Khóa luận Nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn của rutin

pdf 67 trang thiennha21 8131
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn của rutin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_bao_che_he_phan_tan_ran_cua_rutin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn của rutin

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƢỢC TẠ THỊ THU NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ PHÂN TÁN RẮN CỦA RUTIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƢỢC HỌC HÀ NỘI - 2018
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƢỢC TẠ THỊ THU NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ PHÂN TÁN RẮN CỦA RUTIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƢỢC HỌC KHÓA: QH2013.Y NGƢỜI HƢỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN VĂN KHANH HÀ NỘI – 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới: ThS. Nguyễn Văn Khanh Là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Đồng thời thầy cũng luôn động viên để tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện, giúp tôi hoàn thiện được khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô bộ môn Bào chế và Công nghê dược phẩm cùng các thầy cô các bộ môn Dược lý - Dược lâm sàng, Dược cổ truyền, Hóa dược và Kiểm nghiệm thuốc đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong quá trình làm khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong ban giám hiệu, các phòng ban và cán bộ nhân viên Khoa Y Dược - ĐHQGHN, những người đã dạy bảo tôi trong suốt 5 năm học tập tại trường. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người đã động viên, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và làm khóa luận. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên TẠ THỊ THU @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung β-CD Beta cyclodextrin CDH Chất diện hoạt cs. Cộng sự DĐVN Dược điển Việt Nam DSC Phân tích nhiệt vi sai FTIR Quang phổ hồng ngoại chuyển đổi HHVL Hỗn hợp vật lý HPMC Hydroxypropyl methylcellulose HPTR Hệ phân tán rắn KTTP Kích thước tiểu phân NSX Nhà sản xuất PEG Polyethylen glycol PVP Polyvinyl pyrolidon SKD Sinh khả dụng TEM Kính hiển vi điện tử truyền qua XRD Nhiễu xạ tia X (XRay diffraction) @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang Bảng 2.1 Nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu 18 Bảng 3.1 Độ hấp thụ quang của rutin theo nồng độ tại bước sóng 257 nm 25 Bảng 3.2 Mức độ và tốc độ hòa tan của bột rutin nguyên liệu 26 Công thức HPTR rutin bào chế theo các phương pháp khác Bảng 3.3 27 nhau Mức độ và tốc độ hòa tan của HPTR rutin bào chế theo các Bảng 3.4 28 phương pháp khác nhau Công thức các HPTR rutin sử dụng các tỷ lệ chất mang PVP Bảng 3.5 30 K30 khác nhau Kết quả thử độ hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ Bảng 3.6 30 chất mang PVP K30 khác nhau Công thức các HPTR rutin sử dụng các tỷ lệ chất mang β-CD Bảng 3.7 31 khác nhau Kết quả thử độ hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ Bảng 3.8 31 chất mang β-CD khác nhau Công thức các HPTR rutin sử dụng các tỷ lệ chất mang HPMC Bảng 3.9 32 E6 khác nhau Kết quả thử độ hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ Bảng 3.10 32 chất mang HPMC E6 khác nhau Công thức các HPTR rutin sử dụng các tỷ lệ chất mang HPMC Bảng 3.11 33 E15 khác nhau Kết quả thử độ hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ Bảng 3.12 33 chất mang HPMC E15 khác nhau Bảng 3.13 Công thức HPTR rutin sử dụng các CDH khác nhau 35 Bảng 3.14 Kết quả thử độ hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các CDH 35 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  6. khác nhau Công thức các HPTR rutin sử dụng các tỷ lệ Tween 80 khác Bảng 3.15 36 nhau Kết quả thử độ hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ Bảng 3.16 36 Tween 80 khác nhau Bảng 3.17 Kí hiệu và các mức của biến độc lập 38 Bảng 3.18 Kí hiệu và các mức của biến phụ thuộc 38 Bảng 3.19 Thiết kế thí nghiệm cho hệ phân tán rắn rutin 39 Kết quả đánh giá độ hòa tan và hiệu suất của các HPTR rutin Bảng 3.20 40 sau 15 phút thử nghiệm 2 Bảng 3.21 Giá trị Radj của các biến đầu ra 41 Bảng 3.22 Ảnh hưởng của các biến độc lập và các biến phụ thuộc 41 Độ hòa tan của rutin và HPTR của rutin sau 5 và 15 phút thử Bảng 3.23 47 (n=3). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT Tên hình vẽ, đồ thị Trang Hình 1.1 Công thức cấu tạo của rutin 3 Quét độ hấp thụ quang của dung dịch rutin chuẩn ở bước Hình 3.1 24 sóng từ 800 nm đến 200 nm Đồ thị biểu diễn độ hấp thụ quang của rutin theo nồng độ tại Hình 3.2 25 bước sóng 257 nm Hình 3.3 Đồ thị hòa tan của rutin nguyên liệu 26 Hình 3.4 Đồ thị hòa tan của rutin từ HPTR được bào chế theo các 28 phương pháp khác nhau so sánh với rutin nguyên liệu Đồ thị hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ chất Hình 3.5 30 mang PVP K30 khác nhau Đồ thị hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ chất Hình 3.6 31 mang PVP β-CD khác nhau Đồ thị hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ chất Hình 3.7 32 mang PVP HPMC E6 khác nhau Đồ thị hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ chất Hình 3.8 33 mang HPMC E15 khác nhau Đồ thị hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các CDH khác Hình 3.9 35 nhau Đồ thị hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ Tween Hình 3.10 37 80 khác nhau Mặt đáp biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ PVP/Rutin và Hình 3.11 42 Tween/Rutin đến phần trăm rutin hòa tan sau 5 phút Mặt đáp biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ PVP/Rutin và Hình 3.12 42 nhiệt độ đầu vào đến phần trăm rutin hòa tan sau 5 phút Mặt đáp biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ PVP/Rutin và Hình 3.13 43 Tween/Rutin đến phần trăm rutin hòa tan sau 15 phút Mặt đáp biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ PVP/Rutin và Hình 3.14 44 nhiệt độ đầu vào đến hiệu suất phun sấy Hình 3.15 Phổ hồng ngoại của rutin và hệ phân tán rắn của rutin 45 Phân tích nhiệt quét vi sai của rutin và hệ phân tán rắn của Hình 3.16 46 rutin Hình 3.17 Phân tích nhiễu xạ tia X của rutin và hệ phân tán rắn của 46 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  8. rutin Đồ thị biểu diễn phần trăm rutin hòa tan của mẫu nguyên Hình 3.18 47 liệu, mẫu tối ưu thực tế và dự đoán (n = 3) @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  9. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 2 1.1. Tổng quan về Rutin 2 1.1.1 Nguồn gốc 2 1.1.2 Phương pháp chiết suất 2 1.1.3 Tên gọi – công thức phân tử 3 1.1.4 Tính chất hóa lý 3 1.1.5 Định tính rutin 4 1.1.6 Định lượng rutin 4 1.1.7 Dược động học của rutin 5 1.1.8 Tác dụng dược lý của rutin 6 1.1.9 Một số chế phẩm có chứa rutin 7 1.2 Tổng quan về HPTR 8 1.2.1 Khái niệm 8 1.2.2 Cấu trúc hóa lý của hệ phân tán rắn 8 1.2.3 Cơ chế làm tăng độ tan của hệ phân tán rắn 9 1.2.4 Ưu nhược điểm của hệ phân tán rắn 9 1.2.5 Chất mang sử dụng trong hệ phân tán rắn 10 1.2.6 Các phương pháp chế tạo hệ phân tán rắn 11 1.2.7 Phương pháp đánh giá 13 1.3 Phun sấy 14 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  10. 1.3.1 Ưu nhược điểm của quá trình phun sấy 14 1.3.2 Quá trình phun sấy 14 1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phun sấy 14 1.3.4 Ứng dụng của phun sấy 16 1.4 Một số nghiên cứu về hệ phân tán rắn rutin 17 1.4.1 Nghiên cứu trong nước 17 1.4.2 Nghiên cứu ngoài nước 17 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1 Nguyên vật liệu và thiết bị 18 2.1.1 Nguyên vật liệu 18 2.1.2 Thiết bị và dụng cụ 18 2.1.3. Đối tượng nghiên cứu 19 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 19 2.2.1 Phương pháp bào chế hệ phân tán rắn 19 2.2.2 Phương pháp chế tạo hỗn hợp vật lý 20 2.2.3 Phương pháp đánh giá hệ phân tán rắn 21 2.2.4 Phương pháp thiết kế thí nghiệm và tối ưu hóa công thức 23 CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 24 3.1. Nghiên cứu phƣơng pháp bào chế hệ phân tán rắn rutin 24 3.1.1 Định lượng rutin bằng phương pháp đo quang 24 3.1.2 Khả năng hòa tan của rutin nguyên liệu 25 3.1.3 Khảo sát ảnh hưởng của phương pháp bào chế đến một số đặc tính của hệ phân tán rắn 27 3.1.4 Lựa chọn phương pháp để bào chế hệ phân tán rắn 29 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  11. 3.2 Nghiên cứu xây dựng thành phần công thức hệ phân tán rắn rutin 29 3.2.1 Khảo sát sơ bộ khi xây dựng công thức hệ phân tán rắn theo phương pháp phun sấy 29 3.2.2 Thiết kế thí nghiệm 37 3.2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng 41 3.3. Đánh giá đặc tính của hệ phân tán rắn bào chế theo công thức tối ƣu 45 3.4. Bàn luận 48 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  12. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nền Y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và đặc biệt Việt Nam, từ lâu, nụ hoa Hòe được coi là một vị thuốc với rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Tuy nhiên việc sử dụng cũng như hiểu biết trước đó chỉ mang tính kinh nghiệm. Ngày nay, các nhà khoa học với nhiều phương pháp phân tích hiện đại đã chỉ ra rằng: rutin là thành phần hóa học chính trong nụ hoa hòe và có rất nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể như chống oxy hóa, tăng độ bền thành mạch, chống viêm, hạ huyết áp, giảm mỡ máu [21]. Tuy nhiên, việc sử dụng rutin gặp phải một số khó khăn. Một trong những khó khăn chính là do đặc tính phân tử lớn, khó tan dẫn tới sinh khả dụng theo đường uống của rutin thấp, khiến không đáp ứng được các hiệu quả lâm sàng như mong muốn. Vì vậy, cho đến nay, rutin vẫn đang là đối tượng được các nhà khoa học chú trọng nghiên cứu và phát triển với mục đích làm tăng tốc độ hòa tan, tăng sinh khả dụng để sử dụng đạt hiệu quả cao nhất. Với sự phát triển mạnh của công nghệ bào chế, rất nhiều phương pháp khác nhau đã được đưa ra nhằm khắc phục nhược điểm và nâng cao tối đa hiệu quả sử dụng của rutin, có thể kể đến như: tạo phức với β-cyclodextrin, phức hợp với phospholipid, hệ phân tán rắn, hệ tiểu phân nano . Trong đó, bào chế hệ phân tán rắn được coi là một trong những phương pháp đáng được chú ý với nhiều ưu điểm nổi trội như phương pháp bào chế đơn giản, cải thiện tốt độ tan, tốc độ hòa tan, làm tăng tính thấm qua màng sinh học của dược chất ít tan, làm tăng sinh khả dụng .[41]. Vì vậy, với mong muốn cải thiện độ hòa tan của rutin chúng tôi tiến hành ―Nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn rutin‖ với mục tiêu: 1. Bào chế và đánh giá được một số đặc tính của hệ phân tán rắn rutin. 2. Tối ưu hóa được công thức và một số thông số của quá trình bào chế hệ phân tán rắn rutin. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 1
  13. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về Rutin 1.1.1 Nguồn gốc Rutin là một flavonoid thuộc nhóm flavon được phân lập đầu tiên vào năm 1842 từ cây Cửu lý hương (Ruta graveolen) bởi Veyss [10]. Đến năm 1904 Schnidt mới xác định rõ công thức hóa học của rutin [5]. Đến năm 1962, rutin đã được tổng hợp toàn phần. Rutin được tìm thấy trong rất nhiều cây thuộc các họ thực vật khác nhau với hàm lượng khác nhau. Một số cây có hàm lượng rutin lớn như: Tam giác mạch (Fagopyrum esculentum Moench) trong hoa có khoảng 4%, và thân cây 6,83%, Dâu tằm (Morus alba L.) trong lá có khoảng 6%, Cà chua (Lycopersicon esculentum Miller) trong lá có khoảng 2,4% [22]. Đặc biệt, tại Việt Nam, trong nụ hoa hòe (Sophora japónica L) hàm lượng rutin định lượng được rất cao lên tới 20%. 1.1.2 Phƣơng pháp chiết suất Phương pháp chiết xuất rutin chủ yếu dựa trên tính tan khác nhau của rutin trong các dung môi khác nhau. Một số phương pháp chiết xuất thường dùng như: Phương pháp chiết bằng nước: - Chiết bằng nước sôi: phương pháp này dựa vào độ tan khác nhau của rutin trong nước sôi và nước lạnh, có thể chiết bằng áp suất thường hoặc áp suất cao. Dùng nước sôi để chiết rutin trong hoa hòe, dịch chiết để nguội sẽ có tủa rutin, lọc lấy tủa thu được rutin. - Chiết bằng kiềm loãng: dựa vào cấu trúc nhóm chức –OH phenol tự do ở vị trí thứ 3’, 4’ tạo muối dễ tan trong môi trường kiềm. Dùng nước kiềm để chiết rutin, sau đó acid hóa lại dịch chiết để rutin kết tủa, lọc lấy tủa thu được rutin.Có thể chiết bằng kiềm nóng hoặc kiềm nguội và các loại kiềm khác nhau và nồng độ khác nhau. Phương pháp chiết bằng cồn: - Chiết bằng cồn: phương pháp này dựa trên độ tan khác nhau của rutin vào cồn sôi và cồn lạnh. Dùng cồn sôi để chiết rutin, dịch chiết đem cô đặc sau đó để nguội rutin sẽ kết tủa, lọc lấy tủa thu rutin. Thường dùng ethanol là chủ yếu [2]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 2
  14. 1.1.3 Tên gọi – công thức phân tử Hình 1.1: Công thức cấu tạo của rutin - Công thức hóa học: C27H30O16. - Tên theo IUPAC: 2-(3,4-dihydroxyphenyl)-5,7-dihydroxy-3- {((2S,3R,4S,5S,6R)-3,4,5-trihydroxy-6-({((2R,3R,4R,5R,6S)-3,4,5- trihydroxy-6-methyloxan-2-yl)oxy}methyl)oxan-2-yl)oxy}-4H-chromen-4- on Hoặc: 2-(3,4-dihydroxyphenyl)-5,7-dihydroxy-3-(α-L-rhamnopyranosyl- (1→6)-β-D-glucopyranosyloxy)-4H-chromen-4-one. - Tên gọi khác: Quercetin-3-rutosid, Eldrin, Oxerutin, Quercetin-3- rhamnoglucosid, Rutosid, Sclerutin, Sophorin. 1.1.4 Tính chất hóa lý - Bột kết tinh màu vàng hay vàng lục, không mùi, khi bay hơi có mùi đặc trưng. Để ra ánh sáng màu có thể sẫm lại. - Tinh thể kết tinh ngậm 3 nước và chuyển sang dạng khan khi sấy 12 giờ ở 110oC và 10 mmHg [1]. - Rutin khan màu nâu, có tính hút tẩm. - Nhiệt độ nóng chảy: 183-194oC, kèm thủy phân. - Tính tan + Tan trong methanol và trong các dung dịch kiềm. + Hơi tan trong ethanol. + Không tan trong nước và dicloromethan [4]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 3
  15. 1% - Phổ của rutin có max = 362,5nm và 258 nm, ở λ= 362,5 thì có E 1cm = 325 (ethanol) 1.1.5 Định tính Rutin Phương pháp A: So sánh phổ hồng ngoại với phổ chuẩn [4]. Phổ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của rutin chuẩn. Phương pháp B: Đo quang [4]. - Hòa tan 50.0 mg chế phẩm trong methnol và pha loãng thành 250.0 ml với cùng dung môi, lọc nếu cần. Pha loãng 5,0 ml dung dịch này thành 50.0 ml bằng methanol. Đo phổ hấp thụ tử ngoại trong khoảng từ 210 nm đến 450 nm, dung dịch phải cho hai cực đại hấp thụ ở 257 nm và 358 nm. Độ hấp thu riêng ở bước sóng cực đại 358 nm phải từ 305 đến 330, tính theo chế phẩm khan. Phương pháp C: Phương pháp sắc ký lớp mỏng [4]. - Bản mỏng: Silica gel G. - Dung môi khai triển: N – butanol – acid acetic khan – nước – methyl ethyl ceton – ethyl acetat (5 : 10 : 10 : 30 : 50) - Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong methanol và pha loãng thành 10.0 ml với cùng dung môi. - Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 25 mg Rutin chuẩn trong methanol và pha loãng thành 10.0 ml với cùng dung môi. - Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí. Phun lên bản mỏng hỗn hợp gồm 7.5 ml dung dịch Kali fericyanid 1% (Thuốc thử) và 2.5 ml dung dịch FeCl3 10.5% (Thuốc thử). Quan sát bản mỏng trong vòng 10 phút. Vết chính trên sắc ký đồ thu được dung dịch thử tương ứng về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu. Phương pháp D: [4]. - Hòa tan 10 mg chế phẩm trong 5 ml ethanol 96% (Thuốc thử). Thêm 1 g kẽm (Thuốc thử) và 2l dung dịch acid hydrochloric 25% (Thuốc thử), sẽ xuất hiện màu đỏ. 1.1.6 Định lƣợng Rutin Phương pháp cân [38]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 4
  16. - Nguyên tắc: Chiết xuất rutin bằng cồn sau đó thủy phân rutin bằng dung dịch acid H2SO4 loãng thu được quercetin, lọc lấy kết tủa, sấy rồi cân và tính ra hàm lượng rutin Phương pháp đo màu [9]. - Nguyên tắc: Dựa vào màu khi cho Rutin chuẩn và mẫu thử cùng tác dụng với AlCl3, hoặc tiến hành phản ứng cyanidin rồi đo màu. So sánh màu của mẫu thử và Rutin chuẩn đã biết nồng độ, từ đó suy ra nồng độ của Rutin trong mẫu thử Phương pháp quang phổ. - Nguyên tắc: Dựa trên cơ sở của định luật Lambert – Beer để xác định nồng độ các chất bằng cách đo độ hấp thụ: C = Trong đó : C: là nồng độ của chất cần đo l: là chiều dày của lớp dung dịch (cm) A: Độ hấp thụ của dung dịch đo ở bước sóng cực đại : Hệ số hấp thụ của dung dịch 1% (kl/tt), chiều dày của dung dịch là 1cm khi đo ở bước sóng cực đại 1% - Phổ UV của rutin khi hòa tan trong ethanol ở max = 362,5nm là E 1cm = 325. Trên cơ sở đó xây dựng đường tuyến tính biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ Rutin. Đo độ hấp thụ của mẫu thử, đối chiếu với đường chuẩn tính được hàm lượng Rutin trong mẫu thử Phương pháp đo iod. Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao [6]. 1.1.7 Dƣợc động học của rutin Dược động học của rutin hiện nay vẫn đang được nghiên cứu. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sau khi hấp thu qua đường tiêu hóa, rutin được chuyển hóa thành quercetin. Quercetin và dạng liên hợp của nó được chuyển qua gan và thực hiên vòng chuyển hóa đầu tiên. Sản phẩm chuyển hóa có thể bao gồm isorhanetin, kaempferol và tamarixetin. Quercetin từ gan có thể phân bố khắp nơi trong cơ thể và được vận chuyển bởi albumin huyết tương [45]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 5
  17. 1.1.8 Tác dụng dƣợc lý của rutin Tác dụng chống oxy hóa Rutin là một chất chống oxy hóa phenolic với khả năng lấy đi các gốc tự do superoxid và tạo phức chelat với các ion kim loại. Hoạt tính oxy hóa của rutin là do phần aglycol – Quercetin là sản phẩm chuyển hóa của rutin trong quá trình tiêu hóa. Thông thường, rutin được sử dụng như một thuốc chống viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng .Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy rutin còn có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, cao huyết áp, và tăng cholesterol nhờ vào khả năng chống oxy hóa của nó Tác dụng trong điều trị đái tháo đƣờng Rutin làm giảm lượng Glucose bằng cách làm tăng tiết insulin.Đồng thời làm tăng chuyển hóa glucose ở tế bào gan, tăng sự hấp thu glucose trong cơ và mô mỡ, do đó ngăn ngừa sự tăng đường huyết. Đồng thời rutin có khả năng chống lại streptozotocin (STZ), bảo vệ các tế bào β tuyến tụy bằng cách giảm stress oxy hóa. Rutin còn có tác dụng điều trị biến chứng đục thủy tinh thể trong đái tháo đường bằng cách là loại bỏ các gốc tự do, chống lại sự thoái hóa các tế bào thần kinh. Ngoài ra, rutin cũng có lợi trong việc điều trị sự suy giảm tinh trùng, tổn thương tinh hoàn do tiểu đường gây ra [11, 31]. Tác dụng chống ung thƣ Nhiều nghiên cứu trên cả in vitro và invivo đã chỉ ra rằng ruitn có tác dụng chống ung thư. Nhiều cơ chế đã được xác định bao gồm khả năng bất hoạt các chất gây ung thư, chống sự lan truyền, ức chế sự hình thành hạch, chống oxy hóa, khả năng bắt giữ các tế bào hoặc là kết hợp các cơ chế trên. Trong một nghiên cứu invivo, Alonso-Castro, Domínguez và García- Carrancá (2013) đã quan sát thấy rằng rutin thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư đại tràng (SW480) tuy nhiên không gây độc đối với các tế bào bình thường. Nasiri và cộng sự (2016) cũng đã chứng minh được rằng việc sử dụng rutin với 5-FU và / hoặc oxaliplatin hiệu quả hơn so với việc chỉ sử dụng riêng lẻ các thuốc trên để điều trị tế bào ung thư đại tràng. Trong một nghiên cứu khác, Chen và cộng sự (2013) đã nghiên cứu tác dụng chống ung thư biểu mô của rutin. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 6
  18. Họ phát hiện ra rằng rutin ức chế đáng kể sự tăng trưởng của các tế bào LAN-5 và khả năng hóa ứng động. Những kết quả này cho thấy rutin có thể phát triển trở thành một tiền chất mới trong các liệu pháp điều trị ung thư [21]. Tác dụng trên hệ tim mạch Rutin là Bioflavonoid, có hoạt tính của vitamin P làm tăng sức bền và tính đàn hồi của thành mạch [3, 8, 9]. Rutin ức chế kết tập tiểu cầu, cũng như giảm tính thấm mao mạch, và cải thiện lưu thông máu. Rutin có thể cải thiện chức năng nội mô bằng cách gia tăng sản xuất oxit nitric trong các tế bào nội mô của con người. Oxit nitric có vai trò làm giãn nở các mạch máu, nó giúp kiểm soát sự lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rutin có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông, do đó có thể được sử dụng để điều trị bệnh nhân có nguy cơ bị các cơn đau tim và đột quỵ. Tác dụng chống viêm Rutin có thể dùng để điều trị các bệnh viêm thông qua sự ức chế của protein HMGB1, được tiết ra bởi các tế bào miễn dịch, có tác dụng như 1 cytokin trung gian làm giảm viêm. Rutin có khả năng phòng và chữa bệnh viêm kết ruột với cơ chế có thể giải thích là do rutin làm tăng nồng độ glutathion liên kết, làm giảm các chuỗi oxy hóa gây viêm. Ngoài ra, ruitn còn được sử dụng làm thuốc chữa dị ứng, thuốc chữa trị và chống thấp khớp, ngoài ra còn dùng trong trường hợp da bị tổn thương, chóng liền sẹo [8, 20, 24]. 1.1.9 Một số chế phẩm có chứa Rutin Rutin được bào chế dưới các dạng thuốc khác nhau dạng viên hay dạng hòa tan trong nước dùng đường uống. Dạng viên: viên bao phim: Rutin. Mevon 500, Ido rutin, Vinca rutin (phối hơp vincamin và rutin), viên bao đường: Rutin C (phối hợp Rutin và vitamin C). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 7
  19. Dạng hòa tan trong nước: rutin thường được chuyển thành dạng muối hoặc chất dẫn dễ tan trong nước như morpholylethylrutosid, rutosid, natripropylsulionat Rutin có thể được bào chế ở dạng đơn chất hoặc phối hợp với các hoạt chất khác nhằm đáp ứng các mục tiêu điều trị khác nhau: Dạng đơn: viên MEVON (Mekopharma), viên Rutin 500mg, Rutin Powder Dạng phối hợp: - Phối hợp vitamin C: Biệt dược Rutin C (XNDPTW 120), RUTASCOBIN (Hungari). Được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ, các trường hợp có tổn thương mao mạch, rồi loạn tính thấm mao mạch nhất là xuất huyết dưới da, võng mạc, xuất huyết có liên quan đến xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. - Phối hợp với Cyclendelat: Biệt dược VASCUNORMYL với tác dụng giãn mạch, chống co thắt các sợi cơ trơn của tiểu động mạch và tăng cường sức bền thành mạch. 1.2 Tổng quan về HPTR 1.2.1 Khái niệm Hệ phân tán rắn được nghiên cứu đầu tiên vào năm 1961 bởi Sekiguchi và Obi, đến năm 1971 Chiou và Riegelman định nghĩa: ―Hệ phân tán rắn là hệ phân tán một hay nhiều dược chất trong chất mang rắn được chế tạo bằng phương pháp đun chảy, dung môi hay đun chảy - dung môi‖ [17]. Trong đó, dược chất ít tan được phân tán vào trong chất mang và tồn tại dưới dạng các phân tử riêng biệt, các hạt vô định hình, hoặc các hạt tinh thể [41]. 1.2.2 Cấu trúc hóa lý của hệ phân tán rắn Dựa vào tương tác giữa dược chất với chất mang, có thể chia HPTR thành 6 cấu trúc: - Hỗn hợp eutecti đơn giản. - Dược chất tồn tại kết tủa vô định hình trong chất mang kết tinh. - Có cấu trúc kép của cả dung dịch hay hỗn dịch rắn. - Tạo thành hợp chất hoặc phức chất mới. - Phức hợp giữa dược chất và chất mang. - Dung dịch rắn có dược chất được phân tán ở mức độ phân tử trong chất mang. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 8
  20. 1.2.3 Cơ chế làm tăng độ tan của hệ phân tán rắn Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, HPTR giúp làm tăng sinh khả dụng cho dược chất ít tan bằng cách làm tăng độ tan và tốc độ hòa tan. Cơ chế giúp HPTR tăng độ tan bao gồm: - Giảm kích thước tiểu phân dược chất, có thể đạt tới mức độ phân tử. Dược chất được phân tán ở mức độ cực kì mịn, thậm chí ở mức độ phân tử nếu hệ có cấu trúc dung dịch rắn. Sự giảm kích thước tiểu phân trong HPTR ưu việt hơn so với bột siêu mịn, do không có sự kết tụ của tiểu phân mịn với nhau dưới tác động của lực Val der Waals do có mặt chất mang bao quanh các tiểu phân dược chất, tạo ra diện tích bề mặt hòa tan lớn hơn sau khi chất mang được hòa tan. - Thay đổi và tăng tính thấm của dược chất khi HPTR có mặt của chất diện hoạt. - Tăng độ xốp, tăng khả năng thấm ướt. - Thay đổi trạng thái dược chất, chuyển từ dạng tinh thể thành dạng vô định hình làm tăng độ tan, do không cần cung cấp năng lượng lớn để phá vỡ mạng tinh thể [39]. 1.2.4 Ƣu nhƣợc điểm của hệ phân tán rắn a) Ưu điểm - Ưu điểm nổi trội của HPTR đó là làm tăng sinh khả dụng cho nhiều dược chất kém tan nhờ vào các cơ chế làm tăng độ hòa tan như giảm kích thước tiểu phân, tăng tính thấm, chuyển trạng thái dược chất thành vô định hình - Sự bao quanh của chất mang xung quanh dược chất giúp ổn định dược chất hơn b) Nhược điểm Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, nhưng HPTR cũng gặp phải một số vấn đề: - Độ ổn định là nhược điểm chính của HPTR.Sự tái kết tinh từ dạng vô định hình trong quá trình bảo quản dẫn tới làm giảm độ tan và tốc độ hòa tan. - Các tính chất hóa lý của hệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Với phương pháp đun chảy các yếu tố ảnh hưởng có thể là nhiệt độ đun nóng, thời gian đun nóng, phương pháp làm lạnh , còn đối với phương pháp dung môi thì là tỉ lệ dược chất /dung môi, loại dung môi, kĩ thuật loại bỏ dung môi - Mối tương quan giữa in vivo và in vitro thấp. - Sự tái kết tủa của dược chất do hiện tượng quá bão hòa khi hòa tan [41]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 9
  21. 1.2.5 Chất mang sử dụng trong hệ phân tán rắn a) Yêu cầu đối với chất mang. Các chất mang trong HPTR có đặc điểm chung là dễ tan trong nước, có nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp, không bị phân hủy ở nhiệt độ cao, bền vững về mặt nhiệt động học, dễ tan trong dung môi hữu cơ, dễ loại dung môi ngay cả khi dung dịch có độ nhớt cao. Đồng thời, để ngăn cản sự tái kết tinh, chất mang được lựa chọn là những polyme phù hợp có: + Nhiệt độ chuyển hóa thể tinh (Tg) cao, để làm tăng Tg cho hỗn hợp + Tương tác mạnh với dược chất. + Tính hút ẩm thấp [41]. b) Một số chất mang thường sử dụng. Polyethylen glycol (PEG) Polyethylen glycol (PEG) là các polyme của ethylen oxid, với khối lượng phân tử khác nhau. Để sản xuất HPTR, PEG thường được sử dụng với những tính chất chung sau: - Khối lượng phân tử thường được sử dụng nhiều nhất là PEG 4000 – 6000. - Tan tốt trong nước và nhiều dung môi hữu cơ. - Nhiệt độ nóng chảy thấp, hầu hết dưới 65oC (thích hợp với phương pháp đun nóng chảy) [42]. - Có khả năng cải thiện tính thấm ướt cho dược chất [26]. Một số dược chất sử dụng PEG làm chất mang trong HPTR như : ketoprofen [30], oxazepam [23], nifedipin [36]. Polyvinyl pyrolidon (PVP) PVP có trọng lượng phân tử dao động từ 2500 đến 3000 000 và được phân loại theo giá trị K. Ví dụ như PVP K30 thì có trọng lượng phân tử tương ứng là 50000, PVP K25 là 30000 [43]. Tính chất chung của PVP: - Tan tốt trong nước và nhiều dung môi hữu cơ (thích hợp với phương pháp dung môi). - Nhiệt độ nóng chảy cao (khoảng 270oC). - Nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh (Tg) cao. - Có thể cải thiện khả năng thấm ướt cho dược chất. - Có tính hút ẩm mạnh. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 10
  22. Một số dược chất sử dụng PVP làm chất mang trong HPTR như: ketoprofen [46], andrographolid [13]. Hydroxypropylmethylcellulose (HPMC) HPMC là hỗn hợp ete của cellulose, trong đó 16,5-30% các nhóm hydroxyl được methyl hóa và 4-32% là dẫn xuất với các nhóm hydroxypropyl. Các HPMC hầu hết đều hòa tan được trong nước, hỗn hợp ethanol với dichloromethane và methanol với dichloromethan [44]. β-cyclodextrin Đặc trưng quan trọng nhất của β-CD là có khả năng tạo thành phức chất lồng làm tăng độ tan cho dược chất ít tan. Không có liên kết cộng hóa trị hay liên kết mới nào được hình thành trong quá trình tạo phức [29]. Cho tới nay, có nhiều nghiên cứu sử dụng β-CD là chất mang để bào chế HPTR cải thiện độ tan và độ hòa tan của một số dược chất ít tan như: sylimarin [18], domperidon [37] 1.2.6 Các phƣơng pháp chế tạo hệ phân tán rắn Có rất nhiều phương pháp để bào chế HPTR, một số những phương pháp phổ biến thường được sử dụng bao gồm: a) Phương pháp đun chảy Phương pháp tạo HPTR cơ bản nhất lần đầu tiên được Sekiguchi và Obi sử dụng là đun chảy. Cách tiến hành: - Dược chất và chất mang cùng được đun nóng chảy tại cùng một nhiệt độ. - Sau đó làm lạnh đột ngột để tạo hệ chất rắn. (có thể làm lạnh bằng nhiều cách khác nhau như bằng nước đá [17], ngâm trong nito lỏng [47], hoặc phun hỗn hợp nóng chảy vào một môi trường có nhiệt độ thấp hơn điểm nóng chảy của chất mang [12]. - Phân chia tới kích thước xác định. Ưu điểm: - Dễ dàng thực hiện, không đòi hỏi kĩ thuật cao. - Không yêu cầu dung môi. Nhược điểm: - Phạm vi áp dụng bị hạn chế, chỉ áp dụng khi dược chất bền với nhiệt, chất mang có điểm nóng chảy thấp. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 11
  23. - Dược chất có thể bị phân hủy hoặc bay hơi. - Có thể xảy ra sự tách pha khi làm lạnh. Chất mang: Thường sử dụng PEG 4000, PEG 6000, Urea. Do còn nhiều hạn chế, phương pháp đun chảy đã được cải tiến thành đùn nóng chảy với việc dược chất được phân tán vào chất mang nhờ 1 máy đùn. Ưu điểm chính của đùn nóng chảy là dược chất dễ dàng phân tán vào chất mang hơn và hỗn hợp dược chất, chất mang chỉ phải chịu đựng nhiệt độ cao trong khoảng 1 phút [32]. b) Phương pháp dung môi Việc khám phá ra phương pháp dung môi đã giúp giải quyết nhiều vấn đề cho phương pháp đun chảy. Cách tiến hành: + Dược chất và chất mang được hòa tan vào lượng tối thiểu dung môi thích hợp. + Loại bỏ dung môi (có rất nhiều cách để loại bỏ dung môi như cô quay [33], phun sấy [15], đông khô [27], sấy chân không [19] ) + Phân chia tới kích thước xác định. Ưu điểm: + Tránh được sự phân hủy hoặc bay hơi của dược chất do nhiệt độ cao. + Phạm vi áp dụng cho dược chất và chất mang rộng. Nhược điểm: + Hầu hết các dung môi hữu cơ được sử dụng đều có vấn đề về độc tính, vì vậy việc loại bỏ hoàn toàn dung môi là rất quan trọng. + Có thể xảy ra hiện tượng tách pha khi loại bỏ dung môi [41]. Chất mang: + Chất mang có điểm nóng chảy cao không áp dụng được phương pháp đun chảy như: PVP, polysaccarid [26]. Loại dung môi: + Tùy thuộc vào tính tan của chất mang và dược chất mà lựa chọn dung môi sao cho phù hợp, cũng có thể phối hợp dung môi với nhau. Các dung môi thưởng được sử dụng là ethanol, chloroform, dicloromethan hoặc hỗn hợp loại dung môi này. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 12
  24. c) Phương pháp nghiền Phương pháp: Nghiền hỗn hợp dược chất và chất mang với một lượng tối thiểu chất lỏng thích hợp trong một thời gian dài bằng chày cối hoặc máy nghiền để thu được khối nhão. Làm khô khối bột nhão, nghiền và rây thu được hạt có kích thước thích hợp. Áp dụng: Khi không thể đun chảy hay không chọn được dung môi để hòa tan dược chất và chất mang. 1.2.7 Phƣơng pháp đánh giá Có nhiều phương pháp đánh giá HPTR [7, 14]: - Phương pháp phân tích nhiệt: phân tích nhiệt vi sai và kính hiển vi bàn soi nóng. - Đo nhiệt hòa tan hoặc nhiệt nóng chảy để tính sự thay đổi entropy - Phổ nhiễu xạ tia X - Quang phổ hồng ngoại - Soi kính hiển vi: kính hiển vi phân cực và kính hiển vi điện tử quét. - Thử độ hòa tan Trong các phương pháp trên thì các phương pháp phân tích nhiệt (DSC), phổ nhiễu xạ tia X, phổ hồng ngoại và tốc độ GPDC là quan trọng nhất đối với HPTR [40]. - DSC: xác định dược chất ở trạng thái tinh thể hay vô định hình và xác định cấu trúc HPTR là dung dịch rắn hay hệ phân tán, không phát hiện được dạng tinh thể dưới 2%. - Phổ nhiễu xạ tia X: xác định dược chất ở trạng thái tinh thể hay vô định hình, không phát hiện được tinh thể dược chất dưới 5 - 10 %. - Phổ hồng ngoại: xác định liên kết hay tương tác giữa dược chất và tá dược trong HPTR. - Tốc độ GPDC: không chứng minh được sự hình thành nên được HPTR nhưng chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ về trạng thái phân bố dược chất. Độ hòa tan dược chất trong HPTR tăng phụ thuộc vào trạng thái vật lý, sự phân bố của dược chất trong chất mang ở mức độ phân bố phân tử, phương pháp bào @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 13
  25. chế, tương tác giữa dược chất và tá dược cũng như đặc tính của chất mang. Tốc độ GPDC của HPTR được so sánh với dược chất ban đầu để chứng minh HPTR có làm tăng độ tan và tốc độ hòa tan của dược chất hay không? 1.3 Phun sấy 1.3.1 Ƣu nhƣợc điểm của quá trình phun sấy a) Ưu điểm Phun sấy là một kỹ thuật loại bỏ dung môi rất phổ biến trong bào chế HPTR, với nhiều ưu điểm: - Khả năng bay hơi loại bỏ dung môi nhanh chóng, thời gian tiếp xúc với nhiệt ngắn vì vậy giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt độ tới dược chất. - Các tính chất vật lý của sản phẩm như kích thước, độ ẩm, độ trơn chảy có thể kiểm soát bằng cách điều chỉnh các thông số của quá trình như cấu tạo súng phun, tốc độ bơm, nhiệt độ đầu vào . - Dược chất trong HPTR thường ở dạng vô định hình. - Kỹ thuật phun sấy trong thực tế dễ thương mại hóa, mở rộng, sản xuất liên tục, có thể thu hồi dung môi làm tăng hiệu quả về chi phí [41]. b) Nhược điểm - Hiệu suất phụ thuộc vào quy mô sản xuất. Năng suất thấp có thể là do sự mất sản phẩm do bị giữ lại trong buồng phun hoặc các hạt nhỏ (< 2µm) thường bị cuốn theo khí thải thoát ra ngoài. - Khả năng sản xuất các hạt với kích thước nanomet bị giới hạn [35]. 1.3.2 Quá trình phun sấy Quá trình phun sấy cơ bản bao gồm 3 giai đoạn cơ bản : - Giai đoạn 1: phân tán dung dịch lỏng thành các tiểu phân dưới áp lực của súng phun. - Giai đoạn 2: phun dung dịch thành tiểu phân đồng thời với một dòng khí nóng, tiểu phân tiếp xúc với khí nóng và có sự bốc hơi dung môi. - Giai đoạn 3: tách tiểu phân rắn từ dòng khí và tập trung các hạt này trong các buồng chứa. 1.3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình phun sấy Các thông số của quá trình ảnh hưởng tới phun sấy bao gồm [34]: a) N ng độ c a dung d ch phun sấy. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 14
  26. - Nồng độ cao: Giảm được thời gian bốc hơi của dung dịch nhưng lại tăng độ nhớt của nguyên liệu, gây khó khăn cho quá trình phun sấy. - Nồng độ thấp: Tốn nhiều thời gian và năng lượng cho quá trình. b) Tốc độ bơm dung d ch. Tốc độ phun ảnh hưởng tới: - Kích thước giọt và sự phân tán tiểu phân. - Nhiệt độ đầu ra. Khi tốc độ phun tăng thì nhiệt độ đầu ra giảm. c) Nhiệt độ khí đầu vào và đầu ra - Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ ẩm của sản phẩm sau khi sấy phun.Khi cố định thời gian sấy, độ ẩm của bột sản phẩm sẽ giảm đi nếu ta tăng nhiệt độ của tác nhân sấy. - Nhiệt độ thường được điều chỉnh trên điểm sôi của dung dịch phun, nếu nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng tới dược chất. - Nhiệt độ ảnh hưởng tới trạng thái kết tinh hoặc vô định hình của HPTR. Thông thường, nhiệt độ cao sẽ giúp tăng Tg của hợp chất, giảm sự tái kết tinh. d) Tốc độ thổi khí, loại khí thổi - Loại khí thổi có thể ảnh hưởng tới tính chất lý hóa của sản phẩm cuối cùng, các loại khí thổi thông thường là không khí, N2 hoặc CO2. - Tốc độ thổi khí có thể ảnh hưởng tới kích thước của tiểu phân dược chất. e) Loại súng phun Quá trình phân tán chất lỏng thành các tiểu phân sử dụng các dạng năng lượng như li tâm, áp lực, điện, cơ học phụ thuộc vào từng loại súng phun và tốc độ của súng phun ảnh hưởng trực tiếp tới kích thước hạt. Các loại súng phun: - Súng phun li tâm: Chất lỏng được cấp vào gần trục của đĩa, đĩa quay với tốc độ rất cao ( 5000 – 25000 vòng/ phút). Dưới tác động của lực li tâm, chất lỏng bị văng ra với vận tốc rất lớn, kết hợp với sự ma sát của luồng khí sấy, chất lỏng được phân chia thành tiểu phân với kích thước rất nhỏ. - Súng phun động năng: Quá trình phân tán được tạo ra do tương tác giữa chất lỏng với khí nén có tốc độ cao ở đầu súng phun. Khí nén đòi hỏi phải có áp lực lớn từ 200 – 300 kPa. Kích thước hạt phụ thuộc tỉ lệ giữa dòng khí nén và dịch phun. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 15
  27. - Súng phun áp lực: Dung dịch đầu vào được nén bởi một máy bơm và đẩy qua vòi phun với tốc độ cao và phân chia thành các hạt nhỏ như yêu cầu. Kích thước tiểu phân tạo thành tỉ lệ thuận với tốc độ cấp dịch và tỉ lệ nghịch với áp suất nén. 1.3.4 Ứng dụng của phun sấy Tạo hạt Tạo hạt có kích thước đồng đều, hình cầu, tỉ trọng thấp và chịu nén tốt. Do đó sử dụng bào chế các tá dược dập thẳng [16]. Thay đổi thuộc tính pha rắn Tạo ra các tiểu phân hình cầu trơn chảy chịu nén tốt dùng dập thẳng, cấu trúc hạt xốp nên làm tăng độ tan và tốc độ hòa tan của dược chất, làm tăng tỷ lệ và tính ổn định của dạng vô định hình do kết hợp với các chất mang ổn định [16]. Bào chế vi nang Bào chế vi nang là quá trình tạo lớp vỏ polyme bao quanh các tiểu phân hoặc giọt lỏng. Thường được ứng dụng trong: - Thuốc kiểm soát giải phóng của natri diclophenac khi phun sấy với ethyl cellulose. - Tiểu phân bao chứa vitamin C trong nang hỗn hợp eudragit để ổn định tính chất lý hóa tạo mùi thơm che mùi khó chịu [16]. Thiết kế dạng thuốc xông hít Phun sấy kiểm soát được kích thước và tỷ trọng của tiểu phân có thể đạt được do điều chỉnh các thông số như thành phần công thức, tốc độ cấp dịch, loại súng phun, kích thước buồng sấy Ngoài ra nó còn làm chuyển từ dạng kết tinh thành dạng vô định hình do đó cải thiện độ tan của một số dược chất [16]. Bào chế liposome Phương pháp bào chế liposom truyền thống gồm hai giai đoạn: thứ nhất là các lipid được hòa tan trong dung môi hữu cơ dễ bay hơi. Dung môi sẽ bay hơi trong điều kiện nhất định đảm bảo không xảy ra hiện tượng tách pha trong dung dịch (bước sấy thứ nhất). Thứ hai là lipid dạng sấy khô được hydrat hóa trong dung dịch nước có chứa dược chất và hỗn hợp này được sấy khô (bước sấy thứ hai). Phun sấy là một trong những phương pháp có khả năng hoàn thiện một hoặc cả hai bước sấy [16]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 16
  28. 1.4 Một số nghiên cứu về hệ phân tán rắn rutin 1.4.1 Nghiên cứu trong nƣớc Phùng Đức Truyền và cs. đã tiến hành nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn Hydroxybutyl β-Cyclodextrin làm tăng độ tan của rutin. Hệ phân tán rắn rutin được bào chế bằng các phương pháp là trộn khô, nghiền ướt và đồng dung môi. Kết quả nghiên cứu cho thấy Hydroxybutyl β-Cyclodextrin có khả năng tạo phức theo tỷ lệ 1:1, khả năng tạo phức được chứng minh bằng đo nhiệt lượng vi sai DSC, phổ IR và NMR. Độ tan của rutin trong HPTR cao hơn độ tan của rutin nguyên liệu 5,05 lần [10]. 1.4.2 Nghiên cứu ngoài nƣớc V. Koval’skii và cs đã tiến hành bào chế HPTR rutin bằng phương pháp dung môi với hai chất mang là PVP K17 (tỉ lệ là PVP/rutin là 5:1 và 10:1) và PEG 1500 (tỉ lệ PEG/rutin là 4:1) , dung môi là ethanol. Hệ phân tán rắn được đánh giá các tiêu chí về độ hòa tan, phổ hồng ngoại và nhiễu xạ tia X. Kết quả thu được cho thấy HPTR cái thiện đáng kể độ tan của rutin, cao nhất là HPTR với chất mang là PVP K17 (tỷ lệ 5:1). Sau 10 phút, lượng rutin giải phóng nhiều hơn 52 lần so với rutin nguyên liệu. Rutin tồn tại dưới dạng vô định hình trong HPTR. Như vậy, HPTR sử dụng PVP K17 cải thiện được độ tan của dược chất kém tan trong nước [25]. W F Li (2009) đã tiến hành bào chế hệ phân tán rắn rutin với các phương pháp dung môi, phương pháp đun chảy và phối hợp dung môi – đun chảy. Chất mang sử dụng là PEG 6000, PVP, Poloxame 188, HPMC, β-Cyclodextrin với tỷ lệ rutin/ chất mang là 1:9. Dung môi sử dụng là ethanol. Nhiệt độ hòa tan rutin và chất mang là 70oC. Hệ phân tán rắn rutin sau khi bào chế được đánh giá tốc độ hòa tan, phân tích nhiệt vi sai DSC. Kết quả thu được PEG 6000 là chất mang tối ưu giúp hệ phân tán rắn rutin cải thiện độ tan cũng như mức độ hòa tan của rutin [28]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 17
  29. CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên vật liệu và thiết bị 2.1.1 Nguyên vật liệu Bảng 2.1. Nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu STT Tên hóa chất Nguồn gốc Tiêu chuẩn 1 Rutin (hàm lượng >95%) Trung Quốc TCCS 2 PVP K30 Trung Quốc NSX 3 HPMC E6 Trung Quốc NSX 4 HPMC E15 Trung Quốc NSX 5 PEG 6000 Trung Quốc NSX 6 PEG 4000 Trung Quốc NSX 7 Natri lauryl sulfat Trung Quốc NSX 8 Tween 80 Trung Quốc NSX 9 Poloxame 188 Trung Quốc NSX 10 Ethanol Trung Quốc TKHH 11 Methanol Trung Quốc TKHH 2.1.2 Thiết bị và dụng cụ Thiết bị - Cân sấy hàm ẩm XM 60-HR (Precisa) - Bếp đun cách thủy Jencons PLS (Anh). - Máy đo quang UV-2600 Shimadzu (Nhật Bản) - Máy ly tâm EBA 21 (Đức). - Máy đo độ hòa tan Pharmatest PT-DT 70 (Đức) - Hệ thống cất quay Rovapor R- 210, Buchi (Đức) - Tủ sấy Binder (Đức) - Máy khuấy từ gia nhiệt C-MAG IKAMAG HS-7 (Đức) - Cân phân tích AY 129, Shimadzu (Nhật Bản) @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 18
  30. - Máy phun sấy Shanghai YC – 015 (Trung Quốc) - Máy đo phổ hồng ngoại FTIR-600 (Mỹ) - Máy đo phổ nhiễu xạ tia X D8 Advance, Brucker (Đức) - Máy phân tích nhiệt quét vi sai Mettle Toledo AB 204S (Thụy Sĩ) Dụng cụ - Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, ống nghiệm, bình định mức, rây. - Pipet, pipet bầu, micro pipet. - Màng lọc, bình định mức, bể điều nhiệt. 2.1.3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hệ phân tán rắn Rutin. 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Phƣơng pháp bào chế hệ phân tán rắn Có rất nhiều phương pháp để bào chế HPTR chứa rutin. Mỗi một phương pháp lại áp dụng riêng với các chất mang và kỹ thuật khác nhau. Để chọn lựa ra phương pháp nào là phù hợp bào chế HPTR rutin cần khảo sát các HPTR với các phương pháp bào chế khác nhau, tuy nhiên trong phần khảo sát phương pháp bào chế HPTR này một số yếu tố sau được cố định: - Tỷ lệ chất mang và rutin là 5:1 - Dung môi (nếu sử dụng) là ethanol 96%. - Chất mang là các polyme PEG 4000, PEG 6000, β-CD, PVP K30, HPMC E6, HPMC E15 hoặc hỗn hợp chất mang các polyme trên và được sử dụng theo các phương pháp thích hợp như sau: a) Phương pháp đun chảy Phương pháp này được áp dụng với chất mang là PEG 4000, PEG 6000 Cách tiến hành: - Cân dược chất và chất mang theo các tỷ lệ 5:1 - Đun chảy PEG 4000, PEG 6000 trên bếp cách thủy đến khi thu được dung dịch trong suốt. - Cho từ từ rutin vào chất mang đã đun chảy, khuấy đều. - Làm lạnh nhanh bằng nước đá đồng thời khuấy liên tục tới khi hỗn hợp đông rắn lại. - Để ổn định 24 giờ, làm khô trong bình hút ẩm. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 19
  31. - Nghiền nhỏ hệ phân tán rắn thu được, rây qua rây 355. Bảo quản HPTR trong lọ thủy tinh kín, đặt trong bình hút ẩm. b) Phương pháp dung môi Phương pháp dung môi sử dụng chất mang là PVP K30, β-CD, HPMC E6, HPMC E15, Tween 80, Poloxame 188, natri lauryl sulfat với hai cách loại bỏ dung môi khác nhau là cô quay dưới áp suất chân không và phun sấy. Cách tiến hành: - Cân dược chất và chất mang theo các tỷ lệ 5: 1. - Hòa tan chất mang vào một lượng ethanol 96% thích hợp (với tỷ lệ 2g dược chất và 300 ml dung môi). - Thêm rutin vào dung dịch chất mang ở trên, khuấy từ ở 800C trong 2 giờ cho tới khi rutin tan hết. - Loại dung môi theo hai cách: + Cách một: cô quay dưới áp suất chân không với các thông số như sau: Nhiệt độ: 70oC Tốc độ quay: 100 vòng/ phút Thời gian: 30 phút + Cách hai: sấy phun trên máy với các thông số như sau: Nhiệt độ khí đầu vào 1100C; nhiệt độ khí thoát ra 700C Áp lực súng phun 3,5 atm. Tốc độ phun dịch 1200 ml/ giờ. Tốc độ thổi khí: 800 lít/ giờ. - Để ổn định trong bình hút ẩm 24 giờ và bảo quản HPTR trong lọ thủy tinh kín, đặt trong bình hút ẩm. c) Phương pháp xác đ nh hiệu suất phun sấy Hiệu suất phun sấy được tính theo công thức: H=(m1/m2) x 100 (%) Trong đó: m1: khối lượng HPTR rutin thu được (g) m2: khối lượng chất tan có trong dịch phun sấy (g). 2.2.2 Phƣơng pháp chế tạo hỗn hợp vật lý Chế tạo hỗn hợp bột gồm Rutin và các tá dược PVP K30, PEG 4000, β-CD, HPMC E6 hoặc hỗn hợp chất mang các polyme trên với các tỷ lệ: chất mang/ rutin là 5:1, được thực hiện theo các bước như sau: @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 20
  32. Nghiền nhỏ chất mang thành bột mịn, sau đó rây qua rây 180. Cân các thành phần theo công thức. Trộn dược chất và chất mang thành hỗn hợp bột kép theo nguyên tắc trộn đồng lượng. Rây lại qua rây 500 cho đều. Để ổn định trong bình hút ẩm 24 giờ và bảo quản trong lọ thủy tinh kín, đặt trong bình hút ẩm. 2.2.3 Phƣơng pháp đánh giá hệ phân tán rắn a) Hình thức: đánh giá bằng cảm quan. b) Đánh giá tương tác dược chất – tá dược Phƣơng pháp đo nhiệt quét vi sai DSC Sử dụng đĩa nhôm chứa mẫu 40µl, đục thủng nắp, khối lượng mẫu khoảng từ 3 – 7 mg. Nhiệt độ quét từ 50 – 3000C, tốc độ gia nhiệt 100C/phút. Trong quá trình thử, thổi khí nitrogen với lưu lượng 50 ml/phút. Phƣơng pháp đo quang phổ hồng ngoại IR Lấy khoảng 5 -10 mg mẫu đã làm khô, trộn đều và nghiền mịn với KBr, khi được hỗn hợp đồng nhất đem dập thành viên mỏng. Tiến hành quét phổ với viên nén thu được. c) Đánh giá mức độ kết tinh bằng phổ nhiễu xạ tia X Cấu trúc hóa lý của HPTR được xác định bằng phương pháp phổ nhiễu xạ tia X. Nguyên tắc: Khi chùm tia X đập vào mặt tinh thể cấu tạo từ nguyên tử hay ion thì mạng tinh thể đóng vai trò như một cách tử nhiễu xạ đặc biệt. Phần kết tinh tạo ra các đỉnh nhiễu xạ nhọn và hẹp, phần vô định hình lại cho một đỉnh rất rộng. Tỷ lệ giữa các cường độ có thể được sử dụng để tính toán số lượng tinh thể trong hệ. Tiến hành: Mẫu cần phân tích được nghiền mịn và đưa vào thiết bị nhận tia X với các điều kiện cụ thể: Quét mẫu từ góc 5º-50º với tốc độ quay góc θ = 1º/phút, nhiệt độ 25oC Mức độ và cường độ pic trong phổ X-ray thể hiện mức độ kết tinh của rutin trong hệ. d) Đ nh lượng lượng rutin trong hệ phân tán rắn bằng phương pháp đo quang Tìm bƣớc sóng hấp thụ cực đại Cân chính xác khoảng 25 mg rutin chuẩn, hòa tan vào vừa đủ 100 ml methanol. Lấy 10 ml dung dịch trên cho vào bình định mức 100 ml, thêm methanol tới vạch, thu được dung dịch A có nồng độ 25 mg/L. Tiến hành quét độ hấp thụ quang của @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 21
  33. dung dịch A ở dải bước sóng từ 800-200 nm. Từ đó xác định được bước sóng hấp thụ cực đại của rutin dựa vào hình ảnh quang phổ. Dựng đƣờng chuẩn + Mẫu chuẩn: Từ dung dịch A ở trên, pha loãng với methanol thành các dung dịch có nồng độ lần lượt là 5 mg/L; 10 mg/L; 12,5 mg/L; 15 mg/L; 20 mg/L. Đo độ hấp thu quang của các mẫu với mẫu trắng là methanol ở cực đại. Xây dựng đường chuẩn và phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa độ hấp thụ và nồng độ rutin để tính toán. + Mẫu trắng: dung dịch methanol. + Mẫu thử: mẫu thử đem lọc qua màng cellulose acetat 0.45 μm, đem pha loãng bằng methanol ở tỷ lệ nhất định để được nồng độ dung dịch thử trong khoảng 5 đến 20 mg/L. Đo độ hấp thụ quang của mẫu thử ở bước sóng cực đại. e) Đánh giá mức độ và tốc độ hòa tan c a rutin trong hệ phân tán rắn Mức độ và tốc độ hòa tan của rutin nguyên liệu và rutin từ HPTR được xác định bằng phép thử độ hòa tan theo DĐVN IV, thiết bị cánh khuấy với thông số sau: Tốc độ cánh khuấy: 100 ± 2 vòng/ phút. Nhiệt độ môi trường hòa tan 370C ± 0,50C. Môi trường hòa tan: 900 ml nước cất Khối lượng mẫu thử: cân một lượng mẫu là bột rutin nguyên chất hoặc bột HPTR tương ứng với 0,6 g rutin. Cách tiến hành: Cho các mẫu thử vào cốc có chứa môi trường hòa tan, cho máy hoạt động. Sau các khoảng thời gian 5, 10, 15, 30, 60 phút hút mẫu đem định lượng một lần. Mỗi lần hút 10 ml dung dịch thử sau đó bổ sung ngay 10 ml nước cất vào cốc thử độ hòa tan; dung dịch thử hòa tan vừa hút ra được lọc qua màng cellulose acetat 0,45 µm rồi đem định lượng phương pháp đo quang (như phần 2.2.3.c). Hàm lượng rutin đã hòa tan ở lần thứ n được tính theo công thức như sau: Cn = Cn0 + ∑ Ct0 Trong đó: Cn: nồng độ rutin đã hiệu chỉnh ở lần hút thứ n (µg/ml) Cn0: nồng độ rutin định lượng được ở lần hút thứ n (µg/ml) @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 22
  34. V0: thể tích dịch hòa tan đã hút (ml) V: thể tích môi trường hòa tan (ml) Mỗi mẫu thử làm 3 lần lấy kết quả trung bình. f) Mất khối lượng do làm khô c a hệ phân tán rắn Xác định theo phương pháp mất khối lượng do làm khô. Tiến hành trên cân xác định hàm ẩm nhanh. Nhiệt độ đo 1050C. 2.2.4 Phƣơng pháp thiết kế thí nghiệm và tối ƣu hóa công thức Phương pháp bào chế HPTR cho công thức có mức độ và tốc độ hòa tan rutin tốt nhất được lựa chọn làm phương pháp để tiến hành bào chế các HPTR trong phần thiết kế thí nghiệm và tối ưu hòa công thức như sau: Bố trí thí nghiệm bằng phần mềm MODDE 8.0: sử dụng phần mềm MODDE 8.0 (Umetrics Inc, USA) để thiết kế thí nghiệm cổ điển một cách ngẫu nhiên dựa trên nguyên tắc hợp tử tại tâm. Xác định các yếu tố ảnh hưởng và tối ưu hóa công thức: sử dụng phần mềm Form rules v2.0 (Intelligensys Ltd, UK) để phân tích ảnh hưởng của các biến đầu vào và các biến đầu ra. Sử dụng phần mềm INForm v3.1, để tối ưu hóa công thức dựa trên mô hình mạng neuron nhân tạo. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 23
  35. CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Nghiên cứu phƣơng pháp bào chế hệ phân tán rắn rutin 3.1.1 Định lƣợng rutin bằng phƣơng pháp đo quang Xác định điểm hấp thụ cực đại Tiến hành pha dung dịch rutin chuẩn có nồng độ 25 mg/L, đem quét độ hấp thụ quang ở bước sóng từ 800 nm đến 200 nm. Kết quả thu được biểu diễn như hình Hình 3.1 Quét độ hấp thụ quang của dung dịch rutin chuẩn ở bước sóng từ 800 nm đến 200 nm Nhận xét: Nhìn vào quang phổ của rutin, bước sóng cực đại λmax= 257 nm được sử dụng để định lượng rutin. Dựng đƣờng chuẩn Tiến hành pha các mẫu thử có nồng độ lần lượt là 5; 10; 12,5; 15; 20 mg/L, đo độ hấp thụ quang ở bước sóng 257 nm. Kết quả thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.2. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 24
  36. Bảng 3. 1. Độ hấp thụ quang của rutin theo nồng độ tại bước sóng 257 nm Nồng độ (mg/L) 5 10 12,5 15 20 Độ hấp thụ quang (Abs) 0,197 0,386 0,484 0,580 0,751 0.8 y = 0.0371x + 0.0156 0.7 R² = 0.9992 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 Độ hấpthụ quang (Abs) 0 0 5 10 15 20 25 Nồng độ (mg/ L) Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn độ hấp thụ quang của rutin theo nồng độ tại bước sóng 257 nm Nhận xét: R2=0,9992 (>0,995) cho thấy có sự tuyến tính giữa độ hấp thụ quang và nồng độ dung dịch rutin trong khoảng nồng độ 5 mg/L đến 20 mg/L. Phương trình biểu diễn sự tương quan độ hấp thụ quang với nồng độ là: y = 0,0371x + 0,0156 Trong đó: y là độ hấp thụ quang (đơn vị Abs), x là nồng độ rutin (đơn vị mg/L). Kết luận: Như vậy có thể sử dụng phương pháp đo quang để định lượng rutin trong dung dịch ở bước sóng 257 nm và phương trình tuyến tính đã khảo sát ở trên. 3.1.2 Khả năng hòa tan của rutin nguyên liệu Mức độ và tốc độ hòa tan của rutin nguyên liệu ở dạng bột đã nghiền mịn qua rây số 180 trong môi trường nước cất được xác định như phần 2.2.3.d . Kết quả @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 25
  37. thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.2 và hình 3.3 Bảng 3.2: Mức độ và tốc độ hòa tan của bột rutin nguyên liệu Thời gian (phút) % Rutin đã hòa tan 5 10,58±1,32 10 11,10±2,13 15 11,75±1,78 30 12,08±1,28 60 12,17±2,11 18 15 12 9 6 % rutin hòa tan %hòarutin 3 0 0 10 20 30 40 50 60 70 Thời gian (phút) Hình 3.3: Đồ thị hòa tan của rutin nguyên liệu Nhận xét: Rutin sau 60 phút hòa tan được 12,17 % so với lượng ban đầu trong dung dịch. Từ phút 15 đến phút 60 hầu như rutin không được hòa tan hơn đáng kể, điều này cho thấy rutin ít tan và tan chậm. Rutin sơ nước, nổi lên trên bề mặt môi trường hòa tan nên khó thấm dịch và hòa tan ít, do vậy cần cải thiện điều này bằng cách điều chế HPTR sử dụng các chất mang thân nước, chất diện hoạt với phương pháp phù hợp để tăng khả năng thấm ướt môi trường hòa tan và chuyển tinh thể hoạt chất sang dạng vô định hình để cải thiện độ tan. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 26
  38. 3.1.3 Khảo sát ảnh hƣởng của phƣơng pháp bào chế đến một số đặc tính của hệ phân tán rắn HPTR của rutin được bào chế theo nhiều phương pháp khác nhau với việc sử dụng các chất mang khác nhau. Các HPTR bào chế bằng phương pháp đun chảy; dung môi cô quay và phun sấy được bào chế như phần 2.2.1 và hỗn hợp vật lý như phần 2.2.2 theo công thức như bảng 3.3. Bảng 3.3: Công thức HPTR rutin bào chế theo các phương pháp khác nhau (n=3; tỷ lệ DC: chất mang là 1 : 5) Phương pháp Đun chảy Đun chảy Dung môi Dung môi HHVL PEG 4000 PEG 6000 Cô quay Phun sấy Nguyên liệu Rutin (g) 2,021 2,020 2,000 2,050 2,012 PVP (g) 10,02 - 10,02 10,01 PEG 4000 (g) - 10,03 - - - PEG 6000 (g) - - 10,01 - - Ethanol 96% (ml) - - - Vđ vđ Trong quá trình bào chế HHVL và 4 HPTR với công thức như trên theo các phương pháp phù hợp như mục 2.2.2 nhận thấy: - HPTR bào chế bằng phương pháp đun chảy với PEG 4000 và PEG 6000 thì rutin đều không tan hết. Do vậy, trong các HPTR này rutin còn tồn tại ở trạng thái tinh thể nhiều. Đồng thời, việc nghiền hệ phân tán rắn thu được gặp khó khăn do PEG 4000 và PEG 6000 sau khi đun chảy và làm lạnh trở nên rất rắn. - HPTR bào chế bằng phương pháp dung môi: rutin được hòa tan hòan toàn trong ethanol 96% ở 70oC trong vòng 2 giờ. Trong quá trình loại bỏ dung môi bằng hai cách là cô quay và phun sấy thì nhận thấy: + Sử dụng phương pháp loại bỏ dung môi bằng cô quay thì dược chất phải tiếp xúc với nhiệt độ trong thời gian dài (khoảng 40 phút). Sau khi cô quay, việc thu hồi sản phẩm gặp phải khó khăn do sản phẩm bám rất chắc lên thành bình. Đồng thời, vẫn phải dùng chày cối để nghiền nhỏ hệ phân tán rắn thu được. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 27
  39. + Sử dụng phương pháp phun sấy để loại dung môi thì thời gian tiếp xúc với nhiệt của dược chất ngắn, vì quá trình phun sấy là liên tục và sự bay hơi rất nhanh. Sản phẩm lấy ra dễ dàng và ở dạng bột rất mịn. Kết quả đánh giá mức độ và tốc độ hòa tan của các mẫu trong bảng 3.3 được trình bày ở bảng 3.4 như sau: Bảng 3.4: Mức độ và tốc độ hòa tan của HPTR rutin bào chế theo các phương pháp khác nhau (n=3) Thời % rutin đã hòa tan gian Đun chảy Đun chảy Dung môi – Dung môi – HHVL (phút) PEG 4000 PEG 6000 Cô quay Phun sấy 5 21,04± 2,18 26,62± 2,14 24,56± 4,26 39,32± 2,13 44,13± 2,73 10 24,97± 3,03 27,79± 3,13 26,27± 3,25 49,67± 2,47 57,41± 3,02 15 25,11± 4,27 30,43± 3,24 27,53± 4,27 55,95± 4,27 59,88± 3,52 30 26,68± 4,03 32,48± 3,35 31,63± 2,17 57,77± 3,50 60,75± 2,62 60 29,55± 2,73 34,44± 4,53 32,33± 3,63 58,24± 2,83 61,86± 3,12 70 60 50 40 30 % Rutin hòa tan hòa Rutin % 20 10 0 0 10 20 30 40 50 60 70 Thời gian (phút) HHVL Đun chảy PEG 4000 Đun chảy PEG 6000 Dung môi - Cô quay Dung môi - Phun sấy Rutin Hình 3.4: Đồ thị hòa tan của rutin từ HPTR được bào chế theo các phương pháp khác nhau so sánh với rutin nguyên liệu. Nhận xét: @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 28
  40. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi bào chế HPTR chứa rutin bằng các phương pháp khác nhau đều làm tăng mức độ và tốc độ hòa tan của rutin khoảng từ 4 - 5 lần sau 30 phút thí nghiệm so với rutin nguyên liệu, đặc biệt là tốc độ hòa tan của rutin được cải thiện đáng kể ngay sau 5 phút ban đầu (thể hiện ở độ dốc của đường cong hòa tan theo thời gian). Mức độ và tốc độ hòa tan của rutin từ các HPTR và HHVL đều tăng lên là do rutin được phân tán hoặc hòa tan hoặc trộn lẫn vào chất mang rắn thân nước, làm tăng tỷ trọng của HPTR rutin và tăng khả năng thấm ướt môi trường hòa tan. Hơn nữa, trong HPTR rutin ở trạng thái kết tinh có thể chuyển sang trạng thái vô định hình (một phần) nên làm tăng độ hòa tan của hoạt chất theo thời gian. So sánh với mức độ và tốc độ hòa tan của rutin nguyên liệu thì mức độ và tốc độ hòa tan của rutin từ các HPTR và HHVL tăng lên có sự khác nhau theo các phương pháp bào chế khác nhau, theo thứ tự: phương pháp dung môi – phun sấy > phương pháp dung môi – cô quay > phương pháp đun chảy PEG 4000 > phương pháp đun chảy PEG 6000 > HHVL. Điều này có thể do các phương pháp này có lượng rutin kết tinh chuyển sang trạng thái vô định hình khác nhau, độ hòa tan của HPTR tỷ lệ thuận với tỷ lệ tinh thể chuyển dạng sang vô định hình. 3.1.4 Lựa chọn phƣơng pháp để bào chế hệ phân tán rắn Với mục tiêu lựa chọn được phương pháp bào chế HPTR có mức độ và tốc độ hòa tan rutin lớn nhất so với nguyên liệu ban đầu. Kết quả thử độ hòa tan cho thấy HPTR bào chế bằng phương pháp dung môi sau đó phun sấy có độ hòa tan tốt nhất. Hơn nữa, phương pháp phun sấy cũng có rất nhiều ưu điểm như là dễ thực hiện, dễ dàng thu lấy sản phẩm, thời gian thực hiện ngắn và không đòi hỏi kỹ thuật cao, tính liên tục cao dễ nâng cấp quy mô công nghiệp. Do vậy, phun sấy là phương pháp được lựa chọn để bào chế HPTR trong các nghiên cứu tiếp theo. 3.2 Nghiên cứu xây dựng thành phần công thức hệ phân tán rắn rutin 3.2.1 Khảo sát sơ bộ khi xây dựng công thức hệ phân tán rắn theo phƣơng pháp phun sấy 3.2.1.1 Khảo sát ảnh hƣởng của chất mang tới khả năng hòa tan của rutin Từ hoạt chất rutin và các chất mang β-CD; PVP K30; HPMC E15 và HPMC E6 bào chế các HPTR với các tỷ lệ khác nhau là 1/1; 1/2; 1/5 và 1/10 theo phương pháp dung môi – phun sấy (phần 2.2.1.b). Công thức và kết quả thử độ hòa tan của các HPTR như bảng 3.5; 3.6; 3.7; 3.8; 3.9; 3.10; 3.11; 3.12. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 29
  41. Chất mang PVP K30 với các tỷ lệ khác nhau Bảng 3.5: Công thức các HPTR rutin sử dụng các tỷ lệ chất mang PVP K30 khác nhau Mẫu N5 N6 N7 N8 Nguyên liệu Rutin (g) 2,02 2,00 2,02 2,04 PVP K30 (g) 2,05 4,03 10,01 20,00 (DC:PVPK30) (1 : 1) (1 : 2) (1 : 5) (1 : 10) Ethanol 96% (ml) vđ Vđ vđ vđ Bảng 3.6: Kết quả thử độ hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ chất mang PVP K30 khác nhau (n=3) Thời % rutin đã hòa tan gian N5 N6 N7 N8 (phút) 5 33,23±2,57 38,33±2,43 45,13± 2,73 44,56±3,27 10 40,77±3,13 47,98±2,33 57,41± 3,02 54,10±3,02 15 46,41±2,78 51,04±2,50 59,88± 3,52 56,77±2,43 30 52,57±2,16 54,99±3,10 60,75± 2,62 58,07±2,41 60 54,25±3,02 56,14±2,60 61,86± 3,12 59,17±2,29 70 60 50 40 30 % Rutin %Rutin tan hòa 20 10 0 0 10 20 30 40 50 60 70 Thời gian (phút) N5 N6 N7 N8 Hình 3.5: Đồ thị hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ chất mang PVP K30 khác nhau @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 30
  42. Chất mang β-CD với các tỷ lệ khác nhau Bảng 3.7: Công thức các HPTR rutin sử dụng các tỷ lệ chất mang β-CD khác nhau Mẫu N9 N10 N11 N12 Nguyên liệu Rutin (g) 2,00 2,00 2,00 2,02 β-CD (g) 2,01 4,01 10,00 20,03 (DC: β-CD) (1 : 1) (1 : 2) (1 : 5) (1 : 10) Ethanol 96% (ml) vđ vđ vđ vđ Bảng 3.8: Kết quả thử độ hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ chất mang β-CD khác nhau (n=3) Thời gian % rutin đã hòa tan (phút) N9 N10 N11 N12 5 26,62±3,07 35,76±2,03 38,17± 3,15 48,45±3,27 10 27,79±3,24 44,48±3,27 48,70± 2,36 51,81±3,17 15 30,43±3,05 44,25±2,47 50,87± 4.26 52,21±2,63 30 30,48±3,10 49,70±3,20 51,94± 3,52 55,05±2,31 60 31,44±2,90 50,16±2,93 54,34± 2.65 56,35±2,36 60 50 40 30 20 % Rutin tan hòa %Rutin 10 0 0 10 20 30 40 50 60 70 Thời gian (phút) N9 N10 N11 N12 Hình 3.6: Đồ thị hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ chất mang β-CD khác nhau @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 31
  43. Chất mang HPMC E6 với các tỷ lệ khác nhau Bảng 3.9: Công thức các HPTR rutin sử dụng các tỷ lệ chất mang HPMC E6 khác nhau Mẫu N13 N14 N15 N16 Nguyên liệu Rutin (g) 2,00 2,00 2,00 2,00 HPMC E6 (g) 2,00 4,00 10,00 20,00 (DC: HPMC E6) (1 : 1) (1 : 2) (1 : 5) (1 : 10) Ethanol 96% (ml) vđ vđ vđ vđ Bảng 3.10: Kết quả thử độ hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ chất mang HPMC E6 khác nhau (n=3) Thời gian % rutin đã hòa tan (phút) N13 N14 N15 N16 5 12,23±2,23 13,81±3,15 17,98± 4,37 18,84±2,75 10 13,94±2,24 17,81±3,22 20,78± 2,58 22,61±2,52 15 15,43±2,05 18,24±3,60 22,47± 2,64 22,67±2,54 30 30,48±2,30 33,70±3,13 44,89± 2,37 45,72±2,31 60 31,44±2,55 41,16±2,59 47,63±3,56 51,99±2,46 60 50 40 30 20 % Rutin tan hòa %Rutin 10 0 0 10 20 30 40 50 60 70 Thời gian (phút) N13 N14 N15 N16 Hình 3.7. Đồ thị hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ chất mang HPMC E6 khác nhau @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 32
  44. Chất mang HPMC E15 với các tỷ lệ khác nhau Bảng 3.11: Công thức các HPTR rutin sử dụng các tỷ lệ chất mang HPMC E15 khác nhau Mẫu N17 N18 N19 N20 Nguyên liệu Rutin (g) 2,00 2,00 2,00 2,00 HPMC E6 (g) 2,00 4,00 10,00 20,00 (DC: HPMC E6) (1 : 1) (1 : 2) (1 : 5) (1 : 10) Ethanol 96% (ml) vđ vđ vđ vđ Bảng 3.12: Kết quả thử độ hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ chất mang HPMC E15 khác nhau (n=3) Thời gian % rutin đã hòa tan (phút) N17 N18 N19 N20 5 14,23±2,68 15,47±2,45 20,59± 1,58 21,84±3.67 10 17,94±2,48 18,49±2,52 23,96± 2,16 24,61±3,52 15 19,43±2,47 21,44±3,60 24,93± 1,79 26,67±3,45 30 35,48±2,69 43,70±3,13 46,93± 2,48 48,72±3,41 60 41,44±2,83 45,16±2,59 51,71± 3,11 54,99±3,34 60 50 40 30 20 % rutin hòa hòa tan %rutin 10 0 0 10 20 30 40 50 60 70 Thời gian (phút) N17 N18 N19 N20 Hình 3.8: Đồ thị hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ chất mang HPMC E15 khác nhau @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 33
  45. Nhận xét: Từ kết quả và đồ thị thử độ hòa tan của HPTR rutin được bào chế với các chất mang PVP K30, β-CD, HPMC E6 và HPMC E15 với các tỷ lệ khác nhau cho thấy: Tất cả các HPTR với các chất mang và các tỷ lệ khác nhau đều làm tăng mức độ và tốc độ hòa tan của rutin nguyên liệu so với độ hòa tan của rutin nguyên liệu từ 3 - 6 lần sau 30 phút thử nghiệm. Mức độ và tốc độ hòa tan của rutin với chất mang là PVP K30 cao hơn so với HPTR của các chất mang khác ở cùng tỷ lệ. Độ tăng cụ thể là tỷ lệ 5:1 10:1 2:1 1:1. Có thể thấy, độ hòa tan của rutin đạt giá trị cao nhất ở tỷ lệ PVP/rutin =5/1 (cao gấp khoảng gần 6 lần so với rutin nguyên liệu sau 15 phút ) và thấp nhất là tỷ lệ PVP/ rutin =1/1. HPTR với chất mang β-CD cũng làm tăng mức độ và tốc độ hòa tan của rutin, độ tan tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ β-CD/rutin ( cao nhất với tỷ lệ β-CD/rutin = 10/1). Tuy nhiên, độ tan không cao bằng HPTR với chất mang là PVP K30. HPTR với chất mang HPMC E6 và HPMC E15 cũng làm tăng tốc độ của rutin, tuy nhiên ở 15 phút đầu tan rất chậm, do HPMC cần thời gian trương nở, vì vậy sẽ không thích hợp để ứng dụng vào thực tế. Do vậy, chất mang PVP K30 được sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo. 3.2.1.2 Khảo sát ảnh hƣởng của chất diện hoạt dùng trong hệ phân tán rắn đến khả năng hòa tan của rutin Hiện nay xu hướng sử dụng CDH vào bào chế HPTR ngày càng nhiều. Ngoài vai trò làm tăng khả năng thấm ướt và phân tán của tiểu phân trong môi trường hòa tan, tăng độ tan của dược chất, CDH còn làm tăng độ ổn định cho HPTR. Các chất diện hoạt thường được sử dụng để làm tăng tốc độ hòa tan của HPTR là Tween 80, Poloxame 188, Natri lauryl sulfat. Bào chế HPTR với phương pháp dung môi – phun sấy như phần 2.2.1.b trong đó cố định chất mang là PVP K30 với tỉ lệ PVP K30/rutin/CDH = 5/1/0,1. Công thức và kết quả thử độ hòa tan của các HPTR như bảng 3.13 và 3.14. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 34
  46. Bảng 3.13: Công thức HPTR rutin sử dụng các CDH khác nhau Mẫu N21 N22 N23 Nguyên liệu Rutin (g) 2,00 2,00 2,00 PVP (g) 10,00 10,00 10,00 CDH (0,2g) Poloxame 188 Tween 80 SLS Ethanol 96% (ml) vđ vđ vđ Bảng 3.14: Kết quả thử độ hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các CDH khác nhau (n=3) Thời gian % rutin đã hòa tan (phút) N21 N22 N23 5 46,34±2,54 48,57±3,10 54,16±2,43 10 52,32±3,41 58,32±2,76 61,30±3,22 15 60,43±2,12 62,80±2,36 63,92±1,43 30 62,79±1,56 66,61±1,83 64,07±2,94 60 65,65±1,25 67,99±2,15 66,14±3,45 80 70 60 50 40 30 % rutin hòa hòa tan %rutin 20 10 0 0 10 20 30 40 50 60 70 Thời gian (phút) N21 N22 N23 Hình 3.9: Đồ thị hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các CDH khác nhau Nhận xét: Từ bảng hòa tan cho thấy tất cả các chất diện hoạt Poloxame, Tween 80, SLS đều làm tăng mức độ và tốc độ hòa tan của HPTR, do đây đều là những CDH thân @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 35
  47. nước, làm tăng khả năng thấm ướt cho HPTR khi phối hợp. Trong đó, HPTR với CDH là poloxame 188 có độ tan hơi thấp hơn so với HPTR sử dụng CDH là Tween 80 và SLS. HPTR sử dụng CDH là Tween 80 và SLS cho độ tan và tốc độ hòa tan gần như nhau. Tuy nhiên do SLS là chất diện hoạt ion, có khả năng gây ra độc tính nên quyết định lựa chọn Tween 80 cho việc bào chế các HPTR trong phần tối ưu. 3.2.1.3 Khảo sát ảnh hƣởng của tỷ lệ chất diện hoạt dùng trong hệ phân tán rắn đến khả năng hòa tan của rutin Từ hoạt chất rutin, chất mang PVP và chất diện hoạt Tween 80 bào chế các HPTR với các tỷ lệ Tween 80/ rutin khác nhau là 0,05; 0,1; và 0,15 theo phương pháp phun sấy (phần 2.2.2.b). Công thức và kết quả thử độ hòa tan của các HPTR như bảng 3.15; 3.16 và hình 3.10: Bảng 3.15: Công thức các HPTR rutin sử dụng các tỷ lệ Tween 80 khác nhau Mẫu N24 N22 N25 Nguyên liệu Rutin (g) 2,00 2,00 2,00 PVP (g) 10,00 10,00 10,00 Tween 80 (g) 0,1 0,2 0,3 Ethanol 96% (ml) vđ vđ vđ Bảng 3.16: Kết quả thử độ hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ Tween 80 khác nhau (n=3) Thời gian % rutin đã hòa tan (phút) N24 N22 N25 5 45,67±2,10 48,57±3,10 47,96±1,10 10 55,38±1,34 58,32±2,76 53,67±2,37 15 61,15±1,18 62,80±2,36 56,58±2,91 30 63,80±2,32 66,61±1,83 59,02±2,16 60 65,31±1,47 67,99±2,15 62,56±1,38 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 36
  48. 80 70 60 50 40 30 % rutin hòa tan hòa rutin % 20 10 0 0 10 20 30 40 50 60 70 Thời gian (phút) N25 N22 N24 Hình 3.10: Đồ thị hòa tan của rutin từ HPTR sử dụng các tỷ lệ Tween 80 khác nhau Nhận xét: Từ kết quả và đồ thị thử độ hòa tan của HPTR rutin được bào chế với các tỷ lệ chất diện hoạt Tween 80 khác nhau cho thấy Các HPTR với tỷ lệ nào của chất diện hoạt Tween 80 cũng làm tăng mức độ và tốc độ hòa tan của rutin so với độ hòa tan của rutin nguyên liệu từ 4 – 5 lần ngay sau 5 tới 10 phút thử độ hòa tan. Từ kết quả nhận thấy tỷ lệ Tween 80/ rutin = 0,1 cho tốc độ hòa tan lớn hơn so với 2 tỷ lệ còn lại là 0,05 và 0,15. 3.2.2 Thiết kế thí nghiệm Sau khi khảo sát sơ bộ và lựa chọn một số yếu tố thuộc quy trình và thành phần công thức, để thiết kế thí nghiệm chúng tôi chọn các biến đầu vào như sau: Rutin (g) 2 PVP K30 (g) có thể thay đổi từ 6 - 14 Tween 80 (g) có thể thay đổi từ 0,1 - 0,3 Nhiệt độ đầu vào (oC) 90 – 130 Tốc độ bơm dịch (ml/giờ) 1000 – 1400 3.2.2.1. Các biến độc lập Các biến đầu vào được lựa chọn ở bảng 3.17. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 37
  49. Bảng 3.17: Kí hiệu và các mức của biến độc lập Mức Mức Kí Đơn Mức cơ Tên biến định lượng dưới trên hiệu vị bản (0) (-1) (1) Tỉ lệ PVP K30/rutin X1 - 3 5 7 Tỉ lệ Tween 80 /rutin X2 - 0,05 0,10 0,15 o Nhiệt độ đầu vào X3 C 90 110 130 Tốc độ bơm dịch X4 ml/giờ 1000 1200 1400 3.2.2.1 Các biến phụ thuộc Với mục tiêu bào chế được HPTR cải thiện mức độ và tốc độ hòa tan của rutin tinh thể, các biến phụ thuộc được chọn và yêu cầu của chúng được trình bày ở bảng 3.18. Bảng 3.18: Kí hiệu và các mức của biến phụ thuộc Biến phụ thuộc Kí hiệu Đơn vị Yêu cầu % rutin giải phóng sau 5 phút Y5 % Max % rutin giải phóng sau 15 phút Y15 % Max Hiệu suất H % Max 3.2.2.2. Thiết kế thí nghiệm Sử dụng phần mềm MODDE 8.0 để thiết kế thí nghiệm theo thiết kế hợp tử tại tâm, với 4 biến đầu vào cho 24 thí nghiệm và 3 thí nghiệm ở tâm được trình bày ở bảng 3.19. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 38
  50. Bảng 3.19: Thiết kế thí nghiệm cho hệ phân tán rắn rutin Nhiệt độ đầu Tốc độ bơm dịch CT PVP/rutin TWE/rutin vào (oC) (ml/ giờ ) 1 3 0,05 90 1000 2 7 0,05 90 1000 3 3 0,15 90 1000 4 7 0,15 90 1000 5 3 0,05 130 1000 6 7 0,05 130 1000 7 3 0,15 130 1000 8 7 0,15 130 1000 9 3 0,05 90 1400 10 7 0,05 90 1400 11 3 0,15 90 1400 12 7 0,15 90 1400 13 3 0,05 130 1400 14 7 0,05 130 1400 15 3 0,15 130 1400 16 7 0,15 130 1400 17 3 0,1 110 1200 18 7 0,1 110 1200 19 5 0,05 110 1200 20 5 0,15 110 1200 21 5 0,1 90 1200 22 5 0,1 130 1200 23 5 0,1 110 1200 24 5 0,1 110 1000 25 5 0,1 110 1000 26 5 0,1 110 1000 27 5 0,1 110 1000 Tiến hành bào chế HPTR rutin theo phương pháp ghi ở mục 2.2.1.b. Các HPTR rutin được tiến hành thử độ hòa tan theo phương pháp ở mục 2.2.3.d. Kết quả thử độ hòa tan được trình bày ở bảng 3.20. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 39
  51. Bảng 3.20: Kết quả đánh giá độ hòa tan và hiệu suất của các HPTR rutin sau 15 phút thử nghiệm CT Y5(%) Y15(%) H(%) 1 47,37 57,60 36,05 2 50,48 62,57 52,24 3 51,69 61,75 37,24 4 52,78 64,37 54,48 5 45,35 58,89 36,54 6 49,51 60,74 43,79 7 48,69 59,29 35,90 8 50,63 65,76 41,90 9 50,24 60,13 39,51 10 50,91 61,71 53,89 11 49,66 60,67 42,23 12 54,87 64,70 54,66 13 49,57 60,29 39,88 14 47,47 58,07 51,18 15 50,69 62,43 39,88 16 50,18 63,44 51,66 17 53,05 63,04 35,24 18 55,11 64,60 46,42 19 51,51 62,80 40,83 20 53,57 63,20 42,52 21 55,24 65,16 45,56 22 54,23 64,82 36,23 23 55,12 65,07 35,90 24 55,30 65,88 40,33 25 57,42 66,67 44,10 26 56,21 67,38 42,70 27 55,72 67,50 43,28 Nhận xét: Sự thay đổi tỉ lệ các thành phần trong công thức ảnh hưởng lớn đến độ hòa tan rutin trong HPTR. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 40
  52. 3.2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng  Xử lý bằng phần mềm FormRules v2.0. Dữ liệu phân tích bảng ANOVA cho kết 2 quả giá trị Radj của các biến đầu ra như trong bảng 3.21. 2 Bảng 3.21. Giá trị Radj của các biến đầu ra. Các biến đầu ra Y5 Y15 H 2 Giá trị Radj 0,88 0,81 0,98 Nhận xét: 2 Kết quả cho thấy các giá trị Radj ở tất cả các biến đầu ra đều lớn hơn 0,8. Như vậy phương trình hồi quy có thể mô tả mối tương quan của các biến đầu vào và các biến đầu ra.  Ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc sau khi được xử lý bằng phần mềm FormRules v2.0. Kết quả được trình bày ở bảng 3.22. Bảng 3.22: Ảnh hưởng của các biến độc lập và các biến phụ thuộc Biến Tốc độ Tỉ lệ Tỉ lệ Nhiệt độ phụ phun PVP/Rutin Tween/Rutin đầu vào thuộc dịch Y5 + + + - Y15 + + - - H + - + + (+: có ảnh hưởng -: không ảnh hưởng ) Nhận xét: Tỷ lệ PVP/Rutin có ảnh hưởng đến hiệu suất phun sấy, phần trăm rutin hòa tan sau 5 và 15 phút. Tỷ lệ Tween/Rutin không ảnh hưởng tới hiệu suất, nhiệt độ đầu vào không ảnh hưởng tới phần trăm rutin giải phóng sau 15 phút còn tốc độ phun dịch chỉ ảnh hưởng tới hiệu suất sấy phun.  Phân tích ảnh hƣởng của một số yếu tố thông qua mặt đáp Ảnh hưởng c a tỉ lệ PVP/Rutin, tỉ lệ Tween/Rutin, nhiệt độ đầu vào tới phần trăm rutin hòa tan sau 5 phút @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 41
  53. . Hình 3.11: Mặt đáp biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ PVP/Rutin và Tween/Rutin đến phần trăm rutin hòa tan sau 5 phút ( Nhiệt độ đầu vào và tốc độ phun dịch tại tâm lần lượt là 110oC và 1000 ml/giờ) Hình 3.12. Mặt đáp biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ PVP/Rutin và nhiệt độ đầu vào đến phần trăm rutin hòa tan sau 5 phút ( Tỷ lệ Tween/Rutin và tốc độ phun dịch tại tâm lần lượt là 0,1 và 1000 ml/giờ) Nhận xét: Hình 3.11 và 3.12 cho thấy: @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 42
  54. - Khi tăng nhiệt độ đầu vào thì phần trăm rutin giải phóng sau 5 phút giảm, tuy nhiên sự giảm là không nhiều. - Khi tỷ lệ PVP/Rutin từ 3-5 thì phần trăm rutin hòa tan sau 5 phút tỷ lệ thuận với tỷ lệ PVP/Rutin; Ngược lại trong tỷ lệ PVP/Rutin từ 5 - 7 thì phần trăm rutin hòa tan sau 5 phút tỷ lệ nghịch với tỷ lệ PVP/rutin; Điều này có thể do rutin chỉ hòa tan tốt nhất khi tỷ lệ PVP/Rutin là 5, khi tăng tỷ lệ PVP/Rutin thì có thể PVP sẽ cạnh tranh dung môi hòa tan với Rutin do vậy làm giảm khả năng hòa tan của rutin trong nước. - Phần trăm hòa tan rutin sau 5 phút tăng khi tỷ lệ Tween/Rutin tăng, tuy nhiên khi tăng tỷ lệ lớn hơn Tween/Rutin 0,1thì khả năng hòa tan của rutin lại giảm. Nguyên nhân có thể do khi có mặt chất diện hoạt ion hóa Tween 80 trong dung dịch ở nồng độ trên nồng độ micelle tới hạn làm tăng độ tan của rutin. Tuy nhiên khi nồng độ chất diện hoạt cao quá có thể làm thay đổi hình dạng cấu trúc micell làm giảm độ hòa tan của rutin. Ảnh hưởng c a tỉ lệ PVP/Rutin, tỉ lệ Tween/Rutin tới phần trăm rutin hòa tan sau 15 phút. Hình 3.13 : Mặt đáp biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ PVP/Rutin và Tween/Rutin đến phần trăm rutin hòa tan sau 15 phút ( Nhiệt độ đầu vào và tốc độ phun dịch tại tâm lần lượt là 110oC và 1000 ml/giờ). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 43
  55. Nhận xét: Sự ảnh hưởng của tỷ lệ PVP/Rutin và Tween/Rutin đến phần trăm rutin hòa tan sau 15 phút cũng tương tự như ở thời điểm 5 phút. Tuy nhiên phần trăm rutin hòa tan ở 15 phút không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ đầu vào. Ảnh hưởng c a tỉ lệ PVP/Rutin, nhiệt độ đầu vào tới hiệu suất phun sấy Hình 3.14 : Mặt đáp biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ PVP/Rutin và nhiệt độ đầu vào đến hiệu suất phun sấy ( Tỷ lệ Tween/PVP và tốc độ phun dịch tại tâm lần lượt là 0,1 và 1000 ml/giờ). Nhận xét: Hình 3.14 cho thấy hiệu suất phun sấy chịu ảnh hưởng của: - Nhiệt độ đầu vào: theo tỷ lệ nghịch. Nguyên nhân có thể là do ở nhiệt độ đầu vào thấp thì sự bay hơi của dung môi chậm hơn làm tăng kích thước tiểu phân của hệ phân tán rắn, tiểu phân có kích thước lớn hơn sẽ ít bị cuốn theo khí thải ra ngoài môi trường hơn nên làm tăng hiệu suất. - Tỷ lệ PVP/Rutin tỷ lệ thuận từ 3-5 và tỷ lệ nghịch từ 5-7. Nguyên nhân là do lượng PVP tăng thì lượng chất tan có trong các giọt phun sương nhiều tạo ra các bột phun sấy có khối lượng lớn hơn nên hiệu suất tăng. 3.2.4. Lựa chọn công thức tối ƣu để bào chế viên nén Qua kết quả xử lý của phần mềm INForm 3.2 công thức tối ưu thu được như sau: @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 44
  56. PVP / rutin 5,77 Tween 80 / rutin 0,14 Nhiệt độ khí đầu vào 110,05oC Tốc độ bơm dịch 1370,9 ml/giờ. 3.3. Đánh giá đặc tính của hệ phân tán rắn bào chế theo công thức tối ƣu Hình thức: HPTR của rutin có màu vàng, mịn, tơi xốp. Hàm ẩm: 4,58%. Phổ hồng ngoại (FTIR) Hình 3.15 Phổ hồng ngoại của rutin và hệ phân tán rắn của rutin. Nhận xét: Phổ hồng ngoại của rutin có đỉnh hấp thụ đặc trưng cho liên kết O-H tại số sóng 3412,08 cm-1 . Phổ hồng ngoại của hệ phân tán rắn của rutin cho thấy các pic hấp thụ của nhóm hydroxyl (O-H) dịch chuyển sang bước sóng thấp hơn: từ 3412,08 cm-1 sang 3396,64 cm-1. Kết quả trên cho thấy có sự dịch chuyển số sóng nhóm –OH của rutin chứng tỏ đã có sự hình thành liên kết hydro giữa rutin với PVP và Tween 80. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 45
  57. Phân tích nhiệt quét vi sai (DSC) Hình 3.16: Phân tích nhiệt quét vi sai của rutin và hệ phân tán rắn của rutin. Nhận xét: Giản đồ nhiệt của rutin có các pic thu nhiệt 102,96oC; 140,54oC; 166,52oC; 188,95 oC. So sánh phổ nhiệt quét vi sai của hệ phân tán rắn rutin so với rutin cho thấy các pic thu nhiệt của rutin đã không xuất hiện thay vào đó là 1 pic thu nhiệt mới ở 119,13oC. Như vậy rutin trong hệ phân tán rắn đã chuyển từ trạng thái kết tinh sang vô định hình. Phân tích nhiễu xạ tia X Hình 3.17 .Phân tích nhiễu xạ tia X của rutin và hệ phân tán rắn của rutin. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 46
  58. Nhận xét: Phổ nhiễu xạ tia X của rutin có nhiều pic nhiễu xạ, chứng tỏ rutin tồn tại ở trạng thái kết tinh trong khi hệ phân tán của rutin không thể hiện bất kỳ đỉnh đặc trưng nào của rutin. Điều đó chứng tỏ rutin trong hệ phân tán rắn đã chuyển từ trạng thái kết tinh sang trạng thái vô định hình. Tốc độ hòa tan in vitro Độ hòa tan của HPTR rutin theo công thức tối ưu được được so sánh với mẫu rutin nguyên liệu. Kết quả thử độ hòa tan được trình bày ở bảng 3.23 và hình 3.18 Bảng 3.23. Độ hòa tan của rutin và HPTR của rutin sau 5 và 15 phút thử (n=3). Thời gian % rutin đã hòa tan (phút) Nguyên liệu Tối ưu Dự đoán 5 10,58±1,32 54,89 54,25±0,95 15 11,75±1,78 65,22 63,47±2,21 70 60 50 40 30 % Rutin tan hòa %Rutin 20 10 0 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Thời gian (phút) Nguyên liệu Tối ưu Dự đoán Hình 3.18. Đồ thị biểu diễn phần trăm rutin hòa tan của mẫu nguyên liệu, mẫu tối ưu thực tế và dự đoán (n = 3) Nhận xét: Kết quả cho thấy độ hòa tan của HPTR rutin cao gấp rutin nguyên liệu 5,13 lần sau 5 phút, còn sau 15 phút thì cao gấp 5,40 lần. Đồ thị hòa tan của hệ phân tán rắn rutin theo công thức tối ưu và dự đoán khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 47
  59. 3.4. Bàn luận Hệ phân tán rắn rutin có thể được bào chế bằng một số phương khác nhau như đun chảy, đùn nóng chảy, nghiền, dung môi Trong nghiên cứu này, HPTR rutin bào chế bằng phương pháp phun sấy có nhiều ưu điểm so với các phương pháp như sự bốc hơi dung môi rất nhanh dẫn đến sự chuyển dạng rất nhanh từ dung dịch dược chất-chất mang sang dạng rắn và chuyển dạng dược chất từ trạng thái kết tinh sang trạng thái vô định hình giúp cải thiện độ hòa tan của dược chất. Phương pháp này còn tạo ra bột phun sấy có KTTP bé, độ xốp cao do vậy cũng góp phần tăng tốc độ hòa tan, tăng sinh khả dụng. Ngoài ra, phun sấy là phương pháp phổ biến nhất để bào chế HPTR ở quy mô công nghiệp vì có khả năng sản xuất liên tục, có thể thu hồi dung môi giảm giá thành sản xuất. Các chất mang được sử dụng trong bào chế HPTR rutin là β-CD, PVP K30, HPMC E6, HPMC E15. Đây đều là các polyme thân nước có vai trò làm tăng độ tan và tốc độ hòa tan cho rutin. Chất diện hoạt đã được phối hợp vào HPRT với mục đích tăng sự thấm ướt của môi trường với dược chất, ngăn cản quá trình kết tủa dược chất do hiện tượng quá bão hòa bằng cách tạo ra cấu trúc micell bao bọc lấy dược chất. Ngoài ra chất diện hoạt còn có vai trò giúp HPTR ổn định hơn, vì HPTR trong quá trình bào chế và bảo quản DC sẽ chuyển từ trạng thái vô định hình sang kết tinh làm giảm độ tan và tốc độ hòa tan dẫn tới giảm sinh khả dụng, đây là vấn đề lớn nhất đối với HPTR [41]. Tween 80 là CDH không ion hóa được lựa chọn vì có độc tính thấp. Nghiên cứu cũng đã tối ưu hóa các yếu tố thuộc về công thức (tỷ lệ PVP K30/rutin, tỷ lệ Tween 80/rutin) và quá trình phun sấy (nhiệt độ đầu vào, tốc độ bơm dịch) nhằm tăng độ tan của rutin và hiệu suất phun sấy. Bào chế theo công thức tối ưu có đồ thị giải phóng DC giống với dự đoán của INForm, HPTR đã cải thiện độ hòa tan so với rutin (cao gấp hơn 5 lần) ở các thời điểm 5 và 15 phút. Phổ DSC và nhiễu xạ tia X đã chứng minh rutin trong HPTR đã chuyển từ trạng thái kết tinh sang vô định hình, phổ hồng ngoại đã chứng tỏ sự hình thành liên kết hydro giữa rutin với chất mang. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 48
  60. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau: 1. Đã bào chế được hệ phân tán rắn và đánh giá được sự ảnh hưởng của các thành phần trong công thức đến đặc tính của hệ phân tán rắn. Các HPTR được bào chế theo các phương pháp: đun chảy, dung môi – cô quay và dung môi – phun sấy. Kết quả thử nghiệm hòa tan cho thấy trong bốn phương pháp trên thì phương pháp dung môi – phun sấy là phù hợp nhất để bào chế HPTR rutin. Tỷ lệ chất mang PVP K30/ rutin/Tween 80 là 5/1/0,1 có độ tan và tốc độ hòa tan cao nhất trong các công thức khảo sát. 2. Đã tối ưu hóa được công thức và một số thông số của quy trình bào chế hệ phân tán rắn rutin PVP / rutin 5,77 Tween 80 / rutin 0,14 Nhiệt độ khí đầu vào 110,05oC Tốc độ bơm dịch 1370,9 ml/giờ. HTPR rutin tối ưu có độ hòa tan cao gấp 5,13 và 5,40 lần rutin nguyên liệu sau tương ứng 5 và 15 phút thử hòa tan. Phổ DSC và nhiễu xạ tia X đã chứng tỏ rutin trong HPTR đã chuyển từ trạng thái kết tinh sang vô định hình còn phổ hồng ngoại đã chứng tỏ có sự tương tác tạo liên kết hydro giữa rutin với chất mang. KIẾN NGHỊ Để tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin có một số đề xuất sau:  Tiếp tục khảo sát các yếu tố khác thuộc thành phần công thức và quy trình bào chế ảnh hưởng đến đặc tính của HPTR.  Tiếp tục nghiên cứu tối ưu hóa công thức bào chế HPTR rutin. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 49
  61. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Bộ Y tế (1994), "Dược điển Việt Nam II tập III", NXB Y học, Hà Nội, trang 242. 2. Bộ Y tế (2002), "Dược điển Việt Nam III", NXB Y học, Hà Nội, trang 245. 3. Bộ Y tế (2002), "Dược điển Việt Nam III", NXB Y học, Hà Nội, trang 378 - 379. 4. Bộ Y tế (2015), "Dược điển Việt Nam V", NXB Y học, Hà Nội, trang 848. 5. Phạm Ngọc Chương (1995), "Góp phần chiết xuất rutin từ cây hòe", (Chuyên đề tốt nghiệp Dược sỹ Đại học). 6. Bùi Thị Hằng (1991), "Định lượng Rutin bằng sắc kí lỏng cao áp", Tạp chí dược học số 3, trang 26. 7. Nguyễn Văn Long (2015), "Bài giảng hệ phân tán rắn". 8. Đỗ Tất Lợi (2007), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Y học. 9. Ngô Văn Thu (1988), "Bài giảng dược liệu, tập 1", Đại học Dược Hà Nội. 10. Phùng Đức Truyền, Nguyễn Phước Trường, Huỳnh Văn Hóa, Đặng Văn Tịnh, (2013), "Nghiên cứu điều chế hệ phân tán rắn hydroxybutyl-beta- cyclodextrin làm tăng độ tan của rutin", Tạp chí dược học, T.53, Số 2. TIẾNG ANH 11. Al‐Roujeaie, AS, et al. (2017), "Effect of rutin on diabetic‐induced erectile dysfunction: Possible involvement of testicular biomarkers in male rats", Andrologia. 49(8). 12. Albertini, Beatrice, et al. (2009), "Evaluation of spray congealing as technique for the preparation of highly loaded solid lipid microparticles containing the sunscreen agent, avobenzone", Journal of pharmaceutical sciences. 98(8), pp. 2759-2769. 13. Bothiraja, C, et al. (2009), "Evaluation of molecular pharmaceutical and in‐ vivo properties of spray‐dried isolated andrographolide—PVP", Journal of Pharmacy and Pharmacology. 61(11), pp. 1465-1472. 14. Calabrese, Carlo, et al. (2000), "A phase I trial of andrographolide in HIV positive patients and normal volunteers", Phytotherapy Research. 14(5), pp. 333-338. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  62. 15. Ceballos, A, et al. (2005), "Influence of formulation and process variables on in vitro release of theophylline from directly-compressed Eudragit matrix tablets", Il Farmaco. 60(11-12), pp. 913-918. 16. Celik, Metin and Wendel, Susan C (2005), "Spray drying and pharmaceutical applications", Handbook of pharmaceutical granulation technology. 2. 17. Chiou, Win Loung and Riegelman, Sidney (1971), "Pharmaceutical applications of solid dispersion systems", Journal of pharmaceutical sciences. 60(9), pp. 1281-1302. 18. Fernandes, Catarina M, Vieira, M Teresa, and Veiga, Francisco J B (2002), "Physicochemical characterization and in vitro dissolution behavior of nicardipine–cyclodextrins inclusion compounds", European journal of pharmaceutical sciences. 15(1), pp. 79-88. 19. García-Rodriguez, Juan J, et al. (2011), "Changed crystallinity of mebendazole solid dispersion: improved anthelmintic activity", International journal of pharmaceutics. 403(1-2), pp. 23-28. 20. Griffith, John Quintin (1955), "Rutin and related flavonoids". 21. Gullón, Beatriz, et al. (2017), "Rutin: a review on extraction, identification and purification methods, biological activities and approaches to enhance its bioavailability", Trends in Food Science & Technology. 67, pp. 220-235. 22. Hosseinzadeh, Hossein and Nassiri-Asl, Marjan (2014), "Review of the protective effects of rutin on the metabolic function as an important dietary flavonoid", Journal of endocrinological investigation. 37(9), pp. 783-788. 23. Jachowicz, Renata, Nürnberg, Eberhard, and Hoppe, Ralph (1993), "Solid dispersions of oxazepam", International journal of pharmaceutics. 99(2-3), pp. 321-325. 24. Kee, Chang Huang (1999), "The pharmacology of Chinese herbs", CRC Press. 200, p. 308. 25. Koval’skii, IV, et al. (2014), "Studies of the Solubility of Rutin from Solid Dispersions", Pharmaceutical Chemistry Journal. 47(11), pp. 612-615. 26. Leuner, Christian and Dressman, Jennifer (2000), "Improving drug solubility for oral delivery using solid dispersions", European journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics. 50(1), pp. 47-60. 27. Li, Chan, et al. (2011), "Formation of bicalutamide nanodispersion for dissolution rate enhancement", International journal of pharmaceutics. 404(1-2), pp. 257-263. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  63. 28. Li, W F (2009), "Rutin Solid Dispersion Capsules Preparation Process And Quality", Thesis. 29. Loftsson, Thorsteinn, et al. (2005), "Cyclodextrins in drug delivery", Expert opinion on drug delivery. 2(2), pp. 335-351. 30. Margarit, Maria Victoria, Rodríguez, Inés Carmen, and Cerezo, Antonio (1994), "Physical characteristics and dissolution kinetics of solid dispersions of ketoprofen and polyethylene glycol 6000", International journal of pharmaceutics. 108(2), pp. 101-107. 31. Ola, Mohammad Shamsul, et al. (2015), "Neuroprotective effects of rutin in streptozotocin-induced diabetic rat retina", Journal of Molecular Neuroscience. 56(2), pp. 440-448. 32. Passerini, Nadia, et al. (2010), "Solid lipid microparticles produced by spray congealing: influence of the atomizer on microparticle characteristics and mathematical modeling of the drug release", Journal of pharmaceutical sciences. 99(2), pp. 916-931. 33. Sekiguchi, Keiji and Obi, Noboru (1961), "Studies on Absorption of Eutectic Mixture. I. A Comparison of the Behavior of Eutectic Mixture of Sulfathiazole and that of Ordinary Sulfathiazole in Man", Chemical and Pharmaceutical Bulletin. 9(11), pp. 866-872. 34. Singh, Abhishek and Van den Mooter, Guy (2016), "Spray drying formulation of amorphous solid dispersions", Advanced drug delivery reviews. 100, pp. 27-50. 35. Sosnik, Alejandro and Seremeta, Katia P (2015), "Advantages and challenges of the spray-drying technology for the production of pure drug particles and drug-loaded polymeric carriers", Advances in colloid and interface science. 223, pp. 40-54. 36. Suzuki, Hideshi and Sunada, Hisakazu (1997), "Comparison of nicotinamide, ethylurea and polyethylene glycol as carriers for nifedipine solid dispersion systems", Chemical and pharmaceutical bulletin. 45(10), pp. 1688-1693. 37. Swami, Gaurav, et al. (2010), "Preparation and characterization of Domperidone-?-cyclodextrin complexes prepared by kneading method", International Journal of Advances in Pharmaceutical Sciences. 1(1). 38. tế, Bộ Y (1971), "Dược điển Việt Nam I tập I", NXB Y học, Hà Nội, pp. trang 310, 311. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  64. 39. Vasconcelos, Teofilo, Sarmento, Bruno, and Costa, Paulo (2007), "Solid dispersions as strategy to improve oral bioavailability of poor water soluble drugs", Drug discovery today. 12(23-24), pp. 1068-1075. 40. Verma, Surender, et al. (2011), "Solid dispersion: a strategy for solubility enhancement", International journal of pharmacy and technology. 3(2), pp. 1062-1099. 41. Vo, Chau Le-Ngoc, Park, Chulhun, and Lee, Beom-Jin (2013), "Current trends and future perspectives of solid dispersions containing poorly water- soluble drugs", European journal of pharmaceutics and biopharmaceutics. 85(3), pp. 799-813. 42. Wade, Ainley and Waller, PJ (1994), Handbook of Pharmaceutical Exipient, (American Pharmaceutical Association, Washington, DC), Editor^Editors, London: The Pharmaceutical Press, pp. 355-361. 43. Wade, Ainley and Waller, PJ (1994), Handbook of Pharmaceutical Exipient, (American Pharmaceutical Association, Washington, DC), Editor^Editors, London: The Pharmaceutical Press, pp. 392-399. 44. Wade, Ainley and Waller, PJ (1994), Handbook of Pharmaceutical Exipient, (American Pharmaceutical Association, Washington, DC), Editor^Editors, London: The Pharmaceutical Press, pp. 229-232. 45. Yang, Chi-Yu, et al. (2005), "Bioavailability and metabolic pharmacokinetics of rutin and quercetin in rats", Journal of Food and Drug Analysis. 13(3). 46. Yang, Gen-Yuan, et al. (2004), "Determination of Andrographolide Sodium Bisulfte in Lianbizhi Injection and Lianbizhi for Injection by HPLC", Chinese Journal of Pharmaceuticals. 35(3), pp. 168-169. 47. Yao, Wei-Wei, et al. (2005), "Thermodynamic properties for the system of silybin and poly (ethylene glycol) 6000", Thermochimica acta. 437(1-2), pp. 17-20. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  65. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Hình ảnh phổ hồng ngoại IR Hình 1.1: Phổ hồng ngoại IR của rutin Hình 1.2. Phổ hồng ngoại IR của HPTR rutin @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  66. PHỤ LỤC 2: Hình ảnh phổ nhiễu xạ tia X Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - M3 2500 2400 2300 2200 2100 d=36.445 2000 1900 1800 1700 1600 1500 1400 1300 1200 Lin (Cps) Lin 1100 1000 d=29.525 900 d=17.538 d=5.838 d=14.463 800 d=5.298 700 d=6.339 d=4.957 600 500 400 300 200 100 0 2 10 20 30 40 50 2-Theta - Scale File: PhuongYDuoc M3.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 2.000 ° - End: 59.990 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 0.5 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 13 s - 2-Theta: 2.000 ° - Theta: 1.000 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: Hình 2.1. Phổ nhiễu xạ tia X của rutin Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Rutin PVP 1500 1400 1300 1200 1100 1000 900 800 700 Lin (Cps) Lin 600 500 400 300 200 100 0 2 10 20 30 40 50 2-Theta - Scale File: ThuYDuoc RutinPVP.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 2.000 ° - End: 59.990 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 0.5 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 12 s - 2-Theta: 2.000 ° - Theta: 1.000 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - Hình 2.2. Phổ nhiễu xạ tia X của HPTR rutin @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  67. PHỤ LỤC 3: Hình ảnh phổ nhiệt vi sai DSC Figure: Experiment:Phuong M1 Crucible:Al 100 µl Atmosphere:Ar DSC131 23/04/2018 Procedure: 30-250 oC 10C.min-1 (Zone 2) Mass (mg): 17.06 HeatFlow/mW 8 Exo 6 4 2 0 -2 Peak :102.9518 °C Peak :188.9488 °C -4 Onset Point :64.5253 °C Onset Point :183.5175 °C Enthalpy /J/g : 17.0923 (Endothermic effect) Enthalpy /J/g : 9.0909 (Endothermic effect) -6 Peak 1 :140.5410 °C Peak 2 :166.5213 °C Onset Point :128.0332 °C -8 Enthalpy /J/g : 56.9245 (Endothermic effect) (30.5288 + 26.3957) -10 50 75 100 125 150 175 200 Furnace temperature /°C Hình 3.1. Phổ nhiệt vi sai DSC của rutin Figure: Experiment:Thu Rutin Crucible:Al 100 µl Atmosphere:Ar DSC131 23/04/2018 Procedure: 30-250 oC 10C.min-1 (Zone 2) Mass (mg): 13.64 HeatFlow/mW 2 Exo 0 -2 -4 -6 -8 -10 -12 Peak :119.1336 °C Onset Point :70.7616 °C Enthalpy /J/g : 251.9420 (Endothermic effect) -14 -16 50 75 100 125 150 175 200 Furnace temperature /°C Hình 3.2. Phổ nhiệt vi sai DSC của HPTR rutin @ School of Medicine and Pharmacy, VNU