Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân

pdf 100 trang yendo 7960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA KINH TẾ LUẬT VÀ NGOẠI NGỮ BỘ MÔN KINH TẾ o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẦU VÂN GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP SVTH: PHÙNG PHƯƠNG ANH MSSV: 111907206 Lớp: Đại Học Kế Toán D Khóa: 2007 TRÀ VINH – 2011
  2. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân LỜI MỞ ĐẦU  1. Lý do lựa chọn đề tài Ngày nay, đất nước ta đang trên con đường chuyển mình đi lên theo đúng định hướng Chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập quốc tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nước ta đang dần cân bằng giữa các ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và phát triển toàn diện nền kinh tế. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, hầu hết các ngành nghề sản xuất kinh doanh ở nước ta đều bị tác động. Cơ chế thị trường hiện nay đòi hỏi rất cao ở người làm kinh tế để có thể tồn tại và phát triển. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn duy trì kinh doanh cũng phải dựa trên chiến lược chung của đất nước để xây dựng chiến lược riêng cho mình; do đó, khát vọng lợi nhuận đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng thực tế cho thấy, để có thể trụ vững trong tình hình hiện nay là công việc đầy khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp bởi rất nhiều nguyên nhân như: tình hình kinh tế thế giới đang khôi phục rất chậm chạp sau khủng hoảng, thực trạng xã hội ở một số nơi trên thế giới đang diễn biến căng thẳng bởi những thảm họa thiên nhiên hoặc nội chiến hay giá xăng, dầu, vàng, lương thực không ngừng biến động tác động không nhỏ đến việc sản xuất kinh doanh của hầu hết họ. Thêm vào đó, xét trong tình hình chung hiện nay đa phần các công ty ở nước ta hiện nay đang thực hiện chính sách cổ phần doanh nghiệp theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO. Quy mô và chất lượng của loại hình công ty cổ phần càng đặt ra yêu cầu lớn để các công ty có thể bắt kịp và phát triển đúng hướng. Công ty Cổ phần Thầu Vân là một công ty danh tiếng, kinh doanh đa dạng các ngành nghề với quy mô lớn. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế cạnh tranh gay gắt và có nhiều biến động như hiện nay, việc kinh doanh của công ty cũng gặp không ít khó khăn và đặc biệt hơn nữa đây là công ty mới thành lập ngay trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế trầm trọng và phục hồi rất khiêm tốn thì thực tế tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của họ đã diễn ra như thế nào, Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 1
  3. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân bị tác động bởi điều kiện kinh tế xã hội ra sao và định hướng trong thời gian sắp tới là gì là những vấn đề tôi thật sự rất quan tâm. Thêm vào đó, phân tích hoạt động kinh doanh của công ty là vấn đề cần thiết, việc phân tích báo cáo tài chính lại giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nó không những được quan tâm bởi các nhà quản trị của công ty mà còn được các đối tượng có quyền lợi kinh tế liên quan đến công ty rất quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân” để làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân. Từ đó đưa ra giải pháp và ý kiến đề xuất. Mục tiêu riêng: Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thầu Vân; Phân tích tình hình tài chính của công ty giai đoạn 20082010; Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện và nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân giai đoạn 20082010. Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Thầu Vân – Vĩnh Long. + Thời gian: Đề tài này được thực hiện từ ngày 4/4/2011 đến ngày 8/5/2011. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 2
  4. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập tổng hợp từ các bảng báo cáo tài chính. Phương pháp phân tích: + Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thu thập, tóm tắt, trình bày và mô tả công tác quản lý và thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thầu Vân; + Dùng phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp liên hệ cân đối và phương pháp tỷ số để phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 20082010; Từ các phương pháp trên, vận dụng phương pháp suy luận, quy nạp và liên hệ để đưa ra kết luận và giải pháp cho thực trạng đối tượng phân tích. 5. Kết cấu chương của đề tài Trong bài báo cáo đề tài nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Phân tích thực trạng, hiệu quả báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Chương 3: Một số giải pháp Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 3
  5. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN  1.1. Khái quát về báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính công ty là một trong những lĩnh vực rất quan trọng không những luôn được quan tâm bởi các nhà quản trị công ty mà còn được quan tâm bởi rất nhiều đối tượng có quyền lợi kinh tế liên quan đến công ty. Phân tích tình hình tài chính công ty được tiến hành trên tất cả các khía cạnh tài chính ở công ty từ lúc huy động vốn, phân phối vốn, sử dụng và bảo toàn phát triển vốn. Trong lĩnh vực kế toán, phân tích tình hình tài chính công ty thường được tiến hành tập trung qua các báo cáo tài chính. Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, đánh giá các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính của công ty. Trên cơ sở đó, giúp các nhà quản lý đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh. 1.1.2. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính Báo cáo tài chính của công ty được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm như nhà quản lý công ty, chủ sở hữu vốn, khách hàng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng Tuy nhiên mỗi cá nhân, tổ chức sẽ quan tâm những khía cạnh khác nhau khi phân tích báo cáo tài chính. Vì vậy, phân tích báo cáo tài chính cũng sẽ có ý nghĩa khác nhau đối với từng cá nhân, tổ chức. Đối với nhà quản lý công ty, phân tích báo cáo tài chính nhằm tìm những giải pháp tài chính để xây dựng kết cấu tài sản, nguồn vốn thích hợp đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao từ đó hoàn thành tốt trách nhiệm tài chính đối với cổ đông, khai thác tốt tiềm lực tài chính công ty Đối với chủ sở hữu, phân tích báo cáo tài chính giúp đánh giá đúng đắn thành quả của các nhà quản lý; đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, đánh giá sự an toàn, tiềm lực tài chính của đồng vốn đầu tư vào công ty. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 4
  6. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Đối với khách hàng và chủ nợ, phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp đánh giá đúng đắn khả năng đảm bảo đồng vốn, khả năng và thời hạn thanh toán vốn trong quan hệ với công ty. Đối với cơ quan quản lý chức năng như cơ quan thuế, thống kê, phòng kinh tế phân tích báo cáo tài chính giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính của công ty, tình trạng thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, những đóng góp hoặc tác động của công ty đến tình hình, chính sách kinh tế, tài chính và xã hội. 1.1.3. Phương pháp và tài liệu sử dụng phân tích báo cáo tài chính 1.1.3.1. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính Để có được những thông tin tài chính hữu ích, khi phân tích báo cáo tài chính, trước hết cần phải xác lập được chỉ tiêu hay hệ thống chỉ tiêu thể hiện vấn đề cần quan tâm phân tích. Trên cơ sở những chỉ tiêu, hệ thống chỉ tiêu cần phân tích tiến hành phân tích. Phân tích báo cáo tài chính có thể thực hiện bằng cách kết hợp nhiều phương pháp phân tích khác nhau như phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp liên hệ cân đối Về phương pháp so sánh nên chú ý đến điều kiện so sánh, đặc biệt là khi phân tích báo cáo tài chính trong điều kiện có nhiều thay đổi về chính sách tài chính, chế độ tài chính kế toán Phương pháp so sánh ngoài vấn đề tìm hiểu được tính lịch sử còn giúp người phân tích nhận thức khuynh hướng tài chính trong tương lai. Vì vậy, khi phân tích cần so sánh qua nhiều kỳ, so sánh với các doanh nghiệp, so sánh với các ngành khác để có được nhận thức xác đáng hơn về bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp. Về phương pháp thay thế liên hoàn giúp cho người phân tích đánh giá được biến động từng chỉ tiêu, những tác nhân chi phối đến biến động từng chỉ tiêu đó giúp người phân tích sẽ đúc kết được bản chất hiện tượng kinh tế, những đặc điểm và xu hướng kinh tế Khi sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta cần chú ý đến những nội dung và ý nghĩa kinh tế của các chỉ tiêu, những nhân tố cấu thành và tác động đến chỉ tiêu, sự thay thế của các chỉ tiêu, các nhân tố, sự sắp xếp của các nhân tố, chỉ tiêu theo thời gian Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 5
  7. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Về phương pháp liên hệ cân đối cần chú ý đến những mối liên hệ, tính cân đối cần thiết và hữu dụng trong quản lý tài chính ở từng thời kỳ, từng công ty. 1.1.3.2. Tài liệu sử dụng để phân tích báo cáo tài chính Theo quyết định 167/2000/QĐBTC ngày 25/10/2000 về việc ban hành “Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp” và thông tư 89/2002/TTBTC ngày 19/12/2002 của Bộ tài chính về các thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính. a) Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của công ty tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của công ty theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành tài sản đó. Tác dụng của Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý, căn cứ vào số liệu trình bày trên bảng ta có thể biết được toàn bộ tài sản và cơ cấu của tài sản hiện có của công ty, tình hình nguồn vốn và cơ cấu của nguồn vốn. Thông qua đó ta có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn, triển vọng kinh tế tài chính, sự tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu của công ty. b) Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của công ty trong một Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 6
  8. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân kỳ kế toán được chi tiết theo hoạt động kinh doanh chức năng, hoạt động khác và tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản khác. Tác dụng của Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Các công ty tổ chức sản xuất kinh doanh với mục đích chính là thu được lợi nhuận để vốn của họ tăng lên. Vì lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất của công ty, cũng như những người có quyền lợi liên quan cho nên việc cung cấp các thông tin về tình hình kinh doanh của từng hoạt động, sự lãi, lỗ của công ty có tác dụng quan trọng trong việc ra các quyết định quản trị, cũng như quyết định đầu tư cho vay của những người liên quan. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho việc quyết định xây dựng các kế hoạch cho tương lai phù hợp. c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh sự hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của công ty. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của công ty trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và khả năng so sánh giữa các công ty vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm ba phần: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh; Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư; Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Tác dụng của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 7
  9. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá. d) Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính thực chất là một tài liệu giải thích một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật tại công ty, chi tiết một số chỉ tiêu tài chính trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và chính sách kế toán áp dụng tại công ty. Thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm những nội dung sau: Đặc điểm hoạt động của công ty; Chính sách kế toán áp dụng tại công ty; Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính; Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Thông tin bổ sung về lưu chuyển tiền tệ; Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của công ty; Đánh giá khái quát các chỉ tiêu; Các kiến nghị; Các tài liệu khác. 1.2. Lý thuyết một số chỉ tiêu phân tích tài chính 1.2.1. Mục đích phân tích các tỷ số tài chính Phân tích báo cáo tài chính đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính để phục vụ cho các mục đích của mình. Các nhà phân tích tài chính tính toán một vài chỉ số tài chính chủ yếu để đo lường thành quả của công ty. Các chỉ số tài chính này có thể giúp chúng ta đưa ra những câu hỏi đúng, giả dụ, giám đốc tài chính có thể dự kiến một vài Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 8
  10. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân câu hỏi về chỉ số nợ của công ty và phần lợi nhuận giảm do lãi vay. Tương tự, các tỷ số tài chính có thể cảnh giác giám đốc về các lĩnh vực khó khăn tiềm ẩn. Các công ty đang tăng trưởng cần đầu tư vào vốn luân chuyển, nhà xưởng và thiết bị, đầu tư cho phát triển sản phẩm , tất cả đều cần tiền mặt. Vì thế, chúng ta sẽ giải thích làm thế nào các công ty sử dụng các mô hình kế hoạch tài chính để giúp họ hiểu những tiềm ẩn tài chính trong các kế hoạch kinh doanh và để khảo sát các kết quả của chiến lược tài chính. 1.2.2. Lý thuyết phân tích một số chỉ tiêu tài chính 1.2.2.1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Các hệ số thanh toán cung cấp cho người phân tích về khả năng thanh toán của công ty ở một thời kỳ. Để phân tích khả năng thanh toán của công ty thường ta sử dụng các hệ số thanh toán sau: a) Hệ số thanh toán ngắn hạn TSLĐ và ĐTNH Hệ số thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn cho biết công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn để bảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn càng cao thì khả năng thanh toán của công ty càng được tin tưởng và ngược lại. Hệ số thanh toán ngắn hạn thông thường được chấp nhận là 2,0. b) Hệ số thanh toán nhanh Tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 9
  11. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Hoặc có thể khái quát qua công thức: TSLĐ và ĐTNH Hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay một đồng nợ vay ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh càng cao càng cho thấy khả năng thanh toán của công ty càng được tin tưởng và ngược lại. Thông thường, hệ số thanh toán nhanh được chấp nhận là 1,0. c) Hệ số thanh toán bằng tiền Vốn bằng tiền và các khoản tương đương Hệ số thanh toán bằng tiền = Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán bằng tiền cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán bằng tiền càng cao thì khả năng thanh toán của công ty càng được tin tưởng và ngược lại. Hệ số thanh toán bằng tiền thường được chấp nhận ở mức xấp xỉ là 0,5. Hệ số thanh toán bằng tiền là một hệ số thanh toán khá nghiêm ngặt, nó chỉ có tác dụng xem xét đánh giá khả năng thanh toán của công ty khi các mục tài sản ngắn hạn khác không có ý nghĩa kinh tế. Trong trường hợp tình hình kinh tế, tài chính lành mạnh thì hệ số thanh toán bằng tiền thường không được sử dụng trong đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn. d) Hệ số thanh toán lãi nợ vay LN trước thuế + Lãi nợ vay Hệ số thanh toán lãi nợ vay = Lãi nợ vay Hệ số thanh toán lãi nợ vay cho biết khả năng đảm bảo chi trả lãi nợ vay của công ty. Đồng thời chỉ tiêu này cũng chỉ ra khả năng tài chính mà công ty tạo ra để trang trải cho chi phí vay vốn trong sản xuất kinh doanh. Hệ số thanh Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 10
  12. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân toán lãi nợ vay càng lớn thì khả năng thanh toán lãi nợ vay của công ty tích cực hơn và ngược lại. 1.2.2.2. Các chỉ tiêu về luân chuyển vốn Tình hình tài chính còn thể hiện qua khả năng luân chuyển vốn, khả năng luân chuyển vốn chưa thể hiện được toàn diện tình hình, kết quả, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn ở công ty nhưng thể hiện được khả năng chuyển đổi tài sản, vốn thành thu nhập và ngược lại từ thu nhập tạo ra điều kiện tài chính cho việc bù đắp chi phí, tạo vốn, tích lũy vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. a) Chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho Tổng giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Giá trị hàng tồn kho bình quân Trong đó: HTK năm trước + HTK năm nay Giá trị HTK bình quân = 2 Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số ngày của một quay hàng tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ ngắn hạn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển được nhiều hơn và ngược lại. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh liên tục, mỗi công ty sẽ có mức dự trữ và chế độ dữ trữ khác nhau. Sự luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh sẽ giúp công ty giảm bớt vốn dữ trữ nhưng vẫn đảm bảo vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn và ngược lại sự luân chuyển vốn chậm thì công ty phải mất nhiều vốn dự trữ hơn cho nhu cần sản xuất kinh doanh. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 11
  13. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân b) Chỉ tiêu luân chuyển tài sản ngắn hạn (TSLĐ và ĐTNH) Tổng doanh thu thuần Số vòng quay TSNH = Tài sản ngắn hạn bình quân Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số ngày của một vòng quay TSNH = Số vòng quay TSNH Số vòng quay tài sản ngắn hạn càng lớn thì tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nhanh góp phần tiết kiệm tương đối được vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, hạn chế bớt sự ứ đọng hoặc bị chiếm dụng vốn và ngược lại số vòng quay tài sản ngắn hạn càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn chậm dẫn đến sự ứ đọng vốn hoặc bị chiếm dụng vốn. c) Chỉ tiêu luân chuyển tài sản cố định Tổng doanh thu thuần Số vòng quay TSCĐ = Tổng giá trị còn lại TSCĐ bình quân Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số ngày của một vòng quay TSCĐ = Số vòng quay TSCĐ Tài sản cố định là một bộ phận tư liệu sản xuất chủ yếu của công ty, là cơ sở vật chất thiết yếu của công ty. Tốc độ luân chuyển tài sản cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty. Do tài sản cố định có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài nên tốc độ luân chuyển tài sản cố định thường được xây dựng, thẩm định và đánh giá rất thận trọng trong các dự án đầu tư và là thông tin đáng tin cậy để làm tiêu chuẩn đánh giá tốc độ luân chuyển tài sản cố định. Trong phân tích báo cáo tài chính tốc độ luân chuyển tài sản cố định thường được tính theo chỉ tiêu giá trị còn lại bởi lẽ nó phù hợp với trách nhiệm về vốn nhà quản lý được sử dụng trong kỳ. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 12
  14. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Số vòng quay tài sản cố định càng lớn thể hiện khả năng thu hồi vốn tài sản cố định của công ty nhanh hơn từ đó dễ tạo điều kiện lích lũy, tái đầu tư tài sản cố định mới đảm bảo nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất và ngược lại số vòng quay tài sản cố định càng nhỏ thể hiện khả năng thu hồi vốn tài sản cố định của công ty chậm, khó thu hồi vốn, khó có điều kiện tích lũy, tái đầu tư tài sản cố định mới đảm bảo nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất cho công ty; đặc biệt, tốc độ luân chuyển tài sản cố định chậm còn thể hiện sự phá sản kế hoạch đầu tư tài sản cố định trước đây của công ty. Tốc độ luân chuyển tài sản cố định nhanh hay chậm còn thể hiện một kết quả của mối liên kết, quan hệ nhân quả trong đầu tư và sử dụng tài sản cố định tại công ty. d) Chỉ tiêu luân chuyển tổng tài sản Tổng doanh thu thuần Số vòng quay tổng tài sản = Giá trị tài sản bình quân Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số ngày của một vòng quay tổng tài sản = Số vòng quay tổng tài sản Với những phân tích chi tiết từng thành phần tài sản giúp ta có cách nhìn chi tiết và cụ thể khả năng luân chuyển vốn của công ty, tuy nhiên để có cách nhìn tổng quát hơn tình hình sử dụng vốn người phân tích cần xem xét tổng quát về khả năng luân chuyển tài sản. Số vòng quay tổng tài sản càng lớn thể hiện khả năng thu hồi vốn của công ty nhanh hơn từ đó để tạo điều kiện hạn chế bớt vốn dự trữ bị chiếm dụng, tích lũy và tái đầu tư mới đảm bảo tiết kiệm vốn, nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất và ngược lại số vòng quay tổng tài sản càng nhỏ thể hiện khả năng thu hồi vốn của công ty chậm dễ dẫn đến tăng vốn dự trữ, bị chiếm dụng, khó thu hồi vốn, khó có điều kiện tích lũy, tái đầu tư tài sản cố định mới để nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất cho công ty. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 13
  15. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân e) Chỉ tiêu luân chuyển vốn chủ sở hữu Tổng doanh thu thuần Số vòng quay vốn chủ sở hữu = Số dư vốn chủ sở hữu bình quân Số ngày của một vòng quay vốn Số ngày trong kỳ (360 ngày) = chủ sở hữu Số vòng quay vốn chủ sở hữu Vốn chủ hữu bao gồm những thành phần vốn mà công ty có quyền khai thác, sử dụng lâu dài trong hoạt động như vốn kinh doanh, chênh lệch đánh giá lại, quỹ chuyên dùng tốc độ luân chuyển vốn chủ sở hữu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Số vòng quay vốn chủ sở hữu càng lớn thể hiện công ty sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu trong kinh doanh, vốn chủ sở hữu tham gia tạo ra nhiều doanh thu hơn và ngược lại số vòng quay vốn chủ sở hữu càng nhỏ thể hiện công ty sử dụng không có hiệu quả vốn chủ hữu trong kinh doanh, ứ đọng vốn trong sản xuất, đồng vốn không tham gia tạo nhiều doanh thu. 1.2.2.3. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận Đối với doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng luôn là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại công ty. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với công ty cũng đều quan tâm. Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà công ty đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi và trách nhiệm cụ thể. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 14
  16. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân a) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS: Return on Sales ratio) Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có thể tính cho toàn bộ hoạt động tại công ty. Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu với lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết; doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí công ty trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của công ty. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của công ty. Tổng mức doanh thu, tổng mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng lớn thì vai trò và hiệu quả hoạt động của công ty càng tốt hơn. b) Tỷ lệ lãi gộp Lãi gộp Tỷ lệ lãi gộp = Doanh thu thuần Thể hiện cơ cấu chi phí nếu đồng hóa lãi gộp với hiệu số gộp. Tỷ lệ lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của chi phí, là khía cạnh quan trọng giúp công ty nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh. Tỷ lệ càng cao chứng tỏ phần giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất kinh doanh để bù đắp phí tổn ngoài sản xuất càng lớn và công ty được đánh giá cao. Ngược lại, tỷ lệ này càng thấp thể hiện giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất càng nhỏ và nguy cơ bị lỗ càng cao. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 15
  17. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân c) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn Lợi nhuận sau thuế TNDN Tỷ suất lợi nhuận trên TSNH = TSNH bình quân Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn cho biết một đồng tài sản ngắn hạn công ty sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn càng cao thì trình độ sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty càng cao và ngược lại. Thông thường, ngoại trừ những chiến lược kinh doanh đặc biệt thì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn được xem hợp lý khi ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng lãi suất cho vay ngắn hạn trên thị trường trong kỳ. d) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA: Return on total Assets ratio) Lợi nhuận sau thuế TNDN Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = Giá trị tài sản bình quân Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho biết một đồng tài sản công ty sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản chung toàn công ty. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản càng cao thì trình độ sử dụng tài sản của công ty càng cao và ngược lại. Thông thường, ngoại trừ những chiến lược kinh doanh đặc biệt thì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản được xem hợp lý khi lớn hơn hoặc bằng lãi suất cho vay vốn bình quân trên thị trường trong kỳ. e) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE: Return on Equity ratio) Lợi nhuận sau thuế TNDN Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 16
  18. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết một đồng vốn chủ sở hữu của công ty sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty, thể hiện những cam kết về hiệu quả công ty với các chủ sở hữu vốn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao thì trình độ sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại. Ngoại trừ những chiến lược kinh doanh đặc biệt thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được xem hợp lý khi ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng lãi suất cho vay vốn dài hạn trên thị trường trong kỳ hoặc đạt được tiêu chuẩn mong muốn của chủ sở hữu vốn. 1.2.2.4. Đòn bẩy tài chính (FL: Financial Leverage) Tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Khi một công ty vay tiền, họ luôn phải thực hiện một chuỗi thanh toán cố định. Vì các cổ đông chỉ nhận được những gì còn lại sau khi chi trả cho chủ nợ, nợ vay được xem là tạo ra đòn bẩy. Trong thời kỳ khó khăn, các công ty có đòn bẩy tài chính cao có khả năng không trả được nợ. Vì thế khi công ty muốn vay tiền, ngân hàng sẽ đánh giá xem công ty có vay quá nhiều hay không? Ngân hàng cũng xét xem công ty có duy trì nợ vay của mình trong hạn mức cho phép không? Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số đòn bẩy tài chính để ấn định mức lãi suất cho vay đối với công ty (vì công ty càng có nhiều nợ vay, rủi ro về mặt tài chính càng lớn). Ở các nước phát triển, người ta đánh giá được độ rủi ro này và tính vào lãi suất cho vay. Điều đó có nghĩa là công ty càng vay nhiều thì lãi suất càng cao. Đối với công ty, tỷ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý nhất cho công ty mình. Qua tỷ số đòn bẩy tài chính nhà đầu tư thấy được rủi ro về tài chính của công ty từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình. Thông thường đòn bẩy tài chính bao gồm các tỷ lệ như: Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 17
  19. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân a) Tỷ lệ nợ trên tài sản (D/A: Debt to Assets) Nợ phải trả Tỷ lệ nợ trên tài sản = Tổng giá trị tài sản Tỷ lệ nợ trên tài sản là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của công ty. Tỷ số này cho biết mức độ trang trải cho tài sản bằng nợ vay, qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của công ty. Khi tỷ số này quá nhỏ chứng tỏ công ty ít vay nợ, điều này có thể hàm ý khả năng tự chủ tài chính cao hoặc công ty chưa biết khai thác biết cách khai thác đòn bẩy tài chính hay chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, nếu tỷ số này quá cao hàm ý rằng công ty không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh, mức độ rủi ro kinh doanh cao hơn. b) Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E: Debt to Equity) Nợ phải trả Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của công ty. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu đồng nợ vay tham gia cùng một đồng vốn chủ sở hữu, tức mối quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 18
  20. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẦU VÂN  2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Thầu Vân 2.1.1. Khái quát đặc điểm công ty 2.1.1.1. Tóm lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Thầu Vân được chính thức thành lập vào ngày 26/02/2007. Trụ sở chính của công ty được đặt tại số 429 lầu 4, khu Thương mại dịch vụ B chợ Vĩnh Long, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Giấy phép kinh doanh số 1500478981 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Long cấp. Công ty được thành lập với sự góp vốn của ba cổ đông: ông Trương Văn Vân, ông Trương Quang Hậu và ông Trương Nhựt Hữu. Trong đó, ông Trương Văn Vân là người nắm giữ 75% cổ phần, giữ chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị cũng chính là người đại diện theo pháp luật của công ty. Sau nhiều lần thay đổi, công ty đã dần hoàn thiện hơn; đến ngày 27/8/2010 công ty đã đăng ký thay đổi lần thứ 7 mở rộng thêm nhiều ngành nghề kinh doanh cả về quy mô lẫn chất lượng. Đến nay, công ty đã thành lập thêm một chi nhánh, tổ chức và vận hành các phòng ban, các tổ chuyên sửa chữa, tổ vận tải và trạm trộn bê tông tươi hoạt động đồng bộ và phối hợp hiệu quả với nhau. Là một công ty còn non trẻ mới thành lập không bao lâu, Công ty Cổ phần Thầu Vân hoạt động trong điều kiện tình hình chung của thế giới và đất nước còn gặp nhiều khó khăn thế nhưng công ty đã và đang từng bước khắc phục nhờ sự cố gắng nổ lực của Ban giám đốc cũng như đội ngũ nhân viên trong công ty không ngừng nâng cao trình độ, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để xây dựng công ty ngày càng vững mạnh và phát triển hơn nữa. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 19
  21. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Với những bước phát triển khởi đầu đầy năng động và những mục tiêu mà công ty đặt ra hứa hẹn sẽ tạo được những tiền đề mới giúp công ty đủ sức để bước những bước tiến vượt trội hơn trong nền kinh tế xã hội đầy biến động và nhiều thách thức như hiện nay. Những thông tin chung về Công ty Cổ phần Thầu Vân Tên công ty: + Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty Cổ phần Thầu Vân + Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Thau Van Joint Stock Company + Tên công ty viết tắt: THAUVAN.CO Địa chỉ trụ sở chính: số 429 lầu 4, khu Thương mại dịch vụ B chợ Vĩnh Long, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Số điện thoại: 0703.833535 Fax: 0703.828717 Email: ctcpthauvan@yahoo.com.vn ; Website: www.thauvan.com.vn Thành lập theo quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 30/03/2006 Giấy phép kinh doanh số: 1500478981 Hình thức vốn chủ sở hữu: công ty cổ phần Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ Vốn điều lệ: sáu mươi tỷ đồng (60.000.000.000 đồng) Mệnh giá cổ phiếu: 100.000 đồng Tổng số cổ phần: 600.000; Cổ phần được quyền chào bán: 100.000 Vốn pháp định: 6 tỷ đồng (6.000.000.000 đồng) Người đại diện theo pháp luật: Ông Trương Văn Vân, sinh ngày 26/11/1960. Thông tin về chi nhánh: Chi nhánh Công ty Cổ phần Thầu Vân. Địa chỉ: Số 31B/02, ấp Thanh Mỹ 2, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 20
  22. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân 2.1.1.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh; các sản phẩm khác từ plastic và cao su; sợi nhân tạo; Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao; Khai thác đá, cát, sỏi và đất sét; Sản xuất đồ gỗ xây dựng; sản xuất, giường tủ và bàn ghế; Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa và đường bộ; Dịch vụ lưu trú ngắn ngày; Bán buôn vật liệu, thiết bị khác trong kinh doanh; Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong kinh doanh các cửa hàng chuyên doanh; Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự; đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân bổ vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh; Nhà và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; các dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng; Đóng tàu và cấu kiện nổi; đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí; Tái chế phụ liệu; Chuẩn bị mặt bằng; xây dựng nhà các loại, các công trình công ích và các công trình kỹ thuật dân dụng khác; Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp và các loại máy khác; thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông; Đại lý, môi giới, đấu giá; Hoạt động của các bệnh viện, trạm xá, phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa; hoạt động y tế dự phòng; Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 21
  23. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Hoạt động của hệ thống cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng, nuôi dưỡng và điều dưỡng; Hoạt động chăm sóc sức khỏe người bị thiểu năng, thần kinh và người nghiện, người có công, người già, người tàn tật không có khả năng tự chăm sóc; Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu hoặc đi thuê; tư vấn môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất; hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan; Các ngành nghề khác. 2.1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty a) Thuận lợi Kinh doanh nhiều ngành nghề là thế mạnh nổi bậc của công ty, với bốn mươi ba ngành nghề có thể đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng; Trụ sở chính nằm ngay trung tâm thành phố Vĩnh Long, rất thuận tiện cho việc buôn bán, trao đổi và giao dịch với khách hàng cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng cáo quảng bá tên tuổi công ty đến mọi người; Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, tinh thần trách nhiệm cao và sẵn sàng giúp đỡ nhau trong công việc; thân thiện, nhã nhặn và hết lòng phục vụ khách hàng là những thế mạnh đáng quý của công ty; Có nhiều khách hàng thân thiết do công ty luôn cố gắng tạo niềm tin và tín nhiệm từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; đảm bảo “đầu ra” cho hàng hóa và dịch vụ; Chất lượng của hàng hóa và dịch vụ của công ty tạo ra ngày một được hoàn thiện tạo được uy tín ngày càng nâng cao; Thường xuyên có sự đầu tư bổ xung về cơ sở vật chất, trang thiết bị trong văn phòng cũng như nơi sản xuất; từng bước cải thiện điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty; Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 22
  24. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Diện tích của các sân bãi, kho chứa tương đối rộng rãi có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đang được đầu tư và mở rộng; Có mối quan hệ đối tác làm ăn khá tốt với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành kinh doanh; Công ty thường xuyên tham gia các công tác xã hội, công tác đoàn thể và các hoạt động công ích khác của tỉnh phát động, là tấm gương tốt được nhiều khen tặng. b) Khó khăn Ngành nghề kinh doanh của công ty thường xuyên bị cạnh tranh bởi các đối thủ cùng ngành; Giá cả nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng và dự báo vẫn còn tăng trong thời gian tới đã tác động không nhỏ đến giá bán ra của hàng hóa dịch vụ cung cấp dù công ty đã luôn cố gắng điều chỉnh hợp lý mức tăng này. Vấn đề này là tác nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến lợi nhuận; Kinh doanh ngành nghề đa dạng với nhiều cơ sở trãi khắp trên địa bàn tỉnh tạo áp lực trong khâu quản lý; Công nhân mới và số lượng công nhân chiếm tỷ lệ cao gây khó khăn cho việc đào tạo tay nghề và quản lý hiệu quả đồng bộ; Bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế xã hội đầy biến động trong nước cũng như trên thế giới. Những tác nhân này ít nhiều đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty; Là công ty mới thành lập không lâu còn nhiều non trẻ đang trên đà hoàn thiện và đổi mới cũng là khó khăn trước mắt của công ty; Hoạt động Marketing của công ty còn khá non yếu tuy công ty cũng đã bắt đầu quan tâm và đầu tư khá nhiều nhân lực, đây cũng là một yếu tố khá quan trọng làm tăng đối thủ cạnh tranh, hạn chế sự phát triển của công ty trong việc quản bá tiếp thị sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 23
  25. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân 2.1.1.4. Quyền hạn và nhiệm vụ của công ty a) Quyền hạn Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn; Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ; Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của công ty; Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá thực hiện thầu hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Được bảo đảm thời hạn sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý; Các quyền khác theo quy định của pháp luật. b) Nghĩa vụ Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán; Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường; Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 24
  26. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm; Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi như nhau cho mọi đối tượng khách hàng; Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung ứng; Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Thầu Vân 2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý chung a) Sơ đồ bộ máy tổ chức Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Thầu Vân Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 25
  27. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân b) Chức năng và nhiệm vụ Hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị * Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quản trị công ty giữa hai kỳ đại hội. Các thành viên của hội đồng quản trị do cổ đông bầu ra, đại diện cho quyền lợi của các cổ đông. Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, tuân thủ đúng quy định của pháp luật và quy định của công ty. * Chủ tịch hội đồng quản trị Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra theo quy định tại Điều lệ công ty; là người đại diện theo pháp luật của công ty. Có các quyền và nhiệm vụ như: lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; tổ chức việc thông qua quyết định và giám sát quá trình thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Ban kiểm soát Ban kiểm soát có từ ba đến năm thành viên; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban giám đốc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 26
  28. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Phòng kế toán Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán và nguyên tắc kế toán; theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan; tham mưu cho Ban Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động sản xuất kinh doanh; và cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động và hữu hiệu trong công ty. Tiến hành công tác kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành và quy định của Nhà nước; lập các báo cáo kế toán theo quy định và kiểm tra sự chính xác của báo cáo do các phòng ban khác lập; giúp Tổng giám đốc hướng dẫn, chỉ đạo các phòng ban và các bộ phận trực thuộc thực hiện việc ghi chép ban đầu đúng chế độ phương pháp; tổ chức công tác thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh và quyết toán với cấp trên; phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính trong phạm vi đơn vị; lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán; và quản lý tập trung thống nhất số liệu kế toán thống kê và cung cấp số liệu đó cho bộ phận liên quan trong công ty và cho các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh thực hiện các chức năng như: Tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho công ty; phát triển thị trường nội địa dựa theo chiến lược; lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm; tham mưu, đề xuất cho Ban Tổng Giám đốc, hỗ trợ cho các bộ phận khác về kinh doanh, tiếp thị, tiếp cận thị trường, lập kế hoạch, tiến hành các hoạt động kinh doanh. Phòng kinh doanh đồng thời cũng thực hiện các nhiệm vụ: tiếp khách hàng, phân tích thị trường, tìm thị trường, khách hàng cho công ty, đảm bảo nguồn hàng ổn định cho công ty, lên kế hoạch, theo dõi sản xuất mẫu, chào Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 27
  29. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân hàng; phân tích đơn hàng, lập định mức sản phẩm trên cơ sở đó chiết tính giá thành sản phẩm, giá bán trình Tổng Giám đốc duyệt; nhận các đơn đặt hàng, lên hợp đồng kinh tế; lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm; đánh giá nhà cung ứng theo yêu cầu; lập nhu cầu nguyên phụ liệu cần mua và đặt hàng theo quy định; cân đối nguyên phụ liệu, lập kế hoạch sản xuất từng đơn hàng; nhận và giải quyết những thông tin sản xuất có liên quan; đốc thúc việc thu hồi công nợ của khách hàng; báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng cho Tổng Giám đốc; tham gia xây dựng các hệ thống quản lý trong toàn công ty. Phòng hành chánh tổng hợp Chịu trách nhiệm quản lý nội bộ, quản lý tính tuân thủ nội quy công ty, giám sát nhân sự; quản lý lao động, tiếp nhận hồ sơ xin việc, nghỉ việc, đơn xin nghỉ phép xét tăng lương, phạt hành chính, khen thưởng nhân viên trình cấp trên ký duyệt. Phổ biến, tuyên truyền, thông báo những quy định mới, quyết định của cấp trên đến các phòng ban, tổ sản xuất và người lao động trong công ty đồng thời giám sát việc tuân thủ; truyền đạt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp của nhân viên công ty trình lên Ban giám đốc. Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, công tác xã hội, phong trào văn hóa, du lịch, giải trí tuyên truyền pháp luật, cập nhật thông tin mới về chính trị, văn hóa, xã hội đến nhân viên công ty. Quản lý công việc văn thư của công ty; sắp xếp chuẩn bị cho công tác hội hợp; tiếp nhận thư, ý kiến đóng góp, phản ảnh của khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, chủ nợ trình báo lên Ban giám đốc. Trạm trộn bê tông tươi Chịu trách nhiệm sản xuất bê tông tươi giao tận nơi phục vụ các công trình xây dựng nhà ở, công trình công cộng, cầu đường, bệnh viện, trường học theo đơn đặt hàng; nén mẫu bê tông các công trình, theo dõi việc thực hiện nén mẫu theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, giao nhận kết quả nén mẫu bê tông công trình cho khách hàng; xin giấy phép xe, xem trước lộ trình khi giao bê tông cho khách hàng; làm sắt đổ dal, đổ dal phục vụ bán lẻ. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 28
  30. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Tổ vận tải và bãi cát đá Tổ vận tải và bãi cát đá thực hiện các công việc: vận chuyển nguyên vật liệu mua về, giao hàng hóa cho khách theo lệnh và vận chuyển hàng hóa, vật tư xây dựng đến công trình; chở thuê hàng hóa theo yêu cầu; nhập và lưu kho cát đá tại bãi và xuất bán theo lệnh; quản lý tiến độ khai thác cát đá; tiếp và phục vụ khách hàng đến thực hiện giao dịch hoặc tham quan tại bãi; hướng dẫn sử dụng vận hành các phương tiện vận tải như xà lan, ô tô tải, ba gát máy cho nhân viên mới làm việc tại xưởng. Tổ sửa chữa Chịu trách nhiệm sửa chữa và vệ sinh các phương tiện cơ giới của công ty, phương tiện đi lại của nhân viên công ty; sửa chữa thuê theo yêu cầu của khách hàng; hướng dẫn nhân viên mới, đào tạo tay nghề phù hợp thực tế. 2.1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán a) Sơ đồ bộ máy kế toán Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy Kế toán Công ty Cổ phần Thầu Vân Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 29
  31. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân b) Chức năng và nhiệm vụ một số chức danh phòng kế toán Kế toán trưởng * Trách nhiệm của Kế toán trưởng Tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán phù hợp với công tác tổ chức sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu tồn tại và phát triển của công ty; Tổ chức ghi chép tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty; Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ công ty và các đơn vị trực thuộc; xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ kết quả kiểm kê tài sản định kỳ; đề xuất xử lý các khoản hao hụt, mất mát, hư hỏng; Xét duyệt các báo cáo kế toán, thống kê và báo cáo tài chính của đơn vị trực thuộc. Lập, tổng hợp đầy đủ và gửi đúng hạn báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán tài chính của công ty theo chế độ qui định; Nghiên cứu các chế độ chính sách trong lĩnh vực thuế, tài chính, thống kê, luật doanh nghiệp, luật kinh doanh của Nhà nước liên quan đến hoạt động của công ty nhằm đưa ra cách thực hiện phù hợp; tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán, thống kê hiện hành cho cấp dưới và các bộ phận liên quan; Theo dõi phản ánh đúng tình hình tài chính của công ty; báo cáo tình hình tài chính kế toán liên quan công ty với Tổng Giám đốc công ty, phụ trách tài chính công ty hoặc Hội đồng quản trị khi có lệnh; Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán của công ty; chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo tài chính kế toán trước Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và các Cơ quan chức năng có liên quan. * Quyền hạn của Kế toán trưởng Kế toán trưởng được toàn quyền phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả nhân viên kế toán tại công ty; có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong công Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 30
  32. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân ty cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, số liệu cần thiết cho công tác kế toán, kiểm tra, thanh tra của Phòng hoặc Cơ quan chức năng; được quyền từ chối việc lập, ký hoặc duyệt các báo cáo, chứng từ, tài liệu không phù hợp với pháp luật hiện hành; tham gia tuyển dụng, thuyên chuyển, xét nâng lương, kỹ luật các nhân viên kế toán trong phạm vi quản lý của mình. Kế toán tổng hợp * Trách nhiệm của Kế toán tổng hợp Kiểm tra số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp; kiểm tra định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp; Theo dõi nhắc nhỡ đòi công nợ phải thu, trả công nợ phải trả; Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và chế độ báo cáo định kỳ, hàng tháng, hàng quý, hàng năm, căn cứ vào số liệu nhập trên hệ thống, các tài liệu về khấu hao, tiền lương, phân bổ chi phí để tính toán giá thành, lập các báo cáo tổng hợp như: cân đối kế toán, cân đối số phát sinh, kết quả kinh doanh, báo cáo giá trị gia tăng hàng tháng; lập hồ sơ hoàn thuế theo luật định; Thông qua công tác tổng hợp, phát hiện những điểm không phù hợp trong hạch toán, quản lý, kiểm soát chứng từ; báo cáo hoặc đề xuất hướng xử lý phù hợp; giúp Kế toán trưởng tổ chức phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh trong công ty; chấp hành lệnh điều động, chỉ đạo của Kế toán trưởng; Lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán, bảo mật số liệu kế toán. * Quyền hạn Kế toán tổng hợp Thông qua Kế toán trưởng, Kế toán Tổng hợp có quyền yêu cầu kế toán chi tiết và các bộ phận (khi cần) cung cấp tất cả những chứng từ số liệu liên quan đến công tác tổng hợp số liệu; được từ chối các yêu cầu thực hiện, xử lý, cung cấp thông tin sai qui định; đề xuất các ý kiến, sáng kiến về chuyên môn có lợi cho công tác quản lý, hạch toán. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 31
  33. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân * Báo cáo và ủy quyền Kế toán tổng hợp phải báo cáo mọi tình hình công việc được giao cho Kế toán trưởng. Các vấn đề liên quan khác chỉ báo cáo với Ban lãnh đạo công ty hoặc các bộ phận khác khi có lệnh của Ban Giám đốc thông qua Kế toán trưởng. Trừ khi có yêu cầu cụ thể của Tổng Giám đốc, Kế toán tổng hợp không được ủy quyền cho người nào khác ngoài Kế toán trưởng. Kế toán thanh toán * Trách nhiệm của Kế toán thanh toán Lập chứng từ thanh toán trên cơ sở kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc và các chứng từ khác theo qui định; nhập liệu vào hệ thống, xử lý, theo dõi, quản lý và báo cáo mọi phát sinh, biến động, hiện hữu của vốn bằng tiền trong phạm vi được giao theo chế độ báo cáo hiện hành hoặc theo yêu cầu của Ban Giám đốc; Quản lý việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng theo từng đối tượng; lập tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng cho công ty, kiểm tra và theo dõi tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng của các đơn vị trực thuộc từ đó lên tờ khai giá trị gia tăng tổng hợp cho toàn công ty; Thông qua công tác tổng hợp, phát hiện những điểm không phù hợp trong hạch toán, quản lý, kiểm soát chứng từ; báo cáo hoặc đề xuất hướng xử lý phù hợp; chấp hành lệnh điều động, chỉ đạo của Kế toán trưởng; Lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán, bảo mật số liệu kế toán. * Quyền hạn của Kế toán thanh toán Thông qua Kế toán trưởng, Kế toán thanh toán có quyền yêu cầu kế toán phần hành và các bộ phận (khi cần) cung cấp tất cả những chứng liệu liên quan đến công tác tổng hợp số liệu; được từ chối các yêu cầu thực hiện, xử lý, cung cấp thông tin sai qui định; đề xuất các ý kiến, sáng kiến về chuyên môn có lợi cho công tác quản lý, hạch toán. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 32
  34. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân * Báo cáo và ủy quyền Kế toán thanh toán báo cáo mọi tình hình công việc được giao cho Kế toán trưởng. Các vấn đề liên quan khác chỉ báo cáo với Ban lãnh đạo công ty hoặc các bộ phận khác khi có lệnh của Ban Giám đốc (thông qua Kế toán trưởng về nội dung). Trừ khi có yêu cầu cụ thể của Tổng Giám đốc, Kế toán thanh toán không được ủy quyền cho người nào khác ngoài Kế toán trưởng. Kế toán vật tư hàng hóa * Trách nhiệm của Kế toán vật tư, thành phẩm, hàng hóa Lập chứng từ kế toán ban đầu (phiếu nhập, phiếu xuất) dựa vào chứng từ gốc hợp lệ; kiểm tra việc thực hiện phát hành và lưu chuyển chứng từ theo qui định; cùng Kế toán công nợ và Kế toán thanh toán đối chiếu các số liệu nhập xuất với các chứng từ liên quan (hóa đơn, hợp đồng, đơn đặt hàng ); Nhập liệu vào hệ thống và xử lý số liệu nhập xuất; theo dõi tình hình sử dụng vật tư, thành phẩm, hàng hóa theo định mức và những qui định đã ban hành nhằm kịp thời phát hiện những bất hợp lý, lãng phí trong quá trình sử dụng. Báo cáo tình hình sử dụng và tồn kho vật tư, thành phầm, hàng hóa phục vụ cho công tác kiểm kê và quyết toán tài chính; chấp hành lệnh điều động, chỉ đạo của Kế toán trưởng; Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán, bảo mật số liệu kế toán. * Quyền hạn của Kế toán vật tư, thành phẩm, hàng hóa Thông qua Kế toán trưởng, có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận cung cấp những chứng từ số liệu liên quan đến việc nhập, xuất, tồn kho vật tư, thành phẩm, hàng hóa phục vụ cho công tác, đối chiếu, hạch toán kế toán; được từ chối các yêu cầu xử lý, cung cấp thông tin sai qui định; đề xuất các ý kiến, sáng kiến về chuyên môn có lợi cho công tác quản lý hạch toán. * Báo cáo và ủy quyền Kế toán vật tư, thành phẩm, hàng hóa chỉ báo cáo mọi tình hình công việc được giao cho Kế toán trưởng và các vấn đề liên quan khác với Ban lãnh đạo Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 33
  35. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân công ty và các bộ phận khác khi có lệnh của Ban Giám đốc (thông qua Kế toán trưởng). Trừ khi có yêu cầu cụ thể của Tổng Giám đốc, Kế toán vật tư, thành phẩm, hàng hóa không được ủy quyền cho người nào khác ngoài Kế toán trưởng. Thủ quỹ Thủ quỹ của công ty thực hiện việc chi, thu tiền mặt theo chứng từ chi, thu do phòng phát hành theo quy định; quản lý tiền mặt tại quỹ, đảm bảo an toàn tiền; kiểm quỹ và lập báo cáo kiểm quỹ theo định kỳ; phát lương hàng tháng theo bảng lương cho từng bộ phận; rút hoặc nộp tiền qua ngân hàng khi có yêu cầu; đi thu nợ hoặc trả tiền khách hàng bên ngoài khi có yêu cầu; chấp hành lệnh điều động, chỉ đạo của Kế toán trưởng. Được từ chối các yêu cầu chi tiền, khi không có chứng từ hợp lệ; đề xuất các ý kiến, sáng kiến về chuyên môn có lợi cho công tác quản lý tiền mặt. Báo cáo mọi tình hình công việc được giao cho Kế toán trưởng, các vấn đề liên quan khác chỉ báo cáo với Ban lãnh đạo công ty hoặc các bộ phận khác khi có lệnh của Ban Giám đốc thông qua Kế toán trưởng. Trừ khi có yêu cầu của Tổng Giám đốc, thủ quỹ không được uỷ quyền cho người nào khác thực hiện công việc của mình. c) Hình thức kế toán áp dụng Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 34
  36. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Hình 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Hình 2.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Đặc điểm hình thức áp dụng máy vi tính trong công tác kế toán + Công ty áp dụng phần mềm kế toán KT ACCsev. + Phần mềm kế toán áp dụng gồm có các phầm: tiền tệ, vật tư hàng hóa, tiêu thụ, quản lý nợ, tài sản cố định và kế toán tổng hợp. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 35
  37. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân * Tiền tệ: dùng để nhập chứng từ thu, chi, in báo cáo tồn quỹ, in sổ quỹ, in chứng từ ghi sổ tài khoản 111, 112. * Vật tư hàng hóa: dùng để nhập chứng từ nhập kho, xuất kho, hóa đơn mua hàng, in thẻ kho hoặc sổ chi tiết vật tư hàng hóa, báo cáo chi tiết nhập xuất, báo cáo nhập xuất tồn tự động và áp dụng đơn giá. * Tiêu thụ: Dùng để nhập, xuất hóa đơn bán hàng, in sổ chi tiết bán hàng, báo cáo tiêu thụ hàng hóa, báo cáo hóa đơn sử dụng mua vào và bán ra. * Quản lý nợ: dùng để nhập xuất kho chứng từ nợ phải thu, phải trả, in chi tiết nợ phải thu phải trả, in bảng cân đối nợ phải thu phải trả. * Tài sản cố định: dùng để nhập xuất hồ sơ từng tài sản, tính khấu hao tài sản cố định, in báo cáo tính khấu hao, in sổ theo dõi tài sản cố định. * Kế toán tổng hợp: dùng để lập các báo biểu chi tiết tài khoản, lập các báo cáo tài chính, kiểm tra và đối chiếu với các nội dung đã nhập chi tiết trong kỳ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính * Hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc liên quan hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra đối chiếu tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán theo các bảng biểu được thiết kế sẵn theo đúng nội dung và bản chất của từng phần chi tiết có trên phần mềm. Theo quy định của phần mền, các thông tin sẽ tự động nhập dữ liệu vào sổ kế toán tổng hợp, sổ chi tiết các tài khoản, sổ cái và các sổ thẻ kế toán khác có liên quan. * Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Định kỳ mỗi tháng hay khi cần kiểm tra sổ sách thì đăng ký thông tin cần thiết chỉ cần thực hiện thao tác lệnh, máy tính sẽ tự động truy xuất thông tin chính xác theo dữ liệu nhập vào, kế toán chỉ cần in ra giấy kiểm tra và trình ký duyệt. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 36
  38. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân * Kết thúc kỳ kế toán các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ sách kế toán theo hình thức kế toán ghi bằng tay. Ưu và nhược điểm của việc áp dụng máy vi tính trong công tác kế toán + Ưu điểm Công tác kế toán ở công ty được tin học hóa bằng phần mềm kế toán KT ACCsev giúp nhân viên kế toán của công ty được tiếp cận môi trường làm việc hiện đại và chuyên nghiệp; Kế toán chỉ cần nhập số liệu vào phần mềm theo đúng chứng từ gốc giúp cho công tác xử lý và quản lý số liệu kế toán được nhanh chống, dể dàng, tiết kiệm thời gian và công sức; Mỗi nhân viên kế toán quản lý và làm việc theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình và mỗi máy tính đều có mật khẩu cá nhân người sử dụng và mật khẩu chung giúp đảm bảo tính bảo mật trong công việc, công việc vận hành rõ ràng theo đúng trình tự và không bị trùng lấp; Quy trình làm việc của phần mềm khá rõ ràng, dể sử dụng và phù hợp với đặc điểm công việc của công ty; Hệ thống máy vi tính trong công ty được liên kết chặt chẽ với nhau bằng mạng nội bộ và mạng trực tuyến bởi một máy chủ. + Nhược điểm Phần mềm không có chức năng sao lưu dữ liệu gây bất lợi trong các trường hợp như máy tính bị hỏng, lỗi chương trình, hay sự cố ngoài ý muốn xảy ra; Làm việc trên máy tính cũng gây trở ngại trong công tác kiểm tra đối chiếu tính chính xác của thông tin dữ liệu được nhập vào khi có sai sót hay không trùng khớp số liệu; Việc làm quen sử dụng phần mềm gây hạn chế đối với các nhân viên mới vào làm; gặp khó khăn khi bị cúp điện. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 37
  39. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân 2.2. Phân tích thực trạng báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua báo cáo tài chính 2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng 2.1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 20082010 Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam CH Ỉ TI ÊU 2008 2009 2010 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 20.519.214.651 61.310.849.042 58.469.896.025 Tiền 553.568.421 228.011.181 32.756.173 Đầu tư ngắn hạn 400.000.000 Các khoản phải thu ngắn hạn 18.029.168.867 56.213.458.453 51.693.636.733 Phải thu khách hàng 5.821.977.413 3.534.777.816 Trả trước cho người bán 654.052.951 11.255.485.341 23.982.334.799 Phải thu nội bộ ngắn hạn 18.546.136.214 9.124.029.046 Các khoản phải thu khác 17.375.115.916 20.589.859.485 15.052.495.072 Hàng tồn kho 4.451.757.597 Tài sản ngắn hạn khác 1.936.477.363 4.869.379.408 1.891.745.522 Thuế GTGT được khấu trừ 95.278.042 486.001.259 7.839.686 Thuế và các khoản khác phải thu NN 39.287.918 38.681.744 40.291.000 Tài sản ngắn hạn khác 1.801.911.403 4.344.696.405 1.843.614.836 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 96.308.920.668 89.371.081.484 94.093.847.990 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 21.401.945.656 8.407.856.350 4.134.864.784 Tài sản cố định hữu hình 3.819.820.417 8.492.211.707 19.874.672.660 Nguyên giá 3.933.080.681 8.976.581.333 22.277.743.432 Giá trị hao mòn lũy kế (113.260.264) (484.369.626) (2.403.070.772) Tài sản cố định vô hình 16.788.425.000 16.788.425.000 Chi phí xây dựng cơ bản 35.272.495.521 35.213.954.353 4.199.498.182 Bất động sản đầu tư 16.788.425.000 Đầu tư vào công ty con 19.026.234.074 20.468.634.074 41.445.634.074 Chi phí trả trước dài hạn 7.650.753.290 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 116.828.135.319 150.681.930.526 152.563.744.015 A. NỢ PHẢI TRẢ 66.291.112.813 107.736.654.898 95.558.548.545 Vay và nợ ngắn hạn 38.764.000.000 64.715.000.000 57.874.000.000 Phải trả người bán 11.293.119.966 16.869.566.953 6.435.123.491 Người mua trả tiền trước 1.799.800.200 4.798.341.024 6.929.363.602 Thuế và các khoản phải nộp NN 787.065.003 170.421.103 Phải trả nội bộ 2.358.214.933 9.952.363.056 Phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 1.174.977.714 1.462.318.862 696.640.349 Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 38
  40. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Vay và nợ dài hạn 10.901.000.000 9.152.000.000 23.453.000.000 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 50.537.022.506 42.945.275.628 57.005.195.470 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 60.000.000.000 60.000.000.000 71.794.434.387 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (9.462.977.494) (17.054.724.372) (14.789.238.917) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 116.828.135.319 150.681.930.526 152.563.744.015 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Thầu Vân) a) Phân tích khái quát về tài sản Căn cứ vào số liệu của công ty, ta lập các bảng phân tích tình hình biến động tài sản và biến động nguồn vốn qua các năm như sau: Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 39
  41. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Bảng 2.2: BẢNG TÍNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN NĂM 20082010 Đơn vị tính: đồng Năm 2008 Năm 2010 Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Mức Tỷ lệ % tỷ trọng % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 20.519.214.651 17,564 58.469.896.025 38,325 37.950.681.374 184,95 20,761 Tiền 553.568.421 0,474 32.756.173 0,021 520.812.248 94,083 0,453 Đầu tư ngắn hạn 400.000.000 0,262 400.000.000 0,262 Các khoản phải thu ngắn hạn 18.029.168.867 15,432 51.693.636.733 33,883 33.664.467.866 186,72 18,451 Phải thu khách hàng 3.534.777.816 2,317 3.534.777.816 2,317 Trả trước cho người bán 654.052.951 0,56 23.982.334.799 15,72 23.328.281.848 3566,7 15,16 Phải thu nội bộ ngắn hạn 9.124.029.046 5,98 9.124.029.046 5,98 Các khoản phải thu khác 17.375.115.916 14,872 15.052.495.072 9,866 2.322.620.844 13,368 5,006 Hàng tồn kho 4.451.757.597 2,918 4.451.757.597 2,918 Tài sản ngắn hạn khác 1.936.477.363 1,658 1.891.745.522 1,24 44.731.841 2,31 0,418 Thuế GTGT được khấu trừ 95.278.042 0,082 7.839.686 0,005 87.438.356 91,772 0,077 Thuế và các khoản khác phải thu NN 39.287.918 0,034 40.291.000 0,026 1.003.082 2,553 0,008 Tài sản ngắn hạn khác 1.801.911.403 1,542 1.843.614.836 1,208 41.703.433 2,314 0,334 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 96.308.920.668 82,436 94.093.847.990 61,675 2.215.072.678 2,3 20,761 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 21.401.945.656 18,319 4.134.864.784 2,71 17.267.080.872 80,68 15,609 Tài sản cố định hữu hình 3.819.820.417 3,27 19.874.672.660 13,027 16.054.852.243 420,3 9,757 Nguyên giá 3.933.080.681 3,367 22.277.743.432 14,602 18.344.662.751 466,42 11,235 Giá trị hao mòn lũy kế 113.260.264 0,097 2.403.070.772 1,575 2.289.810.508 2021,7 1,478 Tài sản cố định vô hình 16.788.425.000 11,004 16.788.425.000 11,004 Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 40
  42. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Chi phí xây dựng cơ bản 35.272.495.521 30,192 4.199.498.182 2,753 31.072.997.339 88,094 27,439 Bất động sản đầu tư 16.788.425.000 14,37 16.788.425.000 100 14,37 Đầu tư vào công ty con 19.026.234.074 16,286 41.445.634.074 27,166 22.419.400.000 117,83 10,88 Chi phí trả trước dài hạn 7.650.753.290 5,015 7.650.753.290 5,015 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 116.828.135.319 100 152.563.744.015 100 35.735.608.696 30,588 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Thầu Vân) Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 41
  43. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Dựa vào bảng 2.2: Bảng tính biến động tài sản năm 20082010, ta thấy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty tăng một lượng là 37.950.681.374 đồng tương đương với tỷ lệ là 184,95% nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư ngắn hạn tăng 400.000.000 đồng với các khoản phải thu ngắn hạn tăng 33.664.467.866 đồng với tỷ lệ tăng 86,72% và hàng tồn kho tăng 4.451.757.597 đồng; bên cạnh vốn bằng tiền đã giảm 520.812.248 đồng tương ứng với tỷ lệ 94,083% và tài sản ngắn hạn khác giảm 44.731.841 đồng tương ứng tỷ lệ so với năm 2008 là 2,31%. Nhìn chung, năm 2010 tài sản ngắn hạn tăng 20,761% so với năm 2008 xét về tổng thể. Lưu lượng tiền mặt giảm mạnh, tiền mặt tại đơn vị hầu như cạn kiệt sau các năm hoạt động, với công ty có quy mô tương đối lớn và lượng tiền mặt tỷ lệ nghịch như thế xét thấy nguy cơ thanh khoản (mất khả năng thanh toán) của công ty là rất cao, tình trạng “mua thiếu bán nợ” càng gây nhiều khó khăn cho công ty. Bên cạnh đó, các tài sản ngắn hạn khác trong năm 2010 cũng đồng loạt giảm song tỷ lệ không cao: 0,418%. Ngoài ra, các chỉ tiêu khác lại tăng lên trong đó đáng chú ý là chỉ tiêu phải thu khách hàng và trả trước người bán có tỷ lệ cao hơn năm 2008. Xét điều kiện kinh doanh gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì mức khách hàng nợ và trả trước cho người bán của công ty là tương đối lớn là một phần nguyên nhân làm hạn chế lưu lượng tiền mặt, các khoản nợ này nếu để quá lâu sẽ trở nên khó đòi và số tiền công ty trả trước cho người bán là cần thiết nhưng với mức cao như thế đã làm giảm nguồn vốn bằng tiền một lượng đáng kể. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty nhìn chung đã giảm 2.215.072.678 đồng tương ứng tỷ lệ 2,3% nguyên nhân là nguồn vốn kinh doanh đầu tư vào đơn vị trực thuộc giảm 17.267.080.872 đồng, tỷ lệ so với 2008 là 80,68% do đơn vị trực thuộc đã đi vào hoạt động ổn định nên công ty quyết định rút bớt vốn kinh doanh về để phục vụ cho mục đích khác, chi phí xây dựng cơ bản giảm 31.072.997.339 đồng tỷ lệ là 88,094% và bất động sản đầu tư giảm 100% giá trị của 16.788.425.000 đồng cho thấy năm 2010 công ty không đầu tư vào mục này; bên cạnh các chỉ tiêu giảm năm 2010 công ty có tỷ Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 42
  44. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân trọng tài sản cố định tăng 320,3% tương đương giá trị 16.054.852.243 đồng so với năm 2008 do công ty không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và việc đầu tư tài sản cố định là tất nhiên, thêm vào đó hạn mục đầu tư vào công ty con của công ty tăng 22.419.400.000 đồng tương ứng tỷ lệ 117,83%. Xét tổng quát ta thấy năm 2010 tài sản ngắn hạn của công ty tăng và tài sản dài hạn thì ngược lại so với năm 2008. Lượng giảm tài sản dài hạn chủ yếu là do các chỉ tiêu về nguồn vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, chi phí xây dựng cơ bản dở dang và bất động sản đầu tư giảm giá trị gây ra. Tổng giá trị tài sản năm 2010 tăng 35.735.608.696 đồng tương ứng tỷ trọng so với năm 2008 là 30,588% cho thấy quy mô hoạt động của công ty ngày một mở rộng so với thời gian đầu cũng là quy luật chung cho những công ty mới thành lập. Tuy nhiên, biến đổi kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội bên ngoài của giai đoạn này là vô cùng phức tạp đã tác động không nhỏ đến hoạt đông của công ty, ta tiếp tục phân tích tình hình biến động tài sản của năm 2009 và 2010 để có thêm nhận định làm rõ tình hình biến động này trong giai đoạn 20082010. Dưới đây là bảng phân tích tình hình biến động tài sản của Công ty Cổ phần Thầu Vân năm 20092010: Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 43
  45. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Bảng 2.3: BẢNG TÍNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN NĂM 20092010 Đơn vị tính: đồng Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Mức Tỷ lệ % tỷ trọng % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 61.310.849.042 40,689 58.469.896.025 38,325 2.840.953.017 4,634 2,364 Tiền 228.011.181 0,151 32.756.173 0,021 195.255.008 85,634 0.13 Đầu tư ngắn hạn 400.000.000 0,262 400.000.000 0,262 Các khoản phải thu ngắn hạn 56.213.458.453 37,306 51.693.636.733 33,883 4.519.821.720 8,04 3,423 Phải thu khách hàng 5.821.977.413 3,864 3.534.777.816 2.317 2.287.199.597 39,286 1,547 Trả trước cho người bán 11.255.485.341 7,47 23.982.334.799 15,72 12.726.849.458 113,07 8,25 Phải thu nội bộ ngắn hạn 18.546.136.214 12,308 9.124.029.046 5,98 9.422.107.168 50,804 6,328 Các khoản phải thu khác 20.589.859.485 13,664 15.052.495.072 9,866 5.537.364.413 26,894 3,798 Hàng tồn kho 4.451.757.597 2,918 4.451.757.597 2,918 Tài sản ngắn hạn khác 4.869.379.408 3,232 1.891.745.522 1,24 2.977.633.886 61,15 1,992 Thuế GTGT được khấu trừ 486.001.259 0,323 7.839.686 0,005 478.161.573 98,387 0,318 Thuế và các khoản khác phải thu NN 38.681.744 0,026 40.291.000 0,026 1.609.256 4,16 0 Tài sản ngắn hạn khác 4.344.696.405 2,883 1.843.614.836 1,208 2.501.081.569 57,566 1,675 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 89.371.081.484 59,311 94.093.847.990 61,675 4.722.766.506 5,284 2,364 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 8.407.856.350 5,58 4.134.864.784 2,71 4.272.991.566 50,821 2,87 Tài sản cố định hữu hình 8.492.211.707 5,636 19.874.672.660 13,027 11.382.460.953 134,03 7,391 Nguyên giá 8.976.581.333 5,957 22.277.743.432 14,602 13.301.162.099 148,18 8,645 Giá trị hao mòn lũy kế 484.369.626 0,321 2.403.070.772 1,575 1.918.701.146 396,12 1,254 Tài sản cố định vô hình 16.788.425.000 11,142 16.788.425.000 11.004 0 0 0,138 Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 44
  46. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Chi phí xây dựng cơ bản 35.213.954.353 23,37 4.199.498.182 2,753 31.014.456.171 88,074 20,617 Bất động sản đầu tư Đầu tư vào công ty con 20.468.634.074 13,584 41.445.634.074 27,166 20.977.000.000 102,48 13,582 Chi phí trả trước dài hạn 7.650.753.290 5,015 7.650.753.290 5,015 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 150.681.930.526 100 152.563.744.015 100 1.881.813.489 1,249 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Thầu Vân) Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 45
  47. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Từ bảng 2.3: Bảng tính biến động tài sản năm 20092010, cho thấy về biến động tài sản nhìn chung không lớn, tổng giá trị tài sản tăng lên 1.881.813.489 đồng, trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2010 giảm 2.840.953.017 đồng tỷ trọng là 4,634% so với năm 2009, trong đó vốn bằng tiền giảm 195.255.008 đồng tương đương tỷ lệ 85,634%, lưu lượng vốn bằng tiền của công ty kiệt huệ sau các năm cho thấy tình hình không mấy lạc quan khi tỷ lệ tiền mặt năm 2010 giảm xuống mức thấp khả năng thanh khoản gặp khó khăn lớn, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 4.519.821.720 đồng tỷ lệ so với năm 2009 là 8,04% và các khoản tài sản ngắn hạn khác cũng giảm 2.977.633.886 đồng tương ứng tỷ lệ 61,15%. Tóm lại so với năm 2009, năm 2010 hầu hết các chỉ tiêu về tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm tuy nhiên có hai chỉ tiêu đầu tư ngắn hạn và hàng tồn kho tăng 100%. Ngược với tài sản ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2010 so với năm 2009 tăng 4.722.766.506 đồng tỷ lệ là 5,284% nguyên nhân là do tài sản cố định năm 2010 tăng 11.382.460.953 đồng tương đương tỷ lệ so với 2009 là 134,03%, đầu tư vào công ty con tăng 20.977.000.000 đồng, tỷ lệ 102,48% cho thấy công ty không ngừng đầu tư vốn vào cho công ty con qua các năm hoạt động, tuy nhiên bên cạnh các chỉ tiêu tăng cũng có một số chỉ tiêu giảm như vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc giảm 4.272.991.566 đồng tương đương tỷ trọng 50,821% và chi phí xây dựng cơ bản giảm 31.014.456.171 đồng, tỷ lệ so với năm 2008 là 88,074% cho thấy năm 2008 và 2009 chỉ tiêu này của công ty giữ mức ổn định sang 2010 đã có sự thay đổi trong quyết định đầu tư. Qua phân tích tình hình tài sản công ty ba năm ta thấy tài sản của công ty không ngừng tăng lên và mức tăng năm 2009 là cao nhất. Năm 2010 trong cơ cấu tài sản của công ty bắt đầu xuất hiện số dư tài khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho và chi phí trả trước dài hạn, từ năm 2009 chỉ tiêu bất động sản đầu tư của công ty không còn số dư; bên cạnh đó vốn bằng tiền, tài sản ngắn hạn khác, vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc và chi phí xây dựng cơ bản dở dang có số dư giảm dần qua các năm hoạt động. Ngược lại, chỉ tiêu tài sản cố định và đầu Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 46
  48. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân tư vào công ty con có số dư tăng dần cho thấy sự biến động tài sản của công ty qua các năm đa phần biến thiên cùng chiều trong cùng một chỉ tiêu. b) Phân tích khái quát về nguồn vốn Căn cứ vào số liệu của công ty, ta lập các bảng phân tích biến động nguồn vốn qua các năm: Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 47
  49. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Bảng 2.4: BẢNG TÍNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN NĂM 20082010 Đơn vị tính: đồng Năm 2008 Năm 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Mức Tỷ lệ % tỷ trọng % A. NỢ PHẢI TRẢ 66.291.112.813 56,742 95.558.548.545 62,635 29.267.435.732 44,15 5,893 Vay và nợ ngắn hạn 38.764.000.000 33,18 57.874.000.000 37,934 19.110.000.000 49,298 4,754 Phải trả người bán 11.293.119.966 9,666 6.435.123.491 4,218 4.857.996.475 43,017 5,448 Người mua trả tiền trước 1.799.800.200 1,541 6.929.363.602 4,542 5.129.563.402 285,007 3,001 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 170.421.103 0,112 170.421.103 0,112 Phải trả nội bộ 2.358.214.933 2,019 2.358.214.933 100 2,019 Phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 1.174.977.714 1,006 696.640.349 0,457 478.337.365 40,71 0,549 Vay và nợ dài hạn 10.901.000.000 9,331 23.453.000.000 15,373 12.552.000.000 115,145 6,042 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 50.537.022.506 43,258 57.005.195.470 37,365 6.468.172.964 12,799 5,893 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 60.000.000.000 51,357 71.794.434.387 47,059 11.794.434.387 19,657 4,298 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 9.462.977.494 8,1 14.789.238.917 9,694 5.326.261.423 56,285 1,594 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 116.828.135.319 100 152.563.744.015 100 35.735.608.696 30,588 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Thầu Vân) Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 48
  50. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Quan sát bảng 2.4: Bảng tính biến động nguồn vốn năm 20082010 trên ta thấy nợ phải trả năm 2010 tăng 29.267.435.732 đồng tỷ lệ là 44,15% so với năm 2008. Trong đó vay và nợ ngắn hạn tăng 19.110.000.000 đồng tương ứng tỷ trọng là 49,298%, phải trả người bán giảm 4.857.996.475 đồng tỷ lệ là 43,017%, bên cạnh đó người mua trả tiền trước năm 2010 tăng 5.129.563.402 đồng tăng gần gấp 200% so với năm 2008, thuế và các khoản phải nộp nhà nước cũng tăng 100% do các khoản thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp làm tăng, song nợ phải trả nội bộ đã giảm toàn bộ và các khoản phải trả ngắn hạn khác đã giảm 478.337.365 đồng tương đương tỷ trọng là 40,71%; vay và nợ dài hạn năm 2010 tăng 12.552.000.000 đồng chiếm tỷ lệ so với năm 2008 là 115,145%. So với năm 2008, vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 11.794.434.387 đồng chiếm tỷ trọng 19,657% bên cạnh đó lỗ chưa phân phối năm 2010 tăng 5.326.261.423 đồng tương ứng tỷ lệ là 56,285% là do kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ liên tục trong hai năm 2008 và 2009. Tóm lại, nợ phải trả năm 2010 tăng lên và vốn chủ sở hữu giảm so với năm 2008 do tình hình sản xuất kinh doanh không lạc quan đã đưa đến kết quả này. Cơ cấu vốn chủ sở hữu giảm nguyên nhân do lỗ sau thuế gây ra và mức lỗ này cao hơn mức tăng vốn chủ sở hữu. Cơ cấu nợ phải trả tăng tỷ trọng ở các chỉ tiêu vay nợ ngắn hạn, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải trả phải nộp Nhà nước và vay và nợ dài hạn, đồng thời giảm chỉ tiêu ở các khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ và các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác vì vậy tổng quát nợ phải trả năm 2010 tăng tỷ trọng 5,893% so với 2008. Tình hình biến động nguồn vốn của công ty năm 2009 và 2010 được phản ánh qua bảng phân tích dưới đây: Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 49
  51. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Bảng 2.5: BẢNG TÍNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN NĂM 20092010 Đơn vị tính: đồng Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Mức Tỷ lệ % tỷ trọng % A. NỢ PHẢI TRẢ 107.736.654.898 71,499 95.558.548.545 62,635 12.178.106.353 11,304 8,864 Vay và nợ ngắn hạn 64.715.000.000 42,948 57.874.000.000 37,934 6.841.000.000 10,571 5,014 Phải trả người bán 16.869.566.953 11,195 6.435.123.491 4,218 10.434.443.462 61,854 6,977 Người mua trả tiền trước 4.798.341.024 3,184 6.929.363.602 4,542 2.131.022.578 44,412 1,358 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 787.065.003 0,522 170.421.103 0,112 616.643.900 78,347 0,41 Phải trả nội bộ 9.952.363.056 6,605 9.952.363.056 100 6,605 Phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 1.462.318.862 0,97 696.640.349 0,457 765.678.513 52,361 0,513 Vay và nợ dài hạn 9.152.000.000 6,074 23.453.000.000 15,373 14.301.000.000 156,261 9,299 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 42.945.275.628 28,501 57.005.195.470 37,365 14.059.919.842 32,739 8,864 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 60.000.000.000 39,819 71.794.434.387 47,059 11.794.434.387 19,657 7,24 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 17.054.724.372 11,318 14.789.238.917 9,694 2.265.485.455 13,284 1,624 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 150.681.930.526 100 152.563.744.015 100 1.881.813.489 1,249 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Thầu Vân) Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 50
  52. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân So sánh sự biến động nguồn vốn năm 2009 và 2010 từ bảng phân tích 2.5: Bảng tính biến động nguồn vốn năm 20092010 ta thấy tổng nợ phải trả giảm một lượng là 12.178.106.353 đồng tương ứng với tỷ lệ là 11,304%. Trong đó vay và nợ ngắn hạn giảm 6.841.000.000 đồng tỷ lệ là 10,571%, phải trả người bán cũng giảm 10.434.443.462 đồng và tỷ lệ của chỉ tiêu này so với năm 2009 là 61,854%, người mua trả tiền trước tăng 2.131.022.578 đồng tỷ lệ là 44,412%, thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm 616.643.900 đồng, các khoản phải trả ngắn hạn khác cũng giảm 765.678.513 đồng tương ứng tỷ lệ với năm 2009 là 52,361%; tuy nhiên vay và nợ dài hạn năm 2010 lại chiếm giá trị cao hơn năm 2009 một lượng là 14.301.000.000 đồng tăng 56,261% cho thấy sang năm 2010 công ty bắt đầu có khoản nợ dài hạn lớn so với hai năm trước đó. Vốn chủ sở hữu năm 2010 so với năm 2008 và 2009 tăng một lượng như nhau là 11.794.434.387 đồng, do kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ liên tục trong hai năm nên sang năm 2010 giá trị lỗ chưa phân phối vẫn ở mức cao, song so với năm 2009 mức lỗ đã giảm đi 2.265.485.455 đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 13,284%. Qua các năm phân tích ta thấy nợ phải trả năm 2009 cao vượt trội so với năm 2008 và 2010 trong cơ cấu biến động nguồn vốn. Các chỉ tiêu phân tích năm 2010 nhìn chung chiếm tỷ trọng thấp hơn năm 2009 nhưng cao hơn năm 2008 cho thấy sự không đồng bộ trong cơ cấu này. Đáng chú ý là nợ và vay dài hạn của công ty trong năm 2010 tăng 56,261% so với năm 2009 và tăng 15,145% so với năm 2008. Do năm 2009 vốn đầu tư của chủ sở hữu không tăng lên và lỗ giảm trong năm 2010 đã làm thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu. c) Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Theo số liệu của công ty, ta có sự so sánh tài sản và nguồn vốn trong năm 2010 như sau: (đơn vị tính: đồng) Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn 58.469.896.025 72.105.548.545 Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 51
  53. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Nợ dài hạn 94.093.847.990 23.453.000.000 Ta thấy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có giá trị thấp hơn nợ ngắn hạn chứng tỏ một phần nguồn vốn ngắn hạn đi vào tài sản dài hạn, chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán, dể dẫn đến những vi phạm quy tắc tín dụng có thể đưa đến kết quả tài chính gặp các vấn đề rắc rối đáng lo ngại hơn; bên cạnh đó, tài sản cố định và đầu tư dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp bằng nợ ngắn hạn. Khảo sát tình hình vốn lưu động thường xuyên của công ty ta có bảng tính dưới đây: Bảng 2.6: BẢNG TÍNH VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 TSLĐ và ĐTNH 20.519.214.651 61.310.849.042 58.469.896.025 Nguồn vốn ngắn hạn 55.390.112.813 98.584.654.898 72.105.548.545 TSCĐ và đầu tư dài hạn 96.308.920.668 89.371.081.484 94.093.847.990 Nguồn vốn dài hạn 61.438.022.506 52.097.275.628 80.458.195.470 Vốn lưu động thường xuyên 34.870.898.162 37.273.805.856 13.635.652.520 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Thầu Vân) Như vậy, vốn lưu động thường xuyên của công ty qua các thời kỳ đều nhỏ hơn 0 (không), đây là dấu hiệu tài chính tiêu cực, không đảm bảo được nhu cầu tài chính, có sự mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn cũng như mất cân đối giữa tài sản dài hạn và nguốn vốn dài hạn. Điều này chỉ ra rằng công ty dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho cả tài sản dài hạn và nguồn vốn dài hạn không đảm bảo cho tài sản dài hạn nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tình trạng tài chính của công ty suy thoái nghiêm trọng, hơn thế có thể công ty sẽ mất dần toàn bộ vốn chủ sở hữu và đi đến bờ vực phá sản. Từ phân tích ta thấy tình trạng bất ổn ở công ty định qua các năm, tuy nhiên đến năm 2010 đã có nét khởi sắc tuy chưa có bức phá song vẫn cho ta hy vọng về triển vọng phục hồi của công ty. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 52
  54. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân 2.2.1.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.7: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 20082010 Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Doanh thu bán hàng và CCDV 23.717.023.483 75.152.954.635 38.371.158.704 Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 23.717.023.483 75.152.954.635 38.371.158.704 Giá vốn hàng bán 22.315.907.361 73.469.214.783 31.782.862.430 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 1.401.116.122 1.683.739.852 6.588.296.274 Doanh thu hoạt động tài chính 3.865.146 8.190.400 7.457.761 Chi phí tài chính 5.488.994.273 7.623.309.924 189.021.521 Trong đó: Chi phí lãi vay 5.488.994.273 7.623.309.924 189.021.521 Chi phí bán hàng 1.318.923.841 113.034.939 907.121.256 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.918.652.420 1.513.601.267 5.456.905.850 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (8.321.589.266) (7.558.015.878) 42.705.408 Thu nhập khác 3.900.000.000 12.994.059.306 1.818.182 Chi phí khác 4.574.650.725 13.027.790.306 8.322.579 Lợi nhuận khác (674.650.725) (33.731.000) (6.504.397) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (8.996.239.991) (7.591.746.878) 36.201.011 Chi phí thuế TNDN hiện hành 9.050.253 Chi phí thuế TNDN hoãn lại Lợi nhuận sau TNDN (8.996.239.991) (7.591.746.878) 27.150.758 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Thầu Vân) * Phân tích biến động thu nhập, chi phí và lợi nhuận Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta có các bảng số liệu sau: Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 53
  55. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Bảng 2.8: BẢNG TÍNH BIẾN ĐỘNG THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN NĂM 20082010 Đơn vị tính: đồng Năm 2008 Năm 2010 Chênh lệch giá trị Chênh lệch CHỈ TIÊU Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Mức Tỷ lệ % tỷ trọng % Doanh thu bán hàng và CCDV 23.717.023.483 85,87 38.371.158.704 99,98 14.654.135.221 61,787 14,11 1. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 23.717.023.483 85,87 38.371.158.704 99,98 14.654.135.221 61,787 14,11 2. Giá vốn hàng bán 22.315.907.361 60,94 31.782.862.430 82,89 9.466.955.069 42,422 21,95 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 1.401.116.122 24,93 6.588.296.274 17,09 5.187.180.152 370,218 7,84 4. Doanh thu hoạt động tài chính 3.865.146 0,01 7.457.761 0,02 3.592.615 92,949 0,01 5. Chi phí tài chính 5.488.994.273 14,99 189.021.521 0,49 5.299.972.752 96,556 14,5 Trong đó: Lãi vay phải trả 5.488.994.273 14,99 189.021.521 0,49 5.299.972.752 96,556 14,5 6. Chi phí bán hàng 1.318.923.841 3,6 907.121.256 2,37 411.802.585 31,223 1,23 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.918.652.420 7,97 5.456.905.850 14,23 2.538.253.430 86,967 6,26 8. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD 8.321.589.266 1,62 42.705.408 0,02 8.364.294.674 100,513 1,64 9. Thu nhập khác 3.900.000.000 14,12 1.818.182 0,005 3.898.181.818 99,953 14,115 10. Chi phí khác 4.574.650.725 12,49 8.322.579 0,02 4.566.328.146 99,818 12,47 11. Lợi nhuận khác 674.650.725 1,63 6.504.397 0,015 668.146.328 99,036 1,615 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 8.996.239.991 0,01 36.201.011 0,035 9.032.441.002 100,402 0,025 13. Thuế TNDN phải nộp 9.050.253 0,00875 9.050.253 0,00875 14. Lợi nhuận sau thuế 8.996.239.991 0,01 27.150.758 0,02625 9.023.390.749 100,302 0,01625 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Thầu Vân) Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 54
  56. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Theo bảng phân tích số liệu trên (bảng 2.8: Bảng tính biến động thu nhập, chi phí và lợi nhuận năm 20082010) ta thấy năm 2010 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt mức doanh thu 38.371.158.704 đồng chiếm tỷ lệ 99,98% trên tổng thu nhập của công ty là 38.380.434.647 đồng, chi phí là 38.335.911.057 đồng chiếm tỷ trọng 99,98% trên tổng chi phí 38.344.233.636 đồng, lợi nhuận là 42.705.408 đồng chiếm tỷ trọng 117,97% lợi nhuận trước thuế là 36.201.011 đồng. Kết quả này thể hiện tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của công ty được hình thành chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng. Xét hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng, doanh thu năm 2010 tăng 14.654.135.221 đồng tỷ lệ so với năm 2008 là 61,787%, giá vốn hàng bán tăng 9.466.955.069 đồng tương ứng tỷ lệ là 42,422%, tuy nhiên chi phí và doanh thu không có sự đồng bộ phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Mức tăng doanh thu năm 2010 so với năm 2008 chậm hơn mức tăng chi phí giá vốn xét trên tổng thể doanh thu và chi phí làm cho tỷ trọng lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng giảm 7,84%. Chi phí tài chính và chi phí bán hàng đều giảm trong đó chi phí tài chính giảm đi rất nhiều: 5.299.972.752 đồng tương ứng với tỷ lệ 96,556% so với năm 2008 còn chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 2.538.253.430 đồng tỷ lệ 86,967%, thu nhập và chi phí khác đồng loạt giảm và mức giảm chi phí này nhiều hơn mức giảm thu nhập nhưng nhìn chung lĩnh vực này giảm gần 100% so với năm 2008. Tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2010 tăng 9.023.390.749 đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ trọng 100,302%. Từ phân tích cho thấy quy mô hoạt động của công ty là tương đối lớn nhưng kết quả sản xuất kinh doanh mang lại còn thấp, hoạt động tài chính của công ty có mức chi phí lãi vay quá lớn lại có nguồn thu về rất ít đã tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh, đặc biệt năm 2008 khoản lỗ từ hoạt động này là 5.485.129.127 đồng khoản lỗ rất lớn, thể hiện việc đầu tư tài chính không hiệu quả. Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 55
  57. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Bảng 2.9: BẢNG TÍNH BIẾN ĐỘNG THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN NĂM 20092010 Đơn vị tính: đồng Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch giá trị Chênh lệch CHỈ TIÊU Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Mức Tỷ lệ % tỷ trọng % Doanh thu bán hàng và CCDV 75.152.954.635 85,251 38.371.158.704 99,98 36.781.795.931 48,943 14,729 1. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 75.152.954.635 85,251 38.371.158.704 99,98 36.781.795.931 48,943 14,729 2. Giá vốn hàng bán 73.469.214.783 76,733 31.782.862.430 82,89 41.686.352.353 56,74 6,157 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 1.683.739.852 8,518 6.588.296.274 17,09 4.904.556.422 291,289 8,572 4. Doanh thu hoạt động tài chính 8.190.400 0,009 7.457.761 0,02 732.639 8,945 0,011 5. Chi phí tài chính 7.623.309.924 7,962 189.021.521 0,49 7.434.288.403 97,52 7,472 Trong đó: Lãi vay phải trả 7.623.309.924 7,962 189.021.521 0,49 7.434.288.403 97,52 7,472 6. Chi phí bán hàng 113.034.939 0,118 907.121.256 2,37 794.086.317 702,514 2,252 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.513.601.267 1,581 5.456.905.850 14,23 3.943.304.583 260,525 12,649 8. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD 7.558.015.878 1,134 42.705.408 0,02 7.600.721.286 100,565 1,154 9. Thu nhập khác 12.994.059.306 14,74 1.818.182 0,005 12.992.241.124 99,986 14,735 10. Chi phí khác 13.027.790.306 13,61 8.322.579 0,02 13.019.467.727 99,936 13,59 11. Lợi nhuận khác 33.731.000 1,13 6.504.397 0,015 27.226.603 80,717 1,115 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 7.591.746.878 0,004 36.201.011 0,035 7.627.947.889 100,477 0.039 13. Thuế TNDN phải nộp 9.050.253 0,00875 9.050.253 0,00875 14. Lợi nhuận sau thuế 7.591.746.878 0,004 27.150.758 0,02625 7.618.897.636 100,358 0,03025 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Thầu Vân) Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 56
  58. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Bên trên là bảng phân tích tình hình biến động thu nhập, chi phí và lợi nhuận năm 2009 và 2010 (bảng 2.9). Từ bảng trên ta thấy xét tổng thể quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009 tuy nhiên lại mang lại hiệu quả khả quan hơn, thể hiện ở lợi nhuận sau thuế tăng từ 7.591.746.878 đồng lên 27.150.758 đồng, nhìn vào lợi nhuận năm 2010 ta thấy là thấp nhưng xét trong thực tế tình hình của công ty ta lại thấy đây là một sự thay đổi ngoạn mục trong kết quả nhận được, nguyên nhân cũng tương tự như ở năm 2008, năm 2009 công ty tiếp tục gặp trở ngại trong các khoản chi phí ngoài sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính và chi phí khác chiếm tỷ trọng rất lớn, chi phí tài chính toàn bộ là chi phí lãi vay có giá trị là 7.623.309.924 đồng và giá trị này ở năm 2010 chỉ còn 189.021.521 đồng tỷ lệ so với 2009 là 97,52%. Bên cạnh hàng loạt chỉ tiêu giảm giá trị, ta xét thấy năm 2010 chi phí quản lý của công ty đã tăng 3.943.304.583 đồng tương ứng tỷ lệ so với năm 2009 là 260,525% và chi phí bán hàng cũng tăng, mức tăng 794.086.317 đồng tỷ lệ tăng thêm là 602,514%. Những con số này chứng tỏ công ty có sự thay đổi trong công tác trả lương nhân viên, chính sách bán hàng, quản lý nhân sự dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu chi phí. Tuy nhiên, xét thấy tổng thể ta nhận thấy rằng hoạt động của công ty bắt đầu đi vào nề nếp hợp lý hơn vì các khoản chi phí này khá cân xứng với các khoản mục doanh thu và giá vốn để đảm bảo chất lượng cho hàng hóa dịch vụ đầu ra và khâu quản lý đạt được hiệu quả. Giai đoạn 20082010, giai đoạn khủng hoảng kinh tế và sau đó phục hồi chậm chạp, sản xuất kinh doanh toàn cầu phải đối đầu với vô số khó khăn và biến động được thể hiện sâu sắc trong tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thầu Vân. Biến động thu nhập, chi phí và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn này cho thấy các lĩnh vực hoạt động ngoài kinh doanh chức năng đều cho kết quả lỗ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cuối cùng, tình hình kinh doanh năm 2010 mới bắt đầu có khởi sắc lại tuy chưa có sự khác biệt ở những lĩnh vực này nhưng xét trên tổng thể các chỉ tiêu lãi gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ có dư để trang trải cho những khoản lỗ khác. Nếu tình hình Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 57
  59. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân sản xuất kinh doanh của công ty vẫn giữ vững phong độ và có những điều chỉnh trong hoạt động tài chính và hoạt động khác sao cho có lãi hứa hẹn sự phục hồi và phát triển là hoàn toàn có khả năng. 2.2.1.3. Phân tích bảng luân chuyển tiền tệ Bảng 2.10: BẢNG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Theo phương pháp trực tiếp Năm 20082010 Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 I. Lưu chuy ển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Ti ền thu từ bán h àng, CCDV và 60.103.672.505 77.307.221.287 44.178.249.111 doanh thu khác 2. Tiền chi trả cho người cung cấp (71.556.753.666) (89.329.927.561) (56.394.166.322) 3. Tiền chi trả cho người lao động (25.597.732.357) (4.577.481.389) (9.077.541.667) 4. Tiền chi trả lãi vay (5.375.055.116) (7.201.339.091) (7.445.021.521) 5. Ti ền chi nộp thuế thu nhập doanh (85.197.042) (44.104.441) nghiệp 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh 5.458.893.659 26.311.919.663 106.121.634.395 doanh 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh (15.161.465.004) (26.427.163.955) (63.529.599.373) doanh Lưu chuy ển thuần từ hoạt động kinh (52.213.637.021) (23.916.771.046) 13.809.450.182 doanh II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và (19.389.151.249) (618.976.594) (95.162.951) TSDH khác 2. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị (33.677.000.000) khác 3. Thu h ồi đầu t ư góp v ốn v ào đơn v ị 12.300.000.000 khác 4. Ti ền thu l ãi cho vay, c ổ tức v ào l ợi 3.865.146 8.190.400 7.457.761 nhuận Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư (19.385.286.103) (610.786.194) (21.464.705.190) III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Ti ền chi trả vốn góp cho các CSH, (544.700.415) mua lại CP 2. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 64.580.000.000 94.524.000.000 100.908.000.000 3. Tiền chi trả nợ gốc vay (33.165.000.000) (70.322.000.000) (93.448.000.000) Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính 30.870.299.585 24.202.000.000 7.460.000.000 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (40.728.623.539) (325.557.240) (195.255.008) Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 41.282.191.960 553.568.421 228.011.181 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 553.568.421 228.011.181 32.756.173 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Thầu Vân) Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 58
  60. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân * Phân tích biến động các dòng tiền Khảo sát số liệu của Công ty Cổ phần Thầu Vân qua ba năm 2008, 2009 và 2010 ta có hai bảng tính tổng hợp sau để phân tích tình hình biến động lưu chuyển các dòng tiền, xét biến động lưu chuyển tiền tệ của công ty năm 2010 và 2008 ta có: Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 59
  61. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Bảng 2.11: BẢNG TÍNH BIẾN ĐỘNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ NĂM 20082010 Đơn vị tính: đồng Năm 2008 Năm 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Chênh lệch giá trị Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) tỷ trọng % I. Hoạt động sản xuất kinh doanh 1. Thu 65.562.566.164 50,376 150.299.883.506 57,036 84.737.317.342 6,66 2. Chi 117.776.203.185 68,925 136.490.433.324 51,758 18.714.230.139 17,167 3. Lưu chuyển tiền thuần 52.213.637.021 13.809.450.182 66.023.087.203 II. Hoạt động đầu tư 1. Thu 3.865.146 0,003 12.307.457.761 4,67 12.303.592.615 4,667 2. Chi 19.389.151.249 11,347 33.772.162.951 12,807 14.383.011.702 1,46 3. Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT 19.385.286.103 21.464.705.190 2.079.419.087 III. Hoạt động tài chính 1. Thu 64.580.000.000 49,621 100.908.000.000 38,293 36.328.000.000 11,328 2. Chi 33.709.700.415 19,728 93.448.000.000 35,436 59.738.299.585 15,708 3. Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC 30.870.299.585 7.460.000.000 23.410.299.585 IV. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 40.728.623.539 195.255.008 40.533.368.531 1. Tiền tồn đầu kỳ 41.282.191.960 228.011.181 41.054.180.779 2. Tiền tồn cuối kỳ 553.568.421 32.756.173 520.812.248 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Thầu Vân) Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 60
  62. Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thầu Vân Phân tích biến động dòng tiền giữa năm 2008 và 2010 từ bảng 2.11: Bảng tính biến động lưu chuyển tiền tệ năm 20082010 ta thấy: Năm 2010, dòng tiền hình thành từ hoạt động sản xuất kinh doanh cân đối thu chi là 13.809.450.182 đồng, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư giảm 21.464.705.190 đồng và cân đối dòng tiền từ hoạt động tài chính tăng 7.460.000.000 đồng. Như vậy, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư tài chính thừa tiền thanh toán còn hoạt động đầu tư đang gặp tình trạng mất cân đối thu chi. Khảo sát tình hình biến động dòng tiền giữa 2008 và 2010 theo kết cấu ngang ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh có dòng tiền thu tăng 84.737.317.342 đồng, dòng tiền chi tăng 18.714.230.139 đồng cho nên dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 66.023.087.203 đồng, cho thấy dòng tiền thu tăng cao hơn dòng tiền chi rất nhiều lần. Đây là dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hoạt động đầu tư cho thấy dòng tiền thu tăng 12.303.592.615 đồng, dòng tiền chi tăng 14.383.011.702 đồng và dòng tiền thuần từ hoạt động này giảm 2.079.419.087 đồng. Dấu hiệu này cho thấy sự mất cân đối giữa dòng tiền thu và dòng tiền chi trong hoạt động đầu tư, xuất hiện xu hướng thiếu hụt tiền cho hoạt động này. Về hoạt động tài chính ta thấy dòng tiền thu tăng 36.328.000.000 đồng, dòng tiền chi tăng 59.738.299.585 đồng cho nên dòng tiền thuần đã giảm 23.410.299.585 đồng. Vì vậy, có sự mất cân đối trong tình hình thu chi của hoạt động tài chính. Bên cạnh đó, khi phân tích theo kết cấu dọc ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh có tỷ trọng dòng tiền thu tăng 6,66%, chi giảm 17,167% thể hiện công ty có mức thu tiền tăng cao vượt trội hơn mức chi trong lĩnh vực này. Hoạt động đầu tư có tỷ trọng tăng thu là 4,667%, chi tăng 1,46% cho thấy thu và chi tăng tỷ lệ với nhau với mức thu cao thích hợp so với mức chi đầu tư, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn tương đối thấp. Về hoạt động tài chính, ta thấy tỷ lệ thu giảm 11,328% và tỷ lệ chi tăng 15,708% thể hiện xu hướng tiền giảm. Năm 2009 và 2010 công ty có tình hình biến động lưu chuyển tiền tệ thể hiện ở bảng phân tích dưới đây: Phùng Phương Anh – DA07KTD Trang 61