Khóa luận Nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Sợi của Công ty Cổ phần Dệt May Huế

pdf 96 trang thiennha21 25/04/2022 4242
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Sợi của Công ty Cổ phần Dệt May Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_tha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Sợi của Công ty Cổ phần Dệt May Huế

  1. HỒ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM SỢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ HỒ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: TốngTrường Thị Diệp Đại học KinhThS .tế Đào HuếNguyên Phi Lớp: K49C Kế toán Niên khóa: 2015-2019 Huế, 01/2019
  2. Để hoàn thành khóa luận này, em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế - đại học Huế đã trang bị cho em những kiến thức nền tảng nhất để em có thể hoàn thành khóa luận của mình. Và đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Đào Nguyên Phi, thầy giáo hướng dẫn em làm khóa luận, đã ủng hộ, động viên và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Em xin trân trọng cảm ơn các anh trong Công ty, đặc biệt là Phòng Kế toán – Tài chính của Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã nhiệt tình giúp đỡ em về chuyên môn trong quá trình làm khóa luận này. Do những hạn chế về thời gian, về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế của bản thân nên khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô. Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc trong cuộc sống. Chúc cho Ban Giám đốc Công ty cùng toàn thể các anh chị làm trong Công ty Dệt may Huế hoàn thành tốt công việc và chúc cho Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh và đứng vững trên thị trường. EmTrường thành thật cảm ơn!Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 01 năm 2019 Sinh viên Tống Thị Diệp SVTH: Tống Thị Diệp Trang i
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT Nhân công trực tiếp SXC Sản xuất chung CPSX Chi phí sản xuất SPDD Sản phẩm dở dang BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ Kinh phí công đoàn TSCĐ Tài sản cố định HTKH Hoàn thành kế hoạch XN CĐPT Xí nghiệp cơ điện phụ trợ GTSP Giá trị sản phẩm KKTX Kê khai thường xuyên Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp Trang ii
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty qua giai đoạn 2015-2017 38 Bảng 2.2: Tình hình Tài sản – Nguồn vốn của Công ty qua giai đoạn 2015-2017 41 Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty qua giai đoạn 2015-2017 43 Bảng 2.4: Thẻ tính giá thành sản phẩm 72 Biểu 2.1: Phiếu xuất kho 49 Biểu 2.2: Bảng kê chứng từ theo tài khoản 6211-1 (Nguyên liệu chính) 50 Biểu 2.3: Bảng kê chứng từ theo tài khoản 6211-1 (Vật liệu phụ) 51 Biểu 2.4: Bảng kê chứng từ theo tài khoản 6211-1 (Nhiên liệu) 52 Biểu 2.5: Sổ tổng hợp tài khoản 6211-1 53 Biểu 2.6: Sổ cái tài khoản 6211-1 54 Biểu 2.7: Bảng thanh toán tiền lương 57 Biểu 2.8: Sổ tổng hợp tài khoản 6221-1 58 Biểu 2.9: Sổ Cái tài khoản 6221-1 59 Biểu 2.10: Sổ Tổng hợp TK 6271-1 64 Biểu 2.11: Sổ Cái tài khoản 6271-1 65 Biểu 2.12: Bảng kê chứng từ theo tài khoản 6271-1 (tiền mặt tại Công ty) 66 Biểu 2.13: Sổ Cái Tài khoản 154-1 68 Biểu 2.14Trường: Sổ Tổng hợp Tài Đại khoản 1541 học-1 Kinh tế Huế 69 Biểu 2.15: Bảng kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ 71 SVTH: Tống Thị Diệp Trang iii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20 Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 22 Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí sản xuất chung 24 Sơ đồ 1.4: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 25 Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Kế toán trên máy vi tính 28 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dệt May Huế 32 Sơ đồ 2.2: Tổ chức Bộ máy Kế toán Công ty Cổ phần Dệt May Huế 35 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính 37 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp Trang iv
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG, BIỂU iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ iv MỤC LỤC v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1 I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2 I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 I.4. Phương pháp nghiên cứu 3 I.5. Kết cấu khóa luận 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 5 1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 5 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về chi phí 5 1.1.1.1. Khái niệm chi phí 5 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 6 1.1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 9 1.1.1.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 10 1.1.2. Những vấn đề cơ bản về giá thành sản phẩm 12 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 12 1.1.2.2. TrườngPhân loại giá thành Đạisản phẩm học Kinh tế Huế 12 1.1.2.3. Chức năng của giá thành 14 1.1.2.4. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 15 1.1.2.5. Kỳ tính giá thành sản phẩm 16 1.1.2.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 16 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 18 SVTH: Tống Thị Diệp v
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 19 1.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 19 1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 20 1.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 22 1.2.4. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 24 1.2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang 25 1.2.6. Các hình thức sổ kế toán trong doanh nghiệp 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM SỢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 29 2.1. Khái quát tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 29 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 29 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh 30 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 31 2.1.3.1. Chức năng 31 2.1.3.2. Nhiệm vụ 31 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế 31 2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 34 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán 34 2.1.5.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty 36 2.1.6. Tình hình hoạt động của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017 38 2.1.6.1. Tình hình lao động 38 2.1.6.2. Tình hình Tài sản – Nguồn vốn 40 2.1.6.3. TrườngTình hình kết quả sảĐạin xuất ki nhhọc doanh Kinh tế Huế 42 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sợi tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 45 2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty 45 2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất 45 2.2.1.2. Đặc điểm của giá thành sản phẩm 46 2.2.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty 46 SVTH: Tống Thị Diệp v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 46 2.2.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 46 2.2.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty 46 2.2.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 46 2.2.3.2. Kỳ tính giá thành 47 2.2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 47 2.2.4. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà Máy Sợi của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 47 2.2.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 47 2.2.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 54 2.2.4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 60 2.2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 67 2.2.5.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 67 2.2.5.2. Đánh giá sản phẩm dở dang 70 2.2.5.3. Tính giá thành sản phẩm 72 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM SỢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 74 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Sợi tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 74 3.2. Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sợi tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 75 3.2.1. ĐánhTrường giá về tổ chức bĐạiộ máy kế họctoán tại Công Kinh ty tế Huế 75 3.2.1.1. Ưu điểm 75 3.2.1.2. Những điểm hạn chế 77 3.2.2. Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sợi tại Công ty 77 3.2.2.1. Ưu điểm 77 3.2.2.2. Nhược điểm 79 SVTH: Tống Thị Diệp v
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 3.3. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 81 PHẦN III: KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp v
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững lâu dài cần phải biết tự chủ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Muốn được như vậy, các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và phải nắm bắt nhu cầu thị trường. Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá thành là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể tái sản xuất và đạt được lợi nhuận cao. Có thể nói giá thành là thước đo mức chi phí tiêu hao phải bù đắp sau mỗi chu kì kinh doanh; là công cụ quan trọng giúp cho một doanh nghiệp kiểm soát tình hình sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất; là chỉ tiêu giúp phản ánh toàn bộ về biện pháp, tổ chức quản lý kinh tế, liên quan đến tất cả các yếu tố chi phí trong sản xuất. Hạch toán giá thành sản phẩm là khâu phức tạp, liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh ở toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp. Trong quá trình hạch toán của các doanh nghiệp, yêu cầu thiết thực, có tính xuyên suốt đó là đảm bảo cho việc hạch toán giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Dệt May Huế là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, được thành lập từ năm 1988, chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải dệt kim, hàng may mặc, thiết bị dệt may đến nay đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện để đứng vững, cạnh tranh để tồn tại trên thị trường. Hiện nay, Công ty nhận thứTrườngc được tầm quan trĐạiọng của nguyên học tắc hKinhết sức cơ bả ntế là ph ảHuếi làm sao đảm bảo lấy thu nhập bù đắp chi phí đã bỏ ra bảo toàn được vốn và có lãi để tích luỹ, tái sản xuất mở rộng từ đó mới đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chìa khoá để giải quyết vấn đề này chính là việc hạch toán ra sao để cho chi phí sản xuất và giá thành ở mức thấp nhất trong điều kiện có thể được của doanh nghiệp. Do đó, công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành của Công ty đang được chú trọng. SVTH: Tống Thị Diệp 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Trên cơ sở tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, một vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Tôi quyết định chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là “Nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Sợi của Công ty Cổ phần Dệt May Huế”. I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu Thứ nhất, tôi muốn hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của lĩnh vực sản xuất. Thứ hai, tôi mong muốn tìm hiểu tổng quan về lĩnh vực sản xuất Sợi nói chung và Công ty Cổ phần Dệt May Huế nói riêng. Thứ ba, tôi đặc biệt muốn tìm hiểu sâu về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. Thứ tư, tôi hy vọng sẽ đánh giá được những mặt mạnh, yếu của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sợi của Công ty Cổ phần Dệt May Huế. Thứ năm, từ những phân tích về nguyên nhân dẫn tới các hạn chế, tôi mong muốn đề xuất một số gợi ý góp phần giúp Công ty hoàn thiện công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu ĐTrườngối tượng nghiên c ứĐạiu của đề tàihọc là công tácKinhkế toán t ậptế hợp Huếchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sợi của Công ty Cổ phần Dệt May Huế.  Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Do ở công ty có nhiều Nhà máy. Mặt khác, trong các Nhà máy lại có rất nhiều sản phẩm cần tính giá thành cho nên khi thực hiện đề tài này do những hạn chế về thời gian và nguồn lực tôi chỉ giới hạn trong phạm vi hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Nhà máy Sợi. SVTH: Tống Thị Diệp 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Thời gian: Thời gian thực tập từ ngày 24/09/2018 đến ngày 30/12/2018 Các số liệu mô tả thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thu thập trong tháng 10 năm 2018 và các báo cáo tài chính qua 3 năm 2015, 2016 và 2017. I.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các giáo trình: “Tổ chức kế toán” của cô Hoàng Giang, “Kế toán chi phí” của thầy Nguyễn Ngọc Thủy , các trang web chuyên ngành kế toán như trang Kế toán Thiên Ưng, các tạp chí kế toán nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về mặt cơ sở lý luận làm định hướng cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thu thập số liệu: + Phương pháp phỏng vấn: được áp dụng nhằm phỏng trực tiếp nhân viên phần hành kế toán liên quan như kế toán chi phí giá thành và những người có liên quan. + Phương pháp quan sát: quan sát hành vi, thái độ của các nhân viên kế toán để hiểu rõ hơn tình hình công tác kế toán tại công ty. - Phương pháp xử lý dữ liệu: + Phương pháp thống kê: thống kê, sắp xếp những thông tin, dữ liệu thu thập được để phục vụ cho việc so sánh, phân tích. + Phương pháp so sánh: dựa vào những số liệu có được để tiến hành so sánh, đối chiếu (về tương đối và tuyệt đối), thường là so sánh giữa hai năm hay giữa những lần điềuTrường chỉnh lãi suất để tìmĐại ra sự tănhọcg giảm, Kinhchênh lệch giátế tr ị Huếgiúp cho quá trình phân tích kinh doanh. I.5. Kết cấu khóa luận Nội dung đề tài gồm: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu SVTH: Tống Thị Diệp 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Chương 1: Cơ sở lý luận về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sợi của Công ty Cổ phần Dệt May Huế Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Nhà máy Sợi của Công ty Cổ phần Dệt May Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về chi phí 1.1.1.1. Khái niệm chi phí a. Khái niệm chi phí: “Chi phí là tổng các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu” (Phan Đình Ngân – Hồ Phan Minh Đức, 2009). b. Khái niệm chi phí sản xuất Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Để tiến hành các hợp đồng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thường xuyên bỏ ra các khoản chi phí về các loại đối tượng lao động, tư liệu lao động và các khoản bằng tiền khác. Doanh nghiệp có thể biết được số chi phí mà doanh nghiệp đã chi trong kì là bao nhiêu nhằm tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phục vụ cho nhu cầu quản lý. Một doanh nghiệp sản xuất, ngoài hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, còn có những hoạt động khác không có tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, các hoạt động mang tính chất sự nghiệp Chỉ những chi phí để tiến hànhTrường sản xuất ra sản ph Đạiẩm, lao v ụhọc, dịch vụ mKinhới được coi làtế chi phíHuế sản xuất. Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí đã đầu tư cho việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định (tháng, quý, năm. Thực chất chi phí sản xuất kinh doanh là sự dịch chuyển của vốn, của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá thành. SVTH: Tống Thị Diệp 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí cùng tính chất đặc trưng vào một nhóm. Chi phí sản xuất liên quan tới nhiều hoạt động sản xuất nên cũng bao gồm rất nhiều các chi phí liên quan. Vì vậy cũng có nhiều cách để phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu chí khác nhau. a. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí (phân loại theo nội dung kinh tế ban đầu) Căn cứ vào nội dung kinh tế mà sắp xếp các loại chi phí đầu vào giống nhau vào cùng một nhóm chi phí. Phân loại theo tiêu thức này, doanh nghiệp không phân biệt nơi chi phí phát sinh cũng như mục đích của chi phí ấy. Theo yếu tố chi phí thì chi phí sản xuất gồm: - Chi phí nguyên vật liệu là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu mà được doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất. - Chi phí nhân công: đây là toàn bộ số tiền lương, tiền công phải trả hay tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân viên chức trong doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao TSCĐ là giá trị khấu hao mà doanh nghiệp phải trích cho TSCĐ sử dụng trong doanh nghiệp phục vụ sản xuất. - Chi phí mua ngoài là số tiền mà doanh nghiệp chi trả cho các dịch vụ mua từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như tiền điện, nước, điện thoại - Chi phí bằng tiền khác là toàn bộ các khoản chi phí khác mà doanh nghiệp trả bằng tiềTrườngn mặt dùng cho ho ạĐạit động s ảnhọc xuất kinh Kinh doanh cho doanhtế nghiHuếệp như chi phí tiếp khách, hội họp Cách phân loại chi phí SXKD theo nội dung của chi phí có tác dụng cho biết kết cấu, tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong hoạt động SXKD, từ đó có thể xây dựng và phân tích dự toán chi phí cho kỳ sau. b. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí (theo mục đích kinh tế) SVTH: Tống Thị Diệp 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân loại thành các khoản mục chi phí khác nhau. Những chi phí sản xuất có chung công dụng kinh tế, nơi phát sinh và nơi gánh chịu chi phí được xếp vào cùng một khoản, bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí thực tế của các loại nguyên vật liệu (vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu ) được doanh nghiệp sử dụng trực tiếp cho sản xuất. - Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất như KPCĐ, BHYT, BHXH, BHTN. - Chi phí sử dụng máy thi công: đây là chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời sử dụng máy thi công. - Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất ngoại trừ các khoản mục đã nêu trên. Trong chi phí sản xuất chung bao gồm có: + Chi phí nhân viên phân xưởng: Tiền lương và các khoản trích theo lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trích bảo hiểm cho nhân viên quản lý phân xưởng, kế toán, thủ kho, thống kê, công nhân sửa chữa, vận chuyển + Chi phí vật liệu: Chi phí vật liệu sử dụng chung cho cả phân xưởng sản xuất như vật liệu dùng cho bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, vật liệu dùng cho văn phòng + Chi phí dụng cụ sản xuất: Chi phí về dụng cụ sử dụng cho sản xuất chung ở phân xưởng, như khuôn mẫu, dụng cụ sửa chữa, bảo hộ +Trường Chi phí khấu hao TSCĐ:Đại chi học phí phản ánhKinh toàn bộ sốtếtiền Huếsử dụng trích khấu hao TSCĐ vô hình, hữu hình, TSCĐ thuê ngoài + Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí mua ngoài cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng như chi phí điện, nước, sửa chữa TSCĐ thuê ngoài + Chi phí bằng tiền khác: Chi phí khác ngoài những chi phí được nêu trên sử dụng cho yêu cầu sản xuất chung ở phân xưởng. SVTH: Tống Thị Diệp 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Phân loại theo cách này có tác dụng xác định số chi phí đã chi ra cho từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng lĩnh vực hoạt động. c. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng sản xuất sản phẩm Dựa vào mối quan hệ này, chi phí sản xuất bao gồm: - Chi phí cố định: đây là những khoản chi phí mang tính tương đối ổn định, không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất được trong một mức sản lượng nhất định. Khi sản lượng sản phẩm tăng thì chi phí tính trên một sản phẩm có xu hướng giảm. - Chi phí biến đổi: đây là những khoản chi phí thay đổi phụ thuộc vào số lượng sản phẩm. Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy đây đều thuộc chi phí biến đổi. Bởi dù sản lượng sản phẩm sản xuất có thay đổi nhưng chi phí biến đổi cho một sản phẩm thì mang tính ổn định. Cách phân loại này mang tính chất tương đối. Trong điều kiện khác nhau, chúng có thể chuyển hóa cho nhau, phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Nó có ý nghĩa quan trọng trong phân tích điểm hòa vốn phục vụ cho việc đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm. d. Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm: - Chi phí trực tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chTrườngịu chi phí, có thể quyĐại nạp vào học từng đố i Kinhtượng chịu chi tế phí nhưHuế chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí gián tiếp: là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chi phí như chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công phụ Đối với chi phí gián tiếp, nguyên nhân gây ra chi phí và đối tượng chịu chi phí rất khó nhận dạng, vì vậy thường phải tập hợp chung và sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. SVTH: Tống Thị Diệp 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Phân loại chi phí theo cách này có tác dụng đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí một cách đúng đắn hợp lý. e. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với kì tính kết quả - Chi phí sản phẩm - Chi phí thời kì f. Một số cách phân loại khác Ngoài những cách phân loại trên thì chi phí sản xuất còn có thể phân loại theo khả năng kiếm soát chi phí bao gồm: chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được. 1.1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất “Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất. Giới hạn có thể là sản phẩm, chi tiết sản phẩm, công việc, khối lượng sản phẩm, công đoạn sản xuất, chế biến, bộ phận sản xuất, đơn vị sử dụng, kỳ hạch toán, chu kỳ kinh doanh thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí” (Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, 2002). Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: - Đặc điểm, công dụng của chi phí trong sản xuất - Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuấtTrường sản phẩm Đại học Kinh tế Huế - Khả năng, trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp, của cán bộ, nhân viên kế toán - Yêu cầu quản lý chi phí, yêu cầu tính giá thành của doanh nghiệp Tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là: SVTH: Tống Thị Diệp 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng - Từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, từng giai đoạn công nghệ sản xuất - Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp Xác định đối tượng tập hợp chi phí là một khâu rất quan trọng và là khâu đầu tiên cần thiết của công tác tập hợp chi phí sản xuất, phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghiệp, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến việc tập hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết. Các chi phí phát sinh, sau khi đã được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành đã xác định. 1.1.1.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất “Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức, kĩ thuật xác định chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Tập hợp chi phí sản xuất là giai đoạn đầu của quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” (Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, 2002). Nội dung cơ bản của phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để mở các sổ kế toán nhằm ghi chép, phản ánh các chi phí phát sinh theo đúng các đối tượng hoặc tính toán, phân bổ phần chi phí phát sinh cho các đối tượng đó. Tùy thuộc vào khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí, kế toán sẽ áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách thích hợp. a. PhươngTrường pháp tập hợp trự cĐại tiếp học Kinh tế Huế Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể đã xác định sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó. SVTH: Tống Thị Diệp 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, chỉ có như vậy mới đảm bảo các chi phí phát sinh tập hợp đúng theo các đối tượng một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ. b. Phương pháp tập hợp gián tiếp Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó. Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kế toán tiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh hoặc nội dung chi phí. Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan. Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo hai bước sau: Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau: H = C / T Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí C: Là tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng T: Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi phí. BưTrườngớc 2: Xác định chi Đại phí cần phânhọc bổ cho Kinh từng đối tư ợngtế tậ pHuế hợp cụ thể: Ci = H x Ti Trong đó: Ci: Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i. SVTH: Tống Thị Diệp 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ được lựa chọn tùy vào từng trường hợp cụ thể. Tính chính xác, độ tin cậy của thông tin về chi phí phụ thuộc rất nhiều vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn. Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ chi phí có thể được xác định riêng rẽ theo từng nội dung chi phí cần phân bổ, khi đó cũng phải xác định hệ số phân bổ theo từng nội dung chi phí này hoặc cũng có thể xác định chung cho tất cả các chi phí cần phân bổ. Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ tùy thuộc tất vào đặc thù cụ thể của từng doanh nghiệp 1.1.2. Những vấn đề cơ bản về giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm “Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm hoàn thành nhất định. Giá thành đơn vị sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một đơn vị thành phẩm” (Huỳnh Lợi - Nguyễn Khắc Tâm, 2002). “Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành nhất định” (Nguyễn Văn Công, 2008). “Giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm là toàn bộ hao phí lao động để sản xuất một đơn vị sản phẩm” (Phan Đình Ngân, 2011). Các quan điểm về giá thành đều thể hiện rõ bản chất của giá thành là sự hao phí nguồn lực để sản xuất sản phẩm tính trên một đơn vị. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm CTrườngũng như chi phí s ảnĐại xuất, giá học thành có nhiKinhều loại khác tế nhau, Huế tùy theo yêu cầu quản lý, tiêu thức phân loại khác nhau mà giá thành được chia thành các loại tương ứng. a. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành Giá thành sản phẩm chia thành 3 loại: SVTH: Tống Thị Diệp 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của đoanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí các định mức chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, được xem là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà đoanh nghiệp đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành thực tế của sản phẩm chỉ có thể tính toán được khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt hoặc hụt định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch chi phí cho phù hợp. b. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán GiáTrường thành sản phẩm đưĐạiợc chia thànhhọc 2 lo ạKinhi: tế Huế - Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng) : Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ở các đoanh nghiệp sản xuất. SVTH: Tống Thị Diệp 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán,xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Cách phân loại này có tác dụng giúp cho doanh nghiệp biết được kết quả kinh doanh trước thuế (lãi, lỗ) cũng như kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ. 1.1.2.3. Chức năng của giá thành Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, tổng hợp. Nó phản ánh chất lượng hoạt động của công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ quan trọng để nhà quản lý nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. a. Chức năng thước đo bù đắp chi phí Giá thành sản phẩm biểu hiện những hao phí vật chất mà các doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm. Những hao phí này cần được bù đắp một cách đầy đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất, chỉ tiêu giá thành sản phẩm là căn cứ để các doanh nghiệp xác định mức bù đắp những gì mình đã bỏ ra để tạo nên sản phẩm. b. Chức năng lập giá Sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra là sản phẩm hàng hóa được thực hiện giá trị trên thị trường thông qua giá cả. Khi xây dựng giá cả thì yêu cầu đầu tiên là giá cả phTrườngải có khả năng bù Đạiđắp hao phí học vật chấ t Kinhđể sản xuất vàtế tiêu Huếthụ sản phẩm, đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể thực hiện quá trình tái sản xuất. Để thực hiện yêu cầu đó thì khi xây dựng giá cả phải căn cứ vào giá thành sản phẩm. Việc lấy giá thành sản phẩm làm căn cứ để lập giá là một yếu tố khách quan, vốn có trong nền sản xuất hàng hóa và được biểu hiện đầy đủ trong nền kinh tế thị trường. Mọi sự thoát ly cơ sở lập giá là giá thành sẽ làm cho giá cả không còn tính chất đòn bẩy để phát triển sản xuất SVTH: Tống Thị Diệp 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi kinh doanh mà sẽ kìm hãm sản xuất, gây ra những rối loạn trong sản xuất và lưu thông. c. Chức năng đòn bẩy kinh tế Lợi nhuận của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào giá thành sản phẩm. Hạ thấp giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản để nâng cao lợi nhuận, tạo tích lũy để tái mở rộng sản xuất. Cùng với các phạm trù kinh tế khác nhau thì giá thành sản phẩm đã trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh phù hợp với nguyên tắc hạch toán kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường. Phấn đấu hạ giá thành bằng các phương pháp cải tiến tổ chức sản xuất và quản lý, hoàn thiện công nghệ sản xuất, tổ chức lao động khoa học, tiết kiệm chi phí sản xuất là cơ bản để các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điều kiện kinh tế cạnh tranh. 1.1.2.4. Đối tượng tính giá thành sản phẩm “Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm” (Phan Đức Dũng, 2006). Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết để kế toán tổ chức các Bảng (Thẻ) tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp làm cơ sở tính giá thành chính xác. Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành: - Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp: +TrườngNếu tổ chức sả nĐại xuất đơn học chiếc (như Kinh doanh nghi tếệp đóngHuế tàu, công ty XDCB ) thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành. + Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng loạt sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng. + Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuất lớn (như dệt vải, sản xuất bánh kẹo ) thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. SVTH: Tống Thị Diệp 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Đặc điểm quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm: + Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. + Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành hoặc có thể là nửa thành phẩm tự chế biến. + Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh. Thông thường, đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, chi tiết hoặc bộ phận của sản phẩm dịch vụ. 1.1.2.5. Kỳ tính giá thành sản phẩm “Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị đại lượng, kết quả hoàn thành” (Phan Đức Dũng, 2006). Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất của mỗi đối tượng tính giá thành để tính giá thành cho phù hợp: - Nếu tổ chức sản xuất nhiều, chu kì sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành là vào cuối mỗi tháng. - Nếu sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm thì kỳ tính giá thành là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm (thời điểm mà sản phẩm hoàn thành). 1.1.2.6. PhươngTrường pháp tính giá Đạithành sản phhọcẩm Kinh tế Huế Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt kế giữa phương pháp kế toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Về cơ bản phương pháp tính giá thành bao gồm những phương pháp sau: - Phương pháp giản đơn (trực tiếp) SVTH: Tống Thị Diệp 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ - Phương pháp theo đơn đặt hàng - Phương pháp hệ số - Phương pháp phân bước - Phương pháp tỷ lệ (định mức) Để phục vụ nghiên cứu này, tôi xin trình bày chi tiết phương pháp tính giá thành theo định mức. Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng) để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm cùng loại, đối tượng tập hợp giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm. Ưu điểm: Phương pháp này cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục, theo từng nơi phát sinh chi phí cũng như đối tượng chịu chi phí, các nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này v.v nên giúp cho nhà quản lý có những căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn được những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích, có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. Trường Đại học Kinh tế Huế Nhược điểm: Theo phương pháp này thì ngay từ đầu mỗi tháng kế toán phải tính giá thành định mức các loại sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí tiên tiến hiện hành làm cơ sở cho việc tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm sau này. Khi tính giá thành định mức các loại sản phẩm, kế toán phải tính riêng từng khoản SVTH: Tống Thị Diệp 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi mục chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm theo những cách thức khác nhau. Do đó sử dụng phương pháp này rất phức tạp. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có bản chất tương tự, đều là hao phí về lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm không phải là một mà có sự khác nhau về lượng, về thời gian và thể hiện qua các điểm sau: - Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ nhất định đã phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với khối lượng sản phẩm, dịch vụ, công việc, lao vụ đã sản xuất hoàn thành.Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí của kỳ này (chi phí phải trả). Hơn nữa, theo quy định, một số chi phí không được tính vào giá thành mà tính vào chi phí của nghiệp vụ tài chính. - Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đă hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoànTrường thành. Đại học Kinh tế Huế Tổng giá = Chi phí + Chi phí - Chi phí - Điều chỉnh thành sản SXDDĐK SXPSTK SXDDCK giảm giá phẩm thành SVTH: Tống Thị Diệp 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp KKTX là phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà tất cả các hoạt động sản xuất gắn liền với biến động hàng tồn kho được ghi liên tục, sổ sách thường xuyên được cập nhật hóa. 1.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, nhất là trong các ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản. a. Chứng từ sử dụng - Phiếu yêu cầu vật tư - Phiếu xuất kho nguyên vật liệu - Phiếu nhập kho nguyên vật liệu - Bảng phân bổ nguyên vật liệu - Các tờ kê chi tiết ở các bộ phận khác chuyển đến b. Tài khoản sử dụng Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư, nó được mở cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Một số tài khoản đối ứng liên quan khác như tài khoản 152, 111, 112, 131, 141, 154 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi c. Phương pháp hạch toán TK 621 TK 151, 152 TK 154 Xuất kho NVL trực tiếp Kết chuyển chi phí đưa vào sản xuất NVLTT trong kỳ TK 111, 112, 331 TK 152 Mua NVL dùng ngay vào sx Nhập kho NVL xuất dùng TK 133 không hết, phế liệu thu hồi Thuế GTGT được khấu trừ TK 336, 338, 411 TK 632 Trị giá NVL vay mượn Kết chuyển phần chi phí NVLTT Nhận góp vốn chuyển vượt trên định mức thẳng sản xuất Sơ đồ 1.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiế 1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp “Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ như lương, phụ cấp có tính chất lương, các khoản đóng góp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định theo chế độ hiện hành” ( Phan Đức Dũng,Trường 2006). Đại học Kinh tế Huế Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được thì tập hợp chung, sau đó phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo các tiêu chuẩn như: chi phí tiền công định mức, giờ công định mức SVTH: Tống Thị Diệp 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Mức đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới nhất được thực hiện theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là Về mức đóng BHXH, phía doanh nghiệp chỉ còn đóng 17% vào quỹ Bảo hiểm xã hội (3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất). Ngoài 17% nêu trên, doanh nghiệp còn phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: + Trước ngày 1/6/2017: đóng 1% trên tiền lương đóng BHXH của người lao động. + Nhưng kể từ ngày 1/6/2017 chỉ phải đóng là 0,5% trên tiền lương đóng BHXH của người lao động (Theo điều 22 của QĐ 595) Riêng mức đóng BHYT và BHTN không thay đổi (Điều 14, Điều 18). BHXH (%) BHYT (%) BHTN (%) KPCĐ (%) Tổng (%) Doanh nghiệp 17,5 3 1 2 21,5 Người lao động 8 1,5 1 9,5 Tổng 25,5 4,5 2 2 32 a. Chứng từ sử dụng - Bảng chấm công - Phiếu chi - Giấy tạm ứng - Hóa đơn giá trị gia tăng -TrườngBảng lương, bảng tínhĐại BHXH. học Kinh tế Huế b. Tài khoản sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp và phân bổ trong kỳ. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí như tài khoản 621 và cũng không có số dư cuối kỳ. SVTH: Tống Thị Diệp 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Một số tài khoản đối ứng liên quan khác như tài khoản 334, 338, 111, 112, 154 c. Phương pháp hạch toán TK 622 TK 334 TK 154 Tiền lương của công nhân Cuối kỳ kết chuyển chi phí trực tiếp sản xuất TK 335 nhân công trực tiếp Trích trước lương nghỉ phép TK 632 của công nhân Phần chi phí nhân công trực tiếp TK 338 Trích BHXH, BHYT vượt trên mức bình thường BHTN, KPCĐ TK 111, 141 Các khoản chi trực tiếp bằng tiền Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 1.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến phục vụ sản xuất, quản lý sản xuất phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phạm vi các phân xưTrườngởng, bộ phận hay t ổĐạiđội sản xu họcất như: Kinh tế Huế - Chi phí nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu - Chi phí dụng cụ dùng trong quá trình quản lý sản xuất - Chi phí khấu hao TSCĐ SVTH: Tống Thị Diệp 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết theo từng điểm phát sinh: phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất theo nội dung từng yếu tố chi phí. Cuối kỳ tổng hợp lại và phân bổ cho các đối tượng theo những tiêu thức thích hợp. Tiêu thức phân bổ thường dùng là: phân bổ theo định mức chi phí chung, phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo chi phí nhân công trực tiếp, theo giờ máy a. Chứng từ sử dụng Hóa đơn giá trị gia tăng, bảng kê hàng hóa dịch vụ mua ngoài, phiếu chi, phiếu xuất kho, hóa đơn cước phí vận chuyển, bảng tính khấu hao TSCĐ, bảng tính lương, bảng thanh toán lương nhân viên quản lý phân xưởng b. Tài khoản sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Phản ánh những chi phí quản lý phục vụ cho quá trình sản xuất trong phạm vi phân xưởng hoặc tổ, đội sản xuất. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Một số tài khoản đối ứng liên quan khác như tài khoản 111, 112, 152, 153, 154, 214, 334, 338, 242 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi c. Phương pháp hạch toán TK 627 TK 334, 338 TK 111, 112 Lương và các khoản trích Các khoản giảm chi theo lương của QLPX TK 152, 153 Chi phí NVL, CCDC phục TK 154 vụ QLPX TK 142, 242 Kết chuyển chi phí sản xuất chung Phân bổ CCDC phục vụ QLPX TK 214 TK 632 Trích khấu hao TSCĐ Chi phí sản xuất chung TK 111, 112, 331 vượt mức bình thường Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 133 TK 242, 142 Phân bổ CCDC TK 335, 142, 242 Trích trước hoặc phân bổ chi phí sửa chữa lớn TK 336 Phải trả, phải nộp công ty Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí sản xuất chung 1.2.4. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Theo phương pháp kê khai thường xuyên, để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán dùng TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK SVTH: Tống Thị Diệp 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 154 được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện vào cuối kỳ kế toán theo từng khoản mục chi phí thể hiện qua sơ đồ sau: TK 154 Giá trị SPDDĐK TK 621 TK 111, 112, 152 Cuối kỳ kết chuyển Giá trị phế liệu thu hồi TK 622 Cuối kỳ kết chuyển TK 138, 334, 811 Giá trị sp hỏng TK 627 Cuối kỳ kết chuyển TK 155, 632, 157 Giá trị sp thực tế hoàn thành nhập kho, bán tại xưởng, gửi bán Giá trị SPDDCK Sơ đồ 1.4: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang “Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ phụ thuộc rất nhiều vàoTrường quy trình sản xu Đạiất và kỳ lhọcựa chọn tínhKinh giá thành ”tế(Hu ỳHuếnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, 2002). Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và tính giá thành sản phẩm dở dang. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá thành sản phẩm dở dang phổ biến sau: SVTH: Tống Thị Diệp 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi a. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu chính) Theo phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn các chi phí gia công chế biến (chi phí NCTT, chi phí SXC, ) tính cho cả sản phẩm hoàn thành. Giá trị NVL chính DDĐK + Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng trong kỳ Giá trị vật liệu chính Số lượng == X SPDDCK nằm trong SPDD Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDDCK Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tính. Nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác không cao và chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh cấu thành trong GTSP chiếm tỷ trọng cao và số lượng SPDD qua các kỳ ít biến động. b. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương Căn cứ vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính chi phí chế biến (chi phí NCTT và chi phí SXC), còn chi phí nguyên vật liệu chính phải được xác định theo số thực tế đã sử dụng. Phương pháp này có ưu điểm là độ chính xác cao và phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp nhưng có nhược điểm là tính toán khá phức tạp. c. ĐánhTrường giá sản phẩm dở dang Đại theo chi học phí định Kinhmức tế Huế Căn cứ vào chi phí định mức của từng khoản mục chi phí và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang để xác định chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung của sản phẩm dở dang. Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, tuy nhiên có nhược điểm là phương pháp này chỉ phát huy tác dụng khi chi phí định mức được thiết lập. SVTH: Tống Thị Diệp 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Ngoài các phương pháp trên, còn có các phương pháp đánh giá giá trị sản phẩm dở dang khác để đạt được độ chính xác nhất và phù hợp nhất khi đánh giá giá trị sản phẩm dở dang để tính giá thành sản phẩm, tùy thuộc vào lĩnh vực sản xuất của các doanh nghiệp. 1.2.6. Các hình thức sổ kế toán trong doanh nghiệp “Hình thức sổ kế toán là một hệ thống các loại sổ kế toán có chức năng ghi chép, kết cấu nội dung khác nhau, được liên kết với nhau trong một trình tự hạch toán trên cơ sở các chứng từ gốc” (Phan Thị Minh Lý, 2008). Theo thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành thì doanh nghiệp tự quyền quyết định hình thức ghi sổ kế toán của Công ty mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp thường chọn một trong các hình thức ghi sổ đã được hướng dẫn trong quyết định 15/2006/QĐ-BTC bao gồm các hình thức sổ kế toán sau: - Hình thức Nhật ký chung - Hình thức Nhật ký chứng từ - Hình thức Nhật kí – Sổ cái - Hình thức Chứng từ ghi sổ - Hình thức Kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trìnhTrường ghi sổ kế toán, nhưngĐại phả i họcin được đKinhầy đủ sổ kế toántế và Huế báo cáo tài chính theo quy định. Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn cần thiết phải giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. SVTH: Tống Thị Diệp 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Kế toán trên máy vi tính Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu Trườngchi tiết được thực hiĐạiện tự đ ộhọcng và luôn Kinh đảm bảo chính tế xác, Huế trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối năm, các loại sổ được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. SVTH: Tống Thị Diệp 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM SỢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 2.1. Khái quát tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ - Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: HUEGATEX - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 3300100628 - Mã số thuế: 3300100628 - Vốn điều lệ: 100.000.000.000 (Một trăm tỷ đồng). - Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước – P.Thủy Dương – TX.Hương Thủy – TT Huế - Điện thoại: 0234.3864337-0234.3864957 - Fax: 0234.864338 - Website: - Mã cổ phiếu: HDM - Đại diện: Ông Nguyễn Bá Quang – Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc -TrườngLogo: Đại học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Công ty Cổ phần Dệt May Huế tiền thân là Công ty Dệt May Huế và là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Ngày 29/03/1988, dây chuyền kéo sợi đầu tiên khánh thành và đưa vào hoạt động, đây là dấu mốc lịch sử của nhà máy Sợi Huế và ngày này cũng trở thành ngày truyền thống của Công ty cổ phần Dệt May Huế. Tháng 02/1994, chuyển đổi tổ chức của nhà máy Sợi Huế thành Công ty Dệt Huế theo quyết định số 140/QĐ-TCLĐ, do Nhà máy Sợi Huế tiếp nhận thêm Nhà máy Dệt Thừa Thiên Huế. Tháng 05/2000, do yêu cầu hoạt động sản xuất, công ty Dệt Huế được đổi tên thành Công ty Dệt May Huế theo quyết định số 29/QĐ-HĐQT ngày 18/08/2000 của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Tháng 04/2002, công ty Dệt May Huế tiếp nhận và xác nhập công ty May xuất khẩu Thừa Thiên Huế, chuyển giao thành lập thêm một đơn vị thành viên là Nhà máy May II. Ngày 17/11/2005: Công ty Dệt May Huế chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần do nhu cầu đổi mới và phát triển doanh nghiệp, chuyển tên Công ty Dệt May Huế thành Công ty cổ phần Dệt May Huế theo Quyết định số 169/2004/QĐ- BCN. Từ năm 2009 đến nay, Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, tiếp nhận lại toàn bộ mặt bằng nhà xưởng, thiết bị, lao động của Quinmax, góp vốn xây dựng Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát, Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. 2.1.2. NgànhTrường nghề kinh doanh Đại học Kinh tế Huế Công ty Cổ phần Dệt May Huế là đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm: - Sản phẩm sợi TC, sợi PE và sợi Cotton - Sản phẩm Diệt - Nhuộm. SVTH: Tống Thị Diệp 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Sản phẩm may: Quần áo nam nữ, quần áo trẻ em và các loại sản phẩm may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt. 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.1.3.1. Chức năng Sản xuất kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng sợi, vải, các sản phẩm may mặc các loại; nguyên phụ liệu, các thiết bị ngành dệt may Công ty được phép huy động vốn và sử dụng vốn của các đơn vị kinh tế, các thành phần kinh tế, kể cả công nhân viên chức để phát triển sản xuất kinh doanh dưới các hình thức:  Liên doanh hợp tác đầu tư cổ phần theo đúng pháp luật  Mở cửa hàng, đại lý giới thiệu và bán sản phẩm  Đặt chi nhánh văn phòng đại diện ở các địa phương trong và ngoài nước. 2.1.3.2. Nhiệm vụ Là đơn vị sản xuất kinh doanh xuất, nhập khẩu trực tiếp, hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty bảo toàn và phát triển nguồn vốn được huy động từ các cổ đông và các tổ chức kinh tế phát triển. Thực hiện các nghĩa vụ, chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước. Thực hiện phân phối lao động trên cơ sở sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo việc làm, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên. 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế Công ty Cổ phần Dệt May Huế được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, trong đó chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất. Tổng giám đốc chỉ đạo trực tiếp sản xuất và được sự tham mưu giúp đỡ của các phó tổng giámTrường đốc và trưởng các Đại phòng ban. học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi TỔNG GIÁM ĐỐC P.TGĐ P.TGĐ GĐĐH GĐĐH Dệt Nhuộm Khối May Phụ trách nội chính Phụ trách khối Sợi TP GĐ TP kế TP GĐ Cửa TP Tài GĐ Ban Trưởng Trưởng TP TP Trưởng TP GĐ nhà hoạch điều nhà hàng Chính XN Kỹ kiểm trạm y Ban đời ch t nhân Ban bảo Kinh NM máy XNK máy ấ KDGT Kế thuật soát nội tế sống hành cơ doanh Sợi May May lượng đầu bộ sự vệ Dệt May SP toán điện Nhuộm 1,2,3 tư Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dệt May Huế Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Tổng giám đốc: là người đứng đầu, chỉ huy cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; trực tiếp phụ trách phòng Tài chính - Kế toán. - Giám đốc điều hành: chịu trách nhiệm điều hành các khối sản xuất, kỹ thuật và nội chính hoạt động theo đúng kế hoạch hoạt động của công ty. - Phó tổng giám đốc: là người giải quyết những công việc được Tổng giám đốc ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về những việc mình giải quyết. Phó tổng giám đốc phụ trách chỉ đạo các phòng ban và các đơn vị sản xuất trong công ty. - Phòng kinh doanh : tham mưu phương án kinh doanh tiêu thụ hàng nội địa. Tổ chức sản xuất, khai thác hàng may mặc phát triển thị trường nội địa theo đúng định hướng. - Phòng Kỹ thuật – Đầu tư : Có chức năng xây dựng triển khai chiến lược đầu tư tổng thể và lâu dài, xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, sửa chữa thiết bị phụ tùng, lắp đặt thiết bị. - Phòng quản lý chất lượng: tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về các giải pháp để thực hiện tốt công tác kỹ thuật trong từng công đoạn sản xuất, quản lý định mức tiêu hao nguyên phụ liệu. Xây dựng mục tiêu chiến lược chất lượng chung trong toàn Công ty. - Phòng kế hoạch XNK : khai thác thị trường, lựa chọn khách hàng; tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược hoạt động trong tương lai, xác định mục tiêu hoạt động SXKDTrường để đạt hiệu qu Đạiả cao nh ất.học Xây dự ngKinh kế hoạch sảtến xu ấHuết hàng tháng, quý, năm trên cơ sở năng lực hiện có. Tổ chức tiếp nhận vật tư, tổ chức sản xuất. - Phòng Tài chính - Kế toán: tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô nhiệm vụ SXKD của công ty; tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản - nguồn vốn và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. SVTH: Tống Thị Diệp 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Phòng nhân sự: Tham mưu về công tác quản lý lao động, an toàn lao động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty. - Trạm Y tế : Chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn vị trước Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành, có chức năng chăm sóc sức khỏe cán bộ, công nhân viên trong Công ty. - Ban đời sống : Chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn vị trước Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành, phụ trách về công tác phục vụ bữa cơm công nghiệp cho cán bộ công nhân viên. - Ban bảo vệ : Giám sát nội quy ra vào Công ty, tổ chức đón tiếp khách hàng đến giao dịch tại công ty, kiểm tra giám sát ghi chép chi tiết khách hàng và hàng hóa, vật tư ra vào Công ty. Bảo vệ tài sản Công ty, kiểm tra giám sát công tác phòng cháy chữa cháy, công tác bảo vệ quân sự đáp ứng một cách nhanh nhất khi tình huống xấu xảy ra. 2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán Công ty có quy mô lớn, cơ sở sản xuất kinh doanh được bố trí tập trung có mức độ phân cấp quản lý tài chính thấp nên tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Phòng kế toán của Công ty vừa làm công tác kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh, kiểm tra công tác kế toán trong toàn công ty. Các nhà máy, phòng ban chỉ thực hiện việc hạch toán báo sổ theo yêu cầu của kế toán trưởng, định kỳ gửi toàn bộ chứng từ về phòng kế toán tài chính để các phần hành kế toán thực hiện công tác hạch toán. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG 1 PHÓ PHÒNG 2 PHÒNG Kế Kế toán Kế toán Kế toán Kế Kế Thủ Kế Kế Kế Kế Kế Kế Kế toán toán Công nợ đầu tư tiền mặt toán toán quỹ toán toán toán toán toán toán doanh TGNH phải trả XDCB Công lương, TSCĐ, giá phải tổng nguyên thành thu, Nợ tiền người nợ tạm BHXH CCDC thành thu, hợp, vật liệu phẩm PTNM, vay bán ứng phải trả thuế thuế khác TNDN GTGT, thuế khác Quan hệ trực tuyến: Quan hệ gián tiếp: SơTrường đồ 2.2: Tổ chức BĐạiộ máy K ếhọctoán Công Kinh ty Cổ phần Dtếệt May Huế Huế SVTH: Tống Thị Diệp 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và điều hành mọi hoạt động của bộ máy kế toán tại đơn vị, là người có trách nhiệm kiểm soát giám sát việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính và phân tích tình hình tài chính của đơn vị đồng thời là người tham mưu, hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc trong việc đưa ra các quyết định ngắn hạn và chịu trách nhiệm về số liệu kế toán trước trách nhiệm của lãnh đạo cấp trên. Trưởng phòng có nhiệm vụ phụ trách chung phòng Tài chính - Kế toán, chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về mọi hoạt động kinh tế, có trách nhiệm kiểm tra giám sát công tác kế toán của phòng, hướng dẫn chỉ đạo các kể toán viên thực hiện theo yêu cầu quản lý cũng như những quy định, chuẩn mực kế toán ban hành. Phó phòng có nhiệm vụ phụ trách kiểm tra, giám sát và đôn đốc kế toán ngân hàng, kế toán công nợ và kế toán doanh thu tính chính xác và kịp thời. 2.1.5.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty  Chế độ kế toán Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, Công ty đã áp dụng Thông tư 200 thay cho Chế độ Kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính.  Hình thức kế toán áp dụng Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chứng từ. Phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng là phần mềm Bravo 7.0: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi CHỨNG TỪ KẾ SỔ KẾ TOÁN TOÁN Sổ tổng hợp PHẦN MỀM Sổ chi tiết KẾ TOÁN BRAVO 7.0 BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG - Báo cáo tài chính TỪ - Báo cáo kế toán K TOÁN Ế quản trị CÙNG LOẠI MÁY VI TÍNH Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối kỳ (tháng, quý, năm) Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có Trườngthể kiểm tra, đối chiếu Đại số liệu học giữa sổ kếKinh toán với báo tế cáo tHuếài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.  Các chính sách kế toán áp dụng Niên độ kế toán: từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. SVTH: Tống Thị Diệp 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam Đồng (VNĐ). Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp tính giá xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng. Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: phương pháp định mức. Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ. 2.1.6. Tình hình hoạt động của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017 2.1.6.1. Tình hình lao động Lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với doanh nghiệp, là yếu tố sáng tạo nhất, có khả năng quyết định đến sự thành bại của Công ty, nhận thức được tầm quan trọng của lao động, Công ty rất chú trọng đến việc tuyển dụng, bồi dưỡng đội ngũ lao động. Công ty cũng có những chính sách khen thưởng hợp lý để khuyến khích và động viên đội ngũ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty qua giai đoạn 2015-2017 So sánh Năm Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Giá Giá Giá trị % trị % trị % +/- % +/- % Theo trình độ lao động Đại học 207 5,25 248 6,26 252 6,4 41 19,81 4 1,61 Trung cấp 257 6,52 272 6,87 113 2,87 15 5,84 (159) (58,46) Công nhân kỹ thuật 3.478 88,23 3.439 86,87 3.571 90,73 (39) (1,12) 132 3,84 Theo đốiTrường tượng lao động Đại học Kinh tế Huế Trực tiếp 3.682 93,4 3.678 94,5 3.628 92,17 (4) (0,11) (50) (1,36) Gián tiếp 260 6,6 271 5,5 308 7,83 11 4,23 37 13,65 Theo giới tính Nam 1.256 31,86 1.228 31,1 1.201 30,51 (28) (2,23) (27) (2,20) Nữ 2686 69,14 2.731 68,9 2.735 69,49 45 1,68 4 0,15 Tổng cộng 3.942 100 3.959 100 3.936 100 17 0,43 (23) (0,58) SVTH: Tống Thị Diệp 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Qua số liệu trên, ta thấy được tổng số lao động của Công ty năm 2016 tăng lên so với năm 2015 là 17 người, tương ứng tăng 0,43% nhưng đến năm 2017 lại giảm xuống 23 người so với năm 2016, tương ứng giảm 0,58%. Nguyên nhân do năm 2016, Công ty đã cải tiến công tác kinh doanh sợi, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sợ, hàng dệt nhuộm, may cả trong và ngoài nước nên Công ty tuyển và đào tạo thêm lao động để hoàn thành các đơn đặt hàng. Tình hình lao động cụ thể của Công ty qua 3 năm như sau: - Phân theo trình độ lao động: Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng lao động của doanh nghiệp. Phần lớn lao động trong Công ty là công nhân kỹ thuật chiếm hơn 80% tổng lao động. Số lao động có trình độ Đại học năm 2015 là 207 người, năm 2016 là 248 người tăng thêm 41 người, tương ứng tăng 19,81%. Năm 2017 số lượng lao động ở trình độ Đại học chỉ tăng thêm 4 người so với năm 2016, tương ứng tăng 1,61%, điều này chưa tương xứng với tầm vóc của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường đang cạnh tranh gay gắt thì việc nâng cao trình độ nhân viên là việc nên làm của lãnh đạo Công ty. Do đó, Công ty cần chú trọng hơn nữa trong công tác đào tạo và tuyển dụng người lao động để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn lao động. - Phân theo đối tượng lao động: Do đặc thù của ngành là sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, dệt nhuộm, may mặc, các mặt hàng tiêu dùng nên phần lớn lao động trong Công ty là lao động trực tiếp còn lao động gián tiếp làm việc trong bộ phận hành chính, vận chuyển chiếm số lượng ít. Cụ thể trong 3 năm 2015 – 2017 lao động trực tiếp của Công tyTrường chiếm hơn 90% c ònĐại lao động họcgián tiếp chKinhỉ chiếm trên tế 5%. Huế - Phân theo giới tính: Công ty có lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động nam do tính chất công việc của ngành dệt may nói chung và Công ty nói riêng, sản phẩm làm ra đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mĩ. Điều này phù hợp với thể trạng và khả năng của người phụ nữ. Cụ thể năm 2015, lao động nữ chiếm 69,14%, năm 2016 chiếm 68,90% và năm 2017 chiếm SVTH: Tống Thị Diệp 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 69,49%. Trong khi đó lao động nam hầu như năm nào cũng thấp hơn 32% tổng số lao động của toán Công ty. Tốc độ tăng của lao động nữ luôn lớn hơn tốc độ tăng của lao động nam qua 3 năm. 2.1.6.2. Tình hình Tài sản – Nguồn vốn Tài sản là yếu tố quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp, nó thể hiện khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp. Vì thế, việc đảm bảo tăng tài sản theo thời gian kinh doanh chứng tỏ rằng Công ty đang làm ăn có hiệu quả, có khả năng tích lũy vốn để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. (Xem bảng 2.2: tình hình Tài sản – Nguồn vốn của Công ty qua giai đoạn 2015-2017) Qua bảng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2015-2017 ta thấy được: - Về tình hình tài sản: Tổng tài sản của Công ty từ năm 2015 đến năm 2017 có sự biến động không đều. Cụ thể năm 2016 so với năm 2015 tổng tài sản của công ty tăng 72.969.498.033 đồng, tương ứng tăng 12,04%. Năm 2017 tổng tài sản công ty gảm 30.948.666.790 đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 4,56%. Tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Cụ thể từ năm 2015 đến năm 2016 tài sản ngắn hạn giảm 896.912.432 đồng, tương ứng giảm là 0,23%. Đến năm 2017 tài sản ngắn hạn của công ty có sự giảm nhẹ, giảm 101.662.029 đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 0,03%. Tài sản dài hạn năm 2016 so với năm 2015 tăng 73.866.410.465 đồng, tương ứng tăngTrường 35,35%. Năm 2017 Đạiso vớ i họcnăm 2016 Kinhtài sản dài htếạn gi ảHuếm 30.847.004.761 đồng, tương ứng giảm 10,91%. Sự giảm này giải thích cho việc tổng tài sản năm 2017 so với năm 2016 giảm 4,56%, trong khi đó tổng tài sản năm 2016 so với năm 2015 tăng 12,04%. SVTH: Tống Thị Diệp 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bảng 2.2: Tình hình Tài sản – Nguồn vốn của Công ty qua giai đoạn 2015-2017 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh Giá trị % Giá trị % Giá trị % Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 +/- % +/- % Tài sản 606.216 100 679.185 100 648.236 100 72.969 12,04 (30.949) (4,56) Tài sản ngắn hạn 397.285 65,54 396.388 58,36 396.286 61,13 (896.912) (0,23) (101) (0,03) Tài sản dài hạn 208.931 34,46 282.797 41,64 251.950 38,87 73.866 35,35 (30.847) (10,91) Nguồn vốn 606.216 100 679.185 100 648.236 100 72.969 12,04 (30.949) (4,56) Nợ phải trả 466.998 77,03 473.317 69,69 430.267 66,37 6.319 1,35 (43.051) (9,10) Vốn chủ sở hữu 139.218 22,97 205.868 30,31 217.970 33,63 66.650 47,87 12.101 5,88 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Về tình hình nguồn vốn Nguồn vốn của công ty cũng biến động tương đối ổn định. Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng cơ cấu lại không ổn định. Năm 2016 nợ phải trả tăng 6.319.109.196 đồng, tương ứng tăng 1,35% so với năm 2015. Điều này cũng dễ hiểu khi mà Công ty mở rộng dây chuyền sản xuất ở nhà máy may nên phải vay nợ từ ngân hàng. Năm 2017 so với năm 2016 nợ phải trả có xu hướng giảm đáng kể, cụ thể giảm 43.050.567.813 đồng, tương ứng với giảm 9,10 %. Nhìn chung nợ phải trả của công ty năm 2017 phần lớn là nợ ngắn hạn và có xu hướng giảm cho thấy tình hình thanh toán của công ty là khá tốt. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua 3 năm từ 2015 đến 2017. Năm 2016 so với năm 2015 vốn chủ sở hữu tăng mạnh, tăng 66.650.388.837 đồng, tương ứng tăng 47,87%. Năm 2017 vốn chủ sở hữu tăng 12.101.901.023 đồng, tương ứng tăng là 5,88% so với năm 2016, sự tăng lên này là do vào tháng 9/2016 công ty đã phát hành cô phiếu để huy động thêm nguồn vốn nhằm mở rộng quy mô sản xuất, đây cũng là lý do vì sao tổng tài sản năm 2016 lại có sự tăng mạnh. 2.1.6.3. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh là thước đo chất lượng hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp biết được công việc SXKD ra sao, để có những biện pháp điều chỉnh đúng đắn và hợp lý giúp cho doanh nghiệp phát triển. Công ty Cổ phần Dệt may Huế không những tiêu thụ sản phẩm trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, do đó phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp cùngTrường ngành trong n ộĐạii địa, đế n họccác doanh Kinh nghiệp tổ ch tếức c ủaHuế nước ngoài. Xuất phát điểm của ngành Dệt may Việt Nam còn thấp, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu. May xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là theo phương thức gia công, dó đó khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế. SVTH: Tống Thị Diệp 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty qua giai đoạn 2015-2017 ĐVT: triệu đồng So sánh Ch tiêu ỉ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.480.822 1.478.313 1.653.863 (2.509) 0,17 175.550 11,88 Giá vốn hàng bán 1.309.807 1.341.165 1.508.276 31.358 2,39 167.111 12,46 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 171.015 137.148 145.588 (33.867) (19,80) 8.439 6,15 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 56.311 49.472 46.493 (6.840) (12,15) (2.979) (6,02) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 56.709 52.626 50.387 (4.082) (7,20) (2.239) (4,26) Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 44.064 42.778 40.602 (1.286) (2,92) (2.176) (5,09) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Qua bảng 2.3 ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu biến động không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2015 là 1.480.821.947.310 đồng, năm 2016 là 1.478.313.233.193 đồng giảm so với 2005 là 2.508.714.117 đồng tương ứng giảm 0,17%. Năm 2017 là 1.653.863.285.807 đồng tăng 175.550.052.614 đồng so với 2016 tương ứng tăng 11,88%. Với lợi thế ổn định chính trị xã hội và nguồn lao động năm 2017 Công ty có nhiều lợi thế cạnh tranh xuất khẩu và phát triển trên thế giới để có mức doanh thu tăng cao so với 2006. Cùng với sự biến động của doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán cũng tăng nhanh qua các năm. Năm 2015 là 1.309.806.567.507 đồng, năm 2016 là 1.341.164.869.410 đồng tăng 31.358.301.903 đồng tương ứng tăng 2,39% so với 2005. Năm 2017 so với năm 2016 giá vốn hàng bán tăng 167.110.842.974 đồng tương ứng tăng 12,46%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho giá cả vật tư, nguyên liệu, hàng đầu vào tăng lên làm cho giá vốn tăng lên. Do đó công ty cần phải nắm bắt thông tin kịp thời để tìm kiếm những nguồn nguyên liệu đầu vào vừa rẻ, vừa đảm bảo chất lượng, mua tận gốc, tránh trình trạng phải mua hàng hóa qua nhiều kênh phân phối. Do chi phí sản xuất kinh doanh doanh nghiệp có sự biến động nên làm cho lợi nhuận thuần của công ty cũng có nhiều biến động. Năm 2015 lợi nhuần thuần của Công ty là 56.311.167.056 đồng, năm 2016 là 49.471.541.843 đồng, giảm 6.839.625.213 đồng tương ứng giảm 12,15%. So với năm 2016 thì cả doanh thu và chi phí của năm 2017 đều tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanhTrường thu làm cho lợ i Đạinhuận thu ầhọcn của côn Kinhg ty giảm 2.978.748.175 tế Huếđồng (tương ứng giảm 6,02%) so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 so với năm 2015 giảm 1.285.882.793 đồng tương ứng giảm 2,92%. Năm 2017 so với năm 2016 giảm 2.175.864.314 đồng tương ứng giảm 5,09%. SVTH: Tống Thị Diệp 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sợi tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty 2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất tại Công ty là toàn bộ chi phí bỏ ra để phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất tại Công ty được phân loại theo yếu tố như sau: - Chi phí nguyên vật liệu: + Nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm bao gồm: Nguyên liệu sản xuất sợi: bông thiên nhiên các loại và xơ nhân tạo. Nguyên liệu sản xuất vải: sợi mua và sợi do Công ty sản xuất. Nguyên liệu sản xuất quần áo: vải từ nguồn Công ty sản xuất; vải từ nguồn mua ngoài gồm nhập khẩu, mua trong nước; vải nhận gia công gồm gia công xuất khẩu, gia công trong nước. + Chi phí vật liệu phụ: hóa chất, thuốc nhuộm, thuốc in và các phụ tùng thay thế cho các bộ phận sản xuất sợi, bộ phận dệt, bộ phận may như vòng bi, cánh thoi, kim, chỉ, bao bì đóng gói và công cụ, dụng cụ sản xuất như thước đo, giấy chống ẩm, dây nilon - Chi phí nhiên liệu: nhiên liệu mua ngoài như dầu diezen, xăng, dầu nhờn, mỡ bôi trơn - Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp: +Trường Tiền lương trả cho Đạicông nhân học trực tiếp sKinhản xuất tại Công tế ty. Huế + BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. + Các khoản phụ cấp, tiền ăn ca. - Chí phí khấu hao máy móc thiết bị, phân bổ CCDC. SVTH: Tống Thị Diệp 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí điện, nước, điện thoại - Chi phí bằng tiền khác: văn phòng phẩm, tiếp khách, hội nghị, công tác phí 2.2.1.2. Đặc điểm của giá thành sản phẩm Tại công ty có rất nhiều sản phẩm cần tính giá thành như: các sản phẩm của Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt Nhuộm, Nhà máy May. Trong các chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm ở công ty thì chi phí nguyên liệu, chi phí vật liệu, chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất và chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cấu thành nên sản phẩm. Cùng một loại sản phẩm nhưng quy cách, chất lượng khác nhau thì giá thành cũng khác nhau. 2.2.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty 2.2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Do đặc điểm của công ty là vừa sản xuất để phục vụ sản xuất trong nội bộ, vừa bán ra trên thị trường, vừa sản xuất gia công theo đơn đặt hàng và vừa kinh doanh thương mại. Để tiện cho việc theo dõi tình hình phát sinh chi phí, kế toán ở công ty tiến hành tập hợp chi phí theo nơi phát sinh. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty là từng Nhà máy cụ thể. 2.2.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Ở công ty có ba đơn vị sản xuất là Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt – Nhuộm và Nhà máy May. Do đó, chi phí phát sinh sẽ được tập hợp theo phương pháp tổng cộng chi phí của một thời kỳ sản xuất theo từng đối tượng phát sinh chi phí. Những khoản chi phí phát sinh không tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng thì được tập hợp chung sau đó phânTrường bổ cho từng đối tư ợĐạing chịu chi học phí theo Kinhtiêu chí phân tếbổ thích Huế hợp. 2.2.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty 2.2.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại công ty là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ, ví dụ như: đối tượng tính giá thành ở Nhà máy Sợi là Sợi thành phẩm các loại. SVTH: Tống Thị Diệp 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.2.3.2. Kỳ tính giá thành Do đặc điểm chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm nhập kho liên tục cho nên Công ty chọn kỳ tính giá thành là hàng tháng. 2.2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành đang được sử dụng tại Công ty là phương pháp định mức. 2.2.4. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà Máy Sợi của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.2.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng Để hạch toán chi phí NVLTT, kế toán Công ty đã sử dụng các chứng từ và sổ sách như: - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Thẻ kho - Sổ chi tiết vật tư - Sổ tổng hợp tài khoản 6211-1 - Sổ Cái tài khoản 6211-1 b. Tài khoản kế toán sử dụng DoTrường Công ty có 3 Nhà Đại máy nên họctài khoản Kinh621 được chia tế thành Huế 3 tài khoản cấp 2 để theo dõi cho từng Nhà máy. - TK 6211 – Chi phí nguyên vật liệu, vật liệu Nhà máy Sợi. - TK 6212 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu Nhà máy Dệt - Nhuộm. - TK 6213 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu Nhà máy May. SVTH: Tống Thị Diệp 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Kế toán Công ty sử dụng tài khoản 6211 để hạch toán chi phí nguyên vật liệu Nhà máy Sợi. Kế toán lại chi tiết tài khoản 6211 này thành tài khoản 6211-1: chi phí nguyên liệu, vật liệu Nhà máy Sợi – sản xuất và tài khoản 6211-2: chi phí nguyên liệu, vật liệu Nhà máy Sợi – tái chế để dễ dàng phân biệt giữa sợi sản xuất và sợi tái chế. Mặc khác, do đặc điểm của sợi tái chế được sản xuất không nhiều và thỉnh thoảng mới có sản phẩm Sợi – tái chế nên tác giả chỉ đề cập đến sợi - sản xuất. Kế toán còn sử dụng các tài khoản đối ứng khác như: 152 (chi tiết thành 1521 – chi phí NVL chính, 1522 – chi phí vật liệu phụ và 1523 – nhiên liệu), 111,112,154, để theo dõi chi phí NVLTT. c. Phương pháp hạch toán Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm về việc thu mua nguyên vật liệu, theo dõi tình hình cung cấp nguyên vật liệu nhằm đảm bảo cân đối nguyên vật liệu, tiến hành thu mua, cung cấp kịp thời phục vụ sản xuất. Khi nguyên vật liệu được mua về nhập kho, Phòng Kinh doanh tiến hành lập phiếu nhập kho, phiếu nhập kho được lập thành 3 liên. Liên 1 được lưu tại Phòng Kinh doanh. Liên 2 và liên 3 được giao cho thủ kho để làm thủ tục nhập kho, kiểm nhận hàng hóa đảm bảo chất lượng và số lượng rồi ghi vào thực nhập và ký tên. Liên 2 được chuyển cho người bán làm thủ tục thanh toán. Liên 3 được thủ kho ghi chép số lượng nhập vào thẻ kho và gửi lên cho phòng Kế toán để tiến hành nhập thông tin vào phần mềm và kết xuất sổ sách dùng cho quản lý nguyên vật liệu. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất thực tế và lượng nguyên liệu tiêu hao theo dịnh mức, quản lý phân xưởng sẽ ghi danh mục vật liệu cần lĩnh cụ thể về số lượng, chất lượng từTrườngng loại nguyên liệ uĐại rồi lập phi họcếu yêu cầKinhu vật tư và chuytếể nHuế lên cho Giám đốc nhà máy Sợi kiểm tra và ký duyệt. Sau khi được ký duyệt, phiếu này được chuyển qua phòng Kinh doanh kiểm tra lại và lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên, liên thứ nhất được lưu tại bộ phận. Liên 2 và liên 3 chuyển cho thủ kho để làm căn cứ kiểm tra vật tư tồn kho và giao vật tư cho người nhận, ghi vào cột thực xuất rồi ký duyệt trên phiếu xuất kho. Liên 2 được giao cho phòng Kế toán để Kế toán vật tư ghi sổ. Liên 3 được lưu tại kho. SVTH: Tống Thị Diệp 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền: Biểu 2.1: Phiếu xuất kho CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 122 Dương Thiệu Tước, Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế Mẫu số: 02-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 10 năm 2018 Số: 222KB Họ tên người nhận hàng: NHÀ MÁY SỢI – CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Địa chỉ (bộ phận): Thủy Dương, Hương Thủy, Tỉnh TTHuế Lý do xuất kho: Đường (Sợi) phục vụ sản xuất Xuất tại kho (ngăn lô): Nguyên liệu Bông, xơ (01BONG) Stt Tên, nhãn hiệu, quy cách, Đơn Số lượng phẩm chất vật tư, dụng cụ sản Mã số vị Yêu Thực Phụ Đơn giá Thành tiền phẩm, hàng hóa tính cầu xuất A B C D 1 2 3 4 5 1 Xơ TAIRILIN 1.4 D*38mm 11.02.02 Kg 31.050 90,00 33.352,99 1.035.610.355 2 Bông Mỹ 1.1/8’’ 11.01.064 Kg 4.662 21,00 48.621,06 226.671.382 3 Bông Bukina Faso 1.1/8” 11.01.038 Kg 8.028 36,00 46.299,21 371.690.030 4 Bông Ivory Coast 1.1/8” 11.01.014 Kg 4.194 18,00 47.705,19 200.075.586 5 Bông Benin 1.1/8” 11.01.028 Kg 1.332 6,00 47.365,33 63.090.624 Tiền xuất: 1.897.137.977 Tổng cộng Tiền thuế: 0 Tổng tiền: 1.897.137.977 - Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một tỷ tám trăm chín mươi bảy triệu một trăm ba mươi bảy ngàn chín trăm bảy mươi bảy đồng chẵn. -TrườngSố chứng từ gốc kèm Đại theo: học Kinh tế Huế Ngày tháng năm Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho TP.Kinh doanh (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SVTH: Tống Thị Diệp 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Biểu 2.2: Bảng kê chứng từ theo tài khoản 6211-1 (Nguyên liệu chính) CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 122 Dương Thiệu Tước, Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế BẢNG KÊ CHỨNG TỪ (Tháng 10 năm 2018) Tài khoản 6211-1-chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp NM Sợi-sản xuất Tài khoản đối ứng: 1521-1-Nguyên liệu chính-Tại công ty Chứng từ Tài khoản Mã Mã Diễn giải Tiền Tỷ giá Ông bà Ngày Số Nợ Có tiền tệ ct 01/10/2018 Đường (Sợi) phục vụ sản xuất 6211-11 1521-1 1.053.073.215 VND 1,0000 NM Sợi - Công ty CP Dệt May Huế PX 01/10/2018 Đường (Sợi) phục vụ sản xuất 6211-11 1521-1 225.515.831 VND 1,0000 NM Sợi - Công ty CP Dệt May Huế PX 01/10/2018 222KB Đường (Sợi) phục vụ sản xuất 6211-11 1521-1 371.688.301 VND 1,0000 NM Sợi - Công ty CP Dệt May Huế PX 01/10/2018 Đường (Sợi) phục vụ sản xuất 6211-1 1521-1 200.075.586 VND 1,0000 NM Sợi - Công ty CP Dệt May Huế PX 01/10/2018 Đường (Sợi) phục vụ sản xuất 6211-1 1521-1 63.090.624 VND 1,0000 NM Sợi - Công ty CP Dệt May Huế PX Tổng cộng 56.171.624.253 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Biểu 2.3: Bảng kê chứng từ theo tài khoản 6211-1 (Vật liệu phụ) CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 122 Dương Thiệu Tước, Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế BẢNG KÊ CHỨNG TỪ (Tháng 10 năm 2018) Tài khoản 6211-1-chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp NM Sợi-sản xuất Tài khoản đối ứng: 1522-1-Vật liệu phụ-Tại công ty Mã Chứng từ Tài khoản Mã Diễn giải Tiền tiền Tỷ giá Ông bà Ngày S N Có ct ố ợ tệ 03/10/2018 Đường (Sợi) Nhập thu hồi 1522-1 6211-11 2.540.000 VND 1,0000 NM Sợi - Công ty CP Dệt May Huế PN 067KPH-S 03/10/2018 Đường (Sợi) Nhập thu hồi 1522-1 6211-11 788.256 VND 1,0000 NM Sợi - Công ty CP Dệt May Huế PN 31/10/2018 Xuân (Sợi ) phục vụ sản xuất 6211-12 1522-1 1.200.000 VND 1,0000 NM Sợi - Công ty CP Dệt May Huế PX 31/10/2018 Xuân (Sợi ) phục vụ sản xuất 6211-12 1522-1 4.464.000 VND 1,0000 NM Sợi - Công ty CP Dệt May Huế PX 39KPL 31/10/2018 Xuân (Sợi ) phục vụ sản xuất 6211-12 1522-1 190.658.000 VND 1,0000 NM Sợi - Công ty CP Dệt May Huế PX 31/10/2018 Xuân (Sợi ) phục vụ sản xuất 6211-12 1522-1 5.500.000 VND 1,0000 NM Sợi - Công ty CP Dệt May Huế PX Tổng cộng 3.519.251.027 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Biểu 2.4: Bảng kê chứng từ theo tài khoản 6211-1 (Nhiên liệu) CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 122 Dương Thiệu Tước, Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế BẢNG KÊ CHỨNG TỪ (Tháng 10 năm 2018) Tài khoản 6211-1-chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp NM Sợi-sản xuất Tài khoản đối ứng: 1523-1-Nhiên liệu-Tại công ty Chứng từ Tài khoản Mã Mã Diễn giải Tiền Tỷ giá Ông bà Ngày Số Nợ Có tiền tệ ct 22/10/18 083KNL Xuân (Sợi) Phục vụ sản xuất 6211-12 1523-1 19.080.000 VND 1,0000 NM Sợi - Công ty CP Dệt May Huế PX 25/10/18 Xuân (Sợi) Phục vụ sản xuất 6211-12 1523-1 4.264.436 VND 1,0000 NM Sợi - Công ty CP Dệt May Huế PX 086KNL 25/10/18 Xuân (Sợi) Phục vụ sản xuất 6211-12 1523-1 312.995 VND 1,0000 NM Sợi - Công ty CP Dệt May Huế PX Tổng cộng 31.385.613 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp 52
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Biểu 2.5: Sổ tổng hợp tài khoản 6211-1 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 122 Dương Thiệu Tước, Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN (Tháng 10 năm 2018) Tài khoản 6221-1 Phát sinh Tk đối ứng Tên tài khoản Nợ Có Dư đầu kỳ 1521-1 Nguyên liệu chính - Tại Công ty 56.171.624.253 1522-1 Vật liệu phụ - Tại Công ty 1.750.249.124 1.769.001.903 1523-1 Nhiên liệu Cty 31.385.613 1541-1 Chi phí sản xuất KD dở dang NM Sợi - Sản xuất 56.184.257.087 Tổng phát sinh 57.953.258.990 57.953.258.990 Dư cuối kỳ Ngày tháng năm Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm Sợi và lập Sổ Cái tài khoản 6211-1.  Nhập kho phế liệu thu hồi Trong quá trình sản xuất, bên cạnh những sản phẩm chính hoàn thành nhập kho, quá trìnhTrường sản xuất của nhà máyĐại còn có học phế liệu thuKinh hồi. Phế li ệtếu thu Huếhồi ở đây gồm bông, xơ gầm máy chải, xơ ngắn chải kỹ Phế liệu thu hồi sẽ được nhập lại kho. Phế liệu nhập lại kho là một khoản làm giảm giá thành sản xuất và được kế toán phản ánh như sau: Nợ TK 1522: 1.769.001.903 Có TK 6211-1: 1.769.001.903 SVTH: Tống Thị Diệp 53
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Biểu 2.6: Sổ cái tài khoản 6211-1 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 122 Dương Thiệu Tước, Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế Mẫu số: S05-DN (Ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN (Dùng cho hình thức Nhật ký -Chứng từ) Tài khoản: 6211-1 - Chi phí nguyên liệu, VL trực tiếp NM Sợi-SX Tháng 10 năm 2018 Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với các Trong tháng TK này 152 57.953.258.990 153 154 Cộng số phát sinh Nợ 57.953.258.990 Tổng số phát sinh Có 57.953.258.990 Dư Nợ cuối Dư Có cuối Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Khi có lệnh kết chuyển tính giá thành, phần mềm kế toán sẽ tự động kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm Sợi của Nhà máy Sợi theo định khoản: Nợ TK 1541-1: 57.953.258.990 - 1.769.001.903 = 56.184.257.087 CóTrường TK 6211-1: 56.184.257.087 Đại học Kinh tế Huế 2.2.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty bao gồm: tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Trong đó, tiền lương là một trong những chi phí cơ bản vao gồm lương chính, lương phụ phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. SVTH: Tống Thị Diệp 54
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi a. Chứng từ kế toán sử dụng Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán đã sử dụng chứng từ và sổ sách như: - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Sổ Tổng hợp tài khoản 6221-1 - Sổ Cái tài khoản 6221-1 b. Tài khoản kế toán sử dụng Tài khoản chi tiết 6221 – chi phí nhân công trực tiếp nhà Máy Sợi, được chi tiết thành hai tài khoản: - Tài khoản 6221-1: chi phí nhân công trực tiếp nhà Máy Sợi sản xuất gồm có: tài khoản 6221-11: chi phí nhân công trực tiếp Nhà máy Sợi sản xuất - tiền lương và tài khoản 6221-12: chi phí nhân công trực tiếp Nhà máy Sợi sản xuất - các khoản trích theo lương. - Tài khoản 6221-2: chi chí nhân công trực tiếp nhà Máy Sợi tái chế. Tài khoản chi tiết 6224 – chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp cơ điện phụ trợ, được chi tiết như sau: - Tài khoản 6224-1: chi phí nhân công trực tiếp XN CĐPT – Tiền lương - Tài khoản 6224-2: chi phí nhân công trực tiếp XN CĐPT – Các khoản trích theo lương. KTrườngế toán còn sử dụng Đại các tài kho họcản đối ứ ngKinh như 334, 1541 tế Huế c. Phương pháp hạch toán Hàng ngày, mỗi tổ trưởng hoặc quản đốc phân xưởng tiến hành chấm công cho mỗi công nhân sản xuất trên bảng chấm công. Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công làm việc, nghỉ việc, nghỉ BHXH, để có căn cứ trả lương, BHXH trả thay lương SVTH: Tống Thị Diệp 55
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi cho từng người và là căn cứ để quản lý lao động. Công ty sử dụng hai cách chấm công là chấm công theo thời gian và chấm công theo sản phẩm. Cuối tháng, bảng chấm công được chuyển về cho tổ thống kê ở Nhà máy sợi để ký duyệt và tiến hành lập Bảng thanh toán lương. Sau đó chuyển Bảng thanh toán lương lên cho phòng Tổ chức – Nhân sự kiểm tra, kí duyệt trên cơ sở sản phẩm hoàn thành và đơn giá giao khoán. Bảng thanh toán lương được sau khi được phòng NHân sự duyệt sẽ được chuyển lên cho kế toán tiền lương, kế toán tiền lương căn cứ vào đó lập Uỷ nhiệm chi, sau khi được kế toán trưởng và giám đốc công ty kí xác nhận Uỷ nhiệm chi sẽ được gửi cho Ngân hàng kèm theo Bảng thanh toán lương có mã số ngân hàng của từng công nhân. Cuối cùng kế toán cập nhật số liệu vào máy tính để lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, lập các sổ sách kế toán (Sổ tổng hợp tài khoản 6221, sổ Cái tài khoản 6221). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp 56
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Biểu 2.7: Bảng thanh toán tiền lương TỔ SỢI CON TEX KÍP 1 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 122 Dương Thiệu Tước, Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG (Tháng 10/2018) Họ tên Mã HSTN Lương thời gian Thưởng Thưởng Phụ cấp C3 Tổng cộng Các khoản khấu trừ Thanh số C Tiền HTKH C Tiền Ứng Trích BH toán Nguyễn Thị Bông 367 1,88 27 6.032.630 0 1.085.873 8 893.723 8.639.359 3.000.000 732.257 4.777.102 Trần Thị Mỹ Thuận 574 1,24 25 3.684.230 0 663.161 6 442.107 5.601.046 2.000.000 700.812 2.801.234 Ngô Thị Thiệp 600 1,24 26 3.831.600 0 689.688 8 589.476 5.588.337 2.000.000 457.475 3.029.862 Phan Thanh Tuấn 477 1,32 27 4.235.676 54.000 762.422 8 627.507 6.197.737 2.000.000 700.812 3.391.925 Hà Công Chính 150 1,32 25 3.921.923 50.000 705.422 8 627.507 5.885.545 2.000.000 412.052 3.368.493 Nguyễn Đình Vũ 3573 1,29 25 3.832.788 50.000 689.902 8 613.246 5.721.165 2.000.000 389.340 3.228.825 Trần Thị Vi 789 1,24 25 3.684.230 0 663.161 8 589.476 5.748.415 2.000.000 700.812 2.947.603 Phan Cảnh Phú 3884 0,00 9 1.347.715 0 2 71.308 1.419.023 0 0 1.405.023 TỔNG CỘNG 20 397 60.970.446 518.000 10.341.147 122 9.248.005 89.674.322 30.500.000 7.588.888 49.965.434 Người lập Giám đốc nhà máy (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Tống Thị Diệp 57
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Biểu 2.8: Sổ tổng hợp tài khoản 6221-1 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 122 Dương Thiệu Tước, Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN (Tháng 10 năm 2018) Tài khoản 6221-1 Phát sinh Tk đối ứng Tên tài khoản Nợ Có Dư đầu kỳ 1541-1 Chi phí sản xuất KD dở dang NM Sợi - Sản xuất 3.693.740.823 3341-1 Phải trả công nhân viên – tiền lương tại công ty 3.200.767.789 3382-1 Kinh phí công đoàn tại công ty 42.941.730 3383-11 Bảo hiểm xã hội – BHXH – tại công ty 365.839.003 3384-1 Bảo hiểm y tế - tại công ty 63.287.215 3386-1 Bảo hiểm thất nghiệp – tại Công ty 20.905.086 Tổng phát sinh 3.693.740.823 3.693.740.823 Dư cuối kỳ Ngày tháng năm Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm Sợi theo định khoản sau và lập Sổ Cái tài khoản 6221-1: Nợ TK 6221-1: 3.693.740.823 Có TK 3341-1: 3.200.767.789 Có TK 3382-1: 42.941.730 CóTrường TK 3383-11: 365.839.003 Đại học Kinh tế Huế Có TK 3384-1: 63.287.215 Có TK 3386-1: 20.905.086 SVTH: Tống Thị Diệp 58
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Biểu 2.9: Sổ Cái tài khoản 6221-1 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 122 Dương Thiệu Tước, Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế Mẫu số: S05-DN (Ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN (Dùng cho hình thức Nhật ký -Chứng từ) Tài khoản: 6221-1 - Chi phí nhân công trực tiếp NM Sợi-SX Tháng 10 năm 2018 Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với các TK này Trong tháng 154 334 3.200.767.789 338 492.973.034 Cộng số phát sinh Nợ 3.693.740.823 Tổng số phát sinh Có 3.693.740.823 Dư Nợ cuối Dư Có cuối Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ngoài chi phí nhân công trực tiếp Nhà máy Sợi, còn có chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp cơ điện phụ trợ bao gồm XN CĐPT - Tiền lương và XN CĐPT - Các khoản tríchTrường theo lương cũng Đại thuộc chi học phí của S ợKinhi. tế Huế Khi có lệnh kết chuyển tính giá thành, phần mềm kế toán sẽ tự động kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 1541-1 để tính giá thành sản phẩm Sợi theo định khoản: SVTH: Tống Thị Diệp 59
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Nợ TK 1541-1: 3.836.447.726 Có TK 6221-1: 3.693.740.823 Có TK 6224-1: 123.797.957 Có TK 6224-2: 18.908.946 2.2.4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung Nhà máy Sợi bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu - Chi phí dụng cụ - Chi phí khấu hao - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác Ngoài ra, còn có chi phí về Khối Sợi và chi phí Xí nghiệp cơ điện phụ trợ. a. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán công ty đã sử dụng các chứng từ, sổ sách như: - Hóa đơn giá trị gia tăng - Phiếu nhập kho -TrườngPhiếu xuất kho Đại học Kinh tế Huế - Phiếu chi - Bảng tính khấu hao tài sản - Sổ tổng hợp tài khoản - Sổ Cái tài khoản 6271-1 b. Tài khoản kế toán sử dụng SVTH: Tống Thị Diệp 60
  70. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Tài khoản 6271-1: chi phí sản xuất chung Nhà máy Sợi. Tài khoản này được chi tiết thành tài khoản: - TK 6271-11: chi phí nhân viên phân xưởng - TK 6271-12: chi phí vật liệu Nhà máy Sợi - TK 6271-13: chi phí dụng cụ Nhà máy Sợi - TK 6271-14: chi phí khấu hao Nhà máy Sợi - TK 6271-17: chi phí dịch vụ mua ngoài Nhà máy Sợi - TL 6271-18: chi phí bằng tiền khác. Ngoài ra, còn có các tài khoản 6271-3: chi phí sản xuất chung Khối Sợi bao gồm: TK 6271-311: chi phí nhân viên Khối Sợi – Tiền lương, TK 6271-312: chi phí nhân viên Khối Sợi trích theo lương, TK 6271-38: chi phí bằng tiền khác – Khối Sợi. Tài khoản 6274 – chi phí sản xuất chung Xí nghiệp cơ điện phụ trợ bao gồm: TK 6274-4: chi phí khấu hao XN CĐPT, TK 6274-7: chi phí dịch vụ mua ngoài XN CĐPT, TK 6274-8: chi phí bằng tiền khác XN XĐPT. Kế toán còn sử dụng các tài khoản đối ứng như TK 111, 112, 142, 242, 334, 338, 331, 154, 214 c. Phương pháp hạch toán  Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng nhà Máy Sợi Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm: chi phí tiền lương, thưởng, phụ cấp, lương và các khoản trích theo lương Lương của nhân viên phân xưởng được tính theo lươngTrường thời gian. Đại học Kinh tế Huế Trong tháng, chi phí nhân viên phân xưởng được theo dõi trên Sổ Tổng hợp tài khoản 6271-1.(Xem Biểu 2.10_Sổ Tổng hợp tài khoản 6271-1).  Hạch toán chi phí vật liệu nhà Máy Sợi SVTH: Tống Thị Diệp 61
  71. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Chi phí vật liệu được tính là chi phí sản xuất chung là chi phí nguyên vật liệu gián tiếp dùng chung cho các phân xưởng sản xuất với mục đích là quản lý và phục vụ sản xuất như côn giấy, tôn kẽm, đầu cốt đồng. Trình tự hạch toán cũng tương tự như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thể hiện ở Sổ Tổng hợp tài khoản 6271-1. Nợ TK 6271-12: 22.548 Có TK 1526-1: 22.548  Hạch toán chi phí dụng cụ nhà Máy Sợi Công cụ dụng cụ xuất dùng cho nhu cẩu ở phân xưởng gồm có: dây ni lông, thùng carton, thước đo, dây đai, vòng cao su, giấy chống ẩm, kim, lưỡi dao Các công cụ dụng cụ này được cấp theo nhu cầu thực tế tại mỗi phân xưởng. khi có nhu cầu sử dụng thì phải lập phiếu yêu cầu xuất công cụ, dụng cụ chuyển cho phòng Kinh doanh, tiến hành lập phiếu xuất kho và ghi vào thẻ kho. Căn cứ vào đó, chuyển lên phòng Kế toán để ghi sổ. Đối với dụng cụ xuất nhiều lần thì kế toán tiến hành phân bổ. Trong tháng, chi phí công cụ, dụng cụ phát sinh được theo dõi trên Tổng hợp tài khoản 6271-1 (Xem Biểu 2.10_Sổ Tổng hợp tài khoản 6271-1).  Hạch toán chi phí khấu hao nhà Máy Sợi Hiện nay, mọi TSCĐ của Công ty được quản lý và tính khấu hao theo quy định tại thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý , sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. GiáTrường trị hao mòn TSC ĐạiĐ được học tính theo Kinh phương pháp tế đườ ngHuế thẳng, việc trích khấu hao được thực hiện hàng tháng và chi tiết cho từng TSCĐ. Chi phí khấu hao Nhà máy Sợi được tập hợp từ Bảng tính khấu hao tài sản Nhà máy Sợi tháng 10/2018. Căn cứ vào đó, kế toán tập hợp chi phí khấu hao Nhà máy Sợi tháng 10/2018 theo định khoản: SVTH: Tống Thị Diệp 62