Khóa luận Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Nguyễn Văn Tứ xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

pdf 66 trang thiennha21 20/04/2022 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Nguyễn Văn Tứ xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ap_dung_quy_trinh_nuoi_duong_cham_soc_va_phong_tri.pdf

Nội dung text: Khóa luận Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Nguyễn Văn Tứ xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA THỊ LY Tên chuyên đề: ÁP DỤNG QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN NGUYỄN VĂN TỨ, XÃ LƯƠNG PHONG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA THỊ LY Tên chuyên đề: “ ÁP DỤNG QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN NGUYỄN VĂN TỨ XÃ LƯƠNG PHONG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp : K47 - TY - N03 Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Văn Thăng Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại Học Nông Thái Nguyên đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với thực tế mà đó là yếu là tố quyết định đến công việc sau này. Bước đầu đi vào thực tế thực tập tại trại lợn nái chú Nguyễn Văn Tứ, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành, lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, giảng viên trực tiếp hướng dẫn TS.Trần Văn Thăng, chủ trại lợn chú Nguyễn Văn Tứ và cán bộ kỹ thuật và các anh chị công nhân viên đã dành thời gian, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ để em có thể hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp lần này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2019 Sinh viên Ma Thị Ly
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu các chuồng trong trại 6 Bảng 2.2. Cơ cấu đàn lợn của trại Nguyễn Văn Tứ trong 3 năm gần đây 7 Bảng 2.3. Quy trình tiêm phòng cho đàn lợn của trại chăn nuôi Nguyễn Văn Tứ 8 Bảng 2.4. Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn của trại Nguyễn Văn Tứ trong 3 năm gần đây 9 Bảng 2.5. Một số thuốc sát trùng được dùng tại trại 11 Bảng 2.6. Tình hình dịch bệnh của trại 3 năm gần đây tại trại Nguyễn Văn Tứ 12 Bảng 4.1. Lịch sát trùng thực hiện tại trại lợn nái 40 Bảng 4.2. Lịch phòng bệnh thực hiện tại trại lợn nái 41 Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản 42 Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của lợn nái theo tháng theo dõi 44 Bảng 4. 5. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản 46 Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ 47 Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản 49 Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ 50 Bảng 4.9. Kết quả thực hiện các công tác khác tại trại 51
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT cs : Cộng sự MMA : Hội chứng viêm tử cung (Metritis), viêm vú (Mastitis), mất sữa (Agalactia) Nxb : Nhà xuất bản STT : Số thứ tự TT : Thể trọng VTM : Vitamin
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 2 1.2.1. Mục đích của chuyên đề 2 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của cơ sở thực tập 3 2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển của trại lợn Nguyễn Văn Tứ 5 2.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn ủc a trại 13 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 14 2.2.1. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản 14 2.2.2. Những bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ 24 2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 26 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 33 3.1. Đối tượng 33 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 33 3.3. Nội dung tiến hành 33 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 33 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 33
  7. v 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 38 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39 4.1. Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ 39 4.1.1. Công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại 39 4.1.2. Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ 40 4.2. Công tác chẩn đoán ệb nh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ 42 4.2.1. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản 42 4.2.2. Tỷ lệ nái mắc bệnh sinh sản theo tháng theo dõi 44 4.2.3. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản 45 4.2.4. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ 47 4.3. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ 49 4.3.1. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản 49 4.3.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ 50 4.4. Kết quả thực hiện các công tác khác tại trại 50 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52 5.1. Kết luận 52 5.2. Đề nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn ở nước ta đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và số lượng. Con lợn đã cung cấp 70 - 80% nhu cầu về thịt cho thị trường trong nước và xuất khẩu đồng thời cung cấp nguồn phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và các sản phẩm phụ như da, mỡ cho ngành công nghiệp chế biến. Chăn nuôi lợn quy mô trang trại theo hướng tập trung công nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cả nước. Muốn chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế cao thì cần phải có con giống tốt. Muốn có giống lợn tốt thì chăn nuôi lợn nái sinh sản có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì ngoài việc chọn được giống lợn có khả năng sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp thì việc nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý dịch bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ là rất quan trọng. Nếu nuôi dưỡng, chăm sóc ợl n nái sinh sản và lợn con không đúng kỹ thuật thì chất lượng đàn con sẽ kém, do đóả nh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của lợn con ở giai đoạn sau và hiệu quả chăn nuôi sẽ thấp. Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc ợl n nái nuôi con và lợn con theo mẹ sau khi đẻ còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại đặc biệt là những bệnh dịch thường xuyên xảy ra ở lợn nái nuôi con sau khi ẻđ và lợn con theo mẹ. Khi bệnh dịch xảy ra đối với lợn mẹ và lợn con trong giai đoạn này đã làm cho chất lượng lợn con cai sữa kém, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của lợn sau này. Vì vậy, thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ hiệu quả là cần thiết. Xuất phát từ từ thực tế nêu trên, chúng em tiến hành đề tài: “Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Nguyễn Văn Tứ xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”.
  9. 2 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục đích của chuyên đề - Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn nái sinh sản con và lợn con theo mẹ. - Đánh giá được tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Nguyễn Văn Tứ. - Đề xuất được các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề - Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ đồng thời học tập bổ sung những kiến thức mới từ thực tiễn sản xuất. - Ứng dụng các biện pháp phòng và điều trị bệnh có hiệu quả cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ vào thực tiễn chăn nuôi lợn tại trang trại.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của cơ sở thực tập 2.1.1.1. Vị trí địa lý Trại lợn Nguyễn Văn Tứ nằm trên địa bàn xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang có tổng diện tích là 7.000 m2. - Phía Đông giáp xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên. - Phía Tây giáp xã Danh Thắng, Thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa. - Phía Bắc giáp xã Ngọc Sơn và Việt Ngọc, huyện Hiệp Hòa. - Phía Nam giáp xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa và xã Việt Tiến, huyện Việt Yên. Với vị trí như trên đây là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi của trại. Khu chăn nuôi của trại được xây dựng một cách hợp lý, xung quanh trại được bao bọc bởi tường vây kín, hệ thống mương máng được lưu thông. Vì vậy việc lan truyền dịch bệnh từ trại ra, từ khu dân cư vào trại được hạn chế một cách tối đa. 2.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai Trại có tổng diện tích đất tự nhiên là: 7.000 m2 được quy hoạch như sau: Diện tích đất nhà ở là 300 m2; Diện tích đất chuồng nuôi là 6000 m2; Diện tích kho chứa thức ăn, dụng cụ, bể nước là 350 m2; Diện tích chỗ chứa phân và chất thải chăn nuôi là150 m2; Còn lại là diện tích lối đi vào, đi ra khu vực chăn nuôi. 2.1.1.3. Điều kiện khí hậu và thời tiết Trại nằm trên địa bàn xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang là một tỉnh thuộc phía Đông Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông.
  11. 4 - Mùa Xuân: Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, thời tiết ấm áp có mưa phùn. Điều kiện thời tiết này rất thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, nhất là bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa gây bất lợi cho công tác phòng dịch bệnh. Nhiệt độ trung bình mùa Xuân là 20o - 24oC. - Mùa Hạ: Từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch. Thời tiết nắng nóng, oi bức, kèm mưa lớn kéo dài. Mùa này lợn thường mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm phổi Nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 30oC, có khi lên tới 39 - 40oC. - Mùa Thu: Từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch. Thời tiết mát mẻ, ôn hòa thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn. Nhiệt độ trung bình từ 25 - 29oC. - Mùa Đông: Từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch. Thời tiết lạnh giá, hanh khô, bên cạnh đó lại bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho lợn dễ bị nhiễm lạnh gây tiêu chảy và viêm phổi, nhất là ở lợn con sau cai sữa và lợn chửa kỳ 2. Nhiệt độ trung bình của mùa này từ 12o - 19oC, thời tiết hanh khô có khi nhiệt độ giảm xuống dưới 10oC, nhiệt độ hạ thấp cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự điều tiết thân nhiệt của cơ thể. Nhiệt độ bình quân trong năm 20o - 24oC. Tổng lượng mưa trung bình và khoảng 1600 - 1800 mm/năm, độ ẩm bình quân 70 - 80%. Với điều kiện khí hậu như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho gia súc ở trại phát triển nhưng bên cạnh đó cũng là điều kiện để mầm bệnh phát sinh. Chính vì vậy mà việc xây dựng chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu như ấm về mùa Đông, mát về mùa Hè, tạo được tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt, dụng cụ chăn nuôi đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi. 2.1.1.4. Điều kiện giao thông Hệ thống giao thông thuận lợi có đường giao thông liên xã. Trại cách trung tâm Thị trấn Thắng 4 km. Đường vào trại được bê tông hóa thuận tiện cho việc đi lại vận chuyển cám, nhập lợn, xuất lợn và vệ sinh chuồng trại.
  12. 5 2.1.1.5.Điều kiện thủy lợi Nguồn cung cấp nước chính cho trại lấy từ giếng khoan phục vụ nước cho quá trình chăn nuôi và sinh hoạt của công nhân. Nước sử dụng được bơm đầy vào bể chứa và cho lợn uống bằng nước đó. Có hệ thống ống dẫn nước, và vòi uống tự động phù hợp với từng loại lợn ở những lứa tuổi khác nhau. 2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển của trại lợn Nguyễn Văn Tứ 2.1.2.1.Quá trình thành lập và cơ sở vật chất của trang trại * Quá trình thành lập Trại lợn Nguyễn Văn Tứ là trại chăn nuôi tư nhân, trại bao gồm cả lợn nái và lợn thịt. Trại vừa sản xuất giống để nuôi tại trại và cung cấp giống cho những trang trại, nông hộ nuôi gia công xung quanh địa bàn. Trại được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2003 tới nay hoạt động được 16 năm. * Cơ sở vật chất kỹ thuật Đối với bất cứ một cơ sở chăn nuôi nào cũng vậy. Cơ sở vật chất là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới sựthành công và chất lượng chăn nuôi. Trại được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2003 với 4000 m2 và nâng cấp mở rộng diện tích chuồng trại thêm 3000 m2 năm 2018, đến nay cơ sở vật chất của trang trại tương đối đầy đủ và hoàn thiện. Hệ thống lưới điện: có hệ thống điện lưới kéo đi khắp các khu sản xuất trong trại đảm bảo cho công tác sản xuất, chăn nuôi, và sinh hoạt hàng ngày cho công nhân. Trại có một máy phát điện dùng để thay thế khi mất điện. Hệ thống thoát nước: Trại có hệ thống dẫn, thoát nước đảm bảo nước không bị ứ đọng nhất là mùa mưa. Theo quy trình xây dựng trại gồm có 2 khu đó là khu nhà ở và khu sản xuất. Khu hành chính gồm: nhà ở chính, nhà bếp, nhà vệ sinh được quy hoạch gọn gàng và đảm bảo vệ sinh. Khu sản xuất gồm: - Một nhà kho: Dự chữ thức ăn, có các xe đẩy cám để vận chuyển cám đến các chuồng.
  13. 6 - Hệ thống chuồng nuôi gồm có: Trại chia thành 7 chuồng nuôi lớn theo thứ tự từ cổng trại đi vào. Chuồng đẻ số 3, chuồng bầu số 2, chuồng đẻ số 2, chuồng đẻ số 1, chuồng lợn con cai sữa, chuồng lợn thịt, chuồng bầu số 1. Bảng 2.1. Cơ cấu các chuồng trong trại STT Tên chuồng Số lượng Ghi chú con 1 300 Lợn nái khi cai sữa chuyển sang phối giống Bầu số 1 đến trước 15 ngày đẻ dự kiến cộng với đực giống 2 Bầu số 2 65 Trước khi đẻ dự kiến 15 ngày (chuẩn bị đẻ) 3 28 Trước đẻ dự kiến 3 ngày đến khi lợn con Đẻ số 1 cai sữa 4 26 Trước đẻ dự kiến 3 ngày đến khi lợn con Đẻ số 2 cai sữa 5 24 Trước đẻ dự kiến 3 ngày đến khi lợn con Đẻ số 3 cai sữa 6 Lợn con cai 400 Từ khi cai sữa đến khi chuyển sang chuồng sữa thịt 7 500 Chuyển từ chuồng cai sữa sang đến lúc xuất Lợn thịt bán thịt 2.1.2.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của của trang trại. a. Công tác chăn nuôi Chăn nuôi lợn hiện nay là một hướng chính để phát triển ngành chăn nuôi của cả nước nói chung và trại chú Nguyễn Văn Tứ nói riêng. Chăn nuôi lợn hiện nay đang được mở rộng theo phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp tại các trang trại có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn xã. Do nhu cầu thị hiếu của người dân ngày càng cao nên vấn đề chăn nuôi luôn được bà con nông dân quan tâm và đẩy mạnh để tăng năng suất từ chăn
  14. 7 nuôi lợn. Bên cạnh đó thì vấn đề chất lượng đàn lợn cũng được người dân rất chú trọng. Bảng 2.2. Cơ cấu đàn lợn của trại Nguyễn Văn Tứ trong 3 năm gần đây Tổng Lợn đực Năm Lợn thịt Lợn nái Lợn con đàn lợn giống 2017 8734 500 280 4 7950 2018 7955 500 250 5 7300 T1- 4830 500 300 4 7275 T5/2019 Qua bảng 2.2 cho thấy trại lợn Nguyễn Văn Tứ là trại lợn hỗn hợp vừa nuôi lợn nái và nuôi lợn thịt. Số lượng lợn nái duy trì 250 - 300 con là trại lợn nái với quy mô vừa. Trại sản xuất theo hướng khép kín nghĩa là lợn nái sản xuất ra lợn con, lợn con chuyển sang nuôi lợn thịt và sản phẩm cuối cùng của trại là lợn bán thịt. Khi số lợn con sản xuất ra dư thừa sẽ được chuyển đi nuôi tại các trang trại nuôi gia công lợn thịt trên địa bàn. Quá trình sản xuất kinh doanh của trại liên tục phát triển trong các năm qua và có triển vọng rất tốt trong những năm tới. b. Công tác thú y * Phòng bệnh bằng văc-xin. Xác định được thiệt hại do dịch bệnh gây ra là rất lớn do vậy công tác phòng bệnh trong trại được đặc biệt quan tâm. Trại luôn tiến hành các đợt tiêm phòng bằng văc-xin cho đàn lợn theo đúng quy định. Phòng bệnh bằng văc-xin có vai trò vô cùng quan trọng. Theo số liệu ghi trong sổ sách em biết được kết quả tiêm phòng văc-xin của trại như sau:
  15. 8 Bảng 2.3. Quy trình tiêm phòng cho đàn lợn của trại chăn nuôi Nguyễn Văn Tứ Liều Thời điểm Loại STT Loại văc-xin Tên văc-xin lượng tiêm phòng lợn ml/con (Tuần tuổi) Nhược độc Tai xanh (PRRS) 2 4 JXA – R PRO – VAC Circo 2 3 Circomaster VAC Dịch tả 1 (SFV1) Colapest 2 5 Mycoplasma Mycoplasma Lợn Hyopneumoniae 2 1 1 (Suyễn) thịt Bacterin Lở mồm long Aftopor 2 7 móng 1 (FMD1) Dịch tả 2 (SFV2) Colapest 2 9 Lở mồm long Aftopor 2 11 móng 2 (FMD 2) Glasser Hiprasuis Glasser 2 2 APP Suigen APP 2 4 2 10 tuần mang Dịch tả Colapest thai Lở mồm long 2 12 tuần mang Aftopor móng thai Lợn Nhược đôc 2 Tổng trại 4 2 Tai xanh nái JXA – R tháng 1 lần PRO – VAC 2 Tổng trại 6 Circo Circomaster VAC tháng 1 lần Paseudolarabies 2 Tổng trại 4 Dả dại vacxin tháng 1 lần Tụ huyết trùng Tụ huyết trùng 2 Dịch tả lợn Colapest 2 Làm vào Lợn Lở mồm long 2 tháng -3 4 và 3 đực Aftopor móng tháng -8 9 giống Ingelvac PRRS 2 hàng năm PRRS MLV (Số liệu do kỹ thuật trại cung cấp)
  16. 9 Kết quả tiêm phòng văc-xin tại cơ sở trong 3 năm gần đây được thể hiện trong bảng 2.4. Bảng 2.4. Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn của trại Nguyễn Văn Tứ trong 3 năm gần đây Loại gia Tổng số Số được Liều Tỷ Năm súc, gia Loại văc-xin gia súc tiêm lượng lệ cầm ( con) (con) (ml/con) (%) +Dịch tả + Lở mồm long móng Lợn thịt + Suyễn 500 500 2 100 + Tai xanh + Circo + Dịch tả + Lở mồm long móng 2017 Lợn nái + Tai xanh 300 300 2 100 + Circo + Giả dại + Tụ huyết trùng Lợn đực + Dịch tả 4 4 2 100 giống + FMD + PRRS +Dịch tả + Lở mồm long móng Lợn thịt + Suyễn 500 500 2 100 + Tai xanh + Circo + Dịch tả + Lở mồm long móng 2018 Lợn nái + Tai xanh 300 300 2 100 + Circo + Giả dại + Tụ huyết trùng Lợn đực + Dịch tả 5 5 2 100 giống + FMD + PRRS
  17. 10 Loại gia Tổng số Số được Liều Tỷ Năm súc, gia Loại văc-xin gia súc tiêm lượng lệ cầm ( con) (con) (ml/con) (%) +Dịch tả + Lở mồm long móng Lợn thịt + Suyễn 500 500 2 100 + Tai xanh + Circo + Dịch tả T5- + Lở mồm long móng 2019 Lợn nái + Tai xanh 300 300 2 100 + Circo + Giả dại + Tụ huyết trùng Lợn đực + Dịch tả 4 4 2 100 giống + FMD + PRRS (Số liệu do kỹ thuật trại cung cấp) Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ tiêm phòng là tuyệt đối 100% vì trại đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng bệnh. Đặc biệt quan trọng đó là phòng bệnh bằng tiêm phòng văc-xin luôn đứng hàng đầu. Khi tiêm phòng những con yếu hoặc những con đang trong quá trình điều trị thì trại có kế hoạch chăm sóc đặc biệt để nâng cao sức đề kháng và tiêm bổ sung. Vì vậy kết quả tiêm phòng của trại đạt tỷ lệ rất cao. * Công tác vệ sinh thú y Với nhận định “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, phòng bệnh đóng vai trò chủ yếu trong công tác thú y còn chữa bệnh chỉ là biện pháp khi dịch bệnh xảy ra. Do vậy, công tác phòng bệnh được trại thực hiện rất chặt chẽ, việc vệ sinh phòng bệnh được tiến hành thường xuyên, định kì theo những nội dung rất cụ thể. Toàn bộ khu chuồng nuôi của trại đều có tường rào bao quanh không
  18. 11 cho người và súc vật lạ ra vào. Cổng ra vào khu chăn nuôi và trước của các chuồng nuôi đều có hố vôi sát trùng. Hàng ngày công nhân phải thực hiện vệ sinh chuồng trại, thu gom phân gia súc, đồng thời phát hiện và đánh dấu những con ốm để tiến hành cách ly và điều trị. Hàng tuần, trại tổng vệ sinh, tẩy uế bằng thuốc sát trùng khu vực chuồng nuôi 2 lần/ tuần, trong khu vực chuồng nuôi quét mạng nhện và rắc vôi bột trên lôi đi lại trong trại, khơi thông cống rãnh. Bảng 2.5. Một số thuốc sát trùng được dùng tại trại Tỷ lệ pha STT Tên thuốc thuốc với Mục đích sử dụng nước Bôi vào vết thương hở khi thiến 1 RTD-IODINE 1 hoạn, cắt đuôi, tiểu phẫu 2 VÔI 1: 30 Phun chuồng 3 NaOH (xút) 1: 30 Vệ sinh chuồng 3 – 5 g 4 CHLORINE Xử lí nước /1000 lít nước 5 OMNICIDE 1: 300 Phun chuồng * Điều trị bệnh Phòng bệnh là yếu tố quan trọng hàng đầu trong công tác thú y nhằm đề phòng và ngăn chặn nguy cơ bệnh tật. Tuy nhiên, nếu có bệnh xuất hiện thì công tác tiếp theo cần làm là chữa bệnh kịp thời, tránh để bệnh tiến triển lây lan bùng phát, dễ phát triển thành dịch gây thiệt hại tới đàn lợn và người chăn nuôi. Công tác chữa bệnh gồm: Phát hiện và chẩn đoán bệnh, đưa ra biện pháp ngăn chặn không cho bệnh lây lan, điều trị tiêu diệt bệnh và nguồn bệnh. Các bệnh chủ yếu xảy ra trên đàn lợn con do sức đề kháng, chống chịu với bệnh tật còn kém, dễ bị stress do các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, di chuyển từ chuồng đẻ sang chuồng cai sữa, tách ghép đàn, hệ miễn dịch
  19. 12 kém, chưa được tiêm văc-xin (lợn con tại chuồng đẻ chưa được làm văc-xin, chủng ngừa văc-xin sẽ được làm tại các chuồng cai sữa, chuồng thịt hoặc các trại gia công bên ngoài). Các loại bệnh thường xuất hiện trên đàn lợn: Bệnh viêm ruột do Clostridium (Clostridial Infection); Bệnh tiêu chảy do E. coli (Colibacillosis); Bệnh viêm hồi tràng (Ileitis); Bệnh hồng lỵ (Swine Dysentery); Bệnh phó thương hàn (Salmonellosis); Bệnh viêm da tiết dịch (Greasy Pig Disease); Bệnh do Streptococcus; Dịch tiêu chảy trên heo (Porcine Epidemic Diarhea ); Bệnh doPorcin Circo. Qua tìm hiểu, em có bảng thể hiện kết quả điều trị bệnh của trại 3 năm gần đây như sau: Bảng 2.6. Tình hình dịch bệnh của trại 3 năm gần đây tại trại Nguyễn Văn Tứ Sô Kết quả điều trị Tổng mắc Tỷ lệ Số Số Năm Tên bệnh số lợn Tỷ lệ Tỷ lệ bệnh (%) khỏi chết (con) (%) (%) (con) (con) (con) Tiêu chảy 500 80 16,00 77 96,25 3 3,75 Viêm phổi 500 40 8,00 35 87,50 5 12,50 2017 Circo virus 500 20 4,00 17 85,00 3 15,00 Streptococcus 500 25 5,00 22 88,00 5 12,00 Tiêu chảy 500 70 14,00 62 88,57 8 11,43 Viêm phổi 500 54 10,80 45 88,33 9 11.67 2018 Circo virus 500 18 3,60 14 77,77 4 22,22 Streptococcus 500 15 3,00 14 93,33 1 6,66 Tiêu chảy 500 60 12,00 58 96,66 2 3,33 T5- Viêm phổi 500 25 5,00 20 80,00 5 20,00 2019 Circo virus 500 21 4,20 17 80,95 4 19,05 Streptococcus 500 14 2,80 12 85,71 2 14,29 (Số liệu do kỹ thuật trại cung cấp)
  20. 13 Qua bảng điều tra cho thấy được tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi và tiêu chảy của trại là cao nhất. Đó là do công tác vệ sinh và chế độ chăm sóc, nhiệt độ duy trì trong chuồng nuôi chưa được tốt thực sự. 2.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của trại 2.1.3.1. Thuận lợi - Trang trại luôn được sự quan tâm của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ban ngành có liên quan: Chi cục Thú y, trạm Thú y huyện Hiệp Hòa. - Các hoạt động sản xuất của trại luôn có sự hỗ trợ từ Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, công ty cổ phần GREENFEED Việt Nam. Công ty thường xuyên cử các chuyên gia, kỹ thuật hàng đầu về làm việc hỗ trợ nâng cao tay nghề công nhân viên. - Trại có đội ngũ kỹ thuật, công nhân viên có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, lao động chăm chỉ, kỷ luật cao. - Trại có chế độ khen thưởng đối với cá nhân có kết quả tốt trong công việc, đồng thời cũng nhắc nhở khiển trách đối với những công nhân không hoàn thành nhiệm vụ. Trang trại xây dựng theo quy mô công nghiệp, do đó rất phù hợp với điều kiện phát triển của lợn. Sản xuất con giống của trại hoàn toàn phù hợp với nhu cầu chăn nuôi. 2.1.3.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi còn một số khó khăn trong công tác chăn nuôi của trại như sau: Do giá cả thị trường thay đổi liên tục và nhất là trong năm 2016 và năm 2017 trại đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì và tiếp tục vận hành bộ máy chăn nuôi lợn.
  21. 14 Do trại được xây dựng từ năm 2003 và hoạt động cho đến nay nên một số cơ sở vật chất đã xuống cấp, cần phải thay thế và nâng cấp để đạt được hiệu quả sản xuất cao. 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản 2.2.1.1. Bệnh viêm tử cung Lợn là loài sinh sản đa thai, khả năng sinh sản ngày càng cao nên bộ phận sinh dục hoạt động nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập nhất là trong điều kiện dinh dưỡng không phù hợp, điều kiện chăm sóc vệ sinh kém thì bệnh dễ xảy ra. Viêm tử cung thường xuất hiện trên nái sau khi sinh từ 2 - 3 ngày. Trong quá trình đẻ dịch và các chất trong tử cung chảy ra, cổ tử cung mở, niêm mạc tử cung sây sát, vi khuẩn xâm nhập gây viêm tử cung (Đặng Thanh Tùng, 1999) [27]. a. Nguyên nhân Cơ quan sinh dục lợn nái phát triển không bình thường gây khó đẻ hoặc lợn nái khó đẻ do thai quá to, thai ra ngược, thai phát triển không bình thường Phối giống quá sớm lợn nái tơ, nái già mang nhiều thai. Khi đẻ tử cung co bóp yếu, do lứa đẻ trước đã bị viêm tử cung làm cho niêm mạc tử cung biến đổi nên nhau thai không ra gây sát nhau, thối giữa tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn. Theo Nguyễn Hữu Phước (1982) [20] lợn nái sinh ra đều mang vi khuẩn trong âm đạo nhưng không gây bệnh, chỉ khi cổ tử cung mở chất tiết chảy ra tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn. Bệnh kế phát từ các bệnh khác như bệnh viêm âm đạo, tiền đình, bàng quang hoặc các bệnh truyền nhiễm: sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao thường gây ra các bệnh viêm tử cung.
  22. 15 Theo Đặng Thanh Tùng (1999) [27] mầm bệnh có mặt trong một tuyến qua niêm mạc đi vào máu, xâm nhập vào tử cung, nguyên nhân chính là sự kém nhu động của ruột nhất là táo bón. Vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào do vi khuẩn hiện diện trong phân và nước tiểu. Kết quả của Nguyễn Hữu Phước (1982) [20] tỷ lệ các loại vi khuẩn gây viêm tử cung ở lợn như sau: E. coli chiếm 27%; Proteus valgaris chiếm 16%; Klebsielle chiếm 10,2%; Steptococcus chiếm 34,5%; Staphylococcus chiếm 11,2%; Còn lại các loài vi khuẩn khác chiếm 2 - 7%. Các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học như Bilken (1996) [2] và Nguyễn Như Pho (2002) [16] cho biết: Viêm tử cung thường xảy ra trong lúc sinh do nhiễm khuẩn E. coli dung huyết, Staphylococcus spp và Staphylococcus aureus. Đó là nguyên nhân chính gây bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản. Trong quá trình có thai, lợn nái ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, tinh bột, protein và ít vận động cơ thể nên cơ thể béo dẫn đến khó đẻ. Hoặc do thiếu dinh dưỡng lợn nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm nên không chống lại vi trùng xâm nhập cũng gây viêm. Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây sây sát sẽ tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo hoặc tử cung hoặc do tinh dịch bị nhiễm khuẩn. Lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp sẽ truyền bệnh sang lợn nái. Bệnh còn xảy ra khi chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý kém hoặc do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt kéo dài. b. Triệu chứng Triệu chứng viêm tử cung thể hiện qua 3 thể viêm: Viêm nội mạc: lợn có biểu hiện sốt nhẹ, dịch viêm có màu trắng hoặc xám và có mùi tanh. Con vật có phản ứng đau nhẹ, phản ứng co bóp tử cung giảm nhẹ.
  23. 16 Viêm cơ: lợn có biểu hiện sốt cao, dịch viêm có màu hồng hoặc nâu đỏ và có mùi tanh thối. Con vật có phản ứng đau rõ rệt, phản ứng co bóp tử cung yếu ớt. Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2000) [15] viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tổ chức làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba quản, từ đó làm lớp cơ và một ít lớp tương mạc của tử cung bị hoại tử. Viêm tương mạc: Lợn có biểu hiện sốt rất cao, dịch viêm có màu nâu gỉ sắt và có mùi thối khắm. Con vật rất đau kèm theo triệu chứng viêm phúc mạc, phản ứng co bóp tử cung mất hẳn. c. Hậu quả Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, bệnh viêm tử cung là rất phổ biến, nó gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái, khả năng sinh trưởng, phát dục của lợn con. Lợn nái bị viêm tử cung dễ dẫn đến loại thải. Bệnh gây tổn thương cơ quan sinh dục. Quá trình viêm tạo độc tố có hại cho tinh trùng như: Sperms Lysin (độc tố tiêu diệt vi trùng). Hoặc niêm mạc tử cung bị tổn thương sẽ cản trở sự di chuyển của tinh trùng. Nếu có thụ thai được cũng dễ bị chết con, khi bệnh nặng dẫn đến sẩy thai, tiêu thai, vô sinh (Lê Văn Năm, 1997) [14]. Viêm xảy ra trong thời gian có chửa thì do biến đổi trong cấu trúc niêm mạc như: Teo niêm mạc, sẹo trên niêm mạc, thoái hóa niêm mạc dẫn đến phá vỡ hàng rào bảo vệ thai. Qua chỗ tổn thương, vi khuẩn cũng như các độc tố do chúng tiết ra làm bào thai phát triển không bình thường. Nếu không phát hiện và điều trị triệt để sẽ làm tổn thất kinh tế cho người chăn nuôi. 2.2.1.2. Bệnh viêm vú a. Nguyên nhân Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm vú là các hệ vi khuẩn gây bệnh như: trực khuẩn đường ruột, liên cầu khuẩn dung huyết và các loại trực khuẩn
  24. 17 gây thối khác Chúng xâm nhập vào tuyến vú qua vết thương, vết sây sát trên bầu vú hoặc qua lỗ núm vú. Theo Muirhead and Alexander (2010) [40] nguyên nhân gây viêm một hay nhiều vú ở lợn do nhiều loại vi khuẩn hoặc có thể do kế phát từ bệnh khác, xảy ra lác đác ở từng cá thể hoặc cả đàn. Bệnh thường xuất hiện tập trung từ khi lợn đẻ đến 12 giờ sau đó, vi khuẩn xâm nhập vào một hay nhiều bầu vú thông qua núm vú do trầy xước (do răng của lợn con hay nền chuồng cứng). Nhóm vi khuẩn gây viêm vú gồm: Coliform, Klebsiella, Staphylococcus, Streptococcus, Miscellaneous. Trong đó vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus chỉ gây viêm từng tuyến vú, Klebsiella spp gây viêm vú cấp tính và nhóm vi khuẩn E. coli với nhiều type khác nhau đã được phân lập ở hầu hết các trường hợp viêm vú, độc tố của E. coli sinh ra là nguyên nhân gây viêm vú, mất sữa. Theo White (2013) [42] nguyên nhân chủ yếu gây viêm vú cấp tính do các loại vi khuẩn: E. coli, Klebsiella, đôi khi Pseudomonas nhiễm qua núm vú từ phân và nền chuồng. Vì vậy, việc vệ sinh chuồng trại và núm vú đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh. Theo Phạm Tiến Dân (1998) [5] nghiên cứu xác định vi khuẩn gây viêm vú ở lợn nái sinh sản gồm: E. coli chiếm 18,2%; Staphylococcus chiếm19%; Streptococcus chiếm 27,18%; Klebsiella chiếm 14,7%. Theo Christensen và cs. (2007) [29] khi nghiên cứu về mô học và vi khuẩn học từ mẫu mô vú bị viêm cho thấy, vi khuẩn chính gây viêm vú là Staphylococcus spp và Arcanobacterium pyogenes. Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2000) [15] cho rằng vi khuẩn gây bệnh viêm vú thường là liên cầu trùng chiếm 86%; tụ cầu trùng chiếm 5,4%; trực trùng sinh mủ chiếm 2,7%; E. coli chiếm 1,2%; và các loại vi khuẩn khác chiếm 3,7%. Loại gây bệnh phổ biến nhất là liên cầu trùng Agalactiae.
  25. 18 Do kế phát từ một số bệnh: sót nhau, viêm tử cung, bại liệt sau khi đẻ, viêm bàng quang, viêm thận Khi lợn nái bị bệnh này vi khuẩn theo máu về tuyến vú, cư trú tại đây và gây bệnh. Lợn nái tốt sữa, lợn con bú sữa không hết hoặc lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng vú còn lại căng sữa, lợn con bú làm sây sát bầu vú hoặc lợn con bị bệnh không bú, sữa xuống nhiều, bầu vú căng dễ dẫn đến viêm vú (Trương Lăng, 2000) [9]. Do quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng kém, chất độn chuồng và ổ đẻ bẩn. Sau khi đẻ bầu vú không được vệ sinh sạch, hàng ngày không vệ sinh bầu vú. Thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt kéo dài, nhiệt độ thay đổi đột ngột dẫn tới viêm vú. b. Triệu chứng Viêm vú chia thành các thể như sau: - Viêm vú thể thanh dịch: Tuyến vú bị xung huyết, dịch viêm tiết ra nhiều. Nước viêm thải ra thấm vào các nang sữa làm quá trình lưu thông mạch máu và mạch lâm ba bị trở ngại. Lá vú sưng to, có khi cả bầu vú sưng. Lúc đầu sữa biến đổi không rõ về sau sữa loãng, chất lượng sữa giảm, sờ tay vào con vật cảm giác đau. - Viêm vú thể cata: Trong nang sữa chứa rất nhiều dịch rỉ viêm, tế bào biểu bì phình to ra, bị thoái hóa và bong ra. Cơ thể bình thường không có triệu chứng toàn thân, lúc đầu sữa loãng, có nhiều gạch vón, lượng sữa giảm, vắt sữa có những cục nhỏ màu xanh hay vàng nhạt, sờ bầu vú thấy nóng. - Viêm vú thể Fibrin: Lúc đầu lá vú chứa nhiều nước vàng Fibrinogen và tế bào chết. Fibrinogen dưới tác dụng của men do tế bào bị tổn thương tiết ra sẽ biến thành Fibrin. Khi vắt sữa có một ít dịch màu vàng chứa Fibrin và cục Casein bị đóng vón. Nhiệt độ cơ thể 40 - 41oC, vú viêm cứng, sưng to, sờ thấy đau.
  26. 19 - Viêm vú thể cata có mủ: Trong nang sữa và ống dẫn có hồng cầu, bạch cầu, mủ và tế bào hoại tử. Sữa mất hẳn, thể tích vú tăng, màu đỏ. Sờ con vật thấy đau, vắt sữa thấy loãng, sữa đóng vón, cóủ m , máu. Con vật có triệu chứng toàn thân: Sốt cao, kém ăn, hô hấp và tuần hoàn tăng. - Viêm vú thể áp xe: Trong tuyến vú xuất hiện một hay nhiều bọc áp xe to hay nhỏ nằm sát dưới da hay ở sâu bên trong. Sau đó bọc mủ phát triển to nổi rõ ở dưới da. Vật ngừng tiết sữa và trong sữa vắt ra có đầy mủ và máu, casein. - Viêm vú thể plegemol: Là loại viêm tích mủ dưới da và tổ chức liên kết của lá vú. Thường do kế phát từ viêm cata và viêm có mủ. Lượng sữa ít có nhiều gạch nhỏ, sờ bầu vú thấy nóng, con vật sốt, tim mạch rối loạn. - Viêm vú thể có màu: Là loại viêm cấp tính. Thường kế phát từ viêm thanh dịch, cata hoặc do viêm phúc mạc. Tuyến vú bị chấn thương, các tế bào tuyến sữa bị thấm dịch và hồng cầu. Da vú có đám đỏ, vắt sữa con vật thấy đau. Sữa loãng màu hồng hay đỏ, con vật sốt cao 40 - 41oC, bỏ ăn. - Theo White (2013) [42] biểu hiện rõ tại vú viêm với các đặc điểm: vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn cợn lẫn máu; sau 1 - 2 ngày thấy có mủ, lợn mẹ giảm ăn hay bỏ ăn, sốt cao 40 - 41,5oC. Tùy số lượng vú bị viêm mà lợn nái có biểu hiện khác nhau. Nếu do nhiễm trùng trực tiếp vào bầu vú, thì đa số trường hợp chỉ một vài bầu vú bị viêm. Tuy vậy, lợn nái cũng lười cho con bú, lợn con thiếu sữa nên liên tục đòi bú, kêu rít, đồng thời do bú sữa bị viêm, gây nhiễm trùng đường ruột, lợn con bị tiêu chảy. c. Hậu quả Khi lợn nái bị viêm vú sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể lợn mẹ, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn con theo mẹ, thậm chí nếu lợn mẹ bị mất sữa hoàn toàn do viêm vú thì đàn con có nguy cơ bị chết cả đàn do không có sữa để bú.
  27. 20 Theo Nguyễn Hữu Vũ và cs. (1999) [28] bệnh viêm tử cung và viêm vú là hai nguyên nhân chính, trực tiếp gây ra sự giảm và mất sữa ở lợn nái nuôi con. Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [3] cho biết: Mất sữa sau khi đẻ là do kế phát từ bệnh viêm tử cung và viêm vú. Do khi bị viêm, cơ thể thường sốt cao liên tục từ 2 - 3 ngày, nước trong máu và trong mô bào bị giảm, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, nhất là sự hấp thu chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa bị giảm dần dẫn đến mất sữa, khả năng hồi phục chức năng tiết sữa sẽ bị hạn chế thường xảy ra ở lứa đẻ tiếp theo. Khi bị viêm vú, sản lượng sữa của lợn nái nuôi con giảm, trong sữa có nhiều chất độc. Sữa không đủ đáp ứng nhu cầu của lợn con hoặc khi lợn con bú sữa sẽ dẫn đến tiêu chảy, ốm yếu, sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh và trọng lượng cai sữa thấp. Nếu viêm vú nặng dẫn đến huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ thì khó chữa, lợn nái sẽ bị chết. Viêm vú kéo dài dẫn đến teo bầu vú, vú hóa cứng, vú bị hoại tử ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa của lợn nái ở lứa sau. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giảm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. 2.2.1.3. Hiện tượng đẻ khó Lợn đẻ mà thời gian sổ thai kéo dài nhưng thai vẫn không được đẩy ra ngoài. Bệnh biểu hiện dưới nhiều hình thức, diễn biến khác nhau. Nó không những gây bệnh cho cơ quan sinh dục mà còn dẫn đến hiện tượng vô sinh, thậm chí cả mẹ lẫn con có thể chết. Do đó đẻ khó gây thiệt về kinh tế cho ngành chăn nuôi. Theo Nguyễn Ngọc Phục (2005) [17] thông thường thai chết lưu ở các trại chăn nuôi nái sinh sản chiếm khoảng 4 - 10% tổng số lợn con chết trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa, trong đó khoảng 70% các trường hợp được coi là thai chết lưu đã từng sống sót khi mới sinh.
  28. 21 a. Nguyên nhân - Đẻ khó nguyên nhân do cơ thể mẹ: Khi chăm sóc, nuôi dưỡng không tốt, thức ăn không đầy đủ, chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu của lợn mang thai dẫn đến cơ thể mẹ bị suy nhược, sức khỏe kém. Trong quá trình đẻ, sức rặn của lợn yếu, thậm chí không rặn đẻ, cổ tử cung co bóp yếu nên không đẩy thai ra ngoài. Lợn ăn quá nhiều tinh bột, protein dẫn đến béo cũng gây ra đẻ khó. Các nghiên cứu cho thấy độ dày mỡ lưng ở vị trí P2 ở heo nái tốt, diễn biến ở các lứa đẻ tăng dần đến giai đoạn đậu thai, giai đoạn đẻ, thì giảm dần xuống đến cai sữa, sau đó lại tăng dần ở lứa tiếp theo đến giai đoạn đẻ. Sự mập ốm của lợn nái phụ thuộc vào điểm P2. Lợn nái tốt có P2 từ 19 - 22 mm nếu lợn nái lớn hơn 23 mm là lợn mập gây ra đẻ khó do mỡ bao quanh buồng trứng và tử cung làm khả năng co thắt tử cung và cơ bụng yếu (Nguyễn Văn Thanh, 2002) [21]. Do cấu tạo tổ chức các phần mềm như: cổ tử cung, âm đạo giãn nở không bình thường có những chỗ giãn quá mạnh, chỗ lại không giãn nên việc đẩy con ra ngoài gặp khó khăn. Khung xoang chậu bị biến dạng, khớp bán động háng phát triển không bình thường, vôi hóa cột sống hay xoang chậu hẹp. Trong quá trình đẻ độ giãn nở kém, thai bị mắc trước cửa xoang chậu không ra được. Khi quá trình rặn đẻ kéo dài, sức co bóp lớn ép lợn con làn lợn con bị chết. Ở thời gian có thai kỳ cuối, thai quá to, lợn nái vận động mạnh, chèn ép tử cung làm tử cung bị xoắn hay vặn lại, tư thế tử cung thay đổi, đường sinh dục trở nên không bình thường cũng gây khó đẻ. Do rối loạn hormone tuyến sinh dục cái: kích tố nhau thai Relaxin lúc đẻ tiết ra ít nên không làm mất lớp canxi ở khớp bán động háng, không giãn dây chằng xương chậu (không sụt mông) hoặc Prostagladin tiết ít không đủ gây co bóp tử cung nên không tống thai ra ngoài được.
  29. 22 - Đẻ khó do nguyên nhân bào thai: Chiều, hướng, tư thế thai lúc đẻ không bình thường. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp hoặc do quá ít thai, làm thai quá to không phù hợp với kích thước của xương chậu và đường sinh dục của lợn mẹ. Thai bị dị hình hay quái thai. Hiện tượng đẻ khó do nguyên nhân bào thai thường chiếm 3/4. Những nguyên nhân và loại hình đẻ khó có thể xảy ra đơn độc hoặc kết hợp lại với nhau như bào thai quá to mà xương chậu lại quá nhỏ, thai to cộng với tư thế của thai không bình thường khi rặn đẻ thai bị kẹt không ra ngoài được. b. Triệu chứng Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) [23] cho biết: lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu, nước ối tiết nhiều và có lẫn máu (màu hồng nhạt). Có trường hợp lợn nái đẻ được một con rồi nhưng vẫn đẻ khó ở con tiếp theo. Khi thò tay vào thấy thai nằm ngay xương chậu nhưng do đẻ ngược thai (quay lưng ra), do xương chậu hẹp nhưng bào thai quá to. c. Hậu quả - Tử cung co bóp mạnh mà thai không ra, thai bị chèn dẫn đến lợn con bị chết. - Nếu mổ để lấy bào thai ra ngoài lợn mẹ hay bị chết. - Gây ra hiện tượng sót con, sót nhau dẫn đến viêm đường sinh dục. - Khi dùng biện pháp can thiệp không đúng cách, gây sây sát niêm mạc tử cung hoặc dụng cụ thủ thuật không đảm bảo vệ sinh làm lợn bị nhiễm một số bệnh: viêm tử cung, viêm vú, sẩy thai truyền nhiễm khi niêm mạc có những vết sẹo sẽ gây cản trở cho quá trình thụ thai, thai làm tổ dẫn đến sẩy thai, tiêu thai, đẻ non thậm trí là vô sinh. 2.2.1.4. Bệnh sót nhau
  30. 23 Trong quá trình sinh đẻ bình thường nhau thai được thải ra ngoài cơ thể mẹ, sau khi sổ thai một thời gian trung bình là: trâu bò 4 - 6 giờ, lợn 10 - 60 phút, dê cừu 30 phút đến 2 giờ. Nếu quá thời gian trung bình, nhau thai còn nằm lại trong tử cung thì được gọi là bệnh sót nhau. Tùy thuộc vào mức độ xảy ra của bệnh, có thể chia ra thành các loại: - Thể sót nhau hoàn toàn: toàn bộ hệ thống nhau thai con còn dính với niêm mạc tử cung ở cả hai sừng tử cung. - Thể sót nhau không hoàn toàn: phía sừng tử cung không thai, nhau thai còn tách ra khỏi niêm mạc tử cung mẹ. - Thể sót nhau từng phần: một phần của màng nhung hay một ít núm nhau con còn dính với niêm mạc tử cung, đa phần màng thai đã tách ra khỏi niêm mạc tử cung. a. Nguyên nhân Theo Trương Lăng (2000) [9], nguyên nhân bệnh sát nhau là do thức ăn thiếu muối khoáng, nhất là canxi; thiếu vận động nhất là giai đoạn cuối; nước thải quá nhiều; số thai quá nhiều; sau khi đẻ tử cung co bóp yếu; gia súc đẻ khó hoặc bị sảy thai; viêm nội mạc tử cung và viêm màng thai làm cho núm nhau mẹ và núm nhau con dính vào nhau nên dù tử cung co bóp mạnh, nhau vẫn không tách ra được. Sát nhau do mắc bệnh sẩy thai truyền nhiễm làm nhau mẹ và nhau con dính chặt vào nhau. b. Triệu chứng Lợn bị sót nhau thường triệu chứng biểu hiện không rõ ràng. Lợn mẹ không yên tĩnh, đau đớn, thỉnh thoảng rặn, nhiệt độ hơi tăng, lợn thích uống nước. Từ cơ quan sinh dục chảy ra ngoài hỗn dịch màu nâu. c. Điều trị Trịnh Đình Thâu và cs. (2010) [24] cho biết, can thiệp kịp thời ngay khi nái có biểu hiện bệnh, không để quá muộn sẽ gây ra viêm tử cung, can thiệp đúng kỹ thuật, không quá mạnh tay, tránh những tổn thương. Tiêm oxytocin
  31. 24 dưới da để kích thích co bóp tử cung cho nhau còn sót lại đẩy ra ngoài hết. Sau khi nhau thai ra dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục. 2.2.2. Những bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ 2.2.2.1. Bệnh lợn con phân trắng a. Nguyên nhân - Bệnh do trực khuẩn E. coli, Gr âm gây nên, thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae gây ra. - Do chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái không đúng kỹ thuật - Do thời tiết thay đổi đột ngột - Do khẩu phần ăn của con mẹ thay đổi - Do vệ sinh chuồng trại kém b. Triệu chứng Lợn bị bệnh thường kém ăn, ủ rũ, mắt, miệng, hậu môn nhợt nhạt, lợn ỉa chảy phân lỏng màu trắng có mùi hôi tanh khó chịu, sau chuyển hơi vàng, khắm, phân bết sau hậu môn, lợn đi lại không vững gầy sút nhanh. c. Bệnh tích Lợn bệnh chết do mất nước nghiêm trọng nên khi quan sát xác con vật gầy còm, da khô, lông bẩn, da lông xám không bóng như con vật khỏe mạnh. Niêm mạc nhợt nhạt, máu loãng hơi đen. Dạ dày giãn rộng, các bờ ở đường cong lớn bị nhồi máu, chứa sữa đông vón, màu trắng hoặc màu xám trắng. Hạch lâm ba chuyển từ màu hồng thành màu đỏ thẫm. Gan nhão, dễ vỡ, đôi khi có xuất huyết. Phổi ứ huyết, đôi khi có hiện tượng viêm phổi nhẹ. d. Điều trị Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, thu dọn sạch sẽ phân, giữ sạch nền sàn, chuồng trại luôn khô ráo, sưởi ấm cho lợn con bằng đèn hồng ngoại. - Tiêm Amcoli: 1ml/10kg thể trọng, kết hợp Atropin: 1ml/10 kg thể trọng. - Liệu trình 3-5 ngày, tiêm bắp.
  32. 25 2.2.2.2. Bệnh cầu trùng Lợn ở các lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng. Lợn con từ 1-4 tuần tuổi thường bị nhiễm cầu trùng và phát bệnh với tỷ lệ cao hơn lợn trưởng thành. Đặc biệt, lợn ở lứa tuổi 1 - 10 ngày bị bệnh cầu trùng có tỷ lệ chết cao từ 20 - 40% số lợn bệnh. Lợn nái và lợn trưởng thành tuy bị nhiễm cầu trùng nhưng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng do đó là nguồn truyền bá mầm bệnh trong tự nhiên. Bệnh cầu trùng lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Lợn khỏe ăn thức ăn hoặc nước có noãn nang cảm nhiễm sẽ bị nhiễm cầu trùng. Các loài cầu trùng có ộđ c lực gây bệnh khác nhau. Lợn bị bệnh tùy thuộc vào độc lực của loài cầu trùng mà chúng cảm nhiễm, sức đề kháng của lợn với mầm bệnh và sự chăm sóc, nuôi dưỡng. - Phòng bệnh: + Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, diệt nha bào bằng cách đốt nến trong chuồng khi đưa đàn mới về hoặc phun thuốc sát trùng. + Đặc biệt nên phòng bằng thuốc cho lợn con bắt đầu từ 3 - 5 ngày tuổi để chống các vi khuẩn kế phát gây bệnh tiêu chảy làm giảm đầu con và trọng lượng con xuất chuồng. Dùng Hupha-cox 5%: pha 0,5 ml/2,5 kg thể trọng/ ngày, 4 giọt/ kg thể trọng, 2 ngày liên tục. - Trị bệnh: Theo nguyên tắc cầm máu, bổ sung nước và chất điện giải, tăng cường sức đề kháng, bù đủ năng lượng, rồi mới diệt cầu trùng và các loại vi khuẩn đường ruột kế phát. + Sau đẻ 2 ngày nhỏ cầu trùng diacoxin 5% với liều 1ml/con, nhỏ 1 lần duy nhất. + Kết hợp cho uống MD Electrolytes với liều pha 2,5g/1 lít nước, pha cho uống.
  33. 26 2.2.2.3. Bệnh viêm khớp a. Nguyên nhân Bệnh do cầu khuẩn Streptococcus suis gây viêm khớp cấp và mãn tính ở lợn các lứa tuổi. Thông thường ở lợn khỏe, vi khuẩn Streptococcus suis cư trú ở hạch Amidan, ở mũi. Khi thời tiết lạnh làm cho sức đề kháng của lợn giảm thì bệnh dễ phát sinh. Tỷ lệ lợn mắc bệnh rất thấp chỉ < 5%. b. Triệu chứng Lợn thường bị bệnh viêm khớp gối, lúc đầu con vật đi khập khiễng, sau nặng dần và bị què, ngại vận động đi lại khó khăn. Tại chỗ viêm tấy sưng đỏ, sờ vào con vật có biểu hiện né tránh. c. Điều trị + Tiêm Hitamox L.A: 1ml/10 kg TT/1lần/ ngày. + Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày 2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Theo Martineau (2011) [39] có nhiều bệnh nguyên học và sinh lý bệnh có thể được đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau đẻ do dùng những tên khác nhau: phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ. Theo Shrestha (2012) [41] hội chứng MMA gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, ỉa chảy Nguyên nhân: (a) do dinh dưỡng: cho nái ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, nái quá béo; thay đổi thức ăn đột ngột, hàm lượng vitamin E và Ca trong khẩu phần ăn thấp, thiếu xơ và nước uống; (b) do quản lý chăm sóc: nái ít ợđư c vận động, lợn nái không được vệ sinh, vô trùng trước khi đẻ, không được quan tâm khi đẻ, thời gian đẻ kéo dài; (c) do chuồng trại: chật chội, nền chuồng không bằng phẳng, nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn quá nóng do ặđ t đèn sưởi không thích hợp;
  34. 27 (d) do bản thân lợn nái: ẻđ nhiều con, dạ con lớn và nhão. Chẩn đoán lâm sàng: lợn sốt (40 - 410C), bỏ ăn, táo bón,ầ b u vú sưng cục bộ, nóng, đau. Theo Kemper và cs. (2013) [33] tại 6 đàn nái ạ h t nhân ở Đức (2008 - 2010), 99,1% các mẫu sữa phân lập được vi khuẩn chủ yếu thuộc họ Enterobacteriaceae, Staphylococcaceae, Streptococcaceae và Enterococcaceae. Trong đó, E. coli chiếm nhiều hơn cả và những loài này cũng được tìm thấy trong sữa lợn khỏe, còn Staphylococcus spp, Lactococcus lactis được tìm thấy trong sữa lợn mắc hội chứng MMA. Theo Maes và cs. (2010) [35] thuật ngữ Metritis, Mastitis, Agalactia (MMA) được dùng rất thường xuyên trong các bài báo khoa học trước đây, ngày nay được xem như một loại PDS (hội chứng rối loạn tiết sữa sau đẻ lợn nái), MMA có tỷ lệ lưu hành 6,9% trong tổng số 16.450 lợn nái đẻ trong hơn 01 năm tại 31 đàn ở Illinois; trong 27.656 lợn nái đẻ của một nghiên cứu được tiến hành tại bang Missouri có tới 13% nái bị mắc hội chứng MMA; tỷ lệ mắc hội chứng MMA theo đàn ở Thụy Điển biến động từ 5,5% ở đàn quy mô nhỏ và tới 10,3% ở đàn quy mô lớn. Ông cũng cho biết, một nghiên cứu mới đây ở 110 đàn lợn tại Bỉ cho thấy 34% số đàn có liên quan đến hội chứng MMA. Theo Kemper và Gerjets (2009) [32] để chẩn đoán sớm hội chứng MMA, người ta thường dựa vào một số triệu chứng lâm sàng: (1) thân nhiệt lợn nái sau đẻ 12 - 48 giờ (nếu > 39,40C thì điều trị dự phòng), sự thay đổi hình dạng tuyến vú, giảm tiết sữa (hoặc mất sữa hoàn toàn), giảm tính thèm ăn (ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn), lượng tế bào soma trong sữa >107/ml, pH sữa > 6,7; tăng hàm lượng các interleukin trong máu (tăng lượng IL-1P, IL-6, IL- 8 và TNFa. (2) các yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng MMA: thời gian mang thai dài (> 116 ngày), thời gian đẻ dài (> 3 giờ), can thiệp bằng dụng cụ sản khoa khi đẻ, nhiều con (> 11con/ổ) nhiễm trùng đường sinh dục, táo bón, sự tăng đàn, chuyển đàn, trong đàn có nhiều nái mới, ảnh hưởng của mùa vụ,
  35. 28 thiếu protein thô trong khẩu phần ăn, thay đổi thức ăn đột ngột, lợn nái thiếu vận động Theo Preibler và Kemper (2011) [36] trong nghiên cứu về lợn nái mắc MMA, có 16,6% bị sốt 400C, lợn kém ăn, sản lượng sữa giảm hoặc rối loạn tiết sữa. Theo Heber và cs. (2010) [30] lợn được coi là mắc hội chứng MMA khi có một hoặc bao gồm các biểu hiện sau: viêm tử cung, dịch tiết âm đạo có pH > 8, lười vận động, thân nhiệt > 39,40C, viêm vú . Theo Arut Kidcha-orapin (2006) [38] tại Thái lan hội chứng MMA là một vấn đề lớn ở các trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt vào mùa hè (giữa tháng 3 và tháng 5), ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là quản lý tốt đàn nái, đặc biệt là trước khi đẻ. Cụ thể như sau: - Thức ăn cho lợn nái chờ đẻ không vượt quá 18% protein; chất xơ > 4,5%; cung cấp nước uống đầy đủ. - Tránh gây stress cho nái sau đẻ: không chuyển nái sang chuồng đẻ trong thời tiết nóng, những ngày nắng nóng tốt nhất di chuyển trước 07 giờ sáng; thời gian nuôi thích nghi tại chuồng đẻ thích hợp nhất là 05 ngày; giữ cho lợn nái yên tĩnh. - Vệ sinh chuồng đẻ bằng các thuốc sát trùng, để trống chuồng ít nhất 01 tuần, sau khi vệ sinh mới chuyển lợn vào. - Dùng thuốc điều trị ký sinh trùng; thuốc điều trị E. coli: tiêm enrofloxacin; thuốc điều trị Streptococcus spp: tiêm amoxiclin 01 ngày trước đẻ. - Bổ sung các vitamin A, D, E, K và khoáng chất để tăng khả năng miễn dịch cho lợn. Waller và cs. (2002) [37] cho biết khi lợn mẹ bị viêm đường sinh dục có tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra ở lứa sau thấp hơn so với lợn mẹ không bị viêm.
  36. 29 Tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái tại Anh được cho là biến động từ 1,1 – 37,2% (Kirwood, 1999) [34]. Theo Ivashkevich và cs. (2011) [31] tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái ở Belarus vào khoảng 33,6 – 55,0%. 2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Theo Bùi Thị Tho và cs. (1995) [25] cho biết phần lớn những trường hợp lợn đẻ khó đều dẫn tới viêm tử cung. Theo Đặng Thanh Tùng (1999) [27] nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung của nái là do thiếu về dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, kích dục tố, nhiễm trùng sau khi sinh. Từ những yếu tố đó ta có thể đề ra phương pháp phòng bệnh viêm tử cung. Theo Trần Tiến Dũng (2004) [6] bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ lệ 20%, còn lại 80% là viêm tử cung. Theo Nguyễn Quang Linh (2005) [10] bệnh viêm vú thường xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có trường hợp đến một tháng. Theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [4] cho biết ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng). Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [22] lợn nái ở lứa đẻ 1 và lứa ≥ 8 có tỷ lệ mắc viêm tử cung sau đẻ cao hơn ở các lứa đẻ khác. Tác giả cho rằng ở lứa 1 do xoang chậu còn nhỏ nên lợn thường đẻ khó dẫn đến phải can thiệp và sây sát. Mặt khác, lứa đẻ ≥ 8 do trương lực của cơ tử cung đã giảm nên lợn gặp khó khăn trong việc đẩy thai và các sản dịch ra khỏi tử cung sau khi đẻ. Các nguyên nhân trên làm cho tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lứa 1 và lứa ≥ 8 cao hơn các lứa đẻ khác. Theo Trịnh Đình Thâu và cs. (2010) [24] lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam có tỷ lệ mắc hội chứng MMA dao động từ 47,39 - 53,33%.
  37. 30 Theo Nguyễn Thị Hồng Minh (2014) [12] yếu tố thời tiết, mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA, mùa hạ có tỷ lệ mắc cao nhất 53,37%, mùa đông 46,05%, mùa thu có tỷ lệ mắc thấp nhất 43,70%. Sự khác nhau về tỷ lệ mắc hội chứng MMA ở đàn lợn nái là do ảnh hưởng của sự biến đổi các chỉ tiêu về thời tiết khí hậu của các mùa khác nhau. Trần Ngọc Bích và cs. (2016) [1] đã khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 lợn nái sau khi sinh và phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường sinh dục, chiếm tỷ lệ 74,13 %. Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016) [13] cho biết tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái là 76,38%, biến động từ 62,10 - 86,96%. Hầu hết lợn nái phải can thiệp bằng tay khi đẻ đều bị viêm tử cung (96,47%). Trong khi đó lợn không cần sự can thiệp bằng tay khi đẻ có tỷ lệ viêm tử cung là 69,06%. Tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái có thai chết lưu và lợn nái không có thai chết lưu lần lượt là 81,63% và 73,91%. Ở lợn nái lứa đẻ từ 1 - 6, tỷ lệ viêm tử cung biến động từ 70,07 - 93,33%. Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2000) [11] điều trị bệnh viêm tử cung bằng cách dùng Benzil penicillin (Procain) 1.000.000 IU tiêm bắp. Dùng Gentamycin Sulfate 200.000 IU tiêm bắp. Điều trị 5 - 7 ngày. Theo Nguyễn Văn Thanh (2002) [21], lợn nái sau khi sinh bị viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,40%. Viêm tử cung trên nhóm thuần chiếm 25,48%, trên nhóm lại chiếm 50,84%. Viêm tử cung xảy ra cao nhất ở lứa 1 và lứa 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao hơn nhiều so với nhóm lợn không bị viêm tử cung. Theo Chu Thị Thơm và cs. (2005) [26] chữa bệnh viêm vú, sưng vú, tắc tia sữa bằng: Bồ công anh 50g rửa sạch, giã nát cho thêm ít muối, ít nước, chắt lấy nước cho uống, phần bã đắp phần vú bị sưng. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) [23] đưa ra bốn phương pháp
  38. 31 điều trị viêm tử cung ở lợn nái: + Phương pháp 1: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch rivanol 0,1% hay thuốc tím 0,1% ngày 1 lần, sau khi thụt rửa đợi hay kích thích cho dung dịch thụt rửa đẩy ra hết ra ngoài hết, sau đó thụt kháng sinh vào tử cung ngày 1 lần liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày. + Phương pháp 2: Dùng PGF2α hay các chế phẩm của nó như etrumat, oestrophan, prosolvin, hanprost, lutalyse, tiêm dưới da theo liều chỉ dẫn, tiêm 1 lần, sau đó thụt vào tử cung 200 - 500ml dung dịch lugol ngày 1 lần, liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày. + Phương pháp 3: Oxytocin 6 - 8ml tiêm dưới da, lugol 200 - 500ml kết hợp với kháng sinh bơm vào tử cung đồng thời dùng kháng sinh thích hợp tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần, liệu trình điều trị từ 3 – 5 ngày. + Phương pháp 4: Dùng PGF2α hay các chế phẩm của nó tiêm dưới da theo liều chỉ dẫn, tiêm 1 lần, lugol 200 - 500ml kết hợp với kháng sinh thụt vào tử cung đồng thời dùng kháng sinh thích hợp tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần, liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày. Theo Lê Minh Hải (1998) [8] thì thực tế là ở công ty giống chăn nuôi (trại Đông Mỹ - Thái Bình) khi lợn nái được nuôi ở chuồng sàn thì lợn con hầu như không bị ỉa phân trắng. Còn lợn mẹ được nuôi ở chuồng nền có tỷ lệ ỉa phân trắng từ 40 - 50%. Ở đây tác giả đã khẳng định rõ vai trò yếu tố chuồng trại trong chăn nuôi. Lê Văn Phước (1997) [19] cho biết: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến căn bệnh là rất lớn, bệnh có thể biến thiên theo mùa, có thể phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm. Do vậy yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng, yếu tố môi trường cũng rất quan trọng. Theo Đào Trọng Đạt và cs. (1995) [7], có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh phân trắng lợn con. Do nhân tố bẩm sinh, rối loạn trao đổi chất, do khí hậu thời tiết, vệ sinh chuồng trại, do rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột (hiện tượng loạn khuẩn)
  39. 32 Trần Văn Phùng và cs. (2004) [18] nhất thiết lợn con sơ sinh phải được bú sữa đầu để giúp cho lợn con có sức đề kháng chống bệnh. Trong sữa đầu có γ-globulin cao hơn sữa thường. Đây là chất chủ yếu giúp cho lợn con có sức đề kháng. Vì thế cần chú ý cho lợn con sơ sinh bú sữa trong tuần đầu đảm bảo được toàn bộ số lợn con trong ổ được bú sữa đầu của lợn mẹ.
  40. 33 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng - Lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Các bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Trại lợn Nguyễn Văn Tứ xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Thời gian: Từ ngày 20/11/2018 đến ngày 20/05/2019. 3.3. Nội dung tiến hành - Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1.1. Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ a. Công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại b. Công tác tiêm phòng cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ 3.4.1.2. Công tác chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ a. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản b. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ 3.4.1.3. Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ a. Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản b. Công tác điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ
  41. 34 3.4.1.4. Công thức tính một số chỉ tiêu theo dõi Tổng số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%)= ×100 Tổng số con theo dõi Tổng số con khỏi bệnh Tỷ lệ khỏi bệnh (%)= ×100 Tổng số con điều trị 3.4.2.1. Quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản a. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái chửa Lợn nái chửa được nuôi ở chuồng bầu 1 và 2. Hàng ngày vào kiểm tra lợn, vệ sinh, tra cám cho lợn ăn, rửa máng, xịt gầm, phun thuốc sát trùng hàng ngày, cuối giờ chiều phải chuyển phân ra kho phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 566F và 567SF với khẩu phần ăn tùy theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau: Đối với nái chửa từ tuần chửa 1 đến tuần chửa 4 ăn thức ăn 566 với tiêu chuẩn 2,0 - 2,2 - 2,5 kg/con/ngày đối với lợn hậu bị và 2,0 - 2,5 - 3,0 kg/con/ngày đối với nái dạ, cho ăn 1 lần trong ngày vào buổi sáng. Đối với nái chửa từ tuần 5 đến tuần chửa 11 ăn thức ăn 566 với tiêu chuẩn 1,8 - 2,0 - 2,2 kg/con/ngày đối với loạn hậu bị và 1,8 - 2,0 - 2,5 kg/con/ngày đối với nái dạ, cho ăn 1 lần trong ngày vào buổi sáng. Đối với nái chửa từ tuần 12 đến tuần chửa 13 ăn thức ăn 566 với tiêu chuẩn 2,0 - 2,2 - 2,5 kg/con/ngày đối với lợn hậu bị; từ 2,2 - 2,5 - 3,0 kg/con/ngày đối với lợn nái mang thai lứa thứ 2; từ 2,5 - 3,0 - 3,5 kg đối với lợn nái mang thai từ lứa 3 đến lứa 5; và 3,0 - 3,5 - 4,0 kg/con/ngày đối với lợn nái mang thai từ lứa thứ 5 trở đi, cho ăn 1 lần trong ngày vào buổi sáng. Đối với nái chửa từ tuần 14 trở đi được ăn thức ăn 567S với tiêu chuẩn 2,0 - 2,2 - 2,5 kg/con/ngày đối với lợn hậu bị; từ 2,2 - 2,5 - 3,0 kg/con/ngày đối với lợn nái mang thai lứa thứ 2; từ 2,5 - 3,0 - 3,5 kg/con/ngày đối với lợn nái mang thai từ lứa 3 đến lứa 5; từ 3,0 - 3,5 - 4,0 kg/con/ngày đối với lợn nái mang thai từ lứa thứ 5 trở đi, cho ăn 1 lần trong ngày vào buổi sáng.
  42. 35 Ngoài lượng thức ăn đã quy được quy định như trên có thể cho lợn nái chửa ăn theo thể trạng. b. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái chờ đẻ Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng chờ đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, xịt rửa sạch sẽ, phun sát trùng và chiếu tia UV. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn nái chờ đẻ và sau đẻ là thức ăn hỗn hợp 567S với khẩu phần ăn 3 - 4 kg/con/ngày tùy theo thể trạng, chia làm 2 bữa sáng, chiều. Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm thức ăn để phân trong trực tràng không quá lớn, tạo điều kiện cho lợn nái đẻ dễ, tránh được lợn con bị chết ngạt do ở trong tử cung quá lâu. Mỗi ngày giảm 0,5 kg thức ăn đến ngày đẻ dự kiến còn khẩu phần ăn là 1,5 kg/con/ngày. Nếu nái nào quá gầy thì khẩu phần ăn là 2,0 kg/con/ngày. c. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con như sau: - Sau ngày đẻ thứ 1, cho thức ăn hỗn hợp 567S với lượng thức ăn tương ứng là 2,5 kg/con/ngày, chia làm 3 bữa sáng (6h - 6h30), chiều (14h - 14h30) và tối (19h30 - 20h). - Sau ngày đẻ thứ 2, cho thức ăn hỗn hợp 567SF với lượng thức ăn tương ứng là 3,5 kg/con/ngày, chia làm 3 bữa sáng (6h - 6h30), chiều (14h - 14h30) và tối (19h30 - 20h). - Sau ngày đẻ thứ 3, cho thức ăn hỗn hợp 567SF với lượng thức ăn tương ứng là 4,5 kg/con/ngày, chia làm 3 bữa sáng (6h - 6h30), chiều (14h - 14h30) và tối (19h30 - 20h). - Sau ngày đẻ thứ 4, cho thức ăn hỗn hợp 567SF với lượng thức ăn tương ứng là 5,5 kg/con/ngày, chia làm 3 bữa sáng (6h - 6h30), chiều (14h - 14h30) và tối (19h30 - 20h).
  43. 36 - Sau ngày đẻ thứ 5 trở đi đến cai sữa, cho thức ăn hỗn hợp 567SF với lượng thức ăn tương ứng là 6,0 kg/con/ngày, chia làm 3 bữa sáng (6h - 6h30), chiều (14h - 14h30) và tối (19h30 - 20h). d. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con theo mẹ - Lợn sau khi đẻ xong nhỏ Amox 10% liều 1ml/con. - Sau đẻ 1 ngày tiến hành ghép lợn con, bấm tai, mài nanh, cắt đuôi, tiêm sắt 2 ml/con phòng thiếu máu và tiêm amcoli 0,5 ml/con khi thực hiện ngoại khoa phòng viêm nhiễm, nhỏ amox 10% 1ml/con, sát trùng rốn bằng cồn iod. - Sau đẻ 2 ngày nhỏ cầu trùng diacoxin 5%, với liều 1ml/con, nhỏ một lần duy nhất, sát trùng rốn bằng cồn iod. - Ngày thứ 4 nhỏ tiếp amox 10% với liều 1ml/con. - Ngày thứ 5 kiểm tra lợn con và tiến hành ghép lợn con. - Lợn 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến đối với lợn đực. Tập ăn sớm cho lợn con khi lợn con được 4 - 6 ngày tuổi bằng thức ăn viên Vicoem. Cách tập cho lợn con ăn sớm như sau: Đầu tiên cho một ít thức ăn vào trong máng ăn đặt vào ô chuồng để lợn con làm quen dần với thức ăn. Sau khi lợn con đã quen và ăn được, từ từ tăng lượng thức ăn lên. Hàng ngày vệ sinh máng tập ăn sạch sẽ, thức ăn tập ăn đảm bảo khô không bị ẩm mốc. 3.4.2.2. Phương pháp theo dõi - Lập sổ sách theo dõi đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ gồm những nội dung như số tai lợn nái, lứa đẻ, ngày tháng lợn nái đẻ, loại bệnh lợn nái mắc, loại bệnh lợn con mắc. - Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ hàng ngày. - Chẩn đoán lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ mắc bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình và đặc điểm dịch tễ học.
  44. 37 - Xác định lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ: Dịch đào thải ra từ đường sinh dục của lợn nái được theo dõi từ khi lợn nái bắt đầu đẻ cho tới khi hết dịch. Quá trình theo dõi dịch đào thải từ đường sinh dục lợn nái sau đẻ được thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Trong thời gian này, nếu tính chất của dịch thay đổi như từ không màu hoặc hơi hồng, trong, lỏng, chuyển sang màu trắng sữa, hồng hơn, đỏ hơn, hoặc nâu gỉ sắt, vàng hay xanh, dịch đặc hơn, có bã đậu, dính, dịch có mùi hôi, thối thì lợn đó được coi là bị viêm tử cung sau đẻ (Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh, 2016) [13] . - Tiến hành điều trị cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh bằng phác ồđ điều trị bệnh hiệu quả nhất. * Điều trị bệnh viêm tử cung bằng phác đồ điều trị sau: Thụt rửa tử cung bằng nước muối sinh lý (Nacl 0,9%) 2 lít/con/ngày. Tiêm oxytocin: 2 ml/con/ngày. Tiêm Amoxi LA AP 1ml/10kg TT, kéo dài trong 48 giờ, tiêm bắp cổ. Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt. Liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày. * Điều trị viêm vú bằng phác đồ điều trị sau: + Cục bộ: Vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nước đá lạnh kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần. + Toàn thân: Tiêm Analgin: 1ml/10kg thể trọng/1lần/ngày. Tiêm Amoxi LA AP 1ml/10kg TT, kéo dài trong 48 giờ, tiêm bắp cổ. Điều trị liên tục trong 3 ngày. * Xử lý hiện tượng đẻ khó như sau: + Những trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm Oxytocin 2ml/con. Trường hợp không có kết quả, cần thiết phải can thiệp bằng cách: Rửa tay bằng nước sát trùng tỷ lệ 1/3200 rồi bôi trơn tay thao tác, từ từ đưa tay đã bôi trơn bằng valueline vào tử cung theo cơn rặn của lợn mẹ để kiểm tra thai, thường là sờ thấy thai quá to, nằm ngay ở khung xương
  45. 38 chậu. Khi sờ được đầu thai ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp hai bên tai của thai, các ngón còn lại tạo thành một vòng kín qua đầu thai rồi từ từ kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Trường hợp sờ thấy phần sau của thai thì ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt vào khớp chân sau của lợn con rồi kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Nếu vẫn không có kết quả thì phải phẫu thuật để kéo thai ra. Sau khi can thiệp phẫu thuật phải thụt rửa âm đạo, sát trùng vết mổ và dùng kháng sinh Amoxi LA AP liều 1ml/10kg TT kéo dài 48h chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo. + Tiêm vitamin ADE-B. Complex liều 1ml/25 - 30kg TT để trợ sức cho lợn. * Điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng phác đồ điều trị sau: + Tiêm Ampicolistin: 1ml/15 kg TT, kết hợp với Atropin: 1ml/10 kgTT. + Điều trị liên tục 3 - 5 ngày, ngày 1 lần. * Điều trị bệnh viêm khớp lợn con bằng phác đồ điều trị sau: + Tiêm Vetrimoxin LA 1ml/10 kg TT/lần/ngày kết hợp tiêm Canxi - B12 1ml/5kg TT/lần/ngày. Điều trị liên tục trong 5 ngày. * Điều trị bệnh cầu trùng lợn con bằng phác đồ điều trị sau: + Cho uống dung dịch thuốc Toltrazuril với liều 0,5ml/con. Uống 1 lần duy nhất. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu được trong quá trình thực hiện chuyên đề được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 trên máy tính.
  46. 39 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ 4.1.1. Công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại Vệ sinh, sát trùng chuồng trại là khâu phòng bệnh quan trọng nhằm mục đích hạn chế và tiêu diệt mầm bệnh ở môi trường đồng thời nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho vật nuôi. Vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi được trang trại rất quan tâm với những nội dung công việc như sau: - Hàng ngày, vệ sinh chuồng trại, tẩy rửa sàn chuồng, dọn rửa máng ăn, trút bỏ cám thừa và ẩm ướt. - Định kỳ vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại như: khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, rắc vôi bột trong chuồng, diệt động vật mang mầm bệnh như: ruồi, chuột nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra. - Hàng ngày phun thuốc sát trùng Omnicide theo tỷ lệ quy định để tránh mầm bệnh từ bên ngoài vào khu vực chăn nuôi. - Mỗi tuần tiến hành khử trùng hành lang, gầm chuồng một lần bằng nước vôi. - Mỗi tháng quét vôi hành lang ngoài chuồng, khơi thông cống rãnh thoát nước 2 lần. Lịch vệ sinh, sát trùng chuồng trại được trang trại thực hiện một cách nghiêm túc và theo đúng lịch trình đề ra như trong bảng 4.1 dưới đây. Kết quả bảng 4.1 có thể thấy việc vệ sinh, sát trùng luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Từ thứ hai đến chủ nhật, mỗi ngày có lịch vệ sinh, sát trùng riêng. Lịch này được tất cả cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân, sinh viên thực hiện một cách nghiêm ngặt, đầy đủ. Chính vì thực hiện tốt quy trình vệ sinh, sát trùng này mà trang trại luôn an toàn, không xảy ra dịch bệnh.
  47. 40 Bảng 4.1. Lịch sát trùng thực hiện tại trại lợn nái Trong chuồng Ngoài khu Thứ Chuồng nái Chuồng Ngoài vực chăn Chuồng đẻ chửa cách ly Chuồng nuôi Phun sát trùng Rắc vôi Phun sát Phun sát Thứ 2 + rắc vôi quét Phun sát trùng đường đi trùng trùng đường đi Phun sát trùng + Phun Quét hoặc rắc Thứ 3 lọc vôi phun sát trùng vôi đường đi gầm chuồng Lọc vôi phun Thứ 4 Phun sát trùng Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi lối đi Phun sát trùng Thứ 5 Phun ghẻ + lọc vôi phun Phun ghẻ gầm chuồng Phun sát trùng Lọc vôi phun Phun sát Phun sát Thứ 6 + rắc vôi quét Phun sát trùng lối đi trùng trùng lối đi Vệ sinh tổng Vệ sinh tổng Vệ sinh tổng Vệ sinh Thứ 7 chuồng chuồng chuồng tổng khu Lọc vôi phun Chủ nhật Phun sát trùng Phun sát trùng lối đi 4.1.2. Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ Công tác phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Hiệu quả của vắc xin phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó chỉ tiêm vắc xin cho lợn khỏe mạnh để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Vì vậy, công tác tiêm phòng phải thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ theo đúng quy định với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
  48. 41 Lịch tiêm phòng cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Kết quả thực hiện phòng bệnh tại trại Thời Liều Tỷ lệ An Loại điểm Bệnh được dùng Đường Số con Loại vắc xin tiêm toàn lợn phòng phòng (ml/ tiêm tiêm (%) (%) bệnh con) 1 tuần Ký sinh Virbamec LA 2 Tiêm bắp 40 100 100 sau nhập trùng 1 2 tuần Khô thai 1 Parvovax 5 Tiêm bắp 40 100 100 sau nhập 3 tuần Tai xanh 1 JXA1-R 2 Tiêm bắp 40 100 100 sau nhập (PRRS) Coglapest 4 tuần Dịch tả heo 2 Tiêm bắp 40 100 100 sau nhập Lợn hậu bị Aftopor + 5 tuần LMLM + Pseudorabies 2 Tiêm bắp 40 100 100 sau nhập Giả dại vaccine 6 tuần Khô thai 2 Parvovax 2 Tiêm bắp 40 100 100 sau nhập 7 tuần Tai xanh 2 JXA1-R 2 Tiêm bắp 40 100 100 sau nhập 8 tuần Ký sinh Virbamec LA 2 Tiêm bắp 40 100 100 sau nhập trùng 2 10 tuần mang Dịch tả heo Coglapest 2 Tiêm bắp 74 100 100 thai 12 tuần mang LMLM Aftopor 2 Tiêm bắp 74 100 100 thai Lợn 4 tháng nái Pseudorabies một lần Giả dại 2 Tiêm bắp 74 100 100 sinh văc-xin (4, 8, 12) sản PRO – VAC 10 ngày Circomaster Circo vius 1 Tiêm bắp 74 100 100 sau đẻ VAC 14 ngày Khô thai Parvovax 5 Tiêm bắp 74 100 100 sau đẻ 2 - 3 Iron-dextran Thiếu sắt 1 Tiêm bắp 500 100 100 ngày 20% Lợn 3 - 6 Cầu trùng Toltrazuril 1 Uống 500 100 100 con ngày Sau sinh Dịch tả Coglapest 2 Tiêm bắp 500 100 100 2 - 3 tuần
  49. 42 Kết quả bảng 4.2 cho thấy đối với đàn lợn cái hậu bị tiêm phòng ký sinh trùng lúc 1 và 8 tuần sau nhập, tiêm phòng bệnh khô thai lúc 2 và 6 tuần sau nhập, tiêm phòng bệnh tai xanh lúc 3 và 7 tuần sau nhập, tiêm phòng bệnh dịch tả lúc 4 tuần sau nhập, tiêm phòng bệnh giả dại + LMLM lúc 5 tuần sau nhập. Đối với đàn lợn nái chửa tiêm phòng bệnh dịch tả khi lợn chửa được 10 tuần tuổi và tiêm phòng bệnh lở mồm long móng khi lợn chửa được 12 tuần tuổi, tiêm phòng bệnh giả dại 4 tháng/lần (4, 8, 12). Kết quả tiêm phòng an toàn là 100%. Đối với lợn con tiêm sắt ở 2 – 3 ngày tuổi, cho uống thuốc phòng bệnh cầu trùng ở 3 - 6 ngày tuổi, tiêm phòng bệnh dịch tả sau sinh 16 - 18 ngày. Kết quả phòng bệnh cho lợn con là 100% an toàn sau khi dùng thuốc. Như vậy, có thể thấy trại lợn Nguyễn Văn Tứ đã thực hiện tiêm phòng cho đàn lợn nghiêm túc, đầy đủ và đúng yêu cầu kỹ thuật nên đàn lợn của trại luôn khỏe mạnh, không có dịch bệnh xảy ra, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi của trại. Tuy nhiên do kinh nghiệm, kỹ thuật chưa có nhiều nên chúng em không được trực tiếp tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn mà chỉ được tham gia dưới sự chỉ đạo của Cán bộ kỹ thuật trại. 4.2. Công tác chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ 4.2.1. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản Qua theo dõi 74 lợn nái sinh sản tại trại, dựa trên những triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh, chúng tôi đã chẩn đoán được lợn nái mắc một số bệnh chủ yếu như viêm tử cung, viêm vú, đẻ khó và sót nhau. Kết quả chẩn đoán lợn nái mắc một số bệnh sinh sản được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản Tỷ lệ mắc Số lợn theo dõi Số lợn mắc bệnh Tên bệnh bệnh (con) (con) (%) Viêm tử cung 74 3 4,05 Bệnh viêm vú 74 2 2,70 Hiện tượng đẻ khó 74 8 10,81 Bệnh sót nhau 74 3 4,05 Tính chung 74 16 21,62
  50. 43 Kết quả bảng 4.3 cho biết khi theo dõi 74 lợn nái sinh sản trước và sau khi đẻ về bốn bệnh sinh sản thường gặp ở lợn nái thấy rằng hiện tượng đẻ khó có 8 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ cao nhất là 10,81%, tiếp đến là bệnh viêm tử cung có 3 con, chiếm tỷ lệ 4,05%, bệnh sót nhau có 3 con, chiếm 4,05% và thấp nhất là bệnh viêm vú có 2 con, chiếm tỷ lệ 2,7%. Khi tính chung các bệnh sinh sản thì lợn nái ở trại lợn Nguyễn Văn Tứ có tỷ lệ mắc các bệnh này là 21,62%. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh đẻ khó là 10,81% là do trong giai đoạn mang thai lợn nái ít được vận động, chăm sóc nuôi dưỡng chưa được tốt làm cho lợn mẹ yếu, khi đẻ sức rặn kém. Ngoài ra, do lợn nái mới đẻ lứa đầu là chủ yếu nên xoang chậu còn hẹp, làm cho việc đẻ tự nhiên của lợn gặp nhiều khó khăn. Theo Bùi Thị Tho và cs. (1995) [25] cho biết phần lớn những trường hợp lợn đẻ khó đều dẫn tới viêm tử cung. Mặt khác, do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng chưa được tốt khi gặp điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây viêm tử cung. Như vậy, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung 4,05% có thể do, một là trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm xây xát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung trong nghiên cứu của chúng em tương đương với kết quả nghiên cứu của Kirwood (1999) [34] cho biết lợn nái tại Anh có tỷ lệ viêm tử cung biến động từ 1,1 - 37,2%. Nguyễn Văn Thanh (2002) [21] công bố kết quả nghiên cứu về lợn nái bị viêm tử cung sau khi đẻ với tỷ lệ là 42,40%; kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016) [13] cho biết tỷ lệ lợn nái viêm tử cung sau đẻ là 76,38%, biến động từ 62,10 - 86,96%. Khi so sánh các
  51. 44 kết quả nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu của chúng em thì thấy tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái ở trại lợn Nguyễn Văn Tứ là thấp hơn rất nhiều. Điều này được giải thích là do trại đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái sinh sản, đặc biệt làm tốt vệ sinh sát trùng trước, trong và sau khi lợn nái đẻ. 4.2.2. Tỷ lệ nái mắc bệnh sinh sản theo tháng theo dõi Lợn nái mắc các bệnh sinh sản ở các tháng khác nhau, chúng em đã theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái sinh sản. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của lợn nái theo tháng theo dõi Bệnh viêm Bệnh viêm Hiện tượng Bệnh sót Số Số Tỷ lệ tử cung vú đẻ khó nhau Tháng nái nái mắc Số Số Số Số theo theo mắc bệnh con Tỷ lệ con Tỷ lệ con Tỷ lệ con Tỷ lệ dõi dõi bệnh (%) mắc (%) mắc (%) mắc (%) mắc (%) (con) (con) (con) (con) (con) (con) 12 7 2 28,57 0 0 0 0 1 50 1 50 1 9 2 22,22 1 50 0 0 1 50 0 0 2 10 3 30,00 1 33,33 0 0 1 33,33 1 33,33 3 12 2 16,67 0 0 1 50 1 50 0 0 4 26 5 19,23 1 20 0 0 3 60 1 20 5 10 2 20,00 0 0 1 50 1 50 0 0 Tính 74 16 21,62 3 18,75 2 12,50 8 50,00 3 18,75 chung Kết quả bảng 4.4 cho thấy khi theo dõi 74 lợn nái sinh sản ở tháng 12 năm 2018 và từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019 thì thấy rằng lợn nái mắc bệnh sinh sản ở tháng 2 là cao nhất (30%), tiếp đến là tháng 12 (28,57%) và thấp nhất là tháng 3 (16,67%). Lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chỉ phát hiện được ở tháng 1, 2 và tháng 4. Bệnh viêm vú chỉ xuất hiện ở tháng 2 và tháng 5.
  52. 45 Hiện tượng đẻ khó xuất hiện ở tất cả các tháng theo dõi từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019. Bệnh sót nhau thấy lợn mắc bệnh ở tháng 12, tháng 2 và tháng 4. Tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản ở các tháng khác nhau cũng phụ thuộc vào lứa đẻ của lợn nữa. Qua đây cho thấy yếu tố môi trường sống là rất quan trọng có ảnh hưởng đến tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản. Do vậy, cải thiện môi trường sống, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi sạch sẽ, ổn định yếu tố nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi có ý nghĩa quan trọng giúp lợn nái sống khỏe mạnh và ít bệnh đường sinh dục. 4.2.3. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản Sau khi tiến hành theo dõi 74 lợn nái sinh sản, chúng tôi đã tổng kết và đưa ra những triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản như được trình bày ở bảng 4.5.
  53. 46 Bảng 4. 5. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản Triệu Hiện tượng đẻ Bệnh sót Viêm tử cung Viêm vú chứng khó nhau Sốt 40 - 41oC 40 - 41oC Sốt nhẹ Sốt nhẹ - Bên - Lợn tiểu ít, - Lá vú sưng to - Lợn rặn tích cực Âm hộ có ngoài nước tiểu hoặc cả bầu vú nhiều lần thai vẫn dịch màu vàng, phân có sưng, tế bào biểu không ra, đứng lên ra chảy ra màng nhầy hay bì phình to ra rồi nằm xuống không đè con. thoái hóa và yên, thường thay bong ra, da vú đổi tư thế nằm. - Dịch + Dịch trong màu đỏ. + Dịch nhờn có viêm: hoặc đục lợn cứt su, lẫn máu. + Có dịch + Màu cợn, lẫn máu. + Xuất hiện cục màu nâu + Mùi tanh nhỏ màu xanh + Mùi tanh hôi thối hay vàng nhạt, + Mùi tanh lẫn máu. thối + Mùi + Mùi hôi Đau đớn, Phản Sờ tay vào có Đau đớn Đau đớn, khó chịu thỉnh ứng đau cảm giác đau thoảng rặn Số lợn mắc 3 3 2 8 bệnh (con) Kết quả bảng 4.5 đã cho biết những biểu hiện lâm sàng chính của lợn nái khi mắc một số bệnh sinh sản. Qua đó, ta có thể nhận biết được các bệnh khi lợn nái mắc và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời tránh làm bệnh lây lan gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng con giống. Đối với bệnh viêm tử cung thì khi mắc bệnh con vật có triệu chứng sốt 40 - 41oC, lợn tiểu ít, nước tiểu màu vàng, phân có màng nhầy, hay đè con, ở cơ quan sinh dục xuất hiện dịch viêm có màu trong hoặc đục lợn cợn, khi bệnh nặng thì dịch lẫn máu và có mùi tanh, phản xạ kém với tác động bên ngoài, đau đớn. Bệnh viêm vú con vật có biểu hiện sốt 40 - 41oC, lá vú sưng to hoặc cả bầu vú sưng, tế bào biểu bì phình to ra và thoái hóa rồi bong ra, khi
  54. 47 vắt sữa có những cục nhỏ màu xanh hay vàng nhạt, lẫn máu, mùi hôi, sờ tay vào con vật có cảm giác đau ớđ n, khó chịu. Khi lợn nái mắc bệnh đẻ khó thì có biểu hiện sốt nhẹ, rặn tích cực nhiều lần thai vẫn không ra, đứng lên nằm xuống không yên, thường thay đổi tư thế nằm, dịch nhờn có cứt su, lẫn máu, mùi tanh, hôi, con vật đau đớn. Khi lợn bị sót nhau không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng chỉ thấy lợn hơi sốt, từ trong âm hộ chảy ra dịch màu nâu, mùi tanh thối và có biểu hiện đau, thỉnh thoảng có biểu hiện rặn. 4.2.4. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ Lợn con sau khi sinh do thay đổi điều kiện sống kết hợp với cơ quan điều tiết thân nhiệt, hệ thống miễn dịch và bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị mắc bệnh. Một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay ở lợn con là bệnh lợn con phân trắng, tiếp đến là bệnh cầu trùng ở lợn cũng xuất hiện khá phổ biến và trong những năm gần đây xuất hiện bệnh viêm khớp, đặc biệt là trong trang trại chăn nuôi theo quy mô công nghiệp. Dựa trên triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh, chúng tôi đã chẩn đoán lợn con mắc các bệnh trên. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ Số lợn theo dõi Số lợn mắc bệnh Tên bệnh Tỷ lệ (%) (con) (con) Bệnh lợn con phân trắng 500 100 20 Viêm khớp 500 36 7,2 Bệnh cầu trùng 500 60 12 Tính chung 500 196 39,2 Kết quả bảng 4.6 cho thấy trong 500 lợn con theo dõi thì có 100 lợn con mắc bệnh lợn con phân trắng, chiếm tỷ lệ 20% (cao nhất trong 3 bệnh của lợn con), tiếp đến là bệnh cầu trùng có 60 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 12% và
  55. 48 bệnh viêm khớp có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất có 36 con mắc, chiếm tỷ lệ 7,2%. Khi tính chung lợn con theo mẹ mắc các bệnh phân trắng lợn con, bệnh viêm khớp và bệnh cầu trùng là 39,2 %. Tác giả Trương Lăng (2000) [9] nhận định bệnh lợn con phân trắng là hội chứng lâm sàng phức tạp, đặc điểm của bệnh là viêm dạ dày ruột, ỉa phân trắng và gầy sút rất nhanh. Ở nước ta, lợn con mắc bệnh lợn con phân trắng là rất phổ biến, trong các cơ sở chăn nuôi tỷ lệ mắc bệnh biến động từ 25% - 100%. Kết quả điều tra của em trong khóa luận này cũng nằm trong khoảng biến động về tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng của Trương Lăng (2000) [9]. Qua đây cho thấy điều kiện vệ sinh và sự thay đổi môi trường, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nhiễm bệnh. Điều kiện vệ sinh kém không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe đàn lợn, lợn con rất mẫn cảm với sự thay đổi thời tiết. Do vậy sức đề kháng của con vật giảm dần, đến lúc nào đó khi sức đề kháng của cơ thể và mầm bệnh bị mất cân bằng thì mầm bệnh sẽ nhân lên về số lượng và tiết độc lực để gây bệnh. Mặt khác chế độ dinh dưỡng của lợn mẹ không phù hợp, hoặc thay đổi chế độ ăn bất thường cũng ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh của lợn con. Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng em cũng mạnh dạn đưa ra một số góp ý cho chủ trại chăn nuôi lợn nái sinh sản giúp hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng như sau: khi thời tiết thay đổi cần đảm bảo cho ấm áp vào mùa Đông và thoáng mát về mùa Hè, giữ cho nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi luôn luôn ổn định phù hợp với lợn con, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho nái mẹ phù hợp, định kỳ phun thuốc sát trùng, đảm bảo nuôi nhốt hợp lý và quy trình tiêm phòng nghiêm.
  56. 49 4.3. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ 4.3.1. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản Điều trị bệnh cho lợn mắc bệnh cần phải tiến hành sớm ngay sau khi phát hiện ra lợn bị bệnh, đồng thời phải lựa chọn phác đồ điều trị tốt nhất, kháng sinh đặc hiệu nhất thì hiệu quả điều trị mới cao và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế do lợn ốm và chết. Từ kết quả chẩn đoán như trình bày ở bảng 4.3, em tiến hành điều trị bằng các phác đồ điều trị đặc hiệu cho từng loại bệnh. Kết quả điều trị bệnh sinh sản cho lợn nái được trình bày ở bảng 4.7. Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản Số ngày Số lợn điều Số lợn khỏi Tỷ lệ khỏi Tên bệnh điều trị TB trị (con) (con) (%) (ngày) Viêm tử cung 3 4 3 100 Bệnh viêm vú 2 3 2 100 Hiện tượng đẻ khó 8 1 8 100 Bệnh sót nhau 3 4 3 100 Kết quả bảng 4.7 cho thấy khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao. Cụ thể: có 3 lợn nái bị viêm tử cung sau 4 ngày điều trị liên tục thì có 3 lợn đều khỏi bệnh, đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 100%; bệnh viêm vú sau 3 ngày điều trị, cho tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Đã xử lý được 8 lợn nái đẻ khó, kết quả là sau khi xử lý cả mẹ và con đều khỏe mạnh, ăn uống bình thường, đạt tỷ lệ an toàn và khỏe mạnh là 100%. Bệnh sót nhau có 3 con mắc bệnh, sau 4 ngày điều trị cho kết quả khỏi bệnh là 100%. Kết quả bảng 4.7 cũng cho thấy các phácồ đ điều trị các bệnh sinh sản của lợn nái trong khóa luận này đều có hiệu lực điều trị tốt, thời gian điều trị không kéo dài, nên có
  57. 50 thể khuyến cáo cho người chăn nuôi sử dụng các phác đồ điều trị này để điều trị cho lợn nái khi mắc các bệnh về sinh sản trong quá trình chăn nuôi. 4.3.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ Từ kết quả chẩn đoán lợn con mắc bệnh phân trắng lợn con và bệnh viêm khớp như đã được trình bày ở bảng 4.6, em đã tiến hành điều trị các bệnh này bằng các phác đồ điều trị hiệu quả. Kết quả điều trị các bệnh của lợn con được trình bày ở bảng 4.8. Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ Số lợn điều trị Số lợn khỏi Tỷ lệ khỏi Tên bệnh (con) (con) (%) Bệnh lợn con phân trắng 100 94 94,00 Bệnh cầu trùng 60 57 95,00 Bệnh viêm khớp 36 30 83,00 Kết quả bảng 4.8 cho thấy số lợn con điều trị bệnh lợn con phân trắng là 100 con, khỏi 94 con, đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 94%. Điều trị bệnh cầu trùng 60 con, khỏi bệnh 57 con, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 95%. Khi điều trị bệnh viêm khớp cho 36 con lợn con thì khỏi là 30 con, đạt tỷ lệ 83%. Kết quả trên cho thấy các phác ồđ điều trị các bệnh của lợn con được sử dụng trong khóa luận này là có hiệu quả cao. Vì thế có thể khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng các phácồ đ điều trị này để điều trị cho lợn con khi bị mắc bệnh trong quá trình chăn nuôi. 4.4. Kết quả thực hiện các công tác khác tại trại Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn, em còn tham gia một số công việc khác như đỡ đẻ cho lợn nái, bấm nanh, cắt đuôi cho lợn con, tiêm sắt cho lợn con, thiến lợn đực. Kết quả thực hiện các công việc trên được trình bày ở bảng 4.9.
  58. 51 Bảng 4.9. Kết quả thực hiện các công tác khác tại trại An Số con thực STT Nội dung công việc toàn Tỷ lệ hiện (con) (con) (%) 1 Đỡ đẻ 74 74 100 2 Bấm nanh, cắt đuôi 500 490 98,00 3 Tiêm Iron-dextran 20% 500 500 100 4 Thiến lợn đực 240 237 98,75 Qua bảng 4.9 ta thấy tỷ lệ thực hiện các công việc như đỡ đẻ cho lợn con đạt tỷ lệ an toàn 100%. Bấm nanh, cắt đuôi đạt tỷ lệ an toàn là 98%. Tiêm sắt cho lợn con đạt yêu cầu là 100% và thiến lợn đực đạt kết quả theo yêu cầu là 98,75%. Kết quả trên cho thấy những kỹ năng về chăm sóc lợn con sơ sinh đã được em thực hiện một cách khá thuần thục, đặc biệt là các kỹ năng trong việc đỡ đẻ lợn con, bấm nanh, cắt đuôi, tiêm sắt và thiến lợn đực. Đây là những kỹ năng mà em đã được rèn luyện trong suốt thời gian 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trang trại và là những kỹ năng không thể thiếu được đối với một cán bộ kỹ thuật trong trang trại chăn nuôi lợn. Từ kết quả học được em thấy rằng em đã nắm vững các thao tác kỹ thuật, tự tin và hoàn toàn có thể thực hiện tốt công việc khi ra trường đi làm cán bộ kỹ thuật ở trang trại.
  59. 52 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận - Đã thực hiện tốt quy trình phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ đạt tỷ lệ an toàn là 100 %. - Tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản là 21,62%, trong đó lợn nái mắc bệnh đẻ khó là cao nhất (10,81%), tiếp đến là bệnh viêm tử cung và sót nhau (4,05%) và thấp nhất là bệnh viêm vú (2,7%). - Lợn con mắc ba bệnh chính là bệnh lợn con phân trắng, bệnh cầu trùng và bệnh viêm khớp với tỷ lệ mắc bệnh chung là 39,2%. - Kết quả điều trị một số bệnh của lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ đều đạt tỷ lệ khỏi bệnh từ 80 - 100%. - Đã thực hiện thành thạo các kỹ năng như đỡ đẻ lợn con, bấm nanh, cắt đuôi, tiêm sắt cho lợn con và thiến lợn đực. 5.2. Đề nghị - Thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái ểđ giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản. - Hạn chế can thiệp bằng tay trong xử lý lợn nái đẻ khó hoặc nếu có can thiệp bằng tay thì thực hiện đúng quy định sát trùng tiêu độc để giảm tỷ lệ lợn nái bị viêm tử cung sau khi đẻ. - Cần phải theo dõi chặt chẽ tất cả các lợn nái sau khi đẻ để phát hiện lợn nái bị mắc các bệnh sinh sản sớm và điều trị kịp thời sẽ làm giảm ảnh hưởng của các bệnh này đến khả năng sinh sản của lợn nái. - Thực hiện tốt quy trình chăm sóc lợn con sơ sinh sau khi đẻ, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và áp dụng biện pháp tập cho lợn con ăn sớm để hạn chế đến mức thấp nhất các bệnh của lợn con trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa.
  60. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 23(5), tr. 51 – 56. 2. Bilken (1996), Quản lý lợn cái và lợn đực hậu bị để sinh sản có hiệu quả, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Nguyễn Xuân Bình (2000), Kinh nghiệm chăn nuôi lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Xuân Bình (2005), Trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35. 5. Phạm Tiến Dân (1998), Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm vú đàn lợn nái nuôi tại Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ chăn nuôi, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 6. Trần Tiến Dũng (2004), “Kết quả ứng dụng hormone sinh sản và điều trị hiện tượng chậm động dục lại sau khi đẻ ở lợn nái”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 2 (1), tr. 66 - 69. 7. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), Bệnh đường tiêu hóa ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Lê Minh Hải (1998), Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố chuồng trại trong chăn nuôi, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp miền Nam. 9. Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 77 - 91. 10. Nguyễn Quang Linh (2005),Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2000), Thuốc thú y và cách sử dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
  61. 54 12. Nguyễn Thị Hồng Minh (2014), Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) ở lợn nái sinh sản, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 13. Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), “Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái”, Tạp chí khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(5), tr. 720-726. 14. Lê Văn Năm (1997), Phòng và trị bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sản khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 25. 16. Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của việc tăng cường điều kiện vệ sinh đến hội chứng MMA và năng suất sinh sản của heo nái”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, số 4. 17. Nguyễn Ngọc Phục (2005), Công tác thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb Lao Động - Xã Hội, tr. 35. 18. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Lê Văn Phước (1997), Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ không khí đến tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Nguyễn Hữu Phước (1982), Một số bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 21. Nguyễn Văn Thanh (2002), Nghiên cứu một số chỉ tiêu và bệnh đường sinh dục thường gặp ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại Đồng bằng Sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, XIV (3), tr. 38 - 43. 23. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình Sinh sản gia súc, Nxb Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
  62. 55 24. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh và Đoàn Đức Thành (2010),“Thực trạng hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (MMA) ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại thuộc tỉnh Thái Bình và thử nghiệm phòng trị”, Tạp chí KHKT Chăn nuôi (JAHST) , số 1, Hà Nội. 25. Bùi Thị Tho, Trần Công Hòa, Nguyễn Khắc Tích (1995), “Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn giống Yorkshire, Landrace nuôi tại xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn - Tỉnh Hải Hưng”, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học khoa Chăn nuôi Thú Y 1991 - 1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 26. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tô (2005),Hướng dẫn phòng, trị bằng thuốc nam một số bệnh ở gia súc, Nxb Lao Động, tr. 120 -121. 27. Đặng Thanh Tùng (1999), Bệnh sinh sản ở lợn, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 28. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Đức Lưu (1999), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. II. Tài liệu tiếng Anh 29. Christensen R. V., Aalbaek B. and Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol Pathol Clin Med., 54(9), pp. 491. 30. Heber L., Cornelia P., Loan P. E., Ioana B., Diana M., Ovidiu S., Sandel P. (2010), “Possibilities to Combat MMA Syndrome in Sows”, Scientific Papers: Animal Science and Biotechnologies, 43 (2). 31. Ivashkevich O. P., Botyanovskij A. G., Lilenko A. V., Lemeshevskij P. V., Kurochkin D. V. (2011), “Treatment and prevention of postpartum endometritis of sows”, Epizootiology, Immunobiology, Pharmacology, Sanitary Science: international scientific and practical, 1, pp. 48-53. 32. Kemper N. and Gerjets I. (2009), “Bacteria in milk from anterior and posterior mammary glands in sows affected and unaffected by postpartum dysgalactia syndrome (PPDS)”, Acta Veterinaria Scandinavica, 51, pp. 26. 33. Kemper N., Bardehle1 D., Lehmann J., Gerjets I., Looft H., PreiblerR. (2013), “The role of bacterial pathogens in coliform mastitis in sows”,
  63. 56 Berliner und Münchener Tierärztliche Wochenschrift, 126, Heft 3/4, Seiten, pp. 130-136. 34. Kirwood R. N. (1999), “Influence of cloprostenol postpartum injection on sow and litter performance”, Swine Health Prod., 7, pp. 121-122. 35. Maes D., Papadopoulos G., Cools A., Janssens G. P. J. (2010), “Postpartum dysgalactia in sows: pathophysiology and risk factors”, Tierarztl Prax, 38 (Supp l 1), pp. S15-S20. 36. Preibler R., Kemper N. (2011), Mastitis in sows - current knowledge and opinions, 62nd Annual Meeting of the European Federation of Animal Science, EAAP 2011, Stavanger, Norway. 37. Waller C. M., Bilkei G., Cameron R. D. A. (2002), “Effect of periparturient disease and/or reproductive failure accompanied by excessive vulval discharge and weaning to mating interval on sows’reproductive performance”, Australian Veterinary Journal, 80, pp. 545-549. III. Tài liệu internet 38. Arut Kidcha - orrapin (2006), MMA at farrowing: Guidelines for monitoring and preventio n, , Ngày truy cập 28/10/2019. 39. Martineau G. P. (2011), Pospartum Dysglactia Syndrome in sows, , Ngày truy cập 28/10/2019. 40. Muirhead M., Alexander T. (2010), Reproductive System, Managing Pig Healthand the Treatment of Disease, , Ngày truy cập 6/11/2019. 41. Shrestha, A. (2012), Mastitis, Metritis and Agalactia in sows, , Ngày truy cập 6/11/2019. 42. White (2013), Pig health - Sow mastitis, , Ngày truy cập 6/11/2019.
  64. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO CHUYÊN ĐỀ Hình 1: Mài nanh lợn con Hình 2: Thụt rửa cho lợn nái Hình 3:Sắt Iron Detran 20% Hình 4: Kháng sinh Amoxi la ap
  65. Hình 5 : Thuốc Bio-oxytocin Hình 6: Thuốc Oresol Hình 7: Hố vôi sát trùng Hình 8: Giàn phun sát trùng
  66. Hình 9: Bấm đuôi lợn con Hình 10: Đỡ đẻ lợn