Khóa luận Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

pdf 70 trang thiennha21 3870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_cac_nguyen_nhan_lam_giam_dong_co_tuan_th.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM ĐỘNG CƠ TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM ĐỘNG CƠ TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Trang Giảng viên hướng dẫn: Lớp: K50 Tài chính ThS. Bùi Thành Công TrườngKhóa: 2016 – 2020 Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
  3. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, bằng lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc của bản thân, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn thành đến quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, quý Thầy, Cô Khoa Tài chính – Ngân hàng đã giảng dạy, trang bị cho tôi nhiều kiến thức quan trọng và cần thiết trong suốt thời gian theo học tại trường. Xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo Bùi Thành Công – người Thầy đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình từ những bước đầu chọn đề tài cũng như quá trình nghiên cứu để tôi thực hiện tốt bài luận văn này. Tiếp theo, tôi xin cảm ơn các anh, chị cán bộ Phòng Kế toán Nhà nước của Kho bạc tỉnh Thừa Thiên Huế đã luôn quan tâm giúp đỡ, trao đổi đề tài, cung cấp số liệu trong quá trình tôi thực hiện nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Kho bạc đã nhiệt tình tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. Xin được gửi lời cảm ơn đến các cán bộ tại Kho bạc tỉnh; Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế và một số nhân viên doanh nghiệp cùng các bạn sinh viên đã giúp tôi hoàn thành phiếu khảo sát về tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân. Đặc biệt hơn nữa xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người! Huế, ngày 24 tháng 12 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Huyền Trang Trường Đại học Kinh tế Huế i
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT BTC Bộ Tài chính HĐLĐ Hợp đồng lao động MST Mã số thuế NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nước QĐ Quyết định TCDN Tổ chức doanh nghiệp TCT Tổng Cục thuế TNDN Thu nhập donah nghiệp TNTT Thu nhập tính thuế TP Thành phố TTKT Thanh tra kiểm tra TX Thị xã Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  5. MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Kết cấu đề tài 6 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 7 1.1. Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân 7 1.1.1. Lịch sử ra đời và sự cần thiết của thuế thu nhập cá nhân 7 1.1.2. Khái niệm về thuế thu nhập cá nhân 9 1.1.3. Đặc điểm và vai trò của thuế thu nhập cá nhân. 9 1.1.3.1. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân 9 1.1.3.2. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân 10 1.1.4. Đối tượng thuế thu nhập cá nhân 12 1.1.4.1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. 12 1.1.4.2. Đối tượng quyết toán thuế thu nhập cá nhân 13 1.1.5. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân 14 1.1.5.1. Đối tượng cá nhân cư trú kí HĐLĐ từ 03 tháng trở lên 14 Trường1.1.5.2. Cá nhân cư trúĐại không kí HĐLĐhọc hoặc kí KinhHĐLĐ dưới 03 tháng. tế Huế16 1.1.5.3. Cá nhân không cư trú 17 1.2. Lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế. 17 1.2.1. Khái niệm tuân thủ thuế. 17 iii
  6. 1.2.2. Ý nghĩa của việc đánh giá tính tuân thủ thuế của người nộp thuế 20 1.3. Mã số thuế 21 1.4. Tính công bằng 21 1.5. Tính hiệu quả về mặt chi phí 22 1.6. Chi phí của việc không tuân thủ thuế 23 1.7. Lợi ích của việc tuân thủ thuế TNCN 24 1.8. Đề xuất mô hình nghiên cứu 24 1.9. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 25 1.9.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 25 1.9.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. 27 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 28 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM ĐỘNG CƠ TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 29 2.1. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế 29 2.1.1. Đặc điểm, cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế 30 2.1.2. Tình hình thu ngân sách của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế 32 2.2. Đánh giá tình hình thực hiện thu thuế TNCN của Cục thuế và tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 34 2.2.1. Đánh giá chung về kết quả thu thuế TNCN của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 34 2.3. Khảo sát mức độ tuân thủ trong việc khai và nộp thuế thu nhập cá nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế 38 2.3.1. Mục đích 38 2.3.2. Chọn mẫu và thu thập thông tin 38 2.3.3. Phân tích các kết quả 39 2.3.3.1. Xu hướng khai và nộp thuế ở các nhóm thu nhập 39 2.3.3.2. Cách thức quyết toán thuế 40 Trường2.3.3.3 Thái độ của cánĐại bộ Cục thu họcế đới với ngư Kinhời nộp thuế tế Huế 41 2.3.3.4. Các lý do ngại quyết toán thuế 42 2.3.3.3. Các kênh phổ biến thông tin về thuế thu nhập cá nhân 44 iv
  7. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 46 3.1. Định hướng chính sách thuế TNCN 46 3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hành vi tuân thủ thuế TNCN. 47 3.2.1. Giải pháp đối với công tác quản lý thuế 47 3.2.2. Giải pháp đối với nhận thức thuế TNCN 48 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 49 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 1. Kết luận 50 2. Kiến nghị 51 3. Hạn chế của khóa luận 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế v
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Biểu thuế lũy tiến từng phần và số thuế phải nộp 16 Bảng 2.1 – Kết quả thu ngân sách nhà nước năm 2016 – 2018 33 Bảng 2.2 – Số thu thuế TNCN tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế 35 Bảng 2.3 – Số thuế TNCN thu được từ tiền lương, tiền công tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 36 Biểu đồ 3.1 - Thống kê về kênh thông tin cập nhật Luật thuế TNCN 48 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 – Kết quả thu thuế TNCN Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 35 Biểu đồ 2.2 – Số thuế TNCN thu được từ tiền lương, tiền công tại Cục thuế tỉnh 37 Biểu đồ 2.3 - Các nhóm quyết toán thuế 39 Biểu đồ 2.4 - Các nhóm thu nhập của mẫu 39 Biểu đồ 2.5 - Cách thức quyết toán thuế 40 Biểu đồ 2.6 – Thái độ của cán bộ Cục thuế đối với người nộp thuế 41 Biểu đồ 2.7 - Lý do ngại quyết toán thuế 43 Biểu đồ 2.8 - Kênh thông tin về thuế 44 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 – Mô hình nghiên cứu của Shalka và cộng sự (2011) 25 Sơ đồ 2.1 – Cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế 30 Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  10. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích các nhân tố làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Dựa trên sự kế thừa mô hình nghiên cứu của Shakla và cộng sự (2011), tác giả đã tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhất để làm tăng tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trong những năm tới. Bài nghiên cứu này được phân tích dựa trên phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, sử dụng kết quả điều tra từ bảng hỏi. Kết quả đạt được Kết quả điều tra bảng hỏi cho thấy có đầy đủ các nhân tố trong cả hai nhóm nhân tố khách quan và chủ quan làm tác động đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân. Từ những kết quả của nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm tăng cường tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hạn chế của nghiên cứu Số lượng mẫu khảo sát nhỏ, cách thức thu thập số liệu theo phương thức thuận tiện chưa cao nên khả năng đại diện cho tổng thể chưa cao. Đối tượng khảo sát tập trung chủ yếu vào các mối quan hệ của tác giả nên nghiên cứu chưa đa dạng hóa được đối tượng nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào các cán bộ nhà nước và nhân viên văn phòng. Các giải pháp còn mang tính định tính và chưa đánh giá được những trở ngại và các chi phí phát sinh khác khi thực hiện các giải pháp nên trên. Trường Đại học Kinh tế Huế 1
  11. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Các nhà kinh tế học thường đề cập đến vai trò của thuế đối với ngân sách Nhà nước và đời sống xã hội. Bởi vì trên thực tế, thông qua hoạt động thu thuế, Nhà nước tập trung được một bộ phận của cải của xã hội từ đó hình thành nên quỹ ngân sách Nhà nước và thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. Mặc dù ngân sách có thể được huy động bằng nhiều cách khác nhau như đi vay, bán tài nguyên, nhưng không có một nguồn thu nào mang tính chất bền vững như thuế. Theo báo cáo hằng năm của Bộ Tài Chính, nguồn thu từ thuế chiếm hơn 90% ngân sách quốc gia. Bên cạnh đó, thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của nhà nước. Thông qua thu thuế, Nhà nước thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, góp phần vào việc điều chỉnh các mặt cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, ổn định xã hội và công bằng trong phân phối. Thông qua việc ban hành và thực hiện pháp luật thuế, Nhà nước thể chế hóa và thực hiện chính sách điều tiết đối với nền kinh tế, điều tiết thu nhập và tiêu dùng xã hội. Để phát huy tất cả các vai trò đó, hệ thống thuế nước ta có nhiều sắc thuế khác nhau, điều chỉnh những mục tiêu khác nhau. Căn cứ vào phương thức đánh thuế, hệ thống thuế có thể chia thành thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế tài sản là các loại thuế trực thu phổ biến nhất. Các loại thuế gián thu phổ biến là thuế giá trị gia tăng (VAT) hay thuế tiêu dùng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu. Thuế trực thu ít gây biến dạng và thường ổn định hơn nhưng thuế gián thu lại dễ thu hơn. Mỗi quốc gia có các Trườngchiến lược dựa vào mĐạiột số loại thu họcế để đảm b ảoKinh nguồn thu. Tuy nhiên,tế khuynhHuế hướng chung là các nước muốn gia tăng tỷ lệ thuế trực thu và giảm tỷ lệ phần thuế gián thu. Ở nước ta hiện nay do nhiều nguyên nhân như: trình độ nhận thức thuế chưa 2
  12. cao, chưa có niềm tin vào sự công bằng của thuế hay sự quản lý về thu thuế của cơ quan thuế chưa chặt chẽ, người nộp thuế chưa thực sự tiếp cận được với luật thuế[5], nên khi một sắc thuế được ban hành, phần lớn những người chịu thuế thường có phản ứng tiêu cực như gian lận thuế, trốn thuế, tránh thuế hoặc lách thuế, đặc biệt đối với những sắc thuế thuộc loại thuế trực thu, bởi lẽ thuế trực thu này đánh trực tiếp vào phần thu nhập của người chịu thuế, người chịu thuế cũng là người nộp thuế, phải nộp thuế trực tiếp cho Nhà nước, không thể chuyển giao gánh nặng thuế cho người khác nên họ cảm nhận gánh nặng về thuế lớn do đó thường dẫn tới những phản ứng từ chối hoặc tìm mọi cách để trốn lậu thuế. Theo thống kê của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, số thu từ thuế TNCN chiếm tỷ lệ gần 4% tổng thu ngân sách nhà nước nhưng với tốc độ tăng trưởng, hội nhập kinh tế nhanh và mạnh như hiện nay, các nhà kinh tế trong nước dự báo con số này chắc chắn sẽ tăng trong các năm tới. Nhưng song hành với đó thì các hiện tượng như trốn, tránh, lách thuế và gian lận thuế cũng không ngừng gia tăng, và càng ngày càng tinh vi hơn gây ra những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý thuế TNCN. Để tránh thất thu thuế, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải tìm ra hướng để ngăn chặn các hành vi trốn tránh thuế, khuyến khích mọi công dân tuân thủ thuế. Muốn vậy, trước tiên cần phải xác định nguyên nhân, nhân tố nào tác động và mức độ tác động của từng nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế làm giảm thuế TNCN của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát TrườngTìm hiểu các Đạinguyên nhân làmhọc giảm độ ngKinh cơ tuân thủ thu ế thutế nh ậpHuế cá nhân của đối tượng người nộp thuế là cá nhân cư trú trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra các giải pháp đúng, đủ và kịp thời để tăng mức tuân thủ thuế TNCN ở Huế. 3
  13. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân đồng thời phân tích và đánh giá thực trạng thu thuế TNCN của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2016 – 2018. - Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy các cá nhân chịu thuế TNCN nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế và các cá nhân chịu thuế TNCN thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế có thu nhập từ tiền công tiền lương và có thể thu nhập từ một số nguồn khác (hoạt động kinh doanh, ) - Phạm vi thời gian: Phân tích và đánh giá thực trạng thu từ thuế thu nhập cá nhân trong giai đoạn 2016 – 2018 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Khảo sát bảng hỏi đối với những cá nhân có phát sinh thu nhập chịu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong những khoảng thời gian tháng 11 và tháng 12 năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu - Số liệu sơ cấp của bài khóa luận được thu thập dựa trên kết quả điều tra từ TrườngCBCC thuế và các TCDNĐại thuộc phhọcạm vi quản lýKinh của Cục thuế tỉ nhtế TT Hu Huếế. - Xác định cỡ mẫu: Hiện nay, có nhiều cách để xác định cỡ mẫu cho đề tài nghiên cứu với nguyên tắc là cỡ mẫu càng cao thì độ chính xác càng lớn. 4
  14. - Phương pháp chọn mẫu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cá nhân nộp thuế TNCN, có đặc điểm là khá phân tán và khó tiếp cận nên tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên để kịp thời thu thập được đầy đủ dữ liệu phục vụ nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở tổng thể là tất cả các đối tượng chịu thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, và tổng thể mẫu thu được gọn lại là những cá nhân do Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý, tác giả chọn một số đơn vị thuận tiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế rồi tiến hành khảo sát các cá nhân làm việc và có thu nhập thuộc đơn vị đó. Cụ thể, tổng thể mẫu đó được chia thành hai nhóm nhỏ. Trong đó, nhóm 1 là những đối tượng làm việc trong khu vực Nhà nước bao gồm các đơn vị sự nghiệp (Kho bạc, Cục thuế ) và các đơn vị công chức công quyền của địa phương. Nhóm 2 là những đối tượng làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước (CTCP, CTTNHH, DNTN, ). Số lượng đối tượng khảo sát được chọn ngẫu nhiên, không phân chia tỷ lệ ở hai nhóm. Và đối với đề tài này thì tác giả cần phát ra và thu về được tối thiểu là 200 mẫu để giúp các phân tích có phần cụ thể, khách quan hơn. - Thiết kế bảng hỏi nghiên cứu: Đầu tiên, dựa trên cơ sở lý thuyết và nhu cầu nghiên cứu bảng hỏi sơ bộ được hình thành. Tác giả đã điều tra thử 10 mẫu với đối tượng điều tra là các nhân viên công tác tại phòng Kế toán Nhà nước, Kho bạc tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi thu mẫu về tác giả đã tổng hợp và tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia, những người có hiểu biết và đã tuân thủ thuế TNCN trên địa bàn tỉnh. Và tác giả cũng đã tham khảo và kế thừa các câu trong đề tài nghiên cứu “Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm Hoa Kỳ” của Bùi Thị Thúy Bình (2015) Bảng hỏi được trình bày ở Phụ lục 1. Trường- Thống kê môĐại tả được s ửhọcdụng để mô tảKinhnhững đặc tính cơtế bản củHuếa dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Phương pháp thống kê mô tả giúp thống kê các bảng biểu, số liệu thống kê về tình hình kê khai, 5
  15. quyết toán, hoàn thuế TNCN qua các năm; tình hình thực hiện dự toán về thuế TNCN qua các năm để thấy được tốc độ tăng trưởng, thực trạng công tác quản lý thuế TNCN trong thời gian qua. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, để đạt được các mục tiêu, khóa luận có kết cấu đề tài gồm có 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân và hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân. Chương 2. Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3. Giải pháp nâng cao tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế 6
  16. PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1. Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân. 1.1.1. Lịch sử ra đời và sự cần thiết của thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển, đối tượng nộp thuế là mọi dân cư trong nước và người nước ngoài có thu nhập phát sinh ở nước sở tại không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội. Đồng thời, tùy theo tính chất của các khoản thu nhập cá nhân, người ta chia thu nhập làm hai loại: thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên để tính thuế cho phù hợp. Thuế TNCN ra đời đầu tiên ở Hà Lan năm 1797, sau đó nhanh chóng áp dụng tại các nước công nghiệp như ở Anh năm 1799 với ý nghĩa như một hình thức tạm thu nhằm mục đích trang trải cho cuộc chiến tranh chống Pháp và được chính thức áp dụng vào năm 1942. Sau đó nhiều nước khác cũng áp dụng thuế này như: Nhật Bản năm 1887, Đức năm 1889, Mỹ năm 1913, Pháp năm 1916, Trung Quốc thì thuế thu nhập cá nhân ra đời năm 1914, tuy nhiên đến năm 1955 mới trở thành một sắc thuế độc lập, và Liên Xô năm 1922 Và Mỹ trở thành quốc gia có tỷ suất thuế TNCN lớn nhất thế giới, chiếm 30 – 60 % tổng thu vào ngân sách nhà nước. Đến nay, đã có hơn 180 nước trên thế giới áp dụng thuế TNCN và mỗi quốc gia áp dụng thuế TNCN khác nhau. Hiện nay trên thế giới có 02 phương pháp đánh thuế: Có nước tính thuế từng khoản thu nhập thực tế của mỗi cá nhân, có nước tính thuế trên tổng thu nhập của cả Trườnghộ gia đình: Đại học Kinh tế Huế  Cách thứ nhất: được áp dụng phổ biến ở Anh, Nhật, Thụy Điển, các nước Châu Phi, Liên Xô, Hunggari, Tiệp Khắc và Việt Nam cũng áp dụng cách tính thuế 7
  17. này Ưu điểm của cách tính thuế này là đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Nhưng có nhược điểm là chưa đảm bảo yêu cầu phân phối lại thu nhập quốc dân qua thuế sao cho có hiệu quả và đáp ứng được sự công bằng xã hội và nhất là đối với những cá nhân có nhiều người phụ thuộc theo.  Cách thứ hai: được áp dụng ở Pháp, Hà Lan Các chuyên gia cho rằng cách này công bằng hơn về mặt đạo đức xã hội nhưng không kịp thời vì mỗi gia đình đều có ít nhất hai người trở lên. Đã có nhiều người thì sẽ có nhiều khoản thu nhập khác nhau, do đó phải mở sổ sách kế toán, theo dõi từng nguồn thu nhập và phải đối chiếu với nơi phát sinh thu nhập, vì có nhiều phức tạp nên rất ít quốc gia áp dụng cách này. Ở Việt Nam trước năm 1975, chính quyền Sài Gòn đã áp dụng thuế TNCN nhưng với tên gọi là thuế lợi tức lương bổng năm 1962 sau đó được cải cách vào năm 1972. Hiện tại, cơ chế quản lý và cơ chế kinh tế đã thay đổi theo hướng kinh tế thị trường, mức độ phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn nên để thực hiện điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, ngày 27/12/1990, Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế TNCN, có hiệu lực từ ngày 01/04/1991. Để cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Quốc hội đã nhiều lần sửa đổi và bổ sung Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao vào các năm 1992, 1993, 1994, 1997, 2001, 2004. Ngày 21/11/2007 Quốc hội đã ban hành Luật thuế TNCN, được áp dụng vào 01/01/2009 và được sửa đổi ở luật thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 ngày 01/07/2013, sau đó được sửa đổi một số điều tại luật 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014[11]. Bộ Tài chính cho rằng cần thiết phải xây dựng và ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân với những lý do sau: Thứ nhất, ban hành Luật thuế TNCN là cần thiết để thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước về tài chính. TrườngThứ hai, ban Đại hành Luật thuhọcế TNCN nhKinhằm thực hiện công tế bằng Huế xã hội, tăng cường kiểm tra kiểm soát, phân phối thu nhập và thu hẹp sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế. 8
  18. Thứ ba, ban hành Luật thuế TNCN góp phần hoàn thiện chính sách thuế, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ tư, ban hành Luật thuế TNCN nhằm đảm bảo ổn định nguồn lực cho ngân sách Nhà nước. 1.1.2. Khái niệm về thuế thu nhập cá nhân. Thuế TNCN là loại thế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận chính đáng của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định, thường là từng năm, từng tháng, từng lần, không phân biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập, nhằm thực hiện công bằng xã hội, động viên một phần thu nhập của cá nhân vào ngân sách Nhà nước và có thể sử dụng để điều tiết nền kinh tế vĩ mô (Bộ Tài chính, 2008). Thuế TNCN là nguồn thu quan trọng của ngân sách quốc gia và là sắc thuế có phạm vi điều chỉnh rộng tác động trực tiếp đến lợi ích lao động của từng cá nhân trong xã hội nên thuế TNCN có gốc độ kỹ thuật tính thuế tương đối phức tạp. Nhờ đó mới đảm bảo được công bằng xã hội, người có thu nhập cao hơn thì trước và sau khi nộp thuế họ vẫn còn một khoản thu nhập cao hơn so với người có thu nhập thấp khi chưa nộp thuế. 1.1.3. Đặc điểm và vai trò của thuế thu nhập cá nhân. 1.1.3.1. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân. - Thuế TNCN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế. - Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế có độ nhạy cảm cao, là loại thuế liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp thuế và liên quan hầu hết các cá nhân trong xã hội. Người chịu thuế thường khó có thể chuyển giao gánh nặng thuế cho người khác, nên tâm lý của người chịu thuế thường nặng nề hơn khi thực hiện nghĩa vụ thuế này so với Trườngthuế gián thu. Đại học Kinh tế Huế - Thuế TNCN là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Nó động viên một chiều, không phải là khoản thù lao mà người nộp thuế phải trả cho Nhà 9
  19. nước do được hưởng các dịch vụ Nhà nước cung cấp. - Thuế TNCN luôn gắn liền với chính sách xã hội của mỗi quốc gia, hầu hết các quốc gia đều gắn chính sách thuế TNCN với một số chính sách xã hội khác (như phúc lợi công cộng, chăm sóc sức khỏe ) - Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần. Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân là điều tiết mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Do vậy, việc sử dụng thuế suất lũy tiến từng phần sẽ đáp ứng được nhu cầu đó vì phần thu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính thuế suất cao. - Thuế thu nhập cá nhân không tác động nhiều đến giá cả hàng hóa dịch vụ. - Thuế thu nhập cá nhân có diện đánh thuế rất rộng và được thể hiện như sau: Một là, đối tượng đánh thuế TNCN là toàn bộ các khoản thu nhập của cá nhân thuộc diện đánh thuế chứ không phân biệt nguồn gốc phát sinh (trong nước hay ở nước ngoài) của khoản thu nhập đó. Hai là, toàn bộ những người có thu nhập đều là đối tượng phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân, bao gồm tất cả công nhân của nước sở tại và những người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên nhưng có số ngày có mặt, làm việc, có thu nhập theo mức độ quy định của nhà nước về Luật thuế TNCN[1]. - Xét về góc độ kinh tế, thuế thu nhập cá nhân có tính trung lập cao hơn so với các loại thuế khác vì việc tăng hay giảm thuế thu nhập cá nhân hầu như không kéo theo những biến đổi về kinh tế. 1.1.3.2. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân. - Góp phần tạo lập nguồn thu quan trọng cho NSNN: Thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng có phạm vi điều chỉnh rộng nên khả năng tạo được nguồn tài chính cho Nhà nước là rất lớn. Mặt khác, thuế TNCN càng có ý nghĩa ổn định Trườngnguồn ngân sách qu Đạiốc gia trong bhọcối cảnh giả mKinh dần các loại thu ếtếxuất nhHuếập khẩu do yêu tự do hóa thương mại. Nền kinh tế nước ta càng ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người của cá nhân ngày càng tăng từ đó thuế TNCN sẽ góp phần quan 10
  20. trong vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước. - Là công cụ góp phần thực hiện công bằng xã hội: Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, có tính đến yếu tố giảm trừ gia cảnh, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Thêm vào đó khi thu nhập cá nhân tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng thêm với mức biểu thuế lũy tiến từng phần đã điều tiết được thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội. Ở nước ta hiện nay, thu nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch nhau, số đông cư thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang lại số thu lớn cho ngân sách Nhà nước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có vị trí cực kì quan trọng, do đó việc điều tiết thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội. - Là công cụ kinh tế vĩ mô được Nhà nước sử dụng điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm. Loại thuế này điều tiết trực tiếp thu nhập cá nhân nên một mặt tác động trực tiếp đến tiết kiểm, mặt khác làm cho khả năng thanh toán của các cá nhân bị giảm. Từ đó cầu hàng hóa, dịch vụ giảm sẽ tác động đến sản xuất. - Thuế thu nhập cá nhân góp phần khắc phục hạn chế của những thuế khác như thuế GTGT, thuế TTĐB. Vì những thuế này đều có nhược điểm là tính lũy thoái. Khi tiêu thụ một lượng hàng hóa mọi người không phân biệt giàu nghèo đều chịu thuế như nhau, còn thuế TNCN không có tích lũy thoái hóa như thế này. - Hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trong những trường hợp DN kê Trườngkhai tăng chi phí h ợĐạip lí khi tính thuhọcế TNDN đKinhể giảm chi phí thu tếế TNDN, Huế thì các cá nhân nhận được khoản tiền này sẽ phải nộp thêm thuế TNCN. - Góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp. Thực tế đã chứng minh nhiều 11
  21. khoản thu nhập của một số cá nhân nhận được từ việc thực hiện các hành vi bất hợp pháp hoặc bằng cách lợi dụng những kẻ hở của pháp luật mà nhà nước không kiểm soát được như tham ô, nhận hối lộ, buôn bán hàng quốc cấm, trốn tránh thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước và công dân Những hành vi này ảnh hưởng rất xấu đến đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Phải kết hợp hữu hiệu nhiều biện pháp để ngăn chặn và chống lại những hành vi trên, một trong số các biện pháp ngăn chặn đó phải kể đến vai trò của thuế thu nhập cá nhân. Tóm lại, thuế TNCN đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, vì công tác quản lý thuế thu nhân còn nhiều hạn chế nên những vai trò này vẫn chưa thực sự được phát huy ở những nước chậm phát triển. 1.1.4. Đối tượng thuế thu nhập cá nhân. 1.1.4.1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. - Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam (quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân). - Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. - Cá nhân không cư trú là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, có thu nhập chịu thuế, sinh sống ở Việt Nam hay đi nước ngoài vì lý do công tác, lao động hay học tập. - Cá nhân là người nước ngoài làm việc ở Việt Nam có thu nhập chịu thuế, có thu nhập phát sinh từ Việt Nam không hiện diện tại Việt Nam. - Cá nhân kinh doanh trước đây chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nay chuyển Trườngsang chịu thuế thu nhĐạiập cá nhân: Hhọcộ kinh doanh Kinh cá thể, cá nhân hànhtế ngh Huếề độc lập (có hoặc không có văn phòng, địa điểm hành nghề cố định) như bác sĩ, luật sư, họa sĩ, Cá nhân cho thuê tài sản: nhà đất, máy móc, 12
  22. 1.1.4.2. Đối tượng quyết toán thuế thu nhập cá nhân. - Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập (gọi chung là doanh nghiệp) có phát sinh chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có ủy quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân. - Tổ chức trả thu nhập chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật doanh nghiệp thì phải quyết toán thuế đối với số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản và cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động để làm cơ sở cho người lao động thực hiện quyết toán thu nhập cá nhân. Trường hợp sau khi tổ chức tại doanh nghiệp, người lao động được quyền điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới, và cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thuế thay cho người lao động. Riêng tổ chức trả thu nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức chi trả thu nhập không thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân, chỉ cung cấp cho cơ quan thuế danh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm, chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động. - Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm quyết toán nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị được hoàn hoặc bù trừ Trườngvào kỳ kê khai thuế tiĐạiếp theo. học Kinh tế Huế Cá nhân có thể thực hiện quyết toán bằng một trong hai cách: tự làm trực tiếp với cơ quan thuế hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thay nếu đủ điều kiện. 13
  23. - Các trường hợp không bắt buộc cá nhân quyết toán thuế TNCN Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ số thuế vào kỳ sau. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công kí hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị mà có thu nhập vãng lai ở nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng, đã được tổ chức chi trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này. - Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm đã khấu trừ mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 14 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì không quyết toán thuế với phần thu nhập này. 1.1.5. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân. - Tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần: cá nhân cư trú có ký HĐLĐ từ 03 tháng trở lên. - Khấu trừ 10%: cá nhân cư trú không ký HĐLĐ hoặc kí HĐLĐ dưới 03 tháng, có tổng mức thu nhập từ 2.000.000 đ/lần trở lên. - Khấu trừ 20%: đối với cá nhân không cư trú. 1.1.5.1. Đối tượng cá nhân cư trú kí HĐLĐ từ 03 tháng trở lên. - Căn cứ tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh là: Thu nhập tính thuế, thuế suất và được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần. - Các trường hợp tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần: Hợp đồng lao động trên 03 tháng (kể cả trường hợp ký hợp đồng từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi, Trườngnhững cá nhân ký h ợĐạip đồng trên 03học tháng nhưng Kinh nghỉ sinh trước khitế kết thúcHuế HĐLĐ). Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất Trong đó: 14
  24. i. Thu nhập tính thuế Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế - Mà tổng thu nhập là các khoản thu nhập bao gồm tiền công, tiền lương, tiền thu lao và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công, bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp - Các khoản được miễn thuế bao gồm: Tiền ăn giữa ca, tiền ăn trưa không vượt quá 730.000 đ/tháng (nếu doanh nghiệp tự nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho nhân viên thì được miễn toàn bộ). Các khoản phụ cấp trang phục không quá 5.000.000 đ/năm (nếu chi bằng hiện vật thì được miễn toàn bộ, nếu chi bằng cả tiền và hiện vật thì số tiền không được vượt quá 5.000.000 đ/năm/người còn hiện vật thì được miễn toàn bộ). Các khoản chi phụ cấp điện thoại, công tác phí theo quy chế của công ty. Tiền phụ cấp thuê nhà không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà). Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN. Theo Luật thuế TNDN quy định thì: Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. - Các khoản giảm trừ bao gồm: Giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế: 9.000.000 đ/tháng và 108.000.000 đồng/năm. Đối với người phụ thuộc 3.600.000 đ/tháng/người. Trường Các khoả n Đạibảo hiểm bắ t họcbuộc: Bảo hi ểKinhm xã hội, bảo hi ểmtế y tế , bHuếảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt. ii. Thuế suất 15
  25. Thuế suất áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau: Bảng 1.1. Biểu thuế lũy tiến từng phần và số thuế phải nộp Bậc Thu nhập tính Thuế Tính số thuế phải nộp thuế/tháng suất Cách 1 Cách 2 1 0 đến 5 trđ 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT 2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10%TNTT 10%TNTT – 0,25 trên 5 trđ trđ 3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15%TNTT 15%TNTT – 0,75 trên 10 trđ trđ 4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20%TNTT 20%TNTT – 1,65 trên 18 trđ trđ 5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT 25%TNTT – 3,25 trên 32 trđ trđ 6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30%TNTT 30%TNTT – 5,85 trên 52 trđ trđ 7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35%TNN 35%TNTT – 9,85 trên 80 trđ trđ (Nguồn: Điều 22 Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 QH khóa 12) 1.1.5.2. Cá nhân cư trú không kí HĐLĐ hoặc kí HĐLĐ dưới 03 tháng. Khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trước khi trả thu nhập cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 Trườngđồng trở lên. Đại học Kinh tế Huế Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ trên, nhưng theo ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia 16
  26. cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thù cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN (theo mẫu 02/CK-TNCn theo TT92). Tuy nhiên cá nhân làm cam kết phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết. 1.1.5.3. Cá nhân không cư trú. Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất Trong đó: i. Thu nhập chịu thuế là thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú xác định như đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú. ii. Thuế suất Thuế suất áp dụng đối với cá nhân không cư trú ứng với các nguồn thu nhập là: - Thu nhập từ tiền công, tiền lương 20% - Thu nhập từ kinh doanh, trong đó kinh doanh hàng hóa 1%; kinh doanh dịch vụ 2%; kinh doanh khác 3%. - Thu nhập từ đầu tư vốn 5%. - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn 0,1%. - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 2%. - Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5%. - Thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế quà tặng 10%. 1.2. Lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế. 1.2.1. Khái niệm tuân thủ thuế. Tuân thủ thuế là một thuật ngữ phức tạp, các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu thuật ngữ này theo những hướng khác. Hiện nay, trên thế giới và trong nước có rất Trườngnhiều phát biểu về vấĐạin đề này, có thhọcể hiểu nó thông Kinh qua những đ ịnhtế nghĩa Huếsau. Tuân thủ thuế là báo cáo thu nhập, thanh toán toàn bộ nghĩa vụ thuế bằng cách thực hiện các điều khoản quy định của luật, pháp lệnh, hoặc phán quyết của tòa án[13]. 17
  27. Tuân thủ thuế được định nghĩa là người nộp thuế nộp tờ khai thuế vào thời điểm thích hợp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của các luật thuế, các quyết định của tòa án[9]. Theo Nguyễn Thị Thanh Hoài (2011), tuân thủ thuế là việc chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo đúng luật định, bao gồm các hoạt động đăng ký, kê khai, báo cáo, nộp thuế. Bất kì sự vi phạm nào xuất hiện ở một trong các khâu đều dẫn đến sự không tuân thủ thuế ở mức độ khác nhau[7]. Ngoài ra việc không tuân thủ thuế của người nộp thuế tại nước ta quy định ở các văn bản pháp lý theo Luật định, Thông tư, các văn bản hướng dẫn liên quan và được quy định tổng quát ở thời điểm hiện tại căn cứ vào Điều 7 của Luật Quản Lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản Lý Thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội liên quan đến nghĩa vụ của người nộp thuế như sau: - Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật. - Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. - Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. - Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. - Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế. - Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho ngươi mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. - Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác Trườngđịnh nghĩa vụ thu ế, Đại số hiệu và nhọcội dung giao Kinh dịch của tài kho ảtến mở tạHuếi ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. 18
  28. - Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật. - Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định. Như vậy có thể hiểu: Tuân thủ thuế của người nộp thuế là việc người nộp thuế tự giác chấp hành và thực hiện đầy đủ, chính xác và kịp thời nghĩa vụ về thuế theo đúng luật định, bao gồm các hoạt động đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và tuân thủ các yêu cầu khác về quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Về phân loại, người ta thường chia người nộp thuế thành nhiều nhóm dựa trên nhiều cách, có thể kể đến các cách như sau: - Phân loại người nộp thuế tính chất tuân thủ: (1) Nhóm tuân thủ hành chính. (2) Tuân thủ kỷ luật. - Phân loại theo nội dung tuân thủ thuế: (1) Tuân thủ trong việc đăng ký thuế. (2) Tuân thủ trong việc nộp hồ sơ kê khai thuế. (3) Tuân thủ trong việc báo cáo thông tin đầy đủ và chính xác. (4) Tuân thủ trong việc nộp thuế. Nếu người nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đúng một trong các tiêu chuẩn trên thì người nộp thuế đó được xem như là không tuân thủ thuế. Có 03 hình thức khác nhau về không tuân thủ thuế như sau[10]: (1) Không nộp tờ khai thuế thuộc bất kỳ loại nào. (2) Không kê khai thu nhập nhận được trên tờ khai thuế. (3) Giảm thu nhập chịu thuế bằng cách kê khai không đúng những khoản miễn Trườnggiảm, loại trừ, hay khĐạiấu trừ. học Kinh tế Huế Hoặc là căn cứ vào lịch sử tuân thủ thuế trên thế giới, mô hình Grabosky và Brainthwaise năm 1986 đã chia toàn bộ người nộp thuế thành 04 nhóm chính tương 19
  29. ứng với mức độ tuân thủ như sau: (1) Nhóm sẵn sàng tuân thủ (2) Nhóm cố gắng tuân thủ nhưng không phải lúc nào cũng thành công (3) Nhóm không muốn tuân thủ nhưng sẽ tuân thủ nếu cơ quan thuế quan tâm (4) Nhóm quyết không tuân thủ Tổng quát, không tuân thủ thuế có những biểu hiện cơ bản sau đây: (1) Chậm nộp hoặc không nộp tờ khai thuế (2) Khai thu nhập không chính xác (3) Khái khống các khoản được giảm trừ (4) Không nộp thuế đầy đủ và đúng hạn 1.2.2. Ý nghĩa của việc đánh giá tính tuân thủ thuế của người nộp thuế. Công tác quản lý thuế hiện nay đối với Việt nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung phải đứng trước nhiều thách thức khác nhau. Một trong những thách thức đó là sự đa dạng hành vi tuân thủ thuế trong khi nguồn nhân lực cho quản lý thu thuế có giới hạn. Sự phức tạp về hành vi tuân thủ thuế ngày càng tăng và khó nắm bắt đã gây ra cho cơ quan thuế không ít áp lực trong kiểm tra và xử lý cũng như hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo số thu ngân sách nhà nước nhằm hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản lý đất nước trong một xã hội ngày càng phát triển như hiện nay. Chính vì vậy, tuân thủ thuế đã trở thành một chủ đề nghiên cứu quan trọng. Việc tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ đã giúp làm sáng tỏ hành vi của người nộp thuế, từ đó hoàn thiện công tác quản lý thuế, giúp giải quyết bài toán khó trong thực hiện chức năng và nhiệm vụ của cơ quan thuế. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, cơ quan thuế cần phải phân định, phân chia người nộp thế và đánh giá hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế theo các cấp độ tuân thủ , khi đó mới có biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra thuế phù hợp và hiệu quả, từ đó giảm Trườngthiểu tối đa các hành Đại vi trốn thu ế,học tránh thuế vàKinh không tuân thủ thutếế, đ ảmHuế bảo nguồn thu tài chính cho Quốc gia. Ngoài ra, việc đánh giá hành vi tuân thủ thuế nói chung và tuân thủ thuế thu nhập cá nhân nói riêng giúp cơ quan Thuế tối ưu hóa chi phí quản lý, 20
  30. chi phí thanh tra kiểm tra cũng như phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, tránh lãng phí. Hơn nữa, đánh giá tốt hành vi tuân thủ thuế TNCN, còn giúp tìm ra những yếu tố, nguyên nhân tương tự ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các sắc thuế khác, hạn chế gây thất thoát số thu vào ngân sách Nhà nước, từ đó có những biện pháp cải thiện phù hợp hơn, hiệu quả hơn, góp phần ổn định nguồn ngân sách. 1.3. Mã số thuế Theo Bùi Thị Thúy Bình (2015), ở Mỹ, cá nhân nào muốn tồn tại lâu dài đều phải có SNN (viết tắt của Social Security Number và là MST ở Mỹ). Nếu muốn xin việc, muốn có giấy phép lái xe, muốn sử dụng các dịch vụ tiện ích như điện thoại, điện nước, internet, tất cả đều phải cần có SNN. Ngược lại, ở Việt Nam, những việc như vậy không liên quan đến MST mà liên quan đến chứng minh nhân dân/thẻ căn cước. Mã số thuế ở Việt Nam chỉ có tác dụng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Đến năm 2011, phần lớn MST được cấp cho những người là công ăn lương, những người hành nghề tự do vẫn đang còn nằm ngoài sự quản lý của cơ quan thuế. Cụ thẻ, hai năm sau khi luật thuế thu nhập cá nhân được áp dụng, đến hết năm 2011 đã cấp đưuọc 15,9 triệu mã số thuế. trong đó có 12,6 triệu mã số thuế được cấp cho người làm công ăn lương và 3,3 triệu mã số thuế được cấp cho các hộ gia đình và cá nhân kinh doanh. Năm 2011, có 3,87 triệu người làm công ăn lương nộp thuế và chiếm gần như tổng số thuế TNCN mà nhà nước thu được. Các hộ gia đình và cá nhân kinh doanh cũng có nộp thuế nhưng không đánh kể. Có 194.863 hộ/cá nhân kinh doanh nộp thuế trong tổng số 2,8 triệu đối tượng được cấp MST (Bộ Tài chính 2012). Đến năm 2015, những người được khai là ngươi phụ thuộc buộc phải có MST. Quy định này làm tăng số lượng người đăng ký MST song vẫn chưa bao quát được những người hành nghề tự do. Trường1.4. Tính công Đại bằng học Kinh tế Huế Luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam dường như đang có sự đánh đổi giữa đơn giản và công bằng, dựa trên tiêu chí thu nhập gộp hơn là khả năng nộp thuế để 21
  31. đánh thuế người lao động. Năm 2018, luật chỉ cho phép giảm trừ gia cảnh với mức giảm trừ là đối với người nộp thuế 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm và đối với người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. Các quy định về giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế thì đã rõ ràng nhưng khái niệm về người phụ thuộc thì lại khá rắc rối và chặt chẽ. Các điều kiện như phải là con đẻ dưới 18 tuổi, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng ngoài tuổi lao động và không có thu nhập quá 1 triệu đồng/tháng. Nếu chẳng may người lao động bị tai nạn nặng và phải chi trả nhiều khoản tiền cho việc chữa trị thì các khoản này không được trừ trước khi nộp thuế. Hay các gia đình có con nhỏ mới sinh nhưng bố mẹ phải đi làm nên cần có người chăm sóc hoặc sử dụng các dịch vụ của các trường tư nhân thì họ cũng không được trừ các khoản đó khi nộp thuế. Song song đó, những người có cùng thu nhập với những người trong ví dụ nêu trên lại không phải mất các khoản đó sẽ được lợi hơn nhiều. Mặt khác, luật thuế TNCN ở Việt Nam hiện tại đã không cho phép người nộp thuế trừ các khoản chi phí để tạo ra khoản thu nhập. Các diễn viên không được phép trừ chi phí cho trang phục, trang điểm; các bác sĩ làm thêm ngoài giờ không được phép trừ tiền đi lại, ăn uống phục vụ cho việc khám chữa bệnh; các kiến trúc sư không được phép trừ chi phí cho việc đi điều tra môi trường, quan sát công trình, Qua đây, cho ta thấy được luật thuế TNCN không bằng nếu so những trường hợp trên với những người không phải tốn chi phí gì đáng kể. Theo nghiên cứu của Bùi Thị Thúy Bình (2015), sở dĩ ở Mỹ có các quy định chi tiết về các khoản giảm trừ, người nộp thuế có thể ước lượng một số chi phí mà không cần hóa đơn là do có thể kiểm tra chéo thu nhập, hoặc kiểm tra các giao dịch ở ngân hàng. Còn ở Việt Nam, hiện tại cơ quan thuế vẫn chưa làm việc đó do nền kinh tế không chính thức khá cao. Ước tính khoảng 50% thu nhập quốc dân là từ khu vực phi chính thức. Hơn nữa, nếu cho phép trừ chi phí tạo ra thu nhập như ở Mỹ thì việc dùng Trườnghóa đơn, các chứng Đạitừ khống/gi ả họcsẽ nhiều trong Kinh khi ngành thuế chưatế đ ủHuếnăng lực để kiểm tra. Do vậy, Việt Nam mới có các quy định như thế về giảm trừ gia cảnh ở trên. 1.5. Tính hiệu quả về mặt chi phí 22
  32. Hiện tại, cơ quan thuế ở Việt Nam là cơ quan hành chính công lớn nhất cả nước. Theo số liệu từ Tổng Cục thuế năm 2014, có hơn 44.000 các bộ tại các cơ quan thuế, được chia thành ba cấp là Tổng cục thuế ở Hà Nội, 63 cục thuế ở 63 tỉnh thành và 659 chi cục thuế ở các quận huyện. Chi phí cho hoạt động quản lý thuế của các cơ quan thuế Việt Nam chiếm 2% số thu thuế nói chung. Do số thu từ các loại thuế gián thu khá dễ và lớn, số thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp cũng lớn nên có lẽ chi phí để thu một đồng thuế TNCN lớn hơn con số 2%. 1.6. Chi phí của việc không tuân thủ thuế. Trên thực tế, công tác kiểm tra của ngành thuế còn rất sơ khai. Theo quy định hiện hành của luật thuế thì người nộp thuế có thể bị phạt tiền và phạt 7 năm tù nếu phạm tội trốn thuế một cách nghiêm trọng. Vì hệ thống cơ quan thuế ở Việt Nam chưa có một cơ chế kiểm tra thuế đồng bộ và ngẫu nhiên. Đối với những đối tượng làm công ăn lương thì chỉ cần nhập mã số thuế của họ vào hệ thống là sẽ biết ngay được họ có quyết toán thuế đúng quy định hay không. Tuy nhiên, khai sai thuế hoặc tránh thuế ở những đối tượng này thường có xác suất thấp và nếu có thì số tiền trốn thuế cũng không nhiều nên các cán bộ thuế ít khi kiểm tra/không để ý đến. Bên cạnh đó, các nhân vật nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng lớn và mang nhiều khả năng trốn/tránh thuế thường bị cơ quan thuế để ý đến điển hình như diễn viên, ca sĩ, cầu thủ, bác sĩ, Hiện nay, trên các kênh truyền thông thông tin đại chúng cũng như website của cục thuế, việc trốn thuế thu nhập doanh nghiệp được công bố và phanh phui khá nhiều. Nhưng, thông tin của các cá nhân trốn thuế thu nhập cá nhân thì thường được che lấp đi và rất hiếm khi công bố và vẫn chưa có nhiều trường hợp những cá nhân đó bị phạt nặng vì tội trốn thuế thu nhập cá nhân. Thay vì bị phạt nặng thì những người vi phạm thuế TNCN lên tới hàng tỷ đồng chỉ bị truy thu (là một quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng chịu thuế phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách Trườngnhà nước) với lý doĐại là các quan học chức ngành Kinh thuế cũng cho r ằngtế nhữ ngHuế người này không hiểu biết về pháp luật thuế chứ không cố tình trốn thuế (Phạm Huyền, 2013). Báo Sao Việt (2015) cũng đã thẳng thắn nêu lên vấn đề nhức nhối này:”Trên thế 23
  33. giới đã có nhiều người nổi tiếng trốn thuế bị điều tra, truy tố. Còn ở Việt Nam, tình trạng này đã diễn ra từ lâu nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý mạnh tay nên nhiều người nhờn luật.” Qua đây, ta thấy được sự quản lý lỏng lẻo và các công tác kiểm tra còn sơ khai và chưa mang tính thống nhất đồng bộ, chỉ tập trung vào một số bộ phận nhất định, không ngẫu nhiên, bên cạnh đó những trường hợp vi phạm thuế TNCN cũng không được công khai phạt, tất cả các lý do trên đã dẫn tới chi phí không tuân thủ thuế TNCN rất thấp tại Việt Nam nói chung. 1.7. Lợi ích của việc tuân thủ thuế TNCN Bên cạnh chi phí không tuân thủ thấp thì còn tồn tại thêm một vấn đề nữa là lợi ích của việc tuân thủ thuế TNCN. Thực tế ở Việt Nam, lợi ích của việc tuân thủ thuế dường như là rất thấp và khá ít. Nguyên nhân gây nên vấn đề này là vì các khoản trừ trước khi xác định thu nhập chịu thuế chưa được cụ thể và hợp lý; công tác hỗ trợ khai và nộp thuế TNCN chưa được chú trọng nhiều; các dịch vụ công chưa được nhà nước chú trọng nhiều chưa thấy rõ được lợi ích trực tiếp từ việc nộp thuế TNCN. Khi kết nối các nguyên nhân vừa nêu trên, lợi ích thấp lại thêm việc hỗ trợ tuyên truyền thuế không tốt chưa đúng bài, làm cho việc khai và nộp thuế trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Hơn nữa, chi phí của việc không tuân thủ lại thấp, chênh lệch quá nhiều so với việc phải tuân thủ thuế, cũng không thu được những lợi ích hữu hình tức khắc từ việc tuân thủ đó. Nên ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung việc thực hiện tuân thủ thuế là không cao. 1.8. Đề xuất mô hình nghiên cứu Cơ quan thuế hoặc những người nghiên cứu có thể tự tiến hành hoặc phối hợp với các đơn vị, tổ chức khác thực hiện điều tra, khảo sát NNT. Theo Shukla và cộng sự (2011), việc không tuân thủ thế có nguyên nhân chủ quan gồm: chính sách thuế, năng lực của cơ quan thuế, tính hiệu quả và liêm chính, chi Trườngphí tuân thủ. Nguyên Đại nhân khách quanhọc gồm: trách Kinh nhiệm giải trình tế trong chiHuế tiêu công, tham nhũng, và quy mô của nền kinh tế phi chính thức. Theo Bùi Thị Thúy Bình (2015) đã phân tích, hai yếu tố nhằm nâng cao sự tuân 24
  34. thủ thuế gồm: giàm chi chí và tăng lợi ích của việc tuân thủ thuế; giảm lợi ích và tăng chi phí của việc không tuân thủ thuế. Để giảm chi phí tuân thủ thì luật thuế cần đơn giản, số mức thuế hợp lý, dịch vụ trợ giúp về chuyên môn tốt. Còn những yếu tố làm tăng lợi ích của việc tuân thủ là luật thuế cần phải rõ ràng, nhất quán và hướng dẫn đến hoàn cảnh của từng người/gia đình; việc khai/quyết toán thuế dễ dàng và dịch vụ hỗ trợ tốt; công tác hoàn thuế dễ dàng; lợi ích trực tiếp từ việc đóng thuế cao; tiền thuế được sử dụng đúng mục đích. Để tăng chi phí của việc không tuân thủ, cần phải tăng xác suất bị phát hiện, có các hình phạt thích đáng và áp dụng các hình phạt này nghiêm minh, công bằng. Tác giả đã thực hiện đề tài này trên cơ sở kế thừa mô hình nghiên cứu của Shakla và cộng sự (2011) (Sơ đồ 1.1) Sơ đồ 1.1 – Mô hình nghiên cứu của Shalka và cộng sự (2011) Chính sách thuế Trách nhiệm thu nhập cá nhân giải trình trong chi tiêu công Hành vi của người nộp thuế Sự quản lý thuế Trốn thuế Tránh Tham nhũng (Năng lực, Hiệu thuế quả, liêm chính) Mức độ không tuân thủ Nền kinh tế Chi phí tuân thủ Thất thoát nguồn thu phi chính thức Trường Đại học KinhNguồn: Shalka tế và c ộHuếng sự (2011) 1.9. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 1.9.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước. 25
  35. Trên thế giới đã có không ít đề tài nghiên cứu về sự tuân thủ thuế nói chung và tuân thủ thuế TNCN nói riêng, đều có những thành công và đạt được những kết quả nhất định góp phần vào sự nghiệp quản lý thuế. Sau đây là một số công trình nổi tiếng: Công trình nghiên cứu của Allingham và Sandmo với đề tài tên “Income Tax Evasion: A Theoretical Analysis” vào năm 1972. Đây được xem là nghiên cứu tiên phong về hành vi tuân thủ thuế. Kết quả của nghiên cứu cho thấy hành vi trốn thuế phụ thuộc nghịch biến vào mức phạt và nguy cơ bị phạt. Vì vậy, giải pháp được đề xuất là cơ quan thuế phải thường xuyên kiểm tra thuế và xử phạt[9]. Một nghiên cứu khác của Keith Walsh với tên “Understanding Taxpaper Behavior” đã được công bố gần đây. Nghiên cứu đã cho ra mô hình gồm 05 biến ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế bao gồm[11]: (1) Sự làm nản lòng: Tính chặt chẽ và nghiêm minh của pháp luật, tinh thần mẫn cảm và liêm chính của nhân viên quản lý thuế, sự trợ giúp hữu hiệu của hệ thống thông tin. (2) Chuẩn mực xã hội: Thái độ thượng tôn pháp luật, đề cao trách nhiệm của công dân trong cộng đồng. (3) Công bằng và niềm tin: Niềm tin của người nộp thuế vào sự đối xử công bằng trong thực thi nghĩa vụ tài chính đối với đất nước. (4) Cơ hội và sự phức tạp: Sự kiểm tra và phối hợp nghĩa vụ chặt chẽ từ cơ quan quản lý thuế và cơ quan nhà nước có liên quan đối với mọi giao dịch kinh tế khiến cho cơ hội gian lận thuế giảm xuống. (5) Kinh tế vĩ mô và vai trò của chính phủ: Tăng trưởng GDP, công ăn việc làm và hành động cụ thể, hiện hữu của chính phủ đối với nền kinh tế. Nghiên cứu của Fisher và các cộng sự đã phân tích và cho rằng mô hình Tuân thủ thuế chịu ảnh hưởng bởi các biến như sau[12]: Trường(1) Hệ thống Đạithuế: Thuế suhọcất, hình phạ t, Kinhkhả năng bị phát hitếện, s ự Huếphức tạp của hệ thống thuế. (2) Thái độ và nhận thức: Sự công bằng, đạo đức và ảnh hưởng của nhóm. 26
  36. (3) Cơ hội không tuân thủ thuế: Mức thu nhập, nguồn thu nhập và nghề nghiệp. (4) Các yếu tố nhân khẩu như: Giới tính, tuổi tác và giáo dục. Và kết quả là mô hình này trở nên rất nổi tiếng và được công bố rộng rãi. 1.9.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. Công trình nghiên cứu của Bùi Thị Thúy Bình (2015), trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài nghiên cứu là “Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm Hoa Kỳ”. qua quá trình phân tích và khảo sát, tác giả đã đưa ra năm vấn đề làm giảm động cơ tuân thủ thuế TNCN ở Việt Nam là[1]: (1) Thông tin về thuế TNCN vừa thiếu vừa không nhất quán (2) Các chế tài còn lỏng lẻo không đủ tính răn đe (3) Công tác hành thu không đồng nhất (4) Tình trạng tiêu cực, tham nhũng tràn lan và sử dụng ngân sách nhà nước không hiệu quả làm cho người dân không có động cơ nộp thuế (5) Người dân chưa cảm thấy việc quyết toán thuế là một nghĩa vụ phải làm. Theo Phạm Văn Hoan, trường Đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú tự kê khai thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả đã đưa ra 06 nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thế thu nhập cá nhân là: (1) Chính sách thuế (2) Công tác quản lý thuế (3) Công tác tuyên truyền (4) Xác suất bị kiểm tra thuế (5) Yếu tố kinh tế - xã hội Trường(6) Ý thức ch Đạiấp hành thu ế học Kinh tế Huế Trong đó yếu tố tác động mạnh nhất đến hành vi tuân thủ thuế là yếu tố kinh tế xã hội, tiếp đến là yếu tố tuyên truyền, yếu tố xác suất bị kiểm tra, và các yếu tố còn lại[5]. 27
  37. Công trình nghiên cứu của Phan Thị Mỹ Dung và cộng sự với công trình nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp”. Các tác giả đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế với các nhân tố bao gồm: Đặc điểm doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp; chất lượng dịch vụ thuế; chất lượng quản trị công; cấu trúc hệ thống thuế[8]. Theo Lê Thị Cẩm Châu, trường Đại học Kinh tế Huế, trong đề tài phân tích “Giải pháp quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, đã đưa ra các nhân tố tác động tới thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân bao gồm các yếu tố sau[2]: (1) Công tác kê khai, nộp thuế, hoàn thuế. (2) Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. (3) Quản lý nợ thuế. (4) Thanh tra, kiểm tra thuế. (5) Hệ thống chính sách, pháp luật. Và từ mô hình này đã đưa ra các giải pháp giải quyết thực trạng thu thuế tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã trình bày một cách khái quát về lí luận về thuế thu nhập cá nhân, hành vi tuân thủ thuế TNCN. Khóa luận cũng đã nêu ra được các chỉ tiêu đánh giá tính tuân thủ thuế TNCN cũng như đề xuất mô hình các nhân đo lường tính tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế. Mặt khác, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá tính tuân thủ cũng được phân tích, từ đó làm căn cứ để đánh giá thực trạng tuân thủ thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và mô hình nghiên cứu đề xuất trong Chương 2. Trường Đại học Kinh tế Huế 28
  38. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM ĐỘNG CƠ TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế Kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung – cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017 – mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở về đây, vượt mục tiêu 6,7% đặt ra là kết quả sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh. Nền tảng kinh tế vĩ mô được củng cố và từng bước được tăng cường. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần , an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (GRDP) là 7,15%, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành dịch vụ đạt 7,11%, cao hơn mức tăng các năm giai đoạn 2012 – 2016, khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 8,73%, ngành nông – lâm – ngư nghiệp đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 7 năm qua với tốc độ 3,16% đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung., khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả . Cơ cấu kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển dịch tích cực theo xu hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Về xã hội, vấn đề dân số - lao động luôn được quan tâm. Trong năm 2018, dân số của tỉnh gần 1,2 triệu người, trong đó tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ nhau (580.725 nam và Trường582.885 nữ). Tổng sĐạiố lao động t ừhọc15 tuổi trở lênKinh là hơn 600 ngh ìntế ngườ i (trongHuế đó lao động là nữ 306.412 người). 29
  39. 2.1.1. Đặc điểm, cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế Sơ đồ 2.1 – Cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế Tổng cục thuế Cục thuế tỉnh Thừa THiên Huế Phòng Phòng Phòng Phòng Tuyên Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Hành KK và quản lý Phòng Phòng truyền Kiểm Thanh Quản lý Tổng hợp Quản Tổ chính, kế nợ và Kiểm Tin và hỗ tra số tra các khoản nghiệp vụ lý thuế tra nội chức quản toán cưỡng học trợ 1,số 2 thuế thu từ đất dự toán nội bộ trị, tài thuế chế TNCN bộ NNT thuế vụ Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Phú Phú Nam Phong A Quảng Hương Hương TP.Huế Vang Lộc Đông Điền Lưới Điền Thủy Trà (Nguồn:Kho bạc tỉnh Thừa Thiên Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 30
  40. Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập ngày 01/10/1990, theo Quyết định số 314 TC/QĐ-TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ trưởng bộ Tài chính trên cơ sở hợp nhất ba bộ phận: Chi cục thuế công thương nghiệp, Phòng thuế Nông nghiệp và Phòng thu Quốc doanh. Theo Quyết định số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 chi cục thuế và 13 phòng chức năng và 9 chi cục huyện, thị xã, thành phố được tổ chức theo sơ đồ sau: Ở cấp cục thuế, đứng đầu cục thuế là Cục trưởng, Cục trưởng có nhiệm vụ quản lý chung chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động quản lý của Cục. Các Phó cục trưởng giúp việc cho các Cục trưởng theo sự phân công. Ngoài ra, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban được quy định như sau: 1. Phòng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách và pháp luật thuế, hỗ trợ NNT trong phạm vi Cục thuế quản lý. 2. Phòng kê khai và kế toán thuế: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lí hồ sơ kê khai thuế, kế toán thuế và hệ thống kê thuế trong phạm vi quản lý Cục. 3. Phòng quản lý nợ thuế: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền nợ thuế, tiền phạt trong phạm vi cục thuế quản lý. 4. Phòng kiểm tra thuế: Có nhiệm vụ kiểm tra thuế, kê khai thuế, kiểm tra trước hoàn thuế GTGT tại các doanh nghiệp. Phòng này được chia thành 2 phòng nhỏ là kiểm tra thuế 1 và kiểm tra thuế 2. 5. Phòng thanh tra thuế: Có nhiệm vụ triển khai thực hiện công tác thanh tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật thuế. 6. Phòng quản lý các khoản thu từ đất: Có nhiệm vụ chính là quản lý các Trườngkhoản thu vào từ đ ấtĐại trong phạm vihọc Cục thuế qu ảKinhn lý và theo dõi. tế Huế 7. Phòng tổng hợp – nghiệp vụ - dự toán: Có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách và pháp luật thuế; Xây dựng và thực hiện dự toán 31
  41. thu chi ngân sách thuộc cục thuế quản lý; Xử lí hoàn thuế GTGT. 8. Phòng quản lý thuế TNCN: Có nhiệm vụ quản lý, tổ chức và giám sát thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế TNCN theo quy định của pháp luật trong phạm vi Cục thuế quản lý. 9. Phòng kiểm tra nội bộ: Phòng này có chức năng và nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kiểm tra tình hình tuân thủ pháp luật, sự liêm chính của cơ quan thuế, cán bộ thuế. Ngoài ra, còn có được phân công giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến sự thực thi công việc tại cơ quan này. 10. Phòng tin học: Phòng này có nhiệm vụ theo dõi, giám sát và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học, hỗ trợ các phần mềm ứng dụng tin học và đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng và ứng dụng công nghệ tin học trong ngành thuế. 11. Phòng tổ chức cán bộ: Tổ chức và cơ cấu bộ máy, biên chế cán bộ, tiền lương và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục thuế. 12. Phòng hành chính – quản trị - tài vụ: Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý công tác hành chính, văn thư lưu trữ, công tác quản lí tài chính, quản lý ấn chỉ trong toàn Cục thuế. Các Chi cục thuế huyện, thị xã và thành phố dưới sự lãnh đạo của Cục thuế cùng phối hợp thực hiện quản lý thuế trên đại bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.1.2. Tình hình thu ngân sách của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế Tình hình thu ngân sách từ năm 2016 - 2018 được thể hiện cụ thể ở bảng sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 32
  42. Bảng 2.1 – Kết quả thu ngân sách nhà nước năm 2016 – 2018 (Đơn vị: Triệu đồng) CHỈ TIÊU Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dự toán Thực So DT Dự toán Thực So DT Dự toán Thực So DT hiện (%) hiện (%) hiện (%) TỔNG THU 5.626.000 5.896.399 104,08 6.856.000 7.052.661 102,87 6.830.000 7.779.949 113,91 Thuế CTN (NQD): 955.000 930.453 104,9 1.050.000 1.017.178 96,87 1.180.000 1.477.942 125,25 Thuế TNCN 190.000 192.727 102,77 253.000 244.059 96,47 283.000 294.245 103,97 Thuế SD đất NN - 14 - - 13 - - 1 - Thu CQ khai thác k.sản 76.000 69.770 91,8 63.000 50.697 80,47 50.000 48.255 96,51 Thu tiền SD đất 500.000 532.142 106,42 600.000 1.034.635 172,44 680.000 1.327.443 195,21 Thuế SDĐPNN 11.000 12.435 113,05 9.500 11.791 124,12 9.000 13.574 150,82 Lệ phí trước bạ 197.000 203.914 103,51 241.700 201.545 83,39 235.000 246.859 105,05 Thuế bảo vệ môi trường 400.000 436,973 104,24 407.000 497.113 122,14 530.000 517.537 97,65 Tiền bán, thuê nhà SHNN - 2.585 - - 2.767 - - 4.467 - Thu khác NS 116.000 151.907 130.95 190.000 200.917 105,75 186.400 278.045 149,17 (Nguồn : Kho bạc tỉnh Thừa Thiên Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 33
  43. Trong những năm qua, Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế luôn đặt nhiệm vụ thu ngân sách lên hàng đầu. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế trong những năm gần đây, Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những thành tựu đáng kể. Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, là đơn vị quản lý hơn 2.200 doanh nghiệp lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh nhà, hơn 30.000 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, hơn 2.000 cá nhân có thu nhập cao. Với sự tổ chức quản lý các đối tượng nộp thuế, phí, lệ phí chặt chẽ, tinh thần làm việc hăng say, Cục thuế tỉnh đã thu về cho NSNN số tiền rất lớn và lớn dần qua các năm, cụ thể: Năm 2016 Cục thuế tỉnh đã thu về hơn 5.896 tỷ đồng, vượt dự toán 4,08%; Năm 2017 kết quả thu về gần 7.052 tỷ đồng, vượt dự toán 2,87% ; Năm 2018, lần đầu tiên thu ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế đã vượt mốc trên 7.779 tỷ đồng vượt dự toán 13,91% trong đó đáng chú ý là nguồn thu nội địa đã đạt hơn 6.000 tỷ đồng. Qua đó, cho thấy những nổ lực của Cục thuế tỉnh nói chung và các cán bộ ngành thuế nói riêng trong những năm qua rất lớn, kết quả mang lại là không chỉ hoàn thành nhiệm vụ được giao mà còn thực hiện một cách xuất sắc. 2.2. Đánh giá tình hình thực hiện thu thuế TNCN của Cục thuế và tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2.1. Đánh giá chung về kết quả thu thuế TNCN của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Luật thuế TNCN được chính thức áp dụng tại Việt Nam ngày 01/01/2009, dưới sự lãnh đạo của Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế, luật thuế TNCN được triển khai ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kể từ khi mới thực hiện, công tác quản lý đã đi vào nề nếp, tuy nhiên do những năm đầu chưa có kinh nghiệm trong quản lý thuế TNCN nên Cục thuế tỉnh nhà đã gặp một số khó khăn. Trong những năm gần dây, tình hình quản lý thuế có những cải thiện rõ rệt mang lại hiệu quả cao, đem lại số thu lớn cho NSNN và tăng dần qua các năm, góp phần điều tiết thu nhập giữa những người có thu nhập cao Trườngvà thu nhập thấp trong Đại xã hội. học Kinh tế Huế 34
  44. Bảng 2.2 – Số thu thuế TNCN tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế Số thu thuế TNCN từ tiề Tổng thu thuế, Tỉ lệ thuế TNCN/ Tổng Năm công tiền lương phí, lệ phí thu thuế, phí, lệ phí (%) (triệu đồng) (triệu đồng) 2016 192.727 5.896.399 3,27% 2017 244.059 7.052.661 3,46% 2018 294.245 7.779.949 3,78% (Nguồn: Kho bạc tỉnh Thừa Thiên Huế) Biểu đồ 2.1 – Kết quả thu thuế TNCN Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 3,90% 9.000.000 3,78% 3,80% 7.779.949 8.000.000 7.052.661 3,70% 7.000.000 3,60% 5.896.390 6.000.000 3,50% 3,46% 5.000.000 3,40% 4.000.000 3,30% 3,27% 3.000.000 3,20% 2.000.000 3,10% 192.727 244.059 294.245 1.000.000 3,00% 0 2016 2017 2018 Số thu thuế TNCN (triệu đồng) Tổng thu thuế, phí, lệ phí (triệu đồng) Tỉ lệ thuế TNCN/Tổng thu thuế,phí, lệ phí (%) Trường Đại học (NguKinhồn: Kho bạc tỉtếnh Th ừaHuế Thiên Huế) Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.1, ta thấy được rằng số thu thuế TNCN có xu hướng tăng dần qua các năm từ 2016 – 2018. Cụ thể năm 2016 thuế TNCN thu được là 35
  45. 192.727 triệu đồng chiếm 3,27% trong tổng thuế, phí, lệ phí. Đến năm 2017, số thu thuế TNCN tăng lên 244.059 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 3,46%, tức là đã tăng thêm 51.332 triệu đồng so với năm 2016. Nguyên nhân của sự tăng mạnh này có thể vì giá dầu thô trong nước cũng như thế giới giảm mạnh, là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh có lãi và trả lương, thưởng cho nhân viên nhiều hơn nên số thuế thu được dẫn đến tăng mạnh. Đến năm 2018, thuế TNCN thu được vẫn tiếp tục tăng, tăng thêm 50.186 triệu đồng so với năm trước, tức là đã tăng 294.245 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 3,78%. Lý giải cho sự sụt giảm này có lẽ là do tổng thu ngân sách năm 2018 tăng mạnh hơn so với năm 2017 và tăng với tốc độ nhanh hơn thuế TNCN. Đồng thời giá dầu thô trong nước đã tăng dần từ những tháng cuối năm 2017 và đầu năm 2018 tăng mạnh hơn nữa. Do đó, tỷ lệ số thuế TNCN trong tổng thu ngân sách của tỉnh trong năm vừa qua nhỏ hơn năm 2017. Ta có thể thấy rằng, tình hình thu và quản lý ngân sách từ thuế TNCN của Cục thuế tỉnh thực hiện khá nghiêm túc và hiệu quả, đây là một dấu hiệu tốt cho cục thuế tỉnh nói riêng và toàn ngành thuế nói chung. Bảng 2.3 – Số thuế TNCN thu được từ tiền lương, tiền công tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 Số thu từ thuế TNCN từ Tỷ lệ thuế TNCN Số thu thuế thu tiền công tiền lương nhập cá nhân (triệu từ tiền công tiền Năm (triệu đồng) đồng) lương/ Tổng thuế TNCN (%) 2016 147.108 192.727 76,33% 2017 188.170 244.059 77,10% 2018 241.104 294.245 81,94% Trường Đại học (NguKinhồn: Kho bạc tỉtếnh Th ừaHuế Thiên Huế) 36
  46. Biểu đồ 2.2 – Số thuế TNCN thu được từ tiền lương, tiền công tại Cục thuế tỉnh 350.000 83,00% 81,94% 294.245 82,00% 300.000 81,00% 244.059 250.000 241.104 80,00% 192.727 79,00% 200.000 188.170 147.108 78,00% 150.000 77,00% 77,10% 100.000 76,00% 76,33% 75,00% 50.000 74,00% 0 73,00% 2016 2017 2018 Số thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công (triệu dồng) Số thu thuế TNCN (triệu đồng) Tỉ lệ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công/Tổng thu thuế TNCN (%) (Nguồn: Kho bạc tỉnh Thừa Thiên Huế) Qua bảng số liệu 2.3 và biểu đồ 2.2, ta thấy tỉ lệ thuế TNCN từ tiền công tiền lương giai đoạn 03 năm vừa qua chiếm tỷ lệ lớn (luôn đạt trên 76% trong thuế TNCN). Năm 2016, thuế TNCN từ tiền lương, tiền công thu được hơn 145 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 76.33% tổng số thu từ thuế TNCN. Đến năm 2017, thuế TNCN thu được từ tiền công, tiền lương đạt hơn 185 tỷ đồng, chiếm hơn 77.1% tổng thuế TNCN thu được trong năm. Đến năm 2018, thuế TNCN từ tiền công, tiền lương tăng mạnh, đạt hơn 240 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ hơn 80% trong tổng số thuế TNCN thu được. Nguyên nhân của sự tăng mạnh này là do từ ngày 01/07/2017, Bộ Tài chính quyết định tăng mức lương cơ bản từ 1,210,000 đồng/tháng lên 1,300,000 đồng/tháng, làm cho thu nhập từ tiền công tiền lương của người lao động cũng tăng lên, do đó thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân cũng tăng theo và kết quả là số thuế thu được từ nguồn này cũng tăng vọt. TrườngNhư vậy, có thĐạiể thấy kết qu họcả thu nhân sách Kinh từ thuế TNCN thtếể hiệ n mHuếột dấu hiệu tốt về mặt công bằng xã hội, tuy nhiên số thuế này càng ngày càng lớn cũng tạo ra cho ngành thuế một nhiệm vụ ngày càng quan trọng hơn, vì vậy các cán bộ ngành thuế cũng như toàn cục thuế tỉnh cần phải nỗ lực hơn trong công tác thu thuế TNCN. 37
  47. 2.3. Khảo sát mức độ tuân thủ trong việc khai và nộp thuế thu nhập cá nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3.1. Mục đích Tác giả đã khảo sát một số người lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế về những hiểu biết của họ về thuế TNCN (Bảng Phụ lục 01). Mục đích là để tìm hiểu sự quan tâm và mức độ tuân thủ của người lao động Huế đến việc khai và nộp thuế TNCN. Bảng câu hỏi có hỏi về mức độ quyết toán thuế TNCN (luôn luôn, thường xuyên, thỉnh thoảng, chưa bao giờ, không nhớ), các kênh mà mọi người tiếp cận thông tin về thuế TNCN và lý do mà người lao động ở Huế nộp/tránh thuế TNCN. 2.3.2. Chọn mẫu và thu thập thông tin Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện trực tuyến và trực tiếp. Bảng câu hỏi được phát ra vào ngày 17/11/2019 đến ngày 11/12/2019 có được 192 người trả lời với 150 phiếu trực tuyến và 42 phiếu trực tiếp. Số lượng bảng hỏi khảo sát được phát ra là 215 phiếu thu về 200 phiếu trong đó có 192 phiếu hợp lệ và 8 phiếu không hợp lệ. Việc khảo sát được tiến hành tại Kho bạc tỉnh Thừa Thiên Huế, một vài cơ quan, doanh nghiệp tư nhân. Có 192 người thực hiện khảo sát và được chia thành ba nhóm gồm: đã từng, chưa bao giờ và không nhớ/không để ý đã từng quyết toán thuế. Có 111 người (chiếm 58%) đã từng quyết toán bao gồm các mức độ luôn luôn, thường xuyên, thỉnh thoảng; 77 người (chiếm 40%) chưa bao giờ làm việc này; nhóm không nhớ/không để ý chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ là 4 người (chiếm 2%) và do không nhớ nên cũng khó có thu thập được nhiều thông tin của nhóm này. Do đó luận văn chỉ tập trung vào hai nhóm còn lạị (Biểu đồ 2.3) Trường Đại học Kinh tế Huế 38
  48. Biểu đồ 2.3 - Các nhóm quyết toán thuế 2% 192 người 40% 58% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Không nhớ Chưa bao giờ Đã từng (Nguồn: Khảo sát của tác giả) 2.3.3. Phân tích các kết quả 2.3.3.1. Xu hướng khai và nộp thuế ở các nhóm thu nhập Biểu đồ 2.4 - Các nhóm thu nhập của mẫu 30 Dưới 9 triệu đồng 46 32 Từ 9 đến dưới 13 triệu đồng 12 16 Từ 13 đến dưới 17 triệu đồng 12 12 Từ 17 triệu đồng trở lên 4 8 Từ chối trả lời 20 0 10 20 30 40 50 Quyết toán thuế Không quyết toán thuế (Nguồn: Khảo sát của tác giả) TrườngThu nhập hàng Đại tháng của mhọcẫu được chia Kinhthành 05 nhóm g ồm:tế dướ i Huế9 triệu đồng (dưới mức giảm trừ cho bản thân), từ 9 đến 13 triệu đồng (giảm trừ bản thân + một người phụ thuộc), từ 13 đến 17 triệu đồng (giảm trừ bản thân + hai người phụ thuộc), 39
  49. và trên 17 triệu đồng (giảm trừ bản thân + ba người phụ thuộc) và nhóm từ chối trả lời. Vì tổng số người ở hai nhóm không chênh nhau nhiều nên có thể so sánh các nhóm thu nhập của cả hai như Biểu đồ 2.4. Có đến 76 người (chiếm 37%) thuộc cả hai nhóm có thu nhập dưới 9 triệu đồng với 30 người có làm quyết toán thuế (chiếm 15%) và 46 người không làm quyết toán thuế (chiếm 22%). Điều này cho thấy không phải chỉ những người thu nhập trên mức giảm trừ cho bản thân mới làm quyết toán thuế. Bên cạnh đó, ở nhóm không quyết toán thuế và có thu nhập từ 9 triệu đồng trở lên, cũng có 28 người (chiếm 14%). Chưa thể khẳng định được 28 người này có dấu hiệu trốn thuế hay không vì còn phải xét đến vấn đề giảm trừ gia cảnh. Tuy nhiên, 04 người có thu nhập từ 17 triệu trở lên không quyết toán có khả năng rất cao đã không thực hiện nghĩa vụ thuế của mình 2.3.3.2. Cách thức quyết toán thuế Biểu đồ 2.5 - Cách thức quyết toán thuế 12 Tự làm quyết toán thuế 41 Ký giấy ủy quyền cho kế toán của cơ 30 quan anh/chị làm giúp 26 Kế toán của cơ quan anh/chị làm giúp 54 và anh/chị không cần phải ký giấy ủy 15 4 Thuê người khác làm 10 0 10 20 30 40 50 60 Quyết toán thuế Không quyết toán thuế (Nguồn: Khảo sát của tác giả) TrườngThông qua BiĐạiểu đồ 2.5, có học thể thấy đư ợKinhc rất nhiều ngườ i tếchọn k ếHuếtoán của cơ quan làm giúp và không cần phải ký giấy ủy quyền chiếm 36% trong tổng. Số còn lại tập trung chia đều vào hai cách thức là tự làm quyết toán thuế (27%) và ký giấy ủy 40
  50. quyền cho kế toán của cơ quan làm giúp (29%). Chỉ có một ít số người lựa chọn việc thuê người khác làm (chiếm 7,2%). Từ những con số trên, ta có thể thấy rằng, việc ký giấy ủy quyền cũng là một trong những thủ tục phức tạp khi phải tuân thủ thuế TNCN nên số lượng người thực hiện quyết toán bằng cách thức này cũng không được nhiều (30 người quyết toán và 26 người không quyết toán). Bên cạnh đó, với hình thức kế toán làm giúp và không cần phải ký giấy ủy quyền được NNT ưa thích chọn lựa, trong tổng số 69 người thực hiện khảo sát thì có 54 người quyết toán thuế. Điều này cho thấy hình thức nộp thuế thông qua kế toán và không cần ký giấy ủy quyền thực sự hiệu qua. Ngược lại, những người chọn hình thức tự làm quyết toán thuế đại đa số là những người chưa thực hiện nộp thuế bao giờ và họ cũng thuộc những người không quyết toán thuế vì thủ tục quá phức tạp. Từ đó ta nhận thấy rằng thủ tục phức tạp khi thực hiện tuân thủ thuế TNCN là một nguyên nhân hết sức quan trọng và cần phải được khắc phục. 2.3.3.3 Thái độ của cán bộ Cục thuế đới với người nộp thuế. Biểu đồ 2.6 – Thái độ của cán bộ Cục thuế đối với người nộp thuế 8% 9% Không giúp đỡ Giúp đỡ nhưng không nhiệt tình 35% Giúp đỡ nhiệt tình 48% Giúp rất nhiệt tình Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Khảo sát của tác giả) 41
  51. Từ kết quả được thể hiện trên Biểu đồ 2.6, ta thấy được rằng thái độ của cán bộ cũng thuế đối với người nộp thuế giúp đỡ nhiệt tình chiếm tỷ lệ cao nhất là 48% trong tổng số và giúp đỡ nhưng không nhiệt tình cũng chiếm tỷ lệ khá lớn là 35%. Hai nhóm còn lại là không giúp đỡ và giúp đỡ rất nhiệt tình chỉ chiếm chỉ lệ rất thấp lần lượt là 9% và 8% so với tổng số. Những người thực hiện câu hỏi khảo sát này đều thuộc nhóm người quyết toán thuế, điều này cho thấy, thái độ của cán bộ Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế không tác động nhiều tới hành vi nộp thuế của người lao động. Ngược lại, đây còn là một dấu hiệu tốt thể hiện được trình độ chăm sóc, tiếp đãi, hướng dẫn người nộp thuế thực hiện kê khai và quyết toán thuế một cách đúng đắn và đem lại thiện cảm cho NNT. Qua đó, thái độ của nhân viên thực hiện quyết toán thuế cũng đóng góp một phần không nhỏ vào viêc tuân thủ thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.3.3.4. Các lý do ngại quyết toán thuế Có 10 lý do ngại quyết toán thuế đã được hỏi (Câu 4 Phần II, Phụ lục 1). Đồ thị ở Biểu đồ 2.7, cho thấy không có sự khác biệt nhiều về việc đồng ý với các lý do này của hai nhóm. Cụ thể, lý do thủ tục quá phức tạp là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc ngại quyết toán thuế. Để kê khai và nộp thuế thu TNCN thì cần phải có những thủ tục cần thiết. Đầu tiên đăng ký thuế sẽ bao gồm tờ khai đăng ký theo mẫu , bản sao CMND hoặc hộ chiếu. Nếu đã có thu nhập từ tiền lương tiền công thì nộp hồ sơ đăng ký thuế tại đơn vị chi trả thu nhập và đơn vị đó sẽ tổng hợp tờ khai đăng ký thuế và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Nếu có thêm khoản thu nhập khác thì tự nộp tại chi cục thuế nơi cư trú. Nếu có nhiều loại thu nhập thì có thể chọn nơi nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập hay tại chi cục thuế nơi kinh doanh. Bên cạnh đó, hàng tháng NNT có nghĩa vụ kê khai và nộp tờ khai thuế chậm nhất là 20 ngày của tháng sau. Công ty nơi NNT là việc có thể hỗ trợ NNT việc nộp tờ khai cũng như giúp quyết toán thuế. Trong quá trình kê khai thì phải làm các giấy tờ liên quan về các Trườngnguồn thu nhập, gi ảmĐại trừ gia cả nh, học Từ đó, thKinhấy được rằng lý dotế “thủ tHuếục quá phức tạp” là một nguyên nhân hợp lý và quan trọng đẫn đến việc giảm tính tuân thủ trong nộp thuế TNCN. 42
  52. Tham nhũng quá nhiều (20 người quyết toán và 10 người không quyết toán) và không làm sẽ không sao cả (32 người quyết toán và 25 người không quyết toán) cũng là những nguyên nhân quan trọng. Ngoài ra, không được hưởng lợi ích trực tiếp từ việc đóng thuế (20 người quyết toán và 17 người không quyết toán) cũng được khá nhiều người trong cả hai nhóm đồng tình. Điều này cho thấy người có nghĩa vụ nộp thuế không thấy được lợi nhiều từ việc nộp thuế của mình, họ phải nộp thuế trong khi không nhận được những lợi ích tức thời và trực tiếp trong khi chi phí cho việc không tuân thủ nộp thuế là rất thấp và gần như là không cần để ý đến. Bên cạnh đó, NNT còn nhận thấy rằng tiền thuế không được sử dụng như mong đợi của họ. Nguyên nhân là do tình trạng tham nhũng còn diễn ra khá nhiều và dày đặc. Từ đó dẫn đến việc giảm động cơ tuân thủ thuế TNCN ở Huế. Biểu đồ 2.7 - Lý do ngại quyết toán thuế Thủ tục quá phức tạp 41 30 Mức thuế quá cao 16 5 Không làm sẽ không sao cả 32 25 Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về thuế 21 TNCN 20 19 Không biết/Không để ý 18 Sắc thuế không công bằng 6 4 21 Thu nhập không đủ trang trải chi phí sinh hoạt 29 Không được hưởng lợi ích trực tiếp từ việc đóng 20 thuế 17 Tham nhũng quá nhiều 20 10 17 Tiền thuế chưa được sử dụng đúng mục đích 15 Khác 0 1 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Trường ĐạiQuyết toánhọc thuế Không Kinh quyết toán thuế tế Huế (Nguồn: Khảo sát của tác giả) 43
  53. 2.3.3.3. Các kênh phổ biến thông tin về thuế thu nhập cá nhân Biểu đồ 2.8 - Kênh thông tin về thuế 40 Cung cấp bởi đơn vị đang công tác 27 Không để ý thông tin này vì đã có 30 14 Hỏi đơn vị đang công tác 6 2 Địa phương cung cấp 4 Hỏi địa phương 5 17 Cơ quan thuế cung cấp 10 6 Hỏi cơ quan thuế 2 10 Trang web của cơ quan thuế 18 2 Các buổi của "Tuần lễ hỗ trợ người 1 3 Các buổi hội thoại của cơ quan thuế 1 16 Luật thuế và luật quản lý thuế 8 13 Bạn bè/Người khác 12 10 Internet 25 Khác 1 0 10 20 30 40 50 Quyết toán thuế Không quyết toán thuế (Nguồn: Khảo sát của tác giả) Căn cứ vào thực tế cũng như hỏi một số cán bộ thuế, tác giả đã liệt kê 13 kênh thông tin có khả năng được người dân dùng (Câu 2 Phần I, Câu 12 Phần II, Câu 13 Phần II phụ lục 01). Kênh thông tin về thuế hiệu quả nhất mà cả hai nhóm (quyết toán thuế và không quyết toán thuế) chọn là được cung cấp bởi đơn vị đang công tác chiếm 49% số người trả Trườnglời câu hỏi (40 ngư ờĐạii quyết toán vàhọc 27 người khôngKinh quyết toán). Hiêntế tạ i,Huếở các đơn vị hành chính công, các doanh nghiệp và công ty đều đang tích cực triển khai cung cấp thông tin về thuế TNCN cho người lao động. Không những thường xuyên cập nhật, chia sẻ 44
  54. thông tin mà các đơn vị này còn hỗ trợ người lao động kê khai và quyết toán thuế. Điều này đã lý giải được tại sao câu trả lời được cung cấp bởi đơn vị đang công tác được chọn nhiều nhất (Biểu đồ 2.8) Các kênh khác hiệu quả thấp/rất thấp. Đặc biệt là các buổi của “Tuần lễ hỗ trợ người khai thuế” và các buổi hội thoại về thuế doanh nghiệp. Hai sự kiện chính này được cơ quan thuế thực hiện nhằm phổ biến thông tin về thuế TNCN tới người dân nhưng đã không được số người trong mẫu chọn nhiều. Nói chung các kênh phổ biến thông tin do ngành thuế tạo dựng lại có hiệu quả rất thấp và ít được quan tâm. Trường Đại học Kinh tế Huế 45
  55. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Định hướng chính sách thuế TNCN. Định hướng mới về chính sách thuế thu nhập cá nhân trong thời gian tới như sau: - Đẩy mạnh chiến lược cải cách hành chính thuế thu nhập cá nhân trong giai đoạn tới sao cho xây dựng được hệ thống thuế chính sách thuế đồng bộ, công bằng, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Mức động viên hợp lý nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước; Vừa là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô hiệu quả; Vừa là xây dựng ngành thuế Việt Nam hiệu quả, công tác quản lý thuế, phí, lệ phí minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. - Sửa đổi Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công theo hướng giãn bậc thuế lũy tiến, giảm nghĩa vụ đối với các bậc thấp, phù hợp với thực tế, đơn giản, dễ tính toán, tạo thuận lợi cho người nộp thuế; Sửa đổi các quy định liên quan đến quyết toán thuế, hoàn thuế. - Bổ sung các quy định về cưỡng chế thuế, điều tra các vụ vi phạm như hành vi gian lận thuế để cơ quan thuế dễ dàng theo dõi và quản lý thuế TNCN. - Về lý thuyết, thuế trực thu thu trên thu nhập và tài sản của người chịu thuế, sẽ công bằng hơn so với các loại thuế gián thu, vì chủ thể có thu nhập cao và tài sản nhiều sẽ phải đóng thuế nhiều hơn những người nghèo và có ít tài sản. Tuy nhiên, thuế trực thu lại tạo gánh nặng trực tiếp lên người có thu nhập và có tài sản ở khía cạnh nào đó tác động mạnh mẽ hơn các loại thuế gián thu, làm giảm động lực lao động và sản xuất của người dân và các doanh nghiệp, gia tăng thị trường ngầm, nên các nước nói chung Trườngvà nước ta nói riêng Đại có xu hướ nghọc giảm dần tỷKinhtrọng thuế trực thutế trong Huế đó có thuế TNCN và tăng tỷ trọng thuế gián thu. - Cuối cùng, hệ thống quản lý thu thuế kém hiệu quả là tồn tại của Việt Nam 46
  56. cũng như của các quốc gia đang phát triển nói chung. Việc hoàn thiện hệ thống quản lý thu thuế kể cả thuế TNCN, tăng hiệu quả của thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế luôn là biện pháp tăng thu thuế hiệu quả ở bất cứ quốc gia nào trong đó có Việt Nam. - Thực hiện các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng cơ cấu lại nền kinh tế. 3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hành vi tuân thủ thuế TNCN. 3.2.1. Giải pháp đối với công tác quản lý thuế - Đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng công tác. - Tích cực hỗ trợ người nộp thuế bằng các dịch vụ điện tử, cung cấp thông tin cho người nộp thuế thường xuyên 24/24. - Phối hợp tốt với Kho bạc tỉnh và thành phố trong khâu hạch toán kế toán thuế TNCN, điều chỉnh số thu nộp vào ngân sách nhà nước, hạn chế tối đa sự phiền hà cho NNT. - Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các TCDN kê khai khấu trừ thay và hồ sơ kê khai, quyết toán thay để hạn chế tối đa tình trạng không tuân thủ thuế gây thất thu thuế. - Tạo điều kiện và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ đối với cán bộ thuế về công tác thanh tra, kiểm tra thuế cho cán bộ được bố trí làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế một cách toàn diện đảm bảo vừa có trình độ chuyên môn vừa có phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế trong giai đoạn mới. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện khảo sát đối tượng là người nộp thuế, tác giả có thu thập được một số ý kiến đóng góp như sau về công tác quản lý thuế: - Rút ngắn thời gian xử lý để người nộp thuế nhanh chóng nhận được tiền hoàn thuế, mở những dịch vụ kê khai thuế thay cho người nộp thuế trả tiền, cần có những Trườngthông báo nhắc nhở choĐại những cá họcnhân khi đế n Kinhhạn, và thường xuyêntế thuHuế thập góp ý của người nộp thuế để hoàn thiện công tác quản lý thuế. - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tổ chức hành chính thuế, tự động quy trình tieeso 47
  57. nhận giải quyết hồ sơ, cải cách hành chính thuế của người nộp thuế thông qua các chương trình hiện đại hóa và thuế điện tử. - Tiếp tục triển khai công tác kê khai qua mạng và tuyên truyền khuyến khích nộp thuế qua các ngân hàng thương mại. 3.2.2. Giải pháp đối với nhận thức thuế TNCN. Nhận thức thuế là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hành vi tuân thủ thuế TNCN, có mức độ tác động lớn thứ hai chỉ sau Chính sách thuế. Thuế này là một sắc thuế đánh vào những cá nhân có thu nhập, nhưng thực tế một số lượng lớn người dân chưa thực sự quan tâm về luật thuế hay chưa nhận thức được hoặc có nhận thức sai lầm về sắc thuế này. Do đó, nhằm nâng cao hành vi tuân thủ thuế TNCN tác giả đề xuất: - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục một cách sâu sắc trong nhận thức của người nộp thuế về sự công bằng do thuế mang lại, làm cho người nộp thuế có niềm tin vào thuế. - Tuyên truyền người nộp thuế thực hiện tốt công tác thu nộp thuế qua các ngân hàng thương mại và phối hợp nhịp nhàng đồng bộ giữa cơ quan Thuế - Kho bạc. Biểu đồ 3.1 - Thống kê về kênh thông tin cập nhật Luật thuế TNCN 27% 23% Thông qua Cơ quan thuế Các nguồn từ Internet Các phương tiện khác Trường Đại 52%học Kinh tế Huế (Nguồn: Khảo sát của tác giả) 48
  58. - Thông qua điều tra (biểu đồ 3.1) cho biết, tỉ lệ người được khảo sát cập nhật sự thay đổi thuế qua internet chiếm 52%, qua cơ quan thuế chiếm 23% và qua các phương tiện khác như tivi, báo, đài phát thanh chiếm 27%. Như vậy, kênh thông tin cập nhật qua cơ quan thuế là thấp nhất. Vì vậy, cần phải khai thác hơn nữa hiệu quả theo phương thức này bằng cách nâng cao tính thực tế của hoạt động tập huấn, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp đảm bảo chất lượng. - Đối với phương tiện internet, cần phải tăng cường đăng tải các bài viết chất lượng để phổ biến rộng rãi chính sách thuế. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động chỉ trích hành vi gian lận thuế thông qua các phương tiện truyền thông. - Xây dựng và tập hợp hệ thống thông tin địa chỉ, hệ thống thư điện tử tự động để cơ quan thuế thường cung cấp thông người nộp thuế hay các kế toán, các lãnh đạo của các TCDN về tình hình thay đổi, nhắc nhở thông tin. - Cán bộ thuế cần phải bồi dưỡng chuyên môn, trau dồi kiến thức nhằm nâng cao hoạt động tuyên truyền thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong việc tư vấn thuế, tìm hiểu và cập nhật Luật. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trong phạm vi của chương 3, căn cứ mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đã đề xuất ra các biện pháp nhằm tăng cường hành vi tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế 49
  59. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Mục tiêu của khóa luận là nhận diện và đo lường các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kết luận như sau: - Khóa luận đã đưa ra cơ sở lý luận về thuế TNCN, các hành vi tuân thủ thuế và không tuân thủ thuế; Đánh giá được tình hình tuân thủ thuế của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Tác giả đã dựa trên lý thuyết và thực tiễn của các nghiên cứu trước để đề xuất mô hình nghiên cứu. Kết quả của mô hình đã chỉ ra rằng việc tuân thủ thuế TNCN ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế còn thấp là do chi phí từ việc tuân thủ là rất lớn còn lợi ích thì thấp và chưa được thể hiện rõ. Ngược lại thì chi phí cho việc không tuân thủ lại rất thấp và lợi ích trực tiếp là không phải nộp thuế. Qua đây, có thể rút ra được những nguyên nhân chính làm giảm động cơ tuân thủ thuế ở tỉnh Thừa Thiên Huế là: Thứ nhất, người dân chưa thấy việc quyết toán thuế là một nghĩa vụ và chưa thực sự quan tâm đến. Thứ hai, công tác thực hiện thu thuế chưa đồng nhất, đang có nhiều điểm thu làm cho người nộp thuế còn có nhiều lựa chọn để thực hiện nghĩa vụ này thay vì tự mình đến quyết toán tại Cục thuế. Thứ ba, tình trạng tham nhũng còn quá cao gây nên việc sử dụng ngân sách nhà nước không được công bằng từ đó làm giảm động cơ tuân thủ thuế của NNT. Thứ tư, các kênh thông tin về thuế đang còn tràn lan, chưa nhất quán. Các thông tin không được đưa đến cho NNT một cách chính xác và nhanh nhất mà bị phân tán và quá Trườngnhiều nguồn. Điều nàyĐại làm cho m ọhọci người khó cóKinh thể hiểu được trình tế tự c ũngHuế như những việc cần phải làm, những thủ tục cần có khi quyết toán thuế. Từ đây, khóa luận đã đề xuất được các biện pháp cụ thể và các giải pháp nhằm 50
  60. nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế, góp phần nâng cao hiệu quả, công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế và làm tăng nguồn thu ngân sách và ổn định nguồn thu từ thuế TNCN. 2. Kiến nghị Từ những phân tích và kết luận về các nhân tố tác động đến thuế TNCN ở trên, để nâng cao hiệu quả việc tuân thủ khai và nộp thuế TNCN tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và tại Việt Nam nói chung thì có thể xem xét một số kiến nghị sau: Thứ nhất, Chính sách thuế TNCN cần phải được cải cách và hoàn thiện về mặt hình thức lẫn nội dung, cần có những quy định rõ ràng, chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa các tình trạng lách thuế, lợi dụng các lỗ hổng pháp luật. Thứ hai, qua một vài thống kê ở các nước có tỉ lệ tuân thủ nộp thuế TNCN cao, thì mã số thuế là yếu tố khá quan trọng. Từ đó, nên tích hợp mã số thuế với chứng minh nhân dân/thẻ căn cước. Ở thời điểm hiện tại, ngành thuế chưa có đủ khả năng đánh giá mức độ tuân thủ kê khai nộp thuế do chưa có một bộ cơ sở nghiên cứu tập trung (Bùi Thị Thúy Bình, 2015). Và việc tích hợp mã số thuế với chứng minh nhân dân/thẻ căn cước sã giải quyết được vấn đề này. Thứ ba, nên xuất bản một cuốn sổ tay hướng dẫn kê khai và quyết toán thuế thống nhất cho toàn thể nhân dân trên cả nước. Đồng thời tổng hợp và quy các thông tin, các thức nộp thuế, các thủ tục liên quan đến thuế chỉ qua một kênh duy nhất là website của Tổng cục thuế. Xây dựng lại website này sao cho đây là trang cung cấp thông tin về thuế một cách nhanh chóng, chính xác, và có hệ thống về các vấn đề kê khai, quyết toán các loại thuế, thanh tra thuế, các quy đinh, pháp luật về thuế, các con số thống kê về số thu thu thuế, trốn/tránh thuế, Để người dân có thể dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận thông tin thì các tài liệu nên được sắp xếp hợp lý qua các năm. Thông qua các kênh truyền hình đại chúng, các thông tin tích cực về thuế TNCN cũng cần Trườngđược thể hiện. Các thôngĐại tin đó phhọcải có thực, Kinhđủ độ tin cậy, chính tế xác, Huếkhông mang tính phong trào, hình thức. Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo Chiến lược cải cách hệ 51
  61. thống thuế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020 thông qua 03 nội dung chính: Cải cách thể chế nhằm thực hiện mục tiêu bao quát phát triển nguồn thu, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế; Cải cách quản lý thuế theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế theo chức năng; Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và chi phí thực hiện cho NNT. Thứ năm, để giảm/tránh bớt tình trạng diễn giải khác nhau và nhũng nhiễu của các cán bộ thuế do có nhiều đường nhận hồ sơ khai và nộp thuế thì nên quy về một đường chung trên toàn quốc là qua đường bưu điện hoặc trực tuyến và không nhận hồ sơ trực tiếp. Bên cạnh đó, cần cải tiến, giản lược các chi tiêu trên tờ khai thuế, thay thế vào đó những thuật ngữ dễ hiểu hơn nhằm hạn chế sự nhầm lẫn hoặc hiểu sai ý nghĩa của người nộp thuế. Thứ sáu, tại các công ty, doanh nghiệp, thay vì giúp người lao động quyết toán thuế thì hãy hướng dẫn người lao động tự mình khai thuế và nộp thuế. Điều này làm cho họ có trách nhiệm hơn đối với việc tuân thủ thuế TNCN vì chính họ là người chịu trách nhiệm cho việc quyết toán. Thứ bảy, tại các chi cục thuế thành phố, chuyển “Tuần lễ hỗ trợ người khai thuế” thành “Tháng hỗ trợ người khai thuế” vào một tháng cố định nào đó trong năm. Kết hợp việc thông báo “giúp quyết toán thuế” trước các chi cục đơn vị thuế, trên website của Tổng cục thuế và thông báo rộng rãi đến người dân ở địa phương. Cách làm này nhằm thông báo đến người dân rằng sắp đến hạn của kỳ quyết toán thuế. Thứ tám, tham mưu lên BTC, ban hành các Thông tư nhằm xây dựng chính sách thuế đảm bảo công bằng hơn, cần phân biệt mức giảm trừ gia cảnh giữa thành thị và nông thôn, ở thành phố trực thuộc trung ương khác với thành phố trực thuộc tỉnh, Trườngcác quy định về giĐạiảm trừ gia cảhọcnh chi tiết vàKinh phù hợp hơn chtếẳng hHuếạn như: đưa vợ/chồng không có thu nhập vào diện người phụ thuộc, trừ chi phí tạo ra thu nhập, trừ chi phí khám chữa bệnh, chi phí học cho con 52
  62. Thứ chín, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giảm tính tuân thủ thuế TNCN là không được hưởng lợi ích trực tiếp từ việc nộp thuế. Vì thế, chính phủ Việt Nam nên cố gắng xây dựng nên các lợi ích trực tiếp từ việc nộp thuế như các nước khác trên thế giới. 3. Hạn chế của khóa luận Thứ nhất, trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này, do hạn chế về thời gian và chi phí, nghiên cứu thu nhập mẫu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện phi ngẫu nhiên nên tính đại diện cho mẫu chưa cao. Nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát đối tượng là nhân viên nhà nước, văn phòng nên kết quả nghiên cứu chưa được tổng quát hóa. Một mẫu mở rộng khảo sát hơn trên nhiều địa bàn và có sự tham gia của nhiều thành phần hơn sẽ giúp đề tài nghiên cứu được khái quát hơn. Thứ hai, trong quá trình thực hiện khảo sát còn gặp nhiều khó khăn do nhiều người còn e ngại việc trả lời các câu hỏi liên quan đến thu nhập cũng như việc quyết toán thuế hay không và các dữ liệu thu được chỉ mang tính tương đối. Chính vì thế, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, kế thừa những thành tựu của các tiền nghiên cứu rồi từ đó áp dụng vào đề tài nghiên cứu của tác giả. Vậy nên, bài khóa luận này không tránh khỏi những hạn chế và sai sót nhất định. Trường Đại học Kinh tế Huế 53
  63. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu trong nước [1] Bùi Thị Thúy Bình (2015), “Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam dữ trên kinh nghiệm Hoa Kỳ”, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [2] Lê Thị Cẩm Châu (2016), “Giải pháp quản lí thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương tại Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế”, trường Đại học Kinh tế Huế. [3] Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 QH khóa 12. [4] Shukla, Gangadha P., Phạm Minh Đức, Englachalk, M., Lê Minh Tuân (2011), “Cái cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống thuế hiệu quả và công bằng hơn”, Ngân hàng thế giới. [5] Phạm Văn Hoan (2016),”Các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú tự kê khai tại TP. Hồ Chí Minh”, trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh. [6] Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 84/2008/BTC ngà 30/09/2008 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội. [7] Nguyễn Thị Thanh Hoài (2011), “Chuyên đề giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam”. [8] Phan Thị Mỹ Dung & cộng sự (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp”, Tạp chí Tài Chính, tháng 7/2015. 2. Tài liệu nước ngoài Trường[9] Allingham vàĐại Sandmo (1972), học Income TaxKinh Evasion: A Theoretical tế HuếAnalysis, Braithwaite, V. (2001), A new approach to tax compliance, Australian. 54
  64. [10] Boidman (1983), Chương trình Giảng dạy Kinh tế , Fulbright Niên khóa 2011-2013, Chương 36 Cải thiện sự tuân thủ thuế. [ 11] Keith Walsh (2011), Understanding Taxpayper Behaviour. [12] Fisher.C.M, Wartick.M and Mark.M.M (1992), Detetion probabilityand taxpaper compliance: A review of literature, Journal of Accounting Literature, 11, 1- 27. [13] Alms. J. Michael Mc (2003), Tax compliance as coordination game, Department of Economics, Georgea State University, Atlanta. 3. Các trang web Trang web Trang web Trang web Cùng một số website và một số báo điện tử đáng tin cậy khác có nội dung liên quan đến đề tài. Trường Đại học Kinh tế Huế 55
  65. Phụ lục 01. Bảng khảo sát về mức độ tiếp cận thông tin về thuế thu nhập cá nhân ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Câu hỏi Phần I. Câu 1. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế nơi anh/chị đang sinh sống có: 1. Luôn luôn quyết toán thuế (khai thuế) TNCN 2. Thường xuyên quyết toán thuế (khai thuế) TNCN 3. Thỉnh thoảng quyết toán thuế (khai thuế) TNCN 4. Chưa bao giờ quyết toán thuế (khai thuế) TNCN (đến Câu 10) 5. Không nhớ (đến Câu 10) Câu 2. Anh/chị có được thông tin về thuế TNCN tỉnh Thừa Thiên Huế ở đâu? 1. Không để ý những thông tin này vì đã có người làm giúp. 2. Cung cấp bởi đơn vị đang công tác. 3. Hỏi đơn vị đang công tác. 4. Địa phương cung cấp. 5. Hỏi địa phương. 6. Cơ quan thuế cung cấp. 7. Hỏi cơ quan thuế. 8. Trang web của cơ quan thuế. 9. Các buổi của “tuần lễ hỗ trợ người khai thuế” 10. Các buổi hội thoại của cơ quan thuế với doanh nghiệp. Trường11. Luật thuế và luĐạiật quản lý thuhọcế TNCN. Kinh tế Huế 12. Bạn bè/người khác. 13. Internet
  66. 14. Khác: Câu 3. Đến kỳ quyết toán thuế anh/chị: 1. Tự làm quyết toán thuế. 2. Ký giấy ủy quyền cho kế toán của cơ quan anh/chị làm giúp (đến Câu 6) 3. Kế toán của cơ quan anh/chị làm giúp và anh/chị không cần phải ký giấy ủy quyền (đến Câu 6) 4. Thuê người khác làm (đến Câu 6) Câu 4. Khi quyết toán, anh/chị có gặp trực tiếp nhân viên của cục thuế không? 1. Có 2. Không Câu 5. Nhân viên cục thuế có tỏ ra giúp đỡ và nhiệt tình với anh/chị không? 1. Không giúp đỡ 2. Giúp đỡ nhưng không nhiệt tình 3. Giúp đỡ nhiệt tình 4. Giúp đỡ rất nhiệt tình Câu 6. Anh/chị có bao giờ nộp thừa thuế (số thuế tạm nộp nhiều hơn số thuế thực nộp) chưa? 1. Có 2. Chưa (đến phần II) 3. Không nhớ/không rõ (đến phần II) Trường Đại học Kinh tế Huế Câu 7. Anh/chị đã bao giờ yêu cầu cơ quan thuế hoàn thuế cho anh chị chưa?