Khóa luận Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại VNPT Thừa Thiên Huế

pdf 111 trang thiennha21 6310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại VNPT Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_moi_quan_he_giua_nang_luc_kinh_doanh_cua_doanh_nha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại VNPT Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP:TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VNPT THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Trung Hiếu ThS. Hoàng La Phương Hiền Lớp: K49B - QTKD NiênTrường khóa: 2015 – 2019 Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 01 năm 2019
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền LỜI CẢM ƠN Trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “ Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại VNPT Thừa Thiên Huế ” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cá nhân và tổ chức. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến tất cả cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn – Th.S Hoàng La Phương Hiền người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu, Khoa Quản trị kinh doanh và các giảng viên đại học Kinh tế- Đại học Huế đã tạo điều kiện học tập tốt, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để tôi hoàn thành đề tài này. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập , không chỉ là nền tảng trong quá trình thực hiện đề tài mà còn là hành trang để tôi bước vào đời một cách chắc chắn và tự tin hơn. Tôi xin đặc biệt cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị phòng nghiệp vụ của Trung tâm kinh doanh VNPT Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong quá trình thực tập để giúp tôi hoàn thành bài khóa luận này và có được sự trải nghiệm thực tế công việc để tôi có thêm kinh nghiệm. Mặc dù tôi đã cố gắng và nỗ lực hết mình trong quá trình thực tập và thực hiện đề tài nhưng trình độ và kỹ năng của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo từ quý thầTrườngy cô để bài khóa luĐạiận của tôi học được hoàn Kinh thiện hơn. tế Huế Tôi xin chân thành cảm ơn ! Huế, tháng 01 năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Trung Hiếu
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu tổng quát 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 2.3 Câu hỏi nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 5.1 Phương pháp thu thập số liệu 3 5.2 Kích thước mẫu và Phương pháp chọn mẫu 3 5.3 Phương pháp phân tích số liệu 4 5.4 Thang đo các biến nghiên cứu 5 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10 1.1 Khái niệm và vai trò của doanh nhân 10 1.1.1 Khái niệm doanh nhân 10 1.1.2 Vai trò của doanh nhân đối với phát triển kinh tế và xã hội 13 1.1.3 Vai trò của doanh nhân đối với doanh nghiệp 16 1.2 Năng lực kinh doanh của doanh nhân 18 1.2.1 Khái niệm năng lực 18 1.2.2 Khái niệm năng lực kinh doanh và một số mô hình nghiên cứu năng lực kinh doanh cTrườngủa doanh nhân Đại học Kinh tế Huế 19 1.2.2.1 Khái niệm năng lực kinh doanh 19 1.2.2.2 Một số mô hình nghiên cứu về năng lực kinh doanh của doanh nhân 21 1.2.2.3 Khái niệm kết quả kinh doanh 27 1.3 Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 28 1.3.1 Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 28 SVTH: Nguyễn Trung Hiếu
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền 1.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu về sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 30 CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI VNPT THỪA THIÊN HUẾ 33 2.1 Tổng quan tại VNPT Thừa Thiên Huế 33 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 33 2.1.2 Các dịch vụ viễn thông-Công nghệ thông tin chủ yếu của VNPT Thừa Thiên Huế 34 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của VNPT Thừa Thiên Huế 35 2.1.3.1 Chức năng 35 2.1.3.2 Nhiệm vụ 35 2.1.4 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 36 2.1.4.1 Chức năng và địa bàn hoạt động của VNPT Thừa Thiên Huế 36 2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 39 2.1.5 Khái quát về số lượng và cơ cấu đội ngũ của trung tâm kinh doanh VNPT Thừa Thiên Huế 41 2.1.6 Kết quả kinh doanh của trung tâm kinh doanh VNPT Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2015 – 2017 43 2.2 Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh tại VNPT Thừa Thiên Huế 44 2.2.1 Đặc điểm của đối tượng khảo sát 44 2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá 45 2.2.2.1 Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập 45 2.2.2.2 PhânTrường tích nhân tố khám Đại phá bi ếhọcn phụ thu Kinhộc tế Huế 50 2.2.3 Đánh giá của nhân viên về năng lực kinh doanh của Giám đốc doanh nghiệp tại VNPT Thừa Thiên Huế 51 2.2.3.1 Đánh giá của nhân viên về năng lực định hướng chiến lược 51 2.2.3.2 Đánh giá của nhân viên về năng lực cam kết 52 2.2.3.3 Đánh giá của nhân viên về năng lực phân tích-sáng tạo 53 2.2.3.4 Đánh giá của nhân viên về năng lực nắm bắt cơ hội 54 2.2.3.5 Đánh giá của nhân viên về năng lực tổ chức lãnh đạo 55 SVTH: Nguyễn Trung Hiếu
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền 2.2.3.6 Đánh giá của nhân viên về năng lực thiết lập mối quan hệ 56 2.2.3.7 Đánh giá của nhân viên về năng lực học tập 57 2.2.3.8 Đánh giá của nhân viên về năng lực cá nhân 58 2.3 Xem xét mối tương quan giữa các biến nghiên cứu 59 2.4 Phân tích hồi quy đa biến cho mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 60 2.4.1 Kết quả hồi quy đa biến 62 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN TẠI VNPT THỪA THIÊN HUẾ 73 3.1 Giải pháp nâng cao năng lực định hướng chiến lược 73 3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cam kết 74 3.3 Giải pháp nâng cao năng lực phân tích-sáng tạo 75 3.4 Giải pháp nâng cao năng lực nắm bắt cơ hội 75 3.5 Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức – lãnh đạo 76 3.6 Giải pháp nâng cao năng lực thiết lập mối quan hệ 76 3.7 Giải pháp nâng cao năng lực học tập 77 3.8 Giải pháp nâng cao năng lực cá nhân 78 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 79 3.1 Kết luận 79 3.2 Kiến nghị 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trung Hiếu
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền MỤC LỤC BẢNG Bảng 1 Số lượng điều tra và kích thước mẫu 3 Bảng 2 Thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 7 Bảng 3 Định nghĩa và hành vi của năng lực kinh doanh của doanh nhân 25 Bảng 4 Tình hình lao động của Trung tâm kinh doanh VNPT Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017 41 Bảng 5 Kết quả kinh doanh của trung tâm kinh doanh qua 3 năm từ năm 2015-2017.43 Bảng 6 Đặc điểm của đối tượng khảo sát 44 Bảng 7 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett’s Test biến độc lập 46 Bảng 8 Bảng kết quả phân tích EFA về năng lực kinh doanh của doanh nhân 46 Bảng 9 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thang đo biến năng lực kinh doanh 47 Bảng 10 Kiểm định KMO & Bartlett’s Test biến phụ thuộc 50 Bảng 11 Kết quả phân tích EFA về kết quả hoạt động kinh doanh 50 Bảng 12 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thang đo biến kết quả kinh doanh 51 Bảng 13 Đánh giá của nhân viên về năng lực định hướng chiến lược 52 Bảng 14 Đánh giá của nhân viên về năng lực cam kết 53 Bảng 15 Đánh giá của nhân viên về năng lực phân tích-sáng tạo 54 Bảng 16 Đánh giá của nhân viên về năng lực nắm bắt cơ hội 55 Bảng 17 Đánh giá của nhân viên về năng lực tổ chức lãnh đạo 56 Bảng 18 Đánh giá của nhân viên về năng lực thiết lập mối quan hệ 57 Bảng 19 Đánh giá của nhân viên về năng lực học tập tại VNPT Thừa Thiên Huế 58 Bảng 20 Đánh giá của nhân viên về năng lực cá nhân 58 Bảng 21Trường Hệ số tương quan PearsonĐại học Kinh tế Huế 59 Bảng 22 Độ phù hợp của mô hình 61 Bảng 23 Phân tích ANOVA 62 Bảng 24 Kết quả phân tích mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 62 Bảng 25 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu 66 Bảng 26 Tổng hợp kết quả phân tích năng lực kinh doanh 73 SVTH: Nguyễn Trung Hiếu
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền MỤC LỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 29 Sơ đồ 2 Bộ máy quản lý của VNPT Thừa Thiên Huế 39 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trung Hiếu
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nhân là người luôn đi đầu trong các cuộc chiến trên thương trường. Để có được các chiến lược kinh doanh vượt trội đòi hỏi người doanh nhân cần hội tụ đủ những phẩm chất năng lực kinh doanh cần thiết như năng lực định hướng chiến lược, năng lực nắm bắt cơ hội khi đó sẽ dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua khó khăn và ổn định. Năng lực kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển doanh nghiệp, một khi năng lực không tốt hay còn hạn chế về năng lực kinh doanh sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh toàn bộ công ty. Do đó, mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới, tuy nhiên chưa có sự thống nhất chung về các mô hình nghiên cứu. Nên đây là vấn đề nghiên cứu có tính cấp thiết. Vì vậy tôi đã chọn VNPT Thừa Thiên Huế để tiến hành nghiên cứu đề tài. VNPT Thừa Thiên Huế là chi nhánh trực thuộc công ty VNPT. Nhắc đến VNPT mọi người sẽ nghĩ ngay đến các dịch vụ viễn thông- công nghệ thông tin nhưng ngoài ra thì VNPT Thừa Thiên Huế còn sản xuất kinh doanh một số nghành nghề như kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng VNPT Thừa Thiên Huế đã đi vào hoạt động hơn 10 năm và có nhiều giải thưởng về doanh nhân và ý tưởng sáng tạo như Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên - Huế, vào năm 2016 thì giám đốc VNPT Thừa Thiên Huế được tôn vinh là “ Doanh nhân tiêu biểu” của tỉnh Thừa Thiên HuTrườngế. Với slogan là “Đại Năng lự c họcvượt trộ i, Kinhchất lượng bềtến vữ ng”Huế cam kết mang lại cho khách hàng sự yên tâm về sản phẩm dịch vụ. Không những vậy giám đốc VNPT Thừa Thiên Huế hiện nay điều hành 12 trung tâm và 7 phòng quản lý. Đây là lí do tôi chọn VNPT Thừa Thiên Huế để nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại VNPT Thừa Thiên Huế”. SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 1
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của đề tài là tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của VNPT Thừa Thiên Huế. 2.2 Mục tiêu cụ thể  Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến doanh nhân, năng lực kinh doanh của doanh nhân, mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.  Đánh giá năng lực kinh doanh của giám đốc doanh nghiệp và phân tích mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của giám đốc doanh nghiệp và kết quả kinh doanh tại VNPT Thừa Thiên Huế.  Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh của giám đốc doanh nghiệp tại VNPT Thừa Thiên Huế. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu  Lý thuyết, mô hình hay khung phân tích nào có thể phù hợp cho đánh giá, phân tích năng lực kinh doanh của doanh nhân và mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp?  Năng lực kinh doanh của Giám đốc doanh nghiệp tại VNPT Thừa Thiên Huế và mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của Giám đốc doanh nghiệp với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?  Giải pháp nào giúp nâng cao năng lực kinh doanh của Giám đốc doanh nghiệp tại VNPT Thừa Thiên Huế? 3. Đối tượng nghiên cứu - ĐTrườngối tượng nghiên cứĐạiu: Đối tư ợhọcng nghiên Kinh cứu của đề tàitế là năngHuế lực kinh doanh của Doanh nhân và sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh tại VNPT Thừa Thiên Huế. - Đối tượng điều tra: Các nhân viên làm việc tại VNPT Thừa Thiên Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: VNPT Thừa Thiên Huế SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 2
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền - Phạm vi thời gian: Đề tài thu thập số liệu thứ cấp tại VNPT Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 và tiến hành thu thập số liệu sơ cấp từ 30/9/2018 đến 15/11/2018. - Phạm vi nội dung: Doanh nhân trong phạm vi luận văn này được xác định là giám đốc doanh nghiệp. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập số liệu  Dữ liệu thứ cấp: Thu nhập dữ liệu từ các phòng ban của VNPT Thừa Thiên Huế, ngoài ra còn thu thập trên báo,website của VNPT Thừa Thiên Huế, Internet và các đề tài nghiên cứu khoa học đã được đăng tải  Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp các nhân viên của công ty bằng bảng hỏi. 5.2 Kích thước mẫu và Phương pháp chọn mẫu Kích thước mẫu: Áp dụng công thức tính mẫu của Hair về kích thước mẫu ít nhất gấp 5 lần biến quan sát. Trong bài có 40 biến quan sát nên kích thước mẫu là 200 nhưng do sự hạn chế về thời gian, nguồn lực nên kích thước mẫu được chọn là 130. Nghiên cứu dự kiến lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Theo đó, tác giả tiến hành xây dựng khung chọn mẫu được phân chia theo các đơn vị thuộc VNPT Thừa Thiên Huế, các phòng ban chức năng tại VNPT Thừa Thiên Huế. Đối với từng phân tầng, dự kiến lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để xác định đối tượng điều tra nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể. Nghiên cứu chia tổng thể nhân viên thành 5 tầng tương ứng với 5 phòng ban của công ty là Nhân sự, Kế toán, Bán hàng, Marketing, Trung tâm Kinh doanh. Cụ thể: Bảng 1 Số lượng điều tra và kích thước mẫu Bộ phận Số lượng Tỷ lệ Số lượng mẫu sẽ chọn NhânTrường sự 140 Đại học28% Kinh tế Huế36 Kế toán 60 12% 16 Bán hàng 99 19.8% 26 Marketing 40 8% 10 Trung tâm kinh doanh 161 32.2% 42 500 100% 130 (Nguồn: Kết quả khảo sát) SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 3
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền 5.3 Phương pháp phân tích số liệu  Phân tích độ tin cậy Phân tích độ tin cậy thông qua đại lượng Cronbach Alpha để xem kết quả nhận được đáng tin cậy ở mức độ nào. Độ tin cậy đạt yêu cầu khi hệ số Cronbach Alpha dao động nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1. Tuy nhiên, theo “Hoàng Trọng và cộng sự (2005)” thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên cũng có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên được thực hiện trong bối cảnh nghiên cứu mới do đó nên Cronbach Alpha ≥ 0.6  Phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá: được sử dụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998). Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và hệ số chuyển tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố (Hair & ctg (1998)) . Ngoài ra, để đạt độ giá trị phân biệt thì khác biệt giữa các hệ số chuyển tải phải bằng 0.3 hoặc lớn hơn. Số lượng nhân tố: được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Phương pháp trích hệ số được sử dụng trong nghiên cứu này là Pricipal Components Factoring với phép xoay Varimax. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích được từ 50% trở lên.  Thống kê mô tả: Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản củaTrường dữ liệu thu thập đư Đạiợc. Thố nghọc kê mô tảKinhvà thống kê tếsuy luHuếận cũng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Phân tích thống kê tần số để mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát theo các đặc điểm năng lực của doanh nhân. Ngoài ra, thông qua việc biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị có thể giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát và so sánh được sự khác biệt trong mức độ đánh giá giữa các nhóm đối tượng khác nhau.  Phân tích hồi quy tuyến tính bội SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 4
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền Phân tích hồi quy tuyến tính bội: được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc (hay biến được giải thích) và các biến kia là các biến độc lập (hay biến giải thích). Mô hình này sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Tương ứng với nội dung nghiên cứu của đề tài này, biến phụ thuộc là kết quả hoạt động kinh doanh, còn các biến độc lập là các năng lực kinh doanh của doanh nhân tại VNPT Thừa Thiên Huế. Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp hồi quy từng bước (Stepwise) với phần mềm SPSS. Mức độ phù hợp của mô hình được đánh giá bằng hệ số R2 hiệu chỉnh. Giá trị R2 hiệu chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 do đó được sử dụng phù hợp với hồi quy tuyến tính đa biến. 5.4 Thang đo các biến nghiên cứu Theo Man (2001) thang đo năng lực định hướng chiến lược gồm có các biến: xác định những cơ hội kinh doanh dài hạn, nhận thức được các chiều hướng thay đổi của thị trường và sự tác động của nó đến doanh nghiệp, ưu tiên những công việc gắn với mục tiêu kinh doanh, kết nối những hoạt động hiện tại cho phù hợp với những mục tiêu chiến lược. Theo Man (2001) thang đo năng lực cam kết gồm có các biến: cống hiến hết mình cho sự nghiệp kinh doanh, kiên định với các mục tiêu kinh doanh dài hạn đã được xây dựng, không để hoạt động kinh doanh thất bại khi vẫn còn khả năng. Theo Man (2001) thang đo năng lực phân tích sáng tạo gồm có các biến: áp dụng được các ý tưởng kinh doanh vào trong từng hoàn cảnh phù hợp, nhìn nhận vấn đề theo nhữTrườngng cách mới mẻ, chĐạiấp nhận nhhọcững rủi roKinh có thể xảy ra,tế đánh Huế giá được các rủi ro tiềm ẩn. Theo Man (2001) thang đo năng lực nắm bắt cơ hội gồm các biến: xác định hàng hóa/dịch vụ khách hàng mong muốn, chủ động tìm kiếm những sản phẩm/dịch vụ mang lại lợi ích thực sự cho khách hàng, nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt. SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 5
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền Theo Man (2001) thang đo năng lực tổ chức và lãnh đạo gồm các biến: lập kế hoạch hoạt động kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, ủy quyền trong quản trị, động viên cấp dưới, lãnh đạo cấp dưới và giám sát cấp dưới. Theo Man (2001) thang đo năng lực thiết lập mối quan hệ gồm các biến: xây dựng mối quan hệ lâu dài và đáng tin cậy với người khác, giao tiếp với người khác, duy trì mối quan hệ cá nhân để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đàm phán với người khác. Theo Man (2001) thang đo năng lực học tập gồm các biến: học tập từ nhiều cách thức khác nhau (lớp, học từ thực tế công việc), áp dụng được những kiến thức và kỹ năng học được vào thực tiễn kinh doanh, luôn cập nhật những vấn đề mới của lĩnh vực kinh doanh. Theo Man (2001) thang đo năng lực cá nhân gồm các biến: lắng nghe những lời phê bình có tính xây dựng, duy trì thái độ lạc quan trong kinh doanh, sử dụng hiệu quả thời gian bản thân. Theo Chandler và Hanks (1993) về kết quả kinh doanh gồm các biến; doanh thu và thị phần. Theo Walker và Brown (2004); Beaver và Jennings (2005) về kết quả kinh doanh gồm các biến: sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp, danh tiếng và uy tính của công ty, sự hài lòng của nhân viên, môi trường làm việc, mối quan hệ với đối tác. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 6
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền Bảng 2 Thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp I. Thang đo năng Các biến quan sát Nguồn lực kinh doanh 1. Năng lực định - Xác định những cơ hội kinh Man (2001) hướng chiến lược doanh dài hạn - Nhận thức được những chiều hướng thay đổi của thị trường và sự tác động của nó đến doanh nghiệp - Ưu tiên những công việc gắn với mục tiêu kinh doanh - Kết nối những hoạt động hiện tại cho phù hợp với những mục tiêu chiến lược 2. Năng lực cam kết - Cống hiến hết mình cho sự Man (2001) nghiệp kinh doanh - Kiên định với các mục tiêu kinh doanh dài hạn đã được xây dựng - Không để hoạt động kinh doanh thất bại khi vẫn còn khả năng 3. Năng lực phân - Áp dụng được các ý tưởng kinh Man (2001) tích- sáng tạo doanh vào trong từng hoàn cảnh Trường Đạiphù hhọcợp Kinh tế Huế - Nhìn nhận vấn đề theo những cách mới mẻ - Chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra - Đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn. SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 7
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền 4. Năng lực nắm - Xác định hàng hóa/ dịch vụ Man (2001) bắt cơ hội khách hàng muốn - Chủ động tìm kiếm những sản phẩm/ dịch vụ mang lại lợi ích thực sự cho khách hàng - Nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt 5. Năng lực tổ chức - Lập kế hoạch hoạt động kinh Man (2001) và lãnh đạo doanh - Tổ chức nguồn lực - Phối hợp công việc - Uỷ quyền trong quản trị - Động viên cấp dưới - Lãnh đạo cấp dưới - Giám sát cấp dưới 6. Năng lực thiết - Xây dựng mối quan hệ lâu dài và Man(2001) lập mối quan hệ đáng tin cậy với người khác - Giao tiếp với người khác - Duy trì mối quan hệ cá nhân để phục vụ cho hoạt động kinh doanh - Đàm phán với người khác 7. Năng lực học tập - Học tập từ nhiều cách thức khác Man(2001) Trường Đạinhau, họclớp, học từKinhthực tế công tế Huế việc - Áp dụng được những kiến thức và kỹ năng học được vào thực tiễn kinh doanh - Luôn cập nhật những vấn đề mới SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 8
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền của lĩnh vực kinh doanh 8. Năng lực cá nhân - Lắng nghe những lời phê bình có Man(2001) tính xây dựng - Duy trì thái độ lạc quan trong kinh doanh - Sử dụng hiệu quả thời gian bản thân II. Kết quả hoạt động kinh doanh 1. Phương diện tài Doanh thu Chandler và Hanks chính Thị phần (1993) 2. Phương diện phi Sự hài lòng của khách hàng đối với Walker và Brown tài chính doanh nghiệp (2004); Beaver và Danh tiếng và uy tính của công ty Jennings (2005) Sự hài lòng của nhân viên Môi trường làm việc Mối quan hệ với đối tác (Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 9
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái niệm và vai trò của doanh nhân 1.1.1 Khái niệm doanh nhân Doanh nhân là ai? Hiện nay đã có hàng chục định nghĩa khác nhau về doanh nhân được công bố với nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau. Định nghĩa doanh nhân theo tiêu chí nghề nghiệp của họ trong xã hội. Cách định nghĩa này dựa vào sự giải thích từ “doanh nhân” của các từ điển. Có sự khác nhau trong quan niệm của giới học thuật nước ta về việc giải nghĩa từ doanh dẫn đến cách hiểu không giống nhau về danh từ doanh nhân. Từ điển từ và việt Hán – Việt hán của GS. Nguyễn Lân chú giải từ “doanh” theo ba nghĩa (1) doanh là lo toan làm ăn; (2) là đầy đủ và (3) là biển lớn. Hiểu theo nghĩa (1), thì doanh nhân có nghĩa rất rộng, gồm tất cả những người biết lo toan làm ăn; là tất cả những người làm việc trong lĩnh vực kinh tế, trước hết là nhóm người làm công việc quản lí kinh tế, bao gồm những người làm công việc quản lý nhà nước về kinh tế và những người hoạt động trong các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp công ích không có mục tiêu vị lợi lẫn doanh nghiệp kinh doanh vị lợi. Quan niệm như trên là quá rộng, không phân biệt được doanh nhân với những dạng người khác cùng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế. Quan niệm thứ hai về doanh nhân lại quá hẹp, chỉ bao gồm các ông chủ doanh nghiệp tư nhân, không bao gồm những người lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Tác giả Nguyễn Đức Thạc định nghĩa: “Doanh nhân là những người chủ thực sự những quan hệ kinh tế trong các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân, từ quan niệm sở hữu đến quan niệm điều hành và các quan hệ phân phối. Doanh nhân là những “ôngTrường chủ” doanh nghiĐạiệp tư nhân”học.Quan Kinh niệm như vtếậy đ ãHuế loại những người làm kinh doanh cá thể, hộ gia đình và doanh nghiệp nhà nước khỏi khái niệm doanh nhân. Quan niệm thứ ba về doanh nhân đã cố gắng khắc phục tính chất quá rộng hoặc quá hẹp của hai quan niệm trên GS. Trần Ngọc Thêm chú giải kinh doanh theo nghĩa đen là “ quản lý kinh tế ” còn doanh nhân là “ người quản lý” “ là người làm kinh doanh”. Cuồn bài giảng Văn hóa kinh doanh do Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 10
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền năm 2006 chọn cách giải thích từ Hán- Việt “doanh” là lãi, “ nhân ” là người; “doanh nhân” là người làm kinh doanh để kiếm lời. Muốn biết doanh nhân là ai thì cần nhận biết thế nào là kinh doanh. Kinh doanh, theo nghĩa rộng, là tất cả các hành vi có mục đích vị lợi, nhằm đạt được lợi nhuận cho chủ thể. Doanh nhân là một khái niệm rộng chỉ nhiều loại đối tượng theo lĩnh vực hoạt động ( sản xuất, dịch vụ, thương mại ) và quy mô khác nhau ( cá thể, hộ gia đình, doanh nghiệp ). Hiện nay, trên thế giới cũng như nước ta, nói đến doanh nhân là người nghĩ ngay tới nhóm đối tượng tiêu biểu nhất của nó là những người sáng lập và lãnh đạo các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, công ty lớn. Hiểu như vậy là đúng nhưng chưa đủ. Theo Ông Vũ Tiến Lộc (2005), chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam định nghĩa : “Doanh nhân là nhà đầu tư, nhà quản lý, là người chèo lái con thuyền doanh nghiệp mà điểm khác biệt của doanh nhân với những người khác là ở chỗ họ là người dám chấp nhận mạo hiểm, rủi ro khi dấn thân vào con đường kinh doanh” . Theo nhà nghiên cứu Vũ Quốc Tuấn (2007) , trong bài “ Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần”, ngày 13/10/2007, “ Nói một cách chặt chẽ, doanh nhân là những người chủ doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh doanh nghiệp của mình, những người được cử hoặc thuê để quản lý doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh; trách nhiệm và lợi ích của họ gắn liền với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà yêu cầu đầu tiên của họ là phải có đủ điều kiện để sáng tạo, không ngừng phát triển doanh nghiệp”. Theo Drucker( 1985) cho rằng “ Doanh nhân là một bộ phận không phổ biến về mặt số lượng. Họ là người sáng tạo nên cái mới, sự khác biệt, họ thay đổi giá trị họ nhận thấTrườngy rằng sự thay đổi làĐại một điề uhọc hiển nhiên”. Kinh tế Huế Doanh nhân thành đạt thường có địa vị cao quý trong xã hội và là “ biểu tượng của chủ nghĩa cá nhân, động lực và khả năng trực giác là hiện thân của chủ nghĩa tài chính” (Ehrlich, 1986). Bolton và Thompson (2007) thì cho rằng doanh nhân là “người có thói quen sáng tạo và cải tiến để tạo dựng điều gì đó trên cơ sở của việc nhận thức những cơ hội có giá trị xung quanh” SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 11
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền Theo Zimmerer và Scarborough (2005) thì doanh nhân là “ người tham gia vào tiến trình khởi sự kinh doanh trong bối cảnh phải luôn đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn nhằm đạt được lợi nhuận và sự tăng trưởng thông qua việc xác định được những cơ hội quan trọng và huy động những nguồn lực cần thiết”. Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa và quan niệm về doanh nhân và không có một định nghĩa hay quan niệm nào trong số đó thừa nhận là chính xác và trọn vẹn bởi sự đa dạng và phức tạp trong chức năng và nhiệm vụ mà một doanh nhân phải thực hiện trên con đường khởi nghiệp ( Henry, Hills & Leitch, 2003). Các tác giả trên đã đưa ra những khái niệm dưới các khía cạnh và góc độ khác nhau. Tuy nhiên, giữa họ có những quan điểm chung khi bàn luận về doanh nhân là người kết hợp các yếu tố sản xuất và tổ chức quá trình sản xuất, kinh doanh để tạo ra giá trị mới cao hơn, không phân biệt hình thức sỡ hữu, loại hình và quy mô kinh doanh. Một cách chung nhất, doanh nhân là người chấp nhận rủi ro, nhà tổ chức sản xuất, kinh doanh và là người cải cách sáng tạo. Vì vậy, một doanh nhân có thể được xác định như là người cố gắng tạo ra những giá trị mới, tổ chức sản xuất và chấp nhận rủi ro, mạo hiểm và xử lý các yếu tố không chắc chắn mang tính kinh tế liên quan đến doanh nghiệp. Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công ăn việc quản trị trong doanh nghiệp. Họ là những người có năng khiếu đặc biệt về kinh doanh, có kỹ năng đặc biệt về kinh doanh, có kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh. Doanh nhân phải là người có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những người khác. Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội. Vai trò chính của doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp, vận hành, phát triển chúng để làm ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làmTrường cho người dân. Doanh Đại nhân học phải làm Kinhra lợi nhuận tếvà bi ếHuết đóng góp cho xã hội. Tổng hợp từ nhiều quan điểm khác nhau thì đề tài này cho rằng “ Giám đốc doanh nghiệp cũng được xem là doanh nhân vì họ tham gia quản lý, định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hội tụ một số phẩm chất đặc trưng như dám mạo hiểm, biết chấp nhận rủi ro để dấn thân vào con đường kinh doanh”. SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 12
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền 1.1.2 Vai trò của doanh nhân đối với phát triển kinh tế và xã hội Lịch sử phát triển của doanh nhân Việt Nam đã bắt đầu với những trang phong phú, sinh động, bước đầu xác định vị trí và vai trò của doanh nhân trong lịch sử hiện đại của dân tộc. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nhân là người có vai trò quyết định sự phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần quan trọng tạo việc làm và đóng góp cho ngân sách nhà nước, đồng thời tham gia phát triển văn hóa, xã hội. Vai trò của đội ngũ doanh nhân còn gắn liền với vai trò của đội ngũ doanh nghiệp ở nước ta. Cụ thể: Một là, doanh nhân là một bộ phận quan trọng của lực lượng xã hội chủ yếu quyết định giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa và tạo ra chuỗi giá trị mới cho xã hội. Đội ngũ doanh nhân nước ta ra đời và phát triển cùng với quá trình hình thành mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong mô hình đó, doanh nhân chính là hạt nhân của mô hình doanh nghiệp. Sự phát triển nhanh của đội ngũ doanh nhân gắn liền với sự phát triển nhanh của khu vực doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, chính sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế những năm qua. Doanh nghiệp phát triển nhanh những năm gần đây đã làm cho tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào GDP tăng nhanh. Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng doanh nghiệp đem lại là góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, tạo ra khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, thay thế được nhiều mặt hàng phải nhập khẩu, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu, đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinhTrường tế ổn định và phát Đạitriển nhữ nghọc năm qua. Kinh tế Huế Doanh nhân Việt Nam còn là một trong những trụ cột của chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Các doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho người nghèo tham gia vào thị trường, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động và thu hút lao động dôi dư, một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay. SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 13
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền Hai là, doanh nhân là lực lượng tạo lập mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh mới - mô hình doanh nghiệp, đại biểu cho lực lượng sản xuất mới. Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta từ năm 1986 đến nay, doanh nhân là nhân tố quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hiện đại. Doanh nhân là lực lượng chủ yếu tạo lập và phát triển một mô hình tổ chức kinh doanh mới- mô hình doanh nghiệp hiện đại, đại biểu cho lực lượng sản xuất mới trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các doanh nghiệp, doanh nhân thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác, bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ba là, doanh nhân là lực lượng có vai trò quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế. Có thể nói, doanh nhân là người quyết định thành bại của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Thị trường luôn biến động khôn lường, luôn tồn tại cơ hội và thách thức. Bởi vậy, hơn ai hết, doanh nhân phải là người hiểu được đối thủ cạnh tranh của mình, phải giành được ưu tiên trên thị trường. Trong tiến trình hội nhập của bất kỳ nền kinh tế nào, doanh nhân luôn là những chiến sỹ đi đầu, là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước và thế giới.Chính doanh nhân là người tạo dựng nên thương hiệu và uy tín của một đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Thông qua các sản phẩm hàng hóa và thương hiệu Việt Nam, doanh nhân góp phần nâng cao vị thế của dân tộc trên trường quốc tế. Thêm vào đó, sự phát triển nhanh chóng của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngành công nghiệp, là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổnTrường định và tạo vị thế mĐạiạnh hơn vhọcề năng l ựKinhc cạnh tranh ctếủa n ềHuến kinh tế trong quá trình hội nhập. Bốn là, doanh nhân góp phần tạo lập cơ cấu giai cấp xã hội mới, giữ vững ổn định chính trị-xã hội. Với lực lượng doanh nhân đông đảo và đang tiếp tục tăng nhanh nói trên, trong cơ cấu giai tầng Việt Nam đã và đang hình thành một tầng lớp xã hội mới- tầng lớp SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 14
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền doanh nhân. Cùng với giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ doanh nhân của Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước. Đội ngũ doanh nhân, với trách nhiệm lớn lao đối với vận mệnh dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là lực lượng xung kích trong phát triển kinh tế, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định kinh tế- chính trị- xã hội. Hơn thế, với tư cách là một tầng lớp xã hội, doanh nhân ngày càng có vai trò và vị thế chính trị quan trọng, tham gia vào hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp, góp phần xây dựng xã hội dân sự ở nước ta. Năm là, doanh nhân có vai trò quan trọng trong tư vấn hoạch định chính sách, xây dựng hệ thống chính trị và góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thông qua các cơ quản lý Nhà nước và các tổ chức đại diện của mình, doanh nhân Việt Nam đã đóng vai trò là một kênh tham mưu quan trọng trong xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều doanh nhân là đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, Ủy viên Ban chấp hành Mặt trận tổ quốc Việt Nam, thành viên của các tổ chức chính trị xã hội Đồng thời, doanh nhân Việt cũng tích cực tham gia vào việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế xã - hội của ngành, địa phương. Bên cạnh đó, sự phát triển của các DNTN ở nước ta trong thời gian qua chính là nhân tố quyết định thúc đẩy đa dạng hóa các loại hình sỡ hữu, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh giữa các chủ thể, các thành phần kinh tế. Trên cơ sở đó, mô hình kinh tế thị trường từng bước được xác lập. Vì vậy, có thể nói, lực lượng chủ lực tạo nên môi trường kinh doanh và mô hình kinh tế thị trường là đội ngũ Trườngdoanh nhân. Đại học Kinh tế Huế Sáu là, đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp đã góp phần giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội. Những năm gần đây, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do khối doanh nghiệp tạo ra ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ được nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ ngày càng cao của toàn xã hội, góp phần nâng cao mức sống vật chất của dân cư và tăng SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 15
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền nhanh lượng hàng hóa xuất khẩu. Nhiều sản phẩm trước đây thường phải nhập khẩu cho tiêu dùng thì nay đã được các doanh nghiệp sản xuất thay thế và được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm như: Ô tô, xe máy, phương tiện vận tải, các mặt hàng đồ điện, điện tử, may mặc, thực phẩm, đồ uống, hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, sản phẩm phục vụ xây dựng Nhờ đó, vai trò và vị thế của doanh nhân đang ngày càng được xã hội đề cao và trên trọng, bằng chứng là trong số gần 100 doanh nhân ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XVIII, 38 người trúng cử. Điều này cho phép doanh nhân có tiếng nói hơn trong các vấn đề phát triển kinh tế xã hội liên quan đến hoạt động của mình. 1.1.3 Vai trò của doanh nhân đối với doanh nghiệp Doanh nhân và doanh nghiệp là hai chủ thể luôn song hành với nhau. Trong phạm vi Doanh nghiệp, doanh nhân có vai trò quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp do doanh nhân lãnh đạo. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá vai trò của doanh nhân trên nhiều mặt được thể hiện thông qua hoạt đông của doanh nghiệp do doanh nhân lãnh đạo. Vai trò của doanh nhân đối với doanh nghiệp thể hiện trên một nội dung sau đây ( Hoàng Văn Hoa, 2010). Thứ nhất, doanh nhân là người lãnh đạo, trực tiếp điều hành doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như đã nêu trên, trong nền kinh tế thị trường, doanh nhân có thể là chủ sở hữu, người trực tiếp thành lập doanh nghiệp, hoặc người được ủy quyền, được thuê quản lý, điều hành doanh nghiệp. Trong mỗi Doanh nghiệp, doanh nhân là người lãnh đạo cấp cao, trực tiếp hoạch định chính sách phát triển doanh nghiệp, tổ chức triển khai các hoạt động của Doanh nghiệp, đại diện Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của Doanh nghiệp, chịu trách nhiệm hoàn toànTrường về các hoạt động Đại sản xuất kinhhọc doanh, Kinh về các lợi íchtế chung Huế và kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Thứ hai, doanh nhân là người tổ chức lực lượng sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nhân là người giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và thực thi chiến lược của doanh nghiệp, trực tiếp lập kế hoạch và phân bổ, sử dụng các nguồn của doanh nghiệp; kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Họ giữ vai trò SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 16
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền quyết định đối với việc ứng dụng khoa học- công nghệ, tổ chức phân công, hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ ba, doanh nhân là người có vai trò quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Họ quyết định thành bại của doanh nghiệp trong cạnh tranh, Vì vậy, doanh nhân là người hơn ai hết phải hiểu đối thủ cạnh tranh, phải giành được ưu thế trong cạnh tranh. Thứ tư, doanh nhân là người sáng tạo ra giá trị của Doanh nghiệp. Mỗi Doanh nghiệp trong quá trình phát triển phải tạo cho mình một giá trị riêng. Vai trò của doanh nhân là phải sáng tạo cho mình một giá trị riêng. Vai trò của doanh nhân là phải sáng tạo ra những giá trị có tính cá biệt của doanh nghiệp để vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường, thỏa mãn được người tiêu dùng lại vừa khác với đối thủ cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Thứ năm, doanh nhân là người xây dựng chiến lược kinh doanh và hoạch định các chính sách phát triển doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện các chính sách cụ thể, doanh nhân có trách nhiệm hạn chế đến mức thấp nhất mọi rủi ro của doanh nghiệp, bao gồm rủi ro tài chính cũng như rủi ro bên ngoài. Thứ sáu, doanh nhân là người tạo lập và xây dựng các mối liên kết trong và ngoài doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp là người thường xuyên tiếp xúc với các đối tác, khách hàng, các hiệp hội, cơ quan chính quyền. Trong quá trình đó, doanh nhân thu thập các nguồn thông tin và tạo sự ủng hộ cần thiết cho Doanh nghiệp. Vì thế, họ còn là những nhà hoạt động xã hội. Như vậy: Vai trò chủ chốt của các doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp của mình về vận hànhTrường và phát triển chúng Đại thật tốt đểhọc làm ra hàngKinh hóa chất tếlượng, Huế uy tín và đáng tin cậy. Giải quyết được các dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm ổn định cho người dân không chỉ quốc gia mình mà còn cho người dân của các quốc gia khác. Doanh nhân trước hết phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp tích cực cho xã hội. Hầu hết các doanh nhân tập hợp trong một tầng lớp xã hội gọi là tầng lớp doanh nhân. Từ xưa đến bây giờ thì doanh nhân Việt Nam chủ yếu cố gắng chiếm lĩnh thị trường SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 17
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền nội địa trong nước. Nhưng nay các doanh nhân Việt Nam đã bắt đầu có những bước tiến mới đầu tư lớn ra nước ngoài. Doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay muốn phát triển cũng rất khốc liệt khi phải cạnh tranh thương trường với các doanh nhân của thế giới. Những yêu cầu, đòi hỏi từ khách hàng, cũng như người dân cũng vì vậy mà ngày càng cao. Do vậy, xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đối với doanh nhân về bổn phận, phải có trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội. Các doanh nhân muốn phát triển doanh nghiệp bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất – kinh doanh phải có lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, mà còn cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi về lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện. 1.2 Năng lực kinh doanh của doanh nhân 1.2.1 Khái niệm năng lực Năng lực (NL) có 2 đặc trưng cơ bản: Một là được bộc lộ qua hoạt động; Hai là đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Ở đầu vào (cấu trúc bề mặt), Năng lực được tạo thành từ tri thức, kĩ năng và thái độ. Ở đầu ra (cấu trúc bề sâu), các thành tố đó trở thành năng lực hiểu, năng lực làm và năng lực ứng xử. Mỗi năng lực ứng với một loại hoạt động, có thể phân chia thành nhiều năng lực bộ phận; bộ phận nhỏ nhất, gắn với hoạt động cụ thể là kĩ năng (hành vi). Các năng lực bộ phận có thể đồng cấp với nhau, bổ sung cho nhau, nhưng cũng có thể là những mức độ phát triển khác nhau.Cách hiểu về năng lựcTrường là cơ sở để đổi m ớĐạii phương pháphọc dạy hKinhọc và đánh giá tế kết quHuếả giáo dục. Theo tổ chức và hợp tác và phát triển kinh tế Thế giới ( OECD) quan niệm năng lực là “ khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể.” Chương trình Giáo dục Trung học ( GDTH) bang Quesbec, Canada năm 2004 xem năng lực “ là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực”. SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 18
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền Denyse Tremblay cho rằng năng lực là “ khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống ”. Còn theo F.E Weinert (2014) , năng lực là “ tổng hợp các khả năng và kỹ năng sẵn có hoặc học được cũng như sẵn có của cá thể nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đến giải pháp”. Theo cách hiểu của Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn (2009). “ Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy ”. Cách hiểu của Đặng Thành Hưng (2005): Năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Dựa vào những khái niệm trên trong phạm vi luận văn này “năng lực là sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ và một số đặc điểm cá nhân khác của doanh nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả”. 1.2.2 Khái niệm năng lực kinh doanh và một số mô hình nghiên cứu năng lực kinh doanh của doanh nhân 1.2.2.1 Khái niệm năng lực kinh doanh So với nhà quản trị thì doanh nhân là người phải đảm nhiệm rất nhiều hoạt động liên quan đến các lĩnh vực khác nhau trong tổ chức như là hoạt động chức năng, quản trị và đặc biệt là kinh doanh. Công việc mà họ đảm trách rất phức tạp và có thể thực hiện mộTrườngt cách hiệu quả thông Đại qua nh ữhọcng hành viKinh hợp lý. Nh ữtếng hành Huế vi này được kết tinh từ một số đặc điểm cá nhân như là niềm tin, động cơ, vai trò xã hội, kiến thức và tính cách ( Bird, 1995) giúp doanh nhân thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và thành công. Trên nền tảng lý thuyết về năng lực của Boyatzis (1982) thì năng lực kinh doanh có thể được định nghĩa như là những đặc điểm cần thiết của một cá nhân để khởi sự kinh doanh, để tồn tại và phát triển (Bird, 1995). Những đặc điểm này bao gồm các SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 19
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền yếu tố di truyền, kiến thức, động cơ, tính cách, hình ảnh cá nhân, vai trò xã hội và kỹ năng của cá nhân. Một trong số nhưng năng lực kinh doanh là bẩm sinh trong khi số khác là có thể được hun đúc từ quá trình học tập, đào tạo và phát triển. Man và cộng sự (2002) cho rằng năng lực kinh doanh là sự tựu trung của những đặc điểm đặc biệt giúp thể hiện một cách đầy đủ những khả năng của một doanh nhân để hoàn thành xuất sắc công việc và những đặc điểm cá nhân này bao gồm kiến thức, kỹ năng, tính cách được hình thành từ sự giáo dục, đào tạo, nền tảng gia đình, kinh nghiệm và một số đặc điểm nhân chủng học khác. Muzychenko và Saee (2004) phân biệt những khía cạnh di truyền với những khía cạnh có thể đạt được của năng lực cá nhân. Nguồn gốc nguyên thủy của tính cách, thái độ, hình ảnh cá nhân và vai trò xã hội được biết đến như là “những nhân tố bên trong” và những nhân tố như là kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm hình thành thông qua quá trình trải nghiệm công việc, lĩnh hội từ lý thuyết hay thực hành thành công quá trình trải nghiệm công việc, lĩnh hội từ lý thuyết hay thực hành được biết đến như là “ những nhân tố bên ngoài”. Những thuộc tính bên trong năng lực thì mang tính bẩm sinh và khó thay đổi trong khi những thuộc tính bên ngoài có thể đạt được và phát triển thông qua quá trình giáo dục, rèn luyện những năng lực này thường được nghiên cứu như là một phần đặc điểm của người chủ sở hữu (Gibb, 2005; McGregor & Tweed, 2001). Theo Mitchelmore và Rowley (2010) năng lực kinh doanh được biết đến như là một nhóm các năng lực liên quan và cần thiết cho tiến trình khởi nghiệp và kinh doanh. Trên cơ sở tham khảo nghiên cứu của Bird (1995), Mitchelmore và Rowley (2010) định nghĩa năng lực kinh doanh là “ sự kết tinh của những đặc điểm cần thiết như là kiTrườngến thức, động cơ, tínhĐại cách, hhọcình ảnh cáKinh nhân, vai trò tế xã hHuếội và kỹ năng giúp cho việc khai sinh, duy trì và phát triển một sự nghiệp kinh doanh”. Nghiên cứu này cũng dựa trên quan niệm rằng “năng lực kinh doanh là những đặc điểm cá nhân bao gồm thái độ và hành vi giúp doanh nhân đạt được và duy trì sự thành công trong kinh doanh” (Ahmad, 2007). Một một trong những thách thức lớn nhất khi đo lường năng lực kinh doanh của doanh nhân làm việc đo lường các thuộc tính cá nhân bên trong tạo nên năng lực như là nhu cầu thành đạt, xu hướng chấp nhận rủi ro, SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 20
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền sự tự tin bởi đây là những thuộc tính không thể quan sát trực tiếp nên cách thức được tiến hành thường được thực hiện là thông qua sự tường thuật cá nhân, phân tích nội tâm và sự liên hệ thông qua biểu hiện hành vi của doanh nhân. Tóm lại, trên cơ sở tham khảo những định nghĩa khác nhau về năng lực kinh doanh của các nghiên cứu trước đây thì trong khuôn khổ của đề tài này “ năng lực kinh doanh là sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ và một số đặc điểm cá nhân khác của doanh nhân nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động kinh doanh từ đó giúp hộ đạt được và duy trì sự thành công trong kinh doanh ”. 1.2.2.2 Một số mô hình nghiên cứu về năng lực kinh doanh của doanh nhân Một số mô hình nghiên cứu định tính về năng lực kinh doanh của doanh nhân Snell và Lau (1994) đã tiến hành nghiên cứu định tính về năng lực kinh doanh của 21 doanh nghiệp nhỏ và vừa do người Trung Quốc làm chủ ở Hồng Kông. Bảng hỏi mở được sử dụng để phỏng vấn chủ các doanh nghiệp. Thông qua quan điểm của những đối tượng được phỏng vấn thì nghiên cứu này cho rằng năng lực kinh doanh của doanh nhân được cấu thành các thành phần sau: Có mục tiêu và tầm nhìn, khả năng thiết lập chiến lược kinh doanh hiệu quả, khả năng quản trị nguồn nhân lực và chiến lược, khả năng phát huy văn hóa học tập, khả năng duy trì mối quan hệ với khách hàng/ đối tác, khả năng định hướng bởi chất lượng. Không chỉ dừng lại ở bước nghiên cứu định tính, nghiên cứu này sau đó được tác giả kiểm định lại tính giá trị và độ tinh cậy để suy rộng kết quả nghiên cứu thông qua các kỹ thuật nghiên cứu định lượng với một kích thước mẫu lớn hơn. Tương tự, Thompson & ctg (1997) đã thực hiện nghiên cứu với 30 doanh nghiệp nhỏ và Trườngvừa ở Bắc IreLand Đạivà chỉ ra đưhọcợc nhữ ngKinh năng lực kinh tế doanh Huế mà một doanh nhân cần có vào các giai đoạn khác nhau của chu kỳ phát triển doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp ở giai đoạn khởi đầu thì một số năng lực sau được cho là quan trọng như là: Năng lực chiến lược, thích nghi với sự thay đổi, tập trung, không sợ hãi, có động lực, có kỹ năng giao tiếp, khả năng tạo biên lợi nhuận, tầm nhìn toàn cầu, khả năng động viên người khác. Khi doanh nghiệp ở thời kỳ tăng trưởng thì một số năng lực khác lại trở nên cần thiết như: Năng lực quản lý tài chính, năng lực Marketing, năng SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 21
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền lực dùng người, năng lực xã hội, hiểu biết về môi trường kinh doanh, nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, khả năng huấn luyện và đào tạo nhân sự, khả năng giải quyết vấn đề, dám mạo hiểm, trung thực và liêm chính, có kỹ năng bán hàng. Vào năm 2002, một nghiên cứu được thực hiện bởi Winterton ở Mỹ và tác giả đã chỉ ra 4 nhóm năng lực kinh doanh gồm có: Năng lực nhận thức, năng lực chức năng, năng lực nhân sự, năng lực thích nghi. Theo tác giả, năng lực nhận thức đó là hiểu về nghành và lĩnh vực kinh doanh. Năng lực chức năng bao gồm năng lực quản lý mục tiêu, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản trị nguồn nhân lực, năng lực nhân sự ám chỉ hành vi đạo đức, tạo lập nhóm hoạt động, giao tiếp, định hướng kết quả, ảnh hưởng người khác, quản trị bản thân, tìm kiếm thông tin. Cuối cùng là năng lực thích nghi được đề cập đến như là khả năng ứng phó với sự thay đổi, học tập, dự báo và cải tiến (Winterrton, 2002). Tuy nhiên mô hình năng lực kinh doanh của tác giả vẫn chưa được kiểm chứng thực nghiệm. Một số mô hình nghiên cứu định lượng về năng lực kinh doanh của doanh nhân Một số mô hình năng lực kinh doanh được thảo luận ở trên đóng vai trò hết sức quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo dù rằng chúng chưa được kiểm chứng thực nghệm. Theo Bird (1995) và Kigguundu (2002) việc tiến đến hành các nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm chứng các mô hình năng lực kinh doanh là một điều cần thiết. Tuy nhiên, chỉ một vài nghiên cứu được phát triển xa hơn thông qua các nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng giá trị và độ tin cậy của mô hình ( Chandler & Jansen, 1992; Georgellis et al. 2004; Man, 2001; Martin & Staines, 1994; McGee & Peterson, 2000). Một trong số những nghiên cứu này được thực hiện bởi Chandler và Jansen (1992) trênTrường 134 chủ doanh nghiĐạiệp ở Utah,học (Hợ pKinh chủng quốc Hoatế K Huếỳ). Kết quả nghiên cứu xác định được một số năng lực kinh doanh quan trọng là: Năng lực nhận thức cơ hội, năng lực chính trị, động cơ khởi nghiệp, năng lực xã hội, năng lực thực hành. Những năng lực này có mối quan hệ chặt chẽ với sự thành công của doanh nghiệp. Phân tích nhân tố khám phá được thực hiện để kiểm tra tính nhất quán nội tại. Một phát hiện quan trọng từ nghiên cứu này là năng lực quản lý và năng lực kỹ thuật là 2 năng lực kinh doanh được cho là nổi trội của các doanh nhân thành đạt. Hạn chế mà SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 22
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền nghiên cứu này phải gặp phải là phạm vi nghiên cứu nhỏ do đó, Admad(2007) cho rằng các nghiên cứu tiếp theo nên cân nhắc khi kế thừa mô hình này trong những bối cảnh nghiên cứu khác. Một nghiên cứu khác với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được áp dụng của 2 tác giả Martin và Stains (1994). Trong nghiên cứu này 30 chủ doanh nghiệp và nhà quản trị được phỏng vấn trực tiếp và 150 đối tượng điều tra khác được quan sát qua email. Nghiên cứu này được thực hiện với nỗ lực khám phá sự khác biệt của năng lực quản trị giữa nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa độc lập và nhóm doanh nghiệp phụ thuộc ở Scotland. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng năng lực kỹ thuật có đóng góp quan trọng cho sự thành công. Họ cũng phát hiện rằng doanh nhân thuộc cả 2 nhóm doanh nghiệp đều cần đến những năng lực kinh doanh mang tính chất toàn cầu, phổ biến như là những năng lực liên quan đến việc thực hiện các chức năng quản trị tài chính, quản trị sản xuất. Đặc biệt quan trọng là (1) năng lực cá nhân và (2) năng lực ra quyết định. Năng lực cá nhân tập trung vào những thuộc tính cá nhân như là hướng nội hay hướng ngoại, kỹ năng tương tác với người khác, trung thực và liêm chính, xu hướng chấp nhận rủi ro, cải tiến và sáng tạo, lãnh đạo nêu gương, tham vọng và tự tin. Năng lực ra quyết định liên quan đến kiến thức và khả năng có được từ kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng kỹ thuật và kiến thức ngành chuyên sâu. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Martin và Staines cũng kiểm chứng một vài mô hình năng lực kinh doanh và có nhiều điểm tương đồng giữa những năng lực kinh doanh được đề xuất bởi họ và những năng lực đã được xác định trong các nghiên cứu trước đó. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp giữa định tính và định lượng trong lĩnh vực dịch vụ Hồng Kông năm 2001 thực hiện bởi Man, nghiên cứu sự tác động của năng lực kinhTrường doanh của doanh nhânĐại đến hohọcạt động cKinhủa doanh nghi tếệp và Huế mô hình năng lực kinh doanh cũng được xây dựng trong nghiên cứu này. Dựa trên khảo sát 19 chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tác giả xác định được 8 nhóm năng lực kinh doanh cụ thể như sau: Năng lực nhận thức cơ hội, năng lực thiết lập mối quan hệ, năng lực nhận thức, năng lực tổ chức, năng lực tư duy chiến lược, năng lực cam kết, năng lực học tập và năng lực cá nhân. Sau đó tính giá trị của những nhóm năng lực này được xác định thông qua phân tích nhân tố khám phá, sử dụng bộ dữ liệu khảo sát 153 chủ doanh nghiệp nhỏ và SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 23
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền vừa trong lĩnh vực dịch vụ Hồng Kông. Kết quả cho thấy những năng lực được xác định là đáng tin cậy với những giá trị thống nhất nội tại thay đổi từ 0.78 đến 0.94. Các năng lực kinh doanh xây dựng được từ nghiên cứu định tính đều được giữ lại trong kết quả nghiên cứu định lượng, riêng chỉ có năng lực nhận thức và năng lực tổ chức bị chia thành hai nhóm năng lực nhỏ. Trong đó, năng lực nhận thức chia thành năng lực cải tiến và năng lực phân tích; năng lực tổ chức chia thành năng lực nhân sự và năng lực hoạt động. Mô hình năng lực kinh doanh của Man (2001) được đánh giá là có tính tổng hợp cao nhất so với các mô hình khác. Ta có thể thấy rằng những hành vi liên quan đến năng lực kinh doanh được xác định từ các nghiên cứu khác đều được phân loại trong các nhóm năng lực kinh doanh mà Man đề xuất. Ngoài ra, mô hình năng lực kinh doanh của Man (2001) có một lợi thế vượt trội so với các mô hình khác ở chỗ dữ liệu thu thập được thực hiện ở châu Á chứ không phải châu Âu hay châu Mỹ như các mô hình khác nên nó đặc biệt có ý nghĩa cho trường hợp nghiên cứu năng lực kinh doanh ở Việt Nam bởi sự tương đồng về văn hóa và các yếu tố môi trường nghiên cứu. Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình này cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn bởi dữ liệu thu thập được chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ nên rất khó để suy diễn kết quả nghiên cứu cho tổng thể lớn hơn. Ngoài ra, sự tương quan mạnh giữa các nhóm năng lực kinh doanh thành phần làm cho nghiên cứu đứng trước nguy cơ bị hiện tượng tương quan và độ tin cậy của kết quả sẽ không cao. Mặc dù mô hình kinh doanh của Man(2001) còn tồn tại một số hạn chế nhưng so với những lợi thế và sự phù hợp của mô hình nên nó vẫn đóng vai trò chính trong mô hình tham khảo trong nghiên cứu này. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước đã tổng Trườnghợp thì đề tài này tiĐạiếp cận và học xây dựng Kinh thang đo m ốtếi quan Huế hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cụ thể sau: SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 24
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền Bảng 3 Định nghĩa và hành vi của năng lực kinh doanh của doanh nhân Yếu tố thang đo Định nghĩa Hành vi Năng lực định Năng lực này liên quan đến khả Tạo ra những mục tiêu kinh doanh hướng chiến lược năng tư duy chiến lược, khả và tầm nhìn đầy thách thức nhưng năng lãnh đạo, phát triển tầm khả thi, đánh giá được hiệu quả nhìn trong tương lai và có hành của các chiến lược và có hành động chiến lược đòi hỏi phải động phù hợp, linh hoạt trong việc phù hợp với từng hoàn cảnh. lựa chọn chiến lược và sử dụng (Amad 2010) các chiến thuật trong kinh doanh Năng lực nắm Năng lực này bao gồm những Xác định, đánh giá và tìm kiếm cơ bắt cơ hội hành vi liên quan đến việc nhận hội kinh doanh diện cơ hội kinh doanh trên thị trường bằng nhiều cách thức khác nhau đồng thời năng lực này cũng gắn liền với khả năng tìm kiếm, phát triển và đánh giá các cơ hội chất lượng cao có sẵn trong thị trường.( Man, 2001) Năng lực phân Năng lực này nói đến những Suy nghĩ một cách thấu đáo và tích và sáng tạo phẩm chất cá nhân quan trọng nhanh chóng trước khi ra quyết tạo sức mạnh cá nhân và nâng định, có cách nhìn đa chiều, cải cao hiệu quả cá nhân trong việc tiến, đánh giá và chấp nhận rủi ro Trườngthực hi ệnĐại những nhihọcệm vụ khóKinh tế Huế nhất định.( Man & lau, 2000). Điều này có thể bao gồm sự quyết tâm và tự tin( Thomson, 1996),tự kiểm soát và chịu đựng căng thẳng (Markman và Bổn, 1998), động cơ thúc đẩy (Marin SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 25
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền và Staines,1994) cũng như tự quản lý (Winterton, 2002). Năng lực cam kết Năng lực động viên doanh Nổ lực bền bỉ, kiên định với mục nhân tiếp tục thẳng tiến trên con tiêu dài hạn, kiên trì với các mục đường kinh doanh đầy chông tiêu của cá nhân và sẵn sàng đứng gai của mình (Man & ctg 2002). dậy từ thất bại Năng lực thiết Năng lực này liên quan đến sự Thiết lập quan hệ và xây dựng lập mối quan hệ tương tác giữa cá nhân với nhau mạng lưới giao tiếp, đàm phán, và nhóm với nhau ví dụ như xây quản trị xung đột dựng những mối quan hệ hợp tác đáng tin cậy, giao lưu, kết nối, thuyết phục, giao tiếp (Man & ctg, 2002). Năng lực tổ chức Năng lực này liên quan đến việc Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, và lãnh đạo tổ chức các nguồn lực bên trong động viên, phân quyền và kiểm tra và bên ngoài tổ chức như là: con người, các yếu tố vật chất, tài chính, công nghệ, lãnh đạo, huấn luyện và kiểm soát cấp dưới (Man & ctg, 2002) Năng lực học tập Năng lực này liên quan đến khả Học tập từ những người có kinh năng học tập từ nhiều cách thức nghiệm đi trước, rút ra những bài khác nhau như chủ động học học sai lầm trong quá khứ đồng Trườngtập, tiế p Đạithu và c ậphọc nhật nh ữKinhng thời áp tế dụng Huế được những kiến vấn đề mới mẽ trong các lĩnh thức đã học được vào tình huống vực kinh doanh, luôn cập nhật kinh doanh phù hợp. những vấn đề mới của lĩnh vực kinh doanh, áp dụng được những kiến thức và kỹ năng SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 26
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền học được vào thực tiễn kinh doanh (Man, 2001). Năng lực cá nhân Năng lực này liên quan đến khả Hành vi của năng lực cá nhân là năng kiểm soát thời gian, khả sự tự tin trong kinh doanh, ý thức năng duy trì nguồn lực ổn định bản thân, sự kiên trì và hiểu được và dồi dào đồng thời phải nhận bản thân muốn gì, lạc quan trong diện được những điểm mạnh mọi tình huống. cũng như điểm yếu của bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu, duy trì thái độ lạc quan trong kinh doanh, sử dụng hiệu quả thời gian của bản thân, duy trì được nguồn năng lượng dồi dào cho bản thân trong tiến trình kinh doanh (Man, 2001) (Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả) 1.2.2.3 Khái niệm kết quả kinh doanh Theo Chandler và Hanks (1993), thì kết quả hoạt động kinh doanh là những lợi ích về mặt tài chính như doanh thu, thị phần, lợi nhuận. Các chỉ số trên được dùng để đo lường sự thành công trong kết quả hoạt động kinh doanh. Theo Walker và Brown , 2004; Beaver và Jennings (2005) thì kết quả kinh doanh là nhữngTrường lợi ích về mặt phi Đạitài chính nhưhọclà sự hKinhài lòng của khách tế hHuếàng, duy trì, sự hài lòng của doanh nhân, danh tiếng và thiện chí của kinh doanh, sự hài lòng của nhân viên và môi trường làm việc, mối quan hệ. Những yếu tố này thường được dùng để đo lường sự thành công của kết quả kinh doanh cuối cùng. SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 27
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền Theo quan điểm của Adam và Sykes (2003), sự hài lòng của khách hàng và thiện chí liên quan đến lòng trung thành của khách hàng có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Tóm lại “ Kết quả hoạt động kinh doanh nó sẽ bao gồm các yếu tố liên quan đến tài chính như các chỉ số doanh thu, doanh số, thị phần và lợi nhuận và các yếu tố phi tài chính như sự hài lòng của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng, môi trường làm việc, mối quan hệ, danh tiếng và uy tính”. 1.3 Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.1 Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Quan điểm dựa vào nguồn lực (Resource Based View - RBV) cho rằng năng lực doanh nhân được xem như là nguồn lực quý giá, hiếm hoi mà đối thủ khó có thể sao chép hay bắt chước nên sẽ góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và giá trị gia tăng cho doanh nghiệp (Tehseen và Ramayah, 2015). Theo Drago và Clements (1999), doanh nhân là người định hướng và hành động để dẫn dắt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những quyết định kinh doanh của họ chịu sự ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân, kiến thức, kỹ năng và khả năng . Theo Zimmerer và Scarborough (2005) thì doanh nhân là “ người tham gia vào tiến trình khởi sự kinh doanh trong bối cảnh phải luôn đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn nhằm đạt được lợi nhuận và sự tăng trưởng thông qua việc xác định được những cơ hội quan trọng và huy động những nguồn lực cần thiết”. Do đó, doanh nhân cần phải có kiến thức, kỹ năng đa dạng và tổng hợp để làm tròn những vai trò phức tạp của họ trong doanh nghiệp (Sadler – Smith & ctg, 2003).Trường Trong nghiên cứĐạiu của Chandler học và JansenKinh (1992), tế doanh Huế nhân các Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đồng thời đảm trách ba vai trò cơ bản đó là vai trò của nhà kinh doanh, nhà quản lý và nhà chuyên môn. Do đó, việc phát triển một cách đúng đắn và toàn diện các các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cấu thành năng lực kinh doanh chung của doanh nhân sẽ góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả như Man (2001) nghiên cứu về sự tác động của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 28
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền doanh nghiệp thì có 8 nhóm năng lực ảnh hưởng gồm: năng lực nhận thức cơ hội, năng lực thiết lập mối quan hệ, năng lực nhận thức, năng lực tổ chức, năng lực tư duy chiến lược, năng lực học tập, năng lực cá nhân và năng lực cam kết. Georgellis và cộng sự (2000) nghiên cứu về sự tồn tại của mối quan hệ giữa năng lực doanh nhân và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hai năng lực này được xem là ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là năng lực hoạch định và năng lực cải tiến. McGee & Peterson (2000) nghiên cứu mối quan hệ thuận chiều giữa năng lực kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp thì có năng lực nhận thức cơ hội, năng lực chính trị, động cơ để khởi nghiệp, năng lực xã hội, năng lực thực hành có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động của doanh nghiệp và Chandler & Jansen (1992) nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh với sự thành công của doanh nghiệp và một phát hiện từ nghiên cứu này là năng lực tổ chức quản lý và năng lực kỹ thuật được cho là có mối quan hệ chặt chẽ với sự thành công của doanh nghiệp, do đó mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như sau: Năng lực định hướng chiến lược Nnnn H1 Năng lực cam kết H2 Năng lực phân tích sáng tạo H3 Kết quả Năng lực nắm bắt cơ hội H4 kinh doanh c t ch o Năng lự ổ ức lãnh đạ H5 H6 Năng lực thiTrườngết lập mối quan Đại học Kinh tế Huế hệ H7 Năng lực học tập H8 Năng lực cá nhân Sơ đồ 1 Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ( Nguồn: Đề xuất của tác giả ) SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 29
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền 1.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu về sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Năng lực kinh doanh của doanh nhân sẽ là nhân tố quan trọng quyết định sự khai sinh một hoạt động kinh doanh mới cũng như sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó (Bird, 1995). Kigundu (2002) cho rằng năng lực doanh nhân là tổng của các thuộc tính như là thái độ, niềm tin, kiến thức, kỹ năng, khả năng, cá tính, xu hướng hành vi và đây là nhân tố quan trọng cho sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chaston (1997) cho rằng những năng lực thành phần khác nhau cấu thành năng lực doanh nhân sẽ đóng những vai trò khác nhau trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Trong khi đó, theo Man (2002) thì năng lực khởi sự kinh doanh của doanh nhân đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp đang ở giai đoạn giới thiệu còn năng lực quản lý là cần thiết khi doanh nghiệp rơi vào giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của nó. Do đó, việc xây dựng một mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân với hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp là điều cần thiết. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các đặc điểm cá nhân và năng lực kinh doanh của doanh nhân – chủ các doanh nghiệp. Trong đó, sự tác động của hành vi cá nhân của doanh nhân đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang là tâm điểm của nhiều nghiên cứu trong giai đoạn gần đây (Baum & ctg, 2001; Man, 2001). Drago và Clements (1999) cho rằng doanh nhân là người định hướng và hành động để dẫn dắt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những quyết định kinh doanh của họ chịu sự ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân, kiến thức, kỹ năng và khả năng. Ngoài ra, theo quan điểm của Sadler - Smith và cộng sự (2003) thì chủ doanh nghiệp cTrườngần phải có kiến th ứcĐại và kỹ năng học đa dạng Kinh và tổng hợp đtếể làm Huế tròn những vai trò phức tạp của họ trong doanh nghiệp. Một số nghiên cứu bàn về vai trò tổng hợp của doanh nhân ví dụ như trong nghiên cứu của Chandler và Jansen (1992) thì doanh nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đồng thời đảm trách ba vai trò cơ bản đó là vai trò của nhà kinh doanh, nhà quản lý và nhà chuyên môn. Do đó, việc phát triển một các đúng đắn và toàn diện các các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cấu thành nên năng SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 30
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền lực kinh doanh chung của doanh nhân để đáp ứng tốt yêu cầu của chức năng và nhiệm vụ công việc sẽ góp phần nâng cao thành quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một cách truyền thống thì doanh nhân (không bàn về quy mô doanh nghiệp do họ làm chủ) là những người phải thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản đó là nhận thức cơ hội, đánh giá rủi ro và đổi mới hoạt động (Chandler & Hanks, 1994). Theo đó, nhiều nghiên cứu khác cũng cho rằng nhận thức và phát triển cơ hội kinh doanh là tâm điểm của mọi hoạt động doanh nhân (Hills, 1995; Pech & Cameron, 2006). Doanh nhân sẽ phát triển các chiến lược kinh doanh mà ở đó họ có thể chuyển đổi những cơ hội kinh doanh đã được nhận thức thành lợi nhuận của hoạt động kinh doanh (Stokes, 2006). Như đã được đề cập trong nghiên cứu của Muzychenko và Saee (2004) thì trong khi khám phá các cơ hội kinh doanh thì doanh nhân phải hoạt động trong những điều kiện kinh doanh không chắc chắn đòi hỏi họ phải mạo hiểm và chấp nhận rủi ro. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, khi đương đầu với rủi ro doanh nhân phải thực sự tỉnh táo, học tập từ môi trường kinh doanh, từ người khác và từ những vấp ngã của bản thân trên thương trường (Gibb, 1997; Stokes & Blackburn, 2002; Harrison & Leitch, 2005). Một khi đưa ra quyết định kinh doanh thì doanh nhân phải cam kết với mục tiêu, biết cách kết hợp các yếu tố nguồn lực và sáng tạo những cách làm mới (Masurel & ctg, 2003; Zhao, 2005). Năng lực cam kết là nhân tố quan trọng giúp doanh nhân duy trì được động lực để chinh phục khó khăn và thành công trong kinh doanh (Chandler và Jansen, 1992; J. L. Thompson & ctg, 1997). Sự tổng hợp này về vai trò doanh nhân củng cố thêm quan điểm rằng năng lực kinh doanh của doanh nhân nên là sự tổng hợp của nhiều nhóm năng lực kinh doanh thành phần đó là năng lực tư duy chiến lược, năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực nhận thức, năng lực cam kết và năng lực học tập. CóTrường thể nói rằng sức m Đạiạnh cá nhân học là một trongKinh những nhómtế năngHuế lực không thể thiếu để các doanh nhân hoàn thành vai trò của mình trong doanh nghiệp (Man, 2001). Các doanh nhân thành đạt thường rất tự tin vào bản thân cũng như năng lực của chính mình để đạt được mục tiêu. Doanh nhân là những người rất dồi dào năng lượng, có động cơ mạnh mẽ và có thể làm việc trong khoảng thời gian dài căng thẳng (Timmons, 1978). Họ là những người có ý chí và bền bỉ với mục tiêu đặt ra (J. L. Thompson & ctg, 1997), có khát vọng được thử thách bản thân và theo đuổi mục tiêu tới cùng (Chandler và Jansen, SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 31
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền 1992). Doanh nhân cũng chính là những người có định hướng mục tiêu và nhu cầu thành đạt cao (D. Y. Lee & Tsang, 2001). Tóm lại, năng lực cá nhân có thể góp phần tạo ra năng suất và hiệu quả hoạt động cho doanh nhân và điều này lại tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng hợp từ các nghiên cứu trên thì các giả thuyết về mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được phát biểu như sau: H1: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực định hướng chiến lược của doanh nhân với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. H2: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực cam kết của doanh nhân với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. H3: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực phân tích và sáng tạo của doanh nhân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. H4: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực nắm bắt cơ hội của doanh nhân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. H5: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực tổ chức và lãnh đạo của doanh nhân với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. H5: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực thiết lập mối quan hệ của doanh nhân và hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp. H7: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực học tập của doanh nhân với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. H8: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực cá nhân của doanh nhân với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 32
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI VNPT THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Tổng quan tại VNPT Thừa Thiên Huế Tên công ty: VNPT Thừa Thiên Huế Mã số thuế: 3300100113 Trụ sở chính: 08 Hoàng Hoa Thám-Thành phố Huế-Tỉnh Thừa Thiên Huế Đại diện pháp luật: TS. Dương Tuấn Anh - Giám đốc VNPT Thừa Thiên Huế Ngày cấp giấy phép: 24/8/2014 Điện thoại: 0234.3838009 Fax: 0234.3849849 Email: vienthonghue@hue.vnn.vn - Website: hue.vnpt.vn 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển VNPT Thừa Thiên Huế thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam. Sau ngày Huế giải phóng, ngày 21/01/1976 Bưu Điện Bình Trị Thiên được thành lập. Năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên được chia tách thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Bưu Điện Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng ra đời trên cơ sở tách Bưu Điện Bình Trị Thiên thành ba đơn vị. Ngày 01/01/2008, Viễn thông Thừa Thiên Huế ra đời sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức mới của Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, tách Bưu Điện Tỉnh Thừa Thiên Huế thành hai đơn vị là Viễn thông Thừa Thiên Huế và Bưu Điện Thừa Thiên Huế. Năm 2008, VNPT Thừa Thiên Huế hoạt động theo mô hình tổ chức mới của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với chức năng quản lý mạng viễn thông nội tỉnh và kinh doanh các dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên HuTrườngế. Trên cương vị mĐạiới, VNPT học Thừa Thiên Kinh Huế tiếp tụtếc phát Huế huy những thành quả đạt được của Bưu điện Thừa Thiên Huế trước đây trong sản xuất kinh doanh và phục vụ khách hàng. Với hơn 10 năm hoạt động trên cương vị mới, VNPT Thừa Thiên Huế tiếp tục phát huy những thành tích của nghành bưu điện Thừa Thiên Huế trước đây trong sản xuất kinh doanh và phục vụ khách hàng. Hiện nay VNPT Thừa Thiên Huế chiếm hơn 85% thị phần các dịch vụ viễn thông, với một số lượng khách hàng rất lớn trên địa bàn SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 33
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền tỉnh sử dụng dịch vụ. Cùng với kết quả khả quan trong kinh doanh các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin, hệ thống hạ tầng viễn thông không ngừng được đầu tư xây dựng hoàn thiện và đồng bộ. Tập trung khai thác hiệu quả các dịch vụ giá trị gia tăng mới, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động, giữ vững và phát triển thị phần, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thông tin di động, chuyên nghiệp hóa xây dựng hạ tầng viễn thông. Triển khai nhanh các dự án công nghệ cao trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ 4G đến khách hàng. Liên kết và chủ động phát triển các dịch vụ có chất lượng và dịch vụ mới như: MyTV, Hue Tv Bên cạnh đó VNPT Thừa Thiên Huế đã triển khai xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng đa cấp, đưa thông tin dịch vụ đến tận người sử dụng ở mức cao nhất. Ban hành chính sách ưu đãi dành cho các khách hàng lớn, và truyền thống nhằm tạo sự thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ với giá cước ưu đãi. Đơn vị còn tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi và hoạt động tài trợ nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu VNPT trong các lễ hội, các hoạt động văn hóa thể thao lớn của tỉnh nhà như chương trình “Lăng Cô huyền thoại biển”, “Festival làng nghề truyền thống” 2.1.2 Các dịch vụ viễn thông-Công nghệ thông tin chủ yếu của VNPT Thừa Thiên Huế  Điện thoại cố định  Điện thoại cố định không dây Gphone  Điện thoại di động Vinaphone(trả sau, trả trước)  Dich vụ Internet băng rộng(Mega VNN)  Dịch vụ Internet cáp quang Fiber VNN  DTrườngịch vụ truyền hình InternetĐại IPTV học Kinh tế Huế  Dịch vụ MyTV, Hue TV  Các dịch vụ giá trị gia tăng  Dịch vụ Internet(ADSL)  Dịch vụ chứng thư số và kê khai thuế qua mạng vnpt-ca&tax  Dịch vụ MegaWAN  Các dịch vụ khác SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 34
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của VNPT Thừa Thiên Huế 2.1.3.1 Chức năng VNPT Thừa Thiên Huế, là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên nghành viễn thông-công nghệ thông tin như sau: + Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh; Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông, CNTT. + Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và của khách hàng. Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông – công nghệ thông tin. + Kinh doanh dịch vụ quảng cáo; dịch vụ truyền thông; kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng. + Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên. + Kinh doanh các nghành nghề khác khi được Tập đoàn cho phép. 2.1.3.2 Nhiệm vụ + Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước được Tập đoàn giao cho VNPT Thừa Thiên Huế quản lý nhằm phát triển kinh doanh và phục vụ, bảo toàn, phát triển phần vốn cũng như các nguồn lực khác đã được giao. + Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục hành nghề đã đăng ký. Chịu trách nhiệm trước Tập đoàn về kết quả hoạt động; chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm, dịch vụ do đơn vị cung cấp. Trình Tập đoàn phương án giá cước liênTrườngquan tới các dịch vĐạiụ do đơn họcvị kinh doanh. Kinh tế Huế + Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước,phục vụ an ninh quốc phòng, ngoại giao và các thông tin liên lạc khẩn cấp, đảm bảo các dịch vụ Viễn thông cơ bản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với thẩm quyền theo quy định. + Chịu sự chỉ đạo và điều hành mạng Viễn thông thống nhất của Tập đoàn. + Xây dựng qui hoạch phát triển đơn vị trên cơ sở chiến lược của Tập đoàn. SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 35
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền + Chấp hành các qui định của Nhà nước và Tập đoàn về điều lệ, thủ tục nghiệp vụ, qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn kĩ thuật, giá, cước và các chính sách giá. + Đổi mới, hiện đại hóa thiết bị mạng lưới, công nghệ và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị trên cơ sở phương án đã được Tập đoàn phê duyệt. 2.1.4 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.4.1 Chức năng và địa bàn hoạt động của VNPT Thừa Thiên Huế Chức năng của VNPT Thừa Thiên Huế VNPT Thừa Thiên Huế được thành lập và hoạt động nhằm đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ viễn thông- công nghệ thông tin, chuyên xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh phục vụ cho mọi người dân. VNPT Thừa Thiên Huế luôn chủ động, sáng tạo, phục vụ tốt, kinh doanh giỏi, phát triển bền vững, luôn vì lợi ích của khách hàng và góp phần làm tăng thêm giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. Địa bàn hoạt động Trụ sở chính: 08 Hoàng Hoa Thám, Tp. Huế, Thừa Thiên Huế Tel: (0234) 3838009 Fax: (0234) 3849849 Web: Email: vienthonghue@hue.vnn.vn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh: đăng ký thay đổi lần thứ 6, ngày 28/08/2014, Mã số chi nhánh: 3300100113. Tổng đài chăm sóc khách hàng: (0234) 800126 TrungTrường tâm Kinh Doanh Đại học Kinh tế Huế - Địa chỉ: 51A Hai Bà Trưng - Thành phố Huế - Điện thoại: (0234) 3824008 - Fax: (0234) 3846534 * Điểm thu cước các dịch vụ Viễn thông tại 27 Nguyễn Văn Cừ - Điện thoại: (0234) 3834215 * Điểm giao dịch tại 51A Hai Bà Trưng - Điện thoại: (0234) 3824008 * Điểm giao dịch tại 17 Lê Lợi - Điện thoại: (0234) 3938745 SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 36
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền * Điểm giao dịch tại các Huyện, Thị xã: - Huyện Phong Điền: Quốc lộ 1A - TT Phong Điền - Điện thoại: (0234) 3551654 - Huyện Quảng Điền: Đường Nguyễn Vịnh - Khuôn Phò Nam - Thị trấn Sịa - Điện thoại: (0234) 3555699 - TX Hương Trà: 105A Cách Mạng Tháng 8 - Phường Tứ Hạ - TX Hương Trà - Điện thoại: (0234) 3558666 - TX Hương Thủy: 1228 Nguyễn Tất Thành - Phường Phú Bài - Điện thoại: (0234) 3862500 - Huyện Phú Vang: Trung Đông - Phú Thượng - Phú Vang - Điện thoại: (0234) 3869619 - Huyện Phú Lộc: 120 Lý Thánh Tông - KV2- Thị trấn Phú Lộc - Điện thoại: (0234) 3877456 - Huyện Nam Đông: 194 đường Khetre - Điện thoại: (0234) 3894888 - Huyện A Lưới: 184 đường Hồ Chí Minh - Điện thoại: (0234) 3878080 Trung tâm Viễn thông Huế - Địa chỉ: 36 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, Tp Huế - Điện thoại: (0234) 3822345 - Fax: (0234) 3823460 (kế toán) – (0234) 3832555 Trung tâm Công nghệ Thông tin - Địa chỉ: 51 A Hai Bà Trưng, phường Vĩnh Ninh, Tp Huế - Điện thoại:Trường (0234) 3829797 Đại- Fax: (0234) học 3829798 Kinh tế Huế Trung tâm Điều hành Thông tin - Địa chỉ: 8 Hoàng Hoa Thám, phường Vĩnh Ninh, Tp Huế - Điện thoại: (0234) 3825567 - Fax: (0234) 3898004 Trung tâm Viễn thông Phong Điền - Địa chỉ: Khu nội thị, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 37
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền - Điện thoại: (0234) 3552369 - Fax: (0234) 3552369 Trung tâm Viễn thông Quảng Điền - Địa chỉ: Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Điện thoại: (0234) 3766898 - Fax: (0234) 3555280 Trung tâm Viễn thông Hương Trà - Địa chỉ: 105 A Cách Mạng Tháng 8 phường Tứ Hạ, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế - Điện thoại: (0234) 3778996 - Fax: (0234) 3557893 Trung tâm Viễn thông A Lưới - Địa chỉ: Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế - Điện thoại: (0234) 3878567 - Fax: (0234) 3878533 Trung tâm Viễn thông Hương Thủy - Địa chỉ: Tổ 16, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế - Điện thoại: (0234) 3965558, (0234) 3965560 - Fax: (0234) 3861200 Trung tâm Viễn thông Phú Vang - Địa chỉ: Thôn Hòa Tây, xã Phú Đa, huyện Phú Vang - Điện thoại: (0234) 3958688, (0234) 3958699 - Fax: (0234) 3869777 Trung tâm viễn thông Phú Lộc - Địa chỉ: Khu vực 2, thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - Điện thoại: (0234) 3684568 Trung tâm viễn thông Nam Đông - Địa chỉ: Thôn 9, xã Hương Hòa, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế - Điện thoại:Trường (0234) 3894888 Đại- Fax: (0234) học 3875175 Kinh tế Huế Tổ chức hoạt động tiêu thụ - Tổ chức hoạt động kinh doanh - Tìm đối tác và khách hàng để tiêu thụ hàng hoá - Điều hành và tổ chức hành bộ máy quản lý một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 38
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền - Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên ở từng bộ phận trong Công ty - Thực hiện nghiêm túc chế độ nộp thuế, nộp ngân sách nhà nước và tiền bán hàng về tổng công ty. Chấp hành đúng các chế độ, chính sách của nhà nước và các văn bản quy định của ngành. - Sử dụng hợp lý tiền vốn, tài sản, lao động, hạ thấp chi phí bán hàng, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận, bảo toàn và tăng cường vốn. 2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc PGĐ 1 PGĐ 2 PGĐ 3 Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Mạng- KH KD TC-KT TC-LĐ ĐT-PT TH-HC DV Trung Trung Trung tâm Trung 8 Trung tâm kinh tâm điều viễn tâm tâm VT doanh hành thông Huế CNTT Huyện VNPT thông tin Sơ đồ 2 Bộ máy quản lý của VNPT Thừa Thiên Huế Trường Đại học(Ngu Kinhồn: Website tế VNPT Huế Thừa Thiên Huế) Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của VNPT Thừa Thiên Huế gồm có : Bộ máy quản lý : gồm có Giám Đốc và ba phó Giám Đốc, các phòng ban chức năng tham mưu cho Giám Đốc trên các lĩnh vực được giao Có 12 trung tâm trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Viễn thông Thừa Thiên Huế, hiện tại Viễn thông Tỉnh có 7 phòng quản lý, 12 trung tâm. SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 39
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của VNPT Thừa Thiên Huế gồm có khối quản lý và khối các đơn vị sản xuất trực thuộc. Khối quản lý: -Giám đốc: là người đứng đầu, tổ chức điều hành mọi hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm trước Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và pháp luật. - Phó giám đốc: Các phó giám đốc phụ trách kinh doanh, kỹ thuật và quản lý điều hành. -Các phòng ban chức năng: gồm 7 phòng có chức năng tham mưu cho Giám đốc trên các lĩnh vực thuộc chuyên môn phụ trách. Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Các đơn vị sản xuất trực thuộc: gồm có 12 Trung tâm. - Trung tâm Điều hành thông tin (ĐHTT). - Trung tâm Kinh doanh (TTKD). - Trung tâm Công nghệ thông tin (CNTT). - Trung tâm Viễn Thông Huế. - Trung tâm Viễn thông huyện: Hương Trà; Hương Thủy; Phú Vang; Phú Lộc; Phong Điền; Quảng Điền; A Lưới; Nam Đông. Các đơn vị sản xuất trực thuộc VNPT Thừa Thiên Huế có con dấu riêng theo tên gọi, có đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại ngân hàng, hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT Thừa Thiên Huế và theo sự phân cấp quản lý của Giám Đốc VNPT Thừa Thiên Huế qui định. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 40
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền 2.1.5 Khái quát về số lượng và cơ cấu đội ngũ của trung tâm kinh doanh VNPT Thừa Thiên Huế Bảng 4 Tình hình lao động của Trung tâm kinh doanh VNPT Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Số % Số % Số % +/- % +/- % lượng lượng lượng Tổng số 162 100 165 100 161 100 3 101,85 4 97,6 lao động Phân theo giới tính Lao động 66 41 67 41 64 39,75 1 101,51 3 95,5 nam Lao động 96 59 98 59 97 60,25 2 102,08 1 98,98 nữ Phân theo trình độ Trên đại 8 5 8 4,85 10 6,2 0 0 2 1,25 học Đại học 92 56,8 94 57 100 62,1 2 102,18 6 106,3 Trình độ 62 38,2 63 38,5 51 31,7 1 101,62 12 80,9 khác Phân theo tính chất làm việc Quản lý 25 15,4 25 15,2 25 15,4 0 100 0 0 Chuyên 19 11,7 21 12,7 19 11,8 2 110,53 2 90,5 môn nghiệp vụ Sản xuất 111 68,5 112 67,9 112 69,1 1 100,9 0 0 Phụ trợ 7 4,4 7 4,2 6 3,7 0 100 1 85,7 (Nguồn:Phòng Tổng hợp nhân sự Trung tâm Kinh doanh VNPT TT Huế) Tính đến thời điểm ngày 31/12/2017, Trung tâm Kinh doanh VNPT có tổng số lao động là 161 lao động, được phân loại lao động như bảng 4. Quy mô lao động của TTKD giai đoạn 2015-2017 nhìn chung không có nhiều biến động, cụ thể năm 2015 có 162 lao động, năm 2016 tăng 3 lao động so với năm 2015, đến năm 2017 lại giảm 4 lao độngTrường so với năm 2016, Đại tương đ ươnghọc giảm 2,4%.Kinh Sở dĩ lưtếợng laoHuế động không có biến động mạnh là do đơn vị mới thực hiện tái cơ cấu theo chủ trương tuyển dụng thêm người mới là không cần thiết, TTKD chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực sẵn có, đa số các nhân viên trước đây đều làm việc tại văn phòng thì sau khi tái cơ cấu, rất nhiều nhân viên được điều chuyển sang bộ phận kinh doanh, bám sát địa bàn để tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất, điều chuyển nhân viên kĩ thuật sang phụ trách lĩnh SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 41
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền vực bán hàng để tránh làm cồng kềnh bộ máy hiện tại cũng như ảnh hưởng đến quỹ lương được phân bổ của đơn vị. - Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính Năm 2015, TTKD có 96 lao động nữ, chiếm 59,3% tổng số lao động, lao động nam có 66 người, chiếm tỷ lệ 40,7%. Năm 2016, lao động năm tăng 1 người và lao động nữ tăng 2 người so với năm 2015. Như vậy đến cuối năm 2016, tỷ lệ lao động nữ chiếm 59,4%, tỷ lệ lao động nam chiếm 40,6%. Tuy nhiên năm 2017 chỉ có lao động nam giảm 4 người. Do đó, tỷ lệ lao động nam giảm còn 39,1% trong khi lao động nữ vẫn giữ nguyên là 60,2%. Do đặc thù nghề nghiệp nên số lao động nữ nhiều hơn nam và được duy trì qua các năm. - Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ Nhìn chung về trình độ của đội ngũ nhân lực ở TTKD có sự chênh lệch nhiều. Tỷ lệ nhân viên có trình độ từ đại học trở lên chiếm gần 70%, trong khi đó lực lượng người lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 30% trong tổng số CBCNV của đơn vị. Nguồn lao động của đơn vị được phát triển và nâng cao trình độ qua từng năm. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học có xu hướng ngày càng tăng, nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng kịp thời sự thay đổi của cộng nghệ cũng như sự cạnh tranh của môi trường kinh doanh các dịch vụ viễn thông. Cụ thể đến năm 2017, lực lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 68,3%. - Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực theo tính chất công việc Có thể thấy, đại bộ phận quản lý không có sự thay đổi về số lượng trong giai đoạn 2015-2017, cụ thể số lượng cán bộ quản lý là 25 người trong 3 năm qua, điều này cho thấy đâyTrường là lực lượng nắm giĐạiữ vị trí chhọcủ chốt và Kinhquan trọng trong tế TTKD, Huế để nắm được vị trí này, lao động đòi hỏi cần phải qua đào tạo và có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp trong thời gian dài. Chiếm tỷ lệ lớn nhất là bộ phận người lao động làm công việc mang tính chất sản xuất với gần 70%. SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 42
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền 2.1.6 Kết quả kinh doanh của trung tâm kinh doanh VNPT Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2015 – 2017 Bảng 5 Kết quả kinh doanh của trung tâm kinh doanh qua 3 năm từ năm 2015- 2017 (Đơn vị tính:Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 +/- % +/- % Doanh 437,6 476,9 524,5 39,3 8,98 47,6 9,98 thu Chi phí 419,7 455,4 497,6 35,7 8,50 42,2 9,26 Lợi 17,9 21,5 26,9 3,6 20,11 5,4 25,11 nhuận (Nguồn:Phòng kế hoạch kinh doanh TTKD VNPT Thừa Thiên Huế) Hiệu quả hoạt động kinh doanh phản ánh những gì đạt được sau một thời gian hoạt động. VNPT Thừa Thiên Huế hoạt động trong nhiều điều kiện thuận lợi cũng như gặp không ít khó khăn khi các đối thủ cạnh tranh ngày càng mọc lên nhiều.Tuy nhiên qua mỗi năm thì Ban giám đốc cùng toàn thể nhân viên cố gắng để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu năm 2016 tăng trưởng hơn năm 2015 là 39,3 tỷ đồng tương ứng tăng 8,98%. Tiếp đến là doanh thu năm 2017 so với năm 2016 tăng 47,6 tỷ đồng tương ứng tăng 9,98%. Doanh thu tăng qua các năm cho thấy VNPT Thừa Thiên Huế đã có những chiến lược kinh doanh tốt để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Chi phí năm 2016 so với năm 2015 tăng 35,7 tỷ đồng tương ứng tăng 8,5%. Tiếp đến là chi phí năm 2017 so với năm 2016 tăng 42,2 tỷ đồng tương ứng tăng 9,26% . Trong thời buổi thị trường giá cả luôn leo thang thì công ty luôn tìm mọi cách để giảm tải lượngTrường chi phí phát sinh Đạikhông đáng học có mộ t Kinhcách tối đa nhtếất. Và Huế kết quả cho thấy tốc độ tăng chi phí luôn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu đảm bảo mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp tương đối cao. Qua đó thì lợi nhuận của 3 năm từ 2015-2017 tương ứng là 17,9 , 21,5 và 26,9 tỷ đồng.Và đặc biệt lợi nhuận năm sau luôn lớn hơn nhiều so với năm trước. Lợi nhuận năm 2016 so với năm 2015 tăng 3,6 tỷ đồng tương ứng với tăng 20,11% và lợi nhuận năm 2017 so với năm 2016 tăng 5,4% tương ứng với tăng 25,11%. Từ đó có thể thấy SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 43
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền lợi nhuận tăng trưởng ở mức cao là do công ty đã tìm ra giải pháp giảm một số chi phí không cần thiết và có chiến lược tốt để làm tăng doanh thu. Qua đó, VNPT Thừa Thiên Huế luôn phát triển không ngừng và cạnh tranh mạnh mẽ so với các đối thủ trên thị trường để tìm kiếm những sản phẩm mới và phát triển những sản phẩm đã có mang đến cho khách hàng sự cảm nhận tốt nhất. 2.2 Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh tại VNPT Thừa Thiên Huế 2.2.1 Đặc điểm của đối tượng khảo sát Bảng 6 Đặc điểm của đối tượng khảo sát Tiêu chí Phân loại Tần số Tần suất(%) Giới tính Nam 58 44.6 Nữ 72 55.4 Độ tuổi Dưới 25 28 21.5 Từ 25 đến 35 tuổi 62 48.5 Trên 35 tuổi 39 30.0 Trình độ học vấn Trung học phổ 1 0.8 thông Trung cấp,Cao 31 23.8 đẳng Đại học 96 73.8 Trên đại học 2 1.5 Số năm làm việc Dưới 3 năm 43 33.1 trong VNPT Từ 3 đến 5 năm 33 25.4 Thừa Thiên Huế Trên 5 năm 54 41.5 Chức vụ làm việc Trưởng bộ phận 3 2.3 Trưởng phòng 5 3.8 Phó phòng 4 3.1 Nhân viên văn 68 52.3 phòng Nhân viên thị 42 32.3 Trường Đạitrường học Kinh tế Huế Khác 8 6.2 (Nguồn:Kết quả xử lý dữ liệu, 2018) Từ kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (bảng 6) ta thấy rằng có 72 nữ chiếm 55.4% và số lượng nam là 58 người chiếm 44.6% .Sở dĩ số lượng nam nữ chênh lệch nhau không nhiều vì các công việc tại VNPT ngoài những việc nặng như kéo cáp hay bắt mạng thì các công việc như văn phòng hay bán hàng lại ưu tiên nữ nhiều hơn. SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 44
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền Từ số liệu trên ta có thể thấy độ tuổi từ 25- 35 là 62 người tương ứng là 48.5%, độ tuổi này chiếm tỷ lệ cao tại vì đây là độ tuổi có sức lao động lớn. Tiếp đến là độ tuổi trên 35 là 39 người tương ứng là 30% chiếm tỷ lệ thấp hơn vì thường những người nằm ở độ tuổi này đa số là cán bộ quản lý và những người làm việc lâu năm gắn bó với công ty thời gian dài nên họ tâm huyết với công ty.Cuối cùng độ tuổi dưới 25 là 28 người tương ứng là 21.5%, chiếm tỷ lệ thấp nhất vì đây là độ tuổi vừa mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm nhiều, độ tuổi này thích nhảy việc nhiều nơi. Qua bảng số liệu trên ta thấy trình độ học vấn đại học là 96 người tương ứng 73.8% chiếm tỷ lệ cao bởi vì các công việc cần tính toán nhiều số liệu khác nhau. Công ty chủ yếu tuyển những người có trình độ từ cao đẳng,trung cấp trở lên vì đây là những tài năng được đào tạo có hệ thống từ các trường có thể giúp công ty phát triển. Từ số liệu trên ta thấy những người làm việc từ 3-5 năm và trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao (66.9%). Cho thấy Công ty có những chính sách đãi ngộ về nhân viên tốt vì vậy mà nhân viên gắn bó với công ty lâu dài. Về chức vụ làm việc thì nhân viên văn phòng có 68 người chiếm tỷ lệ cao(52.3%) , tiếp theo đó là nhân viên thị trường có 42 người chiếm 32.3% và không thể thiếu đó là các trưởng phòng, phó phòng và trưởng bộ phận là 12 người chiếm 9.2% và cuối cùng là nhân viên khác trong điều tra là 8 người chiếm 6.2%. 2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá 2.2.2.1 Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để rút gọn và tóm tắt các biến nghiên cứu thành các khái niệm. Thông qua phân tích nhân tố nhằm xác định mối quan hệ của nhiều biến được xác định và tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát. ĐểTrườngxác định số lượng nhânĐại tố tạ ohọc ra, nghiên Kinh cứu sử dụng tếhai tiêu Huế chuẩn: + Tiêu chuẩn Kaiser nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị EIgenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, chỉ có nhân tố nào Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 45
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền + Tiêu chuẩn phương sai trích ( Variance Explained criteria) : Phân tích nhân tố thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%.  Kết quả kiểm định KMO and Bartlett’s Test biến độc lập xoay ma trận nhân tố được thể hiện như bảng sau Bảng 7 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett’s Test biến độc lập KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .844 Approx. Chi-Square 2705.411 Bartlett's Test of Sphericity Df 406 Sig. .000 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu, 2018) Bảng 8 Bảng kết quả phân tích EFA về năng lực kinh doanh của doanh nhân Phân tích Số lượng Số lượng KMO Sig. Tổng EFA item Factor Barlet’s phương sai trích Rút trích các 31 8 0.850 0.000 73.387% nhân tố lần 1 Rút trích các 30 8 0.849 0.000 75.024% nhân tố lần 2 Rút trích các 29 8 0.844 0.000 75.833% nhân tố lần 3 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu, 2018) Kết quả phân tích EFA lần 3 cho thấy, giá trị kiểm định KMO thu được là 0.844 và p-valueTrường (sig.=0.000) củ a Đạikiểm định học Barlett đ ềKinhu bé hơn 0.05, tế tức đHuếảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Tổng phương sai trích của phân tích EFA lần 3 thu được là 75.833%. Tất cả các nhân tố mới được rút trích đều đảm bảo các điều kiện về giá trị Eigenvalue, phương sai trích, cũng như điều kiện về hệ số tải nhân tố và có thể đưa vào kiểm định độ tin cậy thang đo. SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 46
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền Bảng 9 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thang đo biến năng lực kinh doanh Biến Nhân tố rút trích quan sát 1 2 3 4 5 6 7 8 LD6 .871 LD5 .850 LD4 .792 LD1 .622 LD3 .608 LD2 .530 CL4 .821 CL2 .741 CL1 .733 CL3 .677 MQH4 .885 MQH2 .796 MQH3 .691 MQH1 .563 CH1 .841 CH3 .724 CH2 .694 HT3 .917 HT2 .916 HT1 .891 ST1 .845 ST3 .693 ST2 .631 CK3 .733 CK1 .685 CK2 .624 CN1 .784 CN3 .763 CN2 Trường Đại học Kinh tế Huế .664 Eigen 10.743 2.620 2.036 1.614 1.590 1.246 1.130 1.012 Value Phương 37.043 46.077 53.099 58.666 64.149 68.445 72.342 75.833 sai trích Cronbac 0.920 0.878 0.851 0.825 0.914 0.836 0.763 0.647 h alpha (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu,2018) SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 47
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền Kết quả của phân tích nhân tố rút trích được 8 nhân tố với 29 biến quan sát. Giá trị phương sai trích đạt 75,833% thỏa mãn yêu cầu của phân tích nhân tố Nhân tố 1 có giá trị Eigenvalue bằng 10.743 với hệ số Cronbach’s Anpha là 0.900. Nhân tố này bao gồm các biến: Lập kế hoạch hoạt động kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, ủy quyền trong quản trị, động viên cấp dưới, lãnh đạo cấp dưới. Đây là các nhân tố liên quan đến năng lực tổ chức lãnh đạo của doanh nhân tại VNPT Thừa Thiên Huế. Giá trị chuyển tải nhân tố của từng phần đều lớn hơn 0.5 . Do đó nhân tố này có tên là Năng lực tổ chức lãnh đạo. Nhân tố 2 có giá trị Eigenvalue bằng 2.620 với hệ số Cronbach’s Anpha là 0.878. Nhân tố này bao gồm các biến: Xác định những cơ hội kinh doanh dài hạn, nhận thức được những chiều hướng thay đổi của thị trường và sự tác động của nó đến doanh nghiệp, ưu tiên những công việc gắn liền với mục tiêu kinh doanh, kết nối những hoạt động hiện tại cho phù hợp với những mục tiêu chiến lược. Đây là các nhân tố liên quan đến năng lực định hướng chiến lược của doanh nhân tại VNPT Thừa Thiên Huế . Giá trị chuyển tải nhân tố của từng phần đều lớn hơn 0.5 . Do đó nhân tố này có tên là Năng lực định hướng chiến lược. Nhân tố 3 có giá trị Eigenvalue bằng 2.036 với hệ số Cronbach’s Anpha là 0.851. Nhân tố này bao gồm các biến: Xây dựng mối quan hệ lâu dài và đáng tin cậy với người khác, giao tiếp với người khác, duy trì mối quan hệ cá nhân phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đàm phán với người khác. Đây là các nhân tố liên quan đến năng lực thiết lập mối quan hệ của doanh nhân tại VNPT Thừa Thiên Huế . Giá trị chuyển tải nhân tố của từng phần đều lớn hơn 0.5. Do đó nhân tố này có tên là Năng lực thiết lập mối quan hệ. NhânTrường tố 4 có giá trị Eigenvalue Đại bhọcằng 1.614 Kinh với hệ số Cronbach’s tế Huế Anpha là 0.825. Nhân tố này bao gồm các biến: Xác định hàng hóa/ dịch vụ mà khách hàng mong muốn, chủ động tìm kiếm những sản phẩm/dịch vụ mang lại lợi ích cho khách hàng, nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt. Đây là các nhân tố liên quan đến năng lực nắm bắt cơ hội của doanh nhân tại VNPT Thừa Thiên Huế . Giá trị chuyển tải nhân tố của từng phần đều lớn hơn 0.5 . Do đó nhân tố này có tên là Năng lực nắm bắt cơ hội. SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 48
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền Nhân tố 5 có giá trị Eigenvalue bằng 1.590 với hệ số Cronbach’s Anpha là 0.914. Nhân tố này bao gồm các biến: Học tập từ nhiều cách thức khác nhau, áp dụng được những kiến thức kỹ năng học được vào thực tiễn, luôn cập nhật những vấn đề mới trong lĩnh vực kinh doanh. Đây là các nhân tố liên quan đến năng lực học tập của doanh nhân tại VNPT Thừa Thiên Huế . Giá trị chuyển tải nhân tố của từng phần đều lớn hơn 0.5 . Do đó nhân tố này có tên là Năng lực học tập. Nhân tố 6 có giá trị Eigenvalue bằng 1.246 với hệ số Cronbach’s Anpha là 0.845. Nhân tố này bao gồm các biến: Áp dụng được các ý tưởng kinh doanh vào trong từng hoàn cảnh phù hợp, nhìn nhận vấn đề theo những cách mới mẻ , chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra. Đây là các nhân tố liên quan đến năng lực phân tích- sáng tạo của doanh nhân tại VNPT Thừa Thiên Huế . Giá trị chuyển tải nhân tố của từng phần đều lớn hơn 0.5 . Do đó nhân tố này có tên là Năng lực phân tích-sáng tạo. Nhân tố 7 có giá trị Eigenvalue bằng 1.130 với hệ số Cronbach’s Anpha là 0.763. Nhân tố này bao gồm các biến: Cống hiến hết mình cho sự nghiệp kinh doanh, kiên định với các mục tiêu kinh doanh dài hạn, không để hoạt động kinh doanh thất bại khi còn khả năng. Đây là các nhân tố liên quan đến năng lực cam kết của doanh nhân tại VNPT Thừa Thiên Huế . Giá trị chuyển tải nhân tố của từng phần đều lớn hơn 0.5 . Do đó nhân tố này có tên là Năng lực cam kết. Nhân tố 8 có giá trị Eigenvalue bằng 1.012 với hệ số Cronbach’s Anpha là 0.647. Nhân tố này bao gồm các biến: Lắng nghe những lời phê bình có tính xây dựng, duy trì thái độ lạc quan trong kinh doanh, sử dụng hiệu quả thời gian bản thân. Đây là các nhân tố liên quan đến năng lực cá nhân của doanh nhân tại VNPT Thừa Thiên Huế . Giá trị chuyển tải nhân tố của từng phần đều lớn hơn 0.5 . Do đó nhân tố này có tên là Năng lựTrườngc cá nhân. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 49