Khóa luận Phân tích cấu trúc vốn Công ty Cổ phần Phong Phú

pdf 55 trang thiennha21 23/04/2022 5080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích cấu trúc vốn Công ty Cổ phần Phong Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_cau_truc_von_cong_ty_co_phan_phong_phu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích cấu trúc vốn Công ty Cổ phần Phong Phú

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN- TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN CÔNG TY CỔ PHẦN PHONG PHÚ Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: Ts. Phan Thị Hằng Nga Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền MSSV: 1311190817 Lớp: 13DTDN04 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN- TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN CÔNG TY CỔ PHẦN PHONG PHÚ Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: Ts. Phan Thị Hằng Nga Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền MSSV: 1311190817 Lớp: 13DTDN04 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  3. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trên khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty Cổ phần Phong Phú, không sao chép bất kì nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. , ngày tháng năm (SV Ký và ghi rõ họ tên) i
  4. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng trường ĐH Công Nghệ TP.HCM lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin gởi đến cô TS. Phan Thị Hằng Nga, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Công ty Cổ phần Phong Phú, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Em xin cảm ơn các anh chị phòng kế toán của công ty Công ty Cổ phần Phong Phú đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong việc kinh doanh để giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ cô cũng như quý công ty. Cuối cùng em xin chân thành kính chúc tất cả Quý thầy cô và các anh chị lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Xin kính chúc Công ty Cổ phần Phong Phú ngày càng phát triển và gặt hái được nhiều thành công trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn! , ngày tháng năm (SV Ký và ghi rõ họ tên) ii
  5. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. MỤC LỤC Lời nói đầu 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN. 1 1.1. Cấu Trúc Vốn: 1 1.1.1. Khái niệm về cấu trúc vốn: 1 1.1.2. Các nhân tố cấu thành cấu trúc vốn: 1 1.1.2.1. Nguồn vốn vay: 1 1.1.2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu: 2 1.1.3. Các tỷ số đo lường cấu trúc vốn: 2 1.1.3.1 Hệ số nợ tổng quát: 2 1.1.3.2. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: 2 1.1.3.3.Hệ số tự tài trợ: 2 1.1.4.Ý nghĩa nghiên cứu cấu trúc vốn của doanh nghiệp: 3 1.2.Chi phí sử dụng vốn: 4 1.2.1.Chi phí sử dụng nợ: 4 1.2.2.Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi: 5 1.2.4.Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC: 7 1.2.5.Luận điểm M&M: 7 1.2.5.1.Luận điểm M&M trong trường hợp không có thuế: 8 1.2.5.2.Lý thuyết M&M trong trường hợp có thuế: 9 1.3.Tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời và rủi ro: 10 1.3.1.khái niệm và phân loại rủi ro: 10 1.3.1.1.Khái niệm rủi ro: 10 1.3.1.2.Phân loại rủi ro 10 1.3.2 Các loại đòn bẩy trong Doanh nghiệp: 11 1.3.2.1. Đòn bẩy tài chính: 11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN PHONG PHÚ. 17 2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty cổ phần Phong Phú: 17 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển: 17 iii
  6. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. 2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy: 19 2.1.3. Khái quát ngành nghề kinh doanh: 19 2.1.3.1. Sợi - Chỉ may: 20 2.1.3.2. Vải: 20 2.1.3.3. Dệt gia dụng: 20 2.1.3.4. May mặc: 21 2.2 Thực trạng cấu trúc vốn tổng công ty cổ phần Phong Phú: 21 2.2.1. Phân tích cấu trúc vốn công ty cổ phần Phong Phú: 21 2.2.2. Nợ phải trả: 23 2.2.2.1. Nợ ngắn hạn: 24 2.2.2.2. Nợ dài hạn 25 2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán của công ty: 26 2.2.3.3. Tỷ số khả năng thanh toán tức thời: 28 2.3. Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp 29 2.4. Phân tích chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp: 32 2.4.1. Chi phí sử dụng nợ vay: 32 2.4.2. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu: 33 2.4.3. Chi phí sử dụng vốn bình quân ( WACC): 34 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP. 36 3.1. Nhận xét chung: 36 3.1.1. Ưu điểm: 36 3.1.2. Nhược điểm: 36 3.1.3. Nguyên nhân: 37 3.2. Tóm lược các điều kiện để xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp 37 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho công ty cổ phần Phong Phú: 39 KẾT LUẬN 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC 43 iv
  7. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp VCSH Vốn chủ sỡ hữu GTDN Gía trị doanh nghiệp GTGT Gía trị gia tăng v
  8. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 2.1: Cấu trúc tài chính của Công ty cổ phần Phong Phú. Bảng 2.2: Tình hình nợ phải trả của công ty Bảng 2.3: Chi tiết nợ ngắn hạn Bảng 2.4: Bảng tỷ số thanh toán hiện hành Bảng 2.5: Bảng tỷ số khả năng thanh toán nhanh Bảng 2.6: Bảng tỷ số thanh toán tức thời Bảng 2.7: Bảng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Bảng 2.8: Bảng mối quan hệ giữa EBIT và ROE Bảng 2.9: Bảng tình hình chi phí ( không bao gồm lãi vay) Bảng 2.10: Bảng tình hình nợ vay của doanh nghiệp Bảng 2.11: Bảng tình hình chi phí sử dụng nợ Bảng 2.12: Bảng tình hình chi phí sử vốn Bảng 2.13: Bảng tình hình chi phí sử vốn bình quân vi
  9. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1: Mô hình M&M không thuế Hình 1.2 Mô hình M&M có thuế Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức vii
  10. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu đã đem lại nhiều lợi thế cũng như bất lợi cho các Doanh nghiệp Việt Nam do sự cạnh tranh gay gắt. Doanh nghiệp muốn tồn tại vững mạnh vượt qua khó khăn phải có cấu trúc vốn bền vững. Cấu trúc vốn tối ưu sẽ làm chủ được dòng tiền lưu thông trong Doanh nghiệp tạo tiền đề vững mạnh để tối ưu hóa giá trị Doanh nghiệp, tăng sức mạnh cạnh tranh trong thời buổi hội nhập hiện nay cho Doanh nghiệp. Vốn được coi là một trong bốn nguồn lực của kinh tế quốc dân nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng. Đó là nhân lực, vốn, kỹ thuật công nghệ và tài nguyên. Vốn là tiền đề không thể thiếu cho quá trình sản xuất kinh doanh có thể diễn ra được, quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Dù cho có là loại hình doanh nghiệp nào thì vốn vẫn được đầu tư vào quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị của doanh nghiệp. Tối ưu hóa cấu trúc vốn của công ty là nhiệm vụ quan trọng của nhà tài chính. Bất cứ doanh nghiệp nào khi vận hành cũng đều có một cấu trúc vốn nhất định, có thể là 100% vốn cổ phần hoặc là 30% nợ vay, 70% vốn cổ phần Tuy nhiên, vì tài trợ bằng nợ vay rẻ hơn vốn cổ phần, nên một doanh nghiệp có sử dụng nợ, theo lý thuyết đòn bẩy tài chính, sẽ có khả năng tạo được kết quả hoạt động tốt hơn doanh nghiệp 100% vốn cổ phần. Xu hướng xây dựng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn là một vấn đề đang được các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp rất quan tâm để tìm cách làm tăng giá trị của doanh nghiệp mình lên. Vì thế, đây là một vấn đề mang tính thực tiễn rất cao, giúp điều chỉnh hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Vì vậy trên cở sở nghiên cứu các vấn dề lý luận của môn học tài chính doanh nghiệp, nhận thấy sự cần thiết của vấn đề và sự hướng dẫn tận tình của cô TS. Phan Thị Hằng Nga em đã chọn đề tài: “Phân tích cấu trúc vốn của Công ty Cổ phần Phong Phú”. viii
  11. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của cơ cấu vốn, những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn. - Đánh giá thực trạng cơ cấu vốn của công ty Cổ Phần Phog Phú. - Hoàn thiện và tìm giải pháp giảm chi phí sử dụng vốn, giảm thiểu rủi ro và nâng cao tỷ suất sinh lời của công ty công ty Cổ Phần Phong Phú. 3. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi quy mô: Nghiên cứu cấu trúc vốn Công ty Cổ Phần Phong Phú. Phạm vi thời gian: Tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Phong Phú trong giai đoạn 2014 - 2016. Phạm vi nội dung: Tập trung vào phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn của Công ty Cổ Phần Phong Phú. 4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát dựa trên số liệu của bảng báo cáo tài chính và tình hình thực tế của công ty. Từ đó có cái nhìn chung về cấu trúc vốn của công ty Cổ Phần phát triển kinh doanh Thịnh Phát chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Kết cấu khóa luận: 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn. Chương 2: Thực trạng . Chương 3:Nhận xét và giải pháp. ix
  12. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. x
  13. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN. 1.1. Cấu Trúc Vốn: 1.1.1. Khái niệm về cấu trúc vốn: Cấu trúc vốn là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu, bao gồm vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường trong tổng số nguồn vốn của công ty được dùng để tài trợ quyết định đầu tư của một doanh nghiệp. Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. 1.1.2. Các nhân tố cấu thành cấu trúc vốn: Nguồn vốn của doanh nghiệp cơ bản được hình thành từ 2 nguồn lớn: nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. 1.1.2.1. Nguồn vốn vay: Nguồn vốn vay là nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài DN và DN phải thanh toán các khoản vay theo thời hạn cam kết và đồng thời phải trả tiền lãi vay theo lãi suất thỏa thuận. Nguồn vốn vay mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của một DN. Nguồn vốn vay bao gồm vay ngắn hạn (thời hạn dưới một năm) và vay dài hạn ( thời hạn trên một năm). Trong cấu trúc vốn ta chỉ xét đến nguồn vốn vay dài hạn vì những quyết định đầu tư thường liên quan đến những tài sản hoặc khoản nợ dài hạn. những quyết định đầu tư không thể thay đổi một cách dễ dàng và chúng có khả năng làm cho DN phải theo đuổi một định hướng hoạt động trong nhiều năm. Trong đó vay dài hạn là những khoản vay DN huy động có thời hạn trên một năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 30-40 năm. Nguồn vốn được dùng để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như bổ sung vốn xây dựng nhà cửa hay mua sắm TSCĐ Nguồn này có thể vay từ các định chế tài chính hay phát hành trái phiếu trên thị trường vốn. 1
  14. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. 1.1.2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu: VCSH là số vốn thuộc quyền sở hửu cùa chủ DN vì vậy DN có quyền sử dụng lâu dài vào các hoạt động của mình. VCSH thường bao gồm vốn do chủ sở hữu DN bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Đặc điểm của VCSH là nguồn vốn có tính chất dài hạn và thường không phải trả lợi tức cố định cho chủ sở hữu vốn. 1.1.3. Các tỷ số đo lường cấu trúc vốn: Các chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu về cấu trúc vốn, đó là hệ số nợ, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, hệ số tự tài trợ. 1.1.3.1 Hệ số nợ tổng quát: Hệ số nợ tổng quát = Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản. Thông thường, nếu hệ số nợ lớn hơn 50%, có nghĩa là tài sản của DN được tài trợ bởi các khoản nợ nhiều hơn, còn ngược lại nếu hệ số nợ nhỏ hơn 50% thì tài sản của DN được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ thì DN càng ít gặp khó khăn tài chính hơn vì DN ít phụ thuộc vào nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Hệ số nợ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực mà DN hoạt động. 1.1.3.2. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết tỷ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản (vốn nợ và vốn chủ sở hữu) mà DN sử dụng để tài trợ cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá cấu trúc tài chính của DN. Hệ số này được tính như sau: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) = Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng lớn thì nguồn vốn vay (nợ phải trả) càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của DN. Thông thường, hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là nợ vay chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu, và ngược lại. 1.1.3.3. Hệ số tự tài trợ: 2
  15. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Hệ số tự tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của DN. Hệ số này có giá trị càng lớn nghĩa là mức độ tự chủ tài chính bằng vốn chủ sở hữu của DN càng cao do đó rủi ro của DN càng thấp. Hệ số này được tính theo công thức sau: Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản. Hệ số E/C có giá trị càng lớn thì mức độ tự chủ về mặt tài chính và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu càng cao, do đó rủi ro kinh doanh của DN càng thấp. Nếu hệ số này lớn hơn 50% tức là nguồn vốn của DN phần lớn được tài trợ từ nguồn vốn thực góp của các cổ đông. Các chỉ tiêu đo lường chi tiêu tài chính của DN sẽ có các giá trị khác nhau khi giá trị nguồn vốn của DN được đo lường căn cứ vào giá trị sổ sách (giá trị kế toán) hoặc giá trị thị trường. Titman và Wessels (1988) cho rằng, giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của nguồn vốn có sự khác biệt đáng kể, vì vậy việc lựa chọn giá trị sổ sách hay giá trị thị trường của nguồn vốn có ảnh hưởng nhất định đến các chỉ tiêu đo lường chi tiêu tài chính. Tuy nhiên, do việc xác định giá trị thị trường của nguồn vốn nợ tương đối khó khăn nên hầu hết các nghiên cứu về chi tiêu tài chính DN chỉ đo lường nguồn vốn chủ sở hữu của DN theo giá trị thị trường, còn nguồn vốn nợ được xác định căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán. 1.1.4. Ý nghĩa nghiên cứu cấu trúc vốn của doanh nghiệp: Cấu trúc vốn xuất phát từ cấu trúc của Bảng cân đối kế toán. Trong Bảng cân đối kế toán, cấu trúc vốn chỉ ra được phần nào của tổng tài sản doanh nghiệp hình thành từ vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận của chủ sở hữu được giữ lại đầu tư cho hoạt động doanh nghiệp và phần nào hình thành từ các nguồn có tính chất công nợ. Cấu trúc vốn có quan hệ gần gũi với một khái niệm khác của tài chính là lãi suất chiết khấu. Do việc tính toán tài chính có quan điểm coi mức rủi ro giữa vốn sở hữu và vốn vay khác nhau, tỉ lệ nguồn hình thành trong cấu trúc vốn sẽ làm thay đổi nhận thức của giới đầu tư về mức rủi ro của một doanh nghiệp. Chẳng hạn một doanh nghiệp có quá ít vốn chủ sở hữu và quá nhiều vốn vay thì rủi ro thường sẽ cao hơn nhiều do giới kinh doanh đánh giá về sức ép chi trả các trách nhiệm tài chính có thể có tác động tiêu cực lên các quyết định quản lý của Ban giám đốc và tình trạng tài chính công ty. 3
  16. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. 1.2. Chi phí sử dụng vốn: Chi phí sử dụng vốn là cái giá mà DN phải trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ, đó là nợ vay cổ phần ưu đãi, thu nhập giữ lại, cổ phần thường và DN sử dụng những nguồn tài trợ này để tài trợ cho các dự án đầu tư mới. Thuật ngữ chi phí sử dụng vốn thường được sử dụng thay thế với tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của DN, tỷ suất rào cản cho các đầu tư mới, tỷ suất chiết khấu để đánh giá đầu tư mới và cơ hội phí của việc sử dụng vốn. Đây là một khái niệm vô cùng quan trọng khi đề cập đến chiến lược tài trợ của một DN, là cầu nối quan trọng giữa các quyết định đầu tư dài hạn với việc gia tăng giá trị tài sản của các chủ sỡ hữu theo yêu cầu của các nhà đầu tư trên thị trường. 1.2.1. Chi phí sử dụng nợ: Công ty có thể huy động nợ dưới hình thức vay của các tổ chức tín dụng tài chính trung gian hay dưới hình thức phát hành trái phiếu. Chi phí sử dụng nợ được đo lường hoặc là trước hoặc sau thuế, tuy nhiên, bởi vì chi phí lãi vay được khấu trừ trước thuế nên chi phí sử dụng nợ sau thuế thường được quan tâm hơn. Đây là một phần của cấu trúc tài chính doanh nghiệp, cấu trúc tài chính còn bao gồm cả chi phí sử dụng vốn cổ phần. Một công ty sẽ sử dụng nhiều loại trái phiếu khác nhau, các khoản vay và các hình thức nợ khác, vì vậy, chi phí sử dụng nợ là một sự đo lường hữu ích cho biết chi phí trung bình mà công ty phải trả cho mỗi đồng tiền nợ tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp là bao nhiêu. Chi phí sử dụng nợ cũng giúp nhà đầu tư có được một hình dung ban đầu về rủi ro tài chính của công ty so với các công ty khác, bởi vì một công ty có mức rủi ro cao hơn thường có chi phí sử dụng nợ cao hơn. * Chi phí sử dụng nợ sau thuế (rD ) được xác định bằng chi phí nợ trước thuế trừ đi khoản tiết kiệm từ lãi vay. Ta có công thức sau: * rD = rD.(1 - t) * Trong đó: rD : chi phí sử dụng nợ sau thuế. 4
  17. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. t là thuế suất thuế TNDN. Chi phí sử dụng nợ luôn phải tính sau thuế và chi phí sử dụng nợ sau thuế mới thực sự là chi phí mà DN phải bỏ ra để sử dụng nợ do lãi vay được phép khấu trừ vào lợi tức chịu thuế làm cho nhà đầu tư khi sử dụng nợ nhận được khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế. Chính điều này làm cho chi phí sử dụng nợ luôn rẻ hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần và cấu trúc có sử dụng nợ dễ đạt tối ưu hơn cấu trúc vốn 100% vốn cổ phần. 1.2.2. Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi: Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi chính là chi phí ở hiện tại của việc sử dụng cổ phần ưu đãi để gia tăng nguồn vốn. Cổ phần ưu đãi được xem như là một loại nguồn vốn chủ sở hữu đặc biệt trong một DN. Cổ tức của cổ phần ưu đãi được trả theo một mức cố định. Ta có công thức: rp = Dp / Pn Trong đó: rp : chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi Pn : Doanh thu thuần từ việc phát hành cổ phần ưu đãi, tức là giá bán chứng khoán trừ đi các chi phí phát hành Dp : Cổ tức cổ phần ưu đãi. Khác với lãi vay, cổ tức của cổ phần ưu đãi không được khấu trừ thuế khi tính thu nhập chịu thuế. Do đó chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi không được điều chỉnh thuế nghĩa là chi phí trước thuế và sau thuế của cổ phần ưu đãi bằng nhau. Điều này làm cho chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi cao hơn chi phí sử dụng nợ và các DN thích sữ dụng đòn bẩy tài chính bằng nợ hơn là cổ phần ưu đãi. 1.2.3. Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường: Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường là một mức sinh lợi mà công ty phải tạo ra để có thể duy trì giá cổ phần của mình. Vốn cổ phần tăng thêm có thể huy động bằng hai cách: giữ lại lợi nhuận của năm hiện hành hoặc bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Vốn huy động bằng cách phát hành cổ phiếu mới có chi phí cao hơn so với vốn huy động thông qua giữ lại lợi nhuận. Do đó, một khi vượt qua giai đoạn khởi sự, công ty thường 5
  18. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. đạt toàn vốn cổ phần tăng thêm bằng cách giữ lại lợi nhuận. Nhưng nếu ban quảnlý quyết định giữ lại lợi nhuận, có một chi phí cơ hội liên quan. Cổ đông có thể nhận được thu nhập dưới dạng cổ tức và đầu tư tiền này vào một cổ phiếu khác, vào trái phiếu, vào bất động sản, hay vào bất cứ cái gì. Do đó, công ty cần kiếm lời trên khoản lợi nhuận giữ lại tối thiểu là bằng với mức mà tự bản thân các cổ đông có thể kiếm được trên các khoản đầu tư thay thế với rủi ro tương đương. Có hai cách tính: mô hình định giá tăng trưởng đều (DCF) và phương pháp sử dụng mô hình tài sản vốn (CAPM). + Mô hình DCF: P0 = D1 /(re – g) hoặc re = D1/P0 + g Trong đó: P0: giá hiện tại của cổ phiếu thường D1: cổ tức dự tính được chia ở năm thứ 1 re: tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của cổ đông đối với cổ phiếu thường g: tốc độ tăng trưởng cổ tức + Mô hình CAMP: re = rf +β.( rm – rf ). Trong đó: : rf: lãi suất phi rủi ro. rm : tỷ suất sinh lợi thị trường β : hệ số đo lường rủi ro của các loại chứng khoán (rm- rf): phần bù rủi ro thị trường Trong thực tế, các doanh nghiệp thường dùng cả hai phương pháp định giá tăng trưởng đều (DCF) và CAPM để tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường (re). Nếu sai biệt giữa hai phương pháp không lớn, một phép tính bình quân sẽ được thực hiện và kết quả sau cùng sẽ được sử dụng . Trong mô hình CAPM thì xem xét trực tiếp đến rủi ro của doanh nghiệp qua hệ số bê-ta để xác định rm , re. Còn mô hình định giá tăng trưởng đều chỉ sử dụng giá thị trường của cổ phần( P0) để phản ánh tỷ suất sinh lợi rủi ro mong đợi của nhà đầu tư theo thị 6
  19. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. trường, không đề cập đến rủi ro của doanh nghiệp . Các thông số trong mô hình CAPM rất khó có thể xác định. Do đó, mô hình tăng trưởng đều vẫn được ưa thích hơn trong việc xác định re vì các dữ kiệu luôn sẵn có. Tuy nhiên, mô hình CAPM có thể áp dụng cho mọi công ty nếu ta có đầy đủ các thông số rm, rf nên được sử dụng rộng rãi hơn so với mô hình cổ tức tăng trưởng đều. 1.2.4. Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC: WACC là trung bình trọng của các chi phí vốn thành phần nợ,cổ phần ưu đãi và cổ phần thường. Như chúng ta biết ở trên, vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi nguồn vốn chiếm một tỷ trọng nhất định trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp, đồng thời chi phí sử dụng vốn cũng khác nhau. Nếu tính chi phí sử dụng vốn chung cho toàn doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó thì phải áp dụng cách tính bình quân gia quyền, căn cứ vào chi phí sử dụng từng nguồn vốn và tỷ trọng của từng nguồn vốn * WACC = (WD × rd ) + (WP × rp) + (We × re) Trong đó: WD: là % nguồn tài trợ bằng nợ vay dài hạn WP: là % nguồn tài trợ bằng cổ phần ưu đãi. We: là % nguồn tài trợ bằng cổ phần thường. WD + WP + We = 1 WACC cũng là suất sinh lời chung mà DN cần phải đạt được để duy trì giácổ phiếu. Vì vậy WACC của một DN cũng phản ánh chug rủi ro và cấu trúc vốn mục tiêu của những tài sản hiện hữu của DN. 1.2.5. Luận điểm M&M: Lý thuyết M&M là một trong những lý thuyết quan trọng về cơ cấu của công ty được Modigliani và Miller đưa ra từ năm 1958. Lý thuyết M&M được dựa trên những giả định quan trọng sau: - Giả định về thuế. 7
  20. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. - Giả định về chi phí giao dịch. - Giả định về chi phí khốn khó tài chính. - Giả định về thị trường hoàn hảo. Về nội dung, lý thuyết M&M được phát biểu thành hai mệnh đề quan trọng. Mệnh đề thứ nhất nói về giá trị công ty. Mệnh đề thứ hai nói về chi phí sử dụng vốn. Các mệnh đề này lần lượt sẽ được xem xét trong hai trường hợp ứng với hai giả định: có thuế và không có thuế. 1.2.5.1. Luận điểm M&M trong trường hợp không có thuế: Trong trường hợp này lý thuyết M&M được phát biểu với giả định là thị trường vốn là hoản hảo nên không có chi phí giao dịch, chi phí phá sản, chi phí khó khăn tài chính cũng như cá nhân và DN đều có thể vay tiền ở mức lãi suất như nhau và được đặt trong môi trường không có thuế đối với doanh nghiệp và cá nhân. Đòn bẩy tài chính có tác động khuếch đại EPS nhưng đồng thời làm cho phạm vi biến động của EPS cũng lớn hơn. Điều này cho thấy đòn bẩy tài chính làm cho vốn cổ phần trở nên rủi ro hơn. Như vậy, lợi nhuận yêu cầu của vốn cổ phần phải tăng lên. Lợi nhuận yêu cầu trên vốn cổ phần có quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay tỷ số nợ. Về mặt toán học, mệnh đề M&M có thể được biểu diễn bởi công thức: re = rU + (rU – rD ).(D/E) Trong đó: rE: lợi nhuận yêu cầu hay lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần. rD: Lãi suất vay hay chi phí sử dụng nợ. rU: Chi phí sử dụng vốn nếu công ty sử dụng 100% vốn cổ phần. D: Giá trị của nợ hay trái phiếu của Công ty phát hành. E: Giá trị vốn cổ phần của Công ty. 8
  21. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Hình 1.1. Luận điểm M&M trong trường hợp không có thuế: Nguồn: Thang Long University Library 1.2.5.2. Lý thuyết M&M trong trường hợp có thuế: Ở trên, chúng ta đã xem xét lý thuyết M&M trong trường hợp không thuế, tuy nhiên đại đa số các trường hợp phải nộp thuế thu nhập, do đó, sẽ không thực tế nếu giả định DN hoạt động trong môi trường không có thuế. Trong trường hợp có thuế, lợi nhuận yêu cầu VCSH có quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay tỷ số nợ nhưng mối quan hệ được biểu diễn bởi công thức sau: re = rv + rU – rD ).(1-TC).(D/E) rWACC = (D/(D+E)).rD.(1-TC) + (E/(D + E)).rE Sự tác động của đòn bẩy tài chính lên chi phí sử dụng vốn: Vay nợ giúp DN tiết kiệm thuế nên làm cho chi phí sử dụng vốn trung bình (rWACC) giảm. Mặt khác đòn bẩy tài chính làm gia tăng rủi ro đối với vốn cổ phần nên chi phí sử dụng vốn cổ phần (rU) tăng lên khi DN gia tăng tỷ số nợ. Điều này được minh họa trên hình dưới đây: 9
  22. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Hình vẽ 1.2. Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên chi phí sử dụng thuế khi có thuế Nguồn: Thang Long University Library 1.3. Tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời và rủi ro: 1.3.1. khái niệm và phân loại rủi ro: 1.3.1.1. Khái niệm rủi ro: Rủi ro là tình huống mà tại đó gây những sự cố không tốt cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Rủi ro của một doanh nghiệp do rất nhiều nguyên nhân gây ra gồm các nguyên nhân khách quan như khủng hoảng, suy thoái, đình công, thiên tai, sự thay đổi của các chính sách và các nguyên nhân chủ quan như nhà quản lý yếu kém, sai lầm trong việc dự báo kinh tế, việc ra các quyết định dẫn đến sai lầm 1.3.1.2. Phân loại rủi ro Trong quá trình hoạt động, một doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều loại rủi ro. Rủi ro làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể chia làm hai loại: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. + Rủi ro kinh doanh: 10
  23. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Rủi ro kinh doanh là sự không chắc chắn ở thời điểm hiện tại về mức lợi nhuận trong tương lai. Rủi ro kinh doanh gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên ảnh hưởng trực tiếp đến doanh lợi của doanh nghiệp. Mặc dù đây là loại rủi ro khó kiểm soát và tùy thuộc vào nhiều nhân tố khách quan hơn là những nhân tố chủ quan. Tuy nhiên với khả năng của những nhà quản lý tài năng có thể hạn chế được thấp nhất những rủi ro này thông qua việc lựa chọn và đưa ra các quyết định đầu tư một cách sáng suốt. Để có thể hạn chế rủi ro, trước hết các nhà quản trị hệ thống phải am hiểu và nhận biết được đâu là những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro trong kinh doanh. Để kiểm soát những rủi ro kinh doanh thì việc xây dựng một cấu trúc chi phí hợp lý đóng vai trò quan trọng. Doanh nghiệp dựa vào dự đoán tác động các nhân tố làm ảnh hưởng đến mức sinh lợi để điều chỉnh tỷ lệ giữa các loại chi phí sẽ tạo nên sự kiểm soát các loại rủi ro một cách hữu hiệu cho doanh nghiệp của mình. + Rủi ro tài chính: Là sự không chắc chắn về khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Rủi ro này xuất phát từ việc sử dụng nợ trong cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Nghĩa là doanh nghiệp không tạo đủ EBIT để trang trải các chi phí tài chính do việc sử dụng nợ thì doanh nghiệp sẽ gặp phải rủi ro tài chính. Như vậy cấu trúc 100% vốn chủ sở hữu sẽ không có rủi ro tài chính. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế hiện nay việc sử dụng nợ vay là điều tất yếu của mỗi doanh nghiệp. Thêm vào đó với mục tiêu nhằm tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi cách sao cho chi phí sử dụng vốn thấp nhất. 1.3.2 Các loại đòn bẩy trong Doanh nghiệp: 1.3.2.1. Đòn bẩy tài chính: + Khái niệm: Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. 11
  24. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng các chi phí tài chính cố định như: lãi vay, lợi tức cổ phần ưu đãi, thuê mua tài chính nhằm để khuếch đại lợi nhuận của chủ sở hữu doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa. Khi một doanh nghiệp dùng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong EBIT sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong thu nhập của mỗi cổ phần ( EPS). Tác động này của việc sử dụng các chi phí tài chính cố định được gọi là độ nghiên đòn bẩy tài chính. Độ nghiên đòn bẩy tài chính ( DFL) của một doanh nghiệp được tính như phần trăm thay đổi trong thu nhập mỗi cổ phần do phần trăm thay đổi cho sẵn trong EBIT. Đòn bẩy tài chính có khả năng làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần nhưng cùng lúc đó sẽ đưa doanh nghiệp vào rủi ro lớn. Có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn hơn, ngược lại nếu tỷ suất lợi nhuận càng thấp thì rủi ro sẽ càng thấp hơn. + Mục đích phân tích đòn bẩy tài chính: Nhằm giúp cho các nhà quản trị tài chính thấy được tác động của việc sử dụng nợ vay lên thu nhập cổ phần của cổ đông thường, và cũng cho thấy độ rủi ro đến với doanh nghiệp như thế nào khi doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ vốn bằng nợ vay. + Đòn bẩy tài chính với giá trị doanh nghiệp: Đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa tổng nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn của một doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định nào đó Nhìn vào hệ số nợ ta có thể thấy được khái quát chính sách tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ an toàn hay rủi ro của doanh nghiệp như thế nào. Hệ số nợ càng cao, gánh nặng phải trả lãi vay càng lớn thì rủi ro càng cao, khả năng huy động thêm nợ của doanh nghiệp càng khó khăn và ngược lại. Mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi của toàn bộ vốn đầu tư ( rA) với tỷ suất sinh lời vốn cổ phần ( rE) và lãi vay ( rd): 12
  25. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Gọi D là nợ trong cấu trúc vốn E là vốn cổ phần Hay Qua công thức trên ta thấy tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tư và quyết định tài trợ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đưa ra một quyết định đầu tư đúng đắn và quyết định tài trợ hợp lý thì không những làm cho tỷ suất sinh lợi của chủ sở hữu cao mà còn góp phần khuếch đại tỷ suất sinh lợi, từ đó làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. + Phân tích độ nghiên đòn bẩy tài chính: Độ nghiên đòn bẩy tài chính là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp và được định nghĩa là chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ % thay đổi của EPS do kết quả từ việc thay đổi 1% EBIT Công thức: Đối với cấu trúc gồm cổ phần thường và nợ: Đối với cấu trúc gồm cổ phần thường, cổ phần ưu đãi và nợ: Trong đó: I: Lãi vay D: Cổ tức cổ phần ưu đãi T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Một khi chi phí cố định tài chính càng cao thì độ nghiên đòn cân nợ càng lớn và ngược lại nếu chi phí cố định tài chính càng thấp thì độ nghiên đòn cân nợ càng thấp, rủi ro tài chính ít xảy ra. 13
  26. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. + Hệ số đòn bẩy tài chính Thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này cũng cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến ROE 1.3.2. Đòn bẩy tổng hợp Độ nghiên đòn bẩy tổng hợp được xác định như là % thay đổi trong thu nhập mỗi cổ phần từ % thay đổi trong doanh thu 1.3.2.2. Đòn bẩy kinh doanh: + Khái niệm Đòn bẩy kinh doanh là một công cụ tài chính nhằm xác lập cấu trúc chi phí của một doanh nghiệp để làm khuếch đại lợi nhuận doanh nghiệp. + Mục đích của việc phân tích đòn bẩy kinh doanh Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào kết cấu chi phí của doanh nghiệp, đòn bẩy kinh doanh sẽ đo lường mức rủi ro này. Khi chi phí cố định chiếm tỷ trọng cao trong kinh doanh, doanh thu giảm thì doanh nghiệp phải đối mặt với độ rủi ro kinh doanh cao. Thông qua việc phân tích đòn bẩy kinh doanh sẽ giúp nhà quản trị thấy được ảnh hưởng của kết cấu chi phí đến mức độ rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích phí hòa vốn Điểm hòa vốn là mức sản lượng hoặc doanh thu mà tại đó doanh nghiệp cólợi nhuận hoạt động bằng không hoặc doanh thu bằng chi phí hoạt động. Điểm hòa vốn được xác định dựa trên những giả định sau: - Giá bán không đổi - Biến phí đơn vị sản phẩm cố định và tăng tỷ lệ theo khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc tiêu thụ. - Tổng định phí không đổi. 14
  27. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Phân tích hòa vốn là nội dung quan trọng trong việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Nó giúp người quản lý xác định được sản lượng, doanh thu hòa vốn để xác định vùng lãi lỗ của doanh nghiệp. Từ đó nhà quản lý sẽ có những chiến lược trong sản xuất và trong cạnh tranh để đưa sản lượng, doanh thu của mình vượt lên điểm hòa vốn này trong dài hạn. - Ý nghĩa của việc phân tích điểm hòa vốn: Phân tích hòa vốn giúp cho doanh nghiệp lựa chọn quy mô đầu tư phù hợp với quy mô thị trường, đồng thời lựa chọn hình thức đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro do sự biến động sản lượng tiêu thụ sản phẩm. Việc lựa chọn quy mô và công nghệ đầu tư phụ thuộc vào quy mô thị trường, nếu quy mô thị trường nhỏ hoặc có nhiều đối thủ cạnh tranh, một dự án có điểm hòa vốn thấp sẽ ít rủi ro hơn một dự án có điểm hòa vốn cao. Tuy nhiên trong quy mô thị trường có tìm năng lớn, một dự án có quy mô lớn sẽ có khả năng mang lại mức lợi nhuận cao hơn. Đối với một công ty đang phân tích hòa vốn sẽ giúp công ty thấy được tác động của chi phí cố định và doanh thu tối thiểu mà doanh thu phải phấn đấu vượt qua để duy trì lợi nhuận hoạt động. Một công ty có rủi ro hoạt động tiềm ẩn cao khi doanh thu hòa vốn cao. Điểm hòa vốn cho thấy mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của một công ty hay mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động của công ty. + Phân tích độ nghiên đòn bẩy kinh doanh (DOL): Độ nghiên đòn bẩy kinh doanh DOL của một doanh nghiệp sẽ tiến đến cực đại khi sản lượng của doanh nghiệp tiến đến gần sản lượng hòa vốn QO. Đòn bẩy kinh doanh dùng các chi phí hoạt động cố định làm điểm tựa. Khi một doanh nghiệp dùng các chi phí hoạt động cố định, một thay đổi trong doanh thu sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn trong thu nhập trước thuế và lãi vay ( EBIT). Tác động này của việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định được gọi là độ nghiên đòn bẩy kinh doanh DOL. 15
  28. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. DOL đánh giá tỷ lệ phần trăm thay đổi EBIT do kết quả từ việc thay đổi 1% doanh số Qua công thức trên ta thấy định phí đóng vai trò quan trọng trong việc khuếch đại lợi nhuận cũng như rủi ro của doanh nghiệp. Định phí càng cao thì độ nghiên đòn cân định phí càng lớn và sẽ kéo theo sự gia tăng rất nhanh của EBIT, ngược lại nếu doanh số giảm thì cũng làm cho EBIT giảm nhanh chóng. Do đó cần phải xác nhận rõ ràng phương hướng tăng giảm doanh số để xác định một tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh thích hợp. Tóm lại ta có thể xem đòn bẩy kinh doanh như một dạng rủi ro tiềm ẩn, bản thân nó không tạo ra rủi ro cho doanh nghiệp, nó chỉ tác động làm gia tăng rủi ro khi có sự biến động doanh thu và chi phí sản xuất. Việc sử dụng đòn bẩy phụ thuộc vào rất nhiều đặc điểm của từng ngành nghề hoạt động kinh doanh, độ nghiên của đòn bẩy kinh doanh do đặc điểm kinh doanh của công ty quyết định. 16
  29. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN PHONG PHÚ. 2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty cổ phần Phong Phú: 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển: Tổng Công ty CP Phong Phú với hơn 52 năm hình thành và phát triển. Suốt chặng đường dài ấy, Phong Phú không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Tổng công ty vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và là doanh nghiệphoàn thiện chuỗi sản xuất khép kín hàng đầu Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tiền thân của Tổng Công ty CP Phong Phú là Khu Kỹ nghệ Sicovina - Phong Phú trực thuộc Công ty kỹ nghệ Bông vải Việt Nam. Nhà máy đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngày 14/10/1964 và chính thức đi vào hoạt động năm 1966, do chính quyền Sài Gòn cũ trực tiếp quản lý. Tại thời điểm đó, Sicovina - Phong Phú là một nhà máy có quy mô nhỏ gồm 3 xưởng sản xuất (Sợi - Dệt - Nhuộm), với tổng số CB.CNV hơn 1.050 người. Sản phẩm chủ yếu là sợi và một số mặt hàng vải như Satin, Batist, Crèstone, Khaki, vải xiêm, vải ú đen cung cấp phần lớn cho quân đội và một ít bán về các vùng nông thôn. Nhà máy ban đầu với 40.000m2 cơ xưởng trên một thửa đất rộng 17 mẫu tại làng Tăng Nhơn Phú thuộc quận Thủ Đức bên cạnh Xa Lộ - nay là Phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, TP. Hồ Chí Minh. Sau giải phóng (ngày 30/04/1975), nhà máy được đổi tên thành Nhà máy Dệt Phong Phú. Nhà nước giao cho CB.CNV nhà máy tiếp quản và duy trì sản xuất. Trong những năm 1980, sản phẩm của nhà máy chủ yếu là vải bảo hộ lao động và calicot giao cho Liên Xô theo kế hoạch của Nhà nước. Sau đó, nhà máy sản xuất vải jeans, sợi polyester và sợi Peco. Suốt chặng đường từ năm 1976 - 1985, Nhà máy Dệt Phong Phú là một trong những đơn vị liên tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêukế hoạch Nhà nước giao, bình quân mỗi năm vượt mức kế hoạch từ 10 - 15%. Từ năm 1986 đến năm 2002, thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, CB.CNV Phong Phú đã chung sức, chung lòng đưa công ty từng bước phát triển đi lên vững chắc, luôn là đơn vị dẫn đầu ngành dệt may Việt Nam. Sản phẩm trong giai đoạn này ngoài vải, sợi, Phong Phú còn phát triển mặt hàng khăn bông, vải katé sọc, vải jeans, liên doanh với Tập đoàn Coats của Vương quốc Anh sản xuất chỉ may. 17
  30. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Từ năm 2003 đến nay, Phong Phú đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt - doanh thu, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, nộp ngân sách, chăm lo đời sống vật chất tinh thần CB.CNV Dệt may là lĩnh vực cốt lõi, Phong Phú liên kết với các đơn vị trong và ngoài ngành dệt may trên khắp cả nước phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao Đầu năm 2006, Phong Phú đã mạnh dạn xây dựng đề án chuyển đổi cơ cấu tổ chức thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Ngày 11/01/2007, Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp đã ra quyết định số 06/2007/QĐ-BCN thành lập Tổng Công ty Phong Phú. Việc cải tiến chuyển đổi cơ cấu tổ chức quản lý Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con tạo nên sự liên kết bền chặt, xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ Phong Phú với các công ty con. Qua đó, tăng cường năng lực sản xuất, tiếp thị, cung ứng, nghiên cứu, đào tạo tạo điều kiện để Phong Phú phát triển thành đơn vị kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Trong năm 2007 - 2008, Tổng Công ty đã cổ phần hóa và chuyển đổi xong các hệ thống sản xuất. Tiếp theo lộ trình, với mục tiêu tự chủ hơn về nguồn vốn quản lý, tìm kiếm cơ hội để đa dạng hóa sản xuất kinh doanh, Phong Phú đã triển khai cổ phần hóa Tổng công ty mẹ và tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông lần đầu ngày 15/01/2009. Có thể nói, đây là một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của Phong Phú. Năm 2014, Tổng công ty tái cấu trúc, hoàn thiện chuỗi cung ứng khép kín từ sợi - dệt - nhuộm - may, đón đầu các hiệp định thương mại tự do, gia tăng nội lực doanh nghiệp và tăng tốc đầu tư. Phong Phú nghiên cứu đầu tư và phát triển dây chuyền khép kín sản xuất vải denim dệt kim và liên tục nghiên cứu những sản phẩm đặc biệt, mang tính khác biệt cao tại Nha Trang, nhà máy đi vào hoạt động vào quý 1 năm 2017. Hiện nay, Phong Phú không ngừng đổi mới, phát triển lớn mạnh, tùy theo từng giai đoạn phát triển mà Tổng công ty có những định hướng chiến lược riêng, linh hoạt, tận dụng những ưu thế của thị trường và nguồn lực, liên tục giữ vững vị thế hàng đầu Tập đoàn Dệt May Việt Nam. 18
  31. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. 2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy: Sơ đồ 2.1 sơ đồ tổ chức bộ máy công ty nguồn: 19
  32. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. 2.1.3. Khái quát ngành nghề kinh doanh: 2.1.3.1. Sợi - Chỉ may: Phong Phú có truyền thống sản xuất sợi lâu đời và là thế mạnh của Tổng công ty, sản phẩm sợi Phong Phú được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến với hệ thống dây chuyền kéo sợi tự động được điều khiển bởi máy móc và hệ thống rotbot tự động. Chất lượng đầu ra của sản phẩm được kiểm định chặt chẽ. Sợi Phong Phú được sản xuất tại 06 nhà máy tọa lạc tại TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang và Ninh Thuận, tổng năng lực sản xuất đạt bình quân một năm hơn 27.000 tấn sợi các loại. Trong đó, gần 210.000 cọc sợi đơn, 40.000 cọc sợi se. Ngoài những mặt hàng truyền thống và là thế mạnh, Phong Phú nghiên cứu và phát triển thêm một số mặt hàng mới, mang tính khác biệt cao. 2.1.3.2. Vải: Sản phẩm Vải của Phong Phú được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín từ sợi - dệt - nhuộm - hoàn tất - vải thành phẩm, với hệ thống thiết bị tân tiến của châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và không ngừng được mở rộng. Hiện tại, ngành vải Phong Phú gồm có các sản phẩm chủ lực: denim và dệt kim. 2.1.3.3. Dệt gia dụng: Sản phẩm gia dụng Phong Phú bao gồm khăn bông và các sản phẩm khác như: chăn ra áo gối, áo choàng tắm, vớ, tạp dề Tất cả được sản xuất trên dây chuyền khép kín từ khâu dệt, nhuộm và may hoàn tất, đạt năng lực sản xuất trên 500 tấn thành phẩm/tháng. Ngoài khăn bông và áo choàng tắm, Phong Phú sản xuất các mặt hàng gia dụng khác như chăn ga áo gối - Pelife, rèm cửa, vớ mang đến sự đa dạng trong dòng sản phẩm. Sản phẩm dệt gia dụng Phong Phú được phân phối trực tiếp tới hơn 600 khách hàng gồm các đại lý, hệ thống siêu thị trải rộng trên toàn quốc như CoopMart, BigC, Metro, Aeon, Lotte Mart, E-Mart, Maxi Mart, Vin Mart, Saigon Satra Nhiều tập đoàn kinh doanh may mặc và siêu thị hàng đầu thế giới đặt hàng để cung cấp cho thị trường Nhật, Mỹ, châu Âu, EU, Nga và các nước Đông Nam Á. 20
  33. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. 2.1.3.4. May mặc: May mặc là công đoạn cuối trong chuỗi sản xuất khép kín từ sợi - dệt - nhuộm - may của Tổng công ty CP Phong Phú. May mặc Phong Phú với tổng số 51 chuyền may, chuyên sản xuất các loại quần, áo, váy, vest, các sản phẩm dệt kim tập trung sản xuất chính tại TP. Hồ Chí Minh và Nha Trang. Sản phẩm may mặc của Phong Phú được sản xuất trên dây chuyền công nghệ thiết bị hiện đại, tiên tiến với hệ thống máy vẽ sơ đồ, máy cắt rập, máy lập trình, máy mổ túi tự động, máy đột trụ, máy đính nút điện tử, máy làm khuy tự động, máy rà kim được sản xuất từ Nhật, châu Âu và hệ thống kho bán tự động với sào treo 3 tầng hiện đại cùng với ứng dụng công nghệ LEAN mới nhất của ngành may mặc thế giới. Đồng thời, những thiết kế theo xu hướng thời trang thế giới và sự chủ động nguồn nguyên liệu khép kín từ sợi - dệt - nhuộm của Phong Phú đã tạo ra những sản phẩm mang tính khác biệt cao. May mặc Phong Phú tiếp tục mở rộng, phát triển không ngừng trong bức tranh chung của Tổng công ty. Với tiềm lực vốn có, may mặc Phong Phú đang tạo nên giá trị gia tăng cho Tổng công ty, đối tác, khách hàng và người lao động. 2.2 Thực trạng cấu trúc vốn tổng công ty cổ phần Phong Phú: 2.2.1. Phân tích cấu trúc vốn công ty cổ phần Phong Phú: Khi phân tích cấu trúc vốn của công ty ta phải xem xét đến tất cả sữ kết hợp của nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn cổ phần ưu đãi, vốn cồ phần thường. Cụ thể đối với công ty Phong Phú chúng ta cần xem xét đến nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn, VCSH. 21
  34. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Bảng 2.1. Cấu trúc vốn của công ty cổ phần Phong Phú giai đoạn 2014 - 2016: ĐVT: (trđ) Chênh lệch Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2014/2015 2015/2016 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn chủ sở hữu 1.468.304 31,43 1.450.329 31,61 1.629.522 33,59 -17,975 -1,22 179.193 12,36 Nợ phải trả 3.203.957 68,57 3.137.504 68,39 3.222.362 66,41 -66,453 -2,07 84.858 2,7 Tổng nguồn vốn 4.672.262 100 4.587.833 100 4.851.884 100 -84.429 -1,81 264.051 5,76 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty. Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra nhận xét như sau: Tổng nguồn vốn của công ty nhìn chung có xu hướng tăng qua ba năm. Giai đoạn 2014 -2015 tổng nguồn vốn giảm nhẹ 1,81% tương ứng số tiền giảm 84.429 triệu đồng. Còn giai đoạn 2015-2016 tổng nguồn vốn tăng 5,76% tương ứng số tiền tăng 264.051 triệu đồng. Cho thấy công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong thời gian sắp tới. Qua bảng phân tích trên ta thấy ở năm 2014. nợ chiếm 68,57% trong tổng nguồn vốn tương ứng với số tiền là 3.203.957 triệu đồng. Đến năm 2014 và 2015 nợ phải trả đều chiếm một tỷ trọng lớn trong cấu trúc vốn. Cụ thể năm 2015 nợ chiếm 68,39% tương ứng số tiền 3.137.504 triệu đồng. giảm 66.453 triệu đồng so với 2014. Năm 2016, nợ phải trả tiếp tục tăng 2,7% so với 2015, cụ thể số nợ phải trả năm 2016 là 3.222.362 triệu đồng, chiếm 66,41% trong tổng nguồn vốn. Qua đó, chúng ta thấy rằng áp lực về khả năng chi trả nợ của công ty khá cao và có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2014 – 2015 và tăng lại trong giai đoạn 2015 -2016. Nhìn chung ta thấy qua giai đoạn 2014 -2016 vốn chủ sở hữu của Công ty có xu hướng tăng và tăng mạnh hơn nợ phải trả của công ty. Cụ thể năm VCSH 2016 tăng 22
  35. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. 12,36% so với năm 2015 tương ứng tăng 179.193 triệu đồng, cao hơn tốc độ tăng của nợ phải trả (2,7%). Năm 2014, 2015 và 2016 số nợ phải trả đều chiếm trên 65% tổng nguồn vốn. Đây là một con dao hai lưỡi, nếu sử dụng tốt nguồn nợ này, công ty sẽ tạo ra được nguồn lợi lớn và giảm bớt thuế nhờ tấm chắn thuế, ngược lại nếu sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, không đủ khả năng thanh toán nợ, Công ty có thể sẽ bị phá sản. Bảng 2.2. Các chỉ số đo lường cấu trúc vốn: ĐVT: triệu đồng Các chỉ số Chỉ số 2014 2015 2016 Tỷ số nợ 68,57 68,39 66,41 Tỳ số tự tài trợ 31,43 31,61 33,59 Hệ số nợ trên VCSH 2,18 2,16 1,98 Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty. Qua bảng trên ta thấy rằng cơ cấu vốn của công ty chủ yếu nghiêng về nợ. 2.2.2. Nợ phải trả: Tình hình nợ phải trả của công ty như sau: Bảng 2.3. Tình hình nợ phải trả: ĐVT: triệu đồng 2014 2015 2016 2014/2015 2015/2016 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ ngắn hạn 1.931.134 60,27 1.907.449 60,73 1.659.106 51,49 -23.685 -1,23 -248.343 -13,02 Nợ dài hạn 1.272.823 39,73 1.232.037 39,27 1.563.256 48,51 -40.786 -3,2 331.219 26,88 tổng nợ 3.203.957 100 3.137.504 100 3.222.362 100 -66.453 -2,07 84.858 2,7 Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty. Ta thấy tổng nợ của công ty có xu hướng tăng qua 3 năm. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy nợ phải trả năm 2015 giảm 66.453 trđ so với 2014 tương ứng giảm 2,07%. năm 23
  36. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. 2016 nợ phải trả tiếp tục tăng lên 2,7% so với 2015, tương đương khoản tiền tăng là 84.858 trđ. 2.2.2.1. Nợ ngắn hạn: Nhìn trong tổng tỷ trọng nợ thì tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm cao hơn nợ dài hạn luôn trên 50% qua 3 năm . Do đó nợ ngắn hạn có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của công ty. Tình hình nợ ngắn hạn cụ thể của công ty như sau: Bàng.2.4. Tình hình Nợ ngắn hạn: chênh lệch 2014 2015 2016 2014/2015 2015/2016 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Só tiền % Số tiền % Phải trả người bán ngắn hạn 248.082 12,85 208.115 10,91 293.324 17,68 -39.967 -16,11 85.209 40,94 Phải trả cho NLĐ 110.561 5,73 123.028 6,45 118.109 7,12 12.467 11,28 -4.919 -4 Vay ngắn - hạn 1.458.277 75,51 1.433.828 75,17 1.163.932 70,15 -24.449 -1,68 269.896 -18,82 Các khoản phải trả khác 114.214 5,91 142.478 7,47 83.741 5,05 28.264 24,75 -58.737 -41,23 Nợ ngắn - hạn 1.931.134 100 1.907.449 100 1.659.106 100 -23.685 -1,23 248.343 -13,02 Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty. Đi vào chi tiết ta thấy nợ vay ngắn hạn có xu hướng giảm qua các năm và từng thành phần trong nợ ngắn hạn trong ba năm cũng biến động: Nợ vay ngắn hạn năm 2015 giảm 24.449 trđ so với 2014 tương ứng giảm 1,68%, và năm 2015 công ty tiếp tục giảm mạnh nợ vay ngắn hạn xuống 269.896 trđ tương ứng giảm 18,82% để phục vụ sản xuất kinh doanh. Nợ vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 70% qua các năm nên có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình nợ ngắn hạn của công ty. Khoản phải trả người bán năm 2015 giảm 39.967 trđ so với 2014 tương ứng giảm 16,11%, chiếm tỷ trọng 10,91% trong tổng nợ ngắn hạn; năm 2016 khoản phải trả người 24
  37. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. bán tiếp tục tăng mạnh 85.209 trđ so với 2015, tương ứng tăng 40,94%, chiếm 17,68% trong tổng nợ ngắn hạn. Các khoản phải trả khác nhìn chung có xu hướng giảm mạnh qua 3 năm nhưng giảm mạnh nhất là trong giai đoạn 2015 -2016, cụ thể năm 2016 giảm 58.737 trđ so với năm 2015 tương ứng giảm 41,23% Như vậy nợ ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm qua 3 năm, trong đó khoản phải trả người bán tăng nhiều nhất (40,94%) và khoản phải trả khác giảm nhiều nhất (41,23%) thể hiện việc công ty chiếm dụng vốn cao. Nợ ngắn hạn của công ty cao là do đặc điểm ngành, hoạt động chính của công ty là sản xuất kinh doanh vải nên nhu cầu về vốn ngắn hạn là rất lớn. - Thuận lợi: + Tính linh hoạt trong việc huy động vốn do nguồn tài trợ này rất linh động, dễ dàng thay đổi nên từ đó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục. + Ngoài ra nợ ngắn hạn có thể tăng hoặc giảm tương ứng với các nhu cầu tài trợ thay đổi vì thế công ty chỉ gánh chịu chi phí tài trợ từ nợ khi thật sự cần thiết. Hạn chế: + Chi phí sử dụng vốn cao hơn so với vốn dài hạn, nguyên nhân là do nguồn nợ từ việc vay ngắn chiếm tỷ trọng khá lớn, đây là nguồn nợ tốn tốn chi phí sử dụng vốn, tức là khi sử dụng nguồn nợ chiếm dụng này, công ty sẽ phải trả lãi vay + Tuy nhiên khi nợ ngắn hạn cũng như các nguồn nợ chiếm dụng này quá lớn thì công ty nên thận trọng bởi vì công ty cần cân nhắc xem khi khoản nợ vay đến hạn công ty có khả năng chi trả không. + Khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều thì lợi ích từ tấm chắn thuế mà công ty được hưởng cũng không nhiều bởi vì nợ vay ngắn hạn có chi phí sử dụng vốn thấp nên khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay cũng thấp. 2.2.2.2. Nợ dài hạn 25
  38. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn nợ ngắn hạn trong tổng nợ vay nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong phân tích cấu trúc vốn. Bởi vì khi sử dụng nợ dài hạn nó làm phát sinh chi phí tài chính có định ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đòn bẩy của công ty và khi sử dụng nợ để tài trợ công ty luôn được hưởng một khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay. Do đó, chúng ta phải chú ý hơn trong việc xem xét tình hình biến động của khoản nợ này: bảng 2.5 tình hình nợ vay dài hạn ĐVT: Trđ 2014 2015 2016 2014/2015 2015/2016 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vay dài hạn 1.214.141 95,39 1.170.640 97,62 1.518.099 97,11 -43.501 -3,58 347.459 29,68 Các khoản nợ dài hạn khác 58.682 4,61 28.598 2,38 45.157 2,89 -30.084 -51,27 16.559 57,9 Nợ dài hạn 1.272.823 100 1.199.238 100 1.563.256 100 -73.585 -5.78 364.018 30,35 Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty. Ta thấy qua 3 năm nợ dài hạn có xu hướng tăng và tăng cao nhất là trong giai đoạn 2015-2016 tăng 364.018 trđ tương ứng tăng 30.,5%. Trong đó, các khoản nợ dài hạn khác dù chiếm tỷ trọng thấp trong nợ dài hạn nhưng có tốc độ tăng cao năm 2016 tăng 57,9% so với năm 2015 tương ưng 16.559 trđ. Năm 2015 cũng tăng 511,27% so với năm 2014 tương ứng tăng 30.084 trđ. Bên cạnh đó khoản vay dài hạn chiếm tỷ trọng cao và cũng có xu hướng tăng mạnh nhưng tăng thấp hơn các khoản nợ dài hạn khác. Cụ thể năm 2016 tăng 29,68% so với năm 2015 tương ứng tăng 347.459 trđ. Qua đó cho thấy công ty gia tăng việc sử dụng đòn bẩy trong cấu trúc vốn của mình. 2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán của công ty: Như vậy, qua những gì chúng ta phân tích thấy nợ ngắn hạn đóng vai trò khá quan trọng. Khi xem xét nợ ngắn hạn của công ty, một yếu tố quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua đó là với khoản nợ ngắn hạn mà công ty đang có thì khả năng thanh toán của 26
  39. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. công ty như thế nào? Có khả năng thanh toán các khoản nợ vay khi đến hạn hay không? Bởi vì khi một nhà cung cấp, bạn hàng hay chủ nợ nhìn vào công ty, điều họ quan tâm đầu tiên là tình hình thanh toán và khả năng chi trả của công ty ra sao. Để biết được khả năng thanh toán của công ty, chúng ta sẽ lần lượt xem xét các tỷ số sau: 2.2.3.1. Tỷ số thanh toán hiện hành ( CR) Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. Bảng 2.6. bảng tỷ số thanh toán hiện hành. ĐVT: trđ. 2014 2015 2016 tài sản ngắn hạn 2.292.797 2.331.087 2.228.327 Nợ ngắn hạn 1.931.134 1.907.449 1.659.106 CR 1,19 1,22 1,34 Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty. Trong năm 2014 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 1,19 đồng tài sản ngắn hạn sẵn sàng chi trả, năm 2015 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 1,22 đồng tài sản ngắn hạn sẵn sàng chi trả, năm 2015 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 1,34 đồng tài sản ngắn hạn sẵn sàng chi trả. Qua đó ta thấy được rằng trong ba năm tỷ số thanh toán hiện hành của công ty đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng qua 3 năm, có nghĩa là trong ba năm này công ty có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. 2.2.3.2. Tỷ số thanh toán nhanh: Hàng tồn kho không thể chuyển hóa ngay thành tiền được cho nên tỷ số thanh toán hiện hành sẽ không còn chính xác nữa nếu hàng tồn kho bị mất giá trị hoặc hư hỏng , để 27
  40. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán của công ty khi đến hạn, ta sẽ xem xét đến tỷ số khả năng thanh toán nhanh. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng công ty có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đến mức độ nào căn cứ vào những tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh nhất. Bảng 2.7. tỷ số thanh toán nhanh: ĐVT: Trđ tỷ số khả năng thanh toán nhanh 2014 2015 2016 Tài sản ngắn hạn 2.292.797 2.331.087 2.228.327 hàng tồn kho 816.827 690.048 725.636 nợ ngắn hạn 1.931.134 1.907.449 1.659.106 QR 0,76 0,86 0,91 Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty. Năm 2014 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 0,75 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh. Năm 2015 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 0.86 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh. Năm 2015 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 0,92 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh. Ta thấy rõ tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty thấp hơn nhiều so với tỷ số thanh toán hiện hành, điều đó chứng tỏ lượng hàng tồn kho của công ty là quánhiều trong tổng tài sản ngắn hạn, làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty không được đảm bảo. Để khắc phục tình trạng này, công ty nên tìm ra phương pháp giảm bớt hàng tồn kho, tăng lượng tiền hoặc khoản phải thu của mình lên như xem xét lại mẫu mã hàng hóa, chính sách bán chịu 2.2.3.3. Tỷ số khả năng thanh toán tức thời: 28
  41. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Ngoài hai tỷ số thanh toán đã nêu trên, người ta còn dùng tỷ số thanh toán tức thời để đo khả năng thanh toán nợ đến hạn của công ty. Tỷ số thanh toán tức thời cho chúng ta biết khả năng sẵn sàng thanh toán nợ của doanh nghiệp trong bất cứ lúc nào. Bảng 2.8 tỷ số thanh toán tức thời ĐVT: trđ 2014 2015 2016 Vốn bằng tiền 56.236 110.201 93.575 Nợ phải trả 3.203.957 3.137.504 3.222.362 Tỷ số thanh toán tức thời 0.02 0.04 0.03 Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty. Năm 2014, 1 đồng nợ được đảm bảo thanh toán tức thời bằng 0,02 đồng tiền mặt. Năm 2015, 1 đồng nợ được đảm bảo thanh toán tức thời bằng 0,04 đồng tiền mặt. Năm 2016, 1 đồng nợ được đảm bảo thanh toán tức thời bằng 0,003 đồng tiền mặt. Ta thấy tỷ số thanh toán tức thời của công ty là rất thấp, phản ánh khả năng thanh toán tức thời của công ty chưa tốt. Số tiền mặt của công ty thấp hơn rất nhiều so với khoản nợ mà công ty vay, nếu trong quá trình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn thì khả năng công ty mất khả năng chi trả là rất cao. 2.3. Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp Trước khi phân tích tác động của cấu trúc vốn đến thu nhập và rủi ro của chủ sở hữu, ta xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp để xem doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả với cấu trúc vốn hiện nay hay không. Bởi vì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được phản ánh qua tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản cho nên trước tiên chúng ta cần phải biết tỷ suất sinh lời này của doanh nghiệp như thế nào. - Phân tích tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: 29
  42. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Bảng 2.9 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. ĐVT: trđ Cấu trúc vốn 2014 2015 2016 2014/2015 2015/2016 EBIT 394.301 412.284 277.168 17.983 -135.116 Lợi nhuận sau thuế (EAT) 201.898 196.163 272.264 -5.735 76.101 Tổng tài sản 4.672.262 4.587.833 4.851.884 -84.429 264.051 ROA 4.32 4.28 5.61 -0.04 1.33 ROE 13.75 13.53 16.71 (-0.22) 3.18 Tỷ suất sinh lợi/doanh thu 4.83% 5.05% 8.40% 0.22 3.35% Doanh thu/tổng tài sản 0.89 0.85 0.67 -0.04 -0.18 Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty. Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau: Nhìn vào bảng tỷ suất sinh lời ta thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ( ROA) năm 2015 thấp hơn năm 2014 0,04%. nhưng đến năm 2016 thì ROA lại tăng lên còn 1,33%. Điều này cho thấy trong năm 2015, doanh nghệp hoạt động chưa có hiệu quả, nhưng sang năm 2016 thì tình hình sản xuất kinh doanh đã tốt lên rất nhiều làm cho ROA của công ty tăng mạnh so với năm trước. Đồng thời ta cũng thấy được hiệu suất sử dụng tài sản của công ty giảm qua các năm. Năm 2014 hiệu suất sử dụng tài sản của công ty là 0,89 nhưng đến năm 2015, 2015 thì hiệu suất giảm xuống lần lượt là 0,85 và 0,67; nghĩa là đã công ty sử dụng tài sản của mình chưa hiệu quả. Tóm lại qua phân tích ta thấy cùng với việc gia tăng nợ và tài sản, trong khoản thời gian 2014-2016, công ty chưa sử dụng hiệu quả tài sản của mình, đồng thời do nhu cầu và tình hình kinh tế thị trường làm doanh thu liên tục biến động lên xuống qua ba năm gây ảnh hưởng đến các tỷ số sinh lời của công ty. Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến thu nhập và rủi ro của chủ sở hữu thông qua phân tích mối quan hệ giữa EBIT và ROE Bảng 2.10 mối quan hệ giữa EBIT và ROE: ĐVT: Trđ. 30
  43. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2014/2015 2015/2016 Doanh thu 4.181.625 3.884.124 3.237.787 -297.501 -646.337 EBIT 394.301 412.284 457.629 17.983 45.345 Lãi vay 145.721 127.340 106.372 -18.381 -20.968 Lợi nhuận trước thuế 220.861 200.498 277.168 -20.363 76.670 Thuế TNDN 18.963 4.335 4.904 -14.628 569 Lợi nhuận sau thuế 201.898 196.163 272.264 -5.735 76.101 VCSH 1.468.304 1.465.402 1.629.522 -2.902 164.120 ROE 13,75 13,53 16,71 (-0,22)% 3,18% Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty. Nhìn qua ba năm, ta thấy thu nhập của chủ sỡ hữu ( ROE) năm 2015 giảm nhẹ so với năm 2014 ( năm 2013 ROE là 13,75%, năm 2014 ROE là 13,53%, giảm 0,22%) nhưng sang đến năm 2016 thì ROE lại tăng 3,18% so với năm 2015, tương ứng 16,71%. Như vậy vào năm 2015, công ty làm ăn chưa có hiệu quả chưa mang lại thu nhập cao cho chủ sở hữu. Năm 2016 tình hình kinh doanh khả quan hơn làm cho thu nhập của chủ sở hữu cao lên. Nhìn chung VCSH có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2015 vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 1.465.402 trđ so với 2014 và 2016 lại tăng tăng thêm 1.629.522 trđ. Lợi nhuận sau thuế năm 2015 giảm còn 196.163 trđ so với 2014. con số giảm nhẹ. tuy đến 2016 gặp thuận lợi nên tăng rất mạnh tăng 76.101 so với năm 2015 nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn là một con số dương, cho thấy công ty vẫn đang rất cố gắng gia tăng lợi nhuận sau thuế của mình. Để có một kết luận chính xác hơn, chúng ta sẽ xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của công ty: - Lợi nhuận trước thuế và lãi vay ( EBIT): EBIT của doanh nghiệp là do doanh thu và chi phí quyết định. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy rằng EBIT năm 2015 tăng lên 17.983trđ, năm 2016 tiếp tục tăng 45.345 trđ so với 2015. 31
  44. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Nhỉn chung doanh thu của công ty có xu hướng giảm qua 3 năm. Năm 2016 doanh thu của công ty giảm 646.337trđ so với năm 2015 và năm 2015 công ty lại rơi vào khó khăn làm cho doanh thu giảm 297.501 trđ so với 2014. - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của việc sử dụng nợ vay. Khi sử dụng nợ vay, công ty sẽ được hưởng lợi từ tấm chắn thuế. Qua bảng 2.3 tình hình nợ vay của công ty ta thấy việc sử dụng nợ qua 3 năm nhìn chung có xu hướng tăng do công ty đã nhìn thấy được những lợi ích của lá chắn thuế. Từ những phân tích trên, ta rút ra kết luận là ROE của công ty có xu hướng tăng nhất là năm 2016, tuy năm 2015 giảm so với 2014 nhưng kết quả này là một con số đáng mừng, chứng tỏ công ty đã cố gắng rất nhiều để gia tăng sản xuất kinh doanh tuy còn gặp khó khăn. 2.4. Phân tích chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp: 2.4.1. Chi phí sử dụng nợ vay: Chi phí sử dụng nợ là một tỷ lệ hiệu quả đánh giá đúng những gì công ty phải trả cho các khoản nợ hiện tại của mình. Chi phí sử dụng nợ chính là lãi suất hiệu dụng mà công ty phải trả cho khoản vay từ tổ chức tài chính và bên cho vay khác. Đây có thể là khoản nợ dưới hình thức trái phiếu, vay, và hình thức khác. Công ty có thể tự tính toán chi phí sử dụng nợ trước hoặc sau thuế. Nhưng do khi thanh toán lãi suất, công ty thường được khấu trừ thuế, cho nên thông thường người ta hay tính chi phí sử dụng nợ sau thuế. Chi phí nợ rất hữu ích trong việc tìm kiếm mức lãi suất phù hợp nhất với yêu cầu tài chính của công ty. Ngoài ra, chi phí sử dụng nợ cũng có thể được sử dụng để đo lường mức độ rủi ro của công ty bởi vì một công ty có mức rủi ro cao thường có chi phí sử dụng nợ cao hơn. 32
  45. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Bảng 2.11: Bảng tình hình chi phí sử dụng nợ ĐVT: trđ. Cấu trúc vốn 2014 2015 2016 2014/2015 2015/2016 Nợ dài hạn 1.272.823 1.232.037 1.563.256 -40.786 331.219 Chi phí sử dụng nợ 11% 11% 11% Lãi vay 145.721 127.340 106.372 -18.381 -20.968 Chi phí sử dụng nợ sau thuế 8.58% 8.58% 8.58% Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty. Qua bảng tính trên ta thấy qua ba năm, số nợ dài hạn của công ty có xu hướng tăng, năm 2015 giảm 40.786 trđ so với 2014 và 2016 tăng 331.219 trđ so với 2015. Công ty đã nhận ra được lợi ích của tấm chắn thuế, muốn tiếp tục bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, mua thêm nguyên vật liệu để đầu tư sản xuất nên đã gia tăng khoản nợ của mình, góp phần làm gia tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu. - Lãi vay Qua 3 năm lãi vay của công ty có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2015 giảm 18.381 trđ so với năm 2014 và năm 2016 giảm 20.968 trđ so với năm 2015. Năm 2016, nợ dài hạn tiếp tục tăng 331.219 trđ so với 2015 nhưng do các khoản nợ đến hạn đã được giảm bớt trong năm 2015 mà lãi vay của công ty năm 2016 là 106.372 trđ, thấp hơn 2015 127.340 trđ. 2.4.2. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cũng chính là tỷ suất sinh lợi sau thuế vốn chủ sở hữu. Bảng 2.12: Bảng tình hình chi phí sử vốn Cấu trúc vốn 2014 2015 2016 2014/2015 2015/2016 Lợi nhuận sau thuế 201.898 196.163 272.264 -5.735 76.101 VCSH 1.468.304 1.465.402 1.629.522 -2.902 164.120 re (%) 13.75 13.39 16.71 -0.36 3.32 Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty. 33
  46. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Từ bảng chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu trên ta thấy rằng chi phí sử dụng vốn của công ty qua các năm có những biến động rõ rệt. Cụ thể chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2015 là 13,39%. trong khi đó chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2014 là 13,75%; đến năm 2016 thì rE tăng lên là 16,71%, tăng 3,32% so với năm 2015. Nguyên nhân là do: Qua ba năm vốn chủ sở hữu của công ty đều giảm ( năm 2014 là 1.468.304 trđ, năm 2015 là 1.465.402 trđ, năm 2016 là 1.629.522 trđ) nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty lại không ổn định, năm 2015 lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 196.163 trđ giảm 5.735 trđ so với 2013, năm 2016 lợi nhuận sau thuế của công ty đạt tới 272.264 trđ tăng 76.101 trđ so với 2015. 2.4.3. Chi phí sử dụng vốn bình quân ( WACC): Chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng: Bảng 2.13: Bảng tình hình chi phí sử vốn bình quân Cấu trúc vốn 2014 2015 2016 Tỷ trọng Chi phí sử Tỷ trọng Chi phí sử Tỷ trọng Chi phí sử dụng (%) dụng vốn (%) dụng vốn (%) vốn VCSH 31,43% 8,58% 31,61% 8,58% 33,59% 8,58% Nợ vay ngân hàng 68,57% 13,75% 68,39% 13,39% 66,41% 16,71% WACC 12,13% 11,87% 13,98% Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty. Từ bảng tính trên ta thấy chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty năm 2015 giảm từ 12,13% năm 2014 còn 11,87% năm 2015, sang 2016 chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty tăng lên 13,98%. Chi phí này biến động là do trong hai năm 2015 và 2016, công ty đã tăng cường sử dụng nợ vay, giảm bớt nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ trong vốn chủ sở hữu tăng lên góp phần làm cho WACC năm 2016 tăng khá nhiều, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2015 tăng đồng thời nợ vay ngân hàng giảm nên WACC 2015 cũng tăng lên tới 2,11%. Ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên quyết định đầu tư của công ty 34
  47. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Trên thực tế cấu trúc vốn còn có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của công ty, theo đó không chỉ tạo ra sự dịch chuyển giá trị giữa chủ sở hữu và chủ nợ, mà còn có thể ảnh hưởng tới giá trị của toàn bộ công ty. Khi tỷ lệ nợ so với vốn cao công ty có xu hướng ưa thích các dự án có tính rủi ro cao vì điều đó có lợi hơn cho chủ sở hữu. 35
  48. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP. 3.1. Nhận xét chung: 3.1.1. Ưu điểm: Công ty có khả năng huy động nguồn vốn không trả lãi vay cao hay nói cách khác công ty đã vận dụng được khả năng chiếm dụng vốn. Doanh thu của công ty cao từ đó phát huy được đòn bẩy tài chính. Công ty đã vượt qua được thời kì khó khăn năm 2015 mà vẫn đảm bảo doanh thu cao thể hiện ban quản lí điều hành công ty đã làm rất tốt. Nguồn vốn chủ sở hữu dù chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cơ cấu vốn nhưng có xu hướng tăng qua các năm, còn nợ vay thì dù chiếm tỷ trọng cao nhưng đang giảm qua các năm. Điều này thể hiện công ty đang hướng tới việc tăng khả năng tài trợ cho tài sản dài hạn bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này làm giảm áp lực khả năng thanh toán và giảm rủi ro cho công ty. Chính sách đối với người lao động tốt , góp phần khích lệ tinh thần làm việc của cán bộ, công nhân viên nâng cao năng suất từ đó gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. 3.1.2. Nhược điểm: Khi khoản nợ vay chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc vốn thì công ty nên cẩn thận vì dù có xu hướng giảm qua các năm nhưng khi đến hạn thanh toán thì phải xác định được công ty có khả năng để thanh toán khoản nợ dài hạn này hay không và có thanh toán đúng hạn hay không. Khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều, sử dụng nợ dài hạn ít thì khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của công ty cũng không cao bởi vì nợ vay ngắn hạn có chi phí sử dụng vốn thấp hơn rất nhiều so với nợ dài hạn cho nên khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay cũng sẽ không cao. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty vẫn chưa tối ưu. 36
  49. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. 3.1.3. Nguyên nhân: Việc sử dụng nợ ngắn hạn nhiều là do đặc thù ngành kinh doanh của công ty, bên cạnh đó công ty có uy tín cao nên từ đó độ tin cậy của khách hàng cao đã giúp công ty huy động được nguồn vốn không trả lãi cao. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty tối ưu, công ty đã dùng một phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn, làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao vì chi phí sử dụng vốn vay dài hạn cao hơn chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn 3.2. Tóm lược các điều kiện để xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp Trên cơ sở nghiên cứu về chi phí sử dụng vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, các nhân tố ảnh hưởng dến giá trị doanh nghiệp, có thể nói là không thể có một cấu trúc vốn tối ưu cho mọi doanh nghiệp, hay là một cấu trúc vốn tối ưu cho mọi tình huống mà ta chỉ xây dựng được cấu trúc vốn tối ưu trong những điều kiện nhất định nào đó, tôi cho rằng để thực hiện được việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu thì cần phải thiết lập các điều kiện sau: Nền kinh tế phát triển ổn định và doanh nghiệp xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp, có được thị phần theo lộ trình. Nền kinh tế phát triển ổn định sẽ không tạo ra những cú sốc đột biến về giá cả đầu ra và đầu vào, điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có thể xây dựng được một cấu trúc vốn ổn định. Lãi suất tiền vay của hệ thống ngân hàng cần phải theo quy luật của kinh tế thị trường. Hiện nay với chính sách mở, nhà nước đã cho phép các ngân hàng thương mại được tự do áp dụng lãi suất cho vay theo từng đối tượng hay theo từng khoản vay. Điều này rất phù hợp với quy luật kinh tế thị trường, thông thường số lượng vay và rủi ro của khoản vay sẽ quyết định lãi suất của khoản vay đó Trong thực tế, khi mà các điều kiện khác không đổi, nếu tỷ lệ nợ so với tổng tài sản của doanh nghiệp càng cao thì rủi ro đối với khoản vay càng tăng và khi đó ngân hàng sẽ xác định một lãi suất cao hơn tương ứng với rủi ro tăng thêm Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính 37
  50. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính là yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp hiện nay, để thực hiện được mục tiêu này cần chú trọng các biện pháp sau: + Tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh như kiểm soát giá các yếu tố đầu vào, thường xuyên rà soát lại các chỉ tiêu định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, cắt giảm chi phí không cần thiết để tạo ý thức tiết kiệm đối với nhân viên + Kiểm soát và đánh giá nghiêm túc các khoản đầu tư, nhất là những khoản đầu tư trái với ngành nghề kinh doanh chính. Doanh nghiệp cần có kế hoạch huy động vốn phù hợp với nhu cầu đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính để tránh tình trạng thừa vốn hoặc thiếu hụt nguồn tài trợ. + Xây dựng chiến lược kinh doanh là đòi hỏi tất yếu đối với các doanh nghiệp trong từng thời kỳ và là căn cứ quan trọng xây dựng các biện pháp về phát triểnsản phẩm, thị trường tiêu thụ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn cung cấp yếu tố đầu vào, huy động vốn hợp lý. Cần chú trọng hơn đến lập kế hoạch tài chính định kỳ đầy đủ nhằm định hướng cho công tác quản trị tài chính doanh nghiệp đảm bảo mục tiêu sinh lời và khả năng thanh toán. Giảm chi phí sử dụng vốn Tăng tính thanh khoản của công ty để giảm rủi ro và giảm chi phí sử dụng vốn như hưởng chiết khấu thanh toán khi công ty thanh toán các khoản nợ trước thời hạn, có chế độ thưởng phạt hợp lý với những khách hàng thường xuyên đúng hoặc trễ hạn thanh toán. Bên cạnh việc chiếm dụng nợ của người khác ( như trả chậm các khoản phải trả) thì doanh nghiệp cũng nên quan tâm các khoản vốn bị chiếm dụng, cần giữ nó ở mức hợp lý sao cho công ty thu hồi được nợ nhanh chóng để đồng thời giữ được khách hàng và đảm bảo năng lực cạnh tranh với những doanh nghiệp cùng ngành. Sử dụng hợp lý nguồn vốn để tài trợ cho tài sản. Đối với khoản vay nên vay theo phương pháp giải ngân theo yêu cầu rút vốn vay của doanh nghiệp để giảm chi phí sử dụng vốn. Điều kiện cần để một doanh nghiệp có thể sử dụng nợ trong cấu trúc vốn là tỷ suất sinh lời trên tài sản lớn hơn chi phí sử dụng nợ bình quân sau thuế và khi đó càng tăng nợ thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng tăng. 38
  51. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho công ty cổ phần Phong Phú: Một cơ cấu vốn tối ưu phải hội đủ bốn yếu tố đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo chi phí vốn tối ưu thấp nhất, tạo đủ nguồn vốn cho các kế hoạch phát triển của DN, mang lại lợi ích cao nhất cho chủ sở hữu. Vì vậy xây dựng một cấu trúc vốn cần chú ý các điểm sau: điều chỉnh cơ cấu nợ/VCSH hợp lý, hoàn thiện các hệ số tài chính thông qua việc so sánh với các DN củng ngành trong khu vực và tại Việt Nam, đưa ra phương thức quản lý tài chính hiệu quả( yếu tố quan trọng nhất để duy trì cấu trúc vốn tối ưu), tái cấu trúc lại DN và các khoản đầu tư( bằng cách chia tách, sát nhập hoặc bán bớt cổ phần ). Điều DN cần lưu ý trong quá trình thiết lập cơ cấu vốn tối ưu là phải căn cứ tình hình thực tế của thị trường và từng giai đoạn phát triển cụ thể của DN để đưa ra giải pháp phù hợp. Vì việc kinh doanh không có công thức chung cho tất cả các DN và việc tái cấu trúc vốn hiệu quả cũng vậy. Để đạt được lợi nhuận tối ưu thì công ty nên hạ thấp chi phí và tối ưu hóa ROE. Hạ thấp chi phí: Hiện tại trong tổng nguồn nợ công ty thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trong cao hơn nợ dài hạn, và chiếm phần lớn trong đó là vay ngắn hạn cho nên chi phí nợ của công ty cao. Nhưng nợ lại đang chiếm tỷ trọng khá cao trong cấu tổng nguồn vốn, công ty nên cân nhắc lại điều này, bởi vì tuy chi phí nợ cao nhưng công ty cũng không hưởng được nhiều lợi ích từ tấm chắn thuế, mà nợ lại nhiều, trong trường hợp gặp khó khăn công ty có thể sẽ bị mất khả năng chi trả, rủi ro phá sản cao. Bởi vì công ty vẫn đang trong giai đoạn kinh doanh khó khăn, công ty nên điều chỉnh giảm bớt nợ vay ngắn hạn của mình để đảm bảo khả năng thanh toán khi đến hạn. Hàng tồn kho của công ty dù có xu hướng giảm qua các năm nhưng rất nhiều, chiếm trên tỷ trọng cao trong tồng tài sản ngắn hạn, điều này làm gia tăng chi phí kho bãi, rủi ro không bán được nếu hàng hóa bị hư hỏng. Công ty nên tìm biện pháp để làm giảm lượng hàng tồn kho này ví dụ như công ty có thể xem xét đến chính sách bán chịu, tìm 39
  52. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. thêm nhiều đại lý, khách hàng mới, xem xét lại mẫu mã chất lượng để những mẫu hàng trong tương lai dễ bán hơn. Xem xét lại nguồn cung nguyên vật liệu, tìm thêm nhiều nguồn cung khác, đưa ra những đánh giá, so sánh nhận định để có thể tìm được cho mình một nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín, giá cả hợp lý góp phần hạ giá thành sản phẩm. Kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất để tránh những thất thoát chi phí không đáng có. - Tối ưu hóa ROE: Để tối ưu hóa ROE, công ty nên tập trung nâng cao lợi nhuận của mình. Loại bỏ những mặt hàng kém hiệu quả: Những mẫu mã đã cũ nên bị loại bỏ, tập trung thiết kế mới có tính ứng dụng cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Công ty cũng nên thống kê lại những mặt hàng bán chậm để có hướng giải quyết, tránh để tồn kho quá lâu dễ dẫn đến hư hỏng, tốn chi phí, chiếm dụng vốn của công ty. Đầu tư thêm về mặt hình ảnh, quảng cáo cho sản phẩm công ty trên các phương tiện truyền thông. Nâng cao số lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu ra nước ngoài, tạo nguồn thu ngoại tệ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân viên của công ty. 40
  53. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. KẾT LUẬN Cơ cấu vốn là chỉ tiêu mang tính chất thời điểm, tuy không quyết định trực tiếp tới kết quả kinh doanh nhưng lại quyết định trực tiếp tới lợi ích VCSH. Xác định cấu trúc vốn tối ưu cho phép công ty cổ phần Phong Phú tối đa hóa được lợi ích VCSH thông qua cơ chế đòn bẩy tài chính. Trong khuôn khổ của một Khóa luận tốt nghiệp , bước đầu em chỉ phân tích cấu trúc tài chính công ty đã xây dựng và đưa ra một số giải pháp chủ quan, tuy nhiên để có hiệu quả trong thực tiễn cần nghiên cứu sâu hơn. Mặc dù bước đầu mới nghiên cứu nhưng em đã hiểu được một số nguyên tắc hoạt động của công ty, từ đó em đã học được rất nhiều kiến thức thực tế, giúp ích em rất nhiều khi bắt đầu một công việc thực sự. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực phức tạp , đòi hỏi kiến thức và sự nghiên cứu sâu rộng, dù đã cố gắng hết sức nhưng do trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô thành viên Hội đồng để luận văn được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn. Em xin cảm ơn GVHD TS. Phan Thị Hằng Nga đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình viết Khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn. 41
  54. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Doc.edu.vn 2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp 1, 2, 3, 4 của Đại học HUTECH. 3. 4. 5. 6. 7. www.slideshare.net 42
  55. Nguyễn Ngọc Sơn Tuyền - 1311190817 GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga. PHỤ LỤC 43