Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam

pdf 71 trang thiennha21 18/04/2022 5880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_nhan_trac_hoc_phat_trie.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC TRẦN NGỌC PHƯƠNG ANH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC HỌC PHÁT TRIỂN TAI NGƯỜI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Hà Nội - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC Người thực hiện: TRẦN NGỌC PHƯƠNG ANH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC HỌC PHÁT TRIỂN TAI NGƯỜI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH-2014.Y Người hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN HỒNG HÀ Hà Nội - 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Ban chủ nhiệm, thầy cô giáo Bộ môn Ngoại, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ban giám đốc Bệnh viện Việt Đức đã tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ, Khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh Bệnh viện Việt Đức đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy/Cô Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ trong hội đồng khoa học bảo vệ khóa luận đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em để hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp này. Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới: PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà, trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ Bệnh viện Việt Đức, người thầy kính yêu đã tận tâm dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. TS. Nguyễn Việt Hoa, trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh Bệnh viện Việt Đức đã tạo mọi điều kiện cho em thu thập số liệu hoàn thành khoá luận này. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ với em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2020 TRẦN NGỌC PHƯƠNG ANH
  4. LỜI CAM ĐOAN Em là Trần Ngọc Phương Anh, sinh viên khoá QH.2014.Y, ngành Y đa khoa, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2020 Tác giả TRẦN NGỌC PHƯƠNG ANH
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AI : Chỉ số tai (auricular index) BMI : Chỉ số khối cơ thể (body mass index) n : Số lượng PPE : Polyethylene xốp (porous polyethylene) SD : Độ lệch chuẩn (standard deviation) X : Giá trị trung bình
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Giải phẫu tai ngoài 3 1.1.1. Giải phẫu tai ngoài 3 1.1.2. Các mốc giải phẫu và chỉ số sử dụng trong nghiên cứu 4 1.2. Các nghiên cứu nhân trắc học tai trẻ em trên thế giới 5 1.2.1. Tóm lược lịch sử hình thành và phát triển nhân trắc học 5 1.2.2. Một số nghiên cứu nhân trắc học tai trẻ em trên thế giới 7 1.2.3. Một số nghiên cứu nhân trắc học tại Việt Nam 9 1.3. Các phương pháp nghiên cứu nhân trắc học tai 9 1.3.1. Đo trực tiếp 9 1.3.2. Đo trên ảnh 9 1.3.3. Đo trên phim chụp cắt lớp vi tính dựng hình ba chiều (3D Computed Tomography) 10 1.4. Dị tật tai nhỏ bẩm sinh 10 1.4.1. Đại cương về dị tật tai nhỏ bẩm sinh 10 1.4.2. Ảnh hưởng tâm lý của dị tật tai nhỏ bẩm sinh trên bệnh nhi 12 1.5. Phẫu thuật tạo hình tai 14 1.5.1. Lịch sử phát triển của phẫu thuật tạo hình tai 14 1.5.2. Phương pháp sử dụng sụn sườn tự thân 15 1.5.3. Phương pháp sử dụng sụn nhân tạo bằng polyethylene xốp 16 1.5.4. Tình hình tại Việt Nam 17 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
  7. 2.1. Đối tượng nghiên cứu 20 2.1.1. Nhóm 1 - Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc học phát triển tai 20 2.1.2. Nhóm 2 - Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai 20 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu nhân trắc học phát triển tai 21 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 21 2.3.2. Chọn mẫu 21 2.3.3. Thiết lập biến số nghiên cứu 21 2.3.4. Phương pháp đo kích thước tai ngoài 22 2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 23 2.4. Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai 23 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 23 2.4.2. Chọn mẫu 23 2.4.3. Tiến hành nghiên cứu 23 2.5. Sơ đồ nghiên cứu 26 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 27 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu nhân trắc học phát triển tai 28 3.2. Đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam 31 3.3. Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai điều trị dị tật tai nhỏ bẩm sinh 41 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 45 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu nhân trắc học phát triển tai 45 4.2. Đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam 46 4.3. Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai ở trẻ mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại Bệnh viện Việt Đức 49 KẾT LUẬN 52
  8. 1. Một số đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam 52 2. Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai điều trị trẻ mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại Bệnh viện Việt Đức 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố tuổi theo giới của nhóm nghiên cứu 29 Bảng 3.2. Tuổi trung bình của người trưởng thành 29 Bảng 3.3. Đặc điểm tăng trưởng của trẻ 30 Bảng 3.4. Kích thước tai trẻ em theo nhóm tuổi và giới 31 Bảng 3.5. Kích thước tai của người trưởng thành 35 Bảng 3.6. Chỉ số tai của trẻ theo nhóm tuổi 36 Bảng 3.7. Chỉ số tai của người trưởng thành 37 Bảng 3.8. Tỉ lệ kích thước tai trẻ so với người trưởng thành cùng giới (%) 37 Bảng 3.9. Tỉ lệ kích thước tai trẻ nam có số đo tai bố so với kích thước tai bố, trẻ nữ có số đo tai mẹ so với kích thước tai mẹ (%) 39 Bảng 3.10. Kết quả bước đầu ứng dụng nhân trắc trong tạo hình tai nhỏ khung sụn nhân tạo PPE 41 Bảng 4.1. Tỉ lệ % chiều dài tai của nhóm trẻ 5 – 6 tuổi so với người trưởng thành ở một số nghiên cứu trên thế giới 49
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới của đối tượng nghiên cứu 28 Biểu đồ 3.2. Đồ thị chiều rộng tai trái trung bình của trẻ theo nhóm tuổi 33 Biểu đồ 3.3. Đồ thị chiều dài tai trái trung bình của trẻ theo nhóm tuổi 34 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Loa tai phải (mặt ngoài)[55] 3 Hình 1.2. Các mốc giải phẫu và số đo sử dụng trong nghiên cứu của Barut (2003) [1] 4 Hình 1.3. Các mốc giải phẫu và số đo sử dụng trong nghiên cứu của Purkait (2013) [34] 5 Hình 2.1. Giản đồ tai trái [12] 22 Hình 2.2. Đo kích thước khung sụn nhân tạo trong mổ 24 Hình 2.3. Khung sụn PPE và vạt cân thái dương đỉnh với đầy đủ hai cung mạch 24 Hình 2.4. Da đầu tại chỗ lấy vạt không có sẹo xấu nhờ ứng dụng nội soi 24 Hình 2.5. Sau mổ 6 tháng, kết quả thẩm mỹ tốt chỉ với một lần phẫu thuật 25 Hình 2.6. Tai mới to hơn tai đối diện nhưng gia đình và bệnh nhân hiểu và hài lòng 25 Hình 3.1. Bệnh nhân số 1 trước và sau mổ 42 Hình 3.2. Bệnh nhân số 2 trước và sau mổ 43 Hình 3.3. Bệnh nhân số 4 trước và sau mổ 44
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những dị tật chiếm tỷ lệ lớn trong bất thường hình dạng vành tai bẩm sinh là dị tật tai nhỏ bẩm sinh. Dị tật tai nhỏ bẩm sinh là sự phát triển bất thường của vành tai, đặc trưng bởi một hay cả hai vành tai có kích thước nhỏ bất thường và hình dáng bị biến dạng [18]. Tỷ lệ mắc của dị tật tai nhỏ bẩm sinh trung bình trên thế giới là 2,06/10.000 trẻ mới sinh [25]. Ở những trẻ sinh ra với dị tật này, bất thường về thẩm mỹ sớm trở thành bất lợi lớn trong các giao tiếp xã hội và có thể gây ra sự chế nhạo, xa lánh hay chối bỏ ở các trẻ đồng trang lứa dẫn tới những sang chấn tâm lý hay thậm chí là sự gián đoạn phát triển tâm lý, để lại những di chứng phức tạp trong sự phát triển tâm lý bình thường của trẻ [29]. Trẻ nhỏ hình thành ý thức về bản thân ở độ tuổi 4 – 6, trong giai đoạn này trẻ rất nhạy cảm trong các giao tiếp xã hội. Đây là thời gian quan trọng trong cuộc đời, có ảnh hưởng tới sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của trẻ trong tương lai. Do đó vấn đề phẫu thuật tạo hình tai được đặt ra và khuyến khích thực hiện trước hoặc trong giai đoạn này [29, 35]. Phẫu thuật tạo hình tai có lịch sử kéo dài qua nhiều thế kỷ cùng với sự hình thành và phát triển của nhiều kỹ thuật khác nhau, cùng đi theo sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật là hành trình tìm kiếm và hoàn thiện vật liệu tối ưu cho phẫu thuật tạo hình tai, từ việc sử dụng sụn sườn ở cuối thế kỷ 19 cho tới việc sản xuất và sử dụng vật liệu nhân tạo ở cuối thế kỷ 20 [3]. Các phẫu thuật viên luôn mong muốn giảm số lần phẫu thuật và thực hiện tái tạo càng sớm càng tốt, trước độ tuổi đến trường để tránh ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Phương pháp tạo hình kinh điển bằng sụn sườn tự thân yêu cầu trẻ phải có lồng ngực đủ lớn để tạo hình khung sụn nên chỉ thực hiện được ở lứa tuổi từ 8 – 12 tuổi. Với việc sử dụng khung sụn nhân tạo Polyethylene, từ những năm 1990, một nhóm các phẫu thuật viên Hoa Kỳ đã có thể triển khai tái tạo tai cho trẻ ở độ tuổi trước khi đi học. Hiện tại ở Việt Nam, các bác sỹ khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật tạo hình tai sớm bằng sụn nhân tạo một thì với sự hỗ trợ của nội soi cho trẻ chỉ từ 3 – 6 tuổi [56]. Nhưng vấn đề các phẫu thuật viên gặp phải là khi tái tạo tai sớm cho trẻ việc ước lượng được kích thước tai mới như thế nào cho phù hợp để sau này khi trưởng thành không cần phẫu thuật thêm nữa. Nhiều nghiên cứu nhân trắc học về kích thước tai ở trẻ nhỏ đã được thực hiện trên thế giới, ở các quốc gia, vùng lãnh thổ và chủng tộc khác nhau, như ở trẻ người 1
  12. da trắng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Mỹ [1, 12], trẻ người da vàng tại Trung Quốc [49] và trẻ người da đen tại Zimbabwe [29]. Những nghiên cứu này đều có giá trị ứng dụng cao trong đánh giá và theo dõi sự phát triển bình thường của tai ở trẻ nhỏ cũng như việc lựa chọn kỹ thuật và vật liệu phù hợp trong phẫu thuật tạo hình tai cho các trẻ mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh. Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam qua tìm hiểu trên y văn vẫn chưa có nghiên cứu nào về nhân trắc học tai trẻ em, chưa có một cơ sở dữ liệu nào về kích thước tai của trẻ qua từng giai đoạn phát triển của cuộc đời và các báo cáo về kỹ thuật tạo hình tai hiện mới tập trung chủ yếu tại bệnh viện Việt Đức. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam” với mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm nhân trắc học tai ở trẻ trong độ tuổi dưới 18, so sánh với người trưởng thành. 2. Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai điều trị dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại bệnh viện Việt Đức. 2
  13. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu tai ngoài 1.1.1. Giải phẫu tai ngoài Tai ngoài là một trong ba phần cấu trúc nên cơ quan tiền đình ốc tai. Tai ngoài bao gồm có loa tai và ống tai ngoài ngăn cách với tai giữa bởi màng nhĩ, có nhiệm vụ thu nhận và dẫn truyền sóng âm thanh trong không khí đến màng nhĩ. Hình 1.1. Loa tai phải (mặt ngoài)[55] Loa tai có hình vành loa cùng những chỗ lồi lõm giúp ta thu nhận âm thanh từ mọi phía mà không cần cử động tai hoặc xoay đầu về phía tiếng động như ở nhiều loài động vật. Loa tai có hai mặt: mặt ngoài và mặt trong. Mặt ngoài loa tai lõm không đều hướng nhẹ ra trước và có nhiều chỗ lồi, lõm. Mặt trong loa tai áp vào sọ và hướng ra sau, giới hạn với mặt bên sọ bởi rãnh tai sau. Xung quanh loa tai có 4 gờ: gờ luân chạy vòng theo chu vi loa tai, bắt đầu từ gốc gờ luân (trụ gờ luân). Nơi gờ luân đổi hướng chạy xuống dưới có một mấu nhỏ nhô lên là củ loa tai, phần dưới gờ gọi là đuôi gờ luân; gờ đối luân chạy song song phía trước và trong gờ luân, phần trên tách thành hai trụ, giữa hai trụ là hố tam giác; bình tai (gờ bình) là một gờ nhỏ chắn phía trước xoắn tai; gờ đối bình nằm đối diện bình tai. Dưới tất cả là dái tai. 3
  14. Loa tai được cấu tạo bởi da, sụn, dây chằng và cơ. Lớp da phủ loa tai mỏng, dính chặt vào mặt ngoài của sụn. Sụn tai là một mảnh sụn sợi đàn hồi, hình dạng lồi lõm như ở loa tai, nhờ vậy mà sụn tai có tác dụng tạo và giữ hình dáng của loa tai. Ở dái tai không có sụn mà chỉ có mô sợi và mô mỡ phủ bởi da. Các dây chằng của loa tai có tác dụng cố định loa tai vào mặt bên đầu và giữ hình dáng của loa tai, các cơ tai kém phát triển [54]. 1.1.2. Các mốc giải phẫu và chỉ số sử dụng trong nghiên cứu Các nghiên cứu của Farkas (1992) và Barut (2006) đưa ra các mốc giải phẫu để sử dụng trong đo lường như sau [1, 12]: - Gốc gờ luân (preaurale – pra): điểm trong nhất của mặt ngoài loa tai. - Củ loa tai (postaurale – pa): điểm ngoài nhất của mặt ngoài loa tai. - Đỉnh gờ luân (superaurale – sa): điểm trên nhất của mặt ngoài loa tai. - Gờ dái tai (subaurale – sa): điểm dưới nhất của mặt ngoài loa tai. Hình 1.2. Các mốc giải phẫu và số đo sử dụng trong nghiên cứu của Barut (2003) [1] Các nghiên cứu trên cũng xác định các số đo chiều rộng và chiều dài tai dựa trên các mốc giải phẫu như sau: 4
  15. - Chiều rộng tai (pra-pa): là khoảng cách giữa gốc gờ luân và củ loa tai. - Chiều dài tai (sa-sba): là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song đi qua đỉnh gờ luân và gờ dái tai và song song với đường thẳng đi qua gốc gờ luân và củ loa tai. Các nghiên cứu của Kalcioglu (2003) và Purkait (2013) lại đưa ra cách xác định chiều dài tai khác: chiều dài tai là khoảng cách trực tiếp giữa đỉnh gờ luân và gờ dái tai, với chiều rộng tai được xác định tương tự như Farkas và Barut [22, 34]. Hình 1.3. Các mốc giải phẫu và số đo sử dụng trong nghiên cứu của Purkait (2013) [34] Để phục vụ cho việc đánh giá sâu hơn những khác biệt về sự phát triển chiều rộng và chiều dài tai giữa các nhóm tuổi và hai giới, các nghiên cứu của Barut (2006), Purkait (2013) và Zhao (2017) đã đưa ra chỉ số tai (Auricular Index – AI) như sau [1, 34, 49]: AI = Chiều rộng tai x 100 / Chiều dài tai 1.2. Các nghiên cứu nhân trắc học tai trẻ em trên thế giới 1.2.1. Tóm lược lịch sử hình thành và phát triển nhân trắc học Việc đo đạc các kích thước của từng bộ phận cơ thể cũng như toàn bộ cơ thể đã được thực hiện từ thời Hy Lạp cổ đại. Rất nhiều phép đo từ thời cổ đại vẫn được 5
  16. áp dụng trong nhân trắc học hiện đại. Điểm khác biệt chính giữa nhân trắc học cổ điển và hiện đại là sự phủ nhận những kích thước và tỷ lệ được đưa ra bởi các nghệ sỹ và nhà khoa học thời trước, các tác giả này thường mô tả hình thái và các tiêu chuẩn của cơ thể một cách chủ quan theo ý muốn của họ. Tuy nhiên, đối với phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, những kích thước và tỷ lệ thật được đánh giá bằng cách sử dụng các kỹ thuật nhân trắc học và được dùng như những nguyên tắc để sửa chữa những khiếm khuyết và sự mất cân đối. Những tiêu chuẩn chính về cơ thể con người đã được định nghĩa bởi các nghệ sỹ Ai Cập cổ đại và có ảnh hưởng lớn đến người Hy Lạp và La Mã cổ đại. Sang thời kỳ Hy Lạp cổ đại, Polycleitus (khoảng 450 – 420 TCN) là một nhà điêu khắc đã dựa trên các tỷ lệ cơ bản của Ai Cập để định nghĩa nên các tiêu chuẩn tỷ lệ cơ thể lý tưởng đầu tiên. Aristotle (384 – 322 TCN) đã đưa ra những triết lý về vẻ đẹp lý tưởng trong các nghiên cứu về cơ thể và khuôn mặt. Trong Physiognomica ông đã mô tả cách chỉ ra tính cách của mỗi người dựa trên các đặc điểm cơ thể của họ [50]. Đến thời kỳ Phục hung Leonardo Da Vinci (1452 – 1519) tập trung nghiên cứu các tỷ lệ cơ thể và khuôn mặt được cho là lý tưởng và ứng dụng chúng vào những tác phẩm nghệ thuật của mình. Từ thế kỷ 18 – 19, mục đích đo đạc chủ yếu là để chỉ ra sự ưu việt của một số nhóm người so với các nhóm người khác. Tới thế kỷ 20, nhân trắc học bước vào thời kỳ của những tỷ lệ và phép đo khách quan: - Jacques Joseph (1865 – 1934): được coi là cha đẻ của ngành tạo hình mũi hiện đại nhấn mạnh tầm quan trọng của mũi nhìn nghiêng với thẩm mỹ của khuôn mặt. - Brodie (1941): Nghiên cứu về sự tăng trưởng sọ mặt ở trẻ em. - Hunter (1966), Popovich và Thompson (1977): Nghiên cứu mối liên hệ giữa tăng trưởng đầu mặt và tăng trưởng chiều cao qua các giai đoạn phát triển. - Farkas (1994): Nghiên cứu sự phát triển các số đo đầu mặt trên người da trắng Bắc Mỹ. 6
  17. 1.2.2. Một số nghiên cứu nhân trắc học tai trẻ em trên thế giới Đến cuối thế kỷ 20, phẫu thuật tạo hình tai trong điều trị các trẻ mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh đã trở thành một lĩnh vực được nhiều chuyên gia phẫu thuật tạo hình quan tâm tới. Tuy đã có nhiều tác giả đề cập đến sự phát triển kích thước của tai sau sinh trong y văn, vẫn chưa có một nghiên cứu nào đưa ra được những kết luận rõ ràng về tuổi trưởng thành của kích thước tai. Do đó giữa các bác sĩ phẫu thuật tạo hình có nhiều ý kiến trái chiều về việc lựa chọn thời gian tối ưu cho phẫu thuật tạo hình tai. Để giải đáp cho vấn đề này, Farkas đã công bố nghiên cứu nhân trắc học tai vào năm 1992, là tác giả đầu tiên nêu ra được các mốc thời gian cụ thể trong quá trình trưởng thành về kích thước tai [12]. Nghiên cứu của Farkas (1992) Nghiên cứu được thực hiện trên 1590 trẻ người da trắng ở Bắc Mỹ trong độ tuổi từ 1 đến 18 tuổi, bao gồm cả hai giới, các số đo được lấy từ tai trái và rút ra được những kết quả sau [12]: Ở mốc 1 tuổi, chiều rộng tai đã đạt 93,5% kích thước trưởng thành ở cả hai giới, chỉ kém trung bình 2,3mm so với kích thước trung bình của nhóm 18 tuổi. Mặt khác, ở mốc 1 tuổi chiều dài tai mới chỉ đạt 76,4%, còn chênh lệch gấp năm lần (12,3mm) so với nhóm 18 tuổi. Ở mốc 5 tuổi, chiều rộng tai đã đạt 96,7%, gần bằng kích thước trưởng thành trong khi chiều dài đạt 86,6% ở cả hai giới và còn thấp hơn 8,2mm so với nhóm 18 tuổi. Sự tăng trưởng chiều rộng tai theo năm là tương đối ít, xen lẫn với các khoảng không ghi nhận sự phát triển. Ở nam giới ghi nhận sự tăng chiều dài tai nhanh trong giai đoạn sớm từ 2 – 3 tuổi và sau đó chậm lại, với các khoảng ngắn không thay đổi. Nữ giới cũng đi theo hình mẫu phát triển tương tự. Chiều rộng tai đạt kích thước trưởng thành tại mốc 7 tuổi ở nam giới và 6 tuổi ở nữ giới, chiều dài tai trưởng thành tại mốc 13 tuổi ở nam giới và 12 tuổi ở nữ giới. Tại thời điểm này, trung bình chiều dài tai kém hơn kích thước trung bình ở nhóm 18 tuổi khoảng từ 1,1 – 1,4mm. Nghiên cứu của Kalcioglu (2003) và Barut (2006) Nghiên cứu của Kalcioglu được thực hiện trên 1552 trẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ trong độ tuổi từ 0 đến 18 tuổi, bao gồm cả hai giới, các số đo được lấy từ tai phải và rút ra được những kết quả sau [22]: 7
  18. Chiều dài tai đạt mức trưởng thành ở tuổi 12 với trẻ nam và 11 với trẻ nữ còn chiều rộng tai đạt mức trưởng thành ở mốc 6 tuổi tại cả hai giới. Nghiên cứu của Barut được thực hiện trên 153 trẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ trong độ tuổi từ 6 đến 13 tuổi, bao gồm 87 trẻ nam và 66 trẻ nữ, các số đo được lấy từ cả hai tai và rút ra được những kết quả sau [1]: Chiều rộng trung bình của tai trái lớn hơn đáng kể so với tai phải ở tất cả các đối tượng nghiên cứu. Mặt khác, cho dù chiều dài trung bình của tai phải lớn hơn so với tai trái, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Khi so sánh giữa hai giới về chiều rộng và chiều dài của cả hai tai, quan sát thấy các giá trị này đều cao hơn ở nam giới, và các giá trị này đều có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Purkait (2013) Nghiên cứu của Purkait được thực hiện trên 2147 trẻ ở Ấn Độ trong độ tuổi từ 0 đến 18 tuổi, bao gồm 1163 trẻ nam và 984 trẻ nữ, các số đo được lấy từ tai phải và rút ra được những kết quả sau [34]: Các số đo đều tăng trưởng rất nhanh trong 3 – 6 tháng đầu của thời kỳ sơ sinh và sau đó tiếp tục phát triển với tốc độ chậm cho tới tuổi trưởng thành. Tại trẻ mới sinh, chiều rộng đã đạt 70% kích thước trưởng thành và chiều dài đạt 61%. Chiều rộng trưởng thành sớm hơn, ở trẻ nam 7 tuổi và trẻ nữ 6 tuổi. Trong khi đó, chiều dài trưởng thành muộn hơn, ở trẻ nam 14 tuổi và trẻ nữ 13 tuổi. Nghiên cứu của Muteweye (2015) Nghiên cứu của Muteweye được thực hiện trên 305 trẻ ở Zimbabwe trong độ tuổi từ 9 đến 13 tuổi, bao gồm cả hai giới, số đo về chiều dài tai được lấy từ cả hai tai và rút ra được những kết quả sau [29]: Chiều dài tai trung bình của tất cả các đối tượng nghiên cứu là 56,95±5,00mm (tai phải) và 56,86±4,92mm (tai trái). Chiều dài tai của nam lớn hơn ở nữ giới. Nghiên cứu của Zhao (2017) Nghiên cứu của Zhao được thực hiện trên 480 trẻ ở Trung Quốc trong độ tuổi từ 1 đến 18 tuổi, bao gồm cả hai giới, các số đo được lấy từ cả hai tai và rút ra được những kết quả sau [49]: 8
  19. Chiều rộng và chiều dài tai tăng theo tuổi. Chiều dài tai đạt mức trưởng thành ở mốc 14 tuổi đối với cả hai giới. Chiều rộng tai trưởng thành tại 7 tuổi với trẻ nam và 5 tuổi với trẻ nữ. Chỉ số tai thay đổi theo hai xu hướng khác nhau giữa hai giới. Những người trong cộng đồng này quan tâm tới chiều dài tai nhiều hơn chiều rộng. 1.2.3. Một số nghiên cứu nhân trắc học tại Việt Nam Ở Việt Nam hiện tại đã có một số công trình nghiên cứu về nhân trắc đầu mặt như sau [50]: - Phạm Thị Hương Lan và Hoàng Tử Hùng (1999): Nghiên cứu so sánh đặc điểm cung răng người Việt với người Ấn Độ và Trung Quốc. - Lê Đức Lánh (2002): Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu mặt và cung răng ở 140 trẻ từ 12 – 15 tuổi bằng cách đo trực tiếp và trên mẫu hàm thạch cao. - Võ Trương Như Ngọc (2010): Nghiên cứu đặc điểm kết cấu sọ mặt và đưa ra tiêu chuẩn khuôn mặt hài hoà từ 18 – 25 tuổi bằng cả ba phương pháp đo. - Hồ Thị Thuỳ Trang (2015): Nghiên cứu tuổi xương đốt sống cổ và ứng dụng khảo sát tăng trưởng hệ thống sọ mặt giai đoạn 8 – 18 tuổi. Tuy nhiên hiện qua tìm hiểu trong y văn tại Việt Nam vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu về nhân trắc học tai. 1.3. Các phương pháp nghiên cứu nhân trắc học tai 1.3.1. Đo trực tiếp Đo trực tiếp trên lâm sàng cho chúng ta biết chính xác kích thước thật và đưa ra các chỉ số. Đây là phương pháp dễ thực hiện, thao tác đơn giản và không đòi hỏi máy móc, kỹ thuật phức tạp. Tuy nhiên phương pháp này tiêu tốn nhiều thời gian và yêu cầu người thực hiện nắm chắc các mốc giải phẫu trên tai và phương pháp đo. Mặt khác, kết quả đo dễ bị ảnh hưởng bởi tính chất đàn hồi của mô mềm. Do đó khi lựa chọn phương pháp này cần người thực hiện có kinh nghiệm và cần sự giám sát khi đo để giảm tối đa sai số do kỹ thuật đo. 1.3.2. Đo trên ảnh Thực hiện trên ảnh chụp chuẩn hoá tư thế thẳng và nghiêng. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nhân trắc, hình sự, 9
  20. với nhiều ưu điểm: tiết kiệm thời gian, nhân lực, dễ lưu trữ, bảo quản và trao đổi thông tin, kỹ thuật chụp ảnh chuẩn hoá giúp cho việc đánh giá và so sánh kết quả được đồng nhất và dễ dàng hơn. Mặt khác thông qua việc phân tích ảnh chuẩn hoá nhà nghiên cứu có thể đưa ra các đánh giá về sự tương quan của các cấu trúc, sự cân xứng của gương mặt. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải có phần mềm riêng nhằm phục vụ cho quá trình phân tích hình ảnh và người thực hiện cần có sự thành thạo trong việc sử dụng phần mềm này. Hai phương pháp nêu trên có tác dụng bổ trợ qua lại cho nhau và có thể được sử dụng làm cơ sở đối chiếu lẫn nhau [46]. 1.3.3. Đo trên phim chụp cắt lớp vi tính dựng hình ba chiều (3D Computed Tomography) Trong vài năm trở lại đây nhiều kỹ thuật dựng hình ba chiều đã được ứng dụng trong việc đo đạc trên mô mềm, bao gồm nhiều phương pháp như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, trong đó chụp cắt lớp vi tính được cho là phương pháp chụp cho ra kết quả chính xác nhất [46]. Hình ảnh thu được nhờ kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính dựng hình ba chiều có nhiều ưu điểm vượt trội so với cách đo cổ điển trên lâm sàng nhờ loại bỏ được sai số do xác định sai mốc giải phẫu cũng như do tính chất của mô mềm. Thay vào đó nhà nghiên cứu thu được hình ảnh đa trục, đa chiều, mô tả chi tiết và chính xác cấu trúc giải phẫu phức tạp của tai ngoài ngay cả với những cấu trúc nhỏ, khó đo trực tiếp trên lâm sàng. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của phương pháp này lại là yêu cầu về máy móc kỹ thuật cao, giá thành đắt và chỉ có thể thực hiện tại các cơ sở y tế, bệnh viện lớn. 1.4. Dị tật tai nhỏ bẩm sinh 1.4.1. Đại cương về dị tật tai nhỏ bẩm sinh Dị tật tai nhỏ bẩm sinh là tình trạng bệnh lý gây ra bởi những khiếm khuyết trong giai đoạn phát triển phôi thai, dẫn tới sự phát triển không hoàn thiện của các thành phần cấu tạo nên tai ngoài trong bào thai, đặc trưng bởi những biến dạng hình dạng và kích thước tai ngoài, đi từ những bất thường nhỏ trong cấu trúc tai cho tới tình trạng tai ngoài hoàn toàn biến mất [24]. Bệnh căn của dị tật tai nhỏ đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Có nhiều giả thuyết về di truyền học cũng như ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự hình 10
  21. thành tai ngoài trong thời kỳ phôi thai nhưng chưa có tác giả nào đưa ra được những kết luận mang tính khẳng định về nguyên nhân dẫn đến dị tật tai nhỏ bẩm sinh. Các yếu tố nguy cơ được nhiều tác giả đề ra bao gồm [18, 24, 25]: - Đột biến ngẫu nhiên. - Di truyền: hội chứng Treacher – Collins. - Tuổi của mẹ khi mang thai: tuổi cao tăng nguy cơ. - Số lần mang thai nhiều. - Mẹ mắc bệnh khi mang thai: đái tháo đường thai kỳ, - Mẹ sử dụng một số loại thuốc, rượu hoặc chất kích thích trong thời kỳ mang thai: Isotretionin (thuốc điều trị mụn, biệt dược Accutane), Thalidomide (thuốc điều trị ung thư), Mycophenolat mofetil (thuốc ức chế miễn dịch), Methamphetamine, - Trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân. - Suy thai. Ống tai bắt đầu hình thành vào tuần thứ năm của thai kỳ, với tai ngoài hay cụ thể là loa tai được biệt hoá vào tuần thứ bảy. Loa tai phát triển từ khe mang thứ nhất. Khe mang thứ nhất hình thành nên các gò lồi của His. Ba gò lồi đầu tiên phát sinh từ cung hàm dưới, tách ra trước và hình thành nên bình tai, gờ luân và một phần xoắn tai. Ba gò lồi còn lại phát sinh từ cung xương móng, tách ra sau và hình thành nên đối bình tai, gờ đối luân, phần còn lại của xoắn tai, dái tai và các phần còn lại của loa tai [45]. Bất kỳ gián đoạn nào trong thời kỳ hình thành của tai đều gây nên các dị tật và thời điểm gián đoạn càng sớm thì gây nên các dị tật càng nghiêm trọng hơn. Có nhiều tác giả đã đề xuất các hệ thống phân độ dị tật tai nhỏ bẩm sinh. Marx phát triển hệ thống đầu tiên vào năm 1926, gồm ba phân độ, với hai phân độ đầu tiên dựa vào các mốc giải phẫu còn nhận diện được và phân độ thứ ba là chỉ còn di tích dái tai rất nhỏ hoặc hoàn toàn không có tai ngoài [28]. Tanzer công bố hệ thống phân độ của mình vào năm 1978 bao gồm năm typ từ 1 tới 5 dựa trên mức độ bất thường và giới thiệu hai khái niệm mới là dị tật không tai ngoài (anotia) và dị tật vành tai bị vùi (cryptopia) [17]. Weerda đưa ra hệ thống phân độ của mình vào năm 1988, gồm những cải biên dựa trên phân độ của Marx và Tanzer [13]. Sau đó, hệ thống phân độ của Nagata (1993) bao gồm năm typ được đánh giá là rất thuận lợi vì có mối tương quan với phương pháp phẫu thuật [38]: 11
  22. - Loại Lobule: những người bệnh này vẫn có tai nhỏ, sai vị trí dái tai nhưng không có xoăn tai, không có lỗ tai hoặc gờ bình. - Loại Concha: tai nhỏ, sai vị trí của dái tai, xoăn tai (có hoặc không có lỗ tai), gờ bình và gờ đối bình, khuyết gian bình nhĩ. - Loại Concha nhỏ: tai nhỏ, sai vị trí dái tai, và lõm nhỏ thay vì hõm xoăn. - Loại Anotia (không tai): những người bệnh này không có tai hoặc chỉ có một vết tích nhỏ. - Microtia không điển hình: những người bệnh này có biến dạng nhưng không xếp được vào các loại trên. Tỷ lệ mắc của dị tật tai nhỏ bẩm sinh có sự khác biệt giữa các quốc gia khác nhau và các chủng tộc khác nhau, với tỷ lệ mắc trung bình vào khoảng 2,06/10.000 trẻ mới sinh. Tỷ lệ mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh cao hơn tại Trung và Nam Mỹ, châu Á và Bắc Âu so với khu vực Bắc Mỹ và các vùng khác của châu Âu. Theo chủng tộc, tỷ lệ mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh cao hơn ở các nhóm người Mỹ bản địa, người Mỹ Latinh và người châu Á so với nhóm người da trắng [25]. Ở các bệnh nhân mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh, trên 70% là dị tật tai nhỏ bẩm sinh đơn thuần (không mắc cùng các dị tật bẩm sinh khác hoặc nằm trong hội chứng bẩm sinh), thường chỉ bị ở một tai, liên quan tới tai phải nhiều hơn tai trái và nam mắc nhiều hơn nữ [11, 15]. 1.4.2. Ảnh hưởng tâm lý của dị tật tai nhỏ bẩm sinh trên bệnh nhi Dị tật tai nhỏ bẩm sinh không phải là một bệnh lý gây ra nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhưng lại là một biến dạng mà người khác có thể dễ dàng quan sát thấy bởi tính mất cân đối giữa hai tai và vị trí xuất hiện của biến dạng này. Trong các giao tiếp xã hội thường ngày, sự chú ý không mong muốn và những thắc mắc về ngoại hình của mình về lâu dài sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực lên tâm lý của người mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh. Nếu không được điều trị phù hợp, dị tật tai nhỏ bẩm sinh có thể dẫn tới áp lực tâm lý lên các bệnh nhân không chỉ trong thời thơ ấu mà còn là những gánh nặng đi theo họ đến tuổi trưởng thành. Theo Brent, những trẻ mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh bắt đầu nhận ra sự khác biệt về tai của mình so với những người xung quanh ở độ tuổi 3 12
  23. đến 4 [7]. Đây là thời điểm rất nhạy cảm trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, sự xa lánh, trêu chọc hay bắt nạt của những trẻ đồng trang lứa hay sự xấu hổ, chối bỏ từ bố, mẹ là những cản trở lớn trong sự tham gia vào các giao tiếp xã hội của trẻ và gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển tâm lý của trẻ [23]. Những ảnh hưởng này có thể quan sát được trong những bức vẽ tự hoạ của trẻ mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh: phía tai mắc dị tật bị bôi đen hoặc gương mặt được vẽ ở góc nghiêng, chỉ thể hiện ra phía tai bình thường [21]. Khi người bệnh mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh đạt độ tuổi trưởng thành, họ nhận thức được nhiều vấn đề khác mà dị tật của mình mang lại: khó khăn trong những mối quan hệ chuyên nghiệp tại nơi làm việc cũng như khó khăn trong những mối quan hệ cá nhân và việc tìm kiếm bạn đời. Nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng tâm lý của dị tật tai nhỏ bẩm sinh đến người bệnh trước và sau khi trải qua phẫu thuật tạo hình tai đã được công bố: Horlock (2005), Steffen (2008) và Li (2010) [19, 23, 39]. Các nghiên cứu này đều rút ra được những kết quả tương đồng: các vấn đề tâm lý ở trẻ mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh không được điều trị sẽ tăng dần theo tuổi và tăng mạnh nhất ở những thời kỳ trẻ trải qua nhiều thay đổi về tâm sinh lý và môi trường xung quanh như khi trẻ bắt đầu đi học, khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì và khi trẻ bước vào độ tuổi trưởng thành. Những vấn đề tâm lý mà người bệnh mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh thường gặp phải bao gồm: cảm giác không hoà nhập được với môi trường xung quanh, giảm sự hoà đồng, vấn đề về hành vi bạo lực và nổi loạn, rối loạn tâm trạng trầm cảm, rối loạn lo âu, sự tự thu mình, xa lánh khỏi các mối quan hệ xã hội, Tình trạng tâm lý của người bệnh mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh được cải thiện đáng kể sau khi trải qua phẫu thuật tạo hình tai: hầu hết bệnh nhân nhận được sự ủng hộ và thái độ tích cực từ người thân và bạn bè, họ chấp nhận chiếc tai mới là một phần của cơ thể mình, phần lớn những bệnh nhân trải qua phẫu thuật tạo hình tai bằng sụn sườn tự thân cảm thấy sẹo lấy sụn trên ngực là chấp nhận được so với lợi ích chiếc tai mới đem lại, nhiều bệnh nhân đánh giá kết quả sau phẫu thuật tốt hơn so với kỳ vọng và họ có thể sống một cuộc sống bình thường, hài lòng với diện mạo mới của mình và cảm thấy tự tin hơn trong các mối quan hệ xã hội [39]. 13
  24. 1.5. Phẫu thuật tạo hình tai 1.5.1. Lịch sử phát triển của phẫu thuật tạo hình tai Phẫu thuật tạo hình tai là một vấn đề quan trọng nhưng nhiều thách thức trong lĩnh vực tạo hình qua nhiều thế kỷ cho tới nay. Cấu tạo ba chiều phức tạp và cấu trúc xoắn tinh tế yêu cầu những phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm và cách tiếp cận tỉ mỉ. Chỉ khi đó mới đạt được kết quả đáp ứng tiêu chuẩn thẩm mỹ, ổn định về mặt cơ học và đảm bảo về lâu dài. Năm 1944, tác giả Suraci đã đề ra bảy tiêu chuẩn cốt yếu trong tạo hình tai: kích thước đúng, sự tương đồng về hình dạng, sự tương đồng về chiều dài, góc tai – sọ đúng, khả năng duy trì hình dạng và kích thước, độ cứng của tai và đồng đều màu da [42]. Những bằng chứng đầu tiên của tạo hình tai trong y văn phương Tây được tìm thấy trong các ghi chép của các tác giả người Italia vào thế kỷ 16 mô tả công việc của gia đình Branca tại Sicily, đặc biệt là Antonio Branca, người đã tiếp cận tái tạo tai bằng phần da lấy từ cánh tay. Gaspare Tagliacozzi (1545–1599), phẫu thuật viên và nhà giải phẫu học người Italia, đã mô tả quá trình tái tạo tai một phần bằng vạt tại chỗ và vạt tự do. Phải đến tận năm 1845 thì bác sĩ phẫu thuật tạo hình người Đức Johan Friedrich Dieffenbach mới một lần nữa tiếp cận tái tạo tai một phần và mô tả quy trình tái tạo nửa trên và nửa dưới tai, tác giả này vẫn giữ quan điểm không khuyến khích tái tạo tai toàn bộ bởi tỷ lệ thành công thấp. Vào năm 1870, von Szymanowski đã mô tả việc sử dụng vạt hai thuỳ trong tái tạo nửa dưới tai. Bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, các mô tả về việc sử dụng các vạt có cuống trong tái tạo tai tăng lên. Các vạt vùng lân cận ở sau và trên tai được mô tả bởi Smith (1917) và Ombredanne (1925). Gillies (1920) mô tả một vạt ở dưới tai trong tái tạo nửa dưới tai [3]. Cùng với sự hoàn thiện của kỹ thuật, nhu cầu tìm kiếm vật liệu đảm bảo tính ổn định của tai mới cũng tăng lên. Bên cạnh vật liệu cổ điển là sụn sườn tự thân, nhiều vật liệu nhân tạo cũng được ghi nhận như ngà, silicone, kim loại, cao su, Teflon và gần đây nhất là polyethylene xốp (porous polyethylene – PPE) vào cuối thế kỷ 20 [8, 27]. Hiện tại, hai vật liệu chủ yếu được sử dụng trong phẫu thuật tạo hình tai là sụn sườn tự thân và sụn nhân tạo làm bằng vật liệu PPE. 14
  25. 1.5.2. Phương pháp sử dụng sụn sườn tự thân Vào năm 1908, Schmieden là người đầu tiên sử dụng sụn sườn tự thân và vạt da ngực trong tái tạo tai nhưng kết quả không khả quan. Sau Thế chiến I, Gillies đã mô tả kỹ thuật sử dụng sụn từ hai xương sườn VII và VIII, tạo hình sụn tai và chôn dưới phần da không có tóc ở vùng chũm, sau đó ông thu hoạch cả sụn và da vùng này và che phủ chúng bằng một vạt khác lấy từ vùng cổ [3]. Vào năm 1959, Tanzer đã tiên phong công bố một quy trình tái tạo tai bốn bước [43, 44]. Trợ lý của Tanzer là Brent sau đó đã cải tiến phương pháp này thành một quy trình ba hoặc bốn bước [5-7]: - Bước 1: tạo túi da phía trước tai dị tật, loại bỏ di tích sụn và chôn khung sụn mới vào. Trong kỹ thuật của Brent, khung sụn cũng được tạo từ sụn sườn VI – VIII nhưng mỏng hơn so với khung sụn của Tanzer. Ống dẫn lưu chân không giúp tạo hình tai mới và giảm biến chứng nhiễm trùng, hoại tử da. - Bước 2: khác với Tanzer, trong bước 2 mới tiến hành đặt lại vị trí của dái tai. - Bước 3: nâng tai mới bằng việc đặt mẩu sụn hình chêm phía sau tai và che phủ bằng mô ghép da độ dày toàn bộ, tạo bình tai. Nagata đã tiếp tục phát triển kỹ thuật phức tạp hơn và công bố quy trình phẫu thuật hai bước vào năm 1994 [33, 30-32]. Ưu điểm: - Sử dụng sụn sườn tự thân nên không có nguy cơ đào thải và tạo cảm giác an toàn hơn cho gia đình. - Giảm nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử da, hở khung sụn đặc biệt khi có sử dụng ống dẫn lưu hút chân không [48]. - Do thời điểm tối ưu để thực hiện tương đối muộn (từ 6 – 10 tuổi) nên tai bình thường (nếu có) của bệnh nhi đã phát triển gần đạt kích thước trưởng thành, tạo thuận lợi cho việc lựa chọn kích thước khung sụn [12, 22, 34, 49]. - Ở độ tuổi 6 – 10, trẻ đã có thể chủ động tham gia vào quyết định thực hiện phẫu thuật [20]. Nhược điểm: 15
  26. - Có nguy cơ tiêu, biến dạng hoặc hở khung sụn, đặc biệt nếu lớp da và cân bao phủ quá căng hoặc thiếu tưới máu [10, 14, 48]. - Do yêu cầu sụn sườn phải đạt mức phát triển nhất định mới có thể tiến hành lấy sụn nên lứa tuổi thực hiện được tương đối muộn, sau độ tuổi trẻ đi học, thường từ 6 – 10 tuổi [41] - Khó đạt được độ vểnh tốt, kết quả thẩm mỹ kém hơn so với khung sụn nhân tạo [3]. - Biến chứng khi lấy sụn sườn: tràn khí màng phổi, xẹp phổi, để lại sẹo [8, 9]. - Phải phẫu thuật 2 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 6 – 12 tháng gây tăng nguy cơ biến chứng, tốn kém, đau đớn, kéo dài thời gian điều trị. 1.5.3. Phương pháp sử dụng sụn nhân tạo bằng polyethylene xốp Nhiều vật liệu nhân tạo đã được lựa chọn sử dụng trong phẫu thuật tạo hình tai như silicone, ngà, nhưng đều không đạt được kết quả mong đợi và có nhiều biến chứng như thải loại, nhiễm trùng, lạc chỗ, xơ hoá và tính thẩm mỹ thấp [26]. Phẫu thuật tạo hình tai yêu cầu vật liệu có thể giữ hình dạng ổn định, tương hợp với mô mềm, tỷ lệ tiêu thấp [2]. Vào đầu nằm 1980, Berghaus và cộng sự đã bắt đầu thử nghiệm và nghiên cứu với nhựa nhiệt dẻo tổng hợp PPE [37]. Vào năm 1982, Berghaus đã cấy khung sụn PPE đầu tiên trên bệnh nhân và đạt được kết quả có tính thẩm mỹ cao và không có biến chứng. PPE là vật liệu nhựa nhiệt dẻo tổng hợp có tính tương hợp sinh học cao với nguy cơ nhiễm trùng thấp. Đây là vật liệu xốp với cấu trúc lỗ nhỏ từ 40 đến 200 µm, cho phép mô mềm phát triển đan xen vào cấu trúc này nhanh và dễ dàng. Mặt khác vật liệu này dễ chỉnh sửa trong phẫu thuật bằng dao mổ hoặc bằng nhiệt [40]. Kỹ thuật tái tạo tai bằng vật liệu PPE yêu cầu phải che phủ khung sụn bằng vạt cân thái dương – đỉnh kích thước tối thiểu 11cm x 12cm để đảm bảo che phủ tốt khung sụn mà không bị quá căng, lấy với đủ toàn bộ hai nhánh động mạch đỉnh và nhánh trán cộng với cả vòng nối giữa hai nhánh mạch này. Trùm lên lớp cân này là mô ghép da độ dày toàn bộ lấy từ da sau tai hoặc mô da ghép tự do. Những lớp này có khả năng trượt lên nhau và di động độc lập so với khung sụn, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ bộc lộ khung sụn sau phẫu thuật do các tác động cơ học [36]. 16
  27. Thành công của vật liệu PPE trong phẫu thuật tạo hình tai khiến vật liệu này sớm được sản xuất quy mô lớn, với các tên gọi Medpor và Omnipore. Cho đến nay, PPE đã trở thành vật liệu thay thế duy nhất cho sụn sườn tự thân trong phẫu thuật tạo hình tai. Ưu điểm: - Không phụ thuộc vào số lượng sụn sườn của bệnh nhi nên có thể thực hiện từ rất sớm, ngay từ độ tuổi 3 – 4 tuổi, trước khi trẻ đi học [35, 40]. - Độ tuổi thực hiện phẫu thuật sớm, giảm gánh nặng tâm lý lên bệnh nhi. - Giảm số lượng ca mổ, giảm sự khó chịu và đau đớn của bệnh nhân. - Kết quả thu được có tính thẩm mỹ cao [4]. - Vật liệu PPE có tính tương hợp sinh học cao, nhanh chóng hoà hợp với mô mềm xung quanh [3]. Nhược điểm: - Nguy cơ nhiễm trùng, hở khung sụn và thải loại cao [3, 35]. - Khó khăn hơn trong việc lựa chọn kích thước khung sụn [35]. - Tại Việt Nam, khung sụn nhân tạo rất đắt tiền và chưa được bảo hiểm y tế chi trả. 1.5.4. Tình hình tại Việt Nam Ở Việt Nam đã có những đề tài báo cáo về phẫu thuật tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn tự thân với 2 đến 4 thì phẫu thuật được thực hiện ở một số trung tâm lớn trong cả nước như Hà Nội , Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên phương pháp phẫu thuật tạo hình tai sớm, một thì bằng khung sụn nhân tạo thì chỉ mới được lần đầu vào 2017 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Hà Nội. Từ những năm 1990 Nguyễn Thị Minh và cộng sự tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nghiên cứu về vạt cân thái dương nông trong tạo hình tai nhỏ bẩm sinh. Sau đó kỹ thuật tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn nhiều thì cũng đã được nhân rộng ra một số bệnh viện ở Hà Nội. Đến khoảng 2006 Nguyễn Hồng Hà và cộng sự đã tiến hành tạo hình tai bằng sụn sườn tự thân cho các dị tật bẩm sinh và mắc phải theo kỹ thuật của Firmin, một 17
  28. nữ giáo sư hàng đầu về tạo hình tai của Pháp. Năm 2012 kíp phẫu thuật Tạo hình của Bệnh viện Việt Đức đã thành công trong ca vi phẫu nối ghép ta đứt rời đầu tiên của Việt Nam. Cho đến nay ca nối tai vi phẫu này cũng chỉ là ca thứ 5 trên thế giới nối ghép vi phẫu thành công mà không hề xảy ra một biến chứng nào đó sau mổ. Ở Việt Nam, từ 2008 các bác sỹ tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã bước đầu tiếp cận phẫu thuật tạo hình tai hai thì bằng sụn sườn tự thân theo kỹ thuật của Nagata với các kết quả: tổng thời gian phẫu thuật còn dài (12 – 14 tháng với tai nhỏ độ III và 18 – 22 tháng với tai nhỏ độ IV), để lại sẹo xấu [51]. Đến năm 2012, họ đã ứng dụng thành công kỹ thuật sử dụng vật da – cân – cơ thái dương có cuống làm mảnh ghép trong thì hai thay vì sử dụng mảnh ghép tự do và cải tiến các công đoạn từ kỹ thuật của Nagata, hoàn tất các chi tiết của khung sụn vành tai ngay trong thì một. Nhờ vậy, thời gian phẫu thuật được rút ngắn đáng kể, kết quả vảnh tai hoàn chỉnh hơn và hạn chế số lượng vết thương trên cơ thể bệnh nhân tuy nhiên vẫn còn nhược điểm là phần da che phủ vành tai vẫn có thể mọc tóc [52, 53]. Năm 2017 BS. Trần Thị Thanh Huyền và cộng sự đã công bố báo cáo đánh giá kết quả tạo hình tai hai thì bằng sụn sườn tự thân trong điều trị dị tật tai nhỏ bẩm sinh trên 30 bệnh nhân từ tháng 01/2008 tới tháng 06/2016 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với những kết quả khả quan: 100% khung sụn sống tốt, 6/30 bệnh nhân mang tóc trên tai mới, đa số bệnh nhân cho rằng sẹo thành ngực kín đáo, tất cả các bệnh nhân và gia đình đều hài lòng với kết quả ngay sau phẫu thuật [57]. Từ 2017 BS. Nguyễn Hồng Hà và cộng sự đã nghiên cứu ứng dụng khung sụn nhân tạo PPE trong tạo hình tai chỉ với một thì phẫu thuật. Các tác giả đã cải tiến ứng dụng kỹ thuật nội soi trong lấy vạt cân thái dương – đỉnh che phủ cho khung sụn nhân tạo mà không để lại sẹo xấu cho vùng da đầu giống như các kỹ thuật bóc vạt kinh điển [56]. Phẫu thuật tạo hình tai một thì bằng khung sụn nhân tạo PPE là một kỹ thuật khó, yêu cầu quá trình đạo tạo lâu dài, phẫu thuật viên kinh nghiệm. Ngay ở Hoa kỳ cũng chỉ có 2 trung tâm lớn thông báo đã triển khai thành công kỹ thuật lấy vạt nội soi trong tạo hình tai [16]. Đến tháng 11/2019, sau hai năm nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật, các bác sỹ Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ – Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật tạo hình tai bằng sụn sườn tự thân một thì với sự hỗ trợ của nội soi đạt được nhiều ưu điểm vượt trội: kết quả gần tương tự như sử dụng sụn nhân tạo 18
  29. nhưng giá thành giảm hơn nhiều, lấy cân qua nội soi không để lại sẹo mổ lớn kém thẩm mỹ, giảm số lượng ca phẫu thuật. Việc tích hợp ưu điểm của cả hai phương pháp phẫu thuật thịnh hành nhất trên thế giới đã tạo ra một cơ hội mới cho các các bệnh nhân trong điều kiện của Việt Nam vẫn có thể tiếp các kỹ thuật hiện đại nhất nhì thế giới trong chuyên ngành Phẫu thuật Tạo hình và Thẩm mỹ. 19
  30. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên hai nhóm bệnh nhân dựa theo hai mục tiêu của đề tài. 2.1.1. Nhóm 1 - Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc học phát triển tai Đo đạc chỉ số nhân trắc trên các bệnh nhi nhập viện điều trị và bố mẹ của bệnh nhi tại Khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 01 năm 2020. Số đo của các bệnh nhi được sử dụng để xây dựng một số chỉ số nhân trắc học phát triển của tai, số đo của các bố mẹ được sử dụng tính số đo của người trưởng thành. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: - Tất cả các bệnh nhi dưới 18 tuổi nhập viện điều trị tại Khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức trong khoảng thời gian thực hiện nghiên cứu. - Bố và/hoặc mẹ của tất cả các bệnh nhi trên. - Các bệnh nhi có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên mức –2SD theo bảng chỉ số BMI chuẩn cho trẻ em của Tổ chức Y tế Thế giới [47]. Tiêu chuẩn loại trừ - Các bệnh nhi hoặc bố mẹ bệnh nhi có dị tật tai bẩm sinh, chấn thương hoặc đã trải qua phẫu thuật gây biến dạng tai ngoài. - Các bệnh nhi hoặc bố mẹ bệnh nhi không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Nhóm 2 - Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai Bước đầu ứng dụng nhân trắc trong phẫu thuật tạo hình tai cho các bệnh nhi mắc dị tật tai nhỏ sớm, một thì sử dụng khung sụn nhân tạo Polyethylene tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 03 năm 2020. 20
  31. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân - Tất cả các bệnh nhi dưới 18 tuổi mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh được điều trị bằng phẫu thuật tạo hình tai một thì sử dụng khung sụn nhân tạo. - Dị tật tai nhỏ bẩm sinh là tình trạng bất thường bẩm sinh trong đó tai ngoài của trẻ kém phát triển, hình dáng biến dạng và kích thước nhỏ bất thường. - Không phân biệt về giới tính, nơi sinh sống, thể trạng và các tình trạng bệnh lý khác. Tiêu chuẩn loại trừ - Các bệnh nhi gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ Sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức từ tháng 11/2019 đến tháng 01/2020. - Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức từ tháng 01/2020 đến tháng 03/2020. 2.3. Phương pháp nghiên cứu nhân trắc học phát triển tai 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp tiến cứu mô tả cắt ngang. 2.3.2. Chọn mẫu Chúng tôi lấy mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chọn: - Tất cả các bệnh nhi nhập viện điều trị và bố và/hoặc mẹ của bệnh nhi tại Khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức trong thời gian nghiên cứu và đủ tiêu chuẩn vào mẫu nghiên cứu. Với phương pháp này, chúng tôi đã chọn được 168 trẻ và 183 người trưởng thành. 2.3.3. Thiết lập biến số nghiên cứu - Giới: nam hoặc nữ. - Tuổi: với trẻ sơ sinh (dưới 12 tháng tuổi) tính theo tháng, với trẻ từ đủ 12 tháng tuổi tính theo năm (12 – 23 tháng: 1 tuổi; 24 – 35 tháng: 2 tuổi, ). 21
  32. - Kích thước tai ngoài: tính bằng đơn vị mm. Chúng tôi tiến hành đo chiều rộng và chiều dài của tai ngoài ở cả hai bên của các bệnh nhi và các bố, mẹ. - Chiều cao cơ thể: tính bằng cm, đo bằng thước đo chiều cao dán tường tại khoa khi lấy số liệu. - Cân nặng cơ thể: tính bằng kg, đo bằng cân sức khoẻ tại khoa khi lấy số liệu. - Chỉ số tai (Auricular Index – AI): Chiều rộng tai x 100 / Chiều dài tai. 2.3.4. Phương pháp đo kích thước tai ngoài Đo trực tiếp 2 chỉ số bề mặt trên cả hai tai của các đối tượng nghiên cứu (chiều rộng tai và chiều dài tai, được mô tả ở dưới) sử dụng thước cặp caliper nhựa (0 – 150mm) có độ chia nhỏ nhất là 1mm. Hình 2.1. Giản đồ tai trái [12] Chiều rộng (pra-pa) được đo giữa điểm trong nhất (gốc gờ luân, preaurale, pra) và ngoài nhất (củ loa tai, postaurale, pa) của mặt ngoài loa tai. Chiều dài (sa-sba) là khoảng cách quy chiếu giữa mức ngang điểm cao nhất (đỉnh gờ luân, superaurale, sa) trên mép tự do của loa tai và mức ngang điểm thấp nhất (gờ dái tai, subaurale, sba) trên mép tự do của loa tai. 22
  33. 2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData và được phân tích, xử lý bằng phần mềm STATA. 2.4. Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp tiến cứu mô tả cắt ngang. 2.4.2. Chọn mẫu Chúng tôi lấy mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chọn: - Các bệnh nhi mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh được điều trị bằng phẫu thuật tạo hình tai một thì sử dụng khung sụn nhân tạo PPE tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức trong thời nghiên cứu và đủ tiêu chuẩn vào mẫu nghiên cứu. Với phương pháp này, chúng tôi đã chọn được 4 mẫu. 2.4.3. Tiến hành nghiên cứu - Lập kế hoạch điều trị phù hợp với phương pháp phẫu thuật. - Đo kích thước nhân trắc của tai bên lành, bên bệnh. - Dự tính kích thước của tai tạo hình: Sử dụng kết quả mục tiêu 1 để ước lượng kích thước của tai tạo hình. - Phẫu thuật tạo hình tai nhỏ một thì bằng khung sụn nhân tạo. Bóc tách vạt cân thái dương – đỉnh che phủ khung sụn có sự hỗ trợ nội soi. - Khám lại sau phẫu thuật 2 – 6 tháng để đánh giá kết quả gần, kết quả xa, chụp ảnh sau mổ, đo đạc và ghi chép kích thước hình dạng trục của tai mới so với bên lành. - Các chỉ số nghiên cứu: tuổi, giới, dị tật tai đơn thuần hay phối hợp, sự nổi rõ của khung sụn vành tai, biến chứng, mức độ hài lòng của bệnh nhân. 23
  34. Hình 2.2. Đo kích thước khung sụn nhân tạo trong mổ Hình 2.3. Khung sụn PPE và vạt cân thái dương đỉnh với đầy đủ hai cung mạch Hình 2.4. Da đầu tại chỗ lấy vạt không có sẹo xấu nhờ ứng dụng nội soi 24
  35. Hình 2.5. Sau mổ 6 tháng, kết quả thẩm mỹ tốt chỉ với một lần phẫu thuật Hình 2.6. Tai mới to hơn tai đối diện nhưng gia đình và bệnh nhân hiểu và hài lòng 25
  36. 2.5. Sơ đồ nghiên cứu Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam 1. Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc học tai ở trẻ trong độ tuổi dưới 18, so sánh với người trưởng thành. 2. Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai điều trị dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại Bệnh viện Việt Đức. Đối tượng nghiên cứu là Lấy mẫu nghiên cứu các bệnh nhi nhập viện thuận lợi, trong thời gian điều trị và bố, mẹ tại nghiên cứu chúng tôi thu Khoa Phẫu thuật Nhi, và thập được 168 trẻ, 183 bệnh nhi dị tật tai nhỏ tại người trưởng thành, 4 khoa Tạo hình Thẩm bệnh nhi dị tật tai nhỏ mỹ, Bệnh viện Việt Đức Thu thập số liệu trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu và tham khảo hồ sơ bệnh án Số liệu được thu thập, làm sạch và nhập bằng phần mềm EpiData, sau đó được phân tích bằng phần mềm STATA Kết quả nghiên cứu Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai sớm một thì bằng khung sụn nhân tạo PPE điều trị tai nhỏ bẩm sinh 26
  37. 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực, áp dụng các nguyên lý về nghiên cứu và đạo đức nghiên cứu cũng như phổ biến kết quả nghiên cứu. - Chỉ thực hiện nghiên cứu khi được sự cho phép của đối tượng nghiên cứu. - Các thông tin thu được từ người bệnh chỉ được phục vụ cho mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của cộng đồng chứ không nhằm mục đích nào khác. - Nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức Y khoa của Bệnh viện Việt Đức thông qua. 27
  38. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu nhân trắc học phát triển tai 25,3% 74,7% Nam Nữ Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu đa số là trẻ nam chiếm tỉ lệ 74,7%; trẻ nữ là 25,3%. 28
  39. Bảng 3.1. Phân bố tuổi theo giới của nhóm nghiên cứu Nam Nữ Chung Nhóm tuổi n % n % n % 0-2 tháng 11 8,7 9 21,4 20 11,9 3-11 tháng 5 4,0 6 14,3 11 6,6 1-2 tuổi 23 18,3 4 9,5 27 16,1 3-4 tuổi 30 23,8 7 16,7 37 22,0 5-6 tuổi 16 12,7 2 4,8 18 10,7 7-8 tuổi 17 13,5 3 7,1 20 11,9 9-11 tuổi 11 8,7 6 14,3 17 10,1 12-16 tuổi 13 10,3 5 11,9 18 10,7 Tổng 42 100 126 100 168 100 Nhận xét: Tuổi cuả đối tượng trong nghiên cứu phân bố từ 0 – 16 tuổi và chia làm 8 nhóm. Bảng 3.2. Tuổi trung bình của người trưởng thành Tuổi trung Độ lệch chuẩn Nhỏ Lớn Số lượng (n) bình (SD) nhất nhất Nam 61 34,7 6,3 23 51 Nữ 122 33,2 6,4 20 56 Nhận xét: Tuổi trung bình của nam là 34,7 6,3 tuổi, thấp nhất là 23 tuổi, lớn nhất là 51 tuổi. Tuổi trung bình của nữ là 33,2 6,4 tuổi, thấp nhất là 20 tuổi, lớn nhất là 56 tuổi. 29
  40. Bảng 3.3. Đặc điểm tăng trưởng của trẻ Cân nặng Chiều cao BMI (kg) (cm) Nhóm X p p p tuổi (SD) (SD) (SD) Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 0-2 3,5 4,6 47,5 51,7 15,5 16,8 Tháng (0,9) (1,6) (6,0) (8,2) (2,2) (2,5) 3-11 7,9 6,7 66,8 59,3 17,7 19,0 Tháng (1,2) (1,0) (5,1) (5,6) (0,4) (2,4) 1-2 11,6 10,5 83,9 83,0 16,6 15,4 Tuổi (1,7) (1,0) (8,1) (7,3) (3,1) (1,8) 3-4 15,7 14,1 97,8 93,4 16,2 16,2 Tuổi (3,6) (1,6) (8,3) (4,4) (1,7) (1,1) >0,05 >0,05 >0,05 5-6 20,7 21,0 111,3 106,0 16,9 18,4 Tuổi (4,1) (7,1) (7,8) (8,5) (2,9) (3,3) 7-8 24,4 28,7 121,8 129,3 16,4 17,1 Tuổi (5,0) (3,2) (8,3) (1,2) (2,7) (1,6) 9-11 33,8 33,2 135,9 140,7 18,2 16,6 Tuổi (9,0) (7,4) (12,8) (7,8) (3,5) (2,1) 12-16 41,5 45,4 147,6 155,6 18,6 18,7 Tuổi (12,4) (5,4) (13,3) (5,0) (3,0) (1,8) Nhận xét: Kết quả bảng 3.3 cho thấy trong các nhóm đối tượng nghiên cứu nhân trắc học phát triển tai không có nhóm nào thuộc đối tượng trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển. 30
  41. 3.2. Đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam Bảng 3.4. Kích thước tai trẻ em theo nhóm tuổi và giới Tai phải (mm) Tai trái (mm) X Nhóm (SD) (SD) tuổi Dài Rộng Dài Rộng Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 0-2 34,7 37,1 23,3 22,8 35,2 36,7 21,9 22,6 Tháng (5,2) (6,5) (2,9) (2,9) (4,4) (5,7) (3,5) (3,4) 3-11 45,2 41,8 27,4 26,8 43,0 42,5 28,0 26,3 Tháng (5,1) (3,1) (2,8) (1,5) (4,8) (2,0) (2,5) (1,5) 1-2 48,6 49,3 30,3 31,3 48,3 48,3 30,5 29,3 Tuổi (4,6) (2,1) (2,8) (1,3) (4,6) (2,1) (3,1) (2,1) 3-4 51,4 48,4 30,5 28,6 51,1 48,9 30,6 29,0 Tuổi (3,4) (2,6) (2,8) (1,6) (3,5) (3,8) (2,9) (2,1) 5-6 52,6 50,5 30,2 32,0 52,9 49,5 31,0 31,5 Tuổi (3,5) (4,9) (2,4) (0) (3,0) (2,1) (2,6) (0,7 7-8 56,1 54,0 32,5 32,7 55,5 55,0 32,3 31,3 Tuổi (4,1) (1,0) (2,4) (2,1) (4,0) (1,7) (2,3) (2,1) 9-11 56,1 56,2 30,2 30,3 55,6 56,3 31,1 30,7 Tuổi (2,2) (3,3) (1,8) (2,0) (2,9) (3,1) (2,8) (1,2) 12-16 56,9 54,4 32,8 32,0 56,0 55,6 32,4 30,6 Tuổi (3,9) (4,2) (3,1) (0) (5,0) (3,0) (2,9) (0,9) 31
  42. Nhận xét: Không có sự chênh lệch kích thước tai hai bên, vì vậy trong các biểu đồ 3.3, 3.4 và các bảng 3.8, 3.9, 3.10 chúng tôi chỉ sử dụng số liệu lấy từ tai trái. Chiều rộng - 0 – 2 tháng tuổi: tai phải nam là 23,3 2,9 mm; tai phải nữ là 22,8 2,9 mm; tai trái nam là 21,9 3,5 mm; tai trái nữ là 22,6 3,4 mm. - 3 – 11 tháng tuổi: tai phải nam là 27,4 2,8 mm; tai phải nữ là 26,8 1,5 mm; tai trái nam là 28,0 2,5 mm; tai trái nữ là 26,3 1,5 mm. - 1 – 2 tuổi: tai phải nam là 30,3 2,8 mm; tai phải nữ là 31,3 1,3 mm; tai trái nam là 30,5 3,1 mm; tai trái nữ là 29,3 2,1 mm. - Nhìn chung chiều rộng tai của trẻ nam lớn hơn trẻ nữ. Chiều dài - 0 – 2 tháng tuổi: tai phải nam là 34,7 5,2 mm; tai phải nữ là 37,1 6,5 mm; tai trái nam là 35,2 4,4 mm; tai trái nữ là 36,7 5,7 mm. - 3 – 11 tháng tuổi: tai phải nam là 45,2 5,1 mm; tai phải nữ là 41,8 3,1 mm; tai trái nam là 43,0 4,8 mm; tai trái nữ là 42,5 2,0 mm. - 1 – 2 tuổi: tai phải nam là 48,6 4,6 mm; tai phải nữ là 49,3 2,1 mm; tai trái nam là 48,3 4,6 mm; tai trái nữ là 48,3 2,1 mm. - Nhìn chung chiều dài tai trẻ nam lớn hơn trẻ nữ. 32
  43. Biểu đồ 3.2. Đồ thị chiều rộng tai trái trung bình của trẻ theo nhóm tuổi Nhận xét: Biểu đồ 3.2 cho thấy: - Chiều rộng tai tăng trưởng rất nhanh ở cả hai giới trong giai đoạn sơ sinh (<12 tháng tuổi). - Ở trẻ nữ đường trung bình chiều rộng đi ngang tại thời điểm 1 – 2 tuổi và 5 – 6 tuổi biểu thị trong thời kỳ từ 1 – 4 tuổi chiều rộng tai trẻ nữ phát triển chậm và đạt mức trưởng thành ở khoảng 5 – 6 tuổi. - Ở trẻ nam đường trung bình chiều rộng đi ngang tại thời điểm 1 – 2 tuổi và 7 – 8 tuổi biểu thị trong thời kỳ từ 1 – 6 tuổi chiều rộng tai trẻ nam phát triển chậm và đạt mức trưởng thành ở khoảng 7 – 8 tuổi. 33
  44. Biểu đồ 3.3. Đồ thị chiều dài tai trái trung bình của trẻ theo nhóm tuổi Nhận xét: Biểu đồ 3.3 cho thấy: - Chiều dài tai tăng trưởng rất nhanh ở cả hai giới trong giai đoạn sơ sinh (<12 tháng tuổi). - Ở trẻ nữ đường trung bình chiều dài đi ngang tại thời điểm 1 – 2 tuổi và 7 – 8 tuổi biểu thị trong thời kỳ từ 1 – 6 tuổi chiều dài tai trẻ nữ phát triển chậm lại. - Ở trẻ nam đường trung bình chiều dài đi ngang tại thời điểm 7 – 8 tuổi biểu thị sự tăng trưởng bắt đầu chậm lại. 34
  45. Bảng 3.5. Kích thước tai của người trưởng thành Tai phải (mm) Tai trái (mm) X (SD) (SD) Dài Rộng Dài Rộng Nam 62,2 (3,9) 30,8 (2,9) 62,4 (4,0) 30,6 (2,9) (n = 61) Nữ 57,7 (3,7) 29,1 (2,5) 57,4 (3,3) 29,1 (2,6) (n = 122) Nhận xét: Kích thước tai nam giới trưởng thành lớn hơn kích thước tai nữ giới trưởng thành. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nam: - Chiều dài tai phải trung bình là 62,2 3,9 mm. - Chiều dài tai trái trung bình là 62,4 4,0 mm. - Chiều rộng tai phải trung bình là 30,8 2,9 mm. - Chiều rộng tai trái trung bình là 30,6 2,9 mm. Nữ: - Chiều dài tai phải trung bình là 57,7 3,7 mm. - Chiều dài tai trái trung bình là 57,4 3,3 mm. - Chiều rộng tai phải trung bình là 29,1 2,5 mm. - Chiều rộng tai trái trung bình là 29,1 2,6 mm. 35
  46. Bảng 3.6. Chỉ số tai của trẻ theo nhóm tuổi Chỉ số Tai Tai phải Tai trái Nhóm tuổi X (SD) (SD) Nam Nữ Nam Nữ 0-2 67,5 62,2 62,3 61,9 Tháng (6,2) (7,5) (6,8) (7,1) 3-11 60,7 64,5 65,7 62,1 Tháng (2,9) (7,2) (8,5) (4,7) 1-2 62,6 63,5 67,5 60,7 Tuổi (6,3) (3,7) (6,4) (4,8) 3-4 59,4 59,2 61,2 59,4 Tuổi (4,8) (4,8) (6,1) (2,8) 5-6 57,5 63,7 61,3 63,7 Tuổi (4,5) (6,2) (5,8) (1,3) 7-8 58,1 60,5 58,6 57,0 Tuổi (4,1) (3,1) (4,1) (3,8) 9-11 53,9 54,1 58,4 54,6 Tuổi (4,6) (3,4) (3,3) (3,9) 12-16 57,7 54,9 59,3 55,2 Tuổi (4,6) (3,7) (7,8) (3,9) Nhận xét: Chỉ số tai ở cả hai tai và tại hai giới đều giảm theo độ tăng của tuổi thể hiện sự trưởng thành sớm về chiều rộng của tai so với chiều dài của tai trong sự tăng trưởng kích thước tai. 36
  47. Bảng 3.7. Chỉ số tai của người trưởng thành Chỉ số Tai Tai phải Tai trái X (SD) (SD) Nam 49,7 49,1 (n = 61) (4,5) (4,9) Nữ 50,6 50,7 (n = 122) (4,6) (4,4) Nhận xét: Chỉ số tai phải và tai trái là khá gần nhau ở cả nam và nữ thể hiện sự tương đồng về hình dạng tai và tỷ lệ chiều rộng/chiều dài tai ở cả hai giới. Bảng 3.8. Tỉ lệ kích thước tai trẻ so với người trưởng thành cùng giới (%) Nhóm tuổi Số đo Giới 0-2 3-11 1-2 3-4 5-6 7-8 9-11 12-16 tháng tháng tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi Nam 56,4 68,9 77,4 81,9 84,8 88,9 89,1 89,7 Dài Tai Nữ 63,9 74,0 84,1 85,2 86,2 95,8 98,1 96,9 trái Nam 71,6 91,5 99,7 100,0 101,3 105,6 101,6 105,9 Rộng Nữ 77,7 90,3 100,7 99,7 108,2 107,6 105,5 105,1 37
  48. Nhận xét: - Ở trẻ nam, tại 1 – 2 tuổi chiều rộng tai đã đạt 99,7% so với người trưởng thành. - Ở trẻ nam, tại 3 – 4 tuổi chiều dài tai đạt 81,9% và tại 5 – 6 tuổi đạt 84,8 % so với kích thước của người trưởng thành. - Ở trẻ nữ, tại 1 – 2 tuổi chiều rộng tai đã đạt 100,7% so với người trưởng thành. - Ở trẻ nữ, tại 3 – 4 tuổi chiều dài tai đạt 85,2% và tại 5 – 6 tuổi đạt 86,2% so với kích thước của người trưởng thành. 38
  49. Bảng 3.9. Tỉ lệ kích thước tai trẻ nam có số đo tai bố so với kích thước tai bố, trẻ nữ có số đo tai mẹ so với kích thước tai mẹ (%) Tai T Dài Rộng Nhóm tuổi Nam Nữ Nam Nữ n=47 n=30 n=47 n=30 0-2 57.6 63.7 70.3 79.5 Tháng 3-11 67.6 73.3 104.6 91.1 Tháng 1-2 76.2 82.0 98.4 99.3 Tuổi 3-4 82.6 85.0 98.7 101.7 Tuổi 5-6 86.3 89.0 103.3 109.6 Tuổi 7-8 85.8 96.0 100.7 107.2 Tuổi 9-11 87.3 97.0 102.0 105.5 Tuổi 12-16 91.0 101.2 119.3 106.2 Tuổi 39
  50. Nhận xét: - Ở trẻ nam, tại 1 – 2 tuổi chiều rộng tai đã đạt 98,4% so với bố. - Ở trẻ nam, tại 3 – 4 tuổi chiều dài tai đạt 82,6% và tại 5 – 6 tuổi đạt 86,3% so với kích thước của bố. - Ở trẻ nữ, tại 1 – 2 tuổi chiều rộng tai đã đạt 99,3% so với mẹ. - Ở trẻ nữ, tại 3 – 4 tuổi chiều dài tai đạt 85,0% và tại 5 – 6 tuổi đạt 89,0% so với kích thước của mẹ. Những tỉ lệ này không chênh lệch nhiều so với việc so sánh nhóm trẻ em với nhóm người trưởng thành cùng giới nói chung. 40
  51. 3.3. Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai điều trị dị tật tai nhỏ bẩm sinh Bảng 3.10. Kết quả bước đầu ứng dụng nhân trắc trong tạo hình tai nhỏ khung sụn nhân tạo PPE Bệnh nhân 1 Bệnh nhân 2 Bệnh nhân 3 Bệnh nhân 4 Tuổi 5 5 6 6 Giới Nữ Nam Nữ Nữ Dị tật tai Hai bên Trái Phải Hai bên Tai tạo hình Tai trái Tai trái Tai phải Tai phải Hoại tử đầu Vạt cân sống 100% 100% 100% xa Kích thước tai Tai phải: Tai trái: lành Dị tật hai bên Dị tật hai bên 32 x 53 28 x 50 rộng x dài (mm) 54 59 55,5 Theo kích Chiều dài tai dự (95% tai nữ (tăng 10% (tăng 10% thước tai nữ tính (mm) trưởng thành) với bên lành) với bên lành) trưởng thành Chiều dài khung 50 55 55 52 sụn (mm) Kích thước tai sau tạo hình 30 x 55 34 x 56 30 x 56 32 x 57 rộng x dài (mm) Kích thước tai Mẹ: tai trái Bố: tai trái Mẹ: tai phải Mẹ: tai phải bố / mẹ (mm) 30 x 60 33 x 61 29 x 57 31 x 56 41
  52. Có bốn bệnh nhân: ba nữ, một nam được tiến hành phẫu thuật tạo hình tai sớm, một thì bằng khung sụn nhân tạo. Trong đó có hai bệnh nhân 5 tuổi và hai bệnh nhân 6 tuổi. Hai bệnh nhân dị tật tai nhỏ một bên và hai bệnh nhân dị tật tai nhỏ cả hai bên. Tất cả các bệnh nhân được dự tính kích thước chiều dài của tai theo kết quả nghiên cứu nhân trắc học phát triển tai của chúng tôi, theo chỉ số kích thước trung bình tai của người trưởng thành cùng giới có tham khảo kích thước tai của bố/mẹ. Không cần dự tính theo chiều rộng vì theo nghiên cứu nhân trắc học đến 1 – 2 tuổi thì chiều rộng của tai đã gần như bằng với người trưởng thành, khi làm tai mới phẫu thuật viên chỉ cần quan tâm chú trọng nhất đến việc ước lượng chiều dài tai. Bệnh nhân 1 là nữ 5 tuổi, mắc hội chứng Treacher Collins, có dị tật sọ mặt, dị tật tai hai bên, kèm theo thiểu sản xương gò má, mi dưới và cằm. Hiện các dị tật hàm mặt chưa phải can thiệp, gia đình mong muốn được làm tai sớm trước khi trẻ đi học. Trẻ suy dinh dưỡng nặng, 5 tuổi chỉ có 13kg, nên chúng tôi không làm khung sụn quá to. Tiến hành phẫu thuật tạo hình tai trái, tham khảo kích thước tai trái của mẹ bệnh nhi là 30 x 60mm, chúng tôi thiết kế tai mới có chiều dài bằng 95% chiều dài tai nữ trưởng thành tức khoảng 55mm, trẻ có sẵn dái tai 5mm nên chúng tôi thiết kế khung sụn kích thước 50mm. Kết quả sau phẫu thuật thu được vạt sống tốt, kích thước tai trẻ là 30 x 55mm. Hình 3.1. Bệnh nhân số 1 trước và sau mổ 42
  53. Bệnh nhân 2 là nam 5 tuổi, dị tật tai trái, tiến hành phẫu thuật tạo hình tai trái, kích thước tai phải là 32 x 53 mm, tham khảo kích thước tai trái bố là 33 x 61 mm, thiết kế tai mới có chiều dài tăng 10% so với tai bình thường tức khoảng 59mm, chúng tôi giữ lại được phần dái tai là 4mm nên thiết kế khung sụn kích thước 55mm. Chiều dài tai dự tính 59mm, dái tai ở cao đòi hỏi bóc tách vạt che phủ khung sụn phải lên cao gần tới đường giữa đỉnh đầu, do đó mặc dù bảo tồn được các mạch chính của vạt nhưng sau phẫu thuật đầu xa của vạt bị hoại tử lộ khung sụn khoảng 3mm. Sau khi tiến hành thực hiện tiểu phẫu xử lý phần hoại tử xa và cắt bớt khung sụn kích thước tai trẻ là 56 x 34mm. Hình 3.2. Bệnh nhân số 2 trước và sau mổ Bệnh nhân 3 là nữ 6 tuổi, di tật tai phải, tiến hành phẫu thuật tạo hình tai phải, kích thước tai trái là 28 x 50mm, tham khảo kích thước tai phải mẹ là 29 x 57mm, thiết kế tai mới có chiều dài tăng 10% so với tai bình thường tức khoảng 55,5mm, trẻ có dái tai rất bé nên chúng tôi thiết kế khung sụn kích thước 55mm. Kết quả sau phẫu thuật thu được kích thước tai mới là 30 x 56mm. 43
  54. Bệnh nhân 4 là nữ 6 tuổi, dị tật tai hai bên, tiến hành phẫu thuật tạo hình tai phải, tham khảo kích thước tai phải mẹ là 31 x 56mm, thiết kế tai mới có chiều dài bằng tai nữ trưởng thành tức khoảng 57mm, dái tai trẻ dài 5mm nên thiết kế khung sụn dài 52mm. Kết quả sau phẫu thuật thu được kích thước tai mới là 32 x 57mm. Hình 3.3. Bệnh nhân số 4 trước và sau mổ 44
  55. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN Trong thời gian từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 03 năm 2020 tại Bệnh viện Việt Đức, nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 168 trẻ em, 183 bố/mẹ và 4 bệnh nhân dị tật tai nhỏ được phẫu thuật tạo hình tai, chúng tôi phân tích được một số kết quả dưới đây. 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu nhân trắc học phát triển tai Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về nhân trắc học của tai nhưng thông thường các tác giả chỉ đo ở một thời điểm, ở một độ tuổi nhất định hoặc ở người trưởng thành. Thiết kế nghiên cứu này không cho thấy sự phát triển kích thước tai theo lứa tuổi nên sẽ khó áp dụng trên thực tế lâm sàng khi bệnh nhân đến gặp bác sỹ ở các độ tuổi khác nhau. Do đó để khắc phục nhược điểm này chúng tôi thực hiện nghiên cứu trong nhóm trẻ em có độ tuổi từ 0 – 16 tuổi và chia làm 8 nhóm tuổi ở mỗi giới (Bảng 3.1): nhóm 0 – 2 tháng tuổi; 3 – 11 tháng tuổi; 1 – 2 tuổi; 3 – 4 tuổi; ; 9 – 11 tuổi; 12 – 16 tuổi. Điều này thể hiện trong nghiên cứu nhân trắc học phát triển tai của chúng tôi đã có sự so sánh, phân tích theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, không bỏ trống một khoảng thời gian nào. Nghiên cứu của tác giả Zhao tại Trung Quốc cũng chia nhóm tuổi tương tự [49]. Tuổi trung bình của nhóm trưởng thành lần lượt là nam 34,7 6,3 tuổi, thấp nhất là 23 tuổi, lớn nhất là 51 tuổi và nữ 33,2 6,4 tuổi, thấp nhất là 20 tuổi, lớn nhất là 56 tuổi (Bảng 3.2). Nhóm đối tượng này chúng tôi chọn là nhóm người trưởng thành để so sánh sự thay đổi các chỉ số nhân trắc học với nhóm trẻ em. Một cái mới trong nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu nhân trắc học tai khác trên thế giới như Farkas (1992), Kalcioglu (2003), Barut (2006), Purkait (2013), Muteweye (2015) và Zhao (2017) [1, 12, 22, 29, 34, 49] là sự so sánh giữa nhóm trẻ em và nhóm người trưởng thành cùng huyết thống, qua đó bước đầu tiếp cận tương quan giữa yếu tố di truyền và phát triển tai. Trong nhóm đối tượng nghiên cứu nhân trắc học phát triển tai không có nhóm nào thuộc đối tượng trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển (Bảng 3.3). Phát triển cân nặng: khi trẻ 0 – 2 tháng tuổi cân nặng trẻ nam là 3,5 0,9 kg, trẻ nữ cân nặng là 4,6 1,6 kg; khi trẻ 3 – 11 tháng tuổi cân nặng trẻ nam là 7,9 1,2 kg, trẻ nữ cân nặng là 45
  56. 6,7 1,0 kg Kết quả cũng cho thấy sự tăng trưởng nhanh về mặt thể chất của trẻ trong độ tuổi dưới 12 tháng. Sự phát triển chiều cao và cân nặng đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là khá tương đồng với nghiên cứu của Zhao (2017) tại Trung Quốc [49]. Điều này có thể được giải thích do người Việt Nam và người Trung Quốc đều là người Châu Á nên có đặc điểm tăng trưởng là gần giống nhau. 4.2. Đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam Kết quả bảng 3.4 về kích thước tai theo nhóm tuổi và giới cho thấy: - Chiều rộng tai phải ở nhóm 1 – 2 tuổi: trẻ nam trung bình là 30,3 ± 2,8mm nhỏ hơn trẻ nữ trung bình là 31,3 ± 1,3mm. So sánh với các nghiên cứu nhân trắc học tai trẻ em trên thế giới: Nghiên cứu của Purkait (2013) tại mốc 1 tuổi trẻ nam đạt 30,64mm và trẻ nữ đạt 30,4mm [34]. Nghiên cứu của Zhao (2017) tại mốc 1 tuổi trẻ nam đạt 29,2mm và trẻ nữ đạt 27,3mm [49]. Kết qủa nghiên cứu của chúng tôi là khá tương đồng với các tác giả trên. Sự khác nhau về chiều rộng tai phải trẻ nữ trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn trẻ nam có thể do liên quan tới phát triển thể chất, chiều cao cân nặng trong khoảng thời gian 0 – 2 tuổi khác nhau giữa nam và nữ là khác nhau. - Chiều rộng tai trái nhóm 1 – 2 tuổi: trẻ nam trung bình là 30,5 ± 3,1mm lớn hơn trẻ nữ trung bình là 29,3 ± 2,1mm. So sánh với các nghiên cứu nhân trắc học tai trẻ em trên thế giới: Nghiên cứu của Farkas (1992) tại mốc 1 tuổi trẻ nam đạt 32,7mm và trẻ nữ đạt 31,7mm [12]. Nghiên cứu của Zhao (2017) tại mốc 1 tuổi trẻ nam đạt 29,8mm và trẻ nữ đạt 27,6mm [49]. Có sự tương đồng về khác biệt chiều rộng tai trái giữa hai giới, nam giới lớn hơn nữ giới. Chiều rộng tai trái trẻ 1 – 2 tuổi Việt Nam nhỏ hơn trẻ em Bắc Mỹ có thể là do khác biệt chủng tộc và điều kiện sinh sống, dinh dưỡng. Chiều rộng tai trái trẻ 1 – 2 tuổi ở Việt Nam lớn hơn trẻ em Trung Quốc. - Chiều dài tai phải nhóm 1 – 2 tuổi: trẻ nam trung bình là 48,6 ± 4,6mm ngắn hơn trẻ nữ là 49,3 ± 2,1mm. So sánh với các nghiên cứu nhân trắc học tai trẻ em trên thế giới: Nghiên cứu của Purkait (2013) tại mốc 1 tuổi 46
  57. trẻ nam đạt 48,4mm và trẻ nữ đạt 47,6mm [34]. Nghiên cứu của Zhao (2017) tại mốc 1 tuổi trẻ nam đạt 49,0mm và trẻ nữ đạt 47,0mm [49]. Chiều dài tai phải trẻ nữ trong nghiên cứu của chúng tôi dài hơn trẻ nam có thể do liên quan tới phát triển chiều cao cân nặng. Chiều dài tai phải trẻ 1 – 2 tuổi Việt Nam tương đương với trẻ em Trung Quốc và dài hơn trẻ em Ấn Độ, có thể do tương đồng văn hoá, sinh hoạt và dinh dưỡng của người Việt Nam và người Trung Quốc. - Chiều dài tai trái nhóm 1 – 2 tuổi: trẻ nam trung bình là 48,3 ± 4,6mm bằng với trẻ nữ là 48,3 ± 2,1mm. So sánh với các nghiên cứu nhân trắc học tai trẻ em trên thế giới: Nghiên cứu của Farkas (1992) tại mốc 1 tuổi trẻ nam đạt 46,9mm và trẻ nữ đạt 45,4mm [12]. Nghiên cứu của Zhao (2017) tại mốc 1 tuổi trẻ nam đạt 48,6mm và trẻ nữ đạt 46,6mm [49]. Chiều dài tai trái ở nhóm 1 – 2 tuổi người Việt Nam bằng nhau giữa hai giới khác với người Bắc Mỹ và người Trung Quốc, nam giới lớn hơn nữ giới. Chiều dài tai trái trẻ 1 – 2 tuổi Việt Nam bằng với trẻ em Trung Quốc có thể do tương đồng về chủng tộc và tập quán sinh hoạt, điều kiện dinh dưỡng. Chiều dài tai trái trẻ 1 – 2 tuổi người Việt Nam lớn hơn trẻ em Bắc Mỹ có thể do liên quan tới phát triển chiều cao cân nặng. Có sự phát triển nhanh về chiều rộng tai ở cả hai giới trong giai đoạn sơ sinh (<12 tháng tuổi). Ở trẻ nữ đường trung bình chiều rộng đi ngang tại thời điểm 1 – 2 tuổi và 5 – 6 tuổi biểu thị trong thời kỳ từ 1 – 4 tuổi chiều rộng tai trẻ nữ phát triển chậm và đạt mức trưởng thành ở khoảng 5 – 6 tuổi. (Biểu đồ 3.2). Các kết quả này có sự tương đồng với các nghiên cứu của Farkas tại Bắc Mỹ (1992) và Zhao tại Trung Quốc (2017) [12, 49]. Sự tương đồng này có thể là do chiều rộng tai phát triển theo một hình mẫu chung cho nhiều chủng tộc khác nhau. Chính vì vậy khi tạo hình tai ở trẻ nhỏ các phẫu thuật viên trên thế giới cũng không quan tâm nhiều tới chiều rộng tai mà chỉ tập trung vào chiều dài của tai. Nghiên cứu của Zhao (2017) còn cho thấy ở người phương Đông thường đánh giá tai to hay nhỏ chủ yếu dựa vào chiều dài của tai. Do đó, trong thực tế lâm sàng tạo hình tai sớm chúng tôi áp dụng quy tắc này và chỉ tập trung ước lượng kích thước chiều dài của tai tạo hình [49]. Chiều dài tai tăng trưởng rất nhanh ở cả hai giới trong giai đoạn sơ sinh (<12 tháng tuổi); trẻ nữ đường trung bình chiều dài đi ngang tại thời điểm 1 – 2 tuổi và 7 47
  58. – 8 tuổi biểu thị trong thời kỳ từ 1 – 6 tuổi chiều dài tai trẻ nữ phát triển chậm lại; trẻ nam đường trung bình chiều dài đi ngang tại thời điểm 7 – 8 tuổi biểu thị sự tăng trưởng bắt đầu chậm lại (Biểu đồ 3.3). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Farkas tại Bắc Mỹ (1992) và nghiên cứu của Zhao tại Trung Quốc (2017) [12, 49]. Người Việt Nam có kích thước tai trung bình của nam giới là chiều rộng 30,6mm và chiều dài 62,4mm lớn hơn ở nữ giới chiều rộng là 29,1mm và chiều dài là 57,4mm. Sự khác biệt về kích thước hai bên tai là không đáng kể. So sánh với nghiên của Farkas tại Bắc Mỹ (1992) kích thước tai của nam là 35,4 x 62,4mm; nữ giới là 33,5 x 58,5 mm; nghiên cứu của Purkait tại Ấn Độ (2013) kích thước tai nam là 34,2 x 60,6 mm; nữ là 33,0 x 58,4 mm [12, 34]. Như vậy, có sự tương đồng về kích thước tai giữa các chủng tộc và kích thước tai của nam lớn hơn nữ giới. Chỉ số tai (auricular index – AI) ở cả hai tai và tại hai giới đều giảm theo độ tăng của tuổi. Các nghiên cứu của Purkait tại Ấn Độ (2013) và Zhao tại Trung Quốc (2017) cũng thu được các kết quả tương tự [34, 49]. Biến động chỉ số tai ở người Việt Nam có sự tương đồng với người Ấn Độ và người Trung Quốc, đều có xu hướng giảm khi tuổi tăng. Chiều rộng của tai đạt kích thước trưởng thành trước chiều dài. Hay nói cách khác là sự tăng trưởng chiều rộng tai tập trung chủ yếu vào giai đoạn đầu đời trong khi chiều dài tai vẫn tiếp tục tăng trưởng tới độ tuổi dậy thì. Sự tương đồng này có thể là do các kích thước tai phát triển theo một hình mẫu chung ở các chủng tộc khác nhau. Bảng 3.7 cho thấy chỉ số tai phải và tai trái là khá gần nhau ở cả bố và mẹ thể hiện sự tương đồng về hình dạng tai và tỷ lệ chiều rộng/chiều dài tai ở cả hai giới. Có thể nói rằng ở người trưởng thành khi sự phát triển tai đã ổn định thì hình dạng tai không có sự khác biệt trong toàn bộ cộng đồng. Tai ở người lớn dài hơn tai trẻ em nên tạo cảm giác tai người trưởng thành có hình thuôn hơn trẻ em. Do đó khi phẫu thuật tạo hình tai đặc biệt đối với trẻ dị tật hai bên chúng ta có thể sử dụng kích thước tai người trưởng thành ở cộng đồng cũng như kích thước tai của bố mẹ để ước lượng kích thước tai tạo hình. Khi so sánh sự thay đổi kích thước tai của trẻ so với người trưởng thành chúng tôi thực hiện 2 cách: Bảng 3.8: chúng tôi tính tỉ lệ kích thước tai 168 trẻ chia theo các nhóm tuổi và giới so với kích thước tai của 183 bố/mẹ (nhóm người trưởng thành) cho kết quả: 48
  59. Chiều dài tai ở nam đạt tỉ lệ 84,8% so với tai người trưởng thành nam giới ở độ tuổi 5 – 6 tuổi; chiều dài tai ở nữ đạt tỉ lệ 86,2% so với tai người trưởng thành nữ giới ở độ tuổi 5 – 6 tuổi. Bảng 3.9: chúng tôi tính tỉ lệ kích thước tai của 47 trẻ nam với 47 bố của các bé, 30 trẻ nữ với 30 mẹ của các bé cho kết quả: chiều dài tai ở nam đạt tỉ lệ 86,3% so với tai bố ở độ tuổi 5 – 6 tuổi; chiều dài tai ở nữ đạt tỉ lệ 89,0% so với tai mẹ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi. Không có sự khác biệt giữa hai cách tính tỉ lệ kích thước tai của trẻ so với bố mẹ và cách tính tỉ lệ kích thước tai trẻ so với người trưởng thành. So sánh với tỷ lệ chiều dài tai nhóm trẻ 5 – 6 tuổi so với người trưởng thành ở các nghiên cứu của Farkas (1992), Kalcioglu (2003) và Purkait (2013) chúng tôi nhận thấy ở độ tuổi 5 – 6 tuổi hầu hết các kết quả đều cho thấy tỉ lệ kích thước chiều dài của tai đã đạt từ 85 – 90 % so với kich thước của người trưởng thành (Bảng 4.1) [12, 22, 34]. Bảng 4.1. Tỉ lệ % chiều dài tai của nhóm trẻ 5 – 6 tuổi so với người trưởng thành ở một số nghiên cứu trên thế giới Giới Việt Nam Bắc Mỹ Ấn Độ Thổ Nhĩ Kỳ Nam 84,8 85,9 87,3 84,2 Nữ 86,2 87,2 88,8 89,1 Điều này lý giải tại sao trên thực tế lâm sàng, khi ước lượng kích thước tai tạo hình cho trẻ trong độ tuổi 5 – 6 tuổi dựa trên nhân trắc học các phẫu thuật viên thường cộng thêm 10 – 15% kích thước chiều dài tai bên lành. 4.3. Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai ở trẻ mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại Bệnh viện Việt Đức Từ tháng 01/2020 đến tháng 03/2020 có bốn bệnh nhân được tạo hình tai một thì bằng khung sụn nhân tạo tại Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Việt Đức. Bốn bệnh nhân đều trong độ tuổi từ 5 – 6 tuổi, sử dụng khung sụn nhân tạo PPE. Kết quả sau phẫu thuật có 3/4 vạt cân thái dương – đỉnh sống toàn bộ 100%. Có một vạt ở bệnh nhân số 2 hoại tử đầu xa dẫn đến lộ khung sụn cần phẫu thuật che 49
  60. phủ. Theo dõi sau mổ từ 2 – 6 tháng, tất cả khung sụn ổn định, không hề biến chứng gãy vỡ, biến dạng khung sụn. Kích thước của tai tạo hình sau 2 tháng gần tương đương với kích thước dự tính trước mổ. Tuy có to hơn một chút so với tai bên lành nhưng cả bệnh nhân và gia đình đều hiểu và hài lòng với kết quả tai tạo hình. Về thẩm mỹ thì tai tạo hình bằng khung sụn nhân tạo có đường nét rõ ràng, độ nhô cao và thẩm mỹ hơn so với khung sụn tự thân. Từ những năm 1990, John Reinisch đã tiên phong thực hiện kỹ thuật tạo hình tai sớm một thì bằng khung sụn nhân tạo PPE. Tính đến nay tác giả đã thực hiện trên 3000 ca phẫu thuật cho các bệnh nhi trên toàn thế giới với độ tuổi rất nhỏ thậm chí từ 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi. Do nhiều ưu điểm của kỹ thuật này nên gần đây càng ngày càng có nhiều phẫu thuật viên cũng như các trung tâm lớn trên thế giới cũng nghiên cứu triển khai kỹ thuật này. Vai trò của nghiên cứu nhân trắc học sự phát triển của tai trở nên rất quan trọng. Một số tác giả chủ động tái tạo tai mới to hơn tai bình thường đối diện 6 – 7 mm, một số chủ động làm to hơn 10% so với tai đối diện. Tuy nhiên số nghiên cứu còn rất ít. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về nhân trắc học sự phát triển của tai cũng như nghiên cứu ứng dụng số đo nhân trắc học trong ước lượng dự báo kích thước tai tạo hình. Sau khi tiến hành đo đạc thống kê số liệu trên 168 bệnh nhi có chỉ số phát triển thể chất bình thường, chúng tôi đã tìm ra một số chỉ số nhân trắc học phát triển tai trên người Việt Nam. Kết hợp với các nghiên cứu trên thế giới chúng tôi nhận thấy: ở độ tuổi 3 – 4 tuổi kích thước tai đã đạt khoảng 80 – 85 % so với người trưởng thành, độ tuổi 5 – 6 tuổi đạt 85 – 90%. Kích thước tai đạt mức gần bằng với người trưởng thành ở độ tuổi 12 – 14 tuổi. Chính vì vậy khi tiến hành tạo hình tai sớm cho trẻ 5 – 6 tuổi chúng tôi thường chủ động xác định kích thước tai mới tăng thêm 10 – 15% so với tai bình thường đối diện. Không nên làm tai quá to sẽ gây chênh lệch rõ ràng dễ nhận biết, mặt khác khung tai to yêu cầu cần vạt cân to để che phủ, dẫn đến tăng nguy cơ hoại tử đầu xa của vạt và lộ khung sụn như trường hợp bệnh nhân số 2. Việc ước tính kích thước tai mới hài hòa với sự phát triển của trẻ cũng là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu với thời gian dài hơn và quy mô lớn hơn. Riêng về kỹ thuật tạo hình tai một thì bằng sụn sườn tự thân thì chúng tôi thấy hầu như còn rất 50
  61. hiếm các nghiên cứu báo cáo về vấn đề này. Cho đến nay cũng chỉ thấy có Bệnh viện Việt Đức thực hiện kỹ thuật này một cách thường quy, việc theo dõi sự phát triển của tai tạo hình theo thời gian chắc chắn cũng sẽ là một hướng nghiên cứu mới của các tác giả trong tương lai. Như vậy, bước đầu sử dụng kết quả nghiên cứu nhân trắc học tai trong tạo hình tai nhỏ bằng khung sụn nhân tạo đã đưa ra nhiều tiềm năng cho những hướng nghiên cứu và ứng dụng sau này. Qua kết quả ứng dụng nhân trắc học phát triển tai trong phẫu thuật chúng tôi cũng nhận thấy các yếu tố cần xét đến như thể trạng của trẻ ở độ tuổi thực hiện phẫu thuật có suy dinh dưỡng hay thừa cân béo phì, vòng đầu trẻ, dị tật 1 bên hay 2 bên tai, để có thể đưa ra các tính toán, chỉ định thích hợp cho phẫu thuật tạo hình tai giúp cho những bệnh nhân kém máy mắn có thể có một cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn. 51
  62. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu trên 168 trẻ em, 183 bố mẹ và 4 bệnh nhân dị tật tai nhỏ được phẫu thuật tạo hình tai tại Bệnh viện Việt Đức, chúng tôi rút ra được những kết luận sau: 1. Một số đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam - Kích thước chiều rộng, chiều dài của tai phát triển tăng dần trong độ tuổi từ 0 – 16 tuổi. - Kích thước tai trung bình của người trưởng thành nam giới (30,6 x 62,4 mm) lớn hơn nữ giới (29,1 x 57,4 mm). - Kích thước chiều rộng, chiều dài tai tăng rất nhanh trong gian đoạn sơ sinh (< 12 tháng), khi trẻ tròn 1 tuổi chiều rộng đã đạt khoảng 90% kích thước trưởng thành và chiều dài khoảng 73%. - Chiều rộng tai đạt mức trưởng thành sớm hơn chiều dài tai: với trẻ nữ là 5 tuổi và trẻ nam là 7 tuổi. Khi đó chiều rộng tai trẻ nữ trung bình là 31,5mm (108,2% so với người trưởng thành), trẻ nam trung bình là 32,3mm (105,6% so với người trường thành). - Chiều dài tai tiếp tục phát triển chậm cho tới khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì. Ở nhóm trẻ 12 – 16 tuổi kích thước chiều dài tai đã tương đối ổn định. - Trong độ tuổi 3 – 4 tuổi, chiều dài tai trung bình ở trẻ nữ là 48,9mm (85,2% so với người trưởng thành), trẻ nam là 51,1mm (81,9% so với người trưởng thành). - Trong độ tuổi 5 – 6 tuổi, chiều dài tai trung bình ở trẻ nữ là 50,5mm (84,8% so với người trưởng thành), trẻ nam là 52,6mm (86,2% so với người trưởng thành). - Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kích thước tai hai bên. 52
  63. 2. Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai điều trị trẻ mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại Bệnh viện Việt Đức - Trong phẫu thuật tạo hình tai, các phẫu thuật viên luôn mong muốn giảm số lần phẫu thuật và thực hiện tái tạo càng sớm càng tốt, trước độ tuổi đến trường để tránh ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. - Khi tái tạo tai sớm cho trẻ việc ước lượng kích thước tai mới như thế nào cho phù hợp để sau này khi trưởng thành không cần phẫu thuật thêm nữa là hết sức quan trọng và dự kiến chiều dai tai được quan tâm hơn chiều rộng. - Dựa vào kết quả nhân trắc học phát triển tai chúng tôi đã tiến hành tạo hình tai sớm một thì bằng chất liệu nhân tạo PPE cho 4 bệnh nhân độ tuổi từ 5 – 6 tuổi. Kích thước chiều dài của tai tạo hình được tính tăng lên 10 – 15% so với kích thước tai lành, có tính đến kích thước tai người trưởng thành cùng giới cũng như xem xét tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân và tai bố mẹ. - Kết quả tai tạo hình đạt được kích thước mong muốn gần tương đương với tai bố mẹ, có tính thẩm mỹ cao, hài lòng người bệnh và gia đình. - Cần có thêm các nghiên cứu nhân trắc học tai trong tương lai có xét đến các yếu tố như thể trạng của trẻ ở độ tuổi thực hiện phẫu thuật, vòng đầu trẻ, với cỡ mẫu lớn hơn để có thể đưa ra các kết quả chính xác hơn, chỉ định phẫu thuật tạo hình tai phù hợp hơn. 53
  64. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh 1. C. Barut và E. Aktunc (2006), "Anthropometric measurements of the external ear in a group of Turkish primary school students", Aesthetic Plast Surg, 30(2), tr. 255-9. 2. A. Berghaus (1985), "Porous polyethylene in reconstructive head and neck surgery", Arch Otolaryngol, 111(3), tr. 154-60. 3. A. Berghaus và M. S. Nicolo (2015), "Milestones in the History of Ear Reconstruction", Facial Plast Surg, 31(6), tr. 563-6. 4. A. Berghaus, K. Stelter, A. Naumann và J. M. Hempel (2010), "Ear reconstruction with porous polyethylene implants", Adv Otorhinolaryngol, 68, tr. 53-64. 5. B. Brent (1992), "Auricular repair with autogenous rib cartilage grafts: two decades of experience with 600 cases", Plast Reconstr Surg, 90(3), tr. 355- 74; discussion 375-6. 6. B. Brent (1999), "Technical advances in ear reconstruction with autogenous rib cartilage grafts: personal experience with 1200 cases", Plast Reconstr Surg, 104(2), tr. 319-34; discussion 335-8. 7. B. Brent (2002), "Microtia repair with rib cartilage grafts: a review of personal experience with 1000 cases", Clin Plast Surg, 29(2), tr. 257-71, vii. 8. J. A. Cabin, M. Bassiri-Tehrani, A. P. Sclafani và T. Romo, 3rd (2014), "Microtia reconstruction: autologous rib and alloplast techniques", Facial Plast Surg Clin North Am, 22(4), tr. 623-38. 9. K. K. Constantine, J. Gilmore, K. Lee và J. Leach, Jr. (2014), "Comparison of microtia reconstruction outcomes using rib cartilage vs porous polyethylene implant", JAMA Facial Plast Surg, 16(4), tr. 240-4. 10. S. Cugno và N. W. Bulstrode (2019), "Cartilage exposure following autologous microtia reconstruction: An algorithmic treatment approach", J Plast Reconstr Aesthet Surg, 72(3), tr. 498-504.
  65. 11. K. Deng, L. Dai, L. Yi, C. Deng, X. Li và J. Zhu (2016), "Epidemiologic characteristics and time trend in the prevalence of anotia and microtia in China", Birth Defects Res A Clin Mol Teratol, 106(2), tr. 88-94. 12. L. G. Farkas, J. C. Posnick và T. M. Hreczko (1992), "Anthropometric growth study of the ear", Cleft Palate Craniofac J, 29(4), tr. 324-9. 13. M. B. Forrester và R. D. Merz (2005), "Descriptive epidemiology of anotia and microtia, Hawaii, 1986-2002", Congenit Anom (Kyoto), 45(4), tr. 119- 24. 14. Y. Y. Fu, C. L. Li, J. L. Zhang và T. Y. Zhang (2019), "Autologous cartilage microtia reconstruction: Complications and risk factors", Int J Pediatr Otorhinolaryngol, 116, tr. 1-6. 15. S. Genc, E. Kahraman, H. E. Ozel, I. B. Arslan, A. Demir và A. Selcuk (2012), "Microtia and congenital aural atresia", J Craniofac Surg, 23(6), tr. 1733-5. 16. Karol A. Gutowski (2007), "Grabb & Smith's Plastic Surgery, 6th Edition", Plastic and Reconstructive Surgery, 120(2). 17. J. Harris, B. Källén và E. Robert (1996), "The epidemiology of anotia and microtia", J Med Genet, 33(10), tr. 809-13. 18. L. D. Hartzell và S. Chinnadurai (2018), "Microtia and Related Facial Anomalies", Clin Perinatol, 45(4), tr. 679-697. 19. N. Horlock, E. Vogelin, E. T. Bradbury, A. O. Grobbelaar và D. T. Gault (2005), "Psychosocial outcome of patients after ear reconstruction: a retrospective study of 62 patients", Ann Plast Surg, 54(5), tr. 517-24. 20. A. L. Johns (2016), "Timing pediatric ear reconstruction: The case for a range of options", J Plast Reconstr Aesthet Surg, 69(4), tr. 567-8. 21. K. Kaga (2014), "Follow-up of psychological changes in patients prior to surgery", Adv Otorhinolaryngol, 75, tr. 49-52. 22. M. T. Kalcioglu, M. C. Miman, Y. Toplu, C. Yakinci và O. Ozturan (2003), "Anthropometric growth study of normal human auricle", Int J Pediatr Otorhinolaryngol, 67(11), tr. 1169-77.
  66. 23. D. Li, W. Chin, J. Wu, Q. Zhang, F. Xu, Z. Xu và các cộng sự. (2010), "Psychosocial outcomes among microtia patients of different ages and genders before ear reconstruction", Aesthetic Plast Surg, 34(5), tr. 570-6. 24. D. V. Luquetti, C. L. Heike, A. V. Hing, M. L. Cunningham và T. C. Cox (2012), "Microtia: epidemiology and genetics", Am J Med Genet A, 158a(1), tr. 124-39. 25. D. V. Luquetti, E. Leoncini và P. Mastroiacovo (2011), "Microtia-anotia: a global review of prevalence rates", Birth Defects Res A Clin Mol Teratol, 91(9), tr. 813-22. 26. J. B. Lynch, A. Pousti, J. E. Doyle và S. R. Lewis (1972), "Our experiences with silastic ear implants", Plast Reconstr Surg, 49(3), tr. 283-5. 27. A. Madjidi (2011), "Historic aspects of ear reconstruction", Semin Plast Surg, 25(4), tr. 247-8. 28. P. Mastroiacovo, C. Corchia, L. D. Botto, R. Lanni, G. Zampino và D. Fusco (1995), "Epidemiology and genetics of microtia-anotia: a registry based study on over one million births", J Med Genet, 32(6), tr. 453-7. 29. W. Muteweye và G. I. Muguti (2015), "Prominent ears: Anthropometric study of the external ear of primary school children of Harare, Zimbabwe", Ann Med Surg (Lond), 4(3), tr. 287-92. 30. S. Nagata (1994), "Modification of the stages in total reconstruction of the auricle: Part II. Grafting the three-dimensional costal cartilage framework for concha-type microtia", Plast Reconstr Surg, 93(2), tr. 231-42; discussion 267-8. 31. S. Nagata (1994), "Modification of the stages in total reconstruction of the auricle: Part III. Grafting the three-dimensional costal cartilage framework for small concha-type microtia", Plast Reconstr Surg, 93(2), tr. 243-53; discussion 267-8. 32. S. Nagata (1994), "Modification of the stages in total reconstruction of the auricle: Part IV. Ear elevation for the constructed auricle", Plast Reconstr Surg, 93(2), tr. 254-66; discussion 267-8.
  67. 33. S. Nagata (1994), "Modification of the stages in total reconstruction of the auricle: Part I. Grafting the three-dimensional costal cartilage framework for lobule-type microtia", Plast Reconstr Surg, 93(2), tr. 221-30; discussion 267-8. 34. R. Purkait (2013), "Progression of growth in the external ear from birth to maturity: a 2-year follow-up study in India", Aesthetic Plast Surg, 37(3), tr. 605-16. 35. J. Reinisch (2015), "Ear Reconstruction in Young Children", Facial Plast Surg, 31(6), tr. 600-3. 36. J. F. Reinisch và S. Lewin (2009), "Ear reconstruction using a porous polyethylene framework and temporoparietal fascia flap", Facial Plast Surg, 25(3), tr. 181-9. 37. J. J. Shea và J. R. Emmett (1978), "Biocompatible ossicular implants", Arch Otolaryngol, 104(4), tr. 191-6. 38. R. Shibazaki-Yorozuya và S. Nagata (2019), "Preferential Associated Malformation in Patients With Anotia and Microtia", J Craniofac Surg, 30(1), tr. 66-70. 39. A. Steffen, S. Klaiber, R. Katzbach, S. Nitsch, I. R. Konig và H. Frenzel (2008), "The psychosocial consequences of reconstruction of severe ear defects or third-degree microtia with rib cartilage", Aesthet Surg J, 28(4), tr. 404-11. 40. S. Stephan và J. Reinisch (2018), "Auricular Reconstruction Using Porous Polyethylene Implant Technique", Facial Plast Surg Clin North Am, 26(1), tr. 69-85. 41. Z. Sun, X. Yu, W. Chen, Q. Yang, Y. Song, J. Zhou và các cộng sự. (2017), "Costal Cartilage Assessment in Surgical Timing of Microtia Reconstruction", J Craniofac Surg, 28(6), tr. 1521-1525. 42. A. J. Suraci (1944), "Plastic reconstruction of acquired defects of the ear with case reports", The American Journal of Surgery, 66(2), tr. 196-202.
  68. 43. R. C. Tanzer (1959), "Total reconstruction of the external ear", Plast Reconstr Surg Transplant Bull, 23(1), tr. 1-15. 44. R. C. Tanzer (1971), "Total reconstruction of the auricle. The evolution of a plan of treatment", Plast Reconstr Surg, 47(6), tr. 523-33. 45. D. P. van Nunen, M. N. Kolodzynski, M. J. van den Boogaard, M. Kon và C. C. Breugem (2014), "Microtia in the Netherlands: clinical characteristics and associated anomalies", Int J Pediatr Otorhinolaryngol, 78(6), tr. 954-9. 46. B. Wang, Y. Dong, Y. Zhao, S. Bai và G. Wu (2011), "Computed tomography measurement of the auricle in Han population of north China", J Plast Reconstr Aesthet Surg, 64(1), tr. 34-40. 47. WHO Multicentre Growth Reference Study Group (2006), "Construction of the body mass index-for-age standards", WHO Child Growth Standards: Length/height-for-age, weight-for-age, weight-for-length, weight-for-height and body mass index-for-age: Methods and development., Geneva: World Health Organization. 48. A. Yamada (2018), "Autologous Rib Microtia Construction: Nagata Technique", Facial Plast Surg Clin North Am, 26(1), tr. 41-55. 49. S. Zhao, D. Li, Z. Liu, Y. Wang, L. Liu, D. Jiang và các cộng sự. (2018), "Anthropometric growth study of the ear in a Chinese population", J Plast Reconstr Aesthet Surg, 71(4), tr. 518-523.
  69. Tiếng Việt 50. Trương Mạnh Dũng (2019), "Lịch sử quá trình hình thành nghiên cứu nhân trắc đầu mặt", Báo cáo tổng hợp: Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt ở người Việt Nam để ứng dụng trong y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, tr. 5-6. 51. Lý Xuân Quang và Trần Thị Bích Liên (2011), "Bước đầu nghiên cứu tạo hình tai nhỏ bằng sụn tự thân", Y Học TP.HCM, 15(1), tr. 169-72. 52. Lý Xuân Quang và Trần Thị Bích Liên (2012), "Kỹ thuật sử dụng vạt da- cân-cơ thái dương trong thì nâng tách vành tai trong tạo hình tai nhỏ", Y Học TP.HCM, 16(1), tr. 279-83. 53. Lý Xuân Quang và Trần Thị Bích Liên (2012), "Kỹ thuật tạo dáng khung sụn trong phẫu thuật tạo hình tai nhỏ", Y Học TP.HCM, 16(1), tr. 274-8. 54. Trịnh Văn Minh (2014), "Cơ quan tiền đình ốc tai", Giải phẫu Người tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, Bộ Y tế, tr. 640-6. 55. F. H. Netter (2013), "Tai ngoài và Hòm nhĩ", Atlas Giải Phẫu Người, NXB Y Học, tr. 93. 56. Nguyễn Hồng Hà, Trần Thị Thanh Huyền và Nguyễn Thị Hương Giang (2019), "Phẫu thuật nội soi lấy vạt cân thái dương đỉnh trong tạo hình tai nhỏ một thì bằng khung sụn nhân tạo polyethylene", Tạp chí Y học thực hành, 1098(5), tr. 132-4. 57. Trần Thị Thanh Huyền và Nguyễn Hồng Hà (2017), "Đánh giá kết quả tạo hình tai trong điều trị dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức", Khoa học & Công nghệ Việt Nam, 21(10), tr. 1-4.
  70. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐO NHÂN TRẮC HỌC KÍCH THƯỚC TAI TRẺ VÀ BỐ/MẸ Ngày tháng năm 20 Số phiếu: Người đo: Địa điểm thực hiện: Khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh – Bệnh viện Việt Đức A. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 1. Họ tên: Giới: Nam / Nữ Phòng: 2. Ngày sinh: / / . Tuổi: 3. Ngày vào viện: / / Số hồ sơ bệnh án: 4. Chiều cao: cm Cân nặng: kg 5. Tiền sử bệnh tật (gồm cả chẩn đoán hiện tại): 6. Họ tên cha: 7. Năm sinh cha: Chiều cao: Cân nặng: 8. Họ tên mẹ: 9. Năm sinh mẹ: Chiều cao: Cân nặng: B. Thông tin về nhân trắc học tai Trẻ có dị tật tai bẩm sinh không? Có Không Ghi rõ dị tật (nếu có): Trẻ có từng/đang có chấn thương tai không? Có Không Ghi rõ chấn thương (nếu có): Phương pháp đo : Đo trực tiếp 2 chỉ số bề mặt trên cả 2 tai của các đối tượng (chiều rộng tai và chiều dài tai) sử dụng thước cặp y khoa.
  71. Ở trẻ Ở cha Ở mẹ Tai phải Tai trái Tai phải Tai trái Tai phải Tai trái Chiều rộng tai (pra-pa) Chiều dài tai (sa-sba) Bảng 1. Các số đo của tai (các chỉ số tính bằng milimet mm)