Khóa luận Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh

pdf 134 trang thiennha21 21/04/2022 4130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_tiem_nang_du_lich_van_hoa_khmer_nam_bo.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM NGUYỄN NGỌC DIỆP NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA KHMER NAM BỘ TẠI TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Mã số ngành: 60340103 TP. HCM - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM NGUYỄN NGỌC DIỆP NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA KHMER NAM BỘ TẠI TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Mã số ngành: 60340103 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ NGỌC PHƯƠNG TP. HCM - 2018
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Hồ Ngọc Phương (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 14 tháng 4 năm 2018. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS. TS Nguyễn Quyết Thắng Chủ tịch 2 TS. Đoàn Liêng Diễm Phản biện 1 3 TS. Trần Văn Thông Phản biện 2 4 TS. Trần Đức Thuận Ủy viên 5 TS. Nguyễn Thành Long Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 27 tháng 4 năm 2018 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: NGUYỄN NGỌC DIỆP Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 06/10/1989 Nơi sinh: Trà Vinh Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành MSHV: 1641890004 I- Tên đề tài: Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh II- Nhiệm vụ và nội dung: Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch của các thành tố văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh Thực hiện đề tài theo hướng nghiên cứu ứng dụng bằng việc áp dụng phương pháp điều tra khảo sát, tổng hợp tài liệu, tham khảo ý kiến chuyên gia để đánh giá tiềm năng du lịch của đối tượng nghiên cứu. Kết quả đạt được: tiêu chí đánh giá điểm du lịch văn hóa Khmer, đánh giá tiềm năng điểm du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh và giải pháp chiến lược xây dựng thương hiệu “Trà Vinh – du lịch văn hóa xanh”. III- Ngày giao nhiệm vụ: 09/9/2017 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 17/3/2018 V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Hồ Ngọc Phương CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên)
  6. ii LỜI CÁM ƠN “Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh” là một đề tài rộng và rất cần thiết cho sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Trà Vinh. Do vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã gặp phải một khó khăn. Để vượt qua những khó khăn và hoàn thành đề tài luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ rất nhiệt tình từ thầy Hồ Ngọc Phương – người đã định hướng, góp ý và luôn theo sát quá trình nghiên cứu. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các chuyên gia: thầy Trần Văn Thông, anh Trần Minh Thanh, chú Thạch Xuân Hoàng, chị Thạch Thị Út Linh, các anh chị và bạn đồng nghiệp đã đóng góp những ý kiến quý báu của mình cho nghiên cứu cũng như cho sự phát triển của du lịch Trà Vinh. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn đồng nghiệp cùng đơn vị đã sẳn sàng hỗ trợ, chia sẻ công việc để tôi tập trung hơn vào công tác nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tác giả rất cảm ơn quý thầy cô thuộc Khoa Quản trị Nhà hàng – Du lịch và các giảng viên tham gia giảng dạy, cùng tập thể lớp 16SDL11. Nhờ có quý anh, chị mà tác giả đã tích lũy được rất nhiều kiến thức thực tế về nghề nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn và tri ân tất cả quý thầy, anh, chị và bạn bè Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Ngọc Diệp
  7. iii TÓM TẮT Trà Vinh là một tỉnh nhỏ thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với sự cộng cư của ba dân tộc anh em Kinh – Khmer và Hoa. Trà Vinh và Sóc Trăng là hai địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống nhất Việt Nam, người Khmer cùng văn hóa của họ đã làm nên nét văn hóa đặc biệt cho vùng đất nơi này. Người dân Khmer Nam bộ nói chung và người Khmer sinh sống tại Trà Vinh nói riêng, trong quá trình cộng cư với các dân tộc có sự giao thoa nhưng vẫn giữ được nét riêng trong sinh hoạt cộng đồng, ẩm thực, lễ hội và nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Với các yếu tố văn hóa đặc sắc của người Khmer, tỉnh Trà Vinh đã đưa ra mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển du lịch dựa vào văn hóa người Khmer bản địa. Các văn bản pháp luật, hoạt động kêu gọi đầu tư, khảo sát thực địa, tổ chức hội thảo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Trà Vinh cũng đã dần đưa du lịch văn hóa Khmer nói riêng và du lịch Trà Vinh đến gần hơn với các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, các hoạt động này cho thấy, chỉ có một vài đơn vị cố gắng thực hiện mục tiêu phát triển du lịch, mà chưa có sự thống nhất và đồng tâm cùng làm của các cấp, các đơn vị, người dân và chủ thể văn hóa. Khách du lịch rất thích thú với văn hóa Khmer (đặc biệt là khách nước ngoài), tuy nhiên họ (du khách và đơn vị lữ hành) vẫn chưa tìm được phương tiện, cách thức nào để tiếp cận và sử dụng tối ưu nhất tài nguyên văn hóa này. Mặt khác, Trà Vinh được đánh giá là có tiềm năng du lịch không thua gì các tỉnh lân cận nhưng lượng khách đến và biết về Trà Vinh là rất ít. Văn hóa Khmer cũng đang dần bị mai một do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, sự thay đổi trong cơ cấu nguồn nhân lực tỉnh nhà. Tất cả đều có một sức ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động duy trì, bảo vệ và tôn tạo nền văn hóa của người Khmer Nam bộ tại Trà Vinh. Sau nhiều sự trăn trở về du lịch Trà Vinh và sản phẩm du lịch văn hóa Khmer Nam bộ của tỉnh nhà, tác giả nhận thấy đề tài “Nghiên cứu tiềm năng văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh”, sẽ là một nghiên cứu mang tính ứng dụng cao cho thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh. Phương pháp nghiên cứu chính của tác giả là khảo sát thực địa, phỏng vấn và tham khảo ý kiến chuyên gia (là các cá nhân có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và
  8. iv thâm niên trong lĩnh vực du lịch). Với phương pháp này, tác giả đã thu nhận và phát triển thêm được nhiều hành động, giải pháp mới cho việc đưa thương hiệu “Trà Vinh – Du lịch văn hóa xanh” đến gần hơn với các đối tượng đã, đang và sẽ tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch tại Trà Vinh. Cụ thể, chương 1 tác giả trình bày Cơ sở lý luận về tiềm năng du lịch văn hóa và văn hóa Khmer Nam bộ, kinh nghiệm làm du lịch văn hóa của các quốc gia trong khu vực và kinh nghiệm của các địa phương có du lịch văn hóa nổi bật ở Việt Nam. Chương 2 của đề tài là Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh, nghiên cứu 2 vấn đề chính: thực trạng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh và du lịch tỉnh Trà Vinh; đánh giá tiềm năng du lịch của các thành tố văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh. Tổng hợp nghiên cứu thực tế từ chương 1, 2 cùng với việc tổng hợp ý kiến chuyên gia, chương 3 là những đề xuất giải pháp của tác giả cho sự phát triển du lịch Trà Vinh nói chung và du lịch văn hóa Khmer Nam bộ nói riêng. Kết quả của nghiên cứu, tác giả đưa ra bộ tiêu chí đánh giá điểm du lịch văn hóa Khmer, đánh giá điểm du lịch tiềm năng của du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh, sản phẩm tour du lịch trải nghiệm, kịch bản và tiêu chuẩn tổ chức đêm giao lưu văn nghệ Khmer Nam bộ tại chùa Khmer trên địa bàn tỉnh. Với những sản phẩm du lịch văn hóa Khmer như trên, tác giả mong rằng đề tài “Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh” sẽ được tham khảo, ứng dụng vào thực tế kinh doanh du lịch tại Trà Vinh.
  9. v ABSTRACT Tra Vinh is a small province in the Mekong Delta, with a population of three Kinh-Khmer and Hoa ethnic groups. Tra Vinh and Soc Trang are the two most populated Khmer communities in Vietnam, the Khmer and their culture have made a special culture for this land. The Khmer people in general and the Khmers living in Tra Vinh in particular, in the process of living with the ethnic groups have the interference but retains its own features in community activities, cuisine, festivals and art. Traditional performance. With the unique cultural elements of the Khmer, Tra Vinh province has set strategic goals and orientations for tourism development based on the culture of the Khmer indigenous. Legal documents, activities calling for investment, field surveys, workshops organized by the Department of Culture, Sports and Tourism, Tourism Promotion Center of Tra Vinh province has gradually brought cultural tourism Khmer in particular and Tra Vinh tourism closer to investors in and outside the province. However, these activities show that only a few units are trying to achieve the objectives of tourism development, but there is no uniformity and unity among all levels, units, people and owners, culture. Travelers are very interested in Khmer culture (especially foreigners), however, they (visitors and travel agencies) have not found the means, the best way to reach and use this cultural resource. On the other hand, Tra Vinh is considered as potential tourist less than neighboring provinces, but the number of visitors and know about Tra Vinh is very little. Khmer culture is also gradually losing influence of the market economy, the change in the structure of human resources in the province. All have a great influence on the maintenance, protection and embellishment of the culture of the Southern Khmer in Tra Vinh. After many concerns about tourism in Tra Vinh province and the cultural tourism products of the province of Khmer, the author found that the topic of "Researching the Southern Khmer cultural potential in Tra Vinh", will be a study highly applicable for tourism development of Tra Vinh. The main research methods of the author are field surveys, interviews and expert consultation (individuals with much experience, knowledge and seniority in the field of tourism). With this
  10. vi method, the author has gained and developed many new actions and solutions for bringing the trademark "Tra Vinh - Green tourism tourism" closer to those who have been and will participate. Entering into tourism business in Tra Vinh. Specifically, chapter 1 presents theoretical background on the potential of cultural tourism and cultural Khmer in the South, experiences of cultural tourism of countries in the region and experiences of localities. Cultural highlights in Viet Nam. Chapter 2 of the topic is the current situation and potential development of cultural tourism Khmer Southern in Tra Vinh, researched two main issues: the situation of cultural tourism Southern Khmer in Tra Vinh and tourism in Tra Vinh province; Assess the tourism potential of cultural elements Khmer Southern in Tra Vinh. The practical synthesis of chapters 1 and 2 together with the synthesis of expert opinions, Chapter 3 are recommendations of the authors for the development of tourism in general Tra Vinh and tourism Khmer Southern in particular. As a result of the study, the authors set the criteria for assessing the Khmer cultural tourism sites, assessing the potential tourist destinations of Khmer cultural tourism in Tra Vinh, the experience tours, scenarios and The standard for organizing Khmer night cultural exchanges in Khmer temple in the province. With the Khmer cultural tourism products as mentioned above, the author expects that the topic of "Studying the potential of Khmer cultural tourism in Tra Vinh" will be applied to the practical business of tourism in Tra Vinh.
  11. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN iii LỜI CÁM ƠN ii TÓM TẮT iii ABSTRACT v MỤC LỤC vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT x DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ xi PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2 2.2. Phạm vi nghiên cứu: 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 2 3.1 Mục tiêu chung 2 3. 2. Mục tiêu cụ thể 2 4. Điểm mới của đề tài 2 4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 2 4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước. 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 5.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu: 4 5.2. Phương pháp nghiên cứu:: 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA KHMER NAM BỘ 6 1.1. Cơ sở lý luận về tiềm năng du lịch văn hóa 6 1.1.1. Khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch 6 1.1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch và tiềm năng du lịch 7 1.1.3. Du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng 7 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tiềm năng văn hóa phục vụ phát triển du lịch 9 1.3. Văn hóa Khmer Nam bộ và hoạt động phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ 11 1.3.1. Văn hóa Khmer Nam bộ 11 1.3.2. Đời sống vật chất 12
  12. viii 1.3.3. Đời sống tinh thần: 14 1.4. Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch văn hóa nói chung và văn hóa Khmer nói riêng tại Việt Nam và trong khu vực 18 1.4.1. Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trong khu vực 18 1.4.2. Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ở Việt Nam 21 1.5. Kết luận 24 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA KHMER NAM BỘ TẠI TRÀ VINH 25 2.1. Tổng quan về Trà Vinh và du lịch tỉnh Trà Vinh 25 2.1.1. Tổng quan về Trà Vinh 25 2.1.2. Tổng quan về du lịch tỉnh Trà Vinh 26 2.2. Định hướng trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa Khmer Nam bộ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 29 2.2.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước 29 2.2.2. Định hướng của tỉnh Trà Vinh 30 2.3. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh 31 2.3.1. Môi trường du lịch 31 2.3.2. Nguồn nhân lực (năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn, tâm huyết với nghề) . 32 2.3.3. Yếu tố Văn hóa cộng đồng 33 2.4. Các tài nguyên văn hóa Khmer có tiềm năng khai thác du lịch tại Trà Vinh và hiện trạng 34 2.5. Đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh 38 2.6. Đánh giá các thành tố tiềm năng du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh 41 2.7. Kết luận 53 Chương 3 CÁC ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA KHMER NAM BỘ TẠI TỈNH TRÀ VINH 54 3.1. Kết quả thảo luận và ý kiến chuyên gia 54 3.1.1. Du khách ấn tượng và muốn được tìm hiểu nét đặc trưng văn hóa Khmer: 54 3.1.2. Tầm quan trọng của các yếu tố tài nguyên văn hóa Khmer có khả năng khai thác và phát triển du lịch tại Trà Vinh, 54 3.1.3. Mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài đến khả năng phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh 55 3.1.4. Để phát triển du lịch dựa vào nền văn hóa Khmer Nam bộ thì Trà Vinh cần thực hiện các nhóm công việc theo thứ tự: 56
  13. ix 3.1.5. Để phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh thì địa phương nên kinh doanh du lịch theo hình thức: 57 3.1.6. Để đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh, cần dựa trên những tiêu chí: 57 3.1.7. Để thực hiện tốt nhiệm vụ “xã hội hóa” du lịch văn hóa Khmer Nam bộ, tỉnh Trà Vinh cần chú ý đến các yếu tố: 58 3.1.8. Ý kiến cho sự phát triển của du lịch tỉnh Trà Vinh nói chung và du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh nói riêng: 58 3.2. Đề xuất và chiến lược 60 3.2.1. Tập trung xây dựng và triển khai phục vụ du khách thí điểm một số sản phẩm du lịch văn hóa Khmer hoàn chỉnh 59 3.2.2. Thực hiện tốt công tác quảng bá hình ảnh người Khmer Nam bộ và sản phẩm du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh 62 3.2.3. Quy hoạch và thực hiện kế hoạch đầu tư khai thác du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh theo từng giai đoạn cụ thể với sự tham gia của xã hội và chính quyền địa phương 66 3.2.4. Phân công nhiệm vụ và công việc rõ ràng, cụ thể cho từng nhóm đối tượng697 3.3. Kết luận và Định hướng nghiên cứu tiếp theo 70 KẾT LUẬN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC 1. Phân bố điểm đánh giá các khu du lịch PHỤ LỤC 2. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tiềm năng các điểm du lịch văn hóa Khmer PHỤ LỤC 3. Quy chuẩn địa điểm tổ chức giao lưu văn nghệ PHỤ LỤC 4. Kịch bản chương trình giao lưu văn nghệ Khmer PHỤ LỤC 5. Chương trình tour PHỤ LỤC 6. Danh sách chuyên gia PHỤ LỤC 7. Bảng câu hỏi nghiên cứu (tổng hợp)
  14. x DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa UBND Ủy ban Nhân dân TNDL Tài nguyên du lịch WTO Tổ chức du lịch thế giới- World Tourism Organization ETC Ủy ban lữ hành châu Âu PATA Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương
  15. xi DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa Tài nguyên du lịch, Tiềm năng du lịch và Sản phẩm du lịch 8 Bảng 2.1. Lưu lượng khách đến Trà Vinh 2012 – 2016 26 Bảng 2.2. Cơ cấu doanh thu du lịch 2012 – 2016 27 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh (phương pháp SWOT) 37 Sơ đồ 2.1. Các yếu tố cơ bản thu hút du khách của điểm đến du lịch 42 Bảng 2.4. Bảng thành tố tiềm năng du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh 41 Bảng 2.5. Tổng hợp thành tố các tiềm năng phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh 51 Bảng 3.1. Gói dịch vụ du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh 60 Sơ đồ 3.1. Các giai đoạn quảng bá thương hiệu "Du lịch Trà Vinh - trải nghiệm văn hóa xanh" 63 Bảng 3.2. Kế hoạch khai thác (thí điểm) điểm tham quan du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh 65
  16. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo tiến trình lịch sử Việt Nam của ông cha ta, lưu dân người Việt đã cùng cộng cư với người Hoa, người Chăm cùng người Khmer bản địa để mở cõi, khai khẩn vùng đất phương Nam nay là vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay miền Tây Nam bộ. Người dân Khmer Nam bộ thường được so sánh với người Khmer ở Campuchia, nhưng qua những nghiên cứu của các nhà văn hóa học, người Khmer Nam bộ cũng có phong tục tập quán, tính cách tộc người và hình thái văn hóa khác biệt so với người Khmer Campuchia. Người Khmer Nam bộ nói chung và người Khmer Nam bộ sinh sống tại Trà Vinh nói riêng có những nét đẹp trong văn hóa, đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho du khách thập phương: trang phục truyền thống, tín ngưỡng Neck-ta, tôn giáo chính Phật giáo Tiều thừa, nghệ thuật biểu diễn hấp dẫn, kiến trúc ngôi chùa độc đáo, Sóc Trăng từ lâu đã vận dụng những nét đẹp trong văn hóa của người Khmer vào du lịch, được đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước yêu thích và tìm đến, mang lại kinh tế cho người dân địa phương. Tỉnh Trà Vinh có vị trí tiếp giáp Sóc Trăng, tài nguyên văn hóa Khmer cũng khá tương đồng nhưng về hoạt động du lịch thì rất yếu và chưa thu hút được khách du lịch. Đây là điều trăn trở lớn cho tác giả trong suốt những năm qua. Với kiến thức và tình cảm của người con Trà Vinh, tác giả nhìn thấy được những tiềm năng từ văn hóa của người Khmer tại Trà Vinh, bản thân mong muốn sẽ làm được một điều gì đó để mang nét đẹp này đến với mọi người, nâng tầm sản phẩm du lịch Trà Vinh, từ đó mang lợi ích đến cho người làm nghề và tiếp bước nghề. Do vậy, tác giả nhận thấy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh” là cần thiết và hữu ích cho sự phát triển trong tương lai của nền du lịch tỉnh nhà. Và qua đây, tác giả rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến về đề tài của quý chuyên gia, quý hội đồng để tác giả hoàn thiện hơn các đề tài nghiên cứu trong tương lai.
  17. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung: Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh. 2. 2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiên cứu tiềm năng du lịch. - Đánh giá tiềm năng văn hóa Khmer Nam bộ và đánh giá thực trạng du lịch tại Trà Vinh. - Đề xuất giải pháp để khai thác tiềm năng du lịch Khmer Nam bộ tại tỉnh Trà Vinh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các thành tố của tài nguyên du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh. - Thực trạng du lịch của tỉnh Trà Vinh và hoạt động du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh. - Các tài nguyên văn hóa Khmer có tiềm năng du lịch và bộ tiêu chí đánh giá điểm du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Trà Vinh, đặc biệt là hai địa phương: Thành phố Trà Vinh và huyện Châu Thành. Do các đơn vị hành chính này có đông đồng bào Khmer sinh sống và sở hữu nhiều thành tố tài nguyên văn hóa Khmer có tiềm năng phát triển du lịch. Bên cạnh đó, địa phương đã có một số tài nguyên được đưa vào khai thác và phục vụ khách du lịch. - Thời gian nghiên cứu: 6 tháng từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2018. 4. Điểm mới của đề tài 4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Lê Văn Hiệu, (2011), Nghiên cứu giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch, Luận văn Thạc sĩ Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả giới thiệu giá trị văn hóa của dân tộc Khmer trong phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng. Qua đó, đề tài góp phần định hướng khai thác giá trị văn hóa Khmer trong phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng.
  18. 3 Phạm Thị Bích Thủy, (2011), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tác giả đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở thực trạng, nêu ra những đề xuất góp phần phát triển du lịch văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Thái Bình. Mai Thị Huệ (2014), Lễ hội Phật giáo của người Khmer Trà Vinh, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh. Đề tài nghiên cứu tìm hiểu về các lễ hội Phật giáo nhằm làm rõ vai trò, giá trị của các lễ hội Phật giáo trong nền văn hóa của dân tộc Khmer. Thông qua đó cũng chỉ ra được những yếu tố văn hóa truyền thống còn được bảo lưu và những biến đổi trong quá trình cộng cư, giao lưu và tiếp biến văn hóa với các dân tộc. Đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa hiện nay. Lưu Thị Sóc Kha, (2014), Chùa Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa người Khmer Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh. Tác phẩm đi sâu phân tích, đánh giá vai trò, chức năng của chùa Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hoá và xã hội của người Khmer ở Kiên Giang; đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá và xã hội của chùa Phật giáo Nam tông trong cộng đồng người Khmer ở Kiên Giang. Sơn Ngọc Khánh (2015), Sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Khmer trong hoạt động du lịch ở địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh. Nội dung đề tài tập trung khai thác các hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng tiêu biểu của người Khmer gắn với các hoạt động du lịch ở tỉnh Trà Vinh. Qua đó khai thác tiềm năng văn hóa để phát triển du lịch và cuối cùng thông qua du lịch để giới thiệu, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng người Khmer trong quá trình hội nhập hiện nay. Trần Minh Thanh (2016), Giải pháp phát triển du lịch Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Trà Vinh. Đề tài phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch thời gian qua nhằm xác định được các điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Trà Vinh, phân tích phản ứng của ngành du lịch trước các yếu tố tác động của môi trường bên trong, bên ngoài đến sự phát triển của ngành, từ đó chỉ ra những cơ hội và thách thức cho
  19. 4 ngành du lịch Trà Vinh; đề xuất những giải pháp để thực hiện các chiến lược này giúp cho ngành du lịch Trà Vinh có hướng đầu tư, quảng bá, tập trung vào những lợi thế hiện có của tỉnh để đạt mục tiêu đến năm 2025. 4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Âu có khá nhiều đề tài nghiên cứu, sách viết về du lịch văn hóa. Tuy nhiên, các đề tài đều tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa trường hợp tại một quốc gia, một vùng hoặc một điểm du lịch văn hóa tại quốc gia. Tính đến thời điểm nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ”, tác giả chưa tìm được đề tài nào có cùng đối tượng và mục đích nghiên cứu như đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu: - Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được lấy từ niên giám thống kê; các văn bản Nhà nước; Số liệu của UBND tỉnh Trà Vinh; Số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh; số liệu từ các nguồn nghiên cứu trên báo, tạp chí và các hội thảo khoa học, - Dữ liệu sơ cấp: Ý kiến của các chuyên gia có thâm niên và kinh nghiệm trong hoạt động du lịch, giảng dạy về du lịch, quản lý và xúc tiến du lịch. 5.2. Phương pháp nghiên cứu:: 5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả và phân tích tổng hợp - Nghiên cứu các tài liệu về văn hóa Khmer Nam bộ. - Chọn lọc những nét văn hóa cơ bản, đặc trưng và có khả năng khai thác du lịch đưa vào phân tích nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng phát triển của các mãng văn hóa Khmer Nam bộ trong đời sống sinh hoạt và kinh tế xã hội của người dân tại Trà Vinh. - Thống kê số liệu du khách đến Trà Vinh từ năm 2010 đến nay: số lượt khách lưu trú và doanh thu từ lữ hành. 5.2.2. Phương pháp khảo sát và nghiên cứu thực địa - Nghiên cứu thông tin thực tế của văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh. Từ đó, đánh giá và phân tích SWOT cho các thành tố văn hóa Khmer khi đưa vào khai thác phát triển du lịch, như: lễ hội, chùa Khmer, làng nghề, ẩm thực,
  20. 5 - Khảo sát các thành tố văn hóa Khmer Nam bộ tại các địa phương có đông người dân Khmer sinh sống và có tài nguyên văn hóa Khmer được đưa vào phục vụ khách du lịch: Thành phố Trà Vinh và các huyện Châu Thành, Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang. 5.2.3. Phương pháp chuyên gia - Tác giả thiết kế bảng hỏi, thu thập ý kiến đánh giá về tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh của các chuyên gia: nhà khoa học – giảng viên du lịch, đại diện doanh nghiệp lữ hành (điều hành và hướng dẫn viên), đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân). - Phân tích ưu – nhược điểm và đánh giá khả năng hấp dẫn khách của tour du lịch văn hóa Khmer Trà Vinh. - Kiểm tra tính phù hợp của các tiêu chí thuộc bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh thông qua thực tế đón và phục vụ khách du lịch của các điểm tài nguyên văn hóa Khmer tại thành phố Trà Vinh. 6. Bố cục luận văn Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận về tiềm năng du lịch văn hóa và văn hóa Khmer Nam bộ. Chương 2: Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh. Chương 3: Các đề xuất khai thác tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại tỉnh Trà Vinh. Kết luận
  21. 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA KHMER NAM BỘ 1.1. Cơ sở lý luận về tiềm năng du lịch văn hóa 1.1.1. Khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch Trên thế giới và cả Việt Nam, du lịch có rất nhiều khái niệm và định nghĩa, điều này giúp cho chúng ta dễ dàng tiếp cận và lựa chọn định nghĩa phù hợp với mục đích và sự quan tâm về lý luận du lịch. Như tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009, trang 9 – 16), “Du lịch là hiện tượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi cư trú thường xuyên, đi đến bằng các phương tiện giao thông và sử dụng sản phẩm của các xí nghiệp du lịch”; hay “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng phát sinh từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”. Các khái niệm trên cho thấy, du lịch có ba thuộc tính: con người di chuyển khỏi nơi cư trú thường xuyên, sử dụng dịch vụ du lịch, có các mối quan hệ khác trong suốt cuộc hành trình; tuy nhiên, về mục đích của chuyến đi thì chưa được tác giả đề cập đến. Mặt khác, theo quan điểm của Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent Ritcie, du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ các tác động qua lại giữa khách du lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch (trích dẫn bởi Trần Thị Mai, Vũ Hoài Phương, La Phương Anh, Nguyễn Khắc Toàn, 2009). Tại Việt Nam, Quốc hội (2017), Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Hay theo góc độ về văn hóa thì Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ so với quê hương không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền (Trần Nhạn, 1995). Theo Trần Văn Thông (2016), Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch. Mặt khác, theo Quốc hội (2017) thì Sản phẩm
  22. 7 du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. 1.1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch và tiềm năng du lịch Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn (Quốc hội, 2017). Tài nguyên du lịch (TNDL) nhân văn là nhóm tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người tạo ra. TNDL nhân văn gồm TNDL nhân văn vật thể và TNDL nhân văn phi vật thể. TNDL nhân văn vật thể gồm các di sản văn hóa thế giới, các di sản thế giới về tư liệu, các di tích lịch sử văn hóa và các công trình đương đại, các vật kỷ niệm, các cổ vật quý. TNDL nhân văn phi vật thể gồm: các di sản văn hóa truyền miệng và phi vật thể của nhân loại, nghệ thuật sản xuất hàng thủ công truyền thống, lễ hội, văn hóa ẩm thực, văn hóa nghệ thuật, tôn giáo, phong tục tập quán, các giá trị văn hóa liên quan tới dân tộc học, các phát minh, sáng kiến, văn học dân gian và thơ ca, (Bùi Thị Hải Yến, 2012a). Tham khảo Wiktionary, Tiềm năng là tổng hợp tất cả các điều kiện bên trong và bên ngoài có giá trị khai thác, sử dụng và phát triển. Hay, Tiềm năng là những thế mạnh mà chưa được khai thác (Nguyễn Như Ý, 2007). Tích hợp khái niệm về tiềm năng với hoạt động du lịch, tác giả định nghĩa ‘tiềm năng du lịch là một trong những điều kiện trực tiếp để phát triển du lịch; và tiềm năng du lịch sẽ bao hàm: vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, con người, thị trường, các điều kiện về kinh tế - xã hội, . 1.1.3. Du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi (Quốc hội, 2017). Tổ chức du lịch thế giới (WTO - World Tourism Organization), du lịch văn hóa là những chuyến đi mà mục đích chính hoặc mục đích bao gồm trong đó là thăm các địa điểm, sự kiện mà giá trị văn hóa, lịch sử của chúng khiến chúng trở thành một phần trong di sản văn hóa của một cộng đồng. Hay du lịch văn hóa là
  23. 8 loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại (Quốc hội, 2017). Theo tác giả, du lịch văn hóa có hai hình thái chính: Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa (mục đích: khảo cứu, nghiên cứu, tìm hiểu bản sắc văn hóa vùng miền và đối tượng chủ yếu là các nhà nghiên cứu, học sinh – sinh viên); Du lịch tham quan văn hóa (du khách thường kết hợp giữa tham quan và nghiên cứu tìm hiểu văn hóa trong một chuyến đi và đối tượng khách rất phong phú). 1.1.4. Tiềm năng và vai trò của khai thác tiềm năng văn hóa trong phát triển du lịch Tài nguyên du lịch là các yếu tố tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa đối với việc phát triển du lịch, kích thích con người tìm đến tham quan và sử dụng dịch vụ tại địa phương. Tiềm năng du lịch là TNDL đã được đánh giá là có khả năng khai thác phục vụ du lịch; từ đó định hướng hình thành sản phẩm du lịch và chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch của địa phương. Điều này đồng nghĩa với việc, TNDL là nền tảng để tiềm năng du lịch phát triển thành sản phẩm du lịch. Tài nguyên Sản phẩm du lịch du lịch Tiềm năng du lịch (tài nguyên du lịch (tài nguyên có khả (yếu tố tự nhiên và tiềm năng đã được năng khai thác và nhân văn đặc biệt, khai thác để phục vụ phát triển du lịch) thu hút khách du khách du lịch) lịch) Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa Tài nguyên du lịch, Tiềm năng du lịch và Sản phẩm du lịch (Nguồn: tổng hợp của tác giả) Theo từ điển tiếng Việt thì, khai thác là hoạt động thu lấy những nguồn lợi sẵn có (Nguyễn Như Ý, 12007). Theo đó, khai thác tiềm năng là hoạt động sử dụng những yếu tố tiềm năng phục vụ cho con người nhằm mục đích sinh lợi. Tương tự vậy, khai thác tiềm năng văn hóa trong phát triển du lịch được hiểu là hoạt động sử dụng các tài nguyên văn hóa vào hoạt động kinh doanh du lịch, từ đó mang đến lợi ích kinh tế cho người làm du lịch (cá nhân, đơn vị kinh doanh), cộng đồng và chính quyền địa phương.
  24. 9 Trong quyển Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hợp lý giá trị di sản văn hóa thế giới vật thể của Nguyễn Thị Thống Nhất (2016) thì “Khai thác hợp lý là việc khai thác nhưng vẫn giữ gìn được tài nguyên, đảm bảo tài nguyên không bị hư hại và vẫn đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo lợi ích cho cộng đồng và bền vững về môi trường”. Qua đó cho thấy, khai thác tài nguyên không phải là sản xuất mà là hoạt động chuyển đổi loại hình của cải và của cải đó phải vừa được bảo toàn giá trị vừa sinh lời. Vì vậy, việc khai thác hợp lý các tài nguyên cũng như tiềm năng du lịch sẵn có đều vô cùng quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào. Điều này quan trọng là phải biết cách khai thác, khai thác như thế nào và khai thác bao nhiêu là đủ. Trong giai đoạn hiện nay và đặc biệt với những kinh nghiệm làm du lịch từ các địa phương thì, khai thác cần dựa trên quan điểm phát triển bền vững, bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường và bền vững về xã hội. Từ đó, sẽ hạn chế sự suy thoái của tài nguyên, khắc phục ô nhiễm môi trường, giữ lại được đặc thù của địa phương, tăng cường phát triển kinh tế như mục đích chính của phát triển du lịch mang lại. Nhìn chung, hoạt động khai thác tiềm năng văn hóa vào việc phát triển du lịch không những có vai trò rất lớn trong nền kinh tế mà còn có ý nghĩa không nhỏ với các mặt trong đời sống xã hội của Việt Nam. Khai thác có hiệu quả tiềm năng văn hóa vào hoạt động du lịch sẽ mang đến những lợi ích cụ thể, như: Giới thiệu và quảng bá tài nguyên văn hóa của nước nhà đến bạn bè thế giới, thúc đẩy sự hiểu biết giữa các nước với Việt Nam thông qua nét đẹp văn hóa truyền thống; Góp phần làm phong phú và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của địa phương và Việt Nam, từ đó tăng tính cạnh tranh ở thị trường du lịch cả trong và ngoài nước; Khôi phục và tôn tạo các di sản văn hóa, di tích lịch sử bị lãng quên hoặc có nguy cơ bị biến mất; Nhân rộng nét đẹp của tài nguyên nhân văn đến thế hệ mai sau thông qua các hoạt động giới thiệu, bảo tồn và tìm hiểu về tài nguyên văn hóa; Mang tài nguyên đến gần hơn với du khách nhằm mang lại giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cho người dân địa phương, chủ sở hữu và ngân sách Nhà nước. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tiềm năng văn hóa phục vụ phát triển du lịch Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát thực tế, tác giả tổng hợp đánh giá các
  25. 10 yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tiềm năng văn hóa trong phát triển du lịch với tám yếu tố chính: Việc đánh giá đúng và khách quan tiềm năng du lịch của tài nguyên văn hóa: các địa phương, cá nhân và đơn vị vì muốn làm du lịch mà bỏ qua công tác đánh giá tiềm năng sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy: tài nguyên bị mất dần giá trị văn hóa, xung đột lợi ích cũng như xung đột về văn hóa giữa các bên liên quan. Hay tài nguyên không có ý nghĩa hoặc hạn chế về khả năng cung ứng dịch vụ của địa phương, thế nhưng các nhà đầu tư vẫn đầu tư khai thác sẽ dẫn đến việc thua lỗ hoặc hoạt động cầm chừng nếu không có chiến lược phát triển tốt. Yếu tố giá trị du lịch của tài nguyên văn hóa: không cao hoặc bị trùng lắp với các địa phương khác trong khu vực. Hay tài nguyên không mang tính biểu trưng văn hóa cho một cộng đồng, giá trị nhân văn không rõ ràng, yếu tố văn hóa rời rạc và mang tính chấp nối. Khả năng đáp ứng các hoạt động du lịch của tài nguyên: không cao do các cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch của địa phương còn thấp, như: tình trạng cơ sở hạ tầng giao thông, số lượng cơ sở lưu trú và ăn uống, các dịch vụ hỗ trợ còn thiếu. Sự quan tâm và đầu tư khai thác của các cấp chính quyền: Chính phủ ban hành các nghị quyết, kế hoạch phát triển du lịch là thế mạnh và là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Khi áp dụng thực tế các chính sách của Nhà nước cho phát triển du lịch cần các cấp chính quyền của địa phương đi đầu trong công tác lập kế hoạch phát triển, kêu gọi đầu tư, hướng dẫn thực hiện chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, nhằm tạo sự thông thoáng và hình thành môi trường kinh doanh du lịch hội nhập. Tính “nguyên bản” của tài nguyên du lịch sau thời gian đưa vào khai thác du lịch. Tại nước ta có thuật ngữ “làm du lịch đại trà”, có nghĩa một địa phương đã làm du lịch tốt, địa phương khác có tài nguyên tương tự hoặc giống sẽ tham khảo và thực hiện theo, vô hình chung tạo thành sự bắt chước lẫn nhau trong cách làm du lịch. Điều này dẫn đến việc trùng lắp sản phẩm du lịch, khách du lịch đến một nơi xem như đã hiểu hết văn hóa của cả vùng; đơn vị sau thiếu sáng tạo và kinh doanh không dựa vào tính đặc thù của địa phương nên khả năng thành công và duy trì hoạt động rất thấp. Bên cạnh đó, tài nguyên văn hóa có nguy cơ bị điều chỉnh cho phù
  26. 11 hợp với tình hình kinh doanh thực tế (hiện đại hóa) và gia tăng áp lực văn hóa giao tiếp ứng xử do bất đồng văn hóa giữa du khách với người dân địa phương. “Thương mại hóa” tài nguyên nhân văn là vấn đề mà bất cứ địa phương nào có điểm tài nguyên du lịch cũng lo ngại. Công tác truyền thông và quảng bá: tài nguyên nhân văn có tiềm năng du lịch nhưng thông tin về tài nguyên du lịch còn nhiều hạn chế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn của du khách. Sự đồng thuận của cộng đồng và chính quyền địa phương: tại Việt Nam không ít các trường hợp “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” do sự không thống nhất trong cách làm và sự chồng chéo trong cách quản lý, kinh doanh các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch văn hóa. 1.3. Văn hóa Khmer Nam bộ và hoạt động phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ 1.3.1. Văn hóa Khmer Nam bộ Người Khmer Krôm (Khmer dưới) Việt Nam, vốn có nguồn gốc chung với người Khmer Lơ (Khmer trên) đang sinh sống tại Campuchia. Tên gọi khác: Cur, Cul, Cu Thổ, Việt gốc Miên, Khơ Me K’rôm. Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. Dân số: 328.000 người là dân tộc Khmer, chiếm 31,5% dân số toàn tỉnh (Ban Dân tộc Trà Vinh, 2017). Diện mạo bên ngoài: nước da ngâm đen, đen sậm gần như nước da của người Ấn Độ. Gương mặt thường có đôi lưỡng quyền và quai hàm nhô ra, tóc đen và quăn tự nhiên. Chân mày rậm và ngắn, lòng mắt đen thường mở to, dưới mí mắt có quầng đen, mũi nhọn, môi dày, râu rậm (rất nhiều người có râu quai nón). Vóc mình trung bình như người Kinh. Họ thích sống đơn giản, có tính cần cù, mộc mạc, giỏi chịu đựng gian khổ. Kinh tế: Người Khmer là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Trong bộ công cụ nông nghiệp khá hoàn thiện và hiệu quả của họ, có những dụng cụ độc đáo thích ứng với điều kiện địa lí sinh thái Nam bộ như cái phảng thay cho cày chuyên dùng ở vùng đất phèn, mặn để phát cỏ, cù nèo (Pok) dùng để vơ cỏ. Cây nọc cấy (Sơ chal) để cắm cây lúa ở những chân ruộng nước nhưng đất cứng, và cái vòn gặt (Kần điêu) dùng để cắt lúa. Người Khmer có nghề đánh cá, dệt, chiếu, đan lát, .
  27. 12 Hôn nhân: Thường do cha mẹ xếp đặt, có sự thoả thuận của con cái. Cưới xin trải qua 3 bước: làm mối, dạm hỏi và lễ cưới, được tổ chức ở bên nhà gái. Gia đình nhỏ một vợ một chồng, ở riêng và là đơn vị kinh tế độc lập, có nơi 3 – 4 thế hệ sống chung trong một nhà. Vẫn còn tồn tại chế độ gia đình mẫu hệ. Tang ma: Tục hỏa táng đã có từ lâu. Sau khi thiêu, tro được giữ trong tháp “Pì chét đẩy”, xây cạnh ngôi chính điện trong chùa. 1.3.2. Đời sống vật chất Ẩm thực: Người Khmer trồng hơn 150 giống lúa tẻ và nếp khác nhau, họ thường ăn cơm tẻ và cơm nếp. Thức ăn hằng ngày có tôm, cá nhỏ, ếch, nhái, rau, củ. Họ chế biến rất nhiều loại mắm: mắm ơn Pứ làm bằng tôm tép, mắm Pơ - inh làm bằng cá sặc, nổi tiếng nhất là mắm pro-hoc làm bằng cá lóc, các sặc, cá trê, tôm tép trộn với muối, cơm nguội và thính. Gia vị ưa thích nhất là vị chua (quả me) và cay (hạt tiêu, tỏi, sả, ). Ẩm thực của người Khmer rất đặc trưng nhờ vào hương vị của mắm prohoc. Họ ăn gạo và nếp kết hợp với nguồn thực phẩm là những nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên, trong vườn nhà cùng các loại thủy sản. Tại Trà Vinh, ẩm thực Khmer Nam bộ nổi bật hơn với các món ngon như: Bún nước lèo: món ăn được làm từ mắm prohoc nấu cùng cá, củ ngãi bún, nấm, huyết heo hoặc huyết vịt. Một tô bún hoàn chỉnh phải đi kèm với rau giá, bông chuối bào, bông súng; các thức ăn kèm cũng phong phú và đa dạng tùy theo sở thích của người dùng: bánh giá, chả giò, thịt heo quay. Bún nước lèo – một món ăn dân dã nhưng đã làm nổi bật sự chân chất, tính hào phóng và sáng tạo của con người Nam bộ nói chung, người Khmer nói riêng. Bánh tét Trà Cuôn: Bánh tét là món ăn truyền thống của người dân Nam bộ trong các dịp lễ tết và đám tiệc của từng gia đình. Tuy nhiên đối với người Khmer, họ lại nâng tầm chiếc bánh lên với một vị thế cao hơn, khi trong cùng một đòn bánh, vỏ bánh, nhân đậu mỡ truyền thống lại có sự kết hợp độc đáo của lá bồ ngót (tạo màu xanh tự nhiên cho vỏ bánh), mỡ nay là thịt ba rọi (thịt và mỡ), lòng đỏ trứng muối hoặc lạp xưởng. Một đòn bánh có thể nặng từ 0.5 kg đến 1.5 kg. Cốm dẹp Ba So: món bánh được làm từ nếp non mới thu hoạch, được rang và giã vào buổi sáng sớm. Cách chế biến cũng vô cùng đơn giản với nước dừa, dừa nạo, đường và ít sữa (nếu thích) rồi trộn đều cùng nhau. Món ăn dân dã, mát ngọt
  28. 13 tình quê; hiện nay để tăng thêm sức sống cho món cốm dẹp này, người dân Trà Vinh đã sáng chế thêm món bánh tét cốm dẹp với nguyên liệu chính là cốm dẹp và đậu xanh. Các loại bánh truyền thống của người Khmer còn có: bánh ống, bánh quặng (bánh lá mơ), bánh dứa, . đây là những loại bánh dân gian đơn giản, dễ làm. Ngày nay, du khách dễ dàng thưởng thức các món bánh này tại khu danh thắng Ao Bà Om với giá cả rất phải chăng. Trang phục: Nam nữ trước đây đều mặc xà rông bằng lụa tơ tằm do họ tự dệt. Thanh niên ngày nay thích mặc quần âu với áo sơmi. Những người đứng tuổi, người già thường mặc quần áo bà ba đen, nam giới khá giả đôi khi mặc quần áo bà ba trắng với chiếc khăn rằn luôn quấn trên đầu, hoặc vắt qua vai. Chỉ đặc biệt trong cưới xin, nam nữ mới mặc quần áo cổ truyền. Chú rể mặc xà rông, áo màu đỏ, cổ đứng với hàng khuy trước ngực, bên vai trái quàng chiếc khăn dài trắng (Kăl xinh) và con dao cưới (Kầm pách) ngụ ý để bảo vệ cô dâu. Còn cô dâu mặc Xăm pốt (váy) màu tím hay màu hồng, áo dài màu đỏ, quàng khăn và đội mũ cưới truyền thống. Áo dài Khmer (Wện) gần gũi với chiếc áo dài của phụ nữ Chăm: áo bịt tà, thân áo rộng và dài dưới gối, cổ áo thấp và xẻ trước ngực vừa đủ để chui đầu vào, tay áo chật, hai bên sườn thường ghép thêm bốn miếng vải (thường hoặc màu) kéo dài từ nách đến gấu áo. Nhà ở: Đồng bào Khmer cư trú quần tụ thành những phum, sóc ở chung quanh ngôi chùa. Nhìn từ phương diện giao lưu tộc người, ở người Khmer có hai hình thái cư trú: Một là sống tập trung ở các phum, sóc cổ truyền, sống quây quần quanh các ngôi chùa đồ sộ mái cong ẩn hiện dưới bóng cây dầu, cây sao cao vút. Hai là sống rải rác, xen kẻ với các tộc người cùng cộng cư trên địa bàn: người Kinh và người Hoa. Riêng về nhà ở, trước đây người Khmer ở nhà sàn, nay sống trong các ngôi nhà đất cũng giống như người Kinh, nhưng trong nhà người Khmer không có bàn thờ tổ tiên, nơi trang trọng nhất là bàn thờ Phật. Di chuyển: Thường sử dụng xe bò, xe lôi bánh gỗ hoặc bánh hơi, đi lại trên đường hay những chân ruộng khô, vận chuyển nông sản trong mùa thu hoạch. Sống trong môi trường chằng chịt kênh, rạch, ghe, thuyền của người Khmer có rất nhiều loại: xuồng ba lá, ghe tam bản, thuyền “tắc rán” hoặc thuyền “đuôi tôm” chạy máy.
  29. 14 Ðặc biệt nhất là chiếc ghe Ngo (Tuộc mua) dài 30m, làm bằng gỗ sao, có từ 30 - 40 tay chèo, mũi và hai bên thành thuyền có vẽ hình ó biển, voi, sư tử, sóng nước. Ghe Ngo chỉ sử dụng trong dịp lễ chào mặt trăng Ok Om Bok (tháng 10 âm lịch), còn ngày thường họ gửi trong chùa, được cư dân trong các "Phum", "Sóc" coi như vật thiêng. 1.3.3. Đời sống tinh thần: Văn hóa dân tộc Khmer là cả một nền tảng văn hóa được xây dựng lâu dài qua nhiều thế kỷ với sự kết hợp của tín ngưỡng, tôn giáo và cả lịch sử dân tộc. Thể hiện qua các mặt văn hóa, nghệ thuật, lễ hội truyền thống, hài hòa và đan xen vào nhau. Văn học dân gian: Ngôn ngữ và Chữ viết: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, ngữ hệ Nam Á. Họ có chữ viết riêng, không dấu dùng để ghi chép các truyện dân gian. Người Khmer có kho tàng phong phú về truyện cổ như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. Lễ hội: Trong đời sống tinh thần của người Khmer Nam bộ, lễ hội đóng vai trò rất quan trọng, nó chi phối toàn bộ đời sống tinh thần cũng như tâm linh của họ. Một năm có rất nhiều lễ hội được diễn ra. Tác giả đề cập đến vài lễ hội tiêu biểu ảnh hưởng lớn đến đời sống hằng ngày của người Khmer Nam Bộ và có khả năng khai thác vào hoạt động du lịch văn hóa tại Trà Vinh. Lễ Phật Đản (Bon visakha Bo Chia): được tổ chức ngày 15 tháng 05 âm lịch theo Phật lịch của phái Tiểu thừa. Lễ diễn ra một ngày một đêm. Người dân đến chùa dâng cơm cho sư sãi và làm lễ tụng kinh mừng Đức Phật ra đời. Trong đêm đó, người dân nghe sư đọc kinh cầu nguyện. Sáng hôm sau, người dân dâng cơm cho sư một lần nữa, buổi lễ kết thúc. Đây là một lễ lớn, được tổ chức nghiêm trang và trọng thể với những nghi thức ngày nay vẫn còn được duy trì trong các chùa. Lễ Ok Om Bok: là lễ cúng trăng vào đêm 15 tháng 10 âm lịch. Lễ này gắn liền với sự tích con thỏ trên mặt trăng. Nhưng thực chất là để ca ngợi cư dân Khmer giàu lòng bố thí, nuôi sống Phật giáo. Trong dịp lễ Ok Om Bok cốm dẹp là một lễ vật tất yếu không thể thiếu. Người Khmer chuyên về nông nghiệp tin rằng nhờ mặt trăng nên có nước lớn nước ròng, có mưa thuận gió hoà. Nếp là món ăn ngon nhất của người dân Khmer. Trong ngày này còn tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn
  30. 15 nghệ, thể thao và các trò chơi dân gian của người Khmer tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp trong mùa lễ Ok Om Bok. Lễ dâng phước (Bon đa): Lễ này có nguồn gốc từ chuyện cổ tích trong kinh điển Phật Giáo. Chuyện kể rằng, ngày xưa có nàng Milika là vợ vua Pakasêti Kôsol xứ Savathây. Nàng thường làm phước từ nhỏ nhưng nàng phạm phải sai lầm là nói dối chồng và không chung thủy. Do đó, khi chết nàng bị đày xuống địa ngục. Lúc này, Đức Phật còn tại thế, nhà vua đến hỏi Đức Phật tại sao vợ ông hay làm phước mà lại bị đày xuống địa ngục. Đức Phật không trả lời ngay mà đợi vợ ông ở dưới địa ngục được bảy ngày, mới trả lời: “Hôm nay nhà ngươi hãy về làm phước để dâng phước lành cho vợ nhà ngươi được siêu thoát lên cõi Niết bàn”. Dựa vào sự tích này, sau khi người chết được bảy ngày người ta tiến hành lễ Bon đa. Buổi tối họ làm lễ bái tam bảo, thọ ngũ giới, mời sư về tụng kinh. Sáng hôm sau, sư sãi tiếp tục tụng kinh để cầu siêu, cầu phước, sau đó đem lễ vật vào chùa. Lễ vào năm mới Pithi Chôl Chnăm Thmây: được tổ chức vào trung tuần tháng tư dương lịch – đây là thời gian khô ráo, mùa màng đã gặt hái xong. Tết của người Khmer cũng có ý nghĩa giống như tết cổ truyền của các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam, nhưng cách tổ chức và tập tục khác nhau, vì đa số người Khmer đều là tín đồ của Phật giáo. Theo phong tục của người Khmer Nam bộ thì Tết Chôl Chnăm Thmây được tiến hành trong ba ngày theo những nghi lễ truyền thống. Lễ cúng ông bà Sene Dolta: Theo phong tục của người Khmer trước đây, lễ Sene Dolta cổ truyền kéo dài chừng nửa tháng, khi công việc gieo cấy ngoài đồng đã xong. Trong những ngày lễ Sene dolta, buổi sáng từng nhà chuẩn bị mâm cơm cùng thức ăn và bánh trái ngon mang đến chùa, tổ chức thành lễ hội chung của phum sóc, nhờ sư sãi tụng kinh cầu nguyện mọi điều tốt lành cho vong hồn những người thân đã mất, để tỏ lòng báo hiếu và tri ân ông bà tổ tiên. Ngày nay, đồng bào Khmer Nam bộ tổ chức lễ Sene dolta (Cúng ông bà) chỉ trong ba ngày: Ngày Cúng tiếp đón, Ngày Cúng chính, Ngày Cúng tiễn theo phong tục cổ truyền. Ngoài một số lễ hội trên, người Khmer Nam Bộ còn rất nhiều lễ hội khác diễn ra trong năm như Lễ giỗ (Bon Khuôp), Lễ tang ma (Bon Sop) . Trong các lễ hội, các chùa trong phum sóc đều có tổ chức những trò chơi dân gian (leo cột mỡ, đua ghe ngo, ) và các trò múa hát góp vui cho người dân tham gia lễ hội.
  31. 16 Tín ngưỡng – Tôn giáo: Hầu hết người Khmer đều theo Phật giáo Nam tông hay Phật giáo Tiều thừa. Người Khmer rất trọng sư và xem việc xây chùa, làm phước cúng dường là việc lớn trong cuộc sống tại kiếp sống này của họ. Ở người Khmer Nam bộ đến nay vẫn còn tồn tại một loại tín ngưỡng khá phổ biến là Neck tà - thần bảo hộ cho công xã của người Khmer mà điển hình là Neck tà chủ xóm, chủ xứ hay những người có công dũng cảm chiến đấu, bảo vệ công xã cho đến khi Bà La Môn giáo và tiếp theo là Phật giáo du nhập vào vùng này thì Neck tà lại đồng hoá và dân gian hóa một số vị thần trong Bà La Môn giáo thành thần bảo hộ công xã. Và, khi Phật giáo Tiểu thừa với các định chế tu trì ràng buộc đã trở thành tôn giáo chính thống chi phối đời sống tâm linh của người dân Khmer, tín ngưỡng Neck tà mặc dù đã yếu thế nhưng vẫn được duy trì sự hiện diện của mình trong khuôn viên chùa với hình ảnh Neck tà Wat (neck tà chùa). Khi đến các sóc của người Khmer vùng ĐBSCL, chúng ta bắt gặp rất nhiều thala (ngôi nhà nhỏ dựng ở ngã ba đường để mọi người nghỉ ngơi và tránh mưa, nắng), ở đây thường có miếu cúng Neck tà. Văn nghệ truyền thống: Trên cơ sở kế thừa những yếu tố văn hóa cổ rực rỡ, văn hóa Khmer có sự giao lưu, tiếp xúc với văn hóa của người Kinh và người Hoa cùng định cư trên vùng đất này. Nền văn học nghệ thuật của người Khmer Nam Bộ rất phong phú, đa dạng, nó thể hiện một cách duyên dáng nhưng tình cảm tế nhị, những khía cạnh thâm thúy của cuộc sống, tính vô tư, dí dỏm và yêu đời. Với thể loại dân gian, khi người dân ước muốn một điều gì quá khả năng của mình thì họ thường cầu xin Phật trời độ trì, giúp đỡ. Nên, tín ngưỡng Phật giáo đã đóng góp rất nhiều cho kho tàng văn học dân gian của người Khmer Nam Bộ. Nghệ thuật sân khấu bao gồm: Sân khấu cổ điển Rôbăm và kịch hát Dù kê. Ở sân khấu Rôbăm với nghệ thuật tổng hợp: Múa, hát, nói, kịch câm, mặt nạ Trong nội dung vở diễn của Rôbăm đều có sự tham gia của các thần linh và đa số đều được cấu trúc theo hai tuyến nhân vật biểu hiện cho hai loại người trong xã hội thiện và ác, chánh và tà. Sân khấu Dù kê là một loại hình ca nhạc kịch truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Dù kê xuất hiện trong xã hội Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của nền kinh tế tư bản phương Tây. Câu chuyện trên sân khấu Dù kê là những câu chuyện dân gian, thần thoại của dân tộc Khmer và các dân tộc khác,
  32. 17 thậm chí là của nước ngoài. Nhưng bao giờ các tuồng tích ấy cũng xoay quanh chủ đề “ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”. Nghệ thuật thủ công và làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền thống: người dân Khmer có hoạt động kinh tế chủ yếu từ nông nghiệp, thời gian nông nhàn họ còn thực hiện các công việc phụ thêm: dệt chiếu, làm bánh, làm khô, Cùng với sự biến chuyển của nền kinh tế - xã hội, những nghề phụ nay đã thành nghề chính, nay dần trở thành những làng nghề truyền thống mang lại lợi ích kinh tế cho người dân cũng như sản phẩm du lịch văn hóa của vùng đồng bào Khmer đông nhất nhì vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 1.3.4. Hoạt động phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ Sóc Trăng và Trà Vinh là hai địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, việc phát triển du lịch từ tài nguyên du lịch văn hóa Khmer thì tỉnh Trà Vinh chưa làm được điều này. Cả nước ta và phần lớn du khách nước ngoài tìm đến văn hóa Khmer Nam bộ chỉ tại tỉnh Sóc Trăng với các điểm du lịch như: chùa Kh’leang, chùa Chén Kiểu, đặc biệt là Chùa Dơi. Hoạt động du lịch của du khách chỉ dừng lại ở hoạt động tham quan kiến trúc các chùa Khmer tại Sóc Trăng. Trong khi, như tác giả đã đề cập ở trên thì tài nguyên văn hóa Khmer còn rất nhiều và hầu hết các yếu tố ấy đều có tiềm năng về du lịch rất lớn. Trong quá trình khảo sát và làm việc tại các điểm tài nguyên văn hóa Khmer tại Trà Vinh và Sóc Trăng, tác giả hoàn toàn tin tưởng vào khả năng phát triển du lịch của các yếu tố văn hóa Khmer trong thời gian sắp tới. Thứ nhất, tiềm năng sẵn có nhưng chưa được khai thác đúng mức. Thứ hai, nguồn nhân lực am hiểu về văn hóa Khmer sẵn có từ cả hai địa phương. Thứ ba, phát triển du lịch dựa trên tiềm năng sẵn có và tính đặc thù của địa phương đang là mục tiêu chung của ngành du lịch Việt Nam. Thứ tư, chính quyền địa phương đã và đang có những bước chuyển mình đầu tư kích cầu cho du lịch tỉnh nhà. Thứ năm, cơ sở hạ tầng giao thông và dịch vụ hỗ trợ đang được các đơn vị liên kết đầu tư phát triển. Việc còn lại của địa phương là xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển du lịch tỉnh nhà theo định hướng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ.
  33. 18 1.4. Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch văn hóa nói chung và văn hóa Khmer nói riêng tại Việt Nam và trong khu vực 1.4.1. Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trong khu vực Kinh nghiệm của ngành du lịch Trung Quốc: Tại Cố Cung: khu du lịch có khuôn viên rộng lớn, quãng đường từ cổng vào đến cổng ra là 7 km, nhưng không sử dụng bất cứ một phương tiện giao thông nào nhằm bảo vệ di sản. Tại các cung tham quan cũng chỉ cho khách đứng ngoài nhìn vào nhằm tránh hư hại di tích. Về số lượng khách tham quan Tử Cấm Thành được kiểm soát để giảm thiểu tác động tiêu cực đến di sản. Về tổ chức quản lý, Ban quản lý Nhà cổ chịu trách nhiệm đặc biệt cho việc bảo vệ và quản lý thực hiện khai thác du lịch trên nguyên tắc sử dụng các tài nguyên luôn kết hợp với bảo vệ, thống nhất lợi ích xã hội, lợi ích môi trường và lợi ích kinh tế, đảm bảo tính bền vững trong khai thác du lịch (Nguyễn Thị Thống Nhất, 2016). Điểm tham quan di tích Di Hòa Viên: Những chương trình bảo tồn được thực hiện đều sử dụng vật liệu kỹ thuật phù hợp với thiết kế gốc ban đầu để đảm bảo tính xác thực. Nguồn vốn để đầu tư cho bảo tồn chủ yếu là từ tiền bán vé đối với các công trình cần tôn tạo ở mức độ nhỏ, ở mức độ lớn được thực hiện thông qua các dự án với sự phê duyệt của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và được thực hiện bởi ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, quanh công trình hạn chế xây dựng làm mất vẻ đẹp mỹ quan. Nhân viên tại khu du lịch chủ yếu là cư dân địa phương, 30% lực lượng hướng dẫn viên, đội ngũ này luôn được bổ sung, cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Người dân được bán hàng trong khu du lịch và khuyến khích bán đảm bảo chất lượng hàng hóa. Nếu điểm bán hàng nào không thực hiện theo đúng quy định sẽ bị phạt hoặc bị cấm kinh doanh, bị treo biển vàng trước cửa hàng, ngoài ra người bán hàng không được chèo kéo khách hàng, ép khách mua hàng (Nguyễn Thị Thống Nhất, 2016). Kinh nghiệm của ngành du lịch Thái Lan: Di sản văn hóa thế giới - Thành phố lịch sử Ayutthaya (là thành phố cổ được khôi phục lại từ phế tích nhưng vẫn giữ được tính nguyên trạng của di sản): Việc trùng tu tôn tạo di sản được quan tâm đúng mức và sử dụng nguồn ngân sách từ chính phủ Thái Lan. Môi trường được quan tâm bảo vệ, du khách chỉ được phép sử dụng phương tiện thô sơ đi lại trong
  34. 19 khu di sản. Hoạt động truyền thông được chú trọng, tăng cường nhận thức của cộng đồng, góp phần giữ gìn di sản. Từng loại tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn được xếp hạng theo 5 mức dựa vào tiềm năng phát triển du lịch, mức tài nguyên có tiềm năng phát triển du lịch nhất và mức tài nguyên có ít tiềm năng phát triển du lịch nhất. Việc xác định tiềm năng dựa trên các chỉ số: số lượng khách (trong nước và quốc tế), tài nguyên hiện có, trang thiết bị phục vụ cho du khách như lưu trú, nhà hàng, Chính phủ đưa ra chính sách phát triển và xúc tiến du lịch, chú trọng đến bảo tồn và phục hồi nghệ thuật, văn hóa, tài nguyên du lịch song song với việc bảo vệ môi trường, ưu tiên phát triển du lịch bền vững (Nguyễn Thị Thống Nhất, 2016). Kinh nghiệm của ngành du lịch Hàn Quốc: Cung Changdeokgung (một trong năm cung vĩ đại được vua của Triều Tiên xây dựng): chú trọng khai thác các tài nguyên văn hóa vật thể. Trong quá trình khai thác luôn chú trọng đến hoạt động truyền thông về di sản, giáo dục để tăng cường nhận thức của cộng đồng về tài nguyên nhân văn. Đưa ra các quy định về thời gian hoạt động của di sản (mở cửa các ngày trong tuần, trừ thứ hai) và hạn chế số người tham quan trong một lượt. Quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên (Nguyễn Thị Thống Nhất, 2016). Kinh nghiệm của ngành du lịch Campuchia: Theo Điền Gia Dũng (2011), tại các khu đền Angkor - quần thể văn hóa nổi tiếng nhất của Campuchia, hầu như không có nạn chèo kéo, ăn xin, chặt chém du khách. Người bán hàng rong được bố trí vào một khu vực nhất định và chỉ được bán hàng ở đó. Những người ăn xin được hướng dẫn và giúp đỡ để trở thành các nhạc công chơi đàn và các nhạc phẩm của các quốc gia tại một khu của Khu du lịch. Mặt khác, hàng hóa ở Campuchia được niêm yết bằng USD, tiền Ria hoặc tiền Đồng. Đặc biệt, khách hàng có thể trả giá thoải mái với tiêu chí “thuận mua vừa bán”, người bán hàng vui vẻ và chào tạm biệt. Campuchia chỉ có mỗi cao nguyên Thansur Bokor là phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp nhưng giá rẻ hay Bokor sang trọng, vẫn cho dân và khách lẻ vào tham quan mà không hề thu phí. Đến Siem Reap, vé ăn buffet và xem ca múa cung đình Khmer có giá rẻ như một bữa ăn thường ở Việt Nam. Ba thành phố Phnom Penh, Siem Riep và Sihanoukville được Campuchia quy hoạch để phát triển du lịch văn hoá và tự nhiên. Chính vì thế, các khách sạn
  35. 20 quanh khu Angkor ở Siem Riep không được phép cao quá 3 tầng, bất kể đó là khách sạn 4 sao hay 5 sao. Ngoài ra, tất cả các phố mặt tiền đều được quy hoạch tổng thể và tuân thủ chặt chẽ các quy chuẩn về kiến trúc, chỉ giới xây dựng. Các tuyến phố cổ, phố cũ nằm trong khu vực bảo tồn và nhà phải sơn cùng một màu. Song song đó, 10 hòn đảo trong vịnh Sihanoukville cũng đã được Campuchia cho các doanh nghiệp lớn của Mỹ, Hong Kong, Anh thuê để phát triển du lịch. Tuy nhiên, Chính phủ Campuchia ra điều kiện, nhà đầu tư chỉ được làm hồi sinh Sihanoukville - điểm nghỉ dưỡng cao cấp của các quan chức thuộc địa Pháp hồi cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX chứ không được biến Sihanoukville thành thành phố mới. Từ năm 2003, khách vào đền Angkor Wat chỉ được tối đa 300 khách mỗi lượt và thời gian tham quan chỉ kéo dài tối đa 2 giờ đồng hồ. Đến nay, các biện pháp hạn chế khách vẫn tiếp tục được nghiên cứu và đề xuất để đối phó với nhu cầu tham quan không ngừng tăng lên hằng năm. Việc phát triển các khu du lịch biển tại các hòn đảo và thị trấn Kép thuộc Sihanoukville ngoài mục đích khai thác tài nguyên du lịch biển còn nằm trong chủ trương giản khách khỏi Angkor, hướng khách sử dụng những sản phẩm du lịch khác để giảm sức ép cho di sản Về mức vé tham quan Angkor cũng là một điểm đặc biệt. Giá vé tham quan không thay đổi và Giá các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, hướng dẫn viên chỉ có giảm nhưng chất lượng không giảm. Vé chỉ bán cho khách quốc tế còn khách nội địa được miễn phí. Họ quan niệm rằng, di sản là của cha ông để lại và con cháu được quyền thụ hưởng bình đẳng và quyền được biểu biết về những gì cha ông đã làm nên. Với khách quốc tế, giá vé được phân định theo thời gian tham quan: 1 ngày là 20 USD, 2 ngày là 40 USD, 3 ngày là 60 USD và 60 USD cũng là mức giá tối đa áp dụng cho cả tuần hay cả tháng. Mức giá này thể hiện quan niệm: nếu bạn yêu Angkor đến mức thăm nó tới 3 ngày liền chưa chán thì bạn được miễn phí cho tất cả những ngày tham quan còn lại tại đây. Cách làm này không chỉ tạo tâm lý được tiếp đón của du khách mà còn kích thích du khách ham muốn khám phá, tìm hiểu sâu hơn về quần thể di tích vĩ đại này. Khách càng tìm hiểu sâu, nền văn hoá - lịch sử Campuchia càng được quảng bá rộng và đó là cách quảng bá, xúc tiến tại chỗ tốt và hiệu quả nhất.
  36. 21 Chính phủ Campuchia cũng thực hiện một loạt các chính sách về du lịch như tổ chức hàng loạt chương trình quảng bá, xúc tiến hướng tới các tỉnh thành trọng điểm có lượng khách tới Campuchia đông tại các quốc gia châu Á, Âu, Mỹ; cải thiện hệ thống đường sá, phát triển nhiều điểm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền sâu, miền xa phía Bắc; đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh như cấp visa ngay tại các cửa khẩu, sân bay, miễn visa cho một số quốc gia; bố trí cảnh sát du lịch tại tất cả các điểm du lịch Tất cả những chính sách này đã tạo ra hình ảnh mới về một Campuchia thân thiện, cởi mở, sẵn sàng chào đón và cực kỳ chuyên nghiệp. Đặc biệt, những hướng dẫn viên được hành nghề ở đây đều phải trải qua những khoá đào tạo bài bản từ chính UNESCO hoặc những địa chỉ dạy nghề có uy tín đã được Nhà nước thừa nhận, nên giá thuê hướng dẫn viên không hề rẻ, tối thiểu là 30USD/ngày. Tóm lại, bí quyết của Campuchia trong kinh doanh du lịch là: Khâu quản lý được thống nhất từ trung ương đến địa phương, tuy nhiên quan trọng hơn cả phải là ý thức của người dân. Chính quyền xây dựng một bộ máy điều hành các hoạt động du lịch khá chuyên nghiệp và khép kín, từ việc bảo vệ rừng, tôn tạo di tích, tổ chức biểu diễn văn hóa, đến bộ phận cảnh sát du lịch bảo vệ an ninh cho du khách, đào tạo trình độ nhân viên dựa trên nền tảng ngoại ngữ. Vấn đề bảo tồn di sản để phát triển du lịch bền vững chỉ là một trong những quan điểm du lịch, chính sách du lịch hiệu quả của Campuchia. Việc quảng bá du khách biết đến Campuchia chủ yếu qua hình thức quảng cáo truyền miệng. Từ cách làm du lịch của các quốc gia Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và Campuchia, Việt Nam chúng ta cần rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch văn hóa: Thứ nhất, Nhà nước cần ban hành hệ thống pháp luật cho ngành du lịch để chuẩn hóa các hoạt động du lịch bằng hệ thống nguyên tắc, tiêu chuẩn, khung pháp lý và quy hoạch các vùng và địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc khai thác, bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên du lịch. Thứ hai, thực hiện phân loại, đánh giá, xếp hạng các tài nguyên; khai thác những yếu tố độc đáo trong văn hóa để phục vụ cho việc phát triển du lịch và phân công trách nhiệm cho cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc khai thác và tôn tạo.
  37. 22 Thứ ba, địa phương cần tăng cường nhận thức của cộng đồng, của khách du lịch về giá trị tài nguyên và chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thứ tư, các nhà làm du lịch cần xây dựng chiến lược maketing hiệu quả; chú trọng thực hiện hoạt động liên kết giữa ngành du lịch và các ngành khác, hợp tác quốc tế về du lịch với các nước trong khu vực và thế giới. Thứ năm, cân nhắc và lập kế hoạch trong việc sử dụng doanh thu từ việc bán vé tham quan cho việc giữ gìn, tôn tạo và bảo vệ các di sản, tài nguyên nhân văn. Có chính sách bán vé phù hợp với từng đối tượng khách tham quan. Thứ sáu, ban hành nội quy về việc hạn chế sử dụng phương tiện giao thông đi lại trong khu di sản hoặc các biện pháp hạn chế số người trong 1 lượt tham quan. Thứ bảy, Nhà nước thành lập và ban hành quy chế làm việc cho đội ngũ “cảnh sát du lịch” nhằm giúp đỡ và hỗ trợ khách du lịch khi cần thiết, bên cạnh đó, đội ngũ này còn tạo tâm lý an toàn cho du khách. Kinh nghiệm cuối cùng và xem là quan trọng nhất chính là việc đồng bộ suy nghĩ và hành động của cộng đồng vì mục tiêu phát triển du lịch bền vững. 1.4.2. Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ở Việt Nam Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch phố cổ Hội An: Tạo hoạt động du lịch phụ trợ đi kèm với các sản phẩm du lịch chính: “Đêm phố cổ”, bán vé cho khách tham quan phố cổ vào ban đêm, tổ chức khu phố đêm, đêm rằm phố cổ, du lịch thưởng ngoạn nghề đánh bắt cá trên sông; Đặc biệt, khai thác tour du lịch mùa nước lũ, tăng thêm số ngày không có tiếng động cơ cũng như tổ chức tốt các sự kiện văn hóa - du lịch trên địa bàn. Chú trọng thực hiện xã hội hóa, giáo dục cộng đồng thông qua các chương trình có quy mô lớn như hoạt động giao lưu, lễ hội, triển lãm, xuất bản ấn phẩm, làm phim tài liệu, tham gia hội chợ, Thành lập Trung tâm bảo tồn di sản Văn hóa Hội An, làm tham mưu trong lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn, hợp tác quốc tế và phát huy giá trị của di sản. Thành lập Văn phòng tư vấn trùng tu di tích và thực hiện quản lý di sản văn hóa Hội An bằng chương trình phần mềm tin học. Đưa ra quy định về việc sửa chữa, nâng cấp, xây dựng trong khu phố cổ phải có giấy phép, đảm bảo nguyên tắc trùng tu di tích, thậm chí không được xây dựng khách sạn trong khu phố cổ, không được sơn vôi tường hay lát gạch men trên nền nhà, chiều cao mỗi nhà phải tuân thủ theo quy
  38. 23 định. Tất cả vì một mục đích “bảo tồn yếu tố gốc” cho tài nguyên (Nguyễn Thị Thống Nhất, 2016). Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch cố đô Huế: Từ Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, tác giả thu thập được những kinh nghiệm quản lý và khai thác du lịch tại Cố đô Huế: Nhiều đơn vị, ban, ngành liên quan đến công việc quản lý và bảo vệ di sản, nhưng lại thiếu sự phối hợp và điều phối chung, cũng như chưa xác định được những ưu tiên về bảo tồn và phát triển mang tính chiến lược. Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa cơ quan, ban ngành quản lý liên quan; thiếu các công cụ và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc quản lý khu di sản. Các đơn vị, cá nhân có thuyền du lịch tham gia phục vụ hoạt động du lịch biểu diễn ca Huế trên sông Hương, kích thích sự tham quan tìm hiểu của du khách. Tuy nhiên, hoạt động này được du khách đánh giá là giá cả chưa phải chăng, thái độ phục vụ chưa tốt và chưa nhiệt tình. Ẩm thực Huế cũng là một sản phẩm văn hóa tạo ấn tượng tốt đối với du khách khi đến Huế với nét đặc trưng trong ẩm thực cung đình, ẩm thực đường phố hay sự kết hợp giữa ẩm thực với ca múa nhạc. Thực tế đáng buồn về vấn đề chèo kéo du khách của một bộ phận số ít người bán hàng rong, nhà vệ sinh không sạch sẽ hoặc thiếu nhà vệ sinh cũng là một điểm trừ cho ngành du lịch của cố đô. Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch văn hóa Khmer tại tỉnh Sóc Trăng: Các tuyến quốc lộ liên tỉnh đi qua địa bàn có hạ tầng khá tốt. Tỉnh Sóc Trăng chỉ cách sân bay Cần Thơ hơn 60 km. Hệ thống đường thủy tuyến Trần Đề - Côn Đảo vận hành khá tốt. Tuy nhiên, hiện ở Sóc Trăng chưa có khách sạn cao cấp, cơ sở vật chất nhiều nơi chưa tương xứng với du khách (Hoài Thu, 2017). Lễ hội Ok-om-boc, Đua ghe ngo đã được nâng cấp thành lễ hội quốc gia, tổ chức 2 năm một lần. Sóc Trăng còn nghiên cứu tổ chức Lễ hội bánh Pía, lễ hội Bún nước lèo để có những bước đột phá mới thu hút du khách. Các lễ hội trong tỉnh cũng sẽ được tổ chức lồng ghép với một số hoạt động thường xuyên để giới thiệu đến du khách những nét nghệ thuật kiến trúc, những hoạt động văn hóa, thể thao, ca múa nhạc truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer, dân tộc Hoa. Đó là kiến trúc đình, chùa, nghệ thuật sân khấu rôbăm, Dù kê, Múa trống sa dăm; lễ hội thả đèn nước, lễ cúng trăng, các làng nghề bánh pía, vẽ tranh trên kiếng, đan lát, dệt chiếu, cốm dẹp Các ngành, địa phương tuyên truyền, vận động nâng cao nhận
  39. 24 thức của người dân, tạo điều kiện cho người dân tham gia mô hình du lịch cộng đồng, chủ yếu là mô hình homestay. Một số xã cù lao, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc Khmer, dân tộc Hoa trong tỉnh là những điểm đến được đầu tư xây dựng mô hình du lịch này. Thế mạnh chính của ngành du lịch Sóc Trăng nói chung và du lịch văn hóa Khmer nói riêng đó là tài nguyên văn hóa đặc thù, sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và vị trí ở giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trúc Giang, 2015). 1.5. Kết luận Văn hóa của người Khmer Nam bộ là một hình thái văn hóa đặc trưng của người dân Trà Vinh, Sóc Trăng và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch không dễ kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Tuy nhiên, nếu tỉnh Trà Vinh có thể học hỏi và đút kết kinh nghiệm làm du lịch văn hóa của các quốc gia trong khu vực, các địa phương trong nước; thì với nguồn tài nguyên văn hóa Khmer giàu tiềm năng du lịch, hứa hẹn sẽ tạo nên nhiều nguồn lợi cho người dân địa phương. Bên cạnh đó đây cũng sẽ là một điểm sáng cho du lịch Việt Nam trong tương lai.
  40. 25 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA KHMER NAM BỘ TẠI TRÀ VINH 2.1. Tổng quan về Trà Vinh và du lịch tỉnh Trà Vinh 2.1.1. Tổng quan về Trà Vinh Trà Vinh là một tỉnh nằm ven biển, có đường ranh giới tiếp giáp với các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long và Sóc Trăng; một tỉnh đồng bằng nằm cuối dòng sông Tiền hiền hòa. Tỉnh Trà Vinh được hình thành từ năm 1900, trải qua chiều dài lịch sử với nhiều biến động, việc chia tách địa giới và thay đổi tên gọi. Đến năm 1992, tỉnh Cửu Long tách thành hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long. Từ tháng 10/2016, đơn vị hành chính của tỉnh Trà Vinh gồm thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và 07 huyện: huyện Châu Thành, huyện Càng Long, huyện Tiểu Cần, huyện Cầu Kè, huyện Cầu Ngang, huyện Trà Cú, huyện Duyên Hải. Trà Vinh là một tỉnh nhỏ thuộc khu vực miền Tây Nam bộ với nhiều ưu đãi về thiên nhiên, sự nồng ấm hiếu khách của người dân 3 dân tộc, trong đó tổng dân số người Khmer chiếm 2/3 tổng dân số toàn tỉnh (Kinh, Hoa). Từ thời thuộc Pháp, thị xã Trà Vinh (nay là Thành phố Trà Vinh) đã được mệnh danh là “đô thị cây xanh” với những tán cây dầu, cây sao cổ thụ đã làm nên nét riêng cho thương hiệu thành phố Trà Vinh ngày nay. Bên cạnh đó, thành phố Trà Vinh là đơn vị duy nhất của tỉnh có các điểm tham quan du lịch tập trung khá nhiều so với các đơn vị hành chính khác, được sự hỗ trợ từ các đơn vị hành chính Nhà nước và các đơn vị doanh nghiệp. Đây cũng là một tiền đề cho sự phát triển trong tương lai của thành phố trẻ này, đặc biệt là trên lĩnh vực du lịch. Với các dịch vụ ngày càng được cải thiện, nguồn nhân lực đã và đang được chuẩn hóa, đường giao thông nối các điểm du lịch đang được đầu tư và dần hoàn thiện, . Tất cả như đang hứa hẹn cho sự xuất hiện của một điểm du lịch mới trên bản đồ du lịch của Việt Nam, của du khách trong và ngoài nước. Từ đó cho thấy, Trà Vinh có điều kiện thuận lợi cho việc liên kết các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng và Cần Thơ tạo tuyến điểm du lịch khép kín bao gồm: du lịch sông nước miệt vườn – tìm hiểu đời sống con người và nét văn hóa đặc biệt của người dân Nam bộ, đặc biệt là văn hóa của người Khmer Nam bộ. Tỉnh có thể quảng bá hình ảnh du lịch Trà Vinh tại các cửa ngõ ra vào tỉnh, cửa biển Định An
  41. 26 (Trà Cú), quốc lộ 53, quốc lộ 60 và tại thành phố Cần Thơ . Đây cũng là một trong những lợi thế về vị trí địa lý giúp du khách chọn tham quan tìm hiểu văn hóa người Khmer Nam bộ tại Trà Vinh thay vì đến Campuchia (nhất là khi họ không có nhiều thời gian du lịch). Mãnh đất Trà Vinh tuy nhỏ hẹp nhưng đã bao dung 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer anh em cùng sinh sống cộng cư lâu dài. Chính vì thế, sự am hiểu văn hóa và đặc tính hiếu khách của người Nam bộ cũng là một trong những điểm riêng biệt của người Khmer Nam bộ so với người Khmer ở Campuchia. 2.1.2. Tổng quan về du lịch tỉnh Trà Vinh Tài nguyên du lịch Trà Vinh khá đa dạng và phong phú, thuận lợi cho việc tổ chức và phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch văn hóa. Tuy nhiên, hiện nay, thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Du lịch Trà Vinh còn thiếu điểm vui chơi, giải trí, điểm du lịch thiếu các dịch vụ cho khách, dịch vụ du lịch đơn điệu chưa đủ sức giữ chân du khách lâu dài. Việc tổ chức các hoạt động du lịch còn hạn chế rời rạc. Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch còn thiếu và yếu, chưa đủ năng lực để kích cầu loại hình tour du lịch để tham quan các di tích, các địa điểm du lịch của tỉnh, chủ yếu là sự tự phát của du khách. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, lượng khách du lịch đến Trà Vinh giai đoạn 2012 – 2016 đạt 1,876 triệu lượt khách, tổng lượt khách lưu trú đạt 1.166.561 lượt khách (trong đó: 1.124.900 lượt khách nội địa, 44.661 lượt khách quốc tế). Bảng 2.1. Lưu lượng khách đến Trà Vinh 2012 – 2016 (Đơn vị tính: lượt khách) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng khách phục vụ 270.000 298.000 320.000 460.000 528.000 Quốc tế 5.800 9.500 9.800 12.730 15.340 Phần trăm (%) so tổng số 2,15 3,19 3,06 2,77 2,91 Nội địa 264.200 288.500 310.200 447.270 512.660 Phần trăm (%) so tổng số 97,85 96,81 96,94 97,23 97,09 Tổng khách lưu trú 139.997 172.668 210.128 290.915 352.853
  42. 27 Phần trăm (%) (tổng 51,85 57,94 65,67 63,24 66,83 khách phục vụ/tổng khách lưu trú) (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, năm 2017) Giai đoạn 2012 – 2016, tổng doanh thu du lịch toàn tỉnh là 503,928 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân về thu nhập du lịch đạt 20.36%. Theo bảng 3.1 Cơ cấu doanh thu du lịch năm 2012 – 2016, tỷ trọng doanh thu từ lữ hành chỉ chiếm 5.041 đến 9.178 % so với tổng doanh thu, điều này cho thấy du lịch Trà Vinh không mạnh về mãng kinh doanh lữ hành, doanh thu du lịch đóng góp cho ngân sách Nhà nước chủ yếu từ ngành dịch vụ ăn uống và lưu trú. Bảng 2.2. Cơ cấu doanh thu du lịch 2012 – 2016 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Doanh thu lưu trú 19.185 19.436 23.635 32.520 43.238 Phần trăm (%) so với tổng 25,5 25,81 26,47 30,33 27,57 Doanh thu ăn uống 19.173 19.596 20.590 25.063 32.375 Phần trăm (%) so với tổng 25,48 26,02 23,06 23,37 20,64 Doanh thu lữ hành 6.165 5.041 9.178 7.974 7.664 Phần trăm (%) so với tổng 8,19 6,69 10,28 7,44 4,89 Tổng doanh thu 75.242 75.303 89.300 107.230 156.853 Tăng bình quân 16,78 0,08 18,59 20,08 46,28 (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, năm 2017) Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh (2017), hiện tỉnh có 15 điểm tham quan, 11 danh mục dự án được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư đến năm 2020; 6 dự án đang kêu gọi đầu tư. Các điểm du lịch đang khai thác phục vụ gồm, điểm văn hóa du lịch Ao Bà Om, khu du lịch sinh thái cù lao Long Trị, đền thờ Bác Hồ, chùa Hang - Châu Thành, chùa NôDol - Trà Cú, Thiền viện Trúc Lâm - Duyên Hải, khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn biển Ba Động, Qua đó cho thấy, du lịch Trà Vinh đang ở trạng thái “bị động” trong công tác đón tiếp và phục vụ khách. Đơn cử là số lượng doanh nghiệp lữ hành của Trà Vinh có 11 đơn vị, doanh thu thu được từ các doanh nghiệp từ việc đưa người dân Trà
  43. 28 Vinh đến các điểm tham quan ngoài tỉnh với các tour truyền thống: Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Vũng Tàu và Đà Nẵng. Hoạt động nhận khách từ nơi khác đến tham quan du lịch tại Trà Vinh rất ít, hầu như là không có. Bởi nếu là khách lẻ, họ sẽ tự di chuyển và tự do tham quan theo hình thức vãng lai hoặc điểm dừng nghỉ trong suốt cuộc hành trình. Nếu là khách đoàn, công ty lữ hành cũng chọn Trà Vinh là một điểm nghỉ chân của khách hoặc công ty lữ hành Thành phố Hồ Chí Minh cũng tự chủ động đặt dịch vụ và dẫn đoàn khách tham quan mà không cần qua bất cứ đơn vị lữ hành Trà Vinh nào. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp lữ hành chưa “chủ động” trong vấn đề tìm khách, liên kết lữ hành và chưa khai thác tốt thế mạnh của chủ nhà. Đối tượng khách chủ yếu của ngành hàng ăn uống và lưu trú là khách công vụ và du khách quanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phần nhỏ khách du lịch nước ngoài lưu trú một đêm tại Trà Vinh theo chương trình tour xuyên miền Tây của công ty lữ hành Thành phố Hồ Chí Minh (in-bound). Với những đối tượng này, chi tiêu cho du lịch của họ khá thấp, do dịch vụ chính họ mong muốn nhận được là ăn uống, lưu trú hoặc các dịch vụ đã bao gồm trong tour trọn gói do công ty cung cấp. Do vậy, dù có khách du lịch nhưng lượng chi tiêu cho người dân và địa phương rất thấp. Việc thống kê số liệu lượng khách tham quan tại các điểm tham quan du lịch rất khó khăn. Các điểm tham quan tại Trà Vinh đều không bán vé tham quan, việc này gây khó khăn cho việc thống kê số lượng khách tham quan, dẫn đến việc khó kiểm soát lượng khách vào mùa đông khách, đánh giá tình trạng tiếp nhận và khả năng phục vụ khách. Mặc khác, do không bán vé tham quan nên khi cần trùng tu hoặc cải tạo điểm tham quan thì nguồn kinh phí lệ thuộc rất lớn vào quyên góp của người dân và ngân sách trùng tu tôn tạo của Nhà nước. Hiện nay, công tác thống kê và phân tích số liệu du lịch chỉ thống kê được lượng khách và doanh thu các nhóm lưu trú, ăn uống và lữ hành nói chung, chưa đi sâu vào từng hoạt động du lịch. Số liệu thu thập được tương đối ít và khá chậm (hiện nay số liệu dừng lại ở tháng 12 năm 2016), đặc biệt các số liệu này không được công bố trên trang website và tin tức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như trên cổng thông tin điện tử Trà Vinh. Homestay phục vụ khách quốc tế
  44. 29 Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển du lịch ở Trà Vinh là do hệ thống hạ tầng chưa được đầu tư theo kịp nhu cầu phát triển, nhận thức về du lịch nói chung, du lịch bền vững nói riêng chưa được rõ rệt, việc đầu tư cho sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên thế mạnh của địa phương chưa thực sự được đầu tư đúng mức, chưa có những bước đột phá. Đặc biệt, chưa khai thác được tiềm năng, tài nguyên hiện có để phát triển du lịch. Từ đầu năm 2017 đến nay, ngành du lịch tỉnh Trà Vinh đã phục vụ khoảng 280.000 lượt khách, tổng doanh thu đạt gần 82 tỷ đồng. 2.2. Định hướng trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa Khmer Nam bộ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2.2.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước Theo Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 Hội nghị lần thứ năm của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng và Nhà nước đã đưa ra quan điểm chỉ đạo cơ bản: Vǎn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội; Nền vǎn hóa mà chúng ta xây dựng là nền vǎn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nền vǎn hóa Việt Nam là nền vǎn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 03-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” và Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Trong Quyết định đã đưa ra các quan điểm phát triển chung cho ngành du lịch Việt Nam với các nội dung chủ yếu: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh; Phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị dân tộc; Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch.
  45. 30 2.2.2. Định hướng của tỉnh Trà Vinh Quán triệt và học tập Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng và văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã có Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2014 về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Quyết định nêu rõ quan điểm phát triển của du lịch Trà Vinh là đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Bên cạnh đó, quyết định cũng đề ra mục tiêu phát triển, gồm: Phát triển du lịch dựa trên thế mạnh của từng địa phương trong tỉnh, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo, kết nối các sản phẩm du lịch nội vùng, liên vùng. Có sự kết hợp của nhiều thành phần kinh tế và liên kết chặt chẽ giữa các ngành. Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch, tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch, nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm du lịch. Phát triển du lịch cộng đồng, gắn phát triển du lịch với xóa đói giảm nghèo. Và phát triển du lịch góp phần tăng thêm giá trị về văn hóa, giá trị các di tích, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích trong việc phát triển du lịch. Tháng 02 năm 2017, Ban thường vụ tỉnh ủy ban hành Kế hoạch về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn: “Tập trung phát triển mạnh du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tạo động lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Xã hội hóa trong các hoạt động du lịch, hình thành phong cách thanh lịch, mến khách của người dân địa phương đối với du khách. Xây dựng thương hiệu du lịch Trà Vinh”. Tiếp sau đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện Xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh nhà dựa trên tiềm năng sẵn có của địa phương. Cụ thể và gần đây nhất là Kế hoạch số 49/KH-SVHTTDL ngày 18 tháng 5 năm 2017 về xã hội hóa phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017 – 2020. Với nhiệm vụ “xã hội hóa ngành du lịch”: động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia tích cực và chủ động vào một lĩnh vực du lịch. Qua đó, huy động hợp lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn
  46. 31 lực của Nhà nước và của nhân dân nhằm đạt được mục tiêu phát triển du lịch Trà Vinh một cách bền vững. 2.3. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh Theo số liệu thống kê tháng 9/2016 của Ban Tuyên giáo tỉnh thì Trà Vinh là địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm 31,5% dân số toàn tỉnh. Họ đã cùng sinh sống lâu đời nay với cộng đồng dân tộc anh em trong vùng, từ đó tạo nên một nét văn hóa đặc thù của người dân Khmer Trà Vinh. Điều này đã mang đến cho địa phương nhiều cơ hội để phát triển du lịch với sản phẩm du lịch đặc thù: du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh. Tuy nhiên, đến nay các tài nguyên văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh vẫn chưa được khai thác đúng với tiềm năng sẵn có. 2.3.1. Môi trường du lịch Các điểm tài nguyên văn hóa Khmer vẫn chưa được khai thác và phát triển thành điểm tham quan du lịch hoàn chỉnh nên gây khó khăn cho các đơn vị lữ hành trong công tác thiết kế và tổ chức tour. Hiện trạng đường giao thông nông thôn nhỏ hẹp và chất lượng thấp gây hạn chế cho việc đưa đoàn khách đến tham quan. Đặc biệt khách khó vào tham quan ở các làng nghề, đường nông thôn nhỏ hẹp nên chỉ thích hợp cho khách “tây ba lô” đi xe đạp hoặc đi bộ quanh làng. Cơ sở lưu trú đặc biệt là lưu trú với hình thức homestay vẫn còn thiếu rất nhiều. Tỉnh chủ trương làm du lịch cộng đồng homestay nhưng đến nay chỉ có 2 mô hình homestay được đưa vào hoạt động đón khách trên địa bàn tỉnh: Sươn sia homestay (huyện Cầu Kè) của gia đình Khmer có 5 phòng, đón tối đa 12 – 15 khách lưu trú qua đêm. Homestay Mekong (huyện Càng Long) của hộ gia đình người Hoa với 3 bungalow, đón tối đa 6 – 10 khách qua đêm. Hai hộ dân này được công ty du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh cấp vốn, làm chủ đầu tư và điều hành. Người thân trong gia đình đóng vai trò là chủ nhà, người phục vụ và đối tượng tham quan của khách du lịch. Hoạt động du lịch vẫn chưa được thực hiện tại các điểm tham quan, du khách tìm đến chủ yếu là tự do tham quan, tìm hiểu mà không nhận được thêm thông tin văn hóa nào từ điểm đến và người dân địa phương. Ví dụ, tại chùa Âng, khách đến tham quan tự do, chụp ảnh lưu niệm; khi muốn biết thông tin về chùa họ hoàn toàn
  47. 32 không biết sẽ hỏi ai và tìm kiếm thông tin ở đâu do không có thuyết minh tại điểm, sư “không rành” tiếng Việt và không có kỹ năng giao tiếp khách du lịch. Tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh Trà Vinh có 11 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa. Các doanh nghiệp tập trung khai thác thị trường khách Trà Vinh, đưa họ đến tham quan các điểm du lịch ngoài tỉnh là chủ yếu. Việc nhận khách và tổ chức tour tham quan Trà Vinh rất hiếm, hoặc chỉ một vài tour liên kết điểm như: tour Thành phố Hồ Chí Minh – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng – Cà Mau. Trà Vinh đóng vai trò là một điểm dừng chân, một điểm tham quan phụ trên tuyến đường di chuyển trong tour. Các công ty lữ hành vẫn còn bỏ ngõ trong việc đầu tư xây dựng tuyến điểm du lịch của Trà Vinh, họ chỉ cung cấp những tour tham quan theo yêu cầu của người dân Trà Vinh nên hình thức kinh doanh nhận khách tham quan không phát triển. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do các doanh nghiệp lữ hành ở Trà Vinh có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính không nhiều, nguồn nhân lực nội tại vẫn còn mỏng. Do đó, các doanh nghiệp tập trung kinh doanh những tour sẵn có, hơn là khai thác sản phẩm mới vốn có nhiều thử thách và rủi ro. 2.3.2. Nguồn nhân lực (năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn, tâm huyết với nghề) Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến cuối năm 2016, nhân lực làm việc trong ngành Du lịch của tỉnh Trà Vinh là 1085 người, gồm: nhóm lưu trú 601 người (trong 114 cơ sở lưu trú du lịch), nhóm lữ hành 167 người (trong 10 đơn vị lữ hành), nhóm dịch vụ hỗ trợ 300 người (trong các khu du lịch, vui chơi giải trí), nhóm sự nghiệp 11 người, nhóm quản lý Nhà nước về du lịch 06 người. Ở cấp tỉnh, Phòng Nghiệp vụ Du lịch trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập từ năm 2006 đến nay có 05 công chức quản lý các hoạt động trong lĩnh vực du lịch tất cả đều có nghiệp vụ về du lịch. Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch với 10 viên chức trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đi vào hoạt động vào đầu năm 2012, với chức năng chính là xúc tiến, quảng bá và kêu gọi các nhà đầu tư vào du lịch Trà Vinh. Cấp huyện, cán bộ quản lý du lịch chủ yếu là phân công 01 cán bộ Phòng Văn hóa Thông tin phụ trách kiêm nhiệm, rất ít người có trình độ chuyên môn về du lịch dù đa số có trình độ đại học.
  48. 33 Nguồn nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành hầu hết được đào tạo về chuyên môn du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau khoảng thời gian làm việc tại các đơn vị lữ hành, họ về lại Trà Vinh và thành lập doanh nghiệp tại tỉnh nhà. Ngoài người đứng đầu doanh nghiệp có chuyên môn về du lịch, các nhân viên có thêm nhiều chuyên ngành không chuyên về lữ hành như: kế toán, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, Thực tế này gây cho các doanh nghiệp hạn chế về mặt sáng tạo và tìm tòi sáng phẩm lữ hành mới, thiếu sự linh hoạt trong công tác bán và quảng bá sản phẩm của đơn vị mình. Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ mang nhiều đặc tính khác biệt như, tính thời vụ, yếu tố giới tính và sức khỏe, yếu tố chuyên môn hóa, yêu cầu cao về kiến thức. Chính vì vậy người lao động hoạt động trong ngành du lịch luôn trong tâm thế sẵn sàng đối diện với thử thách: tài chính không ổn định, sự đào thải và thu nhận của môi trường du lịch gây gắt, ý thức tự nâng cao năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp. Tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến quyết tâm theo nghề và làm nghề của lực lượng lao động trẻ, vốn không nhiều trải nghiệm, chưa hiểu rõ về nghề nghiệp và kiên định đam mê với du lịch. 2.3.3. Yếu tố Văn hóa cộng đồng Người Khmer có tính cách ôn hòa, giản dị, sống dựa vào thiên nhiên và tính cộng đồng cao. Từ những chất liệu ấy làm nên con người Khmer hồn hậu, dễ mến. Tộc người Khmer sống bao đời với nền kinh tế lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm vì thế việc kinh doanh là công việc khá xa lạ với họ. Điều này gây khó khăn cho việc thuyết phục người dân Khmer tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch. Người dân Khmer sử dụng tiếng Khmer là chủ yếu, số ít người có thể nói được tiếng Việt. Mặc dù đã có sự cộng cư lâu dài với người Kinh và người Hoa nhưng một số ít vùng, các gia đình vẫn chưa quen với việc sử dụng tiếng nói và chữ viết tiếng Việt để giao tiếp và làm việc. Tất nhiên, việc này cũng bị ảnh hưởng bởi trình độ dân trí của người Khmer, điều này khiến cho việc tiếp cận với công tác đón tiếp khách và cùng làm du lịch là một vấn đề khó trong chính sách phát triển du lịch của địa phương.
  49. 34 2.3.4. Chính sách du lịch Chính quyền địa phương có sự quan tâm đến sự phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch dựa vào tài nguyên sẵn có: văn hóa Khmer Nam bộ. Tuy nhiên, từ văn bản chỉ đạo để đến hành động thực tiễn còn gặp nhiều thách thức. Thứ nhất, về chính sách mời gọi đầu tư theo mục tiêu “xã hội hóa phát triển du lịch”, làm thế nào để nhà đầu tư quan tâm và đầu tư vốn cho du lịch Trà Vinh nói chung và du lịch văn hóa Khmer Nam bộ nói riêng. Vấn đề mà các nhà đầu tư và người dân Trà Vinh quan tâm không kém đó chính là làm thế nào để cân bằng lợi ích giữa nhà đầu tư – chủ thể văn hóa Khmer – chính quyền địa phương và người dân bản địa. Thứ hai, nguồn nhân lực du lịch của tỉnh đang thiếu trầm trọng về cả chất và lượng do nhiều yếu tố. Trà Vinh là một tỉnh đi lên từ nền nông nghiệp lúa nước, nên trình độ dân trí và kiến thức về du lịch còn thấp, họ không cho con cháu mình làm du lịch. Mặc khác, người dân Khmer quen với ruộng đồng, việc làm du lịch đối với họ rất xa lạ và hoàn toàn khó khăn do họ có quan niệm học cho biết con chữ rồi đi làm kiếm tiền. Vì vậy, lực lượng thuyết minh viên tại địa phương là người Khmer rất hiếm, đa phần là người Kinh. Để thay đổi suy nghĩ và tập quán chọn nghề của người dân là một quá trình lâu dài, chính sách khuyến khích và đãi ngộ nhân tài trong ngành du lịch cũng là một quyết sách tốt cho việc đồng bộ hóa nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Trà Vinh trong tương lai. Thứ ba, làm du lịch dựa vào tiềm năng văn hóa Khmer Nam bộ là một hoạt động không khó nhưng cần sự hỗ trợ đồng lòng từ nhiều ngành, nhiều cấp. Kinh doanh du lịch để không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm không dễ, nhưng hiện tại các nhà làm du lịch từ Nhà nước đến địa phương vẫn chưa có một lộ trình cụ thể và thực tế cho đối tượng du lịch “văn hóa Khmer Nam bộ” tại Trà Vinh. 2.4. Các tài nguyên văn hóa Khmer có tiềm năng khai thác du lịch tại Trà Vinh và hiện trạng Trà Vinh có nhiều tài nguyên nhân văn về văn hóa Khmer Nam bộ, hầu hết đều được đánh giá là có tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, theo tiêu chí đánh giá điểm du lịch (chương II) thì các địa điểm có tài nguyên tiềm năng nhưng chưa đủ điều kiện, hoặc chưa thể phát triển thành điểm đến du lịch hoàn chỉnh để
  50. 35 tiếp đón khách tham quan. Tại các điểm tài nguyên đã được khai thác chỉ nằm ở mức thấp, hoặc ở giai đoạn khám phá trong vòng đời của một điểm du lịch, cụ thể: Tài nguyên Chùa Khmer (Phật giáo, tông phái Tiểu thừa): Tính đến năm 2017, toàn tỉnh Trà Vinh có 142 ngôi chùa Khmer, trong đó số chùa được khách đến tham quan khá ít, gồm: chùa Âng, chùa Hang, chùa Nodol, chùa Vàm Rây và một vài chùa lớn tại các huyện. Các ngôi chùa ở đây vẫn chưa được xem là điểm du lịch do hoạt động phục vụ khách du lịch chủ yếu là tham quan, chụp ảnh. Đối tượng đón tiếp chủ yếu là người dân địa phương, khách vãng lai của tỉnh và một số tỉnh lân cận, số ít khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và khách nước ngoài. Lý do: Các điểm chùa đều thiếu thông tin giới thiệu để giúp khách hiểu về nét đặc sắc nơi đây, không có thuyết minh tại điểm, không có dịch vụ hỗ trợ, các chùa có kiến trúc tương đối giống nhau. Hơn nữa, tại chùa không có bảng thông tin và bảng chỉ dẫn, hoặc chùa có trang bị nhưng đa phần bằng tiếng Khmer (chùa Âng, chùa Hang, ). Mặc khác, người dân địa phương và quanh vùng tỏ ra khá thờ ơ với khách tham quan, số ít người dân không có thông tin về chùa (người dân từ nơi khác đến, không biết tiếng Khmer và không hiểu văn hóa Khmer). Hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật (các điệu lâm thôn, răm vông, xaravan, Dù kê, Dì kê, Rô băm, múa tôn giáo, ). Trà Vinh là một trong số các tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm 2/3 tổng dân số toàn tỉnh), tuy nhiên theo thống kê của Cục biểu diễn Nghệ thuật, trên khắp đất nước Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nam bộ nói riêng, số lượng Nghệ sĩ Ưu tú trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật Khmer Nam bộ hiện nay còn chưa đến 10 người, đa số họ đã lớn tuổi, sức yếu. Các nghệ nhân, nghệ sĩ chủ yếu hoạt động trong các đoàn nghệ thuật Khmer tiêu biểu ở khu vực ĐBSCL như Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Khmer Bạc Liêu, Đoàn Nghệ thuật Khmer Kiên Giang; hay lãnh đạo của một số Sở, Ban, Ngành. Còn tại Trà Vinh, các đơn vị có hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật Khmer Nam bộ, gồm: Hệ thống các chùa Nam tông Khmer tại các phum sóc (mỗi phum sóc của người Khmer sinh sống có một chùa) biểu diễn trong các lễ hội hoặc các sự kiện lớn của phum sóc. Tuy nhiên, các chương trình văn nghệ chỉ dừng lại ở các tiết mục ca – hát, múa dân tộc và múa chằn, kết hợp cùng một số trò chơi dân gian; Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh (tại khóm 9, phường 7, thành phố
  51. 36 Trà Vinh) biểu diễn tại các Hội diễn văn nghệ quần chúng Khmer, các lễ hội, sự kiện hoặc tham gia lưu diễn trong và ngoài tỉnh; Một số đội văn nghệ của các phum sóc hoặc các huyện biểu diễn tại các Hội diễn văn nghệ quần chúng Khmer, các lễ hội và sự kiện của địa phương; và đội văn nghệ của Khoa Ngôn ngữ – Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam bộ thuộc Trường Đại học Trà Vinh biểu diễn tại các Hội diễn văn nghệ quần chúng Khmer, các chương trình lễ hội, sự kiện của Nhà Trường. Như vậy, các đoàn/nhóm nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn các thể loại văn nghệ truyền thống Khmer Nam bộ chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu thưởng thức văn nghệ của người dân Khmer bản địa. Khi khách du lịch đến Trà Vinh, họ không biết xem loại hình nghệ thuật này ở đâu, khi nào biểu diễn và làm thế nào để có thể thưởng thức trọn vẹn các tiết mục văn nghệ Khmer truyền thống. Mặt khác, các doanh nghiệp lữ hành cũng chưa có đầu mối liên hệ tổ chức nhằm phục vụ đối tượng khách Campuchia hoặc khi du khách có nhu cầu. Thủ tục để tổ chức đêm văn nghệ như thế nào, cần sắp xếp các tiết mục ra sao cho phù hợp, hay vấn đề ngôn ngữ và thông tin ý nghĩa cũng là một khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp lữ hành. Thật vậy, các nhóm biểu diễn giao lưu cồng chiêng ở Đà Lạt họ được chính quyền địa phương cấp giấy phép hoạt động, được các đơn vị lữ hành biết đến, người dân và các tiết mục văn nghệ có sự Việt hóa bên cạnh việc sử dụng tiếng dân tộc, chương trình được sắp xếp và thực hiện theo kịch bản, Chính những yếu tố ấy đã phần nào tạo nên sự thành công cho hoạt động giao lưu dân tộc Lạch và kết quả là bất kỳ đoàn khách nào đến Đà Lạt đều muốn một lần tham gia hoạt động giao lưu. Trò chơi dân gian: là những hoạt động vui chơi nhằm tạo sự thoải mái, tiếng cười, rèn luyện sức khỏe, sự ăn ý, độ bền công việc, khả năng tập trung, sự cố gắng và tính nhẫn nại cho người tham gia. Trò chơi dân gian xuất hiện ở hai không gian khác nhau nhưng với mục đích hoàn toàn như nhau, đó là ở sân chùa và ở trong các phum sóc. Tại các phum sóc, trẻ em thường tự lập nhóm nhỏ và tổ chức các trò chơi theo sự “truyền dẫn” từ các bé lớn đến trẻ nhỏ, chúng tụ tập tự tổ chức và chơi với nhau. Điển hình nhất vẫn là các trò chơi được tổ chức tại chùa (leo cột mỡ, nhảy bao, đẩy gậy, bịt mắt đập nêu, ) được tổ chức ngay sau các buổi lễ cho đồng bào và người dân tham quan cùng tham gia hoạt động. Trò chơi dân gian không phân biệt người chơi, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt trình độ học vấn, ;
  52. 37 khách đến với trò chơi chủ yếu bởi họ muốn thử sức, muốn được vui và tạo không khí vui cho cá nhân và những người chơi lễ. Tuy nhiên, ngày nay việc tổ chức trò chơi dân gian đối với con trẻ ngày càng hiếm gặp do sự phát triển của game online; còn tại các điểm chùa, trò chơi dân gian chỉ còn được tổ chức định kỳ trong một đến hai lần trong năm vào ngày lễ Ok om bok hoặc lễ quan trọng của chùa. Nghề và làng nghề: nghề dệt chiếu Cà Hom – Bến Bạ, nghề làm cốm dẹp Ba So, nghề làm bánh tét Trà Cuôn. Một thực trạng chung cho các làng nghề ở Trà Vinh nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, các nghề truyền thống đang bị mai một chỉ còn một vài hộ dân thực hiện theo hình thức thủ công truyền thống, còn lại hầu hết các hộ đã bỏ nghề hoặc nghề đã dần bị “máy móc hóa”. Các hộ dân còn theo nghề thì sản phẩm có mẫu mã ít và không theo kịp các hàng hóa công nghiệp. Theo xu hướng công nghiệp hiện nay, người dân bỏ nghề đi làm công nhân rất nhiều. Riêng hoạt động nhận khách tham quan thì các hộ dân tại làng nghề còn thiếu thông tin về nghề và làng nghề do làm nghề theo lối “cha truyền con nối”, chủ yếu học cách làm, còn về lịch sử của nghề thì ít người thông hiểu. Phần vì hiện nay đa phần các hộ dân nhận hàng làm gia công, quy mô nhỏ lẻ tại nhà theo từng công đoạn nên khó tổ chức hoạt động tham quan, khách khó trải nghiệm về tổ hợp quy trình làm ra sản phẩm. Để tham gia vào công tác đón khách tham quan, các hộ dân cần được tập huấn và triển khai kinh nghiệm làm du lịch, kiến thức về giao tiếp và kinh doanh hàng lưu niệm tại điểm. Ẩm thực: bánh tét cốm dẹp, cốm dẹp, bánh tét Trà Cuôn, bún nước lèo, các loại cá khô, canh xiêm lo, các món bánh (bánh ống, bánh dứa). Về đặc sản địa phương, quà bánh như bánh tét Trà Cuôn, cốm dẹp, đã được đóng gói, hút chân không theo đúng quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và đã được bày bán ở các cửa hàng, siêu thị hay đưa sang nước ngoài. Riêng về các món ăn như canh xiêm lo, bún nước lèo và các món bánh quà vặt thì Trà Vinh vẫn chưa có một khu quy hoạch riêng dành cho các sản phẩm đặc thù này. Các hàng quán của người dân theo cách kinh doanh truyền thống lại hạn chế về thời gian hoạt động và khác biệt về khẩu vị cũng như đặc trưng nguyên liệu chế biến nên khá kén khách ăn, đặc biệt là khách nước ngoài.
  53. 38 Phong tục tập quán và sinh hoạt nơi cư trú: Tính đến thời điểm hiện tại thì toàn tỉnh Trà Vinh có duy nhất một homestay của gia đình Khmer là Sươn sia homestay (huyện Cầu Kè). Homestay có 5 phòng, đón tối đa 12 – 15 khách lưu trú qua đêm. Hoạt động đón và nhận khách nước ngoài (khách Pháp và Châu Âu) ở và sinh hoạt tại nhà mang lại nguồn thu khá lớn cho gia đình. Tuy nhiên, mô hình làm du lịch này vẫn chưa được nhân rộng đến các hộ dân Khmer khác. Vấn đề thứ nhất, trình độ dân trí và sự hiểu biết về du lịch của người Khmer nói riêng và người dân Trà Vinh nói chung còn hạn chế nên người dân không mặn mà với việc kinh doanh du lịch, đặc biệt là nhận khách đến ở và sinh hoạt cùng gia đình. Vấn đề thứ hai, về môi trường do tập quán sinh hoạt và chăn nuôi gia súc, gia cầm của hộ gia đình người Khmer. Vấn đề thứ ba, rào cản về ngôn ngữ và thủ tục đăng ký kinh doanh tiếp nhận khách nước ngoài. 2.5. Đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh Tài nguyên văn hóa Khmer Nam bộ là một tổ hợp gồm rất nhiều các yếu tố nhân văn: yếu tố dân tộc học, lễ hội, di tích lịch sử văn hóa (chùa), nghề và làng nghề truyền thống, văn hóa nghệ thuật. Do vậy, để đánh giá tiềm năng du lịch của tài nguyên văn hóa Khmer Nam bộ, tác giả áp dụng phương pháp phân tích SWOT (Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức) để đánh giá khả năng khai thác du lịch đối với tổ hợp văn hóa Khmer Nam bộ, như sau: Bảng 2.3. Bảng tổng hợp tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh (phương pháp phân tích SWOT) Điểm mạnh (Strengs): Điểm yếu (Weaknes): S1: Văn hóa Khmer Trà W1: Chưa có nhiều kinh Vinh đa dạng về hình thái nghiệm trong công tác văn hóa nên kích thích quản lý hoạt động du lịch nhu cầu tham quan, tìm nên gây khó khăn cho việc hiểu và trải nghiệm văn áp dụng chính sách vào du hóa của du khách trong và lịch và du lịch với lợi ích ngoài nước. cộng đồng tài nguyên. S2: Các hình thái văn hóa W2: Ý thức và trình độ của người Khmer Trà dân trí của người dân địa
  54. 39 Vinh vẫn còn “nguyên phương còn thấp và chưa gốc”, không có sự pha lẫn đồng đều. Mặt khác, tập văn hóa các dân tộc khác quán kinh doanh của hoặc “hiện đại hóa” theo người dân địa phương chủ lối sống của du khách. yếu là nông nghiệp nên S3: Du lịch văn hóa vẫn còn e dè với kinh Khmer tại Trà Vinh không doanh dịch vụ du lịch. có nhiều đối thủ cạnh W3: Tính liên kết giữa các tranh về sản phẩm du lịch tài nguyên chưa cao do và lợi thế kinh doanh tại hạn chế về vị trí địa lý và Đồng bằng sông Cửu đơn vị lữ hành còn thiếu Long nói riêng và Việt sự đầu tư cho tuyến điểm. Nam nói chung. Cơ hội (Opportunities) Điểm mạnh + Cơ hội Điểm yếu + Cơ hội O1: Văn hóa Khmer là lợi (SO) (WO) thế cạnh tranh của tỉnh S1O2: Kích thích nhu cầu W1O1 và W1O4: Được Trà Vinh. du lịch Trà Vinh của du sự quan tâm lãnh, chỉ đạo O2: Phát triển du lịch văn khách trong và ngoài tỉnh. của Chính phủ. Qua đó, hóa Khmer mang lại nhiều Thông qua hoạt động tăng cường học tập và việc làm, cải thiện tài “nhận khách” du lịch Trà nâng cao công tác đào tạo chính và nâng cao mức Vinh sẽ mang lại nguồn đội ngũ nhân lực và tinh sống cho người dân trong thu về tài chính và trình giản thủ tục hành chính vùng, đặc biệt là nâng cao độ dân trí cho người dân. Nhà nước về du lịch. trình độ dân trí cho người Giúp địa phương thực W2O2: Công tác giáo dục dân Khmer Trà Vinh. hiện tốt mục tiêu dân sinh. tư tưởng, kiến thức và ý O3: Hoạt động quảng bá S1O3 và S3O1: Sản thức du lịch của người dân hình ảnh du lịch địa phẩm du lịch đặc thù là cần được quan tâm và phương làm nền tảng cho yếu tố cốt lõi tạo nên lợi thực hiện trong thời gian việc thu hút vốn đầu tư. thế cạnh tranh trong sớm nhất O4: Bảo vệ và phát huy thương trường nhiều biến W3O3: Quảng bá tốt, kêu những nét đẹp đặc thù của động. Trà Vinh và Sóc gọi đầu tư tốt sẽ mang lại