Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp trong PCCCR tại xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa

pdf 50 trang thiennha21 19/04/2022 5300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp trong PCCCR tại xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_thuc_trang_va_de_xuat_mot_so_giai_phap.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp trong PCCCR tại xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀNG A SỬ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG PCCCR TẠI XÃ MƯỜNG LÝ, HUYỆN MƯỜNG LÁT, TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông Lâm Kết Hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀNG A SỬ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG PCCCR TẠI XÃ MƯỜNG LÝ, HUYỆN MƯỜNG LÁT, TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông Lâm Kết Hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Lê sỹ Trung Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực hiện khóa luận tốt nghiệp là một khoảng thời gian rất quý báu, có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân em. Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa lâm nghiệp, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại Xã Mường Lý Huyện Mường Lát Tỉnh Thanh Hóa với đề tài: ‘‘Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp trong phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa,, Trong thời gian thực tập tại xã Mường lý em đã có cơ hội được học hỏi, có thêm nhiều kiến thức bổ ích và kinh nghiệm thực tế quý báu, đến nay em đã hoàn thành đề tài của mình: Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô khoa Lâm nghiệp, phòng Đào tạo nhà trường đặc biệt là thầy: PGS.TS.Lê Sỹ Trung, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em xin cám ơn Ban lãnh đạo, tất cả các anh, chị, cô, chú cán bộ nhân viên trong xã đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình em thực tập tốt nghiệp làm khóa luận. Do giới hạn về thời gian, cũng như những kiến thức nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, và các bạn đồng nghiệp Em xin chân thành cảm ơn Thái Nguyên, tháng 05 năm 2019 Sinh viên Hàng A Sử
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu kết quả nêu trên là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào để bảo vệ luận án tốt nghiệp đại học. Các hình ảnh trong công trình là của tôi Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Xác nhận của GVDH Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả (Ký, ghi rõ họ và tên) trước hội đồng khoa học (Ký, ghi rõ họ và tên) PGS.TS. Lê Sỹ Trung Hàng A Sử Xác nhận của giáo viên chấm phản biện Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu. (ký, ghi rõ họ tên)
  5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BNN&PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng UBND : Ủy ban nhân dân OTC : Ô tiêu chuẩn ODB : Ô dạng bản VLC : Vật liệu cháy
  6. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả phân cấp cháy rừng theo chỉ tiêu p cho rừng ở Mường Lát 5 Bảng 3.1. Kết quả điều tra ghi vào bảng 02 11 Bảng 3.2. Điều tra tình hình sinh trưởng của cây bụi thảm tươi 12 Bảng 3.3. Điều tra cây tái sinh 13 Bảng 4.1: Một số văn bản và luật liên quan đến PCCCR 15 Bảng 4.2: Kết quả tổng hợp và số vụ cháy rừng và nguyên nhân từ năm 2014 – 2018 19 Bảng 4.3: Kết quả điều tra tầng cây cao ở trạng thái rừng 20 Bảng 4.4: kết quả điều tra cây bụi thảm tươi ở trạng thái các loại rừng 21 Bẳng 4.5: kết quả điều tra tình hình cây tái sinh 22 Bảng 4.6: kết quả khối lượng VLC ở các khu vực nghiên cứu 23 Bảng 4.7: Kết quả điều tra và thực hiện biện pháp tuyên truyền PCCCR tại khu vực nghiên cứu 30 Bảng 4.8: Kết quả điều tra phỏng vấn tại khu nghiên cứu 31 Bảng 4.9: Phân cấp cháy rừng theo nguy cơ cháy 34
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu Error! Bookmark not defined. 3. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 2.1. Trên thế giới 3 2.2. Ở Việt Nam 4 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 3.1. Đối tượng nghiên cứu 9 3.2. Phạn vi nghiên cứu 9 3.3. Nội dung nghiên cứu 9 3.4. Phương pháp nghiên cứu 9 3.4.1. Phương pháp luận 9 3.4.2. Phương pháp thu thập 10 3.4.3. Tính toán và sử lý số liệu 13 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 15 4.1: Chính sách và tổ chức lực lượng phòng chữa cháy rừng 15 4.1.1. Luật và một số chính sách liên quan đến PCCCR 15 4.1.2. Công tác tổ chức và xây dựng lực lượng PCCCR. 16 4.2: Thực trạng cháy rừng từ năm 2014 – 2018 19 4.3: Tình hiệu các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng 20 4.3.1: Đặc điểm trạng thái rừng rừng chủ yếu ở khu vực nghiêm cứu 20
  8. vi 4.3.2: Đặc điểm của vật liệu cháy 23 4.3.3: Ảnh hưởng điều kiện khí tượng 24 4.3.5: Ảnh hưởng của kinh tế, xã hội đến cháy rừng 27 4.4: Đánh giá thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy rừng 28 4.4.1. Công tác tuyên truyền giáo dục trong việc PCCCR 28 4.4.2. Sự phối hợp trong công tác PCCCR. 30 4.4.3: Biện pháp kỹ thuật lâm sinh. 31 4.4.4: Dự báo cháy rừng 32 4.5: Khó khăn và đề xuất các giải pháp quản lý rừng 35 4.5.1: Khó khăn 35 4.5.3: Giải pháp 35 PHẦN 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 37 5.1: Kết luận 37 5.2: Kiến nghị 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Rừng là tài nguyên quý giá của nhân loại, rừng giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Rừng không chỉ là nơi cung cấp thức ăn, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh, tham gia vào quá trình giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gen động, thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, rừng là nơi học tập, nghỉ mát, tham quan du lịch do đó rừng đóng góp vai trò rất quan trọng và góp phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia. Rừng là tài nguyên quý báo của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị kinh tế đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống của dân tộc.Từ xa xưa con người đã dựa vào rừng mà sống, rừng đã mang lại nhiều lợi ích cho con người, nhưng ngược lại con người quá lạm dụng những lợi ích đó và làm cho rừng ngày càng nghèo kiệt cả về số lượng và chất lượng, cháy rừng là một trong những thảm họa ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên rừng, tính mạng con người và môi trường sinh thái. Xã Mường Lý là một xã vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của Huyện Mường Lát, với diện tích tự nhiên là 8.398.97 ha; Trong đó: đất nông lâm nghiệp là 7830.87ha; đất phi nông nghiệp là 175.55ha và đất chưa sự dụng 392.55ha, đất có mặt nước ven biển 0.00; toàn xã có 15 thôn bản địa hình cơ bản là đồi núi đan xen tiếp giáp các khu vực thường xảy ra cháy rừng, kéo theo diễn biến thời tiết hết sức phức tạp mùa khô hanh khô, nắng nóng kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4-5 của năm sau, thường xuất hiện những đợt gió lào thổi mạnh, vì vậy luôn có nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng cao. do vị trí địa lý và điều kiện khí hậu biến đổi của vùng trong những năm qua, công tác phòng cháy chữa cháy rừng luôn được chú trọng, được coi là một trong những nhiệm vụ trọng yếu. Tuy nhiên công tác này còn gặp rất nhiều khó khăn vì điều kiện địa hình phức tạp, đồi núi cao hiển trở, khí hậu nghiệt, trình độ dân trí thấp, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đốt nương rẫy bừa bãi, để tái diện tích đất canh tác nông nghiệp vì vậy
  10. 2 cháy rừng vẫn thường xuyên xảy ra để góp phần hạn chế cháy rừng tôi tiến hành nghiên cứu đề tái “ Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp trong PCCCR tại xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa”, nhằm góp phần khác phục những tồn tại trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại địa phương cũng nhưng nâng cao hơn nữa công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích đánh giá được thực trạng phòng cháy chữa cháy rừng tại khu vực nghiên cứu - Đề xuất được các giải pháp có tính khả thi, hiệu quả xuất pháp kết quả nghiên cứu. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài nghiên cứu được một số thực trạng, các yếu tố về điều kiện tự nhiên, tháng khô, hạn, kiệt, cháy rừng, và các yếu tố kinh tế xã hội. - ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn - Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại địa phương khác 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin thực tiễn quan trọng giúp cho các lãnh đạo địa phương quan tham khảo hoạch định kế hoạch PCCCR - Các giải pháp đề tài đưa ra giúp cho địa phương chủ rừng tham khảo áp dụng PCCCR cho địa phương và gia đình. - Thực hiện xong đề tài bản thân được trải nghiệm thực tiễn, được tiếp súc với lãnh đạo địa phương, người dân kỹ năng làm việc được cải thiện và kiến thức thực tiễn được bổ sung trong lĩnh vực bảo vệ rừng nói chung và PCCCR nói riêng.
  11. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.1.1. Trên thế giới Trước thảm hỏa do cháy rừng gây ra có rất nhiều nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng, dự báo nguy cơ cháy rừng được đưa ra. Những công trình nghiên cứu của Mỹ, Nga,Thụy Điển đã tập trung nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng. Các nghiên cứu chủ yếu hướng vào làm suy giảm 3 thành phần của tam giác lửa: ( 1 ) Giảm nguồn lửa bằng cách tuyên truyền vận động không mang lửa vào rừng, dập tắt than sau khi dùng lửa, làm các đường băng cản lửa ( 2 ) Giảm khối lượng vật liệu cháy bằng cách đốt trước một phần vật liệu cháy, hoặc đốt đón đầu để cô lập đám cháy; ( 3 ) Giảm khả năng cung cấp oxi cho đám cháy bằng cách dùng chất dập cháy ( cát, nước, đất ) để ngăn vật liệu cháy tiếp xúc với oxi. Những phương tiện phòng cháy chữa cháy rừng được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây, đặc biệt là phương tiện dự báo và phát hiện sớm nguy cơ cháy rừng. Ở Mỹ từ những năm 1914 E.A.Beal và C.B.Show có những nghiên cứu và dự báo được khả năng cháy thông qua việc xác định độ ẩm của lớp thảm mục. Các tác giả đã chỉ ra rằng độ ẩm lớp thảm mục thể hiện mức độ khô hạn của rừng. Độ khô hạn càng cao khả năng nguy cơ cháy rừng càng lớn, đây là một trong những công trình nghiên cứu khởi nguồn đầu tiên xác định yếu tố quan trọng nhất gây nguy cơ cháy rừng. Đến năm 1978 các nhà khoa học Mỹ đã đưa được hệ thống dự báo cháy rừng tương đối hoàn thiện. Theo hệ thống này có thể dự báo nguy cơ cháy rừng trên cơ sở phân ra các mô hình vật liệu cháy, kết hợp với các số liệu quan trắc khí tưởng và các số liệu về điều kiện địa hình người ta có thể dự báo khả năng xuất hiện cháy rừng và mức độ nguy hiểm của các đám cháy nếu xảy ra. Ở Nga cũng có nhiều công trình nghiên cứu về cháy trong đó phải kể đến là Nesterov ( 1939 ) nghiên cứu đi sâu vào các yếu tố khí tưởng thủy văn và các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện cháy rừng đây là phương pháp dự báo cháy rừng tổng hợp được sử dụng nhiều nhất.
  12. 4 Tiếp theo đó V.G.Nesterov đã nghiên cứu mối tương quan giữa các yếu tố khí tượng gồm nhiệt độ lúc 13h, độ ẩm lúc 13h và lượng mưa ngày với tình hình cháy rừng trong khu vực và kết luận rằng: nơi nào có nhiệt độ không khí càng cao, độ ẩm không khí thấp, số ngày không mưa kéo dài thì vật liệu cháy càng khô và càng dễ phát sinh đám cháy. Trên cơ sở phân tích trên Nesterov đã đưa ra chỉ tiêu khí tượng tổng hợp để đánh mức độ nguy hiểm cháy rừng như sau: 푛 P= ∑푖=1 푡푖13 ∗ 푖13 (1.1) Trong đó: + P: chỉ tiêu tổng hợp phản ánh nguy cơ cháy rừng của một ngày nào đó + ti13: nhiệt độ không khí lúc 13h ngày thứ i (⁰C) + di13: độ chênh lệch báo hòa độ ẩm không khí tại thời điểm 13h ngày thứ i (mb) + n: số ngày không muaaw hoặc có mưa nhưng nhỏ hơn 3mm kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn 3mm. Từ chỉ tiêu p có thể xây dựng được các cấp dự báo mức độ nguyên hiểm cháy rừng cho từng địa phương khác nhau. Cơ sở của việc phân cấp cháy rừng dựa vào mối quan hệ giữa các chỉ tiêu p với số vụ cháy rừng ở địa phương đó trong nhiều năm liên tục. 2.1.2. Ở Việt Nam Những nghiên cứu về cháy rừng hiện nay còn rất ý, các hướng nghiên cứu chủ yếu theo hướng thử nghiệm và phân tích hiểu quả của giải phát đốt trước nhằm giảm khối lượng vật liệu cháy. Phó Đức Đỉnh (1996)[3]. thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới rừng thông non 2 tuổi ở Đà Lạt. Theo tác giả, ở rừng thông non thiết phải gom vật liệu cháy vào giữa các hàng cây hoặc nơi trống để đốt, chọn thời tiết để đốt để ngọn lửa cháy âm ỉ, không cao quá 0.5m, nếu cao quá có thể gây cháy tán cây. Phan Thanh Ngọ thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới rừng thông 8 tuổi ở Đà Lạt. Theo tác giả với rừng thông lớn tuổi không cần phải gom vật liệu cháy mà trước khi đốt chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc về chọn thời điểm và thời tiết thích hợp để đốt. Tác giả cũng cho rằng có thể áp dụng đốt trước vật liệu cháy cho một số trạng thái rừng ở địa phương khác[5].
  13. 5 Một số tác giả ( Lê Đăng Giảng 1972, Đặng Vũ Cẩn 1992, Phạm Ngọc Hưng 1994). đề cập đến giải pháp xã hội trong phòng cháy chữa cháy rừng. Các tác giả này khẳng định việc tuyên truyền về tác hại của cháy rừng,quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy, hướng dẫn về phương pháp dự báo, xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng sẽ là giải pháp xã hội quan trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng [6]. Năm 1988, Phạm Ngọc Hưng đã áp dụng phương pháp của V.G.Nesterov trên cơ sở nghiên cứu cải tiến, điều chỉnh hệ số K theo lượng mưa ngày để tính toán và xây dựng phương pháp dựng báo cháy rừng cho đối tượng thông tỉnh Thanh Hóa, các chỉ tiêu được xác định như sau: Trên cơ sở sự dụng công thức chỉ tiêu tổng hợp của V.G.Nesterov theo rõi các chỉ tiêu của Thanh Hóa trong 10 năm ( 1975 – 1985) tác giả tính chỉ tiêu tổng hợp P cho từng ngày ở thanh hóa theo công thức như sau: 푛 P= 퐾 ∑푖=1 푡푖13 ∗ 푖13 (1.2) Trong đó: P: chỉ tiêu tổng hợp đánh giá nguy cơ cháy rừng K: hệ số điều chỉnh theo lượng mưa, K có giá trị khi lượng mưa ngày nhỏ hơn 5mm, K có giá trị bằng 0 khi lượng mưa ngày vượt quá 5mm. Ti13: nhiệt độ không khí lúc 13h ngày thứ i (⁰C) di13: độ chênh lệch báo hòa độ ẩm không khí tại thời điểm 13h ngày thứ i (mb) n: số ngày không mưa hoặc có mưa nhưng nhỏ hơn 5mm kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn 5mm. sau đó tác giả dựa vào kết quả phân tích mối quan hệ giữa chỉ tiêu P với số vụ cháy đã xảy ra trong 10 năm để chỉnh lý ngưỡng của các cấp dự báo cháy rừng ở Quảng Ninh [4], kết quả được ghi ở biểu 01 Bảng 2.1: Kết quả phân cấp cháy rừng theo chỉ tiêu p cho rừng ở Mường Lát Cấp cháy Độ lớn của P Khả năng cháy I 10000 Cực kỳ nguy hiểm
  14. 6 Năm 2001, Bế Minh Châu đã nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện khí tượng đến ẩm độ và khả năng cháy và vật liệu cháy dưới tán rừng. tác giả đã hoàn thiện phương pháp dự báo cháy rừng ở một số vùng trọng điểm thông miền Bắc Việt Nam [1]. Từ năm 2002, Trường Đại Học Lâm Nghiệp phối hợp với cục kiểm lâm đã xây dựng phần mềm dự báo cháy rừng cho Việt Nam. Ưu điểm của phần mềm này là cho phép liên kết với phương tiện hiện đại vào công tác dự báo và các truyền tin về nguy cơ cháy rừng, tự động cập nhật, lưu trữ số liệu và xác định nguy cơ cháy cho các địa phương. Phần mềm này đã góp phần tích cực trong việc nâng cao về nhận thức phòng cháy chữa cháy rừng của cán bộ và nhân dân cả nước. Tuy nhiên, phần mềm dự báo cháy rừng sau một thời gian áp dụng đã thể hiện một số tồn tại sau: Nguy cơ cháy rừng được đồng nhất cho những đơn vị hành chính rộng lớn và đồng nhất cho các kiểu rừng khác nhau. Trong khi đó, điều kiện khí hậu và nguy cơ cháy rừng phân háo mạnh theo không gian và cả các trạng thái rừng. Vì vậy tính chính xác của thông tin dự báo cháy rừng chưa cao. Năm 2003, Nguyễn Quang Trung đã tiến hành nghiên cứu phân vùng trọng điểm cháy rừng cho tỉnh Đắt Lắk, theo điều kiện khí hậu, trạng thái rừng và tổng hợp điều kiện khí hậu, trạng thái rừng. phải kế thừa phân cấp nguy cơ cháy rừng cho từng trạng chưa kiểm nghiệm độ chính xác. Đặc biệt tác giả chưa tính đến các yếu tốt kinh tế, xã hội liên quan [7]. Năm 2004, Nguyễn Tiến Đạt đã nghiên cứu phương pháp dự báo cháy rừng cho một số kiểu rừng dễ cháy ở tỉnh Gia Lai. Tác giả đã nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số trạng thái rừng với nguy cơ cháy rừng và đưa ra một số phương trình dự báo độ ẩm vật liệu cháy, tốc độ cháy dưới rừng thông và rừng khộp ơ khu vực nghiên cứu để giúp cho bố trí lực lượng và phương tiện chữa cháy. Tuy nhiên đề tài vẫn chưa thử nghiệm được tốc độ cháy của vật liệu cháy cho từng trạng thái rừng nên chưa xác định được cấp cháy cho từng trạng thái rừng, phải kế thừa phân cấp nguy cơ cháy rừng của nghiên cứu trước mà chưa có kiểm nghiệm độ chính xác [2]. Năm 2005,Vương Văn Quỳnh và các cộng sự đã nghiên cứu tiến hành phân vùng trọng điểm cháy rừng cho vùng tây nguyên và U Minh. Nhóm tác giả căn cứ vào khí hậu, địa hình, trạng thái rừng để phân vùng trọng điểm cháy rừng. Tuy vậy
  15. 7 việc phân vùng chưa tính tới ảnh hưởng của caccs yếu tố xã hội và chưa xây dựng rộng rẫy cho các địa phương khác [9]. Năm 2006, Vương Văn Quỳnh và các cộng sự đã nghiên cứu xây dự phần mềm dự báo lửa rừng cho khu vực U Minh và Tây Nguyên. Phần mềm nầy khác phục được một số nhược điểm của phần mềm xây dựng năm 2002 [10]. Cho đến nay phương pháp dự báo cháy rừng ở nước ta vẫn còn mới mẻ, trong đó vẫn chưa tính đến đặc điểm của trạng thái rừng, đặc điểm khí hậu và điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới cháy rừng từng địa phương. Năm 2008, Trần Văn Thắng đã nghiên cứu xây dựng giải pháp quản lý thủy văn phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng vườn quốc gia U Minh Thượng Tỉnh Kiêng Giang. Tác giả đã nhận định công tác phòng cháy chữa cháy rừng hiện chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây tràm, suy giảm sự phong phú và mất đi một số loài động vật. kết quả nghiên cứu cho thấy để đảm bảo cho rừng Tràm trên than bùn không bị cháy thì mực nước cần đảm bảo duy trì ở mức ngập 50cm sao với mặt than bùn. Tuy nhiên kết quẩ này làm cơ sở cho việc điều tiết chế độ thủy văn phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng ở VQG U Minh Thượng nhưng những kết quả này lại chưa có cơ hội kiểm nghiệm thực tế [11]. Tác giả Nguyễn Văn Tâm chi cục kiểm lâm Vĩnh Phúc nghiên cứu thành công đường băng cản lửa phục hồi nhanh có giá trị kinh tế cao. Kết quả đã đưa vào trồng rừng một số loài cây bản địa: Nhội, Thẩu Tấu, me rừng, Vối thuốc răng cưa, Chè shan, sau 2 năm thử nghiệm cây thẩu tấu sống 58 – 95% , Me rừng, Vối Thuốc răng Cưa, Chè Shan >72,6% và phương thức trồng hỗn giao, mật độ 4000 – 6500 cây/01ha tùy theo từng điều kiện cụ thể, thân canh cao bón phân từ 0,1 – 0,2kg/hốc Cho tới nay, phần lớn các địa phương ở nước ta hiện nay điều đã xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm dễ cháy rừng nhưng chủ yếu chỉ dự trên diện tích rừng dễ cháy còn việc phân cấp và sự ảnh hưởng của các yêu tốt khác hầu như chưa được đề cập tới. 2.2. Tổng quang nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
  16. 8 Xã Mường Lý là xã vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mường Lát, cách trung tâm huyện Mường Lát 22km về phía Đông Bắc. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 8.398.97 ha. + Phía Bắc giáp xã Tân xuân, huyện Vân Hồ, Tỉnh Sơn La + Phía Tây giáp xã Tam Chung, huyện Mường Lát, Tỉnh Thanh Hóa + Phía Đông giáp xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa,Tỉnh Thanh Hóa + Phía Nam giáp xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Tỉnh Thanh Hóa 2.3.2. Điều kiện địa hình Xã Mường Lý có một địa hình phức tạp, đồi nùi cao trung bình so với mạc nước biển từ 800 đến 1200m toàn xã. Độ dốc cao xen kẽ giữa núi, đồi là những rải ruộng nhỏ hẹp. Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi có sườn dốc cao hiểm trở, địa hình bị chia cắt bởi các con suối lớn, nhỏ chảy theo hướng Bắc – Nam đổ ra Sông Mã. 2.3.3. Điều kiện khí hậu Xã Mường Lý nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rẹt. mùa khô hạ nắng nóng và chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng, mùa đông lạnh và ít mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến thắng 10, mùa khô hạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. lượng mưa phân bố không đều, trung bình từ 1600mm đến 1900mm/ năm được tập trung ở các tháng 6,7,8,9; nhiệt độ trung bình cả năm biến động từ 23-24℃. Độ ẩm trung bình cả năm từ 81 – 85%. 2.3.4. Đết cấu hạ tầng Trên địa bàn xã gồm có 15 thôn, bản và có 04 dân tộc sinh sống với nhau. Trong đó có 09 thôn bản dân tộc Mông sinh sống, 06 thôn bản thuộc đồng bào dân tộc thái mường và dân tộc kinh. Nhìn chung trình độ nhận thức của bà con về công tác phòng cháy chữa cháy còn thấp, phương thức canh tác còn lạc hậu. Dân số người dân hiện nây đang tác động vào tài nguyên rừng tại địa bàn. Người dân mở rộng các diện tích canh tác chủ yếu hình thức đốt nương làm rẫy.
  17. 9 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng đã và đang được áp dụng tại xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh hóa. 3.2. Phạn vi nghiên cứu - Tại xã mường lý huyện Mường lát tỉnh thanh hóa - Đề tài được thực hiện từ ngày 15/01/2019 đến tháng 05 năm 2019 3.3. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện những mục tiêu trên đề tài tiến hành nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau: - Chính sách và tổ chức xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng - Thực trạng cháy rừng từ năm 2014 -2018 - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng - Đánh giá công tác phòng cháy và chữa cháy rừng - Phân tích khó khăn và đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp luận Một hệ sinh thái rừng tồn tại bao gồm rất nhiều các yếu tố: Thực vật, động vật, đất, khí hậu. Để nghiên cứu những quy luật diễn ra với các hệ sinh thái rừng cần phải nghiên cứu đầy đủ các thành phần trong hệ sinh thái. Tuy vậy do giới hạn thời gian. Đề tài chỉ nghiên cứu những thành phần ảnh hưởng quyết định đến nguy cơ cháy rừng như: cấu trúc rừng, thành phần vật liệu cháy, khí hậu khu vực nghiên cứu Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần thể rừng theo không gian và thời gian. Các đặc điểm về cấu trúc như: loài cây, mật độ, độ tàn che, độ che phủ, cây bủi thảm tươi có ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện và lan rộng đám cháy. Mặt khác cấu trúc rừng có ảnh hưởng đến việc hình thành tiểu khí hậu, làm thay đổi các chỉ tiêu về độ ẩm khí hâu, nhiệt độ, tốc độ gió và các yếu tố này lại ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ cháy rừng.
  18. 10 Cháy rừng chỉ xuất hiện khi có đầy độ cả 3 yếu tố: Oxi, nguồn lửa và vật liệu cháy. Thiếu một trong ba yếu tố trên thì cháy rừng không xảy ra, trong các yếu tố nói trên, Oxi, luôn có sẵm trong không khí (khoảng 21%) luôn đủ để duy trì và phát triển đám cháy. Nguồn lửa thì do con người mang đến hoặc do các biệu tượng của tự nhiên sấm xét, nhưng không khó kiểm soát. Vật liệu cháy phụ thuộc vào độ ẩm, khi có độ ẩm nhỏ thì sẽ cháy còn khi có độ ẩm lớn thì sẽ không cháy hoặc sự cháy sẽ tắt điều này phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. nhiều công trình nghiên cứu về dự báo phòng cháy chữa cháy rừng kết luận độ ẩm và khả năng cháy rừng phụ thuộc chủ yếu là điều kiện khí hậu và cấu trúc rừng. Độ ẩm vật cháy là yếu tố dễ thay đổi nhất dưới ảnh hưởng của điều kiện thời tiết. độ ẩm khí hậu, gió sự khác biệt về thời tiết, khí hậu trong lãnh thổ là do sự khác biệt về điều kiện địa hình. Do đó khi đề xuất các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng người ta thường căn cứ vào caccs quy luật ảnh hưởng của vật liệu cháy đến cháy rừng và đặc điểm biến đổi của chúng trong khu vực. Để đạt được mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau 3.4.2. Phương pháp thu thập 3.4.2.1. Phương pháp thừa kế các số liệu thứ cấp - Kế thừa có chọn lọc về các tài liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế , xã hội ở khu vực nghiên cứu, báo cáo tổng kết của, Hạt kiểm lâm huyện, UBND xã, Trạm kiểm lâm địa bàn theo từng năm về công tác quản lý bảo vệ rừng từ năm 2014 – 2018. - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng - Tìm hiệu luật và các văn bản dưới luật liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của chính phủ, hướng dẫn về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của tỉnh Thanh hóa. 3.4.2.2. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA) - Thông qua các việc đi quan sát thực tế và phỏng vấn một số cán bộ và người dân tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy rừng để thu thật những thông tin cần thiết phục vụ đề tài với công cụ phỏng vấn cá nhân với bộ câu hỏi đã xây dựng trước. - Cán bộ phỏng vấn 10 -15 người là cán bộ làm công tác chuyên trách bảo vệ rừng, cán bộ địa phương liên quan đến bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
  19. 11 người dân tiến hành phỏng vấn khoảng 60 người, họ là những người dân có tham gia hiểu biết về phòng cháy, chữa cháy rừng, nhưng người này đại diện về tuổi, giới tính, dân tộc ( câu hỏi xen phụ lục 1.2) 3.4.2.3. Nghiên cứu thực nghiệm tìm ảnh hưởng của cấu trúc rừng, vật liệu cháy ảnh hưởng đến cháy rừng Tìm hiểu ảnh hưởng của cấu trúc rừng, vật liệu cháy ảnh hưởng đến cháy rừng. Cấu trúc các trạng thái rừng được thu thập bằng phương pháp điều tra trên các OTC điển hình tạm thời, diện tích mỗi OTC là 500m², trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra các cây tầng cao với các nhân tố diều tra H(vn); D1.3; Dt - Đường kính D(1.3) được xác định bằng thước kẹp kính - Chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) của tầng cây cao được xác định bằng thước Blume – lessi có độ chính xác đến 0.5m. - Đường kính tán (Dt) của tầng cây cao được xác định bằng sào các đọ chính xác đến 0.1m. - Tiến hành xác định độ tàn che bằng phương pháp hệ thống mạng lưới điểm (100 điểm). tùy từng diện tích ô tiêu chuẩn mà bố trí các điểm điều tra, sau cho các điển điều tra bố trí điều tra các ô tiêu chuẩn. Dùng một cây gạy nhỏ chiếu thẳng tán nếu gặp thì ghi số 1, không nhìn thấy tán thì ghi số 0, lúc nhìn thấy lúc không nhìn thấy mép tán là ghi số 0,5. Theo phương pháp tính toán sử dụng hệ thống lưới điểm đo độ tàn che. Công thức xác định độ tàn che: 훴푠ố đ푖ể Đ = 100 Bảng 3.1. Kết quả điều tra ghi vào bảng 02. ÔTC: Lô: Loại đá mẹ: Độ cao: Khoảnh: Ngày điều tra: Độ dốc: Tiểu khu: Người điều tra: Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra:
  20. 12 D(1.3)(cm) Dt(m) H(m) Ghi Loài cây TT ĐT NB TB ĐT NB TB Hvn Hdc chú + Điều tra cây bụi thảm tươi tiến hành lập 5 ô dạng bản để điều tra cây bụi thảm tươi, cây tái sinh. - Cây bụi thảm tươi được điều tra trên 5 ô dạng bản phân bố ở bốn góc của ô tiêu chuẩn và giữa ô tiêu chuẩn, diện tích mỗi ô là 25m² - Chiều cao cây bụi thảm tươi được tính bằng sào có độ chính xác đến dm - Độ che phủ chung của cây bụi thảm tươi được xác định trên các ô dạng bản, xác định độ che phủ của cây bụi thảm tươi theo hệ thống điểm: nếu điểm điều tra có tán che của cây bụi thảm tươi ghi 1, nếu không có tán che của cây bụi thảm tươi ghi 0. Độ tàn che của cây bụi thảm tươi chung cho toàn ô tiêu chuẩn được tính bằng tỷ số giữa tổng số điểm điều tra có giá trị che phủ bằng 1 trên tổng số điểm điều tra (90 điểm). kết quả được ghi vào mẫu bảng 03 Bảng 3.2. Điều tra tình hình sinh trưởng của cây bụi thảm tươi Số ÔTC: Lô: Loại đá mẹ Độ cao: Khoảnh: Ngày điều tra: Độ dốc: Tiểu khu: Người điều tra: Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra Chiều cao trung Độ che phủ STT ODB Loài cây chủ yếu Sinh trưởng bình (m) (%) + Điều tra cây tái sinh được điều tra trên 5 ô dạng bản - Chiều cao cây tái sinh được xác định bằng sào có độ chính xác bằng dm - Chất lượng cây tái sinh được đánh giá qua hình dạng, hình dạng tán cây tái sinh và phân ra 3 cấp tốt, trung bình, xấu kết quả điều tra ghi vào bảng 04.
  21. 13 Bảng 3.3. Điều tra cây tái sinh ÔTC: Lô: Loại đá mẹ Độ cao: khoảnh: Ngày điều tra: Độ dốc: Tiểu khu: Người điều tra: Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra: TT Loài cây Phân cấp chiều cao Cấp chất lượng Ghi chú ÔDB <0.5m 0.5 - 1m ≤1m Tốt TB Xấu + Điều tra đặc điểm vật liệu cháy Vật liệu cháy được điều tra trên 5 ô dạng bản có diện tích là 1m2 phân bố ở gốc và giữa cây các ô dạng bảng 25m2 của ô tiêu chuẩn. Điều tra thành phần của cây thảm khô, thảm tươi và xác định khối lượng của vật liệu cháy bằng cân. Số liệu điều tra được thống kê vào mẫu bảng biểu sau: Bảng 3.4. Điều tra vật liệu cháy ÔTC: Lô: Loại đá mẹ Độ cao: khoảnh: Ngày điều tra: Độ dốc: Tiểu khu: Người điều tra: Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra: TT Khối lượng VLC (tấn/ha) Nhóm Trạng thái Tổng loài cây rừng VL khô dễ chủ yếu VL tươi khó cháy Tấn/ha cháy Điều tra vật liệu cháy được thu thập bằng phương pháp điều tra thực hiện trên các ô tiêu chuẩn tại các trạng thái rừng, đối với rừng trồng ở trên địa bàn xã điều tra trên rừng trồng hai loài chủ yếu là Luồng và Keo thuần loài, đối tượng 3 năm tuổi trở lên, mỗi loài bố trí điều tra 01 OTC. Đối với rừng tự nhiên diện tích OTC là 1000m2 (25mx40m), đối với rừng trồng là 500m2 (25mx20m). Vậy vật liệu cháy được điều tra
  22. 14 trên 5 ô dạng bản có diện tích là 25m2 (5mx5m) phân bố ở 4 gốc giữa các ô tiêu chuẩn để xác định sinh khối cây bụi thảm tươi với cây bụi thảm khô. Xác định khối lượng của vật liệu cháy bằng cách thu gom toàn bộ vật liệu cháy ở trong ô dạng bản gồm 2 loại: Thảm tươi và thảm khô và xác định sinh khối của vật liệu cháy bằng cân khối lượng. Đối với thảm khô thu gom lại toàn bộ cành khô, lá rụng, đối với thảm tươi tiến hành chạt toàn bộ cây bụi. Để quy đổi lượng vật liệu cháy xác định ở hiện trường thành lượng khô của chúng (xác định độ ẩm vật liệu cháy), trên mỗi ô tiêu chuẩn của từng trạng thái lấy 01kg/01 mẫu về sấy VLC ở 105⁰C từ 6 đến 8 giờ khối lượng không đổi. Để có thể dự báo cháy rừng dự trên độ ẩm của vật liệu cháy sau khi có kết quả nghiên cứu phải dựa theo tài liệu của TS. Thái Văn Trường[8]. 3.4.3. Tính toán và sử lý số liệu Trên cơ sở số liệu điều tra, từ kế thừa, điều tra phỏng vấn, đo đếm ngoài thực tiễn căn cứ vào nội dung nghiên cứu đề tài tiến hành tính toán các trị số trung bình bằng phần mềm Excell và tổng hợp kết quả vào các bảng biểu theo một trình tự logic minh chứng cho từng nội dung nghiên cứu.
  23. 15 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1: Chính sách và tổ chức lực lượng phòng chữa cháy rừng 4.1.1. Luật và một số chính sách liên quan đến PCCCR Bảng 4.1: Một số văn bản và luật liên quan đến PCCCR STT Một số văn bản và luật Luật phòng cháy chữa cháy rừng số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc 1 Hội nước CHXHCN Việt Nam. Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc Hội 2 nước CHXHCN VIệt Nam. 3 Luật lâm nghiệp soos16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc hội. Nghi định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ về phòng cháy và 4 chữa cháy rừng Nghị định số 99/2009/ QĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi 5 phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Chỉ thị số 75/2002/CT-BNN ngày 15/11/2015 của Bộ Trưởng Bộ nông nghiệp và phát 6 triển nông thôn, về tăng cường thể hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/09/2011 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tăng 7 cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ. Quyết định số 68/1998/QĐ-TTg ngày 21/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ về 8 việc thành lập ban chỉ đạo trung ương về PCCCR. Quyết định 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết 9 hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020. Thông tư liên tịch số 133/2002/TTLT-BNN&PTNT-BCA-BQP ngày 06/12/2002 10 của Bộ NN&PTNT, Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng hướng dân việc phối hợp với các lực lượng kiểm lâm, Công an, quân đội trong công tác bảo vệ rừng. Thông tư liên tịch số 62/2005/TTLT-BNN&PTNT-BTC ngày 03/8/2005 của Bộ 11 NN&PTNT, Bộ Tài chính hướng dẫn việc dự toán, quản lý và sự dụng kinh phí cho công tác PCCCR.
  24. 16 Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2102 của Bộ NN&PTNT quy định 12 hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiển tra nguồn gốc lâm sản. Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của ộ nông nghiệp và 13 pháp triển nông thonoquy định về quản lý, truy suất nguồn gốc lâm sảm. Chỉ thị số 14/CT-UBND và UBND tỉnh thanh hóa về việc triển khai các biện 14 pháp quản lý, bảo vệ rừng; phòng cháy chữa cháy mùa khô hanh năm 2013 – 2014. Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 14/02/2016 của UBND tỉnh về tăng cường thực 15 hiện công tác PCCCR và BVR năm 2016 Công văn số 10100/BNN-TCLN ngày 29/11/2016 của Bộ nông nghiệp và PTNT 16 về việc triển khai công tác PCCCR năm 2016 – 2017 Công văn số 09/ UBND-LN ngày 08/1/2018 của UBND huyện Mường Lát về 17 việc tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác BVR và PCCCR. Công văn số 14677/UBND-NN ngày 22/11/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về 18 chủ động triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô hanh nắng nóng năm 2018 – 2019. (Nguồn: UBND xã cung cấp) Trong những năm qua nhà nước ta rất chú trọng và quan tâm tới công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về công tác PCCCR nhằm bảo vệ và phát triển rừng. Theo kết quả bảng 4.1 cho thấy, nhà nước đã Ban hành nhiều văn bản dưới luật quan trọng liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rùng nói chung và PCCCR nói riêng, đó là những căn cứ pháp lý quan trọng để lực lượng chức năng, cán bộ và nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn. Bên cạnh đó UBND huyện Mường lát,UBND xã Mường lý đã quan tâm đến công tác PCCCR, đã ban hành nhiều công văn, chỉ thị, thông tư và quyết định liên quan đến công tác PCCCR 4.1.2. Công tác tổ chức và xây dựng lực lượng PCCCR. Bước vào mùa khô hanh UBND xã Mường lý củng cố kiện toàn bộ Ban chỉ huy PCCCR của xã do đồng chí Chủ Tịch UBND xã làm trưởng ban, các thành viên bao gồm: ban lâm nghiệp xã, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, dân quân tự vệ, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và ban chỉ huy UBND xã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
  25. 17 Ban chỉ huy thường xuyên tổ chức họp giao ban nhất là trong giai đoạn trọng điểm phải bố trí trực 24/24 giờ. Tổ chức các tổ tuần tra các nơi trọng điểm trong địa bàn xã quản lý, xây dựng phương án PCCCR phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công tác PCCCR Tuyên truyền phổ biến những chủ trương của nhà nước vè các biện pháp PCCCR đến cán bộ Đảng viên và nhân dân ở các khu, tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR không để xẩy ra cháy rừng, đầu tư mua sẵn dụng cụ phương tiện chữa cháy cho lực lượng cơ động đồng thời phát động toàn dân chuẩn bị dụng cụ thô sơ khi huy động mọi người, mọi người sẵn sàng tham gia chữa cháy điều có dụng cụ chữa cháy. Trong phòng cháy chữa cháy rừng phải luôn luôn quán triệt quan điểm: phòng là chính, chữa cháy phải khẩn trương, kịp thời khi pháp hiện thấy cháy rừng phải huy động mọi lực lượng và phương tiện tại chỗ kịp thời dập tắt đám cháy. Muống làm được điều đó trước hết phải tổ chức được một mạng lưới phòng và chữa cháy sâu rộng, có kỹ thuật tới từng địa phương, từng hộ gia đình và cá nhân sống trong rừng và ven rừng Có 2 lực lượng chính: Lực lượng Kiểm lâm Lực lượng kiểm lâm là lực lượng chuyên trách và là cơ quan tham mưu cho ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng các cấp, lực lượng được b chế thành từng tổ bao gồm các nhóm. Mỗi nhóm 2-3 người phụ trách 1000 – 2000 ha rừng, có nhiệm vụ tổ chức, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng và chữa cháy rừng cho các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng. Kiểm lâm có nhiệm vụ; “nắm vững kỹ thuật dự báo và kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, canh gác phát hiện lửa rừng và lực lượng chính trong chỉ huy chữa cháy rừng, thực hiện, hướng dẫn công tác quản lý bảo vệ rừng, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật bảo vệ rừng. Lực lượng Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách về quản lý bảo vệ rừng. Mỗi xã trên địa bàn đều có Kiểm lâm viên chịu trách nhiệm hướng dẫn đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng bảo vệ và cháy chữa cháy rừng. Phối hợp với các lực lượng quần chúng thực hiện việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho nhân dân. Thực tế tại địa bàn các xã: Mường lý, huyện Mường lát phân bố nhiều diện tích các
  26. 18 trạng thái rừng dễ cháy, và số vụ cháy thường cao so với các xã khác trong huyện Mường lát. Chính vì vậy, vào mùa cháy rừng cần tăng cường thêm lực lượng Kiểm lâm cho khu vực này, nhằm tăng cường thêm lực lượng chuyên trách hướng dẫn người dân đồng thời tham mưu cho lãnh đạo các xã thực hiện các biện pháp PCCCR. Lực lượng quần chúng Lực lượng quần chúng là lực lượng bán chuyên trách để phối hợp với lực lượng kiểm lâm cần tổ chức ở thôn bản, xã các lâm nông trường một đội bảo vệ rừng khoảng 15 – 30 người. Các tổ chức này hàng năm đươc huấn luyện kỹ thuật, nghiệp vụ và phòng cháy chữa cháy rừng, được trang thiết bị các phương tiện dụng cụ cần thiết để chữa cháy rừng. - Đây là lực lượng chính trong công tác PCCCR. + Mỗi thôn bản, xã thành lập 1 tổ, đội xung kích chữa cháy rừng do đồng chí trưởng thôn làm tổ trưởng, mỗi tổ từ 10 - 15 người, sẵn sàng tham gia hoạt động chữa cháy khi được huy động. + Mỗi xã và thị trấn tổ chức 1 lực lượng xung kích 10 - 15 người khi cần thiết ban chỉ đạo của huyện sẽ huy động lực lượng nói trên. + Các xã, thị trấn phải có phương án phối kết hợp với các vùng giáp ranh theo ranh giới quản lý hành chính xã. + Các lâm trường chủ động xây dựng phương án PCCCR của đơn vị mình đồng thời phải có kế hoạch phối kết hợp với ban chỉ đạo PCCCR ở các xã, thị trấn thật cụ thể trong việc huy động lực lượng tham gia chi viện ứng cứu. + Lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn có kế hoạch và phương án phối kết hợp với chính quyền, tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy rừng cùng địa phương. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân. Tổ chức lực lượng cho phòng cháy chữa cháy tại chỗ học tập tính năng tác dụng và cách sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ theo sự hướng dẫn của cơ quan PCCCR. Theo thời gian định kỳ, tổ chức kiểm tra trang thiết bị PCCC và thực tập PCCC tại đơn vị. Kết hợp chặt chẽ với lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng chuyên nghiệp PCCC
  27. 19 Khi cháy rừng xảy ra, cảnh sát phòng cháy và chữa cháy địa phương có trách nhiệm tham gia chữa cháy rừng. Phương tiện chuyển quân, công cụ, phương tiện chữa cháy rừng và hậu cần do đơn vị đảm nhiệm. 4.2: Thực trạng cháy rừng từ năm 2014 – 2018 Theo số liêu thống kê bảng 4.2. tổng diện tích cháy rừng tại xã Mường lý từ năm 2014 đến năm 2018 là 42,97 ha/12 vụ cháy rừng. Trong đó rừng tự nhiên là 15.97 ha; rừng trồng 27 ha. Các diện tích rừng tự nhiên bị cháy chủ yếu là rừng non, rừng tre nứa, rừng nghèo, cây bụi, rừng khộp. Trong khi đó rừng trồng bị cháy chủ yếu là Keo, Trẩu, Luồng thời điển cháy rừng cũng diễn biến phức tạp và thay đổi theo từng vùng sinh thái. - Qua nghiên cứu tổng hợp nguyên nhân các vụ cháy rừng từ năm 2014 đến 2018 trên địa bàn xã mường lý đã xẩy ra 12 vụ cháy rừng 2 nguyên nhân: + Là do người dân đốt nương làm rẫy cháy lan sang vào các khu vực rừng khác. Bản xa long đốt nương cháy sang bản xì lồ + Do người dân đốt ong gây cháy rừng Bảng 4.2: Kết quả tổng hợp và số vụ cháy rừng và nguyên nhân từ năm 2014 – 2018 Diện tích (ha) Nguyên nhân Số Rừng Rừng tự Loại rừng bị cháy năm Cây bụi vụ trồng nhiên Rừng tre nứa, cây Do người dân đốt 2014 5 0 5,37 2,5 bụi, cỏ tranh nương làm rẫy Bản xa lung đốt 2015 2 1,5 3 1 Trẩu, rừng tre nứa nương cháy lan sang bản xì lồ Luồng, keo, trẩu, 2016 2 15,5 4,8 2 rừng tái sinh, rừng Đốt nương, đốt ong. tre nứa Đốt ong và đốt 2017 2 6,5 0 0 Luồng, keo, trẩu nương Rừng tre nứa, luồng, 2018 1 3,5 2,8 Đốt nương làm rẫy 0 xoan. Tổng 12 27 15,97 5,3 (Nguồn; UBND xã mường lý).
  28. 20 4.3: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng 4.3.1: Đặc điểm trạng thái rừng rừng chủ yếu ở khu vực nghiên cứu + Đặc điểm tầng cây cao Đặc điểm trạng thái rừng bao gồm: Rừng tái sinh có nhiều cỏ tranh, lau lách, dương xỉ, Guột dọc biên giới giáp xã Tâm Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. khu vực rừng tre nứa đang có khai thác, rừng trồng có thảm lá khô, dày, các khu rừng tre nứa tiếp giáp với vùng sản xuất nương rẫy của thôn bản. Thực tế cho thấy đặc điểm cấu trúc rừng có ảnh hướng lớn tới đặc điểm của khí hậu rừng từ đó ảnh hưởng tới đặc trưng khối lượng, độ ẩm của vật liệu cháy trong rừng. ở các lân phần rừng tự nhiên, rừng có lá rộng thường xanh có tổ thành nhiều đa dạng kết cấu nhiều tầng tán, ẩm độ vật liệu cháy rừng cao, khối lượng vật liệu khô ít hơn so với rừng trồng. và rừng tự nhiên ít cháy hơn rừng trồng. Rừng tự nhiên có chiều cao vút ngọn và đường kính tan lớn hơn, các cây gỗ điều có nguồn gốc tái sinh sau nương rẫy. Tiếp đó rừng Trẩu, Keo và Xoan được người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như: tỉa cành, phát dọn thực bì. Bảng 4.3: Kết quả điều tra tầng cây cao ở trạng thái rừng STT Loài cây Hvn (m) Hdc D(1.3)(cm) Dt DTC 1 Rừng xoan ( 5 tuổi) 10,2 6,2 13,6 4,3 0,49 2 Rừng trẩu (6 tuổi) 10.6 7,9 12,4 3,75 0,63 3 Rừng keo (5 tuổi) 11,9 8,7 15,2 4,8 0,33 4 Rừng tự nhiên 12,6 7,8 13,2 3.8 0.68 Thông qua bảng 4.3 cho thấy kết quả điều tra về các loại rừng trên có ý nghĩa quan trọng với phòng cháy chữa cháy rừng: - Giúp phòng ngừa giảm nguy cơ cháy rừng trên địa bàn, giữ được cân bằng sinh thái rừng. - Giúp nhận thức được tầm quan trọng của rừng, để ý thức được trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng - Tăng cường độ ẩm cho các loại thẳm thực vật, động vật bảo vệ đa dạng sinh học + Đặc điểm của cây bụi thảm tươi Sau khi đã điều tra tầng cây cao ở trạng thái rừng thì ta tiến hành điều tra cây bụi thảm tươi. Trong khu vực nghiên cứu ở xã Mường lý cây bụi thảm tươi có chiều cao trung bình từ 0.3 cho đến 0.78m. độ che phủ trung bình từ 42,3 – 59,3%.
  29. 21 Cây bụi thảm tươi ở từng loại rừng phát triển khác nhau, có khối lượng vật liệu cháy lớn nên tiền ẩm nguy cơ cháy rừng cao. Khi cháy rừng xảy ra tầng cây bụi thảm tươi dễ bén lửa và bùng phát lan tràn đám cháy nhanh. ở các trạng thái cho thái rừng trồng điều có khá nhiều cây bụi thảm tươi như: cỏ tranh, mua, lau lách, dây leo, tế guột. ở trạng thái rừng tự nhiên cây bụi thảm tươi như. Dương xỉ, dây leo, mán đỉa, lau lách, guột, cây le, tre nứa đối với các hiện tượng cháy rừng khi xẩy ra cháy cành khô lá dụng rất dễ bắt lửa cháy rất nhanh, lớp VLC khô có khối lượng lớn thì khi cháy sẽ sấy khô kéo theo cháy lớp cây bụi thảm tươi, cây bụi tạo nên đám cháy lớn hơn. Cây bụi thảm tươi trong khu vực còn tương đối nhiều, việc phát dọn của chúng cũng không được tiến hành thường xuyên, vì vậy nguồn vật liệu cháy hàng năm rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến cháy rùng. Vậy việc phát dọn phải được thường xuyên để giảm đi nguồn vật liệu cháy. Đặc biệt là rừng keo, trẩu, luồng ( rừng tre nứa) cây bụi thảm tươi dễ cháy là tương đối cao. Bảng 4.4: kết quả điều tra cây bụi thảm tươi ở trạng thái các loại rừng Chiều cao Loại Độ che phủ Sinh STT Loài cây trung bình rừng ( % ) trưởng (m) Lau lách, cỏ tranh, móng bò, Rừng 1 guột , king cang, màng tang, 0.32 42.3 Tốt trẩu mua, lấu Rừng Dây leo, cỏ tranh, kim cang, 2 0.47 34.9 Tốt xoan mua, màng tang, lau lách Rừng Dây leo, mua, dây mật, lau 3 0.37 32.9 Tốt keo lách, dương xỉ, tế guột. Rừng Dương xỉ, tế guột, kim cang, 4 0.78 59.3 Tốt tre nứa dây mật, cỏ lào, dây leo Rừng Lau lách, dương xỉ, tế guột, 5 tự chuối rừng, màng tang, tre nứa, 0.68 56.3 Tốt nhiên mán đỉa Cây bụi và thảm tươi có thể đem lại những điều kiện thuận lợi cho tái sinh của các loài cây gỗ. Điều này biểu hiện ở chỗ chúng làm xốp đất, cải thiện tính chất vật lý, hóa học và sinh học trên các đất nghèo dinh dưỡng. Ngoài ra, sau thời kỳ phát triển mạnh, một số loài cây hòa thảo bị đào thải, đất phơi trần ra ánh sáng và trở thành môi trường có lợi cho tái sinh rừng. Ở những vùng khí hậu khô hạn, cây bụi và thảm tươi tạo ra lớp màng che phủ đất; kết quả hạn chế được tiểu khí hậu bất lợi cho tái sinh rừng. + Đặc điểm của cây tái sinh
  30. 22 Trên địa bàn xã nhìn chung tình hình cây tái sinh ở các trạng thái rất ít, chủ yếu là một số cây con của xoan, keo, trẩu và một số cây tái sinh ở trạng thái rừng tự nhiên như là: dẻ, màng tang, sảng, sồi phảng, hu đay những loài cây tái sinh có thể tham gia vào tổ thành vào cây cao sau này. Phần lớn của cây tái sinh có chiều cao dưới 1m, có một số ít trên 1m, cây tái sinh cũng là một trong những vật liệu cháy, số lượng và khối lượng cũng có nguy cơ cháy lớn. Bẳng 4.5: kết quả điều tra tình hình cây tái sinh Ghi Phân cấp chiều cao Cấp chất lượng TT chú Loài cây ODB <0,5 0,5 – ≤ 1m Tốt TB Xấu m 1 m Dẻ 0,64 0,37 Cây sữa 1,3 0,60 1 Trẩu 0,8 0,54 Hoa mỗi 0,8 0,42 Màng tang 0,45 0,15 Mán đỉa 0,75 0,3 Dẻ 0,7 0,35 Hu đay 0,48 0,15 2 Màng tang 0,55 0,18 Sồi 0,9 0,57 Bưởi bung 0,62 0,31 Trám 0,79 0,45 3 Dẻ 1,0 0,64 Dẻ 1,0 0,55 Mán đỉa 0,68 0,35 Sảng 1,1 0,62 Ngái 0,89 0,45 Màng tang 1,1 0,7 Sữa 1.0 0,53 4 Sảng 0,35 0,25 Móng bò 0,42 0,19 Dướng 0,67 0,32 Sơn ca 0,49 0,22 Sồi phảng 0,4 0,15 Hu đây 0,52 0,33 5 Dẻ gai 1,2 0,7 Ngái 0,77 0,41 Mán đỉa 0,49 0,23 Qua bảng 4.5 cho thấy những loài cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu, những loài cây tái sinh có thể tham gia vào tổ thành tầng cây cao sau này, nhiều loài cây có thể
  31. 23 góp phần gia tăng sự lan tràn của lửa rừng. Trong công tác quản lý vật liệu cháy cần phát dọn cây bụi thảm tươi giúp cây tái sinh sinh trưởng phát triển tốt, là nguồn cây con tham gia vào tầng trên của rừng khi rừng bố mẹ già cỗi, góp phần phát triển bền vững, việc bảo vệ phát triển nguồn cây con tái sinh là một việc cần được quan tâm tiến hành thường xuyên để duy trì và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Mục đích của việc nghiên cứu cây tái sinh là đề ra những loài cây tái sinh có triển vọng quần xã thực vật. 4.3.2: Đặc điểm của vật liệu cháy Vật liệu cháy là tất cả những chất có khả ngăng bén lửa và bốc cháy trong điều kiện có đủ nguồn nhiệt và ôxy. Vật liệu cháy ở rừng bao gồm: cành khô, lá rụng, thảm mục, thảm tươi, cây bụi, mùn, than mùn. Vật liệu cháy trên rừng được xem là nhân tố nền tảng của cháy rừng, những đám cháy rừng thường được kiểm soát thông qua vào sự tác động của nguồn vật liệu cháy. Khi độ ẩm của vật liệu cháy < 30% thì xẩy ra cháy rừng. Bảng 4.6: Kết quả khối lượng VLC ở các khu vực nghiên cứu Khối lượng VLC Trạng thái (tấn/ha) Tổng TT Loài cây chủ yếu rừng VL khô VL tươi (tấn/ha) dễ cháy khó cháy Dây leo, cành khô lá dụng, 1 Rừng trẩu 3,53 1,07 4,06 lau lách, cỏ tranh, thảm mục. Cỏ tranh, mua, lau lách, cành 2 Rừng keo 2,83 2,18 5,01 khô lá dụng. Cành khô, lá dụng, ngọn cây, 3 Rừng xoan 3,05 1,43 4,48 cây bị sâu bệnh, dây leo Luồng Dây leo,cây khô, lá dụng, 4 5,78 1,72 7,01 (tre nứa) dương xỉ, guột Dây leo, dương xỉ, ngộn cây, Rừng tự 5 cành khô lá dụng, tre nứa, 2,72 4,03 6.75 nhiên thảm mục.
  32. 24 Theo kết quả nghiên cứu vật liệu cháy cho ta thấy vật liệu cháy ở rừng. Luồng, Keo và rừng tự nhiên có khối lượng vật liệu cháy khô nhiều hơn so với vật liệu tươi và khối lượng vật liệu cháy trước và sau chênh lệch không lớn. Rừng Luồng (tre nứa) có khối lượng vật liệu khô dễ cháy là 5,78 tấn/ha. Rừng tự nhiện có khối lượng vật liệu khô dễ cháy là 2,72tấn/ha và rừng Keo là 2,83 tấn/ha. Còn rừng xoan và trẩu có khối lượng vật liệu khô cháy là 3,05 và 3,53 tấn/ha. Vật liệu tươi khó cháy ở rừng tự nhiên có độ chênh lệch cao so với rừng trồng là 4,03 tấn/ha do vật liệu cháy hầu như là vật liệu tươi, vậy rừng tự nhiên khả năng cháy sẽ thấp hơn với rừng trồng. . Theo phân bố không gian thẳng đứng trong rừng, vật liệu cháy được chia thành 3 tầng: - Vật liệu cháy trong không khí hay vật liệu cháy trên cao, bao gồm toàn thể thân cây rừng (cả cây đứng hoặc cây chết) và hệ tán rừng. Trong đó, thân cây chết khô, cành khô còn vướng trên cây và đặc điểm của tán lá cây có nhựa, có dầu, góp phần quan trọng trong quá trình bén lửa. - Vật liệu cháy mặt đất bao gồm tất cả những thể hữu cơ ở trên mặt đất rừng như cành cây, lá rơi khô, thảm mục, gốc cây, thân cây đổ, thảm cỏ, cây bụi, than bùn, chiều cao của lớp vật liệu cháy này có thể đến 1 – 2 m. Ngoài ra còn có thể kể cả phần thảm mục có thể phân hủy và hệ thống rễ cây khô phân bố gần mặt đất. - Vật liệu cháy dưới mặt đất bao gồm các chất hữu cơ, tầng rễ cây, thảm bùn tích tụ dưới mặt đất rừng.  Nguyên nhân cháy rừng. + Do đốt nương làm rẫy cháy sang khu vực khác, ở bản xì lồ do cháy từ bản xa lung sang + Đốt lửa bắt ong gây cháy rừng, và do người dân thiếu ý thức cố ý đốt rừng để phá hoại được chăn thả gia súc gây cháy rừng. 4.3.3: Ảnh hưởng điều kiện khí tượng Cháy rừng có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, gió. - Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bốc thoát hơi nước của vật liệu cháy, làm khô, nỏ vật liệu cháy, làm độ ẩm không khí giảm và mặt đất nóng lên sớm đạt tới trạng thái dễ bén lửa. Vai trò của nhiệt độ ảnh hưởng tới sự rút ngắn quá trình khô của vật liệu cháy. Nhiệt độ càng cao thì nguy cơ cháy rừng
  33. 25 càng lớn, nhiệt độ làm tăng quá trình của vật liệu cháy, nhiệt độ cao nhất trong những ngày thường là lúc 13 giờ, là lúc thời gian dễ xẩy ra cháy rừng, thường là lúc 13 giờ đến lúc 17 giờ, đối với mùa cháy rừng - Độ ẩm: Độ ẩm ảnh hưởng hoặc tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình cháy rừng. Độ ẩm càng cao thì độ ẩm vật liệu cháy càng cao, càng khó gây cháy và ngược lại. Độ ẩm thể hiện ở 3 loại sau + Độ ẩm không khí: là nhân tố có ý nghĩa rất quan trọng đối với mức độ và nguy cơ cháy rừng trời càng nóng thì không khí càng khô, nguy cơ cháy rừng càng lớn. Độ ẩm là yếu tố quyết định sự bắt lửa của vật liệu cháy, độ ẩm càng thấp khả năng bén lửa càng cao, và có quan hệ với độ ẩm không khí theo tỉ lệ thuận, nước ta mưa theo mùa mưa, nếu thời tiếp nắng nóng kéo dài, ít mưa, thì cháy rừng có thể xẩy ra. Độ ẩm không khí còn làm thay đội nồng độ các chất khí tham gia vào quá trình cháy, đặc biệt là nồng độ oxy, độ ẩm không khí càng cao lượng oxy càng giảm và càng làm giảm nhiệt của đám cháy, đội ẩm không khí cũng biến đổi theo thời gian trong ngày đtạ cao nhất vào đầu buổi sáng và thấp nhất vào 12 – 14 giờ trong ngày. + Độ ẩm vật liệu cháy: là tỷ lệ % lượng nước có trong vật liệu cháy so với khối lượng vật liệu cháy. Độ ẩm của vật liệu cháy ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bén lửa, điểm cháy và khả năng ngọn lửa, sự ảnh hưởng đó được thực hiện rõ nhất trong giai đoạn đầu của quá trình phát sinh phát triển của đám cháy, vì vậy độ ẩm của vật liệu này là một tiêu chuẩn chủ yếu trong việc đánh giá khả năng cháy của vật liệu. + Độ ẩm của đất: Nhìn chung độ ẩm của đất rừng thì thường cao hơn sao với bên ngoài và nó phục hợp và phục thuộc vào tình hình rừng loài cây - Gió: Gió là một yếu tố quan trọng trong việc xác định mức độ lan tràn và cường độ đám cháy. ảnh hưởng của gió đến cháy rừng chủ yếu được thực hiện qua quá trình biến đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí và độ ẩm của vật liệu cháy, cung cấp oxy cho quá trình cháy, làm tăng quá trình khuých tán nhiệt, làm vật liệu phía trước nhanh khô, dễ bén lửa hơn. + Là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến cháy rừng, gió thúc đẩy làm khô vật liệu cháy, làm bùng phát đám cháy và làm nhanh tốc độ đám cháy lên gấp nhiều lần.
  34. 26 + Gió là nhân tố ảnh hưởng đến vận tốc lan truyền và đặc điểm phát triểm của đám cháy rừng, khi gió càng mạnh các vật liệu cháy càng nhanh khô và sẽ làm thây đổi các sinh thái khác và nguy cơ cháy rừng dễ xẩy ra + Gió càng mạnh thì cháy rừng càng nhanh khi vận tốc gió ở mặt đất tăng lên từ 4 – 5 m/s thì sự tăng lên của lửa rừng sẽ tăng lên đến mức nguy hiểm, nếu vận tốc của gió trên mặt đất tăng lên từ 15 – 20 m/s thì sự tăng của cháy rừng sẽ tăng lên đột ngột và đặc đến mức rất nguy hiểm. 4.3.4: Ảnh hưởng của đặc điểm địa hình Xã Mường lý có một địa hình phức tạp, đồi nùi cao trung bình so với mạc nước biển từ 800 đến 1200m toàn xã. Độ dốc cao xen kẽ giữa núi, đồi là những rải ruộng nhỏ hẹp. Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi có sườn dốc cao hiểm trở, địa hình bị chia cắt bởi các con suối lớn, nhỏ chảy theo hướng Bắc – Nam đổ ra Sông Mã. Độ dốc có điều kiện cho phần lớn nhiệt lượng của đám cháy theo dòng đối lưu dồn lên phía trước và nhanh chóng sấy khô nguồn vật liệu phân bố ở đó. Tác dụng tổng hợp của gió và độ dốc sẽ làm cho ngọn lửa kéo dài hơn, nếu độ dốc > 25⁰ thì ngọn lửa có thể phát triển song song với hướng dốc. khi cháy trên sườn dốc, do tán cây này thường gối vào tán cây kia nên tốc độ lan truyền của ngọn lửa tăng lên rất nhanh và dễ hình thành loại cháy tán lớn hơn. Địa hình ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cháy rừng và liên quan trực tiếp đến sự phát triển của đám cháy, có tác động ngăn chặn các hệ thống gió, hình thành các khu vực tiểu khí hậu khác nhau tạo ra các khu vực thường xuyên có mưa hoặc khu vực khô hạn. Độ cao địa hình thường khô hạn kéo dài, nắng và dao động nhiệt độ lớn hơn rất nhiều so với thấp, ở sườn dốc do khác hướng phơi nên năng lượng nhận được là khác nhau, sườn dốc còn tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng đối lưu phát triển mạnh so với các vùng khác. Ngoài ra các loại gió do có sự điều chỉnh của địa hình đối với hệ thống gió chính có thể làm tăng tốc độ. Các điều kiện địa hình tạo ra có ảnh hưởng trược tiếp đến điều kiện bốc hơi nước của vật liệu cháy hoặc chi phối quy mô, tốc độ lan tràn các đám cháy rừng.
  35. 27 4.3.5: Ảnh hưởng của kinh tế, xã hội đến cháy rừng  Tình hình Kinh tế Trên địa bàn xã gồm có 15 thôn, bản và có 04 dân tộc sinh sống với nhau. Trong đó có 09 thôn bản dân tộc Mông sinh sống, 06 thôn bản thuộc đồng bào dân tộc thái mường và dân tộc kinh. Nhìn chung trình độ nhận thức của bà con về công tác phòng cháy chữa cháy còn thấp, phương thức canh tác còn lạc hậu. Một số bộ phận người dân không ít chuyên làm nghề chặt củi, chặt mưu sinh, tàn phá rừng một cách bừa bãi. Dân số người dân hiện nay đang tác động vào tài nguyên rừng tại địa bàn. Người dân mở rộng các diện tích canh tác chủ yếu hình thức đốt nương làm rẫy. Tài nguyên rừng trên địa bàn xã Mường lý thuộc dạng nghèo kiệt, thực bì chủ yếu là cây bụi, cây le, cây tre nứa không có giá trị kinh tế, lại thuộc loại vật liệu dễ cháy. Từ trước năm 1999 đến nay dẫn đến tàn phá rừng làm cho diện tích đất trống, đồi núi trọc nhiều, diện tích lúa nước quá ít, sản xuất lương thực chủ yếu ở trên địa bàn là nương rẫy nên có xu hướng xâm lấn vào đất rừng. a) Nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 724,1 ha, tuy nhiên trong đợt mưa lớn từ 28-31/8/2018 đã ảnh hưởng một số diện tích gieo trồng nên tổng diện tích thu hoạch năm là: 715,4 ha; trong đó: Vụ mùa: Diện tích lúa ruộng 44,39ha, năng suất 34 tạ/ha, sản lượng đạt 150,94 tấn; diện tích lúa rẩy 395,76ha, năng suất 16 tạ/ha, sản lượng đạt 633,2 tấn; diện tích ngô 127,6 ha, năng suất 24 tạ/ha, sản lượng đạt 306,3 tấn; diện tích sắn 113,39 ha, năng suất 50 tạ/ha, sản lượng đạt 566,95 tấn; diện tích rau các loại 7,2 ha, năng suất 5 tạ/ha, sản lượng đạt 3,6 tấn. Vụ chiêm xuân: diện tích lúa nước 27 ha, năng suất 38 tạ/ha, sản lượng đạt 102,98 tấn. Tổng sản lượng lương thực đạt: 1.753,97 tấn đạt 121%. Với tìm trạng nông nghiệp hiện nay của xã Mường Lý cho thấy phần lớn điều là nông nghiệp, tác động không nhỏ tới phòng cháy chữa cháy rừng bởi tìm trạng chặt phá rừng để làm nông nghiệp đang là một vấn đề nhứt nhối, thể hiện thông qua việc
  36. 28 mở rộng diện tích về nông nghiệp, gây ảnh hưởng lớn đến phòng cháy chữa cháy đặc biệt là khi đến mùa đốt nương làm rẫy có nguy cơ về cháy rừng rất cao trên địa bàn. b) Về lâm nghiệp: Trong năm 2018, UBND xã chỉ đạo, tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCR, bảo vệ tốt diện tích rừng trồng, rừng khoanh nuôi bảo vệ. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời không để các hộ gia đình phát nương trái phép vào rừng cấm. Trong năm đã trồng mới được 50 ha, hoàn thành công tác trồng rừng đạt 100% kế hoạch huyện giao. Tăng tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn lên 78%. c) Thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã 0,3927 ha. Trong đó: Diện tích ao nuôi là 0,3215 ha; diện tích bể nuôi là 0,0059 ha; diện tích lồng cá là 0,0653 ha. Công tác nuôi trồng thủy sản thuộc khu vực lòng hồ thủy điện Trung Sơn đang được nhân dân triển khai, áp dụng nuôi cá lồng bè ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng. Nghề nghiệp của người Dân Chủ yếu là sống bằng nghề Nông lâm nghiệp thuần tuý với phương thức canh tác trên sườn dốc nên đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đói nghèo và lạc hậu vẫn chưa giảm, toàn xã ước tính năm 2018 vẫn còn 659 hộ/ 3.551 khẩu thuộc diện hộ nghèo chiếm 68,22% ; Hộ cận nghèo là 45 hộ/170 khẩu chiếm 4,66% tỷ lệ hộ nghèo giảm 9% so với năm 2017. Để đảm bảo cuộc sống, họ vẫn còn chặt phá rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy. Đặc biệt là tình trạng khai thác buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép. Điều này đã góp phần làm cho tài nguyên rừng diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. 4.4: Đánh giá thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy rừng 4.4.1. Công tác tuyên truyền giáo dục trong việc PCCCR Công tác này luôn được coi là quan trọng nhất, bởi lẽ hầu hết các vụ cháy rừng trên địa bàn là do người dân địa phương gây ra. Trình độ văn hóa và điều kiện để tiếp xúc với các thông tin và kỹ thuật mới còn hạn chế, ý thức bảo vệ rừng chưa cao, cuộc sống của họ phụ thuộc vào rừng, hoạt động đốt nương làm rẫy vẫn đang duy trì. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho người dân là hết
  37. 29 sức cần thiết, đặc biệt ở các khu vực có diện tích rừng dễ cháy cao nhằm nâng cao sự hiểu biết, giác ngộ tinh thần tự giác của người dân với công tác PCCCR. Muốn đạt được những kết quả như vậy đòi hỏi công tác này phải được làm thường xuyên liên tục và sâu rộng trong nhân dân. Hình thức tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ Thông qua các phương tiện Thông tin đại chúng, biển báo, khẩu hiệu hoặc qua các cuộc gặp gỡ trực tiếp Xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền về công tác PCCCR thông qua các số ra chuyên đề hàng ngày, tuần và tháng trên các phương tiện thông tin đại chúng; phát hành bản tin kiểm lâm trong toàn quốc để thông tin trao đổi kinh nghiệm, nêu gương người tốt, việc tốt về công tác bảo vệ rừng PCCCR. Tổ chức phát sóng về cấp dự báo nguy cơ cháy rừng hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương trong các tháng cao điểm của mùa khô. Tuyên truyền và hướng dẫn một số kỹ thuật đơn giản, dễ hiểu dễ áp dụng trong phòng chống cháy rừng. Tăng cường họp dân để tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân việc phòng cháy chữa cháy rừng tới mọi người dân, và các cơ quan chức năng tuyên truyền phổ biến giáo dục phát luật về phòng cháy chữa cháy rừng một cách sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Tổ chức họp dân, ký cam kết khi đốt nương rãy không để cháy lan vào rừng. Tuyên truyền với các ngành có liên quan như là thông tin, văn hóa, báo trí, nghệ thuật cầm mở các lớp tuyên truyền ngắn ngọn, dễ hiệu theo từng đối tượng từng thời điểm, từng dân tộc, đồng thời tổ chức hội thảo học tập để mọi người am hiểu về luật bảo vệ và phát triểm rừng, luật phòng cháy chữa cháy rừng, để mọi người có ý thức tự giác chất hành một cách nghiêm chỉnh các luật lệnh. Thành lập tổ chữa cháy của quần chúng ở các địa phương, sẵn sàng thực hiện công tác chữa cháy, nơi nào có điều kiện nên xây dựng các tuyến kênh mương trữ nước ở các khu vực trọng điểm đã được triển khai thực hiện ở các khu vực có rừng. UBND các xã, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân thực hiện các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng.
  38. 30 Bảng 4.7: Kết quả điều tra và thực hiện biện pháp tuyên truyền PCCCR tại khu vực nghiên cứu Đơn vị Khối STT Hoạt động Tác động tính lượng Mở lớp tập huấn về việc Chủ rừng, trưởng thôn, kiểm lâm 1 Lớp 5 PCCCR. địa bàn Tại địa bàn xã mường lý, ban chỉ 2 Diễn tập thực tế pcccr Buổi 3 huy PCCCR. 3 Tuyên tryền giáo dục Buổi 3 Tại xã mường lý 4 Xây dựng biển báo cái 10 Tại khu vực trọng điểm 5 Ký cam kết pcccr và bảo vệ rừng Người 1.820 Tới từng hộ gia đinh/15 thôn bản 6 Bảng nội quy bảo vệ rừng cái 3 Tại 15 thôn bản (Nguồn: UBND xã cung cấp) 4.4.2. Sự phối hợp trong công tác PCCCR. Trong công tác phòng cháy chữa cháy có sự phối hợp với các cơ quan Ban lãnh đạo, ban ngành là rất quân trọng và cần thiết, + Hạt Kiểm lâm Lực lượng kiểm lâm tham mưa giúp chủ tịch UBND xã cùng các cấp chỉ đạo, hướng dẫn ban chỉ huy PCCCR và các chủ rừng xây dựng phương án PCCCR; thường xuyên tuyên truyền phổ biến các quy định PCCCR, kỹ thuật sản xuất nương rẫy. thực hiện tốt việc cảnh báo dự báo và kiểm soát lửa rừng kịp thời đến từng nơi có trọng điểm nguy cơ cháy, cung cấp tin tức dự báo chính xác cho từng vùng, mua sắn dụng cụ, phương tiện cần thiết để phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy Phối hợp cùng công an PCCCR thường xuyên kiểm tra việc thực hiện PCCCR trên địa bàn. Kiểm tra ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạn pháp luật về rừng, phối hợp với các cơ quan pháp luật xử lý nghiên minh kịp thời các vi phận quy định PCCCR. + Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phối hợp với các cơ quan tham mưa cho UBND huyện quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy; hướng dẫn kiểm tra UBND xã thực hiện các quy đinh trên theo đúng quy định pháp luật
  39. 31 Căn cứ quy hoạch, kết hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh, giúp UBND lập quy hoạch, kết hoạch quản lý bảo vệ phát triển rừng. + Công an và Ban chỉ huy dân quan xã Ban chỉ huy chỉ đạo các đơn vị dân quan tự vệ cơ sở xã, các khu dân cư có kế hoạch phối hợp chỉ đạo công tác PCCCR ở cơ sở. khi có đám cháy rừng xẩy ra phải huy động các lực lượng dân quan tự vệ phối hợp với các lực lượng khác để nhanh chóng dập tắt lửa kịp thời không để cháy lan. + Các ban ngành có liên quan, Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên. Có kết hoạch tổ chức vận động hội viên, đoàn thanh niên và nhân dân tích cực tham gia học tập các quy định bảo vệ rừng và PCCCR. + Sự tham gia của người dân trong công tác PCCCR Trong quá trình nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 50 người dân và 10 cán bộ tại xã Mường lý và thu được kết quả như sau: Bảng 4.8: kết quả điều tra phỏng vấn tại khu nghiên cứu Số người dân Tỷ lệ STT Tiêu chí tham gia (%) 1 Được giao khoán trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng. 26 52 2 Được tuyên truyền và tập huấn công tác bảo vệ rừng 50 100 3 Tham gia chữa cháy rừng 41 82 4 Tham gia tổ đội PCCCR của thôn, bản 34 68 4.4.3: Biện pháp kỹ thuật lâm sinh. - Biện pháp kỹ thuật lâm sinh là các biện pháp kỹ thuật thông qua công tác kinh doanh, thiết kế trồng rừng,quản lý rừng, chọn loài cây trồng, phương thức trồng, các biện pháp lâm sinh tác động khai thác vận xuất, vận chuyển nhằm tạo ra những khu rừng khó cháy hoặc hạn chế được sự lan tràn của đám cháy. - Ở nước ta hiện nay việc thực hiện biện pháp lâm sinh là một trong những yều cầu bắt buộc ngay khi tiến hành quy hoạch, thiết kết trồng rừng và trong suốt quá trình kinh doanh lợi dụng rừng. + Xây dựng đường băng cản lửa:
  40. 32 - Ngăn chặn sự lan tràn của đám cháy đồng thời là nơi để kết hợp vận chuyển các phương tiện chữa cháy, vật xuất, vận chuyển cây giống . - Biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng rộng rãi nước ta và trên thế giới - Phòng cháy quán triệt phương chân phòng cháy còn hơn chữa cháy, nó giảm đi tác hại khi có cháy rừng xẩy ra - Cán bộ quản lý địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn an toàn PCCC đối với bà con nhân dân, thực hiện kiểm tra theo các chuyên đề hoặc kiểm tra đột xuất. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như lực lượng cảnh sát quản lý hành chính, cảnh sát trật tự các cấp để kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn PCCC. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng PCCC cho người dân bằng cách, phổ biến kiến thức pháp luật hướng dẫn kỹ năng PCCC vào các buổi sinh hoạt tập thể hoặc tổ chức những buổi sinh hoạt riêng về công tác PCCC. - Nâng cao trách nghiệm của họ đối với công tác PCCC bằng việc yêu cầu phải thực hiện cam kết với cơ quan cảnh sát PCCC bằng văn về việc đảm bảo ăn toàn phòng cháy cũng như các điều kiện cần thiết để chữa cháy khi cóa đám cháy xảy ra. + Đốt trước vật liệu cháy Vào mùa khô han của từng năm UBND ra chỉ thị cho các chủ rừng, thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng như: phát dọn thực bì dưới tán rừng và đốt trước. Là biện pháp làm giảm vật liệu cháy trong rừng bằng cách chủ động đốt những vật liệu dễ cháy ở các khu rừng có nguy cơ cháy lớn trước mùa vụ cháy. Nhưng có sự điều khiển của con người để không gây ra cháy rừng và hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của lửa. Cần thu dọn vật liệu cháy theo chiều thẳng đứng, phát luỗng dây leo dễ cháy, tỉa cành tránh gây ra cháy rừng Phải chuẩn bị đầy đủ người và phương tiện để tiến hành đốt và kiểm soát ngọn lửa cháy 4.4.4: Dự báo cháy rừng Dự báo cháy rừng là một trong những biện pháp chủ động phòng cháy quan trọng. dự báo cháy rừng bao gồm các bước công việc. - Xác định mùa vụ cháy và phân vùng trọng điểm cháy rừng
  41. 33 - Dự báo nguy cơ cháy rừng - Thông tin về dự báo cháy rừng +. Xác định mùa vụ cháy rừng. Mùa vụ cháy rừng là những khoảng thời gian thích hợp cho lửa rừng xảy ra và lan tràn, có thể xác định mùa vụ cháy theo (a) số lượng thống kê cháy rừng nhiều năm, (b) lượng mưa trung bình tuần của các tháng trong nhiều năm liên tục và (c) chỉ số khô hạn. Tổng hợp số liệu lượng mưa trung bình tuần ( tuần khí tượng) của các tháng trong nhiều năm liên tục ( từ 10 -15 năm) của địa phương và xây dựng thành biểu đồ. Theo đó xác định mùa cháy với những tháng ít nhất 2 tuần có lượng mưa trung bình < 15mm. (c) Theo chỉ số khô hạn Dự vào số liệu và lượng mưa trung bình tháng của nhiều năm (từ 10-15 năm) mùa cháy rừng được xác định theo chỉ số khô hạn của Gaussel – Walter của Thái Văn Trường như sau: Theo công thức: X=S*A*D Trong đó: + X là chỉ số khô hạn. + S là số tháng khô : là số tháng có lượng mưa trung bình (p) ≤2T (T là nhiệt độ trung bình của tháng). + A số tháng hạn : là những tháng có lượng mưa trung bình nằm trong giới hạn : 5mm < P ≤ T + D số tháng kiệt : là những tháng có lượng mưa ≤ 5mm Chỉ số khô hạn X có thể đồng thời và cho biết tổng số thời gian và mức độ khô hạn của các tháng trong mùa cháy rùng của từng địa phương. ở mỗi địa phuong khác nhau thì chỉ số khô hạn cũng khác nhau, nếu thời gian khô hạn càng dài đặc biệt hạn kiệt càng dài thì nguy cơ cháy rừng rất lớn[8]. + Phân vùng trọng điểm cháy rừng Xã Mường lý có điều kiện khô hanh và ít mưa, thường xuất hiện những đợt gió thổi mạnh dẫn tới nguy cơ dễ xẩy ra cháy rừng. Xã Mường lý được chia làm 2 vùng 3 cấp trọng điểm dễ xẩy ra cháy rừng như sau :
  42. 34 Vùng 1 : Có nguy cơ cháy rừng cao và nguyên hiểm gồm 09 thôn bản : Bản Kít, Bản Tài Chánh, Bản Nàng I, Nàng II, Bản Xa Lung, Bản Xì Lồ, Bản Mau, Bản Chà Lan và Bản Chiềng Nưa. Vùng 2 : Có nguy cơ không và cháy rừng ở mức trung bình gồm 06 thôn bản : Bản Trung tiến I, Bản Trung Thắng, Bản Sài Khao, Bản ún, Bản Muống I và Bản Muống II. Bảng 4.9 : Phân cấp cháy rừng theo nguy cơ cháy Khả năng xuất STT Cấp cháy rừng Trạng thái rừng hiện cháy rừng 1 I Rừng tự nhiên và xoan Nguy cơ cháy thấp 2 II Rừng Trẩu, keo Nguy cơ cháy trung bình Rừng luồng, tre nứa và gỗ Nguy cơ cháy cao, và nguy 3 III tạp hiểm (Nguồn: UBND xã cung cấp) Theo phân cấp khả năng xuất hiện cháy rừng tại xã Mường lý rừng tự nhiên và rừng keo ít có khả năng cháy, rừng Trẩu và rừng Keo có khả năng cháy trung bình và rừng tre nứa, Luồng và gỗ tạp có nguy cơ cháy cao và nguy hiểm. vày đây cũng là loại rừng thường bị cháy ở địa phương. + Dự báo nguy cơ cháy rừng Dự báo cháy rừng là dự báo khả năng xuất hiện và phát hiện sớm của đám cháy rừng để ngăn chặn đám cháy kịp thời không cho cháy sang khu khác, người ta thường căn cứ vào mỗi quan hệ giữ các yếu tố thời tiết khí hậu thủy văn với vật liệu cháy, từ đó có thể kịp thời đề ra biện pháp chặm sự xuất hiện của cháy rừng cũng như công tác tổ chức cháy rừng trong trường hợp cháy rừng xẩy ra. + Thông tin về dự báo cháy rừng. Hiện nay dựa vào các phương pháp dự báo và số kiệu khí hậu thời tiết (ngày, tuần) cục kiểm lâm đã xây dựng chương trình dự báo cấp cháy rừng và chuyển thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng, loa, đài, điện thoại, để thường xuyên cảnh báo nguy cơ cháy rừng.
  43. 35 Xây dựng mạng lưới dự báo cháy rừng, để đảm bảo thông tin thông suất trong mùa khô hanh, phục vụ cho việc công tác phòng cháy chữa cháy rừng từ xã các thôn bản và chủ rừng. 4.5: Khó khăn và đề xuất các giải pháp quản lý rừng 4.5.1: Khó khăn - Xã Mường lý là một xã miền núi nên địa hình phức tạp nhiều đồi núi cao, có độ dốc lớn đường giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Ngoài ra người dân có trình độ dân trí thấp và ý thức còn thấp nên trong công tác PCCCR còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó trong toàn xã có gần 70% là người dân làm nương rẫy nên công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng có nhiều bất cập và gặp khó khăn. - Cơ sở vật chất còn nghèo, thiếu thốn cho phục vụ phòng cháy chữa cháy. - Không có cán bộ chuyên môn sâu về việc phòng cháy chữa cháy - Trình độ nhận thức của người dân trong công tác PCCCR chưa cao nên việc tuyên truyền chưa đạt hiểu quả cao - Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, áp lực dân số tăng nhanh người dân không có công ăn việc làm ổn định nên vẫn còn tình trạng phá rừng làm nương rẫy - Người dân trong địa bàn xã chủ yếu sống bằng nghề nông, cháy rừng xẩy ra trong vụ mùa huy động người đan tham gia chữa cháy khó - Kinh phí để thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, bên cạnh đó ý thức của người dân về công tác này chưa cao. 4.5.3: Giải pháp 4.5.3.1. Giải pháp về thể chế - chính sách Nâng cao trình độ dân trí và nhận thứ của người dân hỗ trợ người dân trong xã, xóa đói giảm nghèo bằng việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đến xã, thôn bản vùng sâu vùng xa. Cần có những chính sách quy định cụ thể về PCCCR, quy định rõ trách nhiệm của các bên tham gia trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Đặc biệt là trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ rừng
  44. 36 Mỗi đơn vị, thị trấn, xã thôn, bản nơi có rừng cần xây dựng những quy định cụ thể khi vào rừng. xã, thôn bản có rừng và đất rừng lớn cần có cán bộ chuyên trách về lâm nghiệp được đào tạo và có chế độ lương phụ cấp phù hợp Tăng cường nguồn kinh phí đầu tư các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy tại chỗ cho lực lượng chữa cháy rừng như là: dao phát, cuốc cào, xẻng, máy bơm nước, quần áo, dầy dép phòng cháy chữa cháy. Cần có những chính sách đãi ngộ thỏa đáng với người tham gia nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy, khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ rừng và PCCCR. Để công tác phòng cháy, chữa cháy ở xã Mường lý đi vào hoạt động có hiểu quả, đề nghị Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy tỉnh Thanh Hóa huyện Mường Lát hỗ trợ nguồn kinh phí để duy trì hoạt động công tác phòng cháy chữa cháy rừng, chi trả công cho người đi toàn tra canh gác, người tham gia chữa cháy rừng. 4.5.3.2. Giải pháp về kỹ thuật Tăng cường hệ thống thông tin, nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thường xuyên cập nhật tình hình bảo vệ rừng. xây dựng hệ thống cảnh báo cháy rừng, hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy PCCCR. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý lửa rừng: quy hoạch, phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng; dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện sớm điểm cháy rừng, truyền tin, xử lý thông tin và chỉ huy chữa cháy rừng, huy động lực lượng và tổ chức chữa cháy rừng. Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phương tiện, thiết bị và công cụ phòng cháy, chữa cháy rừng tiên tiến phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Quy hoạch và quản lý các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng: hệ thống đường xã; kênh mương, bể chứa, hồ đập; hệ thống chòi canh lửa; hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống các trạm đo mưa, trạm khí tượng phục vụ dự báo cháy rừng; Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển giao trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Các biện pháp lâm sinh trong phòng cháy, chữa cháy rừng như trồng rừng hỗn giao; chọn các loài cây trồng chống chịu lửa; sử lý thực bì
  45. 37 PHẦN 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1: Kết luận Trong một thời gian thực tập tại địa bàn xã mường lý em xin đưa ra một số kết luận như sau: Xã mường lý chủ yêu là rừng trồng là rừng sản xuất với diện tích tự nhiên là 8398.87ha, đất lâm nghiêp 7355.23 ha. Địa bàn khu vực nghiên cứu xã Mường lý địa hình cơ bản là đồi núi, có độ dốc cao hiểm trợ. Thời tiết của địa bàn xã diễn biến rất phức tạp, mùa khô hanh, nắng nóng kéo dài từ tháng 10 – 11 năm trước cho đến tháng 4 của năm sau thường xuyên xuất hiện những đợt gió lào thổi mạnh vì vậy luôn có nguy cơ cháy rừng cao. Trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu tuổi cây rừng không đồng điều nhiều loại rừng khác nhau như: keo, xoan, luồng, rừng tre nứa và rừng tự nhiên ở các trạng thái rừng cùng tuổi cùng khu vực nghiên cứu có độ che phủ và độ tàn che trung bình, thành phần của cây bụi thảm tươi không có sự sai khác nhau lớn. Khối lượng vật liệu cháy ở trạng thái rừng có sự khác nhau, vật liệu thảm khô và thảm tươi dễ cháy chiến tỷ lệ khác nhau, vật liệu thảm khô 2,72 – 5,78 và thảm tươi là 1,07 – 4,03. Đặc biệt là trạng thái rừng keo, trẩu và luồng ( tre nứa) rất nguy hiển đối với nguy cơ cháy rừng Công tác phòng cháy chữa cháy tại địa bàn xã đã được triển khai bằng nhiều văn bản. Sự tham gia của người dân trong công tác PCCCR tương đối tốt, đa số các chủ rừng điều chú trọng quan tâm đến về công tác phòng cháy chữa cháy rừng, khi xảy ra cháy rừng người dân tham gia chữa cháy với tỷ lệ cao, công tác tuyên truyền được thực hiện tốt, chủ rừng được ký cam kết, nhiều lớp tập huấn và diễn tập về PCCCR được tổ chức cho người dân địa bàn khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng còn một số người ý thức chưa cao. Áp lực về dân số hiện nay cũng đang tiếp tục tác động tài nguyên rừng làm nương rẫy tại địa bàn. Ở địa bàn xã Mường lý có địa hình phức tạp, đường giao thông đi lại khó khăn, người dân chủ yếu là người dân tộc Mường, Thái và Mông, trình độ văn hóa còn thấp phương thức canh tác vẫn còn lạc hậu, chủ yếu đốt nương làm rẫy là chính gây ảnh hưởng đến cháy rừng trên cơ sở đó khóa luận đã đưa ra 02 nhóm giải
  46. 38 pháp chính là chính sách và kỹ thuật để khác phục những tồn tại trong công tác PCCCR tại khu vực nghiên cứu. 5.2. Tồn tại Do thời gian còn hạn chế đề tài chưa thể đi sâu nghiên cứu hơn nữa về cấu trúc, thành phần của các trạng thái rừng tự nhiên có trên địa bàn xã, chưa đi sâu nghiên cứu đặc tính sinh vật học, sinh thái học của các loài cây trồng làm ăng cản lửa ở khu vực nghiên cứu. 5.3. Kiến nghị Cần có những nghiên cứu tiếp mở rộng địa bàn nghiên cứu đi đến từng thôn bản, tìm hiểu cụ thể hơn nữa phong tục tập quán sinh hoạt của người dân có liên quan đến công tác PCCCR trên địa bàn xã. để có giải pháp hoàn thiện và đầy đủ hơn nữa cho các trạng thái rừng. Đề nghị cấp trên cấp thêm về kinh phí tham gia quản lý bảo vệ rừng và phòng chay, chữa cháy rừng Cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành, các cấp, tập chung chỉ đạo PCCCR.
  47. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bế Minh Châu (2001), Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí tượng đến độ ẩm và khả năng cháy của vật liệu cháy dưới rừng Thông góp phần hoàn thiện phương pháp dự báo cháy rừng tại một số vùng trọng điểm ở miền Bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ nông nghiệp,Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. 2. Nguyễn Tiến Đạt (2004), Nghiên cứu phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng cho một số kiểu rừng dễ cháy tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp - Trường Đại học Lâm nghiệp. 3. Phó Đức Đỉnh (1996), Nghiên cứu các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng thông non lâm đồng, luật án phó tiến sỹ nông nghiệp, viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. 4. Phạm Ngọc Hưng (1988), Xây dựng phương phát dựa báo cháy rừng thông nhựa (Pinus merkusii j.). ở quảng ninh luận án phó tiến sỹ, khoa học nông nghiệp, viện khoa học lâm nghiệp việt nam. 5. Phạm thanh ngọ (1996) thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới rừng thông 8 tuổi ở Đà Lạt. 6. Lê Đăng Giảng (1972), Đặng Vũ Cẩn (1992), Phạm Ngọc Hưng (1994) đề cập đến giải pháp xã hội trong phòng cháy chữa cháy rừng. 7. Nguyễn Quang Trung (2003), phân vùng trọng điểm cháy rừng tỉnh Đắt Lak 8. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 9. Vương Văn Quỳnh ( 2005), Nghiên cứu phân vùng trọng điểm cháy rừng cho vùng tây nguyên và U Minh. 10. Vương Văn Quỳnh (2006) Nghiên cứu xây dựng phần mềm dự báo lửa rừng cho vùng U Minh và Tây Nguyên. 11. Trần văn Thắng (2008), Nghiên cứu xây dựng giải pháp quản lý thủy văn phục vụ PCCCR vườn quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kinh Giang.
  48. PHỤC LỤC 1 BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐỐI VỚI CÁN BỘ 1. Những thông tin cơ bản của người điều tra Họ và tên Tuổi trình độ .Nam/Nữ Dân tộc: Địa chỉ: 2. Xin anh chị cho biết tại địa phương có xảy ra cháy rừng hay không? Nếu có thì thường cháy những loại rừng nào? - Bao nhiêu vụ? - Thiệt hại về diện tích khoảng bao nhiêu? . - Nguyên nhân cháy do đâu? 3. Xinh anh chị cho biết hàng năm lực lượng Kiểm lâm đã làm gì và làm như thế nào trong công tác PCCCR? + Tuyên truyền - Hình thức (Hội họp, phát tờ rơi,ký cam kết PCCCR, xây dựng biển báo,phương tiện thông tin đại chúng, đưa nội dung giáo dục vào trường học - Kết quả tuyên truyền( đã triển khai thực hiện hàng năm ) - Số lượng, chất lượng các hoạt động tuyên truyền trên: + Xây dự cơ sở vật chất đầu tư cho PCCCR( đầu tư mua sắm, xây dựng các dụng cụ,tròi canh) . + Làm đường băng cản lửa: Loại đường băng Số lượng cây trồng + Giảm vật liệu cháy( đốt trước, vệ sinh rừng) + Dự báo cháy rừng 4. Anh /chị cho biết những thuận lợi, khó khăn trong PCCCR + Thuận lợi - Ý thức trách nhiện và vai trò của các bên tham gia PCCCR - Điều kiện tự nhiên: . - Chính sách và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo:
  49. - Khoa học kỹ thuật: - Đầu tư cho cơ sở vật chất: - Quyền lợi của những người tham gia PCCCR: + Khó khăn - Ý thức trách nhiệm của và vai trò cuẩ các bên tham gia PCCCR . - Điều kiện tự nhiên: - Chính sách và sự quân tâm của các cấp lãnh đạo: - Khoa học kỹ thuật: - Đầu tư cho cơ sở vật chất: - Quyền lợi của những người tham gia PCCCR: 5. Theo anh/chị để thời gian tới công tác PCCCR đạt hiệu quả cần làm tốt những gì? Người điều tra Cán bộ cung cấp thông tin
  50. Phục lục 2 1. Những thông tin cơ bản của người điều tra Họ và tên: Tuổi .Trình độ: Nam/Nữ Dân tộc Địa chỉ: . 2. Xin anh chị cho biết tại địa phương có xảy ra cháy rừng hay không? Bao nhiêu vụ: . Thiệt hại về diện tích khoảng bao nhiêu? Nguyên nhân cháy? 3. Anh/chị cho biết hàng năm gia đình đã tham gia những hoạt động gí trong công tác PCCCR? ( Hội họp, nhận tờ rơi, ký cam kết PCCCR, tập huấn,tuần tra canh gác, tham gia chữa cháy rừng) 4. Anh/chị có nhận xết gì về phương pháp tổ chức thực hiện, tác động của các hoạt động mà anh chị đã tham gia? 5. Quá trình PCCCR anh chị đã gặp những thuận lợi khó khăn + Thuận lợi: + khó khăn: 6. Theo anh/chị để thời gian tới công tác PCCCR đạt hiệu quả cần làm tốt những gì? Người điều tra Người cung cấp thông tin