Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

pdf 86 trang thiennha21 19/04/2022 2230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_thuc_trang_va_de_xuat_giai_phap_xay_dun.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÀNG THỊ LÙNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ NGHĨA THUẬN HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Định hướng đề tài: Hướng nghiên cứu Chuyên nghành: Phát triển nông thôn Khoa: Kinh tế và PTNT Khóa học: 2015-2019 Thái nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÀNG THỊ LÙNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ NGHĨA THUẬN, HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Định hướng đề tài: Hướng nghiên cứu Chuyên nghành: Phát triển nông thôn Lớp: K47 – PTNT - N01 Khoa: Kinh tế và PTNT Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Quốc Huy Thái nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đạt ra với tên đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận - huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang”. Có được kết quả này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, khoa Kinh tế & PTNT, cùng với toàn thể thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường và tạo điều kiện về mọi mặt để em thực hiên đề tài. Cho phép em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Th.s Nguyễn Quốc Huy giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Thầy đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹ năng khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai sót của mình, để em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp và đạt kết quả tốt nhất. Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Thuận, các phòng ban, cán bộ, công chức xã Nghĩa Thuận đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phục vụ bài báo cáo. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chú Phan Thống Quyết - Chủ tịch xã và chị Chu Thị Thủy - Cán bộ phụ trách xây dựng NTM xã đã giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập, đó là những kiến thức vô cùng hữu ích cho em sau khi ra trường. Do kiến thức của em còn hạn hẹp nên bài khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong cách hiểu biết, lỗi trình bày. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Vàng Thị Lùng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Nghĩa Thuận năm 2017 26 Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng 1 số cây trồng chính của xã Nghĩa Thuận qua các năm 30 Bảng 4.3. Kết quả chăn nuôi của xã Nghĩa Thuận 3 năm qua 31 Bảng 4.4. Hiện trạng dân số, lao động xã Nghĩa Thuận năm 2017 32 Bảng 4.5. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM xã Nghĩa Thuận 34 Bảng 4.6.Tổng hợp các tiêu chí đã đạt và chưa đạt của xã Nghĩa Thuận 48 Bảng 4.7. Nguồn thu nhập của hộ gia đình năm 2017 58 Bảng 4.8. Nhận thức của người dân về xây dựng NTM 59 Bảng 4.9. Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới 61 Bảng 4.10. Ý kiến của cán bộ UBND xã Nghĩa Thuận về xây dựng nông thôn mới 62 Bảng 4.11. Phân tích SWOT 64
  5. iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế CN - TTCN : Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa GTVT : Giao thông vận tải HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KHKT : Khoa học kỹ thuật MTQG : Mục tiêu quốc gia MTTQ : Mặt trận tổ quốc NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTM : Nông thôn mới NVH : Nhà văn hóa PT - TH : Phát thanh - truyền hình PTNT : Phát triển nông thôn SX - KD : Sản xuất - kinh doanh TDTT : Thể dục thể thao THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân VH - TT- DL : Văn hóa - thể thao - du lịch
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa học tập 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1 Các khái niệm về nông thôn 4 2.1.2. Các vấn đề về nông thôn 7 2.1.3. Vai trò của nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội 8 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 9 2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của 1 số nước trên thế giới 9 2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 11 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21 3.2. Nội dung nghiên cứu 21 3.3. Phương pháp nghiên cứu 21 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 21
  7. v 3.3.2. Phương pháp xử lí thông tin số liệu 22 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nghĩa Thuận - huyện Quản Bạ - Tỉnh Hà Giang 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 24 4.1.2. Nguồn tài nguyên 25 4.2. Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội của xã Nhĩa Thuận - huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang 29 4.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 29 4.3. Thực trạng xây dựng Nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận 33 4.3.1. Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã 33 4.3.2. Kết quả tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. 34 4.3.3 Làm rõ kết quả 49 4.3.4. Người dân với những vấn đề xây dựng nông thôn mới 58 4.3.5. Nhận thức của người dân về xây dựng NTM tại địa phương. 59 4.3.6. Sự tham gia của người dân vào xây dựng NTM 60 4.3.7. Ý kiến của cán bộ UBND xã Nghĩa Thuận về xây dựng nông thôn mới 61 4.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong tiến trình xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận. 64 4. 5. Một số giải pháp phát triển xây dựng NTM trên địa bàn xã Nghĩa Thuận 65 4.5.1 Quan điểm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Nghĩa Thuận 65 4.5.2 Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng NTM trên địa bàn xã Nghĩa Thuận . 66 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 5.1. Kết Luận 71 5.2. Kiến nghị 72 5.2.1. Đối với xã Nghĩa Thuận 72 5.2.2. Đối với người dân trong xã Nghĩa Thuận 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC
  8. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nông thôn là lĩnh vực rất quan trọng và cấp thiết trong chiến lược kinh tế, xã hội và hiện đại hóa đất nước. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của đất nước, nông thôn đã có sự phát triển và đổi mới đáng kể đây là những vấn đề đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm cả về tổng kết lý luận, thực tiễn và đầu tư cho phát triển. Để phát triển nông thôn theo đúng hướng, có cơ sở khoa học, đảm bảo phát triển bền vững thì phải tiến hành quy hoạch phát triển nông thôn, đây là một vấn đề hết sức quan trọng. Nhưng khi tiến hành quy hoạch thì trước mắt ta phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá nông thôn để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ở vùng nghiên cứu để từ đó mới đưa ra được những định hướng cho sự phát triển. Sự phát triển nông thôn sẽ tạo điều kiện cho đất nước bước vào giai đoạn CNH - HĐH, ổn định về KT - CT - XH. Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện. Trong hơn 5 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay xã Nghĩa Thuận chỉ đạt được 8/19 tiêu chí, kết quả đạt được đã dần góp phần làm thay đổi một phần diện mạo nông thôn. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí thấp, địa bàn rộng đông dân cư, thu nhập bình quân đầu người thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã còn chậm. Để góp phần công sức vào quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương nên em chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang”.
  9. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang, tìm ra những khó khăn thuận lợi, cơ hội và thách thức trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới để đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới một cách nhanh chóng và toàn diện. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đánh giá được thực trạng việc xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận theo các tiêu chí trong bộ tiêu trí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, tìm ra những thuận lợi, khó khăn, cần khắc phục trong việc xây dựng nông thôn mới. Xác định vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện các tiêu chí trên địa bàn xã. Phân tích được những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong xây dựng nông thôn mới ở xã Nghĩa Thuận huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang. Đề xuất được một số giải pháp nhằm thực hiện xây dựng nông thôn mới được hiệu quả hơn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa học tập Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên tổng hợp và củng cố kiến thức đã học. Có được tư duy một cách logic và biết cách vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn và cũng là cơ hội để gặp gỡ, học tập trao đổi kiến thức với những người có kinh nghiệm và người dân địa phương. Quá trình thực hiện đề tài thực tập sẽ nâng cao năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân mỗi sinh viên.
  10. 3 Đề tài cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho Trường, Khoa, các cơ quan trong ngành và các sinh viên các khóa tiếp theo. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo địa phương đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm xây dựng nông thôn mới một cách hợp lý, có hiệu quả để nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Nghĩa Thuận và các xã khác. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các Bộ, Ngành có liên quan xem xét trong việc điều chỉnh, bổ sung các chính sách trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới.
  11. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1 Các khái niệm về nông thôn * Khái niệm nông thôn: Cho đến nay, vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác nào được chấp nhận một cách rộng rãi về nông thôn, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về nông thôn, và khi nói về nông thôn người ta thường đặt nó trong mối tương quan với đô thị. Trong từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học, nông thôn được định nghĩa “là khu vực tập trung chủ yếu dân cư làm nghề nông”. Thành thị được định nghĩa “là khu vực dân cư làm các ngành nghề ngoài nông nghiệp”. Hai định nghĩa nêu trên mới chỉ nói lên một đặc điểm cơ bản khác nhau giữa nông thôn và thành thị. Thực tế sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị không phải chỉ ở đặc điểm nghề nghiệp của dân cư, mà còn khác nhau về mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội. Về tự nhiên, nông thôn là vùng đất đai rộng lớn, thường bao quanh các đô thị. Những vùng đất đai này khác nhau về địa hình, khí hậu, thủy văn Về kinh tế, nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn lạc hậu, thấp kém hơn đô thị. Trình độ phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa cũng kém hơn đô thị. Về xã hội, trình độ học vấn, điều kiện cho giáo dục, y tế, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn thấp hơn dân cư thành thị. Tuy nhiên những di sản văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền ở nông thôn lại thường phong phú hơn thành thị.
  12. 5 Quan điểm khác lại nêu ra chỉ cần dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường phát triển hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường. Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp chủ yếu, tức nguồn sinh kế chính của dân cư trong vùng đều từ sản xuất nông nghiệp. Những quan điểm này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng nước. Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối theo thời gian, theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”. [6] Như vậy khi nói về nông thôn người ta nghĩ ngay đến các hoạt động nông nghiệp và những hoạt động, tổ chức liên quan đến nông nghiệp. * Khái niệm về phát triển nông thôn: Phát triển vùng nông thôn phải đảm bảo sự bền vững về môi trường, ngày nay vấn đề phát triển nông thôn bền vững được đặt ra nhằm tạo ra sự phát triển lâu dài, ổn định không những cho các vùng nông thôn mà còn đối với cả quốc gia. Có thể hiểu phát triển nông thôn bền vững một cách ngắn gọn là sự phát triển tập trung vào người dân (tiếp cận từ dưới lên), đồng thời phải phát triển đa ngành và giải quyết thích đáng mối liên hệ đa ngành (tiếp cận tổng hợp) và phát triển đảm bảo sự cân xứng với việc quản lý môi trường (tiếp cận quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên). Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hoá, xã hội, thể chất và môi trường. Nó không thể tiến hành một
  13. 6 cách độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát triển quốc gia. Sự phát triển của các vùng nông thôn sự đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của cả đất nước. Có rất nhiều quan điểm về khái niệm phát triển nông thôn. Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này có thể hiểu như sau: Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác. [6] * Khái niệm nông thôn mới: Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội[5]. * Khái niệm xây dựng nông thôn mới: Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
  14. 7 Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh[5]. * Đặc trưng của nông thôn mới: Theo cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới” (Nhà xuất bản Lao động 2010)[4], đặc trưng của nông thôn mới thời kỳ CNH - HĐH, giai đoạn 2010 - 2020, bao gồm: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; An ninh tốt, quản lý dân chủ; Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao 2.1.2. Các vấn đề về nông thôn Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Các hoạt động sản xuất và dịch vụ phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp, cho cộng đồng nông thôn. Mật độ dân cư vùng nông thôn thấp hơn đô thị. Nông thôn có cơ cấu hạ tầng, có trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị. Nông thôn chịu sức hút của thành thị về nhiều mặt, người dân nông thôn thường tìm cách di chuyển vào thành thị. Nông thôn là vùng có trình độ văn hóa, khoa học và kỹ thuật thấp hơn thành thị và trong chừng mực nào đó mức độ dân chủ, tự do và công bằng xã hội
  15. 8 cũng thấp hơn đô thị. Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của vùng nông thôn thấp hơn thành thị. Nông thôn trải trên địa bàn khá rộng, chịu tác động nhiều bởi điều kiện tự nhiên, đa dạng về quy mô, trình độ phát triển và về các hình thức tổ chức sản xuất và quản lý. Tính đa dạng đó diễn ra không chỉ giữa nông thôn các nước khác nhau mà ngay cả giữa các vùng nông thôn trong cả nước. [5] 2.1.3. Vai trò của nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội Về kinh tế: Hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị trường hội nhập. Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo và khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị. Xây dựng các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn. Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nét đặc trưng của từng địa phương. Chú ý đến các ngành chăm sóc cây trồng, vật nuôi, trang thiết bị sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch. [7] Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành pháp luật, tôn trọng đạo lý bản sắc địa phương. Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ chức, hiệp hội vì cộng đồng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới. Về văn hóa – xã hội: Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, các làng xã văn minh, văn hóa. Về con người: Xây dựng hình tượng người nông dân tiêu biểu, gương mẫu. Tích cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Về môi trường nông thôn: Xây dựng môi trường nông thôn trong lành, đảm bảo môi trường nước trong sạch. Các khu rừng đầu nguồn được bảo
  16. 9 vệ nghiêm ngặt. Chất thải sinh hoạt được xử lý trước khi vào môi trường. Phát huy tinh thần tự nguyện chấp hành pháp luật của mỗi người dân. [7] 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của 1 số nước trên thế giới 2.2.1.1. Mô hình nông thôn mới ở Hàn Quốc Những năm đầu 60 của thế kỉ XX đất nước Hàn Quốc còn phát triển chậm, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, dân số trong khu vực nông thôn chiếm đến 2/3 dân số cả nước. Trước tình hình đó Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm phát triển nông thôn. Qua đó xây dựng niềm tin của người nông dân, tích cực sản xuất phát triển, làm việc chăn chỉ, độc lập và có tính cộng đồng cao. Trọng tâm là phong trào xây dựng “Làng mới” (Seamoul Undong) Nguyên tắc cơ bản của làng mới là: Nhà nước hỗ trợ vật tư cùng với sự đóng góp của nhân dân. Nhân dân quyết định các dự án thi công, nghiệm thu và chỉ đạo các công trình. Nhà nước Hàn Quốc chú trọng tới nhân tố con người trong việc xây dựng nông thôn mới. Do trình độ của người nông dân còn thấp, việc thực hiện các chính sách gặp phải khó khăn, vì thế chú trọng đào tạo các cán bộ cấp làng, địa phương. Tại các lớp tập huấn, sẽ thảo luận với chủ đề: “ Làm thế nào để người dân hiểu và thực hiện chính sách nhà nước ”, sau đó các lãnh đạo làng sẽ đưa ra ý kiến và tìm giải pháp tối ưu phù hợp với hoàn cảnh địa phương. Nội dung thực hiện dự án nông thôn mới của Hàn Quốc gồm có: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Cải thiện cơ sở hạ tầng cho từng hộ dân và hỗ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của người dân. Thực hiện các dự án làm tăng thu nhập cho nông dân, tăng năng suất cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng xen canh. Kết quả đạt được, các dự án mở rộng đường nông thôn, thay mái nhà ở, xây dựng cống và máy bơm, sân chơi cho trẻ em đã được tiến hành. Sau 7 năm từ khj
  17. 10 triển khai thực hiện thu nhập bình quân của hộ dân tăng lên khoảng 3 lần từ 1000 USD/người/năm tăng lên 3000 USD/người/năm vào năm 1978. Toàn bộ nhà ở nông thôn đã được ngói hóa và hệ thống giao thông nông thôn đã được xây dựng hoàn chỉnh. Mô hình nông thôn mới đã đem lại cho Hàn Quốc sự cải thiện rõ rệt. Hạ tầng cơ sở nông thôn được cải thiện, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, trình độ tổ chức nông dân được nâng cao. Đặc biệt, xây dựng được niềm tin của người nông dân, ý chí sản xuất phát triển kinh tế, tinh thần người dân mạnh mẽ. Đến đầu những năm 80, quá trình hiện đại hóa nông thôn đã hoàn thành, Hàn Quốc chuyển chiến lược phát triển sang một giai đoạn mới. [9] 2.2.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản Nhật Bản và phong trào "Mỗi làng, một sản phẩm" Từ năm 1979, Tỉnh trưởng Oita-Tiến sĩ Morihiko Hiramatsu đã khởi xướng và phát triển phong trào "Mỗi làng, một sản phẩm" (One Village, one Product-OVOP) với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản. Phong trào "mỗi làng một sản phẩm" dựa trên 3 nguyên tắc chính là: Địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác định là thế mạnh. Sau 20 năm áp dụng OVOP, Nhật Bản đã có 329 sản phẩm đặc sản địa phương có giá trị thương mại cao như như nấm hương Shitake, rượu Shochu lúa mạch, cam Kabosu, giúp nâng cao thu nhập của nông dân địa phương. [8] 2.2.1.3. Mô hình nông thôn mới ở Thái Lan (One Tambon one Product - OTOP) Tại Thái Lan, thông qua mô hình OVOP của Nhật Bản, Chính phủ Thái Lan đã xây dựng dự án cấp quốc gia "mỗi xã, một sản phẩm" (One Tambon one Product - OTOP) nhằm tạo ra sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương
  18. 11 có chất lượng, độc đáo, bán được trên toàn cầu. Sản phẩm của OTOP được phân loại theo 4 tiêu chí: Có thể xuất khẩu với giá trị thương hiệu Sản xuất liên tục và nhất quán Tiêu chuẩn hóa Đặc biệt, mỗi sản phẩm đều có một câu chuyện riêng. Các tiêu chí trên đã tạo thêm lợi thế cho du lịch Thái Lan vì du khách luôn muốn được tận mắt chứng kiến quá trình sản xuất sản phẩm, từ đó có thể hiểu biết thêm về tập quán, lối sống của người dân địa phương. Kết quả nông thôn Thái Lan đã có những bước chuyển biến rõ rệt, các sản phẩm của Thái Lan có được chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới của Thái Lan. [9] 2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Theo cổng thông tin điện tử chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới: Năm 2017, cả nước có 3.289 xã (36,84%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (mục tiêu là 31%); có 50 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Cả nước còn 121 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 136 xã (vượt mục tiêu năm 2017 giảm số xã dưới 5 tiêu chí xuống dưới 150 xã). Bình quân tiêu chí trên xã đạt 14,25 tiêu chí, vượt mục tiêu đạt 14 tiêu chí. Góp phần có được kết quả này, cả nước đã huy động được khoảng 269.561 tỷ đồng để thực hiện chương trình. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương: 8.000 tỷ đồng (3,0%), vốn ngân sách địa phương: 33.887 tỷ đồng (12,6%). Trong đó, 51 tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đã bố trí được khoảng19.528 tỷ đồng. Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác là: 38.076 tỷ đồng (14,1%). Vốn tín dụng: 158.420 tỷ đồng (58,8%). Vốn doanh nghiệp đóng góp là: 12.218 tỷ đồng (4,5%). Nhân dân và cộng đồng đóng góp: 18.959 tỷ đồng (7%). Bộ NN & PTNT dẫn số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, từ năm 2011-2017, cả nước đã hoàn thành một khối lượng đường giao thông gấp
  19. 12 hơn 5 lần của giai đoạn 2001-2010, có 99,4% tổng số xã trên cả nước có đường ô tô đến trung tâm xã, đặc biệt ở những địa bàn vùng núi cao, địa hình phức tạp (Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An ). Tính chung về tiêu chí giao thông, 4.850 xã đã đạt (54,3%), 7.611 xã đạt tiêu chí thủy lợi (đạt 85,3%), 4.983 xã đạt tiêu chí trường học (đạt 55,8%), 4.681 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (đạt 52,4%), 6.330 xã đạt tiêu chí nhà ở đân cư (đạt 70,9%) Trong tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế các địa phương đã tập trung đầu tư và phát triển được khoảng 21.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng, dần hình thành được một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, trong đó đã có 744 chuỗi nông sản an toàn. Tỉnh Đồng Nai hiện có khoảng 11.000 ha xoài, hơn 3.800 ha bưởi da xanh; huyện Lục Ngạn-tỉnh Bắc Giang có 16.300 ha vải thiều; Hưng Yên có khoảng 4.000 ha nhãn; huyện Cao Phong - tỉnh Hòa Bình có khoảng 2.800 ha trồng cây có múi (trong đó diện tích trồng cam hơn 1.650 ha ); mô hình cây vụ đông có giá trị cao đạt 300-400 triệu đồng/ha (Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam,Ninh Bình ); phát triển các mô hình nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp sạch theo quy trình chuẩn, hình thành chuỗi liên kết (Hà Nam, Hà Nội, Bắc Giang, Hòa Bình, Lâm Đồng, Vĩnh Long ); mô hình nông thôn mới gắn với du lịch sinh thái (Quảng Ninh, Ninh Bình, Thành phố Cần Thơ, Sơn La, Lào Cai, Bắc Kạn, Thừa Thiên – Huế ); mô hình liên kết trồng cây dược liệu (Nam Định, Hưng Yên, Thanh Hóa ); mô hình làng hoa, làng nghề gắn với du lịch Homestay (Hà Giang, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đồng Tháp ) Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, cả nước có khoảng 4.823 sản phẩm đặc sản cấp xã, huyện có lợi thế, trong đó mới có 1.086 sản phẩm (khoảng 22,52%) có đăng ký/công bố tiêu chuẩn chất lượng; có 695 (14,4%)sản phẩm có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và tính tới hết năm 2017, cả nước có 62,3% số xã đạt tiêu chí thu nhập (tăng 2,8%), 58,5% số xã đạt tiêu chí giảm hộ nghèo (tăng 7,8%), 94,8% số xã đạt tiêu chí lao động có việc làm (tăng 5,3%). Riêng tiêu chí
  20. 13 tổ chức sản xuất, cả nước có 71,2% số xã đạt (giảm 5,1% do rà soát lại theo yêu cầu mới của Bộ tiêu chí quốc gia) và có 4.795 xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm (đạt 53,7%, tăng 6,3%); có 76,7% số xã đạt tiêu chí văn hóa, tăng 7,4% so với cuối năm 2016. [10] 2.2.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cao Bằng Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của người dân các địa phương trong tỉnh, năm 2017 toàn tỉnh có thêm 5 xã về đích xây dựng nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn lên 10 xã. Đó là các xã: Nam Tuấn, Hồng Việt (huyện Hòa An), Cao Chương (Trà Lĩnh), Đào Ngạn (Hà Quảng) và Đức Long (Thạch An). Riêng xã Đức Long đạt chuẩn NTM trước thời hạn 1 năm, đó là nhờ sự nỗ lực và quyết tâm của địa phương trong việc thu hút kêu gọi nguồn lực chung sức xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, các địa phương trong tỉnh tiếp tục phấn đấu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Trong đó đặc biệt quan tâm đến tiêu chí thu nhập, phát triển sản xuất, cải thiện môi trường nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đến nay, toàn tỉnh có 25 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 129 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí và 13 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Ngoài việc phấn đấu đưa các xã về đích xây dựng nông thôn mới và tăng dần các tiêu chí đối với các xã chưa đạt. Năm 2017, các huyện, thành phố tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các xã đạt chuẩn năm 2016. Hoàn thành phê duyệt Đồ án quy hoạch và Đề án nông thôn mới xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Bên cạnh đó tăng cường tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách chương trình xây dựng nông thôn mới; triển khai và thực hiện Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm nông sản” để đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường tiêu thụ; liên kết chuỗi giá trị và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; chuyển
  21. 14 dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiệu quả và bền vững. Phấn đấu đưa thêm 5 xã về đích nông thôn mới trong năm 2018. 2.2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Điện Biên Điện Biên là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thuộc nhóm cao nhất toàn quốc, trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Điện Biên đã từng bước khắc phục khó khăn và đạt được một số kết quả cụ thể trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2017, toàn tỉnh Điện Biên có 8/116 xã đã nhận Quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM và xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 6,88%. Trong đó, 04/116 xã đạt chuẩn NTM 19/19 tiêu chí, 04/116 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới đạt từ 15 -18 tiêu chí. Có 13 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, chiếm 11,20%; 54 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, chiếm 46,55%; 41 xã đạt dưới 5 tiêu chí, chiếm 35,34%; số tiêu chí đạt bình quân/xã là 6,29 tiêu chí/xã, tăng 0,14 tiêu chí/xã so với năm 2016. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Điện Biên có 2 huyện dẫn đầu trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là thành phố Ðiện Biên Phủ và huyện Ðiện Biên. Đối với thành phố Điện Biên Phủ, có 2 xã Thanh Minh, Tả Lèng đã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đến tháng 9/2017 kết quả thực hiện bộ tiêu chí của thành phố đạt 30 tiêu chí, bình quân đạt 15 tiêu chí/xã. Đối với huyện Điện Biên, có 25 xã trong đó có 02 xã là Thanh Chăn và Noong Hẹt đã có Quyết định công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 19/19 tiêu chí; 03 xã cơ bản đạt chuẩn từ 15 – 18 tiêu chí. Tuy nhiên, là một tỉnh nghèo, địa bàn rộng, đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhu cầu vốn cho xây dựng nông thôn mới tại Điện Biên là rất lớn, nhất là cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất. Trong khi đó, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu, năng lực của một số cán bộ còn hạn chế,
  22. 15 nhất là cấp cơ sở Đây cũng là những khó khăn, thách thức lớn đối với Điện Biên trong quá trình xây dựng nông thôn mới. 2.2.2.3. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là tỉnh có tỷ lệ số xã đạt chuẩn NTM cao nhất vùng trung du miền núi phía Bắc, là một trong những địa phương sớm ban hành Bộ tiêu chí về xã “Nông thôn mới kiểu mẫu”. xóm “Nông thôn mới kiểu mẫu” và hộ gia đình nông thôn mới. Trong năm 2017 thành phố Thái Nguyên được công nhận hoàn thành nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Mặc dù Bộ tiêu chí quốc gia về xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016 – 2020 yêu cầu cao hơn (49 chỉ tiêu so với 39 chỉ tiêu) nhưng đã có 12 xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2017 của tỉnh Thái Nguyên và hoàn thành về đích theo đúng kế hoạch. Thái Nguyên là tỉnh có tỷ lệ số xã đạt chuẩn NTM cao nhất vùng trung du miền núi phía Bắc, là một trong những địa phương sớm ban hành Bộ tiêu chí về xã “Nông thôn mới kiểu mẫu”. xóm “Nông thôn mới kiểu mẫu” và hộ gia đình nông thôn mới. Trong năm 2017 thành phố Thái Nguyên được công nhận hoàn thành nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Mặc dù Bộ tiêu chí quốc gia về xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016 – 2020 yêu cầu cao hơn (49 chỉ tiêu so với 39 chỉ tiêu) nhưng đã có 12 xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2017 của tỉnh Thái Nguyên và hoàn thành về đích theo đúng kế hoạch. Théo đó, 12/12 xã về đích NTM đã có 17 Hợp tác xã được thành lập hoạt động theo Luật HTX năm 2012, các xã đều có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đảm bảo bền vững. Như mô hình trồng cây ăn quả tại xóm Khe Đù, xã Phúc Thuận (Thị xã Phổ Yên); mô
  23. 16 hình nuôi thỏ thịt tại xã Trung Hội (huyện Định Hóa); HTX chè Nhật Thức, xã Phục Linh (huyện Đại Từ) Để tạo ra nhiều ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng miền. UBND tỉnh Thái Nguyên đã và đang tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Góp phần tăng nhanh thu nhập cho người dân nông thôn và bảo tồn truyền thống văn hóa của từng vùng, đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong năm 2017, tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho 11 dự án phát triển sản xuất với tổng số vốn hỗ trợ trên 8 tỷ đồng, hỗ trợ 18.112 tấn xi măng xây dựng kênh mương và hạ tầng khu phát triển sản xuất. Nhiều mô hình nâng cao thu nhập cho người dân đáng để các tỉnh có thể học tập, đó là đi đầu trong sản xuất chè hữu cơ tại xã Tân Cương đã góp phần nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm chè truyền thống, bảo vệ môi trường và gắn với du lịch sinh thái, đây chính là mô hình. 2.2.2.4. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Giang Năm 2017, là năm thứ hai thực hiên chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Với nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào của cuộc các tổ chức đoàn thể nhân dân. Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bà tỉnh Hà Giang đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong năm có thêm 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số đạt xã chuẩn trên toàn tỉnh lên 23 xã. Có được những kết quả đó, là do tỉnh đã kịp thời ban hành các cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn để tổ chức triển khai thực hiện chương trình. Các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh đã tạo quyền chủ động cho các huyện, xã và cộng đồng lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn trong thực hiện xây dựng nông thôn mới; Người dân chủ động lập kế hoạch thực hiện, qua đó đã huy động có hiệu quả việc quản lý, sử dụng nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước, nhất là huy động từ người dân.
  24. 17 Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, trên địa bàn toàn tỉnh đã làm mới được trên 400km đường bê tông nông thôn các loại; cải tạo, nâng cấp trên 200 phòng học; xây mới 60 nhà văn hóa thôn; nhân dân hiến 362.370 m² đất, đóng góp 280.418 ngày công để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Về kinh tế và tổ chức sản xuất, nhiều xã đã xây dựng phương án liên kết giữa các hộ và doanh nghiệp để phát triển sản xuất với quy mô vừa và nhỏ như trồng dứa, trồng ngô hàng hoá, trồng cây dược liệu, sản xuất chè, cam theo tiêu chuẩn VietGap Các mô hình này đã góp phần tích cực tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân và các hộ gia đình. Công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật được quan tâm thực hiện, các huyện đã tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn, đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ Giúp cho người dân tham gia nâng cao nhận thức về khuyến nông, trồng trọt, chăn nuôi. Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh tiếp tục được bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển nông lâm nghiệp của địa phương. Bên cạnh việc phát triển các mô hình sản xuất, nhiệm vụ tái cơ cấu, đổi mới quy mô sản xuất được tỉnh quan tâm chỉ đạo. Đến nay đã có nhiều mô hình và cách làm hiệu quả trong tổ chức lại sản xuất như: Thành lập các tổ quản lý điều hành sản xuất tại thôn bản, phát triển các nhóm sở thích, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông lâm nghiệp và dịch vụ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời bước đầu cho triển khai xây dựng Đề án “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm khuyến khích, hỗ trợ các sản phẩm đặc sản, sản phẩm nông nghiệp nông thôn thế mạnh của các địa phương. Về Văn hóa - xã hội - môi trường, công tác giáo dục đào tạo ở khu vực nông thôn được quan tâm triển khai thực hiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục, mạng lưới trường lớp tiếp tục được duy trì củng cố. Công tác phòng chống dịch bệnh được chủ động thực hiện, toàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh lớn, nguy hiểm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Phong trào
  25. 18 “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được duy trì và nâng cao. Thiết chế văn hóa cơ sở tiếp tục được hoàn thiện và nâng cao. Hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi. Thực hiện tốt công tác đưa văn hoá, thể thao về cơ sở góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở địa phương. Công tác bảo vệ môi trường đã được cấp ủy chính quyền các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, tăng cường công tác giám sát và thông tin về chất lượng môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững. Tại các xã tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải, rác thải; khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao hồ và hệ thống thoát nước; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; bảo vệ nguồn nước Đội ngũ cán bộ xã được nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn. Hàng năm cán bộ xã được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, tham quan học tập Do vậy, đã từng bước nâng cao năng lực tổ chức quản lý, điều hành trong công việc chung của xã cũng như trong xây dựng nông thôn mới. An ninh trật tự trên địa bàn được được giữ vững và ổn định. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội được kiểm soát, ngăn chặn và được đẩy lùi. Duy trì chặt chẽ các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn từ tỉnh đến cơ sở. Làm tốt công tác huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ. Với những kết quả mà toàn tỉnh đã đạt được trong năm 2017, phấn đấu trong năm 2018 có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn trên toàn tỉnh lên 29 xã. 2.2.2.5. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Quản Bạ Quản Bạ là một trong 4 huyện cao nguyên đá và là một trong 6 huyện nghèo của Hà Giang được thụ hưởng các chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao (tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ
  26. 19 nghèo của huyện Quản Bạ còn 53,51% theo chuẩn nghèo của Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020). Bên cạnh đó, địa bàn huyện Quản Bạ là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, Nùng, Hoa, La Chí, Lô Lô ), trình độ dân trí thấp là một thách thức lớn trong quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) trên địa bàn của huyện. Tuy nhiên, bằng sự cố gắng của cả hệ thống chính trị từ huyện đến các xã, thôn, bản và các tầng lớp nhân dân, trong năm 2015, huyện Quản Bạ đã có 01 xã Đông Hà được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Các xã còn lại cũng đẩy mạnh thực hiện các phòng trào trong XDNTM. Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, trong năm 2018, huyện Quản Bạ tiếp tục đẩy mạnh các phong trào trong XDNTM. Theo báo cáo của UBND huyện Quản Bạ, trong năm 2017, tổng nguồn lực huy động nhằm thực hiện các chương trình XDNTM trên địa bàn của huyện đạt 12.975 triệu đồng, trong đó đã giải ngân được 9.753 triệu đồng. Ban Chỉ đạo các xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân về chương trình XDNTM. Các xã của huyện Quản Bạ đã tổ chức thực hiện đạt và vượt kế hoạch đã đề ra. Tính đến cuối năm 2017, riêng xã Nghĩa Thuận vượt 03 tiêu chí theo kế hoạch; 02 xã Quản Bạ và Quyết Tiến đạt 18 tiêu chí; 08 xã còn lại là Cán Tỷ, Thái An, Bát Đại Sơn, Thanh Vân, Tùng Vài, Cao Mã Pờ, Tả Ván và Nghĩa Thuận đạt từ 7 - 10 tiêu chí. Ban chỉ đạo về XDNTM các cấp của huyện Quản Bạ tiếp tục được xây dựng và kiện toàn, hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Cũng trong năm 2017, trên địa bàn huyện quản Bạ đã có trên 7.200 lượt đoàn viên thanh niên tình nguyện tham gia các chương trình mở mới và bê tông hóa đường giao thông nông thôn, thu dọn vệ sinh tại các thôn, bản, giúp các hộ dân chuyển chuồng trại gia súc ra xa nhà Trong năm 2017, toàn huyện Quản Bạ đã mở mới được 16,3 km đường giao thông nông thôn, bê tông hóa được trên 10,4 km đường, tu sửa được 88,7 km đường giao thông nông thôn
  27. 20 Từ những kết quả đạt được trong XDNTM, diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện Quản Bạ ngày càng khởi sắc; kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống thủy lợi, trường học, trạm y tế các xã, nhà văn hóa đều được quan tâm đầu tư nhằm phục vụ cho cuộc sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Cảnh quan môi trường nông thôn trên địa bàn huyện ngày càng được cải thiện. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng lên. Ông Nguyễn Hồng Hải, Bí thư Huyện ủy, Trưởng Ban chỉ đạo XDNTM huyện Quản Bạ cho biết, trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020 và những năm tiếp theo, các cấp chính quyền của huyện Quản Bạ tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền về XDNTM tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện; đẩy mạnh tuyên truyền để người dân tiếp tục vay vốn ưu đãi theo Nghị quyết 209/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh nhằm mở rộng chăn nuôi, nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, huyện Quản Bạ sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm không ngừng nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, huyện sẽ không ngừng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân nông thôn, tạo tiền đề thúc đẩy quá trình XDNTM.
  28. 21 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Các vấn đề liên quan đến thực trạng và giải pháp xây dựng NTM tại xã Nghĩa Thuận. - Hộ nông dân tại xã Nghĩa Thuận. - Các tổ chức có liên quan tại địa phương. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu tại xã Nghĩa Thuận. - Giới hạn nội dung: Nghiên cứu thực trạng xây dựng nông thôn mới và các vấn đề liên quan đến xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận. - Giới hạn về thời gian: Từ ngày 13 tháng 08 năm 2018 đến ngày 23 tháng 12 năm 2018. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương. - Điều tra thực trạng nông thôn tại xã Nghĩa Thuận huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang theo các tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. - Tìm hiểu việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới mà xã đã triển khai trong những năm gần đây. - Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện các tiêu chí. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện xây dựng nông thôn mới được hiệu quả hơn. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.3.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Phương pháp thu thập thứ cấp là phương pháp là phương pháp thu thập thông tin số liệu sẵn có từ các báo cáo NTM, thu thập thông tin từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng, các thông tin trên internet
  29. 22 - Đối với các thông tin liên quan đến địa bàn nghiên cứu lấy thông tin tại UBND xã Nghĩa Thuận. - Đối với các thông tin về cơ sở lý luận, thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới được thu thập chủ yếu qua internet, ấn phẩm sách, báo sau đó tiến hành tổng hợp, chọn lọc các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. 3.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp là phương pháp thu thập thông tin chưa được công bố ở bất cứ một tài liệu nào. - Phương pháp quan sát là phương pháp quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu. - Điều tra phỏng vấn tại xã Nghĩa Thuận - Huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang bằng cách phỏng vấn nhanh người dân về quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa bàn. Gặp cán bộ địa phương trao đổi về tình hình của xã. Cùng cán bộ địa phương có chuyên môn, tham khảo ý kiến của một số người dân bản địa có kinh nghiệm trong sản xuất để đánh giá tình hình triển khai chương trình nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp chọn mẫu. Chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn 3/9 thôn, mỗi thôn chọn điều tra 20 hộ, 3 thôn này đại diện về đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng xây dựng nông thôn mới chung cho toàn xã Nghĩa Thuận. - Phương pháp điều tra bảng hỏi phỏng vấn 20 cán bộ trong UBND xã Nghĩa Thuận và 9 trưởng thôn nghiên cứu. 3.3.2. Phương pháp xử lí thông tin số liệu - Phương pháp thống kê là mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất, tổng số. Số lượng thực hiện được các tiêu chí về nông thôn mới tại xã.
  30. 23 - Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được kết luận về hiệu quả về công tác xây dựng nông thôn mới. - Phương pháp SWOT là phân tích các thuận lợi khó khăn, những cơ hội và thách thức hiện nay cho việc xây dựng nông thôn mới mà xã Nghĩa Thuận đang gặp phải từ đó đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp với những tiềm năng và lợi thế của xã.
  31. 24 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nghĩa Thuận - huyện Quản Bạ -Tỉnh Hà Giang 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên * Vị trí địa lý Xã Nghĩa Thuận nằm cách trung tâm huyện Quản Bạ 18 km về phía Tây Bắc, là xã vùng biên giới tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau: Phía Bắc giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa Phía Đông giáp xã Bát Đại Sơn. Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa Phía Nam giáp các xã Cao Mã Pờ, xã Tùng Vài, xã Thanh Vân. Xã Nghĩa Thuận được chia thành 9 thôn gồm: Na Cho Cai, Phín Ủng, Khủng Cáng, Na Lình, Cốc Pục, Pả Láng, Xín Cái, Tả Súng Chư, Ma Sào Phố xã có một trục đường nhựa quốc lộ 4A đi qua trung tâm được bê tông hóa, các con đường liên thôn hầu hết chưa được bê tông hóa. * Địa hình Xã Nghĩa Thuận địa hình đồi núi cao chiếm đa số trong địa bàn xã và có độ cao thay đổi từ 900 – 1556 m được phân bố ở phía Đông và một phần ở phía Tây Bắc. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc phần lớn trên 25°. Địa hình đồi núi thấp và đồi núi trung bình chiếm một phần nhỏ trong địa bàn xã chủ yếu nằm ở phía Nam và phía Tây Bắc của xã có độ dốc từ 15 - 25° Địa hình catstơ được phân bố ở phía Đông Nam và Tây Nam của xã chủ yếu là các dãy núi đá vôi. Đất hình thành thường là đất đỏ vàng, tầng đất dày kết cấu đất tốt, xong hạn chế đá vôi nhiều, về mùa khô thường hay thiếu nước, các loại đất trên địa hình này thiếu nước chủ yếu là đất rẫy đã được khai thác trồng ngô và các loại cây khác.
  32. 25 * Khí hậu Do cấu tạo của địa hình nên khí hậu của xã cũng khác biệt so với các xã vùng thấp. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt; Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.768 mm. Vào mùa khô lượng nước thấp, hệ thống suối và các khe suối nhỏ khô cạn. Mùa mưa các con suối dâng lên cao gây lũ quét sạt lở. Nhiệt độ trung bình năm 22,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 33,4°C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 5°C. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.437 giờ trong đó tháng có nhiều nắng trong năm là tháng 8, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2. Chế độ gió: Có 2 mùa gió chính, gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, xã có khí hậu lạnh hơn so với các xã ở vùng thấp. * Thủy văn Trên địa bàn xã Nghĩa Thuận có suối và các khe suối nhỏ, đây chính là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã. Hàng năm về mùa khô lượng nước xuống thấp, một số các con suối còn khô cạn, nhưng mùa mưa các con suối nước dâng cao gây hiện tượng lũ quét, sạt lở ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. 4.1.2. Nguồn tài nguyên 4.1.2.1 Đất đai Xã Nghĩa Thuận có điều kiện đất đai khá phong phú và đa dạng, có đất ruộng đất nương rẫy, đất rừng Phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Số liệu điều tra sử dụng đất đai tại xã được thực hiện ở bảng dưới đây:
  33. 26 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Nghĩa Thuận năm 2017 Diện tích Cơ cấu STT Loại đất (ha) (%) Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 3880,66 100 (1+2+3) 1 Nhóm đất nông nghiệp 3518,93 90,68 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1094,94 28,22 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1094,94 28,22 1.1.1.1 Đất trồng lúa 161,69 4,17 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 105,62 5,75 1.2 Đất trồng cây lâu năm 144,34 3,72 1.2.1 Đất lâm nghiệp 1020,35 26,29 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1020,35 26,29 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 0,3 0,01 1.4 Đất nông nghiệp khác 1,63 0.13 2 Nhóm đất phi nông nghiệp 97,07 2,5 2.1 Đất ở 40,31 1,04 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 40,31 1,04 2.2 Đất chuyên dùng 29,86 2,32 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở, cơ quan 1,04 0,03 Đất quốc phòng 4,69 0,12 2.2.2 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 2,4 0,19 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 0,19 0,01 2.2.4 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 27,08 2,11 2.3 Đất cơ sở tín ngưỡng 0,09 0,01 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ 5,63 0,15 3 Nhóm đất chưa sử dụng 264,66 6,82 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 264,11 6,72 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 0,43 0,03 (Nguồn: UBND xã Nghĩa Thuận, năm 2017) Qua bảng số liệu 4.1 cho ta thấy: Diện tích đất nông nghiệp của xã là 3880,66 ha chiếm 90,68 % tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 1094,94 ha chiếm 28,22 %, tạo điều kiện thuận lợi về phát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích đất lâm nghiệp có 1020,35
  34. 27 ha chiếm 26,29% tổng diện tích đất tự nhiên của xã cũng được phân loại sử dụng cho từng mục đích cụ thể nhằm phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, diện tích đất chưa sử dụng còn 264,66 ha chiếm 6,82 % tổng diện tích đất tự nhiên có thể khai thác phù hợp với mục đích sản xuất để phát triển kinh tế và quy hoạch sử dụng đất của xã. Đất đai phân bố trên địa bà của xã chủ yếu là nhóm chất xám vàng trên đá vôi, đất đỏ vàng trên đất sét và đá biến chất. Vùng địa hình núi đá vôi, đất đai xám, chuyển lớp rõ, có đá gốc và chuyển đất tiếp theo. Ở vùng này chủ yếu là đất canh tác là đất ruộng một vụ, đất rẫy trồng cây hàng năm. Đất có khả năng sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ ít, vì vậy đất đai cần được sử dụng hợp lý, hiệu quả và tránh lãng phí. 4.1.2.1. Tài nguyên nước Nghĩa Thuận là xã vùng cao của huyện Quản Bạ nằm trong vùng có lượng mưa trung bình 1.768 mm/năm, nhưng lượng mưa phân bố không đều trong năm, mặt khác trên địa bàn xã tuy có một số hệ thống suối chảy qua, nhưng lượng nước cũng phụ thuộc theo mùa nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân trong xã. 4.1.2.2 Tài nguyên rừng Nghĩa Thuận là xã có tiềm năng rừng khá lớn. Tổng diện tích đất rừng là 2.222,20 ha, chiếm 57,26% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất rừng phòng hộ 1.020,35 ha, chiếm 26,29 % diện tích đất tự nhiên; đất rừng đặc dụng 371,70 ha chiếm 9,58% diên tích đất tự nhiên; đất rừng sản xuất 582,05 ha, chiếm 15,0% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất rừng của Nghĩa Thuận tuy lớn nhưng chủ yếu là rừng tái sinh, rừng khoanh nuôi cho nên thảm thực vật chủ yếu là gỗ tạp, tre nứa cây bụi và một số loại gỗ tái sinh như: Kháo, sồi, rừng trồng gồm: Xa mộc, Thông,
  35. 28 4.1.2.3 Tài nguyên nhân văn Nhìn chung, trình độ dân trí còn thấp trong lao động, sản xuất còn mang tính tự phát hoặc làm theo tập quán chưa áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn Ngoài ra còn một số bộ phận quần chúng nhân dân còn trông chờ ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước, nên chưa phát huy được để phát triển kinh tế - xã hội dẫn dến đói nghèo. Bản sắc dân tộc vẫn còn lưu giữ lại được truyền thống văn hóa, lễ hội dân tộc và các ngành nghề truyền thống mang sắc thái riêng. Truyền thống yêu nước, hiếu khách, đoàn kết và cần cù chịu khó là điểm sáng của xã ngày càng được phát huy mạnh mẽ. 4.1.2.4 Thực trạng môi trường Trong những năm gần đây với sự tăng nhanh về các phương tiện giao thông cũng như hình thành nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, việc sử dụng ngày càng tăng lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp của nhân dân đã phần nào ảnh hưởng đến môi trường đất, nước ở các mức độ khác nhau như: Suy thoái môi trường đất: Môi trường đất đã và đang bị thoái hóa nguyên nhân chủ yếu là do mưa lớn làm ngập úng, đất bị rửa trôi, làm cho thảm thực vật bị phá vỡ, nguồn nước ngầm cạn kiệt, tác động xấu đến sản xuất, môi trường và đời sống của người dân. Môi trường nước: Gồm nước mặt, nước ngầm, nước mưa được đánh giá chung là đạt về tiêu chuẩn lý, hóa nhưng hạn chế về trữ lượng. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm như: Tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm Công trình nhà tắm, nhà vệ sinh Nguồn nước ngầm dần dần bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất của người dân. Vệ sinh môi trường xóm chưa được quan tâm, chưa có bãi rác tập trung.
  36. 29 4.1.2.5. Tình hình thiên tai Trong những năm qua do biến đổi khí hậu nên đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Mùa hè nhiệt độ tăng cao có khi lên tới 380C, mùa đông gây ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, sương muối Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa lớn, dễ gây ra nhiều dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng đến năng suất, cũng như hiệu quả sản xuất nông nghiệp. 4.2. Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội của xã Nhĩa Thuận - huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang 4.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế của địa phương Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền xã Nghĩa Thuận trong những năm qua đã có bước phát triển đúng hướng, tất cả các ngành sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng đều có những bước phát triển mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện thu rõ rệt. Tiến bộ KH - KT được áp dụng vào sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao. Nông nghiệp: Trong những năm gần đây nền kinh tế của xã phát triển theo hướng tích cực, hình thức tổ chức sản xuất của xã chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dần từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa, công tác khuyến nông khuyến lâm luôn được các cấp quan tâm. Hệ thống khuyến nông và các khuyến nông viên cơ sở ở 9 thôn. Tiến bộ KH - KT được áp vào sản xuất, bà con nông dân có những nhận thức tiến bộ trong việc sử dụng các loại giống cây trồng mới nên chất lượng cuộc sống ngày càng nâng lên. Ngoài trồng trọt người dân biết chăn nuôi theo hướng tự cung tự cấp, một lượng nhỏ được người dân sử dụng để
  37. 30 đổi các hàng hóa khác phục vụ sinh hoạt trong gia đình Nghĩa Thuận là một xã thuần nông, ngành trồng trọt và chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với thu nhập của người dân. Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực có hạt không ngừng tăng lên, năm 2017 đạt sản lượng 2.585,3 tấn, giảm 39 tấn so với năm 2016, nguyên nhân do diện tích cây ngô giảm so năm 2016. Cây lúa mùa: 127 ha, năng suất 45 tạ/ha, sản lượng 1.836 tấn. Cây ngô 410,5 ha, năng suất 54,6 tạ/ha, sản lượng 1.321 tấn. Ngoài ra, còn trồng cây khoai lang, rau đậu nhằm tăng thu nhập cho người dân. Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng 1 số cây trồng chính của xã Nghĩa Thuận qua các năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Lúa mùa Diện tích Ha 92,5 127 127 Năng suất Tạ/ha 56 59 59 Sản lượng Tấn 518 749,3 749,3 2. Ngô Diện tích Ha 408,5 399 410,5 Năng suất Tạ/ha 47,75 47 45 Sản lượng Tấn 1.950 1.875 1.836 3. Lạc Diện tích Ha 60 55 55 Năng suất Tạ/ha 56 11,5 11,5 Sản lượng Tấn 518 63 63 4. Đậu tương Diện tích Ha 205 190 190 Năng Suất Tạ/ha 11,81 12,5 12,5 Sản lượng Tấn 242 237,5 237,5 (Nguồn: UBND xã Nghĩa Thuận, năm 2017)
  38. 31 Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình sản xuất nông nghiệp của xã tương đối ổn định, nhìn chung sản lượng có đều tăng qua các năm, diện tích ngô giảm năm 2016 nhưng năng suất đều tăng qua các năm do người dân đã biết áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc. Diện tích và năng suất lạc và đậu tương có xu hướng giảm qua 2 năm sau. Chăn nuôi: Chăn nuôi và công tác thú y có mối quan hệ chặt chẽ với ngành trồng trọt. Sự phát triển của ngành chăn nuôi là một động lực thúc đẩy cho ngành trồng trọt phát triển và ngược lại. Với điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển ngành chăn nuôi, chính quyền địa phương rất quan tâm chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, khuyến khích bà con nhân dân đầu tư, phát triển mô hình trạng trại chăn nuôi kết hợp (vườn, ao, chuồng) để tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong xã, đồng thời tận dụng nguồn phân bón hữu cơ để giảm bớt chi phí cho sản xuất nông nghiệp. Bảng 4.3. Kết quả chăn nuôi của xã Nghĩa Thuận 3 năm qua Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng đàn trâu Con 492 522 530 Tổng đàn bò Con 1.108 1.212 1.260 Tổng đàn lợn Con 3.400 2.900 3.200 Tổng đàn gia cầm Con 16.000 15.000 16.000 Tỷ lệ gia súc được % 70 75 80 tiêm phòng Tỷ lệ gia cầm được % 60 65 70 được tiêm phòng (Nguồn: UBND xã Nghĩa Thuận, năm 2017) Nhìn chung qua 3 năm số lượng đàn gia súc trong xã: Tổng đàn gia súc tăng qua các năm. Vì xã nhận được chính sách hỗ trợ giống bò và một phần kinh phí cho các hộ nghèo và cận nghèo.
  39. 32 Tổng đàn gia cầm có năm 2016 giảm nhưng năm 2017 tăng, việc chăn nuôi gia cầm chủ yếu là nông hộ, quy mô nhỏ lẻ, mức độ đầu tư chưa cao chủ yếu là góp phần tăng thêm thu nhập và cải thiện bữa ăn cho gia đình. Tình hình xã hội + Dân số xã Nghĩa Thuận Tổng số nhân khẩu toàn xã trong năm 2017 là 3.208 với 662 hộ. Nghĩa Thuận có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó: Dân tộc H´mông có 1893 người, chiếm 59,01% tổng số dân trong xã; dân tôc Nùng có 1240 người, chiếm 68,65% tổng số dân trong xã; dân tộc Hoa có 57 người, chiếm 1,78% tổng số dân trong xã dân tộc Kinh có 10 người, chiếm 0,31% tổng số dân trong xã; Dân tộc Tày có 4 người, chiếm 0,13% tổng số dân trong xã; Dân tộc Dao có 4 người, chiếm 0,13% tổng số dân trong xã. Dân cư nông thôn xã được hình thành từ lâu đời sống tập chung làng bản chủ yếu. + Lao động, việc làm tỷ lệ lao động trong độ tuổi chiếm 60,75 % tổng dân số, lao động nông nghiệp tại xã Nghĩa Thuận vẫn chiếm tỷ lệ cao. Lao động dồi dào nhưng số lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ chưa cao, sản xuất theo kinh nghiệm là chính. Bảng 4.4. Hiện trạng dân số, lao động xã Nghĩa Thuận năm 2017 Số lao Hộ cận STT Tên thôn Số hộ Số khẩu Hộ nghèo động nghèo 1 Na Cho Cai 95 486 370 56 15 2 Na Lình 63 219 149 37 20 3 Cốc Pục 75 341 271 42 22 4 Khủng Cáng 64 341 280 63 6 5 Ma Sào Phố 40 226 150 50 1 6 Pả Láng 64 319 219 32 18 7 Phín Ủng 103 477 360 59 18 8 Xín Cái 96 529 390 71 22 9 Tả Súng Chư 62 270 170 58 4 Tổng Số 662 3208 2359 468 126 (Nguồn: Ban dân số, lao động thương binh - xã hội xã Nghĩa Thuận, năm 2017)
  40. 33 Ban quản lý xây dựng NTM được kiện toàn lại theo quyết định số: 74/QĐ-UBND ngày 20/2/2018 có 11 người do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, đồng chí Phó chủ tịch làm phó ban. Thành lập ban phát triển tại các thôn gồm Bí thư chi bộ thôn, trưởng xóm các trưởng đoàn thể xóm, tổ chức tập huấn về các tiêu chí, phân loại và đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội của thôn, hướng dẫn nghiệp vụ, thu thập số liệu để UBND xã có cơ sở đánh giá việc thực hiện các tiêu chí. Đến nay 9/9 thôn trên địa bàn xã đã thành lập Ban phát triển thôn để vận động nhân dân thực hiện xây dựng nông thôn mới, đồng thời thực hiện giám sát quá trình xây dựng các nội dung về nông thôn mới ở thôn, bản. 4.3. Thực trạng xây dựng Nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận 4.3.1. Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện, các phòng ban ngành của huyện, UBND xã Nghĩa Thuận đã triển khai thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM theo sự hướng dẫn của cấp trên. Chương trình MTQG xây dựng NTM được Đảng ủy, HĐND, UBND ban hành Nghị Quyết, xây dựng kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ cho các đồng chí cán bộ UBND xã phụ trách, tổ chức tuyên truyền đến các đoàn thể, nhân dân. Ủy ban nhân dân xã đã kiện toàn lại ban Quản lý, tổ giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của xã cụ thể như sau: + Ban hành Quyết định thứ nhất: Quyết định số 68/QĐ-UBND Ngày 15 tháng 2 năm 2018 về việc kiện toàn ban quản lý xây dựng Chương trình Nông thôn mới xã Nghĩa Thuận giai đoạn 2016 – 2020. + Ban hành Quyết định thứ hai: Quyết định số 72/QĐ-UBND Ngày 17 tháng 2 năm 2018 về việc kiện toàn Tổ giám sát, đánh giá xây dựng Chương trình nông thôn mới xã Nghĩa Thuận giai đoạn 2016 – 2020. Ban chỉ đạo đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục tuyên truyền đến toàn thể nhân dân về chương trình xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo các xóm tuyên truyền đến
  41. 34 từng hộ gia đình về các công việc thuộc trách nhiệm của hộ giá đình trong xây dựng nông thôn mới; công việc thuộc trách nhiệm của xóm trong xây dựng nông thôn mới. Kiện toàn lại Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số: 73-QĐ/UBND của Uỷ ban nhân dân xã Nghĩa Thuận, ngày 18 tháng 2 năm 2018 có 14 người tham gia do đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND làm Trưởng ban, 2 đồng chí Phó Chủ tịch UBND làm phó ban, các thành viên khác gồm chủ tịch MTTQ, hội Cựu chiến binh, Nông dân, trưởng các đoàn thể, cán bộ văn phòng, các bộ kế toán 4.3.2. Kết quả tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Bảng 4.5. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM xã Nghĩa Thuận Theo Quyết Kết Theo Tên định quả Đề án STT tiêu Nội dung tiêu chí 592/QĐ- đánh Ghi chú Quy chí UBND giá của hoạch tỉnh Hà xã Giang I.QUY HOẠCH 1.1 Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố Đạt Đạt Đạt công khai đúng thời hạn Quy 1 hoạch 1.2 Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo đúng quy Đạt Đạt Đạt hoạch
  42. 35 II. HẠ TẦNG KINH TẾ-XÃ HỘI 2.1 Đường xã và đường từ trung tâm xã đến dường 50,23 100% 10,316/ huyện được nhựa hóa hoặc 20,536 km bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm 2.2 Đường trục thôn, bản, 100%(≥ ấp và đường liên thôn, 50 % 12,42 2,049/16,5 bản,ấp ít nhất được cứng 3,7% cứng km hóa, đảm bảo ô tô đi lại Giao hóa) 2 thuận tiện quanh năm thông 100%(≥ 2.3 Đường ngõ, xóm sạch 50% và không lầy lội vào mùa 0 0 0/33km cứng mưa hóa) 2.4 Đường trục chính nội ≥ 50% đồng đảm bảo vận chuyển 0 0 0/22,5km hàng hóa thuận tiện quanh năm 3.1Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được ≥ 50% 100% 100% 127/127ha tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên Thủy 3 3.2 Đảm bảo đủ điều kiện lợi đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về Đạt Đạt Đạt phòng chống thiên tai tại chỗ 4.1 Hệ thống điện đạt chuẩn Đạt Đạt Đạt 4 Điện 4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ 709/723hộ ≥ 95% 98% 98% các nguồn Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu Trườn học, trung học cơ sở có 5 70% ≥ 0 0 g học cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia
  43. 36 6.1 Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng Đạt Chưa Chưa và sân thể thao phục vụ đạt đạt sinh hoạt văn hóa, thể Cơ sở thao của toàn xã vật 6.2 Xã có điểm vui chơi, 6 chất giải trí và thể thao cho trẻ Chưa Chưa văn em và người cao tuổi đạt đạt hóa theo quy định 6.3 Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi Chưa Chưa 100% sinh hoạt văn hóa, thể đạt đạt thao phục vụ cộng đồng Cơ sở hạ tầng Xã có chợ nông thôn thương Chưa Chưa 7 hoặc nơi mua bán, trao Đạt mại đạt đạt đổi hàng hóa nông thôn 8.1 Xã có điểm phục vụ Đạt Đạt Đạt bưu chính 8.2 Xã có dịch vụ viễn Đạt Đạt Đạt Thông thông,internet tin và 8.3 Xã có đài truyền 8 Chưa Chưa truyền thanh và hệ thống loa đến Đạt đạt đạt thông các thôn 8.4 Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công Đạt Đạt Đạt tác quản lý, điều hành 9.1 Nhà tạm, dột nát Không Còn Còn 79 hộ Nhà ở 9 dân cư 9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định ≥ 75% 46,30% 46,30% 335/723 hộ III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT Thu nhập bình quân đầu Thu người khu vực nông thôn 10 18,5 18,5 nhập đến năm 2020 (triệu ≥ 28 đồng/người) Hộ Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều 11 ≥ 12% 60,72 % 60,72% 439/723hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 Lao Tỷ lệ người có việc làm động trên dân số trong độ tuổi 12 ≥ 90% 99,7% 99,7% 2.006/2.012 có việc lao động có khả năng làm tham gia lao động
  44. 37 13.1 Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy Đạt Đạt Đạt Tổ định của Luật Hợp tác xã chức năm 2012 13 sản 13.2 Xã có mô hình liên xuất kết sản xuất gắn với tiêu Đạt Đạt Đạt thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững IV. VĂN HÓA-XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG 14.1 Phổ cập giáo dục nầm non cho trẻ 5 tuổi, Giáo xóa mù chữ, phổ cập giáo 14 dục và Đạt Đạt Đạt dục tiểu học đúng độ tuổi; đào tạo phổ cập giáo dục trung học cơ sở 14.2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung ≥ 70% 78,79% 78,79% 52/66 học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) 14.3 Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo ≥25% 31,85% 31,85% 641/2.012 15.1 Tỷ lệ người dân 85% 100% 100% 3.521/3.521 tham gia bảo hiểm y tế 15.2 Xã đạt tiêu chí quốc Đạt Đạt gia về y tế Đạt 15 Y tế 15.3 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ≥ 26,7% 23,44% 23,44% 98/418 thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) Tỷ lệ thôn, bản,ấp đạt Văn 16 tiêu chuẩn văn hóa theo ≥70% 55,5% 55,5% 5/9 hóa quy định 17.1 Tỷ lệ hộ được sử ≥ 90% Môi dụng nước hợp vệ sinh và (≥ 50% 100% 100% 723/723hộ trường nước sạch theo quy định nước và an sạch) 17 toàn 17.2 Tỷ lệ cơ sở sản xuất- thực kinh doanh, nuôi trồng Xã không phẩm thủy sản, làng nghề đảm 100% Đạt Đạt có CSSX bảo quy định về bảo vệ kinh doanh môi trường
  45. 38 17.3 Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh- Đạt Đạt Đạt sạch-đẹp,an toàn 17.4 Mai táng phù hợp với quy định và theo quy Đạt Đạt Đạt hoạch 17.5 Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở Đạt Đạt Đạt sản xuất-kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định 17.6 Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước Chưa Đạt Chưa sinh hoạt hợp vệ sinh và đạt đạt đảm bảo 3 sạch 17.7 Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi ≥ 70% 53,6% 53,6% đảm bảo vệ sinhmôi trường 17.8 Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân 100% 100% 100% thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm V.HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 18.1 Cán bộ, công chức Đạt Đạt Đạt xã đạt chuẩn 18.2 Có đủ các tổ chức Hệ trong hệ thống chính trị Đạt Đạt Đạt thống cơ sở theo quy định chính 18.3 Đảng bộ, chính trị và quyền xã đạt tiêu chuẩn Đạt Đạt Đạt 18 tiếp “trong sạch, vững mạnh” cận 18.4 Tổ chức chính trị-xã pháp hội của xã đạt loại khá 100% 100% 100% luật trở lên 18.5 Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy Đạt Đạt Đạt định
  46. 39 18.6 Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hộ Chưa Chưa trỡ những người dễ bị tổn Đạt đạt đạt thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội 19.1 Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, Đạt Đạt Đạt rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng 19.2 Xã đạt chuẩn an Quốc toàn về an ninh, trật tự xã phòng hội và đảm bảo bình yên: 19 và an không có khiếu kiện đông ninh người kéo dài; tội phạm Đạt Đạt Đạt và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước (Nguồn: Biểu tổng hợp kết quả tiêu chí xã nông thôn mới, năm 2017) Nhóm I Quy hoạch Tiêu chí 1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch: Hiện nay xã đã có các quy hoạch và đã được phê duyệt gồm: Quy hoạch sử dụng đất và ha tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, TTCN, dịch vụ Quy hoạch phát cơ sở hạ tầng KT-XH môi trường; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp. * Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Đạt Nhóm II. Hạ tầng kinh tế - xã hội Tiêu chí 2: Giao thông Hệ thống giao thông của xã tương đối hoàn chỉnh, các tuyến được hình thành theo các cấp quản lý:
  47. 40 Đường liên xã: Có 2 tuyến đường: đường từ xã đi xã Thanh Vân và xã Tùng Vài có chiều dài 16km, nền đường rộng 6m, mặt đường 4,5m, kết cấu mặt đường là đường nhựa chất lượng tương đối tốt. Giao thông trục thôn, liên thôn: Trên địa bàn xã có 55,2km toàn bộ là đường đất đi lại khó khăn, đoạn có nền rộng nhất là 6m, đoạn hẹp nhất chưa đến 1 m. Cần đầu tư mở rộng và bê tông hóa để đáp ứng nhu cầu đi lại cũng nhưa thúc đẩy sản xuất của người dân trên xã. Giao thông nội đồng: Tổng chiều dài 22,5km toàn bộ là đường đất, các trục đường chính có bề rộng nền đường từ 1m. Các đường bờ vùng có bề mặt hẹp dưới 1m nên việc sản xuất và vận chuyển nông sản sau thu hoạch gặp nhiều khó khăn. * Kết luận chung cho tiêu chí giao thông: Chưa đạt Tiêu chí 3: Thủy lợi Kênh mương Toàn xã có 38,5km kênh mương dẫn nước vào nội đồng, hàng năm xã thường xuyên chỉ đạo nạo vét, tu sửa kênh mương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ công tác sản xuất đúng thời vụ. Trạm bơm Toàn xã không có trạm bơm nào. Các công trình thủy lợi Về quản lý các công trình thủy lợi: Hàng năm đến mùa mưa nhân dân của cá thôn tự huy động để nạo vét và phát quang lấy nước vào ruộng được thuận lợi, trên địa bàn xã diện tích được tưới tiêu chủ động chiếm một phần rất nhỏ. Nhận xét: Hệ thống thủy lợi nay đáp ứng được khoảng 90% (chuẩn nông thôn mới là từ 80% trở lên) nhu cầu tưới tiêu cho nhu cầu hàng năm (lúa nước) trên địa bàn xã: Tất cả các công trình thủy lợi hiện nay đã được giao cho tổ quản lý thủy nông ở các thôn quản lý và khai thác, duy trì hàng năm.Tỷ
  48. 41 lệ kênh mương do xã quản lý đươc kiên cố hóa 91,21% (chuẩn nông thôn mới là từ 50% trở lên). * Kết luận: Tiêu chí thủy lợi: Đạt. Tiêu chí 4: Điện Tổng toàn xã có 4 trạm biến áp tại 4 thôn: Na Cho Cai, Cốc Pục, Phín Ủng, Xín Cái, cả 4 trạm đều còn tốt với tổng công suất khoảng 177 KVA, về cơ bản đã cung cấp đủ điện cho sinh hoạt trên địa bàn xã. Số hộ được sử dụng điện thường xuyên an toàn từ điện lưới quốc gia của cả xã là 709/732 hộ đạt 98%. Nhận xét: Hệ thống điện lưới nông thôn đã có cơ bản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 98%. * Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Đạt Tiêu chí 5: Trường học Trường mầm non: Số lượng giáo viên và hoc sinh trường mầm non Nghĩa Thuận: Tổng số cán bộ giáo viên: 27 giáo viên (100% biên chế). Hiện nay trường chính trường mầm non Nghĩa Thuận đang được xây dựng tại thôn Na Cho Cai, hiện tại trường chính và các điểm trường lẻ đều đang học nhờ tại trường chính và các điểm trường lẻ của trường Tiểu học. Nhận xét: Trường mầm non chưa đạt tiêu chuẩn so với tiêu chí về trường chuẩn quốc gia của Bộ giáo dục và Đào tạo. Trường tiểu học: Số lượng giáo viên và học sinh trường tiểu học Nghĩa Thuận: Tổng số các bộ giáo viên: 52 người (100% biên chế) Hiện trạng xây dựng trường chính gồm: 4 dãy nhà trong đó; 2 dãy nhà 2 tầng và 16 phòng học, có diện tích dựng 640 m², 2 dãy nhà cấp 4 với phòng (2 phòng ở công vụ, 2 phòng lưu trú học sinh) có diện tích xây dựng 180m² và
  49. 42 diện tích khuôn viên là 5069m² bình quân 21,3 m²/học sinh, chưa có phòng chức năng Hiện trạng xây dựng trường lẻ: Điểm trường Xín Cái, tại thôn xín cái có: 2 dãy nhà cấp 4 với 5 phòng trong đó: 2 phòng học và 3 phòng ở công vụ, diện tích xây dựng 120m², diện tích khuôn viên 743m². Điểm trường Phín Ủng, tại thôn Phín Ủng có: 1 dãy nhà cấp 4 với 2 phòng, 1 dãy nhà tạm có 1 phòng, diện tích xây dựng 90m² diện tích khuôn viên 2080m². Điểm trường Cốc Pục, tại Thôn Cốc Pục có: 2 dãy nhà cấp 1 với 5 phòng trong đó: 3 phòng học và 2 phòng ở công vụ, diện tích xây dựng 126m², diện tích khuôn viên 914 m². Điểm trường Ma Sào Phố, tại thôn Ma Sào Phố có: 1 dăy nhà cấp 4 với 3 phòng trong đó: 2 phòng học và 1 phòng ở công vụ, diện tích xây dựng 120m², diện tích khuôn viên 1657m². Điểm trường Tả Súng Chư, tại thôn Súng Tả Súng Chư có: 1 dãy nhà cấp 4 với 3 phòng học trong đó: 2 phòng học và 1 phòng ở công vụ, diện tích xây dựng 102m², diện tích khuôn viên 1019m². Điểm trường Phìn Chư tại thôn Xín Cái có: 1 dãy nhà cấp 4 với 2 phòng học, diện tích xây dựng 42m², diện tích khuôn viên 856m². Điểm trường Túng Súng Phìn tại thôn Na Cho Cai có: 1 dãy nhà cấp 4 với 3 phòng trong đó: 2 phòng học, 1 phòng ở công vụ, diện tích xây dựng 42m², tích khuôn viên 868m². Điểm trường Pả Láng, tại thôn Pả Láng có: 1 dãy nhà cấp 4 với 3 phòng, trong đó: 2 phòng học, 1 phòng ở công vụ, diện tích xây dựng 90m², diện tích khuôn viên 1171m². Điểm trường Khủng Cáng, tại thôn Khủng Cáng có: 2 dãy nhà cấp 4 với 3 phòng học, diện tích xây dựng 192m², diện tích khuôn viên 939m².
  50. 43 Nhận xét: Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Trường trung học cơ sở: Số giáo viên và học sinh trường THCS: Tổng số cán bộ giáo viên: 20 người (100% biên chế) Hiện trạng xây dựng gồm 4 dãy nhà, trong đó: 1 dãy nhà 2 tầng với 8 phòng học, 2 dãy nhà cấp 412 phòng ở công vụ, 1 dãy nhà tạm với 2 phòng ở lưu trú học sinh, diện tích xây dựng 785m² và 1 khu vệ sinh 2 phòng với diện tích 80,0m². Diện tích khuôn viên: 2,581m² bình quân 11,52m²/ học sinh. Nhận xét: Trường THCS chưa đạt chuẩn quốc gia. *Kết luận chung: So với tiêu chí nông thôn mới: Chưa đạt Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa Nhà văn hóa, khu thể thao xã: Đến năm 2017 xã vẫn chưa có nhà văn hóa và khu thể thao của xã. Xã chưa có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi. Nhà văn hóa và khu thể thao thôn: Trong tổng số 9 thôn của xã hiện nay đến hết năm 2017 đã có 9/9 thôn có nhà văn hóa. *Kết luận chung: Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa: Chưa đạt Tiêu chí 7: Chợ Trên địa bàn xã có 1 chợ trung tâm với diện tích khuôn viên là 2679,4m², có 2 khu nhà chợ chính với diện tích 425,7m² và có 30 hộ đăng ký kinh doanh buôn bán trong chợ, chợ được họp 6 ngày/1 lần. Nhìn chung hoạt động của chợ chưa đáp ứng được nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa của người dân địa phương, số lượng, chất lượng các mặt hàng còn hạn chế. *Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Chưa Đạt Tiêu chí 8: Thông tin và truyền thông Trên địa bàn xã đã có 1 điểm phục vụ bưu chính viễn thông.
  51. 44 Xã có dịch vụ viễn thông, internet: 2 điểm tại thôn Na Cho Cai (1 điểm tại UBND xã và 1 điểm tại trạm biên phòng). Xã có 9/9 thôn có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng điện thoại (cố định hoặc mạng di động) Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành: Tỷ lệ máy tính/số xã đạt 0,58 máy/người (12 máy tính/ 22 cán bộ, công chức). Có kết nối mạng nội bộ, có wifi đảm bảo cho việc kết nối liên thông vận hành phần mềm quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice và có trang bị máy scan. Số bộ loa đài trên địa bàn có 9 bộ, hoạt động kém không đáp ứng việc nghe thông tin về sản xuất và các thông tin khác của người dân. *Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Chưa đạt Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư nông thôn Nhà tạm, nhà dột nát: Tính đến năm 2017 toàn xã vẫn còn hộ sử dụng nhà tạm, nhà dột nát 79 hộ. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn theo quy định chiếm 46,30 % (335/723 hộ) *Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Chưa đạt Nhóm III. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất Tiêu chí 10: Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người của xã là:18.000.000 đồng/người/năm. *Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Chưa đạt Tiêu chí 11: Hộ nghèo Đến hết năm 2017, toàn xã còn 439/723 hộ nghèo, chiếm 60,72%. *Điêu chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Chưa đạt Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên Năm 2017 dân số toàn xã có 2.359 người; 468 hộ gia đình, người dân xã Nghĩa Thuận cư trú tại 9 thôn. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là 2.006/2.012, chiếm 99,7% đạt so với chuẩn nông thôn mới là 90% trở lên. *Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Đạt Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất
  52. 45 Hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn xã chủ yếu là kinh tế hộ, trong đó hộ sản xuất nông nghiệp là chính. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật HTX năm 2012. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. *Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Đạt Nhóm IV. Văn hóa-xã hội, môi trường Tiêu chí 14: Giáo dục - đào tạo Xã Nghĩa Thuận đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở. Hoàn thành xóa mù chữ mức độ 2. 100% tỷ lệ học sinh phổ cập giáo dục trung học cơ sở, 100% học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục theo học THPT, bổ túc, học nghề, Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo là 31,85% (641/2.012 người đạt 31,85%) *Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Đạt Tiêu chí 15: Y tế Hiện trạng xây dựng gồm có 2 dãy nhà, trong đó: 1 dãy nhà 2 tầng với 12 phòng, gồm; 01 quầy bán thuốc, diện tích 18m²; 01 phòng truyền thông, diện tích 18m²; 02 phòng điều trị, diện tích 36 m²; 01 phòng trực, diện tích 18 m²; 01 phòng tiêm, diện tích 18m²; 01 phòng sản, diện tích 18m²; 01 phòng trạm trưởng, diện tích 18m²; 01 phòng khám, diện tích 18m²; 01 phòng phụ khoa, diện tích 18m²; 01 phòng đông y, diện tích 18m²; 01 phòng hành chính, diện tích 18m² và 1 dãy nhà cấp 4 với 4 phòng công vụ, diện tích 48m². Tổng số giường bệnh 8 giường. Diện tích khuôn viên: 1945,7m². Diện tích xây dựng: 232,4m². Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm: Do xã thuộc địa bàn vùng cao biên giới nên toàn bộ người dân trong xã điều có bảo hiểm y tế do nhà
  53. 46 nước hỗ trợ, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 100% (chuẩn nông thôn mới là trên 85%). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) bằng 23,44% thấp hơn 26,7% đạt yêu cầu của tiêu chí, 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vác xin theo đúng quy định. *Kết luận cho tiêu chí: Đạt Tiêu chí 16: Văn hóa Xã có 5/9 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa (chiếm tỷ lệ 55,5%). *Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Chưa đạt Tiêu chí 17: Môi trường và an toàn thực phẩm Việc triển khai có hiệu quả chương trình nước sạch nông thôn đã góp phần nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh 90% và đạt yêu cầu NTM phải đạt từ 70% trở lên. Tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh nhà tắm, hợp vệ sinh đạt 53,6%. Xã không có CSSX kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn hiện tượng gây ô nhiễm môi trường như: vứt rác bừa bãi, nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chưa có hệ thống xử lý hợp vệ sinh. Nghĩa trang được chôn cất những nới xa nơi dân cư, đảm bảo an toàn vệ sinh. Nước thải, rác thải: Nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi theo rãnh thoát nước,thải tự do ra các mương tiêu, ra đồng bãi. Số hộ có hầm biogas để xử lý chất thải hữu cơ và nước thải chăn nuôi còn ít. Việc xử lý rác thải, chủ yếu là đốt. Hiện nay do nhu cầu phát triển sản xuất, sinh hoạt của người dân ngày càng cao nên chất thải ngày càng nhiều, công tác quản lý môi trường của địa phương còn yếu. Sự tham gia của Ban, Ngành, Đoàn thể chưa cao, ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Đặc biệt trong
  54. 47 sản xuất nông nghiệp. rác thải thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu gây độc hại cho sức khỏe con người và môi trường. *Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Chưa đạt Nhóm V. Hệ thống chính trị và tình hình an ninh trật tự Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật Trong những năm qua đội ngũ cán bộ trong địa bàn xã có nhiều cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cán bộ UBND xã được kiện toàn sắp xếp phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn. Duy trì làm việc 40giờ/tuần tại công sở để tiếp dân và giải quyết công việc và thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, thu ngân sách của địa phương. Bộ máy chính quyền xã có đủ tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định: Tất cả các thôn đều có các chi bộ, trưởng xóm, các chi hội. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. Xã có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định gồm: Đảng bộ, HĐND, UBND, MTTQ, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, công đoàn cơ sở, có 01 Đảng bộ, gồm 15 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã, tổng số 136 Đảng viên. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực gia đình và đời sống xã hội: Chưa đạt *Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Chưa đạt Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững. Xã có lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, công an, dân phòng là lực lượng giữ gìn an ninh trật tự. Trên địa bàn an ninh, trật tự được đảm bảo tốt như: Không có hoạt động chống Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế; truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông người kéo dài; Không có trộm cắp, kiềm chế giảm dần và không phát sinh thêm các tệ nạn xã hộ: cờ bạc, ma túy, mại dâm;
  55. 48 Không có trọng án, tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng do công dân của xã gây ra trên địa bàn. *Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Đạt Kết luận: Như vậy tính đến hết năm 2017 xã Nghĩa Thuận đã đạt được 8/19 tiêu chí, đạt 37,8% và còn 11 tiêu chí chưa đạt được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.6. Tổng hợp các tiêu chí đã đạt và chưa đạt của xã Nghĩa Thuận STT Các tiêu chí đã đạt Các tiêu chí chưa đạt + Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện 1 + Tiêu chí 2: Giao thông quy hoạch 2 + Tiêu chí 3: Thủy lợi + Tiêu chí 5: Trường học 4 + Tiêu chí 4: Điện nông thôn + Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất + Tiêu chí 7: Cơ sở hạ tầng thương 5 + Tiêu chí 12: Lao động có việc làm mại nông thôn + Tiêu chí 8: Thông tin và truyền 6 + Tiêu chí 13: Tổ chức sản xuất thông 7 + Tiêu chí 14: Gíao dục và đào tạo + Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư 8 + Tiêu chí 15: Y tế + Tiêu chí 10: Thu nhập 9 + Tiêu chí 19: Quốc phòng và an ninh + Tiêu chí 11: Hộ nghèo 10 + Tiêu chí 16: Văn hóa + Tiêu chí 17: Môi trường và an toàn 11 thực phẩm + Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật Tổng: 8 Tổng: 11 (Nguồn: Nguồn tác giả tự tổng hợp) Trong kế hoạch thực hiện các tiêu chí XD NTM đăng ký trong năm tới, xã đã đăng ký thực hiện hoàn thành 4 tiêu chí gồm: Tiêu chí giao thông; tiêu chí thu nhập; tiêu chí trường học; tiêu chí giáo dục và đào tạo.
  56. 49 4.3.3 Làm rõ kết quả 4.3.3.1. Tiêu chí đã đạt được a. Về quy hoạch và thực hiện quy hoạch: Xã đã có các quy hoạch và đã được phê duyệt như quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiêp, quy hoạch sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trường, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh bảo tồn được bản sắc văn hóa của dân tộc. b. Về thủy lợi: Xã xây dựng 03 công trình hồ treo với tổng kinh phí 9,000,00 triệu đồng; đầu tư sửa chữa 8 công trình CNSH và xây dựng 22,4 km kênh mương bê tông hóa. c. Về điện nông thôn: Số hộ dân được dùng điện là 100%, đảm bảo các hộ được dùng điện thường xuyên, an toàn. Hiện nay toàn bộ xóm đã có điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt và sản xuất, công tác quản lý và sử dụng điện ngày càng được củng cố và phát triển, 90% số hộ có phương tiện nghe nhìn. Đường dây vào các xóm chủ yếu là dây có tiết diện nhỏ gây ảnh hưởng không tốt đến việc cung cấp điện và vấn đề an toàn khi sử dụng điện. Trong thời gian tới, các xóm rất cần đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu sáng trên trục đường xóm và liên xóm để phục vụ tốt hơn cũng như đáp ứng nhu cầu của người dân. d. Về lao động có việc làm: Dân số toàn xã trong xây dựng nông thôn mới chiếm 90% trở lên. Người dân trong 9 thôn đều có lao động việc làm và đáp ứng được cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày. e. Về tổ chức sản xuất:
  57. 50 Hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn xã chủ yếu là kinh tế các hộ trong đó hộ sản xuất nông nghiệp là chính, xã có một HTX tổng hợp hoạt động theo quy luật HTX năm 2012, xã đã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản. f. Về giáo dục và đào tạo: Công tác chăm lo cho sự nghiệp giáo dục trong những năm qua luôn là mục tiêu chính và được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, công tác giáo dục đào tạo luôn được Đảng bộ, chính quyền xã, cán bộ xóm, quan tâm chỉ đạo. Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cả 2 hệ đạt trên 99%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông hay bổ túc, học nghề đạt trên 90%. Lao động được đào tạo dài hạn có chứng chỉ, tốt nghiệp từ trung cấp có. Công tác khuyến học, khuyến tài luôn được xóm hết sức quan tâm hàng năm cứ vào dịp bước vào năm học mới, xóm tổ chức gặp mặt động viên khen thưởng con em các gia đình đạt thành tích cao trong học tập và các em thi đỗ vào các trường đại học. Ngày quốc tế thiếu nhi, rằm tháng tám xóm tổ chức cho các cháu vui liên hoan văn nghệ, rước đèn trung thu tạo được không khí vui tươi, phấn khởi cho các em thiếu niên nhi đồng trong toàn xóm. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở (đạt). Năm 2017, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề đạt 100%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 31,85%. g. Về y tế: Công tác y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân cũng được quan tâm nên trong những năm qua các chỉ tiêu nhiệm vụ về công tác y tế luôn hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra, đặc biệt là các nội dung trong chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Qua rà soát, thống kê tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đã tăng qua các năm.
  58. 51 Do xã thuộc địa bàn vùng cao biên giới nên toàn bộ người dân đều có bảo hiểm y tế do nhà nước hỗ trợ, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 100%. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn được đảm bảo và duy trì tốt, không có dịch bệnh xảy ra. Trong năm qua, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được quan tâm thường xuyên và có nhiều tiến bộ. Tổ chức các lớp học, phòng chống bệnh dại, thực hành dinh dưỡng, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS. Tổ chức thực hiện và làm tốt công tác kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Giám sát dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn xã. h. Về quốc phòng và an ninh: Thực hiện tốt quy chế dân chủ phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân luôn được chi bộ Đảng chú trọng, công khai dân chủ được thực thực hiện từ khâu ra nghị quyết chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức thực hiện, mọi công việc dân đều được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra, mọi chính sách pháp luật đều được phổ biến triển khai đến nhân dân theo đúng quy trình bảo đảm dân chủ, thực hiện công tác bình xét gia đình văn hóa theo đúng quy trình, trình tự hướng dẫn của cấp trên. Ban công tác mặt trận và các tổ chức thành viên thường xuyên tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên và động viên nhân dân thực hiện tốt quy chế, dân chủ ở cơ sở. Nhân dân đã trực tiếp tham gia bàn và thực hiện các công việc của xã, của xóm về xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng; thực hiện quy ước, hương ước của thôn; thực hiện các mô hình hoạt động tự quản đem lại nhiều kết quả thiết thực, góp phần tăng cường sự đồng thuận xã hội. Qua các buổi sinh hoạt đoàn thể và các hội nghị tiếp xúc cử tri, nhân dân đã được bày tỏ những chính kiến, những tâm tư nguyện vọng của mình đề xuất kiến nghị chuyển tải đến các cơ quan chức năng theo đúng luật định, những khó khăn vướng mắc được tháo gỡ ngay từ cơ sở nhờ sự phối hợp tốt
  59. 52 giữa tổ hòa giải ở cơ sở với đội ngũ người có uy tín trong dòng họ với phương châm to thành nhỏ, nhỏ thành không có, trong năm không có việc gây mâu thuẫn khiếu kiện xảy ra. 4.3.3.2 Các tiêu chí chưa đạt a. Về giao thông: Do địa hình hiểm trở bị chia cắt do đó rất kho khăn trong việc phát triển giao thông b. Về trường học: Trong xây dựng nông thôn mới, công tác giáo dục, hoạt động văn hóa còn khó khăn, việc cung ứng thiết bị phục vụ, việc dạy học và đổi mới chương trình giáo dục còn chậm, ảnh hưởng đến kết quả dạy và học. c. Về cơ sở vật chất: Khu thể thao của xã chưa xây dựng được nhà văn hóa và khu thể thao, xã chưa có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi. d. Về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn: Xã có 1 chợ vào ngày thứ 7 hàng tuần quy mô diện tích chợ hẹp, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân e. Về thông tin và truyền thông: Xã có dịch vụ, viễn thông internet, xã có 9/9 thôn có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng điện thoại. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành, nhưng số loa trên địa bàn thôn hoạt động kém không đáp ứng được việc nghe thông tin về sản xuất và các thông tin khác của người dân. f. Về nhà ở dân cư: Tính đến năm 2017 toàn xã vẫn còn 79 hộ sử dụng nhà tạm, nhà dột nát, tỷ lệ nhà đạt chuẩn theo quy định chiếm 46,30% còn tồn tại những hộ dân sống trên núi cao và những nơi có nguy cơ sạt lở. g. Về thu nhập: Việc sản xuất ở vùng còn mang tính tự phát, làm theo phong trào, chưa có mô hình sản xuất hàng hóa tập trung, kinh tế trang trại phát triển chưa tương xứng cao nên thu nhập hàng năm của bà con nông dân rất thấp, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tỉ lệ hộ nghèo cao.
  60. 53 h. Về hộ nghèo: Do thu nhập của người dân trong xã thấp nên tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn rất cao chiếm 60,72% (439/732 hộ nghèo) i. Về văn hóa: Tổng số xã có 9 thôn trong đó có 5 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa chiếm tỷ lệ 55,5% k. Về môi trường và an toàn thực phẩm: Việc thực hiện tiêu chí môi trường trên địa bàn đang gặp nhiều trở ngại do thiếu nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình cũng như nhận thức, ý thức chấp hành của người dân còn hạn chế vì tập quán chăn nuôi của bà con, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số còn rất lạc hậu. Còn nhiều hộ chưa xây được chuồng trại hợp vệ sinh, nếu có thì chỉ trong tình trạng tạm bợ, che chắn đơn sơ. Ban ngày thì thả rông gia súc, phân gia súc vương vãi xung quanh nhà và đường đi. Tối đến bà con nhốt gia súc, gia cầm ngay đối diện nhà nên làm ô nhiễm nặng môi trường sống của chính gia đình mình và những hộ xung quanh. Phong tục chôn cất người đã khuất của bà con người dân vẫn còn diễn ra theo từng dòng họ, gia đình. Khi có người thân mất đi, bà con đều đem tới nghĩa địa của dòng họ mình để chôn cất, thậm chí có những gia đình còn chôn cất chính đất sản xuất, đất ở của gia đình mình. Ngoài việc ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân tập quán này còn gây khó khăn trong công tác quy hoạch, quy tập nghĩa trang l. Về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật: Do người dân trong xã chưa đạt chuẩn được tiếp cận pháp luật theo quy định xây dựng nông thôn mới. 4.3.3.3 Giải pháp đối với các tiêu chí đã đạt Tiêu chí 1: Quy hoạch Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đã được phê duyệt, đồng thời rà soát, điều chỉnh, bộ sung, hoàn thiện quy hoạch của xã, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã; quy hoạch đất đai; quy hoạch sản xuất nông nghiệp đảm bảo phù hợp, đồng bộ với quy hoạch phát triển. Tiêu chí 3: Thủy lợi
  61. 54 Tiếp tục kiên cố hóa kênh mương còn lại, nâng cấp các tuyến mương do các xã quản lý để đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Xây dựng cơ chế quản lý công trình thủy nông, tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị trong việc sử dụng các công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất dân sinh và phòng chống thiên tai. Tiêu chí 4: Điện Duy trì phát triển hệ thống điện hiện có trên địa bàn xã, nâng cấp các trạm biến áp. Tập chung cải tạo và nâng cấp tuyến đường dây đã xuống cấp, đảm bảo ổn định điện sinh hoạt và sản xuất cho người dân nông thôn, Tiêu chí 12: Lao động có việc làm Duy trì và tăng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên. Số lao động chủ yếu là trong ngành nông nghiệp nên cần tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tăng cường lao động tham gia vào các hoạt động thương mại,dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp khi trong các năm tới các ngành này phát triển. Tiêu chí 13: Tổ chức sản xuất Nâng cao và tạo điều kiện cho việc hình thành các tổ chức sản xuất, các HTX, các câu lạc bộ, nhóm sở thích để giúp đỡ nhau trong sản xuất. Tổ chức một số chương trình liên kết sản xuất, chế biến sản phẩm có sự tham gia của HTX, nông dân hoặc khu trang trại với doanh nghiệp và nhà khoa học trong sản xuất, chế biến nông sản. Khuyến khích thành lập và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn xã. Tiêu chí 14: Giáo dục và đào tạo Duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Tiếp tục thực hiện tốt tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp, tầm quan trọng của đào tạo nghề và vai trò của học nghề với tìm việc làm.
  62. 55 Chủ động phối hợp với các ban ngành đoàn thể xuống thôn rà soát, tổng hợp danh sách mhững người trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề để có kế hoạch tổ chức tập huấn, đào tạo nghề. Tiêu chí 15: Y tế Triển khai, thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, thực hiện tốt các chế độ ưu đãi, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân. Sử dụng hợp lý nguông vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế. Đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực y tế theo nghị định số 96/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Tưng bước hệ thống tổ chức bộ máy y tế theo quy định và phù hợp với từng thời kỳ. Hỗ trợ công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sức khỏe của người dân nông thôn, đảm bảo quyền lợi của người dân khi tham gia bảo hiểm y tế. Tiêu chí 19: Quốc phòng An ninh Quản lý đăng ký nghĩa vụ quân sự cho 100% thành viên trong độ tuổi xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, kiện toàn đủ biên chế lực lượng dự bị động viên. Đảm bảo đủ quân số, thời gian huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên; xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật. Kiên quyết đấu tranh với các phần tử có hành vi tổ chức, kích động, lôi kéo quần chúng chống lại chế độ, gây mất ổn định an ninh trật tự ở nông thôn. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm hình sự và các tệ nạn xã hội; tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 4.3.3.4 Giải pháp các tiêu chí chưa đạt Tiêu chí 2: Giao thông
  63. 56 Khuyến khích, vận động nhân dân đóng góp công sức tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn, phục vụ cho việc lưu thông, đi lại, trao đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi. Đường trục thôn, đường ngõ vào nhà dân, đường nội đồng thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ xi măng, cát sỏi, nhân dân thực hiện thi công. Tiêu chí 5: Trường học Tiếp tục nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên đạt chuẩn Có chính sách khuyến khích trẻ em trong độ tuổi đến trường, nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề). Cần đẩy mạnh nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, nâng cao vai trò hỗ trợ tích cực của giáo viên và tinh thần chủ động học tập của học sinh, chống bệnh tiêu cực và thành tích trong thi cử. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong xã: Mở các lớp tập huấn về nâng cao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân, mở các lớp dạy nghề theo nhu cầu đào tạo của người dân có định hướng của chính quyền. Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa Mở rộng diện tích đất xây dựng nhà văn hóa ở các thôn, bố trí sân chơi và trồng cây xanh, trang thiết bị để đạt tiêu chuẩn theo quy định. Xây dựng nông thôn mới nhà văn hóa xã đạt chuẩn. Tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở địa bàn nông thôn, tiếp tục phát triển sâu rộng phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Tiêu chí 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn Vận động các hộ gia đình ở gần khu trung tâm có đủ điều kiện mở cửa hành kinh doanh tổng hợp để phục vụ bà con nhân dân trên địa bàn xã. Có chính sách vay vốn ưu đãi đối với hộ vay vốn để mở cửa hàng. Tiêu chí 8: Thông tin và truyền thông
  64. 57 UBND cần chủ động phối hợp, kiến nghị với các nhà mạng, đánh giá hiện trạng xây dựng phương án, tìm địa điểm để xây dựng trạm phát sóng tại xã Nghĩa Thuận Xã cần sửa chữa hệ thống đài truyền thanh loa dẫn đến các thôn. Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư Tuyên truyền cho người dân về các tiêu chuẩn nhà ở theo tiêu chuẩn của bộ xây dựng, để trong quá trình tu sửa, làm mới nhà ở, người dân có điều chỉnh hợp lý giúp đắp ứng và tiêu chí nhà ở. Triển khai có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ xóa nhà tạm, kiên cố hóa nhà ở cho đối tượng chính sách. Tiêu chí 10: Thu nhập Tập chung chỉ đạo phát triển sản xuất đưa cây hoa màu xuống ruộng và tăng cường chuyển giao KHKT đến người dân để nhân rộng mô hình. Tranh thủ các nguồn vốn vay đặc biệt là các nguồn vốn ủy thác của đoàn thể và tập trung cho chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, chuyển lao động từ nông nghiệp sang ngành nghề khác. Tập trung cho đào tạo nghề, giải quyết việc làm sau khi đào tạo. Tiêu chí 11: Hộ nghèo Đẩy mạnh công tác khuyến nông khuyến lâm, dạy nghề để hộ nghèo có điều kiện chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác. Có kế hoạch giúp đỡ hộ nghèo tạo điều kiện về giống, vốn, KH - KT,hỗ trợ làm nhà ở. Tiêu chí 16: Văn hóa Xây dựng kế hoạch phát triển đến các xóm về xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa. Phối hợp với các ngành, đoàn thể tham mưu tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao. Vận động nhân dân thực hiện tốt quy ước, tránh xa các tệ nạn xã hội.
  65. 58 Tiêu chí 17: Môi trường và an toàn thực phẩm Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện và phân tích cụ thể từng cán bộ, Đảng viên chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động, giám sát cụm dân cư thực hiện nghiêm túc các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường. Xây dựng bãi xử lý rác thải tập trung cho toàn xã. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,vận động nâng cao nhận thức của người dân về ý thức bảo vệ môi trường. Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật Cấp ủy,chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền, vận động nhân dân hạn chế, xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo điều kiện, cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình. 100% phụ nữ thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số và khuyết tật có nhu cầu vay vốn được vay vốn ngân hàng. Trên địa bàn xã không có trường hợp nào tạo hôn. Đảm bảo cán bộ, công chức trong xã có ít nhất 1 nữ lãnh đạo. 4.3.4. Người dân với những vấn đề xây dựng nông thôn mới *Đặc điểm về thu nhập hộ gia đình tại 3 thôn chọn nghiên cứu Bảng 4.7. Nguồn thu nhập của hộ gia đình năm 2017 ĐVT: hộ (n=60) Thôn Phín Thôn Na Thôn Na Tỷ lệ Nguồn thu nhập Tổng Ủng Lình Cho Cai % Từ sản xuất nông nghiệp 18 16 15 49 81,6 Từ dịch vụ buôn bán 2 4 5 11 18,3 Từ làm thuê 0 0 0 0 0 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân, năm 2017) Qua bảng 4.7 cho thấy tính đến hết năm 2017 thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn 3 thôn điều tra chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, trung bình chiếm
  66. 59 81,6% tổng số hộ điều tra. Thu nhập từ dịch vụ, buôn bán trung bình chiếm 18,3%. Thu nhập từ làm thuê là không có. Như vậy qua khảo sát điều tra nhận thấy rằng lao động trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp. 4.3.5. Nhận thức của người dân về xây dựng NTM tại địa phương. Bảng 4.8. Nhận thức của người dân về xây dựng NTM (n=60) Số Tỷ lệ TT Nội dung người (%) 1 Biết về chương trình xây dựng NTM a Có 43 71,6 b Không 4 6,6 c Có nghe nhưng không rõ 13 21,6 2 Kênh thông tin a Từ cán bộ xã, thôn 29 48,3 b Qua các chương trình tập huấn 16 26,6 c Phương tiện thông tin đại chúng 10 16,6 d Không biết 5 8,3 3 Mục đích của chương trình xây dựng NTM a Xây dựng cơ sở hạ tầng 5 8,3 b Nâng cao thu nhập của người dân 8 13,3 Cải thiện chất lượng cuộc sống một cách c bền vững trên tất cả các lĩnh vực Kinh tế, 47 78,3 xã hội, môi trường 4 Sự cần thiết về xây dựng NTM a Rất cần thiết 35 58,3 b Cần thiết 20 33,3 c Không cần thiết 5 8,3 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân)
  67. 60 Nhận xét: Qua bảng 4.8 cho thấy đa phần người dân điều hiểu biết mục đích của chương trình xây dựng nông thôn mới là cải thiện cuộc của người dân một cách bền vững tất cả các mặt kinh tế, xã hội, môi trường có 47 hộ chiếm 78,3%. Tỷ lệ người dân biết về chương trình xây dựng nông thôn mới chiếm 71,6% người dân biết ðến chýõng trình này chiếm 6,6% và người dân mới chỉ nghe, chưa thật sự hiểu về chương trình chiếm 21,6%. Người dân biết về chương trình nông thôn mới qua các chương trình tập huấn chiếm 26,6%. Người dân biết qua các cán bộ xã, thôn chiếm 48,3%, điều đó cho thấy các chính sách về chương trình xây dựng nông thôn mới mà nông dân tiếp cận được chủ yếu thông qua các chính quyền địa phương từ cán bộ xã, thôn và thông qua các chương trình tập huấn, điều này cho thấy công tác tuyên truyền của chính quyền địa phương đang được quan tâm và triển khai đồng bộ. 4.3.6. Sự tham gia của người dân vào xây dựng NTM Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong những năm qua Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Qua số liệu điều tra cho thấy các hộ dân 3 thôn rất ủng hộ các khoản đóng góp: góp công lao động chiếm 100% chủ yếu là làm đường giao thông nông thôn, góp tiền chiếm 91,6%, hiến đất chiếm tỷ lệ 33,3% bên cạnh đó còn có 5 trường hợp không tham gia đóng góp với lý do nghèo. Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới được thể hiện qua bảng 4.9