Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng Số 10

pdf 108 trang thiennha21 22/04/2022 3661
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng Số 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_cong_ty_tnhh_xay.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng Số 10

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG SỐ 10 SINH VIÊN THỰC HIỆN: TrườngNGUY ĐạiỄ Nhọc THỊ L ẬKinhP XUÂN tế Huế NIÊN KHOÁ: 2015-2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG SỐ 10 Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lập Xuân ThS. Nguyễn Uyên Thương Lớp:Trường K49A_QTKD Đại học Kinh tế Huế Niên khoá: 2015-2019 Huế, tháng 12 năm 2018
  3. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương Lời Cám Ơn Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học kinh tế Huế và gần ba tháng thực tập em đã hoàn thành Khách hàngóa luận tốt nghiệp “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng số 10”. Để bài khóa luận đạt được kết quả tốt đẹp, em đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của mọi người xung quanh. Trước hết em chân thành cảm ơn cô giáo – ThS. Nguyễn Uyên Thương, người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập. Mặc dù trở ngại về khoảng cách địa lý nhưng cô vẫn luôn quan tâm chỉ dẫn em, định hướng đi cho em, giúp em chỉnh sửa những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu để em hoàn thành tốt khóa luận. Em chân thành cảm ơn cô và chúc cô dồi dào sức khoẻ, có sức khỏe là có tất cả. Em xin gửi lời cảm ơn và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường, đặc biệt là thầy cô khoa quản trị kinh doanh thời gian qua đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cơ sở lý thuyết cùng những kiến thức khoa học chuyên ngành bổ ích cho bản thân em vận dụng vào thực tiễn. Và với tấm lòng biết ơn, em xin gửi tới Công ty TNHH Xây dựng Số 10 cùng tập thể nhân viên lời cảm tạ chân thành nhất vì đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em thu thập số liệu, các tài liệu liên quan đến đề tài khóa luận, hướng dẫn chỉ bảo cho em trong quá trình học hỏi thực tập tại đơn vị. Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, gia đình luôn cảm thông và quan tâm động viên khuyến khích em trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên tại công ty để khóa luận này được hoàn thiện hơn. MTrườngột lần nữa xin gử i đĐạiến thầy cô,họcgia đình Kinh và bạn bè cùng tế các Huế cô chú, anh chị tại công ty lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất! Em xin chân thành cám ơn! Huế, 25 tháng 12 năm 2018. SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân i
  4. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu. 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 4.1. Phương pháp thu thập số liệu. 3 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu. 3 PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 4 1.1. Tổng quan về cạnh tranh. 4 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh 4 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh 6 1.1.2.1. Đối với doanh nghiệp. 6 1.1.2.2. Đối với người tiêu dùng. 7 1.1.2.3. Đối với nền kinh tế quốc dân 7 1.1.3. Các hình thức cạnh tranh 8 1.1.3.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh 8 1.1.3.2. Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế 9 1.1.3.3. TrườngCăn cứ vào mức đ ộĐạicạnh tranh. học Kinh tế Huế 10 1.1.3.4. Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh 12 1.2. Năng lực cạnh tranh 14 1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh 14 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 16 1.2.2.1. Các tiêu chí định lượng. 16 1.2.2.2. Các tiêu chí định tính 19 SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân ii
  5. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương 1.2.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 21 1.2.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp. 21 1.2.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 23 1.3. Năng lực cạnh tranh ngành xây dựng 26 1.3.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh ngành xây dựng 26 1.3.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành xây dựng 27 1.3.2.1. Tỷ lệ/hệ số trúng thầu 27 1.3.2.2. Chất lượng sản phẩm 27 1.3.2.3. Uy tín, kinh nghiệm và năng lực thi công của nhà thầu 28 1.3.2.4. Năng lực tài chính 28 1.3.2.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ 32 1.3.2.6. Giá dự thầu. 33 1.4. Một số mô hình lý thuyết phân tích năng lực cạnh tranh. 34 1.4.1. Ma trận SWOT. 34 1.4.1.1. Nguồn gốc mô hình phân tích SWOT. 34 1.4.1.2. Áp dụng SWOT 35 1.4.1.3. Thực hiện SWOT 36 1.3.14. Mở rộng SWOT 37 1.3.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Poter 38 1.3.2.1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp 39 1.3.2.2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng 40 1.3.2.3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn 41 1.3.2.4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế 41 1.3.2.5. TrườngÁp lực cạnh tranh nĐạiội bộ ngành. học Kinh tế Huế 42 1.3.2.6. Áp lực từ các bên liên quan mật thiết 42 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SỐ 10 44 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Xây dựng Số 10. 44 2.1.1. Thông tin cơ bản của công ty TNHH Xây dựng Số 10 44 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. 44 SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân iii
  6. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Xây dựng Số 10. 45 2.1.4. Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng Số 10. 46 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng Số 10. 51 2.2.1. Thị phần của công ty 51 2.2.2. Năng lực tài chính 51 2.2.2.1. Tình hình tài sản. 51 2.2.2.2. Tình hình nguồn vốn. 55 2.2.2.3. Các tỷ số tài chính. 59 2.2.3. Năng lực máy móc, thiết bị và công nghệ 63 2.2.4. Năng lực quản lý và điều hành nguồn nhân lực. 64 2.2.5. Kinh nghiệm, uy tín và hình ảnh của Công ty 68 2.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng Số 10. 70 2.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô 70 2.3.1.1. Môi trường kinh tế 70 2.3.1.2. Môi trường công nghệ. 71 2.3.1.3. Môi trường văn hóa xã hội. 73 2.3.1.4. Môt trường pháp luật chính trị. 74 2.3.1.5. Môi trường tự nhiên 75 2.3.2.Các yếu tố môi trường vi mô (theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Poter) 76 2.3.2.1.Đối thủ cạnh tranh 76 2.3.2.2. TrườngKhách hàng Đại học Kinh tế Huế 79 2.3.2.3. Nhà cung cấp 80 2.3.2.4. Đối thủ tiềm ẩn 81 2.3.2.5. Sản phẩm thay thế. 82 2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng Số 10 theo ma trận SWOT 84 2.3.1. Điểm mạnh. 84 SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân iv
  7. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương 2.3.2. Điểm yếu 84 2.3.3. Cơ hội. 85 2.3.4. Thách thức. 85 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SỐ 10. 87 3.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Xây dựng Số 10 trong những năm tới 87 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng số 10 87 3.2.1. Giải pháp nâng cao uy tín, hình ảnh thương hiệu Công ty TNHH Xây dựng số 10 87 3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và nguồn nhân lực. 88 3.2.3. Giải pháp cắt giảm chi phí 89 3.2.4. Giải pháp nâng cao trình độ khoa học công nghệ. 89 3.2.5. Giải pháp về chiến lược marketing cho Công ty 90 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92 1. Kết luận 92 2. Kiến nghị. 93 2.1. Đối với cơ quan chức năng 93 2.2. Đối với Công ty TNHH Xây dựng Số 10 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân v
  8. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương TTP Trans-Pacific Partnership Agreement Hiệp định đối kinh tế tác xuyên Thái Bình Dương TNHH Trách nhiệm hữu hạn OECD Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế FPI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài UBND Ủy ban nhân dân NĐ Nghị định CP Chính phủ TW TrườngTrung ươngĐại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân vi
  9. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương DANH MỤC HÌNH ẢNH. Trang Hình 1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Poter 39 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ. Trang Biểu đố 1: Biểu đồ biến động doanh thu và lợi nhuận Công ty TNHH Xây dựng Số 10 giai đoạn 2015-2017. 46 Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn Công ty TNHH Xây dựng Số 10 trong 3 năm 2015- 2017. 55 . Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân vii
  10. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG. Trang Bảng 1: Ma trận SWOT 37 Bảng 2: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng Số 10 năm 2015-2017. 49 Bảng 3: Tình hình tài sản Công ty TNHH Xây dựng Số 10 năm 2015-2017. 54 Bảng 4: Tình hình nguồn vốn Công ty TNHH Xây dựng Số 10 năm 2015-2017 57 Bảng 5: Các chỉ số tài chính Công ty Xây dựng số 10 năm 2015-2017 59 Bảng 6: Danh sách máy móc, thiết bị của Công ty TNHH Xây dựng Số 10. 63 Bảng 7: Tình hình nguồn nhân lực của Công ty TNHH Xây dựng Số 10. 65 Bảng 8: Một số hợp đồng công khoán nhân công của Công ty TNHH Xây dựng Số 10 68 Bảng 9: Một số công trình đã thi công của Công ty TNHH Xây dựng Số 10 69 Bảng 10: Danh sách công ty ngành xây dựng ở huyện Vĩnh Linh 77 Bảng 11: Danh sách các nhà cung ứng nguyên vật liệu của công ty TNHH Xây dựng Số 10 81 Bảng 12: Một số sản phẩm thay thế nguyên vật liệu trong xây dựng. 83 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân viii
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài “Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội”. Ở đâu có nền kinh tế thị trường thì ở đó có nền kinh tế cạnh tranh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường muốn doanh nghiệp mình tồn tại và đứng vững thì phải chấp nhận cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá. Số lượng người cung ứng ngày càng đông thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kết quả cạnh tranh là loại bỏ những công ty làm ăn kém hiệu quả, năng suất chất lượng thấp và ngược lại nó thúc đẩy những công ty làm ăn tốt, năng suất chất lượng cao. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần phải tìm mọi cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt khách hàng nước ta liên tục gia nhập nhiều tổ chức thương mại lớn trên thế giới như AFTA, WTO, APEC, và mới đây nhất là hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được xem là nền tảng để Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực nhắm đến cả các nền kinh tế trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. “Gia nhập TPP đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thương mại với hơn 800 triệu người cùng sự liên kết của 12 nước thành viên với cơ chế cạnh tranh chung trong nhiều lĩnh vực”. Bên cạnh bối cảnh đó là sự phát triển mãnh mẽ của khoa học kĩ thuật thời đại công nghệ 4.0 đã đặt ra cho các doanh nghiệp Viêt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Doanh nghiệp nào nhạy bén biết tận dụng những cơ hội để vượt qua khó khăn sẽTrườngngày càng vững m ạĐạinh. Cạnh tranhhọcđòi hKinhỏi các doanh nghitếệ pHuế phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đưa ra sản phẩm có chất lượng cao, có nhiều lợi thế hơn đối thủ, tăng trưởng nhanh. Nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ là nhu cầu cấp thiết, liên tục và lâu dài mà còn là nội dung sống còn của doanh nghiệp và nền kinh tế. Vì vậy, để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh được trong thời kỳ hội nhập, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải tăng cường năng lực quản trị kinh doanh; cải thiện sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 1
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương doanh. Do đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Xây dựng Số 10 nói riêng đang là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng Số 10 ”nhằm hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của đơn vị mình thực tập, từ đó mong muốn có thể đóng góp một số ý kiến giúp ban lãnh đạo có những quyết định đúng đắn trong chiến lược kinh doanh, giúp công ty nâng cao được năng lực cạnh tranh nhằm đạt được mục tiêu đề ra và phát triển lên tầm cao mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của Công ty trong nền kinh tế hiện nay. - Tìm hiểu thực trạng, những điểm hạn chế trong năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng Số 10. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng Số 10. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của Công ty trách nghiệm hữu hạn Xây dựng Số 10. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. VTrườngề không gian: Công Đại ty TNHH họcXây dựng KinhSố 10. tế Huế Về thời gian: Tài liệu thứ cấp được thu thập trong phạm vi 3 năm từ 2015-2017. Thời gian thực hiện khóa luận từ ngày 08/10/2018 đến 22/12/2018. 4. Phương pháp nghiên cứu. Khóa luận sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, song tập trung sử dụng chủ yếu các phương pháp sau. SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 2
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương 4.1. Phương pháp thu thập số liệu. - Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu được thu thập từ phòng kế toán của Công ty TNHH Xây dựng Số 10. - Ngoài ra đề tài còn sử dụng nhiều thông tin từ các sách, báo, tài liệu nghiên cứu của nhũng tác giả có uy tín. 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu. - Phương pháp thống kê: Được sử dụng để phân tích, thống kê thông tin số liệu thành các bảng biểu, sơ đồ. - Phương pháp phân tích: Được sử dụng phân tích các kết quả trong báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Xây dựng Số 10. - Phương pháp so sánh: So sánh mức độ tăng giảm số liệu của năm này với năm trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về khả năng cạnh tranh của công ty được cải thiện hay xấu đi để có giải pháp kịp thời. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 3
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Thuật ngữ “cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng La tinh với nghĩa chủ yếu là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đặt được những ưu thế, lợi thế mục tiêu xác định. Trong hình thái cạnh tranh thị trường, quan hệ ganh đua xảy ra giữa hai chủ thể cung (nhóm người bán) cũng như chủ thể cầu (nhóm người mua), cả hai nhóm này tiến tới cạnh tranh với nhau vì được liên kết với nhau bằng giá cả thị trường. Cạnh tranh trong kinh tế là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia. Điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở chỗ quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia mà thôi. Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân. Theo C.Mác (1978): “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch ”. Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Mác đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tưTrường bản chủ nghĩa là quyĐại luật đi ềhọcu chỉnh tỷKinhsuất lợi nhu tếận bình Huế quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hành hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu đựơc lợi nhuận. Theo hai nhà kinh tế học Mỹ là Paul A. Samuelson và William D. Nordhaus (1997) cho cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 4
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương tranh hoàn hảo. Tác giả đưa ra lý thuyết thị trường là nơi người bán và người mua tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả hàng hóa, khối lượng sản phẩm cần sản xuất. Sự biến đổi của giá cả dẫn đến biến đổi cung - cầu. Nhà kinh doanh sản xuất cái gì phụ thuộc vào nguồn lực, chi phí sản xuất và nhu cầu người tiêu dùng. Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005): “Cạnh tranh trong thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn đối thủ cạnh tranh”. Theo các tác giả cuốn sách Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh (2002) thì: “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể”. Theo nhà kinh tế học Michael Porter (1996) của Mỹ thì: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi cạnh tranh là lành mạnh, hoàn hảo. Trong thực tế, để có lợi thế trong kinh doanh các chủ thể tham gia đã sử dụng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để làm tổn hại đến đối thủ tham gia cạnh tranh với mình. Cạnh tranh không mang ý nghĩa triệt tiêu lẫn nhau, nhưng kết quả của cạnh tranh mangTrường lại là hoàn toàn Đại trái ngư ợc.học Giống nhưKinh bất kỳ sự vtếật hi ệHuến tượng nào khác, cạnh tranh cũng luôn tồn tại hai mặt của một vấn đề: mặt tích cực và mặt tiêu cực. Ở khía cạnh tích cực, cạnh tranh là nhân tố quan trọng góp phần phân bổ các nguồn lực có hạn của xã hội một cách hợp lý, trên cơ sở đó giúp nền kinh tế tạo lập một cơ cấu kinh tế hợp lý và hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, cạnh tranh góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học công nghệ, dẫn đến gia tăng năng suất sản SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 5
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương xuất xã hội, sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất đầu vào nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu xã hội thông qua các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã đa dạng. Ở góc độ tiêu cực, nếu cạnh tranh chỉ nhằm mục đích chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả thì song song với lợi nhuận được tạo ra, có thể xảy ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội như môi trường sinh thái bị hủy hoại, nguy hại cho sức khỏe con người, đạo đức xã hội bị xuống cấp, nhân cách con người bị tha hóa. Nếu xảy ra tình trạng này, nền kinh tế quốc gia sẽ phát triển một cách lệch lạc và không vì lợi ích của số đông. Như vậy, cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, danh tiếng. 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh 1.1.2.1. Đối với doanh nghiệp Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Các nhà kinh doanh, doanh nghiệp phải chạy đua với nhau tìm mọi cách để chiếm ưu thế về phía mình so với đối thủ cạnh tranh và chiến thắng. Hoạt động này buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, áp dụng các công nghệ mới và hiện đại. Từ đó, cạnh tranh tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình đểTrườnggiảm giá thành, t ốiĐại ưu hoá cáchọc yếu tố đKinhầu vào của stếản xu ấHuết kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải triệt để không ngừng sáng tạo, tìm tòi nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao. Cạnh tranh càng khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “bản lĩnh” của mình thông qua những lợi thế mà doanh nghiệp đạt được nhiều hơn đối thủ. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vững mạnh và phát triển hơn, xác định được vị thế của mình trên thương trường, có được sự tín nhiệm của khách hàng. SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 6
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương Việt Nam đang xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, lấy thành phần kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Do đó, dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào thì các doanh nghiệp cũng phải vận hành theo qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp nằm ngoài quy luật vận động đó thì tất yếu sẽ bị loại bỏ, không thể tồn tại. Chính vì vậy, chấp nhận cạnh tranh và tìm cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình chính là doanh nghiệp đang tìm con đường sống cho mình. 1.1.2.2. Đối với người tiêu dùng Trong thị trường kinh tế tự do doanh nghiệp càng cạnh tranh gay gắt thì đối tượng được lợi nhất là khách hàng. Khi có cạnh tranh thì khách hàng được hưởng những thành quả do cạnh tranh mang lại như: hàng hóa đa dạng, chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất lượng phục vụ cao hơn và nhiều lợi ích khác. Đồng thời, khách hàng cũng tác động trở lại đối với cạnh tranh bằng những yêu cầu về chất lượng hàng hoá, về giá cả, về chất lượng phục vụ. Khi đòi hỏi của khách hàng càng cao sẽ khiến cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn để đáp ứng yêu cầu khách hàng, nâng cao thị phần doanh nghiệp. 1.1.2.3. Đối với nền kinh tế quốc dân Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động xã hội. Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh nghiệp phát triển có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, cạnh tranh phải là hoàn hảo, lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để cùng phát triển, cùng đi lên thì mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững. Bên cạnh đó còn góp phần xoá bỏ những độc quyền bất hợp lý, Trườngxoá bỏ những bất bình Đạiđẳng tronghọc kinh doaKinhnh. Mặt kh tếác, c ạnhHuế tranh độc quyền sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích kinh tế trong xã hội, làm cho nền kinh tế không ổn định. Do đó, Chính phủ cần ban hành lệnh chống độc quyền trong cạnh tranh, trong kinh doanh để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh hoàn hảo sẽ đào thải các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Chính vì vậy, điều này buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn phương án kinh doanh có chi phí thấp nhất, mang lại hiệu SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 7
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương quả kinh tế cao nhất. Thế nên cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng cao vào sản xuất, hiện đại hoá nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, không phải tất cả các mặt của cạnh tranh đều mang tính tích cực mà bản thân nó cũng phải thừa nhận các mặt tiêu cực như: - Bị cuốn hút vào các mục tiêu cạnh tranh mà các doanh nghiệp đã không chú ý đến các vấn đề xung quanh như: xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường và hàng loạt các vấn đề xã hội khác. Ví dụ, trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Dẫn đến tình trạng cá tôm chết phơi bụng hàng loạt, tình trạng sức khỏe của người dân sống gần sông bị đe dọa. - Cạnh tranh có thể có xu hướng dẫn tới độc quyền. Quá trình cạnh tranh sẽ khiến các doanh nghiệp yếu kém bị những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn thôn tính. Nếu các doanh nghiệp đó đều bị doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì doanh nghiệp sẽ có vị thế độc quyền. - Cường độ cạnh tranh mạnh sẽ làm ngành yếu đi. Cạnh tranh gay gắt khiến các doanh nghiệp phải chạy đua về giá, chất lượng, sự cải tiến và đáp ứng khách hàng. Điều này sẽ làm giới hạn khả năng sinh lợi do việc giảm lợi nhuận biên trên doanh số. 1.1.3. Các hình thức cạnh tranh 1.1.3.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh Cạnh tranh giữa người bán và người mua. Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt. Trên thị trường người mua luôn muốn mua được hàng hóa với giá thấp, ngược lại người bán lại luôn muốn bán sản Trườngphẩm của mình vớ iĐại giá cao. Shọcự canh tranh Kinh này được thtếực hiHuếện trong quá trình mặc cả và cuối cùng giá cả được thống nhất giữa người bán và người mua, sau đó hành động bán mua được thực hiện. Cạnh tranh giữa người mua với người mua. Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu. Khi khối lượng hàng hoá dịch vụ nào đó có mức cung cấp nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng tức hàng hóa khan hiếm thì SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 8
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương cuộc cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt và giá dịch vụ hàng hoá đó sẽ tăng vì người mua sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá cần thiết. Kết quả cuối cùng là người bán sẽ thu được lợi nhuận cao, còn người mua thì mất thêm một số tiền. Đây là cuộc cạnh tranh mà những người mua tự làm hại chính mình. Cạnh tranh giữa những người bán với người bán. Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất, nó có ý nghĩa sống còn đối với bất kì một doanh nghiệp nào. Khi sản xuất hàng hoá phát triển, số người bán càng tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt bởi vì doanh nghiệp nào cũng muốn giành lấy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của đối thủ và kết quả đánh giá doanh nghiệp nào chiến thắng trong cạnh tranh này là việc tăng doanh số tiêu thụ, tăng thị phần và cùng với đó sẽ là tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất. Trong cuộc chạy đua này những doanh nghiệp nào không có chiến lược cạnh tranh thích hợp, không chịu được sức ép cạnh tranh thì sẽ lần lượt bị gạt ra khỏi thị trường nhường thị phần của mình cho đối thủ mạnh hơn, mở rộng đường cho doanh nghiệp nào nắm chắc được “vũ khí” cạnh tranh và dám chấp nhận luật chơi phát triển. 1.1.3.2. Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế Cạnh tranh trong nội bộ ngành. Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng một ngành, cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó nhằm mục đích thu lợi nhuận. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau. Các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất làm cho giá trị hàng hóa doanh nghiTrườngệp nhỏ hơn giá trĐạiị hàng hóa học đối thủ cKinhạnh tranh. Nh tếững doanhHuế nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường. Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh thậm chí phá sản. Cạnh tranh giữa các ngành. Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh tranh này, các chủ doanh SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 9
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận. Sự điều chuyển tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau một thời gian nhất định sẽ hình thành nên một sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất, để rồi kết quả cuối cùng là, các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn như nhau thì cũng chỉ thu được như nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành. 1.1.3.3. Căn cứ vào mức độ cạnh tranh Cạnh tranh hoàn hảo. Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán, người mua nhỏ nhưng không ai trong số họ có quyền hay khả năng khống chế thị trương, làm ảnh hưởng đến giá cả. Trong hình thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả của sản phẩm hoàn toàn do quan hệ cung cầu, quy luật giá trị quyết định; không có sự tồn tại của bất cứ khả năng hay quyền lực nào có thể chi phối các quan hệ trên thị trường. Điều đó có nghĩa là không cần biết sản xuất được bao nhiêu, họ đều có thể bán được tất cả sản phẩm của mình tại mức giá thị trường hiện hành. Vì vậy, một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có lý do gì để bán rẻ hơn mức giá thị trường. Hơn nữa sẽ không tăng giá của mình lên cao hơn giá thị trường vì nếu thế thì hãng sẽ chẳng bán được gì. Nhóm người tham gia vào thị trường này chỉ có cách là thích ứng với mức giá bởi vì cung cầu trên thị trường được tự do hình thành, giá cả theo thị trường quyết định, tức là ở mức số cầu thu hút được tất cả số cung có thể cung cấp. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không có hiện tượng cung cầu giả tạo, không bị hạn chế bởi biệnTrường pháp hành chính nhàĐại nước. Vìhọc vậy trong Kinh thị trường tếnày giáHuế cả thị trường sẽ dần tới mức chi phí sản xuất. Phân tích các yếu tố của thị trường, các nhà kinh tế học cho rằng, cạnh tranh hoàn hảo sẽ chỉ tồn tại khi có đủ 5 điều kiện sau đây: - Một, số lượng doanh doanh nghiệp tham gia thị trường và số lượng khách hàng rất lớn, đủ để không một ai trong số họ có khả năng tác động đến thị trường. Do đó, thị phần của các doanh nghiệp và khả năng tiêu dùng của khách hàng là không lớn. SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 10
  21. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương - Hai, sản phẩm tham gia thị trường phải đồng nhất, vì sự dị biệt trong sản phẩm là đối tượng của thị trường nên mức độ khác biệt giữa các sản phẩm tương tự có thể tạo ra quyền lực cho từng doanh nghiệp ở mức độ nhất định; - Ba, thông tin trên thị trường là hoàn hảo. “Thông tin hoàn hảo là việc những người tham gia thị trường trong một nền kinh tế cạnh tranh nhận biết được đầy đủ và thấy trước được giá cả hiện nay và tương lai cũng như vị trí của hàng hoá và dịch vụ” (David W. Pearce và R. Kerry Tuner, 1990). Một khi thông tin thị trường được coi là hoàn hảo thì cả người mua và người bán đều không có cơ hội để lừa dối nhau nhằm nâng giá hay ép giá sản phẩm. - Bốn, không có sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường, điều này có nghĩa là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo luôn tồn tại sự tự do gia nhập của các doanh nghiệp tiềm năng. Dưới những phân tích của kinh tế học, tự do gia nhập được hiểu là các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư “có thể và sẽ gia nhập vào thị trường nếu như họ quan sát thấy các doanh nghiệp khác đang kiếm được lợi nhuận nhiều hơn lợi nhuận bình thường. Tác động của sự gia nhập tự do này sẽ làm cho đường cầu của mỗi doanh nghiệp có chiều hướng đi xuống cho đến khi mỗi doanh nghiệp chỉ kiếm được lợi nhuận bình thường, tại thời điểm mà không còn sự kích thích nào cho doanh nghiệp muốn gia nhập”. - Năm, các yếu tố đầu vào của quy trình sản xuất được lưu thông tự do và các doanh nghiệp đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận với những yếu tố trên. Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, lao động. Đều có khả năng ảnh hưởng đến năng lực kinh doanh và quyết định một phần vị trí của nhà kinh doanh trên thTrườngị trường, bởi lẽ nế uĐại như một ngưhọcời có kh Kinhả năng chi ph tếối ngu Huếồn nguyên liệu đầu vào trong một ngành sản xuất, chắc chắn họ cũng sẽ khống chế sự vận động của các quan hệ sản xuất trên thị trường đó. Vì vậy, điều kiện về sự cân bằng của các yêu tố đầu vào đảm bảo cho doanh nghiệp có vị thế ngang nhau và cơ hội ngang nhau trong việc triển khai các chiến lược kinh doanh. Cạnh tranh không hoàn hảo. SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 11
  22. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương Nếu một hãng có thể tác động đáng kể đến giá cả thị trường đối với đầu ra của hãng thì hãng ấy được liệt vào “hãng cạnh tranh không hoàn hảo”. Như vậy cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh trên thị trường không đồng nhất với nhau. Mỗi loại sản phẩm có thể có nhiều loại nhãn hiệu khác nhau, mỗi loại nhãn hiệu lại có hình ảnh và uy tín khác nhau mặc dù xem xét về chất lượng thì sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể. Các điều kiện mua bán cũng rất khác nhau. Những người bán có thể cạnh tranh với nhau nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình bằng nhiều cách như: quảng cáo, khuyến mại, những ưu đãi về giá các dịch vụ trước, trong và sau khi mua hàng. Đây là loại hình cạnh tranh rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Canh tranh độc quyền. Là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó một số người bán một số sản phẩm thuần nhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm không đồng nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hoá bán ra thị trường. Thị trường này có pha trộn lẫn giữa độc quyền và cạnh tranh gọi là thị trường cạnh tranh độc quyền, ở đây xảy ra cạnh tranh giữa các nhà độc quyền. Điều kiện ra nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền về bí quyết công nghệ, thị trường này không có cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định giá cả. Họ có thể định giá cao hơn tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của từng sản phẩm, cốt sao cuối cùng họ thu được lợi nhuận tối đa. Những nhà doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thị trường này phải chấp nhận bán hàng theo giá của nhà độc quyền. Trong thực tế có thể có tình trạng độc quyền xảy ra nếu không có sản phẩm nào thay thế sản phẩm độc quyền hoặc các nhà độc quyền liên kết với nhau. Độc quyền gây trở Trườngngại cho sự phát tri ểĐạin sản xu ấthọc và làm phương Kinh hại đế ntế ngư ờHuếi tiêu dùng. Vì vậy ở mỗi nước cần có luật chống độc quyền nhằm chống lại sự liên minh độc quyền giữa các nhà kinh doanh. 1.1.3.4. Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh Cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là loại cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật, đạo SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 12
  23. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương đức xã hội, đạo đức kinh doanh. Cạnh tranh có tính chất thi đua, thông qua đó mỗi chủ thể nâng cao năng lực của chính mình mà không dùng thủ đoạn triệt hạ đối thủ. Phương châm của cạnh tranh lành mạnh là "không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác để mình tỏa sáng". Hiện nay, là khái niệm chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết, cạnh tranh lành mạnh không phải là khái niệm luật định cho dù bất cứ đạo luật cạnh tranh nào cũng đều hướng đến xây dựng và hoàn thiện một thị trường cạnh tranh lành mạnh. Trong khoa học pháp lý, người ta cũng chưa có được bất cứ khái niệm nào về cạnh tranh lành mạnh làm vừa lòng tất cả những nhà khoa học. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã có một sự thống nhất khi đưa ra những đặc trưng của cạnh tranh lành mạnh như sau: – Cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp. – Có mục đích thu hút khách hàng. – Không trái pháp luật và tập quán kinh doanh lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh đem lại cho người tiêu dùng chất lượng sản phẩm ngày càng cao, sự đa dạng sản phẩm theo nhu cầu, giá cả hợp lý; đem lại cho đời sống kinh tế - xã hội những thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật, sự hợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực kinh tế như: vốn, lao động, nguyên liệu. Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh sẽ là trọng tài công bằng để lựa chọn những nhà kinh doanh có đủ năng lực, đủ bản lĩnh để tồn tại và kinh doanh có hiệu quả. Cạnh tranh không lành mạnh. Cạnh tranh không lành mạnh là tất cả những hành động trong hoạt động kinh tế trái với Trườngđạo đức nhằm làm Đạihại các đ ốhọci thủ kinh Kinhdoanh hoặc kháchtế hàng.Huế Và cũng gần như sẽ không có người thắng nếu việc kinh doanh được tiến hành giống như một cuộc chiến. Cạnh tranh khốc liệt mang tính tiêu diệt chỉ dẫn đến một hậu quả thường thấy sau các cuộc cạnh tranh khốc liệt là sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi. Trong Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định: “bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với các hoạt động thực tiễn, không trung thực trong lĩnh vực công SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 13
  24. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương nghiệp và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”. Do ra đời từ bản tính hám lợi và ganh đua của con người trong kinh doanh, cạnh tranh luôn có tính hai mặt. Dưới góc độ tích cực, cạnh tranh đem lại các lợi ích cho xã hội, cho người tiêu dùng, cho doanh nghiệp. Song, ở chừng mực nào đó, khi nhu cầu lợi nhuận thúc giục và cám dỗ con người đến với những thủ đoạn thái quá trong cạnh tranh, thì các hành vi cạnh tranh ấy trở thành nỗi ám ảnh và có thể gây ra nhiều hậu quả bất lợi cho sự phát triển, xâm hại lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp khác, của người tiêu dùng. Lý thuyết cạnh tranh gọi đó là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Mặc dù có nhiều cố gắng, song pháp luật các nước đều không thể đưa ra được khái niệm cạnh tranh không lành mạnh có thể bao quát được mọi biểu hiện trên thực tế. Vì vậy, nếu có đưa ra khái niệm cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật của các nước cũng phải kèm theo các quy định liệt kê từng hành vi cụ thể. Lý giải về điều này, Phó Giáo sư Nguyễn Như Phát (2001) cho rằng sức sáng tạo bất tận của các nhà kinh doanh đã làm cho phạm vi của hành vi không lành mạnh luôn thay đổi bằng sự xuất hiện của những thủ đoạn bất chính mới. Do đó, pháp luật với tính ổn định tương đối sẽ mau trở thành lỗi thời trước thực tế sinh động của thị trường. Với những lý do đó, lý thuyết về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh cho dù có những cách thức tiếp cận có khác nhau, nhưng họ đều có sự thống nhất về những căn cứ để nhận dạng cạnh tranh không lành mạnh. Theo đó, cạnh tranh không lành mạnh là hành vi: – Nhằm mục đích cạnh tranh phát sinh trong kinh doanh. –TrườngTrái với pháp luậ t Đạicạnh tranh học hoặc tập quánKinh kinh doanh tế thông Huế thường. – Gây thiệt hại cho đối thủ hoặc cho khách hàng. 1.2. Năng lực cạnh tranh 1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Trong giai đoạn hội nhập kinh tế, năng lực cạnh tranh được xem là nền tảng cho SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 14
  25. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương sự tồn tại và phát triển của các ngành kinh tế và của quốc gia cũng như các doanh nghiệp. Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1990. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thắng (2008) cũng nhắc lại định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”. Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp các doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình. Điểm lại các tài liệu trong và ngoài nước, có nhiều cách quan niệm về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý: - Theo Micheal Poter (1985) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với các đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. - Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các quanTrường niệm này chưa g ắĐạin với việ chọc thực hiệ nKinh các mục tiêu tế và nhi Huếệm vụ của doanh nghiệp. - Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu (2006) cũng có ý kiến tương tự: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 15
  26. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững”. - Theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2010) cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững. - Tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005) nêu lên tầm quan trọng của việc gia tăng giá trị nội sinh và ngoại sinh của doanh nghiệp, đây chính là năng lực cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp cố gắng đạt được, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình. Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực kinh doanh. Tóm lại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. Như vậy, năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm doanh nghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp. 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh có thể được đánh giá thông qua các tiêu chí định lượng hoặc các tiêu chí định tính. 1.2.2.1. Các tiêu chí định lượng 1.2.2.1.1.TrườngDoanh thu Đại học Kinh tế Huế Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng hoá hoặc dịch vụ. Bởi vậy mà doanh thu có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và tăng thêm lợi nhuận. Căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu qua từng thời kỳ hoặc qua các năm ta có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh là tăng hay giảm, theo chiều hướng tốt hay xấu. Nhưng để đánh giá được hoạt động kinh doanh đó có mang lại được hiệu quả hay SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 16
  27. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương không ta phải xét đến những chi phí đã hình thành nên doanh thu đó. Nếu doanh thu và chi phí của doanh nghiệp đều tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là tốt, doanh nghiệp đã biết phân bổ và sử dụng hợp lý yếu tố chi phí, bởi một phần chi phí tăng thêm đó được doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng. 1.2.2.1.2. Thị phần của doanh nghiệp Trên thực tế có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác, trong đó thị phần là một chỉ tiêu thường hay được sử dụng. Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường. Chỉ tiêu này càng lớn nói lên sự chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp càng rộng. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mức động hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không bởi nếu doanh nghiệp có một mảng thị trường lớn thì chỉ số trên đạt mức cao nhất và ấn định cho doanh nghiệp một vị trí ưu thế trên thị trường. Nếu doanh nghiệp có một phạm vi thị trường nhỏ hẹp thì chỉ số trên ở mức thấp, phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chèn ép bởi các đối thủ cạnh tranh. Bằng chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả năng chiếm lĩnh thị trường so với toàn ngành. Thị phần của doanh nghiệp trong một thời kỳ là tỷ lệ phần trăm thị trường mà doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được trong thời kỳ đó có các loại thị phần sau: - Thị phần tuyệt đối: thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanhTrường thu của tất cả cácĐại doanh nghiệphọc kinh Kinh doanh loại htếàng hóa,Huế dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan tính theo tháng, quý, năm và được cụ thể hóa bởi công thức tính như sau: ủ ệ Thị phần tuyệt đối ổ ê ị ườ x 100 SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 17
  28. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương Riêng đối với ngành xây dựng có thể tính toán thị phần tuyệt đối theo công thức như sau: á ị ổ ả ượ â ắ ệ à à ổ á ị ả ượ â ắ à à ê ị ườ ThThịị phphầnần tuyệttuyệt đối đối l à một chỉ tiêu giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh x100 giá được trong tổng doanh thu trên thị trường về cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì doanh thu của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm. Thông qua chỉ tiêu này doanh nghiệp cũng đánh giá được vị trí doanh nghiệp mình đã ở đâu và xác định được các đối thủ cạnh tranh cùng quy mô. - Thị phần tương đối: là tỷ lệ so sánh về doanh thu của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Nó cho biết vị thế của công ty trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào. ủ ệ ChThịỉ phầntiêu th tươngị phần đốitương đối đánh giáủ đố đư ợcủ doanhạ nghiệp ạ đangấ x mạnh100 hơn về quy mô vốn so với doanh nghiệp hay thấp hơn. Ưu điểm của chỉ tiêu này là đơn giản, dễ hiểu nhưng nhược điểm của nó là khó nắm bắt được chính xác số liệu cụ thể và sát thực của đối thủ. 1.2.2.1.3. Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận là một phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao chắc chắn doanh nghiệp có doanh thu cao và chi phí thấp. Căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận cácTrường doanh nghiệp có Đạithể đánh giáhọc được kh Kinhả năng cạnh tranhtế cHuếủa mình so với đối thủ. Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao và được đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan. Nếu xét về tỷ suất lợi nhuận: Chỉ tiêu này cho thấy nếu có 100 đồng doanh thu thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này thấp tức là tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, chứng tỏ sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Đã có quá SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 18
  29. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương nhiều đối thủ thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này cao tức là tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là có hiệu quả. Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao. Doanh nghiệp cần phát huy lợi thế cảu mình một cách tối đa và không ngừng đề phòng đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp bất cứ lúc nào do sức hút lợi nhuận cao. 1.2.2.2. Các tiêu chí định tính Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng, để xác định chính xác khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thì không thể không nhắc đến các chỉ tiêu định tính. 1.2.2.2.1. Trình độ công nghệ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay tại Việt Nam nói riêng và tại các nước đang phát triển nói chung, công nghệ đang trở thành một động lực của phát triển kinh tế trong nước, cải thiện năng lực cạnh tranh trên thị trường, tham gia vào mậu dịch quốc tế và nâng cao mức sống của dân cư. Mặc dù nắm công nghệ trong tay nhưng việc quản lý công nghệ không chỉ là vấn đề riêng của doanh nghiệp. Chính sách của nhà nước sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao trình độ công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ hoặc tự mình phát triển để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2.2.2.2. Trình độ quản lý TrìnhTrườngđộ quản lý c ủaĐại doanh nghi họcệp đượ cKinh thể hiện thông tế qua Huế năng lực của nhà quản trị., cụ thể là thể hiện ở việc đưa ra các chiến lược, hoạch định hướng đi cho doanh nghiệp. Nhà quản trị giỏi phải là người giỏi về trình độ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp, biết nhìn nhận và giải quyết các công việc một cách linh hoạt và nhạy bén, có khả năng thuyết phục để người khác phục tùng mệnh lệnh của mình một cách tự nguyện và nhiệt tình. Biết quan tâm, động viên, khuyến SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 19
  30. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương khích cấp dưới làm việc có tinh thần trách nhiệm. Điều đó sẽ tạo nên sự đoàn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Ngoài ra nhà quản trị còn phải là người biết nhìn xa trông rộng, vạch ra những chiến lược kinh doanh trong tương lai với cách nhìn vĩ mô, hợp với xu hướng phát triển chung trong nền kinh tế thị trường. Nhà quản trị chính là người cầm lái con tàu doanh nghiệp, họ là nhứng người đứng mũi chịu sào trong mỗi bước đi của doanh nghiệp. Họ là những người có quyền lực cao nhất và trách nhiệm thuộc về họ cũng là nặng nề nhất. Họ chính là nhứng người xác định hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp. Vì vậy mà nhà quản trị đóng một vai trò chủ chốt trong sự phát triển của doanh nghiệp. 1.2.2.2.3. Thương hiệu, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh Uy tín của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có uy tín sẽ có nhiều bạn hàng, nhiều đối tác làm ăn và nhất là có một lượng khách hàng rất lớn. Mục tiêu của các doanh nghiệp là doanh thu, thị phần và lợi nhuận. Nhưng để đạt được các mục tiêu đó doanh nghiệp phải tạo được uy tín của mình trên thị trường, phải tạo được vị thế của mình trong con mắt của khách hàng. Cơ sở, tiền đề để tạo được uy tín của doanh nghiệp đó là doanh nghiệp phải có một nguồn vốn đảm bảo để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, có một hệ thống máy móc, cơ sở hạ tầng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Yếu tố quan trọng nhất để tạo nên uy tín của doanh nghiệp đó là “con người trong doanh nghiệp” tức doanh nghiệp đó phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, đội ngũ nhân viên giỏi về tay nghề và kỹ năng làm việc, họ là những con người có trách nhiệm và nhiệtTrường tình trong công vi ệĐạic, biết kh họcơi dậy nhu Kinh cầu của khách tếhàng Huế. Khác với các chỉ tiêu định lượng, để đo lường được chỉ tiêu này đòi hỏi người phân tích cần phải thu thập được nhiều thông tin phản hồi từ khách hàng, xem sự đánh giá của họ đối với các nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như thế nào. Nếu một doanh nghiệp có uy tín cao thì các sản phẩm, dịch vụ của nó cũng được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao và do đó các sản phẩm, dịch vụ của doanh SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 20
  31. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương nghiệp đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. 1.2.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Cũng như bản thân doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau. Có thể chia các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm hai nhóm: các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. 1.2.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 1.2.3.1.1. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp Tổ chức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đã được doanh nghiệp của nhiều nước áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo chất lượng như: - ISO 9000 là một tiêu chuẩn quốc tế đưa ra các yêu cầu cơ bản của một hệ thống quản lý doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp sản phẩm hay dịch vụ của công ty, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và gia tăng sự thỏa mãn của họ. - ISO 1400 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và Trườngkiểm kê khí nhà kính. Đại học Kinh tế Huế Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi. 1.2.3.1.2. Trình độ lao động trong doanh nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 21
  32. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương Nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi tổ chức. Trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, trình độ tư tưởng văn hoá của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kỹ thuật của sản phảm, mẫu mã, chất lượng và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, doanh nghiệp sẽ tạo được vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng công chúng, hướng tới sự phát triển bền vững. 1.2.3.1.3. Năng lực tài chính của doanh nghiệp Bên cạnh nguồn nhân lực, vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chính xác. Nếu không có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp như hạn chế việc sử dụng công nghệ hiện đại, hạn chế việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ và nhân viên, hạn chế triển khai nghiên cứu, ứng dụng, nghiên cứu thị trường, hạn chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý. Trong thực tế không có doanh nghiệp nào có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn. 1.2.3.1.4. Trình độ thiết bị, công nghệ Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lựcTrường cạnh tranh của doanh Đại nghiệ p.học Công ngh Kinhệ phù hợp cho tế phép Huế rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Công nghệ còn tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp. 1.2.3.1.5. Trình độ năng lực marketing SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 22
  33. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (Product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, điều tra cầu thị trường và dựa trên khả năng sẵn có của doanh nghiệp để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp, tạo ra sản phẩm có thương hiệu được người sử dụng chấp nhận. Trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển, văn minh tiêu dùng ngày càng cao, thì người tiêu dùng càng hướng tới tiêu dùng những hàng hóa có thương hiệu uy tín. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một tất yếu đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều khâu như tiêu thụ, khuyến mãi, nghiên cứu thị trường. Do đó, dịch vụ chăm sóc khách hàng đóng vai trò quan trọng đến doanh số tiêu thụ – vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. 1.2.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 1.2.3.2.1. Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh, nhưng không nhất thiết phải theo một cách nhất định. Phân tích môi trường vĩ mô sẽ giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp đang trực diện với những gì? Nhằm giúp doanh nghiệp có những quyết định phù hợp. Hay nói cách khác, mục đích của việc nghiên cứu môi trường vĩ mô là nhằm phát triển một danh mục có giới hạn những cơ hội mang lạTrườngi lợi ích cho doanh nghiĐạiệp, c ũnghọc như các Kinh mối đe dọa ctếủa môi Huế trường mà doanh nghiệp cần phải né tránh. Các yếu tố môi trường vĩ mô gồm có: + Các yếu tố môi trường kinh tế. Đây là nhóm các yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của các nhà quản trị. Sự tác động của yếu tố này ảnh hưởng quan trọng đến thách thức và ràng buộc, nhưng đồng thời lại là nguồn khai thác các cơ hội đối với doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp bao gồm: tổng sản phẩm quốc nội và SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 23
  34. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương tổng sản phẩm quốc dân, cán cân thanh toán quốc tế, tỷ lệ tăng giảm thu nhập thực tế, lãi suất, tỷ suất hối đoái và tỷ lệ lạm phát, hệ thống thuế và mức thuế, biến động của thị trường chứng khoán. Ngoài ra còn có các yếu tố kinh tế khác như cấu trúc thị trường, các giai đoạn của chu kỳ kinh tế, sự kiểm soát lương bổng, giá cả. + Các yếu tố môi trường chính trị – luật pháp. Các yếu tố này có tác động ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của pháp luật về thuê lao động, cho vay, quảng cáo, bảo vệ môi trường. Sự ổn định chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng, sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp, là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải nắm bắt được những quan điểm, ưu tiên, chương trình chi tiêu của chính phủ và cũng phải thiết lập mối quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thực hiện sự vận động hành lang khi cần thiết. + Các yếu tố môi trường văn hoá xã hội. Các giá trị văn hoá xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, sở thích, thái độ mua sắm của khách hàng. Bất kỳ sự thay đổi nào của các giá trị này đều ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải phân tích những yếu tố xã hội để ấn định cơ hội, đe dọa tiềm tàng. Dân số là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi trường vĩ mô, đặc biệt là môi trường xã hội và môi trường kinh tế. Những thay đổi của dân số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội, ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Dân số đông thì sức lao động nhiều (lao động thTrườngủ công), sản xuất nhiĐạiều của chọcải vật ch ấKinht và cũng ti êutế thụ Huếnhiều của cải hơn. Dân số quá thấp thì sức lao động không đủ, không thể có tồn tại và phát triển xã hội. + Các yếu tố môi trường tự nhiên. Các yếu tố địa lý tự nhiên có ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp. Điều kiện tự nhiên là yếu tố đầu vào của các ngành: nông nghiệp, du lịch, vận tải trong nhiều trường hợp hình thành các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Yếu tố vị trí địa SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 24
  35. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương ảnh hưởng đến công tác vận chuyển nguyên vật liệu vì công ty là bên chịu cước phí vận chuyển, chi phí bảo quản, từ đó tăng giá cả của sản phẩm. Thời tiết khắc nhiệt, thay đổi thất thường cũng tác động đến tiến độ thi công công trình của Công ty. Các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên của con người đã làm thay đổi và khan hiếm nguồn tài nguyên. Do vậy, hoạt động của doanh nghiệp cần chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, không làm ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, lãng phí tài nguyên. + Các yếu tố môi trường công nghệ. Đây là một yếu tố năng động chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa cho doanh nghiệp. Sự ảnh hưởng chủ yếu thông qua các sản phẩm, quá trình công nghệ và vật liệu mới. Sự thay đổi về công nghệ có thể tác động lên chiều cao của rào cản nhập cuộc và định hình lại cấu trúc ngành. Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ đến tính chất và giá cả của sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp, quy trình sản xuất và vị thế cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Trình độ khoa học – công nghệ quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất, tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đó là: chất lượng và giá bán. Khoa học – công nghệ còn tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp, khi trình độ công nghệ thấp thì giá và chất lượng có ý nghĩa ngang bằng nhau trong cạnh tranh. Khoa học – công nghệ phát triển làm ảnh hưởng đến bản chất của cạnh tranh, chuyển từ cạnh tranh giá bán sang chất lượng, cạnh tranh phần giá trị gia tăng của sản phẩm, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Đây là tiền đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm để ổn định và nâng cao sức cạnh tranh của mình. 1.2.3.2.2. Môi trường ngành Các yếu tố môi trường ngành tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất và hiệu quả kinhTrường doanh của doanh Đại nghiệp. Phânhọc tích cácKinh yếu tố môi tế trư ờngHuế này giúp doanh nghiệp xác định được vị thế cạnh tranh trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Từ đó, đưa ra những chiến lược hợp lý nâng cao sức cạnh tranh cho chính bản thân doanh nghiệp. Tình hình cạnh tranh ở một ngành nghề tuỳ thuộc vào năm lực lượng cạnh tranh cơ bản: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Sức mạnh của năm lực lượng này có thể thay đổi theo thời gian khi các điều kiện ngành thay đổi, mỗi tác động của chúng đến doanh nghiệp sẽ SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 25
  36. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương khác nhau và quyết định mức độ gay gắt trong cạnh tranh. Do vậy, phân tích sự tác động của chúng, sẽ xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong bức tranh toàn ngành mà doanh nghiệp tham gia hoạt động. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là một mô hình nổi tiếng được sử dụng để phân tích sự cạnh tranh trong một ngành kinh doanh. 1.3. Năng lực cạnh tranh ngành xây dựng 1.3.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh ngành xây dựng Đấu thầu xây dựng (hay còn gọi là đấu thầu thi công xây lắp) là phương thức cạnh tranh được áp dụng rộng rãi đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đấu thầu xây dựng là cuộc cạnh tranh công khai giữa các nhà thầu với cùng một điều kiện nhằm dành được công trình (hay dự án) xây dựng do chủ đầu tư mời thầu, xét thầu và chọn thầu theo các quy định về đấu thầu của nhà nước. Hiện nay đấu thầu xây dựng và các vấn đề liên quan đến nó được rất nhiều sách, báo, tài liệu và các văn bản của nhà nước đề cập đến nhưng chưa thấy tài liệu nào đưa ra một định nghĩa cụ thể về cạnh tranh trong đấu thầu nói chung và cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng nói riêng. Chúng ta có thể hiểu cạnh tranh trong đấu thầu theo hai cách sau: - Theo nghĩa hẹp: Cạnh tranh trong đấu thầu là sự phát huy sức mạnh của nhà thầu này so với các nhà thầu khác về giá bỏ thầu, chất lượng công trình, tiến độ thi công nhằm thoả mãn tối ưu các yêu cầu của bên mời thầu. Quan niệm này cho thấy mục tiêu cạnh tranh của các doanh nghiệp là thắng thầu, sự cạnh tranh chỉ bó hẹp trong phạm vi một cuộc đấu thầu công trình, chưa chỉ ra được sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh vì mỗi doanh nghiệp hàng năm đều tham giaTrường đấu thầu rất nhi ềuĐại công trình học khác nhau Kinh với nhiều tếđối thHuếủ khác nhau trong những thời điểm và địa điểm khác nhau, do đó theo định nghĩa như trên thì các vấn đề cạnh tranh trong đấu thầu không thể xác định một cách toàn diện và đầy đủ vì vậy ta có thể hiểu cạnh tranh theo một nghĩa khác. - Theo nghĩa rộng: Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là quá trình đấu tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp xây dựng kể từ khi bắt đầu tìm kiếm thông tin, đưa ra SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 26
  37. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương các giải pháp tham gia đấu thầu, bảo đảm trúng thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng cho tới khi hoàn thành công trình bàn giao cho chủ đầu tư. 1.3.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành xây dựng 1.3.2.1. Tỷ lệ/hệ số trúng thầu Chỉ tiêu này phản ánh một cách khách hàngái quát tình hình dự thầu và kết quả đạt được của doanh nghiệp bằng cách đánh giá hiệu quả, chất lượng của việc dự thầu trong năm, quy mô và giá trị hợp đồng trúng thầu thông qua đó có thể đánh giá năng lực của doanh nghiệp, việc đánh giá được tính bằng công thức sau: Trong đó: TA x 100 - TA: là tỷ lệ trúng thầu theo số lần tham gia đấu thầu. - DAtt: là số lượng dự án (hay số gói thầu) trúng thầu trong năm. - DA dt: là số lượng dự án (hay số gói thầu) dự thầu trong năm. Trong bài, đối tượng nghiên cứu là Công ty TNHH Xây dựng Số 10 thường được chỉ định thầu. Chỉ định thầu là một trong 7 hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định trong Luật Đấu thầu, do thủ tục lựa chọn nhà thầu đơn giản và thời gian thực hiện ngắn nên nhiều chủ đầu tư mong muốn áp dụng hình thức này để đẩy nhanh tiến độ của gói thầu/dự án và giảm bớt rủi ro cho chủ đầu tư như: sai sót khi tổ chức lựa chọn nhà thầu do thủ tục lựa chọn đơn giản, có một nhà thầu tham gia nên gần như không có kiến nghị trong đấu thầu và một vài lý do cả khách quan và chủ quan khác nữa. 1.3.2.2. Chất lượng sản phẩm ChTrườngất lượng sản phẩ mĐại là yếu tốhọccấu thành Kinh quan trọng tếhàng Huếđầu năng lực cạnh tranh của sản phẩm, mà năng lực cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. Chất lượng của sản phẩm là tổng hợp các đặc tính của nó theo yêu cầu của sản phẩm, của quá trình xây dựng hoặc tiện nghi phục vụ, vì vậy chất lượng sản phẩm vừa phải tuân theo các quy phạm kỹ thuật vừa phải thoả mãn nhu cầu mong muốn của con người. Trong lĩnh vực xây dựng thì chất lượng sản phẩm chính là chất lượng công SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 27
  38. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương trình, nó biểu hiện thông qua tính năng, tuổi thọ, độ an toàn, độ bền vững, tính kỹ thuật, mỹ thuật, kinh tế và bảo vệ môi trường của công trình. Vì sản phẩm của ngành xây dựng không thể sản xuất ra sẵn để bán cho khách hàng được nên để đánh giá chất lượng sản phẩm của nhà thầu thì chủ đầu tư thường căn cứ vào những công trình nhà thầu đã và đang thi công. 1.3.2.3. Uy tín, kinh nghiệm và năng lực thi công của nhà thầu Năng lực thi công cũng là một trong những chỉ tiêu xác định điều kiện đảm bảo nhà thầu được tham gia cạnh tranh đấu thầu trong mỗi dự án, hầu như các chủ đầu tư khi phát hành hồ sơ mời thầu đều có yêu cầu về tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này được thể hiện năng lực hiện có của nhà thầu trên các mặt: - Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện trường tương tự. Ví dụ doanh nghiệp có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xây dựng dân dụng? Bao nhiêu năm trong lĩnh vực cầu đường, thủy lợi, thuỷ điện. Kinh nghiệm thi công ở miền núi, đồng bằng, nơi có địa chất phức tạp. - Số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trực tiếp thực hiện dự án. - Uy tín có tính chất rất khái quát, nó bao gồm rất nhiều yếu tố như: chất lượng sản phẩm, các hoạt động dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, hoạt động marketing, quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức tài chính, mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp. Đó là tài sản vô hình, vô giá mà doanh nghiệp nào cũng coi trọng, nếu mất uy tín thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ không có khả năng cạnh tranh trên thương trường. Có uy tín doanh nghiệp có thể huy động được rấtTrường nhiều nguồn lực như: Đại vốn, nguyên học vậ t liKinhệu và đặc bi ệtết là sựHuếquan tâm, gắn bó của người lao động với doanh nghiệp hay sự ủng hộ của chính quyền địa phương với công ty. 1.3.2.4. Năng lực tài chính. Năng lực tài chính là vấn đề không thể không nhắc đến bởi nó có vai trò quyết định đến hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp. Trước hết, năng lực tài chính được thể hiện ở quy mô vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 28
  39. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó. Quy mô vốn tự có phụ thuộc quá trình tích lũy của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận hàng năm cao, phần lợi nhuận để lại tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ lớn và quy mô vốn tự có sẽ tăng. Doanh nghiệp có quy mô vốn tự có cao cho thấy khả năng tự chủ về tài chính và chiếm được lòng tin của nhà cung cấp, chủ đầu tư và khách hàng. Doanh nghiệp nên phấn đấu tăng vốn tự có lên một mức nhất định đủ đảm bảo khả năng thanh toán nhưng vẫn đủ kích thích để doanh nghiệp tận dụng đòn bầy tài chính làm tăng lợi nhuận. Trong lĩnh vực xây dựng, để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu chủ đầu tư thường đánh giá thông qua một số các chỉ tiêu cơ bản sau đây: - á ố à á ChoHệ sbiốế ttổ mngứ clợ đi ộnhuhiệậun quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy, về nguyên lý, khi chi phí đầu vào tăng, hệ số tổng lợi nhuận sẽ giảm và trừ khi công ty có thể chuyển các chi phí này cho khách hàng của mình dưới hình thức nâng giá bán sản phẩm. -Hệ số lợi nhuận hoạt động = ậ ướ ế à ã Cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hệ số lợi nhuận hoạt động được tính cho các giai đoạn khác nhau, chẳng hạn cho 4 quý gần nhất hoặc 3 năm gần nhất. Hệ số này là thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một công ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết một đồng vốTrườngn bỏ ra có thể thu vềĐạibao nhiêu học thu nhậ pKinh trước thuế. Htếệ số lợHuếi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả, hay doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. Các nhà quản lý cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến hệ số lợi nhuận hoạt động cao hay thấp để từ đó họ có thể xác định xem công ty hoạt động có hiệu quả hay không, hoặc xem giá bán sản phẩm đã tăng nhanh hơn hay chậm hơn chi phí vốn. - Hệ số nợ = x 100% ợ ả ả ổ ồ ố SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 29
  40. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương Tỷ lệ này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ đã góp vốn cho doanh nghiệp. Thông thường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càng thấp thì các khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong đó, các chủ nợ ưa thích tỷ lệ nợ cao vì muốn có lợi nhuận gia tăng và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song nếu tỷ lệ nợ quá cao, doanh nghiệp sẽ bị rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán. - Tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu (ROS) = x 100% ợ ậ ế Chỉ tiêu phản ánh mỗi đồng doanh thu phát sinh trong kỳ sẽầthu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, hay nói cách khác tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này có thể tăng giảm giữa các kỳ tùy theo sự thay đổi của doanh thu thuần và chi phí. Nếu doanh thu thuần giảm hoặc không đáng kể trong khi đó chi phí tăng lên với tốc độ lớn hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm và tỷ suất sinh lời trên doanh thu thấp. Do đó, doanh nghiệp nên giảm chi phí một cách hiệu quả để tỷ suất sinh lời trên doanh thu cao. - Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio) = ổ à ả ư độ ổ ợ ắ ạ Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp khi đến hạn trả. Cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ này có giá trị càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Nếu khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạTrườngn. Tuy nhiên, nếu conĐại số này họcquá cao thìKinh có nghĩa l àtế doanh Huế nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài lưu động so với nhu cầu. Thông thường thì phần vượt trội đó sẽ không sinh thêm lợi nhuận. Vì thế mà việc đầu tư đó sẽ kém hiệu quả. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải phân bổ vốn hợp lý - Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio) = ổ à ả ư độ à ồ ổ ợ ắ ạ SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 30
  41. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương Hệ số này đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao hơn so với hệ số thanh toán hiện hành. Do đó, hệ số thanh toán nhanh có thể giúp kiểm tra tình trạng tài sản một cách chặt chẽ hơn so với hệ số thanh toán hiện hành. Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc các khoảng tương đương tiền để thay toán cho một đồng nợ ngắn hạn. - Kỳ thu tiền bình quân (ngày) = ố à ă ả ả Chỉ tiêu này dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán qua các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ. Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng trong khâu thanh toán và ngược lại. Kỳ thu tiền phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Tính chất doanh nghiệp chấp nhận bán hàng chịu hay không, tình trạng nền kinh tế, chính sách tín dụng và chi phí bán chịu. - Số vòng quay hàng tồn kho = á ố à á Hệ số vòng quay hàng tồn kho thưà ờ ngồ đư ợìc so sánhâ qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Nhưng cũng cần lưu ý là hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. - Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA (%) = x 100%. ợ ậ ế Phản ánh hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt ổđộng à kinh ả doanh của Công ty và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty. Một công ty Trườngđầu tư tài sản ít nhưng Đại thu đư họcợc lợi nhu ậKinhn cao sẽ là tốtết hơ n Huếso với công ty đầu tư nhiều vào tài sản mà lợi nhuận thu được lại thấp. Hệ số ROA thường có sự chênh lệch giữa các ngành. Những ngành đòi hỏi phải có đầu tư tài sản lớn vào dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ như các ngành vận tải, xây dựng, sản xuất kim loại , thường có ROA nhỏ hơn so với các ngành không cần phải đầu tư nhiều vào TS như ngành dịch vụ, quảng cáo, phần mềm. SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 31
  42. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương - Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE (%) = x 100% ợ ậ ế Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đốầ u tưủ ởth ìữ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể do ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, khi đó mức độ mạo hiểm càng cao. 1.3.2.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ Cơ sở vật chất, kỹ thuật là yếu tố cơ bản góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhóm này bao gồm nhà xưởng, hệ thống nhà kho, hệ thống cung cấp năng lượng, kỹ thuật công nghệ thi công. Tóm lại, đây là chỉ tiêu tổng hợp của các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, biện pháp thi công và tiến độ thi công công trình. Nó đóng vai trò quan trọng trong công tác đấu thầu, là yếu tố quyết định đến chất lượng công trình, giúp giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế và được thể hiện qua mức độ đáp ứng các yêu cầu sau: - Về mặt kỹ thuật, nhà thầu được đòi hỏi phải đưa ra các giải pháp và biện pháp thi công, sử dụng máy móc thiết bị một cách hợp lý và khả thi nhất (được nêu cụ thể trong hồ sơ mời thầu), từ đó đưa ra được sơ đồ tổ chức hiện trường, bố trí nhân lực, các biện pháp về bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường. - Về tiến độ thi công, đây là khoảng thời gian cần thiết để nhà thầu hoàn thành dự án. TTrườngiến độ thi công đư ợĐạic bố trí sao học cho phả iKinh hết sức khoa tếhọc nhHuếằm sử dụng tối đa các nguồn nhân lực sẵn có của nhà thầu và mang tính khả thi cao, đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu và tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục liên quan. Tiến độ thi công được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu, khi lập tiến độ thi công thì nhà thầu cần phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng địa bàn thi công, mặt bằng thi công, nguồn gốc nguyên vật liệu, từ đó có thể sắp xếp thi công các hạng mục, các công việc một cách hợp lý nhất để đưa ra được tổng thời gian thi SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 32
  43. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương công ngắn nhất. Nếu thời gian thực hiện dự án càng dài thì chỉ tiêu này rất được coi trọng vì mục đích của một dự án không phải phục vụ cho một cá nhân mà chủ yếu nhằm mục đích phục vụ công cộng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc phát triển của một doanh nghiệp, một ngành hay một địa phương nào đó, do đó vấn đề này được chủ đầu tư đánh giá rất cao. 1.3.2.6. Giá dự thầu 1.3.2.6.1. Khái niệm Trong khoản 17, điều 4 Luật Đấu thầu (2005) quy định giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Giá dự thầu là chỉ tiêu quan trọng vì nó chính là điều kiện để nhà thầu có thể thắng thầu hay không. Thông thường, người chào giá thầu cao nhất sẽ thắng thầu. Khi các tiêu chí điểm về kỹ thuật đạt thì giá gói thầu sẽ được hội đồng xét thầu căn cứ để đưa ra ý kiến lựa chọn nhà thầu chính vì vậy lập giá gói thầu phải căn cứ mọi yếu tố để làm cho giá hợp lý nhất. 1.3.2.6.2. Căn cứ xác định giá dự thầu - Khối lượng mời thầu và hồ sơ thiết kế do chủ đầu tư cung cấp. - Định mức dự toán hiện hành. - Bộ đơn giá xây dựng hiện hành. - Qui định lập giá dự toán xây lắp hiện hành của Nhà Nước. - Các văn bản hướng dẫn điều chỉnh giá nhân công, vật liệu, máy thi công. -TrườngCác qui định về thu Đạiế có liên họcquan đến giáKinh đấu thầu. tế Huế - Các kỹ thuật công nghệ nhà thầu đã tiến hành so sánh lựa chọn. - Tình hình giá cả thị trường (vật liệu, nhân công, máy thi công). - Các văn bản hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng. - Hệ thống các định mức đơn giá của nhà thầu. - Tình hình cạnh tranh và chiến lược tranh thầu của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 33
  44. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương Như vậy nếu muốn thắng thầu, nhà thầu phải xây dựng được giá dự thầu của đơn vị mình sao cho có khả năng cạnh tranh cao, đồng thời đảm bảo các yêu cầu khác đối với việc thi công công trình theo quy định. Đơn vị dự thầu phải có trình độ chức xây lắp tốt, có biện pháp kỹ thuật tiên tiến, có phương tiện thi công hiện đại, tổ chức và quản lý và sử dụng lao động hợp lý, khoa học. Từ đó xây dựng được các định mức, đơn giá nội bộ, tiên tiến cho đơn vị mình, mặt khác nghiên cứu và tìm biện pháp giảm thấp các chi phí ở mọi khâu trong quá trình chuẩn bị và thi công công trình. Đồng thời xác định các khối lượng công tác xây dựng một cách tỉ mỷ, chính xác, phù hợp với định mức, đơn giá nội bộ của chính đơn vị mình, phù hợp với việc giao khoán cho từng đội, tổ xây dựng hay cho từng công nhân. 1.3.2.6.3. Công thức giá dự thầu Công thức tổng quát: Gdt = Trong đó: ∑ Qi x ĐGi Gdt - Giá dự thầu. Qi - Khối lượng công việc xây dựng thứ i do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở các bản vẽ thiết kế kĩ thuật hoặc bản vẽ thiết kế thi công. ĐGi - Đơn giá dự thầu công tác xây dựng thứ i do nhà thầu lập theo hướng dẫn chung của nhà nước về lập giá xây dựng, trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình và theo mặt bằng giá đươc ấn định trong hồ sơ mời thầu. 1.4. Một số mô hình lý thuyết phân tích năng lực cạnh tranh 1.4.1. Ma trận SWOT 1.4.1.1. TrườngNguồn gốc mô hình Đại phân tích họcSWOT Kinh tế Huế Mô hình SWOT là một mô hình bắt nguồn từ 4 chữ viết tắt Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), Mô hình SWOT cung cấp cho bạn một công cụ giúp phân tích chiến lược và rà soát cũng như đánh giá rủi ro, định hướng của một công ty hay của một đự án Kinh Doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 34
  45. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ Trong thập niên 60-70 một nhóm các nhà khoa học có Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie nghiên cứu nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Trong cuộc khảo sát này bao gồm 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford. Từ đó mô hình SWOT ra đời. Ban đầu mô hình này được Albert cùng các cộng sự của mình đặt với tên SOFT: - Thỏa mãn (Satisfactory): Điều tốt trong hiện tại. - Cơ hội (Opportunity): Điều tốt trong tương lai. - Lỗi (Fault): Điều xấu trong hiện tại. - Nguy cơ (Threat): Điều xấu trong tương lai. Đến năm 1964 sau khi được giới thiệu Orr tại Zurich Thuỵ Sĩ, họ đã đổi F (Fault) thành W (Weakness) và SWOT ra đời từ đó. Đến năm 1966 thì phiên bản đầu tiên được thử nghiệm và giới thiệu đến công chúng dựa trên công trình nghiên cứu tại tập đoàn Erie Technological. Năm 1973, SWOT được sử dụng tại J W French Ltd và thực sự phát triển từ đây. Đầu năm 2004, SWOT đã được hoàn thiện và cho thấy khả năng hữu hiệu trong việc đưa ra cũng như thống nhất các mục tiêu của tổ chức mà không cần phụ thuộc vào tư vấn hay các nguồn lực tốn kém khác. 1.4.1.2. TrườngÁp dụng SWOT Đại học Kinh tế Huế Mô hình swot dùng để làm gì? Với mô hình SWOT sẽ giúp mang lại cái nhìn sâu sắc nhất về tổ chức, doanh nghiệp cũng như cụ thể từng dự án. Chính vì thế mà phương pháp này đặc biệt hữu ích trong việc ra quyết định hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch. Mô hình SWOT được áp dụng trong những trường hợp cụ thể: - Các buổi họp brainstorming ý tưởng. SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 35
  46. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương - Giải quyết vấn đề (cơ cấu tổ chức, nguồn lực, năng suất lao động, văn hóa doanh nghiệp vv) - Phát triển chiến lược (cạnh tranh; sản phẩm, công nghệ, thị trường mới vv) - Lập kế hoạch. - Ra quyết định. - Đánh giá chất lượng sản phẩm. - Đánh giá đối thủ. - Kế hoạch phát triển bản thân. 1.4.1.3. Thực hiện SWOT SWOT là một công cụ hữu ích khi chúng được áp dụng nhằm giải quyết vấn đề trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trước tiên, SWOT có cấu trúc như sau: SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Nguy cơ (Threats). Từ hình mô hình trên ta có: - Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu. Điểm mạnh chính là lợi thế về các dự án, sản phẩm của doanh nghiệp. Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà doanh nghiệp đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp làm điều gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà doanh nghiệp có là gì?Trường Doanh nghiệp sở Đạihữu lợi th họcế về con ngưKinhời, kiến th tếức, danh Huế tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ như thế nào? - Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu đã đặt ra. Một cách dễ hiểu nhất, điểm yếu chính là những việc doanh nghiệp chưa làm tốt. - Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị trường kinh doanh, xã SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 36
  47. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương hội, chính phủ ) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu. Tác nhân này có thể là: Sự phát triển, nở rộ của thị trường; đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu; mùa, thời tiết; chính sách, luật. - Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ ) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn. Bảng 1: Ma trận SWOT. Các yếu tố bên ngoài O (Opportunity) T (Threat) Các yếu tố bên trong S (Strength) SO ST W (Weakness) WO WT (Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược) Mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định thế mạnh cũng như những điểm hạn chế cần phải khắc phục. Nói cách khác, SWOT chỉ ra đâu là nơi để tấn công và đâu là nơi doanh nghiệp cần phòng thủ. 1.3.1.4. Mở rộng SWOT. Sau bước làm sáng tỏ 4 yếu tố nêu trên trong SWOT thì tiến hành đưa ra những chiến lược phù hợp. Và sau đây là 4 chiến lược căn bản: • Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của công ty. Là chiến lược sử dụng điểm mạnh của doanh nghiệp để khai thácTrường cơ hội. Đây là chí Đạiến lược ưuhọc tiên hàng Kinh đầu vì nếu tếsử d ụHuếng điểm mạnh của doanh nghiệp thì cơ hội thành công cao mà không tốn nhiều công sức. Thường tương ứng với chiến lược ngắn hạn. • Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội. Là chiến lược sử dụng điểm yếu khai thác cơ hội. Việc sử dụng điểm yếu sẽ khiến doanh nghiệp tốn nhiều nguồn lực để có thể tận dụng cơ hội. Nhiều khó SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 37
  48. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương khắc phục xong điểm yếu thì cơ hội đã không còn. Thường tương ứng với chiến lược trung hạn. • Chiến lược ST (Strengths - Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra. Là chiến lược sử dụng điểm mạnh hạn chế nguy cơ. Hạn chế nguy cơ là công việc giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro gây phá sản hay làm thiệt hại tới doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng điểm mạnh của mình sẽ tốn ít nguồn lực. Thường tương ứng với chiến lược ngắn hạn. • Chiến lược WT (Weaks - Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài. Là chiến lược khắc phục điểm yếu hạn chế nguy cơ. Nguy cơ đánh trực tiếp vào điểm yếu của doanh nghiệp nên doanh nghiệp một mặt phải khắc phục điểm yếu, một mặt dự đoán các rủi ro có thể xảy ra nhắm tránh nguy cơ tấn công trực tiếp vào điểm yếu. Là một chiến lược phòng thủ. 1.3.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Poter. Mô hình Porter’s Five Forces được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Mô hình này, thường được gọi là “Năm lực lượng của Porter”, được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận. Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không. Tuy nhiên, vìTrường môi trường kinh Đạidoanh ngày học nay mang Kinh tính “động”, tế nên Huế mô hình này còn được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần được cải thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn. Các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Ủy ban chống độc quyền và sát nhập ở Anh, hay Bộ phận chống độc quyền và Bộ Tư pháp ở Mỹ, cũng sử dụng mô hình này để phân tích xem liệu có công ty nào đang lợi dụng công chúng hay không. Theo Michael Porter (1998), cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 38
  49. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương Hình 1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Poter. (Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược) 1.3.2.1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp Nhà cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe dọa tăng giá hay giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng. Do đó, nhà cung ứng có thể chèn ép lợi nhuận của một ngành khi ngành đó không có khả năng bù đắp chi phí tăng lên trong giá thành sản xuất. Những điều kiện làm tăng áp lực từ nhà cung ứng có xu hướng ngược với các điều kiện làm tăng quyền lực của người mua. Áp lực từ nhà cung ứng sẽ tăng lên nếu: - Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trườTrườngng chỉ có một vài nhàĐại cung chọcấp có quy Kinhmô lớn sẽ t ạotế áp lHuếực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. - Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp. - Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 39
  50. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tìm hiểu kĩ về uy tín, trình độ công nghệ, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm, giá cả của các nhà cung cấp. So sánh các nhà cung ứng và dịch vụ của họ, lựa chọn đối tượng có khả năng đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp đặt ra. Với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây các áp lực nhất định nếu họ có quy mô, sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm. Chính vì thế những nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào nhỏ lẻ (Nông dân, thợ thủ công ) sẽ có rất ít quyền lực đàm phán đối với các doanh nghiệp mặc dù họ có số lượng lớn nhưng họ lại thiếu tổ chức. 1.3.2.2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng. Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng được phân làm 2 nhóm: Khách hàng lẻ và Nhà phân phối. Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành: - Quy mô. - Tầm quan trọng. - Chi phí chuyển đổi khách hàng. - Thông tin khách hàng. ĐTrườngặc biệt khi phân tích Đại nhà phân học phối ta phKinhải chú ý tầm tếquan trHuếọng của họ, họ có thể trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của doanh nghiệp. Wal-Mart là nhà phân phối lớn có tầm ảnh hưởng toàn thế giới, hệ thống phân phối của Wal mart có thể ảnh hưởng tới nhiều ngành hàng như thực phẩm, hàng điện tử, các hàng hàng hóa tiêu dùng hàng ngày. Wal Mart có đủ quyển lực để đàm phán với các doanh nghiệp khác về giá cả, chất lượng sản phẩm cũng như các chính sách marketing khi đưa hàng vào trong hệ thống của mình. SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 40
  51. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương 1.3.2.3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn. Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ mới có thể dự đoán. Nếu các rào cản hay có sự trả đũa quyết liệt của các nhà cạnh tranh hiện hữu đang quyết tâm phòng thủ thì khả năng xâm nhập của các đối thủ mới rất thấp. Theo M-Porter (1998), đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành. - Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn. - Kỹ thuật. - Vốn. - Các yếu tố thương mại: Hệ thống phân phối, thương hiệu, hệ thống khách hàng. - Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào (Bị kiểm soát), bằng cấp, phát minh sáng chế, nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ. 1.3.2.4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế. Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà các doanh nghiệp trong ngành có thể kinh doanh cóTrường lãi. Do các loại sảĐạin phẩm cóhọc tính thay Kinh thế cho nhau tế nên sHuếẽ dẫn đến sự canh tranh trên thị trường. Khi giá của sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Do đó, việc phân biệt sản phẩm là chính hay là sản phẩm thay thế chỉ mang tính tương đối. Chúng ta thấy áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế. SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 41
  52. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương - Tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế: Ngay cả trong nội bộ ngành với sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình. - Chi phí chuyển đổi: Chúng ta biết các phần mềm mã nguồn mở như Linux hay như ở Việt Nam là Viet Key Linux giá thành rất rẻ thậm chí là miễn phí nhưng rất ít người sử dụng vì chi phí chuyển đổi từ hệ điều hành Window và các ứng dụng trong nó sang một hệ điều hành khác là rất cao và có thể ảnh hưởng đến hoạt động, các công việc trên máy tính. 1.3.2.5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ: - Tốc độ tăng trưởng của ngành: Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng, số lượng đối thủ cạnh tranh chia thị phần sẽ tạo ra những bất ổn hơn trường hợp ngành nghề phát triển nhanh. - Ngành có năng lực dư thừa. - Tính đa dạng của ngành. - Sự thiếu vắng tính khác biệt của sản phẩm về các chi phí chuyển đổi. - Các rào cản rút lui: Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn: tài sản chuyên môn hóa cao, phí tổn cố định để thoát ra, mối tương quan chiến lược. - Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch. 1.3.2.6. TrườngÁp lực từ các bên liênĐại quan m họcật thiết Kinh tế Huế Đây là áp lực không được đề cập trực tiếp ngay trong ma trận nhưng trong quyển sách” Strategic Management & Business Policy” của Thomas L. Wheelen và J. David Hunger (2011) có ghi chú về áp lực từ các bên liên quan mật thiết. - Chính phủ. - Cộng đồng. SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 42
  53. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương - Các hiệp hội. - Các chủ nợ, nhà tài trợ. - Cổ đông. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 43
  54. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SỐ 10. 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Xây dựng Số 10 2.1.1. Thông tin cơ bản của công ty TNHH Xây dựng Số 10 Tên đầy đủ công ty là Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Số 10. Tên viết tắt: Công ty TNHH XD Số 10. Địa chỉ ở Thôn Đơn Duệ - Xã Vĩnh Hòa - Huyện Vĩnh Linh - Tỉnh Quảng Trị. Điện thoại: 0533820711. Ngành nghề chính: Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng. Công ty TNHH Xây dựng Số 10 được ông Trần Công Hóa chính thức hoạt động ngày 15/05/2005 theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 3002000311 - Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Trị. Quy mô của Công ty chỉ là một văn phòng nhỏ, bước đầu cùng 10 nhân viên, với số vốn điều lệ 2 tỷ đồng. Hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Xây dựng Số 10 đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Một hành trình phát triển liên tục không ngừng, Công ty đã gặt hái được những thành quả nhất định. Năm 2015 được chi cục thuế huyện Vĩnh Linh tặng bằng khen về công tác nộp thuế đầy đủ. Hiện nay Công ty có đội ngũ nhân viên với 17 thành viên chuyên cần làm việc, hoạt động chủ yếu thi công các công trình trên địa bàn huyện Vĩnh linh, tỉnh Quảng Trị. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty ChTrườngức năng của Công Đại ty là sửa chhọcữa, thi công Kinhxây dựng côngtế trìnhHuế dân dụng, giao thông, thủy lợi, điện 35KW, khai thác gỗ. Với nguồn nhân lực được tuyển dụng từ bên ngoài Công ty tạo công ăn việc làm cho một lượng đội ngũ lao động, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế của Tỉnh Quảng Trị nói riêng. Công ty TNHH Xây dựng Số 10 luôn thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 44
  55. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương nhà nước, chấp hành đầy đủ các chính sách kinh tế, pháp luật của nhà nước. Nhà quản trị cần quản lý có hiệu quả tài sản, vật tư, tiền vốn, máy móc, thiết bị và lao động. Các cấp lãnh đạo thực hiện phân phối theo lao động và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và chuyên môn, nghiệp vụ. Mỗi nhân viên đều có ý thức bảo vệ công ty, bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự xã hội. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Xây dựng Số 10 Công Ty TNHH Xây dựng Số 10 được tổ chức theo cơ cấu khá đơn giản. Giám đốc phụ trách chung, chịu nhiệm vụ về mọi hoạt động của Công ty trước pháp luật; trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua đội ngũ nhân viên cấp dưới. Cấp dưới có vai trò tham mưu cho cấp trên để xây dựng kế hoạch và ra quyết định. GIÁM ĐỐC PHÒNG THI CÔNG PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KỸ THUẬT XÂY DỰNG Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy Công ty TNHH Xây dựng Số 10. (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Xây dựng Số 10) Chức năng nhiệm vụ các phòng: -TrườngGiám đốc: là ngư ờĐạii đứng đ ầuhọc công ty, Kinhchịu trách nhi tếệm trư Huếớc nhà nước, pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, là người chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty về kế hoạch, mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh và điều hành kiểm tra các hoạt động của công ty. - Phòng tài chính kế toán: quản lý nguồn vốn, kiểm tra giám sát tình hình vận động của vốn trong quá trình sử dụng. Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê theo phương pháp thống kê do doanh nghiệp quy định, nắm bắt và sử dụng các thông tin cho SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 45
  56. Khóa Luận Tốt Nghiệp Gvhd: Ths. Nguyễn Uyên Thương công tác sản xuất hạch toán kinh tế đầy đủ làm trọn nghĩa vụ với nhà nước. Tham mưu cho giám đốc tình hình sử dụng quản lý quỹ lương, các chế độ bảo hộ lao động sao cho hợp lý nhất. - Phòng kỹ thuật: tư vấn cho giám đốc về việc đầu tư thiết bị mới, nguyên vật liệu mới quan hệ với khách hàng, các hãng sản xuất lựa chọn đầu tư thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu theo dõi tình trạng máy móc tiến độ sản xuất của các phân xưởng tổ đội. - Phóng thi công xây dựng: thi công xây dựng công trình xây dựng mà công ty đảm nhiệm, hoặc vận chuyển vật tư. Mỗi bộ phận có một nhiệm vụ và chức năng riêng nhưng đều phối hợp, gắn kết vì một mục tiêu chung là gia tăng lợi nhuận cho Công ty TNHH Xây dựng Số 10. Vì vậy, dưới sự chỉ đạo của giám đốc mỗi phòng ban luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng của mình được giao phó tạo điều kiện giúp Công ty đạt được kết quả về lợi nhuận như mong đợi. 2.1.4. Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng Số 10 Bất kỳ công ty nào, bao gồm cả Công ty TNHH Xây dựng Số 10 trong quá trình sản xuất kinh doanh đều đặt ra mục tiêu cuối cùng là đạt được mức doanh thu cao nhất với chi phí thấp nhất từ đó mang lại kết quả lợi nhuận là tối đa. Doanh thu Lợi nhuận gộp 6,000,000,000 5,000,000,000 4,000,000,000 3,000,000,000 2,000,000,000Trường Đại học Kinh tế Huế 1,000,000,000 0 2015 2016 2017 Biểu đố 1: Biểu đồ biến động doanh thu và lợi nhuận Công ty TNHH Xây dựng Số 10 giai đoạn 2015-2017. SVTH: Nguyễn Thị Lập Xuân 46