Khóa luận Sử dụng câu hỏi trong dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh ở trường THPT

pdf 77 trang thiennha21 16/04/2022 2841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Sử dụng câu hỏi trong dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_su_dung_cau_hoi_trong_day_hoc_phan_lich_su_viet_na.pdf

Nội dung text: Khóa luận Sử dụng câu hỏi trong dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh ở trường THPT

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ====== TRẦN THỊ THÚY HẰNG SỬ DUNG̣ CÂU HỎ I TRONG DAỴ HOC̣ PHẦ N LICḤ SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX LỚ P 10 NHẰ M PHÁ T TRIỂ N NĂNG LƯC̣ TÌM HIỂ U LICḤ SỬ CHO HOC̣ SINH Ở TRƯỜ NG THPT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Lịch sử Người hướng dẫn khoa học ThS. PHAN THỊ THÚY CHÂM
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, còn có sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, cũng như sự động viên, ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ThS. Phan Thị Thúy Châm - người thầy đã tận tâm giúp đỡ và cung cấp những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy cô trong tổ Xã hội và các em học sinh trường THPT Tiên Du số 1 (Bắc Ninh) nơi tôi về thực tập đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành thực nghiệm và hoàn thành khóa luận. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của mọi người để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin trân thành cảm ơn Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Trần Thị Thúy Hằng
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của mình. Những số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Trần Thị Thúy Hằng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6 4. Muc̣ đích và nhiêṃ vu ̣củ a đề tài 6 5. Cơ sở phá p luâṇ và phương phá p nghiên cứ u. 7 6. Đó ng gó p củ a khó a luâṇ 8 7. Ý nghiã khoa hoc̣ và thưc̣ tiêñ củ a đề tài 8 8. Cấu trúc của khóa luận 8 NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX LỚP 10 NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC TÌM HIỂU LỊCH SỬ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT. 9 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 9 1.1.1. Môṭ số khá i niêṃ cơ bản 9 1.1.2. Đăc̣ trưng kiến thứ c licḥ sử 13 1.1.3. Đăc̣ điểm tâm lí và nhâṇ thứ c củ a hoc̣ sinh lớ p 10 ở trườ ng THPT 14 1.1.4. Đinḥ hướ ng đổi mớ i PPDH trong daỵ hoc̣ Licḥ sử ở trường THPT 19 1.1.5. Vai trò, ý nghiã củ a viêc̣ sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ Licḥ sử nhằm phá t triển năng lưc̣ tim̀ hiểu licḥ sử cho hoc̣ sinh ở trườ ng THPT 20 1.2. Cơ sở thực tiễn 24 1.2.1. Thực trạng dạy và học lịch sử ở trường THPT 24 1.2.2.Thưc̣ trang̣ sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ licḥ sử nhằm phá t triển năng lưc̣ tim̀ hiểu licḥ sử ở trườ ng THPT 25
  5. Tiểu kết chương 1 32 CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP SỬ DUNG̣ CÂU HỎ I TRONG DAỴ HOC̣ PHẦ N LICḤ SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX LỚ P 10 NHẰ M PHÁ T TRIỂ N NĂNG LƯC̣ TÌM HIỂ U LICḤ SỬ CHO HOC̣ SINH Ở TRƯỜ NG THPT 33 2.1. Vi tṛ í, muc̣ tiêu, nôị dung phần licḥ sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX (SGK Licḥ sử 10, chương trinh̀ chuẩn) 33 2.1.1. Vi tṛ í 33 2.1.2. Muc̣ tiêu 34 2.1.3.Nôị dung 35 2.2. Nguyên tắ c sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ Licḥ sử ở trườ ng THPT 37 2.2.1.Đảm bảo nôị dung bài hoc̣ licḥ sử 37 2.2.2. Đảm bảo tính vừ a sứ c 38 2.2.3. Đảm bảo tính đa dang̣ trong viêc̣ thiết kế câu hỏi 40 2.2.4. Đảm bảo tính hê ̣thố ng 41 2.3.Quy trinh̀ sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ Licḥ sử để phát triển năng lực tìm hiểu Licḥ sử cho HS ở trường THPT 41 2.4. Môṭ số biêṇ phá p sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ phần Licḥ sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớ p 10 nhằm phá t triển năng lưc̣ tim̀ hiểu licḥ sử cho hoc̣ sinh ở trườ ng THPT 43 2.4.1. Sử dung̣ câu hỏi nhằm phá t triển năng lưc̣ nhâṇ diêṇ và sử dung̣ tư liêụ licḥ sử 43 2.4.2. Sử dung̣ câu hỏi nhằm phá t triển năng lưc̣ tá i hiêṇ và trinh̀ bày licḥ sử 49 2.5.Thưc̣ nghiêṃ sư phaṃ 53 2.5.1.Muc̣ đích thưc̣ hiêṇ 53 2.5.2.Đố i tương̣ và điạ bàn thưc̣ nghiêṃ 53 2.5.3.Nôị dung và phương phá p thưc̣ nghiêṃ 53
  6. 2.5.4.Kết quả thưc̣ nghiêṃ 54 2.5.5. Kết luâṇ sau thưc̣ nghiêṃ 56 Tiểu kết chương 2 57 KẾ T LUÂṆ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN STT CÁCH VIẾT TẮT NGHĨA 1 BHLS Bài học lịch sử 2 DHLS Dạy học lịch sử 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 NXB Nhà xuất bản 6 PPDH Phương pháp dạy học 7 SGK Sách giáo khoa 8 THPT Trung học phổ thông 9 LS Lịch sử 10 NLTHLS Năng lực tìm hiểu lịch sử 11 TN Thưc̣ nghiêṃ 12 TLLS Tài liêụ licḥ sử
  8. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thời đại hội nhập như hiện nay, giáo dục là lĩnh vực có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi quốc gia, mọi dân tộc. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Do vậy việc đổi mới giáo dục là rất cần thiết và là mối quan tâm hàng đầu của các cấp, các ngành, các nhà giáo dục và của toàn xã hội. Để nâng cao chất lượng giáo dục, cầ n đổi mớ i từ muc̣ tiêu, chương trình, sách giáo khoa đến phương pháp daỵ hoc.̣ Đăc̣ biêṭ phải đổi mớ i PPDH từ cách hoc̣ “ truyền thu ̣ môṭ chiều” sang viêc̣ HS đươc̣ chủ đông̣ khám phá và chiếm linh̃ kiến thứ c dướ i sư ̣ hướ ng dâñ và đinḥ hướng của GV. Có rấ t nhiều biêṇ pháp đổi mớ i PPDH như cải tiến các PPDH truyền thố ng, kết hơp̣ đa dang̣ các PPDH, PPDH tích cưc,̣ Licḥ sử không chỉ giúp người hoc̣ có được những kiến thức lịch sử mà còn hình thành và phát triển phẩm chấ t năng lực cho người học. Đất nước ta đã trải qua một chặng đường lịch sử với bao thăng trầm của thời đại, có rất nhiều chiến công huy hoàng cũng có những đau thương, mất mát không thể nào quên. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Dân ta phải biết sử ta/ cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, câu nói này như một lời kêu gọi và yêu cầu của Bác với nhân dân đặc biệt là thế hệ học sinh phải hiểu rõ được lịch sử nước nhà , bởi nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, thưc̣ tế cho thấ y môn Lịch sử đang bị hoc̣ sinh thờ ơ, xem nhẹ, chỉ coi là môn phụ và học theo kiểu đối phó. Đồng thời một số GV còn chưa thực sự hiểu sâu về phương pháp dạy học và kiến thức còn lệ thuộc vào SGK, chưa chủ động đổi mới dẫn đến giờ học năng̣ nề, khó khăn. Đặt câu hỏi là kỹ năng quan trọng đối với mỗi GV và là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Nôị dung của câu hỏi sẽ giúp học sinh kích thích tư duy, hướng HS vào nôị dung bài 1
  9. học, đồng thời giúp học sinh dê ̃ dàng khám phá và ghi nhớ kiến thức mớ i. Thế nhưng, trên thưc̣ tế viêc̣ đăṭ câu hỏi trong daỵ hoc̣ vâñ thường bi ̣xem nhe.̣ GV chỉ đăṭ ra những câu hỏi “cho có” chưa chú ý đến kết quả nhâṇ đươc̣ sau khi HS trả lờ i. Các câu hỏi thường chưa tâp̣ trung vào nôị dung̣ kiến thứ c, thâṃ tri ́ hoc̣ sinh chỉ đoc̣ laị nguyên trong sách giáo khoa mà không hiểu bản chấ t câu trả lờ i, không taọ sư ̣ kích thích tìm tòi dâñ đến viêc̣ hoc̣ trở nên năng nề. Chương trinh̀ giáo duc̣ phổ thông tổng thể và chương trình môn hoc̣ nhấ n manh:̣ “giá o duc̣ phải giúp học sinh phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết, khả năng tự học và đinḥ hướ ng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân. Hệ thống các năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho học sinh ở từ ng môn hoc̣ đã đươc̣ đưa ra trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Đối với bộ môn Lịch sử ngoài những năng lực chung còn có những năng lực chuyên biệt như: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.” [22; tr.6] Trong đó, NLTHLS là một trong những năng lực quan trọng giúp học sinh tìm hiểu, khai thác tư liệu để hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ trong quá trình học tập, đồ ng thời, đây cũng là cơ sở , nền tảng để phát triển các năng lưc̣ cầ n thiết khác. Phầ n lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có vị trí và tầm quan trọng trong đó có nhiều sự kiện quan trọng, nhân vật tiêu biểu, để lại nhiều ý nghĩa, có sử dụng nhiều khái niệm lịch sử đòi hỏi học sinh phải nhận thức đúng bản chất của nó đặc biệt trong giai đoạn này có nhiều tư liệu, sử liệu có giá trị cần khai thác. Bở i xem đây là một giai đoaṇ khó và buôc̣ GV phải có những PPDH tích cực để phát triển NL cho HS đặc biệt là NL THLS. Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Sử dụng câu hỏi trong dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh ở trường THPT” làm đề tài khóa luận của mình. 2
  10. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc sử dụng câu hỏi trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh ở trường THPT là rất quan trọng. Vấn đề này đã được khá nhiều các nhà nghiên cứu và các nhà giáo dục trình bày trong bài viết của mình. Tài liêụ nướ c ngoài B.P. Exipop đa ̃ viết “Những cơ sở lý luận dạy học” (1971), tập 3 NXB Giáo dục, “nhấn mạnh đến việc nâng cao tính tích cực, sáng tạo, độc lập, ham hiểu biết của HS trong quá trình học tập, đồng thời nêu rõ nhiệm vụ của nhà trường là phải phát triển tính tích cực và phương pháp làm việc tự lập cho HS”. [9; tr.112]. Trong cuố n Phương phá p và ki ̃ thuâṭ lên lớ p của N.Miacolep do Nguyêñ Hữu Chương dicḥ (NXB Giáo duc̣ Hà Nôi,̣ 1973). Tác giả đa ̃ khẳng đinḥ : “ Môĩ câu hỏi phải là môṭ bâc̣ thang để khá i quá t viêc̣ đưa ra chứ nhấ t quyế t không rẽ sang hướ ng khá c.” [14 ;tr.121] Trong giáo dục lịch sử, N.G. Dari với cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” NXB Giáo dục, Hà Nội, 1973 đa ̃ viết: “Tác giả đã đưa ra những yêu cầu quan trọng của giờ học lịch sủ, trong đó hoạt động nhận thức tích cực của HS là một điều kiện bắt buộc đối với giờ học được tổ chức khoa học và hiệu quả”. [15; tr.98] A.A.Vagin trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học” (1978), Nxb giáo dục Matxcơva (tài liệu dịch), đã nêu ra các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử trong đó có phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử vào dạy học. A.V. Petrovsiki trong cuố n Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, tập 1, (NXB Giáo dục, 1982) đa ̃ trình bày về đăc̣ điểm tâm lý của HS THPT từ đó có các biêṇ pháp phù hơp̣ để giáo duc̣ trẻ. 3
  11. Tác phẩm “Daỵ hoc̣ nêu vấ n đề của I.La.Lecne “ do Phan Tấ t Đắ c dicḥ (NXB Giáo duc̣ Hà Nôi,̣ 1997), tác giả khẳng đinḥ : “ sư ̣ cầ n thiế t của viêc̣ đăṭ nhiêṃ vu ̣ nhâṇ thứ c cho HS trong suố t giờ hoc̣ bằ ng cá ch lâp̣ môṭ hê ̣ thố ng câu hỏi liên quan chăṭ chẽ vớ i nhau. Cá c tà i liêụ sử dung̣ để đăṭ câu hỏi phải đa dang,̣ chính xá c và phù hơp̣ vớ i mứ c đô ̣ nhâṇ thứ c của HS. Đồ ng thờ i đề cập đến vai trò của người giáo viên trong dạy học, đăc̣ biêṭ là vai trò đinḥ hướ ng của GV nhằ m phá t triển năng lưc̣ cho HS.” [11;tr.85] Tài liêụ trong nướ c: “Vấ n đề đăṭ câu hỏi của Giá o viên ở lớ p kiểm tra đá nh giá viêc̣ hoc̣ tâp̣ của hoc̣ sinh” cuả Nguyêñ Đình Chỉnh (NXB Giáo duc̣ Hà Nôi,̣ 1995), tác giả đa ̃ nêu lên sư ̣ cầ n thiết của viêc̣ đăṭ câu hỏi trong quá trình daỵ hoc,̣ nêu lên những yêu cầ u khi GV đăṭ câu hỏi cho HS và nêu lên môṭ số loaị câu hỏi có thể sử dung̣ trong daỵ hoc̣ kiểm tra đánh giá. Trần Thị Tuyết Oanh trong cuố n Giáo trình giáo dục học tập 1 (NXB ĐHSPHN, Hà Nội, 2005) tác giả đa ̃ đề câp̣ đến viêc̣ daỵ hoc̣ tiếp cận năng lực cho HS ở trường THPT và môṭ số biêṇ pháp nhằ m nâng cao chấ t lương̣ giáo duc.̣ Trong cuốn “Các con đườ ng biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trườ ng phổ thông” của Nguyễn Thị Côi, Nxb ĐHSP Hà Nội (2006) tác giả cho rằng: Một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học là việc giúp HS trình bày, tái hiêṇ lịch sử trong dạy học lịch sử qua viêc̣ hóa thân thành các nhân vâṭ licḥ sử . Cuốn “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới”, NXB Giáo dục (2010), tác giả Thái Duy Tuyên tiếp tục đề cập đến phương pháp dạy học hiện đại, trình bày những cơ sở lí luận và hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại. Tác giả cũng dành một phần “Những vấn đề cấp thiết” trình bày về nội dung đổi mới phương pháp dạy học- tái hiện và sáng tạo trong dạy học, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh và nhấn mạnh “Điều quan 4
  12. trọng nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học là Thầy dạy thế nào để học sinh động não, để làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của học sinh, làm phát triển trí thông minh, trí sáng tạo của họ. Đó là bản chất của vấn đề, là sự vận động nội tại của phương pháp giảng dạy” [6; tr.68]. Trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” (2012), NXB ĐHSP Hà Nội, (Phan Ngọc Liên chủ biên) “Việc phát triển năng lực nhận thức và hành động cho học sinh trong quá trình học tập lịch sử không chỉ làm cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn, mà còn luyện tập cho các em trở thành người có tư duy độc lập, chủ động tích cực trong suy nghĩ và hành động”.[4;tr.59] Trong luâṇ văn Thiế t kế và sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ licḥ sử ở trườ ng THPT (qua ví du ̣ Licḥ sử Viêṭ Nam giai đoaṇ 1930-1945 ở lớ p 12) của Nguyêñ Thi ̣Duyên (2001), tác giả khẳng đinḥ “ viêc̣ sử dung̣ câu hỏi là m phương tiêc̣ kích thích tính tích cưc,̣ đôc̣ lâp̣ trong nhâṇ thứ c, tư duy hoc̣ sinh – cù ng vớ i kế t hơp̣ đồ ng bô,̣ hơp̣ lí của cá c phương phá p, biêṇ phá p sư phaṃ khá c đã góp phầ n nân cao hiêụ quả bà i hoc̣ licḥ sử.” [ 19;tr.125]. Trong luâṇ văn Sử dung̣ câu hỏi nêu vấ n đề trong daỵ hoc̣ licḥ sử để phá t huy tính tích cưc,̣ chủ đông̣ của hoc̣ sinh (2012) của Ma ̃ Thi ̣Xuân Thu. Tác giả đa ̃ nhấ n manh:̣ “ Viêc̣ đăṭ câu hỏi trong daỵ hoc̣ licḥ sử là môṭ trong những biêṇ phá p quan trong̣ để phá t triển tư duy hoc̣ sinh. Song sử dung̣ câu hỏi và hê ̣ thố ng câu hỏi như thế nà o để phá t huy tính tích cưc̣ của hoc̣ sinh là môṭ vấ n đề khó và phứ c tap̣ .” [21; tr.67] Chương trình giáo duc̣ phổ thông tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đa ̃ nêu : “Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc 5
  13. tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.” [22;tr.6] Khi tìm hiểu các nguồn tài liệu có thể thấy việc sử dung̣ câu hỏi trong DHLS và daỵ hoc̣ phát triển năng lưc̣ nhâṇ được sư ̣ quan tâm, nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về việc sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ nhằ m phát triển NL THLS trong phầ n Licḥ sử Viêṭ Nam từ thế kỉ X đến nử a đầ u thế kỉ XIX (SGK lịch sử 10 chương trình chuẩn) do đó tôi lưạ chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu của mình. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Việc sử dụng câu hỏi trong dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh ở trường THPT 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng câu hỏi trong dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh tập trung vào năng lực tìm hiểu lịch sử. Từ đó áp dụng cho phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 (chương trình chuẩn). 4. Muc̣ đích và nhiêṃ vu ̣củ a đề tài 4.1. Mục đích Dựa vào việc nghiên cứu lý luận dạy học nói chung và thực tiễn sử dụng câu hỏi trong dạy học Lịch sử ở trường THPT nói riêng đề tài nhằm mục đích: - Đề xuất một số biêṇ pháp sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ phầ n Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 (chương trình chuẩn) nhằ m phát triển năng lưc̣ tìm hiểu licḥ sử cho hoc̣ sinh ở trường THPT 6
  14. - Các câu hỏi có thể vận dụng vào dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX (lớp 10, chương trình chuẩn) nhằm phát triển năng lực nhâṇ diêṇ và sử dung̣ tư liêụ licḥ sử . - Các câu hỏi có thể vận dụng vào dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX (lớp 10, chương trình chuẩn) nhằm phát triển năng lực tái hiêṇ và trình bày licḥ sử . 4.2. Nhiệm vụ - Tìm hiểu lý luận về câu hỏi trong daỵ học và năng lưc̣ tìm hiểu licḥ sử của hoc̣ sinh ở trườ ng THPT. - Điều tra thực trạng của viêc̣ sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ Lịch sử lớp 10 ở trường THPT. - Nguyên tắ c sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ Licḥ sử ở trường THPT. - Quy trình sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ Licḥ sử để phát triển năng lực tìm hiểu Licḥ sử cho HS ở trường THPT. - Môṭ số biêṇ pháp sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ phầ n Licḥ sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớ p 10 nhằ m phát triển năng lưc̣ tìm hiểu licḥ sử cho hoc̣ sinh ở trườ ng THPT. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính đúng đắ n của những đề tài đưa ra. 5. Cơ sở phá p luâṇ và phương phá p nghiên cứ u. 5.1. Phương pháp luận. Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng ta về giáo dục. 5.2. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu lí thuyết: Tìm hiểu và phân tích, tổng hợp sách báo, tạp chí, khóa luận, bài nghiên cứu, internet về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học LS, vấn đề sử dụng câu hỏi trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông; phân tích nội dung chương trình, SGK lớp 10 hiện hành. 7
  15. Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, dự giờ, trao đổi với giáo viên, học sinh, điều tra xã hội học để đánh giá về thực trạng sử dụng câu hỏi trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông; Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đối chứng kết quả nghiên cứu của đề tài. Thực nghiệm sư phạm: sử dụng câu hỏi nhằm phát huy năng lực tìm hiểu lịch sử của học sinh lớp 10 ở trường THPT Tiên Du số 1. 6. Đó ng gó p củ a khó a luâṇ Đề tài góp phần: Khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng câu hỏi trong dạy học Lịch sử phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh ở trường THPT. Đề xuất một số biện pháp sử dụng câu hỏi trong DH Lịch sử. 7. Ý nghiã khoa hoc̣ và thưc̣ tiêñ củ a đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm đa dang̣ lí luận dạy học bộ môn lịch sử. Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp GV và HS tiếp nhâṇ kiến thức LS, kiến thức lí luận dạy học bộ môn, đặc biệt là việc sử dụng câu hỏi trong dạy học nhằm phát huy NL cho HS. 8. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận bao gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lí luâṇ và thưc̣ tiễn của viêc̣ sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ phần licḥ sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớ p 10 nhằm phá t triển năng lưc̣ tìm hiểu licḥ sử cho hoc̣ sinh ở trường THPT Chương 2: Biện pháp sử dụng câu hỏi trong dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 nhằm phát huy năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh ở trường THPT 8
  16. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX LỚP 10 NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC TÌM HIỂU LỊCH SỬ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT. 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Môṭ số khá i niêṃ cơ bản 1.1.1.1. Năng lưc̣ Theo quan điểm của những nhà tâm lý học thì: “ năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao nhất.” [8;tr.62] Theo chương trình giáo duc̣ phổ thông tổng thể: “năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.” [22;tr.14 ] Tóm lại, dựa trên nhiều ý kiến ở trên ta có thể đưa ra định nghĩa như sau: “Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”. Năng lực được chia thành 2 loại là năng lực chung và năng lực chuyên biệt. 9
  17. Năng lực chung là những năng lực cốt lõi của các hoạt động trong cuộc sống, học tập và lao động và đươc̣ hình thành, phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người và quá trình giáo dục. Bao gồm các nhóm NL chung như sau: - NL công cu:̣ NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL ICT - NL chung số ng/ NL xa ̃ hôi:̣ NL giao tiếp, NL hơp̣ tác - NL làm chủ và phát triển bản thân: NL thẩm mi,̃ NL tư ̣ chủ NL chuyên biệt đươc̣ hiểu là những NL được hình thành và phát triển dưạ trên cơ sở các NL chung theo hướng chuyên sâu hơn, đăc̣ thù trong các loại hình công việc hoặc tình huống, môi trường cu ̣thể. Trong quá trình dạy học Lịch sử, việc phát triển năng lực chuyên biệt rất được chú trọng. Năng lực chuyên biệt được chia thành ba loại năng lực: - NL THLS: “ học sinh có khả năng nhận diện được các tư liệu lịch sử, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử nhằ m phuc̣ vu ̣ quá trình học tập của mình. Đồng thời tái hiện nội dung lịch sử thông qua hình thức nói hoặc viết từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện trong không gian và thời gian cụ thể” [23;tr.7] - NL nhận thức và tư duy lịch sử: “ Hs có khả năng chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử; tìm hiểu được sự giố ng và khá c nhau giữa các sự kiện; lí giải được mối quan hệ cá c sư ̣ kiêṇ trong tiến trình của lịch sử. Đưa ra đươc̣ những đánh giá của bản thân về các sự kiện, nhân vật trên cơ sở nhận thức và tư duy; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử, biết suy nghĩ theo những hướng khác nhau khi đánh giá về sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử” [23;tr.7] - NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: “ rút ra được bài học và sử dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những tình huố ng thực tiễn; tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và 10
  18. xử lý thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.” [23;tr.7] Nhâṇ thấ y NLTHLS là môṭ năng lưc̣ quan trong̣ và cầ n thiết cho hoc̣ sinh khi hoc̣ môn licḥ sử . Bở i licḥ sử là quá khứ , ta chỉ có thể tiếp câṇ quá khứ qua tài liêu,̣ sử liêu,̣ nhằ m tái hiêṇ sư ̣ kiêṇ trong quá khứ . Trong daỵ hoc̣ Licḥ sử GV không thể giới thiêụ hết tấ t cả các kiến thứ c LS cho HS mà chỉ có thể giúp HS nắ m những kiến thứ c cơ bản. Hơn nữa muố n so sánh, sử dung̣ kiến thứ c thì đầ u tiên ta phải nắ m chắ c bản chấ t của sư ̣ kiêṇ ấ y, vì vâỵ NLTHLS đóng vai trò là nền tảng cho sư ̣ hình thành các NL chuyên biêṭ khác. Do đó, tôi tâp̣ trung nghiên cứ u phát triển NL tìm hiểu licḥ sử cho HS. 1.1.1.2. Câu hỏi Thườ ng ngày ta thường sử dụng và phải giải quyết các câu hỏi. Nhưng không mấy ai hiểu rõ được khái niệm chung nhất về câu hỏi, có rất nhiều ý kiến và khái niệm khác nhau. Khi nhắc đến câu hỏi, ta phải xác định trên 2 khía cạnh Về nội dung: câu hỏi là câu nói lên sự thắc mắc, hoài nghi về một vấn đề nào đó và cần được làm rõ. Về hình thức: có dấu chấm hỏi “?” hoặc có từ để hỏi: “ tại sao”?, “ như thế nào”?, “ở đâu”?, Tuy nhiên trong một số trường hợp, câu hỏi chứ a nội dung nghi vấn tuy nhiên không có dấu chấm hỏi hay có từ để hỏi nhưng chúng ta vẫn nhận biết qua ngữ điệu. Trong dạy học lịch sử, câu hỏi thường nêu lên mâu thuẫn giữa kiến thức đã học với kiến thức mới, giữa kiến thức và cách giải quyết kiến thức. Có nhiều căn cứ để phân chia câu hỏi: theo các khâu, theo các giai đoạn của bài học, theo nội dung, theo mục đích của câu hỏi, theo định hướng câu trả lời,theo không gian sử dụng 11
  19. - Dựa vào mức độ nhận thức của học sinh thì câu hỏi được chia thành: + Câu hỏi tái hiện: học sinh tái hiện những kiến thức đã được học. + Câu hỏi phát hiện (câu hỏi tìm kiếm): học sinh đọc SGK, tư liệu là có thể trả lời được, tạo hứng thú học tập, cung cấp kiến thức mới. + Câu hỏi phát triển: Đòi hỏi học sinh phải độc lập suy nghĩ và có tính sang tạo, không chỉ ghi nhớ mà còn nắm vững bản chất sự kiện, Nếu dựa vào thời điểm sử dụng, câu hỏi được chia thành các loại sau: + Câu hỏi nêu vấn đề: được dung vào đầu giờ, đầu mục để đặt ra nhiệm vụ nhận thức cho học sinh. + Câu hỏi gợi mở: Dùng trong quá trình biễn tiến bài học, nhằm tìm hiểu nội dung của bài học. + Câu hỏi củng cố, kiểm tra: Sử dụng ở cuối bài học Tuy nhiên, đa số mọi người thường chia câu hỏi theo mức độ nhâṇ thứ c của câu hỏi bao gồm: + Câu hỏi nhận biết: Yêu cầu học sinh nhớ hoặc nhận ra những kiến thức cơ bản đa ̃ biết, đa ̃ đươc̣ hoc.̣ Có nghĩa là học sinh phải nhắc lại một loạt các sư ̣ kiên,̣ từ các sự kiện đơn giản đến các khái niệm lí thuyết, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là mức độ thấp nhất đạt được trong lĩnh vực nhận thức.Ví dụ như trình bày diễn biến, mốc thời gian, liêṭ kê các sư ̣ kiêṇ chính, + Câu hỏi thông hiểu: Yêu cầu học sinh giải thích được bản chất sự kiện, mối liên hệ giữa các sự kiện, diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình và trả lời được các câu hỏi tương tự. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các số liệu sang ngôn từ ), bằng cách giải thích được tài liệu (giải thích hoặc tóm tắt), mô tả theo ngôn từ của mình. Câu hỏi này ở mức độ này cao hơn so với mức độ nhận biết. Ví du ̣ như giải thích nguyên nhân, phân tích mố i quan hê ̣ của sư ̣ kiêṇ này vớ i sư ̣ kiêṇ kia, . 12
  20. + Câu hỏi vận dụng: Yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nào đó của lịch sử như đánh giá sự kiện đã học với thưc̣ tai.̣ Ở mứ c đô ̣ này học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần mà có thể sử dụng, xử lý các kiến thứ c licḥ sử của chủ đề trong các tình huống tương tự. Ví du ̣ như: Đánh giá sư ̣ ảnh hưởng giữa 2 sư ̣ kiên,̣ liên hê ̣sư ̣ kiêṇ này vớ i sư ̣ kiêṇ kia, 1.1.2. Đăc̣ trưng kiến thứ c licḥ sử Thứ nhất là tính quá khứ: “ Lịch sử là một dòng chảy liên tục trên trục thời gian từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Nhận thức lịch sử trong khoa học lịch sử là nhận thức phần quá khứ trên trục thời gian ấy, bởi vậy người ta không thể tận mắt chứng kiến mà chỉ tiếp cận được chúng thông qua các tài liệu lịch sử.” [1;tr104] Yêu cầu của GV là giúp HS tiếp cận lịch sử một cách khách quan, trung thực. Để đảm bảo đươc̣ điều này, mỗi câu hỏi của GV đăṭ ra phải giúp HS khai thác tài liêụ licḥ sử nhằ m hình thành và phát triển kiến thứ c của bản thân. Thứ hai là tính không lặp lại: “ Không có một sự kiện, hiện tượng Lịch sử nào xảy ra cùng thời điểm, trong các thời kì khác nhau là hoàn toàn giống nhau, dù có điểm giống nhau, không lặp lại mà là sự kế thừa, phát triển, sự lặp lại trên cơ sở không lặp lại” [1; tr105] Do đó khi đăṭ câu hỏi trình bày một sự kiện, hiện tượng nào đó trong lịch sử phải chú ý đến thời gian và không gian làm xảy ra sự kiện, hiện tượng đó. Thứ ba là tính cụ thể: “ Các nước, các dân tộc khác nhau đều mang những nét đặc sắc riêng trong tiến trình lịch sử và quy luật của nó. Mỗi sự kiện cụ thể đều có hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cu ̣ thể.” [1; tr110] Vì vâỵ GV cầ n đăṭ những câu hỏi giúp HS hướ ng tớ i viêc̣ trình bày các sự kiện lịch sử môṭ cách chi tiết, sinh động càng trở nên cầ n thiết. Thứ tư là tính hệ thống (logic): “Nội dung tri thức trong môn Lịch sử rất phong phú, đề cập đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người, bao 13
  21. gồm cả chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật Nôị dung được nằ m trong hệ thống, quan hệ chặt chẽ vớ i nhau. Việc tìm hiểu kiến thức mới và nhắ c laị kiến thức cũ cần làm rõ mối quan hệ giữa các sự kiện để thấy được tính logic của Lịch sử.” [1; tr141]. Các câu hỏi liên hê ̣các sư ̣ kiêṇ với nhau se ̃ giúp HS nhìn nhận lịch sử như một bức tranh toàn cảnh trên tất cả những lĩnh vực kinh tế, chính trị văn hóa – xã hội của từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử . Thứ năm là tính thống nhất giữa “sử” và “luận”: trước tiên ta hiểu phần phần “sử” và phần “luận” như sau: “Phần sử là các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong xã hội loài người (Lịch sử thế giới) cũng như của dân tộc (Lịch sử dân tộc. Phần luận là cách giải thích, đánh giá, nhận xét, bình luận về các sự kiện lịch sử đã sảy ra. Hai phần sử và luận có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau” [1; tr.148]. Mọi sự kiện nếu muốn được sáng tỏ thì buộc phải giải thích, lý giải bản chất của nó, ngược lại mọi sự lý giải, giải thích, chứng minh đều phải lấy cơ sở từ sự kiện lịch sử cụ thể. Từ đặc điểm này, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần đảm bảo sự thống nhất và liên kết giữa trình bày sự kiện với việc giải thích, bình luận sự kiện bằ ng cách đăṭ các câu hỏi dưạ vào thông tin sư ̣ kiêṇ ở mứ c đô ̣thấ p để đánh giá sư ̣ kiêṇ ở mứ c đô ̣cao hơn. Việc xác định những điều này giúp chúng ta tìm ra phương pháp, con đường thích hơp,̣ có hiệu quả cho việc dạy học LS ở trường phổ thông. 1.1.3. Đăc̣ điểm tâm lí và nhâṇ thứ c củ a hoc̣ sinh lớ p 10 ở trườ ng THPT * Đặc điểm tâm lý Lứa tuổi này bắt đầu từ 16 đến 18 tuổi. Trong tâm lý học, các nhà nghiên cứu đã xếp HS THPT thuộc giai đoạn tuổi đầu thanh niên- độ tuổi có 14
  22. nhiều sự thay đổi mới trong quá trình phát triển. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối, hoàn chỉnh về chiều cao, cân nặng, Đồng thời, tâm lý ở tuổi HS THPT cũng thể hiện tính chất phức tạp và không cố định chính vì vậy các nhà tâm lý học Macxit cho rằng: “Khi nghiên cứu tuổi HS THPT thì cần phải kết hợp với quan điểm của tâm lý học xã hội và phải tính đến quy luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi” Thứ nhất, nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe hơn tuổi HS THPT. Sự phát triển sẽ có tác đông̣ đến nhân cách và tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của HS. Thứ hai là điều kiện sống và hoạt động (gia đình, trường học, xã hội): Các em thấy được trách nhiệm của mình đối với gia đình khi được tham gia vào các vấn đề quan trọng. Ở trườ ng hoc,̣ hoạt động chủ đạo vâñ là hoc̣ tâp̣ và đòi hỏi các em tích cực, chăm chỉ, cố gắ ng vận dụng tri thức một cách phù hơp.̣ Trong lứa tuổi này HS THPT phát triển rất nhiều so với HS THCS chính vì vậy cần phải thay đổi phương pháp dạy học nói chung và phương pháp đặt câu hỏi nói riêng nhằm kích thích, khơi gợi hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh ở tất cả các môn học trong đó có môn Lịch sử. Ở lứa tuổi này HS có thể xác định mục đích, khuynh hướng học tập. Các em bắt đầu tập trung vào các môn học yêu thích của mình. Đồng thời các em cũng đã hiểu mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời và những môn học chính là điều kiện cần thiết để tham gia hiệu quả vào cuộc sống lao động xã hội. Do đó, thái độ học tập các môn học của HS THPT có những chuyển biến rõ rệt nhằm chuẩn bị cho nghề nghiệp trong tương lai. Sự phát triển tâm lí xã hội: Thứ nhất là sự phát triển xúc cảm, tình cảm: Khả năng tự kiểm soát và tự điều chỉnh cảm xúc của các em đã được ổn định hơn. Nội dung, chất lượng của tình cảm dần trở nên phong phú , tình cảm đạo đức dần được hình thành . 15
  23. Đặc biệt là sự xuất hiện của một loại tình cảm là tình cảm nam nữ, biểu hiện của loại tình cảm này khá phức tạp và nhảy cảm. Chính vì vậy, giáo viên nên có những thái độ và biện pháp thích hợp, tế nhị và không nên can thiệp một cách thô bạo tránh những phản ứng tiêu cực từ phía HS. Thứ hai là sự phát triển về nhu cầu: ở lứa tuổi này quan hệ bạn bè chiếm vị trí quan trọng hơn hẳn. Các em coi người bạn của mình như “ cái tôi” thứ 2 để giãi bày tâm sự. Vì vậy GV cần tạo điều kiện cho HS phát triển quan hệ giao tiếp, hợp tác trong tập thể nhằm tạo các mối quan hệ, tình bạn sự gắn bó tốt đẹp giữa các bạn học sinh với nhau. Một đặc điểm nổi bật của lứa tuổi này là cảm giác mình đã trở thành người lớn và mong muốn trưởng thành của HS thể hiện rất rõ. Do vậy HS có nhu cầu về tính độc lập, khao khát được khẳng định cái “tôi” của mình dẫn đến đôi khi các em ấm ức thậm trí là phản kháng khi GV chưa nhìn nhận mình là một người lớn và không hiểu được tâm tư nguyện vọng cùa mình. Một điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực của HS là khuynh hướng học tập các môn học đã gần được hình thành rõ rệt. Nhà trường nên quan tâm tổ chức học tập cho thích hợp nhằm phát huy tối đã tiềm năng và nhu cầu học tập của HS. Thứ ba là sự phát triển khả năng tự đánh giá, tự ý thức và tự giáo dục: Biểu hiện đặc trưng của khả năng tự ý thức ở độ tuổi này là khả năng tự đánh giá bản thân theo chuẩn mực của xã hội. Tuy nhiên lòng tự trọng ở lứa tuổi này phát triển mạnh, biểu hiện ở chỗ các em không chấp nhận mình kém coi hay thua người khác. Lòng tự trọng thường phát triển theo hai chiều hướng là tính tự trọng cao (đánh giá mình không thấp hơn người khác, biết bảo vệ nhân cách của mình) hoặc tính tự trọng thấp (không hài lòng về bản thân, xem thường chính mình, tự ti). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của HS THPT. Do đó, với những đặc điểm riêng biệt và sự trưởng thành về tư duy và nhu cầu về môn học định hướng nghề nghiệp đòi hỏi người GV cần phải biết 16
  24. thay đổi phương pháp phù hợp, có hiệu quả. Hoc̣ tâp̣ nhờ khám phá luôn mang lại sự những sư ̣ thú vị nhấ t đinḥ cho HS, đặc biệt đặc trưng của Lịch sử là tìm hiều về quá khứ, về những gì đã diễn ra từ đó yêu cầu GV cần phải sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các câu hỏi nhằm giúp HS khai thác, ghi nhớ và hiểu bản chất sự kiện một cách chính xác nhất. *) Đặc điểm nhận thức Bao gồ m những điểm chung và điểm riêng biệt đố ivới quá trình nhận thức của loài người. Thứ nhất (điểm chung): Trong học tập Lịch sử, quá trình nhận thức trải qua các giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính. Quá trình này là kết quả của việc tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức LS, tạo biểu tượng Thứ hai (điểm riêng): Khác so với quá trình nhận thức chung của loài người là sự nhận thức của HS mang tính gián tiếp, tính được hướng dẫn và tính giáo dục. - Tính gián tiếp: HS tiếp câṇ licḥ sử thông qua tài liệu và GV. Do đặc trưng tính quá khứ của Lịch sử nên HS không thể trực tiếp tiếp câṇ với quá khứ mà phải thông qua tri giác với tư liệu, hiện vật LS. - Tính được hướng dẫn: quá trình hoc̣ tâp̣ của HS được tiến hành ở môṭ điều kiện sư phạm nhất định và dưới sự hướng dẫn của GV. Ở HS THPT, tư duy trừu tượng đang phát triển, nên cần chú ý tăng cường các hoạt động kích thích để hoàn thành giai đoạn nhận thức đó. Tuy nhiên quá trình nhận thức của HS không tự diễn ra mà phải có sự kích thích; do đó việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong quá trình dạy học có ý nghĩa quan trọng và thiết thực để kích thích quá trình hoc̣ tâp̣ của HS. Vai trò định hướng của GV và sự chủ động của HS là yếu tố quyết định đến kết quả của quá trình giảng dạy và học tập. - Tính giáo dục: Quá trình hoc̣ tâp̣ của học sinh là quá trình tiếp thu tri thứ c để phát triển các năng lưc̣ cầ n thiết. Tính giáo dục trong dạy học phải 17
  25. được định hướng, kết hợp chặt chẽ với nội dung kiến thức. Các câu hỏi sẽ giúp HS định hướng và đi đến kiến thức cần đạt. Do đó, GV cần quan tâm đặc biệt đến phương pháp giảng dạy nói chung và các biện pháp sử dụng câu hỏi nói riêng nhằm góp phần phát triển năng lực cho HS. Được tự mình khám phá những vấn đề lịch sử giúp HS nhớ lâu kiến thức, hiểu rõ bản chất. Nếu GV sử dụng tốt các câu hỏi sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở trường phổ thông. Sự phát triển về nhận thức: Thứ nhất về sự phát triển tri giác: việc học tập và chỉ số tri giác của HS THPT lớn so với lứa tuổi THCS. HS bắt đầu tập trung quan sát để tìm ra “cái riêng” của mỗi đối tượng khác nhau. Thứ hai về sự tập trung chú ý: được quy định bởi sự lựa chọn các môn học yêu thích của mình. Ở lứa tuổi này các em đã biết phối hợp giữa việc ghi chép, nghe giảng, và tham gia tìm hiểu bài học một các chủ động hơn. Thứ ba là sự phát triển trí nhớ: nhờ sự phát triển của thể chất mà trí nhớ cũng có sự phát triển. Trong các giờ học các em đã biết ghi nhớ kiến thức có chọn lọc và theo các phương pháp nhất định. Vì vậy trong dạy học GV cần chủ ý bồi dưỡng và định hướng cho các em khả năng ghi nhớ logic, hệ thống hóa kiến thức. Thứ tư là về sự phát triển tư duy: đây là giai đoạn hoàn thiện của năng lực trí tuệ. Theo Piaget, ở độ tuổi này HS đã hình thức tư duy hình thức và tư duy logic. Tư duy ở lứa tuổi này có tính chặt chẽ hơn và có căn cứ nhất quán hơn, phân biệt cái thực và cái còn nghi ngờ. Đồng thời tính phê phán tư duy cũng phát triển. Thứ năm về sự phát triển tưởng tượng: sự tưởng tượng của HS được xây dựng bằng những chất liệu do hiện thực cung cấp qua hệ thần kinh, các giác quan được phối hợp giữa những yếu tố hiện thực và những hình tượng tưởng tượng. Một biểu hiện rõ rệt nhất của tưởng tượng chính là sáng tạo và sự sáng tạo ấy phụ thuộc vào sự phong phú của kinh nghiệm thực tiễn. 18
  26. Kinh nghiệm càng phong phú thì sáng tạo càng đặc sắc. Bởi vậy cần tăng cường hoạt động giáo dục kinh nghiệm cho HS đê các em được nghe, được thấy, được nhìn nhiều hơn. 1.1.4. Đinḥ hướ ng đổi mớ i PPDH trong daỵ hoc̣ Licḥ sử ở trường THPT Trong rấ t nhiều các giải pháp nhằ m nâng cao chấ t lương̣ đào taọ thì giải pháp đổi mới phương pháp dạy học đươc̣ xem là khâu vô cùng quan trong̣ ở tất cả các cơ sở giáo dục. Thực trạng phương pháp dạy học ngày nay vẫn là phương pháp thuyết trình với quan điểm: “Lấy người dạy làm trung tâm”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.” (27) Trong chương trình giáo duc̣ phổ thông tổng thể ban hành ngày 27/12/2018 đa ̃ đề câp̣ đến viêc̣ : “ đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh.” [23;tr9] Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức(tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau: 19
  27. + Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập + Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập. +Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS – HS + Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Tóm lại, có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách tiếp cận khác nhau, tuy thuôc̣ vào đăc̣ thù và muc̣ tiêu của từ ng môn hoc.̣ Chương trình đổi mớ i môn Lịch sử quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu, định hướng chung về xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt là quan điểm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Daỵ hoc̣ Licḥ sử phải mang tính khoa hoc,̣ hê ̣thố ng, chú trong̣ đến viêc̣ thưc̣ hành, phát triển năng lưc,̣ đồ ng thời giáo duc̣ tư tưở ng, tình cảm cho HS. Viêc̣ đổi mớ i cách thứ c và nâng cao hê ̣thố ng câu hỏi có ý nghiã quan trong̣ đố i vớ i viêc̣ đổi mớ i phương pháp daỵ hoc̣ Licḥ sử với muc̣ tiêu hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. Viêc̣ đăṭ câu hỏi đóng vai trò chủ đaọ trong bấ t kì các PPDH nào và nó càng trở nên quan trong̣ khi thưc̣ hiêṇ PPDH tích cưc.̣ 1.1.5. Vai trò, ý nghiã củ a viêc̣ sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ Licḥ sử nhằm phá t triển năng lưc̣ tim̀ hiểu licḥ sử cho hoc̣ sinh ở trườ ng THPT 1.1.5.1 Vai trò * Đối với GV Các câu hỏi được cho là một trong những công cụ mạnh nhất trong kho vũ khí của giáo viên. Giáo viên luôn dựa vào các câu hỏi để khai thác, kiểm tra và đánh giá học sinh của họ. Chỉ thông qua các đánh giá, giáo viên mới có thể đo lường kiến thức và hiểu biết của học sinh về nội dung học tập. Và trong môi trường lớp học truyền thống, đánh giá thường chuyển thành các câu 20
  28. hỏi. Bằng cách đặt câu hỏi đúng, giáo viên sẽ đánh giá đúng một học sinh đã hiểu các khái niệm và thông tin được dạy trong lớp hay chưa đồng thời câu hỏi còn giúp giáo viên xác định lỗ hổng kiến thức, hoặc HS đang gặp khó khăn với tài liệu nào và cần trợ giúp điều gì. Các câu hỏi có sức mạnh làm tăng sự tương tác học tập giữa GV và HS và giữa các HS với nhau. Khi GV đặt câu hỏi thì buộc HS tham gia trả lời câu hỏi và đóng góp vào câu hỏi đó. Các câu hỏi se ̃ xóa bỏ sự đơn điệu của lớp học và khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình học tập. * Đối với học sinh Các câu hỏi đối với HS về cơ bản có thể được coi như là một hoạt động cửa ngõ. Nếu một câu hỏi không thể khơi dậy sự tò mò của mình, có lẽ bạn sẽ không bao giờ muốn tìm ra câu trả lời. Mặt khác, nếu một câu hỏi thú vị, kích thích khiến bạn tò mò thì chắc chắn bạn sẽ theo dõi dấu vết của nó và đi đến câu trả lời cuối cùng. Và hơn thế nữa, bạn có thể hiểu nó và ghi nhớ nó một cách dễ dàng hơn. Tử Hạ đã nói: "Mỗi ngày biết thêm điều mình chưa biết, như vậy mới đáng gọi là người ham học". Một học sinh biết cách học tốt là người biết cách khai thác câu hỏi và tìm ra câu trả lời được chính xác cho câu hỏi đó. Nếu câu hỏi càng được suy ngẫm lâu, càng tốn nhiều thời gian khám phá, tìm tòi câu trả lời thì kiến thức càng vững chắc, càng khó bị "vô ý"" xoá khỏi trí nhớ. Tóm lại việc sử dụng câu hỏi là một trong những con đường, phương pháp học tập hiệu quả nhằm phát huy năng lực tìm hiểu lịch sử cho HS, góp phần thực hiện mục tiêu môn học. 1.1.5.2 Ý nghĩa “Garbage in, Garbage out” là một câu phổ biến trong lĩnh vực tin hoc:̣ nếu bạn cung cấp thông tin đầu vào sai thì kết quả trả về sẽ bị sai. Đây cũng là quy tắc phổ biến trong giao tiếp: nếu bạn đặt câu hỏi sai thì bạn sẽ nhận được câu trả lời sai hoặc một câu trả lời không như trông đợi. 21
  29. Việc đặt câu hỏi không chỉ có ý nghiã đăc̣ biêṭ trong việc kiểm tra đánh giá mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện cho HS. Về kiến thức: Sử dụng câu hỏi trong học tập giúp HS nắm vững kiến thức lịch sử trên cả 3 mức độ biết, hiểu và vận dụng. Thứ nhất, việc sử dụng các câu hỏi trong học tập như câu hỏi gợi mở, câu hỏi khai thác, câu hỏi kiểm tra đánh giá giúp tích cực nghiên cứu bài hơn nữa HS ở trường THPT có thể phân hóa kiến thức và ghi nhớ thành: kiến thức nào cần nhớ chi tiết kiến thức nào cần khái quát và vấn đề nào cần hiểu sâu. Đồng thời GV dễ dàng gợi mở, cung cấp kiến thức nâng cao, liên hệ thực tế cho học sinh thông qua các câu hỏi mở, câu hỏi liên hệ. Ví dụ khi dạy Bài 24 Tình hình văn hó a ở các thế kỉ XVI – XVIII GV sử dụng câu hỏi: “Em hãy trình bà y những thà nh tưụ tiêu biểu về nghê ̣ thuâṭ và khoa hoc̣ – ki ̃ thuâṭ ở cá c thế kỉ XVI – XVIII? ” để giúp học sinh tìm hiểu về môṭ số công trình nghê ̣thuâṭ và thành tưụ khoa hoc̣ thời ki ̀ này. Thứ hai, giúp HS tìm ra bản chất các vấn đề, sự kiện lịch sử. GV định hướng cho HS khám phá, nghiên cứu những sự kiện một cách sâu sắc để tìm ra bản chất của sự kiện, nhân vật một giai đoạn lịch sử. Ví dụ khi dạy bài “ Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI – XVIII” phần “1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc được thành lập” GV sử dụng câu hỏi: “ Hiện nay việc đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông ở Hà Nội đang gây tranh cãi bởi sự ra đời và những chính sách của nhà Mạc trước kia. Vậy em đánh giá như nào về vương triều này?” giúp HS hiểu rõ bản chất của vương triều nhà Mạc đồng thời sử dụng những kiến thức đó để giải quyết các vấn đề thực tế. Thứ ba, học tập thông qua các câu hỏi giúp HS lĩnh hội tổng hợp nhiều kiến thức khác nhau. Để trả lời đươc̣ các câu hỏi thì đòi hỏi HS phải vận dụng 22
  30. liên hệ linh hoạt nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau như văn học, địa lý, nghê ̣ thuât,̣ Ví dụ khi dạy bài 23 “ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII” GV sử dụng 2 câu thơ “ Mà nay áo vải cờ đào/ Giúp dân dựng nước xiết bao công trình” trong bài thơ Ai tư vãn của Ngọc Hân công chúa và đặt câu hỏi: “ Hai câu thơ trên nhắc về nhân vật lịch sử nào?” giúp khơi gợi và xây dựng hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ cho HS thông qua việc vận dụng kiến thức văn học để trả lời câu hỏi. Về kĩ năng: Thứ nhất, câu hỏi góp phần phát triển tư duy và rèn luyện cho HS khả năng tiếp nhận, diễn đạt một vấn đề lịch sử các kỹ năng giao tiếp cá nhân khi trả lời như: tiếp nhận câu hỏi, phân tích, trình bày, thuyết trình, lập luận giúp học sinh tự tin và nhận thức vấn đề sâu sắc hơn. Thứ hai, câu hỏi góp phần hình thành khả năng tự đánh giá, tự ý thức và tự tìm hiểu cho HS. Các câu hỏi giúp HS tự đánh giá quá trình học tập, tìm hiểu, khai thác tài liệu, thông tin của mình. Từ đó có biện pháp tự điều chỉnh trong quá trình học tập nhằm đạt kết quả cao nhất. Về thái độ: sử dụng câu hỏi góp phần bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng, tình cảm phẩm chất đạo đức cho HS THPT. Thứ nhất, giúp HS rèn luyện tinh thần kiên trì, cần cù trong học tập. Khi gặp một câu hỏi khó, chưa thể dễ dàng tìm ra câu trả lời HS cần kiên trì tìm hiểu ở nhiều nguồn tài liệu khác nhau để tìm ra câu trả lời chính xác nhất và quá trình này chắc chắn gặp rất nhiều khó khăn. Thứ hai, việc sử dụng các câu hỏi còn thể hiện thái độ hợp tác, tích cực tham gia đóng góp vào tiết học của học sinh. Khi câu hỏi được đặt ra, sự hào hứng và cách giải quyết câu hỏi đó của HS là những biểu hiện rõ ràng nhất cho tinh thần học tập. 23
  31. Thứ ba, đáp ứ ng mục tiêu bài học: Với các mục tiêu thái độ được đặt ra trước mỗi bài học thông qua các câu hỏi HS có thể trình bày, thể hiện quan điểm của bản thân với những vấn đề LS. Về định hướng phát triển năng lực: Thứ nhất, các câu hỏi góp phần hình thành và phát triển cho HS những năng lực chung như: NL tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL giao tiếp, hợp tác. Thứ hai, ngoài việc hình thành và phát triển các NL chung các câu hỏi còn góp phần phát triển các NL chuyên biệt trong môn lịch sử như: + Tìm hiểu lịch sử + Nhận thức và tư duy lịch sử + Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng dạy và học lịch sử ở trường THPT Trong những năm qua, rất nhiều HS không mấy “mặn mà” với việc học tập và nghiên cứu sử học. Học sinh chán môn Lịch sử, không thích học Lịch sử biểu hiện trên nhiều phương diện. Ví dụ như sự hiểu biết lịch sử của phần lớn học sinh rất lờ mờ, thậm chí những sự kiện cơ bản hay nhân vật anh hùng tiêu biểu cũng nhớ sai. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng môn Lịch sử ít được quan tâm. Chẳng hạn như là do nhu cầu về việc làm và thu nhập khi thời đại ngày càng phát triển, người ta chỉ chú trọng những môn khoa học tự nhiên mà quên đi phải học tập Lịch sử dân tộc, chỉ coi Lịch sử là môn phụ . Nguyên nhân thứ hai do tính chất riêng của môn Sử: đối tượng của lịch sử là quá khứ , nên người giảng dạy khó có thể áp dụng các phương pháp “trực quan sinh động” như các môn học khác, cũng không thể trực tiếp quan sát được, cộng với việc phải nhớ nhiều sự kiện, ngày tháng làm cho nhiều học sinh cảm thấy khó khăn trong những giờ học lịch sử. Một nguyên 24
  32. nhân tiếp theo là do quan niệm không đúng về vị thế, chức năng, nhiệm vụ của môn học trong việc giáo dục nền tảng đạo đức và tinh thần cho thế hệ trẻ Việt Nam Chúng ta có thể thấy một thực tế, hầu hết mỗi tiết học môn Lịch sử các em thật nhàm chán, vô vị khi chỉ được tiếp nhận một chiều hay lối học đọc chép truyền thống đã ăm sâu vào cách học của chúng ta. Trong kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông những năm gần đây, rất ít các em lựa chọn môn Lịch sử trở thành môn thi tốt nghiệp, đã có trường hợp chỉ có duy nhất một thí sinh dự thi môn Lịch sử. Điều đó đã phản ánh một thực trạng học tập bộ môn Lịch sử của học sinh ở trường phổ thông hiện nay. Bên cạnh sự thờ ơ của học sinh thì việc môn Lịch sử ngày càng bị xem nhẹ còn do một số giáo viên chưa thực hiện tốt vai trò của mình: còn chưa thực sự hiểu sâu về phương pháp dạy học và kiến thức còn lệ thuộc vào sách giáo khoa, tức là chưa làm chủ được kiến thức dẫn đến giờ học khô khan nhàm chán và nặng nề chính tình trạng này đã làm mất đi tính hấp dẫn của môn lịch sử. Một vấn đề cần phải xét tới là trong khi môn lịch sử được phân bổ rất ít tiết nhưng chương trình SGK lại quá dài cho nên GV phải chạy đuổi theo chương trình cho kịp tránh tình trạng cháy giáo án; vì vậy giáo viên không có thời gian để phân tích, đặt câu hỏi, đánh giá còn học sinh cũng có quá ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu vì phải học nhiều môn. Bài học se ̃ trở nên đơn điệu với phần trình bày của giáo viên mà không có sự tương tác, tham gia đóng góp của HS. Môn lịch sử luôn luôn được khẳng định là quan trọng, nhưng trên thực tế đã chưa được coi trọng. Thực tế đã phản ánh một thực trạng khá buồn của việc dạy và học Lịch sử hiện nay ở trường THPT. 1.2.2.Thưc̣ trang̣ sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ licḥ sử nhằm phá t triển năng lưc̣ tim̀ hiểu licḥ sử ở trườ ng THPT 25
  33. Để hiểu được thực trạng, tôi tiến hành phát phiếu điều tra nhiều GV và học sinh trong quá trình thực tập sư phạm. Bao gồm có 10 giáo viên ở các trường: THPT Tiên Du số 1 (Bắc Ninh), THPT Hàn Thuyên (Bắc Ninh), THPT Xuân Áng (Phú Thọ) và học sinh ở Trường THPT Tiên Du số 1 (lớp 10ª2, lớp 10ª3), THPT Xuân Áng ( lớp 10H, lớp 10G,) với số phiếu phát ra là 120 phiếu thu về 120 phiếu. Nội dung điều tra gồm: Quan điểm nhận thức của GV và HS về bộ môn Lịch sử và chất lượng dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay; Mức độ, tần suất và hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi trong dạy và học trong DHLS; Hình thức, phương pháp sử dụng các câu hỏi. Hình thức, PP điều tra: Tôi tiến hành trao đổi với GV và HS của trường thực nghiệm, phát phiếu điều tra cho GV và HS ở 3 trường THPT Qua điều tra tổng hợp kết quả điều tra thực tiễn, tôi thu được kết quả như sau: 1.2.2.1. Về phía hoc̣ sinh Mức độ yêu thích môn Lịch sử Rất thích Thích Bình thường Không thích Điều này cho thấy không phải hầu hết các em học sinh đều quay lưng lại với môn lịch sử. Tuy nhiên số học sinh không thích môn Lịch sử vẫn ở mức cao 26
  34. điều này đòi hỏi nhà trườ ng, giáo viên cầ n có những biêṇ pháp nhằ m tăng sư ̣ hứ ng thú và chấ t lương̣ giáo duc̣ cho HS đố i với bô ̣môṇ Licḥ sử . Khó khăn khi học môn Lịch sử Ý kiến khác Khó vận dụng vào thực tế Phải nhớ nhiều sự kiện, mốc thời gian Phương pháp giảng dạy nhàm chán 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Từ kết quả thố ng kê cho thấ y, nguyên nhân HS chưa yêu thích và khó khăn trong viêc̣ tiếp thu môn LS có rấ t nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân ấ y là do PPDH của GV chưa thực sự cuốn hút. Chính vì thế GV cần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực, tính tích cực, chủ động của HS. Mức độ sử dụng câu hỏi của giáo viên Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít Chưa bao giờ 27
  35. Mức độ yêu thích các câu hỏi Có Không Từ số liêụ kết quả của hai câu hỏi trên ta thấ y, ở trường THPT GV đa ̃ thưc̣ hiêṇ viêc̣ đăṭ câu hỏi trong quá trình giảng day.̣ Tuy nhiên, viêc̣ này laị không mang laị hiêụ quả biểu hiêṇ là đa số các em không hào hứ ng và không thích cách đăṭ câu hỏi của GV. Đây cũng là môṭ trong những nguyên nhân khiến HS chưa thâṭ sư ̣ yêu thích môn LS và đa số HS đều nhâṇ thấ y vai trò và ý nghiã của viêc̣ sử dung̣ câu hỏi của giáo viên. Mẫu câu hỏi mong muốn Tất cả các đáp án trên Thú vị, hình thức bắt mắt Phù hợp với khả năng Ngắn gọn, rõ nghĩa 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Từ viêc̣ nhâṇ thứ c đươc̣ vai trò của câu hỏi, số lương̣ HS mong muố n thay đổi cách đăṭ câu hỏi theo hướ ng đảm bảo về hình thứ c và nôị dung chiếm 28
  36. tỉ lê ̣cao hơn hẳn. Điều này đăṭ ra yêu cầ u GV cầ n phải đổi mớ i cách đăṭ câu hỏi phù hơp̣ nhu cầ u và sư ̣ phát triển của ngườ i hoc.̣ 1.2.2.2. Về phía giá o viên Tác dụng của câu hỏi Tất cả các phương án trên Kiểm tra, đánh giá Khơi gợi hứng thú học tập của học sinh Nhằm tìm hiểu nội dung của bài học 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, các GV đều thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng câu hỏi. 29
  37. Nguyên nhân khó học môn Lịch sử Do cơ sở vật chất Do phương pháp dạy và học Do thời lượng tiết học Ý kiến khác Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, các GV đều cho rằng trong xu thế hội nhập như hiện nay việc đổi mới cách học. Tuy nhiên do tâm lí ngại thay đổi, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của việc đổi mới nên vẫn còn ý kiến cho rằng không nhấ t thiết phải thay đổi. Một thực trạng đáng buồn ở các trường THPT là việc dạy và học theo phát triển NL vẫn còn chưa được phổ biến và chưa được quan tâm, chú trọng. Mức độ tiếp nhận và trả lời câu hỏi Rất tốt Tốt Không tốt 30
  38. Nhìn vào bảng kết quả điều tra trên ta thấ y mứ c đô ̣ tiếp nhâṇ và trả lờ i câu hỏi của HS ở mứ c đô ̣ thấ p vâñ chiếm tỉ lê ̣ cao. Điều này phản ánh chấ t lương̣ và cách đăṭ câu hỏi của GV chưa thâṭ sư ̣ đaṭ hiêụ quả. Giáo viên thường xuyên sử dụng các câu hỏi vào nhiều mục đích khác nhau tuy nhiên lại chưa đem lại hiệu quả. Ý nghiã của viêc̣ phá t triển năng lưc̣ tìm hiểu licḥ sử % cho hoc̣ sinh Giúp học sinh nắm vững hiểu sâu, mở rộng vốn kiến 4 thức lịch sử của mình. Giúp học sinh phát triển khả năng tự học, khả năng sử 5 dụng, khai thác tư liệu. Rèn luyện kĩ năng trình bày, thuyết trình các vấn đề lịch 5 sử bằng lời nói hoặc viết Tất cả các phương án trên 86 Điều này chứ ng tỏ GV đa ̃ bướ c đầ u chú ý đến viêc̣ daỵ hoc̣ phát triển NL cho HS. Tuy nhiên vâñ còn số ít GV vâñ chưa hiểu đầ y đủ về phát triển NL THLS môṭ trong số nguyên nhân đó là viêc̣ tâp̣ huấ n cho GV về PPDH chưa thâṭ sư ̣ hiêụ quả. Từ viêc̣ điều tra thưc̣ trang̣ sử dung̣ câu hỏi và NL THLS của HS S ở trường THPT Tiên Du số 1, THPT Xuân Áng tôi nhận thấy: Việc đặt câu hỏi đóng vai trò quan trọng trong qua trình dạy và học ở trường THPT đối với cả học sinh và giáo viên. Việc đặt câu hỏi đã được tiến hành từ lâu tuy nhiên vẫn còn mang nhiều hạn chế như chưa khơi gợi được hứng thú học tập. Từ đó, chưa đaṭ đươc̣ hiệu quả hoc,̣ chưa phát triển NL cho HS. Do đó, đặt câu hỏi phải được quan tâm và tiến hành trong các giờ học Lịch sử một cách khoa học và đạt hiệu quả cao. 31
  39. Tiểu kết chương 1 Có thể khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng câu hỏi trong dạy học Lịch sử nhằm phát triển NL cho HS đặc biệt là NL THLS là vô cùng quan trọng và cần có sự quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, ở các trường phổ thông hiện nay, câu hỏi còn mang tính khuôn mẫu, thiếu tính hấp hẫn và chưa đạt được hiệu quả. Từ cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài , ở chương 2, tôi đề xuất biêṇ pháp sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ phầ n Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX nhằ m phát triển NL THLS cho HS ở trườ ng THPT 32
  40. CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP SỬ DUNG̣ CÂU HỎ I TRONG DAỴ HOC̣ PHẦ N LICḤ SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX LỚ P 10 NHẰ M PHÁ T TRIỂ N NĂNG LƯC̣ TÌM HIỂ U LICḤ SỬ CHO HOC̣ SINH Ở TRƯỜ NG THPT 2.1. Vi tṛ í, muc̣ tiêu, nôị dung phần licḥ sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX (SGK Licḥ sử 10, chương trinh̀ chuẩn) 2.1.1. Vi tṛ í Chương trình lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn) là một phần của chương trình lịch sử THPT nhằm đi sâu hơn những nội dung đã được học ở trường THCS. Trong đề tài của mình tôi tập trung khai thác phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 (chương trình chuẩn) nhằm phát triển NL THLS cho học sinh THPT. Chương trình lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn) gồm 3 phần: Phần một: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX. Phần ba: Lịch sử thế giới cận đại. Trong SGK lớp 10 THPT (chương trình chuẩn) phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX gồm 4 chương: - Chương I: Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X - Chương 2: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - Chương 3: Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - Chương 4: Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX Trong phần hai lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX bao gồm giai đoạn Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu nửa đầu thế kỉ XIX ở chương 2, chương 3, chương 4. Giai đoạn này được coi là giai đoạn đầy biến động của các triều đại phong kiến của Việt Nam. Đồng thời các yếu tố xã hội, văn hóa, nghệ thuật cũng có rất nhiều nét đặc sắc qua đó giúp học sinh nhận thức được nội dung của một giai đoạn lịch sử Việt Nam. 33
  41. 2.1.2. Muc̣ tiêu Về kiến thức: - Trình bày được quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến ở nước ta ở các thế kỉ X - XV. - Trình bày được nguyên nhân đất nước ta bị chia cắt trong các thế kỉ XVI- XVIII. - Trình bày được quá trình thống nhất đất nước của phong trào Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII. - Phân tích nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV. - Phân tích được nguyên nhân và hệ quả của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII. - So sánh được tình hình phát triển văn hóa của nước ta ở các thế kỉ X - XV và thế kỉ XVI – XVIII - Đánh giá được vai trò và trách nhiệm của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc. Về kĩ năng: - Quan sát và khai thác kênh hình, lược đồ và phim tư liệu lịch sử. - Rèn luyện kĩ năng trình bày, thuyết trình, diễn đạt ngôn ngữ , sưu tầm tư liệu. - Rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn: đọc lược đồ lịch sử, lập bảng niên biểu, bảng so sánh, liên hệ kiến thức quá khứ với hiện tại, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn. - Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập như tự học, khai thác tư liệu, hợp tác với bạn với giáo viên trong quá trình học tập, làm việc nhóm - Rèn luyện các kĩ năng: phân tích, so sánh, đưa ra nhận định, nhận xét, đánh giá, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại. 34
  42. Về thái độ: - HS nhận thức đúng về các nhà nước phong kiến ở Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thê kỉ XIX. - Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đồng thời bồi dưỡng lòng biết ơn đối với những anh hùng có công với dân tộc. - Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng và những công trình văn hóa của nhân dân ta, từ đó giáo dục ý thức bảo vệ hòa bình và giữ gìn bản sắc dân tộc. => Định hướng phát triển NL - NL chung:ngôn ngữ, tự học, công nghệ thông tin,thuyết trình. - NL chuyên biệt: + NL tìm hiểu lịch sử: Thông qua viêc̣ hóa thân vào nhân vâṭ Quang Trung trình bày đươc̣ diêñ biến phong trào Tây Sơn và công cuôc̣ chố ng giăc̣ xâm cuố i TK XVIII; Thông qua các bứ c tương̣ La Hán chùa Tây Phương để thấ y đươc̣ tình cảnh nướ c ta ở các thế kỉ XVI – XVIII + Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: So sánh tình hình văn hóa thế kỉ X – XV và thế kỉ XVI – XVIII; Phân tích quá trình biến đổi của các nhà nướ c phong kiến từ thế kỉ XVI – XVIII; Đánh giá vai trò nhà Nguyên.̃ + Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thông qua sư ̣ ra đời và sup̣ đổ của các triều đaị phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII rút ra đươc̣ biểu hiêṇ và quy luâṭ chung. 2.1.3.Nôị dung Phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 (chương trình chuẩn) gồm các nội dung cơ bản sau: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV 35
  43. Thứ nhất: Đây là giai đoaṇ mở đầu cho thời đại phong kiến độc lập ở nước ta. Quá trình hình thành từng bước được xác lập, phát triển, hoàn thiện (thời Ngô − Đinh – Tiền Lê, thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ). Cùng với đó là sự hoàn chỉnh của luật pháp qua các bộ luật : Hình thư, Hình luật, Quốc triều hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức) ; quân đội được tổ chức chính quy, chính sách "ngụ binh ư nông". Thứ hai: Nông nghiệp và thủ công nghiệp nước ta ngày càng được mở rộng và phát triển, thương nghiệp phát triển ở các đô thị và nông thôn. Sự phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc. Thứ ba: Trong thời gian này, nhân dân ta phải đương đầu với sự xâm lược của nhà Tống, Nguyên Mông và Nhà Minh. Nhân dân ta dưới sự chỉ đạo tài tình của các tướng lĩnh thời Tiền Lê, thời Trần và thời Lý đã giành được những thắng lợi vang dội, bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc. Thứ tư: Cùng với ổn định về chính trị và phát triển về kinh tế, xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tư tưởng và tôn giáo phát triển đặc biệt là Phật giáo ; giáo dục và văn học ngày càng phát triển và có quy củ hơn ; nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII Thứ nhất: Trong các thế kỉ XVI – XVIII các nhà nước phong kiến có rất nhiều sự biến động. Sự khủng hoảng về chính trị đã dẫn đến sự sụp đổ của nhà Lê sơ và đánh dấu sự ra đời của nhà Mạc. Và đây cũng chính là cái cớ để dẫn đến các cuộc nội chiến giữa Nam – Bắc triều sau đó. Từ đây, đất nước ta bị chia cắt thành 2 miền, lấy sông Gianh làm ranh giới. Thứ hai: Mặc dù chính trị bất ổn nhưng kinh tế thời kì này vẫn tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Thứ ba: chế độ chính trị khủng hoảng do đó đã có rất nhiều phong trào nông dân nổ ra. Phong trào Tây Sơn thực nhiệm vụ dân tộc là thố ng nhấ t dấ t 36
  44. nướ c và tiến hành kháng chiến chống giặc ngoại xâm và lập nên vương triều Tây Sơn với nhiều chính sách tiến bộ. Thứ tư: Tư tưởng, tôn giáo suy yếu, tuy nhiên đã có sự du nhập của Thiên chúa giáo. Giáo dục, văn học tiếp tục phát triển với nhiều tác phẩm có giá trị. Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX Thứ nhất: Nhà Nguyễn sau khi được thành lập (1802) đã tiến hành củng cố chính quyền. Tuy nhiên, tình hình xã hội dưới triều Nguyễn vẫn không ổn định, nhiều cuộc đấu tranh, khởi nghĩa đã diễn ra. Thứ hai: Mặc dù nước ta đã được thống nhất trở lại nhưng vẫn tồn tại chế độ phong kiến lạc hậu, kìm hãm sự phát triển kinh tế. Để giải quyết các mâu thuẫn xa ̃ hôi,̣ các phong trào đấu tranh của nhân dân, binh lính và các dân tộc ít người đã được diễn ra. Như vậy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX là một phần rất quan trọng. Đây là thời kì nhiều biến động của các nhà nước phong kiến của Việt Nam, đồng thời có nhiều TLLS đặc sắc. Vì vậy, khi dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX cần sử dụng các câu hỏi nhằm phát triển NL THLS nhằm giúp HS tiếp nhâṇ kiến thức và giúp giờ học hiệu quả hơn. 2.2. Nguyên tắ c sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ Licḥ sử ở trườ ng THPT 2.2.1.Đảm bảo nôị dung bài hoc̣ licḥ sử Trong bài hoc,̣ GV và HS thực hiện một phần của chương trình SGK, từng bước hoàn thành mục tiêu của cấp học, khóa học. Nội dung cơ bản vừa là cơ sở, cốt yếu của môn học vừa có ý nghiã đăc̣ biêṭ trong việc phát triển nhân cách của HS. Mỗi nội dung bài học mang những đặc điểm, đặc trưng riêng biệt. Do đó, trước hết phải đáp ứng nội dung cơ bản của bài học. Với tư cách là một nhân tố thúc đẩy quá trình tìm hiểu các vấn đề cơ bản, cốt lõi của lịch sử thì việc đặt câu hỏi phải giúp học sinh ghi nhớ, giải thích, hiểu sâu 37
  45. những sự kiện, khái niệm,quy luật, đồng thời hình thành và phát triển khả năng tìm hiểu, khai thác tư liệu. Câu hỏi muốn đảm bảo nội dung bài học thì trước hết khi thiết kế câu hỏi phải có sự chuẩn bị kĩ càng, bám sát và làm nổi bật những vấn đề xương sống. Trên thực tế, những vấn đề ấy chính là các mục, các bài được trình bày theo SGK hoặc theo chương trình chuẩn. Ví dụ như khi dạy về các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ở mục I bài 19 “ những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X- XV” các câu hỏi phải nêu rõ: - Bối cảnh nước ta trước sự tấ n công của nhà Tống dưới thời Tiền Lê và thời Lý. - Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học lịch sử của hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và thời Lý. Bên cạnh việc đặt câu hỏi bám sát theo nội dung cơ bản thì việc đặt câu hỏi cũng phải mang tính gợi mở những kiến thức nâng cao, mở rộng để đạt được sự thông hiểu sâu sắc hơn cũng rất quan trọng và là một khía cạnh mới cần được quan tâm của vấn đề. 2.2.2. Đảm bảo tính vừ a sứ c Một vấn đề nổi cộm của ngành giáo dục của nước ta là vấn đề quá tải nội dung kiến thứ c đối với HS. Vấn đề này nhận được sự quan tâm của cả ngành giáo dục và của cả xã hội. Bản chất của việc quá tải kiến thức là mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức với khả năng tiếp nhận có hạn của học sinh. Mục đích cuối cùng của quá trình học tập là kết quả của sự lĩnh hội kiến thức của học sinh. Tuy nhiên tất cả những phương pháp, nội dung, chương trình dù có đổi mới đến đâu đều trở nên vô ích nếu những điều đó là quá sức với học sinh. 38
  46. Việc xác định tính vừa sức còn phụ thuộc vào đặc điểm nhận thức , đặc điểm lứa tuổi của học sinh. Mà yếu tố này không phải là cố định mà liên tục biến đổi theo thời gian chính vì vậy khi nhìn nhận về tính vừa sức thì cần nhìn ở việc nó vận động, phát triển tức là nói đến cái nó đã có, sẽ có, phải có. Đảm bảo tính vừa sức cho học sinh khi đặt câu hỏi thể hiện ở viêc̣ khơi gợi các NL, kiến thức sẵn có để tìm ra, tạo ra những năng lực trên cơ sở những đặc điểm tâm lý và đặc điểm nhận thức. Ví dụ, HS nhỏ tuổi hoặc nhận thức kém cần chú trọng những câu hỏi trình bày, khái quát, tái hiện lịch sử; còn HS lớn hơn và nhận thức tốt hơn cần tập trung hình thành tư duy lịch sử qua các câu hỏi phát triển tư duy. Chính vì vậy, HS THPT với trình độ nhâṇ thứ c đã phát triển nên chú trọng những câu hỏi yêu cầu tư duy, suy luận, làm việc với tư liệu để phát triển đầy đủ các NL cần có. Tránh những câu hỏi quá dễ hoặc quá khó sẽ không kích thích được khả năng tư duy đồng thời làm giảm hứng thú học tập. Trong một lớp học có rất nhiều học sinh với nhiều trình độ nhận thức và tâm lí phân hóa thành nhiều cấp độ khác nhau. Vì vậy giáo viên có trách nhiệm lựa chọn những câu hỏi có nhiều cấp độ để hướng tới nhiều đối tượng HS. Đòi hỏi trình độ, kỹ năng kích thích sự phát triển tốt nhất của từng GV thông qua các câu hỏi. VD khi dạy bài 23 “ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII” giáo viên có thể sử dụng câu hỏi: - “Em hãy trình bày quá trình thống nhất đất nước của phong trào Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII” ở mức độ thấp hơn. - “Em hãy đánh giá công lao của vương triều Tây Sơn và Nguyễn Huệ trong công cuộc thống nhất và bảo vệ đất nước cuối thế kỉ XVIII” ở mức độ cao hơn. Câu hỏi trong dạy học lịch sử phải được trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng, đối tượng và nội dụng xác định không nên quá bóng bảnh, dài dòng, 39
  47. khó hiểu, mập mờ. Tuy nhiên với sự phát triển của HS THPT, câu hỏi cần có các luận điểm, ý kiến trái ngược, các thuật ngữ, khái niệm cũng phải được sử dụng ở mức độ cao hơn. Do đó, buôc̣ GV phải phát hiện vấn đề, diễn đạt rành mạch, logic để kích thích tư duy của học sinh. 2.2.3. Đảm bảo tính đa dang̣ trong viêc̣ thiết kế câu hỏi Lịch sử là sự phản ánh một giai đoạn xã hội do đó việc đặt câu hỏi phải phản ánh toàn diện, khách quan. Điều này giố ng với quan điểm đổi mớ i của nhà nước nhằm hình thành cho học sinh một cách nhìn toàn diện, chính xác, chân thực về quá khứ . Muốn sử dụng tốt các câu hỏi liên môn, GV phải tìm tòi, tích lũy kiến thức ở các lĩnh vực, môn học liên quan làm giàu có vố n hiểu biết của mình. Các câu hỏi mang tính đa dạng, liên môn sẽ tạo sự hấp dẫn học tập đồng thời mở rộng, nâng cao kiến thức cho học sinh. VD: khi dạy bài 24 “Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII” để tìm hiểu về văn học giáo viên có thể yêu cầu học sinh sưu tầm và kể những câu truyện dân gian trong tập truyện “Trạng Quỳnh” để thấy được sự phong phú và đa dạng của văn học dân gian đồng thời góp phần tạo không khí hào hứng trong tiết học. Tính đa dạng của câu hỏi còn được thể hiện ở sử dụng nhiều loại câu hỏi ở nhiều thời điểm khác nhau trong giờ học. Để đem lại hiệu quả tối ưu trong giờ học cần xen kẽ các loại câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao với số lượng hợp lý phù hợp với nội dung từ bài học và khả năng nhận thức của HS. Lịch sử luôn hướng đến tính xác thực, đúng với bản chất sự kiện nên việc sử dụng câu hỏi đa dạng với nhiều nguồi tài liệu khác nhau đặc biệt là sử liệu gốc là rất quan trọng. Ngoài việc cung cấp kiến thức còn rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS. 40
  48. 2.2.4. Đảm bảo tính hê ̣thố ng Ả nh hưởng đến sự thành công trong việc lĩnh hội kiến thức là tính hệ thống. Zancop đã từng nói: “ Quá trình lĩnh hội là một loạt những bậc thang nhỏ mà học sinh phải đi qua để đạt đến kết quả mong muốn.” Kiến thức là một chỉnh thể thống nhất, có quan hệ mật thiết với nhau, không rách rời, riêng lẻ, biệt lập. Sử dụng câu học phải có tính logic. Nội dung các bài học trước và sau đều có liên quan, gắn bó chặt chẽ với nhau. Thực tế đã cho thấy những người nắm vững tính hệ thống, logic thì thường suy luận rất nhanh và chính xác hơn. 2.3.Quy trinh̀ sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ Licḥ sử để phát triển năng lực tìm hiểu Licḥ sử cho HS ở trường THPT Để sử dụng câu hỏi trong DHLS nhằm phát triển NL tìm hiểu lịch sử cho HS ở trường THPT đạt hiệu quả tốt nhất cần tiến hành theo một quy trình nhất định, cụ thể như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy Bước 2: Lựa chọn nội dung đặt câu hỏi Bước 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi và đáp án Bước 4: Tiến hành sử dụng câu hỏi trên lớp Bước 5: Cải tiến câu hỏi sau giờ học 41
  49. Trước hết, phải xác định mục tiêu bài dạy khi sử dụng câu hỏi trong dạy học. Mục tiêu bài học chính là “đích” cuối cùng mà hoạt động học tập hướng tới. Vì vậy, việc xác định mục tiêu chính xác sẽ giúp GV xây dựng hệ thống các câu hỏi, phương pháp sử dụng câu hỏi để khai thác bài học, hình thành kiến thức. Việc xác định mục tiêu bài học sẽ quy định mức độ của câu hỏi. Ở những mục tiêu ở mức độ nhận thức cao thì câu hỏi cần phải có tính chuyên sâu, liên hệ nhiều vấn đề. Đối với các mục tiêu ở mức độ nhận thức thấp hơn thì các câu hỏi cần đơn giản, rõ nghĩa. Bước thứ hai là lựa chọn nội dung để đặt câu hỏi. Nội dung để đặt câu hỏi bao gồm kiến thức cơ bản, mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học, liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn. Việc xác định nội dung bài học giúp lựa chọn loại hình, phương pháp đặt câu hỏi phù hợp. Sau khi xác định được mục tiêu và nội dung, ta tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi và đáp án. Tuy nhiên cần chú ý đến số lượng, mức độ sử dụng câu hỏi trong tiến trình dạy học.Trong quá trình xây dựng hệ thống câu hỏi và đáp án, hãy cố gắng dự đoán các câu trả lời có thể HS sẽ đưa ra. Dự đoán câu trả lời của HS sẽ giúp ích trong việc xây dựng câu hỏi của bạn bằng cách buộc bạn phải xem xét liệu từ ngữ sử dụng có chính xác hay không, liệu câu hỏi có tập trung vào mục tiêu bạn đã xác định hay không và liệu bạn có đủ linh hoạt để cho phép HS diễn đạt ý tưởng bằng lời nói của họ không. Đồng thời việc dự đoán câu trả lời còn giúp GV xây dựng những câu hỏi nhằm định hướng HS đến vấn đề cần tìm hiểu nếu HS đi lệch hướng. Bước tiếp theo là tiến hành sử dụng câu hỏi trên lớp học. Đây là bước vô cùng quan trọng bởi có sự tham gia của HS_ đối tượng trung tâm của hoạt động học tập. Sau khi tiến hành đặt câu hỏi cho học sinh cần cho học sinh thời 42
  50. gian để suy nghĩ và hình thành câu trả lời, việc này sẽ làm tăng số lượng HS có câu trả lời cũng như câu trả lời sẽ đầy đủ và chính xác hơn. Đừng quên thể hiện sự quan tâm đến tất cả các câu trả lời dù đúng hay sai bằng cách gật đầu, nhìn vào họ và sử dụng nét mặt cho thấy bạn đang lắng nghe và cảm ơn HS đã trả lời các câu hỏi và tham gia vào các cuộc thảo luận. Nếu HS chưa trả lời đúng câu hỏi hãy chuyển hướng và hướng dẫn câu trả lời sai theo hướng đúng. Bước cuối cùng là suy nghĩ và tinh chỉnh về các câu hỏi sau giờ học. Sau khi dạy một buổi học có sử dụng các câu hỏi hãy ghi chú ngắn gọn về câu hỏi nào hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu bạn đã đặt ra và câu hỏi nào dẫn đến câu trả lời mà bạn không mong đợi để tinh chỉnh các câu hỏi đó cho lần tiếp theo bạn sẽ dạy hoặc trao đổi với HS. 2.4. Môṭ số biêṇ phá p sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ phần Licḥ sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớ p 10 nhằm phá t triển năng lưc̣ tim̀ hiểu licḥ sử cho hoc̣ sinh ở trườ ng THPT Dạy và học lịch sử theo định hướng tiếp cận năng lực được thực hiện: “ Thông qua các nguồn tư liệu khác nhau để tái hiện lịch sử, phục dựng một cách chân thực, khách quan quá trình hình thành, phát triển của các sự kiện và quan hệ giữa các sự kiện trong quá trình phát triển.” [23;tr15] Chính vì vậy việc đặt câu hỏi nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến mục tiêu giáo dục hiện nay. 2.4.1. Sử dung̣ câu hỏi nhằm phá t triển năng lưc̣ nhâṇ diêṇ và sử dung̣ tư liêụ licḥ sử TLLS là các tài liêụ gố c có chứ a các thông tin licḥ sử quan trong̣ thường miêu tả về hoaṭ đông̣ sinh hoaṭ hàng ngày, hoaṭ đông̣ xa ̃ hôị hay môṭ trâṇ chiến nào đó. Do đó tài liêụ licḥ sử như môṭ bằ ng chứ ng số ng của licḥ sử điều này vô cùng quan trong.̣ Tuy nhiên khi sử dung̣ các TLLS cầ n chú ý đến tính chính thố ng và nguồ n gố c bở i nó se ̃ quyết đinḥ đến tính chính xác và chân 43
  51. thưc̣ của licḥ sử . Trong daỵ hoc̣ licḥ sử , tư liệu lịch sử là các sự kiện, tài liệu mà mỗi giáo viên cần phải sưu tầm để phuc̣ vu ̣ cho quá trình daỵ hoc.̣ Tư liệu càng sinh động, phong phú bao nhiêu thì sự kiện càng cụ thể và càng hấ p dâñ bấy nhiêu. Do đó, trong giảng dạy lịch sử, điều kiện cơ bản nhất để tái tạo hình ảnh quá khứ là tư liệu lịch sử. thường chia ra thành các nhóm TLLS khác nhau * Cách thức thực hiện: - Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung kiến thức: Viêc̣ xác đinḥ muc̣ tiêu và nôị dung kiến thứ c rấ t quan trong̣ và se ̃ quyết đinḥ đến nôị dung và hình thứ c của câu hỏi. Ở dang̣ câu hỏi nhằ m phát triển năng lưc̣ nhâṇ diêṇ và sử dung̣ tư liêụ licḥ sử không yêu cầ u HS nghiên cứ u như môṭ nhà khoa hoc̣ mà chỉ yêu cầ u HS rèn luyêṇ khả năng tư ̣ tìm tòi, nhâṇ diêṇ và biết cách sử dung̣ tư liêụ để khẳng đinḥ tính xác thưc̣ của licḥ sử . - Bước 2: Thu thập và xử lý tư liệu : các TLLS có từ rấ t nhiều nguồ n khác nhau và nếu lưạ choṇ tư liêụ không đảm bảo về nguồ n gố c se ̃ ảnh hưởng đến sư ̣ chính xác của nôị dung tư liêu.̣ Nên lưạ choṇ các tư liêụ gố c bở i tư liêụ gố c là bằ ng chứ ng gầ n gũi và xác thưc̣ nhấ t của licḥ sử . Sauk hi thu thâp̣ đươc̣ tài liêụ phù hơp̣ vớ i nôị dung, GV cầ n xử lý tư liêụ nhằ m đảm bảo dung lương,̣ tính khả thi và giúp HS dê ̃ dàng tiếp cân,̣ khai thác đaṭ hiêụ quả cao nhấ t. - Bước 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi và câu trả lời: giúp GV tiến hành các câu hỏi trên lớp môṭ cách logic và đầ y đủ. Khi xây dưng̣ câu hỏi, GV phải xây dưng̣ hê ̣thố ng câu trả lờ i, GV nên dư ̣ đoán trướ c các câu trả lời mà HS có thể đưa ra từ đó chủ đông̣ hướ ng HS vào nôị dung câu trả lờ i đúng nhấ t hoăc̣ đưa ra các gơị ý cu ̣thể. - Bước 4: tiến hành sử dụng câu hỏi trên lớp học: Đây là bướ c quan trong̣ nhấ t bởi nó se ̃ quyết đinḥ trưc̣ tiếp đến hiêụ quả của câu hỏi. Khi giáo viên đăṭ câu hỏi trên lớp cầ n chú ý đến các biểu hiêṇ của hoc̣ sinh. GV cầ n 44
  52. cho HS thời gian suy nghi ̃ để đưa ra câu hỏi, điều này vừ a giúp số lương̣ các câu trả lời tăng lên vừ a làm tăng chấ t lương̣ và đô ̣ sâu của câu trả lờ i. Khi HS trả lời GV cầ n thể hiêṇ sư ̣ quan tâm của mình đố i vớ i các câu trả lờ i của các em, điều này giúp các em tư ̣ tin và hứ ng thú tìm ra câu trả lờ i hơn. Nếu HS chưa trả lờ i đúng GV nên đưa ra các gơị ý hoăc̣ đăṭ những câu hỏi nhỏ hơn nhằ m hướ ng HS tới câu trả lờ i. Viêc̣ tiến hành câu hỏi trên lớp cầ n sư ̣ linh hoaṭ và kinh nghiêṃ của mỗi giáo viên để phát triển tính chủ đông,̣ tích cưc̣ của HS. - Bước 5: cải tiến câu hỏi sau giờ học: Sau khi giờ hoc̣ kết thúc, GV cầ n chỉnh sử a những câu hỏi chưa thâṭ sư ̣ phù hơp,̣ chưa đáp ứ ng đươc̣ yêu cầ u muc̣ tiêu đăṭ ra. Đồ ng thờ i giữ laị các câu hỏi đaṭ hiêụ quả để áp dung̣ cho các tiết hoc̣ khác. * Môṭ số lưu ý khi sử dung̣ tà i liêụ licḥ sử để đăṭ câu hỏi - Phù hơp̣ với muc̣ đích sử dung:̣ Mỗi câu hỏi đăṭ ra đều hướng tớ i môṭ muc̣ đích cu ̣thể vì vâỵ cầ n lưạ choṇ các tư liêụ có nôị dung bám xát, tâp̣ trung vào nôị dung cầ n hướng tới trách các tư liêụ không rõ ý. - Nguồ n và dung lương:̣ Để đảm bảo sư ̣ chính xác của tài liêụ cầ n chú ý đến nguồ n gố c của tài liêu.̣ Các tài liêụ gố c là các tài liêụ có tính chính xác cao và thườ ng đươc̣ giáo viên sử dung̣ trong quá trình daỵ hoc.̣ Khi cung cấ p các tư liêụ văn bản cho HS khai thác cầ n chú ý đến đô ̣ dài của văn bản, tránh cung cấ p các đoaṇ tư liêụ quá dài khiến HS khó tiếp cân,̣ loang̣ nôị dung và gây sư ̣ nhàm chán, không tâp̣ trung. - Tính vừ a sứ c vớ i HS: cầ n tránh các tư liêụ nướ c ngoài vì GV se ̃ mấ t nhiều thờ i gian trong viêc̣ giải thích và HS khó tiếp câṇ vớ i nôị dung của tư liêu.̣ VD: 45
  53. - Bài 19 “ Những cuôc̣ kháng chiến chố ng ngoaị xâm ở các thế kỉ X – XV” muc̣ 2 Cuôc̣ kháng chiến chố ng Tố ng thờ i Lý + Muc̣ tiêu: Trình bày đươc̣ diêñ biến cuôc̣ kháng chiến chố ng Tố ng thờ i Lý + GV sử dung̣ bài thơ Nam quố c sơn hà của Lý Thườ ng Kiêt:̣ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên phận định tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.” Và đăṭ câu hỏi: Em hãy phân tích ý nghiã của bà i thơ trên? - Khi tiến hành giảng dạy bài 24 “Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII” phầ n mở đầ u bài hoc̣ + Muc̣ tiêu: Hướ ng HS đến các thành tưụ văn hóa của nướ c ta vào thế kỉ XVI- XVIII + GV sử dung̣ 3 bứ c tranh: hình 2.1 ; hình 2.2 ; hình 2.3 + GV: “ Em hãy khá i quá t những thà nh tưụ về văn hóa của nướ c ta và o thế ki ̉ XVI- XVIII?” - Khi tiến hành giảng dạy bài 23 “Phong trào Tây Sơn và sư ̣ nghiêp̣ thố ng nhấ t đấ t nướ c, bảo vê ̣tổ quố c cuố i thế kỉ XVIII” muc̣ 1. Kháng chiến chố ng Xiêm (1785) + Muc̣ tiêu: Trình bày đươc̣ diêñ biến cuôc̣ kháng chiến chố ng Xiêm. + GV sử dung̣ lươc̣ đồ trâṇ Racḥ Gầ m – Xoài Mút (hình 2.4) + GV đăṭ câu hỏi: “ Dưạ và o lươc̣ đồ trên em hãy trình bà y diêñ biế n của trâṇ Racḥ Gầ m – Xoà i Mú t? “ * Hệ thống câu hỏi sử dụng trong dạy học Lịch sử nhằm phát triển năng lưc̣ nhâṇ diêṇ và sử dung̣ tư liêụ licḥ sử cho học sinh ở trường THPT 46
  54. (Phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đế n nửa đầ u thế kỉ XIX – Lớp 10 – Chương trình chuẩn) DAỴ STT THUÔC̣ VỀ TƯ LIÊỤ CÂU HỎ I BÀ I NÔỊ DUNG 1 Bài 17: Luâṭ Môṭ số điều luâṭ trong bô ̣ luâṭ Dưạ vào môṭ Hồ ng Đứ c quy đinḥ : “- Điề u Quá trình pháp và số điều luâṭ 580: Ai tư ̣ tiêṇ giế t mổ trâu ngưạ hình thành quân đôị thì bi ̣ đá nh 80trương,̣ phải nôp̣ trên, em hãy và phát tiề n giá trâu ngưạ đó và o công nhâṇ xét khố [ ]Thấ y ai đem thiṭ ra chơ ̣ triển của những điểm bá n mà quan coi chơ,̣ quan xá sở nhà nướ c taị không ngăn cấ m thì đề u bi ̣ tiến bô ̣ của phong đá nh 80 trương.̣ bô ̣ luâṭ Hồ ng - Điề u 680: Đà n bà phaṃ tôị tử kiến Đứ c? Liên hê ̣ hình trở xuố ng nế u đang mang (Từ thế kỉ thai thì phải đơṭ sau khi sinh đẻ với luâṭ pháp 100 ngay mơi đem hanh hinh[ ] X đến thế ̀ ́ ̀ ̀ hiêṇ nay? Nế u chưa sinh mà thi hà nh tôị kỉ XVI) đá nh roi thì quan nguc̣ bi ̣phaṭ 20 quan tiề n và bi ̣ đá nh 80 trương.̣ ” 2 Bài 21: Sư ̣ thành "Từ đấy người buôn bán và kẻ đi - Dựa vào Những lâp̣ của đường đều đi tay không, ban đêm đoạn văn biến đổi nhà Mac̣ không còn trộm cướp, trâu bò thả trên, em có của nhà chăn không phải đem đánh giá vì nước về Trong khoảng vài năm, người về những phong đi đường không nhặt của rơi, chính sách 47
  55. kiến trong cổng ngoài không phải đóng, trong giai các thế kỉ được mùa liên tiếp, trong cõi tạm đoạn đầu của XVI – yên." (Đaị Viêṭ Sử kí toàn thư) nhà Mạc? XVIII 3 Bài 22: Sư ̣ phát Giáo sĩ Bo-ri đã viết về Hôị An : Dưạ vào tư “Hải cảng đẹp nhất, nơi mà Tình hình triển của liêụ trên, em thương nhân ngoại quốc thường kinh tế ở thương lui tới buôn bán là hải cảng thuộc haỹ nhâṇ xét các thế kỉ nghiêp.̣ tỉnh Các-ci-am (Quảng Nam) sư ̣ phát triển Thành phố đó lớn lắm, đến nỗi XVI - cua thương người ta có thể nói nó có 2 thị ̉ XVIII trấn, một của người Trung Quốc nghiêp̣ ở thế và một của người Nhật Bản.” kỉ XVII – (Tường trình về vương quốc Đàng Trong) XVIII? 4 Bài 23: Giớ i Hai câu thơ trong bài “Ai tư vãn” Hai câu thơ của Công chua Ngoc̣ Hân co viết: Phong trào thiêụ bài ́ ́ trên nhắ c đến “ Mà nay á o vải cờ đà o / Giú p Tây Sơn hoc̣ nhân vâṭ dân dưng̣ nướ c xiế t bao công và sư ̣ (giáo trình.” (Ai tư vañ ) nào? Em có nghiêp̣ viên xây hiểu biết gi ̀ thố ng nhấ t dưng̣ về nhân vâṭ đấ t nướ c, hình đó? bảo vê ̣ Tổ tương̣ quố c cuố i vua thế kỉ Quang XVIII Trung để mở đầ u bài hoc)̣ 48
  56. 5 Bài 24: Nghê ̣ Sử dung̣ hình tương̣ La Hán (hình - Em có nhâṇ 2.5) Tình hình thuâṭ xét vì về văn hóa ở những bứ c các thế kỉ tương̣ La XVI – Hán chùa XVIII Tây Phương? Qua đó haỹ cho biết tác đông̣ của bố i cảnh licḥ sử đến nghê ̣ thuâṭ điêu khắ c thời ki ̀ này? 2.4.2. Sử dung̣ câu hỏi nhằm phá t triển năng lưc̣ tá i hiêṇ và trinh̀ bày licḥ sử Licḥ sử là những gì đa ̃ diêñ ra trong quá khứ và các sư ̣ kiêṇ ấ y không bao giờ lăp̣ lai,̣ chính vì vâỵ ta chỉ có thể tái hiêṇ bằ ng cách dưng̣ laị licḥ sử thông qua lời hoăc̣ hành đông.̣ Tái hiêṇ licḥ sử là khả năng HS có thể tái hiêṇ laị các sư ̣ kiên,̣ hiêṇ tương,̣ nhân vâṭ licḥ sử trong tiến trình licḥ sử thế giớ i và lịch sử dân tôc.̣ Năng lưc̣ này đươc̣ thể hiêṇ dưới hình thứ c ngôn ngữ nói và viết. Năng lưc̣ này giúp HS tiếp câṇ kiến thứ c gầ n gũi, hấ p dâñ hơn. 49
  57. * Cách thức thực hiện: Có nhiều phương pháp để đặt câu hỏi nhằm phát triển NL tái hiêṇ và trình bày licḥ sử. Tuy nhiên trong đề tài này, tôi muốn trình bày cách đặt câu hỏi hóa thân thành các nhân vật lịch sử. + Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung kiến thức: Vớ i dang̣ câu hỏi này không yêu cầ u phân tích sư ̣ kiêṇ mà chỉ chú trong̣ vào viêc̣ tái hiêṇ sư ̣ kiên,̣ nôị tâm và hành đông̣ của nhân vât.̣ Vớ i viêc̣ đươc̣ hóa thân vào nhân vâṭ licḥ sử , HS se ̃ có cái nhìn đa chiều vớ i mỗi sư ̣ kiên,̣ nhân vât.̣ Viêc̣ xác đinḥ muc̣ tiêu và nôị dung cu ̣ thể giúp GV lưạ choṇ các loaị hình nhân vâṭ và cái đích cầ n hướ ng tới cho HS. + Bước 2: Xác định hệ thống nhân vật và hệ thống câu hỏi: GV có thể giao câu hỏi này cho môṭ nhóm HS hoăc̣ với từ ng cá nhân HS. Điều này se ̃ quyết đinḥ đến số lương̣ các nhân vât,̣ tuy nhiên cầ n tâp̣ trung khai thác các nhân vâṭ tiêu biểu, + Bước 3: Tiến hành sử dụng câu hỏi trên lớp học: Với hình thứ c cá nhân, GV yêu cầ u HS trình bày bằ ng lời nói hoăc̣ viết ra giấ y bằ ng lờ i văn của mình để trình bày, tái hiêṇ sư ̣ kiên,̣ nhân vât.̣ Đố i với hình thứ c nhóm, GV tổ chứ c theo hình thứ c sân khấ u hóa để khắ c hoạ chi tiết và sinh đông̣ diêñ biến tâm lý và hành đông̣ của các nhân vâṭ trong sư ̣ kiên.̣ + Bước 4: Cải tiến câu hỏi sau giờ học: Sau khi giờ hoc̣ kết thúc, GV cầ n chỉnh sử a những câu hỏi, nhân vâṭ chưa thâṭ sư ̣ phù hơp,̣ chưa đáp ứ ng đươc̣ yêu cầ u muc̣ tiêu đăṭ ra. Đồ ng thờ i giữ laị các câu hỏi đaṭ hiêụ quả để áp dung̣ cho các tiết hoc̣ khác. *VD: - Bài 23 “ Phong trào và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII” + Mục tiêu: Trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến chống Thanh. 50
  58. + GV đặt câu hỏi: “ Em hãy hóa thân trở thành một nhân vật tham gia kháng chiến chống Thanh ( Quang Trung, lính, tướng, ) kể lại diễn biến của trận đánh đó bằng lời văn của mình?” - Khi tiến hành giảng dạy bài 21 “Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII” + Mục tiêu: Trình bày được tình hình nước ra ở các thế kỉ XVI – XVIII + GV đặt câu hỏi: “Em hãy hóa thân thành một người dân sống trong thời kì này để kể lại tình hình nước ta ở thế kỉ XVI – XVIII bằng lời văn của mình?” * Hệ thống câu hỏi sử dụng trong dạy học Lịch sử nhằm phát triển năng lưc̣ tá i hiêṇ và trình bà y licḥ sử cho học sinh ở trường THPT (Phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đế n nửa đầ u thế kỉ XIX – Lớp 10 – Chương trình chuẩn) STT THUÔC̣ BÀ I NÔỊ DUNG CÂU HỎ I 1 Bài 18: Công cuôc̣ Mở rông,̣ phát Em haỹ hóa thân thành môṭ xây dưng̣ và phát triển nông người nông dân để giớ i triển kinh tế trong các nghiêp̣ thiêụ về các chính sách và thế kỉ X – XV sư ̣ phát triển nông nghiêp̣ ở nướ c ta trong các thế kỉ X – XV? 2 Bài 19: Những cuôc̣ Cuôc̣ kháng Em hãy hóa thân thành các kháng chiến chố ng chiến chố ng nhân vâṭ ( Lê Hoàn, Dương 51
  59. ngoaị xâm ở các thế Tố ng thời Tiền Vân Nga, tướ ng đich,̣ binh kỉ X – XV Lê lính, .) để tái hiêṇ laị hoàn cảnh và diêñ biến của cuôc̣ kháng chiến chố ng Tố ng thờ i Tiền Lê? 3 Bài 20: Xây dưng̣ và Nghê ̣thuâṭ Em haỹ hóa thân thành môṭ phát triển văn hóa hướ ng dâñ viên du licḥ để dân tôc̣ trong các thế giớ i thiêụ về các công trình kỉ X – XV kiến trúc, tác phẩm điêu khắ c và ca múa nhac̣ trong các thế kỉ X – XV? 4 Bài 22: Tình hình Sư ̣ phát triển Em haỹ hóa thân thành môṭ kinh tế ở các thế kỉ thủ công thơ ̣ thủ công, haỹ giớ i thiêụ XVI – XVIII nghiêp̣ sản phẩm, sư ̣ phát triển của thủ công nghiêp̣ cho môṭ người thương nhân nướ c ngoài đến buôn bán? 5 Bài 26: Tình hình xa ̃ Phong trào đấ u Vào đầ u thế kỉ XIX, nhân hôị ở nử a đầ u thế kỉ tranh của nhân dân ta có những phong trào XIX và phong trào dân đấ u tranh nào? Em haỹ lưạ đấ u tranh của nhân choṇ môṭ phong trào tiêu dân biểu và hóa thân vào môṭ nhân vâṭ tham gia phong trào (lính, tướng, ) để giớ i thiêụ về phong trào đó? 52
  60. 2.5.Thưc̣ nghiêṃ sư phaṃ 2.5.1.Muc̣ đích thưc̣ hiêṇ - Xác nhận tính đúng đắn về cơ sở lí luận của đề tài và khẳng định việc sử dụng câu hỏi trong dạy học lịch sử phải được sử dụng theo các nguyên tắc nhất định. - Khẳng đinḥ tính khả thi và khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng của câu hỏi trong DHLS nhằm phát triển NL THLS của HS. - Thông qua quá trình và kết quả đánh giá thực nghiệm sư phạm ở các trường THPT. 2.5.2.Đố i tương̣ và điạ bàn thưc̣ nghiêṃ * Điạ bà n TN: Tôi chọn trường THPT Tiên Du số 1 (Bắc Ninh). Vì đây là ngôi trường tôi thực tập sư phạm nên có nhiều thuận lợi trong việc tiến hành TN. * Đố i tương̣ TN: Tôi tiến hành TN sư phạm ở 2 lớp 10ª2 và 10ª3. Bở i, hai lớp này vì số lượng HS và trình độ nhận thức khá đồng đều nhau. 2.5.3.Nôị dung và phương phá p TN *) Nội dung TN: Tôi tiến hành dạy TN “Bài 23 – Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII” (ở trường THPT Tiên Du số 1 (Bắc Ninh). Tôi tiến hành như sau: - Soạn giáo án bài TN có sử dụng các câu hỏi để phát triển NL THLS cho HS đã được đề xuất trong đề tài. - Soạn giáo án sử dụng một số câu hỏi truyền thống. Tiến hành dạy lớp đối chứng 53
  61. Kiểm tra chất lượng bằng cách: so sánh chất lượng học tập thông qua phiếu kiểm tra bài học vào 15 phút sau tiết học ở cả hai lớp. *) Phương pháp TN: Để tiến hành TN tôi đã trực tiếp soạn giáo án và giảng dạy ở cả lớp TN và lớp đối chứng. Trong khi giảng dạy, tôi quan sát ý thức xây dựng bài trong giờ học, hăng hái phát biểu suy nghĩ của bản thân. Sau đó phát phiếu kiểm tra hoạt động nhận thức của các em vào 15 phút sau tiết học 2.5.4.Kết quả TN *) Quan sát của GV dự giờ: GV đánh giá cao việc sử dụng câu hỏi để phát triển NL THLS của HS lớp 10 THPT. GV nhận xét đề tài bước đầu tạo hứng thú cho HS, giúp các em tìm hiểu và ghi nhớ kiến thức dễ dàng và khắc sâu hơn. *) Mức độ hứng thú và nhận thức của HS Ở lớp đối chứng, GV chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, học theo lối “ đọc – chép”, HS ít quan tâm đến bài học. Ở lớp TN, HS tích cưc̣ với bài hoc̣ biểu hiện bằng việc chú ý, tập trung vào bài giảng và tham gia tích cực vào việc trả lời câu hỏi GV đưa ra. *) Kết quả TN Kết quả kiểm tra thu được như sau: Bảng 2.1. Bảng kết quả kiểm tra của lớp 10ª2 và 10ª3 Lớp Số HS Điểm kiểm tra 15 phút Mỗi lớp Tổng số 5 6 7 8 9 10 10a2 40 1 3 7 16 9 4 TN 81 54
  62. 10a3 41 5 6 9 13 8 0 Đối chứng Bảng 2.2. Bảng kết quả kiểm tra lớp 10a2 và 10a3 (theo nhóm điểm và tỷ lệ %) Lớp TN 10a2 Lớp đối chứng 10a3 (40HS) (41HS) Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Giỏi (9-10) 13 32,5 8 19,5 Khá (7-8) 23 57,5 22 53,7 Trung bình (5-6) 4 10 11 26,8 60 50 40 10a2 30 Lớp 10a3 20 10 0 Giỏi (9-10) Khá (7-8) Trung bình (5-6) Hình 2.1. Biểu đồ kết quả kiểm tra của hai lớp 10a2 và 10a3 (đơn vị: %) 55
  63. Tỉ lê ̣ HS đạt nhóm điểm giỏi ở lớp có sử dụng câu hỏi phát triển NL THLS cao hơn so với lớp không sử dụng câu hỏi phát triển NL THLS 13%, tỉ lệ HS đạt điểm trung bình ở lớp TN rất thấp chỉ chiếm 10% và thấp hơn lớp đối chứng tới 16,8%. 2.5.5. Kết luâṇ sau TN Sau khi phân tích kết quả thực nghiệm tôi nhận thấy: Kết quả của lớp TN và lớp đối chứng có sự khác nhau. Kết quả bài kiểm tra kiến thức học sinh thu hoạch được sau tiết học phản ánh học sinh lớp TN có khả năng tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức nhanh nhạy hơn so với lớp đối chứng. HS được tiếp cận với các câu hỏi phát triển NL vì vâỵ có cơ hội được khai thác, nêu ý kiến của bản thân và hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách chủ động và đạt hiệu quả cao hơn. Trong quá trình học tập giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, định hướng kiến thức cho học sinh tìm hiểu và lĩnh hội. Học sinh một mặt cơ hội tự kiểm tra kiến thức của bản thân để bổ sung kiến thức kịp thời, mặt khác có cơ hội chủ động nêu ra những thắc mắc, kiến nghị, những điều còn chưa rõ với giáo viên. Sự nhiệt tình giải đáp các thắc mắc, và giải quyết các vấn đề của giáo viên sẽ là nguồn cổ vũ các em. Tôi thấy rằng viêc̣ sử dụng câu hỏi trong dạy học nhằm phát triển NL THLS cho giúp học sinh lĩnh hội kiến thức dễ dàng, sâu sắc hơn. Như vậy, các biện pháp sử dụng câu hỏi phát triển NL hoàn toàn có thể vận dụng vào dạy học môn Lịch sử ở trườngTHPT. Câu hỏi có vai trò, ý nghĩa rất to lớn tới việc hình thành kiến thức, phát triển kĩ năng và giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh đặc biệt là phát triển năng lực trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Giáo viên có thể căn cứ vào sự tiếp nhận và cách trả lời câu hỏi của học sinh để sử dụng linh hoạt mức độ các câu hỏi giúp cho sự phát triển củaHS, đáp ứng yêu cầu đất nước và xã hội đặt ra trong thời kì hội nhập như hiện nay. 56
  64. Tiểu kết chương 2 Trước khi thiết kế và sử dụng câu hỏi phát triển NL THLS tôi xác định mục tiêu và nội dung kiến thức cơ bản để lựa chọn những câu hỏi phù hợp và hiệu quả. Các biện pháp sử dụng câu hỏi không quá phức tạp và trừu tượng. Với các câu hỏi này HS được làm chủ giờ học của mình, tăng sự hứng thú, kĩ năng tìm hiểu độc lập và khả năng trình bày, thuyết trình của mình. Quá trình TN sư phạm tại trường THPT Tiên Du số 1 (Bắc Ninh) đã cho thấy hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi phát triển NL THLS cho HS lớp 10. Ở lớp sử dụng câu hỏi truyền thống thì không mấy học sinh chú ý vào bài giảng, khả năng tiếp nhận và trả lời câu hỏi không cao, thậm trí các em học lịch sử một cách đối phó. Ở lớp TN, HS đã hang hái tham gia tích cực các câu hỏi của GV đưa ra. Nhiều HS còn tìm ra một vấn đề mới tạo ra không khí sôi nổi trong lớp học. 57
  65. KẾ T LUÂṆ Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, điều tra khảo sát thực tiễn, vận dụng và tiến hành thực nghiệm một cách khách quan khi nghiên cứu đề tài: “ Sử dung̣ câu hỏi trong daỵ hoc̣ phầ n licḥ sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớ p 10 nhằ m phá t triển năng lưc̣ tìm hiểu licḥ sử cho hoc̣ sinh ở trườ ng THPT” tôi nhận thấy một số kết quả như sau: Thứ nhất, trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiêṇ nay, việc nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầ u bức thiết hiện nay. Để làm được điều đó, việc sử dụng câu hỏi trong dạy học nhằm phát triển NL THLS đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động dạy học và phát huy tính tích cực, phát triển năng lực cho người học. Bên cạnh đó, thực trạng DHLS ở trường phổ thông còn nhiều bất cập, đòi hỏi phải thay đổi về quan niệm, định hướng giáo dục và phương pháp dạy học, từng bước nâng cao chất lượng bài dạy, nhận thức và phát triển NL của HS ở trường THPT. Thứ hai, để sử dụng có hiệu quả các câu hỏi phát triển năng lực trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, GV cần có sự nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên môn và phương pháp. Khi sử dụng câu hỏi GV cần căn cứ vào nôị dung và khả năng nhận thức của HS. Tôi mạnh dạn đề xuất một số câu hỏi nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử với hai biểu hiện cụ thể là nhận diện và khai thác tư liệu lịch sử và khả năng tái hiện, trình bày lịch sử dưới dạng nói hoặc viết. Thứ ba, khẳng định tính đúng đắ n và hiệu quả của những biện pháp nêu ra trong khóa luận. Những câu hỏi phát triển NL THLS có thể vận dụng vào dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 THPT – chương trình chuẩn và cho các giai đoạn khác. 58
  66. PHỤ LỤC CHƯƠNG 1 PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Dành cho học sinh) Họ và tên: Tuổi: Dân tộc: Lớp: Trường: . Huyện: . Tỉnh: Em hãy khoanh tròn vào phương án trả lời mà em lựa chọn hoặc vui lòng cho biết ý kiến riêng của em đối với những câu trả lời sau: Câu 1. Mức độ yêu thích môn lịch sử của em như thế nào? A. Rất thích B. Thích C. Bình thường D. Không thích. Câu 2. Theo em khó khăn khi hoc̣ môn Licḥ sử mà em găp̣ phải là gì? A. Phương pháp giảng daỵ nhàm chán B. Phải nhớ nhiều sư ̣ kiên,̣ mố c thời gian C. Khó vâṇ dung̣ vào thưc̣ tế D. Ý kiến khác . Câu 3. Trong tiết học Lịch sử thầy (cô) các em có thường xuyên sử dụng các câu hỏi hay không? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Rất ít D. Chưa bao giờ 60
  67. Câu 4: Em có thích cách đặt câu hỏi của thầy cô không? A. Có B. Không Câu 5. Theo em, các câu hỏi có tác dụng như thế nào trong việc học môn Lịch sử? A. Kiểm tra, đánh giá kiến thức B. Tìm hiểu kiến thức mới C. Tăng tính chủ động học tập D. cả 3 đáp án trên. Câu 6. Em mong muốn trong quá trình học tập nhận được một câu hỏi như thế nào? A. Ngắn gọn, rõ nghĩa. B. Phù hợp với khả năng C. Thú vị, hình thức bắt mắt D. Ý kiến khác Cảm ơn các em và chúc các em học tốt! 61
  68. PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Dành cho giáo viên bộ môn Lịch sử) Họ và tên: Tuổi: Dân tộc: Giáo viên trường: Tỉnh/ Thành phố: Thầy (cô) xin hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời mà thầy (cô) cho là đúng nhất hoặc cho biết ý kiến riêng của thầy (cô) đối với những câu hỏi sau đây. Câu 1: Theo thầy (cô) sử dụng câu hỏi có tác dụng như thế nào? A. Nhằm tìm hiểu nội dung của bài học. B. Khơi gợi hứng thú học tập của học sinh. C. Kiểm tra, đánh giá. D. Tất cả các phương án trên Câu 2. Theo thầy (cô), trong thời kì hội nhập hiện nay bộ môn Lịch Sử có cần thiết phải đổi mới không? A. Rất cần thiết. B. Cần thiết. C. Bình thường. D. Không cần thiết. 62
  69. Câu 3 Theo thầy (cô), nguyên nhân nào khiến cho học sinh khó tiếp nhận và khai thác bộ môn Lịch Sử? A. Do cơ sở vật chất. B. Do phương pháp dạy và học. C. Do thời lượng tiết học. D. Ý kiến khác Câu 4 Hiện nay, nhà trường đã chú trọng thực hiện việc dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh hay chưa? A. Đã thực hiện. B. Chưa thực hiện. Câu 5 Mức độ tiếp nhận và trả lời câu hỏi trong quá trình học tập bộ môn Lịch sử của học sinh: A. Rất tốt B. Tốt C. Không tốt Câu 6 Thầy (cô) thường xuyên sử dụng câu hỏi trong bộ môn Lịch Sử nhằm mục đích: A. Để kiểm tra, đánh giá. B. Để định hướng kiến thức. C. Để khai thác bài học. D. Ý kiến khác. Câu 7. Theo thầy (cô) phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh trong dạy học ở trường THPT có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp học sinh nắm vững hiểu sâu, mở rộng vốn kiến thức lịch sử của mình. B. Giúp học sinh phát triển khả năng tự học, khả năng sử dụng, khai thác tư liệu. C. Rèn luyện kĩ năng trình bày, thuyết trình các vấn đề lịch sử bằng lời nói hoặc viết. D. Tất cả các phương án trên. 63
  70. Em xin cảm ơn về sự giúp đỡ của thầy (cô)! PHỤ LỤC 3: ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Họ và tên: Tuổi Dân tộc Lớp: Trường .Huyện Tỉnh I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em cho là đúng nhất: Câu 1. Nối các sự kiện ở cột A với thời gian ở cột B sao cho phù hợp: A (Sự kiện) B (Thời gian) 1. Phong trào Tây Sơn bùng nổ A. 1802 2. Kháng chiến chống Xiêm B. 1780 3. Vương triều Tây Sơn sụp đổ C. 1771 4. Kháng chiến chống Thanh D. 1789 E. 1785 Câu 2 Ai là người đã cầu cứu vua Xiêm, dẫn đến việc quân Xiêm sang xâm lược nước ta vào năm 1784 - 1785? A. Trần Ích Tắc. B. Nguyễn Ánh. C. Lê Chiêu Thống. D. Trần Lộng. Câu 3. Lực lượng nào đặt cơ sở bước đầu cho việc thống nhất đất nước vào cuối thế kỉ XVIII? A. Nghĩa quân Tây Sơn. B. Lực lượng chúa Trịnh. C. Lực lượng chúa Nguyễn. D. Lực lượng vua Lê. Câu 4. Nguyễn Huệ khi lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là gì? A. Quang Trung. B. Nguyễn Vương. C. Gia Long. D. Bắc Bình Vương. 64