Khóa luận Nhận diện gian lận Báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

pdf 75 trang thiennha21 3900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nhận diện gian lận Báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nhan_dien_gian_lan_bao_cao_tai_chinh_cac_cong_ty_x.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nhận diện gian lận Báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG - - - - - - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN NHẬN DIỆN GIAN LẬN CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Sinh viên thực hiện LÊ DIỄM MY MSSV: 13D340301109 LỚP: ĐH Kế Toán 8B Cần Thơ 2017
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG - - - - - - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN NHẬN DIỆN GIAN LẬN CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. Nguyễn Minh Nhật LÊ DIỄM MY MSSV: 13D340301109 LỚP: ĐH Kế toán 8B Cần thơ 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận “Nhận diệngian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.” em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo của trường trường Đại Học Tây Đô. Qua quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Tây Đô, nhờ sự giảng dạy, chỉ bảo của các thầy, cô giáo em đã được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về chuyên ngành kế toán. Đặc biệt các thầy cô Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng và các thầy cô giáo tham gia giảng dạy Lớp KT8B . Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng và ý kiến đóng góp quan tâm của các bạn để giúp em hoàn thiện luận văn có chất lượng ngày càng cao hơn! Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Minh Nhật đã giúp đỡ em nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. Và những người thân và bạn bè đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành bản luận văn này. Kính chúc thầy cô giáo khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trường Đại Học Tây Đô, những người thân và bạn bè sức khỏe và công tác tốt. TP.Cần Thơ, ngày tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện Lê Diễm My i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “Nhận diệngian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.”.là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của người hướng dẫn khoa học là Th.S Nguyễn Minh Nhật. Các số liệu, thông tin sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tincậy. TP.Cần Thơ, ngày tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện Lê Diễm My ii
  5. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Báo cáo tài chính là những báo cáo hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác báo cáo tài chính là công cụ để các công ty công bố tình hình sản xuất kinh doanh với những đối tượng quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, người cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng). Bởi vậy báo cáo tài chính cẩn đảm bảo tính minh bạch, phản ánh đúng thực trạng doanhnghiệp. Gian lận trong báo cáo tài chính là một trong những vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Vấn đề này càng được quan tâm hơn sau sự kiện các công ty lớn ở Mỹ bị phá sản mà lý do chính đó là việc chế biến số liệu trong báo cáo tài chính do chính ban quản trị các công ty đó tạo ra. Nghiên cứu gian lận trên báo cáo tài chính các công ty xây dựngniêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam. Với các mục tiêu cụ thểlà Tổng hợp thực trạng về sai sót, gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam niêm yết trong ba năm 2013- 2015. Xây dựng mô hình nghiên cứu về phát hiện gian lận báo cáo tài chính để dự đoán khả năng sai sót, gian lận của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam 2016. Bên cạnh đó đưa ra khuyến nghị nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro gian lận trên báo cáo tài chính, nâng cao tính hữu ích của thông tin báo cáo tài chính. Kết quả nghiên cứu đã phần nào cung cấp được dấu hiệu nhận diện gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội . Kết quả nghiên cứu đã phản ánh khách quan sự tác động của các tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng và tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh đến sự trình bày sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. iii
  6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN Cần Thơ, ngày tháng năm 2017 Giảng viên hướng dẫn Nguyễn Minh Nhật iv
  7. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN Cần Thơ, ngày tháng năm 2017 v
  8. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN iv NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN v Chƣơng1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 2 1.2.1 Mục tiêu chung: 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2 1.3 .Phương pháp nghiên cứu. 2 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu. 2 1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu. (sẽ đề cập chi tiết ở chương2) 2 1.4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu. 3 1.4.1 Đốitượng. 3 1.4.2 Phạm vi nghiêncứu. 3 1.5 Cấu trúc của khóa luận. 3 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1 Cơ sở lý luận về sai phạm trongBCTC 4 2.2 Những thủ thuật gian lận báo cáo tài chính. 7 2.3 Các mô hình nhận dạng gian lận báo cáo tài chính. 10 2.3.1 Mô hình logit vàprobit 10 2.3.2 Mô hình đa biến, đa tiêuchuẩn 11 2.3.3 Mô hình theo định luậtBenford 11 2.3.4 Mô hình mạng thần kinh (neutral networkmodel) 12 2.4 Các công trình nghiên cứu quốc tế về gian lận. 12 2.5 Các công trình nghiên cứu trong nước về gian lận. 19 vi
  9. 2.6 Các nhân tố giúp phát hiện sai phạm báo cáo tài chính. 20 2.7 Phương pháp nghiên cứu sai phạm BCTC ngành Xây dựng 22 2.7.1 Quy trình nghiên cứu 22 2.7.2 Dữ liệu và phương pháp thu thập số liệu 23 2.7.3 Giả thuyết nghiên cứu 24 2.7.4 Mô tả các biến trong mô hình 25 2.7.5 Phương pháp nghiên cứu 28 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 32 3.1 Thực trạng về thị trường chứng khoán Việt Nam 32 3.1.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2015. 32 3.1.2 Triển vọng thị trường chứng khoán 2016 trong bối cảnh hội nhập quốc tế 34 3.2 Tổng quan về thị trường xây dựng Việt nam 35 3.2.1 Thị trường xây dựng Việt nam 35 3.2.2 Triển vọng cho thị trường xây dựng Việt nam năm 2016 36 3.3 Tổng quan thực trạng gian lận báo cáo tài chính ở các nước trên thế giới. 37 3.4 Thực Trạng chênh lệch số liệu trên BCTC sau kiểm toán 37 3.5 Thực trạng thu thập số liệu ngành xây dựng Việt nam năm 2013-2015 41 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN DIỆN GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. 42 4.1 Thống kê mô tả 42 4.1.1 GMI- Tỷ số lãi gộp (Gross Margin Index) 43 4.1.2 SGI- Tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng (Sales Growth Index) 43 4.1.3 SGAI- Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (Sales, general and administrative expense Index) 44 4.1.4 DSRI-Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần (Days Sales in Receivables Index) 44 vii
  10. 4.1.5 TATA- Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tài sản (Total Accruals to Total Assets) 45 4.1.6 DA- Tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (Discretionary Accruals) 45 4.2 Phân tích tương quan 46 4.3 Kết quả phân tích hồi quy 47 Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55 5.1 Khuyến nghị từ mô hình nghiên cứu 55 5.1.1 Khuyến nghị về vận dụng mô hình Beneish để hỗ trợ cho việc dự đoán khả năng sai sót/gian lận báo cáo tài chính 55 5.1.2 Khuyến nghị về các giải pháp hạn chế sai sót/gian lận báo cáo tài chính . 55 5.1.2.1 Đối với công ty 55 5.1.2.2 Đối với kiểm toán viên 55 5.1.2.3 Đối với nhà đầu tư 56 5.1.2.4 Đối với quản lý nhà nước 56 5.1.2.5 Đối với ban quản trị công ty 57 5.2 Kết luận 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO xii PHỤ LỤC xiii viii
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp các nhân tố giúp phát hiện sai phạm báo cáo tài chính 21 Bảng 2.2: Danh sách các biến đầu vào được xem xét 26 Bảng 2.3: Phân loại sai lầm loại 1 và sai lầm loại 2 30 Bảng 3.1: Kết quả chọn mẫu 41 Bảng 4.1 Thể hiện kết quả thống kê mô tả, bao gồm các giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình, và độ lệch chuẩn của 6 biến quan sát. 42 Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 47 Bảng 4.3 Kết quả mô hình hồi quy logistic (1) 49 Bảng 4.4 Kết quả mô hình hồi quy logistic (2) 50 Bảng 4.5 Kiểm định mô hình (2) theo kết quả kiểm toán năm 2016 53 Bảng 4.6. Độ chính xác của mô hình M-score (2) tại ngưỡng 20% với dữ liệu ngành xây dựng 2016. 54 ix
  12. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 – Tam giác gian lận 17 Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu 22 Hình 2.2: Sơ đồ mô hình nghiên cứu 1 31 Hình4.1: Thống kê mẫu theo sàn 42 Hình4.2: Đồ thị GMI- Tỷ số lãi gộp 43 Hình4.4: Đồ thị SGAI- Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 44 Hình4.5: Đồ thị DSRI-Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần 44 Hình4.6: Đồ thị TATA- Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tài sản 45 Hình4.7: Đồ thị DA- Tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh 46 x
  13. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACFE (The Association of Certified Fraud Examiners) BTC Bộ Tài chính BCTC Báo cáo tài chính DSRI Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần (Days Sales in Receivables Index) DA Tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (Discretionary Accruals) HOSE Sàn giao dịch TP. HỒ CHÍ MINH HNX Sàn giao dịch HÀ NỘI GMI Tỷ số lãi gộp (Gross Margin Index) SGI Tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng (Sales Growth Index) SGAI Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (Sales, general and administrative expense Index) TATA Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tài sản (Total Accruals to Total Assets) xi
  14. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chƣơng1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Sự cần thiết của đề tài. Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu cho và nhận thông tin, đặc biệt là các thông tin tài chính luôn giữ vai trò quan trọng để đưa ra những quyết định kinh doanh then chốt. Tính minh bạch, tính trung thực của thông tin tài chính đóng vai trò lớn trong việc ổn định thị trường chứng khoán và ổn định xã hội. Không những vậy nền kinh tế hiện nay đang ngày càng phát triển mạnh, quy mô kinh doanh của các công ty và sự toàn cầu hóa hoạt động thương mại ngày càng được mở rộng, dẫn tới sự phức tạp của công tác kế toán , kiểm toán cũng theo đó mà tănglên. Gian lận trong báo cáo tài chính là một trong những vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Vấn đề này càng được quan tâm hơn sau sự kiện các công ty lớn ở Mỹ bị phá sản mà lý do chính đó là việc chế biến số liệu trong báo cáo tài chính do chính ban quản trị các công ty đó tạo ra. Ví dụ điển hình là sự sụp đổ của công ty Word Com – một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất nước Mỹ liên quan đến gian lận và cung cấp số liệu không chính xác trong báo cáo tài chính.Rõ ràng, việc phát hiện sai phạm trên báo cáo tài chính nhằm đảm bảo tính trung thực của nó trở thành thách thức lớn đối với nhà quản lý doanh nghiệp cũng như các bên có liên quan. Do vậy, gian lận trong báo cáo tài chính luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn, Beasley (1996) tiến hành phân tích kinh nghiệm mối liên hệ giữa thành phần ban giám đốc và gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy số thành viên độc lập từ bên ngoài công ty trong ban giám đốc càng nhiều thì hành động gian lận báo cáo tài chính càng giảm. Nghiên cứu của Rezaee (2002) tập trung nhận diện nguyên nhân, hậu quả và phương pháp ngăn chặn hành vi gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Mỹ. Nghiên cứu đã trình bày các giải pháp nhằm phát hiện và phòng ngừa nhằm giảm thiểu hành động gian lận báo cáo tài chính, bao gồm các giải pháp đến phân tích chức năng, vai trò của các bên có liên quan đến quy trình lập và công bố báo cáo tài chính của công ty như ban giám đốc, ban kiểm soát, kiểm soát nội bộ, đội ngũ quản lý cấp cao, kiểm toán độc lập, các cơ quan quản lý nhà nước. Rõ ràng, nhận diện gian lận trong báo cáo tài chính đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cũng đã xảy ra rất nhiều vụ gian lận trên báo cáo tài chính. Việc phát sinh gian lận trên Báo cáo tài chính ở những công ty có tầm vóc lớn đã làm phát sinh sự quan tâm ngày càng nhiều về tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính. Nó cũng là thách thức lớn đối với người quản lý công ty cũng GVHD: Nguyễn Minh Nhật 1 SVTH: Lê Diễm My
  15. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như đối với kiểm toán viên trong việc phát hiện các gian lận trên Báo cáo tài chính. Do vậy, gian lận luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu dưới đây đề cập đến “Nhận diệngian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.”. Đồng thời đưa ra một số khuyến nghị gia tăng sự minh bạch hoá thông tin kế toán tài chính, cũng như những chú ý cho nhà đầu tư. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 1.2.1 Mục tiêu chung: Nghiên cứu gian lận trên báo cáo tài chính các công ty xây dựngniêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Tổng hợp thực trạng về sai sót, gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam niêm yết trong ba năm 2013- 2015. - Xây dựng mô hình nghiên cứu về phát hiện gian lận báo cáo tài chính để dự đoán khả năng sai sót, gian lận của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam 2016. - Đưa ra khuyến nghị nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro gian lận trên báo cáo tài chính, nâng cao tính hữu ích của thông tin báo cáo tài chính. 1.3 .Phương pháp nghiên cứu. 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu. Thu thập và xử lý số liệu là các báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán của 40 công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán trong ba năm 2013- 2015. Số liệu được được thu thập từ những website chuyên về đầu tư chứng khoán như vietstock.vn,cafef.vn, 1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu. (sẽ đề cập chi tiết ở chương2) - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả các biến độc lậptrong mô hình. - Phân tích tương quan sớm nhận diện được các biến có quan hệ với nhau. - Sử dụng mô hình Beneish để nhận diện gian lận báo cáo tài chính. (Phân tích GVHD: Nguyễn Minh Nhật 2 SVTH: Lê Diễm My
  16. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hồi quy logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân. 1.4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu. 1.4.1 Đốitượng. Khóa luận nghiên cứu gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty ngành xây dựngniêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam. 1.4.2 Phạm vi nghiêncứu. Phạm vi không gian: Mẫu nghiên cứu được chọn từ các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam. Phạm vi thời gian:Số liệu nghiên cứu trongkhóa luận gian lận trên báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam là số liệu từ năm 2012- 2015 và báo cáo trước và sau kiểm toán của 40 công ty này năm 2016 nhằm kiểm định tính chính xác của mô hình. 1.5 Cấu trúc của khóa luận. Khóa luận gồm 5 chương: o Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài “ Nhận diện gian lận Báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam” o Chƣơng 2:Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. o Chƣơng 3:Thực trạng gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam. o Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu về nhận diện gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam. o Chƣơng 5: Kết luận và một số khuyến nghị đối với các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính. GVHD: Nguyễn Minh Nhật 3 SVTH: Lê Diễm My
  17. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về sai phạm trongBCTC  Định nghĩa về BCTC và sai phạm, gian lận trongBCTC Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán là sự trình bày một cách hệ thống về các thông tin tài chính quá khứ, bao gồm các thuyết minh có liên quan, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán bao gồm: báo cáo tình hình tài chính; báo cáo kết quả hoạt động; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thuyết minh báo cáo tài chính; báo cáo khác theo quy định của pháp luật (Điều 29, Luật Kế toán số: 88/2015/QH13). Theo từ điển tiếng Việt: gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh khoé nhằm lừa gạt người khác. Theo nghĩa rộng: gian lận là việc xuyên tạc sự thật, thực hiện các hành vi không hợp pháp nhằm lừa gạt, dối trá để thu được một lợi ích nào đó. Ba biểu hiện thường thấy của gian lận là: chiếm đoạt, lừa đảo và ăn cắp. Các sai sót trong báo cáo tài chính có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Để phân biệt giữa gian lận và nhầm lẫn, cần phải xem xét xem hành vi dẫn đến sai sót trong báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý. Luận văn chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu các sai sót cố ý trong báo cáo tài chính hay nói cách khác là nghiên cứu các gian lận trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo Lý thuyết Kiểm toán (GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa- NXB Tài chính), sai phạm là yếu tố mấu chốt trong việc xác minh tính trung thực của thông tin kế toán và hoạt động tài chính. Sai phạm bao gồm gian lận và sai sót. “Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi”. “Sai sót là lỗi không cố ý, thường được hiểu là sự nhầm lẫn bỏ sót hoặc yếu kém về năng lực gây ra sai phạm”. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (BTC, 2012, mục I: Quy định chung), “Sai sót trong báo cáo tài chính có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Để phân biệt giữa gian lận và sai sót, cần xem xét hành vi dẫn đến sai sót trong báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý”. Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 cũng định nghĩa: “Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp”. GVHD: Nguyễn Minh Nhật 4 SVTH: Lê Diễm My
  18. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Gian lận có thể biểu hiện dưới các dạng tổng quát sau: - Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính; - Sửa đổi tài liệu, chứng từ kế toán làm sai lệch báo cáo tài chính; - Biển thủ tài sản; - Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch báo cáo tài chính; - Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật; - Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính; - Cố ý tính toán sai về số học.” (Theo công trình nghiên cứu gian lận của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ (The Association of Certified Fraud Examiners-ACFE). Có ba loại gian lận như sau: + Biển thủ tài sản: Xảy ra khi nhân viên biển thủ tài sản của tổ chức (ví dụ điển hình là biển thủ tiền, đánh cắp hàng tồn kho, gian lận về tiền lương). + Tham ô: Xảy ra khi người quản lý lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn của họ tham ô tài sản của công ty hay hành động trái ngược với các nghĩa vụ họ đã cam kết với tổ chức để làm lợi cho bản thân hay một bên thứ ba. + Gian lận trên báo cáo tài chính: Là trường hợp các thông tin trên báo cáo tài chính bị bóp méo, phản ảnh không trung thực tình hình tài chính một cách cố ý nhằm lường gạt người sử dụng thông tin. (Ví dụ khai khống doanh thu, khai giảm nợ phải trả – hay chi phí). Như vậy, gian lận và sai sót đều là hành vi sai phạm; trong lĩnh vực tài chính kế toán các hành vi này gây lệch lạc thông tin, phản ánh sai thực tế. Tuy nhiên, hai hành vi này khác nhau về khía cạnh ý thức và mức độ “trong yếu” của sai phạm. Về mặt ý thức, sai sót là hành vi không có chủ ý, nguyên nhân của sai sót có thể là do năng lực hạn chế hoặc do sao nhãng, thiếu thận trong trong công việc; trong khi đó gian lận là hành vi có chủ ý cố ý gây ra sự sai khác để trục lợi. Từ sự khác nhau về ý thức nên gian lận được che giấu rất tinh vi và khó phát hiện, còn sai sót dễ phát hiện hơn. GVHD: Nguyễn Minh Nhật 5 SVTH: Lê Diễm My
  19. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Một sự khác nhau nữa của gian lận và sai sót là mức độ trong yếu. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 320 (BTC, 2012, mục I: Quy định chung), thông tin được coi là trọng yếu nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Nếu hành vi gian lận thì luôn được xem là nghiêm trọng, còn hành vi sai sót mức độ trọng yếu được xem xét trên qi mô và tính chất của sai phạm.  Động cơ và cơ hội thực hiện gian lận trong báo cáo tài chính. (Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240(BTC, 2012, Phụ lục 1) thì các động cơ, cơ hội thực hiện gian lận báo cáo tài chính được trình bày dưới đây.)  Sự ổn định tài chính hay khả năng sinh lời bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế, ngành nghề kinh doanh hay điều kiện hoạt động của đơn vị. Tình hình tài chính hay mức sinh lời không ổn định của doanh nghiệp vẫn luôn là nguyên nhân phổ biến nhất khiến doanh nghiệp phải thực hiện các thao túng trên báo cáo tài chính.  Áp lực cao đối với ban giám đốc nhằm đáp ứng các yêu cầu hoặc kỳ vọngcủa các bên thứ ba. Thông thường nếu công ty muốn nhận được vốn đầu tư từ các bên thứ ba thì nhất thiết công ty đó phải có báo cáo tài chính hợp lý và thể hiện sức khỏe tài chính tốt của công ty. Chính vì lý do trên mà ban giám đốc dù muốn hay không muốn vẫn luôn có xu hướng tiến hành thao túng báo cáo tài chính để nhận được sự ủng hộ từ các bên thứ ba.  Các thông tin cho thấy tình hình tài chính cá nhân của Ban giám đốc hoặc Hội đồng quản trị bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các khoản thu nhập của Ban giám đốc và Hội đồng quản trị (như tiền thưởng, quyền mua chứng khoán và các thỏa thuận thanh toán theo mức lợi nhuận) là chưa chắc chắn và phụ thuộc vào việc đạt được các mục tiêu về giá chứng khoán, kết quả kinh doanh, tình hình tài chính hoặc luồng tiền. Các khoản thu nhập này phụ thuộc vào việc đạt được các mục tiêu chỉ liên quan đến một số tài khoản cụ thể hoặc các hoạt động được lựa chọn của đơn vị, mặc dù nếu xét trên phương diện tổng thể thì các tài khoản hoặc hoạt động này có thể không trọng yếu đối với đơn vị. Vì việc ghi nhận thông tin trong báo cáo tài chính mang tính chất thời điểm, vậy nên tùy vào đặc điểm, hoàn cảnh doanh nghiệp mà nhà quản trị có xu hướng GVHD: Nguyễn Minh Nhật 6 SVTH: Lê Diễm My
  20. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam làm đẹp báo cáo tài chính để phù hợp với mục tiêu đặt ra tại thời điểm công bố báo cáo tài chính. 2.2 Những thủ thuật gian lận báo cáo tài chính.  Khai cao (hay khai khống) doanhthu Khai khống doanh thu là việc ghi nhận vào sổ sách một nghiệp vụ bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ không có thực. Kỹ thuật thường sử dụng là tạo ra các khách hàng giả mạo, lập chứng từ giả mạo. Khai cao doanh thu còn được thực hiện thông qua việc cố ý ghi tăng các nhân tố trên Hóa đơn như số lượng, giá bán hoặc ghi nhận doanh thu khi các điều kiện giao hàng chưa hoàn tất, quyền sở hữu và trách nhiệm về rủi ro đối với hàng hoá – dịch vụ chưa được chuyển qua bên mua hàng. Ví dụ tại Việt Nam: Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2010. Lợi nhuận ròng trên báo cáo hợp nhất sau kiểm toán của PVG đạt 35,83 tỷ đồng, giảm 1,2 tỷ đồng so với báo cáo trước kiểm toán. Đáng chú ý là đơn vị kiểm toán có ý kiến loỊ trừ việc ghi nhận cổ tức từ lợi nhuận năm 2010 của Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp (PGD), PVG tạm ghi nhận khoản cổ tức 9,28 tỷ đồng của PGD vào doanh thu hoạt động tài chính năm 2010. Tại ngày 31/12/2010, việc phân phối cổ tức nói trên chưa được đại hội cổ đông của PGD phê duyệt. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14)- Doanh thu và thu nhập khác, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông có quyền nhận cổ tức. Nếu công ty áp dụng VAS 14, doanh thu từ hoạt động tài chính và lợi nhuận trước thuế cho năm 2010 sẽ giảm một khoản tương ứng là 9,28 tỷ đồng.  Ghi nhận sai niênđộ Gian lận trong Báo cáo tài chính có thể được thực hiện bởi kỹ thuật ghi nhận sai niên độ trong đó, doanh thu hay chi phí được ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh. Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại để làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn. Ví dụ tại Việt Nam: Trong mùa kiểm toán năm 2010, Đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ việc Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt (DLR) ghi nhận 31,15 tỷ đồng doanh thu với giá vốn 27,98 tỷ đồng từ Dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà GVHD: Nguyễn Minh Nhật 7 SVTH: Lê Diễm My
  21. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Lạt. Theo ký kết, công ty sẽ bàn giao từng phần hạng mục công ty của dự án sau khi hoàn thành và đủ điều kiện để bố trí tái định cư. UBND sẽ thanh toán cho công ty khi quyết toán dự án và đã được cơ quan độc lập kiểm toán. Tuy nhiên, tại Báo cáo tài chính năm 2010, công ty đã ước tính và ghi nhận doanh thu, giá vốn như trên theo số liệu hoàn thành giữa công ty và đội thi công của công ty trong khi UBND tỉnh Lâm Đồng chưa có văn bản chỉ định UBND thành phố Đà Lạt nghiệm thu. Đơn vị kiểm toán cho biết, ngày 22/2/2011, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn thống nhất giao cho UBND thành phố Đà Lạt là đơn vị tiếp nhận từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn giá trị công trình hoàn thành để DLR ghi nhận doanh thu. Qua đây cho thấy DRL đã ghi nhận doanh thu và giá vốn Dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt sai niên độ, doanh thu và giá vốn này phải được ghi nhận ở niên độ năm 2011, nhưng đã được doanh nghiệp ghi nhận vào năm 2010.  Giấu công nợ và chiphí Che dấu công nợ đưa đến giảm chi phí là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến trên Báo cáo tài chính với mục đích khai khống lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí hay công nợ bị che dấu. Đây là phương pháp dễ thực hiện so với các phương pháp ngụy tạo các giao dịch bán hàng. Mặt khác nó rất khó bị các kiểm toán viên phát hiện vì thường không để lại dấu vết. Có ba phương pháp chính thực hiện giấu gian lận và chi phí: Không ghi nhận công nợ và chi phí; Vốn hoá chi phí; Hàng bán trả lại - các khoản giảm trừ và bảo hành; Ví dụ tại Việt Nam: Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) mở màn cho hoang mang của nhiều nhà đầu tư với việc công bố lợi nhuận ròng sau kiểm toán giảm gần 30%. So với kết quả trước kiểm toán, chi phí tài chính của TLH tăng thêm 30,3 tỷ đồng do phải trích thêm dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm một lượng tương ứng. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ban đầu là 27,74 tỷ đồng đã tăng lên thành hơn 58 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 55,97 tỷ đồng, giảm 22,8 tỷ (-29%) so với kết quả ban đầu là 78,8 tỷ đồng. GVHD: Nguyễn Minh Nhật 8 SVTH: Lê Diễm My
  22. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty cổ phần Basa có mã chứng khoán BAS, công ty đã vốn hóa chi phí đi vay số tiền 1,04 tỷ đồng vào giá trị công trình xây dựng cơ bản, trong khi công trình này đã ngừng xây dựng trong năm 2010. Nếu áp dụng đúng như VSA, thì chi phí đi vay này phải tạm ngừng vốn hóa và tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Nếu thực hiện đúng như VSA, công ty sẽ gia tăng thêm khoản lỗ với số tiền tương ứng 1,04 tỷ đồng.  Không khai báo đầy đủ thôngtin. Việc không khai báo đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sử dụng Báo cáo tài chính. Các thông tin thường không được khai báo đầy đủ trong thuyết minh như nợ phải trả tiềm tàng, các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ, thông tin về bên có liên quan, các những thay đổi về chính sách kế toán. Ví dụ tại Việt Nam: Trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Container Phía Nam (VSG), kiểm toán viên lưu ý người sử dụng đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện do đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ cuối năm của khoản vay dài hạn với số tiền 33,16 tỷ đồng đang được ghi nhận trên chỉ tiêu “chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Điều này giúp cho người sử dụng hiểu được, việc áp dụng TT 201/2009 giúp cho công ty giảm lỗ 33,16 tỷ đồng. Nếu áp dụng VSA 10 thì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính của công ty năm 2010 không phải con số lỗ 40,66 tỷ đồng mà là con số lỗ 73,82 tỷ đồng. Qua đó cho người sử dụng thấy một phần lợi nhuận được tạo ra (hoặc một phần giảm lỗ) là do sự thay đổi cách hạch toán mà có chứ không phải do bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tạo ra.  Định giá sai tàisản Việc áp dụng sai phương pháp đánh giá là một kỹ thuật gian lận khá phổ biến. Việc đánh giá sai thường áp dụng cho các khoản mục sau: Hàng tồn kho, khoản phải thu, các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh, tài sản cố định, không vốn hoá đầy đủ các chi phí vô hình, phân loại không đúng tài sản. Ví dụ tại Việt Nam: Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu (HJS) thông báo Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2010. Điều đáng lưu ý trong Báo cáo kiểm toán đó là nguyên giá tài sản cố định và chi phí khấu hao của nhà máy Thủy điện Nậm Ngần có thể thay đổi khi quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt. Trong bảng thuyết minh Báo GVHD: Nguyễn Minh Nhật 9 SVTH: Lê Diễm My
  23. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cáo tài chính hợp nhất: Dự án công trình Thủy điện Nậm Ngần được đầu tư theo Quyết định số 28ACT/HĐQT ngày 01/12/2004 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được duyệt quyết toán vốn đầu tư. Công ty căn cứ vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản thực tế, tạm tính nguyên giá để hạch toán tăng tài sản cố định. 2.3 Các mô hình nhận dạng gian lận báo cáo tài chính. 2.3.1 Mô hình logit vàprobit  Mô hình Beneish (Mô hìnhProbit) Mô hình Probit của Beneish (1997) (1999) được xác định như sau: Mi = βiXi + εi Mi: biến giả, nhận giá trị 1 nếu đó là công ty gian lận và giá trị 0 cho công ty không thực hiện gian lận βi: hệ số tương quan cho mỗi biến độc lập trong mô hình Xi: ma trận gồm các biến giải thích εi: sai số Một số biến giải thích chính trong mô hình trên bao gồm: - Tỷ suất lợinhuận - Chất lượng tàisản - Khấuhao - Chỉ số phát triển doanhthu - Số ngày hàng tồnkho - Thu nhập bất thường của giá cổphiếu Theo Dechow, Sloan và Sweeney (1996), mô hình Beneish cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính cơ hội đánh giá công ty từ các khía cạnh khác nhau bằng cách chụp lại bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của các công ty khác. Ngoài ra, các biến được sử dụng trong mô hình không chỉ liên quan đến việc xác định các giao dịch bị gian lận đã được thực hiện ở công ty, mà còn có thể xác định được các giao dịch có thể gian lận trong tươnglai.  Mô hình Spathis (Mô hìnhLogit) hác với các chỉ mục được sử dụng trong mô hình Beneish năm 1997 và 1999, GVHD: Nguyễn Minh Nhật 10 SVTH: Lê Diễm My
  24. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Spathis tập trung vào các tỷ suất tài chính trong nghiên cứu năm 2002. Thay vì hồi quy xác suất, ông nhấn mạnh hồi quy logic trong phân tích của mình. Theo đó, mô hình của Spathis xây dựng năm 2002 có công thức như sau: E(y) = 1+ exp( b0+b1X1+ b2X2+ + bnXn mô hình này sử dụng phân tích hồi quy logic cho công ty thực hiện gian lận và công ty không thực hiện gian lận theo các biến độclập. E(y): biến phụ thuộc, nhận giá trị 1 nếu đó là công ty gian lận và giá trị 0 cho công ty không thực hiện gian lận b0: hệ số góc b1, b2, , bn: hệ số tương quan của các biến độc lập X1, X2, , Xn: các biến độc lập, cụ thể như sau: FFS = b0 + b1(Nợ/Vốn chủ sở hữu) + b2(Doanh thu/Tổng tài sản) + b3(Lãi gộp/Doanh thu) + b4(Nợ phải thu/Doanh thu) + b5(Lãi gộp/Tổng tài sản) + b6(Vốn lưu động/Tổng tài sản) + b7(Doanh thu/Tổng tài sản) + b8(Hàng tồn kho/Tổng tài sản) + b9(Tổng nợ/Tổng tài sản) + b10(Chi phí tài chính/Chi phí hoạt động) + b11(Thuế/Doanh thu) + b12(Doanh AltmanZ-score). 2.3.2 Mô hình đa biến, đa tiêuchuẩn Phương pháp UTADIS, thường được sử dụng trong quản trị tài chính, phân tích rủi ro tín dụng, tính toán rủi ro quốc gia, lựa chọn danh mục đầu tư, , đã được sử dụng trong việc phát hiện gian lận thông tin tài chính bởi nghiên cứu của Spathis, Doumpos và Zopounidis (2004). Nghiên cứu này đã sử dụng các biến trong mô hình Logit của Spathis (2002) và đã thiết lập một đường cong khác để phân loại các công ty gian lận hay không thông qua giới hạn trên và giới hạn dưới của đườngcong. 2.3.3 Mô hình theo định luậtBenford Durtschi, Hillison và Pacini (2004) đã nghiên cứu việc vận dụng định luật Benford trong phát hiện gian lận các thông tin tài chính. Định luật này dựa trên quan sát đặc trưng rằng có một số con số xuất hiện thường xuyên hơn các con số khác. Chẳng hạn, trong một nhóm dữ liệu nào đó, kết quả quan sát chỉ ra rằng có hơn 30% con số bắt đầu bằng số 1. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc phân tích các con số dựa trên định luật Benford có thể được kiểm toán viên sử dụng hiệu quả trong việc phát hiện các gian lận. GVHD: Nguyễn Minh Nhật 11 SVTH: Lê Diễm My
  25. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2.3.4 Mô hình mạng thần kinh (neutral networkmodel) Mô hình mạng thần kinh gồm có 3 phần: đầu vào là nơi các dây thần kinh kết nối với nhau – đây chính là các biến độc lập trong thống kê, đầu ra – đây chính là biến phụ thuộc trong thống kê và phần ẩn – nằm giữa đầu vào và đầu ra, có chức năng truyền tín hiệu từ đầu vào và chuyển tín hiệu đến đầura. Nghiên cứu của Kucukkocaoglu, Benli và Kucuksozen (2005) đã sử dụng mô hình mạng thần kinh để phát hiện gian lận báo cáo tài chính của 126 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Istanbul trong giai đoạn 1992-2002. Nghiên cứu sử dụng đầu vào bao gồm các biến độc lập của mô hình Beneish (1997), (1999) và các biến: phần trăm tỷ suất hàng tồn kho/doanh thu và phần trăm tỷ suất chi phí tài chính/doanh thu. Đầu ra của nghiên cứu chính là phân loại công ty có thực hiện gian lận báo cáo tài chính hay không. 2.4 Các công trình nghiên cứu quốc tế về gian lận.  Mô hình dồn tích có điều chỉnh của DeAnglo(1986) Mô hình của DeAngelo (1986) giả định rằng các thành phần biến kế toán không thể điều chỉnh (NDA) thời kỳ t là ngẫu nhiên và bằng với số biến kế toán dồn tích (TA) của thời kỳ t-1, do đó tác giả cho rằng sự thay đổi trong tổng số biến kế toán dồn tích (TA) giữa thời kỳ t và t-1 có thể xuất phát từ hành vi điều chỉnh lợinhuận. Biến kế toán có thể Biến kế toán dồn Biến kế toán điều chỉnh = tích năm t - dồn tích năm t-1 (DAt) (TAt) (TAt-1) Biến kế toán dồn Lợi nhuận Dòng tiền thuần tích (TA) = sau thuế - từ hoạt động kinh doanh Theo DeAngelo, phần kế toán có thể điều chỉnh (DA) hay sự thay đổi số biến kế toán dồn tích chính là phần lợi nhuận do nhà quản trị điều chỉnh. Nói cách khác, DA≠0 tương đương với có hiện tượng gian lận. Tuy nhiên mô hình của DeAngele chỉ đúng trong trường hợp giả định, tức biến kế toán không thể điều chỉnh (NDA) của năm t ngẫu nhiên và bằng với số biến kế toán dồn tích (TA) của năm t-1. Trường hợp công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng, biến kế toán không thể điều chỉnh sẽ thay đổi liên tục từ năm này qua năm khác không thể áp dụng mô hình GVHD: Nguyễn Minh Nhật 12 SVTH: Lê Diễm My
  26. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam DeAngele(1986)  Mô hình dồn tích có điều chỉnh của Friedlan (1994) Mô hình Friedlan (1994) ra đời đã khắc phục được nhược điểm của mô hình DeAngele. Friedlan giả định sự thay đổi trong tổng số trích trước giữa hai kỳ kế toán là do sự ảnh hưởng của hai nhân tố: (1) sự thay đổi do tăng trưởng và (2) sự thay đổi do lựa chọn kế toán của tổ chức phát triển. Mô hình như sau: Biến kế toán dồn tích Biến kế toán dồn tích t - t-1 Biến kế toán có (TAt) (TAt−1) thể điều chỉnh = (DAt) Doanh thut Doanh thut−1 Theo Friedlan (1994), phần biến kế toán có thể điều chỉnh (DA) chính là lợi nhuận được điều chỉnh. Tùy thuộc vào kết quả tính toán DA nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bằng 0 để đưa ra kết luận về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty.  Mô hình phát hiện thao túng thu nhập M-score của Beneish (1999). Nghiên cứu của Beneish (1999) đã xây dựng mô hình M-score (M viết tắt của “manipulation”- thao túng) để xác định để xác định các công ty có thực hiện thao túng thu nhập hay không. Trong nghiên cứu của mình, Beneish chỉ ra rằng sự thao túng thường bao gồm tăng doanh thu hay giảm chi phí có chủ đích. Đồng thời ông cũng nhận định xác suất các công ty thao túng thu nhập tăng khi có: (i) sự tăng bất thường các khoản phải thu, (ii) suy giảm lợi nhuận gộp, (iii) giảm chất lượng tài sản, (iv) tăng trưởng doanh thu, và (v) tăng dồntích. Mô hình M-score được viết dưới dạng như sau: ′ 푖푖=훽훽 푖푖+휀휀̃ 푖 Trong đó M là một biến nhị phân, M nhận giá trị 1 khi công ty có thực hiện thao túng thu nhập, M nhận giá trị 0 khi không có thao túng; X là ma trân biến giải thích và 휀휀̃ là ma trận vectơ phần dư. Tám biến được Beneish sử dụng: (1)DSRI (Days Sales in Receivables Index)- Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần, (2)GMI (Gross Margin Index)- Tỷ số lãi gộp, (3)SGI (Sales Growth Index)- Tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng, (4)AQI GVHD: Nguyễn Minh Nhật 13 SVTH: Lê Diễm My
  27. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Asset Quality Index)- Tỷ số chất lượng tài sản, (5)DEPI (Depreciation Index)- Tỷ số khấu hao tài sản cố định hữu hình, (6)SGAI (Sales, general and administrative expense Index)- Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, (7)LVGI (Leverage Index)- Tỷ số đòn bẩy tài chính, (8)TATA (Total Accruals to Total Assets)- Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tàisản. Beneish sử dụng mẫu báo cáo của 74 công ty bị thao túng thu nhập so sánh với các công ty khác cho ra kết quả mô hình: M – score = –4,84 +0,0920(DSRI) +0,528(GMI) +0,404(AQI) +0,892(SGI) +0,115(DEPI) –0,172(SGAI) +4,679(TATA) –0,327(LVGI) Tác giả cũng tính ra ngưỡng giá trị của mô hình là -1.78. Tức công ty nào có M – score cao hơn -1,78 được nhận định là có dấu hiệu thao túng thu nhập, và ngược lại. Mô hình trở lên nổi tiếng khi xác định đúng trường hợp bê bối của enron 2011.  Mô hình M-score của Burcu Dikmen và Güray Küçükkocaoğlu (2005) Dựa trên M-score, Burcu Dikmen và Güray Küçükkocaoğlu (2005) phát triển một mô hình nhằm phát hiện sự sai phạm báo cáo tài chính của các công ty ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nghiên cứu này, Burcu Dikmen và Güray Küçükkocaoğlu sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 126 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán. Mô hình được đưa ra gồm 10 biến như sau: Chỉ số đòn bẩy (LVGI), chỉ số hàng tồn kho (DINV), chỉ số chi phí tài chính (FEI), chỉ số kì thu tiền (DSRI), chỉ số lợi nhuận gộp (GMI), chỉ số chất lượng tài sản (AQI), chỉ số tăng trưởng doanh thu (SGI), chỉ số khấu hao (DEPI), chỉ số chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (SGAI), chỉ số tổng tài sản và tổng kế toán dồn tích (TATA). Tuy nhiên trong nghiên cứu này tác giả không sử dụng mô hình logistic để ước lượng mà sự dụng 3 bước phân tích phân lớp để tính toán hệ số các biến trong mô hình: Mô hình của Burcu Dikmen và Güray Küçükkocaoğlu: M= 16,4952 DSRI – 13,1584 GMI + 8,3547 TATA + 8,1473 DINV - 2,5999 LVGI+ 1,8112 DEPI + 1,6927 SGAI – 1,559 SGI + 1,2698 AQI + 0,6528 FEI Mô hình của Burcu Dikmen và Güray Küçükkocaoğlu mở rộng thêm hai biến là DINV và FEI so với mô hình gốc. Về độ chính xác của mô hình, so sánh với kết quả được công bố bởi Ủy ban Chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ (Capital Markets Board of GVHD: Nguyễn Minh Nhật 14 SVTH: Lê Diễm My
  28. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Turkey) mô hình của Burcu Dikmen và Güray Küçükkocaoğlu dự báo đúng 81% công ty bị thao túng thu nhập và 65% công ty không bị thao túng, kết quả chung là đúng 67%.  Mô hình M-score của Marinakis (2011). Marinakis (2011) cũng xây dựng mô hình M – score cho nước Anh. Mô hình của Marinakis gồm 11 biến số, trong đó có 8 biến số tương tự mô hình Beneish. Ngoài ra, ông còn thêm vào 3 biến số khác gồm: EFTAXI – Chỉ số tỷ lệ thuế suất hiệu quả, DIRAI – chỉ số đãi ngộ cho các giám đóc trên tổng tài sản, AUDI – Chỉ số thù lao kiểm toán đối với tổng tàisản. M – score’ = -5,124 +0,242(DSRI) +0,512(GMI) +0,424(AQI) +0,421SGI + 0,317(DEPI) – 0,152(SGAI) + 3,21(TATA) Marinakis đặt+0,624(LVGI)+ ngưỡng giá trị 0,421(AUDI)cho mô hình của – 0,391(EFTAXI) mình là -1.31. Theo+0,317(DIRAI) kiểm định của tác giả, mô hình có xác suất xác định chính xác các công ty có hành vi sai phạm cao hơn mô hình gốc của Beneish là 10%.  Mô hình F-score của Dechow và các cộng sự(2011). Nghiên cứu về nguyên nhân và hậu quả của thao túng thu nhập của Dechow và các cộng sự đã xem xét 2190 công ty niêm yết trong giai đoạn 1982 – 2005 và thu được mô hình F-score với 3 cấp độ. Mô hình 1: Sử dụng các biến số thu thập từ báo cáo tài chính, bao gồm biến kế toán dồn tích (rsst), sự thay đổi khoản phải thu khách hàng (∆recv), thay đổi hàng tồn kho (∆inv), tài sản ngắn hạn (softassets), sự thay đổi tiền trong doanh thu (∆cs), sự thay đổi tỷ suất sinh lợi tài sản (∆roa) và biến giả issue bằng 1 nếu năm đó công ty phát hành cổ phiếu bằng 0 nếu không phát hành(issue): F-score 1= - 7,893 + 0,790sst + 2,158∆recv + 1,19∆inv + 1,970softassets +0,171∆cs ± 0,932∆roa + 1,029issue Mô hình 2: Sử dụng các biến từ mô hình 1 đồng thời thêm các biến phi tài chính và ngoài bảng cân đối là ∆emp sự thay đổi số lượng nhân viên và biến giả leasedum bằng 1 khi có cho thuê hoạt động, bằng 0 khi không cho thuê hoạtđộng. F-score 2= - 8,252 + 0,665sst + 2,457∆recv + 1,393∆inv + 2,011softassets + 0,159∆cs – 1,029∆roa + 0,983issue – 0,150∆emp + 0,419leasedum GVHD: Nguyễn Minh Nhật 15 SVTH: Lê Diễm My
  29. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Mô hình 3: Gồm các biến ở mô hình 2 và thêm các biến đo lường thị trường: tỷ suất sinh lợi điều chỉnh theo thị trường trong hiện tại rett và độ trễ của chính biến này rett-1 F-score 3= - 7,966 + 0,909sst + 1,731∆recv + 1,447∆inv + 2,265softassets + 0,160∆cs – 1,455∆roa + 0,653issue – 0,121∆emp + 0,345leasedum + 0,082 rett + 0,098 rett-1 Dechow và các cộng sự (2009) kết luận rằng F – score lớn hơn 1 đồng nghĩa với khả năng cao các công ty trình sai phạm báo cáo tài chính vàbóp méo thunhập. Hậu kiểm, mô hình F-score 1 dự báo đúng 65,9%. Các con số này lần lượt là 65.78% và 63.36% đối với F–score2 và F– score3. Có thể thấy F-score mở rộng hơn M-score của Beneish khi có thêm các biến phi tài chính, biến ngoài bảng cân đối cà các biến thị trường nhằm xác định mối tương quan của các yếu tố khác đến hành vi sai phạm báo cáo tài chính. Tuy nhiên về xác suất dự báo đúng cả 3 mô hình được Dechow và các cộng sự đưa ra đều có xác suất thấp hơn M-score ban đầu.  Edwin H. Sutherland (1883-1950) Edwin H. Sutherland là nhà nghiên cứu về tội phạm học của Đại học Indiana (Hoa Kỳ). Ông quan tâm đặc biệt đến hành vi gian lận được thực hiện bởi những nhà quản lý đối với chủ sở hữu. Sutherland gọi những đối tượng này là những tội phạm cổ cồn (White collar – một thuật ngữ mà ngày nay đã trở thành rất thông dụng khi người ta muốn ám chỉ tới những gian lận do tầng lớp lãnh đạo của công ty gây ra.  Donald R. Cressey (1919 - 1987) Donald R. Cressey là học trò xuất sắc của Sutherland và cũng là nhà nghiên cứu về tội phạm tại Đại học Indiana vào những năm 40 của thế kỷ 20. Cressey đã chọn vấn đề tham ô, biển thủ làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình. Trong khi Sutherland tập trung vào nghiên cứu tội phạm trong giới cổ cồn, Cressey lại tập trung phân tích gian lận dưới góc độ tham ô và biển thủ, thông qua khảo sát khoảng 200 tội phạm kinh tế, nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật. Ông đã đưa ra mô hình tam giác gian lận (Fraud Triangle) để trình bày các nhân tố dẫn đến các hành vi gian lận và ngày nay đã trở thành một trong những mô hình chính thống được sử dụng trong nhiều nghề nghiệp khác nhau để nghiên cứu về gian lận. GVHD: Nguyễn Minh Nhật 16 SVTH: Lê Diễm My
  30. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Theo Donald R. Cressey sinh khi hội đủ ba nhân tố áp lực, cơ hội và thái độ, cá tính. , gian lận chỉ phát. Cơ hội Áp lực Thái độ, cátính Hình 2.1 – Tam giác gian lận  Richard C.Hollinger Richard C.Hollinger và đồng sự của mình John P.Clark cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của gian lận là điều kiện làm việc. Hai ông đưa ra một loạt những giả thuyết về tình trạng nhân viên biển thủ tài sản của côngty. Bên cạnh đó, hai ông còn tìm ra một loạt những mối liên hệ giữa tuổi tác, vị trí và mức độ hài lòng trong công việc với tình trạng biển thủ.  Công trình nghiên cứu gian lận của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ(ACFE) Vào năm 1993, một tổ chức nghiên cứu gian lận ra đời bên cạnh Uỷ ban Quốc gia về chống gian lận Hoa kỳ đó là Hiệp hội của các nhà điều tra gian lận (ACFE). Bằng cách phân loại và xác lập nhóm, các nhà nghiên cứu đã xem xét những hành vi này một cách cụ thể. Thay vì xếp tất cả vào một tên gọi duy nhất “gian lận” thì họ đã phân nhóm tuỳ thuộc vào độ tương đồng của từng loại gian lận qua đó nghiên cứu những phương pháp hay được sử dụng nhất và cùng các kế hoạch thực hiện gian lận được xem là tinh vi và có mức tổn thất tới nền kinh tế cao nhất. Theo đó, kết quả cuộc nghiên cứu từ năm 2002-2008 cho thấy: Gian lận liên quan tới biển thủ, lạm dụng tài sản chiếm tới trên 85% các trường hợp được nghiên cứu nhưng mức thiệt hại cho nền kinh tế lại thấp hơn cả. Trong khi đó, các gian lận trong Báo cáo tài chính lại chiếm một tỷ lệ thấp nhất trong ba loại trên (khoảng 10% cho nghiên cứu năm 2006 và năm 2008, 8% cho nghiên cứu năm 2004 và 5% cho các nghiên cứu năm 2002) nhưng những gì nó gây thiệt hại cho nền kinh tế thì lại lớn hơn cả. Tham ô được xếp hạng thứ hai, tức là sau gian lận trong Báo cáo tài chính và trước gian lận liên quan đến biển thủ, lạm dụng tài sản. GVHD: Nguyễn Minh Nhật 17 SVTH: Lê Diễm My
  31. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Một trong những con số thống kê đưa ra rất ấn tượng là: Gian lận gây ra thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ là khoảng 6% trên tổng thu nhập quốc nội vào năm 2004 (tương đương với 10,000 tỷ USD), tức là mỗi năm nền kinh tế bị thiệt hại trên 600 tỷ USD do gian lận. Đây là con số rất lớn vì nó gần gấp đôi số ngân sách mà Chính phủ Mỹ dành cho các hoạt động quân sự trong năm 2003. Và tất nhiên là nhiều hơn cả nguồn tiền Chính phủ đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và giáo dục, vượt quá 28 lần số ngân sách Chính phủ ưu tiên dùng để phòng chống tội phạm năm 2003. Dù công trình nghiên cứu về gian lận ACFE đã đưa ra những số liệu thống kê về những thiệt hại của việc gian lận trên báo cáo tài chính bị phát hiện, tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khó mà xác định được thiệt hại thực sự bởi lẽ không phải tất cả những gian lận đều bị phát hiện và không phải tất cả các gian lận được phát hiện đều được báo cáo và không phải tất cả gian lận đã báo cáo đều bị khởi tố theo đúng pháp luật. Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu trên chỉ thống kê thiệt hại về kinh tế trực tiếp do gian lận trên báo cáo tài chính, trong khi còn rất nhiều thiệt hại vô hình không thể biểu hiện bằng con số cụ thể ví dụ như chi phí kiện tụng, phí bảo hiểm, sự sụt giảm niềm tin và tác động xấu đến thị trường chứng khoán. Để xem xét tính hữu hiệu của mỗi biện pháp kiểm soát, ACFE đã tiến hành so sánh loại thiệt hại trung bình của các công ty có biện pháp kiểm soát và các công ty không có các biện pháp kiểm soát. Dù không thể có các chỉ dẫn rõ ràng cho giá trị của mỗi biện pháp kiểm soát, bởi lẽ thường nhiều biện pháp kết hợp mới đem lại hiệu quả nhưng kết quả nghiên cứu vẫn giúp hình dung tác động của từng biện pháp đối với việc giảm thiểu gian lận.  Thiết lập đường dây nóng Trong số hơn 1.000 tổ chức được điều tra, có khoản 479 tổ chức có đường dây nóng hay các phương tiện tương tự nhằm phát hiện gian lận so với 581 tổ chức không có đường dây nóng. Các đơn vị có đường dây nóng sẽ chịu thiệt hại khoản 100.000 USD và phát hiện gian lận trong vòng khoản 15 tháng kể từ khi phát sinh. Ngược lại, các đơn vị không có đường dây nóng chịu khoản thiệt hại lên đến 200.000 USD và chỉ phát hiện gian lận sau 24 tháng gian lận phát sinh.  Kiểm toán nội bộ Các tổ chức có bộ phận kiểm toán nội bộ chịu thiệt hại khoảng 120.000 USD so với các tổ chức không có kiểm toán nội bộ là 218.000 USD. Tương tự như vậy, thời gian phát hiện gian lận tại các công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ là 18 tháng so với GVHD: Nguyễn Minh Nhật 18 SVTH: Lê Diễm My
  32. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam không có bộ phận này là 24 tháng.  Kiểm toán độc lập Kết quả nghiên cứu về rất đáng ngạc nhiên vì không tìm thấy mối liên hệ giữa kiểm toán độc lập và phát hiện gian lận. 2.5 Các công trình nghiên cứu trong nước về gian lận.  Nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam của Nguyễn Thị Uyên Phương (2014). Trong nghiên cứu tác giả áp dụng mô hình Friedlan (1994) đánh giá khả năng điều chỉnh lợi nhuận thông qua biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh DA. Với mẫu là 75 công ty niêm yết, kết quả nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng các công ty cổ phần niêm yết có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận tăng trong kỳ báo cáo trước đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng nhằm mục tiêu thu hút nhà đầu tư để đợt chào bán được thành công. Cụ thể hơn, tác giả chỉ ra rằng các công ty có quy mô càng lớn thì mức độ điều chỉnh lợi nhuận càng cao, nhằm đạt được mức kỳ vọng của thị trường. Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ dừng lại ở mức độ ứng dụng mô hình có sẵn, chưa có những thay đổi phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam.  Nghiên cứu về sai sót báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam – Nguyễn Trần Nguyên Trân(2014.) Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014) sử dụng mô hình Beneish để dự đoán khả năng sai sót trọng yếu do gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu đưa ra sau khi áp dụng mô hình Beneish tỷ lệ phát hiện gian lận là 63,33% trên mẫu 30 công ty được chọn. tác giả cũng nhận định mô hình M-score của Beneish có thể được sử dụng nhằm phát hiện sớm một số công ty có khả năng thực hiện các hành vi thao túng trên báo cáo tài chính tại thị trường Việt Nam. Hạn chế của mô hình chỉ dừng lại ở áp dụng trực tiếp mô hình gốc Beneish. Tuy nhiên đây là nghiên cứu sớm về sử dụng kỹ thuật thống kê, cụ thể là mô hình dự báo gian lận M-score, vậy nên đóng góp lớn nhất của nghiên cứu chính là mở đường cho việc xây dựng M-score ở Việt Nam.  Phát hiện sai phạm báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết GVHD: Nguyễn Minh Nhật 19 SVTH: Lê Diễm My
  33. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Hoàng Khánh, Trần Thị Thu Hiền(2015). Nghiên cứu ứng dụng các nghiên cứu của DeAngelo (1986), Friedlan (1994) và Beneish (1999), nhằm xây dựng mô hình nhận diện khả năng sai phạm báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng hai mô hình: mô hình gốc 8 biến của Beneish và mô hình 10 biến được pháp triển thêm hai biến dồn tích (DA) và biến quy mô doanh nghiệp Size. Từ kết quả ước lượng hồi quy, tác giả kết luận về 2 mô hình hồi quy như sau: Mt = 0,67872 – 0,669SGIt + 0,684AQIt – 0,477DEPIt + εt(1) Và Mt = 0,84323 – 0,933SGIt + 0,748AQIt – 0,524DEPIt + 0,845DAt + εt(2) Độ chính xác hai mô hình lần lượt là 63.41% và 68.29% tính theo kết quả kiểm toán độc lập. Với mô hình (2), sau khi thêm biến DA, ta cũng thấy được một kết quả cao hơn về dự đoán sai phạm báo cáo tài chính cao hơn kết quả của nghiên cứu gốc. 2.6 Các nhân tố giúp phát hiện sai phạm báo cáo tài chính. Qua các nghiên cứu nói trên ta có bảng tổng hợp các nhân tố có tác động đến khả năng gian lận BCTC đây cũng đồng thời là cơ sở đểu xác định các biến đưa vào mô hình sau này: GVHD: Nguyễn Minh Nhật 20 SVTH: Lê Diễm My
  34. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Bảng 2.1. Tổng hợp các nhân tố giúp phát hiện sai phạm báo cáo tài chính Ảnh Hƣởng Đến Gian Lận STT Tên Ký Hiệu Trong Nghiên Cứu BCTC Mô hình dồn tích có 2 tác giả kết luận kế toán có thể điều chỉnh của điều chỉnh (DA) chính là phần DeAnglo Biến kế toán có thể lợi nhuận do nhà quản trị điều 1 DA (1986),Friedlan (1994) điều chỉnh chỉnh. Nói cách khác khi DA và Healy (1985) #0 đồng nghĩa với có khả năng sai phạm báo cáo tài chính. Mô hình dồn tích của NDA thay đổi qua các năm Biến kế toán không 2 NDA Healy (1985) và Jones đồng nghĩa với có nghi ngờ sai thể điền chính (1991) phạm báo cáo tài chính. Tỷ số phải thu khách DSRI có mối quan hệ thuận Mô hình M-score 3 hàng trên doanh thu DSRI chiều với xác suất xảy ra sai Beneish (1999) thuần phạm báo cáo tài chính. GMI có mối quan hệ thuận Mô hình M-score 4 Tỷ số lãi gộp GMI chiều với xác suất xảy ra sai Beneish (1999) phạm báo cáo tài chính. SGI có mối quan hệ thuận Tỷ số tăng trưởng Mô hình M-score 5 SGI chiều với xác suất xảy ra sai doanh thu bán hàng Beneish (1999) phạm báo cáo tài chính AQI có mối quan hệ thuận Tỷ số chất lượng tài Mô hình M-score 6 AQI chiều với xác suất xảy ra sai sản Beneish (1999) phạm báo cáo tài chính DEPI có mối quan hệ thuận Tỷ số khấu hao tài Mô hình M-score 7 DEPI chiều với xác suất xảy ra sai sản cố định hữu hình Beneish (1999) phạm báo cáo tài chính Tỷ số chi phí bán SGAI có mối quan hệ ngược Mô hình M-score 8 hàng và quản lý SGAI chiều với xác suất xảy ra sai Beneish (1999) doanh nghiệp phạm báo cáo tài chính LVGI có mối quan hệ ngược Tỷ số đòn bẩy tài Mô hình M-score 9 LVGI chiều với xác suất xảy ra sai chính Beneish (1999) phạm báo cáo tài chính Tỷ số biến dồn tích TATA có mối quan hệ thuận Mô hình M-score 10 kế toán so với tổng TATA chiều với xác suất xảy ra sai Beneish (1999) tài sản phạm báo cáo tài chính M-score của Burcu FEI có mối quan hệ thuận 12 Chi phí tài chính FEI Dikmen và Güray chiều với xác suất xảy ra sai Küçükkocaoğlu (2005) phạm báo cáo tài chính Xu hướng thao túng thu nhập Quy mô doanh Rhee và các cộng sự phụ thuộc vào quy mô công ty, 13 Size nghiệp (2013) tuy nhiên nghiên cứu chưa đưa ra mô hình định lượng cụ thể. Nguồn: Thống kê của tác giả GVHD: Nguyễn Minh Nhật 21 SVTH: Lê Diễm My
  35. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2.7 Phương pháp nghiên cứu sai phạm BCTC ngành Xây dựng 2.7.1 Quy trình nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định lý thuyết khoa học đề ra. Quy trình định lượng kiểm định tính lý thuyết khoa học của bài nghiên cứu được xây dựng như sau: Lý thuyết => Mô hình, giả thuyết Thu thập số liệu Kiểmđịnh mô hình, giả thuyết Kết quả, kiến nghị Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu Bước 1: Tham khảo các nghiên cứu trước, từ đó xác định vấn đề nghiên cứu, Có được vấn đề nghiên cứu tác giả xây dựng mục tiêu cựu thể và câu hỏi nghiên cứu, phần này được trình bài ở chương 1. Bước 2: Tổng hợp lý thuyết => Xây dựng mô hình giả thuyết nghiên cứu. Dựa vào phần tổng quan các nghiên cứu trước, xây dựng mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố tài chính đến gian lận BCTC. Bước 3: Thu nhập các chỉ tiêu tài chính trên BCTC của các công ty xây dựng niêm yết trên 2 sàn chứng khoán HOSE và HNX. Bước 4: Kiểm định mô hình, giả thuyết bằng phân tích tương quan ( correlation analysis ), phân tích hồi quy Logistic. Đồng thời xác định tính dự báo của mô hình qua dữ liệu ngành xây dựng năm 2016. Bước 5: Kết quả mô hình được trình bài thông qua chạy mô hình logistic, đồng thời kiến nghị với các bên sử dụng BCTC. GVHD: Nguyễn Minh Nhật 22 SVTH: Lê Diễm My
  36. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2.7.2 Dữ liệu và phương pháp thu thập số liệu  Quy trình chọn mẫu Để chọn được mẫu nghiên cứu, tác giả thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: Đầu tiên tác giả xác định mẫu nghiên cứu là 44 công ty ngành xây dựng có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bước 2: Thu thập dữ liệu về lợi nhuận trước kiểm toán từ năm 2013- 2015 và lợi nhuận sau kiểm toán từ năm 2012 – 2014. Dữ liệu được thu thập từ trang web tài chính: www.cafef.vn. Đây một trong những trang website lớn và có danh tiếng về cung cấp thông tin các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nên báo cáo tài chính thu thấp từ trang này có độ tin cậy cao. Bước 3: Tính toán chênh lệch tiêu chí trước và sau kiểm toán theo công thức: Lợi nhuận trước kiểm toán – Lợi nhuận sau kiểm toán Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận sau kiểm toán Bước 4: Các khoản mục trên báo cáo tài chính cần thu thập: Lợi nhuận sau thuế, Tổng tài sản, Các khoản phải thu khách hàng, Doanh thu thuần, Giá vốn hàng bán, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Dữ liệu bao gồm báo cáo trước và sau kiểm toán của 44 công ty ngành xây dựng niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX. Báo cáo tài chính trước kiểm toán 2013- 2015 và báo cáo sau kiểm toán năm 2012-2014. Bước 5: Loại bỏ các doanh nghiệp không đủ dữ liệu để thực hiện bước phân tích tiếp theo và chốt lại mẫu. Những quan sát bị lọc bỏ là những quan sát gặp phải một trong các vấn đề như sau: - Những quan sát không đủ dữ liệu: Cụ thể những quan sát bị lọc bỏ là những quan sát thiếu một trong những khoản mục cần thu thập như đã nêu ởtrên - Những doanh nghiệp đã bị hủy niêm yết hoặc không công bố báo cáo tàichính - Những giá trị của quan sát có sai lệch quá lớn (phương sai, độ lệch chuẩn quá lớn), những quan sát này làm tăng giá trị trung bình (mean) của dữ liệu biến, gây nhiễu và ảnh hưởng đến độ chính xác của môhình. GVHD: Nguyễn Minh Nhật 23 SVTH: Lê Diễm My
  37. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam  Phân tích dữ liệu Trình tự nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận báo cáo tài chính được thực hiện qua các bước sau đây: Bước 1: Thống kê miêu tả. Bước 2: Phân tích tương quan (correlation analysis). Phân tích tương quan sớm nhận diện được các biến có quan hệ có ý nghĩ thống kê với M-score, củng như nhận biết dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Bước 3: Phân tích hồi quy Logistic. Hồi quy logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân( hai biểu hiện 0 và 1) để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được. 2.7.3 Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết khoa học hay giả thuyết nghiên cứu (/research hypothesis) hypothesis) là một nhận định sơ bộ, kết luận giả định về bản chất sự vật do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ. Giả thuyết là khởi điểm của mọi nghiên cứu khoa học, và phải dựa trên cơ sở quan sát, không trái với lý thuyết và có thể kiểm chứng. Sau khi xác định mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở tổng quan tài liệu nghiên cứu và lấy ý kiến chuyên gia để đưa ra sáu giả thuyết nghiên cứu như sau: - Giả thuyết H1 : GMI – tỷ lệ lãi gộp của doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tàichính. - Giả thuyết H2 : SGI – tốc độ tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tàichính. - Giả thuyết H3 : SGAI – tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính. - Giả thuyết H4 : DSRI – tỷ lệ phải thu của doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tàichính. - Giả thuyết H5 : TATA – Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tài sản có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính. GVHD: Nguyễn Minh Nhật 24 SVTH: Lê Diễm My
  38. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Giả thuyết H6 : DA – Tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnhcó mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính. 2.7.4 Mô tả các biến trong mô hình Mô hình được sử dụng để nhận diên sai phạm báo cáo tài chính ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là mô hình logistic với biến phụ thuộc là biến phân loại (có sai phạm hoặc không sai phạm), biến độc lập là các biến định lượng. Biến phụthuộc: 1 nếu báo cáo tài chính có sai lệch M= 0 nếu báo cáo tài chính không sai lệch Biến phụ thuộc được phân loại theo báo cáo tài chính các công ty trước và sau kiểm toán với giả định kết quả kiểm toán là kết quả chính xác về tình hình côngty. Mẫu có gian lận được định nghĩa là các công ty có trên lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán lớn hơm 10%. Chênh lệch lợi nhuận được tính dựa vào công thức sau: Lợi nhuận trước kiểm toán – Lợi nhuận sau kiểm toán Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận sau kiểm toán Lợi nhuận sau kiểm toán được xem là lợi nhuận đúng ( vì được kiểm toán viên chấp nhận) . Công thức trên nhằm tính mức độ gian lận trên giá trị lợi nhuận đúng. Tác giả sử dụng giá trị tuyệt đối vì không phân biệt chênh lệch dương ( khai cao lợi nhuận ) hay chênh lệch âm ( che giấu lợi nhuận ), chúng đều được phân loại là gian lận nếu tỷ lệ chênh lệch lớn hơn 10%. Biến độclập: Mô hình được xây dựng trên cơ sở mô hình M-score 8 biến của Beneish (1999). Tuy nhiên với tình hình Việt Nam, các chế độ kế toán còn lỏng lẻo, các công ty nhỏ hơn so với khu vực nên mô hình lấy 5 biến trong mô hình M-score 8 biến của Beneish (1999). Đồng thời đưa thêm biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA) theo lý thuyết Friedlan (1994), để đánh giá tác động của các yếu tố này tới khả năng nhận diện sai phạm của mô hình. Thêm nữa, theo nghiên cứu của Hoàng Khánh và Trần Thị Thu GVHD: Nguyễn Minh Nhật 25 SVTH: Lê Diễm My
  39. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Hiền (2015) sau khi bổ sung biến DA có được mô hình có kết quả nhận diện cao hơn mô hình gốc đối với các công ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bởi vậy ta đưa thêm biến DA này để tìm kiếm một kết quả cao hơn đối với ViệtNam. Như vậy mô hình nhận diện gian lận các công ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2013 đến 2015 có 6 biến: GMI, SGI, SGAI, DSRI, TATA, DA. Bảng 2.2: Danh sách các biến đầu vào đƣợc xem xét STT Biến độc lập Mô tả 1 GMI Tỷ số lãi gộp (Gross Margin Index) 2 SGI Tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng (Sales Growth Index) 3 SGAI Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (Sales, general and administrative expense Index) 4 DSRI Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần (Days Sales in Receivables Index) 5 TATA Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tài sản (Total Accruals to Total Assets) 6 DA Tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (Discretionary Accruals) Nguồn: Thống kê của tác giả  Tỷ số lãi gộp (Gross Margin Index) (Doanhthut−1–Giávốonhàngbánt−1)/Doanhthut−1 GMI = (Doanhthut−Giávốonhàngbánt)⁄Doanhthut GMI là tỷ số lợi nhuận biên giữa năm t chưa kiểm toán và năm t-1 đã kiểm toán. GMI<1 nghĩa là lợi nhuận biên đang giảm, đây được cho là một dấu hiệu tiêu cực về triển vọng tăng trưởng của công ty. Khi đó công ty sẽ có nhiều khả năng gian lận để che dấu tình hình thực tại. Bởi vậy, GMI được kỳ vọng sẽ có quan hệ thuận chiều với khả năng sai phạm báo cáo tàichính.  Tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng (Sales Growth Index) Doanh thut SGI = Doanh thut−1 Việc tăng trưởng doanh thu bất thường có thể là một trong các dấu hiệu sai phạm nếu xem xét trên khía cạnh hai động cơ như sau: Thứ nhất, bóp méo doanh thu GVHD: Nguyễn Minh Nhật 26 SVTH: Lê Diễm My
  40. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm tạo ra một kết quả đẹp, phù hợp với mục tiêu đề ra sẽ thu hút các nhà đầu tư. Thứ hai, nếu doanh thu giảm công ty có thể đối mặt với giảm giá cổ phiếu trên thị trường.  Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (Sales, general and administrative expense Index) Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệpt ⁄Doanh thut SAGI = Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệpt−1⁄Doanh thut−1 SGAI được tính bằng cách sự thay đổi của tỷ số chi phí bán hàng quản lý doanh nghiệp trên tổng doanh thu giữa năm t và năm t-1. Nếu SGAI>1 có nghĩa chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đang tăng lên so với doanh thu, điều này có thể là một dấu hiệu của sai phạm.  Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần (Days Sales in Receivables Index) Các khoảng phải thut ⁄Doanh thut DSRI = Các khoảng phải thut -1 ⁄Doanh thut-1 Chỉ số DSRI so sánh sự thay đổi các khoản phải thu trên doanh thu giữa năm t chưa kiểm toán và năm t-1 đã kiểm toán. Trong trường hợp không có sự thay đổi về chính sách tín dụng thương mại, chỉ số này sẽ tăng hoặc giảm dưới dạng tuyến tính.Sự gia tăng không chỉ dựa trên kế toán ghi nhận bán hàng ủy thác mà còn phụ thuộc vào việc phát sinh các tài khoản vãng lai của các công ty liên doanh, liên kết. Theo Beneish, một sự gia tăng bất thường tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu hoặc là do công ty đã thay đổi chính sách tín dụng thương mại hoặc là một dấu hiệu của sai phạm báo cáo tài chính doanhnghiệp.  Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tài sản (Total Accruals to Total Assets) Thu nhậpt − Dòng tiền từ hoạt động kinh doanht TATA = Tổng tài sảnt TATA được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản. Theo Beneish, các khoản kế toán dồn tích càng lớn thì khả năng sai phạm càngcao.  Tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (Discretionary Accruals) GVHD: Nguyễn Minh Nhật 27 SVTH: Lê Diễm My
  41. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Biến kếtoán dồn tícht Biến kếtoán dồn tícht−1 Biến kế toán có thể (TAt) - (TAt−1) điều chỉnh (DAt) = Doanh Thut Doanh Thut-1 Mô hình dồn tích điều chỉnh của Friedlan (1994) được phát triển dựa trên mô hình của DeAngele (1986). Mô hình này được sử dụng với giả định sự thay đổi trong tổng số trích trước giữa hai kỳ kế toán là do sự ảnh hưởng của hai nhân số: (1) sự thay đổi do tăng trưởng và (2) sự thay đổi do lựa chọn kế toán của tổ chức phát triển. 2.7.5 Phương pháp nghiên cứu Bước 1: Lựa chọn những biến có ý nghĩa trong mô hình. Bước 2: Xây dựng mô hình M-score phù hợp dựa trên dữ liệu ngành xây dựng 2013 – 2015 Bước 3: Ước lượng ngưỡng giá trị phù hợp để phân loại các công ty sai phạm báo cáo tài chính đồng thời xác định tính chính xác của mô hình qua dữ liệu ngành xây dựng 2016.  Bước 1: Sử dụng mô hình logistic để tìm ra những biến độc lập thực sự ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình. Xét mô hình: Yi = β0 + β1X1i + Ui Trong đó: X1 – biến độc lập Y – biến ngẫu nhiên rời rạc có thể nhận giá trị 0 hoặc 1 Gọi pi = P (Y=1|X1i) là xác suất để Y=1 với điều kiện X = X1i; 1-pi = P (Y=0|X1i). Suy ra, Yi phân bố A(pi) Giả thiết E(ui) = 0, khi đó E(Yi) = pi = β0 + β1X1itức mô hình trở thành mô hình xác suất tuyến tính. Vì các xác suất chỉ được giới hạn từ 0 đến 1: 0 ≤ pi ≤ 1 nên 0 ≤ E(Y|X1i) ≤ 1 Đối với mô hình hồi quy, các yếu tố ngẫu nhiên trong mô hình cần thỏa mãn đồng thời các giả thiết: GVHD: Nguyễn Minh Nhật 28 SVTH: Lê Diễm My
  42. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam E(ui) = 0 ∀i Cov(ui,uj) = 0 ∀i ≠j 2 ∀i Var(ui)=σ Tuy nhiên mô hình đang xét, xuất hiện những nhược điểm như sau: (1) phương sai không đồng đều, (2) u không phân bố chuẩn, (3) Yi thể nằm ngoài (0;1), và (4) R2 thấp. Bởi vậy, phương pháp OLS là không phù hợp, ta chọn mô hình Logit thích hợp hơn để khắc phục những nhược điểm này. Mô hình logistic để nhận diện sai phạm báo cáo tài chính ngành xây dựng Việt Nam - với các biến đã trình bày ở trên, có dạng như sau: M = β0 +β1(GMI) +β2(SGI) +β3(SGAI) +β4(DSRI) +β5 (TATA) +β6 (DA) (1) Sau khi thành lập mô hình (1), ta tiến hành ước lượng mô hình bằng phần mềm STATA 13 để xác định những biến có ý nghĩa trong mô hình với mức ý nghĩa 10%. Theo tác giả Igor Pustylnick (2009) mô hình M-score là một công cụ rất tốt để bước đầu phát hiện gian lận trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng tính chính xác của phát hiện gian lận bằng cách sử dụng M-Score là khoảng50%.  Bước 2: Xây dựng mô hình M-score phù hợp. Kết thúc bước 1, ta có những biến ảnh hưởng đến xác suất sai phạm ngành xây dựng Việt Nam, đưa các biến này với mô hình mới, mô hình (2). Sau đó ước lượng mô hình (2) để kiểm tra về độ giải thích của các biến trong mô hình.  Bước 3: Ước lượng ngưỡng giá trị phù hợp để phân loại các công ty sai phạm báo cáo tài chính đồng thời xác định độ chính xác của mô hình thông qua số liệu 2016 Sau bước 2, Công ty có M nằm trong ngưỡng được nhận diện là sai phạm. Đồng thời trong bước này ta kiểm tra về tính chính xác của mô hình với số liệu năm 2016. Các kết quả có thể có khi so sánh kết quả từ mô hình với kết quả kiểm toán là: - Mô hình xác định có sai phạm, kiểm toán xác định có sai phạm dựbáo đúng. - Mô hình xác định không sai phạm, kiểm toán xác định không sai phạm dự báo đúng. - Mô hình xác định có sai phạm, kiểm toán xác định không sai phạm dự báo sai: nhận diện nhầm saiphạm. - Mô hình xác định không sai phạm, kiểm toán xác định có sai phạm dự báo GVHD: Nguyễn Minh Nhật 29 SVTH: Lê Diễm My
  43. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sai: nhận diện thiếu saiphạm. Theo nghiên cứu gốc, Beneish đã xác định từ 1 - 2,5% miền phân phối bên trái của phân phối chuẩn Mt tương ứng với khả năng sai phạm báo cáo tài chính cao. Tương ứng với tỷ lệ này là giá trị phân loại -1,96 cho tới -2,32. Công ty có M nằm trong khoảng này thì được đánh dấu là có dấu hiệu sai phạm và ngược lại. Bảng 2.3: Phân loại sai lầm loại 1 và sai lầm loại 2 Kết quả kiểm toán Có sai phạm Không sai phạm Dự Có sai phạm Dự báo đúng có sai phạm Dự báo sai có sai báo (1) phạm (Sai lầm loại 1) (2) Không sai phạm Dự báo sai không có sai Dự báo đúng phạm (Sai lầm loại 2) không sai phạm (3) (4) Độ chính xác của dự báo 1/(1+3) 4/(2+4) Tổng độ chính xác (1+4)/tổng số quan sát Nguồn: Dựa trên Giáo trình Lý thuyết Xác suất Thống kê- ĐH Kinh tế Quốc dân Tính giá trị các giá trị phân loại M-score tương ứng tại các xác suất dự báo 1%, 5%, 10%, 15%, 20%. miền phân phối bên trái bằng hàm Normsinv trong phần mềm excel tađược: Xác suất dự báo Giá trị phân loạiM-score 1% -2.32635 5% -1.64485 10% -1.28155 15% -1.03643 20% -0.84162 Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm Excel Sau khi kiểm tra độ chính xác của mô hình tại tất ngưỡng 1% - 20%. Đây là kết quả cuối cùng của mô hình. Đồng thời với cách kiểm tra này, ta cũng xác định được tính chính xác của mô hình với dữ liệu 2016. Dựa vào các giả thuyết đã có, tác giả tiến hành xây dựng mô hình được như sau: GVHD: Nguyễn Minh Nhật 30 SVTH: Lê Diễm My
  44. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Hình 2.2: Sơ đồ mô hình nghiên cứu 1 GMI SGI H1(+) = H2(+) = SGAI H3(-) M-score H4(+) DSRI H5(+) H6(+) TATA = = DA GVHD: Nguyễn Minh Nhật 31 SVTH: Lê Diễm My
  45. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TYXÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1 Thực trạng về thị trường chứng khoán Việt Nam 3.1.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2015. Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) chính thức hình thành từ tháng 7/2000 gắn với mục tiêu trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế và doanh nghiệp. Tháng 7/2015, TTCK VN tròn 15 năm mở cửa hoạt động. Năm 2015, tổng khối lượng giao dịch trên thị trường đạt gần 39,7 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 617 nghìn tỷ đồng, giảm 16,3% về khối lượng và 15,8% về giá trị giao dịch của năm 2014. Trên sàn HOSE, VN-Index tăng 4,13% so với cuối năm trước tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 28 tỷ cổ phiếu (giảm 7,6% so với năm 2014), tương ứng giá trị giao dịch đạt trên 482 nghìn tỷ đồng (giảm 9,6% so với năm 2014). Trên sàn HNX, chiều ngược lại được chứng kiến khi HN-Index giảm 4,62% so với thời điểm cuối năm 2014 tổng khối lượng giao dịch trong năm 2015 đạt trên 11,55 tỷ cổ phiếu (giảm mạnh 32% so với năm 2014), tổng giá trị giao dịch cũng giảm 32,3% xuống mức hơn 135 nghìn tỷ đồng. Khởi đầu tháng 1, thị trường đã có những phiên tăng điểm hết sức ấn tượng, giúp VN-Index và HNX-Index liên tục tạo đỉnh trong đầu năm 2015. Dấu ấn rõ nét nhất đến từ các cổ phiếu ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, nhóm các cổ phiếu dầu khí, nổi bật là GAS và PVD, cũng tăng mạnh sau đợt giảm sâu khi các thông tin về giá dầu thế giới đã trở nên bão hòa. Tuy nhiên, khi bước sang tháng 3, xu hướng thị trường lại khá tiêu cực khi thiếu vắng các thông tin hỗ trợ, đánh mất hoàn toàn những nỗ lực phục hồi trước đó, khiến cho xu hướng giảm kéo dài đến giữa tháng 5, kéo thị trường về lại mốc đầu năm. Giai đoạn sau đó, với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu Ngân hàng, tiếp đến là nhóm cổ phiếu Dầu khí, thị trường đã quay trở lại xu hướng tăng điểm. Đà tăng được duy trì và nhanh chóng mở rộng ra toàn thị trường khi các nhóm cổ phiếu dẫn dắt luân phiên nhau tăng điểm. Giai đoạn thứ ba, những tác động tích cực từ kết quả kinh doanh quý III cùng với việc hiệp định TPP đã kết thúc đàm phán giúp thị trường dần lấy lại được điểm số. Tuy nhiên, sự phục hồi của hai sàn vẫn còn khá thấp so với mức cao nhất mà thị trường đạt được vào giữa tháng 7. Điểm sáng nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2015 là việc khối ngoại đẩy mạnh việc mua ròng 7/12 tháng trên cả HOSE và HNX, ngay cả khi thị trường giảm điểm thì sức mua của GVHD: Nguyễn Minh Nhật 32 SVTH: Lê Diễm My
  46. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam khối ngoại vẫn là rất lớn. Đây là dòng tiền có tác động không nhỏ đến xu hướng của thị trường. Để đưa TTCK VN hoạt động ổn định hơn phù hợp với chuẩn mực quốc tế, năm 2015,nhiều chính sách mới và cơ sở pháp lý liên quan đến TTCK được ban hành và hoàn thiện tạo nên môi trường hoạt động thông thoáng cho nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoàitrên TTCK. Trong đó, một số chính sách nổi bật trong năm 2015 như sau:  Chính thức nới rộng cho nhà đầu tư nước ngoài: Ngày 26/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP, trong đó cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào các doanh nghiệp đại chúng không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, quy định nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được đánh giá là bước đột phá về tư duy trong thu hút vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam.  Xác lập lộ trình và định hình khung pháp lý cho TTCK phái sinh: Ngày 5/5/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP quy định về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh. Đây là thị trường tài chính bậc cao, nơi sẽ niêm yết và giao dịch các sản phẩm tương lai có mục đích phòng ngừa rủi ro cho các tài sản cơ sở, dự kiến được đưa vào hoạt động cuối năm 2016.  Tạo chính sách đột phá cho giao dịch và thanh toán chứng khoán bằng việc cải cách hàng loạt cách chính sách:Ngày 18/12/2015, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán ban hành quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán mới. Theo đó, ngày thanh toán giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là ngày làm việc thứ 2 sau ngày giao dịch (T+2). Ngày thanh toán giao dịch trái phiếu là ngày làm việc liền kề sau ngày giao dịch (T+1).  Ngày 21/12, Bộ Tài chính chính thức ban hành Thông tư số 203/2015/TT-BTC thay thế cho Thông tư 74/2011/TT-BTC ngày 1/6/2011 về hướng dẫn giao dịch trên TTCK. Thông tư 203 cho phép nhà đầu tư được phép đặt lệnh vừa mua vừa bán trong từng lần khớp lệnh liên tục (nhưng không được phép đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng/mở cửa), bỏ quy định nhà đầu tư chỉ được sử dụng 1 tài khoản để thực hiện giao dịch ngược chiều cùng 1 loại chứng khoán.  Ngày 13/11/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 180/2015/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, quy định cụ thể về việc đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCoM đối GVHD: Nguyễn Minh Nhật 33 SVTH: Lê Diễm My
  47. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với các công ty đại chúng hình thành trước và sau ngày 1/1/2016, các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ lần đầu tiên đã cho phép thành lập Vụ Giám sát công ty đại chúng thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Với tín hiệu mới này, việc thực hiện nghĩa vụ của công ty đại chúng như: đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đăng ký lưu ký cổ phiếu tập trung, đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán sẽ được tuân thủ tốt hơn, từ đó giúp gia tăng quy mô hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Các quy định mới đã thúc đẩy gần 100 doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM trong năm 2015, gấp 1,6 lần so với cả năm 2013 và 2014 cộng lại. Để tăng sức hấp dẫn, sàn UPCoM cũng được tăng biên độ giao dịch cổ phiếu lên ±15%, áp dụng bắt đầu từ phiên giao dịch ngày 1/7/2015. 3.1.2 Triển vọng thị trường chứng khoán 2016 trong bối cảnh hội nhập quốc tế Cơ sở pháp lý và các chính sách liên quan đến thị trường chứng khoán ngày được hoàn thiện là cơ sở quan trọng để đưa hoạt động của thị trường chứng khoán vào ổn định, và là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế trong thời gian tới. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc đàm phán đang hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đối với riêng thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư kỳ vọng, dưới tác động của TPP, chứng khoán Việt Nam sẽ “cất cánh” nhờ thu hút dòng vốn đầu tư và gia tăng quy mô thị trường. Trong năm 2016 là năm đầu tiên trong giai đoạn 2016-2020, sẽ tiếp tục hoàn thành kế hoạch cổ phần hoá của doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020 với khoảng hơn 500 doanhnghiệp. Điều này sẽ giúp cho thị trường chứng khoán có thêm nhiều hàng hóa mới, đồng thời nhà đầu tư cũng có thêm cơ hội lựa chọn. Thị trường chứng khoán đã và đang là kênh huy động vốn trung và hài hạn cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh hệ thống ngân hàng càng được cơ cấu lại. Kết quả huy động vốn qua thị trường chứng khoán gần 2 triệu tỷ đồng trong 15 năm qua cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự có bước trưởng thành sau khi nỗ lực vượt qua nhiều gian khó, qua đó đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Vì vây, để tiếp tục lành mạnh hoá thị trường chứng khoán nhằm mục tiêu ổn định và phát triển thì Chính phủ nỗ lực xây dựng và hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường GVHD: Nguyễn Minh Nhật 34 SVTH: Lê Diễm My
  48. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chứng khoán như tiếp tục tái cơ cấu theo “Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm” và từng bước hoàn chỉnh cấu trúc thị trường chứng khoán theo “Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020” ký tại Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 6/12/2012. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã được thống nhất để phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế tạo nền tảng cho TTCK Việt Nam khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực; tăng cường tính công khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước. 3.2 Tổng quan về thị trường xây dựng Việt nam 3.2.1 Thị trường xây dựng Việt nam “Ngành Xây Dựng Việt nam đã trải qua thời kỳ khó khăn trong giai đoạn 2009- 2013. Tuy nhiên, những dấu hiệu phục hồi trong thời gian gần đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành bứt phá và vươn lên tầm cao mới” Sự phát triển của ngành Xây Dựng phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và các chính sách vĩ mô. Với vai trò là ngành hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, tăng trưởng của ngành xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố như tốc độ đô thị hóa, vốn đầu tư FDI, lãi suất cho vay và lạm phát. Bên cạnh đó, xây dựng cũng là lĩnh vực tạo nên nền tảng cho phát triển cho những ngành khác và nền kinh tế nói chung. Do đó, việc chính phủ luôn duy trì một mức giải ngân vào lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Ngoài các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng có tác động trực tiếp tới ngành xây dựng. Như trong giai đoạn 2011-2013, chính sách thắt chặt tiền tệ đã đẩy lãi suất cho vay lên mức trên 20%/năm, khiến cho nguồn vốn đổ vào đầu tư xây dựng giảm mạnh. Do đó, chu kỳ của ngành xây dựng cũng chịu tác động mạnh từ chu kỳ của tăng trưởng kinh tế ước tính kéo dài khoảng 3-10 năm. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ có một độ lệch nhất định so với tốc độ tăng trưởng GDP. Xét đến những yếu tố nói trên, với mức lãi suất thấp ở thời điểm hiện tại cùng với mức giải ngân mạnh của chính phủ và các doanh nghiệp FDI, ngành xây dựng Việt Nam đang đi vào 1 chu kỳ tăng trưởng mới 2015-2018. Tổ chức BMI, cũng đã dự đoán tốc độ tăng trưởng của Ngành Xây Dựng Việt Nam sẽ đạt trung bình 6,3%/năm trong giai đoạn sắp tới. Trong giai đoạn 2009-2013, đã xuất hiện tình trạng cung vượt cầu trong thì trường nhà ở khiến cho lượng hàng tồn kho Bất Động Sản tăng cao. Tính tới hết GVHD: Nguyễn Minh Nhật 35 SVTH: Lê Diễm My
  49. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2013, giá trị tồn kho ước đạt 94,5 nghìn tỷ, nhưng trong năm 2014 với những nỗ lực từ chính phủ và các doanh nghiệp lượng hàng tồn kho đã giảm 21%, xuống còn 77,8 nghìn tỷ. Do đó, kỳ vọng trong năm 2015, thị trường BĐS sẽ có nhiều khởi sắc hơn thúc đẩy chi tiêu vào xây dựng dân dụng. Bên cạnh đó, với kỳ vọng về các hiệp định thương mại quan trọng sắp được ký kết, và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng cao. Vì vậy, triển vọng ngành xây dựng được đánh giá là rất khả quan trong những năm tới. Trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu về đầu tư cho giao thông đường bộ khoảng 202,000 tỷ/năm và cho ngành điện là khoảng 125,000 tỷ/năm. Do đó, áp lực về vốn đầu tư là rất lớn trong thời gian sắp tới. Vì vậy, nếu những nổ lực cải thiện khung pháp lý cho hình thức PPP phát huy tác dụng, thì việc thu hút vốn đầu tư tư nhân sẽ được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành xây dựng nói chung. Theo thống kê của ngành xây dựng Việt Nam (tháng 5/2015) tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng của Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Châu Á. Chu kỳ của ngành xây dựng Việt Nam chịu tác động mạnh từ chu kỳ của tăng trưởng kinh tế thường kéo dài từ 3 tới 10 năm. Với Luật Nhà Ở (sửa đổi) 2014 và những chính sách hỗ trợ kích cầu, tình hình thị trường BĐS đang ấm dần lên và kéo theo đó là sự đi lên của phân khúc xây dựng dân dụng. 3.2.2 Triển vọng cho thị trường xây dựng Việt nam năm 2016 Có thể thấy, năm 2016, ngành xây dựng của nước ta có triển vọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tập trung chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ và Canada. Trong đó, Nhật Bản được dự đoán là một trong những nhà đầu tư hàng đầu vào nước ta. Bởi chính đặc điểm này sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư vừa và nhỏ chuyển đầu tư từ Trung Quốc hoặc Thái Lan sang nước ta. Từ nay tới 2020, Việt Nam cần thu hút khoảng 202.000 tỷ đồng/năm để phát triển hạ tầng GTVT và khoảng 125.000 tỷ đồng/năm cho các dự án hạ tầng điện. Để ngành xây dựng có thể tận dụng hiệu quả những cơ hội sẽ đến trong năm 2016, các doanh nghiệp cần học hỏi và phát triển, sử dụng công cụ quản trị hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Doanh nghiệp cần tham gia các hiệp hội, cộng đồng và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy tắc ứng xử kinh doanh trong cộng đồng. Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ thi công, sản xuất nguyên nhiên liệu xây dựng cũng là những yêu cầu cấp bách của ngành này. GVHD: Nguyễn Minh Nhật 36 SVTH: Lê Diễm My
  50. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Như vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần thúc đẩy sự tin cậy, tăng cường hợp tác và thực hiện tốt những giải pháp đã đề ra. Có như vậy, ngành xây dựng mới phát triển bền vững việc sản xuất, kinh doanh và tạo được vị thế, vươn lên cạnh tranh trong khu vực, cũng như quốc tế. 3.3 Tổng quan thực trạng gian lận báo cáo tài chính ở các nước trên thế giới. Vào cuối thế kỷ 20, sự phá sản của hàng loạt tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đã khiến cho xã hội giật mình trước một thực tế, đó là ngày càng có nhiều vụ gian lận báo cáo tài chính xảy ra, điển hình các vụ gian lận được nhắc đến nhiều nhất những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 là Enron, Worlcom và Xerox. Enron: Vào những năm 90 của thế kỷ 20, Enron là một trong những công ty hàng đầu thế giới kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, họat động kinh doanh đạt hiệu quả rất cao. Tuy nhiên đến những năm cuối của thế kỷ 20, kết quả hoạt động kinh doanh thực của công ty ngày càng sụt giảm. Sáu tháng cuối năm 1999, lợi nhuận công ty là 325 triệu đô la trong khi đó 6 tháng cuối năm 2000 lợi nhuận chỉ còn lại là 55 triệu đô la. Để duy trì lòng tin của công chúng, Enron đã thổi phồng lợi nhuận trên Báo cáo tài chính. Việc gian lận không thực hiện bởi một người hay một số ít người mà có sự cấu kết của nhiều người trong đó có cả Hội đồng quảntrị. Xerox: Tháng 6 năm 2000 Uỷ ban chứng khoán Hoa kỳ cáo buộcXeroxvềtộicôngbốcácthôngtinsailệchtrênBáocáotàichính trong suốt năm năm, khai khống thu nhập 1.5 tỷ đô la. Để sửa chữa hành vi gian lận, Xerox đã đồng ý nộp phạt 10 triệu đô la cho Ủy ban chứng khoán Hoa kỳ và lập lại Báo cáo tài chính từ năm 1997 một cách trung thực và minh bạch. Ban giám đốc công ty cũng đã có những cam kết tuân thủ theo các yêu cầu của Luật chứng khoán và đảmbảoBáocáotàichínhlàkhôngcòncócácgianlậnvàsaisótnữa. Worldcom: Tháng 3 năm 2002 công ty này bị Uỷ ban chứng khoán Hoa kỳ, công tố viên bang New York buộc tội có những hành vi gian lận thông qua việc vốn hoá một khoản chi phí hoạt động trịgiá 3.8 tỷ đô la và do đó khai khống lợi nhuận một khoản tương ứng. Thêm vào đó là hành vi không liêm chính của người sáng lập ra công ty - ông Bernard Ebber đã vay một khoản tiền trị giá 400 triệu đô la mà không hề được theo dõi và ghi chép và khai báo trên Báo cáo tàichính. 3.4 Thực Trạng chênh lệch số liệu trên BCTC sau kiểm toán - Thực trạng chênh lệch số liệu trên BCTC sau kiểm toán từ năm 2010 đến năm 2012 GVHD: Nguyễn Minh Nhật 37 SVTH: Lê Diễm My
  51. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Năm 2010 số lượng tổng công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam là 428 công ty trong đó theo chỉ tiêu lợi nhuận có đến 197 công ty chiếm tỷ lệ 45% có lợi nhuận giảm sau kiểm toán so với trước kiểm toán. Qua năm 2011 số lượng công ty đã có sự nhảy vọt đáng kể, tổng số công ty trên thị trường chứng khoán đã là 628 công ty và số lượng công ty có lợi nhuận sau kiểm toán giảm so với trước kiểm toán đạt mốc 311 công ty với tỷ lệ là 50%. Năm 2012 số lượng công ty niêm yết trên sàn chứng khoán đã tăng lên 652 công ty trong đó theo chỉ tiêu lợi nhuận có khoảng 314 công ty có lợi nhuận sau kiểm toán giảm so với trước kiểm toán chiếm tỷ lệ 48%. Có thể nhận thấy rằng qua 3 năm từ 2010 đến năm 2012 tỷ lệ các công ty có sự thay đổi về lợi nhuận sau kiểm toán so với trước kiểm toán luôn xấp xỉ 50%. Điều này cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam cần có nhiều biện pháp hơn nữa để hạn chế hoặc giảm bớt mức tỷ lệ này. - Thực trạng chênh lệch số liệu trên BCTC sau kiểm toán năm 2014 Tính đến hết ngày 25/03/2015, có 330 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2014 đầy đủ, trong đó có tới 196 đơn vị có số liệu chênh lệch so với trước kiểm toán, tức chiếm tới 59%, trong đó, một số doanh nghiệp đang lãi chuyển thành lỗ hoặc đang lỗ chuyển thành lãi. Chẳng hạn như: Cty Than Đèo Nai (HNX: TDN) sau kiểm toán 2014 công ty đột ngột chuyển từ lỗ 14.4 tỷ đồng sang lãi hơn 28 tỷ đồng. Theo lý giải của TDN cho việc lỗ trước kiểm toán do năm 2014, các loại thuế, phí tăng trong kỳ (thuế tài nguyên tăng 2%, tiền cấp quyền khai thác ) làm chi phí sản xuất tăng. Trong khi đó, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) chưa tổ chức nghiệm thu chi phí năm 2014 cho Công ty, do vậy Tập đoàn chưa bổ sung khoản chi phí nói trên. Nếu được Tập đoàn bổ sung chi phí, Công ty đảm bảo đạt lợi nhuận năm 2014 theo kế hoạch. Bởi thế, TDN có lý do phù hợp để giải trình cho việc chênh lệch lớn sau kiểm toán vì tại thời gian đó TKV chưa tổ chức nghiệm thu, quyết toán khoán chi phí năm 2014. Do vậy Công ty lập báo cáo tài chính theo số dự kiến và điều chỉnh số liệu chính thức tạo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014. Tương tự, sau khi có báo cáo kiểm toán, từ mức lỗ 39 tỷ đồng trong năm 2014, Hacisco (HOSE: HAS) đã lật ngược thế cờ khi lãi 4.5 tỷ đồng. Nguyên do là nhờ chi phí quản lý doanh nghiệp được điều chỉnh hồi tố những khoản dự phòng các năm trước gần 42 tỷ đồng. GVHD: Nguyễn Minh Nhật 38 SVTH: Lê Diễm My
  52. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Ngoài ra, HPS, CLW, VTB, HLC, VPH, V12, PVC, PVV và MDC cũng đều là những doanh nghiệp có kết quả lãi ròng tăng từ 12% trở lên sau kiểm toán. Đối với Dung dịch Khoan và Hóa phẩm Dầu khí (HNX: PVC), lãi tăng thêm gần 41 tỷ đồng sau kiểm toán nhờ lợi nhuận sau thuế tại công ty con là Công ty TNHH Dung dịch khoan M-I Việt Nam tăng 26.6 tỷ đồng. Bên cạnh đó PVC giảm lợi nhuận chưa thực hiện trong hàng tồn kho tiêu thụ nội bộ mà năm 2014 đã tiêu thụ số tiền là 6.9 tỷ đồng, Công ty cũng giảm hơn 7 tỷ đồng chi phí thuế thu nhập hoàn lại tại M-I Việt Nam. Lãi ròng của Than Hà Lầm (HNX: HLC) tăng thêm hơn 8 tỷ đồng để lên mức 36.5 tỷ đồng do khi thực hiện báo cáo nghiệm thu khoán với TKV, công ty đã thực hiện tiết kiệm một số chỉ tiêu giao khoán và được TKV bù phụ các chi phí đã thực hiện. Ở chiều ngược lại, kết quả kinh doanh năm 2014 sau kiểm toán của công ty Ntaco (HOSE: ATA) chuyển từ lãi 187 triệu đồng sang lỗ 14.4 tỷ đồng. Thêm vào đó, thông tin giải trình của ban lãnh đạo ATA cũng rất mơ hồ: “Năm 2014 doanh thu hoạt động kinh doanh, doanh thu tài chính có tăng so với cùng kỳ nhưng chi phí về giá vốn, chi phí quản lý, chi phí tài chính vẫn duy trì ở mức cao đã làm lợi nhuận bị âm” mà không hề đề cập đến việc vì sao có sự chênh lệch quá lớn giữa trước và sau kiểm toán. Bên cạnhđó cũngcó những trường hợp lỗ nặng thêm sau kiểm toán như CID, SAV, S12, VNH, PFL, PVG, BTH Trong đó, sau khi công bố lỗ thêm 1 tỷ đồng tức âm 15 tỷ đồng, Dầu khí Đông Đô (HNX: PFL) đã cầm chắc án hủy niêm yết bắt buộc khi lỗ 3 năm liên tiếp do “tình hình kinh tế nói chung và thị trường kinh doanh bất động sản nói riêng có nhiều biến động không thuận lợi, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực bất động sản vẫn còn cao và sức mua thấp dẫn đến doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, chi phí tăng cao và một số khoản đầu tư phải trích lập dự phòng”. Còn Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Bắc (HNX: PVG) lần đầu tiên báo lỗ 3.4 tỷ đồng từ khi thành lập đến nay (2007) do biến động mạnh về giá bán LPG, rồi kiểm toán cũng lưu ý về việc PVG đang làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về khoản lãi chậm nộp tiền thu về cổ phần hóa hơn 49 tỷ đồng vào năm 2012. Sau đó vào năm 2014 PVN đã xác định lại là con số 13.88 tỷ đồng và đề nghị PVG không phải thực hiện nghĩa vụ nộp số tiền trên. Trong khi các doanh nghiệp cùng ngành hồ hởi báo lãi đậm trong năm 2014 thì Thủy hải sản Việt Nhật (HOSE: VNH) lại báo lỗ thêm 4 tỷ đồng, tức âm tới 43.5 tỷ GVHD: Nguyễn Minh Nhật 39 SVTH: Lê Diễm My
  53. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đồng sau kiểm toán. Theo VNH, sở dĩ có sự chênh lệch này do công ty kiểm toán trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chậm luân chuyển, rồi đánh giá lại chênh lệch tỷ giá nợ phải thu gốc ngoại tệ và tiền gửi ngân hàng gốc ngoại tệ Hay như Sông Đà 12 (HNX: S12) cũng lần đầu tiên báo lỗ 15 tỷ đồng (tăng 1.6 tỷ đồng sau kiểm toán) sau 9 năm hoạt động. Và dù các năm trước doanh nghiệp này đều ghi nhận lãi nhưng vẫn “không đủ” chi trả cổ tức 3% của năm 2011 mà phải hoãn thêm 6 tháng nữa, tức tới 30/09/2015. GVHD: Nguyễn Minh Nhật 40 SVTH: Lê Diễm My
  54. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 3.5 Thực trạng thu thậpsố liệu ngành xây dựng Việt nam năm 2013-2015 Bảng 3.1: Kết quả chọn mẫu SỐ LƢỢNG 3 GIẢI THÍCH % NĂM (+) Số lượng công ty niêm yết trên sàn 39 HOSE 27% (+) Số lượng công ty niêm yết trên sàn HNX 93 65% (-) Số lượng công ty không đủ dữ liệu bị 12 Loại khỏi mẫu 8% Tổng số công ty được quan sát 120 92% Mẫu Nghiên Cứu HOSE HNX Mẫu loại 8% 27% 65% Tính đến thời điểm 30/3/2017, trên hai sàn giao dịch HOSE và HNX có 44 công ty xây dựng có cổ phiếu niêm yết. Nghiên cứu sử dụng số liệu trước kiểm toán năm 2013- 2015 và số liệu sau kiểm toán từ 2012 đến 2014. Tổng thể quan sát là 132 công ty, loại khỏi mẫu là 12 công ty không đủ điều kiện. Trong đó số lượng công ty trên sàn HNX chiếm 65% và trên sàn HOSE chỉ 27%. Bên cạnh đó số lượng công ty không đủ dữ liệu bị loại khỏi mẫu là 8%. Tổng số mẫu mô hình là 120 trong 3 năm của 44 công ty ngành xây dựng. GVHD: Nguyễn Minh Nhật 41 SVTH: Lê Diễm My
  55. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN DIỆN GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. 4.1 Thống kê môtả Mẫu bao gồm 120 quan sát của 40 công ty được niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội trong bốn năm 2012-2015, được chia làm 2 nhóm: nhóm (1) có báo cáo tài chính trước kiểm toán từ 2013- 2015 nhóm (2) là nhóm có báo cáo tài chính sau kiểm toán từ 2012- 2014. HOSE 30% HNX 70% Hình4.1: Thống kê mẫu theo sàn (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2016) Hình 4.1 cho ta thấy số lượng công ty thuộc sàn HNX chiếmtỷ trọng lớn trong mẫu với 93 công ty (70%), bên cạnh đósàn HOSE chiếm tỷ trọng 39 công ty (30%). Bảng 4.1 Thể hiện kết quả thống kê mô tả, bao gồm các giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình, và độ lệch chuẩn của 6 biến quan sát. Variable Trung Độ lệch Nhỏ Lớn bình chuẩn nhất nhất GMI 1,070833 1,126376 -2,64 9,76 SGI 1,067333 0,486826 0,19 3,38 SGAI 1,085083 0,8791497 -0,69 9,5 DSRI 0,84925 0,5947885 0 3,88 TATA 0,5805833 0,4518464 -0,05 1,8 DA 0,0485 0,5281674 -1,51 3,27 GVHD: Nguyễn Minh Nhật 42 SVTH: Lê Diễm My
  56. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Nguồn: Tính toán của tác giả từ phần mềm STATA 13) 4.1.1 GMI- Tỷ số lãi gộp (Gross Margin Index) Hình4.2: Đồ thị GMI- Tỷ số lãi gộp (Nguồn: Tính toán của tác giả từ phần mềm STATA 13) Biến GMI- Tỷ số lãi gộp có giá trị trung bình là 1,070833, giá trị nhỏ nhất là - 2,64 giá trị lớn nhất là 9,76, độ lệch chuẩn là 1,26376, đồ thịphân bổ cho thấy giá trị của biến phân bổ đều hai bên giá trị trungbình. 4.1.2 SGI- Tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng (Sales Growth Index) Hình4.3: Đồ thị SGI- Tỷ số tăng trƣởng doanh thu bán hàng (Nguồn: Tính toán của tác giả từ phần mềm STATA 13) GVHD: Nguyễn Minh Nhật 43 SVTH: Lê Diễm My
  57. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Biến SGI- Tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng có giá trị trung bình là 1,067333, giá trị lớn nhất là 3,38, giá trị nhỏ nhất là 0,19, độ lệch chuẩn là 0,486826, giá trị của biến tập trung ở giá trị 1, giá trị lớn nhấtkhiến đồ thì lệch sangtrái. 4.1.3 SGAI- Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (Sales, general and administrative expense Index) Hình4.4: Đồ thị SGAI- Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (Nguồn: Tính toán của tác giả từ phần mềm STATA 13) Biến SGAI- Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có giá trị trung bình là 1,085083, độ lệch chuẩn là 0,8791497, giá trị nhỏ nhất là -0,69,giá trị lớn nhất là 9,5, các giá trị của biến phân bố tương đối quanh giá trị trung bình. 4.1.4 DSRI-Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần (Days Sales in Receivables Index) Hình4.5: Đồ thị DSRI-Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần (Nguồn: Tính toán của tác giả từ phần mềm STATA 13) GVHD: Nguyễn Minh Nhật 44 SVTH: Lê Diễm My
  58. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Biến DSRI- Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần có giá trị trungbình là 0,84925, giá trị nhỏ nhất là 0, giá trị lớn nhất là 3,88, độ lệch chuẩn là 0,5947885, đồ thị phân bố cho thấy giá trị của biến này giao động trong mức 1 ±0,5, giá trị của biến tập trung ở giá trị 1,giá trị lớn nhấtkhiến đồ thì lệch sangtrái. 4.1.5 TATA- Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tài sản (Total Accruals to Total Assets) Hình4.6: Đồ thị TATA- Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tài sản (Nguồn: Tính toán của tác giả từ phần mềm STATA 13) Biến TATA- Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tài sản có biến trung bình là 0,5805833, độ lệch chuẩn là 0,4518464, giá trị nhỏ nhất là -0,05, giá trị lớn nhất là 1,8 các giá trị của biến phân phối giảm về phía phải của đồthị. 4.1.6 DA- Tỷ số biến kế toá dồn tích có thể điều chỉnh (Discretionary Accruals) GVHD: Nguyễn Minh Nhật 45 SVTH: Lê Diễm My
  59. Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Hình4.7: Đồ thị DA- Tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (Nguồn: Tính toán của tác giả từ phần mềm STATA 13) Biến DA- Tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh, biến DA có giá trịtrung bình là 0,0485, độ lệch chuẩn là 0,5281464, giá trị nhỏ nhất là -1,51 giá trị lớn nhất là 3,27. Các giá trị của biến DA phân bố đều hai bên của trung bình biếnsố. Để xây dựng mô hình phù hợp và có ý nghĩa ta xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa các biến đầu vào tỏng mô hình. 4.2 Phân tích tương quan Phân tích tương quan là thước đo độ lớn của các mối liên hệ giữa các biến định lượng trong nghiên cứu. Thông qua thước đo này người nghiên cứu có thể xác định mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập, biến phụ thuộc với nhau trong nghiên cứu. Nếu hệ số tương quan khác 0 chứng tỏ các khái niệm nghiên cứu có mối liên hệ thực sự, hệ số tương quan dương phản ánh mối quan hệ cùng chiều và tương quan âm phản ánh mối quan hệ ngược chiều. Phân tích tương quan giúp sớm nhận diện được các biến có mối quan hệ, có ý nghĩa thống kê với M-core, cũng như nhận biết dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Kết quả phân tích cho thấy M-core mối tương quan có ý nghĩa thống kê với : mối quan hệ tương quan ngược chiều với biến độc lập SGI- biến tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng và mối quan hệ tương quan cùng chiều với biến độc lậpDA- tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh,với hệ số tương quan lần lượt là -0,1164 và 0,1799 tại mức ý nghĩa 5%. GVHD: Nguyễn Minh Nhật 46 SVTH: Lê Diễm My