Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh viêm phổi - Màng phổi ở lợn do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra tại huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị

pdf 58 trang thiennha21 18/04/2022 7190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh viêm phổi - Màng phổi ở lợn do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra tại huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_cua_benh_viem_phoi_mang.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh viêm phổi - Màng phổi ở lợn do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra tại huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THÀNH DUY Tên chuyên đề: “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH VIÊM PHỔI - MÀNG PHỔI Ở LỢN DO VI KHUẨN ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE GÂY RA TẠI HUYỆN HIỆP HÒA - TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên - năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THÀNH DUY Tên chuyên đề: “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH VIÊM PHỔI - MÀNG PHỔI Ở LỢN DO VI KHUẨN ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE GÂY RA TẠI HUYỆN HIỆP HÒA - TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Lớp : K46 Thú y N02 Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Quang Tính Thái Nguyên - năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa chăn nuôi thú y, thầy giáo hướng dẫn, cùng ban lãnh đạo công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet, em đã được về thực tập tốt nghiệp tại công ty. Sau quá trình học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, cùng các thầy cô giáo trong khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Quang Tính đã chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân viên công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên, đại lý thuốc thú y Dương Thúy huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang, cán bộ trạm chăn nuôi thú y và nhân dân các xã của huyện Hiệp Hòa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian tiến hành đề tài tại địa phương. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả bạn bè, gia đình và người thân đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định. Em xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt trong công tác giảng dạy và thành công trong công tác nghiên cứu khoa học. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018 Sinh viên Lê Thành Duy
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Bảng đánh giá mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh (NCCLS - 2002) 22 Bảng 4.1. Kết quả thực hiện một số công việc tại kho thành phẩm của công ty CP Đức Hạnh Marphavet 24 Bảng 4.2. Tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc viêm phổi màng phổi tại một số xã của huyện Hiệp Hòa 25 Bảng 4.3. Tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc viêm phổi màng phổi theo lứa tuổi 27 Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi tại một số xã của huyện Hiệp Hòa 29 Bảng 4.5. Kết quả phân lập A. pleuropneumoniae ở mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi 30 Bảng 4.6. Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được 32 Bảng 4.7. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được 34 Bảng 4.8. Kết quả điều trị thử nghiệm lợn mắc viêm phổi màng phổi 38
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ quy trình phân lập vi khuẩn A. Pleuropneumoniae 20 Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ lợn nghi mắc, chết do bệnh viêm phổi màng phổi tại một số xã tại huyện Hiệp Hòa 26 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi theo lứa tuổi 28 Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ lợn mắc, chết do nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi theo thời vụ Error! Bookmark not defined.
  6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ADN : Acid Deoxyribonucleic AGID : Agargel Immuno Diffuse A. pleuropneumoniae : Actinobaccillus pleuroneumoniae Apx : Apx - Toxins BHI : Brain Heart Infusion Bp : Base pair CAMP : Chiristie - Atkinson - Munch - Peterson CFU : Colony Forming Unit CPS : Capsule polysaccharide Cs : Cộng sự DNT : Dermanecrotic toxin ELISA : Enzyme - linked Immuno sorbant assay H. pleuropneumoniae : Haemophilus pleuropneumoniae HIP : Acid hippuric IHA : Indirect Haemagglutination test LPS : Lypopolysaccaride LD : Lethal dose MR : Methyl red NAD : Nicotinamide Adenine Dinucleotide PBS : Phosphat buffer solution PCR : Polymerase Chain Reaction PPLO : Pleuropneumonia - like organism P. multocida : Pasteurella multocida PRRS : Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Sta. aureus : Staphylococcus aureus S. suis : Streptococcus suis TYE : Tryptone Yeast Extract Broth TSA : Tryptic Soya Agar TSB : Tryptone soya broth VP : Voges Prokauer YE : Yeast Extract
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv MỤC LỤC v PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 4 2.1.1. Lịch sử hình thành 4 2.1.2. Cơ cấu bộ máy và tổ chức của công ty 5 2.1.3. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất nơi thực tập 5 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề nghiên cứu 6 2.2.1. Đặc điểm dịch tễ học 6 2.2.2. Cơ chế gây bệnh viêm phổi màng phổi 7 2.2.3. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn 8 2.2.4. Chẩn đoán 10 2.2.5. Phòng bệnh 12 2.2.6. Điều trị 14 PHẦN 3: NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Nội dung nghiên cứu 17 3.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn 17 3.1.2. Phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae 17
  8. vi 3.1.3. Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của các chủng A. pleuropneumoniae phân lập được 17 3.1.4. Nghiên cứu biện pháp phòng, trị 17 3.2. Đối tượng, nguyên liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 17 3.2.1. Đối tượng 17 3.2.2. Nguyên vật liệu 17 3.2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 18 3.3. Phương pháp nghiên cứu 18 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ 18 3.3.2. Phương pháp lấy mẫu 19 3.2.3. Các tỷ lệ đo lường trong dịch tễ 21 3.3.4. Phương pháp xác định đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn A. pleuropneumoniae 21 3.3.5. Phương pháp xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được 21 3.3.6. Xây dựng phác đồ điều trị lợn nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi 22 3.3.7. Phương pháp xử lý số liệu 23 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Kết quả công việc thực hiện tại Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet 24 4.2. Kết quả điều tra tình hình bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 25 4.2.1. Kết quả xác định tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi tại một số xã của huyện Hiệp Hòa 25 4.2.2. Kết quả xác định tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi theo lứa tuổi 27 4.2.3. Kết quả xác định tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi theo thời vụ (tháng) 28
  9. vii 4.3. Kết quả phân lập A. pleuropneumoniae ở mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi màng phổi 30 4.4. Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được 32 4.5. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được 34 4.6. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn mắc viêm phổi 36 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40 5.1. Kết luận 40 5.2. Đề nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bắc Giang là tỉnh có nghề chăn nuôi phát triển đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình, trong đó chăn nuôi lợn luôn giữ vai trò chủ đạo. Do vậy, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện nhiều dự án nạc hoá đàn lợn, hỗ trợ con giống, đưa nái ngoại vào chăn nuôi ở các nông hộ. Theo số liệu cục thống kê tỉnh Bắc Giang tại thời điểm 01/04/2017 [3], tổng đàn lợn của tỉnh đạt 1.133.188 con; trong đó, đàn lợn nái là 191.957 con và đàn lợn thịt là 939.809 con. Trên địa bàn tỉnh có 545 trang trại chăn nuôi lợn tập trung với quy mô mỗi trang trại có 20 nái và 100 lợn thịt trở lên. Đây thực sự là một bước tiến mới trong chăn nuôi lợn của tỉnh, góp phần phát triển chăn nuôi lợn bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Tuy nhiên, song song với sự phát triển chăn nuôi thì tình hình dịch bệnh cũng đang diễn biến hết sức phức tạp, hàng năm làm chết nhiều đầu lợn của tỉnh. Theo báo cáo phòng chống dịch bệnh của Chi cục chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang năm 2017 [2], năm 2016 toàn tỉnh có 89.430 con lợn bị ốm trong đó 7.920 con chết; năm 2017 có 81.675 con lợn bị ốm và 6.100 con chết, gây thiệt hại lớn về kinh tế, hay gặp và phổ biến là bệnh viêm phổi ở lợn, trong đó vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae được đánh giá là nguyên nhân gây bệnh phổ biến và quan trọng nhất. Bệnh viêm phổi ở lợn rất phổ biến, là bệnh rất khó ngăn chặn và kiểm soát. Bệnh có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng và khả năng tiêu thụ thức ăn của vật nuôi, trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong cho một số đàn lợn. Về mặt kỹ thuật, việc kiểm soát bệnh viêm phổi ở lợn đòi hỏi sự hiểu biết về mối tương quan giữa các vi sinh vật có thể gây bệnh với vật nuôi và việc quản lý môi trường chăn nuôi. Nguyên nhân gây nên các bệnh viêm phổi ở lợn vô cùng đa dạng trong đó có
  11. 2 cả vi khuẩn và virus. Có những trường hợp bệnh có sự tham gia cùng lúc của nhiều tác nhân. Trên thực tế lâm sàng hiện nay có rất nhiều các ca bệnh viêm phổi - màng phổi xảy ra kế phát cùng với các virus gây bệnh trên đường hô hấp như (PRRS) làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh hô hấp trong đàn cũng như gây khó khăn cho việc chẩn đoán, điều trị. Bệnh viêm phổi màng phổi do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) gây ra, vi khuẩn này hiện có hơn 15 serotypes và mỗi serotype có độc lực khác nhau. Các serotypes xuất hiện khác nhau ở mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, serotype 2 và 5 khá phổ biến, bệnh gây những tổn thương nghiêm trọng ở phổi và gây ra tổn thất kinh tế rất lớn cho người chăn nuôi. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua không khí ở khoảng cách gần và mầm bệnh chỉ tồn tại bên ngoài con vật vài ngày. Bệnh có thể xảy ra trên lợn từ lúc cai sữa đến khi giết thịt. Thời gian ủ bệnh thường rất ngắn, vào khoảng 12 giờ. Các độc tố do vi khuẩn A. pleuropneumoniae sản sinh ra gây tổn thương nặng cho mô phổi. Bệnh ảnh hưởng đến năng suất của trại chăn nuôi, giảm tỷ lệ tăng trọng trên lợn và làm tăng tỷ lệ tiêu hao thức ăn. Ở thể quá cấp tính có khả năng gây đột tử ở lợn. Tại Bắc Giang, các công trình nghiên cứu về bệnh viêm phổi - màng phổi do vi khuẩn A. pleuropneumoniae chưa nhiều, đặc biệt là việc phân lập, nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán, biện pháp phòng chống bệnh còn hạn chế. Xuất phát từ thực tế trên em tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra tại huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị” 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Điều tra tình hình mắc bệnh viêm phổi trên đàn lợn nuôi tại một số xã của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
  12. 3 - Đưa ra một số phác đồ điều trị cho lợn mắc bệnh đạt hiệu quả cao. - Đánh giá hiệu quả điều trị của một số loại thuốc kháng sinh đối với bệnh viêm phổi màng phổi. 1.2.2. Yêu cầu - Xác định được tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm phổi màng phổi tại một số xã của huyện huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Áp dụng quy trình phòng và trị bệnh cho lợn khi mắc viêm phổi ở các trang trại, hộ chăn nuôi tại cơ sở. 1.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. - Phân lập, xác định được đặc tính sinh hóa học của vi khuẩn A. pleuropneumoniae. - Xác định tính mẫn cảm của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được với một số loại kháng sinh từ đó xây dựng phác đồ điều trị. - Làm phong phú tài liệu khoa học, làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu về vi khuẩn A. pleuropneumoniae.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Lịch sử hình thành Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet được thành lập tháng 12 năm 2002, hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: Sản xuất vacxin phòng bệnh, sản xuất kinh doanh thuốc thú y, dược phẩm, thực phẩm chức năng, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi cùng thời điểm đó Đảng và Nhà nước ta tăng cường giám sát, quản lý, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải phát huy hết nội lực, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế, hướng đến xuất khẩu, theo đó những doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y vừa và nhỏ, máy móc trang thiết bị cũ và lạc hậu, sản xuất manh múm, tận dụng, cơ hội sẽ khó tồn tại được. Dành chỗ cho những doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y chất lượng cao, uy tín, hợp vệ sinh thú y, trang thiết bị máy móc hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế, giá thành rẻ, hiệu quả kinh tế và hiệu quả điều trị cao. Nhận thức sâu sắc được điều đó tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty Marphavet quyết tâm xây dựng một thương hiệu Marphavet với chiến lược sản phẩm có chiều sâu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng. Tại đây có một tập thể các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành. Có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, đội ngũ công nhân tay nghề cao. Cùng với sự phát triển của chăn nuôi cả nước Đức Hạnh Marphavet không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, phát triển hệ tá dược mới kết hợp với thảo dược có nguồn gốc tự nhiên. Sản phẩm của Đức Hạnh Marphavet khá đa dạng, phong phú về chủng loại. Trụ sở nhà máy đặt tại xã Trung Thành - Phổ Yên - Thái Nguyên. Với 12 chi nhánh khác trên cả nước như: chi nhánh Cần Thơ, chi nhánh Quận 9 -
  14. 5 TPHCM, chi nhánh Đồng Nai, chi nhánh Đắk Lắc, chi nhánh Nha Trang, chi nhánh Đà Nẵng, chi nhánh Huế, chi nhánh Hải Phòng và chi nhánh Mỹ Đình - Hà Nội. 2.1.2. Cơ cấu bộ máy và tổ chức của công ty Marphavet có đội ngũ nhân sự chuyên môn trình độ cao với hơn 1.000 CBNV bao gồm 1 giáo sư, 3 phó giáo sư, 8 Ttiến sỹ, 29 thạc sỹ, trên 500 bác sĩ thú y và kĩ sư chăn nuôi, 15 dược sĩ nhân y, 12 cử nhân Công nghệ sinh học có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, hơn 250 cử nhân kinh tế, kế toán, luật, nhân văn, quản trị kinh doanh, marketing, cơ khí chế tạo máy, điện lạnh có trình độ chuyên môn thường xuyên được tập huấn ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài sang đào tạo, đội ngũ công nhân thâm niên lành nghề, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến. Ngoài ra Công ty đang hợp tác tốt với các Bộ, Cục, Vụ, Viện, Liên hiệp, Hội, Trung tâm và các trường đại học trong và ngoài nước. 2.1.3. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất nơi thực tập Nhờ có sự giúp đỡ của công ty Marphavet mà em được phân công hỗ trợ đại lý thuốc thú y Dương Thúy. Đại lý nằm trên địa bàn xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm huyện 0,3km. Cơ sở thực tập do TS. Lê Văn Dương quản lý và điều hành. Đại lý gồm 1 quản lý, 1 kỹ thuật viên kiêm marketing, 1 nhân viên và 2 thực tập sinh. Nhờ có sự hợp tác của công ty Marphavet và TS. Lê Văn Dương nên đã đào tạo 5 đợt sinh viên thực tập từ trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, học viện Nông Nghiệp Hà Nội, đại học Nông Lâm Bắc Giang. Các mặt hàng thuốc, chế phẩm sinh học, dụng cụ thú y bày bán được sắp xếp gọn gàng, khoa học. TS. Lê Văn Dương và Đoàn Thế Thắng (kỹ thuật viên) có tay nghề cao, năng động, nhiệt tình, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao, luôn chỉ dạy và giúp đỡ tận tình các thực tập sinh.
  15. 6 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề nghiên cứu Bệnh viêm phổi màng phổi lây lan rộng và được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới, nơi có nền công nghiệp chăn nuôi lợn phát triển. Bệnh có mặt và lan truyền ở hầu hết các nước Châu Âu và một phần ở Mỹ, Canada, Mexico, Nam Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vi khuẩn A. pleuropneumoniae đã được phân lập và được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây bệnh hô hấp khá quan trọng ở tất cả các trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc quy mô lớn. 2.2.1. Đặc điểm dịch tễ học Mặc dù vi khuẩn A. pleuropneumoniae có nhiều serotype khác nhau nhưng ở mỗi quốc gia, chỉ có một vài serotype nhất định lưu hành và gây bệnh trên đàn lợn, như serotype 2 có ở Thụy Điển, Đức và Thụy Sĩ và serotype 1, 5 ở Mỹ và Canada. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiều serotype cùng lưu hành trên đàn lợn ở cùng một nước cũng đã được phát hiện. (Maldonado và cs, 2009 [20]) trong 127 chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được ở Tây Ban Nha có 4,7% số chủng thuộc serotype 2, 4,7% thuộc serotype 4, 68,5% thuộc serotype 7, 1,6% thuộc serotype 11, và 26 chủng không xếp loại được. Về độc lực, có một số serotype có tính độc yếu và dịch tễ của chúng không quan trọng ở một số nước nhất định, song lại có thể gây nên dịch ở một số nước khác (Brandreth và Smith, 1985)[14]. A. pleuropneumoniae là vi khuẩn cư trú ở đường hô hấp và có tính đặc hiệu với lợn. A. pleuropneumoniae cư trú chủ yếu ở hạch amidan và ít hơn ở xoang mũi của lợn khỏe. Khi lợn bị nhiễm trùng quá cấp tính hoặc cấp tính, vi khuẩn không chỉ thấy ở các tổn thương ở phổi và máu, mà còn ở chất tiết đường hô hấp. Những trường hợp sống sót sau nhiễm khuẩn cấp tính trở thành lợn lành nhưng mang mầm bệnh, chúng tồn tại ở những vùng hoại tử ở phổi, amidal và ở mũi. Đây chính là nguồn lây bệnh chủ yếu cho các lợn khỏe khác.
  16. 7 Tất cả lợn ở các lứa tuổi đều có thể bị cảm nhiễm, nhưng lợn sau cai sữa dễ cảm nhiễm nhất. Trong trường hợp bệnh cấp tính, tỷ lệ chết thường cao và tỷ lệ này cũng phụ thuộc vào độc lực của vi khuẩn cùng sự lưu hành bệnh trong môi trường. Tỷ lệ tử vong sẽ trầm trọng hơn khi có mặt của các bệnh khác như bệnh Aujeszky, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS). Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc nhiễm trùng đồng thời A. pleuropneumoniae và virus PRRS không phải lúc nào cũng luôn làm bệnh trầm trọng hơn so với khi nhiễm trùng riêng rẽ. Con đường chính để lây bệnh là đường hô hấp: bệnh được truyền từ lợn bệnh sang lợn khỏe qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua không khí ở khoảng cách gần, đôi khi, bệnh có thể lây gián tiếp do các chất tiết bị nhiễm trùng từ các con lợn bị ốm cấp tính qua trung gian là các công nhân làm việc ở chuồng trại. Chưa có bằng chứng cụ thể xác minh chắc chắn vai trò trung gian trong việc lây truyền bệnh qua các động vật gặm nhấm nhỏ và chim. Sự vận chuyển và nhập đàn làm tăng số lượng mắc bệnh viêm phổi màng phổi. Sự lan truyền thường xảy ra do việc đưa vào các trại nuôi một số động vật mang bệnh khi các con vật ở trại đó không có miễn dịch với bệnh. Ngoài ra, yếu tố môi trường xung quanh như đàn quá đông, cùng điều kiện khí hậu, nhất là khi có sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí cao và thông khí không đủ làm sự phát triển và lan truyền bệnh nhanh chóng, tăng số lượng lợn chết và số lượng đàn lợn mắc bệnh (Nicolet, 1992 [22]). Vì thế, bệnh thường xảy ra với tỷ lệ cao nhất là ở lợn sau cai sữa và lợn chuẩn bị được giết thịt, chủ yếu là ở điều kiện thời tiết xấu. Ở các đàn lớn, sự pha trộn, thường có nguy cơ cao hơn ở các đàn nhỏ nuôi riêng rẽ. 2.2.2. Cơ chế gây bệnh viêm phổi màng phổi Vi khuẩn A. pleuropneumoniae không tồn tại lâu ngoài môi trường, bệnh thường lây truyền trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn khỏe. Tuy nhiên, trong các ổ
  17. 8 dịch cấp tính thì bệnh có thể được truyền từ đàn lợn này sang đàn lợn khác, điều này cho thấy sự truyền bệnh có thể qua đường không khí hoặc do những người chăn nuôi mang những dụng cụ có mầm bệnh từ những đàn lợn nhiễm bệnh làm lây nhiễm sang đàn khác (Nicolet, 1992 [22]). Vi khuẩn sau khi xâm nhập, cư trú ở họng và cuối cùng định cư ở phổi. Các vi khuẩn sẽ bị thực bào rất nhanh bởi các tế bào đại thực bào, nhưng cuối cùng chính các tế bào đại thực bào này cũng bị vi khuẩn tiêu diệt. Cơ chế gây bệnh của A. pleuropneumoniae khác nhiều so với cơ chế gây bệnh của các vi khuẩn khác trong họ Pasteurellaceae. A. pleuropneumoniae do có khả năng giải phóng ra enzym protease phân giải gelatin, IgA, IgG và haemoglobin, làm cho con vật thiếu máu và thiếu oxy trầm trọng. Các protein có khả năng gắn với sắt có trong vi khuẩn cho phép chúng lấy sắt từ cơ thể vật chủ. Vi khuẩn còn có khả năng sinh nội độc tố và ngoại độc tố. Ngoài ra, vi khuẩn được bao bọc bởi một lớp giáp mô có tác dụng bảo vệ trước các yếu tố miễn dịch của vật chủ. Tuy nhiên trong quá trình con vật mắc bệnh, các yếu tố nội sinh của vật chủ cũng góp phần trong sự phát triển của tổn thương phổi sau khi bị vi khuẩn A. pleuropneumoniae xâm nhập, như: các chu trình đông máu và viêm đã được chứng minh là quan trọng trong giai đoạn đầu của sự phát triển tổn thương. Ngoài ra, tình trạng miễn dịch của động vật rõ ràng có liên quan đến mức độ nghiêm trọng và hậu quả cuối cùng của nhiễm trùng A. pleuropneumoniae (Bertram, 1990) [13]. 2.2.3. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn * Triệu chứng: Triệu chứng lâm sàng của bệnh có nhiều mức, phụ thuộc vào tuổi của lợn, tình trạng miễn dịch, điều kiện môi trường và mức độ cảm nhiễm với tác nhân gây bệnh. Tiến triển lâm sàng có thể là quá cấp tính, cấp tính hoặc mạn tính.
  18. 9 + Thể quá cấp tính: Một hoặc nhiều lợn cai sữa trong cùng chuồng hoặc khác chuồng trở nên ốm nặng, sốt 41,50C, mệt mỏi, bỏ ăn. Lợn có thể nôn mửa và đi ngoài trong một thời gian ngắn. Con vật bị bệnh nằm trên sàn, không có dấu hiệu thở rõ ràng, mạch đập tăng lên rất sớm và trụy tim mạch. Thời gian ngắn trước khi chết, thường có những biểu hiện khó thở dữ dội, thở bằng mồm, lợn ở tư thế ngồi thở, nhiệt độ ở hậu môn giảm nhanh. Ngay trước khi chết, có chảy nhiều dịch bọt lẫn máu ở miệng và lỗ mũi, nhịp tim tăng (Nielsen, 1985 [23]; Nicolet, 1992 [22]). Tiếp theo những triệu chứng này là rối loạn tuần hoàn, da trên mũi, tai, chân và sau cùng là toàn bộ cơ thể trở nên tím tái (Nicolet, 1992 [22]), lợn chết sau 24-36 giờ. Trong một số trường hợp lợn chết đột ngột mà không có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào. Nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian diễn biến của bệnh ít nhất là 3 giờ từ khi bị nhiễm trùng đến khi chết. Trên lợn sơ sinh bệnh xảy ra như nhiễm trùng huyết và hậu quả tử vong. + Thể cấp tính: Nhiều lợn cùng bị ốm ở một chuồng hoặc ở những chuồng khác nhau. Nhiệt độ cơ thể từ 40,50C - 410C, da đỏ, con vật buồn bã, mệt, nằm không muốn dậy, không muốn uống, bỏ ăn. Các dấu hiệu hô hấp nặng với khó thở, ho và đôi khi thở bằng miệng rất rõ (Fenwick và Henry, 1994) [16]. Tình trạng suy sụp trong vòng 24 giờ đầu. Bệnh diễn biến khác nhau ở từng con vật, phụ thuộc vào mức độ tổn thương ở phổi và thời điểm bắt đầu điều trị. Ở cùng một nhóm lợn, có thể xuất hiện nhiều giai đoạn bệnh, từ trung gian tới tử vong, bán cấp hoặc mạn tính. Thể cấp tính của bệnh có thể làm con vật chết hoặc có thể con vật phục hồi lại (Nicolet, 1992 [22]). Lợn thường sống sót nếu qua được 4 ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên, lợn bị bệnh có thể khỏi và trở thành mang bệnh thể mạn tính (Nielsen, 1985 [23]). + Thể bán cấp và mạn tính: xuất hiện sau khi các dấu hiệu cấp tính mất đi. Con vật không sốt hoặc sốt ít, xuất hiện ho tự phát, với các cường độ khác nhau, con vật kém ăn, giảm tăng trọng (Nicolet, 1992 [22]).
  19. 10 * Bệnh tích: Nghiên cứu về bệnh tích của lợn bị nhiễm A. pleuropneumoniae cho thấy lợn bệnh có những tổn thương chủ yếu ở đường hô hấp (Nicolet, 1992 [22]). Đa số các trường hợp lợn bị viêm phổi hai bên, với tổn thương ở các thùy đỉnh, thùy tim và một phần các thùy trên vòm hoành, tại đó, vi khuẩn thường khu trú và có ranh giới rõ. Ở các trường hợp tử vong nhanh chóng - thể cấp tính: khí quản và các phế quản bị lấp đầy bởi các chất tiết nhày, bọt nhuốm máu, phổi trở nên sẫm màu, có rất nhiều máu ở lồng ngực và nhiều tơ huyết gắn giữa phổi, thành ngực, cơ hoành và màng ngoài tim (Rogers và cs, 1990 [26]). Viêm màng phổi tơ huyết và fibrin thường rất rõ ở những lợn chết trong giai đoạn cấp tính của bệnh, ít nhất 24 giờ sau khi nhiễm trùng. Hầu hết những nghiên cứu đều kết luận rằng những tổn thương trên là do độc tố của vi khuẩn gây ra (Bertram, 1986 [12]). Ở trường hợp lợn bị bệnh mạn tính do A. pleuropneumoniae thì phổi có thể bị tổn thương với các mức độ khác nhau, có thể phục hồi sau một vài tuần và những tổn thương mạn tính ở các cơ quan nội tạng cũng có thể khác nhau (Fenwick và Henry, 1994) [16]. Những tổn thương ở phổi này từ mầu đỏ sặc sỡ sang mầu vàng và ít biến đổi hơn với chứng xơ hóa dễ nhận thấy (Rogers và cs, 1990 [26]). Những tổn thương mạn tính có thể chứa A. pleuropneumoniae trong nhiều tháng và những lợn này được coi là động vật truyền bệnh (Fedorka- Cray và cs, 1993) [15]. Tỷ lệ lưu hành bệnh viêm màng phổi mạn tính thường cao ở lợn giết thịt. 2.2.4. Chẩn đoán Việc chẩn đoán bệnh cần dựa trên: - Các triệu chứng lâm sàng: Trên lâm sàng có thể nghi viêm phổi màng phổi ở các đợt bệnh cấp bùng phát. Con vật chết đột ngột, thể quá cấp tính thường tiến triển trong vài giờ đến 2 ngày. Con vật sốt cao (41oC), ho ướt, khó thở, thường có bọt lẫn máu chảy từ mũi và miệng.
  20. 11 - Bệnh tích: kiểm tra các bệnh tích trên phổi, màng phổi và nghiên cứu các tổn thương dựa trên các bệnh tích điển hình trên phổi như: sự xuất hiện của dịch rỉ viêm, cùng các vùng hoại tử được bao quanh bởi hàng rào các mảnh tế bào bạch cầu trung tính là bằng chứng rõ ràng nhất cho viêm phổi màng phổi. Ở thể nhiễm trùng mạn tính, mổ khám thấy ổ áp xe cứng có ranh giới rõ ràng kết hợp với viêm màng phổi, viêm màng ngoài bao tim cũng là một bệnh tích có giá trị chẩn đoán. - Chẩn đoán vi khuẩn học: Ở các con vật mới chết có các triệu chứng viêm phổi, màng phổi rõ ràng, có thể tìm thấy căn nguyên của bệnh tại phế quản, dịch tiết ở mũi hoặc các tổn thương ở phổi. Nhuộm gram các tiêu bản làm từ bệnh phẩm là phổi tổn thương quan sát thấy nhiều cầu trực khuẩn gram âm. Phân lập A. pleuropneumoniae từ các tổ chức và chất tiết có thể được tiến hành trên môi trường thạch máu cừu 5% với một đường cấy ngang của S. aureus. Sau khi nuôi cấy hiếu khí qua đêm, các khuẩn lạc nhỏ sẽ xuất hiện ở xung quanh đường cấy thẳng (do vi khuẩn cần có yếu tố NAD cho quá trình phát triển) được bao bọc xung quanh bởi vùng sáng dung huyết hoàn toàn. Các đặc điểm này giúp cho chẩn đoán vi khuẩn nhanh. Vi khuẩn cũng có thể mọc trên môi trường thạch chocolate nhưng không rõ rệt như trên môi trường thạch máu cừu. Trong trường hợp nhiễm trùng ghép, thường là với P. multocida hoặc cùng với các vi khuẩn khác, thì cần phải sử dụng môi trường chọn lọc (Nielsen, 1990 24). Jacobsen và Nielsen (1995) [18] đã đưa ra một môi trường chọn lọc có bổ sung kháng sinh để phân lập được vi khuẩn từ hạch amidan. Tuy nhiên việc phân lập có thể bị thất bại trong trường hợp tổn thương mạn tính hay đã sử dụng kháng sinh để chữa trị. Trong trường hợp tiền cấp tính, vi khuẩn có thể được phân lập từ cả ở cơ quan khác (nhiễm trùng huyết).
  21. 12 - Chẩn đoán bằng các phương pháp sinh học phân tử Trong những năm gần đây, kỹ thuật PCR đã trở nên phổ biến trong việc phát hiện và định type đối với A. pleuropneumoniae. Một số phương pháp đã được phát triển trên cơ sở PCR cho phép phát hiện và định type nhanh A. pleuropneumoniae trong vòng vài giờ với độ nhậy cao. - Chẩn đoán phân biệt: Bệnh dịch tả lợn, đóng đấu lợn và các bệnh nhiễm trùng do liên cầu phải được xem xét đến trong việc chẩn đoán phân biệt ở các trường hợp quá cấp và cấp tính. Trong những trường hợp nhiễm trùng cấp tính và mạn tính, các bệnh tích của phổi phải được phân biệt với các bệnh tích gây ra bởi các tác nhân vi khuẩn sinh mủ như A. pyogenes, S. aureus, trực khuẩn dạng bạch cầu và F. necrophorum. Ngoài ra cũng cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác nữa như viêm phổi địa phương do Mycoplasma, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS), bệnh cúm ở lợn, bệnh viêm phổi do tác động của Salmonella choleraesuis, Chẩn đoán phân biệt với các vi khuẩn khác trong họ Pasteurellaceae như P. multocida, P. haemolytica, H. parasuis, A. minor. 2.2.5. Phòng bệnh Việc phòng bệnh viêm phổi màng phổi nên được thực hiện theo một số nguyên tắc sau: Các trại không bị mắc bệnh và nhiễm khuẩn phải duy trì việc cách ly, đi đôi với việc sử dụng tinh dịch hoặc bào thai an toàn. Khi nhập lợn mới vào đàn, phải đảm bảo chắc chắn rằng lợn có nguồn gốc từ một đàn không bị bệnh, không bị nhiễm khuẩn, nên nuôi cách ly chúng trong một thời gian trước khi cho vào đàn. Các chương trình kiểm soát phải tính đến các đặc điểm dịch tễ học của bệnh viêm màng phổi. Ưu tiên hàng đầu là phải kiểm soát tỷ lệ lợn chết do
  22. 13 bệnh viêm phổi màng phổi nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế trên đàn lợn, bệnh có biểu hiện lâm sàng và tiềm ẩn, sau đó xem xét sự kiểm soát hoặc loại trừ nhiễm khuẩn, kiểm soát tỷ lệ tử vong bằng cách điều trị các trường hợp lợn bị bệnh hoặc nhóm bị nhiễm khuẩn. Có thể điều trị bệnh ở giai đoạn sớm bằng cách điều trị các nhóm lợn nghi bệnh cho và chuyển đến nơi sạch, cách ly cho tới khi giết thịt. Khi các việc này không thể thực hiện được thì việc kiểm soát các yếu tố môi trường như nhiệt độ và không khí, sử dụng các vách ngăn chia chuồng trại giữa các đàn có thể làm hạn chế tối thiểu sự phát triển và mức độ bệnh nặng. Có thể dùng thuốc liên tục hoặc ngắt quãng, nhưng không được dùng kéo dài và cần thường xuyên kiểm tra sự mẫn cảm của vi khuẩn với kháng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không loại bỏ được mầm bệnh hoàn toàn và A. pleuropneumoniae vẫn có thể thải ra môi trường, góp phần làm cho các chủng kháng kháng sinh tăng lên nhanh chóng (Fedorka- Cray và cs, 1993) [15]. Tiêu hủy toàn đàn là phương pháp tối ưu để thanh toán dịch bệnh, sau đó tiêu độc chuồng trại, tạo đàn mới từ những con giống sạch bệnh. Trong trường hợp có tỷ lệ lợn trong đàn kiểm tra huyết thanh dương tính cao, thì tiêu hủy là phương pháp hiệu quả (Nicolet, 1992 [22]). Tuy nhiên, phương pháp tiêu hủy rất tốn kém và có thể dẫn đến mất đi những giống thuần quý (Leman, 1992 [19]). Cho thấy việc chẩn đoán sớm những con lợn mang trùng mà chưa có dấu hiệu lâm sàng là rất cần thiết và cấp bách. Nếu các biện pháp quản lý, vệ sinh, phòng bệnh không được phối hợp chặt chẽ thì việc bùng phát bệnh viêm phổi màng phổi ở trại là có thể xảy ra. (Fenwick và Henry, 1994) [16]. Hiện đã có nhiều loại vacxin được sản xuất để phòng cho bệnh này, gồm 2 nhóm chính: Các vacxin vô hoạt và các vacxin có chứa một số thành phần cấu tạo của vi khuẩn. Vacxin vô hoạt toàn khuẩn đặc hiệu theo chủng huyết thanh, có thể có miễn dịch chéo với các chủng huyết thanh khác.
  23. 14 Các vacxin thử nghiệm gồm các vi khuẩn bị làm yếu, giảm độc lực, hoặc các vi khuẩn đã chết hoặc các thành phần cấu tạo của chúng dùng theo đường khí dung hoặc đường uống đã cho thấy có tác dụng bảo vệ nhất định. Vacxin dùng tiêm cho lợn con khi kháng thể thụ động nhận được từ lợn mẹ đã giảm đi giúp đàn lợn giảm tỷ lệ tử vong, giảm thuốc điều trị và cải thiện hiệu quả chuyển hoá thức ăn, chất lượng thịt cũng được nâng cao, lợn ít bị viêm phổi. Các thế hệ vacxin cũ hơn thường không phải luôn luôn có hiệu quả. Tuy nhiên, vacxin không thường xuyên ngăn cản được tình trạng mang vi khuẩn, nhưng đã được sử dụng như một biện pháp trợ giúp trong các chương trình tiêu diệt bệnh này. Trong các chương trình kiểm soát dịch bệnh đều phải có khử trùng. Vi khuẩn nhạy cảm với nhiều chất tiệt trùng thông thường. Các đàn đã bị nhiễm A. pleuropneumoniae cần phải được tiến hành một chương trình loại trừ A. pleuropneumoniae. Tuy nhiên phải có sự đánh giá kỹ về hiệu quả kinh tế trước khi tiến hành. Giết thịt toàn bộ và thiết lập lại đàn lợn có nguồn gốc từ các đàn chắc chắn không bị nhiễm vi khuẩn viêm phổi - màng phổi là một trong các biện pháp tối ưu. 2.2.6. Điều trị A. pleuropneumoniae trong thử nghiệm in vitro rất mẫn cảm với ampicilin, cephalosporin, chloramphenicol, tetracyclin, colistin, sulfonamide, cotrimoxazole (trimethoprim + sulfamethoxazole), penicillin, và gentamycin với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) thấp. Vi khuẩn này có MIC cao với streptomycin, kanamycin, spectinomycin, spiramycin và lincomycine (Inoue và cs, 1984 [17]). Prescott và Baggot (1993) [25] đã đánh giá lại khả năng nhạy cảm của vi khuẩn này với các thuốc kháng sinh. Sự xuất hiện tình trạng kháng lại ampicilin, cephalosporin, chloramphenicol, colistin, tetracyclin, streptromycin, sulfonamide là vấn đề đáng lo ngại và thường gặp ở các
  24. 15 serotype es 1, 3, 5, 7 (Vaillancourt và cs, 1988 [27]), nhưng hiếm gặp ở các chủng khác, nhất là serotype 2 (Inoue và cs, 1984 [17]). Đặc tính kháng kháng sinh có khả năng truyền bằng plasmid. Kháng sinh được chọn lựa phải là kháng sinh có nồng độ ức chế tối thiểu thấp nhất và có khả năng diệt khuẩn tốt nhất. Do vậy, các kháng sinh nhóm beta - lactam (chủ yếu cephalosporin); chloramphenicol, cotrimoxazole và với một mức độ nhất định nào đó, tetracyclin được coi là có tác dụng. Một số kháng sinh mới có gần đây như các dẫn xuất quinolone (Enrofloxacin) hoặc cephalosporin bán tổng hợp (Ceftiofur sodium) đã được chứng minh trên thử nghiệm rất có kết quả Người ta đã thu được những kết quả tốt trên thực tế với tiamulin và hỗn hợp lincomycin và spectinomycin. Moore và cs (1996) [21] đã trộn tilmicosin vào thức ăn thấy có tác dụng phòng và điều trị tốt. Cần làm kháng sinh đồ khi thí nghiệm điều trị bằng kháng sinh. Điều trị bằng kháng sinh chỉ có hiệu quả ở giai đoạn mới phát bệnh, có tác dụng làm giảm tỷ lệ tử vong. Nếu điều trị muộn khi cơ thể đã xuất hiện nhồi máu hoặc tổn thương mạn tính làm cho lợn bị rối loạn hô hấp thì kết quả rất kém. Phải dùng kháng sinh liều cao (tiêm bắp thịt hoặc dưới da vì lợn ốm thường sẽ giảm ăn hoặc bỏ ăn). Để đảm bảo nồng độ thuốc ổn định trong máu, có thể phải tiêm nhiều lần, tuỳ theo đặc tính dược lực học, dược động học của thuốc sử dụng. Sự thành công của điều trị phụ thuộc chủ yếu vào việc phát hiện sớm các dấu hiệu lâm sàng và can thiệp điều trị sớm, có thể cho uống thuốc đối với nhóm các lợn còn uống được. Cho thuốc kháng sinh vào thức ăn, với bất cứ loại kháng sinh nào kể trên có thể cho kết quả tốt nếu lợn ăn uống bình thường. Có thể sử dụng thuốc uống và qua thức ăn trong việc điều trị dự phòng cho các nhóm bị nhiễm và di chuyển tới một vùng nào đó. Ở một số đợt dịch gần đây, việc kết hợp thuốc tiêm với thuốc uống thường cho kết quả tốt.
  25. 16 Theo Lê Văn Dương (2013) [5], đã tiến hành điều trị thử nghiệm 270 con lợn nghi mắc viêm phổi với 3 loại kháng sinh là ceftiofur, amoxicillin, florfenicol. Kết hợp bổ sung Gluco – K – C - Namin để trợ sức trợ lực, giảm sốt, giảm ho, tiêu viêm và tăng cường sức đề kháng cho lợn mắc bệnh. Kết quả tổng cộng với 3 phác đồ điều trị thử nghiệm 270 con lợn nghi mắc viêm phổi có 242 con khỏi về triệu chứng, đạt tỷ lệ trung bình là 89,63%. Vì vậy, để tăng hiệu quả trong ngành chăn nuôi lợn, việc kết hợp dùng vacxin phòng bệnh viêm phổi màng phổi và các biện pháp chăn nuôi khác là hết sức cần thiết để xây dựng lại đàn lợn với những con lợn khỏe mạnh, không bị bệnh.
  26. 17 PHẦN 3 NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nội dung nghiên cứu 3.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn 3.1.2. Phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae 3.1.3. Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của các chủng A. pleuropneumoniae phân lập được 3.1.4. Nghiên cứu biện pháp phòng, trị - Xác định khả năng mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được. - Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn. 3.2. Đối tượng, nguyên liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Đối tượng - Lợn ở các lứa tuổi được nuôi trên địa bản huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. 3.2.2. Nguyên vật liệu - Mẫu bệnh phẩm Phổi và cuống họng của lợn bị ốm và chết có biểu hiện triệu chứng, bệnh tích mắc bệnh viêm phổi chưa sử dụng kháng sinh điều trị. - Các loại hoá chất, môi trường + Các loại môi trường dùng để nuôi cấy, phân lập vi khuẩn do hãng Oxoid (Anh) và Merck (Pháp) sản xuất như môi trường nước thịt, thạch thường, thạch máu, thạch MacConkey, thạch Chocolate + Môi trường phân lập vi khuẩn và tăng sinh như thạch BHI có bổ xung 5% máu cừu hoặc máu bò; thạch chocolate; thạch TSA (Tryptone soya agar) có bổ xung 1- 3% fresh Yeast Extract; TSB (Tryptone soya broth) có bổ sung 1- 3% fresh Yeast Extract và 5% huyết thanh ngựa; nước thịt TYE (Tryptone Yeast Extract Broth); thạch dinh dưỡng PPLO có bổ xung 0,1%
  27. 18 glucose, 8-10% YE tươi và 5% huyết thanh ngựa; + Môi trường xác định các đặc tính sinh hóa: Oxidase, Catalase, Indol, Urerase, O.N.P.G. Các loại đường như glucose, mannitol, trehalose, arabinose, lactose, raffinose, maltose + Các vật liệu hóa chất khác như giấy thử phản ứng Oxidase, dung dịch H2O2 3%, nước muối 6,5%, thuốc thử Kovac’s, giấy tẩm kháng sinh, huyết thanh ngựa, NAD, thiamine; + Các loại hoá chất, môi trường dùng cho các phản ứng ngưng kết, huyết thanh học và phản ứng PCR được chuẩn hóa theo quy trình nghiên cứu của bộ môn Vi trùng, bộ môn Virus, Viện Thú y Quốc gia. - Máy móc thiết bị Các dụng cụ thí nghiệm thông dụng, buồng cấy vô trùng, nồi hấp, máy ly tâm, máy lắc giàn, máy dùng cho phản ứng PCR, máy rửa và đọc ELISA thuộc phòng thí nghiệm, Viện Thú y Quốc gia. 3.2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: + Các địa phương trên địa bàn huyện Hiệp Hòa-tỉnh Bắc Giang; + Bộ môn Vi trùng -Viện Thú y Quốc gia; + Phòng thí nghiệm công ty cổ phần thuốc thú y Marphavet. - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 20/11/2017 đến ngày 20/5/2018. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ Sử dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả (Descriptive study), dịch tế học phân tích (Analytic study) và dịch tễ học thực nghiệm của Nguyễn Như Thanh (2011) [10], Nguyễn Văn Thiện (1997) [11]. Chọn mẫu điều tra - Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, mẫu chùm nhiều bậc: số bậc
  28. 19 trong mẫu chùm, phụ thuộc vào số bậc đơn vị mẫu trung gian; - Trực tiếp quan sát để phát hiện lợn mắc bệnh viêm phổi màng phổi. Những con lợn có triệu chứng điển hình mắc bệnh được mổ khám mà chưa sử dụng thuốc kháng sinh điều trị thì được sử dụng lấy mẫu để phân lập vi khuẩn gây bệnh. 3.3.2. Phương pháp lấy mẫu Dùng dao mổ cắt phần phổi có bệnh tích viêm phổi và cuống họng của những con lợn có triệu chứng điển hình mắc viêm phổi được mổ khám; các con dùng để lấy mẫu đều chưa được sử dụng thuốc kháng sinh điều trị. Các mẫu bệnh phẩm được bảo quản trong túi nylon vô trùng ở điều kiện 4oC và nhanh chóng được đưa về phòng thí nghiệm, Viện thú y Quốc gia (phân lập theo phương pháp thường quy của bộ môn vi trùng, Viện thú y Quốc gia - Hình 3.1).
  29. 20 Mẫu Phối lợn Dịch cuống họng Thạch TSA (1-3 YE) Thạch máu cấy kèm Thạch PPLO + K/S + chất Sta. aureus bổ trợ (YE, NAD) 0 24 giờ 37 c CO2 (5%) 0 0 24 giờ 37 c CO2 (5%) 24 giờ 37 c CO2 (5%) K/lạc mọc xung quanh đường K/lạc nhỏ cấy Sta. aureus và hình thành K/lạc trắng xanh nhày trắng trong vùng xung huyết kiểu β Chọn K/lạc điển hình Nhuộm Gram, Các đặc tính sinh hoá Các phản ứng kiểm tra hình thái lên men đường Kháng sinh đồ Hình 3.1: Sơ đồ quy trình phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae (Viện Thú y Quốc gia)
  30. 21 3.3.3. Các tỷ lệ đo lường trong dịch tễ Số lợn mắc VPMP - Tỷ lệ lợn mắc VPMP (%) = x 100 Tổng số lợn điều tra Số lợn mắc VPMP theo độ tuổi - Tỷ lệ mắc VPMP theo độ tuổi (%) = x 100 Tổng số lợn theo độ tuổi được điều tra Số lợn chết do VPMP - Tỷ lệ lợn chết do VPMP (%) = x 100 Tổng số lợn mắc VPMP Số lợn khỏi bệnh - Tỷ lệ lợn khỏi bệnh (%) = x 100 Tổng số lợn điều trị 3.3.4. Phương pháp xác định đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn A. pleuropneumoniae Xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của A. pleuropneumoniae, được thực hiện theo các quy trình thường quy trong phòng thí nghiệm của bộ môn Vi trùng, Viện Thú y Quốc gia (Cù Hữu Phú, 2011) [9]. 3.3.5. Phương pháp xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được Cách tiến hành: - Chuẩn bị môi trường thạch đĩa Muller Hiton; - Vi khuẩn A. pleuropneumoniae nuôi cấy trong môi trường thạch TSA qua đêm. Các khuẩn lạc của các vi khuẩn được tạo huyền phù trong nước muối sinh lý 0,9% để được độ đục tương đương ống McFarland 1 (3 x 108 CFU/ml). Dùng tăm bông vô trùng, tẩm dung dịch đã pha loãng và dàn đều lên thạch đĩa Muller Hinton; - Dùng máy tự động đặt các khoanh giấy tẩm kháng sinh của hãng Oxioid (Anh) lên mặt đĩa thạch;
  31. 22 o - Bồi dưỡng đĩa thạch ở 37 C/18 - 24 giờ (5% CO2). Đọc kết quả bằng cách đo đường kính vòng vô khuẩn và so sánh với bảng chuẩn để đánh giá mức độ mẫn cảm hay kháng kháng sinh của chủng vi khuẩn kiểm tra (bảng 3.1). Bảng 3.1: Bảng đánh giá mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh (NCCLS - 2002) Đường kính vòng vô khuẩn (mm) Loại Hàm TT Mẫn cảm Mẫn cảm kháng sinh lượng Kháng thuốc cao trung bình 1 Ceftiofur 30 µg ≥ 21 18 - 20 17 2 Ampicillin 10 µg ≥ 22 19 - 21 ≤ 18 3 Amoxicillin 20 µg ≥ 20 - ≤ 19 4 Neomycin 30 µg ≥ 17 13 - 16 ≤ 12 5 Amikacin 30 µg ≥ 17 15 - 16 ≤ 14 6 Gentamicin 10 µg ≥ 19 - ≤ 15 7 Lincomycin 15 µg ≥ 15 13 - 14 ≤ 12 8 Colistin 10 µg ≥ 15 13 - 14 ≤ 12 9 Tetracyclin 30 µg ≥ 29 26 - 28 ≤ 25 10 Erythromycin 15 µg ≥ 21 16 - 20 ≤ 15 11 Florfenicol 30 µg ≥ 23 - ≤ 20 3.3.6. Xây dựng phác đồ điều trị lợn nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi Căn cứ vào kết quả xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được, em lựa chọn 3 loại thuốc kháng sinh mẫn cảm cao, đang được phép lưu hành tại Việt Nam. Kết hợp với các loại thuốc điều trị triệu chứng, trợ sức, trợ lực, xây dựng lấy 3 phác đồ và tiến hành thử nghiệm điều trị. Để đánh giá được hiệu quả một cách khách quan, các phác đồ được thực hiện có sự đồng đều tương đối về các tiêu chí cơ bản sau:
  32. 23 - Số lợn mắc viêm phổi ở cùng một địa phương được phân ra ngẫu nhiên làm 3 lô tương ứng với 3 phác đồ điều trị bệnh; - Số lần và ngày điều trị được dùng đồng đều trong các phác đồ; - Đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị căn cứ vào sự ổn định dần về hiện tượng ho, thở, tình trạng ăn, uống sau 10 ngày kể từ khi dùng thuốc. 3.3.7. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp toán học thông dụng và thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (1997) [11]. Ứng dụng các phần mềm trong thống kê như Excell
  33. 24 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả công việc thực hiện tại Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet Việc nắm bắt được tên sản phẩm cũng như công dụng của chúng để nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như các bước cơ bản ban đầu khi vào một doanh nghiệp, em đã được phân công về kho thành phẩm tham gia làm việc tại đó một tháng từ ngày 20/11/2017 đến ngày 20/12/2017. Từ ngày 21/12/2017 đến ngày 20/5/2018 em được cử đi điều tra tình hình mắc bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn tại các trại thuộc huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang và thu thập mẫu bệnh phẩm phục vụ công tác làm nghiên cứu sản xuất vắc xin của công ty cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet. Trong 1 tháng làm việc tại kho thành phẩm, em được phân công việc thành 2 ca, trong đó ca sáng từ 6h - 14h, ca chiều từ 14h - 22h. Bảng 4.1. Kết quả thực hiện một số công việc tại kho thành phẩm của công ty CP Đức Hạnh Marphavet STT Nội dung công việc Đơn vị tính Số lượng 1 Sắp xếp thuốc Thùng 223 2 Ghi thẻ kho Thẻ 345 3 Kiểm tra đơn hang Đơn hàng 88 4 Vận chuyển hàng lên xe Thùng 125 5 Vệ sinh kho thành phẩm Lần 22 Qua bảng 4.1 cho thấy, việc làm ở kho thành phẩm em đã nắm bắt thêm được thành phần của các loại thuốc tương ứng với công dụng đặc trị cho từng bệnh. Đồng thời biết thêm được nhiều loại thuốc bổ và chế phẩm sinh học hữu ích cho việc chăn nuôi đối với từng loại gia súc, gia cầm.
  34. 25 - Sau khi 1 tháng làm việc tại kho thành phẩm kết thúc, em được công ty cử đi điều tra tình hình mắc bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn tại các trại thuộc huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang và thu thập mẫu bệnh phẩm phục vụ công tác làm nghiên cứu sản xuất vắc xin của công ty cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet. 4.2. Kết quả điều tra tình hình bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 4.2.1. Kết quả xác định tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi tại một số xã của huyện Hiệp Hòa Trong thời gian đi thực tập em đã kết hợp với các cán bộ của chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Bắc Giang để thu thập điều tra số liệu về lợn mắc viêm phổi màng phổi tại 3 xã Bắc Lý, Thường Thắng và Hoàng Lương của huyện Hiệp Hòa; kết quả được thể hiện qua bảng 4.2. Bảng 4.2. Tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh tại một số xã của huyện Hiệp Hòa Số con Bệnh viêm phổi màng phổi Xã điều tra Lợn ốm Lợn chết (con) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Bắc Lý 560 166 29,64 23 13,86 Thường Thắng 402 93 23,13 10 10,75 Hoàng Lương 392 70 17,86 7 10,00 Tính chung 1.354 329 24,3 40 12,16 Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi màng phổi chung trên đàn lợn là 24,3% và tỷ lệ chết 12,16%. Tỷ lệ lợn mắc viêm phổi màng phổi và chết có sự khác nhau giữa các xã trong huyện, tại xã Bắc Lý tỷ lệ mắc và chết cao nhất (tương ứng 29,64% và 13,86%); thấp nhất là ở xã Hoàng Lương (tương ứng 17,86% và 10%).
  35. 26 Như vậy, ở mỗi địa phương khác nhau thì tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm phổi màng phổi cũng khác nhau và có thể được giải thích là do mỗi vùng sinh thái, mỗi điều kiện chăn nuôi và trình độ người chăn nuôi khác nhau đã ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh đối với lợn ở vùng đó. Tại các địa phương khi điều kiện chăn nuôi còn hạn chế, tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm phổi màng phổi cao. Mặt khác, trong hai năm qua do tình hình chăn nuôi thiếu ổn định, giá lợn xuống thấp trong thời gian kéo dài nên công tác phòng, trị bệnh cho lợn cũng ít được quan tâm, đầu tư; người chăn nuôi cắt giảm mọi chi phí có thể để giảm giá thành đầu tư, giảm chi phí trong chăn nuôi cho nên kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm phổi màng phổi là tương đối cao. Kết quả này được thể hiện rõ hơn ở hình 4.1. 30 Bắc Lý Thường Thắng 25 Hoàng Lương 20 15 10 5 0 Tỷ lệ mắc Tỷ lệ chết Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ lợn nghi mắc, chết tại một số xã tại huyện Hiệp Hòa Qua điều tra, em nhận thấy: số lợn ốm và chết do mắc bệnh viêm phổi màng phổi tại xã Bắc Lý cao nhất chủ yếu tập trung ở phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và truyền thống công tác phòng và trị bệnh tại các cơ sở này
  36. 27 chưa được đề cao. Ngoài ra, xã Bắc Lý là vùng trọng điểm của chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn không phải thế mạnh, việc đầu tư cho con lợn, đặc biệt công tác phòng, trị bệnh còn nhiều hạn chế. Từ những phân tích trên có thể thấy, bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn tại các địa phương khác nhau có sự khác nhau rõ rệt về tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết, mà nguyên nhân mang tính đặc thù theo vùng sinh thái. Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác các nguyên nhân của sự khác nhau này, cần có những đánh giá toàn diện hơn về ảnh hưởng của một số yếu tố khác nữa như lứa tuổi lợn ảnh hưởng đến bệnh viêm phổi màng phổi từ đó mới đưa ra được các biện pháp phòng chống có hiệu quả. 4.2.2. Kết quả xác định tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi theo lứa tuổi Trong phạm vi của đề tài, đã tiến hành điều tra 1.354 con và được phân loại theo 4 giai đoạn tuổi. Kết quả điều tra tình hình lợn viêm phổi theo độ tuổi được thể hiện ở bảng 4.3 Bảng 4.3. Tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh theo lứa tuổi Số con Bệnh viêm phổi màng phổi điều Lợn ốm Lợn chết Đối tượng tra Tỷ lệ Tỷ lệ Số con Số con (con) (%) (%) Lợn con 502 105 20,92 15 14,29 (sơ sinh-21 ngày tuổi) Lợn choai 437 125 28,60 16 12,8 (22 ngày - 3 tháng tuổi) Lợn thịt 321 82 25,55 7 8,54 (>3 - 6 tháng tuổi) Lợn nái, hậu bị 94 17 18,09 2 11,76 (trên 6 tháng tuổi) Tính chung 1.354 329 24,3 40 12,16
  37. 28 Qua bảng 4.3 thấy lệ mắc và chết do viêm phổi màng phổi giảm dần theo độ tuổi của lợn, cụ thể như sau: Đối với lợn mắc viêm phổi: giai đoạn lợn từ 22 đến 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc viêm phổi là cao nhất 28,6 và thấp nhất là lợn nái, hậu bị có tỷ lệ là 18,09%. Giai đoạn lợn con từ 22 đến 3 tháng tuổi có tỷ lệ mắc và chết do viêm phổi màng phổi là cao nhất, nguyên nhân theo em là do giai đoạn này lợn gặp yếu tố stress (cai sữa, thay đổi thức ăn, tách đàn, chuyển chuồng ) nên dễ mắc và chết do bệnh. Kết quả này được thể hiện rõ hơn qua hình 4.2. 30 Lợn con Lợn choai 25 Lợn thịt 20 Lợn nái 15 10 5 0 Tỷ lệ ốm Tỷ lệ chết Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh theo lứa tuổi 4.2.3. Kết quả xác định tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi theo thời vụ (tháng) Chúng em đã tiến hành xác định tỷ lệ lợn ốm và chết do mắc bệnh viêm phổi màng phổi tại một số xã ở huyện Hiệp Hòa theo các tháng khác nhau trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại địa phương. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.4.
  38. 29 Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh viêm phổi - màng phổi trong 3 tháng theo dõi tại một số xã của huyện Hiệp Hòa Số con Bệnh viêm phổi màng phổi điều Lợn ốm Lợn chết Tháng tra Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) (con) 12/2017 420 125 29,76 19 15,2 1/2018 524 121 23,09 16 13,22 2/2018 410 83 20,24 5 6,02 Tính chung 1.354 329 24,3 40 12,16 Qua bảng 4.4 ta thấy tỷ lệ lợn mắc và chết do bệnh viêm phổi màng phổi cao nhất ở tháng 12/2017 (tương ứng 29,76% và 15,2%), tiếp đến là tháng 1/2018 (23,09% và 13,22%) và thấp nhất là tháng 2/2018 (20,24% và 6,02%). Tỷ lệ lợn mắc và chết do bệnh viêm phổi màng phổi ở tháng 12/2017 là cao nhất vì thời tiết là những tháng mùa đông nhiệt độ thấp, hanh khô, và những điều kiện bất lợi dẫn đến sức đề kháng kém dễ mắc bệnh. Kết quả tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do bệnh viêm phổi màng phổi theo thời vụ được thể hiện rõ hơn qua hình 4.3. 30 Lợn ốm 25 Lợn chết 20 15 10 5 0 12/2017 1/2018 2/2018 Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh viêm phổi - màng phổi trong 3 tháng theo dõi
  39. 30 4.3. Kết quả phân lập A. pleuropneumoniae ở mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi màng phổi Để làm rõ vai trò của vi khuẩn A. pleuropneumoniae giữa các lứa tuổi ở lợn mắc bệnh viêm phổi màng phổi chúng em tiến hành phân lập vi khuẩn trên ở mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh tại Huyện Hiệp hòa tỉnh Bắc Giang theo ba nhóm tuổi (loại lợn). Kết quả được trình bày ở bảng 4.5. Bảng 4.5. Kết quả phân lập A. pleuropneumoniae ở mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi Số mẫu Số mẫu Tỷ lệ Đối tượng Loại mẫu kiểm tra Dương tính (%) Lợn nái và hậu bị Cuống họng, phổi 9 3 33,33 Lợn thịt Cuống họng, phổi 9 2 22,22 Lợn con ≤ 2 tháng Cuống họng, phổi 9 2 22,22 Tính chung 27 7 25,93 Qua bảng 4.5 cho thấy, trong các mẫu bệnh phẩm lợn nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi theo các nhóm tuổi đều phân lập được vi khuẩn A. pleuropneumoniae (25,93%). Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất ở lợn nái và hậu bị (33,33%) tiếp đến là 2 nhóm lợn thịt và lợn con đều chiếm tỷ lệ (22,22%). Kết quả nghiên cứu của chúng em cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước như Đặng Xuân Bình và cs (2007) [1] đã phân lập được vi khuẩn A. pleuropneumoniae với tỷ lệ mẫu dương tính là 37,83% trong tổng số 37 bệnh phẩm phổi lợn có triệu chứng, bệnh tích viêm dính màng phổi tại hai tỉnh là Hà Tây và Thái Nguyên; Lê Văn Dương và cs (2012) [4]. Trong 245 mẫu bệnh phẩm phổi và cuống họng của lợn mắc PRRS tại tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ phân lập được vi khuẩn A. pleuropneumoniae là 19,59%; cao nhất ở dịch nhày cuống họng của lợn sau cai sữa từ 1,5 đến 3 tháng tuổi (27,5%) và thấp nhất là ở bệnh phẩm phổi của lợn con sơ sinh đến
  40. 31 1,5 tháng tuổi (7,69%). Kết quả phân lập được vi khuẩn A. pleuropneumoniae trong nghiên cứu của chúng em cao hơn kết quả của các tác giả như: Trịnh Quang Hiệp và cs (2004) [7] khi phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae từ phổi và hạch lympho của lợn chỉ đạt 3,33% (1/30 mẫu dương tính) và từ dịch ngoáy mũi là 6,8% trong tổng số 250 mẫu; Cù Hữu Phú và cs (2005) [8] trong quá trình xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp ở lợn nuôi tại một số tỉnh miền Bắc đã phân lập được vi khuẩn A. pleuropneumoniae ở phổi chiếm tỷ lệ 0,19% trong tổng số 53 mẫu phổi mổ khám và ở dịch ngoáy mũi tỷ lệ phân lập là 7,93%. Kết quả nghiên cứu của chúng em cao hơn có thể là do các mẫu bệnh phẩm được thu thập tập trung vào các đối tượng có triệu chứng, bệnh tích bị mắc bệnh viêm phổi màng phổi và đều chưa sử dụng thuốc kháng sinh điều trị. Kết quả phân lập trên cho thấy, ở lợn mắc bệnh viêm phổi màng phổi thường xuyên có một tỷ lệ nhất định vi khuẩn A. pleuropneumoniae lưu hành và gây viêm phổi. Như vậy, A. pleuropneumoniae có thể là nguyên nhân gây viêm phổi màng phổi khi có đủ các điều kiện cần thiết như độc lực cao kết hợp với sức đề kháng của lợn giảm sút do PRRSV phá hủy đại thực bào, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém hoặc bị nhiễm trùng tiên phát khi đó vi khuẩn sẽ đi sâu vào đường hô hấp dưới, đến cư trú tại phổi và gây bệnh. Do vậy, vi khuẩn A. pleuropneumoniae là đối tượng luôn cần được quan tâm và kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm phổi màng phổi trong các đàn lợn. Như vậy, các mẫu bệnh phẩm ở các lứa tuổi của lợn mắc bệnh viêm phổi màng phổi đều đã phân lập được vi khuẩn A. pleuropneumoniae. Có thể khẳng định vi khuẩn A. pleuropneumoniae là một trong những vi khuẩn làm cho đàn lợn nuôi tại huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang mắc viêm phổi màng phổi thêm trầm trọng và gây nên tỷ lệ chết cao.
  41. 32 4.4. Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được * Kết quả xác định hình thái, đặc tính nuôi cấy và hình thái khuẩn lạc trên một số môi trường đặc hiệu của 7 chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được như sau: Bảng 4.6. Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được Số kiểm tra Số chủng Tỷ lệ TT Đặc tính (chủng) (+) (%) 1 Bắt mầu Gram (-) 7 7 100 2 Dung huyết 7 7 100 4 Urease 7 7 100 4 Oxidase 7 7 100 5 Catalase 7 7 100 6 Indol 7 0 0 7 MacConkey 7 0 0 8 Glucose 7 7 100 9 Galactose 7 7 100 10 Fructose 7 7 100 11 Maltose 7 7 100 12 Arabinose 7 0 0 13 Raffinose 7 0 0 14 Lactose 7 0 0 15 Sorbitol 7 0 0 - Hình thái của vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được là vi khuẩn bắt màu Gram âm, dạng cầu trực khuẩn. Vi khuẩn không di động, không sinh nha bào và có hình thành giáp mô, một số chủng không có giáp mô.
  42. 33 - Trên môi trường TSA: khuẩn lạc nhỏ, tròn, màu trắng xanh. - Trên môi trường thạch máu có cấy kèm Sta. aureus: khuẩn lạc tròn, mọc sát đường cấy Sta. aureus và có hiện tượng dung huyết. Về một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được, trình bày ở bảng 4.6. Qua bảng 4.6 cho thấy: - Số chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae dương tính với phản ứng Urease, Catalase, Oxidase, CAMP, O.N.P.G và lên men các đường glucose, galactose, fructose, maltose là 100%. - Số chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae âm tính với phản ứng sinh Indol, không mọc trên thạch MacConkey và không lên men các loại đường arabinose, lactose, raffinose, sorbitol là 100%. Kết quả xác định 7 chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được cho thấy chúng đều có đặc tính sinh vật, hóa học của A. pleuropneumoniae như đã mô tả và cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng (2010) [6] khi xác định một số đặc tính sinh vật hóa học của 63 chủng A. pleuropneumoniae phân lập được ở lợn mắc bệnh viêm phổi - màng phổi ở một số tỉnh miền Bắc, kết quả thu được là 100% số chủng dương tính với phản ứng Urease, Oxidase, CAMP, O.N.P.G và 100% số chủng âm tính với phản ứng sinh Indol, số chủng dương tính với phản ứng Catalase là 98,41%. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của chúng em cũng tương đồng với nghiên cứu của Cù Hữu Phú (2011) [9] khi xác định đặc tính sinh vật, hóa học của 22 chủng A. pleuropneumoniae phân lập được ở lợn tại các ổ dịch PRRS cho thấy tất cả các chủng A. pleuropneumoniae kiểm tra đều bắt màu Gram âm, hình cầu trực khuẩn, khuẩn lạc nhỏ, tròn, gọn và gây dung huyết trên môi trường thạch máu; trên môi trường thạch máu và Chocolate có cấy kèm vi khuẩn Sta. aureus, vi khuẩn mọc thành những khuẩn lạc tròn nhỏ như giọt
  43. 34 sương, mọc sát đường cấy Sta. Aureus. Như vậy, 7 chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được ở mẫu bệnh phẩm ở lợn mắc bệnh tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đều có đặc tính sinh vật, hóa học phù hợp với tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước đã công bố. 4.5. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được Hiện nay, do sử dụng kháng sinh không đúng hướng dẫn trong chăn nuôi và thú y nên xuất hiện ngày càng nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc, trong đó có vi khuẩn A. pleuropneumoniae. Để góp phần vào việc khống chế và điều trị bệnh do vi khuẩn A. pleuropneumoniae gây ra ở lợn, chúng em đã tiến hành kiểm tra mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được, giúp cho việc lựa chọn kháng sinh điều trị được chính xác và có hiệu quả. Kết quả được trình bày tại bảng 4.7. Qua bảng 4.7. cho thấy: Các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được mẫn cảm nhất với ceftiofur, chiếm tỷ lệ 85,72%; tiếp theo là florfenicol, amoxicillin, cùng là 71,44%; nhưng tỷ lệ kháng thuốc của amoxicillin là cao hơn. Một số kháng sinh đang được sử dụng nhiều có tỷ lệ kháng thuốc khá cao như lincomycin, ampicillin bị kháng tới 85,72%; tiếp đến là erythromycin, neomycin bị kháng 71,43%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn A. pleuropneumoniae ngày càng gia tăng như do việc dùng kháng sinh điều trị kéo dài, kháng sinh được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi và do hiện tượng di truyền tính kháng thuốc bởi các gen nằm trong plasmid của vi khuẩn A. pleuropneumoniae. Bảng 4.7. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được TT Kháng Số Đánh giá mức độ mẫn cảm
  44. 35 sinh chủng Mạnh Trung bình Kháng thuốc VK thử (+) (%) (+) (%) (+) (%) 1 Ceftiofur 7 6 85,72 0 0 1 14,28 2 Amoxicillin 7 5 71,44 0 0 2 28,56 3 Florfenicol 7 5 71,44 1 14,28 1 14,28 4 Ampicillin 7 0 0 1 14,28 6 85,72 5 Tetracyclin 7 1 14,28 2 28,57 4 57,15 6 Colistin 7 1 14,28 3 42,86 3 42,86 7 Gentamicin 7 1 14,28 3 42,86 3 42,86 8 Neomycin 7 0 0 2 28,57 5 71,43 9 Erythromycin 7 0 0 2 28,57 5 71,43 10 Lincomycin 7 0 0 1 14,28 6 85,72 Ghi chú: VK - Vi khuẩn Kết quả của chúng em cũng tương đồng với các kết quả của các tác giả trong nước như Trịnh Quang Hiệp và cs (2004) [7] kiểm tra kháng sinh đồ của 29 chủng vi khuẩn Actinobacillus phân lập từ trại chăn nuôi lợn tập trung thuộc Công ty giống Thái Bình, Hải Phòng đã xác định được các loại kháng sinh vi khuẩn có độ mẫn cảm là amikacin (94,95%), amoxicillin (88,89%), rifampicin (83,33%); oxacillin và ceftazidine cùng là 77,78%; Nguyễn Thị Thu Hằng (2010) [6] khi kiểm tra sự mẫn cảm với một số kháng sinh của 63 chủng A. pleuropneumoniae đã cho biết các chủng A. pleuropneumoniae mẫn cảm nhất với ceftriaxone, chiếm tỷ lệ 73,01%; ampicillin, amoxicillin, ceftazidine lần lượt là 63,49%; 58,73%; 55,56%. Một số kháng sinh có tỷ lệ kháng thuốc khá cao như lincomycin bị kháng tới 93,65%, tiếp đến là erythromycin, neomycin và gentamicin kháng với tỷ lệ tương ứng là 85,71%; 80,95%; 49,21%. Lê Văn Dương (2013) [5] Các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được
  45. 36 mẫn cảm nhất với ceftiofur, chiếm tỷ lệ 77,08%; tiếp theo là amoxicillin, florfenicol, ampicillin lần lượt là 70,84%; 68,75%; 54,17%. Một số kháng sinh đang được sử dụng nhiều có tỷ lệ kháng thuốc khá cao như lincomycin bị kháng tới 93,75%; tiếp đến là erythromycin, neomycin và gentamicin với tỷ lệ tương ứng 79,17%; 77,08% và 45,83%. Cù Hữu Phú và cs (2005) [8] cho biết sự mẫn cảm của vi khuẩn A. pleuropneumoniae với lincomycin là 63,64%; neomycin là 50%. Kết quả nghiên cứu của chúng em cho thấy những loại kháng sinh trên có sự mẫn cảm thấp và bị kháng lại với tỷ lệ khá cao; có thể là theo thời gian, do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý của người chăn nuôi đã làm cho vi khuẩn A. pleuropneumoniae có hiện tượng kháng thuốc với lincomycin, erythromycin và neomycin. 4.6. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn mắc viêm phổi Căn cứ vào kết quả xác định khả năng mẫn cảm với 10 loại kháng sinh của các chủng vi khuẩn A. Pleuropneumoniae phân lập được, chúng em chọn 3 loại kháng sinh là ceftiofur, amoxicillin, florfenicol mà các chủng vi khuẩn trên đều mẫn cảm mạnh; xây dựng lấy 3 phác đồ điều trị thử nghiệm lợn mắc bệnh tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Các phác đồ điều trị thử nghiệm lợn mắc bệnh như sau: + Phác đồ 1: Điều trị nguyên nhân lợn mắc viêm phổi dùng loại thuốc CEFANEW - LA do công ty cổ phần thuốc thú y Marphavet sản xuất (thành phần ceftiofur: 10g/100 ml), tiêm bắp với liều lượng: 1 ml/25 kg thể trọng/ngày; tương ứng là 4 mg ceftiofur/kg thể trọng; thuốc tác dụng kéo dài 72 - 96 giờ. Điều trị triệu chứng, trợ lực, trợ sức: GLUCO - K - C - NAMIN, tiêm bắp với liều: 1 ml/10 kg thể trọng/ngày, Bromhexin tiêm bắp với liều: 1ml/10kg thể trọng/ngày (giảm ho long đờm dãn khí quản thải dịch nhày dễ dàng). + Phác đồ 2: Dùng loại thuốc MARPHAMOX - LA do công ty cổ phần thuốc thú y Marphavet sản xuất (thành phần amoxicillin:15g/100 ml),
  46. 37 tiêm bắp với liều lượng 1ml/10kg thể trọng/ngày; tương ứng là 15 mg amoxicillin/kg thể trọng; thuốc tác dụng kéo dài 48 giờ. Điều trị triệu chứng, trợ lực, trợ sức: GLUCO - K - C - NAMIN, tiêm bắp với liều: 1 ml/10 kg thể trọng/ngày, bromhexin tiêm bắp với liều: 1ml/10kg thể trọng/ngày (giảm ho long đờm dãn khí quản thải dịch nhày dễ dàng). + Phác đồ 3: Dùng loại thuốc MARFLO - 45% do công ty cổ phần thuốc thú y Marphavet sản xuất (thành phần florfenicol: 45g/100 ml), tiêm bắp với liều lượng 1 ml/30 kg thể trọng/ngày; tương ứng là 15 mg florfenicol/kg thể trọng; thuốc tác dụng kéo dài 72 - 96 giờ. Điều trị triệu chứng, trợ lực, trợ sức: GLUCO - K - C - NAMIN, tiêm bắp với liều: 1ml/10kg thể trọng/ngày, Bromhexin tiêm bắp với liều: 1ml/10kg thể trọng/ngày (giảm ho long đờm dãn khí quản thải dịch nhày dễ dàng). - Kết quả điều trị thử nghiệm lợn nghi mắc viêm phổi màng phổi được trình bày tại bảng 4.8. Qua bảng 4.8. cho thấy: + Điều trị thử nghiệm lợn nghi mắc viêm phổi màng phổi với 3 loại kháng sinh là ceftiofur, amoxicillin, florfenicol. Ngoài sử dụng các loại kháng sinh điều trị chúng em còn bổ sung tiêm thêm Gluco - K - C - Namin + bromhexin để trợ sức trợ lực, giảm sốt, giảm ho, tiêu viêm và tăng cường sức đề kháng cho lợn bệnh.
  47. 38 Bảng 4.8. Kết quả điều trị thử nghiệm lợn mắc viêm phổi màng phổi Số Số khỏi Tỷ Phác Liều lượng được Loại thuốc bệnh lệ đồ và cách dùng điều trị (con) (%) (con) CEFANEW- 1ml/25kg TT/ngày LA (4mg ceftiofur/kgTT); (ceftiofur: tiêm bắp; thuốc tác 10g/100ml) dụng 72-96 giờ I Gluco - K - C 20 19 95 1ml/10kg TT/ngày; - tiêm bắp: 1lần/ngày Na min 1ml/10kg TT/ngày; Bromhexin tiêm bắp: 1lần/ngày 1ml/10kg TT/ngày Marphamox - (15mg LA amoxicillin/kgTT); (amoxicillin: tiêm bắp; thuốc tác 15g/100ml) dụng 48 giờ II 20 17 85 Gluco - K - C 1ml/10kg TT/ngày; - tiêm bắp: 1lần/ngày Na min 1ml/10kg TT/ngày; Bromhexin tiêm bắp: 1lần/ngày 1ml/30kgTT/ngày MARFLO - (15mg 45% florfenicol/kgTT); (florfenicol: tiêm bắp; thuốc tác 45g/100ml) III dụng 72 - 96 giờ 20 18 90 Gluco - K - C 1ml/10kg TT/ngày; - Namin tiêm bắp: 1lần/ngày 1ml/10kg TT/ngày; Bromhexin tiêm bắp: 1lần/ngày Tổng hợp 60 54 90 Ghi chú: TT - Thể trọng
  48. 39 + Ở phác đồ 1 sử dụng ceftiofur với liều lượng 4 mg/kg thể trọng, điều trị 20 con lợn mắc bệnh có 19 con khỏi, đạt tỷ lệ là 95%. + Ở phác đồ 2 sử dụng amoxicillin với liều lượng 15 mg/kg thể trọng; tiến hành điều trị 20 con lợn bệnh, khỏi 17 con, đạt tỷ lệ 85%. + Ở phác đồ 3 sử dụng florfenicol với liều lượng 15 mg/kg thể trọng; điều trị tổng số 20 con lợn mắc bệnh, khỏi 18 con, đạt tỷ lệ 90%. Tổng cộng với 3 phác đồ chúng em điều trị thử nghiệm 60 con lợn mắc viêm phổi có 54 con khỏi, đạt tỷ lệ trung bình là 90%. Trong đó, phác đồ 1 có tỷ lệ khỏi là cao nhất (95%), tiếp đến là phác đồ 3 (90%) và thấp nhất là phác đồ 2 (85%). Như vậy, cả 3 phác đồ điều trị thử nghiệm lợn mắc viêm phổi màng phổi tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đều có kết quả tốt, tỷ lệ lợn khỏi bệnh khá cao. Từ kết quả thu được qua điều trị thử ngiệm, chúng em đã khuyến cáo người chăn nuôi trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang chủ động sử dụng cả ba phác đồ trên để điều trị lợn mắc viêm phổi màng phổi, đặc biệt là phác đồ 1 (sử dụng kháng sinh ceftiofur). Xây dựng thành công 3 phác đồ trên đã tạo điều kiện cho người chăn nuôi, cán bộ thú y cơ sở chủ động phòng, trị bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn; giảm thiểu được thiệt hại, tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Giúp ngành chăn nuôi lợn của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang phát triển bền vững.
  49. 40 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua 6 tháng thực tập em có một số kết luận như sau: 1. Công ty CP thuốc thú y Marphavet đảm bảo các điều kiện theo tiêu chuẩn GMP của WHO. Công ty có bộ sản phẩm đa dạng với gần 250 sản phẩm đăng ký lưu hành cùng với đó là 3 dây chuyền sản xuất vắc xin đạt tiêu chuẩn của Tổ chức y tế Thế giới WHO GMP/GLP/GSP. Nhóm sản phẩm bán mạnh nhất là thuốc điều trị. 2. Tình hình chăn nuôi lợn, công tác vệ sinh chăm sóc, phòng và trị bệnh cho đàn lợn của các trang trại nhìn chung tương đối tốt, đặc biệt là sử dụng vacxin phòng bệnh đã thanh toán gần như hết các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên đối với những người chăn nuôi nhỏ lẻ theo hình thức hộ gia đình thì vẫn chưa đủ cơ sở vật chất và kiến thức chuyên môn để thực hiện được điều này. Chính vì vậy đây cũng là một trong những nguồn lây truyền bệnh dịch. 3. Tỷ lệ bệnh viêm phổi màng phổi trên đàn lợn tại các trại và hộ dân vẫn còn cao, chiếm tỷ lệ cao nhất ở lợn choai (28,6%) thấp nhất là ở lợn nái và hậu bị chiếm tỷ lệ (18,09%). Vì thế cần tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh để đàn lợn phát triển tốt. 4. Các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được mẫn cảm nhất với ceftiofur, chiếm tỷ lệ 85,72%; tiếp theo là amoxicillin, florfenicol, đều chiếm tỷ lệ 71,44%. 5. Xu hướng của tương lai là việc hạn chế sử dụng kháng sinh, tăng cường sử dụng vacxin, men và chế phẩm sinh học để phòng và điều trị. Chỉ sử dụng kháng sinh khi cần thiết. 6. Kết quả điều trị cho thấy: Phác đồ 1 sử dụng kháng sinh ceftiofur có
  50. 41 hiệu quả điều trị lợn mắc bệnh viêm phổi màng phổi cao nhất 95% tiếp đến phác đồ 3 dùng kháng sinh florfenicol đạt tỷ lệ là 90% và thấp hơn là phác đồ 2 sử dụng amoxilin với tỷ lệ là 85%. 5.2. Đề nghị - Cần tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh để giảm thiểu tối đa những tác động không tốt lên đàn lợn, đồng thời cần khuyến khích và đầu tư vào chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, xây dựng trại chăn nuôi đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về vệ sinh an toàn dịch bệnh. Từ đó nâng cao chất lượng đàn lợn, tạo được uy tín trong ngành chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Có thể sử dụng rộng rãi phác đồ 1 sử dụng kháng sinh ceftiofur 10% (CEFANEW - LA) trong điều trị bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn. - Nâng cao nhận thức của bà con chăn nuôi về sử dụng thuốc thú y và chế phẩm sinh học. Hạn chế sử dụng kháng sinh, dùng đúng liều lượng và ngưng thuốc đủ lâu trước khi xuất bán để tránh hiện tượng tồn dư kháng sinh trong thực phẩm. Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học nâng cao sức đề kháng, từ đó hạn chế việc sử dụng kháng sinh.
  51. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt 1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Kim Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), Tình hình nhiễm Actinobacillus pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn, Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV (2), trang 36-39. 2. Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang (2017), Báo cáo kết quả phòng dịch bệnh ở lợn năm 2016 - 2017 trên địa bàn tỉnh, Bắc Giang. 3. Cục thống kê tỉnh Bắc Giang (2017), Thống kê chăn nuôi của tỉnh tại thời điểm ngày 01/4/2017, Bắc Giang. 4. Lê Văn Dương, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Hoàng Đăng Huyến (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Actinobacillus pleuropneumoniae ở lợn dương tính với virus gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 19(3), tr. 45-50. 5. Lê Văn Dương (2013), Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida, Streptococcus suis gây viêm phổi trong Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn tại Bắc Giang, biện pháp phòng trị. Luận án tiến sĩ Thú y, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tr. 98-105. 6. Nguyễn Thị Thu Hằng (2010), Nghiên cứu một số đặc tính sinh học và tính sinh miễn dịch của Actinobacillus pleuropneumoniae phân lập từ lợn làm cơ sở cho việc chế tạo vaccine. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Thú y Quốc gia, Hà Nội, tr. 115-116. 7. Trịnh Quang Hiệp, Cù Hữu Phú, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn (2004), Xác định đặc tính sinh vật hoá học, độc lực của vi khuẩn Actinobacillus, Pasteurella và Streptocococcus gây bệnh viêm phổi ở lợn, Tạp chí khoa học - công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT (4), trang 476-477.
  52. 43 8. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Bích Thuỷ, Vũ Ngọc Quý, Phạm Bảo Ngọc (2005), “Xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 12(4), tr. 23-32. 9. Cù Hữu Phú (2011), Nghiên cứu mối liên quan giữa Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn với vi khuẩn gây bệnh kế phát và xác định biện pháp phòng, trị bệnh, Báo cáo khoa học Viện Thú y Quốc gia 2011. 10. Nguyễn Như Thanh (2011), Dịch tễ học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Thiện (1997), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. B. Tiếng Anh 12. Bertram T. A. (1986), Intravascular macrophages in lungs of pigs infected with Haemophilus pleuropneumoniae. Vet. Pathol. 23: 681-691. 13. Bertram TA (1990), Actinobacillus pleuropneumoniae: molecular aspects of virulence and pulmonary injury. Can. J. Vet. Res. 54:S53-S56. 14. Brandreth SR, Smith IM (1985), Prevalence of pig herds affected by pleuropneumooniae associated with Haemophilus pleuropneumoniae in eastern England. Vet Rec 117: 143-147. 15. Fedorka-Cray PJ, Hoffman L, Cray WC, Gray JT, Breish SA, Anderson GA (1993), Actinobacillus (Haemophilus) pleuropneumoniae. Part I. History, epidemiology, serotyping, and treatment. Compend. Contin. Ed. Practic. Vet. 15:1447-1455 16. Fenwick B, Henry S. (1994), Porcine pleuropneumonia. J Am Vet Med Assoc. 204:1334-1340. 17. Inoue A, Yamamoto K, Hirano N, Murakami T (1984), Drug susceptibility of Haemophilus pleuropneumoniae strains isolated from pigs. Jpn J Vet Sci 46:175-180
  53. 44 18. Jacobsen MJ, Nielsen JP (1995), Development and evaluation of a selective and indicator medium for isolation of Actinobacillus pleuropneumoniae from tonsils. Vet Micro 47:191-197. 19. Leman AD (1992), The decision to repopulate. In Proceedings. Am. Assoc. Swine Pract. pp. 9-12. 20. Maldonado J, Valls L, Martínez E, Riera P (2009). Isolation rates, serovars, and toxin genotypees of nicotinamide adenine dinucleotide- independent Actinobacillus pleuropneumoniae among pigs suffering from pleuropneumonia in Spain. J Vet Diagn Invest ;21(6):854-7. 21. Moore GM, Basson RP, Tonkinson LV (1996), Clinical trials with tilmicosin phosphate in feed for the control of naturally- acquired pleuropneumonia caused by Actinobacillus pleuropneumoniae and Pasteurella multocida in swine. Am J Vet Res 57:224-228. 22. Nicolet J (1992), Actinobacillus pleuropneumoniae: In Leman AD, Straw B, Mengeling WL, D’Allaire S, Taylor DJ (ed.): Diseases of swine. Iowa State University Press, Ames, pp. 401-408 23. Nielsen R (1985), Serological characterization of Haemophilus pleuropneumonia (Actinobacillus pleuropneumoniae) strains and proposal of a new serotype: serotype 9. Acta Vet. Scand.501-512 24. Nielsen R (1990), New diagnostic techniques: a review of the HAP group of bacteria. Can J Vet Res. Apr;54 Suppl:S68-72 25. Prescott J. F., Baggot J. D. (1993), Antimicrobial Therapy in Medicine. Ames: Iowa State Univ Press. 26. Rogers RJ, Eaves LE, Blackall PJ, Truman KF (1990), The comparative pathogenicity of four serovars of Actinobacillus (Haemophilus) pleuropneumoniae. Australian Vet. J. 67:9-12 27. Vaillancourt JP, Higgins R, Martineau GP, Mittal KR, Lariviere S (1988), Changes in the susceptibility of Actinobacillus pleuropneumoniae to antimicrobial agents in Quebec (1981-1986), J Am Vet Med Assoc 193:470-473.
  54. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Một số hình ảnh trong quá trình lấy mẫu Hình 1: Lợn nghi mắc VPMP Hình 2: Bao tim tích nước, kéo màng fibrin Hình 3: Kiểm tra lách Hình 4: Kiểm tra van hồi manh tràng Hình 5: Phổi dính sườn Hình 6: Lấy hạch phổi, mẫu phổi bệnh
  55. Hình 7+8: mẫu phổi đem xét nghiệm Hình 9: Vi khuẩn A. pleuropneumoniae mọc trên môi trường thạch máu có kèm đường cấy S .aureus từ mẫu bệnh phẩm Hình 10: Hình thái vi khuẩn A. Pleuropneumoniae từ các chủng phân lập được
  56. Hình 11: Kết quả kiểm tra phản ứng Catalase của vi khuẩn A. pleuropneumoniae (Catalase (-)) Hình 12: Kết quả kiểm tra phản ứng Indol của vi khuẩn A. pleuropneumoniae (Indol (-))
  57. Hình 13: Kết quả kiểm tra phản ứng Uredase của vi khuẩn A. pleuropneumoniae (Uredase (+)) Hinh 14: Kết quả kiểm tra phản ứng dung huyết của vi khuẩn A. pleuropneumoniae.
  58. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THUỐC SỬ DỤNG ĐIỀU TRỊ Hình15: CEFANEW-LA Hình16: MARFLO-45% Hình 17: MARPHAMOX-LA Hình 18: GLUCO-K-C-NAMIN Hình 19: Đi điều trị