Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, hình thái loài Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia Craib) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, hình thái loài Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia Craib) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_dac_diem_sinh_thai_hinh_thai_loai_hoang.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, hình thái loài Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia Craib) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THÙY LINH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI LOÀI HOÀNG TINH TRẮNG (Disporopsis longifolia Craib) TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THÙY LINH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI LOÀI HOÀNG TINH TRẮNG (Disporopsis longifolia craib) TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K47LN Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thoa Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài Hoàng tinh trắng( Disporopsis longifolia craib) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang” là một công trình nghiên cứu độc lập không có sự sao chép của người khác. Đề tài là một sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường cũng như thực tập tại hai xã Thượng Sơn và Cao Bồ thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Trong quá trình viết bài có sự tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Thị Thoa. Em xin cam đoan nếu có vấn đề gì em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2019 Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học Nguyễn Thùy Linh XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
- ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tế, đây là thời gian để sinh viên làm quen với công tác điều tra, nghiên cứu, áp dụng những kiến thức lý thuyết với thực tế nhằm củng cố và nâng cao khả năng phân tích, làm việc sáng tạo của bản thân phục vụ cho công tác sau này. Đồng thời đó là thời gian quý báu cho tôi có thể học tập nhiều hơn từ bên ngoài về cả kiến thức chuyên môn và không chuyên môn như giao tiếp, cách nhìn nhận công việc và thực hiện công việc đó như thế nào. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và nhu cầu bản thân đồng thời được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia Craib) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nỗ lực hết mình và tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Thoa, nhóm các bạn sinh viên cùng thực tập, cán bộ địa phương, đội tuần rừng, người dân địa phương. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, Lãnh đạo các xã: Cao Bồ, Thượng Sơn, các cán bộ của huyện Vị Xuyên, đặc biệt sự chỉ dạy của giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Thoa, đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài. Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp không ít khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thùy Linh
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.2. Đặc điểm phẫu diện đất nơi loài Hoàng tinh trắng phân bố 23 Bảng 4.3. Đặc điểm phân bố Hoàng tinh trắng theo tuyến điều tra 24 Bảng 4.4. Đặc điểm phân bố Hoàng tinh trắng theo đai cao 25 Bảng 4.5. Phân bố Hoàng tinh trắng theo sinh cảnh 26
- iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Lá cây Hoàng tinh trắng 18 Hình 4.2. Hoa cây Hoàng tinh trắng 19 Hình 4.3. Thân cây Hoàng tinh trắng 19 Hình 4.4. Quả cây Hoàng tinh trắng 20 Hình 4.5. Rễ cây Hoàng tinh trắng 20
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1. UBND Ủy Ban Nhân Dân 2. NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. OTC Ô tiêu chuẩn 4. YHCT Y học cổ truyền 5. ĐA Đề án 6. NĐ-CP Nghị định- Chính phủ 7. HĐBT Hội đồng Bộ trưởng
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1.Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5 2.1. Cơ sở khoa học 5 2.2. Tình hình nghiên cứu thế giới 5 2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 7 2.3.1.Đặc điểm thực vật học 8 2.3.2.Bộ phận dùng 9 2.3.3.Đặc điểm sinh thái và phân bố 9 2.3.4.Thành phần hóa học 9 2.3.5.Tác dụng 9 2.3.6. Nghiên cứu bảo tồn, nhân giống 10 2.4. Khái quát đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu 10 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 14
- vii 3.3. Nội dung nghiên cứu 14 3.4. Phương pháp nghiên cứu 14 3.4.1. Phương pháp tiếp cận 14 3.4.2. Phương pháp kế thừa 15 3.4.3. Điều tra thực địa 15 3.4.4.Phương pháp xử lý số liệu 17 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18 4.1. Đặc điểm sinh học loài Hoàng tinh trắng 18 4.1.1. Đặc điểm hình thái lá 18 4.1.2. Đặc điểm hình thái hoa 18 4.1.3. Đặc điểm hình thái thân 19 4.1.4. Đặc điểm hình thái quả 20 4.1.5. Đặc điểm hình thái rễ 20 4.1.6. Thời vụ ra hoa/quả Hoàng tinh trắng 21 4.1.7. Giá trị của loài Hoàng tinh trắng 21 4.2. Đặc điểm sinh thái loài Hoàng tinh trắng 22 4.2.1. Đặc điểm khí hậu khu vực phân bố 22 4.2.2. Đặc điểm đất dưới tán rừng nơi có cây Hoàng tinh trắng phân bố 23 4.2.3. Đặc điểm phân bố 23 4.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Hoàng tinh trắng tại địa phương 27 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29 5.1. Kết luận 29 5.2. Tồn tại 29 5.3. Kiến nghị 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Tổ quốc, với tổng diện tích tự nhiên là 792.261,6 ha, trong đó đất được quy hoạch cho lâm nghiệp chiếm 71,4 % diện tích tự nhiên của tỉnh. Do đặc thù về điều kiện địa hình với dải núi cao Tây Côn Lĩnh và Cao nguyên đá Đồng Văn đã tạo nên 03 tiểu vùng khí hậu khác nhau: Vùng núi đất phía Tây (gồm các huyện Hoàng Shu Phì, Xín Mần); vùng núi cao phía Bắc (gồm các huyện Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc); và Tiểu vùng thấp (bao gồm thành phố Hà Giang và các huyện còn lại). Theo kết quả điều tra ban đầu, tỉnh Hà Giang có trên 1.100 loài cây dược liệu trong tổng số hơn 6.000 loài cây dược liệu của cả nước, trong đó có 894 loài mọc hoàn toàn trong tự nhiên, 111 loài hoàn toàn trồng trọt và 96 loài vừa được trồng trọt vừa mọc tự nhiên, các loài tập trung vào 9 dạng sống khác nhau như ký sinh, bán ký sinh, phụ sinh, bì sinh, bụi leo, dây leo, bụi, gỗ và cỏ. Các dạng sống có nhiều họ, chi loài đều có số lượng lớn nhất là cây cỏ, gỗ, bụi, dây leo; Với địa hình, khí hậu và số lượng loài dược liệu nêu trên thì Hà Giang được coi là tỉnh khá đa dạng về các bậc phân loại. Do vậy, Hà Giang được đánh giá là vùng trọng điểm về đa dạng cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao và là vùng trọng điểm của nước ta để phát triển cây dược liệu gắn với phát triển du lịch sinh thái vùng cao. Năm 2011, UBND tỉnh đã ban hành Đề án số 176/ĐA-UBND, nhiệm vụ của Đề án là cải tạo chăm sóc 6.433,7 ha các diện tích cây dược liệu lâu năm hiện có; trồng mới 4.000 ha tạo thành vùng nguyên liệu tập trung thuận lợi cho việc thu hoạch và chế biến; tạo điều kiện để các doanh nghiệp trực tiếp tham gia phát triển cây dược liệu lâu dài bền vững gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có cơ chế hỗ trợ đầu tư gây trồng và bảo tồn các
- 2 loại dược liệu quý. Năm 2011, UBND tỉnh đã ban hành Đề án số 176/ĐA- UBND, nhiệm vụ của Đề án là cải tạo chăm sóc 6.433,7 ha các diện tích cây dược liệu lâu năm hiện có; trồng mới 4.000 ha tạo thành vùng nguyên liệu tập trung thuận lợi cho việc thu hoạch và chế biến; tạo điều kiện để các doanh nghiệp trực tiếp tham gia phát triển cây dược liệu lâu dài bền vững gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có cơ chế hỗ trợ đầu tư gây trồng và bảo tồn các loại dược liệu quý. Tuy nhiên, cho đến nay, còn có ít các công trình đầu tư về nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài cây thuốc bản địa, quý có giá trị kinh tế cao để góp phần phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo cho nông dân miền núi. Hà Giang là tỉnh có nguồn gen cây dược liệu phong phú, song chưa có vườn bảo tồn, lữu giữ để phục vụ cho nghiên cứu phát triển nguồn gen cây dược liệu chất lượng cao và là nơi tham quan, học tập và đào tạo cán bộ, sinh viên, học viên của các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện và cán bộ, người dân địa phương. Hiện nay, ở nước ta công tác bảo tồn các loài cây dược liệu nói chung và cây Hoàng tinh trắng nói riêng chưa thực sự gắn với phát triển. Để phát triển, công tác chọn tạo giống, công nghệ nhân và nuôi trồng giống tốt cung cấp nguyên liệu chất lượng cần được quan tâm. Chính vì vậy, việc cải tiến áp dụng công nghệ trong bảo tồn, nhân giống là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề về phát triển dược liệu hiện nay. Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy cây Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia Craib) là dược liệu có tác dụng: bổ âm, bổ phế, bổ huyết, sinh tân dịch, bồi dưỡng cơ thể. (Đỗ Tất Lợi, 2004) [7]. Dùng ngoài làm thuốc đắp chữa sưng tấy, đụng dập, trĩ ngoài ra cây còn được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để chữa nhiều bệnh từ rất lâu. Hoàng tinh trắng cũng đã được đưa vào Dược điển Việt Nam tập 2, 3: là vị thuốc được ghi đầu tiên trong Danh y biệt lục với nhiều công năng và tác dụng chữa bệnh rất hay
- 3 và hữu ích. Cây có phân bố tự nhiên tại Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình Nhưng hiện nay loài đang ở mức báo động vì bị khai thác tận diệt từ tự nhiên, trong khi đó có rất ít các công trình nghiên cứu nhân giống và gây trồng loài cây dược liệu quý này. Do vậy, để có cơ sở đưa ra các giải pháp bảo tồn loài cây Hoàng tinh trắng có giá trị làm dược liệu, hương liệu tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, hình thái loài Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia Craib) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang” là hết sức cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được đặc điểm hình thái cây Hoàng tinh trắng tại khu vực nghiên cứu. - Xác định được đặc điểm sinh thái của cây Hoàng tinh trắng thu thập được tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài cây Hoàng tinh trắng tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức đã học, hệ thống lại kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn và vận dụng vào thực tế sản xuất. - Cung cấp thông tin về sự phân bố và sinh trưởng của loài cây Hoàng tinh trắng tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. - Nắm được các phương pháp nghiên cứu, bước đầu tiếp cận và áp dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu khoa học. 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Qua những đánh giá cụ thể về sinh trưởng của loài cây Hoàng tinh trắng chúng ta có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến ngành Lâm nghiệp và phát triển các loài cây này.
- 4 - Làm cơ sở tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan. - Kết quả của đề tài là cơ sở để nuôi trồng và phát triển loài Hoàng tinh trắng làm dược liệu, góp phần làm phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.
- 5 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Dược liệu là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành Y, đặc biệt là nèn y học cổ truyền – nền y học vận dụng các loại thuốc từ thiên nhiên. Tuy đã có các loại thuốc tổng hợp từ hóa dược trong nền y học hiện đại, thực tế vẫn cho thấy thuốc thiên nhiên an toàn hơn và có tác dụng điều trị cho một số loại bệnh nan y mà thuốc tổng hợp không thể điều trị như ung thư và một vài bệnh mãn tính khác. Nhiều hoạt chất quan trọng như quinin, morphin, emetin không thể tạo ra từ các chất hóa học mà phải chiết xuất từ dược liệu. Kết hợp dược liệu với hóa dược cũng khiến cho hiệu quả của thuốc tăng lên rất nhiều. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, có 4 mùa rõ rệt là điều kiện cho nhiều loại cây thuốc phát triển. Hiện có trên 1000 cây thuốc đã được phát hiện. Ngoài ra, với đường bờ biển dài 3.200 km, nguồn hải sản quý dùng làm thuốc cũng rất phong phú và đa dạng. Từ xưa, ông cha ta đã sử dụng dược liệu để chữa bệnh, nền tảng của Y học Việt Nam là dựa trên y học cổ truyền. Vì vậy, dược liệu có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực y tế nước nhà.[13] Hoàng tinh trắng được coi là một trong những dược liệu quý của nước ta. Theo đông y, Hoàng tinh trắng có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng lực, chữa mệt mỏi và nhiều công dụng khác. 2.2. Tình hình nghiên cứu thế giới Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến y học cổ truyền (YHCT) hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây dược liệu để hỗ
- 6 trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh. Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD. Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại hơn và ít tác dụng phụ hơn. Hơn nữa hiện còn nhiều triệu chứng và bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị, người ta hi vọng rằng từ nguồn động thực vật tự nhiên hoặc từ vốn trí tuệ bản địa của các cộng đồng, qua nghiên cứu sàng lọc có thể cung cấp cho nhân loại những hợp chất có hoạt tính sinh học cao để làm ra các loại thuốc mới có hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Nghiên cứu sàng lọc cây dược liệu hiện cũng được chú trọng ở nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực như dược liệu, công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm Hoàng tinh trắng: có tên khoa học là Disporopsis longifolia Craib, thuộc họ Hoàng tinh (Convallariaceae) (Acharya et al., 2009)[1]. Cây phân bố rộng khắp các vùng nhiệt đới từ Ấn Độ tới các dãy núi ở Đông Nam Á, Trung Quốc. Cây đặc biệt ưa ẩm, ưa bóng và ưa vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát. Chúng thường mọc thành khóm trên đất ẩm nhiều mùn hay trên các hốc đá, dọc hành lang ven suối, dưới tán rừng ẩm ở độ cao khoảng 400 - 1600 m (Thomas, 2006)[3]. Hiện nay Hoàng tinh trắng được nhân giống vô tính chủ yếu bằng hom củ. Trung Quốc là nước có lịch sử rất dài trong sử dụng các loài Hoàng tinh
- 7 như một loại thảo dược quý (Pengenlly, 2004)[2]. Trên thế giới, Hoàng tinh trắng ngoài tự nhiên đã bị thu hái đến mức cạn kiệt. Giá bán trên thị trường thế giới khoảng 60.000 – 70.000 đồng/kg củ tươi. Hoàng tinh trắng có tác dụng điều hòa huyết áp, lipit máu, tăng cường miễn dịch, điều trị đái tháo đường. Nghiên cứu hóa sinh hiện đại cho thấy dược liệu hoàng tinh chứa Glucose, Mannose, Galacturonic acid, Fructose (Pengelly, 2004)[2]. Theo y học cổ truyền Đài Loan, Hoàng tinh sau khi chế biến có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, chống xơ vữa động mạch, làm hạ đường huyết, tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, kháng viêm (Pengenlly, (2004)[2]. Hoàng tinh trắng đang được xếp vào Sách đỏ ở nhiều nước do môi trường sống ngày càng thu hẹp (Rajbhandari et al., 2000; Winkel, 2006)[4]. Vì vậy, bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây này đã được quan tâm ở nhiều nước. Nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng còn ít được công bố. 2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Cây dược liệu tại Việt Nam được đánh giá phong phú và đa dạng về chủng loại lẫn công dụng làm thuốc. Từ những thế kỷ trước, nước ta đã chú trọng việc phát triển dược liệu bằng cách hợp tác với một số nước trong khu vực, trong đó có hợp tác với Trung Quốc, Nhật bản, Ấn Độ, để trao đổi kinh nghiệm và nguồn gen cây dược liệu. Ở Việt Nam Hoàng tinh trắng còn có tên gọi khác là: Hoàng tinh cách, Hoàng tinh lá mọc cách, cây đót, co hán han (Thái), voòng chính, néng lài (Tày). Tên khoa học là Disporopsis longifolia Craib., thuộc họ Hoàng tinh Convallariaceae (Sách đỏ Việt Nam, 2007) [1]. Ngày 30 tháng 3 năm 2006 thoe Nghị định số 32/2006/NĐ-CP thay thế Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị
- 8 định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ. Ngày 22 tháng 1 năm 2019 theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành kể từ ngày NghỊ định này có hiệu lực thi hành. Hoàng tinh trắng được liệt kê vào nhóm 2A. Theo Vũ Anh Tài và Nguyễn Nghĩa Thìn (2014) [8], Hoàng tinh trắng được liệt kê là loài thực vật quý hiếm bị đe dọa ở tỉnh Hà Giang. 2.3.1.Đặc điểm thực vật học Vị trí của loài Hoàng tinh trắng trong hệ thống phân loại được thể hiện như sau: Giới: Plantae Ngành: Magnoliophyta Lớp: Liliopsida Bộ: Liliales Họ: Convallariaceae Chi: Disporopsis Loài: longifolia Hoàng tinh trắng là loại cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ mập, thành chuỗi, mọc ngang, gồm nhiều đốt, mặt trên có sẹo do vết thân tàn lụi để lại. Thân khí sinh cao 0,6 - 1 m, đứng, nhẵn, cao đến gần 1m. Lá không cuống, mọc so le, dài 10 - 20 (27) cm, rộng 2,6 - 6 (10) cm phiến hình mác, đầu nhọn dài hình trứng hoặc trái xoan. Hoa trắng, hình chuông. Cụm hoa mọc ở nách lá, có 6 - 7 hoa, rủ xuống, cuống hoa 1cm. Hoa màu trắng, bao hoa hợp thành sống chia 6 thùy ở miệng. Nhị 6, đính ở miệng ống, chỉ nhị, hình bản, có 2 tai ở đầu. Quả chín màu trắng xốp. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen. Mùa hoa tháng 3-6; Quả: Tháng 6-8. Tái sinh bằng thân rễ hoặc bằng hạt (Đỗ Tất Lợi, 2004) [7].
- 9 2.3.2.Bộ phận dùng Thân rễ. Thu hái vào mùa thu. Rửa sạch, đồ chín, phơi khô, sau đó chế thành "thục" bằng cách: ban đêm đun, ban ngày phơi, làm liên tục 9 lần. 2.3.3.Đặc điểm sinh thái và phân bố Ở nước ta cây mọc nơi ẩm mát, ưa bóng, dưới tán rừng và ưa vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát trên các hốc mùn đá tại vùng núi cao ở ở các tỉnh miền núi phía bắc như Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An. Cây mọc hoang thành khóm, trên đất ẩm nhiều mùn hay trên các hốc đá, dọc hành lang ven suối, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm (nhất là loại hình rừng núi đá), ở độ cao 100 - 1200 m. Cho đến nay chủ yếu khai thác từ nguồn gen mọc hoang, rất ít được trồng (Sách đỏ Việt Nam, 2007) [1]. 2.3.4.Thành phần hóa học Thành phần hoá học trong củ Hoàng tinh gồm chất nhầy, đường, tinh bột, acid amin, alcaloid, flavonoid, sterol, chất béo, chất nhầy, iridoid glycozid, alcaloid, 17 acid amin trong đó có nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể (Nguyễn Thị Phương Dung, 2002)[4]. Hiện nay ở nước ta, cây Hoàng tinh trắng được người dân thu hái và bán cho thương lái giá trên 200 nghìn đồng/kg và chủ yếu bán cho thương lái Trung Quốc. Việc bị săn lùng ráo riết để bán cho Đài Loan, Trung Quốc, đã dẫn tới cạn kiệt dược thảo quý này ở nước ta. 2.3.5.Tác dụng Hoàng tinh trắng được xem là một loài cây có giá trị cao trong y học. Hoàng tinh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ trung ích khí, trừ phong thấp, nhuận tâm phế, ích tỳ vị, trợ gân cốt, thêm tinh tuỷ, đen tóc sống lâu. Ngày nay người ta đã biết Hoàng tinh trắng có tác dụng bổ, tăng lực, làm hạ đường huyết, làm săn da và làm dịu viêm, chữa các chứng hư tổn, suy nhược, chứng mệt mỏi, tăng huyết áp, chống lão suy, tăng cường chức năng miễn dịch, tăng
- 10 lưu lượng máu qua động mạch vành tim, chống xơ vữa mạch máu, hạ đường huyết, kháng viêm (Võ Văn Chi, 1997, 2012) [2][3]. 2.3.6. Nghiên cứu bảo tồn, nhân giống Cây được xếp vào dạng sẽ nguy cấp, sắp bị tuyệt chủng do số lượng cá thể suy giảm nhanh, lại bị thu hái bằng cách đào thân rễ và môi trường sống bị thu hẹp. Mức độ đe doạ: Bậc V. Hiện nay, loài cây này đang nằm trong sách Đỏ cần ưu tiên bảo tồn và phát triển. Trong tự nhiên loài Hoàng tinh trắng phân bố chủ yếu ngoài rừng tự nhiên nhưng do khai thác liên tục dẫn đến cạn kiệt và hiếm dần. Việc nghiên cứu nhân giống để bảo tồn và phát triển loài dược liệu này đang là vấn đề cấp bách. Cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu về bảo tồn và nhân giống Hoàng tinh. Đặng Ngọc Hùng và Hoàng Thị Phong (2013)[6] đã nhân giống cây Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia) bằng hom củ tại Cao Bằng. Năm 2010, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý (Hoa Tiên – Asarum glabrum, Hoàng tinh trắng – Disporopsis longifolia và Củ dòm – Stephania dielsiana) ở Vườn quốc gia Ba Vì. Trần Ngọc Hải đã tiến hành đề tài cấp Bộ NN&PTNT: “Khai thác và phát triển nguồn gen hai loài cây thuốc Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia Craib.) và Củ dòm (Stephania dielsiana Y.C.Wu.) ở một số tỉnh vùng miền núi phía Bắc” giai đoạn 2012-2014 [5]. Nhìn chung chưa có công bố nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô. 2.4. Khái quát đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu a. Vị trí địa lý Vị Xuyên là một huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang. Huyện nằm ở trung tâm tỉnh Hà Giang giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyền Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông là thành phố Hà Giang và huyện Na Hang (Tuyên Quang ). b. Địa hình
- 11 Huyện Vị Xuyên có địa hình khá phức tạp. Có nhiều độ dốc khác nhau. Độ dốc từ 0o đến 8o, độ dốc từ 20o đến 25o, độ dốc >25o . * Địa hình núi thấp Dạng địa hình này được tạo thành chủ yếu từ các đá trầm tích và biến chất, là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao và vùng núi thấp, chủ yếu là đất đồi. Vùng có nhiều đồi bằng thoải, nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc xây dựng đô thị và các điểm dân cư nông thôn, tuy nhiên khi có mưa lớn thường xảy ra trượt lở đất đá ven các sườn đồi, ven sông suối. * Địa hình vùng cao núi đất Phân bố ở phía Tây Bắc huyện Vị Xuyên, Dạng địa hình này bị phân cắt mạnh, được hình thành trên nền đá granít, gơnai, đá phiến kết tinh, đá phiến mica thạch anh và đá quăczit. Đất ở đây có độ dốc lớn và cao. Sông suối đều ở dạng vực hẻm, có độ dốc lớn và chảy xiết, do sườn núi quá dốc nên đất đai bị xói mòn và rửa trôi mạnh, lại không có sự bồi tụ nên tầng đất mỏng. Phần lớn đất nông nghiệp canh tác đều dựa vào nước trời, thậm chí tr ong mùa mưa cũng bị thiếu nước. Vùng này thích hợp với các cây trồng công nghiệp như cây chè, đậu tương, cây dược liệu hàng năm, chăn nuôi đại gia súc và ong. Trong vùng có một số khu vực thung lũng hẹp, có khả năng cải tạo để xây dựng cơ sở hạ tầng, tuy nhiên khi xây dựng phải san ủi và kè mái dốc ta luy chống trượt lở. Ngoài 3 kiểu địa hình chính trên, huyện Vị Xuyên còn có địa hình thung lũng, sông hồ. Đây là những hố hoặc trũng giữa núi được bồi đắp bởi phù sa hiện đại hoặc trầm tích Neogen. Ngoài ra ở ven các sông suối đã hình thành những dải phù sa nhỏ, hẹp có ý nghĩa rất lớn với nông nghiệp. Hầu hết các đồng bằng và máng trũng giữa núi đã trở thành những cánh đồng lúa và hoa màu của các dân tộc trong vùng. Phân bố ở phía Tây Bắc huyện Vị Xuyên, Dạng địa hình này bị phân cắt mạnh, được hình thành trên nền đá granít, gơnai, đá phiến kết tinh, đá
- 12 phiến mica thạch anh và đá quăczit. Đất ở đây có độ dốc lớn và cao. Sông suối đều ở dạng vực hẻm, có độ dốc lớn và chảy xiết, do sườn núi quá dốc nên đất đai bị xói mòn và rửa trôi mạnh, lại không có sự bồi tụ nên tầng đất mỏng. Phần lớn đất nông nghiệp canh tác đều dựa vào nước trời, thậm chí tr ong mùa mưa cũng bị thiếu nước. Vùng này thích hợp với các cây trồng công nghiệp như cây chè, đậu tương, cây dược liệu hàng năm, chăn nuôi đại gia súc và ong. c. Đặc điểm khí hậu, thời tiết Huyện Vị Xuyên có khí hậu nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa, nhưng do khu vực nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão biến động trong mùa hè và của gió đông bắc trong mùa đông kém hơn các nơi khác thuộc khu vực đông bắc và đồng bằng bắc bộ. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 22,6C - 23C. Chế độ mưa ở Vị Xuyên khá phong phú, tổng số ngày mưa hàng năm vào khoảng 167 – 168 ngày. Vị Xuyên là một trong những vùng có độ ẩm cao và duy trì hầu như các mùa trong năm. Độ ẩm bình quân hàng năm ở Vị Xuyên đạt 80% và sự dao động cũng không lớn, đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa mưa và mùa khô cũng không rõ rệt. Nơi đây thường xuyên có hiện tượng mưa phùn, sương mù và sương muối. d. Kinh tế - xã hội Mặc dù là huyện vùng cao, diện tích cho trồng trọt ít nhưng huyện Vị Xuyên cũng đã đạt được tổng sản lượng lương thực khoảng 40.000 tấn (năm 2005), giữ vững được an ninh lương thực. Bên cạch đó, nhờ có của khẩu Thanh Thủy nên cũng đã có một số cơ sở công nghiệp tại huyện được xây dựng như nhà máy lắp ráp ô tô, khung xe máy, quy hoạch khu công nghiệp "Bình Vàng" trên địa phận Thôn Bình Vàng xã Đạo Đức. Khai thác mỏ chì, kẽm tại Nam Sơn xã Tùng Bá, mỏ sắt tại Thuận Hòa. Đầu năm 2008, tỉnh Hà Giang cũng vừa quyết định xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Ngần, tại suối Nậm Ngần thuộc xã Thượng Sơn.
- 13 Vị Xuyên có gần 30 km đường Quốc lộ 2 chạy qua địa phận huyện, tạo điều kiện cho thông thương và giao lưu hàng hoá với cá vùng miền. Các xã, thị trấn đều có đường ôtô về đến trung tâm 100% các xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, số hộ có điện chiếm trên 70%, tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 90%. e. Dân số Huyện có diện tích 1587,5 km² và dân số 107.199 người (01/01/2016). Vị Xuyên là nơi sinh sống của 15 dân tộc gồm: Tày, Dao, Kinh, Nùng
- 14 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là cây Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia Craib) phân bố tự nhiên. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài hoàng tinh trắng ngoài tự nhiên. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Xã Thượng Sơn và xã Cao Bồ huyện Vị Xuyên – Tỉnh Hà Giang - Thời gian: Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài Hoàng tinh trắng - Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài Hoàng tinh trắng. - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài hoàng tinh trắng 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp tiếp cận Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tiếp cận nghiên cứu như sau: * Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia Craib) có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Hà Giang, được tiếp cận một cách hệ thống từ nghiên cứu các đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài; ảnh hưởng của điều kiện môi trường (thời tiết, đất đai, ) và kinh tế xã hội vùng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, hiệu quả đối với cây Hoàng tinh trắng; đến nghiên cứu các công nghệ nhân giống trên quy mô lớn.
- 15 3.4.2. Phương pháp kế thừa Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu tại các địa phương có loài Hoàng tinh trắng phân bố để bổ sung các thông tin cho chuyên đề. Thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu như: bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng, các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các báo cáo nghiên cứu khoa học về thực vật ở khu vực điều tra. Kế thừa các tài liệu đã công bố trong nước về phân bố của loài Hoàng tinh trắng như “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. 3.4.3. Điều tra thực địa Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến loài Hoàng tinh trắng đã được công bố, với sự hỗ trợ, cộng tác của các chuyên gia về thực vật của các Viện nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đã lựa chọn các điểm điều tra nghiên cứu ở các huyện có loài Hoàng tinh trắng phân bố trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Ở các điểm nghiên cứu tiến hành thiết lập các tuyến điều tra để điều tra sự phân bố của loài Hoàng tinh trắng. Tuyến điều tra đi qua các kiểu rừng, trạng thái rừng, các dạng địa hình khác nhau. 3.4.3.1.Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của cây Hoàng tinh trắng * Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái: Trên cơ sở các tuyến đã được thiết lập trên bản đồ, tiến hành điều tra thực địa. Trên tuyến điều tra nếu gặp loài Hoàng tinh trắng thì dừng lại quan sát, mô tả và đo đếm chi tiết các đặc điểm sình thái để làm cơ sở cho việc nhận biết và phân loại. Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học.
- 16 - Hình thái và vật hậu: Áp dụng phương pháp kế thừa số liệu và điều tra khảo sát bổ sung ngoài hiện trường: Trên mỗi khu vực phân bố quan sát 5 cây Sói rừng đại diện cho các cây ở khu vực nghiên cứu, cây sinh trưởng tốt. Quan sát, mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: Thân cây, lá, hoa, quả, hạt (nếu có) và rễ của cây Hoàng tinh trắng. - Xác định cấu trúc rừng: cấu trúc rừng nơi có loài Hoàng tinh trắng phân bố, bao gồm cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng thứ, cấu trúc mật độ cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, độ tàn che, v.v. + Xác định một số đặc điểm sinh thái: độ cao so với mực nước biển, vị trí phân bổ hoặc gây trồng (chân, sườn, đỉnh, khe) độ dốc, hướng dốc. + Xác định các thành phần loài tạo tán chính cho cây Hoàng tinh trắng sinh trưởng và phát triển. * Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái: Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học. - Hình thái: Áp dụng phương pháp kế thừa số liệu và điều tra khảo sát bổ sung ngoài hiện trường: Trên mỗi khu vực phân bố quan sát 5 cây Hoàng tinh trắng đại diện cho các cây ở khu vực nghiên cứu, cây sinh trưởng tốt. Quan sát, mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: Thân cây, lá, hoa, quả, hạt (nếu có) và rễ của cây Hoàng tinh trắng. + Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước dây, thước kẹp (palme), GPS, kẹp tiêu bản, 3.4.3.2. Phương pháp điều tra, đánh giá thực trạng phân bố và giá trị sử dụng của loài Hoàng tinh trắng và thu thập mẫu. Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn RRA để thu thập thông tin từ các địa bàn các huyện có phân bố loài Hoàng tinh trắng để khoanh vùng và tiến hành điều tra khảo sát.
- 17 Thu thập thông tin về thực trạng phân bố, giá trị sử dụng dựa vào điều tra phỏng vấn người dân. Tại địa bàn xã Cao Bồ, phỏng vấn 14 người 1 xã, trong đó có 10 nam 4 nữ đa phần người dân đều là người thuộc dân tộc Dao, những thầy lang những người đi rừng thu thập cây dược liệu phải có kinh nghiệm lâu năm để phỏng vấn điều tra sự phân bố, công dụng và đặc điểm sinh thái, hình thái của loài. Tại địa bàn xã Thượng Sơn, phỏng vấn được 15 người, trong đó có 11 nam và 4 nữ đa phần người dân đều là người thuộc dân tộc Dao, những thầy lang những người đi rừng thu thập cây dược liệu phải có kinh nghiệm lâu năm để phỏng vấn điều tra sự phân bố, công dụng và đặc điểm sinh thái, hình thái của loài. 3.4.4.Phương pháp xử lý số liệu Kết quả điều tra, phỏng vấn được phân tích bằng phần mềm Microsoft, Excel 2007 để xử lí số liệu.
- 18 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm sinh học loài Hoàng tinh trắng 4.1.1. Đặc điểm hình thái lá Lá mọc so le, cuống ngắn 3 – 6mm; phiến lá thuôn hay mác dài, nhọn 2 đầu, kích thước từ 10 - 20 x 2, 6 - 4 cm, lá mỏng, 6 gân chính hình cung. Hình 4.1. Lá cây Hoàng tinh trắng 4.1.2. Đặc điểm hình thái hoa Cụm hoa gồm 6 - 7 cái, mọc ở kẽ lá, có cuống dài 0,6 - 1cm. Hoa màu trắng, bao hoa hình chén, đầu chia 6 thuỳ tam giác. Nhị 6, đính ở miệng ống; chỉ nhị dẹp, có tai ở đầu. Hoa nở ở nách lá, rủ xuống, cuống hoa 1cm. Mùa hoa tháng 3 - 6, quả tháng 6 – 9
- 19 Hình 4.2. Hoa cây Hoàng tinh trắng 4.1.3. Đặc điểm hình thái thân Là cây thân thảo, thân đứng, sống nhiều năm, cao 0,6 - 1,2 m. Thân mang lá nhẵn lúc non có đốm tím hồng, sau xanh trắng, đường kính 0,3 - 0,6 cm.Thân rễ mập, mọc ngang chia thành những long tròn có sẹo to, lõm non như cái chén và nhiều ngấn ngang Hình 4.3. Thân cây Hoàng tinh trắng
- 20 4.1.4. Đặc điểm hình thái quả Quả thị (mọng); hình cầu hơi có 3 cạnh, đường kính 0,4 - 0,6 cm. Từ màu xanh, màu trắng, và chín chuyển sang màu tím. Hạt nhỏ. Hình 4.4. Quả cây Hoàng tinh trắng 4.1.5. Đặc điểm hình thái rễ Thân rễ mọc ngang có nhiều đốt, đường kính to tới 3-4cm, lõi màu trắng, phía ngoài màu phớt hồng, mập mạp, có mùi thơm. Cây con thường thấy xung quanh gốc cây mẹ. Phần thân mang lá lụi hàng năm vào mùa đông, chồi mới mọc từ thân rễ vào đầu mùa xuân. Thân rễ bị gãy, phần còn lại vẫn có thể tái sinh. Hình 4.5. Rễ cây Hoàng tinh trắng
- 21 4.1.6. Thời vụ ra hoa/quả Hoàng tinh trắng Theo kết quả điều tra và phỏng vấn cho thấy mùa hoa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6, quả xuất hiện từ tháng tháng 6 đến tháng 9. 4.1.7. Giá trị của loài Hoàng tinh trắng Hoàng tinh trắng được xem là một loài cây có giá trị cao trong y học. Thân rễ (củ) chế biến thành "thục", là vị thuốc quý dùng nhiều trong y học cổ truyền, có tác dụng bổ trung ích khí, mạnh gân xương, chữa phong thấp; làm đẹp da, đen tóc phỏng vấn người dân cho thấy Hoàng tinh chủ yếu được dung để chữa bệnh Tại xã Thượng Sơn, điều tra trên 3 tuyến tại 3 thôn Khuổi Luông, Trung Sơn, Vằng Luông; phỏng vấn 15 hộ dân. Tại xã Cao Bồ, điều tra trên 3 tuyến tại thôn 3 thôn Thác Tăng, Tham Vè, Lùng Tao; phỏng vấn 14 hộ dân. Kết quả phỏng vấn hộ dân cho thấy Kết quả phỏng vấn có 18 ý kiến cho rằng Hoàng tinh trắng sử dụng làm thuốc; 16 ý kiến cho rằng Hoàng tinh trắng sử dụng làm gia vị ; 13 ý kiến cho rằng sử dụng để bán; và 4 ý kiến cho rằng sử dụng làm giống. Tổng hợp trong 18 ý kiến cho rằng Hoàng tinh trắng sử dụng để làm thuốc có tới 9 ý kiến cho rằng Hoàng tinh trắng khi làm thuốc có công dụng bồi bổ cơ thể suy nhược, mệt mỏi ; 5 ý kiến cho rằng công dụng là trị chứng kém ăn, chữa thấp khớp ; 3 ý kiến còn lại cho rằng Hoàng tinh trắng có công dụng chữa khô cổ khát nước. Hiện nay, Hoàng tinh trắng chủ yếu là thu hái thủ công, sau khi thu hái sẽ được sấy và chiết suất ngay tại nơi thu hoạch, các dược liệu khác nếu cần làm khô người dân vận chuyển về nhà và phơi. Hiện tại chưa có đơn vị nào đứng ra tổ chức sản xuất, thu mua và chế biến sản phẩm cho người dân. Cây Hoàng tinh trắng thu hoạch sau khi sơ chế được người dân tiêu thụ tại chợ hoặc lái buôn đến tận xã để thu mua. Việc
- 22 phát triển cây Hoàng tinh trắng hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường. Nếu sản phẩm được giá, diện tích trồng mới được mở rộng cùng với sự tăng cường đầu tư và ngược lại nếu sản phẩm xuống giá việc chăm sóc bị bỏ bê dẫn tới năng suất thấp hoặc diện tích giảm. Sản xuất Hoàng tinh trắng tự phát theo hướng thị trường có tác động tích cực là phát huy được tính năng động, nhạy bén, nguồn vốn và khả năng tổ chức sản xuất của người dân; tuy nhiên khi thị trường đi xuống, người sản xuất sẽ gặp rất nhiều rủi ro mà không nhận được sự trợ giúp từ phía các cơ quan chức năng. 4.2. Đặc điểm sinh thái loài Hoàng tinh trắng 4.2.1. Đặc điểm khí hậu khu vực phân bố Là tỉnh miền núi cao nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận. Về nhiệt độ, tháng nóng nhất (tháng 7 và 8), nhiệt độ trung bình năm 23,30C. Nhiệt độ thấp nhất là tháng l: 14,70C. Dao động nhiệt ngày và đêm ở các thung lũng diễn ra mạnh mẽ hơn vùng đồng bằng. Chế độ mưa ở đây nhìn chung khá phong phú. Lượng mưa hàng năm đạt 2.317,6mm. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2 (22,6mm) và tháng 12. Như vậy, lượng mưa ở đây là không đều, lượng mưa cao nhất tập trung ở tháng 7 là 670,6. Hà Giang là một trong những vùng có độ ẩm cao và duy trì hầu như các mùa trong năm. Độ ẩm trung bình năm là 79%. Do đặc trưng khí hậu đã tạo điều kiện tốt giúp cây trồng phát triển, đặc biệt là cây Hoàng tinh trắng vì vậy đây là yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển trên diện rộng. Bên cạnh những thuận lợi, về mùa đông và mùa xuân vùng cao có nơi có sương muối, băng giá, gió lạnh, không có mưa gây thiếu nước, vào mùa hè lại có những đợt mưa kéo dài gây lũ quét làm ảnh hưởng đến năng sản xuất chất lượng Hoàng tinh trắng.
- 23 4.2.2. Đặc điểm đất dưới tán rừng nơi có cây Hoàng tinh trắng phân bố Đặc điểm phẫu diện đất dưới tán rừng nơi có cây Hoàng tinh trắng phân bố được tổng hợp tại bảng 4.1: Bảng 4.1. Đặc điểm phẫu diện đất nơi loài Hoàng tinh trắng phân bố Tầng đất Độ sâu tầng đất Mô tả phẫu diện (cm) A0 6 – 9 Độ ẩm cao, gồm nhiều vật rụng đang ở trạng thái phân hủy, xốp A1 9 -15 Nâu; thịt trung bình; hơi ẩm; hạt mịn; hơi xốp; có lẫn rễ to; chuyển lớp rõ. A2 15 – 30 Nâu; thịt trung bình đến sét; hơi ẩm hạt mịn; có nhiều rễ cây to nhỏ khác nhau; ít hang hốc; chuyển lớp từ từ. B1 30 – 75 Nâu sáng; thịt nặng đến sét; cấu trúc hạt mịn; còn ít rễ cây; chuyển lớp rõ. Khu vực phân bố của cây Hoàng tinh trắng chủ yếu dưới tán rừng tự nhiên nên đất tơi xốp, nhiều mùn, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho cây Hoàng tinh trắng sinh trưởng và phát triển mạnh. Tuy nhiên trong quá trình trồng Hoàng tinh trắng, người dân cũng cần phải có chế độ chăm sóc thích hợp, để cho đất không bị thoái hóa, bạc màu. Muốn vậy người dân cần phải bảo vệ rừng, giữ cho độ tàn che thích hợp, đất không bị xói mòn, rửa trôi. 4.2.3. Đặc điểm phân bố 4.2.3.1. Đặc điểm phân bố theo tuyến điều tra Qua kết quả điều tra cho thấy Hoàng tinh trắng là cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng. Thường mọc thành khóm trên đất ẩm nhiều mùn hay trên các hốc đá, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm - đặc biệt là ở rừng núi đá vôi, ở độ cao khoảng 400 - 1600 m. Rừng ở nơi trồng Hoàng tinh trắng có khí hậu ẩm mát quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 13 – 16,3oC, thường xuyên có sương mù, lượng mưa 3.600 – 3.800 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình từ 90% đến bão hoà. Đất ferralit mùn trên núi cao, tầng đất mặt có mầu xám đen, hàm lượng mùn trên 7%, thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, độ ẩm cao.
- 24 Bảng 4.2. Đặc điểm phân bố Hoàng tinh trắng theo tuyến điều tra Tuyến điều Chiều Số cá thể Tần suất Cây ra STT tra dài(km) (cây) (cây) hoa,quả 1 Tuyến số 1 tại 5,5 km 10 1,8 3 xã Thượng Sơn – Vị Xuyên 2 Tuyến số 2 tại 5,5 km 12 2,1 4 xã Thượng Sơn – Vị Xuyên 3 Tuyến số 3 tại 5,5 km 11 2 2 xã Thượng Sơn – Vị Xuyên 4 Tuyến số 1 tại 3,5 km 21 6 9 xã Cao Bồ - Vị Xuyên 5 Tuyến số 2 tại 3,5 km 15 4,2 6 xã Cao Bồ - Vị Xuyên 6 Tuyến số 3 tại 3,5 km 10 2,8 3 xã Cao Bồ - Vị Xuyên Tổng 27 km 79 18,9 27 Trung bình 4,5 km 13,1 3,15 4,5 Qua số liệu trình bày ở bảng trên cho thấy rằng, số lượng Hoàng tinh trắng phân bố trong tự nhiên còn ít, phân bố không đều trên các tuyến điều
- 25 tra. Trên 27 km đường điều tra gặp 79 cây với tần số xuất hiện trung bình là 13,1 cây/km, cho ta thấy được số lượng hoàng tinh trắng là rất ít. Kết quả phỏng vấn người dân cho biết, trước đây 10 năm, số lượng hoàng tinh trắng bắt gặp rất nhiều ven rừng, trên rẫy bỏ hoang, trên rẫy lúa, rẫy ngô, rẫy sắn. Từ khi hoàng tinh trắng được thương lái thu mua, giá tăng lên thì người dân khai thác bán hết, khi khai thác nhổ cả cây chưa trưởng thành nên số lượng hoàng tinh trắng trong tự nhiên liên tục giảm. Chính tình trạng khai thác bừa bãi và lãng phí là nguyên nhân chính làm giảm số lượng loài này trong tự nhiên. 4.2.3.2.Đặc điểm phân bố theo đai cao Bảng 4.3. Đặc điểm phân bố Hoàng tinh trắng theo đai cao Đai cao 700m Tuyến Bụi % Bụi % Tuyến 1- 1 3 tại xã 5 13,9 8 14,28 Thượng 2 Sơn- 7 19,5 10 17,85 huyện Vị 3 Xuyên 6 16.6 10 17,85 Tuyến 4- 4 6 tại xã 8 22,23 12 21,43 Cao Bồ- 5 6 16,6 15 26.79 huyện Vị 6 Xuyên 4 11,12 11 19,65 Tổng 36 100,0 56 100,0
- 26 Kết quả bảng 4.3 cho thấy trên các tuyến điều tra đều xuất hiện Hoàng tinh trắng. Số lượng hoàng tinh trắng phân bố ở đai cao 700m. 4.2.3.3. Đặc điểm phân bố theo dạng sinh cảnh Kết quả điều tra về phân bố của Hoàng tinh trắng theo các sinh cảnh được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.4. Phân bố Hoàng tinh trắng theo sinh cảnh TT Sinh cảnh Tần số bắt gặp Tuyến Tổng 1 Rừng trồng Hay gặp 1,2,3,5 8 2 Rừng tự nhiên Xuất hiện nhiều 1,2,3,5,6 11 Kết quả điều tra tại bảng 4.4 cho thấy, Hoàng tinh trắng phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên, chiếm tới 5/6 tuyến điều tra. Tại rừng trồng có xuất hiện Hoàng tinh trắng nhưng với tần suất ít hơn rừng tự nhiên. 4.2.3.4 Đặc điểm phân bố trên các thảm thực vật rừng Tầng tán rừng nơi có Hoàng tinh trắng phân bố có chiều cao trung bình 16-18m gồm một số loài khác như: Nhội (Bischofia javanica), Tông dù (Toona sinensis), Xoài rừng (Mangifera longipes), Dẻ gai (Castanopsis chinensis), Mun (Diospyros mun), Tầng dưới tán gồm các loài Trai lý (Garcinia fagracoides), Nhọc (Polyalthia sp.), có chiều cao từ 6-7m. Độ tàn che của rừng khoảng 0,6 chủ yếu do tầng rừng chính A4 và tầng dưới tán A4 tạo nên. Tầng cây bụi gồm có một số loài: Đơn nem (Maesa perlarius), Sói rừng (Alchornea tiliaefolia), Lấu (Psychotria rubra), Tam tầng (Actinodaphne pilosa), Mua huyết hồng sắc (Melastoma sanguineum), Bo rừng (Blastus borneensis), Đom đóm (Alchornea rugosa), Cơm nguội 6 cạnh (Ardisia quinquegona), Huyết giác (Dracaena cambodiana), có chiều cao khoảng trên 1m.
- 27 Tầng thảm tươi ở nhưng khu vực Hoàng tinh trắng phân bố dải dác các loài xen lẫn: Cỏ giác lông (Miccostegium ciliatum), cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ lá tre (Centosteca latifolia), Quyển bá (Selaginella sp.), Quyết bám đá nhỏ (Lemmaphyllum microphyllum), Tắc kè đá (Drynaria bonii), Một số loài dây leo: Giảo cổ lam (Gynostemma pentapyllum), Dây pọp (Zehneria indica), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Dây móc mèo (Mucuna pruriens), Vuốt hùm (Caesalpinia minax), Độ che phủ khoảng 50%. Những khu vực cây Hoàng tinh trắng mọc thành từng đám thì tầng thảm mục được người dân phát dọn sạch tạo không gian để cây Hoàng tinh trắng sinh trưởng và phát triển. 4.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Hoàng tinh trắng tại địa phương - Xây dựng các biển, bảng tuyên truyền về bảo vệ rừng, bảo vệ phát triển cây Hoàng tinh trắng. - Nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng và chính quyền địa phương về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển loài. - Cần phải có các mức xử phạt khác nhau đối với các trường hợp vi phạm. Cần xử phạt đúng tội, đúng mức và tăng mức xử phạt hành chính đối với những đối tượng vi phạm để làm gương cho mọi người. - Khoanh nuôi bảo vệ loài. - Muốn bảo vệ được loài Hoàng tinh trắng trước tiên cần phải bảo vệ nơi sống, sinh cảnh của khu vực mà cây phân bố, cấm khai thác các loài cây rừng đặc biệt là các loài đang được bảo vệ ,tránh làm ảnh hưởng tới các điều kiện và tiểu khí hậu của rừng. Do đó cần có sự tham gia tích cực của các cơ quan chức năng,đặc biệt là cán bộ kiểm lâm. - Xây dựng các chế độ hưởng lợi cho người dân sống gần rừng - Người dân cũng là một trong những nhân tố quan trọng và không thể thiếu trong việc bảo tồn và phát triển cây Hoàng tinh trắng sau này. Muốn
- 28 loài cây được bảo tồn tốt trong khu bảo tồn hay được chăm sóc để nhân rộng chúng thì phải cần sự giúp đỡ tích cực từ người dân. Do đó nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa tới cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân. - Có chính sách cụ thể để thu hút các thành phần trong xã hội tham gia vào bảo tồn đa dạng sinh học. - Mở rộng chính sách đầu tư và tín dụng:hỗ trợ kinh phí cho người dân thực hiện công tác bảo vệ rừng, khoanh nuôi, xúc tiến, tái sinh rừng.
- 29 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu, đặc điểm nông sinh học và sinh thái học cây Hoàng tinh trắng phân bố trên huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang như sau: Đặc điểm sinh học: Là cây thân thảo, thân đứng, sống nhiều năm, cao 0,6 - 1,4 m. Thân mang lá nhẵn lúc non có đốm tím hồng, sau xanh trắng, đường kính 0,4 - 0,6 cm. Thân rễ mập, mọc ngang chia thành những long tròn có sẹo to, lõm non như cái chén và nhiều ngấn ngang. Cụm hoa gồm 6 - 7 cái, mọc ở kẽ lá, có cuống dài 0,6 - 1cm. Hoa màu trắng, bao hoa hình chén, đầu chia 6 thuỳ tam giác. Nhị 6, đính ở miệng ống; chỉ nhị dẹp, có tai ở đầu. Hoa nở ở nách lá, rủ xuống, cuống hoa 1cm. Mùa hoa tháng 4 - 6, quả tháng 6 – 9. Quả thị (mọng); hình cầu hơi có 4 cạnh, đường kính 0,5 - 0,6 cm. Từ màu xanh, màu trắng, và chín chuyển sang màu tím. Hạt nhỏ. Thân rễ mọc ngang có nhiều đốt, đường kính to tới 4-5cm, lõi màu trắng, phía ngoài màu phớt hồng, mập mạp, có mùi thơm. Cây con thường thấy xung quanh gốc cây mẹ. Phần thân mang lá lụi hàng năm vào mùa đông, chồi mới mọc từ thân rễ vào đầu mùa xuân. Thân rễ bị gãy, phần còn lại vẫn có thể tái sinh. Đặc điểm sinh thái: Hoàng tinh trắng là cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng. Thường mọc thành khóm trên đất ẩm nhiều mùn hay trên các hốc đá, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm - đặc biệt là ở rừng núi đá vôi, ở độ cao khoảng 500 - 1600 m. Rừng ở nơi trồng Hoàng tinh trắng có khí hậu ẩm mát quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 14 – 16,4oC, thường xuyên có sương mù, lượng mưa 4.600 – 4.800 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình từ 90% đến bão hoà. Đất ferralit mùn trên núi cao, tầng đất mặt có mầu xám đen, hàm lượng mùn trên 7%, thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, độ ẩm cao. 5.2. Tồn tại Hai xã Thượng Sơn và Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang là hai
- 30 tỉnh miền núi, địa hình khó khăn, đường xá đi lại không thuận tiện nên công việc điều tra còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa do thời gian và nguồn kinh phí có hạn nên công việc điều tra không thực hiện được trên phạm vi rộng nên các số liệu thu thập được chỉ mang tính chất chọn mẫu. 5.3. Kiến nghị Từ kết quả điều tra, để phát để phát triển diện tích Hoàng tinh trắng một cách hiệu quả và bền vững các cấp lãnh đạo cần có chủ trương, định hướng và quy hoạch vùng cụ thể, cùng với đó là sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng và các biện pháp giúp người dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ rừng. Phát triển Hoàng tinh trắng phải gắn với bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, góp phần phát triển sinh kế bền vững cho người dân, xóa đói giảm nghèo. Nghiên cứu xây dựng vườn giống gốc, vườn cây đầu dòng phục vụ bảo tồn và nhân giống. Xây dựng mô hình cải thiện giống, trồng thâm canh cây Hoàng tinh trắng có giá trị kinh tế cao gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
- 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Bộ Khoa Học và Công Nghệ (2007). Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật), Nxb Khoa học tự nhiên & công nghệ, Hà Nội. 2. Võ Văn Chi (1997). Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 947 - 948. 3. Võ Văn Chi, 2014, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Quyển II, NXB Y học, Hà Nội 4. Nguyễn Thị Phương Dung (2004), “Góp phần nghiên cứu chế biến vị thuốc Hoàng tinh”, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội. 5. Trần Ngọc Hải (2015), Khai thác và phát triển nguồn gen hai loài cây thuốc Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia Craib. 1914) và Củ dòm (Stephania dielsiana Y.C.Wu.1950) ở một số tỉnh vùng miền núi phía bắc, Báo cáo dự án cấp Quốc gia, Trường ĐH Lâm nghiệp. 6. Đặng Ngọc Hùng, Hoàng Thị Phong (2014). Nghiên cứu nhân giống cây Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia) bằng hom củ tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. 7. Đỗ Tất Lợi (2005). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB y học. 8. Vũ Anh Tài, Nguyễn Nghĩa Thìn (2015). Kết quả điều tra và thống kê các loài thực vật bị đe dọa ở tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Tạp chí sinh hịc 46(4): 444-449. Tài liệu tiếng anh 9. Acharya K.P. and M.B. Rokaya (2009). Ethnobotanical survey of medicinal plants traded in the streets of Kathmandu valley. Sci. World 4: 55-58. 10. Pengenlly Andrew (2005), The Constituents of Medicinal Plants, Medical Herbalist . 11. Thomas S.C.Li (2006). Taiwanese Native Medicinal Plants, Taylor & Francis 12. Winkel, G.V(2006), Finding plant Nepal, The plant Rev.11:188-191. 13. c8573.html
- Phụ lục PHIẾU 01. PHIẾU MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI HOÀNG TINH TRẮNG Khu vực điều tra/bắt gặp: Tên thông thường: Cây Hoàng tinh trắng Tên khác (ghi đầy đủ các tên dân tộc): Khu vực sinh trưởng (Ghi các dạng sinh cảnh): Nơi mọc (Sườn, đỉnh, chân đồi, núi, độ cao): Số lượng (nhiều, trung bình, ít ): Các loài cây mọc cùng: Đặc tính sinh thái chủ yếu: Hình dáng tán lá: Cành: - Cách mọc: - Hình dáng: - Lông và màu sắc lông Hình dáng thân (tròn, thẳng, có bạnh vè ): Vỏ : - Độ dày : - Màu sắc: - Nhựa mủ Chiều cao cây: - Cả ngọn: - Dưới cành Đường kính cây (ngang ngực): - Trung bình - Lớn nhất (quan sát được) Lá: Cụm hoa : - Loại: - Màu sắc: Kích thước: - Các đặc điểm khác: Hoa: - Màu sắc (đài, tràng) - Kích thước: Quả: - Màu sắc : - Kích thước: Công dụng (người dân):
- PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN LOÀI HOÀNG TINH TRẮNG Phỏng vấn người dân PHẦN A: THÔNG TIN CHUNG NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN Tên người được phỏng vấn: .- Tuổi: Dân tộc: Trình độ: Địa chỉ: Số điện thoại liên hệ: Ngày phỏng vấn: / / Người phỏng vấn: PHẦN B: THÔNG TIN VỀ HOÀNG TINH TRẮNG STT Câu hỏi Trả lời Ghi chú 1 Ông/bà (hay gia đình Có ông/bà) có biết về cây Không hoàng tinh trắng dùng làm dược liệu gì không? 2 Ông/bà cho biết cây 1. hoàng tinh trắng thường 2. được dùng để làm gì? 3. 4. 5. 6. 7. 8.
- 3 Ông /bà thường thu hái Tự nhiên cây hoàng tinh trắng từ Gây trồng những nguồn nào? 4 Theo ông/bà ở địa phương mình những khu vực nào còn nhiều cây hoàng tinh trắng? 5 Ông/bà có thể cho biết Để chữa bệnh mục đích chủ yếu của gia Để bán cho thầy lang đình mình trong việc thu Để bán cho tư thương hái/ gây trồng cây hoàng Cả 3 mục đích trên tinh trắng? Không ý kiến 6 Ông/bà cho biết một số Từ sản phẩm tươi thông tin về một số loại Từ sản phẩm khô sản phẩm cây hoàng tinh Sản phẩm đã qua chế biến trắng chủ yếu bán ra thị Sản phẩm khác trường? 7 Ông/bà cho biết cây Mọc tự nhiên hoàng tinh trắng được Trồng thuần loài trồng theo hình thức/ Trồng ở vườn nhà phương thức nào? Trồng dưới tán Trồng xen với cây nông nghiệp 8 Ông bà thường thu hái Mùa hạ a. sáng câyhoàng tinh trắng vào Mùa xuân b. trưa lúc nào? Mùa thu c. chiều Mùa đông d. tối Quanh năm e. lúc nào cũng được
- 9 Ông bà cho biết thị trường tiêu thụ các cây hoàng tinh trắng ở địa phương? Bán ở đâu? Bán cho ai? Giá cả như thế nào? Ông/bà có thể cho biết thêm một số thông tin về loài cây hoàng tinh trắng? Đặc điểm sinh thái Nơi phân bố chính và Công dụng thời gian thu hái Đặc điểm hình thái Nơi phân bố chính và Công dụng thời gian thu hái Ông/bà cho biết các thông tin về các biện pháp kỹ thuật được áp dụng gây trồng hiện nay tại địa phương? Về mật độ trồng: Về thời vụ trồng: Về phương thức sử lý thực bì:
- Về kỹ thuật trồng cây: Về kỹ thuật chăm sóc, quản lý bảo vệ: Về kỹ thuật khai thác, thu hái: Ông/bà có nhu cầu sử dụng giống cây hoàng tinh trắng để gây trồng?: Đề xuất của Ông bà để phát triển loài hoàng tinh trắng bền vững trong giai đoạn tới? Diện tích hộ muốn trồng (m2): . Cung cấp giống: Hưỡng dẫn kỹ thuật trồng: Thu mua sản phẩm: . Các đề xuất khác: Xin trân trọng cảm ơn!