Khóa luận Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Khảo sát qua tập Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác)

pdf 57 trang thiennha21 16/04/2022 4530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Khảo sát qua tập Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nhan_vat_tre_em_trong_truyen_ngan_cua_nguyen_ngoc.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Khảo sát qua tập Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác)

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ THANH HẰNG NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ (Khảo sát qua tập Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2018
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ THANH HẰNG NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ (Khảo sát qua tập Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN PHƢƠNG HÀ HÀ NỘI, 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo, ThS. Nguyễn Phương Hà đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ văn học Việt Nam, khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hằng
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, khóa luận với đề tài Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được hoàn thành dưới sự cố gắng của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của ThS. Nguyễn Phương Hà cũng như các thầy, cô trong Tổ văn học Việt Nam. Khóa luận của tôi không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào đã từng công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hằng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5 6. Phương pháp nghiên cứu 5 7. Bố cục của khóa luận 6 NỘI DUNG 7 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7 1.1. Khái niệm về nhân vật và nhân vật trẻ em 7 1.1.1. Khái niệm về nhân vật 7 1.1.2. Khái niệm về nhân vật trẻ em 8 1.1.3. Khái quát về nhân vật trẻ em trong văn học Việt Nam 8 1.2. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư 12 1.2.1. Cuộc đời 12 1.2.2. Hành trình sáng tác 13 1.3. Vị trí của nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư 15 Chƣơng 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ 17 2.1. Nhân vật trẻ em – nạn nhân của những hoàn cảnh trớ trêu 17 2.1.1. Những đứa trẻ mồ côi chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh 17 2.1.2. Những đứa trẻ với tuổi thơ nhọc nhằn, bươn chải kiếm sống 21 2.1.3. Những đứa trẻ là nạn nhân, phải gánh chịu những sai lầm của người lớn 23 2.2. Nhân vật trẻ em mang vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng 27 2.2.1. Trẻ em luôn khao khát được yêu thương 27
  6. 2.2.2. Khát vọng vươn lên số phận 29 Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN VỀ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ 33 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 33 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 33 3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật 35 3.2. Ngôn ngữ 38 3.2.1. Ngôn ngữ mộc mạc tự nhiên, đậm chất Nam Bộ 38 3.2.2. Sử dụng các biện pháp tu từ, gần gũi với sự liên tưởng của trẻ em. 40 3.3. Giọng điệu. 42 3.3.1. Giọng điệu trong sáng, hồn nhiên 42 3.3.2. Giọng điệu xót xa, thương cảm 44 KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học từ 1975 đến nay, đang có những bước phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của thế hệ các nhà văn trẻ tài năng, giàu nhiệt huyết. Họ không chỉ chứng kiến sự tàn phá, khốc liệt của chiến tranh mà còn là những con người tự ý thức được sứ mệnh, trách nhiệm của mình để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Chúng ta không thể không nhắc đến những cây bút tài năng của với nền văn học Việt Nam như: Y Ban, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư. 1.2. Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ, khỏe và đầy nhiệt huyết sáng tạo của văn học Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Chị đã chinh phục được hàng triệu trái tim độc giả bằng ngòi bút sắc sảocủa mình. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư rất bình dị, nguyên sơ nhưng lại mang đến sức hút mạnh mẽ với độc giả và có sức lan tỏa lớn. Chúng ta có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu như: Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, Khói trời lộng lẫy, để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. 1.3. Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, bên cạnh đề tài về người phụ nữ, thế giới trẻ em cũng là nguồn cảm hứng trong sáng tác của chị. Với tài năng nghệ thuật và nhãn quan của nhà văn, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng nên thế giới trẻ em trong sáng, hồn nhiên nhưng cũng chịu nhiều mất mát, thiệt thòi và bất hạnh. Viết về trẻ em, Nguyễn Ngọc Tư đã gửi gắm tấm lòng, tình cảm và cái nhìn ấm áp, bao dung. Vì những lí do trên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (khảo sát qua tập Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác) làm đối tượng nghiên cứu. Với mong muốn đóng góp thêm cái nhìn mới về nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của 1
  8. Nguyễn Ngọc Tư, qua đó thấy được vị trí và tài năng của Nguyễn Ngọc Tư trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện muộn nhưng chị nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trong văn đàn Việt Nam. Ngay từ những trang viết đầu tay, chị đã tạo dấu ấn với một phong cách văn chương mới lạ mang đậm chất Nam Bộ. Giới nghiên cứu, nhà phê bình văn học đã dành nhiều lời, đánh giá cao về phong cách văn chương và các sáng tác của chị. Nhà văn Nguyễn Công Thuấn trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư và hành trình đã đi khẳng định: “Khi tôi viết những dòng này thì Nguyễn Ngọc Tư đã được bao bọc bởi quá nhiều hào quang cả sự thành công và những lời khen ngợi Hãy cứ để cho những vòng hào quang tỏa sáng tên với Nguyễn Ngọc Tư và để những lời ngợi ca dành cho chị còn vang vọng mãi bởi đó là tấm lòng của người đọc đối với nhà văn họ yêu mến. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nhân hậu. Chị xứng đáng được nhận những vòng hoa và những vương viện của lòng yêu thương” [14]. Năm 2006, tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận được nhận giải nhất của Hội nhà văn Việt Nam. Tác phẩm đã tạo nên thành công lớn trong sự nghiệp sáng tác của chị. Khảo sát tập Cánh đồng bất tận người đọc nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư trưởng thành và chuyên nghiệp hơn trong cách viết và việc sử dụng ngôn ngữ. Tác phẩm đã nhận được nhiều sự ca ngợi của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. TS. Nguyễn Đăng Điệp trong bài tham luận tại Hội nghị lí luận, phê bình văn học đã khẳng định: “Cánh đồng bất tận không chỉ là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Ngọc Tư mà thực sự là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam đương đại” [6]. Đồng quan điểm, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên nhấn mạnh: “Cánh đồng bất tận là một truyện hay. Nó chứng tỏ bút lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc đào sâu vào thể hiện 2
  9. cuộc sống và khơi sâu vào thân phận con người. Viết được một truyện như thế chứng tỏ Tư có tài năng và lòng thương người. Đúng vậy thương người bằng cái nỗi đau của con người, bằng cái nhìn thẳng vào những vùng sáng tối, chồng chéo trên những khuôn mặt người và trong những cõi lòng người” [11]. Có thể thấy, Nguyễn Ngọc Tư đã đi sâu vào thân phận con người, khai thác tình người và bộc lộ nhiều giá trị nhân văn về cuộc sống, về con người qua tác phẩm. Năm 2008, tập Gió lẻ và 9 câu chuyện khác ra đời. Nguyễn Ngọc Tư phát huy và khẳng định tài năng trong cách sử dụng ngôn ngữ địa phương và đưa đối thoại vào trong văn. Tác phẩm đã khai thác triệt để các thế mạnh trong ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư. Những câu chuyện thường mang nhiều tầng nghĩa mà lắng sâu chất Nam Bộ giúp người đọc dễ đọc, dễ cảm nhận. Tập Gió lẻ và 9 câu chuyện khác cũng nhận được những lời nhận xét, đánh giá khá sắc nét. Nhà phê bình Minh Thi nhận định: “Gió lẻ và 9 câu chuyện khác là một cách viết khác, một cuộc tìm kiếm khác, để tạo nên phong cách đa dạng hơn và cũng nhiều triết lí hơn cho Nguyễn Ngọc Tư”. Có thể thấy, Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến một sự mới mẻ với một chất giọng riêng không giống với các tác phẩm trước. Tìm hiểu kĩ hơn về sáng tác Nguyễn Ngọc Tư, bài viết Truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Tư những khắc khoải nhân sinh, PGS.TS Nguyễn Thị Bình đã nhận định: “Với tôi, gương mặt trẻ em, tiếng nức nở trẻ em, sự thơm thảo hồn nhiên nhạy cảm tuyệt vời của trẻ em giữa một thế giới quay cuồng dục vọng, tất bật mưu sinh, chai lì cảm xúc Đấy mới là thước đo trách nhiệm là điểm quy chiếu các giá trị nhân văn – thẩm mỹ quan trọng nhất của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư Trong rất nhiều tác phẩm của chị dường như luôn có một đôi mắt trẻ con mở to nhìn vào cách hành xử của người lớn, ngạc nhiên, chờ đợi, thắc mắc Chúng bắt người lớn phải trả lời 3
  10. về những mỗi buồn của chúng: sự thất học, mặc cảm con hoang, mang mặc cảm bị bỏ rơi, bị sỉ nhục ”. Nhận định về tập Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, tác giả Phạm Xuân Nguyên đã có những nhận xét xác đáng: “Văn của Nguyễn Ngọc Tư, có thể nói, là cách nhìn vào thế giới lớn ngổn ngang, phức tạp, đầy bất hạnh và bi kịch, từ những đứa trẻ ngây thơ – già nua. Hoàn cảnh chung tạo nên cảnh ngộ bất hạnh của chúng là sự tan vỡ của các gia đình, sự phản bội nhau của các cặp vợ chồng” [6]. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Có thể kể đến luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Thu Hiên (2013) với đề tài Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đi sâu vào tìm hiểu các kiểu nhân vật trong truyện ngắn là những người nông dân nghèo vùng sông nước Nam Bộ, những con người lao động có phẩm chất tốt đẹp, giàu khao khát yêu thương, nhân vật mang tính bản năng, số phận nhân vật mang sắc thái bi kịch. Đồng thời, luận văn cũng triển khai một số phương diện nghệ thuật như: nghệ thuật miêu tả tâm lí để làm nổi bật lên thế giới nội tâm của nhân vật, miêu tả ngoại hình nhân vật để thấy được tính cách và số phận của nhân vật ở trong mọi hoàn cảnh. Tác giả Phạm Thị Nga (2013) với khóa luận Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã chỉ ra số phận bi kịch của các nhân vật: những con người chung thủy nhưng bị bội tình; con người ở hiền bị ức hiếp, người là nạn nhân của đói nghèo; con người cô đơn, lạc lõng; những thân phận đau thương do chiến tranh. Có thể thấy, hầu hết các công trình nghiên cứu về hai tập truyện của Nguyễn Ngọc Tư là những bài viết lẻ tẻ, mang tính chất gợi mở, cũng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống. Tiếp nối những người đi trước chúng tôi lựa chọn đề tài Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 4
  11. 3. Mục đích nghiên cứu Từ tên gọi của đề tài, chúng tôi hướng tới những mục đích sau: - Thứ nhất: Tìm hiểu về nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, nhằm lí giải những số phận của những đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh nhưng tận sâu trong những tâm hồn bé nhỏ, thơ dại ấy lại luôn chất chứa những khát khao về tình yêu thương, mái ấm gia đình, hạnh phúc. - Thứ hai: Khẳng định tài năng Nguyễn Ngọc Tư mảng đề tài viết về thiếu nhi nói riêng và những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư đối với văn học Việt Nam đương đại nói chung ở nhiều thể loại, trong đó tiêu biểu là truyện ngắn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận hướng tới nghiên cứu nhiệm vụ sau: - Nhận diện các kiểu nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (trẻ em nạn nhân của hoàn cảnh trớ trêu, đứa trẻ với tuổi thơ nhọc nhằn kiếm sống; trẻ em mang vẻ hồn nhiên trong sáng luôn tha thiết được yêu thương và khát vọng vươn lên cuộc sống). - Chỉ ra một số phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu). 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung tìm hiểu thế giới nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. - Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một khóa luận, chúng tôi khảo sát hai tập truyện ngắn là: tập Cánh đồng bất tận (Nxb Trẻ, năm 2005) và tập Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (Nxb Trẻ, năm 2008). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận tập trung các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê 5
  12. - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp phân tích, bình giảng tác phẩm 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được triển khai thành 3 chương sau: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Các kiểu nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Chương 3: Một số phương diện về nghệ thuật thể hiện nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. 6
  13. NỘI DUNG Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm về nhân vật và nhân vật trẻ em 1.1.1. Khái niệm về nhân vật Từ xưa đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm nhân vật văn học. Trong cuốn Từ điển văn học định nghĩa: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật, do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học” [13; 86]. Tác giả Lại Nguyên Ân cho rằng: “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong ngôn từ nghệ thuật. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người” [1; 241]. Giáo trình Lí luận văn học của GS. Phương Lựu đưa ra khái niệm về nhân vật văn học: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, được thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm Cám, Thạch Sanh Đó là những nhân vật mang nội dung và ý nghĩa con người Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng cụ thể trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một hiện tượng mang tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận ra” [9; 277]. Như vậy, trên đây là những nhận định tương đối toàn diện về nhân vật văn học. Bởi nhân vật là điều kiện cần thiết để tác giả khám phá, đánh giá và lí giải số phận, cuộc đời nhân vật, tạo sự hấp dẫn, thú vị đến với bạn đọc. 7
  14. 1.1.2. Khái niệm về nhân vật trẻ em Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em, khái niệm trẻ em được hiểu như sau: “Trẻ em có nghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Luật pháp Liên bang Hoa Kì quy định: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi”. Ở Việt Nam, pháp luật chưa có các quy định thống nhất về khái niệm trẻ em trong từng nghành luật cụ thể. Theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2005 cho rằng: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” còn Bộ luật dân sự (2005) lại ghi: “Trẻ em là những người dưới 15 tuổi”. Ở mỗi quốc gia tùy thuộc vài sự phát triển thể chất, tâm sinh lí của trẻ mà có quy định riêng độ tuổi gọi là trẻ em. Trong phạm vi của khóa luận này, chúng tôi tạm quy ước nhân vật trẻ em là những đứa trẻ dưới mười tám tuổi và được nhà văn khắc họa trong văn học. Tác giả thể hiện cái nhìn về trẻ em, với những nét tính cách, đặc điểm số phận trong đời sống văn hóa, xã hội, lịch sử một cách khái quát. Đồng thời, nó cũng phản ánh những quy luật của đời sống và của trẻ thơ trong cuộc sống. 1.1.3. Khái quát về nhân vật trẻ em trong văn học Việt Nam 1.1.3.1. Trước 1975 Trong cuộc sống cũng như trong văn học, nhân vật trẻ em là đối tượng thường được quan tâm nhiều hơn cả bởi trẻ em chính là những búp măng non của đất nước, mang vẻ đẹp thuần khiết, cần được bảo vệ và nâng niu. Nhân vật trẻ em từ lâu đã là một trong những đề tài thôi thúc tác giả để viết lên những mảnh đời, những số phận bất hạnh khiến người đọc không khỏi xót xa, thương cảm như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nguyên Hồng. Với nhà văn Nguyên Hồng, nhân vật trẻ em trong các tác phẩm của ông đều là những đứa trẻ con của các gia đình lao động nghèo khổ, phải làm đủ mọi nghề để tồn tại. Chúng không tự bảo vệ được mình trong xã hội đầy cạm 8
  15. bẫy, bất công và luôn bị lạm dụng sức lao động một cách tàn nhẫn, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Các em còn bị chính những người thân của mình ngược đãi, bị hành hạ, đánh đập. Cậu bé Hồng trong Những ngày thơ ấu mồ côi cha từ năm mười hai tuổi, mẹ đi bước nữa và thường phải đi làm ăn xa. Thiếu thốn về vật chất và thiếu sự chăm sóc của người thân khiến bé Hồng phải lăn lộn nơi đầu đường xó chợ. Cùng chung cảnh ngộ với bé Hồng là Thạo bé, Tý con trong tác phẩm Những mầm sống Mỗi một đứa trẻ là một số phận, một mảnh đời đau đớn, côi cút. Nhắc đến tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chúng ta nhớ đến nhân vật cái Tí, một em bé nhỏ tuổi nhưng sớm đảm đang, yêu thương bố mẹ, các em và có trách nhiệm biết hi sinh vì gia đình. Khi sinh ra, Tí phải chịu nhiều khổ cực. Do hoàn cảnh, cái Tí phải đi ở nhà Nghị Quế, bị coi thường thậm chí còn phải ăn cả phần cơm thừa của một con chó. Độ tuổi đấy, các em phải được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Vậy mà, chính xã hội phong kiến đẩy con người đến cùng cực ngay khi còn là một đứa trẻ. Người đọc không khỏi những băn khoăn, trăn trở trước số phận đáng thương của em. Khi đất nước bước vào cuộc chiến tranh kháng chiến chống Pháp, hình ảnh trẻ em mang nhiệm vụ lớn lao, cao cả. Đó là những em bé tham gia liên lạc, diệt ác trừ gian tà, sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng Cách mạng. Tác phẩm Chiến sĩ ca nô của Nguyễn Huy Tưởng, miêu tả những ngày đầu chống thực dân Pháp, lực lượng ta không cân sức với địch nhưng với lòng dũng cảm, mưu trí, Tý - một em bé gan dạ, dũng cảm đã cùng năm anh em du kích kéo về cả một đoàn thuyền cho ta. Sau này, Tý nhận được giải thưởng Huân chương chiến sĩ hạng Nhì. Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xuất hiện khá nhiều chuyện về cuộc sống của trẻ em ở các đội Măng non, Thiếu niên tiền phong Để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc là những em bé mang trong mình nỗi căm thù giặc, sẵn sàng tiếp nối vững bước cha anh đi trước để bước vào cuộc 9
  16. kháng chiến như những người anh hùng. Hàng loạt tác phẩm Những đứa con trong gia đình, Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, thế giới nhân vật trẻ em được khắc họa rõ nét. Các em vừa đi học, vừa đào hầm, đắp lũy, tham gia cách mạng khi giặc đến như một người chiến sĩ kiên cường .Đó là những hình ảnh đẹp, trong tư thế oai hùng, bất khuất của những chiến sĩ nhi đồng giàu lòng yêu nước, nhiệt tình cách mạng. Qua đó, ta mới thấy được rằng tội ác chiến tranh càng không thể hủy diệt được sức mạnh tinh thần của những gương mặt trẻ thơ, ngược lại càng bùng lên một khí chất ngang tàng, kiên cường, dũng cảm. 1.1.3.2. Sau 1975 Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vừa kết thúc thắng lợi, đất nước hòa bình thống nhất. Chúng ta vừa khắc phục tổn thương nặng nề của chiến tranh, vừa tiến hành công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Khi cuộc sống hòa bình, ý thức về giá trị cá nhân lại có một vị trí cần thiết trong nền văn hóa của cộng đồng. Vì vậy, điều mà mỗi con người quan tâm đến là nhu cầu cá nhân. Văn học viết về trẻ em ở giai đoạn này chịu sự chi phối của thời đại. Nhiều nhà văn lấy hình tượng trẻ em là nhân vật chính trong sáng tác. Có thể kể đến các tác giả: Ma Văn Kháng, Nguyễn Nhật Ánh, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Tìm hiểu đề tài thiếu nhi trong sáng tác của Ma Văn Kháng, ta thấy đời sống của những đứa trẻ được đưa vào cuộc sống trong gia đình. Trong truyện Côi cút giữa cảnh đời đó là bé Duy, Thảm được khắc họa rõ nét. Sinh ra một gia đình ấm êm, hạnh phúc nhưng bố của Duy bỏ nhà ra đi, sau đó mẹ của em cũng rời xa em. Lúc này, bên cạnh em chỉ còn lại người bà giàu lòng yêu thương, nhân hậu nuôi dạy em trưởng thành. Cuộc sống ấy không hề dễ dàng với một đứa nhỏ, từ bé đã phải mưu sinh. Nhờ lòng kiên trì, sức mạnh của ý chí, nghị lực cùng sự yêu thương, quan tâm của người bà đã giúp Duy vượt qua được tất cả những gian khổ và cuối cùng hạnh phúc cũng được đến 10
  17. bên em. Tài năng của Ma Văn Kháng, ở việc đặt nhân vật vào hoàn cảnh éo le, để rồi tự họ phải vươn mình, trải qua những trở ngại. Tác phẩm như một lời cảnh tỉnh những bậc cha mẹ, cần quan tâm tới con cái. Đừng để tuổi thơ của các em bị tổn thương, vẩn đục. Đến với Kính vạn hoa của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, thấy được tác phẩm kể về tình bạn, việc học hành, những câu chuyện về cuộc sống, và những trò nghịch ngợm của ba đứa trẻ Qúy Ròm, Tiểu Long và Hạnh cận. Tất cả tạo nên một thế giới trẻ thơ phong phú, đầy màu sắc và gần gũi. Bằng lối viết giản dị, tự nhiên, ngôn ngữ gần gũi dễ hiểu, hướng theo cách nhìn của trẻ thơ, hồn nhiên, tinh nghịch. Có thể coi Kính vạn hoa là tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Nhật Ánh, một bộ truyện gối đầu giường của các em học sinh lúc đó. Tác phẩm Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, nhân vật bé Hon - một cô bé đặc biệt mang trong mình chức trách là một thiên sứ đi xuống cõi trần gian. Cô luôn khao khát được yêu thương và luôn ban phát tình yêu. Bé Hon, đi đâu gặp ai cũng nở nụ cười trẻ thơ và lời mời ngọt ngào “thơm nào”. Đáng thương thay, thiên sứ lại bị từ chối ngay trong chính gia đình yêu thương của mình. Lúc đầu họ còn phấn khởi, dần dần cảm thấy khó chịu, cau có, rồi không ai đón nhận nụ cười và đôi môi của bé nữa. Cuối cùng bé Hon vĩnh viễn từ giã cuộc đời mình với đôi môi đỏ cháy. Một nhân vật - bé Hon hoàn toàn khác lạ với các nhân vật trẻ em trong văn học truyền thống. Đây cũng là một lời đánh thức con người khỏi sự vô cảm, thờ ơ với trẻ nhỏ. Nhân vật trẻ em còn được đề cập trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán (Lượm, Tư dát, Quỳnh sơn ca) ở độ tuổi rất nhỏ. Chỉ mười ba, mười bốn tuổi nhưng vẫn mang trong mình nhiệm vụ cao cả, nhiệt tình với cách mạng. Không chỉ phải chiến đấu với giặc xâm lược mà các em còn phải vượt qua những trông gai, thử thách trong cuộc sống luôn bủa vây xung quanh. Đến với Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán độc giả như được hòa mình 11
  18. vào chính nhân vật, thấu hiểu được cảm xúc của tác giả. Người đọc gấp những trang sách lại vẫn thấy hiện hữu xung quanh mình những bóng hình trẻ thơ ấy. Kế thừa từ những người đi trước văn học sau năm 1975, thế giới nhân vật trẻ em được tiếp cận từ đề tài đến hiện thực đời sống cũng phong phú, đa dạng hơn giai đoạn trước, giúp cho người đọc hình dung về thế giới trẻ em với nhiều màu sắc, góc độ mới. Tóm lại, trong dòng chảy văn học, thế giới nhân vật trẻ em góp phần quan trọng trong bức tranh toàn cảnh đó. Trước năm 1975, nhân vật trẻ em chưa thực sự được nhiều nhà văn chú ý đến và chủ yếu là những hình tượng nhỏ tuổi mà anh dũng, kiên cường với mục đích nêu gương cổ vũ công cuộc kháng chiến. Sau 1975, khi đất nước hòa bình, nhân vật trẻ em được các nhà văn khai thác ở nhiều góc độ, khía cạnh, đóng vai trò to lớn. Nhân vật chính của tác phẩm, được nhà văn bộc lộ quan điểm nghệ thuật, mặt khác trẻ em còn được khám phá trong mối quan hệ đa chiều với gia đình, bạn bè, nhà trường, thầy cô, xã hội Màu sắc những đứa trẻ ấy có sức lan tỏa mạnh mẽ đến tâm trí bạn đọc. Nguyễn Ngọc Tư - một tác giả tiêu biểu cho lối viết mới về trẻ em trong giai đoạn văn học hiện đại. 1.2. Tác giả Nguyễn Ngọc Tƣ 1.2.1. Cuộc đời Nguyễn Ngọc Tư sinh ngày 01/01/1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Sinh ra trong một gia đình lao động giàu truyền thống Cách mạng, cha của chị là một người hay làm thơ, viết báo. Chính vì thế mà máu văn chương cùng với nghề báo chí thấm sâu trong máu thịt của chị từ nhỏ. Điều đó, có vai trò to lớn trong việc hình thành văn chương của chị. Thuở nhỏ, Nguyễn Ngọc Tư là một cô bé hiền hòa, chăm chỉ giúp bố mẹ. Vì hoàn cảnh gia đình không có điều kiện, chị chỉ học hết cấp 2, sau đó học bổ túc, rồi tự chị học hỏi bên ngoài để tích lũy kinh nghiệm sống và khả năng viết văn của mình. Ban đầu, chị thích viết và một phần muốn chia sẻ bớt gánh 12
  19. nặng kinh tế gia đình. Nhưng khi người cha nhìn thấy tài năng của con mình, ông không chỉ động viên: “Nghĩ gì, viết nấy, viết những gì con đã trải qua”. Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu viết và tìm được niềm vui trong đó. Tác phầm đầu tay của chị được gửi đến tạp chí và được đăng trên Văn nghệ bán đảo Cà Mau. Sau khi trở thành phóng viên Tạp chí Văn nghệ và tham gia công tác tại Hội văn học nghệ thuật Cà Mau đã giúp cho bản thân chị có điều kiện để phát triển tài năng, đam mê nghệ thuật. Dường như các tác phẩm của chị được xuất phát từ chính những trải nghiệm từ cuộc đời của chị và những hiểu biết sâu sắc, đồng cảm với những con người nghèo khổ. Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn tài năng, ra mắt bạn đọc nhiều tác phẩm hay và thú vị. Đọc những trang văn của chị, mọi thứ hiện lên thật sinh động, người đọc tưởng như mình đã bắt gặp nhân vật ở ngoài đời thực rồi. Văn phong của Ngọc Tư lôi cuốn được bạn đọc với lối viết nồng hậu, nhẹ nhàng nhưng gây ấn tượng mạnh mẽ tới độc giả bởi cái vẻ nhẹ nhàng trong từng câu chữ. Vậy nên, chị còn rất trẻ nhưng nhanh chóng gặt hái được nhiều giải thưởng cao quý trong văn học. 1.2.2. Hành trình sáng tác Nguyễn Ngọc Tư là một trong những gương mặt nữ nhà văn trẻ tiêu biểu của Nam Bộ đã mang đến dấu ấn đậm nét trên văn đàn Việt Nam đương thời. Chị sáng tác rất nhiêu thể loại như: truyện ngắn, tạp văn, ký và gặt hái được nhiều thành công. Nguyễn Ngọc Tư đến với truyện ngắn như một cái duyên, tình cờ. Trong cuộc vận động sáng tác “Văn học tuổi 20” ( lần thứ 2) do Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh (báo Tuổi trẻ tổ chức năm 2000), Nguyễn Ngọc Tư đạt giải nhất với tập truyện Ngọn đèn không tắt. Cùng với tập truyện này, chị đạt giải thưởng văn học của Hội nhà văn Việt Nam vào năm 2001. Tác phẩm này đã được chọn in lại trong “Tủ sách vàng” của Nhà xuất bản Kim Đồng năm 2003. Sau đó, chị tiếp tục khẳng định tên tuổi của mình và được bình chọn là 13
  20. một trong mười gương mặt tiêu biểu trong năm do Trung ương Đoàn trao tặng và được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam, trở thành hội viên trẻ tuổi nhất (năm 27 tuổi) Nguyễn Ngọc Tư cũng có tên trong tuyển tập truyện ngắn Việt Nam được dịch, in ở Mĩ và được vinh dự chọn lên hình của chương trình “Người đương thời” năm 2005. Năm 2008, chị được nhận giải thưởng văn học ASEAN. Sau thành công của tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt năm 2000, Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục ra mắt độc giả một loạt các truyện ngắn: Ông ngoại (2001), Biển người mênh mông (2003), Nước chảy mây trôi (2004). Năm 2005, tập truyện Cánh đồng bất tận ra đời, đoạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Chị sáng tác không ngừng nghỉ và cho ra đời hàng loạt tác phẩm: Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008), Khói trời lộng lẫy (2010), Đảo (2014), Trầm tích (2014), gần đây nhất là tập truyện Không ai qua sông (2016). Từ đó, chứng tỏ Nguyễn Ngọc Tư là cây bút tài năng, sức sáng tạo dồi dào, sáng tác không nghỉ. Khi viết về truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư thường đề cập đến hoàn cảnh của các gia đình nghèo, số phận buồn của những con người nhỏ bé, những người nông dân hiền lành, lương thiện, chân chất với những ước mơ bình dị đáng được cảm thông. Những câu chuyện của chị thường đượm buồn, vì với bản thân chị viết về những số phận con người cực khổ kia sẽ chạm đến trái tim bạn đọc. Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư còn xuất sắc với các thể loại khác: ký, tản văn và tạp bút. Cuối năm 2005, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã ra mắt cuốn tạp văn đầu tiên mang tên Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư. Đọc những trang viết này, ta thấy được những bài viết luôn chất chứa những trăn trở, suy tư về cuộc đời, lẽ sống mà không phải bất cứ một ai cũng có thể nắm bắt được. Ngoài ra, ở thể loại ký, tản văn, tạp bút, Nguyễn Ngọc Tư còn có những tác phẩm xuất sắc như: Sống chậm thời @ (in chung với Lê Thiếu Nhơn năm 2005), Ngày mai của 14
  21. những ngày mai (2007), Yêu người ngóng núi (2009), Gáy người thì lạnh (2012), Đong tấm lòng (2015). Các sáng tác của chị luôn được độc giả đón nhận và giới phê bình văn học đánh giá cao. Thành công liên tiếp mà chị đạt được cùng với số lượng cũng như chất lượng, qua các tác phẩm cho thấy Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn nghiêm túc, miệt mài lao động và tích lũy vốn sống để nuôi dưỡng cảm hứng và năng lực sáng tác. Cho đến nay, qua chặng đường hơn mười năm cầm bút, thành công ở cả hai thể loại truyện ngắn và tạp văn, Nguyễn Ngọc Tư đã khẳng định được tên tuổi và vị trí của mình trong đội ngũ sáng tác trẻ đương đại. 1.3. Vị trí của nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ Nguyễn Ngọc Tư sáng tác nhiều, nhưng có lẽ ám ảnh nhất trong nhiều tác phẩm của chị là số phận của những đứa trẻ nghèo, lam lũ, cô đơn. Cũng bởi, chị đã từng trải qua hoàn cảnh mà phải kìm nén biết bao mơ ước tươi đẹp của tuổi thơ để mưu sinh. Vậy nên, những sáng tác của chị, chủ yếu viết về những đứa trẻ có cuộc đời vất vả, bất hạnh, nhọc nhằn. Đó là đứa bé nghèo đến nỗi thân thể gầy gò, khô quắt với mong ước kiếm được vài gói mì ăn liền (Sầu trên đỉnh Puvan), chị em Nương và Điền sống trong bơ vơ, lạc lõng, luôn khao khát đón nhận tình yêu thương (Cánh đồng bất tận), những đứa trẻ sống không có tình thương, bị người lớn lợi dụng như thằng bé Sói (Ấu thơ tươi đẹp). Đặc biệt là trong tập truyện ngắn Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, Nguyễn Ngọc Tư đã hiểu rõ và hóa thân vào từng hành động, cử chỉ nhân vật trong truyện để nói lên những tình cảm, suy nghĩ một cách chân thực và những số phận hẩm hiu, nghiệt ngã mà các em phải gánh chịu. Chính nét hồn nhiên, trong sáng được biểu hiện qua từng câu chuyện khiến cho người đọc phải ngậm ngùi xót xa và thương cảm. Trong câu chuyện Vết chim trời là hai anh em Vĩnh và “tôi”, hai đứa bé phải hứng chịu hậu quả tâm lí từ lỗi lầm của người lớn gây ra. 15
  22. Trong các câu chuyện của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta còn thấy xuất hiện những bóng dáng, mảnh đời những đứa trẻ nghèo, mồ côi bị cha mẹ bỏ rơi, bị dòng đời xô đẩy. Đó là Phi phải tự thân lăn lộn kiếm sống, phải tự thích nghi, học hỏi để tồn tại trong truyện Biển người mênh mông, Sói và Nhiên với tính cách dị biệt, cục cằn, thô lỗ trong truyện ngắn Ấu thơ tươi đẹp. Bên cạnh đề tài viết về phụ nữ, Nguyễn Ngọc Tư vừa mang đến một cách nhìn mới về thân phận trẻ em. Đó là những đứa trẻ thiệt thòi, bất hạnh. Chúng không được trưởng thành và lớn lên trong sự ấm êm của hạnh phúc, đón nhận tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ mà thay vào đó chúng phải gánh những nỗi đau, sự giằng xé, tổn thương từ mọi thứ xung quanh. Bằng trái tim nhân hậu và tấm lòng chan chứa tình yêu thương, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện sự đau xót cho những số phận không may mắn ấy. Qua đó, chị luôn dành tình cảm thiêng liêng, bày tỏ sự cảm thông đến với các em. 16
  23. Chƣơng 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ 2.1. Nhân vật trẻ em – nạn nhân của những hoàn cảnh trớ trêu. 2.1.1. Những đứa trẻ mồ côi chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh Mỗi một đứa trẻ khi sinh ra đều có quyền được hưởng những niềm hạnh phúc và đón nhận tình yêu thương của cha mẹ. Thế nhưng, không phải bất kì đứa trẻ nào, từ khi sinh ra cũng đón nhận được sự may mắn ấy. Ngược lại, các em gánh chịu nhiều thiệt thòi, mất mát lớn lao đó là thiếu đi tình cảm thân thương của cha mẹ. Trong truyện ngắn Nhớ sông, nhân vật Giang, Thủy để lại ấn tượng với người đọc. Năm 14 tuổi, hai em đã mồ côi mẹ, sống với người cha. Hàng ngày, trôi dạt khắp nơi để kiếm sống. Một đứa trẻ bình thường khi đến tuổi dậy thì cần có sự chia sẻ, chỉ bảo của người mẹ, thì Giang không có được may mắn đó: “Giang nhớ cái ngày con Thủy có kỳ kinh nguyệt đầu tiên, nó lụi đầu giấu vô mớ cốm gạo treo lủng lẳng, khóc mướt. Giang bảo không sao đâu, không sao đâu, mà chực rơi nước mắt, Giang nghĩ phải chi còn má, Giang cũng khóc mà không thể hỏi ai” [15; 124]. Giang cô đơn, lẻ loi khi phải rời xa những chiếc ghe, dòng sông, con nước - nơi mà cả nhà cùng nhau sum họp, yêu thương. Thương thay cho hai chị em không được cảm nhận tình cảm của một người mẹ. Cùng cảnh ngộ, xót thương hơn khi Nương và Điền trong truyện Cánh đồng bất tận, khao khát một gia đình, chúng thèm được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa khác mà không được. Cuộc sống của hai chị em “Trượt dài vào nỗi thiếu thốn triền miên. Mỗi lần rời khỏi một nơi nào đó, thật khó để phân biệt chúng tôi bỏ đi hay chạy trốn. Chúng tôi đánh mất cái quyền được đưa tiễn, được xao xuyến những cái vẫy tay, được nhận vài món quà quê như buồng chuối già hương hay bó rau ngót cắt trong vườn, cùng lời dặn dò quyến luyến, đi mạnh giỏi nghen ” [15; 197]. Chúng là kiếp người trên những cánh đồng hoang vắng. Đứa trẻ sống giữa gia đình nhưng 17
  24. chúng vẫn “không gia đình”, sống giữa quê hương vẫn thấy “thiếu một quê hương”. Nhiều lần Nương và Điền cố ra sức vẫy vùng nhưng càng lên tiếng lại cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng: “Có lần khi đi trên sông thằng Điền giả đò té chìm nghỉm mất tăm, tôi giả đò kêu la chói lói, cha hơi giật mình hoảng hốt dợm lao xuống nước nhưng rồi cha lại điềm nhiên ngồi lại tiếp tực gọt đẽo, chắc là nhớ thằng điền đã lặn lội nước sông từ năm 4 tuổi, sức mấy mà chết trôi” [15; 183]. Sự lạnh lùng, vô tâm của người cha khi chứng kiến việc đứa con trai của mình ngã xuống ao, ông vẫn dửng dưng, vô cảm, tình cảm của cha con càng ngày càng xa cách. Đau đớn hơn, khi các em đến tuổi mới lớn, không có mẹ ở bên cạnh để hướng dẫn, dạy bảo. Kỳ kinh nguyệt đầu tiên, Nương bàng hoàng tưởng mình mắc căn bệnh không thể cứu chữa: “Thằng Điền bứt đọt chuối, tọng vào miệng nhai ngấu nghiến, điên dại để lấy bã rịt lại chỗ máu. Thuốc gò nghe nói cầm máu tốt lắm cũng chẳng ăn thua. Hai đứa nhìn nhau khóc, tôi đã nhìn thấy ngôi mộ của mình, như chiếc giường bốn bề đồng nước” [15; 205]. Đọc đến đây chúng ta vừa thấy thương cho những đứa trẻ, vừa thấy đau xót cho những thân phận thiếu đi sự quan tâm của người cha mẹ. Truyện ngắn Cánh đồng bất tận, không chỉ cho ta thấy được những mảnh đời thiếu may mắn của mỗi nhân vật, mà còn thấy được niềm xót thương của tác giả với những đứa trẻ mồ côi, chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh như Nương và Điền. Xây dựng kiểu nhân vật đứa trẻ mồ côi thiệt thòi mất mát, Nguyễn Ngọc Tư để lại cho người đọc thấy được nỗi buồn, niềm xót xa của một kiếp người. Nhân vật Phi trong truyện Biển người mênh mông cũng mồ côi là đứa trẻ thiệt thòi. Ngay từ khi chào đời, nó đã bơ vơ, lạc lõng “sinh ra đã không có ba, Phi mới năm tuổi rưỡi thôi má đã bỏ anh ra đi”. Phi đã thiếu vắng tình cảm của cha mẹ. Mỗi lần được gặp mẹ đều trong cảnh vội vàng, hấp tấp và vẫn là những câu nói quen thuộc “có tiền xài không, lúc này học hành thế nào, Sao mà ốm nhom vậy? Rồi má cũng chỉ hỏi anh chuyện tiền xài thôi.” 18
  25. [15; 107]. Thật đau xót, cứ tưởng như được gặp mẹ là một niềm vui, hạnh phúc, tia hi vọng, nhưng với Phi lại là sự cô đơn, nỗi tuyệt vọng khi đó chỉ là sự quan tâm thoáng qua của mẹ. Trong truyện Sầu trên đỉnh PuVan, nhân vật Vĩnh là cậu bé mồ côi. Em mất cả gia đình trong một trận bom. Ám ảnh trong kí ức của Vĩnh chính là “một thằng bé gào khóc ngơ ngác trước căn nhà sập bẹp, cháy rùng rùng sau trận bom Vĩnh không biết làm gì trước vụn thịt rơi vãi của những người thân mình trong một buổi bom đạn hôm xưa” [16; 56]. Yêu Lam nhưng Vĩnh đã để mất cô trong cơn xoáy nước lớn làm cô chết đuối. Chứng kiến cái chết của người yêu “Vĩnh gần như quỵ xuống khi những bông hoa bắt đầu tím thẫm, như màu môi của Lam, mối tình đầu của anh khi người ta vớt xác cô ở ngã ba sông” [16; 56]. Nỗi đau mất mát người thân, người yêu quá lớn đã in hằn, khắc sâu trong lòng Vĩnh một vết thương khó lành. Vĩnh ra đi, để tìm sự sống cho mình, tìm đến đỉnh Puvan như một niềm ao ước, khao khát, cháy bỏng mà anh muốn đến đặt chân đến. Tưởng chừng khi tìm đến, chờ đợi những bông sầu nở, con người tìm được niềm vui trong cuộc sống. Nhưng không, khi có những hạt mưa rơi xuống miền đất nghèo nàn này, Vĩnh không cảm thấy vui, hạnh phúc mà chỉ thấy nỗi cô đơn, bơ vơ. Con người đắm mình trong những cơn mưa, những bông sầu từ từ chờ đợi hạt mưa mà bung tỏa, chứng kiến cảnh tượng ấy, Vĩnh không thấy sự sống, nguồn ánh sáng mà chỉ toàn là đau khổ, nhỏ bé, hiu hắt. Qúa nhiều đau thương, mất mát đã đến với anh, một mình bơ vơ giữa mênh mông đất trời, tương lai mờ mịt, Vĩnh không biết đi đâu giữa biển người mênh mông này. Sự mất mát lớn nhất đối với tuổi thơ các em chính là nỗi cô đơn, không có bạn bè. Đó là nhân vật Vĩnh trong truyện Núi lở sinh sống trên núi cách xa với dân cư, hằng ngày cậu chỉ gặp một số khách lạ hoặc bố mẹ, ông nội. Sự cô đơn bao trùm khắp cuộc sống của em. Vĩnh cô độc trong cuộc sống của chính mình: “Một con gà trống tuyệt vọng tìm mồi trên sân, mỏ dội vào đá, 19
  26. nghe tê rần. Con chó nằm gần đó, sủa những tiếng rời. Thằng bé hơi ngẩn ra một chút, nó thông hiểu tiếng nói của loài vật – bạn bè nó, nên ngờ ngợ chuyện gì đó khủng khiếp lắm, con nhồng mới nhảy nhót hoang mang, dã dượt trong lồng” [16; 72]. Trong con người Vĩnh luôn ấn chứa một nỗi buồn qua đôi mắt. Em không có người bạn nào cùng trang lứa cả, vì cậu sống tách biệt trên núi, người bạn duy nhất, chỗ dựa duy nhất của cậu bé là ông nội. Vĩnh cô đơn thiếu đi tình cảm của những người bạn cùng trang lứa, cô độc ngay trong cuộc sống hiện tại. Đọc truyện ngắn Cải ơi!, bạn đọc không khỏi xót thương cho những đứa trẻ mồ côi, bơ vơ, chịu nhiều thiệt thòi, mất mát. Nhân vật Diễm Thương, mười tám năm trước bị bố mẹ bỏ rơi ở ngã ba Sương. Nỗi đau quá lớn trở thành một vết thương lớn, đề rồi cô trở nên thờ ơ, dưng dửng“bình thảnh lạnh trơ, vui buồn không ra”. Diễm Thương cố tỏ ra vô cảm, lạnh lùng thế nhưng tất cả chỉ là chỗ dựa để cô vấu víu. Có lẽ, chính sự tổn thương ấy là lí do mà cô trở nên “lạnh trơ” đến thế. Không chỉ dừng lại ở đó, Diễm Thương tỏ ra lạnh lùng, khi nhắc tới đứa con Cải ngày ngày ông Năm đi tìm, bị thất lạc vì mải chơi mà làm mất đôi trâu, sợ hãi đã ra đi mà không trở về. Cô nói với giọng đầy cay nghiệt: “Con Cải chết ngắc rồi. Sao tui thù con nhỏ đó quá trời, có nhà mà bỏ, có cha mẹ mà không thèm, cái thứ người đó cho nó chết bụi cũng đáng Còn tui người ta đã quăng quật ở đây mười tám năm, mà không ai trở lại tìm, tui chờ hoài ” [15; 11]. Cha mẹ đã bỏ rơi Diễm Thương, vì thế cô luôn mong ước có được sự quan tâm, che chở của họ. Vì vậy, cô càng trở nên căm tức những đứa trẻ không biết nâng niu, giữ gìn tình cảm gia đình, tình thương yêu của cha mẹ. Trẻ em đâu có lỗi lầm gì vậy mà tại sao các em luôn phải chịu những nỗi đau lớn lao trong cuộc đời này? Dường như, câu hỏi cất lên nhưng không có ai trả lời. Nguyên cớ nào mà lại như vậy, bởi cuộc đời này đâu phải của riêng ta mà từng mơ ước, mà nó luôn trôi nổi, cuốn theo những số phận, mảnh đời 20
  27. khác nhau. Qua những số phận trẻ thơ mà Nguyễn Ngọc Tư diễn tả, bất cứ ai đã đọc hay ngay cả khi gấp những trang văn đó lại đều thấy lòng mình day dứt, đầy cảm thương cho những số phận, cảnh đời trẻ thơ. Đến với những truyện ngắn của chị, người đọc thấy được những mảnh đời côi cút, bất hạnh, làm lay động trái tim của độc giả. 2.1.2. Những đứa trẻ với tuổi thơ nhọc nhằn, bươn chải kiếm sống Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành – Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Thế nhưng vì hoàn cảnh gia đình, những đứa trẻ phải tự mình lao động cực nhọc, tự kiếm kế sinh nhai. Hình ảnh thằng Củi trong truyện Sầu trên đỉnh Puvan, những đứa trẻ trong truyện ngắn Thổ Sầu. Cuộc sống khiến các em phải lăn lộn giữa giông bão của cuộc đời để sinh tồn. Những tâm hồn bé bỏng ấy già nua đi, không còn sự hồn nhiên, trong sáng như bạn bè cùng trang lứa. Truyện ngắn Sầu trên đỉnh Puvan hiện ra trước mắt người đọc hình ảnh thằng Củi trong sự đói nghèo luôn bủa vây. Củi mang hình hài nhỏ bé của “một thằng người khô quắt, gầy nhom, lúc nào cũng lem luốc, môi nẻ bong chóc những cái vây nhỏ” [16; 46]. Vì thiếu thốn, nghèo đói mà em không được đi học như bạn bè cùng trang lứa. Em phải ở nhà chăn nuôi, phụ giúp việc nhà. Bi kịch của thằng Củi chính là sinh ra một vùng đất nghèo, thiên nhiên đầy khắc nghiệt. Hạn hán diễn ra kéo dài, cả năm không có một hạt mưa, cỏ cây cũng cháy hết, đến con vật cũng không thể tồn tại được và con người cũng phải bỏ vào thành phố làm thuê, làm mướn. Cái đói, cái nghèo luôn đeo bám, bất cứ lúc nào trong tâm trí em luôn canh cánh một nỗi lo đến sự tồn tại của gia đình nó ngày mai sẽ ra sao? Củi tự mình bươn trải, kiếm kế sinh nhai bằng việc dẫn đường cho khách để nhận được tiền công ba chục ngàn, số tiền đó với em thật quý giá “Ba chục ngàn thì mua được ba chục gói mì tôm. Những gói mì mới tinh từ tay ông Tàu chủ quán cứ lào xào trong tâm trí thằng bé khiến đôi mắt khô vàng sáng lên” [16; 47]. Chỉ mấy đồng tiền ít 21
  28. ỏi đó nhưng cũng làm cho em tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc, hai mẹ con sẽ có miếng ăn qua ngày. Đã thế cuộc sống thiếu thốn, khó khăn ấy dạy thằng bé cũng biết chắt chiu, nhặt từng những vỏ chai nhựa mọi người vứt đi, nó nghĩ mẹ sẽ cần đến. Vùng đất nghèo đói trên đỉnh Sầu này, đã lâu rồi chưa có hạt mưa nào. Khi trời bắt đầu đổ mưa, Củi sung sướng đến rơn lên, nó mong một cơn mưa đến với nơi đây. Vì có mưa, sẽ có cơm ăn mà mình không phải cực nhọc nữa, không phải lấy tiền từ những người xa lạ nữa. Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa được diễn biến tâm lý của nhân vật, chạm đến được trái tim của mỗi bạn đọc. Chính trái tim nhân hậu, lòng yêu thương trẻ nhỏ, nhà văn mới thấu hiểu, đồng cảm và thấy được nỗi bi kịch của những tâm hồn bé nhỏ như vậy. Trong truyện Thổ Sầu người đọc thấy hiện lên là hình ảnh những đứa trẻ cơ cực, thiếu thốn trong cái nghèo muôn kiếp. Chúng có những ao ước hết sức bình dị, niềm khao khát cháy bỏng là được xem tivi. Bọn trẻ háo hức xem cải lương, nhưng tiếc nuối khi chương trình chưa hết mà màn hình của chiếc ti vi đen trắng cứ nhỏ xíu đi và tắt ngấm dần. Vì cái nghèo, các em phải khai thác và tận dụng tối đa mọi thứ để có thể sinh tồn. Trong mắt đám người thành thị đến du lịch, bọn trẻ như những sinh vật lạ, hay kẻ hoang dã, man rợ. Cuộc sống thiếu thốn khiến chúng lam lũ kiếm sống, cùng phụ giúp cha mẹ, sống nhờ vào tiền bán chuột đồng qua ngày, thậm chí có những lúc chỉ“ăn cơm suông, nhưng hết cơm mới đụng đến mớ đồ ăn ít ỏi”. Dẫu là những đứa trẻ nhỏ tuổi nhưng chúng lại có suy nghĩ sâu xa: em nghĩ đến người cha của mình và nghĩ đến cả người mẹ, người ông đã khuất. Mảnh đất Thổ Sầu nghèo cỡ nào, thì đứa trẻ không muốn rời đi - nơi chất chứa, lưu giữ nhiều kỉ niệm, tình cảm yêu thương của gia đình và mọi người xung quanh. Thế giới nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, được miêu tả với số phận khác nhau, khiến cho người đọc cảm nhận được lối viết của chị nhạy bén hơn. Chị cho người đọc thấy được những góc khuất, những mảnh 22
  29. đời cơ nhỡ, nghèo đói không có tuổi thơ, thiếu thốn về mọi mặt. Bao nhiêu sự bất hạnh đều đổ xuống cuộc sống mong manh, thiếu thốn của lũ trẻ mà ở chúng chỉ có là sự ngây thơ và đáng thương vô tội. Qua lời văn của mình, người đọc cảm thấy thương cho những số phận nhỏ nhoi, trải qua nhiều đau thương trong cuộc sống. 2.1.3. Những đứa trẻ là nạn nhân, phải gánh chịu những sai lầm của người lớn Không phải bất cứ đứa trẻ nào khi sinh ra cũng được hưởng niềm vui, hạnh phúc, trọn vẹn của cha mẹ, gia đình. Nhiều đứa trẻ khi sinh ra đã chịu sự ghẻ lạnh, hắt hủi, trở thành nạn nhân, phải gánh chịu những sai lầm của người lớn. Đứa trẻ ấy không chỉ mang tổn thương về tinh thần mà còn cả những vết xước trong tâm hồn. Đó là hình ảnh chị em Nương và Điền trong Cánh đồng bất tận, nhân vật Sói trong Ấu thơ tươi đẹp, là nhân vật em trong Gió lẻ. Trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận, nhân vật Nương và Điền sinh ra trong một gia đình lao động nghèo. Cha mẹ phải đi làm thuê, cuốc mướn. Người mẹ vì đam mê cái đẹp mà đã phản bội người chồng. Người cha vì đói nghèo, vết thương kí ức của người vợ tổn thương trở nên thô lỗ, cục cằn đến tàn nhẫn. Ông căm ghét tất cả những người đàn bà và trả thù những người đàn bà ấy bằng những cuộc tình ngắn ngủi. Vì lòng hận thù, chỉ cần những đứa con nhắc đến hình bóng của vợ, ông sẵn sàng trút những trận đòn roi vô cớ lên chúng. Nương và Điền thiếu thốn tình yêu thương của mẹ và tình yêu mến của cha, tự mình mưu sinh trong cuộc sống, phải tự học cách thích nghi để tồn tại. Nỗi đau của đứa trẻ, khi hàng ngày phải nghe những lời nhục mạ của người cha dành cho người vợ bỏ đi theo nhân tình. Trong những ngày tháng bơ vơ, trôi dạt theo đàn vịt chạy đồng, chúng chứng kiến thói nhẫn tâm, phụ bạc của người cha với những người đàn bà qua đường. Chính sự căm giận của người cha đã làm cho hai đứa trẻ không có được một căn nhà hạnh phúc, luôn phải sống trôi dạt. Nương và Điền bị chấn thương nặng nề về mặt tâm lí, khi 23
  30. chứng kiến những cuộc trả thù của người cha đã in sâu vào tâm trí Điền khiến em khước từ luôn bản năng đàn ông vốn có mà tạo hóa ban cho. “Điền chối bỏ niềm vui được trở thành một người đàn ông thực thụ. Nó tự kìm hãm bản năng trỗi dậy mạnh mẽ ở tuổi dậy thì bằng tất cả sự miệt thị, giận dữ, căm thù. Nó phản kháng bằng cách trút sạch những gì cha tôi có, cha tôi làm. Giãy giụa đến rã rời, nhiều bữa, nó dầm mình dưới ao đến khi người tái nhợt. Nó chạy như điên trong đêm, trên những bờ ruộng mướt cỏ đến khi mỏi nhừ, gục xuống. Rồi nằm xoãi trên đồng, tả tơi” [15; 199]. Với Nương, nỗi đau của cô ngày càng lớn khi chứng kiến hành động của người cha và sự bế tắc của cậu em trai. Nương cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống, cô đơn, lạc lõng giữa biển người mênh mông. Nương và Điền luôn phải sống trong sự mặc cảm, sự soi mói của những người xung quanh. Dường như chúng đang trốn tránh với thế giới của loài người và đi tìm đến thế giới của loài vật. Những tâm hồn trẻ thơ như một trang giấy trắng ấy bị tổn thương nặng nề. Không ai khác, chính cha mẹ các em gây ra những chấn thương không thể chữa lành. Cuộc sống của Nương và Điền dường như cũng chính là một bức thông điệp gửi đến mọi người: cần có một trái tim bao dung, có lòng vị tha và tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Có như thế thì mới không có sự hận thù, thì những đứa trẻ mới được sống một cuộc sống vẹn đầy. Giống với Nương và Điền, nhân vật không có tên trong truyện ngắn Gió lẻ được Nguyễn Ngọc Tư thể hiện rất rõ nét. Một lần nó lén lấy dao cạo râu của cha để tỉa lông cho con chó Lu Lu, chuyện đơn giản vậy mà cha mẹ cô cãi cọ, xúc phạm nhau nặng nề. Người mẹ không chịu được sự nhục mạ nên bà đã treo cổ tử vẫn. Người cha không nhận lỗi về mình nên đã nghĩ ra cách nói dối với mọi người là vợ mình bị ung thư nên buồn, tuyệt vọng quá mà tử tự. Đứa trẻ chứng kiến hết mọi sự việc. Từ đó, nó luôn cảm thấy ghê sợ người cha và những hành động của ông ấy. Nó đã học nói tiếng nói của chim muông, cây cỏ “vì nói theo tiếng của con vật thì không thể làm tổn thương 24
  31. nhau được”. Từ bỏ mái ấm gia đình, em ra ngoài đời phải nếm trải nhiều tủi nhục, phải chứng kiến nhiều điều xấu xa, đê tiện của con người. Em được Tám Nhơn Đạo nhận làm cha cưu mang, quan tâm như một người con ruột của mình. Nhưng chính người mà nó rất biết ơn, kính trọng ấy lại giở trò đồi bại “Bỗng dưng thấy mình bị ép chặt xuống tấm ván mối ăn lấm tấm, và một bàn tay lần vào áo em thì em giật mình. Em gào lên, nhưng giọng tắt trong bàn tay khẳm mùi rượu, thịt và nước tiểu” [16; 143]. Tưởng cứ ngỡ với người cha nuôi này sẽ là niềm tin, sự bấu víu đối với em ở cuộc sống này nhưng niềm hi vọng đó cũng bị đổ vỡ, em lại càng ghê sợ, muốn xa lánh người đàn ông đó. Tất cả những hành động bên ngoài tưởng là người tốt, là nhân đạo nhưng thực chất bên trong đó là vô cùng độc ác và đểu giả. Nó tiếp tục hành trình lang thang trên một chiếc xe tải cũ cùng hai người lái xe tính tình khác thường. Hành trình kiếm tìm nguồn sống của em chưa biết bao giờ mới tới đích. Trong truyện ngắn Ấu thơ tươi đẹp, nhân vật Sói và Nhiên cũng gánh chịu những thiệt thòi từ chính những người thân của mình. Chỉ mười mấy trang truyện xoay quanh một tấm bi kịch nhân vật chịu cảnh bố mẹ chia lìa nhau. Sói và Nhiên, hai người vốn xa lạ, cùng cảnh ngộ gặp nhau ở trên tàu. Bố mẹ các em đã chia tay nhau, đùn đẩy nhau và sống theo thú vui riêng của bản thân mình, bỏ lại những đứa con phải mang trong mình “thương tích”. Khi đến nhà của mẹ, Sói cảm giác không khác gì là một người khách xa lạ. Thậm chí con chó cũng không còn nhớ mặt chủ nữa. Sói vô cùng căm giận nó và có ý nghĩ vô cùng nhẫn tâm: sẽ giết con chó bằng thuốc độc, vì con chó coi bạn của mẹ nó như là chủ còn nó chỉ là khách. Đã thế, thằng bé lại chứng kiến cuộc sống tệ bạc của cha. Cha có người đàn bà khác, thậm chí người ấy còn biết rõ cái quần cộc của ba mình nằm ở đâu. Sói bị bỏ rơi, trở thành một người thừa, lạc lõng và đơn độc ngay trong gia đình của mình. Tính cách của em cũng ngày càng cục cằn, thô lỗ. Nó quen đối đáp với người cha theo kiểu 25
  32. nhát gừng, luôn trong tư thế sẵn sàng đấu khẩu với cha mình.“Sói có đôi mắt buồn quá, tưởng như té vô đó thì không mong lội lên”. Một đôi mắt chất chứa rất nhiều nỗi đau khổ không thể chia sẻ cùng ai. Thằng bé cô đơn trong tâm trạng u uất. Tâm hồn của em như đã có vết thương sâu ở trong lòng. Sói thường thức rất khuya để suy nghĩ. Một đứa trẻ bề ngoài luôn bướng bỉnh, láu cá, nhưng ở sâu bên trong đó là một trái tim luôn chất chứa những tổn thương. Sói không bao giờ để cho người cha nhìn thấy “khuôn mặt và đôi mắt mình. Nó chỉ quay lưng và nói”. Một con người đầy lòng tự trọng, nó muốn che giấu đi những giọt nước mắt yếu đuối. Nó cảm thấy tủi thân vì thiếu đi sự quan tâm của người mẹ, sự vô tâm của người cha. Sói phải chịu những thiếu thốn triền miên: “thằng Sói đã ngủ, nằm co như đầu hói, như con tôm luộc nằm chơ vơ trên cái đĩa lớn. Cô độc” [16; 69]. Cũng như Sói, nhân vật Nhiên cô độc trong chính ngôi nhà ấm cúng có cả cha lẫn mẹ. Mỗi lần em về nhà là thấy một người phụ nữ. Khi họ quan tâm, thân thiết thì em lại càng tỏ ra căm ghét, bực tức. Cách trả lời của em lúc nào cũng tỏ ra đầy khó chịu, bực dọc: “Muốn ăn thịt cô quá hà cô uống thuốc chuột chết đi, con thích vậy” [16; 60]. Đứa trẻ ấy cũng có những đêm không ngủ. Nó sợ hãi khi phải nhìn thấy cảnh có một đôi giày của một người đàn ông xa lạ trong nhà lẫn với thứ ánh sáng khác mẹ thay bằng màu xanh tái. Nó luôn lạc loài giữa chính ngôi nhà của mình, luôn phải mất thời gian để làm quen lại với tất cả. Những nhân vật Sói, Nương, Điền, Nhiên là nạn nhân của sự đổ vỡ, chia rẽ, li tán trong gia đình. Sự hẹp hòi, ích kỉ, vô tâm của người lớn đã để các em lưu lạc mệt mỏi chán chường, bơ vơ, lạc lõng giữa dòng đời. Sói lựa chọn sự ra đi giữa biển người mênh mông, Nhiên cũng lựa chọn chấm dứt cuộc sống này bằng cái chết đau đớn, xót xa, Nương cũng có kết thúc cay đắng. Hầu hết trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là những đứa trẻ bất hạnh. Các em không chỉ sống trong sự thiếu thốn, lam lũ, tự mình bươn 26
  33. trải, mà còn trải qua cuộc sống gánh chịu những sai lầm và ảnh hưởng của người lớn. Chính nỗi đau ấy, nhà văn bộc lộ tấm lòng xót xa, thương cảm với số phận, mảnh đời của những đứa trẻ bất hạnh trong cuộc sống. Không chỉ dừng lại ở đó, qua trang văn của Nguyễn Ngọc Tư còn phê phán, lên án những bậc làm cha, làm mẹ dửng dưng thờ ơ, vô cảm trong chính cuộc sống gia đình mình. Chị làm nổi bật lên sự vô tội không đáng có mà trẻ em vẫn luôn chịu tổn thương, chưa nhận được quan tâm, chăm sóc. Bằng sự tài tình của mình, Nguyễn Ngọc Tư cho người đọc thấy được hệ quả sai trái mà người lớn gây ra đối với trẻ em. 2.2. Nhân vật trẻ em mang vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng 2.2.1. Trẻ em luôn khao khát được yêu thương Mỗi một con người khi sinh ra đều khao khát được yêu thương. Đặc biệt ở cái tuổi vô lo vô nghĩ, trẻ em luôn mong muốn, nhu cầu được yêu thương, chia sẻ. Chính vì thế, trong những trang viết của mình, Nguyễn Ngọc Tư chia sẻ:“Những ai khao khát được yêu thương, họ sẽ bộc lộ tình yêu thương mạnh hơn người bình thường đã dư thừa đến nỗi không thèm tình cảm. Tôi thường nhìn thấy quanh mình thường đã dư thừa đến nỗi không thèm tình cảm. Tôi thường nhìn thấy quanh mình những đứa trẻ khao khát tình thương, những người phụ nữ khao khát cuộc sống yên bình, được che chở. Nếu chú ý một chút, người ta sẽ nhận ra ai cũng có nhu cầu được ấm áp, thương yêu ngay cả những người mạnh mẽ, tàn nhẫn nhất cũng luôn mong muốn có một ngày được hoàn lương, một mái nhà yên ấm” [4]. Từ đó, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng rất nhiều nhân vật trẻ em với khao khát được yêu thương như chị em Nương, Điền (Cánh đồng bất tận), nhân vật Sói và Nhiên (Ấu thơ tươi đẹp), Phi (Biển người mênh mông) Trong truyện Cánh đồng bất tận, hai chị em Nương và Điền cô đơn, bị đẩy vào tình cảnh phiêu bạt khắp nơi cùng đàn vịt chỗ nào cũng in hằn dấu chân của hai chị em. Thiếu thốn mọi bề, vất vả, lam lũ đã đành, hai chị em 27
  34. còn phải chạy trốn quá khứ, để tránh những con mắt dò xét, ngòm ngó của mọi người xung quanh, nhất là không phải giải đáp những gì về má. Cuộc sống khốn khổ là vậy, với hai chị em Nương và Điền có ước mơ rất giản dị “có ông nội để mà yêu thương”, thèm được ông sai đi mua rượu, sai nướng vài con cá khô để ông vui thú với bạn bè. Thậm chí, hai chị em thèm được nghe ông la hét, đánh mắng dù họ chẳng có lỗi lầm gì. Niềm khao khát được giao cảm, được trò chuyện với mọi người xung quanh của hai chị em giống như bầy vịt chăn thả trên đồng cần có lúa để ăn mà đẻ trứng. Họ thèm được nói chuyện với cha mình dù đó là những lời quát mắng, xa lạ với người dưng, nước lã. Hai chị em tìm đến đàn vịt để tâm sự, yêu thương. Nương và Điền thèm khát bình yên, thiếu thốn tình thương của một mái ấm gia đình. Một ước mơ nhỏ nhoi là được ở bên gia đình đầm ấm hạnh phúc, đón nhận tình cảm, quan tâm, chăm sóc của cha. Nương và Điền là hình ảnh của những đứa trẻ mang trong mình nhiều tổn thương, sâu thẳm trong trái tim chất chứa tổn thương ấy là niềm mong ước, khát khao tình yêu thương của gia đình thật mãnh liệt. Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, khao khát được yêu thương là một thuộc tính đẹp đẽ của mỗi con người. Những nhân vật có số phận bất hạnh thì họ lại khao khát, tha thiết yêu thương đến mãnh liệt, cháy bỏng. Nhân vật Sói và Nhiên trong truyện Ấu thơ tươi đẹp phải sống cuộc sống gia đình tan vỡ, li tán của một gia đình. Cuộc sống của các em toàn là những lời ăn tiếng nói cộc cằn, thô lỗ và bốp chát của người cha. Chúng phải tự tỏ ra mình trơ cứng, cục cằn để tự bảo vệ mình, chống lại sự dày vò và hành hạ một cách nhẫn tâm của người lớn. Những chuyến tàu không biết là trở về hay đưa đi khiến các em dần kiệt sức. Trong sâu thẳm trong con người của Sói vẫn là tâm hồn của một đứa trẻ, đau đớn và yếu đuối. Thằng Sói ao ước về hình ảnh một gia đình “Một đứa trẻ nằm gối lên đùi người mẹ, đầu đứa trẻ khác lại gối lên bụng đứa kia” [16; 66]. Một niềm mơ ước thật nhỏ nhoi, đọc đến đây thôi 28
  35. không khỏi những day dứt trong trái tim của những bậc làm cha làm mẹ. Với những tâm hồn ngây thơ, trong sáng các em luôn tha thiết mình có được những tình cảm vẹn đầy từ những người thân yêu của mình. Nhân vật Phi trong truyện ngắn Biển người mênh mông, sinh ra từ kết quả trong một lần mẹ cậu bị cưỡng bức. Chỉ có bà ngoại là thương và thấu cảm Phi. Ngoại mất, Phi lăn lộn giữa cuộc đời mênh mông, phiêu bạt nay đây mai đó bằng những lời ca tiếng hát cho qua ngày, kiếm miếng cơm manh áo. Đau đớn nhất là không ai để tâm đến cuộc sống của anh, ngay cả người mẹ đã sinh ra Phi. Khi gặp được ông Sáu Đèo – người chưa từng quen Phi, vậy mà quan tâm, lo lắng cho anh như với người thân. Phi không chỉ cảm nhận được tình cảm yêu thương, ấm áp của ông mà ông còn trân trọng Phi. Khi mất, ông đã trao toàn bộ niềm tin, tài sản cuối cùng của ông là con bìm bịp cho Phi. Một con vật nhỏ bé, cũng là sợi dây để chắp nối và gìn giữ một tình cảm, sự yêu thương của những con người xa lạ với nhau. Cuối cùng giữa mênh mông đất trời, Phi cũng được đón nhận trái tim yêu thương và sự quan tâm chân thành của người khác dành cho anh. Tâm hồn trẻ em như mầm xanh của cây, các em luôn mang trong mình sự hồn nhiên, trong trẻo và tha thiết chào đón những tình cảm yêu thương. Cho dù chịu thiệt thòi, mất mát, thì bên trong con người của chúng vẫn giữ được sự hồn nhiên, tha thiết yêu thương của mình, bởi lẽ cuộc sống này chứa chan đầy ước mơ, khát khao mà các em có thể dễ dàng vươn tới. Qua cái nhìn nhân hậu, cùng với sự hiểu biết thấu đáo Nguyễn Ngọc Tư thấu cảm tất cả những khao khát của các em và chị đem đến những trang văn: mộc mạc, giản dị, chân thực về những tâm hồn trẻ thơ luôn tha thiết, chan chứa tình yêu thương. 2.2.2. Khát vọng vươn lên số phận Mỗi con người không phải lúc nào cũng được may mắn, được đong đầy những tình yêu và niềm hạnh phúc. Bởi thực tế cho ta thấy, không chỉ người 29
  36. lớn gặp phải những trông gai, thử thách, mà trẻ em không tránh được thiếu thốn, gian khổ đang bủa vây các em. Chính vì thế, chúng luôn hy vọng, đặt niềm tin về một cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Truyện ngắn Cánh đồng bất tận, hình ảnh Nương và Điền với cuộc sống bơ vơ, lưu lạc cùng đàn vịt và người bạn gió thân quen Từ khi mẹ bỏ nhà đi, cha đốt nhà dắt hai đứa lên chiếc thuyền nhỏ, nay đây mai đó. Cho nên, hai chị em không thấy được sự tồn tại của cha mặc dù cha luôn ở ngay bên cạnh chúng nhưng mọi thứ đều trở nên xa lạ “cha thờ ơ, lạt lẽo, chuyện gì cần nói thì nói vài câu nhát gừng” nhiều năm trôi qua, hai chị em vẫn cảm thấy xa cách cha” [15; 183]. Mọi thành viên trong gia đình thì không gần gũi, chia sẻ mọi chuyện với nhau mà mỗi người lại tự tạo cho mình một niềm vui riêng. Đôi khi họ còn thấy xa lạ ngay với chính bản thân mình. Đau khổ là thế nhưng chị em Nương và Điền luôn tìm cách vượt lên hoàn cảnh. Chúng đã tự tạo ra ngôn ngữ mới để giao tiếp với nhau nhằm quên đi nỗi cô đơn, nỗi đau đớn mà chúng phải chịu đựng. Xuất phát từ quan niệm: Trong cuộc sống, con người luôn bao dung, độ lượng, phải biết mở lòng mình ra để sống với những người xung quanh mình. Có thể nói, nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư sống và nhìn mọi người không chỉ bằng đôi mắt mà còn bằng cả tấm lòng nhân hậu và nhất là biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Đúng như nhà văn Hữu Thỉnh đã khẳng định: “Thông điệp của Tư ở đây là con người sống phải biết khoan dung và tha thứ. Chỉ có lấy ân báo oán thì con người mới có thể nguôi ngoai được lòng thù hận và nỗi đau, nhờ đó, người sẽ người hơn, sẽ lớn lên. Ông bà mình đã dạy thế và Tư đã chuyển tải thông điệp đó một cách tài tình, đau đớn” [2]. Nương phải chịu bao nỗi nhọc nhằn, cay đắng khi sống cùng một người cha mang đầy hận thù. Nhưng cô không vì những nỗi khó khăn ấy mà cự tuyệt vào tương lai, mong chờ một ngày mai cha sẽ đổi thay, cuộc sống của cha con sẽ tốt đẹp hơn. Kể cả khi đứa em trai bỏ đi, đến khi bản thân mình bị xâm hại, cô vẫn luôn suy nghĩ: “Nếu cô có con đứa bé đó, nhất định 30
  37. nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hường Đứa bé không cha nhưng chắc chắn sẽ được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ con đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn” [15; 218]. Ở hoàn cảnh này, Nương không oán hận, trách cứ người cha bội bạc, không thù ghét, không bi quan đến mức tìm đến cái chết, cô có niềm tin lớn lao vào một ngày mai tươi sáng. Có lẽ, trong tâm hồn tinh thế của Nương hình ảnh, niềm hi vọng về một người cha trở về là một con người bình thường xưa cũ, cuộc đời chị em Nương và Điền sẽ không lận đận, phải chạy đồng nữa. Hai chị em đã từng khao khát được trồng những cây từ khi rời Bầu Sen, được chạy chơi trong sân mọc đầy vú sữa, do tự tay mình trồng, đơm hoa kết trái được, rất ngon. Giờ đây, một mơ ước nhỏ nhoi là có một gia đình theo đúng nghĩa là gia đình, một mái nhà không phải phiêu bạt khắp nơi. Nguyễn Ngọc Tư hòa mình vào thế giới ấy, cùng cảm nhận, nhìn ngắm mọi thứ, khám phá cuộc sống, lắng nghe những khao khát, mong ước trong tâm hồn của chúng. Như vậy, chị mới có thể viết nên những trang văn hay, chứa đựng nhiều cảm xúc sâu sắc, tinh thế. Nhân vật em trong Gió lẻ sau cú sốc về tinh thần khi thấy người mẹ tử tự, người cha không nhận lỗi về mình, chấn động tinh thần khiến nó mất khả năng giao tiếp. Nó đã bỏ đi lang thang, không có tên, người ta gọi bằng bất cứ một cái tên nào. Cô đơn, lạc lõng bao trùm, em tự học cách để quên đi nỗi buồn, quên đi nỗi cô đơn ấy. Em đã tìm cách nói chuyện với con cò, con chó, thậm chí học cách nói chuyện của chim muông. Khi nói chuyện với những con vật này, em nhận thấy tình yêu thương và chúng không bao giờ chết vì tiếng của nhau, không giống như người mẹ phải chết vì lời nói cay độc của người cha. Em đã nhận ra mình không còn tồn tại trên đời này nữa, nhưng linh hồn luôn khao khát, mong mỏi được đón nhận những tình yêu thương, được trở về tiếng nói của con người: “Những gì em đã mất, chỉ tiếng nói em còn nghĩ tới, đôi khi. Ban trưa, nghe tiếng rao chè ơi hỡi ơi hời, hay tiếng gọi 31
  38. nhau vời vợi, em bỗng thèm nói – giống – người. Để khi anh Tìm Nội sụp khóc bên mộ nội, em sẽ vỗ về, bảo “anh cứ khóc, tôi ngồi cạnh đây, tôi chờ”. Em cũng muốn nói với Ông Buồn, em thích ông cười” [16; 153]. Sâu thẳm trong tâm hồn em là được trở lại, mong ước để trở thành một con người, để giao tiếp với mọi người xung quanh. Nhân vật có ở bất cứ hoàn cảnh nào thì Nguyễn Ngọc Tư cũng không quên để họ nuôi dưỡng, vươn lên những khát vọng về cuộc sống tươi đẹp hơn. Bằng con mắt tinh tế của mình, bạn đọc có thể cảm nhận được tấm lòng đặc biệt đầy chân thành của Nguyễn Ngọc Tư dành cho trẻ thơ. Những tình cảm dồn nén bao lâu nay, nhưng khi viết về trẻ em nó khơi gợi, thúc giục chị những trang viết khác lạ. Đó là những đứa trẻ bơ vơ, bị đẩy vào cùng cực, trẻ em nghèo khó, lam lũ, những đứa trẻ mồ côi, hay bị cha mẹ bỏ rơi, lớn lên mà không có tình thương yêu của cha mẹ. Nguyên nhân do gia đình tan vỡ, sự vô trách nhiệm, tàn nhẫn của người lớn, cha mẹ. Đồng thời, thấy được niềm lạc quan, yêu đời trong những đứa trẻ, cố gắng hết mình để vươn lên thoát khỏi cuộc sống cơ cực của các em trong cuộc sống hiện tại. Bên cạnh đó, mang nét đẹp trong phẩm chất, tính cách của con người Nam Bộ nói chung và trẻ thơ Nam Bộ nói riêng: cần cù, lam lũ, ý chí, nghị lực lớn lao. Qua đây, Nguyễn Ngọc Tư muốn nói lên trẻ em cần được chăm sóc và đón nhận tình cảm của tất cả mọi người. Viết về số phận trẻ thơ, chị thổi một luồng gió mới vào nền văn học Việt Nam hiện đại, người đọc thấy được bao điều tốt đẹp qua những lời văn của chị. Đó là kết quả của cuộc hành trình mà chị rong ruổi kiếm tìm lại chính mình trên cuộc đời. 32
  39. Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN VỀ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình Nguyễn Ngọc Tư dùng ngòi bút sắc sảo của mình đã tái hiện, khắc họa lên bức chân dung về các nhân vật một cách rõ nét, chân thực và qua đó bộc lộ tính cách nhân vật. Đặc điểm đầu tiên đó là toàn bộ các nhân vật trẻ em của Nguyễn Ngọc Tư đều mang những cái tên rất dân dã, đời thường, giản dị: Củi, Vĩnh, Nương, Điền, Phi, Sói, thậm chí những nhân vật không có tên như em trong Gió lẻ. Nương và Điền (Cánh đồng bất tận) gợi lên cho người đọc thấy được niềm mơ ước về một cuộc sống yên bình, no ấm của những người nông dân vất vả cùng với mảnh vườn, thửa ruộng. Khi cha mẹ chúng chia tay, thì cái tên cũng chính là niềm hoài niệm thật đau buồn về một mái ấm gia đình có đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Thằng Củi trong truyện ngắn Sầu trên đỉnh Puvan ta có thể hình dung ra được hình dáng lẫn số phận của nó. Có thể thấy, cho dù nhân vật có số phận, tính cách ra sao thì Nguyễn Ngọc Tư luôn chọn cho các em những cái tên chất chứa sự hiền lành, mộc mạc nhất. Những cái tên ấy nó luôn gắn bó sâu nặng với làng quê, những mảnh đời bé nhỏ, bất hạnh. Trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đa số có ngoại hình xấu xí, thô kệch. Đó là hình ảnh thằng bé Củi (Sầu trên đỉnh Puvan) hiện ra “một linh hồn mười lăm tuổi trong cơ thể đứa bé lên chín, ở trần, gầy nhom, lem luốc, hai xương vai bén ngót, nhô lên cao, môi nẻ ra, bong những cái vảy nhỏ” [16; 46]. Nhân vật Phi ( Biển người mênh mông) thiếu sự đùm bọc, sẻ chia của cha mẹ, như cái cây tự sinh tồn giữa cuộc đời “ăn vận lôi thôi, quần jean bạc lỗ chỗ, lai rách te tua, áo phông, dài quá mông, râu ria rậm rạp, móng tay dài, tóc dài. Từ hồi nào muốn soi kiếng phải lấy tay vẹt mớ râu tóc 33
  40. như người ta vẹt bụi ô rô” [15; 109]. Chỉ qua một vài chi tiết nhỏ ấy thôi, bạn đọc sẽ dễ dàng thấy được một con người bụi đời, sống buông thả và đầy khắc khổ của Phi. Mỗi nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư có những tính cách, hình dáng khác nhau qua việc miêu tả của nhà văn. Như hình ảnh Diễm Thương trong truyện ngắn Cải ơi được nhà văn miêu tả với “khuôn mặt cũng hay, không đẹp nhưng bình thản, lạnh trơ, vui buồn không ra, đố ai biết nó nghĩ gì” và “mái tóc nhuộm vàng hoe chơm chớm như rễ tre” cùng “nụ cười héo hắt” [15; 7]. Cái tài của chị không hề miêu tả cụ thể, rõ ràng mà chỉ miêu tả mang tính khái quát và qua đó người đọc tự hình dung lên một tính cách lạnh lùng, bất cần đời nhưng ẩn sâu trong đó là một tâm hồn yếu đuối, đầy đau khổ của Diễm Thương. Đa phần trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đều mang hình dáng chịu bất hạnh, cực khổ như Củi, Phi, Ngoài việc miêu tả hình dáng bên ngoài, chị còn đặc biệt chú ý đến việc miêu tả hình ảnh đôi mắt của nhân vật. Đó là đôi mắt của đứa trẻ trong Núi lở “đôi mắt rất sạch, sáng, to tròn”, đôi mắt của sổ của tâm hồn ấy nhìn vào điều gì là thấy sự sống ở đấy. Khi nhìn vào nước, nước sẽ trong, nhìn màn đêm tối đên như vậy mà lại lé hở những ánh sáng. Một đôi mắt thật đặc biệt không chỉ biết nhìn mà còn biết nói “Nó ngước lên trời, nơi những đám mây bắt đầu sà xuống, bịu xịu như một cô gái sắp khóc, ánh mắt nói rằng thằng bé rất bồn chồn” [16; 71]. Một đứa trẻ hiện lên trong mắt bạn đọc đầy vẻ tự nhiên, chất phác chất chứa nhiều ngây thơ, ẩn chứa đằng sau của đôi mắt sáng ấy lại là sự lo lắng, bồn chồn, khắc khoải của nhân vật. Đó còn là đôi mắt thấy sợ hãi và mặc cảm: “Đôi mắt thằng bé rất bất an, dường như đây không phải nhà của nó”. Qua hình ảnh đôi mắt của trẻ thơ, hiện lên cho bạn đọc thấy được cả một thế giới nội tâm bên trong con người em. Có thể thấy, chân dung ngoại hình của các nhân vật trẻ em đều mang trong mình những đặc điểm riêng, nhưng bên cạnh đó đứa trẻ chứa đựng nét 34
  41. chung của con người Nam Bộ: chịu nhiều khổ cực, thiệt thòi, lam lũ nhưng rất giàu và chan chứa tình yêu thương. Ngoại hình các nhân vật trẻ thơ ấy gợi lên một cảm xúc xót xa, day dứt trước sự sống mong manh, nhỏ nhoi đang ngày càng bao vây trước những giông bão của cuộc đời. Từ chân dung cuộc đời của các em, người đọc phần nào khám phá được phần nào ngụ ý và quan niệm mà tác giả gửi gắm. 3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Không chỉ chú ý miêu tả hình dáng bên ngoài mà các nhà văn còn tập trung lột tả, đi sâu vào miêu tả tâm lí của nhân vật. Đọc những trang văn của Nguyễn Ngọc Tư, chị như một nhà tâm lí xuất sắc. Chị rất dễ dàng khi nhập thân vào thế giới nội tâm nhân vật, nắm bắt và diễn tả những cung bậc cảm xúc, suy tư của chúng một cách thật nhuần nhuyễn. Nguyễn Ngọc Tư rất tế nhị thể hiện tâm lí buồn, cô độc, day dứt của con người. Đó là nỗi đau của thằng Vĩnh trong truyện Núi lở khi nó phải chứng kiến nỗi đau thương quá lớn trong đời. Nỗi đau ấy được nhà văn thể hiện cùng với những kí ức và hiện tại về người ông nội của mình: “Thằng bé càng xa đỉnh núi, ký ức của nó về ông nội càng nhì nhùng, loang lổ như khúc phim trầy xước” [16; 81]. Tâm hồn của thằng bé đang bị giằng xé, giữa một bên là bố mẹ và một bên là người ông của mình, nó không đành lòng để người ông ở lại phía sau. Với nó, người ông là tất cả, là nguồn sống của nó, chỉ có ông là người bạn, người thân với nó mà thôi. Cha mẹ bỏ người ông ở lại phía sau. Thằng bé cũng không hiểu lí do tại sao cha mẹ mình lại nhẫn tâm thế. Qua những dòng kí ức về người ông nội, người đọc cảm thấy tình cảm chân thành của thằng bé giành cho người ông thật lớn lao. Ở Cánh đồng bất tận ta thấy rất rõ thủ pháp nghệ thuật độc thoại nội tâm. Đó là nhân vật Nương xưng “tôi” kể lại, với thủ pháp pháp trần thuật của tác giả qua cuộc độc thoại nội tâm của Nương và Điền. Vì vậy, cả tác phẩm là một chuỗi những tâm trạng triền miền của Nương. Tất cả những sự việc đã 35
  42. trải qua, không chỉ được Nương kể lại mà như được “sống lại”, rạch rọt từng cung bậc, từng cảm xúc, cảm giác. Ví dụ như đoạn miêu tả cuộc độc thoại của Nương khi ở Bàu Sen:“Tôi ôm quắp thằng Điền nghe con sóng nhỏ lách tách vỗ vào mũi ghe, nói, Hai nhớ trường học quá à, cưng (Ôi cái trường xiêu dựng trên khu vườn chùa đầy cây thuốc, có ông thầy trẻ tuổi hay vò đầu tôi và xao xuyến hỏi, má có khỏe hôn con?). Thằng Điền hỏi lại, “mắc gì mà nhớ? Lãng òm ”. Tôi không biết, tôi đã ngưng nhớ nó từ khi sống cuộc sống trên đồng, nhưng đêm nay, sao tôi lại nghĩ tới, cả chuyện kiếm tiền chữa mắt cho thằng Điền (tôi vẫn nghĩ, sự xuất hiện của nước mắt chỉ có ý nghĩa khi người ta khóc). Đêm nay, tôi sao thế này? Vì nhìn thấy niềm hi vọng ư? Và tôi ngủ trong xốn xang” [15; 190]. Nương còn bộc bạch nỗi khao khát của hai chị em: “Chị em chúng tôi nảy ra nỗi thèm muốn, khao khát được trồng cây từ khi rời Bàu Sen, vì biết chẳng bao giờ quay lại sống bình thường. Dường như chúng tôi nhớ, nhớ cồn cào. Nỗi nhớ bao gồm được chạy chơi trên cái vuông sân mọc đầy vú sữa đất, được tự mình trồng cây gì đó, có trái và ăn được, ăn rất ngon. Nhưng cái mơ ước nhỏ nhoi là nhìn thấy nó lớn lên cũng mong manh, khi mà đến chưa nóng chỗ đã phải rời đi nơi khác” [15; 194]. Đó là nỗi khao khát được sống, được yêu thương của họ. Một niềm ước mong đã ấp ủ, chất chứa từ sâu trong tâm hồn của hai đứa trẻ chỉ chờ khi có cơ hội, niềm khát vọng ấy được vỡ òa. Sau những ngày tháng phiêu bạt, thèm nhớ quê hương, nhận ra cơn gió quen thuộc – ngọn gió mang nhiều kỉ niệm. Những hình ảnh thân quen về xóm làng, hiện lên bủa vây trong tâm trí Nương chất chứa nhiều nỗi tâm sự. Những kí ức mà Nương cố quên nhưng cứ hiện hữu. Đau đớn nhất là khi bị cưỡng bức, những dòng suy nghĩ của cô cứ thế tuôn trào: “Mắt cha tôi ầng ậc nước, tôi không rõ là phèn hay máu, nhoèn nhoẹt. Thôi nghen, ông trời, như thế này là đủ rồi, đừng thêm nữa. Ước gì cha tôi hiểu, để mà thanh thản, xưa rày, cái gì không biết hai chị em cũng đã thử đó là một cách tự học để sống. Chỉ sợ sự giao tiếp thân xác là tôi chưa từng trải 36
  43. qua. Nhưng lúc nầy cảm giác đó thật đơn điệu. Đầu tiên là sự xé toạc và đau đớn như lũ kiến cánh được giải thoát, chúng bò rân khắp thân thể, tôi thấy mình đang chết. Rồi ký ức lùa về kinh hãi, vẻ mặt má tôi cái hương vị người đàn ông bán vải đo lên người hình như không phải là khoái lạc thăng hoa, nó giống như tôi bây giờ, đau ràn rụa, nhói tận chân tóc. Trời ơi, tại sao tôi không nhận ra điều đó, ngay lúc ấy (để giấu kín nỗi ám ảnh trong lòng, giả đó tươi cười với má, xem như không có chuyện gì, để chiều chiều cùng má ra sông, hỏi nhau, không biết chừng nào thì cha về)” [15; 217]. Nương cứ để cho dòng kí ức ấy được trở lại với thực tại, nhưng dường như bản thân nhân vật lại không đón nhận tình cảm theo một cách đúng nghĩa, ở đây Nguyễn Ngọc Tư luôn ấn định Nương sống trong nỗi cô đơn, lạc lõng từ lâu đã trở thành một việc bình thường của chính mình. Chị để lại cho người đọc dấu hỏi lớn: Nương chỉ là một cô gái đơn thuần, bình thường như bao cô gái khác nhưng tại sao sâu thắm trong trái tim cô lại chất chứa những nỗi đau mà đáng ra cô không trải qua. Bởi vì chính bản thân cô phải chịu nhiều bất hạnh, tự mình phải lăn lội giữa cuộc đời còn quá sớm, thiếu sự quan tâm của cha và tình yêu thương của mẹ. Để chống chọi với sự sinh tồn của cuộc đời, buộc Nương phải trưởng thành hơn, ngay cả trong suy nghĩ, băn khoăn của mình cũng như trong cuộc sống. Nương vật lộn với dòng kí ức, đau đớn khi bị cưỡng bức, đầu tiên cảm nhận của cô là nỗi đau đến xé toạc, như lũ kiến đang bò râm ran khắp thân thể cô, rồi cô chợt nhớ đến người mẹ của mình với người đàn ông buôn vải, cùng những khoái lạc mà sao giống bản thân mình hiện tại. Nguyễn Ngọc Tư thật khéo léo, dẫn đường đưa bạn đọc vào chiều sâu trong tâm trạng của nhân vật để khám phá những điều thú vị. Truyện ngắn Biển người mênh mông, Nguyễn Ngọc Tư sử dụng lời văn nửa trực tiếp: “Phi chợt tỉnh, bàng hoàng, đó là lúc anh đang mơ màng nghe tiếng mưa long tong trên mái nhà, Phi đang thèm ai đó kêu mình thức dậy”, “Phi vừa ngủ dậy, đứng lặng, lắng nghe tiếng bìm bịp buồn buồn xa vời vợi 37
  44. trong ánh nắng chiều, Phi nhớ triền dừa nước xanh miết ở trước nhà ngoại mình, nhớ đứt ruột” [15; 105]. Tâm trạng của Phi cứ thế tuôn chảy, Phi “tỉnh, bàng hoàng” đến mơ màng như chính lòng mình đang khát khao điều gì. Tất cả chuỗi cảm xúc của Phi như sợi dây kết nối với bạn đọc để đi sâu vào thế giới tâm hồn của nhân vật. Có thể thấy, Nguyễn Ngọc Tư rất tài tình trong việc khéo léo, linh hoạt khắc họa thế giới bên trong của nhân vật một cách lắng đọng. Chỉ bằng vài từ hay cụm từ trong câu viết mà đã thể hiện được đầy đủ những cung bậc tâm trạng, dòng cảm xúc, tới những suy tư, trăn trở trong nội tâm của từng nhân vật. Chính nhờ sự tài năng hiếm có ấy, mà chị đã lôi cuốn được sự khám phá của người đọc. Mang lại sự chờ ngóng trong các tác phẩm của chị sau này. 3.2. Ngôn ngữ Cùng một đề tài viết về trẻ thơ nhưng mỗi nhà văn có một cách sử dụng ngôn ngữ riêng. Nếu Nguyến Nhật Ánh đưa ngôn ngữ của giới trẻ vào trong các tác phẩm: dùng tiếng lóng, ngôn ngữ tuổi teen để miêu tả tính cách, ngoại hình của nhân vật thì Nguyễn Ngọc Tư dùng ngôn ngữ mộc mạc tự nhiên, đậm chất Nam Bộ với các biện pháp tu từ, giàu khả năng liên tưởng. Bên cạnh đó, sử dụng những ngôn ngữ này một cách nhuần nhuyễn vì bản thân chị là một người con Nam Bộ, sống và lớn lên ở miền đất này. Nguyễn Ngọc Tư mang ngôn ngữ bình dị, hàng ngày vào trang văn khiến câu văn giản dị, tự nhiên. 3.2.1. Ngôn ngữ mộc mạc tự nhiên, đậm chất Nam Bộ Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thể hiện cá tính sáng tạo, cũng như phong cách, tài năng của nhà văn. Có thể thấy, dấu ấn rõ nét trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ. Hầu hết, các trang văn của chị từ tên tác phẩm đến tên nhân vật, tâm tư tình cảm, khát vọng của trẻ thơ đều được chị dùng ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi với đời sống hàng ngày, mang đậm chất Nam Bộ. 38
  45. Có thể khẳng định, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của Nguyễn Ngọc Tư. Điều đó, mang đến cho bạn đọc một cái nhìn gần gũi, chân thực, sinh động và hấp dẫn về miền đất Nam Bộ. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng cho rằng: “Với một giọng văn mộc mạc, bình dị, ngôn ngữ đời thường, đã tạo nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị cuối cùng của Tổ quốc – mũi Cà Mau Qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, những con người lam lũ, giản dị, bộc trực ấy chứa bên trong cả một tâm hồn nhân hậu tinh tế qua cách đối nhân xử thế ”.TS. Huỳnh Công Tín nhận xét:“Từ ngôn ngữ dẫn truyện đến ngôn ngữ nhân vật đều khá thuần nhất chất Nam Bộ. Số lượng từ ngữ Nam Bộ trong tác phẩm của chị khá lớn, đặc điểm này tạo nên ở truyện của chị một giọng văn riêng mà nhiều người cảm thấy yêu thích” [17; 310]. Khắc họa nhân vật trẻ em, Nguyễn Ngọc Tư sử dụng một loạt từ địa phương với những từ ngữ xưng hô được dùng khi giao tiếp với người thân trong gia đình như: “má”, “ba”, “tía”, “má con tao”, “má sắp nhỏ”; “tao”, “bây”, “cưng”, “chế”, “mấy đứa nhỏ”, “tụi nó”, “mầy”, “Nhà cửa ở đâu mà đi bụi, hả em cưng?” (Gió lẻ) “Thằng Tứ Hải, đem mấy đứa nhỏ qua ngủ với má con tao nì. Để không ngói rớt trúng đầu, tội nghiệp tụi nó lắm nghen” (Nhà cổ) Sử dụng những từ này, giúp các em thể hiện sắc thái thân mật, gần gũi, tình cảm giữa mọi người với nhau, qua đó thấy được sự chân thực trong tình huống giao tiếp. Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Tư còn đưa ra một hệ thống các từ thể hiện sắc thái biểu cảm của người nói được đặt ở cuối câu cảm thán hay câu hỏi. Đó là các từ gắn với những câu hỏi của các em như: “à”, “nghen”, “vậy”, “hen”, “chớ”, “vậy à”, “ha”, “hả”, “chớ bộ”, “mà”, “hôn” “Thằng nhỏ Sói cười kha kha kha, nói, cha muốn con ăn gà để nổi mề đay cùng mình hả?” (Ấu thơ tươi đẹp) 39
  46. “Phải chi ông nầy là ông nội mình, thương đỡ chơi hen Hai?”(Cánh đồng bất tận). Lời nói của Điền nghe mà chứa chan, cảm thương cho hai chị em khi thiếu tình cảm của người ông, Điền dùng ngôn ngữ Nam Bộ thể hiện sự chân thành của mình qua lời nói. Nguyễn Ngọc Tư là người con Nam Bộ, chị chịu ảnh hưởng của văn hóa vùng miền. Cho nên khi diễn đạt, nhà văn đưa từ ngữ sinh hoạt hàng ngày dân dã, mộc mạc, tự nhiên trở thành ngôn ngữ văn học. Chị dùng tài năng và ngòi bút điêu luyện của mình để tạo nên các tác phẩm với ngôn ngữ riêng, mang nhiều nét khác biệt. Vậy nên, Nguyễn Ngọc Tư được coi là nhà văn hiếm có vẫn giữ được cốt cách diễn đạt của người Nam Bộ trong sáng tác văn chương. 3.2.2. Sử dụng các biện pháp tu từ, gần gũi với sự liên tưởng của trẻ em. Viết về những đứa trẻ, ngoài việc sử dụng ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ và so sánh. Những phép so sánh trong các tác phẩm của chị mang một vẻ riêng: giàu hình ảnh, sinh động, ngộ nghĩnh và chất chứa nhiều cảm xúc. Lối so sánh ấy rất gần với những liên tưởng của trẻ em, được diễn tả một cách chân thực, và luôn gây sự ám ảnh mạnh mẽ đối với người đọc. Trong truyện Cánh đồng bất tận, người cha trong suy nghĩ của nhân vật Nương và Điền: “Cha giống như đồ vật bằng gốm vừa qua cơn lửa lớn, vẫn hình dáng ấy nhưng đã rạn nứt, nên chúng tôi chỉ dám đứng xa mà nhìn, mủ mỉ nâng niu, nếu không thì vỡ mất.” [15; 183]; “Những suy nghĩ cồn cào làm cho vẻ mặt cha lung linh như bầu trời nhiều mây và gió. Thoắt quang đãng thoắt âm u, thoắt khoái trá, thoắt đau đớn ” [15; 190]; “Cha giống như một con thú trở về tổ sau khi no mồi. Con thú nằm mơ màng nhấm nháp lại hương vị của miếng mồi, và ngẫm ngợi thòm thèm con mồi kế tiếp. Có lúc sự vật lôn làm vết thương cũ của con thú đau, nó liếm láp vết máu, và tôi hãi hùng nhận ra chỗ đau ấy cứ rộng thêm ra” [15; 195]; “Cha làm chuyện đó thì cũng giống như mấy con vịt đạp mái ” [15; 197]. Hai chị em có những suy nghĩ, 40
  47. ví von rất độc đáo về người cha của mình, có khi cha được ví thành đồ vật, rồi lại so sánh như những con thú, với những biểu hiện tâm lí của cha. Có những lúc chúng lo lắng sợ mình sẽ làm tổn thương người cha, nhiều khi lại hi vọng một sự đổi thay của người cha hơn là sự sợ hãi hay trách móc trước những hành động thô lỗ của ông. Bên cạnh đó, Nương còn liên tưởng về cánh đồng: “Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng. Khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi nầy. Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn” [15; 163]. Đây chính là liên tưởng tới cuộc sống đầy vất vả chứa đựng những dự cảm, lo âu bất an đang ập đến gia đình của chúng. Ngoài việc dùng biện pháp liên tưởng, so sánh mà tác giả còn thể hiện tài năng trong việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ, nhiều biểu tượng mang chứa nhiều nghĩa. Ví dụ như ta thấy ở hình ảnh của không gian Nam Bộ không chỉ nói về vùng đất Nam Bộ, mà còn phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của những đứa trẻ nơi đây. Trong những trang văn của chị có hình ảnh “Gió” – là những cơn gió mùa, những luồng gió chất chưa những nỗi buồn, nỗi nhớ: “Rẫy bắp ở Mai Lâm đón gió lẻ bằng những luống cây nghiêng ngửa. Vài ngọn gió cô độc đã nghênh ngang đi qua rẫy tạo ra một cảnh tượng buồn cười, chỗ thẳng chỗ xiên, rối bời. Buổi sáng thức dậy, gió làm cho những cây bắp đã trổ cờ ngã rạp tạo một tầm nhìn thấu vô nhà ông Tám Nhơn Đạo” (Gió lẻ). Điền ngó nắng rưng rưng ngoài sân, nói “Sao gió ở đây giống hệt gió nhà mình”; “Gió chướng trở ngọn, trên những cánh đồng ủ ê tin buồn”; “Bây giờ, gió chướng non xập xòe trên khắp cánh đồng bất tận” (Cánh đồng bất tận). Hình ảnh gió cứ được trở đi trở lại qua những tác phẩm của chị, mỗi một cơn gió với những tên gọi khác nhau, gắn với tâm trạng buồn của đứa trẻ mỗi khi nhớ về kỉ niệm của mình qua hay những hoài niệm về quá khứ và có khi là cả những nỗi đau nữa. 41
  48. Ngoài việc sử dụng những phép liên tưởng, so sánh, ẩn dụ thì Nguyễn Ngọc Tư còn dùng các câu hỏi tu từ để phân tích chiều sâu tâm trạng ngổn ngang của nhân vật. Trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận, tác giả sử dụng khá nhiều câu hỏi tu từ như: “Và tôi tự nhớ lại coi hồi sáng nầy, hồi trưa nầy mình đã làm gì giống má, kho cá bỏ quá nhiều tiêu? Hay vì tôi buộc tóc nhong nhỏng? Hay lại tôi ngồi bắt chí cho thằng Điền?”. “ Má tôi cũng đã từng chọn nhanh như thế sao?”. “Không biết con bị có con không, hả ba?”. Mỗi một câu hỏi tu từ nó diễn tả nỗi suy tư, nỗi nhớ trong lòng nhân vật Nương. Nguyễn Ngọc Tư đã hóa thân vào từng nhân vật để nhấn mạnh nỗi nhớ của Nương về những kí ức trong quá khứ. Việc sử dụng hàng loạt các biện pháp tu từ, giúp cho câu văn càng trở nên sinh động, hấp dẫn với bạn đọc, đồng thời tạo sự liên tưởng gần gũi với trẻ em. Qua đó, bạn đọc thấy được ngụ ý của nhà văn, những ý nghĩa ẩn kín của nhân vật. 3.3. Giọng điệu. Khảo sát qua tập Cánh đồng bất tận và tập Gió lẻ và 9 câu chuyện khác của Nguyễn Ngọc Tư mang nhiều chất giọng riêng, mới lạ. Khi thì giọng điệu đôn hậu, ấm áp, đầy chân tình. Có lúc giọng điệu dân dã, mộc mạc hay là giọng trong sáng, hồn nhiên và giọng điệu xót xa, thương cảm. Đặc biêt, qua hai tập này, khi viết về trẻ em nổi lên hai giọng điệu chủ đạo: giọng điệu trong sáng, hồn nhiên và giọng điệu xót xa, thương cảm 3.3.1. Giọng điệu trong sáng, hồn nhiên Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, hình ảnh trẻ thơ - những đứa trẻ lam lũ, gánh chịu những thiệt thòi, mất mát, nhưng ẩn sâu trong tâm hồn chúng chất chứa một bóng hình của một đứa trẻ mang nét hồn nhiên, trong 42
  49. sáng theo đúng nghĩa. Nét hồn nhiên, trong sáng thể hiện qua từng lời nói, cách nghĩ, cách cảm nhận và đặc biệt qua giọng điệu. Đọc Ấu thơ tươi đẹp ta thấy thấp thoáng đằng sau những câu nói của những đứa trẻ là giọng điệu hồn nhiên của nhân vật Sói trong cuộc trò chuyện với người cha của mình: - “Con ghét mấy con chó quá. Lần nào vô nhà tụi nó cũng sủa nhoi hết - Con là chủ cái nhà đó mà chó coi thua khách. - Khách nào? - Cha hỏi làm chi, khách của mẹ thì mắc mớ gì cha - Về kỳ này con mua thuốc chuột thuốc chết mấy con chó. - Chơi gì ác vậy? - Đâu có chơi. - Cha rảnh dữ ha, đi tội nghiệp mấy con chó” [16; 62]. Sói mang nét ngây thơ ngay từ những câu nói của mình. Sói giận hờn, trách móc con chó đã không nhận ra mình. Trả lời người cha một cách vô tư, thẳng thắn mà cộc cằn, thô lỗ, bởi các em nghĩ sao nói thế. Nguyễn Ngọc Tư thổi vào các em một chất giọng riêng hồn nhiên, trong sáng ngay từng lời ăn tiếng nói. Hay truyện ngắn Thương quá rau răm, những đứa trẻ ngây thơ khi bày trò để tạo sự bận rộn và níu chân bác sĩ Văn ở lại bằng trò chơi nghịch ngợm “còng kẹp” chim thằng Út Chót, mang đến bác sĩ chữa trị. Khi bị thét đứa trẻ vô tư nói: “Tại bác Tư biểu ai cũng phải đi khám cho chú bác sĩ vui, chú không bỏ về thành phố” [15; 21]. Nét ngây thơ của đứa trẻ chứa đựng ngay trong suy nghĩ, lời nói của nó, chỉ vì nó nghĩ làm như vậy thì bác sĩ sẽ ở lại mà không biết rằng đấy là câu nói đùa của người lớn. Bên cạnh đó, sự trong sáng ngây thơ của đứa trẻ mới đến được người dân Thổ Sầu cảm nhận qua vẻ bề ngoài “thất vọng não nề của chúng” và “giãy nảy, kêu khóc bên đôi giày leo núi và bộ đồ tắm biển thừa thãi” với câu 43
  50. nói, giọng điệu ngây ngô, ấm ức cằn nhằn khi ra về: “Hổng vui gì hết Nhìn người ta nghèo hổng vui gì hết”. Đây là lời nói thẳng thắn của những đứa trẻ khi lần đầu tới Thổ Sầu, vô tư trách hờn. Qua lối viết mới này, ta thấy được một chất giọng riêng trong cách viết của Nguyễn Ngọc Tư. Một chất giọng “không rào trước đón sau, nghĩ gì nói vậy” toát lên sự hồn nhiên, trong sáng một cách chân thực nhất, đầy đủ nhất trong tính cách của trẻ em. Bằng từng lời nói, ngữ điệu của đứa trẻ, ta nhận ra tài năng của nhà văn trong việc khai thác giọng điệu hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. 3.3.2. Giọng điệu xót xa, thương cảm Giọng điệu xót xa, thương cảm được coi là giọng chính trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư nói chung, khi viết về trẻ thơ có số phận bất hạnh của chị nói riêng. Qua đó, nhà văn thể hiện tình cảm da diết, lòng thương cảm với hoàn cảnh éo le, cơ cực của trẻ thơ. Giọng điệu này được thể hiện thông qua lời kể, lời miêu tả, đặc biệt trong thế giới nội tâm của nhân vật được Nguyễn Ngọc Tư đào sâu. Ngay ở những câu văn đầu tiên của Cánh đồng bất tận, nhà văn tái hiện một không gian rộng lớn chất chứa nỗi buồn, nỗi cô đơn, mang giọng điệu chứa đựng nhiều xót xa, thương cảm: “Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đổng rộng. Khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi nầy. Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn” [15; 163]. Một không gian của đói nghèo - tưởng chừng như tốt đẹp nhưng không hề tốt đẹp cho con người. Đọc Cánh đồng bất tận, những lời nói của Nương và Điền mà khi ta nghe thôi mới thấy tội nghiệp làm sao. Điền luôn ao ước: “Phải chi ông nầy là ông nội mình, thương đỡ chơi, hen Hai?”. Nghe câu đó tôi bỗng thấy mình 44
  51. nghèo rơi nghèo rớt, nghèo đến nỗi không có ông nội để thương, thèm muốn bên đường”. Niềm mơ ước nhỏ nhoi của Điền cũng không có được, còn Nương đã thốt lên những tiếng thở dài và dường như là sự chấp nhận: “Tôi lắc đầu, bảo thôi, mình lỡ mến người ta, mai mốt dời đi, buồn dữ lắm. Mà, đã ngấm, đã xé lòng toang hoang với nỗi đau chia cắt rồi, chưa sợ sao?” [15; 194]. Đến tuổi trưởng thành thì người con gái cũng cần có một bến đỗ và Nương cũng đã đến nhưng ở người con gái này chỉ suy tư, trăn trở về điều đó thôi: “Tôi biết lấy ai trong số đó? Lấy một người cắm mặt xuống đất, mệt nhừ với vườn ruộng để mỗi khi giáp hạt, tôi nghe tiếng cạo cháy của con, tiếng muỗng dừa vét gạo dưới đáy thạp mà rát bỏng trong lòng? Hay tôi sẽ chọn một người chăn vịt, mê mỏi với chuyến đi xa, sống cuộc sống hờ hững tạm bợ, thấp thỏm với rủi ro, và đến một lúc nào, tôi ôm con nghe đêm của mùa gặt thật dài với tiếng rúc rích của chồng cùng cô điếm già nua. Tôi lấy ai bây giờ, một người thợ gặt? Một anh chạy đò? Ý nghĩ mình là bản sao của má làm tôi sợ. Tôi không chắc mình có đủ kiên nhẫn sống cuộc sống nghèo túng, nhàm chán suốt đời, hay nửa chừng bỏ dở. Và bi kịch chất đống lên những người ở lại” [15; 212]. Không chỉ dừng lại ở những suy nghĩ về tương lai sau này, mà Nguyễn Ngọc Tư còn miêu tả hai chị em Nương và Điền khi đến tuổi trưởng thành mà không có ai dạy bảo về sự phát triển sinh lí (kỳ kinh nguyệt đầu tiên) “Máu chảy từ hai đùi không tạnh được tôi thấy mình rỗng ra, tái nhợt và chết dần. Thằng Điền với bứt đọn chuối, tọng vào miệng nhai ngốn ngấu, điên dại để lấy bã rịt lại chỗ máu Hai đứa tôi nhìn nhau khóc, tôi đã mơ thấy ngôi mộ của mình” [15; 199]. Đọc những câu văn ấy lên, người đọc không khỏi những xót xa, những ngẹn ngào, trước tình cảnh éo le mà một đứa con gái mới dậy thì như Nương phải chịu đựng. Thật đau xót, ngay từ khi còn bé đã thiếu thốn tình cảm của người mẹ, khi mới lớn phải chịu những trận đòn tệ bạc của người cha, đến thời con gái không được chỉ bảo, Nương cảm thấy 45
  52. hoảng loạn đến sợ hãi trông thấy những thay đổi ở tuổi dậy thì. Khiến hai chị em đành phải học lấy cách sống, tự trưởng thành. Tất cả các nhân vật đều mang trong mình trái tim yêu thương và cách thể hiện tình cảm của mỗi người khác nhau, như hình ảnh của Nương. Cô hiểu vì sao cha trở nên phụ bạc, tàn nhẫn, thấu hiểu được nỗi uất hận mà Điền chịu đựng: “Cha vẫn thường đánh chị em tôi thường đánh khi vừa ngủ dậy. Đó là khi người ta thấy hoang hoải, chán chường, sau một giấc ngủ dài, mở mắt ra vẫn gió đìu hiu, vẫn nắng võ vàng trên những cánh đồng hoang lạnh” [15; 182]. Mặc dù, chúng biết được cha đánh chúng chỉ vì má bỏ đi nhưng chúng vẫn im lặng:“tôi đành để cha đánh để ông bớt đau chút lòng. Sau nầy chị em tôi không day dứt chi cho mệt, vì hiểu thấu ra mình bị đòn chỉ vì là con của má, vậy thôi” [15; 183]. Người đọc không khỏi day dứt, xót xa, thương cảm cho cảnh ngộ của Nương và Điền. Hình ảnh em trong Gió lẻ khiến người đọc phải rơi nước mắt trước số phận bất hạnh, từ chối tiếng nói của con người, sợ hãi khi nghe tiếng nói của mọi người xung quanh. Đó là nỗi sợ hãi quá lớn khiến em phải tìm đến ngôn ngữ khác“Em luôn nghĩ, không biết trên thế gian này có con chim nào tìm tới cái chết vì tiếng hót của con chim khác? Có con chó nào bỗng dưng đâm đầu vào đá vì tiếng sủa của con chó khác? Có con bò nào nhảy xuống sông tự chìm chỉ vì tiếng kêu của con bò khác? Tiếng nói của con vật không dùng để làm tổn thương nhau, em nghĩ” [16; 139]. Giữa con người với con người lại không tìm ra được niềm vui, hạnh phúc mà luôn là sự dối trá, em phải tìm đến tiếng nói của loài vật thì mới không bị tổn thương. Giọng điệu xót xa, thương cảm thấm đẫm từng câu văn của Nguyễn Ngọc Tư. Bằng trái tim chân thành của bản thân mình, cùng giọng điệu xót xa, nhà văn cảm thông, chia sẻ với cuộc đời, số phận trẻ em bất hạnh. Chị luôn thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc về cuộc sống, số phận của những nhân vật trẻ thơ trong các tác phẩm của chị. Khi viết về trẻ em nhà văn lựa chọn giọng điệu hồn nhiên, trong sáng và xót xa thương cảm. Chính những điều này giúp 46
  53. cho người đọc thấy được cảm hứng chủ đạo, tình cảm, thái độ của nhà văn với tâm hồn bé thơ, góp phần tạo nên phong cách độc đáo, một cái nhìn riêng đối với nhà văn trong mảng sáng tác về đề tài trẻ em. 47
  54. KẾT LUẬN 1. Cùng với sự xuất hiện của những cây bút phụ nữ trẻ như Vi Thùy Linh, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Dạ Ngân Nguyễn Ngọc Tư đã nhanh chóng khẳng định được vị trí, tài năng của mình trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại. Trên hành trình sáng tác, Nguyễn Ngọc Tư cố gắng hết sức mình, chị gặt hái được nhiều thành công và cho ra đời rất nhiều truyện ngắn hay, hấp dẫn, thu hút sự chú ý bạn đọc. Với tập Cánh đồng bất tận và tập Gió lẻ và 9 câu chuyện khác. Đây là hai tập truyện ngắn mà Nguyễn Ngọc Tư dành nhiều cảm hứng viết về thế giới trẻ em. 2. Tìm hiểu về nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chị quan tâm, khắc họa những kiểu nhân vật trẻ em: những đứa trẻ mồ côi, chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh sớm phải tự mình bươn trải cuộc sống và gánh chịu những sai lầm của người lớn. Dù cuộc sống cực khổ nhưng tâm hồn trẻ thơ ấy mang vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên luôn tha thiết được yêu thương, khát vọng vươn lên số phận. Nhà văn bộc lộ niềm xót xa, thương cảm và giành những tình yêu thương hết mực của mình đối với những cảnh đời trẻ thơ bất hạnh. Qua đó, Nguyễn Ngọc Tư gửi gắm niềm tin, niềm hi vọng, ý nghĩa lớn lao của mình qua từng tác phẩm. 3. Về phương diện nghệ thuật, mỗi nhà văn lựa chọn cho mình một phương thức biểu đạt riêng, phù hợp với cá tính sáng tạo của mỗi cá nhân. Nguyễn Ngọc Tư đã đi tìm hiểu nhân vật từ ngoại hình đến chiều sâu nội tâm nhân vật. Chị sử dụng ngôn ngữ hết sức mộc mạc tự nhiên, đậm chất Nam Bộ. Các nhân vật trẻ em ấy được tái hiện bằng giọng điệu trong sáng, hồn nhiên, với nhân vật có số phận bất hạnh nhà văn thể hiện bằng giọng điệu cảm thương, xót xa. Bằng tất cả những điều đó Nguyễn Ngọc Tư đã khai thác các nhân vật trẻ thơ một cách chân thực và sinh động. Viết về thế giới nhân vật trẻ thơ, Nguyễn Ngọc Tư đã khẳng định được bản lĩnh, sự thành công với đề tài này. Chị dành tất cả trái tim, sự xót xa, đau đớn của mình trước những số phận bất 48
  55. hạnh của trẻ em, trăn trở, lo lắng trước sự tha hóa của giá trị đạo đức. Tuy nhiên, người đọc vẫn nhận thấy một niềm tin đầy nhân văn vào vẻ đẹp tuổi thơ, vào niềm khao khát hướng đến những điều tốt đẹp nhất. 49
  56. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân, (2006), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Đối thoại với Cánh đồng bất tận – lợi ích chân lí, báo Tuổi Trẻ, ngày 12/04/2006. 3. Nguyễn Trọng Bình, Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện quan niệm nghệ thuật về con người. 4. Nguyễn Trọng Bình, Phong cách truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ góc độ tự sự. www.viet – studies.net/ 5. Nguyễn Đăng Điệp, Văn trẻ có gì mới, Báo Văn Nghệ, số 41, ngày 8/10/2006. 6. Bùi Đức Hào, Thử nhận định về Gió lẻ sau hiện tượng Cánh đồng bất tận trong hành trình văn học Nguyễn Ngọc Tư. 7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên, 2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 8. Vũ Thị Thu Hiên, (2013), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội 2. 9. Phương Lựu (chủ biên), (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 10. Phạm Thị Nga, (2013), Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội 2. 11. Phạm Xuân Nguyên, (2004), Khi cánh đồng mở ra, talawas.org. 12. Phạm Xuân Nguyên, (2008), Nguyễn Ngọc Tư – một báo hiệu khác từ Gió lẻ, báo Tuổi Trẻ. 13. Nhiều tác giả, (1984), Từ điển văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 14. Nguyễn Công Thuấn, (2011), Nguyễn Ngọc Tư và hành trình đã đi.
  57. 15. Nguyễn Ngọc Tư, (2005), tập truyện Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ. 16. Nguyễn Ngọc Tư, (2008), tập truyện Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, Nxb Trẻ. 17. Huỳnh Công Tín, (2006), Cảm nhận bản sắc Nam Bộ, Nxb Văn hóa thông tin.