Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Xăng Dầu của Doanh Nghiệp Tư Nhân Xăng Dầu Điền Hương để nghiên cứu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Xăng Dầu của Doanh Nghiệp Tư Nhân Xăng Dầu Điền Hương để nghiên cứu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phan_tich_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_xang_dau_c.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Xăng Dầu của Doanh Nghiệp Tư Nhân Xăng Dầu Điền Hương để nghiên cứu
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN XĂNG DẦU ĐIỀN HƯƠNG LÊ LƯU LY Trường KHÓAĐại H họcỌC 2015 Kinh- 2019 tế Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN XĂNG DẦU ĐIỀN HƯƠNG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Lê Lưu Ly ThS. Võ Phan Nhật Phương MSV: 15K4041067 Lớp: K49C KDTM Trường ĐạiKHOÁ HhọcỌC: 2015 Kinh- 2019 tế Huế
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Lời Cảm Ơn Những năm tháng trên giảng đường đại học đã qua, một quãng thời gian thật dài và vất vả, trong thời gian đó em đã tiếp thu được rất nhiều những kiến thức vô cùng quý báu về chuyên môn cũng như kinh nghiệm sống mà các thầy cô đã tận tình truyền đạt và dạy bảo. Giờ đây, khi những ngày kết thúc khóa học đã đến, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Trường Đại học Kinh Tế Huế nói chung và các thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh nói riêng đã cung cấp cho em những hành trang kiến thức, vững bước vào tương lai để cống hiến và xây dựng đất nước. Trong thời gian thực tập em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô giáo Võ Phan Nhật Phương và tập thể cán bộ công nhân viên tại DNTN Xăng Dầu Điền Hương giúp em hoàn thành đợt thực tập này. Do trình độ tiếp thu học tập của bản thân còn nhiều hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn nên trong quá trình tìm hiểu và phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong sự đóng góp giúp đỡ của cô giáo, thầy giáo trong khoa quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Huế để em hoàn thành tốt bài nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi của các bác, các anh chị trong cơ quan và sự tận tình hướng dẫn của cô giáo Võ Phan Nhật Phương. Ngày 03 tháng 05 năm 2019. Sinh viên thực hiện Lê Lưu Ly Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: ThS. Võ Phan Nhật Phương SVTH: Lê Lưu Ly_K49C KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu chung 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Câu hỏi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu của đề tài 6 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 7 1.1. Tổng quan về hiệu quả SXKD 7 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh. 7 1.1.2. Tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả HĐKD đối với DN. 7 1.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh doanh 8 1.1.4. Đối tượng sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 8 1.1.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD Ở DNTN ĐIỀN HƯƠNG 27 2.1. Giới thiệu khái quát về DNTN Xăng Dầu Điền Hương 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 27 2.1.2. Đặc điểm hoạt động DN 27 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp 31 2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở DNTN XDĐH 34 2.2.1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm (2015- 2017) 34 2.2.2. Phân tích doanh thu 36 2.2.3. Phân tích chi phí. 41 2.2.4. Phân tích lợi nhuận 46 2.2.5. Phân tích tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. 49 2.2.6. CácTrường chỉ tiêu hiệu quả sửĐạidụng vố n.học Kinh tế Huế 51 GVHD: ThS. Võ Phan Nhật Phương ii SVTH: Lê Lưu Ly_K49C KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương 2.2.8. Các tỷ số về lợi nhuận 54 2.2.9. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động. 56 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DN CỦA DNTN XĂNG DẦU ĐIỀN HƯƠNG 58 3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền 58 3.2. Giải pháp tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu 58 3.2.1. Tiết kiệm chi phí 58 3.2.2. Tăng doanh thu 59 3.3. Về quản lý và sử dụng tài sản cố định 59 3.4. Các giải pháp khác 60 3.4.1. Thành lập đội marketing chuyên sâu 60 3.4.2. Chính sách về cán bộ công nhân viên 60 3.4.3. Tăng cường các hoạt động dịch vụ cộng thêm 61 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 1. Kết luận 62 2. Kiến nghị 63 2.1. Đối với doanh nghiệp 63 2.2. Đối với Nhà nước 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC 67 Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: ThS. Võ Phan Nhật Phương iii SVTH: Lê Lưu Ly_K49C KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DNTN: Doanh nghiệp Tư Nhân DN:Doanh nghiệp DT: Doanh thu CP: Chi Phí XD: Xăng Dầu XDĐH: xăng dầu Điền Hương NH: Ngắn hạn GVHB: Giá vốn hàng bán QLDN: Quản lý doanh nghiệp HĐKD: Hoạt động kinh doanh HTK: Hàng tồn kho VLĐ: Vốn lưu động TSCĐ: Tài sản cố định HHDV: Hàng hóa dịch vụ Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: ThS. Võ Phan Nhật Phương iv SVTH: Lê Lưu Ly_K49C KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của DNTNXD Điền Hương qua 3 năm 2015-2017 34 Bảng 2: Bảng phân tích doanh thu qua 3 năm (2015-2017) 36 Bảng 3: Bảng phân tích tình hình doanh thu biến động theo cơ cấu mặt hàng của DNTN XDĐH qua 3 năm ( 2015-2017) 38 Bảng 4: Tình hình chi phí chung trong 3 năm (2015-2017) của DNTN XDĐH 41 Bảng 5: Các khoản mục tạo thành chi phí sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp qua 3 năm ( 2015-2017) 43 Bảng 6: Tình hình lợi nhuận qua 3 năm của DN 46 Bảng 7: Các chỉ số khả năng thanh toán 49 Bảng 8: Các tỷ số hiệu quả sử dụng vốn 51 Bảng 9: Các chỉ tiêu sử dụng lao động cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương 53 Bảng 10: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tổng hợp 55 Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: ThS. Võ Phan Nhật Phương v SVTH: Lê Lưu Ly_K49C KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của DN Tư Nhân Xăng Dầu Điền Hương 28 Sơ đồ 2: Hình thức kế toán Nhật ký Sổ cái của doanh nghiệp 29 Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: ThS. Võ Phan Nhật Phương vi SVTH: Lê Lưu Ly_K49C KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây xu thế hội nhập về kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đứng trước những thách thức như hiện nay, các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời phải có những chiến lược kinh doanh để thích ứng cho mỗi giai đoạn phát triển. Chính vì vậy, việc phân tích thường xuyên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản trị đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, biết được những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để củng cố, phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý. Từ đó, doanh nghiệp tận dụng phát huy mọi tiềm năng, khai thắc tối đa nguồn lực nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Kết quả của phân tích là cơ sở để đưa ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh. Hiện nay, xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của nước ta nói riêng đòi hỏi các doanh nghiệp phải nổ lực rất lớn mới có thể tồn tại và phát triển được. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải biết rõ thực lực của doanh nghiệp mình mà đề ra các phương hướng phát triển phù hợp. Để làm được điều này nhà quản trị phải thực hiện nghiêm túc việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Vì vậy, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Việc hoàn thành hay không đạt được kế hoạch kinh doanh đề ra sẽ quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp. Để rút ngắn khoảng cách của những dự tính kế hoạch thì việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được thực hiện cẩn trọng nhằm có sự đánh giá đúng đắn và chính xác. Từ đó, nhà quản trị sẽ có những định hướng cho tương lai của doanh nghiệp phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Xăng dầu là mặt hàng có tầm quan trọng đăc biệt trong nền kinh tế quốc dân, có ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế xã hội. Xăng dầu là nhiên liệu thiết yếu cho tất cả các loại phươngTrường tiện vận tải hi ệnĐại đại, giúp học con ngư ờKinhi thuận tiện tếtrong lưuHuế thông, đi lại. GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 1 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Chúng cũng là nhiên liệu dùng cho máy móc trong sản xuất, gián tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Vì vậy, xăng dầu có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất, thương mại. Chính vì sự thiết yếu của nó mà sự xuất hiện các cửa hàng kinh doanh doanh xăng dầu ngày càng gia tăng, dẫn đến sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng dịch vụ ngày càng gay gắt hơn. Đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra hướng đi phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh và tầm qua trọng đặc biệt của ngành xăng dầu hiện nay. Với mong muốn lí góp phần luận giải một số vấn đề về phân tích hiệu quả kinh doanh và xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn nên em chọn đề tài luận văn là “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Xăng Dầu của Doanh Nghiệp Tư Nhân Xăng Dầu Điền Hương để nghiên cứu”. 2. Mục tiêu chung Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ba năm gần đây từ năm 2015 đến năm 2017. Trên cơ sở đó, thấy được kết quả mà DN đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN, tìm ra những vấn đề còn hạn chế trong quá trình kinh doanh làm cơ sở cho việc thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN trong tương lai. 2.1. Mục tiêu cụ thể Để phân tích hiệu quả hoạt động của DN đề tài hướng đến: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả SXKD. - Thông qua một số tỷ số tài chính để phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ba năm 2015-2017. - Tìm ra những biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh của DN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh tại DNTN Xăng Dầu Điền Hương. Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng số liệu từ năm 2015-2017 để phân tích. Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của DNTN Xăng Dầu Điền Hương. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 2 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương 4. Câu hỏi nghiên cứu. Kết quả chung về hoạt động kinh doanh của DN qua 3 năm như thế nào? Các yếu tố nào tạo thành doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp? Các giải pháp nào thì phù hợp để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong tương lai? 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp Nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tùy theo từng giai đoạn thì thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn sau: Dữ liệu bên trong doanh nghiệp: - Từ bộ phận kế toán, bộ phận nhân sự và phòng kinh doanh (báo cáo kết quả kinh doanh, cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự, , ) của doanh nghiệp để biết được tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong những năm qua và mục tiêu phát triển trong thời gian tới. Dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp: - Tham khảo những bài báo, tạp chí về xu hướng phát triển xăng dầu trên thế giới và Việt Nam, duy trì và phát triển khách hàng. - Các tài liệu, giáo trình, luận văn và các đề tài nghiên cứu khác có liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu, Dữ liệu sơ cấp Phương pháp quan sát - Quan sát trong quá trình thực tập để tiếp xúc, trò chuyện với nhân viên trong DN và trao đổi thêm một số vấn đề về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong các năm vừa qua. - Quan sát thái độ làm việc, cách ứng xử, hướng giải quyết các vấn đề gặp phải của doanh nghiệp khi gặp khó khăn. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 3 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương - Quan sát, nghiên cứu, phân tích các tài liệu có sẵn như: các báo cáo thuyết minh hoạt động kinh doanh, các báo cáo thường xuyên về tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo từng năm. 5.2. Phương pháp phân tích số liệu Dựa vào bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của ba năm 2015- 2017 để phân tích bằng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn. 5.2.1. Phương pháp so sánh. Khái niệm: Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục. Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh Phương pháp so sánh: So sánh bằng số tuyệt đối: Dùng hiệu số của 2 chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. Chẳng hạn, so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước. Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Mức chênh lệch giữa năm sau và năm trước = Số năm sau – Số năm trước 5.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Khái niệm: Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. Đặc điểm: Đây là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liênTrường tục các yếu tố giáĐại trị kỳ g ốhọcc sang k ỳKinhphân tích đ ểtếxác địHuếnh trị số của chỉ tiêu thay đổi. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng kinh tế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 4 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương nghiên cứu. Nó tiến hành đánh giá so sánh và phân tích từng nhân tố ảnh hưởng trong khi đó giả thiết là các nhân tố khác cố định. Do đó để áp dụng nó phân tích hoạt động kinh tế cần áp dụng một trình tự thi hành sau: Căn cứ vào mối liên hệ của từng nhân tố đến đối tượng cần phân tích mà từ đó xây dựng nên biểu thức giữa các nhân tố Tiến hành lần lượt để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố trong điều kiện giả định các nhân tố khác không thay đổi. Ban đầu lấy kỳ gốc làm cơ sở, sau đó lần lượt thay thế các kỳ phân tích cho các số cùng kỳ gốc của từng nhân tố. Sau mỗi lần thay thế tiến hành tính lại các chỉ tiêu phân tích. Số chênh lệch giữa kết quả tính được với kết quả tính trước đó là mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được thay đổi số liệu đến đối tượng phân tích. Tổng ảnh hưởng của các nhân tố tương đối tương đương với bản thân đối tượng cần phân tích. Giả sử một chỉ tiêu kinh tế Q bao gồm có 4 nhân tố ảnh hưởng là a, b, c. Các nhân tố này hình thành chỉ tiêu bằng 1 phương trình kinh tế như sau: Q = a x b x c Đặt Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 x b1 x c1. Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 x b0 x c0. Q1 – Q0 = ∆Q: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích. ∆Q =Q1 – Q0 = a1b1c1 – a0b0c0 Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn: + Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: ∆a = a1b0c0 – a0b0c0 + Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: ∆b = a1b1c0 – a1b0c0 + Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a1b1c0 được thay thế bằng a1b1c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: ∆c = a1b1c1 – a1b1c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: ∆a + ∆b + ∆c = (a1b0c0 – a0b0c0) + (a1b1c0 – a1b0c0) + (a1b1c1 – a1b1c0) Trường= a1b1c1 Đại– a0b0c0 học = ∆Q: đKinhối tượng phân tế tích Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 5 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được trình trong 3 phần: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Chương I: Cơ sở khoa học của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chương II: Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh ở DNTN xăng dầu Điền Hương. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNTN Xăng Dầu Điền Hương. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 6 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. Tổng quan về hiệu quả SXKD 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh. ‘ Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như các nguồn lực của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.’ (nguồn: Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp. GS.TS. Ngô Đình Giao. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997, trang 408.) Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình, kết quả hoạt động kinh doanh của DN nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh không chỉ cho ta biết việc kinh doanh của doanh nghiệp đang ở trình độ nào mà nó còn là cơ sở để các nhà quản trị xem xét, đánh giá và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ có các biện pháp thích hợp nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí, giúp doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao. 1.1.2. Tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả HĐKD đối với DN. Là cơ sở quan trọng để đề ra những quyết định trong kinh doanh. Việc phân tích HĐKD sẽ rất quan trọng đối với nhà quản trị vì nó giúp cho các nhà quản trị có thể đề ra những quyết định đúng đắn cũng như những kế hoạch, chiến lược phù hợp cho DN trong tương lai. Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm ẩn trong kinh doanh và là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn tiềm ẩn khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện chỉ thông qua phân tích, doanh nghiệp mới có thể phát hiện được vàTrường khai thác chúng để Đạimang lại hihọcệu quả kinh Kinh tế cao hơn tế. Thông Huế qua phân tích GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 7 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương hiệu quả HĐKD thì DN mới thấy rõ nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh từ đó đề ra có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. Là biện pháp quan trọng để đề phòng những rủi ro trong kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà DN nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng các gải pháp tốt nhất cho sự phát triển của DN mình trong tương lai. Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay với doanh nghiệp. (Nguồn:giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS. Ngô Đình Giao. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà nội- 1997, trang 412- 413) 1.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh doanh Bất kể một DN nào trong quá trình kinh doanh cũng hướng tới hiệu quả kinh tế. Kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Giúp DN nhìn nhận đúng đắng khả năng, sức mạnh và hạn chế của mình. 1.1.4. Đối tượng sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.1.4.1. Doanh thu 1.1.4.1.1 Khái niệm doanh thu: ‘Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng.’ ( Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). 1.1.4.1.2 Phân loại doanh thu: Được chia thành 3 loại: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 8 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Doanh thu hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp, gồm: hoạt động góp vốn liên doanh; hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn; thu lãi tiền gửi, tiền cho vay; thu lãi bán ngoại tệ; các hoạt động đầu tư khác. Thu nhập khác: là các khoản thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ; thu tiền bảo hiểm bồi thường. 1.1.4.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của DN chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như khối lượng sản phẩm tiêu thụ, chất lượng sản phẩm, kết cấu mặt hàng, giá bán sản phẩm, thị trường tiêu thụ và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền hàng. a. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Khối lượng sản phẩm sản xuất ra có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì khả năng về doanh thu sẽ càng lớn. Khối lượng sản xuất và tiêu thụ còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với khách hàng, việc giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng. b. Chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ. Việc sản xuất kinh doanh gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ có ảnh hưởng lớn tới giá cả sản phẩm và dịch vụ, do đó có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu. Ở các doanh nghiệp sản xuất, số sản phẩm được sản xuất ra có thể phân loại thành những phẩm cấp khác nhau như loại I, loại II, loại III và đương nhiên, giá bán của mỗi loại cũng khác nhau. Sản phẩm có phẩm cấp cao giá bán sẽ cao hơn, vì vậy, chất lượng chính là giá trị được tạo thêm. c. Kết cấu mặt hàng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ Mỗi DN có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, giá cả của chúng cũng khácTrường nhau. Những sản phĐạiẩm có vai học trò quan trKinhọng, có tính tế chất chiHuếến lược đối với GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 9 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương nền kinh tế quốc dân, Nhà nước sẽ định giá, còn lại căn cứ vào những chủ trương có tính chất hướng dẫn của Nhà nước thì DN sẽ căn cứ vào tình hình cung cầu trên thị trường mà xây dựng giá bán sản phẩm. Việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ cũng có ảnh hưởng đến doanh thu. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng mỗi loại sản phẩm đều có tác dụng nhất định trong việc thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, cho nên phấn đấu tăng doanh thu các doanh nghiệp cùng phải chú ý đến việc thực hiện đảm bảo kế hoạch sản xuất những mặt hàng mà doanh nghiệp đó đã ký hợp đồng. d. Giá cả sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ. Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, thì việc thay đổi giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Việc thay đổi giá bán (giá bán cao hay thấp) một phần quan trọng do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Để đảm bảo được doanh thu, doanh nghiệp phải có những quyết định về giá cả. Giá cả phải bù đắp chi phí đã tiêu hao và tạo nên lợi nhuận thoả đáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Trong trường hợp cá biệt, một số sản phẩm ở những doanh nghiệp do những yêu cầu về chính trị và quản lý kinh tế vĩ mô khó đạt được lợi nhuận và có cơ chế tài trợ từ nhà nước thì giá cả hình thành cũng có thể thấp hơn giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp phải luôn luôn bám sát tình hình thị trường để quyết định, mở rộng hay thu hẹp nguồn hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh. Tuỳ thuộc vào quan hệ cung cầu mà doanh nghiệp có thể rơi vào một trong 3 trạng thái: lãi, hoà vốn hoặc bị lỗ. Cùng với một loại sản phẩm, nếu bán ở trên các thị trường khác nhau, ở vào những thời điểm khác nhau thì giá cả không nhất thiết phải như nhau. e. Thị trường tiêu thụ và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền hàng. Thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ rộng lớn không chỉ trong nước mà cả thị trường quốc tế; khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp cao ngay tại những thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao và có sức mua lớn thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện tăng doanh thu nhanh. Vì vậy việc khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ là một nhân tố quan trọng để tăng doanh thu của doanh nghiệp. Việc lựa chọn phương thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng cũng có ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Thông thường trong tiêu thụ sản phẩm sựTrườngvận động của hàng hoáĐại và sự vhọcận động cKinhủa tiền vốn làtế đồng Huế thời. Song trong GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 10 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương điều kiện cạnh tranh thị trường các doanh nghiệp bán hàng thường phải dành sự ưu đãi nhất định đối với người mua, ví dụ cho thanh toán theo kỳ hạn hoặc trả chậm, có chiết khấu hàng bán cho khách hàng Những vấn đề trên đều ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. 1.1.4.2. Chi phí 1.1.4.2.1 Khái niệm: Là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Như vậy, có nhiều loại chi phí khác nhau. ( Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). Chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều khoản khác nhau như: chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao tài sản Nói một cách tổng quát, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất có các đặc điểm: vận động, thay đổi không ngừng, mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền với tính phức tạp và đa dạng của ngành nghề sản xuất kinh doanh. 1.1.4.2.2 Phân loại: Chi phí bao gồm chi phí sản xuất hàng hóa dịch vụ và chi phí thời kỳ. Chi phí sản xuất hàng hóa dịch vụ: hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương phải thanh toán, khoản trích theo lương tính vào chi phí theo qui định. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm tất cả các chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Chi phí sản xuất chung: là chi phí phục vụ và quản lý ở phân xưởng. Chi phí thời kỳ: là những dòng phí tổn phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ do được khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận. Chi phí thời kỳ gồm: chi phí bán hàng,Trường chi phí quản lý doanh Đại nghiệ p.học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 11 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như là: Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng như bàn ghế, máy vi tính Chi phí nhân viên bán hàng: các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng đi tiêu thụ và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý sản phẩm hàng hóa, bộ phận bán hàng như: khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng: chi phí sữa chữa tài sản cố định, tiền thuê kho bãi Chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, bảo quản sản phẩm, nhiên liệu để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ. Chi phí bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động bán hàng: chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hóa, chi phí chào hàng, quảng cáo, chi tiếp khách cho bộ phận bán hàng, chi phí tổ chức cho hội nghị khách hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp như: Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp: tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn giữa ca phải trả cho giám đốc, nhân viên ở các phòng ban và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp. Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp: nhà, văn phòng làm việc của doanh nghiệp, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phòng, Chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. Thuế phí, lệ phí: thuế môn bài, thuế nhà đất Chi phí dự phòng: dự phòng phải thu khó đòi. Chi phí dịch vụ mua ngoài. 1.1.4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí. Thực chất ảnh hưởng của nhân tố này là ảnh hưởng của giá thành sản phẩm tiêu thụ và nóTrường tác động ngược chi Đạiều đến lợ ihọcnhuận. Giá Kinh thành sản phtếẩm caoHuế hay thấp, tăng GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 12 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương hay giảm là tuỳ thuộc vào kết quả của việc quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, nó là tác động của các nhân tố chủ quan trong công tác quản lý của doanh nghiệp, nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố sau: Nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những khoản chi phí liên quan tới việc sử dụng nguyên liêu, vật liêu phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. đối với các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, do vậy, nếu tiết kiệm được khoản chi phí này sẽ góp phần làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận. Chi phí nguyên vật liệu được xác định như sau: chi phí nguyên vật liệu = định mức tiêu hao nguyên vật liệu x giá đơn vị nguyên vật liệu. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu: Nhân tố này có quan hệ tỷ lệ thuận với khoản chi vật liệu. Việc thay đổi mức tiêu hao có thể do thay đổi mẫu mã, do công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu và đặc biệt do quy trình công nghệ. Trong điều kiện hiện nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển hết sức mạnh mẽ, nhiều phát minh mới, nhiều công nghệ hiện đại mới ra đời, nhiều vật liệu mới ra đời thay thế vật liệu cũ . nếu doanh nghiệp có khả năng ứng dụng được những thánh tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh thì sẽ không ngừng nâng cao được năng suất lao động, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, giảm chi phí, hạ giá thành, từ đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất còn nâng cao được chất lương sản phẩm, hạ giá thành, công tác tiêu thụ sẽ thuận lợi hơn và doanh thu sẽ tăng lên. Vì vậy, các nhà quản lý phải xây dựng kế hoạch sản xuất, đổi mới công nghệ và kiểm tra thường xuyên nhằm sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu cho sản xuất. Giá đơn vị nguyên vật liệu xuất dùng: nhân tố này tỷ lệ thuận với khoản chi phí nguyên vật liệu. Việc thay đổi giá nguyên vật liệu xuất dùng lại tuỳ thuộc vào giá mua trên thị trường và các chi phí bỏ ra liên quan tới quá trình thu mua vật tư. Do đó, đây là nhân tố ảnh hưởng vừa khách quan vừa chủ quan đến giá thành sản phẩm nên khi xem xét ảnh hưởng của nó phải dựa vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, từng nguồn hàng cụ Trườngthể để có kết luận chính Đại xác v ềhọctác động cKinhủa giá nguyên tế vật liHuếệu xuất dùng đến GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 13 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương khoản chi nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm. Như vậy, các nhân tố định mức tiêu hao nguyên vật liệu, giá mua nguyên vật liệu, chi phí thu mua đều ảnh hưởng tới tổng chi phí và tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Đòi hỏi các doanh nghiệp không những tìm các biện pháp để giảm thiểu các khoản chi phí trên mà còn phải xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến khoản chi nguyên vật liệu để có biện pháp thích hợp. Nhân tố chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí để trả lương và các khoản trích theo lương cho công nhân sản xuất trực tiếp. Các doanh nghiệp việt nam hiện nay do cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu, năng suất lao động chưa cao, còn sử dụng nhiều lao động trực tiếp vào sản xuất. Do đó chi phí nhân công trực tiếp còn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí sản xuất. Để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm biện pháp để giảm chi phí tiền lương công nhân trực tiếp trên một vị sản phẩm. Tuy nhiên, việc hạ thấp chi phí tiền lương phải hợp lý bởi vì tiền lương là một hình thức trả thù lao cho người lao động. Cùng với sự phát triển của xã hội đời sống ngày càng được cải thiện đòi hỏi tiền lương cũng phải được tăng cao. Do đó doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, tăng năng suất lao động, có một chính sách sử dụng lao động hợp lý, có nhiều biện pháp khuyến khích như tạo điều kiện để người lao động học tập nâng cao trình độ, quan tâm đến đời sống và điều kiện làm việc của công nhân, khuyến khích bằng vật chất và tinh thần cho người lao động thì sẽ kích thích được người lao động làm việc nhiệt tình, sáng tạo, cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nhân tố chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là các chi phí cho hoạt động của phân xưởng trực tiếp tạo ra hàng hoá dịch vụ, bao gồm các chi phí: chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng . các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ quản lý sản xuất liên quan đến nhiều khâu như nâng cao trang thiết bị máy móc, trình độ kỹ thuật công nhân viên, tăng hiệu suất làm việc điều đó sẽ góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp. NhânTrường tố chi phí bán hàng Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 14 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Chi phí bán hàng là những khoản chi phí bỏ ra để đảm bảo cho quá trình tiêu thụ hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp được thực hiện. Đó là những khoản chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, chi phí đóng gói vận chuyển bảo quản, khấu hao tài sản cố định . chi phí bán hàng phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, tình hình thị trường tiêu thụ nếu biết tiết kiệm chi phí tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần làm hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên phải phấn đấu giảm chi phí một cách hợp lý để không làm giảm uy tín của doanh nghiệp. Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp như tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, lãi vay vốn kinh doanh, dự phòng phải thu khó đòi, chi phí tiếp tân . các khoản chi phí này là nhỏ nhất trong tổng giá thành nhưng càng tiết kiệm thì càng giảm giá thành và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. ( Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). 1.1.4.3. Lợi nhuận 1.1.4.3.1 Khái niệm: Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ các hoạt động khác như hoạt động liên doanh, liên kết, các hoạt động thuộc các dịch vụ tài chính ( Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). 1.1.4.3.2 Vai trò: Đối với doanh nghiệp và người lao động. Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường, điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của Trườngquá trình kinh doanh, Đại là yếu t ốhọcsống còn cKinhủa doanh nghi tếệp. DoanhHuế nghiệp chỉ GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 15 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, đi đến phá sản. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt vì vậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp: Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lợi nhuận cao thì khả năng thanh toán mạnh, doanh nghiệp có thể hoàn trả mọi khoản nợ đến hạn và ngược lại. Lợi nhuận đảm bảo tái sản xuất mở rộng. Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi sẽ tạo cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, là cơ sở để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua việc đổi mới trang thiết bị mở rộng quy mô hoạt động là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại phát triển vững vàng trên thương trường, làm cơ sở để doanh nghiệp đi vay vốn từ bên ngoài được dễ dàng. Chỉ tiêu lợi nhuận cũng là căn cứ để đánh giá năng lực, về nhân sự, năng lực về tài chính, năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận cao có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, tạo hưng phấn kích thích trí sáng tạo, phát huy cao nhất khả năng của nhân viên trong doanh nghiệp, là cơ sở cho những bước phát triển tiếp theo. Đối với nhà nước: Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh hiệu quả sản xuất của nền kinh tế. Khi nền kinh tế của đất nước phát triển sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển hơn nữa. Thông qua lợi nhuận của doanh nghiệp, Nhà nước tiến hành thu thuế thu nhập doanh nghiệp tăng tích luỹ cho xã hội, là công cụ điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô. Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu trong kỳ, nên khi lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao thì số thuế mà Nhà nước nhận được càng nhiều. Đó chính là nguồn tài chính để Nhà nước tiến hành tái sản xuất mở rộng, phát Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 16 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. 1.1.4.3.3 Phân loại lợi nhuận a. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí của hoạt động đó bao gồm toàn bộ sản phẩm, hàng hoá dich vụ đã thực hiện và thuế phải nộp theo quy định (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp). Doanh thu thuần: là toàn bộ số tiền bán thành phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thi trường sau khi trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ). ngoài ra, trong doanh thu còn bao gồm các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định của nhà nước, giá trị sản phẩm, hàng hoá đem biếu tặng hoặc tiêu dùng nội bộ. Các chi phí của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bao gồm: Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ xuất bán trong kỳ (với doanh nghiệp thương mại, nó chính là trị giá mua + chi phí mua của hàng hoá bán ra). Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ. đó là các chi phí như: chi phí bao gói sản phẩm, bảo quản hàng hoá, chi phí vận chuyển, tiếp thị, quảng cáo Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những khoản chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến toàn hoạt động của doanh nghiệp. ta có thể khái quát lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo công thức: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh = doanh thu thuần- trị giá vốn hàng bán - chi phí bán hàng - chi phí quản lý doanh nghiệp trong đó: Doanh thu thuần = tổng doanh thu bán hàng - các khoản giảm giá hàng bán - trị giá hàng bán bị trả lại - thuế gián thu. b. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính củTrườnga doanh nghiệp trong Đạithời kỳ xáchọc định. Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 17 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Công thức xác định: Lợi nhuận hoạt động tài chính = doanh thu hoạt động tài chính - chi phí hoạt động tài chính - thuế gián thu (nếu có) Thu nhập hoạt động tài chính: là khoản thu do doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh vốn đem lại bao gồm hoạt động góp vốn liên doanh liên kết, đầu tư chứng khoán, thu nhập từ việc cho thuê tài sản, thu lãi tiền gửi Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản chi phí cho các hoạt động đầu tư tài chính và các chi phí liên quan đến hoạt động về vốn gồm chi phí về liên doanh không tính vào giá trị vốn góp, lỗ liên doanh, lỗ do bán chứng khoán, chi phí đầu tư tài chính, chi phí liên quan đến vay vốn, chi phí liên quan đến việc mua bán ngoại tệ, chi phí khấu hao tài sản cố định, thuê tài chính c. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường Lợi nhuận từ hoạt động bất thường: là số chênh lệch giữa thu nhập bất thường và chi phí hoạt động bất thường. Công thức xác định: Lợi nhuận bất thường = doanh thu từ hoạt động bất thường - chi phí hoạt động bất thường Doanh thu hoạt động bất thường: là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước và không xẩy ra một cách thường xuyên: Thu về thanh lý tài sản cố định, nhượng bán tài sản cố định. Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng. Thu tiền bảo hiểm được bồi thường. Thu được các khoản nợ phải thu đã xoá sổ tính vào chi phí kỳ trước. Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập. Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại. Các khoản thu khác. Chi phí hoạt động bất thường: là những khoản chi phí hoạt động do nguyên nhân khách quan xảy ra như tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng, các khoản ghi nhầm sổ sách kế toán Sau khi đã xác định lợi nhuận của các hoạt động, tổng hợp lại ta được lợi nhuận trước thuTrườngế thu nhập doanh nghi Đạiệp như sau:học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 18 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Lợi nhuận trước thuế TNDN = lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh + lợi nhuận hoạt động tài chính + lợi nhuận hoạt động bất thường. Lợi nhuận sau thuế TNDN được xác định như sau: Lợi nhuận sau thuế TNDN = lợi nhuận trước thuế TNDN - thuế TNDN Tuy nhiên, tỷ trọng của mỗi bộ phận lợi nhuận trong tổng lợi nhuận có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp do các lĩnh vực kinh doanh khác nhau cũng như môi trường kinh doanh khác nhau. điều này được thể hiện như sau: Có sự khác nhau giữa cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường với doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tín dụng: với doanh nghiệp thông thường, hoạt động sản xuất kinh doanh tách biệt với hoạt động tài chính. do đó, cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp thông thường gồm ba bộ phận: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động bất thường. trong ba bộ phận trên thì lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất. trong khi đó, khác với các doanh nghiệp thông thường, cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tài chính thì bao gồm hai bộ phận là lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường. ở các doanh nghiệp này, lợi nhuận từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng lợi nhuận do họ thực hiện chức năng kinh doanh hàng hoá đặc biệt là kinh doanh tiền tệ nên hoạt động tài chính cũng là hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong các môi trường kinh doanh khác nhau các doanh nghiệp cùng loại có sự khác biệt về tỷ trọng các bộ phận lợi nhuận trong tổng lợi nhuận của mình, chẳng hạn trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường cơ cấu bao gồm ba bộ phận. khi nền kinh tế thị trường phát triển đến trình độ cao, hoạt động tài chính, hoạt động thị trường chứng khoán diễn ra sôi nổi, hiệu quả thì tất nhiên hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng được phát triển. lúc này lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể không kém gì lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. ngược lại, khi nền kinh tế thị trường còn ở trình độ thấp, hoạt động tài chính, chứng khoán chưa phát triển nên hoạt động tài chính của doanh nghiệp sẽ rất hạn chế. Vì vậy, lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận doanh nghiệp, nó đóng vai trò quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiTrườngệp. Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 19 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Tóm lại, thông qua phân tích cơ cấu lợi nhuận giúp doanh nghiệp xác định được phần lợi nhuận nào chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó tập trung tìm ra nguyên nhân để xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong điều kiện các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, hoạt động tài chính còn rất hạn chế, hoạt động bất thường xảy ra không thường xuyên và cũng không quan trọng như bản chất của nó do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chính tạo ra hầu hết lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, mục đích của đề tài này là tập trung nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nâng cao lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.4.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường. trong đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là bộ phận chủ yếu, thường chiếm tỷ trọng lớn và là trọng tâm quản lý của doanh nghiệp. do đó, muốn tăng được lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta tập trung đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định theo công thức: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh = doanh thu thuần - giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Như vậy, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào hai nhân tố là doanh thu tiêu thụ sản phẩm và giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ. tuy nhiên doanh thu tiêu thụ sản phẩm và giá thành toàn bộ của hàng hoá tiêu thụ lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau. 1.1.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.5.1. Các chỉ tiêu thanh toán Các chỉ tiêu thanh toán đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng các tài sản lưu động. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: Hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh. Số liệu sử dụng để tính hai hệ số này được lấy ra từ bảng cân đối kế toán. Hệ số thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức tín Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 20 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương dụng vì nó giúp các tổ chức này đánh giá được khả năng thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn của DN. Hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số thanh toán ngắn hạn = (lần) Tài sản lưu động và vốn đầu tư ngắn hạn Các khoản nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán hiện thời – current ratio cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn được bù đắp bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, vì vậy đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho DN. Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽ được thanh toán kịp thời. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn < 1à tài sản ngắn hạn không đủ bù đắp cho nợ ngắn hạn(vốn hoạt động thuần. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 1 thể hiện tài sản ngắn hạn vừa đủ bù đắp các khoản nợ ngắn hạn cho DN à DN có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh Phản ánh việc DN có thể thanh toán được các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất. Hệ số thanh toán nhanh = (lần) à ả ư độ á ị ồ Do hàng tồn kho có tính thanh ákho ản ảth ấpợ so vắới cácạ loại tài sản lưu động khác nên giá trị của nó không được tính vào giá trị tài sản lưu động khi tính hệ số thanh toán nhanh. 1.1.5.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai giác độ: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, người ta chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanhTrường nghiệp để đạt đư ợĐạic kết qu ảhọccao nhất vKinhới chi phí hợtếp lý nhHuếất. Do vậy các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp có tác động rất lớn tới hiệu GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 21 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của vốn chủ sở hữu. Vòng quay hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm, nó cho ta biết khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp tốt đến mức nào. Nếu hệ số vòng quay hàng tồn kho càng lớn nghĩa là hàng tồn kho ít, doanh nghiệp bán hàng nhanh, tiền mặt không bị đọng vào hàng tồn kho/giá vốn và ngược lại. Vòng quay hàng tồn kho= (lần) á ố à á Vòng quay vốn lưu động à ồ ì â Chỉ tiêu này được tính bằng quan hệ so sánh giữa doanh thu thuần và vốn lưu động trong kỳ. Vòng quay vốn lưu động được tính bằng công thức sau: Vòng quay vốn lưu động = (vòng) ầ Đây là chỉ tiêu nói lên số lầnố quay ư đ(vòngộ quay)ì câủa vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số vốn lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ. Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ càng cao thì càng tốt. Vòng quay tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định = (vòng) ầ Là một trong những tỷ số tàiổ chính áđánh ị giáĐ khái ò quát ì hi ệuâ quả sử dụng tài sản, ở đây là tài sản cố định, của doanh nghiệp. Thước đo này được tính bằng cách lấy doanh thu của doanh nghiệp đạt được trong một kỳ nào đó chia cho giá trị bình quân tài sản cố định thuần (ròng) của doanh nghiệp trong kỳ đó. Giá trị bình quân này được tính bằngTrườngcách lấy giá trị trung Đại bình cộ nghọc của giá trKinhị đầu kỳ và giátế trị cuHuếối kỳ. GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 22 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Số vòng quay tài sản cố định là nó cho biết 1 đồng giá trị bình quân tài sản cố định thuần tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nếu số vòng quay tài sản cố định lớn, có thể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thâm dụng vốn. Vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản = (vòng) ầ Là một tỷ số tài chính, ổ là thưá ớcị đoà kháiả ì quát â nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu thuần (ròng) đạt được trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị bình quân tổng tài sản (bao gồm cả tài sản lưu động lẫn tài sản cố định) của doanh nghiệp trong cũng kỳ đó. Giá trị bình quân tính bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. 1.1.5.3. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động Theo quan điểm của Mac-Lênin về hiệu quả sử dụng lao động là sự so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra một số lao động ít hơn để đạt được kết quả lao động nhiều hơn.CacMac chỉ rõ bất kỳ một phương thức sản xuất liên hiệp nào cũng cần phải có hiệu quả, đó là nguyên tắc của liên hiệp sản xuất. Mác viết: “Lao động có hiệu quả nó cần có một phương thức sản xuất , và nhấn mạnh rằng “hiệu quả lao động giữ vai trò quyết định, phát triển sản xuất là để giảm chi phí của con người, tất cả các tiến bộ khoa học đều nhằm đạt được mục tiêu đó. Hiệu quả dử dụng lao động chính là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh kết quả và trình độ sửa dụng lao động của các đơn vị trong doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả lao động là rất cần thiết giúp doanh nghiệp thấy rõ khả năng của mình, đồng thời khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý sử dụng lao động nhằm đạt tới mục tiêu đặt ra. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp - Chỉ tiêu năng suất lao động Doanh thu bình quân một nhân viên trong kỳ = á à ỳ Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động được sử dụngố trongâ doanhê ì nghi ệpâ t ạo ra đư ỳợc bao nhiêu doanhTrường thu trong một th ờĐạii kỳ nhấ t họcđịnh. Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 23 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương - Lợi nhuận bình quân một nhân viên Lợi nhuận bình quân một nhân viên = ợ ậ ủ ệ Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động sử dốụ ngâ trong ê doanh ì nghiâ ệ pủ tạ o ra đư ợc baoệ nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định. 1.1.5.3. Các chỉ tiêu về lợi nhuận: Khi tính toán hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh ta không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước hết lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, các nhân tố này có tác động lẫn nhau. Do điều kiện sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ, thời điểm tiêu thụ có khác nhau làm lợi nhuận của doanh nghiệp cũng khác nhau. Ngoài ra quy mô của các doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ khác nhau thì lợi nhuận thu được cũng khác nhau. Do vậy để đánh giá một cách đầy đủ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, vì nó biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí sản xuất thực tế, thể hiện trình độ kinh doanh của các nhà kinh doanh trong việc sử dụng các yếu tố đó. Các chỉ tiêu về lợi nhuận gồm: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ROS = (%) ợ ậ ò Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khầả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Chỉ tiêu này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 24 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ROA = (%) ợ ậ ò Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất đưổ ợc dùngà ả đ ểì đánh giáâ khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, nó cho biết một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = (%) ợ ậ ò Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữốu ph ảủn ánhở ữ kh ảìnăng sinhâ lời của vốn chủ sở hữu, trình độ sử dụng vốn của người quản lý doanh nghiệp. 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Nhân tố là yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình và mỗi sự biến động của nó tác động trực tiếp đến tính chất, độ lớn, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích. Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh rất nhiều, có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Theo nội dung kinh tế của nhân tố, bao gồm hai loại: Những nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: Thường ảnh hưởng có tính chất dây chuyền, từ khâu cung ứng đến sản xuất, đến tiêu thụ và từ đó, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh như: số lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốn thường ảnh hưởng đến quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo tính tất yếu của nhân tố, gồm hai lọai: Nhân tố chủ quan: phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh là do sự chi phối của bản thân doanh nghiệp. Chẳng hạn, như: giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thời gian lao động là tuỳ thuộc vào sự nổ lực chủ quan của doanh nghiệp. Nhân tố khách quan: phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh như là một yêu cầu tất yếu, ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, chẳng hạn: giá cả thị trường, thuTrườngế suất Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 25 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Theo tính chất của nhân tố, gồm hai loại: Nhân tố số lượng: phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh, như: số lượng lao động, số lượng vật tư, doanh thu bán hàng Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu suất kinh doanh, như: giá thành đơn vị sản phẩm, lãi suất, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn Theo xu hướng tác động của nhân tố, gồm hai lọai: Nhân tố tích cực: có tác dụng làm tăng quy mô của kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố tiêu cực: phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 26 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD Ở DNTN ĐIỀN HƯƠNG. 2.1. Giới thiệu khái quát về DNTN Xăng Dầu Điền Hương. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Từ năm 2002 tới 2004: doanh nghiệp kinh doanh chỉ mang tính chất hộ gia đình, sử dụng lao động ở địa phương và hoạt động kinh doanh do các thành viên trong gia đình quản lý. Trong giai đoạn này quy mô của doanh nghiệp rất nhỏ, hoạt động kinh doanh chủ yếu hoạt đông trong lĩnh vực buôn bán khí đốt, hàng ngủ kim, thiết bị xây dựng. Năm 2004: sau 2 năm tham gia hoạt động kinh doanh, với nhu cầu đi lại bằng phương tiện gắn máy ngày càng phát triển trên thị trường, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư để có thể kinh doanh buôn bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí, một cách hiệu quả. Khi đã có đủ số vốn đầu tư và tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Điền Hương được thành lập với quyết định thành lập ngày 04/02/2004 của chi cục thuế huyện Phong Điền. Năm 2004 đến nay: 15 năm kể từ khi doanh nghiệp kinh doanh chính thức doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả trong lĩnh vực này, lượng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngày càng tăng và quy mô của doanh nghiệp không ngừng phát triển. Tên cơ sở kinh doanh: doanh nghiệp Tư Nhân Xăng Dầu Điền Hương. Địa chỉ trụ sở: Thôn Hương Tây – Xã Điền Hương – Huyện Phong Điền – Thừa Thiên Huế. Số điện thoại: 0234. 3553 578 Mã số thuế: 3301216953 Đại diện pháp luật: Ông Trần Văn Lung Số tài khoản: 4001205034611tại NH ARIBANK Phong Điền. TT Huế Quá trình xây dựng và trưởng thành, DN đã khẳng định được uy tín, thương hiệu của mình. DN đã không ngừng đổi mới trong công tác quản lý, năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Trong bất kỳ thời điểm khó khăn hay thuận lợi DN đều vừa làm tốt nhiệm vụ chính trị, vừa đạt hiệu quả kinh doanh, đảm bảo nguồn hàng phục vụ kịp thời các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. DN hoạt động với nhiệm vụ cung cấp kịp thời nguyên liệu cho nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương. Phấn đấu là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn ở huyTrườngện Phong Điền tỉnh ĐạiThừa Thiên học Huế. Kinh tế Huế 2.1.2. Đặc điểm hoạt động DN GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 27 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của DN là các mặt hàng: xăng, dầu, sản phẩm hóa dầu, các phụ tùng nội thất, ngoại thất, vật liệu xây dựng. Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại. Nghành nghề kinh doanh: Kinh doanh xăng dầu, vật liệu xây dựng, nội thất gia đình. Gồm 1 trụ bơm dầu chứa khoảng 10.000 lít và 1 trụ bơm xăng chứa khoảng 10000 lít. 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của DN. 2.1.2.1.1. Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của DN Tư Nhân Xăng Dầu Điền Hương Giám đốc Phòng hành chính Phòng tài chính Phòng kinh Phòng kỹ nhân sự kế toán doanh thuật (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự DNTN Xăng Dầu Điền Hương) Bộ máy DN được thiết lập theo mô hình trực tuyến chức năng: giám đốc điều hành, quản lý, quyết định tất cả công việc quan trọng còn hệ thống các phòng ban có chức năng trợ giúp giám đốc. 2.1.2.1.2. Nhiệm vụ của các phòng ban. - Giám đốc: Là người đứng đầu DN, quản lý và điều hành mọi công việc cũng như chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động của DN về sản xuất – kinh doanh, kỹ thuật, tài chính, điều hành công tác có nhiệm vụ hoạch định chiến lược của DN và có quyền tổ chức bộ máy tổ chức DN. - Phòng hành chính nhân sự: Duy trì và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện công tác quản lý hành chính; Tham mưu và phụ trách công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật. Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của DN, đảm bảo an ninh trật tự an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong DN.Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Nội quy, Quy chế của DN. QuTrườngản lý và theo dõi các Đại trang thi họcết bị, phương Kinh tiện văn phtếòng; Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 28 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Hỗ trợ Bộ phận, phòng ban khác trong việc quản lý nhân sự là cầu nối giữa Tổng Giám đốc và Người lao động trong DN. - Phòng tài chính- kế toán: Hoạch định tình hình tài chính, lên sổ sách, báo cáo kịp thời, trung thực, giám đốc kiến nghị về kế hoạch luân chuyển nguồn vốn kinh doanh, theo dõi, kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do nhu cầu quản lý đảm bảo chặt chẽ, cung cấp thông tin số liệu kịp thời, chính xác cho ban giám đốc, DN áp dụng hình thức kế toán tập trung. Tất cả các kế toán DN thu nhận, kiểm tra chứng từ, tổng hợp, tập trung chứng từ lên báo cáo, xác định kết quả kinh doanh, báo cáo quyết toán DN sử dụng hình thức kế toán sổ Nhật ký – Sổ cái là loại sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi, chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Sơ đồ 2: Hình thức kế toán Nhật ký Sổ cái của doanh nghiệp. Công việc hàng ngày: kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dung làm căn cứ ghi sổ. Số liệu được ghi ở cả 2 phần Nhật ký và Sổ cái. ĐTrườngối với các tài khoả nĐại có mở cáchọc sổ hoặ cKinh thẻ kế toán tếchi ti ếHuết thì sau khi ghi sổ Nhật ký - Sổ cái phải căn cứ vào chứng từ gốc (hay Bảng tổng hợp chứng từ gốc GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 29 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương cùng loại) ghi vào các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết liên quan, cuối tháng cộng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết của từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Nhật ký - Sổ cái. Số liệu trên Sổ Nhật ký - Sổ cái và trên Bảng tổng hợp chi tiết sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính. - Phòng kinh doanh:.Tham mưu cho Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề, đúng pháp luật, mang lại hiệu quả cao. Xây dựng chiến lược kinh doanh chung của DN theo từng giai đoạn: Ngắn hạn – Trung hạn – Dài hạn; công tác tài chính – ngân hàng. Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh theo tháng, quý, năm. Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộ phận khác nhằm mang đến khách hàng chất lượng dịch vụ cao. Có quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lược kinh doanh. Nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh. - Phòng kỹ thuật: Quản lý vật tư, tìm nguồn cung cấp, theo dõi về chất lượng sản phẩm, xem xét biến động về giá cả nguyên vật liệu trên thị trường để có hướng lựa chọn và ổn định giá cả. 2.1.2.2. Sản phẩm Sản phẩm hàng hóa có tiêu thụ được, mới xác định được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là lãi hay lỗ hay ở mức độ nào. Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ càng nhiều thì doanh thu càng cao. Vì là doanh nghiệp tư nhân và là doanh nghiệp nhỏ lại hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu, một lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm hơn nữa địa bàn hoạt động chỉ tương đối rộng nên sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được tiêu thụ với lượng trung bình so với các doanh nghiệp khác trong nước. Sản phẩm kinh doanh chính của doanh nghiệp là: Kinh doanh Xăng Dầu Một số sản phẩm khác ở doanh nhiệp: thiết bị nội thất và ngoại thất, vật liệu xây dựng Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 30 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương 2.1.2.3. Địa bàn hoạt động Mạng lưới hoạt động kinh doanh của DN chủ yếu ở khu vực huyện Phong Điền. Bao gồm các xã như: Phong Bình, Phong Chương, Điền Hương, Điền Lộc, Điền Hòa. Đây các xã hiện có số lượng kinh doanh xăng dầu rất ít. Số lượng dân số ở địa bàn này khá lớn và số lượng dân sinh sử dụng xe máy, ô tô và các thiết bị máy sử dụng xăng dầu làm nguyên liệu ngày càng tăng thuận lợi cho việc phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, thu nhập và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Nhu cầu đi lại ngày càng nhiều, số người dân mua xe máy, ô tô trên địa bàn xã Điền Hương cũng như các xa lân cận tăng rất nhanh dẫn đến sản phẩm xăng dầu được tiêu thụ ngày càng nhiều, đem lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp. 2.1.2.4. Thị trường và đối thủ cạnh tranh Thị trường xăng dầu ở trong nước ngày càng sôi động hơn khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp xăng dầu mọc lên. Dẫn đến đối thủ canh tranh ngày càng tăng, mức độ canh tranh ngày càng gay gắt hơn. Mặc dù có có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn của ngành nhưng với vụ trí địa lí thuận lợi, đối thủ cạnh tranh ít nên DN có tiềm năng cạnh tranh vượt trội hơn các cây xăng khác trên địa bàn huyện Phong Điền. 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp Chức năng: DNTN XD Điền Hương là một đơn vị thương mại, chịu sự chỉ đạo của trực tiếp của Tổng công ty XD Việt Nam. DN có chức năng chính là kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, và góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài mặt hàng chủ yếu là XD DN còn tổ chức kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác như là: các dụng cụ nội thất và ngoại thất, các vật tư xây dựng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Nhiệm vụ: Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kinh doanh của mình. Thực hiện đúng các nghiệp vụ quản lý tài sản, kế toán, đầu tư, bảo toàn vốn và các quy chế khác do Nhà Nước quy định. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải đóng theo quy định. Thực hiện đúng quy định của Bộ luật Lao Động nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. ThTrườngực hiện tốt vệ sinh môiĐại trường, học đảm bảo anKinh toàn phòng tế chố ngHuế cháy nổ. GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 31 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương 2.1.4 Môi trương kinh doanh của DNTN XD Điền Hương. 2.1.4.1 Môi trường bên trong doanh nghiệp Nguồn lực vật chất + Vốn: Với số vốn ban đầu là 200 triệu đồng, DN đã vay mượn hơn 100 triệu đồng từ vốn vay, cũng như gia tăng việc kinh doanh bằng vốn lưu động để gia tăng khả năng cạnh tranh của DN với những DN trong khu vực, cũng như có thể luôn đảm bảo được nguồn hàng chất lượng với giá tốt nhất. + Cơ sở vật chất: Bảng 2.14 Hệ thống cơ sở vật chất hiện có của DNTN Xăng dầu Điền Hương. TÊN LOẠI TÀI SẢN Năm khấu hao Số lượng Bồn Xăng 2004 1 Hệ thống công nghệ của xăng 2004 2 Sensor cảm ứng 2004 8 Bộ điều khiển IMS400 2004 10 Cáp dự liệu IMS400 2004 10 Trụ bơm điện từ đơn 50L/PH Epco 2004 2 Các nguồn lực phi vật chất + DN luôn đảm bảo nguồn hàng chất lượng, không có sự pha tạp, luôn coi trọng sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu để tạo dựng được niềm tin với khách hàng và nâng cao uy tín của DN. + Khả năng cạnh tranh: Nguồn nhân lực: trung thực, nhiệt tình, hòa nhã, luôn coi trong sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu hướng đến, để phấn đấu nâng cao tiềm lực canh tranh của doanh nghiệp. Tài chính: Để tránh tình trạng kìm hàng chờ giá xăng tăng và sử dụng nguồn hàng kém chất lượng, nguồn tài chính luôn được đảm bảo ở mức cần thiết đủ để duy trì hoạt động của DN. Máy móc: Máy móc luôn được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo sự chính xác cho khách hàng. 2.1.4.2 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Hiện tại khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp là khách hàng địa phương và doanh nghiTrườngệp chỉ phục vụ bán Đại sỉ cho m ộhọct số đối tưKinhợng( xe bus, tếcây xăng Huế nhỏ lẻ, khách GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 32 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương quen, ). Để đảm bảo uy tín và an toàn cho những đôi tượng khách hàng này đồng thời cũng đểcạnh tranh với những DN khác phải đảm bảo nguồn hàng ở mức dự trữ nhất dịnh và chất lượng cao. DN chọn nhà cung cấp uy tín Petrolimex để đảm bảo chất lượng nguồn hàng, nhưng do giá cả luôn thay đổi, nên DN phải luôn dự trữ một lượng phù hợp với khả năng của DN để giảm bớt sự biến động của mặt hàng này. Kèm theo đó là sự bất ổn về giá cả, mất lòng tin của khách hàng cũng như những chính sách của Nhà nước trong việc loại bỏ những cây xăng làm việc không minh bạch, DN đã giảm bớt một số đối thủ cạnh tranh trong ngành. Và đồng thời cũng do chính sách hạn chế của Chính Phủ để đảm bảo công bằng trong kinh doanh nên hiện tại muốn bước chân vào ngành này vẫn còn một số rào cản khó khăn cũng giúp DN giảm bớt đi một số đối thủ canh tranh. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 33 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương 2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở DNTN XDĐH. 2.2.1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm (2015-2017). Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của DNTNXD Điền Hương qua 3 năm 2015-2017. (ĐVT: Đồng Việt Nam) Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Số tiền Số tiền Số tiền Mức (+/-) % Mức (+/-) % Tổng doanh thu 5.038.895.277 7.167.006.008 8.330.654.430 2.128.110.731 42,23 1.163.648.422 16,23 Doanh thu thuần 5.037.895.729 7.164.891.368 8.327.060.812 2.126.995.639 42,22 1.162.169.444 16,22 Giá vốn hàng bán 4.844.012.617 6.707.312.393 7.885.876.350 1.863.299.776 38,47 1.178.563.957 17,57 Chi phí 5.026.978.607 7.014.577.741 8.212.507.258 1.987.599.134 39,65 1.197.929.517 13,28 LN trước thuế 11.982.690 152.428.267 118.147.172 140.445.577 1.172,07 (34.281.095) (22,48) Thuế TNDN 5.317.532 30.087.651 26.229.438 24.770.119 465,82 (3.858.213) (12,82) LN sau thuế 6.599.138 122.340.616 91.917.734 115.741.478 1,853.88 (30.422.882) (24,86) (Nguồn: phòng tài chính kế toán DNTN XD Điền Hương) GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 34 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM Trường Đại học Kinh tế Huế
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DN (Bảng 1), nhìn chung doanh thu của DN có sự tăng đều qua các năm, doanh thu tăng lên từ năm 2015 đến năm 2017. Đặc biệt năm 2016 doanh thu tăng vượt trội so với 2015. Cụ thể là doanh thu 2015 là 5.038.895.277đồng và trong năm 2016 doanh thu đạt 7.167.006.008 đồng tăng lên 2.128.110.731 đồng về giá trị, tức tăng 42,23% về tốc độ so với năm 2015. Bước sang 2017 doanh thu tiếp tục tăng lên 1.163.648.422 đồng về giá trị và tăng 16,23% về tốc độ so với năm 2016. Từ năm 2015 đến năm 2017doanh thu tăng đều là do trong những năm qua, trên địa bàn hoạt động của DN số lượng xe máy tăng lên đặc biệt xuất hiện nhiều loại xe máy thuộc xe tay ga cho thấy người dân ngày càng cải thiện chất lượng sống của mình hơn so với năm trước. Trong những năm đó thì DN vẫn giữ uy tín về chất lượng của mình trên thương trường, và nhờ vào tận dụng tốt các lợi thế kinh doanh của mình. Tuy doanh thu tăng rất cao nhưng tình hình chi phí của DN cũng có chiều hướng tăng cao theo. Năm 2016 giá vốn hàng bán là 6.707.312.393 đồng tăng 38,47% về tốc độ và 1.863.299.776 đồng về giá trị so với năm 2015. Do tình hình xăng dầu thế giới có nhiều biến động nên năm 2017 giá vốn hàng bán tiếp tục tăng cao hơn và tăng 17,57% so với cùng kỳ năm 2016. Cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí hoạt động (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) của DN qua ba năm cũng có chuyển biến tăng, kéo theo sự gia tăng của tổng chi phí. Cụ thể năm 2015 tổng chi phí là 5.026.978.607đồng, năm 2016 và năm 2017 lần lượt là 7.014.577.741d đồng và 8.212.507.258 đồng. Tuy nhiên, sự gia tăng này chủ yếu là do hàng hóa của DN được tiêu thụ mạnh nên đòi hỏi chi phí hoạt động cũng phải tăng theo. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 35 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương 2.2.2. Phân tích doanh thu 2.2.2.1. Phân tích số liệu về doanh thu đạt được trong 3 năm (2015-2017). Bảng 2: Bảng phân tích doanh thu qua 3 năm (2015-2017). (ĐVT: Đồng Việt Nam) Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Số tiền DT bán hàng hóa và DV 5.037.895.729 99,98 7.164.891.368 99,97 8.327.060.812 99,96 2.126.929.619 1.162.169.444 Doanh thu hoạt động tài chính 0 0 0 0 0 0 0 0 Thu nhập khác 999.548 0,02 2.114.640 0,03 3.593.618 0,04 1.181.112 1.478.978 Tổng DT 5.038.895.277 100 7.167.006.008 100 8.330.654.430 100 2.128.110.731 1.163.648.422 (Nguồn: phòng tài chính kế toán DNTN XDĐH) GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 36 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM Trường Đại học Kinh tế Huế
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Dựa vào bảng 2 ta thấy rằng doanh thu của DN thu được chủ yếu từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nó chiếm phần lớn tỷ trọng so với tổng tỷ trọng trong tổng doanh thu của DN. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bán hàng hóa và dịch vụ tăng liên tục từ năm 2015-2017. Không có doanh thu từ hoạt động tài chính, và doanh thu từ các nguồn thu nhập khác còn nhiều hạn chế, chỉ chiếm rất ít tổng tỷ trọng của doanh thu mặc dù có tăng nhẹ từ năm 2015-2017 (từ 0,02% lên 0,04%). Cụ thể doanh thu từ hoạt động kinh doanh năm 2015 đạt được 5.037.961.729 đồng chiếm tỷ trọng 99,98% trong khi đó doanh thu từ các nguồn thu nhập khác chỉ chiếm 0,02%. Năm 2016 doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng lên 7.164.891.368 đồng, tăng 2.126.929.619 đồng so với năm 2015. Doanh thu từ các nguồn thu nhập khác tăng lên 2.114.640 đồng và tăng 1.181.112 đồng so với năm 2015. Sang năm 2017 doanh thu từ bán hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng và tăng 1.162.194.444 đồng so với năm 2016 tăng nhẹ hơn so với năm 2015-2016 do doanh nghiệp cải thiện hoạt động kinh doanh của mình và thị trường xăng dầu luôn biến động. Trong khi đó doanh thu từ các nguồn thu nhập khác của năm 2017 đã tăng lên 3.593.618 đồng, tăng lên 1.478.978 đồng so với năm 2016. Trong khi thu nhập từ hoạt động kinh doanh gặp khó khăn thì doanh nghiệp đã tận dụng nguồn thu nhập từ các việc các mặt hàng khác nên phần thu nhập từ các nguồn thu nhập khác đã tăng lên. Doanh nghiệp cần cải thiện tốt hoạt động kinh doanh của mình trong những năm tới và đẩy mạnh hơn nữa nguồn thu nhập từ các mặt hàng khác. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 37 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương 2.2.2.2. Phân tích tình hình biến động doanh thu theo cơ cấu mặt hàng Bảng 3: Bảng phân tích tình hình doanh thu biến động theo cơ cấu mặt hàng của DNTN XDĐH qua 3 năm ( 2015-2017) ĐVT: Đồng Việt Nam Năm Chênh lệch Mặt hàng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Xăng A95 1.908.048.523 37,87 2.455.880.705 34,27 3.426.254.107 41,15 547.832.182 27,71 970.373.402 39,51 Xăng A92 1.999.048.523 39,68 2.400.752.320 33,50 2.221.699.548 26,68 401.703.797 20,09 -179.052.772 -7,4 Dầu DO 1.075.291.980 21,34 2.200.322.000 30,7 2.163.137.705 25,97 1.125.030.020 104,62 -37.184.295 -1,89 Khác 55.506.703 1,11 107.936.343 1,53 515.969.452 6,2 52.429.640 94,45 408.033.109 378,03 Tổng cộng 5.037.895.729 100 7.164.891.368 100 8.327.060.812 100 2.126.929.609 42,22 1.126.169.444 16,2 (Nguồn: phòng tài chính kế toán DNTN XDĐH) GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 38 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM Trường Đại học Kinh tế Huế
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Dựa vào bảng 3 ta thấy, sản phẩm chính của doanh nghiệp là xăng A95, A92, Dầu DO. Ba loại sản phẩm này đã mang lại doanh thu lớn DN trong cả 3 năm và doanh thu từ hoạt động tiêu thụ các mặt hàng này xấp xỉ nhau. Cụ thể năm 2015 xăng A95 chiếm tỷ trọng là 37,87%, Xăng A92 chiếm 39,68% và dầu DO chiếm 21,34% trong tổng DT HHDV. Năm 2016 xăng A95 chiếm tỷ trọng nhiều hơn và chiếm 34,27%, và doanh thu HHDV từ hoạt động tiêu thụ xăng A95 tăng 27,71% so với năm 2015. Xăng A92 chiếm 33,50% trong tổng doanh thu HHDV của năm 2016 và tăng 20,09 so với năm 2015. Dầu DO chiếm 30,7% trong tổng DT HHDV 2016 và tăng 104,62 so với năm 2015. Năm 2017 Xăng A95 chiếm 41,15% trong tổng doanh thu 2017 và tăng so với năm 2016 là 39,51%. Xăng A92 chiếm 26,68% trong tổng DT HHDV 2017 và giảm nhiều so với năm 2016 là 7,4%. Dầu DO chiếm 25,97% trong tổng DT HHDV của năm 2017 và giảm so với năm 2016 là 1,89%. Riêng phần doanh thu từ các sản phẩm khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong DT HHDV của doanh nghiệp. Năm 2015 nó chỉ chiếm 1,11% đến năm 2016 tỷ trọng này tăng lên 1,53 và tăng mạnh hơn so với hai năm còn lại là năm 2017 tăng lên 6,2%. Qua số liệu trên ta nhận thấy, DN có sự ổn định trong các mặt hàng chính tạo nên doanh thu của bán hàng hóa dịch vụ của DN, cần duy trì con số này trong những năm tới. Bên cạnh đó, DN nên mở rộng thêm sản phẩm kinh doanh để tận dụng tốt nguồn thu từ các sản phẩm khác nhưng vẫn đảm bảo tính tất yếu với thị trường. 2.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu Tổng doanh thu của doanh nghiệp là sự tổng hợp của 3 thành phần tương ứng với 3 loại doanh thu sau: - Doanh thu HĐKD. - Doanh thu HĐ tài chính. - Thu nhập khác. Ta có công thức tính doanh thu = Doanh thu HĐKD+ Doanh thu HĐTC+ thu nhập khác. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn và dựa vào số liệu bảng 2 để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu. Gọi DT là tổng doanh thu. DT năm 2016 so với năm 2015 DT của năm 2015 là : DT15 = 5.037.961.749+0+933.528=5.038.895.277 đồng. DTTrường của năm 2016 là : ĐạiDT16 = 7.164.891.368+0+2.114.640=7.167.006.008 học Kinh tế Huế đồng. GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 39 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Đối tượng phân tích ∆DT = DT16 - DT15 = 7.167.006.008 - 5.038.895.277 = 2.128.110.731 (đồng). Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu: Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu HĐKD: 7.164.891.368 – 5.037.961.749 = 2.126.929.619 (đồng). Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu HĐ tài chính là không có. Ảnh hưởng bởi nhân tố thu nhập khác: 2.114.640- 933.528 = 1.181.112 (đồng). Tổng hợp 3 yếu tố ta có: 2.126.929.619+ 0+ 1.181.112 = 2.128.110.731 (đồng). Đúng bằng đối tượng phân tích. Vậy tổng doanh thu năm 2016 so với năm 2015 tăng lên 2.128.110.731 đồng là do doanh thu từ HĐKD tăng 2.126.929.619 đồng và doanh thu từ các nguồn thu nhập khác tăng 1.181.112 đồng. Doanh thu năm 2017 so với năm 2016 Tổng DT năm 2017 là : DT17 = 8.327.060.812 + 0 + 3.539.618 = 8.330.654.430 đồng. Đối tượng phân tích: ∆DT = DT17 – DT16 = 8.330.654.430 – 7.167.006.008 = 1.163.648.522 (đồng). Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu: Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu HĐKD: 8.327.060.812- 7.164.891.368= 1.162.169.444 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu tài chính là không có. Ảnh hưởng của nhân tố thu nhập khác: 3.593.618 – 2.114.640 = 1.478.978 (đồng). Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: 1.162.169.444 + 0+ 1.478.978 = 1.163.648.422 (đồng). Đúng bằng đối tượng phân tích. Vậy tổng DT năm 2017 so với năm 2016 tăng lên 1.163.648.422 đồng là do doanh thu từ HĐKD tăng 1.162.169.444 đồng và doanh thu từ các nguồn thu nhập khác tăng 1.478.978 đồng. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 40 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương 2.2.3. Phân tích chi phí. 2.2.3.1. Phân tích chung về chi phí trong 3 năm (2015-2017) của DNTN XDĐH. Bảng 4: Tình hình chi phí chung trong 3 năm (2015-2017) của DNTN XDĐH (ĐVT: đồng) Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Số tiền CP HĐKD 5.025.981.857 99,98 7.014.453.111 99,99 8.195.913.620 99,79 1.988.471.254 1.181.460.509 CP tài chính 0 0 0 0 0 0 0 0 CP khác 996.750 0,02 124.630 0,01 16.593.638 0,21 (872.120) 16.469.008 Tổng CP 5.026.978.607 100,00 7.014.577.741 100,00 8.212.507.258 100,00 1.987.599.134 1.197.929.517 (Nguồn: phòng tài chính kế toán DNTN XDĐH) GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 41 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM Trường Đại học Kinh tế Huế
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp là đánh giá tổng quát tình hình biến động chi phí kỳ này so với kỳ khác, xác định mức tiết kiệm hay bội chi chi phí. Chi phí của doanh nghiệp theo chế độ báo cáo tài chính hiện hành bao gồm có 3 loại chi phí: chi phí từ hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác hay chi phí thất thường. Trong phân tích thường thì chỉ đi sâu vào phân tích chi phí từ hoạt động kinh doanh. Từ bảng 4 cho ta thấy chi phí hoạt động sản xuất bán hàng hóa và dịch vụ chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng chi phí của doanh nghiệp (chiếm trên 99%) còn lại phần nhỏ là do một phần chi phí khác chỉ chiếm dưới 0,5%. Nhìn chung tổng chi phí tăng dần qua các năm, nguyên nhân là do chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh tăng. Đặc biệt chi phí hoạt động sản xuất tăng mạnh trong giai đoạn 2015-2016. Năm 2016 chi phí tăng lên 1.988.471.254 đồng so với năm 2015 do thị trường trải qua nhiều đợt điều chỉ giá cả. Bước sang 2017 chi vẫn tiếp tục tăng tuy nhiên doanh nghiệp đã hạn chế được chi phí so với năm 2016. Chi phí đã giảm 1.181.460.509 đồng so với năm 2016. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 42 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương 2.2.3.2. Phân tích các khoản mục tạo thành chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 5: Các khoản mục tạo thành chi phí sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp qua 3 năm ( 2015-2017) (ĐVT: đồng) Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Số tiền Giá vốn hàng bán 4.844.012.617 93,45 6.707.312.393 92,7 7.885.876.350 96,21 1.863.299.776 1.178.563.957 CP bán hàng 13.984.620 3,3 0 0 257.281.400 3,13 (13.984.620) 257.281.400 CP quản lí doanh nghiệp 167.984.620 3,24 307.140.718 7,3 52.755.870 0,64 139.156.098 (254.384.848) Tổng CP HĐKD 5.025.981.857 100,00 7.014.453.111 100,00 8.195.913.620 100,0 1.988.471.254 1.181.460.509 (Nguồn: phòng tài chính kế toán DNTN XDĐH) GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 43 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM Trường Đại học Kinh tế Huế
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Nhận xét: Giá vốn hàng bán: Ta thấy giá vốn hàng bán biến động theo chiều hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2016 tăng 1.863.299.776 đồng tức tăng 38,47 % so với năm 2015. Đến năm 2017 là 7.885.876.350 đồng tăng 1.178.563.957 đồng tức tăng 17,57 % so với năm 2016. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh, nó chiếm từ 70 - 80%, thể hiện sự chi phối trực tiếp của giá vốn hàng bán trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng ít nhất trong các khoản mục tạo thành chi phí hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2015 chi phí bán hàng của DN là 13.984.620 đồng. Sang 2016 chi phí bán hàng không chiếm tỷ trọng nào cho thấy sự ảnh hưởng là không đáng kể. Riêng năm 2017 chi phí bán hàng đột ngột tăng cao tăng đến 257.281.400 đồng nguyên nhân là do sự hao mòn của tài sản tăng lên, ngoài ra các loại chi phí khác như tiền điện thoại, điện, nước và chi phí thuê ngoài cũng tăng lên làm cho chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng lên đột ngột. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 tăng 139.156.098 đồng tức tăng 82,83% so với năm 2015. Năm 2015 thì chi phí này lại giảm xuống 254.384.848 đồng tức giảm 82,82%. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm cho thấy hiệu quả quản lý doanh nghiệp cao. Tiết kiệm được một phần tổng chi phí của doanh nghiệp. 2.2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí Chi phí từ hoạt động kinh doanh của DN được tạo thành từ các khoản mục chi phí: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ta có: Chi phí HĐKD = GVHB + CP bán hàng+ CP QLDN. Gọi CP: là tổng chi phí hoạt động kinh doanh. Chi phí năm 2016 so với năm 2015. Tổng chi phí HĐKD năm 2015: CP15 =13,984,620 + 167,984,620 + 4,844,012,617 = 5,025,981,857 (đồng). TTrườngổng chi phí HĐKD nămĐại 2007: CPhọc16= 6,707,312,393+0+ Kinh tế307,140,718 Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 44 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương = 7,014,453,111 (đồng). Đối tượng phân tích là: ∆CP = CP16 – CP15 = 7,014,453,111-5,025,981,857 =1.988.471.254 (đồng). Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí: Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán: 6.707.312.393 - 4.844.012.617 = 1.863.299.776(đồng). Ảnh hưởng bởi yếu tố chi phí bán hàng: 0 – 13.984.620= (-13.984.620) (đồng). Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: 307.140.718-167.984.620 = 139.156.098 (đồng). Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: 1.863.299.776 -13.984.620+139.156.098 = 1.988.471.254 (đồng). Đúng bằng đối tượng phân tích. Vậy tổng chi phí năm 2016 so với năm 2015 tăng 1.988.471.254 đồng là do giá vốn hàng bán tăng 1.863.299.776 đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 139.156.098 đồng. Riêng chi phí bán hàng giảm 13.984.620 đồng. Chi phí năm 2017 so với năm 2016. Tổng chi phí HĐKD năm 2017: CP17 = 7.885.876.350 + 257.281.400 + 52.755.870 = 8.195.913.620(đồng). Đối tượng phân tích là: ∆CP = CP17 – CP16 = 8.195.913.620 – 7.014.453.111 = 1.181.460.509(đồng). Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí: Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán: 7.885.876.350 – 6.707.312.393 =1.178.563.957 (đồng). Ảnh hưởng bởi chi phí bán hàng: 257.281.400 – 0 = 257.281.400(đồng). Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: 52.755.870 – 307.140.718 = (- 254.384.848) (đồng). TTrườngổng hợp các nhân tố Đạiảnh hưởng: học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 45 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương 1.178.563.957 + 257.281.400 - 254.384.848 = 1.181.460.509 đồng). Đúng bằng đối tượng phân tích. Vậy tổng chi phí năm 2017 so với năm tăng 1.181.460.509 đồng là do giá vốn hàng bán tăng 1.178.563.957 đồng chi phí bán hàng tăng 257.281.400 đồng riêng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 254.384.848 đồng. 2.2.4. Phân tích lợi nhuận. 2.2.4.1. Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của DN qua 3 năm. Để có thể biết được một doanh nghiệp có hiệu quả tốt hay xấu người ta thường nhìn vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đó thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây được coi là chỉ tiêu tài chính tổng hợp nhất để phản ánh hiệu quả hoạt động của một DN. Bảng 6: Tình hình lợi nhuận qua 3 năm của DN (ĐVT: đồng việt nam) Năm Chênh lệch Chỉ 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Lợi 11.982.690 152.428.267 118.147.172 140.445.577 1.172,07 (34.281.095) (22,48) nhuận thuần (Nguồn: Phòng tài chính kế toán DNTN XDDH). Lợi nhuận DN được hình thành chủ yếu từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Nhìn chung lợi nhuận của DN biến động không đều. Năm 2015 lợi nhuận trước thuế của DN đạt 11.982.690 đồng. Năm 2016 đạt 152.428.267 đồng tức tăng 140.445.577 đồng tương ứng 1.172,07%, tỷ lệ tăng rất cao. Nguyên nhân là do DN hoàn thành được nhiều kế hoạch đặt ra khắc phục tốt các vấn đề gặp khó khăn ở năm 2015. Đến năm 2017 lợi nhuận đạt 118.147.172đồng tức giảm 22.48% tỷ lệ giảm cũng rất cao. Nguyên nhân làm lợi nhuận giảm đi là do doanh nghiệp không quản lý tốt các chi phí bất thường xảy ra, các loại chi phí không cần thiết dẫn đến phần chênh lệch lợi nhuận của năm 2017 giảm xuống so với năm 2016. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 46 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương 2.2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Gọi L: là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận năm 2016 so với năm 2015. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2015: L15 = 5.037.895.729 - 4.844.012.617 - 13.984.620-167.984.620 =11.982.690 (đồng). Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2016: L16 = 7.164.891.368 - 6.707.312.393 – 0 - 307.140.718 = 152.428.267(đồng). Đối tượng phân tích là: ∆L= L16 – L15 = 152.428.267 - 11.982.690 = 140.445.577 (đồng). Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu thuần: 7.164.891.368– 5.037.895.729 = 2.126.995.639(đồng). Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán: 6.707.312.393 – 4.844.012.617 = 1.863.299.776(đồng). Ảnh hưởng bới CP bán hàng: 0 – 13.984.620= - 13.984.620(đồng). Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: 307.140.718 – 167.984.620 = 139.156.098(đồng). Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: 2.126.995.639-1.863.299.776+13.984.620-1.393.156.098=138.524.385(đồng). Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 47 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Đúng bằng đối tượng phân tích. Vậy lợi nhuận năm 2016 so với năm 2015 tăng 138.524.385 đồng là do doanh thu thuần tăng 2.126.629.619 đồng, giá vốn hàng bán tăng 1.863.299.776 đồng, CP bán hàng giảm - 13.984.620 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 139.156.098 đồng. Lợi nhuận năm 2017 so với năm 2016. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2017: L17 = 8.327.060.812 – 7.885.876.350 – 257.281.400 – 52.755.870 = 118.147.172(đồng). Đối tượng phân tích là: ∆L = L17 – L16 = 118.147.172 - 152.428.267 = -34.281.095 ( đồng). Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu thuần: 8.327.060.812 – 7.164.891.368 = 1.162.169.444 (đồng). Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán: 7.885.876.350 – 6.707.312.393 = 1.178.563.957 (đồng). Ảnh hưởng bởi chi phí bán hàng : 257.281.400 – 0 = 257.281.400( đồng) Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: 52.755.870 – 307.140.718 = - 254.384.848 (đồng). Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: 1.162.169.444 - 1.178.563.957 - 257.281.400 + 254.384.848 = - 19.291.065 (đồng). Đúng bằng đối tượng phân tích. Vậy lợi nhuận năm 2017 so với năm 2016 giảm 19.291.065 đồng là do doanh thu thuần giảm 1.162.169.444 đồng, giá vốn hàng bán tăng 1.178.563.957 đồng, chi phí bán hàng tăng 257.281.400 đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 254.384.848 đồng. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 48 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương 2.2.5. Phân tích tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong phần phân tích trên chúng ta đã biết được tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của DN. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận rằng doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả, mà cần phải xem xét nhiều yếu tố khác không kém phần quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các chỉ tiêu tài chính như: chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu khả năng sinh lời, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. 2.2.5.1. Các tỷ số khả năng thanh toán. Tài chính của DN tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan được phản ánh qua khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó thông qua các tỷ số khả năng thanh toán Bảng 7: Các chỉ số khả năng thanh toán (ĐVT: Đồng Việt Nam) Năm Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 TS Lưu Động Đồng 205.191.929 365.819.685 428.663.458 Nợ ngắn hạn Đồng 12.517.078 52.972.858 27.492.513 GT hàng tồn kho Đồng 158.278.621 212.802.094 216.130.336 Hệ số thanh toán NH Lần 16.3 6.90 15.59 Hệ số thanh toán nhanh Lần 3.73 2.88 7.33 2.2.5.2. Hệ số thanh toán ngắn hạn. Các chỉ số tài chính có thể nhận định tốt về khả năng trả nợ của DN. Hệ số thanh toán ngắn hạn là một chỉ số hữu ích. HS thanh toán NH bằng tài sản lưu động chia cho tổng nợ ngắn hạn. HS thanh toán NH cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản lưu động bảo đảm chi trả. Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp được xem là có nhiều khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ và ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa rằng doanh nghiệp sẽ không đủ sức để trả nợ. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 49 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương Qua bảng 7 ta thấy hệ số thanh toán NH của DN đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN là rất tốt, tức là khả năng sử dụng tài sản lưu động để chuyển đổi thành tiền mặt để chi trả cho các khoản nợ này là rất tốt. Cụ thể năm 2015 hệ số này là 16.3 tức 1 đồng nợ ngắn hạn của DN được đảm bảo bằng 16.3 đồng TSLĐ. Đến năm 2016 hệ số này giảm xuống 6.9 lần tức là giảm 9,4 đồng.Nhưng năm 2017 hệ số này lại tiếp tục tăng lên là 15.59 đồng tức tăng 8.69 đồng so với năm 2016, trong khi đó hệ số thanh toán NH của toàn ngành Xăng dầu năm 2017 là 0.43. Như vậy hệ số thanh toán ngắn hạn của DN lớn hơn rất nhiều so với cả ngành xăng dầu. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN luôn được đảm bảo. 2.2.5.3. Hệ số thanh toán nhanh Nếu muốn đo lường khả năng thanh khoản tốt hơn của các tài sản lưu động, ta có thể dùng HS thanh toán nhanh bằng cách lấy TSLĐ trừ đi giá trị HTK rồi chia cho tổng nợ NH. Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của các vốn lưu động đối với các khoản nợ ngắn hạn mà không dựa vào việc bán các loại hàng hóa, cung cấp dịch vụ và vật tư. Qua bảng 7 ta thấy, hệ số thanh toán nhanh của DN không đều qua các năm nhưng đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn bằng tiền và các khoản khác tương đương tiền khả quan. Cụ thể, năm 2015 hệ số này là 3.73 (lần) tức là một đồng nợ ngắn hạn của DN được bảo đảm bằng 3.73 đồng TSLĐ có tính thanh khoản cao, tức là TSLĐ trừ đi giá trị HTK. Đến năm 2016 hệ số này giảm xuống còn 2.88 (lần) tức giảm 0.85 (lần). Nhưng đến năm 2017 hệ số này lại tăng lên và đạt 7.73 (lần) tăng 4.85 (lần) so với năm 2016. Nhìn chung các hệ số thanh toán của DN là rất cao, nhất là hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số này có xu hướng ngày càng tăng. Điều này đảm bảo cho khả năng thanh toán của DN tốt hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 50 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương 2.2.6. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. Đây là nhóm các tỷ số được các nhà quản trị cũng như chủ sở hữu quan tâm hàng đầu, nó phản ánh hiệu quả quản lí các loại tài sản của DN. Thông qua các chỉ số này người ta có thể đo lường được hiệu quả của việc sử dụng các loại tài sản. Nhóm tỷ số này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, vòng quay tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản. Bảng 8: Các tỷ số hiệu quả sử dụng vốn Năm Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 GVHB Đồng 4.844.012.617 6.707.312.393 7.885.876.350 HTK bình quân Đồng 158.278.621 212.802.094 216.130.336 DT thuần Đồng 5.037.895.729 7.164.891.368 8.327.060.812 VLĐ bình quân Đồng 192.620.851 312.846.827 401.170.945 TSCĐ bình quân Đồng 54.084.000 54.084.000 54.084.000 Tổng TS bình quân Đồng 292.620.851 412.846.827 501.170.945 Tỷ số vòng quay HTK Vòng 30,60 31,59 36,48 Vòng quay VLĐ Vòng 26,15 22,90 20,75 Vòng quay tổng TS Vòng 17,21 17,35 16,61 Số 1 ngày của vòng quay HTK Ngày 12,14 11,55 10,00 Số 1 ngày của 1 vòng VLĐ Ngày 13,96 15,94 17,59 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán DNTN XDĐH) 2.2.6.1 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Qua bảng 8, ta thấy rằng các tỷ số hiệu quả sử dụng vốn của DN không quá cao. Năm 2015 tỷ số vòng quay hàng tồn kho là 30,60 vòng. Đến năm 2016 thì tỷ số này là 31,59 vòng tăng 0,99 vòng so với năm 2015 tăng không đáng kể nhưng đến năm 2017 tỷ số này lại tăng lên 36,48 vòng tăng 4,89 vòng so với năm 2017. Như vậy tỷ số này có xuTrường hướng tăng dần qua Đại các năm. học Điều đó choKinh thấy tình tếhình hoHuếạt động của DN GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 51 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả DNTN Xăng Dầu Điền Hương là tương đối tốt. Tỷ số vòng quay hàng tốn kho càng tăng cho thấy doanh nghiệp bán được hàng nhanh, hàng hóa được luân chuyển nhiều qua các năm, hàng tồn kho bị ứ động giảm xuống. Điều này sẽ làm giảm chi phí tồn trữ, hao hụt và nhiều hàng hóa dở dang chưa hoàn thành. Hiệu quả quản lí hàng tồn kho của DN có xu hướng tốt hơn, hàng tồn kho quay vòng nhanh, cụ thể năm 2015 số ngày của 1 vòng quay là 12,14 ngày, sang năm 2016 thì số ngày của 1 vòng quay giảm xuống 11,55 ngày, đến năm 2017 số ngày của 1 vòng quay tiếp tục giảm và là 10,00 ngày. Nhìn chung tốc độ quay vòng của hàng tồn kho tương đối cao cho thấy DN không đầu tư quá nhiều cho hàng tồn kho. Tuy nhiên, DN cũng phải dự trữ số lượng hàng tồn kho đủ lớn để tránh trường hợp nhu cầu thị trường tăng đột ngột đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. 2.2.6.2 Vòng quay vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính của doanh nghiệp. Để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn ta dùng số vòng quay vốn lưu động. Vốn lưu động cho biết cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Ngoài ra ta còn dùng chỉ tiêu số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động. Từ kết quả của bảng 8 ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2015 là 26,15 vòng đến năm 2016 tỷ số này giảm xuống còn 22,90 vòng giảm 3,25 vòng so với năm 2015. Năm 2015 tỷ số này tiếp tục giảm xuống còn 20,75 vòng giảm 2.15 vòng so với năm 2016, giảm 5,4 vòng so với năm 2015. Điều này cho thấy DN quản lý và sử dụng vốn lưu động chưa tốt. Để thấy rõ hơn ta đi sâu vào phân tích số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động. Ta thấy năm 2015 số vòng quay vốn lưu động là 26,15 vòng tức là 1 đồng vốn lưu động tạo ra 26,15 đồng doanh thu và 1 vòng quay sẽ mất 13 ngày. Sang năm 2016 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra DN thu được 22,9 đồng doanh thu nhưng 1 vòng quay lại mất tới 15 ngày. Đến năm 2017 thì hiệu quả sử dụng vốn giảm cứ 1 đồng vốn lưu động chỉ tạo được 20,75 đồng doanh thu và 1 vòng quay phải mất 17 ngày. Qua đó, DN đã sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả. Trường Đại học Kinh tế Huế GVHD: Ths. Võ Phan Nhật Phương 52 SVTH: Lê Lưu Ly_ K49C-KDTM