Khóa luận Kiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC

pdf 64 trang thiennha21 23/04/2022 2830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_kiem_toan_cac_su_kien_phat_sinh_sau_ngay_ket_thuc.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KIỂM TOÁN CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KẾT THÚC NIÊN ĐỘ KẾ TOÁN ( Đề tài này được nghiên cứu cụ thể tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC) Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trịnh Xuân Hưng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Ánh MSSV: 1154030101 Lớp: 11DKKT8 TP. Hồ Chí Minh, 2015 i
  2. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu trong bài làm được thực hiện tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2015 Sinh viên thực hiện ii
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian từ khi bước chân vào giảng đường Đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Chính những sự giúp đỡ quý báu đó đã giúp em rất nhiều trong việc học tập và trao dồi kiến thức. Đầu tiên, em xin gửi đến quý thầy cô Trường Đại Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh và quý thầy cô khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất, bởi những kiến thức quý báu cùng sự giúp đỡ tận tình của thầy cô dành cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Th.S Trịnh Xuân Hưng, thầy đã tận tâm hướng dẫn cho em. Bài làm của em có thể hoàn thành là do sự chỉ bảo và góp ý của thầy. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến quý Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC đã cho em cơ hội được tiếp xúc với môi trường chuyên nghiệp, năng động. Với sự hướng dẫn và đào tạo bài bản giúp em học hỏi được rất nhiều kiến thức thực tế về nghiệp vụ cũng như kỹ năng. Do còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên em khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm của mình, vì vậy em rất mong nhận được những góp ý của quý thầy cô và các anh chị trong công ty để bài làm của em được mở rộng và hoàn thiện hơn. Sau cùng em xin gửi đến quý thầy cô Trường Đại Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh, Th.S Trịnh Xuân Hưng và các anh chị trong Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC lời chúc sức khỏe và thành công. Em xin chân thành cảm ơn. iii
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AASC Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế ISA Chuẩn mực kiểm toán quốc tế BCTC Báo cáo tài chính KTV KTV HTK Hàng tồn kho vi
  5. DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Chương trình kiểm toán mẫu- Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán tại AASC Bảng 2.2: Khảo sát việc thực hiện các thủ tục kiểm toán chuyên dùng để xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán tại 5 khách hàng của AASC Bảng 2.3: Khảo sát các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán 5 khách hàng của AASC Bảng 2.4: Bảng tính mức trọng yếu của AASC Bảng 2.5: Giấy làm việc của KTV-Đánh giá độ tin cậy của kết quả kiểm kê HTK (Công ty E) Bảng 2.6: Giấy làm việc của KTV- Kiểm tra tính đầy đủ, phân loại và trình bàycác nghiệp vụ kinh tế (Công ty E) Bảng 2.7: Giấy làm việc của KTV- Kiểm tra việc ghi nhận đúng kỳ (Công ty E) Bảng 2.8: Giấy làm việc của KTV -Kiểm tra tính giá xuất của bàn ghế liền (Công ty E) Bảng 2.9: Trình bày các thủ tục chuyên dù ng nhằm kiểm tra các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán (Công ty E) vii
  6. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KẾT THÚC NIÊN ĐỘ KẾ TOÁN 3 1.1. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán trên góc độ kế toán 3 1.1.1. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán lập BCTC 3 1.1.1.1. Khái niệm 3 1.1.1.2. Phân loại 3 1.1.2. Trách nhiệm của nhà quản lý doanh nghiệp 3 1.1.2.1. Đối với các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh BCTC 3 1.1.2.2. Đối với các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh BCTC 4 1.1.2.3. Đối với việc công bố cổ tức 5 1.1.2.4. Đối với giả định hoạt động liên tục của đơn vị 5 1.2. Kiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán 6 1.2.1. Các sự kiện phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán 7 1.2.2. Các sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố BCTC 7 1.2.3. Các sự kiện phát sinh sau ngày công bố BCTC 9 1.2.4. Một số thủ tục kiểm toán có thể áp dụng để xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ 10 CHƯƠNG 2: KIỂM TOÁN CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KẾT THÚC NIÊN ĐỘ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC 12 2.1. Kiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán tại AASC 12 2.1.1. Chương trình kiểm toán chung đối với các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán của AASC 12 2.1.2. Các thủ tục kiểm toán được thực hiện 22 2.1.2.1. Thủ tục kiểm toán số dư thông thường 22 2.1.2.2. Thủ tục chuyên dùng 26 viii
  7. 2.2. Thực tế áp dụng khi kiểm toán khách hàng của AASC 28 2.2.1. Tìm hiểu chung về tình hình kinh doanh của công ty E 30 2.2.2. Thực hiện kiểm toán các sự kiện phát sinh sau phát sinh sau niên độ kế toán áp dụng tại khách hàng là công ty E 30 2.2.2.1. Thực hiện các thủ tục thông thường để xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán 30 2.2.2.2. Các thủ tục chuyên dụng 43 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT 47 3.1. Nhận xét chung 47 3.1.1. Ưu điểm 47 3.1.2. Khó khăn, thách thức 48 3.2. Nhận xét chung về quy trình kiểm toán BCTC tại AASC 48 3.2.1. Ưu điểm 48 3.2.2. Nhược điểm 50 3.3. Nhận xét về việc áp dụng chuẩn mực VSA 560 và ISA 560 trong quy trình kiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán 50 3.4. Nhận xét về việc thực hiện kiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán tại Công ty 51 3.4.1. Ưu điểm 51 3.4.2. Hạn chế 52 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC a ix
  8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với thế giới, hoạt động kiểm toán cũng có những bước phát triển vượt bậc và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việc duy trì và đảm bảo tính lành mạnh của nền kinh tế. Vài năm trở lại đây, thuật ngữ “Kiểm toán” không còn xa lạ đối với giới kinh doanh, đầu tư nhất là khi có quyết định các doanh nghiệp phải thực hiện công tác kiểm toán đối với BCTC của mình. BCTC được nhiều công ty phát hành và rất nhiều người sử dụng. Thông tin trên BCTC cung cấp một cái nhìn tổng quan và có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của nhà đầu tư. KTV bằng kinh nghiệm và chuyên môn của mình tiến hành những công việc để ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm. Quá trình kiểm toán được chia thành 3 giai đoạn: Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và hoàn thành kiểm toán. Các giai đoạn này đều có tầm quan trọng như nhau, nếu bỏ qua bất cứ giai đoạn nào, KTV cũng không thể đưa ra ý kiến đúng đắn trong Báo cáo kiểm toán. Trong đó, quá trình hoàn thành kiểm toán để đưa ra ý kiến cuối cùng là một quá trình lâu dài và phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều thủ tục và thực hiện nhiều phần hành. Sau khi hoàn thành kiểm toán từng phần hành riêng lẻ, bên cạnh những kết quả đã kiểm toán được KTV sẽ tiến hành thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính chất tổng quát để chuẩn bị cho Báo cáo kiểm toán và BCTC được lập và trình bày trung thực, hợp lý dựa trên tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp, bao gồm cả việc trình bày các sự kiện kinh tế liên quan đến một kỳ kế toán cụ thể. Do đó, em chọn đề tài “ Kiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán.”Đề tài này được nghiên cứu cụ thể tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu quy trình thực tế áp dụng tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, từ đó so sánh sự giống và khác nhau giữa lý thuyết và thực tế trong việc kiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ lập BCTC để đảm bảo các sự kiện này được xem xét, đánh giá phù hợp và đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán. 3. Phương pháp nghiên cứu 1
  9. Trước tiên là tìm hiểu các chuẩn mực về kế toán và kiểm toán của Việt Nam, các chương trình kiểm toán mẫu do Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành và các giáo trình do các giảng viên biên soạn. Trong quá trình thực tập, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thu thập thông tin số liệu tại công ty, tiến hành quan sát, thu thập ý kiến và kinh nghiệm của các anh chị trong công ty. 4. Phạm vi nghiên cứu và hạn chế Phạm vi là nghiên cứu quy trình kiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán được áp dụng tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC. Nhưng đề tài chỉ trình bày chi tiết việc thực hiện tại một đơn vị khách hàng, do đó hạn chế gặp phải là chưa thể nghiên cứu đầy đủ và chi tiết đề tài. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, các bảng biểu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo bài làm gồm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận vềkiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán Chương 2: Kiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC Chương 3: Nhận xét 2
  10. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀKIỂM TOÁN CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KẾT THÚC NIÊN ĐỘ KẾ TOÁN 1.1.Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán trên góc độ kế toán 1.1.1.Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán lập BCTC 1.1.1.1.Khái niệm Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 23 (VAS 23) có hiệu lực từ 15/02/2005. “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: Là những sự kiện có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát hành BCTC.” “Ngày phát hành BCTC: Là ngày, tháng, năm ghi trên BCTC mà Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) của đơn vị kế toán ký duyệt BCTC để gửi ra bên ngoài doanh nghiệp.” 1.1.1.2. Phân loại Theo đoạn 3 VAS 23, có hai loại sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm : “ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh: Là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về các sự việc đã tồn tại trong năm tài chính cần phải điều chỉnh trước khi lập BCTC. ” “ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh: Là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về các sự việc đã tồn tại trong năm tài chính nhưng không phải điều chỉnh trước khi lập BCTC. ” 1.1.2. Trách nhiệm của nhà quản lý doanh nghiệp 1.1.2.1. Đối với các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh BCTC Đây là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp các bằng chứng về các sự việc đã tồn tại trong năm tài chính. Do tính chất đó, VSA 23 yêu cầu doanh nghiệp phải điều chỉnh các số liệu đã được ghi nhận trong BCTC để phản ánh các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh. Sau đây là một số ví dụ mà doanh nghiệp cần phải điều chỉnh các số liệu đã được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán hoặc ghi nhận những khoản mục mà trước đó chưa 3
  11. được ghi nhận khi có các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo đoạn 7 VAS 23, gồm: a. Kết luận của Toà án sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, xác nhận doanh nghiệp có những nghĩa vụ hiện tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đòi hỏi doanh nghiệp điều chỉnh khoản dự phòng đã được ghi nhận từ trước; ghi nhận những khoản dự phòng mới hoặc ghi nhận những khoản nợ phải thu, nợ phải trả mới. b. Thông tin nhận được sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về một tài sản bị tổn thất trong kỳ kế toán năm, hoặc giá trị của khoản tổn thất được ghi nhận từ trước đối với tài sản này cần phải điều chỉnh, ví dụ như: - Khách hàng bị phá sản sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đã chứng minh khoản phải thu của khách hàng trên Bảng cân đối kế toán cần phải điều chỉnh thành khoản lỗ trong năm; - Hàng tồn kho được bán sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về giá trị thuần có thể thực hiện được vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm của hàng tồn kho. c. Việc xác nhận sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm về giá gốc của tài sản đã mua hoặc số tiền thu được từ việc bán tài sản trong kỳ kế toán năm; d. Việc phát hiện những gian lận và sai sót chỉ ra rằng BCTC không được chính xác.” 1.1.2.2. Đối với các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh BCTC Theo đoạn 19, 20 VAS 23 Nếu các sự kiện không cần điều chỉnh phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm là trọng yếu, việc không trình bày các sự kiện này có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng khi dựa trên các thông tin của BCTC. Vì vậy doanh nghiệp phải trình bày đối với các sự kiện trọng yếu không cần điều chỉnh về: - Nội dung và số liệu của sự kiện; - Ước tính ảnh hưởng về tài chính, hoặc lý do không thể ước tính được các ảnh hưởng này. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh cần phải trình bày trên BCTC, như: 4
  12. - Việc hợp nhất kinh doanh và việc thanh lý công ty con của tập đoàn; - Việc công bố kế hoạch ngừng hoạt động, việc thanh lý tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ liên quan đến ngừng hoạt động; hoặc việc tham gia vào một hợp đồng ràng buộc để bán tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ; - Mua bán hoặc thanh lý tài sản có giá trị lớn; - Nhà xưởng sản xuất bị phá hủy vì hỏa hoạn, bão lụt; - Thực hiện tái cơ cấu chủ yếu; - Các giao dịch chủ yếu và tiềm năng của cổ phiếu thường; - Thay đổi bất thường,quan trọng về giá bán tài sản, nợ thuế hiện hành hoặc thuế hoãn lại; - Tham gia những cam kết, thỏa thuận quan trọng hoặc những khoản nợ tiềm tàng; - Xuất hiện những vụ kiện tụng lớn. 1.1.2.3. Đối với việc công bố cổ tức Theo đoạn 10 và 11 VAS 23 Nếu cổ tức của cổ đông được công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, doanh nghiệp không phải ghi nhận các khoản cổ tức này như là các khoản nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Nếu cổ tức được công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nhưng trước ngày phát hành BCTC, thì khoản cổ tức này không phải ghi nhận là nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán mà được trình bày trong Bản thuyết minh BCTC theo quy định tại VAS 21 “Trình bày BCTC”. 1.1.2.4. Đối với giả định hoạt động liên tục của đơn vị Đoạn 12, 13, 14 VAS 23 đã nêu rõ trách nhiệm của nhà quản lý doanh nghiệp đối với việc lập và trình bày BCTC theo giả định hoạt động liên tục của đơn vị. Nếu Ban Giám đốc xác nhận sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm có dự kiến giải thể doanh nghiệp, ngừng sản xuất kinh doanh, thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động hoặc phá sản thì doanh nghiệp không được lập BCTC trên cơ sở nguyên tắc hoạt động liên tục. Nếu kết quả kinh doanh bị giảm sút và tình hình tài chính xấu đi sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm thì phải xem xét nguyên tắc hoạt động liên tục có còn phù hợp để lập BCTC hay không. Nếu nguyên tắc hoạt động liên tục không còn phù hợp để lập 5
  13. BCTCnữa thì doanh nghiệp phải thay đổi căn bản cơ sở kế toán chứ không phải chỉ điều chỉnh số liệu đã ghi nhận theo cơ sở kế toán ban đầu. VAS 21 "Trình bày BCTC" quy định phải giải trình trong trường hợp: - BCTC không được lập trên cơ sở nguyên tắc hoạt động liên tục; - Ban Giám đốc nhận thấy có vấn đề không chắc chắn trọng yếu liên quanđến các sự kiện hoặc điều kiện dẫn đến những nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Những sự kiện hoặc điều kiện quy định phải giải trình này có thể phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm. 1.2. Kiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 (VSA 560) có hiệu lực từ ngày 26/3/2013 “ Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ lập BCTC: là những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán; và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán.” “ Ngày kết thúc kỳ kế toán: Là ngày cuối cùng của kỳ kế toán được lập BCTC.” “ Ngày phê duyệt BCTC: Là ngày mà tất cả các báo cáo cấu thành nên BCTC, kể cả các thuyết minh có liên quan đã được lập và những người có thẩm quyền phê duyệt đã ký xác nhận chịu trách nhiệm đối với các báo cáo. Ngày phê duyệt BCTC được ghi rõ trên các BCTC đó.” “Ngày lập báo cáo kiểm toán: Là ngày được KTV lựa chọn để ký báo cáo và ghi rõ trên báo cáo kiểm toán về BCTC. Ngày lập báo cáo kiểm toán không được trước ngày mà KTV thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC, kể cả bằng chứng về việc tất cả các báo cáo cấu thành nên BCTC, kể cả các thuyết minh có liên quan, đã được lập và những người có thẩm quyền phê duyệt đã xác nhận chịu trách nhiệm đối với BCTC đó. Trong một số trường hợp, pháp luật và các quy định cũng xác định thời điểm mà cuộc kiểm toán phải được hoàn thành trong quy trình lập và trình bày BCTC. Theo đó, ngày lập báo cáo kiểm toán không thể sớm hơn ngày phê duyệt BCTC.” Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC liên quan đến trách nhiệm của KTV theo VSA 560, gồm 3 giai đoạn: - Các sự kiện phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán; 6
  14. - Các sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố BCTC; - Các sự kiện được phát hiện sau ngày công bố BCTC. 1.2.1. Các sự kiện phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán Trách nhiệm của KTV theo đoạn 6 và 7 VSA 560 là phải thực hiện các thủ tục kiểm toán đã được thiết kế nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc KTV đã nhận biết toàn bộ các sự kiện phát sinh từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập báo cáo kiểm toán cần được điều chỉnh hoặc thuyết minh trong BCTC. Tuy nhiên, KTV không bắt buộc phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung đối với các vấn đề mà những thủ tục kiểm toán áp dụng trước đó đã đưa ra kết luận thoả đáng. KTV phải lưu ý đến việc đánh giá rủi ro để xác định nội dung, phạm vi của các thủ tục kiểm toán đó. Một số công việc KTV phải làm: - Tìm hiểu về các thủ tục mà Ban Giám đốc đã thiết lập nhằm bảo đảm đã xác định được mọi sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán; - Phỏng vấn Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị (trong phạm vi phù hợp) để xác định liệu có những sự kiện đã xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán có khả năng ảnh hưởng đến BCTC hay không; - Xem xét các biên bản họp (nếu có) của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc và Ban quản trị sau ngày kết thúc kỳ kế toán và phỏng vấn về các vấn đề đã được thảo luận trong các cuộc họp này nhưng chưa có biên bản; - Xem xét BCTC giữa niên độ kỳ gần nhất kể từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán của đơn vị (nếu có). Nếu sau khi thực hiện các thủ tục trên, KTV phát hiện được những sự kiện cần điều chỉnh hoặc thuyết minh trong BCTC thì KTV phải xác định liệu mỗi sự kiện đó có được phản ánh trên BCTC theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay không. 1.2.2. Các sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố BCTC KTV không bắt buộc phải thực hiện các thủ tục kiểm toán liên quan đến BCTC sau ngày lập báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, theo đoạn 10 VSA 560, sau ngày lập báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố BCTC, nếu KTV biết được một sự việc mà nếu sự 7
  15. việc đó được biết đến tại ngày lập báo cáo kiểm toán thì có thể làm cho KTV phải sửa đổi báo cáo kiểm toán, thì KTV phải: - Thảo luận vấn đề này với Ban Giám đốc và Ban quản trị của đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp); - Quyết định xem có cần sửa đổi BCTC hay không; - Phỏng vấn xem Ban Giám đốc dự định xử lý vấn đề này trên BCTC như thế nào, trong trường hợp cần sửa đổi BCTC. Trường hợp Giám Đốc đơn vị được kiểm toán chấp nhận sửa đổi BCTC thì KTV sẽ thực hiện những thủ tục cần thiết, phù hợp để cung cấp một báo cáo kiểm toán mới dựa trên BCTC đã sửa đổi. Ngày lập báo cáo kiểm toán mới không được trước ngày phê duyệt của BCTC sửa đổi. Nếu pháp luật và các quy định hoặc khuôn khổ lập và trình bày BCTC không cấm Ban Giám đốc sửa đổi BCTC do ảnh hưởng của các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán hoặc các sự kiện dẫn đến thay đổi và những người chịu trách nhiệm phê duyệt BCTC không bị cấm đối với việc phê duyệt báo cáo sửa đổi, KTV được phép hạn chế những thủ tục kiểm toán đối với các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán. Trong trường hợp này, dựa vào đoạn 12 VSA 560, KTV cần phải: - Sửa đổi báo cáo kiểm toán để bổ sung thông tin về ngày thực hiện sửa đổi, từ đó thể hiện rõ những thủ tục của KTV đối với các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán chỉ giới hạn trong phần sửa đổi của BCTC, được mô tả trong thuyết minh BCTC có liên quan; - Phát hành báo cáo kiểm toán mới (báo cáo kiểm toán sửa đổi) trong đó có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc có đoạn “Vấn đề khác” để thể hiện rằng những thủ tục của KTV đối với các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán chỉ giới hạn trong phần sửa đổi của BCTC như mô tả trong thuyết minh BCTC có liên quan. Nếu pháp luật và các quy định hoặc khuôn khổ về lập và trình bày BCTC không yêu cầu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán phải phát hành BCTC sửa đổi, thì KTV không cần phải phát hành báo cáo kiểm toán mới hoặc báo cáo kiểm toán sửa đổi. Tuy nhiên, theo đoạn 13 VSA 560, trong trường hợp KTV tin rằng BCTC cần được sửa đổi nhưng Ban Giám đốc đơn vị lại không sửa đổi, khi đó: 8
  16. - Nếu chưa phát hành báo cáo kiểm toán cho đơn vị, KTV phải sửa đổi ý kiến kiểm toán theo quy định của VSA 705 và sau đó mới phát hành báo cáo kiểm toán; - Nếu đã phát hành báo cáo kiểm toán cho đơn vị, KTV phải thông báo cho Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán, trừ khi toàn bộ thành viên Ban quản trị đều là thành viên Ban Giám đốc, để đơn vị không công bố BCTC cho bên thứ ba trước khi thực hiện những sửa đổi cần thiết. Nếu BCTC công bố sau đó vẫn chưa được sửa đổi, KTV phải có những hành động thích hợp để cố gắng ngăn chặn việc sử dụng báo cáo kiểm toán chưa sửa đổi. 1.2.3. Các sự kiện phát sinh sau ngày công bố BCTC Đoạn 14 VSA 560 quy định: Sau ngày công bố BCTC và báo cáo kiểm toán, KTV không bắt buộc phải xem xét, kiểm tra bất cứ số liệu hay sự kiện nào có liên quan đến BCTC đã được kiểm toán. Nếu KTV nhận thấy vẫn còn sự kiện xảy ra trong giai đoạn này cần phải sửa đổi báo cáo kiểm toán, thì KTV phải cân nhắc xem có nên sửa lại BCTC và báo cáo kiểm toán hay không; phải thảo luận với Giám Đốc đơn vị để có những biện pháp phù hợp. - Trường hợp Giám Đốc đơn vị được kiểm toán chấp nhận sửa đổi BCTC thì KTV phải thực hiện những thủ tục cần thiết, phù hợp và phải kiểm tra các biện pháp mà đơn vị được kiểm toán áp dụng nhằm đảm bảo vấn đề này đã được thông báo đến các bên nhận BCTC và báo cáo kiểm toán đã công bố. Đồng thời KTV công bố báo cáo kiểm toán mới dựa trên BCTC đã sửa đổi.KTV phải đưa vào báo cáo kiểm toán sửa đổi hoặc báo cáo kiểm toán mới đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc đoạn “Vấn đề khác” đề cập đến phần thuyết minh BCTC mà thuyết minh đó giải thích rõ lý do phải sửa đổi BCTC đã công bố và báo cáo kiểm toán đã phát hành trước đây; - Trường hợp Giám Đốc đơn vị kiểm toán không thông báo vấn đề này cho các bên đã nhận BCTC và báo cáo kiểm toán đã công bố trước đó và cũng không sửa đổi BCTC theo yêu cầu KTV thì KTV và Công ty Kiểm toán phải thông báo cho Giám Đốc đơn vị biết về những biện pháp sẽ áp dụng để ngăn chặn bên thứ ba sử dụng các báo cáo này. Các biện pháp ngăn chặn được thực hiện tùy thuộc vào quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý của KTV cũng như khuyến nghị của Luật sư của KTV. 9
  17. 1.2.4. Một số thủ tục kiểm toán có thể áp dụng để xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán Có thể chia ra làm hai loại là thủ tục kiểm tra số dư thông thường và thủ tục chuyên dùng để phát hiện các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ. Loại thứ nhất thường là các thủ tục kiểm tra quanh thời điểm khóa sổ và những thủ tục nhằm đánh giá tài sản. Đó là những thử nghiệm cơ bản thông thường được tiến hành khi kiểm toán các khoản mục trên BCTC. Bên cạnh việc cung cấp bằng chứng về sự chuẩn xác của các số liệu, nó còn cho thấy nhiều sự kiện xảy ra sau thời điểm khóa sổ. Loại thứ hai bao gồm các thủ tục chuyên dùng để phát hiện những sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ. Các thủ tục này cần được tiến hành vào thời điểm gần ngày ký báo cáo kiểm toán nhất và thường gồm những bước sau: - Xem xét bảng dự toán gần nhất của đơn vị được kiểm toán, kế hoạch về dòng tiền và các báo cáo quản trị có liên quan cho các kỳ sau ngày kết thúc kỳ kế toán; - Cân nhắc sự cần thiết phải thu thập giải trình bằng văn bản về một số sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán để hỗ trợ các bằng chứng kiểm toán khác và để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp; - Xem xét các biên bản họp; - Trao đổi với Giám đốc đơn vị để xác định những sự kiện đã xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC nhưng có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, như: . Những cam kết, khoản vay hay bảo lãnh mới được ký kết; . Việc mua, bán tài sản đã phát sinh hoặc dự kiến thực hiện; . Tăng vốn chủ sở hữu (như phát hành cổ phiếu) hoặc phát hành các công cụ nợ (như phát hành trái phiếu) hay những thỏa thuận về sáp nhập hoặc giải thể đã ký kết hoặc dự kiến ký kết; . Những tài sản bị Chính phủ trưng dụng hoặc bị tổn thất do hoả hoạn hay lụt bão; . Những phát sinh liên quan đến tài sản hoặc nợ tiềm tàng; . Những bút toán điều chỉnh bất thường đã thực hiện hay dự định thực hiện; . Những sự kiện đã phát sinh hoặc có thể sẽ phát sinh dẫn đến nghi ngờ về tính thích hợp của các chính sách kế toán đã được sử dụng để lập BCTC, ví 10
  18. dụ những sự kiện dẫn đến nghi ngờ về tính chắc chắn của giả định hoạt động liên tục; . Những sự kiện đã phát sinh liên quan đến việc xác định các ước tính kế toán hoặc về lập dự phòng trong BCTC; . Những sự kiện đã phát sinh liên quan đến khả năng thu hồi tài sản. 11
  19. CHƯƠNG 2: KIỂM TOÁN CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KẾT THÚC NIÊN ĐỘ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC 2.1. Kiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán tạiAASC 2.1.1. Chương trình kiểm toán chung đối với các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán của AASC Mỗi hãng Kiểm toán trên thế giới nói chung và mỗi công ty kiểm toán nói riêng đều có những phương pháp tiến hành cuộc kiểm toán khác nhau dựa trên những chuẩn mực kiểm toán chung. Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC áp dụng phương pháp kiểm toán riêng theo HLB International và quy trình kiểm toán được xây dựng trên cơ sở sau: Tuân thủ các chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam hiện hành; Tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ chung của Quốc tế trong lĩnh vực nghề nghiệp; Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán: Độc lập, Chính trực, Khách quan, thận trọng và bảo mật các thông tin có được trong quá trình Kiểm toán; Phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh và môi trường Luật pháp Việt Nam; Quá trình Kiểm toán luôn gắn liền với việc hỗ trợ thông tin và tư vấn đã góp phần hoàn thiện Hệ thống Kiểm soát nội bộ, hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, quản lý tài chính của Doanh nghiệp và trong nhiều trường hợp, công ty đã giúp Doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình; Chương trình kiểm toán đối với các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ của công ty áp dụng theo chương trình kiểm toán mẫu dưới đây: 12
  20. Bảng 2.1: Chương trình kiểm toán mẫu – Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán tại AASC CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC AASC AUDITING FIRM COMPANY Khách hàng (Client): Prepared by: Date: Kỳ kế toán (Period ended): Reviewed by: Date: Subject: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán Subsequent events review program 6.04 Mục tiêu / Objectives Đảm bảo các sự kiện trọng yếu phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính đã được xác định và phản ánh phù hợp trong BCTC / Ensuringthe material subsequent events have been determined and appropriate reflected in the financial statements. Các thủ tục / Procedures Xem phần 20.2 và 20.3 của Sổ tay kiểm toán / Refer to Section 20.2 and 20.3 of Công việc the Manual. thực hiện, Đáp ứng Xem xét xem có các sự kiện quan trọng người yêu cầu nào phát sinh sau ngày kết thúc niên độ thực hiện, hay yêu cầu phải công bố đoặc điều chỉnh W/P ngày thực không Lưu ý/Notes trong BCTC hay Báo cáo kiểm toán hay Ref hiện Satisfacto không / To determine whether any (Work ry significant events have occurred complete Yes / No / subsequent to the balance sheet date which d, initials N/A should be disclosed or reflected in the and date) financial report or the audit report. 1. Ghi ngày / Record the date on which the:  Công việc kiểm tra tại khách 13
  21. Xem phần 20.2 và 20.3 của Sổ tay kiểm toán / Refer to Section 20.2 and 20.3 of Công việc the Manual. thực hiện, Đáp ứng Xem xét xem có các sự kiện quan trọng người yêu cầu nào phát sinh sau ngày kết thúc niên độ thực hiện, hay yêu cầu phải công bố đoặc điều chỉnh W/P ngày thực không Lưu ý/Notes trong BCTC hay Báo cáo kiểm toán hay Ref hiện Satisfacto không / To determine whether any (Work ry significant events have occurred complete Yes / No / subsequent to the balance sheet date which d, initials N/A should be disclosed or reflected in the and date) financial report or the audit report. hàng hoàn tất ngày / Detailed audit work was completed ___.  BCTC được Ban Giám đốc phê duyệt để phát hành / Financial statements were signed by the directors for issue ___. 2. Đánh giá hiệu quả của các thủ tục quản lý trong việc đảm bảo tất cả các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ đã được phát hiện, xem xét và đánh giá đúng đắn về ảnh hưởng đối với BCTC / Assess the effectiveness of management procedures in ensuring all subsequent events have been 14
  22. Xem phần 20.2 và 20.3 của Sổ tay kiểm toán / Refer to Section 20.2 and 20.3 of Công việc the Manual. thực hiện, Đáp ứng Xem xét xem có các sự kiện quan trọng người yêu cầu nào phát sinh sau ngày kết thúc niên độ thực hiện, hay yêu cầu phải công bố đoặc điều chỉnh W/P ngày thực không Lưu ý/Notes trong BCTC hay Báo cáo kiểm toán hay Ref hiện Satisfacto không / To determine whether any (Work ry significant events have occurred complete Yes / No / subsequent to the balance sheet date which d, initials N/A should be disclosed or reflected in the and date) financial report or the audit report. identified, considered and properly evaluated as regards their effect on the financial statements. 3. Xem xét các bằng chứng khác để đảm bảo các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ đã được xem xét. Cần kiểm xét: / Consider other evidence to ensure all subsequent events have been accounted for. Consider review of:  Sổ quỹ tiền mặt và Bảng đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng / Cash book and bank reconciliations.  Các nhật ký / Journals.  Các báo cáo quản trị / Management accounts.  Các dự báo / Forecasts.  Biên bản họp HĐQT, đại hội cổ đông / Minutes of management, 15
  23. Xem phần 20.2 và 20.3 của Sổ tay kiểm toán / Refer to Section 20.2 and 20.3 of Công việc the Manual. thực hiện, Đáp ứng Xem xét xem có các sự kiện quan trọng người yêu cầu nào phát sinh sau ngày kết thúc niên độ thực hiện, hay yêu cầu phải công bố đoặc điều chỉnh W/P ngày thực không Lưu ý/Notes trong BCTC hay Báo cáo kiểm toán hay Ref hiện Satisfacto không / To determine whether any (Work ry significant events have occurred complete Yes / No / subsequent to the balance sheet date which d, initials N/A should be disclosed or reflected in the and date) financial report or the audit report. board and shareholders meetings.  Thư từ liên quan đến pháp lý / Legal correspondence.  Cắt giảm các hoạt động chính hoặc thanh lý các tài sản chủ yếu / Material curtailment of operations or disposal of major assets.  Các thay đổi chính lớn trong các khoản nợ hoặc cấu trúc vốn như là kết quả của vấn đề liên quan đến khả năng thanh toán / Material changes in the debt or equity structure as a result of liquidity problems.  Các bằng chứng khác về các vùng rủi ro, các vấn đề không chắc chắn và các khoản nợ tiềm tàng đã được nhận biết / Other evidence of known risk areas, known uncertainties and 16
  24. Xem phần 20.2 và 20.3 của Sổ tay kiểm toán / Refer to Section 20.2 and 20.3 of Công việc the Manual. thực hiện, Đáp ứng Xem xét xem có các sự kiện quan trọng người yêu cầu nào phát sinh sau ngày kết thúc niên độ thực hiện, hay yêu cầu phải công bố đoặc điều chỉnh W/P ngày thực không Lưu ý/Notes trong BCTC hay Báo cáo kiểm toán hay Ref hiện Satisfacto không / To determine whether any (Work ry significant events have occurred complete Yes / No / subsequent to the balance sheet date which d, initials N/A should be disclosed or reflected in the and date) financial report or the audit report. contingent liabilities.  Bằng chứng từ các vùng kiểm toán (như công việc liên quan đến cut - off) / Evidence from audit areas (such as work on cut-off).  Các bằng chứng có sẵn khác (như là các bình luận trên báo chí, internet) / Other available evidence (such as press, internet comment). 4. Trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị xem có bất kỳ sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính có thể ảnh hưởng đến BCTC không. Các trao đổi này bao gồm: / Inquire with management as to whether any subsequent events have occured which might affect the financial statements. These could include:  Tình trạng hiện tại của các khoản 17
  25. Xem phần 20.2 và 20.3 của Sổ tay kiểm toán / Refer to Section 20.2 and 20.3 of Công việc the Manual. thực hiện, Đáp ứng Xem xét xem có các sự kiện quan trọng người yêu cầu nào phát sinh sau ngày kết thúc niên độ thực hiện, hay yêu cầu phải công bố đoặc điều chỉnh W/P ngày thực không Lưu ý/Notes trong BCTC hay Báo cáo kiểm toán hay Ref hiện Satisfacto không / To determine whether any (Work ry significant events have occurred complete Yes / No / subsequent to the balance sheet date which d, initials N/A should be disclosed or reflected in the and date) financial report or the audit report. mục được xác định dựa trên cơ sở số liệu sơ bộ hoặc số liệu không thuyết phục / Current status of items that were accounted for on the basis of preliminary or inconclusive data.  Có các cam kết, vay mượn hoặc bảo lãnh mới không / Whether new commitments, borrowings or guarantees have been entered into.  Đã xảy ra hay đã có kế hoạch bán tài sản không / Whether sales of assets have occurred or planned.  Đã thực hiện hoặc có kế hoạch phát hành cổ phiếu, giấy nhận nợ hoặc có thỏa thuận sáp nhập, thanh lý không / Whether new shares or debentures have been issued or agreements to merge or liquidate have been made or planned. 18
  26. Xem phần 20.2 và 20.3 của Sổ tay kiểm toán / Refer to Section 20.2 and 20.3 of Công việc the Manual. thực hiện, Đáp ứng Xem xét xem có các sự kiện quan trọng người yêu cầu nào phát sinh sau ngày kết thúc niên độ thực hiện, hay yêu cầu phải công bố đoặc điều chỉnh W/P ngày thực không Lưu ý/Notes trong BCTC hay Báo cáo kiểm toán hay Ref hiện Satisfacto không / To determine whether any (Work ry significant events have occurred complete Yes / No / subsequent to the balance sheet date which d, initials N/A should be disclosed or reflected in the and date) financial report or the audit report.  Có sự phát triển liên quan đến các vùng rủi ro và nợ tiềm tàng không / Whether there have been developments regarding risk areas and contingencies.  Có các điều chỉnh kế toán bất thường đã được thực hiện hay dự tính thực hiện không / Whether any unusual accounting adjustments have been made or contemplated.  Có các sự kiện đã xảy ra hoặc sắp xảy ra mà cần xem xét lại sự phù hợp của các chính sách kế toán sử dụng và giả định hoạt động kinh doanh liên tục không / Whether any events have occurred or are likely to occur which will bring into question the appropriateness of the accounting polices used and the 19
  27. Xem phần 20.2 và 20.3 của Sổ tay kiểm toán / Refer to Section 20.2 and 20.3 of Công việc the Manual. thực hiện, Đáp ứng Xem xét xem có các sự kiện quan trọng người yêu cầu nào phát sinh sau ngày kết thúc niên độ thực hiện, hay yêu cầu phải công bố đoặc điều chỉnh W/P ngày thực không Lưu ý/Notes trong BCTC hay Báo cáo kiểm toán hay Ref hiện Satisfacto không / To determine whether any (Work ry significant events have occurred complete Yes / No / subsequent to the balance sheet date which d, initials N/A should be disclosed or reflected in the and date) financial report or the audit report. appropriateness of the going concern assumption.  Các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ việc xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ có phù hợp với các giả định và các ước tính quan trọng không / Whether evidence gained from review of subsequent events is consistent with the assumptions behind significant estimates. 5. Trao đổi các sự kiện quan trọng với Ban Giám đốc / Discuss significant events with management. 20
  28. Kết luận / Conclusions Dựa trên các công việc đã thực hiện và các bằng chứng kiểm toán thu thập được / Based on the works already done and the audit evidences obtained, there is: Không có các sự kiện cần điều chỉnh hoặc công bố trong BCTC No event required to adjust/disclose in the financial statements Có sự kiện cần điều chỉnh/công bố trong BCTC Event required to adjust/disclose in the financial statements Các sự kiện cần điều chỉnh/công bố trong BCTC như sau / Events require adjustment/disclosure in the financial statements as follows: AASC is member of International (Nguồn: Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC ) 21
  29. 2.1.2. Các thủ tục kiểm toán được thực hiện Các thủ tục kiểm tra các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán tại AASC bao gồm hai thủ tục: thủ tục kiểm tra số dư thông thường và một số thủ tục chuyên dùng. 2.1.2.1. Thủ tục kiểm toán số dư thông thường Đây là các thủ tục kiểm tra quanh thời điểm khóa sổ và là những thử nghiệm cơ bản thông thường được tiến hành khi kiểm toán các khoản mục trên BCTC. Bên cạnh việc cung cấp bằng chứng về sự chuẩn xác của các số liệu, nó còn cho thấy nhiều sự kiện xảy ra sau thời điểm khóa sổ. Từ đó, KTV có thể phát hiện các sự kiện kịp thời, chính xác và đề nghị khách hàng điều chỉnh hoặc thuyết minh trên BCTC, đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán. Có 2 thủ tục thường được thực hiện: Thủ tục “Chia cắt niên độ” (Cut-off): thủ tục này thông thường được thực hiện nhằm kiểm tra việc khóa sổ của các khoản mục trên BCTC, đảm bảo mục tiêu đầy đủ và đúng kỳ của các nghiệp vụ phát sinh ảnh hưởng đến các khoản mục tại ngày khóa sổ; Thủ tục “Kiểm tra sau niên độ” (Subsequent test): thủ tục này được thực hiện thông thường đối với khoản mục phải thu và phải trả nhằm làm thủ tục thay thế kiểm tra việc thanh toán công nợ khi không nhận được thư xác nhận từ khách hàng. Được thực hiện bằng cách thu thập tất cả các nghiệp vụ thanh toán đối với khoản phải thu và phải trả sau niên độ, xem xét xem có liên quan đến các khoản phải thu, phải trả tại ngày kết thúc niên độ hay không. Từ đó, KTV đánh giá tính hiện hữu của khoản mục phải thu và phải trả trên BCTC. Thủ tục kiểm tra quanh thời điểm khóa sổ được áp dụng cho hầu hết các khoản mục trong BCTC. Tuy nhiên, em chỉ trình bày cho các khoản mục cơ bản: Tiền, khoản phải thu và doanh thu, hàng tồn kho, khoản phải trả.  Khoản mục tiền Thông thường, để kiểm tra việc khóa sổ đối với khoản mục này, KTV sử dụng thủ tục chia cắt niên độ. 22
  30. Tài khoản Tiền mặt Các nghiệp vụ thu, chi cần được phản ánh đúng niên độ. Không được đưa các khoản thu, chi của niên độ sau vào niên độ này cũng như không được đưa các khoản thu, chi của niên độ này vào niên độ sau. Số dư cuối kỳ của tài khoản tiền mặt được xác định bởi công thức: Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Tổng thu – Tổng chi cho đến ngày khóa sổ Do vậy, KTV phải xem xét thời điểm phát sinh của các chứng từ thu chi được ghi nhận vào sổ kế toán vào những ngày trước và sau khi kết thúc niên độ, để xác định xem mọi khoản thu, chi có được ghi nhận đúng niên độ hay không. Ngoài ra, để tránh trường hợp ghi trước, hay ghi sau ngày phát sinh thực tế, KTV cần chú ý đặc biệt đến số thứ tự của các phiếu thu và chi cuối cùng được ghi sổ trong năm. Tại Công ty, KTV thường thực hiện các bước sau để kiểm tra khóa sổ tiền mặt: Kiểm tra chứng từ gốc và việc ghi sổ kế toán của tất cả các nghiệp vụ thu, chi tiền phát sinh trong 5 ngày trước và 5 ngày sau khi kết thúc niên độ. Lấy 5 phiếu thu, 5 phiếu chi cuối cùng trước ngày kết thúc niên độ và 5 phiếu thu, 5 phiếu chi gần nhất sau ngày kết thúc niên độ để kiểm tra việc ghi sổ kế toán. Tài khoản tiền gửi ngân hàng Để kiểm tra, KTV yêu cầu khách hàng trực tiếp cung cấp sổ phụ trong khoảng thời gian một tuần trước và sau khi kết thúc niên độ. Sổ phụ là tài liệu do ngân hàng gửi trực tiếp cho đơn vị để thông báo về các khoản ghi nợ và ghi có của tài khoản này trong một thời kỳ. Nhờ sổ phụ, KTV đối chiếu với số dư tài khoản tài khoản Tiền gửi ngân hàng với số dư trên sổ phụ của ngân hàng, phát hiện chênh lệch. Sau đó, KTV tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch để xác định đúng đắn số thực. Khi thực hiện thủ tục này, còn giúp KTV phát hiện ra thủ thuật gian lận “Kiting”. Nội dung của thủ thuật kiting là chuyển một số dư tiền từ tài khoản Tiền gửi từ một ngân hàng này sang tài khoản Tiền gửi tại một ngân hàng khác cũng của đơn vị, và cố tình ghi nhận sai nghiệp vụ. Cụ thể là vào ngày gần ngày kết thúc niên độ, họ sẽ lập séc chuyển tiền như trên. Nhưng khi thực hiện động tác này, người biển thủ sẽ thận trọng để đảm bảo chắc chắn rằng séc được rút khá trễ để ngân hàng thứ nhất chưa kịp khóa sổ vào thời điểm kết thúc niên độ, trong khi đó ngân hàng thứ hai đã ghi nhận. Do đó số tiền này sẽ hiện diện trên tài khoản Tiền gửi của đơn vị ở cả hai Ngân hàng. 23
  31. Thủ thuật này dựa trên cơ sở bù trừ cho sự thiếu hụt ngân quỹ bằng cách chuyển tiền giữa các ngân hàng để tăng khống số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng. Ta có thể xem xét ví dụ về nghiệp vụ chuyển tiền gửi ngân hàng B sang ngân hàng C của công ty A như sau Ngân hàng B Ngân hàng C Ngày ghi nhận trên Ngày ghi nhận trên Ngày ghi nhận trên Ngày ghi nhận trên sổ kế toán sổ phụ ngân hàng sổ kế toán sổ phụ ngân hàng 1/1/2015 1/1/2015 31/12/2014 31/12/2014 Nhìn từ bảng trên, ta nhận thấy số tiền gửi ngân hàng của công ty A trong giao dịch chuyển tiền từ ngân hàng B sang ngân hàng C hiện diện tại hai ngân hàng vào thời điểm khóa sổ 31/12/2014. Người biển thủ đã lợi dụng việc chuyển tiền giữa hai tài khoản ngân hàng vào thời điểm khóa sổ (ngân hàng nhận tiền ghi tăng trong niên độ trước, ngân hàng chuyển tiền ghi giảm vào niên độ sau) và xử lý trên sổ sách kế toán giống như của ngân hàng để thổi phồng tạm thời số dư tiền gửi ngân hàng của đơn vị. Đối với tài khoản tiền đang chuyển Để kiểm tra, KTV lập bảng tổng hợp các séc đã chi, hoặc đã nộp nhưng chưa nhận được giấy báo của Ngân hàng và những séc chưa nộp tại thời điểm khóa sổ. Xem xét các bảng tổng hợp, đối chiếu với sổ phụ ngân hàng và các chứng từ có liên quan để xác định các khoản tiền đang chuyển được ghi nhận đúng niên độ.  Khoản phải thu và doanh thu Phương pháp thường thấy để làm tăng khống doanh thu là ghi vào nhật ký và sổ cái các nghiệp vụ bán hàng xảy ra sau ngày kết thúc niên độ. Ví dụ như hàng được gửi đi vào đầu tháng 1 của niên độ sau, thế nhưng hóa đơn lại lập vào tháng 12 của niên độ trước và ghi vào sổ kế toán. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể làm giảm đi đáng kể lượng hàng tồn kho và tăng các khoản phải thu và doanh thu, tạo nên một hình ảnh tốt đẹp về tình hình kinh doanh của đơn vị. Để kiểm tra việc ghi nhận đúng kỳ, KTV thực hiện thủ tục chia cắt niên độ, lập bảng kê các nghiệp vụ bán hàng diễn ra trong một số ngày trước và sau ngày khóa sổ kế toán để so sánh với hóa đơn bán hàng và với các chứng từ có liên quan, thông thường từ 5 đến 10 ngày trước và sau ngày kết thúc niên độ. Ngoài ra, doanh thu cũng có thể bị tăng khống bằng việc ghi nhận trước một khoản doanh thu nào đó cho niên độ hiện hành, qua niên độ sau số doanh thu này sẽ được 24
  32. điều chỉnh giảm trở lại. Để phát hiện, KTV xem xét tất cả các khoản hàng trả lại sau niên độ có liên quan đến số hàng bán trong niên độ trước, cũng như các tài liệu xác nhận về công nợ có liên quan. Bên cạnh đó, KTV còn chọn mẫu để so sánh giữa ngày ghi trên các chứng từ chuyển hàng với ngày ghi trên hóa đơn bán hàng và sổ kế toán. Nếu có chênh lệch, đó cũng là dấu hiệu về khả năng có sai sót trong số liệu của niên độ. Đối với các khoản phải thu được coi là khoản nợ khó đòi, thông thường KTV thường lập bảng phân tích tuổi nợ để kiểm tra thời hạn nợ của các khoản phải thu, sau đó tiến hành kiểm tra việc thanh toán sau niên độ, xem xét rủi ro các khoản nợ xấu.  Hàng tồn kho Nếu chia cắt niên độ không đúng có thể ảnh hưởng rất lớn đến số liệu hàng tồn kho. Việc chia cắt niên độ chính xác có thể giúp đơn vị bảo đảm được các cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu và đầy đủ của hàng tồn kho. Tùy thuộc vào sự đánh giá của KTV về tính hữu hiệu của thủ tục chia cắt niên độ của đơn vị, phạm vi của các thử nghiệm kiểm tra vấn đề này có thể được điều chỉnh thích hợp. Thông thường là từ 5 đến 10 ngày trước và sau ngày kết thúc niên độ. Để kiểm tra, KTV xem xét các nghiệp vụ mua hàng và xuất hàng diễn ra trong một số ngày quanh thời điểm kết thúc niên độ và tiến hành kiểm tra mẫu đối với các chứng từ liên quan nhằm xác định thời điểm quyền sở hữu và các rủi ro đi kèm với hàng hóa thật sự được chuyển giao. Thời điểm này sẽ quyết định hàng tồn kho thuộc vào niên độ nào. Thủ tục chia cắt niên độ chỉ nhằm mục đích chính là xác định hàng tồn kho nào thuộc về đơn vị. Khi thực hiện thủ tục chia cắt niên độ này, còn giúp KTV kiểm tra được các khoản phải trả nhà cung cấp hàng hóa phát sinh trước và sau niên độ hiện hành. Từ đó, KTV đánh giá được việc ghi nhận đúng đắn của các khoản phải trả nhà cung cấp.  Khoản phải trả Thông qua việc xem xét các khoản thực chi vào đầu niên độ sau, KTV có thể phát hiện các khoản chi quỹ thuộc về chi phí của tháng cuối niên độ kiểm toán. Để đảm bảo cơ sở dồn tích, các khoản chi phí này đáng lẽ phải được đơn vị tính vào chi phí của niên độ, đồng thời làm phát sinh các khoản phải trả vào cuối kỳ, nhưng lại không được ghi chép đúng kỳ, mà lại ghi vào niên độ sau khi thực thi. Hậu quả tất 25
  33. nhiên là nợ phải trả cuối kỳ và chi phí của niên độ kiểm toán bị ghi thiếu một khoản, đồng thời số liệu của niên độ sau cũng bị ảnh hưởng tương ứng. Thủ tục này được KTV thực hiện trong phần hành kiểm toán chi phí nhằm xác định tính đúng đắn và thích hợp của các khoản chi phí phải trả. 2.1.2.2. Thủ tục chuyên dùng Loại thủ tục này được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán khi gần ngày ký Báo cáo kiểm toán để kiểm tra các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán.Trưởng nhóm kiểm toán sau khi đã xem xét quy trình kiểm toán khách hàng từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán đến giai đoạn hoàn thành kiểm toán, sẽ thực hiện thủ tục phỏng vấn Ban quản lý đơn vị. Dựa trên những thủ tục đã được áp dụng khi kiểm toán phần hành từng khoản mục riêng lẻ trên BCTC, cung cấp các thông tin về các sự kiện có khả năng xảy ra sau niên độ ảnh hưởng đến BCTC. Trên các khoản mục: Cổ phiếu: - Có những cam kết hoặc thỏa thuận mua mà giá cổ phiếu vượt quá giá của thị trường hiện tại hay không? - Có trường hợp sự sụt giá trên thị trường ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu của đơn vị hay không? Nợ phải thu: - Khả năng có các khoản nợ phải thu khó đòi? - Khả năng bị mất các khách hàng chính? - Có những giấy nợ quan trọng cần xem xét? Tài sản, thiết bị: - Trường hợp mua hoặc thanh lý tài sản? - Đơn vị có kế hoạch hoặc có cam kết mua hoặc bán tài sản hay không? - Những tài sản bị trưng dụng hay bị phá hủy do hỏa hoạn, lụt bão ? Khoản phải trả: - Những khoản vay mới, phát hành cổ phiếu hoặc có hoạt động tài chính khác, bao gồm cả trường hợp thu hẹp cổ tức, hoặc những cuộc họp quan trọng thỏa thuận các vấn đề có liên quan? 26
  34. - Những khoản phải trả có tranh chấp hoặc tranh chấp chưa được giải quyết, như: yêu cầu phải trả khách hàng, phải trả nhà cung cấp dịch vụ, các khoản bảo lãnh, bảo hành, các khoản thuế phải nộp? - Các khoản phải trả bất thường vượt quá giá trị tài sản? Tranh chấp và hợp đồng: - Các vụ kiện tụng đang xử hoặc chưa được giải quyết? - Các trường hợp thương lượng lại các điều khoản hoặc thay đổi giá cả trong hợp đồng? - Có những đơn đặt hàng từ các khách hàng chủ yếu hay không? - Các vụ thương lượng lương nhân viên hoặc đình công đang được giải quyết hoặc chưa giải quyết? Doanh thu và lợi nhuận: - Doanh thu và lợi nhuận của đơn vị có mâu thuẫn với khuynh hướng năm trước hoặc khuynh hướng của tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại hay không? - Đơn vị có thực hiện phương án sản xuất kinh doanh nào mới không? - Trường hợp tăng hoặc giảm quan trọng giá cả đầu ra của đơn vị ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận? - Trường hợp Doanh thu được ghi nhận bất thường hoặc các khoản doanh thu chưa được ghi nhận? Hàng hóa và giá vốn hàng bán: - Trường hợp giảm giá nguyên vật liệu đầu vào? Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự giảm của lợi nhuận thuần? - Có phương án phát triển dòng sản phẩm mới hoặc sản phẩm quan trọng? Trường hợp khác: - Đơn vị có sự thay đổi nào trong chính sách kế toán hoặc tài chính không? - Những khoản cổ tức đặc biệt? Cuối cùng, trưởng nhóm kiểm toán lập thư xác nhận sự kiện phát sinh sau niên độ (subsequent letter)gửi cho khách hàng ký đảm bảo rằng đã cung cấp đầy đủ thông tin, xác nhận phạm vi kiểm toán của KTV, cũng như đảm bảo rằng đã cung cấp tất cả các bằng chứng nhằm chứng minh cho các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán. (Subsequent letter- Phụ lục trang a) 27
  35. 2.2. Thực tế áp dụng khi kiểm toán khách hàng của AASC Em đã tiến hành khảo sát việc thực hiện các thủ tục kiểm toán chuyên dùng để xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán tại 5 khách hàng của AASC, bảng bao gồm tóm tắt sơ lược về 5 công ty và 3 thủ tục chuyên dụng: Bảng 2.2: Khảo sát việc thực hiện các thủ tục kiểm toán chuyên dụng để xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán tại 5 khách hàng của AASC Tên Thủ tục chuyên dụng khách Tóm tắt sơ lược hàng 1 2 3 Hoạt động từ 2012trong lĩnh vực sản xuất nhựa, A    trụ sở chính tại Đồng Nai. Hoạt động từ 2009 trong lĩnh vực xây dựng, trụ B    sở chính tại Vũng Tàu. Hoạt động từ 2005 trong lĩnh vực may mặc, trụ C    sở chính tại Bình Dương. Hoạt động từ 2011 trong lĩnh vực may mặc,, trụ D    sở chính tại Tây Ninh. Hoạt động từ năm 2002 trong lĩnh vực các thiết bị điện, điện tửthiết bị phục vụ đào tạo v à giảng E    dạy, thiết bị văn phòng, trụ sở chính tại TP.HCM Trong đó: “”: Đã thực hiện thủ tục “X”: Chưa thực hiện thủ tục Các thủ tục chuyên dụng kiểm toán các sự kiện phát sinh sau niên độ của Công ty: 1. Đánh giá hiệu quả của các thủ tục quản lý trong việc đảm bảo tất cả các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ đã được phát hiện, xem xét và đánh giá đúng đắn về ảnh hưởng đối với BCTC; 28
  36. 2. Xem xét các bằng chứng khác để đảm bảo các sự kiện sau phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán đã được ghi nhận đầy đủ; 3. Trao đổi với Ban giám đốc đơn vị xem có bất kỳ sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính có thể ảnh hưởng đến BCTC không. Dựa vào bảng khảo sát trên, người viết đã thu thập được bảng tổng hợp dự a trên các tiêu chí: Khách hàng có phát sinh sự kiện sau niên độ hay không? Sự kiện đó là sự kiện điều chỉnh hay không điều chỉnh? Sự kiện đó có được công bố đầy đủ trên BCTC hay không? Bảng 2.3: Khảo sát các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc k ỳ kế toán 5 khách hàng của AASC Tên Không phát Có phát Sự kiện sau Sự kiện sau niên độ là sự Khách sinh sự kiện sinh sự kiện niên độ là sự kiện không điều chỉnh hàng sau niên độ sau niên độ kiện điều chỉnh được công bố trên BCTC A  B  C  D  E   Kết quả chỉ có khách hàng là công ty E có phát sinh sự kiện sau ngày niên độ. Nhìn rộng hơn, trong năm tài chính 31/12/2014, AASC chỉ có duy nhất khách hàng là công ty E có phát sinh sự kiện sau niên độ. Vì vậy, để hiểu rõ hơn thủ tục kiểm toán các sự kiệ n phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán của AASC , em sẽ tiến hành khảo sát về các thủ tục kiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán đối với khách hàng là công ty E. 29
  37. 2.2.1. Tìm hiểu chung về tình hình kinh doanh của công ty E Công ty E là doanh nghiệpthương mại được thành lập ngày 24-9-2002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp với số vốn điều lệ 15 tỷ đồng. Công ty đặt trụ sở chính tại quận X, thành phố Hồ Chí Minh . Công ty chuyênkinh doanh các thiết bị điện, điện tử, thiết bị phục vụ đào tạo và giảng dạy, thiết bị văn phòng. Đối tượng khách hàng mà công ty hướng tới là các trường học, cơ quan, nhà máy, doanh nghiệp. Tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu - Cơ sở lập BCTC: Các BCTC được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng. - Kỳ kế toán: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 theo lịch dương. - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 15-2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 và bổ sung theo quy định tại Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính 2.2.2. Thực hiện kiểm toán các sự kiện phát sinh sau niên độ áp dụng tại khách hàng là công ty E 2.2.2.1. Thực hiện các thủ tục thông thường để xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ Thủ tục kiểm tra quanh thời điểm khóa sổ được áp dụng cho hầu hết các khoản mục trong BCTC. Tuy nhiên,ở phần ví dụ em chỉ trình bày cho khoản mục Hàng tồn kho. Trong ví dụ minh họa, có liên quan đến việc xác lập mức trọng yếu để lấy mẫu kiểm tra cho từng khoản mục trên BCTC, vì vậy em xin trình bày sơ lược cách xác lập mức trọng yếu trong giai đoạn hình thành chương trình kiểm toán tại đơn vị thực tập.  Xác lập mức trọng yếu AASC xây dựng được tài liệu hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại Công ty như sau: 30
  38. Bảng 2.4: Bảng tính mức trọng yếu của AASC Chỉ tiêu Mức trọng yếu 1. Lợi nhuận trước thuế 5% - 10% 2. Doanh thu 0.5% - 1% 3. Tổng tài sản 0.5% - 1% 4. VCSH 1% - 2% (Nguồn: Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC) AASC ưu tiên căn cứ số một là lợi nhuận trước thuế. Công ty E có lợi nhuận trước thuế trong năm 2014 đạt 1.462.324.821 đồng, như vậy, căn cứ vào chỉ tiêu này để ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho tổng thể BCTC 1.462.324.821 * 6% = 87.739.489 đồng Sau khi đã có ước lượng về mức trọng yếu của BCTC, KTV sẽ phân bổ ước lượng ban đầu này cho các bộ phận và khoản mục theo tỷ lệ sau: hàng tồn kho hệ số 3, công nợ bên ngoài và các khoản thuế hệ số 2, các khoản khác hệ số 1. KTV quyết định phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục HTK cao hơn các khoản mục khác vì chi phí cho khoản mục này thường lớn hơn các khoản mục khác. Mức trọng Hệ số đi Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu Số dư của yếu phân bổ kèm = * khoản * cho khoản Số dư từng Hệ số đi kèm của khoản ∑ * mục HTK mục HTK khoản mục từng khoản mục mục HTK Theo đó, mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục HTK tính ra là: 26.321.846 đồng . Phân bổ mức trọng yếu cho HTK là giúp KTV xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với khoản mục hàng tồn kho ở mức chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo các sai sót không vượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Việc phân bổ mức trọng yếu dựa trên bản chất của các khoản mục, kinh nghiệm của KTV, chi phí kiểm toán, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ đối với khoản mục hàng tồn kho. 31
  39.  Thủ tục kiểm tra Kiểm kê Hàng tồn kho Công việc này thường được tiến hành vào lúc khách hàng thực hiện kiểm kê thực tế hàng tồn kho vào cuối năm hoặc cuối kỳ kế toán. Trong cuộc Kiểm t oán Hàng tồn kho, thông thường KTV thu nhập bằng chứng về tính hiện hữu và tình trạng của hàng tồn bằng cách tham dự vào cuộc kiểm kê kho tại doanh nghiệp. Trừ khi công việc tham dự v ào cuộc kiểm kê là không thể. Trường hợp này, KTVcủa AASC không tham gia trực tiếp vào cuộc kiểm kê hàng tồn kho tạ i ngày 31/12/2014 của công ty E, do hạn chế về mặt thời gian nên cũng không thực hiện tái kiểm kê. Bởi vậy KTV đã thu thập các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm kê mà khách hàng đã thực hiện như quyết định thành lập ban chỉ đạo kiểm kê, báo cáo kiểm kê, KTV cũng phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm kê mà họ đã thực hiện để đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu kiểm kê đã nhận được . Sau đây là giấy làm việc của KTV trình bày về việc đánh giá độ tin cậy của kết quả kiểm kê. 32
  40. Bảng 2.5 a: Giấy làm việc của KTV-Đánh giá độộ tin cậy của kết quả kiểm kê HTK (công ty E) CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC AASC AUDITING FIRM COMPANY Khách hàng (Client): Prepared by: Date: Công ty E 15/01/2015 Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2014 Reviewed by: Date: 30/01/2015 Nội dung: Đánh giá độ tin cậyậy củacủa kếtkết quảquả kiểmkiểm kkê HTK Mục tiêu / Objectives Đảm bảo kết quả kiểm kê là chính xác. Công việc/ Workdone Thông qua trao đổi với kế toán trưởng công ty, cùng kinh nghiệm tham gia nhiều cuộc kiểm toán, chúng tôi ghi nhận lại những điểm sau: Công ty E thực hiện kiểm kê HTK hàng quý, tuy nhiên, chỉ lần kiểm kê cuối niên độ kế toán mới có sự tham gia của thành viên Ban Giám đốc, Kế toán trưởng đơn vị, kế hoạch kiểm kê mới được lập thành văn bản và quy mô cuộc kiểm kê là toàn bộ. Kế hoạch kiểm kê cho biết thời gian chính thức tiến hành cuộc kiểm kê, nhân sự tham gia kiểm kê, thiết bị sử dụng để kiểm kê, thứ tự kho hàng và quy mô kiểm kê. Quy trình kiểm kê của đơn vị như sau: Phòng Kế toán lập danh sách các loại HTK chi tiết theo chủng loại, số mã, tên kho nhưng không ghi số lượng. Thủ kho sau khi tổng hợp kết quả kiểm kê sẽ ghi vào danh sách số lượng tồn kho các loại HTK tương ứng và ký nhận vào biên bản kiểm kê. Kết quả kiểm kê được đối chiếu với số lượng HTK trên bảng tổng hợp nhập -xuất- tồn, chênh lệch nếu có sẽ được ghi nhận lại và tìm nguyên nhân để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Kết luận/ Conclusions Chúng tôi đánh giá quy trình kiểm kê được thực hiện tại công ty E là hợp lý. (Nguồn: Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC) 33
  41. Sau đây là phần trình bày kết quả kết quả kiểm kê được đối chiếu với số lượng HTK trên bảng xuất- nhập- tồn trên giấy làm việc của KTV. Do HTK tại Công ty E rất đa dạng về chủng loại và số lượng lớn nên để đánh giá độ tin cậy của kết quả kiểm kê, KTV chọn mẫu đối với hàng hoá trọng yếu và có giá trị lớn tại mỗi kho để kiểm tra. Mô tả về hàng tồn kho: Loại hàng hoá được kiểm kê tại mỗi kho: - Kho 1: Các thiết bị điện: Quạt điện, máy phát điện - Kho 2: Thiết bị giáo dục: Bàn ghế học sinh, máy chiếu - Kho 3: Thiết bị văn phòng: Máy in, máy photocopy Bảng 2.5b: Giấy làm việc của KTV-Đánh giá độ tin cậy của kết quả kiểm kê HTK (Công tyE) CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC AASC AUDITING FIRM COMPANY Khách hàng (Client): Prepared by: Date: Công ty E 15/01/2015 Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2014 Reviewed by: Date: 30/01/2015 Nội dung: Đánh giá độ tin cậy của kết quả kiểm kê HTK Mục tiêu / Objectives Đảm bảo kết quả kiểm kê là chính xác Công việc/ Workdone Kết quả kiểm kê kho hàng hóa 1 Sốố thựcthực Số sổ Tên HTK Chi tiết HTK ĐVT Chênh lệch tế sách Quạt trần Cái 17 17 0 Quạt hộp Cái 42 42 0 Quạt điện Quạt đứng Cái 26 26 0 Quạt treo tường Cái 23 23 0 Máy phát Máy phát điện Honda Cái 9 9 0 điện Máy phát điện Kipor Cái 13 13 0 34
  42. Máy phát điện Elemax Cái 15 15 0 Máy phát điện Kama Cái 8 8 0 Kết quả kiểm kê kho hàng hóa 2 Số thực Tên HTK Chi tiết HTK ĐVT Số sổ sách Chênh lệch tế Bàn ghế Bàn ghế rời Bộ 32 32 0 học sinh Bàn liền ghế Bộ 28 28 0 Máy chiếu hãng Sony Cái 25 25 0 Máy chiếu Máy chiếu hãng Hitachi Cái 24 24 0 Kết quả kiểm kê kho hàng hoá 3 Số thực Số sổ Tên HTK Chi tiết HTK ĐVT Chênh lệch tế sách Máy in Sam sung Cái 20 20 0 Máy in Máy in Panasonic Cái 18 18 0 Máy in Canon Cái 16 16 0 Máy photocopy hãng Cái 8 8 0 Sharp Máy photocopy Toshiba Cái 7 7 0 Máy Máy photocopy Cái 16 16 0 photocopy Panasonic Máy photocopy Ricoh Cái 5 5 0 Aficio Kết luận / Conclusions Dựa trên kết quả kiểm kê thử, các tài liệu ghi chép về cuộc kiểm kê của khách hàng, chúng tôi tin tưởng vào kết quả kiểm kê mà đơn vị khách hàng cung cấp là trung thực, không có sai sót trọng yếu. Hơn nữa, dựa trên sự giám sát và điều tra của KTV, KTV cho rằng hàng hóa vẫn sử dụng được và bán được. (Nguồn: Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC) 35
  43. Sau khi KTV đối chiếu với số dư hàng tồn kh o được tổng hợp từ sổ sách của công ty về khối lượng, phẩm chất và đơn giá đểể thấythấy đđược sự chênhênh llệch giữa thực tế vàà ssổổ sách.sách. KTV đưa ra nhận định về việc kiểm kê tại Công ty E như sau: Công ty E là khách hàng mới của AASC, nên KTV cũng không trực tiếp tham gia vào cuộc kiểm kê ngày 31/12/2014 của công ty E, mà tiến hành kiểm kê mẫu đối với một số hàng tồn kho của công ty E, rồi suy rộng ra cho toàn bộ hàng tồn kho của công ty, sau đó trừ lùi lại đến ngày 31/12/2014 để khẳng định số dư hàng tồn kho tại ngày 31/12/2014 như trong biên bản kiểm kê của công ty. Qua kiểm kê một số mặt hàng tồn kho thì thấy khớp đúng giữa sổ sách vàà ththực tế. Từ đó có thể kết luận kết quả kiểm kê là chính xác. Kiểm tra tính đầy đủ, phân loại và trình bày các nghiệp vụ kinh tế Mục đích của công việc này là xem xét các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được vào sổ đầy đủ chưa, có được hạch toán đúng kỳ hay không, có được trình bày theo đúng quy định hay không. Ở bước này KTV sẽ đối chiếu chứng từ lên sổ sách kế toán và thực hiện đối với hai nghiệp vụ: Nghiệp vụ mua hàng và nghiệp vụ xuất bán. Bảng 2.6: Giấy làm việc của KTV-Kiểm tra tính đầy đủ, phân loại vàà trình bày các nghiệp vụ kinh tế(Công ty E) CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC AASC AUDITING FIRM COMPANY Khách hàng (Client): Prepared by: Date: Công ty E 15/01/2015 Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2014 Reviewed by: Date: 30/01/2015 Nội dung: Kiểm tra tính đầy đủ, phân loại và trình bày các nghiệp vụ kinh tế Mục tiêu / Objectives Xem xét các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được vào sổ đầy đủ chưa, có được hạch toán đúng kỳ hay không, có được trình bà y theo đúng quy định hay không Công việc/ Workdone KTV sẽ đối chiếu chứng từ lên sổ sách kế toán và thực hiện đối với hai nghiệp vụ: Nghiệp vụ mua hàng và nghiệp vụ xuất bán.  Nghiệp vụ mua hàng 36
  44. Đây là nghiệp vụ được KTV đánh giá là có khả năng sai phạm rất lớn. KTV phải đặc biệt chú ý khi đối chiếu giữa Phiếu yêu cầu mua hàng được phê chuẩn, Hoá đơnmua hàng, Phiếu kiểm tra hàng nhập, Phiếu nhập kho với Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa, Sổ cái TK và các sổ khác liên quan như 111, 112, 331, Trong quá trình đối chiếu này, KTV đưa ra nhận xét của mình về công tác hạch toán các nghiệp vụ có được hạch toán ghi chép đầy đủ, đúng về quy mô và số tiền, có phản ánh đúng kỳ hay không? Chứng từ TK ĐƯ Số tiền Ghi Nội dung SH NT Nợ Có Sổ sách Thực tế chú Nhập mua bộ nạp ăcquy tự PN 189 12/01/15 1561 111 12.000 12.000  động PN 192 23/01/15 Nhập mua micro không dây 1563 331 40.000 40.000 (1) Nhập mua ghế xoay văn PN 193 25/01/15 1563 111 25.000 25.000  phòng  Nhập mua các thiết bị thí PN 563 28/11/14 1562 111 18.000 18.000  nghiệm phục vụ giảng dạy Nhập mua hộp chữ cái, đồ PN 675 26/12/14 1562 331 16.000 16.000  chơi đồng hồ và các con số PN 680 29/12/14 Nhập mua giá đựng hồ sơ 1563 331 52.000 52.000  Nhập mua bộ chữ cái tiếng PN 685 31/12/14 1562 111 8.000 8.000  anh Kết luận / Conclusions : Đã đối chiếu khớp đúng giữa chứng từ gốc và Nhật ký chung, Sổ Cái, Sổ chi tiết các tài khoản. (1): Do nhầm lẫn trong hạch toán, kế toán đơn vị hạch toán nhầm TK1562 sang TK1563 KTV thống nhất với đơn vị thực hiện bút toán điều chỉnh : Nợ TK 1562: 40.000 Có TK 1563: 40.000 (TK 1561: Thiết bị điện, TK1562: Thiết bị giáo dục, TK 1563: Thiết bị văn phòng) 37
  45.  Nghiệp vụ xuất bán KTV đối chiếu giữa Hoá đơn bán hàng, Phiếu xuất kho, các Hợp đồng kinh tế với Sổ cái, Nhật ký chung, Sổ chi tiết các TK liên quan. Chứng từ TK ĐƯ Số tiền Ghi Nội dung SH NT Nợ Có Sổ sách Thực tế chú Xuất bán bóng đèn neon PX 132 12/01/15 632 1561 1.000 1.000  Philips T8/36W Xuất bán máy photocopy PX 145 15/01/15 632 1563 60.000 60.000  Sharp AM-400 Xuất bán bộ chữ cái học PX 190 16/02/15 632 1562 9.000 9.000  tiếng anh Xuất bán quạt hộp trung 9.500 9.500 PX 212 13/03/15 632 1561  ASIA vina F12004  Xuất bán máy in PX 892 28/11/14 632 1563 20.000 20.000  Panasonic KX-MB3020 Xuất bán bộ ngắt mạch PX 898 30/11/14 632 1561 13.000 13.000  BBW 375S PX 991 29/12/14 Xuất bán đèn tiết kiệm 632 1561 48.000 48.000  điện LED Xuất bán bàn ghế SV PN 995 30/12/14 632 1562 111.391,2 111.391,2  BSV 107 Kết luận / Conclusions : Đã đối chiếu khớp giữa HĐ bán hàng, Hợp đồng mua bán, Phiếu xuất kho và Nhật ký chung, Sổ cái, Sổ chi tiết các tài khoản có liên quan (Nguồn: Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC) 38
  46. Kiểm tra việc ghi nhận đúng kỳ KTV chọn nghiệp vụ trước và sau thời điểm kết thúc niên độ từ Sổ chi tiết, tiến hành đối chiếu ngày ghi sổ với ngày trên Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho và chứng từ xuất nhập HTK khác. Thông thường là từ 5-10 ngày trước và sau ngày kết thúc niện độ. Qua việc theo dõi, đối chiếu chi tiết việc ghi sổ các nghiệp vụ nhập xuất hàng hóa, KTV kết luận các nghiệp vụ nhập xuất kho được ghi chép đã đảm bảo tính đúng kỳ. Bảng 2.7: Giấy làm việc của KTV- Kiểm tra tính việc ghi nhận đúng kìì (Công ty E) CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC AASC AUDITING FIRM COMPANY Khách hàng (Client): Prepared by: Date: Công ty E 15/01/2015 Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2014 Reviewed by: Date: 30/01/2015 Nội dung: Kiểm tra việc ghi nhận đúng kỳ Mục tiêu / Objectives Đảm bảo hàng tồn kho được ghi nhận thích hợp và đúng niên độ. Công việc/ Workdone KTV tiến hành thu thập các chứng từ mua hàng trong 10 ngày trước và 10 ngày sau ngày kết thúc niên độ năm 2014, xem xét đối chiếu với sổ cái để đảm bảo hàng hóa mua vào đãã đưđược ghi nhận hoặc chưa ghi nhận. Thời Ghi Mã chứng Ngày điểm nhận Ngày Diễn giải Phát sinh nợ từ Phiếu NK ghi hợp nhận lý Nhập mua ổ PN878 27/12/2014 cắm điện đa 45.000.000 31/12/2014 2014  năng Nhập mua tụ 10.000.000 PN956 29/12/2014 31/12/2014 2014  bù trung thế 39
  47. Nhập mua PN999 30/12/2014 máy phát 530.420.000 31/12/2014 2014  điện Nhập mua máy in PN1014 31/12/2014 130.000.000 31/12/2014 2014  Panasonic KX Nhập mua PN1015 31/12/2014 467.500.000 31/12/2014 2014  quạt điện Nhập mua máy PN0001 01/01/2015 120.000.000 01/01/2015 2015  photoToshiba E-studio 810 Nhập mua PN0002 06/01/2015 bàn ghế học 449.884.800 06/01/2015 2015  sinh Nhập mua PN0003 08/01/2015 72.000.000 08/01/2015 2015  máy chiếu Nhập mua PN0004 10/1/2015 740.000.000 10/01/2015 2015  máy tính Nhập mua đồ PN0005 10/1/2015 32.000.000 10/01/2015 2015  chơi giáo dục Nhập mua tủ PN0006 10/1/2015 35.000.000 10/01/2015 2015  đựng tài liệu Kết luận / Conclusions Hàng tồn kho đã được ghi nhận thích hợp và đúng kỳ. (Nguồn: Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC) 40
  48. Kiểm tra việc áp dụng tính giá Công ty E áp dụng tính giá xuất HTK theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn. Công thức tính giá xuất HTK như sau: Giá trị đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ Giá xuất HTK = Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ KTV kiểm tra các tài liệu liên quan đến tính giá xuất HTK của các năm trước để khẳng định tính nhất quán trong phương pháp tính giá HTK của khách hàng. Còn việc kiểm tra tính chính xác số học của việc tính giá xuất HTK tại Công ty E được KTV tiến hành chọn mẫu và thực hiện tính toán lại giá xuất của ba loại hàng hoá: máy phát điện, máy photocopy và bàn ghế học sinh. 41
  49. Bảng 2.8: Giấy làm việc của KTV-Kiểm tra tính giá xuất của bàn ghế liền (Công ty E) Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ Đơn giá xuất Đơn giá Chênh lệch giá Tháng SL SL SL SL của đơn vị TT TT TT TT xuất xuất (bộ) (bộ) (bộ) (bộ) tính 1 50 24.000 50 24.000 2 50 24.000 100 47.000 80 37.866,7 70 33.133,3 473,3 473,3 - 3 70 33.133,3 120 56.400 150 70.684,5 40 18.848,8 471,23 471,23 - 4 40 18.848,8 500 235.000 200 94.000 340 159.848,8 470 470 - 5 340 159.848,8 120 56.416,8 220 103.432 470,14 470,14 - 6 220 103.432 80 37.600 152 71.455,2 148 69.576,8 470,1 470,1 - 7 148 69.576,8 500 230.000 520 240.396 128 59.180,8 462,3 462,3 - 8 128 59.180,8 1.000 460.000 1.040 478.670,4 88 40.510,4 460.26 460.26 - 9 88 40.510,4 200 92.000 260 119.626 28 12.884,4 460.1 460.1 - 10 28 12.884,4 250 116.250 240 111.480 38 17.654,4 464.5 464.5 - 11 38 17.654,4 120 55.800 120 55.788 38 17.666,4 464.9 464.9 - 12 38 17.666,4 230 106.720 240 111.391,2 28 12.995,2 464.13 464.13 - (Nguồn: Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC) 42
  50. Việc kiểm tra tính giá xuất của máy phát điện và máy photocopy thực hiện tương tự như với bàn ghế học sinh. Qua việc kiểm tra tính giá xuất, KTV nhận thấy công việc tính giá HTK của Công ty E thực hiện hợp lý, chính xác và nhất quán. 2.2.2.2. Các thủ tục chuyên dụng Các thủ tục chuyên dụng nhằm kiểm tra các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán: a. Thực hiện các thủ tục được thiết kế để thu thập được bằng chứng kiểm toán thích hợp chỉ ra tất cả các sự kiện phát sinh trước ngày ký báo cáo kiểm toán dẫn đến phải điều chỉnh hoặc thuyết minh trên BCTC: Xem xét các thủ tục quản lý được thiết lập tại đơn vị để xác định các sự kiện phát sinh sau niên độ. Xem xét các Biên bản Đại hội cổ đông, họp Hội đồng quản trị, họp Ban kiểm soát, họp Ban giám đốc sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC, kể cả những vấn đề đã được thảo luận trong các cuộc họp này nhưng chưa được ghi trong biên bản. Xem xét BCTC kỳ gần nhất của đơn vị và kế hoạch tài chính cũng như các Báo cáo quản lý khác của Giám đốc. Xem xét sổ cái, sổ Nhật ký chung và chứng từ gốc sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC để tìm ra những khoản chưa được ghi nhận tại ngày khóa sổ kế toán hoặc phát hiện ra những khoản mục bất thường. Yêu cầu đơn vị hoặc luật sư của đơn vị cung cấp thêm thông tin về các vụ ki ện tụng; tranh chấp trước đó hoặc các vụ kiện tụng khác. Trao đổi với Giám đốc đơn vị để xác định những sự kiện đã xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC nhưng có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. b. Khi nhận thấy các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì KTV phải xác định xem các sự kiện này có được ghi nhận đúng đắn và trình bày thích hợp trong BCTC hay không? 43
  51. Bảng 2.9: Trình bày các thủ tục chuyên dụn g nhằm kiểm tra các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán (Công ty E) Đáp ứng yêu Tham Thủ tục cầu hay Lưu ý chiếu không 1. Đánh giá hiệu quả của các thủ tục quản lý trong việc đảm bảo tất cả các sự kiện phát sinh sau ngày Đã đáp ứng kết thúc niên độ đã được phát hiện, xem xét và đánh giá đúng đắn về ảnh hưởng đối với BCTC 2. Xem xét các bằng chứng khác để đảm bảo các sự kiện sau phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán đã được ghi nhận đầy đủ. Cần kiểm tra: - Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, họp Hội Đã đáp ứng đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc ã - Báo cáo quản trị, BCTC kỳ gần nhất Đ đáp ứng - Sổ cái, nhật ký chung, chứng từ gốc sau ngày khóa sổ, sổ quỹ tiền mặt, bảng đối chiếu số dư Đã đáp ứng tiền gửi ngân hàng ã - Thư từ liên quan đến pháp lý Đ đáp ứng - Các thay đổi lớn trong các khoản nợ hoặc cấu Đã đáp ứng trúc vốn - Các bằng chứng từ thủ tục chia cắt niên độ Đã đáp ứng (“Cut-off”) - Các bằng chứng khác về các rủi ro, các vấn đề không chắc chắn và các khoản nợ tiềm tang đã Đã đáp ứng được nhận biết Các bằng chứng có sẵn khác (trên báo chí, - Đã đáp ứng Internet ) 3. Trao đổi với Ban giám đốc đơn vị xem có bất kỳ sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính có 44
  52. thể ảnh hưởng đến BCTC không. Các trao đổi này bao gồm Có các cam kết, vay mượn hoặc bảo lãnh mới - Đã đáp ứng không? - Đã bán tài sản hay đã có kế hoạch bán tài sản Đã đáp ứng không? - Đã thực hiện hoặc có kế hoạch phát hành cổ phiếu, giấy nhận nợ hoặc có thỏa thuận sát nhập, Đã đáp ứng thanh lý không? - Có phát sinh tài sản hoặc nợ tiềm tàng hay Đã đáp ứng không? - Có phát sinh các sự kiện liên quan đến việc xác định các ước tính kế toán và lập dự phòng hay Đã đáp ứng không? Có các điều chỉnh kế toán bất thường đã được - Đã đáp ứng thực hiện hay dự tính thực hiện không? - Có các sự kiện đã xảy ra hoặc sắp xảy ra mà cần xem xét lại sự phù hợp của các chính sách kế Đã đáp ứng toán đã được sử dụng và giả định hoạt động liên tục không? Sau khi tiến hành các thủ tục chuyên dụng, KTV nhận thấy không có các biến động bất thường nào đáng lưu ý, cũng như không có các vấn đề quan trọng nào cần phải điều chỉnh BCTC và không có cuộc họp nào được tổ chức sau ngày kết thúc niên độ. Tuy nhiên, ngày 10/01/2015Công ty E nhận được biên bản kiểm tra thuế. Công ty phải nộp bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”) với số tiền 70.891.854 đồng. Công ty chưa ghi nhận khoản thuế phải nộp bổ sung vào BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 vì Công ty E đã làm công văn giải trình chi tiết gửi cục thuế xem xét và giải quyết. Tại ngày lập BCTC công ty vẫn chưa nhận được phản hồi của cục thuế. 45
  53. Theo đoạn 20 VAS 23 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh cần phải trình bày trên BCTC, như: (a) Việc hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán "Hợp nhất kinh doanh" hoặc việc thanh lý công ty con của tập đoàn; (b) Việc công bố kế hoạch ngừng hoạt động, việc thanh lý tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ liên quan đến ngừng hoạt động; hoặc việc tham gia vào một hợp đồng ràng buộc để bán tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ; (c) Mua sắm hoặc thanh lý tài sản có giá trị lớn; (d) Nhà xưởng sản xuất bị phá hủy vì hỏa hoạn, bão lụt; (e) Thực hiện tái cơ cấu chủ yếu; (f) Các giao dịch chủ yếu và tiềm năng của cổ phiếu thường; (g) Thay đổi bất thường, quan trọng về giá bán tài sản hoặc tỷ giá hối đoái. (h) Thay đổi về thuế có ảnh hưởng quan trọng đến tài sản, nợ thuế hiện hành hoặc thuế hoãn lại; (i) Tham gia những cam kết, thỏa thuận quan trọng hoặc những khoản nợ tiềm tàng; (j) Xuất hiện những vụ kiện tụng lớn. Sự kiện trên theo đoạn 20 VAS 23 việc công ty E phải nộp bổ sung thuếlà loại sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kì kế toán năm không cần điều chỉnh mà chỉ cần thuyết minh trên BCTC, và doanh nghiệp cũng đã thuyết minh cụ thể trên BCTC niên độ 31/12/2014. 46
  54. CHƯƠNG 3:NHẬN XÉT 3.1. Nhận xét chung Trong quá trình thực tập tại Công ty, người viết được tiếp xúc và thực hiện công việc như một trợ lý KTV. Công việc chủ yếu của sinh viên thực tập là thực hiện các thử nghiệm cơ bản, tiếp cận trực tiếp với các phần hành kế toán Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Nợ phải thu, Nợ phải trả, Chi phí trả trước, Tài sản cố định, Doanh thu và chi phí hoạt động tài chính, Thu nhập khác, Chi phí khác Từ đó đã cho em có hình dung tổng quát về công ty và quy trình thực hiện kiểm toán tại công ty. 3.1.1. Ưu điểm Có bộ máy quản lý nhiều kinh nghiệm Thành công của AASC trước hết phải kể đến vai trò của Ban giám đốc trong việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty. Phương hướng lãnh đạo đúng đắn và công tác quản lý hiệu quả không chỉ xây dựng được niềm tin trong đội ngũ nhân viên mà còn chiếm được sự tin tưởng từ khách hàng. Ban giám đốc của AASC là những người có kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực kế toán, tài chính, kiểm toán. Về đội ngũ nhân viên Đội ngũ nhân viên đa dạng về lứa tuổi và kinh nghiệm, năng động, trình độ nghiệp vụ cao, không ngừng học hỏi, có trách nhiệm trong công việc, tinh thần đoàn kết và làm việc nghiêm túc góp phần không nhỏ trong việc nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng. Môi trường làm việc Môi trường làm việc thân thiện là đặc tính nổi bật của AASC. Với đặc điểm nghề nghiệp kiểm toán là ngành nghề khắc nghiệt thì môi trường làm việc thân thiện góp phần làm giảm áp lực công việc, đồng thời mọi người có thể tự do chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với nhau để cùng hoàn thiện và phát triển. Về phương pháp kiểm toán Phương pháp kiểm toán của công ty thực hiện theo nguyên tắc chỉ đạo của VSA và ISA phù hợp với luật pháp và quy định của Chính phủ Việt Nam nhằm mang đến cho khách hàng dịch vụ kiểm toán chất lượng nhất. Bên cạnh đó, công ty cũng bổ sung thêm các thiết kế riêng để phù hợp cho từng khách hàng, từng lĩnh vực cụ thể. 47
  55. 3.1.2. Khó khăn, thách thức Về môi trường pháp lý Hiện nay khung pháp lý về kế toán – kiểm toán của nước ta còn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa ổn định. Điều này đòi hỏi các thay đổi phải được công ty cập nhật liên tục, đánh giá lại sự phù hợp của các quy trình kiểm toán với các quy chế hiện hành. Đây là thách thức lớn nhất của các công ty kiểm toán trong nước. Về khách hàng của công ty Việc tổ chức bộ máy kế toán tại một số doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng. Hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng hời hợt, ý thức về hoạt động kiểm toán còn chưa cao. Nhiều trường hợp khách hàng đã không thực hiện các bút toán điều chỉnh và bỏ qua các khuyến nghị của KTV, gây khó khăn trong việc phát hành báo cáo kiểm toán Về bản thân công ty Việc thực hiện kế hoạch kiểm toán trên thực tế phụ thuộc khá nhiều vào sự sắp xếp và thay đổi của khách hàng. Trong khi đó, số lượng KTV và trợ lý KTV so với số lượng khách hàng hiện tại còn khá ít, dẫn đến áp lực hoàn thành công việc của mỗi nhân viên tăng cao trong “mùa kiểm toán”. 3.2. Nhận xét chung về quy trình kiểm toán BCTC tại AASC 3.2.1. Ưu điểm Nhìn chung, AASC hiện tại đã xây dựng một quy trình kiểm toán BCTC dựa trên các quy định của chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác hiện hành. Chương trình kiểm toán ngày càng hoàn thiện phù hợp với môi trường kinh tế Việt Nam, thường xuyên cập nhật những thay đổi của quy định pháp luật và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Trình tự các thủ tục kiểm toán và giấy làm việc được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý, góp phần nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Cụ thể, trong giai đoạn tiền kế hoạch, chuẩn mực kiểm toán VSA 220 “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC” có quy định “ Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán và tính chính trực của ban quản lý khách hàng”. AASC đã tuân thủ tốt quy định này, trước khi quyết định việc ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, dựa trên những thông tin sơ bộ về khách 48
  56. hàng, KTV sẽ hoàn thành bảng câu hỏi đánh giá khả năng tiếp nhận khách hàng mới hoặc duy trì hợp đồng với khách hàng cũ và đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp bao gồm tính độc lập thông qua bảng xác minh tính độc lập. Công việc này thường do KTV nhiều năm kinh nghiệm thực hiện. Công ty tuân thủ tốt chuẩn mực kiểm toán VSA 300 “ Lập kế hoạch kiểm toán BCTC”. Cụ thể, sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng, công ty tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. AASC xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng. Chiến lược kiểm toán tổng thế được áp dụng cho các khách hàng có quy mô lớn, có tính chất đặc thù phức tạp, Kế hoạch kiểm toán được thiết kế đầy đủ và chi tiết bao gồm: các thông tin chung về khách hàng, mục đích kiểm toán, phạm vi cuộc kiểm toán, dự kiến thời gian thực hiện và phân công nhân sự, Chính việc lập kế hoạch được Ban giám đốc AASC chú trọng nên tạo điều kiện thuận lợi cho các KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán, cũng như trưởng nhóm có thể theo dõi tiến độ công việc. AASC cũng đã xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết và chặt chẽ cho từng khoản mục trên BCTC, từng bước công việc được trình bày chi tiết và rõ ràng, giúp KTV tiến hành kiểm toán tuân theo trình tự hợp lý đã được thiết kế. Trong chương trình kiểm toán này còn có các ký hiệu tham chiếu trên giấy làm việc của các công việc đã thực hiện, giúp KTV dễ dàng soát xét lại, tìm lại những tài liệu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng khách hàng cụ thể, KTV có thể vận dụng chương trình kiểm toán mẫu một cách linh hoạt và sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công việc. Trong giai đoạn thực hiện, các KTV vận dụng linh hoạt chương trình kiểm toán của công ty và luôn tuân thủ các quy định của chuẩn mực kiểm toán trong đó có việc duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong các tình huống cần thiết. Giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán có sự phân công công việc rõ ràng và phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện kiểm toán. Trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán, là giai đoạn tổng hợp các công việc và phát hành báo cáo kiểm toán, để bảo đảm chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán VSA 220 “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC”, công ty đã xây dựng quy trình soát xét chặt chẽ kết quả mà KTV và các trợ lý kiểm toán đã thực hiện tại đơn vị khách hàng. Cụ thể, để đưa ra ý kiến kiểm toán cuối cùng, kết quả 49
  57. kiểm toán phải được soát xét qua ba cấp: KTV chính, trưởng phòng kiểm toán, Ban giám đốc. Sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành chính thức, KTV vẫn tiếp tục theo dõi các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng đến BCTC của khách hàng. 3.2.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm trên, quy trình kiểm toán BCTC của AASC trong thực tế vẫn còn một số hạn chế. Về thủ tục lập kế hoạch kiểm toán, đối với những khách hàng lớn việc lập kế hoạch được thực hiện tương đối tốt do giá phí kiểm toán cao, có khả năng trang trải các chi phí về khảo sát thực tế khách hàng và lập kế hoạch. Còn đối với những khách hàng có quy mô nhỏ và có vị trí cách xa đối với công ty thì việc khảo sát và lập kế hoạch kiểm toán gặp nhiều khó khăn. Tuy quy trình kiểm toán tại AASC, về mặt thiết kế được đánh giá là tuân thủ tốt các quy định, và áp dụng một cách khoa học và hợp lý, tuy nhiên trong thực tế, một số thủ tục kiểm toán chưa được chú trọng thực hiện đúng mức như tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng, áp dụng thủ tục phân tích, Công việc kiểm toán phần lớn được thực hiện một cách thủ công trên Word và Excell, nên mất khá nhiều thời gian đối với các thủ tục đơn giản mà hoàn toàn có thể thực hiện tự động bằng các phần mềm hỗ trợ. 3.3.Nhận xét về việc áp dụng chuẩn mực VSA 560 và ISA 560 trong quy trình kiểm toán các sự kiện sau niên độ Khách hàng của Công ty đa phần là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài nên việc cập nhật, vận dụng các chuẩn mực kiểm toán quốc tế là vô cùng quan trọng. Nhận thức được vấn đề này, Ban giám đốc công ty thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng kiến thức về các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế cũng như chỉ đạo các KTV phải bám sát các chuẩn mực kiểm toán mới nhất để tăng chất lượng của cuộc kiểm toán. Song song với việc đó, việc cập nhật, bổ sung các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam mới cho KTV cũng được Ban giám đốc chú trọng. VSA 560 có hiệu lực từ ngày 26/3/2013 đã cập nhật đầy đủ các nội dung hướng dẫn thực hiện kiểm toán các sự kiện sau niên độ của ISA 560 năm 2009. Vì vậy, chương trình kiểm toán được thiết kế hướng dẫn thực hiện tại Công ty hoàn toàn phù hợp với các đặc điểm hoạt động của các Doanh nghiệp Việt Nam, cũng như phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. 50
  58. 3.4. Nhận xét về quy trình thực hiện kiểm toán các sự kiện sau niên độ tại Công ty 3.4.1. Ưu điểm AASC là một doanh nghiệp có bề dày hoạt động, có quy mô hoạt động rộng lớn, chiếm lĩnh thị phần khá lớn của thị trường kiểm toán Việt Nam, trong đó có cá c công ty trong nước và quốc tế, vì vậy việc cập nhật và áp dụng các quy trình kiểm toán tiên tiến trên thế giới rất thường xuyên và dễ dàng . Trước khi tiếp nhận khách hàng, công ty luôn tiến hành khảo sát kỹ càng và tìm hiểu nguồn thông tin về khách hàng, từ dó lập chiến lược kiểm toán. Do đó, khi kiểm toán kỳ kế tiếp, KTV đã có một cái nhìn tổng quan về khách hàng của mình, từ đó tiết kiệm thời gian trong việc lập chiến lược kiểm toán phù hợp với đơn vị và phân công nhân sự, phân bổ thời gian làm việc hợp lý. Chương trình kiểm toán thường được xây dựng bởi các Giám Đốc, các KTV cấp cao giàu kinh nghiệm. Trong toàn bộ quy trình xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ, VSA 560 và ISA 560 được vận dụng và phát triển một linh hoạt và hiệu quả. Tùy thuộc vào đặc điểm môi trường kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý, chính sách của đơn vị mà các thủ tục xem xét được thiết kế khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu chung của chuẩn mực hướng dẫn. Trước khi đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC, quy trình kiểm toán chung tại Công ty được thiết kế hết sức chặt chẽ, được xem xét và đánh giá lại bởi nhiều người ở nhiều vị trí chức vụ khác nhau, nên việc xảy ra sai sót, xem xét chưa đầy đủ các sự kiện sau niên độ hiếm khi xảy ra. Thủ tục phỏng vấn Ban quản lý đơn vị nhằm phát hiện các sự kiện phát sinh sau niên độ đòi hỏi một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Vì v ậy mà thông thường thủ tục này chỉ được thực hiện bởi các Giám đốc hoặc các trưởng nhóm kiểm toán. Tất cả những hồ sơ kiểm toán đều được lưu lại và sắp xếp trong văn phòng và lưu dữ liệu trên máy tính của Công ty, nên chỉ cần đọc tài liệu khách hàng đã kiểm toán năm trước đó, KTV tập sự vẫn có thể hiểu và nắm bắt được thông tin về khách hàng, học hỏi kinh nghiệm làm việc của các KTV đã kiểm toán đơn vị năm trước. 51
  59. 3.4.2. Hạn chế Do giới hạn về mặt thời gian công việc cũng như đặc điểm chính sách kế toán tại một số đơn vị khách hàng, chưa tạo điều kiện triệt để để KTV xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ đến gần ngày ký báo cáo kiểm toán nhất. Số lượng khách hàng của công ty ngày càng cao, áp lực trong công việc và thời gian, dẫn đến KTV có thể chủ quan với những quy trình quen thuộc, hoặc kiểm tra không chặt chẽ, giảm bớt một số thủ tục cần thiết từ đó vô tình bỏ sót những sai sót không được phát hiện. Các thủ tục xem xét được thực hiện bởi các nhân viên cấp cao thông thường ít được trình bày chi tiết trên các Giấy làm việc được lưu trong hồ sơ khách hàng. Vì vậy, các trợ lý kiểm toán khó khăn trong việc tìm hiểu để có cái nhìn tổng quát về khách hàng trước khi tham gia kiểm toán. 52
  60. KẾT LUẬN Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần được đánh giá dựa trên tác động của nó đến việc trình bày BCTC. Các sự kiện đó cần được trình bày đầy đủ và chính xác trong BCTC. Việc công bố không đúng về các sự việc xảy ra sau niên độ có thể làm sai lệch kết quả kinh doanh và các khoản mục khác của BCTC, cũng như ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Vì vậy, việc kiểm tra các sự kiện này là vô cũng cần thiết trong cuộc kiểm toán BCTC. 53
  61. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chủ biên TS. Võ Anh Dũng và TS. Vũ H ữu Đức (2012), Kiểm toán, NXB Lao động- Xã hội 2. Chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. 3. AASC (2011), Mẫu Giấy làm việc HLB. 4. AASC (2015), Hồ sơ kiểm toán khách hàng công ty E 5. Website www.aasc.com.vn 54
  62. PHỤ LỤC Thư xác nhận sự kiện phát sinh sau niên độ (Subsequent letter) CÔNG TY A Địa chỉ : Quận X, Tp. Hồ Chí Minh Ngày 20 tháng 02 năm 2015 THƯ XÁC NHẬN Kính gửi: Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC tại TP. Hồ Chí Minh Địa chỉ: 17 Sông Thương, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM Điện thoại: 08.38 485 776 – Fax: 08.35 471 838 Ông Nguyễn Thái Email: thain@aasc.com.vn Điện thoại: 0905.751.438 Về việc: Những sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán Thư này được cung cấp trong mối liên kết với cuộc kiểm toán BCTC của quý công ty trên BCTC Công ty Acủa chúng tôi tại thời điểm 31/12/2014 và cho năm tài chính kết thúc tại ngày 31 tháng 12 năm 2014. Chúng tôi đảm bảo rằng không có sự kiện hoặc nghiệp vụ nào phát sinh kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán đến ngày chúng tôi viết lá thư này có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của công ty trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, hoặc là có bất kỳ sự kiện quan trọng nào liên quan đến việc kinh doanh của công ty mà cần phải được thuyết minh trên BCTC để không làm sai lệch đến tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ của công ty trong kỳ kế toán năm từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014. Trân trọng, Giám đốc hoặc người đại diện (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) a