Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống mướp đắng vụ thu đông 2017 tại Vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp

pdf 53 trang thiennha21 18/04/2022 2650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống mướp đắng vụ thu đông 2017 tại Vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_nang.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống mướp đắng vụ thu đông 2017 tại Vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ===&&&=== KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG MƢỚP ĐẮNG VỤ THU ĐÔNG 2017 TẠI VƢỜN ƢƠM TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGÀNH: KHUYẾN NÔNG MÃ SỐ : 308 Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Bùi Thị Cúc Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thùy Dung Mã sinh viên : 1453080896 Lớp : K59- Khuyến nông Khóa học : 2014 - 2018 Hà Nội, 2018
  2. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè và gia đình. Hoàn thành khóa luận này trƣớc tiên tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô Bùi Thị Cúc đã giảng dạy, hƣớng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học. Nhân dịp này tôi chân thành cảm ơn các bạn cùng thí nghiệm đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình làm khóa luận và cảm ơn tập thể lớp K59-KN đã luôn bên cạnh tôi suốt 4 năm đại học. Vì thời gian có hạn, cùng với trình độ và khả năng bản thân còn nhiều hạn chế, nên những sai sót trong khóa luận là không tránh khỏi. Kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè cùng đồng nghiệp để bản khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2018 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Thùy Dung i
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH vi PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.3 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY MƢỚP ĐẮNG 3 2.1.1 Giá trị dinh dƣỡng và hóa học của mƣớp đắng 3 2.1.2 Nguồn gốc và phân bố của mƣớp đắng 5 2.1.3 Phân loại 6 2.1.4 Đặc điểm thực vật 8 2.1.5 Yêu cầu sinh thái 9 2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MƢỚP ĐẮNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 11 2.2.1 Tình hình nghiên cứu mƣớp đắng trên thế giới 11 2.2.2 Tình hình nghiên cứu mƣớp đắng ở Việt Nam 13 PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 14 3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14 3.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.3.1 Tài liệu thứ cấp 14 3.3.2 Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm 15 ii
  4. 3.3.3 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 15 3.4 CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 17 3.4.1 Đặc điểm hình thái 17 3.4.2 Các giai đoạn sinh trƣởng chủ yếu của mƣớp đắng 17 3.4.3 Đặc điểm sinh trƣởng, phát triển 17 3.4.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 18 3.5 PHƢƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 18 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19 4.1 ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU KHU VỰC NGHIÊN CỨU VỤ THU ĐÔNG 2017 19 4.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC GIỐNG MƢỚP ĐẮNG NGHIÊN CỨU 20 4.2.1 Hình thái thân, lá, hoa 20 4.2.2 Hình thái quả 21 4.3 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA CÁC GIỐNG MƢỚP ĐẮNG THÍ NGHIỆM 22 4.3.1 Thời gian sinh trƣởng của các giống mƣớp đắng 22 4.3.2 Động thái ra lá của các giống mƣớp đắng nghiên cứu 25 4.4 NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT 29 4.3.1 Các yếu tố cấu thành năng suất 30 4.4.2 Năng suất của các giống mƣớp đắng thí nghiệm 31 4.4 LỰA CHỌN GIỐNG MƢỚP ĐẮNG TRIỂN VỌNG 32 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35 5.1 KẾT LUẬN 35 5.2 ĐỀ NGHỊ 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 iii
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ Đ/c Đối chứng G Gam N, P, K Phân đạm, lân, kali NSCT Năng suất cá thể NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu TB Trung bình iv
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thành phần dinh dƣỡng của 100 g phần ăn đƣợc của mƣớp đắng . 4 Bảng 3.1: Tên và nguồn gốc các giống tham gia thí nghiệm 14 Bảng 3.2 Liều lƣợng và phƣơng pháp bón 16 Bảng 4.1 Đặc điểm khí hậu tại điểm nghiên cứu 19 Bảng 4.2 Đặc điểm hình thái lá, hoa của các giống mƣớp đắng nghiên cứu 20 Bảng 4.3 Đặc điểm hình thái quả của các giống mƣớp đắng nghiên cứu 21 Bảng 4.4: Thời gian sinh trƣởng của các giống mƣớp đắng thí nghiệm 23 Bảng 4.5 Động thái ra lá của các giống mƣớp đắng thí nghiệm 26 Bảng 4.6 Động thái phân cành của các giống mƣớp đắng thí nghiệm 28 Bảng 4.7 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 29 Bảng 4.8 Một số đặc điểm của giống mƣớp triển vọng 33 v
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 15 Hình 4.1 Động thái ra lá của các giống tham gia thí nghiệm 26 Hình 4.2 Động thái phân cành của các giống tham gia thí nghiệm 28 Hình 4.3 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống mƣớp đắng 29 vi
  8. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Rau là loại cây trồng có nhiều chất dinh dƣỡng và là thực phẩm cần thiết không thể thiếu trong đời sống ngƣời dân. Đặc biệt khi lƣơng thực và các loại thức ăn giàu chất đạm đã đƣợc đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, nhƣ một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dƣỡng và kéo dài tuổi thọ. Ngành sản xuất rau cung cấp cho chúng ta sản phẩm của các loại cây rau hằng năm, hai năm là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Cây mƣớp đắng (Momordica charantia L.) còn có một số tên gọi khác nhƣ khổ qua, mƣớp mủ, chua hao, má hói khôm là một trong các cây rau ăn quả thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) có giá trị dinh dƣỡng (giàu chất sắt và vitamin C). Từ quả mƣớp đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhƣ: xào, nộm, nhồi thịt , quả mƣớp đắng cũng là một món ăn trong bữa ăn bình dân đến bữa tiệc ở những khách sạn sang trọng. Nó là một trong những ngũ vị đƣợc con ngƣời ƣa thích: đắng – cay – chua – chát – ngọt (Vũ Văn Chuyên, 1971). Quả mƣớp đắng rất quý vì nó vừa là rau ăn vừa là vị thuốc có vị đắng, tính mát. Khi quả xanh, mƣớp đắng có tính chất tiêu đờm, sáng mắt, nhuận tràng, bổ thận, lợi tiểu, giảm đau nhức xƣơng. Khi chín, quả mƣớp đắng có tác dụng bổ máu giải nhiệt giảm ho, trị giun, sát trùng, hạ đƣờng huyết. Khi dùng để tắm cho trẻ em, mƣớp đắng có thể chữa đƣợc mụn nhọt, rôm sẩy và trị chốc đầu. Ở Trung Quốc, ngƣời ta dùng mƣớp đắng để trị bệnh đột quỵ tim, bệnh sốt, khô miệng. Hạt mƣớp đắng có tác dụng bổ dƣơng. Lá, hoa và rễ cũng đƣợc dùng để chữa lỵ (Nguyễn Tiến Bân, 1997). Mƣớp đắng dễ trồng, không kén đất, là cây ƣa sáng, ƣa ẩm, sợ úng, ít sâu bệnh và đặc biệt quả mƣớp đắng có hình dạng ngộ nghĩnh, bóng đẹp nên nó còn đƣợc trồng làm cảnh, bóng mát kết hợp lấy quả ăn trong gia đình. Nó có thể trồng trên diện tích lớn để cung cấp cho thị trƣờng thực phẩm và mỹ phẩm. Mƣớp đắng canh tác đƣợc quanh năm ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới, đƣợc con ngƣời ƣa thích. Mƣớp đắng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời nông dân ở nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc. Trong những năm gần đây, thị trƣờng tiêu thụ rau xanh trong nƣớc và thế giới ổn định, kinh tế đối ngoại có nhiều cơ hội phát triển đó là điều kiện 1
  9. thuận lợi cho ngành rau phát triển. Tuy ngành trồng rau trong đó có mƣớp đắng có nhiều khởi sắc nhƣng trên thực tế vẫn chƣa theo kịp nhiều ngành khác trong sản xuất nông nghiệp. Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất mƣớp đắng không theo kịp, nhƣng nguyên nhân chính là vấn đề về giống. Điều này cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất và chất lƣợng của mƣớp đắng. Các giống đang sử dụng hiện nay chủ yếu là giống địa phƣơng tuy có khả năng thích nghi cao, chống chịu sâu bệnh tốt nhƣng năng suất thấp. Ngoài ra, các giống nhập từ các công ty giống nƣớc ngoài là các giống có năng suất cao nhƣng không ổn định nên dễ gây rủi ro cho ngƣời sản xuất. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống mướp đắng vụ thu đông 2017 tại Vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp” 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá đƣợc đặc điểm hình thái, khả năng sinh trƣởng, phát triển và năng suất của các giống thí nghiệm - Lựa chọn giống mƣớp đắng có khả năng sinh trƣởng, phát triển tốt và cho năng suất cao phù hợp điều kiện nghiên cứu 1.3 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tƣợng: Ba giống mƣớp đắng - Thời vụ: Vụ thu đông năm 2017 - Địa điểm nghiên cứu: Tại Vƣờn ƣơm trƣờng Đại học Lâm nghiệp. - Điều kiện nghiên cứu: Trồng trong nhà lƣới có mái che 2
  10. PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY MƢỚP ĐẮNG 2.1.1 Giá trị dinh dƣỡng và hóa học của mƣớp đắng Mƣớp đắng là một loại rau ăn quả, vỏ quả có những nếp nhăn đặc thù, thịt quả vừa có vị ngọt vừa có vị đắng đặc biệt. Dinh dƣỡng trong mƣớp đắng rất phong phú. Mƣớp đắng không chỉ là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao mà còn là một dƣợc liệu quý. Trong nhiều thập niên vừa qua nhiều nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện và chứng minh trong quả mƣớp đắng có nhiều loại hợp chất có tác dụng sinh học, nổi bật là tác dụng hạ đƣờng huyết (Viện dƣợc liệu, 1993). Mƣớp đắng chứa lƣợng vitamin C cao nhất trong các cây họ bầu bí, ngoài ra còn chứa rất nhiều hợp chất có thể tham gia vào thành phần của thuốc chữa bệnh ung thƣ và bệnh AIDS. Jorge và cộng sự (1994) đã phân tích quả mƣớp đắng và thấy lƣợng chất có trong 100 g phần ăn đƣợc là Vtamin : 0,18mg, : 0,2mg, C: 13mg, PP: 3,72 mẫu giống, E: 18,7 mẫu giống, -caroten: 0,56mg (Viện công nghệ hóa học). Hợp chất saponin trong vị đắng của mƣớp đắng là vị thuốc có chứa chất Charantin (nhƣ dạng insulin) và Alkaloid. Trong mƣớp đắng ngƣời ta tìm ra rất nhiều dƣỡng chất có lợi cho cơ thể nhƣ: Alkaloids, Charantin, Cryptoxanthin, Cucurbitins, Cucurbitacins, Diosgenin, Galacturonic acids, Gentisic acid, Goyaglycosides, Goyasaponins, Gypsogenin, Lanosterol, Lauric acid, Linoleic acid, Linolenic acid, Momorcharasides, Momorcharins, Momordenol, Momordicilin, Momordicins, Momordicinin, Momordicosides, Momordin, Oleanolic, Oleic acid, Oxalic acid, Peptides, Petroselinic acid, Polypeptides, Rubixanthin, chất đạm, chất sợi, các sinh tố A, C, Folic acid (Trần Khắc Thi và Ngô Thị Hạnh, 2008). Mƣớp đắng là một trong những cây rau ăn quả có giá trị dinh dƣỡng cao, phần ăn đƣợc của mƣớp đắng chiếm khoảng 95%. Trong đó, lá mƣớp đắng cũng giàu dinh dƣỡng, đƣợc ghi nhận nhƣ là một nguồn canxi (1%), magie (4%), kali (7%), photpho (5%) và sắt (3%). Quả và lá là nguồn tuyệt 3
  11. vời của vitamin B; Thiamine (vit.B1) 4%, Riboflavin (vit.B2) 4%, Niacin (vit.B3) 2%, 3% vit.B6, Folate (vit.B9) 13% (mƣớp đắng.com). Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, thành phần dinh dƣỡng trong 100g quả mƣớp đắng nhƣ sau: - Phần ăn đƣợc 84% - Nƣớc 93,8 % - Protein 0,9% - Chất béo 0,1% - Carbohydrate 0,2% - Vitamin A: 0,04 mg; vitamin B: 0,05 mg; vitamin B2: 0,03 mg; vitamin C: 50 mg - Niacin: 0,4 mg; canxi: 22 mg; kali: 260 mg; Magie: 16 mg; sắt: 0,9 mg Thành phần dinh dƣỡng của mƣớp đắng đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và tổng hợp tại bảng 2.1 (Viện dƣợc liệu, 1993). Bảng 2.1: Thành phần dinh dƣỡng của 100 g phần ăn đƣợc của mƣớp đắng STT Thành phần dinh dƣỡng Khối lƣợng 1 Nƣớc 83-92 mg 2 Protein 1,52-2 g 3 Lipit 0,2-1 g 4 Carbonhydrat 4-10,5 5 Chất xơ 0,8-1,7 6 Năng lƣợng 105-250 KJ 7 Ca 20-23 mg 8 Fe 1,8-2 mg 9 P 38-70 mg 10 Vitamin C 88-96 mg 11 Complex B Một lƣợng nhỏ 12 Niaxin 0,5 mg (Nguồn: Viện dƣợc liệu, 1993) 4
  12. Hạt mƣớp đắng chứa 32% dầu với các acid béo stearic, linoleic, oleic. Hạt cũng chứa nucleosid pyrimidin vicine. Thành phần protein trong hạt dao động trong khoảng từ 16,9% đến 19,7% và protein trong cùi dao động từ 6,6% đến 9,5%. Thành phần protein trong dung dịch nƣớc chiết xuất từ cùi dao động từ 5,7% đến 10,3% và thành phần protein trong dung dịch nƣớc chiết xuất từ hạt dao động từ 19% đến 22%. Trong khi cùi có một thành phần độ ẩm tƣơng đối, xấp xỉ 94%, hạt có thành phần độ ẩm khác nhau phụ thuộc vào độ chín. Quả mƣớp đắng có rất nhiều cách chế biến món ăn nhƣng nhìn chung món xào là chính, ngoài ra còn có thể hầm, nấu canh, ăn sống, muối dƣa chua, dƣa mặn hoặc sấy khô. Khi đời sống ngày càng đƣợc cải thiện, mƣớp đắng đang dần đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa thích bởi giá trị dinh dƣỡng cũng nhƣ giá trị dƣợc liệu của nó (mƣớp đắng.com) Thành phần protein trong mƣớp đắng có công năng miễn dịch cao, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, do đó có thể coi thực phẩm này có thể dùng để điều trị bệnh ung thƣ. Các nhà khoa học Mỹ còn cho rằng có thể chiết xuất từ trong mƣớp đắng ra đƣợc 3 loại protein tiêu diệt đƣợc virus gây bệnh ADIS. 2.1.2 Nguồn gốc và phân bố của mƣớp đắng Các nhà phân loại thực vật học cho rằng mƣớp đắng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, các nƣớc Đông Nam Á. Ngoài ra còn có thể từ vùng châu Phi và châu Mỹ. Mƣớp đắng là loại rau rất phổ biến ở Việt Nam và nhiều nƣớc Châu Á khác nhƣ Ấn Độ, Philippin, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Úc, Châu Phi, Tây Á, Mỹ La Tinh, và vùng Caribê (Vũ Văn Chuyên, 1971; AVRDC, 1998). Loại cây này đƣợc coi là đã đƣợc thuần hóa ở châu Á nhƣ ở Bắc Ấn Độ hoặc Nam Trung Quốc bởi vì ở những vùng giáp ranh ngƣời ta đã tìm thấy quần thể hoang dại hay quần thể tự nhiên của mƣớp đắng. Sau này mƣớp đắng đƣợc giới thiệu sang Tân thế giới (Nam Mỹ) thông qua việc buôn bán nô lệ và do sự phân tán hạt mƣớp đắng của các loài chim, 5
  13. sau đó phát triển rộng rãi trên khắp các lục địa (Vũ Văn Liết, Nguyễn Văn Hoan, 2007). Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ Braxil đến Đông Nam nƣớc Mỹ mƣớp đắng cũng rất phát triển. Ngày nay, mƣớp đắng đã đƣợc phân bố khắp mọi miền của vùng nhiệt đới, cả dạng hoang dại và dạng trồng trọt, mƣớp đắng là cây rau phổ biến ở Ấn Độ, Philippin, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, châu Phi, Trung Đông, châu Mỹ La tinh và vùng Caribê (Trần Khắc Thi, Ngô Thị Hạnh, 2008). 2.1.3 Phân loại Mƣớp đắng (Momordiaca charantin L) thuộc: Giới (regnum): Plantae. Ngành (division): Magnoliophyta. Lớp (class): Magnoliopsida. Bộ (ordo): Cucurtitales. Họ (familia): Cucurbitaceae. Chi (genus): Momordica (mƣớp đắng.com). Chi mƣớp đắng Momordica thuộc họ Cucurbitaceae có khoảng 45 loài đã biết, chủ yếu tập trung ở châu Phi, một số loài ở châu Mỹ, châu Á chỉ có 5- 7 loài. Theo Phạm Hoàng Hộ (1991) và Nguyễn Hữu Hiến (1994), chi Momordica L. ở Việt Nam có 3 loài là: Momordica Charantia L, Momordica Cochinchinensis (Louor) Speng L, Momordica subangulata Blume L. Trong các tài liệu nghiên cứu trên và các tiêu bản thu thập ở các địa phƣơng trong nƣớc của Viện Dƣợc liệu, các tác giả thống nhất cây mƣớp đắng trồng ở Việt Nam đều thuộc loài Momordica charantia L, họ Cucurbitaceae (Nguyễn Tiến Bân, 1997). Loài mƣớp đắng (Momordica charantia L.) nhiễm sắc thể 2n = 22, đƣợc biết đến nhƣ là một cây trồng đã đƣợc thuần hóa từ lâu. Theo M.E.C Rcycn, B.H Gildemach và C.J. Jansen, 1993 thì loại cây này tồn tại hai quần thể hoang dại và trồng trọt. Dạng trồng trọt đã trở nên khá phong phú, đây là dạng cây có hoa đơn tính cùng gốc (monoecious) và là cây hàng năm. Căn cứ vào kích thƣớc màu sắc bên ngoài của quả để chia các dạng trồng trọt thành 2 nhóm chính.  Nhóm thứ nhất: Var. Minima Williams et Ng: quả màu xanh, đƣờng kính <5 cm; hạt có kích thƣớc: 13,0-14,5 x 6,8-8,5 mm. Nhóm này gồm 3 loại: - Quả dài: Chiều dài quả 12-22cm 6
  14. - Quả trung bình: Chiều dài quả 8-12 cm - Quả ngắn: Chiều dài quả 6-7,5 cm  Nhóm thứ hai: Var. maxima Williams et Ng: quả màu trắng hay xanh; đƣờng kính >5 cm; kích thƣớc hạt 14,8-8,0 mm. Nhóm này chia thành 2 loại: - Quả trung bình: màu trắng dài 12-17 cm - Quả dài : màu xanh hay trắng dài 20 hay hơn 20 cm (Gagnepain, 1912) Ở Ấn Độ, căn cứ vào sự khác biệt của quả, nơi trồng, thời vụ trồng ngƣời ta cũng chia quần thể mƣớp đắng trồng ở vùng Nam Ấn Độ thành 9 giống. Trong khi đó vùng Bắc Ấn độ lại chỉ có 2 giống trồng vào mùa khô và mùa mƣa. Tại Philippin hiện có 4 giống mƣớp đắng trồng phổ biến đều thuộc loại quả to, năng suất cao. Chi Momordica L. thuộc họ Cucurbitaceae có khoảng 45 loài đã biết. Đa số là cây trồng tập trung chủ yếu ở châu Phi, một số loài ở châu Mỹ, châu Á chỉ có khoảng 5-7 loài (Backer, C. A and Bakhuizen, R. C, Van Den Brink, 1963). Ở Đông Dƣơng theo F. Gagnepain (1921), chi Momordica L. chỉ có 6 loài, song thực tế có ghi 5 loài, còn loài Momordica macrophylla Gage chi có ở Xieng-Mai thuộc Thái Lan chứ không phải Đông Dƣơng (Backer, C. A and Bakhuizen, R. C, Van Den Brink, 1963). Đầu năm 1975, M. Keraudren-Aymonin công bố ở cả Campuchia, Lào và Việt Nam chỉ có 4 loài (Backer, C. A and Bakhuizen, R. C, Van Den Brink, 1963). Điều đáng chú ý là trong các tài liệu trên, các tác giả đều thống nhất xác định mƣớp đắng trồng ở Việt Nam cũng nhƣ ở các nƣớc khác trong khu vực là loài Momordica charantia L (Võ Văn Chi, 1997; Phạm Hoàng Hộ, 1991; Vũ Văn Chuyên, 1971). Một trong những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt mƣớp đắng với các loài khác cùng chi là lá bắc của mƣớp đắng đính ở phía gốc hoặc sát gốc cuống hoa, còn ở các loài khác thì ngƣợc lại (Phạm Hoàng Hộ, 1991; Vũ Văn Chuyên, 1971). 7
  15. Loài Momordica charantia L là một cây trồng đã đƣợc thuần hóa từ lâu lại thƣờng xuyên có sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác hoặc lai tạo giống mới, dẫn đến sự khác biệt nhất định về màu sắc, kích thƣớc của quả (nhƣng hình dạng và cấu trúc không thay đổi). Các dấu hiệu đó chỉ là biểu hiện giữa các giống (Cultival) mƣớp đắng đƣợc trồng trọt khác nhau, trong cùng một loài M. charantia L mà thôi. Nhận định này cũng phù hợp với kết quả định loài các mẫu mƣớp đắng ở Việt Nam. 2.1.4 Đặc điểm thực vật Rễ: Cũng giống nhƣ các cây trong họ bầu bí, rễ mƣớp đắng phát triển rộng nhƣng ăn nông. Ở giai đoạn nảy mầm của hạt cây phát triển ngay một rễ cái (rễ cọc), rễ đó ăn sâu trong đất ở độ sâu 90 hoặc 120 tới 180 cm. Các rễ con rất nhiều ra sau, phát triển nhanh theo chiều ngang và lan rộng trong đất, tuy nhiên các nhánh này không ăn sâu quá 60 cm. Thân: Mƣớp đắng thuộc dạng cây thân leo, khả năng sinh trƣởng rất mạnh, thân phát triển dài tới 4m, mảnh không có lông hoặc ít lông. Khả năng sinh cành nhánh của mƣớp đắng rất mạnh. Khi thân trên bị lụi đi, các mầm mới từ gốc lâu năm phát triển thành thân. Lá: lá mƣớp đắng mọc so le, cuống lá dài 3-5 cm, lá hình tim có xẻ thùy, xẻ thùy nông hay sâu phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống. Trên lá có lông, nhất là mặt dƣới. Các tua cuốn không phân nhánh, vƣơn dài tới 20 cm. Hoa: Hoa mƣớp đắng luôn ở dạng đơn tính cùng gốc (monoecious) nghĩa là trên cây có hoa đực và hoa cái, rất hiếm có cây lƣỡng tính. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng, đƣờng kính hoa: 1,5-2,0 cm. Hoa đực có cuống dài 3-8 cm, có lông; lá bắc hình thận, mép hơi có hình thùy nông, đính ở khoảng 1/3 về phía gốc cuống hoa, lá bắc hình ô van, mặt ngoài có lông; 5 cánh hoa hình thìa ,rời, mỏng, có 5-7 gân mờ, 3 nhị rời, bao phấn màu vàng đậm thƣờng thƣờng dính nhau và vặn hình chữ “S”. Hoa cái có cuống dài 4-10 cm, có lông; lá bắc xẻ thùy, đính sát gốc cuống hoa; dài và cánh hoa giống nhƣ ở hoa đực; nhụy ngắn, đầu nhụy gồm 3 khối màu vàng đậm, dính nhau ở dƣới tạo thành hình nón tù. Bầu hình thoi dài, có nhiều gai nhỏ, kích thƣớc bầu (1,5-3,0) x (8-20,0) mm. 8
  16. Quả: Quả mƣớp đắng có nhiều màu sắc khác nhau, quả non có màu trắng, xanh nhạt tới xanh đậm, có nhiều hàng gờ phân bố dọc theo chiều dài quả, các u vấu phân bố rải rác trên khắp bề mặt vỏ quả. Quả có các hình thoi, hình trụ, hình cầu nhọn hai đầu hoặc hình quả lê. Có một số giống thƣơng mại có quả dài tới 25 cm, nhƣng có giống hoang dại quả chỉ dài khoảng 5 cm. Khi chín quả chuyển sang màu vàng, da cam và nứt ra, thƣờng quả mƣớp đắng chín từ đuôi quả và để lộ ra màu đỏ chói. Hạt: Hạt mƣớp đắng có nhiều hình dạng hạt hình răng ngựa hay hơi giống hình con rùa, dẹt, thắt lại đột ngột ở hai đầu. Vỏ hạt cứng, màu nâu vàng hay nâu nhạt, có nếp sần nhỏ và các nếp nhăn ở cả 2 mặt, vùng giữa hạt nhẵn xung quanh là những răng tù. Kích thƣớc hạt cũng thay đổi theo từng giống (4-8) mm x (6-13) mm x (1,5-2,5) mm. Khối lƣợng 100 hạt của mƣớp đắng khoảng 60-170 gam (Lê Thị Tình, 2008) 2.1.5 Yêu cầu sinh thái 2.1.5.1 Nhiệt độ Mƣớp đắng có thể trồng quanh năm ở vùng nhiệt đới, ở những vùng cận nhiệt đới nó có thể trồng hai vụ trong năm, trong khi đó ở những vùng có khí hậu ôn hòa mƣớp đắng chỉ có thể trồng đƣợc vụ hè (Vũ Văn Chuyên, 1971). Cũng nhƣ các cây trong họ bầu bí, mƣớp đắng rất mẫn cảm với sƣơng giá đặc biệt là nhiệt độ thấp dƣới 0 . Vì mƣớp đắng là cây trồng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nên sinh trƣởng tốt trong điều kiện khí hậu ấm áp, nhiệt độ thích hợp 24 -27 . Biên độ nhiệt dao động ngày đêm (28- 35) /(20-25) là nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh trƣởng sinh thực, nhiệt độ ban đêm 16 sẽ ảnh hƣởng tới quá trình sinh trƣởng của cây. Ở nhiệt độ 5 hầu hết các giống ngừng sinh trƣởng. Ở điều kiện nhiệt độ cao dẫn đến quả ngắn, dị hình, nhiệt độ trên 40 có thể làm thân bị héo. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm là (30-32) , nhiệt độ cho năng suất cao nhất dao động trong khoảng (20-30) trong thời kỳ hình thành quả. Khi nhiệt độ > 30 cây không đậu quả đƣợc (Lê Thị Tình, 2008). 9
  17. Khung nhiệt độ tốt nhất cho mƣớp đắng sinh trƣởng và phát triển là từ 25 đến 30 . 2.1.5.2 Ánh sáng Mƣớp đắng cũng nhƣ một số cây trong họ bầu bí là cây ƣa ánh sáng ngày ngắn và trung. Khi ánh sáng thiếu và yếu cây sinh trƣởng phát triển kém, cây ra hoa cái muộn và dễ bị rụng, năng suất thấp, chất lƣợng giảm, hƣơng vị kém. Mƣớp đắng yêu cầu cƣờng độ ánh sáng mạnh để sinh trƣởng, phát triển và tạo năng suất cao. Do vậy mƣớp đắng không nên trồng với mật độ cao, cây thiếu ánh sáng, sinh trƣởng chậm và sâu bệnh phát triển. Trong quá trình sinh trƣởng, biện pháp kỹ thuật nhƣ tỉa lá gốc, các nhánh mọc sát đất để tạo độ thông thoáng cho giàn mƣớp đắng là rất cần thiết (Trần Khắc Thi, Ngô Thị Hạnh, 2008). 2.1.5.3 Đất và dinh dưỡng Mƣớp đắng có thể trồng đƣợc trên nhiều loại đất khác nhau, nhƣng có thể cho sinh trƣởng phát triển tốt nhất, cho năng suất cao khi đƣợc trồng trên những chân đất thịt nhẹ, giàu dinh dƣỡng, có tầng canh tác dày, thoát nƣớc tốt. Yêu cầu đất có độ pH trung bình 6,0-6,7 là thích hợp nhất cho sinh trƣởng phát triển của mƣớp đắng. Mƣớp đắng cũng có khả năng simh trƣởng đƣợc trên đất kiềm có độ pH tới 8,0 (Vũ Văn Liết, Nguyễn Văn Hoan, 2007). Mƣớp đắng đòi hỏi lƣợng dinh dƣỡng cân đối giữa phân bón hữu cơ và phân vô cơ để sinh trƣởng phát triển tốt. Tùy thuộc từng loại đất sẽ có chế độ dinh dƣỡng thích hợp khuyến cáo dùng trong mƣớp đắng. Trên thực tế vẫn chƣa có nghiên cứu về chế độ dinh dƣỡng, phân bón cho mƣớp đắng. Tuy nhiên khi trồng mƣớp đắng trên những chân đất giàu dinh dƣỡng và bón đầy đủ phân hữu cơ hoai mục thì yêu cầu về dinh dƣỡng của mƣớp đắng theo khuyến cáo sử dụng phân bón với tỷ lệ N:P:K = 100:50:50 kg/ha. Tại trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau châu Á (AVRDC), chế độ dinh dƣỡng cho mƣớp đắng đƣợc khuyến cáo đối với đất pha cát là 184 kg N, 112 kg và 124 kg O cho 1 ha gieo trồng. Đối với những chân đất sét 10
  18. hoặc đất có thành phần cơ giới nặng, khuyến cáo bón lót toàn bộ lƣợng phân lân và 1/3 lƣợng đạm và kali. Bổ sung FYM 20-25 tấn/ha nhƣ liều lƣợng cơ bản cùng với một một nửa liều lƣợng N (35 kg) và một lƣợng đầy đủ (25 kg) và O (25 kg). Phần còn lại của liều lƣợng N (35 kg) có thể đƣợc bón trong một số liều chia tách với khoảng thời gian 2 tuần mỗi lần. 2.1.5.4 Ẩm độ Mƣớp đắng có khả năng chịu hạn tốt, nhƣng là cây rất mẫn cảm với điều kiện ngập úng. Khi ruộng mƣớp đắng bị ngập 4 ngày, cây sẽ bị thay đổi hình thái học của cây. Để đảm bảo cho cây sinh trƣởng phát triển tốt luôn phải cung cấp đủ ẩm cho cây. Mƣớp đắng là cây ƣa ẩm, cây sinh trƣởng tốt trong điều kiện ẩm độ 70- 80%. Thời kỳ ra quả rộ và quả phát triển yêu cầu độ ẩm cao 80-90% vì ở giai đoạn này hàm lƣợng nƣớc trong thân lá, quả mƣớp đắng lên đến trên 90%. Tuy nhiên, độ ẩm không khí cao lại là điều kiện thích hợp cho sự phát triển bệnh nhƣ sƣơng mai, đốm lá, thối vi khuẩn gây hại trên mƣớp đắng (Trần Khắc Thi, Ngô Thị Hạnh, 2008). 2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MƢỚP ĐẮNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2.2.1 Tình hình nghiên cứu mƣớp đắng trên thế giới Ở nƣớc ngoài, mƣớp đắng cũng đƣợc trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Mỹ La tinh, châu Phi, các nƣớc trung đông và vùng Caribe. Rất nhiều nghiên cứu nhằm tăng năng suất, chất lƣợng và khả năng chống chịu bệnh của mƣớp đắng. Hƣớng chung trong chọn tạo giống mƣớp đắng trên thế giới là chọn tạo các giống có chất lƣợng vƣợt trội (quả ít đắng), tỷ lệ hoa cái/hoa đực cao, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt. Các giống mƣớp đắng hoang dại là nguồn gen quý phục vụ cho việc chọn giống chống chịu các bệnh trên lá và sâu đục quả. Ở các nƣớc Đông Nam Á, công tác chọn tạo giống mƣớp đắng lai rất đƣợc quan tâm bởi vậy mà số giống F1 thƣơng mại đƣợc sản xuất nhiều gấp đôi so với các giống thuần đã đƣợc công nhận. 11
  19. Kết quả nghiên cứu của Bela Berenyi, Crilla Kleinhcincz (Hungary) cho thấy sự phát triển hoa và quả của mƣớp đắng không bị phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng trong ngày do đó có thể sản xuất mƣớp đắng ở trong nhà kính hoặc nhà lƣới (Bela Berenyi, Crilla Kleinhcincz) Ở Ấn Độ, đã chọn tạo thành công một số tổ hợp lai mƣớp đắng ƣu thế lai cao giữa dòng mƣớp đắng đơn tính cái (DBGY-01) với 8 dòng thuần khác, kết quả cho thấy tổ hợp lai DBGY-201 x Pusa Vishes có khả năng ƣu thế cao theo chiều hƣớng mong muốn nhƣ tỷ lệ giới tính, ngày thu quả đầu, trọng lƣợng quả, chiều dài và chiều rộng quả, năng suất. Còn tổ hợp giữa DBGY 201 X Priya cho ƣu thế cao về chiều dài quả, trọng lƣợng quả và năng suất quả (Lê Thị Tình, 2008). Hiện nay, Đài loan đã áp dụng thành công phƣơng pháp ghép mƣớp đắng lên gốc mƣớp ta để tăng khả năng chịu bệnh Furarium, ngập úng và tăng năng suất của mƣớp đắng. Ở Trung quốc đã nghiên cứu thành công phƣơng pháp ghép cho cây mƣớp đắng trên gốc bí đỏ. Phƣơng pháp ghép đƣợc tiến hành nhƣ sau: Để tránh sâu bệnh lây nhiễm bệnh từ giá thể cần xử lý giá thể bằng , hạt mƣớp đắng trƣớc khi gieo phải xử lý 3 sôi 2 lạnh và ủ đến khi nứt nanh rồi đem gieo. Thời gian ghép tốt nhất là sau khi cây gieo đƣợc 17-20 ngày, khi đó lá cách mặt đất 5-6 cm, đƣờng kính cây đƣợc 2,0-2,5 mm. dùng phƣơng pháp xiên, chọn cây giống khỏe cắt xiên với độ dài 0,5-0,6 cm, sâu 0,3-0,4 cm ở gốc cây cắt sâu vào 2/3 cây, ghép hai miệng vào nhau sau đó dùng nẹp bó lại. Sau khi ghép 9-10 ngày chỗ ghép đã liền. Sau khi ghép đảm bảo đủ độ ẩm và nhiệt độ cho cây để cho cây đạt tỷ lệ cao (Kasetsart University) Cũng ở Trung Quốc, do cây mƣớp đắng là cây ƣa nóng không ƣa lạnh, vì thế để hạn chế những thất thu khi trồng mƣớp đắng trong điều kiện thời tiết lạnh ngƣời ta đã tiến hành ghép cây mƣớp đắng lên cây bí đỏ. Ở giai đây chọn giống mƣớp đắng Lam Sơn Đại Bạch. Trƣớc khi gieo phải xử lý hạt giống mƣớp đắng và hạt giống bí đỏ, ngâm trong nƣớc ấm (6-8) tiếng, nhiệt độ nẩy mầm (25-30) . Bí đỏ gieo chậm hơn mƣớp đắng (1-2) ngày, khi hạt bí đỏ nứt nanh thì đem gieo. Khi xuất hiện lá mầm bí đỏ, mƣớp đắng ra một lá thật thì tiến hành ghép. Dùng phƣơng pháp ghép sát nhau, sau khi ghép phải che đậy, giữ độ ẩm > 95%, che đậy 3 ngày, những ngày râm không cần che đậy, buổi 12
  20. trƣa khi trời nắng cần phải che lại. Sau ghép 10 ngày cây sống mang đi trồng (vegnet.com). 2.2.2 Tình hình nghiên cứu mƣớp đắng ở Việt Nam Ở Việt Nam, mƣớp đắng đƣợc trồng phổ biến ở các tình phía Nam. Trong những năm gần đây mƣớp đắng cũng đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc nhƣ: Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hòa Bình . Rất nhiều nghiên cứu trong y dƣợc về tác dụng chữa bệnh của mƣớp đắng nhƣ tác dụng hạ đƣờng huyết Đây là kết luận của chƣơng trình: “Góp phần nghiên cứu thành phần hóa học của trái và hạt mƣớp đắng” do Viện Công Nghệ Hóa học (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tiến hành. Theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hạnh thì viện này cũng nghiên cứu thành công quy trình công nghệ chiết xuất dịch quả mƣớp đắng để sử dụng trong y học. Do vậy ngày nay cây mƣớp đắng ở Việt Nam ngày càng đƣợc phát triển mạnh (Viện dƣợc liệu, 1993). Đề tài “Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu trong công nghệ tế bào để nghiên cứu quá trình phát sinh hình thái của một số thực vật, bảo quản các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu ở Việt Nam và nhân nhanh một số giống cây trồng” các tác giả đã đƣa ra quy trình nhân nhanh cây gấc và cây mƣớp đắng bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô. Mƣớp đắng đã đƣợc đƣa ra sản xuất và đạt kết quả sau: đƣợc (4-6) quả/cây, trọng lƣợng của quả chín kỹ thuật (18-22 ngày tuổi) đạt (250-300) g, mỗi quả cứ từ (20-40) hạt, các chỉ tiêu này giống nhƣ trồng cây bằng hạt (Gia Dũng, nông nghiệp Việt Nam). Vị trí của mƣớp đắng ngày càng cần đƣợc ƣu tiên. Hƣớng đi chủ yếu là áp dụng các biện pháp kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm tăng năng suất. Tại trạm bảo vệ thực vật Thuận An (Bình Dƣơng) đã triển khai thành công dự án trồng cây mƣớp đắng dùng plastic phủ luống và căng lƣới ni lông làm giàn cho cây leo. Phƣơng pháp này nâng cao hiệu suất quang hợp, hấp thu chất dinh dƣỡng của cây, hạn chế đƣợc sâu bệnh, cỏ dại và điều hòa đƣợc độ ẩm trong đất, dinh dƣỡng không bị rửa trôi. Năng suất cây trồng theo phƣơng pháp này tăng từ 20% đến 30% so với cây trồng không phủ bạt (Viện dƣợc liệu, 1993). 13
  21. PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU - Ba giống mƣớp đắng Bảng 3.1: Tên và nguồn gốc các giống tham gia thí nghiệm Nguồn gốc STT Tên giống Nguồn gốc từ Nhật 1 Nhật Nguồn gốc Việt Nam 2 NP – 06 Nguồn gốc Việt Nam 3 BM 161 - Phân bón: phân chuồng hoai mục, đạm, lân, NPK, kali - Dụng cụ làm dàn: cọc nứa, dây buộc - Thuốc phòng trừ sâu bệnh: vôi bột, tricoderma - Dụng cụ tƣới: bình sịt, ozoa - Dụng cụ đo: thƣớc dây, kẹp pame đo đƣờng kính, cân bản nhỏ - Vở ghi chép 3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các giống mƣớp đắng - Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, phát triển của các giống thí nghiệm - Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm - Lựa chọn giống mƣớp đắng có khả năng sinh trƣởng, phát triển tốt, năng suất cao phù hợp với khu vực nghiên cứu 3.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1 Tài liệu thứ cấp Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, khí hậu của khu vực nghiên cứu, các báo cáo và thí nghiệm liên quan đến mƣớp đắng 14
  22. 3.3.2 Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCB) với 3 công thức thí nghiệm và 3 lần lặp lại. - Các công thức thí nghiệm: + Công thức 1: M1-mƣớp đắng nhật + Công thức 2: M2-mƣớp đắng NP-06 + Công thức 3: M3-mƣớp đắng BM 161 (đối chứng) - Diện tích ô thí nghiệm là 5 /ô - Tổng diện tích khu thí nghiệm là 45 - Sơ đồ thí nghiệm: Thực hiện ngẫu nhiên hóa sơ đồ thí nghiệm bằng phần mềm irristat 5.0 Bảo vệ CT1 CT3 R1 CT2 CT2 CT3 CT1 R2 CT2 CT3 CT1 CT1 CT3 CT2 R3 CT3 CT1 CT2 Bảo vệ Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3.3.3 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm Áp dụng theo QCVN 01 – 153: 2014/BNNPTNT - Thời vụ Trồng vụ thu đông năm 2017 15
  23. - Làm đất + Đất làm kỹ, làm sạch cỏ trƣớc khi gieo. + Lên luống cao 30 cm, mặt luống rộng 1,2 m. - Mật độ, khoảng cách. Mật độ: 20000 cây/ha, khoảng cách: 1 m x 0,5 m, mỗi hốc gieo 1 hạt. - Phân bón + Liều lƣợng phân chuồng hoai mục: Bón lót 12 tấn/ha. + Liều lƣợng và phƣơng pháp bón đƣợc trình bày tại bảng 3.2. Bảng 3.2 Liều lƣợng và phƣơng pháp bón Tổng Bón Bón thúc Loại phân số lót Lần 1 Lần 2 Lần 3 Phân chuồng hoai mục (tấn/ha) 12 12 / / / Phân HC vi sinh (kg/ha) 1.000 1.000 / / / Phân lân vi sinh (kg/ha) 1.000 1.000 / / / Vôi bột (kg/ha) 1.000 1.000 / / / Urea (kg/ha) 100 20 40 40 Kali (kg/ha) 50 10 20 20 + Bón thúc: + Lần 1: cây có 4 đến 5 lá thật + Lần 2: bắt đầu nở hoa + Lần 3: thu quả đợt 1 - Làm cỏ, xới, vun kết hợp với 2 lần bón thúc đầu - chủ yếu xới đất và vun cao trƣớc khi cắm giàn - Tƣới nƣớc 16
  24. + Tƣới nƣớc cho cây hàng ngày, cần giữ độ ẩm đất 80% đến 85% vào các đợt hoa cái nở rộ 3.4 CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Các chỉ tiêu theo dõi theo QCVN 01 – 153: 2014/BNNPTNT 3.4.1 Đặc điểm hình thái - Quan sát màu sắc thân, lá, hoa, quả: Quan sát vào giai đoạn hoa nở - Hình dạng lá, xẻ thùy: Quan sát vào giai đoạn hoa nở - Chiều dài quả: Đo khoảng cách giữa hai đầu của quả - Đƣờng kính quả: Đo ở phần đƣờng kính to nhất của quả - Màu sắc vỏ quả: Phân loại theo 4 cấp độ màu sắc (trắng, xanh nhạt, xanh, xanh đậm) - Hình dạng phần gốc quả: Phân loại theo 4 cấp độ (nhọn, tù, tròn, phẳng) - Hình dạng đỉnh quả: phân loại theo 4 cấp độ (nhọn, tù, tròn, phẳng) 3.4.2 Các giai đoạn sinh trƣởng chủ yếu của mƣớp đắng - Từ gieo – ngày mọc 2 lá thật (ngày): Quan sát 50% số cây trên ô thí nghiệm có 2 lá thật - Từ gieo – ra tua cuốn (ngày): Quan sát 50% số cây trên ô thí nghiệm ra tua cuốn - Từ gieo – ra hoa cái đầu (ngày): 50% số cây trên ô thí nghiệm ra ít nhất 1 hoa cái đầu tiên - Từ gieo – thu quả đợt 1 (ngày): 50% số cây trên ô thí nghiệm cho thu quả đợt 1 - Tổng thời gian sinh trƣởng (ngày): số ngày từ gieo đến khi thu hoạch quả bị biến dạng 3.4.3 Đặc điểm sinh trƣởng, phát triển - Tỷ lệ nảy mầm (%): Số hạt nảy mầm/tổng số hạt ngâm trồng - Định cây theo dõi: 10 cây/ô thí nghiệm 17
  25. - Ngày ra lá thật (ngày): 50% số cây/ô xuất hiện lá mới - Động thái ra lá (lá/6 ngày): Đƣợc tính từ lúc thấy cuống lá và phiến lá, đếm đến đốt thứ 50 mọc từ thân chính - Tốc độ ra lá (lá/6 ngày) = Số lá đếm lần sau – số lá đếm lần trƣớc liền kề - Động thái phân cành cấp I (cành/6 ngày): Khi có 50% số cây trong ô bắt đầu phân cành, đếm tất cả những cành đƣợc hình thành từ thân chính, đếm đến đốt 50) - Tốc độ phân cành cấp I (cành/6 ngày) = Số cành lần đếm sau – số cành lần đếm trƣớc liền - Ngày ra hoa đực (ngày): 50% số cây/ô xuất hiện hoa đực đầu tiên - Ngày ra hoa cái (ngày): 50% số cây/ô xuất hiện hoa cái đầu tiên - Ngày bắt đầu thu hoạch (ngày) - Ngày kết thúc thu hoạch (ngày): Tính đến khi thu hoạch quả bị biến dạng 3.4.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất - Tỷ lệ đậu quả/cây (%) = (Số quả trung bình trên cây/số hoa cái trung bình trên cây) x 100 - Số quả trên cây (quả): Tính số quả trung bình của các cây theo dõi - Trọng lƣợng quả trung bình của một cây (kg/cây): Trọng lƣợng quả trung bình của các cây theo dõi - Trọng lƣợng trung bình của 1 quả (g) = Trọng lƣợng quả trên cây/số quả trên cây - Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = Trọng lƣợng quả trung bình của một cây (kg/cây) x số cây/ha - Năng suất thực thu (tấn/ha) = (năng suất ô thí nghiệm/diện tích ô thí nghiệm) x 10000 3.5 PHƢƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU Tổng hợp và xử lý số liệu bằng: phần mềm iristat 5.0 và phần mềm excel 18
  26. PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU KHU VỰC NGHIÊN CỨU VỤ THU ĐÔNG 2017 Đất đai và khí hậu là những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp, là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu để cây trồng sinh trƣởng, phát triển tốt cho năng suất cao và ổn định. Nằm ở trung tâm thị trấn Xuân Mai, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 38 km và trung tâm thị xã Hòa Bình 45 km, vƣờn ƣơm trƣờng Đại học Lâm nghiệp là nơi tập trung lớn nhất về số lƣợng và đa dạng các loài thực vật. Để đánh giá điều kiện thời tiết vụ thu đông năm 2017 đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất mƣớp đắng, chúng tôi tiến hành theo dõi diễn biến về nhiệt độ và độ ẩm của khu vực nghiên cứu từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 1 năm 2018. Kết quả đƣợc tổng hợp lại bảng 4.1. Bảng 4.1 Đặc điểm khí hậu tại điểm nghiên cứu Tháng Nhiệt độ TB ( ) Độ ẩm (%) 9/2017 26,40 78,10 10/2017 24,90 45,80 11/2017 18,30 51,50 12/2017 15,20 60,10 1/2018 12,76 82,00 (Nguồn: Trạm khí tƣợng thủy văn trƣờng Đại học Lâm nghiệp) Qua bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ trung bình các tháng vụ thu đông năm 2017 dao động trong khoảng từ (12,76-26,40) . Ở giai đoạn đầu tháng 10/2017 khi bắt đầu gieo hạt nhiệt độ trung bình là 24,90 , đây là nền nhiệt thuận lợi nhất cho mƣớp đắng nảy mầm, ra tua và phân cành. Giai đoạn cây phát triển nhiệt độ trung bình thấp (12,76-18,30) làm ảnh hƣởng tới quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây, nhất là tháng 1 (12,76 ) nhiệt độ thấp 19
  27. ảnh hƣởng đến sự phát triển của quả (biến dạng quả) làm giảm năng suất mƣớp đắng. Độ ẩm trung bình các tháng dao động từ (45,80-82,00)%. Giai đoạn tháng 10-11/2017 độ ẩm thấp từ (45,80-51,5)% làm ảnh hƣởng đến sinh trƣởng phát triển của mƣớp đắng. Tháng 12/2017 và tháng 1/2018 độ ẩm từ (60,10-82,00)% thuận lợi cho ra quả rộ và quả phát triển nhƣng độ ẩm cao thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển. Nhìn chung, điều kiện khí hậu vụ thu đông năm 2017 thuận lợi cho mƣớp đắng sinh trƣởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh hại và cho năng suất cao. 4.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC GIỐNG MƢỚP ĐẮNG NGHIÊN CỨU 4.2.1 Hình thái thân, lá, hoa Đặc điểm hình thái giống sẽ cung cấp cho ta những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống, trong kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăm sóc. Đặc điểm hình thái lá, thân, hoa là những đặc điểm để phân biệt giống và là những đặc điểm quyết định đối với các nhà chọn giống. Kết quả theo dõi và đánh giá hình thái lá, thân, hoa của các giống mƣớp đắng đƣợc tổng hợp trong bảng 4.2 Bảng 4.2 Đặc điểm hình thái lá, hoa của các giống mƣớp đắng nghiên cứu Lá STT Tên giống Hoa Thân Màu sắc Phiến Xẻ thùy 1 Nhật Xanh đậm 7 thùy Sâu Vàng Xanh đậm 2 NP-06 Xanh TB 5 thùy Sâu Vàng Xanh TB 3 BM161 (đ/c) Xanh TB 7 thùy TB Vàng Xanh TB  Đặc điểm lá Qua bảng 4.2 cho thấy, lá của các giống mƣớp đắng tham gia thí nghiệm có 2 màu chủ yếu là xanh đậm và xanh trung bình. Lá của các giống mƣớp đắng NP-06 và mƣớp đắng BM161 có màu xanh trung bình. Chỉ có mƣớp đắng nhật có màu xanh đậm. 20
  28. Số thùy phiến lá của các giống mƣớp đắng tham gia thí nghiệm dao động gồm 5 - 7 thùy. Trong đó, mƣớp đắng nhật và mƣớp đắng BM161 có 7 thùy, mƣớp đắng NP-06 là 5 thùy. Độ sâu xẻ thùy của các giống tham gia thí nghiệm có 2 loại là sâu và trung bình. Mƣớp đắng nhật và mƣớp đắng NP-06 có xẻ thùy sâu. Còn mƣớp đắng BM161 có xẻ thùy trung bình. Màu hoa của các giống mƣớp đắng tham gia thí nghiệm là màu hoa vàng. Thân của các giống mƣớp đắng có màu xanh đậm (nhật), xanh trung bình là của mƣớp đắng NP-06 và mƣớp đắng BM161. 4.2.2 Hình thái quả Đặc điểm hình thái quả phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống quy định. Hình thái quả cũng là một trong những đặc điểm để phân biệt các giống và còn liên quan đến khả năng vận chuyển và giá trị của quả. Kết quả theo dõi về hình thái quả đƣợc tổng hợp trong bảng 4.3. Bảng 4.3 Đặc điểm hình thái quả của các giống mƣớp đắng nghiên cứu Hình dạng Vết STT Tên giống Gốc Đỉnh Màu sắc U vấu Quả gợn quả quả 1 Nhật Trụ Phẳng Nhọn Xanh đậm Nhiều Ngắn 2 NP-06 Trứng Tròn Tù Xanh nhạt Ít Dài 3 BM161 (đ/c) Thuôn Tù Tù Xanh TB Dài Qua bảng 4.3 cho thấy: - Hình dạng quả Các giống tham gia thí nghiệm có các dạng hình trụ, hình thuôn và hình trứng. Trong đó, mƣớp đắng nhật quả có dạng hình trụ, mƣớp đắng NP-06 quả có dạng hình trứng, còn mƣớp đắng BM161 quả có dạng hình thuôn. -Hình dạng gốc quả 21
  29. Gốc quả là vị trí gần cuống quả. Hình dạng quả của các giống tham gia thí nghiệm là khác nhau. Qua bảng 4.3 cho thấy, mƣớp đắng có dạng hình phẳng, mƣớp đắng NP-06 có dạng hình tròn và mƣớp đắng BM161 có dạng hình tù. -Dạng đỉnh quả Các giống mƣớp đắng tham gia thí nghiệm có 2 loại dạng hình: hình nhọn và hình tù. Dạng hình của các giống mƣớp đắng NP-06 và mƣớp đắng BM161 có dạng hình tù. Còn lại giống mƣớp đắng nhật có dạng hình nhọn. -Màu sắc quả Màu sắc quả do đặc tính của giống quy định. Trong các giống mƣớp đắng nghiên cứu, có mƣớp đắng nhật có màu xanh đậm, mƣớp đắng NP-06 có màu xanh nhạt và mƣớp đắng BM161 có màu xanh. -U vấu và vết gợn trên quả Mỗi giống có số u vấu và vết gợn khác nhau do đặc tính giống quy định. Đặc điểm của u vấu liên quan tới khả năng vận chuyển, nếu u vấu nhiều khi vận chuyển sẽ làm dập nát làm giảm giá trị thƣơng phẩm và ngƣợc lại. Số u vấu của mƣớp đắng nhật là nhiều, mƣớp đắng NP-06 có số u vấu ít, còn mƣớp đắng BM161 có số u vấu trung bình. Vết gợn của mƣớp đắng NP-06 và mƣớp đắng BM161 có vết gợn dài, còn mƣớp đắng nhật có vết gợn ngắn. 4.3 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA CÁC GIỐNG MƢỚP ĐẮNG THÍ NGHIỆM 4.3.1 Thời gian sinh trƣởng của các giống mƣớp đắng Sinh trƣởng, phát triển là biểu hiện sự biến đổi về lƣợng của chúng. Sinh trƣởng về kích thƣớc, khối lƣợng và hình thành các yếu tố cấu tạo mới là tiền đề cho sự sinh trƣởng và ngƣợc lại sự phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong dẫn đến sự ra hoa kết quả lại thúc đẩy sự sinh trƣởng. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của cây trồng nói chung và của mƣớp đắng nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn giống. Qua đó cho biết đặc trƣng, đặc tính của giống chín sớm, chín trung bình hay chín muộn của từng giống. Nghiên cứu thời gian sinh trƣởng phát triển của giống giúp ngƣời sản xuất có kế hoạch sắp xếp thời vụ, bố trí 22
  30. cây trồng hợp lý cũng nhƣ tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu tác động của điều kiện ngoại cảnh tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trƣởng phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đối với mƣớp đắng, thời gian sinh trƣởng phát triển đƣợc tính từ lúc mọc mầm cho đến khi thu quả bị biến dạng. Các giống khác nhau sẽ trải qua từng giai đoạn trong khoảng thời gian không giống nhau. Một giống đƣợc đánh giá là giống tốt phải là giống có khả năng sinh trƣởng phát triển tốt, có thời gian sinh trƣởng tƣơng đối ngắn, thích rộng với điều kiện thời tiết và có tiềm năng cho năng suất cao. Qua kết quả theo dõi, ta tổng hợp tại bảng 4.4 Bảng 4.4: Thời gian sinh trƣởng của các giống mƣớp đắng thí nghiệm Đơn vị: ngày Từ gieo đến .(ngày) Tổng STT Tên giống 3-4 lá Ra tua Hoa cái Thu quả Mọc TGST thật cuốn đầu tiên đợt 1 1 Nhật 3 11 13 28 50 104 2 NP-06 5 12 17 27 50 94 3 BM161(đ/c) 4 11 15 30 54 96 Qua bảng 4.4 cho thấy:  Thời kỳ gieo - mọc mầm Đặc trƣng của thời kỳ này là kết thúc bởi sự xuất hiện của 2 lá mầm. Sự sinh trƣởng của 2 lá mầm phụ thuộc nhiều vào giống, chất dự trữ, nhiệt độ và độ ẩm. Có ảnh hƣởng đến đời sống của cây đặc biệt là thời kỳ cây con. Nghiên cứu chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong xác định thời gian gieo hạt một cách hợp lý nhằm cung cấp điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của 2 lá mầm mƣớp đắng. Qua theo dõi, nhận thấy tất cả các giống tham gia thí nghiệm có thời gian nảy mầm tính từ khi gieo là 3-5 ngày. Giống mƣớp đắng nhật trải qua thời gian này trong 3 ngày, giống mƣớp đắng NP0-06 là 5 ngày còn giống mƣớp đắng BM161 là 4 ngày. Điều này đƣợc giải thích là điều kiện về thời 23
  31. tiết trong giai đoạn này thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt. Sau 6 ngày toàn bộ thí nghiệm đều đã xuất hiện 2 lá mầm.  Thời kỳ gieo – 3, 4 lá thật Sau khi mọc mầm cây bắt đầu chịu nhiều ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh trên mặt đất đến quá trình sinh trƣởng. Giữa các giống chƣa có sự sai khác đáng kể kể về thời gian. Giống có thời gian xuất hiện 3 lá thật sớm nhất là mƣớ đắng nhật và mƣớp đắng BM161 (11 ngày sau gieo). Giống mƣớp đắng NP-06 bắt đầu xuất hiện 3 lá thật là 12 ngày sau gieo.  Thời kỳ gieo – ra tua cuốn Cũng nhƣ các loại cây khác trong họ bầu bí, mƣớp đắng thuộc loại thân leo, ở mỗi nách lá trên thân chính mọc ra tua cuốn. Mƣớp đắng có tua cuốn dạng đơn. Tua cuốn giúp thân leo bám vào giàn, hạn chế sự đổ ngã của cây. Những giống phát triển thân lá nhanh nhƣng thời gian ra tua cuốn chậm sẽ làm cho cây dễ bị đổ ngã. Đối với những giống xuất hiện tua cuốn sớm là điều kiện thuận lợi cho cây vƣơn leo theo giàn dễ dàng hơn. Tua cuốn xuát hiện trong quá trình sinh trƣởng của cây. Qua bảng 4.3 cho thấy, thời gian bắt đầu xuất hiện tua cuốn của các giống biến động từ 13 đến 17 ngày. Trong đó, giống xuất hiện tua cuốn sớm nhất là giống mƣớp đắng nhật 13 ngày sau gieo và giống xuất hiện tua cuốn muộn nhất là mƣớp đắng NP-06 17 ngày sau gieo. Còn mƣớp đắng PM161 xuất hiện tua cuốn 15 ngày sau gieo.  Thời kỳ gieo – ra hoa cái Thời gian này có liên quan đến giai đoạn phân hóa mầm hoa đến hình thành nụ hoa và kết thúc bằng sự ra hoa của cây. Theo quan điểm nông học thì thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc xác định tính chín sớm hay chín muộn của giống. Đồng thời đây cũng là giai đoạn cây chuyển từ sinh trƣởng sinh dƣỡng sang sinh trƣởng sinh thực. Nghiên cứu thời gian ra hoa cái đầu tiên giúp chúng ta có những định hƣớng và biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhất nhằm tăng khả nằng ra hoa tập trung và tỉ lệ hoa cái của các giống. Ở thời kỳ này, sự cân bằng giữa sinh trƣởng sinh thực và sinh trƣởng sinh dƣỡng là rất quan trọng. Nếu đạm trong cây dƣ thừa, cây sinh trƣởng quá mạnh sẽ kéo dài thời gian ra hoa, giảm khả năng chống chịu với sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi của thời tiết. Số liệu bảng 4.4 cho thấy, các giống tham gia thí nghiệm vào thời kỳ ra hoa cái đầu tiên cách nhau từ 1 đến 4 ngày. Trong đó có giống bƣớc vào thời 24
  32. kỳ này 28 ngày sau gieo đó là giống mƣớp đắng nhật. Giống xuất hiện hoa cái sớm nhất là giống mƣớp đắng NP-06 27 ngày sau gieo. Còn giống xuất hiện hoa cái đầu tiên muộn nhất là giống mƣớp đắng PM161 30 ngày sau gieo.  Thời kỳ gieo – thu quả đợt 1 Thu hoạch mƣớp đắng đúng độ chín thƣơng phẩm có ảnh hƣởng tốt đến năng suất và phẩm chất hàng hóa. Thời kỳ thu hái mƣớp đắng chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính của giống và mục đích sử dụng. Sau khi thu hái quả nhanh chóng chuyển màu vàng, đây là nhƣợc điểm của một số loại giống không phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Khi thu hái cần chọn thời gian và thời điểm thích hợp. Vì vậy, nghiên cứu thời gian cho quả đợt một giúp chúng ta có cơ sở chuẩn bị cho công tác thu hoạch, chế biến cũng nhƣ tiêu thụ. Các công thức có thời gian thu quả đợt 1 sớm nhất là giống mƣớp đắng nhật và mƣớp đắng NP-06 50 ngày say gieo. Còn giống cho thu quả đợt 1 muộn nhất 54 ngày sau gieo là mƣớp đắng PM161.  Tổng thời gian sinh trƣởng Cũng nhƣ các loại cây trồng khác, mƣớp đắng trải qua chu kỳ sống từ lúc mọc mầm cho đến khi thu quả biến dạng trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó tùy thuộc vào giống ngắn ngày, trung ngày hay dài ngày. Tổng thời gian sinh trƣởng là cơ sở giúp ngƣời sản xuất bố trí thời vụ hợp lý cũng nhƣ biện pháp luân canh giữa các loại cây trồng khác với mƣớp đắng. Các giống mƣớp đắng tham gia thí nghiệm đều là những giống trung ngày, có tổng thời gian sinh trƣởng từ 94 ngày (NP-06), 96 ngày (PM161) đến 104 ngày (nhật). 4.3.2 Động thái ra lá của các giống mƣớp đắng nghiên cứu Lá là bộ phận quan trọng của tất cả các loại cây nói chung và của mƣớp đắng nói riêng. Bởi số lá trên cây sẽ cho ta biết phần nào khả năng quang hợp để tích lũy chất dinh dƣỡng nuôi cây và quả. Thông thƣờng giống nào có số lá trên cây nhiều thì sức sinh trƣởng của cây lớn và khả năng tích lũy chất dinh dƣỡng cao. Đặc điểm ra lá, tuổi thọ lá là do đặc tính di truyền của giống quy định, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ức chế sự tạo thành lá và sinh trƣởng của lá. Khi gặp nhiệt độ thấp lá sinh trƣởng chậm nhƣng phiến lá dày hơn. 25
  33. Lá của mƣớp đắng gồm có lá mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng qua trục của thân. Lá mầm nhú ra đầu tiên, có hình dạng trứng và chỉ tiêu quan trọng đẻ đánh giá và dự đoán tình hình sinh trƣởng của cây. Trong kỹ thuật trồng trọt ngƣời ta thƣờng quan tâm đến dộ lớn, sự cân đối và thời gian duy trì 2 lá mầm trên cây. Vì nó có ý nghĩa lớn trong quang hợp tạo vật chất nuôi cây và ra lá thật sau này. Động thái ra lá của các giống mƣớp đắng thí nghiệm đƣợc thể hiện trong bảng 4.5 và hình 4.1 Bảng 4.5 Động thái ra lá của các giống mƣớp đắng thí nghiệm Đơn vị: lá Số lá từ gieo đến . (ngày) STT Tên giống Hoa cái Thu hoạch Ra tua cuốn Phân cành đầu tiên quả đợt 1 1 Nhật 3,68 7,05 11,23 30,68 2 NP-06 4,78 9,67 13,06 24,33 3 BM161 (đ/c) 4,83 11,25 14,88 26,83 Hình 4.1 Động thái ra lá của các giống tham gia thí nghiệm 26
  34. Qua bảng 4.5 và hình 4.1, cho thấy: Giai đoạn từ gieo đến ra tua cuốn, số lá dao động trong khoảng (3,68- 4,83) lá. Trong đó, giống có số lá thấp nhất là mƣớp đắng nhật (3,68 lá), giống có số lá nhiều nhất là giống BM161 (4,83 lá). Giống mƣớp đắng NP-06 đạt đƣợc 4,78 lá. Giai đoạn từ gieo đến phân cành, số lá dao động từ (7,05-14,88) lá. Trong đó, giống có số lá nhiều nhất là mƣớp đắng BM161 (11,25 lá), giống có số lá ít nhất là mƣớp đắng nhật (7,05 lá) và mƣớp đắng NP-06 có 9,67 lá. Giai đoạn từ gieo đến ra hoa cái đầu tiên, số lá dao động trong khoảng 11,23 lá (nhật) đến 14,88 lá (BM161). Mƣớp đắng NP-06 đạt 13,06 lá. Giai đoạn từ gieo đến thu quả đợt 1, số lá dao động trong khoảng (24,33-30,68) lá. Trong đó, giống có số lá nhiều nhất là mƣớp đắng nhật (30,68 lá), mƣớp đắng BM161 đạt 26,83 lá và giống có số lá thấp nhất là mƣớp đắng NP-06 (24,33 lá). 4.3.3 Động thái phân cành của các giống tham gia thí nghiệm Bên cạnh các chỉ tiêu về số lá trên thân chính thì đặc điểm phân cành cũng là một chỉ tiêu phụ thuộc chặt chẽ vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là ánh sáng và nhiệt độ. Mức độ phân cành đƣợc thể hiện qua khả năng ra nhánh của cây. Các giống khác nhau khả năng phân cành khác nhau, có giống có khả năng phân cành mạnh và có giống khả năng phân cành yếu. Trên cùng một cây, vị trí các cành, nhánh khác nhau thì khả năng sinh trƣởng và vai trò sinh lý cũng khác nhau. Những cành nhánh xuất hiện vị trí thấp, dƣới hoa cái đầu là những cành, nhánh có đặc điểm: Sinh trƣởng phát triển mạnh, ra hoa muộn, tỷ lệ đậu quả thấp, quả nhỏ. Chính vì vậy, việc bấm tỉa những cành, nhánh ở vị trí dƣới, làm thông thoáng gốc cây, hạn chế phát triển của sâu, bệnh hại. Động thái phân cành của các giống mƣớp đắng thí nghiệm đƣợc thể hiện trong bảng 4.6 và hình 4.2. 27
  35. Bảng 4.6 Động thái phân cành của các giống mƣớp đắng thí nghiệm Đơn vị: cành Số cành từ gieo tới ngày STT Tên giống 23 29 35 41 47 53 59 65 71 77 1 Nhật 2,67 6,52 11,86 14,05 15,33 19,09 23,24 28,09 32,05 35,71 2 NP-06 1,11 3,00 5,67 8,33 11,33 13,56 16,78 19,44 23,78 29,11 3 BM161 (đ/c) 0,92 3,17 5,58 9,33 12,9 15,75 19,75 23,25 25,08 27,50 LSD.05 1,56 1,37 3,35 1,18 0,52 1,17 1,36 1,02 1,98 1,58 CV (%) 6,50 8,20 6,40 14,50 5,90 9,90 6,50 11,60 13,30 10,50 Hình 4.2 Động thái phân cành của các giống tham gia thí nghiệm Qua bảng 4.6 và hình 4.2, cho thấy: Giai đoạn 23-41 ngày sau gieo, số cành dao động trong khoảng (8,33- 14,05) cành.Trong các giống tham gia thí nghiệm, giống có số cành ra nhanh nhất là mƣớp đắng nhật (14,05 cành). Giống có số cành ra chậm nhất là mƣớp đắng NP-06 (8,33 cành); còn mƣớp đắng BM161 ra đƣợc 9,33 cành. Giai đoạn 41-59 ngày sau gieo, số cành dao động trong khoảng (16,78- 23,24) cành. Các giống tham gia thí nghiệm, có mƣớp đắng NP-06 ra cành chạm nhất (16,78 cành); còn giống ra cành nhanh nhất là mƣớp đắng nhật (23,24 cành). Mƣớp đắng BM161 ra đƣợc 19,75 cành. 28
  36. Giai đoạn 59-77 ngày sau gieo, số cành dao động từ 27,50 cành (BM161) đến 35,71 cành (nhật). Trong đó, mƣớp đắng NP-06 ra đƣợc 29,11 cành. 4.4 NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT Năng suất là yếu tố quan trọng trọng sản xuất. Các yếu tố cấu thành năng suất cây mƣớp đắng gồm khối lƣợng quả, mật độ, số hoa cái, tỷ lệ đậu quả. Trong đó nhân tố quan trọng nhất quyết định năng suất cây mƣớp đắng là khối lƣợng quả. Kết quả theo dõi năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất mƣớp đắng đƣợc tổng hợp tại bảng 4.7và hình 4.3. Bảng 4.7 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Tổng Tỉ lệ Khối số quả Hoa đậu lƣợng NSCT NSLT NSTT STT Tên giống trên cái quả quả (kg/cây) (tấn/ha) (tấn/ha) cây (%) TB (g) (quả) 1 Nhật 38,57 70,67 27,26 147,21 4,01 80,18 59,20 2 NP-06 33,78 67,00 22,63 107,81 2,44 48,82 30,99 3 BM161(đ/c) 28,75 68,33 19,62 131,24 2,57 51,49 40,46 LSD.05 1,99 8,08 3,01 6,03 8,51 CV (%) 14,00 12,70 9,00 9,00 8,50 Hình 4.3 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống mƣớp đắng 29
  37. 4.3.1 Các yếu tố cấu thành năng suất  Hoa cái Số hoa cái trên cây cũng là yếu tố quyết định đến số quả trên cây và là chỉ tiêu liên quan đến năng suất. Qua bảng 4.7 cho thấy, số hoa cái dao động từ 28,75 – 38,57 hoa. Trong đó giống có hoa cái nhiều nhất là mƣớp đắng nhật (38,57 hoa), giống có hoa cái thấp nhất là mƣớp đắng BM161 (28,75 hoa) và mƣớp đắng NP-06 có 33,78 hoa cái.  Tỷ lệ đậu quả Tỷ lệ đậu quả là yếu tố quyết định đến năng suất của giống. Các giống khác nhau hay ở các thời vụ khác nhau thì tỷ lệ đậu quả khác nhau. Điều đó chứng tỏ tỷ lệ đậu quả phụ thuộc vào đặc điểm từng giống và chịu ảnh h2ƣởng nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ, dinh dƣỡng, ). Qua bảng 4.7 ta thấy tỷ lệ đậu quả của các giống mƣớp đắng trong thí nghiệm trung bình, dao động từ 67 – 70,67%. Giống có tỉ lệ đậu quả cao nhất là mƣớp đắng nhật (70,67%). Mƣớp đắng BM161 có tỷ lệ đậu quả cũng khá cao (68,33%), còn giống có tỉ lệ đậu quả thấp nhất là mƣớp đắng NP-06 (67%).  Số quả trên cây Số quả trên cây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất và khả năng thích ứng của các giống mƣớp đắng. Số quả trên cây phụ thuộc vào bản chất di truyền, tỉ lệ đậu quả. Ngoài ra chỉ tiêu này còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Qua bảng 4.7 cho thấy, tổng số quả trên cây của các giống dao động trong khoảng (19,62-27,26) quả/cây. Trong đó, mƣớp đắng nhật có số quả trên cây cao nhất (27,26 quả/cây), mƣớp đắng BM161 có số quả trên cây thấp nhất (19,62 quả/cây). Mƣớp đắng NP-06 có số quả trên cây là 22,3 quả/cây.Với độ tin cậy 95% và LSD.05 = 1,99, tổng số quả trên cây của các giống mƣớp đắng nghiên cứu đều có sự sai khác ở mức có ý nghĩa so với giống đối chứng BM161.  Khối lƣợng trung bình quả 30
  38. Khối lƣợng trung bình quả là chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất của mƣớp đắng. Khối lƣợng trung bình quả phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống nhƣng nó cũng phụ thuộc vào điều kiện môi trƣờng, đặc biệt là chế độ dinh dƣỡng. Giống có khối lƣợng trung bình quả cao thì năng suất cao. Theo kết quả bảng 4.7 thì khối lƣợng trung bình quả dao động từ (107,81-147,21) g/quả, mƣớp đắng nhật khối lƣợng trung bình quả lớn nhất (147,21 g/quả), giống có khối lƣợng trung bình quả thấp nhất là mƣớp đắng NP-06 (107,81 g/quả). Còn mƣớp đắng BM161 có khối lƣợng trung bình quả là 131,24 g/quả. Với độ tin cây là 95% và LSD.05 = 8,08, khối lƣợng trung bình quả của các giống mƣớp đắng nghiên cứu đều có sự sai khác ở mức có ý nghĩa. 4.4.2 Năng suất của các giống mƣớp đắng thí nghiệm  Năng suất cá thể của các giống mƣớp đắng Năng suất cá thể (khối lƣợng quả) và mật độ là hai tiêu chí quyết định đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống mƣớp đắng thí nghiệm. Với điều kiện chăm sóc tốt, ít sâu bệnh thì năng suất cá thể quyết định phần lớn đến năng suất thực thu sau này. Năng suất cá thể phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, các chỉ tiêu, tính trạng cấu thành năng suất. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Năng suất cá thể đƣợc quyết định bởi khối lƣợng trung bình quả và số quả trên cây. Qua bảng 4.7 ta thấy rằng, năng suất các thể trung bình của các giống mƣớp đắng dao động trong khoảng (2,44-4,01) kg/cây. Mƣớp đắng nhật là giống có năng suất cá thể cao nhất (4,01 kg/cây), giống có năng suất cá thể thấp nhất là mƣớp đắng NP-06 (2,44 kg/cây), còn mƣớp đắng BM161 có năng suất cá thể là 2,57 kg/cây. Với độ tin cậy 95% và LSD.05 = 3,01, năng suất cá thể của các giống mƣớp đắng nghiên cứu đều có sự sai khác ở mức có ý nghĩa.  Năng suất lý thuyết 31
  39. Năng suất lý thuyết (tấn/ha) là một trong những chỉ tiêu quyết định sự vƣợt trội giữa các giống so sánh và là yếu tố quyết định một số giống nào đó đƣa vào sản suất hay không, thƣờng thì mƣớp đắng có năng suất cao thì càng đạt thị hiếu của ngƣời sản suất. Năng suất theo diện tích của các giống phụ thuộc rất lớn vào năng suất cá thể. Năng suất quả phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật. Năng suất quả phản ánh tính thích nghi của giống với điều kiện thời tiết, khí hậu và tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Qua bảng 4.7 và hình 4.3 cho thấy, năng suất lý thuyết của các giống dao động khoảng (48,82-80,18) tấn/ha. Trong đó, mƣớp đắng nhật có năng suất lý thuyết cao nhất (80,18 tấn/ha). Mƣớp đắng NP-06 có năng suất lý thuyết thấp nhất (48,82 tấn/ha), mƣớp đắng BM161 có năng suất lý thuyết là 51,49 tấn /ha. Với độ tin cậy 95% và LSD.05 = 6,03, năng suất lý thuyết của các giống mƣớp đắng nghiên cứu đều có sự sai khác ở mức có ý nghĩa.  Năng suất thực thu của các giống mƣớp đắng Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu đƣợc trên diện tích ô thí nghiệm. Năng suất thực thu là chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm đánh giá một giống cây trồng nói chung và nó cũng là một căn cứ để đánh giá khả năng thích ứng của một giống với điều kiện ngoại cảnh, đất đai là tốt hay là không tốt. Qua số liệu bảng 4.7 và hình 4.3 nhận thâý, năng suất thực thu của các giống thu đƣợc đều thấp hơn so với năng suất lý thuyết và có sự thay đổi giữa các giống. Mƣớp đắng nhật có năng suất thực thu lớn nhất (59,20 tấn/ha), giống còn lại đều có năng suất thực thu thấp hơn là mƣớp đắng NP-06 là 30,99 tấn/ha và mƣớp đắng BM161 là 40,46 tấn/ha. Với độ tin cậy 95% và LSD.05 = 8,51, năng suất lý thuyết của các giống mƣớp đắng nghiên cứu đều có sự sai khác ở mức có ý nghĩa . 4.4 LỰA CHỌN GIỐNG MƢỚP ĐẮNG TRIỂN VỌNG Sau khi thực hiện thí nghiệm so sánh của 3 giống mƣớp đắng, tôi nhận thấy hầu hết các giống đều mang những đặc điểm, tính trạng tốt, đáp ứng yêu 32
  40. cầu sản xuất trong điều kiện vụ thu đông tại địa điểm nghiên cứu. Qua phân tích, trong số các giống chúng tôi đã chọn đƣợc giống có triển vọng so với giống đối chứng là giống nhật. Kết quả theo dõi đặc điểm của giống mƣớp nhật và giống đối chứng đƣợc tổng hợp tại bảng 4.8. Bảng 4.8 Một số đặc điểm của giống nhật và giống đối chứng Tên giống Nhật BM161 (đ/c) Đặc điểm Tổng thời gian sinh trƣởng (ngày) 104 96 Độ dài quả (cm) 21,22 19,04 Đƣờng kính quả (mm) 55,94 48,71 Số lá trên cây (lá) 74,1 59,75 Số cành trên cây (cành) 40,43 34,33 KLTB 1 quả (g) 147,21 131,24 NSCT (kg/cây) 4,01 2,57 NSLT (tấn/ha) 80,18 51,49 NSTT (tấn/ha) 59,20 40,46 Qua bảng 4.8 cho thấy: Tổng thời gian sinh trƣởng của mƣớp đắng nhật (104 ngày) dài hơn mƣớp đắng BM161 (96 ngày) là 8 ngày. Số lá trên cây của mƣớp đắng nhật (74,1 lá) nhiều hơn số lá của mƣớp đắng BM161 (59,75 lá) là 14,35 lá. Số cành trên thân chính của mƣớp đắng nhật (40,43 cành) nhiều hơn mƣớp đắng BM161 (34,33 cành) là 6,10 cành. Đƣờng kính quả của mƣớp đắng nhật (55,94 mm) lớn hơn của mƣớp đắng BM161 (48,71 mm) là 7,23 mm. Chiều dài quả của mƣớp đắng nhật (21,22 cm) dài hơn của mƣớp đắng BM161 (19,04 cm) là 2,18 cm. 33
  41. Khối lƣợng trung bình 1 quả của mƣớp đắng nhật (147,21 g/1 quả) lớn hơn mƣớp đắng BM161 (131,24 g/1 quả) là 15,97 g/1 quả. Năng suất cá thể của mƣớp đắng nhật (4,01 kg/cây) nhiều hơn của mƣớp đắng BM161 (2,57 kg/cây) là 1,44 kg/cây. Năng suất lý thuyết của mƣớp đắng nhật (80,18 tấn/ha) nhiều hơn của mƣớp đắng BM161 (51,49 tấn/ha) là 28,69 tấn/ha. Năng suất thực thu của mƣớp đắng nhật (59,20 tấn/ha) nhiều hơn mƣớp đắng BM161 (40,46 tấn/ha) là 18,74 tấn/ha. Tóm lại, qua nhận xét trên cho thấy đặc điểm sinh trƣởng phát triển và năng suất của mƣớp đắng nhật tốt hơn giống đối chứng. 34
  42. PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Qua quá trình theo dõi và phân tích kết quả, tôi đƣa ra một số kết luận về khả năng sinh trƣởng phát triển và năng suất của các giống mƣớp đắng tham gia thí nghiệm gồm các nội dung nhƣ sau: - Vƣờn ƣơm trƣờng Đại học Lâm nghiệp có điều kiện thời tiết, đất đai, nƣớc tƣới nhìn chung là rất thuận lợi cho cây mƣớp đắng trồng vụ thu đông sinh trƣởng, phát triển và đạt năng suất cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nghiên cứu không quá thấp. Hệ thống nƣớc ổn định và luôn đƣợc cung cấp đúng lúc khi cây cần. - Các giống trong thí nghiệm đều là giống trung ngày, thích hợp cho trồng vụ thu đông, có tổng thời gian dao động trong khoảng 94 – 104 ngày (mƣớp đắng nhật có tổng thời gian trồng dài nhất 104 ngày) - Hình thái của các giống mƣớp đắng thí nghiệm khá đa dạng vẫn nhƣng vẫn mang đặc trƣng hình thái chung của mƣớp đắng. Lá có xẻ thùy, có lông, có màu xanh đậm hay nhạt tùy từng giống. Hình thái quả cũng đa dạng: hình trụ, hình trứng, hình thuôn. Số u vấu từ ít đến nhiều (nhiều nhất là mƣớp đắng nhật). - Động thái ra lá, cành của các giống không đồng đều giữa các giai đoạn sinh trƣởng, số lá có tốc độ tăng nhanh nhất ở giai đoạn 25 -31 sau gieo. - Tỷ lệ đậu quả của các giống tham gia thí nghiệm đạt khá cao, từ 67,00% – 70,67%. Điều này chứng tỏ các giống nghiên cứu phù hợp với điều kiện vụ thu đông. - Đa số các giống đều sai quả, năng suất cá thể của các giống đều đạt 2,44 – 4,01 kg/cây. Điều này dẫn đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống tƣơng đối cao, mƣớp đắng nhật là giống có năng suất lý thuyết cao nhất (80,18 tấn/ha). - Đã lựa chọn đƣợc ra giống mƣớp đắng có triển vọng với nhiều ƣu điểm nổi bật và thích hợp trồng ở điều kiện vụ đông, đó là giống mƣớp đắng nhật. 35
  43. 5.2 ĐỀ NGHỊ - Cần tiến hành thí nghiệm này trong nhiều vụ, nhiều vùng, nhiều loại đất và nhiều điều kiện sinh thái khác nhau để có kết luận chính xác nhất về khả năng sinh trƣởng, phát triển của các giống mƣớp đắng. - Cần tiến hành phân tích một số chỉ tiêu về sinh lý, sinh hóa, phẩm chất quả của các giống nhằm có những đánh giá toàn diện hơn về đặc tính, đặc trƣng của các giống. 36
  44. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Tiếng việt 1. Nguyễn Tiến Bân, (1997). Cẩm nang tra cứu và nhận biết có họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội , tr337 2. Võ Văn Chi (1997). Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội, tr 795. 3. Vũ Văn Chuyên, (1971). Thực vật học, tập 2, NXB Y học, Hà nội, tr 200-203. 4. Gia Dũng, Trồng mướp đắng hiệu quả kinh tế cao. Theo NN Việt Nam 5. Phạm Hoàng Hộ, (1991). Cây cỏ Việt Nam. Montreal, tập 2 (quyển 1), tr713. 6. Vũ Văn Liết, Nguyễn Văn Hoan (2007). Sản xuất giống và công nghệ sản xuất hạt giống, NXB Đại học Nông Nghiệp. 7. Lê Minh Lý, Triệu Phƣơng Thảo, Huỳnh Lê Anh Nhi (2014), Tái sinh chồi cây khổ qua (Momordica charantia L.) in vitro từ tử điệp, Tạp chí Khoa học trƣờng Đại học Cần Thơ. 8. Trần Khắc Thi, Ngô Thị Hạnh (2008), Rau ăn quả, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. 9. Lê Thị Tình (2008), Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của một số giống mƣớp đắng (Momordica charantia L), Đại học nông nghiệp. 10. Trồng mƣớp đắng dùng plastic, NNTNN 11. Viện Công Nghệ Hóa học. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Góp phần nghiên cứu thành phần hóa học của trái và hạt mướp đắng. 12. Viện dƣợc liệu (1993), Tài nguyên cây thuốc Việt Nam 2) Tiếng anh 13. AVRDC, (1998), Chinese Bitter Gourd Adaptation Trial, ARC Training report, Xue Dayu, China. 14. Backer, C. A and Bakhuizen, R. C, Van Den Brink, 1963. Flora ò Java, vol, I, tr229.
  45. 15. Bela Berenyi, Crilla Kleinhcincz. Bitter gourd (Momordica charantia L) growing in godollo region hungary. Department ỏ Tropical and Subtropical Agriculture. 16. Gagnepain, (1912), Cucurbitaceae in: Lecomte, M. H, Flore Generale de L Indochine, T.II; p1067 – 1072. 17. Kasetsart University. Descriptors for Bitter gourd. Tropical Vegetable Research Center. 3) Internet 18. Giới thiệu chung về mƣớp đắng 19. htt://ww.vegnet.com.cn
  46. PHỤ LỤC
  47. Sơ đồ thí nghiệm FIELD PLAN FOR RANDOMIZED BLOCK DESIGN, 3 TRTS, 3 REPS FILE C:\Users\AviSHOP\Desktop\DUNG.DGN 2/ 9/17 9:32 :PAGE 1 TRIAL DESCRIPTION: THI NGHIEM NGHIEN CUU CAC GIONG MUOP DANG TRIAL NUMBER: 1 SITE RANDOM SEED 111098 REP 1 (CELLS CONTAIN PLOT NUMBERS ON TOP, TREATMENTS BELOW) COL 1| 2| 3| ROW | | | | 1| 2| 3| 1| 1| 2| 3| | | | | REP 2 (CELLS CONTAIN PLOT NUMBERS ON TOP, TREATMENTS BELOW) COL 1| 2| 3| ROW | | | | 4| 5| 6| 1| 2| 3| 1| | | | | REP 3 (CELLS CONTAIN PLOT NUMBERS ON TOP, TREATMENTS BELOW) COL 1| 2| 3| ROW | | | | 7| 8| 9| 1| 1| 3| 2| | | | |TREATMENT KEY FOR RANDOMIZED BLOCK DESIGN, 3 TRTS, 3 REPS FILE C:\Users\AviSHOP\Desktop\DUNG.DGN 2/ 9/17 9:32 :PAGE 2 TRIAL DESCRIPTION: THI NGHIEM NGHIEN CUU CAC GIONG MUOP DANG TRIAL NUMBER: 1 SITE RANDOM SEED 111098 REP 1 REP 2 REP 3 TRT PLOT PLOT PLOT 1 1 6 7 2 2 4 9 3 3 5 8
  48. SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE SOGOC 4/ 4/18 3:32 :PAGE 1 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - GIONG$ VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB NHANH 23.532 3 3.9926 5 5.89 0.044 LA 153.20 3 7.5377 5 20.32 0.004 HOACAI 48.494 3 1.9696 5 24.62 0.003 HOADUC 354.00 3 19.431 5 18.22 0.005 SOQUA 30.182 3 0.59875 5 50.41 0.001 DQUA 47.207 3 0.91609 5 51.53 0.001 DKQUA 27.323 3 3.2946 5 8.29 0.023 KLTB1 816.04 3 9.9042 5 82.39 0.000 NSCT 0.15140 3 13766. 5 109.98 0.000 NSLT(T) 605.62 3 5.5065 5 109.98 0.000 NSTT(T) 414.51 3 10.984 5 37.74 0.001 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB NHANH 2.1511 2 14.376 6 0.15 0.864 LA 9.6244 2 79.673 6 0.12 0.888 HOACAI 1.9792 2 25.229 6 0.08 0.925 HOADUC 8.4788 2 190.37 6 0.04 0.957 SOQUA 0.17088 2 15.533 6 0.01 0.990 DQUA 0.71954 2 24.127 6 0.03 0.972 DKQUA 1.1801 2 16.014 6 0.07 0.929 KLTB1 25.450 2 407.79 6 0.06 0.940 NSCT 27024. 2 0.75949 6 0.04 0.966 NSLT(T) 10.809 2 303.80 6 0.04 0.966 NSTT(T) 3.3319 2 215.30 6 0.02 0.986
  49. TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SOGOC 4/ 4/18 3:32 :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT GIONG$ GIONG$ NOS NHANH LA HOACAI HOADUC nhat 2 38.8571 72.7775 38.2143 70.6429 NP06 3 37.2222 58.5556 33.7778 52.6667 BM161 3 34.3333 59.7500 28.7500 75.2500 Nhat 1 43.5714 76.7500 39.2857 81.7143 SE(N= 2) 1.41291 1.94135 0.992377 3.11697 5%LSD 5DF 5.13246 7.05202 3.60484 11.3225 GIONG$ NOS SOQUA DQUA DKQUA KLTB1 nhat 2 26.7500 21.3100 55.4800 151.137 NP06 3 22.6333 11.9333 53.3767 107.814 BM161 3 19.6167 19.0400 48.7067 131.237 Nhat 1 28.2857 21.0500 56.8600 139.343 SE(N= 2) 0.547153 0.676790 1.28347 2.22533 5%LSD 5DF 1.98755 2.45846 4.66227 8.08358 GIONG$ NOS NSCT NSLT(T) NSTT(T) nhat 2 4042.73 80.8546 60.2877 NP06 3 2440.78 48.8157 30.9927 BM161 3 2574.27 51.4853 40.4645 Nhat 1 3941.40 78.8281 57.0263 SE(N= 2) 82.9648 1.65929 2.34353 5%LSD 5DF 301.373 6.02745 8.51297 MEANS FOR EFFECT REP REP NOS NHANH LA HOACAI HOADUC 1 3 36.3651 62.0714 34.5476 67.4683 2 3 37.6627 65.2778 32.9286 69.0714 3 3 37.9563 65.0580 33.6230 65.7103 SE(N= 3) 2.18906 5.15342 2.89993 7.96592 5%LSD 6DF 7.57231 17.8265 10.0313 27.5554 REP NOS SOQUA DQUA DKQUA KLTB1 1 3 23.4417 17.2467 52.4133 131.691 2 3 22.9919 17.0033 52.2200 125.867 3 3 23.0783 17.9467 53.3900 128.698 SE(N= 3) 2.27545 2.83590 2.31040 11.6589 5%LSD 6DF 7.87114 9.80984 7.99205 40.3300 REP NOS NSCT NSLT(T) NSTT(T) 1 3 3108.54 62.1709 42.6731 2 3 2919.96 58.3993 43.2640 3 3 2995.50 59.9100 44.7207 SE(N= 3) 503.153 10.0631 8.47148 5%LSD 6DF 1740.49 34.8097 29.3042
  50. ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SOGOC 4/4 /18 3:32 :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |REP | (N= 9) SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NHANH 9 37.328 3.3645 3.7916 10.2 0.0437 0.8639 LA 9 64.136 7.8842 8.9260 13.9 0.0041 0.8878 HOACAI 9 33.700 4.4064 5.0228 14.9 0.0029 0.9250 HOADUC 9 67.417 12.037 13.797 10.5 0.0051 0.9570 SOQUA 9 23.171 3.4194 3.9412 14.0 0.0008 0.9902 DQUA 9 17.399 4.2749 4.9119 8.2 0.0008 0.9715 DKQUA 9 52.674 3.5079 4.0017 7.6 0.0232 0.9294 KLTB1 9 128.75 17.669 20.194 12.7 0.0004 0.9399 NSCT 9 3008.0 759.19 871.49 9.0 0.0002 0.9658 NSLT(T) 9 60.160 15.184 17.430 9.0 0.0002 0.9658 NSTT(T) 9 43.553 12.740 14.673 8.5 0.0013 0.9858 Động thái ra lá, cành của các giống mƣớp đắng thí nghiệm SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE LAC 4/ 4/18 18:11 :PAGE 1 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - GIONG$ VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB LA1 0.22487 3 0.83333 5 2.70 0.156 LA2 0.79424 3 0.86322 5 9.20 0.019 LA3 3.8784 3 0.17794 5 21.80 0.004 LA4 0.21059 3 0.23564 5 0.89 0.006 LA5 2.5627 3 0.17891 5 14.32 0.008 LA6 6.3978 3 0.76539 5 83.59 0.000 LA7 5.1947 3 0.73785 5 70.40 0.000 LA8 1.8457 3 0.12327 5 14.97 0.007 LA8 2.4209 3 0.40152 5 60.29 0.001 LA10 1.1487 3 0.36474 5 3.15 0.124 C1 1.8956 3 0.36805 5 5.15 0.056 C2 2.4509 3 0.28675 5 8.55 0.022 C3 5.6804 3 1.7028 5 3.34 0.114 C4 1.3058 3 0.20935 5 6.24 0.039 C5 2.8629 3 0.26701 5 107.22 0.000 C6 1.2066 3 0.20580 5 5.86 0.044 C7 0.50118 3 0.28074 5 1.79 0.266 C8 2.4856 3 0.15833 5 15.70 0.007 C9 3.6466 3 0.59427 5 6.14 0.041 C10 4.2869 3 0.37761 5 11.35 0.013 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB LA1 0.11196 2 0.14456 6 0.77 0.505 LA2 0.16430 2 0.41429 6 0.40 0.692 LA3 0.28851 2 1.9913 6 0.14 0.868 LA4 0.21904 2 0.29436 6 0.07 0.929 LA5 0.36228 2 1.3097 6 0.28 0.769 LA6 0.86099 2 3.2598 6 0.00 0.998 LA7 0.63850 2 2.6375 6 0.02 0.977 LA8 0.11564 2 0.98702 6 0.12 0.891 LA8 0.50277 2 1.2271 6 0.04 0.961 LA10 0.50092 2 0.71132 6 0.70 0.534 C1 0.51967 2 1.0813 6 0.48 0.644 C2 0.41413 2 1.3264 6 0.31 0.745 C3 1.2886 2 3.8296 6 0.34 0.729 C4 0.25935 2 0.81874 6 0.03 0.970 C5 0.35431 2 1.4525 6 0.00 0.998 C6 0.13716 2 0.77025 6 0.02 0.984 C7 0.28271 2 0.39031 6 0.72 0.526 C8 0.69019 2 1.3518 6 0.05 0.951 C9 0.54795 2 2.1359 6 0.26 0.783 C10 0.24948 2 2.3750 6 0.11 0.901
  51. TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE LAC 4/ 4/18 18:11 :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT GIONG$ GIONG$ NOS LA1 LA2 LA3 LA4 nhat 2 1.85714 1.78609 1.83705 3.10007 NP-06 3 2.00000 2.77778 3.00000 3.77778 BM161 3 1.83333 3.00000 4.58333 3.66667 Nhat 1 1.75000 1.87500 1.75000 3.37500 SE(N= 2) 0.645497 0.207752 0.298278 0.343251 5%LSD 5DF 0.234479 0.754666 1.08350 1.24687 GIONG$ NOS LA5 LA6 LA7 LA8 nhat 2 5.31585 6.56473 5.77083 4.73140 NP-06 3 3.00000 2.88889 3.33333 3.55556 BM161 3 3.58333 4.66667 2.41667 3.08333 Nhat 1 4.87500 6.25000 5.00000 5.25000 SE(N= 2) 0.299087 0.195626 0.192074 0.248259 5%LSD 5DF 1.08644 0.710619 0.697717 0.901811 GIONG$ NOS LA8 LA10 C1 C2 nhat 2 3.54241 3.82106 2.50000 3.50000 NP-06 3 2.11111 3.44444 1.11111 1.88889 BM161 3 4.25000 4.91667 0.916667 2.25000 Nhat 1 3.75000 4.12500 3.00000 4.57143 SE(N= 2) 0.141689 0.427048 0.428979 0.378651 5%LSD 5DF 0.514691 1.55127 1.55828 1.37546 GIONG$ NOS C3 C4 C5 C6 nhat 2 4.85714 2.07143 1.21429 3.71429 NP-06 3 2.66667 2.66667 3.00000 2.22222 BM161 3 2.41667 3.75000 3.58333 2.83333 Nhat 1 6.28571 2.42857 1.42857 3.85714 SE(N= 2) 0.922707 0.323538 0.115543 0.320781 5%LSD 5DF 3.35177 1.17526 0.419716 1.16525 GIONG$ NOS C7 C8 C9 C10 nhat 2 4.07143 4.71429 3.85714 3.71429 NP-06 3 3.22222 2.66667 4.33333 5.33333 BM161 3 4.00000 3.50000 1.83333 2.41667 Nhat 1 4.28571 5.14286 4.14286 3.57143 SE(N= 2) 0.374663 0.281366 0.545103 0.434516 5%LSD 5DF 1.36098 1.02207 1.98011 1.57839
  52. MEANS FOR EFFECT REP REP NOS LA1 LA2 LA3 LA4 1 3 1.86905 2.26587 3.48016 3.48016 2 3 1.83333 2.70833 2.88889 3.51389 3 3 1.95238 2.61930 3.02232 3.64211 SE(N= 3) 0.694161 0.371611 0.814716 0.313244 5%LSD 6DF 0.240121 1.28546 2.81823 1.08356 REP NOS LA5 LA6 LA7 LA8 1 3 4.30159 4.71032 3.75000 3.87698 2 3 3.62500 4.69444 3.61111 4.02778 3 3 3.82564 4.61062 3.90278 3.63839 SE(N= 3) 0.660722 1.04241 0.937646 0.573592 5%LSD 6DF 2.28554 3.60585 3.24347 1.98415 REP NOS LA8 LA10 C1 C2 1 3 3.19048 3.96825 1.10714 2.23810 2 3 3.33333 3.76389 1.66667 2.91270 3 3 3.44891 4.55134 1.92063 2.84524 SE(N= 3) 0.639566 0.486937 0.600353 0.664920 5%LSD 6DF 2.21236 1.68439 2.07672 2.30007 REP NOS C3 C4 C5 C6 1 3 4.09127 2.97619 2.64286 2.86111 2 3 3.53968 2.80952 2.64286 2.98016 3 3 2.78571 2.82143 2.58333 2.97619 SE(N= 3) 1.12984 0.522410 0.695826 0.506705 5%LSD 6DF 3.90831 1.80710 2.40697 1.75277 REP NOS C7 C8 C9 C10 1 3 3.65873 3.59921 2.90476 3.74603 2 3 3.56746 3.57540 3.74206 3.55159 3 3 4.13889 3.84921 3.47222 4.11905 SE(N= 3) 0.360697 0.671257 0.843781 0.889754 5%LSD 6DF 1.24771 2.32198 2.91877 3.07780 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE LAC 4/ 4/18 18:11 :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |REP | (N= 9) SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | LA1 9 1.8849 0.11679 0.12023 6.4 0.1562 0.5048 LA2 9 2.5312 0.59312 0.64365 5.4 0.0190 0.6919 LA3 9 3.1305 1.2512 1.4111 5.1 0.0036 0.8678 LA4 9 3.5454 0.47566 0.54255 13.3 0.5065 0.9287 LA5 9 3.9174 1.0358 1.1444 9.2 0.0081 0.7692 LA6 9 4.6718 1.5643 1.8055 8.6 0.0004 0.9978 LA7 9 3.7546 1.4121 1.6241 10.3 0.0005 0.9771 LA8 9 3.8477 0.87703 0.99349 5.8 0.0074 0.8909 LA8 9 3.3242 0.96588 1.1078 9.3 0.0006 0.9605 LA10 9 4.0945 0.81162 0.84340 12.6 0.1245 0.5342 C1 9 1.5648 0.96998 1.0398 6.5 0.0555 0.6436 C2 9 2.6653 1.0480 1.1517 8.2 0.0219 0.7452 C3 9 3.4722 1.7873 1.9569 6.4 0.1140 0.7293 C4 9 2.8690 0.78774 0.90484 14.5 0.0394 0.9697 C5 9 2.6230 1.0442 1.2052 5.9 0.0002 0.9980 C6 9 2.9392 0.76231 0.87764 9.9 0.0441 0.9835 C7 9 3.7884 0.60283 0.62474 6.5 0.2661 0.5256 C8 9 3.6746 1.0154 1.1627 11.6 0.0068 0.9507 C9 9 3.3730 1.3187 1.4615 13.3 0.0406 0.7832 C10 9 3.8056 1.3578 1.5411 10.5 0.0127 0.9013