Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

pdf 60 trang thiennha21 19/04/2022 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_giai_phap_nang_cao_cong_tac_bao_ve_phat.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÈNG VĂN TÀI Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ TẢ NHÌU, HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÈNG VĂN TÀI Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ TẢ NHÌU, HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K47 - PTNT - N02 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : TS. Kiều Thị Thu Hương Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, toàn thể các Thầy Cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Kiều Thị Thu Hương đã giành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Qua đây tôi cũng xin cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ xã Tả Nhìu, đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và đặc biệt là toàn bộ người dân trên địa bàn xã trong thời gian tôi về thực tập đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, thời gian thực tập không nhiều vì vậy khóa luận của tôi không thể tránh khỏi những sai xót, rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Lèng Văn Tài
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Tình hình dân số của xã qua 3 năm (2016 - 2018) 23 Bảng 4.2. Tình hình lao động của xã Tả Nhìu năm 2018 23 Bảng 4.3: Hiện trạng và mục đích sử dụng các loại đất năm 2018 ở xã Tả Nhìu 26 Bảng 4.4: Đặc điểm của hộ điều tra tại xã Tả Nhìu 27 Bảng 4.5: Thu nhập của hộ gia đình điều tra khảo sát phân theo thôn. 28 Bảng 4.6: Thu nhập của hộ gia đình điều tra khảo sát phân theonhóm hộ 29 Bảng 4.7: Diện tích các loại đất của các HGĐ điều tra phân theo các thôn 30 Bảng 4.8: Diện tích bình quân các loại đất của các HGĐ điều tra phân theo nhóm hộ 31 Bảng 4.9: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý của xã Tả Nhìu 32 Bảng 4.10: Kết quả công tác quản lý, bảo vệ rừng qua các năm của xã Tả Nhìu 34 Bảng 4.11: Tổng hợp công tác phát triển rừng mà các hộ điều tra khảo sát tham gia 35 Bảng 4.12: Tổng hợp tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2018 36
  5. iii DANH MỤC VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA BNNPTNT Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn BTTN Bảo tồn thiên nhiên BVR Bảo vệ rừng DT Diện tích DVMT Dịch vụ môi trường rừng HĐND Hội đồng nhân dân HGĐ Hộ gia đình KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình NS Năng suất SL Sản lượng PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng TDTT Thể dục thể thao UBND Ủy ban nhân dân QLBVR Quản lí bảo vệ rừng
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.2.1. Mục tiêu chung 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 1.3.1. Ý khoa học 4 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở lý luận 5 2.1.1. Khái niệm về rừng 5 2.1.2. Phân loại 6 2.1.3. Vai trò của rừng 6 2.1.4. Khái niệm về quản lý vảo bảo vệ rừng 8 2.2. Cơ sở thực tiễn 10 2.2.1. Công tác bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam 10 2.2.2. Công tác bảo vệ phát triển rừng trên thế giới 13 2.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan 15 PHÂN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17 3.2. Phạm vi nghiên cứu 17
  7. v 3.3. Nội dung nghiên cứu 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu 17 3.4.1. Chọn địa điểm nghiên cứu 17 3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 17 3.4.3. Phương pháp đối chiếu so sánh 19 3.4.4. Phương pháp thống kê mô tả 19 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20 4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Tả Nhìu 20 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 20 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 21 4.2. Thực trạng của công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng tại xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang 25 4.2.1. Diện tích và mục đích sử dụng các loại đất 25 4.2.2. Khái quát chung về các hộ gia đình điều tra khảo sát 27 4.2.3. Tình hình triển khai thực hiện một số công tác trong quản lý, bảo vệ phát triển rừng tại xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang 31 4.2.4. Đánh giá kết quả triển khai công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã Tả Nhìu 33 4.2.5. Vai trò của các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng xã Tả Nhìu 36 4.3. Phân tích thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng của xã Tả Nhìu 38 4.3.1. Thuận lợi 38 4.3.2. Khó khăn 38 4.3.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác bảo vệ phát triển rừng của xã Tả Nhìu 39 4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng đối với người dân trên địa bàn 41
  8. vi 4.4.1. Giải pháp về chính sách 41 4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật 41 4.4.3. Tổ chức thực hiện 42 4.4.4. Giải pháp về kinh tế 43 4.4.5. Giải pháp tuyên truyền giáo dục 44 4.4.6. Giải pháp về tăng cường năng lực quản lý 45 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46 5.1. Kết luận 46 5.2. Kiến nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng vốn được mệnh danh là "lá phổi" của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hàntinh chúng ta.Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôntrở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi trường sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra. Trên phạm vi toàn thế giới, chỉ tính riêng trong vòng 4 thập niên trở lại đây, 50% diện tích rừng đã bị biến mất do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo tính toán của các chuyên gia của Tổ chức nông – lương thực thế giới (FAO) thì hàng năm có tới 11,5 triệu hecta rừng bị chặt phá và bị hoả hoạn thiêu trụi trên toàn cầu, trong khi diện tích rừng trồng mới chỉ vỏn vẹn 1,5 triệu hecta. Rừng nguyên sinh bị tàn phá, đất đai bị xói mòn dẫn tới tình trạng sa mạc hoá ngày càng gia tăng. Nhiều loài động -thực vật, lâm sản quý bị biến mất trong danh mục các loài quý hiếm, số còn lại đang phải đối mặt với nguy cơ dần dần bị tuyệt chủng. Nghiêm trọng hơn, diện tích rừng thu hẹp trên quy mô lớn đã làm tổn thương "lá phổi"của tự nhiên, khiến bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng, mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và đời sống động, thực vật.v.v Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,97 ha/ người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm
  10. 2 khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33% so với 45% của thời kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, "phủ xanh đất trống đồi núi trọc" nên nhiều năm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta. Công tác quản lí, quy hoạch tài nguyên rừng cũng có những chuyển động tích cực. Trên phạm vi cả nước đã và đang hình thành các vùng trồng rừng tập trung nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất Mặc dù có những kết quả tích cực trong quy hoạch, sản xuất cũng như trong bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, song nhìn chung chất lượng rừng ở nước ta hiện nay vẫn còn rất thấp, rừng nước ta đã ít mà trong đó có tới hơn 6 triệu hecta rừng nghèo kiệt, năng suất rừng trồng còn thấp. Công tác trồng mới và phát triển tài nguyên rừng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh Hà Giang đã phát hiện 157 vụ vi phạm lâm luật, giảm 8 vụ so với cùng kỳ năm trước, đã xử lý 147 vụ, tịch thu 65 m3 gỗ và xử phạt hành chính trên 800 triệu đồng. Nhằm đẩy mạnh công tác trồng rừng, trong những tháng còn lại của năm 2018, tỉnh Hà Giang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân tiếp tục triển khai công tác trồng rừng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đề ra các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ tham gia đầu tư và bảo vệ các diện tích rừng đã trồng; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích. Đặc biệt nguồn tài nguyên rừng tỉnh ta vẫn tiếp tục đứng trước những nguy cơ nghiêm trọng như bị huỷ hoại, suy thoái, giảm sút và mất dần tính đa dạng sinh học của rừng đã thực sự là những lời cảnh báo nghiêm khắc đối với con người trong "sứ mệnh"công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nói riêng và bảo vệ môi trường sống của con người nói chung.
  11. 3 Xã Tả Nhìu là một xã miền núi nằm ở phía đông của huyện xín mần, có diện tích đất tự nhiên là 14.454,33 ha,tổng diện tích đất lâm nghiệp là 8.272,665 ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ là 5.515,11ha, rừng sản xuất là 2.757,55ha, Trong những năm gần đây, do điều kiện kinh tế - xã hội đang phát triển, được Đảng và Nhà nước quan tâm xã đã áp dụng nhiều văn bản pháp luật, các chương trình dự án nhằm bảo vệ và phát triển rừng, sự nỗ lực đó đã đạt được hiệu quả tích cực là độ che phủ tán rừng tăng lên hàng năm. Tuy nhiên hiện nay chất lượng rừng, công tác bảo vệ rừng của người trong xã vẫn còn chưa cao.Vì vậy em chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang”là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung - Nghiên cứu thực trạng đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng góp phần che phủ rừng.Đề xuất những giải pháp nhằm khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ rừng. Nâng cao nhận thức cho người dân về hiện trạng của mình, ý thức trồng và bảo vệ rừng của người dân cán bộ trong việc bảo vệ và phát triển rừng tại xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần - Nghiên cứu thực trạng công tác bảo vệ, phát triển rừng tại xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. - Tìm hiểu được những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại xã Tả Nhìu, huyện xín Mần, tỉnh Hà Giang. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng tại xã Tả nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
  12. 4 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1.Ý khoa học - Các kết luận của đề tài có thể tham khảo để sử dụng cho việc giảng dạy, học tập trong nhà trường, phục vụ cho công tác nghiên cứu của các đối tượng khác có quan tâm. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn - Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho địa phương, đồng thời phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế yếu kém trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng vào thời gian tới. - Là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bảo vệ phát triển rừng và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác bảo vệ phát triển rừng.
  13. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về rừng - Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.[8] - Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một vị trí không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt trái đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý. - Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau với hoàn cảnh bên ngoài. - Rừng là bộ phận cảnh quan địa lý, được tạo bởi tổng thể lớn các cây gỗ, giữa chúng có mỗi quan hệ chặt chẽ - Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 /29 2004/QH11 Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ.[6] - Hoặc nói cách khác rừng là một hệ sinh thái, là nơi sinh sống của các loài thực vật, động vật, nấm và vi sinh vật, những thành phần này của rừng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
  14. 6 2.1.2. Phân loại - Theo quy định tại Luật lâm nghiệp(có hiệu lực từ 01/01/2019) thì nội dung này được quy định như sau. - Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 02 loại như sau. Rừng phòng hộ. Rừng sản xuất. + Rừng phòng hộ:Được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng + Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.[6] 2.1.3. Vai trò của rừng 2.1.3.1. Giá trị và vai trò của rừng đối với môi trường - Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất bởi chúng có nhiều cây xanh, mà cây xanh trong quá trình quang hợp đã hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí oxi, đây là nguồn cung cấp phần lớn oxi để đảm bảo sự sống của con người và các loại sinh vật khác trên Trái đất [10]. - Ngoài cung cấp khi oxi để duy trì sự sống, cây xanh của rừng còn có tác dụng lọc sạch không khí, giữ lại bụi bẩn và tiêu diệt các vi trùng gây hại trong không khí. Mang đến một không khí trong lành hơn cho con người và các loài sinh vật khác. - Ngoài ra rừng còn là nơi sinh sống của rất nhiều các loại động thực vật khác nhau, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Vì vậy đây là nơi cung cấp nguồn thực phẩm, nguyên liệu quý hiến cho con người, và đặc biệt cũng là nơi lưu trữ của nhiều nguồn gen quý hiếm.[10]
  15. 7 - Vai trò đặc biệt khác của rừng đối với đời sống của con người đó rừng bảo vệ và ngăn chặn hiện tượng xói mòn nguy hiểm. 2.1.3.2. Giá trị và vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất - Rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường và sinh vật. Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần lạc địa sinh. Trong đó bao gồm đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất. Có quan hệ tương trợ lẫn nhau. Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: Cung cấp củi, nguồn gỗ, điều hòa nước và không khí, tạo oxy. Là nơi cư trú của các loại động thực vật, tàng trữ nguồn gen quý. Ngăn chặn gió bão, giúp chống xói mòn. Đảm bảo sức sống cũng như bảo vệ sức khỏe con người. 2.1.3.3. Giá trị và vai trò của rừng đối với kinh tế - xã hội Trong các sản phẩm do tài nguyên rừng mang lại phải kểđến gỗ. Sản phẩm gỗ cung cấp cho nghành công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và trong mỗi gia đình. Ngày nay, hầu như không có một nghành nào không dùng tới gỗ, vì nó là nguyên liệu phổ biến, dễ gia công, chế biến và nhiều tính năng ưu việt khác nên được nhiều người sử dụng. Trong quá trình phát triển của xã hội, dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ, người ta đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thay thế gỗ. Tuy nhiên, nhu cầu về gỗ và các sản phẩm về gỗ không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng.Ngoài sản phẩm gỗ, rừng còn cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như: tre, nứa,song mây, các loại đặc sản rừng, động vật, thực vật rừng có giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các động vật từ rừng là các sản phẩm quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Đối với thực vật rừng, có rất nhiều loại được dùng làm thực phẩm như nấm, mộc nhĩ, măng, các loại rau rừng Rừng còn là nguồn cung cấp các dược liệu quý hiếm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người.Mặt khác, rừng còn cung cấp gỗvàcácđặc sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sách Trung ương và địa phương, góp phần vào quá trình tích lũy cho nền kinh tế quốc dân.Rừng cũng là nguồn thu
  16. 8 nhập chính của cư dân sống gần rừng. Lâm nghiệp thực hiện chính sách giao đất, giao rừng đến hộ gia đình và cộng đồng địa phương, đã thu hút cư dân địa phương tham gia vào các hoạt động trồng, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm sản, góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết một vấn đề bức xúc hiện nay vùng trung du và miền núi. 2.1.3.4. Giá trị và vai trò của rừng đối với văn hóa - Đối với các đồng bào dân tộc nói chung và dân tộc Nùng huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang nói riêng quan niệm cho rằng: Rừng là mẹ nuôi sống con người, thì con người cũng phải biết giữ lấy rừng và phải bảo vệ nó. Đó cũng là một trong những lý do bà con tổ chức lễ cúng thần rừng hàng năm. Để thần rừng phụ hộ sang một năm mới mưa thuận gió hòa mùa màng tươi tốt. 2.1.4. Khái niệm về quản lý vảo bảo vệ rừng  Khái niệm bảo vệ rừng. Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng, nó mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta cần ra sức chung tay bảo vệ rừng, duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên sẵn có bằng cách tích cực tham gia vận động mọi người trồng cây gây rừng, có những biện pháp phòng chống cháy rừng, ngăn chặn triệt để nạn lâm tặc, nạn phá rừng bừa bãi để duy trì nguồn tài nguyên vô giá của nước ta vì bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ cuộc sống của chính mình.Như vậy, thật đúng đắn khi nói rằng "Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta". Bạn và tôi, chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ môi trường.[8] Bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn, phát triển hệ sinh thái rừng hiện có, bao gồm động - thực vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái ( Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam, Nguyễn Huy Dũng 2002).[4]
  17. 9 Bên cạnh đó tác giả Nguyễn Huy Dũng (2002) cho rằng bảo vệ rừng gồm các hoạt động sau: - Thứ nhất, phải thực hiện tốt công tác tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, xuất khẩu thực vật rừng, động vật rừng, săn bắn động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật. - Thứ hai, cần thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng, trừ sâu bệnh hại cho cây rừng. Thứ ba, hàng năm thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lí các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng “Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng là tổng hợp các hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền nhằm sắp xêp tổ chức để giữ gìn và phát triển bền vững tài nguyên rừng”. Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng đóng vai trò qua trọng trong việc giữ gìn và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Vai trò của hoạt động quản lý, bảo vệ rừng nhằm đảm bảo giá trị phòng hộ và cân bằng sinh thái của tài nguyên rừng; bảo đảm giá trị nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo gía trị kinh tế của tài nguyên rừng. Pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng là một lĩnh vực pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.  Khái niệm phát triển rừng. Theo Nghị định 156/2018/NĐ – CP ban hành ngày 16/11/2018 quy định: “ Phát triển rừng là hoạt động trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, bị thiệt hại hoặc do các nguyên nhân khác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích, trữ lượng, chất lượng rừng ”
  18. 10 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Công tác bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam - Theo thống kê của các địa phương trong cả nước, đến năm 2008, toàn quốc có trên 12,9 triệu hécta rừng, bao gồm: 10,35 triệu hécta rừng tự nhiên và trên 2,55 triệu hécta rừng trồng; độ che phủ đạt 38,27%. Từ năm 1991 đến nay (sau khi Luật bảo vệ và phát triển rừng được ban hành), hoạt động bảo vệ rừng và thực thi pháp luật lâm nghiệp có chuyển biến tích cực, diện tích rừng ngày càng được phục hồi, Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất trong khu vực có diện tích rừng ngày càng tăng. Diện tích rừng tăng lên do khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng mới những năm qua luôn cao hơn diện tích rừng bị giảm do những nguyên nhân hợp pháp và bất hợp pháp. - Thống kê về diện tích rừng trên đây cho thấy, độ che phủ rừng toàn quốc 5 năm qua (2002 – 2007) tăng bình quân gần 0,5% mỗi năm, kết quả này là cố gắng rất lớn trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng của Việt Nam, trong khi độ che phủ rừng các nước trong khu vực đang suy giảm.[11] Chất lượng, trữ lượng và giá trị đa dạng sinh học được duy trì, bảo tồn tốt hơn ở những khu rừng đặc dụng đã được thành lập và có ban quản lý. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến là rừng tự nhiên vẫn bị suy giảm về chất lượng, những khu rừng nguyên sinh, rừng giàu chủ yếu chỉ còn ở những khu rừng đặc dụng và phòng hộ thuộc vùng sâu, vùng xa, rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng sản xuất hiện có 3.105.647ha, trong đó rừng giàu và trung bình chỉ còn 652.645ha chiếm 21%, rừng nghèo và rừng non 2.453.002ha chiếm 79% đa số là rừng tự nhiên tái sinh và rừng phục hồi sau khai thác, sau canh tác nương rẫy. Rừng trồng tăng nhanh cả về diện tích và trữ lượng trong năm năm qua, góp phần nâng cao độ che phủ rừng trong cả nước. Đã có nhiều khu rừng các loài cây bản địa, phát triển vùng nguyên liệu công nghiệp chế biến gỗ (chủ yếu là dăm, giấy). Năng xuất, sản lượng gỗ và lâm sản hàng hóa tăng nhanh,
  19. 11 đến năm 2008 ước đạt gần 4 triệu mét khối gỗ khai thác từ rừng trồng. Tuy nhiên, trữ lượng rừng trồng còn thấp so với các nước khác, cấu trúc thiếu ổn định, giá trị về đa dạng sinh học, khả năng cung cấp gỗ, tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường chưa cao. - Giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, tổ chức thực hiện cơ chế hưởng lợi của người làm rừng, sắp xếp lại lâm trường quốc doanh. - Đến nay cả nước đã giao 9,999,892ha rừng, trong đó giao cho các doanh nghiệp nhà nước 2,291,904ha, Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ quản lý 3,981,858ha; hộ gia đình, cá nhân 2,806,357ha; Cộng đồng dân cư 70,730ha; các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang 228,512ha. Cho thuê 75,191ha, trong đó cho các tổ chức kinh tế thuê 69,270ha; cho hộ gia đình, cá nhân thuê 1,709ha; cho tổ chức nước ngoài thuê 4,212ha. Như vậy, về cơ bản Việt Nam đã chuyển đổi căn bản cơ chế rừng tập trung vào Nhà nước trước đây sang cơ chế quản lý mới đa dạng về chủ rừng, đặc biệt là khẳng định chủ trương tiếp tục giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình, cá nhân; đã thể chế hóa quy định pháp luật và triển khai trên thực tiễn việc công nhận hình thức quản lý rừng của cộng đồng dân cư. Cùng với đẩy mạnh công tác giao rừng và đất lâm nghiệp, hiện nay ngành lâm nghiệp đang giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và tổ chức bảo vệ gần 2,45 triệu hécta rừng, trong đó: Rừng đặc dụng 285 nghìn hécta, rừng phòng hộ 2 triệu hécta, rừng sản xuất 215 nghìn hécta.Thực tiễn khẳng định đây là quan điểm phát triển lâm nghiệp đúng đắn trong nền kinh tế thị trường, nhờ đó huy động được các nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong những năm qua. - Nhiều cơ chế quản lý bảo vệ rừng được ban hành nhằm đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa ngày càng có hiệu quả. - Chính sách về quyền hưởng lợi của chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/ 2001 của Thủ tướng Chính phủ bước đầu kích thích chủ rừng và người nhận khoán đầu tư bảo vệ
  20. 12 và phát triển rừng cần tổng kết thực tiễn để sớm sửa đổi, bổ sung cho phù hợpvới thực tiễn. - Việc đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh đã được triển khai thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP. Tuy còn những khó khăn và vướng mắc về cơ chế hoạt động, nhưng về cơ bản các lâm trường sau khi được sắp xếp lại đã được định hướng rõ nét hơn về cơ chế tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều lâm trường đã điều chỉnh giảm về quy mô diện tích (theo kiểu bao chiếm đất, sử dụng hiệu quả thấp) để dành quỹ đất lâm nghiệp giao cho các tổ chức, cá nhân khác quản lý bảo vệ tốt hơn. - Các biện pháp quản lý rừng cộng đồng được thực hiện, trong đó việc hỗ trợ và hướng dẫn gần 40.000 cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện quy chế bảo vệ rừng đã góp phần quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tính tự quản và sự cố kết của cộng đồng trong bảo vệ rừng. - Thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/ 1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Uỷ ban nhân dân các tỉnh đã và đang tổ chức rà soát chiến lược phát triển lâm nghiệp, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã thực hiện các biện pháp tăng cường trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn, tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. Nhìn chung, trong thời gian qua các cấp chính quyền địa phương đã nâng cao vai trò trách nhiệm trong bảo vệ rừng, tuy nhiên ở một số địa phương, nhất là chính quyền cơ sở vẫn chưa coi trọng, quan tâm đúng mức đến công tác này, rừng vẫn tiếp tục bị phá, bị cháy - Lực lượng kiểm lâm được đổi mới theo định hướng kiểm lâm phải bám rừng, bám dân, gắn với chính quyền cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân, huy động sức mạnh của toàn xã hội cho sự nghiệp bảo vệ rừng. Thời gian qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản quy định tăng cường đào tạo nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất chính trị
  21. 13 đối với lực lượng kiểm lâm. Tổ chức đưa trên 4.000 công chức kiểm lâm về phụ trách địa bàn cấp xã để giúp chính quyền cơ sở nắm vững tình hình tài nguyên rừng và thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng tại gốc. Việc tuyển dụng được thực hiện theo quy trình chặt chẽ hơn. Đối với những cán bộ kiểm lâm có vi phạm, dấu hiệu thoái hóa biến chất, kiên quyết xử lý kỷ luật, đưa ra khỏi ngành. Kiểm lâm đang từng bước nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân, của chính quyền các cấp trong cuộc đấu tranh bảo vệ rừng. Vào đầu tháng 5 năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam cho công bố hiện trạng rừng trên toàn quốc tính đến ngày 31/12/2017. Theo đó diện tích rừng trên toàn quốc đạt được hơn 14 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là hơn 10 triệu ha và rừng trồng hơn 4 triệu ha. Diện tích đủ tiêu chuẩn che phủ toàn quốc tương ứng hơn 40%. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì độ che phủ rừng có tăng nhưng chủ yếu là rừng trồng với mức sinh học thấp, trong khi rừng tự nhiên với mức đa sinh học cao thì lại thấp đi đáng kể.[11] 2.2.2. Công tác bảo vệ phát triển rừng trên thế giới Tại việt nam, các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đã được quan tâm.Tuy vậy, tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép vẫn diễn biến phức tạp. phó tổn cục trưởng tổng cục lâm nghiệp nguyễn bá ngãi đã khẳng định vai trò to lớn của rừng trong phòng chống biến đổi khí hậu, ngăn lũ lụt, thiên tai bất thường do sự mất mát của rừng lớn dẫn đến nghèo kiệt đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, làm tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển, tăng nhiệt độ trung bình của trái đất Do những thập kỉ ở nước ta toàn bộ rừng và đất rừng thuộc quyền sở hữu Nhà nước. Trên danh nghĩa rừng của toàn dân nên vì thế mà mọi người đều có quyền khai thác, lợi dụng bất kì tài nguyên có từ rừng và đất rừng, nên rừng bị khai thác triệt để dẫn đến ngày càng cạn kiệt là điều không thể tránh khỏi, thêm vào đó tình trạng du canh, du cư, hoạt động đốt nương làm rẫy, dân số tăng nhanh làm cho tài nguyên rừng nước ta bị tàn phá nặng nề hơn, hình hức
  22. 14 trên kéo dài suốt bốn thập kỉ do đó tài nguyên rừng nức ta bị suy giảm nhanh chóng, diện tích bị thu hẹp từ 14,3 triệu ha (1943) xuống 9,3 triệu ha (1995), tỷ lệ che phủ từ 47% (1943) xuống còn 28% năm (1995). Công tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được đảng và nhà nước quan tâm, ban hành nhiều đường lối chính sách bao gồm những văn kiện, những quyết định, chỉ thị và quan trọng nhất là ban hành luật bảo vệ và phát triển rừng, với nội dung hoạt động của lực lượng kiểm lâm phong phú đa dạng nên đã năng diện tích rừng nước ta từ 13,7 triệu ha năm 2014 lên 14,4 triệu ha năm 2016.Đây thực sự là bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển lâm nghiệp ở nước ta, làm cho pháp luật về rừng đi vào cuộc sống. Mục tiêu của đảng và nhà nước đặt ra dối với công tác quản lý và bảo vệ rừng và giao đất lâm nghiệp là: Ngăn chặn tận gốc các hành vi, vi phạm bảo vệ và phát triển rừng. Thiết lạp hệ thống chủ rừng trên phạm vi toàn quốc với từng loại rừng. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, từng bước thực hiện từng mảnh đất khu rừng có chủ cụ thể. Tạo điều kiện cho nông dân tổ chúc sản xuất cây trồng, vật nuôi và đi đến xó bỏ tình trạng độc canh cây lúa, phá rừng làm nương rẫy, góp phần chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn.Góp phần bảo vệ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sống. những năm qua công tác quản lý bảo vệ rừng từng bước phát triển và đạt được những thành công đáng kể; độ che phủ năm 2014 là 40,43% đến năm 2016 tăng lên 41,19% chủ trương của nhà nước nâng cao độ che phủ của rừng đên năm 2010 là 43%. Để quản lý bảo vệ rừng hợp lý, Đảng và Chính phủ đã ban hành Nghị định 02 về giao đất Lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử định ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, Nghị định cho đến nay góp phần tích cực làm hạn chế việc phá rừng, kết quả giao đất Lâm nghiệp đến nay đã có hiệu quả ngày càng tăng việc bảo vệ rừng có chủ thực sự, cùng với hàng loạt các chính sách làm cho độ che phủ của rừng ngày càng được nâng lên. Để nâng cao ý thức vai trò quản lý Nhà nước
  23. 15 về rừng cho UBND các cấp, chính phủ đã ban hành Quyết định 245/QĐ/TTG ngày 12/12/1998. Sau khi có Quyết định này, nhận thức được vai trò, trách nhiệm của UBND các cấp, các ngành dược nâng cao, đặc biệt sau khi có nghị định 29/CP về việc ban hành quy chế dân chủ ở xã và thông tư số 56/BNN&PTNT hì ở các xã lúc này bắt đầu hình thành các quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở cộng đồng thôn bản do người dân tham gia xây dựng. Năm 1992 Chính phủ phê duyệt chương trình 327 nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc được bắt dầu từ năm 1992 – 1998 và được ghép vào chương trình trồng mới 5 triêu ha (661) và kéo dài dến năm 2010.Ngày 02/05/1998 Chính phủ đã ra Quyết định số 202/TTG QĐ về khoán bảo vệ rừng và khoán khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và trồng rừng. Ngày 26/04/2016 Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 08/VBHN- BNNPTNT về ban hành quy định nhiệm vụ rừng trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh học, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng phục hồi rừng tự nhiên.Phải nói rằng vấn đề đổi mới pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đất rừng ở nước ta là không ngừng nó kịp thời động viên, khích lệ bà con nhất là bà con dân tộc ít người. Đây cũng là sự chuyển đổi nhanh chóng từ quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo hướng lâm nghiệp xã hội nhằm hướng tới sử dụng, quản lý rừng và đất rừng lâu bền.[10] 2.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan Nhìn chung các nghiên cứu đã thực hiện, kể cả trong nước và ngoài nước, đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến đề tài như: Hệ thống chính sách bảo vệ và phát triển rừng; Kinh nghiệm quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng; Sự tham gia của cộng đồng đia phương trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng; Quyền sở hữu/quyền sử dụng rừng và đất rừng; Chia sẻ lợi ích trong quản lý tài nguyên rừng; Ảnh hưởng và tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng đến phát triển kinh tế xã hội nói chung và đến cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng.
  24. 16 Đối với các nghiên cứu ngoài nước, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu cơ chế chính sách, kinh nghiệm và các giải pháp quản lý sử dụng rừng bền vững có sự tham gia của cộng đồng địa phương như nhóm dân tộc thiểu số, nhóm sử dụng rừng, lâm nghiệp cộng đồng, quyền sở hữu/quyền sử dụng rừng và đất rừng, trao quyền ra quyết định cho người dân, bình đẳng giới trong quản lý sử dụng rừng, các nghiên cứu này đã chỉ ra những mặt tích cực, những tồn tại hạn chế cũng như là thách thức đối trong quản lý sử dụng rừng bền vững. Đối với các nghiên cứu trong nước, một số nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu phân tích hệ thống chính sách bảo vệ và phát triển rừng về sự thay đổi trong phân loại và quy hoạch rừng, quy chế quản lý các loại rừng, quyền sở hữu/quyền sử dụng rừng và đất rừng, hỗ trợ trong bảo vệ và phát triển rừng, chia sẻ lợi ích, đồng thời các nghiên cứu này cũng phân tích và chỉ ra những tồn tại hạn chế liên quan đến các lĩnh vực trên. Một số nghiên cứu tập chung vào nghiên cứu phân tích các hình thức quản lý rừng, kinh nghiệm trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng, các nghiên cứu này dã chỉ ra những mặt tích cực và những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian qua. Một số nghiên cứu còn lại tập trung nghiên cứu ảnh hưởng, tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng. Các nghiên cứu này đã chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương, của khu vực và trên phạm vi toàn quốc.
  25. 17 PHÂN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Các hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng ở xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. - Về thời gian: Đề tài bắt đầu thực hiện từ: 20/05/2019 đến20 /05/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Tả Nhìu huyện Xín Mần - Nghiên cứu thực trạng công tác bảo vệ, phát triển rừng tại xã Tả Nhìu huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang. - Tìm hiểu được những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại xã Tả Nhìu huyện xín Mần tỉnh Hà Giang. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng tại xã Tả nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Chọn địa điểm nghiên cứu - Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Tả Nhìu là một xã nằm ở khu vực vùng núi cao thuộc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. 3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.4.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp - Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các công cụ qua đó được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.
  26. 18 - Sử dụng bảng hỏi:Tìm hiểu quy mô mức sống của người dân địa phương, xã định tiềm năng cơ hội, những huận lợi và khó khăn của người dân đang tồn tại. Phỏng vấn được dựa trên bảng hỏi đã được xây dựng sẵn, nhằm tìm hiểu thu nhập mức sống của người dân địa phương. - Nội dung của phiếu điều tra bao gồm các thông tin chung của chủ hộ và các thông tin được đề cập trong chỉ tiêu nghiên cứu được trình bày ở mục tiếp theo. Phiếu điều tra có đầy đủ thông tin, có cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở từ đó thống nhất được số liệu thuthập được. Chọn 3 thôn có diện tích đất lâm nghiệp nhiều nhất mỗi thôn chọn 20 hộ và ta có tổng số hộ cần điều tra khảo sát là 60 hộtheo phương pháp ngẫu nhiên. - Phỏng vấn sâu: Dựa trên ý kiến của các cán bộ hạt kiểm lâm trên địa bàn xã, cán bộ lâm nghiệp xã 3.4.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp Thu thập thông tin thứ cấp là thu thập những thông tin có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Thu thập số liệu về tình hình lâm nghiệp trên địa bàn, tình hình cơ bản của xã về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, báo cáo cuối năm của xã Tả Nhìu năm, 2018 để có số liệu cần thiết. Thông tin được thu thập qua các nguồn: Sách, báo, tạp chí, internet, niêm giám thống kê, báo cáo tổng kết, kết quả nghiên cứu khoa học, Các thông tin thu thập được từ các cơ quan: Bộ NN và PTNT, các hạc kiểm lâm, tổng cục thống kê. 3.4.2.3. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu - Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu sau đó tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu trên Excel. - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp tổng hợp, biểu đồ, sơ đồ mô tả so sánh, đánh giá phân tích tình hình thực tiễn. - Phân tích SWOT
  27. 19 + Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, của công tác bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn nghiên cứu 3.4.3. Phương pháp đối chiếu so sánh - Phương pháp này xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan và phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu phân tích đánh giá tình hình thực hiện. 3.4.4. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp này mô tả toàn bộ thực trạng công tác bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn điều tra, thông qua các số liệu và những thông tin đã thu thập được tiến hành đánh giá, phân tích và đề ra giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển rừng tại địa bàn nghiên cứu.
  28. 20 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Tả Nhìu 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 4.1.1.1. Tổng quan về xã Tả Nhìu - Vị trí địa lí Xã Tả Nhìu là một xã vùng 3 của huyện Xín Mần nằm ở phía đông của trung tâm huyện cách trung tâm huyện 10 km.Xã Tả Nhìu có diện tích tự nhiên 14.545,33 có 795 hộ với 3590 nhân khẩu. Xã Tả Nhìu được chia thành 12 thôn bản: Lủng Mở, Na Lan, Lùng Tráng, Vai Lũng, Na Ri, Na Van, Nấm Pé, Thẩm Giá, Cốc Cam, Na Hu, Đoàn Kết,Tân Sơn. Phía Bắc giáp xã Thèn Phàng Phía Nam giáp xã Chế Là Phía Đông giáp xã Cốc Rễ Phía Tây giáp xã Bản Ngò và Thị Trấn Cốc Pài - Địa hình + Xã Tả Nhìu là một xã vùng cao của huyện xín mần có địa hình phức tạp, bị chia cắt, có độ dốc lớn giao thông đi lại khó khăn. - Khí hậu + Chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, về mùa khô thời tiết khô hanh độ ẩm thấp. - Thủy văn Trên địa bàn xã Tả Nhìu có hệ thống sông suối, khe rạch khá dày đặc. Đặc biệt là hệ thống thủy điện sông chảy 6, Một phần lớn nước này phục vụ dịch du lịch và sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân.
  29. 21 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế  Trồng trọt: Tình hình sản xuất nông nghiệp: Căn cứ bản thống kê năng suất nông lâm nghiệp năm 2018: Tổng lương thực có hạt 2.433.90 tấn/1.966.80 tấn Cây Lúa: DT tích gieo cấy cả năm:327,8 ha, NS bình quân 56,50 tạ/53,97 tạ/ha, SL1.852,1 tấn Trong đó a, Vụ xuân: Diện tích gieo cấy lúa vụ xuân đạt 146,3ha, NS 57,8 taj56,9 tạ/ha SL845,6 tấn/409,2 tấn. b, Vụ mùa: DT gieo cấy 181ha/180ha KH, NS bình quân đạt 55,1 tạ/52,9 tạ/ha KH, SL 1000,5/952,3 tấn. - Cây Ngô: DT gieo trồng cả năm 143,6ha/143,6ha, NS bình quân đạt 42,9ha SL 656,37 tấn/604,56 tấn. Trong đó: a, Vụ xuân: DT 87ha/87ha, năng suất đạt 44,3 tạ/44,3 tạ, sản lượng ước đạt 385,41 tấn/385,41. b, Vụ hè thu: DT gieo trồng:28/18,6ha NS 40,5 tạ/40,5 tạ, SL 113,40 tấn/75,33 tấn. DT trồng ngô lại là 15,8ha c, Vụ đông: DT gieo trồng: 38ha/38ha NS 31,7 tạ/ha SL 120,5 tấn - Cây màu các loại: + Cây Lạc: DT cả năm 36ha, NS 20,9tạ/ha, SL 651 tấn. + Cây Khoai Lang: DT cả năm 10,5ha NS 64,5 tạ/ha, SL 68 tấn. +Cây Chè: DT cả năm 4ha các hộ trồng phục vụ gia đình.
  30. 22  Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có 24.595/ 37.711 con đạt 65,21% kế hoạch, trong đó: đàn trâu 953 con/ 1.671 con đạt57,03% kế hoạch, đàn bò có 133 con/ 320 con đạt 41,56% kế hoạch, đàn lợn có 4.500con/ 7.460 con đạt 60,32%, đàn dê có 509/ 1.125 con đạt 45,24% đàn gia cầm 18.800 con/28.130 con đạt 66,83% kế hoạch. Chỉ đạo triển khai công tác tiêm phòng đồng bộ 12/12 thôn, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nông dân thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.  Lâm nghiệp: - Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 8.272,665 + Rừng phòng hộ:5.515,11 ha. + Rừng sản xuất:2.757,55ha. - Công tác phát triển rừng: Tổ chức lễ phát động trồng cây đầu xuân; triển khai hộ gia đình đăng ký trồng rừng theo Nghị định 75 và Nghị quyết 86; + Công tác quản lý rừng: Tuyên truyền cho nhân dân cam kết bảo vệ rừng không khai thác rừng trái phép. + Công tác bảo vệ thực vật: Chỉ đạo các thôn bản đưa vào quy ước của thôn: Không sử dụng thuốc cấm trong sản xuất nông, lâm nghiệp, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc. 4.1.2.2. Điều kiện xã hội  Dân số và lao động: Xã Tả nhìu có 12 thôn bản và 5 dân tộc anh em sinh sống với 795 hộ, 3590 khẩu, Nùng, Tày, Dao, Mông, dân tộc khác, trong đó Nùng chiếm đa số
  31. 23 Bảng 4.1: Tình hình dân số của xã qua 3 năm (2016 - 2018) 2016 2017 2018 So sánh (%) ĐVT SL SL SL 2017/2016 2018/2017 BQ Tổng số Khẩu 3.556 3.573 3.590 100,47 100,47 100,47 nhân khẩu Tổng số hộ Hộ 785 789 795 100,50 100,76 100,63 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội xã Tả Nhìu 2018) Qua bảng trên ta thấy được tình hình dân số qua 3 năm tăng không đáng kể. Năm 2016 - 2017 tăng 0,47%, năm 2017 - 2018 tăng 0,47%. Tổng số hộ năm 2016 - 2017 tăng 0,50%, năm 2017- 2018 tăng 0,76%. Kế hoạch hóa gia đình được chính quyền địa phương và người dân quan tâm. Việc hạn chế dân số gia tăng góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục tăng lên. Sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến con em mình được chặt chẽ hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Bảng 4.2. Tình hình lao động của xã Tả Nhìu năm 2018 Năm 2018 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng % Tổng số hộ Hộ 795 100 Tổng số nhân khẩu Người 3.590 100 - Trong độ tuổi lao động Người 2.101 58,52 - Ngoài độ tuổi lao động Người 1.489 41,48 Tổng số lao động Người 2101 100 - Lao động nông nghiệp Người 1.961 93,33 - Lao động phi nông nghiệp Người 140 6,67 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội xã Tả Nhìu 2018) Theo số liệu thống kê của xã năm 2018: Tổng số lao động xã hội toàn xã là 2101 người (độ tuổi từ 18 - 50 tuổi), chiếm 58,52%. Số người tham gia vào
  32. 24 sản xuất nông nghiệp là 1961 người chiếm 93,33%. Do là một xã nông nghiệp của huyện miền núi, lao động của xã chủ yếu là lao động nghiệp * Văn hóa, xã hội: * Giáo dục: Kết quả năm học 2017-2018 tỷ lệ trẻ từ 0 - 2 tuổi đi nhà trẻ 128/246 cháu đạt 52%; tỷ lệ trẻ từ 3 - 5 tuổi đến lớp mẫu giáo 312/312 cháu 100%; tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo 108/108 đạt 100%; Tỷ lệ huy động trẻ từ 6 tuổi đến lớp 1 đạt 100%; Tỷ lệ học sinh chuyển cấp từ lớp 5 lên lớp 6 là 80/80 học sinh đạt 100%, tỷ lệ từ lớp 9 lên lớp 10 là 47/47 học sinh đạt 100%; Tỷ lệ huy động trẻ từ 6 - 14 tuổi đến lớp đạt 99,2%. Thực hiện tốt công tác nội trú dân nuôi và công tác xã hội hóa giáo dục; Thực hiện tốt các chế độ chính sách kịp thời, đúng quy định cho học sinh; * Y tế - Dân số KHHGĐ: Không có dịch bệnh và bị ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn xã. Trong dịp Tết Nguyên Đán Mậu Tuất năm 2018 có 6 bệnh nhân nằm viện qua tết xã đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà động viên để bệnh nhân yên tâm điều trị + Chương trình phòng chống sốt rét:Dân số được bảo vệ: 3590 người, Tổng số lam máu xét nghiệm: 50 lam. + Chương trình tiêm chủng mở rộng:Tổng số trẻ dưới 1 tuổi trong diện tiêm là 89 trẻ. + Số trẻ đã được tiêm; Số tiêm BCG: 65 trẻ; Số tiêm Quinvaxem 3 mũi: 164; Số uống OPV 3 lần: 164; Số tiêm sởi: 39; Số trẻ được tiêm đủ các loại vắc xin trong năm 2018 là: 39 trẻ đạt: 43,82%; Tổng số tiêm uốn ván cho phụ nữ có thai là: 32 bà. + Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng; Tổng trẻ em dưới 05 tuổi: 464 trẻ; Tổng số trẻ em dưới 05 tuổi được cân: 464 trẻ: Tổng số trẻ em dươí 05 tuổi bịsuy dinh dưỡng: 83 trẻ; Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng trong năm 2018 là 16,24. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,05%. Có 3 cặp sinh còn thứ 3.
  33. 25 Công tác y tế - Dân số KHHGĐ được quan tâm triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân, trong năm không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn, truyền thông lồng ghép tại thôn được 08 lần, với 2.839 lượt người nghe. - Tiêm đầy đủ các loại vacxin cho trẻ em dưới 01 tuổi được 71/71 đạt 100%, tuyên truyền hướng dẫn nhân dân các biện pháp chống suy dinh dưỡng, kết quả tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống 0,3%. * Công tác văn hóa thông tin: - Chỉ đạo các ngành từ xã đến thôn bản chăm lo tết cho nhân dân, phối hợp với cơ quan gắn xã, các đoàn từ thiện thăm hỏi tặng quà cho gia đình chính sách thương binh liệt sỹ, gia đình nghèo trong dịp tết Nguyên Đán đảm bảo cho mọi người mọi nhà đều có tết. - Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi chào mừng các ngày lễ, tết và các sự kiện quan trọng, tổ chức đại hội TDTT cấp xã vào ngày 01/02/2018, tổ chức hội xuân xã Tả Nhìu vào ngày 02/02/2018. - Tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ. - Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dụng đời sống văn hóa”được đẩy mạnh, tổ chức ngày hội đại đoàn kết tại 15 khu dân cư đạt kết quả, tỷ lệ cơ quan, đơn vi đạt chuẩn văn hóa đạt 100%. Tỷ lệ số hộ đạt gia đình văn hóa 83,6%, tỷ lệ thôn văn hóa đạt 73,3%. 4.2.Thực trạng của công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng tại xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang 4.2.1. Diện tích và mục đích sử dụng các loại đất Các loại đất và cơ cấu sử dụng đất của xã Tả Nhìu được tổng hợp trong bảng 4.3 như sau:
  34. 26 Bảng 4.3: Hiện trạng và mục đích sử dụng các loại đất năm 2018 ở xã Tả Nhìu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Cơ Cơ Cơ STT Loại Đất Diện tích Diện tích Diện tích cấu cấu cấu (ha) (ha) (ha) (%) (%) (%) Tổng diện tích tự nhiên 14.454,33 100 14.454,33 100 14.454,33 100 1 Đất nông nghiệp 4.257,53 29,4 4.263,46 29,4 4.270,097 29,4 Đất trồng cây hàng năm 2.918,756 68,5 3.031,73 71,1 3.135,485 73,4 Đất trồng cây lâu năm 1.338,774 31,4 1.231,73 28,8 1.134,612 26,5 2 Đất lâm nghiệp 7.863,65 54,4 7.963,35 55,0 8.272,66 57,2 Đất rừng phòng hộ 4.824,35 61,7 5.021,42 63,0 5.515,11 66,6 Đất rừng sản xuất 3.039,304 38,6 2.941,93 36,9 2.757,55 33,3 3 Đất phi nông nghiệp 1.030,254 7,12 1.141,273 7,89 1.201,284 8,25 4 Đất ở khu dân cư nông thôn 489,763 3,33 508,571 3,51 521,285 3,58 5 Đất chưa sử dụng 813,129 5,6 668,672 4,62 279,999 1,92 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế – xã hội xã Tả Nhìu 2018) Xã Tả Nhìu có tổng diện tích đất tự nhiên là 14.545,33ha, qua bảng 4.3 qua 3 nămta thấy đất chưa sử dụng có sự giảm nhẹ, các loại đất còn lại có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể là năm 2018 đất nông nghiệp là4.270,097 ha chiếm 29,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Vì địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi diện tích vùng sườn dốc do có độ dốc nên luôn thường xuyên ảnh hưởng bởi sói mòn rửa trôi nên độ màu mỡ thấp. Diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2018 là8.272,665ha chiếm 56,87% diện tích đất rừng tựnhiên số liệu trên chota thấy người dân tích cực trồng và bảo vệ rừng qua các năm. Đất ở khu dân cư nông thôn đến năm 2018 là 521,285 ha chiếm 3,58% Đất chưa sử dụng giảm qua các năm cụ thể là năm 2017 là 668,672 đến năm 2018 giảm xuống còn 279,999.
  35. 27 4.2.2. Khái quát chung về các hộ gia đình điều tra khảo sát 4.2.2.1. Hiện trạng của các hộ nghiên cứu Thông tin chung của các hộ điều tra khảo sát được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 4.4: Đặc điểm của hộ điều tra tại xã Tả Nhìu Tổng STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%) Tổng số hộ điều tra Hộ 60 100 1 Giớt tính chủ hộ Nam Hộ 55 91,7 Nữ Hộ 5 8,3 2 Phân loại hộ Giàu Hộ 5 8,3 Khá Hộ 6 10 Trung bình Hộ 29 48,3 Cận nghèo Hộ 7 11,6 Nghèo Hộ 13 21,6 3 Nghề nghiệp Nông nghiệp Hộ 52 86,6 Phi nông nghiệp Hộ 1 1,6 Hộ kiêm Hộ 7 11,6 4 Trình độ học vấn của chủ hộ Không đi học Người 1 1,6 Tiểu học Người 5 8,3 THCS Người 14 23,3 THPT Người 35 58,3 Cao Đẳng Người 2 3,3 Đại Học Người 1 1,6 5 Độ tuổi trung bình của chủ hộ Từ 0 – dưới 15 tuổi Hộ 0 0 Từ 15 – đến 64 tuổi Hộ 51 85 Từ 65 tuổi trở lên Hộ 9 15 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2019)
  36. 28 Theo kết quả tổng hợp ở bảng 4.5 cho thấy, các chủ hộ được điều tra khảo sát đa số là nam giới chiếm tới 91,6% so với tổng số hộ được điều tra, độ tuổi trung bình của các chủ hộ là 50,42 tuổi. Cuộc sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể là hộ nghèo có 13 hộ chiếm 21,6% trong tổng số hộ được điều tra khảo sát, hộ cận nghèo 7 hộ chiếm 2%,11,6hộ trung bình là 29 hộ chiếm 48.3% hộ khá 6 hộ chiếm 10%.Còn lại hộ giàu chiếm 5 chiếm 8,3%. Người dân trong xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chiếm 86,6% số hộ điều tra, còn lại 13,3% là các hộ kiêm và phi nông nghiệp. Nhận thức của các chủ hộ vẫn còn hạn chế, chủ hộ có trình độ học vấn cao còn ít thể hiện là chủ hộ không đi học là 1 người chiếm 1,6%, tiểu học là 5 người chiếm 8,3%, trung học cơ sở là 14người chiếm 23,3%, trung học phổ thông 35 người chiếm 58,3% còn lại là cao đẳng và đại học5%. 4.2.2.2. Điều kiện kinh tế của các hộ gia đình. Bảng 4.5: Thu nhập của hộ gia đình điều tra khảo sát phân theo thôn (ĐVT: Triệu đồng) Tổng thu nhập Loại hình sản xuất Thôn Vai Lũng Thôn Lủng Mở Thôn Na Hu Trồng trọt 243.3 240.7 227 Chăn nuôi 129.8 148.3 170.2 Lâm nghiệp 60.6 48.6 61.6 Kinh doanh 156.8 112.4 109.7 Lương tháng 50.2 68 22.8 Nghề khác 108 80.8 90.7 Tổng 748.7 689.4 683 Tổng chi 200.72 215.3 209.3 Tổng dư 594.89 480.98 483.1 Tổng thu nhập bình quân trên hộ 37,435 34,47 34,15 (triệu đồng /hộ) (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2019)
  37. 29 Theo bảng 4.5 số liệu điều tra về thu nhập của các hộ gia đình được điều tra phân theo thôn cho ta thấy thu nhập của các hộ gia đình điều tra khảo sát tại các thôn năm 2019 cụ thể như sau: Ta lấy tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí ta được: Thôn Vai Lũng là 547.98 triệu đồng, thôn Lủng Mở là 474.1 triệu đồng, còn thôn Na Hu là 428.3 triệu đồng. Qua số liệu trên cho thấy nguồn thu nhập từ lương chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng thu nhập của hộ gia đình Còn thu nhập bình quân trên hộ ta lấy tổng thu chia cho số hộ ta được tổng thu nhập bình quân trên hộ. Bảng 4.6: Thu nhập của hộ gia đình điều tra khảo sát phân theonhóm hộ (ĐVT: Triệu đồng) Tổng thu nhập Loại hình Cận Trung sản xuất Nghèo Khá Giàu nghèo bình Trồng trọt 131.6 62 321.1 16.3 135 Chăn nuôi 45.5 44.1 250.5 48.9 95 Lâm nghiệp 14.3 36.5 61.4 59.5 34 Kinh doanh 2 27 130.7 128.2 96 Lương tháng 0 0 2 53.4 48 Nghề khác 33 33.7 74 70.7 78.1 Tổng 226.4 203.3 839.7 377 486.1 Tổng chi 12.51 16.6 82.41 46 4.2 Tổng Dư 213.89 186.7 757.29 331 481.9 Tổng thu nhập bình quân của hộ 17.4 29.0 28.9 62.8 97.2 (triệu đồng /hộ) (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2019) Mức thu nhập của các hộ gia đình phân theo loại hộ ở bảng 4.6 cho ta thấy mức thu nhập của các nhóm hộ chủ yếu là trông trọt và chăn nuôi. Ta
  38. 30 cũng lấy tổng thu trừ tổng chi ta được tổng dư củ thể như sau.Hộ nghèo là 213.89 tr.đ với 13 hộ, Cận Nghèo là 186.7 tr.đ với 7 hộ, Trung Bình là 757.29 tr.đ với 29 hộ, Khá là 331 tr.đ với 6 hộ và hộ Giàu là 481.9 tr.đ với 5 ha. 4.2.2.3. Điều kiện đất đai của các hộ gia đình Bảng 4.7: Diện tích các loại đất của các HGĐ điều tra phân theo các thôn Đất nông Diện Đất lâm Diện Diện Đất thổ cư nghiệp tích nghiệp tích tích Tổng bình bình bình Diện Tỷ Diện Tỷ Diện Tỷ diện Thôn quân quân quân tích trọng tích trọng tích trọng tích đất đất đất (ha) % (ha) % (ha) % của hộ của hộ của hộ Vai 42.9 39,2 2.1 768 51,3 3.8 7.9 24,8 0.4 127.6 Lũng Lủng 34.7 31,8 1.7 41.5 27,7 2.0 12.3 38,5 0.6 88.5 Mở Na Hu 31.7 29 1.5 31.3 21 1.5 11.7 36,7 0.6 74.7 Tổng 109.3 100 5.3 149.6 100 6.3 31.9 100 1.6 290.8 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2019) Qua số liệu ở bảng 4.8 ta thấy tình hình đất đai của các hộ có sự chênh lệch về diện tích, đất của các hộ gia đình điều tra khảo sát phân theo các thôn như sau: Nhìn chung đất đai của các thôn chủ yếu là đất lâm nghiệp với 149.6 ha chiếm 51,4% trong đó thôn Vai Lũng 76.8 ha chiếm 51% thôn Lủng Mở 41.5 ha chiếm 27,7%, thôn Na Hu là 31.3 ha chiếm 20,9%. Tiếp đến là đất nông nghiệp với diện tích là 109.3 ha chiếm 37,5%, ít nhất là đất thổ cư 10%.
  39. 31 Bảng 4.8: Diện tích bình quân các loại đất của các HGĐ điều tra phân theo nhóm hộ (ĐVT: ha) Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất thổ cư Tổng Tỷ Diện Tỷ Diện Tỷ Diện Tỷ diện trọng Loại hộ tích trọng tích trọng tích trọng tích % (ha) % (ha) % (ha) % Nghèo 16.6 20,2 27.6 19 4.9 15,4 49.1 18,9 Cận nghèo 9.6 11,7 14.6 10 3.7 11,6 27.9 10,7 Trung bình 36 43,7 74.8 51,4 16.4 51,4 127.2 49,1 khá 10 12,2 15.1 10,4 3.9 12,2 29 11,2 Giàu 10 12,2 13.3 9,2 3 9,4 26.3 10,1 Tổng 82.2 100 145.4 100 31.9 100 259.5 100 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2019) Từ số liệu ở bảng 4.8 cho thấy diện tích đất bình quân của các hộ điều tra phân theo nhóm hộ có sự chênh lệch, hộ nghèo và hộ trung bình có diện tích bình quân khá lớn. Diện tích rừng xã giao cho các hộ quản lý lớn nhưng các hộ chưa biết cách tận dụng cơ hội và tiềm năng mình đang có, điều này cho thấy là nhận thức của người dân tại thôn chưa được tốt, chính quyền cần quan tâm và giúp đỡ người dân nhiều hơn trong việc bảo vệ và phát triển rừng và giúp họ thoát nghèo từ rừng. 4.2.3.Tình hình triển khai thực hiện một số công tác trong quản lý, bảo vệ phát triển rừng tại xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang Trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, trực tiếp là đảng ủy, HĐND – UBND xã đã lãnh đạo, chỉ đạo chủ động làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, không để xảy ra các vụ phá rừng, cháy rừng nghiêm trọng.
  40. 32 UBND xã thường xuyên củng cố, kiện toàn ban chỉ huy, đội xung kích PCCCR – BVR, tổ đội PCCCR của các thôn. Xây dựng kế hoạch, phương án PCCCR – BVR cụ thể sát với yêu cầu nhiệm vụ, sát với điều kiện thực tế của địa phương cơ sở, chủ động phân công các thành viên Ban chỉ huy trực tiếp xuống phối hợp cùng thôn tổ chức tuyên truyền và kí cam kết với thôn, với các hộ gia đình về công tác PCCCR, phối hợp với Ban chỉ huy quân sự xã, Công an xã tổ chức luyện tập phương án PCCCR – BVR. Xã Tả Nhìu có tổng diện tích tự nhiên là 14.545,33ha trong đó tổng diện tích lâm nghiệp là 8.272,665ha, diện tích rừng của xã được phân theo chức năng của loại rừng chính là rừng phòng hộ, rừng sản xuất, tổng hợp diện tích các loại rừng được thể hiện ở bảng 4.10 sau. Bảng 4.9: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý củaxã Tả Nhìu (ĐVT: ha) Loại đất, Phân theo chủ quản lý STT Tổng cộng loại rừng Hộ gia đình UBND Cộng đồng 1 Đất lâm nghiệp 8.272,66 7.138,365 883,20 251,1 2 Rừng phòng hộ 5.515,11 4.500,33 763,68 251,1 3 Rừng sản xuất 2.757,55 2.638.035 119.515 0 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng đất lâm nghiệp của xã Tả Nhìu 2019) Tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp thể hiện ở bảng trên cho thấy: Diện tích đất lâm nghiệp phần lớn được giao cho các hộ gia đình quản lý chiếm 89% tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã, Và còn 11% lạido UBND xã trực tiếp quản lý, các tổ chức kinh tế lâm nghiệp nhà nước và huyện đội không được giao đất lâm nghiệp, các chủ thể này chỉ tham gia các hoạt động lâm nghiệp thông qua hình thức khoán quản lý, bảo vệ rừng.
  41. 33 4.2.4.Đánh giá kết quả triển khai công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã Tả Nhìu 4.2.4.1. Kết quả các hoạt động quản lý bảo vệ rừng Công tác quản lý, bảo vệ rừng đã đạt được những kết quả tích cực, vận động nhân dân không phá rừng làm nương rẫy, xử lý đốt thực bì canh tác nương rẫy có kiểm soát, tổ bảo vệ rừng của thôn thực hiện tốt quy định PCCCR ở tất cả các thôn bản, giám sát và giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trên địa bàn. Hàng năm, để quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng và nâng cao nhận thức của người dân địa phương, chính quyền xã đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, ở các lớp tập huấn về quản lý bảo vệ rừng và hướng dẫn người dân địa phương về thực hiện chỉnh sửa và thực hiện các quy chế, hương ước của thôn, bản. Công tác quản lý, bảo vệ rừng được tổng hợp trong bảng sau:
  42. 34 Bảng 4.10: Kết quả công tác quản lý, bảo vệ rừng qua các năm của xã Tả Nhìu Đơn vị Kết quả STT Hoạt động tính 2016 2017 2018 1 Tuyên truyền Phổ biến tuyên truyền vận động nhân dân tham Thôn/bản 12 12 12 gia bảo vệ rừng Xây dựng sửa đổi quy ước quản lý BVR Thôn/bản thôn/bản Chi trả dịch vụ môi Thôn/bản 12 12 12 trường rừng Tập huấn GLBV, PCCC Thôn/bản 12 12 12 rừng 2 Công tác PCCC Số vụ cháy rừng Vụ 0 0 0 Diện tích cháy Ha 0 0 0 3 Công tác khoán BVR Cộng đồng 12 12 12 Cộng đồng nhận khoán Ha 251,1 251,1 251,1 Đơn vị tổ chức chính trị Đơn vị UBND UBND UBND xã hội Ha 883,2 883,2 883,2 4 Quản lý lâm sản Phá rừng làn nương rẫy Vụ 0 0 0 Khai thác rừng trái phép Vụ 0 0 2 Cất giữ lâm sản trái phép Vụ 0 0 0 Vận chuyển buôn bán Vụ 0 0 0 trái phép (Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ rừng và PCCCR của xã Tả Nhìu 2019)
  43. 35 Qua bảng 4.10 cho ta thấy công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, tập huấn quản lý bảo vệ rừng được thực hiện đầy đủ qua các năm giúp người dân nâng cao ý thức và kỹ năng quản lý và bảo vệ rừng tốt hơn, kết quả đạt được là số vụ cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy không còn tồn tại. Bảng 4.11: Tổng hợp công tác phát triển rừng mà các hộ điều tra khảo sát tham gia Bảo vệ rừng Trồng rừng mới STT Thôn Diện tích Diện tích Số hộ Số hộ (ha) (ha) 1 Vai Lũng 20 147 10 9,3 2 Lủng Mở 20 140 5 4,6 3 Na Hu 20 134 7 5 Tổng 60 421 22 18,9 (Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2019) Trong thôn các hộ gia đình đều tham gia vào công tác bảo vệ phát triển rừng. Điều này cho thấy ban quản lý rừng cũng như cán bộ kiểm lâm có những đóng góp, tuyên truyền, vận động người dân tham gia công tác bảo vệ phát triển rừng tại địa phương. 4.2.4.2. Kết quả về tài chính việc khoán quản lí bảo vệ rừng Theo kết quả thực hiện Chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2018, tổng diện tích rừng được khoán bảo vệ để thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng của xã là 1.143,3ha, trong đó: - Diện tích cộng đồng quả lý: 251,1ha - Diện tích do UBND xã quản lý 883,2 ha Tổng số tiền chi trả là 96.415,5triệu đồng.Vơi đơn giá 1ha là 85.000 đồng
  44. 36 Bảng 4.12: Tổng hợp tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2018 Cá nhân, tổchức được chi trả dịch vụ Diện tích Số tiền STT môi trường rừng (ha) (tr.đ) 1 Cộng đồng thôn/bản 251,1 21.343,5 2 UBND xã 883,2 75.072 Tổng 1.134,3 96.415,5 (Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Tả Nhìu 2019) 4.2.5. Vai trò của các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng xã Tả Nhìu Vai trò của cộng đồng dân cư thôn bản: Người dân địa phương có cuộc sống gắn bó với rừng, họ vừa là đối tượng chặt phá, khai thác, lấn chiếm rừng, đất rừng để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, họ vừa là đối tượng tham gia các hoạt động BVR như tuần tra, thông tin cho các cơ quan ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến rừng. Như vậy, người dân trong thôn đóng vai trò quan trọng có thể trở thành trung tâm đồng quản lý tài nguyên rừng. - Vai trò của hộ gia đình: + Là thành viên của cộng đồng, có những đóng góp trực tiếp trong các hoạt động của cộng đồng. + Có thể nhận quản lý, nhận khoán bảo vệ một phần đất đai, tài nguyên trên địa bàn thôn/bản. + Có khả năng tham gia giám sát các hoạt động của cộng đồng và các hoạt động đồng quản lý rừng. - Vai trò của các tổ quản lí bảo vệ rừng thôn: Các tổ chức chính trị xã hội trong thôn như: Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, là các tổ chức hoạt động theo điều lệ Hội, ngoài thực hiện các công việc chung. Hội còn tham gia rất nhiều vào công tác như tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học đồng thời vận động nhân dân tham gia các hoạt động quản lý tài nguyên trên địa bàn, bên cạnh đó các tổ chức
  45. 37 này còn có năng lực giám sát đánh giá các hoạt động của cộng đồng và các tổ chức tham gia quản lý bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn. - Vai trò của chính quyền xã: + Là trung gian của các mối quan hệ giữa cộng đồng và các bên liên quan trong đồng quản lý tài nguyên. + Chỉ đạo các hoạt động đồng quản lý ở cấp thôn đáp ứng các mục tiêu BTTN của Ban quản lý, đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển cộng đồng thôn bản. + Giám sát, đánh giá các hoạt động đồng quản lý tài nguyên của các cộng đồng thôn bản trên địa bàn xã. + Phối hợp các hoạt động đồng quản lý tài nguyên khu bảo tồn với các xã bạn và giải quyết mâu thuẫn giữa các cộng đồng. - Vai trò của chính quyềnthôn: Có vai trò quan trọng, giải quyết trong việc nhận rừng để quản lý, bảo vệ và hưởng lợi theo chính sách của nhà nước, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành các hoạt động của thôn về thực hiện công tác quản lý BVR, là trung tâm khâu nối các quan hệ giữa chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan với hộ gia đình, người dân thuộc cộng đồng trong việc thực hiện đồng quản lý. - Vai trò của ban chỉ huy quân sự xã: + Phụ trách quản lý bảo vệ khu rừng của xã, lập kế hoạch tổ chức lãnh đạo các tổ bảo vệ rừng tại các thôn phối hợp với người dân trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng. + Giám sát các hoạt động quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên địa bàn của xã. + Tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. + Hỗ trợ về chuyên môn và nghiệp vụ trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
  46. 38 + Khi có cháy rừng ban chỉ huy quân sự xã cũng dân quân các thôn bản trực tiếp túc trục hiện trường cháy. 4.3. Phân tích thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng của xã Tả Nhìu 4.3.1. Thuận lợi - Xã Tả Nhìu là một xã miền núi cao của huyện Xín Mần khu vực trung tâm xã nằm giữa 2 xã Cốc Rễ và Chế Là do vậy giao thông của xã tương đối thuận lợi cho việc điều tra đánh giá tình hình công tác quản lý bảo vệ rừng. - Có thủy điện sông chảy 6 giáp danh với xã Tả Nhìu vì cũng được sự quan tâm của chủ đầu tư và được từ việc bảo rừng - Công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp đảng ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội các cấp, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng liên quan. - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện. - Đội ngũ cán bộ có trình độ cao khả năng tiếp thu và chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng được giao phó tốt. - Người dân sẵn sàng thực hiện các chính sách của nhà nước về bảo vệ phát triển rừng. - Công tác tuyên truyền và kí cam kết về bảo vệ phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng với các hộ gia đình, phần lớn các hộ đều đồng tình ủng hộ và kí kết thực hiện. 4.3.2. Khó khăn Dođịa bàn rộng, địa hình nhiều đồi núi phức tạp, hiểm trở có độ dốc lớn khó khăn trong việc kiểm tra thường xuyên để phát hiện vi phạm và xử lí.
  47. 39 Sự tiếp cận của các hộ gia đình đối với các chương trình, chính sách của đảng và nhà nước còn hạn chế, thiếu vốn, lao động Các đối tượng vi phạm không chấp hành Quyết định xử phạt, làm cho tính răn đe giáo dục chưa cao. Chưa có biện pháp nào xử lí dứt điểm. Trong một số năm gần đây sâu bệnh hại phát triển mạnh như sâu róm Thông, sâu ăn lá Mỡ gây thiệt hại cho người trồng rừng. Tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản thường xảy ra vào ban đêm, ngày nghỉ, lễ tết khó kiểm soát gây không ít khó khăn cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Cơ chế chính sách đối với người dân sống trong vùng, ven rừng nơi có lâm sản quý hiếm chưa được thỏa đáng. Lợi nhuận từ việc khai thác, vận chuyển buôn bán gỗ quý hiếm trái phép là rất lớn, đã lôi cuốn nhiều người tham gia, nên rất khó khăn cho việc phát hiện, ngăn chặn và xử lí. Hoạt động tuyên truyền, vận động và phổ biến thông tin pháp luật chưa được chú trọng đúng mức và không có sự lồng ghép với các dự án, chương trình lễ hội hay hoạt động của các ban, ngành liên quan. Các tổ đội bảo vệ rừng chưa được trang bị các thiết bị phương tiện, cơ sở vật chất đầy đủ. 4.3.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác bảo vệ phát triển rừng của xã Tả Nhìu Để đánh giá đúng tính hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng của người dân ta cần phải phân tích khách quan về chủ thể thực hiện cũng như những yếu tố tác động bên ngoài để có thể phát huy những điểm mạnh, điểm yếu, tận dụng những cơ hội từ bên ngoài, để đối phó những khó khăn sẽ gặp phải. Ta sẽ phân tích cụ thể trong bảng phân tích SWOT sau:
  48. 40 Điểm mạnh: Điểm yếu: - Đội ngũ cán bộ xã có trình độ cao. - Trình độ dân trí của người dân còn - Diện tích rừng rộng, tài nguyên hạn chế. thiên nhiên phong phú. - Địa hình phức tạp nhiều đồi núi sông - An ninh, Chính trị ổn định. suối hiểm trở. - Người dân đoàn kết, tích cực tham - Người dân còn thiếu kiến thức về bảo gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng. vệ rừng và PCCCR. - Thiếu sự phối hợp của các bên liên quan. - Lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng còn hạn chế, một bộ phận không nhỏ trong nhân dân còn thái độ trông chờ ỷ lại, bảo thủ. Cơ hội: Thách thức: - Có nhiều chương trình, dự án, - Chính sách hưởng lợi và hỗ trợ nhiều, chính cách đầu tư cho phát triển nhưng người dân chưa biết tận dụng cơ lâm nghiệp và được hưởng nhiều hội, sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ sai lợi ích từ các chương trình dự án mục đích. như nhận giống cây trồng, phân - Năng suất, chất lượng rừng chưa cao. bón, vay vốn sản xuất lâm nghiệp với lãi xuất thấp hoặc thậm chí là không lãi xuất. - Nhu cầu sử dụng các sản phẩm làm gỗ ngày càng cao là cơ hội cho việc nâng cao thu nhập cho các hộ trồng rừng sản xuất
  49. 41 4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng đối với người dân trên địa bàn 4.4.1. Giải pháp về chính sách - Những năm qua, chúng ta đã thực hiện một số chính sách về khuyến lâm, giao đất giao rừng và thực hiện các chính sách hưởng lợi từ rừng. Tuy nhiên, vẫn cần các chính sách hỗ trợ như: tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp. - Tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. - Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp theo phương thức tiếp cận dựa vào cộng đồng, trong đó mọi người dân đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, từ đó sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động quản lí và bảo vệ rừng. 4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật - Quy hoạch xây dựng các công trình như hệ thống đường xanh, chắn cản lửa - Các giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực phát triển rừng như: Trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, nông lâm kết hợp. Cần nghiên cứu lựa chọn loại cây trồng phù hợp với từng địa phương, đáp ứng được lợi ích kinh tế cũng như môi trường. - Đối với các khu rừng cần phục hồi phải tiến hành chăm sóc, phát dây leo tạo điều kiện để rừng sinh trưởng và phát triển nhanh, mặt khác làm giảm khối lượng vật liệu cháy trong rừng. - Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho công tác chữa cháy rừng dần dần thay thế công tác thủ công hiện đang áp dụng.
  50. 42 - Nghiên cứu các vật liệu xây dựng thay thế gỗ từ rừng tự nhiên. Khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm đó để từng bước thay đổi thói quen sử dụng gỗ và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ gỗ. 4.4.3. Tổ chức thực hiện - Củng cố các ban chỉ huy PCCCR các cấp, quy hoạch và xây dựng PCCCR các cấp. - Xây dựng quy ước của cộng đồng về bảo vệ rừng. - Các chủ rừng cần chú trọng tăng cường lực lượng và trang thiết bị đủ mạnh để bảo vệ rừng, đồng thời có biện pháp quản lý hiệu quả đối với diện tích rừng đã được giao. - Lực lượng kiểm lâm cũng cần phải được củng cố và đổi mới hoạt động nhằm làm tốt công tác tham mưu giúp chính quyền cơ sở xây dựng và triển khai các phương án, biện pháp kế hoạch bảo vệ rừng. - Các cấp chính quyền, các ngành chức năng cần nhanh chóng triển khai thực hiện các chính sách về hưởng lợi của người dân từ rừng. Các biện pháp bảo vệ rừng phải được xây dựng trên cơ sở gắn với các hoạt động phát triển rừng và hướng tới cộng đồng. - Phải xác định được vùng trọng điểm, điểm nóng về vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, về cháy rừng để có phương án cụ thể. - Các công trình phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cũng cần được đầu tư xây dựng sao cho phù hợp với chiến lược thực hiện công tác bảo vệ rừng phòng cháy chữa cháy rừng. - Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, chữa cháy rừng mang tính chuyên nghiệp, kịp thời ứng phó và xử lí mọi tình huống xảy ra. Có sự phối hợp từ nhiều ngành: kiểm lâm, công an, người dân địa phương
  51. 43 4.4.4. Giải pháp về kinh tế - Xây dựng chế độ đãi ngộ cho rừng quản lý bảo vệ rừng tốt. Thực tế, các giải pháp tiến tới đồng quản lý đã góp phần cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư và nâng cao thu nhập cho các bên liên quan tham gia. Qua nghiên cứu có thể đề xuất thêm một số giải pháp hỗ trợ cụ thể như sau: - Hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao Đa số các HGĐ ở đây đều thiếu vốn để đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhiều HGĐ có lao động, có đất và nguyện vọng phát triển cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế cao như phát triển trồng cây hồng không hạt, cây chuối tây và chăn nuôi như chăn nuôi trâu, bò bán thâm canh, chăn nuôi lợn nái, chăn nuôi dê, thả cá. Đây là những thế mạnh và cũng là hoạt động sản xuất có hiệu quả cao và góp phần thiết thực nâng cao thu nhập. - Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn Hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành nghề đang có tiềm năng ở địa phương như gây trồng và chế biến dược liệu, nuôi ong, chế biến nông sản. Việc phát triển những ngành nghề phụ đã được người dân xác nhận như một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đến các thôn bản. Hệ thống trường học và mạng lưới điện được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao dân trí. Tăng cường trao đổi kinh tế, giao lưu văn hoá nâng cao năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có quản lý bảo vệ và phát triển rừng. - Đầu tư cho phát triển lồng ghép giữa mục tiêu QLBVR với mục tiêu phát triển kinh tế Cần đầu tư cho việc khai thác tiềm năng du lịch sinh thái của rừng. Nếu quản lý tốt chúng sẽ tạo ra những nguồn thu đáng kể nhằm nâng cao đời sống nhân dân và đầu tư trở lại cho công tác phát triển rừng.
  52. 44 4.4.5. Giải pháp tuyên truyền giáo dục - Tổ chức các khóa tuyên truyền cho cộng đồng về chính sách nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân và cộng đồng trong việc bảo vệ rừng cũng như PCCCR. - Xây dựng các bảng nội quy bảo vệ rừng và PCCCR, biển cấm lửa. -Tuyên truyền giáo dục là nội dung hoạt động rất quan trọng trong đồng quản lý tài nguyên rừng. Nó không chỉ giúp người dân, mà còn giúp chính các cán bộ làm công tác tuyên truyền tự nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng. Khi người dân và các bên liên quan đến tài nguyên rừng nâng cao được nhận thức, nhận ra được những giá trị của tự nhiên để họ tự cải thiện hành vi đối xử với tự nhiên thì khi đó công tác QLBVR sẽ thành công và tài nguyên thiên nhiên sẽ được sử dụng bền vững. Để đạt được mục tiêu này, các giải pháp được đề xuất như sau: - Đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. - Xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền giáo dục có sự tham gia của người dân và xây dựng các câu lạc bộ sở thích về QLBVR và phát triển KT-XH. - Thu hút những người có khả năng tuyên truyền tham gia như già làng, cán bộ phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, giáo viên và những người địa phương thông thạo tiếng phổ thông và tiếng địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tiếp cận. - Xây dựng áp phích, tranh cổ động tuyên truyền rộng rãi ở những nơi công cộng về công tác BTTN và bảo vệ môi trường. - Đưa giáo dục môi trường vào các buổi học ngoại khoá trong trường học, đồng thời ấn hành sách, tranh, ảnh tuyên truyền trong trường học.
  53. 45 4.4.6. Giải pháp về tăng cường năng lực quản lý - Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực Lồng ghép các nguồn kinh phí quản lý bảo vệ rừng, nguồn thu từ dịch vụ rừng, nguồn từ Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng, dự án nâng cao năng lực cộng đồng về quản lý bảo vệ rừng liên kết với các trường Đại học, Viện nghiên cứu đào tạo tập huấn ngắn hạn tại chỗ hoặc gửi cán bộ học các lớp dài hạn đối với cán bộ trẻ, đảm bảo nguồn cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Về nội dung đào tạo tập huấn: Quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, giám sát, đánh giá đa dạng sinh học, kỹ năng tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học Đối tượng đào tạo: các thành viên Hội đồng, cộng đồng dân cư và các chủ thể khác tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng. - Xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường trang thiết bị Để đảm bảo cho công tác quản lý bảo vệ rừng hoạt động liên tục, hiệu quả cần phải bố trí đủ phòng làm việc và các trang thiết bị thiết yếu như máy vi tính, máy photo, bàn ghế Mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác văn phòng và quản lý bảo vệ rừng. Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế của huyện, tỉnh để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất lưu thông hàng hóa.
  54. 46 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian nghiên cứu công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại xã Tả Nhìu đưa ra một số kết luận như sau: Xã Tả Nhìu là một xã miền núi cao cuả huyện Xín Mần, có diện tích đất tự nhiên 14.545,33 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 8.272,665 ha, trong đó diện tích rừng sản xuất là 2.757,55 ha, rừng phòng hộ là 5.515,11ha. Bảo vệ phát triển rừng và PCCCR la một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với sự nghiệp và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn xã Công tác quản lý, bảo vệ rừng đã đạt được những kết quả tích cực, vận động nhân dân không phá rừng làm nương, xử lí đốt thực bì canh tác nương rẫy có kiểm soát, tổ bảo vệ rừng của thôn thực hiện tốt quy định PCCCR ở tất cả các thôn, giám sát và giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trên địa bàn. Hàng năm, để quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng và nâng cao nhận thức của người dân địa phương, chính quyền xã đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, mở các lớp tập huấn về quản lý bảo vệ rừng và hướng dẫn người dân địa phương về thực hiện chỉnh sửa và thực hiện các quy chế, hương ước của thôn, bản. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý, BV &PTR tại xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn: Diện tích rừng của xã lớn gây khó khăn cho lực lượng kiểm lâm trong việc tuần tra, kiểm soát tình hình, các tổ đội bảo vệ rừng của thôn chưa có trang thiết bị phương tiện, cơ sở vật chất thiếu thốn Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trọng nhiệm vụ bảo vệ rừng chưa thực sự vào cuộc kịp thời, người dân vẫn còn thái độ e ngại, né tránh va chạm với các đối tượng lâm tặc. Hoạt động tuyên truyền, vận động
  55. 47 phổ biến thông tin pháp luật chưa được chú trọng. Đời sống của người dân địa phương còn rất khó khăn, diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, ngành nghề khác chưa phát triển. Chính vì vậy để khắc phục những khó khăn trên ta cần thực hiện các giải pháp như sau: - Tăng cường tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức hiểu biết của cộng đồng và các bên tham gia về chính sách, pháp luật. - Nâng cao thu nhập cho cộng đồng người dân thông qua lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn; quản lý và khai thác hợp lý các loài lâm sản ngoài gỗ. - Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, phát hiện điều chỉnh bổ sung hoàn thiện quy chế, kế hoạch hành động đảm bảo công tác quản lý ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng, hiệu quả. 5.2. Kiến nghị Cần có kế hoạch hỗ trợ người trong việc chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng được giao. Cần có những chương trình tập huấn dài hạn cho người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Cần có các nghiên cứu sâu hơn về thực trạng bảo vệ phát triển rừng ở các địa phương để phát hiện kịp thời những khó khăn trong công tác bảo vệ phát triển rừng, đặc biệt cần nghiên cứu các giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ tham gia bảo vệ phát triển rừng, để người dân thấy được vai trò của rừng và tích cực tham gia bảo vệ phát triển rừng. Đối với địa phương có rừng cần có các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả bảo vệ phát triển rừng, cụ thể: Ở những nơi địa bàn hiểm trở cần có thêm đội ngũ tham gia bảo vệ rừng, phát triển công tác đồng quản lý rừng, có các chế tài phù hợp đối với những đối tượng vi phạm.
  56. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Hải Âu (2001), Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện, luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật, Hà Nội. 2. Trần Văn Con, Phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hóa – Tổng quan kết quả nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam, NXB thống kê, Hà Nội, 2006. 3. Nguyễn Việt Dũng, Trịnh Lê Nguyên, Hoàng Xuân Thủy,Nguyễn Danh Tính, Tìm hiểu hành vi cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên: Bàn luận về lí thuyết và phương pháptiếp cận, Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Hà Nội, 2007. 4. Nguyễn Huy Dũng ( 2002). Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam. 5. Vũ Thị Hạnh, Tác động của chính sách pháp luật đến quản lí tài nguyên rừng công bằng và bền vững, Hà Nội, 2014. 6. Quốc hội (2017). Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009).Thông tư Số 34/2009/TT- Bộ NN&PTNT ngày 10/6/2009. 8. Phạm Minh Thảo(2005). Rừng Việt Nam, nhà xuất bản Lao động. II. Tài liệu từ Internet 9. nam.htm 10. o-viet-nam-hien-nay-452189.html 11. ly-bao-ve-va-phat-trien-rung-o-hat-kiem-lam-thanh-pho-dong-hoi-tinh- quang-binh-khoa-luan-tot-nghiep.htm 12.
  57. PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ Phiếu số: Địa bàn điều tra: Thôn . . xã Tả nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang Người điều tra: Lèng Văn Tài. Thời gian điều tra: Ngày tháng năm 2019 I. Thông tin chung về hộ: 1. Họ tên chủ hộ: . 2. Địa chỉ: Thôn xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. 3. Tuổi: 4.Giới tính: Nam Nữ 5.Dân tộc: 6.Khoảng cách từ hộ đến trung tâm xã: Km 7.Trình độ học vấn: 8.Nghề nghiệp: 9.Tổng số nhân khẩu: 10.Số lao động chính: 11.Phân loại hộ: Theo chuẩn nghèo mới Theo ngành nghề  Hộ nghèo  Hộ khá  Hộ nông nghiệp  Hộ cận nghèo  Hộ giàu  Hộ phi nông nghiệp  Hộ trung bình  Hộ kiêm II. Các thông tin chi tiết Câu 1:Gia đình mình có tham gia vào công tác bảo vệ phát triển rừng tại địa phương không? Có Không Hình thức tham gia nếu có: Câu 2: Lợi ích khi tham gia công tác bảo vệ phát triển rừng: Tham gia để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống Bị cán bộ địa phương ép tham gia Tham gia chỉ để cho có lệ và để nhận hỗ trợ từ nhà nước Lợi ích khác:
  58. Câu 3: Diện tích đất của hộ: STT Các loại đất Diện tích(ha) 1 Đất thổ cư 2 Đất nông nghiệp 3 Đất lâm nghiệp 4 Đất khác Câu 4: Các nguồn thu nhập của gia đình: Tổng thu Tổng chi Tổng dư STT Loại hình sản xuất (Triệu đồng) (Triệu đồng) (Triệu đồng) 1 Trồng trọt 2 Chăn nuôi 3 Lâm nghiệp 4 Kinh doanh 5 Lương tháng 6 Nghề khác Câu 5: Tài sản của hộ gia đình Số lượng Số lượng Chỉ tiêu Loại đồ dùng Loại đồ dùng (Cái) (Cái) Tivi Giường Tủ lạnh Bình lọc nước Đồ dùng trong gia đình Xe máy Tủ Điện thoại Bếp điện Đài Nồi cơm điện Bàn ghế Bếp ga
  59. Loại phương Số lượng Loại phương Số lượng Phương tiện sản tiện (Cái) tiện (Cái) xuất Máy cắt cỏ Máy cày Máy bơm nước Máy gặt Loại gia súc, Số lượng Loại gia súc, Số lượng gia cầm (Con) gia cầm (Con) Trâu Dê Gia súc/gia cầm Bò Ngựa Lợn Gà Vịt Câu 6: Diện tích trồng mới rừng của hộ gia đình trong năm 2018: ha. Câu 7: Hộ gia đình được giao khoán rừng chăm sóc, bảo vệ rừng: ha. Câu 8: Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình bảo vệ phát triển rừng: -Thuận lợi: -Khó khăn: Về vốn Về lao động Về kĩ thuật Các vấn đề khác: . .
  60. Câu 9: Sự tiếp cận của hộ gia đình đối với các chương trình, chính sách của Đảng và nhà nước: -Các chương trình tuyên truyền về bảo vệ phát triển rừng gia đình có tham gia không? Có Không - Các chương trình tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ phát triển rừng có được tổ chức thường xuyên không? Có Không - Nguồn thông tin trong quá trình bảo vệ phát triển rừng thường lấy ở đâu? Tự tìm hiểu Từ các chương trình do cán bộ kiểm lâm và các cá nhân, tổ chức tập huấn Từ các nguồn khác: Câu 10: Để công tác bảo vệ phát triển rừng có hiệu quả thì hộ gia đình có mong muốn gì ? Xin chân thành cảm ơn !