Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm NPK của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế

pdf 118 trang thiennha21 21/04/2022 3760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm NPK của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tieu_thu_san_pham_npk_cua_cong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm NPK của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK CỦA CÔNG TY VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn LÊ THỊ CẨM CHI Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Lớp: K49C_QTKD Niên khóa: 2015-2019 Trường ĐạiHu ếhọc, 05/2019 Kinh tế Huế
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận thực tập “Phân tích tình hình tiêu thụ phân bón NPK của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế” lần này, trước hết tôi xin gửi đến Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Huế cùng quý thầy, cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, tôi xin gửi đến Ths. Trần Vũ Khánh Duy, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty và cung cấp những số liệu thực tế để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện khóa luận này tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô cũng như quý công ty để khóa luận này hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Lê Thị Cẩm Chi Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1.1. Mục tiêu chung 2 2.1.2. Mục tiêu cụ thể 2 2.2. Câu hỏi nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3 4.1.1. Dữ liệu thứ cấp 3 4.1.2. Dữ liệu sơ cấp 4 4.2. Phương pháp chọn mẫu 4 4.3. Phương pháp xác định cỡ mẫu 4 4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 5 5. Cấu trúc của đề tài 7 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8 1.1. Cơ sở lý luận 8 1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 8 1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 9 1.1.3. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 10 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 15 1.1.4.1. Các nhân tố khách quan 15 1.1.4.2. Các nhân tố chủ quan 16 1.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 19 1.1.5.1.TrườngChỉ tiêu doanh Đại thu tiêu thhọcụ Kinh tế Huế 19 SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY 1.1.5.2. Chỉ tiêu kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm (hay lợi nhuận) tiêu thụ 19 1.1.5.3. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ 20 1.2. Cơ sở thực tiễn 20 1.2.1. Tình hình tiêu thụ phân bón của nước ta trong giai đoạn gần đây 20 1.2.2. Tình hình tiêu thụ phân bón trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 25 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK CỦA CÔNG TY VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ 27 2.1. Tổng quan về Công ty Vật tư Nông nghiệp TT Huế 27 2.1.1. Tên và địa chỉ công ty 27 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 27 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 28 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty 29 2.1.5. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 30 2.1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 30 2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 31 2.1.6. Tình hình nhân lực của công ty giai đoạn 2015-2017 32 2.1.7. Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017 34 2.1.8. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017 36 2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm phân bón NPK của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế 38 2.2.1. Tình hình tổ chức thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 38 2.2.1.1. Nghiên cứu thị trường 38 2.2.1.2. Chiến lược thị trường mục tiêu của công ty 40 2.2.1.3. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 40 2.2.1.4. Kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty 42 2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm phân bón của công ty qua 3 năm 2015-2017 45 2.2.2.1. Kết quả tiêu thụ phân bón của công ty qua 3 năm 2015-2017 45 2.2.2.2. Tình hình tiêu thụ phân bón theo thị trường qua 3 năm 2015-2017 46 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY 2.3. Kết quả điều tra về hoạt động tiêu thụ sản phẩm phân bón NPK của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp TT Huế 51 2.3.1. Thông tin mẫu điều tra 51 2.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 55 2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 58 2.3.4. Phân tích hồi quy tuyến tính bội 62 2.3.4.1. Hệ số tương quan 62 2.3.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội 64 2.3.5. Đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ phân bón NPK của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế 67 2.3.5.1. Đánh giá của khách hàng về nhân tố “Sản phẩm” 67 2.3.5.2. Đánh giá của khách hàng về nhân tố “Giá cả” 69 2.3.5.3. Đánh giá của khách hàng về nhân tố “Nhân viên bán hàng” 70 2.3.5.4. Đánh giá của khách hàng về nhân tố “Xúc tiến” 71 2.3.5.5. Đánh giá của khách hàng về nhân tố “Hoạt động bán hàng” 72 2.3.6. Ý kiến của khách hàng để nâng cao khả năng tiêu thụ phân bón NPK của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế 73 CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIÊU THỤ PHÂN BÓN NPK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ 76 1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và định hướng phát triển nhằm thúc đẩy tiêu thụ phân bón NPK của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế. 76 1.2. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 77 1.3. Một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ phân bón NPK 78 1.3.1. Về sản phẩm 78 1.3.2. Về giá cả 78 1.3.3. Về nhân viên bán hàng 79 1.3.4. Về xúc tiến 79 1.3.5. Về hoạt động bán hàng 80 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY 1. Kết luận 81 2. Kiến nghị 81 2.1. Đối với cơ quan Nhà nước 81 2.2. Đối với Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 84 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP: Cổ phần VTNN: Vật tư Nông nghiệp HTX NN: Hợp tác xã nông nghiệp KH - KD: Kế hoạch – Kinh doanh ĐVT: Đơn vị tính SP: Sản phẩm GC: Giá cả NV: Nhân viên XT: Xúc tiến BH: Bán hàng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2015-2017 32 Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017 34 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017 36 Bảng 2.4: Tình hình tiêu thụ phân bón của công ty qua 3 năm 2015-2017 41 Bảng 2.5: Sản lượng tiêu thụ phân bón của các kênh phân phối của công ty qua 3 năm 2015-2017 44 Bảng 2.6: Sản lượng tiêu thụ phân bón của công ty qua 3 năm 2015-2017 45 Bảng 2.7: Tình hình tiêu thụ phân bón theo thị trường qua 3 năm 2015-2017 46 Bảng 2.8: Tình hình doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm phân bón của công ty qua 3 năm 2015-2017 49 Bảng 2.9: Kết quả Cronbach’s alpha của các biến quan sát 55 Bảng 2.10: Kết quả Cronbach’s alpha của biến phụ thuộc 57 Bảng 2.11: Kiểm định KMO and Bartlett– thang đo các biến độc lập 58 Bảng 2.12: Ma trận xoay nhân tố Varimax – thang đo các biến độc lập 59 Bảng 2.13: Bảng đặt tên và giải thích nhân tố sau khi phân tích nhân tố EFA 60 Bảng 2.14: Kiểm định KMO and Bartlett – thang đo biến phụ thuộc 61 Bảng 2.15: Kết quả phân tích nhân tố thang đo 62 Bảng 2.16: Ma trận tương quan 63 Bảng 2.17: Các hệ số xác định trong phân tích hồi quy 64 Bảng 2.18: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính 65 Bảng 2.19: Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One Sample T Test) về yếu tố “Sản phẩm” ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ phân bón NPK 67 Bảng 2.20: Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One Sample T Test) về yếu tố “Giá cả” ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ phân bón NPK 69 Bảng 2.21: Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One Sample T Test) về yếu tố “Nhân viên bán hàng” ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ phân bón NPK 70 Bảng 2.22: Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One Sample T Test) về yếu tố “Xúc tiếTrườngn” ảnh hưởng đến kh Đạiả năng tiêu học thụ phân bónKinh NPK tế Huế 71 SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Bảng 2.23: Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One Sample T Test) về yếu tố “Hoạt động bán hàng” ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ phân bón NPK 72 Bảng 2.24: Ma trận SWOT về hoạt động tiêu thụ phân bón NPK của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế 76 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính 51 Biểu đồ 2: Cơ cấu mẫu khảo sát theo độ tuổi 52 Biểu đồ 3: Cơ cấu mẫu khảo sát theo thu nhập 52 Biểu đồ 4: Cơ cấu mẫu khảo sát theo nhóm khách hàng 53 Biểu đồ 5: Cơ cấu kênh thông tin khách hàng biết đến công ty 53 Biểu đồ 6: Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn loại phân bón NPK 54 Biểu đồ 7: Thời gian mua bán, sử dụng phân bón NPK 55 Biểu đồ 8: : Ý kiến của khách hàng nâng cao khả năng tiêu thụ phân bón NPK 74 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp 11 Sơ đồ 1.2: Tiêu thụ trực tiếp 14 Sơ đồ 1.3: Tiêu thụ gián tiếp 14 Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế 30 Sơ đồ 2.2: Kênh phân phối cấp 0 của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế 43 Sơ đồ 2.3: Kênh tiêu thụ cấp 1 của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế 43 Sơ đồ 2.4: Kênh tiêu thụ cấp 2 của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế 43 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng, việc ký kết, thực thi và đang đàm phán hiệp định thương mại tự do sẽ tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng xuất hiện rất nhiều cơ sở sản xuất phân bón. Để tồn tại và phát triển được đòi hỏi các công ty bên cạnh vấn đề chất lượng sản phẩm thì những vấn đề trong tiêu thụ sản phẩm cũng cần được coi trọng. Vì tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, để quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục thì các doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm của mình đã sản xuất ra. Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế có chức năng sản xuất, cung ứng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất trang trại; kinh doanh xăng dầu, chuỗi dịch vụ ăn uống, khách sạn trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận. Trong đó, sản xuất phân bón là ngành nghề rất được công ty chú trọng. Đến thời điểm này, các sản phẩm phân bón của Công ty Vật tư nông nghiệp TT Huế đã có chỗ đứng trên thị trường, chẳng những trên địa bàn tỉnh TT Huế mà còn thì trường ở nhiều tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. Nhóm sản phẩm phân bón NPK là nhóm sản phẩm chính được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất của công ty. Sự quyết định đổi mới công nghệ sản xuất phân bón NPK của Công ty Vật tư nông nghiệp TT Huế là một đầu tư đáng ghi nhận. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đầu tư đổi mới khoa học công nghệ cũng có ý nghĩa là nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY thành, tăng sức cạnh tranh. Xét về khía cạnh bảo vệ môi trường lại có một ý nghĩa đặc biệt. Hiện nay, Công ty đang hướng sản phẩm phân bón NPK sang thị trường nước ngoài và đã bước đầu thành công ở thì trường Lào. Chỉ từ đầu năm 2010 đến nay, công ty đã ký kết xuất khẩu đạt 1 triệu USD. Đây là một thành công mới của Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp TT Huế trong chiến lược phát triển mới của mình. Bên cạnh đó, công ty cũng có những thách thức nhất định từ các đối thủ cạnh tranh bên ngoài như Công ty TNHH Một thành viên Quế Lâm Miền Trung, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty TNHH Một thành viên Phân bón Sinh học Mỹ, Tổng công ty Sông Gianh, Để đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường thì công ty cần có những chiến lược tiêu thụ hiệu quả. Chính vì những lý do này, tôi đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm NPK của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế” để làm khóa luận tốt nghiệp. Từ đó, đưa ra những giải pháp tốt để giúp công ty nâng cao khả năng tiêu thụ phân bón, góp phần giúp hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Phân tích các hoạt động tiêu thụ phân bón nói chung và tiêu thụ phân bón NPK của Công ty Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế nói riêng. Từ đó, đưa ra một số giải pháp giúp công ty đẩy mạnh tiêu thụ và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát và hệ thống hóa về các vấn đề liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. - Đánh giá hoạt động tiêu thụ phân bón nói chung và phân bón NPK nói riêng của Công ty Cổ phần Vật tư Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ phân bón NPK của Công ty Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY  Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại phân bón NPK của khách hàng?  Những phương thức khách hàng tiếp cận với phân bón NPK của Công ty Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế.  Những vấn đề gặp phải trong quá trình tiêu thụ phân bón NPK?  Ý kiến đánh giá của khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ phân bón NPK của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế như thế nào?  Những giải pháp cần thiết giúp Công ty Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế nâng cao khả năng tiêu thụ phân bón NPK. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm phân bón nói chung và sản phẩm phân bón NPK nói riêng.  Đối tượng điều tra: - Những khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm phân bón NPK của Công ty Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế. - Đại lý, cửa hàng bán lẻ đang phân phối sản phẩm phân bón NPK. 3.2. Phạm vi nghiên cứu  Về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty CP Vật tư Nông nghiệp TTHuế. Điều tra chủ yếu ở các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.  Về thời gian: + Thu thập số liệu thứ cấp về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Vật tư Nông nghiệp TT Huế trong giai đoạn 2015-2017. + Số liệu sơ cấp được điều tra từ ngày 15/02/2019 đến ngày 20/03/2019. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1. Dữ liệu thứ cấp  Tiến hành tìm kiếm các thông tin từ các trang Web của Công ty, các bài luận văn, các Trườngđề tài nghiên cứu trên Đại Internet, học thư viện trưKinhờng Đại họ ctế Kinh Huếtế Huế, SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY  Thu thập các thông tin, số liệu từ các phòng ban của công ty như: cơ cấu tổ chức, doanh thu, lao động, nguồn vốn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, 4.1.2. Dữ liệu sơ cấp  Thu thập thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty thông qua bảng hỏi điều tra trực tiếp khách hàng. 4.2. Phương pháp chọn mẫu Quá trình phỏng vấn khách hàng được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Thời gian phát bảng hỏi từ ngày 15/02/2019 đến ngày 20/03/2019. 4.3. Phương pháp xác định cỡ mẫu Để xác định cỡ mẫu điều tra đại diện cho tổng thể nghiên cứu, nghiên cứu đã sử dụng công thức tính cỡ mẫu tỷ lệ theo Cochran (1997): ( ) n = / Trong đó: n: kích thước mẫu z: giá trị tới hạn tương ứng với độ tin cậy (1 − α), với độ tin cậy α = 95% ta có Z = 1.96 p: là xác suất xuất hiện dấu hiệu của phần tử đang nghiên cứu, để có kích thước mẫu lớn nhất ta chọn p = 1 – p = 0.5. ε: là sai số mẫu cho phép với nghiên cứu này, sai số được chọn là ε = 8%. Với những dữ liệu như trên, cỡ mẫu tính được là 150. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” trong phân tích nhân tố thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến quan sát để kết quả điều tra có ý nghĩa. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phân tích nhân tố với 5 nhân tố được đo lường bởi 18 biến quan sát khác nhau. Do đó, kích thước mẫu đảm bảo quá trình phân tích nhân tố đạt được ý nghĩa thì kích thước mẫu tổi thiểu phải đảm bảo điều kiện: n ≥ 5*18 = 90 mẫu. Để ngừa các sai sót trong quá trình điều tra, tác giả tiến hành phỏng vấn 130 khách hàng.  ThiTrườngết kế thang đo cho bĐạiảng hỏi học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY - Trong nghiên cứu này, các biến quan sát trong các thành phần tôi sử dụng thang đo Likert gồm 5 cấp độ với sự lựa chọn từ 1 đến 5 tăng dần từ: Cấp độ 1 (Rất không đồng ý) đến Cấp độ 5 (Rất đồng ý). - Với những biến phân loại khác tôi sử dụng thang đo định danh và thang đo thứ bậc. Thang đo định danh dùng cho biến giới tính, thu nhập, xác định nhóm khách hàng, khách hàng biết Công ty qua kênh thông tin, ý kiến của khách hàng nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ phân bón NPK. Thang đo thứ bậc dùng cho biến số năm khách hàng đã mua, bán, sử dụng sản phẩm phân bón NPK của Công ty. 4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Kết quả của nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 Để phân tích đánh giá của khách hàng về tình hình tiêu thụ sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế, ta kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tương quan, kiểm định One Way ANOVA và thống kê mô tả.  Hệ số Cronbach’s Alpha: Hệ số Cronbach’s Alpha phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố. Nó cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không. Người ta thường dùng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các nhân tố giả khi phân tích EFA (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha (Nguồn: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 24): Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt. Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt. Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Trong nghiên cứu này những biến có Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 thì được xem là đáng tin cậy và được giữ lại. Đồng thời, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.  Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998). Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J. (2000) đề cập rằng: Trong phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất. Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA: Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu: + 0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu + Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. = 0,3 (Jabnoun & Al-Timimi, 2003).  Phân tích hồi quy tương quan Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp Hồi quy Enter với phần mềm SPSSTrường 20.0 Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Mô hình hồi quy: Y = β0 + β1*X1+ β2*X2 + β3*X3+ + βi*Xi Trong đó: Y: Tình hình tiêu thụ sản phẩm phân bón NPK Xi: Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty β0: Hằng số βi: Các hệ số hồi quy (i>0). Mức độ phù hợp của mô hình hồi quy được đánh giá thông qua hệ số R2 hiệu chỉnh. Kiểm định giá trị trung bình giữa các nhóm đối tượng bằng kiểm định One Way ANOVA: Kiểm định One Way ANOVA được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tương quan, tức là có hay không mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Cặp giả thiết: Ho: Không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Mức ý nghĩa kiểm định là 95% Nguyên tắc chấp nhận giả thiết: + Nếu Sig < 0.05: Bác bỏ giả thiết Ho + Nếu Sig 0.05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết Ho 5. Cấu trúc của đề tài Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm NPK của Công ty Vật tư Nông nghiệp TT Huế. Chương 3: Định hướng giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm phân bón NPK của Công ty Vật tư Nông nghiệp TT Huế. Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông thương mại đầu ra của doanh nghiệp” (tr 85-86, Marketing căn bản, Trần Minh Đạo, NXB giáo dục 2002 ). Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề quan trọng của sản xuất nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và cả nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến việc tổ chức các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoá hoặc được quyền thu tiền bán hàng. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, quá trình chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng. Lúc này, tiêu thụ đồng nghĩa với bán hàng. Tiêu thụ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho người tiêu dùng có được giá trị sử dụng mà mình mong muốn và người sản xuất đạt được mục đích của mình trong kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp là một hoạt động mang tính nghiệp vụ cao, bao gồm nhiều loại công việc khác nhau liên quan đến các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất và các nghiệp vụ tổ chức quản lý quá trình tiêu thụ. 1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm  Đối với Doanh nghiệp: Đối với một doanh nghiệp sản xuất hay một doanh nghiệp thương mại thì việc xác định thị trường sản phẩm là khâu vô cùng quan trọng, sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc hàng hoá của doanh nghiệp có bán dược không hay nói các khác là phụ thuộc vào công tác tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu nghiệp vụ khác. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải được diễn ra liên tục và nhịp nhàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá bởi nhiều nhân tố, trong đó tốc độ quay vòng của vốn phụ thuộc vào tốc độ tiêu thụ của sản phẩm vì vậy nếu tiêu thụ sản phẩm tốt thì làm cho vòng quay vốn giảm Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm. Một sản phẩm được tạo ra khi doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu Sản phẩm được tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ thu được một số tiền tương ứng với số vốn bỏ ra và phần lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm (T-H- T’). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Thông qua vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là lưu thông hàng hoá, trong quá trình lưu thông hàng hoá xuất hiện những khuyết điểm, hạn chế cần được khắc phục để từ đó hoàn thiện quá trình sản xuất. Công tác tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ làm giảm chi phí trên một dơn vị sản phẩm bán ra từ đó có thể tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời đó cũng là phương tiện để các doanh nghiệp canh tranh về giá cả sản phẩm với các doanh nghiệp khác trên thương trường. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp củng cố vị trí và thế lực của doanh nghiệp trên thị trường thông qua các sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả phải chăng cùng với phương thức mua bán dễ dàng thuận tiện và dịch vụ bán hàng tiên tiến Tiêu thụ sản phẩm là biểu hiện của quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Thể hiện độ tin cậy của người tiêu dùng đối với nhà sản xuất. Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm người tiêu dùng và nhà sản xuất gần gũi nhau hơn, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của tốt hơn, thuận tiện hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn.  Đối với xã hội: Tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu. Nền kinh tế quốc dân là một tổng thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỷ lệ nhất định. Khi sản phẩm sản xuất được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường, góp phần bình ổn xã hội đồng thời có vốn để tích luỹ, tái sản xuất mở rộng. Tiêu thụ sản phẩm giúp các đơn vị xác định được phương hướng và bước đi của kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo. Thông qua TTSP có thể dự đoán dược nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực, từng loại mặt hàng nói riêng. Dựa trên kết quả đó, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các chiến lược, kế hoạch phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sao cho hiệu quả nhất. 1.1.3. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Theo quan điểm kinh doanh hiện đại, quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Thị Nghiên cứu Lập kế hoạch trường thị trường Thông tin tiêu thụ sản phẩm thị trường Thị trường Quản lý hệ thống phân phối Hàng Sản phẩm hóa Quản lý dự trữ Dịch và hoàn thiện Phối hợp và D ch v vụ s n ph m ị ụ ả ẩ tổ chức thực hiện các kế ho ch Quản lý lực ạ Giá, doanh lượng bán hàng số Tổ chức bán Phân phối và hàng và cung giao tiếp cấp dịch vụ Ngân quỹ Sơ đồ 1.1: Mô hình tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp Trường(Nguồn: Bài gi Đạiảng Quả n họctrị Thương Kinh mại Ths. Nguy tếễn NhưHuế Phương Anh) SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY 1. Điều tra nghiên cứu thị trường: “Thị trường có thể được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự (giống nhau) và những người bán đưa ra các sản phẩm khác nhau với cách thức khách nhau để thoả mãn nhu cầu đó”. (tr 42, Marketing Thương mại, Nguyễn Xuân Quang, NXB Lao động – Xã hội năm 2005). Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh trên thị trường phải thực hiện các công tác: nghiên cứu thị trường, thăm dò thị trường và thâm nhập thị trường với mục tiêu là nhận biết và đánh giá khái quát về khả năng doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường để từ đó đưa ra định hướng cụ thể để thâm nhập thị trường, chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng. Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất như thế nào? Sản phẩm bán cho ai? Khi nghiên cứu thị trường sản phẩm, doanh nghiệp phải giải đáp được các vấn đề sau: - Đâu là thị trường triển vọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp? - Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao? - Doanh nghiệp cần xử lý những biện pháp gì có liên quan và có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ? - Những mặt hàng nào, thị trường nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp? - Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường là lớn nhất trong từng thời kỳ. - Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẫu mã, bao gói, phương thức thanh toán - Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm. Trên cơ sở điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường. Đây là nội dung quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động tiêu thụ. 2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản như: khối lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật và giá trị có phân theo hình Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường tiêu thụ, giá cả tiêu thụ Các chỉ tiêu kế hoạch tiêu thụ có thể tính theo hiện vật và giá trị, chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối. Trong xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp như phương pháp cân đối, phương pháp tỷ lệ cố định Trong đó, phương pháp cân đối là phương pháp chủ yếu. (DS = Ođk + N - Ock). 3. Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán: Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông. Muốn cho quá trình lưu thông hàng hoá được liên tục, không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chú trọng đến các nghiệp vụ sản xuất ở kho như: tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hoá ở kho - bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho khách hàng. 4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm: Để hoạt động tiêu thụ có hiệu quả cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, các điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng, tiêu thụ sản phẩm có thể được thực hiện qua kênh trực tiếp hay kênh gián tiếp. - Kênh tiêu thụ trực tiếp: là hình thức doanh nghiệp xuất bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng, không qua một khâu trung gian nào. Ưu điểm: Giảm chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh hơn, doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng Nhược điểm: Hoạt động bán hàng diễn ra tốc độ chậm, chi phí bán hàng trực tiếp cao, cần một đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên bán hàng lớn, phải đầu tư lớn cho hệ thống cửa hàng này. Tốc độ chu chuyển vốn chậm vì phân phối nhỏ lẻ, doanh nghiệp phải quan hệ với rất nhiều bạn hàng. Doanh nghiệp sản xuất Môi giới Trường Đại học Kinh tế Huế Người tiêu dùng cuối cùng SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Sơ đồ 1.2: Tiêu thụ trực tiếp (Nguồn: Bài giảng Quản trị Thương mại Ths. Nguyễn Như Phương Anh) - Kênh tiêu thụ gián tiếp: là hình thức doanh nghiệp xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua khâu trung gian. Sự tham gia nhiều hay ít của người trung gian trong quá trình tiêu thụ sẽ làm cho kênh tiêu thụ gián tiếp dài hay ngắn khác nhau. Ưu điểm: Doanh nghiệp tiêu thụ đuợc khối lượng lớn hàng hoá trong thời gian ngắn nhất, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản, giảm hao hụt. Nhược điểm: Thời gian lưu thông hàng hoá dài hơn, tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được các khâu trung gian, thiếu thông tin từ người tiêu dùng về nhu cầu, các thông tin phản hồi về giá cả, chất lượng, mẫu mã, dịch vụ sản phẩm. Doanh nghiệp sản xuất Bán buôn Đại lý Môi giới Bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng Sơ đồ 1.3: Tiêu thụ gián tiếp (Nguồn: Bài giảng Quản trị Thương mại Ths. Nguyễn Như Phương Anh) Như vậy, mỗi hình thức tiêu thụ sản phẩm đều có ưu nhược điểm nhất định, nhiệm vụ phòng kinh doanh là phải lựa chọn hợp lý các hình thức tiêu thụ sản phẩm sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. 5. Tổ chức hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Hoạt động xúc tiến và yểm trợ bán hàng là toàn bộ hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ bán hàng như quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ triễn lãm 6. Thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ bán hàng: Bán hàng là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật, tác động tâm lý người mua nhằm đạt mục tiêu bán được hàng. Để bán được nhiều hàng, các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu của khách hàng như chất lượng, mẫu mã, giá cả và biết lựa chọn các hình thức bán hàng phù hợp như bán hàng trực tiếp, bán buôn, bán lẻ, bán thanh toán ngay 7. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm: Kết quả của việc phân tích, đánh giá quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ là căn cứ để doanh nghiệp có biện pháp thúc đẩy tiêu thụ và hoàn thiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi phương diện. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải làm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện kế hoạch tiêu thụ. 8. Tổ chức hoạt động dịch vụ sau bán: Đây là hoạt động không thể thiếu nhằm duy trì và củng cố và mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm, thị trường của doanh nghiệp nó bao gồm các hoạt động chính sau: lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, bảo hành cung cấp các dịch vụ thay thế phụ tùng, sửa chữa, cùng với việc duy trì mối quan hệ thông tin thường xuyên với khách hàng để thu nhập ý kiến phản hồi và sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1.1.4.1. Các nhân tố khách quan.  Các nhân tố thuộc tầm vĩ mô. - Các yếu tố chính trị, các chính sách của nhà nước và luật pháp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các chính sách mà nhà nước sử dụng như thuế, bình ổn giá cả, trợ giá, lãi suất tín dụng ngân hàng, có ý nghĩa rất quan trọTrườngng trong hoạt động tiêuĐại thụ sả n họcphẩm của doanhKinh nghiệ p.tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY - Các chính sách về phát triển những nghành khoa học văn hoá, nghệ thuật của nhà nước cũng có vai trò quan trọng, nó tác động trực tiếp đến cung- cầu giá cả. - Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chính sách nhà nước và các nước khác trên thế giới về sản phẩm khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể hiện qua chính sách tiêu dùng dân tộc, quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước khác trên thế giới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường.  Nhân tố xã hội và công nghệ. - Các yếu tố xã hội và công nghệ có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (lựa chọn phương án, lập kế hoạch tiến độ tiêu thụ sản phẩm, ). Các nhân tố tâm sinh lý, thời tiết, khí hậu, mức độ tăng dân số, mức thu nhập bình quân của dân cư là những nhân tố tác động tích cực đến tiêu thụ sản phẩm. - Sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin với khối lượng lớn và cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc giao dịch cũng như có thể thiết lập và mở quan hệ làm ăn với khu vực thị trường.  Điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Thời tiết xấu sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, không đảm bảo yêu cầu của khách hàng, dẫn tới không thể tiêu thụ được. Do vậy doanh nghiệp phải luôn chú tâm đầu tư nghiên cứu hệ thống giao thông nối liền giữa vùng sản xuất và vùng tiêu thụ một cách thuận lợi, an toàn. Từ đó hạn chế những tổn thất do điều kiện môi trường tự nhiên gây nên. 1.1.4.2. Các nhân tố chủ quan.  Chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm quyết định khả năng cạnh tranh và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hoá phải có chất lượng cao. Khác với chế độ bao cấp hàng hoá hiếm hoi và tiêu thụ sản phẩm theo nguyên tắc phân phối, nên hàng xấu, kém phẩm chất, người tiêu dùng cũng đành ngậm ngùi. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Trong cơ chế thị trường khách hàng là "thượng đế", họ có quyền lựa chọn trong hàng trăm sản phẩm để mua một sản phẩm tốt nhất. Vì vậy chất lượng sản phẩm phải luôn đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Hàng hoá chất lượng tốt sẽ tiêu thụ nhanh, thu được lợi nhuận cao. Hàng hoá chất lượng kém sẽ bị ứ đọng, ế ẩm làm cho doanh nghiệp thua lỗ, phá sản. Có thể nói: "Chỉ có chất lượng mới là lời quảng cáo tốt nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp" .  Giá cả sản phẩm. Giá cả một sản phẩm là biểu hiện bằng tiền mà người bán dự tính có thể nhận được từ người mua. Việc dự tính giá cả chỉ được coi là hợp lý và đúng đắn khi đã xuất phát từ giá cả thị trường, đặc biệt là giá cả bình quân của một hàng hoá trên từng loại thị trường trong và ngoài nước trong từng thời kỳ kinh doanh. Nếu giá cả được xác định một cách hợp lý và đúng đắn thì nó đem lại cho doanh nghiệp nhiều tác dụng to lớn. Đặc biệt là giá cả thực hiện chức năng gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên từng loại thị trường trong và ngoài nước. Nó là đòn bẩy kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp và thị trường. Vì giá cả cao hay thấp có ảnh hưởng quyết định tới khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được.  Phương thức thanh toán. Việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp với khách hàng có thể gồm nhiều phương thức thanh toán: Séc, tiền mặt, ngoại tệ, Mỗi phương thức đều có mặt lợi và mặt hại của nó cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Vấn đề là phải chọn được một phương thức thanh toán sao cho đôi bên cùng có lợi, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều hơn khi doanh nghiệp có những phương thức thanh toán tiện lợi, nhanh chóng. Doanh nghiệp cần đơn giản hoá thủ tục, điều kiện thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm.  Hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp cần phải có hệ thống phân phối sản phẩm của mình, bao gồm các cửa hàng bán trực tiếp, các đại lý, hoặc cung cấp cho người bán lẻ. Doanh nghiệp nếu tổ chức được hệ thống phân phối sản phẩm hợp lý sẽ đem lại hiệu quảTrườngcao trong công tác tiêuĐại thụ s ảnhọc phẩm, ngư Kinhợc lại nếu tổtếchứ c Huếkhông tốt sẽ gây SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY hậu quả xấu đến công tác tiêu thụ, sản phẩm bị ứ đọng sẽ gây tổn thất cho doanh nghiệp.  Uy tín của doanh nghiệp. Quá trình hoạt động sản suất kinh doanh sẽ tạo lập dần vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tránh sự hoài nghi của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm. Nó được biểu hiện bằng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Chiếm được lòng tin của khách hàng sẽ góp phần quan trọng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.  Nhân tố thuộc về thị trường - khách hàng. - Thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, gắn liền sản xuất với tiêu dùng, liên kết kinh tế thành một thể thống nhất, gắn liền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới. Thị trường là môi trường kinh doanh ở đó cung cầu gặp nhau và tác động qua lại lẫn nhau để đạt tới vị trí cân bằng. Thị trường sản phẩm hay người tiêu dùng sẽ quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cho ai. Thị trường là đối tượng của các hoạt động tiêu thụ, nó có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Trên thị trường cung cầu hàng hoá nào đó có thể biến đổi lên xuống do nhiều nguyên nhân làm cho giá cả sản phẩm cũng biến đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn và ngược lại. Việc cung ứng vừa đủ để thoả mãn nhu cầu về một loại hàng hoá trong một thời điểm nhất định là trạng thái cân bằng cung cầu. - Thị hiếu của khách hàng. Đây là nhân tố mà các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm không chỉ trong khâu định giá bán sản phẩm mà cả khi xây dựng chiến lược kinh doanh, quyết định phương án sản phẩm để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm nhanh và có lãi suất cao. Sản phẩm sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nếu sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với thị hiếu thì khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp đó. Đây là một yếu tố quyết địnhTrường mạnh mẽ. Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY 1.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 1.1.5.1. Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ  Doanh thu tiêu thụ (kí hiệu là D) là tổng giá trị được thực hiện do bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng D = ΣPi*Qi (i=1,n) Trong đó: Pi là giá bán sản phẩm i. Qi là sản lượng tiêu thụ sản phẩm i.  Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm : Là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi trừ đi các khoản giảm trừ và thuế gián thu. Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ- Thuế gián thu Trong đó: - Các khoản giảm trừ gồm: + Chiết khấu thương mại: Là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá cho khách mua hàng hoá, sản phẩm, với khối lượng lớn. + Giảm giá hàng bán: Là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá cho khách hàng khi khách hàng mua hàng hoá, thành phẩm nhưng lại kém phẩm chất hay không đáp ứng đủ điều kiện chất lượng như trong hợp đồng đã ký giữa 2 bên. + Hàng bán bị trả lại: Là số hàng mà khách hàng trả lại cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp bán hàng hoá, thành phẩm nhưng bị kém phẩm chất, chủng loại, - Thuế gián thu gồm: Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt Chỉ tiêu này tuy làm giảm các khoản thu nhập của DN nhưng nó đem lại hiểu quả lâu dài cho DN. Vì khi khách hàng được hưởng các khoản giảm trừ thì sẽ có ấn tượng tốt đối với DN và do đó sẽ tích cực hơn trong việc duy trì mối quan hệ lâu dài với DN. 1.1.5.2. Chỉ tiêu kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm (hay lợi nhuận) tiêu thụ  Lợi nhuận kinh doanh (π): Là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường πĐại= Σ Doanh họcthu – Σ KinhChi phí tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY  Lợi nhuận gộp: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán. Lợi nhuận gộp còn được gọi là lãi thương mại hay lãi gộp. Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán  Lợi nhuận thuần: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo và được tính toán dựa trên cơ sở tính toán khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh, bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – Giá thành sản phẩm tiêu thụ = Lãi gộp – Chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh  Lợi nhuận thuần sau thuế: Là các chỉ tiêu cuối cùng được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh. Lợi nhuần thuần sau thuế = Lãi thuần – Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.1.5.3. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ Sản lượng tiêu thụ thực tế Tỷ lệ (%) hoàn thành kế hoạch TTSP = x 100% Sản lượng tiêu thụ kế hoạch Chỉ tiêu này cho biết DN có hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hay chưa. Nếu tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 100% chứng tỏ DN đã hoàn thành kế hoạch. Nếu tỷ lệ này dưới 100% chứng tỏ DN chưa hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình tiêu thụ phân bón của nước ta trong giai đoạn gần đây  Nhu cầu phân bón. Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại. Trong đó, Urea khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900. 000 tấn, SA 850.000 tấn, Kali 950.000 tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400 – 500.000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá.  Tình hình sản xuất trong nước. Phân Urea, hiện tại năng lực trong nước đến thời điểm hiện tại là 2,340 triệu tấn/năm,Trường bao gồm Đạm Phú MĐạiỹ 800.000 học tấn, Đạ mKinh Cà Mau 800.000 tế tHuếấn, Đạm Hà Bắc SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY 180.000 tấn, Đạm Ninh Bình 560.000 tấn. Dự kiến cuối năm 2014, Đạm Hà Bắc nâng công suất từ 180.000 tấn lên 500.000 tấn/năm, cả nước sẽ có 2,660 triệu tấn/năm. Như vậy, về Urea đến nay, sản xuất trong nước không những phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà còn có lượng để xuất khẩu. Phân DAP, hiện sản xuất trong nước tại nhà máy DAP Đình Vũ 330.000 tấn/năm, đến hết 2015 có thêm nhà máy DAP Lào Cai công suất 330.000 tấn/năm và theo kế hoạch của Thủ tướng từ nay đến hết năm 2015 sẽ có thêm một nhà máy DAP nữa hoặc nâng công suất hiện có của DAP Đình Vũ lên thêm 330.000 tấn/năm. Như vậy sau 2015 sản xuất trong nước có thể đạt tới gần 1 triệu tấn DAP/năm, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Hiện tại từ nay đến hết năm 2014, chúng ta vẫn phải nhập khẩu DAP thêm từ 500.000 – 600.000 tấn/năm. Phân Lân: Hiện tại Supe Lân sản xuất trong nước có công suất 1,2 triệu tấn/năm, bao gồm nhà máy Lâm Thao công suất 800.000 tấn/năm, Lào Cai 200.000 tấn/năm và Long Thành 200.000 tấn/năm. Sản xuất Lân nung chảy hiện tại vào khoảng 600.000 tấn/năm bao gồm nhà máy Văn Điển và nhà máy Ninh Bình. Dự kiến tương lai sẽ có thêm khoảng 500.000 tấn/năm của 3 nhà máy mới ( Lào Cai, Thanh Hóa, ). Như vậy sản xuất phân Lân trong nước cũng đáp ứng được về cơ bản cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước. Phân NPK: Hiện cả nước có tới cả trăm đơn vị sản xuất phân bón tổng hợp NPK các loại. Về thiết bị và công nghệ sản xuất cũng có nhiều dạng khác nhau, từ công nghệ cuốc xẻng đảo trộn theo phương thức thủ công bình thường đến các nhà máy có thiết bị và công nghệ tiên tiến. Về quy mô sản xuất tại các đơn vị cũng khác nhau từ vài trăm tấn/năm tới vài trăm ngàn tấn/năm và tổng công suất vào khoảng trtên 3,7 triệu tấn/năm. Nói chung là sản xuất NPK ở Việt Nam vô cùng phong phú cả về thiết bị, công nghệ đến công suất nhà máy. Chính điều này đã dẫn tới sản phẩm NPK ở Việt Nam rất nhiều loại khác nhau cả về chất lượng, số lượng đến hình thức bao gói. Phân Kali: Hiện trong nước chưa sản xuất được do nước ta không có mỏ quặng Kali, vì vậy 100% nhu cầu của nước ta phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Phân SA: Hiện tại nước ta chưa có nhà máy nào sản xuất SA và nhu cầu của nước ta vẫn phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài. Phân Hữu cơ và vi sinh: Hiện tại sản xuất trong nước vào khoảng 400.000 tấn/năm, tương lai nhóm phân bón này vẫn có khả năng phát triển do tác dụng của chúng với cây trồng, làm tơ xốp đất, trong khi đó nguyên liệu được tận dụng từ các loại rác và phế thải cùng than mùn sẵn có ở nước ta.  Nhu cầu tiêu thụ phân bón ở Việt Nam Năm 2016 cả nước tiêu thụ 11,2 triệu tấn phân bón, giảm 5% so với năm 2015 do điều kiện sản xuất nông nghiệp không thuận lợi. Phân NPK là loại phân tiêu thụ nhiều nhất với 3,7 triệu tấn, tiếp đến là phân Urea với khoảng 2,5 triệu tấn, các loại phân còn lại khoảng 1 triệu tấn. Trong những năm qua, thị trường phân bón trong nước luôn ở trong tình trạng cung vượt cầu, cạnh tranh trong ngành rất gay gắt. Lúa gạo là loại cây trồng tiêu thụ phân bón chủ yếu ở Việt Nam, chiếm khoảng 65% lượng tiêu thụ. Trong đó, khu vực ĐBSCL với diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước là khu vực tiêu thụ phân bón nhiều nhất, chiếm đến 60% lượng tiêu thụ cả nước. Các doanh nghiệp phân bón ở Việt Nam đa phần là các công ty nhỏ lẻ, hoạt động phân tán. Cả nước có hơn 1.000 cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón phân bố ở khắp các vùng miền và tập trung chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL. Giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch rất lớn về quy mô tài sản, tiềm lực tài chính cũng như công nghệ sản xuất. Hiện nay nước ta chỉ sản xuất được phân Urea, NPK, phân lân (supe lân và lân nung chảy) và một lượng nhỏ phân DAP, các loại phân khác như SA và kali vẫn phải nhập khẩu. Năm 2016, lượng phân bón nhập khẩu đạt 4,19 triệu tấn với giá trị 1,2 tỷ USD, trong khi đó, khối lượng xuất khẩu chỉ đạt 746 ngàn tấn với giá trị 209 triệu USD, giảm 6% về khối lượng và 25% về kim ngạch so với năm 2015. Theo Bộ Công Thương Việt Nam, năm 2017, nước ta tiêu thụ khoảng 11,5 triệu tấn phân bón, trong đó nhu cầu tiêu thụ phân bón vô cơ chiếm khoảng 90,5% với 10,5 triệu tấn và phân bón hữu cơ, sinh học khoảng 1 triệu tấn. Bộ Công Thương cho biết, theo các năm nhu cầu tiêu thụ phân bón cũng có sự dao động trong khoảng mức 1,4 triệu tấn Lân, 2,3 triệu tấn Urê, gần 4 triệu tấn NPK, các loại phân còn lại như DAP, Kali, SA dao động ở mức 850-950 tấn Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Những năm gần đây, ngành sản xuất phân bón của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. 6 tháng đầu năm 2017, nhu cầu đối với mặt hàng phân bón khởi sắc trở lại, diễn biến giá, các dự án NPK lớn được đưa vào hoạt động và các chuyển động mới về chính sách kỳ vọng đã giúp bức tranh ngành có những thay đổi tích cực hơn. Tổng sản lượng sản xuất Urea và NPK trong nước tăng 19,4% và 9,3% so với cùng kỳ năm 2016. Từ chỗ phải nhập gần 60%, Việt Nam đã chủ động được nguồn cung urê, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, phát triển được những loại phân bón mới như DAP, kali. Các doanh nghiệp Việt đã đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm phân lân và phân NPK. Hiện nay, cả nước có 180 doanh nghiệp (DN) sản xuất phân bón hữu cơ, chiếm 24,5% trên tổng số 735 DN sản xuất phân bón đã được Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương cấp phép, với quy mô công suất lớn nhỏ khác nhau (từ 20 nghìn đến 500 nghìn tấn/năm). Theo số liệu Vibiz tổng hợp, khối lượng và giá trị nhập khẩu phân bón 9 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 3 triệu tấn và ước đạt 947 triệu USD. Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu trong 9 tháng đầu năm 2017 đến từ Trung Quốc với lượng là 1,5 triệu tấn. Ngoài ra nhập một lượng lớn từ các quốc gia khác như Nhật Bản, Lào. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nông sản lớn, trong đó xuất khẩu phân bón 9 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 400 nghìn tấn. Thị trường xuất khẩu sang Campuchia lớn nhất, chiếm tới gần 50% về lượng tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2017. Ngoài ra một số thị trường xuất khẩu trọng điểm khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia, 6 tháng đầu năm 2018, tình hình sản xuất phân bón ở Việt Nam có khá nhiều biến động do ảnh hưởng của 4 yếu tố cơ bản sau: giá nguyên liệu đầu vào, nhu cầu tiêu thụ trong nước, năng lực sản xuất phân bón của các doanh nghiệp và các chính sách về thuế. Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn cả nước đã sản xuất được nhiều nhất là phân NPK với 1.487,9 nghìn tấn, đứng thứ hai là phân đạm Ure với 1.041,1 nghìn tấn, tiếp theo là phân Lân và phân DAP với sản lượng lần lượt là 738,4 nghìn tấn và 261,8 nghìn tấn. So với cùng kỳ năm 2017, sản Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY lượng phân đạm urê giảm 5,4%; phân NPK tăng 2%; phân Lân (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) tăng 5,8%; phân DAP (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) tăng 42,8%. Nhu cầu tiêu thụ phân Ure trong 6 tháng đầu năm 2018 có xu hướng giảm, do sự xuống giá các mặt hàng cây công nghiệp (tiêu, cà phê, cao su ) chủ yếu tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nên nhu cầu chăm bón cho các loại cây này đã sụt giảm. Sự suy giảm về sản lượng phân đạm Ure đã đẩy giá Ure trong nước tăng trong nửa đầu năm 2018. Trái ngược với sự suy giảm sản lượng phân Ure, sản lượng sản xuất phân DAP tăng đến 42,8% so với nửa đầu năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do việc áp dụng thuế tự vệ đối với mặt hàng phân bón DAP/MAP kể từ tháng 3/2018 với mức thuế tự vệ 1,128 triệu đồng/tấn đã khiến lượng nhập khẩu mặt hàng này giảm, đây là động lực thúc đẩy năng lực sản xuất của các Công ty trong nước như: DAP Đình Vũ, DAP Lào Cai, Vì vậy, tính đến cuối tháng 6/2018, lượng hàng tồn kho của phân bón DAP đạt khoảng 260 nghìn tấn, tăng 26% so với cùng thời điểm năm 2017. Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất NPK của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) bắt đầu đi vào hoạt động đã khiến sản lượng sản xuất phân NPK nửa đầu năm 2018 tăng 2% so với cùng kỳ năm 2017. Sáu tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 2.252.679 tấn phân bón các loại với trị giá đạt 643,38 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2017, nhập khẩu phân bón giảm 6,2% về lượng và giảm 0,8% về trị giá. Trong đó, nhập khẩu phân DAP giảm đến 31,4% về lượng và 21,2% về trị giá do chịu ảnh hưởng của thuế tự vệ (1,128 triệu đồng/ 1 tấn) áp dụng cho mặt hàng này từ tháng 3/2018. Bên cạnh sự suy giảm về lượng và trị giá nhập khẩu một số mặt hàng như: NPK, DAP, SA, Kali thì nhập khẩu Ure tăng 21,9% về lượng và 30,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân của nhập khẩu Ure tăng là do sản lượng sản xuất mặt hàng này giảm trong 6 tháng đầu năm 2018, do đó lượng Ure bị thiếu hụt được bù đắp bằng lượng Ure nhập khẩu. Xuất khẩu phân bón nửa đầu năm 2018 tăng 5,4% về lượng và tăng 22,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, đạt 478.338 tấn với kim ngạch xuất khẩu là 153,7 triệu USD. Trong đó, lượng xuất khẩu mặt hàng phân bón nhiều nhất là tháng 3 và tháng 5 với sản lượng lần lượt là 100.820 tấn và 98.133 tấn. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Kết thúc quý II/2018, Việt Nam xuất khẩu 250.584 tấn phân bón các loại sang thị trường quốc tế với kim ngạch xuất khẩu đạt 81.404 nghìn USD. Trong đó, lượng phân bón xuất khẩu cao nhất là vào tháng 5 với 98.133 tấn, kim ngạch đạt 31.814 nghìn USD. So với quý I/2018, xuất khẩu phân bón tăng 10,11% về lượng và tăng 12,58% về trị giá. Việt Nam nhập khẩu 1.303.727 tấn phân bón các loại với kim ngạch đạt 379.381 nghìn USD. Lượng nhập khẩu phân bón giữa các tháng khá đồng đều và không có nhiều biến động. So với quý I/2018, nhập khẩu phân bón tăng 38,24% về lượng và tăng 44,46% về trị giá. 1.2.2. Tình hình tiêu thụ phân bón trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Do sự tác động lớn từ thị trường phân bón thế giới cũng như thị trường phân bón trong nước cho nên thị trường phân bón tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian này cũng gặp nhiều khó khăn và có nhiều biến động. Việc giá nguyên liệu tăng và nguồn quặng dùng cho sản xuất phân bón ngày càng khan hiếm đã tác dộng rất lớn đến việc cung ứng. Đầu tháng 12/2017, giá phân bón trong nước tăng khoảng 20%. Tại thị trường Thừa Thiên Huế, mức giá có phần ổn định đối với các loại phân bón được sản xuất ngay trong tỉnh. Đối với các loại phân khác cũng tăng theo thị trường chung của cả nước. Đa số người dân sống ở Tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn sống chủ yếu dựa vào nghề nông vì vậy họ cũng bị ảnh hưởng lớn từ những khó khăn đó. Hiện nay ở Thừa Thiên Huế có rất ít nhà máy sản xuất phân bón, cộng thêm việc các công ty lớn đang dần tìm cách giảm lượng hàng nhập khẩu đã tác động mạnh mẽ đến các công ty cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cho lượng cầu vượt quá cung. Các công ty ở Thừa Thiên Huế đa số điều hoạt động dựa trên vốn vay ngân hàng, điều đó làm cho các DN không thể chủ động trong việc dữ trữ nguồn hàng, chính điều đó đã làm cho lượng cầu vượt quá cung. Thị trường phân bón ở Thừa Thiên Huế với những biến động như vậy đã làm xuất hiện nhiều phân bón giả, kém chất lượng. Vì vậy, đòi hỏi chính quyền địa phương cần phải tiến hành triển khai những chính sách hợp lý để kiểm soát thị trường, ngăn chặn tình trạng phân bón giả, kém chất lượng ngày càng tràn lan trên thị trường. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương nên kết hợp Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY với doanh nghiệp trên địa bàn để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất giúp cho bà con nông dân an tâm sản xuất, canh tác. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK CỦA CÔNG TY VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về Công ty Vật tư Nông nghiệp TT Huế 2.1.1. Tên và địa chỉ công ty Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ Tên giao dịch: TAMACO Mã số thuế: 3300101244 Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế Tỉnh TT-Huế Địa chỉ: Số 22 Đường Tản Đà, Phường Hương Sơ, Thành phố Huế Điện thoại: 0543588330 Ngày cấp giấy phép: 21/09/1998 Ngày bắt đầu hoạt động: 06/02/2006 Email: vtnntthue@dng.vnn.vn Website: 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Từ khi việc chia cắt Bình Trị Thiên thành ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, công ty VTNN Bình Trị Thiên được chia thành 3 công ty: Công ty VTNN Quảng Bình, công ty VTNN Quảng Trị và công ty VTNN Thừa Thiên Huế. Công ty VTNN Thừa Thiên Huế chính thức được thành lập theo quyết định số 71/QĐ-UB( 17/07/1989) của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 29/01/1993 theo quyết định số 126/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thì công ty được công nhận là DN nhà nước thực hiện các hoạt động theo cơ chế độc lập, cung ứng và trao dổi VTNN trên địa bàn tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Theo quyết định số 1069/ QĐ-UB ngày 05/04/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định chuyển công ty VTNN thành công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế. Đến nghị định 4408/QĐ-UBND ngày 29/12/2005 của UBND Thừa Thiên Huế đã chính thức phê duyệt phương án xây dựng cổ phần hóa. Như vậy, kể từ tháng 1/2006, để phù hTrườngợp với nền kinh tế thĐạiị trường tronghọc xu hư ớKinhng mở cửa htếội nh ậHuếp kinh tế quốc tế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY nhà nước ta đã mạnh dạn cắt giảm các DN nhà nước sử dụng vốn chủ yếu của ngân sách để trở thành công ty cổ phần, với vốn cổ phần sẽ giúp cho công ty trở nên chủ động, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của mình. Trong những năm qua với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên của công ty, công ty đã vượt qua những khó khăn và đang phát triển bền vững khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Theo thông báo số 377 TB/UB ngày 23/07/1990 công ty được giao chức năng và nhiệm vụ cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu trực tiếp đến các hợp tác xã và từng hộ nông dân, địa bàn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của công ty chủ yếu là trong tỉnh. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ đó, công ty tổ chức 4 điểm giao dịch bán hàng phục vụ cho 8 huyện và thành phố Huế.  Trạm An Lỗ phục vụ cho 3 huyện phía bắc: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà.  Trạm Truồi phục vụ cho 3 huyện phía nam: Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thủy.  Trạm Phú Đa được thành lập để phục vụ bà con ở huyện Phú Vang.  Trạm A Lưới được thành lập để phục vụ cho bà con ở huyện A Lưới.  Phòng kinh doanh phục vụ cho thành phố Huế và các xã lân cận. Công ty có chức năng sản xuất, cung ứng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất trang trại; kinh doanh xăng dầu, chuỗi dịch vụ ăn uống, khách sạn trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận. Công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế là DN có tài khoản con dấu riêng, có tư cách pháp nhân nên công ty phải thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm với nhà nước nằm tăng nguồn thu ngân sách. Đồng thời công ty phải phục vụ VTNN đảm bảo đúng số lượng và kịp thời cho nền sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra công ty còn có nhiệm vụ thu mua đối lưu phân bón và nông sản nội địa để bán nội địa và xuất khẩu, nhập khẩu phân bón, sản xuất phân lân vi sinh hữa cơ và các chế phẩm than bùn, nhận làm đại lý tiêu thụ cho các DN sản xuất phân bón khác. Ngoài chức năng và nhiệm vụ trên, công ty còn có vai trò chủ động trong việc tham gia điều tiết lượng vật tư nông nghiệp sao cho phù hợp với quy luật cung Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY cầu trên thị trường, giữ được mặt bằng giá cả, tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm sản xuất, đồng thời đảm bảo chính sách lương trả cho cán bộ nhân viên để họ đảm bảo cuộc sống. 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty - Trồng cây cao su. - Sản xuất sản phẩm khác từ cao su. - Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp. - Trồng rừng và chăm sóc rừng. - Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ. - Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản. - Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng. - Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện . - Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại. - Sửa chữa máy móc, thiết bị. - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. - Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác . - Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác. - Đại lý, môi giới, đấu giá. - Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa); và động vật sống. - Bán buôn thực phẩm. - Bán buôn đồ uống. - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp . - Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan. - Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. - Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh. - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. - Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY - Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới );. - Khai thác gỗ. - Khai thác và thu gom than non. - Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch. 2.1.5. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ PHÒNG PHÒNG TỔ PHÒNG KẾ HOẠCH - KINH MARKETING CHỨC HÀNH TOÁN – TÀI VỤ DOANH CHÍNH Nhà máy Trạm A Trạm Trạm Phú Trạm An PLHCVS Lưới Truồi Đa Lỗ Sông Hương Cửa Cửa Đại Cửa Đại Cửa Đại Nhà Nhà Cửa Đại hàng hàng lý hàng lý hàng lý máy máy hàng lý bán bán bán bán NPK vi xăng lẻ lẻ lẻ lẻ sinh dầu Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế Trường Đại học Kinh(Nguồn: Phòng tế hành Huế chính công ty) SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY 2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Kể từ năm 2006, khi công ty VTNN đã được cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần VTNN thì cơ cấu của công ty có một số thay đổi. Để phù hợp với tiến trình cổ phần hóa thì công ty xây dựng lại bộ máy quản lý theo quan hệ trực tuyến và chức năng. Bộ máy lãnh đạo đó gồm: Hội đồng quản trị : Do hội đồng cổ đông bầu ra để điều hành công ty. Hội đồng quản trị gồm 7 thành viên đại diện cho cổ đông để giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của công ty, người đứng ra chịu trách nhiệm và thực hiện các chỉ đạo của hội đồng quản trị. Phó giám đốc: Là người chụi trách nhiệm trong khâu bán hàng hóa, giúp cho giám đốc trong công tác quản lý và điều hành tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng kế hoạch - kinh doanh: Có nhiệm vụ giải quyết công việc hành chính, tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ nhân sự, chính sách hưu trí, chỉ đạo trực tiếp các đơn vị đặt hàng của khách hàng. Phòng Marketing: Có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường mới, củng cố mối quan hệ với những khách hàng hiện tại và thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giải quyết công việc hành chính như văn thư bảo mật, bảo vệ cơ quan, tiếp khách, tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ nhân sự, chính sách hưu trí, thôi việc, Phòng kế toán – tài vụ: Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Các chi nhánh phụ thuộc: Chi nhánh An Lỗ, chi nhánh Truồi,chi nhánh Phú Đa, nhà máy Sông Hương. Hàng tháng tập hợp số liệu về tình hình kinh doanh hàng hóa báo cáo lên lãnh đạo công ty. Mỗi chi nhánh đều có kho chứa hàng, đại lí và các của hàng riêng lẻ. Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu vừa chức năng vừa trực tuyến. Về quan hệ trực tuyến biểu hiện dưới các chỉ thị hướng dẫn, chỉ đạo của hội đồng quản trị với giámTrường đốc và của giám Đại đốc vớ i họccác phòng Kinhchức năng ctếũng nhHuếư các chi nhánh SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY phụ thuộc. Mối quan hệ giữa các phòng ban rất chặt chẽ với nhau đảm bảo cho hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao. 2.1.6. Tình hình nhân lực của công ty giai đoạn 2015-2017 Lao động là một yếu tố nguồn lực quan trọng của mỗi DN. Một DN cho dù có nguồn vốn dồi dào, có qui trình công nghệ tiên tiến đến thế nào di chăng nữa nếu không có nguồn lao động thì cũng không thể nào sử dụng đồng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả, và cũng không thể tạo ra sản phẩm để kinh doanh. Lao động là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản suất kinh doanh. Ngoài vốn và công nghệ thì lao động là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN, vì vậy việc sử dụng lao động một cách hợp lý, phù hợp với trình độ người lao động là rất quan trọng. Sử dụng người lao động hợp lý sẽ góp phần làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế luôn chú trọng và không ngừng cải thiện chất lượng lao động, luôn quan tâm đến vấn đề tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. Tình hình lao động của công ty trong 3 năm 2015-2017 được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2015-2017 (ĐVT: Người) Chỉ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch Chênh lệch 2016/2015 2017/2016 tiêu Số Số Số lượng lượng lượng % % % +/- % +/- % STT Tổng số 186 100 218 100 237 100 32 117,2 19 108,71 lao động 1. Phân theo giới tính Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Nam 128 68,82 156 71,56 169 71,31 28 121,88 13 108,33 Nữ 58 31,18 62 28,44 68 28,69 4 106,90 6 109,68 2. Phân theo tính chất lao động Lao động 124 66,67 147 67,43 158 66,67 23 118,55 11 107,48 trực tiếp Lao động 62 33,33 71 32,57 79 33,33 9 114,52 8 111,27 gián tiếp 3. Phân theo trình độ Đại học 17 9,14 22 7,80 27 11,39 5 129,41 5 122,73 Cao đẳng 24 12,90 31 11,01 42 17,72 8 129,17 11 135,48 Trung cấp 31 16,67 45 14,22 51 21,52 4 145,16 6 113,33 Lao động 114 61,29 120 52,29 117 49,37 6 105,26 -3 97,50 phổ thông (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy, tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015- 2017 có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm. Trong 3 năm qua, tổng số lao động của công ty có xu hướng tăng lên, năm 2016 tổng số lao động là 218 người tăng lên 32 người so với năm 2015 (186 người). Qua năm 2017, số lượng lao động là 237 người, tăng 19 người tưng ứng với tăng 8,71% so với năm 2016. - Phân theo giới tính: Trong cơ cấu lao động của công ty, số lượng nhân viên nam cao hơn nhân viên nữ nhưng nhìn chung đều tăng rõ tệt qua từng năm. Cụ thể là số nhân viên nam năm 2016 là 156 người, tăng 28 người ứng với 21,88% so với năm 2015; nhân viên nữ là 62 người, tăng 4 người ứng với 6,9% so với năm 2015. Qua năm 2017, số lượng nhân viên nam và nữ đều tăng lần lượt là 13 và 6 người, ứng với 8,33% và 9,68% so với năm 2016. - Phân theo tính chất lao động: Công ty cổ phần VTNN là một DN hoạt động chủ yếu là kinh doanh phân bón. Thị trường của công ty tương đối rộng. Do vậy, lao động trực tiếp bán hàng chiếm số lượng lớn hơn so với lao động gián tiếp, lao động trực tiếp qua 3 nămTrường luôn lớn hơn 60% Đại tổng số laohọc động. Qua Kinh bảng trên tếta có thHuếể thấy lao động SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY trực tiếp tăng rõ rệt qua các năm. Cụ thể là năm 2016, lao động trực tiếp là 147 người, tăng 23 người ứng với 18,55% so với năm 2015; đến năm 2017, số lượng lao động trực tiếp là 158 người, tăng 11 người ứng với 7,48% so với năm 2016. Còn về lao động gián tiếp qua các năm cũng có tăng nhưng mức độ không đáng kể. Cụ thể là năm 2016 tăng 9 người ứng với 14,52% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 8 người ứng với 11,27% so với năm 2016. - Phân theo trình độ học vấn: Do công ty là đơn vị vừa kinh doanh vừa sản xuất nên tỷ lệ công nhân, lao động phổ thông chiếm khá cao trong tổng số nguồn lao động nhưng qua bảng 2.1, ta có thể thấy được số lượng lao động phổ thông có xu hướng tăng giảm không đều. Cụ thể, năm 2016 có 120 người tăng 6 người ứng với 5,26% so với năm 2015 nhưng qua năm 2017 đã giảm 3 người ứng với giảm 2,5% so với năm 2016. Một công ty muốn phát triển thì phải có đội ngũ công nhân viên giỏi, nắm bắt được điều này công ty đã chủ động tuyển những nhân viên có trình độ vào những vị trí quan trọng nên tỷ lệ nhân viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng cũng chiếm 1 tỷ lệ tương đối và tăng dần qua các năm. Công ty cũng chú trọng phát triển lực lượng lao động theo chiều rộng lẫn chiều sâu và chất lượng lao đồng ngày càng được nâng cao rõ rệt đáp ứng được yêu cầu công việc. 2.1.7. Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017 Nguồn vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn vốn giúp cho DN có đầy đủ điều kiện để thực hiện quá trình tái sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và là sức mạnh về tài chính của DN để cạnh tranh với các DN khác. Để có thể tái sản xuất kinh doanh và phát triển thì yếu tố bắt buộc phải có đối với mỗi DN là vốn. Vốn của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế chủ yếu hình thành từ hai nguồn là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty được thể hiện qua số liệu ở sau: Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017 (ĐVT: triệu đồng) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Chỉ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch Chênh lệch 2016/2015 2017/2016 tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Tổng 145.250 100 183.479 100 240.743 100 38.229 126,32 57.264 131,21 vốn sản xuất kinh doanh 1. Phân theo đặc điểm nguồn vốn Vốn cố 39.103 26,92 45.973 25,06 78.249 32,50 6.870 117,57 32.276 170,21 định Vốn 106.147 73,08 137.506 74,94 162.494 67,50 31.359 129,54 24.988 118,17 lưu động 2. Phân theo nguồn hình thành Nợ 57.116 39,32 85.386 46,54 110.402 45,86 28.270 149,50 25.016 129,30 phải trả Nguồn 88.134 60,68 98.093 53,46 130.341 54,14 9.959 111,30 32.248 132,87 VCSH (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ công ty) Qua bảng số liệu 2.2, ta có thể thấy tổng nguồn vốn của công ty có sự biến động và không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể là năm 2016, tổng nguồn vốn là 183.479 triệu đồng tăng 38.229 triệu đồng ứng với tăng 26,32% so với năm 2015. Qua năm 2017 là 240.743 triệu đồng tăng 57.264 triệu đồng ứng với tăng 31,21% so với năm 2016. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Xét theo đặc điểm vốn: cả vốn cố định và vốn lưu động của công ty đều tăng lên qua 3 năm và vốn lưu động của công ty chiếm tỷ lệ lớn hơn vốn cố định của công ty điều này là phù hợp với hình thức kinh doanh của công ty do công ty là đơn vị vừa sản xuất vừa thương mại phục vụ cho nông nghiệp nên việc đầu tư vào vốn lưu động là yếu tố cần thiết để quay vòng vốn tạo hiệu quả cao trong kinh doanh. Năm 2016, vốn lưu động là 137.506 triệu đồng tăng 31.359 triệu đồng tương ứng tăng 29,54% so với năm 2015, năm 2017 vốn lưu động là 162.494 triệu đồng tăng 24.988 triệu đồng tương ứng tăng 18,17% so với năm 2016. Cùng với sự tăng lên của vốn lưu động thì vốn cố định cũng tăng, năm 2016 tăng 6.870 triệu đồng ứng với 17,57% so với năm 2015; năm 2017 tăng 32.276 triệu đồng ứng với 70,21% so với năm 2016. Xét theo nguồn hình thành: trong 3 năm vừa qua, vốn chủ sở hữu và vốn vay của công ty đều tăng và vốn vay chiếm tỷ trọng thấp hơn vốn chủ sở hữu tròn tổng số nguồn vốn. Năm 2016, vốn vay là 85.386 triệu đồng tăng 28.270 triệu đồng tương ứng tăng 49,50% so với năm 2015; năm 2017 là 110.402 triệu đồng tăng 25.016 triệu đồng tương ứng tăng 29,30% so với năm 2016. Còn về VCSH, năm 2016 là 98.093 triệu đồng tăng 9.959 triệu đồng tương ứng tăng 11,30% so với năm 2015; năm 2017 là 130.341 triệu đồng tăng 32.248 triệu đồng tương ứng tăng 32,87% so với năm 2016. 2.1.8. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2015- 2017 Đối với Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế, doanh thu thuần của công ty cũng chính là doanh thu thu được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, chủ yếu là thu được từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón và khu vực thương mại dịch vụ. Kết quả kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017 (ĐVT: triệu đồng) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % 1. Doanh thu thuần 398.960 492.763 572.364 93.803 123,51 79.601 116,15 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY 2. Giá vốn hàng bán 367.203 450.122 519.943 82.919 122,58 69.821 115,51 3. Lợi nhuận gộp 31.757 42.641 52.421 10.884 134,27 9.780 122,94 4. Doanh thu hoạt 7.631 8.592 9.957 961 112,59 1.365 115,89 động tài chính 5. Chi phí tài chính 5.832 5.381 5.042 -451 92,27 -339 93,70 6. Chi phí bán hàng 6.458 7.257 8.026 799 112,37 769 110,60 7. Chi phí quản lý 4.731 5.642 5.861 911 119,26 219 103,88 doanh nghiệp 8. Lợi nhuận từ hoạt 22.367 32.953 43.449 10.586 147,33 10.496 131,85 động kinh doanh 9. Thu nhập khác 280 357 460 77 127,50 103 128,85 10. Chi phí khác 73 96 135 23 131,51 39 140,63 11. Lợi nhuận khác 207 261 325 54 126,09 64 124,52 12. Tổng lợi nhuận 22.574 33.214 43.774 10.640 147,13 10.560 131,79 trước thuế 13. Thuế thu nhập 5.643,50 8.303,50 10.943,50 2.660 147,13 2.640 131,79 doanh nghiệp phải đóng 14. Lợi nhuận sau 16.930,50 24.910,50 32.830,50 7.980 147,13 7.920 131,79 thuế (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) Qua bảng 2.3, ta có thể thấy được:  Doanh thu: doanh thu thuần của công ty không ngừng tăng qua các năm. Năm 2016, doanh thu thuần là 492.763 triệu đồng tăng 98.803 triệu đồng tương ứng tăng 23,51% so với năm 2015. Qua năm 2017, doanh thu thuần là 572.364 triệu đồng tăng 79.601 triệu đồng tương ứng tăng 16,15% so với năm 2016. Điều này cho thấy công ty đang càng ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của con người về chất lượng, mẫu mã, dịch vụ chăm sóc khách hàng,  Chi phí: chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và các khoản chi phí khác có sự biến động qua 3 năm. Ta có thể thấy được qua bảng 2.3, khi chi phí bánTrường hàng, chi phí qu ảnĐại lý doanh họcnghiệp không Kinh ngừng tăng tế lên Huếthì thì chi phí tài SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY chính lại giảm dần. Cụ thể là chi phí bán hàng năm 2016 tăng 799 triệu đồng tương ứng tăng 12,37% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 769 triệu đồng tương ứng tăng 10,60% so với năm 2016. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 là 5.642 triệu đồng tăng 911 triệu đồng tương ứng tăng 19,26% so với năm 2015, năm 2017 là 5.861 triệu đồng tăng 218 triệu đồng tương ứng tăng 3,88% so với năm 2016. Khi chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thì chi phí tài chính lại giảm qua các năm. Năm 2015 là 5.832 triệu đồng sang năm 2016 là 5.381 triệu đồng giảm 451 triệu đồng tương ứng giảm 7,73% so với năm 2015, qua năm 2017 tiếp tục giảm xuống còn 5.042 triệu đồng giảm 399 triệu đồng tương ứng giảm 6,30% so với năm 2016. Chi phí tài chính của công ty giảm điều này rất có lợi cho công ty vì lúc này lợi nhuận sẽ tăng.  Lợi nhuận: trong 3 năm qua, lợi nhuận của công ty tăng khong ngừng qua các năm. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2016 tăng 7.980 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 47,13%; năm 2017 tăng 7.920 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 31,79%. Ta thấy rằng tỷ lệ % tăng lên của lợi nhuận sau thuế cao hơn tỷ lệ % tăng lêncủa doanh thu điều này chứng tỏ rằng công ty đã quản lý chi phí và giá thành khá hiệu quả. 2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm phân bón NPK của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế 2.2.1. Tình hình tổ chức thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 2.2.1.1. Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là công cụ kinh doanh thiết yếu và là công việc cần làm trong một thị trường cạnh tranh, nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh tranh gay gắt để dành sự chấp nhận mua và/hoặc sử dụng của khách hàng. Do đó, càng hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng bạn càng có nhiều cơ hội thành công. Việc hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu tại một địa phương và thói quen mua sắm của họ sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách thành công. Đối với Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế thì nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên của hoạt động tiêu thụ do phòng KH-KD đảm nhiệm, các cơ sở từ đó đề ra các kếTrườnghoạch sản xuất phù Đạihợp và nâng học cao kh ảKinhnăng cung ứ ngtế để thHuếỏa mãn nhu cầu SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY của khách hàng, góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu thụ có hiệu quả. Công tác nghiên cứu thị trường của công ty được thực hiện đồng thời theo 2 phương pháp đó là nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu hiện trường, được thực hiện như sau: Nghiên cứu tại bàn là phương pháp nghiên cứu mà các thông tin cần thu thập là dữ liệu thứ cấp. Đó là dữ liệu đã được thu thập và xử lý cho mục đích nào đó trước đây và được tiếp tục sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Đầu tiên, nhân viên công ty thực hiện công việc này sẽ nghiên cứu bằng cách thu thập và phân tích tình hình biến động và giá các loại sản phẩm liên quan đến hoạt động kinh doanh phân bón qua các tài liệu như báo cáo gửi về công ty của các chi nhánh, các phòng ban, bản tin kinh tế, thông tin thị trường, Từ đó, giúp doanh nghiệp có cái nhìn khái quát hơn về thị trường, nhận ra được các điểm yếu điểm mạnh của công ty cũng như các đối thủ canh tranh để kịp thời khắc phục những điểm yếu, những mặt hạn chế của công ty và nâng cao, phát huy những điểm mạnh giúp công ty đứng vững trên thị trường. Chính vì vậy, công việc này cầ được tiến hành một cách chặt chẽ và linh hoạt để thu được số liệu chính xác nhất. Tiếp đến, công ty cử thêm nhân viên nghiên cứu thị trường xuống các chi nhánh, đại lý, cửa hàng bán lẻ trực tiếp theo dõi, quan sát, đánh giá và tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách hàng khi mua sản phẩm. Bên cạnh đó, giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng các ban đại diện sẽ khảo sát thị trường tiêu thụ ở trong nước và nước ngoài thông qua các hội nghị, các cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp trong ngành để thu thập thông tin và đưa ra các quyết định chính xác hơn. Đồng thời, qua các cuộc khảo sát khách hàng, công ty sẽ thu nhận đực những ý kiến đón góp từ khách hàng về các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, giá cả, thái độ nhân viên bán hàng hay các vấn đề liên quan đến vận chuyển sản phẩm. Từ đó, công ty có cái nhìn khái quát hơn, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và từ đó tìm cách khắc phục những mặt chưa tốt còn tồn tại. Tuy nhiên, vì số lượng nhân viên ở phòng KH- KD ít và đảm đương nhiều công việc cùng lúc nên việc thực hiện nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, thị trường phân bón quá rộng mà phạm vi nghiên cứu của nhân viên lại hạn hẹp, ít tập trung và dành nhiều thời gian thực hiện nên công tác nghiên cứu thị trường của công ty Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, công ty nên dành nhiều thời gian và nguồn lực, mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu để công tác này đạt hiệu quả cao hơn. 2.2.1.2. Chiến lược thị trường mục tiêu của công ty Thị trường mục tiêu (target market): là sự phân đoạn khách hàng vào những nhóm nhất định phù hợp với hướng đi của từng doanh nghiệp. Nghĩa là, thị trường mục tiêu là phần thị trường trong đó tồn tại tất cả các khách hàng tiềm năng của một doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thực hiện các chiến lược để thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong phần thị trường này để họ trở thành khách hàng trung thành của mình. Trong những năm qua, thị trường của công ty ngày càng được mở rộng, chủ yếu tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Bộ: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; ở Tây Nguyên gồm: Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng và các tỉnh Nam Trung Bộ. Trong đó, Thừa Thiên Huế là thị trường chính của công ty vì trụ sở và nhà máy chế biến đều được đặt ở đây. Công ty đang ngày càng củng cố và phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ ở khu vực này. Ngoài ra, lợi dụng đặc điểm tiếp giáp nước bạn Lào của các tỉnh miền Trung, công ty đang hướng sản phẩm phân bón NPK sang thị trường nước ngoài và đã bước đầu thành công ở thì trường Lào. Đây là một thành công mới của Công ty CP Vật tư nông nghiệp TT Huế trong chiến lược phát triển mới của mình. 2.2.1.3. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Để đi sâu nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty ta cần nghiên cứu các mặt có liên quan đến quá trình tiêu thụ và trước tiên là công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Thực chất của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là việc dự đoán trước số sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá sản phẩm kế hoạch, doanh thu tiêu thụ sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch để các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh hoạt động nhịp nhàng và ăn khớp. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn cho quá trình tiêu thụ sản phẩm dễ dàng thuận lợi đều nhất thiết phải lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chính xác cụ thể, bởi có như vậy doanh nghiệp mới bám sát được thị trường từ đó sẽ nắm bắt kịp thời những biến động trên thị Trườngtrường để có thể ch ủĐạiđộng trong học sản xu ấKinht và tiêu thụ tếsản ph Huếẩm có hiệu quả. SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Nếu công tác tiêu thụ sản phẩm không được kế hoạch hoá chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ bị động, tiêu thụ không phù hợp với sản xuất cũng không phù hợp với cầu, do vậy hiệu quả mang lại sẽ thấp. Không những thế, thiếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hoặc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không chính xác còn ảnh hưởng đến hàng loạt các kế hoạch tổ chức khác của doanh nghiệp như: kế hoạch vật tư, lao động, lợi nhuận khiến cho sản xuất diễn biến bất thường, mất cân đối, xa rời thực tế. Việc so sánh kết quả thực hiện so với kế hoạch giúp nhà quản trị biết mức độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ trong mỗi kỳ và lập kế hoạch cho kỳ tiếp theo. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ phân bón của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế được thể hiện ở bảng sau. Bảng 2.4: Tình hình tiêu thụ phân bón của công ty qua 3 năm 2015-2017 (ĐVT: tấn) Kế hoạch tiêu thụ phân bón Tỉ lệ hoàn thành Tên Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm Năm Năm sản 2015 2016 2017 phẩm Kế Thực Kế Thực Kế Thực % % % hoạch hiện hoạch hiện hoạch hiện Đạm 5.204,56 5.750,65 5.936,47 6.962,89 7.096,64 8.609,37 110,49 117,29 121,32 Lân 5.908,99 6.499,98 7.079,12 7.793,57 7.951,79 7.889,46 110 110,09 99,22 NPK 20.076,47 20.908,53 22.759,19 23.542,34 24.071,29 25.917,98 104,14 103,44 107,67 Vi 7.172,15 9.070,15 9.776,63 11.645,91 12.079,47 12.634,75 126,46 119,12 104,60 sinh Kali 3.687,12 3.445,63 3.047,57 3.519,65 3.658,42 3.301,67 93,45 117,85 90,25 Tổng 42.049,24 45.674,94 48.598,98 53.536,36 54.857,61 58.353,23 108,62 110,16 106,37 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh công ty) Qua bảng 2.4, ta có thể thấy được trong 3 năm từ 2015-2017 công ty luôn hoàn thành kế hoạch tiêu thụ phân bón đề ra và chỉ tiêu kế hoạch qua từng năm đều tăng. Năm 2015,Trường tổng sản lượng phânĐại bón k ếhọchoạch là 42.049,29Kinh tấ ntế trong Huếkhi đó thực hiện SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY là 45.674,94 tấn, vượt kế hoạch 3.625,65 tấn tương ứng vượt kế hoạch 8,62%. Qua năm 2016, tổng sản lượng thực hiện vượt kế hoạch 4.937,38 tấn tương ứng vượt kế hoạch 10,16%. Đến năm 2017, tổng sản lượng thực hiện vượt kế hoạch 3.495,62 tấn tương ứng vượt kế hoạch 6,37%. Cụ thể: - Đối với phân Đạm: Sản lượng phân Đạm qua 3 năm luôn hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Năm 2015, vượt kế hoạch đề ra là 10,49%; năm 2016 vượt kế kế hoạch 17,29%, cao hơn năm 2015 6,8%; năm 2017 vượt kế hoạch 21,32% cao hơn năm 2016 4,03%. - Đối với phân Lân: Ta có thể thấy sản lượng tiêu thụ phân Lân năm 2015 và 2016 đều vượt kế hoạch đề ra lần lượt là 10& và 10,09% nhưng đến năm 2017 thì không đạt kế hoạch 0,78%. - Đối với phân NPK: Sản lượng tiêu thụ qua 3 năm 2015-2017 đều vượt kế hoạch đề ra nhưng tỉ lệ không cao lần luợt là 4,14%, 3,44% và 7,67%. - Đối với phân Vi sinh: Cả 3 năm đều đạt kế hoạch đề ra. Năm 2015, vượt kế hoạch 26,14%; năm 2016 vượt kế hoạch 19,12% và năm 2017 vượt kế hoạch 4,60%. - Đối với phân Kali: Chỉ có năm 2016 là hoàn thành kế hoạch đề ra (vượt kế hoạch 17,855) còn năm 2015 và năm 2017 không hoàn thành kế hoạch với tỉ lệ là 6,55% và 9,75%. Qua đó, ta có thể thấy được công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty khá tốt và đặc biệt là phân bón NPK đang chiếm 1 vị thế cao trên thị trường phân bón hiện nay. Uy tín sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao khi sản lượng một số sản phẩm phân bón tăng và vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, do công tác nghiên cứu thị trường chưa đạt hiệu quả cao nên sản lượng tiêu thụ kế hoạch đề ra chưa gần với thực tế, vì vậy công ty cần chú trọng hơn nữa vào công tác nghiên cứu thị trường. 2.2.1.4. Kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty Công ty sử dụng 2 kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp  Kênh phân phối trực tiếp (Kênh cấp 0): Công ty bán trực tiếp sản phẩm cho các công ty, khách hàng cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất nông nghiệp thông qua phòng KH-KD và các trạm A Lưới, Truồi, Phú Đa, An Lỗ, Phong Điền của công ty mà không qua bất cứ 1 trung gian nào khác. Đối với kênh phân phối này, công ty sẽ tiết Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY kiệm được chi phí trung gian bán hàng, vận chuyển và tốc độ chu chuyển hàng hóa nhanh hơn nhờ khách hàng mua trực tiếp tại công ty. Tuy nhiên, khi sử dụng kênh phân phối này công ty cần nhiều nguồn lực vào quản lý kênh phân phối, tiếp xúc với khách hàng do sản lượng tiêu thụ nhiều hay ít qua kênh này phụ thuộc vào nhân viên bán hàng. Công ty CP VTNN Thừa Khách hàng Thiên Huế Sơ đồ 2.2: Kênh phân phối cấp 0 của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế  Kênh phân phối gián tiếp: Công ty có 2 kênh phân phối cấp 1 và cấp 2  Kênh phân phối cấp 1: Các sản phẩm của công ty sẽ được phân phối đến người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán lẻ. Nhờ vào kênh này mà khách hàng biết đến sản phẩm của công ty nhiều hơn. Ở kênh phân phối này, công ty sẽ có các chương trình khuyễn mãi, chiết khấu hấp dẫn và cung cấp các kĩ năng bán hàng cần thiết giúp các cửa hàng bán lẻ bán được nhiều sản phẩm hơn. Công ty CP VTNN Cửa hàng bán lẻ Khách hàng Thừa Thiên Huế Sơ đồ 2.3: Kênh tiêu thụ cấp 1 của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế  Kênh phân phối cấp 2: Hàng hóa của công ty sản xuất ra trước hết sẽ được phân phối qua 2 trung gian là đại lý và cửa hàng bán lẻ rồi mới đến tay người tiêu dùng. Ở kênh này, các đại lý sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi, chiết khấu của công ty. Tuy nhiên, ở kênh này do qua nhiều trung gian nên khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng giá sẽ cao hơn do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm và dễ dẫn đến trường hợp các đại lý, cửa hàng bán lẻ bán phá giá nếu công ty không có sự kiểm soát chặt chẽ. Công ty Đại lý Cửa hàng bán lẻ Khách hàng Sơ đồ 2.4: Kênh tiêu thụ cấp 2 của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế Tình hình tiêu thụ phân bón của các kênh phân phối của công ty qua 3 năm 2015-2017 được thểTrường hiện ở bảng sau. Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Bảng 2.5: Sản lượng tiêu thụ phân bón của các kênh phân phối của công ty 3 năm 2015-2017 (ĐVT: tấn) Kênh Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch Chênh lệch phân 2016/2015 2017/2016 phối Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % +/- % +/- % Cấp 0 15.339,18 33,58 17.067,64 31,88 19.795,39 33,92 1.728,46 111,27 2.727,75 115,98 Cấp 1 9.305,54 20,37 11.653,03 21,77 12.972,74 22,23 2.347,49 125,23 1.319,71 111,33 Cấp 2 21.030,22 46,04 24.815,69 46,35 25.585,10 43,85 3.785,47 118 769,41 103,10 Tổng 45.674,94 100 53.536,36 100 58.353,23 100 7.861,42 17,21 4.816,87 109 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh) Qua bảng số liệu 2.5, ta có thể thấy được sản lượng tiêu thụ phân bón của các kênh phân phối tăng qua từng năm và có thể thấy được kênh phân phối cấp 2 là kênh phân phối có sản lượng tiêu thụ cao nhất. Năm 2016, sản lượng tiêu thụ của kênh này là 24.815,69 tấn tăng 3.785,47 tấn tương ứng tăng 18% so với năm 2015, qua năm 2017, sản lượng tiêu thụ tăng 769,41 tấn tương ứng tăng 3,10% so với năm 2016. Kênh phân phối cấp 0 có sản lượng tiêu thụ cao và tăng qua các năm, năm 2016 tăng 1.728,46 tấn tương ứng tăng 11,275 so với năm 2015, qua năm 2017 tăng 2.7227,75 tấn tương ứng tăng 15,98%. Kênh phân phối cấp 1 là kênh có sản lượng tiêu thụ thấp nhất vì trong 3 kênh thì kênh nàyTrường không có nhiều đối Đạitượng lựa họcchọn do các Kinh cửa hàng bántế lẻ thHuếường mua nhiều SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY mặt hàng với số lượng nhỏ. Năm 2016 tăng 2.347,49 tấn tương ứng tăng 25,23% so với năm 2015. Năm 2017 tăng 1.319,71 tấn tương ứng tăng 11,33% so với năm 2016. 2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm phân bón của công ty qua 3 năm 2015- 2017 2.2.2.1. Kết quả tiêu thụ phân bón của công ty qua 3 năm 2015-2017 Bảng 2.6: Sản lượng tiêu thụ phân bón của công ty qua 3 năm 2015-2017 (ĐVT: tấn) Tên Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch Chênh lệch sản 2016/2015 2017/2016 phẩm Sản % Sản % Sản % +/- % +/- % lượng lượng lượng Đạm 5.750,65 12,59 6.962,89 13,01 8.609,37 14,75 1.212,24 121,08 1.646,48 123,65 Lân 6.499,98 14,23 7.793,57 14,56 7.889,46 13,52 1.293,59 119,90 95,89 101,23 NPK 20.908,53 45,78 23.542,34 43,97 25.917,98 44,42 2.633,81 112,60 2.375,64 110,09 Vi 9.070,15 19,86 11.645,91 21,75 12.634,75 21,65 2.575,76 128,40 988,84 108,49 sinh Kali 3.445,63 7,54 3.519,65 6,71 3.301,67 5,66 146,02 104,24 -289,98 91,93 Tổng 45.674,94 100 53.536,36 100 58.353,23 100 7.861,42 117,21 4.816,87 109 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh) Qua bảng 2.6, ta có thể thấy được phân bón NPK và Vi sinh là 2 mặt hàng phân bón chủ lực của công ty, sản lượng tiêu thụ cao, chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản lượng của công ty và sản lượng luôn tăng qua các năm. Phân NPK có sản lượng tiêu thụ năm 2015 là 20.908,53 tấn, chiếm 45,78% trong tổng sản lượng, qua năm 2016 tăng 2.633,81 tấn tương ứng tăng 12,60% so với năm 2015. Năm 2017 sản lượng là 25.917,98 tấn chiếm 44,42% trong tổng sản lượng, tăng 2.375,64 tấn tương ứng tăng 10,09% so với năm 2016. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Phân Vi sinh sản lượng năm 2015 là 9.070,15 tấn chiếm 19,86%, qua năm 2016 sản lượng tăng 2.575,76 tấn tương ứng tăng 28,40% so với năm 2015. Qua năm 2017, sản lượng tăng 988,84 tấn tương ứng tăng 8,49% so với năm 2016. Sản lượng phân Đạm, phân Lân qua 3 năm cũng tăng và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng sản lượng. Năm 2016, phân Đạm và phân Lân tăng lần lượt là 1.212,24 tấn tương ứng tăng 21,08% và 1.293,59 tấn tương ứng tăng 19,90% so với năm 2015. Năm 2017, sản lượng phân Đạm tăng cao với 1.646,48 tấn tương ứng tăng 23,65%, trong khi đó phân Lân có tăng nhưng tỷ lệ thấp với 95,89 tấn tương ứng tăng 1,23%. Trong khi sản lượng các loại phân bón trên đều tăng thì phân Kali lại có nhiều biến động trong 3 năm 2015-2017. Năm 2015, sản lượng tiêu thụ là 3.445,63 tấn chiếm 7,54% (tỉ lệ thấp nhất trong tổng sản lượng). Qua năm 2016 sản lượng tăng 146,02 tấn tương ứng tăng 4,24% nhưng qua năm 2017, sản lượng giảm 289,98 tấn tương ứng giảm 9,07%. Như vậy, ta thấy sản lượng tiêu thụ phân bón NPK của công ty luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản lượng tiêu thụ và không ngừng tăng lên qua các năm. Sở dĩ phân bón NPK có tỷ lệ như vậy là do Công ty có nhà máy sản xuất phân NPK đặt tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế, công ty đã đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm phân NPK. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động tiêu thụ phân bón NPK của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế đang diễn ra rất tốt và đây là dấu hiệu tốt giúp công ty có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. 2.2.2.2. Tình hình tiêu thụ phân bón theo thị trường qua 3 năm 2015-2017 Hoạt động phân phối của công ty khá rộng rãi nên việc phân chia thị trường một cách chính xác khá phức tạp. Công ty chủ yếu tiêu thụ sản phẩm ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên và mở rộng sang thị trường Lào. Bảng 2.7: Tình hình tiêu thụ phân bón theo thị trường qua 3 năm 2015-2017 (ĐVT: tấn) Thị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch Chênh lệch trường 2016/2015 2017/2016 Sản % Sản % Sản % +/- % +/- % lượng lượng lượng Thừa 18.318,44Trường40,11 2.010,51 Đại37,55 học23.010,9 Kinh39,43 1.783,07 tế 109,73Huế2.909,39 114,47 SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Thiên Huế Quảng 2.991,7 6,55 3.740,06 6,99 3.908,29 6,70 748,4 125,01 168,2 104,50 Bình Quảng 7.169,2 15,70 8.067,33 15,07 8.979,15 15,39 898,1 112,53 911,8 113,30 Trị Quảng 2.572,71 5,63 3.047,06 5,69 3.540,22 6,07 474,4 118,44 493,2 116,18 Nam Quảng 1.868,7 4,09 2.202,04 4,11 2.525,11 4,33 333,3 117,84 323,1 114,67 Ngãi Gia Lai 1.845,98 4,04 1.996,04 3,73 1.995,57 3,42 150,1 108,13 -0.47 99,98 Đắc Lắc 1.982,01 4,34 2.102,04 3,93 2.308,39 3,96 120,03 106,06 206,4 109,82 Lâm 1.051,02 2,30 1.051,02 1,96 1.376,72 2,36 0 100,00 325,7 130,99 Đồng Đà Lạt 1.579,45 3,46 2.011,39 3,76 2.142,44 3,67 431,9 127,35 131,1 106,52 Lào 6.295,73 13,78 9.217,87 17,22 8.566,44 14,68 2.922,14 146,41 -651 92,93 Tổng 45.674,94 100 53.536,36 100 58.353,23 100 7.861,42 117,21 4.816,87 108,99 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh) Qua bảng số liệu 2.7, ta thấy thị trường Thừa Thiên Huế là thị trường có sản lượng tiêu thụ cao nhất. Điều này là hợp lý vì cả công ty và nhà máy sản xuất phân bón đều được đặt ở đây. Năm 2016, sản lượng tiêu thụ ở Thừa Thiên Huế là 2.0101,51 tấn tăng 1783,07 tấn tương ứng tăng 9,73% so với năm 2015 (18.318,44 tấn). Năm 2017, sản lượng tiêu thụ là 23.010,9 tấn tăng 2909,39 tấn tương ứng tăng 14,47% so với năm 2016. Đứng thứ 2 là thị trường Lào, năm 2015 có sản lượng là 6.295,73 tấn (chiếm 13,78%), qua năm 2016 tăng 2922,14 tấn tương ứng tăng 46,41% so với năm 2015. Nhưng qua năm 2017 sản lượng lại giảm 651 tấn tương ứng giảm 7,07% so với năm 2016. Tiếp theo là thị trường Quảng Trị, sản lượng tiêu thụ năm 2015 là 7.169,2 tấn chiếm 15,70% tổng sản lượng. Năm 2016 và năm 2017 sản lượng đều tăng, năm 2016 tăng 898,1 tấn tương ứng tăng 12,53% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 911,8 tấn tương ứng tăng 11,30% so với năm 2016. Thị trường Quảng Bình và Quảng Nam có mức tiêu thụ không chênh lệch nhau nhiều và sản lượng đều tăng qua 3 năm. Thị trường Quảng Bình năm 2016 so với năm 2015 tăngTrường 748,4 tấn tương ứĐạing tăng 25,01%,học năm Kinh 2017 so vớtếi 2016 Huế tăng 168,2 tấn SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY tương ứng tăng 4,50%. Thị trường Quảng Nam năm 2016 so với năm 2015 tăng 474,4 tấn tương ứng tăng 18,44%, năm 2017 so với năm 2016 tăng 493,2 tấn tương ứng tăng 16,18%. Ở thị trường Quảng Ngãi, năm 2016 sản lượng tiêu thụ tăng 333,3 tấn tương ứng tăng 17,84% so với năm 2015, năm 2017 tăng 323,1 tấn tương ứng tăng 14,67% so với năm 2016. Thị trường Đắc Lắc qua 3 năm sản lượng tiêu thụ cũng tăng, năm 2016 so với năm 2015 tăng 120,03 tấn tương ứng tăng 6,06%, năm 2017 so với năm 2016 tăng 206,4 tấn tương ứng tăng 9,82%. Tương tự thị trường Đà Lạt, năm 2016 so với năm 2015 sản lượng tăng 431,9 tấn tương ứng tăng 27,35%, năm 2017 so với năm 2016 tăng 131,1 tấn tương ứng tăng 6,52%. Đối với thị trường Gia Lai, sản lượng tiêu thụ qua 3 năm có sự biến động. Năm 2016, sản lượng tiêu thụ là 1.995,57 tấn tăng 150,1 tấn tương ứng tăng 8,13% so với năm 2015. Đến năm 2017, sản lượng tiêu thụ là 1.995,57 tấn giảm 0,47 tấn tương ứng giảm 0,02% so với năm 2016. Cuối cùng là thị trường Lâm Đồng, ở thị trường này, năm 2015 và năm 2016 có sản lượng không thay đổi là 1.051,02 tấn, qua năm 2017 sản lượng tăng lên 1.376,72 tấn tăng 325,7 tấn tương ứng tăng 30,99%. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 48
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY 2.2.2.2. Tình hình doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm của công ty qua 3 năm 2015-2017 Doanh thu chính của công ty là từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh và sản xuất phân bón. Bảng 2.8: Tình hình doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm phân bón của công ty qua 3 năm 2015-2017 (ĐVT: triệu đồng) Sản Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 phẩm Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Đạm 47.155,33 16,13 62.666,01 18,40 80.928,08 20,83 15.510,68 132,98 18.262,07 129,14 Lân 20.149,94 6,89 26.498,14 7,78 28.402,06 7,31 6.348,20 131,50 1.903,92 107,19 NPK 177.722,51 60,79 199.168,20 58,49 222.894,63 57,38 21.445,69 112,07 23.726,43 111,91 Vi sinh 16.326,27 5,58 21.312,02 6,26 23.247,94 5,98 4.985,75 130,54 1.935,92 109,08 Kali 31.010,67 10,61 30.888,19 9,07 33.016,70 5.98 -122,48 99,61 2.128,51 106,89 Tổng 292.364,71 340.532,55 388.489,40 8.5 48.167,84 116,48 47.956,85 114,08 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh) SVTH: LÊ THỊ CẨM CHI 49 Trường Đại học Kinh tế Huế