Khóa luận Nhìn lại Ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong Giải phẫu phê bìnhcủa Northrop Frye

pdf 163 trang thiennha21 7221
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nhìn lại Ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong Giải phẫu phê bìnhcủa Northrop Frye", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nhin_lai_ong_gia_va_bien_ca_duoi_goc_do_nghi_le_tr.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nhìn lại Ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong Giải phẫu phê bìnhcủa Northrop Frye

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN  HUỲNH THỊ THANH TRÚC NHÌN LẠI ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ DƯỚI GÓC ĐỘ NGHI LỄ TRONG GIẢI PHẪU PHÊ BÌNH CỦA NORTHROP FRYE KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Văn học phương Tây TPHCM, 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN  NHÌN LẠI ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ DƯỚI GÓC ĐỘ NGHI LỄ TRONG GIẢI PHẪU PHÊ BÌNH CỦA NORTHROP FRYE Người thực hiện: Huỳnh Thị Thanh Trúc Người hướng dẫn khoa học: Ths. Nguyễn Thành Trung TPHCM, 2018
  3. I LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong việc thực hiện khoá luận. Tôi xin chân thành cảm ơn các ý kiến nhận xét, góp ý xây dựng khoá luận của quý thầy cô. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với ThS. Nguyễn Thành Trung bởi sự tận tâm, nhiệt tình, chu đáo của thầy khi hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè, những người thân yêu đã luôn ủng hộ tôi trong thời gian qua. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2018
  4. II LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả khoá luận Huỳnh Thị Thanh Trúc
  5. III CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG KHÓA LUẬN Hình 1: Sơ đồ các giai đoạn hiến tế Hình 2: Mô hình dạy học module bài Ông già và biển cả Bảng 1: Thời lượng thực hiện chương trình môn Ngữ Văn
  6. IV MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN I LỜI CAM ĐOAN II CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG KHÓA LUẬN III MỤC LỤC IV PHẦN MỞ ĐẦU 1 0.1 Lý do chọn đề tài 1 0.2 Lịch sử vấn đề 2 0.3 Mục đích nghiên cứu 6 0.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7 0.5 Phương pháp nghiên cứu 8 0.6 Cấu trúc khóa luận 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 10 1.1 Khái niệm nghi lễ hiến tế 10 1.2 Giải phẫu phê bình – Northrop Frye 16 1.3 Ông già và biển cả - Hemingway 23 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHI LỄ HIẾN TẾ TRONG ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ 29 2.1 Tính đối lập 29 2.2 Tính chu kỳ 45 2.3 Tính biểu tượng 51 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG DẠY HỌC HIẾN TẾ TRONG ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ 59
  7. V 3.1 Từ Ông già và biển cả – nghi lễ hiến tế, suy nghĩ về dạy học phân hóa . 59 3.2 Từ thực tế thực tập, đề xuất giáo án mẫu cho dạy học chuyên đề 63 3.3 Từ Ông già và biển cả – nghi lễ hiến tế suy nghĩ về đào tạo cho sinh viên ở khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 77 PHẦN KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 1: BẢN LƯỢC DỊCH CÔNG TRÌNH GIẢI PHẪU PHÊ BÌNH 1 PHỤ LỤC 2: CÁC TRÍCH DẪN LIÊN QUAN ĐẾN NGHI LỄ TRONG GIẢI PHẪU PHÊ BÌNH 34 PHỤ LỤC 3: BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ 46
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 0.1 Lý do chọn đề tài Lý thuyết phê bình văn học trên thế giới đến nay vô cùng phong phú, đa dạng như: Marxist, phân tâm học, nữ quyền, phê bình sinh thái, phê bình huyền thoại Tuy nhiên, trong thế kỷ XX, do hoàn cảnh lịch sử, xã hội, một số lý thuyết phê bình văn học vẫn chưa được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Đa phần độc giả biết đến các lý thuyết ấy qua một số bài viết giới thiệu. Giai đoạn cuối thế kỷ XX đến nay, độc giả có điều kiện tiếp cận nhiều lý thuyết hiện đại từ các bài viết, công trình mang tính giới thiệu và ứng dụng của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Thuyết phân tâm học, nữ quyền hay phê bình sinh thái đã và đang được chú trọng khai thác. Trong khi đó, thuyết phê bình huyền thoại, cụ thể là thuyết nghi lễ của Northrop Frye trong Giải phẫu phê bình, vẫn chưa được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Ông già và biển cả của Ernest Hemingway là một tác phẩm đã được nhiều nhà nghiên cứu khai thác chuyên sâu về nội dung và hình thức. Trong đó, nguyên lý tảng băng trôi và nghệ thuật độc thoại nội tâm là hai khía cạnh được khai thác nhiều nhất trong tác phẩm. Khảo sát tất cả công trình nghiên cứu và bài viết về tác phẩm này ở Việt Nam, chưa có bài viết nào khai thác tác phẩm dưới góc nhìn thuyết nghi lễ của Northrop Frye. Vì vậy, luận văn “Nhìn lại Ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong Giải phẫu phê bình của Northrop Frye” là công trình nghiên cứu đầu tiên về tác phẩm dưới góc nhìn thuyết nghi lễ của Northrop Frye. Ngoài ra, đặc thù của dạy học Ngữ Văn là hướng đến sự chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong tương lai, giáo viên là người chủ động lựa chọn tác phẩm để giảng dạy cho học sinh dựa trên các tiêu chí nhất định của Bộ Giáo dục và Đào tạo sao cho học sinh hình thành những năng lực, phẩm chất cần thiết. Trong hoàn cảnh đó, hướng tiếp cận Ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ hiến tế sẽ là một nguồn
  9. 2 tài liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên trung học phổ thông, đặc biệt là những người thường tổ chức dạy học chuyên đề. Việc lựa chọn đề tài “Nhìn lại Ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong Giải phẫu phê bìnhcủa Northrop Frye” để nghiên cứu sẽ mang lại một cái nhìn sơ lược về nghi lễ hiến tế, đồng thời đi sâu vào tác phẩm Ông già và biển cả dưới một góc nhìn mới, đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo chung của nước nhà. 0.2 Lịch sử vấn đề Đề tài “Nhìn lại Ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong Giải phẫu phê bìnhcủa Northrop Frye” đặt ra hai vấn đề. Một là tác phẩm Ông già và biển cả của Ernest Hemingway, hai là thuyết nghi lễ của Northrop Frye. 0.2.1 Thuyết nghi lễ Nghi lễ là một đối tượng xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Phần lớn các tác giả tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa nghi lễ và huyền thoại Trong số đó, người đầu tiên phải kể đến là William Robertson Smith với công trình Lectures on the Religion of the Semites, cho rằng nghi lễ là một phương thức phân tích, lý giải suy nghĩ và đức tin của con người. Sau Smith là James George Frazer, một sinh viên của Smith, chú trọng nghiên cứu về phong tục, nghi lễ. Frazer cho rằng huyền thoại chỉ có vị trí thứ cấp, còn “nghi lễ là nguồn gốc của hầu hết các hình thức biểu hiện đời sống văn hoá” (Catherine Bell, 5). Quan điểm này thể hiện phần lớn trong công trình Cành vàng – bách khoa toàn thư về văn hoá nguyên thuỷ năm 1890. Jane Harrison and S. H. Hooke trong lý thuyết nghi lễ huyền thoại của mình đã có phần đồng tình với quan điểm của Frazer. Hooke làm rõ mô hình vương quyền trong văn hoá qua việc xác lập lại một loạt các nghi lễ gắn liền với chu kỳ trồng trọt, trong đó nhà vua bị hạ nhục, chết đi rồi tái sinh để thiết lập lại trật tự xã hội. Trong khi đó, Jane Harrison cùng các nhà nghiên cứu cùng trường phái với ông như Gilbert Murray, Francis M. Cornford, Arthur B. Cook đã phát triển lý thuyết của Frazer khi chứng minh văn
  10. 3 học dân gian cũng như văn học nói chung đều bắt nguồn từ các hoạt động nghi lễ cổ xưa liên quan đến các vị vua, không phải từ hiện thực lịch sử mà là từ trí tưởng tượng dân gian. Nghi lễ là nguồn gốc của huyền thoại, còn sự xuất hiện của huyền thoại liên quan đến chuỗi hoạt động diễn ra trong nghi lễ. Lý thuyết của Jane Harrison đã tác động vào Jessie Weston, gián tiếp ảnh hưởng đến thơ của T. S. Eliot và lý thuyết nghiên cứu văn học của Northrop Frye. Bê cạnh các nhà nghiên cứu về mối quan hệ giữa nghi lễ và huyền thoại còn có một số tác giả tìm hiểu nghi lễ dưới những góc độ khác. Chẳng hạn như tác giả Mircea Eliade (1907–1986) nhìn nhận nghi lễ dưới góc độ tôn giáo. Theo Eliade “thông qua việc ban hành các nghi lễ từ những sự kiện nguyên thuỷ, các sinh vật có tính người xem mình là con người thật, thánh hoá thế gian và thực thi những hoạt động có ý nghĩa cho cuộc sống của họ” (Catherine Bell, 11). Một số người nhìn nhận nghi lễ trong mối quan hệ với phân tâm học, điển hình Sigmund Freud (1856– 1939). Ông xem nghi lễ “[ ] là một cơ chế ám ảnh cố gắng ngăn chặn sự trấn áp và cấm kị những ham muốn thông qua nỗ lực giải quyết xung đột nội tâm bên trong mà những ham muốn này gây ra.” (Catherine Bell, 14). Có thể thấy, nghi lễ là một đối tượng được khai thác rất nhiều. Đặt trong mối quan hệ với những yếu tố, lĩnh vựa khác, nghi lễ còn mang lại các giá trị riêng biệt. Khác hẳn với các lý thuyết nghiên cứu nghi lễ trong mối quan hệ huyền thoại, tôn giáo, văn hoá, ngôn ngữ, thuyết nghi lễ của Northrop Frye trong Giải phẫu phê bình xem xét nghi lễ trong mối quan hệ với văn học. Không chỉ kế thừa thuyết nghi lễ của những tác giả đi trước trong mối liên hệ với huyền thoại, văn hoá, mà Northrop Frye còn phát triển, ứng dụng nghi lễ vào văn học, tìm hiểu các biểu hiện, đặc trưng, và xem nghi lễ như một công cụ khai thác chiều sâu tác phẩm văn chương. Ở Việt Nam, chưa có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về Giải phẫu phê bình. Các bài viết đa phần mang tính chất giới thiệu sơ lược như “cổ mẫu thần thoại” trong mục II, Lý luận phê bình văn học của tác giả Phương Lựu năm 2001, Northrop Frye của tác giả Thi Nguyên năm 2002, Bản dịch từ nguyên bản tiếng Nga
  11. 4 chương một công trình Giải phẫu phê bìnhcủa hai dịch giả Tôn Quang Cường và Trần Minh Tâm năm 2002, 0.2.2 Ông già và biển cả Tác phẩm Ông già và biển cả kể từ lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam năm 1962 cho đến nay đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều tác giả. Các công trình nghiên cứu, bài viết về đối tượng này có thể chia thành bốn nhóm khác nhau. Đầu tiên là nhóm các bài viết, công trình giới thiệu về tác giả Ernest Hemingway và tác phẩm Ông già và biển cả. Trên thế giới, các công trình nghiên cứu, phê bình Ông già và biển cả bước đầu cũng mang tính khái lược về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Một số công trình có thể kể đến như: Literary history of the United States của tác giả Robort E. Spiller (1957) mang tính tường thuật lịch sử văn học Mỹ từ thế kỷ XVII và giới thiệu tác phẩm trong chương XIX và chương XX; The shapers of American Fiction (1961) của tác giả George Suell, Literature and the American Tradition (1960) của tác giả Leon Howard; một loạt các bài viết trong Hemingway's Ambiguity (Symbolism and Irony (1962); Observations on the style of Ernest Hemingway (1962), ). Ngoài ra còn số bài viết khai thác sâu hơn về nội dung và nghệ thuật như: Ernest Hemingway’s religion of man (1962) của tác giả Robert P. Weeks viết về tính chất mơ hồ, tượng trưng, châm biếm; bút pháp; tín ngưỡng trong Ông già và biển cả; Hemingway and life as play” (1974) của tác giả E. Elliot cho thấy mối liên hệ giữa cuộc đời tác giả với tác phẩm. Cũng như thế giới, giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc giới thiệu và chỉ ra những giá trị nội dung, nghệ thuật trong tác phẩm. Tạp chí văn học số 12/1962 đăng bài giới thiệu tiểu thuyết Ông già và biển cả của Phong Lê. Trong bài viết này, tác giả phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật của Hemingway và khẳng định giá trị của chủ nghĩa nhân đạo trong truyện. Đến năm 1990, khi bàn về Tiểu thuyết Pháp hiện đại, những tìm tòi đổi mới, tác giả Phùng Văn Tửu đã phân tích tác phẩm Ông già và biển cả để chứng minh cho luận điểm "Tiểu thuyết là tiền đề của tiểu thuyết". Bài viết tập trung phân tích độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết Ông già và biển cả. Tại đây, tác giả đã đề cập đến một số vấn đề đổi mới nghệ thuật
  12. 5 trong tiểu thuyết của Hemingway. Đến năm 1995, trong bài viết Đặc trưng không gian, thời gian và các hình ảnh tượng trưng, huyền thoại trong tiểu thuyết Hemingway đăng trên báo Thông tin khoa học số 4, tác giả Lê Huy Bắc chú trọng đến yếu tố thời gian, cho rằng “thời gian ban ngày lấn át đêm tối”. Ngoài ra, ông còn nhắc đôi dòng về huyền thoại Santiago. Năm 1997, tác phẩm được nhìn nhận và phân tích riêng về cốt truyện, điểm nhìn, từ đó thấy được ý nghĩa thực và ý nghĩa biểu tượng trong bài viết Ông già và biển cả – cốt truyện và điểm nhìn, hiện thực và biểu tượng của tác giả Đặng Anh Đào. Cùng năm đó, trong bài viết Đối thoại và độc thoại nội tâm của Hemingway đăng trên Tạp chí Văn học số 7, 1997, tác giả Lê Huy Bắc tìm hiểu tác phẩm Ông già và biển cả ở phương diện độc thoại nội tâm. Tác giả đã thống kê được số lần Santiago nói (He said) và nghĩ (He thought) lần lượt là 111 và 162 lần. Độc thoại nội tâm dần chuyển thành “hiện tượng đối thoại hóa độc thoại nội tâm” và làm cho tác phẩm không chỉ có một mà còn có hai, ba hoặc nhiều Santiago. Năm 1999, tác giả Lê Đình Cúc nhận xét Ông già và biển cả là cuốn tiểu thuyết thể hiện những thủ pháp nghệ thuật độc đáo của Hemingway: chủ nghĩa hiện thực với khả năng vô cùng của nó. Tháng 10/1999, tác giả Lê Huy Bắc xuất bản quyển sách Ernest Hemingway - núi băng và hiệp sĩ. Đây có thể xem là một tập nghiên cứu có giá trị khá đầy đủ về sáng tác của Hemingway. Đến năm 2001, tác giả tiếp tục tuyển chọn và xuất bản quyển sách E. Hemingway – Những phương trời nghệ thuật. Năm 2002, tác giả Phùng Văn Tửu xuất bản quyển Độc thoại nội tâm trong Ông già và biển cả. Thứ hai là nhóm các bài bàn luận về nguyên lý tảng băng trôi và sử dụng tác phẩm Ông già và biển cả làm ví dụ. Năm 1992, tác giả Đặng Anh Đào trong Văn học phương Tây, tập 3 đã viết về Hemingway dưới cái nhìn của thi pháp học. Tác giả phân tích nguyên lý tảng băng trôi cùng ba tiểu thuyết tiêu biểu của Hemingway như Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả. Thứ ba là nhóm các bài viết, công trình tiến hành so sánh, đối chiếu các tác giả, tác phẩm với nhau. Ở nước ngoài, các bài viết trong nhóm này xuất hiện nhiều hơn như Joyce’s Dubliners and Hemingway’s in our life: A correlation (1986) của
  13. 6 tác giả Kim Martin Mayo; A Comparative Study of Jack Kerouac & Ernest Hemingway (2012) của tác giả Adam Tyrsett Kuo; Trong khi đó, ở Việt Nam hiện chỉ có một công trình so sánh, đó là luận văn thạc sỹ Ernest Hemingway và Erich Maria Remarque những tương đồng và khác biệt trong cách nhìn đại chiến thứ nhất qua tiểu thuyết của tác giả Lê Thị Hoa vào năm 2006. Thứ tư là nhóm các bài viết, công trình có ý nghĩa liệt kê các hướng tiếp nhận tiểu thuyết Ông già và biển cả hoặc khai thác tiểu thuyết này dưới góc nhìn mới. Năm 1985, trong bài Nghệ thuật tiểu thuyết Hemingway in trong Tạp chí văn học, số 2, năm 1985, nhà nghiên cứu Lê Đình Cúc đã phát hiện những lớp nghĩa mới khá bất ngờ, táo bạo từ tác phẩm Ông già và biển cả như: Santiago và tôn giáo, Kinh thánh; Santiago và chiến tranh; Santiago và vấn đề sinh thái môi trường. Năm 2005, tác giả Nghiêm Thị Thuý Nga trong luận văn thạc sỹ Dạy học đoạn trích “Ông già và biển cả” (E.Hemingway) theo hướng tiếp cận cổ mẫu đã đề ra phương hướng tiếp cận cổ mẫu khi đọc hiểu đoạn trích Ông già và biển cả với mục tiêu “góp phần phát triển cho học sinh một số năng lực phổ thông (như biết sử dụng các ngữ liệu văn học để giải thích các hiện tượng điển hình hay quen thuộc của cuộc sống )” (Nghiêm Thị Thuý Nga, 5). Năm 2011, trong công trình nghiên cứu The interpretation of Hemingway´s The Old Man and the Sea (tạm dịch Một kiểu lý giải về tác phẩm Ông già và biển cả của Hemingway), tác giả Lenka Mařáková đã nhìn nhận và phân tích tiểu thuyết Ông già và biển cả dưới góc nhìn Phê bình phân tâm học của Carl Jung. Tại đây, tác giả chỉ ra sự đấu tranh của ông già đó là sự đấu tranh để khẳng định sự tồn tại của mình trong xã hội. Năm 2014, tác giả Nguyễn Thị Hải Yến trong Luận văn thạc sỹ Các hướng tiếp nhận ông già bà biển cả của Ernest Hemingway đã nêu ra ba hướng tiếp nhận: hiện thực, cổ tích, huyền thoại. 0.3 Mục đích nghiên cứu Việc thực hiện đề tài “Nhìn lại Ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong Giải phẫu phê bìnhcủa Northrop Frye” hướng tới những mục đích sau:
  14. 7 Thứ nhất, mang đến một cái nhìn khái lược về công trình Giải phẫu phê bìnhcủa Northrop Frye. Bản lược dịch về Giải phẫu phê bìnhcủa Frye đính kèm trong phụ lục sẽ giúp các tác giả nghiên cứu sau này thuận lợi hơn khi tìm hiểu về Giải phẫu phê bìnhcủa Frye. Thứ hai, công trình hy vọng giúp bạn đọc nhìn nhận bản chất của thuyết nghi lễ của Northrop Frye và ứng dụng của lý thuyết này vào một tác phẩm văn học cụ thể, cảm nhận những dấu ấn của nghi lễ cổ xưa trong một tác phẩm văn học phương Tây hiện đại. Thứ ba, công trình hướng tới một cái nhìn khác về tác phẩm Ông già và biển cả của Hemingway, giúp nhà giáo dục có thêm lựa chọn trong công tác giảng dạy, thêm nguồn tài liệu phong phú để dẫn chứng và mở rộng kiến thức cho các em học sinh về văn hoá nguyên thuỷ và các biểu tượng cổ mẫu xuất hiện trong tác phẩm văn học. Ngoài ra, công trình ít nhiều sẽ góp phần giúp những bạn đọc yêu mến tiểu thuyết Hemingway có cái nhìn sâu sắc và đầy đủ hơn. 0.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát tác phẩm Ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong Giải phẫu phê bìnhcủa Northrop Frye. Đối tượng nghiên cứu là các đặc điểm nghi lễ hiến tế thể hiện trong tác phẩm qua hành động, suy nghĩ, tình cảm và mối quan hệ giữa các đối tượng trong tác phẩm như các đối tượng xuất hiện trong nghi lễ hiến sinh. Việc nghiên cứu, phân tích tác phẩm dưới góc nhìn mới trước hết làm rõ những giá trị vốn có trong tác phẩm, sau đó hướng đến khai thác các lớp nghĩa mới mẻ, mang lại cái nhìn đa chiều cho Ông già và biển cả. Ngoài ra, luận văn còn tập trung nghiên cứu về ứng dụng giáo dục khi nhìn lại tác phẩm dưới góc độ thuyết nghi lễ. Bắt đầu từ việc suy nghĩ về dạy học phân hoá, luận văn hướng đến đề xuất mô hình dạy học chuyên đề Ông già và biển cả dưới góc nhìn nghi lễ hiến tế tại các lớp chuyên từ thực tiễn giáo dục. Đồng thời, nghiên cứu, tìm hiểu, đề xuất hướng giảng dạy kiểu module, góp phần phát triển óc
  15. 8 tưởng tượng, sáng tạo cho sinh viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Ông già và biển cả là tác phẩm nằm trong phạm vi văn học phương Tây hiện đại, nghi lễ trong Giải phẫu phê bìnhcũng là một lý thuyết hiện đại nhưng lại dựa vào huyền thoại và nghi lễ cổ xưa để nghiên cứu. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện luận văn cũng cần chú ý đến một số nghi lễ hiến tế từ xa xưa trong văn hoá nhân loại, các yếu tố huyền thoại trong nghi lễ và đặc trưng văn học phương Tây, đồng thời dựa vào thực tiễn dạy học Ngữ Văn từ cấp trung học phổ thông đến đại học để nghiên cứu, tìm hiểu các ứng dụng phù hợp, hiệu quả. 0.5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn “Nhìn lại Ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong Giải phẫu phê bìnhcủa Northrop Frye” được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp phê bình huyền thoại Đây là phương pháp Northrop Frye sử dụng để trình bày, lý giải thuyết nghi lễ trong Giải phẫu phê bình. Từ phương pháp này, người viết khái lược một số đặc điểm và đi tìm ứng dụng trong tác phẩm văn học. Cụ thể đó là ứng dụng dạy học Ông già và biển cả cho học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học. Phương pháp xã hội học Luận văn trình bày đặc điểm hoàn cảnh, cuộc đời tác giả Hemingway và Northrop Frye, phần nào chỉ ra những dấu vết nghi lễ hay những biến động trong cuộc đời tác giả ảnh hưởng trực tiếp đến tác phẩm. Phương pháp kí hiệu học Phương pháp này thể hiện qua việc thống kê, tìm hiểu các biểu tượng trong tác phẩm. Nhìn từ nghi lễ, các biểu tượng này mang tính chất giao tiếp, vừa thể hiện lớp nghĩa thông thường vừa mang giá trị sâu sắc. 0.6 Cấu trúc khóa luận
  16. 9 Để nghiên cứu về đề tài “Nhìn lại Ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong Giải phẫu phê bìnhcủa Northrop Frye” vừa cụ thể vừa bao quát, luận văn được chia làm ba chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương này tìm hiểu về khái niệm nghi lễ hiến tế trong văn hoá đông tây cũng như trong các quan niệm của những nhà nghiên cứu về nghi lễ để nhìn nhận khái niệm trong nghĩa rộng, thuận lợi cho việc nghiên cứu, phân tích, ứng dụng vào. Ngoài ra, chương khái lược đôi nét về công trình Giải phẫu phê bìnhvà tác giả Northrop Frye - cơ sở để nghiên cứu về thuyết nghi lễ hiến tế. Đồng thời, chương 1 thể hiện cái nhìn sơ bộ về cuộc đời của nhà văn Ernest Hemingway cùng cốt truyện Ông già và biển cả để có cơ sở soi chiếu, lý giải và nghiên cứu đề tài một cách chính xác và cụ thể hơn. Việc tìm hiểu khái niệm từ biểu hiện văn hóa và các tác giả góp phần rút ra bản chất nghi lễ - sợi chỉ xuyên suốt tác phẩm. Quá trình khái lược cuộc đời các tác giả và tác phẩm giúp hệ thống hóa đặc điểm nghi lễ trong tác phẩm, từ đó làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật. Những điều này được tìm hiểu càng kỹ thì các đặc điểm biểu hiện trong chương hai càng chi tiết, rõ ràng, hệ thống. Chương 2: Một số đặc điểm của nghi lễ hiến tế trong Ông già và biển cả Trong Ông già và biển cả có ba đặc điểm của nghi lễ hiến tế. Đó là sự tồn tại của tính đối lập, tính chu kỳ và tính biểu tượng. Ở mỗi đặc điểm, tác phẩm đều có những biểu hiện đa dạng, phong phú, ứng với các đặc điểm, giai đoạn của nghi lễ hiến tế trong văn hoá xa xưa. Việc khai thác các tính chất, đặc điểm hiến tế từ tác phẩm trong chương 2 cụ thể hóa từ hệ thống lý thuyết trong chương một. Từ đây, những giá trị nội dung, nghệ thuật được khai thác và trình bày trong chương hai trở thành nguồn kiến thức phong phú, mới mẻ trong dạy học. Chương 3: Ứng dụng dạy học hiến tế trong Ông già và biển cả
  17. 10 Trọng tâm của dạy học Ông già và biển cả dưới góc nhìn nghi lễ hiến tế là hướng đến dạy học phân hoá. Từ thực tiễn khảo sát hiện trạng lớp chuyên, trường chuyên trong đợt thực tập sư phạm vừa qua, công trình đề xuất kế hoạch bài dạy chuyên đề cho học sinh lớp 12 khối chuyên. Đồng thời, đề xuất giảng dạy kiểu module cho sinh viên khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chì Minh ở bộ môn Văn học phương Tây theo hướng chuyên môn hoá. Từ lý thuyết chung trong chương một đến những biểu hiện cụ thể từ tác phẩm trong chương hai, chương ba tiến hành trình bày ứng dụng dạy học phân hoá trong bối cảnh mới, biểu hiện qua hình thức giảng dạy chuyên đề cho học sinh phổ thông và cách dạy module cho sinh viên đại học. Cách xây dựng nội dung cần đạt hay mục tiêu bài học đều dựa vào một số đặc điểm hiến tế được làm rõ trong chương một và chương hai. Thế nên, hai chương đầu tìm hiểu kiến thức càng sâu thì ứng dụng tại chương ba càng được thể hiện rõ ràng, bám sát nhu cầu, sở thích, mục dích, động cơ học tập của học sinh, sinh viên. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm nghi lễ hiến tế Hiến tế có lẽ là một trong những nghi lễ cổ xưa nhất trên thế giới. Nghi lễ hiến tế là một chuỗi hành động tiến hành theo nguyên tắc, khuôn mẫu nhất định, tuỳ vào mục đích mà đối tượng hiến tế được lựa chọn theo những tiêu chí, đặc điểm cụ thể. Chẳng hạn, gà trống, chó và ngựa là ba con vật có chức năng dẫn dắt linh hồn nên được chọn làm vật hiến sinh cho người chết ở Đức. Trong khi đó, ở Nemi xưa kia, những ai muốn trở thành “ông vua của rừng” thì phải tự tay giết chết tư tế đang tại vị, dùng họ làm vật hiến sinh. Vì họ có đủ sức mạnh, tư chất để trở thành vật hiến tế nên người tham gia nghi lễ nhận được lợi ích vô cùng to lớn. Đó là trở thành vị tư tế tiếp theo. Đối tượng hiến tế dù có là đồ vật, cây cối, động vật hay con người thì đều mang tính chất thiêng liêng, đem lại lợi ích cho người tiến hành nghi lễ. Vật hiến tế càng có giá trị, càng thiêng liêng thì lợi ích mà người tham gia nhận được càng lớn.
  18. 11 Nghi lễ hiến tế tồn tại trong văn hoá phương đông và phương tây với các biểu hiện, vai trò, ý nghĩa đa dạng. Ở phương đông, người ta thường tiến hành hiến tế vào lễ kỷ niệm ngày sinh của một đứa trẻ, vào việc xây dựng nhà cửa để quá trình xây cất, sinh sống diễn ra suôn sẻ, để cầu mong phước lành trong năm, để rửa tội, Vật hiến tế thường xuất hiện trong nghi lễ là dê, gà, bò, lạc đà, cừu, Ở Nhật Bản, truyền thuyết con dê đực hết sức phổ biến. Ý nghĩa biểu tượng dê đực ở đất nước này có nét tương đồng với nhiều quốc gia trên thế giới. Dê đực đóng vai trò là vật hiến tế, là đối tượng chịu tội thay cho con người. Dê đực chịu tội là minh chứng cho thái độ muốn trút hết tội lỗi lên đối tượng khác. Để nghi lễ diễn ra thành công, dê đực phải hy sinh. Như vậy, dê đực đã gánh hết tất cả tội lỗi cho con người và trở nên vô cùng thiêng liêng khi là vật hiến tế. Nghi lễ hiến sinh có thể được tổ chức sau một chiến thắng nào đó, với ước muốn duy trì may mắn suốt năm. Sau khi tiến hành xong nghi lễ, người ta thường tận dụng một phần máu, xác hay những thứ gắn liền với vật hiến tế để lưu giữ với hy vọng điềm lành sẽ đến. Những nghi lễ này không khó bắt gặp ở Trung Quốc, Ấn Độ cùng một số quốc gia lân cận. Một số sách cổ ở Ấn Độ còn lưu lại đến ngày nay cho thấy nghi lễ hiến sinh thường tổ chức định kỳ sau mỗi chiến thắng. Khi đó, người ta dùng đất ở nơi con lợn hiến sinh để dựng bàn thờ trong nhà với hy vọng sức mạnh của nó mãi tồn tại dưới lớp đất của chiếc bàn thờ. Trong trường hợp khác, ngón tay đau do gảy đàn của con người có thể hồi phục trong tích tắc bởi lẽ “khi các ngón tay bị tê cóng, bạn chỉ cần chạy ra cánh đồng, bắt lấy một con nhện chân dài, rồi nướng con vật khốn khổ đó trên lửa và lấy tro xác của nó xoa lên các ngón tay; sau khi làm như vậy, bàn tay sẽ thanh thoát cũng như những chiếc chân con nhện.” (James George Frazer, 65) Ở phương tây, nghi lễ hiến tế có lẽ khởi điểm trước hết từ tình yêu. Đó là tình yêu của những con người trần thế hoặc tình yêu đối với thần thánh. Tình yêu trở thành động cơ để con người chấp nhận, cố gắng vượt qua đau khổ, trở thành vật hiến sinh, mang lại lợi ích cho đối tượng tham gia. Trong mọi truyền thuyết, độc giả
  19. 12 không khó nhận ra hình ảnh người con trai hoặc người con gái chấp nhận hy sinh. Trường hợp Abraham và Issac là hình tượng nổi bật hơn cả trong các nghi lễ hiến sinh. Tuy nhiên, trong hiến tế, nếu sự tự nguyện nhún nhường gắn với lòng kiêu căng ngầm thì rất dễ dẫn đến nguy cơ tự hành hạ bản thân. Thế nên, khi Abraham đau đớn trước việc chấp nhận hiến sinh không được từ chối thì Sara không chịu nổi kích động vì nghĩ rằng con mình đã qua đời. Điểm chung giữa các nghi lễ hiến sinh là sự thanh tẩy. Nếu khởi điểm trong nghi lễ là tình yêu bị vấy bẩn do lòng thù hận thì nghi lễ đó không có giá trị thanh tẩy nữa. Như vậy, nghi lễ hiến tế sẽ mất đi bản chất vốn có của nó. Đó là lý do vì sao mà cừu non trở thành biểu tượng trong nghi lễ hiến tế ở nhiều nơi trên thế giới. Bởi lẽ cừu non là con vật thuần khiết, trong trắng, quý giá. “Ở Hy Lạp, sự hiến tế được xem là biểu tượng của sự chuộc tội, sự tẩy uế, sự làm nguôi giận, sự cầu phúc.” (Jean Chevalier – Alain Gheerbrant, 397). Thế nên người ta dâng lên cho các vị thần linh trên trời vật hiến tế có màu sáng và các vị thần ở âm ty vật hiến sinh có màu tối. Cách dâng vật hiến tế này phù hợp với mục đích và ý nghĩa tiến trình. Màu sáng, may mắn, sự thuần khiến gắn liền với thế giới thần linh trên trời. Ngược lại, gam màu tối, sự xúi quẩy, u ám lại gắn liền với thế giới các vị thần ở chốn âm ty. Hơn nữa, máu chảy từ cổ vật hiến sinh rưới lên bàn thờ như một sự thanh tẩy, trừ khử những thứ ô uế, xấu xa, bắt đầu lại với những điều mới mẻ, may mắn. Việc dùng máu để tẩy uế là một đặc điểm quan trọng trong nghi lễ hiến sinh ở đây bởi lẽ, người Hy Lạp cho rằng, phạm tội nhẹ thì chỉ cần dùng nước và lửa để thanh tẩy. Tuy nhiên, nếu phạm phải tội giết người, người ta chỉ có thể rửa tội bằng máu. Khi ấy, những người dân trong làng thực hiện nghi lễ hiến sinh. Họ giết chết một loài động vật trong làng và dùng máu tưới lên kẻ phảm tội. Với những tội lỗi nặng nề, chỉ có thể dùng máu mới có thể xoá đi cho con người. Điểm chung của nghi lễ hiến tế ở phương đông và phương tây đều là chọn lọc những vật hiến tế phù hợp với mục đích. Sau đó, tiến hành nghi lễ hiến tế vào thời điểm thích hợp để đạt được lợi ích. Lợi ích con người nhận được từ các nghi lễ hiến
  20. 13 sinh thường gắn với lợi ích cộng đồng. Khái quát theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, có thể hiểu nội dung nghi lễ hiến tế “là hành động cho một vật hoặc một người nào đó trở thành thiêng liêng, nghĩa là làm cho cái đem dâng hiến, cho dù đó là của cải riêng hoặc cuộc sống bản thân, cách biệt với người dâng hiến; đồng thời cũng cách biệt với cả nhân quần trần tục; cách biệt với chính mình để được dâng cho Thần Linh, nhằm chứng tỏ sự lệ thuộc, sự phục tùng, sự ăn năn hối lỗi hay tình yêu. Của cải khi đã hiến dâng Thần Linh như vậy trở nên không thể chuyển nhượng được nữa - vì vậy nó thường được thiêu hay huỷ đi - hoặc không được đụng đến vì đã thuộc sở hữu Thánh thần, như vậy thật là hấp dẫn và đáng sợ.” (Jean Chevalier – Alain Gheerbrant, 396) Theo từ điển Hán Việt của Thiều Chửu, nghi (儀) có nghĩa là “làm mẫu, làm phép cho người ta bắt chước”. (Thiều Chửu, 43) Lễ (禮) mang ý nghĩa “Lễ, theo cái khuôn mẫu của người đã qua, định ra các phép tắc, từ quan, hôn, tang, tế cho đến đi đứng nói năng đều có cái phép nhất định phải như thế gọi là lễ.” (Thiều Chửu, 540). Hiến (獻) có nghĩa “là dâng, biếu”. (Thiều Chửu, 470). Tế (祭) “là cúng tế” (Thiều Chửu, 538) Vậy nghi lễ hiến tế có thể hiểu khuôn mẫu các hành động dâng hiến một đối tượng nào đó (thường là con vật, con người) cho một đối tượng khác (thường là thần linh). Cho đến ngày nay, ở các quốc gia phương đông, mỗi khi đến những dịp trọng đại, người ta thường thực hiện nghi lễ cúng tế thần thánh, tổ tiên để ước muốn trở thành hiện thực. Người ta quan niệm bản thân sẽ có được cuộc sống giàu sang, buôn may bán đắt, vợ đẹp con ngoan, gia đình đầm ấm, nếu cứ đều đặn dâng lễ vật cúng tế cho các thánh thần. Theo từ điển Oxford Learner’s Dictionary, nghi lễ (ritual) được định nghĩa là “một chuỗi những hoạt động lặp đi lặp lại theo cùng một cách thức, đồng thời cũng có thể hiểu là một phần của tôn giáo”. (Nhiều tác giả, 382) Hiến tế (sacrifice) có thể hiểu là “hành động dâng tặng một điều gì đó có giá trị để đổi lấy một điều gì đó quan trọng với mục đích tốt đẹp.” hay “hành động dâng hiến một thứ gì đó có giá trị cho một vị thần” (Nhiều tác giả, 388). Như vậy, nghi lễ hiến tế là một chuỗi
  21. 14 những hành động theo một khuôn mẫu, tiến hành dâng hiến một thứ có giá trị để đạt được lợi ích tốt đẹp. Ở phương tây, người ta thường tổ chức nghi lễ hiến tế để được mùa cả năm. Ở Đức, người ta gọi những bó lúa mì là con thỏ vì cho rằng thỏ là hoá thân của thần lúa mì. Người đàn ông trong làng giết chết “con thỏ” và cung cấp máu “con thỏ” cho mọi người uống để mùa màng năm sau trở nên tốt hơn. Giết “con thỏ” thật ra là hành động cắt nắm lúa mì và máu “con thỏ” là nước khoáng. Vật hiến sinh ở đây mang tính tượng trưng. Đối tượng hiến tế trong trường hợp này là lúa mì và đối tượng thụ hưởng là con người. Họ giết thần linh lúa mì đồng nghĩa với việc lúa mì được đập, mang lại hiệu suất kinh tế cho dân làng. Và họ phải xem lúa mì là một vị thần – đối tượng mang tính chất thiêng liêng để nhận được nhiều lợi ích. Tác giả Catherine Bell trong Ritual Perspectives and Dimensions đã tổng kết, phân tích các lý thuyết nghi lễ từ các nhà nghiên cứu đi trước. Ông cho rằng: “Nghi lễ không phải là một dữ liệu có những đặc điểm dễ tái lập, phân tích. Ý đồ của nghi lễ là sự xây dựng, là công cụ để xây dựng các kiểu mẫu miêu tả mang tính dân tộc [ ]giải thích nguồn gốc của tôn giáo dựa trên các hành vi của con người” (Catherine Bell, 21). Về chức năng xã hội, “nghi lễ là một phương tiện sắp xếp và giữ đời sống ổn định trong hệ thống, điều chỉnh sự tương tác nội tại, duy trì phong tục cộng đồng, khôi phục lại sự hài hoà sau những biến cố.” (Catherine Bell, 29). Trong những nghi lễ hiến sinh đã liệt kê, mỗi nghi lễ đều mang đặc trưng văn hoá, tích cách riêng của từng dân tộc, từng quốc gia. Mọi người trong một cộng đồng tuân thủ nghi lễ với cùng một ước mong nhận được điềm lành, cùng đoàn kết, thống nhất thực hiện nghi lễ. Vì vậy nên nghi lễ trở thành phương tiện giao tiếp, duy trì các mối quan hệ xã hội, trật tự cộng đồng. Nghi lễ trong định nghĩa của Northrop Frye: “[ ] tự sự văn học là một hoạt động tái lặp hành vi giao tiếp mang tính biểu tượng, nói cách khác, nó chính là nghi lễ. Giới phê bình cổ mẫu nghiên cứu tự sự như nghi lễ hay mô phỏng hoạt động con người nhưng không đơn thuần là bắt chước một hành động mà phải là một thành tố đặt trong tổng thể.” (Northrop Frye, 105) Khi một nghi lễ diễn ra, những người
  22. 15 tham gia đều thực hiện những hành vi cùng một mục đích, tạo thành một hệ thống các hành động có mối tương quan với nhau trong nghi lễ. Qua nhiều lần thực hiện nghi lễ, những hành vi ấy lặp đi lặp lại, tạo thành một khuôn mẫu được quy ước trong cộng đồng, bắt buộc những thế hệ sau trong cộng đồng đó phải noi theo. Tóm lại, từ những cách định nghĩa trên, có thể hiểu, nghi lễ hiến tế là hành động đánh đổi nhằm đạt được mục đích. Một nghi lễ hiến sinh diễn ra thường diễn ra ba giai đoạn dưới đây: Chuẩn bị Tiến hành Thụ hưởng Hình 1: Sơ đồ thể hiện các giai đoạn hiến tế Trước khi bắt đầu, đối tượng tham gia phải xác định mục đích của mình. Mục đích quyết định đối tượng hiến tế. Đối tượng càng giá trị, càng thiêng liêng thì lợi ích người tham gia nhận được càng nhiều. Thế nên trong giai đoạn chuẩn bị, đối tượng tham gia cân nhắc chọn lựa chính xác vật hiến tế và các phương tiện phù hợp để tiến hành nghi lễ. Giai đoạn tiến hành nghi lễ, đối tượng tham gia phải nỗ lực để chuyển một sự vật thông thường thành vật hiến tế. Vật hiến tế có thể chống trả quyết liệt nhằm bảo vệ mình nên người tham gia phải chiến đấu bền bỉ để giành thắng lợi. Sau khi hiến tế, người tham gia thường cảm thấy thỏa mãn, vui sướng vì đạt được mục đích. Trong giai đoạn thụ hưởng, một số đối tượng tham gia chỉ chờ đợi điềm may kéo đến, một số khác có thể tổ chức liên hoan, ăn mừng sau thành công của nghi lễ. Các hành động này thường xuyên tái lặp theo kiểu mẫu trong một khoảng
  23. 16 thời gian nhất định, được đặt trong một hệ thống để khác phát huy vai trò giao tiếp, liên kết xã hội. 1.2 Giải phẫu phê bình – Northrop Frye 1.2.1 Northrop Frye Herman Northrop Frye sinh ngày 14 tháng 7 năm 1912, mất ngày 23 tháng 1 năm 1991. Ông sinh ra ở Sherbrooke, Quebec nhưng lớn lên ở Moncton, New Brunswick. Northrop là con trai thứ 3 trong gia đình 4 người con. Từ khi anh trai của Northrop Frye nhập ngũ và bị giết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Northrop Frye trở nên rụt rè, vụng về hơn. Bởi lẽ đó mà ông bắt đầu ghi chép lại những suy nghĩ của mình. Ông đọc sách khi còfn rất nhỏ và nhớ được chính xác những gì ông đã đọc và nghiền ngẫm. Điều này giúp ích rất nhiều trong các công trình nghiên cứu sau này của Frye. Năm 8 tuổi, ông đã có hiểu biết sâu rộng về sách, âm nhạc và Kinh Thánh. Từ nền tảng giáo dục vững chắc của gia đình, Northrop Frye dễ dàng đạt thành tích cao ở trường trung học. Tháng 9 năm 1929, Frye quyết định nhập học tại trường Cao đẳng Victoria ở Đại học Toronto, nơi ông biên soạn tạp chí Văn học Đại học Acta Victorianna sau này. Năm 1933, Northrop Frye nhận được bằng cử nhân. Ông luôn quan tâm và lo lắng đến việc trở lại trường đại học làm việc sau khi tốt nghiệp. Nhờ được hỗ trợ nên Frye có thể nhập học tại trường Cao đằng Thần học Emmanuel, được thành lập bởi nhà thờ Canada sau sự liên kết giữa Hội Giám Lý, Chủ nghĩa Giáo đoàn và Giáo hội Trưởng lão. Năm 1939, ông vào làm việc tại khoa tiếng Anh của trường Victoria. Sau Thế chiến thứ hai, Ông là biên tập viên lĩnh vực văn học năm 1947 – 1948, tổng biên tập từ năm 1948 đến năm 1950 và vẫn giữ vị trí lãnh đạo cho đến năm 1956. Cuối năm 1990, Frye mắc bệnh ung thư và bắt đầu điều trị. Tháng 1 năm 1991, ông qua đời vì đau tim. Frye đã có những cống hiến xuất sắc cho nền văn hoá, lý luận và xã hội Canada nói riêng và nhân loại nói chung. Vì vậy, ông nhận được rất nhiều giải thưởng. Năm 1951 được bầu vào tầng lớp hoàng gia Canada. Năm 1958, ông được
  24. 17 nhận huy chương Lorne Pierce. Năm 1967, Frye trở thành giáo sư đại học đầu tiên của Đại học Toronto. Từ năm 1969 đến năm 1981, ông trở thành hội viên ưu tú của Học viện Nghệ thuật và Khoa học Mỹ, thành viên ưu tú Cao đẳng Merton, thuộc Đại học Oxford, học viện Anh, Hội triết học Mỹ, Học viện Mỹ, Viện Văn học và Nghệ thuật. Năm 1970, ông tiếp tục nhận được Huy chương Pierre Chauveau và giải thưởng Molson của Hội đồng Nghệ thuật Canada. Năm 1971, ông nhận được giải thưởng Molson của hội đồng Canada. Năm 1974 – 1975, Frye trở thành giáo sư của Đại học Harvard. Năm 1978, ông vinh dự được nhận giải thưởng của Ngân hàng Hoàng gia cho hạng mục Thành tựu của người Canada. Ông cũng nhận được giải thưởng của Ban lãnh đạo ở hạng mục tác phẩm phi hư cấu vào năm 1986 và giải thưởng Nghệ thuật Toronto cho toàn bộ thành tích của ông vào năm 1987. Ông cũng đã có được hơn 30 tấm bằng tiến sĩ danh giá từ các trường Đại học và Cao đẳng trên toàn thế giới. Đặc biệt, ông còn được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Victoria từ năm 1978 cho đến khi qua đời. Năm 2000, để tôn vinh những cống hiến của Frye, chính phủ Canada đã in hình ảnh của ông trên một chiếc tem bưu chính. Ở Moncton, New Brunswick, mọi người tổ chức lễ hội văn học quốc tế mang tên Frye, diễn ra mỗi tháng 4 hằng năm. Ngoài ra, tên ông còn được sử dụng để đặt cho các trung tâm, chương trình học trong Cao đẳng Victoria và Đại học Toronto. Herman Northrop Frye là một nhà phê bình văn học nổi tiếng với nhiều công trình nghiên cứu giá trị. Ông có khoảng 15 trên tổng số cuốn sách được xuất bản, 300 bài tiểu luận và chương sách, chưa kể các bài phỏng vấn và đánh giá về ông. Sự nghiệp của ông có thể chia làm ba giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, ông nghiên cứu về một vấn đề, một lĩnh vực riêng biệt nên các công trình của ông tính tới hiện nay vô cùng phong phú, đa dạng. Giai đoạn thứ nhất được tính từ khi ông sinh ra đến năm ông 35 tuổi (1912- 1947). Đây là giai đoạn ông bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu văn học và thần học. Ông có một nền tảng kiến thức sâu rộng về tôn giáo, đặc biệt là Kinh Thánh bởi trong suốt cuộc đời ông, từ gia đình, học vấn đến quan hệ xã hội đều liên quan mật thiết đến tôn giáo. Ngoài ra, ông còn tiếp xúc nhiều với văn chương từ nhỏ và làm
  25. 18 biên tập trong lĩnh vực văn học một thời gian nên hiểu biết của ông về văn chương vô cùng phong phú. Ngay từ những năm đại học, Northrop Frye đã có hứng thú với những lời tiên tri phức tạp trong thơ William Blake, đặc biệt là Milton, Four Zoas và Jerusalem. Trước khi tốt nghiệp, Frye quyết định nghiên cứu về các bài thơ của William Blake nhưng sau đó bài nghiên cứu bị đánh giá rời rạc, khác thường. Bản thân Frye cũng bị đánh giá là một người có tầm nhìn khác lạ, thậm chí điên rồ. Năm đầu tiên sau tốt nghiệp, khi theo học thần học, Frye quyết định viết một quyền sách về Blake, nhằm lý giải những biểu tượng khó hiểu trong thơ ông. Frye nghiên cứu miệt mài suốt mười năm, từ 1934 đến 1945, để cho ra đời công trình Sự đối xứng đáng sợ (Fearful Symmetry). Công trình được xuất bản năm 1947, một phần thể hiện sự ảnh hưởng từ James Frazer. Sự đối xứng đáng sợ là một công trình nghiên cứu sâu rộng, uyên bác về chủ nghĩa tượng trưng, lãng mạn trong các sáng tác của William Blake. Tác phẩm đặt nền móng cho các công trình sau này của Northrop Frye. Giai đoạn thứ hai trong sự nghiệp của ông dao động từ năm 1947 đến đầu những năm 70. Lúc này, ông tập trung nghiên cứu chuyên sâu về phê bình huyền thoại, đề cao vai trò của thế giới tưởng tượng. Đây là giai đoạn ông phát triển những lý thuyết của mình từ nền tảng công trình Sự đối xứng đáng sợ. Ông khẳng định phê bình văn học là một bộ môn khoa học, độc lập hoàn toàn so với văn chương. Điều này được minh chứng qua hàng loạt các công trình phê bình huyền thoại và phê bình cấu trúc của Northrop Frye. Trước hết phải kể đến công trình lý luận phê bình đã đưa tên tuổi của Frye đến đỉnh cao - Giải phẫu phê bình (Anatomy of Criticism, 1957). Công trình tổng hợp từ nhiều lý thuyết, nghiên cứu của phê bình văn học hiện đại. Giải phẫu phê bình được xem là một sự thách thức đối với Tân Phê bình pháp bằng cách chú trọng làm rõ các mô thức và thể loại văn bản. Thay vì phân tích ngôn ngữ của từng tác phẩm văn học, Frye nhấn mạnh các kiểu mẫu sáng tạo lớn hơn và sâu hơn. Những kiểu mẫu này đã xây dựng nên các dạng thức văn học và tồn tại dưới các cỗ mẫu. Ngoài ra, ông còn cho rằng sự tồn tại của cổ mẫu trong văn học là một hệ thống ngôn từ có trật tự, cung cấp cho giới phê bình các
  26. 19 khuôn mẫu khái niệm và một tập hợp những hiểu biết không phải thu được từ hệ thống tư tưởng mà bắt nguồn từ trí tưởng tượng. Từ những nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ, Northrop Frye đã đề xuất giáo dục phát triển trí tưởng tượng sáng tạo trong công trình Sự tưởng tượng mang tính giáo dục, xuất bản năm 1962. Ông khẳng định vai trò quan trọng của văn chương đối với sự phát triển của con người, thẳng thắn cho rằng những đối tượng không gì về văn chương có thể trở nên dốt nát nhưng họ lại không nhận ra điều đó. Để hiểu rõ văn chương, con người cần sử dụng trí tưởng tượng, sáng tạo. Trí tưởng tượng sẽ mang con người ra khỏi xã hội hiện tại, hướng con người đến nơi chỉ tồn tại trong ước muốn, nơi mà con người muốn sống. Trong những công trình tiếp theo, Frye đã bổ sung thêm những bàn luận, đánh giá về cổ mẫu và thể loại trong chủ nghĩa phê bình luận thực hành. Ông nghiên cứu về T.S. Eliot (1963), sử thi của John Milton (1965), hài kịch Shakespeare (1965) bi kịch Shakespeare (1967), và Chủ nghĩa Lãng mạn nước Anh (1968). Cổ mẫu và thể loại cũng được ông tiếp tục phát triển trong quá trình nghiên cứu về các cấu trúc rập khuôn. Một số công trình có thể kể đến trong giai đoạn này là những bài viết về chủ nghĩa phê bình và xã hội học xuất hiện trong những năm 1970. Giai đoạn thứ ba được tính từ giữa những năm 70 đến khi ông từ giã cõi đời. Giai đoạn này có hai vấn đề được tác giả nghiên cứu song song. Một bên là các công trình nghiên cứu Kinh Thánh, bên còn lại tập hợp những bài viết, công trình về văn hóa, xã hội, đặc biệt hướng đến Canada. Frye mong muốn viết về Kinh Thánh như một phần tiếp theo của Giải phẫu phê bình. Ông mất mười năm để cho ra đời Mật mã tuyệt vời vào năm 1982. Trong công trình này, Frye chứng minh Kinh Thánh cung cấp các kiểu mẫu cơ bản của biểu tượng trong văn học phương tây. Đến năm 1990, ông cho ra đời công trình Quyền lực ngôn từ để làm sáng tỏ văn học Anh đã mượn các cấu trúc từ Kinh Thánh. Bên cạnh Kinh Thánh, trong giai đoạn thứ ba, Frye cũng làm rõ các vấn đề văn hóa, xã hội. Thực tế, văn hóa đã xuất hiện ngay từ các công trình trong giai đoạn đầu tiên nhưng đến giai đoạn thứ ba, tác giả bắt đầu nghiên cứu sâu hơn. Những bài viết của ông về văn học và hội họa Canada được tâp hợp trong công trình Khu vườn
  27. 20 rậm rạp: Các bài viết về sự tưởng tượng của người Canada (1971). Ông hỗ trợ James Polk trong việc biên soạn Sự phân chia trên mặt đất: Các bài viết về văn hóa Canada (1982). Bài phát biểu “Sự phát triển văn hoá Canada” vào tháng 10 năm 1990 của Frye đã thể hiện các đặc trưng quan trọng của văn hoá qua ba mức độ: thứ nhất là lối sống, phong tục được lưu truyền từ ký ức và thói quen; thứ hai là những gì liên quan đến chính trị, kinh tế, giáo dục, ; thứ ba gắn liền với khoa học và nghệ thuật. Đó là cốt lõi trong một xã hội loài người. Ngoài ra, ông còn viết một số ít bài phê bình ứng dụng lý thuyết về cấu trúc, cổ mẫu, huyền thoại trong giai đoạn trước. Một số công trình có thể kể đến như Thánh thư thế kỷ: Một nghiên cứu về cấu trúc lãng mạn (1976); Northrop Frye nghĩ về Shakespeare (1986); Giai đoạn thứ hai được xem là thời kỳ hoàng kim trong sự nghiệp của ông Northrop Frye. Những đóng góp của ông về phê bình huyền thoại và phê bình cấu trúc đã mang lại một cái nhìn hoàn toàn khác so với Tân Phê bình pháp. Tuy nhiên, đế những năm 70, 80, các công trình của ông vướng phải sự chỉ trích. Frank Davey, Cameron, Dixon cho rằng những công trình phê bình chủ đề của Frye tập trung về bối cảnh lịch sử, xã hội nhiều hơn văn học bởi lẽ hầu hết các bài viết của Frye giai đoạn này đều xuất hiện những tư liệu văn hóa cụ thể. 1.2.2 Khái lược về công trình Giải phẫu phê bình có 4 chương tương ứng với 4 tiểu luận, làm rõ bốn vấn đề: Lý thuyết về mô thức; Lý thuyết về biểu tượng; Lý thuyết về huyền thoại và Lý thuyết về thể loại. Nghi lễ không tồn tại nhất định ở một tiểu luận nào mà thể hiện đều ở các chương. Ở mỗi lý thuyết, Northrop Frye đều vận dụng những đặc điểm, tính chất, biểu hiện khác nhau của nghi lễ, nhất là hiến sinh vào việc làm sáng tỏ các luận điểm. Trong chương thứ nhất: Lý thuyết về mô thức, nghi lễ hiến sinh góp phần làm rõ tính chất trào phúng trong mô thức bi kịch và hài kịch thông quan hình tượng “kẻ đổ vỏ” (pharmakos). ““Kẻ đổ vỏ” không hẳn là kẻ có tội hay người vô tội. Đối tượng này là người vô tội khi những gì xảy đến với họ nặng nề hơn cả những gì mà họ đã gây ra. Và họ cũng là kẻ có tội khi họ là một phần trong xã hội đầy tội lỗi
  28. 21 hoặc sống trong một thế giới mà ở đó sự bất công là điều không thể tránh khỏi.”(Northrop Frye, 41). “Kẻ đổ vỏ” ở đây là vật hiến sinh trong xã hội. Xã hội sẽ nhận được những lợi ích mà mình mong muốn nếu tiến hành nghi lễ này. Vật hiến sinh không nhất thiết là kẻ có tội mà chỉ cần số đông cho rằng nạn nhân có đầy đủ đặc điển, tính chất, hành vi của một kẻ có tội thì “kẻ đổ vỏ” ngay lập tức trở thành vật hiến sinh cho cộng đồng. Việc tìm hiểu nghi lễ hiến sinh qua biểu tượng “kẻ đổ vỏ” góp phần giúp người đọc xác định mô thức trong tác phẩm văn học là mô thức hài kịch, bi kịch hay sự kết hợp cả hai. Biểu hiện nghi lễ xuất hiện rõ nét hơn trong hai chương tiếp theo. Chương thứ hai trình bày lý thuyết về biểu tượng qua 4 phương diện theo thứ tự tăng dần: phương diện mô tả (dấu hiệu), phương diện hình thức (hình tượng); phương diện huyền thoại (cổ mẫu) và phương diện thần bí (đơn tử). Riêng phương diện cổ mẫu, nó không chỉ xuất hiện từ thế giới tự nhiên mà còn được tác giả vay mượn từ những tác phẩm văn học khác. Qua cổ mẫu, ta cảm nhận được một số đặc điểm phổ quát trong cuộc sống con người. Trong khi đó, ở phương diện thần bí, tác giả miêu tả sự bất đồng trong văn học. Đó là tính chất bất đồng giữa sự mô phỏng hành động xã hội và suy nghĩ của con người, giữa tâm trí của cá nhân nhưng phải nghĩ đến tập thể. Ở hai phương diện này, bóng dáng nghi lễ vô cùng đậm nét. Người đọc không khó nhận ra các mặt đối lập tồn tại trong nghi lễ hiến sinh: “Nghi lễ, theo như Northrop Frye, không chỉ là một hành động lặp đi lặp lại mà còn thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa ước muốn và sự căm ghét: ước muốn về sự phì nhiêu hay chiến thắng, sự căm ghét cằn cỗi hay kẻ thù.” (Northrop Frye, 106). Sự đối lập có vô số những biểu hiện trong nghi lễ hiến sinh: sự đối lập giữa ước muốn và nỗi sợ, sự đối lập trong thể trạng, địa vị xã hội, tuổi tác, số lượng thành phần, Trong nghi lễ, đối tượng hiến tế có những đặc điểm yếu thế hơn so với đối tượng thụ hưởng. Đối tượng hiến tế trong vai trò là nạn nhân thường mang tâm trạng đau đớn, sợ hãi và bất lực trong suốt quá trình diễn ra nghi lễ. Ngược lại, đối tượng thụ hưởng cảm thấy rất vui sướng, hạnh phúc vì ham muốn của bản thân sắp được đáp ứng. Đối tượng hiến tế trong nghi lễ tồn tại ở bất cứ sự vật nào, từ thực vật, động vật đến con người.
  29. 22 Chương ba là chương xuất hiện bóng dáng nghi lễ đậm nét nhất. Trước khi làm rõ các đặc trưng của nghi lễ gắn với cổ mẫu, Northrop Frye bàn luận về ba hình tượng: khải huyền, quỷ dữ và tương đồng. Hình tượng khải huyền tượng trưng cho thiên đường, thế giới của những điều tốt đẹp, thỏa mãn ước muốn của con người. Hình tượng quỷ dữ tượng trưng cho địa ngục, thế giới của những điều mà con người không hề muốn xảy ra: sự thất bài, hoài nghi, lo lắng, Hình tượng tương đồng miêu tả những điều tương tự thiên đường, địa ngục nhưng không hoàn toàn giống với hai hình tượng trên. Hình tượng tương đồng thể hiện sự phát triển, văn minh trong đời sống xã hội loài người. Lý thuyết huyền thoại trong chương này gắn với chu kỳ tự nhiên và đời sống. Ở mỗi mùa (xuân, hạ, thu, đông), tác giả đều phân tích, nghiên cứu trên sáu giai đoạn gắn với người anh hùng để làm rõ các mô thức: hài kịch, lãng mạn, bi kịch, châm biếm. Tính chất chu kỳ tồn tại trong nghi lễ hiến sinh, tương ứng với vòng tuần hoàn của tự nhiên và đời sống được Frye nêu ra trong chương ba. “Nghi lễ tập hợp dựa vào chu kỳ chuyển động của mặt trời, mặt trăng, mùa và đời sống con người. Mỗi kinh nghiệm đúc kết từ hoạt động ở các chu kỳ: bình minh, hoàng hôn, các giai đoạn của mặt trăng, mùa gieo trồng và thu hoạch, điểm chí và điểm phân, thời kỳ sinh nở, thời điểm khởi đầu, thời điểm kết hôn, khoảnh khắc chết đi đều tạo nên nghi lễ để lưu giữ. Việc duy trì nghi lễ có ý nghĩa tường thuật nguyên mẫu các chu kỳ, điều mà nếu xảy ra thì cũng chỉ là sự lặp lại tự động và vô thức.” (Northrop Frye, 105) Nghi lễ hướng đến sự tường thuật theo chu kỳ, tự động lặp đi lặp lại. Chu kỳ tự nhiên tương ứng với chu kỳ đời sống. Mùa xuân, bình minh gắn với sự tái sinh. Mùa hè, buổi trưa gắn với tuổi trẻ, sức sống tràn trề. Mùa thu gắn với những biến động, trở ngại. Và mùa đông gắn với cái chết và sự biến mất. Dựa vào tính chất chu kỳ mà con người biết cách chọn lựa những thời điểm thích hợp để tiến hành nghi lễ. Nếu sai thời điểm, hiệu quả của nghi lễ hiến sinh sẽ giảm sút và con người sẽ không đạt được lợi ích mà mình mong muốn. Cùng với huyền thoại, nghi lễ góp phần lý giải cổ mẫu văn học. Trong khải huyền, cổ mẫu lửa và cổ mẫu nước là hai cổ mẫu thường bắt gặp nhất. Với lửa, con
  30. 23 người đốt cháy được đại diện cho ánh hào quang của các vị thánh, vương miện của vua, thần mặt trời, chim phượng hoàng, Khác hẳn với lửa, nước thuộc về một thế giới tồn tại dưới cuộc sống con người, trạng thái hỗn loạn hoặc giải thể theo sau cái chết thông thường, hoặc giảm xuống vô cơ. Do đó linh hồn thường xuyên băng qua hoặc chìm xuống nước khi chết đi. Trong hình tượng quỷ dữ hoàn toàn khác. Thế giới của lửa là một thế giới của ác quỷ như những linh hồn trốn thoát khỏi địa ngục và xuất hiện trên thế giới này dưới hình thức nghi lễ công khai trừng phạt những người có tội. Trong khi đó, thế giới của nước là thế giới của cái chết, gắn liền với máu đổ. Hai cổ mẫu này thường xuyên xuất hiện trong các nghi lễ hiến tế trước đây. Ngoài ra, những cổ mẫu khác như người anh hùng, cổ mẫu về các vị thần, cũng là những cổ mẫu quen thuộc trong thần thoại, nghi lễ và tôn giáo. 1.3 Ông già và biển cả - Hemingway 1.3.1 Cuộc đời Hemingway Cuộc đời nhà văn Mĩ Ernest Hemingway (1899 – 1961) đầy biến động. Ông sinh ra và lớn lên tại Illinois, ngoại ô Chicago, một tiểu bang nước Mĩ, trong một gia đình trí thức với cha là Clarence Edmonds Hemingway, một vị bác sỹ và mẹ là Grace Hall Hemingway, một nhạc sỹ. Hemingway thừa hưởng năng lượng và sự nhiệt tình của mẹ cùng tinh thần phiêu lưu, khám phá của cha. Cha ông đã dạy ông đi săn, đánh bắt cá và cắm trại trong rừng phía bắc Michigan từ lúc ông còn nhỏ. Những trải nghiệm thuở thiếu thời này đã hình thành nơi Hemingway một tinh thần phiêu lưu, tình yêu thiên nhiên và lòng can đảm. Tinh thần này tồn tại ở ông suốt cuộc đời, ngay khi tham gia vào các cuộc chiến tranh và ảnh hưởng đến những quyết định trọng đại trong cuộc đời ông, trong đó, có cả việc tự sát. Trước khi trở thành một nhà văn, Hemingway là một nhà báo giàu nhiệt huyết. Sau khi tốt nghiệp, ông trở thành phóng viên cho The Kansas City Star. Năm 19 tuổi, ông tham gia đội lái xe cứu thương ở Ý trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Một năm sau, ông quay trở về Mĩ với tấm Huân chương Bạc của Ý trong tình trạng bị thương và phải mang đôi nạng gỗ. Lúc bị thương, ông đã yêu Agnes von
  31. 24 Kurowsky, một y tá Hội Chữ thập đỏ. Tuy nhiên, khi ông trở về Mĩ và quyết định kết hôn thì ông lại nhận được tin người yêu đính hôn với một sĩ quan Ý. Điều này làm Hemingway vô cùng đau đớn. Những cuộc chiến tranh đế quốc đã làm Hemingway tan vỡ ảo tưởng về quan hệ tốt đẹp trong xã hội đương thời. Sau mỗi cuộc chiến tranh, ông bị thương nặng. Ông thuộc “thế hệ mất mát”, những người trở về từ chiến trận hoặc chịu sự tác động của chiến tranh. Tuy nhiên, ông vẫn quyết định hiến sinh một quãng đời tuổi trẻ của mình vào cuộc chiến để đổi lại những kinh nghiệm xương máu, tìm kiếm sức mạnh của ngọn lửa tinh thần. Trên chiến trường, ông cảm nhận được vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, phẩm chất nhân văn, ý chí kiên cường và sự hèn nhất, yếu đuối và bất lực của con người. Tất cả những phẩm chất ấy đều được khắc hoạ trên trang viết của nhà văn. Một thời gian sau, Hemingway sang Pháp, vừa làm báo vửa bắt đầu sự nghiệp văn chương. Năm 1923, cuốn sách đầu tiên của ông (Ba truyện ngắn và mười bài thơ) được xuất bản. Cùng trong năm 1923, Hemingway cùng với Hadley, vợ ông, lần đầu tiên tham gia lễ hội San Fermín ở Pamplona, Tây Ban Nha. Tại đây, ông cảm thấy thú vị với những cuộc đấu bò - bộ môn đòi hỏi tinh thần tự tin, quả cảm, chủ động trong mọi tình huống. Có lẽ Hemingway nhìn thấy bản thân mình trong những cuộc đấu đó, một Hemingway nhiệt huyết, gan dạ, không sợ khó khăn, càng không sợ chết chóc. Năm 1926, ông xuất bản tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc. Đây là tác phẩm đã đưa tên tuổi của Hemingway lên đỉnh cao văn đàn, thể hiện rõ nét tinh thần của nhà văn. Tác phẩm không viết quá nhiều về thế hệ mất mát nhưng lại khẳng định chân lý trái đất tồn tại mãi mãi. Hemingway tin rằng, nhân vật trong truyện dù gặp số phận thế nào đi nữa thì họ vẫn sống mãi. Năm 1928, Hemingway cùng với Pauline - một người vợ khác, đến New York. Cũng năm đó, Hemingway nhận được tin cha ông tự sát., Hemingway luôn suy nghĩ về cái chết của cha. Clarence Edmonds Hemingway là một bác sỹ giỏi nhưng lại mắc trọng bệnh vô phương cứu chữa, đồng thời áp lực trước sự lo lắng của vợ, nên đã tự sát để giải thoát. Cha Hemingway đã hiến sinh chính bản thân mình để
  32. 25 đổi lại sự bình yên, thanh thản cho tâm hồn. Bản thân Hemingway đã từng than thở với những người bạn thân nhất của mình: “Có lẽ cha tôi đã sợ sống tiếp. Thân mang trọng bệnh. Lại thêm những món nợ nần. Và cũng sợ bà vợ chuyện gì cũng đòi mình làm chỉ huy!" Vì tình yêu và lòng kính trọng vô hạn đối với cha nên có lẽ, Hemingway phần nào ám ảnh về cái chết này, và suy nghĩ tự sát đã tiềm tàng nơi ông. Tiếp theo sau đó, ông viết Giã từ vũ khí (1929) và Chuông nguyện hồn ai (1940). Trong thời gian này, cuộc đời Hemingway trải qua không ít biến động. Sự quan tâm đến cuộc đấu bò vẫn tồn tại trong tâm trí ông giai đoạn này. Ông muốn viết một bài báo toàn diện về cuộc đấu bò, tin rằng cuộc đấu bò mang tính chất bi kịch, nằm giữa ranh giới sự sống vả cái chết. Năm 1930, ông bị thương nặng ở tay do tai nạn giao thông, nhập viện hơn 7 tuần và mất 1 năm để chữa lành vết thương. Sau đó không lâu, ông tham gia nội chiến Tây Ban Nha, đến Cu Ba sinh sống. Cùng với hai tác phẩm trên, trong giai đoạn này, ông còn viết nhiều về đấu bò tót và chiến tranh ở Tây Ban Nha, cũng như những lần đi săn sư tử. Thế chiến Thứ hai diễn ra, ông lại tiếp tục hoà mình vào cuộc chiến. Lòng dũng cảm của Hemingway được công nhận khi được trao giải Sao Đồng cho sự trong Thế chiến II vào năm 1947. Trong thời gian này, nhiều bi kịch đã đến với gia đình và những người thân thiết với Hemingway. Gia đình ông đã trải qua hàng loạt vụ tai nạn và vấn đề sức khoẻ trong những năm sau chiến tranh: tai nạn xe hơi năm 1945, ông tự đập vỡ đầu gối và có vết thương sâu trên trán; Mary (một người vợ khác) đã phá vỡ mắt cá chân phải đầu tiên của cô và sau đó cô bị tai nạn trượt tuyết liên tiếp. Tai nạn xe hơi năm 1947 khiến Patrick bị thương nặng. Hơn thế nữa, những người bạn văn chương của Hemingway bắt đầu từ giã cõi đời: William Butler Yeats và Ford Madox Ford 1939; Scott Fitzgerald 1940; Sherwood Anderson và James Joyce 1941, Gertrude Stein 1946; Max Perkins 1947. Lúc này, Hemingway đã có dấu hiệu trầm cảm. Năm 1952, ông viết Ông già và biển cả. Đến năm 1954, Hemingway bị thương trong hai vụ tai nạn máy bay liên tiếp tại châu Phi. Sau đó, ông còn bị
  33. 26 thương trong một vụ cháy nổ. Theo như lời Mary tường thuật với bạn bè của ông, ông đã bị vỡ thận, gan, vai trật khớp, nứt hộp sọ. Từ đó trở đi, Hemingway chìm trong bia rượu để chống chọi với nỗi đau thể xác. Bản thân E. Hemingway quan niệm về cái chết: “Tôi muốn phỉ nhổ vào sự bất tử ( ) khi lần đầu biết cái đó đang vây bọc tôi, tôi đã khiếp sợ, hơn cả khi nghĩ về cái chết. Con người có thể chấm đứt cuộc đời nhưng không thể chấm dứt sự bất tử” (Lê Huy Bắc, 2000, 291) Hemingway không xem cái chết như một điều gì đó nghiêm trọng và quá sợ hãi. Ông quan tâm thái độ của con người khi cái chết cận kề trong gang tấc. Với ông, con người có thể chủ động trước cái chết của mình dù khi sống, những lúc rơi vào bế tắc, bất lực. Và ông đã chủ động tìm đến cái chết. Trong những năm cuối đời, Hemingway trầm cảm nặng nề. Ông dùng khẩu súng săn yêu thích nhất để tự kết liễu. Ông chết sau khi bước lên đỉnh vinh quang của sự nghiệp cầm bút để tìm về cõi vĩnh hằng. Dưới góc nhìn nghi lễ hiến tế, bản thân Ernest Hemingway đã dùng bản thân làm vật hiến tế cho ước muốn của mình. Khi tiến hành nghi lễ này, ông đã có sự chuẩn bị tâm lý. Vào một sáng chủ nhật, ông dậy sớm, vào phòng làm việc, khoá cửa và tự vẫn. Ông chấp nhận đau đớn khi tìm đến cái chết để đổi lại sự giải thoát và bất tử trong tâm hồn nghệ thuật. Có lẽ với ông, đây là cách duy nhất để tìm đến sự bất tử. Và ông thực sự đã sống mãi trong nền văn học nghệ thuật nhân loại với sự nghiệp sáng tác đa dạng, phong phú. Ông đã nhận được Giải Pulitzer năm 1953 với tiểu thuyết Ông già và biển cả và Giải Nobel Văn học năm 1954. 1.3.2 Ông già và biển cả Ông già và biển cả là một câu chuyện kể về cuộc chiến giữa một ông lão đánh cá giàu kinh nghiệm với tay nghề điêu luyện và một con cá kiếm khổng lồ. Ông lão Santiago thường đánh cá ở vùng Nhiệt Lưu. Suốt tám mươi tư ngày, ông lão không bắt được cá nên cha mẹ cậu bé Manolin không cho cậu đi chung thuyền với ông nữa. Mọi người cho rằng vận may ở ông lão đã hết và tỏ ra buồn cho lão. Trong làng chỉ còn duy nhất cậu bé Manolin vẫn hết lòng tin tưởng ông lão. Cậu bé đến thăm ông lão mỗi đêm và luôn cố gắng giúp đỡ ông lão. Ở cậu có bé có tuổi trẻ và
  34. 27 sức sống mãnh liệt, nhưng thiếu kinh nghiệm hoàn toàn đối lập với ông lão già cỗi, kinh nghiệm tay nghề điêu luyện. Mối quan hệ giữa hai nhân vật này gợi cho người đọc cảm nghĩ cậu bé sẽ là đối tượng tiếp nối và kế thừa tư tưởng, kỹ năng và phẩm chất của ông lão như mối quan hệ đối lập về tuổi tác giữa các vị vua đã già và hoàng tử trẻ trong nghi lễ hiến tế xa xưa. Ông lão tiếp tục ra khơi vào ngày thứ tám mươi lăm. Ông ra khơi vào buổi đêm với mục đích đến nơi trước khi trời sáng. Đây là một lựa chọn khôn ngoan vì trong nghi lễ, buổi sáng thể hiện sự hồi sinh. Ông lão như được tiếp thêm sức mạnh tinh thần và thể chất khi quyết định buông mồi câu vào buổi sớm. Trong hành trình của mình, ông lão có thêm nhiều đối tượng hỗ trợ. Lúc chuẩn bị ông có thằng bé. Lúc lênh đênh trên biển, ông có chim hải bằng, cá thu, cá dorado. Đây là những yếu tố góp sức không nhỏ vào thành công của nghi lễ hiến tế cá kiếm. Riêng cá thu và cá dorado, chúng vừa là vật hiến tế và là đối tượng hỗ trợ ông lão. Đuổi theo chim hải bằng, ông lão bắt được cá thu. Đến giữa trưa, khi ánh mặt trời trở nên vô cùng gay gắt, cá kiếm xuất hiện và đớp mồi câu của ông lão. Theo chu kỳ thời gian trong nghi lễ, buổi trưa hay mùa hè là thời điểm ánh sáng mạnh nhất, sáng nhất. Con người như được tiếp thêm sức mạnh từ vầng thái dương trong thời điểm này. Có lẽ vì vậy mà ông lão đã tìm lại được vận may của bản thân khi cá kiếm đớp mồi. Tuy nhiên, cá kiếm khổng lồ có sức mạnh vô cùng to lớn nên ông lão không kiểm soát được. Song, ông lão vẫn cố gắng hết sức bởi vật hiến tế càng có giá trị càng khó chinh phục, thì lợi ích ông lão nhận được càng nhiều. Mục đích của ông là đi câu cá lớn, những con cá vĩ đại để chứng minh sức mạnh của lý tưởng, sức mạnh vô hạn của con người chứ không phải chỉ để no bụng qua ngày. Thế nên ông quyết chọn những vùng biển xa để thả câu và chấp nhận vượt qua khó khăn. Ngày đầu tiên, cá kiếm với sức mạnh to lớn đã khống chế và ông lão rơi vào thế cầm cự. Cá kiếm đã kéo thuyền của ông lão đi xa. Đêm thứ nhất, sức khoẻ ông lão giảm dần. Ông vừa đói, vừa mệt lả người nên bắt buộc phải dùng cá thu làm thức ăn trong đêm tối. Ngày và đêm thứ hai trôi qua cũng tương tự. Ông lão cố gắng cầm cự sau khi vừa bị thương, vừa mệt, lại đói.
  35. 28 Không những thế, sức khoẻ ông còn tệ hơn vì ông bị nôn nửa sau khi ăn thịt cá dorado. Trong hoàn cảnh cô đơn giữa biển trời mênh mông, ông lão không thôi trò chuyện với chim, cá và chính bản thân mình. Ông lão bày tỏ tình yêu của mình trước đại dương mênh mông và lòng biết ơn đối với cá kiếm. Với ông lão, không ai xứng đáng để ăn thịt con cá vĩ đại này. Ngày thứ ba là thời điểm cuộc chiến trở nên kịch tính hơn. Cá kiếm bắt đầu lượn vòng liên tục trong khi ông lão Santiago vô cùng mệt mỏi, gần như rơi vào trạng thái mê sảng. Thế nhưng ông lão vẫn quyết dùng hết sức bình sinh để kéo con cá vào sát thuyền và hiến sinh cá kiếm bằng một mũi lao. Nghi lễ vừa kết thúc, ông lão Santiago buộc cá kiếm vào mạn thuyền và quay về đất liền. Trong nghi lễ này, chúng ta thấy được sự đối lập rất rõ trong tình yêu và ước muốn của ông lão. Ông lão yêu biển, yêu cá kiếm nhưng cuối cùng ông vẫn giết cá kiếm để chứng minh sức mạnh bất tận của tinh thần con người Sau khi hiến tế xong, một lần nữa ông lão phải chiến đấu với các đối tượng cản trở (đàn cá mập) để bảo vệ thành quả của mình. Cá mập bị thu hút bởi máu cá kiếm. Ông lão Santiago giết chết một con cá mập mako to tướng nhưng bù lại, ông mất hết vũ khí. Ông phải buộc con dao vào cán chèo để làm vũ khí tấn công những con cá mập tiếp theo. Một số con cá mập bị giết nhưng so với tổng số thì quá ít ỏi. Đàn cá mập liên tục lao đến cho đến đêm khuya. Chúng gần như nuốt trọn thân xác của cá kiếm, để lại bộ xương to gồm xương sống, đuôi và đầu. Ông lão trong cuộc chiến với cá mập đã thất bại hoàn toàn nên điều ông quý nhất - cá kiếm, đã trở thành vật hiến tế cho cá mập. Lúc đó, ông lão vô cùng đau đớn nhưng đến sáng hôm sau, ông lão vẫn tiếp tục ra khơi, tiếp tục hành trình theo đuổi lý tưởng và khát vọng chinh phục đại dương của mình.
  36. 29 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHI LỄ HIẾN TẾ TRONG ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ 2.1 Tính đối lập Tìm hiểu sự tồn tại các mặt đối lập là một điều quan trọng trong quá trình nghiên cứu nghi lễ. Trong những tác phẩm văn học khác nhau, các mặt đối lập có những biểu hiện khác nhau nhưng nhìn chúng, chúng đều tương tác với nhau để tạo nên một nghi lễ hiến sinh hoàn chỉnh. Các mặt đối lập trong Ông già và biển cả góp phần tạo thành một chỉnh thể thống nhất, mang lại nhiều ý nghĩa cho tác phẩm. 2.1.1 Đối lập giữa chiến thắng và thất bại Chiến thắng và thất bại trong nghi lễ hiến sinh một phần phụ thuộc vào thể trạng của vật hiến tế và đối tượng tham gia. Vật hiến tế thường có thể trạng yếu như một số con vật hiền lành (trâu, bò, gà, dê, ) hay những con người yếu thể lực yếu (các ông vua già yếu, những đứa trẻ thơ, tù binh). Đối tượng tham gia dùng sức mạnh của mình hay tập thể để chủ động thực hiện nghi lễ. Nếu vật hiến sinh phản kháng thì sự phản kháng đó so với sức mạnh cộng đồng quá yếu ớt. Thế nên, theo quy luật cái mạnh chiến thắng cái yếu, sự thất bại của vật hiến tế mang lại lợi ích cho đối tượng tham gia nghi lễ. Những người Celte ở xứ Gaule ngày trước đã “giam giữ các tội phạm bị phạt tù để hiến tế họ cho thần thánh trong một lễ hội lớn, xảy ra năm năm một lần. Càng có nhiều số nạn nhân bao nhiêu thì đất đai càng màu mỡ bấy nhiêu. Nếu như không cử đủ số tội phạm, người ta thay thế chúng bằng các tù binh. [ ] Người ta chế tác những hình nộm khổng lồ bằng lau sậy, hay bằng gỗ và cỏ, người ta nhét vào trong những hình nộm đó người, gia súc và các loài vật khác; rồi người ta châm lửa và cả khối đó bốc cháy.” (James George Frazer, 1030). Một số nghi lễ ngay từ đầu chưa biết được đối tượng tham gia, và vật hiến tế luôn cần một khoảng thời gian để xác định. Trong đó, đối tượng nào mạnh hơn sẽ chiếm ưu thế, còn đối tượng yếu hơn dễ trở thành vật hiến tế, mang lại lợi ích cho kẻ mạnh. Đặc điểm này trong nghi lễ hiến tế từ xa xưa đến nay vẫn xuất hiện trong văn học
  37. 30 hay các lễ hội lớn trên thế giới. Hình thức thể hiện khác nhau nhưng bản chất cái mạnh chiến thắng cái yếu, kẻ mạnh hưởng lợi từ sự hiến sinh của kẻ yếu vẫn còn tồn tại. Một nghi lễ hiến tế diễn ra thành công khi đối tượng hiến tế hy sinh và đối tượng thụ hưởng đạt được mục đích mà mình mong muốn. Trong nghi lễ thờ cúng nữ thần Diane ở Némi, sự xuất hiện của một vị tư tế mới luôn gắn liền với cái chết của vị tư tế tiền nhiệm. “Người nào đó khát khao thèm muốn chức vụ tôn giáo của Némi sẽ chỉ bước vào làm nhiệm vụ sau khi đã tự tay mình hạ sát người tiền nhiệm; ngay sau khi vụ giết người được thực hiện, người đó sẽ chiếm giữ chức vụ cho mãi đến lúc một kẻ khác tài giỏi hơn hay mạnh mẽ hơn anh ta, đến lượt mình lại hạ sát anh ta.” (James George Frazer, 18) Như vậy, bất cứ người tư tế ở đền thờ (ngoại trừ người đầu tiên và người cuối cùng) vừa là người chiến thắng vừa là kẻ thất bại trong hiến tế. Họ chiến thắng người tư tế tiền nhiệm bằng cách cướp đi mạng sống của người khác. Việc hiến tế này mang lại cho họ quyền lực từ chức vụ tư tế. Đồng thời, họ cũng là kẻ thất bại vì sẽ trở thành vật hiến tế cho người tư tế kế nhiệm. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải mạnh hơn người trước để giành chiến thắng nhưng lại yếu hơn người sau vì thất bại. Tương tự, trong Ông già và biển cả, tính chất đối lập giữa chiến thắng và thất bại trong nghi lễ xuất phát từ sự đối lập trong thể trạng và trí tuệ. Ông lão đánh cá giống như những vị tư tế trong nghi lễ ở Némi. Ông lão vừa là người chiến thắng vừa là kẻ thất bại. Trong nghi lễ hiến tế cá thu, cá dorado, cá kiếm, ông là người chiến thắng do ưu thế quá lớn so với vật hiến tế. Đối với mối quan hệ giữa ông lão và cá thu, đây là cuộc chiến không cân sức. Cá thu được ông lão miêu tả nặng gần năm kg. Cộng thêm áp suất từ môi trường biển, cá thu cũng có một sức mạnh đáng kể. Ông lão đã già, thể lực không bằng thanh niên trai tráng nhưng lão có kinh nghiệm dày dặn và tay nghề điêu luyện trong việc kéo câu. Thế nên ông lão không quá khó khăn trong việc giành chiến thắng ở nghi lễ này: “[ ] lão buông tay chèo và cảm thấy độ nặng của một chú cá thu nhỏ đang giật giật khi lão nắm chặt sợi
  38. 31 dây, từ từ kéo vào. Sức giãy giụa tăng lên khi lão kéo đến gần và có thể nhìn thấy sống lưng xanh thẫm của con cá trong làn nước và cả màu vàng bên sườn nó trước khi lão kéo bổng nó lên đưa qua mạn vào thuyền.” (Ernest Hemingway, 23) Trong quá trình hiến tế, cá thu cố gắng phản kháng rất nhiều nhưng không thể thay đổi được tình thế bởi lẽ kinh nghiệm và thể trạng của ông lão hơn hẳn cá thu. Dù đã già, ông lão vẫn chiến thắng. Cá thu đến khi chết đi vẫn không ngừng phản kháng: “Con cá nằm ở phía đuôi thuyền, trong ánh nắng, trùi trũi như một viên đạn; đôi mắt to đờ đẫn của nó lồi ra khi cái đuôi gọn ghẽ cứ quật, nảy liên hồi trên ván thuyền tìm lối thoát. Động lòng trắc ẩn, ông lão nện vào đầu nó rồi đá cái thân hãy còn run rẩy vào dưới tấm ván sau lái.” (Ernest Hemingway, 23). Ông lão đã giết cá thu vào lúc ánh mặt trời gay gắt như đổ lửa và ăn thịt cá thu vào đêm trăng. Vật hiến sinh này trở thành bữa ăn, cung cấp dinh dưỡng, giúp ông lão hồi sức, để tiếp tục tiến hành nghi lễ hiến tế với đối tượng giá trị hơn. Tương tự cá thu, cá dorado trong mối quan hệ với ông lão đánh cá cũng có sự đối lập rõ rệt. Cá dorado là một loại cá heo nên to hơn, cộng với sự hỗ trợ đắc lực từ đại dương nên mạnh hơn cá thu nhiều. Có lẽ, xét về thể lực, cá dorado khỏe hơn so với ông lão. Bù lại, ông lão có kinh nghiệm dày dặn và tay nghề vững vàng. Song, nếu xét cả thể lực lẫn trí tuệ thì ông lão vẫn chiếm ưu thế hơn so với cá dorado. “Lão thấy nó lần đầu tiên khi nó nhảy lên mặt nước, vàng ruộm trong sắc nắng còn nán lại, uốn cong mình vẫy vùng loạn xạ trong không trung. Nó lại cứ tiếp tục lao lên, lần nữa, rồi lần nữa trong cơn hoảng sợ tột cùng và ông lão lom khom lần về phía đuôi thuyền, bàn tay phải và cả cánh tay giữ sợi dây câu lớn, còn tay trái lão lôi con cá vào, chân trái chận giữ những đoạn dây thu được.” (Ernest Hemingway, 42) Hành động dứt khoát, chuẩn xác của ông lão giúp ông chiến thắng dễ dàng. Trong nghi lễ này, cá dorado trở thành công cụ thể ông lão sinh tồn và chiến thắng cá kiếm. Sự thất bại của cá thu và cá dorado đều mang đến năng lượng để Santiago có sức mạnh chiến thắng trong nghi lễ tiếp theo.
  39. 32 Với cá kiếm, sự đối lập không quá rạch ròi. Có lẽ vì vậy mà nghi lễ diễn ra như cuộc chiến đấu quyết liệt giữa hai phe. Thể trạng của ông lão trong nghi lễ hiến tế cá kiếm dần yếu đi nhưng trí tuệ cùng kinh nghiệm dày dặn, phong phú về công việc đánh cá từ cách chọn mồi câu, thả ngồi câu, cách quan sát thiên nhiên, thời tiết, cách kéo câu, vẫn còn đó. Còn cá kiếm, nó chiếm ưu thế hơn hẳn so với ông lão: “con cá chắc phải nặng hơn nửa tấn” (Ernest Hemingway, 55); “Vào tháng này, xa bờ đến thế, hẳn nó là con cá khổng lồ” (Ernest Hemingway, 24) Như vậy, trọng lượng cá kiếm hơn ông lão ít nhất 5 lần, chưa kể áp suất trong môi trường biển. Cá kiếm có đủ sức mạnh thể chất để chiến thắng ông lão, thậm chí, có thể quật ngã thuyền. Trong nghi lễ này, ông lão bị thương không ít, điển hình là lần cá kiếm quật mạnh: “[ ] bất thình lình con cá giật mạnh, kéo lão ngã sấp xuống mũi thuyền và suýt lôi lão xuống biển nếu lão không gồng hết sức níu giữ và nới thêm dây. Con chim bay vụt lên khi sợi dây giật mạnh và ông lão thậm chí cũng không nhìn thấy nó bay đi. Lão thận trọng đưa tay phải sờ sợi dây và thấy bàn tay mình đang chảy máu.” (Ernest Hemingway, 33). Sự không cân sức này đã khiến nghi lễ kéo dài đến ba ngày hai đêm. Ngày thứ nhất, cá kiếm chiếm ưu thế. Những hành động của ông lão không hề ảnh hưởng gì đối với cá kiếm: Ông “dùng hai tay kéo mạnh được chừng một mét dây rồi lại kéo, kéo nữa, tay nọ tiếp tay kia, dồn hết sức mạnh của cánh tay và của cả cơ thể lên sợi dây. [ ] lão vẫn giữ chặt, tì lên chỗ ngồi chèo thuyền, ưỡn người ra sau và kéo. Con thuyền bắt đầu từ từ tiến về hướng Tây Bắc.” (Ernest Hemingway, 26); còn “con cá vẫn một mực bơi đi và họ di chuyển chầm chậm trên mặt biển phẳng lặng.” (Ernest Hemingway, 26). Sáu tiếng đồng hồ trôi qua mà “Con cá chẳng hề giảm tốc độ và đổi hướng suốt đêm ấy như lão có thể xác định bằng cách quan sát các vì sao” (Ernest Hemingway, 28). Ngày thứ hai, cả ông lão và cá kiếm đều trong tư thế cầm cự. Tình thế vẫn không thay đổi. Hơn thế nữa, cá kiếm là một sinh vật khá thông minh. Thời gian sau, cá kiếm nhận thức được nguy hiểm đang kề cận nên ra sức lượn vòng. Thế nhưng, vì trí tuệ của con người vốn dĩ hơn hẳn loài vật, cộng thêm sức mạnh từ lòng dũng cảm, đức tính kiên trì và tài nghệ điêu luyện, nên ông lão hạ được con cá kiếm trong ngày thứ ba: “Cố nén cơn
  40. 33 đau, dồn hết tàn lực, dốc hết lòng kiêu hãnh còn lại lão mang ra đương đầu với nỗi đớn đau vô bờ của con cá; con cá tiến gần mạn thuyền, từ từ bơi nghiêng, mõm nó gần như chạm vào ván thuyền và sắp sửa vượt qua, dài, sâu, rộng, ánh bạc, vằn tím sẫm và bất tận trong dòng nước. Ông lão buông sợi dây xuống, giẫm chân giữ rồi nhấc cao ngọn lao hết mức, vận hết sức bình sinh, cộng thêm sức lực lão vừa huy động trong người, phóng xuống sườn con cá ngay sau cái vây ngực đồ sộ, vươn cao trong không trung ngang ngực ông lão. Cảm thấy mũi sắt cắm phập vào, lão tì người lên ấn sâu xuống rồi dồn hết trọng lực lên cán lao. Con cá sực tỉnh; mang cái chết trong mình, nó phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực.” (Ernest Hemingway, 54) Từ sự không tương xứng trong thể trạng, với trí tuệ và kinh nghiệm dày dặn, ông lão đã chiến thắng trong cuộc đấu sức lẫn đấu trí với cá kiếm. Sự yếu ớt của cá kiếm chỉ thể hiện duy nhất sau khi cá kiếm bị đâm vào tim. Phần đời còn lại, nó đã sống thật đẹp, thật mạnh mẽ. Điều này có nét tương đồng với hình ảnh tù binh trong các nghi lễ hiến sinh. Trước khi bị bắt, có lẽ họ cũng có sức mạnh. Cho đến khi trở thành vật hiến tế, họ mới dần dần mất đi sức mạnh của mình. Sức mạnh của trí tuệ và thể chất đã giúp ông hiến tế thành công ba đối tượng: cá thu, cá dorado, cá kiếm. Ba đối tượng thất bại này trở thành vật hiến tế và đáp ứng nhu cầu của ông lão. Đó là nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hiện thực hoá ước mơ, chứng minh niềm tin vào sức mạnh tinh thần bất diệt. Ông lão đã chiến thắng. Ông lão sẽ không bao giờ quên được hình ảnh mình chiến thắng cá kiếm thế nào: “Thoạt tiên, làn máu đen sẫm trông như bãi cát ngầm trong làn nước biếc sâu hơn ngàn thước. Rồi nó lan rộng nom tựa đám mây. Con cá trắng bạc, thẳng đơ, bồng bềnh trên sóng.” (Ernest Hemingway, 53) Trước đây, trong một nghi lễ khác, ông cũng đã có một khoảnh khắc đáng nhớ như vậy. Đó là hình ảnh về một cặp cá kiếm: “Lão nhớ lần lão câu được một con trong cặp cá kiếm. Con đực luôn để con cái ăn trước và khi bị dính câu, con cái giãy giụa kinh hoàng, tuyệt vọng vẫy vùng thoát thân mạnh đến nỗi chẳng mấy chốc đã kiệt sức, suốt thời gian đó, con đực luôn ở bên
  41. 34 bạn, bơi qua bơi lại dưới sợi dây và lượn tròn cùng bạn trên mặt nước. [ ] Rồi trong lúc lão đang rửa sợi dây câu và xem xét lại cây lao, con cá đực tung mình nhảy vọt lên lửng lơ trong không trung bên cạnh chiếc thuyền để xem con cá cái ở đâu, rồi rơi lặn sâu xuống; đôi cánh màu đỏ hồng, tức đôi vây hai bên ngực, xòe rộng phô hết ra những đường sọc đỏ hồng rộng. Nó thật đẹp, ông lão nhớ, và nó thủy chung.” (Ernest Hemingway, 29). Đó là những khoảnh khắc làm ông lão nhớ mãi sau khi chiến thắng. Trong mối quan hệ giữa ông lão và đàn cá mập, nếu như ông lão có đủ thể lực như thời còn trẻ và trang bị đủ cơ sở vật chất cho con thuyền, có lẽ, ông lão đã trở thành người tham gia và cá mập là vật hiến tế. Ở đây, cá mập có sức mạnh to lớn không thua kém gì cá kiếm. Trong khi đó, ông lão đã mất quá nhiều sức lực từ những nghi lễ trước đó. Thế nên, trong mối quan hệ này, thoạt đầu, rất khó xác định đâu là vật hiến tế và đâu là đối tượng tham gia. Đó là một quá trình dài với nhiều đối tượng khác nhau do cá mập xuất hiện với số lượng lớn. Với những con cá mập đầu tiên, ông lão đã thất bại khi để chúng ăn mất một phần cá kiếm. Ông lão chẳng những không biến kẻ thù thành vật hiến tế mà còn làm mất một phần vật hiến sinh trong nghi lễ vừa tiến hành trước đó không lâu. Với con cá mập thứ tư, ông lão đã giết được nó. Tuy nhiên, chiến thắng này không hề có ý nghĩa với ông lão bởi lẽ cá mập đã ngoạm mất một phần cá kiếm. Ông cũng không buồn quan tâm đến dáng vẻ của cá mập mũi xẻng sau khi chết ra sao bởi lúc này, ông chỉ nghĩ về cá kiếm. Sau con cá mập thứ tư, cá mập thứ năm, thứ sáu và cả đàn cá mập xuất hiện. Ông lão không đủ sức để chiến đấu với bọn chúng nữa. Ông lão đã thất bại trước đàn cá mập. Kết quả là đàn cá mập đã ăn hết thịt cá kiếm. Cho đến khi ông về đất liền, sản phẩm của ông chỉ còn lại một bộ xương to. Trong tình huống đó, người đọc hoàn toàn có thể đặt ra giả thuyết, nếu cá mập ngửi thấy mùi máu trên người ông lão và quyết tấn công chiếc thuyền, thì vai trò đối tượng tham gia của ông lão trong các nghi lễ trước giờ đây sẽ trở thành vật hiến tế cho đàn cá mập. Hơn thế nữa, thất bại của ông lão diễn ra ở hai phương diện. Thứ nhất, ông không biến cá mập thành vật
  42. 35 hiến tế để đạt mục đích bảo vệ cá kiếm. Thứ hai, ông không hoàn thành mục tiêu ban đầu đề ra khi hiến tế cá kiếm, không bảo vệ được cá kiếm để chứng minh cho mọi người thấy về sức mạnh của tinh thần. Sự đối lập giữa chiến thắng và thất bại ở đây đều có thể hiểu là các mặt đối lập ở hai đối tượng trong cùng một nghi lễ hay các mặt đối lập trong cùng một đối tượng ở hai nghi lễ khác nhau. 2.1.2 Đối lập giữa lý trí và tình cảm Lý trí và tình cảm không chỉ là hai mặt đối lập trong thực tiễn đời sống mà còn là sự đối lập thường thấy trong hiến tế. Để đạt được mục đích, con người phải thực hiện nghi lễ hiến tế. Tuy nhiên, mục đích này có thể xuất phát từ trách nhiệm, nghĩa vụ hay những vấn đề duy lý khác mà không xuất phát từ tình cảm, cá nhân. Con người tiến hành nghi lễ hiến tế vì cho rằng sẽ mang lại những lợi ích cho cộng đồng. Nhưng không có nghĩa là họ thích làm những điều đó. Tộc người Ainos sống trên đảo Ýeso (Nhật Bản), Sakhaline và Koutrikes thường tiến hành nghi lễ hiến tế con gấu linh thiêng. Một mặt, họ tôn thờ và yêu quý con gấu, xem nó là một vị thần. Mặt khác, họ hiến tế con gấu. Có một sự mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm ở đây. Trong suốt một khoảng thời gian dài trước khi họ hiến tế con gấu, họ đối xử với nó rất tốt. Họ nuôi dưỡng nó đầy đủ, cho nó ra sông tắm mát, sửi ấm mang lại một không gian sống thoải mái nhất. Thời điểm trước khi hiến tế, người dân còn cho con gấu ăn một bữa ăn ngon nhất và đồng thanh khóc thương cho số phận của nó. Mọi người nhắn nhủ với con gấu khi nó trở về với Thượng đế, nó sẽ cầu xin Thượng đế ban phát cho đời sống người dân ở đây nhiều rái cá và chồn vào mùa đông cùng nhiều cá biển và hải cẩu vào mùa hạ. Trong nghi lễ này, người giết con gấu là người thợ săn giỏi nhất trong làng. Như vậy, những người dân ở đây rất yêu quý con gấu. Tuy nhiên, họ giết con gấu bởi vì trong quan niệm của họ, gấu có chức năng giao tiếp với Thượng đế. Nó sẽ vì tình cảm với những người dân làng mà cầu xin Thượng đế ban phát sự ấm no, hạnh phúc cho người dân. Sự mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm này tồn tại từ nghi lễ hiến tế xa xưa đến văn học ngày nay. Người đọc thường xuyên bắt gặp sự mâu thuẫn giữa tình cảm và
  43. 36 lý trí của ông lão trong Ông già và biển cả, nhất là khi ông đang ở ngoài biển khơi. Không ít lần ông lão khẳng định tình cảm của mình với biển cả mênh mông: “Lão luôn nghĩ về biển như lamar, đấy là cách người ta gọi biển bằng tiếng Tây Ban Nha khi họ yêu biển. (Ernest Hemingway, 18). Về phương diện tình cảm, ông yêu biển nhưng về phương diện lý trí, ông xem biển là đối thủ, bởi lẽ, biển chứa tất cả những thứ mà ông cần để hiện thực hoá ước mơ, lý tưởng. Tuy nhiên, biển không dễ dàng để con người đạt được thứ mà họ muốn. Biển tạo ra những thử thách, cảm trở ông lão đạt được thành công. Biển cho ông lão cơ hội chinh phục cá kiếm nhưng cũng cướp đi cá kiếm của ông lão qua hình ảnh đàn cá mập. Có lẽ vì vậy mà nhiều người vừa yêu vừa ghét biển: “Thỉnh thoảng những người yêu biển cũng buông lời nguyền rủa biển như họ luôn nói như thể biển là phụ nữ. Vài tay đánh cá trẻ, sử dụng phao nhựa làm phao câu và đi thuyền máy, sắm được khi gan cá mập được giá, gọi biển là el mar, tức giống đực. Chúng nói về biển như một đối thủ, một địa điểm hay thậm chí là một kẻ thù.” (Ernest Hemingway, 18). Nhưng với ông lão, ông không hề căm ghét biển, bởi lẽ với kinh nghiệm đánh cá mấy mươi năm, ông hiểu biển vô cùng: “ông lão thì luôn nghĩ về biển như về một phụ nữ, như cái gì đó có thể ban phát hay chối giữ ơn huệ, và nếu biển làm điều ác độc hay tàn bạo thì bởi lẽ lúc ấy biển không thể nào kìm giữ nổi.” (Ernest Hemingway, 18). Ông lão yêu biển bao nhiêu thì yêu cả những sinh vật gắn liền với biển bấy nhiêu, từ những chú chim, con sứa đến từng con cá, con rùa. “Lão rất quý loài cá chuồn bởi chúng là bạn gần gũi của lão trên đại dương. Lão thương cho lũ chim, đặc biệt là loài nhạn đen nhỏ, mỏng manh cứ bay và tìm kiếm mãi nhưng hầu như chẳng tìm thấy gì; lão nghĩ loài chim sống khổ hơn ta trừ mấy cái giống chim kẻ cướp và những loài to xác, kềnh càng. Tại sao tạo hóa lại sinh ra cái giống chim quá xinh xẻo mỏng manh như loài nhạn biển này trong khi đại dương lại có thể quá ư nghiệt ngã ” (Ernest Hemingway, 17). Lão trò chuyện với từng con vật như thể chúng có linh hồn. Dưới cái nhìn của ông lão, sinh vật cũng có những đặc tính giống với con người “Lão yêu giống rùa xanh, lưng khòm, duyên dáng, nhanh nhẹn và giá trị lớn của chúng; lão có tình cảm suồng sã theo kiểu bè bạn với cái giống to đầu, nặng nề, đần đần, da vàng phía
  44. 37 trong mai, giao cấu theo kiểu kỳ quặc và hồ hởi chén thịt sứa với đôi mắt nhắm tịt ấy. [ ] Hầu hết mọi người đều ác độc với rùa bởi trái tim rùa vẫn đập trong nhiều giờ sau khi đã bị xẻ thịt phanh thây. Nhưng lão nghĩ, trái tim ta cũng như vậy, kể cả đôi chân và đôi tay cũng giống của chúng.” (Ernest Hemingway, 22). Với cá kiếm, đối thủ của mình, ông lão càng yêu quý hơn cả. Ông lão cảm nhận được vẻ đẹp của cá kiếm trong lúc nó còn sống và chết đi:“[ ] mặt biển vỡ toang phía trước thuyền, con cá tung mình lên. Nó nhô lên bất tận, nước đổ ròng ròng từ hai bên lườn. Thân hình bóng nhẫy trong ánh nắng; đầu và lưng màu tím sẫm; trong ánh nắng, những đường sọc hai bên mình nó nom đồ sộ, phớt hồng. Cái kiếm của nó dài bằng cây gậy bóng chày, thon như một lưỡi kiếm; nó vươn hết độ dài thân hình lên khỏi mặt nước rồi nhẹ nhàng lao xuống như một tay thợ lặn; ông lão nom thấy cái đuôi hình lưỡi hái đồ sộ chìm xuống và sợi dây câu lại hút theo.” (Ernest Hemingway, 37). Đến khi chết đi, trong mắt ông lão, cá kiếm vẫn đẹp: “Da cá chuyển từ màu gốc, tím sẫm ánh bạc, sang màu trắng bạc và những cái sọc cũng có cùng màu tím nhạt như đuôi nó. Những đường sọc ấy lớn hơn cả bàn tay người xòe rộng, còn mắt nó trông đờ đẫn như những tấm kính trong kính viễn vọng hay như mắt một vị Thánh trong đám rước.” (Ernest Hemingway, 55). Khi ăn cá thu, ông vẫn nghĩ về cá kiếm: “Giá mà ta có thể cho con cá ăn, lão nghĩ. Nó là người anh em của ta. Nhưng ta phải giết nó và giữ gìn sức khỏe để làm điều đó.” (Ernest Hemingway, 35). Ông yêu quý cá kiếm đến mức khi cá mập tấn công cá kiếm, ông giết được cá mập, nhưng sau đó ông chẳng buồn quan tâm đến cá mập, dù hình ảnh cá mập khi chết đi mang lại cho nhiều người cảm giác thích thú vì chiến thắng. “Thậm chí lão cũng chẳng buồn nhìn con cá mập đồ sộ từ từ chìm xuống nước, lúc đầu còn giữ nguyên kích cỡ, rồi nhỏ dần chỉ còn một chấm nhỏ. Cảnh ấy luôn hấp dẫn lão. Nhưng bây giờ lão cũng chẳng buồn liếc mắt nhìn.” (Ernest Hemingway, 64) Với ông lão, chiến thắng thật sự chỉ diễn ra khi đánh bại một đối thủ anh hùng như cá kiếm. Thế nên, ông rất buồn và cảm thấy bất lực khi bản thân mình không bảo vệ được xác cá kiếm lúc trở về đất liền.
  45. 38 Tuy tình yêu dành cho biển cả, dành cho cá kiếm rất nhiều nhưng ông vẫn không bỏ cuộc, không nguôi ngoai quyết tâm chinh phục cá kiếm. “Chú cá thật kiêu hùng và mình phải chinh phục nó, lão nghĩ. Ta phải không để nó biết rằng nó khỏe cũng như nếu nó cứ bơi hoài như thế thì nó cũng sẽ chẳng mảy may biết chuyện đã gây ra cho ta. Nếu ta là nó thì ta sẽ dốc hết sức bình sinh kéo cho dây câu đứt tung hết cả lên. Nhưng, tạ ơn Chúa, loài vật thì chẳng thông minh bằng kẻ tiêu diệt chúng; mặc dù chúng cao thượng và hùng tráng hơn.” (Ernest Hemingway, 37) Ông lão hoàn toàn có cơ hội dừng lại trong suốt ba ngày hai đêm nhưng ông không bỏ cuộc. Tình yêu dành cho cá kiếm và đại dương bao la vẫn không đủ để ông từ bỏ khát vọng của chính bản thân mình. Hơn thế nữa, với ông vì yêu nên ông mới giết cá kiếm: “Có lẽ giết con cá là tội lỗi. Mình cứ cho là thế mặc dù mình làm điều đó để nuôi sống mình và nhiều người khác. Nhưng nếu thế thì mọi việc đều là tội lỗi hết. Đừng nghĩ về tội lỗi nữa. [ ] Mày được sinh ra để làm ngư dân như con cá kia được sinh ra để làm cá. [ ] Mày giết con cá không chỉ để giữ mạng sống và để đổi lương thực, lão nghĩ. Mày còn giết nó vì lòng kiêu hãnh và vì mày là người đánh cá. Mày yêu nó khi nó còn sống và mày cũng yêu nó sau đó. Nếu mày yêu con cá thì chẳng có tội lỗi gì khi giết nó.” (Ernest Hemingway, 60). Ông lão đủ lý trí để biết bản thân mình cần gì, muốn gì và phải làm gì. Ông không giết cá kiếm chỉ để hoàn thành trách nhiệm của một ngư dân mà còn để chứng minh lòng kiêu hãnh. Nếu không giết cá kiếm, bản thân ông mãi mãi thực hiện được khát vọng mà mình đề ra. Ông lão luôn cố gắng chứng minh cho mọi người thấy sức mạnh ý chí, sức bền của loài người không gì có thể tiêu diệt được. Ông xem cá kiếm là vật hiến tế nhưng nhưng vẫn rất yêu quý nó, xem nó là người bạn, người anh em, muốn chạm vào nó. Và ông cho rằng, mình có trách nhiệm bảo vệ cá kiếm, bảo vệ vẻ đẹp hùng vĩ của đại dương. Vì vậy, tính chất của cuộc hiến tế này không hề có sự man rợ mà mang chức năng thanh tẩy tâm hồn hướng con người đến khát vọng, ước mơ chính đáng, cao đẹp.
  46. 39 2.1.3 Đối lập giữa nỗi sợ và ước mơ Thông thường, một nghi lễ hiến tế diễn ra vừa đáp ứng ước muốn đối tượng tham gia vừa gây ra nỗi sợ hãi tột cùng cho đối tượng có nguy cơ trở thành vật hiến tế. Mối quan hệ biện chứng giữa nỗi sợ hãi và mong ước là một đặc trưng trong nghi lễ nói chung và trong nghi lễ hiến tế nói riêng. “Nghi lễ, theo như Northrop Frye, không chỉ là một hành động lặp đi lặp lại mà còn thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa ước muốn và sự căm ghét: ước muốn về sự phì nhiêu hay chiến thắng, sự căm ghét cằn cỗi hay kẻ thù. Chúng ta có các nghi lễ về sự liên kết xã hội và cũng có các nghi lễ mang tính chất trục xuất, thừa nhận và trừng phạt. Trong giấc mơ cũng có tính chất biện chứng tương tự, chẳng hạn như những giấc mơ về niềm khát khao và những giấc mơ về sự lo âu hay những cơn ác mộng của sự phản bội.” (Northrop Frye, 106). Trong các nghi lễ hiến sinh người, sự đối lập giữa ước muốn và nỗi sợ hãi càng được thể hiện rõ nét. Những người Oraons hoặc Uraons ở cao nguyên Chota Nagpur, phía đông Ấn Độ thờ cúng nữ thần Anaa Kuari. Trong quan niệm của họ, vị nữ thần này có năng lực ban phát vụ mùa bội thu, làm cho một người đàn ông trở nên giàu có. Để cầu xin vị nữ thần này đồng ý mang lại những điều may mắn đó, họ phải chấp nhận đánh đổi mạng người qua nghi lễ hiến tế người sống man rợ. Chính phủ Anh vào thế kỷ XIX đã ra sức vận động, tuyên truyền xoá bỏ những nghi lễ dã man như vậy nhưng vẫn chưa triệt để. Nghi lễ này trở thành nỗi ám ảnh cho những ai sinh sống ở khu vực lân cận. “Các nạn nhân là những người nghèo khổ, việc mất tích những người này không hề thu hút sự chú ý của xã hội. Tháng tư và tháng năm là những tháng người ta rình mò để tóm con mồi. Vào thời này, những người khách lạ tốt nhất không nên đi dạo một mình ở vùng nông thôn. Và những ông bố bà mẹ chớ có để lũ con cái của mình đi vào rừng rậm hoặc chăn thả gia súc. Khi tìm được một nạn nhân, người ta cắt đứt cổ và mang đi phần trên của ngón tay đeo nhẫn cùng với chiếc mũi.” (James George Frazer, 693) Nguy cơ con người bị bắt làm vật hiến tế rất cao bởi món lợi mà người Oraons hay Uraons đạt được khá lớn. Những ai dâng lên cho nữ thần vật hiến tế, năng suất thu hoạch của họ tăng lên gấp đôi. Vì món lợi đó mà những người này luôn cố tìm cho bằng được những vật hiến
  47. 40 sinh cho nữ thần. Thế nên, cứ đến tháng tư, tháng năm, những người dân vùng lân cận lo sợ phập phồng. Nỗi sợ hãi đó kéo dài triền miên, ám ảnh họ. Song, nỗi sợ hãi đó có thể mang lại ước muốn giàu có, sung túc của những người dân Oranos. Nghi lễ sát hại con người một cách dã man để đổi lấy lợi ích vật chất không chỉ xuất hiện tại Chota Nagpur mà còn ở vô số những nơi khác trên thế giới, thậm chí, hình thức tổ chức nghi lễ hiến sinh ở những nơi khác còn dã man, rùng rợn hơn. Một số nơi thắt cổ hoặc bóp chết nạn nhân, xẻ thịt nạn nhân để hiến sinh cho các vị thần, sau đó đem nạn nhân chôn cất. Tất cả những nghi lễ này đều gây ra nỗi ám ảnh tột cùng cho con người. Ngoài ra, sự đối lập giữa nỗi sợ hãi và ước mơ có thể tồn tại trong cùng một đối tượng bởi lẽ trong nghi lễ này, họ là đối tượng thụ hưởng nhưng lại trở thành đối tượng hiến tế trong nghi lễ khác. Chẳng hạn như nghi lễ ở Némi, một người thoả mãn mong ước quyền lực khi trở thành tư tế cũng không tránh khỏi cảm giác lo sợ phập phồng trước nguy cơ trở thành vật hiến tế trong nghi lễ tiếp theo. Theo thời gian, do tính chất man rợ, nhiều người đã đấu tranh để xoá bỏ những nghi lễ ấy. Tuy nhiên, bản chất của nghi lễ hiến sinh đến nay vẫn tồn tại. Nỗi sợ của nạn nhân hiến sinh có thể không đến mức ám ảnh như trước nhưng nó vẫn xuất hiện vì số đông luôn muốn tìm kiếm lợi ích cho mình. Những người tiến hành nghi lễ hiến sinh thông qua hành vi đánh bắt cá như ông lão Santiago đề là những con người đã, đang và sẽ đạt được mục đích của mình. Một số ngư dân thực hiện nghi lễ này để no bụng và nhận được lợi ích kinh tế khi rao bán ngoài chợ. Mục đích cuối cùng của họ là sự sinh tồn. Đây là mục đích thường bắt gặp nhất trong tất cả các nghi lễ hiến sinh. Ngay trong tác phẩm, nhiều nghi lễ đã được tiến hành để đảm bảo lợi ích cơ bản đó. Loài chim giết chết những con cá nhỏ khi chúng trồi lên khỏi mặt biển để nuôi sống bản thân. Loài cá dorado đuổi bắt và giết chết cá chuồn nhằm mục đích biến chúng thành thức ăn. Những con vật này cùng chung một mục đích hiến tế, đó là tồn tại. Cái chết của con vật này là sự sống của con vật khác. Việc đánh đổi sinh mạng ở đây không mang tính man rợ, ám ảnh mà tuân theo quy luật của tự nhiên. Đối tượng thụ hưởng trong nghi lễ này
  48. 41 có thể trở thành vật hiến sinh trong nghi lễ khác. Đó thuộc về quy luật sinh tồn của tạo hoá. Nếu như chúng không giết loài vật khác thì chúng không thể sinh tồn giữa biển cả mênh mông. Mục đích sinh tồn còn được tìm thấy ở nhiều chi tiết khác. Với ông lão, trước khi có thể nghĩ đến những khát vọng, ước mơ, lý tưởng, ông lão cũng như những người ngư dân khác, thực hiện nghi lễ hiến sinh để sinh tồn. Dù bản thân ông có thích hay không thì ông vẫn phải thực hiện. Chẳng hạn, ông không thích ăn thịt cá dorado còn sống vì nó rất khó ăn, nhưng vì mục đích sinh tồn, để có sức chiến đấu cùng cá kiếm, ông bắt buộc phải tiến hành nghi lễ ấy. Trong nghi lễ hiến sinh với mục đích sinh tồn, nỗi sợ vẫn xuất hiện nhưng có cường độ nhẹ vì cái chết diễn ra không quá man rợ, và giá trị của ước muốn tương đối thấp. Sau khi đạt được mục đích cơ bản đó, con người bắt đầu nghĩ đến những giấc mơ riêng. Khi mức độ của ước muốn được nâng lên thì mức độ của nỗi sợ hãi cũng sẽ tăng theo. Dựa vào đặc điểm của mong ước (man rợ hay không man rợ) mà nỗi sợ tăng lên theo các mức độ. Ước muốn của những người Oranos là những uốn muốn bình thường nhưng do tính chất man rợ của nghi lễ mà nỗi sợ hãi tăng lên tột đỉnh, ám ảnh con người. Nhưng ước khát vọng chinh phục đại dương, khát vọng chứng minh sức mạnh của ông lão Santiago, một ước muốn cao đẹp, lại không hề gây ra nội sợ hãi, đau đớn tột bậc cho vật hiến sinh. Trong nghi lễ hiến sinh cá kiếm, ông lão chưa bao giờ đề cao lợi ích kinh tế của nó. Ông đã thử tính toán giá trị của cá kiếm “con cá chắc phải nặng hơn nửa tấn” (Ernest Hemingway, 9), “Nếu chỉ tính hai phần ba số lượng thịt từ trọng lượng ấy với giá ba mươi cent một pound thì sẽ được bao nhiêu?” (Ernest Hemingway, 56). Nhưng thực tế ông lão chưa bao giờ đánh bắt cá lớn để làm giàu. Xét bối cảnh diễn ra trong tác phẩm, ông lão là một con người luôn có niềm tin, khao khát chinh phục tự nhiên. Suốt cuộc đời ông gắn liền với đại dương và công cuộc việc đánh bắt cá. Đến lúc già đi, một mình, một thuyền câu, ông vẫn luôn muốn lênh đênh trên biển cả để chinh phục tự nhiên. Tuy trải qua tám mươi tư ngày liên tục không bắt được cá, bị mọi người cho là xui xẻo nhưng ông vẫn quyết tâm ra biển. Trong ngày thứ tám mươi lăm, cá kiếm đã mắc câu. Quá trình chiến đấu để chiến thắng cá kiếm chẳng dễ dàng nhưng ông quyết không bỏ cuộc và luôn động
  49. 42 viên bản thân mạnh mẽ lên. Với ông, “Dẫu cho con cá có vĩ đại và kiêu hãnh đến nhường nào. Dẫu sao thì cũng thật bất công, - lão nghĩ. – Nhưng mình phải cho con cá thấy những gì con người có thể làm và khả năng chịu đựng của hắn”. (Ernest Hemingway, 39) Ông tự động viên chính mình: “Mình đã bảo thằng bé, mình là lão già kỳ lạ, - Lão nói. – Giờ là lúc mình phải chứng minh điều đó” (Ernest Hemingway, 39) Tuy nhiên, “Đã hàng ngàn lần lão chứng minh nhưng chẳng có nghĩa lý gì. Bây giờ lão lại đang chứng minh. Mỗi lần đều mới mẻ và lão chẳng hề nghĩ về quá khứ khi lão làm điều đó.” (Ernest Hemingway, 39). Ước mơ và khát vọng là điều dễ nhận diện nhất ở ông lão khi ông tiến hành các nghi lễ hiến sinh. Song song với ước mơ và khát vọng là sự xuất hiện của nỗi sợ hãi. Nỗi sợ trong tác phẩm trước hết là nỗi sợ bản năng. Loài chim, loài cá, loài người đều mong muốn được sinh tồn. Mong muốn ấy càng lớn bao nhiêu thì nỗi sợ hãi càng nhiều bấy nhiêu. Trong các nghi lễ hiến sinh mang thể hiện bản năng sinh tồn, nỗi sợ chung của đối tượng hiến tế đều là nguy cơ mất mạng, sợ trở thành thức ăn của kẻ khác. Bởi thế những đối tượng này luôn cố gắng chống trả trong phạm vi năng lực của mình. Tuy nhiên, vì đối tượng hiến tế thường yếu thế hơn nên sau khi nghi lễ kết thúc, đối tượng này vẫn mất mạng. Cá kiếm ban đầu chưa nhận ra nguy cơ trở thành vật hiến tế của mình nên cứ thong thả bơi lượn, kéo theo chiếc thuyền của ông lão: “Con cá vẫn một mực bơi đi và họ di chuyển chầm chậm trên mặt biển phẳng lặng. [ ] bốn giờ sau, con cá vẫn bình thản bơi ra khơi, kéo theo chiếc thuyền và cả ông lão đang giữ chặt sợi dây vắt qua lưng.” (Ernest Hemingway, 26); “Nhưng con cá vẫn tiếp tục bơi ở tầng nước cao hơn một tí.[ ] con cá đang bơi trong đại dương, bộ vây đỏ hồng dang rộng như đôi cánh, còn cái đuôi dựng đứng đồ sộ đang rẽ nước trong vùng tối đen” (Ernest Hemingway, 39). Lúc sau, cá kiếm mới bắt đầu nhận ra mình đã cắn câu, trở thành vật hiến sinh cho ông lão. Cá kiếm hoảng sợ và có những hành động chống trả. Tuy nhiên, trước sức mạnh của trí tuệ và kinh nghiệm dày dặn của ông lão, cá kiếm đã thất bại “Con cá lại giãy ra, chầm chậm bơi xa, cái đuôi đồ sộ lắc lư trong không trung” (Ernest Hemingway, 54), “Con cá
  50. 43 sực tỉnh; mang cái chết trong mình, nó phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực”. (Ernest Hemingway, 54). Nghi lễ vừa kết thúc, ông lão vừa chạm đến ước mơ thì một nghi lễ mới lại bắt đầu. Ông lão từ mơ ước câu được cá kiếm chuyển sang ước mơ bảo toàn thành quả lao động, mang cá kiếm trở về đất liền trước sự tấn công của đàn cá mập. Lúc này, một nỗi sợ to lớn bao trùm ông lão. Nỗi sợ này mỗi lúc một nhiều hơn khi ông lão dần yếu thế trước cá mập. Càng sợ, ông càng ra sức chống trả để bảo vệ xác cá kiếm, bảo vệ ước mơ của mình: “Lão đâm bằng cả hai bàn tay tứa máu, dốc hết sức lực ấn sâu mũi lao xuống. Lão đâm không bằng hi vọng mà bằng quyết tâm và cả lòng căm hận.” (Ernest Hemingway, 58). “Lúc con cá bị cắn thì như thể chính bản thân lão cũng đang bị cắn.” (Ernest Hemingway, 58). Nỗi sợ không bảo vệ được thành quả lao động mỗi lúc một lớn dần trong ông lão. Từ nỗi sợ, cảm xúc của ông chuyển sang căm giận và buồn bã khi thấy mình không đủ sức bảo vệ cá kiếm. Ông không nỡ nhìn đến cá kiếm khi nó bị ăn mất từng chút một. Đối mặt với ước muốn của đàn cá mập, ông lão cần phải nỗ lực nhiều hơn để bảo vệ thành quả của mình. Đàn cá mập chiếm ưu thế hơn ông lão về sức mạnh. Chúng quyết chiến đấu với ông lão vì thứ chúng muốn: “Chúng bắt được mùi, háo hức và trong cơn điên cuồng do bị cái đói thôi thúc, chúng lạc lối rồi lại huyên náo khi định hướng mùi vị.” (Ernest Hemingway, 62); “Nó lao tới như con lợn xông vào máng ăn nếu con lợn ấy có cái mõm rộng đủ để bạn đút lọt đầu mình vào.” (Ernest Hemingway, 64). Ban đầu, ông lão chống trả quyết liệt, thậm chí còn giết được chúng. Tuy nhiên, sức ông có hạn nên dần dần, ông không đủ khả năng bảo vệ cho cá kiếm. Từ nỗi sợ đã chuyển hoá thành nỗi buồn và sự bất lực. Trong nghi lễ này, ông đã thất bại và thành quả lao động của ông - cá kiếm đã trở vật hiến tế cho cá mập, còn cá mập trở thành đối tượng thụ hưởng, được ăn một lượng cá to: “Trong đêm, đàn cá mập kéo đến gặm bộ xương như kiểu ai đó nhặt những mẩu bánh vụn trên bàn. ông lão chẳng buồn bận tâm đến chúng và cũng không để ý đến bất cứ chuyện gì ngoài việc lái thuyền.” (Ernest Hemingway, 69). Ông lão đã nghĩ rằng mình thất bại cho đến khi trở về, gặp
  51. 44 cậu bé Manolin và nghe những lời động viên từ cậu bé. Thế nên ông vẫn tiếp tục mơ ước và tìm cách hiện thực hoá ước mơ của mình qua việc tiến hành những nghi lễ tiếp theo trong những chuyến ra khơi sau này. Trong mối quan hệ giữa cậu bé Manolin và ông lão Santiago cũng có thể tồn tại sự đối lập giữa nỗi sợ và ước mơ do sự đối lập giữa tuổi trẻ và tuổi già. Tuổi trẻ có sức khoẻ, sự mới mẻ, năng lượng tràn trề, gắn liền với sự hồi sinh, nhiệt huyết nhưng đôi khi bồng bộc, khó tránh khỏi những sai lầm. Tuổi già không có thể trạng tốt như thời trẻ nhưng lại có kinh nghiệm dày dặn, phong phú giúp hạn chế đối đa sai lầm. Tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm, tuổi già thiếu sức sống. Sự đối lập giữa sức trẻ và tuổi già tô đậm nỗi sợ hãi và ước mơ nếu đối tượng tham gia nghi lễ và vật hiến tế có mối quan hệ gần gũi, thân thiết với nhau. Trong trường hợp này, vật hiến sinh là đối tượng đã già với ước muốn cải tạo xã hội, hướng đến sự kế thừa tuổi trẻ. Sức khoẻ của ông lão Santiago không còn như trước và vận may của ông của đã tiêu tan, theo cách đánh giá của những người xung quanh ông. Dấu vết của tuổi già thể hiện in hằn lên ngoại hình của ông lão đánh cá. “Ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vệt nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vệt ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả. Chúng cũ kỹ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá. Mọi thứ trên cơ thể lão đều toát lên vẻ già nua, trừ đôi mắt; chúng có cùng màu với nước biển, vui vẻ và không hề thất bại.” (Ernest Hemingway, 4). Ngoại hình và thể trạng của ông đã suy giảm nhiều so với thời trai trẻ. Chỉ duy nhất có tâm hồn ông vẫn luôn ngập tràn niềm tin yêu vào cuộc sống qua chi tiết đôi mắt xanh biển. Ở tuổi già, người ta không còn quá nhiều năng lượng để thu hút vận may: “[ ] rốt cuộc bây giờ ông lão đã hoàn toàn salao, cách diễn đạt tệ nhất của vận rủi, rồi buộc nó đi theo thuyền khác và ngay trong tuần lễ đầu tiên chiếc thuyền ấy đã câu được ba con.” (Ernest Hemingway, 4) Ông lão sống một mình, một thuyền câu cá. Cuộc sống của ông lão khá cô đơn. Người bạn thân nhất của ông lão đánh cá
  52. 45 có lẽ là thằng bé Manolin. Thằng bé bắt đầu đi theo ông lão từ lúc lên năm. “Ông để cháu mang đồ nghề kể từ lúc cháu lên năm” (Ernest Hemingway, 17) Hemingway không miêu tả độ tuổi chính xác của ông lão và thằng bé trong hiện tại mà chỉ biết ông lão đã rất già, thân thiết với một thằng bé nhỏ tuổi. Ông lão luôn hướng dẫn, truyền cho thằng bé những kinh nghiệm đi biển quý giá. Ông chia sẻ với thằng bé mọi cung bậc cảm xúc, suy nghĩ, thói quen và cả sở thích xem bóng chày của ông: “Ông lão nhìn thằng bé bằng ánh mắt chan chứa tình thương, tin cậy, ấm áp của mình [ ] Khi bằng tuổi cháu, ông đã đứng trước cánh buồm, trên con tàu được trang bị chu đáo đến châu Phi và ông đã nhìn thấy sư tử trên bờ biển vào lúc chiều tối”. (Ernest Hemingway, 6) Dễ thấy, khi thời gian trôi đi, ông lão càng già hơn và yếu dần thì thằng bé Manolin sẽ mạnh dần trong thể trạng và phong phú dần kinh nghiệm đi biển do có sự nỗ lực, học hỏi không ngừng từ ông lão. Ông lão hoàn toàn có thể hiến tế bản thân mình bất cứ lúc nào cho sự nghiệp đánh cá, cho đại dương mênh mông. Và đứa bé Manolin sẽ là người gián tiếp nhận những giá trị tốt đẹp từ cuộc đời ông lão Santiago và tiếp nối sự nghiệp đánh cá. Tình thương của ông lão dành cho cậu bé dẫn đến mong ước nối nghiệp. Ông lão hy vọng một ngày nào đó, Manolin lớn lên sẽ trở thành người ngư dân cừ khôi nên hiện tại luôn hết lòng chỉ dẫn. Tuy nhiên, nếu ông lão ra đi sẽ để lại đau buồn và sợ hãi cho Manolin vì cậu luôn yêu thương, giúp đỡ hết mình cho ông. Trong trường hợp nghi lễ này diễn ra, ước mơ của ông lão trở thành nỗi sợ hãi của cậu bé. Đây có thể xem là quy luật của cuộc đời, “tre già, măng mọc” nên không gây ra cảm giác rung rợn, ghê sợ, ngược lại, mang đến cảm giác thanh tẩy cho con người. 2.2 Tính chu kỳ Tính chất chu kỳ là một tính chất phổ biến trong các nghi lễ nói chung và nghi lễ hiến tế nói riêng. Tính chất này xuất hiện từ quá trình sinh sống, an cư lập nghiệp của con người. Để tạo dựng cuộc sống sung túc, phát triển xã hội, con người đã tiến hành các nghi lễ theo một chu kỳ nhất định: “Nghi lễ tập hợp dựa vào chu kỳ chuyển động của mặt trời, mặt trăng, mùa và đời sống con người. Mỗi kinh nghiệm
  53. 46 đúc kết từ hoạt động ở các chu kỳ: bình minh, hoàng hôn, các giai đoạn của mặt trăng, mùa gieo trồng và thu hoạch, điểm chí và điểm phân, thời kỳ sinh nở, thời điểm khởi đầu, thời điểm kết hôn, khoảnh khắc chết đi đều tạo nên nghi lễ để lưu giữ. Việc duy trì nghi lễ có ý nghĩa tường thuật nguyên mẫu các chu kỳ, điều mà nếu xảy ra thì cũng chỉ là sự lặp lại tự động và vô thức.” (Northrop Frye, 105) Nghi lễ lúc này có thể hiểu đơn giản là chuỗi các hoạt động diễn ra trong một thời điểm nhất định và được quy ước từ trước. Trong Giải phẫu phê bình, tác giả Northrop Frye xác định bốn giai đoạn chính trong một chu kỳ tương ứng với bốn đặc điểm, ý nghĩa khác nhau. Đó là bốn thời điểm trong ngày (sáng, trưa, chiều, tối) hay bốn mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông) tương ứng với bốn giai đoạn trong vòng đời (tuổi trẻ, trưởng thành, già nua, chết đi). Hay nói cách khác, mùa xuân hay buổi sớm gắn liền với sự tái sinh; mùa hè hay buổi trưa gắn liền với tuổi trẻ, sức sống tràn trề; mùa thu hay buổi chiều gắn liền với những biến động, trở ngại; mùa đông hay buổi tối gắn với cái chết, sự huỷ diệt, tiêu tàn. 2.2.1 Thời điểm Các nghi lễ diễn ra thành công hay thất bại một phần cũng nhờ thời điểm. Trong các nghi lễ “xua đuổi thần chết” trên thế giới, người ta đề cao tầm quan trọng của mùa xuân và mùa hạ. Họ quan niệm đây là thời điểm sự sống quay trở lại sau khi thần chết đã bị xua đuổi. Một số vùng thuộc xứ Bohême, người ta ném hình nộm xuống nước, dìm chết vào lúc mặt trời lặn với ý nghĩa xua tan thần chết, chuẩn bị đón mùa của sự sống trở về. Họ nghêu ngao: “Thần Chết bơi dưới nước Mùa Xuân sắp tới thăm chúng ta, Cùng với những quả trứng đỏ, Cùng với những chiếc bánh kẹp vàng. Chúng ta đã mang Thần Chết ra khỏi làng,