Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phan_tich_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_cua_cong_t.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TAM HIỆP GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 Trường Đại học Kinh tế Huế NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT NIÊN KHÓA: 2016-2020
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TAM HIỆP GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: TrườngNguyễn Thị Minh NguyĐạiệt học KinhTh.S Trương Thtếị Hương Huế Xuân Lớp: K50- QTKD Niên khóa: 2016-2020 Huế, tháng 4 năm 2020
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trong Khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường vừa qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S. Trương Thị Hương Xuân người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cũng như đưa ra những lời khuyên kịp thời và bổ ích, quý giá cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành bài khóa luận. Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ Công ty TNHH Tam Hiệp, đặc biệt là các anh chị trong văn phòng Công ty TNHH Tam Hiệp đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình cung cấp số liệu, tài liệu, giảng giải những thắc mắc, góp ý những sai sót cũng như tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành kỳ thực tập của mình. Mặc dù đã hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất có thể nhưng do thời gian cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận này không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được những sự quan tâm góp ý quý giá từ quý thầy cô cùng toàn thể các bạn để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Quảng Trị, ngày 05 tháng 4 năm 2020 Sinh viên thực hiện Trường Đại học Kinh tế Huế Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ TÓM TẮT NGHIÊN CỨU PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung 2 2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH 5 1. Cơ sở lý luận 5 1.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh 5 1.2 Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 1.3 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh 7 1.4 Vai Trườngtrò của việc nâng cao Đại hiệu qu ảhọchoạt động Kinh kinh doanh 10 tế Huế 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 11 1.5.1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp 11 1.5.2 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 15 1.6 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 17 1.6.1 Nhóm tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 17 1.6.2 Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 18 SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân 2. Cơ sở thực tiễn 23 2.1 Thực trạng nghành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam 23 2.2 Thực trạng nghành công nghiệp chế biến gỗ ở Quảng Trị 25 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TAM HIỆP 28 1. Tổng quan về Công ty TNHH Tam Hiệp 28 1.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Tam Hiệp 28 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 28 1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 29 1.4 Bộ máy quản lý của Công ty 30 1.5 Quy trình chế biến dăm gỗ 31 2. Khát quát tình hình hoạt động của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016- 2018) 32 2.1Tình hình về lao động của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016- 2018) 32 2.2 Tình hình về tài chính của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016– 2018) 36 2.3 Tình hình về sản lượng tiêu thụ của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016– 2018) 39 3. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016 – 2018) 41 3.1 Phân tích doanh thu Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016 – 2018) 41 3.2 Phân tích chi phí Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016 – 2018) 46 3.3 Kết Trườngquả hoạt động sản Đạixuất kinh họcdoanh củ aKinh Công ty TNHH tế TamHuế Hiệp giai đoạn (2016– 2018) 49 4. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016 – 2018) 52 4.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016 – 2018) 52 SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân 4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lao động của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016 – 2018) 60 4.3 Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác 64 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TAM HIỆP 70 1. Thuận lợi và khó khăn của Công ty 70 1.1 Thuận lợi 70 1.2 Khó khăn 70 2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 71 3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty TNHH Tam Hiệp 71 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 1 KẾT LUẬN 75 2 KIẾN NGHỊ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế HTK Hàng tồn kho KNTT Khả năng thanh thoán KPT Khoản phải thu LNST Lợi nhuận sau thuế LNTT Lợi nhuận trước thuế NSLĐ Năng suất lao động TNHH Trách nhiệm hữu hạn VCSH Vốn chủ sở hữu VLĐ Vốn lưu động Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ DỒ Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn 2016 – 2018 Bảng 2: Tình hình tài chính Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) Bảng 3: Tình hình về sản lượng tiêu thụ của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) Bảng 4: Tình hình về doanh thu của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) Bảng 5: Tình hình doanh thu theo mặt hàng Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) Bảng 6: Tình hình chi phí của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) Bảng 7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) Bảng 8: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) Bảng 9: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) Bảng 10: Hiệu quả sử dụng nguồn lao động của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) Bảng 11: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) Bảng 12 : Bảng nhận xét các chỉ tiêu và so sánh kết quả mong muốn với thực tế Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016Trường-2018) Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Tam Hiệp Sơ đồ 2: Quy trình chế biến dăm gỗ Công ty TNHH Tam Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp luôn luôn phải gắn liền với thị trường. Những tín hiệu không khả quan, sự vận động phức tạp, khó nắm bắt của cơ chế thị trường cũng như sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là cơ sở đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp, nó còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm các nguồn lực, chi phí, thúc đẩy sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh cũng như năng lực tài chính, tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đây là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng hướng đến. Công ty TNHH Tam Hiệp, nằm trên địa bàn Quảng Trị là Công ty chuyên sản xuất chế biến sản phẩm dăm gỗ để cung cấp cho các công ty cung ứng trên thị trường trong và ngoài nước. Với đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp”, sau ba hơn 3 tháng thực tập tại Công ty TNHH Tam Hiệp cùng với những số liệu thu thập được, có thể nhận thấy rõ vai trò quan trọng của hiệu quả hoạt động kinh doanh đến sự tồn tại và phát triển của Công ty, góp phần tạo ra thu nhập và nâng cao đời sống của nhân viên và công nhân lao động của Công ty. Với mục tiêu chính của đề tài là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp. Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản như: hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những biến động trong doanh thu, chi phí, phân tích các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trongTrường thời gian sắp tới. Đại học Kinh tế Huế Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng những dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm 2016 - 2018. Các thông tin trên sách báo, Internet và các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận văn của khoá trước có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phương pháp sử dụng chủ yếu trong khóa luận này là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và từ đó sử dụng kết hợp với các phương pháp thống kê so sánh, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích chi SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân tiết, ngoài ra còn sử dụng các bảng biểu, biểu đồ để làm rõ nội dung đang nghiên cứu, phỏng vấn chuyên gia và một số phương pháp khác. Kết quả đat được: Những nội dung cơ bản về hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, phân tích được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đưa ra các hạn chế, nguyên nhân trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của của công ty. Từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp, nhằm hoàn thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian sắp tới. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình hội nhập kinh tế hiện nay, tình hình xã hội của đất nước ngày càng phát triển đa dạng và phong phú song quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp phải luôn gắn với thị trường. Sự vận động phức tạp, khó nắm bắt của cơ chế thị trường cùng với sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ là cơ sở đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp, nó còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm các nguồn lực, chi phí, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh cũng như năng lực tài chính tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đây là điều mà tất cả doanh nghiệp đều hướng đến. Hiện nay trên thế giới nền công nghiệp chế biến gỗ có vai trò rất quan trọng và đang trên đà phát triển mạnh. Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ dăm của Việt Nam tiếp tục xu hướng mở rộng kể từ năm 2001. Đến nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu dăm lớn nhất thế giới, dăm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu để phục vụ cho các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy tập trung ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đặt biệt là tại Trung Quốc, Nhật Bản và Indonesia. Năm 2009, Việt Nam có 47 nhà máy dăm xuất khẩu đạt khoảng 2,3 triệu tấn khô. Đến 2014 số nhà máy tăng lên 130 với lượng xuất khẩu đạt 7 triệu tấn khô. Năm 2018, con số xuất khẩu đạt ỷ lục gần 10,4 triệu tấn khô. Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng từ 796 triệu USD năm năm 2012 lên đến 958 triệu USD năm 2014 và 1,34 tỉ USD năm 2018 (Tô Xuân Phúc và cộng sự 2019). Quảng Trị là một trong những địa phương đứng đầu của Việt Nam về diện tích trồng rừng sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ, sản lượng gỗ của Tỉnh được cung ứngTrường cho các nhà máy chĐạiế biến g ỗhọctrong nư ớKinhc và xuất kh ẩtếu ra nưHuếớc ngoài. Là một Công ty mặc dù đã thành lập hơn 15 năm nhưng mới chuyển qua ngành chế biến gõ dăm vào năm 2015 với quy mô còn nhỏ lẻ, Công ty TNHH Tam Hiệp còn gặp nhiều khó khăn trong tổ chức và sản xuất kinh doanh, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên địa bàn như: Công ty CP Gỗ MDF – VRG Quảng Trị, Công ty TNHH MTV Lân sản Khánh Hân, Công ty SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân TNHH MTV Đại Cát Quảng Trị, Để Công ty có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường thì vấn đề được đặt lên hàng đầu là kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng sản xuất, đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ tiên tiến và hiện đại. Với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là thu mua và chế biến cây nguyên liệu dăm gỗ dùng để cung cứng cho các Công ty xuất khẩu. Công ty luôn xem thị trường trong nước là mối quan tâm hàng đầu, cùng với việc tạo uy tín bền vững với các đối tác cũ và sự tin tưởng của những đối tác mới, nâng cao địa vị, năng lực cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước. Nhằm để doanh nghiệp có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong thị trường cạnh tranh hiện nay thì việc phân tích, đánh giá hiệu quả của hoạt động của công ty trong những năm qua là rất quan trọng. Từ đó đưa các giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp gia tăng hiệu suất hoạt động, thúc đẩy khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu trong và ngoài nước. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Tam Hiệp, tôi chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp” để làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016-2018. Trên cơ sở đó, có thể thấy được kết quả mà Công ty đã đạt được trong 3 năm qua và những điểm mạnh và điểm yếu để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty. 2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cTrườngủa Công ty trong n ềĐạin kinh tế thhọcị trường. Kinh tế Huế - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2016- 2018. Chỉ ra những kết quả đạt được và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đánh giá các vấn đề liên quan đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp. 3.2 Phạm vi nghiên cứu -Nội dụng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp. Chủ yếu tập trung xem xét, phân tích chỉ tiêu của sản xuất, tài chính, kinh doanh thông qua các bảng kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, của Công ty. -Phạm vi không gian: Công ty TNHH Tam Hiệp, đường 75- Gio Bình – Gio Linh – Quảng Trị. - Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu nghiên cứu trong 3 năm: 2016, 2017, 2018 - Đề tài thực hiện từ tháng 1/2020 đến 4/2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu : -Thông tin chung về Công ty TNHH Tam Hiệp: Cơ sở hình thành và phát triển, cơ sở vật chất, nguồn lao động, bộ máy quản lý, quy trình sản xuất. -Thu thập số liệu thứ cấp: Các dữ liệu và số liệu trong quá trình nghiên cứu chủ yếu là dữ liệu thứ cấp thu thập được từ những tài liệu do công ty cung cấp như: Báo cáo kết quả kinh doanh, thống kê, các hóa đơn chứng từ thu nhấp từ các phòng ban trong công ty như: phòng hành chính, phòng kế toán tài chính ,phòng kế hoạch kinh doanh, phòng hành chính nhân sự. - Ngoài ra còn thu thập ở sách vở, báo, mạng internet có liên quan như khái niệm hiệu quả, bản chất, mục đích, vai trò của hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các công thứTrườngc tính toán, Đại học Kinh tế Huế 4.2 Phương pháp xử lý số liệu: Từ các số liệu thu thập được sau đó áp dụng các công thức xác định các chỉ số tài chính , chỉ số đánh giá hiệu quả và liên hệ với tình hình hiệu quả của các năm để đánh giá chủ yếu bằng phần mền Microsoft Excel. 4.3 Phương pháp phân tích: SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân - Trên cơ sở những số liệu đã thu thập được, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số liệu tuyệt đối, số bình quân, phương pháp so sánh để phân tích kết quả và hiệu quả SXKD của Công ty qua các năm. Sử dụng phương pháp chỉ số, phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn qua các năm. -Phương pháp phỏng vấn, điều tra: Trực tiếp phỏng vấn, điều tra quản lý hay nhân viên trong công ty nhằm để biết thêm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty một cách cụ thể, thực tế hơn. 5. Kết cấu đề tài Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương I: Cơ sở khoa học của hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chương II: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp. Chương III: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty TNHH Tam Hiệp. Phần 3: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Cơ sở lý luận 1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Sự thay đổi này đã làm thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế. Để duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình thì trước hết đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả. Theo P. Samueleson và W. Nordhaus (1991) “ Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó.” Thực chất quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên góc độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét trên phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được. Trên góc độ lý thuyết hiệu quả chỉ có thể đạt được trên đường giới hạn năng lực sản xuất. Tuy nhiên để đạt được mức hiệu quả này sẽ cần rất nhiều điều kiện, trong đó đòi hỏi phải dự báo và quyết định đầu tư sản xuất theo quy mô phù hợp với cầu thị trường. Thế mà không phải lúc nào điều này cũng trở thành hiện thực. Nhiều nhà quản trị học quan niệm hiệu quả được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là tác giả ManfredTrường Kuhn, theo ông Đại : "Tính hihọcệu quả đư Kinhợc xác định btếằng cách Huế lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh". Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế. Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá". Như vậy, hiệu quả được đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở rộng sử SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả. Còn theo Đỗ Hoàng Toàn (1994) "Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế-xã hội tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm. Bất kỳ các quyết định cần đạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép, giải pháp thực hiện có tính cân nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể". Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh doanh) của các doanh nghiệp như sau: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh gia trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra ở mức độ nào. Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng các công thức chung nhất sau đây: K H = C Trong đó: H - Hiệu quả kinh doanh K - Kết quả đạt được TrườngC - Hao phí ngu Đạiồn lực cần học thiết gắn Kinhvới kết quả đó. tế Huế 1.2 Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Theo Nguyễn Khắc Toàn (2009) “Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.” Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm, Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó, khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả kinh tế sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào” và “đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lường còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường – tiền tệ. Vấn đề được đặt ra là: hiệu quả kinh tế nói dung và hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả. 1.3 PhânTrường loại hiệu quả sả nĐại xuất kinh học doanh Kinh tế Huế Theo Chu Huy Phương (2013) thì hiệu quả có thể được đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau với các đối tượng, phạm vi và thời kỳ cũng khác nhau. Điều quan trọng là cần đứng trên từng góc độ rất cụ thể để đánh giá hiệu quả. Chính vì vậy, có thể phân biệt các loại hiệu quả theo các tiêu chí khác nhau. Dưới đây là các cách phân biệt chủ yếu: SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân 1.3.1 Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ các hoạt động thương mại của từng doanh nghiệp kinh doanh. Biểu hiện chung của hiệu quả kinh doanh cá biệt là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được. Hiệu quả kinh tế - xã hội là hoạt động kinh doanh đem lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của nó vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Giữa hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội có mối quan hệ nhân quả và tác động qua lại với nhau. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiêp. Mỗi doanh nghiệp như một tế bào của nền kinh tế, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ đóng góp vào hiệu quả chung của nền kinh tế. Ngược lại, tính hiệu quả của bộ máy kinh tế sẽ là tiền đề tích cực, là khung cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả cao. Đó chính là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa lợi ích bộ phận với lợi ích tổng thể. Tính hiệu quả của nền kinh tế xuất phát từ chính hiệu quả của mỗi doanh nghiệp và một nền kinh tế vận hành tốt là môi trường thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động và ngày một phát triển. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội, đảm bảo lợi ích riêng hài hoà với lợi ích chung. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, với vai trò định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế cần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể hoạt động đạt hiệuTrường quả cao nhất trong Đạikhả năng cóhọc thể của mình.Kinh tế Huế 1.3.2 Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với môi trường kinh doanh của nó nhằm giải quyết những vấn đề then chốt trong kinh doanh như: Kinh doanh cái gì? Kinh doanh cho ai? Kinh doanh như thế nào và chi phí bao nhiêu? Mỗi doanh nghiệp cần tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trong những điều kiện riêng về tài nguyên, trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình độ tổ chức, quản lý SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân lao động, quản lý kinh doanh mà Paul Samuelson gọi đó là "hộp đen" kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Bằng khả năng của mình họ cung ứng cho xã hội những sản phẩm với chi phí cá biệt nhất định và nhà kinh doanh nào cũng muốn tiêu thụ hàng hoá của mình với số lượng nhiều nhất. Tuy nhiên, thị trường hoạt động theo quy luật riêng của nó và mọi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường là phải chấp nhận “luật chơi” đó. Một trong những quy luật thị trường tác động rõ nét nhất đến các chủ thể của nền kinh tế là quy luật giá trị. Thị trường chỉ chấp nhận mức hao phí trung bình xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá sản phẩm. Quy luật giá trị đã đặt tất cả các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên một mặt bằng trao đổi chung, đó là giá cả thị trường. Suy cho cùng, chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội, nhưng đối với mỗi doanh nghiệp mà ta đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thì chi phí lao động xã hội đó lại được thể hiện dưới các dạng chi phí khác nhau: giá thành sản xuất, chi phí sản xuất Bản thân mỗi loại chi phí này lại được phân chia một cánh tỷ mỷ hơn. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh không thể không đánh giá hiệu quả tổng hợp của các loại chi phí trên, đồng thời cần thiết phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí hay nói cánh khác là đánh giá hiệu quả của chi phí bộ phận. 1.3.3 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối Việc xác định hiệu quả nhằm hai mục đích cơ bản: Một là, thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các dạng chi phí khác nhau trong hoạt động kinh doanh. Hai là, để phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong việc thực hiệTrườngn một nhiệm vụ cụ thĐạiể nào đó. học Kinh tế Huế Từ hai mục đích trên mà người ta phân chia hiệu quả kinh doanh ra làm hai loại: - Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án kinh doanh cụ thể bằng cánh xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra. SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân - Hiệu quả tương đối được xác định bằng cánh so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau, hay chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án. 1.3.4 Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian dài hay ngắn mà người ta phân chia thành hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. Hiệu quả trước mắt là hiệu quả được xem xét trong một thời gian ngắn. Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được xem xét trong một thời gian dài. Doanh nghiệp cần phải tiến hành các hoạt động kinh doanh sao cho nó mang lại cả lợi ích trước mắt cũng như lâu dài cho doanh nghiệp. Phải kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, không được chỉ vì lợi ích trước mắt mà làm thiệt hại đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp. 1.4 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng để có thể tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu nhất để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Thông qua việcTrường tính toán hiệu qu ảĐạisản xuất kinhhọc doanh Kinh không nhữ ngtế cho Huếphép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí và tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là một công cụ SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân quản trị kinh doanh hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế như là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện. Vì đối với các nhà quản trị khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó. Do vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh doanh. 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo Nguyễn Ngọc Huyền (2018) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có thể được chia thành hai nhóm đó là nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp và nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp. 1.5.1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp Lực lượng lao động Người ta thường nhắc đến luận điểm ngày nay khoa học kỹ thuật công nghệ đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp. Áp dụng kỹ thuật là điều kiện tien quyết để tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần thấy rằng: ThTrườngứ nhất, dù cho công Đại nghệ máy học móc, thi Kinhết bị có hiện tếđại đ ếHuến đâu cũng đều do con người chế tạo ra. Nếu không có lao động sáng tạo của con người sẽ không thể có các công nghệ hoặc máy móc thiết bị đó. Thứ hai, máy móc thiết bị dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc của người lao động. Thưc tế cho thấy nhiều doanh nghiệp nhập tràn lan thiết bị hiện đại của nước ngoài nhưng do SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân trình độ sử dụng yếu kém nên vừa không đem lại năng suất cao lại vừa tốn kém tiền cho hoạt động sửa chữa, kết cục là hiệu quả sử dụng chúng rất thấp. Trong sản xuất kinh doanh, ực lượng lao động của doanh nghiệp có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể bán được tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính lực lượng lao động sáng tạo có thể nghiên cứu sử dụng vật liệu mới thay thế các vật liệu truyền thống đăng ngày càng đắt đỏ do khan hiếm. Lao động của con người còn có thể sáng tạo ra cách thức làm ăn mới rút ngắn chu kỳ kinh doanh, giảm thiểu sử dụng nguồn lực, Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, ) nên tác động trực tiếp và quyết định hiệu quả kinh doanh. Ngày nay sự phát triển khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức là hàm lượng khoa học kết tinh trong sản phẩm rất cao đòi hỏi lực lượng lao động phải là lực lượng rất tinh nhuệ, có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Điều này càng khẳng định vai trò quyết định của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Công nghệ quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Máy móc thiết bị là công cụ mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Sự hoàn thiện của máy móc, thiết bị, công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Như thế, công nghệ kỹ thuật là Trườngmột nhân tố hết s ứĐạic quan tr ọhọcng tạo ra Kinhtiềm năng tăng tế năng Huế suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh doanh. Chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của trình độ công nghệ kỹ thuật, cơ cấu, tính đồng bộ của máy móc thiết bị, chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị. Tuy nhiên công nghệ kỹ thuật do con người sáng tạo ra và làm chủ nên chính con người đóng vai trò quyết định. SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Trong những năm chuyển đổi cơ chế kinh tế vừa qua cho thấy doanh nghiệp nào được chuyển giao công nghệ sản xuất và hệ thống thiết bị hiện đại, làm chủ được yếu tố kỹ thuật thì phát triển được sản xuất kinh doanh đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh cao, tạo được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành và có khả năng phát triển Ngày nay công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chu kì nông nghệ ngày càng ngắn hơn và tính chất ngày càng hiện đại hơn. Càng ngày, công nghệ càng đóng vai trò to lớn mang tính chất quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí kinh doanh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới, bồi dưỡng và đào tạo lực lượng lao động công nghệ kỹ thuật hiện đại để tiến tới chỗ ứng dụng kỹ thuật ngày càng tiến tiến, sáng tạo công nghệ kỹ thuật mới, làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Nhân tố quản trị doanh nghiệp Càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị tác động đến việc xác định hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định đến sự thành công, đến hiệu quả kinh doanh cao hay ngược lại, dẫn đến thất bại, kinh doanh phi hiệu quả của một doanh nghiệp. Định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Các lợi thể về chất lượng và sự khác biệt hóa sản phẩm, giá cả và tốc độ cung ứng đảm bảo cho doanhTrường nghiệp chiến th ắĐạing trong chọcạnh tranh Kinh phụ thuộc ch tếủ yế uHuế vào nhãn quan và khả năng quản trị của các nhà quản trị doanh nghiệp. Đến nay, người ta cũng khẳng định ngay cả đối với việc đảm bảo và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng nhiều của nhân tố quản trị chứ không phải của nhân tố kỹ thuật, quản trị định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 chính là dựa trên nền tảng tư tưởng này. SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Trong quá trình kinh doanh, quản trị doanh nghiệp khai thác và thực hiện phân bố các nguồn lực sản xuất. Chất lượng của hoạt động phân bổ nguồn lực cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của mỗi thời kỳ. Phẩm chất và tài năng của đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là tác nhà quản trị cao cấp có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, phụ thuộc vào việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin Ngày nay sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - kỹ thuật đang làm thay đổi hẳn nhiều lĩnh vực sản xuất, trong đó công nghệ tin học đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thông tin được coi là hàng hóa, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay là nền kinh tế thông tin hóa. Để đạt được thành công khi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, các doanh nghiệp rất cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hóa, về công nghệ kỹ thuậ, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh, Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết thông tin về các thay đổi trong các chính sách kinh tế của Nhà nước và các nước khác có liên quan. Trong kinh doanh nếu biết mình, biết người và nhất là hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh, có chính sách phát triển mốTrườngi quan hệ hợp tác, hĐạiỗ trợ lẫn họcnhau. Kinh Kinh nghiệm thành tế công Huế của nhiều doanh nghiệp cho thế nắm được các thông tin cần thiết, biết xử lý và sử dụng các thông tin đó kịp thời là một điều kiện rất quan trọng để ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh. Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như hoạch định các chương trình sản xuất ngắn hạn. Nếu không được cung cấp thông tin một cách thường xuyên và liên tục, SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân không có trong tay các thông tin cần thiết và xử lý một cách kịp thời doanh nghiệp không có cơ sở để ban hành các quyết định kinh doanh dài và ngắn hạn và do đó sẽ dẫn đến thất bại. 1.5.2 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý gắn với các hoạt động ban hành và thực thi luật pháp từ các bộ luật đến các văn bản dưới luật. Mọi qui định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì môi trường pháp lý tạo “ra sân” chơi để các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại phù hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng. Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng không chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội. Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽ điều chỉnh chính xác các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh. Mỗi doanh nghiệp buộc phải chú ý phát triển các nhân tố nội lực, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học quản trị tiên tiến để tận dụng được các cơ hội bên ngoài nhằm phát triển kinh doanh của mình, tránh những đổ vỡ không cần thiết, có hại cho xã hội. tính nghiêm minh của luật pháp thể hiện trong môi trường kinh doanh thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sẽ chỉ có kết quả và hiệu quả tích cực nếu môi trường kinh doanh mà mọi thànhTrường viên đều tranh th Đạiủ pháp lu ậhọct. Nếu ngư Kinhợc lại, nhiề utế doanh Huế nghiệp sẽ lao vào con đường làm ăn bất chính, trốn lậu thuế, sản xuất hàng giả, hàng nhái cũng như gian lận thương mại, vi phạm pháp lệnh môi trường, làm cho môi trường kinh doanh không còn lành mạnh. Trong môi trường này, nhiều khi kết quả và hiệu quả kinh doanh không do các yếu tố nội lực từng doanh nghiệp quyết định dẫn đến những thiệt hại rất lớn về kinh tế và làm xói mòn đạo đức xã hội. SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi qui định của pháp luật, kinh doanh trên trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành các hoạt động của mình trên cơ sở tôn trọng pháp luật của nước đó. Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. Trước hết, phải kể đến các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu, chính sách tiền tệ, Các chính sách kinh tế vĩ mô này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lý Nhà nước làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư không để nhận hai vùng kinh tế nào phát triển theo xu hướng cung vượt cầu, việc thực hiện tốt sự hạn chế phát triển độc quyền, kiểm soát độc quyền tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng. Việc quản lý tốt các doanh nghiệp nhà nước không tạo ra sự khác biệt đối với đối xử giữa chuyên nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác. Việc xử lý tốt các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ tỷ giá hối đoái, việc đưa ra các chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế và đảm bảo tính công bằng đều là những vấn đề hết sức quan trọng, tác động rất mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan. Một doanh nghiệp kinh doanh thường hoặc tìm đến môi trường kinh tế thuận lợi cho mình hoặc phải tìm cách thích ứng với môi trường kinh tế hiện có. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng CácTrường yếu tố thuộc cơ sĐạiở hạ tầng họcnhư hệ th ốKinhng đường giao tế thông, Huế hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước, cũng như sự phát triển của giáo dục và đào tạo, đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện nước đầy, đủ dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh, và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Ngược lại, ở nhiều vùng nông thôn miền SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân núi, biên giới, hải đảo có cơ sở hạ tầng yếu kém, không thuận lợi cho mọi hoạt động như vận chuyển, mua bán hàng hóa, các doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả kinh doanh không cao. Thậm chí có nhiều vùng mắc dù sản phẩm nào ra rất có giá trị nhưng không có hệ thống giao thông thuận lợi nên vẫn không thể tiêu thụ được và do đó hiệu quả kinh doanh chuẩn thấp. 1.6 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1.6.1 Nhóm tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng doanh thu (TR) Tổng doanh thu là tổng số tiền mà doanh nghiệp nhận được khi bán sản lượng hàng hóa và (hoặc) dịch vụ mà họ đã sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. TR = P x Q Trong đó: P là giá bán Q là sản lượng tiêu thụ Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của công ty nghiệp. Nói lên quy mô, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tổng chi phí (TC) Là chỉ tiêu tuyệt đối nói lên quy mô của chi phí. Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh gắn liền với công ty trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó. Chỉ tiêu tổng chi phí bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chỉ tiêu tổng chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như khối lượng sản phẩm kinh doanh, giá cả chi phí kết cấu sản phẩm hàng hóa cũng như chất lượng quản lí hàng hóa Trường ĐạiTC học = VC + FCKinh tế Huế Trong đó: VC là chi phí biến đổi FC là chi phí cố định Lợi nhuận (LN) Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế có tính tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Tổng lợi nhuận doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thu được từ SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính và lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác. Nó là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí: LN = TR – TC 1.6.2 Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1.6.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Vốn cố định ( VCĐ ) VCĐ là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm VCĐ: Một: VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định. Hai: VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất. Ba: Sau nhiều chu kỳ sản xuất VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Hiệu suất sử dụng vốn cố định Tổng doanh thu Hiệu suất sử dụng VCĐ = VCĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay bao nhiêu đồng giá trị tổng sản lượng. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Mức đảm nhiệm vốn cố định Trường Đại học Kinh tế Huế VCĐ bình quân Mức đảm nhiệm VCĐ = Tổng doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần bao nhiêu đơn vị vốn cố định. Chỉ tiêu này càng thấp thì càng tốt vì mức hao phí càng ít. Mức doanh lợi vốn cố định SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Lợi nhuận sau thuê Mức doanh lợi VCĐ = VCĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Vốn lưu động ( VLĐ ) VLĐ là một thước đo tài chính đại diện cho thanh khoản vận hành có sẵn cho một doanh nghiệp, tổ chức hoặc thực thể khác, bao gồm cả cơ quan chính phủ. Đặc điểm của VLĐ Một: VLĐ lưu chuyển nhanh. Hai: VLĐ dịch chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Số vòng quay VLĐ ( L ) Doanh thu thuần L = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm, trong một chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng, nếu chỉ số này tăng so với mấy kì trước thì chứng tỏ công ty hoạt động luân chuyển vốn có hiệu quả hơn. Đồng thời, chỉ tiêu này còn phản ánh sức sản xuấ của vốn lưu động, cho biết cứ một đơn vị vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mức đảm nhiệm VLĐ VLĐ bình quân Mức đảm nhiệm VLĐ = Trường Đại họcDoanh Kinh thu thuần tế Huế Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để tạo ra được một đơn vị doanh thu thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị vốn lưu động. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng lớn. Mức doanh lợi VLĐ Mức doanh lợi VLĐ = Lợi nhuận sau thuê SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. 1.6.2.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động Năng suất lao động Tổng doanh thu Năng suất lao động = Số lao động Chỉ tiêu này cho biết doanh thu mà một lao động có thể tạo ra trong quá trình SXKD, nó phản ánh sức sản xuất của lao động nên chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Tỷ suất lợi nhuận lao động Lợi nhuận sau thuê Tỷ suất lợi nhuận lao động = Số lao động Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào quá trình SXKD có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì sức sinh lời trên một đơn vị lao động càng lớn. Tỷ suất doanh thu trên chi phí tiền lương Tổng doanh thu Tỷ suất doanh thu trên lương = Chi phí tiền lương Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tiền lương sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình SXKD. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên chi phí tiền lương Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị lợi nhuận thu được khi đầu tư một đơn vị tiền lương vàoTrường SXKD. Đại học Kinh tế Huế Lợi nhuận sau thuê Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên lương = Chi phí tiền lương 1.6.2.3 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời Hầu hết mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp đều là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Để nhận SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể. Điều đó được thể hiện qua những chỉ tiêu tài chính sau: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS ) Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của một đơn vị doanh thu, cho biết một đơn vị doanh thu tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Lợi nhuận ròng ROS = Doanh thu thuần Khi ROS > 0: Công ty kinh doanh có lãi, khi ROS càng lớn thì lãi càng lớn. Khi ROS âm: Công ty đang bị lỗ. Tuy nhiên ROS phụ thuộc vào đặc tính của từng ngành nghề, muốn đánh giá công ty thì nên đánh dựa trên mặt bằng trung bình ngành, nếu ROS > ROS trung bình ngành, công ty tốt hơn so với trung bình ngành, cũng như so sánh với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA ) Chỉ tiêu này thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao. Lợi nhuận ròng ROA = Tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE ) ChTrườngỉ tiêu này phản ánhĐại một đ ồhọcng vốn ch Kinhủ sở hữu, tham tế gia Huế vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. Lợi nhuận ròng ROE = Vốn chủ sở hữu Ý nghĩa: khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng lớn, thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân 1.6.2.4 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn còn gọi là hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay hệ số khả năng thanh toán hiện thời. Đây chính là chỉ tiêu cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ được bù đắp bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn phản ánh một cách chân thực nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp với số tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp hiện có. Hệ số này còn đảm bảo tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp buộc phải thanh toán trong kỳ. Để có thể thanh toán ngắn hạn, doanh nghiệp phải chuyển đổi những tài sản này thành tiền và dùng số tiền đó để thanh toán các khoản nợ đến hạn, những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh nhất là những tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán ngắn hạn càng lớn thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao đồng nghĩa với việc rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp. Hệ số thanh toán nhanh Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh, phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một khoản thời gian ngắn. Ngoài ra, hệ số thanh toán nhanh giúp loại trừ yếu tố hàng tồn kho- tínhTrường thanh khoản thấp Đạinên nó ph họcản ánh chính Kinh xác hơn khtếả năng Huế thanh toán hiện hành. Trên thực tế, hệ số thanh toán nhanh mà nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn, chưa kể nếu hệ số này quá thấp so với khả năng thanh toán hiện hành cho thấy doanh nghiệp hiện tại đang quá phụ thuộc vào hàng tồn kho. Hệ số thanh toán tiền mặt SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số thanh toán tiền mặt = Nợ ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong hệ số thanh toán tiền mặt, hệ số này cho thấy mức độ thanh toán nhanh của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn. Khác với hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tiền mặt có chỉ số càng cao thì rủi ro về thanh toán càng thấp, nhưng hệ số này cao quá cũng không hẳn là tốt vì khi ấy hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấp đi. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Thực trạng nghành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam Năm 2019 được đánh giá là một năm thành công của nền kinh tế Việt Nam, với mức tăng trưởng GDP đạt 7,02% vượt mức do Quốc hội đề ra theo như Thông cáo Báo chí của Tổng cục Thống kê công bố cuối tháng 12 trong cùng năm.Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 500 tỷ USD, một con số kỷ lục từ trước đến nay. Năm 2019 tiếp tục được đánh dấu là một năm thành công của ngành gỗ nhìn trên phương diện xuất nhập khẩu và cơ chế chính sách. Kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng kỷ lục, đạt con số trên 10,3 tỷ USD, tăng 22% so với kim ngạch của năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu mở rộng chủ yếu ở các thị trường lớn, truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và EU với kim ngạch và tốc độ tăng trưởng đặc biệt lớn tại thị trường Mỹ. Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm hơn xuất khẩu, các hoạt động nhập khẩu, tập trung vào nhập khẩu gỗ nguyên liệu đầu vào, cũng diễn ra sôi động. Kim ngạch nhập khẩu trong năm đạt 2,54 tỷ USD, tăng 9% so với kim ngạch năm 2018. Ngành vẫn tiếp duy trì động lực trong việc hút vốn đầu tư nước ngoài, với các dự án đăng ký mới tăngTrường mạnh, đi kèm vớ i Đạicác dự án mhọcở rộng vàKinh chuyển như ợtếng v ốHuến. Cơ hội do mở rộng thương mại cũng song hành với một số rủi ro. Năm 2019 chứng kiến những nỗ lực của Chính phủ cũng như cộng đồng doanh nghiệp trong việc đưa ra các cơ chế và chính sách mới nhằm giảm rủi ro cả về nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào và gian lận thương mại trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu chấm dứt. Với Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất của Việt Nam cả về xuất và nhập khẩu, dịch viêm phổi cấp (COVID-19) bùng phát từ cuối SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân 2019 đang và sẽ có những tác động trực tiếp đến quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia, bao gồm cả các mặt hàng gỗ, từ đó có thể ảnh hưởng đến ‘sự bền vững của hoạt động xuất nhập khẩu’ của Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ ngày 10 tháng 2 vừa qua đã quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia đang phát triển có thể cũng làm xuất hiện các yếu tố mới ảnh hướng đến các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Dăm gỗ là mặt hàng quan trọng nhất được xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc với kim ngạch năm 2019 đạt 972,2 triệu USD, chiếm 79,2% tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng. Dịch Covid-19 đang làm cho các công ty sản xuất giấy, bột giấy tại Trung Quốc phải ngừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng. Điều này đang và sẽ còn tiếp tục gây ra tình trạng chậm trễ trong việc xuất khẩu dăm của Việt Nam sang thị trường này. Các loại ván là nhóm mặt hàng quan trọng nhất được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam với giá trị năm 2019 đạt 395,5 triệu USD, chiếm 60% tổng giá trị các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản thời gian tới sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn như: Chất lượng gỗ rừng trồng: Việc hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu với người trồng rừng để nâng cao chất lượng gỗ rừng trồng vẫn còn hạn chế. Gỗ rừng trồng chủ yếu nhỏ, khai thác sớm, chất lượng thấp, cùng với sự phát triển nhanh của các cơ sở chế biến gỗ, nên áp lực về thiếu chủ động được nguồn nguyên liệu chất lượng gay gắt hơn, trong khi nguyên liệu nhập khẩu ngày càng khan hiếm và đắt đỏ hơn. GiáTrường thành vật liệu ph ụĐạitrợ cao, họcrào cản kỹKinhthuật: Vật litếệu ph Huếụ trợ vẫn chủ yếu nhập khẩu, nên giá thành cao; cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong chế biến gỗ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất, nên hiệu quả và năng suất lao động còn thấp. Chủ nghĩa bảo hộ quốc tế đang có xu hướng gia tăng, nhiều chính sách tạo lập, rào cản kỹ thuật của nhiều quốc gia là thách thức đối với sự phát triển, xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản. SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Xung đột thương mại các nền kinh tế lớn: Xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn đang là thị trường lớn của ngành này, chắc chắn sẽ tác động nhiều mặt, đồng thời cả mặt thuận và không thuận đến tăng tưởng bền vững đối với ngành chế biến xuất khẩu gỗ và lâm sản. Ngoài ra, yêu cầu quản lý nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm “sạch” là thách thức đối với công tác quản lý nhà nước. 2.2 Thực trạng nghành công nghiệp chế biến gỗ ở Quảng Trị Quảng Trị có diện tích đất lâm nghiệp khoảng 290.476 ha, trong đó diện tích rừng sản xuất 129.606 ha, rừng phòng hộ 94.302 ha, rừng đặc dụng 66.568 ha. Trong diện tích rừng sản xuất, Quảng Trị có khoảng hơn 85.000 ha rừng keo. Với sản lượng gỗ keo khai thác trên địa bàn tỉnh hằng năm hơn 1 triệu m3 , đây là nguồn gỗ rất lớn không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mà còn là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm cho nhiều tỉnh, thành trong cả nước như: Bình Dương, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh và xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc Với tiềm năng và lợi thế hiện có đã đưa Quảng Trị trở thành địa phương sản xuất và cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ keo lớn của cả nước phục vụ cho ngành Công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Đây là tiềm năng và lợi thế rất lớn nhằm thúc đẩy cho ngành sản xuất, chế biến gỗ Quảng Trị phát triển, trở thành một trong những ngành sản xuất Công nghiệp chủ yếu, quan trọng của tỉnh trong giai đoạn tới. Với lợi thế về tiềm năng đất đai, vùng nguyên liệu tập trung, đạt tiêu chuẩn để sản xuất, chế biến các sản phẩm từ gỗ cho thị trường trong nước và xuất khẩu, ngành công nghiệp chế biến gỗ cũng phát triển khá phong phú. Toàn tỉnh có trên 100 doanh nghiệp, Trườngcơ sở hoạt động chế Đại biến gỗ, tronghọc đó cóKinh 2 nhà máy stếản xuất Huế ván gỗ MDF; 16 nhà máy sản xuất ván ghép thanh; 14 nhà máy sản xuất dăm gỗ; 10 nhà máy sản xuất viên nén và trên 50 nhà máy, cơ sở chế biến gỗ xẻ quy cách, chế biến gỗ rừng trồng, mộc mĩ nghệ và cưa xẻ gỗ. Các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ, gỗ dăm hầu hết thuê đất trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế tỉnh, các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Một số nhà máy đầu tư chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ MDF, gỗ ván ghép thanh, viên nén năng lượng, mộc mĩ nghệ gia dụng cung cấp SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đưa Quảng Trị vào nhóm đứng đầu của cả nước về sản xuất gỗ MDF, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và doanh nghiệp, tăng thu ngân sách. Trong những năm trở lại đây, ngành CNCB gỗ của tỉnh phát triển mạnh, trở thành một ngành công nghiệp chủ lực. Một số doanh nghiệp đã có sự đầu tư mạnh trong lĩnh vực chế biến gỗ dăm các sản phẩm từ gỗ rừng trồng như: Công ty CP gỗ MDF VRG Quảng Trị, Công ty TNHH Phương Thảo (thành phố Đông Hà), Công ty CP Long Hưng Thịnh, Công ty TNHH Nguyên liệu giấy Quảng Trị (huyện Hải Lăng), Công ty CP Tiến Phong, Công ty CP Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị (huyện Cam Lộ), Công ty CP Lâm sản Quảng Trị (huyện Vĩnh Linh), Công ty TNHH Tam Hiệp (huyện Gio Linh) và nhiều doanh nghiệp và các cơ sở cưa xẻ nằm rải rác ở các huyện, thị xã, thành phố với sản lượng chế biến hàng năm khoảng 450.000 m3 gỗ thành phẩm (tương đương khoảng 700.000 m3 gỗ nguyên liệu), đem lại doanh thu trên 7.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động với thu nhập bình quân là 3,5 - 5 triệu đồng/ người/tháng. Đa số các dự án đã thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai, đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, vẫn có dự án hoạt động khi chưa đảm bảo các điều kiện, không ít dự án được cấp phép chế biến gỗ nhưng vẫn tổ chức sản xuất dăm gỗ. Bên cạnh đó là tình trạng một số nhà máy chế biến dăm gỗ được đầu tư và đưa vào hoạt động khi chưa được các cơ quan chức năng cho phép Thực tế này đã tạo nhiều bất cập, nhất là trong việc đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các dự án, cạnh tranh không lành mạnh trong việc thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng cũng như ảnh hưởng đến chất lượng chế biến gỗ, dăm gỗ. Nhìn chung ngành Công nghiệp chế biến gỗ Quảng Trị vẫn đang đang ở trình độ thấp,Trường giai đoạn sơ khai, Đại chế biến họcthô các sảnKinh phẩm như tếván ghépHuế thanh, gỗ ván MDF, viên nén năng lượng, băm dăm Đa phần các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ công nghệ chế biến mức trung bình, mức tiêu hao nguyên liệu còn lớn; chi phí của nền kinh tế còn cao đối với sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp (chi phí lãi suất, vận tải, phí cảng, ) làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; trình độ nguồn nhân lực, chất lượng lao động, năng suất lao động thấp; khả năng thiết kế, đa dạng hóa các sản phẩm, sản phẩm đa phần chưa có thương hiệu, chủ yếu gia công theo đơn đặt SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân hàng; thị trường xuất khẩu hạn chế, thị trường trong nước thiếu tính bền vững nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của ngành Công nghiệp chế biến gỗ Quảng Trị. Bên cạnh đó, công tác quản lí rừng theo mô hình quản lí rừng trồng bền vững còn nhiều bất cập, khai thác rừng chưa hợp lí, chưa có tính bền vững, hiệu quả trồng và khai thác rừng chưa cao, diện tích rừng có chứng chỉ FSC (22.000 ha) chiếm tỉ trọng chưa nhiều so với diện tích rừng hiện có. Để ngành CNCB gỗ là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh trong thời gian tới, cần huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng và tạo ra sự phát triển mới. Kết hợp khai thác tiềm năng về vốn của các doanh nghiệp và các hộ dân cư trên địa bàn tỉnh, tăng cường các biện pháp thu hút vốn phát triển ngành CNCB gỗ từ bên ngoài. Cùng với đó, các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, kết hợp với nhập khẩu công nghệ cao, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TAM HIỆP 1. Tổng quan về Công ty TNHH Tam Hiệp 1.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Tam Hiệp Tên công ty : CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TAM HIỆP Tên giao dịch: Công ty TNHH Tam Hiệp Tên viết tắt: VACOM CO., LTD Mã số thuế: 3200193428 Địa chỉ: Km3 – đường 75 – xã Gio Bình – huyện Gio Linh – tỉnh Quảng Trị Email: Tamhiepqt@gmail.com Lĩnh vực kinh doanh: Mua bán và chế biến gỗ dăm keo tràm Lĩnh vực kinh tế: Kinh tế tư nhân Loại Hình kinh tế: Trách nhiệm hữu hạn Diện tích nhà máy: 14,560m2. 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH Tam Hiêp đi vào hoạt động đầu năm 2004 và được cấp giấy phép kinh doanh vào ngày 23/02/2004 theo giấy đăng kí kinh doanh số 3002 000237 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Trị cấp với ngành nghề kinh doanh là sản xuất, mua bán các sản phẩm từ gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ. Kể từ năm 2012 Việt Nam đã thay thế vị trí của Úc trên bản đồ cung dăm trên thế giới, trở thành quốc gia xuất khẩu dăm lớn nhất toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ trên 60% lượng dăm gỗ xuất khẩu của cả nước, chủ yếu nhập khẩu gỗTrườngdăm để làm nguyên Đại liệu đầ uhọc vào cho ngànhKinh sản xu ấtết gi ấyHuế– bột giấy. Năm 2015, nhận thấy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa có nhiều cơ sở chế biến dăm keo, tràm nhất là vùng Gio Linh. Trước kia Gio Linh là vùng trồng gỗ cao su với số lượng lớn nhưng mấy năm trở lại mũ cao su bị mất giá và hầu như không có đơn vị hay thương lái nào thu mua, nên các hộ dân chuyển qua mô hình trồng cây keo tràm. Với những cơ hội thuận lợi và điều kiện phù hợp với Công ty, đơn vị từ nơi sản xuất, mua SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân bán các sản phẩm gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ chuyển qua mua bán, chế biến gỗ dăm keo, tràm. Do nhu cầu của thị trường cũng như khả năng tự có của mình Công ty có những bước phát triển tốt trong việc tìm kiếm khách hàng cũng như khả năng cung cấp hàng hóa. Cho đến thời điểm này Công ty đã đứng vững trên thị trừơng về ngành sản xuất chế biến dăm gỗ. Công ty còn nhận được nhiều bằng khen: Đã thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2016, Đã có thành tích chấp hành tốt chính sách Thuế năm 2019. 2.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Chức năng của Công ty: Công ty TNHH Tam Hiệp là đơn vị hạch toán độc lập, công ty tổ chức kinh doanh mặt hàng dăm gỗ phục vụ chủ yếu cho ngành sản xuất giấy, bột giấy, chất đốt, Nhiệm vụ của Công ty: - Tổ chức hoạt động kinh doanh theo lĩnh vực đã đăng ký, thực hiện chế độ quản lý kinh tế - tài chính, chế độ hạch toán thống kê theo quy định Nhà nước nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh bảo vệ và phát triển nguồn vốn, chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Nhà nước. - Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. - Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương hàng tháng cho người lao động, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, luôn cải thiện điều kiện làm việc, trang bị đầu tư bảo hộ lao động, thực hiện đúng chế độ nghỉ ngơi, đảm bảo quyền lợi, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. - Tuân thTrườngủ pháp luật, thực hiĐạiện tốt các học chủ trương Kinh chính sách quytế đ ịnhHuế của Nhà nước. - Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết với khách hàng. - Không ngừng chăm lo ra sức cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, chăm lo công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ nhân viên trong công ty. - Thực hiện chế độ làm việc theo quy định của Nhà nước. 2.4 Bộ máy quản lý của Công ty SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Tam Hiệp. (Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính Công ty TNHH Tam Hiệp) - Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, là người đại diện pháp nhân của công ty. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh daonh của công ty trước pháp luật và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính của công ty, đảm nhiệm công tác ngoại giao ký kết hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nước. - Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức, nhân sự, hành chính của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao. - Phòng Kế toán – Tài chính: Tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác về kế toán, quyết định hình thức kế toán, phương thức hạch toán và mở sổ sách kế toán của công ty theo chế độ quản lý mới, chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về tính chínhTrường xác của báo cáo Đại tài chính học kế toán. TổKinh chức công tế tác thốngHuế kê, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tình hình tăng giảm tài sản. Tổ chức bảo quản, lưu giữ các tài liệu mật của kế toán. - Phòng kỹ thuật: Giúp Giám đốc quản lý và giám sát về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm; quản lý vật tư, thiết bị; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường tại tất cả các công đoạn sản xuất. SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân 1.5 Quy trình chế biến dăm gỗ Mô tả quy trình sản xuất và chế biến dăm gỗ của Công ty TNHH Tam Hiệp. - B1: Gỗ nguyên liệu được thu mua từ rừng trồng của các công ty lâm nghiệp và thu mua từ các hộ dân. - B2: Nguyên liệu được xác định khối lượng bằng cân điện tử sau đó nếu như nguyên liệu có vỏ thì chuyển qua máy bỏ vỏ còn nguyên liêu đã đươc bóc vỏ sẵn thì chở thẳng vào báng tải. - B3: Sau khi bóc vỏ cây gỗ nguyên liệu theo băng chuyền đến máy băm dăm. Tại đây cây gỗ nguyên liệu sẽ được chế biến thành dăm mảnh và dăm mảnh theo băng chuyền đến sàng dăm. - B4: Sàng dăm có nhiệm vụ chọn lọc và phân loại dăm. Dăm tốt, đúng kích thước, đạt yêu cầu sẽ được hệ thống băng tải chuyển đến bãi chứa dăm. Dăm to không đúng kích thước sẽ quay trở lại máy băm dăm để chế biến lại thành kích thước chuẩn và khi đạt yêu cầu sẽ chuyển đến bãi chứa. Mùn rác được đưa ra bãi xử lý Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Sơ đồ 2: Quy trình chế biến dăm gỗ Công ty TNHH Tam Hiệp. (Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính Công ty TNHH Tam Hiệp) 2. Khát quát tình hình hoạt động của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016- 2018) 2.1 Tình hình về lao động của Công ty Lực lượng lao động luôn là một nguồn lực quan trọng, nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cả các giaiTrường đoạn các khâu củ a Đạiquá trình shọcản xuất kinhKinh doanh, tác tế động Huế trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phảm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm. do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng đó, Công ty TNHH Tam Hiệp luôn coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và sử dụng lao động hợp lí nhằm mục đích đem lại năng suất lao động cao nhất, tạo điều kiện cho lao động trong công ty phát huy hết khả năng của mình góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân và tình hình lao động của công ty trong 3 năm trở lại đây được thể hiện ở bảng 2.1 như sau: Nhìn vào bảng 2.1, ta thấy số lượng lao động của công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn 2016 – 2018 tăng dần nhưng không đáng kể qua 3 năm. Từ 33 lao động vào năm 2016 đến năm 2017 đạt 35 lao động (tăng 2 lao động tương ứng 6,06%) và năm 2019 đạt 36 lao động (tăng 1 lao động tương đương 2,86%) so với năm 2018. Nguyên nhân là do công ty đã và đang mở rộng quy mô sản xuất, thu hút thêm lao động để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày một tăng của thị trường. Xét theo giới tính: Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là các công việc tương đối nặng, tốn nhiều thời gian và chịu áp lực cao như là điều khiển máy móc, bốc vác, vận chuyển nguyện vật liệu, thành phẩm đòi hỏi sức khỏe tốt và có khả năng chóng chịu cao nên số lượng về nam giới được sử dụng nhiều hơn nhưng lại giảm dần qua các năm cụ thể như: Năm 2016 là 30 lao động nam chiếm 90,91%, năm 2017 là 29 lao động nam chiếm 82,86% ( giảm 1 người tương ứng 3,33% so với năm 2016 ) và năm 2018 là 28 lao động nam chiếm 77,78% ( giảm 1 người tương ứng 3,45% so với năm 2017). Đối với lao động động nữ chiếm tỷ trọng ít hơn như năm 2016 có 3 người chiếm 9,09%, năm 2017 có 6 người chiếm 17,14% ( tăng 3 người tương ứng 100,00% so với năm 2016) và năm 2018 có 8 người chiếm 22,22% ( tăng 2 người tương ứng với 33,33% so với năm 2017) và cũng đang có xu hướng tăng do quy mô hoạt động của công ty. Tuy có sự chênh lệch lớn về nam và nữ trong Công ty nhưng nhìn chung Công ty đánh giá công việc không phải dựa vào giới tính mà dựa vào năng lực lao động và khả năng đem lại lợi nhuận cho Công ty như thế nào. Xét theo trình độ học vấn: Do đặc điểm là một doanh nghiệp chế biến có quy mô nhỏTrườngnên phần lớn lao đĐạiộng phổ thônghọc tăng Kinh dần qua các tếnăm vàHuế chiếm hơn 90% tổng số lao động tại Công ty trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể như lao động phổ thông năm 2016 là 31 người chiếm 93,94%, năm 2017 có 33 người chiếm 94,28%, tăng 6,06%, năm 2018 có 34 người chiếm 94,44% tăng 2,94% so với năm 2017. Còn lao động có trình độ đại học và cao đẳng không thay đổi qua các năm, vẫn giữ nguyên 1 đại học, 1 cao đẳng. SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Xét về mặt chức năng: Cả lao động trực tiếp và gián tiếp đều tăng lên qua các năm nhưng không đáng kể. Là Công ty mang tính chất sản xuất kinh doanh, chuyên chế biến, sản xuất sản phẩm gỗ nên Công ty đã chú trọng hơn ở lực lượng lao động trực tiếp. Lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao hơn 85% trong những năm qua. Cụ thể, năm 2016 có 29 người chiếm 87,88%, năm 2017 có 30 người tăng 1 người tương ứng với 3,45% so với năm 2016, năm 2018 có 31 người chiếm 86,11% tăng 1 người tương ứng với 3,33% so với năm 2017. Trong khi đó lao động gián tiếp năm 2016 là 4 người chiếm 12,12%, năm 2017 là 5 người chiếm 14,29% tăng 1 người tương ứng 25,00% so với năm 2016, năm 2018 số lao động gián tiếp vẫn tiếp tục giữ nguyên nhưng chiếm tỷ trọng là 13,89%. Nhìn chung, giai đoạn 2016-2018 lao động của Công ty đang có xu hướng tăng về cả số lượng cũng như chất lượng đang là điều kiện thuận lợi nhằm bảo đảm nguồn lực tốt nhất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Bảng 1 Tình hình lao động của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn 2016 - 2018 Trường Đại học(Nguồ n:Kinh Phòng tổ ch tếức – hànhHuế chính Công ty TNHH Tam Hiệp) SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân 2.2 Tình hình tài chính của Công ty Việc phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động tài sản qua các năm giúp cho nhà quản trị nắm được tình hình đầu tư nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của mình và cho biết các nhân tố nào sẽ tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Từ đó có những giải pháp sử dụng vốn kinh doanh tốt, đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao. Tình hình tài chính của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn 2016 – 2018 được thể hiện qua bảng 1, với tổng tài sản và nguồn vốn qua các năm đều tăng. Năm 2016 là 12.987,65 trđ, năm 2017 là 15.923,60 trđ, năm 2018 là 20.545,86 trđ với tốc độ tăng trưởng lần lượt tương ứng là 22,61% năm 2017 so với 2016 và 29,03% năm 2018 so với năm 2017. Xét về tài sản - Tài sản ngắn hạn: của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2016 TSNN là 8.124,33 trđ, năm 2017 là 10.726,47 trđ tăng 2.602,14 trđ tương ứng tăng 22,61% so với năm 2016. Đến năm 2018 TSNN là 11.849,57 trđ tăng 1.123,10 trđ tương ứng 10,47% so với năm 2017. Sự biến đổi này là do sự biến động của các khoản mục sau: Tiền và các khoản tương đương tiền: Chiếm tỷ trọng ít hơn nhưng cũng đang tăng dần, Năm 2016 là 796.94 trđ, năm 2017 là 1.528,03 trđ ng tăng thêm 731,09 trđ tương ứng 32,03% so với năm 2016, Năm 2018 là 1.971,36 trđ tăng 443,33 trđ tương ứng 29,01% so với năm 2017. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do Công ty bổ sung lượng tiền mặt ngày càng nhiều để đảm bảo cho hoạt động chi tiêu của Công ty. Các khoản phải thu ngắn hạn: Có xu hướng tăng lên trong gian đoạn 2016-2018. năm 2016 là 948,45 trđ, năm 2017 là 1.366,3 trđ, tăng thêm 417,85 trđ tương ứng 44,06% soTrường với năm 2016. NămĐại 2018 học các khoả nKinh phải thu ng ắtến h ạnHuế tiếp tục tăng lên 1.741,92 trđ tăng 375,62 trđ tương ứng với 27,49% so với năm 2017. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên do phải thu khách hàng và trả trước cho người bán tăng nhanh qua 3 năm. Hàng tồn kho: Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nên chỉ tiêu này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (chiếm hơn 55% trong tổng tài sản). Cụ thể như năm 2016 là 5.524,21 trđ chiếm 68,00% tỷ trọng trong tổng tài sản ngắn hạn SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân của công ty, năm 2017 là 6.684,56 trđ chiếm 62,32% tăng 1.160,35 trđ tương ứng 21,00% so với năm 2016. Hàng tồn kho tăng mạnh trong năm 2017 nhưng tăng chậm lại trong năm 2018 chỉ với 6.754,52 trđ chiếm 57,00%, tăng 69,96 trđ tương ứng với 1,05% so với năm . Đây được coi như là một dấu hiệu đáng mừng cho Công ty vì với lượng hàng tồn kho tăng chậm hơn hay có thể giảm đi trong năm tới sẽ giúp cho phần vốn của công ty ít bị ứ động hơn. Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác tăng đều qua 3 năm, do trong các năm vừa qua các khoản ứng trước, thuế và các khoản phải thu Nhà nước của công ty tăng. Năm 2016 là 854,73 trđ, năm 2017 là 1.147,58 trđ tăng 292,85 trđ tương ứng 34,26% so với năm 2016, năm 2018 là 234,19 trđ tăng 20,41% so với năm 2017. -Tài sản dài hạn: Trong giai đoạn 2016 – 2018 thì tài sản dài hạn tiếp tục tăng. Năm 2016 là 4.863,32 trđ, năm 2017 là 5.197,13 trđ tăng 333,81 trđ tương ứng 6,86% so với năm 2016, năm 2018 là 8.696,29 trđ tăng 3.499,16 trđ tương ứng 67,33% so với năm 2017. Tài sản dài hạn tăng lên là do sự tăng của tài sản cố định như mua thêm máy móc thêm máy móc thiết bị, năm 2018 công ty đã mua thêm một máy xúc lật gắp gỗ và hai xe tải Trago có trong tải 10 tấn và xây dựng thêm một văn phòng làm việc. Xét về nguồn vốn - Vốn chủ sở hữu: Nhìn vào bảng 2 ta thấy vốn chủ sở hữu tăng mạnh qua các năm. Năm 2016 vốn chủ sở hữu là 3.288,84 trđ, đến năm 2017 là 5.939,36 trđ tăng 2.650,52 trđ tương ứng 80,59% so với năm 2016. Năm 2018 vốn chủ sở hữu là 9.871,24 trđ tăng 3.931,88 trđ tương ứng với 66,20% so với năm 2017. Sự gia tăng này là do sự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp và vốn góp của chủ sở hữu. - NợTrườngphải trả: Năm 2016 Đại nợ phải trhọcả là 9.698,81 Kinh trđ, năm 2017tế làHuế 9.984,24 trđ tăng 285,43 trđ tương ứng 2,94% so với năm 2016, năm 2018 là 10.674,62 trđ tăng 690,38 trđ tương ứng 6,91% so với năm 2017. Sự gia tăng số nợ phải trả này của công ty là do công ty còn bị phụ thuộc vào vốn đầu tư bên ngoài để mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Bảng 2 Tình hình tài chính Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty TNHH Tam Hiệp) SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Nhìn chung, ta thấy tài sản và nguồn vốn qua 3 năm 2016-2018 của công ty có xu hướng tăng, công ty đang tăng cường mở rộng đầu tư bằng vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy khả năng tự tài trợ của công ty đang ngày càng được cải thiện và công ty có thể chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2018 của các chỉ tiêu đa số đều dương, chứng tỏ sự gia tăng mạnh trong việc kinh doanh công ty rất lớn. 2.3 Tình hình về sản lượng tiêu thụ của Công ty Công ty TNHH Tam Hiệp là một công ty chuyên chế biến, sản xuất dăm gỗ để cung ứng nguyên vật liệu cho các công ty sản xuất giấy, chất đốt trong nước và các công ty xuất khẩu ra nước ngoài. Nhìn vào bảng 3, ta thấy sản lượng tiêu thụ của công ty TNHH Tam Hiệp không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể: Dăm gỗ cao keo tràm Sản lượng tiêu thụ tăng dần qua các năm. Năm 2016 sản lượng tiêu thụ của sản phẩm là 7.492,74 tấn, năm 2017 là 7.991,48 tấn tăng 498,74 tấn tương ứng 6,66% so với năm 2016. Đến 2018, sản lượng tiêu thụ của dăm gỗ keo tràm của công ty tiếp tục tăng mạnh lên 12.083,9 tấn, tăng 4.092,42 tấn tương ứng với 51,21% so với năm 2017. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do nhu cầu cần nguồn dăm gỗ keo tràm của các công ty xuất khẩu dăm ra nước ngoài tăng cao như Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Dăm gỗ cao su Sản lượng tiêu thụ dăm gỗ cao su của công ty trong ba năm có nhiều biến động. Năm 2016 dăm gỗ cao su có sản lượng là 7.689,02 tấn, năm 2017 là 9.754,26 tấn tăng 2.065,24 tấn tương ứng 26,86% so với năm 2016. Nhưng đến năm 2018 thì sản lượng tiêu thụ dămTrường gỗ cao su là 7.789,15 Đại tấn gihọcảm 1.965,11 Kinh tấn tương tếứng 20,15%Huế so với năm 2017. Vào cuối năm 2018 sản lượng dăm gỗ cao su giảm là do thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc giảm, làm cho các công ty xuất khẩu dăm gỗ ở Việt Nam bị ứ động, việc xuất bán cũng gặp nhiều khó khăn, gây nhiều thiệt hại. SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Bảng 3 Tình hình về sản lượng tiêu thụ của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty TNHH Tam Hiệp) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân 3 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016 – 2018) 3.1 Phân tích doanh thu của công ty Doanh thu được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất, nó phản ảnh hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua việc so sánh với các chỉ tiêu khác. Vì vậy doanh thu là một trong những mục tiêu mà bất cứ công ty nào cũng quan tâm, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty trên con đường kinh doanh của mình, đồng thời doanh thu còn là tác nhân đầu tiên tác động đến lợi nhuận. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trong doanh thu ta có thể khái quát được sự tăng giảm của doanh thu, đánh giá được quy luật về sự biến động của tổng doanh thu nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và chiến lược cho thời kì tiếp theo để thực hiện mục tiêu đem lại lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất cho công ty. Qua bảng 4 cho thấy trong giai đoạn 2016 -2018, tổng doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2016 tổng doanh thu của công ty là 20.836,18 trđ, năm 2017 là 23.296,94 trđ tăng 2.460,76 trđ tương ứng 11,81% so với năm 2016. Đến năm 2018 tổng doanh thu của công ty tiếp tục tăng mạnh với 31.450,61 trđ tăng 8.153,67 trđ tương ứng 35,00% so với năm 2017. Đó là dấu hiệu tốt cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có chiều hướng tích cực. Tổng doanh thu của công ty bao gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu khác. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hầu như chiếm toàn bộ doanh thu của công ty đạt được và tăng lên qua các năm. Năm 2016 là 20.791,84 trđ, năm 2017 doanh thu này đTrườngạt được 23.238,73 trđĐại tăng 2.446,89 học trđ Kinh tương ứng 11,77%tế Huế so với năm 2016. Đến năm 2018 thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng lên 31.378,90 trđ, đạt mức tăng khá cao, tăng 8.140,17 trđ tương ứng 35,03% so với năm 2017 và cho thấy trong năm này công ty kinh doanh phát triển mạnh. Doanh thu hoạt động tài chính Mặc dù chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn chỉ khoảng dưới 0,2% trong tổng doanh thu giai đoạn 2016-2018, nhưng doanh thu từ hoạt động tài chính cũng đã góp phần vào SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân sự tăng trưởng của tổng doanh thu. Cụ thể, doanh thu tài chính năm 2016 là 1,85 trđ, năm 2017 là 2,12 trđ đồng tăng 0,27 trđ tương ứng 14,59% so với năm 2016 và năm 2018 tăng khá cao với 5.94 triệu đồng tăng 3.82 triệu đông tương ứng 180,19% so với năm 2017. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là từ các khoản thu chiết khấu thanh toán. Các khoản thu từ lãi tiền gửi chiếm tỷ lệ rất ít. Doanh thu khác Các khoản doanh thu khác của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ và thường là từ các hoạt động như thanh lý, tiền thu từ các khoản bồi thường của khách hàng do vi phạm hợp đồng, khoản này tăng qua các năm, năm 2016 là 42,49 trđ, năm 2017 là 56,09 trđ tăng 13,60 trđ tương ứng với 32,01% so với năm 2016 và khoản doanh thu khác của năm 2018 là 65,77 trđ tăng 9,68 trđ tương ứng với 17,26% so với năm 2017. Dù chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu của công ty nhưng nó đã cho chúng ta thấy được công ty đã có chính sách tốt để tiết kiệm và tìm cách tốt nhất để tạo thu nhập ngày càng cao. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Bảng 4 Tình hình về doanh thu của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty TNHH Tam Hiệp) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng của công ty Nhìn vào bảng số liệu 4 doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng của công ty có xu hướng gia tăng nhưng không đồng đều qua các năm. Trong năm 2016 tổng doanh thu tiêu thụ là 20.791,84 trđ, năm 2017 là 23.238,73 trđ tăng 2.446,89 trđ tương ứng với 11,77% so với năm 2016. Đến năm 2018 thì tổng doanh thu của công ty là 31.378,90 trđ tăng mạnh thêm 8.140,17 trđ tương ứng 35,03% so với năm 2017. Sản phẩm của công ty là dăm gỗ keo tràm và dăm gỗ cao su, trong đó dăm gỗ keo tràm là sản phẩm chủ lực của công ty và chiếm được doanh thu tương đối cao qua các năm. Dăm gỗ keo tràm Là sản phẩm chiếm đến 75% tổng doanh thu tiêu thụ hàng hóa của công ty. Năm 2016 doanh thu đạt 16.409,1 trđ, năm 2017 là 17.581,26 trđ tăng 1.172,16 trđ tương ứng 7,14% so với năm 2016. Đến năm 2018 doanh thu tiếp tục tăng mạnh lên tới 26.705,41 trđ tăng 9.124,15 trđ tương ứng 51,90% so với năm 2017. Dăm gỗ cao su Đối với doanh thu dăm gỗ cao su trong ba năm qua có nhiều biến động. Năm 2016 là 4.382,74 trđ, năm 2017 là 5.657,47 trđ tăng 1.274,73 trđ tương ứng 29,09% so với năm 2016. Nhưng đến năm 2018 thì doanh thu từ dăm gỗ keo tràm lại giảm xuống 4.673,49 trđ giảm 983,98 trđ tương ứng 17,39% so với năm 2017. Nguyên nhân của việc doanh thu theo từng mặt hàng của Công ty tăng nhanh trong giai đoạn 2016-2018 đó là sản lượng tiêu thụ của từng mặt hàng tăng nhanh. Thị trường đầu ra của công ty ổn định và ngày càng tăng cao, đăc biệt là do thị trường Trung Quốc nhập hàng mạnh, cộng với nhu cầu tiêu thụ của các nhà máy sản xuất và chế biến giấy ở trong nước tăng cao. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Bảng 5 Tình hình doanh thu theo mặt hàng Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty TNHH Tam Hiệp) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 46
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân 3.2 Phân tích chi phí của Công ty Để đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thì song song với việc phân tích tình hình biến động của doanh thu, chúng ta phải phân tích thêm tình hình biến động của chi phí qua các năm và đánh giá sự biến động đó so với sự biến động của doanh thu để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất có thể. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Từ bảng 6, về tình hình chi phí của công ty TNHH Tam Hiệp ta thấy tổng chi phí từ năm 2016 đến năm 2018 tăng dần, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2018. Cụ thể, năm 2016 tổng chi phí của công ty là 19.636,59 trđ đến năm 2017 tổng chi phí là 22.028,13 trđ tăng 2.391,54 trđ tương ứng 12,18% so với năm 2016. Đến năm 2018 thì tổng chi phí tăng mạnh lên đến 30.121,38 trđ tăng 8.093,25 trđ tương ứng 36,74 % so với năm 2017. Trong giai đoạn này tốc độ tăng của chi phí tăng lên khá cao bởi vì sản lượng tiêu thụ dăm gỗ khá lớn nên công ty đã phải bỏ ra một lượng vốn khá lớn để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Sự biến động của chi phí thể hiện qua: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính (lãi vay), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và một số chi phí khác. Cụ thể: Giá vốn hàng bán Qua 3 năm, giá vốn hàng bán của công ty tăng mỗi năm và luôn chiếm tỉ trọng cao, chiếm trên 85% tổng chi phí của công ty. Giá vốn hàng bán chính là giá vốn của các thành phẩm đã bán ra thị trường. Khoản mục này tăng dần qua các năm và tăng mạnh vào năm 2018. Năm 2016 giá vốn hàng bán là 16.136,33 trđ, năm 2017 là 18.044,97 trđ tăng 1.908,64 trđ tương ứng 11,83% so với năm 2017. Năm 2018 tổng chi phí đạt 28.747,59Trườngtrđ tăng đến 7.514,12 Đạitrđ tương họcứng 41,64% Kinh so vớ i tếnăm 2017.HuếNguyên nhân mà giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của công ty là do công ty luôn mở rộng quy mô sản xuất và sử dụng nhiều tư liệu sản xuất hơn. Mặt khác doanh thu tăng nên kéo theo giá vốn hàng bán cũng tăng theo. Giá vốn hàng bán không chỉ phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ và giá cả đầu vào còn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường nên đây là nhân tố khó có thể chủ động được. Do đó, công ty cần phải tính toán thật chắc chắn về thời điểm, sản lượng đặt hàng, lượng hàng tồn kho, chi phí vận SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân chuyển như thế nào cho hợp lí để không làm chi phí này tăng quá cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí như: chi phí quản lý nhân viên, chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền lương trả cho lao động, tiền điện nước, phí và lệ phí và các chi phí bằng tiền khác, Chi phí này cũng chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí của công ty và có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2016 chi phí doanh nghiệp là 2.664,90 trđ, năm 2017 là 2.845,06 trđ tăng 6,76% so với năm 2016, năm 2018 chi phí này đạt 3.188,50 trđ tăng 12,07% so với năm 2017. Nguyên nhân là do chính sách tăng lương, chi phí dịch vụ mua ngoài và một số chi phí khác tăng nên cũng góp phần làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí tài chính Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là chi phí lãi vay phát sinh do các khoản vay ngắn hạn của công ty. Vì những năm gần đây lãi suất tiền gửi và cho vay của các ngân hàng tăng lên dẫn đến các khoản phải trả lãi cho tiền vay tăng lên. Điều này làm cho chi phí tài chính của công ty tăng lên đáng kể. Yếu tố này cũng biến động rõ rệt trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể chi phí tài chính năm 2016 là 749,97 trđ, năm 2017 là 1.025,40 trđ tăng 275,43 trđ tương úng 36,73% so với năm 2016, năm 2018 là 1.241,18 trđ tăng 215,78 trđ ương ứng 21,04% so với năm 2017. Do trong quá trình hoạt động bị thiếu vốn tạm thời nên công ty cần vay thêm vốn để hoạt động. Chi phí khác Ngoài các chi phí trên thì chi phí khác cũng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong công ty. Năm 2017 so với năm 2016, chi phí này tăng 27,31 trđ tương đương 31,98%. Đến năm 2018 tiếpTrường tục tăng 19,91 trđ Đại tương đương học 7,67% Kinh so với năm tế2017. Huế Do các khoản về kinh phí công đoàn,hành chính, vi phạm hợp đồng, bảo hiểm ý tế, xã hội, làm cho khoản chi phí này tăng lên. Do đó, công ty cần có biện pháp hạn chế tối đa việc phát sinh chi phí ngoài dự kiến hoặc dự báo kịp thời để tránh việc ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 48
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Bảng 6 Tình hình chi phí của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty TNHH Tam Hiệp) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 49
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân 3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) Việc phân tích kết hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận cũng như dòng tiền trong mỗi kì hoạt hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nó cho biết doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không, bởi kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh năng lực hoạt động của Công ty, khả năng phát triển của công ty trong tương lai. trong những năm qua, hoạt động SXKD của công ty đã mang lại kết quả nhất định nhờ nhờ chú trọng vào công tác kỷ thuật, tăng cường công tác đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân, nắm bắt dây chuyền thiết bị, giảm thiểu sản phẩm hư hỏng trong quá trình sản xuất, xiết chặt công tác kỹ luật lao động nhằm mang tính sản xuất công nghiệp cao giúp công ty có thể đứng vững được trên thị trường. Giai đoạn 2016-2018 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được lợi nhuận đáng kể, thể hiện ở bảng 7, như đã phân tích ở trên cả tổng chi phí và tổng doanh thu của công ty tăng lên qua các năm. Năm 2016 đến 2018 tổng doanh thu tăng từ 20.836,18 trđ lên 31.450,61 trđ tăng 10.644,43 trđ và tổng chi phí từ 19.636,59 trđ lên 30.121,38 trđ tăng 10.484,79 trđ. Sự tăng lên do nhu cầu tiêu thụ dăm gỗ trên thị trường khá lớn nên công ty đã phải bỏ ra một lượng vốn lớn để mua nguyên vật liệu và đầu tư thêm các thiết bị máy móc nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như tăng thêm doanh thu cho công ty. Lợi nhuận trước thuế Doanh thu và chi phí của công ty biến động dẫn theo LNTT của công ty cũng biến động theo nhưng không đáng kể. Cụ thể: năm 2016 LNTT của công ty là 1.199,59 trđ, năm 2017 là 1.268,81 trđ tăng 69,22 trđ tương ứng 5,77% so với năm 2016 và năm 2018 lợi nhuậnTrường là 1.329,23 trđĐạităng 60,42 họctrđ tương Kinhứng 4,76% tếso với Huế năm 2017. Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của công ty. Năm 2016 mức thuế thu nhập doanh nghiệp của là 248,50 trđ, năm 2017 là 265,68 trđ tăng 17,18 trđ tương ứng 6,92% so với năm 2016, năm 2018 tăng lên 14,21 trđ tương ứng 5,35% so với năm 2017. SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 50
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Bảng 7 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty TNHH Tam Hiệp) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 51
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) ĐVT: Triệu đồng 35,000.00 30,000.00 25,000.00 20,000.00 Doanh thu Chi phí 15,000.00 Lợi nhuận sau thuế 10,000.00 5,000.00 0.00 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty TNHH Tam Hiệp) Lợi nhuận sau thuế LNSTTrường là một trong những Đại chỉ ti êuhọc quan tr ọngKinh phản ánh tế kết quảHuế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi đã tính toán trừ đi các khoản chi phí của công ty thì LNST là kết quả cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, tối đa hóa lợi nhuận luôn là mục tiêu phấn đấu của mỗi doanh nghiệp. Nhìn vào bảng 7 ta thấy LNST của công ty tăng qua các năm chậm qua các năm. Năm 2016 LNST là 951,09 trđ, năm 2017 là 1.003,13 trđ tăng 52,04 trđ tương ứng chỉ với 5,47% so với năm 2016. Đến năm 2018 LNST của công ty chỉ tăng 46,21 trđ tương ứng với 4,61% so với năm 2017. SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 52
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân Với mức tăng lên của lợi nhuận như vậy là một dấu hiệu tích cực cho thấy công ty đang phát triển tốt trong điều kiện kinh tế đầy khó khăn như hiện nay. Vì vậy mà công ty cần phải nỗ lực duy trì và phát triển tốt hơn để có kết quả hoạt động SXKD ngày càng hiệu quả hơn. Nhìn chung qua phân tích số liệu cho thấy rằng công ty TNHH Tam Hiệp đang hoạt động có hiệu quả trong các năm gần đây, giá trị lợi nhuận sau thuế luôn dương. Tuy nhiên để có thể thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và phát triển bền vững trong tương lai, công ty cần phải có các chính sách để đấu thầu được nhiều công trình hơn, có thể tăng trưởng ổn định qua các năm. Đặc biệt công ty cần tìm hiểu nguyên nhân các khoản chi phí của công ty ngày càng tăng lên trong các năm gần đây để từ đó có các biện pháp để quản lý chi phí một cách hiệu quả và không để phát sinh các chi phí khác không đáng có trong năm. 4 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016 – 2018) 4.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào điều kiện không thể thiếu là vốn. Khi đã có đồng vốn trong tay thì một câu hỏi nữa phải đặt ra là ta phải sử dụng đồng vốn đó như thể nào để đồng vốn đó sinh lời, vốn phải sinh là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi ích kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồng vốn, tiết kiệm được vốn, tăng tích lũy để thực hiện tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất ngày càng lớn. Hiệu quả sử dụng vốn là sự so sánh giữa chí phí sử dụng vốn và những lợi ích mà đồng vốn đó mang lại cho doanh nghiệp. Thông qua sự so sánh như vậy có thể thấy được ta sTrườngẽ đánh giá được hi ệuĐại quả sử dụhọcng vốn c ủKinha doanh nghi ệtếp đó Huếlà cao hay thấp, tốt hay xấu. Để thấy được hiệu quả sử dụng vốn ta cùng phân tích hiệu quả sử dụng vốn phân theo hình thức chu chuyển, bao gồm hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động. 4.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định VCĐ là một trong những yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Sự phát triển và SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 53
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Thị Hương Xuân hoàn thiện VCĐ có ý nghĩa rất lớn và là điều kiện tăng lên không ngừng của năng suất lao động cũng như số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định phải được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty thông qua các chỉ tiêu: hiệu suất sử dụng VCĐ, mức đảm nhiệm VCĐ, mức doanh lợi VCĐ và các mặt này của công ty được thể hiện ở Bảng 8 Hiệu suất sử dụng VCĐ Trong giai đoạn 2016-2018 hiệu suất sử dụng VCĐ có xu hướng tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2016 hiệu suất sử dụng VCĐ là 4,28 lần có nghĩa là cứ 1 đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 4,28 đồng doanh thu. Năm 2017 hiệu suất đạt 4,48 lần tăng lên 4,63% tương ứng 0,20 đồng doanh thu so với năm 2016. Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2018 là 3,62 lần giảm xuống 19,32% so với năm 2017 cho thấy sức sản xuất VCĐ của công ty tại thời điểm này đang xấu đi. Với hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2016 là 4.28 và giá trị VCĐ năm 2017 là 5.197,13 trđ thì doanh thu đạt được sẽ là: 4,28 x 5,197,13 = 22.243,716 (trđ). Nhưng thực tế doanh thu năm 2017 đạt được là 23.296,94 trđ, tức là hiệu suất sử dụng VCĐ đã góp phần làm tăng doanh thu của công ty lên: 23.296,94 – 22.243,716 = 1.053,22 trđ, chứng tỏ có sự gia tăng về hiệu suất VCĐ. Với hiệu suất VCĐ năm 2017 là 4,48 và giá trị VCĐ năm 2018 là 8.696,29 trđ thì doanh thu ước tính sẽ đạt: 4,48 x 8.696,29 = 38.959,38 (trđ). Tuy nhiên, doanh thu thực tế đạt được năm 2018 là 31.450,61 triệu đồng, theo đó doanh thu giảm một lượng là : 31.450,61Trường- 38.959,38 Đại = -7.508,77 học (trđ), Kinh như vây có stếự gi ảmHuế sút về hiệu suất VCĐ. Để đạt được mức doanh thu như năm 2018 thì công ty cần sử dụng nguồn VCĐ là: 31.450,61 /4,48 = 7.020,23 trđ, nhưng công ty đã sử dụng VCĐ năm 2018 là 8.696,29 trđ, như vậy công ty đã lãng phí lượng VCĐ là: 8.696,29 – 7.020,23 = 1.676,06 trđ. SVTH: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 54