Khóa luận Nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nhan_vat_tre_tho_trong_tieu_thuyet_tuoi_tho_du_doi.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NINH THỊ THỦY NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TIỂUTHUYẾT TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học Th S. NGUYỄN PHƯƠNG HÀ HÀ NỘI - 2017
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai khóa luận tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong Tổ Văn học Việt Nam khoa Ngữ văn – trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô trong khoa và đặc biệt là cô giáo ThS. Nguyễn Phương Hà đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Khóa luận này được hoàn thành nhưng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Sinh viên thực hiện: Ninh Thị Thủy
- LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Phương Hà. Tôi xin cam đoan, đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả này không trùng với kết quả của bất kì tác giả nào đã được công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Sinh viên thực hiện: Ninh Thị Thủy
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 5 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 6 Phương pháp nghiên cứu 6 7. Cấu trúc khóa luận .6 NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1 7 TIỂU THUYẾT CỦA PHÙNG QUÁN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 7 1.1 Cuộc đời và sự nghiệp 7 1.1.1. Cuộc đời 7 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác 8 1.1.3.Quan niệm nghệ thuật về con người của Phùng Quán 11 1.2 Khái niệm nhân vật 13 1.2.1. Khái niệm 13 1.2.2. Sự thể hiện nhân vật trẻ thơ. 14 CHƯƠNG 2 17 NHẬN DIỆN NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TIỂU THUYẾT TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN 17 2.1 Tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng 17 2.2 Tuổi thơ nhọc nhằn, lam lũ 23 2.3 Tuổi thơ với tình yêu quê hương, gia đình 25
- 2.4 Tuổi thơ với khát vọng tự do 28 2.5 Tuổi thơ anh hùng trong chiến đấu 30 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TIỂU THUYẾT TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN . 36 3.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ làm nổi bật cá tính nhân vật 36 3.2 Hình ảnh 39 3.2.1. Hình ảnh tiếng cười 39 3.2.2.Hình ảnh nước mắt 41 3.2.3 Hình ảnh bầu trời 43 3.3 Giọng điệu 47 3.2.1 giọng điệu ngợi ca, tự hào 48 3.3.2 Giọng điệu xót xa, thương cảm 50 KẾT LUẬN 54
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phùng Quán (1932-1995) là nhà văn để lại dấu ấn khó quên trong lịch sử văn học Cách mạng Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XX. Trước năm 1975, ông đã đóng góp cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị như Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo (1954), Tôi tự hào chế độ nước tôi (1955) và tiêu biểu là tiểu thuyết đầu tay Vượt Côn Đảo (1955) từng được coi là cuốn sách gối đầu giường của thế hệ thanh niên Việt Nam đã giúp Phùng Quán nhận giải thưởng của Hội nhà văn. Đó là những tác phẩm tập trung thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả dành cho quê hương, đất nước và những người chiến sĩ anh hùng, đóng góp một tiếng nói trong trẻo mà tha thiết niềm lạc quan, tin tưởng của đất nước. Năm 1957 vì án Nhân văn – Giai phẩm, ông đã phải chịu hình phạt nặng nề, mất đi tư cách nhà văn và phải đi cải tạo ở nhiều nơi. Tuy nhiên trong suốt ba mươi năm sống trong cay đắng, nhà văn vẫn âm thầm cống hiến và sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị với nhiều thể loại như truyện tranh, truyện cổ tích bằng thơ, báo và truyện ngắn. Đặc biệt, lịch sử văn học Việt Nam ghi nhận năm 1986 như một mốc son đánh dấu bước ngoặt của văn học nửa cuối thế kỉ XX, thể hiện nhiều bước tiến mới của văn học với sự phát triển rầm rộ ở nhiều đề tài, thể loại và nhiều tên tuổi trong đội ngũ sáng tác. Trong giai đoạn này, bút danh Phùng Quán chính thức trở lại trên văn đàn sau ba mươi năm vắng bóng với cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mang tên Tuổi thơ dữ dội . Tuy tác phẩm viết về đề tài chiến tranh nhưng đã có sự thay đổi về quan niệm, về con người, về đời sống. Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội không chỉ ca ngợi kháng chiến mà còn phản ánh hiện thực chiến tranh và dành sự quan tâm lớn đến số phận con người, đặc biệt là các nhân vật trẻ thơ. Năm 2007, giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật được truy tặng cho Phùng Quán như một sự minh oan, trả nợ cho ông. Sau gần ba mươi năm thực hiện đường lối mới về văn hóa nghệ thuật được đề ra từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), văn học Việt Nam đã có nhiều bước chuyển sâu sắc, đạt được nhiều thành tựu đánh kể trên tất cả các phương diện đặc biệt với văn học nghệ thuật. Trong khoảng mười năm sau chiến tranh (1975-1985) xuất hiện nhiều gương mặt nhà văn 1
- đóng vai trò tiên phong cho sự đổi mới văn học. Có thể kể đến các tác giả như:Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Chu Lai, Bảo Ninh. Văn học sau 1975 cùng hòa nhịp với dòng chảy văn học đương đại nếu như văn học giai đoạn trước đó mang cảm hứng chung là động viên, ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc thì bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỉ XX, nội dung sáng tác có sự thay đổi, từ cảm hứng lịch sử dân tộc đến thế sự đời tư. Lúc này, văn học cũng có một cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn đối với cuộc sống đồng thời tôn trọng cá tính, phát triển ý thức cá nhân người cầm bút, trả lại địa vị đích thực cho nhà văn và vinh danh những sáng tác thực sự có giá trị. Trong số những sáng tác gây được tiếng vang lớn, không thể không không nhắc đến tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán. Xuất hiện 32 năm sau vụ Nhân văn – Giai phẩm, Tuổi thơ dữ dội là tiểu thuyết đầu tiên được xuất bản bằng chính tên thật của Phùng Quán đã khẳng địnhtài năng và nhân cách của tác giả. Năm 1986, Tuổi thơ dữ dội được công bố và nhận giải A Văn học thiếu nhi của Hội nhà văn Việt Nam hai năm sau đó. Tác phẩm được viết không chỉ bằng tài năng mà còn bằng cả toàn bộ kí ức tuổi thơ trong kháng chiến của Phùng Quán với văn phong giản dị nhưng gần gũi, thu hút độc giả. Có thể nói, Tuổi thơ dữ dội là một tiểu thuyết xuất sắc, có ý nghĩa lớn trong nền văn học Việt Nam. Nó đã khái quát được cả một quá trình chiến đấu kiên cường của quân ta trong những năm kháng chiến chống Pháp ở mặt trận Thừa Thiên Huế. Đặc biệt, thành công của tác phẩm một phần lớn vì tác giả đã xây dựng được một hệ thống nhân vật trẻ thơ anh hùng là những chú chiến sĩ nhỏ làm trinh sát. Mỗi em đều có một hoàn cảnh, một cá tính riêng nhưng cùng gặp gỡ nhau ở chỗ có chung lí tưởng Cách mạng, chiến đấu hết mình vì Tổ quốc bằng cả tâm hồn ngây thơ, trong sáng nhất. Khai thác hệ thống nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết này, người đọc sẽ thấy thêm được một giá trị của tác phẩm. Thế nhưng đến nay, nghiên cứu về nhân vật trẻ thơ trong Tiểu thuyết dữ dội vẫn còn bỏ ngỏ. Vì những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán làm đối tượng nghiên cứu. Thực hiện khóa luận này, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp thêm một cái nhìn về thế giới trẻ thơ 2
- trong sáng tác của Phùng Quán. hướng nghiên cứu cho tác phẩm đặc sắc này. Đồng thời qua đó khẳng định vị trí và tài năng Phùng Quán trong nền văn học nước nhà. 2. Lịch sử vấn đề Nhắc đến Phùng Quán, người đọc có lẽ sẽ có chút cảm xúc đặc biệt về một nhà văn có cách viết giản dị trong nền văn học Việt Nam. Cách viết ấy tuy không quá đặc biệt nhưng bởi vì ông viết văn bằng chính đời mình, bằng chính tâm sự của một nhà văn từng đi qua chiến tranh với tư cách là một người lính nên có sức làm cảm động người đọc. Tác phẩm Tuổi thơ dữ dội của ông là một tác phẩm xuất sắc không chỉ ở phương diện nội dung, nghệ thuât mà còn ở chỗ nó có khả năng đi sâu, ám ảnh tâm trí bạn đọc với những tình cảm chân thật nhất. Câu chuyện về chiến tranh được kể bằng giọng điệu lãng mạn, trữ tình về tình bạn, tình cảm gia đình, tình đồng đội, rộng hơn đó là tình yêu quê hương, đất nước thông qua những nhân vật trẻ thơ trưởng thành trong bom đạn. Tác phẩm được coi như một sự đóng góp lớn cho văn học thời kì đổi mới sau năm 1975, nhận được nhiều ý kiến, sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình và độc giả. Đánh giá về giá trị của tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng:“Có một viên ngọc quý thời gian dành riêng để ban tặng con người, đó là Tuổi thơ Viên ngọc màu nhiệm, trong sang nhưng quá mong manh, không thể tìm thấy lần thứ hai trong đời. Và có một thế hệ người Việt chưa bao giờ cầm viên ngọc trên tay. Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được viết cho thế hệ đó. Hãy đọc để nhớ lại, để tự hào, và để cầu nguyện cho những tuổi thơ sắp ra đời.”[21] Khi đọc tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, nhà văn Việt Linh cũng chia sẻ đôi chút cảm xúc của mình:“Tôi đọc vào năm đầu Tuổi thơ dữ dội thập kỉ 60, từ những trang tư liệu của Phùng Quán. Suốt nghìn trang sách, khắc sâu vào lòng tôi hai chữ Trung Hiếu. Một nỗi đau xé đọc đến lời trăng trối của Mừng, nhân vật trong truyện trước lúc em đi vào vĩnh hằng.”[22] Nhận xét về sự thành công của về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, tác giả Trần Cương cho rằng: “Phùng Quán đã có khả năng tạo dựng được nhiều chi tiết 3
- hấp dẫn, sinh động và ở khâu cốt truyện, tác giả luôn tạo ra những tình huống ly kỳ, bất ngờ để tô đậm them hành động, tính cách nhân vật”.[5;10]. Trong chuyên luận Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975, tác giả Lã Thị Bắc Lý dành nhiều trang đánh giá về Tuổi thơ dữ dội trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật, coi đây như minh chứng về những đổi mới của truyện viết cho thiếu nhi sau 1975. Tác giả cho rằng Phùng Quán “có cái nhìn cảm phục trước sự chiến đấu dũng cảm quên mình của đội Vệ Quốc đoàn con nít, nhưng trong chiều sâu cái nhìn ấy có sự xót xa về mất mát, hi sinh, đau đớn gấp bội phần. Hình ảnh đội thiếu niên trinh sát Trung đoàn Trần Cao Vân được lồng trong bức tranh toàn cảnh những ngày Huế - Thừa Thiên kháng chiến. Những nhân vật nhỏ tuổi ở đây với những ham muốn phi thường đã gặp nhiều tình huống éo le, bi kịch thúc đẩy,dồn nén, gắn bó với nhau, Đời sống lịch sử được cảm nhận qua cuộc kháng chiến hết sức hùng tráng nhưng cũng đầy nghiệt ngã. Cả một thế hệ tuổi thơ đã hi sinh tuổi trẻ của mình cho đất nước đứng lên.”[12]. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê trong bài Sự thật ngòi bút Phùng Quán cũng nhấn mạnh: “Ngay cả trong những tác phẩm nổi tiếng như Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội, mặc dù tiểu thuyết là văn học cho phép nhà văn thỏa sức tưởng tượng và hư cấu, Phùng Quán vẫn tận dụng tối đa nhân vật, những chi tiết có thực ngoài đời.” [21]. Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện người dành sự quan tâm lớn nhất đến vấn đề giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ thơ Việt Nam cũng đánh giá cao Tuổi thơ dữ dội: “Với một Ga-vơ-rốt, Victo Huygo đã viết lên những trang bất hủ. Trẻ em của chúng ta đã anh dũng, hồn nhiên tham gia cuộc đấu tranh trường kì gian khổ cùng với cha anh không kém gì những Ga-vơ-rốt trên chiến lũy cách mạng Pháp. Thế mà những sách vở viết về những mặt này còn quá ít. Nhà văn Việt Nam còn mắc nợ các em quá nhiều. Với Tuổi thơ dữ dội, Phùng Quán đã bắt đầu trả nợ một cách chính đáng. Sách dày 800 trang mà người đọc không bao giờ muốn dừng lại, bị lôi cuốn bởi những nhân vật ngây thơ có, khôn ranh có, anh hùng có, vì những sự việc khi thì hài hước, khi thì gây xúc động ứa nước mắt, Tôi chỉ mong làm sao cho tất cả các em thiếu nhi Việt Nam đọc được sách này.”[21]. 4
- Tác giả Lê Thị Huế trong lời giới thiệu tác phẩm đã có bài viết Tôi đã thực sự khóc khi lần đầu nghe kể truyện này khẳng định: “Tuổi thơ dữ dội, đúng như tên của truyện, những chi tiết trong ấy thực sự dữ dội khi mà đọc xong, gấp sách lại vẫn thấy những đợt sóng cảm xúc dạt dào dâng đến dữ dội nhưng trong sự dữ dội ấy là những tia sáng pha lê chiếu sáng lòng độc giả cũng đến dữ dội.” [23 ]. Điểm lại lịch sử những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, trong khóa luận tốt nghiệp Hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, tác giả Nguyễn Thị Hường đã chỉ ra hiện thực chiến tranh với những mất mát, đau thương mà con người phải chịu đựng. Mất mát về tuổi thơ thì lại càng đau xót vô cùng. Qua đó, người đọc thấy đượckhát vọng, thế giới tâm hồn sau chiến tranh đã thôi thúc người cầm bút có lương tri phải nói “bao điều bão tố ở bên trong” mà một thời họ chưa kịp nói. Tác giả Lê Thị Quỳnh An với khóa luận Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu về các kiểu nhân vật: nhân vật trẻ thơ anh hùng, nhân vật người chiến sĩ chỉ huy, nhân vật kẻ phản bội. Đồng thời, khóa luận tốt nghiệp cũng đã triển khai một số phương diện nghệ thuật như: nghệ thuật miêu tả nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ giàu kịch tính, xung đột và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật để làm nổi bật lên cá tính của từng kiểu loại nhân vật. Có thể thấy hầu hết các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội là những bài viết lẻ tẻ, mang tính chất gợi mở. Kế thừa những người đi trước, chúng tôi lựa chọn đề tài Nhân vật trẻ thơ trong tiểuthuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 3. Mục đích nghiên cứu: Từ tên gọi của khóa luận, chúng tôi hướng tới mục đích sau: Tìm hiểu thế giới nhân vật trẻ thơ trong sáng tác của Phùng Quán, để thấy được hình ảnh thế hệ trẻ thơ hồn nhiên trong sáng nhưng chiến đấu anh dũng, kiên cường. Qua đó giúp người đọc hình dung được thời kì lịch sử đau thương, hào hùng của dân tộc. Khẳng định tài năng và vị trí của Phùng Quán đối với văn học Việt Nam nói chung và văn học Việt Nam sau 1975 nói riêng. 5
- 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận hướng tới nghiên cứu nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Nhận diện thế giới nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội ở phương diện nội dung: tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên; tuổi thơ nhọc nhằn, lam lũ trong cuộc sống; tuổi thơ gắn bó với tình yêu quê hương, gia đình và tuổi thơ anh hùng trong chiến đấu. Thứ hai: Chỉ ra một số phương diện nội dung thể hiện nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội: ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu. Thứ ba: Khẳng định vị trí và đóng góp của Phùng Quán trong đời sống văn học Việt Nam. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tìm hiểu nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán. Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, Phùng Quán,Nxb Văn học, 2015 6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp hệ thống Phương pháp nghiên cứu lịch sử Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích, tổng hợp 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được triển khai thành 3 chương sau: Chương 1. Tiểu thuyết của Phùng Quán trong đời sống văn học Việt Nam đương đại Chương 2. Nhận diện nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán. Chương 3. Một số phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán. 6
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TIỂU THUYẾT CỦA PHÙNG QUÁN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1 Cuộc đời và sự nghiệp 1.1.1 Cuộc đời Phùng Quán (1932 - 1995), sinh ra tại quê xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là mảnh đất nổi tiếng với vẻ đẹp thanh bình, cổ kính, là chiếc nôi của những câu hát Nam Ai, Nam Bằng, những câu hò ví dặm đã nuôi dưỡng tâm hồn và tài năng văn chương của nhà văn. Phùng Quán sinh ra trong một gia đình nghèo. Cha là Phùng Văn Nguyên, khi học trường Quốc học Huế đã tham gia các phong trào các phong trào truy điệu Phan Châu Trinh, ân xá Phan Bội Châu nên bị đuổi học, bắt giam, bị tra tấn và chết trong tù. Mẹ là Tôn Nữ Thị Tứ, một người phụ nữ tài sắc, thuộc nhiều truyện và các sự tích anh hùng, nghĩa hiệp trong các tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc và thường kể cho Phùng Quán nghe. Cha mất sớm, từ nhỏ ông đã đi lang thang nhiều nơi và làm nhiều việc để mưu sinh. Truyền thống gia đình và hiện thực cuộc sống đã giúp nhà văn sớm có thêm những chiêm nghiệm về sự đắng cay, khổ cực của cuộc đời và sớm trưởng thành hơn những đứa trẻ cùng tuổi khác. Năm mười ba tuổi, Phùng Quán trốn nhà tham gia kháng chiến chống Pháp, trở thành chiến sĩ nhỏ của Trung đoàn Trần Cao Vân. Hành động quyết liệt đó của một đứa trẻ cho thấy Phùng Quán đã tự nguyện gắn bó số phận cá nhân cùng với vận mệnh dân tộc. Những ngày tháng anh hùng với bao chuyện vui, buồn, bi tráng về thời kì sục sôi ấy, sau này đã được nhà văn kể lại trong cuốn tiểu thuyết tâm huyết Tuổi thơ dữ dội của mình. Phùng Quán thường tâm sự với bạn bè rằng cuộc đời mình tưởng như không có tuổi thơ và không có tuổi thanh niên. Tuổi thơ của tác giả là một tuổi thơ nghiệt ngã và tuổi thanh niên nghiệt ngã hơn. Bảy, tám tuổi đã phải chăn trâu, cắt cỏ kiếm cơm, mười ba tuổi đã cầm súng ra trận. Ở cái tuổi ngây ngô, hồn nhiên nhất đáng lẽ chỉ biết chơi bi, đánh đáo, hái trộm quả nhà chùa, thì 7
- Phùng Quán đã phải chứng kiến cảnh đầu rơi máu chảy, phải cướp súng giặc, vượt ngục, . Sau đó, Phùng Quán tham gia Thiếu sinh quân Liên khu IV, đoàn văn công Liên khu IV. Đầu năm 1954, ông làm việc tại cơ quan sinh hoạt văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (tiền thân của Tạp chí Văn nghệ quân đội). Tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 1955. Nhưng không lâu sau đó, Phùng Quán tham gia phong trào Nhân văn – Giai phẩm. Khi phong trào này chấm dứt dưới tác động của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông bị kỉ luật phải đi cải tạo ở nhiều nơi. Từ đó đến khi được nhìn nhận lại ở thời kì Đổi mới, Phùng Quán hầu như không có một tác phẩm nào được xuất bản hoặc ông phải tìm cách xuất bản tác phẩm của mình dưới bút danh khác. Khoảng thời gian cay đắng sống trong hiểu lầm đó của nhà văn kéo dài gần ba mươi năm trong cảnh: “cá trộm, rượu chịu, văn chui”. Mãi đến khi tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội được công bố và nhận giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1988 thì ông mới được minh oan. Sinh ra trong thời kì chiến tranh, đất nước bị đô hộ, trưởng thành trong môi trường quân đội, Phùng Quán là người lính kiên cường, dũng cảm trên cả hai lĩnh vực quân sự và văn học. Ông là người có tấm lòng nhân hậu, độ lượng. Vào một buổi chiều tháng Chạp lạnh buốt, ngày 22/1/1995 , căn bệnh hiểm nghèo đã mang ông đi khỏi cõi đời trần thế và trở về với đất mẹ. Năm 2007, Phùng Quán được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng như một lời cảm ơn và xin lỗi đến nhà văn. 1.1.2 Sự nghiệp sáng tác Nhà văn Phùng Quán đã để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lịch sử văn học Cách mạng Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XX. Đó là một con người trọn đời trung thành với lí tưởng mà mình chọn. Dù phải vượt qua vô vàn hiểm nguy, đau khổ suốt ba mươi năm sau vụ Nhân văn - Giai phẩm nhưng nhà văn không hề thù oán ai, vẫn 8
- cặm cụi viết: “viết ngay viết thẳng từ dòng đầu đến dòng cuối”, ca tụng đất nước, cách mạng, tình yêu bằng những tác phẩm văn chương cuốn hút, thiết tha và nhân bản. Phùng Quán đã để lại trong lòng bạn bè đồng nghiệp một nhân cách cao cả, một lòng tin yêu đồng đội và nhân dân sâu sắc, một tấm gương lao động hết mình với gần trăm tác phẩm thơ, trường ca, truyện thơ, tiểu thuyết, truyện tranh được nhiều thế hệ bạn đọc mến mộ. Thời kì đầu, các sáng tác của Phùng Quán rất hồn nhiên, thể hiện sự nhiệt tình ca ngợi cuộc sống, quê hương,đất nước. Mười tám tuổi ông đã làm thơ. Các sáng tác thơ ca của Phùng Quán chân thành, tràn đầy nhiệt huyết với đất nước, với nhân nhân. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu như: Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo (1954), Tôi tự hào chế độ nước tôi (1955), Tôi muốn mời đến Tổ quốc tôi (1955). Hai bài thơ Chống tham ô lãng phí (1956), Lời mẹ dặn (1957) bộc lộ rõ nét và nhân cách tác giả. Bởi vì hai tác phẩm đó không chỉ được viết bằng mực mà còn được ông viết chính bằng máu thịt của mình. Nhưng bi kịch thay chính nó đã đẩy ông tới bước ngoặt đau thương của cuộc đời, bị kết là Nhân văn - Giai phẩm, là làm phản, bị tước quyền xuất bản tác phẩm. Tuy suốt ba mươi năm bị treo bút nhưng Phùng Quán vẫn không ngừng sáng tác. Trong thời gian này, ông viết cả truyện tranh. Những câu chuyện từ thực tế cuộc sống được tác giả mang cả vào trong văn, trong thơ. Nhà văn viết khoảng sáu mươi truyện tranh cho thiếu nhi ở tất cả các đề tài. Với đề tài chiến đấu nơi biên giới xa xôi có tác phẩm Vàng A Sìn kể chuyện đánh giặc, Tên thám báo và hai em bé, Đề tài chống Pháp có: Thiên tình sử Điện Biên, Tiếng đàn trong đêm khuya, Dòng sông mất tích, Đề tài lịch sử có thể kể đến: Tiếng chuông Thiên Mụ, Người cầm cờ lệnh vua Quang Trung, Truyện cổ tích bằng thơ: Chàng Ná, Bốn anh em tài giỏi, Nhiều tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Nga, Trung Quốc, Ngoài ra, Phùng Quán còn có nhiều tác phẩm khác viết về nghệ thuật sáng tác và diễn tấu, nhiều bài báo cảm động in trên các báo Văn nghệ, Người Hà Nội, Tiền phong, Nhiều truyện ngắn của ông nhận được giải thưởng trong và ngoài nước dưới nhiều bút danh như: Con cò vàng trong cổ tích, Cuộc đời một đôi dép 9
- cao su, Thạch sanh cháu Bác Hồ, Dũng sỹ chép còm, Người du kích hói đầu, Tiếng đàn trong rừng thẳm, Nói đến quá trình sáng tác văn xuôi của ông không thể không nhắc tới tên các tác phẩm như tiểu thuyết Vượt Côn Đảo được viết khi nhà văn hai hai tuổi. Cả một thế hệ thanh niên lúc đó đã từng coi đây là cuốn sách gối đầu giường: “Thời ấy lũ học sinh – sinh viên mười chín, đôi mươi chúng tôi đọc say mê, có đoạn vừa đọc vừa khóc”. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng nhận xét về tác phẩm này: “Quán không được học hành đến nơi đến chốn nhưng có tài, chỉ gặp được các tù binh chính trị ở Côn Đảo mà viết được như thế là giỏi lắm”. Đặc biệt, nhắc đến sự nghiệp sáng tác của Phùng Quán, chúng ta không thể không nói đến tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội được nhà văn thai nghén suốt mười năm và là “Bản di chúc chiến sĩ cộng sản”,viết như một lời khẳng định “Tôi là Vệ quốc đoàn! Tôi chưa bao giờ là tên phản động”. Tuổi thơ dữ dội được khởi thảo bên hồ Tây năm 1968 và được hoàn thành năm 1986. Đó là tác phẩm được viết bằng toàn bộ kí ức tuổi thơ của tác giả với một văn phong độc đáo tạo ra dấu ấn riêng cho tác phẩm. Đây cũng là tác phẩm văn xuôi thành nhất mà Phùng Quán được in bằng chính tên thật của mình sau ba mươi năm sống trong khổ cực.Tiểu thuyết xoay quanh cuộc sống chiến đấu và sự hi sinh của những thiếu niên mười ba, mười bốn tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của Trung đoàn Trần Cao Vân. Tác phẩm miêu tả súc tích quá trình tham gia chiến đấu và hi sinh ở tuổi đời còn rất trẻ của các thiếu niên trinh sát, tập trung quanh các nhân vật tiêu biểu: Lượm, Mừng, Quỳnh sơn ca, Tư - dát, Bồng da rắn, Vịnh – sưa, Vệ - to - đầu, Năm 1988, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được xuất bản và nhận giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam, hai năm sau đó đã được dựng thành phim cùng tên. Như vậy, Phùng Quán đã đặt vị trí của mình vào số phận của nhân vật, cùng với vốn sống và tài năng của mình để cho ra đời cuốn tiểu thuyết dày hơn bảy trăm trang mang tên Tuổi thơ dữ dội. Mỗi trang văn là một trang đời, là một mảng kí ức về lịch sử dân tộc, tác động rất lớn đến sự hiểu biết và trái tim độc giả. Vốn là tiểu thuyết viết cho thiếu nhi nhưng nó lại chinh phục được cả tâm hồn người lớn tuổi bởi nó được viết ra bằng tất cả tình cảm chân thành, từ cuộc sống hiện thực và cuộc 10
- đời nhà văn. Đúng như lời nhà văn chia sẻ: “Thì ra những gì thật sự chân thành, lương thiện, trong sạch và cao thượng đều có khả năng kì diệu tự mở lấy đường đến thẳng trái tim các thế hệ mà chẳng cần giảng giải, biện minh”. 1.1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Phùng Quán Theo Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Giáo sư Trần Đình Sử định nghĩa: "Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm nhận về con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, phương pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên các giá trị nghệ thuật thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó" [16; 55]. Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc của tác phẩm văn học, nhưng biểu hiện tập trung trước hết ở nhân vật, bởi nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học. Ở mỗi giai đoạn văn học khác nhau, mỗi nhà văn khác nhau, quan niệm nghệ thuật về con người cũng không giống nhau. Quan niệm nghệ thuật về con người ở giai đoạn văn học hiện đại có những điểm khác nhau ở từng thời kì nhỏ, ở từng tác giả xuất phát từ hoàn cảnh các nhân, từ con mắt nhìn cuộc sống. Có thể thấy, những năm tháng là chiến sĩ nhỏ trong trung đoàn Trần Cao Vân là quãng đời không bao giờ chàng trai cố đô quên được. Mười năm sau vụ Nhân giai- Văn phẩm, Phùng Quán đã âm thầm "thai nghén" tác phẩm lớn nhất của cuộc đời mình, viết lại những năm tháng bi tráng ấy, để rồi gần hai mươi năm sau, Tuổi thơ dữ dội được xuất bản năm 1988 gây một tiếng vang lớn, lập tức trở thành tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài kí ức tuổi thơ. Tuổi thơ dữ dội là kí ức tuổi thơ trong chiến tranh, được hoàn thành trong thời kì đổi mới. Quan niệm về con người của nhà văn không còn đơn giản, xuôi chiều, tuy nhiên đó chưa phải là sự đối lập như những tác phẩm của giai đoạn sau. Tác phẩm bắt đầu manh nha những mầm mống đổi mới đầu tiên. Nếu như ở giai đoạn trước, xung đột trong chiến tranh chỉ mang tính toàn dân giữa ta và địch khiến cho chiến tranh được nhìn có phần đơn giản hơn; thì đến tác phẩm này cách nhìn chiến tranh được mở rộng, có tích chất gay gắt, phức tạp. Chiến tranh không chỉ 11
- được khai thác ở phương diên hào hùng với tinh thần đề cao chủ nghĩa anh hùng của cách mạng mà còn được nhìn nhận ở cả những bi kịch, những mất mát đau thương. Các chiến sĩ Việt Minh trong Tuổi thơ dữ dội không chỉ được khác họa ở những nét hào hùng mà còn được tô đậm ở sự mất mát hi sinh. Nhà văn nhìn số phận con người, đặc biệt là số phận trẻ thơ trong cuộc chiến tranh trong nhiều mối quan hệ, quan hệ giữa trẻ em với gia đình, trẻ em với trẻ em, trẻ em với chính thế giới nội tâm của nó và ngay cả mối quan hệ rất nhạy cảm giữa trẻ em với đất nước, với chiến tranh cũng được tác giả thể hiện trong một chiều sâu hơn, thực hơn. Nhân vật được đặt trong mối quan hệ đa chiều của cuộc sống đa dạng, phong phú và phức tạp chứ không thuần nhất một chiều, đơn điệu và theo những nét chung. Thế giới nhân vật trong Tuổi thơ dữ dội là một khối lượng đồ sộ các nhận vật, đa dạng về lứa tuổi, tính các, cấp bậc, Nhưng trong tâm nhất là nhân vật trẻ thơ, những người anh hùng nhỏ tuổi. Chiến tranh khốc liệt đã gây nên những tổn thương cho cá em không chỉ về cả thể xác mà còn cả tinh thần. Đó là những thế hệ chưa kịp lớn đã phải gánh trên vai trọng trách nặng nề, các em không được sống đúng với lứa tuổi hồn nhiên ngây thơ của mình. Các em không những phải chống chọi với kẻ thù xâm lược, mà còn phải chống lại những cay đắng của cuộc đời luôn rình rập xung quanh. Những điều này được khắc họa vô cùng sâu sắc trong Tuổi thơ dữ dội, khiến cho tác phẩm có sức lay động mạnh mẽ bất kì một trái tim độc giả nào. Hơn nữa, tiểu thuyết được viết trong quãng đời trầm uất nhất của Phùng Quán. Ông viết không chỉ bằng hoài niệm mà còn trong nỗi day dứt, niềm yêu thương, sự kiêu hãnh của một nhà văn, viết để minh oan cho mình chính vì thế mà những đau thương mất mát, những tổn thương tinh thần trong tiểu thuyết này được khắc họa vô cùng chân thật. Phùng Quán viết về trẻ thơ mà như viết về chính mình, mỗi em nhỏ là một phần con người tác giả. Những nỗi đau mà các em gặp phải cũng chính là sự tổn thương ghê gớm của chính Phùng Quán mà ông đã trải qua, mà đang gặm nhấm từng ngày. Trẻ thơ trong tiểu thuyết này không được nhìn như một người lớn thu nhỏ mà ngược lại, Phùng Quán nhìn trẻ em với con mắt cảm phục sự chiến đấu dũng cảm và cả 12
- thương xót trước những mất mát quá lớn so với lứa tuổi của các em. Quan niệm ấy của Phùng Quán mang đầy ý nghĩa nhân văn cao cả. Đặc biệt, quan niệm nghệ thuật về con người của Phùng Quán còn được thể hiện trong cách lựa chọn hình thức biểu hiện. Phùng Quán chọn hình thức tiểu thuyết mang dáng dấp tự truyện. Nó khiến cái "tôi" của người viết "thể diện sắc nét qua cảm hứng nhận thức, đánh giá lại những gì đã trải nghiệm bằng điểm nhìn từ hiện tại". Bởi thế, mỗi trang viết Tuổi thơ dữ dội rất chân thận và bộc lộ rõ quan niệm nghệ thuật của phùng quán về con người. 1.2 Khái niệm nhân vật 1.2.1 Khái niệm Có rất nhiều khái niệm về nhân vật văn học khác nhau. Để có một cái nhìn tổng quan và chi tiết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số định nghĩa về nhân vật. Trước nay đã có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nhân vật văn học. Theo cuốn Từ điển văn học: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật, do đó là nơi tập trung giá tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học” [19; 86]. Với định nghĩa này, các tác giả đã chỉ ra chức năng quan trọng của nhân vật và mối quan hệ của nó với các yếu tố hình thức của tác phẩm. Có thể nói đây là một định nghĩa tương đối toàn diện về nhân vật văn học. Tìm hiểu khái niệm nhân vật, tác giả Lại Nguyên Ân cho rằng:“Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống người” [2; 241]. Như vậy, nhân vật văn học đã được đặt trong mối tương quan với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn, trường phái văn học. 13
- Khái niệm nhân vật còn được định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học nhân vật là“con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha) cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều, khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ là con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Nhân vật văn học chính là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [8; 235]. Chúng ta còn tìm thấy cách hiểu khác của GS. Phương Lựu về nhân vật văn học:“Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, được thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh, Đó là những nhân vật mang nội dung và ý nghĩa con người Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng cụ thể trong tác phẩm nhưng chủ yếu vẫn là hình tượng con người trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để nhận ra” [9; 277-278] Như vậy, nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức của tác phẩm. Nhân vật là điều kiện thiết yếu để khám phá, sự đánh giá lí giải, sự miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đạt đến tính toàn vẹn, có chiều sâu và sức hấp dẫn riêng đối với độc giả. 1.2.2 Sự thể hiện nhân vật trẻ thơ Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội lấy chất liệu từ cuộc kháng chiến chống Pháp, Phùng Quán viết nên câu chuyện vô cùng sâu sắc về tuổi thơ, về cuộc sống chiến đấu vượt lên những thử thách, trải qua chiến tranh một cách oai hùng của các thiếu niên trinh sát trong những năm gian khổ của cuộc chiến. Viết về đề tài chiến tranh nhưng Tuổi thơ dữ dội được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau từ những bi kịch, những mất mát đau thương. Nhân vật được nhìn nhận trong nhiều mối quan hệ: gia đình, bạn bè với cuộc chiến đấu gian khổ bảo vệ Tổ quốc. Đây là tác phẩm có số lượng nhân vật khá lớn, cả nhân vật có tên và nhân vật không tên. Nhân vật trong tiểu thuyết này đa dạng về lứa tuổi, tính cách, có đủ 14
- mọi giai tầng trong xã hội Huế thu nhỏ, và cũng chính là xã hội Việt Nam trong những năm kháng chiến. Số lượng nhân vật lên tới hàng trăm người và có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ như: nhân vật trẻ em, nhân vật bộ đội chỉ huy, nhân vật phản động, nhưng phần lớn dung lượng của cuốn tiểu thuyết xoay quanh số phận của những cậu bé có mối liên hệ sâu sắc với vận mệnh dân tộc. Đây là một tác phẩm viết cho tuổi thơ bằng một cái nhìn chân thật, sâu sắc, toàn diện.Thế giới nhân vật trẻ thơ hiện lên một cách sống động, vừa có tính cách vô tư, hồn nhiên lại vừa dũng cảm trong chiến đấu. Đọc Tuổi thơ dữ dội, ta bắt gặp gương mặt của những chiến sĩ ở độ tuổi thiếu niên – đối tượng trung tâm của những trang viết, các nhân vật trẻ thơ được đặt trong từng hoàn cảnh sống và chiến đấu cụ thể nhằm làm nổi bật lên đặc điểm độc về con người và số phận của các em. Đối với hệ thống nhân vật trẻ thơ trong Tuổi thơ dữ dội, người ta không thể áp dụng các lí thuyết của lí luận để phân chia, mà phải căn cứ vào tính cách, đặc điểm của nhân vật. Khi đi sâu khai thác đề tài về nhân vật trẻ thơ trong tác phẩm, chúng tôi nhận thấy các em tuy có cá tính, sở trường riêng nhưng đều có một số điểm chung như tuổi thơ với sự hồn nhiên trong sáng thông qua những chi tiết về tiếng cười, nước mắt, những trò chơi trẻ con và các mối quan hệ tình cảm trong sáng với bạn bè, lãnh đạo; tuổi thơ nhọc nhằn, lam lũ phải làm nhiều công việc từ nhỏ như Mừng, Vệ, Vịnh, để mưu sinh; tuổi thơ anh hùng trong chiến đấu vì khát vọng độc lập, tự do của dân tộc của các thiếu niên trinh sát mà tiêu biểu là Mừng, Vịnh - sưa, Lượm - sứt và Quỳnh - sơn - ca. Bên cạnh đó, khóa luận tốt nghiệp cũng tìm hiểu một số phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán như khai thác ngôn ngữ trẻ thơ, các hình ảnh tiêu biểu thể hiện cá tính nhân vật và giọng điệu thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả dành cho các em để qua đó giúp người đọc thấy được các nhân vật này không hề nhàm chán mà lại hiện lên vô cùng sinh động, hấp dẫn. Tuổi thơ dữ dội không phải là một câu chuyện cổ tích, mà là một câu chuyện có thật ở chốn trần gian. Ở đó những con người nhỏ tuổi đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống xâm lược để bảo vệ Tổ quốc với những chiến công hào hùng bằng tất cả tình yêu quê hương, đất nước đến từ tâm hồn hồn nhiên, trong sáng của 15
- các em. Đọc Tuổi thơ dữ dội chính là đọc lại một phần lịch sử tuổi thơ Việt, thấm đẫm xúc động, cảm phục và tự hào. 16
- CHƯƠNG 2 NHẬN DIỆN NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TIỂU THUYẾT TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN 2.1. Tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng Nhà thơ Xuân Diệu từng nói: Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu Ai cũng từng trải qua tuổi thơ với đầy ắp buồn vui và biết bao kỉ niệm. Thế giới trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán cũng vô cùng chân thực, đời thường, sinh động và hấp dẫn. Cho dù họ - những chiến sĩ nhỏ ấy sinh ra và lớn lên cùng đạn bom nhưng điều đó không thể giết chết được tâm hồn trẻ thơ, khói lửa chiến tranh không đủ sức mạnh để dập tắt nụ cười của các em. Nếu không phải vậy thì sao hơn bảy trăm trang sách của tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội lại có khả năng sưởi ấm hết bao thế hệ bạn đọc đến thế? Rõ ràng là truyện viết cho thiếu nhi nhưng Phùng Quán khiến cho mọi người đều phải xúc động bởi những tình cảm chân thật, cảm động nhất của thời thơ ấu đều được phản ánh rõ nét trong tác phẩm. Nhất là khi thời thơ ấu diễn ra trong một thời kì lịch sử đặc biệt thì điều đó càng trở nên hấp dẫn. Đọc Tuổi thơ dữ dội, ta thấy những chiến sĩ nhỏ trong Vệ quốc đoàn có“tuổi thơ gắn với vận mệnh, sự sống của đất nước và cách mạng từ thời trứng nước”[13;58]. Tuy nhiên, tuổi thơ anh hùng ấy vẫn tràn đầy sự hồn nhiên, trong sáng khi các nhân vật vẫn luôn sống đúng với cảm xúc của mình. Niềm vui, nỗi buồn, tiếng cười, những giọt nước mắt, những câu nói ú ớ trong cơn mê của các em đã được nhà văn miêu tả rõ nét thông qua một loạt các chi tiết. Dường như các em vẫn vô tư, hồn nhiên và sống đúng với cảm xúc của mình. Đó là tiếng cười trong trẻo, hồn nhiên của các nhân vật trẻ thơ như Mừng, Tư - dát, Hòa - đen. Sự hồn nhiên của các em được biểu hiện ở lòng tự hào kiêu hãnh của trẻ con, ham lập công, ham phần thưởng. Hòa - đen tuy có nước da đen nhưng vẫn có tự ái vì da mình vẫn chỉ “đen vừa vừa” nên khi bị bị nhầm là Mừng vì cũng 17
- có nước da đen em đã nổi cáu: “Lầm, lầm cái chi rứa! Tớ đen nhưng chỉ đen vừa vừa, có mô đen thui như hắn! Một đứa đứng bên trái vẻ mặt liến láu, đưa tay vuốt ngực Hòa-đen, ngoắc miệng ra cười: -Đưa mình vuốt bớt cục tự ái xuống cho. Hề, hề, hề, đen vừa hay đen thui thì cũng là họ “cột nhà cháy” cả thôi mà. Tự ái làm chi cho cực! Hòa-đen bực tức hất mạnh tay bạn đang vuốt ngực, làm cả đội cười vang” [13; 11-12]. Ham muốn được lập công vì phần thưởng thể hiện sự hồn nhiên của các em. Khi đại đội trưởng giao hẹn em nào lập được công trong nhiệm vụ trinh sát địch sẽ được thưởng, ai nấy đều mừng rỡ đến suýt nhảy hết cả lên, lại còn cho rằng trên đời này không ai tốt bằng đại đội trưởng Thới. Mong muốn được lập công, được khen, được thưởng là mong muốn của bất kì đứa trẻ nào, kề cả những đứa trẻ chiến đấu trong chiến tranh như các em trong đội Trần Cao Vân này. Là những chiến sĩ Vệ quốc đoàn nhỏ tuổi, các em không chỉ tham gia chiến đấu mà còn được trang bị những bài tập của chỉ huy giao cho. Trong khi mọi người đều run sợ, chưa đủ can đảm nhảy từ trên cầu xuống mặt nước thì Mừng lại chứng minh lòng dũng cảm của mình. Bấp chấp cái giá lạnh, sự ghê sợ độ cao Mừng đã leo lên cầu, phóng tấm thân nhỏ bé của mình xuống dòng sông quê với một mong muốn mãnh liệt là được vào đội trinh sát. Hành động của cậu bé đã tiếp thêm sức mạnh cho các bạn khác, hàng loạt thể hiện bản thân rằng mình có thể làm được tất cả, vượt qua mọi khó khăn, tất cả vì độc lập. Đến cả Tư - dát cũng phải quyết định phải đổi tên thành Tư - dát gan cóc tía. Lòng kiêu hãnh của những đứa trẻ trong đội Thiếu niên trinh sát dường như bị tổn thương nên các em đã quyết định vượt qua nỗi sợ hãi để đối diện với bài tập của mình cùng với những nụ cười tươi vui nhất. Với chúng, được góp sức đánh giặc là một điều trân quý. Có lẽ, khó lòng mà quên được hình ảnh những chú bé tinh nghịch, tuy có lúc nhát gan nhưng giàu lòng tự trọng khi cùng nhau luyện bơi và nhảy từ thành cầu xuống sông. Bơi lội là một chuyện tưởng chừng như khá đơn giản với những đứa trẻ lớn lên ở vùng sông nước nhưng nhảy từ độ cao khá lớn xuống mặt nước thì không hề dễ dàng. Vậy mà chúng “vẫn không quên nghịch ngợm, 18
- chúng giẫm chân thật mạnh, làm cho ván cầu kêu rầm rầm” [13; 13] bởi vì các em vẫn là trẻ con. Tư-dát vốn là đứa trẻ thông minh và có chút gì đó hài hước và lém lỉnh nên em đã cố tình giả vờ thể hiện những động tác giống hệt chỉ huy. Hai tay em cũng đưa thẳng ra phía trước, hai chân cũng tỏ ra nhún nhảy khá dẻo nhưng đội trưởng chỉ nhún vài cái còn em thì nhún cả chục cái làm các bạn nhìn hoa cả mắt. Tư - dát bất thình lình hô to: “-Hai ba! Này! “Nó hô dõng dạc đến nỗi làm cho cả đội trưởng tưởng nó đang lao xuống sông. Nhưng bất ngờ nó ngồi thụp xuống cột cầu, ngoẹo đầu, méo mồm, trợn mắt làm trò hề. Cả đội bị mắc lỡm ôm bụng cười bò. Hình như cả đội đã quá quen với trò đùa của Tư-dát” [13; 16] Cho đến khi Mừng dũng cảm xung phong nhảy xuống sông thì cả đội ức quá, đau giãy lên như bất thình lình bị ai quất mấy roi mây vào mông. Thế là quên hết sợ hãi và chẳng cần giục, các em ào ào trèo lên thành cầu, thi nhau hét to: “- Hai ba này! Rồi lao ầm ầm xuống sông” [13; 17] “Tư dát vụt đứng thẳng người, nhìn đội trưởng nói to: - Dạ không! Lần này em nhất định phải đổi được tên Tư - dát gan cóc tía! Rồi nó trèo phắt lên thành cầu. Và chẳng nhún nhiếc gì hết, nó nhắm mắt nhắm mũi nhảy bừa xuống sông ( ) Các bạn bơi xúm quanh nó, mừng rỡ nói” [13; 18] Cả một đội chiến sĩ nhỏ hồn nhiên tới mức bỏ qua nỗi sợ hãi của bản thân để vượt cả cả thử thách lớn. Nếu chỉ nhìn sự việc một cách qua loa có lẽ ta chỉ thấy chúng làm vậy chỉ vì một phút sĩ diện nhất thời. Đến khi có đủ thời gian để đọc cả tác phẩm và nhìn nhận một cách toàn diện hơn ta sẽ hiểu động lực để các em có thể có thể đồng lòng thực hiện bài tập chính là lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự tôn kiêu hãnh của những chú bé trinh sát khoác trên mình trang phục của Vệ quốc đoàn. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, trong sáng nhất chảy trong trái tim hồn nhiên, trong chỉ vừa mười ba, mười bốn tuổi đời với lòng yêu nước nhiệt thành, sẵn sàng xả thân vì cách mạng. Sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thần tiên còn được thể hiện trực tiếp qua chính cách suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của các em. Khi Mừng được anh đội 19
- trưởng hỏi thông tin để cho gia nhập Vệ quốc đoàn, cậu ta đã đáp lại những câu hỏi của chỉ huy bằng những câu nói hết sức ngô nghê mà hồn nhiên, trong sáng. Lúc đội trưởng hỏi em có biết công việc mình sẽ làm khi gia nhập Vệ quốc đoàn không thì Mừng tỏ ra luống cuống và muốn nhận sự giúp đỡ từ mọi người. Nhiều em thấy thương Mừng nên đã cố ý gợi ý. “- Làm trinh sát làm trinh sát Đội trưởng đưa tay ra khẩu hiệu không được nhắc Như mở cờ trong bụng, Mừng vội vã đáp: - Dạ, làm khinh sát ( )” [13; 20] Lí do thôi thúc Mừng yêu quý công việc mình đã chọn cũng rất đơn giản là vì “tụi Tây đá đít người mình” nhưng nó lại xuất phát từ lòng căm thù giặc sâu sắc của người thiếu niên có tâm hồn trong sáng chỉ mới mười ba tuổi đời. Tuy có phần ngô nghê, hồn nhiên trong cách trả lời chỉ huy trưởng nhưng Mừng đã nói rất rành rọt rằng mình có thể bơi lội, nấu cơm, bồng em thậm chí là chọi dế để góp phần đánh giặc. Tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng của những đứa trẻ còn được Phùng Quán tập trung miêu tả ngay cả khi các em đi vào giấc ngủ: “Từng tổ một nằm úp thìa lên những tấm phản, những mặt bàn kê liền nhau, ôm nhau ngủ ngon lành. Nhiều chiếc chăn bị đạp tung, mấp mé tạt xuống đất. Có em nằm xoay ngang đầu lộn xuống chân, chân gác lên bụng bạn nằm bên cạnh. Có em bật cười lên khúc khích, ú ớ nói mê Có lẽ đây là giấc ngủ ngon lành, bình thản nhất của những người chiến sĩ trước giờ ra trận.” [13; 55]. Sự trong sáng, thơ ngây ấy có sức cảm hóa ghê gớm tới mức có thể thanh lọc tâm hồn, gọi về những miền xanh thẳm của tuổi thơ để chúng ta nhớ về khoảng thời gian vui vẻ nhất của đời người mà không cần lo lắng, không quá buồn trước những thay đổi của cuộc sống đầy biến động. Chúng đem cả giấc mơ đánh giặc cứu nước vào giấc ngủ bình yên của mình. Tuy trong cuộc sống thường nhật các em vẫn những đứa trẻ hồn nhiên là thế nhưng khi được giao nhiệm vụ thì lại rất nghiêm túc và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Dù phải trải qua rất nhiều khó khăn, hiểm nguy nhưng chưa một lần các em hối hận hay gục ngã đầu hàng. Nhưng khi chứng kiến cái chết của những anh chiến sĩ, bộ đội 20
- chỉ huy thì những đứa trẻ đó không thể giấu nổi nước mắt. Khó có ai quên được buổi chiều đầu tiên Vịnh - sưa gia nhập Vệ quốc đoàn, liên lạc với đại đội mười ba, tiểu đoàn Tiếp phòng quân. Huế đã nổ sung kháng chiến, đại đội của Vịnh đánh nhau ở Mặt trận khu C. Em được dự đánh mấy trận mở màn ác liệt nổi tiếng: Kho Rèn, nhà hàng Sáp - phăng - rông, trường Thiên Hữu. Trong trận xung phong vì trường Thiên Hữu, chính trị viên bị thương nặng. Vịnh - sưa đi sát bên cáng anh, khóc suốt từ mặt trận về đến trạm quân y. Trước khi tắt thở, anh gọi Vịnh lại bên cáng, xoa đầu âu yếm nói: “Lau nước mắt đi em. Em giữ lấy cái áo trấn thủ của anh mà mặc, đừng chôn nó theo anh phí ra. Ra trận nhìn áo của anh thì nhớ báo thù cho anh ”[13; 50]. Cái áo trấn thủ rộng thùng thình em đang mặc chính là của anh chính trị viên hy sinh để lại. Đặc biệt, trong tác phẩm có nhân vật Lượm là người rất bản lĩnh và kiên cường. Em từng bị giặc bắt giam và tra tấn dã man nhưng chưa từng khuất phục. Thế nhưng khi chứng kiến chỉ huy trưởng bị bắt vào ngục, Lượm thực sự sụp đổ. Trong con mắt em, những người như chỉ huy trưởng là những vị thần thánh mà bọn giặc không bao giờ động đến được cái lông chân. Em bàng hoàng, choáng váng như bất ngờ bước hụt chân ngã nhào xuống hố sâu, một sự tổn thương nặng nề, nghiêm trọng. “ Nước mắt chảy giọt ngắn, giọt dài trên hai gò má, Lượm cũng chẳng buồn đưa tay chùi quệt. Nó nói, mắt đăm đăm nhìn về phía hai cánh cửa gỗ niếng sắt nối vào hành lang xà lim, lúc này đã đóng chặt.” [13; 367]. Đó là niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến đã nâng đỡ em và đồng đội trong suốt những ngày tháng qua, nay đã sụp đổ. Đây là một sự tổn thương quá lớn đối với những người chiến sĩ nhỏ. Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội cũng để lại những trang văn xúc động về tình bạn vô tư, trong sáng của các thiếu niên trinh sát. Hầu hết em nhỏ trong đội chiến đấu Trần Cao Vân đều được các bạn khác yêu mến đặt cho những biệt danh rất ngộ nghĩnh, dựa trên một đặc điểm nào đó của bản thân. Lượm vì sứt răng mà được gọi là Lượm - sứt, em Vịnh vì có hàm răng thưa hếch như răng cá voi nên các bạn gọi là Vịnh - sưa, em Quỳnh vì có giọng hát hay mà được đặt cái tên Quỳnh - sơn - ca. Rồi em Bồng cứ đến mùa đông da nổi vảy lên như vẩy rắn nên được gọi luôn là Bồng - da - rắn đầy thích thú. Hàng loạt những cái tên ngộ nghĩnh khác trong đội được cũng được đặt, như Vệ - to - đầu (vì đầu to), Hòa - đen (vì nước da đen), Tư - dát (vì có tính nhát) Điều này 21
- giúp tình cảm các em trở nên gần gũi, giản dị mà lại thân thương, gắn bó tình nghĩa.Tình bạn vô tư, trong sáng đó còn được thể hiện xúc động khi Mừng được các bạn trong đội trinh sát tặng đồ khi vừa đến nhà của tổ Bốn và gia nhập Vệ quốc đoàn. Đó là Kim “lấy ra một áo sơ mi cộc tay vải ca rô và cái quần ka ki xanh còn mới”, “tấm nhung màu huyết dụ” của Bồng, “Hòa - đen mang cho Mừng một cái thìa bạc”, “Châu tổ Bảy mang cho Mừng một cái áo len ngắn tay”, “Hiền tổ một lao rầm rầm từ trên xuống tay vung vẩy cái túi dết vải bạt. Chú quàng luôn vào cổ Mừng, lùi lại một bước ngắm nghía”, “các bạn khác cũng ùn ùn mang đến cho Mừng nào áo, nào quần, nào thắt lưng, bao đạn, và bao nhiêu đồ vật linh tinh khác.” [13; 33-34-35]. Trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc, người ta thường chắt chiu, dành dụm từng thứ một để phòng thân những khi xảy ra biến cố. Vậy mà những đứa trẻ ấy lại sẵn sàng chia sẻ những thứ tốt nhất mà mình đang có cho Mừng và thứ mà các em nhận lại được đó chính là tình cảm bạn bè, đồng đội xuất phát từ trái tim hồn nhiên, trong sáng nhất. Trưởng thành không phải để chúng ta nói những điều lớn lao mà là để chúng ta hiểu được ý nghĩa của những điều nhỏ bé. Hóa ra, điều giúp cuộc sống trở nên giàu có hơn không phải thứ gì khác mà chính là sự yêu thương, chia sẻ. Những tình cảm thuyết phục con người nhất lại xuất phát từ sự chân thành nhất. Một chiếc áo ấm, một mảnh vải đắp, một cái nắm tay an ủi cũng đủ sưởi ấm lòng người. Và tình cảm chân thành của các chiến sĩ nhỏ trên vô tư dành cho nhau cũng đủ để ta trân trọng tuổi thơ. Ngoài những giờ phút chiến đấu hết mình, các em lại trở về là một đứa trẻ, ham chơi, ham đùa. Lúc rảnh rỗi, các em tụ tập nhau chơi trò xiếc, chơi chọi dế. Ham chơi đến mức Bồng và Châu đang bàn luận về việc vào Đảng, khi nghe tiếng gà gọi nhau, hai em chạy vội ra xem, nhảy dựng lên, cười reo, hoan hô, cổ vũ. Hay thậm chí, ngay cả trong những tình thế ngặt ngèo, bản chất của trẻ thơ vẫn không bị mất đi ở các em. Trong lúc hành quân đi tập lặn, cả đội vẫn tranh thủ trêu lũ chó trên đường, giậm chân, vỗ đùi khiến lũ chó sủa váng lên. Phùng Quán đã dành rất nhiều tình cảm trìu mến cho các em nên mới có thể kể lại sự hồn nhiên của các em một cách tự nhiên, gần gũi đến thế. Như vậy, những chiến sĩ nhỏ trong trung đoàn Trần Cao Vân hiện lên qua ngòi bút của Phùng Quán thật dễ mến. Các em sống đúng với cảm xúc tuổi thơ của mình, ngây thơ, ham vui, ham đùa nghịch, ham phần thưởng, và cũng đầy trong 22
- sáng trong những tình cảm dành cho nhau. Điều này khiến cho các em trở nên thật gần gũi, chân thực, khiến cho không chỉ độc giả nhỏ tuổi mà cả những người lớn cũng cảm thấy vô cùng xúc động và yêu mến các em. 2.2. Tuổi thơ nhọc nhằn, lam lũ Không chỉ cùng sống trong một thời đại đạn bom hào hùng của dân tộc phần lớn các nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội còn gặp nhau ở điểm chung đó là một tuổi thơ nhọc nhằn, lam lũ. Đằng sau những nụ cười hồn nhiên của Mừng, Vệ - to - đầu, Hòa - đen là cả một câu chuyện dài. Câu chuyện đó có cả vui buồn, ngọt ngào, cay đắng và trên tất cả là lòng yêu sống đến mãnh liệt của các em. Không thuần túy chỉ là một tuổi thơ hồn nhiên trong sáng, lớn lên cùng những trò chơi trẻ em mà nhiều nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết đã phải đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, làm lụng vất vả thậm chí đối diện với cả cái chết để có thể sống sót được trong cuộc sống nhiều đau thương, mất mát, bất công trong xã hội. Đó là câu chuyện của Mừng, cậu bé quá đỗi ngây thơ, trong sáng nên em luôn chân thành, tin tưởng mọi người để rồi bị Kim lợi dụng, nghi ngờ là gián điệp mà không được minh oan cho mình.Trước khi trở thành một chiến sĩ, Mừng từng là một đứa trẻ ngoan ngoãn, làm nhiều việc khác nhau để phụ giúp gia đình. Không được may mắn như những đứa trẻ khác, em sống trong một gia đình nghèo khó ở phía Bắc thành Huế. Mẹ em bán bún bò gánh để mưu sinh. Trước đây, mẹ Mừng cũng từng yêu một người và Mừng là kết quả của chuyện tình đó. Không bao lâu sau, bố em qua đời. Vì không muốn con mình sinh ra không có bố nên chị mới chấp nhận lấy tên Năm - ngựa làm chồng. Cũng chính vì vậy mà cuộc sống của hai mẹ con chị càng thêm đau thương, khổ cực. Thương mẹ làm ăn lam lũ, lại thêm bệnh hen suyễn liên miên nên Mừng đã làm rất nhiều việc để giúp mẹ. Khi thì nấu cơm, bồng em, phụ giúp mẹ bán bún cho đếncả việc trèo lên những ngọn cây bút bút cao nhất thành phố Huế để tìm lá thuốc cho mẹ. Cuộc đời của Vịnh rất khổ cực, cũng giống như khá nhiều đội viên khác trong đội. Mồ côi cha từ nhỏ, mẹ bỏ đi lấy chồng. Người bác ruột đem em về nuôi. Bác làm thợ nguội ở nhà máy đèn Huế. Gia đình bác mỗi ngày thêm túng bấn vì quá đông con, với đồng lương chết đói. Đang học lớp tư, em phải thôi học ở nhà bồng 23
- em, thổi cơm cho bác. Mới chín, mười tuổi đầu, em đã phải làm việc quần quật suốt từ sáng đến tối. Người bác gái ác nghiệt thường xuyên đánh đập em coi Vịnh chẳng khác gì đứa ở. Bác trai đi làm suốt ngày nên không thấu được hết tình cảnh vợ mình hành hạ đứa trẻ mồ côi. Năm mười một tuổi bác xin cho em vào học việc ở xưởng. Nối nghiệp bác, em học nghề nguội. Bàn tay nhỏ bé của em từ đó đã biết cầm cái kìm, cái búa, cái giũa, từ đó. Sau này, Vịnh đến với Cách mạng như một sự sắp xếp từ trước của số phận. Trong những câu chuyện về tuổi thơ nhọc nhằn, lam lũ ấy còn có Vệ. Đó là đội viên thứ mười hai của đội. Vệ trạc tuổi Vịnh - sưa, thân hình rất mảnh dẻ cân đối. Em có cặp mắt to,sáng, dịu dàng như mắt nai, thường ánh lên một vẻ buồn buồn rất lạ. Đặc biệt em có cái đầu to quá cỡ y như đầu người lớn chắp vào nên em được các bạn đặt cho biệt hiệu khá dễ thương: “Vệ to đầu”. Trước khi gia nhập Vệ quốc đoàn, Vệ là diễn viên nhào lộn của một gánh xiếc rong. Cuộc đời của người làm xiếc rong chẳng hề vui thú như chúng ta vẫn thường tưởng tượng. Trái lại, đó là cuộc sống gian truân, vất vả, cực nhọc với những vết sẹo dài như chém trên đầu của Vệ sau những lần luyện tập nghề xiếc. Ông chủ gánh xiếc mà Vệ theo làm cũng là người dạy xiếc cho các diễn viên.Tuy là một người có tài, nhưng ông chủ xiếc cũng ác vô cùng. Lúc dạy các diễn viên, tay ông ta không bao giờ rời cây roi da. Mỗi khi người học làm sai, hỏng, ông ta quất không tiếc tay, lại còn phạt nhịn đói. Ngoài việc chịu những đòn roi, những trận đói Vệ - to - đầu còn phải đối diện nhiều lần với tử thần. Để cạnh tranh với hàng trăm gánh xiếc rong khác, ông chủ bắt những người như Vệ phải diễn nhiều trò hết sức ghê rợn, mạo hiểm. Lên mười tuổi, Vệ đã phải phi thân bay qua vòng lửa cháy rần rật có cắm mười hai lưỡi dao nhọn hoắt. Nhưng khủng khiếp hơn cả là trò em làm bia sống cho người khác ném dao. Dao cắm sát đỉnh đầu, sát hai vai, luồn dưới hai nách, hai bên hông, hai bên bẹn, cuối cùng là dưới hai bàn chân. Vừa đúng mười hai lưỡi. Lưỡi dao nào cũng cắm cách người em chỉ vài ba phân, có lưỡi dính sát da, Rõ ràng tội ác của chiến tranh đã khiến cho biết bao đứa trẻ như Vệ, Vịnh, Mừng, rơi vào hoàn cảnh đau thương, thiệt thòi. Nếu không phải do chiến tranh loạn lạc, cuộc sống khó nhọc, nghèo nàn thì Vệ đã không phải sống chui lủi cùng gia đình gầm cầu sắt. Nếu như không có 24
- sự hi sinh anh hùng của những người con yêu quê hương, thì sẽ còn có hàng trăm, hàng nghìn đứa trẻ khác phải sống khổ cực như Mừng, Vịnh, Vệ, Hòa - đen bán đậu phộng rang giòn, Bồng da rắn trước khi đến với cách mạng lại phải bán bánh mì kiếm sống. Chính sự xót thương, cảm phục của người đọc dành cho các nhân vật nằm ở chỗ cuộc sống quá đỗi khắc nghiệt, nhơ nhớp ngoài kia chỉ có thể khiến đôi tay nhỏ bé của các em trở nên chai sạn, làn da có thể cháy đi vì nắng, cơ thể có thể chằng chịt vết sẹo nhưng tâm hồn lại luôn trong sáng. Những thứ gọi là ngoại cảnh đó chỉ có thể tác động đến thể chất của các em chứ không thể chạm đến phẩm chất được. Đằng sau bóng dáng nhỏ bé của những đứa trẻ đó là cả một tầm vóc anh hùng vĩ đại, sẵn sàng đánh đổi tất cả để bảo vệ quê hương, Tổ quốc, bảo vệ lí tưởng Cách mạng mà chúng tôn thờ bằng tất cả sức lực, tinh thần và tâm hồn trẻ thơ của mình. 2.3. Tuổi thơ với tình yêu quê hương, gia đình Ai cũng có một gia đình, quê hương là nơi để trở về. Đó cũng là nơi cất giữ tuổi thơ, những hồi ức tươi đẹp, nơi chứng kiến một con người người trưởng thành. Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường ngâm nga khúc hát: “Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày ”. Đơn giản chỉ vì quê hương, gia đình là nơi có những con người chúng ta yêu thương. Ẩn sâu phía trong vóc dáng nhỏ bé của những thiếu niên chỉ mười ba, mười bốn tuổi ấy là một trái tim yêu quê hương, gia đình đến tận cùng. Trẻ thơ vốn là những gì đơn thuần nhất, trong sáng nhất cho nên tình yêu của chúng dành cho quê hương, gia đình càng trở nên đáng quý, chân thành. Đọc Tuổi thơ dữ dội chúng ta bắt gặp hàng loạt các nhân vật trẻ thơ đã luôn cố gắng để bảo vệ cho gia đình, quê hương mình, những thứ mà chúng yêu thương, tôn thờ. Cũng chính vì vậy mà hình ảnh những em nhỏ trăn trở với những nỗi nhớ thương gia đình cứ trở đi trở lại, gây ấn tượng cho người đọc. Nếu không phải là một đứa trẻ ngoan, nặng tình cảm với gia đình thì sẽ chẳng bao giờ chúng ta có thể thấy được giọt nước mắt của Mừng lăn dài từ đầu cho đến cuối tác phẩm. Mừng đã bật khóc khi kể lại cho đội trưởng nghe về việc mẹ 25
- mình bị người cha dượng gọi là “con đĩ’’. “Mừng bỗng chốc nức nở tưởng chừng như trước mặt em không phải đội trưởng mà là mạ em đang nằm vật dưới đất, đầu tóc rũ rượi. Em òa khóc, nước mắt chan hòa lên hai gò má nhỏ liên tiếp xuống bàn. Đội trưởng phải đứng lên, ôm chặt em vào lòng. Hai mắt anh cũng đỏ hoe ” [13; 66]. Mẹ là người vô cùng quan trọng trong cuộc đời Mừng, giữ một vị trí rất quan trọng trong lòng cậu bé mười ba tuổi. Do vậy, khi mẹ bị lăng mạ thì lập tức Mừng cảm thấy bị tổn thương và đau đớn tột cùng. Tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ con Mừng còn được thể hiện ở chỗ chị Niệm bị bệnh hen suyễn, Mừng không ngại vất vả trèo từng cây bút bút để tìm lá thuốc chữa bệnh cho mẹ:“Rất nhiều gốc cây đã thấm những giọt nước mắt nóng hổi của em. Những giọt nước mắt đau buồn và thất vọng. Những giọt nước mắt đau buồn và thất vọng. Những giọt nước mắt rơi xuống trong tiếng kêu thầm nức nở: “Mạ ơi cây bút bút ni cao ri mà cao cũng không có lá tầm gửi. Biết khi mô cho mạ lành được bệnh suyễn mạ ơi!” [13; 96]. Em vui cùng với nụ cười, khóc cũng vì nỗi đau của mẹ. Những giọt nước mắt của Mừng không chỉ lã chã rơi trên từng trang sách khi em định trốn đơn vị về thăm mẹ trước khi đi làm nhiệm vụ mà nó còn ướt nhòa trang sách ở phần cuối của tiểu thuyết khi tất cả mọi người mà em yêu thương nhất và cả mẹ cũng nghi ngờ em là Việt gian. Đến khi trút hơi thở cuối cùng chị cũng không thể tin tưởng con trai mình. Sự ra đi đột ngột của chị Niệm cùng sự ngờ vực của mình chẳng khác nào mũi dao đâm thẳng vào trái tim đứa trẻ chỉ mới tròn mười ba tuổi. “Mừng hai tay ôm chặt lấy đầu mạ, mắt nhìn trân trân không chớp. Cả người em như chết lặng, nét mặt ngơ ngác, hoảng loạn. Rồi em như vụt hiểu ra. Nỗi khủng khiếp nhất đời em đã điểm! Miệng há to, đôi mắt sưng vù vì khóc, cặp môi run bần bật, em bỗng thét to đến bất ngờ: - Mạ! Mạ! Không phải! Không phải! Con không phải là Việt gian, con là Vệ quốc đoàn! Mạ ơi!’’ [13; 711]. Tiếng khóc cùng lời giải thích của Mừng như in một vết hằn trong tâm trí độc giả. Có gì đó xót xa, da diết. Bất chợt ta có cảm giác như đó chính là lời thanh minh của 26
- Phùng Quán “Tôi là Vệ quốc đoàn!”trong suốt gần ba mươi năm sống trong cảnh oan ức. Có thể thấy tình yêu gia đình của Mừng, Vệ gắn bó sâu sắc nhưng vẫn chưa thể đủ lớn lao để so sánh với tình yêu thiêng liêng mà các em dành cho quê hương, Tổ quốc.Không chỉ bao thế hệ thanh niên hi sinh quên mình đất nước, mà đến cả thế hệ trẻ thơ như Lượm, Tư - dát, Vệ - to - đầu, Vịnh - sưa, Quỳnh sơn ca và ngay như chính tác giả Phùng Quán cũng đã từng gắn bó với vận mệnh của dân tộc, gắn bó với Cách mạng thời còn trứng nước. Các nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội đều đến với Cách mạng một cách tự nhiên, tự nguyện gắn bó số phận mình với vận mệnh dân tộc. Mừng đã phải rơi rất nhiều nước mắt vì nhớ mẹ, chỉ dám lén nhìn mẹ từ xa để rồi phải gạt đi nước mắt lên đường làm nhiệm vụ vì căm thù giặc. Vịnh sưa cũng gia nhập Vệ quốc đoàn khi một đơn vị Vệ quốc đoàn thuộc tiểu đoàn Tiếp phòng quân về đóng khu vực nhà máy nơi em làm việc vào hè năm 1946. Rất nhiều nhân vật khác nhau cũng tham gia nhập ngũ như Hòa - đen, Bồng da rắn với những chiến công đầu tiên, nộp cho Vệ quốc đoàn khẩu súng “tôm-sơn” lấy được từ một tên lính Tàu say rượu. Tư - dát vốn là đứa nhát gan không ai bằng nhưng lại dám liệng cặp sách xuống sông, lén nhảy lên tàu, trốn theo đoàn quân Nam tiến theo tiếng gọi của Tổ quốc,trở thành liên lạc viên của tiểu đoàn mười tám. Sẽ là thiếu sót nếu như chúng ta bỏ qua nhân vật Quỳnh sơn ca - quản ca của đội. Quỳnh có ngoại hình xinh đẹp, có tài ca hát và soạn nhạc, gia cảnh tốt. Tưởng chừng như một đứa trẻ lớn lên trong yên bình như Quỳnh thì cuộc đời sẽ bằng phẳng nhưng Quỳnh lại đi ngược lại với mong muốn của gia đình, chấp nhận từ chối một tương lai phía trước mà gia đình đã gây dựng để trở thành một chiến sĩ nhỏ của Vệ quốc đoàn. Rõ ràng các nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội (Mừng, Tư, Vệ, Quỳnh, )đều tự chọn con đường đi đúng đắn cho bản thân mình vì nó xuất phát từ sự thôi thúc trái tim và chính nghĩa. Chỉ có những trái tim biết yêu mới đủ sức sống để làm nên những điều kì diệu. Tình yêu gia đình và tình yêu cá nhân đã được bao trùm bởi tình yêu quê hương, Tổ quốc. Phùng Quán đã khéo léo xây dựng thành công diễn biến tâm lí nhân vật trong suốt chặng đường đi từ cuộc sống riêng 27
- tư của từng thành viên nhỏ cho đến khi họ biết đến nhau ở mái nhà Vệ quốc đoàn. Song song với những chi tiết đó thấp thoáng hiện ra dòng sông Hương dịu dàng cùng với bầu trời Huế khi đầy mây đen dày đặc cũng có khi hửng hửng nắng chói chang như thể quê hương luôn luôn đồng hành cùng mỗi bước chân của các em vậy. Đó cũng chính là tình yêu quê hương, xứ sở dành cho những người con ưu tú như một lời khẳng định đất nước Việt Nam thuộc về người dân Việt Nam. 2.4 Tuổi thơ với khát vọng tự do Khát vọng và mơ ước của con người là nơi mà không một ai khác có thể chạm tay vào được. Khát vọng tự do là một khát vọng chân chính. Nó đại diện cho mong muốn của tất cả mọi người trong nhân loại mơ ước về một cuộc sống mà con người được làm chủ, được sống tự do tự tại, sống hạnh phúc ngay trên mảnh đất quê hương mình. Những đứa trẻ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội cũng ít nhiều mang trong mình niềm hi vọng lớn lao về một ngày mai tươi sáng. Chính vì vậy, dù hoàn cảnh chiến đấu hay cuộc sống thường nhật khó khăn như thế nào đi chăng nữa thì niềm tin vào Cách mạng, vào sự hồi sinh của dân tộc vẫn không thay đổi. Dù cuộc chiến đấu khó khăn, gian khổ thì các đội viên Vệ quốc đoàn vẫn cất cao tiếng hát trong trẻo: “Đội Vệ quốc quân một lần ra đi Nào có mong chi đâu ngày trở về Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi, Ra đi, ra đi thà chết không lui ” Lời ca của các em cất lên như một khát vọng về tự do vang lên bầu trời xanh thẳm với niềm tin bất diệt rằng ngày mai mọi thứ sẽ tốt đẹp, tương lai sẽ rộng mở.Như để khẳng định niềm tin khát vọng sớm sẽ thành hiện thực, Phùng Quán đã tinh tế khi lồng ghép lời nói của người đội trưởng (người các chiến sĩ nhỏ luôn tin tưởng và kính trọng) trong lúc trò chuyện về suy nghĩ của các em về cuộc kháng chiến nhất định thành công. Khi đất nước thống nhất, một tương lai mở ra, tất cả các em sẽ được đi học, mẹ các em sẽ được chữa khỏi mọi bệnh tật, những ấp ủ trong các 28
- em suốt bấy lâu nay sẽ trở thành hiện thực. Dù chẳng ai nói với ai, nhưng sâu thẳm trong tâm hồn, trong ý chí của các em luôn bừng sáng những ước mơ, khát vọng đó. Đặc biệt, nhân vật Quỳnh sơn chính là sự hiện thân của Phùng Quán được khắc họa rõ nét trong tác phẩm. Nếu như Phùng Quán suốt bao nhiêu năm vẫn chỉ viết về một đề tài “lỗi thời”” thì nhân vật Quỳnh sơn ca trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội đã dùng cả cuộc đời mình để soạn nên những bản nhạc vì con người, vì cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng. Có những tác phẩm em đã hoàn thành trọn vẹn nhưng cũng có những dự định còn dang dở vì em đột ngột ra đi. Những bản nhạc của em ra đời chính khát vọng và trái tim của mình cùng với tài năng nghệ thuật thiên bẩm đã khiến mọi người không khỏi xúc động. “Sông Ô Lâu trắng đôi bờ tóc lau, Hát lời thề kháng chiến đến bạc đầu.” Câu hát ấy không chỉ thấm vào lòng người nghe mà còn có khả năng thấm nhuần vào hơi thở của sông núi quê hương. Quỳnh là đội viên độc nhất trong đội biết đọc các bản nhạc, biết chơi đàn măng-đô-lin, pi-a-nô. Em là con viên quan tuần phủ, sống trong ngôi biệt thự hai tầng đẹp nhất vùng Vĩ Dạ. Thay vì nghe theo lời cha sang nước ngoài du học để phát triển tài năng nghệ thuật, Quỳnh quyết định từ bỏ tất cả để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Em tham gia Vệ quốc đoàn vì những bài hát cách mạng. Chính những bài hát Bao chiến sĩ anh hùng, Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi, Diệt phát xít, Đuốc gươm thiêng nung cho nước nhà, Mắng Việt gian, đã chạm tới trái tim Quỳnh để em quyết định lớn lao của đời mình, thoát khỏi không gian chật hẹp trong gia đình để vươn đến bầu trời rộng lớn của Tổ quốc. Hình ảnh cậu bé nhún nhún thử mấy cái ba lô đã chắc chưa rồi bất ngờ vươn thẳng người lên, hơi đưa ngực về phía trước, cất cao giọng hát khiến người đọc ấn tượng “ Bao chiến sĩ anh hùng giọng em trong vắt, cao vút,vang ngân, Ôi, từ giọng hát đến dáng điệu của em lúc này sao giống hệt con chim sơn ca đang lao thẳng lên giữa bầu trời lồng lộng, chớm hồng, cất tiếng hót theo đà bay, để chào mừng những tia nắng đầu tiên .” [13; 74]. Khát vọng tự do không chỉ có sức ảnh hưởng đến một cá nhân mà là cả một tập thể. Vũ khí đánh giặc không đơn thuần chỉ là công cụ có sức gây sát thương lớn mà đôi khi nó còn là sức 29
- mạnh tinh thần, tinh thần đoàn kết là sức mạnh quật ngã quân thù. Hình ảnh Quỳnh như “chú chim sơn ca lao thẳng lên bầu trời”thể hiện khát vọng lớn lao của một con người muốn chạm tay đến bầu trời tự do, tự tại. Tóm lại, những nhân vật trẻ thơ trong đội trinh sát của tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, đặc biệt là nhân vật Quỳnh sơn ca đều gắn bó với vận mệnh của dân tộc khi tuổi đời còn rất trẻ. Các em đến với Cách mạng một cách rất tình cờ và cùng mang trong mình khát vọng về một ngày mai tươi sáng, khát vọng độc lập tự do đến cháy bỏng. Hình ảnh Quỳnh giống như chú chim sơn ca cất tiếng hót theo đà bay, để chào mừng những tia nắng đầu tiênnhư một dấu hiệu tin tưởng vào Cách mạng đang trên đà phát triển, độc lập, tự do sẽ thuộc về chúng ta. 2.5 Tuổi thơ anh hùng trong chiến đấu Nói đến Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán là chúng ta có thể nhớ ngay đến một thế hệ trẻ thơ trưởng thành cùng bom đạn, dùng tuổi thơ sống với không khí đấu tranh hào hùng của dân tộc. Dường như có một sợi dây vô hình nào đó đã gắn kết vận mệnh của các em cùng với vận mệnh của dân tộc. Cùng sống và chiến đấu với nhau khi ở độ tuổi hồn nhiên, trong sáng nên khi đọc những trang văn rất chân thật của Phùng Quán người đọc như thể có thể nhìn thấy được trọn vẹn bức tranh cuộc sống của nhân vật trẻ thơ trong cuốn tiểu thuyết này. Đó là những nhân vật có thật bước vào đời sống văn chương nên càng có sức thuyết phục lớn tác động đến lí trí và tâm hồn độc giả. Không hề mất đi nét ngây thơ, trong trẻo của tuổi thần tiên nhưng ý chí của các em lại bền bỉ và sắt đá hơn những bạn trẻ cùng thời khác. Cuộc đời các em có cả niềm vui, nỗi buồn và có cả sự hi sinh, đau thương, mất mát. Từ khi quyết định dấn thân vào con đường Cách mạng, các em đã biết bản thân phải gác lại công việc cá nhân, tập trung toàn tâm toàn ý vào sự nghiệp đấu tranh của dân tộc. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, các em thiếu niên trong đội Vệ quốc đoàn không những chỉ phải trải qua những ngày tháng sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất mà các em còn phải đối mặt với sự gian khổ, khốc liệt. Thay vì trốn tránh, các chiến sĩ tí hon đã dũng cảm cùng nhau vượt qua những khó khăn đó. Chính vì vậy khi về thăm mẹ, Mừng không dám để mẹ thấy mặt em mà lẳng lặng nhìn từ phía sau và vội vã trở về đơn vị nhận nhiệm vụ. Quỳnh sẵn sàng bỏ cả tương lai 30
- rộng mở phía trước để làm chú chim sơn ca hót líu lo trên bầu trời cách mạng. Nhiều đứa trẻ khác như Tư-dát, Hòa - đen, Vệ - to - đầu, Bồng da rắn, Lượm tìm mọi cách để bén duyên, nguyện gắn bó với cách mạng. Những bài tập khó như nhảy từ vị trí rất cao sống sông, cưỡi ngựa, làm liên lạc mật, đọc bản đồ, cũng không thể làm sờn đi ý chí sắt thép của các em. Trái lại, chúng học tập rất chăm chỉ để mong đợi hoàn thành nhiệm vụvìbên cạnh chúng luôn có sự khích lệ động viên rất lớn của những người chỉ huy,đã giúp các em xua tan đi mọi lo lắng, sợ hãi. Có thể kể đến chiến công đầu tiên của Mừng khi dẫn đầu trung đội cảm tử mang bom vô choảng nhà thằng Lơ - bơ - rít vào đúng tối ba mươi.Mặc dù đã từng trèo trộm vào nhà tên Lơ - bơ - rít rất nhiều lần để tìm lá thuốc cho mẹ nhưng đó là lần đầu tiên em giao nhiệm vụ nên tâm trạng bối rối, lo âu thấp thỏm. Bằng trí nhớ, sự thông minh và lòng yêu nước đã giúp em đi đúng hướng. Không chỉ dừng lại ở chiến công đó, Mừng còn có khả năng quan sát bản đồ rất tốt, cũng là người có công tìm ra vị trí đặt đài quan sát cho đội Thiếu nhi trinh sát tại chiến khu Hòa Mỹ. Có lẽ đơn vị Thiếu niên trinh sát chưa kịp chưa kịp tổ chức học tập về ý thức cảnh giác cách mạng nên Mừng đã phạm lỗi lớn và em đã phải trả giá bằng tính mạng cho sự cả tin của mình. Lợi dụng được sự cả tin, ngây thơ của Mừng, Kim đã lấy cắp được bản đồ quân sự. Mừng bị nghi ngờ quy kết là Việt gian mà không thể thanh minh được. Em từ một đứa trẻ trong sáng vô ngần trở thành thứ dơ bẩn trong mắt mọi người, trở thành nỗi xót xa thất vọng của mẹ trước khi nhắm mắt. Nhưng ngay cả khi bị nghi ngờ là Việt gian, Mừng vẫn quyết định nén lại nỗi đau, sự oan ức để tham gia vào trận chiến ác liệt. “Tất cả những cái đó, cùng một lúc, đã làm cho khí phách chiến sĩ lúc xung trận trong em bừng sống dậy, với tất cả sức mạnh tinh thần của nó. Nó chiếm lĩnh toàn bộ con người em, từ mỗi thớ thịt, mỗi nhịp tim” [13; 715-716]. Suốt cả quá trình chiến đấu dù bị thương, dù đang sống trong sự ngờ vực là Việt gian Mừng vẫn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ cuối cùng trong cuộc đời mình. Trước khi ra đi em chỉ kịp vang lên một tiếng kêu yếu ớt nhưng rành rọt. “Anh ơi, anh đừng nghi em là Việt gian nữa, anh hí!”[13; 718]. Câu nói cuối cùng của “người thiếu niên vừa tròn mười ba tuổi đời, yếu ớt và nhỏ dần như một 31
- hơi thở nhưng trong khoảnh khắc ấy đã bao trùm lấp cả tiếng bom đạn giặc và cả tiếng sấm rền của trận địa đã làm tanh bành hơn hai đại đội giặc” [13; 718]. Sự hi sinh của Mừng và sự giải oan ở phút chót của em là niềm mơ ước và tuyệt vọng của Phùng Quán. Tuổi thơ của Phùng Quán cũng là một tuổi thơ dữ dội và anh hùng. Thế mà cả một nửa đời người sau ông trở thành kẻ phản bội Tổ quốc. Để cho Mừng hi sinh, Phùng Quán cũng như cho mọi người đọc thấy nỗi tuyệt vọng của bản thân, nếu tác giả có hi sinh vì Tổ quốc như thế, ông cũng chẳng thể chứng minh mình trong sạch. Vì thế, những trang văn viết về Mừng vừa đậm chất tráng ca, nhưng cũng đầy màu sắc bi thảm. Trong cuộc chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ người đọc còn được chứng kiến sự hi sinh mất mát của Châu, Hiền, Hòa - đen. Các em đều là những chiến sĩ dũng cảm, kiên cường. “Châu - sém bị trúng đạn đum đum, bụng mổ phanh, Hiền bị đạn vào ngực. Hòa - đen bị mảnh bom phạt cụt một chân. Bạn nào cũng nằm chết trong tư thế co quắp, đầu và thân bị giập nát vì ngã nhào từ trên ngọt cây xuống đất.” [13; 714]. Những hình ảnh, cái chết thương tâm của các em để lại sự ám ảnh và đau xót cho người đọc. Sẽ là sơ xuất nếu như đọc Tuổi thơ dữ dội mà để nhân vật Vịnh - sưa cùng chiến công của mình đi qua cùng với lớp bụi của thời gian. Trong khi đi tìm đồng đội của mình là Quỳnh sơn ca bị lạc trên đường làm nhiệm vụ, em phát hiện ra một kho xăng đạn lớn của kẻ thù, Vịnh đã tìm mọi cách liên lạc, bắt tín hiệu với đồng đội để yêu cầu bắn kho xăng đạn. Sau khi quan sát địa hình và tính toán khá kĩ lưỡng, Vịnh đã xác định được vị trí ngôi nhà có kho xăng đạn mình đang đứng. Em cũng tính toán ra được vị trí này rất gần khu vực có đài quan sát mà quân ta đang chiếm giữ có tổ của Hiền đang hoạt động. Vốn là một cậu thiếu niên trinh sát thông minh nên Vịnh đã quyết định trèo lên nócnhà, dùng cờ tín hiệu báo cho đài quan sát biết về kho xăng đạn núp kín dướichân ngôi lầu này. Khi đồng đội nhận được tín hiệu do Vịnh thông báo thì: “qua màn hình, người đánh tín hiệu đang đưa cao hai lá cờ rồi bắt chéo trước ngực ra tín hiệu dứt câu, bỗng đột ngột buông thõng hai tay xuống như bị chém sả hai vai. Chừng hai phút sau người đánh tín hiệu như vui mừng tỉnh dậy sau cơn ngủ thiếp mê man hai lá cờ tín hiệu tuột khỏi tay Vịnh, lăn 32
- long lốc theo chiều dốc mái lầu.” [13; 123]. Vịnh đã hi sinh, đứng cao lồng lộng giữa bầu trời thành phố. Em đã trở thành một bức tượng đài về người anh hùng của dân tộc tạc vào tâm trí người người dân và trong cả bầu trời thành phố Huế. “Thân hình trần trụi, nhỏ bé mà lẫm liệt của người chiến sĩ thiếu niên đứng chon von trên đầu bọn giặc cùng với cây cột thép thu lôi mỗi lúc càng lộ rực rỡ trên cái nền đỏ chói chang rực rỡ ấy, tưởng chừng như chính lửa đã tạc khắc nên ” [13; 125]. Trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội Phùng Quán đã dành cho nhân vật Lượm tình cảm đặc biệt. Lượm sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, cha em từng bị giặc bắt rồi vượt ngục mấy lần. Mang trong mình dòng máu của người chiến sĩ cách mạng nên Lượm có nét thông minh và kiên cường hơn những đứa trẻ cùng tuổi khác. Trước khi bị đẩy vào nhà tù,vì Lượm là một đứa trẻ rất thông minh nên khi được giao nhiệm vụ, em thận trọng giấu thư vào những chỗ giặc không thể ngờ tới: nhét giấy vào cổ chim giả vờ là đứa trẻ ham vui, khi thì giả vờ đi thăm bà nên nhét mật thư vào ruột đòn bánh tét. Lần nào em cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Lúc bị giặc bắt, Lượm đã phải chịu những trận tra tấn đòi roi dã man “áo quần cặp môi sưng vều, khóe môi chảy dài hai vết máu, khuôn mặt tím bầm như quả bồ quân, hai mí mắt húp lên không mở ra được, hai mắt cá chân như hai quả trứng xanh tím màu máu đọng, gan bàn chân đỏ hơn. Họ bế nó lên, cởi quần áo ướt ra. Nó bật rên đau đớn như bị lột da. Tấm lưng bé nhỏ ôm tròn những lằn roi tím sẫm.” [13; 291-292]. Thế nhưng em không hề khuất phục trước đòn roi của quân thù. Quân địch ngây thơ nghĩ rằng Lượm cũng chỉ trẻ con như tên Kim điệu nên có thể dễ dàng mua chuộc, thao túng Lượm như giật một con rối. Nhưng thứ mà chúng nhận được chỉ là sự tức giận và nụ cười khinh bỉ của em. Khi sống ở nhà lao Thừa phủem đã phải đối mặt với đòn roi của giặc, sự nguy hiểm đến tính mạng đến từ Lép - sẹo (một đứa trẻ liều lĩnh bị nhốt trong tù) và cả căn phòng gồm rất đông người ở nhưng thiếu chỗ ngủ vì cầu tiêu trong phòng bị tắc, phân tràn hết lên mặt sàn, vừa mất vệ sinh vừa gây bệnh cho người ở. Để tìm được chỗ ngủ cho đồng đội của mình,Lượm đã “thọc tay vào vũng phân Lượm móc lên một nùi ghẻ và giấy lầy nhầy phân, ném vào thùng. Nó móc tiếp, móc tiếp, lôi lên từng nùi lớn, nùi nhỏ, nào lá, nào cỏ, và cả gạch vụn, đá vụn. Cánh tay, bắp tay, rồi tận nách, mặt gần sát vũng phân” [13; 414]. Không 33
- đau đớn về thể xác nhưng không phải ai cũng dũng cảm làm được việc này bởi vì dọn sạch những thứ nhơ nhớp đầu độc cuộc sống đồng loại được coi là một trong những chiến công lớn lao của con người. Chính vì bản lĩnh, thông minh, kiên cường và sống có tình cảm nên Lượm mới có thể có được tình cảm chân thành và sự ủng hộ của bạn bè để vượt ngục lần thứ ba. Lần này em không chỉ vượt ngục thành công, mà còn lấy dược cây súng của kẻ thù mang về. Trong suốt quá trình sống trong lao ngục, bị tra tấn đòn roi dã man nhưng Lượm nhất định không khóc. Em chỉ khóc khi nghĩ về những hi sinh quá lớn của đồng đội mình, rơi nước mắt khi đồng đội tặng mình hai đòn mía, khi vượt ngục không thành công bị xiềng xích và mất tự do tuyệt đối. Có lẽ lòng kiêu hãnh của một đứa trẻ được tô luyện trong môi trường cách mạng chỉ cho phép chúng được khóc vì những điều tốt đẹp, những người chúng tôn thờ và yêu thương. Nhưng cho dù có bản lĩnh đến đâu đi chăng nữa thì Lượm vẫn là một đứa trẻ nên đôi khi nó vẫn khóc vì những lí do bình dị nhưng với ý chí kiên cường chảy trong huyết quản của mình nên nó không muốn ai nhìn thấy mình khóc cả: “Nhiều đêm nó nằm giữa cách bạn mà úp mặt vào cánh tay lặng lẽ khóc thầm”. [13; 464]. Khác với sự hi sinh của Mừng, Vịnh - sưa và một số đội viên khác Cái chết của Quỳnh sơn ca đã gây ra một chấn động sâu sắc, thật dữ dội, trong lòng các đội viên Thiếu niên trinh sát, có lẽ còn sâu sắc hơn cả cái chết của Vịnh - sưa. Có thể ngay từ đầu, ngoại hình, thân thế, tài năng của Quỳnh so với các bạn khác trong đội đã có sự khác biệt. Nhưng sự khác biệt đó không làm cho khoảng cách giữa Quỳnh và các bạn trong đội trở nên xa cách hơn. Em đã dùng tấm lòng và tài năng của mình để cảm lòng người thông qua âm nhạc. Từ nhỏ, Quỳnh đã sống trong một gia đình quan lại nên không phải làm lụng vất vả nhưng em vẫn luôn cố gắng để hòa nhịp được với cuộc sống tập thể. Dù bị mảnh chai cắm vào chân em vẫn giấu diếm sự thật vì lo không được đi làm nhiệm vụ cùng các bạn. Kết quả Quỳnh bị lạc đường và rơi xuống miệng hố, rất may là Mừng đã tìm được. Đoạn văn kể về cảnh Mừng cứu Quỳnh khiến người đọc cảm động và khâm phục ý chí, tình bạn, tình đồng đội của hai đứa trẻ. Dù vết thương khá nghiêm trọng và phải phẫu thuật nhưng Quỳnh vẫn vượt qua và sáng tác nhạc. Vậy mà, khi người thân của Quỳnh đến thăm 34
- em và mang theo cả lá thư ba muốn em trở về nhà đi du học thì Quỳnh lại không thể đủ sức khỏe vượt qua nổi. Khi phải quyết định lựa chọn “chiếc đàn dương cầm hay những vỏ chai đựng thuốc, những chậu hoa hồng, hoa cẩm chướng hay bao tải rách lúc nhúc rận, bầu trời Thụy Sỹ thanh bình hay bát cháo với cục đường đen.” Quỳnh đã chọn “lí tưởng cứu nước” cho đời mình [13; 592]. Chú chim sơn ca ấy đã cất tiếng hót cuối cùng của đời mình. Vẫn là lời ca ấy: “Sông Ô Lâu đôi bờ trắng tóc lau, Hát lời thề kháng chiến đến bạc đầu.” Dù chú chim sơn ca ấy không thể tiếp tục cất tiếng hát vang đến bầu trời xanh nữa nhưng những khúc ca về niềm tin và hy vọng em đang hát dở sẽ có những người khác hát tiếp. Hình ảnh Quỳnh chính là một bức tượng đài đẹp về một người chiến sĩ nhỏ tuổi hi sinh ước mơ, lợi ích của mình, chấp nhận cuộc sống gian khổ cùng đồng đội và khép lại cuộc đời của mình trong sự thán phục, tự hào của mọi người. Tóm lại, mỗi nhân vật trẻ thơ anh hùng đều chiến đấu và hi sinh trong những hoàn cảnh khác nhau biệt các em cùng gặp gỡ chung ở một điểm, đó chính là lí tưởng cách mạng được nuôi dưỡng từ trong chính tâm hồn ngây thơ, trong sáng của mình. Dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng bằng bản lĩnh cá nhân, lòng can đảm và tình yêu thủy chung với quê hương, Tổ quốc các em đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và sống mãi trong lòng độc giả. 35
- CHƯƠNG 3 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TIỂU THUYẾT TUỔI THƠ DỮ DỘI 3.1 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ làm nổi bật cá tính nhân vật Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, đối với âm nhạc, chất liệu của văn học là ngôn từ nên sự sáng tạo của nhà văn về ngôn ngữ đối với đứa con tinh thần của mình có ý nghĩa rất quan trọng. Sự sáng tạo ấy rất đáng được ghi nhận nếu nhà văn đã có dụng công khai thác vốn từ ngữ dân tộc và tìm tòi thêm nhiều từ ngữ mới mẻ khác. Chức năng nghệ thuật của ngôn từ nghệ thuật là sáng tạo hình tượng và biểu hiện tư tưởng, tình cảm của nhân vật. Phùng Quán sáng tác cả thơ và văn xuôi nên ngôn ngữ trong sáng tác của ông rất phong phú, đa dạng. Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, tâm lí, thị hiếu, Đằng sau mỗi câu nói của mỗi con người đều có lịch sử riêng của nó. Trong cuộc sống không thể có những người nói hoàn toàn giống nhau, nhà văn tài năng là người phát hiện ra những nét riêng của ngôn ngữ nhân vật để thể hiện trong tác phẩm. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong tác phẩm văn học vừa có vai trò bộc lộ tính cách, vừa thúc đẩy quá trình thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. Trong lời văn của Phùng Quán, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật chiếm tỉ lệ khá cao. Nhà văn có khả năng tạo dựng các đoạn đối thoại sinh động và hấp dẫn. Trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội nhà văn đã khéo léo sử dụng thành công ngôn ngữ trẻ thơ để làm nổi bật lên tính cách và hình tượng nhân vật. Tác phẩm này viết về những em thiếu nhi nên ngôn ngữ của các em vô cùng hồn nhiên. Các em không phải câu nệ nói thế này, thế kia, mà nói những lời ngây ngô được phát ra đầy tự nhiên. 36
- Mỗi lời nói của các nhân vật cũng thể hiện cá tính của các nhân vật đó. Có thể nói chỉ cần một lời nói nào đó cất lên là người ta sẽ nhận ra ngay đó là ngôn ngữ của nhân vật nào trong khối lượng hàng trăm nhân vật đồ sộ của tác phẩm. Em Vịnh là một chiến sĩ nhỏ gương mẫu trong đội thì luôn có giọng nghiêm túc: “Không có họ thì có cái chi mà cậu cũng cười? Đã không biết được họ mình là chi, chắc ở nhà hắn phải khổ lắm” [13; 32]. Đó là câu nói của em khi thấy các bạn đang trêu chọc chuyện Mừng không họ. Trong lúc làm nhiệm vụ, tinh thần nghiêm túc của em thể hiện đặc biệt rõ ở bức điện mà em đánh về cho đồng đội: “Một kho xăng đạn lớn ngay sau phía ngôi nhà tôi đứng. Yêu cầu bắn”. Lời nói nghiêm túc của em khiến cho đội trưởng cảm tưởng đây như một mệnh lệnh mà người chiến sĩ nhỏ của anh đã phát ra, khiến tất cả không thể ngồi yên. Còn Tư - dát, vốn bản tính vui vẻ, hay đùa, hay bỡn cợt, mỗi lời em nói ra đều thể hiện bản tính ấy. Lúc tập nhảy xuống cầu, do không biết nhảy nên em bị chìm sâu mãi mới ngoi lên mặt nước được, ấy thế mà em vẫn trêu đùa: “Vừa lặn xuống đáy sông tớ đã gặp ngay một anh cá gáy to bằng hai bàn tay xòe Anh qua lượn qua trước mặt tớ, quệt cả đuôi vô trán ” [13, 18]. Từ còn thường xuyên trêu Mừng: “Hắn bồng em giỏi rứa nay mai ra trận hễ bắt được thằng tù binh mô là giao ngay cho hắn bồng về nộp cấp chỉ huy” [13; 23], “Lỡ cọp nhảy ra vồ thì cậu nhớ bỏ nịt tớ ra nghe, cậu mà níu chặt quá, hắn tha luôn cả tớ đi thì chết tớ đó nghe” [13; 196]. Rồi tư còn bịa đủ thứ chuyện về cái ngoại hình thảm thương của Mừng, nào là Mừng đi liên lạc gặp cọp mà cọp không dám xơi vì mùi tanh của Mừng, nào là Mừng đi tắm bị trôi mất quần áo, đang tưởng phải ở truồng thì thấy bộ quần áo trôi ngược trở lại, té ra là do bọn giận sợ chết đuối nên hò nhau kéo bộ quần áo lại Có thể nói trong bất kì hoàn cảnh nào, Tư - dát cũng có thể phát huy sở trường ăn nói liến láu của mình, biến những câu chuyện không đâu thành những câu chuyện cười mà giọng em vẫn vui vẻ. Ngay trong giờ phút đau khổ là truy điệu Quỳnh - sơn - ca , Tư - dát vẫn trêu được Mừng, em đưa cho Mừng miếng vải đen cắt ra làm tang còn thừa, bảo Mừng: “Mi nhớ cất cho kĩ, đến khi mô đến lượt mi tao khỏi mất công đi xin” [13; 607]. Ngôn ngữ của Tư - dát chứng tỏ một bản tính vui vẻ, thậm chí là lạc quan trong mọi tình huống của người chiến sĩ nhỏ, đồng thời nó cũng thể hiện tài ăn nói của em. 37
- Mừng là đứa trẻ ngây thơ nhất trong đội Thiếu niên trinh sát nên ngôn ngữ em sử dụng cũng thật thà, hồn nhiên. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong cuộc đối thoại của em với đội trưởng trong lúc ghi lí lịch đội viên: “ - Em họ chi? - Tên thì anh biết rồi, anh muốn hỏi họ em kia? - Dạ họ chi chi ấy” [13; 24-25] Hay khi Mừng nói nhầm giữa việc làm “trinh sát” thành “khinh sát” rồi lúc nói về những công việc em có thể làm được để góp sức cho chiến đấu em đã liệt kê ra một loạt các công việc như bơi lội, nấu cơm, bồng em, chọi dế. Khi bị Tư - dát trêu đùa là phải bế tù binh nộp cho chỉ huy em cũng cho là thật “nhưng thằng Tây to rứa em sợ bồng không nổi ” [13; 23] khiến cho cả đội đều phải bật cười. Lượm thì lại được coi là đứa trẻ kiên cường và cứng rắn nhất trong tác phẩm. Chính vì vậy nên em vẫn có thể lên kế hoạch và vượt ngục đến ba lần. Dù phải chịu đựng rất nhiều khổ cực và nguy hiểm nhưng em không hề nản chí. Lời nói trong đối thoại của em đều mang tính chất hành động dứt khoát. Đó là khi Lượm khuyên Thúi nên ăn hết số kẹo gừng mà không cần phải sợ hãi mụ bà chủ động ác: “Mi sửa sang làm chi cho mệt! Lượm nói. Trước sau rồi cũng chảy nước hết thôi chết cóc khô chi! Chảy nước thì đem ra ăn quách.” [13; 296]. Còn đây là hành động quyết liệt của Lượm khi quay lại nhà viên quan Pháp lấy khẩu súng và bốn băng đạn trước khi chạy trốn trong lúc nói chuyện với Lép - sẹo: “- Cậu còn đi mô nữa? - Tớ còn phải trèo vô buồng thằng quan hai lấy khẩu súng và bốn băng đạn. - Có gay lắm không? - Gay” [13; 500]. Ngoài ra, trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội Phùng Quán cũng còn sử dụng khá nhiều ngôn ngữ trẻ thơ để thể hiện được diễn biến tâm lí, tính cách các nhân vật trẻ em của mình. Có thể nói đến trường hợp của Hòa - đen khi rất tức giận mà dám chửi thẳng mặt hai người khách trong quán ăn đang nói chuyện chế giễu Việt minh: “ Tổ cha bay! Hai đứa bay là đồ Việt gian! Tổ cha hai thằng Việt gian có ăn đít tao đây! Tao mà có khẩu súng, tao nã cho hai thằng bay hai phát vô giữa hai lỗ miệng ngay!” [13; 181-182] Hay là tình huống Mừng phát hiện ra Kim là tên phản bội. Sự ngây thơ, dại dột, ngờ nghệch của chú bé mười ba tuổi biến mất, nhường chỗ cho sự suy luận sáng suốt và trực 38
- giác nhạy bén của người chiến sĩ trinh sát. Ngôn ngữ nhân vật cũng trở nên cứng rắn, đanh thép hơn: “Kim! Mi là đồ con chó! Mi là thằng Việt gian!” [13; 654] Sinh ra trên đất Huế, ngôn ngữ Huế đã ngấm vào máu thịt Phùng Quán, nuôi dưỡng tâm hồn ông. Trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, lớp từ ngữ địa phương Huế đã góp phần lớn cho sự thành công của cuốn tiểu thuyết. Các nhân vật trong tác phẩm hầu hết được sinh ra và lớn lên ở Huế, nên ngôn ngữ của các nhân vật đậm màu sắc Huế. Từ các cụ già, những người phụ nữ, các anh chỉ huy, đến các em nhỏ, ai ai cũng mang một giọng Huế đặc trưng. Các từ ngữ như: mi, tau, chi, rứa, hề, nớ, ni, chừ, hỉ, hí, mạ, xuất hiện dày đặc trong tác phẩm. Thế nhưng, người đọc lại không hề thấy khó chịu với ngôn ngữ ấy, và ngược lại vẫn có thể hiểu, và sau khi đọc xong tác phẩm lại còn thấy những từ ngữ đó thật giản dị, gần gũi. Mỗi nhân vật vì thế đều mang đặc trưng của Huế. Như vậy, Phùng Quán đã rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ tạo cá tính cho nhân vật. Khối lượng lớn nhân vật đồ sộ trong Tuổi thơ dữ dội, không một ai có thể lẫn vào ai cũng nhờ có ngôn ngữ của nhân vật đó. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ nhân vật độc đáo, Phùng Quán đã khắc họa thành công thế giới nhân vật trẻ thơ với những tính cách, những biểu hiện tâm lí phức tạp khác nhau. Đây là điều tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn đặc biệt của tác phẩm đối với độc giả. 3.2 Hình ảnh Khác với hội họa và điêu khắc, hình ảnh trong văn học lại xuất hiện theo thời gian tuyến tính dưới lớp vỏ ngôn ngữ. Đó cũng là hạn chế văn học buộc người đọc phải hình dung ra hình ảnh của các tác phẩm bằng trí tưởng tượng mà khả năng liên tưởng, tượng tưởng và cảm nhận của mỗi người là không giống nhau. Đọc Tuổi thơ dữ dội chúng ta có thể thấy ít nhiều đến thế giới trẻ thơ hồn nhiên mà anh hùng thông qua một loạt các hình ảnh về nụ cười, nước mắt, bầu trời đại diện cho đủ các cung bậc cảm xúc từ hạnh phúc, khổ đau, mất mát cho đến cả sự tự hào và những chiến công lừng lẫy. 3.2.1 Hình ảnh tiếng cười Tuổi thơ của các đội viên thiếu niên trinh sát cũng ngập tràn tiếng cười trong trẻo, vô tư, hồn nhiên như những đứa trẻ khác được in đậm các trang văn nửa đầu tác phẩm. Những phút hiếm hoi không có tiếng bom đạn mà yên bình đến lạ thường ở trong tiểu thuyết là nhờ có nụ cười của các chiến sĩ nhỏ. Ngoài thời gian chiến đấu, các em thiếu 39
- niên trinh sát cũng có những giây phút vui vẻ nói đùa hồn nhiên bên cạnh bạn bè. Tiếng cười ấy có khi là những trò nghịch ngợm của Tư-dát: “Tư-dát làm điệu bộ in hệt đội trưởng. Hai tay cũng đưa thẳng ra đằng trước,bộ giò như hai cái ống sậy cũng nhún nhẩy khá dẻo, Nó hô dõng dạc đến nỗi làm cho cả đội tưởng nó đang lao xuống sông. Nhưng bất ngờ nó ngồi thụp xuống cột cầu, ngoẹo đầu, méo mồm, trợn mắt làm trò hề. Cả đội bị mắc lỡm ôm bụng cười bò.” [13; 16]. Ngay cả khi trò chuyện với anh công binh người chiến sĩ nhỏ này cũng có thể mang giọng điệu “tưng tửng” của mình ra nói làm cho cả đội lại có thêm những giây phút vui vẻ, sảng khoái: “- Mấy chú em đi mô mà kéo lũ đi đông rứa? - Bọn em đi qua bên tê sông chơi nhau với lũ Tây mũi lõ coi ai được anh ạ” [13; 76]. Có thể nói Tư - dát là đứa trẻ đem lại nhiều tiếng cười nhất trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội vì có khiếu hài hước và khả năng ăn nói linh hoạt. Trải qua quá trình trưởng thành bên nhau các em thiếu niên trong đội trinh sát vẫn giữ nguyên nụ cười trong trẻo tuổi thơ. Những tiếng cười đó xuất hiện ngay cả trong quá trình các em tham gia học tập và chiến đấu ở đơn vị. Nụ cười có khi được nở ra ở những hành động bình dị như khi Mừng xỏ nhầm hai chân vào một ống quần của em khi nói chuyện với chỉ huy sau khi vừa thực hiện bài tập nhảy từ trên cầu xuống sông: “Lúc này chú mới chợt nhớ ra. Nó rũ cái quần ướt xỏ chân vào. Nhưng vì vội và cuống, chú xỏ hai chân vào một ống quần, và ngã chổng kềnh xuống ván cầu” [13; 19]. Nó khiến đội trưởng và tất cả đội viên khác trong Vệ quốc đoàn phải lăn ra cười. Không chỉ dừng lại ở đó, trong hơn bảy trăm trang của cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội còn có rất nhiều lần nụ cười trẻ thơ đã được miêu tả thông qua những tình huống truyện. Ấy là khi Hiền tập chơi xiếc nhưng không thành nên bị các bạn trêu đùa chỉ có Vệ là người mỉm cười dễ thương với em và dạy em tập xiếc. Tương tự như vậy, Mừng và Quỳnh cũng trao cho nhau rất nhiều nụ cười khi cùng nhau vượt qua hố sâu, khi phát hiện ra cây đàn piano và cả những ngày tháng sống và chiến đấu bên cạnh nhau. Đó là những nụ cười nở ra từ những bông hoa tình bạn đẹp. Nụ cười trẻ thơ xuất hiện khi Lượm trò chuyện về việc đánh giặc với người già: “Ông ơi, rứa mà có người còn nhỏ hơn tụi cháu nhiều cũng đã quyết tử đánh cho tụi cướp nước tơi bời khói lửa đó ông ạ. 40
- - Ông cụ trợn tròn mắt, hỏi: - Chớ ai rứa cháu? - Dạ, Thánh Gióng! - Khá lắm! Khá lắm! Đúng là khẩu khí con nít thời đại cụ Hồ Chí Minh!” [13; 84], khi Bồng - da - rắn khi tìm được khẩu súng thứ tư cho đội đều xuất phát từ niềm vui, hạnh phúc của con trẻ khi được đóng góp sức lực của mình vào cuộc đấu tranh của dân tộc. Các em hát vang khúc ca chiến đấu cũng những tiếng cười giòn giã khi được cùng góp sức đấu tranh giành độc lập tự do. “Xê ca vui lắm bạn ơi Niềm vui độc lập, cuộc đời đấu tranh Ở đây cùng với các anh Đánh cho giặc Pháp tan tành thịt xương” Như vậy, chúng ta có thể nụ cười trẻ thơ chỉ xuất hiện khi các em thật sự hạnh phúc với những điều mình tự nguyện yêu thương, gắn bó. 3.2.2 Hình ảnh nước mắt Trong cuộc chiến đấu gian khổ, những chú chiến sĩ nhỏ dũng cảm của Vệ quốc đoàn không chỉ có tiếng cười mà còn trải qua nhiều khổ đau, nước mắt đã thấm nhòa vào mỗi số phận, cuộc đời các em. Phần lớn các nhân vật trẻ thơ trong tác phẩm đều khóc khi người thân, lí tưởng sống và lòng kiêu hãnh của bản thân bị tổn thương. Đó là những giọt nước mắt của Mừng khi nhớ mẹ trước đêm thực hiện nhiệm vụ đầu tiên “Mừng nấc to, một giọt nước mắt rơi xuống mặt bàn, em vội đưa tay chùi đi và nói tiếp, giọng thổn thức”. [13; 61]. Em không dám gặp mẹ mà nhờ anh công binh gửi thuốc cho mẹ “nước mắt Mừng bỗng ứa ra. Em quệt nước mắt, thổn thức nói tiếp. – Làm răng anh cũng cố đưa được cho mạ em anh hí.” [13; 79]. Cũng có khi nước mắt Mừng rơi vì thương đồng đội, khi Quỳnh bị thương rồi ngã xuống hố sâu lúc đi làm nhiệm vụ, em đã dũng cảm nhảy xuống hố sâu cứu bạn và cả hai cùng ôm nhau khóc. Sau này, khi chứng kiến sự ra đi của “chú chim sơn ca ấy” Mừng suy sụp và khóc rất nhiều. Nhưng điều khiến Mừng khóc và đau lòng nhiều nhất là lúc em bị nghi ngờ lòng trung thành với cách mạngmà không thể minh oan được: “Em vụt hiểu ra, không một ai tin lời em hết. Em bật òa khóc. Em ngọ nguậy cánh tay định đưa lên chùi nước mắt và em nhớ ra hai tay mình đã bị trói. Nước mắt giàn giụa, lã chã, tắm hai gò má, trôi xuống miệng, xuống 41
- cằm, giọt giọt xuống đất” [13; 670]. Những trang văn thấm đẫm giọt nước mắt của Mừng trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội có lẽ đã khiến độc giả không khỏi nén được sự cảm phục khi nghĩ về hình ảnh một cậu bé có tâm hồn trong sáng vô ngần, hiếu thảo với mẹ và vẹn tình thủy chung son sắt với cách mạng. Nhân vật Vịnh sưa cũng từng khóc rất nhiều khi phải tận mắt chứng kiến việc anh chính trị viên hi sinh trong trận xung phong vô trường Thiên Hữu. Em đi bên cạnh cáng anh, khóc suốt từ mặt trận đến lúc về trạm quân y. Trước khi tắt thở, anh chính trị viên đã để lại cho Vịnh chiếc áo trấn thủ rộng thùng thình của mình và khuyên em tiếp tục nuôi dưỡng ý chí chiến đấu“lau nước mắt đi em. Em giữ lấy cái áo trấn thủ của anh mà mặc, đừng chôn nó theo anh phí đi. Ra trận nhìn cái áo của anh thì nhớ trả thù cho anh” [13; 30]. Lượm được coi là người có bản lĩnh nhất trong các đội viên trinh sát, dù đã từng ba lần vượt ngục trong hiểm nguy, trải qua nhiều thử thách em vẫn có thể kiên cường vượt qua. Vậy mà khi nhìn thấy người chỉ huy của mình bị bắt giam và tra tấn em lại không thể gạt được nước mắt “nước mắt chảy giọt ngắn, giọt dài trên hai gò má, Lượm cũng chẳng buồn đưa hai tay chùi quệt. Nó nói, mắt đăm đăm nhìn về phía hai cánh cửa gỗ niềng sắt nối vào hành lang xà lim, lúc này đã đóng chặt” [13; 367]. Đặc biệt, khi cả đội thiếu niên trinh sát được gặp Trung đoàn trưởng Hà Văn Lâu để trao đổi công việc về tình hình của đội. Đồng chí nói về gian khổ của kháng chiến và đề nghị nếu như có em nào không thể tiếp tục chiến đấu thì có thể trở về với gia đình. Trước ý kiến đột ngột của trung đoàn trưởng, cả đội ngồi lặng đi rất lâu, lòng xao xuyến bồn chồn khôn tả. Tự nhiên cả đội em nào cũng cảm thấy cổ mình nghẹn lại muốn khóc. Có lẽ đó là cảm giác khi thấy mình sắp phải rời bỏ một cái gì đó vô cùng thân thiết, mà nếu mất nó là mất hết mọi niềm vui trên đời. “Tất cả những cặp mắt đang nhìn ông đỏ hoe. Mừng thì khóc thật sự, nước mắt chảy giàn giụa trên hai gò má đen nhẻm bụi tro than. Lượm ngồi gần cuối lán bỗng nhảy xuống đất những tiếng nói sau cùng của em biến thành tiếng nấc nghẹn ngào những lời van xin ngây thơ và thống thiết đã làm cho Trung đoàn trưởng phải rơi nước mắt” [13; 202-203]. Tuổi thơ của Mừng, Bồng, Lượm, Vịnh, và nhiều đội viên trinh sát khác không chỉ đầy ắp tiếng cười của niềm vui, hạnh phúc mà nó còn có cả những giọt nước mắt dành cả cho đồng đội, quê hương, gia đình. Nó xuất phát từ tình cảm chân thành của các em. Tức là, dù có gan dạ và bền chí hơn rất nhiều lần so với những đứa trẻ cùng thời 42
- khác thì các nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội vẫn luôn sống đúng với những cảm xúc tự nhiên ở độ tuổi của mình. Các em vẫn còn quá nhỏ tuổi để có thể nuốt tất cả những nỗi đau vào trong lòng nên nó vỡ òa thành tiếng khóc cùng những giọt nước mắt. Tuy có những em mãi mãi chỉ sống ở độ tuổi mười ba, mười bốn nhưng những cuộc đời đó lại vô cùng ý nghĩa. Nó đã trải qua đầy đủ các cung bậc cảm xúc từ hạnh phúc với những nụ cười cho đến khổ đau cùng những giọt nước mắt nhưng chưa bao giờ những chiến sĩ nhỏ ấy thấy hối hận về việc lựa chọn lí tưởng sống của mình. Các em đã khiến nhiều độc giả cảm động đến rơi nước mắt khi mà những người trưởng thành còn chưa chắc đã có thể chiến đấu, hi sinh vì lí tưởng của mình như những chiến sĩ liên lạc trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội. 3.2.3 Hình ảnh bầu trời Nhìn chung, những hình ảnh xung quanh các nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội luôn luôn có mối quan hệ tương hỗ bổ trợ cho nhau. Nếu như cuộc đời mỗi nhân vật đều trải qua các cung bậc cảm xúc vui buồn,đau đớn xót xa thì cuối cùng Phùng Quán vẫn để nhân vật của mình chiến đấu thậm chí khi các em ngã xuống cũng phải ở trong tư thế đẹp nhất. Dáng vóc của các chiến sĩ nhỏ vẫn luôn hiên ngang giữa bầu trời cao lồng lộng. Bầu trờitượng trưng khát vọng tự do, ước mơ cao đẹp mà con người luôn luôn khát khao vương tới. Nó còn giống như một nguồn sức mạnh cổ vũ tinh thần lớn lao đến các nhân vật trẻ thơ mỗi khi các em gặp biến cố thì trời cũng đổ mưa lớn hoặc đêm đen dày đặc thế nhưng khi những chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ an toàn trở về thì bầu trời Huế bỗng bình yên và hửng nắng. Không hiểu đó là một sự tình cờ ngẫu nhiên hay sự sắp xếp có dụng ý của nhà văn qua đó thể hiện thái độ lạc quan của con người trước cuộc chiến đấu dù có khốc liệt đến đâu thì cuối cùng thắng lợi nhất định sẽ về tay chúng ta. Hình ảnh về bầu trời xuất hiện khá nhiều lần trong tác phẩm. Chẳng phải ngẫu nhiên mà mỗi khi quân thù tiến đánh quân ta hay lúc các chiến sĩ gặp hiểm nguy thì bầu trời lại đổ mưa tầm tã. Cũng có khi bầu trời kéo mây đen mù mịt, chằng chịt vết thương bởi đạn bom. Có thể coi đó chính là tình cảm xót thương của tác giả khi nhìn thấy đồng đội của ta gặp nguy hiểm. Trong đợt tiến công vào đêm thứ hai mươi sáu của cuộc chiến bao vây thành phố “bầu trời đêm thấp nặng lạ thường. Từ 43
- phía cửa Thuận An mây đen xám xịt, tầng tầng lớp lớp cứ kéo ùn ùn kéo mãi về như muốn lấp cho bằng kín khoảng trời thành phố.” [13; 47] như báo hiệu về trận chiến quyết liệt sắp sửa diễn ra. Đặc biệt, trong trận chiến khốc liệt diễn ra ở chiến khu Hòa Mỹ khi mà cả quân ta và địch đều bị thương vong nặng nề thì bầu trời thành phố cũng không tránh khỏi những nỗi đau: “Bầu trời chiến khu vang ầm ầm tiếng động cơ máy bay. Sáu chiếc khu trục thành đội hình chữ V, từ phía sân bay Phú Bài vèo vèo bay đến. Các cỡ đạn đại liên, trọng liên, rạch trời đón chúng. Chỉ mấy phút sau, cả vùng trời Hòa Mỹ chìm ngập trong tiếng bom, tiếng súng.” [13; 686]. Ngoài việc miêu tả bầu trời với những vết thương trong lúc quân ta đấu tranh với kẻ địch thì Phùng Quán cũng dành khá nhiều chi tiết thể hiện hình ảnh bầu trời xuất hiện song song cùng với bước đi trong hành trình chiến đấu của các nhân vật trẻ thơ. Trước giờ các đội viên đội thiếu niên trinh sát từ giã doanh trại, dàn hàng ngang đi về phía mặt trận để nhận nhiệm vụ chiến đấu thì “trời đổ mưa bụi lất phất, Bầu trời lớp lớp mây chì” [13,75]. Hình ảnh bầu trời còn được nhà văn Phùng Quán khéo léo khắc họa thông qua hệ thống chi tiết khi xuất hiện các nhân vật trẻ thơ trong lúc thực hiện nhiệm vụ. Chiến công đầu tiên của Mừng trong tiểu thuyết là khi em được giao việc làm liên lạc dẫn đường để đánh bom ngôi nhà của tên Lơ-bơ-rít. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao em đã phải trải qua rất nhiều khó khăn “không biết có phải để thách thức Mừng chăng, mà đêm nay trời tối ghê gớm, tưởng như bóng tối của một ngàn đêm đem cô đặc lại” [13; 95]. Trời đất, địa hình, địa vật xung quanh cũng hòa thành một khối đen đặc lúc Vịnh phát hiện ra một kho xăng đặng lớn ngay trong đêm thi thực hiện nhiệm vụ cùng Mừng và Quỳnh. Rồi thì khi Vệ và anh đội trưởng tìm cách trèo lên ngôi nhà của tên Lơ- bơ-rít để cắm lá cờ chuẩn, xác định vị trí cho quân ta tấn công trong kế hoạch phá tan vị trí quân sự của địch thì bầu trời lúc đó cũng “mưa lai rai suốt từ sáng đến chiều. Gió bấc từng cơn thổi ríu tạt vào nơi hai anh em núp ướt sũng” [13; 128] Phùng Quán dành khá nhiều trang văn của mình để viết về Lượm. Trong đó có kể về việc Lượm bị bắt giam và ba lần vượt ngục. Đó là những ngày tháng trời mưa tầm tã, “mưa cứ từng đợt, từng đợt ào ào trút xuống, quất ràn rạt trên mái buồng giam, khoảng quá trưa, trời hơi ngớt mưa, nhưng bầu trời mây đen vẫn ùn ùn kéo tới ” [13; 333]. Sau hai lần vượt ngục, Lượm bị chuyển tới nhà lao Thừa Phủ trời bỗng đổ mưa như xối càng tô đậm thêm những chuỗi ngày đau thương mà em phải chịu đựng ở nhà tù thực dân. 44
- Mỗi khi quân ta và những chiến sĩ nhỏ chuẩn bị thực hiện kế hoạch chiến đấu thì hình ảnh về bầu trời với những cơn mưa lớn và nhiều tia lửa đạn đỏ rạch trời lại xuất hiện càng tăng thêm sức kịch tính của tác phẩm. Độc giả lại có thêm những phút giây hồi hộp, lo lắng khi các thiếu niên trinh sát gặp phải tình huống đấu tranh nguy hiểm. Phùng Quán để nhân vật của mình đối diện với nhiều khó khăn khi trực tiếp chiến đấu với quân địch trong nền trời khi tối sẫm, khi thì ướt đẫm những cơn mưa thì khi các em hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng là lúc bầu trời hửng sáng càng góp phần làm nổi bật hình tượng người chiến sĩ nhỏ tuổi mà anh dũng của dân tộc. Khi quân ta dành được thắng lợi cũng là lúc“trời vừa hửng nắng, bầu trời thành phố đã vang ầm ầm lên tiếng động cơ máy bay giặc. Máy bay cổ ngỗng nhào lộn, tình hình bọn giặc bị bao vây lúc này đã hết sức khốn đốn” [13; 82]. Hay khi Mừng dẫn liên lạc chỉ đường thành công của đội của ta đánh bom nhà Lơ - bơ - rit thành công thì cũng là lúc tiếng súng tấn công khắp mặt trận lắng dịu dần, báo hiệu đêm đã chuyển sáng dường như dự báo về một tương lai tươi sáng. Ngày Vịnh - sưa lập chiến công do đi tìm Quỳnh bị lạc mà em tình cờ phát hiện ra kho xăng đạn lớn của địch nằm ngay sau ngôi lầu mà em đứng. Bầu trời mưa gió bỗng chốc nắng chói chang chiếu sáng hình bóng người chiến sĩ mười bốn tuổi đời “Trời chợt hửng nắng. Cái màu nắng hiện ra sau những ngày dài mưa rả rích, thối đất thối cát, mơi tươi trông rực rỡ làm sao! Người chiến sĩ trinh sát mới mười bốn tuổi đời, trong cái giây phút gay go quyết liệt nhất đời mình, cũng phải ngẩn ngơ một lúc trước cái tươi trong, lộng lẫy, rực rỡ đến huyền hoặc của nắng” [13; 112]. Người chiến sĩ mười bốn tuổi ấy đã ra đi và hoàn thành thành tốt nhiệm vụ của mình trong tư thế chiến đấu “cột lửa mỗi lúc dựng cao hơn, tỏa rộng, chiếu đỏ rựng cả thành phố. Thân hình trần trụi, nhỏ bé mà lẫm liệt của người chiến sĩ thiếu niên” [13; 125]. Bầu trời vẫn cao xanh vời vợi, tỏa nắng cho một tư thế anh hùng đã bất khuất đi về với đất mẹ. Bọn giặc cùng với “cây cột thép thu lôi mỗi lúc càng thêm lộ rược rỡ” cũng không thể lấn át được thân thể người thiếu niên dùng thân mình để kịp thời đưa thông tin cho đồng đội. Bom đạn của giặc không giết được người chiến sĩ, ngọn lửa chói chang kia một lần nữa khắc tạc bức tượng đài bất tử của Vịnh giữa bầu trời xứ Huế. Trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội Phùng Quán cũng có những trang viết về việc Vệ cùng anh chỉ huy trưởng tìm cách cắm lá cờ đánh dấu vị trí trọng điểm để quân ta tấn 45
- công, đánh hạ vị trí ngôi nhà cả Lơ - bơ - rít. Sau khi quan sát địa hình một cách cẩn trọng, anh chỉ huy trưởng nhận thấy kế hoạch chiến đấu này khó có thể thực hiện được vì vây quanh ngôi lầu là một lớp tường đá xây cao vời vợi, có cắm mảnh chai tua tủa như tường nhà lao Thừa Phủ. Đến những người tù có tài vượt ngục chưa chắc sẽ vượt qua nổi một bức tường như thế huống chi Vệ vẫn còn là một đứa trẻ, vả lại trời đang mưa và cũng sắp tối. Thế nhưng Vệ vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đến cùng khi nghĩ đến những người đồng đội đã ngã xuống bởi bom đạn của kẻ thù. Trời lúc này đã tạnh hẳn, “em vững vàng tiến thẳng đến đích, chênh vênh lơ lửng giữa vì sao và chớp đạn đầy trời” [13; 130]. Em tiến thẳng đến đích trong tiếng súng, tiếng lựu đạn, tiếng bom, mìn, tiếng hô thét xung phong của cả mặt trận. Trong khi đó, dưới chân cột điện, các anh Vệ quốc đoàn bố trí bảo vệ em thực hiện nhiệm vụ ấy không nhìn thấy gì khác ngoài cái bóng nhỏ bé của em chênh vênh giữa nền trời có những vì sao lấp lánh và ánh lửa của chớp đạn. Cả một bầu rộng lớn ngập tràn ánh sáng của vì sao và sự dữ dội của chớp đạn đều bị che lấp bởi tầm vóc của người thiếu niên có khả năng viết thêm những trang văn đẹp trong lịch sử đấu tranh của dân tộc. Mùa hè xứ Huế đầy ánh nắng chói chang, cả thành Huế và dòng sông Hương nhuộm một màu hoa phượng đỏ cùng tiếng ve sầu râm ran. Lượm thoát khỏi nhà lao Thừa phủ, bầu trời lúc này như cổ vũ tinh thần dũng cảm của em. Bóng hình của Lượm lúc này cũng rạo rực một khoảng không rộng lớn như ánh nắng mặt trời soi tỏa, cũng ánh đỏ sắc thắm của phượng vĩ dưới thảm trời xanh ngắt. Sau những ngày bị giam cầm trong ngục tối, hôm nay Lượm chính thức bước những bước chân tự do của em đi giữa trưa hè tháng sáu đầy nắng “xung quanh là cánh đồng lúa tẻ, lúa nếp chín vàng ươm, thơm nức” [13 ;515]. Bên trên là bầu cao xanh lộng gió, bên dưới là cánh đồng trải dài bất tận nó giống như tâm hồn rộng mở đầy hi vọng, lạc quan trong người chiến sĩ nhỏ bé ấy. Trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, tác giả không chỉ viết về bầu trời hiện thực của xứ Huế soi sáng cho chiến công của người chiến sĩ mà còn miêu tả bầu trời của mộng tưởng và khát vọng tự do thông qua nhân vật Quỳnh - sơn - ca. Đây cũng chính là nhân vật được Phùng Quán gửi gắm tư tưởng, khát vọng tự do của mình. Quỳnh - sơn - ca như hiện thân của tác giả suốt bao năm trăn trở, gìn giữ ước mơ để viết nên thiên trường ca về về nghĩa tình quá khứ, kỉ niệm một thời đạn bom nơi trận mạc. Ngoài thời gian chiến đấu, hầu hết thời gian của Quỳnh đều dành cho sáng tác âm 46