Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA

pdf 110 trang thiennha21 25/04/2022 6161
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_no_phai_thu_khach_ha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÀN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA Sinh viên PHẠM THỊ NHẬT LINH Huế, tháng 5 năm 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÀN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Nhật Linh Giảng viên hướng dẫn: Lớp: K49C Kiểm toán ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Mã sinh viên: 15K4131069 Niên khóa: 2015 - 2019 Huế, tháng 5 năm 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài: “Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA”, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô – những người đã tận tình giảng dạy, trang bị những kiến thức cũng như kỹ năng cho em trong suốt quá trình học tập trên ghế nhà trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn – Th.S Phạm Thị Bích Ngọc người đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm bài khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn quý công ty, các anh chị trong khối Báo cáo tài chính và toàn thể anh chị trong công ty trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn cho em. Vì thời gian ngắn và sự hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nên em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài làm của em trở nên hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Nhật Linh SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu của khóa luận 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5 1.1. Những vấn đề chung về kiểm toán Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp 5 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán Báo cáo tài chính 5 1.1.2. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính 5 1.1.2.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 5 1.1.2.2. Thực hiện kiểm toán 12 1.1.2.3. Kết thúc kiểm toán 15 1.2. Nội dung và đặc điểm khoản mục nợ phải thu khách hàng 16 1.2.1. Khái niệm nợ phải thu khách hàng 16 1.2.2. Đặc điểm nợ phải thu khách hàng 16 1.2.3. Nguyên tắc kế toán liên quan đến việc hạch toán khoản phải thu khách hàng 16 1.2.4. Chứng từ, sổ sách, tài khoản kế toán áp dụng đối với nợ phải thu khách hàng 17 1.2.4.1. Chứng từ 17 1.2.4.2. Sổ sách 18 1.2.4.3. Tài khoản sử dụng 18 1.2.4.4. Phương pháp hạch toán 19 SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc 1.2.5. Dự phòng phải thu khó đòi 20 1.2.5.1. Khái niệm 20 1.2.5.2. Nguyên tắc hạch toán 20 1.2.5.3. Chứng từ, tài khoản sử dụng 20 1.2.5.4. Phương pháp hạch toán: 21 1.2.6. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng: 21 1.3. Kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính 24 1.3.1. Mục tiêu của kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 24 1.3.2. Thực hiện kiểm toán đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng 25 1.3.2.1. Thử nghiệm kiểm soát 25 1.3.2.2. Thử nghiệm cơ bản 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA THỰC HIỆN 30 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 30 2.1.1. Quá trình thành lập Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 30 2.1.2. Văn phòng Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 30 2.1.3. Phương châm hoạt động của Công ty 31 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh và dịch vụ của Công ty 31 2.1.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty 33 2.1.6. Phương pháp thực hiện kiểm toán 34 2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 34 2.2.1. Hồ sơ kiểm toán công ty đang sử dụng 34 2.2.2. Giấy làm việc tại công ty 35 2.2.3. Chu trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 35 2.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 36 SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc 2.2.3.2. Giai đoạn tiền kế hoạch 40 2.2.3.3. Kế hoạch 48 2.2.3.4. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 50 2.2.3.5. Kết thúc kiểm toán 62 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 65 3.1. Nhận xét về công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC của công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 65 3.1.1. Ưu điểm 65 3.1.2. Hạn chế 67 3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 69 3.2.1. Về phương pháp tìm hiểu và đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng . 69 3.2.2. Về việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát 69 3.2.3. Về việc thực hiện thủ tục phân tích 70 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 1. Kết luận: 71 2. Kiến nghị: 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1: Ma trận rủi ro phát hiện 10 Bảng 1. 2: Bảng hướng dẫn về tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua. 14 Bảng 1. 3: Mục tiêu kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng. 24 Bảng 2.1: Đánh giá rủi ro. 42 Bảng 2.2: Phân tích sơ bộ BCKQKD của công ty TNHH ABC năm 2018. 44 Bảng 2.3: Phân tích sơ bộ BCĐKT. 46 Bảng 2.4: Giấy làm việc mẫu 5310 – Lead Schedule 51 Bảng 2.5: Giấy làm việc mẫu 5340 – Cover. 52 Bảng 2.6: Bảng phân tích biến động số dư Nợ phải thu khách hàng 53 Bảng 2.7: Phân tích các hệ số khoản phải thu khách hàng 54 Bảng 2.8: Giấy làm việc mẫu 5340-1 – Chi tiết khoản phải thu khách hàng 55 Bảng 2.9: Tỷ lệ phản hồi thư xác nhận số dư đầu kỳ 56 Bảng 2.10: Đối chiếu thư xác nhận với số liệu trên sổ sách. 57 Bảng 2.11: Giấy làm việc mẫu 5360 - Confirm 59 Bảng 2.12: Giấy làm việc mẫu 5361 – Đối chiếu số liệu thư xác nhận với sổ sách. 60 Bảng 2.13: Giấy làm việc 5380 – Kiểm tra giao dịch với bên liên quan. 61 Bảng 2.14: Giấy làm việc 5310 – Note. 62 SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. 1: Phương pháp hạch toán tài khoản 131. 19 Sơ đồ 1. 2: Phương pháp hạch toán tài khoản 2293. 21 Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. 33 Sơ đồ 2. 2: Chu trình kiểm toán tổng quát tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. 36 SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BĐS Bất động sản BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh CĐKT Cân đối kế toán HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên MTV Một thành viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TK Tài khoản XDCB Xây dựng cơ bản SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN với chính sách hội nhập, mở cửa của nước ta đã thu hút một số lượng lớn các nhà đầu tư, nhiều công ty được hình thành và không ngừng phát triển, các hình thức kinh doanh ngày một đa dạng. Song song đó, một yêu cầu cấp thiết được đặt ra: “Làm sao để nhận biết được thông tin nào là đáng tin cậy; báo cáo nào là minh bạch, rõ ràng.” Để giải quyết yêu cầu đó, hoạt động kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán đôc lập được ra đời. Kiểm toán độc lập chính là công cụ quản lý kinh tế, tài chính đắc lực góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường. Hoạt động kiểm toán không chỉ tạo niềm tin cho những tổ chức và cá nhân quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán. Đối tượng kiểm toán là Bảng khai tài chính mà quan trọng nhất của những Bảng khai này là báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính phản ánh thông tin tổng hợp nhất của một doanh nghiệp trên mọi khía cạnh của quá trình kinh doanh; bao gồm nhiều khoản mục lớn nhỏ: hàng tồn kho, tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản cố định, nợ phải thu, nợ phải trả, Trong đó khoản mục nợ phải thu khách hàng là một khoản mục quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến nhiều khoản mục trên Báo cáo tài chính. Nó cho ta biết tình hình tài chính của công ty cũng như khả năng thanh toán của công ty. Để từ đó đưa ra quyết định công ty làm ăn có hiệu quả hay không. Nhận thấy được tầm quan trọng của khoản mục nợ phải thu khách hàng như thế nên trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA.’’ SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa hệ thống lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng - Tìm hiểu tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA và quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại công ty. - Đánh giá thực trạng về quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA - So sánh giữa cơ sở lý luận và thực tế quy trình kiểm toán thực tế khoản mục Nợ phải thu khách hàng để: Đưa ra các đánh giá chung và chi tiết, chỉ ra ưu điểm và nhược điểm.Từ đó, đề xuất một số giải pháp về quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. 3. Đối tượng nghiên cứu Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện cho công ty khách hàng ABC. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA trong năm 2018, cụ thể: - Về không gian: Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA và công ty khách hàng ABC (Vì tính chất bảo mật khách hàng nên sử dụng tên ABC thay cho tên thật của công ty). - Về thời gian: Số liệu dùng để nghiên cứu từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018. Thời gian nghiên cứu từ ngày 12/01/2019 đến ngày 25/04/2019. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc - Về nội dung: Đề tài không nghiên cứu toàn bộ quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính mà chỉ tập trung nghiên cứu quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán BCTC của công ty và tại công ty khách hàng ABC. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tham khảo, nghiên cứu tài liệu: Đọc tham khảo các tài liệu như giáo trình, sách, các bài luận văn, các thông tư quy định của nhà nước, các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các thông tin trên mạng Internet để tìm kiếm các thông tin trong việc hệ thống lại cơ sở lý luận về kiểm toán BCTC cũng như khoản mục phải thu khách hàng. - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Thu thập thông tin từ các chứng từ, sổ sách, các tài liệu liên quan khác để tìm hiểu công ty, thực trạng kiểm toán tại công ty. Phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia: Tiến hành trao đổi với những người cung cấp thông tin để thu thập thông tin, giải đáp các thắc mắc về kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong doanh nghiệp. Quan sát thực tế tại công ty: Quan sát, ghi chép lại những công việc mà KTV thực hiện tại công ty và trong quá trình thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng. - Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Dùng để phân tích, so sánh, đối chiếu và tổng hợp số liệu đã thu thập được để có cái nhìn tổng quát, cụ thể về quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong thực tế tại công ty. 6. Kết cấu của khóa luận Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận về khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán AFA. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán AFA. Phần III: Kết luận và kiến nghị. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Những vấn đề chung về kiểm toán Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán Báo cáo tài chính Theo Luật kiểm toán độc lập số 67 – QH 12: “Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.” 1.1.2. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính Quy trình kiểm toán BCTC thường được chia làm 3 giai đoạn: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và hoàn thành kiểm toán. 1.1.2.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán bao gồm rất nhiều công việc và ảnh hưởng quan trọng đến sự hữu hiệu và tính hiệu quả của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Đây là giai đoạn đầu tiên quyết định chất lượng cuộc kiểm toán. Giai đoạn này trải qua 2 bước cơ bản: - Tiền kế hoạch là quá trình thực hiện các thủ tục ban đầu của một cuộc kiểm toán. Trong bước này kiểm toán viên cần xem xét việc chấp nhận khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ; xem xét các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp hay pháp lý để đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán. - Lập kế hoạch là bước kế tiếp và bao gồm xác định chiến lược kiểm toán tổng thể mang tính định hướng và xây dựng kế hoạch kiểm toán để hoạch định các thủ tục SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc đánh giá rủi ro cũng như các thủ tục kiểm toán tiếp theo để đối phó mức rủi ro đã được đánh giá. a. Tiền kế hoạch:  Tiếp nhận khách hàng: Theo VSA số 220 về “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán”: “Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán và tính chính trực của Ban quản lý của khách hàng” . Việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán là rất cần thiết vì việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ có khả năng làm tăng rủi ro cho hoạt động của kiểm toán viên hay làm hại đến uy tín của công ty kiểm toán. Vì thế nên khi được mời kiểm toán, công ty kiểm toán phải phân công cho những kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm để thẩm định về khả năng đảm nhận công việc, cũng như dự kiến về thời gian và phí kiểm toán. - Đối với khách hàng mới: Trước hết, kiểm toán viên cần tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, thu thập thông tin về các khía cạnh như lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính, thông qua việc thu thập thông tin từ báo cáo tài chính, ngân hàng dữ liệu, từ báo chí, sách báo chuyên ngành, Trong trường hợp đơn vị đã có kiểm toán viên tiền nhiệm, kiểm toán viên cần tìm cách thu thập các thông tin hữu ích từ phía các kiểm toán viên tiền nhiệm như những thông tin về tính chính trực của các nhà quản lý đơn vị, các bất đồng giữa hai bên (nếu có), lý do khiến họ không tiếp tục cộng tác với nhau, - Đối với khách hàng cũ: SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Hàng năm, sau khi hoàn thành kiểm toán, kiểm toán viên cần cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại về các khách hàng hiện hữu để xem có nên tiếp tục kiểm toán cho họ hay không, kiểm toán viên cũng cần nghiên cứu xem có cần phải thay đổi nội dung của hợp đồng kiểm toán hay không,  Phân công kiểm toán viên: Sau khi đã xem xét khả năng chấp nhận khách hàng, công ty kiểm toán cần ước lượng quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp để thực hiện cuộc kiểm toán. Việc lựa chọn này được tiến hành trên yêu cầu về số người, trình độ khả năng và yêu cầu chuyên môn kỹ thuật và thường do Ban Giám đốc công ty kiểm toán trực tiếp chỉ đạo.  Ký kết hợp đồng: Trước khi ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên sẽ có những trao đổi và thảo luận sơ bộ với khách hàng về một số điều khoản chính trong hợp đồng: Mục đích và phạm vi kiểm toán Trách nhiệm của Ban giám đốc công ty khách hàng và kiểm toán viên Hình thức thông báo kết quả kiểm toán Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán Phí kiểm toán Nếu công ty khách hàng và công ty kiểm toán đều đồng ý với những điều khoản trong hợp đồng kiểm toán thì hai bên sẽ kí kết vào hợp đồng kiểm toán. b. Lập kế hoạch kiểm toán  Tìm hiểu về khách hàng: Để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán và đạt được các mục tiêu đề ra cho cuộc kiểm toán thì kiểm toán viên phải có sự hiểu biết đầy đủ về khách hàng như: SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc - Hiểu biết về môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán: tình hình thị trường cạnh tranh, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, các chuẩn mực, chế độ kế toán cũng như các quy định khác có liên quan đến ngành nghề kinh doanh. - Nhận diện các bên hữu quan với khách hàng, đó là các bộ phận trực thuộc, các chủ sở hữu chính thức của công ty khách hàng hay bất kì công ty chi nhánh, một các nhân hay tổ chức nào mà công ty có quan hệ. Các cá nhân hay tổ chức đó có khả năng điều hành, kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới các chính sách kinh doanh hoặc chính sách quản trị của công ty khách hàng ( theo VSA 550). - Hiểu biết về những yếu tố nội tại của đơn vị được kiểm toán, bao gồm những đặc điểm về sở hữu và quản lý, tình hình kinh doanh của đơn vị, khả năng tài chính của đơn vị, môi trường lập báo cáo, yếu tố pháp luật,  Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán: - Xác lập mức trọng yếu: Theo chuẩn mực kiểm toán số 320: “ Mức trọng yếu là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính.” Một thông tin được coi là trọng yếu nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó thì sẽ ảnh hưởng tới các quyết định của những người sử dụng BCTC. Vì thế, mức trọng yếu cần được xem xét ở cả mức độ tổng thể báo cáo tài chính và mức độ từng khoản mục. Ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính: kiểm toán viên phải ước tính toàn bộ sai sót có thể chấp nhận được để đảm bảo rằng báo cáo tài chính không có sai lệch trọng yếu.Mức trọng yếu tổng thể thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận tùy vào xét đoán của kiểm toán viên. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Đối với khoản mục,mức trọng yếu chính là sai lệch tối đa được phép của khoản mục.Kiểm toán viên sẽ tính toán số tiền dựa trên cơ sở mức trọng yếu tổng thể của báo cáo tài chính hoặc phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho từng khoản mục. - Đánh giá rủi ro kiểm toán: Theo chuẩn mực kiểm toán số 400: “Rủi ro kiểm toán (AR): Là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.” Rủi ro tiềm tàng (IR): Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ. Rủi ro kiểm soát (CR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. Rủi ro phát hiện (DR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro: AR=IR*CR*DR hoặc DR=AR/(IR*CR) SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 1. 1: Ma trận rủi ro phát hiện Đánh giá của KTV về CR Cao Trung bình Thấp Đánh giá của KTV về IR Cao Thấp Thấp Trung bình Trung bình Thấp Trung bình Cao Thấp Thấp Cao Cao Trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu mức sai sót có thể chấp nhận được tăng thì rủi ro kiểm toán sẽ giảm và ngược lại.  Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát: - Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ: Theo VSA 315: “Kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.” Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ gồm các công việc: Tìm hiểu về thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ. Tìm hiểu về môi trường kiểm soát Tìm hiểu về đánh giá rủi ro. Tìm hiểu về thông tin và truyền thông. Tìm hiểu về hoạt động kiểm soát. Tìm hiểu về việc giám sát. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Sau khi tìm hiểu về kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phải lập hồ sơ về những thông tin đã thu thập để chứng minh cho hiểu biết về đơn vị được kiểm toán, gồm: mô tả cơ bản về năm bộ phận cấu thành của kiểm soát nội bộ và các nguồn thông tin giúp kiểm toán viên có được sự hiểu biết đó. Hồ sơ thường được thực hiện và hoàn thành dưới dạng bản tường thuật, bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ hoặc lưu đồ. Sau khi mô tả kiểm soát nội bộ bằng các công cụ trên, kiểm toán viên thường sử dụng phép thử walk – through để kiểm tra lại xem đã mô tả đúng hiện trạng của từng chu trình nghiệp vụ hay chưa. Nếu có khác biệt, kiểm toán viên sẽ điều chỉnh lại các bảng mô tả cho đúng với hiện trạng. - Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát: Dựa trên sự hiểu biết về kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sẽ đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát nhằm nhận diện những sai sót phát sinh hay phát hiện và sửa chữa chúng nếu chúng đã xảy ra. Khi đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên thường dự kiến ở mức cao nhất có thể có, ngay cả khi họ đã hiểu khá thấu đáo về thiết kế và vận hành của các thủ tục kiểm soát. Để đi đến kết luận chính thức là mức rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, kiểm toán viên cần phải bổ sung thêm những bằng chứng có được từ kết quả thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Khi đánh giá mức rủi ro kiểm soát cho từng cơ sở dữ liệu, kiểm toán viên có thể diễn tả theo định lượng hoặc định tính với ba mức thấp, trung bình, cao.  Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán: Theo VSA 300, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả. Quá trình này bao gồm việc xây dựng chiến lược kiểm toán, kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc - Kế hoạch chiến lược kiểm toán: Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán (theo VSA300). Tổ chức lập kế hoạch chiến lược bao gồm: Tổng hợp thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng; tổng hợp thông tin về những vấn đề có liên quan dến báo cáo tài chính như chế đọ chuẩn mực áp dụng, yêu cầu về lập, nộp báo cáo tài chính và quyền hạn của doanh nghiệp; xác định các loại nghiệp vụ, những bộ phận của đơn vị có khả năng rủi ro trọng yếu; xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm. - Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán giúp cuộc kiểm toán hoạt động hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến (theo VSA 300). Tổ chức lập kế hoạch kiểm toán tổng thể bao gồm: Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát; xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán; xét đoán các khả năng có sai phạm trọng yếu; xác định các nghiệp vụ và các sự kiện kế toán phức tạp nhằm hoạch định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán. - Chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành (theo VSA 300). 1.1.2.2. Thực hiện kiểm toán a. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát: SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Thử nghiệm kiểm soát là loại thử nghiệm để thu thập những bằng chứng về tính hữu hiệu trong thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ. Những thử nghiệm kiểm soát được sử dụng để kiểm tra sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ gồm: - Phỏng vấn: kiểm toán viên đặt câu hỏi cho nhân viên đơn vị đơn vị kiểm toán liên quan đến các thủ tục kiểm soát để hiểu được các kiểm soát nào bắt buộc thực hiện và tính hữu hiệu của chúng. - Quan sát: kiểm toán viên quan sát nhân viên của đơn vị thực hiện các nhiệm vụ thường lệ của mình để xem liệu họ có tuân thủ các kiểm soát đã được thiết kế hay không. - Kiểm tra tài liệu: kiểm toán viên kiểm tra các chứng từ để xem xét các dấu vết kiểm soát còn lưu trên chứng từ đó có phù hợp với các thủ tục kiểm soát được thiết lập không. - Thực hiện lại: là việc kiểm toán viên thực hiện lại một cách độc lập các thủ tục kiểm soát đã được đơn vị thực hiện trước đó. Sau khi đã hoàn thành các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải đánh giá lại rủi ro kiểm soát để đưa ra kết luận về sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên thường sử dụng bảng hướng dẫn về tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua trong việc thực hiện thủ tục kiểm soát, trong đó thông thường tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua được xác định ở các mức từ 2% đến 20% như sau: SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 1. 2: Bảng hướng dẫn về tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua. Mức độ tin cậy dự kiến và thủ tục kiểm Mức độ sai lệch có thể bỏ qua soát Cao 2% - 7% Trung bình 6% - 12% Thấp 11% - 20% Không tin cậy Không kiểm tra Nếu kết quả của thử nghiệm cho phép kiểm toán viên kết luận tỷ lệ sai phạm thấp hơn hoặc bằng với mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát được xem xét là hữu hiệu. Ngược lại, nếu tỷ lệ sai phạm cao hơn mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát là không hữu hiệu. b. Thực hiện thử nghiệm cơ bản: Thử nghiệm cơ bản là thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng về những sai lệch trọng yếu trong báo cáo tài chính, bao gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết.  Thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích là việc so sánh các thông tin tài chính, các chỉ số, các tỷ lệ để phát hiện và nghiên cứu các trường hợp bất thường như: - So sánh thông tin tài chính giữa các kỳ, các niên độ hoặc so sánh thông tin tài chính của đơn vị với thông tin trong ngành tương tự. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố của thông tin tài chính và thông tin không mang tính chất tài chính.  Thử nghiệm chi tiết: Thử nghiệm chi tiết là việc kiểm tra trực tiếp các nghiệp vụ hay số dư. - Kiểm tra nghiệp vụ là kiểm tra chi tiết một số hay toàn bộ nghiệm vụ phát sinh để xem xét mức độ trung thực của khoản mục. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc - Kiểm tra số dư là kiểm tra đánh giá về mức độ trung thực của số dư các tài khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh. 1.1.2.3. Kết thúc kiểm toán Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán, là giai đoạn tổng hợp và rà soát lại những bằng chứng đã thu thập được để kiểm toán viên hình thành ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm toán. Giai đoạn này trải qua 2 bước cơ bản sau: - Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán: Sau khi kiểm toán từng phần hành riêng lẻ, kiểm toán viên cần tổng hợp các kết quả thu thập được và thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính chất tổng quát trước khi lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính, bao gồm: - Xem xét các khoản nợ tiềm tàng - Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán - Xem xét về giả định hoạt động liên tục - Đánh giá kết quả - Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính: Theo VSA 700: “ Báo cáo kiểm toán là loại báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên và công ty kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chính của một đơn vị đã được kiểm toán.” Theo VSA 700 và VSA 750, các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính gồm: - Dạng ý kiến chấp nhận toàn phần. - Dạng không phải ý kiến chấp nhận toàn phần: Ý kiến kiểm toán ngoại trừ Ý kiến kiểm toán trái ngược Từ chối đưa ra ý kiến SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc 1.2. Nội dung và đặc điểm khoản mục nợ phải thu khách hàng 1.2.1. Khái niệm nợ phải thu khách hàng Nợ phải thu là một loại tài sản của doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua, phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi nghiệp vụ bán hàng – thu tiền diễn ra không cùng một thời điểm. Theo điều 17, chương 2, Thông tư 200/2014/TT – BTC: “Phải thu khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán, như : phải thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính) giữa doanh nghiệp với người mua (là đơn vị độc lập với người bán, gồm các khoản phải thu giữa công ty mẹ với công ty con, liên doanh, liên kết). Khoản phải thu này gồm các khoản phải thu về bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác thông qua bên nhận ủy thác.” 1.2.2. Đặc điểm nợ phải thu khách hàng - Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản khá nhạy cảm với những gian lận như bị nhân viên chiếm dụng hoặc biển thủ. - Nợ phải thu khách hàng là khoản mục có liên quan mật thiết đến kết quả kinh doanh, do đó là đối tượng để sử dụng các thủ thuật thổi phồng hoặc che dấu doanh thu và lợi nhuận của đơn vị. - Nợ phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Tuy nhiên, do việc lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào ước tính của các nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra. 1.2.3. Nguyên tắc kế toán liên quan đến việc hạch toán khoản phải thu khách hàng Theo khoản 1, điều 18, chương 2, Thông tư 200/2014/TT – BTC, nguyên tắc kế toán các khoản phải thu được trình bày như sau: - Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay. - Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán. - Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính. - Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. - Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng loại nguyên tệ. - Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao. 1.2.4. Chứng từ, sổ sách, tài khoản kế toán áp dụng đối với nợ phải thu khách hàng 1.2.4.1. Chứng từ - Hợp đồng kinh tế hoặc phiếu yêu cầu mua hàng - Hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng - Phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa hay các chứng từ vận chuyển khác - Các chứng từ thanh toán như phiếu thu, giấy báo Có SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc 1.2.4.2. Sổ sách - Sổ nhật ký chung - Sổ chi tiết tài khoản theo dõi công nợ phải thu theo từng khách hàng cụ thể - Sổ cái tài khoản 131, tài khoản 229 và các tài khoản liên quan khác - Bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng 1.2.4.3. Tài khoản sử dụng Để theo dõi công nợ khách hàng, kế toán cần sử dụng TK 131 – phải thu khách hàng với kết cấu như sau: - Số tiền phải thu của khách hàng mua chịu - Số tiền khách hàng đã trả nợ.Số tiền đã - Số tiền thừa trả lại cho khách hàng. nhận ứng trước, trả trước của khách hàng. - Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với - Khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu Đồng Việt Nam). thanh toán, chiết khấu thương mại - Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại. - Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam) SDCK: Số tiền còn phải thu khách hàng SDCK: Số tiền nhận trước hay số tiền đã thu nhiều hơn số phải thu khách hàng SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc 1.2.4.4. Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1. 1: Phương pháp hạch toán tài khoản 131. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc 1.2.5. Dự phòng phải thu khó đòi 1.2.5.1. Khái niệm Theo Thông tư 200/2014/TT – BTC: “ Dự phòng phải thu khó đòi là khoản dự phòng phần giá trị các khoản nợ phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác có bản chất tương tự các khoản phải thu khó có khả năng thu hồi.” 1.2.5.2. Nguyên tắc hạch toán - Doanh nghiệp trích lập dự phòng khi nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được hay nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn - Lập dự phòng phải căn cứ vào các bằng chứng đáng tin cậy - Mức trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi thực hiện theo quy định hiện hành. 1.2.5.3. Chứng từ, tài khoản sử dụng - Chứng từ: - Hợp đồng kinh tế, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ - Biên bản đối chiếu công nợ - Bảng tính dự phòng - Tài khoản sử dụng: Để theo dõi khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán cần sử dụng TK 2293 – Dự phòng phải thu khó đòi, với kết cấu như sau: SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi - Trích lập dự phòng phải thu khó đòi - Xóa sổ khoản nợ phải thu khó đòi SDCK: Số dự phòng phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ 1.2.5.4. Phương pháp hạch toán: Sơ đồ 1. 2: Phương pháp hạch toán tài khoản 2293. 1.2.6. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng: Nếu một đơn vị không xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu thì việc xuất hiện các sai phạm, rủi ro trên khoản mục nợ phải thu khách hàng là rất dễ dàng. Vì vậy, SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc để tìm hiểu và đánh giá rủi ro kiểm soát nợ phải thu khách hàng, kiểm toán viên cần phải khảo sát về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu cần phải tách biệt các chức năng, phân nhiệm cho những cá nhân hay bộ phận khác nhau phụ trách. Thường chu trình bán hàng – thu tiền được phân chia thành các chức năng chính sau: - Xử lý đơn đặt hàng cho khách hàng: Đơn đặt hàng hợp lệ phải có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của doanh nghiệp mua. Bộ phận có thẩm quyền xét duyệt đơn đặt hàng để xác định khả năng cung ứng đúng hạn của đơn vị và lập lệnh bán hàng. Trường hợp nhận yêu cầu qua thư, mail, fax, điện thoại thì cần có thủ tục để đảm bảo tính pháp lý về việc đặt hàng của khách. Việc chấp nhận đơn đặt hàng cần được hồi báo cho khách hàng biết để tránh các tranh chấp trong tương lai. Trường hợp quan trọng hơn thì cần ký kết hợp đồng kinh tế. - Xét duyệt bán chịu: Mỗi doanh nghiệp cần thiết lập chính sách bán chịu rõ ràng. Đây chính là cơ sở pháp lý cũng như điều kiện thỏa ước xác định quyền lợi và trách nhiệm giữa 2 bên. Bộ phận xét duyệt bán chịu căn cứ vào đơn đặt hàng và các nguồn thông tin khác nhau trong và ngoài doanh nghiệp để đánh giá về khả năng thanh toán của khách hàng. Một số thủ tục khác cũng được áp dụng như lập danh sách khách hàng thường giao dịch và luôn cập nhật thông tin về tình hình tài chính, khả năng thanh toán và uy tín trong thanh toán của khách hàng. - Xuất kho hàng bán: Thủ kho căn cứ vào lệnh bán hàng đã được phê duyệt và phiếu xuất kho mới xuất hàng cho bộ phận gửi hàng. Trên phiếu xuất kho phải có chữ ký của người lập, người kiểm tra, thủ kho và người nhận. Phiếu xuất kho thường được lập 3 liên: 1 liên gốc lưu tại bộ phận bán hàng, 1 liên thủ kho giữ để ghi thẻ kho, 1 liên chuyển cho bọ phận kế toán để theo dõi tồn kho. - Chuyển giao hàng: Bộ phận gửi hàng lập chứng từ vận chuyển hàng và gửi cho khách hàng. Chứng từ vận chuyển là căn cứ để lập hóa đơn, thường bao gồm thông tin về quy cách, chủng loại, số lượng và các dữ liệu có liên quan. Doanh nghiệp SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc cần thành lập một bộ phận gửi hàng độc lập để hạn chế sai sót trong khâu xuất hàng và các gian lận do thông đồng giữa thủ kho và người nhận hàng. - Lập và kiểm tra hóa đơn: Hóa đơn được lập bởi một bộ phận độc lập với phòng kế toán và bộ phận bán hàng, có chữ ký của người lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và khách hàng. Có thể thay chữ ký của người đại diện bằng cách đóng dấu treo, trường hợp bán hàng qua điện thoại có thể không cần chữu ký của khách hàng. Ngoài ra, khi lập hóa đơn cần phải: Kiểm tra các chứng từ có liên quan: đơn đặt hàng, phiếu xuất kho, Ghi giá vào hóa đơn dựa trên bảng giá hiện hành tại đơn vị Tính ra số tiền cho từng loại và cho cả hóa đơn Các hóa đơn có đánh số thứ tự liên tục nhằm trường hợp bỏ sót, trùng lặp Hóa đơn thường được lập thành 3 liên: liên 1 lưu tại phòng kế toán, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 giao cho bộ phận bán hàng để đối chiếu với bộ phận kế toán. Hóa đơn cần được kiểm tra trước khi giao cho khách hàng - Theo dõi thanh toán (chỉ xem xét nghiệp vụ bán chịu): Yêu cầu bộ phận xét duyệt bán chịu định kỳ lập báo cáo nợ phải thu theo từng nhóm tuổi nợ để có biện pháp đòi nợ. Doanh nghiệp nên định kỳ gửi thông báo nợ cho khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc này giúp đơn vị đốc thúc khách hàng trả nợ, đồng thời thông báo nợ là cơ sở để đối chiếu công nợ với khách hàng giúp đơn vị có thể điều chỉnh chênh lệch (nếu có) một cách kịp thời. - Xử lý ghi sổ các khoản giảm trừ doanh thu: Doanh nghiệp cần quy định chính sách về các khoản giảm trừ doanh thu một cách rõ ràng. Doanh nghiệp cần có một bộ phận độc lập chịu trách nhiệm tiếp nhận, xét duyệt, khấu trừ nợ phải thu có liên quan đến các khoản giảm trừ doanh thu. Đối với các khoản giảm giá hoặc chiết khấu thương mại, doanh nghiệp cần ghi rõ điều chỉnh hóa đơn nào. Đối với hàng SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc bán bị trả lại, cần có hóa đơn hoặc chứng từ ghi rõ lý do hàng bị trả, trả lại theo hóa đơn nào. - Lập dự phòng phải thu khó đòi và cho phép xóa sổ các khoản phải thu không thu được: Bộ phận có thẩm quyền cần chú ý phân loại nợ phải thu quá hạn theo độ tuổi và trích lập dự phòng theo tỷ lệ quy định. Quy định chặt chẽ xét duyệt xóa sổ các khoản nợ không thu hồi được. 1.3. Kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.3.1. Mục tiêu của kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng Bảng 1. 3: Mục tiêu kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng. Mục tiêu Diễn giải Hiện hữu Nợ phải thu khách hàng thể hiện trên báo cáo tài chính là có thật Quyền Nợ phải thu khách hàng thể hiện trên báo cáo tài chính thuộc quyền sở hữu của đơn vị Đầy đủ Tất cả các khoản phải thu khách hàng được ghi chép đầy đủ Đánh giá và Các khoản nợ phải thu khách hàng được thể hiện trên báo cáo tài phân bổ chính và những điều chỉnh có liên quan đã được đánh giá, ghi nhận phù hợp. Ghi chép Số liệu chi tiết của tài khoản phải nợ thu khách hàng khớp đúng với số chính xác dư trên sổ cái. Các phép tính liên quan đến khoản nợ phải thu khách hàng đều chính xác về số học Trình bày và Các khoản nợ phải thu được trình bày và thuyết minh thì có thật, thuyết minh thuộc về đơn vị, đầy đủ, diễn đạt dễ hiểu và phân loại đúng SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc 1.3.2. Thực hiện kiểm toán đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng 1.3.2.1. Thử nghiệm kiểm soát Các thử nghiệm kiểm soát được kiểm toán viên thực hiện nhằm mục đích thu thập bằng chứng liên quan đến: sự tồn tại, sự hiện hữu, sự liên tục của hệ thống kiểm soát. Kiểm toán viên thường thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sau: - Kiểm tra mẫu về các nghiệp vụ bán hàng bằng cách chọn mẫu trong các hóa đơn phát hành trong kỳ. Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ luân chuyển hàng về chủng loại, quy cách, số lượng, giá cả, ngày gửi hàng, chữ ký, nhằm thu thập bằng chứng rằng hóa đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng có thực và quá trình thực hiện nghiệp vụ đã tuân thủ đúng quy định nội bộ của đơn vị. Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có tuân thủ các thủ tục xét duyệt bán chịu hay không. Xem xét tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng loại hóa đơn, so sánh giá trên hóa đơn với bảng giá đã được duyệt nhằm chứng minh rằng hóa đơn được tính giá chính xác và việc kiểm tra chứng từ trước khi gửi đi được thực hiện hiệu quả. - Xem xét sự xét duyệt và ghi chép hàng bán bị trả lại và hư hỏng: Kiểm toán viên có thể chọn mẫu các chứng từ từ các tài liệu liên quan đến hàng hóa bị hỏng hay bị trả lại được đánh số thứ tự để kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền, là người phải độc lập với thủ quỹ và kế toán ghi sổ. Mặt khác, cần kiểm tra việc tính giá, cộng dồn, ghi vào sổ nhật ký, chuyển vào sổ cái, sổ chi tiết bán hàng bị trả lại và tài khoản Nợ phải thu khách hàng có liên quan. - Kiểm tra việc cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng: SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Kiểm toán viên kiểm tra xem các quy định về cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng có được trình bày cụ thể bằng văn bản và được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thực hiện hay không. Kiểm toán viên cần đề nghị đơn vị cung cấp những tài liệu liên quan đến chính sách về việc cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng. 1.3.2.2. Thử nghiệm cơ bản a. Thủ tục phân tích Các thủ tục phân tích thường được sử dụng trong kiểm toán nợ phải thu khách hàng là: - Tính số vòng quay Nợ phải thu: Số vòng quay nợ phải thu = doanh thu thuần /Nợ phải thu bình quân Việc so sánh tỷ số này với số liệu của ngành hoặc của năm trước có thể giúp KTV hiểu về hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như dự đoán khả năng có sai lệch trong BCTC. Một số nguyên nhân mà KTV có thể rút ra từ phân tích tỷ lệ này là: Có sự thay đổi chính sách bán chịu của đơn vị: đơn vị mở rộng hoặc thu hẹp điều kiện, thời gian bán chịu, Khả năng tồn đọng nợ phải thu khó đòi trong nợ phải thu của đơn vị Sai lệch trong số liệu kế toán: ghi trùng hoặc bỏ sót các khoản phải thu khách hàng. - So sánh số dư nợ quá hạn năm nay so với năm trước giúp KTV xác định khả năng có sai lệch trong số liệu nợ phải thu khách hàng và những biến động bất thường trong thu hồi nợ. - Tính tỷ số chi phí dự phòng phải thu khó đòi trên số dư nợ phải thu khách hàng và so sánh với tỷ số của năm trước, giúp ích trong việc đánh giá sự hợp lý của việc lập dự phòng phải thu khó đòi. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc - Phân tích tuổi nợ của một số khoản nợ có giá trị lớn, so sánh tuổi nợ trung bình các khách hàng của doanh nghiệp, thời hạn thanh toán và giải thích những biến động bất thường. b. Thủ tục kiểm tra chi tiết: Dựa trên kết quả của các thủ tục phân tích nêu trên, KTV sẽ tiếp tục thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư. Tùy theo từng trường hợp mà KTV sẽ quyết định áp dụng thử nghiệm nào cho phù hợp. Thông thường, các thủ tục kiểm tra chi tiết được áp dụng là: - Kiểm tra bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ và đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái: Thử nghiệm chi tiết về Nợ phải thu khách hàng và Dự phòng nợ phải thu khó đòi chủ yếu dựa vào bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ. Bảng này liệt kê số dư của từng khách hàng và sắp xếp theo thời gian quá hạn trả nợ (tính từ ngày hết hạn trả đến ngày lập báo cáo). Bảng này thường được lập ngay khi kết thúc niên độ hoặc do KTV tự lập. KTV sẽ chọn ra một số khách hàng trên bảng phân tích trên để đối chiếu với sổ chi tiết nợ phải thu và đối chiếu với kỳ hạn thanh toán. Công việc này nhằm mục tiêu là đánh giá tính hợp lý của việc phân loại công nợ và đánh giá quỹ dự phòng đầu tư cần trích lập. Ngoài ra, số tổng cộng trên bảng còn được đối chiếu với số liệu ở bảng tổng hợp chi tiết nợ phải thu khách hàng và sổ cái tài khoản nợ phải thu khách hàng để kiểm tra sự chính xác về số tiền. - Gửi thư xác nhận đến khách hàng: Gửi thư xác nhận đến khách hàng là thủ tục kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng dưới dạng phản hồi bằng văn bản trực tiếp từ khách hàng của đơn vị cho KTV, có thể bằng giấy tờ, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác. Đây là thủ tục rất quan trọng nên được đề cập trong khá nhiều chuẩn mực như VSA 330 “Biện pháp xử lý của KTV đối SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc với rủi ro đã đánh giá”, VSA 500 “Bằng chứng kiểm toán”, VSA 505 “Thông tin xác nhận từ bên ngoài”, Theo VSA 330: “ Bằng chứng kiểm toán dưới hình thức xác nhận từ bên ngoài mà KTV nhận trực tiếp từ các bên xác nhận phù hợp có thể giúp KTV thu thập bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao cần thiết để xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn”. VSA 500 quy định: “ Tài liệu, thông tin chứng thực thu thập được từ một nguồn gốc độc lập bên ngoài đơn vị có thể làm tăng mức độ đảm bảo mà KTV đạt được từ các bằng chứng kiểm toán thu được từ nội bộ đơn vị được kiểm toán như bằng chứng trong các tài liệu, sổ kế toán, biên bản họp hoặc giải trình của Ban Giám đốc. Thông tin từ các nguồn độc lập ngoài đơn vị được kiểm toán mà KTV có thể sử dụng làm bằng chứng kiểm toán bao gồm xác nhận từ bên thứ ba ” VSA 505 quy định: “ Bằng chứng kiểm toán dưới dạng thông tin xác nhận từ bên ngoài mà KTV thu thập được trực tiếp từ các bên xác nhận có thể đáng tin cậy hơn bằng chứng được tạo ra trong nội bộ đơn vị được kiểm toán. Đồng thời, thông tin xác nhận từ bên ngoài là một nguồn bằng chứng quan trọng.” Có hai cách thu thập xác nhận từ khách hàng là thư xác nhận dạng khẳng định và thư xác nhận dạng phủ định. Thư xác nhận dạng khẳng định đề nghị khách hàng phúc đáp trực tiếp cho KTV, trong đó nêu rõ là khách hàng đồng ý hoặc không đồng ý với thông tin cần xác nhận, hoặc cung cấp các thông tin yêu cầu xác nhận. Đây là loại xác nhận cung cấp bằng chứng đáng tin cậy. Thư xác nhận dạng phủ định KTV chỉ yêu cầu khách hàng trả lời nếu có bất đồng về thông tin đề nghị xác nhận. Hình thức này không mang lại độ tin cậy cao bởi vì việc khách hàng không trả lời chưa chắc là không có sai phạm mà có thể do thư bị thất lạc. Sau khi gửi thư xác nhận, nếu có sự chênh lệch giữa thư xác nhận của khách hàng với đơn vị, KTV có thể đề nghị đơn vị giải thích hoặc đề xuất giải quyết. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Trong trường hợp thư gửi đi mà không nhận được hồi âm, KTV nên tiếp tục gửi lại lần thứ hai. Nếu vẫn không nhận được, KTV có thể sử dụng các thủ tục thay thế như: kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc năm hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp vụ bán hàng (hợp đồng, hóa đơn, phiếu giao hàng, ) trong năm. - Kiểm tra việc lập dự phòng phải thu khó đòi: Bước đầu tiên trong việc kiểm toán các khoản dự phòng là tìm hiểu chính sách bán chịu của đơn vị. - Kiểm tra các khoản dự phòng nợ khó đòi và chi phí dự phòng: Kiểm tra các chứng từ có liên quan tới các khoản phải thu đã lập dự phòng, đánh giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán và ghi nhận. Xem xét bảng phân tích tuổi nợ, thảo luận với khách hàng về khả năng thu hồi nợ và dự phòng nợ khó đòi. Kiểm tra độ tin cậy của Bảng phân tích tuổi nợ bằng cách: đối chiếu tổng của bảng phân tích tuổi nợ với bảng CĐKT; đối chiếu các mẫu hóa đơn đã chọn về giá trị, ngày hết hạn, ngày hóa đơn được ghi trên bảng phân tích, Xem xét các dự phòng bổ sung có thể phải lập, đối chiếu với câu trả lời của bên thứ ba (khách hàng, luật sư, ). Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, có liên hệ và có ảnh hưởng tới nợ phải thu khó đòi. - Đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ: KTV cần xem xét đơn vị có nghiệp vụ phát sinh công nợ bằng ngoại tệ trong kỳ và còn số dư cuối kỳ không. Kiểm tra việc hạch toán trong kỳ theo tỷ giá nào, có hạch toán lãi lỗ theo từng nghiệp vụ phát sinh không. Xét xem các khoản có số dư cuối kỳ có được đơn vị đánh giá lại không. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA THỰC HIỆN 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 2.1.1. Quá trình thành lập Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA tiền thân là Công ty TNHH Kiểm toán AFA, là một tổ chức độc lập hoạt động tại Việt Nam, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0401632052 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 12/11/2014, thay đổi lần gần nhất vào ngày 01/10/2017. Tổng số vốn điều lệ của công ty ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 9,99 tỷ đồng. 2.1.2. Văn phòng Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA  Trụ sở chính: - Số 142 Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng - Điện thoại: (0236)-3633333. - Fax: (0236)-3633338 - Email: info@afac.com.vn - Website: afac.com.vn  Chi nhánh tại Hà Nội: - 96 Tân Mai, Phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội - Điện thoại: (024) 211 80888. - Email: kiemtoanafa.hn@gmail.com  Văn phòng đại diện: SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc - Văn phòng đại diện Quảng Ngãi: 101 Nguyễn Trãi, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi - Văn phòng đại diện Tây Nguyên: 41A Trần Quang Khải, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai - Văn phòng đại diện Quảng Nam: 14 Lý Thường Kiệt, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam 2.1.3. Phương châm hoạt động của Công ty Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA hoạt động theo phương châm “Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp” và luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các dịch vụ mà công ty cung cấp. Mục tiêu hoạt động của công ty là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. Công ty cam kết cung cấp tới khách hàng các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng cao nhất và tham gia vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh và dịch vụ của Công ty Công ty cung cấp đầy đủ các dịch vụ Giá trị gia tăng như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính và đầu tư, tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn xác định giá trị tài sản, giá trị doanh nghiệp, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng cho các khách hàng trong và ngoài nước nằm trong khuôn khổ các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước Việt Nam. Cụ thể:  Kiểm toán và soát xét Báo cáo tài chính: - Kiểm toán: BCTC thường niên, BCTC vì mục đích thuế - Kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động - Soát xét BCTC, soát xét thông tin tài chính dựa theo các thủ tục thỏa thuận trước - Các dịch vụ khác về kiểm toán SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc  Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành: - Kiểm tra đánh giá tính pháp lý của việc đầu tư và tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư xây dựng công trình với quy định hiện hành của Nhà nước. - Kiểm tra nguồn dự án cho toàn bộ công trình, số vốn đầu tư cấp phát qua các năm, tổng số vốn đầu tư thực hiện cho các công trình, vốn đầu tư thực hiện qua các năm. - Kiếm tra đánh giá tính quyết đoán chi phí khác, việc phân bổ các chi phí này cho các hạng mục công trình. - Kiểm tra báo cáo quyết toán và hồ sơ quyết toán công trình.  Dịch vụ kế toán: - Ghi sổ kế toán,lập BCTC, báo cáo quản trị - Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán, cung cấp dịch vụ lập sổ kế toán - Tư vấn chuyển đổi BCTC theo IAS, IFRS; tư vấn sử dụng phần mềm kế toán - Cung cấp nhân viên kế toán và kế toán trưởng - Cung cấp các dịch vụ kế toán khác  Dịch vụ tư vấn thuế: - Tư vấn cho các Doanh nghiệp về các Luật thuế, kê khai và quyết toán thuế. - Lập hồ sơ xét ưu đãi thuế, hồ sơ giải trình và xin hoàn thuế - Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan thuế - Cung cấp dịch vụ tư vấn thuế trọn gói, dịch vụ soát xét tờ khai, quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN - Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế - Các dịch vụ tư vấn khác về thuế  Dịch vụ thẩm định giá: - Dịch vụ định giá tài sản: động sản, bất động sản - Nghiên cứu thị trường: tư vấn, định giá bán hàng hóa – dịch vụ của doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập thụ trường mới, một kênh phân phối mới - Xác định giá trị doanh nghiệp: tư vấn, xác định giá trị tổng quát của một doanh nghiệp gồm tài sản cố định, tài sản lưu động SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc - Thẩm định giá các dự án đầu tư - Các dịch vụ liên quan khác đến dịch vụ thẩm định giá  Dịch vụ chuyên ngành khác: - Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp - Tư vấn thủ tục mua bán, sáp nhập tái cấu trúc và giải thể doanh nghiệp - Soát xét BCTC phục vụ cho việc mua bán, sáp nhập - Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản trong tranh chấp, tài phán - Đào tạo KTV nội bộ, cập nhật kiến thức về kế toán, tài chính, kiểm toán và thuế; đào tạo các kỹ năng về thực hành kế toán - Hỗ trợ tuyển dụng kế toán trưởng, kế toán viên, KTV nội bộ - Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư khác 2.1.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ - GĐ PHÒNG PHÓ TGĐ GĐ GĐ KHỐI THẨM KHỐI KIỂM PHÒNG KHỔI KIỂM KẾ TOÁN - ĐỊNH GIÁ TOÁN XDCB TƯ VẤN - ĐÀO TẠO HÀNH CHÍNH TOÁN BCTC KHỐI KIỂM KHỐI KIỂM KHỐI THẨM TOÁN XÂY TOÁN BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DỰNG CƠ BẢN TÀI CHÍNH BAN KIỂM SOÁT PHÒNG KIỂM PHÒNG KIỂM BAN KIỂM SOÁT PHÒNG KIẾM PHÒNG KIỂM CHẤT LƯỢNG TOÁN XDCB 1 TOÁN XDCB 2 CHẤT LƯỢNG TOÁN BCTC 1 TOÁN BCTC 2 Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc 2.1.6. Phương pháp thực hiện kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện cuộc kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nhằm đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực và hợp lý, xét trên các khía cạnh trọng yếu liệu Báo cáo tài chính của khách hàng được lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định về kế toán có liên quan tại Việt Nam. Cuộc kiểm toán của công ty được thực hiện dựa trên hiểu biết sâu sắc về tình hình kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ và các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng. Trước khi đưa ra kế hoạch kiểm toán và để giúp cho việc đánh giá rủi ro, AFA sẽ thực hiện việc dự đoán và phân tích tổng quát. Với một số lượng lớn các công cụ dự đoán sẵn có, phương pháp tiếp cận này sẽ giúp xác định được các vấn đề tiềm tàng và tăng cường sự hiểu biết sâu sắc đạt được trong suốt quá trình kiểm toán. Phương pháp tiếp cận của công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA phù hợp với các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt về tính hợp lý và tính minh bạch. 2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 2.2.1. Hồ sơ kiểm toán công ty đang sử dụng Công ty đang sử dụng hồ sơ kiểm toán theo mẫu chuẩn của Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam (VACPA) gồm một file cứng và một file mềm kèm theo, nhưng hồ sơ kiểm toán đã có sự thay đổi chỉnh sửa sao cho phù hợp với thực tế hoạt động của công ty. Hồ sơ kiểm toán cần được ghi chép đầy đủ và thích hợp để làm cơ sở cho KTV đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán và làm bằng chứng cho thấy các cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện phù hợp với quy định của các chuẩn mực kiểm toán, pháp luật và các quy định có liên quan (theo VSA 230). SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc 2.2.2. Giấy làm việc tại công ty Nhằm phục vụ cho cuộc kiểm toán được ghi chép một cách cụ thể và rõ ràng, công ty sử dụng 2 giấy làm việc đó là Front Of File (FOF) và Back Of File (BOF): - FOF thể hiện tổng quát quy trình của một cuộc kiểm toán cũng như việc thực hiện giai đoạn chuẩn bị kiểm toán bao gồm việc đánh giá và chấp nhận khách hàng; phân tích sơ bộ về tình hình hoạt động, đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu của đơn vị được kiểm toán. Giấy làm việc FOF còn đưa ra những đánh giá sau kiểm toán để đi đến hoàn thiện và báo cáo kiểm toán. - BOF là giấy làm việc dùng để thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng giai đoạn thực hiện kiểm toán, ghi chép các ý kiến cũng như sai phạm, điều chỉnh để sau này tổng hợp lại kết quả kiểm toán và thực hiện các công việc kết thúc kiểm toán. 2.2.3. Chu trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Quy trình kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá thực hiện qua ba giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và hoàn thành cuộc kiểm toán. Trong đó, giai đoạn chuẩn bị kiểm toán được chia thành 3 giai đoạn nhỏ, đó là đánh giá và chấp nhận khách hàng, tiền kế hoạch và kế hoạch. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Sơ đồ 2. 2: Chu trình kiểm toán tổng quát tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. 2.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán KTV sẽ sử dụng giấy làm việc FOF để thực hiện, ghi chép các công việc trong giai đoạn này. a. Đánh giá và chấp nhận khách hàng: Hàng năm, công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA sẽ gửi thư chào dịch vụ đến khách hàng. Nếu khách hàng lựa chọn công ty làm đơn vị kiểm toán, công ty sẽ tiến hành nghiên cứu, xem xét và đánh giá khách hàng theo Mẫu 211(khách hàng mới) hoặc Mẫu 212 (khách hàng cũ); đồng thời, công ty cũng tự đánh giá việc tuân thủ yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp bao gồm tính độc lập nhằm mục đích xem xét tính độc lập của công ty theo Mẫu 201 để đi đến quyết định có tiếp nhận khách hàng hay không. Công ty TNHH ABC là khách hàng mới nên KTV phải đánh giá tính độc lập toàn cầu của công ty. Qua đánh giá, công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA không có SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc thành viên ở nước ngoài và cũng không cung cấp dịch vụ nào khác cho khách hàng hay bất kỳ công ty con của khách hàng tiềm năng. (Phụ lục 01: Giấy làm việc 201 – Bảng câu hỏi đánh giá độc lập toàn cầu). Sau khi xác nhận công ty hoàn toàn độc lập, công ty tiến hành thu thập những thông tin về khách hàng để đi đến việc có chấp nhận khách hàng hay không. Những thông tin đó sẽ được KTV ghi chép vào giấy làm việc Mẫu 211. Nội dung chính của giấy làm việc 211 gồm: - Thông tin tổng quan về tình hình hoạt động của khách hàng: Khách hàng là một công ty TNHH một thành viên có 100% vốn của công ty cổ phần XYZ. Hoạt động kinh doanh chủ yếu là cung cấp dịch vụ cho nhà máy xử lý nước thải và cho thuê văn phòng. Từ khi được thành lập, công ty có 2 dự án chính nhưng mới chỉ 1 dự án được đưa vào hoạt động năm 2018 nên doanh thu năm sau sẽ tăng mạnh. Công ty vừa mới thành lập và những năm qua chủ yếu xây dựng cơ bản. Mặt khác hoạt động của công ty cũng khá đơn giản nên cơ cấu, quy trình và thủ tục khá đơn giản. - Đánh giá tính chính trực của ban giám đốc và việc tuân thủ các quy định pháp luật của khách hàng: Thông qua các thông tin thu thập được, KTV không thấy bất kỳ thông tin nào cho rằng chủ sở hữu của khách hàng, Ban giám đốc hoặc những người chịu trách nhiệm quản trị thiếu tính chính trực. Khách hàng không phải là đối tượng bị điều tra bởi cơ quan quản lý. Và cũng không có bằng chứng cho thấy khách hàng có ý định trình bày sai hoặc giấu các thông tin trọng yếu. - Đánh giá sơ bộ rủi ro của khách hàng: Công ty hoạt động trong lĩnh vực chính là xây dựng văn phòng cho thuê. Đây là lĩnh vực không nằm trong những ngành rủi ro cao. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Công ty cũng không có rủi ro nào trọng yếu liên quan đến hoạt động của khách hàng. - Đánh giá tính độc lập của công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA với khách hàng: Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA chỉ cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng. Công ty cũng không có bất kỳ mối quan hệ nào với khách hàng tiềm năng và công ty nhận thấy không tồn tại các yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến tính độc lập của công ty nói chung và nhóm kiểm toán nói riêng. Căn cứ vào kết quả thu thập được, công ty nhận thấy rủi ro chấp nhận khách hàng là ở mức thấp. Vì vậy, công ty đống ý chấp nhận khách hàng. ( Phụ lục 02: Giấy làm việc 211 - Đánh giá tính độc lập của khách hàng). b. Phân công nhân viên thực hiện kiểm toán: Công ty sẽ dựa vào bảng hỏi theo giấy làm việc mẫu 224 để đánh giá sự phù hợp của việc lựa chọn KTV hành nghề và người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán theo hướng dẫn của Nghị định 17/2012/NĐ – CP ngày 13/3/2012 hướng dẫn một số điều của Luật Kiểm toán độc lập và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được ban hành theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08/05/2015 của Bộ tài chính. Qua kết quả trả lời câu hỏi, việc phân công Partner và KTV phụ trách hợp đồng kiểm toán cho công ty TNHH ABC là phù hợp. (Phụ lục 03: Giấy làm việc 224 – Thẩm định luân chuyển KTV). c. Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán: Sau khi đánh giá theo Mẫu 224, công ty đã lựa chọn nhóm kiểm toán gồm 5 thành viên: SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Họ tên Chức danh Phạm Quang Trung Phó giám đốc: phụ trách cuộc kiểm toán Phan Thị Lan Trang Xoát xét cuộc kiểm toán Nguyễn Mạnh Cường Kiểm toán viên Đặng Huỳnh Long Trợ lý Kiểm toán viên Hà Thị Phú Hưng Trợ lý Kiểm toán viên Các thành viên được chọn sẽ phải ký vào giấy làm việc mẫu 225 nhằm cam kết về tính độc lập của mình. (Phụ lục 04: Giấy làm việc mẫu 225 – Cam kết độc lập) d. Thoả thuận sơ bộ với khách hàng: Nhằm xác định phạm vi công việc mỗi bên cũng như tạo mối quan hệ hợp tác để cuộc kiểm toán được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, công ty tiến hành buổi họp đầu tiên với khách hàng. Nội dung chính của buổi họp gồm: - Xác định mục đích và phạm vi công việc: kiểm toán BCTC năm 2018 và phát hành BCTC năm 2018. - Xác định bộ phận có liên quan đến cuộc kiểm toán: phòng kế toán - Xác định những tài liệu, sổ sách cần thiết cho cuộc kiểm toán. - Trao đổi, thống nhất phí kiểm toán và thời gian tiến hành kiểm toán tại công ty khách hàng. e. Ký kết hợp đồng: Khi có sự thống nhất của hai bên, đại diện công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA và đại diện công ty TNHH ABC sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Công ty TNHH SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Kiểm toán và Thẩm định giá AFA sẽ chính thức trở thành công ty kiểm toán của công ty TNHH ABC. (Phụ lục 05: Hợp đồng kiểm toán). 2.2.3.2. Giai đoạn tiền kế hoạch a. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động: KTV cần có những hiểu biết khách hàng và môi trường hoạt động để từ đó có những định hướng, thiết kế chương trình kiểm toán sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra, việc tìm hiểu về khách hàng cũng giúp KTV đánh giá được tình hình chung của khách hàng để qua đó xác định được sơ bộ rủi ro do gian lận hoặc nhầm lẫn có thể xảy ra. Thông tin thu thập được sẽ được KTV thể hiện trên giấy làm việc mẫu 301. (Phụ lục 06: Giấy làm việc 301 – Tìm hiểu khách hàng).  Hiểu biết về khách hàng: Công ty TNHH ABC là công ty TNHH MTV có 100% vốn của Công ty Cổ phần XYZ, được thành lập ngày 15/07/2015 theo giấy đăng ký kinh doanh số do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp. - Địa chỉ: Khu công nghiệp phía tây đường An Hà - Quảng Phú, Phường An Phú, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. - Thị trường chính: Quảng Nam. - Đại diện pháp luật: Choi Young Joo - Lĩnh vực kinh doanh: Hoạt động chủ yếu của Công ty là cung cấp dịch vụ cho nhà máy xử lý nước thải và cho thuê văn phòng. - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào 31 tháng 12 hàng năm. - Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam (VNĐ).  Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp: SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc - Bối cảnh phát triển: Công ty đang kinh doanh trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động. - Môi trường hoạt động: công ty có sự cạnh tranh lớn về thị trường tiêu thụ Phú Việt. Mặc dù giá cả tốt hơn nhưng chất lượng không bằng nên tại thị trường nội địa Phú Việt, công ty rất khó cạnh tranh. - Các yếu tố pháp lý: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan do Bộ tài chính ban hành. - Phần mềm kế toán: Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán MISA – phần mềm này không phứ tạp chủ yếu áp dụng để xử lý các nghiệp vụ mua hàng, bán hàng, hàng tồn kho.  Thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động có liên quan: KTV sẽ thông qua việc trao đổi, phỏng vấn Ban giám đốc để đưa ra những đánh giá về vấn đề rủi ro, gian lận trong công ty. Qua việc trao đổi với Ban giám đốc công ty TNHH ABC, KTV không phát hiện bất kỳ yếu tố nào có thể dẫn đến rủi ro gian lận bao gồm cả rủi ro gian lận trong việc ghi nhận doanh thu. Hoạt động kinh doanh của công ty đều được kiểm soát và xét duyệt của kế toán trưởng và ban giám đốc đồng thời do có bộ phận KSNB của Công ty luôn theo dõi kiểm tra thường xuyên nên rất khó để xảy ra gian lận. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.1: Đánh giá rủi ro. No Risk Factors RMM Comment and/or Ref. YorN 1 Assess Fraud Risks. Indicate how N Qua trao đổi Phó Tổng Giám đốc they influence management’s actions Công ty, KTV không phát hiện bất and consider potential business and kỳ yếu tố nào có thể dẫn đến rủi ro financial statement risks that may gian lận, bao gồm cả rủi ro gian lận arise from them. trong việc ghi nhận doanh thu 2 Discuss with those charged with N Qua trao đổi với Mr Choi Jae Hun governance of the entity, including khó xảy ra gian lận do các hoạt owners/managers and others within động kinh doanh đều được kiểm entity (eg accounting staff), any soát và xét duyệt của kế toán actual, suspected or alleged fraud and trưởng và BTGĐ đồng thời do có mitigating actions taken. bộ phận KSNB của Công ty luôn theo dõi và kiểm tra thường xuyên. 3 Attach notes or minutes of inquiries Y Ref: Giấy làm việc đính kèm ghi with entity personnel, discussions nhận kết quả phỏng vấn và Giấy within the engagement team and the làm việc về trao đổi trong nhóm impact on the audit approach. kiểm toán B. Business Risk No Risk Factors RMM Comment and/or Ref. YorN SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc 1 Discuss with owners/managers their N Phỏng vấn Mr Choi Jae Hun - Phó plans for the business and how these Tổng Giám đốc, Công ty kinh are to be implemented. Discuss how doanh với hoạt động chính là cho business risks are identified and thuê văn phòng, ngàng này đang có addressed, the key indicators used to bước phát triển trong những năm evaluate financial performance and nay. Theo Chiến lược Kinh doanh actions taken where these do not meet trong giai đoạn này thì Công ty vẫn expectations. tiếp tục quan tâm đến chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ là mục tiêu hàng đầu, để giữ vững uy tín với khách hàng để giữ vững thị phần và mở rộng thị trường, đồng thời giảm bớt chi phí hoạt động BTGĐ vẫn sử dụng chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận để đánh giá tình hình thực hiện kinh doanh. 2 Assess Business Risks impacting the entity. Consider: · Industry Conditions N Ổn định · The Regulatory Environment N Không có sự thay đổi · Business Operations Y Đang mở rộng (dự án thứ 2 là trung tâm thương mại sẽ đưa vào hoạt động năm sau) · Products or Services and N Không có sự thay đổi SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Markets · Plant and Equipment Facilities N Đang hoạt động tốt · Financing Arrangements Y Vay ngân hàng · Objectives and Strategies. Y Nâng cao chất lượng dịch vụ, ổn định , tăng khả năng cạnh tranh (Trích giấy làm việc 302 – Đánh giá rủi ro). b. Thủ tục phân tích tài chính ban đầu: Để hỗ trợ cho quá trình kiểm toán, KTV sẽ tiến hành phân tích sơ bộ BCTC của công ty TNHH ABC, gồm bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy làm việc mẫu 302.  Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 2.2: Phân tích sơ bộ BCKQKD của công ty TNHH ABC năm 2018. 31/12/2018 31/12/2107 Biến động Trước KT Sau KT VNĐ % 1.Doanh thu bán hàng 28.651.558.930 13.584.145.407 15.067.413.523 110,9 và cung cấp dịch vụ 2.Các khoản giảm trừ - - - - doanh thu 3.Doanh thu thuần về 28.651.558.930 13.584.145.407 15.067.413.523 110,9 bán hàng và cung cấp SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc dịch vụ 4.Giá vốn hàng bán 23.434.761.744 7.092.642.659 16.342.119.085 230,4 5.Lợi nhuận gộp về bán 5.216.797.186 6.491.502.748 (1.274.705.562) (19,6) hàng và cung cấp dịch vụ 6.Doanh thu hoạt động 243.496.487 207.688.626 35.807.861 17,2 tài chính 7.Chi phí tài chính 544.281 5.480.818 (4.936.537) (61,9) 8.Chi phí bán hàng - - - - 9.Chi phí quản lý 5.045.969.710 3.670.586.163 1.375.383.547 37,5 doanh nghiệp 10.Lợi nhuận thuần từ 413.779.682 3.023.124.393 hoạt động kinh doanh 11.Thu nhập khác 25.882.120 62.727 25.819.393 41161, 5 12.Chi phí khác 23.976.162 1.415.313 22.560.849 1594,1 13.Lợi nhuận khác 1.905.958 (1.352.586) 3.258.544 (240,9 ) 14.Tổng lợi nhuận kế 415.685.640 3.021.771.807 (2.606.086.167) (86,2) toán trước thuế SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc 15.Chi phí thuế TNDN - - - - hiện hành 16.Chi phí thuế TNDN - - - - hoãn lại 17.Lợi nhuận sau thuế 415.685.640 3.021.771.807 (2.606.086.167) (86,2) TNDN Dựa vào bảng phân tích trên, KTV nhận thấy: - Doanh thu năm 2018 tăng mạnh so với 2017 do trong năm công ty gia tăng công suất hoạt động của nhà máy, từ 1 xưởng vào năm 2017 đến năm 2018 đã tăng lên 5 xưởng (chiếm 50% công suất nhà máy) và hoạt động cho thuê văn phòng cũng được đẩy mạnh trong năm 2018. Tuy nhiên đây là khoản mục có giá trị lớn, nguy cơ xảy ra sai sót cao nên cần thực hiện đầy đủ các thủ tục. - Lợi nhuận sau thuế năm 2018 giảm 86,2% tương đương với 2.606.086.167 đồng do trong năm, chi phí quản lý doanh nghiệp có sự tăng mạnh (tăng 37,5%) trong khi lợi nhuận gộp bị giảm sút so với năm trước (giảm 20%).  Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán: Bảng 2.3 Phân tích sơ bộ Bảng CĐKT. 31/12/2018 31/12/2017 Biến động Trước KT Sau KT VNĐ % Phải thu ngắn hạn 4.827.025.205 3.163.945.173 1.663.080.032 52,6 của khách hàng Số ngày thu tiền 51 43 8 19,7 bình quân SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Qua phân tích sơ bộ, KTV nhận thấy: - Khoản phải thu khách hàng tăng so với năm trước. Cụ thể, năm 2017 công ty phải thu khách hàng 3.163.945.173 đồng; đến năm 2018 tăng lên 4.827.025.205 đồng tăng 1.663.080.032 đồng chiếm 52,6%. - Nợ phải thu tăng 52,6% do doanh thu tăng trong năm tăng so với năm trước. Đây là biến động có thể giải thích được. c. Chính sách kế toán của công ty TNHH ABC: KTV dựa vào giấy làm việc mẫu 302 cùng với việc phỏng vấn kế toán của công ty để đưa ra những đánh giá của mình về việc áp dụng chính sách kế toán của công ty có phù hợp với quy định của Luật kế toán Việt Nam hay không. Thông qua việc phỏng vấn, KTV nhận thấy: - Các chính sách kế toán của công ty nhất quán với năm trước phù hợp với khuôn khổ BCTC Việt Nam. - Các ước tính kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng là: Khấu hao tài sản cố định dựa theo Thông tư 45/2013/TT – BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ tài chính. Dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng hàng tồn kho dựa theo Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính. d. Đánh giá hoạt động liên tục: Dựa trên các thủ tục phân tích và quá trình khảo sát, phỏng vấn ban giám đốc công ty TNHH ABC theo giấy làm việc mẫu 302 và mẫu 302.10 Zcore. KTV cho thấy, hiện tại công ty đang hoạt động kinh doanh có lãi, tình hình tài chính tốt, chỉ số hoạt động liên tục của công ty lớn hơn 2,6 chứng tỏ công ty không có dấu hiệu của hoạt động không liên tục. (Phụ lục 07: Giấy làm việc 302.10Zcore – Phân tích hoạt động liên tục). e. Tìm hiểu, đánh giá hệ thống thông tin và dữ liệu: SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Quá trình tìm hiểu này được lồng ghép cùng với quá trình tìm hiểu thông tin chung của khách hàng thông qua việc phỏng vấn khách hàng. Những câu trả lời của khách hàng sẽ được kiểm toán viên tiến hành đánh giá hệ thống thông tin của khách hàng hiệu quả hay chưa. Công ty TNHH ABC sử dụng phần mềm hệ thống thông tin khá đơn giản, chỉ có phòng kế toán và nhà quản lý tham gia vào phần mềm. Mỗi nhân viên có 1 tài khoản và chỉ được quyền đăng nhập và nhập liệu các phần hành được quyền truy cập; các dữ liệu trước khi nhập vào hệ thống sẽ được kiểm tra bởi CFO; nếu có sự thay đổi, điều chỉnh thì phải có sự phê duyệt của giám đốc và chỉ có bộ phận IT mới được điều chỉnh các thay đổi đó. (Phụ lục 08: Giấy làm việc 380 – Đánh giá hệ thống thông tin và dữ liệu). 2.2.3.3. Kế hoạch a. Chương trình kiểm toán: Sau khi có những đánh giá sơ bộ về công ty TNHH ABC, KTV sẽ tiến hành họp nhóm để lập chương trình kiểm toán nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các công việc, tránh thiếu xót công việc. Nội dung bao gồm: - Thời gian, địa điểm trao đổi: Văn phòng công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. - Thành phần tham dự: thành viên trong nhóm kiểm toán công ty TNHH ABC. - Nội dung chính: Phạm vi kiểm toán: Kiểm toán theo VAS Xác định những vấn đề bất thường, trọng yếu trong BCTC mà KTV cần chú trọng kiểm tra và phân tích. (Phụ lục 09: Giấy làm việc mẫu 401 – Tài liệu lập kế hoạch kiểm toán). SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên nhóm kiểm toán theo giấy làm việc mẫu 401.10 nhằm đảm bảo công việc được hoàn thành nhanh chóng, hiệu quả. (Phụ lục 10: Giấy làm việc 401.10 – Phân công). b. Xác định mức trọng yếu: Tại công ty TNHH ABC, KTV lựa chọn chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu dựa vào lợi nhuận gộp. Do chỉ tiêu mà công ty quan tâm là lợi nhuận, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế biến động khá lớn so với năm trước nên KTV lựa chọn chỉ tiêu lợi nhuận gộp để xác định mức trọng yếu. Trong năm 2018, lợi nhuận gộp của công ty là: 5.216.797.186 (đồng). Mức trọng yếu tại công ty TNHH ABC được xác định như sau: - Mức trọng yếu tổng thể (MP): MP = 5.216.797.186 * 10% = 521.679.719 (đồng) - Mức trọng yếu thực hiện (PM): PM = 521.679.719 * 70% = 365.175.803 (đồng) - Mức sai sót có thể bỏ qua: Mức sai sót có thể bỏ qua = 365.175.803 * 4% = 14.607.032 (đồng) (Phụ lục 11: Giấy làm việc 420 – Xác định mức trọng yếu). c. Xác định khu vực làm việc chính trên BCTC: KTV sẽ sử dụng giấy làm việc mẫu 430 để để xác định những khoản mục, thuyết minh trọng yếu và những khu vực đặc biệt nhạy cảm. Xác định những khu vực trên BCTC bằng cách tạo ra bảng tính tùy chọn theo như mong muốn. Tiếp theo, ghi nhận quá trình kinh doanh và thủ tục hỗ trợ như: khởi tạo, ghi nhận, xử lý và phê duyệt các giao dịch, nghiệp vụ có liên quan đến số dư tài khoản hoặc thuyết minh. Cuối cùng, tham chiếu mỗi thủ tục với việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và chương trình làm việc liên quan. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc (Phụ lục 12: Giấy làm việc 430 – Xác định khu vực làm việc chính trên BCTC). Sau khi hoàn thành các giấy làm việc, KTV sẽ tổng hợp lại, tóm tắt các vấn đề quan trọng cần lưu ý. Sau đó, tiến hành tổ chức cuộc họp nhóm trước khi thực hiện kiểm toán nhằm đề ra chiến lược, hướng giải quyết các công việc trong cuộc kiểm toán. 2.2.3.4. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Khi tiến hành kiểm toán tại công ty TNHH ABC, nhóm kiểm toán sẽ có buổi họp mặt với ban giám đốc cùng bộ phận kế toán để giới thiệu thành viên trong nhóm kiểm toán, trình bày phương pháp làm việc cũng như các vấn đề khác có liên quan đến cuộc kiểm toán. a. Thử nghiệm kiểm soát: Vì hạn chế về mặt thời gian, nên KTV dựa vào kết quả đánh giá sơ bộ ở giai đoạn chuẩn bị kiểm toán để đánh giá thủ tục kiểm soát của công ty TNHH ABC. Rủi ro kiểm soát đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được KTV đánh giá ở mức độ thấp nên KTV đi ngay vào việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản. b. Thực hiện thủ tục phân tích: Đây là thủ tục thường được thực hiện trước khi thực hiện kiểm tra chi tiết. Việc thực hiện thủ tục phân tích sẽ giúp KTV khoanh vùng các nghiệp vụ cần kiểm tra chi tiết.  Thủ tục chung: - Tổng hợp khoản phải thu khách hàng: KTV sử dụng giấy làm việc mẫu 5310 – Lead để ghi nhận số dư tài khoản phải thu khách hàng theo sổ cái (GL) và số kiểm toán năm trước (LY) nhằm giúp KTV có cái nhìn tổng quan về tài khoản này. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.4: Giấy làm việc mẫu 5310 – Lead Schedule Phân tích: Số dư Nợ tài khoản phải thu khách hàng theo sổ cái (GL) là 4.827.025.205 đồng và theo số liệu kiểm toán năm trước là 3.163.945.173 đồng. - Xác minh số liệu: Khi đã có số liệu tổng quan về tài khoản phải thu khách hàng, KTV tiến hành xác minh các số liệu đó có khớp đúng với các sổ sách, báo cáo khác hay không; đồng thời chi tiết khoản nợ phải thu theo từng mối quan hệ với công ty TNHH ABC để KTV có thể đi sâu tìm hiểu, phân tích. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.5: Giấy làm việc mẫu 5340 – Cover. Phân tích: Số dư Nợ tài khoản phải thu khách hàng trên bảng CĐPS năm 2018 khớp với số liệu trên sổ cái (GL). Số dư Nợ tài khoản phải thu khách hàng năm 2017 khớp với số liệu Báo cáo kiểm toán năm trước (LY). Công nợ của công ty TNHH ABC chủ yếu là với bên liên quan, chiếm phần lớn công nợ khách hàng của công ty. Kết luận: Khớp số liệu.  Kiểm tra phân tích: - So sánh số dư năm nay so với năm ngoái: SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 52
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.6: Bảng phân tích biến động số dư Nợ phải thu khách hàng Procedure 1 Compare accounts receivable with prior period Expectation: 31.12.2018 31.12.2017 31.12.2016 Change % Change Accounts Receivable 4.827.025.205 3.163.945.173 - 1.663.080.032 53% Analysis: Công nợ từ Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng chiếm tỷ trọng lớn Conclusion: Lưu ý kiểm tra số dư cuối kỳ (Trích giấy làm việc mẫu 5342 - Analysis). Phân tích: Số dư phải thu khách hàng cuối năm 2018 tăng mạnh so với năm 2017, tăng 1.663.080.032 tương ứng với 53%. Trong đó công nợ của công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng chiếm tỷ trọng lớn. Kết luận: KTV cần lưu ý kiểm tra số dư cuối kỳ để xác nhận số liệu này. - So sánh hệ số vòng quay khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay so với năm trước: SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 53
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.7: Phân tích các hệ số khoản phải thu khách hàng Procedure 2 Compare current period's accounts receivable turnover and number of day's sales with prior period. Expectation: 31.12.2018 31.12.2017 Change % Change Average accounts receivable 3.995.485.189 1.581.972.587 2.413.512.603 153% Net Sales 28.651.558.930 13.584.145.407 15.067.413.523 111% AR turnover 7 9 (1) Days sales 51 43 8 Analysis: Không có biến động đáng kể Conclusion: (Trích giấy làm việc 5342 - Analysis). Phân tích: Vòng quay khoản phải thu năm 2018 của công ty TNHH ABC đạt 7 vòng/năm, có nghĩa là cứ 1 vòng quay khoản phải thu bình quân thì doanh thu sẽ quay được 7 vòng. Vòng quay khoản phải thu giảm so với năm ngoái. Nguyên nhân do tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của khoản phải thu khách hàng bình quân. Tuy nhiên, biến động này khôngđáng kể. Kỳ thu tiền bình quân của công ty TNHH ABC trong năm 2018 là 51 ngày/vòng tăng 8 ngày so với năm 2017, số ngày để thu hồi nợ tại công ty thay đổi không quá nhiều cho thấy công ty vẫn duy trì mức ổn định đối với các khoản phải thu này. Nguyên nhân do vòng quay khoản phải thu giảm dẫn đến kỳ thu tiền bình quân tăng lên. b. Thủ tục kiểm tra chi tiết: SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 54
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc  Kiểm tra chi tiết công nợ khách hàng: Mục tiêu: - Thu thập bảng tổng hợp công nợ khách hàng đối chiếu với tổng số nợ phải thu khách hàng trên Bảng CĐKT. - Xem xét các khoản nợ bất thường (nếu có). Công việc thực hiện: - Đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp công nợ với các tài liệu liên quan (Sổ nhật ký chung, Sổ chi tiết, BCTC). - Xem xét bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (đối tượng không phát sinh tăng giảm trong năm, số dư lớn, các bên liên quan, ). - Hoàn thành giấy làm việc mẫu 5340 -1. Bảng 2.8: Giấy làm việc mẫu 5340-1 – Chi tiết khoản phải thu khách hàng. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 55
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Sau khi kiểm tra, KTV nhận thấy không có gì bất thường.  Kiểm tra số dư đầu kỳ: Mục tiêu: đảm bảo tính hiện hữu của khoản nợ phải thu khách hàng tại ngày 31/12/2017. Nguồn gốc số liệu: BCTC, Sổ tổng hợp công nợ, Sổ nhật ký chung Công việc thực hiện: - Kiểm tra chứng từ để xác định tính hiện hữu của các khoản nợ. - Hoàn thành giấy làm việc mẫu 5341 – 1 và 5341 – 2. Công ty TNHH ABC có 1 khách hàng có số dư nợ đầu kỳ đó là công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng. KTV tiến hành lập và nhờ công ty gửi thư xác nhận đến công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng. Sau khi nhận được thư phản hồi, KTV cho biết số dư tại ngày 31/12/2017 là hiện hữu. Bảng 2.9: Tỷ lệ phản hồi thư xác nhận số dư đầu kỳ Findings: Amount Alternative Accounts Ref Balance Amount Sent Confirmed test Remains Trade Receivables 3.163.945.173 3.163.945.173 3.163.945.173 - - Rate 100% 100% 0% 0% (Trích giấy làm việc mẫu 5341 - 1). SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 56
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.10: Đối chiếu thư xác nhận với số liệu trên sổ sách. Circularisation Alternative test Subsequent receipt Vouching Trade receivable Balance per GL Date Date Amount confirmed Difference Amount Amount in Foreign Amount in Amount Amount in in Amount in foreign currency functional in foreign functional foreign functional currenc Reconcile Invoice Invoice Amou Code unit currency currency sent received currency currency currency y d? Ref Date OR # Amount date no nt C OR, BS Inv Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng 3.163.945.173 3.163.945.173 - - - - Total 3.163.945.173 - 3.163.945.173 - - - (Trích giấy làm việc mẫu 5341 - 2). Kết luận: Công nợ phải thu khách hàng tại ngày 31/12/2017 là hiện hữu.  Kiểm tra số dư cuối kỳ: Mục tiêu: đảm bảo các khoản phải thu khách hàng tại ngày 31/12/2108 là có thực và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Công việc thực hiện: - KTV chọn mẫu, lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải thu khách hàng. Do công ty TNHH ABC có số lượng khách hàng có khoản phải thu ít nên KTV thực hiện chọn mẫu 100%. KTV tiến hành lập thư xác nhận và nhờ công ty gửi cho khách hàng. Mẫu thư xác nhận CÔNG TY TNHH ABC Địa chỉ: Phường An Phú, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Ngày: 07 tháng 01 năm 2019. Kính gửi: CÔNG TY TNHH MTV PANKO TAM THĂNG Địa chỉ: KCN Tam Thăng, xã Tam Thăng, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 57
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Về việc: XÁC NHẬN SỐ DƯ PHẢI THU TẠI NGÀY 31/12/2018 CHO MỤC ĐÍCH KIỂM TOÁN Thưa Quý Ông/ Bà, Để phục vụ cho mục đích kiểm toán, đề nghị Quý Công ty vui lòng xác nhận số dư nợ phải thu như nêu dưới đây và gửi lại cho kiểm toán viên của chúng tôi là Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA theo địa chỉ như bên dưới. Kiểm toán viên sẽ thông báo cho chúng tôi tất cả các chênh lệch (nếu có) và chúng tôi sẽ xem xét và xử lý ngay các chênh lệch đó. Chúng tôi rất mong sớm nhận được sự hồi báo từ Quý công ty. Chúng tôi cũng xin được lưu ý là thư xác nhận này chỉ phục vụ cho công tác kiểm toán, không nhằm mục đích yêu cầu thanh toán công nợ. Trân trọng, ___ CHOI JAE HUN Phó Tổng Giám đốc Kính gửi: Ông Phạm Quang Trung - Kiểm toán viên CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA Số 142 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam Điện thoại: (0236) 3 633333 - Fax : (0236) 3 633338 Số dư phải thu từ chúng tôi tại thời điểm nêu trên là 4.279.711.11 đồng, và một số thông tin đi kèm như sau (nếu có): SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 58
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc CÔNG TY TNHH MTV PANKO TAM THĂNG Tên: Chức vụ: Số điện thoại: Địa điểm, Ngày: Địa chỉ Email: Sau khi thư xác nhận được gửi về, KTV tiến hành tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với số dư trên sổ chi tiết và bảng tổng hợp công nợ. Bảng 2.11: Giấy làm việc mẫu 5360 - Confirm Phân tích: - KTV gửi thư xác nhận 100% khách hàng với số dư cần xác nhận là 4.827.025.205 đồng. Và số thư xác nhận mà KTV nhận được là 100%. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 59
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc - Qua kiểm tra, KTV cho thấy: Số dư phải thu khách hàng tại ngày 31/12/2018 là hoàn toàn khớp đúng với sổ sách. Chi tiết thư xác nhận theo từng khách hàng được KTV ghi chép tại giấy làm việc mẫu 5361. Bảng 2.12: Giấy làm việc mẫu 5361 – Đối chiếu số liệu thư xác nhận với sổ sách.  Kiểm tra các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi: Sau khi tìm hiểu và phỏng vấn Kế toán trưởng của công ty TNHH ABC cùng với sự phân tích của mình, KTV cho biết công ty TNHH ABC có chính sách thu hồi nợ tốt và các khoản nợ phải thu khách hàng đều có tuổi nợ dưới 6 tháng nên hiện tại, công ty không có chính sách trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi.  Kiểm tra giao dịch với bên liên quan: SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 60
  70. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Công ty TNHH MTV Tam Thăng là công ty đồng chủ sở hữu với công ty TNHH ABC. Vì vậy, KTV cần kiểm tra, xem xét có gì bất thường không. Qua việc xem xét sổ chi tiết, chứng từ liên quan va phỏng vấn Kế toán trưởng của công ty, KTV nhận thấy các giao dịch giữa hai công ty đều được ghi nhận đầy đủ và không ảnh hưởng đến báo cáo công ty. Bảng 2.13: Giấy làm việc 5380 – Kiểm tra giao dịch với bên liên quan.  Công bố các khoản phải thu khách hàng: Mục tiêu: Đảm bảo mục tiêu trình bày và công bố của công ty. Công việc: - KTV phân loại khoản phải thu khách hàng theo mối quan hệ và theo tỷ lệ phần trăm ảnh hưởng đến khoản phải thu của công ty. - Hoàn thành giấy làm việc mẫu 5300 – Note. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 61
  71. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.14: Giấy làm việc 5310 – Note. 2.2.3.5. Kết thúc kiểm toán a. Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán: Sau khi hoàn thành việc kiểm toán tại công ty TNHH ABC, KTV sẽ tiến hành trao đổi với Ban giám đốc công ty về tình hình cuộc kiểm toán, những sai phạm cần điều chỉnh. Đồng thời, KTV sẽ phỏng vấn Ban giám đốc mà cụ thể tại công ty TNHH ABC là Phó Tổng giám đốc công ty về một số vấn đề trước khi hoàn thành kiểm toán. Các câu trả lời của Phó Tổng giám đốc sẽ được KTV ghi chép lại vào giấy làm việc mẫu 601. Nội dung của giấy làm việc mẫu 601 gồm:  Xem xét về giả định hoạt động liên tục: Dựa vào những câu trả lời của Phó Tổng giám đốc, trong năm 2018 không có giao dịch hoặc sự kiện nào phát sinh có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hoạt động liên tục của công ty. Vì vậy, BCTC được lập trên cơ sở công ty sẽ hoạt động liên tục.  Xem xét các khoản nợ tiềm tàng: SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 62
  72. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Qua việc xem xét các Biên bản họp Hội đồng quản trị và việc phỏng vấn Phó Tổng giám đốc công ty, KTV nhận thấy công ty TNHH ABC hoạt động kinh doanh lành mạnh, trong năm 2018 công ty không có bất kỳ tranh chấp hay phát sinh vụ kiện tụng nào. Từ đó, KTV kết luận: Công ty TNHH ABC không có khoản nợ tiềm tàng nào.  Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán: Phó Tổng giám đốc công ty khẳng định không có sự kiện nào xảy ra sau ngày 31/12/2018 cho đến ngày lập BCTC cần thiết phải có điều chỉnh số liệu hoặc công bố BCTC.  Xem xét việc tuân thủ pháp luật: Qua phỏng vấn Phó Tổng giám đốc công ty, KTV cho thấy không có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến việc không tuân thủ pháp luật của công ty. b. Thu thập tài liệu: Trưởng đoàn kiểm toán tiến hành thu thập tất cả các giấy tờ làm việc của các thành viên trong đoàn và tổng hợp lại trên biên bản trao đổi. Tất cả những giấy tờ được thu thập sẽ được KTV lưu vào hồ sơ kiểm toán, gồm: thư xác nhận công nợ khách hàng, biên bản trao đổi, thư giải trình của Ban giám đốc, bản cam kết tuân thủ quy định pháp luật của khách hàng, bản copy BCTC năm trước, trang trình duyệt BCTC, Ngoài ra, KTV sẽ lưu bản photo các giấy tờ liên quan như hợp đồng thuê văn phòng, hợp đồng kinh tế, và hồ sơ thường trực của khách hàng. c. Phát hành báo cáo kiểm toán: Khi đã có sự thống nhất của khách hàng, công ty sẽ phát hành báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến của KTV về tình hình tài chính của khách hàng. Báo cáo kiểm toán của KTV bao gồm: Báo cáo của Ban giám đốc, Báo cáo kiểm toán, các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 63
  73. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Sau khi thống nhất với Ban giám đốc, công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần. “Theo ý kiến chúng tôi, báo cáo tài chính đính kèm đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty TNHH ABC tại ngày 31 tháng 12 năm 2018 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính”. (Phụ lục13: Báo cáo kiểm toán). SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 64
  74. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 3.1. Nhận xét về công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC của công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 3.1.1. Ưu điểm a. Về đội ngũ nhân viên: Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động hòa đồng và trình độ chuyên môn cao, đặc biệt là lòng yêu nghề, làm việc hăng say gắn bó với công việc. Các nhân viên đều có kinh nghiệm kiểm toán trong nhiều loại hình, lĩnh vực khác nhau. Các thành viên trong đoàn luôn có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc. Đồng thời, trong quá trình kiểm toán, mọi thắc mắc của khách hàng về cách hạch toán, xử lý nghiệp vụ hay nhu cầu cập nhật các thông tin mới đề được KTV giải đáp đầy đủ giúp gia tăng thêm uy tín cho công ty kiểm toán. Ngoài ra, công ty luôn chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ và khả năng quản lý cho cán bộ nhân viên. Thường xuyên, tổ chức các buổi Hội thảo về Chuẩn mực kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế để nhân viên được trau dồi thêm kiến thức, nắm bắt những thay đổi một cách kịp thời những kiến thức mới nhất về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế. b. Về hệ thống giấy làm việc: Giấy làm việc của công ty được lập theo giấy làm việc mẫu của VACPA nhưng những năm gần đây, công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã có những cập nhật, SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 65
  75. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc những thay đổi sao cho phù hợp với thực tế của công ty. Điều này giúp KTV thực hiện công việc trong quá trình kiểm toán được dễ dàng hơn. c. Về hệ thống hồ sơ kiểm toán: Hệ thống hồ sơ kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA được sắp xếp, bố trí một cách khoa học. Các hồ sơ kiểm toán được phân loại và trình bày hợp lý gồm: Hồ sơ thường trực và hồ sơ kiểm toán. Các phần hành được quy định rõ ràng, cụ thể. Các giấy làm việc cũng được trình bày rõ ràng, quản lý chặt chẽ giúp cho KTV cũng như những người không tham gia kiểm toán trực tiếp có thể dễ dàng đối chiếu, kiểm tra các giấy tờ làm việc trên hồ sơ kiểm toán. Mỗi đối tượng khách hàng sẽ được lưu trong một file hồ sơ. Việc này giúp cho KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán cũng như Ban giám đốc và những người không tham gia trực tiếp kiểm toán có thể theo dõi các công việc mà KTV đã thực hiện, kết quả của cuộc kiểm toán để từ đó đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán. d. Chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và Thầm định giá AFA được xây dựng dựa trên chương trình kiểm toán mẫu VACPA, nhưng được thay đổi sao cho phù hợp với thực tế kiểm toán của công ty. Chương trình đó được xem như là một văn bản hướng dẫn cho các KTV thực hiện công tác kiểm toán của mình. Chương trình kiểm toán được xây dựng khá hợp lý, chi tiết đến từng khoản mục,giúp cho việc kiểm tra, đánh giá của KTV được dễ dàng hơn. e. Về quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng: - Quy trình kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán độc lập, Chế độ kế toán hiện hành và các quy định của Luật Kế toán Việt Nam. - Quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng của công ty là khá phù hợp. SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 66
  76. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc - Công ty đã thực hiện đầy đủ công tác khảo sát, đánh giá, tìm hiểu thông tin khách hàng; đánh giá tính độc lập của công ty; xác định, đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng để đi đến việc ký kết hợp đồng. - Trong bước tìm hiểu khách hàng, KTV đã thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ tình hình hoạt động cũng như BCTC của khách hàng nhằm giúp KTV hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của khách hàng, xem xét, phát hiện những biến động bất thường và dự đoán những khu vực có rủi ro cao để đi đến việc đề ra những hướng đi, những điều chỉnh trong bước thực hiện kiểm toán. - Các thủ tục kiểm tra chi tiết rất được KTV coi trọng. Đối với khoản công nợ chưa được khách hàng xác nhận, KTV tiến hành gửi thư xác nhận để đảm bảo độ tin cậy số dư cuối kỳ là có thật. Nếu trường hợp thư xác nhận không có hồi âm, KTV sẽ gửi thư xác nhận lần 2 (nếu cần) và thực hiện các thủ tục thay thế: Thu thập, đối chiếu số liệu với biên bản đối chiếu của đơn vị (nếu có). Kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp vụ bán hàng (Hợp đồng, hóa đơn, phiếu giao hàng, ) trong năm của khách hàng. 3.1.2. Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm đạt được thì công việc kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng cũng gặp những hạn chế sau: a. Về hệ thống giấy làm việc: Hiện nay, công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đang sử dụng bộ giấy làm việc bằng tiếng Anh. Vì vậy, đòi hỏi các nhân viên trong công ty phải có kiến thức về Anh ngữ chuyên ngành. Với những nhân viên có khả năng anh ngữ chưa tốt thì gặp khá nhiều khó khăn trong việc hiểu được ý nghĩa của những công việc, những bảng hỏi trong giấy làm việc khiến cho công việc kiểm toán gặp không ít khó khăn. b. Về phương pháp đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: SVTH: PhTrườngạm Thị Nhật Linh Đại học Kinh tế Huế 67