Khóa luận Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân - Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân - Chi nhánh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_kiem_soat_noi_bo_hoat_dong_cho_vay_khach_hang_doan.pdf
Nội dung text: Khóa luận Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân - Chi nhánh Thừa Thiên Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN Niên khóa 2015- 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN ThS. PHAN THỊ HẢI HÀ Lớp: K49B Kiểm toán Niên khóa: 2015 - 2019 Huế, tháng 5 năm 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà LỜI CẢM ƠN Thực tập cuối khóa là khoảng thời gian thật sự cần thiết đối với mỗi sinh viên, giúp sinh viên được trang bị thêm nền tảng kiến thức vững chắc, kĩ năng làm việc chuyên nghiệp và kinh nghiệm làm việc. Là cơ sở giúp cho sinh viên khi ra trường thích nghi với công việc nhanh chóng, tự tin vào bản thân và hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, những người đã dạy dỗ tận tình, dặn dò những bài học quý giá trong suốt năm tháng học tập trên ghế nhà trường. Em xin cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Kế Toán – Kiểm Toán, đặc biệt là Cô Th.s. Phan Thị Hải Hà là người cô đầy nhiệt huyết đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến quý Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế nói chung và các anh chị phòng Quản trị tín dụng nói riêng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp đỡ, bảo ban, đóng góp ý kiến để khóa luận của em hoàn thành nhanh chóng và đạt kết quả như mong đợi. Trong bài báo cáo thực tập cuối khóa này, em đã cố gắng hoàn thiện nội dung và mục tiêu đề ra một cách tốt nhất. Song vẫn còn nhiều thiếu sót hoặc chưa kĩ lưỡng, chưa đáp ứng đầy đủ về trình độ chuyên môn, cũng như hạn chế về kiến thức. Rất mong quý thầy cô giáo chỉ bảo và đóng góp ý kiến để bài báo cáo thực tập của em hoàn thành một cách xuất sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 2 tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân ii
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG BIỂU vi DANH MỤC SƠ ĐỒ vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1.Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 1.4.Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Kết cấu đề tài 3 1.6.Tính mới của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 4 1.1. Những vấn đề cơ bản về Kiểm soát nội bộ 4 1.1.1. Khái niệm về Hệ thống kiểm soát nội bộ 4 1.1.2.Mục tiêu và nhiệm vụ của Hệ thống kiểm soát nội bộ 4 1.1.3.Các bộ phận cấu thành Hệ thống kiểm soát nội bộ 5 1.1.4.Những rủi ro tiềm tàng của Hệ thống kiểm soát nội bộ 10 1.2.Khái quát về Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại 11 1.2.1.Khái niệm và vai trò của Ngân hàng thương mại 11 1.2.2.Tín dụng ngân hàng 12 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân ii
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 1.3.Các vấn đề liên quan đến kiểm soát quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp trong các Ngân hàng thương mại 12 1.3.1.Tổng quan về cho vay khách hàng doanh nghiệp 12 1.3.2.Đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 12 1.3.3.Các hình thức cho vay khách hàng doanh nghiệp 13 1.3.4.Một số khái niệm liên quan đến quy trình cho vay 13 1.3.5.Nguyên tắc cho vay 14 1.3.6.Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại 14 1.4.Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại 20 1.4.1.Khái niệm kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay 20 1.4.2.Mục tiêu của kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay 20 1.4.3. Vai trò của kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay 20 1.4.4. Các rủi ro thường gặp trong quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại 20 1.4.5.Các thủ tục kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại 22 1.4.6.Yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay 23 2.1. Khái quát tình hình hoạt động ở NCB Huế 25 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về NCB Huế 25 2.1.2. Chế độ kế toán 41 2.1.3. Quy trình cho vay tại NCB Huế 42 2.2. Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NCB Huế 48 2.2.1. Kiểm soát trước cho vay 48 2.2.2. Kiểm soát trong cho vay 61 2.2.3. Ki m soát sau cho vay 67 Trườngể Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân iii
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.3. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát hoạt động cho vay tại Ngân hàng Quốc Dân chi nhánh Thừa Thiên Huế 77 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN CHI NHÁNH HUẾ 79 3.1. Nhận xét chung về công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay tại NCB Huế 79 3.1.1. Ưu điểm 79 3.1.2. Nhược điểm 80 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NCB Huế 81 3.2.1. Phát triển công nghệ quản lý rủi ro 81 3.2.2. Thẩm định tốt trước khi cho vay 81 3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực tại NCB Huế 82 3.2.4. Việc kiểm soát cần được thực hiện trong suốt quá trình cho vay 82 3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của KH 83 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84 1. Kết luận 84 2.Kiến nghị 85 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 87 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân iv
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước NCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân DN Doanh nghiệp HĐQT Hội đồng quản trị HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KSNB Kiểm soát nội bộ BCTC Báo cáo tài chính VDN Vay doanh nghiệp QTRR Quản trị rủi ro KH Khách hàng NQL Nhà quản lý MTKS Môi trường kiểm soát ĐGRR Đánh giá rủi ro HĐKS Hoạt động kiểm soát TTTT Thông tin và truyền thông COSO Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission TK Tài khoản CBTD Cán bộ tín dụng HĐTD Hợp đồng tín dụng TĐTS Thẩm định tài sản QTTD Quản trị tín dụng TĐTD Thẩm định tín dụng TSBĐ Tài sản bảo đảm QTTD Quản trị tín dụng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân v
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tài sản và nguồn vốn của Ngân hàngTMCP Quốc Dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 31 Bảng 2.2: Tình hình lao động của Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016- 2018 33 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân - Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2018 37 Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018 40 Bảng 2.5: Quy trình cho vay tại NCB Huế 42 Bảng 2.6. Các công việc KSNB trong giai đoạn trước cho vay KH DN tại NCB Huế 50 Bảng 2.7. Một số rủi ro phổ biến trong giai đoạn kiểm soát trước cho vay 57 Bảng 2.8. Các công việc KSNB trong giai đoạn trong cho vay KH DN tại NCB Huế 63 Bảng 2.9: Một số rủi ro phổ biến trong giai đoạn kiểm soát trong cho vay 65 Bảng 2.10: Các công việc KSNB trong giai đoạn sau cho vay KH DN tại NCB Huế .71 Bảng 2.11: Một số rủi ro phổ biến trong giai đoạn kiểm soát trong cho vay 75 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân vi
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quy trình cho vay KH DN tại NHTM 19 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng NCB Huế 27 Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm soát trước cho vay tại NCB Huế 49 Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm soát trong cho vay tại NCB Huế 61 Sơ đồ 2.4: Quy trình kiểm soát sau cho vay 67 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân vii
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế đang có những bước chuyển mình quan trọng, Ngân hàng thương mại với vị thế của mình trong nền kinh tế đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy tiến trình đó. Ngân hàng chính là kênh phân phối vốn, chuyển tiền từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn thông qua vai trò của tín dụng. Việc kinh doanh tín dụng là một trong những nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu đem lại nguồn thu chính cho Ngân hàng. Hiện nay trong lĩnh vực tín dụng, đa số là hoạt động cho vay, các Ngân hàng tỏ ra rất năng động trong việc tiếp cận, cung cấp tín dụng cho KH DN. Đây là thị trường mục tiêu mà nhiều Ngân hàng đang nhắm đến. Trong cuộc cạnh tranh này các NHTM cổ phần đã phát triển các sản phẩm cho vay khá đa dạng và phong phú dành cho nhóm đối tượng KH này. Vì vậy việc phát triển hoạt động cho vay DN là vấn đề quan trọng cần được quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh đó dưới sức ép của tiến trình hội nhập, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đặc biệt là hoạt động cho vay luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Là một ngân hàng khá mới trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, việc cạnh tranh với các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Vietinbank là hết sức khó khăn. Ra đời sớm, nhiều gói sản phẩm đa dang cùng với quy mô rộng lớn tạo nên uy tín lớn cho KH, các ngân hàng trên là đối thủ cạnh tranh rất mạnh, tạo nên không ít khó khăn cho NCB. Do đó, việc xây dựng một HKSNB là việc làm hết sức quan trọng trong việc quản trị rủi ro, góp phần làm cho quy trình cho vay nói chung và cho vay KH DN nói riêng được chặt chẽ và hiệu quả hơn. Bởi lẽ điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế, từ những kiến thức đã học tại trường Đại Học Kinh Tế Huế, kếp hợp với những kiến thức cùng kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian thực tập, em đã có cái nhìn thực tế và đúng đắn hơn về hoạt động cho vay DN của Ngân hàng. Xuất phát từ những yêu cầu mang tính thực tiễn cùng bối cảnh của nền kinh tế thành phố Huế và với mong muốn vận dụng kiến thức đã được học, Em lựa chọn đề tài “Kiểm soátTrường nội bộ hoạt đ ộngĐại cho vay họckhách hàngKinh doanh nghitếệ pHuếtại Ngân hàng SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 1
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Thương mại Cổ phần Quốc dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận HTKSNB và cơ sở lý luận quy trình cho vay KH DN tại NHTM. - Tìm hiểu thực trạng công tác KSNB quy trình cho vay KH DN tại NCB Huế. - Thông qua quá trình tìm hiểu thực tế, so sánh giữa thực tế và cơ sở lý luận để đưa ra các giải pháp hoàn thiện HTKSNB quy trình cho vay KH DN tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 1.3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu về công tác KSNB quy trình cho vay KH DN tại NCB Huế. - Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu dựa trên thông tin, tài liệu, số liệu của Ngân hàng trong giai đoạn 2016 – 2018. Về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi NCB Huế. Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cụ thể về quy trình hoạt động cho vay KH DN và công tác KSNB hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NCB Huế trong tháng 2 năm 2019. 1.4.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp quan sát, phỏng vấn: quan sát, phỏng vấn nhân viên phòng để thu thập thông tin và hiểu rõ công việc của họ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thông qua kiến thức đã được học ở trường, sách tham khảo, báo chí, các kênh thông tin đáng tin cậy để tổng hợp cơ sở lý luận và làm phương tiện vận dụng vào quá trình tìm hiểu thực trạng công tác KSNB quy trình cho vay KH DN ở NCB Huế. - Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh: tổng hợp cơ sở lý luận từ Trườnglý thuyết, so sánh v ớĐạii thực tế họcđể xem xét Kinh sự khác bi ệtết. Đ ồngHuế thời tìm hiểu, SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 2
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà tổng hợp, phân tích chứng từ, sổ sách kế toán thu thập để đánh giá công tác KSNB quy trình cho vay KH DN tại NCB Huế 1.5. Kết cấu đề tài Khóa luận bao gồm 3 phần: Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận về HTKSNB và KSNB hoạt động cho vay KH DN. Chương 2: Thực trạng công tác KSNB hoạt động cho vay KH DN tại NCB Huế. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSNB quy trình hoạt động cho vay tại NCB Huế. Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.6.Tính mới của đề tài Trong quá trình thực hiện khóa luận, em có tham khảo đề tài “Đánh giá quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Huế” của tác giả Phạm Nguyên Tuấn Anh, đề tài “Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Tĩnh” của tác giả Phạm Thị Huyền, đề tài “Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Diễn” của tác giả Nguyễn Thu Trang, các đề tài trên đã nêu lên được những ưu điểm, nhược điểm của HTKSNB hay hoạt động kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng. Tuy nhiên vẫn chưa làm rõ mục tiêu, vai trò của HTKSNB, chưa chỉ rõ được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro đó. Nhằm hoàn thiện thiếu sót của đề tài đi trước, đồng thời muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát tại NCB Huế nên em đã chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu trong thời gian thực tập tại đây. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 3
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề cơ bản về Kiểm soát nội bộ 1.1.1. Khái niệm về Hệ thống kiểm soát nội bộ Theo báo cáo COSO hiện hành (2013): “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi HĐQT, người quản lý và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ”. (Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) Theo thông tư 13/2018/TT_NHNN: “HTKSNB là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan và được tổ chức thực hiện nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. HTKSNB thực hiện giám sát của quản lý cấp cao, KSNB, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ.” (Khoản 1, Điều 3, Chương 1, Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về HTKSNB của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 18 tháng 05 năm 2018 và có hiệu lực ngày 01/01/2019) Từ những khái niệm nêu trên, ta thấy rằng HTKSNB là một quy trình kiểm soát bao gồm nhiều thủ tục, cơ chế, hoạt động, chính sách, biện pháp được thiết kế và vận hành bởi tất cả con người trong đơn vị bao gồm cả HĐQT, người quản lý và nhân viên nhằm giúp đơn vị đạt được các mục tiêu hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, tuân thủ các chính sách và luật lệ hiện hành. 1.1.2.Mục tiêu và nhiệm vụ của Hệ thống kiểm soát nội bộ 1.1.2.1.Mục tiêu của Hệ thống kiểm soát nội bộ Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, việc bảo vệ tài sản và thông tin của đơn vị và việc hoàn thành công việTrườngc đúng kế hoạch, đúng Đại với ch ỉ tiêuhọc đã đề ra.Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 4
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Nhóm mục tiêu về báo cáo: nhấn mạnh đến tính trung thực và đáng tin cậy của BCTC và phi tài chính mà đơn vị cung cấp cho cả bên trong và bên ngoài. BCTC phải lập đúng theo quy định mà Bộ tài chính đưa ra, thông tin trên báo cáo phải trung thực và đáng tin cậy. Nhóm mục tiêu về tuân thủ: nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định (bao gồm cả quy định nhà nước, các thủ tục và chính sách của đơn vị). Một HTKSNB hữu hiệu được mong đợi cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt được các mục tiêu nêu trên. (Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) 1.1.2.2.Nhiệm vụ của Hệ thống kiểm soát nội bộ Ngăn ngừa sai phạm trong quy trình xử lý nghiệp vụ. Phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai phạm trong xử lý nghiệp vụ giúp cho DN tránh khỏi thất thoát tài sản. Giúp DN thực hiện các chính sách kinh doanh. Đảm bảo an toàn cho tài sản của DN. (Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) 1.1.3.Các bộ phận cấu thành Hệ thống kiểm soát nội bộ Mặc dù đối với mỗi đơn vị thì cách thiết kế HTKSNB sẽ khác nhau do quy mô, tính chất, mục tiêu, cách thức quản lý, nhưng nhìn chung HTKSNB nào cũng sẽ có năm bộ phận cơ bản: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. 1.1.3.1.Môi trường kiểm soát MTKS là tập hợp các tiêu chuẩn, quy trình và cấu trúc làm nền tảng cho việc thiết kế và vận hành KSNB trong một đơn vị. (Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) Một môi trường kiểm soát hữu hiệu cần đáp ứng 5 nguyên tắc sau: - Nguyên tắc 1: Đơn vị thể hiện sự cam kết về tính trung thực và các giá trị đạo đức. Để thể hiện sự cam kết về tính trung thực và các giá trị đạo đức, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Quan điểm của người lãnh đạo cấp cao nhất trong đơn vị, các tiêu Trườngchuẩn ứng xử, đánh giáĐại sự tuân học thủ các tiêu Kinh chuẩn ứng xtếử Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 5
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà - Nguyên tắc 2: HĐQT thể hiện sự độc lập với người quản lý và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành HTKSNB. Để đảm bảo sự độc lập và nâng cao vai trò giám sát của HĐQT cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Quyền hạn và trách nhiệm của HĐQT, độc lập và có chuyên môn phù hợp, giám sát của HĐQT. - Nguyên tắc 3: Dưới sự giám sát của HĐQT, NQL xây dựng cơ cấu tổ chức, xác định các cấp bậc báo cáo, cũng như phân định trách nhiệm và quyền hạn phù hợp mục tiêu đã xác lập. Để thực hiện nguyên tắc này, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Xác định cơ cấu tổ chức và cấp bậc báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn, giới hạn việc ủy quyền. - Nguyên tắc 4: Đơn vị thể hiện cam kết sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng thông qua thu hút, phát triển và giữ chân các cá nhân có năng lực phù hợp với mục tiêu của đơn vị. Để thực hiện các cam kết này, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Chính sách nguồn nhân lực và việc áp dụng trong thực tế, thu hút, phát triển và giữ chân các cá nhân có năng lực, lên kế hoạch và chuẩn bị cho việc kế nhiệm. - Nguyên tắc 5: Đơn vị chỉ rõ trách nhiệm giải trình của từng cá nhân liên quan đến trách nhiệm kiểm soát của họ nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị. Để đảm bảo trách nhiệm giải trình của từng cá nhân, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Xác lập trách nhiệm giải trình thông qua cơ cấu, quyền hạn và trách nhiệm; xác lập tiêu thức đo lường kết quả hoạt động, trong đó bao gồm cả biện pháp khuyến khích và khen thưởng; xem xét các áp lực quá mức; đánh giá hiệu quả làm việc, khen thưởng và kỷ luật. 1.1.3.2.Đánh giá rủi ro Rủi ro được định nghĩa là khả năng một sự kiện sẽ xảy ra có thể tác động tiêu cực đến việc đạt được mục tiêu. ĐGRR là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Khi đánh giá rủi ro đe dọa mục tiêu của DN cần xem xét trong mối liên hệ với các ngưỡng chịu đựng rủiTrường ro đã thiết lập. Điề uĐại kiện tiên họcquyết để ĐGRRKinh là thiế ttế lập m Huếục tiêu. Mục tiêu SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 6
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà phải được thiết lập ở các mức độ khác nhau và phải nhất quán. NQL cũng cần xem xét sự phù hợp của các mục tiêu đối với đơn vị. Do điều kiện kinh tế, đặc điểm và hoạt động kinh doanh, những quy định pháp lý luôn thay đổi, nên cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi này. (Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) ĐGRR cần tuân thủ 4 nguyên tắc sau: - Nguyên tắc 6: Đơn vị xác định mục tiêu một cách cụ thể, tạo điều kiện cho việc nhận dạng và ĐGRR liên quan đến việc đạt được mục tiêu. Để ĐGRR, trước tiên cần xác định mục tiêu. NQL cần cụ thể hóa mục tiêu, thông thường có 3 nhóm mục tiêu: hoạt động, báo cáo và tuân thủ. - Nguyên tắc 7: Đơn vị nhận dạng các rủi ro đe dọa mục tiêu và phân tích rủi ro để quản trị các rủi ro này. Để thực hiện việc nhận dạng và phân tích rủi ro, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Nhận dạng rủi ro: Có hai dạng rủi ro thường gặp là rủi ro ở mức độ toàn đơn vị và rủi ro ở mức độ hoạt động Phân tích rủi ro Phản ứng với rủi ro đã xác định: biện pháp chọn lựa để đối phó rủi ro bao gồm: chấp nhận rủi ro, né tránh rủi, giảm thiểu rủi ro - Nguyên tắc 8: Đơn vị cân nhắc khả năng có gian lận khi ĐGRR đe dọa mục tiêu của đơn vị. Để xem xét khả năng có gian lận khi ĐGRR, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Nhận diện các loại gian lận: Các loại gian lận thường bao gồm gian lận trong việc lập và trình bày báo cáo, biển thủ tài sản và tham ô. Sự lạm quyền của NQL: là các hành động mà NQL vượt qua HTKSNB nhằm đem lại lợi ích cá nhân, hay làm đẹp BCTC để từ đó có được các khoản lương thưởng cao Các nhân tố tác động đến rủi ro có gian lận: rủi ro có gian lận thường phát sinh khi hội đủ 3 yếu tố: động cơ hay áp lực, cơ hội, thái độ và sự biện minh cho hành vi gian lận.Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 7
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà - Nguyên tắc 9: Đơn vị nhận dạng và đánh giá các thay đổi có thể ảnh hưởng đáng kể đến HTKSNB. Để quản trị sự thay đổi, cần chú ý các vấn đề sau: Thay đổi từ bên ngoài như sự thay đổi của môi trường hoạt động, biến động của môi trường tự nhiên. Thay đổi trong hoạt động kinh doanh như thay đổi mô hình kinh doanh; mua, bán, hợp nhất các hoạt động kinh doanh quan trọng; mở rộng hoạt động nước ngoài; tăng trưởng nhanh chóng và kỹ thuật mới. Thay đổi trong lãnh đạo chủ chốt. 1.1.3.3.Hoạt động kiểm soát HĐKS là tập hợp các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ thị của NQL để giảm thiểu rủi ro đe doạ đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị. HĐKS tồn tại ở mọi cấp độ tổ chức trong đơn vị, ở các giai đoạn khác nhau của quy trình kinh doanh và bao gồm cả các kiểm soát đối với công nghệ. (Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) Các HĐKS liên quan tới 3 nguyên tắc của KSNB sau đây: - Nguyên tắc 10: Đơn vị lựa chọn và xây dựng các HĐKS để giảm thiểu rủi ro (đe doạ đến việc đạt được mục tiêu) xuống mức thấp có thể chấp nhận được. Để lựa chọn và xây dựng được các HĐKS thích hợp đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Tích hợp HĐKS với ĐGRR, xem xét các đặc điểm riêng của đơn vị, xây dựng các HĐKS cho từng quy trình kinh doanh, phối hợp các loại HĐKS, xem xét các cấp độ trong đơn vị cần áp dụng các hoạt động kiểm soát, giải quyết vấn đề phân chia trách nhiệm. - Nguyên tắc 11: Lựa chọn và xây dựng các HĐKS chung đối với công nghệ. Để tuân thủ nguyên tắc này đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Xác định mức độ phụ thuộc giữa việc sử dụng công nghệ trong các quy trình kinh doanh với các kiểm soát chung về công nghệ; thiết lập các HĐKS đối với hạ tầng công nghệ; thiết lập các HĐKS đối với việc bảo mật; thiết lập các HĐKS đối với việc đầu tư, phát triển và bảo trì công nghệ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 8
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà - Nguyên tắc 12: Triển khai các HĐKS thông qua chính sách và thủ tục kiểm soát. Để tuân thủ nguyên tắc này đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Thiết lập các chính sách và thủ tục kiểm soát nhằm hỗ trợ việc triển khai các chỉ thị của NQL; xác định trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình của NQL đối với việc thực thi chính sách và thủ tục kiểm soát; thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát một cách kịp thời; áp dụng các biện pháp sửa chữa cần thiết; sử dụng nhân sự đủ năng lực; thực hiện việc đánh giá lại các chính sách và thủ tục kiểm soát. 1.1.3.4.Thông tin và truyền thông Thông tin rất cần thiết cho việc thực thi trách nghiệm kiểm soát trong đơn vị nhằm hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu đã đề ra. Truyền thông là quá trình cung cấp, chia sẻ và trao đổi thông tin. Thông tin và truyền thông liên quan đến ba nguyên tắc sau đây: - Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, tạo lập và sử dụng các thông tin thích hợp và có chất lượng nhằm hỗ trợ cho sự vận hành của KSNB Để tuân thủ nguyên tắc này, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau đây: Xác định yêu cầu về thông tin, cân đối lợi ích và chi phí liên quan, thu thập các nguồn dữ liệu bên trong và bên ngoài đơn vị, xử lý các dữ liệu thành thông tin, đảm bảo chất lượng thông tin. - Nguyên tắc 14: Truyền thông trong nội bộ Để tuân thủ nguyên tắc này, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Truyền thông các thông tin cần thiết cho việc vận hành HTKSNB, truyền thông cho HĐQT, xây dựng các kênh truyền thông chuyên biệt, cách thức truyền thông. - Nguyên tắc 15: Truyền thông bên ngoài Để tuân thủ nguyên tắc này, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau đây: Truyền thông cho các đối tượng bên ngoài đơn vị, đảm bảo các thông tin từ bên ngoài được truyền đạt tới NQL và HĐQT và các cá nhân có liên quan, xây dựng các kênh truyền thông chuyên biệt, cách thức truyền thông. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 9
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 1.1.3.5.Giám sát Bản thân HTKSNB cần được giám sát để đảm bảo rằng năm bộ phận của HTKSNB của đơn vị đang hoạt động hữu hiệu. Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của HTKSNB theo thời gian. Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Giám sát chính là cơ sở quan trọng giúp đơn vị nhận biết về sự hữu hiệu của HTKSNB. Giám sát hữu hiệu cần thỏa mãn 2 nguyên tắc sau: - Nguyên tắc 16: Đơn vị lựa chọn, triển khai và thực hiện các giám sát thường xuyên và định kỳ để đảm bảo rằng các bộ phận của KSNB hoạt động hữu hiệu. Giám sát có thể được thực hiện theo hai cách là giám sát thường xuyên hoặc giám sát định kỳ hoặc kết hợp cả hai. Giám sát thường xuyên là việc đánh giá sự hữu hiệu của KSNB ngay trong quá trình điều hành DN hàng ngày. Giám sát định kỳ giúp đơn vị có một cái nhìn khách quan, độc lập hơn về tính hữu hiệu của HTKSNB thông qua sự đánh giá định kỳ. - Nguyên tắc 17: Đơn vị đánh giá và truyền đạt các khiếm khuyết về KSNB kịp thời cho các cá nhân có trách nhiệm để thực hiện các hành động sửa chữa, bao gồm các NQL cấp cao và HĐQT khi cần thiết. Để đánh giá và truyền đạt kịp thời các khiếm khuyết của HTKSNB cũng như thực hiện các hành động cải thiện, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Đánh giá kết quả hoạt động giám sát, báo cáo về những khiếm khuyết của HTKSNB, giám sát các hành động sửa chữa. (Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) 1.1.4.Những rủi ro tiềm tàng của Hệ thống kiểm soát nội bộ Theo Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh những rủi ro tiềm tàng của HTKSNB bao gồm các rủi ro sau: 1.1.4.1.Tiền đề của Kiểm soát nội bộ Khuôn mẫu KSNB đề cập đến nhiều lĩnh vực về bản chất là thuộc về quy trình quản lý hơn là KSNB. HTKSNB không thể bao gồm cả các hoạt động của đơn vị, sự yếu kémTrường của đơn vị trong hoĐạiạt động kinhhọc doanh Kinh không thể bùtế đắ p Huếbằng HTKSNB. SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 10
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 1.1.4.2.Sự xét đoán Hạn chế tiềm tàng của KSNB còn xuất phát từ sự hạn chế của con người khi đưa ra quyết định. Các quyết định này dựa trên xét đoán trong khoảng thời gian cho phép và dựa trên thông tin sẵn có dưới áp lực kinh doanh. Một số quyết định dựa trên các xét đoán như vậy có thể đưa đến các kết quả không như mong đợi. 1.1.4.3.Các sự kiện bên ngoài Đối với mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả hoạt động, KSNB không thể cung cấp đảm bảo hợp lý trong việc đạt được mục tiêu này nếu có các sự kiện bên ngoài xuất hiện ảnh hưởng đáng kể đến việc đạt được các mục tiêu. 1.1.4.4.Sự thất bại của Hệ thống kiểm soát nội bộ Có nhiều lý do đưa đến sự thất bại như con người hiểu sai chỉ thị, xét đoán sai, bất cẩn khi thực hiện nhiệm vụ hay đảm nhiệm quá nhiều việc nên thiếu tập trung. 1.1.4.5.Sự khống chế Kiểm soát nội bộ của nhà quản lý HTKSNB sẽ trở nên vô hiệu nếu bị NQL khống chế, nghĩa là NQL bỏ qua các thủ tục kiểm soát đã được thiết lập nhằm mang lại lợi ích cá nhân hay báo cáo sai về hiệu quả hoạt động của đơn vị. 1.1.4.6.Sự thông đồng Các cá nhân có thể thông đồng làm điều sai trái và che giấu thông qua việc thay đổi ghi chép, báo cáo, do vậy HTKSNB không thể phát hiện hay ngăn chặn kịp thời. 1.2.Khái quát về Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại 1.2.1.Khái niệm và vai trò của Ngân hàng thương mại - Khái niệm NHTM: NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. (Khoản 3, Điều 4, Chương I, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi bổ sung ngày 20 tháng 11 năm 2017 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 01 năm 2018) Như vậy, có thể phát biểu về khái niệm NHTM là: “NHTM là một DN kinh doanh tiền tệ, là một tổ chức tín dụng thực hiện huy động vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nềTrườngn kinh tế để tạo lập nguĐạiồn vốn tínhọc dụng và Kinh cho vay phát tế triển kinhHuế tế, tiêu dùng SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 11
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà cho xã hội. (Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, PGS.TS. Phan Thị Cúc) - Vai trò của NHTM: Chức năng trung gian tín dụng: đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM. Khi thực hiện chức năng này, NHTM đóng vai trò là cầu nối gữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Chức năng trung gian thanh toán: đóng vai trò thủ quỹ cho các DN và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của KH. Chức năng tạo tiền: là chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Trong quá trình kinh doanh tiền tệ - tín dụng ngân hàng đã gia tăng khối tiền tệ cung ứng thêm cho nền kinh tế. 1.2.2.Tín dụng ngân hàng Theo Giáo trình QTTD Ngân hàng thương mại của Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc thì Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, DN và các chủ thể kinh tế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 1.3.Các vấn đề liên quan đến kiểm soát quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp trong các Ngân hàng thương mại 1.3.1.Tổng quan về cho vay khách hàng doanh nghiệp Cho vay KH DN của NHTM là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đối với DN, theo đó ngân hàng giao cho DN một khoản bằng tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 1.3.2.Đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp Đối tượng KH đa dạng vì các DN hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mục đích sử dụng vốn của DN là để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất nên các khoản vay có giá trị lớn. ThTrườngủ tục và quy trình Đạicho vay phhọcức tạp vì Kinhtính pháp lý tế của DNHuế phức tạp hơn SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 12
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà nhiều so với cá nhân. Nguồn trả nợ từ tiền bán hàng, lợi nhuận, khấu hao và các nguồn thu hợp pháp khác. Rủi ro gây ra tổn thất lớn cho NHTM. 1.3.3.Các hình thức cho vay khách hàng doanh nghiệp Theo thời gian: tín dụng ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống), tín dụng trung hạn (từ trên 1 năm đến 5 năm), tín dụng dài hạn (trên 5 năm). Theo hình thức tài trợ tín dụng: chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và cho thuê. Theo tài sản đảm bảo: tín dụng có tài sản đảm bảo và tín dụng không cần tài sản đảm bảo. Theo cách thức cho vay: cho vay thấu chi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp, cho vay gián tiếp. 1.3.4.Một số khái niệm liên quan đến quy trình cho vay Theo quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN, Quyết định của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với KH. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho KH sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Cho vay KH DN là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho đối tượng KH DN một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi KH bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong HĐTD giữa TCTD và KH. Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thỏa thuận giữa TCTD và KH mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó KH phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho TCTD. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc TCTC và KH thỏa thuận về việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận trước đó trong HĐTD. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà TrườngTCTD và KH đã th ỏĐạia thuận trong học HĐTD. Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 13
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Khả năng tài chính của KH vay là khả năng về vốn, tài sản của KH vay để đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán. Theo giáo trình luật ngân hàng Việt Nam, NXB công an nhân dân, 2007 Lãi suất: khi sử dụng bất kỳ khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đầu. Tỷ lệ phần trăm của phần tăng này so với phần vốn ban đầu được gọi là lãi suất. HĐTD: chính là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa TCTD với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định, theo đó TCTD thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn gốc và lãi. 1.3.5.Nguyên tắc cho vay Để đảm bảo an toàn vốn, trong quá trình cho vay KH DN, NHTM phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc hoàn trả: Khoản tín dụng phải được thanh toán đầy đủ nguyên gốc sau khi sử dụng để Ngân hàng bảo toàn được vốn ở mức tối thiểu nhất để có thể duy trì được hoạt động. - Nguyên tắc thời hạn: Khoản tín dụng phải được hoàn trả đúng vào thời điểm đã được hai bên xác định cụ thể và được ghi nhận trong thỏa thuận vay vốn giữa KH và Ngân hàng. - Nguyên tắc trả lãi: Ngoài việc thanh toán đẩy đủ, đúng hạn khoản gốc, KH phải có trách nhiệm thanh toán khoản lãi tính bằng tỉ lệ % trên số tiền vay, được coi là giá mua quyền sử dụng vốn. - Nguyên tắc tài sản đảm bảo: Để bảo vệ nguồn vốn của Ngân hàng khi KH vi phạm các điều kiện vay vốn hoặc khi chủ nhân của tài sản thế chấp không còn khả năng thanh toán cho Ngân hàng. - Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích: Tất cả các khoản tín dụng phải được sử dụng đúng mục đích vay thể hiện trong hồ sơ vay vốn. 1.3.6.Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng trong việc cho vay. Quy trình này bao gồm nhiều khâu theo một trật tự nhất định. Có thể khái quátTrường quy trình cho vay theoĐại Sơ đồ 1.1học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 14
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà - Hướng dẫn KH và tiếp nhận hồ sơ: Tùy theo quan hệ giữa KH và Ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng, CBTD hướng dẫn KH lập hồ sơ với những thông tin, yêu cầu khác nhau. Nhìn chung một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ KH những thông tin sau: Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của KH. Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của KH. Thông tin về đảm bảo tín dụng. Để thu thập được những thông tin căn bản như trên, Ngân hàng thường yêu cầu KH phải lập và nộp cho Ngân hàng các loại giấy tờ sau: Giấy đề nghị cấp tín dụng. Phương án sử dụng vốn. Hồ sơ pháp lý: Giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký sản xuất kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động Hồ sơ tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của thời kỳ gần nhất. Hồ sơ về phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ. Hồ sơ về tài sản đảm bảo: các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh nợ vay. Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Ngân hàng. - Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình: Thẩm định là việc thu thập và xử lý những thông tin liên quan đến KH, phương án vay vốn, tài sản đảm bảo nợ vay để làm cơ sở ra quyết định cho vay. Thông tin sử dụng trong công tác thẩm định: + Thông tin do KH cung cấp. + Thông tin đã được lưu trữ tại Ngân hàng. + Thông tin từ các đối tượng khác cung cấp. - Thẩm định KH: + Kiểm tra tư cách pháp lý. + Đánh giá khả năng tài chính. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 15
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Thẩm định phương án vay vốn: + Đánh giá tính khả thi. + Phân tích hiệu quả kinh tế. + Đánh giá khả năng tài trợ. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay: + Kiểm tra tính hợp lệ của đảm bảo nợ vay. + Xác định giá trị còn lại của tài sản đảm bảo. Lập tờ trình: Tờ trình thẩm định là báo cáo kết quả công tác thẩm định và ý kiến đề xuất của nhân viên thẩm định. - Quyết định: Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay của KH. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Đây là khâu quan trọng và cũng là khâu dễ phạm phải sai lầm nhất. Có hai loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này: Quyết định chấp thuận cho vay đối với một KH không tốt. Từ chối cho vay đối với một KH tốt. Cả hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho Ngân hàng. Loại sai lầm thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức là thiệt hại về tài chính. Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín và mất cơ hội cho vay. Nhằm hạn chế sai lầm, trong khâu quyết định tín dụng, Ngân hàng thường chú trọng hai vấn đề: Thu thập thông tin và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định. Trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết. Trên cơ sở quyết định của hội đồng thẩm định, nhân viên tín dụng có trách nhiệm thông báo cho KH về quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với KH. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 16
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà - Ký hợp đồng: Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp thuận hoặc từ chối cho vay, tùy vào kết quả phân tích và thẩm định ở khâu trước. Nếu chấp thuận cho vay, chuyên viên tác nghiệp tín dụng sẽ hướng dẫn KH ký kết HĐTD và làm tiếp các bước tiếp theo. Nếu từ chối cho vay, Ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích cho KH được rõ. - Giải ngân: Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi HĐTD đã được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho KH trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng, nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở khâu trước. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không. Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bao khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy, giải ngân cũng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi, tránh gây khó khăn và phiền hà cho KH. Căn cứ giải ngân cho KH: + Hồ sơ do KH cung cấp. + Báo cáo thẩm định. + HĐTD. + Hợp đồng đảm bảo nợ vay. + Chứng từ pháp lý của tài sản đảm bảo. + Chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng vốn của KH. Tổ chức giải ngân: + Bộ phận tín dụng tiến hành lập đề nghị giải ngân cho KH. + Bộ phận kế toán kiểm tra, xử lý chứng từ giải ngân và mở tài khoản cho vay để theo dõi nợ vay. + Bộ phận ngân quỹ phát tiền cho KH trên cơ sở chứng từ do bộ phận kế toán cung cấp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 17
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Hình thức giải ngân: + Tiền mặt. + Chuyển khoản. - Tổ chức giám sát và thu hồi nợ: Kiểm tra sau khi giải ngân: + Kiểm tra theo dõi tình hình sử dụng vốn của KH, tình hình tài chính, và công nợ của KH. + Kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm nợ vay. Thu nợ: + Tất toán khoản vay. + Hồ sơ vay chỉ tất toán khi bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng: Ký thanh lý HĐTD, hoàn trả tài sản đảm bảo nợ vay cho KH, lưu trữ hồ sơ vay. Xử lý nợ vay: Nếu đến hạn trả nợ, bên đi vay không trả được nợ cho Ngân hàng và không được đồng ý gia hạn/điều chỉnh kỳ hạn nợ thì Ngân hàng tiến hành xem xét chuyển nợ quá hạn, tiếp tục theo dõi để thu hồi nợ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 18
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Sơ đồ 1.1. Quy trình cho vay KH DN tại NHTM CBTD tiếp xúc (1) Hồ sơ xin vay KH KH, tư vấn, hướng - Đơn xin vay Cung cấp tài liệu dẫn - Hồ sơ pháp lý (2) Thu thập tài liệu Thẩm định hồ sơ qua trao đổi, mua, tự thu thập (3) Quyết định cho vay Cập nhật thông tin: Thị trường, Chính (4) sách, Pháp lý, KH. Thực hiện quyết định cho vay (5) Thông báo Ký HĐTD - Cho vay - Từ chối (lý do). - Thông báo khác (6) Giải ngân (5b) (7) Tổ chức giám sát người vay vốn. (8) Xử lý Thu nợ rủi ro (9b) (12) (10b Gia hạn nợ, Thu không đủ đảo nợ Thu đủ (10c (10a) (11b) Xử lý tài sản, khởi kiện Thanh lý hợp đồng Trường Đại học Kinh tế Huế(11a) SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 19
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 1.4.Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại 1.4.1.Khái niệm kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay KSNB hoạt động cho vay tại NHTM là quá trình ngân hàng phân tích, theo dõi, kiểm tra từng khoản vay để xác định rủi ro (tiềm tàng/ hiện tại hoặc tương lai) mà ngân hàng có thể gánh chịu từ đó có các biện pháp ngăn chặn thích hợp, kịp thời để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động kiểm soát được tiến hành kể từ khi ngân hàng nhận được hồ sơ vay vốn của KH đến khi KH trả nợ xong. 1.4.2.Mục tiêu của kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay Chu trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng được thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả, ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong hệ thống xử lý. Các dữ liệu cần thiết được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín dụng có chất lượng cao. Rủi ro trong tín dụng được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thoát tài sản và có dự phòng rủi ro hợp lý. Tài liệu, hồ sơ, các tài sản có liên quan đến nghiệp vụ được bảo đảm an toàn. 1.4.3. Vai trò của kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay Với các mục tiêu thiết kế như trên, KSNB đối với hoạt động cho vay có các vai trò sau: ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ, bảo vệ ngân hàng trước những thất thoát tài sản có thể tránh, đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh. 1.4.4. Các rủi ro thường gặp trong quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại - Rủi ro đến từ nguyên nhân khách quan: Môi trường kinh tế: Quá trình hội nhập quốc tế dẫn đến những hệ quả tất yếu làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các DN phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh giữa các NHTM trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước gặp phải nguy cơTrường rủi ro nợ xấu tăng lênĐại do KH họccó tiềm l ựKinhc tài chính lớtến đã bHuếị các ngân hàng SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 20
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà nước ngoài thu hút bằng các sản phẩm, dịch vụ mới với nhiều tiện ích hơn. Môi trường pháp lý: Các chính sách quản lý kinh tế thường thay đổi đột ngột dẫn đến việc ra đời các văn bản pháp lý chưa phù hợp làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam, khiến nhiều tổ chức kinh tế không điều chỉnh kịp thời phương án kinh doanh. Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh: Đây là những rủi ro mà cả KH lẫn Ngân hàng đều không lường trước đối với khoản tín dụng của mình, KH gặp khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay Ngân hàng. Đối với KH có tiềm lực tài chính mạnh thì cũng phải có thời gian để ổn định lại quá trình kinh doanh thì mới có khả năng trả nợ Ngân hàng, còn với KH có tiềm lực yếu thì khoản tín dụng có khả năng rất cao lâm vào tình trạng nợ xấu. - Rủi ro đến từ nguyên nhân chủ quan: Từ phía KH: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rủi ro cho vay tín dụng của ngân hàng. Với từng đối tượng KH khác nhau sẽ có những nguyên nhân, mục đích khác nhau dẫn tới việc chậm trả nợ cho ngân hàng như: người vay sử dụng vốn sai mục đích, tình hình tài chính yếu kém và thiếu minh bạch, vay vốn nhiều từ các tổ chức tín dụng khác nhau, có ý đồ lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc do một số nguyên nhân bất ngờ như xảy ra vấn đề về sức khỏe, gia đình biến động hoặc KH tạm thời bị thất nghiệp Từ phía ngân hàng: Những nguyên nhân từ phía ngân hàng cũng là một trong những lý do xảy ra trong cho vay tiêu dùng. Chính sách cho vay không hợp lý, quy trình, điều kiện cho vay của ngân hàng còn nhiều sơ hở dẫn tới KH có thể trục lợi chiếm đoạt khoản vay đó. Ngoài ra còn có vấn đề đạo đức, nhân phẩm, và trách nhiệm, năng lực của CBTD. Từ vấn đề bảo đảm khoản vay: Rủi ro có thể xảy ra do ngân hàng không đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo hoặc giá trị tài sản thế chấp có biến động theo chiều hướng xấu. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 21
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 1.4.5.Các thủ tục kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại - Trong giai đoạn lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Xây dựng danh mục hồ sơ tín dụng chuẩn, phân loại rõ ràng trong danh mục hồ sơ tạo điều kiện thuận lợi cho các CBTD rà soát và kiểm tra các thông tin, tài liệu thu thập từ KH. Trưởng phòng tín dụng hoặc CBTD kiểm tra lại thông tin KH mà cán bộ khác thu thập. Độc lập kiểm tra lại các hồ sơ đã được tiếp nhận, các thông tin KH cung cấp và việc thu thập thông tin xác minh của CBTD. - Trong giai đoạn phân tích tín dụng: Xây dựng mô hình chuẩn cho giai đoạn thẩm định này, chặt chẽ hơn là cho từng khâu thẩm định, từ khâu thẩm định KH vay vốn, đến thẩm định phương án vay vốn và tài sản bảo đảm tiền vay. Đối với các trường hợp đặc biệt, khi gặp khó khăn trong công tác thẩm định thì CBTD phải nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia thẩm định để hạn chế rủi ro do chủ quan. Độc lập kiểm tra, phân tích soát xét lại việc thực hiện thẩm định tín dụng của các CBTD, việc kiểm tra có thể được tiến hành bởi trưởng phòng tín dụng, ban giám đốc hoặc các CBTD có thâm niên và hiểu biết rộng trong công việc thẩm định. - Trong giai đoạn quyết định và ký HĐTD Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định, các CBTD cần hết sức thận trọng trong giai đoạn thẩm định để hạn chế tối đa sai lầm cho giám đốc khi phê duyệt khoản vay. Trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng phân tích và phán quyết. Trong trường hợp này giám đốc ngân hàng phải có văn bản ủy quyền theo đúng quy định pháp luật nhằm gắn liền trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý. Người có thẩm quyền phê duyệt trước khi phê duyệt phải rà soát, kiểm tra kỹ mọi thông tin và điều khoản quy định trong HĐTD. Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và hồ sơ liên quan phải được luân chuyTrườngển qua nhiều bước, Đạirà soát, ki họcểm tra kỹ trưKinhớc khi trình tế lên banHuế giám đốc phê SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 22
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà duyệt, hạn chế thấp nhất việc ghi sai hoặc thiếu thông tin. - Trong giai đoạn giải ngân Kiểm tra kỹ lưỡng dấu vết của sự phê duyệt trước khi giải ngân, phải có cả chữ ký người phê duyệt và dấu tròn của ngân hàng trên hồ sơ. Quy định thời gian tối đa cho phép từ thời điểm CBTD nhận được phê duyệt giải ngân đến khi trao tiền vay đến tay ngân hàng. Độc lập kiểm tra việc thực hiện giải ngân của CBTD, thu thập phản hồi từ KH để có biện pháp khắc phục kịp thời. - Trong giai đoạn giám sát tín dụng Giám sát hoạt động TK của KH tại ngân hàng, giám sát KH thông qua trả lãi định kỳ, xem xét mối quan hệ của KH với các tổ chức tín dụng khác. Việc kiểm tra này được kiểm tra độc lập bởi một cá nhân hoặc bộ phận. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của KH. Định kỳ kiểm tra tài sản bảo đảm Độc lập kiểm tra việc giám sát sử dụng vốn vay của CBTD xem trên thực tế có thực hiện đầy đủ các công đoạn giám sát không, kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục khi phát hiện các sai phạm của CBTD. - Trong giai đoạn thanh lý HĐTD Đôn đốc KH trả nợ gốc và lãi đúng hạn thông qua thông báo bằng văn bản gửi đến KH hoặc trao đổi qua điện thoại Độc lập kiểm tra việc thực hiện các thủ tục thanh lý HĐTD của CBTD đối với KH, ghi nhận các phản hồi của KH về quy trình vay vốn tại ngân hàng, thái độ làm việc của các CBTD để có biện pháp kịp thời. 1.4.6.Yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay - Môi trường kinh tế: nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đáp ứng việc thanh toán nợ đúng hạn, giúp công tác kiểm soát thuận lợi. - Môi trường pháp lý: công tác KSNB hoạt động cho vay chịu ảnh hưởng từ các quy định pháp lý của NHNN ban hành. Một môi trường pháp lý chặt chẽ sẽ tác động tích cực Trườngđến việc kiểm soát hoĐạiạt động chohọc vay và ngưKinhợc lại. tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 23
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà - Môi trường tự nhiên: việc thu hồi nợ của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của DN gặp khó khăn bởi các điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thiên tai thường xuyên xảy ra. Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của KH cũng như ngân hàng do đó mà công tác thu hồi nộ sẽ gặp khó khăn. - Môi trường công nghệ: trang thiết bị, công nghệ thông tin thực sự cần thiết đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và đối với công tác KSNB nói riêng. Hệ thống trang thiết bị, công nghệ thông tin tốt sẽ làm cho công tác giao dịch của ngân hàng diễn ra nhanh chóng, nắm bắt được tình hình của KH, xử lý các nghiệp vụ kịp thời và góp phần hạn chế được các rủi ro. - Các chính sách, chiến lược của lãnh đạo ngân hàng: một chính sách cho vay hợp lý và đúng đắn không những giúp các CBTD thấu hiểu và thực hiện tốt mà còn làm giảm các sơ hở, rủi ro trong quá trình cho vay. - Năng lực và phẩm chất của cán bộ, nhân viên trong ngân hàng: đối với công tác KSNB không những cần những nhân viên có đủ trình độ để phân tích, đánh giá, kiểm soát mà còn cần cả phẩm chất đạo đức tốt, trung thực trong công việc. Năng lực ở đây còn đề cập đến cả cấp quản lý của ngân hàng, đưa ra các chính sách, quyết định có thực sự hiệu quả hay không, có khuyến khích được các nhân viên phát huy hết tinh thần trách nhiệm của bản thân trong công việc hay không, việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm có phù hợp với mỗi nhân viên đó cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác KSNB. - Cơ cấu tổ chức ngân hàng: một ngân hàng sẽ kiểm soát tốt hoạt động cho vay nếu chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban được quy định cụ thể và phù hợp, các bộ phận liên quan đến hoạt động cho vay, kiểm tra, giám sát không bị chồng chéo trách nhiệm. - Sự cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác: ngoài các NHTM vẫn có rất nhiều các tổ chức, công ty tài chính khác thực hiện cho KH vay vốn cũng như thu hút nguồn vốn gửi vào ngân hàng. Để có thể cạnh tranh trong hoạt động cho vay cũng như đảm bảo an toàn cho các hoạt động của ngân hàng thì công tác KSNB rất cần được chú trọng. - KH: điều quan trọng ở KH không chỉ là trình độ mà bao gồm cả sự trung thực, ngay thẳng. Nếu một KH có năng lực trình độ giỏi, hiểu biết các lĩnh vực kinh doanh, pháp lý; có khả năng kinh doanh thì quá trình hoạt động sản xuất sẽ tạo ra lợi nhuận, có khả năngTrường thanh toán nợ g ốĐạic và lãi vay học cho ngân Kinh hàng và ng ưtếợc lạ i.Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 24
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát tình hình hoạt động ở NCB Huế 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về NCB Huế 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NCB Huế Được thành lập từ năm 1995, ngân hàng NCB khởi nguồn từ Ngân hàng TMCP Nông thôn Sông Kiên. Ngày 18/05/2015, NCB chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng TMCP nông thôn thành ngân hàng TMCP đô thị, thay đổi trụ sở chính từ Kiên Giang về Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời chính thức sử dụng tên Ngân hàng TMCP Nam Việt – Navibank thay cho tên gọi Ngân hàng TMCP Nông thôn Sông Kiên. Đến năm 2014, Navibank chính thức được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Quốc Dân và tái cấu trúc hệ thống. Trải qua gần 22 năm hoạt động, ngân hàng NCB đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam thể hiện qua sự tăng trưởng bền vững và ổn định về quy mô tổng tài sản lẫn hiệu quả kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, để đón đầu xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, từ đầu năm 2016, NCB bắt đầu tiến hành tái cấu trúc hệ thống với sứ mệnh: “Trở thành ngân hàng bán lẻ hiệu quả nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng (nhà và xe) và Ngân hàng phục vụ kinh doanh với giải pháp tài chính ngắn hạn và trung hạn linh hoạt, đồng hành cùng với sự phát triển của KH qua dịch vụ tư vấn hoàn hảo.” Ngân hàng NCB xác định mũi nhọn chiến lược là nâng cao năng lực kinh doanh của mình thông qua năng lực tài chính, công nghệ thông tin và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro. Với hệ thống quản trị ngân hàng cốt lõi (core banking) NCB sẵn sàng cung cấp cho KH các sản phẩm dịch vụ chính xác, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. NCB, tự hào là điểm tựa tài chính vững chắc để hỗ trợ quý KH của mình đạt được những thành công ngày càng rực rỡ hơn trong cuộc sống. Là một đơn vị thành viên của NCB - Chi nhánh Huế được thành lập vào ngày 10/08/2009Trường với trụ sở đặt tạ i Đại44 Đống Đahọc, phường Kinh Phú Nhuận, tếThành Huế phố Huế. Ngoài SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 25
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà ra, ngân hàng còn có 02 chi nhánh khác trên địa bàn tỉnh là số 166 Nguyễn Trãi và 271 Trần Hưng Đạo. Sự ra đời của NCB Huế đã đáp ứng được nhu cầu vốn của các DN và cá nhân trong địa bàn, giúp việc thanh toán được thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế. NCB Huế có đội ngũ nhân viên khá trẻ, rất năng động, nhiệt tình, và có trình độ cao. Ngoài ra, chi nhánh cũng không ngừng cải tiến công nghệ, quy trình giao dịch nhằm đem lại sự tiện lợi nhất cho KH. Vì vậy chi nhánh luôn hút được một số lượng lớn KH. 2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của NCB Huế Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư; nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích luỹ; phát hành kỳ phiếu, trái phiếu Cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài; thấu chi, tín dụng cá nhân; hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế. Bảo lãnh: Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán. Thanh toán và tài trợ thương mại: Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A); chuyển tiền trong nước và quốc tế; thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc; chi trả lương cho DN qua tài khoản, qua ATM; chi trả Kiều hối Ngân quỹ: Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap ); mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu ); thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ; cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế; thẻ và tín dụng; dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card); Internet TrườngBanking, Phone Banking, Đại SMS học Banking. Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 26
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Các hoạt động khác như: Tư vấn đầu tư và tài chính; cho thuê tài chính; môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán; tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. 2.1.1.3. Cơ cấu, sơ đồ bộ máy tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng NCB Huế (Nguồn: Ngân hàng NCB Huế) Nhiệm vụ các phòng ban: Ban giám đốc: Ban giám đốc thực hiện các công việc trong phạm vi hạn mức phán quyết của Hội đồng quản trị phê duyệt. Ban giám đốc có nhiệm vụ cấp hạn mức tín dụng cho các khoản vay, chiết khấu, đơn xin mở L/C, các khoản bảo lãnh cho KH, đồng thời xem xét tờ trình đề xuất của các phòng ban nghiệp vụ, các hồ sơ giao dịch của KH. Phòng Tài chính - Kế toán: Quản lý, thực hiện công tác hạch toán kế toán, công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm); luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm và các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh theo quy định; quản lý thông tin và lập báo cáo. Phòng QTTD: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng KH; quản lý thông tin KH, mẫu dấu, chữ ký KH và các tác nghiệp liên quan theo quy trình nghiệp vụ về quản Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 27
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà lý thông tin KH và mẫu dấu, chữ ký KH của NCB; kích hoạt Hardware Token/SMS Token cho KH sử dụng dịch vụ E-Banking. Nói chung, phòng QTTD chịu trách nhiệm trong các việc Quản trị tín dụng, rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh đồng thời theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh. Phòng Quản lý và Dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; tổ chức việc thực hiện nộp/rút tiền mặt tại NHNN và các đơn vị liên quan, tổ chức việc tiếp quỹ/thu gom tiền tại các đơn vị trực thuộc, các ATM. Phòng KH Cá nhân: Bao gồm các chuyên viên quan hệ KH, phục vụ cho nhóm KH cá nhân, có nhiệm vụ chính trong việc tiếp thị KH, là đầu mối thực hiện các dịch vụ ngân hàng đối với KH cá nhân. Các nhân viên của phòng này phải có nhiệm vụ thiết lập, duy trì, mở rộng các mối quan hệ với KH cá nhân, luôn giữ các KH cũ và tìm kiếm KH mới. Ngoài ra, phòng còn phối hợp với các phòng ban có liên quan tại Trung tâm kinh doanh và các chi nhánh trong công tác. Đáp ứng các nhu cầu thông thường và phát triển dịch vụ mới. Phòng KH DN trực tiếp quản lý các công việc cụ thể như: + Cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với KH DN. Trực tiếp tiếp cận với KH để thu thập thông tin cần thiết, tư vấn, phân tích hồ sơ của DN, quản lí tài sản thế chấp, giải ngân vốn vay nếu hồ sơ được duyệt của giám đốc chi nhánh. Sau đó nhân viên phòng KH DN sẽ tiếp tục theo dõi giám sát việc sử dụng vốn, tài chính DN, thu nợ gốc và lãi, chuyển nợ quá hạn. + Phân tích đánh giá, chấm điểm cho từng KH để quyết định loại hình cho vay đối với từng loại KH: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay thấu chi + Bảo lãnh cho DN sau khi đã thẩm định và được duyệt của lãnh đạo với phí hợp lý theo mức độ rủi ro với các loại hình: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ, + Thanh toán quốc tế theo hình thức: chuyển tiền đi, nhờ thu, tín dụng chứng từ với các mức phí theo quy định của NCB và tùy mức độ rủi ro chấp nhận. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 28
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.1.1.4. Tình hình tài sản, nguồn vốn trong giai đoạn 2016 – 2018 Tài sản và nguồn vốn là hai chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. Có được sự ủng hộ và tín nhiệm của KH đã làm tăng thêm tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng tăng thêm trong 3 năm qua. Tài sản: nhìn vào bảng 2.1 ta thấy được tổng tài sản của NCB Huế tăng trưởng mạnh qua các năm với tốc độ khá nhanh. Cụ thể: năm 2017 tổng tài sản đã tăng 3,53% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 17,15% so với năm 2017. Hoạt động cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2017 tăng 20.561 triệu đồng tương đương tăng 1,65% so với năm 2016, năm 2018 tăng 195.707 triệu đồng tương đương tăng 15,42% so với năm 2017. Chiếm một phần lớn thứ 2 trong tổng tài sản là tài sản khác cũng tăng nhiều qua các năm. Cụ thể: năm 2017 tài sản khác tăng thêm 45.213 triệu đồng tương đương tăng 7,81% so với năm 2016, năm 2018 tăng 128.116 triệu đồng tương đương tăng 20,53% so với năm 2017. Các loại tài sản khác chiếm tỷ lệ khá nhỏ và các loại tài sản này có sự thay đổi không đều qua các năm. Với tình hình tài sản như vậy, ta có thể thấy rằng ngân hàng đã có những chiến lược tốt, cung cấp đa dạng các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đạt được kết quả này là do toàn bộ nhân viên trong ngân hàng không ngừng nỗ lực trong việc nắm bắt tình hình, thời cơ để đưa ra những chính sách, định hướng đúng đắn, kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu của KH và xã hội, đặc biệt là chính sách tín dụng luôn có sự thay đổi theo nền kinh tế, linh hoạt và phù hợp. Tổng tài sản của ngân hàng 03 năm qua đều tăng cho thấy ngân hàng có tiềm lực khá lớn. Tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng (TCTD) trong và ngoài nước vẫn còn hạn chế. Nguồn vốn: Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn đó là tiền gửi của các Tổ chức kinh tế (TCKT) và dân cư và luôn tăng qua các năm gần đây. Cụ thể: năm 2017 tiền gửi của các TCKT và dân cư tăng 86.363 triệu đồng tương đương với mức tăng 5,89% so với năm 2016, năm 2018 tăng 242.271 triệu đồng tương đương tăng 15,61% so với năm 2017. Khoản mục chiếm tỷ lệ tương đối lớn thứ 2 là tài sản nợ khác đang có xu hướng tăng giảm không xác định được. Vào năm 2017 tài sản nợ khác giảm 37.418 triệu đồng tương đương giảm 18,89% so với năm 2016, tuy nhiên đến năm 2018Trườngtài sản nợ khác lạ iĐại tăng 22.500 họctriệu đ ồKinhng tương đương tế tăng Huế14,09% so với SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 29
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà năm 2017. Điều này cho thấy bộ phận tín dụng vẫn chưa quản lý tốt các khoản nợ cho vay, việc nợ quá hạn cũng như nợ xấu vẫn là vấn đề đáng quan tâm của NCB Huế. Khoản mục phát hành giấy tờ có giá đang có xu hướng tăng nhưng chưa tăng đều qua các năm gần đây. Cụ thể: năm 2017 phát hành giấy tờ có giá tăng 10.741 triệu đồng tương đương tăng 8,15% so với năm 2016, năm 2018 tiếp tục tăng 10.151 triệu đồng tương đương tăng 7,12% so với năm 2017. Việc vay của NHNN và các TCTD khác là không xảy ra qua các năm gần đây. Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm đều có sự tăng trưởng đáng kể. Đạt được thành quả này là do trong những năm qua, Chi nhánh luôn có sự cố gắng trong công tác điều hành, quản lý, và có chính sách huy động vốn từ ban lãnh đạo ngân hàng, nhân viên khách hàng với sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt, công nghệ tiên tiến, hiện đại, bên cạnh đó ngân hàng còn có nội lực lớn mạnh. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 30
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Bảng 2.1: Tài sản và nguồn vốn của Ngân hàngTMCP Quốc Dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Tài sản 1.858.794 100,00 1.924.487 100,00 2.254.541 100,00 65.693 3,53 330.054 17,15 Tiền mặt 18.301 0,98 17.241 0,89 20.415 0,91 -1.060 -5,79 3174 18,41 Tiền gửi tại NHNN 7.852 0,42 8.145 0,42 9.475 0,42 293 3,73 1330 16,33 Tiền gửi tại các TCTD trong và nước 456 0,02 621 0,03 784 0,03 165 36,18 163 26,25 ngoàiCho vay các TCKT, cá nhân trong nước 1.248.547 67,17 1.269.108 65,95 1.464.812 64,97 20.561 1,65 195.707 15,42 Tài sản cố định 4.726 0,25 5.247 0,27 6.814 0,30 521 11,02 1567 29,86 Tài sản có khác 578.912 31,16 624.125 32,44 752.241 33,37 45.213 7,81 128.116 20,53 Nguồn vốn 1.858.794 100,00 1.924.487 100,00 2.254.541 100,00 65.693 3,53 330.054 17,15 Vay của NHNN và các TCTD khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tiền gửi của các TCKT và dân cư 1.465.878 78,86 1.552.241 80,66 1.794.512 79,60 86.363 5,89 242.271 15,61 Phát hành giấy tờ có giá 131.735 7,09 142.476 7,40 152.627 6,77 10.741 8,15 10.151 7,12 Tài sản nợ khác 197.060 10,60 159.642 8,29 182.142 8,08 -37.418 -18,89 22.500 14,09 Vốn và các quỹ 64.121 3,45 70.128 3,65 125.260 5,58 6.007 9,37 55.132 78,62 (Nguồn: Phòng kế toán NCB Huế) SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 31 Trường Đại học Kinh tế Huế
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.1.1.5. Tình hình lao động, kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2016 -2018 2.1.1.5.1. Tình hình lao động Yếu tố được Ngân hàng quan tâm và đóng vai trò quan trọng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng đó chính là nguồn nhân lực. Để đáp ứng nhu cầu trong hoạt động kinh doanh theo mục tiêu, định hướng mà Giám đốc đề ra, NCB Huế đã tuyển dụng và lựa chọn những cán bộ công nhân viên có trình độ, học vấn cao và đưa ra những chính sách ưu đãi có lợi cho cán bộ công nhân viên. Chi nhánh đã không ngừng đổi mới công tác xây dựng và điều hành đơn vị, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên với chuyên môn đầu vào cao hơn, phù hợp với các vị trí tuyển dụng tại Chi nhánh. •Phân theo giới tính: Số lượng lao động của Chi nhánh tăng qua các năm. Cụ thể năm 2017 tăng thêm 3 người so với năm 2016, năm 2018 tăng thêm 7 người so với năm 2017, tổng số lao động trong toàn Chi nhánh tính đến hiện giờ đã là 75 người. Trong đó số lượng lao động nữ qua các năm đều cao hơn số lượng lao động nam. Cụ thể: năm 2016 tỷ lệ lao động nữ chiếm 53,85%, năm 2017 chiếm 51,47%, năm 2018 chiếm 52,00%. Ta có thể thấy là số lao động nữ luôn chiếm số lượng nhiều hơn nam, tỷ lệ này phù hợp với đặc thù của công việc, lao động nam chủ yếu tập trung ở phòng quan hệ khách hàng vì có khả năng chịu được áp lực công việc cao hơn nữ giới. Đối với lao động nữ thì tập trung vào các phòng giao dịch do đặc tính cẩn thận, luôn được coi là phái đẹp, là bộ mặt của Ngân hàng, có khả năng nói chuyện thu hút, thuyết phục được khách hàng. •Phân theo trình độ chuyên môn: đa số các nhân viên đều là trình độ đại học và cao đẳng, và ngày càng được nâng cao về trình độ và chuyên môn. Cụ thể: năm 2017 tăng lên 3 người chiếm 6,25% so với năm 2016; năm 2018 tăng lên 7 người chiếm 26,05% so với năm 2017. Cho thấy Ngân hàng luôn chú trọng đến nguồn lực này, lực lượng này giúp cho Ngân hàng càng phát triển, câng cao vị thế cạnh tranh đối với các Ngân hàng khác. Lao động trên đại học thì chi tăng từ số lượng 7 người lên 8 người vào năm 2018 tương đương tăng lên 14,29%. Bên cạnh đó, lao động trình độ trung cấp, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ tương đối thấp và cũng không có sự thay đổi. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 32
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Bảng 2.2: Tình hình lao động của Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016- 2018 Đơn vị tính: người Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- % Tổng số lao động 65 100,00 68 100,00 75 100,00 3 4,62 7 10,29 Phân theo giới tính - Nam 30 46,15 33 48,53 36 48,00 3 10,00 3 9,09 - Nữ 35 53,85 35 51,47 39 52,00 0 0 4 11,43 Phân theo trình độ chuyên môn - Trên đại học 7 10,77 7 10,30 8 10,66 0 0 1 14,29 - Đại học và cao đẳng 48 73,85 51 75,00 57 76,00 3 6,25 6 11,76 - Trung cấp 5 7,69 5 7,35 5 6,67 0 0 0 0 - Lao động phổ thông 5 7,69 5 7,35 5 6,67 0 0 0 0 Phân theo độ tuổi - Từ 18 đến 30 tuổi 35 53,85 37 54,51 43 57,33 2 5,71 6 16,22 - Từ 31 đến 50 tuổi 28 43,08 29 42,65 30 40,00 1 3,57 1 3,45 - Từ 50 tuổi trở lên 2 3,08 2 2,84 2 2,67 0 0 0 0 Nguồn: Trung tâm doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Quốc Dân –Chi nhánh Thừa Thiên Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 33 Trường Đại học Kinh tế Huế
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Như vậy, số lượng nhân viên có trình độ đại học và trên đại học tăng lên đáng kể, trình độ của nhân viên ngày càng được đòi hỏi hơn. Với đội ngũ nhân viên được trang bị kiến thức, có trình độ, đây sẽ là nền tảng vững chắc cho việc phát triển kinh doanh cua Ngân hàng. Bên cạnh đó, nhân viên của NCB Huế luôn được khuyến khích trong việc học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Hầu hết các nhân viên tại Ngân hàng là những người trẻ tuổi, năng động nên ngoài việc làm tốt công tác tại Ngân hàng, họ cũng cố gắng học tập để nâng cao hơn nữa trình độ của mình với mong muốn bổ sung kiến thức và tìm cơ hội thăng tiến. •Phân theo độ tuổi lao động: độ tuổi lao động từ 18 đến 30 chiếm số lượng tương đối lớn, luôn chiếm tỷ lệ trên 45% và liên tục tăng qua các năm. Cụ thể năm 2016 chỉ có 35 người thì đến năm 2017 đã tăng lên 37 người, và đến năm 2018 lại tiếp tục tăng lên thành 43 người. Đây là độ tuổi trẻ trung, nhiệt huyết, có tiềm năng và luôn có sự sáng tạo trong công việc nên Ngân hàng luôn quan tâm, tạo điều kiện làm việc cho nhóm tuổi này. Độ tuổi 31 đến 50 cũng chiếm số lượng lớn không kém so với độ tuổi 18 đến 30 vì đây là những người đã làm việc lâu năm nên Ngân hàng luôn cần những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Năm 2017 tăng 1 nhân viên và đến năm 2018 lại tăng thêm 1 nhân viên nữa là do các nhân viên làm việc lâu năm tại NCB Huế đang ở độ tuổi giao nhau là 30 tuổi nên có sự tăng như vậy. Từ 50 tuổi trở lên chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong Ngân hàng vì đây là những người có dày dặn kinh nghiệm, giữ các vị trí quan trọng trong Ngân hàng như Giám đốc và Phó giám đốc. 2.1.1.5.2. Tình hình kết quả kinh doanh Với những chính sách trong điều kiện kinh doanh có nhiều khó khăn, với những nỗ lực của mình ngân hàng NCB Huế đã có những chính sách hoạt động thích hợp, phát triển các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và các hoạt động khác theo hướng tăng dần quy mô, điều chỉnh cơ cấu hợp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, qua đó đạt kết quả kinh doanh khả quan. Thu nhập: Nhìn chung tổng thu nhập năm 2017 giảm 2.076 triệu đồng tương đương giảm 1,88% so với năm 2016, qua năm 2018 thu nhập lại tăng 7.137 triệu đồng tương đương tăng 6,58% so với năm 2017. Trong đó thu nhập từ lãi chiếm tỷ lệ cao nhất trongTrường tổng thu nhập nhưng Đại có nhi ềhọcu biến đổ i Kinhtrong các năm tế gần Huếđây. Cụ thể: năm SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 34
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2017 thu nhập từ lãi giảm 20.301 triệu đồng tương đương giảm 22,60% so với năm 2016, năm 2018 thu nhập từ lãi tăng 14.807 triệu đồng tương đương tăng 21,30% so với năm 2017. Điều này thể hiện hoạt động kinh doanh trong việc cho vay của ngân hàng ngày càng tăng, cụ thể ở năm 2018 đã có sự phát triển trở lại so với năm 2017 mức thu nhập từ lãi ở mức âm. Từ đó cho thấy sự lãnh đạo của ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên tại NCB Huế đã có sự nỗ lực không ngừng để cải thiện tình hình của ngân hàng. Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn chưa có được sự ủng hộ nhiều của khách hàng, đến hiện tại khách hàng trong hoạt động này vẫn còn rất ít, chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng thu nhập. Ngoài ra, thu nhập còn bao gồm các khoản thu từ hoạt động dịch vụ, thu khác, những khoản thu này chiếm một phần tương đối trong thu nhập của ngân hàng. Thu khác trong năm 2017 đã tăng mạnh nhưng đến năm 2018 lại giảm xuống. Cụ thể: năm 2017 thu khác tăng 18.212 triệu đồng tương đương tăng 134,54% so với năm 2016, năm 2018 thu khác giảm 11.083 triệu đồng tương đương giảm 34,91% so với năm 2017. Qua đó ta thấy được nguồn thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ hoạt động cho vay, còn các hoạt động khác thì chỉ tăng hoặc giảm không đáng kể. Chi phí: Tổng chi phí của ngân hàng có sự chuyển biến qua các năm. Từ năm 2017 đến 2018 chi phí tăng 8.096 triệu đồng cho thấy nhu cầu ngày càng muốn mở rộng thêm Chi nhánh nhằm mở rộng thị trường hoạt động hơn, do tình hình huy động vốn ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, cho thấy ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu của KH. Trong đó chi phí trả lãi chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng nhanh qua các năm. Cụ thể: năm 2017 chi phí trả lãi tăng 819 triệu đồng tương đương tăng 1,04% so với năm 2016, năm 2018 chi phí trả lãi tăng 8.943 triệu đồng tương đương tăng 8,98% so với năm 2017. Điều này cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng luôn tốt, KH vẫn luôn gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Các khoản chi phí từ hoạt động dịch vụ, chi phí nộp thuế chiếm tỷ lệ không cao trong toàn bộ tổng chi phí của ngân hàng, nguyên nhân là do ngân hàng đầu tư vào các hoạt động quảng bá thương hiệu, mở rộng thêm các máy móc công nghệ trong ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 35
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Lợi nhuận: Chỉ tiêu lợi nhuận luôn là yếu tố quan trọng nhất đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Khi lợi nhuận tăng cao sẽ tạo điều kiện trích lập dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn. Qua bảng 2.3 ta có thể thấy được lợi nhuận của ngân hàng tăng vào năm 2017, nhưng đến năm 2018 lại có sự giảm nhẹ. Cụ thể: năm 2017 lợi nhuận của ngân hàng đã tăng 2.355 triệu đồng tương đương tăng 14,73% so với năm 2016, năm 2018 lợi nhuận giảm 959 triệu đồng tương đương giảm 5,23% so với năm 2017. Nhìn chung, ta thấy được ngân hàng đã có sự phát triển và tăng trưởng, khẳng định vị thế của mình so với các ngân hàng khác trong tỉnh Thừa Thiên Huế, có sự đóng góp không nhỏ của Ban giám đốc và đội ngũ cán bộ công nhân viên tại Chi nhánh. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 36
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân - Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Thu nhập 110.563 100,00 108.487 100,00 115.624 100,00 -2.076 -1,88 7.137 6,58 Thu nhập từ lãi 89.815 81,23 69.514 64,08 84.321 72,93 -20.301 -22,60 14.807 21,30 Thu từ hoạt động dịch vụ 6.195 5,60 6.212 5,73 6.954 6,01 17 0,27 742 11,94 Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 1.017 0,92 1.013 0,93 984 0,85 -4 -0,39 -29 -2,86 Thu khác 13.536 12,25 31.748 29,26 20.665 17,87 18.212 134,54 -11.083 -34,91 Chi phí 94.576 100,00 90.145 100,00 98.241 100,00 -4.431 -4,69 8.096 8,98 Chi phí trả lãi 78.852 83,37 79.671 88,38 88.614 90,20 819 1,04 8.943 11,22 Chi phí hoạt động dịch vụ 1.547 1,64 642 0,71 2034 2,07 -905 -58,50 1.392 216,82 Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 hối Chi phí nộp thuế 523 0,55 412 0,46 1573 1,60 -111 -21,22 1.161 281,80 Chi phí khác 13.654 14,44 9420 10,45 6020 6,13 -4.234 -31,01 -3.400 -36,09 Lợi nhuận 15.987 18.342 17.383 2.355 14,73 -959 -5,23 Nguồn: Phòng Kế toán NCB Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 37 Trường Đại học Kinh tế Huế
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.1.1.6. Tình hình hoạt động cho vay tại NCB Huế trong giai đoạn 2016 - 2018 Hoạt động cho vay các KH DN trong 3 năm qua chiếm tỷ trọng khá lớn trong tình hình cho vay chung của ngân hàng. KH DN trong những năm qua luôn là KH truyền thống của ngân hàng. Điều đó thể hiện ở cả 3 chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay. Cụ thể tình hình cho vay chung của Chi nhánh được thể hiện qua bảng 2.5: • Doanh số cho vay: tình hình cho vay của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm. Cụ thể năm 2017 tăng 20.561 triệu đồng tương đương tăng 1,65% so với năm 2016, năm 2018 tăng 195.704 triệu đồng tương đương tăng thêm 15,42% so với năm 2017. Qua đó ta thấy tình hình cho vay của ngân hàng ngày càng tăng cao. Trong đó chiếm ưu thế cao trong tổng số cho vay là cho vay các KH DN, doanh số cho vay trong 3 năm trở lại đây tăng rất cao. Cụ thể: năm 2016 doanh số cho vay KH DN là 758.617 triệu đồng, đến năm 2017 tăng thêm 10.716 triệu đồng tương đương tăng 1,41% so với năm 2016 và đến năm 2018 tiếp tục tăng thêm 129.183 triệu đồng tương đương tăng thêm 16,79% so với năm 2017. Việc thực hiện các chính sách khách hàng, sản phẩm, lãi suất, tín dụng một cách mềm dẻo, khôn khéo cùng với uy tín sẵn có trên thị trường và sự tác động của các hoạt động thuộc marketing ngân hàng kể trên, NCB Huế đã chủ động thu hút được khá nhiều KH DN đến giao dịch và có quan hệ tín dụng với Chi nhánh. Trong thời kỳ kinh tế đổi mới hiện nay, nhiều DN vừa và nhỏ ra đời cần đến vốn để sản xuất, kinh doanh, đầu tư, họ cần nguồn vốn để bổ sung vốn lưu động nên doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên đáng kể. Doanh số cho vay khác chiếm chưa đến một nửa so với cho vay KH DN. • Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ tăng đều qua các năm. Cụ thể: năm 2017 tăng 169.337 triệu đồng tương đương tăng 15,55% so với năm 2016, năm 2018 tăng 46.928 triệu đồng tương đương tăng 3,73% so với năm 2017. Công tác thu nợ đối với KH DN và thu nợ khác cũng tăng trưởng đồng đều qua các năm. Qua đó ta có thể thấy được ngân hàng đã làm tốt trong việc thẩm định việc cho vay để từ đó có thể thu hồi nợ một cách thuận lợi, tránh trường hợp nợ xấu xảy ra. • Dư nợ: Dư nợ của Chi nhánh tăng mạnh qua 3 năm trở lại đây. Cụ thể: năm 2017 dưTrường nợ cho vay tăng từ Đại266.732 trihọcệu đồng lênKinh 421.770 tritếệu đ ồHuếng tương đương SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 38
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà tăng thêm 58,13% so với năm 2016, năm 2018 cũng tăng thêm 14,52% tức là tăng thêm 61.227 triệu đồng so với năm 2017. Số dư nợ tăng lên là do nền kinh tế đang còn gặp khó khăn, nhiều công ty nước ngoài đang dần tiến vào Việt Nam nên tình hình kinh doanh của các DN gặp nhiều khó khăn, khó có thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Ngân hàng cần có những biện pháp quản lý để tránh tình trạng dư nợ tăng quá cao gây giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tránh cho các khoản dư nợ đó trở thành nợ xấu. Qua đó, ta có thể thấy được tình hình cho vay của ngân hàng ngày mỗi tăng, ngày một khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 39
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Doanh số cho vay 1.248.547 100,00 1.269.108 100,00 1.464.812 100,00 20.561 1,65 195.704 15,42 Doanh số cho vay KHDN 758.617 60,76 769.333 60,62 898.516 61,34 10.716 1,41 129.183 16,79 Doanh số cho vay khác 489.930 39,24 499.775 39,38 566.296 38,66 9.845 2,01 66.521 13,31 Doanh số thu nợ 1.088.858 100,00 1.258.195 100,00 1.305.123 100,00 169.337 15,55 46.928 3,73 Doanh số thu nợ KHDN 671.608 61,68 796.186 63,28 807.219 61,85 124.578 18,55 11.033 1,39 Doanh số thu nợ khác 417.250 38,32 462.009 36,72 497.904 38,15 44.759 10,73 35.895 7,77 Dư nợ cho vay 266.732 100,00 421.770 100,00 482.997 100,00 155.038 58,13 61.227 14,52 Dư nợ cho vay KHDN 159.639 59,85 254.074 60,24 296.270 61,34 94.435 59,16 42.196 16,61 Dư nợ cho vay khác 107.093 40,15 167.696 39,76 186.727 38,66 60.603 56,59 19.031 11,35 Nguồn: Phòng Kế toán NCB Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 40 Trường Đại học Kinh tế Huế
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.1.2. Chế độ kế toán - Năm tài chính của ngân hàng bắt đầu vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong công tác lập BCTC của ngân hàng là đồng Việt Nam (VNĐ) - BCTC được lập theo Hệ thống Kế toán các Tổ chức Tín dụng Việt Nam theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 04 năm 2004 do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 và các quyết định bổ sung, sửa đổi Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN, Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 04 năm 2007 và Thông tư 49/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều khoản của chế độ BCTC đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2017/QĐ-NHNN và Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành. - Hệ thống kế toán của ngân hàng áp dụng theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”. Đồng thời, công tác kế toán cũng được hỗ trợ rất nhiều nhờ phần mềm T24. Phần mềm này áp dụng chung cho toàn bộ hệ thống. - Chứng từ sử dụng bao gồm chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ.Chứng từ gốc thì bao gồm hồ sơ KH và hồ sơ vay vốn, trong đó hồ sơ khách hàng là các chứng từ do khách hàng cung cấp để đề nghị ngân hàng cho vay vốn; Hồ sơ vay vốn là khi ngân hàng đồng ý cho khách hàng vay, khách hàng sẽ nhận được thông báo đến ngân hàng làm hồ sơ vay vốn (hồ sơ vay vốn bao gồm các chứng từ giấy đề nghị giải ngân, bảng thông tin khách hàng, khế ước nhận nợ, biên bản bàn giao tài sản đảm bảo (nếu có), tờ trình giải ngân, biên bản kiểm tra sau giải ngân, ). Chứng từ ghi sổ là chứng từ kế toán căn cứ để hạch toán kế toán, liên quan đến nghiệp vụ kế toán cho vay, các chứng từ ghi sổ có thể là : giấy lĩnh tiền, uỷ nhiệm chi, phiếu chuyển khoản, phiếu thu lãi. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 41
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.1.3. Quy trình cho vay tại NCB Huế Bảng 2.5: Quy trình cho vay tại NCB Huế Thời Các Người gian Nội dung thực hiện Chứng từ bước thực hiện thực hiện Bước 1 Tiếp Giấy đề nghị vay vốn nhận nhu - Tiếp nhận nhu cầu, cung cấp kiêm phương án trả nợ. cầu, tư cho KH mẫu giấy đề nghị vay Phiếu đề nghị cung vấn, vốn và hỗ trợ KH hoàn thiện CV.QHKH 1 ngày cấp/bổ sung hồ sơ và hướng - Hướng dẫn KH hoàn thiện hồ sơ hẹn xác minh thực tế, dẫn hoàn vay vốn TĐTS thiện hồ sơ Bước 2 - Nhận hồ sơ do KH cung cấp Thẩm - Photo hồ sơ và ký xác nhận đã định hồ kiểm tra so với bản chính sơ, thẩm 3 ngày - Thẩm định hồ sơ và thẩm định Phiếu yêu cầu định giá định thực (tính từ thực tế theo hướng dẫn TĐTD Báo cáo thẩm định giá tế, thẩm CV.QHKH thời của khối QTTD. TSBĐ. định CV.TĐTS điểm - Thẩm định TSBĐ Biên bản định giá TSBĐ TSBĐ và nhận đủ - Lập tờ trình thẩm định, đề xuất Tờ trình TĐTD. lập tờ hồ sơ) tín dụng. trình - Hoàn thiện hồ sơ và chuyển thẩm phòng TĐTD. định Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 42
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2 ngày - Tái TĐTD (tính từ Bước 3 Báo cáo tái TĐTD - Lập báo cáo tái thẩm định/đề thời Tái CV.TĐTD Tờ trình TĐTD xuất ý kiến tham mưu điểm TĐTD Bộ hồ sơ vay - Trình cấp thẩm quyền phê duyệt nhận đủ hồ sơ) - CV.TĐTD nhận kết quả phê duyệt tín dụng và thông báo kết Bước 4 quả phê duyệt tín dụng tới Thông CV.QHKH; đồng thời chuyển Thông báo đồng ý/từ báo kết bản sao thông báo phê duyệt đến chối cấp tín dụng CV.TĐTD quả và Giám sát tín dụng Hội sở theo Biên bản giao nhận hồ 1 ngày CV.QHKH bàn giao quy định. sơ tín dụng giữa phòng hồ sơ tín - CV.QHKH thông báo kết quả QHKH và phòng QTTD dụng phê duyệt cho KH. - CV.QHKH bàn giao hồ sơ cấp tín dụng cho QTTD - CV.QHKH Hợp đồng thế chấp/cầm Lập biên bản giao nhận, kiểm tra cố và nhận bàn giao giấy tờ bản Đơn đăng ký giao dịch Bước 5 chính TSBĐ từ KH, trình trưởng bảo đảm/ giấy đề nghị Thực đơn vị kinh doanh phê duyệt và phong tỏa. hiện thủ CV.QHKH chuyển giao hồ sơ cho CV.QTTD Giấy tờ chứng minh 1 ngày tục bảo CV.QTTD - CV.QTTD quyền sử dụng, sở hữu đảm tiền Lập hợp đồng thế chấp/cầm cố tài sản. vay trình cấp thẩm quyền phê duyệt Biên bản giao nhận hồ Công chứng hợp đồng thế chấp sơ TSBĐ với KH. Đăng ký giao dịch bảo đảm Biên bản giao nhận hồ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 43
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Thực hiện phong tỏa giấy tờ có sơ TSBĐ kiêm biên bản giá (nếu có) nhập – xuất kho Nhập kho TSBĐ và các hợp đồng/chứng từ phải nhập kho theo quy định. Bước 6 Thực - Lập HĐTD hiện thủ - KH ký HĐTD CV.QTTD HĐTD tục tín - Trình cấp thẩm quyền ký dụng Tiếp nhận và đề xuất giải ngân: - Tiếp nhận hồ sơ giải ngân và chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn. - Trong trường hợp KH chưa cung cấp được chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, CV.QHKH hướng dẫn KH lập bảng kê mục đích sử dụng vốn và Tờ trình giải ngân Bước 7 cam kết bổ sung chứng từ chứng CV.QHKH Chứng từ minh chứng 0.5 ngày Giải ngân minh mục đích sử dụng vốn trong mục đích vay vòng 30 ngày kể từ ngày giải ngân hoặc theo điều kiện phê duyệt tín dụng. - Kiểm tra tình hình thực hiện các điều kiện phê duyệt tín dụng, kiểm tra tính xác thực và đầy đủ hồ sơ nhận nợ. Lập tờ trình giải ngân trình cấp thẩm quyền phê Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 44
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà duyệt. - Chuyển hồ sơ giải ngân cho QTTD Giải ngân: - Kiểm tra các hồ sơ nhận nợ của KH do phòng QHKH cung cấp. - Kiểm tra việc đáp ứng đầy đủ quy định giải ngân của sản phẩm và các quy định giải ngân của Chứng từ giải ngân CV.QTTD NCB. Khế ước nhận nợ - Lập khế ước nhận nợ. - Trình duyệt giải ngân trên BTS. - Thông báo kết quả giải ngân cho QHKH. - Lưu hồ sơ giải ngân - Kiểm tra hoạt động, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, kiểm tra tình trạng TSBĐ của KH theo quy định. Bước 8 - Sau khi kiểm tra số nợ gốc, lãi Kiểm tra suất của khoản vay theo quy cho vay, định, CV.QTTD chuyển sao kê Biên bản kiểm tra sau CV.QHKH thay đổi tín dụng của KH cho CV.QHKH cho vay lãi suất quản lý. và thu nợ - Căn cứ trên bảng sao kê tín dụng, phòng QHKH/PGD tổ chức thực hiện nhắc nợ và thu hồi nợ trước ngày đến hạn gốc, lãi tối thiểu 5 ngày làm việc. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 45
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà - Căn cứ trên bảng sao kê tín dụng, phòng QHKH/PGD thông báo lãi suất cho vay tới KH bằng văn bản. Phòng QTTD thực hiện điều chỉnh trên Microbank, kiểm tra kết quả điều chỉnh lãi suất theo quy định hiện hành của NCB. CV.QHKH: - Tiếp nhận đề nghị tất toán của KH. - Hướng dẫn KH thực hiện các nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo cam kết với NCB. - Lập tờ trình xuất kho TSBĐ Đề nghị tất toán trình cấp thẩm quyền phê duyệt, Tờ trình xuất TSBĐ chuyển cho CV.QTTD thực hiện Bước 9 Phiếu xuất kho xuất kho TSBĐ. Tất toán CV.QHKH Thông báo giải chấp CV.QTTD: và thanh CV.QTTD Đơn yêu cầu xóa đăng - Thực hiện kiểm tra tình hình lý HĐTD ký giao dịch bảo đảm nghĩa vụ tài chính theo phê duyệt. Biên bản giao nhận hồ - Nhận bàn giao hồ sơ TSBĐ từ sơ TSBĐ bộ phận quản lý kho và bàn giao lại toàn bộ hồ sơ cho CV.QHKH để giao trả cho KH. - Lập thông báo giải chấp và đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm tới các cơ quan chứng thực và giao dịch bảo đảm liên Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 46
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà quan, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt - Thực hiện xóa giải chấp, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm. - Lưu trữ hồ sơ đã tất toán theo quy định. - Gửi bản sao hồ sơ tất toán cho CV.GSTD. Bước 10 - Phòng QHKH/PGD thực hiện Xử lý nợ quy trình xử lý nợ quá hạn theo CV.QHKH quá hạn quy định hiện hành của NCB Lưu ý: Tối đa trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do KH cung cấp, CV.QHKH phải gửi Thông báo tín dụng thông báo tình trạng hồ sơ đã được duyệt/bị từ chối cho KH. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 47
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.2. Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NCB Huế 2.2.1. Kiểm soát trước cho vay 2.2.1.1. Một số quy định của NCB trong quy trình kiểm soát trước cho vay - Điều kiện KH: (a) KH là tổ chức được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật. (b) KH có thời gian hoạt động liên tục tối thiểu 12 tháng tính đến thời điểm đề nghị vay vốn (căn cứ theo ngày trên giấy chứng nhận ĐKDN). (c) KH có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, có lãi trong năm tài chính liền trước và theo BCTC kỳ gần nhất tính đến thời điểm đề nghị cấp tín dụng. (d) Tại thời điểm xét duyệt khoản vay: KH không có nợ nhóm 2 trở lên tại NCB; trong vòng 03 tháng tính đến thời điểm xét duyệt khoản vay KH không có nợ nhóm 02 trở lên tại TCTD khác và không có nợ nhóm 02 quá 30 ngày tại NCB. (e) Trong vòng 02 năm gần nhất tính đến thời điểm xét duyệt khoản vay: KH không có nợ nhóm 03 trở lên tại NCB và/hoặc các TCTD khác; người quản lý DN và thành viên góp vốn không có nợ nhóm 03 trở lên tại NCB và/hoặc các TCTD khác. (f) KH xếp hạng tín dụng loại từ BB trở lên theo quy định hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. (g) Điều kiện đối với KH có thời gian hoạt động dưới 12 tháng (kể từ khi thành lập đến thời điểm xét duyệt khoản vay): đáp ứng các điều kiện (a), (d), (e), (h), (i); KH xếp hạng tín dụng loại B theo quy định hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; TSBĐ xếp loại B1 trở lên theo quy chế khung chính sách TSBĐ. (h) KH có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ. (i) KH đăng ký sử dụng dịch vụ Internet Banking, SMS Banking, nộp thuế điện Trườngtử tại NCB. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 48
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà - Loại tiền cho vay, trả nợ: VND và ngoại tệ, trường hợp cho vay bằng ngoại tệ thì thực hiện theo đúng quy định của NCB và các quy định của pháp luật có liên quan về việc cho vay vốn bằng ngoại tệ. - Lãi suất vay và phí: theo quy định của NCB ban hành từng thời kỳ phù hợp với quy định hiện hành của NHNN, lãi suất quá hạn không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn. - Phương thức giải ngân: giải ngân chuyển khoản cho Bên thụ hưởng hoặc/và giải ngân tiền mặt. - Phương thức trả nợ: Hình thức trả lãi: lãi trả hàng tháng. Hình thức trả gốc: gốc trả cuối kỳ, có thể trả dần trong kỳ. - Tài sản bảo đảm: theo Quy chế khung chính sách TSBĐ mã số QC.TD.003 ngày 27/04/2017 và các quy định/văn bản liên quan khác của NCB ban hành từng thời kỳ. 2.2.1.2. Các công việc KSNB chủ yếu trước cho vay Kiểm soát trước cho vay là giai đoạn quan trọng nhất, nó hạn chế được rủi ro trong quá trình cho vay. Nếu giai đoạn này kiểm soát không tốt thì việc thu hồi nợ, lãi sẽ trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển của NCB. Yêu cầu vay vốn Bộ phận Kiểm tra hồ sơ vay Bộ phận Khách hàng QHKH Chính xác, hợp lệ QTTD, TĐTD Thẩm định, đề xuất tín dụng Trả lời Trưởng PGD/ Phó GĐ/GĐ Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm soát trước cho vay tại NCB Huế Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 49
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Bảng 2.6. Các công việc KSNB trong giai đoạn trước cho vay KH DN tại NCB Huế Thủ tục Đối tượng Bộ phận Mục đích kiểm STT Nội dung kiểm soát kiểm soát thực hiện kiểm duyệt soát 1 Kiểm tra Bộ phận Bộ phận Kiểm tra thông tin đăng ký kinh doanh: ai là người đại diện Xác nhận tính có hồ sơ pháp QHKHDN QTTD theo pháp luật, ngành nghề kinh doanh, mã số DN, địa chỉ trụ thật của DN tránh lý bên vay sở, thời điểm cấp (đối chiếu các hồ sơ xem ngày thay đổi đính trường hợp cho vay vốn chính có khớp với hồ sơ vay vốn không) đối với các DN ảo, Kiểm tra CMND/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, DN không thuộc các thông tin có khớp với đăng ký kinh doanh không? điều kiện cho vay. CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực không? Xác nhận tính pháp Kiểm tra danh sách thành viên với Công ty TNHH 2 thành lý của DN, DN có viên trở lên, danh sách cổ đông, danh sách thành viên HĐQT hoạt động đúng với Công ty cổ phần. theo pháp luật. Kiểm tra thông tin đăng ký mẫu dấu: đối chiếu đăng ký mẫu Xác nhận người dấu do Bộ Công an cấp có khớp với con dấu KH đóng trên hồ chịu trách nhiệm sơ không? Trên mẫu dấu có đầy đủ thông tin mã số DN hay nếu có tranh chấp, không và kiểm tra xem nếu mẫu dấu không có xác nhận của sai sót. cơ quan Công an thì mẫu dấu đã được đăng ký trên cổng SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 50 Trường Đại học Kinh tế Huế
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hay chưa và mẫu dấu có đầy đủ thông tin về tên DN và mã số DN không? Kiểm tra thông tin đối chiếu Giấy phép hành nghề đối với một số ngành nghề bắt buộc phải có giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Đối với DN nước ngoài thì hồ sơ pháp lý phải có xác nhận của Đại sứ quán, Lãnh sự quán của Quốc gia mà DN nước ngoài đó đặt trụ sở. Kiểm tra thông tin Điều lệ công ty: nội dung có khớp với thông tin trên giấy Đăng ký kinh doanh hay không như người đại diện theo pháp luật, ngành nghề kinh doanh, người đại diện ký các hợp đồng kinh tế, HĐTD, Kiểm tra thông tin quyết định bổ nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc, kế toán trưởng, các văn bản ủy quyền, của công ty. 2 Kiểm tra Bộ phận Bộ phận Kiểm tra lại điều kiện KH, mức vay, thời hạn vay, đối tượng Đảm bảo tính thông tin QHKH QTTD vay, mục đích vay, phương án kinh doanh, TSBĐ, lãi suất chính xác của chi tiết của DN vay, thông tin được khai khoản vay Rà soát lại thông tin được khai báo trong giấy đề nghị vay báo. SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 51 Trường Đại học Kinh tế Huế
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà thông qua vốn, báo cáo đề xuất tín dụng, HĐTD. Mục đích vay của giấy đề Đối chiếu thông tin giữa giấy đề nghị vay vốn với báo cáo đề KH phải đúng như nghị vay xuất tín dụng. đã khai báo tại báo vốn, báo cáo đề xuất tín cáo đề dụng, HĐTD và xuất tín theo yêu cầu cho dụng, từng loại sản phẩm. HĐTD. Đảm bảo thời hạn vay phải đúng cho từng sản phẩm của NCB. Dựa trên HĐTD để xác định phương thức trả nợ, nguồn trả nợ của KH. KH phải đáp ứng yêu cầu theo quy định cho từng sản SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 52 Trường Đại học Kinh tế Huế
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà phẩm (vay mua ô tô, vay bổ sung vốn, ). 3 Kiểm soát Bộ phận Bộ phận Kiểm tra thông tin trên giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở Xác nhận tính có pháp lý hồ QTTD TĐTD hữu hợp pháp của TSBĐ, các hồ sơ pháp lý của chủ TSBĐ thật của TSBĐ, sơ TSBĐ chứng minh quyền ký kết giao dịch bảo đảm với ngân hàng: quyền sở hữu tên TSBĐ, số hiệu tài sản, địa chỉ, thông tin quyền sở hữu tài TSBĐ sản, thông tin về cá nhân/pháp nhân có đủ quyền ký kết hợp Xác nhận tình đồng thế chấp và các văn bản thủ tục bảo đảm tiền vay với trạng nhà đất, xác ngân hàng. nhận quy hoạch Đối với TSBĐ là bất động sản: kiểm tra đối chiếu thông tin (nếu có). pháp lý TSBĐ trên giấy chứng nhận TSBĐ với các thông tin Định giá chính xác trên phê duyệt, báo cáo thẩm định TSBĐ, HĐTD, hợp đồng TSBĐ. thế chấp, đăng ký thế chấp. Đối với TSBĐ là hàng tồn kho: kiểm tra tính tuân thủ điều kiện quản lý hàng hóa thông qua các hồ sơ, chứng từ chứng minh tuân thủ quy trình quản lý hàng hóa theo phê duyệt cấp tín dụng, hợp đồng bảo vệ (nếu có) trong trường hợp thông SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 53 Trường Đại học Kinh tế Huế
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà báo phê duyệt có quy định rõ điều kiện về bảo vệ, hợp đồng bảo hiểm và xác nhận chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm (nếu có). Đối với TSBĐ là quyền đòi nợ: kiểm tra hợp đồng kinh tế, xác nhận đối tượng ký kết đối chiếu với danh sách các đối tác được phê duyệt, giá trị quyền đòi nợ và các điều khoản thanh toán; kiểm tra biên bản đối chiếu công nợ (thẩm quyền ký, con dấu các bên, thời điểm ký, thông tin về quyền đòi nợ phải đúng theo hồ sơ). Đối với TSBĐ là ô tô, phương tiện vận tải: kiểm tra thông tin TSBĐ trên các giấy tờ xe khớp đúng với các thông tin trên hợp đồng thế chấp và các văn bản liên quan đến thủ tục bảo đảm tiền vay. Đối với xe đã qua sử dụng thì kiểm tra hiệu lực đăng kiểm. Kiểm tra thông tin đối tượng bảo hiểm và bên thụ hưởng bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, thời hạn. Đối với TSBĐ là máy móc thiết bị: kiểm tra thông tin TSBĐ khớp đúng với các thông tin trên hợp đồng thế chấp và các văn bản liên quan đến thủ tục bảo đảm tiền vay, kiểm tra SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 54 Trường Đại học Kinh tế Huế
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà thông tin đối tượng bảo hiểm và bên thụ hưởng bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, thời hạn. 4 Đánh giá Bộ phận Trưởng Kiểm tra tính chính xác các nội dung có trên báo cáo đề xuất Hạn chế rủi ro tín khả năng QTTD phòng KH tín dụng thông qua việc kiểm tra các mối quan hệ tín dụng dụng, hạn chế nợ trả nợ của DN của KH với các TCTD khác thông qua CIC, kiểm tra lịch sử xấu nợ khó đòi, thu KH quan hệ tín dụng với NCB. hồi nợ dễ dàng hơn. 5 Kiểm soát Bộ phận Bộ phận Soạn thảo theo mẫu biểu quy định của NCB, nếu hợp đồng có Đảm bảo tính pháp lý QHKH QTTD khác biệt so với mẫu biểu thì tham khảo ý kiến pháp chế về chính xác của các các mẫu tính chất pháp lý của hợp đồng, trình các cấp có thẩm quyền thông tin được khai biểu, hợp phê duyệt. báo trên mẫu biểu, đồng. Điền đầy đủ, chính xác các thông tin pháp lý của các bên ký hợp đồng. kết hợp đồng. Đảm bảo các Số tiền vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay, lãi suất thương lượng giữa vay, điều kiện giải ngân, phương thức giải ngân, phương thức KH và NCB được tính lãi vay, trả nợ gốc, lãi vay, trả nợ trước hạn: dẫn chiếu thỏa thuận rõ ở hợp theo đúng các nội dung thông tin trong hồ sơ tín dụng đã đồng. được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hạn chế rủi ro khi SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 55 Trường Đại học Kinh tế Huế
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Biện pháp bảo đảm: ghi rõ TSBĐ, thông tin TSBĐ, dẫn chiếu có tranh chấp xảy theo hợp đồng bảo đảm đã ký kết. ra. 6 Phê duyệt Trưởng Giám đốc Kiểm tra xem tên, chức vụ của người có thẩm quyền phê Phê duyệt tín dụng đúng thẩm phòng duyệt trên báo cáo đề xuất tín dụng, HĐTD. đúng thẩm quyền, quyền, giao dịch, người có thẩm đúng quy phó giám quyền phê duyệt định. đốc. phải tuân thủ theo quy định về phân cấp thẩm quyền. SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 56 Trường Đại học Kinh tế Huế
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Bảng 2.7. Một số rủi ro phổ biến trong giai đoạn kiểm soát trước cho vay Thời điểm phát sinh STT Loại rủi ro Mô tả ví dụ Cách nhận biết lỗi Bài học kinh nghiệm rủi ro 1 Trước cho vay Bộ phận QHKH Ông A muốn kinh Tại phụ lục 03, quyết Bộ phận QTTD kiểm thông đồng với KH doanh mua bán người định số 50/2014/QĐ- tra, rà soát chặt chẽ để cho vay những (ngành nghề kinh doanh TGĐ quy định các các chứng từ trước khoản vay mà đúng bị pháp luật cấm), do đó ngành nghề hạn chế, cho vay, xác định tính ra là không thuộc ông A làm giả giấy đăng kiểm soát cho vay, có thật của các thông trường hợp được ký kinh doanh với các ngành nghề kinh tin trên chứng từ. vay hoặc hồ sơ bị ngành nghề kinh doanh doanh có điều kiện, sai lệch thông tin, là xuất khẩu lao động. cấm kinh doanh theo hồ sơ ảo. Nhân viên QHKH là chị quy định pháp luật. B vì muốn đạt chỉ tiêu nên đã chấp nhận và thông đồng cho ông A vay mặc dù chị B biết rõ ngành nghề thực sự ông A kinh doanh. SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 57 Trường Đại học Kinh tế Huế
- GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2 Trước cho vay Bộ phận QHKH Mặc dù DNTN C Tại Điều 10, quyết Trước hành tiến hành không biết quan hệ đang là nợ nhóm 3 định số 50/2014/QĐ- cấp tín dụng cho KH, tín dụng của KH với của Vietinbank ở năm TGĐ quy định điều bộ phận QHKH phải các tổ chức tín dụng 2018 nhưng nhân kiện vay và giải ngân tìm hiểu kĩ và kiểm khác. viên QHKH là anh D trong đó có tiêu chí tra các mối quan hệ không biết và vẫn cho lịch sử quan hệ tín tín dụng của DN với DNTN C vay như là dụng: KH tại thời các TCTD thông qua một DN không có điểm duyệt vay không Trung tâm thông tin quan hệ tín dụng với có nợ quá hạn; trong tín dụng của NHNN Vietinbank. vòng 3 năm gần nhất (CIC) không phát sinh nợ nhóm 3 trở lên tại NCB và các TCTD khác. 3 Trước cho vay CBTD đánh giá KH Vì sợ mất nhiều thời Tại điều 5, điều 7 và Yêu cầu KH xuất chưa đầy đủ về các gian cho KH nên điều 8 quyết định trình toàn bộ giấy tờ mặt: đánh giá chung nhân viên QHKH đã 115/2017/QĐ-TGĐ pháp lý liên quan và SVTH: Nguyễn Thị Tường Vân 58 Trường Đại học Kinh tế Huế