Khóa luận Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (Qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)

pdf 180 trang thiennha21 15/04/2022 4830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (Qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nhan_vat_co_dau_trong_van_hoc_viet_nam_tu_nua_cuoi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (Qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Minh Dƣơng NHÂN VẬT CÔ ĐẦU TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1930 (QUA SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƢ PHẠM NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHÂN VẬT CÔ ĐẦU TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1930 (QUA SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƢ PHẠM NGỮ VĂN SINH VIÊN: NGUYỄN MINH DƢƠNG MÃ SỐ SINH VIÊN: 41.01.601.019 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TH.S LÊ VĂN LỰC Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thực hiện, khóa luận tốt nghiệp “Nhân vật cô đầu trong Văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (Qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)” đã đƣợc hoàn thành đúng thời hạn. Đó là kết quả của một quá trình làm việc nghiêm túc với sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía nhà trƣờng, quý thầy cô khoa Ngữ văn, bạn bè. Dù rất cố gắng nhƣng công trình vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp, đề xuất để công trình nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn. Trƣớc tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thạc sĩ Lê Văn Lực - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài. Sự quan tâm, hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tâm của thầy đã giúp ích tôi rất nhiều trong việc hoàn thành khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. HCM, cán bộ thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. HCM, thƣ viện THPT Nguyễn Thƣợng Hiền (Quận Tân Bình – TP. HCM) đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Cuối cùng, tôi xin đƣợc cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè, quỹ học bổng AMA đã luôn động viên, khích lệ và hỗ trợ tôi về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình học tập và nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2019 Sinh viên Nguyễn Minh Dƣơng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 9 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 11 6. Đóng góp của khóa luận 12 7. Cấu trúc khóa luận 12 NỘI DUNG 14 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT 14 1.1. Khái niệm nhân vật văn học 14 1.2. Đôi nét về cô đầu 15 1.2.1. Vấn đề tên gọi và khái niệm cô đầu 15 1.2.2. Nguồn gốc xuất hiện cô đầu 17 1.2.3. Cô đầu và những thay đổi của nghề nghiệp qua các thời kỳ 20 1.2.3.1. Cô đầu trong thời kỳ ca trù đƣợc sử dụng ở các nghi lễ 20 1.2.3.2. Cô đầu trong thời kỳ ca trù trở thành hình thức giải trí 24 1.2.3.3. Cô đầu trong thời kỳ ca trù biến chất 26 1.3. Khái quát về nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam 28 1.3.1. Nhân vật cô đầu trong văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X – cuối thế kỷ XIX) 28 1.3.2. Nhân vật cô đầu trong văn học hiện đại Việt Nam (từ năm 1900 đến nay) 38 1.4. Đặc điểm của các sáng tác viết về nhân vật cô đầu từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 43 1.4.1. Sự phong phú về tác giả, tác phẩm 43 1.4.2. Sự đa dạng trong cách thể hiện 48 1.4.3. Nguyên nhân làm cho sáng tác thơ văn về cô đầu xuất hiện nhiều 52 Tiểu kết chƣơng I 55
  5. CHƢƠNG II: NHÂN VẬT CÔ ĐẦU TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1930 NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG 56 2.1. Nhân vật cô đầu – con ngƣời hội tụ: sắc, tài, tâm 56 2.1.1. Sắc đẹp 56 2.1.2. Tài năng 61 2.1.3. Phẩm chất, tính cách 69 2.1.3.1. Sự tự ý thức về nhân phẩm 69 2.1.3.2. Khát vọng tình yêu, hạnh phúc 71 2.2. Nhân vật cô đầu – con ngƣời của sự tha hóa 79 2.2.1. Những biểu hiện của sự tha hóa 79 2.2.2. Nguyên nhân của sự tha hóa 84 2.3. Nhân vật cô đầu – con ngƣời của số phận bi kịch 87 2.3.1. Hoàn cảnh xuất thân đáng thƣơng 87 2.3.2. Cuộc sống thiếu thốn, tủi nhục 89 2.3.3. Đời sống tinh thần nhiều đau thƣơng, mất mát 94 2.4. Thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật cô đầu 97 2.4.1. Thái độ mỉa mai, chế giễu, thiếu tôn trọng 97 2.4.2. Tình cảm yêu thƣơng, đồng cảm, trân trọng 101 Tiểu kết chƣơng II 106 CHƢƠNG III: NHÂN VẬT CÔ ĐẦU TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1930 NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 108 3.1. Thể loại 108 3.1.1. Thơ hát nói 108 3.1.2. Thơ Nôm Đƣờng luật 115 3.1.3. Một số thể loại khác 119 3.2. Ngôn ngữ 125 3.2.1 Ngôn ngữ mang đậm chất bác học 126 3.2.2. Ngôn ngữ bình dân, đời thƣờng 130 3.3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật 134
  6. 3.4. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật 138 3.4.1. Thời gian nghệ thuật 139 3.4.2. Không gian nghệ thuật 146 3.5. Giọng điệu 149 3.5.1. Giọng điệu khôi hài, giễu cợt 150 3.5.2. Giọng điệu cảm thƣơng 153 Tiểu kết chƣơng III 158 KẾT LUẬN 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 PHỤ LỤC 169 Phụ lục 1: Bảng khảo sát số lƣợng những câu thơ bằng chữ Hán trong các bài hát nói về nhân vật cô đầu của 5 tác giả tiêu biểu 169 Phụ lục 2: Hình ảnh về nghệ thuật ca trù và cô đầu 172
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Những tác phẩm thuộc giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 viết về nhân vật cô đầu trong Việt Nam ca trù biên khảo Bảng 2: Những tác phẩm của 5 tác giả tiêu biểu trong giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 viết về nhân vật cô đầu
  8. MỞ ĐẦU “Tự cổ sầu chung kiếp xƣớng ca Mênh mông trời đất vẫn không nhà. Ngƣời ơi, mƣa đấy? Hay sênh phách? Tay yếu gieo lòng xuống chiếu hoa.” (Sầu chung – Trần Huyền Trân) Từ xƣa đến nay, những ngƣời phụ nữ làm nghề đàn ca hát xƣớng luôn phải chịu nhiều sự thiệt thòi và cái nhìn khắt khe của xã hội. Nhân vật này đã tạo nên một tình cảm đặc biệt và sức hấp dẫn kỳ lạ đối với các văn nhân dù ở bất cứ giai đoạn nào. Vào những năm nửa cuối thế kỷ XIX đến 1930, ngƣời phụ nữ làm nghề ca hát đã bƣớc vào trang viết của các tác giả một cách đông đảo, chân thực và sống động. Đó chính là cô đầu – một nhân vật phức tạp, bí ẩn và không bao giờ làm ngƣời ta ngƣng tìm tòi, khám phá. 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đƣợc xem là giai đoạn văn học đầy biến động và phức tạp. Một trong những đặc điểm nổi bật của nó chính là sự nở rộ của nhiều hình tƣợng văn học, nổi bật trong đó là hình tƣợng ngƣời phụ nữ. Nếu nhƣ ở thời kỳ trƣớc, ngƣời phụ nữ xuất hiện trong văn chƣơng gắn với tiếng nói bênh vực, ca ngợi thì đến giai đoạn này cái nhìn của các tác giả với ngƣời phụ nữ đã trở nên đa chiều. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ đƣợc nhắc đến thƣờng là ngƣời mẹ, ngƣời vợ, cung nhân, chinh phụ, liệt nữ Trong đó hình tƣợng nhân vật cô đầu xuất hiện đông đảo trong nhiều tác phẩm đặc sắc và tạo ra sự đối nghịch trong quan điểm của các nhà thơ. Nghiên cứu về hình tƣợng nhân vật cô đầu để phát hiện đƣợc nét mới mẻ trong thân phận và cái nhìn của các tác giả so với hình tƣợng ngƣời phụ nữ nói chung; đồng thời, góp phần 1
  9. hiểu thêm về hiện thực xã hội nhiều biến động và sự phong phú, đa dạng trong dòng chảy văn học của thời kỳ này. 1.2. Thông qua những sáng tác của các tác giả tiêu biểu có sự xuất hiện của nhân vật cô đầu trong văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, chúng tôi mong muốn dựng lại bức chân dung hoàn chỉnh về một nhân vật văn hóa có những đặc điểm riêng về ngoại hình, tính cách, số phận. Từ đó thấy đƣợc địa vị của cô đầu trong nghệ thuật ca trù nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung. 1.3. Trong lịch sử phát triển, cô đầu đƣợc xem là sự kết tinh của những vẻ đẹp, của nhan sắc, tài năng và tâm hồn. Đến nửa cuối thế kỷ XIX, hát xƣớng với họ trở thành một nghề để mƣu sinh. Do đặc thù nghề nghiệp, họ phải thƣờng xuyên tiếp xúc với nam giới, nhất là những văn nhân tài tử, những con ngƣời phong lƣu và say mê nghệ thuật ca trù. Vì vậy, thái độ, cách nhìn, tình cảm của văn nhân đối với cô đầu rất đa diện, đa chiều. Có ngƣời cảm thông, trân trọng nhƣng cũng có ngƣời châm biếm, chế giễu. Nghiên cứu hình tƣợng nhân vật cô đầu và cái nhìn của tác giả đối với họ sẽ mang đến cho chúng ta những lý giải đầy đủ và xác đáng nhất về sự tiến bộ hay cổ hủ của nhà Nho đối với thân phận của ngƣời phụ nữ, cụ thể là cô đầu. Qua đó, ngƣời đọc sẽ có một cái nhìn thoáng đạt, đúng đắn hơn khi tiếp cận nhân vật này. 1.4. Bên cạnh việc miêu tả một cách tự nhiên và chân thực chân dung cô đầu, các tác giả còn thể hiện những phong cách nghệ thuật khác nhau khi xây dựng nhân vật. Nghiên cứu về nhân vật cô đầu sẽ cho chúng ta thấy đƣợc những nét đặc sắc về thể loại, nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng ngôn từ, giọng điệu, xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu trong giai đoạn văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930. 1.5. Ngoài ra, ca trù vốn đƣợc xem là một bộ môn nghệ thuật xuất hiện lâu đời và là một di sản văn hóa của dân tộc. Nó gắn liền với lễ hội, phong tục, tín 2
  10. ngƣỡng, văn chƣơng, âm nhạc, tƣ tƣởng, triết lý sống của ngƣời Việt. Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về môn nghệ thuật này. Trong đó, việc nghiên cứu ca trù trong mối quan hệ với văn học luôn là một đề tài hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều ngƣời. Tìm hiểu nhân vật cô đầu trong các sáng tác văn học chính là một minh chứng cho mối quan hệ mật thiết, khăng khít giữa ca trù và văn chƣơng. Từ đó thấy đƣợc sự hòa quyện giữa ca trù với văn học nói chung và tình cảm đặc biệt giữa văn nhân với cô đầu nói riêng. Hơn nữa, nghiên cứu về nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 còn cung cấp cho ngƣời đọc những thông tin về nguồn gốc, lịch sử phát triển của nghệ thuật ca trù. Thông qua những tác phẩm giai đoạn này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về đời sống cô đầu, những biến động của ca trù trong giai đoạn mà nó trở thành dần biến chất và suy tàn. Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn “Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (Qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu về nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 Công trình Việt Nam ca trù biên khảo của hai tác giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề chính là một nguồn tƣ liệu quý giá và cung cấp tƣơng đối đầy đủ những thông tin liên quan đến ca trù và cô đầu. Cuốn sách tóm tắt về lƣợc sử ca trù, những danh từ chuyên môn trong nghề ca trù, giáo phƣờng, những lối ca trù, nhạc khí, những truyện ả đào lƣu danh sử sách, những vị tiền bối hay nghe hát, hợp tuyển những bài ca trù và giới thiệu về những tác giả chuyên sáng tác ca trù. Riêng đối với nhân vật cô đầu, hai tác giả đã đề cập những phƣơng diện sau: khái niệm ả đào và cô đầu, phân biệt cô đầu nòi và cô đầu rƣợu, thông tin về 3
  11. những tập quán và cuộc sống của cô đầu, kể về những truyện ả đào trong lịch sử, tập hợp những bài hát nói có hình ảnh nhân vật cô đầu Theo hai tác giả, cô đầu là ngƣời có đạo đức, nhân cách, có nhiều công lao với dân tộc và đặc biệt họ có mối liên hệ mật thiết với các văn nhân. Cuốn sách này, cũng chính là nguồn tài liệu mà chúng tôi sẽ sử dụng để khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu bởi nó tập hợp một số lƣợng lớn các sáng tác có sự xuất hiện của nhân vật cô đầu trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX đến 1930. Trong Ca trù phía sau đàn phách của tác giả Nguyễn Xuân Diện, ông đã giới thiệu khái quát những vấn đề liên quan đến ca trù, đời sống đào nƣơng và mối quan hệ giữa văn nhân với ả đào. Nguyễn Xuân Diện khẳng định “Thƣởng thức ca trù gọi là nghe hát, chứ không phải là xem hát. Đào nƣơng ca trù chỉ ngồi yên gần nhƣ bất động trong suốt cuộc hát trên một mảnh chiếu cạp điều, với vẻ mặt bình thản, đoan trang Ấy vậy mà nghệ thuật này đã góp cho văn chƣơng hàng nghìn bài thơ viết bằng chữ Nôm chứa đựng rất nhiều tâm trạng, rất nhiều biến thái vi tế của tâm hồn Việt Nam qua nhiều thế kỷ với các tên tuổi tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê, Dƣơng Tự Nhu, Nguyễn Hàm Ninh, Chu Mạnh Trinh, Vũ Phạm Hàm, Nguyễn Thƣợng Hiền, Phan Bội Châu, Bùi Kỷ, Tản Đà ” [3, 132]. Trong hàng nghìn bài thơ mà tác giả nhắc đến không thể không kể đến những bài thơ có sự xuất hiện của nhân vật cô đầu, đặc biệt là các sáng tác trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930. Luận văn Thạc sĩ Nhân vật ả đào từ cuộc sống đến thơ văn của tác giả Đoàn Thị Anh Đào là một công trình mang tính tổng hợp về nghề nghiệp, đời sống của ngƣời ả đào từ trong cuộc sống đến những trang thơ từ lúc ca trù xuất hiện đến lúc suy tàn. Luận văn cũng đã nhắc đến và phân tích một số tác phẩm 4
  12. có sự xuất hiện của nhân vật cô đầu từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 trong tiến trình văn học Việt Nam. Trong Luận văn Thạc sĩ Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam, tác giả Vũ Thị Hoàng Yến mang đến một cái nhìn tổng quan nhất về ngƣời kỹ nữ trong văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Trong đó, tác giả đã dành hai đề mục để nói về nhân vật cô đầu “Cô đầu và những nét đẹp của mối tình tài tử - giai nhân”, “Cô đầu và những biểu hiện tha hóa vào cuối thế kỷ XIX”. Tác giả khẳng định: “Hình ảnh cô đầu hiện lên trong niềm mến mộ và trân trọng của các văn nhân. Những bài thơ viết về cô đầu chiếm một số lƣợng khá nhiều, thƣờng làm theo thể hát nói – một thể ca trù đƣợc các tao nhân mặc khách ƣa chuộng nhất” [38, 66]. Tuy chỉ dành hai tiểu mục nói đến cô đầu trong văn học nửa cuối thế kỷ XIX nhƣng cũng có thể thấy rõ tác giả đã đề cập đến nhân vật này ở hai khía cạnh hoàn toàn trái ngƣợc nhau: vẻ đẹp và sự tha hóa. Trong Luận văn Thạc sĩ Người ả đào qua các nguồn tư liệu từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX, tác giả Hoàng Thị Ngọc Thanh đã tập trung khảo sát các nguồn tƣ liệu và các tác phẩm văn học có sự xuất hiện của nhân vật ả đào nhằm mục đích “dựng lại chân dung ngƣời ả đào nhƣ một nhân vật văn hóa, vừa là chủ nhân của thể hát ca trù, vừa là đối tƣợng của thơ hát nói và sáng tác văn chƣơng nói chung có thân phận và đặc điểm riêng” [26, 12]. Công trình đã cung cấp một cái nhìn tƣơng đối bao quát về nhân vật ả đào, nêu đƣợc đặc điểm nhân vật qua các nguồn tƣ liệu và cái nhìn đa chiều từ phía ngƣời thƣởng thức. Điểm qua các công trình có nhắc đến nhân vật cô đầu trong văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, có thể thấy rằng vấn đề này thƣờng đƣợc đặt trong một tổng thể lớn, đƣợc nhìn nhận ở cấp độ chung chứ không đƣợc đem ra nghiên cứu độc lập. Ngoài ra, hầu nhƣ các tác giả đều đề cập nhân vật cô đầu ở 5
  13. phƣơng diện nội dung còn nghệ thuật xây dựng hình tƣợng chƣa đƣợc chú ý khai thác. 2.2. Các công trình nghiên cứu về nhân vật cô đầu trong sáng tác của 5 tác giả tiêu biểu (Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê, Trần Tế Xƣơng, Dƣơng Tự Nhu, Tản Đà) từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 Đối với tác giả Nguyễn Khuyến, trong bài viết Hai loại chân dung phụ nữ, Trần Thị Băng Thanh và Phạm Tú Châu đã phân ra hai mạch cảm hứng chính khi viết về phụ nữ của Nguyễn Khuyến chính là “Những gƣơng mặt yêu thƣơng” và “Những vai nữ lệch”. Trong đó, những cô đầu rƣợu, tức là những cô gái bán thân xác để lấy tiền đƣợc xếp vào “Những vai nữ lệch” và thể hiện hai thái độ khác biệt. Ông “không miệt thị những con gái nhà lành vì hoàn cảnh bắt buộc phải dấn thân vào chốn bình khang” [27, 258] nhƣng cũng “lại có những vần thơ ngoa ngoắt đến nhƣ “Đĩ cầu nôm”” [27, 259]. Theo hai tác giả thì “thái độ rạch ròi, quyết liệt “ghét thói mọi nhƣ nhà nông ghét cỏ” cũng là một nét khá tiêu biểu trong tính cách nhà nho” [27, 259]. Trong bài viết Nét riêng trong hát nói, tác giả Nguyễn Đức Mậu đã xếp 2 bài thơ viết về cô đầu của Nguyễn Khuyến là bài Bóng đè cô đầu và Duyên nợ vào mạch phóng khoáng, mềm mại bên cạnh mạch trào phúng. Đặc biệt, tác giả đánh giá 2 tác phẩm “Tuy đã thanh thoát hơn nhƣng dấu ấn của tính cách Nguyễn Khuyến in đậm nét trong hát nói của ông vẫn làm thành nét riêng, không lẫn và cũng không có cái hay của sự phóng túng, hào mại mà hát nói vốn có” [27, 358] . Nguyễn Đức Mậu đã cho rằng, những bài hát nói có sự xuất hiện của cô đầu đã góp phần làm nên nét riêng của Nguyễn Khuyến trong hát nói. Đối với tác giả Trần Tế Xƣơng, trong Luận án Tiến sĩ Thơ Tú Xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, Đoàn Hồng Nguyên trong mục “Kiểu hình tƣợng và sự thể hiện hình tƣợng ngƣời phụ nữ thị dân” đã xếp những 6
  14. bài thơ viết về cô đầu của Tú Xƣơng vào “thơ viết cho ngƣời tình”. Tác giả nhấn mạnh “Chính cái đẹp của cảm hứng tình yêu hƣớng thƣợng ấy của Tú Xƣơng đã không dƣới một lần cứu cho chuyện quan hệ tình cảm eo sèo ở xóm Bình Khang khỏi trở nên tầm thƣờng nhuốm màu vật dục” [15, 116]. Đối với Đoàn Hồng Nguyên, những bài thơ viết cho cô đầu của Tú Xƣơng xuất phát từ tình yêu và nó góp phần phát triển dòng thơ tình trung đại. Văn Tâm trong Tính Chất và giá trị văn thơ trào phúng của Tú Xương có nhận định: “Để mỉa mai trào phúng, Tú Xƣơng hay vẽ nên những hình ảnh kì lạ. Con đĩ của Tú Xƣơng không phải là con đĩ “có tàn có tán, có hƣơng án bàn độc” nhƣ con đĩ của Nguyễn Khuyến” [24, 269]. Qua đây, chúng ta thấy đƣợc sự khẳng định của Văn Tâm về nét khác biệt, độc đáo của Tú Xƣơng trong việc xây dựng hình ảnh “con đĩ” (phần lớn ám chỉ những cô đầu rƣợu) so với một thi nhân khác cũng viết về nhân vật này là Nguyễn Khuyến. Tú Mỡ trong bài Tính chất trào lộng trong thơ Tú Xương cho rằng viết về gái đĩ ở Tú Xƣơng có hai thái độ rõ ràng. Thứ nhất, đối với những “gái đĩ, về già hết duyên rồi mới đi tu” thì ông xem đó là “một sản phẩm của chế độ đồi trụy” và “mắng phủ đầu dữ dội”. Thứ hai, ông “sau nghĩ lại thƣơng ngƣời đàn bà, nạn nhân của xã hội dâm ô, sa ngã nay đã biết quy thiện” [24, 288]. Ở một phƣơng diện khác, Nguyễn Đình Chú trong bài Tú Xương, nhà thơ lớn của dân tộc lại nói về mối quan hệ giữa Trần Tế Xƣơng và các cô đầu. Theo Nguyễn Đình Chú “Trời sinh ra Tú Xƣơng là thuộc giống đa tình, “nòi tình”, kia mà”, “Trƣờng hợp Tú Xƣơng, dĩ nhiên không phải là chuyện giữa cái anh hùng và cái phong tình, mà là cái nghĩa tình và cái phong tình. Nhìn vào cảnh “đi hát mất ô trong thơ Tú Xƣơng” thì rõ. Tình gì mà tệ mạt thế. Nhót cả ô của ngƣời tình! Nhƣng điều đáng quý là Tú Xƣơng phong tình ở đây đã không chịu để cho cái tầm thƣờng, cái đớn hèn từ phía kia đè tất cả xuống ” [24, 423]. Tác 7
  15. giả đã cho ta thấy quan hệ giữa cô đầu và Tú Xƣơng chính là sự “phong tình”, là “nghĩa tình”, hai thứ tƣởng chừng nhƣ không thể hòa hợp nay lại cùng tồn tại trong bản thân tác giả. Đối với tác giả Tản Đà, Hà Nhƣ Chi trong Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu – Thân thế, sự nghiệp văn chương viết: “Tản Đà ƣa ăn ngon, thích thơ rƣợu, mê hát ả đào – hành lạc đối với ông là cái lẽ độc nhất còn níu giữ ông lại trên cõi đời buồn tẻ này” [4, 271]. Tản Đà chán đời, tôn thờ khoái lạc và xem cô đầu là ngƣời mình có thể bên cạnh để quên đi mọi buồn phiền “Dù sao uống rƣợu bên ngƣời ngọc đối với thi sĩ cũng là một cớ để khỏi chán đời” [4, 272]. Nguyễn Thiên Thụ trong bài viết Thực và mộng trong tình mẫu tử của Tản Đà đã đƣa ra lí giải vì sao mà Tản Đà thƣờng hay viết về nhân vật cô đầu. Theo tác giả, chính vì mẹ và em gái của Tản Đà là ngƣời của xóm Bình Khang nên điều này đã tác động sâu sắc đến nội dung văn chƣơng của ông. Những tình cảm, những tƣ tƣởng của Tản Đà trong các tác phẩm có liên hệ đến đào nƣơng nhƣ Thề Non Nƣớc, Trần Ai Tri Kỷ, Kiếp Phong Trần và phần Bình Khang Ca Phả trong Tản Đà Vận Văn đều có hình ảnh mẹ và em gái Tản Đà. Riêng đối với hai tác giả khác mà khóa luận khảo sát là Dƣơng Khuê và Dƣơng Tự Nhu, hầu nhƣ chƣa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu một cách chi tiết về nhân vật cô đầu trong sáng tác của hai nhà thơ. Nhƣ vậy, điểm qua các công trình, bài nghiên cứu, có thể thấy vấn đề nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 không phải chƣa đƣợc nhắc đến. Tuy nhiên, các công trình hoặc phạm vi quá rộng, hoặc chƣa đề cập trọn vẹn, đầy đủ các khía cạnh của nhân vật này. Qua việc tìm hiểu đề tài “Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)”, chúng tôi hi vọng góp thêm một hƣớng nghiên cứu mới, cách tiếp cận mới về nhân vật cô đầu. Những ý kiến, 8
  16. công trình đi trƣớc là tiền đề, định hƣớng đúng đắn và gợi mở quý báu để chúng tôi hoàn thành đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Với đề tài “Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)”, trƣớc hết, khóa luận nhằm mục đích tái hiện, phân tích chân dung nhân vật cô đầu và nghệ thuật xây dựng nhân vật này qua sáng tác của các tác giả tiêu biểu. Từ đó sẽ thấy đƣợc bối cảnh lịch sử xã hội của giai đoạn lúc bấy giờ và thái độ của các nhà thơ, nhà văn. Ngƣời đọc sẽ có cái nhìn tƣơng đối bao quát, toàn diện về nhân vật cô đầu, góp phần khẳng định thành tựu của giai đoạn văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến 1930 vốn đƣợc xem là một giai đoạn phát triển rực rỡ và phức tạp. 3.2. Tiếp theo, thông qua những khảo sát, phân tích, công trình còn mong muốn khẳng định vai trò của nhân vật cô đầu trong dòng văn học tài tử giai nhân nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. 3.3. Ngoài ra, công trình còn nhằm cung cấp thêm những thông tin về nguồn gốc, đặc điểm, lịch sử phát triển của bộ môn nghệ thuật ca trù. Đặc biệt là đời sống, hoàn cảnh, tính cách phức tạp của cô đầu. 3.4. Tìm hiểu đề tài “Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)”, khóa luận còn nhằm mong muốn góp phần định hƣớng vào việc dạy đọc – hiểu những tác phẩm trong nhà trƣờng có sự xuất hiện của nhân vật cô đầu. Trong bối cảnh chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn đã quy định rõ các tiêu chí và yêu cầu để lựa chọn văn bản (ngữ liệu), theo chúng tôi, văn bản viết về cô đầu của các tác giả trong giai đoạn này hoàn toàn phù hợp và có khả năng đƣa vào dạy học trong nhà trƣờng bởi những giá trị to lớn về mặt nội dung cũng nhƣ nghệ thuật. 9
  17. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Với đề tài này, đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 thông qua khảo sát các sáng tác của một số tác giả tiêu biểu. Cụ thể, khóa luận sẽ tiến hành khảo sát sáng tác của 5 tác giả: - Nguyễn Khuyến - Dƣơng Khuê - Trần Tế Xƣơng - Dƣơng Tự Nhu - Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà) 4.2. Phạm vi khảo sát Phạm vi khảo sát của đề tài là những tác phẩm có sự xuất hiện nhân vật cô đầu của 5 tác giả tiêu biểu. Quá trình tổng hợp sáng tác của các tác giả đƣợc đề cập trong khóa luận chủ yếu dựa vào những công trình chính sau: - Đối với tác giả Nguyễn Khuyến: “Nguyễn Khuyến tác phẩm” do Nguyễn Văn Huyền sƣu tầm, NXB Nghệ An, 2008. - Đối với tác giả Dƣơng Khuê: “Việt Nam ca trù biên khảo” của tác giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, NXB Sài Gòn, 1962. - Đối với tác giả Trần Tế Xƣơng: “Tú Xƣơng toàn tập” của Trung tâm nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, 2010. - Đối với tác giả Dƣơng Tự Nhu: “Việt Nam ca trù biên khảo” của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, NXB Sài Gòn, 1962. - Đối với tác giả Nguyễn Khắc Hiếu: “Tuyển tập Tản Đà” do Nguyễn Khắc Xƣơng sƣu tầm, NXB Hội nhà văn, 2002. 10
  18. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo thêm một số bài hát nói của các tác giả khác trong “Việt Nam ca trù biên khảo” của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề (NXB Sài Gòn, 1962) nhằm mục đích mang đến một cái nhìn toàn diện và bao quát hơn về nhân vật cô đầu trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930. Trong quá trình nghiên cứu, để thấy đƣợc nét độc đáo, đặc sắc của hình tƣợng nhân vật cô đầu trong giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, chúng tôi sẽ liên hệ với nhân vật cô đầu trong sáng tác văn chƣơng ở giai đoạn trƣớc hoặc sau để thấy rõ những nét tƣơng đồng cũng nhƣ khác biệt. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp lịch sử Với phƣơng pháp này, chúng tôi sử dụng để tìm hiểu bối cảnh giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930. Đồng thời, chúng tôi còn tìm hiểu sự hình thành và những giai đoạn phát triển của nghệ thuật ca trù gắn với sự chuyển biến của nhân vật cô đầu. 5.2. Phƣơng pháp thống kê Với phƣơng pháp này, chúng tôi sử dụng để thống kê các tác phẩm văn học có nhắc đến nhân vật cô đầu trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 và rút ra những nhận xét. 5.3. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp Với phƣơng pháp này, chúng tôi sử dụng để khai thác nhân vật cô đầu ở những khía cạnh chi tiết trên cả hai bình diện nội dung và nghệ thuật nhằm nắm đƣợc bản chất của nhân vật này. Từ đó, chúng tôi sẽ tổng hợp để đƣa ra những kết luận khái quát về nhân vật để ngƣời đọc dễ hình dung và tiếp cận nhất. Đây là phƣơng pháp chính mà chúng tôi sử dụng trong khóa luận này. 5.4. Phƣơng pháp so sánh 11
  19. Với phƣơng pháp này, chúng tôi sử dụng để so sánh nhân vật cô đầu trong sáng tác của các tác giả tiêu biểu giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 với các tác giả thời kì trƣớc và sau. Đồng thời, chúng tôi sẽ nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện nhất trong sự đối sánh giữa các tác giả với nhau. Từ đó, rút ra những điểm tƣơng đồng, khác biệt và khái quát lên đặc trƣng hình tƣợng nhân vật cô đầu trong cả giai đoạn. Đây cũng là phƣơng pháp đƣợc sử dụng xuyên suốt trong toàn khóa luận. 6. Đóng góp của khóa luận 6.1. Ý nghĩa khoa học Với việc đi sâu tìm hiểu về nhân vật cô đầu trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 thông qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu, khóa luận hi vọng sẽ góp thêm một cách hiểu toàn diện và đúng đắn về kiểu nhân vật đầy thú vị này. Qua đó, giúp ngƣời đọc có cái nhìn phù hợp, cặn kẽ và cảm nhận đƣợc nét độc đáo của nhân vật cô đầu trong văn chƣơng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Giai đoạn văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 là mảnh đất màu mỡ đã nảy sinh nhiều cây bút xuất sắc nhƣ: Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê, Trần Tế Xƣơng, Tản Đà Sáng tác của các tác giả này đã và đang đƣợc đƣa vào giảng dạy ở nhà trƣờng phổ thông. Vì thế, việc tìm hiểu về nhân vật cô đầu trong sáng tác của các tác giả trên là điều rất quan trọng, góp phần đƣa ra những định hƣớng trong việc lựa chọn ngữ liệu và nội dung dạy ở chƣơng trình phổ thông. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận đƣợc triển khai thành ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Những vấn đề khái quát 12
  20. Trong chƣơng này, chúng tôi sẽ khái quát về khái niệm và vai trò của nhân vật văn học; giới thiệu về khái niệm, nguồn gốc và những thay đổi của cô đầu qua các thời kỳ lịch sử. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan về nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam và đặc điểm của các sáng tác viết về cô đầu trong giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930. Chƣơng 2: Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 nhìn từ phƣơng diện nội dung Trong chƣơng này, chúng tôi đi sâu khai thác nhân vật cô đầu trên phƣơng diện nội dung. Cụ thể là tìm hiểu về đặc điểm của những cô đầu chân chính, những cô đầu bị tha hóa, số phận và khát vọng của cô đầu qua các sáng tác tiêu biểu. Ngoài ra, chúng tôi còn chỉ ra thái độ, tình cảm đa chiều, phức tạp của các tác giả đối với nhân vật này. Chƣơng 3: Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 nhìn từ phƣơng diện nghệ thuật Trong chƣơng này, chúng tôi sẽ nghiên cứu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong việc khắc họa nhân vật cô đầu của các tác giả tiêu biểu. Cụ thể là trên các phƣơng diện: thể loại, ngôn ngữ, nghệ thuật xây miêu tả nhân vật, giọng điệu, thời gian - không gian nghệ thuật. 13
  21. NỘI DUNG CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT 1.1. Khái niệm nhân vật văn học Theo Từ điển tiếng Việt do Giáo sƣ Hoàng Phê chủ biên thì “Nhân vật là đối tƣợng (thƣờng là con ngƣời) đƣợc miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật” [20, 901]. Theo Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học thì nhân vật văn học là “Hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con ngƣời trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con ngƣời, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loại cây, các sinh thể hoang đƣờng đƣợc gán cho những đặc điểm giống với con ngƣời” [1, 303]. Trong Giáo trình lý luận văn học tập 2 do Trần Đình Sử chủ biên đã xem nhân vật văn học là “là khái niệm dùng để chỉ hình tƣợng các cá thể con ngƣời trong tác phẩm văn học – cái đã đƣợc nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phƣơng tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [23, 114]. Từ những ý kiến trên, có thể hiểu một cách khái quát, nhân vật văn học chính là “hình tƣợng các cá thể con ngƣời” trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con ngƣời và không thể đồng nhất với con ngƣời có thật bởi nó đã đƣợc nhà văn nhận thức và tái tạo trong tác phẩm. Cô đầu là một lớp ngƣời có thật, tồn tại lâu dài trong xã hội và bƣớc vào sáng tác của nhiều nhà văn, nhà thơ với một diện mạo riêng, đƣợc khắc họa với những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, hành động, tính cách. Có thể khẳng định cô đầu chính là một nhân vật văn học và in dấu nhiều đặc trƣng của con ngƣời thời đại mà họ xuất hiện. Thậm chí nhiều nhân vật cô đầu cụ thể trong tác phẩm đã trở nên nổi tiếng, đƣợc đọc giả biết đến rộng rãi nhƣ: Cô Cầm (Long Thành 14
  22. cầm giả ca – Nguyễn Du), Vân Anh (Thề non nƣớc – Tản Đà), đào Hồng, đào Tuyết (Gặp đào Hồng đào Tuyết – Dƣơng Khuê) Đó chính là một thành tựu lớn bởi các tác giả đã đóng góp cho văn học một loại nhân vật đầy sinh động, đặc sắc. 1.2. Đôi nét về cô đầu 1.2.1. Vấn đề tên gọi và khái niệm cô đầu Tên gọi cô đầu xuất hiện khá muộn vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Trƣớc đó họ thƣờng đƣợc gọi bằng những cái tên nhƣ: ả đào, đào nƣơng Các khái niệm đào nƣơng, ả đào, ả đầu, cô đầu thực chất là dùng để chỉ chung một ngƣời. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát cách giải thích khái niệm cô đầu của một số nhà nghiên cứu sau: Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đã xem cô đầu, ả đào, ả đầu là cùng một khái niệm và đƣa ra cách giải thích ngắn gọn cô đầu là “ngƣời phụ nữ làm nghề hát ca trù thời trƣớc” [20, 2]. Theo Nguyễn Xuân Diện trong Ca trù phía sau đàn phách thì “Ả đào là ngƣời ca nữ (có thể cũng đồng thời là vũ nữ) của nghệ thuật truyền thống của ngƣời Việt. Đây là từ chỉ chung cho các bộ môn nghệ thuật ca múa nhạc cổ của Việt Nam. Ả đào là chỉ ngƣời hát, khác với hát ả đào là từ chỉ một bộ môn ca múa nhạc” [3, 139]. Theo Nguyễn Đức Mậu trong Ca trù nhìn từ nhiều phía thì “Ả đào là thành viên quan trọng của tiệc ca trù, vai trò của ả đào là làm ca sĩ cho tiệc hát nhƣng khác với ca sĩ ở chỗ ả đào vừa hát vừa gõ phách. Ả đào là nữ giới, kép là nam giới” [14, 20]. Ngoài ra, Nguyễn Hoàng Anh Tuấn trong Vai trò của ca nƣơng trong nghệ thuật ca trù đã đƣa ra định nghĩa: “Ả đào là tên gọi (cổ xƣa nhất) đã có từ đời Lý Thái Tổ (thế kỷ thứ XI), theo truyền thuyết về Đào thị có nhan sắc, giỏi ca 15
  23. hát đƣợc vua khen tặng, nên dân gian gọi ca nƣơng hát ca trù là ả đào nhằm chỉ ngƣời con gái đẹp, hát hay. Từ đây, ta có nội hàm của khái niệm ả đào là chức danh của một nữ nghệ nhân hát ca trù, còn đƣợc gọi là cô đầu” [33, 13]. Nhƣ vậy, từ định nghĩa của các nhà nghiên cứu, có thể thấy khái niệm cô đầu dùng để chỉ những ngƣời nghệ nhân nữ trong ca trù, có nhiệm vụ vừa hát, vừa gõ phách. Ngoài ra, họ còn đƣợc gọi bằng những cái tên khác nhƣ: đào nƣơng, ả đào, cô đào, ả đầu Trong đó, vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 thì tên gọi đặc trƣng và phổ biến nhất chính là cô đầu. Nguyên nhân của việc có sự chuyển đổi tên gọi từ đào nƣơng, ả đào sang cô đầu là bởi: thứ nhất, nhiều ngƣời cho rằng chữ “ả” trong “ả đào” có nghĩa là “cô”, ngƣời ta thƣờng có cách nói là “cô ả” nên “ả đào” tức là “cô đào” và từ “cô đào” bị nói trệch đi thành “cô đầu”. Thứ hai, tên gọi này bắt nguồn từ một tục lệ riêng của nghệ thuật ca trù đó là những danh ca ả đào khi dạy cho học trò thành nghề thì mỗi khi đi hát học trò phải trích ra một món tiền để cung dƣỡng cho ngƣời thầy. Số tiền ấy gọi là tiền đầu. Sau này, ngƣời ta dùng tiếng “cô” thay tiếng “ả” để thể hiện sự tôn trọng và rõ ràng hơn, tiếng “đầu” thay cho tiếng “đào” để bày tỏ sự tán tụng, ca ngợi bậc danh ca lão luyện, đã dạy cho nhiều học trò thành tài và đƣợc tặng nhiều món tiền đầu. Vũ Bằng nhận định “Tiếng cô thay tiếng ả cho rõ ràng, tiếng đầu thay tiếng đào để tỏ ý tán tụng bậc danh ca” [33, 97]. Bắt nguồn từ tục lệ đó mà mọi ngƣời bắt đầu dùng phổ biến tên gọi cô đầu thay cho ả đào ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Xoay quanh tên gọi cô đầu có rất nhiều tranh cãi, nhiều ngƣời cho rằng tên gọi cô đầu là một tên gọi với nghĩa xấu “Cô đầu, cô đít, cô đuôi” (thành ngữ), nó khác với tên gọi ả đào vốn chỉ những con ngƣời của nghệ thuật thực thụ. Nhƣng thực ra, ngƣời hát ả đào có tên gọi là cô đầu phần lớn vào thời điểm khi mà họ đã tích lũy đƣợc vốn liếng, kinh nghiệm, đủ sức hoạt động độc lập, không 16
  24. còn phụ thuộc vào giáo phƣờng nhƣ ở giai đoạn trƣớc. Họ tự mình đứng ra mở các nhà hát (ca quán) ở thành thị để hoạt động nghề hát và dạy hát ca trù. Vì thế cái tên cô đầu chính là một cách gọi khác của ả đào chứ không phải mang nghĩa xấu nhƣ nhiều ngƣời vẫn ngộ nhận. Trong công trình nghiên cứu này, một số chỗ chúng tôi sẽ dùng những tên gọi khác nhƣ: ả đào, đào nƣơng thay vì dùng cô đầu nhằm mục đích phù hợp với đặc trƣng của từng giai đoạn lịch sử và từng tác phẩm cụ thể. 1.2.2. Nguồn gốc xuất hiện cô đầu Cô đầu chính là chủ nhân thực thụ của nghệ thuật ca trù. Song về thời điểm xuất hiện nhân vật này vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong điều kiện của hƣớng tìm hiểu qua thƣ tịch còn nhiều hạn chế, bởi hầu nhƣ không có một tƣ liệu nào đầy đủ về thời điểm ra đời chính xác của cô đầu. Vì vậy, khi nghiên cứu về nguồn gốc của cô đầu nhiều ngƣời đã lấy các sự tích, truyền thuyết làm tƣ liệu. Hai tác giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề trong Việt Nam ca trù biên khảo có thuật lại một sự tích về tổ của cô đầu nhƣ sau: Vào đời nhà Lê có Đinh Lễ, ngƣời làng Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh thƣờng ôm cây đàn nguyệt đến bên suối gảy và ca hát để hòa với tiếng suối chảy trong khe. Một hôm, Sinh đem đàn và rƣợu vào rừng thông để tiêu khiển, gặp đƣợc hai ông cụ già. Đó chính là Lý Thiết Quải và Lã Đại Tiên (Lã Động Tân). Hai cụ già đƣa cho Sinh khúc gỗ ngô đồng và tờ giấy vẽ kiểu mẫu đàn và dặn đóng đàn nhƣ trong giấy. Tiếng đàn ấy sẽ trừ đƣợc ma quỷ, giải đƣợc phiền muộn. Nhờ tiếng đàn kỳ diệu, Sinh chữa đƣợc bệnh cho rất nhiều ngƣời ở nhiều nơi. Một lần, Sinh đến châu Thƣờng Xuân, tỉnh Thanh Hóa, chàng đã chữa khỏi bệnh câm cho ngƣời con gái tên Hoa, con của vị quan châu Bạch Đình Sa. Sau đó, hai ngƣời nên vợ chồng và sống hòa hợp cùng nhau ở bên nhà Bạch công. Sinh đặt ra lối múa hát mới, rồi lấy hai thanh tre vót thực đẹp để cho nàng gõ lên trên mảnh gỗ 17
  25. theo với nhịp đàn mà hát, hai vợ chồng cùng nhau về quê Sinh ở Cổ Đạm để lập nghiệp. Ít lâu sau, Sinh gặp lại các vị tiên ông, đƣợc ghi tên vào tiên phả rồi cùng nhau hóa đi. Vợ Sinh biết chuyện bèn cho hết gia tài rồi đóng cửa và dạy con em trong làng hát múa. Dân làng Cổ Đạm nhớ ơn nàng, lập đền thờ gọi là đền tổ cô đầu, hay là đền Bạch Hoa Công chúa. Lịch triều phong tặng Đinh Lễ là Thanh Xà Đại vƣơng, Bạch Hoa là Mãn Đào Hoa công chúa. Với sự tích này, Đinh Lễ và Bạch Hoa chính là tổ sƣ của ca trù. Nguồn gốc của cô đầu xuất phát từ chính Bạch Hoa công chúa, nàng là ngƣời đã truyền dạy những kỹ thuật, bí quyết cho con em múa hát từ lúc chồng hóa đi cho đến lúc nàng qua đời. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện trong Ca trù phía sau đàn phách đã nhắc một sự tích về tổ nghề ở Lỗ Khê: Vào đời Lê Thái Tổ, có ngƣời họ Đinh, tên Lễ, ở động Hoa Lƣ, huyện An Khang, phủ Trƣờng Yên, đạo Thanh Hóa, theo vua Lê dấy nghĩa ở Lam Sơn chống lại giặc Minh đƣợc mƣời năm. Ông có vợ là Trần Minh Châu, con nhà trâm anh. Một hôm, ông đi đến động Bích Đào, gặp đƣợc Đông Phƣơng Sóc báo cho sẽ sinh đƣợc quý tử lấy đƣợc vợ tiên. Một đêm, vợ ông nằm mộng thấy rắn xanh lọt vào lòng và từ đó có mang. Ngày mồng 6 tháng 4 năm Quý Tị, bà sinh một con trai, diện mạo khôi ngô tên là Đinh Dự. Đinh Lễ mang quân đi đánh giặc Minh và dựng đồn trại ở làng Lỗ Khê, huyện Đông Ngàn, đạo Kinh Bắc. Đinh Dự lớn lên học vấn tinh thông, cầm, kỳ, thi, họa, ca xƣớng hơn ngƣời. Đinh Dự khi dạo chơi ở huyện Gia Định, phủ Thuận An, trang Đông Cứu tình cờ gặp cô gái Đƣờng Hoa, sắc đẹp nhƣ tiên, hai ngƣời liền kết vợ chồng và về trang Lỗ Khê lập giáo phƣờng. Đƣợc tin Thái Tổ bệnh nặng, vợ chồng Đinh Dự tới đàn hát cho vua nghe, vua liền khỏi bệnh, đánh thắng giặc Minh. Sau đó, vua cho mời vợ chồng Đinh Dự vào thƣởng công, ban tƣớc. Đƣờng Hoa phu nhân tâu với vua mình là tiên và bay đi mất, Đinh Dự biến 18
  26. thành con rắn xanh thật dài to rồi cũng đi mất. Vua cho vợ chồng là bề tôi trung nghĩa, truyền hịch cho thần tử các giáo phƣờng đến kinh đô rƣớc mỹ tự về giáo phƣờng của mình thiết lập từ đƣờng để thờ phụng. Về sau, Lê Thánh Tông gia phong cho Đinh công là Thanh Xà Đại Vƣơng, gia phong Mãn Đƣờng Hoa là công chúa. Đối với thần tích ở Lỗ Khê, hai vợ chồng Đinh Dự chính là ngƣời đã khai sinh ra ca trù. Trong đó, Đƣờng Hoa công chúa đƣợc xem nhƣ là vị tổ của cô đầu về sau. Nàng đƣợc miêu tả “lấy việc học giáo phƣờng, thể cách 9 lối ca làm nghề” [3, 11], “Thiếp vốn do vƣợng khí của trời đất chung đúc mà sinh ra , biến hóa thiện duyên, chu du thiên hạ, dạy dỗ cho các phƣờng để truyền lƣu thiên cổ tiếng thơm” [3, 12]. Có thể thấy, các truyền thuyết về ca trù đều có một điểm chung là xác định tổ nghề chính là một nam và một nữ mặc dù tên gọi không giống nhau. Ngƣời nữ chính là ngƣời đã truyền dạy những kỹ thuật ca hát cho đời sau và đó chính là nguồn gốc xuất hiện cô đầu. Bên cạnh truyền thuyết, chúng tôi xin đƣợc điểm qua một số tài liệu có nhắc đến nguồn gốc và sự xuất hiện của cô đầu. Đại Việt sử ký toàn thƣ có đoạn ghi lại vào năm 1025 rằng: “Khi ấy có con hát là Đào thị, giỏi nghề hát, thƣờng đƣợc ban thƣởng. Ngƣời bấy giờ hâm mộ tiếng của Đào thị, phàm các con hát đều gọi là đào nƣơng”. Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sỹ có kể vào đời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) có ngƣời ca nhi tên là Đào Thị có tài nghệ giỏi và hát hay từng đƣợc nhà vua ban thƣởng. Sau đó vì mến mộ danh tiếng của Đào Thị nên những ngƣời đi hát đều đƣợc gọi là Đào nƣơng. Công dƣ tiệp ký của Vũ Phƣơng Đề lại kể một câu chuyện khác là vào cuối đời nhà Hồ (1400 – 1407) có ngƣời ca nhi họ Đào, quê ở làng Đào Đặng, huyện 19
  27. Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên, lập mƣu kế giết đƣợc nhiều giặc Minh, cứu cho khắp vùng đƣợc yên ổn cho nên khi nàng mất, dân làng ở đây nhớ ơn nên lập đền thờ, gọi thôn nàng ở là thôn Ả Đào. Từ đó về sau thì những ngƣời làm nghề ca hát nhƣ nàng đều đƣợc gọi là ả đào. Mặc dù các tài liệu kể trên có sự khác biệt về thời gian đào nƣơng xuất hiện nhƣng có thể thấy tên gọi này xuất hiện khá sớm. Điểm chung của các tài liệu khi nói về nguồn gốc của cô đầu là đều xem nó xuất phát từ một nàng ca nhi họ Đào tài hoa xuất chúng. Tóm lại, vấn đề nguồn gốc xuất hiện của cô đầu đến nay vẫn luôn gây nhiều tranh cãi. Các nhà nghiên cứu chỉ có thể dựa vào một số tài liệu nhắc đến những khái niệm liên quan sớm nhất và truyền thuyết kể lại. Trải qua nhiều thế kỷ, cô đầu đã có sự chuyển biến đáng kể song hành cùng các thời kỳ phát triển của ca trù. 1.2.3. Cô đầu và những thay đổi của nghề nghiệp qua các thời kỳ Trong bất kỳ một ngành nghề nào, ở mỗi giai đoạn đều có những sự thay đổi, phát triển. Nghệ thuật ca trù cũng vậy, trải qua nhiều thế kỷ từ lúc ca trù xuất hiện trong thƣ tịch cổ vào thế kỷ XV, nó đã phát triển đến đỉnh cao và rồi rơi vào tàn lụi. Đi kèm với sự biến chuyển của ca trù là sự thay đổi của cô đầu. Cô đầu mặc dù là chủ nhân của bộ môn nghệ thuật này nhƣng ở mỗi thời kỳ lại có những điểm khác biệt và nổi bật riêng. 1.2.3.1. Cô đầu trong thời kỳ ca trù đƣợc sử dụng ở các nghi lễ Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Diện trong Ca trù phía sau đàn phách, ca trù đã xuất hiện trong thƣ tịch cổ vào khoảng thế kỷ XV và tƣ liệu sớm nhất có sự xuất hiện hai chữ “ca trù” chính là Đại nghĩ bát giáp thƣởng đào giải văn của Tiến sĩ Lê Đức Mao. Bài thơ giúp ngƣời đọc hình dung ra không khí của một đại lễ trang nghiêm, hào hùng ở lễ hội cầu phúc đầu xuân của làng Đổng Ngạc 20
  28. cuối thế kỷ XV. Các cô đầu hát những bài thơ ca ngợi thành hoàng làng và cầu phúc cho dân làng: “Thọ bôi kể chục, ca trù điểm trăm - Mừng nay tiệc ca trù thị yến”. Qua hai câu thơ, có thể thấy vào thế kỷ XV, ca trù là một lối hát dùng thẻ để thƣởng và buổi tiệc ca trù đƣợc mở để ca ngợi một vị thần. Nhƣ vậy, ca trù khi xuất hiện đầu tiên chính là một lối hát thờ, hát trong các dịp tế lễ ở đình làng và cô đầu trong thời kỳ này luôn phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn mà xã hội đề ra. Tiêu chuẩn thứ nhất, cô đầu phải là ngƣời có giọng hát đủ để học hát. Đầu tiên, họ phải phát âm đầy đủ và đúng 6 thanh tiếng Việt, không nói ngọng, nói lắp, ngắn lƣỡi hay đầy lƣỡi. Một yêu cầu quan trọng là họ phải có chất giọng có thể hát đƣợc ca trù là giọng kim hoặc giọng thổ đồng. Các cụ quan niệm những ngƣời có giọng thổ hay giọng thổ bùn không thể hát đƣợc ca trù vì tiếng hát và tiếng đàn sẽ dìm nhau xuống. Để giữ đƣợc tiếng hát đẹp, các cô đầu phải kiêng kị rất nhiều thứ. Họ không đƣợc uống rƣợu, kiêng ăn các đồ ăn cay, có nhiều mỡ, thậm chí là thịt. Các cô còn dùng cơm nếp giã nhuyễn, nắn lại rồi cắt lát thành từng miếng mỏng, phơi khô để ăn trƣớc khi hát để miếng cơm sẽ quyện trôi đờm, khiến tiếng hát trở nên thánh thót, trong trẻo. Họ làm nhƣ vậy không phải vì muốn đƣợc xem là ăn uống kham khổ mà bởi họ có lƣơng tâm với nghề, muốn gìn giữ cho mình một giọng hát tuyệt vời. Tiêu chuẩn thứ hai, cô đầu phải trải qua một quá trình học tập rèn luyện công phu trƣớc khi đƣợc phép đi hát ở các đình làng. Theo Việt Nam ca trù biên khảo thì “Ngày xƣa ả đào học hát rất công phu. Cô nào thông minh, xuất sắc lắm cũng phải học 3 năm, mới cầm đƣợc lá phách ra hát. Còn trung bình đều học chuyên cần trong 5 năm, mới gọi là biết hát” [8, 54]. Sau thời gian tôi luyện, ngƣời nào học tập đã thuần thục muốn đi hát phải tổ chức một buổi lễ công nhận 21
  29. linh đình gọi là “Lễ mở xiêm áo” với sự chứng kiến của giáo phƣờng, ngƣời thân bạn bè và một quan viên có danh vọng ở trong miền phong lƣu hào phóng đến nghe trống. Tiêu chuẩn thứ ba, cô đầu phải là ngƣời có đức hạnh. Đi hát thờ, cô đầu phải có sự đoan trang, chỉnh tề để hát các bài hát có nội dung trang nghiêm, bàn về sử sách, danh nhân, phong cảnh Sách Việt Nam ca trù biên khảo từng đề cập: “Cách hát phải rõ ràng, cần nhiều hơi mà cao giọng cho mọi ngƣời nghe rõ, điệu bộ đoan chính, không đƣợc hát lối lẳng lơ, cung bực dập dờn tiếng to tiếng nhỏ” [8, 91]. Điều này đƣợc quy định để phù hợp với tính chất của những cuộc tế thần trang trọng, để ngƣời dân bày tỏ lòng thành kính với thần linh. Cô đầu phải là ngƣời có đạo đức, đàng hoàng, trong sạch mới xứng đáng để hát ở những chốn tôn nghiêm, thành kính. Ngoài ra, các cô đầu còn phải có tâm với nghề tổ và hết lòng vì nghệ thuật, phải có khả năng cảm nhận đƣợc văn chƣơng để nắm bắt đƣợc “nhãn tự” của bài hát Khi đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trên, họ sẽ trở thành những cô đầu thực thụ, trở thành chủ nhân và là ngƣời quan trọng nhất của thuật ca trù. Nơi ở của những cô đầu chính là giáo phƣờng, đó là nơi học tập sinh sống của cô đầu. Sách Việt Nam ca trù biên khảo có đề cập: “Ngày xƣa ả đào và kép ở chung phƣờng chung xóm để luyện tập hát múa cho tiện, chỗ ả đào ở gọi là giáo phƣờng, nghĩa là phƣờng xóm dạy những ngƣời đi hát” [8, 47]. Mỗi giáo phƣờng có một ngƣời đứng đầu có chuyên môn, uy tín, lo việc quản lý cô đầu và truyền nghề, dạy nghề gọi là quản giáp. Giáo phƣờng có rất nhiều những quy định nghiêm ngặt, bắt buộc mọi cô đầu phải tuần theo. Nếu nhƣ cô đầu làm việc bất chính, họ sẽ bị quản giáp và các bậc cao niên trong làng trách phạt hoặc bị đuổi khỏi giáo phƣờng và thông báo cho giáo phƣờng khác không nhận họ nữa. 22
  30. Chính cách tổ chức bài bản và nghiêm túc nhƣ vậy nên cô đầu và ca trù rất đƣợc trân trọng và yêu mến. Bên cạnh việc hát thờ, khi đã trở thành danh ca ở những giáo phƣờng có tiếng, nhiều cô đầu còn đƣợc mời về kinh đô để phục vụ các đại lễ cung đình hoặc các sự kiện quan trọng của quốc gia. Họ đƣợc chọn là ngƣời đón tiếp sứ giả, truyền tải thông điệp của quốc gia, nhiều khi còn đƣợc xem là một quân cờ để cạnh tranh trên lĩnh vực chính trị. Để đƣợc vào cung đình, họ phải có quá trình rèn luyện gắt gao, phải luyện tập các lễ nghi, học thuộc các bài hát, kiêng khem ăn uống và trải qua các cuộc sát hạch của quan tỉnh. Ngƣời đƣợc chọn là ngƣời có nhan sắc, thông minh, hát múa đúng cách điệu, có tài xƣớng họa văn thơ, tuân thủ đúng các nghi lễ Cô đầu đƣợc mời vào cung đƣợc gọi là đào ngự hay ngự ca. Đƣợc hát trong cung vua là một vinh dự, nhƣng đồng thời cũng gây nên nhiều rắc rối nhƣ việc không ai dám lấy cô đầu vì cho rằng họ đã thuộc về đức vua, dẫn đến sự lỡ dở về tình duyên. Các cô đầu đƣợc chứng tỏ khả năng, thể hiện mình giỏi hay không giỏi là ở các cuộc hát thi và hát thi cũng chính là một lối hát của nghệ thuật ca trù. Có ba trƣờng hợp chủ yếu để tổ chức các cuộc hát thi: thứ nhất, cuộc thi do hội đồng chức sắc một địa phƣơng tổ chức để chọn đào kép hay nhất vào hát thờ ở cửa đình, phục vụ lễ hội địa phƣơng; thứ hai, cuộc thi do ty giáo phƣờng tổ chức nhằm tuyển lựa cô đầu danh ca đƣa vào kinh hát chúc hỗ; thứ ba, cuộc thi do giáo phƣờng tổ chức để công nhận cô đầu đạt đến trình độ đƣợc phép hành nghề hoặc đƣợc chọn vào hát thờ tổ trong lễ tế tiên sƣ. Tổ chức các cuộc thi cho cô đầu chính là một niềm vui chung của cộng đồng và cũng là sự khích lệ, nâng cao danh dự cho chính cô đầu Vào mùa xuân, nhiều nơi sẽ mở các cuộc hát thi để cô đầu các nơi tìm đến thi tài sau khi đã thấy giấy báo. Ngƣời đạt giải thủ khoa phải là ngƣời có tài 23
  31. năng, phẩm hạnh đúng đắn, hành vi đoan trang nhƣ Trần Văn Khê nhận định: “Vả lại đức hạnh của đào nƣơng là một yếu tố quan trọng trong việc sắp hạng đào nƣơng lúc hát thi” [14, 144]. Mục đích chính của các cô đầu khi tham gia hát thi không phải vì tiền thƣởng mà là để có đƣợc danh tiếng và gặp nhiều may mắn nhƣ Việt Nam ca trù biên khảo có viết: “Tục truyền các cô trúng tuyển suốt năm làm ăn may mắn, cô nào ít tuổi mà thi trúng thủ khoa thì thực là vinh hạnh, về nhà mở tiệc ăn mừng, đƣợc hàng giáp cùng bà con đến mừng đƣa tiền giúp đỡ” [8, 110]. Nhƣ vậy, ngay từ thời kỳ đầu khi ca trù chủ yếu đƣợc sử dụng ở các nghi lễ, cô đầu đã tự nguyện học nghề, tham dự vào nhiều hình thức hát nhƣ hát thờ, hát thi Tuy nhiên, hoạt động nghề nghiệp của cô đầu không diễn ra thƣờng xuyên mà mang tính chất nghiệp dƣ, chủ yếu tập trung vào một số thời điểm nhất định trong năm. Để trở thành những cô đầu, họ đƣợc tuyển chọn rất kỹ, không chỉ cần nhan sắc, tài năng mà còn phải có đức hạnh để đại diện cho cộng đồng. 1.2.3.2. Cô đầu trong thời kỳ ca trù trở thành hình thức giải trí Đến thế kỷ XVIII đầu XIX, ca trù không chỉ dừng lại ở lối hát cửa đình nhằm mục đích ca ngợi thần quyền và vƣơng quyền hay lối hát thi nhằm tuyển lựa các cô đầu danh ca mà nó đã thay đổi với một gƣơng mặt đầy phong phú và mới lạ. Ở làng quê, ca trù vẫn tồn tại lối hát thờ nhƣ giai đoạn trƣớc. Còn ở thành thị, ca trù trở thành một thứ nghệ thuật giải trí phục vụ nhu cầu của đông đảo khán thính giả, trong đó phần lớn là quan lại, văn nhân, nho sỹ Đặc trƣng lớn nhất của cô đầu trong thời kỳ này là họ trở thành những nghệ sỹ chuyên nghiệp, kiếm sống bằng nghề hát. Nét nổi bật thời kỳ này là hiện tƣợng quan lại đại thần, quý tộc, thƣơng nhân giàu có trong nhà thƣờng nuôi riêng một nhóm cô đầu để hƣởng thú phong lƣu. Trong Hoàng Lê nhất thống chí có viết Nguyễn Hữu Chỉnh nuôi hơn mƣời 24
  32. cô đầu để tiếp đãi tân khách, ông còn đặt ra những bài hát mới cho ả đào hát “Trong nhà Chỉnh lúc nào cũng có vài chục ngƣời khách, khi ngâm thơ, khi uống rƣợu, tùy theo sự hứng thú mà thù tạc với nhau. Nhà Chỉnh nuôi mƣời mấy ca nhi và vũ nữ. Chỉnh tự tay soạn ra bài hát, phổ vào đàn sáo, ngày đêm bắt họ ca múa để mua vui”. Hay trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ cũng viết về không khí nhộn nhịp tiếng sênh ca ở dinh Nguyễn Khản “Nguyễn Khản thích hát xƣớng, gặp khi con hát có tang trở cũng cứ cho tiền bắt hát, không lúc nào bỏ tiếng tơ, tiếng nhạc”. Có thể nói hiện tƣợng cô đầu đƣợc nuôi trong các gia đình quan lại đóng vai trò nhƣ các gia kỹ của Trung Quốc, tức là kỹ nữ phục vụ giải trí cho quan lại, quý tộc địa phƣơng. Song, vai trò của cô đầu có phần thiên về nghệ thuật nhiều hơn là hầu hạ, họ đƣợc nuôi dƣỡng, chu cấp ăn mặc để phục vụ ca vũ cho chủ nhân. Nếu nhƣ không làm con hát ở nhà quan lại thì cô đầu sẽ tự đi hát để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Lúc đó, các xóm ả đào, ca quán xuất hiện. Đối tƣợng mà họ hƣớng đến là những vị khách không có điều kiện mua con hát trong nhà nhƣng vẫn thích thú với ca trù. Cuộc đời của cô đầu sống hoàn toàn bằng nghề hát, giọng hát và nhan sắc chính là yếu tố quyết định cuộc sống nghèo khổ hay dƣ giả của họ. Sự đổi khác của nghề nghiệp ở thời kỳ ca trù trở thành hình thức giải trí đã khiến những cô đầu ở chốn thị thành dần dần xa cách với những cô đầu ở nông thôn và gần gũi hơn với geisha của Nhật Bản. Geisha là nghệ sỹ kiêm ngƣời giải trí truyền thống của Nhật Bản. Họ phải thông thạo những môn truyền thống của Nhật nhƣ: hoa đạo, trà đạo, vũ đạo, kịch Nô Giống nhƣ cô đầu khi tự đi hát, họ phải có khả năng giao tiếp để lôi cuốn khách hàng, trí thông minh, sắc đẹp và một tài năng nghệ thuật điêu luyện. Họ sẽ hát, ngâm thơ với vẻ mặt vui tƣơi, ngôn từ sắc sảo để thể hiện hết sự quyến rũ của mình, tuy vậy, họ không bao giờ 25
  33. để mất đi vẻ đoan trang, trong sạch. Mặc dù mối quan hệ giữa khách hàng với cô đầu cũng nhƣ geisha ở Nhật Bản luôn có những luật lệ quy định không đƣợc vƣợt quá ranh giới nhƣng thực chất đó là một tình cảm nhiều phức tạp và đầy bí ẩn. Tóm lại, trong thời kỳ ca trù trở thành hình thức giải trí, cô đầu chính thức là những ngƣời nghệ sỹ chuyên nghiệp, họ hát ca trù để kiếm sống và xem đó là nghề nghiệp của mình. Cô đầu có thể tự đi hát hoặc đƣợc các nhà quý tộc, quan lại quyền cao chức trọng mua về để phục vụ riêng. 1.2.3.3. Cô đầu trong thời kỳ ca trù biến chất Điểm đặc biệt là nếu nhƣ ở thời kỳ trƣớc, cô đầu đến nhà khách để hát thì thời kỳ này, khách sẽ đến các ca quán để nghe hát. Vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khi ngƣời Pháp đã đặt xong nền đô hộ tại Đông Dƣơng thì các ca quán mọc lên ngày càng nhiều và tinh thần của ca trù cũng dần biến chất. Các cô đầu khi đã tích lũy đủ vốn liếng, kinh nghiệm sẽ rời khỏi giáo phƣờng để ra thành thị mở ca quán. Quan viên đến nghe hát, bên cạnh thƣởng thức ca nhạc, văn chƣơng thì phần lớn là để họp nhau uống rƣợu hành lạc, phung phí tiền bạc, thỏa mãn nhục dục. Nhiều ngƣời xƣa nay vốn không biết gì về ca trù nay thấy việc mở ca quán dễ kiếm lợi nhuận nên họ đua nhau bỏ tiền mở ca quán và mời cô đầu về hát. Hệ quả dẫn đến là cô đầu đƣợc phân làm hai loại: cô đầu hát và cô đầu rƣợu. Cô đầu hát xuất hiện từ khi có ca trù nhƣ chúng ta đã tìm hiểu ở hai thời kỳ trƣớc. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở nông thôn, các giáo phƣờng vẫn duy trì nề nếp, cô đầu vẫn đi hát thờ ở các đình làng vào các dịp lễ hội và các đám khao vọng trong nhà dân. Ở thành thị, cô đầu hát là những ngƣời xinh đẹp, thông minh, có phẩm chất tốt và am hiểu văn chƣơng. Cô đầu hát rất đƣợc giới văn nghệ sỹ ngƣỡng mộ bởi sự tài hoa, cống hiến hết mình cho nghệ thuật dân tộc. 26
  34. Tuy nhiên, trong nội bộ cô đầu hát cũng đã có sự phân hóa thành cô đầu hát đơn thuần và cô đầu vừa đàn hát vừa là tình nhân của quan viên. Cô đầu rƣợu chính là sản phẩm do các chủ ca quán tạo ra nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Tô Hoài trong bài viết Đào hát, đào rƣợu từng viết: “Chủ nhà hát bỏ ra số tiền cọc buộc chân cô đầu rƣợu ở nhà hát, chẳng khác thuê con sen, con nhài. Sắm cho manh quần lụa trắng, cái áo hàng tơ, đôi guốc “phi mã” sơn then cao gót. Cô đào rƣợu không biết hát, không bận đến việc hát xƣớng. Cô chuyên việc bắt nhân tình hờ với khách hát và sửa soạn màn gối khách nghỉ đêm. Và chung chăn với khách đêm ấy nếu khách có lòng và có tiền, mà bây giờ gọi là tiền boa” [3, 172]. Còn theo Việt Nam ca trù biên khảo thì “Các chủ nhà hát về quê mộ những cô gái lỡ làng tình duyên hoặc lƣời biếng không muốn làm việc đồng ruộng, đem ra tỉnh làm cô đầu. Những cô gái này không biết hát chỉ học tiếp khách cho khéo, học uống rƣợu thi với quan viên. Cô nào không uống đƣợc rƣợu nhiều phải tập tia ngầm rƣợu vào khăn cầm tay. Quan viên tới, các cô có bổn phận tiếp đón; quan viên uống rƣợu, các cô phải ngồi bồi tiếp, làm thế nào ép đƣợc khách uống thực say; quan viên đi ngủ, các cô phải giải chiếu, buông màn. Vì không biết hát mà chỉ biết mời quan viên uống rƣợu nên gọi là cô đầu rƣợu” [8, 56]. Nhƣ vậy, cô đầu rƣợu là những cô gái không biết hát, không xuất thân ở các giáo phƣờng. Nhiệm vụ của họ là tiếp khách, hầu rƣợu, đáp ứng nhu cầu thƣ giãn của quan viên. Sự xuất hiện của cô đầu rƣợu đã làm biến dạng hình ảnh thuần nhất, nghiêm túc của cô đầu. Họ đã làm cho nghệ thuật ca trù bị mang nhiều tiếng xấu, bƣớc ra ngoài giới hạn của một hoạt động nghệ thuật giải trí. Ở nhiều ca quán, cô đầu rƣợu chính là những cô gái bán thân, ngầm hoạt động mại dâm dƣới hình thức hát cô đầu. Báo chí trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã có rất nhiều bài phóng sự về các cuộc đánh ghen xảy ra ở các ca quán Khâm Thiên mà nguyên 27
  35. nhân là do các cô đầu rƣợu. Từ đây, các cô đầu trong ca quán bị xem là những kỹ nữ bán thân, là ngƣời khiến cho các gia đình phải khuynh gia bại sản, vợ chồng ly tán. Có thể thấy vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ca trù đã dần trở nên biến chất, mang tính thƣơng mại chứ không còn giữ đƣợc giá trị nghệ thuật đích thực. Một thú chơi tao nhã thanh cao dần biến thành nơi chứa chấp sự trăng hoa, trác táng. Cô đầu lúc này đã có sự phân hóa rõ: cô đầu hát và cô đầu rƣợu. Chính cô đầu rƣợu đã làm cho mọi ngƣời có ác cảm về cô đầu, xem họ là những cô gái buôn phấn bán hƣơng, làm suy đồi phong tục của dân tộc. Nhìn một cách tổng quan, ca trù đã trải qua một chặng đƣờng hình thành và phát triển tƣơng đối dài và nhiều biến chuyển. Nó trải qua ba thời kỳ lớn: ca trù đƣợc sử dụng trong cách lễ nghi, ca trù trở thành hình thức giải trí và ca trù bị biến chất. Ở mỗi thời kỳ, cô đầu đều có những đặc điểm riêng nhƣng nhìn chung sự vận động của cô đầu là đi từ nghiệp dƣ đến một ngƣời nghệ sỹ chuyên nghiệp. Đặc biệt, theo thời gian, cô đầu còn có sự phân hóa thành một nhánh khác, đó là những cô gái vƣợt ra khỏi giới hạn của nghề nghiệp, đem thân xác ra để lấy tiền. 1.3. Khái quát về nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam 1.3.1. Nhân vật cô đầu trong văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X – cuối thế kỷ XIX) Nhân vật cô đầu bƣớc vào văn học từ khá sớm. Nhƣ đã nói, thƣ tịch ngày nay nói về sự xuất hiện đầu tiên của cô đầu không nhiều. Những tác phẩm nhắc đến sự ra đời của ca trù và cô đầu sớm nhất có thể kể đến Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sỹ và Công dƣ tiệp ký của Vũ Phƣơng Đề. Theo Việt sử tiêu án do Ngô Thời Sỹ viết thì cô đầu xuất hiện khoảng năm 1028. Còn Truyện Đào Nƣơng trong Công dƣ tiệp ký của Vũ Phƣơng Đề ghi chép về nghề xƣớng ca của nhiều phụ nữ đẹp làng Đào Đặng huyện Tiên Lữ vào khoảng thời Hồ (1400 – 1407). 28
  36. Theo những tài liệu mà chúng tôi tiến hành khảo sát, nhân vật cô đầu chính thức bƣớc vào sáng tác văn chƣơng là khoảng từ thế kỷ XV. Giai đoạn văn học từ thế kỉ XV đến hết thế kỷ XVII, nhân vật cô đầu đã xuất hiện trong văn học với tên gọi đào nƣơng nhƣng với số lƣợng sáng tác không nhiều. Thế kỷ XV, những tác phẩm thơ ca có sự xuất hiện của nhân vật cô đầu chủ yếu chỉ điểm qua, nhắc đến cụm từ “đào nƣơng”. Tuy chƣa đi sâu vào miêu tả cuộc đời, số phận của cô đầu, dù vậy nó vẫn cho chúng ta thấy họ là những con ngƣời có tài ca hát, là một tầng lớp trong xã hội. Bài Đại nghĩ bát giáp thƣởng đào giải văn của Lê Đức Mao (1462 – 1529) đƣợc viết trƣớc năm 1504 đã có sự xuất hiện của hình ảnh đào nƣơng, đồng thời đánh dấu cho sự xuất hiện của nghệ thuật hát ca trù. Ông đã thay mặt các giáp viết 9 bài thơ để đọc và khen thƣởng các cô đào tại đình làng Đông Ngạc: “Xuân kỳ một giải hàng ngang Thƣởng đào hai chữ phụ khang mừng làng” “Năm năm mở tiệc xƣớng ca Đào dâng hai chữ “tam đa” chúc mừng” “Xuân kỳ giải thƣởng Đào nƣơng Cửu nhƣ dâng chúc ba hàng nức vui” (Theo Việt Nam ca trù biên khảo) Bên cạnh đó, một bài thơ khác cũng đƣợc xem là sáng tác trong giai đoạn này có sự xuất hiện hình ảnh cô đầu là Dạ du phỏng đào nƣơng bất ngộ của Hoàng Nghĩa Phú (1480 - ?): “Thiên cao nguyệt tiểu ái lƣơng tiêu Hứng đáo lê viên hận tịch liêu Ca quản tự tòng nhiêu bạch thạch, 29
  37. Đào nƣơng cánh vị luyến hồng tiêu. Bàn triều đăng hạ nhân đồng tháp Túy lúy hoa biên tửu nhất biều Nhân khứ khách đồng sƣ chủ thy Khởi lai vô hạn cảm minh triều” Dịch nghĩa: “Trời cao trăng nhỏ, yêu đêm tốt lành Nhân hứng đến vƣờn lê chỉ hận vắng vẻ. Ngƣời ca quản đã đi theo dải đá trắng, Còn cô đào thì vẫn quyến luyến lụa hồng. Quanh quẩn bên hoa chỉ một bầu rƣợu. Ngƣời đi rồi còn khách ngủ cùng chủ, Tỉnh dậy thấy mang ơn triều đình sáng suốt.” (Theo Văn học Hán Nôm Hà Tây 10 thế kỷ) Về tính xác thực của bài thơ chƣa thật chắc chắn, nhƣng có thể thấy hiện lên trên con chữ là không khí của ca trù thời kỳ bấy giờ. Ngay từ khi ra đời, nó đã có dấu hiệu nhằm phục vụ nhu cầu giải trí cho một bộ phận nho sỹ, thậm chí có thể là ngoài giải trí nghệ thuật thuần túy. Hình ảnh các văn nhân trong đêm khuya đi đến các ca quán để nghe cô đào hát cho thấy sự phóng túng, tự do cùng những thú vui tao nhã. Những tác phẩm trên có thể xem là các trang viết đầu tiên đánh dấu bƣớc chân của cô đầu trong văn chƣơng với tên gọi cô đào, đào nƣơng. Sang đến giai đoạn sau, hình ảnh cô đầu xuất hiện nhiều hơn, không chỉ đơn thuần nhắc tên mà còn đƣợc miêu tả với tƣ cách một nhân vật văn học thực sự. Thế kỷ XVI, tình hình xã hội có phần rối ren khi giai cấp thống trị chỉ lo hƣởng thụ và vun vén quyền lợi cá nhân, xa rời nhân dân. Hệ quả là những mâu 30
  38. thuẫn ngày càng sâu sắc, nhân dân lâm vào cảnh đói khổ, điêu linh. Thơ văn bấy giờ đã lên tiếng phê phán giai cấp thống trị, đồng thời cất lên tiếng nói cảm thông với số phận của những ngƣời nhỏ bé trong xã hội, đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Trong đó, nhân vật cô đầu, đào nƣơng đƣợc miêu tả không những có nhan sắc, tài nghệ mà còn nhận đƣợc sự cảm thông, trân trọng của tác giả. Tiêu biểu phải kể đến là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ với Chuyện nàng Túy Tiêu, Chuyện nghiệp oan của Đào Thị. Túy Tiêu trong Chuyện nàng Túy Tiêu đã phải chịu nhiều nỗi khổ trong dinh thự của tên Trụ Quốc, để hy vọng có ngày tái hợp cùng ngƣời yêu là Dƣ Nhuận Chi. Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị thì trải qua một cuộc đời đầy sóng gió, hết kiếp ngƣời đến kiếp ma, và dù cho có tồn tại ở kiếp nào đi nữa, nàng cũng bị những thế lực thù địch vùi dập. Họ đều là những con ngƣời có nhan sắc, tài năng nhƣng số phận lại lênh đênh, chìm nổi. Thông qua Chuyện nàng Túy Tiêu và Chuyện nghiệp oan của Đào thị trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã cho thấy hình ảnh cô đầu hiện lên rõ nét hơn và góp phần truyền tải những tƣ tƣởng, thông điệp của tác giả. Họ đã tạo đƣợc một mối thƣơng cảm trong lòng ngƣời đọc và làm tiền đề cho sự xuất hiện phổ biến hình ảnh cô đầu ở giai đoạn sau. Giai đoạn văn học từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, cô đầu xuất hiện trong các tác phẩm văn thơ không còn mơ hồ mà trở thành một nhân vật có tính cách, số phận riêng biệt. Nguyễn Du vốn đƣợc biết đến là một nghệ sỹ với trái tim nhân đạo bao la, yêu mến con ngƣời, đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Với con hát, đào nƣơng, ông cũng dành một tình cảm đặc biệt. Một số tác phẩm mà đào nƣơng xuất hiện và đóng vai trò nhân vật chính, tiêu biểu nhƣ: Long Thành cầm giả ca, Điếu La Thành ca giả, Ngộ gia đệ cựu ca cơ Điểm chung của nhân vật ca nữ trong sáng tác của 31
  39. Nguyễn Du chính là họ đều có nhan sắc tuyệt trần, tài nghệ xuất chúng nhƣng số phận lại long đong, nghiệt ngã. Cô Cầm trong Long Thành cầm giả ca đƣợc ví von là “báu vật vô giá đất Trƣờng An” với nhan sắc kiêu sa, trong sáng, phong nhã ở tuổi thanh xuân: “Xuân phong yểm ánh đào hoa diện Ðà nhan hám thái tối nghi nhân” Dịch nghĩa: “Áo hồng cũng bị mờ nhạt đi trƣớc vẻ mặt hoa đào Má hồng men rƣợu vẻ ngây thơ rất đáng yêu” (Long Thành cầm giả ca – Nguyễn Du) Tuy vậy, khi đã già, khi đã đi qua thời vàng son, cuộc đời nàng thật cô độc, thê lƣơng, khiến ai cũng ngậm ngùi: “Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa Nhan xú thần khô hình lƣợc tiểu Lang tạ tàn my bất sức trang Thuỳ tri tiện thị đƣơng niên thành trung đệ nhất điệu” Dịch nghĩa: “Riêng ở cuối chiếu có ngƣời tóc hoa râm Mặt gầy, thần sắc võ vàng, ngƣời nhỏ nhắn Lông mày xác xơ không điểm tô Ai biết đó lại là ngƣời tuyệt diệu nhất kinh thành thời xƣa.” (Long Thành cầm giả ca – Nguyễn Du) Nàng ca nữ ở đất La Thành trong Điếu La Thành ca giả đẹp nhƣ một cành hồng thắm từ cõi tiên sa xuống, sắc đẹp làm rung động cả sáu khu trong thành nhƣng cuộc đời lại yểu mệnh, ngắn ngủi, khi chết đi không ai đoái hoài: 32
  40. “Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh? Trủng trung ƣng tự hối phù sinh.” Dịch nghĩa: “Thiên hạ ai kẻ thƣơng ngƣời bạc mệnh? Dƣới mồ, chắc cũng hối hận cho kiếp phù sinh.” (Điếu La Thành ca giả - Nguyễn Du) Ngƣời ca nƣơng trong Ngộ gia đệ cựu ca cơ ngày xƣa xinh đẹp, giọng ca có một không hai nhƣng bây giờ đã lấy chồng, có ba con, trở nên xơ xác, tiều tụy, khiến Nguyễn Du phải thốt lên lời cảm thán: “Kiến thuyết giá nhân dĩ tam tử, Khả liên do trƣớc khứ thời y.” Dịch nghĩa: “Nghe nói lấy chồng đã có ba mặt con Nhƣng vẫn mặc áo thời trƣớc, đáng thƣơng thay!” (Ngộ gia đệ cựu ca cơ – Nguyễn Du) Nguyễn Du từng thốt lên “Đau đớn thay phận đàn bà – Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Truyện Kiều). Câu thơ ấy hoàn toàn đúng khi soi chiếu vào những nhân vật ca nƣơng trong sáng tác của ông. Nguyễn Du là ngƣời nghệ sỹ đã viết nhiều và viết một cách chân thực nhất, cảm xúc nhất về nhân vật ca nữ, để lại cho đời những kiệt tác giá trị, những nhân vật điển hình. Nói đến nhân vật cô đầu trong giai đoạn văn học này không thể không nhắc đến Nguyễn Công Trứ. Ông đã viết nhiều thi phẩm để nói về tầng lớp ngƣời này trong xã hội nhƣ: Một ngày là nghĩa, Cảnh biệt ly, Yêu hoa, Bỡn cô đầu già, Duyên gặp gỡ Nguyễn Công Trứ chính là ngƣời để lại nhiều giai thoại với cô đầu nhất, trong đó câu chuyện thƣờng đƣợc nhắc đến là câu chuyện giữa cụ và cô đào Hiệu Thƣ. Theo Nguyễn Công Trứ, văn nhân và cô đầu gặp 33
  41. nhau là do số phận, đã là tài tử - giai nhân thì sẽ gặp nhau. Ông từng viết trong bài Duyên gặp gỡ: “Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên, Trong nhất kiến, tình duyên nhƣ đã. Tỳ bà hữu hạnh phùng Tƣ mã, Quân tử đa tình cánh khả lân. Nọ mấy ngƣời tài tử giai nhân, Duyên chỉ thắm bỗng dần dần đƣa lại. Dẫu nghìn dặm băng sơn quế hải, Đã tình duyên se lại cũng nên gần. Liễu hoa vừa gặp chúa xuân, Châu Trần nào có Châu Trần nào hơn.” (Duyên gặp gỡ - Nguyễn Công Trứ) Viết về cô đầu, ông không điểm mặt, chỉ tên nhƣng từng câu thơ, từng từ ngữ đều nhằm ám chỉ đến nhân vật này. Ông dành nhiều bài thơ để khắc họa sự chia ly giữa cô đầu và khách phong lƣu: “Ngao ngán nhẽ kẻ về ngƣời ở, Sao kẻ về ngƣời ở đôi nơi. Cất chén quỳnh hãy tạm làm vui, Dòng lệ chảy, vắn dài chua chát. Nào những lúc tiếng đàn chen tiếng hát, Nào những khi tiếng phách lẫn tiếng sênh.” (Một ngày là nghĩa – Nguyễn Công Trứ) Hay: “Kẻ về ngƣời ở. Nghĩ, bồi hồi thay lúc phân kỳ. 34
  42. Khéo quấy ngƣời hai chữ tình si, Bầng bầng lửa biệt ly không chút nguội. Trót đa mang khúc hát chung đàn, nên dan díu mối tình chƣa dứt.” (Kẻ về ngƣời ở - Nguyễn Công Trứ) Tuy dành tình cảm cho cô đầu, lƣu luyến trƣớc những buổi phân ly khi chầu hát đã tan nhƣng ở nhiều bài thơ Nguyễn Công Trứ lại có thái độ đùa bỡn, thiếu trân trọng với cô đầu: “Lật đật qua đèo nóng nực thay, Hai cô thƣơng đến lại cho giày. Ơn này biết lấy chi mà trả, Xin quỳ hai gối chống hai tay.” (Cảm ơn hai cô đầu – Nguyễn Công Trứ) Câu “Xin quỳ hai gối chống hai tay” là một lối nói đầy ngụ ý, có thể trong cuộc đời thực, cô đầu không đơn thuần là ngƣời phục vụ nhu cầu giải trí nghệ thuật mà còn là đối tƣợng thỏa mãn nhục dục. Chƣa dừng lại ở đó, ông còn xem cô đầu là một thứ giải trí qua đƣờng có tiền là mua đƣợc. Ông bỡn cợt, trêu ghẹo, tỏ ra thiếu trân trọng với cồ đầu khi đã già, nhan sắc phai tàn: “Liếc trông đáng giá mấy mƣời mƣơi, Đem lạng vàng mua lấy tiếng cƣời. Trăng xế nhƣng mà cung chẳng khuyết, Hoa tàn song lại nhị còn tƣơi. Chia đôi duyên nọ đà hơn một, Mà nét xuân kia vẹn cả mƣời. Vì chút tình duyên nên đằm thắm, 35
  43. Khéo làm cho bận khách làng chơi.” (Bỡn cô đào già – Nguyễn Công Trứ) Nguyễn Công Trứ là ngƣời đã dám công khai những tình cảm của mình với cô đầu, nói lên cái sự hƣởng lạc, thể hiện rõ thái độ luyến tiếc, yêu thƣơng hay bỡn cợt, mỉa mai cô đầu. Ông yêu thích ca trù bởi vừa đƣợc thƣởng thức nghệ thuật ca hát, vừa đƣợc tự do tình ái với cô đầu. Bên cạnh Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát cũng thƣờng viết về cô đầu nhƣng bằng một giọng điệu nhẹ nhàng, kín đáo hơn. Ông không chỉ đích danh, không châm chọc, chế giễu mà nói về những mối tình tài tử - giai nhân, dĩ nhiên giai nhân ở đây phần nhiều là những cô đầu. Một số bài thơ tiêu biểu của Cao Bá Quát có hình ảnh giai nhân là: Tự tình, Mấy khi gặp gỡ, Tài hoa là nợ, Nhớ giai nhân, Nghĩ tiếc cho ai, Nhân sinh thấm thoát, Phận hồng nhan có mong manh “Tài tử với giai nhân sẵn nợ, Giải cấu nan là chữ làm sao. Trải xƣa nay chừng đã biết bao, Kìa tan hợp, nọ khứ lƣu đâu dám chắc.” (Nhớ giai nhân – Cao Bá Quát) Hay: “Giai nhân nan tái đắc, Trót yêu hoa nên dan díu với tình. Mái tây hiên nguyệt dãi chênh chênh, Rầu rĩ mấy xuân về oanh nhớ. Phong lƣu công tử đa xuân tứ, Trƣờng đoạn tiêu nƣơng nhất chỉ thƣ. Nƣớc sông Tƣơng một giải nông sờ, Cho kẻ đấy ngƣời đây mong mỏi. 36
  44. Bứt rứt nhẽ trăm đƣờng nghìn nỗi, Chữ chung tình biết nói cùng ai. Ƣớc gì gắn bó một hai.” (Tự tình – Cao Bá Quát) Nhà thơ bộc bạch nỗi nhớ nhung, tình cảm thắm thiết trong xa cách của một ngƣời đang yêu. Chắc hẳn ngƣời con gái ấy chính là cô đầu bởi những chữ “giai nhân”, “yêu hoa”, “dan díu” Tài tử và giai nhân luôn có một sự gắn kết đến kì lạ, ban đầu tƣởng nhƣ là một sự vui chơi giải trí nhƣng cuối cùng lại là một thứ nợ duyên, khó lòng dứt ra đƣợc. Giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX, nhân vật cô đầu đƣợc miêu tả một cách đa dạng, phong phú, với những cái nhìn khác nhau từ các văn nhân. Bên cạnh sự sôi nổi của vấn đề vận mệnh dân tộc, đề cao tinh thần yêu nƣớc, đấu tranh chống giặc ngoại xâm thì văn học còn phát triển mạnh với nhiều kiểu nhân vật, nhiều cảm hứng sáng tác mới mẻ. Trong đó, số lần xuất hiện của nhân vật cô đầu trong thơ văn không nhỏ. Đến giai đoạn này, ca trù đã bƣớc vào thời kỳ biến chất và cô đầu cũng có sự phân hóa thành cô đầu hát và cô đầu rƣợu. Chúng ta sẽ đƣợc chứng kiến hàng loạt sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xƣơng, Dƣơng Khuê viết về nhân vật này. Mỗi tác giả có một cái nhìn, thái độ, tình cảm khác nhau để tạo nên sự độc đáo và mới lạ, thu hút bao thế hệ ngƣời đọc khi tìm hiểu về nhân vật cô đầu. Khóa luận sẽ tiến hành tìm hiểu nhân vật cô đầu trong giai đoạn này và kéo dài cho đến năm 1930. Tóm lại, Nhân vật cô đầu xuất hiện trong văn chƣơng trung đại có nhiều sự thay đổi qua các giai đoạn lịch sử. Nếu nhƣ văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV chƣa tìm thấy một sáng tác nào có sự xuất hiện hoàn chỉnh của cô đầu thì giai đoạn từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII cô đầu đã xuất hiện trong một số bài thơ và chuyện kể với tƣ cách là tên gọi của một tầng lớp trong xã hội. Khi đến 37
  45. Chuyện nàng Túy Tiêu và Chuyện nghiệp oan của đào thị của Nguyễn Dữ thì cô đầu trở thành nhân vật chính với tên gọi khác là đào nƣơng. Sang giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, họ xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Du cùng tấm lòng cảm thông, yêu thƣơng vô hạn của thi nhân. Đặc biệt, giai đoạn này cô đầu còn đi vào thơ ca của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát với nhiều sắc thái tình cảm của tác giả. Đến cuối thế kỷ XIX, cô đầu xuất hiện trong khá nhiều sáng tác của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xƣơng, Dƣơng Khuê Thông qua các sáng tác của văn học trung đại có thể kết luận, nhân vật đƣợc khắc họa ở hai khía cạnh hoàn toàn khác biệt: cô đầu là con ngƣời của nghệ thuật ca trù và cô đầu bị tha hóa thành những kẻ đem thể xác để đổi lấy tiền. 1.3.2. Nhân vật cô đầu trong văn học hiện đại Việt Nam (từ năm 1900 đến nay) Tiếp nối mạch cảm hứng khi xây dựng nhân vật cô đầu trong văn học, các tác giả hiện đại đã sáng tác nhiều tác phẩm lấy nhân vật này làm trung tâm. Bên cạnh cái nhìn đa chiều, các tác giả đã thể hiện nhiều yếu tố mới mẻ từ nội dung đến nghệ thuật trong sáng tác. Giai đoạn văn học 1900 – 1930, nhân vật cô đầu xuất hiện trong nhiều thể loại của nhiều tác giả khác nhau. Đặc điểm nổi bật của hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn chính là “Thực dân Pháp du nhập văn hóa Pháp để đẩy lùi, chiếm chỗ, thay thế văn hóa cổ truyền của ta, mà ta phản kháng lại sự xâm nhập, nô dịch đó để bảo vệ văn hóa của dân tộc, đồng thời cũng bắt chƣớc, chọn lọc,tiếp thu cái mới, chịu ảnh hƣởng của cái thống trị, dần dần hƣớng theo nền văn hóa mới một cách không cƣỡng lại đƣợc” [6, 18]. Vì thế, không vƣợt ra hoàn cảnh của nƣớc nhà, nghệ thuật ca trù có sự biến chuyển, không còn giữ đƣợc bản chất thuần túy nghệ thuật vốn có và nhân vật cô đầu cũng vậy. 38
  46. Tác giả tiêu biểu của giai đoạn văn học này viết nhiều về cô đầu chính là Tản Đà. Hàng loạt những bài thơ và văn xuôi lấy cô đầu làm đối tƣợng chính để miêu tả nhƣ: Thề non nƣớc, Cánh bèo. Đời đáng chán, Chuyện thế gian Thậm chí, ông còn dành riêng một phần tập hợp các sáng tác cho cô đầu hát mang tên “Bình Khang ca phả”. Tản Đà cũng chính là tác giả tiêu biểu của giai đoạn 1900 – 1930 mà chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát trong khóa luận. Bên cạnh văn xuôi, thơ ca, nhân vật cô đầu xuất hiện nhiều trong các tác phẩm bút ký. Mỗi bài ký chính là sự ghi chép chân thật nhất về đời sống, tình cảm của cô đầu hoặc bộc lộ thái độ của tác giả đối với nhân vật này. Trong Luận văn Thạc sĩ Ngƣời ả đào qua các nguồn tƣ liệu từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX, Hoàng Thị Ngọc Thanh đã liệt kê một số bài bút ký liên quan đến cô đầu nhƣ sau: bài kí Chơi Cổ Loa (Tùng Vân) đăng trên Nam Phong tạp chí, số 87, 9/1924; Du Ngọc Tân kí (Tùng Vân), đăng trên Nam Phong tạp chí, số 57, 3/1922; bài ký Cuộc thƣởng ca ở làng hữu Thanh Oai (Mai Khê), đăng trên Nam Phong tạp chí, số 100, 1925; bài ký Cuộc chơi trăng trên sông Nhuệ (Nguyễn Mạnh Hồng), đăng trên Nam Phong tạp chí, số 96, 6/1925 Giai đoạn 1930 – 1945, nhiều văn nghệ sỹ yêu thích hát ca trù, muốn lƣu giữ một bộ môn nghệ thuật thanh cao của dân tộc đã bày tỏ thái độ luyến tiếc và nhìn nhận cô đầu nhƣ những kiếp hồng nhan đa truân, xứng đáng nhận đƣợc sự thông cảm của ngƣời đời. Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu nhƣ Xuân Diệu với Lời kỹ nữ, Thế Lữ với Bên sông đƣa khách, Vũ Hoàng Chƣơng với Nghe hát, Nguyễn Tuân với Đới roi, Chùa đàn, Trần Huyền Trân với Sầu chung, Sau ánh sáng, Tố Hữu với Tiếng hát sông Hƣơng Nhân vật cô đầu hiện lên trong văn học 1930 – 1945 là những ngƣời tài hoa nhƣng bị vùi dập, khao khát yêu đƣơng nhƣng cô đơn bao trùm: “Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa; 39
  47. Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi. Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời; Khách không ở, lòng em cô độc quá. Lời kỹ nữ đã vỡ vì nƣớc mắt, Cuộc yêu đƣơng gay gắt vì làng chơi. Ngƣời viễn du lòng bận nhớ xa khơi, Gỡ tay vƣớng để theo lời gió nƣớc.” (Lời kỹ nữ - Xuân Diệu) “Phách ngọt đàn say nệm khói êm Tiếng ca buồn nổi giữa chừng đêm “Canh khuya đƣa khách ”. Lời gieo ngọc Mơ gái Tầm Dƣơng thoảng áo xiêm Ai lạ nghìn thu xa tám cõi Sen vàng nhƣ động phía châu liêm Nao nao khói biếc hài thƣơng nữ Trở gối, hoa lê rụng trắng thềm” (Nghe hát – Vũ Hoàng Chƣơng) “Trăng lên trăng đứng trăng tàn Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng Thuyền em rách nát Mà em chƣa chồng Em đi với chiếc thuyền không Khi mô vô bến rời dòng dâm ô! Trời ôi, em biết khi mô 40
  48. Thân em hết nhục giày vò năm canh Tình ôi gian dối là tình Thuyền em rách nát còn lành đƣợc không?” (Tiếng hát sông Hƣơng – Tố Hữu) Năm 1940, Trần Huyền Trân đã viết một bài thơ tặng Quách Thị Hồ thể hiện sự cảm thông giữa hai ngƣời nghệ sĩ cùng chung nỗi đau đời, đồng thời qua đó thấy đƣợc tình sâu nghĩa nặng của những con ngƣời tài hoa, đa cảm: “Thôi khóc chi ai sống đọa đầy Tỳ bà tâm sự rót nhau say Thơ ta gửi tặng nàng ngâm nhé Cho vút giọng sầu tan bóng mây.” (Sầu chung – Trần Huyền Trân) Sau đó, ông cho ra đời tiểu thuyết Sau ánh sáng (1940) nhƣ một cuốn tự truyện lấy bối cảnh là những cô đầu ở chốn Khâm Thiên. Ông là một trong số ít tác giả hiện đại nặng tình với phụ nữ nói chung và cô đầu nói riêng đến mức bút danh cũng xuất phát từ câu chuyện thƣơng tâm của một cô gái bạc mệnh. Giai đoạn 1945 – 1975, văn học ít có sự xuất hiện của nhân vật cô đầu. Nếu có thì họ vốn đã bị mang tiếng xấu nay càng trở nên tội nghiệp hơn trong sáng tác văn chƣơng. Dẫn chứng tiêu biểu là sự kiện bài thơ Hát ả đầu của tác giả Đào Viên đƣợc đăng trên báo Nhân dân ngày 01/12/1957 cho thấy cái nhìn miệt thị, thiếu tôn trọng của mọi ngƣời, thậm chí là ngƣời Cộng sản đối với cô đầu. Tác giả xem cô đầu là nơi bắt nguồn cho sự suy đồi đạo đức, là nguyên nhân của sự trăng hoa, tệ nạn: “Thơ rằng: Quen thói trăng hoa xóm ả đầu, 41
  49. Đồi phong bại tục ấy từ đâu? Quan viên thích ý tay chầu nhặt, Ca nữ thƣơng thân tiếng hát sầu, Hoa rụng chẳng mong gì đất sạch, Hƣơng phai càng đƣợc lắm ruồi bâu, Ai ơi vốn cũ chi mà thế, Xin chớ lừa nhau, mơn trớn nhau!” (Hát ả đầu – Đào Viên) Có thể thấy thái độ thành kiến, sự khắt khe đối với cô đầu đến sau khi Cách mạng tháng Tám thành công vẫn vô cùng sâu sắc. Nhắc đến cô đầu, nhiều ngƣời tỏ ra e ngại bởi họ cho rằng cô đầu là những cô gái bán thân, ca trù là thú chơi hƣ hỏng, ảnh hƣởng xấu đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Giai đoạn từ 1975 đến nay, cô đầu trong đời sống dần đƣợc tôn vinh nhƣng không còn xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học nhƣ giai đoạn trƣớc mà chủ yếu trở thành đối tƣợng cho những công trình nghiên cứu về ca trù nói chung và đặc điểm nghề nghiệp của họ nói riêng. Năm 2009, ca trù đƣợc tổ chức Văn hóa khoa học giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền miệng của nhân loại. Sau đó, nhiều cuộc liên hoan ca trù và nhiều câu lạc bộ ca trù ra đời. Tuy nhiên, số lƣợng cô đầu không nhiều và phần lớn là những nghệ nhân lớn tuổi nay truyền nghề lại cho các bạn trẻ có đam mê và ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc. Vì vậy, nhân vật cô đầu ít xuất hiện trong các sáng tác văn chƣơng đƣơng đại. Tóm lại, nhân vật cô đầu xuất hiện trong văn học hiện đại với một diện mạo riêng và mang đậm dấu ấn cá nhân của từng tác giả. Những năm 1900 – 1930, cô đầu xuất hiện nhiều nhất là trong sáng tác của Tản Đà và các bài bút ký đăng trên 42
  50. tạp chí. Sang đến giai đoạn 1930 – 1945, cô đầu xuất hiện trong văn chƣơng lãng mạn của các nhà văn, nhà thơ trong sự thƣơng cảm, tội nghiệp. Những năm 1945 – 1975, thành kiến đối với cô đầu vẫn còn nặng nề và nó phổ vào trong những sáng tác. Từ năm 1975 đến nay, cô đầu ít xuất hiện trong văn chƣơng nhƣng địa vị của nhân vật này trong thực tế đã đƣợc tôn vinh, công nhận. Mặc dù so với văn học trung đại, số lƣợng tác phẩm viết về cô đầu không nhiều nhƣng nó cũng không kém phần đặc sắc và giá trị. Nhìn một cách tổng quát, đi cùng với sự biến thiên của lịch sử thì nhân vật cô đầu trong văn học ở mỗi giai đoạn đƣợc các tác giả thể hiện những nội dung phản ánh khác nhau. Đặc biệt, sự có mặt của cô đầu từ trong văn học trung đại đến văn học hiện đại đã chứng minh cho vai trò quan trọng và sức hấp dẫn của nhân vật này đối với các nhà văn, nhà thơ ở mọi giai đoạn văn học. Đây là một điều hiếm thấy đối với bất cứ một loại nhân vật nào. 1.4. Đặc điểm của các sáng tác viết về nhân vật cô đầu từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 1.4.1. Sự phong phú về tác giả, tác phẩm Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 xuất hiện hàng loạt các tác giả viết về nhân vật cô đầu. Lực lƣợng sáng tác chủ yếu là nam giới, những ngƣời thƣờng xuyên lui tới các cuộc hát ca trù và nảy sinh nhiều tình cảm đặc biệt với cô đầu. Họ sáng tác ra nhiều tác phẩm lấy cô đầu làm trung tâm nhằm thể hiện những xúc cảm với ngƣời phụ nữ làm họ nhớ nhung, thƣơng xót. Một điều đặc biệt nữa là những bài hát của cô đầu đa số là do các nam nghệ sỹ sáng tác. Qua khảo sát công trình Việt Nam ca trù biên khảo của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, chúng tôi nhận thấy có đến 19 tác giả thuộc giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đƣợc cô đầu sử dụng các tác phẩm trong hát ca trù (bao gồm: Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê, Dƣơng Lâm, Phan Văn Ái, Nguyễn Thƣợng 43
  51. Hiền, Đào Nguyên Phổ, Chu Mạnh Trinh, Trần Lê Kỷ, Trần Tế Xƣơng, Phan Mạnh Danh, Trần Tán Bình, Dƣơng Tự Nhu, Nguyễn Khắc Hiếu, Hoàng Cảnh Tuân, Ƣng Bình, Bùi Mai Điểm, Nguyễn Văn Bình, Vũ Duyệt Lễ, Nguyễn Đức Đàm). Trong đó, những bài thơ đề cập đến cô đầu chiếm số lƣợng không hề nhỏ. Cụ thể, qua bảng tổng hợp sau: Bảng 1: Những tác phẩm thuộc giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 viết về nhân vật cô đầu trong “Việt Nam ca trù biên khảo” STT Tên tác giả Số lƣợng tác phẩm Tên tác phẩm viết về viết về cô đầu cô đầu 1 Nguyễn Khuyến 2 Cô Sen mơ bóng đè Duyên nợ 2 Dƣơng Khuê 9 Gặp đào Hồng đào Tuyết Gặp cô đầu cũ Tặng cô đầu Hai Tặng cô đầu Phẩm Tặng cô đầu Cúc Vợ ghen với cô đầu Oanh Tặng cô đầu Cần Thăm cô đầu ốm Ở nhà hát ngẫu hứng 3 Trần Tế Xƣơng 2 Hát cô đầu Cảnh tết nhà cô đầu 4 Trần Tán Bình 1 Tặng cô đầu Trang 5 Dƣơng Tự Nhu 5 Gặp cô đầu Khanh Bỡn cô đầu Năm lấy anh 44
  52. hàng vải đƣợc một ngày rồi lại bỏ Tặng cô đầu Văn Tặng cô đầu Phú Tặng cô đầu Kim 6 Nguyễn Khắc 4 Cánh bèo Hiếu Đời đáng chán Chƣa say Say 7 Nguyễn Văn Bình 4 Tặng cô đầu Yến Tặng cô đầu Dần 14 tuổi ra hát Phỗng đá nhà cô đầu Tặng cô đầu cạo răng trắng 8 Vũ Duyệt Lễ 1 Tặng cô đầu danh ca lúc về già 9 Nguyễn Đức Đàm 4 Gặp cô đầu Điểm (4 bài): Sơn nguyệt điệu, Hà lộ chƣơng, Náo Quan Âm khúc, Tục tỳ bà hành Qua khảo sát, chúng tôi đã rút ra đƣợc trong tổng số 76 tác phẩm hát nói thuộc giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đƣợc sử dụng trong ca trù thì có đến 32 bài viết về nhân vật cô đầu, chiếm tỷ lệ 42%. Trong hoàn cảnh số lƣợng tác giả sáng tác đông đảo, chúng tôi sẽ giới hạn tìm hiểu nhân vật cô đầu 45
  53. thông qua 5 tác giả chính: Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê, Trần Tế Xƣơng, Dƣơng Tự Nhu và Nguyễn Khắc Hiếu. Tiêu chí để chúng tôi lựa chọn khảo sát sáng tác của 5 tác giả trên là vì họ là những tác giả tiêu biểu cho giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX và văn học 30 năm đầu thế kỷ XX. Mỗi tác giả đều có một phong cách sáng tác và tài năng nghệ thuật riêng. Bên cạnh đó, 5 tác giả đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc về nhân vật cô đầu không chỉ ở thể hát nói mà còn có thơ, văn xuôi. Thông qua các tác phẩm, chân dung nhân vật cô đầu hiện lên khá rõ nét, phong phú, đa dạng. Đồng thời, chúng ta còn thấy rõ đƣợc những cái nhìn đặc trƣng của thời đại qua các tác phẩm của 5 nhà thơ với cô đầu: sự mỉa mai, chế giễu và cảm thông, trân trọng. Bảng 2: Những tác phẩm của 5 tác giả tiêu biểu trong giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 về nhân vật cô đầu STT Tên tác giả Số lƣợng Tên tác phẩm viết Tên tài liệu tác phẩm về cô đầu khảo sát viết về cô đầu 1 Nguyễn Khuyến 2 Cô Sen mơ bóng đè Nguyễn Duyên Nợ Khuyến tác phẩm (Nguyễn Văn Huyền sƣu tầm) 2 Dƣơng Khuê 9 Gặp đào Hồng đào Việt Nam ca Tuyết trù biên khảo Gặp cô đầu cũ (Đỗ Bằng 46
  54. Tặng cô đầu Hai Đoàn và Đỗ Tặng cô đầu Phẩm Trọng Huề) Tặng cô đầu Cúc Vợ ghen với cô đầu Oanh Tặng cô đầu Cần Thăm cô đầu ốm Ở nhà hát ngẫu hứng 3 Trần Tế Xƣơng 8 Cảnh tết nhà cô đầu - Tú Xƣơng Đi hát mất ô toàn tập Gửi cho cố nhân (Trung tâm Tặng ngƣời quen nghiên cứu Tết tặng cô đầu quốc học) Vịnh đùa cô đầu - Tinh tuyển Thú cô đầu văn học Việt Hát cô đầu Nam tập 6 (PGS Hoàng Hữu Yên chủ biên) 4 Dƣơng Tự Nhu 5 Gặp cô đầu Khanh Việt Nam ca Bỡn cô đầu Năm lấy trù biên khảo anh hàng vải đƣợc (Đỗ Bằng một ngày rồi lại bỏ Đoàn – Đỗ Tặng cô đầu Văn Trọng Huề) 47
  55. Tặng cô đầu Phú Tặng cô đầu Kim 5 Nguyễn Khắc 8 Cánh bèo - Việt Nam ca Hiếu Đời đáng chán trù biên khảo Chƣa say (Đỗ Bằng Say Đoàn – Đỗ Trần ai tri kỷ Trọng Huề) Truyện Thề non - Tuyển tập nƣớc Tản Đà Thơ Thề non nƣớc (Nguyễn Khắc Kiếp phong trần Xƣơng sƣu tầm) Qua bảng khảo sát tác phẩm của 5 tác giả tiêu biểu viết về nhân vật cô đầu, chúng ta phần nào thấy rõ cô đầu đã đƣợc xem là một nhân vật chính thức với hệ thống những bài thơ thất ngôn, hát nói hay những bài văn xuôi. Tìm hiểu sáng tác của 5 tác giả sẽ cho chúng ta một cái nhìn tƣơng đối toàn diện, bao quát về nhân vật này trong văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930. Nhìn chung, nhân vật cô đầu trong văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đƣợc thể hiện hết sức phong phú ở nhiều tác phẩm và tác giả khác nhau. Với lực lƣợng sáng tác tài hoa, có phong cách nghệ thuật riêng đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm đặc sắc. Số lƣợng và chất lƣợng của các sáng tác rất cao, khắc họa rõ nét nhân vật cô đầu trên mọi phƣơng diện và bộc lộ cái nhìn riêng của từng tác giả. Những tác phẩm với sự khác biệt về nội dung, phong phú về hình thức đã góp phần làm cho nhân vật cô đầu bƣớc vào văn học một cách cụ thể và chân thật nhất. 1.4.2. Sự đa dạng trong cách thể hiện 48
  56. Bên cạnh sự phong phú về tác giả, tác phẩm thì điều làm nên sức hấp dẫn của các tác phẩm viết về nhân nhân vật cô đầu ở từng tác giả chính là những cách thể hiện khác nhau. Có ba cách thể hiện chủ yếu trong việc khắc họa nhân vật cô đầu: tác giả miêu trả trực tiếp nhân vật, tác giả mƣợn nhân vật để bộc lộ tâm trạng của mình và tác giả thể hiện cảm xúc qua những vần thơ gửi tặng cô đầu. Thứ nhất, tác giả miêu tả trực tiếp nhân vật cô đầu với tình cảm, thái độ riêng của mình. Bằng những thể loại khác nhau, tác giả đã miêu tả nhân vật cô đầu trên các phƣơng diện: ngoại hình, tài năng, tính cách, số phận Qua sự miêu tả, nhân vật cô đầu hiện lên rõ nét và từ đó cũng thấy đƣợc thái độ, tình cảm riêng của thi nhân. Điểm đáng lƣu ý là nhân vật cô đầu xuất hiện trong nhiều sáng tác của giai đoạn là những con ngƣời cụ thể chứ không chung chung, mang tính phiếm chỉ. Đó là cô đầu Vân Anh trong Thề non nƣớc của Tản Đà; cô đầu Khanh, cô đầu Năm, cô đầu Văn, cô đầu Kim trong thơ Dƣơng Tự Nhu; cô đầu Hồng, Tuyết, cô đầu Hai, cô đầu Phẩm, cô đầu Cúc, cô đầu Oanh, cô đầu Cần trong thơ Dƣơng Khuê Mỗi con ngƣời là mỗi số phận khác biệt đƣợc các tác giả khắc họa với tình cảm, thái độ khác nhau. Đầu tiên, thông qua sự miêu tả, họ ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp của cô đầu. Trần Tế Xƣơng, Dƣơng Khuê, Dƣơng Tự Nhu, Nguyễn Khuyến, Tản Đà đã viết nên những dòng thơ công nhận nhan sắc và tài năng vƣợt trội của cô đầu. Thậm chí, trong nhiều bài thơ, cô đầu hiện lên là một tri kỷ, một giai nhân mà các tác giả vô cùng ngƣỡng mộ. Bên cạnh đó, đối với những cô đầu bị tha hóa khi không dùng lời ca mà lại dùng thân xác để kiếm tiền, các tác giả đã thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm với những biểu hiện sai lệch về nhân cách của các cô. Họ không ngần ngại gọi 49
  57. những ngƣời con gái ấy là hạng gái thanh lâu và nghệ thuật ca trù chỉ là thứ phục vụ cho thói ăn chơi, hƣởng lạc. Nguyễn Khuyến có bài Cô Sen mơ bóng đè, Trần Tế Xƣơng có Tết tặng cô đầu, Vịnh đùa cô đầu Chân dung của những cô đầu tha hóa hiện ra một cách trần trụi qua sự giễu cợt của nhà thơ. Thứ hai, tác giả mƣợn nhân vật cô đầu để bộc lộ tâm trạng của mình. Sống trong giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, nhiều tác giả đã mƣợn nhân vật cô đầu để bày tỏ thái độ, tâm trạng của mình đối với các vấn đề trong xã hội. Cô đầu không xuất hiện trực tiếp nhƣ một nhân vật chính, không đóng vai trò là một biểu tƣợng mà chỉ xuất hiện nhƣ một phƣơng tiện để thông qua đó, tác giả gửi gắm cái nhìn của mình. Tuy vậy, vai trò của nhân vật cô đầu trong tác phẩm không hề suy giảm mà nó góp phần lớn trong việc truyền tải tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả và chủ đề, nội dung của tác phẩm. Tác giả thƣờng mƣợn cô đầu để nhằm hƣớng đến thể hiện một bức tranh chân thực về cuộc sống thƣờng nhật của ngƣời dân lúc bấy giờ. Mƣợn cô đầu để tả lại cái không khí nhộn nhịp của những nhà hát cũng chính là thể hiện gƣơng mặt của các đô thị và đời sống phong lƣu của một tầng lớp ngƣời trong xã hội. Ta có thể thấy đƣợc điều này qua các bài: Hát cô đầu, Thú cô đầu của Trần Tế Xƣơng; Ở nhà hát ngẫu hứng (Dƣơng Khuê); truyện Thề non nƣớc (Tản Đà) Ngoài ra, các tác giả còn mƣợn cô đầu để bày tỏ thái độ ngáo ngán trƣớc sự xuống dốc về đạo đức, sự suy đồi nhân cách con ngƣời trong xã hội. Chẳng hạn nhƣ các bài: Đi hát mất ô, Vịnh đùa cô đầu của Trần Tế Xƣơng; Bỡn cô đầu Năm lấy anh hàng vải đƣợc một ngày rồi lại bỏ (Dƣơng Tự Nhu); Trần ai tri kỷ (Tản Đà) Các tác phẩm không đơn thuần chỉ nêu ra những thói xấu của cô đầu mà thông qua đó, tác giả thể hiện sự căm giận, bất lực trƣớc những tệ nạn xã hội, sự tụt dốc về nhân phẩm của con ngƣời. 50
  58. Cuối cùng, tác giả còn mƣợn cô đầu để nói lên hoàn cảnh sống của mình. Các bài nhƣ: Cảnh tết nhà cô đầu (Trần Tế Xƣơng), Cánh bèo (Tản Đà) có miêu tả cuộc sống của cô đầu nhƣng nếu đối chiếu ta sẽ phần nào thấy đƣợc sự tƣơng đồng giữa thi nhân và nhân vật. Họ có thể giống nhau ở sự nghèo khó, ở sự cô đơn hay là cùng chung tiếng nói khao khát có đƣợc ngƣơi bạn tri âm, tri kỷ trong cuộc sống. Thứ ba, tác giả thể hiện cảm xúc thông qua những vần thơ gửi, tặng cô đầu. Nguyễn Khuyến từng viết trong bài Khóc Dƣơng Khuê: “Viết cho ai ai biết mà đƣa”. Đó chính là sự băn khoăn, trăn trở mà mỗi tác giả sẽ tự tìm kiếm câu trả lời tùy thuộc vào lựa chọn của bản thân. Đối tƣợng “để mà đƣa” của họ lâu nay thƣờng là những tao nhân mặc khách, văn nhân tài tử. Nhƣng đến giai đoạn này, cô đầu đã trở thành nguồn cảm hứng để họ gửi, tặng những bài thơ. Đây là một điểm đặc sắc mà chúng ta không thể bỏ qua khi tìm hiểu về cách thể hiện loại nhân vật này. Những vần thơ gửi, tặng của các tác giả hƣớng đến những cô đầu có thật với cái tên cụ thể. Chẳng hạn: Tặng cô đầu Văn, Tặng cô đầu Kim của Dƣơng Tự Nhu; Tặng cô đầu Hai, Tặng cô đầu Phẩm, Tặng cô đầu Cúc, Tặng cô đầu Cần của Dƣơng Khuê Những bài thơ này mang đậm cảm xúc chủ quan của nhà thơ và hết sức chân thật bởi đó là những khách má hồng mà văn nhân đã gặp, đã nhớ nhung và in vào suy nghĩ, tâm thức của tác giả. Mặt khác, có khi những bài thơ gửi, tặng lại hƣớng đến những cô đầu nói chung mà tác giả từng gặp trong cuộc đời hoặc cô đầu là ngƣời quen cũ mà thi nhân không tiện nêu tên. Có thể kể đến một số bài nhƣ: Gửi cho cố nhân, Tặng ngƣời quen, Tết tặng cô đầu của Trần Tế Xƣơng Thông qua những bài thơ 51
  59. này, tác giả thƣờng thể hiện tình cảm nhớ mong, luyến tiếc với ngƣời cũ hoặc là làm thơ gửi tặng để chế giễu cô đầu (trƣờng hợp bài Tết tặng cô đầu). Có thể thấy, cách thể hiện nhân vật cô đầu trong các sáng tác từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 là khá đa dạng. Dù đƣợc miêu tả trực tiếp hay đƣợc tác giả mƣợn để bộc lộ tâm trạng, đặc biệt hơn là đƣợc hiện ra trong những vần thơ gửi, tặng thì nhân vật cô đầu vẫn là một đối tƣợng phục vụ cho dụng ý nhiều mặt của thi nhân. Sự xuất hiện của cô đầu ở nhiều khía cạnh, nhiều hoàn cảnh, nhiều thái độ đã tạo nên một bức tranh bao quát về nhân vật này một cách ấn tƣợng. 1.4.3. Nguyên nhân làm cho sáng tác thơ văn về cô đầu xuất hiện nhiều Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đã chiếm một vị trí nhất định và có thể nói chƣa bao giờ nó bƣớc vào thơ văn một cách đông đảo nhƣ vậy. Sỡ dĩ nhƣ thế là do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là do hoàn cảnh lịch sử giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đầy phức tạp và biến động. Đất nƣớc Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã diễn ra những đổi thay vô cùng mạnh mẽ. Thực dân Pháp đặt nền thống trị trên đất nƣớc ta. Đặc biệt là ở thành thị, lối sống tƣ sản hóa đang dần xâm chiếm, kéo theo đó là rất nhiều hệ lụy. Không vƣợt ra khỏi quy luật đó, nghệ thuật ca trù nói chung và cô đầu nói riêng cũng bắt đầu không còn giữ đƣợc bản chất truyền thống vốn có mà buộc phải chạy theo nhịp sống của thời đại, phân hóa thành cô đầu hát và cô đầu rƣợu. Những cảnh tƣợng chƣớng tai gai mắt, những sự biến chất của thời buổi hỗn loạn đã tác động sâu sắc đến cảm hứng và đối tƣợng sáng tác của ngƣời nghệ sỹ. Trong bối cảnh ấy, các nhà Nho vốn xƣa nay đƣợc xem là lực lƣợng sáng tác chủ yếu trở nên bế tắc khi chứng kiến sự suy vong của đất nƣớc, sự xuống 52
  60. dốc của đạo đức và sự mất giá của chính bản thân. Mỗi ngƣời sẽ có những cách ứng xử khác nhau trƣớc thời cuộc nhƣng phần lớn họ trở nên chán nản và bất mãn với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Từ đó họ tìm về với những đề tài đời thƣờng, gần gũi và sự hƣởng thụ, hành lạc nhƣng thực chất họ đã có sự gửi gắm những tâm tƣ, tình cảm qua đó. Hoàn cảnh lịch ấy cũng đã dẫn đến sự ra đời của một nền văn học mới: văn học thị dân. Nền văn học này song hành cùng nền văn học cũ tạo nên sự đa dạng, phong phú về hệ thống đề tài, thể loại Góp phần tạo điều kiện để tác giả lấn sâu tìm tòi, khám phá những con ngƣời thú vị mà trƣớc đây chƣa đƣợc xuất hiện nhiều, trong đó có nhân vật cô đầu. Nguyên nhân thứ hai là do quan niệm sáng tác thay đổi. Bấy lâu nay, các tác giả văn học trung đại Việt Nam đã quan niệm mục đích của văn chƣơng là giáo huấn, truyền tải những thông điệp về đạo lý, chí hƣớng theo kiểu “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí”. Tuy vậy, từ thế kỷ XV, nhiều tác giả đã bắt đầu sáng tác dựa trên hiện thực cuộc sống mà họ tiếp xúc, đến thế kỷ XVIII thì “thực sự phát triển mạnh mẽ với sự đồng hành của chủ nghĩa nhân đạo và yêu cầu phản ánh hiện thực từ cuộc sống” [28, 50] và tiếng nói của các tác giả bắt đầu mang màu sắc cá nhân rõ nét. Đến nửa cuối thế kỷ XIX thì quan niệm sáng tác của các tác giả đã bị cuốn hút bởi cuộc sống xã hội hiện tại, mô tả những con ngƣời xung quanh với thái độ, tình cảm khác nhau. Những nhân vật nhỏ bé, những tính cách phức tạp đƣợc đặt trong môi trƣờng, hoàn cảnh cụ thể nhƣ cô đầu chính là một đối tƣợng mà các tác giả hƣớng đến. Sự thay đổi của quan niệm sáng tác dẫn đến sự hình thành những phƣơng pháp sáng tác mới, những cách thể hiện riêng. Tuy vậy, cái cũ và cái mới vẫn tiếp tục song hành, các tác giả vẫn kế thừa mạch tƣ tƣởng, tình cảm của các bậc 53
  61. tiền nhân, khi nhắc đến thân phận ngƣời phụ nữ họ vẫn dành một sự xót xa, trân trọng và đồng cảm nhất định. Nguyên nhân thứ ba là nguyên nhân chủ quan xuất phát từ cuộc đời riêng, hoàn cảnh sống của từng tác giả. Khi tiến hành khảo sát và chọn lọc những tác giả tiêu biểu viết về nhân vật cô đầu trong văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, chúng tôi nhận thấy rằng cuộc đời riêng của từng ngƣời đều có ít nhiều sự liên hệ đến nhân vật cô đầu. Dƣơng Khuê, Trần Tế Xƣơng, Dƣơng Tự Nhu, Tản Đà đều đã từng đi nghe hát ca trù và sáng tác của họ trở thành những bài hát nói để cô đầu trình diễn. Thậm chí, nhiều tác giả còn lƣu lại cho hậu thế những giai thoại liên quan đến cô đầu. Chẳng hạn, Trần Tế Xƣơng với giai thoại Đi hát mất ô. Có ngƣời kể: “Ông Tú đi nghe hát, đêm ngủ lại nhà cô đầu, sáng dậy cái ô tây không cánh mà bay đâu mất, tức mình ông ứng khẩu bài này” [30, 62]. Nhƣng cũng có giai thoại viết: “Có một nhà nho quê ở Nam Trực (nay thuộc huyện Nam Ninh) lên phố hàng Thao, Nam Định, hát ả đào, bị cô đầu nẫng mất chiếc ô lục soạn loại đắt tiền. Ông này tiếc của nhƣng không biết làm thế nào. Chợt nghĩ ra, ông lần đến nhà Tú Xƣơng. Vốn là chỗ thân thiết, ông nhờ ông Tú rửa cho cái hận này. Ông Tú vui vẻ nhận lời” [16, 313]. Vì vậy, bài thơ Đi hát mất ô đã ra đời. Sau đó, còn lƣu truyền một bài thơ của bà chủ nhà hát làm để đáp lại ông vì sợ mất khách. Những giai thoại nhƣ vậy đã chứng tỏ rằng tác giả đã có sự gặp gỡ với cô đầu trong cuộc đời và viết nên những sáng tác. Không dừng lại ở sự tiếp xúc của tác giả với cô đầu mà hoàn cảnh sống, gia đình của họ đôi khi bị tác động mạnh mẽ bởi chính nhân vật này. Tản Đà là tác giả có cuộc đời riêng gắn bó với cô đầu chặt chẽ nhất bởi lẽ mẹ và em gái của ông là những ngƣời của xóm Bình Khang. Mặc dù trong thực tế ông vô cùng đau đớn, buồn rầu, thậm chí chối bỏ mẹ mình vì định kiến xã hội luôn khinh miệt 54
  62. nghề xƣớng ca nhƣng có thể thấy trong sáng tác, Tản Đà đã bênh vực nghề nghiệp của mẹ và em gái. Dƣới con mắt của ông, thân phận cô đầu luôn có gì đó đáng thƣơng và họ là những ngƣời thật sự tài hoa, xinh đẹp. Tiểu kết chƣơng I Cô đầu là những ngƣời nghệ nhân nữ trong nghệ thuật ca trù, có nhiệm vụ vừa hát vừa gõ phách. Theo suốt chiều dài lịch sử, cô đầu đã có những đổi thay nghề nghiệp. Từ là con ngƣời thuần túy của nghệ thuật, chỉ dùng lời ca tiếng hát để phục vụ các nghi lễ, cô đầu đã tiến đến gần hơn với công chúng khi ca trù trở thành hình thức giải trí. Đặc biệt từ nửa cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện cô đầu rƣợu làm nghề bán thân xác. Sự phân hóa phức tạp của cô đầu nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đã bƣớc vào sáng tác của nhiều tác giả trong giai đoạn này. Nhân vật cô đầu đã xuất hiện cả trong văn học trung đại và văn học hiện đại. Nhƣng có lẽ giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 là nở rộ và sôi động nhất. Với những đặc điểm nhƣ sự phong phú về tác giả tác phẩm, sự đa dạng trong cách thể hiện, nhân vật cô đầu đã chiếm một vị trí không hề nhỏ trong văn học. 55
  63. CHƢƠNG II: NHÂN VẬT CÔ ĐẦU TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1930 NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG Văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đã cho thấy những thay đổi vô cùng phức tạp của cô đầu với nghề hát ca trù. Họ xuất hiện trong tác phẩm của các tác giả Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê, Trần Tế Xƣơng, Dƣơng Tự Nhu, Tản Đà một cách cụ thể, sinh động và toàn vẹn ở nhiều mặt. Bức chân dung nhân vật cô đầu sẽ đƣợc chúng tôi tìm hiểu trên các phƣơng diện: sắc đẹp, tài năng, tâm hồn, số phận và sự tha hóa (đối với những cô đầu bị biến tƣớng). Từ đó sẽ thấy rõ cái nhìn, tình cảm, thái độ của các nhà văn, nhà thơ đối với nhân vật thú vị này. 2.1. Nhân vật cô đầu – con ngƣời hội tụ: sắc, tài, tâm 2.1.1. Sắc đẹp Sắc đẹp đối với ngƣời phụ nữ rất quan trọng, nó chính là yếu tố thu hút sự chú ý của mọi ngƣời, là vũ khí để chinh phục, hạ gục đàn ông. Đặc biệt đối với cô đầu thì dung nhan xinh đẹp là điều bắt buộc. Quan viên đến thƣởng thức ca trù không đơn thuần chỉ để nghe hát mà họ còn nhìn ngắm, tiếp xúc, trò chuyện với cô đầu. Vì vậy, một cô đầu nổi danh không chỉ có tài đàn ca, thi phú mà cần có sự duyên dáng, đẹp đẽ ngay từ ngoại hình. Từ cô đầu ở thành thị đến nông thôn đều chú trọng chăm chút cho vẻ ngoài của mình. Nguyễn Đôn Phục từng nói về sự quan tâm ngoại hình của các cô đầu ở thôn quê “tóc không phải là không biết bỏ đuôi gà, răng không phải là không nhánh hạt dền, má không phải là không có đồng tiền núng nính ” [14, 97]. Nhƣ đã phân tích, cô đầu xuất hiện trong nhiều sáng tác là những cái tên cụ thể, có thật ngoài đời sống. Vì vậy, nhan sắc của các cô khi đƣợc họa lại bằng con chữ rất chân thật và sống động. 56
  64. Cô đầu đƣợc các tác giả nhắc đến thƣờng mang vẻ đẹp dịu dàng, xinh tƣơi, mong manh. Họ thƣờng đƣợc ví với hoa - một sự vật luôn khoe sắc, tỏa ngát hƣơng thơm giữa đất trời. Những cô đầu vì xinh đẹp nhƣ hoa nên hiển nhiên họ luôn cần sự nâng niu, chiều chuộng và nhìn ngắm của ngƣời đời: “Kìa ghen hoa còn để truyện ngày xƣa” (Vợ ghen với cô đầu Oanh – Dƣơng Khuê) “Đã tìm hoa xin chớ ngại đƣờng dài” (Tặng cô đầu Văn – Dƣơng Tự Nhu) “Đã yêu hoa nên phải nghĩ đƣờng yêu” (Tặng cô đầu Phú – Dƣơng Tự Nhu) “Đêm xuân hoa những ngậm cƣời Dƣới đèn tƣơi tỉnh mặt ngƣời nhƣ hoa” (Chƣa say – Tản Đà) “Đêm xuân một trận nô cƣời Dƣới đèn chẳng biết rằng ngƣời hay hoa” (Say – Tản Đà) Nhan sắc nhƣ hoa của cô đầu đã làm say đắm trái tim của không biết bao nhiêu thi nhân. Nhiều khi tác giả trong suốt cả bài thơ không hề nhắc đích danh cô đầu mà chỉ dùng từ “hoa” để thay thế. Đối với họ, bề ngoài của cô đầu làm cho họ thoải mái và ngƣỡng mộ. Đến nghe hát ca trù giữa đêm, đƣợc đối đáp với những ngƣời con gái xinh tƣơi nhƣ hoa thì ai mà không khao khát, thích thú. Không dừng lại ở việc ví cô đầu với những loài hoa chung chung, Tản Đà đã ít nhất hai lần đem cô đầu Vân Anh trong Thề Non Nƣớc gắn với những loài hoa cụ thể. Đó là hoa mai “không cho cành mai kia đƣợc riêng nở ở trên núi” và hoa đào “một đóa hoa đào trong gió đông”. Vân Anh khi còn là cô đầu vô danh, 57
  65. nghèo khó thì nhƣ hoa mai, khi đã nức tiếng vang danh lại đƣợc coi là hoa đào. Đó là những loài hoa đẹp, thanh khiết, trong sạch, rực rỡ, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn tỏa sắc và ngạt ngào hƣơng thơm. Không chỉ gắn với hoa, nhan sắc mong manh, đằm thắm của cô đầu còn đƣợc miêu tả qua hình ảnh cành liễu: “Tin xuân thỏ thẻ đi về Mảng vui oanh nói mà e liễu hờn” (Vợ ghen với cô đầu Oanh – Dƣơng Khuê) “Trông nấp bóng ra chừng liễu yếu Bệnh đông phong sao khéo nực cƣời” (Thăm cô đầu ốm – Dƣơng Khuê) “Trót đem lời hẹn với vua đông Kìa liễu lục đào hồng tri kỉ đó” (Tặng cô đầu Phú – Dƣơng Tự Nhu) Dùng hình ảnh cây liễu để liên tƣởng đến ngƣời phụ nữ, các tác giả muốn làm nổi bật cái dáng vẻ nữ tính, yểu điệu của cô đầu. Đồng thời, đóa hoa, cành liễu đôi khi còn ẩn ý cho sự thay đổi nhan sắc theo thời gian của ngƣời phụ nữ. Họ có lúc sẽ xanh tốt, tƣơi đẹp đầy sức sống, nhƣng cũng sẽ đến lúc úa tàn, đánh mất tuổi xuân. Đến đây có thể nhận thấy, trong con mắt của các nhà thơ, dung mạo của cô đầu tuy xinh đẹp nhƣng rất mong manh. Với họ, nhan sắc là món quà mà tạo hóa ban tặng để khi nhìn vào ai cũng muốn yêu thƣơng, che chở. Một điểm nổi bật khác là sắc đẹp của cô đầu đƣợc các tác giả khắc họa thƣờng gắn liền với tuổi trẻ, với vẻ đẹp tràn đầy sức sống. Các nhà thơ miêu tả cô đầu bằng cái nhìn của một ngƣời yêu cái đẹp. Họ nhìn vào sự thanh tân, trẻ trung của ngƣời con gái để rồi đắm say, trầm trồ: “Mƣời lăm năm thấm thoát có xa gì, 58
  66. Ngoảnh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu” (Gặp đào Hồng đào Tuyết – Dƣơng Khuê) “Kỳ tơ liễu” ở đây là nhằm chỉ cây tơ liễu đƣơng tơ, tức là ngƣời con gái đã lớn. Đây là lúc đẹp nhất, thu hút nhất của cô đầu. Nhìn thấy sự trƣởng thành của cô, Dƣơng Khuê không khỏi bất ngờ và có ý luyến tiếc vì cô trẻ quá, căng tràn sức sống trong khi ông đã già “Quân kim hứa giá ngã thành ông” (Nay nàng sắp lấy chồng ta đã thành ông già). Cô đầu Vân Anh trong Thề non nƣớc cũng đƣợc Tản Đà miêu tả ở độ tuổi xuân thì. Tác giả không nói rõ nàng bao nhiêu tuổi nhƣng chỉ cần cảm nhận qua việc các quan viên gọi nàng là “con bé”, qua cách cƣ xử, đối đãi hết sức thoải mái, trân trọng của vị khách và đặc biệt là danh tiếng lừng lẫy của nàng khi lên Hàng Giấy. Nhờ nhan sắc, sự thanh tân mà nàng “thanh giá càng lộng lẫy, nhƣ một vừng giăng sáng ở dƣới đáy hồ thu. Con ngƣời ta đến lúc phong quang, thời vẻ ngƣời cũng phong quang, cái đẹp không biết từ đâu sinh ra, cái sang không biết từ đâu đƣa đến, cái con ma ghen của tạo hóa đến lúc ấy cũng đã bớt khe khắt với ngƣời hồng nhan”. Sự tƣơi trẻ chính là một trong các yếu tố khiến Vân Anh “có thanh giá ở trong xóm Bình Khang”. Vì vậy, nàng luôn cố gắng giữ gìn vẻ đẹp ấy “rửa mặt đánh phấn” sao cho lúc nào mình cũng tràn đầy sức sống, lấy đƣợc cảm tình, sự say mê từ các vị khách. Với mỗi con ngƣời, tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất, là món quà quý giá mà tạo hóa ban tặng. Riêng đối với cô đầu, vẻ đẹp thanh tân, trẻ trung lại mang nhiều ý nghĩa hơn hết. Trong một số bài thơ, tuổi trẻ của cô đầu đƣợc các tác giả nhắc đến với nhiều dụng ý khác nhau: “Mối tơ duyên vừa độ thanh xuân” (Tặng cô đầu Văn – Dƣơng Tự Nhu) “Đầu xanh kia trôi nổi đã bao miền” 59
  67. (Cánh bèo – Tản Đà) “Rƣớc phải cô đầu mới tẻo teo” (Vịnh đùa cô đầu – Trần Tế Xƣơng) Tản Đà và Dƣơng Tự Nhu dùng hai từ “đầu xanh” và “thanh xuân” để chỉ sự tƣơi trẻ, những năm tháng tràn đầy sức sống, khát khao yêu đƣơng, hạnh phúc nhƣng cũng đầy “trôi nổi”, truân chuyên của cô đầu. Còn với Trần Tế Xƣơng, ông dùng từ thuần Việt “tẻo teo” để nói lên sự trẻ trung, nhỏ nhắn, xinh xắn, làm ông mê say, đắm đuối. Nhƣng chính dáng vẻ đáng yêu ấy lại là nguyên nhân gây nên bao sự “ì èo”, rắc rối cho thi nhân. Tuổi xuân với cô đầu là vô cùng quan trọng, khi nó dần phai nhạt thì cô đầu phải bằng mọi cách để điểm trang cho thêm phần rạng rỡ: “Trải nắng mƣa gầy biết mấy phần xuân Mà son phấn cũng phong trần thế nhỉ.” (Tặng cô đầu Phẩm – Dƣơng Khuê) Có thể nói, tuổi trẻ đóng một vai trò lớn trong sự nghiệp của cô đầu. Đa số khách phong lƣu tìm đến nghe hát đều mong đƣợc chiêm ngƣỡng một mỹ nhân trẻ trung, xinh đẹp. Chính cái đặc điểm khắt khe này gây nên không biết bao nhiêu đau khổ cho cô đầu khi tuổi xuân qua đi, nhan sắc phai lạt. Trong con mắt của Dƣơng Khuê, cô đầu Phẩm vẫn “phong trần” sau bao năm, tức là vẫn đẹp, vẫn thu hút mặc dù đã “gầy biết mấy phần xuân”. Nhƣng trong thực tế, hiếm có mấy ai đƣợc nhƣ Dƣơng Khuê, họ chỉ vây quanh khi cô đầu còn xuân sắc và xa lánh khi ngoại hình các nàng bị thời gian tàn phá. Đó là một thực tế mà tác giả Thái Thuận ở thế kỷ XV đã có lần nhắc đến: “Vũ thái vân tình tổn thiếu niên, Hồng trang thuý mạc bất thành nghiên. Lạc hoa đình viện thung khai cảnh, 60