Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

pdf 66 trang thiennha21 19/04/2022 6240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_ba.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o TRIỆU TÒN XAY Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ LIÊM PHÚ, HUYỆN VĂN BÀN,TỈNH LÀO CAI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Khoa: Kinh tế & PTNT Khóa học: 2015 – 2019 THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o TRIỆU TÒN XAY Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ LIÊM PHÚ, HUYỆN VĂN BÀN,TỈNH LÀO CAI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Khoa: Kinh tế & PTNT Khóa học: 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Kiều Thị Thu Hương THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
  3. i LỜI NÓI ĐẦU Sau bốn năm học tập, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đến nay khoá học đã sắp hoàn thành. Được sự nhất trí của Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ”. Trong quá trình thực hiện đề tài, dưới sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn, cùng với sự nỗ lực của bản thân, đến nay đề tài của tôi đã hoàn thành. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo khoa Kinh tế &Phát triển nông thôn, đặc biệt là cô: Kiều Thị Thu Hương đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cũng nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, người dân xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương. Do thời gian, điều kiện nghiên cứu và năng lực của bản thân có hạn, nên đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Triệu Tòn Xay
  4. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA HĐND Hội đồng nhân dân TM-DV Thương mại- dịch vụ KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KH Kế hoạch VHTT Văn hóa thể thao BTC Ban tổ chức UBNN Uỷ ban nhân dân CTĐ Chữ thập đỏ KSNN Kiểm sát nhân dân UB MTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc BHYT Bảo hiểm y tế LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng LLVT Lực lượng vũ trang DVMTR Dịch vụ môi trường rừng NSNN Ngân sách nhà nước TNR Tài nguyên rừng QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
  5. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Bảng sản lượng, cơ cấu các loại cây trồng của xã Liêm Phú giai đoạn 2015-2017 28 Bảng 4.2: Bảng cơ cấu vật nuôi của xã Liêm Phú 29 Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động của xã Liêm Phú 30 Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của địa phương 34 Bảng 4.5: Kết quả công tác quản lý, bảo vệ rừngqua các năm của Xã Liêm Phú 36 Bảng 4.6: Thống kê công cụ, dụng cụ chữa cháy rừng có thể huy động tại xã 37 Bảng 4.8: Thông tin chung của nhóm hộ điều raError! Bookmark not defined. Bảng 4.9: Đặc điểm nhóm hộ điều tra nghiên cứu 38 Bảng 4.10: Diện tích bình quân các loại đất của các HGĐ 39 điều tra phân theo các thôn 39 Bảng 4.11: Diện tích bình quân các loại đất của các HGĐ điều tra phân theo các hộ 40 Bảng 4.12: Tổng thu, chi của nhóm hộ điều tra phân theo thôn 41 Bảng 4.13: Tổng thu, chi của nhóm hộ điều tra phân theo hộ 41 Bảng 4.15:Các hoạt động bảo vệ phát triển rừng mà các hộ gia đình tham gia 42 Bảng 4.16: Kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng năm 2018 43 Bảng 4.17: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý 44 của xã Liêm Phú 44
  6. v DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Sơ đồ thể hiện sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng xã Liêm Phú 45
  7. vi MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu củ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩ trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Khái niệm về rừng 4 2.1.2. Đặc điểm của rừng 4 2.1.3.Phân loại rừng 5 2.1.4. Khái niệm bảo vệ rừng 6 2.1.5. Khái niệm phát triển rừng 6 2.1.6. Vai trò của rừng 6 2.2. Cơ sở thực tiễn 8 2.2.1. Tình hình công tác bảo vệ phát triển rừng trên thế giới 10 2.2.2. Tình hình công tác bảo vệ rừng trong nước 14 2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 18 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 22 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 22 3.3. Nội dung nghiên cứu 22
  8. vii 3.4. Phương pháp nghiên cứu 22 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 22 3.4.2. Phương pháp tổng hợp và sử lý số liệu 23 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 25 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 26 4.2. Thực trạng công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 34 4.3.1. Hiện trạng của các hộ điều tra khảo sát 38 4.3.2. Điều kiện đất đai của các hộ gia đình 39 4.3.3. Điều kiện kinh tế của các hộ gia đình 40 4.3.4. Công tác bảo vệ phát triển rừng của xã 42 4.3.5. Vai trò của các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng xã Liêm Phú 45 4.4. Thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo vệ phát triển rừng của xã Liêm Phú 47 4.4.1. Thuận lợi 47 4.4.2. Khó khăn 48 4.5.2. Giải pháp về quản lý, bảo vệ rừng và phát triển các mô hình sinh kế dựa vào tài nguyên rừng: Error! Bookmark not defined. 4.5.3. Giải pháp cải thiện hệ thống quản lý khai thác gỗ gắn liền với FLEGT(Kế hoạch hành động “Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản”) Error! Bookmark not defined. 4.5.4. Giải pháp về tuyên truyền pháp luật về rừngError! Bookmark not defined. PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54 5.1. Kết luận 54 5.2. Kiến nghị 55
  9. viii TÀI LIỆU THAM THẢO 56
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Rừng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kính tế xã hội của mỗi một quốc gia và của khu vực. Rừng bảo vệ môi trường sống của con người, bảo tồn các nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế thiên tai, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất phát triển, rừng cung cấp các nhu cầu thiếu yếu cho cuộc sống con người, rừng bảo tồn những nét văn hóa truyền thống, lịch sử của các cộng đồng, Đặc biệt rừng cung cấp phần lớn các nhu cầu thiết yếu cho các các cộng đồng dân tộc sống trong rừng, sống gần rừng, sống phụ thuộc vào rừng. Chính vì vậy công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng là một trong những vấn đề đang được Đảng, Nhà Nước và các địa phương quan tâm hàng đầu. Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách về quản lý bảo vệ rừng nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng. Hơn nữa việc quản lý bảo vệ rừng có thành công hay không phụ thuộc vào sự tham gia của các bên liên quan trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của cộng đồng địa phương. Do vậy các chính sách về quản lý bảo vệ rừng đều hướng vào lôi cuốn, tạo điều kiện cho các thành phần tham gia, ưu tiên cho những người dân sống trong rừng, gần rừng và sống phụ thuộc vào rừng. Trong giai đoạn vừa qua, nhờ những thành công trong đổi mới chính sách quản lý bảo vệ rừng, rừng ở nước ta dần dần được phục hồi, độ che phủ tăng lên, môi trường sống được cải thiện, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ổn định và nâng cao đời sống người dân sống trong và gần rừng. Bên cạnh đó chính sách bảo vệ phát triển rừng còn nhiều bất cập, những tác động ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý và bảo vệ rừng vẫn còn. Thực tế này đòi hỏi cần có những nghiên cứu cụ thể, mang tính hệ thống về tác động của các chính sách quản lý bảo vệ rừng đối với người dân.
  11. 2 Mục tiêu của ngành lâm nghiệp được đề cập trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 là: “Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng’’. Xuất phát từ các vấn đề trên, tôi thấy việc“Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” là hết sức quan trọng và cấn thiết, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng hiện nay. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi trong công tác bảo vệ phát triển rừng của xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao công tác bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Đề tài giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
  12. 3 - Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin, xử lý số liệu và viết báo cáo. - Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho địa phương trong quá trình bảo vệ phát triển rừng vào thời gian tới. - Là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bảo vệ phát triển rừng và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Các kết luận của đề tài có thể tham khảo để sử dụng cho việc giảng dạy, học tập trong nhà trường, phục vụ cho công tác nghiên cứu của các đối tượng khác có quan tâm. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nhận thức được những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn xã Liêm Phú. - Là tài liệu tham khảo cho các sinh viên khóa sau có cùng hướng nghiên cứu.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về rừng Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.[10] Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý. Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài. Năm 1974, I.S. Mê lê khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.[10] 2.1.2. Đặc điểm của rừng Rừng có một số đặc điểm như sau:[12] - Thứ nhất, rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó. - Thứ hai, rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng.
  14. 5 - Thứ ba, rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao. Khả năng tự phục hồi giúp rừng chống lại những thay đổi nhất định. - Thứ tư, rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác. - Thứ năm, sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng. - Thứ sáu, rừng có phân bố địa lý theo vùng miền, địa phương. Các vùng miền, địa phương có điều kiện khác nhau có kiểu rừng khác nhau, hệ sinh thái rừng cũng có những đặc trưng riêng theo vùng miền. 2.1.3.Phân loại rừng * Phân loại rừng theo mục đích sử dụng gồm có ba loại :[5] - Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường. - Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường. - Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường. * Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành có rừng tự nhiên và rừng trồng :[12] - Rừng tự nhiên gồm có rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng phục hồi và rừng sau khai thác.
  15. 6 - Rừng trồng bao gồm rừng trồng mới trên đất chưa có rừng, rừng trồng lại sau khi khái thác rừng trồng đã có và rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khái thác. 2.1.4. Khái niệm bảo vệ rừng - Bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn, phát triển hệ sinh thái rừng hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái.[1] * Theo tác giả Nguyễn Huy Dũng (2002) cho rằng bảo vệ rừng bao gồm các hoạt động sau: - Thứ nhất, phải thực hiện tốt công tác tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản; xuất nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng; săn bắn động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật. - Thứ hai, cần thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng, trừ sâu bệnh hại cho cây rừng. - Thứ ba, hàng năm thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng. 2.1.5. Khái niệm phát triển rừng - Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.[2] 2.1.6. Vai trò của rừng  Vai trò kinh tế- xã hội
  16. 7 Kinh tế: Rừng cung cấp một sản lượng lớn lâm sản phục vụ nhu cầu của con người từ các loại gỗ, tre, nứa các nhà kinh doanh thiết kế tạo ra hàng trăm mặt hàng đa dạng và phong phú như: Trang sức, mỹ nghệ, dụng cụ lao động cho tới nhà ở hay đồ dùng gia đình hiện đại. Lâm sản ngoài gỗ: Rừng là nguồn dược liệu vô giá, không chỉ khai thác để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe mà còn có giá trị thương mại vô cùng to lớn. Ngày nay, nhiều quốc gia đã phát triển ngành khoa học “Dược liệu rừng” nhằm khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn dược liệu vô cùng phong phú của rừng và tìm kiếm các phương thuốc chữa bệnh nan y, góp phần phát triển nền kinh tế. Không chỉ vậy, rừng còn là nơi cư trú của rất nhiều loài động vật. Động vật rừng là nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là một dịch vụ của rừng cần sử dụng một cách bền vững. Nhiều dự án phát triển du lịch sinh thái được hình thành gắn liền với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng có cảnh quan đặc biệt. Du lịch sinh thái không chỉ phục vụ nhu cầu về mặt tinh thần mà còn tăng thêm thu nhập cho dân địa phương. Xã hội: Cùng với rừng, người dân được nhà nước hỗ trợ đất sản xuất rừng, vốn, các biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để tạo nguồn thu nhập cho người dân. Giúp người dân thấy được lợi ích của rừng, gắn bó và có tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Từ đó người dân sẽ ổn định nơi ở sinh sống.  Vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường sống: - Khí hậu: Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch. Đặc biệt là vai trò hết sức quan trọng của rừng trong việc duy trì chu trình carbon trên trái đất mà
  17. 8 nhờ đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tích trữ lượng lớn carbon trong khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái rừng có vai trò đáng kể trong việc chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu và ổn định khí hậu. - Đất đai: Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn nạn bào mòn, rửa trôi nhất là trên đồi núi dốc thì tác dụng ấy có hiệu quả lớn nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ, mối quan hệ qua lại: Rừng tốt thì đất tốt và ngược lại. - Nước: Rừng làm sạch và điều tiết nước, điều hòa dòng chảy bề mặt chuyển nó vào tầng nước ngầm. Phòng chống lũ lụt, hạn chế lắng đọng dòng sông, lòng hồ, điều hòa dòng chảy của các con sông, con suối. Rừng có vai trò rất lớn trong việc chống cát di động ven biển, ngăn chặn sự xâm mặn của biển che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, 2.2. Cơ sở thực tiễn Quản lý bảo vệ rừng là lĩnh vực tương đối rộng với những biện pháp kĩ thuật khác nhau tác động từ nhiều phía lên hệ sinh thái rừng nhằm tạo điều kiện cho rừng phát triển một cách tốt nhất, năng suất và chất lượng cao nhất. Với đặc điểm của nước ta diện tích đồi núi chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên và cũng là nơi sinh sống của hầu hết các dân tộc ít người. Vùng miền núi đất sản xuất Nông nghiệp ít, lương thực làm ra hàng năm chưa đủ phục vụ cho dân do thâm canh lạc hậu, sản xuất chủ yếu mang tính tự cung tự cấp và còn phụ thuộc vào thiên nhiên, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, trình độ dân trí thấp cộng thêm phong tục tập quán du canh du cư dẫn đến việc đốt phá rừng bừa bãi để làm nương rẫy người dân lợi dụng triệt để vào rừng để khai thác
  18. 9 lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng làm diện tích rừng bị suy giảm, chất lượng rừng kém. Với những vị trí quan trọng của miền núi. Đảng và Nhà nước đã quan tâm xây dựng, phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành lâm nghiệp, đề ra chủ trương chính sách quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn mức thấp nhất nạn phá rừng, khai thác trái phép. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách bao gồm nhiều văn kiện, nghị định, thông tư mang pháp chế về công tác quản lý bảo vệ rừng, xây dựng và phát triển rừng của Ban lâm nghiệp nói riêng và các ngành liên quan nói chung. Những văn bản quy phạm pháp luật thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với ngành lâm nghiệp. Trong công tác bảo vệ xây dựng vốn rừng, tái sinh, trồng lại rừng. Cụ thể:[2] Nghị định số: 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Nghị định số: 119/2006/NĐ-CP, ngày 16/10/2006 của Chính phủ Về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm. Quyết định số: 186/2006/QĐ-TTg ngày 16/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quy chế quản lý rừng. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 325/TB- VPCP ngày 11/11/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án: Quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2010 - 2015. Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng .
  19. 10 Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/09/2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ. Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 về quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. Nghị đinh 159//2007/NĐ-CP về xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Nghị định số 39/CP, ngày 18/05/1994 của Chính phủ quy định về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của kiểm lâm. Nghị định 22/CP của chính phủ ban hành ban quy định về PCCCR. Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng. Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-LN ngày 02/02/2004 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác. Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 2.2.1. Tình hình công tác bảo vệ phát triển rừng trên thế giới Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều chương trình dự án nhằm bảo vệ phát triển rừng rất thành công, ví dụ như một số nước tiêu biểu sau: * Ấn Độ: Trong những năm 1920, các nhà chức trách thuộc địa tại ấn độ đã thử đưa ra các hệ thống quản lý rừng địa phương mới. Tại bang Uttar Pradesh, người ta đã thành lập các “hội đồng rừng” địa phương đặc biệt (van panchayat) nhằm mục đích tạo ra một lớp đệm giữa rừng của nhà nước và dân
  20. 11 làng địa phương. Hội đồng này có quyền đưa ra những quy tắc giải quyết các vấn đề sử dụng rừng chung của địa phương dựa trên những luật lệ được chính phủ ban hành.[11] Sau đó với sự hỗ trợ của những nhà tài trợ trong và ngoài nước, nhiều chính phủ ở các bang ở Ấn Độ đã bắt đầu xúc tiến các kế hoạch xây dựng lâm nghiệp xã hội thông qua những kế hoạch quản lý tài nguyên rừng công cộng. Và Ấn Độ trở thành một trong những nước đầu tiên thử nghiệm “lâm nghiệp xã hội” trong những năm 1970, tuy nhiên mục tiêu là không để cho người dân kiểm soát quá lớn nguồn tài nguyên rừng. Thay vào đó, lâm nghiệp xã hội tập trung vào việc thiết lập rừng cho cộng đồng sử dụng trên đất chưa có rừng để giải phóng những khu rừng hiện có cho khai thác thương mại. Tuy nhiên, với việc thử nghiệm lâm nghiệp xã hội khá sớm đã dẫn đến các cuộc xung đột ngày càng tăng giữa các cơ quan lâm nghiệp và người dân địa phương, khiến chính phủ phải đưa ra một chính sách mới nhấn mạnh việc quản lý rừng cho bảo tồn và nhu cầu của người dân. Điều này dẫn đến sự ra đời của chương trình quản lý rừng có sự tham gia (JFM), đây là chương trình nổi tiếng nhất trên toàn cầu được biết đến với hệ thống quản lý rừng dựa trên sự chia sẻ trách nhiệm và lợi ích giữa nhà nước và người dân địa phương. [7] Việc sửa đổi hiến pháp 73 và đạo luật 1992 cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó phân cấp những quyền hạn khác nhau liên quan đến việc thực thi những kế hoạch phát triển kinh tế và công bằng xã hội cho các tổ chức (PRIs), hoặc những hội đồng làng, những tổ chức mà có chức năng ở huyện, khối hay ở thôn. Ở đây có hình thức quản lý rừng theo nhóm người sử dụng gọi là CFUG Ghorlas, CFUG đại diện cho một loạt các nhóm xã hội mà chủ yếu là những người có cuộc sống gắn bó với sản xuất nông nghiệp. Các chính sách lâm nghiệp (1998) cũng đã hỗ trợ nhiều cho sự tham gia của cộng đồng vào lâm nghiệp tại Ấn Độ.
  21. 12 Ở bang Andhra Pradesh, Ấn Độ hơn 250 tổ chức phi chính phủ đã chính thức tham gia vào việc thực hiện Doanh nghiệp Quản lý rừng và đã cải thiện được sự giao tiếp giữa chính phủ và người dân địa phương. Chương trình Lâm nghiệp cộng đồng ở Andhra Pradesh, xuất hiện khá thuận lợi với sự giám sát được thực hiện bởi một số uỷ ban bao gồm kiểm lâm, tổ chức phi chính phủ, người đứng đầu các panchayat và hiệu trưởng các trường làng.[7] * Philippin: Quản lý rừng cộng đồng (CBFM) được coi là chiến lược chính của quản lý rừng ở Philipin. Nhận thức rằng người dân ở vùng cao có thể là đối tác trong việc quản lý rừng, chính phủ đã chuyển hướng chiến lược của mình sang hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng. CBFM phát triển từ các chương trình định hướng người dân trước đó vào những năm 1970 như các phòng quản lý rừng (FOM), gia đình tiếp cận phục hồi rừng (FAR) được kết hợp dưới sự hợp nhất của chương trình lâm nghiệp xã hội (ISFP) thông qua các văn bản ban hành, các chỉ thị của tổng thống Marcos vào năm 1982. Sau đó có các chương trình tương tự được khởi xướng bởi chính phủ để thúc đẩy sự tham gia của người dân địa phương vào việc phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. CBFM nhằm thúc đẩy trao quyền cho người dân, quản lý rừng bền vững, lành mạnh và cân bằng sinh thái, và công nhận quyền của người dân bản địa đối với những những khu vực của tổ tiên của họ. Quyền sử dụng được thể hiện trong thoả thuận quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFMA), mà phục vụ như sự bảo lãnh cho cộng đồng để tiếp cận và quản lý rừng trong 25 năm và gia hạn thêm 25 năm nữa (Pulhin 2003) .[7] * Thái lan: Vào cuối những năm 1990, kế hoạch phát triển quốc gia của Thái lan đã kêu gọi sự tham gia của người dân địa phương trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên. Chính phủ Thái Lan đã chuyển mục tiêu quản lý rừng của mình từ tập trung sản xuất nhỏ hẹp đến cân bằng giữa bảo tồn, phục hồi chức năng
  22. 13 và sản xuất bao gồm cả sự phát triển sinh kế địa phương. “Hiến pháp của người dân” được ban hành vào năm 1997 của Thái lan đưa đến cho cộng đồng quyền quản lý và duy trì sự sử dụng tài nguyên bền vững. Tuy nhiên theo Kaewmahanin và Fisher thì xuất hiện nhiều xung đột giữa cán bộ lâm nghiệp và người dân địa phương, họ đổ lỗi cho nạn phá rừng là do người dân địa phương thay vì làm việc với cộng đồng để tìm ra các giải pháp khắc phục. Cục Lâm nghiệp Hoàng gia đề xuất dự thảo đầu tiên về dự luật lâm nghiệp cộng đồng, trong đó phần lớn là một bộ quy tắc và quy định để cho phép người dân địa phương tham gia trong đề án tái trồng rừng của chính phủ (Makarabhirom 2000). Cộng đồng rừng ngập mặn Pred Nai được xem như một trường hợp nghiên cứu để minh họa cho khả năng tham gia của người dân trong lâm nghiệp, các làng Pred Nai đã thành công trong việc ngăn chặn việc đốn gỗ và tiến hành tham gia các hoạt động như trồng cây. Những tác động ngay lập tức bao gồm việc cải thiện sinh kế và điều kiện của các hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngoài ra còn là xúc tác cho phong trào quản lý dựa vào cộng đồng ở Thái Lan.[7] * Trung quốc Chính phủ Trung Quốc hiện đang triển khai chương trình phục hồi rừng lớn nhất thế giới, diện tích đất canh tác ở những khu vực có độ dốc lớn được chuyển thành đất rừng, có hàng nghìn hộ được trợ cấp để thực hiện chương trình này. Nhà nước phát huy quyền tự chủ và sự tham gia của địa phương trong khi thực hiện chương trình, các chính sách về lâm nghiệp có sự thay đổi, cộng đồng địa phương và chính quyền cơ sở được gia tăng về quyền lực trong việc ra quyết định về quản lý và sử dụng rừng. Mặc dù vậy, hiệu quả về kinh tế, xã hội của chương trình là chưa cụ thể, rõ ràng, sinh kế của người dân chưa được cải thiện, nhưng chính sách đã giúp cho diện tích rừng được tăng lên, các giá trị của rừng được cải thiện. Điều đó cho thấy các chính sách về lâm nghiệp tiếp cận từ dưới lên thường có hiệu quả tích cực, đặc biệt ở những
  23. 14 vùng đồng bào dân tộc thiểu số.(Jun He (2014),Governing forest restoration: Local case studies of sloping land conversion program in Southwest China (Quản trị phục hồi rừng): Governing forest restoration: Nghiên cứu điểm địa phương về chương trình bảo vệ đất dốc ở Đông Nam Trung Quốc (sloping land conversion program in Southwest China). Forest Policy and Economics 46 (2014). * Indonesia Indonesia là một trong những quốc gia vượt trội về thương mại lâm sản trong khối Asian, đã ban hành hệ thống cấp giấy chứng nhận gỗ hợp pháp cấp quốc gia, có cơ chế cho vay lãi suất thấp cho các hoạt động phát triển rừng của cộng đồng, rừng thôn bản, rừng tư nhân, doanh nghiệp chế biến. 2.2.2. Tình hình công tác bảo vệ rừng trong nước Ở nước ta đã có rất nhiều các chương trình dự an, chính sách của các cá nhân, tổ chức và nhà nước để nâng cao công tác bảo vệ phát triển rừng ví dụ như sau: Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Xuân Phương cùng với các tác giả khác năm 2003 và kết quả nghiên cứu điểm hiện nay tại tỉnh Sơn La đã cho thấy hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng làng bản và các tổ trong bản ở một số địa phương đã được giao đất giao rừng lâu dài, được cấp sổ đỏ và được quyền hưởng lợi. Kết quả đã chỉ ra rằng các đối tượng trên đều thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển rừng. Không có biểu hiện nào cho thấy cộng đồng, nhóm hộ yếu kém trong việc quản lý, thậm chí rừng còn được khôi phục và bảo vệ tốt hơn rừng của hộ gia đình như tại bản Nà Ngà của xã Chiên Hặc.[6] Về vấn đề xây dựng quy ước bảo vệ rừng thì Đỗ Đình Sâm, Hoàng Liên Sơn và Lê Quang Sơn trong nghiên cứu của mình về “Forest governance in VietNam” đã chỉ ra rằng, từ năm 2000 các cộng đồng người dân địa phương đã được khuyến khích lập hương ước quản lý bảo vệ của cộng đồng được chi
  24. 15 cục hoặc cơ quan lâm nghiệp công nhận. Trong tỉnh Lai Châu có 1.791 ngôi làng của 145 xã có quy ước, và ở tỉnh Sơn La, Hòa Bình có 339 và 1.566 quy ước, tương ứng. Những quy ước được xây dựng dựa theo phong tục và truyền thống quản lý và bảo vệ rừng, đồng thời được sửa đổi và phát triển để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn hiện nay. Các mô hình quản lý đã chứng minh là có hiệu quả, được công nhận và được áp dụng rộng rãi. Các mô hình không chỉ củng cố vai trò của người dân trong quản lý và bảo vệ rừng, mà còn là củng cố vai trò của của phụ nữ .[8] Bên cạnh đó Jean-Christophe Castellaa, Stanislas Boissaua, Nguyễn Hải Thanh và Paul Novosad đã có nghiên cứu về ảnh hưởng của việc giao đất giao rừng ở một số tỉnh miền núi Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra quá trình hình thành việc giao rừng và ảnh hưởng của việc giao rừng đến hệ thống sinh kế định canh định cư, đến sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế. Từ đó rút ra bài học cho các can thiệp đến sự phát triển cũng như tác động của các chính sách.[9] Theo nghiên cứu của Vũ Hoài Minh và Dr. Hans Warfving tại Nghệ An cho thấy tại đây mô hình quản lý rừng có sự tham gia của người dân đã xuất hiện rất sớm và đã thu được một số kết quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Năm 1992 hạt kiểm lâm đã thực hiện giao 300 ha rừng tự nhiên cho cộng đồng thôn Thạch Dương, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Sau khi nhận rừng thôn đã tổ chức quản lý bảo vệ, người dân khi tham gia quản lý bảo vệ được trả công bằng thóc. Và đến năm 1998 đã tiến hành khai thác và bán ra thị trường, số tiền thu được ngoài việc chia cho các hộ gia đình trong thôn khoảng 40 đến 50 triệu đồng, còn lại để làm quỹ thôn. Cũng trong nghiên cứu này, làng Khe Ngầu thuộc xã 18 Thạch Dương, huyện Tương Dương đã được giao 276 ha rừng tự nhiên vào năm 1995 để quản lý bảo vệ. Người dân còn được một số tổ chức hỗ trợ về cây, con giống và tiền mặt để phát triển sản
  25. 16 xuất. Trong thỏa thuận cộng đồng phải quản lý bảo vệ 120 ha rừng lá rộng thường xanh và xúc tiến tái sinh trên 50 ha.[5] Theo báo cáo của Phạm Thanh Lâm, Chi cục trưởng kiểm lâm Quảng Nam về kết quả và thực trạng giao rừng cho người dân tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam cho thấy, hiện nay tại Quảng Nam diện tích rừng do cộng đồng dân cư thôn quản lý là 160.540 ha, chiếm 24,06%. Cộng đồng dân cư thôn hầu như chưa nắm cụ thể được ranh giới, diện tích đất lâm nghiệp được giao, rừng và đất rừng giao cho cộng động chỉ mới dừng lại trên quyết định, chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng rừng. Việc hưởng lợi sản phẩm từ rừng đối với từng hộ gia đình chưa thể hiện rõ ràng nên người dân vẫn chưa thấy được rừng đó thực sự là của mình, nên công tác quản lý bảo vệ chưa đạt được kết quả cao. Tình trạng khai thác, vân chuyển lâm sản trái phép, phát rừng làm rẫy trên diện tích đất rừng đã giao cho cộng đồng quản lý vẫn diễn ra.[4] Theo báo cáo của Khổng Trung, sở NN và PTNT tỉnh Quảng Trị về công tác giao rừng tự nhiên đến hộ gia đình và cộng đồng tại Quảng Trị cho thấy, từ năm 2005 đến năm 2010 Quảng Trị đã tổ chức giao 4.615,2 ha rừng cho cộng đồng và hộ gia đình, trong đó gia cho 31 cộng đồng với diện tích là 4.194,3 ha. Và theo Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện giao rừng tự nhiên thí điểm tại Huyện Hướng Hoá và Đakrông của Chi cục kiểm lâm Quảng Trị năm 2008 thì huyện Hướng Hoá đã giao 187,9ha và huyện Đakrông đã giao 1.318,5ha cho cộng đồng quản lý bảo vệ rừng. Đối tượng rừng giao là rừng phòng hộ ít xung yếu, giao cho các đồng bào dân tộc ít người như Vân Kiều, Pako. Qua thực hiện giao thí điểm rừng tự nhiên cho cộng đồng và hộ gia đình ở 2 huyện bước đầu đã đạt được một số kết quả như là hạn chế được các vụ vi phạm tài nguyên rừng, rừng được phục hồi và phát triển tốt, đồng thời tạo được động lực phát triển kinh tế cho người dân. Tuy nhiên còn một số hạn chế là nghiệp vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng của người dân chưa cao, đặc
  26. 17 biệt là việc đầu tư làm giàu rừng của cộng đồng và hộ gia đình chưa được quan tâm.[11] Về việc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thì theo Khổng Trung, với sự hỗ trợ của dự án, 11 cộng đồng thuộc các xã A Vao, Tà Long, Pa Nang, Đakrông, A Ngo, Húc của Quảng Trị đã xây dựng được kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, được UBND xã phê duyệt, song việc thực hiện kế hoạch đó vẫn chưa được triển khai.[4] Một thực tế là không chỉ riêng ở Quảng Trị mà hiện nay rất nhiều cộng đồng ở các tỉnh trên cả nước hoặc là không xây dựng kế hoạch quản lý rừng sau khi giao hoặc là có kế hoạch nhưng việc triển khai thực hiện chưa có hiệu quả. Đã có nhiều nghiên cứu về việc lập kế hoạch quản lý rừng sau khi giao, trong đó phải kể đến đề tài của Bảo Huy về “Xây dựng mô hình quản lý rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số J Rai và Bahnar ở tỉnh Gia Lai”, để tài đã tiến hành xây dựng tài liệu hướng dẫn: “ Lập kế hoạch quản lý rừng dựa vào cộng đồng”. Hướng dẫn này có hệ thống theo tiến trình, dưới dạng các cộng cụ để lập kế hoạch để kinh doanh rừng dựa vào cộng đồng sau khi giao đất giao rừng. Các phương pháp điều tra và lập kế hoạch quản lý rừng được giới thiệu là đơn giản, tạo điều kiện để người dân có khả năng tham gia, có tính thực tiễn và như là một tài liệu cụ thể hóa các quy phạm lâm sinh hiện hành cho phù hợp với điều kiện quản lý rừng của các người dân dân tộc thiểu số.[3] Ngoài ra Chi cục kiểm lâm Đắc Lắc cũng xây dựng tài liệu hướng dẫn quản lý rừng có sự tham gia của người dân. Nội dung của tài liệu đề cập đến quá trình xây dựng quy chế bảo vệ và phát triển rừng, lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, xây dựng hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với rừng của người dân. Trong từng quá trình đó, tài liệu cũng chú ý mô tả vai trò của các bên liên quan.[3]
  27. 18 2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Nhiều nghiên cứu nước ngoài đã nghiên cứu và triển khai nhiều chương trình dự án về bảo vệ phát triển rừng như: chính phủ Trung Quốc hiện đang triển khai chương trình phục hồi rừng lớn nhất thế giới, diện tích đất canh tác ở những khu vực có độ dốc lớn được chuyển thành đất rừng, có hàng nghìn hộ được trợ cấp để thực hiện chương trình này. Nhà nước phát huy quyền tự chủ và sự tham gia của địa phương trong khi thực hiện chương trình, các chính sách về lâm nghiệp có sự thay đổi, cộng đồng địa phương và chính quyền cơ sở được gia tăng về quyền lực trong việc ra quyết định về quản lý và sử dụng rừng. Mặc dù vậy, hiệu quả về kinh tế, xã hội của chương trình là chưa cụ thể, rõ ràng, sinh kế của người dân chưa được cải thiện, nhưng chính sách đã giúp cho diện tích rừng được tăng lên, các giá trị của rừng được cải thiện. Nhiều nghiên cứu như: Mr J. I. Elorrieta [2002] về “Biện pháp trồng rừng trong chương trình phát triển nông thôn ở Navarra”, Nuchanata Mungkung (2012) về “Phân tích kinh tế lượng đối với chương trình bảo vệ nguồn tài nguyên rừng ở vùng đầu nguồn Mae Salong ở Thái Lan”. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu cơ chế chính sách, kinh nghiệm và các giải pháp quản lý sử dụng rừng bền vững có sự tham gia của cộng đồng địa phương như nhóm dân tộc thiểu số, nhóm sử dụng rừng, lâm nghiệp cộng đồng, Quyền sở hữu/quyền sử dụng rừng và đất rừng, trao quyền ra quyết định cho người dân, bình đẳng giới trong quản lý sử dụng rừng, các nghiên cứu này đã chỉ ra những mặt tích cực, những tồn tại hạn chế cũng như là thách thức trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng. Đối với các nghiên cứu trong nước như: Báo cáo “Đánh giá thực hiện 10 năm thực hiện Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004” trong khuôn khổ hỗ trợ của Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP) đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, bất cập của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng cụ thể như sau: Luật
  28. 19 bảo vệ và phát triển rừng vẫn mang tính định hướng, tạo ra một lĩnh vực pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đa tầng, cồng kềnh, có không ít mâu thuẫn và chồng chéo, tính minh bạch, tính khả thi chưa cao thể hiện chưa làm rõ cơ chế thực hiện các quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu rừng tự nhiên và cơ chế thực hiện các quyền của chủ rừng, các quy định về khai thác rừng chưa tạo điều kiện phát huy tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của chủ rừng; cơ chế chính sách hưởng lợi còn nhiều bất cập, thiếu chính sách khuyến khích phát triển công bằng và thương mại lâm sản; cơ chế, chính sách đầu tư, tín dụng, tài chính còn bất cập chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất lâm nghiệp. Trong cuốn “Phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hóa – Tổng quan kết quả nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam” đã chỉ ra tác một số tồn tại trong chính sách và việc thực thi chính cách quản lý bảo vệ rừng, cụ thể như sau: việc xử lý vi phạm pháp luật về rừng, đất đai khó khăn, thường kéo dài. Công tác bảo vệ rừng chưa tiến hành một cách toàn diện, cấp chính quyền địa phương chưa có các giải pháp hữu hiệu đối với công tác bảo vệ rừng, đầu tư cho lâm nghiệp thấp lại dàn trải; vốn ngân sách đầu tư cho chương trình giống lâm nghiệp ở các địa phương thiếu, một số địa phương không đầu tư bổ sung nên kết quả thực hiện dự án còn bị hạn chế; hệ thống nhân giống và dịch vụ giống còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất. Trong báo cáo “Đánh giá các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến công tác quản lý các khu rừng đặc dụng tại Việt Nam”trong khuôn khổ dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên đã chỉ ra rằng: Các nhóm dân tộc khác nhau, mang những đặc trưng văn hóa khác nhau, có những nhận thức và phản ứng với chính sách phân quyền cũng khác nhau. Việc thực hiện chính sách giao đât giao rừng đã mang lại một số tác động tích cực, nhiều chương trình, dự án đi kèm theo chính sách này đã giúp đỡ, hỗ trợ người dân địa phương, và nhận thức của người dân về sự cần thiết
  29. 20 phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng được nâng lên. Tuy nhiên các chính sách này vẫn chưa đạt được những mục đích chính của chúng: quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng tốt hơn. Trong báo cáo “Đánh giá các chính sách có liên quan đến quản lý rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình ở vùng miền núi Bắc Bộ” của Viện nghiên cứu Lâm nghiệp nhiệt đới (2011), chỉ ra những bất cập, thiếu minh bạch của các chính sách chủ yếu có liên quan đến quan đến quản lý rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình làm cản trở động lực của người dân tham gia BV&PTR tự nhiên. Bài viết “Tác động của chính sách, pháp luật đến quản lý tài nguyên rừng công bằng và bền vững” đã phân tích, bình luận để có cái nhìn toàn diện về quản lý tài nguyên rừng công bằng và bền vững. Việc phân tích được tiến hành từ hai cả hai phương diện: xây dựng chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, với hai cấp độ: cấp quốc gia và cấp địa phương; theo hai chiều hướng: tác động tích cực và tác động tiêu cực đến quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả phân tích chỉ ra rằng vẫn còn một số những rào cản liên quan đến quản lý rừng công bằng và bền vững như việc chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng rừng; việc chậm ban hành các quy định về phương pháp và cách thức định giá rừng, giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn bản, chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan, song những phát hiện chính nêu trên cho thấy quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động rất mạnh của chính sách và pháp luật. Nhìn chung các nghiên cứu đã thực hiện, kể cả trong nước và ngoài nước, đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến đề tài như: Hệ thống chính sách bảo vệ và phát triển rừng; Kinh nghiệm quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng; Sự tham gia của cộng đồng đia phương trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng; Quyền sở hữu/quyền sử dụng rừng và đất rừng; Chia sẻ lợi ích trong quản lý tài nguyên rừng. Một số nghiên cứu tập
  30. 21 trung vào nghiên cứu phân tích hệ thống chính sách bảo vệ và phát triển rừng về sự thay đổi trong phân loại và quy hoạch rừng, quy chế quản lý các loại rừng, quyền sở hữu/quyền sử dụng rừng và đất rừng, hỗ trợ trong bảo vệ và phát triển rừng, chia sẻ lợi ích, Đồng thời các nghiên cứu này cũng phân tích và chỉ ra những tồn tại hạn chế liên quan đến các lĩnh vực trên. Một số nghiên cứu còn lại tập trung nghiên cứu ảnh hưởng, tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng. Các nghiên cứu này đã chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương, của khu vực và trên phạm vi toàn quốc. Xuất phát từ thực tiễn trên việc “ Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ” là rất cần thiết.
  31. 22 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu tình trạng công tác bảo vệ phát triển rừng và giải pháp bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Thời gian nghiên cứu: Từ 23/8/2018 đến 25/12/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng công tác bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn xã Liêm Phú. - Phân tích các thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ phát triển rừng của xã Liêm Phú. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn xã Liêm Phú. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Các tài liệu sẵn có được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các văn bản báo cáo của địa bàn nghiên cứu, công trình nghiên cứu, liên quan đến công tác bảo vệ phát triển rừng.
  32. 23 3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Quan sát trực tiếp: Quan sát tình hình thực tế của địa phương để thu thập những thông tin về công tác bảo vệ phát triển rừng để từ đó đánh giá được thực trạng và đưa ra được những giải pháp phù hợp. - Phỏng vấn các hộ dân bằng phiếu điều tra đã được lập sẵn về thông tin chung của các hộ, các thông tin liên quan đến công tác bảo vệ phát triển rừng của người dân. - Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm Phụ trách công tác bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn nghiên cứu. 3.4.1.3. Phương pháp điều tra chọn mẫu * Chọn điểm nghiên cứu Chọn ngẫu nhiên 60 hộ dân trong 3 thôn của xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 3.4.2. Phương pháp tổng hợp và sử lý số liệu Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu. Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu trên Excel. 3.4.3. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp này để phân tích các số liệu thu nhập được sau đó biểu diễn số liệu đó trên các bảng biểu đồ để phân tích đánh giá tình hình thực tiễn. 3.4.3.1. Phương pháp phân tích SWOT Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn. 3.4.3.2. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp mô tả toàn bộ thực trạng công tác bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn xã. Thông qua đó đánh giá, phân tích và đề ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao công tác bảo vệ phát triển rừng.
  33. 24 3.4.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu - Tổng diện tích rừng tự nhiên hiện có + Rừng phòng hộ + Rừng đặc dụng + Rừng sản xuất - Số vụ cháy rừng, chặt phá rừng. - Số gỗ tịch thu được, số tiền thu phạt nộp Ngân sách Nhà nước. - Số vụ vi phạm săn, bắn, bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép, khai thác lâm sản không đúng theo quy định của pháp luật. - Số diện tích rừng bị cháy. - Diện tích rừng được trồng mới. - Các chỉ tiêu về thu nhập của hộ gia đình và tỷ lệ % đóng góp từ rừng. - Chỉ tiêu về các thành phần tham gia bảo vệ phát triển rừng
  34. 25 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Liêm Phú là xã vùng núi cao ở phía Đông Nam của huyện Văn Bàn, cách Trung Tâm huyện Văn Bàn 15 km với diện tích rừng tự nhiên là 6.801,17 ha chiếm 4,3% diện tích tự nhiên toàn huyện. Xã có tọa độ địa lý như sau: Từ 21º59´00˝đến 22°7´09˝ vĩ độ Bắc. Từ 104º23´10˝đến 104°27´54˝ kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp xã Chiềng Ken. - Phía Nam giáp huyện Văn Yên Tỉnh Yên Bái. - Phía Tây giáp xã Khánh Yên Hạ. - Phía Đông giáp xã Nậm Tha 4.1.1.2. Địa hình Địa hình xã Liêm Phú là đồi núi xen kẽ các thung lũng, bồn địa, hệ thống khe suối đan xen, mức độ chia cắt mạnh. Độ cao từ 500 m - 1.500 m (cao nhất là đỉnh núi giáp Yên Bái, Nậm Tha 2.212 m, thấp nhất là suối Nhù 168 m, nhìn chung địa hình nghiêng dần theo hướng Nam - Tây Nam xuống Bắc - Đông Bắc. 4.1.1.3.Khí hậu Liêm Phú nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có 2 mùa, mùa Hè nóng ẩm, mùa Đông khô lạnh với độ cao trung bình so với mực nước biển là 500m nên thuận lợi cho việc trồng trọt nhiều loại cây nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Chế độ gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí lạnh và
  35. 26 gió mùa Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông, tạo ra các trận mưa lớn về mùa Hè. 4.1.1.4. Thủy văn Mạng lưới khe suối của xã chỉ gồm các suối lớn chảy qua như: Suối Nậm Qua, suối Nhù các khe suối nhỏ mật độ tương đối lớn phân bố dọc theo xã và các khu dân cư là nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã. 4.1.1.5. Tài nguyên Tài nguyên rừng: Xã có tổng diện tích tự nhiên 6.801,17 ha; diện tích rừng tự nhiên lớn, với nhiều loại động, thực vật quý hiếm sinh sống, có nhiều hệ thống sông, suối lớn nhỏ chảy qua địa bàn xã, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, các khu công nhiệp nhỏ và đặc biệt là phát triển tiềm năng du lịch sinh thái. 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế Trồng trọt trong năm 2017 * Tổng sản lượng lương thực có hạt: KH giao 3.547 tấn; thực hiện 3.576 tấn, đạt 100,8% KH trong đó: - Diện tích lúa nước: + KH giao 555 ha, thực hiện 555 ha, đạt 100% KH, đạt 100% so với NQ HĐND, đạt 101,8% so với cùng kỳ. + Sản lượng đạt 3.043 tấn, đạt 101% so KH; đạt 101% so NQ HĐND; đạt 98,03% so với cùng kỳ. - Diện tích cây ngô: KH giao 130 ha/năm, thực hiện 130 ha đạt 100% KH; đạt 100% NQ HĐND; đạt 108,3 % so với cùng kỳ; Sản lượng đạt 533 tấn đạt 100% so KH; đạt 100% so với NQ HĐND; đạt 118,4% so với cùng kỳ. - Đậu tương:
  36. 27 + KH giao 15 ha, thực hiện 15 ha, đạt 100% KH; đạt 100% so với NQ HĐND, đạt 75% so với cùng kỳ. + Sản lượng đạt 18,4 tấn, đạt 100% KH; đạt 100 % so với NQ HĐND; đạt 75,1 % so với cùng kỳ. - Lạc vỏ: + KH giao 15 ha, thực hiện 15 ha đạt 100% KH; đạt 100% so với NQ HĐND, đạt 100% so với cùng kỳ. + Sản lượng đạt 17 tấn, đạt 100% so KH; đạt 100% so với NQ HĐND; đạt 109% so với cùng kỳ. - Chè: + KH giao 4 ha, thực hiện 4 ha; đạt 100% so KH; đạt 100% so với NQ HĐND; đạt 100% so với cùng kỳ. + Sản lượng đạt 17,6 tấn đạt 100% KH; đạt 100 % so với NQ HĐND; đạt 176 % so với cùng kỳ. - Diện tích tăng vụ: KH giao 85 ha (cả năm) thực hiện 60 ha. Trong đó: 30/49 ha rau, 10/12 ha ngô đông, 20/25 ha khoai các loại - Diện tích rau an toàn: KH giao 90 ha (cả năm), thực hiện 90 ha - Diện tích nuôi trồng thủy sản: +KH giao 16 ha, thực hiện 17 ha = 106,3% KH, đạt 106,3% so với NQ HĐND, đạt 121,4% so với cùng kỳ. + Sản lượng đạt 55,3 tấn đạt 106,3% KH, đạt 106,3 so với NQ HĐND, đạt 140% so với cùng kỳ.
  37. 28 Bảng 4.1: Bảng sản lượng, cơ cấu các loại cây trồng của xã Liêm Phú giai đoạn 2015-2017 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Diện Sản Cơ Diện Sản Cơ Diện Sản Cơ tích lượng cấu tích lượng cấu tích lượng cấu (ha) (tấn) (%) (tấn) (%) (tấn) (%) Tổng 698 3331,35 100 704 3612.7 100 719 3649 100 Lúa 560 2884 86,6 545 3105,5 86 555 3043 83,4 nước Ngô 105 397 11,9 120 449,5 12,4 130 553 15,2 Đậu 15 21,3 0,6 20 24,5 0,7 15 18,4 0,5 tương Lạc vỏ 15 18,75 0,5 15 15,6 0,4 15 17 0.4 Chè 3 10,3 0,3 4 17,6 0,5 4 17,6 0.5 (Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Liêm Phú năm 2015-2017) Cây trồng của xã Liêm Phú chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu tương lạc vỏ và chè, với cơ cấu sản xuất như: lúa nước chiếm 83,4 %, cây ngô chiếm 15,2%, đậu tương chiếm 0,5% , chè chiếm 0,5 %, và ít nhất là lạc vỏ chiếm 0,4 %. Chăn nuôi trong năm 2017 * Tổng đầu đàn gia súc, gia cầm: KH giao 25.000 con; thực hiện 27.138 con đạt 108,6% KH; đạt 108,6 % so với NQ HĐND; đạt 110,1 % so với cùng kỳ; trong đó: - Đàn trâu: KH giao 1.080 con, Thực hiện 1.096 con, đạt 101,5% KH; đạt 101,5 % so NQ HĐND; đạt 102,4% so với cùng kỳ. - Đàn bò: KH giao 110, thực hiện 131 con, đạt 119,1% KH; đạt 119,1% so NQ HĐND; đạt 131% so với cùng kỳ. - Đàn lợn: KH giao 3.380 con, thực hiện 4.542 con, đạt 134,4% KH; đạt 134,4% so NQ HĐND; đạt 138,5 % so với cùng kỳ.
  38. 29 - Đàn gia cầm: KH giao 20.430 con, thực hiện 21.062 con, đạt 103,1% KH; Đạt 103,1% so NQ HĐND; đạt 104,3 % so với cùng kỳ. Bảng 4.2: Bảng cơ cấu vật nuôi của xã Liêm Phú Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu (con) (%) (con) (%) (con) (%) Tổng 20834 100 24561 100 26209 100 Đàn trâu 1053 5 989 4 1096 4,2 Đàn bò 76 0,4 100 0,4 131 0,5 Đàn lợn 3205 15,4 3280 13,4 4542 17,3 Gia cầm 16500 79,2 20192 82,2 20430 78 (Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Liêm Phú năm 2015-2017) Vật nuôi chủ yếu của xã Liêm Phú là Trâu, Bò, Lợn và gia cầm với cơ cấu vật nuôi như sau: Đàn trâu chiếm 4,2%, bò chiếm 0,5%, lợn chiếm 17,3%, gia cầm chiếm 78%. Trong đó cơ cấu chiếm tỉ trọng lớn nhất là đàn gia cầm và nhỏ nhất là đàn bò. 4.1.2.2. Điều kiện xã hội Toàn xã Liêm Phú Có 918 hộ với 4.235 nhân khẩu chia thành 13 thôn bản, Gồm có 4 dân tộc anh em cùng chung sống, dân tộc tày chiếm 75% còn lại là dân tộc Dao, kinh và Hmông. Người dân sống bằng nghề Nông-Lâm nghiệp là chủ yếu, còn lại phần nhỏ là cán bộ, công chức, giáo viên, công nhân và nghề tiểu thủ công nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người là 24,1 triệu đồng/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo = 197 hộ, chiếm 21,6%, trình độ dân trí còn thấp, nhất là đồng bào dân tộc Dao và Hmông.
  39. 30 Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động của xã Liêm Phú Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Số lượng Cơ cấu(%) 1.Tổng số dân Người 4.235 100 Nam Người 2.137 50,46 Nữ Người 2.108 49,54 2.Tổng số hộ Hộ 918 100 Hộ nông nghiệp Hộ 853 92,92 Công nghiệp Hộ 17 1,85 Hộ kiêm Hộ 48 5,23 3.Tổng số lao động Người 3.012 100 LĐ nông nghiệp Người 2.774 92,1 LĐ công nghiệp Người 64 2,12 LĐ TM-DV Người 174 5,78 LĐ nam Người 1600 53,12 LĐ nữ Người 1412 46,88 (Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Liêm Phú năm 2017) Xã Liêm Phú có tổng số hộ là 918 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là 853 hộ chiếm 92,92%, hộ công nghiệp là 17 hộ, chiếm 1,85%, hộ kiêm là 48 hộ, chiếm 5,23%.Có tổng số dân là 4.235 người, 2.137 người giới tính nam, chiếm 50,46% còn lại là giới tính nữ, chiếm 49,54%. Tổng số lao động của xã là 3.012 lao động, với cơ cấu lao động: nông nghiệp là 2.774 lao động, chiếm 92,1%, công nghiệp là 64 lao động chiếm 2,12%, thương mại- dịch vụ là 175 lao động, chiếm 5,78%. Số lao động nam là 1600 lao động,chiếm 53,12%, lao động nữ là 1412 lao động, chiếm 46,88%. - Y tế, chăm sóc sức khỏe
  40. 31 Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được trú trọng quan tâm, thực hiện tốt công tác khám và cấp phát thuốc cho nhân dân theo quy định, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, triển khai tiêm chủng đầy đủ đảm bảo kế hoạch và đúng thời gian quy định. * Tổng số lần khám bệnh cho nhân dân năm 2017 đạt 8.933 lượt. Trong đó: + Trẻ em dưới 6 tuổi: 1.021 trường hợp; + Trẻ dưới 15 tuổi: 718 trường hợp; + Trên 60 tuổi: 433 trường hợp; + Khám, cấp phát thuốc BH người nghèo: 4.060 trường hợp; + Điều trị ngoại trú: 0 trường hợp; + Khám đông y: 2.723 trường hợp; + Bệnh nhân chuyển tuyến trên: 159 trường hợp. - Văn hóa- xã hội  Giáo dục vào đạo tạo: Quan tâm chỉ đạo các trường học tổ chức khai giảng năm học mới 2017 – 2018vào ngày 05/9/2017. Các khối trường tổng kết năm học 2016 - 2017. Qua tổng kết đánh giá năm học 2016 - 2017 tỷ lệ xét đỗ tốt nghiệp THCS đạt 100%. * Tổng số lớp, số học sinh của các trường Trường Mầm Non: + Số lớp: 10 lớp. + Số học sinh: 284. + Tỷ lệ chuyên cần: 98%. Trường Tiểu học: + Số lớp: 23 lớp. + Số học sinh: 418. + Tỷ lệ chuyên cần: 100%. Trường Trung học cơ sở:
  41. 32 + Số lớp: 8 lớp. + Số học sinh: 248. Tuyển mới vào trường PT DTNT (THCS): 05 em. Học sinh bán trú: 53 em. Trung tâm học tập cộng đồng: + Số lớp: 1 lớp. +Số học viên: 20.  Dân số - KHHGĐ: Công tác truyền thông dân số, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - KHHGĐ được trú trọng quan tâm và đẩy mạnh. Năm 2017 trạm y tế xã Liêm Phú đã: + Tổ chức được 31 đợt truyền thông tại 13/13 thôn bản; + Tổ chức khám phụ khoa cho 266 chị; + Đặt dụng cụ tử cung 41 ca; + Uống thuốc tránh thai 223 người; + Dùng bao cao su 31 người; + Thuốc tiêm tránh thai: 27 người. + Đình sản: 02 ca.  Thông tin - Thể thao: Ban VHTT tích cực thực hiện công tác tuyên truyền tới đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn xã về các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, tuyên truyền vận động nhân dân thực hành tiết kiệm trong tết Nguyên đán Đinh Dậu, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, chấp hành an toàn giao thông, quy định về cấm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ các loại pháo, chất cháy nổ trong dịp tết Nguyên Đán, tuyên truyền về công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm.
  42. 33 Ban văn hoá xã phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức giải bóng đá Thanh niên Liêm Phú năm 2017 gồm có 11 đội tham gia giải. (Do xã tổ chức). Kết thúc giải BTC đã trao 04 giải cho các đội có thành tích xuất sắc. Ban VHTT kết hợp với Hội LH Phụ nữ xã Liêm Phú tổ chức thành công giải cầu lông chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 08/3 và đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ 12 kết thúc giải BTC đã trao tặng 12 giải cho các vận động viên có thành tích xuất sắc. Tham gia đại hội TDTT tỉnh Lào Cai năm 2017 và giành được 02 giải nhì môn Đẩy gậy. Tham gia đại hội thể dục thể thao huyện Văn Bàn lần thứ V và giành được giải 3 toàn đoàn. Tích cực tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về Chủ chương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền kỷ niệm 86 năm ngày thành lập ĐCSVN (03/02/1930 - 03/02/2017); ngày Quốc tế lao động (01/5); Tuyên truyền nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam (30/4/1975- 30/4/2017).  Lao động thương binh xã hội: Thực hiện tốt công tác chính sách xã hội đối với người có công như chế độ trợ cấp hàng tháng đều được chi trả đầy đủ kịp thời. Giúp các cụ 80 tuổi trở lên làm hồ sơ để được hưởng chế độ được 06 hồ sơ; tiếp nhận và hướng dẫn các gia đình đối tượng kê khai hồ sơ để hưởng trợ cấp 1 lần theo QĐ 24/2016/QĐ-TTg về trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng bằng khen của thủ tướng chính phủ, bằng khen của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ, bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh được 19 hồ sơ; thực hiện tốt công tác ghi chép sổ quản lý các đối tượng: người có công, hộ nghèo, các đối tượng Bảo trợ, trẻ em cấp phát 1440kg gạo cứu đói giáp hạt cho 26 hộ với 96 nhân khẩu cho nhân dân trong dịp đói giáp hạt, lập hồ sơ đề nghị cứu
  43. 34 hỗ trợ các hộ thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 cho 20 hộ với 86 nhân khẩu. 4.2. Thực trạng công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 4.2.1. Hiện trạng công tác sử dụng đất Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của địa phương ĐVT:ha Tổng Chia theo 2 loại rừng Loại đất rừng cộng Đặc dụng Sản xuất Tổng 5.324,28 670,5 4.633,93 I. Rừng phân theo nguồn gốc 4.251,98 245,25 4.006,73 1. Rừng tự nhiên 4.163,91 245,25 3.918,66 - Rừng nguyên sinh 0.00 0.00 0.00 - Rừng thứ sinh 4.163,91 245,25 3.918,66 2. Rừng trồng 88,07 0.00 88,07 - Trồng mới trên đất chưa có rừng 87,68 0.00 87,68 - Trồng lại sau khai thác 0,39 0.00 0,39 - Tái sinh tự nhiên sau khai thác 0.00 0.00 0.00 * Trong đó (cao su, đặc sản) 32,1 0.00 32,1 + Cây cao su 0.00 0.00 0.00
  44. 35 + Cây đặc sản 32,1 0.00 32,1 II. Rừng gỗ TN phân theo TL 4.139,45 245,25 3.894,20 1. Rừng giàu 1.488,22 55,87 1.432,35 2. Rừng trung bình 1.159,08 80,64 1.078,44 3. Rừng nghèo 169,83 26,13 143,7 4. Rừng phục hồi 0.00 0.00 0.00 5. Rừng chưa có trữ lượng 1.322,32 82,61 1.239,71 III. Đất chưa có rừng 1.072,30 425,25 627,2 1. Mới trồng chưa thành rừng 53,39 3,11 30,43 2. Có cây gỗ tái sinh 170,24 70,2 100,04 3. Không có cây gỗ tái sinh 772,84 351,94 420,9 4. Núi đá 0.00 0.00 0.00 5. Có cây nông nghiệp 75,83 0.00 75,83 6. Đất khác trong lâm nghiệp 0.00 0.00 0.00 (Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Liêm Phú năm2017) Xã Liêm Phú có tổng diện tích rừng là 5.324,28ha, trong đó rừng đặc dụng là 670,5 ha chiếm 12,6%, rừng sản xuất là 4.633,93ha chiếm 87% diện tích rừng toàn xã, rừng ngoài lâm nghiệp là 19,85ha chiếm 0,4%, số liệu trên
  45. 36 cho thấy xa Liêm Phú có tiền năng phát triển lâm nghiệp và phát triển tiềm năng du lịch sinh thái. 4.2.2. Kết quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại Liêm Phú Bảng 4.5: Kết quả công tác quản lý, bảo vệ rừng qua các năm của Xã Liêm Phú Kết quả TT Hoạt động Đơn vị tính 2015 2016 2017 1 Tuyên truyền Phổ biến, tuyên truyền vận động Thôn/bản 8 8 10 nhân dân tham gia bảo vệ rừng Xây dựng, sửa đổi quy ước quản lý BVR thôn, bản Thôn/bản 8 8 10 Tuyên chuyền thông qua báo chí, loa đài Thôn/bản 12 12 12 Tập huấn QLBV, PCCC rừng Thôn/bản 4 4 5 2 Công tác PCCC Số vụ cháy rừng V ụ 2 1 0 Diện tích thiệt hại Ha 10,4 7 0 3 Công tác khoán bảo vệ rừng Cộng đồng 0 0 0 Cộng đồng nhận khoán Ha 0 0 0 Lâm Lâm Lâm Đơn vị LLVT, tổ chức chính trị Đơn vị trường trường trường xã hội Ha 50 50 50 4 Quản lý lâm sản - Phá rừng làm nương rẫy V ụ - Khai thác rừng trái phép Vụ - Cất giữ lâm sản trái phép Vụ - Có tổng số 34 vụ - Vận chuyển buôn bán trái phép và số gỗ thu được gỗ Vụ là 18.956m3 gỗ (Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Liêm Phú năm 2017) Các hoạt động như tuyên chuyền, công tác phòng cháy chữa cháy rừng, các hoạt động quản lý lâm sản luôn được duy trì và thực hiện trên địa bàn xã. Các hoạt động chặt phá rừng, vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép xã được cán bộ kiểm lâm bắt dữ và xử lý, với số vụ vi phạm là 34 vụ, số gỗ thu được từ vi phạm là 18.956m3 gỗ.
  46. 37 Bảng 4.6: Thống kê công cụ, dụng cụ chữa cháy rừng có thể huy động tại xã Dao Can đựng nước STT Thôn cuốc Xẻng phát (loại 5 lít) 1 Khổi Ai 25 15 5 5 2 Khổi Mèo 25 10 4 5 3 Lâm Sinh 40 30 8 5 4 Phú Mậu 36 18 6 5 5 Thôn Ỏ 39 10 7 5 6 Khổi Ngoa 34 35 9 5 7 Đồng Qua 1 37 26 10 5 8 Đồng Qua 2 41 15 4 5 9 Liêm 24 10 8 5 10 Hin Ban 27 12 4 5 11 Giằng 29 17 6 5 12 Chằm Lang 32 19 5 5 13 Trung Tâm 22 16 7 5 Cộng 411 233 83 65 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Liêm Phú năm 2017) Các công cụ, dụng cụ chữa cháy rừng luôn được cán bộ xã cũng như cán bộ kiểm lâm địa bàn chuẩn bị sẵn, sẵn sàng tiếp ứng khi có hiện tượng cháy rừng xảy ra với số cung cụ, dụng cụ như: dao phát là 411 chiếc, cuốc là 233 chiếc, xèng là 83 chiếc, can đựng nước là 65 cái, và chia điều ở các thôn bản trong địa bàn xã Liêm Phú.
  47. 38 4.3. Khái quát chung về các hộ gia đình điều tra khảo sát 4.3.1. Hiện trạng của các hộ điều tra khảo sát Bảng 4.7: Đặc điểm nhóm hộ điều tra nghiên cứu Tổng Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu(%) 1.Tổng số hộ điều tra Hộ 60 100 1.1. Giới tính chủ hộ Nam Hộ 60 100 Nữ Hộ 0 0 1.2. Phân loại hộ Nghèo theo chuẩn mới Hộ 8 13,3 Cận nghèo theo chuẩn mới Hộ 4 6,7 Trung bình Hộ 21 35 Khá Hộ 27 45 1.3. Nghề nghiệp Nông nghiệp Hộ 60 100 Công nghiệp Hộ 0 0 Dịch vụ-thương mai Hộ 0 0 1.4. Trình độ học vấn của chủ hộ Không biết chữ Hộ 39 65 Tiểu học Hộ 18 30 THCS Hộ 3 5 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều năm 2018) Theo kết quả tổng hợp ở bảng 4.7 cho thấy, giới tính chủ hộ là nam giới chiếm 100% so với tổng số hộ điều tra, độ tuổi chung bình của chủ hộ là 51 tuổi. Cuộc sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, hộ nghèo được điều tra là 8 hộ chiếm 13,3 %, hộ cận nghèo là 4 hộ chiếm 6,7 %, hộ trung bình là 21 hộ chiếm 35%, còn lại là hộ khá chiếm 45%. 100% số hộ được điều tra khảo sát điều làm nông nghiệp. Nhận thức của các chủ hộ cẫn còn hạn chế, chủ hộ có trình độ học vẫn cao là rất ít, chủ hộ có trình độ trung học cơ sở là 3 hộ chiếm 5%, chủ hộ có trình độ tiểu học là 18 hộ chiếm 30%,còn lại là chủ hộ không biết chữ chiếm 65%.
  48. 39 4.3.2. Điều kiện đất đai của các hộ gia đình Bảng 4.8: Diện tích bình quân các loại đất của các HGĐ điều tra phân theo các thôn ĐVT: ha Tên Thôn Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Tổng diện tích Bản Liêm 3,16 1,22 4,38 Tỷ trọng(%) 23,45 19,9 Phú Mậu 5,095 2,275 7,37 Tỷ trong(%) 37,82 37,11 Khổi mèo 5,22 2,635 7,855 Tỷ trọng(%) 37,73 42,99 Tổng 13,475 6,13 19,605 Tỷ trọng (%) 68,73 31,27 100 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều năm 2018) Qua số liệu điều tra xử lý ở bảng 4.8 ta thấy tình hình đất đai của xã có sự chênh lệch, đất đai chủ yếu là đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp,đất nông nghiệp là 13,475ha chiếm 68,73% tổng diện tích đất điều tra,đất lâm nghiệp là 6,13ha chiếm 31,27%. Diện tích đất bình quân của các thôn có sự chênh lệch, nhưng không lớn,cụ thể đối với đất nông nghiệp: Ở thôn Liêm là 3,16ha chiếm 23,45% tổng diện tích đất nông nghiệp, Phú Mậu là 5,095ha chiếm 37,82%, Khổi Mèo là 5,22ha chiếm 37,73%. Đối với đất lâm nghiệp: Ở thôn Liêm là 1,22ha chiếm 19,9%, Phú Mậu là 2,275ha chiếm 37,11%, Khổi Mèo là 2,635ha chiếm 42,99%.
  49. 40 Bảng 4.9: Diện tích bình quân các loại đất của các HGĐ điều tra phân theo các hộ ĐVT: ha Loại hộ Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Tổng diện tích Hộ nghèo 2,2375 3,55 5,7875 Cận nghèo 1,575 1,55 3,125 Trung bình 2,1429 1,7429 3,8858 Khá 2,77 1,85 4,62 Tổng 8,7254 8,6929 17,4183 Tỷ trọng (%) 50,09 49,91 100 (Nguồn: Số liệu điều tra xử lý năm 2018) Từ số liệu ở bảng 4.9 cho thấy diện tích đất bình quân của các hộ điều tra phân theo hộ có sự chênh lệch, hộ nghèo và cận nghèo có diện tích bình quân khá lớn, vì các hộ nghèo tập chung ở thôn Khổi Mèo, đây là thôn có số hộ dân ít nhưng đất đai lại nhiều, do trình độ nhận thức chưa cao nên trong sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Đất rừng được giao cho các hộ lớn, nhưng các hộ chưa biết cáchphát triển tiềm năng mình đang có. 4.3.3. Điều kiện kinh tế của các hộ gia đình Theo bảng 4.10 số liệu điều tra về thu nhập của các hộ gia đình được điều tra phân theo thôn cho ta thấy thu nhập của các hộ gia đình điều tra khảo sát tại các thôn năm 2017 cụ thể như sau, lấy tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí ta được: Thôn Phú mậu là 198,96 tr.đ, thôn Khổi Mèo là 232,2 tr.đ,thôn Liêm là 173,2 tr.đ. Mức thu nhập của các thôn có sự chêch lệnh không lớn, thu nhập chính của người dân trong thôn chủ yếu là từ trồng trọt và chăn nuôi và từ lâm nghiệp, điều này cho thấy người dân tại nơi đây sống phụ thuộc phần lớn vào rừng, vì vậy công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã cần được quan tâm và trú trọng, việc quản lý khai thác và tuần tra bảo vệ rừng cần sát sao hơn, tránh tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, vận chuyển lâm sản trái phép.
  50. 41 Bảng 4.10: Tổng thu, chi của nhóm hộ điều tra phân theo thôn ĐVT: triệu đồng Loại Tổng thu nhập(tr.đồng) Tổng chi tiêu(tr.đồng) hình sản Thôn Khổi Mèo Bản Thôn phú Khổi Bản xuất phú Mậu Liêm Mậu Mèo Liêm Trồng 196 155 161 260,64 198,2 217,5 trọt Chăn 123,2 105 152 nuôi Lâm 60,4 55,4 57,7 nghiệp Khác 80 115 20 (làm thuê) Tổng 459,6 430,4 390,7 260,64 198,2 217,5 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018) Thu nhập và chi tiêu của các nhóm hộ phân theo loại hộ thu đuợc ở bảng sau: Bảng 4.11: Tổng thu, chi của nhóm hộ điều tra phân theo hộ ĐVT: triệu đồng Loại Tổng thu nhập(tr.đ) Tổng chi tiêu(tr.đ) hình Hộ Cận Trung Khá Hộ Cận Trung Khá sản nghèo nghèo bình nghèo nghèo bình xuất Trồng 60 16 154 332 90,57 32,75 212,84 372,2 trọt Chăn 46 25 131 178,2 nuôi Lâm 19,8 10,9 60,2 82,6 nghiệp Khác 30 100 85 (làm thuê) Tổng 155,8 51,9 445,2 677,8 90,75 32,75 212,84 372,2 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018
  51. 42 Bảng 4.12: Thu nhập bình quân/người/tháng của nhóm hộ điều tra phân theo thôn và theo hộ ĐVT: triệu đồng Tiêu Thôn Thôn Thôn Hộ Cân Hộ Hộ khá chí Phú Khổi Liêm Nghèo nghèo trung mậu Mèo bình Thu 1,53 1,84 1,33 0,68 0,74 1,65 1,74 nhập bình quân/ người (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018) Theo Bảng 4.12 ta thấy bình quân thu nhập trên đầu người của các thôn có sự chênh lệch không lớn cụ thể như sau: thôn Phú Mậu là 1,53 triệu đồng/ người, thôn Khổi Mèo là 1,84 triệu đông/ người, của thôn Liêm là 1,32 triệu đồng/ người. Đối với bình quân thu nhập phân theo hộ như sau: Hộ nghèo là 0,68 triệu đông/ người, h ộ cận nghèo là 0,74 triệu đồng/người, hộ trung bình là 1,65 triệu đồng/ người, hộ khá là 1,74 triệu đồng/ người. 4.3.4. Công tác bảo vệ phát triển rừng của xã Bảng 4.13:Các hoạt động bảo vệ phát triển rừng mà các hộ gia đình tham gia Thôn Phú Mậu Thôn Bản Liêm Thôn Khổi Mèo Các hoạt động Diện Diện Diện Số hộ Số hộ Số hộ tích(ha) tích(ha) tích(ha) - Bảo vệ rừng 20 300,32 20 240,8 20 320,5 - Trồng mới 20 45,5 20 24,4 20 52,7 rừng - Nhận khoanh 0 nuôi tái sinh Tổng 20 345,82 20 265,2 20 373,2 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018)
  52. 43 Trong thôn 100% các hộ gia đình tham gia vào các hoạt động bảo vệ phát triển rừng, người dân tham gia bằng cách trồng mới rừng,thực hiện tốt chính sách phủ xanh đất chống, đồi chọc. Điều này cho thấy ban quản lý rừng cũng như tán bộ kiểm lâm xã có những đóng góp, tuyên truyền, vận động người dân tham gia công tác bảo vệ phát triển rừng tại địa bàn sinh sống. Bảng 4.14: Kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng năm 2018 Đơn vị Phân theo nguồn vốn Đơn giá Chỉ tiêu tính Thành tiền (đồng/ha) NSNN DVMTR (ha) I.Bảo vệ rừng 1.1.Rừng Đặc dụng -Rừng tự nhiên 245,25 127.000 31.146.750 0 31.146.750 1.2.Rừng sản xuất 916,07 200.000 183.214.000 183.214.000 0 - Rừng tự nhiên 1.962,3 127.000 249.212.100 0 249.212.100 -Rừng trồng 66.16 127.000 8.402.320 0 8.402.320 II.Trồng rừng 2.1.Trồng rừng 30 4.500.000 135.000.000 135.000.000 0 SX Tổng 3.219,7 5.081.000 606.975.170 318.214.000 288.761.170 (Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Liêm Phú năm 2017) Công tác bảo vệ phát triển rừng luôn luôn được chú trọng, trong công tác bảo vệ rừng đối với rừng đặc dụng là 3.189,7ha với số tiền chi trả cho công tác bảo vệ rừng là 330.707.850 đồng từ nguồn vốn nhà nước và dịch vụ môi trường rừng. Đối với công tác phát triển rừng, trồng rừng mới là 30ha. Số tiền chi trả cho trồng mới rừng là 135.000.000 đồng từ nguồn vốn nhà nước.
  53. 44 Bảng 4.15: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý của xã Liêm Phú ĐVT: ha Phân theo loại chủ quản lý Tổng Loại đất loại rừng BQL DN nhà Hộ gia cộng UBND RĐR nước đình Tổng 5.324,28 670,50 3.312,00 713,08 628,70 I. Rừng phân theo nguồn gốc 4.251,98 245,25 2.878,37 658,15 470,21 1. Rừng tự nhiên 4.163,91 245,25 2.876,89 620,68 421,09 - Rừng nguyên sinh 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 - Rừng thứ sinh 4.163,91 245,25 2.876,89 620,68 421,09 2. Rừng trồng 88,07 0.00 1,48 37,47 49,12 - Trồng mới trên đất chưa có rừng 87,68 0.00 1,48 37,08 49,12 - Trồng lại sau khai thác 0,39 0.00 0.00 0,39 0.00 - Tái sinh tự nhiên sau khai thác 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 * Trong đó (cao su, đặc sản) 32,10 0.00 1,48 19,98 10,64 + Cây cao su 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 + Cây đặc sản 32,10 0.00 1,48 19.98 10,64 IV. Rừng gỗ TN phân theo TL 4.139,45 245,25 2.853,34 620,68 420,18 1. Rừng giàu 1.488,22 55,87 1.291,08 0.00 141,27 2. Rừng trung bình 1.159,08 80,64 1.072,42 0.00 6,02 3. Rừng phục hồi 169,83 26,13 99,76 0.00 43,94 4. Rừng nghèo 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 5. Rừng chưa có trữ lượng 1.322,32 82,61 390,08 620,68 228,95 V. Đất chưa có rừng 1.072,30 425,25 433,63 54,93 158,49 1. Mới trồng chưa thành rừng 53,39 3,11 6,47 19,25 24,56 2. Có cây gỗ tái sinh 170,24 70,20 61,48 13,79 24,77 3. Không có cây gỗ tái sinh 772,84 351,94 354,31 5,39 61,20 4. Núi đá 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 5. Có cây nông nghiệp 75,83 0.00 11,37 16,50 47,96 6. Đất khác trong lâm nghiệp 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 (Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Liêm Phú năm 2017) Diện tích rừng của xã chủ yếu thuộc doanh nghiệp nhà nước quản lý chiếm 62,2 % tổng diện tích rừng tự nhiên,còn lại là ban quản lý rừng chiếm 12,6%, hộ gia đình chiếm 13,4% và Ủy ban nhân dân chiếm 11,8 %.
  54. 45 4.3.5. Chi trả dịch vụ môi trường rừng của xã liêm phú Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng chủ yếu được chi trả cho người dân trên địa bàn và cán bộ kiểm lâm làm nhiệm vụ cụ thể như bảng sau: Bảng 4.16: Tổng chi trả DVMTR Tổng chi TT Nội dung chi (Đồng) 1 Chi xây dựng phương án PCCCR, quy vùng sản xuất nương 600.000 rẫy, diễn tập CCR. 2 Chi công tác tuần tra, kiểm tra, PCCCR, bồi dưỡng người được 3.200.000 huy động để ngăn chặn chống chặt phá rừng. 3 Khoán chi xăng, dầu cho phương tiện kiểm tra tuần rừng 600.000 4 Phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật và tập huấn, bồi 1.300.000 dưỡng nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng. 5 Công tác kiêm nhiệm, bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ 4.680.000 6 Chi hoạt động Ban chỉ đạo 802.860 7 Hội nghị, hội thảo sơ kết, tổng kết và công tác thi đua khen 2.500.000 thưởng Tổng 13.682.860 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Liêm Phú năm 2017) 4.3.6. Vai trò của các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng xã Liêm Phú Hộ gia Cán bộ đình Cộng đồng kiểm lâm dân cư Chính quyền Khu rừng xã Liêm Phú Tổ quản lý thôn rừng các thôn Chính quyền xã Các đoàn thể Hình 4.1: Sơ đồ thể hiện sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng xã Liêm Phú
  55. 46 - Vai trò của cộng đồng dân cư thôn, bản: Cộng đồng dân cư thôn và dân địa phương có cuộc sống gắn bó với rừng, họ vừa là đối tượng chặt phá, khai thác, lấn chiếm rừng, đất rừng để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, họ vừa là đối tượng tham gia các hoạt động BVR như tuần tra, thông tin cho các cơ quan ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến rừng. Như vậy, người dân trong cộng đồng dân cư thôn đóng vai trò quan trọng có thể trở thành trung tâm đồng quảnlý tài nguyên rừng. - Vai trò của hộ gia đình: + Là thành viên của cộng đồng, có những đóng góp trực tiếp trong các hoạt động của cộng đồng. + Có thể nhận quản lý, nhận khoán bảo vệ một phần đất đai, tài nguyên trên địa bàn thôn/bản. + Có khả năng tham gia giám sát các hoạt động của cộng đồng và các hoạt động đồng quản lý rừng. - Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội (đoàn thể): Các tổ chức chính trị xã hội trong thôn như: Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, là các tổ chức hoạt động theo điều lệ Hội, ngoài thực hiện các công việc chung. Hội còn tham gia rất nhiều vào công tác như tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học đồng thời vận động nhân dân tham gia các hoạt động quản lý tài nguyên trên địa bàn, bên cạnh đó các tổ chức này còn có năng lực giám sát đánh giá các hoạt động của cộng đồng và các tổ chức tham gia quản lý bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn. - Vai trò của cán bộ kiểm lâm : + Phụ trách quản lý bảo vệ khu rừng của xã, lập kế hoạch tổ chức lãnh đạo các tổ bảo vệ rừng tại các thôn phối hợp với người dân trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng. + Giám sát các hoạt động quản lý và sử dụng TNR trên địa bàn của xã. + Tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ và phát triển TNR.
  56. 47 + Hỗ trợ về chuyên môn và nghiệp vụ trong công tác quản lý bảo vệ TNR cho công tác đồng quản lý. - Vai trò của tổ quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy các thôn: Được giao nhiệm vụ tuần tra bảo vệ an ninh trật tự xã hội trên địa bàn đồng thời thực hiện công việc bảo vệ tài nguyên rừng, PCCCR, phát hiện bắt giữ và xử lý các hành vi vi phạm TNR theo quy ước của thôn đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng xử lý các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng do mình bắt giữ chuyển giao. - Vai trò của chính quyền xã: Là trung gian của các mối quan hệ giữa cộng đồng và các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng, chỉ đạo các hoạt động quản lý ở cấp thôn đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển của các thôn. Giám sát, đánh giá các hoạt động quản lý tài nguyên của các cộng đồng thôn bản trên địa bàn xã, giải quyết mâu thuẫn giữa các cộng đồng. - Vai trò của chính quyền thôn: Có vai trò quan trọng, giải quyết trong việc nhận rừng để quản lý, bảo vệ và hưởng lợi theo chính sách của nhà nước, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành các hoạt động của thôn về thực hiện công tác quản lý BVR, là trung tâm khâu nối các quan hệ giữa chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan với hộ gia đình, người dân thuộc cộng đồng trong việc thực hiện đồng quản lý. 4.4. Thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo vệ phát triển rừng của xã Liêm Phú 4.4.1. Thuận lợi - Có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú giàu tiềm năng phát triển các ngành nghề du lịch sinh thái, có diện tích đất rừng, rừng tự nhiên rộng lớn thuận lợi phát triển kinh tế cho địa bàn xã. - Có nguồn lao động dồi dào từ chính người dân trong thôn bản, người dân cần cù, chăm chỉ chịu khó trong các hoạt động phát triển kinh tế hộ.
  57. 48 - Luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy- HĐND- UBND huyện, sự giúp đỡ của các phòng, ban của UBND huyện Văn Bàn. - Sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, và sự phố hợp chặt chẽ của thường trực HĐND xã, các ban, ngành, đoàn thể và các lực lượng đứng chân trên địa bàn xã trong công tác bảo vệ phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. - Cán bộ xã có trình độ đại học khả năng tiếp thu và thực hiện các công tác quản lý và bảo vệ phát triển rừng được giao phó tốt. - Được sự giúp đỡ, hỗ trợ của người dân trong địa bàn xã, người dân trên địa bàn xã sẵn sàng thực hiện cách chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng. - Chính trị ổn định, quốc phòng an ninh được đảm bảo, người dân yên tâm trong sản xuất cũng như trong các công tác bảo vệ phát triển rừng. 4.4.2. Khó khăn - Ý thức của người dân trên địa bàn xã chưa cao, gia súc, gia cầm đặc biệt là trâu, bò còn chăn thả tự do, khó kiểm soắt, làm ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ phát triển lâm nghiệp như trồng rừng và bảo vệ rừng đã có. - Người dân chưa thực sự tham gia vào các công tác bảo vệ phát triển rừng, một số người dân vẫn cố tình thai thác rừng trái pháp luật, hoặc là biết người vi phạm nhưng không báo với cán bộ kiểm lâm để tiến hành điều tra và xử lý. - Lực lượng bán bộ kiểm lâm xã mỏng, địa vị pháp lý chưa rõ ràng, trang thiết bị, phương tiện thiếu thốn, lạc hậu. Chế độ, chính sách cho kiểm lâm chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Công tác đào tạo huấn luyện nhiệm vụ, giáo dục đạo đức phẩm chất cho đội ngũ bảo vệ rừng nhất là kiểm lâm chưa được coi trọng đúng mức, chưa có cơ sở, vật chất cho việc huấn luyện.
  58. 49 - Phạm vi quản lý của kiểm lâm quá rộng, địa hình đồi núi, sông suối chia cắt phức tạp, khó khăn trong việc kiểm tra thường xuyên để phát hiện vi phạm và sử lý. - Vai trò trách nhiệm của cán bộ thôn, của các tổ chức, cá nhân hộ gia đình trong nhiệm vụ bảo vệ rừng chưa thực sự vào cuộc kịp thời, người dân vẫn còn có thái độ e ngại, né tránh ngại va chạm với các đối tượng lâm tặc, chưa tích cực tham gia phối hợp với các lực lượng chức năng trong việc đấu tranh, tố rác các đối tượng có hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. - Hoạt động tuyên truyền, vận động và phổ biến thông tin pháp luật chưa được chú trọng đúng mức và không có sự lồng ghép với các dự án, chương trình lễ hội hay hoạt động của các ban, ngành liên quan. - Thủ tục hành chính kiểm soát khai thác gỗ (phê duyệt, cấp phép) quan liêu, gây phiền hà cho người dân, do trình độ học vấn thấp, gây ra việc người dân vì ngại mà bỏ qua không chấp hành pháp luật, nhất là khi số lượng gỗ khai thác mỗi lần không lớn. - Cuộc sống của người dân địa phương vẫn còn khó khăn, nhận thức hạn chế, nghành nghề khác chưa phát triển dẫn đến sự phụ thuộc vào rừng lớn.
  59. 50 4.4.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác bảo vệ phát triển rừng của địa bàn - Điểm mạnh: - Điểm yếu: + Có đội ngũ cán bộ xã có trình độ + Địa hình đồi núi, sông suối hiểm cao. trở, bị chưa cắt. + An ninh, Chính trị ổn định. + Trình độ nhận thức của người dân + Diện tích rừng rộng, tài nguyên chưa cao thiên nhiên phong phú. + Khai thác rừng, săn bắn động vật + Người dân trong địa bàn cần cù, trái phép vẫn xảy ra, cán bộ kiểm lâm chịu khó trong công tác bảo vệ phát chưa kiểm soát được hết. triển rừng. + Sự phối hợp giữa cán bộ kiểm lâm + Xã có diện tích đất nông, lâm và người dân trong công tác bảo vệ nghiệp rộng lớn có tiềm năng phát phát triển rừng chưa cao. triển dịch vụ nông, lâm nghiệp. + Người dân vẫn quen thói sinh hoạt + Cảnh quan thiên nhiên sạch, đẹp. lạc hậu, gia súc chăn thả tự do khó trên các con sông, suối có nhiều thác khăn cho cán bộ kiểm lâm trong công bay đẹp thuận lợi cho việc phát triển tác bảo vệ phát triển rừng. tiềm năng du lịch sinh thái. - Cơ hội: - Thách thức: + Có cơ hội xuất bán các sản phẩm + Sự cạnh tranh về chất lượng sản lâm sản. phẩm, cạnh tranh về giá cả thị trường + Xuất bán các cây dược liệu, cây cảnh. 4.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn xã Liêm Phú - Xuất phát từ phân tích các thuận lợi - khó khăn gặp phải và phân tích SWOT, tôi đề xuất các giải pháp như sau: + Tuyên truyền, tập huấn, giáo dục nhằm nâng cao ý thức của người dân. + Vận động, khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng và khen thưởng cho người dân đã tham gia bảo vệ phát triển rừng. + Nghiêm cấm người dân chăn thả gia súc tự do, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt tài chính theo mức độ và số lần vi phạm.
  60. 51 + Phải thực hiện biện pháp chế tài, xử phạt đối với người vi phạm hoặc đối với người biết người vi phạm mà không thông báo với cán bộ kiểm lâm. + Nâng cao vai trò, trách nghiệm của cán bộ thôn, của các tổ chức, cá nhân hộ gia đình trong công tác bảo vệ phát triển rưng. + Cần có thêm biên chế tuyển dụng cán bộ kiểm lâm, cán bộ quản lý bảo vệ rừng. Cần phân quyền quản lý và chi trả mức lương hợp lý rõ ràng, mở lớp đào tạo huấn luyện cho đội ngũ quản lý bảo vệ rừng nhất là cán bộ kiểm lâm, cung cấp trang thiết bị, phương tiện tuần tra kiểm soát cho cán bộ và nhân viên, xây dựng một đội ngũ nhân viên tận tình với công việc có cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra trong công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng. + Chú trọng đến việc trao quyền quản lý cho người dân, giao đất giao rừng cho công đồng dân cư hỗ trợ quản lý và bảo vệ, Công tác quản lý, bảo vệ rừng chỉ đạt hiệu quả khi có sự phối hợp tốt giữa chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm và chính quyền địa phương. Vì thế, chính quyền địa phương phải xem đây là nhiệm vụ của mình, phải tham gia giải quyết các vấn đề đất đai, sinh kế, an sinh xã hội, đồng thời có biện pháp răn đe, giáo dục, phòng ngừa hành vi vi phạm. + Tăng cường công tác phối hợp với các ngành chức năng, các thôn triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Chỉ đạo lực lượng công an xã, dân quân, kiểm lâm địa bàn tổ chức tuần tra trên các tuyến đường liên xã, liên thôn để kịp thời ngăn chặn các hành vi mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 133/2015/NĐ-CP “ Quy định việc phối hợp của dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng”.
  61. 52 + Có chính sách bảo vệ, giữ bí mật, khen thưởng thích đáng đối với những cá nhân mạnh dạn tố cáo các đối tượng có hành vi vi phạm lâm luật như khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. + Duy trì hoạt động tuần tra, kiểm soát của các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng các thôn. Tổ chức tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và công tác tiếp dân theo quy định. + Cụ thể hóa các quy định pháp luật phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa của người dân địa phương để họ hiểu rõ chính sách phát triển lâm nghiệp, tôn trọng tập tục của người dân địa phương; Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp, bao gồm cả lợi ích từ sản phẩm gỗ; Quy định cụ thể về đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ điều tra, thiết kế và cấp phép khai thác cho người dân địa phương; Vai trò, trách nhiệm của chủ rừng trong hoạt động quản lý bảo vệ. Bên cạnh đó, hỗ trợ, tư vấn về hoạt động quản lý bảo vệ rừng, các hoạt động sau giao rừng (làm giàu, phục hồi, tuần tra, khai thác ); Điều tra hiện trạng rừng cộng đồng, xác định tăng trưởng và trữ lượng có thể khai thác được hàng năm. + Xây dựng các kênh truyền thông qua các hoạt động văn hóa cộng đồng để người dân hiểu và tuân thủ đúng quy định của Luật Lâm nghiệp; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng phân theo địa phương và các chủ rừng, kế hoạch giám sát, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo từng năm; Cấp quyền sử dụng đất hợp pháp cho người dân đối với những hộ có rừng, nương rẫy đã khai hoang từ lâu để hợp thức hóa thủ tục về đất đai, tránh tình trạng tranh chấp giữa các hộ. + Phổ biến giáo dục luật bảo vệ và phát triển rừng phải được thực hiện theo kế hoạch, chương trình cụ thể, trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương trong từng giai đoạn, không áp dụng máy móc, khuôn mẫu, mà phải thường xuyên sáng tạo, thường xuyên bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương.
  62. 53 + Tiếp tục sửa đổi bổ sung nội dung quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, bản. Tuân thủ chặt chẽ những quy định của pháp luật, kế thừa, phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số tại địa phương. + Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, động viên khen thưởng kịp thời các cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục luật bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là những cá nhân trực tiếp thực hiện tuyên truyền phổ biến giáo dục luật bảo vệ và phát triển rừng; các quy định về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng. + Củng cố, kiện toàn, tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; các quy định về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng cho đội ngũ tuyên truyền viên của xã, các cán bộ phụ trách ở thôn. + Nâng cao hiệu quả kinh tế cho nguời dân, nâng cao thu nhập cho nguời dân đặc biệt thu nhập từ rừng để khuyến khích người dân tham gia bảo vệ phát triển rừng.
  63. 54 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1.1. Thực trạng bảo vệ phát triển rừng của xã Qua quá trình tìm hiểu về công tác bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Tôi thấy người dân cùng các tổ chức quần chúng ở đây đã tuyên truyền và hiểu biết tương đối sâu về Luật bảo vệ và phát triển rừng cũng như các chủ trương chính sách khác của Đảng và Nhà nước về bảo vệ phát triển rừng và trong những năm gần đây với sự chỉ đạo tích cực của chính quyền xã, hoạt động hiệu quả của kiểm lâm viên địa bàn, sự phối hợp của các tổ chưc quần chúng trong bảo vệ rừng, rừng nơi đây được bảo vệ một cách an toàn bởi một phương thức bảo vệ rừng mới với hình thức hoạt động đa dạng phong phú đã thu hút được nhiều tổ chức quần chúng, nhiều tập thể và cá nhân cũng như cộng đồng cùng tham gia. Thực trạng của việc quản lý rừng cộng đồng sau khi được giao: Cấu trúc quản lý, sự tham gia QLBVR của các cộng đồng dân cư thôn hợp lý và hiệu quả. Cơ chế hưởng lợi từ rừng của cộng đồng đã có tác dụng khuyến khích người dân tham gia, thủ tục khai thác sắp tới sẽ triển khai căn cứ vào nhu cầu của cộng đồng để thực hiện. Sự phối hợp giữa các bên liên quan với cộng đồng trong quá trình quản lý bảo vệ rừng chưa được chặt chẽ. Hiệu quả của việc giao rừng cho cộng đồng quản lý bảo vệ: Chất lượng rừng do cộng đồng dân cư thôn QLBV ngày càng được nâng cao, cơ cấu thu nhập của người dân thay đổi so với trước khi giao rừng. Nhận thức của người dân về vai trò của rừng cộng đồng cũng có sự thay đổi có lợi cho việc quản lý bảo vệ. Nhờ đó mà rừng cộng đồng hạn chế được hiện tượng xói mòn, lở núi; bảo đảm được nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất ở trong bản. 5.1.2. Thuận lợi, khó khăn của địa bàn xã
  64. 55 - Thuận lợi: Có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú thuận lợi cho việc phát triển tiềm năng kinh tế du lịch. - Khó khăn: Khó khăn lớn nhất là việc bảo vệ rừng, do tập quán chăn thả gia súc tự do và chặt phá rừng trái phép vẫn còn cao. 5.1.3.Đề xuất giải pháp - Tuyên truyền, tập huấn và giáo dục cho người dân. - Chế tài và xử phạt đối với phi phạm. - Nghiêm cấm chăn trả giai súc tự do, phải có biện pháp xử phạt đối với người vi phạm và cố tình chăn trả gia súc tự do. - Thúc đẩy phát triển kinh tế đặc biệt nâng cao thu nhập từ rừng cho các hộ dân để góp phần khuyến khích bảo vệ phát rừng. 5.2. Kiến nghị Đối với tỉnh Lào Cai: Cần có các đánh giá thực trạng tác động của chính sách và đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả các chính sách của nhà nước và địa phương về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đối với địa phương có rừng như xã Liêm Phú, cần có các đánh giá sâu về thực trạng bảo vệ phát triển rừng để thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng. Đối với các nghiên cứu tiếp theo: cần có nghiên cứu sâu về giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ từ rừng để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ và khuyến khích các hộ tham gia bảo vệ phát triển rừng.
  65. 56 TÀI LIỆU THAM THẢO I. Tài liệu tiếng việt [1]. Nguyễn Huy Dũng ( 2002). Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam. [2]. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 29/2004/QH11. [3]. Bảo Huy (2010). Xây dựng cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng. [4]. Phạm Thanh Lâm (2012): Báo cáo kết quả và thực trạng giao rừng cho người dân tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. [5]. Vũ Hoài Minh và Dr. Hans Warfving ( 2002). Nghiên cứu “giảm nghèo và rừng ở Việt Nam. [6]. Phạm Xuân Phương ( 2003). Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong công tác bảo vệ rừng tại Sơn la. [7]. Roberts và Gautam (2003). Nghiên cứu những kinh nghiệm trong QLRCĐ của các nước trên thế giới. [8]. Đỗ Đình Sâm, Hoàng Liên Sơn và Lê Quang Sơn. Dự án “ Forest governance in VietNam “. [9]. Nguyễn Hải Thanh, Jean-Christophe Castellaa, Stanislas Boissaua và Paul Novosad. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc giao đất giao rừng ở một số tỉnh miền núi Việt Nam. [10]. Phạm Minh Thảo(2005). Rừng Việt Nam, nhà xuất bản Lao động. [11]. Khổng Trung, Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Trị về công tác giao rừng tự nhiên đến hộ gia đình và cộng đồng tại Quảng Trị. [12]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( 2004).Cẩm nang ngành Lâm nghiệp. [13]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009).Thông tư Số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009.
  66. 57 II. Tài liệu từ Internet - luat-bao-ve-va-phat-trien-rung-nam-2004.htm .