điều này thường gặp trong giao tiếp. Đó là cuộc đối thoại của Mỵ và Nghĩa: - Sao đã lâu anh Nghĩa không lên Phìn Sa? - Công tác bận lắm. Mỵ lại hỏi: - Có người nói bây giờ giải phóng rồi, cán bộ về ngồi bàn ghế làm quan dưới ruộng, chẳng lên núi như lúc kháng chiến nữa. Đấy là người xấu nói. Em không tin, anh Nghĩa nhỉ? - Phải, người xấu nói dối thế thôi. Bây giờ tôi lên lập kho muối đấy. Tôi vẫn lên núi. Tôi chuyển sang làm cán bộ kinh tế, Mỵ ạ. ( ) Mỵ cười: - Thế thì anh Nghĩa là người dân tộc Mèo ta rồi. - Tôi vẫn là người Mèo, cô Mỵ chưa biết ư? ( ) - Không phải, anh Nghĩa là người quê xuôi. Nghĩa cắt nghĩa lại: 33
- - Cán bộ công tác đâu thì lấy đấy làm quê mình cũng thế thôi, Mỵ ạ. - Còn người ở quê nào thì về lấy vợ quê ấy, không lấy vợ ở quê công tác đâu [2, 243]. Nội dung chính của cuộc hội thoại trên là Mỵ muốn nói người như Nghĩa lấy vợ ở quê anh chứ không lấy vợ miền núi, đồng thời gián tiếp thăm dò ý tứ của anh Nghĩa. Nhưng Mỵ đã mở đầu bằng câu chuyện khác, rồi khéo léo vào nội dung chính. Trong tiểu thuyết Miền Tây, lời đối thoại của bà Giàng Súa và Thào Khay cho ta thấy được tình thương yêu cũng như sự lo lắng quan tâm của người mẹ dành cho con. Khi thấy Thào Khay chuẩn bị dụng cụ y tế mang đi, bà Giàng Súa đã hỏi: - Mày đi đâu? - Xuống Ná Đắng. Bà Giàng Súa kêu: - Con ơi! - Cái gì hả mẹ? Bà Giàng Súa nói: - Người Chính phủ lại xuống Ná Đắng theo vua à? - Con xuống Ná Đắng chữa bệnh [2, 278]. Đặc biệt, Tô Hoài còn rất chú trọng đến ngữ điệu câu văn. Như chúng ta đã biết, ngữ điệu câu văn không thể tiếp nhận bằng thị giác mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thính giác. Người đọc, người nghe qua ngữ điệu nắm bắt thông tin và phán đoán tình thế. Đoạn đối thoại giữa Thào Nhìa, Vừ Sóa Tỏa và nhân vật khác: - Ông thống lý bảo tôi mà bằng lòng theo ông thì chỉ có việc ngồi ăn uống cho thích mới thôi. Ông bảo tôi về Phìn Sa rủ người sang Lào cùng đi sung sướng với ông. 34
- Một bà già mỉa mai hỏi Thào Nhìa: - Cái lúc còn đời thằng thống lý ở Phìn Sa, mẹ con nhà mày thế nào? Sướng lắm a? Chủ tịch Tỏa quát: - Tao đã theo thằng Sống Cổ sang Lào rồi tao phải bỏ nó về đây. Tao không lạ nó đâu, mày chưa biết à? [2, 289]. Cuộc đối thoại trên cho thấy ngữ điệu và tâm trạng của mỗi nhân vật không giống nhau. Khi nghe Thào Nhìa nói về cuộc sống sung sướng cùng với thống lý ở bên Lào, nhân vật người dân không tên đã phản bác lại bằng một lời thoại đầy hàm ý: Cái lúc còn đời thằng thống lý ở Phìn Sa, mẹ con nhà mày thế nào? Sướng lắm a? Ngữ điệu câu hỏi mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau. Đó có thể là một câu hỏi thuần túy theo đúng hình thức lời nói với thái độ ngạc nhiên (mẹ con bà Giàng Súa bị xua đuổi, phải trốn vào rừng mà còn sướng cơ à? ) hay cũng có thể hiểu theo hàm ý mỉa mai, giễu cợt (mẹ con bà Giàng Súa bị xua đuổi, phải trốn vào rừng mà còn sướng được!). Như vậy, ngữ điệu câu văn vừa bộc lộ những lớp ý nghĩa khác nhau, vừa thể hiện sắc thái tình cảm, cảm xúc của người nói. Có thể thấy, ngôn ngữ đối thoại mang đậm khẩu ngữ sinh hoạt là một trong những đặc điểm phong cách nghệ thuật của Tô Hoài. Nhà văn đã khéo léo đưa lời ăn, tiếng nói hàng ngày của người dân miền núi vào trong tác phẩm để tái hiện cuộc sống đời thường của những con người bình thường, giản dị ở vùng cao Tây Bắc. 3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại Ngôn ngữ độc thoại là dạng ngôn ngữ biểu hiện dưới dạng ý nghĩ, lời nói bên trong thể hiện những suy nghĩ, trăn trở, dằn vặt chiều sâu tâm hồn của nhân vật. Ngôn ngữ độc thoại là một trong những phương tiện giúp nhà văn khắc họa thành công hình tượng nhân vật trong tác phẩm. 35
- Trong tiểu thuyết Miền Tây, nhà văn để nhân vật Thào Khay tự bộc lộ suy nghĩ của mình. Khi xuống Ná Đắng chữa bệnh cho con của trưởng thôn Pàng, trước những khó khăn Thào Khay nghĩ: “Ta cố nghĩ cách chữa đúng mặt thuốc, cứu được em bé, làm cho mọi người tin tưởng y tế, tiếng đồn tốt lành sẽ bay đi rất xa. Nghĩ thế Thào Khay háo hức, bồng bột, khó ngủ, chốc chốc lại đến xem em bé nằm” [2, 302]. Từ khi được cử xuống trường dưới xuôi học y tế, cùng với việc tham gia hoạt động cách mạng đã giúp Thào Khay điềm tĩnh, trưởng thành, chững chạc hơn. Trong hoàn cảnh gặp bệnh nhân là con trưởng thôn Pàng người Xá ở Ná Đắng – nơi người dân còn bán tín bán nghi về Đảng, Thào Khay đã quyết tâm chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân để dành được sự tin tưởng của mọi người với Cách mạng. Như thế, người Xá sẽ không còn nghi ngờ Chính phủ nữa. Quyết tâm đó đã chứng tỏ sự trưởng thành của Thào Khay. Trong một lần nghe chủ tịch Tỏa kể câu chuyện về cuộc đời mình, cũng như lý do tại sao ông mất đi hai ngón tay, Thào Khay đã nghĩ: “Có lẽ ngày trước bố mình cũng như ông Tỏa mất ngón tay, cũng phải khổ cực và đã căm thù như thế ”. Tô Hoài đã để cho nhân vật Tỏa kể về quá khứ cay đắng, tủi cực của mình, Thào Khay nghe và đã liên tưởng tới cha mình. Bố Thào Khay mất sớm, anh không biết mặt bố nên nghĩ rằng bố mình cũng vất vả, khổ cực và căm thù thằng thống lý như ông chủ tịch Tỏa. Qua ý nghĩ đó, nhà văn đã cho người đọc thấy tình thương yêu của Thào Khay dành cho cha và sự đồng cảm của anh dành cho chủ tịch Tỏa. Khi gặp lại Thào Nhìa và nghe anh ta kể những chuyện sung sướng bên Lào, Thào Khay nghĩ: “Các đồng chí công an dưới châu đã đọc tận óc nó rồi. Người này không phải anh em ta. Cái đầu nó nặng lắm. Không biết nó đã rủ rê con Mỵ những gì. Lại dám tuyên truyền cả mình nữa. Lúc nào nó cũng bên Lào bên kia ”. Qua những suy nghĩ của Thào Khay, cho thấy anh rất 36
- sáng suốt khi nhìn ra sai lầm trong suy nghĩ của người anh trai. Thào Khay đã không bị tình thân làm cho mê muội, tỉnh táo để có thể nhận ra rằng “người này không phải anh em ta”. Những suy nghĩ đó của Thào Khay giúp người đọc thấy rõ hơn tính cách thẳng thắn, thông minh và quyết đoán của anh. Qua những suy nghĩ của nhân vật, ngôn ngữ độc thoại đã bộc lộ hết vai trò trong việc khắc họa chân dung con người. Đồng thời, nó cũng góp phần khẳng định thành công của Tô Hoài trong quá trình khám phá tâm hồn nhân vật. Tìm hiểu về ngôn ngữ trong tiểu thuyết Miền Tây, chúng ta dễ dàng nhận ra tác phẩm có sự hòa quyện, pha trộn giữa ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại, giúp nhà văn khắc họa nhân vật sống động, chân thực hơn. 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Theo Từ điển tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê cho rằng: “Miêu tả là cách diễn đạt bằng ngôn ngữ cho người khác có thể hình dung ra được một cách rõ nét”. Có thể thấy, miêu tả là một trong những biện pháp nghệ thuật quan trọng đối với các thể loại văn học. Đó là cách nhà văn làm cho đối tượng hiện lên ở mặt cụ thể cảm tính, tác động trực tiếp vào trí tưởng tượng của bạn đọc khiến cho bạn đọc có thể hình dung về nhân vật một cách đầy đủ, rõ ràng. Trong tác phẩm, nhà văn có thể miêu tả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua sự cảm nhận của mọi người xung quanh đối với nhân vật, qua môi trường mà nhân vật sống. 3.3.1. Miêu tả ngoại hình Ngoại hình là tất cả những dáng vẻ bên ngoài của nhân vật gồm hình dáng, diện mạo, trang phục Nhà văn có thể khắc họa ngoại hình nhân vật thông qua ngôn ngữ người kể chuyện và đôi khi gián tiếp thông qua ngôn ngữ một nhân vật nào đó trong tác phẩm. 37
- Tô Hoài có biệt tài miêu tả ngoại hình nhân vật. Ông quan sát, tìm ra đặc điểm riêng và vận dụng vốn ngôn ngữ đời sống phong phú của mình để lột tả nhân vật. Có khi nhà văn miêu tả ngoại hình bằng vài chi tiết thoáng qua khi nhân vật đó “ngẫu nhiên xuất hiện” như trường hợp của ông cụ thầy cúng người Xá: “Một ông cụ cởi trần, khăn quấn quanh búi tóc cao, ngồi đầu sàn cặm cụi tước đay đan lưới ”. Hoặc tác giả để tâm, “chăm chút” cho vẻ bề ngoài của nhân vật như đoạn miêu tả về Thào Khay sau khi đi học y sĩ trở về “Người ấy cưỡi ngựa trắng, đội mũ lưỡi trai có cái lưỡi cứng đen nhoáng, mặc quần áo dạ đen, kín cổ. Chân đi bốt lửng cao su. Lưng đeo cái túi da vuông. Người thanh niên cao lớn trắng trẻo, vành tai to. Hai má lông tơ, đi trong sương lạnh, má cứ hồng lên” [2, 247]. Thào Khay trở về trong hình dáng của chàng trai khỏe mạnh, trưởng thành đúng như mong ước của mọi người. Dân làng ai cũng vui mừng vì “cả vùng Phìn Sa xưa kia tối tăm, cả vùng Phìn Sa ngày nay giải phóng, có giải phóng Phìn Sa mới có được một người bộ đội đẹp như thế cưỡi ngựa về, chỉ đứng một chỗ mà thơm khắp nhà” [2, 250]. Ngoại hình là vẻ bên ngoài của nhân vật, nhưng nó cũng thể hiện thần thái, tính cách của nhân vật, do đó Tô Hoài đã chọn lọc các chi tiết rất nhỏ, rất cụ thể để chỉ bằng mấy dòng có thể làm cho nhân vật đó hiện lên sắc nét, sinh động như thực. Đoạn miêu tả nhân vật khách Sìn – một con buôn béo tốt, giàu có, mưu mô, thủ đoạn, Tô Hoài đã phác họa hình ảnh: “ người ông ta béo trắng những mỡ, mồm ông ấy cười đầy răng vàng ”. Hay miêu tả về con của Pàng khi bị bệnh : “Bé như cái xác ở trần, chân và tay cong queo bằng nhau còn cái đầu thì càng to ra. Cả người bé xám lẫn với xó tối”. Sự yếu ớt của bé được khắc họa rõ nét, thể hiện sự thương cảm của nhà văn. Thậm chí, hình ảnh tên biệt kích - Thào Nhìa, hiện ra dưới cái nhìn của Thào Mỵ: “Bộ quần áo dù xám ngoét. Cái đầu tóc xoắn và khuôn mặt béo phì của người kia thật 38
- là lạ, chỉ gợi cho Mỵ chuyện gì độc ác, con hổ, con rắn, thằng Tây, mà ta phải đứng lên đánh nó như đánh Tây lúc kháng chiến” [2, 284]. Qua cái nhìn của nhân vật Thào Mỵ, Tô Hoài cho người đọc thấy hình ảnh của một tên biệt kích với hình dạng kì quái, không giống ai. Ngoại hình ấy khiến mẹ hắn. Hình dáng của hắn cũng bộc lộ bản chất của tên phản động. Trong khi miêu tả ngoại hình của nhân vật, Tô Hoài thường ít khi miêu tả hình dáng mà thường chú ý đến khuôn mặt nhiều hơn đặc biệt là nét mặt của họ. Ông đã miêu tả cô Thào Mỵ đương tuổi tròn con gái qua chi tiết khuôn mặt khá ấn tượng: “Mặt Mỵ trắng hồng, nét tròn như quả lê non”. Hay “khuôn mặt trắng bầu lúc nào cũng ửng đỏ và mỉm cười” của hai cô mậu dịch người Lô Lô. Khuôn mặt của ông già người Xá được nhà văn khắc họa: “mặt ông cụ lồi lõm như tảng đá”. Tùy vào từng hoàn cảnh, trạng thái cảm xúc khác nhau mà khuôn mặt có những biểu hiện khác nhau. Ta bắt gặp hình ảnh trưởng thôn Pàng với những diễn biến tâm trạng của một người cha giàu tình thương, khuôn mặt “vốn xạm đen” của anh trở nên “buồn bã” khi con mình có bệnh mà không biết làm thế nào để cứu con. Khi được Thào Khay chữa bệnh, sức khỏe của bé đã tiến triển hơn thì khuôn mặt ấy “hớn hở” diễn tả tâm trạng vui mừng, phấn khởi của Pàng. Mặt khác, diễn tả tâm trạng tức tối của chủ ngựa Đèo khi phải cưỡi con ngựa đầu tiên để dẫn đường cho đoàn ngựa thồ hàng, nét mặt của lão được nhà văn miêu tả: “Mặt xám như cơn mưa chiều”. Không chỉ có vậy, người đọc cũng có thể bắt gặp tâm trạng háo hức, vui vẻ của người dân khi đi mua muối ở của hàng mậu dịch: “bước vào mặt đỏ, bước ra đã thấy tay xách lưng vác, miệng cười phởn phơ”. Họ vui sướng khi lần đầu tiên được cầm trên tay thứ mà họ đã ao ước từ lâu. Hay tâm trạng bối rối của Viễn khi nắm tay Huổi Ca được Tô Hoài miêu tả qua hình ảnh “mặt anh chàng cũng thoáng đỏ”. 39
- Đặc biệt, dưới sự quan sát của Tô Hoài, hình ảnh đôi mắt luôn để lại ấn tượng trong nhà văn. Ở mỗi nhân vật, mỗi hoàn cảnh, mỗi tình huống ta lại bắt gặp đôi mắt bộc lộ tâm trạng, cảm xúc khác nhau. Tác giả miêu tả những đôi mắt như “biết nói”, chúng thể hiện được hết thần thái, tính tình của nhân vật. Đó là “cặp mắt biêng biếc đương thì” của cô gái mới lớn Thào Mỵ. Khi trò chuyện cùng với Nghĩa (người mà cô yêu thương) dưới ánh lửa trại, đôi mắt của Mỵ được miêu tả “long lanh, tha thiết trong khuôn mặt chín lừ”. Diễn tả trạng thái mệt mỏi của con Pàng khi ốm nặng, nhà văn tả ánh mắt bé trở nên “đờ đẫn”, khi đã đỡ bệnh thì “hai mắt bé thao láo, nhẹ nhõm và xinh xắn trở lại”. Tô Hoài thường quan sát và miêu tả ngoại hình các nhân vật với những bộ trang phục khác nhau. Từ đó, người đọc vừa nhận dạng nhân vật, vừa thấy được những nét bản sắc của từng vùng miền, từng thời kì. Trang phục của con gái Mèo đen ngày trước là “áo chàm, chít khăn đen, về sau họ mặc áo váy thêu văn hoa”. Còn những cô gái Mèo đỏ thì mặc váy đen, áo đỏ. Người Dao “đội mũ chóp tết lông đuôi ngựa đen nhánh. Chiếc áo chàm dài có hai hàng khuy mở suốt ”. Trang phục của trưởng thôn Pàng (người Xá) được miêu tả giản dị: “Quần áo vải thô không nhuộm, đen xỉn như trái đất. Vành khăn thô lố khoanh trên đầu, ảm đạm như màu áo, càng làm khuôn mặt Pàng gồ ghề, trắng nhợt” [2, 255]. Từ đây, người đọc có thể hình dung được phần nào cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, khó khăn của người dân. Cách mạng đến mang theo nhiều sự đổi mới, trang phục của người dân cũng khác. Cô gái Mèo mang trên mình trang phục rực rỡ: “áo lụa, vòng cổ, giầy vải đen, thắt lưng thêu và dải khăn đào lỏa tỏa xuống tận gấu váy” [2, 319]. Hay vợ chồng mới cưới người Mèo với bộ trang phục đẹp nhất chợ: “áo lụa đen phủ nếp váy hoa xếp lửng trên bắp 40
- chân quấn xà cạp chàm mới. Anh chàng áo tả pủ cổ đứng viền điệp chéo con cờ. Tóc mới cắt gọn, cổ không đeo vòng bạc” [2, 423]. Trang phục của cô gái Lô Lô ở cửa hàng mậu dịch được nhà văn miêu tả sự thay đổi: “áo chẽn khuy chéo hoa đỏ thêu rực trên ngực, cái váy bốn thước láng xòe đen nhánh”. Hay trang phục của các cô gái Mèo trắng được miêu tả: “dép lốp đen, váy trắng xòe, vạt áo xanh đen so le, chỉ đỏ thắm viền lên tận cổ áo”. Huổi Ca – cô gái người Xá sau khi xuống Hà Nội học, trở về phục vụ quê hương, được Tô Hoài miêu tả: “mặc bộ xanh ka- ki Nam Định Quanh búi tóc vểnh lên hai cánh khăn xanh hòa bình Đông Đức”. Từ các trang phục đó, Tô Hoài đã cho ta thấy sự khác biệt giữa các vùng miền, các dân tộc và sự đổi thay trong cuộc sống mới của con người khi Cách mạng về. Như vậy, miêu tả ngoại hình, Tô Hoài không lý tưởng hóa nhân vật mà chỉ phác họa tái hiện lại những nét nổi bật của họ bằng một vài nét thoáng qua. Nó vừa mang giá trị tạo hình, lại vừa có khả năng tái hiện một cách sinh động tính cách nhân vật góp phần nổi bật được quan niệm của nhà văn về con người. 3.3.2. Miêu tả tâm lí Tâm lí là hoạt động nội tâm, cuộc sống bên trong của nhân vật. Đồng thời, nó cũng là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng của bản thân nhân vật trước tình huống, hoàn cảnh mà nhân vật chứng kiến hoặc trải nghiệm. Miêu tả tâm lí giúp nhà văn khắc họa rõ nét hơn tính cách và con người của nhân vật. Trong tiểu thuyết Miền Tây, Tô Hoài chú ý thể hiện tài năng trong việc miêu tả tâm lý nhân vật. Đó là tâm trạng của ông chủ Đèo khi nhìn thấy hai con ngựa tốt nhất của mình hóa điên: “ lão Đèo vẫn đứng ngơ ngác. Lão đã lõi đời cái nghề chủ ngựa thồ. Lão Đèo biết mình bị đứa phản. Hà, hà, chính 41
- tay lão vừa mới làm thuốc đánh bả chết tươi cả hai con nhất, con nhì của nhà chủ ngựa Tòng để tranh chuyến thồ hàng khách Sìn này. Bây giờ đứa phản phúc nào, chỉ mới lúc nãy thôi, đã bỏ con gián, con dế vào hai lỗ tai ngựa lão”. Suy nghĩ như vậy nên lão đã chất vấn bọn phu ngựa. Khi xác định được thủ phạm, lão Đèo bước về phía người đó vứt cái mũ nồi của người ấy xuống rồi nắm tóc, kéo đứng lên và sau đó đẩy vập mặt người phu ngựa vào góc tường đá Qua diễn biến tâm lý và chuỗi hành động đó, ta thấy lão Đèo là một người “lõi đời”, nóng nảy, nham hiểm. Tô Hoài tỏ ra có sự am hiểu sâu sắc trạng thái tâm lí phức tạp của con người. Đặc biệt, ông rất thành công trong việc diễn tả những cung bậc cảm xúc, trạng thái cô đơn, day dứt, đau đớn mà nhân vật không thể nói ra, không thể chia sẻ cùng ai. Trong hoàn cảnh nhân vật chỉ có thể gặm nhấm nỗi đau một mình, thì tâm trạng càng trở nên chất chứa hơn. Biện pháp này được Tô Hoài vận dụng triệt để trong tiểu thuyết Miền Tây. Nhà văn chủ yếu thiên về những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật Thào Nhìa. Khi hắn từ dưới Châu Yên trở về nhà, nhìn thấy mẹ thì hắn “bủn rủn, muốn sụp xuống khóc” nhưng vì có người khác ở đó nên Thào Nhìa “chỉ rón rén ngồi”. Rõ ràng, trong suy nghĩ hắn rất muốn thể hiện niềm vui sướng của mình khi được trở về nhà với mẹ, song lại e ngại sự hiện diện người khác nên không bộc lộ. Lúc chỉ còn hai mẹ con, Thào Nhìa kể cho mẹ nghe về những ngày lưu lạc của mình, nhưng hắn vẫn có sự e dè khi nói về ông dạy đạo – người đã dạy hắn ở trường thần học bên Lào. Hắn cho rằng kể hết ra cho người khác biết thì sẽ nguy hiểm. Khi Thào Nhìa đang nói chuyện với mẹ, thấy Thào Khay bước vào nhà thì “hốt hoảng ngay”. Bởi hắn nghĩ Thào Khay là cộng sản, không còn là người em trước kia của hắn nữa, nên Thào Nhìa cảm thấy “bơ vơ hẳn, không quen như ngồi với mẹ”. Một thời gian sau, hắn trở nên ít nói, lầm lì hơn và thường im lặng suy tư. Khi trong nhà còn có hắn với bà Giàng Súa thì hắn 42
- tìm mọi cách thuyết phục bà cùng sang Lào. Thào Nhìa tưởng rằng mẹ sẽ nghe mình, nhưng kết quả bà Giàng Súa lại phản đối một cách dứt khoát. Sự kiên quyết của mẹ khiến hắn bàng hoàng, đau xót: “Thào Nhìa ngẩn ngơ, ngồi lùi vào góc cột, không nhúc nhích, im như cái hông nồi ngô ám khói đựng bên cạnh. Nó tưởng không bao giờ còn đứng lên được. Lúc ấy, thằng biệt kích lại quỵ xuống, tối mặt. Nỗi thương tâm trong lòng người con lại nổi lên giày vò giằng xé” [2, 377]. Dáng vẻ đó thể hiện tâm trạng của nhân vật từ đau đớn, xót xa đến day dứt. Để rồi từ sau đó, Thào Nhìa trở nên trầm lắng và tự ti hơn. Tên biệt kích cảm thấy lạc lõng, cô đơn giữa mọi người, dường như ai cũng xa lạ với hắn, ngay cả người thân cũng vậy. Khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật Thào Nhìa, Tô Hoài muốn khẳng định: con người ai cũng có những lúc vui buồn, đau khổ nên họ rất cần được chia sẻ và cảm thông. Có thể nói, Thào Nhìa tiêu biểu cho kiểu người cần được quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ để hắn có thể phân biệt được tốt xấu và hòa nhập với không khí xây dựng cuộc sống mới ở miền núi Tây Bắc. Tô Hoài rất tinh tế khi miêu tả sự e ngại, xấu hổ của các cô gái Mèo khi đi chợ: “Những cô gái nhà nghèo thì vẫn đi thẳng, đến lúc gặp người trai lạ mới dừng lại. Nếp váy cũ rách tỏa ra, cô không dám bước. Con mắt xấu hổ, nhìn quanh dưới đất, không biết nhìn đâu, trốn đi đâu. Đành đứng lại cho người qua rồi mới lại đi. Đến cửa chợ, một tay với cất lanh lên địu, một tay ngượng ngùng khép cái ngực áo không có yếm. Cái địu trĩu trên dáng lưng cúi gò, cô len lén bước vào chợ”. Những cô gái khi gần đến chợ thường mang váy áo mới ra thay, còn các cô gái nhà nghèo nên không có váy áo mới để thay nên xấu hổ và tự ti khi gặp các chàng trai lạ. Qua việc miêu tả tâm lí, Tô Hoài giúp người đọc tiếp cận trực tiếp và chân thực thế giới nội tâm vốn vô cùng phức tạp của nhân vật và hồi hộp theo dõi những chuyển biến trong tâm lí nhân vật. Nhà văn đã khéo léo trong việc 43
- khắc họa những nét tâm lí khác nhau của nhân vật, đem đến sự phong phú cho thế giới tâm hồn nhân vật. Với khả năng quan sát đặc biệt, Tô Hoài đã tái hiện một cách sinh động nhân vật ở cả ngoại hình, tâm lí. Vì thế, người đọc dễ dàng hình dung được ngoại hình, dáng vẻ cũng như hiểu được phần nào suy nghĩ của nhân vật. 3.4. Không gian và thời gian nghệ thuật 3.4.1. Không gian nghệ thuật Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giời cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan. Do vậy không gian nghệ thuật có tính độc lấp tương đối, không quy được vào không gian địa lí” [4, 160]. Nói cách khác, không gian nghệ thuật vừa là hình thức tồn tại của hình tượng, vừa là một phương thức thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và khả năng chiếm lĩnh thế giới của văn học. Trong tác phẩm văn học, không gian đóng vai trò quan trọng. Đó là phương tiện để nhà văn biểu hiện con người và thể hiện quan niệm của mình về cuộc sống. Do đó, không gian cũng là một yếu tố không thể thiếu khi tìm hiểu thế giới nghệ thuật của nhà văn. Không gian miền núi trong tác phẩm của Tô Hoài thường được miêu tả trong một phạm vi cụ thể. Ở tiểu thuyết Miền Tây, tuy tác giả viết về những số phận, cảnh ngộ khác nhau nhưng đều phản ánh về bức tranh phong tục, sinh hoạt, đời sống xã hội của nông dân miền núi Tây Bắc. Vùng cao trong 44
- văn Tô Hoài luôn đầy màu sắc và sinh động. Trong không gian ấy, tác giả miêu tả và phản ánh nhiều sự kiện khác nhau: chuyện tranh ăn cướp mồi cướp của các chủ ngựa, chủ hàng, sự thay đổi trong đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào khi Cách mạng đến Mở đầu tác phẩm, người đọc đến với không gian miền núi qua cảnh đoàn ngựa buôn của ông khách Sìn lên Châu Yên và Phìn Sa. Bằng ngòi bút hiện thực, Tô Hoài đã dựng lên một không gian rộng lớn của vùng cao Tây Bắc: “Đàn ngựa thồ hàng đi kéo dài qua những vùng vàng rượi cỏ tranh, mỗi ngày đi mỗi thấy như người ngựa cứ xoay tròn trên lưng trời, cả ngày trông xuống vẫn chỉ thấy đỏ ối độc một vết dốc lầy lội vượt hôm trước. Không một tiếng người. Chỉ nghe vó ngựa và tiếng roi quất dứ qua quãng kẹt hai bên núi dựng, tiếng gió gào quẩn rồi thúc trên đầu song cỏ tranh, xô lên, lấp hết cả người, cả đoàn ngựa. Đôi khi, mặt trời buổi chiều tưởng đã chìm hẳn lại rầu rĩ nhô ra, làm cho các mỏm núi trên cao và đến cả các khe suối xa bỗng nhiên nhuộm thêm một chút nắng úa xuộm” [2, 206]. Chỉ bằng vài câu văn, tác giả đã làm nổi bật không gian hoang vu, yên ắng, tịch mịch nơi núi rừng. Trước không gian rợn ngợp ấy con người như càng nhỏ bé hơn. Tác giả đã khéo léo khi tạo ra sự đối lập giữa người và cảnh: cảnh vật rộng lớn, con người thì nhỏ bé và côi cút. Không gian đó tạo ra tính tương phản rõ rệt, nhấn mạnh sự vất vả khổ cực của con người ở miền núi. Không chỉ có vậy, Tô Hoài cũng chú ý miêu tả cảnh thiên nhiên dữ dội khắc nghiệt ở miền núi Tây Bắc với hình ảnh: “Bóng tối trĩu xẫm từng quãng, nhanh và dữ. Các đỉnh núi đương vàng rực, bỗng xanh rợn. Những ngọn gió chồm lên rồi chết đứng từng đợt ngang giữa các triền đồi tranh mênh mông lặng im”. Người đọc dễ dàng nhận ra không gian miền núi Tây Bắc không chỉ rộng lớn, hoang vu mà còn khắc nghiệt, hung dữ. Nhà văn đã không né tránh sự thật khắc nghiệt khiến cuộc sống con người càng vất vả, khổ cực. Bên cạnh đó, Tô Hoài cũng cho người đọc thấy 45
- được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên miền núi trong những đêm trăng: “Đêm ấy, sáng trăng trên Phìn Sa. Những đêm đầu mùa hè, mây dày từng mớ, từng lớp vàng đẫm ánh trăng ủ khắp trên những cánh rừng tít tắp, những thung lũng làng mạc xa lạ, những cánh đồng rải rác đâu trong hóc núi không ai biết. Tất cả im lìm dưới kia. Tưởng trên mặt đất chỉ còn có Phìn Sa thức cao gần trời. Tiếng sáo người đi chơi khuya thấp thoáng ánh trăng. Khi trăng ngang đỉnh đầu, ngỡ có thể với tay tới như trong cổ tích người già thường kể”. Trong khung cảnh đó, cuộc sống của người dân nơi đây lúc này thật yên bình biết bao. Rõ ràng, thiên nhiên Tây Bắc không phải lúc nào cũng dữ dội, khắc nghiệt mà cũng có lúc thanh bình, thơ mộng. Không gian miền núi trong tiểu thuyết Miền Tây còn được miêu tả qua hình ảnh của các phiên chợ vùng cao. Chợ phiên không chỉ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hóa mà còn là nơi những người dân háo hức mong chờ để gặp gỡ, vui chơi, hẹn hò; là nơi giao lưu văn hóa của các dân tộc vùng cao. Vì thế, chợ phiên đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây. Bằng sự quan sát tỉ mỉ, Tô Hoài đã miêu tả một cách sinh động phiên chợ náo nhiệt. Trong không gian ấy nổi bật với hình ảnh các chàng trai, cô gái đến chợ để hẹn hò, gặp gỡ: “Những cô gái thắng bộ váy áo mới, đứng thành dãy, lưng tựa vách đá. Trước mặt, các cậu mặt rượu đỏ bứ, cầm khèn, thi nhau thổi bài khèn “xuân”. Cậu thì nhảy vòng rộng điệu “đi chơi”, cậu đương lò cò điệu “cuốn chỉ” sang qua sang lại. Tiếng khèn vun vút nâng nhịp bài “múa hát” rộn ràng. Các cô vuốt dải khăn đào, mủm mỉm, nhìn theo người trai tài hoa khéo thổi khéo múa gắng vượt qua cả ba điệu khèn “xuân” mồ hôi vã đầy mặt rồi mà vẫn nhấp nhô đánh gót, tung hai chân lên, thật tài, ai cũng mê” [2, 220]. Không chỉ miêu tả về cuộc sống con người, nhà văn còn chú ý tới âm thanh náo động của phiên chợ vùng cao: “Tiếng súng bắn thử, tiếng chửi, tiếng cười, tiếng kêu 46
- khóc của những người đằng kia chen vào mua muối, cùng tiếng khèn rờn rợn nhảy tập tòe suốt ngày” [2, 217]. Ồn ào nhất chợ là gian hàng của ông khách Sìn: “Ngày đêm quanh hàng muối, người cú nghìn nghịt xô vào, leo lên nhau, chồng đống như đá đè. Tiếng chửi rủa, tiếng kêu khóc lúc nào cũng vang một góc núi”. Thậm chí là cảnh nhốn nháo của bọn lính đến thu thuế chợ: “Ngựa quan đến đâu, lấy thuế hai bên hàng chợ đến đấy, đến đâu cũng lại dậy lên tiếng kêu, tiếng thét, tiếng đập đánh và người chửi, người chạy”. Bên cạnh không gian chợ phiên, người đọc còn bắt gặp không gian miền núi hiện lên sinh động qua khung cảnh núi rừng hoang vu: “Bốn phía đều tận cùng hoang vắng. Ngẩng mặt lên, chỉ còn lại một vệt đồi tranh và một tầng không xám ngắt. Bất chợt rẽ ngọn tranh ra thấy ở chân rừng đằng trước, có một túp nhà, như cái nấm mọc trơ trọi trên thân cây mục”. Trong không gian nhỏ hẹp ấy hiện ra “cái nhà sàn thấp ọp ẹp, dáng như nhà nương. Nhưng xung quanh không thấy nương” [2, 260]. Không gian cảnh vật dường như cô tịch, buồn bã, vắng vẻ. Như vậy, bao trùm lên toàn bộ tiểu thuyết Miền Tây là một không gian quen thuộc với người miền núi, gắn bó với cuộc sống của họ từ bao đời nay. Ở đó có biết bao câu chuyện vui buồn trong cuộc sống được diễn ra. Không gian rộng lớn ấy nhưng thưa thớt sự sống ấy tạo nên nét đặc trưng trong đề tài về miền núi của Tô Hoài. 3.4.2. Thời gian nghệ thuật Bên cạnh việc khai thác có hiệu quả không gian trong tác phẩm, thời gian cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của tác phẩm. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó cũng như không gian nghệ thuật. Sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất 47
- phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thời gian nghệ thuật” [4, 322]. Khác với thời gian hiện thực, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về qua khứ hoặc bay vượt tới tương lai xa xôi, hoặc dồn nén trong một khoảng thời gian dài trong chốc lát, hay kéo dài thời gian thành vô tận. Nó được đo bằng rất nhiều thước đo khác nhau như: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Thời gian nghệ thuật thể hiện một quan niệm của tác giả về thế giới hiện thực. Vì thế, nó in đậm tính chủ quan của người nghệ sĩ. Bên cạnh đó, thời gian trong sáng tác của nhà văn đóng vai trò quan trọng, làm nền cho các sự việc diễn ra. Diễn biến của thời gian như thế nào đều do sự sắp đặt có chủ định của tác giả. Bởi đặc điểm của tiểu thuyết là dung lượng đồ sộ, số lượng nhân vật nhiều đã giúp nhà văn tái hiện đời sống dưới cái nhìn hiện thực ít lý tưởng hóa. Trong đó, thời gian là một trong những yếu tố tạo nền cho mối quan hệ giữa con người và sự kiện. Tìm hiểu về thời gian có thể giúp ta hiểu hơn về thế giới nghệ thuật của tác giả. Ở tiểu thuyết Miền Tây, Tô Hoài sử dụng nhiều tín hiệu (ánh sáng của ngọn đèn, sự vật, hoạt động của con vật ) làm thước đo thời gian như: “hoa thuốc phiện sặc sỡ nương nhà ai. Biết đã lại sang mùa mới”, “đoán bước hươu ra ăn, cũng biết được đêm sang canh mấy. Đã gần sáng.” Đặc biệt, nhà văn đã dùng hình ảnh chim từ qui để chỉ bình minh: “Con từ qui khắc khoải từng tiếng gọi bạn suốt đêm trong rừng sâu bây giờ bay ra tới đầu nhà: trời sáng” [2, 268]. Miêu tả thời gian, Tô Hoài còn sử dụng các trạng từ, từ chỉ mức độ như “bóng tối trĩu xẫm từng quãng”, “tối dần”, “trời tối mịt”, “đêm đã về khuya”, 48
- “tối hẳn”, “trời dần dần rạng sáng” Hoặc Tô Hoài lại nói về thời gian một cách ước chừng như: “một lúc”, “lát sau”, “một hôm”, “quá nửa buổi”, “xế trưa”, “đêm ấy”, “tối ấy”, “mấy hôm sau”, “vài hôm”, “buổi chiều ấy”, “lúc ấy”, “sáng hôm ấy”, “hôm sau”, “vào một năm nào đấy”, “sớm hôm sau”, “hôm ấy”, “giữa trưa ấy” Sự ước chừng trong việc miêu tả thời gian phù hợp với nhận thức của người dân miền núi. Nó giúp nhà văn tái hiện chân thực bức tranh sinh hoạt của người dân vùng cao Tây Bắc. Tô Hoài cũng chú ý sử dụng các mùa để chỉ thời gian: “cuối mùa xuân ấy”, “mùa mưa năm ngoái”, “bốn mùa qua”, “đêm đầu mùa hạ”, Qua việc sử dụng những cách miêu tả thời gian như vậy, tác giả giúp người đọc thấy được sự vận động của hiện thực cuộc sống và thời gian trong tác phẩm. Đồng thời chứng tỏ tài năng phong phú, đa dạng của Tô Hoài qua việc miêu tả thời gian, sự am hiểu sâu sắc về đời sống của người dân miền núi Việt Nam. Viết tiểu thuyết Miền Tây, Tô Hoài còn khẳng định tài năng bậc thầy trong việc kết hợp giữa thời gian hiện tại và thời gian hồi tưởng của nhân vật, nhằm khắc họa sự bế tắc khốn khổ của người nông dân miền núi. Trong đêm khuya, khi nhìn thấy đoàn ngựa thồ hàng ở xa, bà Giàng Súa đã hồi tưởng lại quãng thời gian chồng bà mất và lí do tại sao bà và các con lại phải trốn vào rừng: “Năm ấy, đương vụ làm nương xuân, chồng bà Giàng Súa phải bỏ cày ( ) bỏ đi tải thuốc phiện cho nhà thống lý. Con ngựa tải thuốc phiện chuyến ấy chẳng may tuột chân xuống vực đá ( ) chồng bà Giàng Súa cũng không về nữa, dù cho mọi đồn đại khác lời nhau. Và còn một việc xảy ra ghê gớm hơn cả cái chết. Ấy là từ đấy, cả làng bảo: nhà Giàng Súa có ma” [2, 207]. Chỉ bằng một đoạn văn hồi tưởng ngắn của bà Giàng Súa, nhà văn đã cho người đọc thấy được cuộc sống vất vả, khổ cực của người nông dân khi phải chịu ách thống trị của cường quyền, của hủ tục. Cuộc đời họ dường như tăm tối không lối thoát. Thời gian thực tại kết hợp với thời gian quá khứ tạo thành 49
- một vòng tròn luẩn quẩn, vây kín cuộc đời người nông dân với những hủ tục lạc hậu, những trò mê tín dị đoan của miền núi. Sự đan xen giữa thời gian hiện tại và thời gian hồi tưởng của nhân vật được thể hiện rõ nét khi Tô Hoài đã chớp lấy khoảnh khắc nhân vật Nghĩa hồi tưởng lại câu chuyện của xóm Huổi Ca: “Xóm Huổi Ca ngày trước ở bên suối Nậm Cuổi. Suối Nậm Cuổi chỗ nào cũng rợp bóng rừng, khiến cho con suối lắm cá, đó là nguồn kiếm ăn của các làng Xá và làng Thái hai ven bờ. Năm ấy những đội võ trang tuyên truyền Quyết tiến đương phát triển vào hậu địch Tây Bắc sang biên giới phía tây, đến Huổi Ca thì gặp mùa nước lớn. Muốn qua Nậm Cuổi phải khảm thuyền ( ) Xóm Huổi Ca đưa thuyền lại nèo mỗi đồng chí phải cầm theo một giỏ cơm, một gói cá muối. Ít lâu sau, đội võ trang trở ra qua, không thấy làng Huổi Ca đâu” [2, 255]. Thời gian quá khứ được tái hiện lại đã khắc họa hình ảnh xóm Huổi Ca với những con người sống thật thà tình nghĩa. Khi được giác ngộ Cách mạng, họ đã hăng hái giúp đỡ các đồng chí võ trang. Biết chuyện đó, bọn đế quốc đã tiêu diệt cả làng Huổi Ca, khiến cho ngôi làng biến mất, chỉ còn lại hai đứa trẻ đi bắt cá thoát nạn. Sau này mỗi đứa trẻ lại được đưa về những nơi khác nhau để nuôi nấng và trưởng thành. Trưởng thôn Pàng là một trong số hai đứa trẻ đó. Giờ anh sống ở Ná Đắng cùng gia đình và là người của Chính phủ. Sử dụng thời gian hồi tưởng của nhân vật, Tô Hoài góp phần khắc họa nỗi khổ cực, tủi nhục của người nông dân dưới ách thống trị của cường quyền, đồng thời qua đó lên án tội ác của bọn chúng. Đó là câu chuyện mà Chủ tịch Tỏa hồi tưởng và kể cho mọi người nghe về cuộc đời mình khi chưa có Cách mạng, cũng như lí do tại sao ông lại bị mất hai ngón tay: “Thằng bé Tỏa lớn lên, nó đã thấy cả nhà, cả xóm đều là người hầu quan. Nghe nói cái xóm này phải quan bắt về làm tôi tớ từ đời trước. Vì mấy xóm ấy có mấy cụ có tội đánh Tây đã phải đi tù ( ) Một ngày Tết năm nọ, Tỏa sang uống rượu 50
- nhà anh em ở làng bên kia núi. Rượu say quá, đến nỗi cứ nhớ rõ ràng mình đi về nhà, thế mà khi tỉnh dậy lại thấy mình nằm trong hầm giam nhà quan. ( ) Mỗi người phải giam đều bị buộc thừng vào hai đầu ngón tay suốt ngày đêm. Lâu lâu, ngón tay tức máu thối, rụng, người dõng đến buộc sang ngón khác. Ngón này rụng, lại buộc ngón khác ” [2, 311]. Vừ Sóa Tỏa mất đi hai ngón tay là vì lẽ đó. Lúc bị bắt giam, ông cũng không biết mình mắc tội gì. Sau này ông Tỏa mới biết vì muốn chiếm đoạt vợ ông nên bọn con quan thống lý đã đẩy ông vào tù. Vợ ông đã tự tử vì không muốn bị bọn chúng làm nhục. Qua đó, Tô Hoài đã lên tiếng tố cáo tội ác của bọn thống lý chà đạp quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Sự phong phú, đa dạng trong việc sử dụng thời gian của tác giả giúp người đọc có thể dễ dàng hình dung về cuộc sống khốn cùng của những người nông dân dưới sự cai trị của bọn thực dân phong kiến, thống lý đương thời. Thời gian trong tiểu thuyết Miền Tây phơi bày những hủ tục và thể hiện sự thay đổi rõ rệt trong sinh hoạt của người dân miền núi khi Cách mạng đến. Nó lên án tố cáo chế độ xã hội, sự u mê, lạc hậu của người dân; ca ngợi sức mạnh của Cách mạng, Đảng, Chính phủ. Phản ánh được những mốc thời gian ấy là một trong những minh chứng thể hiện rõ tài năng của cây bút hiện thực Tô Hoài. 51
- KẾT LUẬN Hơn bảy mươi năm sáng tác, Tô Hoài đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm hơn một trăm sáu mươi tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau (tiểu thuyết, truyện ngắn, kí ). Ông là tấm gương lao động nghệ thuật bền bỉ, miệt mài. Ở mỗi chặng đường, Tô Hoài đều có những đóng góp nhất định về mặt đề tài và thể loại. Với thể loại tiểu thuyết, thực sự Tô Hoài đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả. Trong đó, tiểu thuyết Miền Tây đã giúp ông khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam. Ông được đánh giá là một trong số những cây bút lớn, tài năng bên cạnh các tên tuổi như Nam Cao, Nguyên Hồng, Thạch Lam Tô Hoài dành nhiều tâm huyết để viết về miền núi Tây Bắc – nơi “để thương để nhớ” cho ông. Nhãn quan phong tục đã giúp nhà văn khám phá và miêu tả thành công cuộc sống của người dân vùng cao. Đọc tác phẩm của ông, chúng ta không khỏi xúc động trước những trang viết chân thực về cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Tính nhân văn trong sáng tác của Tô Hoài được thể hiện một cách nhất quán và đậm nét từ nội dung đến hình thức, từ nhân vật đến ngôn ngữ. Ông đã đóng góp vào nền văn xuôi hiện đại một phong cách nghệ thuật độc đáo và những tác phẩm có giá trị. Miền Tây là một tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài viết về đề tài miền núi. Trong tiểu thuyết này, nhà văn đã thành công ở cả hai phương diện nội dung và hình thức. Về nội dung, Tô Hoài đã xây dựng thế giới nhân vật với nhiều kiểu người, tính cách khác nhau. Đó là những con người nghèo khổ, bất hạnh; những con buôn vụ lợi; những người đại diện cho Cách mạng, Chính phủ. Thế giới nhân vật này cho người đọc hiểu hơn quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. 52
- Về nghệ thuật, nhà văn thành công trong việc xây dựng cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật. Gần bốn thập kỉ đã trôi qua kể từ khi Miền Tây ra mắt độc giả nhưng tới bây giờ người ta vẫn yêu thích khi lật giở những trang viết đó. Bởi những dòng chữ ấy xuất phát từ chính niềm thương cảm và tình yêu của nhà văn đối với mảnh đất miền Tây nói riêng và Việt Bắc nói chung. Tiểu thuyết Miền Tây cùng với những tác phẩm về miền núi của Tô Hoài sẽ sống mãi trong lòng độc giả. 53
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Cự Đệ (8/1965), “Tô Hoài với Miền Tây”, Báo Văn Nghệ, (số 268). 2. Hà Minh Đức (1987), Tuyển tập Tô Hoài (Tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội. 3. Hà Minh Đức (2002), Giáo trình lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Tô Hoài (1959), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Nxb Văn học, Hà Nội. 6. Tô Hoài (1985), Tự truyện, Nxb Văn học, Hà Nội. 7. Tô Hoài (2005), Hồi kí, Nxb Hội nhà văn. 8. Hồ Sĩ Hiệp (1997), Ngô Tất Tố, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh. 9. Trần Đình Sử (chủ biên) (2010), Giáo trình lý luận văn học (Tập 2), Nxb ĐHSP. 10. Phong Lê, Vân Thanh (giới thiệu, tuyển chọn) (2001), Tô Hoài về tác gia, tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Long (10/2009), “Tô Hoài và một phong cách tiểu thuyết”, to-hoai-va-mot-phong-cach-tieu-thuyet-n20091012024323970.htm 12. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1990), Văn học Việt Nam 1945 – 1975 (Tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Vương Trí Nhàn (04/2012), “Tô Hoài và những nghiêm chỉnh của kiếp phù du”, 14. Mai Thị Nhung (2005), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, Luận văn Tiến sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội. 15. Hoàng Phê (chủ biên) (2009), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 16. Vũ Thị Thanh (2009), Bản sắc văn hóa miền núi trong tác phẩm Miền Tây của Tô Hoài, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội 2. 17. Khái Vinh (25/5/1969), “Đọc Miền Tây”, Báo Nhân Dân. 54