Khóa luận Những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu VN-Index

pdf 71 trang thiennha21 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu VN-Index", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nhung_nhan_to_anh_huong_den_chi_so_gia_co_phieu_vn.pdf

Nội dung text: Khóa luận Những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu VN-Index

  1. W BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CỔ PHIẾU VN-INDEX Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : PGS TS. Phan Đình Nguyên Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Mỹ Linh MSSV: 1211190544 Lớp: 12DTDN1 TP. Hồ Chí Minh, năm 2016 i
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CỔ PHIẾU VN-INDEX Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : PGS TS. Phan Đình Nguyên Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Mỹ Linh MSSV: 1211190544 Lớp: 12DTDN1 TP. Hồ Chí Minh, năm 2016 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là bài nghiên cứu do chính em thực hiện. Nội dung của khóa luận hoàn toàn được đúc kết trong quá trình thực tập tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Quốc Tế Việt Nam. Những dữ liệu trong bài đều chính xác và được công khai đại chúng. Bài khóa luận không sao chép bất kỳ nguồn nào khác.Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TPHCM, ngày . tháng năm Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mỹ Linh iii
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin chân thành gửi lời cám ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để em có thể được trải nghiệm, va chạm thực tế thông qua quá trình thực tập thú vị, giúp em học hỏi rất nhiều điều bổ ích cho nghành học của mình. Em kính gửi lời cám ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô khoa Kế Toán-Tài Chính Ngân Hàng đã truyền đạt cho em kiến thức bổ ích trong quá trình học. Đặc biệt là PGS TS.Phan Đình Nguyên đã tận tình hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc để em có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Em gửi đến các Cô, Chú, Anh Chị trong Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Quốc Tế Việt Nam. Đặc biệt là các Anh Chị phòng Tư Vấn Doanh Nghiệp đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành nhiệm vụ. Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, chắc chắn bài khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và Ban Lãnh Đạo công ty để em có thể khắc phục được những thiếu sót và khuyết điểm. Em gửi lời chúc sức khỏe tốt đẹp đến toàn thể Qúy Thầy Cô, PGS TS.Phan Đình Nguyên và Ban Giám Đốc cùng những Anh Chị trong Công ty. TPHCM, ngày 10 tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mỹ Linh iv
  5. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 1 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1 1.5. Phương pháp nghiên cứu 2 1.6. Kết cấu đề tài: 5 chương 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, GIÁ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHỈ SỐ GIÁ CỔ PHIẾU 3 2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán 3 2.1.1. Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán 3 2.1.2. Hàng hóa của thị trường chứng khoán 3 2.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 4 2.1.4. Nhà phát hành chứng khoán 4 2.1.5. Phân loại thị trường chứng khoán 5 2.1.6. Chức năng của thị trường chứng khoán 6 2.2. Tổng quan về chỉ số giá cổ phiếu VN-Index 7 2.2.1. Khái niệm và cách tính chỉ số giá cổ phiếu VN-Index 7 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu VN-Index 8 2.3.1. Chỉ số giá tiêu dùng 8 2.3.2. Giá vàng 8 2.3.3. Lãi suất cho vay 9 2.3.4. Tỷ giá hối đoái 10 2.3.5. Cung tiền 10 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 3.1. Phương pháp nghiên cứu 12 3.1.1. Phương pháp mô tả số liệu 12 3.1.1.1 Giai đoạn từ 2001-2004 12 3.1.1.2 Giai đoạn từ 2005-2007 17 vi
  6. 3.1.1.3 Giai đoạn từ 2008-2010 20 3.1.1.4 Giai đoạn từ 2011-2012 23 3.1.1.5 Giai đoạn từ 2013-2015 27 3.1.2. Phương pháp vector hiệu chỉnh 30 3.2. Mô hình nghiên cứu 31 3.2.1. Mô hìnhvector hiệu chỉnh si số VECM 31 3.2.2. Nguồn và cách lấy dữ liệu 31 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33 4.1. Kiểm định tính dừng 33 4.2. Kiểm định đồng liên kết Johansen 39 4.3. Xác định độ trễ tối ưu và tính ổn định của mô hình 40 4.3.1. Độ trễ tối ưu 40 4.3.2. Tính ổn định của mô hình 41 4.4. Phương trình đồng liên kết và hệ số hiệu chỉnh 42 4.4.1. Phương trình đồng liên kết 42 4.4.2. Hệ số hiệu chỉnh 44 4.5. Phân rã phương sai 44 4.6. Hàm phản ứng đẩy 46 CHƯƠNG 5 . KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÀ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Giải pháp 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .53 PHỤ LỤC vii
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT SGDCK Sở giao dịch chứng khoán VECM Vector error correction model ADF Augmented Dickey-Fuller PP Phillips-Perron VAR Vector Autoregression OLS Ordinary Least Squares NHNN Ngân hàng Nhà Nước VNI Chỉ số giá cổ phiếu VN-Index M2 Cung tiền GR Giá vàng ER Tỷ giá hối đoái IR Lãi suất CPI Chỉ số giá tiêu dùng viii
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 3.1. Dấu kỳ vọng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc (VN-Index) Bảng 4.1.Kết quả kiểm định ADF của VNI Bảng 4.2. Kết quả kiểm định PP của VNI Bảng 4.3. Kết quả kiểm định ADF của M2 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định PP của M2 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định ADF của GR Bảng 4.6. Kết quả kiểm định PP của GR Bảng 4.7. Kết quả kiểm định ADF của IR Bảng 4.8. Kết quả kiểm định PP của IR Bảng 4.9. Kết quả kiểm định ADF của CPI Bảng 4.10. Kết quả kiểm định PP của CPI Bảng 4.11. Kết quả kiểm định ADF của ER Bảng 4.12. Kết quả kiểm định PP của ER Bảng 4.13. Kết quả kiểm định Johansen Bảng 4.14. Kết quả xác định độ trễ theo các tiêu chí Bảng 4.15. Kết quả hiện tượng tự tương quan phần dư Bảng 4.16. Kết quả các biến trong phương trình đồng liên kết Bảng 4.17. Kết quả phân rã phương sai trong 12 kỳ Bảng 4.18. Đồ thị phản ứng của chỉ số VN-Index với các biến ix
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ SỬ DỤNG Biểu đồ 3.1. Diễn biến chỉ số VN-index và chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2001-2004 Biểu đồ 3.2. Diễn biến chỉ số VN-index và tỷ giá USD/VND giai đoạn 2001-2004 Biểu đồ 3.3. Diễn biến chỉ số VN-Index và giá vàng trong giai đoạn 2001-2004 Biểu đồ 3.4. Diễn biến chỉ số VN-Index và lãi suất cho vay giai đoạn 2001-2004 Biểu đồ 3.5. Diễn biến chỉ số VN-Index và cung tiền 2001-2004 Biểu đồ 3.6. Diễn biến chỉ số VN-index và chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2005-2007 Biểu đồ 3.7. Diễn biến chỉ số VN-Index và giá vàng 2005-2007 Biểu đồ 3.8.Diễn biến chỉ số VN-Index trong tình hình lạm phát giai đoạn 2008-2010 Biểu đồ 3.9. Diễn biến chỉ số VN-Index sau lạm phát giai đoạn 2008-2010 Biểu đồ 3.10. Diễn biến chỉ số VN-Index và lãi suất giai đoạn 2008-2010 Biểu đồ 3.11. Diễn biến chỉ số VN-Index và lãi suất giai đoạn 2011-2012 Biểu đồ 3.12. Diễn biến chỉ số VN-Index trong lạm phát giai đoạn 2011-2012 Biểu đồ 3.13. Diễn biến chỉ số VN-Index và giá vàng giai đoạn 2011-2012 Biểu đồ 3.14. Diễn biến chỉ số VN-Index và lãi suất giai đoạn 2013-2015 Biểu đồ 3.15. Diễn biến chỉ số VN-Index và tỷ giá USD/VND giai đoạn 2013-2015 Biểu đồ 3.16. Diễn biến chỉ số VN-Index và giá vàng năm 2013-2015 Biểu đồ 4.1. Vòng tròn đơn vị với các giá trị riêng Đồ thị 4.1. Phản ứng của VN-Index đối với tỷ giá USD/VND Đồ thị 4.2. Phản ứng của VN-Index đối với giá vàng Đồ thị 4.3. Phản ứng của VN-Index đối với lãi suất Đồ thị 4.4. Phản ứng của VN-Index đối với cung tiền Đồ thị 4.5. Phản ứng của VN-Index đối với chỉ số giá tiêu dùng x
  10. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Năm 2016 cùng với sự tăng điểm khá ấn tượng của VN-Index thì thị trường chứng khoán thật sự là kênh thu hút vốn gây được sự chú ý nhiều nhất không chỉ từ giới đầu tư chuyên nghiệp, các doanh nghiệp lớn nhỏ mà còn của tất cả những ai có đồng vốn nhàn rỗi. Trong thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng thì mỗi một quyết định đầu tư đều cần phải có sự tính toán chi tiết kết hợp với những thông tin và số liệu đáng tin cậy, bởi các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cá nhân luôn phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị trường. Một biến động dù nhỏ nhưng có tác động cực kỳ lớn đến lợi ích của chính họ.Và bộ chỉ số VN-Index là một trong những bộ chỉ số giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về diễn biến trên thị trường chứng khoán từ đó đưa ra quyết định mua hay bán chứng khoán. Tuy nhiên chỉ số VN-Index không độc lập mà biến động phụ thuộc vào các nhân tố khác trong nền kinh tế như: chỉ số lạm phát, lãi suất cơ bản, giá vàng, tỷ giá hối đoái (USD/VND) và cung tiền.Vì vậy để hiểu được những nhân tố này tác động như thế nào đến chỉ số giá cổ phiếu VN-Index, tác giả đã chọn đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu VN-Index”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Áp dụng kiến thức kinh tế lượng và kết quả mô hình hồi quy để xem xét có tồn tại mối quan hệ dài hạn của các nhân tố vĩ mô như: chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất cơ bản, giá vàng, tỷ giá hối đoái (USD/VND), cung tiền với chỉ số giá cổ phiếu VN-Index của các cổ phiếu được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, bài khóa luận cũng muốn xem xét thị trường chứng khoán Việt Nam tuy còn non trẻ so với thị trường chứng khoán quốc tế nhưng có làm tốt vai trò phong vũ biểu của nền kinh tế nước ta hay không. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Mỗi sự thay đổi hoặc biến động của các nhân tố: chỉ số lạm phát, lãi suất cho vay VND, giá vàng, tỷ giá hối đoái (USD/VND) và cung tiền sẽ tác động như thế nào đến chỉ số giá cổ phiếu VN-Index. 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: bài nghiên cứu sẽ tiếp cận về mặt số liệu của các đối tượng: + Chỉ số giá cổ phiếu VN-Index. + Chỉ số giá tiêu dùng. 1
  11. + Lãi suất cho vay VND. + Giá vàng + Tỷ giá hối đoái USD/VND + Cung tiền M2 Phạm vi nghiên cứu: trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2005 đến hết tháng 12 năm 2015 tại thị trường Việt Nam. Số liệu được thu thập theo từng tháng. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: Bằng ứng dụng phần mềm Eviews 8.0, để chạy mô hình chuỗi thời gian. Kiểm định các tính chất của dữ liệu dạng chuỗi thời gian và thành lập phương trình đồng liên kết trong mô hình VECM. Từ mô hình tạo được tiến hành giải thích các biến. Phương pháp mô tả dữ liệu: Dựa vào số liệu và biểu đồ để nêu ra nhận xét một cách tổng quan các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số giá cổ phiếu VN-Index. 1.6. Kết cấu đề tài: 5 chương Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về thị trường chứng khoán, chỉ số giá cổ phiếu VN-Index và các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ số giá cổ phiếu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và một số giải pháp nhằm gia tăng tác động của các nhân tố đến chỉ số giá cổ phiếu VN-Index và phát triển ổn định thị trường chứng khoán. 2
  12. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, GIÁ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHỈ SỐ GIÁ CỔ PHIẾU 2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán 2.1.1. Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thị trường chứng khoán, tuy nhiên nếu dựa vào vị trí và đặc điểm hoạt động của thị trường trong nền kinh tế thì ta có thể hiểu về thị trường chứng khoán theo định nghĩa mà PGS.TS. Bùi Kim Yến và TS. Thân Thị Thu Thủy (2008) đã đưa ra như sau: “Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế”[1,54]. Có thể diễn giải định nghĩa về thị trường như sau: Khi một doanh nghiệp muốn huy động vốn thì ngoài việc đi vay từ ngân hàng thì họ còn có một lựa chọn khác đó là phát hành chứng khoán, bên cạnh những doanh nghiệp đang cần vốn sẽ có những cá nhân, tổ chức có dòng tiền nhàn rỗi muốn đầu tư để sinh lời, người cần vốn và người có khả năng cung cấp vốn sẽ giải quyết nhu cầu của mình thông qua việc mua bán chứng khoán các loại (cơ chế chuyển vốn trực tiếp), tùy thuộc vào nhu cầu vốn trung hay dài hạn của mình mà doanh nghiệp sẽ phát hành loại chứng khoán tương ứng. Và nơi để thực hiện tất cả những hoạt động này là thị trường chứng khoán. 2.1.2. Hàng hóa của thị trường chứng khoán Hàng hóa của thị trường chứng khoán là chứng khoán. Tại Việt Nam khi nói về chứng khoán thì người ta thường hiểu đó là cổ phiếu và thị trường chứng khoán là thị trường giao dịch cổ phiếu, cách hiểu này cũng không sai bởi cổ phiếu là loại chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn, thường xuyên, chủ yếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy vậy, ta cần phải hiểu một cách chính xác rằng chứng khoán là một tên gọi chung để chỉ các tài sản tài chính sau: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và chứng khoán phái sinh. Từ chính tính chất của các tài sản tài chính mà chứng khoán có nhiều cách phân loại: Nếu căn cứ vào tính chất của nguồn vốn huy động được từ phát hành chứng khoán thì ta có thể phân loại chứng khoán thành: chứng khoán nợ (thường là trái phiếu) và chứng khoán vốn (cổ phiếu các loại). Cổ phiếu mặc dù cũng giống như trái phiếu dùng để 3
  13. huy động vốn nhưng nguồn vốn này không có tính chất hoàn trả khi đáo hạn cho trái chủ như trái phiếu, bên cạnh đó thực chất mối quan hệ giữa trái chủ và nhà phát hành trái phiếu là quan hệ chủ nợ (trái chủ)-người đi vay (doanh nghiệp hoặc chính phủ) còn quan hệ giữa giữa cổ đông và người phát hành cổ phiếu (thường là doanh nghiệp) là quan hệ đồng sở hữu. Vì thế nên cổ phiếu không được xét vào chứng khoán nợ. Mặc dù chứng khoán có tính thanh khoản cao nhưng vẫn có những loại chứng khoán gây khó khăn cho nhà đầu tư muốn giao dịch. Căn cứ vào tính chất này ta chia thành: chứng khoán vô danh (rất dễ mua bán chuyển đổi ) và chứng khoán ký danh (việc giao dịch chứng khoán này rất khó khăn). Khi đầu tư vào chứng khoán nhà đầu tư thường quan tâm tới lợi tức, vì thế nếu căn cứ vào tính ổn định của khoản lợi tức mà nhà đầu tư được hưởng thì chứng khoán có thể được chia thành: chứng khoán có lợi tức ổn định (thường là trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi vì doanh nghiệp kinh doanh lời hay lỗ đều phải trả lợi tức cho trái chủ và nguời nắm giữ cổ phiếu ưu đãi. Cùng với đó là trái chủ và cổ đông có cổ phiếu ưu đãi sẽ được ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể) và không ổn định (ví dụ như cổ phiếu thường vì lợi tức mà người nắm giữ cổ phiếu nhận được phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp kinh doanh có lời thì sẽ được chia lợi tức và ngược lại ). 2.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Theo định nghĩa, ta có thể hiểu trên thị trường chứng khoán tồn tại hai chủ thể là người cần vốn và người có khả năng cung cấp vốn. Tuy nhiên theo thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam và thuật ngữ kinh tế thì có 4 chủ thể tham gia gồm: + Nhà phát hành chứng khoán + Nhà đầu tư chứng khoán + Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán + Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán. Nhà phát hành chứng khoán ở đây có thể là: Chính phủ, doanh nghiệp hoặc các tổ chức tài chính. Các loại sản phẩm thông thường của từng nhà phát hành là: Chính phủ thường phát hành trái phiếu (bởi trái phiếu là loại chứng khoán có tính ổn định cao, mệnh giá lớn) , đối với doanh nghiệp thường là các loại cổ phiếu (thường là cổ phiếu thường) hoặc trái phiếu, tổ chức tài chính phát hành trái phiếu hoặc chứng chỉ quỹ. Nhà đầu tư có thể là nhà đầu tư cá nhân hoặc có tổ chức. Tùy vào mục tiêu và khả 4
  14. năng mà mỗi chủ thể sẽ có cách thức đầu tư khác nhau. Ví dụ: đối với các nhà đầu tư cá nhân tùy theo khả năng chấp nhận rủi ro của mình mà họ sẽ lựa chọn loại chứng khoán phù hợp, còn những nhà đầu tư có tổ chức (nếu là công ty chứng khoán sẽ có mảng hoạt động tự doanh chứng khoán) họ thường tìm đến những khoản lợi nhuận lớn nên sẽ luôn có một bộ phận chuyên nghiệp để xây dựng chiến lược và danh mục đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, hạn chế rủi ro . Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán gồm công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ, tại Việt Nam hiện nay công ty quản lý quỹ không nhiều cho đến năm 2015 chỉ có khoảng hơn 40 công ty đang hoạt động trên thị trường chứng khoán. Tổ chức hoạt động chính và chủ yếu nhất hiện nay là các công ty chứng khoán, hầu hết doanh thu của các công ty này đến từ hoạt động môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán. Các tổ chức có liên quan trên thị trường chứng khoán gồm: Cơ quan quản lý nhà nước (Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước Việt Nam), Sở giao dịch chứng khoán (gồm Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) , Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán 2.1.4. Phân loại thị trường chứng khoán Từ chính sự đa dạng của các loại hàng và chủ thể tham gia mà thị trường chứng khoán có rất nhiều cách phân loại, tuy nhiên có 2 cách phân loại chính đó là dựa vào mục đích của giao dịch và căn cứ vào hình thức tổ chức, phương thức giao dịch. Mọi hoạt động trên thị trường đều được chuẩn hóa và có những quy trình bắt buộc phải tuân theo. Căn cứ vào quy trình này (mục đích của giao dịch) thị trường chứng khoán có thể chia thành: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Để huy động vốn bằng chứng khoán thì doanh nghiệp phải phát hành chứng khoán, hoạt động này diễn ra trên thị trường sơ cấp. Sau khi được phát hành trên thị trường sơ cấp chứng khoán sẽ được mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp. Qua quy trình trên ta có thể thấy mỗi một thị trường đều đóng vai trò là một mắt xích quan trọng, thị trường thứ cấp không thể tồn tại nếu thiếu thị trường sơ cấp (nếu không có chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp thì thị trường thứ cấp sẽ không có hàng hóa là chứng khoán để hoạt động giao dịch) và thị trường sơ cấp không thể tiếp tục phát triển nếu không có thị trường thứ cấp (chứng khoán sau khi được phát hành ra trên thị trường sơ cấp mà không có thị trường thứ cấp thì không có nơi để giao dịch). Không phải bất cứ chứng khoán nào cũng được giao dịch tại Trung tâm giao dịch 5
  15. chứng khoán. Với những chứng khoán chưa được niêm yết hoặc chỉ có thể mua bán thông qua thương lượng thì sẽ có một thị trường riêng cho chúng. Căn cứ vào hình thức tổ chức và phương thức giao dịch này thì gồm có 2 loại thị trường chính: thị trường giao dịch tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và thị trường phi tập trung (OTC). Trong 2 loại thị trường trên thì Trung tâm giao dịch chứng khoán là thị trường chính thức, quan trọng (bởi những chứng khoán niêm yết trên thị trường này thường là chứng khoán của các công ty lớn, thỏa mãn những điều kiện về tiêu chuẩn niêm yết) và chính yếu nhất (thị trường này quyết định đến tình trạng hoạt động của các thị trường còn lại, khi thị trường chính hoạt động sôi nổi thì các thị trường còn lại cũng như vậy). 2.1.5. Chức năng của thị trường chứng khoán Khi nói đến chức năng của thị trường chứng khoán thì điều đầu tiên phải đề cập đến đó là huy động vốn. Đó là chức năng chủ yếu nhất của thị trường, bên cạnh đó thị trường còn có những chức năng quan trọng khác như: tạo ra môi trường đầu tư cho tất cả các cá nhân và tổ chức muốn tìm kiếm lợi nhuận, tạo tính thanh khoản cho chứng khoán, giúp nhà đầu tư đánh giá được hoạt động của doanh nghiệp và là nơi để chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Bàn đến chức năng huy động vốn, ta thường chỉ hiểu theo một khía cạnh hẹp rằng phát hành chứng khoán chỉ là hình thức huy động vốn để hỗ trợ cho hoạt động của riêng doanh nghiệp. Tuy nhiên, ta phải hiểu rộng ra rằng khi ta dùng dòng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào chứng khoán của doanh nghiệp và doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn ta đầu tư này để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt được kết quả kinh doanh tốt thì không chỉ doanh nghiệp hưởng lợi mà nền kinh tế cũng được hưởng lợi và phát triển ổn định. Tương tự như vậy đối với chứng khoán do chính phủ phát hành thì dòng tiền đầu tư sẽ được dùng để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội. Tóm lại, huy động vốn không chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn mà còn là huy động để đầu tư vào nền kinh tế. Chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt mang tính trừu tượng và có giá trị tài chính vì thế nó không thể được giao dịch chung với với những sản phẩm khác trên những thị trường như: thị trường ngoại tệ, thị trường hàng hóa và dịch vụ. Và khi thị trường chứng khoán ra đời đã tạo một môi trường giao dịch hợp pháp, nhất quán, thuận lợi đáp ứng được tính chất của loại hàng hóa đặc biệt này. Không chỉ vậy, trong một môi trường này các nhà đầu tư rất dễ dàng chuyển đổi từ cổ phiếu sở hữu sang tiền, tạo nên tính 6
  16. thanh khoản cao cho thị trường. Cổ phiếu của một doanh nghiệp có thể xem như là đại diện của chính doanh nghiệp đó trên thị trường. Dựa vào tình hình biến động giá của cổ phiếu mà nhà đầu tư có thể đánh giá tổng quan được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Trong trường hợp bỏ qua các yếu tố khách quan chi phối giá cổ phiếu như yếu tố chính trị, chính sách mới thì khi giá cổ phiếu tăng đồng nghĩa với sự tăng trưởng của doanh nghiệp và ngược lại. Như đã trình bày ở trên thị trường chứng khoán không chỉ là một môi trường dành cho doanh nghiệp và nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận và giải quyết nhu cầu vốn mà còn là nơi để Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô như bù đắp thâm hụt ngân sách, tăng thu hút dòng vốn ngoại đầu tư gián tiếp hoạc trực tiếp vào Việt Nam, chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp. Về mặt lý thuyết thì một thị trường chứng khoán phát triển có kiểm soát nên là thị trường nhạy cảm với bất cứ một chính sách kinh tế nào của chính phủ. Khi Chính phủ đang thực hiện chính sách mở rộng đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ tạo tác động tích cực khiến cho thị trường chứng khoán tăng điểm và ngược lại. Bên cạnh đó nếu Chính phủ muốn bù đáp thâm hụt ngân sách thì phát hành trái phiếu trên thị trường là lựa chọn đầu tiên. Có thể nói chính những chức năng này của thị trường chứng khoán mà nền kinh tế trở nên đa dạng hơn, các nhà đầu tư có thêm môi trường để đầu tư tìm kiếm lợi nhuận, doanh nghiệp có môi trường để huy động vốn nhanh chóng và hiệu quả phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chính phủ có thêm môi trường sử dụng các công cụ tài chính để kiểm soát và điều tiết nền kinh tế. 2.2. Tổng quan về chỉ số giá cổ phiếu VN-Index 2.2.1. Khái niệm và cách tính chỉ số giá cổ phiếu VN-Index Trên thị trường chứng khoán có rất nhiều cổ phiếu giao dịch, và giá mỗi ngày của những cổ phiếu này đều khác nhau. Vì vậy để nắm bắt được biến động chung của thị trường thì cần phải có một chỉ số thể hiện được xu hướng biến động của những cổ phiếu này. Và VN-Index là một chỉ số như vậy. “VN-Index là chỉ số giá bình quân của các cổ phiếu giao dịch tại SGDCK TP.HCM. Chỉ số VN-Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày gốc 28/7/2000, là ngày thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động. Công thức tính chỉ số: 7
  17. ∑ ”[1,7] 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu VN-Index 2.3.1. Chỉ số giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh phần trăm thay đổi của kỳ hiện tại với kỳ gốc, là chỉ số đại diện và đo lường lạm phát. Lạm phát được tính từ chỉ số giá tiêu dùng nên tình trạng lạm phát của nền kinh tế luôn biến động theo chỉ số giá tiêu dùng. Lạm phát được xem là yếu tố vĩ mô tác động nhiều nhất và mạnh nhất đến chỉ số cổ phiếu VN-Index. Chỉ số chứng khoán nói chung và chỉ số VN- Index nói riêng phản ánh xu hướng vận động và thể hiện rõ sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam. Và nền kinh tế đó chịu ảnh hưởng mạnh từ tình trạng lạm phát, lạm phát tăng nghĩa là nền kinh tế đang tăng trưởng bất ổn định, và sự bất ổn này sẽ phản ánh vào giá cổ phiếu trên thị trường. Như vậy, lạm phát tăng tác động giảm lên chỉ số giá cổ phiếu VN-Index. Thêm vào đó, lạm phát tăng nghĩa là đồng nội tệ đang mất giá, làm gia tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, ví dụ như để mua cùng một loại nguyên vật liệu, hàng hóa đó nhưng tháng này doanh nghiệp phải chi ra nhiều tiền hơn so với tháng trước do đồng tiền mất giá, bên cạnh đó lãi suất cho vay cũng sẽ tăng và cuối cùng là làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất tăng, giá hàng hóa sẽ tăng khiến cho việc tiêu thụ hàng hóa trở nên khó khăn và làm giảm doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ tất cả các yếu tố trên dẫn đến sự sụt giảm của giá cổ phiếu doanh nghiệp. Và lạm phát một khi đã xảy ra thì không chừa bất kỳ doanh nghiệp nào, thuộc bất kể ngành nào, do đó, chỉ số VN-Index của toàn thị trường sẽ giảm là điều khó tránh khỏi. 2.3.2. Giá vàng Giá vàng là một trong những nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số cổ phiếu VN- Index. Tuy vàng là một nhân tố khá quan trọng nhưng ta không thể nhận định ngay được nó ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số VN-Index bởi mỗi một biến động của giá vàng đều 8
  18. khiến cho chỉ số giá cổ phiếu VN-Index lên xuống không theo một quy luật nào, có lúc giá vàng tăng kéo theo chỉ số giá cổ phiếu tăng, có lúc giá vàng giảm nhưng chỉ số giá cổ phiếu lại tăng. Trong thực tế tại một số quốc gia vàng là một kênh đầu tư thay thế, là tài sản đảm bảo, tích trữ cho những rủi ro có thể xảy ra với nền kinh tế. Khi giá vàng tăng mạnh thì mọi người thường nghĩ rằng nền kinh tế đang bất ổn nên nhiều người mua vàng để tích trữ và theo tâm lý đám đông những người khác cũng sẽ tìm đến vàng để phòng ngừa rủi ro khiến cho giá vàng lại tăng cao. Lúc đó kênh đầu tư cổ phiếu, chứa đựng nhiều rủi ro hơn sẽ kém hấp dẫn hơn, và dòng vốn đổ vào kênh đầu tư này sẽ giảm và thông thường sẽ khiến cho VN-Index giảm điểm. Tuy vậy vẫn có những thời điểm ngay cả khi VN- Index đang tăng, nền kinh tế phát triển ổn định nhưng giá vàng vẫn tăng đều, trường hợp này khá phổ biến tại Việt Nam và xảy ra tình trạng này chủ yếu là do yếu tố văn hóa. Lý giải cho điều này các chuyên gia ngân hàng cho rằng vì Việt Nam đã trải qua thời kỳ chiến tranh kéo dài và thấm thía được sự nghèo đói nên tâm lý tích trữ vàng phòng thân đã ăn sâu vào người Việt thành một đặc điểm văn hóa. 2.3.3. Lãi suất cho vay Lãi suất là một yếu tố tác động khá nhiều đến chỉ số VN-Index. Ở đây, ta xét đến lãi suất cho vay, là loại lãi suất tác động khá lớn đến hành vi tiêu dùng của cá nhân và doanh nghiệp. Khi lãi suất cho vay tăng lên thì sẽ làm gia tăng chi phí của các cá nhân và doanh nghiệp đi vay khiến cho thu nhập thấp hơn và khiến cho thị trường chứng khoán trở nên kém hấp dẫn. Có thể nói biến động của lãi suất tác động một cách gián tiếp đến chỉ số giá VN-Index. Và 2 yếu tố này thường ngược chiều nhau, khi lãi suất tăng thì chỉ số giá cổ phiếu VN-Index sẽ giảm và ngược lại, lãi suất giảm được xem là tin tích cực cho VN-Index. Cụ thể, như đã trình bày ở trên khi một doanh nghiệp đi vay với lãi suất cao để đầu tư hoặc để duy trì hoạt động sản xuất và đến khi đã sản xuất được hàng hóa ra thị trường thì doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với rủi ro không bán được hàng do các yếu tố về giá cả, đối thủ cạnh tranh, lạm phát, sản phẩm thay thế. Và khi các rủi ro này xảy ra, sẽ khiến cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống khiến cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng giảm theo. Thông thường các doanh nghiệp trong cùng ngành sẽ chịu tác động giống nhau, từ đó khiến cho giá cổ phiếu của một số nhóm ngành sẽ giảm và có thể khiến chỉ số VN-Index giảm. Bên cạnh đó, trên thị trường cũng có nhiều nhà đầu tư 9
  19. vay tiền để đầu tư chứng khoán, với mức lãi suất cao thì họ sẽ mong muốn có một mức lợi nhuận cao từ kênh đầu tư cổ phiếu nhưng doanh nghiệp đang có lợi nhuận giảm do chịu chi phí lãi vay cao và rủi ro thị trường sẽ không đáp ứng được nhu cầu này. Khi mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận không được thỏa mãn thì các nhà đầu tư sẽ rút vốn khỏi thị trường. Hành vi này cũng góp phần làm giảm chỉ số giá cổ phiếu. 2.3.4. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là con số thể hiện giá trị của một đơn vị tiền tệ nước này qua đơn vị tiền tệ của nước khác, có thể xem nó như một kênh đầu tư thay thế đối với kênh đầu tư cổ phiếu, nó vừa tác động trực tiếp vừa tác động gián tiếp đến chỉ số giá cổ phiếu VN- Index. Tỷ giá hối đoái xét đến ở đây là tỷ giá bán USD/VND, có thể nói tỷ giá tăng tác động hai chiều đến thị trường cổ phiếu. Trong trường hợp một doanh nghiệp đi vay USD/VND để thanh toán tiền mua hàng nếu tỷ giá tăng và ở mức cao thì chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng, trong thị trường cạnh tranh như hiện nay nếu doanh nghiệp không bán được hàng hoặc doanh thu bán hàng không đủ để bù đắp vốn thì khoản chi phí gia tăng này sẽ kéo lợi nhuận của doanh nghiệp xuống và làm giảm giá trị cổ phiếu doanh nghiệp và chỉ số VN-Index giảm . Tỷ giá tăng sẽ tác động mạnh nhất đến những công ty chuyên nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu. Tuy nhiên, tỷ giá tăng( VND giảm giá trị) thì lại có lợi cho các công ty chuyên xuất khẩu và có thể giúp các công ty này gia tăng lợi nhuận khi chuyển lợi nhuận từ đồng ngoại tệ (ở đây xét là USD) về lại đồng nội tệ (VND), khi lợi nhuận tăng thì giá trị doanh nghiệp tăng và chỉ số VN-Index tăng. Còn đối với các nhà đầu tư, nếu tỷ giá biến động tăng (giảm) với biên độ lớn và họ nhận thấy khả năng kinh doanh chênh lệch tỷ giá thì việc giảm đầu tư cổ phiếu tăng kinh doanh tỷ giá là có thể xảy ra. Và còn một nhân tố nhà đầu tư nữa cũng tác động khá lớn đó là nhóm những nhà đầu tư nước ngoài, khi tỷ giá tăng lên thị trường chứng khoán sẽ dễ dàng thu hút vốn từ những nhà đầu tư này và làm tăng tính thanh khoản cho thị trường. 2.3.5. Cung tiền Cung tiền là yếu tố tác động khá lớn đến chỉ số giá cổ phiếu. Khi chính phủ thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ nghĩa là sẽ có một lượng tiền được đưa vào nền kinh tế. Lượng cung tiền tăng lên sẽ làm làm gia tăng nhu cầu sử dụng tài sản tài chính như cổ phiếu của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, chính phủ muốn tăng cung tiền thì thường sẽ hạ 10
  20. mức lãi suất cơ bản xuống và lãi suất cho vay cũng sẽ giảm theo từ đó giúp chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp giảm và có khả năng gia tăng lợi nhuận. Chính sách mở rộng tiền tệ làm lượng tiền tăng, giá trị VND giảm xuống khiến tỷ giá USD/VND tăng, và như đã trình bày khi tỷ giá tăng nó sẽ tác động hai chiều đến thị trường chứng khoán. Và ngược lại khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì chỉ số giá cổ phiếu giảm bởi 2 nguyên nhân sau: lượng tiền lưu thông giảm sẽ làm làm giảm dòng tiền đổ vào thị trường để đầu tư chứng khoán và khi lãi suất đi vay tăng nghĩa là chi phí đầu tư tăng lúc đó các loại chứng khoán ổn định như trái phiếu sẽ hấp dẫn hơn cổ phiếu, việc này đã tác động đến hành vi của nhà đầu tư. Còn đối với các doanh nghiệp thì tăng lãi vay sẽ làm tăng chi phí hoạt động và ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp làm giá cổ phiếu giảm. Gía cổ phiếu giảm lại càng tác động mạnh đến việc rút vốn tạm thời khỏi thị trường của nhà đầu tư, và giá cổ phiếu sẽ lại tiếp tục giảm. Mặc dù, khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì chỉ số giá cổ phiếu thường sẽ giảm xuống nhưng nếu chính sách này được thực hiện trong thời kỳ lạm phát thì việc giảm cung tiền sẽ giúp ổn định lại nền kinh tế tạo điều kiện cho chỉ số giá cổ phiếu tăng. Từ những nhận định trên ta chỉ mới đưa ra được khung lý thuyết và vẫn chưa thể khẳng định được những nhân tố này có thật sự ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index giống như vậy hay không. Vì vậy phải dựa vào 2 phương pháp nghiên cứu tiếp theo để đưa ra kết luận về ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ số VN-Index. 11
  21. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp mô tả số liệu Trước khi đi vào phân tích bằng mô hình, ta cần nhìn một cách tổng quan về tình hình của các nhân tố vĩ mô trong giai đoạn 2001-2015 đã được đề cập ở chương 1, và nhận biết một cách trực quan về tác động của những nhân tố này đến chỉ số VN-Index từ đó bổ sung và củng cố khung lý thuyết đã trình bày ở trên. Dựa vào đặc trưng phát triển của các nhân tố và chỉ số VN-Index ở từng năm mà bài phân tích sẽ chia bộ số liệu nghiên cứu thành các giai đoạn: - Giai đoạn 2001-2004: giai đoạn đầu mới hòa nhập vào nền kinh tế của thị trường chứng khoán. - Giai đoạn 2005-2007: giai đoạn thị trường chứng khoán phát triển ngoạn mục, Vn-Index đạt mức cao lịch sử. - Giai đoạn 2008-2010: giai đoạn thị trường chứng khoán biến động mạnh mẽ do nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao kỉ lục vào năm 2008. - Giai đoạn 2011-2012: giai đoạn lạm phát cao quay trở lại. - Giai đoạn 2013-2015: giai đoạn thị trường chứng khoán dần phục hồi sau hai thời kỳ lạm phát. 3.1.1.1 Giai đoạn từ 2001-2004 Thị trường chứng khoán ra đời vào tháng 7-2000, cho đến đầu năm 2001 đã hoạt động được 6 tháng, có thể nói thị trường đã hòa nhập và vào guồng được với nền kinh tế. So với khoảng thời gian đầu chỉ có 2 mã chứng khoán giao dịch là REE và SAM, thì đến giai đoạn 2001-2004 thị trường đã lần lượt được bổ sung thêm khá nhiều mã chứng khoán khác. Tuy nhiên vẫn phải thừa nhận một thực tế là trong giai đoạn này thị trường vẫn chưa phải là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn. Tổng quát về tình hình biến động của các nhân tố trong những năm này là: chỉ số giá tiêu dùng có những khoảng tăng giảm lặp lại khá đều đặn, tỷ giá hối đoái USD/VND biến động khá nhiều trong giai đoạn 2001 đến đầu 2002 và những tháng cuối năm 2004, lãi suất cho vay biến động giảm nhiều trong năm 2001, giá vàng biến động nhiều trong giai đoạn 2003 đến 2004, cung tiền tăng đều qua các tháng. Giai đoạn này các nhân tố đã được đề cập chỉ tác động ở mức khá đối với chỉ số VN-Index. 12
  22. Biểu đồ 3.1. Diễn biến chỉ số VN-index và chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2001-2004 600 60.00 500.3 56.34 500 53.96 55.00 400 51.83 49.95 300 245.8 244.5 277.4 50.00 200 47.72 232.6 191.1 45.00 100 145.4 0 40.00 VN-Index (điểm) Chỉ số giá tiêu dùng (%) Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Từ đầu tháng 1-2001 chỉ số VN-Index đã tiếp nối xu hướng tăng vào cuối năm 2000, với đà tăng ấn tượng từ 245.8 điểm vào cuối tháng 1-2001 lên 500.3 điểm vào cuối tháng 6-2001. Lý giải cho sự tăng điểm ngoạn mục này là do trên thị trường đã có sự đa dạng hóa danh mục hàng hóa, thị trường được bổ sung thêm các loại cổ phiếu và trái phiếu. Tuy nhiên sau khi đạt mức tăng cao như vậy thì thị trường lại rơi vào chuỗi ngày giảm sâu, dựa vào biểu đồ có thể thấy chỉ số VN-Index giảm mạnh và liên tục từ 500.3 vào tháng 6-2001 xuống 244.5 điểm vào tháng 8-2001 trong khi đó chỉ số giá tiêu dùng (đại diện cho lạm phát) lại đang trong đà tăng đều từ 47.72% vào tháng 6-2001 cho đến tận tháng 2-2002. Tiếp đó, vào tháng 11-2001 chỉ số VN-Index có dấu hiệu phục hồi. Nhưng vì chỉ số giá tiêu dùng đang bước vào giai đoạn tăng mạnh và nhanh chóng tạo đỉnh đồ thị ở mức 49.95% vào tháng 2-2002, nên tháng tiếp theo VN-Index lại lao dốc và tạo đáy ở mức 191.1 điểm vào khoảng tháng 2-2002. Từ tháng 4-2002 đến 2-2003 tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng giảm nhẹ, ngược lại trên thị trường chứng khoán chứng kiến tốc độ giảm sâu của chỉ số VN-Index bắt đầu chậm lại, đường biểu diễn của VN-Index dần nằm thoải lại báo hiệu cho sự phục hồi. Tuy nhiên, đến tháng 2-2003 khi chỉ số giá tiêu dùng lại tạo đỉnh ở mức 51.83% thì một tháng sau VN-Index bỏ qua dấu hiệu phục hồi và tiếp tục giảm xuống 145.4 điểm. Những tháng tiếp theo cho đến hết năm 2014, VN-Index và chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục thể hiện mối quan hệ ngược chiều nhau. Từ tháng 2-2003 đến tháng 11-2003, chỉ số giá tiêu dùng giảm từ 51.83% xuống 51.41%. 13
  23. Khi chỉ số giá tiêu dùng sắp kết thúc khoảng giảm của mình thì VN-Index bắt đầu tăng trở lại từ 136.2 điểm vào tháng 10-2003 lên 277.4 điểm vào tháng 3-2004. Trong năm 2004, khoảng thời gian chỉ số giá leo thang từ 53.96% lên 56.34% thì chỉ số VN-Index lại rơi vào khoảng giảm từ mức 277.4 điểm xuống 232.6 điểm. Biểu đồ 3.2.Diễn biến chỉ số VN-index và tỷ giá USD/VND giai đoạn 2001-2004 600 16,270 16,276 16,500 16,174 500.3 500 16,149 16,000 15,796 400 15,724 15,500 300 245.8 288.5 277.4 15,000 200 244.5 14,500 14,549 239.3 166.9 100 14,000 0 13,500 01/2001 06/2001 11/2001 04/2002 09/2002 02/2003 07/2003 12/2003 05/2004 10/2004 VN-Index (điểm) Tỷ giá USD/VND (VND) Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Tỷ giá hối đoái USD/VND biến động khá giống với khung lý thuyết đã được trình bày ở trên. Trong giai đoạn từ tháng 1-2001 đến tháng 8-2001 tỷ giá USD/VND tăng lên nhanh chóng từ 14,549 VND lên 15,724 VND tốc độ tăng trưởng là 8%. Cùng thời gian đó thị trường chứng khoán cũng đang trong đà tăng, tăng từ 245.8 điểm lên 500.3 điểm và đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 103.5%. Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo tỷ giá lại biến động ngược chiều với chỉ số VN-Index, mặc cho thị trường chứng khoán đang lao dốc, tỷ giá vẫn tăng nhưng với biên độ tăng không quá lớn khoảng 0.1% đến 3% mỗi tháng. Từ khoảng cuối năm 2003 đến những tháng đầu 2004, tỷ giá biến động cùng chiều với chỉ số VN-Index. Khi tỷ giá tăng từ 16,149 VND lên 16,270 VND thì thị trường cũng đang tăng, vào thời điểm tháng 3-2004 tỷ giá đạt 16,270 VND thì VN-Index cũng vừa kết thúc giai đoạn tăng ở mức cao là 277.4 điểm . Khoảng tháng 4-2004 cho đến cuối năm 2004 thì nhân tố này lại biến động ngược chiều với thị trường. Gần như cả năm 2004, VN-Index luôn rơi vào khoảng giảm, giảm từ 277.4 điểm xuống 239.3 điểm. Ngược lại tỷ 14
  24. giá đang tăng ở tốc độ chậm từ 16,270 VND vào tháng 3-2004 lên 16,276 VND vào tháng 9-2004. Từ tháng 9-2004 đến tháng 12-2004, tỷ giá lại bắt đầu giảm xuống mức 15,796 VND. Hai tháng sau khi tỷ giá bắt đầu giảm thì VN-Index có dấu hiệu phục hồi nhẹ từ 220.6 điểm vào tháng 11-2004 lên 239.3 điểm vào tháng 12-2004. Biểu đồ 3.3. Diễn biến chỉ số VN-Index và giá vàng trong giai đoạn 2001-2004 600 874,000 900,000 791,000 500.3 500 750,000 627,143 680,000 778,000 400 665,000 600,000 300 288.5 277.4 450,000 200 164.6 233.2 300,000 166.9 100 139.3 150,000 0 - 07/2004 01/2001 08/2001 03/2002 10/2002 05/2003 12/2003 VN-Index (điểm) Giá vàng (đồng/chỉ) Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Giá vàng trong giai đoạn này tuy có những khoảng giảm nhưng nhìn chung luôn trong xu thế tăng, giá vàng từ 2001-2004 có lúc biến động cùng chiều cũng có lúc biến động ngược chiều với chỉ số giá chứng khoán VN-Index. Trong 4 năm chỉ có 14 đợt giảm giá nhưng biên độ giảm thấp từ 1% đến 6%, với thời gian giảm rất ngắn chỉ từ 1-2 tháng và khá phân tán. Những khoảng thời gian mà giá vàng phản ứng cùng chiều với thị trường chứng khoán: từ tháng 2-2003 đến tháng 8-2003 và từ tháng 1-2004 đến tháng 8- 2004. Vào tháng 2-2003 giá vàng từ mức 680,000 đồng/chỉ giảm dần về 665,000 đồng/chỉ vào tháng 8-2003, chỉ số VN-Index cùng thời gian đó cũng giảm từ 164.6 điểm xuống 139.3 điểm. Từ tháng 1-2004 đến 8-2004 giá vàng giảm từ 791,000 đồng/chỉ xuống 778,000 đồng/chỉ, và VN-Index cũng giảm từ 277.4 điểm xuống 233.2 điểm. Tuy hầu hết là giá vàng biến động cùng chiều với chỉ số VN-Index nhưng vẫn có khoảng biến động ngược chiều. Từ tháng 5-2002 đến tháng 2-2003, giá vàng đang trong đà tăng thì chỉ số VN-Index lại bắt đầu giảm từ 207.1 điểm xuống 164.6 điểm và còn có xu hướng 15
  25. giảm sâu hơn. Trong giai đoạn này thị trường vàng ghi nhận 2 mức giá cao nhất là 791,000 đồng/chỉ (tháng 1-2004) và 874,000 đồng/chỉ (tháng 11-2004). Bởi trong những năm này thị trường chứng khoán còn khá mới, và vàng vẫn là kênh thu hút vốn quen thuộc. Biểu đồ 3.4. Diễn biến chỉ số VN-Index và lãi suất cho vay giai đoạn 2001-2004 600 12.0% 10.8% 500.3 10.3% 500 9.3% 9.5% 10.0% 8.5% 400 9.0% 8.0% 300 245.8 288.5 277.4 6.0% 207.1 244.5 200 239.3 4.0% 100 136.2 2.0% 0 0.0% 01/2001 06/2001 11/2001 04/2002 09/2002 02/2003 07/2003 12/2003 05/2004 10/2004 VN-Index (điểm) Lãi suất (%) Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Mặc dù thị trường chứng khoán trong giai đoạn này chỉ vừa mới hòa nhập vận hành trong nền kinh tế nhưng vẫn chịu tác động rõ ràng của lãi suất cho vay thể hiện qua mối quan hệ ngược chiều với chỉ số VN-Index ở mức khá. Cụ thể vào tháng 2-2001 khi lãi suất đang ở mức cao là 10.8% thì VN-Index đang 245.8 điểm, nhưng chỉ vài tháng sau khi lãi suất cho vay giảm dần từ 10.8% xuống 9% vào tháng 6-2001 đã tạo điều kiện cho VN-Index tạo đỉnh ở mức 500.3 điểm. Mức lãi suất này được duy trì đến tháng 10-2001 thì tiếp tục giảm xuống 8.5%, VN-Index tiếp tục tăng mạnh lên 288.5 điểm vào 1 tháng sau. Đến tháng 5-2002 lãi suất cho vay bất ngờ tăng lên mức 9.3% (tháng 6-2002) và 9.5% (tháng 7-2002), cùng lúc đó chỉ số VN-Index rơi vào chuỗi giảm sâu. Bắt đầu từ tháng 5-2002, VN-Index từ 207.1 điểm giảm dần về 136.2 điểm vào tháng 10-2003. Mức lãi suất 9.5% được giữ ổn định cho tháng 10-2004, lãi suất lúc này mặc dù khá cao nhưng không biến động nên VN-Index dần phục hồi đạt 277.4 điểm vào tháng 3-2004. Tuy nhiên, giai đoạn tiếp theo từ khoảng tháng 4-2004 khi lãi suất bắt đầu tăng dần và tăng 16
  26. lên mức 10.3% vào tháng 12-2004 thì VN-Index lại tiếp tục rơi vào khoảng giảm, từ 277.4 điểm giảm xuống 239.3 điểm. Biểu đồ 3.5. Diễn biến chỉ số VN-Index và cung tiền 2001-2004 600 600,000 500.3 500 500,000 392,867 400 400,000 300,917 300 288.5 277.4 300,000 200 200,000 166.9 100 100,000 0 - 01/2001 08/2001 03/2002 10/2002 05/2003 12/2003 07/2004 VN-Index (điểm) Cung tiền (tỷ đồng) Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Cung tiền trong giai đoạn từ 2001-2004 tăng dần qua các tháng với biên độ tăng trưởng từ 1% đến 5% mỗi tháng và tốc độ tăng khá đều và chậm nên không tạo đỉnh trong đồ thị. Tháng 12-2003 cung tiền có tác động nhẹ tới thị trường khi tốc độ tăng trưởng đạt hơn 5% thì VN-Index phải 3 tháng sau mới phản ứng tăng với mức tăng của cung tiền (đạt 277.4 điểm vào tháng 3-2003).Trong giai đoạn này cung tiền gần như không tác động và nằm ngoài biến động của thị trường chứng khoán. 3.1.1.2 Giai đoạn từ 2005-2007 Đây được xem là giai đoạn phát triển nhất của thị trường, VN-Index tăng liên tục qua các tháng, tốc độ tăng trưởng cung tiền tăng đều qua các tháng do Chính phủ thực hiện hàng loạt các biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và nhằm làm giảm xuống tình trạng thiếu hụt vốn khả dụng của các NHTM trong đó có chính sách mở rộng tiền tệ, có thời điểm tăng đến 50.5% vào tháng 10-2007 so với cùng kỳ năm trước, lãi suất ổn định ở mức 10% đến 11%, tốc độ trượt tỷ giá USD/VND chỉ ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng tăng đều và dàn trải qua nhiều tháng trong năm 2005-2006 tuy nhiên đến năm 2007 thì tốc độ tăng đã khá tập trung, trong khoảng 2 tháng chỉ số giá đã có mức tăng cao và có sự khác biệt giữa các tháng. Thị trường chứng khoán trong giai đoạn này đã thật sự trở 17
  27. thành một kênh đầu tư có sức thu hút vốn tốt, giá trị tăng trưởng luôn ở mức cao, nhưng thị trường vẫn luôn tìm ẩn nguy cơ do diễn biến chỉ số giá tiêu dùng những tháng cuối năm 2007. Biểu đồ 3.6. Diễn biến chỉ số VN-index và chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2005-2007 1200 1137.7 1065.1 1081.5 75.00 63.82 1000 59.80 67.96 60.00 927 800 595.5 45.00 600 30.00 400 289.3 233.3 246.5 200 390.7 15.00 0 0.00 VN-Index(điểm) Chỉ số giá tiêu dùng (%) Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Trong giai đoạn từ tháng 1-2005 đến tháng 10-2007, nhìn vào đồ thị có thể thấy đường biểu thị giá trị chỉ số giá tiêu dùng nằm dốc thoải do mức tăng thấp và chỉ số giá tiêu dùng phải qua nhiều tháng quan sát mới thấy sự khác biệt. Đường chỉ số giá tiêu dùng cho thấy tỷ lệ lạm phát (tính từ chỉ số giá tiêu dùng) được giữ ở mức khá ổn định với biên độ từ 6-9%, trung bình tháng trong 1 năm tỷ lệ biến động không nhiều. Chỉ số VN-Index tăng trưởng mạnh qua các tháng và đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của thị trường là 1137.7 điểm vào tháng 2-2007. Tháng 4-2007, VN-Index mặc dù có giảm điểm nhưng vẫn ở mức cao so với mặt bằng chỉ số giá chung của những năm trước. Tháng 5-2007 và 6-2007, VN-Index lại tăng mạnh trở lại. Tháng 7-2007 và 8-2008 giảm mạnh từ 1024.7 điểm xuống 908.4 điểm, hai tháng 9 và tháng 10 tiếp theo lại tăng. Thị trường được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo sóng nhưng từ tháng 11-2007 chỉ số VN-Index bắt đầu lao dốc. VN-Index bắt đầu giảm là do những biến động của chỉ số giá tiêu dùng, nếu 18
  28. trong những tháng của năm 2006 CPI được duy trì ở mức từ 63% đến 65% với biên độ dao động giữa các tháng là rất thấp chỉ từ 0% đến 1% thì đến những tháng cuối năm 2007 biên độ dao động luôn từ 1% đến 3%, chỉ số giá tháng sau luôn cao rõ ràng hơn tháng trước. CPI dần biến động tăng mạnh cho thấy thị trường đang tiềm ẩn nguy cơ lạm phát. Biểu đồ 3.7. Diễn biến chỉ số VN-Index và giá vàng 2005-2007 1200 1137.7 1,800,000 1081.5 1046.9 1000 1,356,000 1,412,571 1,500,000 927 800 1,200,000 1,225,419 972,536 751.8 595.5 600 900,000 400 600,000 200 312.3 300,000 0 - 07/2007 01/2005 06/2005 11/2005 04/2006 09/2006 02/2007 12/2007 VN-Index (điểm) Giá vàng (đồng/chỉ) Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Trong giai đoạn từ 2005-2007, chỉ số giá cổ phiếu cùng trong xu thế biến động tăng với giá vàng.Thị trường vàng Việt Nam và thị trường chứng khoán đã chứng kiến hai lượt gia tăng đột biến vào những tháng đầu năm 2006 và 2007. Cụ thể, trong những tháng đầu năm 2006, giá vàng tăng từ 972,536 đồng/chỉ lên 1,356,000 đồng/chỉ trong 5 tháng (từ tháng 1-2006 đến tháng 5-2006) và đạt tốc độ tăng trưởng là 39%. Trong đó vào tháng 2-2006 giá vàng lần đầu tiên đạt ngưỡng 1 triệu đồng/chỉ, cùng thời gian VN- Index cũng tăng mạnh từ 312.3 điểm vào tháng 1-2006 lên 595.5 điểm vào tháng 4-2006, trong vòng 4 tháng đã đạt tốc độ tăng trưởng là 90.7%. Những tháng tiếp theo giá vàng vẫn biến động cùng chiều với chỉ số VN-Index. Tiếp đó trong khoảng tăng từ tháng 12-2006 đến tháng 2-2007 của VN-Index thì chỉ số này đã đạt mức cao kỷ lục là 1137.7 điểm vào tháng 2-2007 (chỉ trong vòng 3 tháng đã đạt tốc độ tăng trưởng là 51%). Thị trường vàng cũng có sự gia tăng đột biến. 19
  29. Giá vàng tăng từ 1,225,419 đồng/chỉ vào tháng 1-2007 lên 1,412,571 đồng/chỉ vào tháng 2-2007 đạt tốc độ tăng trưởng 15% chỉ trong vòng 2 tháng. Vào tháng 3-2007 giá vàng giảm mạnh xuống 1,274,548 đồng/chỉ và 1 tháng sau Vn-Index cũng giảm xuống 923.9 điểm. Tháng 4-2007 giá vàng tăng nhẹ lên 1,317,233 đồng/chỉ và 1 tháng sau trên thị trường chứng khoán VN-Index tăng mạnh và tạo đỉnh đồ thị ở mức 1081.5 điểm. Từ tháng 4-2007 đến tháng 8-2007 là khoảng giảm của cả giá vàng và chỉ số VN-Index. Cụ thể, giá vàng giảm từ 1,317,233 đồng/chỉ xuống 1,306,290 đồng/chỉ và chỉ số VN-Index từ đỉnh 1081.5 điểm rớt xuống 908.4 điểm. Vào tháng 9-2007 cả giá vàng và VN-Index đều tăng trở lại. Cụ thể, giá vàng tăng từ 1,306,290 đồng/chỉ lên 1,378,600 đồng/chỉ (tăng 6%) và chỉ số VN-Index từ 908.4 điểm tăng và tạo đỉnh ở mức 1046.9 điểm. Những tháng còn lại, giá vàng và chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục biến động cùng chiều. 3.1.1.3 Giai đoạn từ 2008-2010 Nếu những tháng cuối năm 2007, lạm phát cao chỉ đang ở mức tiềm ẩn thì sang đến năm 2008 nó đã thật sự bùng nổ, nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng bất ổn định với tỷ lệ lạm phát phi mã (tỷ lệ lạm phát tăng 2 con số trong một năm). Trong giai đoạn trước thị trường chứng khoán phát triển quá nhanh, tăng trưởng “nóng” trong khi nền kinh tế vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ thì khi nó xảy ra thị trường sẽ dễ bị sụp đổ. Nhận xét một cách tổng quát về tình hình của các nhân tố trong giai đoạn này có thể dùng ba từ sau để miêu tả chính là: đầy biến động. Gia tăng lạm phát đã ảnh hưởng đến toàn bộ các thị trường trong nền kinh tế. Cụ thể, đối với tỷ giá USD/VND lạm phát khiến đồng nội tệ VND bị mất giá và làm tỷ giá USD/VND tăng từ khoảng 16,227 VND lên mức 17,108 VND. Lãi suất cho vay tăng đột biến từ 7.5% vào tháng 5-2008 lên 15% vào tháng 6-2008. Lạm phát khiến cho mọi loại tài sản đều mất giá lúc đó người dân sẽ tìm đến những tài sản bảo đảm có tính ổn định như vàng, khi có quá nhiều người mua vàng thì giá vàng sẽ bị đẩy lên cao. Qua số liệu ta có thể thấy từ khi lạm phát bắt đầu tăng lên mức 2 chữ số cao từ tháng 1-2008 đến 3-2009 thì giá vàng cũng nhanh chóng tăng, trong đó mức tăng bất ngờ nhất là từ 1,394,621 đồng/chỉ vào tháng 11-2008 lên 1,969,323 đồng/chỉ vào tháng 3-2009. 20
  30. Biểu đồ 3.8.Diễn biến chỉ số VN-Index trong tình hình lạm phát giai đoạn 2008-2009 1200 30% 1065.1 28% 27.9% 1000 972.4 27% 27% 25% 927 800 20% 600 15% 12.6% 400 245.7 10% 9.3% 10.0% 200 5% 0 0% Tỷ lệ lạm phát (%) VN-Index (điểm) Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Vào tháng 11 và tháng 12-2007, lạm phát bất ngờ tăng lên mức 2 chữ số lần lượt là 10.01% và 12.63%, đây là mức 2 con số thấp nên ảnh hưởng không quá tiêu cực đến nền kinh tế tuy nhiên với một thị trường đặc biệt nhạy cảm với lạm phát như thị trường chứng khoán thì mức tăng này lập tức tác động đến chỉ số giá cổ phiếu. Chỉ số VN-Index giảm liên tục từ 1065.1 điểm vào tháng 10-2007 xuống 972.4 điểm vào tháng 11-2007, và giảm tiếp xuống 927 điểm vào tháng 12-2007. Vào tháng 1-2008 từ mức 14.1% tỷ lệ lạm phát bắt đầu leo thang với tốc độ chóng mặt và nhanh chóng đạt mức 28.32% (đây cũng là mức lạm phát cao kỷ lục của nền kinh tế Việt Nam) vào tháng 8-2008. Theo sát với tỷ lệ lạm phát từ tháng 1-2008 chỉ số VN-Index bước vào thời kì giảm sâu. Như đã khẳng định ở trên lạm phát tác động đến mọi loại thị trường nhưng trong giai đoạn này chịu tác động mạnh nhất chính là thị trường chứng khoán. Chỉ số VN-Index giảm điểm mạnh qua các phiên, từ 844.1 điểm tháng 1-2008 xuống 280.7 điểm vào tháng 3-2009. Lạm phát xảy ra trong giai đoạn này chủ yếu là do trong khoảng cuối năm 2006 và cả năm 2007 nhà nước đã thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ thể hiện qua tăng trưởng cung tiền của những giai đoạn trước luôn nằm trong mức từ 30% đến 50%/tháng. Trong giai đoạn năm 2008 nhằm kiềm chế lạm phát chính phủ đã thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp, cung tiền tăng chậm lại ở mức 18%-21%, tuy nhiên nền kinh tế lại phản ứng chậm với chính sách này nên phải hơn 3 tháng sau tỷ lệ lạm phát mới trở về mức 1 con số, chỉ số VN- 21
  31. Index tăng trở lại vào tháng 4-2009. Biểu đồ 3.9. Diễn biến chỉ số VN-Index sau lạm phát giai đoạn 2009-2010 700 14% 587.1 451.6 600 542.4 12% 494.8 500 9% 455.1 10% 400 8% 8% 300 321.6 6% 6% 200 4% 2% 100 2% 0 0% Tỷ lệ lạm phát (%) VN-Index (điểm) Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy thị trường chứng khoán phục hồi khá tốt sau lạm phát, chỉ số VN-Index đã tăng trở lại sau chuỗi ngày giảm sâu. Vào tháng 4-2009, chỉ số giá tiêu dùng bắt đầu tăng chậm và tỷ lệ lạm phát quay về mức 1 con số là 9%, lúc này VN-Index vẫn ở mức khá thấp đạt 321.6 điểm. Nhưng giai đoạn sau khi tỷ lệ lạm phát giảm mạnh qua các tháng và xuống mức thấp nhất là 2% thì VN-Index bước vào thời kỳ phục hồi nhanh và đạt 587.1 điểm vào tháng 10-2009. Sau giai đoạn phục hồi thì đến cuối năm 2009 và đầu năm 2010, thị trường có một khoảng giảm nhẹ do tỷ lệ lạm phát bắt đầu tăng trở lại. Tuy nhiên sự tăng lên của tỷ lệ lạm phát lúc này lại không đáng lo ngại vì ở những tháng trước chỉ số giá tiêu dùng chỉ ở mức thấp khiến cho nền kinh tế có nguy cơ rơi vào tình trạng giảm phát, nên khi chỉ số giá tiêu dùng tăng lên và khiến cho tỷ lệ lạm phát tăng theo (chỉ tăng ở mức tốt là 6% đến 8%) thì có nghĩa là nền kinh tế đang ổn định. Vì đó nên VN-Index sau khoảng giảm nhẹ vào những tháng cuối năm 2009 đã tăng trở lại và đạt mức 542.4 điểm vào tháng 4-2010. Những tháng còn lại của năm 2010, ta có thể nhận thấy thị trường chứng khoán đã không còn phản ứng quá nhạy với mức tăng cao của tỷ lệ lạm phát. Cụ thể, vào khoảng thời gian từ tháng 8-2010 đến tháng 11-2010 khi tỷ lệ lạm phát tăng từ 8% lên 11% thì VN-Index 22
  32. chỉ giảm nhẹ từ 455.1 điểm xuống 451.6 điểm, và vào tháng 12-2010 VN-Index lại tăng mạnh lên 484.7 điểm mặc cho tỷ lệ lạm phát tăng mạnh lên là 12%. Biểu đồ 3.10. Diễn biến chỉ số VN-Index và lãi suất giai đoạn 2008-2010 900 25% 844.1 20.3% 750 20% 600 587.1 15.3% 15% 450 13.3% 12.0% 11.2% 399.4 10% 300 9.6% 245.7 150 5% 0 0% VN-Index (điểm) Lãi suất (%) Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Giai đoạn từ 2008-2010 cũng là giai đoạn đầy biến động đối với lãi suất cho vay, nền kinh tế xem thị trường lãi suất năm 2008 là một “cuộc đua”. Nếu như trong giai đoạn trước lãi suất được giữ ổn định ở 11.2% trong suốt cả năm 2007 thì đến tháng 3-2008 lãi suất bất ngờ tăng hơn 3% đạt mức 14.6%, chỉ trong vòng 4 tháng sau lãi suất cho vay đã nhanh chóng tăng đến mức cao lịch sử là 20.3%. Cùng thời gian đó thị trường chứng khoán giảm điểm liên tục qua các tháng, VN-Index mở đầu năm 2008 ở mức cao là 844.1 điểm nhưng tốc độ tăng mạnh của lãi suất đã khiến VN-Index chỉ sao 6 tháng đã rơi tự do xuống mức 399.4 điểm, mức giảm là 444.7 điểm. Những tháng tiếp theo lãi suất vẫn ở mức cao và VN-Index vẫn tiếp tục giảm. Từ tháng 11-2008 đến tháng 3-2010 lãi suất giảm dần về khoảng 9% đến 12%, mức lãi suất này được duy trì là do Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra quy định cho các ngân hàng không được áp mức lãi suất quá 12%. Trên thị trường chứng khoán, 2 tháng sau khi lãi suất bắt đầu được điều chỉnh giảm thì VN- Index từ mức 245.7 điểm đã bắt đầu phục hồi tăng trở lại và đạt mức cao nhất là 587.1 điểm. Tuy nhiên vào năm 2010 lãi suất lại tiếp tục tăng từ 12% lên khoảng 13% đến 15.3% và VN-Index lúc này chỉ phản ứng giảm nhẹ với biến động của lãi suất. 3.1.1.4 Giai đoạn từ 2011-2012 23
  33. Từ năm 2011-2012 tỷ giá USD/VND có xu hướng giảm với 13 tháng giảm, mức giảm từ 4 đến 182 VND. Lãi suất cho vay đầy biến động và tiếp tục “cuộc đua” lãi suất ở giai đoạn trước với những mức tăng cao trong khoảng giữa năm 2011 . Thị trường vàng tăng giá qua từng tháng trong năm, mức tăng cao nhất là 223,678 đồng/chỉ vào tháng 10- 2011. Và biến động nhiều nhất trong giai đoạn này chính là chỉ số giá tiêu dùng đặc biệt là trong năm 2011, những biến động mạnh của chỉ số giá tiêu dùng khiến cho tình trạng lạm phát cao quay trở lại. Biểu đồ 3.11. Diễn biến chỉ số VN-Index và lãi suất giai đoạn 2011-2012 600 18.1% 20% 510.6 473.8 500 15.5% 16% 400 15.3% 421.4 12% 12.6% 300 351.6 11.9% 8% 200 100 4% 0 0% VN-index (điểm) Lãi suất (%) N guồn: Tác giả thu thập tổng hợp Trong giai đoạn này không thể không nhắc đến thị trường lãi suất khi mà hàng loạt các ngân hàng thương mại bị Ngân hàng Nhà nước xử lý do phá vỡ quy định lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Nếu trong năm 2010, các Ngân hàng thương mại đều đồng thuận mức lại suất 11%, 12% hoặc cao nhất là 13% thì đến đầu năm 2011 gần như không có Ngân hàng nào còn giữ mức lãi suất đã thỏa thuận. Năm 2011, lãi suất mở đầu ở mức 15.3% và tăng lên 18.1% chỉ trong vòng 4 tháng, mức tăng là 2.8%. Cùng thời gian đó chỉ số VN-Index cũng giảm từ 510.6 điểm xuống 421.4 điểm. Lãi suất 18.1% được giữ vững trong 3 tháng liền, chỉ đến tận tháng 9-2011 khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm quy định trần thì lãi suất mới bắt đầu giảm từ mức 18.1% xuống dần đến 11.9% vào cuối năm 2012, mức giảm là 6.2% tuy nhiên 11.9% vẫn là mức lãi suất cao. Theo đó, 3 tháng sau khi lãi suất bắt đầu bước vào khoảng giảm thì chỉ số VN-Index bắt đầu tăng 24
  34. trở lại từ mức 351.6 điểm. Giai đoạn tháng 11-2010 đến 4-2012, lạm phát 2 con số lại quay trở lại. Mặc dù tăng trưởng cung tiền vẫn giảm đều qua các tháng, nhưng tình trạng nhập siêu gia tăng đã khiến cho đồng nội tệ tiếp tục bị mất giá và lạm phát cao lại tiếp diễn. Tuy vậy chỉ số VN-Index lại không giảm điểm quá mạnh như lạm phát thời kì trước, thậm chí có những thời điểm lạm phát đã ở mức 21% nhưng chỉ số giá cổ phiếu VN-Index không giảm mà lại tăng nhẹ. Biểu đồ 3.12. Diễn biến chỉ số VN-Index trong lạm phát giai đoạn 2011-2012 600 25% 427.6 510.6 432.5 500 480.1 473.8 20% 351.6 400 15% 300 10% 200 5% 100 23% 17% 20% 14% 22% 14% 12% 0 11% 0% 01/2011 03/2011 05/2011 07/2011 09/2011 11/2011 01/2012 03/2012 Tỷ lệ lạm phát (%) VN-Index (điểm) Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Nhìn vào đồ thị ta thấy mặc dù tỷ lệ lạm phát rất cao, mức cao nhất là 23% gần với mức lạm phát cao lịch sử của nền kinh tế vào năm 2008 nhưng diễn biến của chỉ số VN- Index lại không thay đổi quá nhiều, VN-Index vẫn trong xu hướng giảm nhưng chỉ số này đã bớt nhạy với sự gia tăng của nhân tố lạm phát, thậm chí có những thời điểm VN-Index còn tăng nhẹ (vào tháng 4-2011 và tháng 6-2011) khi lạm phát đang trong đà tăng. Mở đầu năm 2011 với tỷ lệ lạm phát 12%, VN-Index vẫn ở mức khá cao là 510.6 điểm. Sau đó 2 tháng, VN-Index mới phản ứng lại với mức lạm phát này và giảm xuống 461.1 vào tháng 2-2011. Tuy nhiên vào tháng 4-2011, khi lạm phát tăng đến 18% thì VN-Index lại tạo đỉnh trên đồ thị và đạt mức tăng là 480.1 điểm. Và chỉ khi lạm phát đạt hơn 20% thì VN-Index mới bắt đầu rơi vào khoảng giảm nhưng mức giảm không cao như lạm phát năm 2008. Vào tháng 8-2011 khi lạm phát đạt mức 23% thì VN-Index cũng chỉ giảm 25
  35. xuống 425.4 điểm ( giảm 85.2 điểm so với mức 510.6 điểm vào đầu năm 2011). Từ tháng 9-2011 đến tháng 12-2011, VN-Index mới thực sự chịu tác động của lạm phát, chỉ số giá cổ phiếu giảm xuống 351.6 điểm. Những tháng đầu năm 2012, tỷ lệ lạm phát nhanh chóng giảm về mức ổn định là 11%, VN-Index tăng mạnh trở lại và đạt mức 473.8 điểm vào tháng 12-2012. Biểu đồ 3.13. Diễn biến chỉ số VN-Index và giá vàng giai đoạn 2011-2012 600 3,732,000 4,000,000 510.6 3,502,290 3,307,000 500 473.8 3,000,000 400 2,676,613 300 351.6 2,000,000 200 1,000,000 100 0 0 01/2011 04/2011 07/2011 10/2011 01/2012 04/2012 07/2012 10/2012 VN-index (điểm) Giá vàng (đồng/chỉ) Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Đặc trưng lớn nhất của giá vàng trong giai đoạn này chính là tăng qua từng tháng trong năm, ở những giai đoạn trước dù giá vàng nhìn một cách tổng quát thì luôn trong xu hướng tăng tuy nhiên vẫn có những tháng giảm, còn trong giai đoạn này thì giá vàng liên tục tăng với mức tăng rất cao. Thị trường vàng ghi nhận hai thời điểm mà mức giá tăng giá cao nhất là tháng 8-2011 và tháng 10-2011. Cụ thể, từ tháng 7-2011 đến tháng 8- 2011 giá vàng tăng từ 2,845,129 đồng/chỉ lên 2,987,533 đồng/chỉ với mức tăng là 142,404 đồng/chỉ và phần trăm tăng trưởng là 5%. Từ tháng 9-2011 đến tháng tháng 10- 2011 giá vàng tăng từ 3,077,290 đồng/chỉ lên 3,300,968 đồng/chỉ với mức tăng là 223,678 đồng/chỉ và phần trăm tăng trưởng là 7.3%. Về diễn biến tỷ giá 2011-2012 nhìn chung chỉ biến động nhẹ vào những tháng đầu năm 2011. Cụ thể, tỷ giá mở đầu năm 2011 ở 19,664 VND sau đó tăng lên mức 20,181 VND ( tăng 2.6%) vào tháng 2-2011 và lên 20,845 VND ( tăng 3.3%) vào tháng 3-2011. Từ sau 2 thời điểm tăng khá cao vào đầu năm 2011 thì tỷ giá được giữ ổn định gần như không biến động (biên độ tăng chỉ từ 0% đến 1% mỗi tháng), đường biểu diễn trên đồ thị 26
  36. gần như là đường nằm ngang. Giá vàng và tỷ giá USD/VND trong giai đoạn này gần như không tác động gì đến chỉ số VN-Index. 3.1.1.5 Giai đoạn từ 2013-2015 Giai đoạn này có thể xem như giai đoạn phục hồi của thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index tăng dần về 600 điểm, lãi suất giảm dần về 7% và duy trì ổn định cho đến hết năm 2015, thị trường vàng luôn trong xu hướng tăng trong nhiều năm qua đã có dấu hiệu giảm với mức giảm khá lớn, cả cung tiền và chỉ số giá tiêu dùng đều tăng chậm so với những giai đoạn trước. Nhìn chung trong giai đoạn 2013-2015 VN-Index tăng chậm so với thời kỳ đỉnh cao năm 2007 nhưng lại cho thấy sự phát triển ổn định và vững bền của thị trường chứng khoán. Biểu đồ 3.14. Diễn biến chỉ số VN-Index và lãi suất giai đoạn 2013-2015 750 15% 636.7 621.1 12.0% 591.6 592.6 607.4 600 12% 518.4 10.3% 450 9% 9.2% 8.0% 7.2% 300 7.0% 6% 150 3% 0 0% VN-Index (điểm) Lãi suất (%) Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Trong giai đoạn này lãi suất cho vay diễn biến ngược chiều với biến động của chỉ số giá cổ phiếu VN-Index. Lãi suất mở đầu năm 2013 ở mức 12%, sau đó giảm dần xuống mức 10.3% vào tháng 4-2013 tạo điểu kiện cho VN-Index tăng từ 479.8 điểm vào tháng 1-2013 lên 518.4 điểm vào tháng 5-2013. Từ mức lãi suất 10.3% giảm dần đều về 9.2% vào tháng 4-2014, khi lãi suất rơi vào khoảng giảm sâu thì chỉ số VN-Index bắt đầu tiến vào giai đoạn phục hồi rõ rệt. Từ mức 504.6 điểm vào tháng 12-2013, VN-Index tăng dần lên mức 591.6 điểm vào tháng 3-2014 với mức tăng là 87 điểm. Từ mức 9.2% lãi suất bất ngờ giảm mạnh xuống 8.3% vào tháng 5-2014, khoảng 2 tháng sau thì giảm tiếp 27
  37. xuống mức 8%. Mức giảm sâu của lãi suất cho vay đã thúc đẩy tăng trưởng của chỉ số VN-Index, lần đầu tiên kể từ sau năm 2007 VN-Index đạt 636.7 điểm. Vào tháng 8-2014 lãi suất rời khỏi vùng giảm và tăng trở lại mức 8.5%, chỉ số VN-Index phản ứng rất nhạy với biến động này và giảm ngay lập tức xuống 598.8 điểm ngay sau đó 1 tháng.và tiếp tục giảm xuống 545.6 điểm vào tháng 12-2014. Tuy nhiên đến đầu năm 2015, lãi suất bất ngờ giảm xuống 7.2% thấp hơn cả lãi suất trần là 9%, và xuống đến 7% vào tháng 8-2015 và tiếp tục duy trì ở mức 7% cho đến hết năm 2015. Phản ứng lại với mức lãi suất thấp này là sự tăng lên của chỉ số VN-Index, thị trường ghi nhận những mức tăng cao là 592.6 điểm (tháng 2-2015), 621.1 điểm (tháng 7-2015) và 607.4 điểm (tháng 10-2015). Biểu đồ 3.15. Diễn biến chỉ số VN-Index và tỷ giá USD/VND giai đoạn 2013-2015 750 22,801 23,000 636.7 621.1 22,500 600 586.5 592.6 518.4 22,000 450 21,828 21,500 21,241 300 21,000 150 20,500 0 20,000 VN-Index (điểm) Tỷ giá USD/VNĐ (đồng)(VND) Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Tỷ giá hối đoái trong giai đoạn từ 2013-2014 vẫn tiếp tục tuân theo quy luật tăng của những giai đoạn trước (không quá 2% đến 3%/năm) và những biến động của tỷ giá hầu hết là cùng chiều với chỉ số VN-Index, năm 2013 tỷ giá USD/VND vào tháng 1-2013 ở mức 21,006 VND và tăng nhẹ vào những tháng tiếp theo, tỷ giá cuối năm so với đầu năm tăng 1.3% , năm 2014 tăng 1.5% (biến động của từng tháng không quá 1%). Nhưng đến năm 2015 tỷ giá có biến động khá mạnh với phần trăm tăng trưởng cuối năm (tháng 12-2015) so với đầu năm (tháng 1-2015) là 4.8% (tăng 1,046 VND). Đáng chú ý nhất là giai đoạn từ tháng 7-2015 đến tháng 12-2015. Cụ thể, vào tháng 6-2015 tỷ giá là 21,828 28
  38. VND và đến tháng 7-2015 tỷ giá tăng lên 22,036 VND với mức tăng là 208 VND. Cũng vào thời điểm tháng 7-2015 trên thị trường chứng khoán chỉ số VN-Index tăng mạnh và tạo đỉnh đồ thị ở mức 621.1 điểm. Đến tháng 8-2015 tỷ giá tăng từ 22,036 VND lên 22,482 VND tăng 446 VND (phần trăm tăng trưởng là 2%) và đây cũng là tháng mà tỷ giá có mức tăng cao nhất trong giai đoạn này. Đến tháng 9-2015 tỷ giá tăng lên 22,801 VND (mức tăng là 320 VND). Nhưng đến tháng 10-2015 tỷ giá giảm xuống 22,628 VND với mức giảm khá lớn là 173 VND, một tháng sau trên thị trường chứng khoán chỉ số VN-Index giảm xuống 573.2 điểm. Vào tháng 11-2015 và tháng 12-2015 tỷ giá tăng trở lại với lần lượt các mức giá trị 22,691 VND và 22,701 VND tạo điều kiện cho chỉ số VN- Index tiếp tục đà phục hồi và đạt mức 579 điểm vào tháng 12-2015. Biểu đồ 3.16. Diễn biến chỉ số VN-Index và giá vàng năm 2013-2015 750 4,458,482 5,000,000 621.1 3,993,290 592.6 600 4,000,000 636.7 586.5 450 3,000,000 518.4 3,344,661 3,300,968 300 2,000,000 150 1,000,000 0 - VN-Index (điểm) Giá vàng (đồng/chỉ) Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Bước sang giai đoạn 2013-2015 thị trường vàng có nhiều biến động. Từ năm 2013 đến cuối năm 2014, giá vàng vẫn biến động cùng chiều với chỉ số VN-Index. Bắt đầu từ năm 2015 thì VN-Index gần như luôn biến động ngược chiều với giá vàng. Thị trường vàng bắt đầu năm 2013 ở mức giá khá cao là 3,761,419 đồng/chỉ và tiếp tục tăng vào các tháng sau cho đến cuối năm 2013 giá vàng bán ra đã đạt 4,187,355 đồng/chỉ, tốc độ tăng trưởng là 11.3%. Từ đầu năm 2014 đến tháng 9-2014, giá vàng vẫn tiếp tục xu hướng tăng của năm trước và đạt tốc độ tăng trưởng là 6%. Trong giai đoạn từ năm 2013 đến tháng 9-2014 mặc dù giá vàng luôn trong xu hướng tăng nhưng do tốc độ tăng chậm và 29
  39. mức tăng thấp nên đường biểu diễn biến động giá vàng nằm khá thoải và dự đoán trong năm 2015 sẽ là một đường nằm ngang nghĩa là giá vàng sẽ không có biến động. Tuy nhiên từ tháng 12-2014 đến hết năm 2015 thị trường vàng liên tục giảm sâu, với khoảng giảm lớn nhất là từ tháng 12-2014 đến tháng 6-2015 biên độ giảm từ 1% đến 10.8%. Mức giảm cao nhất của giá vàng là 472,644 đồng/chỉ vào tháng 12-2014, tuy nhiên trên thị trường chứng khoán chỉ số VN-Index sau 1 và 2 tháng sau lại đạt phần trăm tăng trưởng khá cao lần lượt là 6% (tháng 1-2015) và 3% (tháng 2-2015). Từ những phân tích mô tả số liệu về chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng, tỷ giá USD/VND, lãi suất và cung tiền ở trên ta có thể nhìn nhận một cách khá rõ ràng về mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này và thời gian mà chỉ số giá cổ phiếu VN-Index bắt đầu chịu tác động (độ trễ) từ một sự thay đổi của một trong những nhân tố trên. Dựa trên những phân tích số liệu và khung lý thuyết đã trình bày ở trên, có thể đưa ra bảng dấu kỳ vọng của các biến độc lập trong phương trình đồng liên kết. Bảng 3.1. Dấu kỳ vọng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc (VN-Index) Dấu kỳ Các biến độc lập Ký hiệu vọng Chỉ số giá tiêu dùng CPI Lãi suất IR Giá vàng GR Tỷ giá hối đoái USD/VND ER Cung tiền M2 M2 3.1.2. Phương pháp vector hiệu chỉnh Vì đặc trưng tính chất của chuỗi thời gian nên ta nên sử dụng phương pháp vector sai số hiệu chỉnh để nghiên cứu mối quan hệ trong dài hạn của các biến phụ thuộc đối với chỉ số giá cổ phiếu VN-Index. Các bước và thứ tự kiểm định sẽ sử dụng là: - Kiểm định tính dừng của từng biến trong chuỗi thời gian bằng 2 loại kiểm định thông dụng là Phillips-Perron và Augmented Dickey-Fuller. - Kiểm định đồng liên kết dựa trên phương pháp VAR của Johansen để xem chuỗi 30
  40. thời gian có tuân theo nhận định của Engle và Granger không. - Nếu mô hình tuân theo nhận định của Engle và Granger thì tiếp tục đi tìm độ trễ tối ưu bằng mô hình VAR. Sau khi xác định được độ trễ tối ưu, ta dùng độ trễ đó để kiểm định hiện tượng tự tương quan . Xác định tính ổn định của mô hình thông qua vòng tròn đơn vị. - Từ đó xác định phương trình đồng liên kết trong mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM. - Xác định hệ số hiệu chỉnh từ kết quả của mô hình VECM. - Xác định kết quả phân rã phương sai từ mô hình VECM để đo lường tác động của các cú sốc từ các biến độc lập (IR, CPI, GR, ER, M2) giải thích bao nhiêu phần trăm cho sự biến động của biến phụ thuộc (VNI). Sử dụng đồ thị từ hàm phản ứng đẩy Impulse Respones để xác định phản ứng của chỉ số VN-Index trước cú sốc của các biến. 3.2. Mô hình nghiên cứu 3.2.1. Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM Các chuỗi thời gian trong kinh tế vĩ mô hầu hết đều có xu hướng và đều là các chuỗi không dừng nên nếu sử dụng mô hình hồi quy OLS thì sẽ cho ra kết quả hồi quy giả mạo (đặc trưng để nhận biết là giá trị R-square rất cao và giá trị t cao, nhưng giá trị Durbin-Watson sẽ thường rất nhỏ) vì vậy đối với bộ dữ liệu này bài khóa luận sẽ sử dụng mô hình VECM. Mô hình VECM được sử dụng khi các biến có quan hệ đồng liên kết và để xem xét tác động của các cú sốc của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Mô hình thường dùng để dự báo, nhưng do hạn chế về thời gian, kiến thức kinh tế lượng nâng cao và chuyên sâu nên bài khóa luận chỉ dừng lại ở mức xem xét mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến độc lập (chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng, lãi suất, tỷ giá hối đoái USD/VND và cung tiền ) với biến phụ thuộc (VN-Index) thông qua phương trình đồng liên kết. Trong bộ dữ liệu thời gian này để tránh biến động quá lớn làm sai lệch kết quả, bài khóa luận sẽ lấy logarit các giá trị. 3.2.2. Nguồn và cách lấy dữ liệu Mặc dù chỉ số giá cổ phiếu VN-Index ra đời từ tháng 7-2000, nhưng do trong giai đoạn từ tháng 7-2000 đến tháng 12-2000 thị trường còn mới nên các nhân tố tác động đến chỉ số chưa rõ ràng nên dữ liệu cho các biến sẽ chọn khung thời gian từ tháng 1-2001 đến 31
  41. tháng 12-2015. Các số liệu được trình bày theo từng tháng trong năm. Cụ thể về nguồn và cách lấy số liệu như sau: - Chỉ số giá cổ phiếu (VN-Index): sử dụng giá cuối ngày (giá đóng cửa) của ngày cuối cùng trong tháng. Nguồn số liệu tổng hợp từ website của Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM và website www.cafef.vn - Lãi suất: sử dụng lãi suất cho vay trung bình tháng. Nguồn dữ liệu được thu thập từ Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và đối chiếu lại với tài liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Chỉ số giá tiêu dùng: lấy chỉ số giá tiêu dùng CPI của từng tháng. Nguồn số liệu được thu thập từ: Tổng cục Thống kê Việt Nam. - Giá vàng: sử dụng giá bán vàng SJC 1 chỉ tại Việt Nam. Giá vàng được tổng hợp theo từng ngày trong tháng rồi tính trung bình tháng (bình quân gia quyền với trọng số là số ngày tồn tại giá bán đó trong tháng). Số liệu được thu thập từ báo Sài Gòn Giải Phóng. - Tỷ giá hối đoái: sử dụng tỷ giá bán giữa USD/VND trung bình tháng. Nguồn số liệu được tổng hợp từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và đối chiếu lại với số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Cung tiền: cung tiền sử dụng là cung tiền gồm cung tiền cơ sở và tiền gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng, tính bằng phần trăm thay đổi từng tháng so với cùng kỳ năm trước. Nguồn dữ liệu được thu thập từ Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 32
  42. CHƯƠNG 4 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kiểm định tính dừng - Biến VNI (chỉ số giá cổ phiếu VN-Index) Bảng 4.1.Kết quả kiểm định ADF của VNI t-Statistic Level 1st Differrent Augmented Dickey-Fuller test statistic -2.022646 -9.276435 Test critical values: 1% level -3.467205 -3.467205 5% level -2.877636 -2.877636 10% level -2.57543 -2.575430 Nguồn: Eview 8.0 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định PP của VNI Adj. t-Stat Level 1st Difference Phillips-Perron test statistic -1.737338 -9.049071 Test critical values: 1% level -3.466994 -3.467205 5% level -2.877544 -2.877636 10% level -2.575381 -2.575430 Nguồn: Eview 8.0 Ta kiểm định giả thuyết ( VNI là chuỗi không dừng) ( VNI là chuỗi dừng) Kiểm định ADF: so sánh trị tuyệt đối t-Statistic tính toán và trị tuyệt đối t- Statistic tra bảng ( mức ý nghĩa : 5%) Level: | | Chấp nhận 1st Difference: | | > | | => Bác bỏ Kiểm định PP: so sánh trị tuyệt đối Adj. t-Stat tính toán và trị tuyệt đối Adj. t-Stat tra bảng ( mức ý nghĩa : 5%) Level: | | Chấp nhận 1 st Difference: | | > | | => Bác bỏ  Từ hai kết quả kiểm định trên ta thấy VNI là chuỗi không dừng ở kỳ gốc (Level) và dừng ở sai phân bậc một (1st Difference). (1) 33
  43. - Biến M2 (cung tiền M2) Bảng 4.3. Kết quả kiểm định ADF của M2 t-Statistic Level 1st Difference Augmented Dickey-Fuller test statistic -1.09229 -12.21038 Test critical values: 1% level -3.46699 -3.467205 5% level -2.87754 -2.877636 10% level -2.57538 -2.57543 Nguồn: Eview 8.0 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định PP của M2 Adj. t-Stat Level 1st Difference Phillips-Perron test statistic -1.037111 -12.22496 Test critical values: 1% level -3.466994 -3.467205 5% level -2.877544 -2.877636 10% level -2.575381 -2.57543 Nguồn: Eview 8.0 Ta kiểm định giả thuyết ( M2 là chuỗi không dừng) ( M2 là chuỗi dừng) Kiểm định ADF: so sánh trị tuyệt đối t-Statistic tính toán và trị tuyệt đối t-Statistic tra bảng ( mức ý nghĩa : 5%) Level: | | Chấp nhận 1st Difference: | | > | | => Bác bỏ Kiểm định PP: so sánh trị tuyệt đối Adj. t-Stat tính toán và trị tuyệt đối Adj. t-Stat tra bảng ( mức ý nghĩa : 5%) Level: | | Chấp nhận 1 st Difference: | | > | | => Bác bỏ  Từ hai kết quả kiểm định trên ta thấy M2 là chuỗi không dừng ở chu kỳ gốc (Level) và dừng ở sai phân bậc một (1st Difference). (2) 34
  44. - Biến GR (Giá vàng) Bảng 4.5. Kết quả kiểm định ADF của GR t-Statistic Level 1st Difference Augmented Dickey-Fuller test statistic -1.766553 -13.81391 Test critical values: 1% level -3.466994 -3.467205 5% level -2.877544 -2.877636 10% level -2.575381 -2.575430 Nguồn: Eview 8.0 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định PP của GR Adj. t-Stat Level 1st Difference Phillips-Perron test statistic -1.687965 -13.87453 Test critical values: 1% level -3.466994 -3.467205 5% level -2.877544 -2.877636 10% level -2.575381 -2.575430 Nguồn: Eview 8.0 Ta kiểm định giả thuyết ( GR là chuỗi không dừng) ( GR là chuỗi dừng) Kiểm định ADF: so sánh trị tuyệt đối t-Statistic tính toán và trị tuyệt đối t-Statistic tra bảng ( mức ý nghĩa : 5%) Level: | | Chấp nhận 1st Difference: | | > | | => Bác bỏ Kiểm định PP: so sánh trị tuyệt đối Adj. t-Stat tính toán và trị tuyệt đối Adj. t-Stat tra bảng ( mức ý nghĩa : 5%) Level: | | Chấp nhận 1 st Difference: | | > | | => Bác bỏ  Từ hai kết quả kiểm định trên ta thấy GR là chuỗi không dừng ở chu kỳ gốc (Level) và dừng ở sai phân bậc một (1st Difference). (3) 35
  45. - Biến IR (Lãi suất) Bảng 4.7. Kết quả kiểm định ADF của IR t-Statistic Level 1st Difference Augmented Dickey-Fuller test statistic -2.290932 -6.137166 Test critical values: 1% level -3.467418 -3.467418 5% level -2.877729 -2.877729 10% level -2.575480 -2.575480 Nguồn: Eview 8.0 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định PP của IR Adj. t-Stat Level 1st Difference Phillips-Perron test statistic -1.708952 -9.846474 Test critical values: 1% level -3.466994 -3.467205 5% level -2.877544 -2.877636 10% level -2.575381 -2.575430 Nguồn: Eview 8.0 Ta kiểm định giả thuyết ( IR là chuỗi không dừng) ( IR là chuỗi dừng) Kiểm định ADF: so sánh trị tuyệt đối t-Statistic tính toán và trị tuyệt đối t-Statistic tra bảng ( mức ý nghĩa : 5%) Level: | | Chấp nhận 1st Difference: | | > | | => Bác bỏ Kiểm định PP: so sánh trị tuyệt đối Adj. t-Stat tính toán và trị tuyệt đối Adj. t-Stat tra bảng ( mức ý nghĩa : 5%) Level: | | Chấp nhận 1 st Difference: | | > | | => Bác bỏ  Từ hai kết quả kiểm định trên ta thấy IR là chuỗi không dừng ở chu kỳ gốc (Level) và dừng ở sai phân bậc một (1st Difference). (4) 36
  46. - Biến CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) Bảng 4.9. Kết quả kiểm định ADF của CPI t-Statistic Level 1st Difference Augmented Dickey-Fuller test statistic -0.174359 -7.013592 Test critical values: 1% level -3.467205 -3.467205 5% level -2.877636 -2.877636 10% level -2.575430 -2.575430 Nguồn: Eview 8.0 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định PP của CPI Adj. t-Stat Level 1st Difference Phillips-Perron test statistic -0.141941 -7.218412 Test critical values: 1% level -3.466994 -3.467205 5% level -2.877544 -2.877636 10% level -2.575381 -2.575430 Nguồn: Eview 8.0 Ta kiểm định giả thuyết ( CPI là chuỗi không dừng) ( CPI là chuỗi dừng) Kiểm định ADF: so sánh trị tuyệt đối t-Statistic tính toán và trị tuyệt đối t-Statistic tra bảng ( mức ý nghĩa : 5%) Level: | | Chấp nhận 1st Difference: | | > | | => Bác bỏ Kiểm định PP: so sánh trị tuyệt đối Adj. t-Stat tính toán và trị tuyệt đối Adj. t-Stat tra bảng ( mức ý nghĩa : 5%) Level: | | Chấp nhận 1 st Difference: | | > | | => Bác bỏ  Từ hai kết quả kiểm định trên ta thấy CPI là chuỗi không dừng ở chu kỳ gốc (Level) và dừng ở sai phân bậc một (1st Difference). (5) 37
  47. - Biến ER (Tỷ giá USD-VND) Bảng 4.11. Kết quả kiểm định ADF của ER t-Statistic Level 1st Difference Augmented Dickey-Fuller test statistic -0.06988 -10.74281 Test critical values: 1% level -3.46699 -3.46721 5% level -2.87754 -2.87764 10% level -2.57538 -2.57543 Nguồn: Eview 8.0 Bảng 4.12. Kết quả kiểm định PP của ER Adj. t-Stat Level 1st Difference Phillips-Perron test statistic -0.154793 -10.71170 Test critical values: 1% level -3.466994 -3.467205 5% level -2.877544 -2.877636 10% level -2.575381 -2.57543 Nguồn: Eview 8.0 Ta kiểm định giả thuyết ( ER là chuỗi không dừng) ( ER là chuỗi dừng) Kiểm định ADF: so sánh trị tuyệt đối t-Statistic tính toán và trị tuyệt đối t-Statistic tra bảng ( mức ý nghĩa : 5%) Level: | | Chấp nhận 1st Difference: | | > | | => Bác bỏ Kiểm định PP: so sánh trị tuyệt đối Adj. t-Stat tính toán và trị tuyệt đối Adj. t-Stat tra bảng ( mức ý nghĩa : 5%) Level: | | Chấp nhận 1 st Difference: | | > | | => Bác bỏ  Từ hai kết quả kiểm định trên ta thấy ER là chuỗi không dừng ở chu kỳ gốc (Level) và dừng ở sai phân bậc một (1st Difference). (6) Từ (1),(2),(3),(4),(5) và (6) ta kết luận các biến đều là chuỗi thời gian không dừng ở chu kỳ gốc và đều dừng ở sai phân bậc 1. 38
  48. 4.2. Kiểm định đồng liên kết Johansen Bảng 4.13. Kết quả kiểm định Johansen Series: LOG(CPI) LOG(ER) LOG(GR) LOG(IR) LOG(M2) LOG(VNI) Unrestricted Cointegration Rank Test (Trace) Hypothesized Trace 0.05 No. of CE(s) Eigenvalue Statistic Critical Value Prob. None * 0.245344 121.3378 95.75366 0.0003 At most 1 * 0.161578 72.07650 69.81889 0.0327 Trace test indicates 2 cointegrating eqn(s) at the 0.05 level * denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level Unrestricted Cointegration Rank Test (Maximum Eigenvalue) Hypothesized Max-Eigen 0.05 No. of CE(s) Eigenvalue Statistic Critical Value Prob. None * 0.245344 49.26130 40.07757 0.0036 At most 1 0.161578 30.84094 33.87687 0.1104 Max-eigenvalue test indicates 1 cointegrating eqn(s) at the 0.05 level * denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level Nguồn: Eview 8.0 Ta kiểm định giả thuyết Không có đồng liên kết Có đồng liên kết Giả thuyết cần quan tâm là Kiểm định Trace: so sánh giá trị Trace Statistic với giá trị 0.05 Critical Value (121.3378 > 95.75366) Bác bỏ , chấp nhận Có tồn tại đồng liên kết. (1) Kiểm định Max Eigen: so sánh giá trị Max Eigen Statistic với giá trị Critical Value (49.26130 > 40.07757) Bác bỏ , chấp nhận Có tồn tại đồng liên kết. (2) 39
  49. Từ (1) và (2) Các chuỗi thời gian có tồn tại đồng liên kết. Mục đích của kiểm định này là để xem các chuỗi thời gian này có tuân theo nhận định của Engle và Granger hay không. Theo Engle và Granger nếu kết hợp tuyến tính của các chuỗi thời gian không dừng là một chuỗi dừng thì các chuỗi thời gian không dừng đó được cho là đồng liên kết . Và khi giữa các chuỗi thời gian có tồn tại đồng liên kết thì kết quả hồi quy mới có ý nghĩa. 4.3. Xác định độ trễ tối ưu và tính ổn định của mô hình 4.3.1. Độ trễ tối ưu Bảng 4.14. Kết quả xác định độ trễ theo các tiêu chí VAR Lag Order Selection Criteria Endogenous variables: LOG(CPI) LOG(ER) LOG(GR) LOG(IR) LOG(M2) LOG(VNI) Exogenous variables: C Sample: 2001M01 2015M12 Lag LogL LR FPE AIC SC HQ 0 569.0390 NA 5.78e -11 -6.546965 -6.437169 -6.502418 1 2445.763 3600.690 2.93e-20 -27.95073 -27.18215* -27.63890 2 2512.038 122.5329 2.06e-20* -28.30277* -26.87542 -27.72366* 3 2537.079 44.54925 2.35e-20 -28.17534 -26.08921 -27.32894 4 2554.805 30.29869 2.93e-20 -27.96285 -25.21794 -26.84916 5 2583.587 47.18918 3.22e-20 -27.87892 -24.47523 -26.49795 6 2630.848 74.18903* 2.87e-20 -28.00986 -23.94740 -26.36161 7 2651.512 30.99622 3.52e-20 -27.83154 -23.11029 -25.91601 8 2677.223 36.77290 4.10e-20 -27.71190 -22.33188 -25.52908 LR: sequential modified LR test statistic FPE: Final prediction error AIC: Akaike information criterion SC: Schwarz information criterion HQ: Hannan-Quinn information criterion Nguồn: Eview 8.0 Từ bảng kết quả ta có thể thấy tại độ trễ 2 (lag=2) có nhiều giá trị thỏa mãn các tiêu chí LR, FPE, AIC, SC, HQ nhất nên ta lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình là 2. Từ kết quả xác định độ trễ tối ưu ta kiểm định tiếp hiện tượng tự tương quan của mô hình với độ trễ bằng 2. 40
  50. Bảng 4.15. Kết quả hiện tượng tự tương quan phần dư VAR Residual Serial Correlation LM Tests Null Hypothesis: no serial correlation at lag order h Sample: 2001M01 2015M12 Included observations: 178 Lags LM- Stat Prob 1 43.02652 0.1957 2 31.10113 0.7006 Probs from chi-square with 36 df. Nguồn: Eview 8.0 Ta kiểm định cặp giả thuyết Mô hình không có hiện tượng tự tương quan Mô hình có hiện tượng tự tương quan Ta có giá trị Prob tại độ trễ 2 bằng 0.7006 > 0.05 Không đủ cơ sở để bác bỏ  Tại độ trễ bằng 2, phần dư của mô hình không có hiện tượng tự tương quan. 4.3.2. Tính ổn định của mô hình Biểu đồ 4.1. Vòng tròn đơn vị với các giá trị riêng Nguồn: Eview 8.0 41
  51. Quan sát vào biểu đồ ta thấy các giá trị riêng đều nằm trong vòng tròn đơn vị  Mô hình có tính ổn định 4.4. Phương trình đồng liên kết và hệ số hiệu chỉnh 4.4.1. Phương trình đồng liên kết Bảng 4.16. Kết quả các biến trong phương trình đồng liên kết Vector Error Correction Estimates Included observations: 177 after adjustments Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ] Cointegrating Eq: CointEq1 LOG(VNI(-1)) 1.000000 LOG(CPI( -1)) 24.19517 -5.86745 [ 4.12363] LOG(ER( -1)) -11.41753 -6.8652 [-1.66310] LOG(GR( -1)) -9.210449 -2.79896 [-3.29066] LOG(IR( -1)) 4.442891 -1.17561 [ 3.77922] LOG(M2( -1)) -1.876493 -1.90557 [-0.98474] C 317.0089 Error Correction: D(LOG(VNI)) CointEq1 -0.009614 -0.00595 [-1.61719] Nguồn: Eview 8.0 42
  52. Phương trình đồng liên kết VNI = -24.19517CPI + 11.41753ER + 9.210449GR - 4.442891IR + 1.876493M2 -317.0089 Từ bảng kết quả trên ta thấy trong dài hạn các nhân tố như : chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng, tỷ giá hối đoái USD/VND, lãi suất cho vay (ngoại trừ cung tiền) đều có ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu VN-Index. Dấu của các giá trị đều khá giống trong bảng dấu kỳ vọng đã được ước lượng ở trên. Cụ thể: - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) : mang dấu âm ( , nghĩa là nhân tố này biến động ngược chiều với biến động của chỉ số giá cổ phiếu VN-Index. Điều này đúng với khung lý thuyết đã trình bày ở trên, chỉ số giá tiêu dùng đại diện cho lạm phát, CPI tăng chắc chắn lạm phát tăng. Khi lạm phát tăng không có thị trường nào trong nền kinh tế có thể phát triển tốt. - Lãi suất cho vay (IR): mang dấu âm ( . Lãi suất cho vay tăng tác động giảm đến khoản đầu tư của nhà đầu tư, tăng chi phí cho doanh nghiệp từ đó khiến chỉ số VN-Index giảm. - Giá vàng (GR): mang dấu dương ( . Ngược lại với bảng dấu kỳ vọng, tuy nhiên dấu dương ( lại thể hiện đúng với bản chất của thị trường ở Việt Nam. Thị trường vàng tại Việt Nam ít mang ý nghĩa là kênh đầu tư mà giống như một kênh tích trữ. Có thể suy luận như sau, khi VN-Index tăng nhà đầu tư thường sẽ có lợi nhuận, khoản lợi nhuận đó có thể sẽ tiếp tục đi vào thị trường chứng khoán hoặc nhà đầu tư sẽ chuyển khoản lợi nhuận này sang thị trường khác, trong đó có thị trường vàng. - Tỷ giá hối đoái (ER): mang dấu dương ( Mặc dù theo lý thuyết hành động nhà đầu tư rời thị trường để kinh doanh chênh lệch tỷ giá là hoàn toàn có khả năng nhưng thực tế là tỷ giá hối đoái nước ta do NHNN Việt Nam kiểm soát và NHNN đã cam kết sẽ giữ đồng nội tệ để mỗi năm không mất giá quá 2%-3% so với năm trước nên việc kinh doanh chênh lệch tỷ giá là không khả thi. Nên việc tỷ giá cùng xu hướng biến động tăng với chỉ số VN-Index có thể hiểu rằng khi tỷ giá tăng lên đã thu hút được những nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường, lượng vốn vào tăng thêm thị trường hoạt động sôi nổi hơn khiến cho VN-Index dần phục hồi. - Cung tiền M2 (M2): mang dấu dương ( phù hợp với nhận định đã trình bày trong khung lý thuyết tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê điều này có thể giải 43
  53. thích rằng trong hai giai đoạn lạm phát tăng cao thì chính sách cung tiền gần như không tác động gì đến chỉ số VN-Index. Bên cạnh đó nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tiền mặt nên chính sách cung tiền ảnh hưởng rất chậm đến các thành phần. 4.4.2. Hệ số hiệu chỉnh Từ bảng 4.16 kết quả các biến trong phương trình đồng liên kết ở trên ta xác định được hệ số hiệu chỉnh là -0.009614. Hệ số hiệu chỉnh này khá nhỏ. Con số này cho ta thấy VN-Index đang ở mức thấp hơn điểm cân bằng và khi có một cú sốc xảy ra làm cho VN-Index lệch khỏi điểm cân bằng thì nó sẽ tự điều chỉnh tăng lên 0.96% để đạt lại trạng thái cân bằng. 4.5. Phân rã phương sai Bảng 4.17. Kết quả phân rã phương sai trong 12 kỳ Variance Decomposition of LOG(VNI): Period S.E. LOG(VNI) LOG(CPI) LOG(ER) LOG(GR) LOG(IR) LOG(M2) 1 0.095 100 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 2 0.1643 98.5641 0.3018 0.0001 0.9706 0.0058 0.1577 3 0.2132 98.5351 0.6244 0.0073 0.7225 0.0069 0.1039 4 0.2515 98.2936 1.0121 0.0099 0.6001 0.0067 0.0775 5 0.2841 97.8693 1.4841 0.0190 0.5367 0.0138 0.0771 6 0.3134 97.2799 2.0458 0.0336 0.5263 0.0348 0.0796 7 0.3407 96.5473 2.7029 0.0488 0.5444 0.0735 0.0831 8 0.3665 95.7010 3.4445 0.0608 0.5772 0.1295 0.0869 9 0.3914 94.7780 4.2502 0.0696 0.6124 0.1986 0.0913 10 0.4155 93.8162 5.0931 0.0755 0.6433 0.2751 0.0968 11 0.4389 92.8506 5.9456 0.0794 0.6666 0.3539 0.1039 44
  54. 12 0.4617 91.9091 6.7836 0.0818 0.6818 0.4307 0.1129 Nguồn: Eview 8.0 Mục đích mà bài khóa luận muốn hướng đến khi sử dụng phương pháp phân rã phương sai theo Cholesky là muốn kiểm tra xem các nhân tố có tạo ra được cú sốc trong ngắn hạn đối với chỉ số VN-Index hay không, thông qua việc xem xét phần trăm giải thích của các nhân tố đối với một cú sốc của VN-Index. Từ bảng kết quả phân rã phương sai trong 12 kỳ, ta thấy khả năng tự giải thích của VN-Index là 91.9% vào kỳ thứ 12 và giảm dần từ kỳ thứ 1-12, còn các biến độc lập còn lại tuy khả năng giải thích cho VN-Index ở mức khá thấp nhưng đều tăng dần qua từng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng giải thích khoảng 7% cho biến động của chỉ số VN-Index. Giá vàng giải thích khoảng 1%, lãi suất khoảng 0.4%, cung tiền và tỷ giá khoảng 0.1%. Cung tiền, lãi suất và tỷ giá có mức độ giải thích thấp. Giải thích cho việc các biến này gần như không tạo ra cú sốc trong ngắn hạn đối với VN-Index như sau: - Đối với cung tiền ta phải xét đến chính sách tiền tệ của Việt Nam. Để đánh giá tác động của chính sách tiền tệ của một quốc gia ta phải xem xét một yếu tố rất quan trọng là chế độ tỷ giá mà quốc gia đó theo đuổi. Nếu tỷ giá hướng tới cố định thì chính sách tiền tệ ít có tác dụng. Ví dụ nếu muốn thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán thì chính phủ có thể tăng cung tiền để đẩy tỷ giá lên, nhưng nếu quốc gia đó đang áp dụng chế độ tỷ giá cố định hoặc neo tỷ giá có điều chỉnh thì chính sách này không có tác động gì nhiều đến thị trường chứng khoán. Cùng với đó là đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tiền mặt. Vì vậy nên chính sách cung tiền ở nước ta tác động rất chậm đến các thành phần trong nền kinh tế. - Đối với tỷ giá, có thể là do chính sách điều hành tỷ giá tại Việt Nam có sự can thiệp rất lớn từ phía NHNN (NHNN đã cam kết mỗi năm sẽ không để tỷ giá USD/VND tăng quá 2% đến 3%/năm) nhằm ổn định tỷ giá, kìm hãm đến mức thấp nhất tốc độ trượt giá của đồng nội tệ VND. Nên chỉ trừ giai đoạn 2013-2015 và từ 2001 cho đến những tháng đầu 2002 và những tháng cuối 2004 thì những năm còn lại tỷ giá gần như biến động rất ít và ít ảnh hường đến thị trường chứng khoán. - Đối với lãi suất, có thể là do trong các giai đoạn mà bài khóa luận nghiên cứu chỉ 45
  55. có năm 2008 và năm 2011 là 2 năm mà lãi suất biến động nhiều nhất và tác động rõ ràng nhất đến chỉ số VN-Index, còn những năm còn lại lãi suất tương đối ổn định nên mức độ ảnh hưởng của lãi suất không cao. 4.6. Hàm phản ứng đẩy Mục đích sử dụng đồ thị của hàm phản ứng đẩy IRF (Impulse responses) theo phân tích của Cholesky là để xem xét chỉ số VN-Index sẽ phản ứng thế nào trước cú sốc của một trong những biến: giá vàng, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất cho vay, tỷ giá hối đoái USD/VND và cung tiền. Nghiên cứu trong 20 kỳ. Bảng 4.18. Đồ thị phản ứng của chỉ số VN-Index với các biến Đồ thị 4.1. Phản ứng của VN-Index đối với tỷ giá USD/VND Nhìn vào đồ thị IRF của chỉ số VN-Index (VNI) với biến tỷ giá (ER) ta có thấy VN-Index phản ứng khá chậm và yếu đối với cú sốc của biến ER, đường biểu diễn gần như không biến động nhiều. Cụ thể, khi tỷ giá tăng 1% thì đến sau kỳ thứ 2 VN-Index mới phản ứng tăng rõ rệt lên 0.2% vào kỳ thứ 3, tăng 0.3% vào kỳ thứ 5 tăng 0.4% vào kỳ thứ 6 và duy trì ổn định ở 0.5% từ kỳ thứ 7 trở đi. Đồ thị 4.2. Phản ứng của VN-Index đối với giá vàng Nhìn vào đồ thị ta thấy chỉ số VN-Index (VNI) phản ứng khá tốt với biến động 46
  56. của giá vàng (GR). Khi giá vàng tăng 1% thì ngay sau kỳ thứ 1 VN-Index đã phản ứng tăng lên 1.6%, sau đó giảm xuống 0.8% vào kỳ thứ 3, tiếp tục xuống 0.7% vào kỳ thứ 4 tuy nhiên đến kỳ thứ 5 lại tiếp tục tăng lên 0.8%. Sau đó tăng lên 1%, 1.1% và 1.3% vào kỳ thứ 6, 7 và kỳ thứ 8. VN-Index giữ mức tăng 1.4% từ kỳ thứ 9 đến 10. Đến kỳ thứ 11 thì phản ứng mạnh ở mức 1.5%, sau đó giảm dần về 1.3% vào kỳ thứ 17. Và bắt đầu từ kỳ thứ 18 thì duy trì ổn định ở mức 1.2%. Đồ thị 4.3. Phản ứng của VN-Index đối với lãi suất Ta nhận thấy VN-Index phản ứng khá chậm và ở mức độ thấp với cú sốc tăng 1% của lãi suất (IR) trong khoảng 3 kỳ đầu tiên với các mức giảm là 0% (kỳ thứ 2) và 0.2% (kỳ thứ 3). Đến những kỳ sau VN-Index mới bắt đầu phản ứng giảm mạnh. Cụ thể, từ kỳ thứ 4 đến kỳ thứ 7 mức giảm từ 0.5% tăng lên 1.4% (sau mỗi kỳ mức giảm đều tăng 47
  57. 0.3%), đặc biệt trong kỳ thứ 8 mức giảm là 1.8% mức giảm tăng thêm là 0.4% so với kỳ thứ 7. Từ kỳ thứ 8 đến kỳ thứ 15 mức giảm tăng từ 1.8% lên 3.1% (sau mỗi kỳ mức giảm tăng trong khoảng từ 0.1%-0.3%). Từ sau kỳ thứ 18 trở đi thì duy trì ổn định ở 3.2%. Đồ thị 4.4. Phản ứng của VN-Index đối với cung tiền Dựa vào đồ thị hàm phản ứng của VN-Index (VNI) và cung tiền (M2) có thể thấy diễn biến phản ứng của VN- Index không quá giống với kỳ vọng. VN-Index phản ứng ngay sau kỳ thứ nhất nhưng ở mức rất thấp, khi cung tiền tăng 1% thì VN- Index chỉ tăng lên 0.7% vào kỳ thứ 2, 0.3% vào kỳ thứ 3. Sau đó duy trì mức giảm 0.2% cho đến kỳ thứ 11, từ kỳ thứ 12 thì giảm nhiều hơn. Đồ thị cho ta thấy VN- Index chưa thật sự phản ứng đúng với mục đích của chính sách cung tiền ở Việt Nam Đồ thị 4.5. Phản ứng của VN-Index đối với chỉ số giá tiêu dùng 48
  58. Nhìn vào đồ thị ta thấy chỉ số VN-Index (VNI) phản ứng nhanh và mạnh với cú sốc của chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 1% thì chỉ sau kỳ thứ 1 VN-Index giảm 0.9%, từ kỳ thứ 3 đến kỳ thứ 10 mức giảm từ 1.4% tăng lên 4.4% (sau mỗi kỳ mức giảm tăng trong khoảng từ 0.4% đến 0.5%), từ kỳ thứ 11 đến kỳ thứ 18 mức giảm từ 4.7% tăng lên 5.8% (sau mỗi kỳ mức giảm tăng trong khoảng từ 0.1% đến 0.3%). Sau đó duy trì ổn định ở mức 5.9% từ kỳ thứ 19 trở đi. Nguồn: Eview 8.0 49
  59. CHƯƠNG 5 . KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÀ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. 5.1. Kết luận Mục đích của bài khóa luận là nhằm kiểm tra mối quan hệ trong dài hạn giữa các nhân tố đối với chỉ số VN-Index và kiểm tra xem thị trường chứng khoán có làm tốt vai trò phong vũ biểu của nền kinh tế hay nói cách khác thị trường có nhạy cảm với mỗi một sự thay đổi của các nhân tố trên hay không . Và từ khung lý thuyết ban đầu kết hợp cùng với hai phương pháp mô tả dữ liệu và phương pháp vector hiệu chỉnh VEC ta rút ra những kết luận sau: - Kết quả kiểm định tính dừng cho thấy các biến đều không dừng ở chu kỳ gốc và đều dừng khi lấy sai phân bậc một. - Kết quả từ mô hình là thật do các chuỗi thời gian có quan hệ đồng liên kết và mô hình có tính ổn định. - Có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các nhân tố: lãi suất cho vay, chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng, tỷ giá hối đoái USD/VND (không gồm cung tiền) đối với chỉ số VN-Index. Cụ thể: lãi suất cho vay và chỉ số giá tiêu dùng biến động ngược chiều với chỉ số VN-Index, giá vàng và tỷ giá hối đoái USD/VND biến động cùng chiều với chỉ số VN-Index. - Từ kết quả phân rã phương sai có thể thấy khả năng giải thích của các biến tác động chỉ ở mức khá và hàm phản ứng đẩy IRF cũng cho thấy VN-Index chỉ phản ứng tốt với cú sốc từ chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất cho vay và giá vàng, đối với nhân tố còn lại chỉ phản ứng ở mức khá. Từ đó ta rút ra kết luận chỉ số VN-Index nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung ít nhạy cảm với các biến động của các nhân tố và thường có xu hướng giảm nếu xảy ra biến động. 5.2. Giải pháp Từ những gì đã được trình bày trong bài khóa luận ở trên, ta có thể thấy có 2 vấn đề ở đây. Thứ nhất, sự hạn chế trong mối quan hệ giữa các nhân tố kể trên với chỉ số giá cổ phiếu VN-Index chính là tác động của các nhân tố chỉ ở mức khá. Chỉ số VN-Index ít nhạy cảm với các nhân tố này, đặc biệt là cung tiền. Chính vì vậy khi Chính phủ muốn điều chỉnh thị trường chứng khoán thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô thì sẽ mất khá nhiều thời gian mới đạt được mục đích. Thứ hai, từ số liệu lịch sử của VN-Index cho ta 50
  60. thấy thị trường chứng khoán mặc dù đang trong đà phục hồi trở lại sau 2 kỳ lạm phát nhưng tốc độ còn chậm. Tác giả bài khóa luận sẽ đề xuất và trình bày những biện pháp nhằm khắc phục một phần nào đó 2 vấn đề trên. Đối với vấn đề thứ nhất, tác giả đề xuất những giải pháp sau: - Nhân tố cung tiền ít ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung một phần là do chính sách tiền tệ mặc dù có hiệu quả trong phần lớn giai đoạn nghiên cứu nhưng độ trễ khá cao. Để làm giảm bớt độ trễ của những chính sách tiền tệ của Chính phủ ta có thể sử dụng cách tăng lượng tiền lưu thông qua ngân hàng, hay nói cách khác là cố gắng đưa nước ta thoát khỏi nền kinh tế tiền mặt và từng bước xây dựng nền kinh tế không dùng tiền mặt. Bởi nếu tiền đi qua ngân hàng thì mỗi một chính sách tiền tệ đều sẽ được rút ngắn thời gian đạt đến mục tiêu đề ra. Để thực hiện được điều này các Ngân hàng thương mại cần phải có thêm nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng mở thẻ thanh toán, ưu đãi về phí và nâng cấp dịch vụ để mọi người dân đều có một tài khoản ngân hàng phục vụ cho nhu cầu thanh toán. - Nhân tố tỷ giá hối đoái USD/VND đã được Chính phủ và NHNN quản lý khá tốt, nhưng do dòng vốn ngoại đầu tư vào thị trường còn ít nên không tác động nhiều. Vì vậy Chính phủ cần phải có những chính sách thu hút vốn ngoại đầu tư bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam. Đối với vấn đề thứ hai: bài khóa luận sẽ đề xuất một số giải pháp để thúc đầy sự phát triển của thị trường chứng khoán. - Phát triển thị trường sơ cấp vì đây là nơi cung cấp các loại chứng khoán cho thị trường thứ cấp nói riêng và toàn bộ thị trường chứng khoán nói chung. Và thực tế là thị trường sơ cấp tại Việt Nam vẫn cần phải cải thiện nhiều bằng một số biện pháp: khuyến khích và nêu bật các quyền lợi mà doanh nghiệp nhận được khi đăng ký niêm yết, tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng bằng cách giảm bớt các thủ tục hành chính trong khâu phát hành chứng khoán. Điều này sẽ kích thích các công ty đủ điều kiện tích cực đăng ký niêm yết trên thị trường, dựa vào truyền thông để tuyên truyền những lợi ích của việc phát hành chứng khoán, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động tư vấn niêm yết ở các công ty chứng khoán . - Tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp và khi đã hoàn thành tiến trình cổ phần 51
  61. hóa phải bắt buộc các doanh nghiệp này đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán. Mặc dù chính phủ đã đưa ra Quyết định số 51/2014 về việc các doanh nghiệp cổ phần hóa 3 tháng phải giao dịch trên sàn UpCOM nhưng cho đến hiện nay thì tiến độ vẫn còn chậm. Muốn thực hiện được điều này thì Chính phủ không chỉ đưa ra những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần mà còn phải luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong tiến trình lên sàn giao dịch. - Đa dạng hóa các loại chứng khoán trên thị trường chứng khoán, cần đưa thêm vào thị trường các loại chứng khoán có khả năng đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư với lãi suất cố định, kỳ hạn đa dạng. - Giữ ổn định nền kinh tế, kìm chế lạm phát. - Phát triển công nghệ thanh toán bù trừ, bằng cách rút ngắn thời gian thanh toán về T+1. Hiện nay, mặc dù áp dụng T+2 trong thanh toán bù trừ nhưng thực tế vẫn là T+3 đối với chứng khoán. - Các công ty chứng khoán hỗ trợ vốn cho các nhà đầu tư (bằng cách cung cấp dịch vụ margin với tỷ lệ an toàn và mức phí hấp dẫn) nhằm tăng thanh khoản cho thị trường. Từ những phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính ta có thể kết luận có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các nhân tố đối với chỉ số VN-Index, các nhân tố chỉ tác động ở mức khá đến chỉ số VN-Index và dù còn non trẻ nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn phản ánh khá tốt sức khỏe của nền kinh tế. Với đà phát triển như hiện nay, trong tương lai thị trường chứng khoán nhất định sẽ là một kênh đầu tư hấp dẫn bậc nhất không chỉ mang đến lợi ích cho nhà đầu tư mà còn là lợi ích của cả nền kinh tế. 52
  62. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Võ Thị Thùy Dương, Thân Thị Thu Thủy, “Sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 24. 2. Nhiều tác giả (2014), “Kiểm định các nhân tố vĩ mô tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, quyển 3 (2). 3. Bùi Nguyên Hoàn (2007). Cẩm nang thị trường chứng khoán. Nhà xuất bản Thanh niên 4. TS. Đào Lê Minh (2009). Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin. 5. Ts Hoàng Ngọc Nhậm (2007). Giáo trình kinh tế lượng. Khoa toán thống kê trường Đại học Kinh tế. 6. PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS.Thân Thị Thu Thủy (2008). Giáo trình Thị trường tài chính Thị trường chứng khoán. Nhà xuất bản thống kê. 7. “Các câu hỏi chung”. Website Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh. 31/08/2015. 53
  63. PHỤ LỤC Tháng VN-Index Lãi suất CPI Gía vàng Tỷ giá Cung tiền 01/2001 245.8 10.7% 48.20% 466,293 14,549 208,379 02/2001 252.4 10.8% 48.40% 456,938 14,606 209,842 03/2001 269.3 10.5% 48.04% 461,246 14,603 216,186 04/2001 321.1 9.5% 47.80% 458,661 14,602 217,303 05/2001 404.3 9.6% 47.72% 469,827 14,651 219,492 06/2001 500.3 9.0% 47.72% 485,868 14,817 226,933 07/2001 422.5 9.0% 47.64% 477,485 14,946 231,263 08/2001 277.4 9.0% 47.64% 498,255 15,029 233,226 09/2001 244.5 9.0% 47.88% 516,293 15,295 235,254 10/2001 260.3 9.0% 47.80% 534,281 15,724 239,742 11/2001 288.5 8.5% 47.92% 522,847 15,745 245,194 12/2001 235.4 8.5% 48.32% 526,991 15,781 250,845 01/2002 207.6 8.6% 48.85% 538,599 15,809 257,112 02/2002 191.1 8.5% 49.95% 554,865 15,849 256,077 03/2002 200.2 8.5% 49.52% 577,082 15,882 256,018 04/2002 208.5 8.5% 49.52% 591,662 15,924 260,442 05/2002 207.1 8.5% 49.70% 627,143 15,928 264,989 06/2002 202.1 9.3% 49.77% 611,435 15,924 263,877 07/2002 197.6 9.5% 49.70% 585,177 15,933 268,028 08/2002 191.7 9.5% 49.77% 600,917 15,971 268,515 09/2002 182.1 9.5% 49.83% 622,294 15,981 269,684 10/2002 177.6 9.5% 50.01% 607,816 15,998 274,902 11/2002 177.9 9.5% 50.13% 615,510 16,005 278,166 12/2002 183.3 9.5% 50.31% 673,605 16,010 284,144
  64. 01/2003 172.4 9.5% 50.74% 637,000 16,011 300,917 02/2003 164.6 9.3% 51.83% 680,000 16,016 298,314 03/2003 145.4 9.5% 51.53% 662,000 16,027 300,781 04/2003 152.5 9.4% 51.53% 648,000 16,042 305,178 05/2003 152.2 9.5% 51.47% 642,000 16,019 313,123 06/2003 152.3 9.5% 51.35% 665,000 16,024 324,527 07/2003 146.3 9.5% 51.17% 663,000 16,061 326,319 08/2003 142.7 9.5% 51.17% 665,000 16,083 329,946 09/2003 139.3 9.6% 51.17% 690,000 16,098 341,303 10/2003 136.2 9.5% 51.10% 712,000 16,109 350,632 11/2003 163.9 9.5% 51.41% 738,000 16,174 358,800 12/2003 166.9 9.5% 51.83% 781,000 16,153 378,060 01/2004 214.3 9.5% 52.38% 791,000 16,149 392,867 02/2004 260.6 9.5% 53.96% 786,000 16,223 392,122 03/2004 277.4 9.5% 54.39% 738,000 16,270 404,094 04/2004 264.4 9.5% 54.63% 738,000 16,248 410,770 05/2004 252 9.5% 55.12% 740,000 16,262 417,129 06/2004 249.7 9.5% 55.61% 749,000 16,253 420,263 07/2004 238.4 9.5% 55.85% 759,000 16,238 427,403 08/2004 232.4 9.6% 56.21% 778,000 16,276 438,363 09/2004 233.2 9.9% 56.34% 790,000 16,274 445,393 10/2004 232.6 10.0% 56.34% 818,000 16,242 456,962 11/2004 229.6 10.3% 56.46% 874,000 15,869 472,446 12/2004 239.3 10.3% 56.82% 849,000 15,796 495,448 01/2005 233.3 10.3% 57.43% 828,032 15,855 503,130
  65. 02/2005 235.1 11.1% 58.89% 824,179 15,922 510,205 03/2005 244.6 11.1% 58.95% 840,677 16,091 517,025 04/2005 245.5 10.8% 59.32% 832,867 15,930 526,885 05/2005 246.3 10.8% 59.56% 823,710 16,064 533,129 06/2005 246.5 11.0% 59.80% 828,967 16,035 544,601 07/2005 246.8 11.0% 60.05% 826,226 16,113 548,352 08/2005 254.5 11.0% 60.29% 839,774 15,877 566,702 09/2005 289.3 11.2% 60.78% 862,400 15,911 577,793 10/2005 307.4 11.2% 61.02% 885,484 15,906 588,309 11/2005 307.5 11.4% 61.26% 901,633 15,911 604,791 12/2005 311.3 11.4% 61.75% 908,097 15,980 648,574 01/2006 312.3 11.2% 62.48% 972,536 16,049 677,388 02/2006 390.7 11.2% 63.82% 1,023,226 16,129 675,823 03/2006 503.6 11.2% 63.52% 1,075,806 16,138 699,989 04/2006 595.5 11.2% 63.64% 1,201,267 16,434 704,994 05/2006 538.9 11.2% 64.00% 1,356,000 16,448 714,823 06/2006 515.6 11.2% 64.25% 1,190,867 16,539 727,165 07/2006 422.4 11.2% 64.49% 1,260,355 16,608 735,205 08/2006 491.2 11.2% 64.73% 1,241,645 16,517 751,782 09/2006 526.7 11.2% 64.91% 1,196,033 16,556 753,012 10/2006 511.5 11.2% 65.10% 1,185,452 16,631 767,106 11/2006 633.1 11.2% 65.46% 1,221,133 16,592 789,930 12/2006 751.8 11.2% 65.83% 1,231,355 16,596 841,011 01/2007 1024 11.2% 66.50% 1,225,419 16,520 872,550 02/2007 1137.7 11.2% 67.96% 1,412,571 16,515 905,455