Khóa luận Thơ Thanh Thảo trong nhà trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa

pdf 60 trang thiennha21 16/04/2022 5830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thơ Thanh Thảo trong nhà trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tho_thanh_thao_trong_nha_truong_pho_thong_tu_goc_n.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thơ Thanh Thảo trong nhà trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== LƢU THỊ THANH BÌNH THƠ THANH THẢO TRONG NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội, 2016
  2. LỜI CẢM ƠN Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. LA NGUYỆT ANH - người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ chúng em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016 Người thực hiện Lƣu Thị Thanh Bình
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. LA NGUYỆT ANH - Khóa luận không sao chép từ tài liệu có sẵn. - Kết quả nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của bất cứ tác giả nào. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016 Tác giả khóa luận Lƣu Thị Thanh Bình
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 7. Đóng góp của khóa luận 5 8. Kết cấu của khóa luận 5 NÔỊ DUNG 6 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6 1.1. Những tiền đề khoa học 6 1.1.1. Khái niệm văn hóa, văn học 6 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa 6 1.1.1.2. Khái niệm văn học 7 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa – văn học 7 1.2. Thanh Thảo và quá trình sáng tác 8 1.2.1. Vài nét về tác giả 8 1.2.2 Quá trình sáng tác của Thanh Thảo 9 1.3. Khảo sát sáng tác của thơ Thanh Thảo trong trường THPT 15 CHƢƠNG 2. VĂN HÓA TÂY BAN NHA QUA HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT 16 2.1. Lorca - người con, người chiến sĩ, người nghệ sĩ tư ̣ do Tây Ban Nha 16 2.1.1. Lorca – ngườ i con ưu tú của đất nướ c Tây Ban Nha xinh đep̣ 16 2.1.2. Lor ca- người nghệ sĩ 18 2.1.3. Lorca - người chiến sĩ chiến đấu cho tự do 21 2.2. Cô gái Digan – biểu tươṇ g của lối sống con người Tây Ban Nha 27
  5. 2.2.1. Một số đặc trưng địa văn hóa của người Di-gan 27 2.2.2. Cô gái Di-gan như là biểu tượng của niềm tin và sư ̣ thủy chun g 29 CHƢƠNG 3. KHÔNG GIAN VĂN HÓA XỨ SỞ TÂY BAN NHA 32 3.1. Không gian văn hóa sinh thái 32 3.1.1 Hình ảnh vầng trăng - biểu tượng của cái đẹp, sự tự do 33 3.1.2. Hoa lilac - biểu tượng cho sự sống của con người Tây Ban Nha 36 3.1.3. Dòng sông - nét văn hóa tâm linh Tây Ban Nha 39 3.1.4 Đường chỉ tay trong tín ngưỡng Tây Ban Nha 41 3.2. Không gian văn hóa sinh hoạt, lễ hội 42 3.2.1. Không gian của những trận đấu bò tót 42 3.2.2. Không gian của điệu nhảy Flanmico 45 3.2.3. Đàn ghita và nốt nhạc li la li la la 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Để có được những thành quả quả đó, văn hoá của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã hình thành. Cũng có thể nói văn học là văn hoá lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật. Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá. Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Trong chương trình học Văn ở THPT có rất nhiều tác phẩm mở rộng văn hóa đó có thể là văn hóa dân gian qua thơ của Hồ Xuân Hương, đó còn là không gian văn hóa làng quê trong thơ Nguyễn Duy, Nguyễn Bính Và cả văn hóa của nước ngoài qua bài “Đàn ghi ta của Lor- ca” của Thanh Thảo. Thanh thảo là một gương mặt tiêu biểu trong đội ngũ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ. Bằng tài năng và tâm huyết của mình, Thanh Thảo đã sớm khẳng định phong cách thơ và đem đến cho nền thơ ca chống Mỹ nói riêng, thơ ca dân tộc nói chung một tiếng thơ, một cách tiếp cận và khám phá hiện thực, một phương thức biểu hiện mới mẻ độc đáo. Thơ Thanh Thảo đã góp phần làm phong phú và đa dạng nền thơ ca của dân tộc, góp phần làm phong phú và đa dạng nền thơ ca của dân tộc, góp một tiếng nói làm nên diện mạo 1
  7. đời sống tinh thần cao cả của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc giành độc lập, tự do dân chủ. Từ năm 2008, bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca (Thanh Thảo) chính thức được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1. Cho đến nay nó vẫn thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn học, giáo viên và học sinh bởi Đàn ghi ta của Lor- ca là bài thơ hay cả về nội dung và nghệ thuật và điều đặc biệt ở bài thơ còn giúp cho học sinh nhìn về văn hóa của một đất nước với nhiều nét đẹp truyền thống Xuất phát từ góc nhìn mới mẻ về văn hóa xứ sở của một đất nước với vẻ đẹp đa dạng, phong phú. Chính vì vậy, lựa chọn đề tài “Thơ Thanh Thảo trong nhà trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa”, chúng tôi hi vọng góp phần xác định cơ sở khoa học để đánh giá những nét đặc sắc trong thơ Thanh Thảo và phục vụ cho việc học tập, giảng dạy môn Ngữ văn ở Trung học Phổ thông sau này. 2. Lịch sử vấn đề Đa số các nhà nghiên cứu, phê bình văn học khi đánh giá về Thanh Thảo đều thống nhất về cái “mới” và “lạ” trong thơ ông, đặc biệt là một bản lĩnh thơ luôn táo bạo, gai góc, quyết liệt đầy sức thuyết phục, thể hiện ý thức cách tân thơ ca rõ nét. Trong Văn Chương, cảm và luận - Nguyễn Trọng Tạo cho rằng: “Thơ Thanh Thảo không lạnh, thậm chí nóng bỏng, là giọt cồn ở nồng độ cao”. Thơ anh là “những tia chớp từ trời cao làm hiện lung linh tất cả sự vật chung xung quanh ta” [16, tr.75] Thiếu Mai trong bài Thanh Thảo - thơ và trường ca (1980) đã khẳng định: “Thơ Thanh Thảo có dáng riêng. Đọc anh, dù chỉ mới một lần, thấy ngay dáng ấy ( ) thơ Thanh Thảo là thơ của tâm hồn giàu suy tưởng, giàu trí tuệ ( ) đầy đặn cả hai mặt cảm xúc và suy nghĩ” [13- tr.97, 98]. 2
  8. Ở bài viết Thanh Thảo – gương mặt tiêu biểu sau 1975, tác giả Bích Thu đã đưa ra ý kiến khá sắc sảo: “ Thanh Thảo đã đem đến cho người đọc một thực đơn tinh thần mới mẻ và độc đáo làm phong phú tiếng nói của thơ hôm nay” [20, tr.422] Tác giả Lại Nguyên Ân với Dấu chân những người lính trẻ và thơ Thanh Thảo đã đưa ra những ý kiến khá sắc sảo về thơ anh khi viết về người lính: “Thanh Thảo đã tìm được khá nhiều cung bậc, nhiều sắc thái để tô đậm nét vô danh, bình thường ở những người lính cùng thế hệ ( ) và những nét vô danh bình thường này “như báo trước một thầm thì gì nữa, một xác nhận về đặc điểm thế hệ, hơn nữa, một thứ tuyên ngôn” [2, tr.135]. Trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca và nỗ lực đổi mới thơ của Thanh Thảo, tác giả Nguyễn Văn Bính nhận xét: Đây là bài thơ giàu nhạc tính và nhạc tính được tạo nên bởi thể thơ, cấu trúc trùng điệp, âm hưởng tiếng đàn Bên cạnh đó, đặc sắc của bài thơ còn là sự sáng tạo hình ảnh, những hình ảnh tượng trưng gợi nhiều suy tưởng. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” nằm trong mạch cảm xúc của nhà thơ Thanh Thảo về cuộc đời và số phận ngang trái của những con người sống có nhân cách và nghĩa khí Bài viết Một tìm tòi thú vị của Thanh Thảo in trong tập Thơ – điệu hồn và cấu trúc, tác giả Chu Văn Sơn cũng có những phát hiện đầy hấp dẫn về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. Tác giả nhâṇ xét: Thanh Thảo “vay mượn” không ít vốn liếng âm nhạc để đầu tư cho thơ mình. Mạch triển khai của thi phẩm tuân theo cấu trúc của một ca khúc, nhập cấu trúc ca khúc vào cốt tự sự để chúng đồng thể với nhau. Bài thơ là sự “đồng bệnh tương lân” của Thanh Thảo với F.G.Lor-ca và là thành quả đặc sắc về cách tân nghệ thuật thơ của Thanh Thảo. Các bài viết tuy ở mức độ khác nhau song phần nào đề cập được nét chung nhất về thơ Thanh Thảo: thơ Thanh Thảo có chiều sâu, ông có cách nói 3
  9. cách khám phá về con người, hình tương nhân vật và vẻ đẹp văn hóa thiên nhiên đất nước con người qua sáng tác của nhà thơ. Ở phần lịch sử vấn đề, tác giả khóa luận dành sự quan tâm đặc biệt tới những ý kiến liên quan đến đề tài. Bên cạnh sự phong phú về nội dung cũng như hình thức thì cùng với yếu tố văn hóa con người thiên nhiên xứ sử đất nước Tây Ban Nha, khóa luận tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về Thơ Thanh Thảo trong nhà trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tìm hiểu thơ Thanh Thảo trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp thiên nhiên, phong tục sinh hoạt, hình tượng con người ở đất nước Tây Ban Nha. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu về Thanh Thảo - nhà thơ của sự tìm tòi đổi mới, đi tìm hiểu về đất nước Tây Ban Nha qua không gian văn hóa và qua hình tượng nhân vật. - Thấy được nét độc đáo và đặc sắc trong thơ Thanh Thảo và khẳng định những đóng góp của ông đối với thơ ca hiện đại Việt Nam. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài khóa luận đặt ra vấn đề nghiên cứu: Thơ Thanh Thảo trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa, cho nên chúng tôi chọn xuất phát điểm từ vấn đề có ý nghĩa khái quát văn hóa, từ đó đi vào tìm hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor - ca trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1. - Phạm vi tư liêụ : Tư liệu chính mà chúng tôi khảo sát là sách giáo khoa Ngữ văn ở THPT, bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1. Bên cạnh đó, để làm nổi bật vấn đề này, khi cần thiết, khóa luận còn có sự liên hệ đến những sáng tác của các nhà thơ khác. 4
  10. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm văn học, kháo luận sử dụng phối hợp các phương pháp: - Phân tích và tổng hợp - Phương pháp so sánh,hệ thống - Phương pháp nghiên cứu liên ngành 7. Đóng góp của khóa luận - Khóa luận đã tiến hành nghiên cứu một phần nội dung từ góc nhìn văn hóa qua bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo. - Kết quả nghiên cứu của khóa luận một lần nữa khẳng định tài năng độc đáo của Thanh Thảo và góp phần vào vi ệc tiếp nhâṇ tác phẩm văn hoc̣ cũng như việc – học tác phẩm thơ của Thanh Thảo trong nhà trường ở bậc THPT. 8. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Văn hóa Tây Ban Nha qua hình tượng nhân vật Chương 3: Không gian văn hóa sứ xở Tây Ban Nha 5
  11. NÔỊ DUNG CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Những tiền đề khoa học 1.1.1. Khái niệm văn hóa, văn học 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa Hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về văn hóa. Mỗi một định nghĩa, quan niệm về văn hóa đó được được hiểu một cách khác nhau. Theo UNESCO, văn hóa bao gồm: Tổng thể các giá trị về vật chất và tinh thần; tổ chức xã hội, đó là các phương thức sống; những quyền cơ bản về con người; đức tin tự nguyện của con người, đó là các truyền thống tín ngưỡng [22,tr.43]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá.Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [22, tr.43]. PGS - Viện sĩ Trần Ngọc Thêm cũng cho cho rằng văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, nó thể hiện trình độ của mỗi dân tộc trong quá trình lịch sử của mình. Đặc biệt, ông còn nhấn mạnh điểm thống nhất căn bản mang tính nhân loại khi nhận thức về văn hóa là tính sáng tạo, đó là cốt lõi của văn hóa. Điểm khác biệt giữa các nền văn hóa của mỗi cộng 6
  12. đồng dân tộc là ở mức độ của tinh thần nhân văn của nền văn hóa ấy [22,tr.45] Như vậy hiểu theo một cách khái quát nhất: “Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động sống nhằm phục vụ nhu cầu và lợi ích của con người. Các giá trị văn hóa được lưu giữ và truyền thụ từ đời này qua đời khác”. 1.1.1.2. Khái niệm văn học Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ [8,tr.401] Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa tương tự như khái niệm văn chương và thường bị dùng lẫn lộn. Tuy nhiên, về mặt tổng quát, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương, văn chương thường chỉ nhấn mạnh vào tính thẩm mĩ, sự sáng tạo của văn học về phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa – văn học Trước đây, quan hệ văn hóa và văn học được coi là quan hệ tương hỗ. Thứ quan hệ ngang bằng của hai hình thái ý thức xã hội cùng thuộc thượng tầng kiến trúc, cùng phản ánh một số cơ sở hạ tầng. Bởi thế, nghiên cứu văn hóa thù văn học được coi như một nguồn tài liệu, còn nghiên cứu văn học thì lại tìm thấy ở nó những chủ đề văn hóa, cũng là một kiểu tài liệu. Như vậy,văn hóa và văn học làm tài liệu nghiên cứu cho nhau. Quan hệ này mang tính bề ngoài, đôi khi tình cờ không bộc lộ bản chất của nhau. Ngày nay, hẳn ai cũng thừa nhận văn hóa là một tổng thể, một hệ thống, bao gồm nhiều yếu tố trong đó có văn học. Như vậy, văn hóa chi phối văn học với tư cách là hệ thống chi phối yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận. 7
  13. Đây là quan hệ bất khả kháng. Tuy nhiên, văn học so với các yếu tố khác là một yếu tố mạnh và năng động. Bởi thế, nó luôn có xu hướng đi trượt ra ngoài hệ thống. Trong khi đó thì hệ thống nhất là hệ thống văn hóa, luôn có xu hướng duy trì sự ổn định. Như vậy, sự xung đột, sự chống lại của văn học đối với văn hóa là không thể tránh khỏi. Nhưng nhờ thế mà văn học có sáng tạo. Sáng tạo những giá trị mới cho bản thân nó và cho hệ thống. Sáng tạo lớn thì có thể dẫn tới sự thay đổi của hệ thống. Nếu văn học chỉ là một bộ phận của văn hóa, một yếu tố trong hệ thống văn hóa thì nó không thể và không có quyền “vượt mặt” hệ thống để tiếp xúc với hoặc tác động trực tiếp đến hệ thống xã hội, mà phải gián tiếp qua hệ thống văn hóa. Từ đây có thể thấy văn học nếu có chức năng phản ánh hiện thực thì cũng không thể phản ánh trực tiếp được mà chỉ có thể phản ánh thông qua “ lăng kính” văn hóa, thông qua “bộ lọc” của các giá trị văn hóa. Nhờ thế mà tránh được sự phản ánh “gương phản ánh” một cách trần trụi, có lẽ cũng nhờ thế mà tạo cho văn học một lối phản ánh đặc trưng, phản ánh như người ta thường nói ,có nghệ thuật. Nhưng liệu một tia sáng phản chiếu mà phải đi qua một bầu khí quyển văn hóa với nhiều khúc xạ như vậy thì có còn nguyên giá trị phản ánh hay. Như vậy giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ lẫn nhau, bổ sung cho nhau. Là nền tảng tìm kiếm những cái hay, đặc sắc cho mỗi tác phẩm văn học. 1.2. Thanh Thảo và quá trình sáng tác 1.2.1. Vài nét về tác giả Thanh Thảo, tên thật là Hồ Thành Công sinh năm 1946, quê xã Tân Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quãng Ngãi. Tốt nghiệp khoa văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nanm. 8
  14. Sau năm 1975, ông hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ báo chí. Giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ, Hội nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi. Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cùng với Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo đã góp phần tạo nên và hoàn thiện gương mặt của thế hệ trẻ chống Mĩ. Sau đại thắng 1975, Thanh Thảo vẫn tiếp tục con đường thơ của mình, đây là chặng đường của những trăn trở trong cuộc kiếm tìm và đổi mới tư duy nghệ thuật trong giai đoạn mới của văn học Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông viết tới 9 trường ca: Những người đi tới biển (1976), Trẻ con ở Sơn Mỹ (1976-1978), Những nghĩa sĩ Cần Giuộc (1978-1980), Bùng nổ của mùa xuân (1980-1981), Đêm trên cát (1982), Trò chuyện vói nhân vật của mình (1983), Cỏ vẫn mọc (1983), Khối vuông Rubich (1985), Mêtrô (2009). Và 5 tập thơ: Tàu sắp vào ga (1986), Bạch đàn gửi bạch dương (1987), Từ một đến một trăm (1988), Thanh Thảo 1 2 3 (2007), Thanh Thảo 70 (2008). Ngoài thơ ca, Thanh Thảo còn viết tiểu luận, phê bình văn học, từ đó khẳng định vị trí cũng như đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà. Tác giả được nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979 cho tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ; Giải thưởng của Ban Văn học Quốc phòng An ninh, Hội Nhà văn Việt Nam cho tập trường ca Những ngọn sóng mặt trời (1955). 1.2.2 Quá trình sáng tác của Thanh Thảo - Con đườ ng thơ của Thanh Thảo trướ c 1975 Với gia tài khá đồ sộ là những tập thơ, trường ca và tiểu luận phê bình của Thanh Thảo, có thể kết luận rằng nghệ thuật là một chủ đề tư tưởng lớn trong sáng tác của tác giả sau năm 1975. Là nhà thơ có ý thức sâu sắc về nghệ thuật về sứ 9
  15. mạng của người nghệ sĩ luôn khao khát mở đường, Thanh Thảo bày tỏ quan niệm nghệ thuật thể hiện rõ nét trên ba phương diện thẩm mỹ, bản chất và hình thức. Về mặt thẩm mỹ Thanh Thảo tìm đến cái đẹp “thô sơ và hực sáng” trong vô vàn vẻ đẹp khác vốn có của cuộc sống này. “Thô sơ” trước hết là vẻ đẹp tiềm ẩn trong những gì giản dị nhất, mộc mạc nhất, đời thường nhất có khi đó chỉ là “tiếng gà bất chợt”, vang lên “bên bờ kinh hoang tàn” để khẳng định sự sống, là “ánh sáng bí ẩn” của “búp xà lách” xanh non như một sự khởi đầu, là hoa nhài tinh khiết, thơm một cách tự tin” giữa chợ đời xô bồ, là “tiếng khóc tiếng cười tan rất mau” của trẻ thơ để lại cho cuộc đời những dư vị nguyên sơ, thuần phác và trong trẻo. Cái đẹp thô sơ là cái đẹp từ bản chất, không giả dối và chân thành. Phẩm chất thứ hai trong quan niệm thẩm mĩ của Thanh Thảo đó chính là sự “hực sáng” vẻ đẹp của ánh sáng của sức nóng, bất ngờ, bùng nổ và quyết liệt. Có thể coi đó là khoảng khắc huy hoàng nhưng có sức soi chiếu và lan tỏa khôn cùng. “Thô sơ và hực sáng” vừa tương phản vừa bao hàm như vẻ đẹp của hoa cúc đã được tôn vinh trong thơ Thanh Thảo “đầy dáng vẻ tầm thường đến tuyệt vời tinh tế/ kiêu hãnh vì đạm bạc”. Bên cạnh đó, cái đẹp trong thơ Thanh Thảo còn “lấp lánh chất người” đó là một vẻ đẹp sáng và thẳng. “Trải qua rét buốt lửa nồng Gia tài còn lại tấm lòng ấy thôi Những người mọc thẳng giữa đời Như rừng dương chắn ngang trời cát bay” (Những ngọn song mặt trời - Thanh Thảo) Những con người trong thơ Thanh Thảo đều ít nhiều có phẩm chất của một người nghệ sĩ, đặc biệt những nhà thơ rạng ngời vẻ đẹp nghĩa khí, vẻ đẹp của sự xả thân hi sinh vì tự do, vì cái đẹp như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, L.Aragor, F.GLorca. Và bản thân Thanh Thảo cũng là một nhà thơ 10
  16. nghĩa khí bởi khát vọng được cống hiến với cuộc đời và nghệ thuật. Có thể thấy, cái đẹp thơ Thanh Thảo là những vẻ đẹp bình thường nhưng cao cả, lặng lẽ mà âm vang. Nó đánh thức cảm xúc, khơi gợi suy nghĩ của người đọc, mở ra đa tầng suy nghĩa của cuộc sống nó là “những vệt bùn làm vinh hạnh cho thơ”. Thanh Thảo quan niệm bản chất của thơ “mãi mãi là bí mật”. Có thể ta “mãi mãi dò tìm” nhưng “mãi mãi không thể nào chạm đáy”. Nhà thơ khẳng định thơ là sự đối lập căng thẳng giữa tâm hồn và không có tâm hồn”. Nhưng tâm hồn thơ phải mang bản chất chân thành. Đó là sự thành thực của cảm xúc thơ. “Tôi sẵn sàng gặp gió, gặp bão, gặp em Riêng sự hững hờ là tôi không chờ gặp” (Trăm mảnh gỗ vuông - Thanh Thảo) Đó còn là tính chất vô tư lợi của thơ “sinh ra từ lao động, thơ là kẻ thù của lười nhác. Sống thật thà vô tư, thơ không sao chịu nổi thói giả dối và vụ lợi” (Trò chuyện với nhân vật của mình - Thanh Thảo). Thơ còn sống bởi những điều giản dị, kì lạ cảm xúc và sự khám phá bản chất chiều sâu của sự vật hiện tượng. Đối với Thanh Thảo, điều đó là cả một khát vọng trong thơ. “Bạn ơi tôi làm sao tới được Những khoảng rừng nguyên sinh trong tâm hồn bạn Nơi cành lá um tùm dây leo chằng chịt Lớp lớp rễ ngầm với những giọt nước đầu tiên” (Thơ bốn câu - Thanh Thảo) Có khi thơ chỉ cần một khoảnh khắc nhưng nó có thể đồng cảm, an ủi và nâng đỡ con người trước mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Hơn thế còn lay động và thức tỉnh tâm hồn. Có thể thấy, Thanh Thảo đã thể hiện một cái nhìn vừ a khách quan vừa trân trọng, vừa tự hào về bản chất, chức năng và vai trò của thơ để từ đó, thơ là người giữ ngọn lửa niềm tin để Thanh Thảo và những nguời làm thơ tiếp tục sáng tạo và cống hiến. 11
  17. Yếu tố thứ ba trong quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo đó là hình thức thơ. Không có hình thức thì cũng chẳng bao giờ có nghệ thuật. Cách nhìn, cách cảm về thế giới và con người cần có một hình thức tương ứng để biểu hiện. Thanh Thảo đã đưa ra nhiều quan niệm nghệ thuật mới về thẩm mĩ và bản chất thơ, những cách tân mạnh mẽ nhất của thơ Thanh Thảo là trên phương diện hình thức. Ông quan niệm: “Rubíc là cấu trúc thơ” bởi “tôi xoay quanh ô vuông. Những sắc màu chưa đồng nhất Rubíc là trò chơi kì lạ. Chúng ta phải vất vả bao nhiêu để sắp xếp nhiều ý nghĩ. Có hàng tỉ cách sắp xếp”. Phải chăng thơ cũng là một trò chơi đầy bí ẩn mà mỗi lần thay đổi diện mạo thơ lại xuất hiện đầy bất ngờ? Nhưng điều quan trọng là thơ phải có một trục quay vô hình, đó là điểm tựa để thơ khởi phát và sinh tồn. Vì vậy, cấu trúc, quan niệm về ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, thể loại thơ mang đậm cá tính của một cái đầu tỉnh táo và trái tim lửa cháy, đã làm nên một gương mặt thơ Thanh Thảo không thể trộn lẫn. Lời thơ của Thanh Thảo cũng là tuyên ngôn nghệ thuật không chỉ của riêng mình mà còn dành cho cả một thế hệ đương thời. Con đường thơ mà những nhà thơ trẻ theo đuổi, nằm ở thế đối lập và tương phản với thơ ca của những thời kì trước. Đối với Thanh Thảo, thơ như một đối tượng thẩm mĩ xuất hiện theo cấp số cộng trong sáng tác của nhà thơ. Nhưng nàng thơ đỏng đảnh, chẳng chịu ở yên để nhà thơ hoàn thiện bức chân dung, nên Thanh Thảo vẫn mải miết tìm kiếm gương mặt đích thực của thi ca. Thứ hai,Thanh Thảo phát biểu trực tiếp quan niệm nghệ thuật trong những bài báo, những tập tiểu luận bàn về thơ và trả lời người đọc. Dù có thể chỉ bàn tới một hay vài khía cạnh của thơ ca nhưng tất cả đều thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, khao khát tìm kiếm và khái quát về thơ Thanh Thảo. Thứ ba, bàn về thơ người khác cũng là cách Thanh Thảo lựa choṇ để bộc lộ quan niệm thơ của mình. Nhà thơ nghĩ và viết về thơ và những nhà thơ 12
  18. trong quá khứ - hiện tại và tương lai. Nhưng dù viết về đối tượng nào thì Thanh Thảo vẫn tiếp cận bằng con mắt kiếm tìm đau đáu “như thỏi nam chân hút tìm những mạt quý kim của bạn sở hữu đồng nghiệp”. Thơ Thanh Thảo ẩn sau sự cộng hưởng của những sắc nhọn, những đùa chơi, những mềm mại, là một năng lượng thơ hay nói đúng hơn là một ám ảnh thơ của một cuộc đời, mà cho đến bây giờ nhà thơ vẫn luôn khao khát đi tìm. - Thanh Thảo một con đường thơ mới sau 1975 “Thơ hay là chết”, “chết” trong tâm hồn hay “sống” để được chết cho thơ? Đối với Thanh Thảo, không có một sự lựa chọn nào khác. Nếu Federico Garcia Lorca từng nói khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta, thì người ngưỡng mộ ông – nhà thơ Thanh Thảo cũng “sẵn sàng tử vì đạo” hiến dâng cuộc đời một cách vô điều kiện cho cuộc hành trình theo đuổi những ám ảnh day dứt về nghệ thuật thi ca. Đổi mới và dấn thân đó là con đường duy nhất cho các nghệ sĩ chân chính, cho dù đó là con đường mờ mịt, chông gai và đơn độc. Đổi mới trong sáng tác nghệ thuật nói chung đã khó, đổi mới trong thơ lại càng khó hơn. “Thơ vẫn là cái gì mờ mờ ảo ảo, vừa là cài gì ta vừa bắt được đó lại tuột đâu mất thơ vẫn là hình bóng, đôi khi là bóng của bóng nữa” (Thanh Thảo). Và dù có tới được hay không, thì Thanh Thảo vẫn luôn chọn cho mình vị trí tiên phong với tinh thần táo bạo của một bản lĩnh dám dấn thân. “Số phận của một nhà thơ cách tân là luôn phải ở vạch xuất phát. Và luôn phải biết quên” (Thanh Thảo). Bắt đầu với Dấu chân qua trảng cỏ, Người đi tới biển, Những ngọn só ng mặt trời, Thanh Thảo đã trở thành một tiếng thơ mới mẻ, ấn tượng trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Nhưng vì “ngoài xa còn xa nữa” (Tvardopxki). Thanh Thảo đã không dừng lại, nhà thơ là một hiện tượng đặc biệt, vì sau những bước đi ban đầu của mình, Thanh Thảo vẫn không ngừng theo đuổi những dự định sáng tạo mới. 13
  19. Sáng tạo và đổi mới là sứ mệnh cay đắng và vinh quang của những người nghệ sĩ chân chính, trong đó có Thanh Thảo. Đối với nhà thơ, dấn thân trên con đường sáng tạo không chỉ là ý thức trách nhiệm, là bản lĩnh mà còn là niềm đam mê không thể lý giải. Nhà thơ đổi mới là nhà thơ đang lầm lũi, tự đày ải mình trên “con đường người không khôn ngoan gập ghềnh lầy thụt/ Sao anh không con đường đã dọn sạch/ Hành hạ thân mình như thế để làm chi” (Từ một đến trăm - Thanh Thảo). Tuy nhiên không thể dừng bước quay lại, vì không thể đành long là một kẻ ngủ quên. “Bãi cát, bãi cát dài dù phía trước chân trời mù mịt dù bước chân dẫn về cõi chết không thể không đi” (Những ngọn sóng mặt trời - Thanh Thảo) Có những lúc dường như Thanh Thảo cũng cảm thấy thất bại, đã hoài công vô ích đau xót và bất lực: “con chim vẫn quyên lỡ vận lang thang trên mặt đất tiếng kêu sao nghẹn ngào ta đã phí hoài quá nhiều sức lực gót chân mòn những bước không đâu” (Đêm trên cát - Thanh Thảo) Và cái giá phải trả cho đổi mới thật đắt. Đó không chỉ là đau khổ, là hiểm nguy như “trước mõm chó, trước vó ngựa” mà còn có thể là cái chết “tóc bạc trắng chờ lưỡi dao chưa - biết- bao- giờ - đến”. Nhưng Thanh Thảo vẫn ném thơ của mình vào thác xiết, sẵn sàng trả bất cứ giá nào để nhích lên dù chỉ một bước trên con đường sáng tạo và tự hào vì được là người mở đường “dù phải húc đầu vào đá, để mở cửa” là “những con còng không hối 14
  20. tiếc đã mở những con đường bí mật giữa mênh mông”. Thanh Thảo có đủ niềm tin vào con đường mình đã chọn, vì như nhạc sĩ tài hoa Văn Cao đã từng nói “Người ta yêu những người cố mở đường mà thất bại, yêu những người biết thất bại mà dám mở đường, bởi vì những người đó đã nghĩ đến sự tiến bộ nghệ thuật”. 1.3 Khảo sát sáng tác của thơ Thanh Thảo trong trƣờng THPT Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Văn bản giảng 0 0 1 dạy chính Văn bản đọc thêm 0 0 0 Như vâỵ , qua khảo sát thơ Thanh Thảo trong trường Trung học Phổ thông chúng tôi nhận thấy, thơ Thanh Thảo có một bài Đàn ghita của Lorca là một bài thơ viết theo phong cách mới, theo lối tượng trưng siêu thực, đây là một bài thơ rất khó tiếp cận đối với cả giáo viên và học sinh và làm thế nào để cho học sinh nắm bắt được tác phẩm thì giáo viên cũng phải am hiểu được phông văn hóa của bài học để học sinh dễ hiểu bài hơn. Từ thực tế trên có thể thấy việc học sinh tiếp nhận thơ Thanh Thảo còn khá mới mẻ và gặp nhiều khó khăn chính vì vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu về “Thơ Thanh Thảo trong nhà trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa” nhằm giúp cho việc giảng dạy và tiếp nhận thơ Thanh Thảo trong trường phổ thông một cách dễ dàng hơn. 15
  21. CHƢƠNG 2 VĂN HÓA TÂY BAN NHA QUA HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT 2.1. Lorca - ngƣời con, ngƣời chiến sĩ, ngƣời nghệ sĩ tƣ ̣ do Tây Ban Nh a 2.1.1. Lorca – người con ưu tú của đất nướ c Tây Ban Nha xinh đep̣ Toàn bộ bài thơ, bên cạnh nét đẹp về nền văn hóa có từ lâu đời của Tây Ban Nha như lễ hội đấu bò tót, điệu nhảy Flanmico, nhạc cụ truyền thống cây đàn ghi ta muôn thủa. Hình tượng nhân vật ngườ i con, người chiến sĩ, người nghệ sĩ Lorca xuyên suốt toàn bộ tác phẩm - nhà thơ nổi tiếng, nhạc sĩ, họa sĩ, kịch tác gia, nhà hoạt động sân khấu thiên tài, đồng thời là người chến sĩ chống phát xít kiên cường của xứ sở Espagna. Quê hương Granada miền Nam Tây Ban Nha là nơi khởi đầu cũng là nơi kết thúc sự sống của một con người có nhân cách cao đẹp, tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do nhưng số phận oan khuất. Ngày 5 tháng 6 năm 1898, Granada – một trong bốn thành phố lớn của xứ Andalucia ở miền Nam Tây Ban Nha, vốn đã làm say đắm lòng người bởi không khí mê cuồng của những điệu nhảy, bài ca và những ngày hội đấu bò tót rực lửa; bởi sức sống bất tận của những rặng ôliu ngăn ngắt, những vườn cam trĩu quả; bởi sự quyến rũ của những vườn bạc hà, hoa nhài ngát hương đêm hè và bởi cả một không gian mơ hồ, xa xăm, huyền bí – đã trở thành chứng nhân lịch sử cho sự ra đời của Federico Garcia Lorca. Người sau này đã vinh danh Granada và Tây Ban Nha trên bản đồ của nền văn minh nhân loại. “Nếu có ngày, nhờ Trời, tôi được vinh quang, thì vinh quang ấy phân nửa thuộc về Granada, nơi đã tạc nặn nên cái tạo vật tôi: thi sĩ bẩm sinh không thể cải hồi” (F.G.Lorca). Ngày 19 tháng 8 năm 1936, “con chim họa mi xứ Andalucia” đã bị sát hại ngay trên mảnh đất quê hương mình Granada – nơi khởi nguồn và cũng là nơi kết thúc cuộc đời ấn tượng như mùa hè rực rỡ và chan hòa ánh nắng không thể nào quên của một Con Người Thơ chân chính. Con Người ấy là một mạch ngầm mát rượi trước mọi giếng khơi, một sự trong suốt từ cội nguồn giữa những cội nguồn của thế giới, rất sáng tạo và 16
  22. cũng rất truyền thống. Cùng với F.G.Lorca, mặt trời của tự nhiên cũng được chính ánh sáng của nhà thơ tỏa rạng, khi ấy không có cái lạnh lẽo mùa đông, cũng không còn cái nóng nực của mùa hè mà chỉ có Federico Garcia Lorca! Đó là một tài năng khởi xuất tự nguồn cội, một sản vật của sự sáng tạo, hòa tan trong sự sáng tạo, nơi gặp gỡ của sự sáng tạo, là một nhân tố tạo thành những dòng chảy sáng tạo không bao giờ khô kiệt và sự hứng khởi kỳ lạ F.G.Lorca không chỉ là người con ưu tú mà còn là tiếng nói, là niềm vui và nỗi buồn của đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp. Trong những vần thơ tài hoa đậm chất dân ca của anh, có tiếng hoàng hôn than khóc ánh bình minh, có tiếng đôi thằn lằn thầm thì bên tảng đá ven sông, có tiếng cát lạo xạo dưới chân cặp tình nhân đang dạo bước, có tiếng đàn ghi ta xao xuyến cả không gian.Và thế giới biết đến chiều dài sâu thẳm của lịch sử Tây Ban Nha, với những sắc màu nồng nhiệt nhưng vẫn phảng phất một nỗi buồn mênh mang cũng chính từ những vần thơ ấy. Không có riêng mộ phần, thể phách F.G.Lorca như đã hòa quyện vào mỗi ngọn cỏ, mỗi tấc đất, mỗi dòng sông của đất nước Tây Ban Nha mà trước đó anh đã thầm ước nguyện “Bao giờ tôi chết, hãy chôn tôi cùng cây đàn ghi ta trong cát. Bao giờ tôi chết, giữa những cây cam và cây bạc hà tốt lành. Bao giờ tôi chết, xin vui lòng chôn tôi trong ngọn phong tiêu. (Ghi nhớ - Hoàng Hưng dịch) Sự đối lập nghiệt ngã giữa tài năng và số phận của F.G.Lorca gợi đến thuyết “tài mệnh tương đố” đã tồn tại trong tư tưởng văn học phương Đông từ ngàn đời nay: “Tinh anh phát tiết ra ngoài. Nghìn thu bạc mệnh một đời tài 17
  23. hoa”. Phải chăng, điều đó nối gần hơn khoảng cách xa xôi giữa Phương Tây và Phương Đông, giữa hai nền văn học Tây Ban Nha và Việt Nam, đặc biệt là giữa hai tâm hồn thi nhân F.G.Lorca và Thanh Thảo? Để rồi, câu nói như một lời trăng trối của F.G.Lorca, đã ám ảnh suốt cuộc đời thơ Thanh Thảo Khi tôi chết, hãy chôn tôi cùng cây đàn ghi ta - đó cũng là câu đề từ đầy ấn tượng trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, vốn được coi như khúc tưởng mộ của Thanh Thảo với “một sản vật vĩ đại của thế giới” – F.G.Lorca! Mang một số phận bi thảm, nhưng về mặt sự nghiệp sáng tạo, Lorca không chỉ để lại sự yêu mến trong lòng người dân Tây Ban Nha mà còn là sự ngưỡng mộ đối với bạn bè quốc tế trong đó có Việt Nam. 2.1.2. Lor ca - ngƣời nghệ sĩ Là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha. Sinh ra ở làng Fuente Vaqueros, trong một gia đình nông dân bậc trung thuộc một dòng họ lâu đời của xứ sở Andalucia ở miền Nam Tây Ban Nha, thừa hưởng tâm hồn thiết tha gắn bó với đất đai, thiên nhiên của cha, trí thông minh, những năng khiếu nghệ thuật của mẹ, và một tuổi thơ với những đàn cừu, đồng ruộng, bầu trời, sự cô tịch nơi thôn dã đã kết tinh thành một F.G.Lorca “có sức quyến rũ lạ lùng, từ con người anh với phong độ thanh quý, vẻ vui hoạt, đôi mắt u tối nhưng lại tươi cười, nước da màu đồng, giọng nói như đồng”, “một cái gì đó như chớp lóe trong thể chất, một năng lượng luôn luôn chuyển động, một niềm vui, một sự bộc phát mãnh liệt, một vẻ trìu mến hoàn toàn siêu việt” (Pablo Neruda); đến kỳ tài ngẫu hứng của anh về nhạc, về họa, về sân khấu, về thơ, cả sáng tác lẫn thể hiện (F.G.Lorca là một họa sĩ có nét vẽ duyên dáng và một người chơi dương cầm đặc sắc)”. Như một số phận đã định trước, F.G.Lorca là “người được tuyển chọn” để làm thơ về xứ Andalucia của mình với những vần thơ tuyệt vời nhất, trong sáng nhất, mê hồn nhất mà một “thần đồng thi ca” có thể kiến tạo nên. Và bầu trời, núi 18
  24. non, sông suối, cỏ cây, con người, kể cả những bóng ma của xứ sở này đã trở thành một thế giới hoàn mỹ trong thơ Lorca. Nhưng anh không mô phỏng mà tưởng tưởng, mà sáng tạo, mà ca hát về nó. Và Lorca làm thơ ca ngợi thế giới ấy bằng “một giọng điệu đích thực – giọng con người” mà Andalucia như đã dành cho riêng anh. Giữa không gian Tây Ban Nha tự nhiên mà đầy mê hoặc, cuộc đời F.G.Lor-ca được phác thảo qua những hình ảnh thật lạ: “những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chuếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn” Bắt đầu bằng “tiếng đàn”, nhưng không đơn thuần để tả âm thanh phát ra từ sáu dây của cây đàn ghi ta hay còn gọi là “Tây Ban cầm”, mà Thanh Thảo đề cập đến những ám ảnh xa gần về tài năng và số phận của Lor-ca. Bẩm sinh là một thi sĩ không thể cải hồi, cuộc đời Lor-ca lại gắn với cây đàn của dân tộc như một định mệnh. “Tiếng khóc của phím đàn bắt đầu Những ly rượu bình minh tan vỡ Đàn ơi! (Đàn ghi ta – Nguyễn Phước Nguyên dịch từ La guitarra của Lor-ca) Trong khúc bi ca của những tiếng đàn, nổi bật lên hình ảnh một người nghệ sĩ lãng du, chàng hát rong thời trung cổ với trái tim nồng cháy yêu người, yêu đời nhưng vẫn là người lữ khách đơn độc cùng “con ngựa đen / 19
  25. vầng trăng đỏ” trên hành trình vô định. Những “chếnh choáng”, “mỏi mòn” trong không gian mờ ảo, lãng đãng, như ám cả vào cuộc đời và thơ ca của Lor-ca. Cũng cần phải nhận thức rõ rằng: Lor-ca là nhà thơ chứ không phải nhạc sĩ, càng không phải là ca sĩ, dù Lor-ca học âm nhạc từ bé, chơi piano và ghi ta rất hay, và đặc biệt am hiểu âm nhạc, nhất là am hiểu nhạc dân ca miền Andalucia quê hương ông. Nhưng Lor-ca là nhà thơ, nhà thơ vĩ đại không chỉ của Tây Ban Nha mà của thế giới, một trong những gương mặt thơ ca lớn nhất trong thế kỉ hai mươi. Với tư cách là nhà thơ, Lorca luôn luôn giữ được lòng trung thành với thiên chức sẵn có của mình, không hề dao động, thay đổi. Sau khi mất, thơ anh tiếp tục đạt tới đỉnh cao của vinh quang, được cả nhân loại ca tụng. Cùng với năm tháng, thơ Lor-ca ngày càng được đọc nhiều hơn, được dịch ra tiếng nước khác nhiều hơn. Và nhịp cầu tri âm nối những tâm hồn đồng điệu của thi ca, đã khiến F.G.Lor-ca trở thành đề tài nghiên cứu và sáng tác đầy hấp dẫn của giới văn – nghệ sĩ Việt Nam. Có thể kể đến những trang viết giá trị và tập thơ F.G.Lor-ca chuyển ngữ tiếng Việt của Hoàng Hưng, hay ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Thanh Tùng – “Nếu tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta” đặc biệt là tất cả vinh quang và bi kịch của “chim họa mi xứ Andalucia” qua những vần thơ Thanh Thảo “Lor-ca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi nhói, một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành ngôn ngữ” [1,tr.34]. Thơ trữ tình của Lor-ca minh chứng cho sự trác việt trong tưởng tượng, sự lấp lánh trong chất liệu, sự uyển chuyển trong âm điệu. Nhưng nổi bật hơn cả là những giá trị âm nhạc đích thực, mang đậm dấu ấn về bản thể tự nhiên Andalucia – cội nguồn dân gian của thơ Lor-ca. Tính đa dạng và thanh thoát của nhịp điệu đã tạo nên những sắc màu 20
  26. hội họa kỳ ảo, những chất liệu kiến trúc độc đáo đậm chất siêu thực và tượng trưng trong sáng tác nghệ thuật của anh. 2.1.3. Lorca - ngƣời chiến sĩ chiến đấu cho tự do Với tư cách trung thực, một tâm hồn yêu tự do, yêu cái đẹp và một khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân mình, việc Lorca đến với cuộc đấu tranh chống áp bức như một tất yếu. Ông đã cùng với những người cùng chí hướng trong đó có những đảng viên đảng cộng sản đã thành lập liên đoàn trí thức chống chủ nghĩa phát xít năm 1936. Ngày 17/6/1936 trên đường về quê hương Granada để dự hội thánh Phederico, Lorca đã bị bọn vệ dân bắt và xử bắn tại một nơi gần mảnh đất quê hương mình vào một sáng tháng 8 năm 1936 cạnh một gốc cây Olive. Cái chết của Lorca không chỉ làm chấn động cả thế giới bấy giờ mà còn âm vang đến tận hôm nay. Mang một bản năng sống đích thực, Lor-ca đã từng thảng thốt kêu lên trong “Bi ca cho Ignacio Sanchez Mezias” rằng: “!Que no quiero verla!” – “Tôi không muốn nhìn thấy máu!”, nhưng máu của chính anh cùng bao người dân vô tội vẫn chảy tràn trên đất Tây Ban Nha khi chế độ phát xít độc tài Franco bắt đầu ra tay tàn phá nền văn minh nhân loại bằng những cuộc thảm sát đẫm máu từ mùa thu năm 1936. Dâng hiến cả đời mình cho thơ, F.G.Lor-ca nhập vai chàng danh ca Orpheus của thần thoại Hy Lạp, nhưng không phải với cây đàn Lyre bảy dây nhiệm màu qui ước mà là tiếng đàn ghi ta của một trái tim con người sẵn sàng ngân lên trước những rung động nhỏ nhất của tâm hồn, của tự nhiên. Lời thơ là ca từ. Dòng thơ là khuông nhạc. Nhịp thơ là giai điệu, nhà thơ xứ Andalucia đã giao tiếp với cuộc đời bằng những bản tình ca thơ mê đắm và kiêu hãnh như tiếng hót của loài chim họa mi huyền thoại, bằng trái tim mà mỗi nhịp đập như chỉ dành riêng cho con người và đất nước mình. Tình yêu, Cái đẹp và Cái chết là ba nỗi ám ảnh lớn trong trong thơ Lor- ca, nó hoán đổi, làm tiền đề cho nhau và kết thành một vòng tròn vĩnh hằng. 21
  27. Lor-ca đã chấp nhận và tôn vinh cái chết như đã tôn vinh tình yêu và cái đẹp, vì anh nhận thấy trong cái đẹp đã có bóng hình cái chết, và trong cái chết tình yêu lại nẩy mầm, cái đẹp được hồi sinh. “Bởi cái chết đã dựng hình tượng trong cõi sống. Con người chỉ là một loài thiêu thân vô tội bay mãi vào ảo – tưởng – tình – yêu. Chỉ có trong tình yêu, ta mới bắt gặp được cái chết của chính mình. Tình yêu cũng mở ngõ cho những lần hóa kiếp. Hãy thử bước vào thế giới đó để khởi đầu bằng một cái chết thật vô cùng yêu dấu” – Trịnh Công Sơn. “không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng” Hình ảnh thơ đẹp một cách siêu thực mà thân thiết đến nghẹn ngào trước đôi mắt đang dần khép lại vĩnh viễn của nhà thơ “Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta” – Lor-ca đã đón trước định mệnh của mình từ lâu lắm, và đón bằng chính những bài thơ của anh. Tôi chợt nhớ câu chuyện về hai chàng trai trong Bài ca mộng du của Lor-ca, cứ mải miết “leo mút lan can xanh / lan can của vầng trăng / nơi nước gieo vang dội”, “để lại một vệt máu / để lại vệt nước mắt” cũng như tất cả những điều bình dị mà thân thiết nhất với cuộc đời để được đi đến tận cùng khát vọng tình yêu, cái đẹp cho dù đó cũng là cái chết của chính mình. Trong khoảnh khắc cuối cùng họ chứng kiến sự hòa quyện hoàn hảo đến nghiệt ngã của cái đẹp và cái chết. Bỏ lại “vầng trăng Digan”, “con ngựa trong núi mờ”, trên tay là cây đàn thơ, khoác tấm áo choàng đỏ gắt Lor-ca bước vào đấu trường trong cuộc tử chiến với định mệnh – một “con bò cô đơn với trái tim cao thượng”, và sẵn sàng chết vì “những vết thương bốc cháy như mặt trời”. “đường chỉ tay đã đứt 22
  28. dòng sông rộng vô cùng Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái Digan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li-la li-la li-la ” Bình thản đến ngạo nghễ, Lor-ca giáp mặt với bạo tàn và cái chết, rồi hòa vào nó để trở thành bất tử. Như truyền thuyết về loài chim phượng hoàng lửa - tự hủy rồi tái sinh, Lor-ca ươm những hạt giống của cái đẹp và tình yêu vào tận đáy sâu cái chết, để từ đó sự sống trổ hoa “li-la li-la li-la” như một “cú vê ghi ta” ngẫu hứng đầy xao xuyến trong bản đàn bất tử, hay cũng chính là muôn ngàn đóa hoa sự sống đang bừng nở từ cõi vĩnh hằng, khẳng định sức sống bất diệt của Chân – Thiện – Mỹ. Giữa lúc còn rất trẻ và tài năng tràn đầy, F.G.Lor-ca đã trở thành vật hy sinh của cơn cuồng bạo phát xít, anh ngã xuống mà không hề biết rằng mình được thế giới coi là một trong những chiến binh đầu tiên chết trên mặt trận chống chủ nghĩa phát xít của toàn thể nhân loại tiến bộ. Và ngay tại cái nơi, vào thế kỷ trước, kẻ thù đã muốn buộc bạn đọc quên anh đi - tức Tổ quốc anh, ngày nay những tác phẩm thi ca của Lor-ca vẫn được tiếp tục tìm đọc: Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du 23
  29. Chọn thời khắc bi phẫn nhất trong cuộc đời Lor-ca để cảm hứng trào dâng. Có thể là số phận bi thảm của Lor-ca nói riêng và thơ ca nói chung? Hay là cái “tiếng đàn bọt nước” lúc hiện lúc tan như sự tự hủy và tái sinh liên tục của thơ? Hoặc là khát vọng tự do mà Thanh Thảo cảm nhận được qua thơ Lor-ca? Vì những điều có thể này, đã khiến bài thơ được viết rất nhanh và hầu như không phải sửa chữa gì thêm nhờ một lời thơ của Lor-ca dẫn dắt. Dường như nỗi ám ảnh khôn nguôi bởi cái chết của chính mình, vốn là điều tương ngộ của những nghệ sĩ thiên tài trên cõi đời này. Chết thì chẳng bao giờ có cuộc hẹn hò nào trước. Vậy mà, dù luôn dự cảm về cái chết, nhưng Lor-ca cũng không ngờ đến một ngày mình bị sát hại phũ phàng đến vậy: tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy Những “tiếng ghi ta” tồn tại ám ảnh và bất tử như khát vọng sống mãnh liệt của chính chủ nhân. Một “màu nâu” trầm lắng mà bao dung như mảnh đất quê hương trù phú, trẻ trung như bầu trời mỗi buổi bình minh, rạng ngời như niềm hạnh phúc trên khuôn mặt cô gái căng tràn sức sống “Màu nâu” ấy nuôi dưỡng nguồn thơ Lor-ca, làm nên “con người anh kỳ diệu, màu nâu, kêu gọi sự toàn phúc” (Pablo Neruda). Từ “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”, lúc hiện lúc tan, nhưng tan rồi lại hiện, nó mong manh nhưng không thể hủy diệt, đến “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”, đau đớn, vỡ ra thành màu sắc, đường nét, hình khối. Tất cả là nỗi ngậm ngùi cho số phận của cái Đẹp, của nghệ thuật đích thực, dù ở thời đại 24
  30. nào, ở nơi đâu cũng song hành với truân chuyên, sóng gió: “Chi phấn hữu thần liên tử hận. Văn chương vô mệnh lụy phần dư” - Nguyễn Du. Lời thơ như cung đàn đứt ngang dây dang dở, không tin nổi vào hiện thực nghiệt ngã đang tồn tại. Đối với lòng tiếc thương, mọi cái chết đều ngang trái. Dòng cảm xúc bi tráng như bật ra từ tiềm thức Thanh Thảo bởi sự ám ảnh khôn nguôi của một ước nguyện mang tên F.G.Lor-ca: – “Bao giờ tôi chết, hãy chôn tôi cùng cây đàn ghi ta” không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang Lời thỉnh cầu được chôn “cùng cây đàn ghi ta trong cát”, “giữa những cây cam và cây bạc hà tốt lành” với một tình yêu và sự hy sinh cao cả dành cho nghệ thuật của Lor-ca không bao giờ được thực hiện. Bởi nhân loại yêu, vinh danh và tôn thờ Lorca, chẳng ai có thể nhẫn tâm chôn đi “đàn ghi ta của Lor-ca” cho dù đó là di nguyện của chính! Hình ảnh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” đã đặc tả một sự sống âm thầm mà mãnh liệt, không gì có thể hủy hoại được. “Dù cho mấy chục con người chen chúc nhau trong một vùng chật hẹp, có tàn hủy đến mấy mảnh đất họ đang giày xéo dưới chân, dù cho họ có lấy đá lát kín đi để không một mầm non nào hòng chồi lên được, dù cho họ vặt kỳ hết từng ngọn cỏ mới nhú, dù cho họ đốt than, đốt dầu, hun khói mù mịt cả bầu trời; dù cho họ phạt trụi cây cối, đuổi hết chim muông, mặc, mùa xuân vẫn cứ là mùa xuân, ngay cả trong thành phố. Trời nắng ấm, cỏ sống lại, mọc lên xanh rờn ở khắp nơi” – L. Tolstoi. Phải chăng, trong sâu thẳm tim mình, Thanh Thảo đã nhận thấy nỗi đau lớn của cuộc đời Lor-ca lại là một nỗi đau đẹp đến diệu kỳ. “giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng” 25
  31. Và vì lẽ đó, những câu thơ diễn tả cuộc hành trình định mệnh đối mặt với cái chết của người thi sĩ thiên tài trở nên bình thản và giản đơn như đời sống luôn có cái chết hầu cận, cái chết luôn tháp tùng đời sống, cả hai cùng “nối liền một vòng tử sinh”, coi sự sống và cái chết như “một cõi đi – về”, quan trọng là sống thế nào cho tròn đầy sự có mặt và chết cho ngập tràn cõi hư không. Con người phải đi đến tận cùng hai cõi sống – chết để làm tan biến đi những giấc mơ và mộng đời không thực. đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lorca bơi sang ngang trên chiếc ghi-ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li-la li-la li-la “Đường chỉ tay đã đứt” như những gì linh giác Lor-ca mách trước. Và dòng sông vắt ngang đôi bờ sinh- tử thật mênh mông, không có lấy một cây cầu, người ta sẽ vứt lại sau lưng tất cả những hệ lụy trần ai, để đi tiếp đến thế giới vĩnh hằng. Lor-ca đã dứt khoát “ném lá bùa cô gái Di-gan / vào xoáy nước / chàng ném trái tim mình / vào lặng yên bất chợt”, như ném lại sau lưng những đớn đau, những khát vọng, những nuối tiếc của đời người, để cây đàn thơ – “chiếc ghi ta màu bạc” đưa chàng qua dòng sông Hữu Hạn đến bến bờ Vĩnh Viễn. Bằng cái chết của mình, Lor-ca đã khẳng định Cái Đẹp thật mong manh nhưng không gì có thể hủy diệt, cũng như tôn vinh sự bất tử của Thơ. Đàn ghi ta của Lor-ca ngập tràn xúc cảm về một cuộc đời vinh quang và bi kịch của thi sĩ thiên tài F.G.Lor-ca trong bão táp thời đại, đặc biệt là sự hủy 26
  32. diệt những giá trị Chân – Thiện – Mỹ đích thực của các thế lực bạo tàn. Khi cái cũ đã mất đi và chưa có chút gì của cái mới để thay thế, con người chỉ là khả năng của một cái gì sẽ có thật trong tương lai và là một ảo ảnh trong hiện tại. Đó là lúc con người cảm thấy rõ nhất cái cá nhân – cái tôi của chính mình. Lor-ca là “một cơ quan của Thiên Nhiên được sinh ra để làm thơ” cho đến phút giây những viên đạn phát xít xé toang lồng ngực. Người nằm xuống. Giản dị và bình tâm, bởi “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” – N. Kusin 2.2. Cô gái Digan – biểu tƣơṇ g củ a lối sống con ngƣời Tây Ban Nha 2.2.1. Một số đặc trƣng địa văn hóa của ngƣời Di-gan Trong văn hóa của người Tây Ban Nha người ta còn nói rất nhiều đến tộc Di-gan. Trong thơ Thanh Thảo hình ảnh cô gái Di -gan xuất hiêṇ thông qua hình ảnh lá bùa hô ̣mêṇ h: chàng ném lá bùa cô gái Di- gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li- la- li-la-li-la Dân tôc̣ Di-gan còn có tên gọi khác là người Bô- hê- miêng, một tộc người thích sống lang thang, tự do, mưu sinh bằng múa, hát, xem tướng và bùa chú [Dâñ theo Ngữ văn 12T1. tr.165]. Về nguồn gốc của tôc̣ ngườ i Di -gan, có rất nhiều bằng chứng di truyền học và ngôn ngữ học cho thấy người Di-gan có nguồn gốc ban đầu từ một nhóm người nói tiếng Hin-di ở phía bắc Ấn Độ. Nhiều từ ngữ và quy tắc ngữ pháp trong ngôn ngữ của người Di-gan có những đặc điểm gần như giống y hệt tiếng Hin-di. 27
  33. Theo một nghiên cứu được tiến hành năm 2012 và công bố trên tạp chí Cell Biology, các dữ liệu gene được phân tích từ 13 cộng đồng người Di-gan ở khắp châu Âu cho thấy những người Di-gan rời miền bắc Ấn Độ khoảng 1.500 năm trước. Những người Di-gan hiện sống ở châu Âu đã di cư qua vùng Balkans bắt đầu từ khoảng 900 năm trước. Sau khi đi khỏi vùng đất phía bắc Ấn Độ, hầu hết người Di-gan đều di cư đến một số nước đông Âu như Romani và Bulgari, tổng số người Di-gan chiếm khoảng 12% dân số khu vực. Người Di-gan cũng sống nhiều ở Thổ Nhĩ Kỳ với số dân khoảng 2,75 triệu người. Một vài quốc gia khác có người Di-gan sinh sống bao gồm Nga, Slovakia, Hungary, Berbia, Tây Ban Nha và Pháp. Mặc dù tập trung chủ yếu ở châu Âu, người Di-gan vẫn được phát hiện ở những lục địa khác. Theo con số thống kê, có khoảng 1 triệu người Di-gan sống ở Mỹ và khoảng 800.000 người sống ở Brazil. Tuy nhiên, cho dù ở đâu, người Di-gan dường như đều không được chào đón. Dân tôc̣ Di – gan từ ng b ị đàn áp dã man. Không lâu sau khi di cư đến châu Âu, người Di-gan trở thành nô lệ ở nhiều quốc gia và kéo dài tình trạng nô lệ cho đến thế kỷ 19 tại Romania. Người Di-gan bị giết hại trong suốt giai đoạn trung cổ tại Anh, Thụy Sĩ, Đan Mạch. Các nước như Đức, Italy và Bồ Đào Nha từng ban lệnh trục xuất tất cả những người Di-gan. Về văn hó a , nét đặc sắc và đa dạng của người Di-gan được thể hiện ở phong cách âm nhạc độc đáo mà sau này có những ảnh hưởng nhất định đến nhạc jazz, bolero, nhạc Flanmico cũng như tác động đến các nhà soạn nhạc cổ điển như Franz Liszt. Xã hội Di-gan truyền thống vẫn giữ phong tục kết hôn từ 12 tuổi. Các cô dâu nhỏ đôi khi trở thành vật trao đổi và buôn bán giữa các cộng đồng người Di-gan, cảnh báo tình trạng buôn bán người ở châu Âu. Theo một báo cáo của Tổ chức An ninh và Hợp tác tại châu Âu (OSCE), một số cộng đồng người 28
  34. Di-gan còn có hoạt động buôn bán trẻ em bất hợp pháp. Rất nhiều người Di- gan tự cô lập để tránh đồng hóa với những cộng đồng người lớn hơn ở các quốc gia mà họ di cư và sinh sống. Tuy nhiên, điều này khiến trẻ em Di-gan không được phép đến trường, người Di-gan nói chung không có việc làm ổn định, không được ở nhà giá rẻ, không được nhận hỗ trợ chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội khác. Những hệ quả này khiến người Di-gan bị đói, mắc bệnh tật, lạm dụng thuốc hay trở thành tội phạm. Cùng với nhiều lý do khác, người Di-gan vẫn bị coi là một nhóm người thiểu số dù sống ở các quốc gia châu Âu giàu có với các dịch vụ xã hội tuyệt vời. Các quan chức của Italy từ chối hỗ trợ nhà ở cho các gia đình Di-gan dù họ được sinh ra tại đây. Sau khi các nhà trại sinh sống của người Di-gan bị chính quyền Pháp đập phá, khoảng 10.000 người Di-gan đã bị trục xuất khỏi nước này trong năm qua. Pháp cũng ban lệnh cấm một nữ sinh người Di-gan gốc Kosovo đến trường hồi đầu tháng 10. Trong văn hóa Di -gan, lá bùa thư ờng được làm bằng giấy hoặc vải, có những dấu hiệu đặc biệt, được tin là có phép thiêng trừ ma quỷ, tránh được tai nạn. Lá bùa tượng trưng là vật may mắn, bình an có lá bùa ở trong người thì đi đâu yên tâm. Bởi vậy mà hầu hết ở Tây Ban Nha mỗi người đều có môṭ miếng bùa luôn mang theo ở trong người mình. Lá bùa là bi ểu tượng cho sức mạnh huyền bí của cái đẹp, có thể trấn an và xóa tan mọi hiểm nguy của cuộc sống . 2.2.2. Cô gái Di-gan nhƣ là biểu tƣợng của niềm tin và sƣ ṭ hủy chung Lối sống của ngườ i Di -gan chủ yếu là lối sống di cư , lối sống phóng khoáng, thích ca hát nhảy múa cũng bởi vậy mà người dân Tây Ban Nha vào các ngày lễ hội thì cũng biến mình thành những cô gái Di-gan vui vẻ cùng với âm nhạc của tiếng đàn ghita, điệu nhảy sôi động Flanmico đã xóa đi những mệt mỏi u buồn bởi những ngày làm việc mệt nhọc. chàng ném lá bùa cô gái Di- gan vào xoáy nước 29
  35. chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li- la- li-la-li-la Trong tâm thứ c ngườ i Di – Gan, lá bùa là vật có phép thiêng để trừ tà và tránh tai hoạ. Ném “lá bùa” vào “xoáy nước” là sẵn sàng đối mặt với hiểm hoạ và định mệnh trong cuộc đời - hành động làm bật lên tư thế đầy kiêu hãnh (“xoáy nước” là hiểm hoạ trên dòng sông số phận, “ném lá bùa” là ném sự bảo vệ về sinh mạng). “Ném trái tim” lại là sự dâng hiến trọn vẹn trong thanh thản và vô tư những rung cảm trong sáng, chân thành và thiêng liêng nhất của chính mình - hành động làm bật lên sự cao cả của tấm lòng, sự cao thượng trong tình cảm. Cả tư thế kiêu hãnh và trái tim cao thượng đều là dấu hiệu của cốt cách nghệ sĩ- hiệp sĩ, nó làm tỏa sáng vẻ đẹp của hình tượng Lorca (hai lần Thanh Thảo dùng từ “ném”. Lần thứ nhất là hành động của một hiệp sĩ dám coi khinh cái chết bởi cái chết do kẻ thù gây ra cũng không thể ngăn cản tư tưởng, tâm hồn Lorca hòa vào sự sống bất tử của nhân dân. Lần thứ hai là hành động của một nghệ sĩ sẵn sàng và tự nguyện dâng trọn tâm hồn mình cho cuộc đời để ra đi trong yên lặng. Cô gái Digan còn mang biểu tượng của niềm tin và tình yêu chung thủy có lẽ khi nhắc tới cô gái Di- gan ở đây, Thanh Thảo muốn nhắc tới hình ảnh người con gái mà Lorca yêu khi còn sống đó là nàng An- na Ma -ri-a. Sau cái chết của Lorca An - na Ma-ri-a ở vậy, không một lần lên xe hoa nó cũng thể hiện tình yêu đẹp và chung thủy giữa cô gái Di-gan và người chiến sĩ Lor-ca. Bên cạnh đó lá bùa cùng với cô gái Digan như vật linh thiêng bảo vệ người chiến sĩ Lorca trên suốt cuộc hành trình đấu tranh chống chế độ độc tài của chàng mà cô gái Digan luôn cầu mong tấm bùa ấy sẽ là vật sẽ đem lại may mắn cho nguời mình yêu. 30
  36. CHƢƠNG 3 KHÔNG GIAN VĂN HÓA XỨ SỞ TÂY BAN NHA 3.1. Không gian văn hóa sinh thái Sinh thái trong tiếng Hi Lạp là “oikos” có nghĩa là nhà ở, nơi cư trú, nơi sinh sống của mọi sinh vật, trong đó có con người. Văn hóa sinh thái là khái niệm rộng , hiểu một cách khái quát thì: “Văn hóa sinh thái là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tác động và cải biến tự nhiên nhằm tạo ra một môi trường sống tốt hơn” [21,tr.18] Theo TS Trần Thị Hồng Loan: “Văn hóa sinh thái là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy và phát triển trong quá trình ứng xử với các loài sinh vật khác, nhằm tác động và cải biến tự nhiên vì sự tồn tại của con người và giới thiệu tự nhiên ở cả hiện tại và tương lai. Nó được thể hiện thông qua trình độ nhận thức của con người về môi trường tự nhiên ở cả hiện tại và tương lai. Nó được thể hiện thông qua trình độ nhận thức của con người về môi trường tự nhiên trong hoạt động thực tiễn của chính bản thân con người” [21,tr.35] Trước hết văn hóa sinh thái được hiểu là những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tác động và cải biến tự nhiên. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển của tự nhiên, con người cũng giống như vô vàn các loài sinh vật khác trên Trái Đất muốn tồn tại và phát triển thì không thể không có mối liên hệ nào với tự nhiên. Những nhu cầu cơ bản nhất của con người như ăn, uống cũng cần có sự tác động đến tự nhiên. Cùng với sự phát triển của con người, đã có giai đoạn con người quan niệm rằng mình là bá chủ của muôn loài, là kẻ thống trị giới tự nhiên bằng những hành động, những tác động vào môi trường tự nhiên một cách thái quá, 32
  37. con người cho rằng tự nhiên phải khuất phục trước trí tuệ con người. Nhưng không đó là một quan niệm hết sức sai lầm của con người trong mối quan hệ tự nhiên. Tuy nhiên không phải mọi hoạt động, tác động của con người cải biến môi trường tự nhiên đều trở thành giá trị văn hóa sinh thái. Những giá trị văn hóa sinh thái được hình thành và lưu giữ, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những giá trị văn hóa sinh thái truyền thống phải tương đối ổn định, thể hiện được bản sắc của dân tộc người thông qua cách ứng xử với môi trường tự nhiên. 3.1.1 Hình ảnh vầng trăng - biểu tƣợng của cái đẹp, sự tự do Trong không gian văn hóa của mỗi đất nước, mỗi quốc gia, ánh trăng trở thành cái đẹp không thể thiếu, không chỉ là ánh sáng với vẻ đẹp của tự nhiên, là sự tồn tại vĩnh cửu mà ở trăng còn là soi sáng cho vẻ đẹp của tâm hồn con người, rọi sáng, chiếu bóng. Và có lẽ vậy, cho nên trong tác phẩm đàn ghita của Lorca, hình ảnh vầng trăng của đất nước Tây Ban Nha được tác giả Thanh Thảo khắc họa rõ nét qua những câu thơ. những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la-li-la-li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng 33
  38. Đặt “vầng trăng” ở hai thời điểm khác nhau nhưng Thanh Thảo không chỉ cho thấy hình ảnh của vầng trăng với vẻ đẹp thông thường vốn có của nó là “rọi sáng” mà còn bao hàm cả một không gian văn hóa của đất nước Tây Ban Nha, biểu hiện cho vẻ đẹp của một xứ sở phồn hoa “vầng trăng chếnh choáng” là sự say đắm của vầng trăng hay của con người với vầng trăng; “vầng trăng” là hiện thân của cái đẹp. Bên cạnh đó thì vầng trăng còn là hiện thân, soi bóng cho người nghệ sĩ say đắm với cái đẹp là điều bình thường. Nhưng ngay cả cái đẹp cũng bị quyến rũ, bị cuốn hút theo những khát vọng và cảm xúc của nghệ sĩ mới thật là điều kì lạ, độc đáo. Nó chứng tỏ cảm xúc ấy phải thật sâu sắc và khát vọng ấy phải thật mãnh liệt, thật cao cả. Nếu như vầng trăng trong tác phẩm được tác giả nhắc tới không chỉ bởi vẻ đẹp mang tính chất đời thường là của thiên nhiên mà còn là hàm ẩn cho vẻ đẹp của người nghệ sĩ Tây Ban Nha. Trong nền văn học Việt Nam, trăng là nguồn cảm hứng vô tận của người Việt ta, kho tàng văn học bình dân cũng như của biết bao văn nhân, thi sĩ trong nền văn chương bác học. Ngoài danh từ thông thường là “trăng”, trăng còn được người Việt ta gọi bằng nhiều tên khác, rất thi vị thì có: gương nga, bóng nga, bóng nguyệt, nguyệt thiềm, huy hoàng đài các thì có: cung Quảng, cung Thiềm, cung Hằng, cung Quế. Chúng ta còn tưởng tượng ra các nhân vật cư ngụ trên mặt trăng như Hằng Nga (hay chị Hằng), chú Cuội, thỏ ngọc, cùng các giai thoại lý thú về các vị này như: Hằng Nga cùng các tiên nữ múa hát điệu Nghê Thường vào đêm rằm tháng Tám, chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa nhớ nhà chú ở địa cầu, v.v Trong toàn khúc Chinh phụ ngâm ta thấy rải rác đó đây chữ “trăng”, chữ “nguyệt”. Trăng gợi lên những tình cảm khác nhau của chinh phụ, khi nhớ thương, khi lo lắng, khi đau đớn, khi mong ngóng chờ chồng ở phương xa, 34
  39. người chinh phụ mượn trăng để gửi gắm nỗi nhớ thương của mình đối với chồng ở nơi phương xa. - Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi, Dạ chàng xa ngoài cõi Thiên San. - Chàng từ đi vào nơi gió cát, Ðêm trăng này nghỉ mát phương nao? - Hồn tử sĩ gió ù ù thổi, Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi. -Xông pha gió bãi trăng ngàn, Tên reo đầu ngựa, giáo lan mặt thành. Mỗi một bài thơ, một hình ảnh về vầng trăng lại mang một hàm ý riêng. Nhưng có lẽ là trăng chính là nơi có thể bộc bạch cảm được cảm xúc của người. mà cũng chính bởi vậy mà vầng trăng chếnh choáng kia không chỉ là vẻ đẹp thuần khiết vốn có của trăng mà ở quốc gia nào cũng có, vầng trăng ấy là hiện thân cho số phận của nghệ sĩ - chiến sĩ Tây Ban Nha. Kết hợp với những hình ảnh vầng trăng, yên ngựa gợi bóng dáng chàng nghệ sĩ lãng tử cùng tiếng đàn cứ mải miết trong một cuộc lãng du. Câu thơ: “với vầng trăng chếnh choáng / trên yên ngựa mỏi mòn’’có thể được hiểu là con người cùng với vầng trăng chếnh choáng, cùng trong trạng thái say sưa dâng hiến. Đó là hình ảnh một thi sĩ Lor-ca đầy nhiệt huyết say sưa trong sáng tạo. Nhưng càng nồng nhiệt thì càng dấn sâu vào “miền đơn độc”. Hình ảnh “vầng trăng” xuất hiện như một biểu tượng gắn liền với những năng lượng tinh thần đặc biệt. Lần thứ nhất, trong trạng thái “chếnh choáng” rất nghệ sĩ. Lần thứ hai, lại được gợi ra trong một nỗi đau rất con người mà cũng thẳm sâu như vũ trụ. Ở câu thơ này, vầng trăng thuộc về vũ trụ bát ngát với ánh sáng dịu dàng và vẻ đẹp mĩ lệ, đối lập là đáy giếng, nơi tăm tối mịt mùng, không sao soi thấu được, nơi lưu giữ đau thương và tội ác xấu xa. Hai hình 35
  40. ảnh tương phản này gợi hai thế giới hoàn toàn cách biệt, xa lạ và không thể nào tìm mối liên hệ. Vậy mà Thanh Thảo đã phát hiện ra mối liên hệ giữa chúng bằng một liên tưởng độc đáo. Trước hết, “giọt nước mắt vầng trăng” vừa có thể hiểu là giọt nước mặt của vầng trăng (trăng khóc cho cái chết oan khuất của Lorca hay chính là vũ trụ đã cảm thấu nỗi đau khôn cùng của con người), vừa có thể hiểu rằng là giọt nước mắt của vũ trụ rơi vào đáy giếng để soi sáng sự thật bị chôn vùi. “Đáy giếng” là nơi chôn vùi thân xác Lorca, nơi cất giấu một bí mật về tội ác của chế độ độc tài, “đáy giếng” cũng là nơi đón nhận sự toả sáng của mối đồng cảm sâu xa từ vũ trụ. Từ hai hình ảnh tương phản, gợi hai thế giới hoàn toàn cách biệt, Thanh Thảo đã có một liên tưởng nghệ thuật hết sức độc đáo. Hình ảnh này, theo lời gợi ý của nhà nghiên cứu văn học – TS. Chu Văn Sơn, người đọc có thể hiểu theo nhiều cách: “giọt nước mắt” và “vầng trăng”; “giọt nước mắt” với “vầng trăng”; “giọt nước mắt” như “vầng trăng”; “giọt nước mắt” của “vầng trăng”; “giọt nước mắt” là “vầng trăng” đọc theo cách nào thì câu thơ vẫn hay và đẹp. Tóm lại: Trong không gian văn hóa của mỗi quốc gia hình ảnh trăng ngoài vẻ đẹp thuần khiết của tự nhiên vốn có thì lại mang ý nghĩa khác, trăng có thể biểu tượng cho yêu thương cho sự chờ mong. Trăng còn là niềm tin, sự tự do nhưng dù hiểu theo cách nào thì cũng thể hiện sự tư duy của từng dân tộc ở các khía cạnh như văn hóa, đạo đức và có lẽ ngay cả trong các tác phẩm văn học cũng mang trình độ khác nhau. 3.1.2. Hoa lilac - biểu tƣợng cho sự sống của con ngƣời Tây Ban Nha Trong không gian văn hóa của một đất nước thì hoa có lẽ là không thể thiếu, không chỉ đơn thuần để ngắm và thưởng thức bằng thị giác hay xúc giác mà còn là sự cảm nhận từ phía bên trong của người thưởng thức. Mỗi một loài hoa lại mang một màu sắc và cũng mag một ý nghĩa, biểu tượng khác nhau. Có loài hoa mang trong mình biểu tượng của tình yêu, của sự thủy chung, của tình 36
  41. yêu vĩnh cửu, của sự hòa bình,hay cả là sự u buồn và đúng như tên gọi thì những loài hoa này sẽ mang cho mình một màu sắc khác nhau có thể là xanh, hồng, đỏ, tím, vàng để đúng như ý ngĩa mà con người đặt cho nó. Minh chứng cho điều đó thì trong bài thơ Đàn ghita của Lor-ca, Thanh Thảo con người của ông không chỉ am hiểu văn hóa của dân tôc̣ mình mà còn am tườ ng c ả văn hóa của baṇ bè quốc tế . Lấy điểm tưạ từ nền văn hóa Tây Ban Nha, Thanh Thảo đa ̃ đưa b ạn đọc đến với một đất nước, qua môṭ hình ảnh tự nhiên bình dị – Hoa lilac: những tiếng đàn bọt nước Tây-Ban-Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li-la li-la li-la Đọc thấy được cả vẻ đẹp của xứ sở của loài hoa thơm ngát hàm ẩn bao ý nghĩa chỉ qua sự lập lại hai lần trong bài: “li - la - li- la- li- la ” với câu thơ không chỉ mang âm thanh du dương của tiếng đàn mà còn mang biểu tượng cho loài hoa lilac hay còn gọi là hoa Đinh Tử Hương. Loài hoa này thuộc nhóm Syringa, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là ống,thuộc họ Ô liu (Oleaceae). Đinh Tử Hương đến từ vùng đất Ba Tư, nơi nó được gọi là “lilag”. Lilac được đem vào châu Âu từ thế kỉ 16 và ngay sau đó đem đến Bắc Mỹ bởi những người hành hương. Đinh Tử Hương là loài cây mọc thành bụi có khả năng chịu được giá rét hoặc điều kiện khắc nghiệt, nở ra những chùm hoa nhỏ màu tím nhạt hay màu trắng, có mùi thơm dễ chịu. 37
  42. Hoa Đinh Tử Hương được rất nhiều quốc gia ưa chuộng và trồng, ở mỗi nơi hoa này có ý nghĩa khác nhau. Người Anh coi Đinh Tử Hương là bông hoa của xui rủi và bệnh tật,có lẽ người ta liên tưởng tới màu tím u buồn của nó. Ngạn ngữ cổ ở Anh có câu: "Cô gái nào cầm hoa Đinh Tử Hương sẽ không bao giờ được mang nhẫn cưới". Đã từng có tục lệ trao tặng một cành Đinh Tử Hương cho người yêu như một cách nói tế nhị rằng mối quan hệ của hai người đã chấm dứt. Tục lệ này có lẽ xuất phát từ câu chuyện xa xưa về một nhà quý tộc người Anh, dụ dỗ một cô gái trẻ ngây thơ rồi sau đó ruồng bỏ nàng khiến nàng chết vì đau buồn. Những người bạn của nàng đã đặt một vòng hoa Đinh Tử Hương lên ngôi mộ, kì lạ thay chỉ trong một đêm vòng hoa đã hóa thành màu trắng và chẳng mấy chốc hoá thành một cây bụi lớn. Nhiều người dân vùng thôn dã châu Âu thường kiêng kỵ đem hoa Đinh Tử Hương vào nhà, đặc biệt là đối với các hoa màu trắng vì họ cho là chúng liên hệ đến cái chết. Tuy nhiên, ngày nay, hoa Đinh Tử Hương ở các nước Châu Âu có màu tím mang ý nghĩa "xúc cảm đầu tiên của tình yêu" vì không có gì vui sướng hơn khi xuân về cùng với những bông hoa tử đinh hương xuất hiện. Những bó hoa thơm nở rộ, Đinh Tử Hương tím khó lòng thoát khỏi sự chiêm ngưỡng ca tụng của các nhà thơ và những kẻ yêu nhau. Đối với họ, Đinh Tư Hương tím là biểu hiện của những cảm xúc thú vị, choáng ngợp khi mối tình đầu bộc lộ một cách e lệ và thơ mộng. Vì Đinh Tử Hương có hương thơm dịu ngọt và sâu lắng đến độ tinh khiết nhưng lại rất mau úa tàn nên nó trở thành biểu tượng của tuổi thanh xuân, lứa tuổi mà khoảng thời gian tươi đẹp và thú vị đó không có tiền bạc nào mua được cũng như không có quyền lực nào chi phối, thay đổi được. Ở Tây Ban Nha lilac nở vào mùa xuân, với màu tím trắng được người dân ưa chuộng. Không chỉ bởi vẻ đẹp thuần khiết giống như bên ngoài của nó mà người dân ưa chuộng (theo 38
  43. truyền thuyết Tây Ban Nha hoa Đinh Tử Hương là sự hóa thân của người con hiếu thảo để bảo vệ mẹ trước sự tấn công của loài rồng). Đó chính là loài hoa Đinh Tử Hương. Loài hoa ấy đang làm đẹp cho biết bao mảnh vườn. Một loài hoa thể hiện tấm lòng hiếu thảo của người con. Như vậy có thể nói Đinh Tử Hương đối với người Tây Ban Nha tượng trưng cho sự hiếu thảo, cho sự sống tiềm ẩn bởi lẽ với tấm lòng hiếu thảo nguời con như vậy nó sẽ khăc sâu trong mỗi con người nơi đây và đây cũng chính là bài học cho mỗi người. 3.1.3. Dòng sông - nét văn hóa tâm linh Tây Ban Nha Trong dòng chảy của văn hóa tinh thần của mỗi đất nước lại có văn hóa tâm linh vốn song song tồn tại như một ngã rẽ của dòng sông cuộc đời. Nó còn được ví như một thiếu nữ hay đúng hơn là một nàng công chúa thâm trầm, gần mà xa, bí hiểm, kiêu sa và khó gần Con người vốn có tâm hồn, tư tưởng và tâm linh cùng tồn tại như anh em ruột thịt họ hàng mà có khi lại không gần nhau, còn xung khắc nhau. “Tâm linh trước hết là niềm tin linh thiêng của con người vào thế giới vũ trụ đầy bí ẩn và đời sống xã hội đỏ đen với những ước vọng cao xa” [14, tr.76] Chừng nào con người còn khát vọng một cuộc sống hoàn mỹ và còn niềm tin vào thế giới thần linh bởi sức mạnh siêu nhiên vũ trụ mới có thể hóa giải được khát vọng niềm tin thì chừng ấy còn đời sống tâm linh và cả những tín ngưỡng dân gian truyền thống. Đời sống tâm linh của con người, trong đó văn hóa tâm linh vốn là một yếu tố tích cực, một nét văn hóa đặc sắc có ý nghĩa nhân văn. Nếu đời sống tâm linh là vàng sa khoáng thì văn hóa tâm linh là vàng thỏi hay sợi chuyền vàng óng mà bàn tay tài nghệ của người thợ kim hoàn đã tạo nên đặng tô điểm cho nhu cầu cuộc sống con người. 39
  44. Trong dòng chảy của mỗi đất nước, dòng sông có lẽ là cội nguồn để con người ta biết mình ở đâu, là quê hương sinh ra mình. Bên cạnh đó dòng sông cũng mang những nét văn hóa khác nhau của từng đất nước. Dòng sông còn cho ta trở về với kí ức tuổi thơ, dòng sông là dòng sữa mẹ cho ta nhớ gốc rễ của mình. Những ca từ chân chất, mộc mạc mà chan chứa bao cảm xúc được các nhà văn nhà thơ Việt khắc họa rất nhiều về dòng sông thân yêu: Ai cũng có một dòng sông vắng xa Trong nỗi nhớ trong kỷ niệm thiết tha Tôi cũng có riêng tôi dòng sông Bao mơ ước bên dòng sông nước trong Bao cay đắng vui buồn trên bến sông (Dòng sông mùa thu - Trần Tiến) Sông nước hiện diện ở khắp mọi nơi trên mảnh đất Việt Nam và ai cũng mang trong mình hình ảnh một con sông quê hương, một dòng sông tuổi thơ, dù có quá nửa đời phiêu dạt vẫn khát khao trở về, trở về để úp mặt vào dòng sông quê (Nguyễn Trọng Tạo), vào lòng mẹ bao dung vô bờ. Sông nước trong tâm thức người Việt không chỉ phản ánh môi trường sống, tiến trình lịch sử của dân tộc mà còn hình thành nên phong tục tập quan, tâm tính, kiểu tư duy, cách ứng xử của từng con người cụ thể. Không chỉ về cội nguồn mà dòng sông còn mang nét văn hóa tâm linh. Điều này được Thanh Thảo phác bóng qua câu thơ: đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc Thông qua hình ảnh số phận của người chiến sĩ Lor-ca ta thấy không chỉ đối với văn hóa phương Đông cho rằng dòng sông là sự trở về, tìm đến sự yên 40
  45. bình và giải thoát. Tư tưởng này ở xứ sở Tây Ban Nha mộng mơ xinh kia con người cũng tâm niệm rằng khi người nhà có người mất họ thường đem tro của người đã mất thả trôi trên dòng sông nghĩa là ra đi trong sự thanh bình, bỏ lại tất cả và không vướng mắc gì ở trần gian, sự thả trôi như vậy còn mong là nhanh được hồi sinh ở kiếp sau. Không chỉ am hiểu văn hóa Tây Ban Nha mà Thanh Thảo còn gắn kết nền văn hóa phương Tây xa xôi với văn hóa phương Đông. Nếu bài thơ là lời ai điếu nghẹn ngào trước cái chết bi thương của Lorca thì thông qua điệu lòng ấy chúng ta sẽ bắt gặp được những tiếng nói quen thuộc, đầy sẻ chia trước sự ra đi đó. Tứ thơ dịch chuyển từ “áo choàng bê bết đỏ” (văn hóa Tây Ban Nha) đến “đường chỉ tay đã đứt” (cả phương Đông lẫn phương Tây đều tin vào dấu hiệu thần bí này) và sau cùng là “dòng sông rộng”, “sang ngang” (gợi triết lí nhà Phật: sang sông là giải thoát khỏi bến mê, là sự siêu thoát vĩnh hằng, là về với cõi bình yên và thanh thản ) 3.1.4 Đƣờng chỉ tay trong tín ngƣỡng Tây Ban Nha Bên cạnh những lễ hội sôi động thì văn hóa tín ngưỡng ở Tây Ban Nha được người dân rất quan tâm. Một lần nữa Thanh Thảo cho độc giả biết đến nét văn hóa với các hình ảnh đường chỉ tay, lá bùa xuất hiện ở cuối bài thơ đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lorca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc Đường chỉ tay có nghĩa những đường rãnh trên bàn tay. Theo tướng số học, những đường rãnh trên bàn tay mỗi người thể hiện ngững điều bí mật về tính cách, số phận và sinh mệnh của họ. Đường chỉ tay đứt, ấn định cái chết được báo trước qua điềm triệu thể hiện trên đường rãnh của bàn tay. Đường chỉ tay đã đứt, ẩn dụ về số phận nghiệt ngã, ngắn ngủi giữa dòng sông mà cũng là dòng đời vô tận, các hành động ném lá bùa, ném trái tim, bơi 41
  46. sang ngang, có ý nghĩa tượng trưng cho một cuộc đời giã từ, một sự chọn lựa.Cũng thấy rằng Thanh Thảo cũng sắp đặt hình ảnh tượng trưng theo lối tương phản đường chỉ tay > < lặng yên đã đem đến sự chua xót của một kiếp người trong dòng thời gian vô chung, vô thủy, chua xót cho kiếp sống ngắn ngủi của Lor- ca . Đối diện với cái chết có ba lần hình ảnh Lor-ca xuất hiện trong vai trò chủ thể của hành động thể hiện tâm thế, tư thế của một người anh hùng thanh thản, nhẹ nhỏm đến với cái chết, bơi sang ngang, ném lá bùa, ném trái tim. Động từ bơi kết nối với dòng sông đặt ra Lor-ca một sự chọn lựa có thể bơi xuôi dòng, bơi ngược dòng, có thể bơi sang ngang, Lor-ca không xuôi dòng để bám lấy sự sống, không ngược dòng để vũng vẫy để chống chọi, ông đã chọ con đường nhanh nhất, ngắn nhất – bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc. Đối diện với cái chết chàng dứt khoát, dứt bỏ, ném cả lá bùa hộ mệnh, ném cả trái tim với những vương vấn, yếu mềm, hệ lụy của trần gian. 3.2. Không gian văn hóa sinh hoạt, lễ hội 3.2.1. Không gian của những trận đấu bò tót Khi sáng tác bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, Thanh Thảo đã nắm chắc được những nét văn hóa trở thành biểu tượng không thể tách rời trong đời sống Tây Ban Nha đó. Viết về sự sống và cái chết trong khoảng khắc không có biểu tượng nào hơn chuyện tấm áo choàng của đấu sĩ đấu bò tót. Trong bài thơ tác giả không trực tiếp nhắc tới lễ hội đấu bò tót mà chỉ thông qua hình ảnh: những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la-li-la-li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng 42
  47. Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt là có thể nghĩ tới lễ hội đấu bò tót và cũng chỉ có xứ sở Tây Ban Nha kia mới có, chúng ta nghĩ ngay đến hình ảnh những chú bò tót hung hăng trong các trận đầu bò nhưng ít ai biết nguồn gốc của lễ hội có một không hai này. Đấu bò tót là một lễ hội truyền thống của Tây Ban Nha ở thành phố Pamplona. Hàng năm lại có rất nhiều du khách từ khắp mọi nơi không hẹn mà gặp tại đây để được tận mắt chứng kiến những chú bò dũng mãnh. Lễ hội này đã tồn tại được hơn 400 năm và có từ thời Trung Cổ xa xưa, nguồn gốc của lễ hội mang tính chất tôn giáo.Trước đây, lễ hội kéo dài một tuần này được tổ chức vào tháng mười hàng năm để tôn vinh vị thánh bảo hộ San Fermin của thành phố.Trải qua bao nhiêu thời gian, những người tham gia lễ hội dần dần đã cho thêm những hoạt động khác vào sự kiện này như hội chợ, ca nhạc, các cuộc thi nhào lộn, đua bò và đấu bò tót. Thời gian của lễ hội cũng được thay đổi và trở thành lễ hội thường niên của thành phố Pamploma cũng như của cả đất nước Tây Ban Nha. Từ năm 1952, lễ hội đấu bò đã được chuyển sang tổ chức vào tháng bảy thay vì tháng mười như trước kia để hợp nhất với một lễ hội khác cũng trong tháng bảy. Từ đó trở đi, sự kiện này đã trở thành tâm điểm cho mùa hè ở Tây Ban Nha. Một trong những đặc trưng của lễ hội đấu bò tót là thời gian ngắn ngủi, sự nguy hiểm và màu đỏ bí ẩn trên tấm vải của người võ sĩ. Những con bò chạy đằng sau và người tham gia buộc chiếc khăn đỏ biểu tượng xứ Basque chạy đằng trước, chỉ cách chúng không xa. Họ tìm cách để những con bò tót đuổi mình trên chặng đường dài 850 mét từ rìa thị trấn tới trung tâm đấu bò tót. Tại đây, những con bò tót sẽ đối mặt với những người chuyên nghiệp hơn các đấu sĩ bò tót (matador). Họ chờ sẵn chúng ở sân đấu bò để tham chiến. Những con bò này có thể nặng tới 625 kg và đều là loại hung dữ. 43
  48. Mọi người thường cho rằng mỗi khi nhìn thấy màu đỏ là bò lại tức giận. Vì vậy mỗi lần đấu bò, người đấu sĩ cũng cầm mảnh vải đỏ để gây kích động cho nó. Tuy nhiên đây không phải là sự thật. Trên thực tế, bò không bị kích động bởi bất kỳ màu sắc nào mà chính do sự di chuyển của vật thể mới làm nó sôi máu. Do đó, việc bò đuổi người là do sự chuyển động của họ chứ không phải là màu sắc. Chính vì thế, đấu bò tót tuy là lễ hội sôi động, hào hứng nhưng cực kỳ nguy hiểm, những con bò tót dũng mãnh có thể trở thành những con “Bò điên” bất kể lúc nào. Và mỗi trận đấu kéo dài ít nhất nửa tiếng đồng hồ thì có lẽ khi chứng kiến tận mắt, bạn sẽ thấy bị hẫng vì không ngờ nó lại diễn ra nhanh như vậy. Dù được tổ chức trong suốt cả mùa lễ nhưng thông thường các cuộc đấu bò kết thúc rất nhanh chóng, chỉ vài phút sau khi trận đấu bắt đầu vào 8 giờ sáng. Thời gian còn lại trong ngày, những người tham dự lễ hội sẽ tham gia hội chợ và có thể tiệc tùng đến tận đêm. Lấy hình ảnh áo choàng đỏ gắt để nói lên phông văn hóa của đất nước Tây Ban Nha nhưng ở đó tác giả còn cho ta thấy từ một hành động được xem là biểu tượng của lòng dũng cảm, hành động đấu bò được nâng lên mức nghệ thuật, trở thành “đạo” của người Tây Ban Nha. Ở đó mỗi cú lượn vòng của chú bò kiêu hùng, một cú khẽ lắc người của đấu sĩ để tránh cú húc chí mạng từ con bò đang say máu giết chóc đều được ngưỡi xem chiêm ngưỡng như những vũ điệu nghệ thuật phi phàm, vũ điệu của thần chết, vũ điệu dường như chỉ gặp trong những giấc mơ. Nhưng ẩn đằng sau không gian văn hóa ấy chính là nhà thơ đang gợi ra bối cảnh chính trị ngột ngạt, căng thẳng, đẫm máu của Tây Ban Nha thời đó đấu trường của cuộc đấu tranh giữa một bên là khát vọng dân chủ của nhân dân nói chung, của Lor-ca nói riêng với nền chính trị độc tài. Xét trong lĩnh vực nghệ thuật, đó là cuộc xung đột giữa khát vọng cách tân của nhà thơ với 44
  49. nền nghệ thuật già nua. Ở đó thể chế chính trị độc tài chính là những con bò tót hung bạo và đối lại chúng chính là chiến sĩ, kiếm sĩ Lorca. Màu “đỏ gắt” trong tự nhiên là cộng hưởng của màu áo đỏ với màu nắng rực cháy trên không gian đầy cát bỏng, trong ý nghĩa biểu tượng lại gợi liên tưởng đến tính chất dữ dội của một đấu trường đặc biệt- nơi diễn ra những xung đột gay gắt giữa khát vọng dân chủ và nền chính trị độc tài, giữa khát vọng cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua. Với câu thơ ngắn nhưng Thanh Thảo không chỉ cho thấy được lễ hội rực lửa của trận đấu bò tót của đất nước Tây Ban Nha mà còn biết được tình hình của Tây Ban Nha thế kỉ XX và tấm lòng của người chiến sĩ Lorca. 3.2.2. Không gian của điệu nhảy Flanmico Khi nhắc tới lễ hội ở Tây Ban Nha, người ta nhớ tới điệu nhảy Flanmico, đó là nét văn hóa tiêu biểu của người dân nơi đây. Ở trong bài thơ Thanh Thảo không trực tiếp nói tới điệu nhảy mà chỉ thông qua câu thơ: Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Ẩn sau đó là điệu nhảy Flanmico sôi động, như một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân Tây Ban Nha. - Nguồn gốc của từ Flanmico Không có sử sách nào ghi lại nguồn gốc của từ Flanmico nhưng cũng có một số giả thuyết. Có người cho rằng từ này là một dạng biến thái của từ felag mengu, trong tiếng ảrập có nghĩa là “người nông dân u sầu”, ám chỉ hoàn cảnh những người Zitan bị hoàng gia Tây Ban Nha đuổi đi sau khi các vương quốc hồi giáo thất thủ. Một số giả thuyết khác cho rằng Flanmico ám chỉ vùng đất Flamand, lãnh thổ nước Bỉ + Hà Lan ngày nay. Vùng Flamand vào thế kỉ XV đã từng là chư hầu của hoàng gia Tây Ban Nha. 45
  50. - Vũ điệu Flanmico Có thể nói âm nhạc và vũ điệu Flanmico mang đậm phong cách đặc trưng của nền vǎn hóa Tây Ban Nha hơn bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác. Trong tiếng đàn guitar réo rắt, những cô gái Tây Ban Nha xinh đẹp cống hiến cho du khách những điệu múa hết sức nồng nhiệt và rực lửa. Cùng các vũ công và nhạc sỹ, nữ đạo diễn sẽ truyền tải cảm xúc thông qua buổi diễn và đem đến người xem cảm nhận mới nhất về loại hình nghệ thuật Flanmico. Điệu nhảy mê hoặc, uyển chuyển này được so sánh với điệu nhảy của những chú chim. Flanmico là một loại hình nghệ thuật xuất phát từ Andalusia, một khu tự trị thuộc miền Nam Tây Ban Nha, là sự kết hợp của các hoạt động như ca hát, nhảy múa, chơi guitar và vỗ tay theo điệu nhạc. Được biểu diễn với nhiều hình thức khác nhau như những bài hát buồn da diết về cái chết và sự thống khổ hay những ca khúc nhẹ nhàng hơn ca ngợi tình yêu và hạnh phúc. Từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ thứ XIV, dưới sự cai trị của Ả Rập và Tòa án dị giáo Tây Ban Nha, điệu nhảy Flanmico đã trở thành phương tiện để quần chúng bị áp bức phản kháng và bày tỏ niềm mong ước, hi vọng của mình. Flanmico là điệu nhảy sexy của những người phụ nữ Tây Ban Nha với tà váy bồng bềnh nhiều tầng và cặp đùi thon thả. Là biểu tượng của Tây Ban Nha và là niềm tự hào của họ nhưng có lẽ người dân vùng Andalusia sẽ là những người tự hào hơn cả vì điệu nhảy này sinh ra tại chính vùng đất của họ. Điệu Flanmico là sự pha trộn giữa vũ đạo của dân Digan, kết hợp với múa Ả Rập và âm nhạc dân gian miền Andalucia. Đặc điểm của điệu nhảy Flanmico là những tư thế riêng biệt, tiếng búng hay vỗ tay và tiếng giày gõ nhịp điệu trên sàn nhảy (thường là sàn gỗ). Các động tác của Flanmico được xem là gắn liền với phong cách và điệu nhảy của người Đông Ấn như xoay chân ra phía trước, tay tạo thành góc nhọn, các ngón tay mở rộng và gót giày 46
  51. gõ nhịp liên tục. Điệu nhảy cũng sử dụng những nhạc cụ truyền thống của người Andalusia như cái chũm chọe, trống lục lạc và những bộ trang phục được thiết kế tỉ mỉ, công phu. Những bộ trang phục đầy màu sắc giúp thu hút sự chú ý không chỉ đối với từng bước nhảy uyển chuyển mà còn cả giai điệu du dương của ca khúc làm nhạc nền. Du khách đến Tây Ban Nha có thể thưởng thức điệu nhảy này ở bất cứ nơi đâu trên đất nước này. Chủ đề của vũ điệu Flanmico thường là Thượng đế, phụ nữ và tình yêu. Người nhảy sẽ gõ chân xuống nền và đánh ngón tay để phát ra tiếng kêu có tiết tấu và thể hiện điệu nhảy sôi động bằng hình thế. Có thể nói âm nhạc và vũ điệu Flanmico mang đậm phong cách đặc trưng của nền vǎn hóa Tây Ban Nha hơn bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác. Trong tiếng đàn guitar réo rắt, những cô gái Tây Ban Nha xinh đẹp cống hiến cho du khách những điệu múa hết sức nồng nhiệt và rực lửa. Cùng các vũ công và nhạc sỹ, nữ đạo diễn sẽ truyền tải cảm xúc thông qua buổi diễn và đem đến người xem cảm nhận mới nhất về loại hình nghệ thuật Flanmico. Điệu nhảy mê hoặc, uyển chuyển này được so sánh với điệu nhảy của những chú chim. Có tới hơn 50 điệu hát khác nhau, gọi là Palos, điệu hát nào cũng bốc lửa và mãnh liệt. Phần quan trọng nhất trong điệu nhảy này là sự kết hợp giữa những bước dậm chân dứt khoát, tung váy, tiếng vỗ tay và tiếng gõ giày theo nhịp điệu. Flanmico thường được biểu diễn trong đám cưới hoặc những sự kiện quan trọng. Thời gian tổ chức của lê ̃ hộ i vào tháng 9 hàng năm t ại Tây Ban Nha. Người ta thường tổ chức những festival quan trọng, đó là ngày hội để thể hiện những tinh hoa của dòng nhạc Flanmico. Lê ̃ hôị Fla nmico cũng có những qui điṇ h riêng về trang ph ục. Trang phục Flanmico có những đặc điểm riêng giúp phân biệt với những loại trang 47
  52. phục khác. Chiếc váy thường ôm sát ở phần cơ thể và xòe rộng ra ở khu vực dưới hông hoặc ở đầu gối. Các mảnh vải hình tròn (gọi là godget) được may thêm vào chiếc váy nhằm tạo hiệu ứng tinh tế. Đôi khi những bộ trang phục chỉ được may thành hai mảnh, ít rườm rà hơn để phù hợp với những bước di chuyển phức tạp của điệu nhảy Flanmico. Những chiếc váy có thể dài phủ cả đôi giày. Hầu hết các bộ trang phục hay váy dành cho bộ môn nghệ thuật Flanmico đều có những diềm xếp nếp hình tròn hay hình chữ nhật. Các bộ trang phục Flanmico thường có tay áo dài trên hoặc dưới khuỷu tay, hoặc có thể dài xuống tới cổ tay. Tay áo thường được may vừa vặn và cân đối, phù hợp với các cử động tay của vũ công. Đôi khi những diềm xếp nếp cũng được may thêm ở tay áo để tạo độ phồng. Phần cổ áo được thiết kế với nhiều hình dáng khác nhau như cổ chữ V, cổ vuông, cổ tròn hoặc cổ tim. Bên trong có lớp vải lót, giúp các vũ công thấm mồ hôi khi biểu diễn. Lớp vải lót này chỉ dài đến vị trí của các diềm xếp nếp để tránh cản trở sự di chuyển của các vũ công. 3.2.3. Đàn ghita và nốt nhạc li la li la la Có thế nói đàn ghi ta một loại nhạc cụ truyền thống lâu đời ở Tây Ban Nha.Thanh Thảo một lần nữa lại cho thấy một nét văn hóa nổi bật và truyền thống có từ lâu đời thông qua một loạt các hình ảnh 48
  53. tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng Văn hóa Tây Ban Nha gồm nhiều nền văn hóa sôi động, trong đó ảnh hưởng nhiều từ những nước khác. Âm nhạc truyền thống của Tây Ban Nha có nguồn gốc từ người La Mã cổ đại, đã đưa âm nhạc của Hy Lạp đến Tây Ban Nha, và những người Visigoth, người Do Thái, Kitô giáo, và âm nhạc của người Moor. Các vùng khác của Tây Ban Nha đã phát triển âm nhạc riêng biệt của họ cùng với các nhạc cụ. Từ "ghita" (guitar) bắt nguồn từ chữ cithara. Cây đàn ghita đầu tiên có lẽ xuất hiện ở Ai Cập và Babylon từ 1000 năm trước Công nguyên. Trải qua nhiều biến đổi, nó được những đạo quân xâm lược mang đến châu Âu khoảng thế kỷ thứ 8 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 14, đặc biệt tại Tây Ban Nha. Người ta không biết từ guitar xuất hiện ở Tây Ban Nha từ khi nào. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ 14, có hai loại nhạc cụ mang tên guittara là đàn guittara Latina và guittara Moisca đã chiếm ngôi vị độc tôn ở xứ sở bò tót này,là loại đàn phát ra âm thanh từ sáu dây. Đàn ghita như là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Tây Ban Nha. Và cũng chính bởi vậy mà Lor-ca đã mượn hình ảnh tiếng đàn nói lên suy nghĩ của mình dù có gặp khó khăn.Hình tượng 49
  54. tiếng đàn được xuất hiện được nhiều lần trong bài thơ: Tiếng đàn bọt nước, tiếng đàn ghi ta nâu, tiếng ghi ta đá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt, nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang. Tiếng đàn ghi ta ở đây được thể hiện với vô vàn cung bậc khác nhau. Khi là âm thanh vui tươi, khi là âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi là âm thanh của cái chết, khi là giai điệu của tình yêu. Tiếng đàn ghi ta là sự hài hoà của rất nhiều trạng thái cảm xúc. Trước hết đó là cảm xúc của Lor - ca. Cuộc đời Lor- ca như tiếng ghi ta, những âm thanh, cung bậc của nó khi réo rắt về niềm yêu đời thiết tha, khi hùng tráng, mạnh mẽ về những ngày tháng chiến đấu sôi nổi, khi trầm lặng, đau buồn về khoảnh khắc phải chia lìa sự sống. Tiếng “li - la li - la li - la” như một chuỗi âm buông do người đệm đàn lướt qua hàng dây những âm thanh ngẫu hứng mà đầy xao xuyến. Hai lần chuỗi âm thanh này xuất hiện đều tạo nên những điểm nhấn làm nổi bật hình tượng tiếng đàn. Lần thứ nhất nó vang lên lãng đãng, ngân nga trong một không gian dữ dội của đấu trường chính trị và đấu trường nghệ thuật trên xứ sở Tây Ban Nha. Lần thứ hai nó vang lên như những dư âm không dứt của tiếng đàn, những dư ảnh không tan của sự sống. Ở vị trí mở đầu và kết thúc bài thơ, chuỗi âm thanh này góp phần hoàn tất hình tượng tiếng đàn như một sự sống mãnh liệt mà mơ hồ, kiêu bạc và lãng đãng, ngân vang da diết mà lặng lẽ để gợi mở những cảm nhận, hình dung thậm chí là những ám ảnh về một hình tượng khác- hoàn chỉnh và trọn vẹn hơn hình tượng Lor-ca. Những âm thanh ấy cũng là âm thanh biểu hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả.Tác giả đã sống cùng với khoảnh khắc cận kề cái chết của Lor- ca, niềm tiếc thương đau đớn, chua xót, sự ngưỡng mộ tôn vinh được đan kết hài hòa vào những cung bậc thanh ầm của tiếng đàn ghi ta. Tiếng ghi ta là ẩn dụ hay nói đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor- ca. Cuộc đời của con người ấy như liếng đàn ghi ta với thanh âm trong trẻo làm lay động lòng người. 50
  55. Màu nâu xuất hiện suy tư, trầm tĩnh đến lạ thường. Đó là màu nâu của cây đàn, màu nâu của đất đai, màu nâu của làn da rám nắng trên thân hình những vũ nữ Digan bốc lửa. Trước giây phút từ li, chàng đã ngước nhìn lên bầu trời xanh tha thiết “bầu trời cô gái ấy”. Đó là bầu trời của khát vọng, bầu trời yêu thương nơi có bóng hình nàng Maria thủy chung. Đối lập với màu nâu trầm tĩnh là màu xanh của “tiếng ghita lá xanh biết mấy”. Màu xanh là sự hóa thân của Lor-ca và tiếng đàn vào thiên nhiên mang sức sống cỏ cây: màu xanh của những vườn cam, màu xanh của thảo nguyên và những rặng Oliu hay hàng bạch dương nơi Lorca đang yên nghỉ. Hai tiếng biết mấy nằm ở cuối câu vừa là sự tha thiết trong tình cảm của người nghệ sĩ Thanh Thảo vừa để tôn thêm vẻ đẹp của tuổi trẻ Lor-ca – vẻ đẹp của người chiến sĩ suốt đời hi sinh. Thông qua hình ảnh tiếng đàn, Lor-ca người nghệ sĩ đa ̃ mươṇ tiế ng đàn để giãi bày nỗi buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân Tây Ban Nha trước chế độ độc tài phát xít Praco đầu thế kỉ XX. 51
  56. KẾT LUẬN Đàn ghita của Lorca là một bài thơ hay. Hay ở chỗ không chỉ tạo dựng chân dung người nghệ sĩ - chiến sĩ Phêđêricô Gaxia Lorca một cách trung thực và gợi cảm mà còn giúp người đọc cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn và tính cách đậm chất Tây Ban Nha của Lorca. Bài thơ giàu nhạc điệu - kết quả của sự hòa nhập chất nhạc đặc biệt của thơ Lorca và năng lượng sáng tạo đặc biệt của hồn thơ Thanh Thảo (những câu thơ không viết hoa đầu dòng tạo mạch thơ liên tục, xâu chuỗi với nhau để kết nối các biểu tượng vốn rời rạc và đầy sức ám ảnh; những liên tưởng thơ bất ngờ, phóng khoáng tạo một gợi mở độc đáo về tiếng đàn ghita của Lorca; những tương phản gay gắt được xây dựng liên tiếp để làm nổi bật những ấn tượng đậm nét về con người, cuộc sống và sức sống bất diệt của những giá trị tinh thần mà Lorca tạo nên trong bối cảnh xã hội và thời đại dữ dội lúc bấy giờ; những hình dung từ được dùng một cách tình cờ, không cố ý song đều gắn một cách vô thức với số phận và cuộc đời Lorca để tạo nên một ám ảnh và làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài thơ ). Nhạc điệu của bài thơ không phải là chất nhạc do âm, vần hay thanh điệu đem lại là giai điệu của tâm hồn, của trái tim đồng điệu trong lí tưởng và khát vọng nên khó thấy hơn và cũng dễ ám ảnh hơn. Đàn ghita của Lorca là tiếng nói tri âm của người nghệ sĩ với một người nghệ sĩ, một người chiến sĩ với một người chiến sĩ. Sự đồng cảm của Thanh Thảo và Lorca trong bài thơ vừa cho người đọc hiểu về Lorca vừa cho người đọc một cái nhìn trọn vẹn hơn về con người Thanh Thảo - một trí thức giàu suy tư và một người nghệ sĩ tràn đầy nhiệt huyết, lí tưởng Đàn ghita của Lorca như là sự tiếp nối trọn vẹn cái mạch thơ đã được khơi dòng từ trường ca Những người đi tới biển. 52
  57. Đàn ghita của Lorca cũng chứa đựng trong nó triết lí về nghệ thuật của nhà thơ Thanh Thảo: triết lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, về sức sống của nghệ thuật và về mối quan hệ giữa sức sống của nghê thuật với sự tồn tại về mặt tinh thần của nghệ sĩ trong cuộc đời. Xuất phát từ quan điểm nhìn nhận về bài Đàn ghita của Lorca là một bài vừa khó dạy lại khó, mong muốn có sư ̣ hiểu sâu sắc , thấu đáo về tác phẩm đa ̃ thôi thúc chúng tôi lưạ choṇ nghiên cứu đề tài Thơ Thanh Thảo trong nhà trường PT từ góc nhìn văn hóa. Qua khóa luâṇ chúng tôi kỳ voṇ g nâng cao sư ̣ hiểu biết của bản thân về nền văn hóa của đất nước Tây Ban Nha xinh đep̣ , có thêm nguồn trữ lươṇ g tri thứ c để hiểu sâu sắc hơn tác phẩm Đà n ghi ta của Lorca. 53
  58. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Tú Anh (2009), “Lời đề từ trong Đàn ghita của Lor-ca”, Tạp chí Văn hoc̣ và tuổi trẻ, số 6. 2.Lại Nguyên Ân (1998), Dấu chân những người lính trẻ và thơ Thanh Thảo, Nxb VH. 3. Lê Huy Bắc chủ biên (2008), Trọng tâm kiến thức Ngữ Văn 12, Nxb Đaị hoc̣ Quốc gia. 4. Nguyễn Văn Bính chủ biên (2008), Thẩm bình tác phẩm ngữ văn 12, Nxb Giáo dục. 5. Phan Huy Dũng (2008), “Đàn ghi ta của Lor – ca của Thanh Thảo dưới góc nhìn liên văn bản”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12. 6. Lê Bá Hán chủ biên (1998), Tinh hoa thơ Mới thẩm bình và suy ngâm̃ , Nxb Giáo dục. 7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (1998), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 8. Nguyễn Trọng Hoàn (2009), “Trò chuyện với tác giả bài thơ Đàn ghita của Lor- ca”, Tạp chí Văn hoc̣ và tuổi trẻ, số 3. 9. Hoàng Hưng (1993), “Thơ mới và hôm nay”, Tạp chí Văn học, số 2. 10. Nguyễn Thị Thanh Hương chủ biên (2009), Bình giảng 28 tác phẩm văn học ngữ văn 12, Nxb Giáo dục Việt Nam. 11. Lê Thị Hường (2008), Chuyên đề dạy Ngữ văn 12. Đàn ghi ta của Lor-ca, Nxb Giáo dục 12. Phan Trọng Luận chủ biên (2008), Ngữ văn 12 cơ bản ( SGK) - T1, Nxb Giáo dục. 13. Thiếu Mai (1980), Thanh Thảo thơ và Trường ca, Tạp chí Văn học tập 2. 14. Nhiều tác giả (1984), Từ điển Văn học, Nxb Văn học.
  59. 15. Nhiều tác giả (1986), Lí luận văn học (3 tập), Nxb Giáo dục. 16. Nguyễn Trọng Tạo (1998) Văn chương cảm và luận, Nxb Văn hóa Thông tin. 17. Thanh Thảo (1985), Khối vuông Rubic, Nxb Tác phẩm mới. 18. Thanh Thảo (1987), Bạch Đàn gửi Bạch Dương, Nxb Tổng hợp Nghĩa Bình. 19. Thanh Thảo (2002), Trò truyện với nhân vật của mình, Nxb Quân đội nhân dân. 20. Bích Thu (1998), Theo dòng văn học, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội. 21. Dương Mạnh Thắng (2014), Văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt tại vườn quốc gia Ba Vì- xã Ba Vì- huyện Ba Vì- Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Văn Hóa Hà Nội. 22. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.