Khóa luận Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_mot_so_giai_phap_phat_trien_hoat_dong_ban_hang_ban.pdf
Nội dung text: Khóa luận Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Thương mại điện tử của Trường CĐ CNTT Hữu nghị Việt – Hàn đã trang bị cho em những kiến thức hữu ích trong suốt ba năm của chương trình học tại trường. Xin cảm ơn chân thành nhất đến cô Ngô Hải Quỳnh đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành bài luận văn này. Trong quá trình hướng dẫn, cô đã đóng góp rất nhiều ý kiến hữu ích và cho em học hỏi rất nhiều kiến thức, phương pháp nghiên cứu bổ ích. Xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng, các phòng ban, cán bộ công nhân viên của Công ty đã tạo điều kiện, giúp đỡ, chia sẻ kiến thức, ý kiến trong suốt quá trình hoàn thành bài luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! i
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH viii LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG BẰNG HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2 1.1 Tổng quan về thương mại điện tử 2 1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử 2 1.1.2 Các đặc trưng thương mại điện tử 2 1.1.3 Các điều kiện phát triển trong thương mại điện tử 3 1.1.3.1 Thanh toán tự động 3 1.1.3.2 Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin 3 1.1.3.3 Đảm bảo an toàn, bảo mật và an ninh trong TMĐT 4 1.1.3.4 Bảo vệ sở hữu trí tuệ 4 1.1.3.5 Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin nói chung và TMĐT nói riêng. 5 1.1.4 Phương tiện trong thương mại điện tử 5 1.1.4.1 Điện thoại 5 1.1.4.2 Hệ thống kĩ thuật thanh toán điện tử 5 1.1.4.3 Internet và Web 6 1.1.4.4 Mạng nội bộ và mạng ngoại bộ 7 1.1.5 Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử 7 1.1.5.1 Thư điện tử (Electronic Mail: Email) 7 1.1.5.2 Thanh toán điện tử (Electronic Payment) 8 1.1.5.3 Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange: EDI) 9 1.1.6 Mô hình hoạt động thương mại điện tử 9 1.1.6.1 B2B 9 1.1.6.2 B2C 9 1.1.6.3 C2C 10 ii
- 1.1.6.4 B2G 10 1.1.6.5 G2G 10 1.2 Lợi ích của thương mại điện tử 10 1.2.1 Lợi ích đối với tổ chức 10 1.2.2 Lợi ích đối với người tiêu dùng 11 1.2.3 Lợi ích đối với xã hội 12 1.3 Hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử 13 1.3.1 Khái niệm về hoạt động bán hàng bằng TMĐT 13 1.3.2 Vai trò của hoạt động bán hàng bằng TMĐT 13 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc bán hàng bằng TMĐT 13 1.3.3.1 Thông tin 14 1.3.3.2 Dịch vụ thông tin 14 1.3.3.3 Hệ thống thông tin 14 1.3.3.4 Chất lượng dịch vụ 14 1.3.3.5 Sự hài lòng của người sử dụng 14 1.3.3.6 Lợi ích ròng 15 1.3.4 Giới thiệu một số công ty thực hiện thành công thương mại điện tử trên thế giới. 15 Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC ĐÀ NẴNG 17 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng. 17 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 17 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà nẵng 19 2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần điện tử và tin học Đà Nẵng 19 2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận 19 2.1.2.3 Tầm nhìn, sứ mệnh của công ty cổ phần điện tử và tin học Đà Nẵng21 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng21 2.1.4 Chiến lược phát triển và kinh doanh của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 22 iii
- 2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua từ năm 2012 đến 2014 23 2.1.5.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng năm 2012 – 2014 23 2.1.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần điện tử và tin học Đà Nẵng năm 2012 – 2014 27 2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 30 2.1.6.1 Nhân tố bên ngoài 30 2.1.6.2 Nhân tố bên trong 35 2.2 Thực trạng ứng dụng TMĐT cho hoạt động bán hàng tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 36 2.2.1 Thực trạng ứng dụng TMĐT tại công ty 36 2.2.1.1 Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT 36 2.2.1.2 Nguồn nhân lực TMĐT của công ty 38 2.2.1.3 Website của công ty 39 2.2.1.4 Hoạt động trong thanh toán TMĐT của công ty 41 2.2.1.5 An ninh bảo mật tại công ty 42 2.2.2 Thực trạng ứng dụng TMĐT cho hoạt động bán hàng 42 2.2.2.1 Các hình thức bán hàng của công ty 42 2.2.2.2 Thực trạng bán hàng bằng TMĐT tại công ty 47 2.3 Đánh giá những kết quả đạt được trong hoạt động bán hàng bằng TMĐT tại công ty trong những năm qua 49 2.3.1 Điểm mạnh 49 2.3.2 Điểm yếu 50 2.3.3 Thuận lợi 51 2.3.4 Khó khăn 51 Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG BẰNG HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC ĐÀ NẴNG 53 3.1 Định hướng phát triển công ty 53 iv
- 3.2 Một số giải pháp phát triển bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng từ năm 2012 - 2014 54 3.2.1 Xây dựng website có chất lượng và dịch vụ hậu mãi tốt 54 3.2.2 Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 55 3.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao 56 3.2.4 Nâng cao hiệu quả điều tra nghiên cứu thị trường 57 3.2.5 Đa dạng hóa các hình thức bán hàng 57 3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc tiêu thụ sản phẩm 58 3.2.7 Nâng cao nhận thức về TMĐT 58 3.2.8 Giải pháp về xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử 59 3.2.9 Giải pháp về an toàn bảo mật 59 KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ix NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN x v
- DANH MỤC VIẾT TẮT TMĐT : Thương mại điện tử CNTT : Công nghệ thông tin TTĐT : Thanh toán điện tử TMTT : Thương mại truyền thống WAN : Wide Area Network (Mạng diện rộng) LAN : Local Area Network (Mạng cục bộ) HTML: Hyper Text Markup Language (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) TCP/IP: Transmission Control Protocol/Internet Protocol (Giao thức chung) WWW: World Wide Web (Mạng toàn cầu) SMTP : Simple Massage Tranfer Protocol (Giao thức truyền thông điệp đơn giản) NNTP: Net News Tranfer Protocol (Giao thức truyền tin qua mạng) EDI: Electronic Data Interchange -Truyền tải dữ liệu điện tử vi
- DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán từ năm 2012-2014 23 2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 27 2.3 Bảng thống kê hệ thống máy móc, trang thiết bị tại công ty 37 2.4 Bảng thống kê số lượng nhân viên công nghệ thông tin 39 2.5 Báo cáo hoạt động kinh doanh bằng hình thức thương mại 47 điện tử vii
- DANH MỤC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 19 2.2 Biểu đồ thể hiện doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của 29 công ty từ năm 2012 đến 2014 2.3 Biểu đồ thể hiện lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công 29 ty từ năm 2012 đến 2014 2.4 website của siêu thị Viettronimex 40 2.5 Hình thức bán hàng truyền thống của công ty 42 viii
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển kinh tế xã hội, đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, từng bước bắt nhịp với xu thế phát triển mới. Bám sát sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công nghệ thông tin đã có những phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào việc phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội nước ta, trong đó nổi bậc là việc nghiên cứu hoạt động bán hàng trong môi trường thương mại điện tử. Tuy đây là một vấn đề còn khá mới mẻ nhưng nó đã và đang trở thành xu thế tất yếu và thu hút được không ít các doanh nghiệp Việt Nam, giúp họ đáp ứng được yêu cầu phát triển xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới. Ở các nước phát triển đang tiên phong trong nền kinh tế mạng, hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử đã có điều kiện hình thành và phát triển rất nhanh. Thành công có, thất bại có, nhưng nó đã được thừa nhận là đang trong quá trình mở đường và cần phải có thời gian thử nghiệm. Mặc dù hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử đã bắt đầu được áp dụng thử nghiệm ở một số công ty Việt Nam, nhưng thực tế ở Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà nẵng, hạ tầng cơ sở thương mại điện tử đã bắt đầu xây dựng nền móng ban đầu, chuẩn bị tạo lập những môi trường kinh doanh mới. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng” làm đồ án tốt nghiệp của mình. SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 1
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG BẰNG HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 Tổng quan về thương mại điện tử 1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử Thương mại điện tử là tiến trình mua, bán, trao đổi, hay chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ, và/hay thông tin qua mạng máy tính, hầu hết là Internet và mạng nội bộ. (Turban, King, Lang, Introduction to Electronic Commerce 2011) Thương mại điện tử là việc sử dụng Internet và World Wide Web (web) để giao dịch kinh doanh. Các giao dịch thương mại có thể xảy ra một trong các chính thức và số hóa giữa và trong các tổ chức và cá nhân. (Kenneth, Carol, E-commerce 2011: Business, Technology, Society, 2011) 1.1.2 Các đặc trưng thương mại điện tử So với các hoạt động Thương mại truyền thống, TMĐT có một số điểm khác biệt cơ bản sau: Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như chuyển tiền, séc hoá đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác trong cùng một giao dịch. Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (cạnh tranh thống nhất toàn cầu). TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. TMĐT càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với TMĐT, một doanh nghiệp dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở bất kỳ đâu mà không hề phải bước ra khỏi nhà như một công việc trước kia phải mất rất nhiều thời gian. SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 2
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Trong TMĐT, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực là những người tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT. Đối với thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT, mạng lưới thông tin là thị trường. 1.1.3 Các điều kiện phát triển trong thương mại điện tử 1.1.3.1 Thanh toán tự động Để TMĐT có thể hoạt động cần phải có hệ thống thanh toán tự động (TTTĐ). Khi chưa có TTTĐ, TMĐT chỉ sử dụng được phần trao đổi thông tin, quảng cáo tiếp thị, giới thiệu sản phẩm các hoạt động thương mại vẫn chỉ kết thúc bằng hình thức thanh toán trực tiếp. Có một đặc điểm đặc trưng của hệ thống thanh toán, cho dù là truyền thống hay điện tử, là đều đòi hỏi chế độ bảo mật cao. Chính vì vậy các nghiên cứu và kết quả nghiên cứu nhằm vào lĩnh vực này ngày càng nhiều. Ngoài ra, hệ thống TMĐT cũng luôn đi kềm hệ thống mã hóa sản phẩm trên phạm vi toàn cầu. 1.1.3.2 Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin TMĐT vừa là đỉnh cao của quá trình tự động hóa quy trình TMTT vừa là hệ quả tất yếu của kỹ thuật số nói chung và công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng. Do vậy, để có thể triển khai TMĐT và triển khai thành công, cần thiết phải có được một hạ tầng cơ sở CNTT vững chắc. Để đảm bảo các yêu cầu đó, hạ tầng cơ sở CNTT phải đảm bảo các điều kiện sau: + Tính tuân theo chuẩn: Hệ thống các chuẩn cần thiết phải được xem như một phân hệ trong hệ thống CNTT và đạt tới mục tiêu chung là mọi thành viên tham gia TMĐT, kể cả người tiêu dùng cá thể phải tuân theo. + Đạt tới mức độ ổn định cao: cho dù các sản phẩm CNTT (cứng, mềm) được sản xuất trong nước hay mua của nước ngoài, yếu tố phải tính đến là ổn định phù hợp quá trình nâng cấp phát triển sản phẩm, sự ổn định về mức chi phí phù hợp người tiêu dùng SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 3
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Hạ tầng CNTT liên quan chặt chẽ với an toàn thông tin, một vấn đề công nghệ vừa là cốt lõi, vừa là thách thức khó vượt qua của phần còn lại của thế giới từ các nước phát triển. 1.1.3.3 Đảm bảo an toàn, bảo mật và an ninh trong TMĐT Giao dịch thương mại trên các phương tiện điện tử đặt ra các đòi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn, đặc biệt là trên Internet. Bản chất của giao dịch TMĐT là gián tiếp, bên mua và bên bán ít biết, thậm chí không biết về nhau, giao dịch hoàn toàn thông qua các kênh truyền không xác định được. Điều này dẫn đến những lo ngại riêng của cả người mua và người bán: + Người mua: lo sợ thẻ tín dụng của họ khi truyền đi trên mạng có thể bị kẻ xấu hoặc bên bán lợi dụng và sử dụng bất hợp pháp + Người bán: lo ngại về khả năng thanh toán và quá trình thanh toán của bên mua có chính xác hay không. Tất cả các giao dịch đó đều liên quan đến các thông tin dưới dạng dữ liệu tồn tại và chuyển đi trên mạng. Về mặt công nghệ, kỹ thuật mã hóa là nền tảng cơ bản giải quyết vấn đề này. Kỹ thuật mã hóa về cơ bản bao gồm một thuật toán mã hóa – giải mã và một khóa được dùng để mã hóa – giải mã. Thách thức là kỹ thuật này chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định, việc giò và giải mã là hoàn toàn có thể nếu loại bỏ yếu tố thời gian. Hơn nữa, đối với các nước chưa phát triển, năng lực CNTT và năng lực tự tạo ra các sản phẩm riêng chưa có nên hoàn toàn phụ thuộc công nghệ vào các nước phát triển, đây là điều không mong muốn. 1.1.3.4 Bảo vệ sở hữu trí tuệ Chất lượng sản phẩm càng cao hàm lượng chất xám càng nhiều. Khi tham gia vào thương mại điện tử, thông tin trở thành tài sản, và bảo vệ tài sản cuối cùng sẽ là bảo vệ thông tin. Do đó vấn đề đặt ra là bảo vệ sở hữu trí tuệ và bản quyền của các thông tin trên Web (Các hình thức quảng cáo, các nhãn hiệu thương mại, các cơ sở dữ liệu, các dung liệu truyền gửi qua mạng ). Đối với dung liệu, vấn đề đặt ra là bản thân việc số hóa nhị phân các dữ liệu văn bản, hình ảnh, âm thanh để thành dung liệu truyền gửi đã là hành động sao chép, phiên dịch và phải được tác giả đồng ý, nhưng vì đó nên số bản Internet không thể biết là bao nhiêu (có thể tới vô hạn), nên việc thỏa thuận và xử lý trở nên hết sức khó khăn. SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 4
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Ở mức cao hơn người ta còn tính đến khía cạnh phức tạp hơn nữa của vấn đề phân chia tài sản trí tuệ mua bán qua mạng. Cần phải đưa ra khái niệm mang tính pháp lý hơn là “thế nào là tác giả”, “thanh toán vi phần” mà sẽ đưa ra xử lí bằng các công cụ kỹ thuật cao. Những điều này đòi hỏi cần phải sửa đổi hệ thống pháp luật về các mối quan hệ về sở hữu trí tuệ. 1.1.3.5 Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin nói chung và TMĐT nói riêng. TMĐT liên quan đến tất cả mọi người bởi chính đặc điểm thương mại và đặc điểm nền tảng công nghệ của nó. Để triển khai và thực thi TMĐT, vì đây là một hình thái mới có nền tảng là công nghệ cao nên yêu cầu mọi người tham gia thương mại phải có ý thức dần hình thành thói quen sử dụng nó, điều này cũng muốn nói tới vai trò của giáo dục và đào tạo. Yêu cầu đầu tiên là mọi người phải có thói quen sử dụng Internet và mua hàng qua mạng. Tiếp đó cần thiết phải có một đội ngũ các nhà tin học đủ khả năng vận hành đồng thời nắm bắt và phát triển các công nghệ phục vụ chung. 1.1.4 Phương tiện trong thương mại điện tử 1.1.4.1 Điện thoại Trong xu hướng mới, việc tích hợp công nghệ tin học, viễn thông có thể cho ra đời những máy điện thoại di động có khả năng duyệt Web, thực hiện được các giao dịch TMĐT không dây như mua bán chứng khoán, dịch vụ ngân hàng, đặt vé xem phim, mua vé tàu, Tuy nhiên trên quan điểm kinh doanh, công cụ điện thoại có mặt hạn chế là chỉ truyền tải được âm thanh, mọi cuộc giao dịch cuối cùng vẫn kết thúc bằng giấy tờ, hơn nữa, chi phí giao dịch điện thoại, nhất là cước điện thoại đường dài và điện thoại nước ngoài vẫn còn ở mức khá cao. 1.1.4.2 Hệ thống kĩ thuật thanh toán điện tử Với vai trò là một khâu vô cùng quan trọng trong TMĐT, thanh toán điện tử (TTĐT) nhằm thực hiện cân bằng cho việc trao đổi giá trị. Thanh toán điện tử (Electronic Payment) là việc thanh toán thông qua thông điệp điện tử (Electronic Message) thay vì giao tay tiền mặt. Việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng đã quen thuộc từ lâu nay thực chất đều là các dạng TTĐT. Thanh toán điện tử sử dụng các máy rút tiền tự động (ATM: Automatic Teller Machine), thẻ tín dụng mua hàng (Purchasing Card), thẻ SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 5
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng thông minh (Smart Card) là loại thẻ có gắn chip điện tử (Electronic Purse), tiền mặt Cyber (Cyber Card), các chứng từ điện tử (ví dụ như hối phiếu, giấy nhận nợ điện tử) Việc xây dựng một hệ thống thanh toán tài chính tự động (Hệ thống các thiết bị tự động chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác trong hệ thống liên ngân hàng) là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công TMĐT tiến tới nền kinh tế số hóa. Sử dụng hệ thống TTĐT tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa các phương thức sử dụng tiền tệ và lưu chuyển dễ dàng ở phạm vi đa quốc gia. Tiền sử dụng là tiền điện tử không mất chi phí in ấn, kiểm đếm, giao nhận. Tốc độ lưu chuyển tiền tệ qua ngân hàng nhanh và kiểm soát được quy trình rủi ro trong thanh toán. Về phía người sản xuất thì thu được tiền nhanh chóng, rút ngắn chu trình tái sản xuất tránh đọng vốn, tăng tốc độ lưu thông hàng hóa và tiền tệ. Người tiêu dùng có khả năng lựa chọn dễ dàng hàng hóa một cách tức thời và theo ý của mình. Tuy vậy việc sử dụng hệ thống thanh toán tiền tự động hiện còn khá rủi ro về vấn đề bảo mật, tính riêng tư như việc chữ ký điện tử bị rò mật mã, các mã số thông tin cá nhân (pin) thông tin về thẻ tín dụng bị rò rỉ và có thể bị liên hệ đến từng vụ thanh toán tự động, nên việc xây dựng hệ thống bảo mật khắc phục các mặt tồn tại đó với các công nghệ tiên tiến hiện đại nhất mới giúp TMĐT phát triển. 1.1.4.3 Internet và Web Internet là mạng cho các mạng máy tính. Một máy tính có địa chỉ Internet trước tiên được nối vào mạng LAN, rồi đến mạng WAN (Với vai trò như các SUBNET) rồi vào Backbone (trung tâm của các đường kết nối và các phần cứng nối kết dùng để truyền dữ liệu với tốc độ cao) như vậy là máy tính đó đã giao tiếp với Internet. Thông qua Internet, thông tin được trao đổi với các máy tính các mạng với nhau. Các nối kết này được xây dựng trên cơ sở giao chuẩn TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet Protocol): TCP giữ vai trò đảm bảo việc truyền gửi chính xác dữ liệu từ người sử dụng tới máy chủ (Serve) ở nút mạng. IP đảm nhận việc chuyển các gói dữ liệu (Packet of Data) từ nút nối mạng này sang nút nối mạng khác theo địa chỉ Internet. Công nghệ Web (World Wide Web hay còn ký hiệu là WWW) là công nghệ sử dụng các liên kết siêu văn bản tạo ra các văn bản chứa nhiều tham chiếu tới các văn bản khác, cho phép người sử dụng chuyển từ một cơ sở dữ liệu này sang một cơ sở dữ liệu khác, bằng cách đó mà truy nhập vào các thông tin thuộc các chủ đề khác nhau và dưới hình thức khác nhau như: văn bản, đồ họa, âm thanh, phim Như vậy Web được SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 6
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng hiểu là một công cụ hay nói đúng hơn là một dịch vụ thông tin toàn cầu của Internet nhằm cung cấp những dữ liệu thông tin viết bằng ngôn ngữ HTML (Hyperlink Markup Language – Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) hoặc các ngôn ngữ khác được kết hợp với HTML và truyền đến mọi nơi trên cơ sở các giao thức chuẩn quốc tế như: HTTP (Hypertext Tranfer Protocol – giao thức chuẩn truyền tệp), POP (giao thức truyền thư tín), SMTP (Simple Massage Tranfer Protocol- Giao thức truyền thông điệp đơn giản), NNTP (Net News Tranfer Protocol- giao thức truyền tin qua mạng) cho phép những người sử dụng mạng thảo luận xung quanh một hoặc nhiều vấn đề cùng quan tâm. Tuy mới ra đời nhưng Web lại phát triển mạnh mẽ nhất, nhanh nhất, tạo nên một tiềm năng lớn trong việc phổ biến thông tin toàn cầu. 1.1.4.4 Mạng nội bộ và mạng ngoại bộ Mạng nội bộ (Internet) là toàn bộ mạng thông tin của một công ty cơ quan và các liên lạc mọi kiểu giữa các liên lạc di động. Theo nghĩa hẹp, đó là mạng kết nối nhiều máy tính ở gần nhau (gọi là mạng cục bộ: Local- Area Network hay là LAN); hoặc nối kết trong một khu vực rộng lớn hơn (gọi là mạng diện rộng: Wide Area Network hay WAN). Mạng ngoại bộ hay liên mạng nội bộ (Extranet) là hai hay nhiều mạng nối kết với nhau tạo ra một cộng đồng điện tử liên công ty (Enterprise Electronic Community). Các mạng nội bộ và ngoại bộ đều được xây dựng trên nền tảng công nghệ giao thức chung TCP/IP. Vì vậy chúng có thể kết nối được với Internet. Xây dựng một mạng nội bộ công ty, là chúng ta đang điện tử hóa quá trình kinh doanh, xây dựng một hệ thống quản trị và thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn. 1.1.5 Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử 1.1.5.1 Thư điện tử (Electronic Mail: Email) Thư điện tử, hay email là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính. Email là phương thức dễ dàng nhất để doanh nghiệp làm quen và tiếp cận với thương mại điện tử. Việc sử dụng email giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đạt được mục tiêu truyền gửi thông tin một cách nhanh nhất. Về mặt chức năng, email có thể thay thế hoàn toàn cho fax. Một địa chỉ email tốt phải đáp ứng các yêu cầu càng ngắn càng tốt, gắn với địa chỉ website và thương hiệu của doanh nghiệp. Địa chỉ email cần ngắn gọn để đối tác có thể dễ nhớ và tránh khả năng gõ nhầm trên bàn phím vì khi gõ địa chỉ email chỉ cần sai một ký tự là coi như sai cả địa chỉ và thư gửi sẽ không đến nơi. SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 7
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Thông tin được sử dụng là thông tin “phi cấu trúc” (Unstructured Form), nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã thỏa thuận hoặc đã định sẵn. Email thường được sử dụng là một phương tiện trao đổi thông tin giữa các cá nhân, các công ty, các tổ chức với một thời gian ngắn nhất, chi phí rẻ nhất, có thể sử dụng mọi lúc, đến được mọi nơi trên thế giới. Địa chỉ email cần gắn liền với địa chỉ website và thương hiệu vì như vậy chỉ cần đọc địa chỉ email là đối tác có thể nhận biết tên doanh nghiệp của bạn cũng như địa chỉ website của bạn. 1.1.5.2 Thanh toán điện tử (Electronic Payment) Thanh toán điện tử trong việc mua bán, giao dịch hàng trực tuyến có nhiều hình thức khác nhau và đặc điểm cơ bản của hình thức này là người mua không nhất thiết phải gặp trực tiếp người bán để thanh toán; không bị giới hạn bởi không gian, địa lý, bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể mua được hàng. Thể hiện ở một số hình thức sau: Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange hay FEDI) chuyên phục vụ cho TTĐT giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử. Tiền mặt Internet (Internet Carh): Tiền mặt được mua từ nơi phát hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng) sau đó được chuyển tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, sử dụng trên phạm vi toàn thế giới và tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa. Hơn nữa, nó có thể dùng để thanh toán những món hàng rất nhỏ, do chi phí giao dịch mua hàng và chi phí chuyển tiền rất thấp, nó không đòi hỏi một quy chế được thỏa thuận từ trước, có thể tiến hành giữa hai người, hai công ty bất kỳ hoặc các thanh toán vô danh. Thẻ thông minh (Smart Card) là loại thẻ giống như thẻ tín dụng, tuy nhiên mặt sau của thẻ là một loại chíp máy tính điện tử có bộ nhớ nhỏ để lưu trữ tiền số hóa, tiền ấy chỉ được chi trả khi người sử dụng và thông điệp được xác định là đúng. Giao dịch ngân hàng số hóa (Digital Banking), và giao dịch chứng khoán số hóa (Digital Securities Trading) hệ thống TTĐT của ngân hàng là một đại hệ thống, gồm nhiều hệ thống nhỏ: Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng (Qua điện thoại, tại các điểm bán lẻ, giao dịch cá nhân tại các nhà giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng ) Thanh toán giữa ngân hàng với đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị) SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 8
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Thanh toán trong nội bộ hệ thống ngân hàng. Thanh toán giữa hệ thống ngân hàng này với hệ thống ngân hàng khác (thanh toán liên ngân hàng). 1.1.5.3 Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange: EDI) Trao đổi dữ liệu điện tử dưới dạng “có cấu trúc” (Structured Form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa công ty hay tổ chức đã thỏa thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người (Gọi là dữ liệu có cấu trúc, vì các bên đối tác phải thỏa thuận từ trước khuôn dạng cấu trúc của các thông tin). EDI được sử dụng từ trước khi có Internet, trước tiên người ta dùng mạng giá trị gia tăng (Value Added Network: VAN) để liên kết các đối tác EDI với nhau: Cốt lõi của VAN là một hệ thống thư tín điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được với nhau và hoạt động như môt phương tiện lưu trữ và tìm gọi. Khi kết nối vào VAN một doanh nghiệp sẽ có thể liên lạc được với rất nhiều máy tính điện tử nằm ở mọi nơi trên thế giới. Ngày nay, VAN được xây dựng chủ yếu trên nền Internet. 1.1.6 Mô hình hoạt động thương mại điện tử Giao dịch TMĐT (E-Commerce Transaction), với chữ thương mại được hiểu với nội dung đầy đủ đã ghi trong đạo luật mẫu về TMĐT của liên hiệp quốc. Mô hình giao dịch TMĐT diễn ra bên trong và giữa ba chủ thể tham gia chủ yếu: doanh nghiệp, người tiêu dùng, chính phủ (Ở đây, chính phủ vừa đóng vai trò thực hiện các hoạt động kinh tế, vừa thực hiện các chức năng quản lý) 1.1.6.1 B2B Giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Bussiness To Bussiness hay B2B) mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau thường được bắt đầu từ các giao tiếp điện tử, trong đó có giao tiếp qua các sàn giao dịch điện tử. B2B tập trung vào trao đổi dữ liệu, tích hợp hệ thống phân phối. 1.1.6.2 B2C Giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (business to consumer hay B2C): mục đích cuối cùng là dẫn tới người tiêu thụ có thể mua hàng mà không cần tới cửa hàng truyền thống. Đặc điểm của loại hình B2C là sự đa dạng về số lượng nhà cung cấp và thị trường, bất cứ một nhà cung cấp nào cũng có thể mở ra một trang web hoặc một kênh giao dịch và đưa những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình lên mạng để phục vụ SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 9
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng khách hàng. Ví dụ điển hình cho giao dịch này là những trang web bán hàng qua mạng, ở đó, khách hàng là người dùng cuối có thể đặt mua sản phẩm và dịch vụ trực tiếp từ nhà cung cấp. Các quá trình giao dịch sau đó có thể diễn ra trực tiếp hoặc thông qua Internet. 1.1.6.3 C2C Giữa người tiêu dùng với nhau (Custommer To Custommer hay C2C): C2C là khu vực tăng trưởng nhanh thứ 3 của nền kinh tế trực tuyến, sau 2 hình thức trên. Ở mô hình này, TMĐT C2C một công ty xây dựng một Website để thu nhận, lưu trữ, cung cấp, trao đổi các thông tin về hàng hoá, công ty, thị trường Và qua Website đó, người bán và người mua có thể gặp nhau tiến hành các giao dịch đấu giá. 1.1.6.4 B2G Giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (business to government): là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng. Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công. 1.1.6.5 G2G Giữa các cơ quan nhà nước, hoặc giữa các cơ quan chính phủ với nhau (government to government): trao đổi thông tin, quản lý hệ thống hành chính 1.2 Lợi ích của thương mại điện tử 1.2.1 Lợi ích đối với tổ chức Mở rộng thị trường: Trong thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể kinh doanh hỗn hợp các loại mặt hàng khác nhau. Với một cửa hàng trên internet, hình thức này không đòi hỏi diện tích về không gian, mà đơn giản chỉ là những hình ảnh được sao chụp hoặc được mô tả trên trang web, không cần một số vốn lớn về sức người và sức của. Như vậy, người bán có thể đa dạng hóa sản phẩm, mở thêm thị trường và phạm vi khách hàng. Ngoài ra, một thực tế là có rất nhiều nhà cung cấp muốn bán hàng hóa và dịch vụ của mình mà không tìm được người mua, trong khi một số người có nhu cầu mua lại không biết chỗ hoặc không thể mua vì trong khu vực không bán. Thương mại SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 10
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng điện tử tạo ra thị trường cho người bán và người mua gặp nhau trên phạm vi toàn cầu. Giảm chi phí sản xuất: Việc áp dụng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm rất nhiều chi phí như: chi phí thuê cửa hàng, chi phí bán hàng và marketing, chi phí trong giao dịch. Ngoài ra, quảng cáo qua mạng là hình thức quảng cáo kinh tế nhất. Thông qua trang web, doanh nghiệp có thể tự giới thiệu về mình trên quy mô toàn cầu mà không cần các phương tiện thông tin đại chúng có chi phí cao. Hỗ trợ công tác quản lý: Công nghệ điện tử đáp ứng được yêu cầu truyền tải, đưa các văn kiện giao hàng như các đơn hàng, các hợp đồng mua bán các số liệu được cập nhật thường xuyên và liên tục, từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều địa điểm phân bổ sản phẩm khắp nơi trên thế giới. Việc tập hợp, lưu trữ thông tin, bổ sung, xóa bớt hay xử lý các số liệu trở nên dễ dàng, không mất nhiều thời gian, khiến cho việc lưu giữ và xử lý số liệu rất khoa học và nhanh chóng. Quản lý thanh toán: Trong thương mại điện tử, việc thanh toán có thể gửi và nhận bằng hệ thống điện tử, mang lại hiệu quả cao, tốc độ xử lý nhanh, độ chính xác đáng tin cậy và chi phí thấp, giảm bớt được các nhầm lẫn sai sót. Nâng cao khả năng phục vụ và chăm sóc khách hàng thường xuyên: Các tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng sản phẩm có thể được gửi trực tiếp cho khách hàng qua Internet mà không cần in ấn, vận chuyển, giảm chi phí. Với dữ liệu được cập nhật thường xuyên, doanh nghiệp có thể nắm được đặc điểm của từng khách hàng, nhóm khách hàng, qua đó phân đoạn thị trường, hướng những chính sách phù hợp riêng biệt cho từng nhóm khách hàng. Ngoài ra, khi kinh doanh trên Internet, doanh nghiệp có thể lập các chuyên mục giải đáp thắc mắc, hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, bảo quản Những chuyên mục này giúp doanh nghiệp giải quyết một cách tự động vấn đề này trên website mà không phải tốn chi phí và đầu tư nhân lực lâu dài. Doanh nghiệp có thể cập nhật những tin tức về khách hàng thường xuyên và làm dài thêm danh sách khách hàng tiềm năng thông qua các trang miền điện tử. 1.2.2 Lợi ích đối với người tiêu dùng Mua sắm mọi nơi mọi lúc: Người tiêu dùng có thể lựa chọn và tiến hành mua bán tại nhà thông qua việc truy cập Internet với hình thức thanh toán thông qua các loại thẻ tín dụng. Nhất là khi hiện nay việc sử dụng internet tốc độ cao đang trở nên phổ biến và thuận tiện, chi phí hợp lý thì người tiêu dùng có thể ngồi tại nhà để lựa chọn sản phẩm với đầy đủ âm thanh, hình ảnh và các thông số kỹ thuật, mang lại sự thuận tiện SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 11
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng và tiết kiệm thời gian, chi phí so với việc phải đi tìm kiếm hàng hóa ở các cửa hàng và siêu thị. Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp để lựa chọn: Đây là một lợi thế mà chỉ có hình thức mua bán siêu thị mới có thể cạnh tranh được. Với phương thức kinh doanh thương mại điện tử, số lượng hàng hóa mà các cửa hàng và doanh nghiệp cung cấp và đa dạng, phong phú, dễ lựa chọn hơn rất nhiều so với hình thức kinh doanh truyền thống. Trên thực tế, người tiêu dùng phải mất rất nhiều thời gian để di chuyển giữa các cửa hàng và ngay tại một cửa hàng cũng cần nhiều thời gian và khó khăn để lựa chọn hoặc tìm kiếm một sản phẩm nào. Giá cả và phương thức giao dịch tốt: Do nhà sản xuất tiết kiệm được những chi phí như thuê cửa hàng, maketing, giao dịch nên giá thành sản phẩm hạ và người tiêu dùng mua hàng qua phương thức thương mại điện tử sẽ được hưởng mức giá thấp hơn khi mua hàng hóa bằng phương thức thông thường. Với các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng, một dịch vụ luôn đi kèm là vận chuyển hàng hóa đến cho người đặt hàng. Nhờ đó, việc giao dịch có thể được tiến hành ngay tại nhà hoặc đến bất cứ địa điểm nào mà người đặt hàng yêu cầu. Hơn nữa, thông qua Internet, người tiêu dùng được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt, đối với các sản phẩm hàng hóa mà không cần đến sự kiểm tra bằng xúc giác thì thương mại điện tử đem lại cho người tiêu dùng khả năng lựa chọn tốt nhất với đầy đủ các thông tin về sản phẩm, ví dụ như phần mềm, sách, trò chơi, một số sản phẩm điện tử Chia sẻ thông tin nhanh chóng và dễ dàng: Thông tin trên mạng vô cùng phong phú và đa dạng, được đăng tải với mục đích truyền bá rộng rãi nên người tiêu dùng thuận tiện và dễ dàng trong việc thu thập thông tin, vừa nhanh, vừa đầy đủ. Hơn nữa, họ có thể chia sẻ kinh nghiệm cho nhau dưới hình thức diễn đàn, câu lạc bộ, hiệp hội ngành hàng, quỹ 1.2.3 Lợi ích đối với xã hội Thúc đẩy nền công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa: Thương mại điện tử phát triển dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại. Do vậy, phát triển thương mại điện tử sẽ tạo nên những nhu cầu đầu tư mới và phát triển công nghệ thông tin. Ở Việt Nam, công nghệ thông tin những năm qua đã có được mức tăng trưởng mạnh mẽ, nền kinh tế đang phát triển dần tới “nền SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 12
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng kinh tế số hóa” hay còn gọi là “nền kinh tế mới” lấy tri thức và thông tin làm nền tảng phát triển. Nâng cao nhận thức của xã hội về công nghệ thông tin: Thông qua việc truy cập vào các trang web mua hàng, người tiêu dùng sẽ biết đến các lợi ích của nó, từ đó nảy sinh nhu cầu mua hàng qua mạng, và như vậy, thương mại điện tử bắt đầu định hình và phát triển theo mức tăng nhận thức của xã hội về công nghệ thông tin. Tăng cường lợi ích cho xã hội thông qua việc phát triển Chính phủ điện tử: Đây là việc ứng dụng công nghệ thông tin để các cơ quan của Chính quyền từ trung ương đến địa phương đổi mới phương thức làm việc, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân. Góp phần ổn định xã hội: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn 1.3 Hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử 1.3.1 Khái niệm về hoạt động bán hàng bằng TMĐT Là hoạt động bán hàng trong môi trường Internet. Trong đó, yếu tố quan trọng đó chính là website - nơi giao dịch giữa người mua và người bán. Một số đơn vị lựa chọn nơi giao dịch trên mạng xã hội, trên blog, hay trên các gian hàng điện tử (e-store). 1.3.2 Vai trò của hoạt động bán hàng bằng TMĐT Khả năng tạo ra một cửa hàng ảo (Virtual store) trên Internet ngày càng giống như thật, với thời gian thật. Nó được hoạt động 24/24 giờ trong một ngày, 7/7 ngày trong 1 tuần, 365/365 ngày trong 1 năm, không có ngày nghỉ. Có khả năng đến mọi nơi, khoảng cách địa lý không bị ràng buộc trong TMĐT. Không cần phải tiến hành giao dịch qua trung gian, khách hàng và nhà cung cấp có thể giao dịch trực tiếp. Tạo một kênh marketing trực tuyến, đồng thời có thể thực hiện thống kê trực tuyến. TMĐT đặc biệt thích hợp với việc cung cấp hàng trực tuyến đối với một số dung liệu (Hàng hoá đặc biệt), hay dịch vụ như phim ảnh, âm nhạc, sách điện tử, phần mềm, tư vấn. 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc bán hàng bằng TMĐT Có rất nhiều nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc bán hàng bằng TMĐT cùng một lúc, mức độ và phạm vi tác động của mỗi nhân tố cũng khác nhau. Tựu trưng SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 13
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng lại có một số nhân tố chủ yếu sau: 1.3.3.1 Thông tin Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng. Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định. 1.3.3.2 Dịch vụ thông tin Bản thân dịch vụ thông tin được xem như là các hoạt động bao gồm: chọn lọc, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin ở tất cả các dạng có thể như bằng lời nói, chữ viết và âm thanh, v.v nhưng bản chất của dịch vụ thông tin là cung cấp, là phổ biến thông tin. Hoạt động này được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu dùng tin ngày càng cao tạo nên sự gắn bó hữu cơ giữa cơ quan thông tin – người cung cấp, thực hiện dịch vụ - với người sử dụng thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu dùng tin ngày càng cao. 1.3.3.3 Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin là một tập hợp và kết hợp của các phần cứng, phần mềm và các hệ mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tái tạo, phân phối và chia sẻ các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ chức. 1.3.3.4 Chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu và môi trường nghiên cứu. Chất lượng dịch vụ là mức độ mà một dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng. - Các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ Có thể phân tích chất lượng dịch vụ thành 2 thành phần cấu thành chủ yếu như sau: Chất lượng trên phương diện kỹ thuật ( hay phần cứng của chất lượng). Chất lượng trên phương diện chức năng ( hay phần mềm của chất lượng). 1.3.3.5 Sự hài lòng của người sử dụng Sự hài lòng của khách hàng là việc khác hàng căn cứ vài những hiểu biết của mình đối với một sản phẩm hay dịch vụ mà hình thành nên những đánh giá hoặc phán đoán chủ quan. Đó là một dạng cảm giác về tâm lý sau khi nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn. Sự hài lòng của khách hàng được hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm, đặc biệt được tích lũy khi mua sắm và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Sau khi mua và SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 14
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng sử dụng sản phẩm khách hàng sẽ có sự so sánh giữa hiện thực và kỳ vọng, từ đó đánh giá được hài lòng hay không hài lòng. - Phân loại sự hài lòng của người sử dụng Sự hài lòng trước khi mua, sự hài lòng khi mua hàng, sự hài lòng khi sử dụng, sự hài lòng sau khi sử dụng. Như vậy, chỉ khi suy nghĩ toàn diện về nhu cầu của khách hàng, ta mới có thể tạo ra được cảm giác hài lòng hoàn toàn ở khách hàng. 1.3.3.6 Lợi ích ròng Lợi ích ròng là mức độ mà hệ thống thông tin đóng góp vào sự thành công của cá nhân, nhóm, tổ chức, ngành công nghiệp và quốc gia. Ví dụ: quyết định làm cải thiện, nâng cao năng suất, tăng doanh thu, giảm chi phí, lợi nhuận được cải thiện, hiệu quả thị trường, phúc lợi, tạo việc làm, và phát triển kinh tế. Brynjolfsson cùng cộng sự (2002) sử dụng kinh tế sản xuất để đo lường tác động tích cực của CNTT đầu tư vào năng suất cấp doanh nghiệp. 1.3.4 Giới thiệu một số công ty thực hiện thành công thương mại điện tử trên thế giới. Theo những đánh giá mới đây của tờ Asiaweek, cho đến nay hầu hết các công ty hàng đầu thế giới và một số công ty của Châu á đang sôi động trong việc mở các quầy hàng trên Internet, ba địa chỉ sau được nhắc đến như những cơ sở kinh doanh sôi động và có hiệu quả nhất: Trước hết là Amazon books có địa chỉ: WWW.Amazon.Com được quảng cáo là: “hiệu sách lớn nhất thế giới” với doanh thu 3 triệu USD/ngày. Với 50% thị phần sách ảo. Amazon được khai trương vào năm 1995, đến năm 1996 họ đã bán được lượng sách trị giá 15,7 triệu USD. Doanh thu tiếp tục tăng lên đến 600 triệu USD năm 1998. Hiệu sách ảo này có một catalog trực tuyến liệt kê hơn 2,5 triệu tựa đề sách và bằng video, đủ loại mới, đã qua sử dụng hoặc không còn in nữa. Ấn tượng nhất của Website này là các công cụ tìm kiếm sách rất hiệu quả và dễ sử dụng. Trong kho sách ,chỉ cần với một cụm từ khoá cần tìm, bạn gần như tức thời nhận được một danh sách các tựa đề sách có liên quan. Việc đặt hàng cũng rất dễ thực hiện. Bạn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Hầu hết các loại sách phổ thông đều có thể giao hàng ngay lập tức. Một số loại không còn in nữa thì có thể phải chờ một chút nhưng thư điện tử (Email) sẽ thông báo cho bạn về tình hình đơn đặt hàng của bạn và do vậy bạn không cảm thấy mình bị lãng quên. Bạn cũng có thể lựa chọn những phương thức vận chuyển hàng hoá SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 15
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng khác nhau nhưng chỉ thực hiện được sau khi bạn đã hoàn thành đơn đặt hàng. Quầy văn hoá phẩm này được khắp nơi coi là địa chỉ thương mại Internet thành công nhất. Dell computer (HTTP:// WWW.Dell.com) với doanh thu khoảng 14triệu USD/ ngày, được thành lập vào năm 1984, bán máy tính ở hơn 170 nước. Dell Computer Corp phát triển mạnh là nhờ sử dụng kỹ thuật quản lý và sản xuất mềm dẻo để hạ chi phí mà vẫn đảm bảo thời gian giao hàng nhanh nhất. Trong quá trình thực hiện , Dell đã thay đổi nguyên tắc phân phối truyền thống và trở thành công ty làm ăn có lãi tại thị trường vốn đã có quá nhiều các “tay anh chị”.Hiện nay, Dell computer đi đầu trong công nghệ thương mại mới nhất với 2 thành tựu đáng kể .Thứ nhất, Website của công ty đã tạo ra được sự tương tác phong phú hơn giữa người mua và người bán mà ở đó các khách hàng có thể xây dựng nên cấu hình hệ thống máy tính của mình một cách tốt hơn và nhận được những lời khuyên tốt hơn. Điểm thứ 2 là Website này cho phép bất kỳ một ai đó đang tìm kiếm trên Internet có thể trông thấy hàng hoá hay dịch vụ của mình cần và có thể đặt hàng ngay. Nó không chỉ là một cách thức mới để gửi đơn đặt hàng mà đã trở thành hệ thống phân phối kiểu mới. Tại khu vực Châu Á là Hiratsuka Kenichi chủ cửa hàng ảo Sawanoya. Các khách hàng của Sawanoya phần lớn thuộc giới trẻ, sống độc thân, cư trú bên ngoài các khu trung tâm đô thị lớn ở Nhật Bản. Họ muốn đỡ phải lặn lội tới thành phố và tiết kiệm thời gian khi mua sắm nên đã sử dụng mạng Internet. Sawanoya vốn là tiệm cầm đồ có 5 chi nhánh ở khắp nước Nhật. Phương thức bán hàng của Sawanoya là tiến hành đấu giá trên mạng cho bất cứ thành viên khách hàng nào. Hàng được bán với giá thường rẻ hơn so với các cửa hàng lớn ở Nhật và chuyên viên về các mặt hàng độc đáo như tư trang liên quan đến các mẫu nhân vật hoạt hình nổi tiếng trước đây. SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 16
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC ĐÀ NẴNG 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng (Viettronimex Đà Nẵng) là chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu Đà Nẵng, được thành lập ngày 09 tháng 10 năm 1989 theo Quyết định số 181/ CL- TC của Bộ trưởng Bộ cơ khí và luyện kim, trực thuộc Công ty xuất nhập khẩu điện tử. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Đảng và Nhà nước, Chi nhánh Viettronimex Đà Nẵng thuộc Công ty Xuất nhập khẩu điện tử- Tổng Công ty điện tử Việt Nam là một trong những doanh nghiệp đầu tiên thực hiện cổ phần hóa bộ phận theo Nghị định 44/1988/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 29 tháng 06 năm 1998. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng chính thức hoạt động trên danh nghĩa Công ty cổ phần. Điều đó tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp vươn lên. Sau khi cổ phần hóa, công ty đã mạnh dạng đầu tư vào việc cung cấp thêm những mặt hàng điện lạnh, tin học, viễn thông bên cạnh việc phát triển sản phẩm điện tử. Và là siêu thị chuyên ngành Điện tử - Điện lạnh – Tin học đầu tiên tại khu vực Miền Trung. Công ty đã gặt hái nhiều thành công sau khi thực hiện cổ phần hóa, doanh thu luôn tăng trưởng. Thương hiệu của công ty ngày càng được người tiêu dùng trong khu vực cũng như trên cả nước biết đến. Ngày 09 tháng 07 năm 2007, Sở Thương mại Thành phố Đà Nẵng công nhận Siêu thị Điện tử Viettronimex Đà Nẵng tại 06 Pasteur- Quận Hải Châu là Siêu thị hạng III, chuyên ngành Điện tử- Điện lạnh- Tin học. Nhằm phục vụ tối đa hơn nữa nhu cầu khách hàng, siêu thị thứ hai được ra đời vào ngày 23 tháng 03 năm 2009 tại 181-185 Điện Biên Phủ- Quận Thanh Khê, trong bối cảnh tình hình thị trường ngày càng cạnh tranh quyết liệt với sự tham gia của những doanh nghiệp lớn trong cả nước đầu tư vào thị trường Đà Nẵng. Ngày 29 tháng 07 năm 2011 khai trương Siêu thị Viettronimex Plaza tại 460 Nguyễn Hữu Thọ- Quận Cẩm Lệ. SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 17
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Ngày 25 tháng 11 năm 2011, khai trương Trung tâm Chăm sóc khách hàng và Dịch vụ sửa chữa- bảo hành tại 286 Nguyễn Văn Linh- Quận Thanh Khê. Đến năm 2014, đã đầu tư tại Đồng Hới (Quảng Bình) và Tam Kỳ (Quảng Nam), phát triển hệ thống Siêu thị điện máy Viettronimex vững mạnh. Trong suốt 25 năm qua, nhờ bước đi đúng hướng và những chiến lược phát triển hợp lý nên Viettronimex Đà Nẵng đã nhanh chóng khẳng định là nhà cung cấp sản phẩm điện tử - điện lạnh - tin học – viễn thông có tên tuổi trong cả nước. Hiện nay, Viettronimex có tổng cộng 135 đại lý trên toàn quốc, chiếm 20% thị phần tại miền Trung và Tây Nguyên. Với tốc độ mở rộng hoạt động như hiện nay, Viettronimex Đà Nẵng hứa hẹn nhiều sự tin cậy từ khách hàng với đầy đủ các sản phẩm điện tử - điện lạnh - tin học của các tập đoàn chính hãng nổi tiếng thế giới. Tên công ty: Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Tên giao dịch: Viettronimex Đà Nẵng Logo thương hiệu: Địa chỉ: 06 Pasteur – Quận Hải Châu – Đà Nẵng 181-183-185 Điện Biên Phủ- Quận Thanh Khê- Đà Nẵng 460 Nguyễn Hữu Thọ- Quận Cẩm Lệ- Đà Nẵng 286 Nguyễn Văn Linh – Quận Thanh Khê – Đà Nẵng 56 Quang Trung - Đồng Hới – Quảng Bình Điện thoại:0511.3659183 Fax: 0511.3715899 Email: vtrdanang@dng.vnn.vn Website : Quyết định thành lập số 13-2000/QĐ- BCN, ngày 21 tháng 03 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0400385812. Ngày cấp: 04/01/2001 Nơi cấp : Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Công Ty: Trần Minh Dõng SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 18
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà nẵng 2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần điện tử và tin học Đà Nẵng Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận Đại hội cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền. Ban tổng giám đốc: + Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, Tổng Giám đốc có các nhiệm vụ: ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và các loại hợp đồng khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của Công ty; chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty theo kế hoạch kinh doanh + Thực hiện các chiến lược kinh doanh mà hội đồng quản trị đã đặt ra. SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 19
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng + Điều hành công ty đạt được mục tiêu cuối cùng + Báo cáo hoạt động của công ty cho đại hội đồng cổ đông. Phòng IT: + Lập kế hoạch, chịu trách nhiệm về tình hình mạng máy tính trong nội bộ chi nhánh, đảm bảo máy tính của các nhân viên trong công ty hoạt động bình thường. + Phụ trách các công tác quản lý lý lịch, hiện trạng, thời gian, hạn mức sử dụng của máy móc thiết bị, các sản phẩm của công ty. + Tổ chức kiểm tra định kỳ, đánh giá được tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị, sản phẩm của công ty. + Chịu trách niệm bảo hành, bảo trì sản phẩm của khách hàng. Phòng nhân sự - tổng hợp: + Là phòng ban điều phối, tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm toàn diện trước ban lãnh đạo công ty về kết quả công tác tổ chức cá nhân, nhân sự theo đúng quy định của Nhà nước và nội quy, quy chế của công ty. + Thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng: lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm, hướng dẫn, giám sát các chi nhánh. + Đề xuất phương án, phát triển nguồn nhân lực của công ty + Thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT, xây dựng hệ thống thang bảng lương cho toàn bộ công ty, nâng lương cho các nhân viên đúng quy định. + Xét và cấp các loại giấy tờ trong phạm vi được quy địnhNgân quỹ. Phòng kế toán – tài chính: + Là phòng quản lý toàn bộ sổ sách tài chính của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính kế toán, có nhiệm vụ cân đối, nhập hàng hóa đầu vào, cân đối tài chính trong công ty. + Cung cấp đầy đủ sơ liệu để giúp ban giám đốc ra quyết định chỉ đạo quản lý điều hành phù hợp + Tổ chức lập dự toán thu, chi trong phạm vi ngân sách, phân bổ dự toán ngân sách và điều chỉnh theo thẩm quyền. + Tổ chức công tác kiểm kê tài sản, kiểm tra kiểm toán, tổ chức bảo quản lưu giữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo đùng quy định. Phòng mua hàng: có trách nhiệm quán xuyến theo dõi và đôn đốc nhân viên cấp dưới của mình làm việc đối tác bán hàng đạt doanh thu và chi tiêu mà giám đốc SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 20
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng giao.Tư vấn cho khách hàng một cách đầy đủ và tận tình để khách hàng tin tưởng mua sản phẩm, các dịch vụ của công ty. Phòng Marketing: + Nghiên cứu và mở rộng thị trường + Đề xuất và thực hiện các hoạt động xây dựng thương hiệu của công ty bao gồm các chương trình khuyến mãi, tài trợ + Xác định nhu cầu khách hàng và đáp ứng các nu cầu này đồng thời đảm bảo toàn bộ tổ chức nắm bắt rõ nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Trung tâm chăm sóc khách hàng: Thực hiện các việc như lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động kinh doanh, kế hoạch tiếp thị bán hàng; lập kế hoạch quảng cáo, các chương trình quảng bá sản phẩm như: triển lãm, hội thảo, tài trợ Trực tiếp giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng; tiến hành các việc thanh quyết toán sau bán hàng, lập kế hoạch quan hệ với khách hàng cũ và mới, duy trì các mối quan hệ sau bán hàng, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng khi có thắc mắc, sự cố khi sử dụng dịch vụ; lập kế hoạch nghiên cứu và phân tích thị trường 2.1.2.3 Tầm nhìn, sứ mệnh của công ty cổ phần điện tử và tin học Đà Nẵng - Tầm nhìn: Công ty mong muốn trở thành khu trung tâm điện tử lớn nhất miền Trung. - Sứ mệnh: Xây dựng hình ảnh cho công ty “Viettronimex Đà Nẵng – nói thật – làm thật – khuyến mãi thật”, đảm bảo uy tín, chất lượng, giá cả và thực hiện tốt công tác bảo hành để tạo nên thương hiệu. 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Viettronimex Đà Nẵng là Siêu thị chuyên ngành Điện tử - Điện lạnh – Tin học – Viễn thông đầu tiên tại Đà Nẵng. Viettronimex Đà Nẵng là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Điện tử - Điện lạnh - Tin học, là đối tác trực tiếp của các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới như: Panasonic, SamSung, LG, Sanyo, Toshiba, Mitsubishi, Sharp, Electrolux, Intel, ASUS, Hitachi, Seagate, Mitsumi, HP, Canon v.v Thông qua mạng lưới đại lý trãi rộng khắp khu vực Miền Trung Tây Nguyên, Công ty đã cung cấp đến khách hàng những sản phẩm có chất lượng cao, những dịch vụ hậu mãi chu đáo, mang SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 21
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng đến cho khách hàng sự tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đã chọn tại công ty. Giá cả thị trường : Được sự hỗ trợ tích cực của các tập đoàn Điện tử Điện lạnh Tin học, công ty cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng với chi phí một cách hợp lý, phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng lựa chọn, được khách hàng tin tưởng với giá cả hợp lý nhất. Ngoài ra, Công ty đặc biệt chú trọng đến công tác hậu mãi cho khách hàng: - Đối với bán lẻ cho người tiêu dùng: Nhân viên bán hàng tận tình giới thiệu và tư vấn cho khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, nhân viên giao hàng thực hiện công việc giao hàng tận nơi, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho khách hàng tại nhà. - Đối với khách hàng sỉ là các đại lý trong toàn khu vực Miền Trung Tây Nguyên: Giao hàng đến tận các đại lý, chăm sóc, thực hiện những chính sách hỗ trợ để các đại lý mang đến cho người tiêu dùng địa phương những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Ngoài ra Công ty có một Trung tâm sửa chữa, bảo hành, bảo trì các sản phẩm Điện tử - Điện lạnh - Tin học phục vụ công tác bảo hành và sửa chữa cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu. Thị trường của Công ty trãi rộng khắp các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên;Tổng số các đại lý của Công ty 135 đại lý, chiếm 20% thị phần của toàn khu vực Miền Trung Tây Nguyên. 2.1.4 Chiến lược phát triển và kinh doanh của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng - Xây dựng Công ty thành một trung tâm mua sắm tin cậy, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm Điện tử - Điện lạnh – Tin học tại thị trường Đà Nẵng và khu vực lân cận. - Hình thành chuỗi Siêu thị Điện Tử - Điện Lạnh – Tin học – Viễn thông tại khu vực Miền trung – Tây Nguyên - Tăng cường tối đa các dịch vụ sau bán hàng cho khách hàng; xây dựng Trung tâm sửa chữa, bảo hành bảo trì hiện tại thành một Trung tâm có quy mô lớn, hiện đại phục vụ cho khách hàng Đà Nẵng cũng như khu vực Miền Trung. SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 22
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng - Với phương châm “Viettronimex Đà Nẵng – nói thật – làm thật – khuyến mãi thật”, công ty chúng tôi luôn đảm bảo uy tín, chất lượng, giá cả và thực hiện tốt công tác bảo hành để tạo nên thương hiệu Viettronimex đồng hành cùng khách hàng. 2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua từ năm 2012 đến 2014 2.1.5.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng năm 2012 – 2014 Hầu hết các sản phẩm do công ty nhập về đều có giá trị lớn. Vì vậy, nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng thường phải tương đối lớn mới có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Bảng dưới đây sẽ thể hiện tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2012 – 2014: Bảng 2.1 : Bảng cân đối kế toán từ năm 2012-2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 +/- Tỷ lệ +/- Tỷ lệ (%) (%) TÀI SẢN A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 71.006 72.950 74.989 1944 2,74 2039 2,79 I. Tiền và các khoản tương 5.101 1.090 1.290 (4011) (78,63) 200 18,35 đương 1. Tiền mặt 5.101 1.090 1.290 (4011) (78,63) 200 18,35 2. Tiền gửi ngân hàng 0 0 0 0 0 0 0 II. Các khoản phải thu ngắn 13.984 21.667 22.922 7683 54,94 1255 5,79 hạn 1. Phải thu khách hàng 12.820 16.568 17.018 3748 29,23 450 2,72 2. Trả trước cho người bán 845 4.388 5.101 3544 419,9 713 16,25 3. Các khoản phải thu khác 1.175 1.567 1.659 392 33,36 92 5,87 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn (856) (856) (856) 0 0 0 0 khó đòi III. Hàng tồn kho 49.473 49.177 49.600 (296) (0,6) 423 0,86 1.Hàng tồn kho 50.041 49.745 50.168 (296) (0,59) 423 0,85 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn (568) (568) (568) 0 0 0 0 kho SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 23
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng IV. Tài sản ngắn hạn 2.448 1.016 1.177 (1432) (58,5) 161 15,85 khác 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 212 259 260 47 22,17 1 0,39 2. Thuế GTGT khấu trừ 1.621 117 600 (1504) (92,78) 483 412,82 3. Tài sản ngắn hạn khác 615 640 317 25 4,06 (323) (50,47) B- TÀI SẢN DÀI HẠN 13.158 11.499 10.321 (1661) (12,62) (1178) (10,24) I. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 10.056 9.354 8.214 (703) (6,99) (1140) (12,19) 1. Tài sản cố định hữu hình 8.640 7.948 6.793 (693) (8,02) (1155) (14,53) -Nguyên giá 12.191 12.212 12.669 21 0,17 457 3,74 -Giá trị hao mòn lũy kế (3.551) (4.264) (5.876) (713) 20,04 (1612) 37,8 2. Tài sản cố định vô hình 1.416 1.406 1.421 (10) (0,71) 15 1,07 -Nguyên giá 1.435 1.435 1.435 0 0 0 0 -Giá trị hao mòn lũy kế (19) (29) (14) (10) 52,63 15 (51,72) II. Các khoản đầu tư tài 269 269 269 0 0 0 0 chính dài hạn 3. Đầu tư dài hạn khác 315 315 315 0 0 0 0 4. Dự phòng giảm giá đầu tư (46) (46) (46) 0 0 0 0 tài chính dài hạn III. Tài sản dài hạn khác 2.833 1.876 1.838 (958) (22,8) (38) (2,03) 1. Chi phí trả trước dài hạn 2.773 1.816 1.778 (958) (34,53) (38) (2,09) 3. Tài sản dài hạn khác 60 60 60 0 0 0 0 TỔNG TÀI SẢN 84.164 84.449 85.310 283 0,34 861 1,02 NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 76.720 74.100 72.125 (2621) (3,42) (1975) (2,66) I. Nợ ngắn hạn 76.720 74.009 72.125 (2621) 93,6 (1975) 97,3 1. Vay và nợ ngắn hạn 32.332 34.402 35.124 2070 6,4 722 2,1 2. Phải trả người bán 35.622 31.117 29.125 (4545) (12,74) (1993) (6,4) 3. Người mua trả tiền trước 28 290 145 262 935,71 (145) (50) 4. Thuế và các khoản phải 1.118 1.200 1.420 82 7,33 220 18,33 nộp Nhà nước 5. Phải trả người lao động 4.128 4.126 4.009 (2) (0,08) (117) (2,83) 6.Chi phí phải trả 42 0 0 0 0 0 0 SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 24
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 6. Các khoản phải trả, phải 1.653 1.327 1.000 (326) (19,72) (327) (24,64) nộp ngắn hạn khác 7. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.797 1.638 1.302 (159) (8,85) (336) (20,51) II- NỢ DÀI HẠN 0 0 0 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 7.444 10.350 13.185 2904 39 2836 27,4 I. Vốn chủ sở hữu 7.444 10.350 13.185 2904 39 2836 27,4 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.876 3.876 3.876 0 0 0 0 2. Quỹ đầu tư phát triển 1.027 1.027 1.027 0 0 0 0 3. Quỹ dự phòng tài chính 2.092 2.092 2.092 0 0 0 0 4. Lợi nhuận sau thuế chưa 450 3.354 6.190 2904 645,33 2836 84,55 phân phối TỔNG NGUỒN VỐN 84.164 84.449 85.310 284 0,34 861 1,02 (Nguồn: Theo phòng kế toán công ty) Thông qua bản báo cáo tài chính công ty qua các năm, có thể nhận thấy những thay đổi trong tiến trình phát triển của công ty: - Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn: ta thấy tài sản ngắn hạn tăng so với năm trước. Điều đó cho ta nhận ra rằng khả năng chi trả của công ty về các khoản nợ đến hạn tốt hơn, công ty có đủ khả năng để chi trả, tuy nhiên tài sản dài hạn lại giảm. - Cơ cấu vốn, nhìn chung vốn được phân bổ khá hợp lý. Qua bảng thì ta thấy nợ ngắn hạn giảm xuống so với năm trước và vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể.Hơn nữa bên tài sản ngắn hạn giảm xuống nên chi phí hoạt động công ty đủ khả năng để thanh toán, cải thiện tình hình phát triển. Tài sản - Tổng tài sản năm 2014 so với năm 2013 tăng 861 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 1,02%. Điều này là do: + Tài sản ngắn hạn năm 2014 so với năm 2013 tăng 2.039 đồng tương ứng tăng 2,79%. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 200 đồng với tỷ lệ 18,35%. Điều này chứng tỏ vòng quay vốn của Công ty năm 2014 tốt hơn so với năm 2013 do đó thể hiện được năng lực, trình độ sử dụng vốn và tình hình tài chính của Công ty trong năm qua. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2014 so với năm 2013 tăng 1.255 đồng tương ứng tăng 5,79% điều này chứng tỏ Công ty đã có phương án tốt để thu các khoản nợ tốt hơn. Hàng tồn kho năm 2014 tăng 423 đồng tương ứng 0,86% so với SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 25
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 2013 điều này chứng tỏ sản phẩm, dịch vụ của Công ty tiêu thụ chậm hơn nên vòng quay của vốn giảm xuống. Nhìn chung năm 2014 tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền tăng, hàng tồn kho tăng đồng nghĩa với việc Công ty cần tiếp tục phương án khâu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nhằm thu đựơc nhiều lợi nhuận hơn, giải quyết hàng tồn kho tốt hơn. + Tài sản dài hạn năm 2014 giảm 1.178 đồng tương ứng giảm 10,24% so với 2013. Trong đó, tài sản cố định giảm 1.140 đồng tương ứng giảm 12,19%. Năm 2014 so với năm 2013 thì tài sản cố định giảm, điều này chứng tỏ Công ty dừng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị cũng là tạm ngừng mở rộng quy mô đầu tư. Nguồn vốn - Về nguồn vốn: So với năm 2013, tổng nguồn vốn năm 2014 tăng 861 đồng tương ứng tăng 1,02%. Điều này là do: + Nợ phải trả năm 2014 so với năm 2013 giảm 1.975 đồng tương ứng giảm 2,66%. Trong đó, phải trả người bán giảm 1.993 đồng tương ứng giảm 6,4% điều này chứng tỏ Công ty có chiến lược tốt cho khả năng thanh toán cao. Người mua trả trước tiền hàng giảm 145 đồng tương ứng giảm 50%. + Vốn chủ sở hữu tăng 2.836 đồng tương ứng tăng 27,4%. Nợ phải trả của công ty giảm. Điều này chứng tỏ chứng tỏ khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty quá tốt và ổn định thích hợp để tìm các nguồn đầu tư. -Thông qua bảng phân tích cho ta thấy nguồn vốn của công ty chủ yếu được hình thành từ nợ phải trả, nguồn vốn từ nợ phải trả qua các năm đều chiếm trên 80% tổng nguồn vốn của công ty. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về nguồn vốn của công ty tương đối thấp, hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, gánh nặng trong việc trả lãi làm cho công ty phải chịu một áp lực lớn cho việc thanh toán, ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc kinh doanh. Vì vậy công ty phải thân trọng trong kinh doanh, trong việc sử dụng nguồn vốn để tránh tình trạng không thanh toán được khoản nợ dẫn đến mất uy tín trong kinh doanh và đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai. -Vốn là yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục thì đòi hỏi công ty cần phải có một lượng vốn nhất định và phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Do vậy, ngoài nhiệm vụ tổ chức huy động vốn thì công SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 26
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng ty cần phải tiến hành phân bổ vốn một cách hợp lý trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế, tài chính và kỹ thuật thanh toán của Nhà nước. 2.1.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần điện tử và tin học Đà Nẵng năm 2012 – 2014 Với sự chỉ đạo sát sao và đúng hướng của ban lãnh đạo công ty cùng với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong những năm qua, doanh thu của công ty tăng nhanh, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Bảng dưới đây sẽ thể hiện kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2012 – 2014: Bảng 2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ĐVT: Triệu đồng 2013/2012 2014/2013 Năm Năm Năm STT Chỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ 2012 2013 2014 +/- +/- (%) (%) 1 Doanh thu bán hàng và cung 203.046 252.729 290.099 49683 24,47 37370 14,79 cấp dịch vụ 2 Các khoản giảm 654 715 861 61 9,33 146 20,42 trừ DT 3 Doanh thu thuần về bán 202.392 252.014 289.238 49622 24,52 37224 14,77 hàng và cung cấp dịch vụ 4 Giá vốn hàng 190.887 230.642 260.097 39755 20,83 29455 12,77 bán 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và 11.505 21.372 29.141 9867 85,76 7769 36,35 cung cấp dịch vụ 6 Doanh thu hoạt 10 17 25 7 70 8 47,05 động tài chính 7 Chi phí tài chính 2.657 3.770 4.302 1113 41,89 532 14,11 SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 27
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Trong đó: Chi 2.557 3.569 4.203 1012 39,58 634 17,76 phí lãi vay 8 Chi phí bán 8.454 13.676 17.079 5222 61,77 3403 24,88 hàng 9 Chi phí quản lý 5.222 8.233 11.257 3011 57,66 3024 36,73 doanh nghiệp 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt (4.818) (4.290) (3.472) 528 (10,96) 818 (19,07) động kinh doanh 11 Thu nhập khác 9.607 5.505 7.900 (4102) (42,7) 2395 43,5 12 0 Chi phí khác 106 107 107 1 0,94 0 13 Lợi nhuận 9.501 5.398 7.793 (4103) 43,18 2395 44,37 khác 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước 4.683 1.108 4.321 (3575) (76,34) 3213 289,98 thuế 15 Chi phí thuế thu nhập doanh 1.170 213 524 (957) (81,79) 311 146 nghiệp hiện hành 16 Chi phí thuế 0 0 0 0 0 0 0 TNDN hoãn lại 17 Lợi nhuận sau 3.513 895 3.797 (2618) (74,52) 2902 324,25 thuế TNDN 18 Lãi cơ bản trên 9.267 3.024 9.354 (6243) (67,37) 6330 209,32 cổ phiếu (Nguồn: Theo phòng kế toán công ty) Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, cho ta thấy doanh thu cũng như lợi nhuận từ các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có sự chuyển biến rõ rệt từ năm 2012 đến năm 2014. SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 28
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Doanh thu qua các năm 290.099 252.729 203.046 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty từ năm 2012 đến 2014 Dựa vào biểu đồ, chúng ta nhận thấy rằng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2012 là 203.046 đồng đến năm 2013 đạt 252.729 đồng, tương ứng tăng 24,47%. Năm 2014 tăng 37.370 đồng tương ứng 14,79% so với năm 2013. Sự gia tăng doanh thu là nhờ công ty mở rộng hoạt động kinh doanh và có chiến lược kinh doanh tốt. Lợi nhuận qua các năm 4.818 4.290 3.472 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Lợi nhuận Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012 đến 2014 SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 29
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Nhìn chung năm từ năm 2012 đến 2014 công ty đều tăng về doanh thu, nhưng chi phí các hoạt động quá cao nên dẫn đến lợi nhuận thấp hơn qua các năm. Lợi nhuận năm 2012 đạt 4.818 đồng, năm 2013 đạt 4.290. Như vậy năm 2013 giảm 528 đồng, tương ứng giảm 10,96% so với năm 2012. Năm 2014 lợi nhuận đạt 3.472 đồng, giảm 818 đồng tương ứng giảm 19,07% so với năm 2013. 2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 2.1.6.1 Nhân tố bên ngoài a) Môi trường vĩ mô - Môi trường kinh tế: Thị trường cần có sức mua và công chúng. Sức mua hiện có trong một nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện có, giá cả, lượng tiền tiết kiệm, nợ nần và khả năng có thể vay tiền. + Tỷ lệ lạm phát + Lãi suất + Cán cân thanh toán + Thu – chi ngân sách + Tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng dần qua các năm, thu nhập của dân cư tăng cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm cao,tăng khả năng thanh toán của khách hàng tăng sức mua của xã hội. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người qua hằng năm giai đoạn 2005-2013 là 16,7%; dân số và trình độ dân trí tăng nhanh tạo điều kiện để mở rộng thị trường. Thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu sử dụng sản phẩm tăng, đa dạng hóa nhu cầu, làm thay đổi cơ cấu thị trường, tăng cầu. Đặc biệt, thị trường quốc tế ngày càng mở rộng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hợp tác phát triển. Hạn chế của nhân tố kinh tế đối với doanh nghiệp là Việt Nam mở của nền kinh tế thị trường (gia nhập WTO) tạo nên nhiều đối thủ cạnh tranh, nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới và khu vực gia nhập thị trường việt nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, tỷ lệ lạm phát cao làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp. Môi trường chính trị - pháp luật: Bao gồm: Luật về phòng chống độc quyền, luật thuế, chính sách kinh tế - giáo dục, chính sách lao động – tiền lương, luật lao động, SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 30
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Môi trường này gồm có luật pháp, các cơ quan nhà nước và những nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức và cá nhân khác nhau trong xã hội. Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có văn bản pháp luật điều chỉnh riêng, mang tính chất điều chỉnh, định hướng quy định về hoạt động phải theo hiến pháp và pháp luật. Sự thay đổi của yếu tố chính trị - pháp luật ảnh hưởng mạnh mẽ tới các pháp nhân kinh tế, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Chính trị - luật pháp ổn định sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi. Việt nam là quốc gia có chế độ chính trị ổn định nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, điều đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Ngoài ra, việc chính sách mở rộng thị trường kích thích đầu tư giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Mặt khác, việc Quốc Hội Việt Nam lựa chọn tư tưởng chính cải cách và thế hệ lãnh đạo mới thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc cải thiện vị thế trong cộng đồng quốc tế qua con đường phát triển kinh tế. Trong những năm vừa qua Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, luật cũng như thông tư, nghị định đã tạo nên một cách cơ bản pháp lý cho hoạt động kinh doanh. Đặc biệt luật cạnh tranh và luật thương mại. Việt Nam đang từng bước nới lỏng chính sách bảo hộ mậu dịch thông qua trình cắt giảm thuế quan tại khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), và gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mặt dù hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập và hạn chế, nhưng nhờ vào những điều khoản luật pháp như luật bảo vệ bản quyền, chống hàng giả hàng nhái, chính sách bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp tạo được niềm tin, giữ vững thương hiệu trong lòng khách hàng. Từ ngày 1/1/2006 thì thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng điện tử chỉ còn 0-5% điều này cho thấy Viettronimex sẽ có cơ hội để tiếp cận trực tiếp các hàng hóa từ các nước ASEAN nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Như vậy, tình hình chính trị tại Việt Nam được thế giới đánh giá là ổn định, cũng như trong thời gian qua Việt Nam đã có những cải cách về luật pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Viettronimex cũng như các doanh nghiệp khác yên tâm đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Môi trường công nghệ: - Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020 xác định rõ quan điểm, mục têu, định hướng nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển khoa học và SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 31
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng công nghệ. Chiến lược nhấn mạnh mục tiêu phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới. - Đứng trước những thách thức đó, ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng phải chú trọng thường xuyên và liên tục trong công tác nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ cho công nhân viên, chú trọng tới máy móc thiết bị phục vụ trong kinh doanh của công ty. - Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, trong nhiều năm qua , nước ta đã đạo tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trở lên. Trong đó có 34 nghìn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc khu vực Nhà nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động khoa học – công nghệ của nước ta. - Thời gian qua, nước ta đã xây dựng trên 1.100 tổ chức nghiên cứu và phát triển mọi thành phần kinh tế, đã xuất hiệnmột số loại hình gắn kết tốt giữa nghiên cứu khoa học công nghệ với sản xuất kinh doanh. - Với tốc độ phát triển 35%/năm-37%/năm liên tục trong nhiều năm, tỷ lệ người sử dụng Internet ở Việt Nam đã vượt qua mức trung bình của thế giới là 16,9% đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của công ty như cập nhật thông tin nhanh chóng và thuận lợi hơn, biết được số khách hàng ghé thăm trang web của công ty dễ dàng,giúp nắm được xu thế công nghệ hiện nay vì hiện nay công nghệ thay đổi theo từng giờ, từng phút, từng giây và nếu chúng ta nắm kịp được thì đó cũng là một điểm mạnh để công ty phát triển. Ngoài ra, hiện nay thương mại điện tử ngày càng phát triển, việc mua bán thông qua mạng internet càng phổ biến. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp thúc đẩy nhanh việc mua bán, giảm lượng hàng tồn kho và giảm các chi phí về trưng bày hàng hóa và thuê cửa hàng, nhân viên. Môi trường văn hóa – xã hội: Yếu tố môi trường văn hóa- xã hội vừa là điều kiện thuận lợi vừa là rào cản cho việc ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng. Bởi vì hiện nay, ứng dụng thương mại điện tử SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 32
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng vào hoạt động kinh doanh là một xu thế tất yếu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Giới doanh nhân đều nhận thức vai trò quan trọng của thương mại điện tử và đều có xu hướng ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, cũng như giao dịch với đối tác, khách hàng. Nhưng yếu tố tâm lý, nhận thực thương mại điện tử đang là rào cản cho các giao dịch thương mại điện tử. Đa số khách hàng và doanh nghiệp đều chưa có sự tin tưởng vào đối tác của mình khi tham gia thực hiện các giao dịch thương mại điện tử. Môi trường nhân khẩu học: Về dân số: Dân số trung bình năm 2014 của cả nước ước tính 90,73 triệu người, tăng 1,08% so với năm 2013. Như vậy, Việt Nam có quy mô dân số lớn, tốc độ dân số còn ở mức cao ( gần một triệu người/ năm). Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng qua các năm, phân bố dân số không đều giữa thành thị, nông thôn và các vùng miền. Môi trường khoa học – công nghệ: Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020 xác định rõ quan điểm, mục têu, định hướng nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển khoa học và công nghệ. Chiến lược nhấn mạnh mục tiêu phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới. Đứng trước những thách thức đó, ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng phải chú trọng thường xuyên và liên tục trong công tác nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ cho công nhân viên, chú trọng tới máy móc thiết bị phục vụ công ty. b) Môi trường vi mô Khách hàng: Khách hàng là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của chiến lược kinh doanh của công ty. Đối với công ty, khách hàng không chỉ là khách hàng hiện tại mà phải tính đến các khách hàng tiềm năng. SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 33
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Khách hàng của công ty là những đối tượng có nhu cầu mua bán, sử dụng các sản phẩm, thiết bị điện tử, điện lạnh, tin học, viễn thộng, đồ gia dụng, Hiện tại, công ty có một lực lượng nhân viên có khả năng tìm kiếm khách hàng và thuyết phục khách hàng. Điều đó giúp cho công ty tăng nhanh số lượng khách hàng. Mục tiêu của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng là đem lại sự thịnh vượng, an khang cho khách hàng của mình. Vì thế mỗi sản phẩm, dịch vụ làm ra đều có mục đích để phục vụ khách hàng và mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty nên khách hàng đã góp phần rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh: Mọi công ty đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau. Doanh nghiệp cần có những chiến lược khác nhau để ngăn chặn đối thủ cạnh tranh lấn chiếm thị phần và nguồn doanh thu của doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực kinh doanh điện tử- điện lạnh- tin học- viễn thông hiện nay tính riêng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có gần nhiều công ty chuyên hoạt động về lĩnh vực này. Đây là một thử thách rất lớn cho công ty để các thành viên trong công ty càng cố gắng giúp công ty chứng tỏ mình trên thị trường. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng gồm: Các doanh nghiệp kinh doanh điện máy tại Đà Nẵng: Nguyễn Kim, Siêu thị Điện mát – Nội thất Chợ Lớn, Đức Lâm, Thúy Mai, Phương Quốc Hương, Việt Tuấn, Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim Được thành lập năm 1992 từ một cửa hàng kinh doanh điện- điện tử- điện lạnh phát triển thành trung tâm điện máy đầu tiên của Việt Nam năm 1996 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim vào năm 2001. Công ty kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện lạnh, kỹ thuật số, viễn thông, gia dụng với hàng loạt sản phẩm chính hãng của các thương hiệu đứng đầu thế giới như Sony, Samsung, Sanyo, LG, Toshiba, Siêu thị Điện máy-Nội thất Chợ Lớn Siêu thị Điện máy – Nội thất Chợ Lớn có trụ sở chính tại Lô G, chung cư Hùng Vương, đường Tản Đà, P.11, Q.5, TP.HCM với tổng điện tích hơn 4.000m2 và hơn 10.000 mặt hàng chính hãng thuộc các tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới được bày bán tại siêu thị như: Sony, Sanyo, Samsung, Panasonic, LG, Toshiba, Electrolux, Midea đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 34
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Các doanh nghiệp điện máy tại Đà Nẵng là đối thủ cạnh tranh chính. Các doanh nghiệp cũng kinh doanh hầu hết các mặt hàng như Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng. Hơn nữa, trong cùng một thành phố thì sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ rất lớn để thu hút khách hàng về phía mình. Các nhà cung ứng: Các nhà cung cấp có một vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Các sản phẩm đưa vào cần phải đảm bảo chất lượng, uy tín giao hàng, độ tin cậy và đảm bảo các yếu tố về giá cả, chiết khấu, thanh toán Điều gì sẽ xảy ra nếu như nhà cung cấp không còn cung cấp thiết bị nguyên vật liệu cho công ty bạn nữa. Vì vậy thiết lập mối quan hệ tốt với với nhà cung cấp trong cũng như ngoài nước là rất quan trọng vì họ là một phần quan trọng và tất yếu trong sự tồn tại và phát triển của công ty. Nhà cung ứng của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà nẵng là: Các hãng điện tử lớn: Samsung, Sharp, Electrolux, Panasonic, Aqua, Mitshubishi Electric, LG, 2.1.6.2 Nhân tố bên trong a) Nguồn nhân lực Yêu cầu đặt ra đối với công tác tuyển dụng: Công tác tuyển dụng nhân sự của công ty hiện nay yêu cầu nhân viên phải có kinh nghiệm, sáng tạo, khả năng sử dụng TMĐT trong kinh doanh, giao tiếp tốt, Bên cạnh đó công ty luôn tìm kiếm những nhân viên chuyên ngành Thương mại điện tử . Cán bộ quản lý trong Công ty có trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý cao, có kinh nghiệm trong ngành nghề sản xuất kinh doanh. Trình độ của lực lượng cán bộ kỹ thuật được đào tạo cơ bản, có chuyên môn cao, đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh và phục vụ khách hàng sau khi bán. b) Khả năng tài chính Là một doanh nghiệp có vốn pháp định và vốn kinh doanh nhiều tỷ đồng, doanh số kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty hàng năm đạt hàng chục tỷ đồng và nộp ngân sách nhiều tỷ đồng. Công ty luôn đảm bảo nguồn thanh toán với các khách hàng trong và ngoài nước trong quan hệ mua bán và dịch vụ. Vì vậy, công ty luôn có được uy tín trong tín dụng và thanh toán, kể cả đối với các hợp đồng giá trị lớn hàng triệu USD. SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 35
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng c) Cơ sở hạ tầng công nghệ Hiện nay công nghệ thông tin (CNTT) được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam. Có 4 thành tố chính trong CNTT Việt Nam đã và đang được thực hiện tốt nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Đó là giá cả dịch vụ, truy cập dễ dàng, nội dung phong phú, và cuối cùng là con người. Với tốc độ phát triển 35%/năm-37%/năm liên tục trong nhiều năm, tỷ lệ người sử dụng Internet ở Việt Nam đã vượt qua mức trung bình của thế giới là 16,9% đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh hình hoạt động của công ty như cập nhật thông tin nhanh chóng và thuận lợi hơn, biết được số khách hàng ghé thăm trang web của công ty dễ dàng, giúp nắm được xu thế công nghệ hiện nay vì hiện nay công nghệ thay đổi theo từng giờ, từng phút, từng giây và nếu chúng ta nắm kịp được thì đó cũng là một điểm mạnh để công ty phát triển. 2.2 Thực trạng ứng dụng TMĐT cho hoạt động bán hàng tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 2.2.1 Thực trạng ứng dụng TMĐT tại công ty 2.2.1.1 Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT Việc nhanh chóng đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự động hóa trong sản xuất kinh doanh là vấn đề luôn được quan tâm. Bởi lẽ công nghệ thông tin có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, bán hàng, xúc tiến thương mại, quản trị doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT , Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng đã đầu tư trang bị cho mình cơ sở hạ tầng về CNTT nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Trang thiết bị phần cứng Trụ sở chính của Công ty nằm tại 181-183-185 Điện Biên Phủ- Quận Thanh Khê- Đà Nẵng Mặt bằng tương đối rộng rãi, giao thông thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Sau một thời gian hoạt động Công ty mới tự trang bị thêm các máy móc thiết bị cần thiết để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Số lượng máy móc thiết bị cũng được tăng dần qua mỗi năm, một phần là do công ty thành lập thêm các phòng kinh doanh cũng như việc cần phải trang bị cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động của công ty phần khác là do số lượng nhân viên tăng lên qua các năm. SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 36
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Bảng 2.3: Bảng thống kê hệ thống máy móc, trang thiết bị tại công ty STT Loại thiết bị Số lượng (cái) 1 Máy In 8 2 Máy tính 40 3 Máy Fax 4 4 Máy Photo 2 5 Máy chiếu 2 6 Tivi 4 7 Máy điều hòa 8 (Nguồn: Phòng Hàng chính – Tổng hợp) Toàn bộ tài sản của công ty chủ yếu là các máy móc thiết bị công nghệ cao phục vụ cho việc kinh doanh của các phòng ban, ta cũng có thể nhận thấy giá trị các tài sản mà công ty trang bị này tuy không lớn lắm và là những thiết bị dùng trong văn phòng, điều này cho ta thấy được tính chất công việc của Công ty, toàn bộ tài sản của Công ty chỉ phục vụ cho công tác văn phòng, một số máy tính công nghệ cao giúp công ty ứng dụng tốt các phần mềm quản lý, đáp ứng tốt và nhanh hơn cho công việc của mình. Việc sử dụng các thiết bị này đòi hỏi cán bộ nhân viên công ty phải có trình độ về công nghệ thông tin cao để xử lý tốt các chương trình trên máy và hoàn thành tốt công việc của mình hơn. Là công ty thành lập chưa lâu nhưng công ty cũng đã tự trang bị thêm cho mình một số máy móc thiết bị cần thiết. Số tài sản đó có giá trị không lớn nhưng cũng đã chứng minh được công việc kinh doanh đã có hiệu quả và bắt đầu lớn mạnh. Phần mềm ứng dụng Các phầm mềm ứng dụng trong kinh doanh Công ty đã mua sắm và thiết kế phầm mềm phục vụ cho lưu trữ số liệu, phần mền in hóa đơn, quản lý công văn, các phầm mềm này được công ty sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Hệ thống Công nghệ thông tin hiện đại là một trong những nguồn lực quan trọng, mang tính quyết định, ảnh hưởng to lớn đến thành công hay thất bại của Công ty. Nền SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 37
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng tảng CNTT hiện đại cho phép: Thực hiện khối lượng giao dịch trực tuyến lớn, xử lý và lưu trữ dữ liệu tập trung. Thay đổi môi trường, điều kiện, quy trình xử lý và phương pháp kinh doanh đa dịch vụ, đa kênh phân phối. Nâng cao năng suất lao động, giảm thiếu chi phí vận hành, tăng tiện ích cho khách hàng. Tạo khả năng quản trị điều hành tốt hơn, đồng thời giảm chi phí quản lý và điều hành. Hạ tầng Công nghệ thông tin hiện đại là nền tảng cung cấp các dịch vụ tiên tiến phục vụ khách hàng. Đưa sản phẩm, dịch vụ tiếp cận trực tiếp với khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, kênh phân phối, tăng số lượng khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết kiệm thời gian và chi phí. Các phần mềm được ứng dụng : Visual studio.NET 2005 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005 ASP.NET ADO.NET Các phần mềm thiết kế giao diện Photoshop, Flash, Flash Intro and Banner Maker. 2.2.1.2 Nguồn nhân lực TMĐT của công ty Nhân viên là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, là người thay mặt doanh nghiệp mang đến cho khách hàng những dịch vụ với chất lượng như họ đã cam kết. Nguồn lực chuyên trách các hoạt động kinh doanh theo mô hình thương mại điện tử chủ yếu tập trung ở phòng kinh doanh. Hiện nay lực lượng này của công ty còn khá mỏng, khả năng ứng dụng thương mại điện tử vào việc bán hàng ở công ty của các nhân viên cũng còn hạn chế. Nhân viên kinh doanh của công ty sẽ tìm kiếm thông tin qua Internet, sau đó gọi điện thoại đến cho các tổ chức, doanh nghiệp để chào hàng. Nếu khách hàng đồng ý đăng ký tham gia thì nhân viên sẽ xác nhận thông tin của khách hàng và chuyển vào bộ phận văn phòng làm thủ tục giao cho khách hàng. Kinh doanh trong lĩnh vực kỹ thuật đòi hỏi tính chuyên môn cao. Khách hàng lại là những tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, lực lượng bán hàng trực tiếp được xem là chìa khóa thành công của bất kỳ công ty nào. Đó là cầu nối giữa công ty với các khách hàng, là người tư vấn, hướng dẫn và thuyết phục cho khách hàng tốt nhất. Hiện tại công ty có 45 nhân viên bán hàng. Vậy nên công ty luôn cố gắng bồi dưỡng và đào tạo SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 38
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng một đội ngũ nhân viên bán hàng tốt nhất, đem lại doanh số và lợi nhuận cho công ty. Công ty đang có xu hướng phát triển kinh doanh bán hàng trong lĩnh vực TMĐT. Hiện tại công ty có nguồn lực về CNTT còn quá ít được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4 Bảng thống kê số lượng nhân viên công nghệ thông tin Chỉ tiêu Số lượng 3 Bộ phận CNTT Trong đó: 1 GĐ 2 nhân viên (Nguồn: Phòng Tổng hợp- Nhân sự) Viettronimex Đà Nẵng có đội ngũ cán bộ nhiều năm kinh nghiệm, lực lượng nhân viên dồi dào và nhiệt tình, có trình độ cao. Nhờ đó mà các mặt hàng của công ty bán nhanh và thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Nói chung trình độ nguồn lực lao động và cán bộ quản lý của công ty là một trong những lợi thế của công ty. Bên cạnh đó, số lượng nhân viên bên lĩnh vực TMĐT còn hạn chế. Viettronimex cần có giải pháp tuyển dụng phù hợp để đáp ứng yêu cầu kinh doanh. 2.2.1.3 Website của công ty Là một công ty phát triển phần mềm, cho nên trang Web riêng của công ty được thiết kế rất độc đáo, chi tiết và thu hút người dùng. Và đồng thời Website của công ty là bộ mặt của công ty, thể hiện đầy đủ mọi thông tin của công ty; các loại hình dịch vụ; cũng như các chương trình, dự án mà công ty đang thực hiện Website còn cung cấp các giải pháp về công nghệ giúp người truy cập có nhu cầu tìm hiểu. Các thông tin tuyển dụng của công ty cũng được đưa lên website để các ứng viên dễ dàng trong việc tìm thông tin như yêu cầu tuyển dụng và cách thức để liên hệ, cung cấp cho những người truy cập những thông tin liên quan đến tình hình phát triên công nghệ, các hỗ trợ trực tuyến cho người tiêu dùng, dịch vụ tìm kiếm nâng cao. Việc đưa ứng dụng trực tuyến sẽ giúp gia tăng lợi ích mà khách hàng nhận được từ đó nhu cầu của khách hàng sẽ được thỏa mãn, giúp công ty đạt lợi nhuận cao nhất. SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 39
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Website của công ty là : www.viettro.com.vn Hình 2.4: Website của siêu thị Viettronimex Thanh menu trên website của công ty gồm 9 trang: Trang chủ, điện tử, điện lạnh, gia dụng, tin học, kỹ thuật số, âm thanh, viễn thông, bùng nổ giá rẻ. Nhằm giới thiệu đến khách hàng về công ty, đồng thời đưa thông tin về địa chỉ, giúp khách hàng có thể liên hệ, góp ý kiến với công ty. Với trang điện tử, điện lạnh, gia dụng, tin học nhằm giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, công ty sẽ đưa những sản phẩm mới nhất đến khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Về phong cách (Context) : Giao diện website kém thẩm mỹ, chỉ có chức năng giới thiệu công ty, sản phẩm và dịch vụ, loại web này dễ thiết kế nhưng lại khó truy cập thông tin sản phẩm và dịch vụ mới chỉ đáp ứng được mức độ giới thiệu thông tin cho người xem. Về nội dung (Content) : Đến với trang web khách hàng có thể tìm hiểu tất cả các thông tin về công ty, sản phẩm, giá bán, chất lượng, dịch vụ mà công ty cung cấp. Bao gồm các menu ngang và sổ xuống, các banner quảng cáo các sản phẩm, các loại SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 40
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng các dòng sản phẩm, các thông tin, tin tức, liên hệ, 2 bên là các chương trình công ty đang khuyến mãi và các dịch vụ của công ty. Về tùy biến (Customization) : Các sản phẩm mới luôn được cập nhật liên tục trên trang chủ. Các tin tức về sản phẩm, sự kiện có liên quan cũng luôn được chú trọng. Đặc biệt là các dịp khuyến mãi lớn. Về cộng đồng (Community) : Hiện nay, công ty đã xây dựng nên trang facebook của mình. Mặt khác, người dùng có thể tương tác, giao lưu với nhau thông qua đại chỉ email công ty. Đây cũng là cách để thăm dò các phản hồi về sản phẩm, những ý kiến đóng góp từ phía khách hàng. Về giao tiếp (Communication) : Để giúp người dùng có thể tương tác với website, ngoài chức năng trao đổi qua thư điện tử, công ty còn xây dựng được chức năng hỗ trợ trực tuyến như dịch vụ “online chat”. Nhằm giải đáp mọi thắc mắc cũng như yêu cầu của khách hàng thông qua website của công ty một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Về liên kết (Connection) : liên kết đến trang quảng cáo và xin việc làm. Về thương mại (Commerce) : Website không có khả năng này. Không có giỏ hàng hay đơn đặt hàng. Website của công ty giúp cho khách hàng tìm kiếm thông tin sản phẩm, website còn cung cấp các thông tin tuyển dụng của công ty để dễ dàng trong việc tìm kiếm thông tin về yêu cầu tuyển dụng. Website chưa có chức năng thanh toán trực tuyến mà chỉ dừng ở mức đặt hàng. Vì vậy, công ty cần có giải pháp về xây dựng hệ thống thanh toán trực tuyến để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong thời gian tới. 2.2.1.4 Hoạt động trong thanh toán TMĐT của công ty Thanh toán là một trong những điều kiện cốt lõi để phát triển thương mại điện tử, với vai trò là một khâu không thể tách rời của quy trình giao dịch và trong nhiều trường hợp còn là biện pháp để xác thực việc ký kết hợp đồng giữa người mua và người bán trong một giao dịch thương mại điện tử trên môi trường Internet. Do công ty mới bước đầu triển khai xây dựng, nên website chủ yếu là giới thiệu sản phẩm, cung cấp các thông tin về công ty và chức năng đặt hàng chứ chưa cho phép thực hiện chức năng thanh toán trực tuyến. Vì vậy khách hàng thực hiện việc thanh toán cho công ty theo phương pháp truyền thống là trả bằng tiền mặt và chuyển khoản. Thanh toán bằng tiền mặt: khách hàng thanh toán trực tiếp cho nhân viên giao hàng ngay sau khi nhận được hàng. Đây là phương thức thanh toán được các đơn vị SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 41
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng trong phạm vi thành phố Đà Nẵng áp dụng. Thanh toán bằng chuyển khoản: là phương thức thanh toán được áp dụng chủ yếu, vì khách hàng của công ty là các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp 2.2.1.5 An ninh bảo mật tại công ty Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu đều ở dạng số hóa, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn tránh sự lừa gạt, thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu là các rủi ro ngày một lớn, không chỉ với người buôn bán,mà cả với người quản lý của công ty, vì các hệ thống điện tử có thể bị Hacker xâm nhập, đòi hỏi phải có các hệ thống bảo mật, an toàn được thiết kế trên cơ sở kĩ thuật mã hóa hiện đại, và một cơ chế an ninh hữu hiệu. Website bảo mật thông tin của khách hàng không cho phép thông tin lộ ra ngoài tránh trường hợp khách hàng bị lộ thông tin và gây ảnh hưởng xấu đến khách hàng cũng như công ty. Bên cạnh đó, đối thủ của công ty ngày càng nhiều vì thế công ty không tránh khỏi những rủi ro, thiệt hại,để đảm bảo an toàn công ty đã đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn và ngăn ngừa những hành vi xấu xâm nhập vào công ty. 2.2.2 Thực trạng ứng dụng TMĐT cho hoạt động bán hàng 2.2.2.1 Các hình thức bán hàng của công ty a. Bán hàng truyền thống Là cách bán hàng mà người bán và người mua mặt đối mặt tiếp xúc với nhau trao đổi thông tin về sản phẩm. Hình 2.5: Hình thức bán hàng truyền thống của công ty SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 42
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Ưu điểm: Người bán và người mua có cơ hội gặp mặt trực tiếp trao đổi thông tin về sản phẩm, người bán có thể tiếp thị kĩ hơn về mặt hàng mà người mua đang xem và người mua cũng có thể được xem kĩ chất lượng sản phẩm. Tạo sự tin tưởng hơn vì có cơ sở để căn cứ tạo niềm tin hơn kiểu kinh doanh đa cấp. Đa dạng về mẫu mã và thương hiệu. Nhanh chóng phát triển được thương hiệu tạo tiếng vang lớn. Người mua hàng sẽ nhanh chóng có được sự lựa chọn và so sánh. Người mua sẽ mua được sản phẩm họ cần ngay mà không phải trả tiền trước vài ngày thậm chí cả tháng mới nhận được sản phẩm họ cần. Người mua và bán đều có giá cả cạnh tranh mà không bị độc quyền về sản phẩm cùng loại. Dễ dàng phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng thường xuyên và liên tục Dễ dàng bảo hành bảo trì sản phẩm và khuyến mãi kích cầu. Nhược điểm: Người mua cảm thấy bất tiện trong việc giao dịch (tốn thời gian, công sức ) Phải trả những chi phí cho việc quảng cáo tiếp thị, tuyên truyền và khuyến mãi Chi phí cho thuê nhân viên bán hàng, đào tạo nhân viên, xây dựng cửa hàng, b. Bán hàng qua điện thoại, email Trong những năm gần đây, bán hàng qua điện thoại được các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp sử dụng như một công cụ chính trong kinh doanh. Những cuộc trao đổi, những hợp đồng mua bán đều được thỏa thuận qua điện thoại một cách nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao cho cả hai bên. Công ty sử dụng các máy điện thoại để thu hút các khách hàng mới, tiếp xúc với khách hàng hiện tại để xác định chắc chắn các mức độ thỏa mãn hoặc để nhận các đơn đặt hàng. Khách hàng gọi điện thoại đến tổng đài 05113.70.50.68 hoặc 0949.04.44.68 để đặt hàng. Nhân viên trực tổng đài sẽ hỗ trợ khách hangg việc mua hàng vào giao dịch khác. Đặt mua hàng trên website: Bước 1: Tìm mua sản phẩm trên website www.viettro.com.vn Bước 2: Chọn phương thức vận chuyển và thanh toán. SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 43
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Bước 3: Xác nhận mua hàng Sau khi khách hàng “Hoàn tất” bước gửi xác nhận mua hàng, hệ thống của công ty sẽ tự động gửi thư đến địa chỉ email của bạn để thông báo. Nhân viên công ty cũng sẽ chủ động gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn xác nhận đơn hàng. Ưu điểm: Lựa chọn được đối tượng tiếp thị: công ty xác định các tiêu chí khác nhau để lựa chọn được các nhóm đối tượng tiếp thị phù hợp với mình trên cơ sở dữ liệu có sẵn. Điều này giúp cho thông điệp gởi đi tập trung hơn, giảm thiểu sự lãng phí do tương tác không đúng đối tượng tiềm năng. Xây dựng ngay các khách hàng tiềm năng: không cần chờ đợi, các đối tượng tiếp thị sẽ ngay lập tức phản hồi về nhu cầu của mình. Khi ấy công ty có thể xác định được ai sẽ là khách hàng tiềm năng của mình để lên kế hoạch chăm sóc và xúc tiến bán hàng. Không cần biết ngành kinh doanh hay loại hình kinh doanh mà công ty đang thực hiện, chiếc điện thoại có thể được sử dụng như là một công cụ: Tìm kiếm, xác nhận yêu cầu, và bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng mới. Nhận ra vấn đề của khách hàng và sửa đổi. Thỏa thuận với những khiếu nại của khách hàng, sau đó làm họ chuyển thành những khách hàng vui vẻ với tiềm năng bán hàng cao. Quản lý những cuộc gọi hỗ trợ kỹ thuật để khách hàng có thể sử dụng sản phẩm/ dịch vụ tốt hơn. Chấp nhận những đơn đặt hàng miệng và lấy thông tin thẻ tín dụng để chi trả. Vì điện thoại là một phương tiện giao tiếp không thể thiếu, nhanh chóng và tiện lợi không gì thay thế được, giúp tiếp cận với khách hàng, cũng như giúp khách hàng tiếp cận với công ty bất kể khoảng cách, thời gian, thời tiết, Nhược điểm: Điện thoại không thể được sử dụng như là để ký hợp đồng hay trực tiếp nhân tiền mặt. Rất bị động và phụ thuộc nhiều vào khách hàng nếu như khách hàng không đến hay gọi điện thoại để tư vấn thì người bán hàng không có gì để làm. SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 44
- Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Khách hàng sẽ không đánh giá được chất lượng sản phẩm đối với các mặt hàng của công ty khi mà người tiêu dùng thường muốn chất lượng hàng phải tương ứng với số tiền mình bỏ ra. c. Bán hàng qua website của công ty Hiện nay ngoài việc bán hàng trực tiếp các loại sản phẩm thì công ty đã và đang tạo web bán hàng để đưa các sản phẩm của công ty quảng bá và bán qua Internet. . Bên cạnh đó công ty không có nhiều nhân viên có kinh nghiệm bán hàng. Website cung cấp các dịch vụ kinh doanh, công ty có thể thông qua website tiến hành hoạt động truyền thông, tiếp thị, và trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho khách hàng. Khách hàng vào website của công ty để tìm kiếm thông tin của sản phẩm một cách nhanh chóng mà không cần phải tốn nhiều thời gian để đến tận công ty. Khách hàng có thể vào website của công ty để đăng ký tài khoản và thực hiện tiến trình mua bán trên chính trang web. Khi mua hàng ở trang web khách hàng bắt buộc phải đăng kí tài khoản khai báo một số thông tin cá nhân như: địa chỉ, số điện thoại và số CMND. d. Hình thức giao dịch TMĐT tại công ty Hiện tại, mô hình TMĐT mà công ty đang áp dụng là mô hình B2C. Đây là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng qua các phương tiện điện tử. Ở mô hình này thì công ty sử dụng các phương tiện để bán hàng và dịch vụ tới khách hàng. Khách hàng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng.Việc áp dụng mô hình kinh doanh này đã giúp công ty giảm được chi phí giao dịch, đặc biệt là chi phí tìm kiếm, bằng cách tăng sự truy cập của khách hàng và cho phép khách hàng tìm kiếm giá cạnh tranh nhất cho một sản phẩm. Mặc khác, mô hình giao dịch này còn giúp công ty tiết kiệm từ việc lũy tiến các chi phí thêm vào của mạng phân phối thực tại. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít trong TMĐT nhưng có phạm vi ảnh hưởng rộng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, công ty đã tiến hành thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về về sản phẩm, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. Hình thức giao dịch này đem lại lợi ích cho cả công ty lẫn khách hàng. Công ty tiết kiệm được nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng SVTH: Nguyễn Thị Liên_Lớp: CCTM06A 45