Khóa luận Quản trị rủi ro tại công ty cổ phần Thông Quảng Phú

pdf 73 trang thiennha21 22/04/2022 3830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quản trị rủi ro tại công ty cổ phần Thông Quảng Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quan_tri_rui_ro_tai_cong_ty_co_phan_thong_quang_ph.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quản trị rủi ro tại công ty cổ phần Thông Quảng Phú

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG QUẢNG PHÚ NGUYỄN THỊ VÂN HƯƠNG NIÊN KHÓA: 2015 - 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG QUẢNG PHÚ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Hồ Sỹ Minh Nguyễn Thị Vân Hương Lớp : K49A - QTKD MSSV : 15K4021061 HUẾ, 05/2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất từ phía thầy, cô giáo trường đại học Kinh tế Huế và cơ sở thực tập. Trước hết, em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng quý giá. Tất cả những kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là cơ sở cho quá trình nghiên cứu khoá luận này mà còn là hành trang để em bước vào sự nghiệp tương lai sau này. Đặc biệt, em xin chân thành cám ơn thầy giáo ThS. Hồ Sỹ Minh đã quan tâm, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian làm bài khóa luận này. Bên cạnh đó, em cũng xin cám ơn các anh, chị phòng Kế toán - Công ty Cổ phần Thông Quảng Phú, và các anh chị ở những bộ phận khác dù rất bận rộn với công việc nhưng vẫn dành thời gian hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể tìm hiểu thực tế và thu thập thông tin phục vụ cho khoá luận này. Do thời gian, kinh nghiệm và hiểu biết còn hạn chế nên trong khoá luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía quý thầy, cô cũng như các anh chị trong công ty để đề tài được tốt hơn. Cuối cùng, kính chúc quý thầy, cô và các anh, chị trong công ty dồi dào sức khoẻ và đạt được nhiều thành công trong công việc. Xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 5 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Vân Hương Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC SƠ ĐỒ vii DANH MỤC HÌNH ẢNH vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Kết cấu của đề tài 2 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO 4 1. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro 4 1.1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro đặc thù 4 1.2. Khái niệm về quản trị rủi ro 5 1.3. Vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu của quản trị rủi ro 5 1.3.1.Vai trò của quản trị rủi ro 5 1.3.2. Nhiệm vụ 6 1.3.3. Mục tiêu 6 1.4. Quy trình quản trị rủi ro trong công ty 7 1.4.1 Nhận dạng và đánh giá rủi ro 7 1.4.2 Nghiên cứu các nhóm phương pháp và kỹ thuật quản trị rủi ro 8 1.4.3. Lựa chọn phương pháp và kỹ thuật quản trị rủi ro tối ưu 8 1.4.4. Triển khai các phương pháp quản trị rủi ro tối ưu đã lựa chọn 8 1.4.5. Giám sát đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro 10 2. Lý thuyTrườngết về công tác nhậ nĐại dạng và đánhhọc giá rủ iKinh ro tế Huế 10 GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh 2.1 Nhận dạng rủi ro 10 2.1.1. Mục tiêu và nội dung của công tác nhận dạng rủi ro 10 2.1.2. Các phương pháp nhận dạng rủi ro chủ yếu 11 2.1.2.1. Sử dụng bảng hỏi phân tích rủi ro 11 2.1.2.2. Phân tích báo cáo tài chính 12 2.1.2.3. Sử dụng các quy trình tác nghiệp của công ty 12 2.1.2.4. Kiểm tra thực tế và làm việc với các bộ phận liên quan 12 2.1.2.5. Nghiên cứu số liệu thống kê về các rủi ro, tổn thất trong quá khứ 13 2.2. Đánh giá rủi ro 13 2.2.1. Mục tiêu và nội dung của công tác đánh giá rủi ro 13 2.3.2 Các phương pháp cơ bản để lượng hóa rủi ro trong doanh nghiệp 14 2.3.3 Ma trận đo lường rủi ro 14 3. Các phương pháp quản trị rủi ro 14 3.1. Kiểm soát rủi ro 14 3.1.1. Khái niệm về kiểm soát rủi ro 14 3.1.2.2. Kiểm soát tổn thất 15 3.2. Tài trợ rủi ro 15 3.2.1. Khái niệm về tài trợ rủi ro 15 3.2.2. Các phương pháp tài trợ rủi ro cơ bản 15 3.2.2.1. Lưu giữ tổn thất 15 3.2.2.2. Chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm 16 3.2.2.3. Chuyển giao rủi ro bằng bảo hiểm 16 4. Cơ sở thực tiễn 17 CHƯƠNG 2: NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC RỦI RO ĐẶC THÙ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG QUẢNG PHÚ NĂM 2019 19 1. Tổng quan về công ty cổ phần Thông Quảng Phú 19 1.1. Thông tin chung 19 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý 19 1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 22 1.3.1. MôTrường tả chung Đại học Kinh tế Huế 22 GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh 1.3.2. Sản phẩm 22 1.3.3. Quy trình sản xuất 25 1.3.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thông Quảng Phú 26 1.4. Tình hình tài sản, nguồn vốn công ty cổ phần Thông Quảng Phú 2016-2018 27 1.5. Tình hình lao động trong công ty cổ phần Thông Quảng Phú 2016-2018 30 1.6. Phân tích ma trận SWOT của công ty cổ phần Thông Quảng Phú 31 1.7. Công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần Thông Quảng Phú 32 2. Nhận dạng rủi ro đặc thù trong công ty cổ phần thông Quảng Phú năm 2019 33 2.1. Phương pháp nhận dạng 33 2.2. Các rủi ro đặc thù trong công ty cổ phần Thông Quảng Phú 35 3. Đánh giá rủi ro đặc thù 38 3.1. Rủi ro từ nguồn nguyên liệu 39 3.2. Rủi ro cháy nổ trong công ty 41 3.2.1. Đánh giá các yếu tố khách quan: 41 3.2.2. Các biện pháp làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của công ty 42 3.3. Rủi ro chất lượng sản phẩm kém 46 3.4. Rủi ro pháp lý, hợp đồng 47 3.5. Rủi ro biến động của thị trường thế giới 50 3.6. Đánh giá rủi ro do thiếu thông tin 52 3.7. Ma trận đo lường rủi ro đặc thù của công ty cổ phần Thông Quảng Phú 2019 53 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ CHO RỦI RO ĐẶC THÙ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG QUẢNG PHÚ NĂM 2019 55 1. Thứ tự ưu tiên quản trị rủi ro đặc thù trong công ty cổ phần Thông Quảng Phú 55 2. Lựa chọn các phương pháp quản trị rủi ro phù hợp 56 3. Đề xuất các biện pháp quản trị rủi ro đặc thù trong công ty cổ phần Thông Quảng Phú năm 2019 57 3.1. Biện pháp quản trị rủi ro do thiếu thông tin 57 3.2. Quản trị rủi ro nguồn nguyên liệu 58 3.3. Biện pháp quản lý rủi ro chất lượng sản phẩm kém 59 3.4. QuảTrườngn trị rủi ro cháy nổ Đại học Kinh tế Huế 59 GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh 3.5. Giải pháp quản trị rủi ro hợp đồng 60 3.6. Rủi ro biến động trên thị trường thế giới 61 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 1. Kết luận 62 2. Kiến nghị 62 2.1. Kiến nghị đối với nhà nước 62 2.2. Kiến nghị với công ty cổ phần Thông Quảng Phú 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 64 Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm dầu thông 23 Bảng 2.2. Đặc điểm tùng hương 24 Bảng 2.3. Biến động doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận trong giai đoạn 2016- 2018 26 Bảng 2.4: Biến động tài sản, nguồn vốn công ty cổ phần Thông Quảng Phú giai đoạn 2016-2018 28 Bảng 2.5: Biến động số lượng lao động trong công ty cổ phần Thông Quảng Phú giai đoạn 2016- 2018 30 Bảng 2.6: Ma trận SWOT của công ty cổ phần Thông Quảng Phú 31 Bảng 2.7: So sánh ưu nhược điểm các phương pháp nhận dạng rủi ro 33 Bảng 2.8. Các rủi ro đặc thù trong công ty cổ phần Thông Quảng Phú năm 2019 35 Bảng 2.9: Phân tích rủi ro nguồn nguyên liệu từ các nguồn cung của công ty cổ phần Thông Quảng Phú 40 Bảng 2.10: Biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế rủi ro cháy nổ mà công ty cổ phần Thông Quảng Phú đã áp dụng 42 Bảng 2.11: Danh mục tài sản, hàng hóa tham gia bảo hiểm cháy nổ của công ty cổ phần Thông Quảng Phú 43 Bảng 2.12: Tóm tắt các điều khoản trong hợp đồng cháy nổ bắt buộc của công ty cổ phần Thông Quảng Phú 44 Bảng 2.13: Ma trận đo lường rủi ro đặc thù công ty cổ phần Thông Quảng Phú 2019 54 Bảng 2.14: Thứ tự ưu tiên trong quản trị rủi ro trong ma trận đo lường rủi ro 24 ô 55 Bảng 3.15: Phương pháp quản trị rủi ro dựa theo ma trận đo lường rủi ro 56 Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quy trình quản trị rủi ro 7 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần Thông Quảng Phú 20 Sơ đồ 2.2. Quy trình công nghệ 25 Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức phòng kế toán đề xuất năm 2019 58 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Dầu thông 23 Hình 2.2. Tùng hương 24 Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, quản trị rủi ro đã trở nên phổ biến từ đầu thâp kỷ 90. Đặc biệt đối với các nước Châu Á sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và ngày một hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong nội bộ công ty. Không những thế, với xu hướng quan hệ hợp tác hội nhập quốc tế như hiện nay thì việc sản xuất, kinh doanh của công ty đã không còn bó hẹp trong một quốc gia mà đã hòa chung vào dòng chảy kinh tế khu vực và thế giới. Điều đó đã mang đến cho các công ty nhiều cơ hội mới, nhưng bên cạnh đó cũng phải thường xuyên đối mặt với những rủi ro trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty mình, nó trở thành những thách thức lớn cho tất cả các doanh nghiệp. Quản trị rủi ro trở thành chìa khóa để một công ty có thể phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh đầy rẫy những rủi ro và nguy cơ như hiện nay. Đối với các công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam quản trị rủi ro vẫn còn là một công tác mới mẻ. Hiện nay những đề tài về quản trị rủi ro chỉ tập trung vào công tác quản trị rủi ro ở ngân hàng. Các đề tài cũng chủ yếu tập trung vào kết quả chứ không đi sâu vào quá trình thực hiện các bước trong quản trị rủi ro. Các đề tài đặt các rủi ro ngang nhau, không có sự phân biệt ưu tiên khi quản trị, không gắn các rủi ro vào một mốc thời gian cụ thể. Điều này làm cho các công ty gặp khó khăn trong việc tìm cách thực hiện công tác quản trị rủi ro. Công ty cổ phần Thông Quảng Phú là một công ty khai thác, chế biến nhựa thông để xuất khẩu, trong quá trình hoạt động của công ty tiềm ẩn những rủi ro đặc thù đến từ đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. Nhằm giúp công ty nhận diện và đánh giá được những rủi ro đặc thù mà mình phải đối mặt cùng với đó là đưa ra những giải pháp để quản trị rủi ro cho công ty em đã thực hiện đề tài “Quản trị rủi ro tại công ty cổ phần Thông Quảng Phú ”. Đề tài là một sự gợi ý không chỉ đối với công ty cổ phần Thông Quảng Phú mà đối với những công ty có đặc điểm sản xuất kinh doanh tương tự có thể quản trị rủi ro đặc thù của công ty hiệu quả hơn, qua đó đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro và công tác nhận dạng, đánh giá, lựa chọn phương pháp quản trị rủi ro phù hợp. - Tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu thực tế, qua đó nhận dạng và đánh giá được các rủi ro đặc thù của công ty cổ phần Thông Quảng Phú - Đề xuất những phương pháp quản trị rủi ro đặc thù phù hợp với công ty cổ phần Thông Quảng Phú 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những rủi ro và công tác quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần Thông Quảng Phú. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Công tác quản trị rủi ro chỉ đề cập đến ba nội dung: nhận dạng, đánh giá, đề xuất phương pháp quản trị rủi ro Phạm vi thời gian: Những đặc điểm sản xuất kinh doanh điển hình của công ty cổ phần Thông Quảng Phú 2016-2018 Nghiên cứu những rủi ro và biện pháp quản trị rủi ro phù hợp trong công ty cổ phần Thông Quảng Phú trong năm 2019 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ số liệu công ty, phỏng vấn trực tiếp các nhân viên, quan sát thức tế, tham khảo từ giáo trình, các đề tài nghiên cứu, báo chí, - Phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích: Từ những số liệu thu thập được, thông tin thu thập được, áp dụng vào lý thuyết và tiến hành nhận dạng, phân tích, lựa chọn phương pháp quản trị rủi ro 6. Kết cấu của đề tài Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. ChươngTrường 1: Tổng quan Đại về quản trhọcị rủi ro, công Kinh tác nhận dtếạng, đánhHuế giá rủi ro và GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh các phương pháp quản trị rủi ro Chương 2: Nhận dạng và đánh giá các rủi ro đặc thù trong công ty cổ phần Thông Quảng Phú năm 2019 Chương 3: Đề xuất phương pháp quản trị cho rủi ro đặc thù trong công ty cổ phần Thông Quảng Phú năm 2019 Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO 1. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro 1.1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro đặc thù * Rủi ro là sự việc không được mong đợi trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Trong cuộc sống và công việc hàng ngày, rủi ro có thể xuất hiện trên mọi lĩnh vực, không ngoại trừ một ai, một quốc gia, một dân tộc nào Tuỳ từng trường phái mà quan niệm về rủi ro có thể khác nhau. - Theo trường phái tiêu cực + Rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến (Theo từ điển tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995), + Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại (dịch từ nguyên bản Từ điển Oxford). - Theo trường phái trung hoà + “Rủi ro là sự bất trắc gây thiệt hại, sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi” (Alan Willet) + “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight ). + “Rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được” (Marilu Carty). + Theo từ điển kinh tế học hiện đại thì: “ Rủi ro là hoàn cảnh trong đó một sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện đó có một phần phân phối xác suất” * Từ những định nghĩa trên có thể thấy được rủi ro có bốn đặc điểm như sau: - Tính ngẫu nhiên: Rủi ro không tuân theo một quy luật, chu kỳ, trình tự nào - Tính khách quan: Rủi do xuất phát từ môi trường khách quan nên rất khó kiểm soát - Tính không chắc chắn: Trong cùng một điều kiện, rủi ro có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện. Vì vậy người ta thường gắn rủi ro với khái niệm xác suất. - TrườngTính hai mặt: Rủi ro Đại có thể đem học lại thách Kinh thức, đe dọ atế cho doanhHuế nhiệp cũng GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh có thể tạp ra những thế mạnh và cơ hội. * Rủi ro có hai thành phần cơ bản là tần suất xảy ra rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. * Rủi ro đặc thù: thuật ngữ rủi ro đặc thù được sử dụng ở rất nhiều văn bản khác nhau nhưng lại chưa có một khái niệm thống nhất về phạm trù của nó. Rủi ro đặc thù trong phạm vi khóa luận này đề cập được hiểu như sau: “ Rủi ro đặc thù trong một công ty là là những rủi ro có tính đại diện xuất phát từ đặc điểm hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty đó. ” 1.2. Khái niệm về quản trị rủi ro Cho đến nay, chưa có khái niệm thống nhất về quản lý rủi ro. Có nhiều trường phái nghiên cứu về rủi ro và quản lý rủi ro, đưa ra những khái niệm về quản lý rủi ro rất khác nhau, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược nhau. Có những nhà nghiên cứu cho rằng quản lý rủi ro đồng nghĩa với việc mua bảo hiểm. Đó chính là việc chỉ quản lý những rủi ro thuần tuý, những rủi ro có thể phân tán, những rủi ro “có thể mua bảo hiểm”. Trong khi đó, trường phái hiện đại lại cho rằng cần phải quản lý tất cả mọi loại rủi ro của công ty một cách toàn diện và đầy đủ. Hơn nữa, quản lý rủi ro còn là một chức năng chung để nhận dạng, đánh giá, đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro đối với một tổ chức. Cũng có thể hiểu quản trị rủi ro dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Khi xem quản trị rủi ro là một bộ phận của hoạt động quản trị, lúc này quản trị rủi ro là một quá trình quản trị (hoạch định, tổ chức, kiểm tra, cải tiến) các nguồn lực nhằm làm giảm đến mức thấp nhất các hậu quả của những thiệt hại gây ra cho công ty với chi phí chấp nhận được.[1] 1.3. Vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu của quản trị rủi ro 1.3.1.Vai trò của quản trị rủi ro - Giúp công ty nâng cao khả năng ngăn ngừa và phong rủi ro, thông qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. - Hạn chế, giảm thiểu những bất lợi, hậu quả phát sinh do rủi ro gây ra, duy trì hoạt độngTrườngổn định cho công tyĐạivà nền kinhhọc tế Kinh tế Huế GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh - Khoanh vùng tổn thất khi xảy ra rủi ro và ngăn chặn những hậu quả gián tiếp của rủi ro 1.3.2. Nhiệm vụ Để phát huy vai trò của công tác quản trị rủi ro trong công ty nhà quản trị rủi ro phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn để phát hiện, nhận dạng các rủi ro tiềm ẩn, đặc thù của công ty. - Xây dựng phương pháp đánh giá, đo lường mức độ rủi ro, xếp loại các loại rủi ro theo thứ tự ưu tiên quản trị - Đề xuất các biện pháp quản trị rủi ro cụ thể tương ứn với các dạng rủi ro. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát, ngăn chặn rủi ro, cảnh báo sớm những nguy cơ xảy ra rủi ro để hạn ché những tổn thất đáng tiếc. - Tư vấn cho ban giám đốc công ty trong việc xây dựng và thực hiện chương trình tài trợ rủi ro trong kinh doanh. 1.3.3. Mục tiêu * Các mục tiêu trước khi tổn thất xảy ra - Chuẩn bị để đối phó với rủi ro tiềm ẩn một cách có hiệu quả nhất. - Giảm thiểu sự lo lắng của các cấp quản trị công ty bằng cách đánh giá khả năng tác động của rủi ro. Nếu rủi ro quá lớn cần loại bỏ. Trường hợp chấp nhận rủi ro thì cần được tài trợ bằng các phương pháp thích hợp như tài trợ, bảo hiểm -Thực hiện các yêu cầu về quản trị rủi ro trong doang nghiệp theo quy định của pháp luật như an toàn lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm tai nạn, kiểm định an toàn thiết bị * Các mục tiêu sau khi tổn thất xảy ra - Khắc phục tổn thất, duy trì sự sống còn của công ty. - Phục hồi các hoạt động kinh doanh của công ty - Đảm bảo sự ổn định của doanh thu, hạn chế sự sụt giảm của lợi nhuận - Đảm bảo kế hoạch tăng trưởng của công ty. - Làm giảm sự tác động tiêu cực của những tổn thất do rủi ro công ty gây ra lên hoạt độngTrường của những đối tượ ngĐại khác trong học môi trư Kinhờng kinh doanh tế như Huế người lao động, GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh khách hàng, nhà cung cấp 1.4. Quy trình quản trị rủi ro trong công ty Hoạt động quản trị rủi ro được tổ chức theo những mô hình khác nhau tùy thuộc nguồn lực của công ty và quan điểm của nhà quản trị đối với công tác quản trị rủi ro. Tuy nhiên, dù mô hình tổ chức hoạt động quản trị rủi ro ở mỗi công ty có thể khác nhau nhưng hoạt động quản trị rủi ro vẫn trải qua các bước theo sơ đồ 1.1 Nhận dạng và đánh giá rủi ro Né tránh Nghiên cứu các Chuyển rủi ro phương pháp giao tài trợ Kiêm soát quản trị rủi ro Tài trợ rủi rủi ro ro Kiểm Lưu giữ soát tổn tổn thất thất Lựa chọn các phương pháp quản trị rủi ro tối ưu Lựa chọn các phương pháp quản trị rủi ro tối ưu Giám sát, đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro Sơ đồ 1.1. Quy trình quản trị rủi ro [1] 1.4.1 Nhận dạng và đánh giá rủi ro Để quản rị rủi ro, trước hết, nhà quản trị nhận dạng hay phát hiện rủi ro. Nhận dạng rủiTrường ro là quá trình xác đĐạiịnh liên tụhọcc và có h ệKinhthống các rủtếi ro n ảHuếy sinh trong quá GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh trình hoạt động của công ty. Đây là bước khởi đầu trong quy trình quản trị rủi ro nhằm xác định tất các các dạng rủi ro mà doang nghiệp đã, đang và sẽ đối mặt, đồng thời đánh giá mức độ tác động và tầm quan trọng của từng dạng rủi ro đối với công ty. 1.4.2 Nghiên cứu các nhóm phương pháp và kỹ thuật quản trị rủi ro Kỹ thuật được sử dụng để đối phó với rủi ro và tổn thất có thể chia làm hai nhóm cơ bản, đó là kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. - Kiểm soát rủi ro là phương pháp đánh giá tần suất và mức độ nghiêm trọng của rủi ro xảy ra. Những kỹ thuật để kiểm soát rủi ro là né tránh rủi ro vfa kiểm soát tổn thất. Trong đó, kiểm soát tổn thất có hai mức độ là ngăn ngừa và giảm thiểu hoặc hạn chế tổn thất. - Tài trợ rủi ro là phương pháp nhằm cung cấp những hỗ trợ tài chính nhằm khắc phục tổn thất khi có rủi ro xảy ra. Những kỹ thuật chính để tài trợ rủi ro là lưu giữ tổn thất, chuyển giao rủi ro phí bảo hiểm, chuyển giao rủi ro bằng hình thức bảo hiểm thương mại hoặc sử dụng những công cụ tài chính để phong tỏa rủi ro. 1.4.3. Lựa chọn phương pháp và kỹ thuật quản trị rủi ro tối ưu Đây là hoạt động quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đối với quy trình quản trị rủi ro trong công ty. Việc lựa chọn phương pháp nào là tối ưu tùy thuộc vào chi phí rủi ro. Về nguyên lý, phương án nào có chi phí càng thấp thì càng được ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn phương pháp và kỹ thuật quản trị rủi ro tối ưu, nhà quản trị cần phải quan tâm đến các yếu tố thuộc về công ty như mục tiêu kinh doanh, nguồn lực tài chính hiện tại của công ty, các yếu tố trong công ty có thể hỗ trợ hay cản trở việc triển khai các phương pháp và kỹ thuật quản trị rủi ro sắp được lựa chọn. 1.4.4. Triển khai các phương pháp quản trị rủi ro tối ưu đã lựa chọn Việc tổ chức thực hiện, triển khai các phương pháp quản trị rủi ro tối ưu sau khi đã lựa chọn là một bước quan trọng trong tiến trình quản trị rủi ro. Thông qua hoạt động này, các ý tưởng trên bàn giấy sẽ được triển khai áp dụng vào thực tế, tạo ra những kết quả trong hoạt động quản trị rủi ro. TriTrườngển khai thực hiện Đại các phương học pháp quKinhản trị rủi ro tế là vi ệHuếc xây dựng các GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh chương trình quản trị rủi ro cụ thể và hoàn chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Các quyết định được đưa ra trong giai đoạn này có thể chia làm hai loại chính: - Các quyết định mang tính kỹ thuật - Các quyết định mang tính điều hành, quản lý. Để ra các quyết định này, các nhà quản trị rủi ro phái dựa trên một số các công cụ hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định như: Công khai chính sách quản trị rủi ro, sổ tay quản trị rủi ro và thiết lập hệ thống thông tin quản trị rủi ro. - Công khai chính sách quản trị rủi ro: Một chương trình quản trị rủi ro trong công ty sẽ được bắt đầu bằng công khai chính sách quản trị rủi ro. Thông qua việc công khai chính sách quản trị rủi ro, các cấp quản trị công ty và những người tác nghiệp trực tiếp sẽ đạt được sự thông hiểu và đi đến sự thống nhất chung về mục tiêu trong công tác quản trị rủi ro cũng như các chính sách, quan điểm của công ty liên quan đến việc đối phó với các rủi ro và những tổn thất do nó gây ra. - Sổ tay quản trị rủi ro là tập hợp những thông tin thể hiện sự tiên lượng, chỉ dẫn cách thức để đạt được mục tiêu đề ra trong cong tác quản trị rủi ro. Sổ ta quản trị rủi ro thể hiện các nguyen tắc chỉ đạo để đối phó với từng dạng rủi ro cụ thể, hướng dẫn tác nghiệp, danh mục các kỹ thuật quản trị rủi ro được áp dụng, đồng thời quy định quyền, trách nhiệm của các chức danh quản trị rủi ro và các bộ phận tác nghiệp có liên quan trong công ty. - Hệ thống thông tin quản trị rủi ro: Trong quản trị rủi ro, việc đưa ra các quyết định thường được dựa vào các số liệu thống kê những tình trạng rủi ro trong quá khứ. Hệ thống thông tin quản trị rủi ro là nơi lưu giữ những thông tin cần thiêt này. Khi thiết lập hệ thống thông tin quản trị rủi ro, một số thông tin sau đây nên chú trọng thể hiện như: mô tả chi tiết các danh mục rủi ro, thời gian xảy ra, diễn biến rủi ro (các dấu hiệu đặc trưng của tình huống trước khi có rủi ro), giá trị thiệt hại, nguyên nhân rủi ro, kinh nghiệm phòng tránh, kinh nghiệm khắc phục và xử lý rủi ro, Hệ thống thông tin quản trị rủi ro là một yếu tố hỗ trợ tích cực cho các nhà quản trị trong việc phân tích, nhận dạng, đo lường rủi ro cũng như việc đưa ra các giải pháp tối ưu trong việc kiểm soát và tài trợ rủi ro kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh 1.4.5. Giám sát đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro Trước khi kết thúc chu kỳ quản trị, công ty sẽ tiến hành tổng hợp kết quả của cả quá trình quản trị rủi ro. Trên cơ sở đó, các cấp quản trị sẽ đánh giá hiệu quả của công tác quản trị rủi ro trong công ty, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro của công ty trong kỳ kinh doanh sắp tới. Kết quả của việc kiểm tra, giám sát quá trình phải được tổng hợp thành báo cáo chi tiết, trong đó thể hiện các nội dung sau: So với những mục tiêu đề ra, những nội dung nào đã thực hiện được, những nội dung nào chưa hoàn tất? Chương trình phòng chống tổn thất đang triển khai có tác dụng làm giảm thiểu rủi ro không? Nếu tiếp tục thực hiện trong thời gian tới, chương trình quản rị rủi ro cần bổ sung những gì? Việc giám sát, đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro là một hoạt động hữu ích và cần thiết. chúng ta có thể giải thích sự cần thiết này trên hai khia cạnh Trước hết, việc giám sát, kiểm tra có thể giúp công ty phát hiện được những sai làm, sơ suất có thể xãy ra trong quá trình thực hiện, từ đó có những điều chính kịp thời trước khi chúng có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng. Tiếp theo là việc kiểm tra, giám sát quá trình quản trị hiện đại là cơ sở để đưa ra những giải pháp tốt hơn cho chu kỳ quản trị sau. Điều này tạo ra tính thường xuyên và liên tục trong hoạt động quản trị rủi ro, gắn hoạt động quản trị rủi ro với hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, công tác nhận dạng và đánh giá rủi ro nên được thực hiện một cách linh hoạt, thường xuyên và liên tục. 2. Lý thuyết về công tác nhận dạng và đánh giá rủi ro 2.1 Nhận dạng rủi ro 2.1.1. Mục tiêu và nội dung của công tác nhận dạng rủi ro Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm thu thập, phát hiện, cung cấp những thông tin về các đối tượng có thể gặp rủi ro, nguồn gốc phát sinh rủi ro, các mức độ rủi ro có thể tác động đến hoạt động sản xuất kinh donh của công ty. Mục tiêu cuối cùng là phải thiết lập được một danh mục các rủi ro, dự báo hoặc xác định các nguyên nhân gây ra rủi ro cũng như các nhân tố làm gia tăng khả năng xãy ra rủi ro cho công ty. * Nội dung của hoạt động nhận dạng rủi ro bao gồm: - TrườngThu thập những thông Đại tin và d ữhọcliệu cần thiKinhết về các d ạtếng rủ iHuế ro liên quan đến GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh hoạt động kinh doanh của công ty. - Lựa chọn và sử dụng các kỹ thuật nhận dạng để phát hiện rủi ro - Thống kê các rủi ro đã từng xãy ra trong quá khứ và dự báo các rủi ro có thể sắp xãy ra trong tương lai. * Để nhận dạng đầy đủ một rủi ro, cần xác định đầy đủ ba yếu tố sau: - Thứ nhất là giá trị có nguy cơ rủi ro (VAR). Các giá trị có nguy cơ ở đây được hiểu là những yếu tố cấu thành giá trị công ty như tài ản, con người Theo cách tiếp cận này, sẽ có một số dạng rủi ro cơ bản trong công ty như: - Thứ hai là nguyên nhân gây ra rủi ro. Việc nhận dạng rủi ro phải đi kèm với việc phán đoán, xác định nguyên nhân - Thứ ba là các thiệt hại, tổn thất tài chính. Để xác định được những thiệt hại về tài chính, nhà quản trị phải sử dụng các kỹ thuật và phương pháp nhận dạng rủi ro. 2.1.2. Các phương pháp nhận dạng rủi ro chủ yếu Trước khi khai thác các phương pháp nhận dạng rủi ro này chúng ta cần chú ý hai điểm quan trọng sau: - Nhà quản trị rủi ro không được dựa vào một phương pháp duy nhất nào. - Nhận dạng rủi ro là phải một quá trình liên tục, vì sự hiện hữu của rủi ro có thể thay đổi hàng ngày. 2.1.2.1. Sử dụng bảng hỏi phân tích rủi ro Bảng hỏi phân tích rủi ro là một trong những công cụ phổ biến được sử dụng trong việc phát hiện, nhân dạng rủi ro. Bảng hỏi phân tích rủi ro là tậ hợp một hệ thống các vấn đề cần tìm hiểu giúp nhà quản trị định hướng trong quá trình xác định những rủi ro và tìm thấy những rủi ro tiềm ẩn. Các vấn đề này thường được thiết lập theo nguồn gốc phát sinh rủi ro, theo môi trường tác động, các mức độ tổn thất, các biện pháp đã phòng ngừa trong quá khứ Đối tượng tiếp nhận bảng hỏi rất đa dạng, có thể là những người nội bộ như người lao động, nhân viên, các cấp quản trị nhưng cũng có thể là các cấp đối tác bên ngoài công ty như khách hàng, bạn hàng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước Bảng hỏi phân tích rủi ro thường được thiết lập bởi các nhà quản trị rủi ro chuyên nghiTrườngệp hoặc các đơn Đạivị chuyên học tư vấn v ề Kinhquản trị rủi rotế hoặ cHuế các công ty bảo GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh hiểm. 2.1.2.2. Phân tích báo cáo tài chính Bằng việc phân tích các báo cáo tài chính, nhà quản trị rủi ro có thể nhận dạng được các rủi ro về tài sản, trách nhiệm pháp lý và nhân sự hiện hữu của một tổ chức. Từ đó, nhà quản trị có thể sớm dự đoán được các nguy cơ rủi ro tiềm năng từ báo cáo tài chính và dự toán ngân sách tài chính của tổ chức. Các báo cáo tài chính phổ biến bao gồm: bảng cân đối kê toán, bảng xác định kết quả kinh doanh, bảng báo cáo luân chuyển tiền tệ, báo cáo cân đối vốn và nguồn vốn, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài trợ. Để thực hiện tốt việc nhận dạng rủi ro thông qua kỹ thật phân tích báo cáo tài chính, yêu cầu bắt buộc đối với những người thực hiện phải có những hiểu biết chiến lược kinh doanh chủ động của công ty. 2.1.2.3. Sử dụng các quy trình tác nghiệp của công ty Trong doanh nghiêp, các cách thức thao tác, hướng dẫn thực hiện các công việc cụ thể sẽ được mô tả thành các quy trình tác nghiệp. Vì vậy, việc phân tích chi tiết các quy trình tác nghiệp sẽ giúp công ty phát hiện ra những rủi ro đặc biệt có liên quan đến một hoạt động hay một lĩnh vực riêng lẻ nào đó. Để tiến hành nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải bám sát các bước triển khai trong quy trình. Tương ứng với từng công việc các rủi rõe được phát hiện. Sau khi phát hiện rủi ro ở tất cả các bước, công việc của tất cả các cấp quản trị tác nghiệp cụ thể., nhà quản rị rủi ro sẽ tổng hợp thành danh mục các rủi ro mà công ty có thể gặp phải. 2.1.2.4. Kiểm tra thực tế và làm việc với các bộ phận liên quan Rủi ro luôn tiềm ẩn và phát sinh đồng thời với quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, quá trình nhận dạng rủi ro củng không thể tách rời tình hình thực tế. Từ đó, việc kiểm ra tình hình thực tế và làm việc trực tiếp với các bộ phận đã trở thành một phương pháp để nhận diện rủi ro. Thực hiện nhân dạng rủi ro theo phương pháp này, nhà quản trị rủi ro hải thực hiện các công việc thanh tra, kiểm tra định kỳ, thường xuyên hoặc hòa nhập vào môi trường làm việc hàng ngày tại các bộ phận trong công ty để tiếp cận các vấn đề và phát hiện nhữTrườngng tình huống rủi ro. Đại học Kinh tế Huế GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Ngoài ra, để nắm thông tin về tình hình thực tế công ty, các nhà quản trị rủi ro có thể thiết lập các kênh giao tiếp hữu hiệu riêng bằng cách tổ chức các buổi hội họp với cán bộ quản lý, nhân viên của các bộ phận hoặc lấy thông tin báo cáo hường xuyên qua điện thoại, email, mạng thông tin nội bộ, văn bản tường trình Phương pháp này sẽ giúp các nhà quản trị phát hiện các tình huống rủi ro kịp thời, đầy đủ và toàn diện. 2.1.2.5. Nghiên cứu số liệu thống kê về các rủi ro, tổn thất trong quá khứ Phương pháp này được thực hiện bằng cách tham khảo, tổ chức các hồ sơ lưu trữ về những rủi ro và tổn thất đã từng xãy ra trong quá khứ. Các số liệu thống kê cần tập trung vào các nội dung chủ yếu như: Công ty đã từng gặp phải những rủi ro nào? Tổn thất của mỗi rủi ro là bao nhiêu? Số lần xuất hiện của các rủi ro cùng loại trong một khoảng thời gian nhất định là bao nhiêu? Có những biện pháp quản trị những rủi ro nào đã từng được áp dụng trong công ty? Mức độ hiệu quả của các biện pháp này? Giải thích tính hiệu quả của các biện pháp này? Sau khi đã thu thập một số lượng đủ lớn các dữ kiện về rủi ro và tổn thất trong quá khứ, công ty có thể sử dụng những thông tin này để dự báo và nhận nhận diện các dạng rủi ro đã và sẽ gặp trong tương lai. Bên cạnh đó, từ các số liệu thống kê tổn thất, nhà quản trị có thể ước lượng chi phí rủi ro để tìm ra chiến lược tài trợ hiệu quả nhất. 2.2. Đánh giá rủi ro 2.2.1. Mục tiêu và nội dung của công tác đánh giá rủi ro Sau khi nhận dạng được các rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp cần tiến hành đánh gia mức độ tác động của rủi ro đói với hoạt động kinh doanh, để từ đó có thể đưa ra những quyết định quản trị rủi ro hiệu quả. Đánh giá rủi ro là sự phân tích, xem xét, đo lường về các định tính và định lượng của các dạng rủi ro, nhà quản trị không những chỉ đo lường những tác động do rủi ro gây nên mà còn đi sâu phân tích nguyên nhân phát sinh rủi ro. Yêu cầu quan trọng trong hoạt động đánh giá yêu cầu rủi ro, nhà quản trị phải lượng hóa được hai yếu tố cơ bản của rủi ro, đó là: tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của từng dạng rủi ro trong doanh nghiệp. KTrườngết thúc quá trình đánh Đại giá rủi ro,học nhà qu ảKinhn trị phai đưa tế ra đư Huếợc danh mục rủi GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh ro có thể xảy ra và sắp xếp theo mức độ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định nên ưu tiên quản trị dạng rủi ro nào trước và nên phân bổ nguồn lực bao nhiêu để quản itrị từng dạng rủi ro một cách hiệu quả. 2.3.2 Các phương pháp cơ bản để lượng hóa rủi ro trong doanh nghiệp - Sử dụng lý thuyết xác suất - Sử dụng các đại lượng thống kê - Phân tích và dự báo xu hướng - Sử dụng thang điểm đánh giá 2.3.3 Ma trận đo lường rủi ro Ma trận đo lường rủi ro thực chất là một bảng tổng hợp các dạng rủi ro trong kinh doanh được phân theo mức độ quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên các kết quả đo lường rủi ro bằng các phương pháp khác nhau nhà quản trị rủi ro sẽ thiết lập ma trận rủi ro theo hai thành phần cơ bản của rủi ro. Hàng ngang của ma trận thể hiện tần suất xuất hiện của rủi ro, cột dọc của ma trận thể hiện mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Mục đích của việc thiết lập ma trận đo lường rủi ro là phân loại rủi ro theo các mức độ quan trọng khác nhau một cách thuyết phục để giúp doanh nghiệp quyết định các biện pháp quản trị hiệu quả cho từng loại rủi ro. Do rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp thường rất đa dạng nên thông thường doanh nghiệp thường chú trọng đến các rủi ro có mức độ nghiệm trọng cao (bao gồm lợi nhuận kỳ vọng cao hay tổn thất lớn) và tần suất xuất hiện cao. 3. Các phương pháp quản trị rủi ro 3.1. Kiểm soát rủi ro 3.1.1. Khái niệm về kiểm soát rủi ro Là việc sử dụng tổng hợp các chiến lược, các chương trình hành động, các kỹ thuật nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tác động không mong đợi của rủi ro đối với các hoạt động không mong đợi của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. MTrườngục đích của hoạt đ ộĐạing kiểm soáthọc rủi ro làKinh tác động lêntế rủi roHuế bằng cách chủ GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh động trước khi rủi ro xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của rủi ro lên cả hai khía cạnh là tần suất và mức độ. 3.1.2.2. Kiểm soát tổn thất Kiểm soát tổn thất là ký thuật làm giảm đến mức tối đa các tác động của rủi ro đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm soát tổn thất được thực hiện ở hai cấp độ: ngăn ngừa tổn thất, suy giảm tổn thất - Ngăn ngừa tổn thất là biện pháp tác động vào nguyên nhân gây rủi ro nhằm làm giảm tần suất xảy ra tổn thất ở mức độ thấp nhất có thể. - Suy giảm tổn thất: Đây là biện pháp, nỗ lực của doanh nghiệp để làm giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thất khi đã xảy ra rủi ro. Có hai hình thức suy giảm tổn thất được sử dụng là phân tán rủi ro và đa dạng hóa rủi ro + Phân tán rủi ro: kỹ thuật chia nhỏ đối tượng hứng chịu rủi ro thành nhiều phần riêng biệt để giảm bớt rủi ro. + Đa dạng hóa rủi ro là cách doanh nghiệp làm tăng thêm những đối tượng chịu rủi ro để làm giảm mức độ nghiêm trọng của rủi ro Bên cạnh đó các kỹ thuật làm suy giảm tổn thất cũng được áp dụng để làm giảm chi phí rủi ro liên quan sau khi xảy ra rủi ro. 3.2. Tài trợ rủi ro 3.2.1. Khái niệm về tài trợ rủi ro Mặc dù có những ưu thế nhất định trong những trường hợp cụ thể nhưng kỹ thuật kiểm soát rủi ro không thể triệt tiêu hết rủi ro. Để có trạng thái phát triển ổn định, doanh nghiệp cần sẵn sàng cho các tổn thất một khi có rủi ro xảy ra. Tài trợ rủi ro chính là phương pháp nhằm cung cấp các hỗ trợ tài chính giúp doanh nghiệp khắc phục tổn thất, duy trì trạng thái ổn định ngay sau khi gặp rủi ro. 3.2.2. Các phương pháp tài trợ rủi ro cơ bản 3.2.2.1. Lưu giữ tổn thất Hoạt động lưu giữ tổn thất là việc doanh nghiệp tự mình gánh chịu một phần hoặc tất cả các tổn thất xảy ra bằng cách tự bù đắp, thanh toán cho các tổn thất đó bằng nguồn lực tài chính của mình. ViTrườngệc lưu giữ tổn thất cóĐại thể xảy họcra dưới hai Kinh hình thức: Lưutế gi ữHuếchủ động và lưu GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh giữ thụ động. - Lưu giữ tổn thất chủ động được tiến hành khi doanh nghiệp biết được các tổn thất có thể xảy ra và lên kế hoạch tài chính để để sẵn sàng tài trợ cho một phần hoặc toàn bộ tổn thất. - Ngược lại, trong trường hợp doanh nghiệp không nhận dạng được rủi ro và do đó không thể có kế hoạch đối phó với các tổn thất phát sinh được gọi là lưu giữ tổn thất thụ động. Để tài trợ cho các tổn thất phát sinh, doanh nghiệp phải sử dụng nguồn tài chính tự có hoặc nguồn vốn vay. Thứ tự phổ biến các nguồn tài trợ gồm: - Nguồn quỹ dự phòng -Tiền mặt và các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao - Nguồn vay ngân hàng - Nguồn vay bằng trái phiếu 3.2.2.2. Chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm Chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm là phương pháp tài trợ rủi ro mà trong đó rủi ro thuần túy và những hậu quả về mặt tài chính tiềm ẩn được chuyển giao cho một bên khác hoặc một tổ chức khác ngoài công ty bảo hiểm Quá trình chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm thường được thực hiện, thông qua việc lựa chọn các điều kiện và điều khoản trong các loại hợp đồng mà công ty ký kết. Một doanh nghiệp khi lựa chọn các điều khoản hợp đồng theo hướng giảm thiểu rủi ro thì sẽ phải chịu mức giá cao hơn bình thường. Chênh lệch giữa mức giá này và mức giá bình thường được xem như chi phí chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm 3.2.2.3. Chuyển giao rủi ro bằng bảo hiểm Việc mua bảo hiểm thương mại là một nghiệp vụ rất phổ biến do không chỉ là một biện pháp tài trợ rủi ro thông dụng mà trong nhiều trường hợp đó còn là quy định bắt buộc của pháp luật. Chuyển giao rủi ro bằng bảo hiểm là quá trình doanh nghiệp ký kết các loại hợp đồng bảo hiểm với các công ty kinh doanh bảo hiểm. Lúc này, doanh nghiệp phải trả phí bảo hiểm và sẽ được bồi thường thiệt hại khi có phát sinh tổn thất từ các đối tượng được bảoTrường hiểm theo quy định Đại của hợp đhọcồng. Trư ớKinhc đó, công ty tếbảo hiHuếểm sẽ thu phí và GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh chấp nhận lưu giữ tổn thất từ các đối tượng được bảo hiểm. 4. Cơ sở thực tiễn Quản trị rủi ro là nội dung có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu những rủi ro, tổn thất bất ngờ, phòng ngừa được những sự cố có thể xảy ra giảm thiểu chi phí rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung này. Cuốn Quản trị rủi ro doanh nghiệp do PGS TS Nguyễn Thị Liên Diệp, TS Võ Tấn Phong, TS Ngô Quang Huân, TS Trần Anh Minh đồng biên soạn đã trình bày về quản trị rủi ro và phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. Ngoài ra sách còn đi sâu vào phân tích những dạng rủi ro chiến lược, hoạt động, tuân thủ, báo cáo. Công trình kết hợp giữa những bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro trong quá khứ cùng với những phương pháp quản lý rủi ro hiện đại một các logic và có hệ thống, ví dụ minh họa sinh động. Bài giảng Quản trị rủi ro của Thạc sỹ Nguyễn Ánh Dương trường Đại học Kinh tế Huế đã hệ thống các nội dung cơ bản về quản trị rủi ro, từ khái niệm, quy trình quản trị rủi ro đến những nội dung chi tiết trong công tác nhận dạng, đánh giá và các phương pháp quản trị rủi ro. Bài giảng còn giới thiệu về một số rủi ro thường gặp trong kinh doanh như rủi ro hợp đồng, rủi ro tài sản, rủi ro tỉ giá, vv Trần Thị Bảo Quế (2006) đã nghiên cứu luận văn “ Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, đề tài đã nêu lên những rủi ro điển hình trong các ngành hàng xuất nhập khẩu chủ yếu ở Việt Nam như rủi ro nguồn cung, rủi ro bi kiện bán phá giá, rủi ro bị lừa đảo, Đề tài cũng đưa ra được những giải pháp đến từ cấp độ vĩ mô cũng như từ phía doanh nghiệp để quản lý rủi ro và giảm thiểu rủi ro hiệu quả. Ngoài ra đề tài còn nêu lên một số kinh nghiệm quản trị rủi ro từ những tập đoàn lớn trên thế giới. Luận văn: “ Rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam” đi sâu hơn vào đặc điểm của các công ty xuất khẩu và trình bày các rủi ro theo các nhóm hàng chủ yếu của Việt Nam và các thị trường khu vực: châu Á, châu Âu, châu Mỹ và các khu vực khác. VTrườngề cấp độ quản trị r ủĐạii ro dành họccho công ty,Kinh khóa luậ ntế của NguyHuếễn Thị Linh GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Phương (2016) với đề tài: “Phân tích các rủi ro trong quá trình sản xuất và xuất khẩu viên năng lượng tại nhà máy viên năng lượng Cam Lộ” đã nêu lên được những rủi ro và định hướng các biện pháp quản lý rủi ro trong quá trình sản xuất và xuất khẩu viên năng lượng tại nhà máy viên năng lượng Cam Lộ. Những rủi ro được phân tích trong đề tài bao gồm rủi ro trong quá trình sản xuất: rủi ro tài sản, rủi ro nguồn nhân lực, rủi ro do trình độ của người lao động, rủi ro gián đoạn hoạt động kinh doanh, ; rủi ro trong quá trình xuất khẩu: rủi ro trách nhiệm pháp lý, rủi ro đầu ra, rủi ro giá và tỉ giá, rủi ro biến động giá dầu. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều có giá trị tham khảo cao và được đầu tư hết sức kỹ lưỡng về nội dung, đem lại cái nhìn hết sức tổng quát về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh CHƯƠNG 2: NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC RỦI RO ĐẶC THÙ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG QUẢNG PHÚ NĂM 2019 1. Tổng quan về công ty cổ phần Thông Quảng Phú 1.1. Thông tin chung - Tên công ty: Công ty Cổ phần Thông Quảng Phú - Mã số thuế: 3200290809 - Địa chỉ: Khu công nghiệp Nam Đông Hà - Thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị - Đại diện pháp luật: Dương Văn Thơm - Địa chỉ người đại diện pháp luật: Tổ 29C - Khu 8 - P. Quang Trung - Uông Bí - Quảng Ninh - Giấy phép số: 3003000216 - Ngày cấp giấy phép: 09/09/2008 - Ngày bắt đầu hoạt động: 09/09/2008 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Đại hội đồng Cổ đông Ban Kiểm soát Hội đồng Quản trị Ban Giám đốc Phòng hành Phân xưởng Phòng Phòng xuất Phòng kế toán chính-nhân sự chế biến marketing nhập khẩu Bộ phận khai thác và sơ chế Bộ phận KCS Bộ phận kho Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần Thông Quảng Phú [2] - Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật Công ty và Điều lệ Công ty. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định. Định hướng các chính sách tồn tại và Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. - Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập Báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. - Ban giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. - Phòng hành chính – nhân sự: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các công việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ nhân sự theo luật và quy chế công ty. Bên cạnh đó phòng hành chính sẽ kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của công ty. - Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty và Nhà nước theo điều lệ kế toán nhà nước về mọi hoạt động tài chính - kế toán của công ty. Theo dõi và tập hợp các số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh bằng nghiệp vụ kế toán, tham gia phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty theo từng kỳ tài chính từ đó đề ra các giải pháp tài chính phù hợp với chính sách kinh doanh của công ty. Xác lập tính hiệu quả của hệ thống tài chính công ty, theo dõi và lập sổ kế toán, phát hiện các khoản chi phí không hợp lý, chi phí giải quyết các khiếu nại của chủ hàng. - Phòng marketing: Hoạch định các chiến lược tiếp thị, đồng thời phối hợp với giám đốc điều hành xây dựng chính sách đặc thù đối với khách hàng của công ty; thực hiện quản lý và duy trì mối quan hệ gắn bó cũng như chăm sóc khách hàng. - Phòng xuất nhập khẩu: Thực hiện các hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp. Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ hàng hóa nhậpTrường khẩu, xuất khẩu v ớĐạii số lượng học thực tế t ạiKinh cửa khẩu trong tế quá Huế trình làm hồ sơ GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh thông quan hàng hóa. Kết hợp cùng với kế toán, thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng. - Phân xưởng chế biến: + Bộ phận khai thác và sơ chế: Có nhiệm vụ thu mua nguyên vật liệu từ các khu đồn điền, rừng từ các hợp tác xã và các công ty chịu trách nhiệm khai thác nhựa thông trên địa bàn tỉnh. Sơ chế dầu thông và tùng hương sau đó chuyển qua bộ phận KCS. + Bộ phận KCS: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra việc tuân thủ quy trình công nghệ, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm đầu ra trong Công ty. + Bộ phận kho: Tổ chức quản lý và giám sát việc thực hiện các công việc về bảo quản, xuất nhập hàng hóa, an ninh kho bãi. Tổ chức thực hiện công tác giao nhận, vận chuyển hàng hóa theo kế hoạch giao hàng. 1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 1.3.1. Mô tả chung - Ngành nghề kinh doanh chính của công ty Cổ phần Thông Quảng Phú là khai thác, thu mua và chế biến nhựa thông. - Hình thức bán hàng: Bán buôn - Thị trường: Các mặt hàng của công ty sản xuất được tiêu thụ cả trong nước lẫn nước ngoài, chủ yếu là xuất khẩu qua thị trường các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ 1.3.2. Sản phẩm * Dầu thông Tinh dầu thông là một chất lỏng thu được bằng cách chưng cất nhựa thu được từ cây thông sống. Tinh dầu thông bao gồm tecpen – chủ yếu là monoterpene alpha - pinen và beta -pinen; ngoài ra còn một lượng nhỏ carene, camphene, dipentene, và terpinolene. - Ứng dụng + Tinh dầu thông được sử dụng trong dung môi và là nguồn nguyên liệu cho tổng hợp hữu cơ. Nhựa thông được sử dụng để pha loãng sơn dầu, dầu bóng cho sản xuất, và Trườnglàm nguyên liệu cho Đạingành công học nghiệp hóaKinh chất. tế Huế GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh + Được sử dụng như một trong những nguồn nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các hợp chất hóa học có mùi thơm. Long não, linalool, alpha-tecpineol, geraniol dùng trong thương mại thường được sản xuất từ alpha -pinen và beta –pinen – hai trong số những thành phần hóa học chính của tinh dầu thông. Những pinenes được tách và tinh chế bằng cách chưng cất. + Được sử dụng trong cồn ngọt y tế. + Được thêm vào nhiều sản phẩm làm sạch và vệ sinh do tính chất sát trùng và “mùi hương sạch” của nó. [3] Hình 2.1. Dầu thông Bảng 2.1. Đặc điểm dầu thông Dầu thấp Dầu cao Chất lỏng màu trắng trongChất lỏng màu trắng trong Biểu hiện suốt suốt Hàm lượng Alpha Pnene 45 – 52 % 75 – 82 % Hàm lương Beta Pinene 1 % min 1 % min Chỉ số acid 0.7 – 1.4 Mg KOH/g 0.7 – 1.4 Mg KOH/g [2] - Đóng gói: Dầu thấp và dầu cao được đóng trong phi sắt mới, 180 kgs, 80 phi (14.4 tấn) được xếp theo chiều dọc trong công 20 ft hoặc trong phi sắt được tráng lớp bảo quản. Hoặc đóng trong phi plastic sử dụng lại với chất lượng không thay đổi. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh * Tùng hương Tùng hương hay còn gọi là colophan – là chất còn lại sau khi chưng cất dầu thông từ nhựa thông thô. Ở nhiệt độ phòng, tùng hương dễ cháy, cứng, giòn, trong suốt, màu vàng nhạt đến màu hổ phách, không tan trong nước và tan mạnh trong rượu. Nó chứa phần lớn là các axit nhựa thông, đặc biệt là axit abietic. Tùng hương được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nhựa, chất tẩy rửa gia dụng, giấy, sơn, xà phòng, chất phủ bề mặt, mực in, chất kết dính, các sản phẩm gia dụng, sản phẩm cao su và hóa chất nông nghiệp. [3] Hình 2.2. Tùng hương Bảng 2.2. Đặc điểm tùng hương ng Tùng hương Quả n Ninh Tùng hương miề Tùng hương Tùng hương Trung (Merkusii) Massoniana Kesiya (Merkusii) Vùng nguyên Các tỉnh miền Các tỉnh phía Quảng Ninh Tây Nguyên liệu Trung Bắc Sản lượng 2,700 tấn nhựa 18,000 tấn nhựa 4,000 tấn nhựa 2,000 tấn nhựa Tỷ lệ thành Tùng 0,695 Tùng 0,692 Tùng 0,73 Tùng 0,72 phẩm Dầu 0,175 Dầu 0,14 Dầu 0,11 Dầu 0,135 Màu sắc X X hoặc WW X hoặc WW X Độ chảy mềm 78 +/- 1 độ C 78 +/- 1 độ C 76 +/-1 độ C 76 +/- 1 độ C 185 min 180 +/- 1 164 +/- 1 171 +/- 1 Ch s acid ỉ ố Mg KOH/g Mg KOH/g Mg KOH/g Mg KOH/g Độ tro 0.02 (max) 0.02 (max) 0.02 (max) 0.02 (max) Trường Đại học[2] Kinh tế Huế GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh - Đóng gói (3 cách) + Đóng trong phi tôn kẽm mới, 240 kgs / một phi, trọng lượng phi 04 kgs, 80 phi (19.2 tấn) xếp theo chiều dọc trong công 20 ft. + Đóng trong phi tôn mạ kẽm mới, 225 kgs / một phi, trọng lượng phi 04 kgs, 100 phi (22.5 tấn) xếp theo chiều dọc trong một công 20 ft. + Đóng trong bao giấy, 25 kgs/ một bao, 720 bao (18.0 tấn) xếp trong công 20 ft. [9] 1.3.3. Quy trình sản xuất Nguyên liệu nhựa GĐ1: Sơ chế và GĐ2: Chế biến thông xử lý nguyên liệu chính Colophan Tinh dầu thông Sơ đồ 2.2. Quy trình công nghệ [2] Giai đoạn 1: Sơ chế và xử lý nguyên liệu: Các công đoạn xử lý: - Hoá lỏng - Rửa lọc thô - Lắng lọc tinh Giai đoạn 2: Chế biến chính: - Cô đặc chân không - Ngưng tụ hoá lỏng - Phân ly tinh dầu => Qua sơ đồ trên có thể thấy công ty cổ phần Thông Quảng Phú có quy trình sản xuất đơn giản, gọn nhẹ, chủ yếu dựa vào máy móc, thiết bị. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh 1.3.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thông Quảng Phú Bảng 2.3. Biến động doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận trong giai đoạn 2016-2018 (đơn vị: VND) 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số tiền % Số tiền % Doanh thu thuần v ề bán 279.823.042.445 253.329.497.626 317.429.575.812 -26.493.544.819 90,53 64.100.078.186 125,30 hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng 252.676.548.839 233.518.997.827 283.182.641.354 -19.157.551.012 92,42 49.663.643.527 121,27 bán Lợi nhuận thuần từ hoạt 9.436.293.760 4.659.320.427 16.006.246.936 -4.776.973.333 49,38 11.346.926.509 343,53 động kinh doanh ( tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2016, 2017, 2018) [2] GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 26 Trường Đại học Kinh tế Huế
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Doanh thu thuần về bán hàng Công ty giảm vào năm 2017 và tăng mạnh trong năm 2018. Vào năm 2017 giảm gần 26,5 tỉ VND so với năm 2016 tương ứng giảm 9,44%. Năm 2018 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ so với năm 2017 tăng hơn 64 tỉ đồng tương ứng tăng 25,3%. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm doanh thu thuần là do sự biến động về nguồn cung cũng như tình hình thị trường thông thế giới. Sản phẩm chính tạo ra doanh thu mang tính ổn định của công ty là từ các chế phẩm thông, việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu dẫn đến việc công ty thiếu tính chủ động, phụ thuộc vào nhiều phía. Giá vốn hàng bán qua 3 năm cũng liên tục tăng giảm cùng chiều với doanh thu, cho thấy nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra, năm 2018 là một năm khởi sắc đối với thị trường nhựa thông, điều này dẫn đến việc tăng doanh thu mạnh trong năm 2018. Lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của cũng có sự biến động đáng kể và cùng chiều với doanh thu. Năm 2017 so với năm 2016 giảm gần 4,8 tỷ đồng tương ứng với việc giảm 50,62%. Năm 2018 lợi nhuận thuần về bán hàng là 16 tỷ đồng, tăng 11,3 tỷ đồng so với năm 2017 tương ứng với việc tăng 243,53%. Sự biến động lớn này, ngoài những lý do đã kể trên khi phân tích về doanh thu thuần, thì việc công ty đã đầu tư một số tiền lớn để đổi lấy quyền khai thác thông thuộc sở hữu của tập đoàn Tân Mai cho cả năm 2017 và 2018 vào năm 2017. 1.4. Tình hình tài sản, nguồn vốn công ty cổ phần Thông Quảng Phú 2016-2018 GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Bảng 2.4: Biến động tài sản, nguồn vốn công ty cổ phần Thông Quảng Phú giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị tính: VND) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 Tài sản Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/– % +/– % A. TÀI SẢN 72.288.449.855 100,00 98.294.516.390 100,00 141.661.703.385 100,00 26.006.066.535 135,98 43.367.186.995 144,12 I. Tài sản ngắn hạn 58.355.167.664 80,73 85.900.855.465 87,39 131.259.921.998 92,66 27.545.687.801 147,20 45.359.066.533 152,80 1. Tiền và tương đương tiền 11.386.233.168 15,75 2.248.864.575 2,29 8.914.168.234 6,29 -9.137.368.593 19,75 6.665.303.659 396,39 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 26.129.810.465 36,15 41.605.847.265 42,33 35.233.499.159 24,87 15.476.036.800 159,23 -6.372.348.106 84,68 3. Hàng tồn kho 20.762.606.280 28,72 41.844.654.460 42,57 86.958.849.150 61,38 21.082.048.180 201,54 45.114.194.690 207,81 4. Tài sản ngắn hạn khác 76.517.751 0,11 201.489.165 0,20 153.405.455 0,11 124.971.414 263,32 -48.083.710 76,14 II. Tài sản dài hạn 13.933.282.191 19,27 12.393.660.925 12,61 10.401.781.387 7,34 -1.539.621.266 88,95 -1.991.879.538 83,93 1. Tài sản cố định 13.880.118.634 19,20 12.372.411.500 12,59 10.049.233.446 7,09 -1.507.707.134 89,14 -2.323.178.054 81,22 2. Tài sản dài hạn khác 53.123.557 0,07 21.249.425 0,02 26.121.213 0,02 -31.874.132 40,00 4.871.788 122,93 B. NGUỒN VỐN 72.288.409.855 100,00 98.294.516.390 100,00 141.661.703.385 100,00 26.006.106.535 135,98 43.367.186.995 144,12 I. Nợ phải trả 32.932.019.381 45,56 62.887.185.655 63,98 95.738.371.518 67,58 29.955.166.274 190,96 32.851.185.863 152,24 1. Nợ ngắn hạn 32.932.019.381 45,56 62.887.185.655 63,98 95.738.371.518 67,58 29.955.166.274 190,96 32.851.185.863 152,24 II. Vốn chủ sở hữu 39.356.390.474 54,44 35.407.330.735 36,02 45.923.331.867 32,42 -3.949.059.739 89,97 10.516.001.132 129,70 1. Vốn chủ sở hữu 39.356.390.474 54,44 35.407.330.735 36,02 45.923.331.867 32,42 -3.949.059.739 89,97 10.516.001.132 129,70 GVHD: Nguyễn Thị Vân Hương 28 Trường Đại học Kinh tế Huế
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty được phòng Kế toán theo dõi và tổng hợp vào Bảng cân đối kế toán. Dựa vào bảng tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm 2016 – 2018, ta có thể nhận thấy: * Về tài sản Tổng tài sản của Công ty có xu hướng biến động tăng mạnh qua ba năm. Cụ thể trong năm 2017, tổng tài sản của Công ty tăng 26 tỷ đồng so với năm 2016 tương đương với 36%. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn tăng 27,5 tỷ đồng và tài sản dài hạn giảm 1,5 tỷ đồng. Đến năm 2018 tổng tài sản tăng mạnh 43,4 tỷ, tương ứng tăng 44,1% so với năm 2016 do cả tài sản ngắn hạn tăng 45,4 tỷ và tài sản dài hạn giảm gần 2 tỷ. Tỷ trọng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn thay đổi qua các năm theo hướng tăng tài sản ngắn hạn, giảm tài sản dài hạn. - Đối với tài sản ngắn hạn: biến động tăng chủ yếu là do hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn. Hàng tồn kho tăng mạnh qua các năm là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn. Hàng tồn kho tăng nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp hàng hóa cho khách hàng cũng như dự trữ hàng để cung cấp cho các đơn đặt hàng. Ngoài ra cũng phải kể đến biến động của các khoản phải thu ngắn hạn khi giảm gần 6,4 tỷ đồng năm 2018 cho thấy công ty đang cố gắng kiểm soát tình hình bán chịu, giảm tình trạng ứ đọng vốn. Công ty không trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Tiền và tương đương tiền giảm mạnh trong năm 2017 do công ty phải thanh toán một khoản lớn tiền hợp đồng đợt 1 với tập đoàn Tân Mai cho cả năm 2017 lẫn 2018 và đầu tư vào việc nâng cấp, mua sắm trang thiết bị, máy móc. - Đối với tài sản dài hạn: Trong tài sản dài hạn thì giá trị tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất, tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Năm 2017 tài sản dài hạn giảm ít hơn so với năm 2018 là do công ty đã đầu tư mạnh vào máy móc trang thiết bị mới nhằm mục đích làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và làm khoản khấu hao hàng năm tăng lên vào năm 2018. * Về nguồn vốn Tương tự tài sản, nguồn vốn của công ty cũng có xu hướng tăng mạnh trong giai GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh đoạn 2016-2018. Sự biến động này xuất phát từ việc công ty nhận thấy thị trường nhựa thông sẽ tiếp tục phát triển tích cực trong những năm sắp tới nên đã mở rộng quy mô hoạt động của công ty, phát triển kinh doanh mở rộng thị trường cùng với việc thu mua nhiều nhựa thông hơn. Nguồn vốn của công ty bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong đó tỷ trọng nợ phải trả càng ngày càng tăng so với vốn chủ sở hữu. Chứng tỏ công ty đang có chiến lược để đầu tư và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn sắp tới trước những biến động thuận lợi của thị trường. Vốn chủ sở hữu của công ty giảm gần 4 tỷ trong năm 2017 do sự sụt giảm về lợi nhuận trong năm khi tình hình kinh doanh không được tốt như năm 2016. 1.5. Tình hình lao động trong công ty cổ phần Thông Quảng Phú 2016-2018 Bảng 2.5: Biến động số lượng lao động trong công ty cổ phần Thông Quảng Phú giai đoạn 2016- 2018 (Đơn vị tính: người) Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 Chỉ Năm Năm Năm số số tiêu 2016 2017 2018 % % lượng lượng Tổng 75 69 67 -6 92 -2 97 LĐ Nam 62 57 55 -5 92 -2 96 Nữ 13 12 12 -1 92 0 100 [2] Lao động là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là nhân tố đóng vai trò sáng tạo có vai trò quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu của công ty. Năm 2017, cùng với sự đầu tư về trang thiết bị, máy móc của công ty, sự cải tổ về phân chia lao động sản xuất để tăng hiệu quả lao động cùng với việc lượng sản phẩm không cao như năm 2016 nên số lượng của công ty đã có sự sụt giảm. Cụ thể 5 nhân công GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh nam và 1 nhân công nữ chiếm 8% lượng lao động của công ty. Năm 2018, lượng nhân công giảm nhẹ 3%, cụ thể là 2 nhân công nam so với năm 2017. Công ty ngày càng đạt được hiệu suất lao động, công nhân ngày càng lành nghề hơn, công ty chú trọng vào máy móc hơn và chất lượng công nhân hơn là số lượng công nhân. Số lượng lao động nam trong công ty luôn cao hơn lao động nữ rất nhiều. Điều này phản ánh đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thông Quảng Phú. Lao động nữ chỉ làm ở các bộ phân văn phòng chứ không tham gia vào công việc ở nhà máy. Nhìn chung qua 3 năm lượng lao động của công ty có sự giảm xuống do công ty đạt được thành tựu trong việc tăng cao năng suất lao động và lao động chủ yếu dựa vào máy móc. 1.6. Phân tích ma trận SWOT của công ty cổ phần Thông Quảng Phú Bảng 2.6: Ma trận SWOT của công ty cổ phần Thông Quảng Phú Điểm mạnh Điểm yếu - Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cũng - Công ty chưa có hệ thống kế toán quản là CT HĐQT của công ty Thông Quảng trị, đáp ứng nhu cầu thông tin đầy đủ cho Ninh, công ty lớn nhất VN về khai thác và nhà quản trị chế biến nhựa thông: uy tín, kinh nghiệm - Công ty không có bộ phận, nhân viên quản lý, sự chuyên nghiệp, khách hàng chuyên viên phụ trách công tác quản trị thân thiết, rủi ro. - Nhà máy có máy móc hiện đại, cơ sở vật - Công ty không có luật sư để tham khảo hiện đại những vấn đề về luật pháp - Có nguồn cung cấp đầu vào cố định, chất - Chi phí sản xuất cao lượng sau khi ký hợp đồng đầu tư với Tập - Chưa tận dụng hết công suất của nhà đoàn Tân Mai máy - Nguồn nhân lực có kinh nghiệp, năng - Hàm lượng giá trị gia tăng trong sản lực phẩm chưa cao, giá bán hoàn toàn phụ - Nguồn lực khá lớn so với các công ty thuộc vào thị trường thế giới. sản xuất thông hiện nay. GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Cơ hội Thách thức -Thị trường nhựa thông thế giới tăng - Vị thế của Việt Nam chưa cao trong thị trưởng ổn định, mức cầu càng ngày càng trường nhựa thông thế giới. tăng. - Áp lực mạnh mẽ từ Trung Quốc (thế lực - Cạnh tranh trong nước chưa lớn xuất khẩu thông lớn nhất thế giới) khi liên - Nhà nước đang tạo điều kiện cho các tục thu mua nguồn nguyên liệu thô từ Việt công ty xuất khẩu nói chung. Nam với mức thuế 0% trong khi các công ty Việt Nam thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào và phải mua từ nước ngoài với mức thuế 5% - Thời tiết nắng nóng làm giảm lượng thông đầu vào và tăng nguy cơ cháy nổ - Môi trường luật pháp trong và ngoài nước về các hoạt động sản xuất và xuất khẩu phức tạp - Ở Việt Nam có rất hiếm thông tin về thị trường này 1.7. Công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần Thông Quảng Phú Hiện nay ở công ty chưa có phòng ban hay cá nhân nào chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản trị rủi ro. Các rủi ro của công ty không được tập hợp, nghiên cứu một cách rõ ràng và có hệ thống. Công ty không tiến hành nhận dạng và đánh giá rủi ro, không tiến hành nghiên cứu các phương pháp quản trị. Thay vào đó, dựa theo kinh nghiệm và ý kiến chủ quan của nhà quản trị mà công ty tiến hành một số biện pháp quản trị rủi ro rời rạc mà trong đó đa số là theo quy định bắt buộc của pháp luật. Công tác kiểm soát, đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro cũng được thể hiện hết sức mờ nhạt. Có nhiều một số rủi ro xảy ra nhưng công ty không tiến hành ghi chép số liệu, nghiên cứu để tiến hành dự báo và kiểm soát. Điều này được lý giải do công tác quản trị rủi ro chưa thực sự phổ biến ở các công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam, nhận thức chưa thực sự đầy đủ về quản trị rủi ro, và vai trò của quản trị rủi ro trong phát triển kinh doanh của các nhà lãnh đạo công ty, quy mô và nguồn lực của công ty chưa lớn. GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh 2. Nhận dạng rủi ro đặc thù trong công ty cổ phần thông Quảng Phú năm 2019 Nhận dạng và đánh giá rủi ro là công việc khởi đầu của một tiến trình quản trị rủi ro hoàn chỉnh. Có thể xem đây là giai đoạn quan trọng nhất vì thông qua giai đoạn này nhà quản trị có thể biết được đối tượng nào cần quản trị cũng như tầm quan trọng của từng đối tượng và phương pháp quản trị rủi ro nào là phù hợp 2.1. Phương pháp nhận dạng Có rất nhiều phương pháp quản trị rủi ro. Để biết được phương pháp nhận diện rủi ro tài sản nào trong số những phương pháp đã được nêu ở phần cơ sở lý luận phù hợp với việc nhận diện các rủi ro đặc thù ở công ty cổ phần Thông Quảng Phú, em sẽ phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp. Bảng 2.7: So sánh ưu nhược điểm các phương pháp nhận dạng rủi ro Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm - Đối tượng cung cấp thông tin - Những rủi ro được phát hiện Sử dụng bảng phong phú, có thể phát hiện rủi thường là những rủi ro dễ nhận ra hỏi phân tích ro một cách đa dạng. hoặc từng xảy ra trong quá khứ, rủi ro khó phát hiện rủi ro tiềm ẩn. - Có thể dự đoán sớm các nguy - Yêu cầu cao đối với nhà quản trị cơ, rủi ro tài sản tiềm năng từ rủi ro: phải có hiểu biết sâu sắc về báo cáo tài chính cấu trúc, cách thiết lập, cách đọc - Không chỉ xác định được báo cáo tài chính, nắm vững cách Phân tích báo những rủi ro thuần túy mà còn tính toán, ý nghĩ kinh tế của các chỉ cáo tài chính nhận dạng được một số rủi ro số tài chính trong công ty. suy đoán - Khó phát hiện rủi ro đặc thù, dễ - Độ tin cậy và thuyết phục cao nhầm lẫn giữa rủi ro và chiến lược của công ty Sử dụng các - Liệt kê khá đầy đủ rủi ro ở tất - Tuy nhiên ở công ty cổ phần quy trình tác cả các công đoạn, thao tác Thông Quảng Phú chưa xây dựng GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh nghiệp của nghiệp vụ, phát hiện được rủi hệ thống các quy trình tác nghiệp công ty ro đặc thù trong kinh doanh. hoàn chỉnh - Giúp nhà quản trị rủi ro tiếp cận thực tế sản xuất kinh doanh của công ty - Giúp nhà quản trị rủi ro có - Sẽ gặp khó khăn nếu không nhận thể hiểu tường tận về hoạt được sự hỗ trợ và hợp tác tích cực. động sản xuất và kinh doanh ở Kiểm tra thực công ty cổ phần Thông Quảng tế và làm việc Phú. với các bộ -Phát hiện được những rủi ro phận liên quan đặc thù trong công ty - Nhìn nhận rủi ro một cách toàn diện, kịp thời. Nghiên cứu số - Có giá trị tham khảo cao đối - Chỉ phát hiện được những rủi ro liệu thống kê, với những rủi ro đã từng xảy ra đã xảy ra. tổn thất trong - Đơn giản, dễ thực hiện - Công ty không tiến hành ghi chép quá khứ theo dõi những rủi ro đã xảy ra Ngoài các phương pháp cơ bản kể trên, trong quản trị rủi ro còn một số phương pháp khác cũng được sử dụng như: ma trận SWOT, hệ thống chuyên gia tập hợp quan điểm, Như vậy, phương pháp chính mà em sử dụng để nhận dạng rủi ro đặc thù của công ty là phương pháp kiểm tra thực tế và làm việc với các bộ phận liên quan. Với phương pháp này em có thể xác định được những rủi ro sát với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng bộ phận công ty, tham khảo được góc nhìn của các cá nhân trong công ty về những rủi ro đặc thù vừa có cái nhìn một cách tổng quát về hoạt động quản trị rủi ro của cả công GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh ty. Cùng với đó, em tiến hành tìm hiểu một số thông tin bên ngoài về rủi ro của của các công ty có mô hình kia doanh tương tự, tham khảo ý kiến của chuyên gia kết hợp với ma trận SWOT đã phân tích ở bảng 2.6 để tăng thêm tính đầy đủ và hoàn thiện cho danh mục rủi ro đặc thù. 2.2. Các rủi ro đặc thù trong công ty cổ phần Thông Quảng Phú Sau khi nhận diện các rủi ro nhỏ lẻ, em chia các rủi ro đặc thù đã nhận diện vào bốn nhóm: Rủi ro từ nguồn cung nguyên vật liệu, rủi ro trong hoạt động sản xuất, rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, rủi ro trong hoạt động quản trị Bảng 2.8. Các rủi ro đặc thù trong công ty cổ phần Thông Quảng Phú năm 2019 Rủi ro thiếu hụt nguồn cung, giá nguyên Rủi ro từ nguồn cung vật liệu cao nguyên vật liệu Rủi ro nguyên liệu chất lượng kém Rủi ro trong hoạt Rủi ro cháy nổ động sản xuất Rủi ro sản phẩm chất lượng kém Rủi ro trong hoạt Rủi ro ro hợp đồng động xuất khẩu Rủi ro biến động của thị trường thế giới Rủi ro trong hoạt Rủi ro do thiếu thông tin động ra quyết định * Rủi ro thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu: đây là rủi ro xảy ra khi nguồn cung ứng nhựa thông cho công ty bị thiếu hụt, công ty sẽ để vụt mất hợp đồng vào tay các đối thủ cạnh tranh. Dây chuyền máy móc, nguồn lực công ty không được tận dụng hiệu quả. Chưa kể đến việc thiếu hụt nguồn cung sẽ dẫn đến việc giá thông trong nước lên làm tăng chi phí sản xuất trong khi công ty không thể tăng giá thành phẩm làm giảm lợi nhuận thậm chí là thua lỗ. - Giá trị chịu rủi ro: Lợi nhuận và thị phần của công ty - Nguyên nhân: + Do thời tiết nắng hạn làm lượng nhựa thông thu hoạch được ít hơn GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh + Nguồn nhựa thông trong nước bị các thương trung quốc thu mua gây thiếu hụt nguồn cung + Rừng thông bị hư hại do cháy rừng, thiên tai, do người dân khai thác quá mức + Quy định của pháp luật và quyết định của chính quyền địa phương + Do công ty vi phạm hợp đồng với đối tác cho khai thác nhựa thông * Rủi ro chất lượng nguồn nguyên liệu kém: + Do đặc điểm cây thông thường hay mắc bệnh sâu róm gây hại, ảnh hưởng đến chất lượng nhựa + Rừng thông không được chăm sóc và khai thác đúng cách + Trong khâu thu mua, công ty không kiểm tra kỹ chất lượng nguồn nguyên liệu * Rủi ro cháy nổ trong công ty: Là rủi ro khi công ty xảy ra hiện tượng cháy nổ - Đối tượng chịu rủi ro: + Nguyên vật liệu, hàng hóa thành phẩm, máy móc trang thiết bị, nhà xưởng và vật tư, tài liệu và các loại tài sản khác + Công nhân viên trong công ty + Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Nguyên nhân: + Nhựa thông là một loại vật chất rất dễ bắt cháy + Do điều kiện thời tiết nóng nực, khô hanh hoặc do sấm sét gây cháy nổ + Do chập điện + Do trong quá trình sản xuất nhiệt lượng tăng cao, các loại máy móc, dây chuyền có vấn đề gây phát nổ. + Do ý thức cá nhân: hút thuốc, dùng lửa ở khu vực dễ gây ra cháy nổ, chủ quan trong công tác phòng cháy chữa cháy + Do chính sách của công ty: Công ty không chú trọng đến công tác phòng cháy chữa cháy, việc xây dựng, lắp đặt trang thiết bị, nhà xưởng không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn * Rủi ro chất lượng sản phẩm kém: Là rủi ro đến từ công đoạn sản xuất, kiểm tra sản phẩm, tạo ra thành phẩm kém chất lượng đến tay khách hàng. GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh - Giá trị chịu rủi ro: Danh tiếng của công ty, lợi nhuận - Nguyên nhân: + Do khâu chế biến sản phẩm, đóng gói, lưu kho không được thực hiện đúng kỹ thuật, quy trình + Do máy móc, dây chuyền gặp vấn đề + Do bộ phận KCS không kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm, việc tuân thủ quy trình công nghệ, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm đầu ra * Rủi ro hợp đồng: Là dạng rủi ro phát sinh trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng, làm cho quá trình này gặp trở ngại, không thể tiến hành theo dự án hoặc cam kết. Các loại rủi ro có thể xảy ra: hợp đồng mua bán bị vô hiệu, điều khoản bất lợi, - Giá trị chịu rủi ro: hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lợi nhuận, đương đầu với những rắc rối về pháp lý, danh tiếng của công ty - Nguyên nhân: + Công ty thiếu kinh nghiệm, chưa xem xét kỹ lưỡng các điều khoản trong hợp đồng, + Môi trường pháp lý có những sự thay đổi + Công ty chậm nắm bắt thông tin về những sự thay đổi trong quy định + Công ty chưa thẩm tra năng lực của đối tác, chưa xem xét kỹ lưỡng các điều khoản trong hợp đồng, dẫn đến nhiều vụ kiện, tranh chấp xảy ra + Đối tác cố ý chơi xấu, ép giá công ty, vi phạm hợp đồng, * Rủi ro do những biến động của thị trường thế giới - Giá trị chịu rủi ro: Lợi nhuận, thị phần của công ty - Nguyên nhân: + Tỷ giá hối đoái biến động: Trong hoạt động xuất khẩu, rủi ro hối đoái xảy ra khi tỷ giá hối đoái vào thời điểm thanh toán, tất toán tăng hoặc giảm so với tỷ giá lúc ký kết hợp đồng. + Lạm phát ngoài tầm kiểm soát của chính phủ, sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, làm cho hoạt động kinh doanh không hiệu quả. GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh + Rủi ro do sự biến động giá cả: Rủi ro giá cả có thể được tính bằng độ lệch chuẩn của giá cả trong một thời kỳ nào đấy. Nếu độ lệch chuẩn càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao và ngược lại, nếu độ lệch chuẩn càng nhỏ thì mức độ rủi ro thấp, bởi lúc này giá cả biến động với biên độ thấp hơn. Rủi ro giá cả gắn liền với sản phẩm là nhựa thông của công ty vì nó có hàm lượng giá trị gia tăng thấp nên phải tuân theo giá cả thị trường thế giới, dễ bị tác động bởi các “ông lớn” trong xuất khẩu nhựa thông như Trung Quốc. Biến động về giá nhựa thông trên thị trường thế giới rất khó dự đoán. Chẳng hạn, các công ty ký xong hợp đồng thì giá cả lại biến động mạnh, do đó công ty buộc phải lựa chọn, hoặc phá hợp đồng và chịu phạt, hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng và chịu lỗ. * Rủi ro do thiếu thông tin: Những rủi do do việc thiếu thông tin ở môi trường trong và bên ngoài công ty dẫn đến những quyết định sai lầm, làm tổn hạn đến công ty - Giá trị chịu rủi ro: mọi hoạt động của công ty - Nguyên nhân: + Do sự chủ quan của nhà quản trị dẫn đến việc không tổ chức đủ nhân lực để cung cấp, phân tích thông tin + Do trong nước chưa có những kênh thông tin hữu ích cho công ty tra cứu về thị trường. 3. Đánh giá rủi ro đặc thù Do công ty cổ phần Thông Quảng Phú không thực hiện công tác theo dõi và ghi chép lại tần suất cũng như mức độ rủi ro của các rủi ro đã xảy ra trong quá khứ và một số rủi ro khá mơ hồ nên rất khó trong việc lượng hóa rủi ro. Do đó, em sẽ sử dụng thang đo định tính cho các rủi ro, đánh giá rủi ro theo hai tiêu chí: * Tần suất xảy ra rủi ro - A: Thường xuyên - Dự kiến xảy ra nhiều lần trong hầu hết các trường hợp (91 - 100%) - B: Có thể xảy ra - Có khả năng xảy ra nhiều lần trong hầu hết các trường hợp (61 - 90%) - C: Thỉnh thoảng - Đôi khi có thể xảy ra (41 - 60%) GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh - D: Remote - Không xảy ra / Đôi khi có thể xảy ra (11 - 40%) - E: Không chắc có - Có thể xảy ra trong các trường hợp hiếm hoi và đặc biệt (0 - 10%) - F: Loại bỏ - Không thể xảy ra (0%) * Mức độ nghiêm trọng của rủi ro - 1: Thảm họa- Hậu quả khắc nghiệt, có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty. Đây phải là ưu tiên hàng đầu trong quá trình quản lý rủi ro. - 2: Nguy cơ - Hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn đến một lượng lớn tổn thất. Công ty bị đe dọa nghiêm trọng. - 3: Biên - thiệt hại ngắn hạn vẫn có thể đảo ngược thông qua các hoạt động phục hồi. - 4: Không đủ điều kiện - Ít hoặc thiệt hại hoặc tổn thất tối thiểu. Điều này có thể được theo dõi và quản lý bởi các thủ tục thông thường. 3.1. Rủi ro từ nguồn nguyên liệu Công ty cổ phần Thông Quảng Phú là công ty chuyên về khai thác, thu mua và chế biến nhựa thông để xuất khẩu. Cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu. Hiện nay công ty vẫn chưa tự chủ về nguồn cung nguyên liệu, mà thông qua việc đầu tư vào các tập đoàn, lâm trường có rừng để đảm bảo về nguồn nguyên liệu hoặc với những người dân mở đại lý thu mua nhựa thông từ các hộ gia đình, công ty cho họ ứng tiền để sau khi gom nhựa thông họ sẽ bán lại cho công ty. Nếu từ hai nguồn trên vẫn không đủ cung ứng thì công ty sẽ phải mua nhựa thông từ nước ngoài với giá đắt hơn vì bị áp thuế 5% * Đối với việc ký kết hợp đồng với công ty tập đoàn: Đối tác hiện nay của công ty cổ phần Thông Quảng Phú là Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai. Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai giao cho công ty cổ phần Thông Quảng Phú khai thác nhựa thông trên diện tích 740 ha thông của mình. Chủ yếu lượng nhựa thông của công ty được cung cấp từ nguồn này. Trong trường hợp xảy ra cháy rừng, mất rừng (mất cây trồng, mất đất) do lỗi của công ty thông Quảng Phú thì công ty phải bồi thường toàn bộ tổng tiền vốn đã đầu tư. Nếu công ty cổ phần Thông Quảng Phú không thực hiện GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh đúng kỹ thuật khai thác, đúng đối tượng khai thác thì sẽ phải chịu các khoản phí phạt, nếu quá 20 cây thì tập đoàn Tân Mai sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng. Nếu do luật pháp hoặc chính quyền địa phương không cho phép khái thác thì tập đoàn Tây Mai sẽ trả lại khoản đầu tư của công ty cổ phần Thông Quảng Phú. Thời gian hiện tại mà tập đoàn Tân Mai cho công ty cổ phần Thông Quảng Phú khai thác nhựa thông là 3 năm (2017- 2020), có thể gia hạn nếu công ty cổ phần Thông Quảng Phú thực hiện tốt các quy trình khai thác. * Đối với các đại lý thu gom nhựa thông từ các hộ gia đình Công ty sẽ ứng tiền cho các đại lý này để họ thu gom nhựa thông từ các hộ gia đình và bán lại cho công ty theo số lượng mà công ty yêu cầu. Vì đã có quan hệ quen biết làm ăn lâu năm nên hai bên không sử dụng hợp đồng mà chỉ có giấy tạm ứng tiền. Bảng 2.9: Phân tích rủi ro nguồn nguyên liệu từ các nguồn cung của công ty cổ phần Thông Quảng Phú Tập đoàn Tân Mai Đại lý Mức độ rủi ro Tần suất rủi ro Mức độ rủi ro Tần suất rủi ro - Đây là nguồn - Đảm bảo được - Đây là nguồn - Các đại lý có cung nguyên liệu nguồn cung cung nguyên liệu thể không thu chính của công ty nguyên vật liệu phụ của công ty, mua đủ số lượng nên nếu có vấn cơ bản nên hiếm không có quá yêu cầu của công đề xảy ra thì sẽ khi xảy ra tình nhiều ràng buộc, ty do phải cạnh ảnh hưởng lớn trạng thiếu hụt công ty có thể tranh với nhiều đến toàn bộ công nhiều nguyên thu mua ít hoặc đối tượng khác ty. liệu nhiều tùy theo nhau, đặc biệt là Rủi ro thiếu hụt - Ngoài ra nếu - Nếu công ty cổ nhu cầu của thương lái Trung nguồn nguyên công ty vi phạm phần Thông mình. Quốc nên tần liệu những điều Quảng Phú - Giá cả biến xuất xảy ra là khá khoản trong hợp không thực hiện động thất thường cao. đồng thì sẽ phải đúng các điều có thể gây ảnh - Giá cả thường chịu những mức kiện hợp đồng thì hưởng đến lợi xuyên biến động. phí phạt và bồi việc thiếu nguồn nhuận thu được thường tương cung trầm trọng của công ty ứng trong năm 2019 có khả năng lớn là sẽ xảy ra GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh - Việc cháy rừng thông trong điều kiện thời tiết nóng, khô hanh rất dễ xảy ra - Vì là nguồn - Hầu như khó có - Tỷ trọng nhỏ - Dễ xảy ra do cung nhựa thông thể xảy ra do có hơn hơn nên nhựa thông được chính nên sẽ gây quy trình chăm không ảnh hưởng mua từ nhiều hậu quả lớn đếm sóc và khai thác toàn bộ hoạt nguồn khác Rủi ro chất chất lượng sản nghiêm ngặt, động của công ty nhau, không lượng nguyên phẩm, ảnh hưởng thường xuyên nhưng vẫn sẽ ảnh được giám sát liệu kém đến danh tiếng được theo dõi, hưởng đến danh quá trình chăm của công ty tiếng và lợi sóc và khai thác nhuận của công ty => Tóm lại: Với việc kết hợp linh hoạt hai nguồn cung nguyên liệu trên thì nguy cơ đến từ nguồn nguyên vệt liệu được đánh giá như sau: - Về tần suất xảy ra rủi ro: Mức C: Thỉnh thoảng - Đôi khi có thể xảy ra (41 - 60%) - Về mức độ nghiêm trọng của rủi ro: Mức 3: thiệt hại ngắn hạn vẫn có thể đảo ngược thông qua các hoạt động phục hồi. 3.2. Rủi ro cháy nổ trong công ty 3.2.1. Đánh giá các yếu tố khách quan: - Các đám cháy ở các công ty nhựa thông được đánh giá là khó khống chế và dập tắt. Trong công ty trữ một lượng lớn nhựa thông và dưới điều kiện thời tiết hiện nay (nắng nóng kỷ lục, khô, nhiều gió) khiến cho quy mô đám cháy tăng lên nhanh chóng trong một thời gian ngắn khiến cho việc kiểm soát đám cháy là hết sức khó khăn. Những thiệt hại mà các vụ cháy nổ gây ra là vô cùng nghiêm trọng không chỉ về tài sản mà còn làm hoạt động kinh doanh bị gián đoạn, có thể gây thiệt hại về người. - Với đặc tính của nhựa thông và điều kiện thời tiết ở Quảng Trị nên việc cháy, nổ rất dễ xảy ra. Đặc biệt năm 2019 được dự đoán là năm có mùa hè nóng nhất trong lịch sử khiến xác xuất xảy ra cháy nổ tăng cao hơn mọi năm. - Theo tổng cục thống kê, tính chung 3 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn cả nước xảy GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh ra 957 vụ cháy, nổ, làm 30 người chết và 57 người bị thương, tài sản thiệt hại ước tính là hơn 154 tỷ đồng. [4] - 21/6/2018 tại công ty mẹ của công ty cổ phần Thông Quảng Phú, công ty Thông Quảng Ninh đã có một vụ cháy lớn ở kho nhựa thông do chập điện đã thiêu rụi một phần hệ thống nhà xưởng, thiết bị, 40 tấn nhựa thông và 15 tấn sản phẩm tùng hương với thiệt hại ước tính từ 10 đến 12 tỷ đồng. [5] 3.2.2. Các biện pháp làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của công ty Hiện nay công ty đã thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy cũng như mua bảo hiểm cháy nổ theo quy định của pháp luật. Cụ thể: * Biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế rủi ro: Bảng 2.10: Biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế rủi ro cháy nổ mà công ty cổ phần Thông Quảng Phú đã áp dụng Kiểm soát Suy giảm Biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế rủi ro tổn thất tổn thất - Trang bị chăn, bình chữa cháy, vòi chữa cháy, chuông báo cháy, bể X nước để dập lửa, ngăn chặn đám cháy lan rộng - Có các biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những khu vực dễ xảy ra X cháy nổ - Đang trong quá trình xây dựng hệ thống phòng cháy chưa cháy X X hiện đại theo quy định mới nhất của pháp luật - Mỗi quý, tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa máy móc một lần X * Tài trợ rủi ro Công ty cổ phần Thông Quảng Phú đã mua bảo hiểm cháy nổ của Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Đà Nẵng (VBI) - Danh mục tài sản, hàng hóa tham gia bảo hiểm GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Bảng 2.11: Danh mục tài sản, hàng hóa tham gia bảo hiểm cháy nổ của công ty cổ phần Thông Quảng Phú (Đơn vị tính: VND) Tên tài sản, hàng hóa Giá trị tham ĐVT Số lượng Đơn giá tham gia bảo hiểm gia bảo hiểm Nhà xưởng chế biến dây chuyền 1 và kho NX 1 1.000.000.000 1.000.000.000 Nhà xưởng chế biến dây chuyền 2 và kho NX 1 3.000.000.000 3.000.000.000 Dây chuyền sản xuất 1 DC 1 5.000.000.000 5.000.000.000 Dây chuyền sản xuất 2 DC 1 5.000.000.000 5.000.000.000 Nhà nồi hơi 2 Cái 1 300.000.000 300.000.000 Nhà gò + kho Cái 1 200.000.000 200.000.000 Nhà chế biến nhựa thải Cái 1 200.000.000 200.000.000 Bồn Inox chứa dầu dây chuyền 1 Cái 5 100.000.000 500.000.000 Bồn Inox chứa dầu dây chuyền 2 Cái 6 100.000.000 600.000.000 Tùng hương miền trung tấn 450 34.900.000 15.705.000.000 Dầu thông miền trung tấn 60 60.000.000 3.600.000.000 Tùng hương tây nguyên tấn 200 44.400.000 8.880.000.000 Dầu thông tây nguyên tấn 20 106.000.000 2.120.000.000 Nhựa thông miền trung tấn 350 26.600.000 9.310.000.000 Nhựa thông tây nguyên tấn 35 35.500.000 1.242.500.000 Cộng 56.657.500.000 [2] - Tóm tắt hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Bảng 2.12: Tóm tắt các điều khoản trong hợp đồng cháy nổ bắt buộc của công ty cổ phần Thông Quảng Phú Đặc điểm Nội dung Đối tượng bảo Các tài sản có trong danh mục tài sản bảo hiểm hiểm * Phạm vi bảo hiểm: những thiệt hại vật chất không lường trước do Cháy, nổ và/hoặc nguyên nhân không bị loại trừ được quy định tại Nghị định 23, phù hợp với các nội dung quy định tại Hợp đồng và những điều khoản bổ sung. Rủi ro cháy, nổ theo quy định tại Hợp đồng bảo hiểm này được bảo hiểm theo Nghị định 23 sẽ được hiểu là: - Cháy: là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nổ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác - Nổ: là phản ứng hoá học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến các vật Phạm vi bảo xung quanh nhưng không bao gồm: hiểm a) Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hay hư hại do nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị mà áp suất bên trong tạo ra hoàn toàn do hơi nước tạo ra bị nổ (chứ không phải do bắt cháy từ nguồn nổ) nếu nồi hơi và những máy móc thiết bị đó thuộc quyền sở hữu hay điều khiển của bên mua bảo hiểm. b) Bình chứa, máy móc hay thiết bị hoặc chất liệu bên trong các dụng cụ đó bị hư hại hay phá huỷ do nổ các chất liệu đó (điểm loại trừ này không áp dụng trong trường hợp bảo hiểm cháy, nổ xăng dầu). Bảo hiểm cho các rủi ro Cháy, nổ theo Nghị định 23 và các điều khoản bổ Điều kiện bảo sung sau: hiểm 1. Điều khoản cam kết bảo vệ 24/24 2. Điều khoản cam kết đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy Mức khấu trừ: 10% giá trị tổn thất, tối thiểu 20.000.000VNĐ/ vụ tổn thất và Mức khấu trừ không vượt quá 10% số tiền bảo hiểm/ một vụ tổn thất. Điều kiện loại Không có trách nhiệm bồi thường cho bất kỳ tổn thất nào phát sinh từ những trừ trách nhiệm rủi ro và/hoặc nguyên nhân bị loại trừ được quy định tại Nghị định 23 bảo hiểm - Việc bồi thường có thể được thực hiện dưới hình thức sửa chữa tài sản bị thiệt hại, thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác hoặc bồi thường bằng Nguyên tắc bồi tiền theo quyết định của công ty bảo hiểm thường - Số tiền bồi thường mà công ty bảo hiểm chi trả không vượt quá số tiền bảo hiểm do công ty cổ phần Thông Quảng Phú yêu cầu. Hợp đồng bảo hiểm có thời hạn bảo hiểm 12 tháng kể từ 8h00 ngày Thời hạn 10/08/2018 đến 8h00 ngày 10/08/2019. GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Như vậy, tần suất xảy ra cũng như mức độ nghiêm trọng của rủi ro cháy nổ trong năm 2019 đã được làm giảm nhờ những biện pháp mà công ty tự thực hiện và sự chấp hành theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cần phải lưu ý những điều sau: - Để được chi trả bảo hiểm, công ty phải đẩm bảo thực hiện đúng và đầy đủ những điều kiện sau: + Công ty phải được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định của pháp luật + Cơ sở có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy trong một năm + Điều khoản cam kết bảo vệ 24/24 + Điều khoản cam kết đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy => Hiện tại, công ty đang xây dựng các công trình để đạt tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy của pháp luận. Dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay - Những trường hợp cháy nổ mà công ty không thể chuyển giao rủi ro cho công ty bảo hiểm: + Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hay hư hại do nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị mà áp suất bên trong tạo ra hoàn toàn do hơi nước tạo ra bị nổ (chứ không phải do bắt cháy từ nguồn nổ) nếu nồi hơi và những máy móc thiết bị đó thuộc quyền sở hữu hay điều khiển của bên mua bảo hiểm. + Bình chứa, máy móc hay thiết bị hoặc chất liệu bên trong các dụng cụ đó bị hư hại hay phá huỷ do nổ các chất liệu đó (điểm loại trừ này không áp dụng trong trường hợp bảo hiểm cháy, nổ xăng dầu). + Cháy, nổ do những nguyên nhân: Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên. Thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra. Tài sản bị đốt cháy, làm nổ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt. GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ. Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ. Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh. Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ. Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính. Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai. => Tóm lại, với những nỗ lực của công ty trong việc phòng ngừa và làm giảm thiệt hại của rủi ro cháy nổ, rủi ro này trong năm 2019 được đánh giá như sau: - Trước khi công trình phòng cháy chữa cháy hoàn thành (rủi ro cháy nổ *) : + Tần suất: Mức D (Đôi khi có thể xảy ra (11 - 40%) + Mức độ nghiêm trọng: Mức 2- Hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn đến một lượng lớn tổn thất. Công ty bị đe dọa nghiêm trọng. - Sau khi công trình hoàn thành (rủi ro cháy nổ ) : + Tần suất: Mức E - Có thể xảy ra trong các trường hợp hiếm hoi và đặc biệt (0 - 10%) + Mức độ nghiêm trọng: Mức 3- thiệt hại ngắn hạn vẫn có thể đảo ngược thông qua các hoạt động phục hồi. 3.3. Rủi ro chất lượng sản phẩm kém Mức độ nghiêm trọng: Ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty, công ty phải chịu thiệt hại khi bị trả lại hàng, đền tiền hoặc đền thêm sản phẩm. => Mức 3: thiệt hại ngắn hạn vẫn có thể đảo ngược thông qua các hoạt động phục hồi. GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Tần suất xảy ra: Đã từng xảy ra một số lần trong quá khứ. Tuy nhiên sau đó bộ phận KCS và bộ phận thu mua đã bị khiển trách và rút kinh nghiệm. Máy móc, dây chuyền, trang thiết bị cũng đã được đầu tư hiện đại hơn và được bảo dưỡng sửa chữa mỗi quý làm tăng chất lượng sản phẩm. Điều này làm giảm tần suất mà rủi ro này xảy ra. => Mức C: Đôi khi có thể xảy ra (41 - 60%) 3.4. Rủi ro pháp lý, hợp đồng Rủi ro hợp đồng có thể tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với nhiều cấp độ khác nhau. Tác động dễ nhận biết nhất là làm thay đổi, đảo lộn kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty. Những tác động lớn hơn có thể làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, cấu trúc thị trường của công ty. Trong những trường hợp nghiêm trọng, rủi ro này có thể dẫn đến các cấp tòa án hoặc các cơ quan trọng tài để giải quyết. Theo trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), tính đến nay(11/2018), VIAC đã tiếp nhận và xử lý hơn 1.500 vụ kiện, trong đó hơn 50% vụ liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa (trong đó có hơn 50% hợp đồng xuất nhập khẩu). Điều đó cho thấy, nhiều công ty Việt Nam khi làm ăn với nước ngoài đã chưa thẩm tra năng lực của đối tác hoặc thiếu kinh nghiệm xem xét kỹ lưỡng các điều khoản trong hợp đồng, dẫn đến nhiều vụ kiện, tranh chấp xảy ra [6] Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, rủi ro có khả năng xuất hiện ở tất cả các khâu. Cụ thể là: - Rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng Trong khâu soạn thảo hợp đồng, có thể xuất hiện rất nhiều rủi ro, do hợp đồng chứa đựng nhiều sơ hở, gây bất lợi, thiệt hại cho công ty. Hơn nữa, trước khi ký kết, nếu các công ty không kiểm tra lại các điều khoản ghi trong hợp đồng thì sau khi hợp đồng đã được ký, việc sửa chữa lại những điều khoản bất lợi cho mình là rất khó khăn, và phải cần có sự đồng ý của tất cả các bên tham gia. - Rủi ro trong thanh toán Có rất nhiều kiểu thanh toán như thanh toán đặt cọc trước khi nhận hàng, thanh toán nhờ thu, thư tín dụng chứng từ, thanh toán trả sau khi nhận hàng hoặc khi có các biên GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh bản nghiệm thu, bảo lãnh bảo hành . Mỗi hình thức thanh toán lại có những đặc trưng riêng, và do đó, mức độ và hình thức của rủi ro cũng khác nhau. Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức thanh toán L/C. LC là một bức thư do ngân hàng đại diện của người nhập khẩu (bên mua) lập ra theo yêu cầu của người nhập khẩu (bên mua) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu (bên bán) tại một thời điểm cụ thể, nếu người xuất khẩu (người bán) xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản được nêu trong thư tín dụng.[7] Với việc áp dụng phương thức này, công ty cổ phần Thông Quảng Phú sẽ có những lợi ích như sau: + Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như quy định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không. + Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa. + Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm). + Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng Tuy nhiên, việc áp dụng thanh toán bằng L/C cũng đem lại những rủi ro nhất định: Nếu không hiểu rõ về phương thức thanh toán này hoặc do lí do nào đó mà không xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy định của tín dụng thư hoặc xuất trình muộn so với thời hạn hiệu lực của tín dụng thư thì khi đó ngân hàng sẽ từ chối thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. - Rủi ro trong khâu làm thủ tục xuất nhập khẩu (xin giấy phép, làm thủ tục hải quan ) Công ty sẽ gặp rủi ro nếu việc xin giấy phép kéo dài quá lâu hoặc thủ tục hải quan bị ách tắc, gián đoạn, dẫn đến việc chậm thời hạn cung cấp hàng cho người mua hoặc mất tính thời vụ của hàng hoá. - Rủi ro trong khâu thuê phương tiện vận tải, giao nhận hàng hoá. GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Đối với việc thuê tàu, công ty sẽ gặp rủi ro đắm, chìm tàu, hàng rơi xuống biển, đi chệch hướng nếu thuê tàu già, không đủ khả năng đi biển, hãng vận chuyển không có uy tín, thuỷ thủ đoàn không có năng lực, hoặc cước phí thấp dẫn đến việc xếp hàng trên tàu không an toàn. Ngoài ra, yếu tố thời tiết cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận chuyển hàng hoá và thường xuyên là nguyên nhân gây ra rủi ro. Đối với việc giao nhận, công ty có thể gặp rủi ro nếu trọng tải tàu quá lớn so với mớn nước cho phép tại cảng dỡ hàng hoặc nhận hàng, do đó, sẽ phải kéo dài thời gian vận chuyển bằng các tàu, xà lan nhỏ, và như vậy, chi phí cũng tăng lên tương ứng. Mặt khác, nếu công ty không chủ động nắm vững thông tin về việc giao hàng và kịp thời có chứng từ để nhận hàng, công ty sẽ phải chịu chi phí lưu kho, bãi và chậm tiến độ nhận hàng. - Rủi ro trong khâu lập chứng từ Đây là một rủi ro rất dễ xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty, đặc biệt là công ty khi xuất khẩu ký kết hợp đồng với điều kiện thanh toán dựa trên chứng từ xuất trình phù hợp với thư tín dụng. Trong quá trình lập chứng từ, có thể sẽ có những sai sót chứng từ thực sự gây ảnh hưởng đến việc giao nhận chứng từ, nhưng có khi chỉ là những sai sót về mặt câu chữ hoặc thời hạn của chứng từ, nhưng tất cả đều thể hiện trên bề mặt là không phù hợp với thư tín dụng, và như vậy, công ty đều rất dễ bị từ chối thanh toán. Thậm chí, khi giá cả trên thị trường thế giới biến động bất lợi, người mua sẽ vin vào bộ chứng từ sai biệt để từ chối cả lô hàng. - Rủi ro trong khâu kiểm tra, giám định hàng hoá Công ty sẽ gặp rủi ro nếu đối tác câu kết với cơ quan giám định hàng hoá, cung cấp kết quả giám định sai khác so với thực tế. Ngoài ra, đối với công ty nhập khẩu, nếu chấp nhận kết quả giám định tại cảng đi có giá trị quyết định cuối cùng thì rủi ro sẽ xảy ra khi hàng hoá tại cảng đến có trọng lượng, chất lượng hao hụt, sai biệt với kết quả giám định nhưng công ty không thể kiện đối tác. Tương tự với công ty xuất khẩu khi chấp nhận kết quả giám định tại cảng đến có giá trị quyết định cuối cùng. Phần tổng quan các nghiên cứu liên quan sửa lại thành phần cơ sở thực tiễn GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh => Tóm lại, Mặc dù có nhiều rủi ro có thể xảy ra trong khi ký kết và thực hiện hợp đồng, tuy nghiên đội ngũ nhân lực ở phòng xuất khẩu có trình độ cao cũng như kinh nghiệp lâu năm, có mối quan hệ rộng và hiểu biết. Ngoài ra, các bạn hàng của công ty cổ phần Thông Quảng Phú có rất nhiều công ty đã từng hợp tác với công ty cổ phần thông Quảng Ninh, công ty xuất khẩu thông số 1 Việt Nam, điều này làm giảm thiểu rủi ro hợp đồng. - Mức độ rủi ro: 3 - Tần suất xảy ra rủi ro: D 3.5. Rủi ro biến động của thị trường thế giới * Về tỉ giá: Khi đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) thì giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó trở nên rẻ hơn, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao. Ngược lại, nếu giá của đồng nội tệ tăng lên so với đồng ngoại tệ (tỷ giá hối đoái giảm) sẽ làm cho xuất khẩu giảm đi, nhập khẩu tăng lên và cán cân thanh toán trở nên xấu hơn. Theo dự đoán của các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh tăng tỷ giá VND/USD vào khoảng 1,5 -2% trong cả năm 2019 nhằm cân đối hai mục tiêu là ổn định vĩ mô và hỗ trợ xuất khẩu. Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Quân đội (MBS) phân tích, tỷ giá VND/USD biến động khá mạnh trong năm 2018. Sau khi tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm, tỷ giá tăng mạnh trong các tháng Sáu và tháng Bảy trước khi hạ nhiệt trở lại vào 3 tháng cuối năm. Tổng kết năm 2018, tỷ giá VND/USD tăng 2,6%. Mặc dù không được ổn định như năm 2017 song diễn biến tỷ giá VND/USD trong năm 2018 là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam khi các quốc gia trong khu vực phải hạ giá mạnh đồng nội tệ trước áp lực tăng của đồng USD. Cũng theo MBS, áp lực lên tỷ giá VND/USD trong thời gian tới có khả năng tăng lên khi USD có xu hướng tăng trên thị trường toàn cầu (USD index tăng từ mức 91,67 điểm lên mức 97 điểm) tuy nhiên cũng không quá mạnh. Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối được củng cố và duy trì ở mức khá (63,5 tỷ USD), GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh khi Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời mua vào 11 tỷ USD trong năm 2018 tạo điều kiện giữ ổn định tỷ giá. Trong năm 2019, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có đủ điều kiện chủ động trong việc điều hành tỷ giá linh hoạt trong biên độ an toàn nhờ nguồn cung USD dồi dào và cân đối vĩ mô ổn định. Ngân hàng Nhà nước vẫn quy định mức lãi suất 0% đối với tiền gửi USD cho cả khách hàng cá nhân và tổ chức. Trong khi đó, lãi suất huy động VND vẫn được giữ ổn định kể từ đầu năm. Mức chênh lệch lãi suất tiền gửi USD và VND ở mức khá cao trong bối cảnh lạm phát duy trì ở hợp lý khiến người dân có xu hướng bán USD và nắm giữ VND, tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều dư địa để duy trì mức tỷ giá VND/USD hợp lý. "USD nhiều khả năng đã tạo đỉnh và sẽ đi xuống nhẹ trong năm 2019 khi nền kinh tế Mỹ đã tạo đỉnh tăng trưởng trong 2018 (với dự báo tăng trưởng GDP 2019 là 2,3%) khiến Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ phải giảm bớt cường độ tăng lãi suất. Điều này khiến sức ép lên VND không quá mạnh và do đó, chúng tôi đánh giá Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ tăng nhẹ tỷ giá VND/USD trong năm 2019 khoảng 1,5 -2% trong 2019 nhằm cân đối hai mục tiêu là ổn định vĩ mô và hỗ trợ xuất khẩu," chuyên gia MBS dự báo. Ngoài ra, cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục thặng dư 7,2 tỷ USD trong năm 2018 tạo thêm dư địa cho ổn định tỷ giá tại Việt Nam. Nhiều khả năng dự trữ ngoại hối sẽ tăng nhẹ vào cuối 2019 khi xu hướng trên vẫn tiếp diễn. Hiện tại, dự trữ ngoại hối đã đạt 3,2 tháng nhập khẩu và cao hơn đáng kể so với mức nợ ngoại tệ ngắn hạn của nền kinh tế là 21,9 tỷ USD do đó MBS đánh giá rủi ro tỷ giá tăng mạnh trong năm 2019 là khá thấp. [8] * Dự đoán tình hình nhựa thông trên thế giới 2019 Theo nghiên cứu của FMI và các chuyên gia trong ngành về biến động của thị trường nhựa thông thế giới thì thị trường nhựa thông được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 6%/ năm từ 2018-2028, xét về giá trị. Nhu cầu ngày càng tăng cao từ do ứng dụng đa dạng của nhựa thông từ những ngành như nước hoa, mỹ phẩm, sẽ thúc đẩy thị trường toàn cầu về giá trị và khối lượng trong kỳ dự báo. (Theo nghiên cứu của Market GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Research Report Search Engine (MRRSE)) Doanh số toàn cầu của Tùng hương được định giá 757,9 KT trong năm 2018 và ước tính sẽ tăng với tốc độ ấn tượng vào năm 2019, theo nghiên cứu mới nhất của FMI. Nhu cầu không ngừng đối với các vật liệu dựa trên sinh học từ nhiều ngành công nghiệp sử dụng cuối là một trong những yếu tố chính thúc đẩy đầu tư vào tùng hương. (Theo nghiên cứu của FMI) => Như vậy, theo dự báo của chuyên gia thì tỉ giá cũng như biến động thị trường vào năm 2019 hoàn toàn theo hướng có lợi cho công ty, đây là một cơ hội để tăng trưởng kinh doanh vào năm 2019 mà công ty cần phải nắm lấy. Đánh giả rủi ro về tỉ giá và biến động thị trường nhựa thông thế giới theo hướng bất lợi cho công ty thì: - Mức độ nghiêm trọng: Mức 4- Ít hoặc thiệt hại hoặc tổn thất tối thiểu. Điều này có thể được theo dõi và quản lý bởi các thủ tục thông thường. - Tần suất xảy ra: Có thể xảy ra trong các trường hợp hiếm hoi và đặc biệt (0-10%) 3.6. Đánh giá rủi ro do thiếu thông tin Thông tin với các công ty và nhất là các nhà xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng. Các nhà xuất khẩu hơn ai hết phải là những người biết rất rõ các thông tin về giá cả, sự biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là những thông tin về đối tác. Sự thiếu những thông tin sẽ đem lại những hậu quả không xác định được công ty. Hơn nữa, việc không nắm bắt được tình hình biến động giá cả của thị trường thế giới, nhiều công ty trong nước đã ký những hợp đồng với giá thấp đến khi giá thế giới tăng vọt, làm cho giá cả trong nước của mặt hàng đó cũng tăng theo, khiến công ty bị thua lỗ. Chính vì thế, với sự bùng nổ thông tin như hiện nay, để nhận biết và tránh những sai lệch thông tin không còn cách nào khác là công ty cần phải có nó như là một trong những yếu tố mà nếu không chuẩn bị trước sẽ đem đến rủi ro cho công ty. Ngoài những thông tin về môi trường bên ngoài thì thông tin về nội bộ của công ty cũng là một nhu cầu cần thiết để nhà quản trị ra quyết định. Hiện tại hệ thống cung cấp thông tin của công ty cổ phần Thông Quảng Phú vẫn còn nhiều thiếu sót: GVHD: NgTrườnguyễn Thị Vân Hương Đại học Kinh tế Huế 52