Khóa luận Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH sản xuất thương mại Bình An Phú

pdf 88 trang thiennha21 25/04/2022 4030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH sản xuất thương mại Bình An Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tien_luong_va_cac_khoan_trich_theo_luong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH sản xuất thương mại Bình An Phú

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI BÌNH AN PHÚ BÙI THỊ THU HIỀN Trường Đại học Kinh tế Huế NIÊN KHÓA: 2014 – 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI BÌNH AN PHÚ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn Bùi Thị Thu Hiền Lớp: K48 CTT2 KT MSV: 13A5021067 Trường Đại học KinhNiên khóa:tế Huế2014 – 2018 Huế, tháng 4 năm 2018
  3. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn LỜI CẢM ƠN Khoản thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế Huế- Đại học Huế đã giúp tôi tiếp thu được những kiến thức rất bổ ích không chỉ từ các môn học đại cương đến chuyên ngành, mà còn những bài học thực tế rất lý thú và sâu sắc. Cùng với những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi đã được học tập trong thời gian thực tập tại công ty TNHH sản xuất thương mại Bình An Phú, nó sẽ là hành trang cho tôi vững bước trên con đường sự nghiệp phía trước. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trịnh Văn Sơn một người Thầy đã tận tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành bài Khóa luận Tốt nghiệp một cách tốt nhất. Tôi cũng chân thành cám ơn quý thầy cô trong Khoa Kế toán- Kiểm toán và các thầy cô trong toàn trường đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt hơn 3 năm vừa qua. Xin kính chúc thầy cô sức khỏe, vui vẻ và đạt được nhiều thành công trên con đường giảng dạy của mình. Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị trong công ty TNHH sản xuất thương mại Bình An Phú đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành quãng thời gian thực tập tại công ty. Xin gửi đến các anh chị lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc, kính chúc công ty luôn phát triển và đạt được nhiều thành tựu lớn trong tương lai. Tôi xin chân thành cảm ơn ./. Huế, tháng 05 năm 2018 Trường Đại học Kinh tếSinh viên:Huế Bùi Thị Thu Hiền SVTH: Bùi Thị Thu Hiền i
  4. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG BIỂU vii DANH MỤC SƠ ĐỒ viii A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết 1 2.Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung: 2 2.1. Mục tiêu cụ thể: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu: 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu: 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 4.1. Phương pháp thu thập số liệu: 2 4.2 Phương pháp xử lý số liệu: 3 4.3 Phương pháp phân tích số liệu: 3 5. Bố cục của kháo luận 3 B. NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP 4 1.1. TổngTrường quan về tiền lương Đại và các khohọcản trích Kinhtheo lương tế Huế 4 1.1.1. Khái niệm, chức năng và vai trò của tiền lương 4 1.1.1.1. Khái niệm. 4 1.1.1.2. Chức năng của tiền lương 5 1.1.1.3. Vai trò của tiền lương 7 1.1.2. Các hình thức và nguyên tắc trả lương 8 1.1.2.1. Các hình thức trả lương. 8 SVTH: Bùi Thị Thu Hiền ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn 1.1.2.2. Nguyên tắc tính trả lương 14 1.1.2.3. Một số chế độ về tiền lương, tiền thưởng 15 1.1.3. Quỹ tiền lương, Bảo hiểm xã hội(BHXH),quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT),quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), kinh khí công đoàn (KPCĐ) của doanh nghiệp 17 1.1.3.1. Quỹ tiền lương 17 1.1.3.2. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); kinh phí công đoàn (KPCĐ) 17 1.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp 20 1.2.1 Vai trò và nhiệm vụ kế toán tiền lương 20 1.2.1.1 Vai trò: 20 1.2.1.2 Nhiệm vụ: 21 1.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng 22 1.2.3. Sổ kế toán áp dụng. 23 1.2.4. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. 23 1.2.4.1. Tài khoản Phải trả người lao động 23 1.2.4.2. Tài khoản các khoản trích theo lương. 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI BÌNH AN PHÚ 30 2.1. Tổng quan về công ty. 30 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 30 2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh và chức năng, nhiệm vụ của Công ty 30 2.1.2.1. TrườngLĩnh vực kinh doanh Đại của công học ty. Kinh tế Huế 30 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 31 2.1.3. Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất. 31 2.1.3.1. Đặc điểm của sản phẩm 31 2.1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất 32 2.1.3.3. Giải thích nội dung cơ bản của các bước công việc: 33 2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty. 33 SVTH: Bùi Thị Thu Hiền iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức của công ty. 33 2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. 34 2.1.5. Tổ chức kế toán tại Công ty. 38 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán. 38 2.1.5.2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty. 41 2.1.6. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty 43 2.1.6.1.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 43 2.2. Thực trạng về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH sản xuất thương mại Bình An Phú 45 2.2.1 Đánh giá chung tình hình lao động và quỹ lương tại Công ty 45 2.2.1.1 Đánh giá về tình hình lao động của Công ty 45 2.2.1.2. Đánh giá tổng quỹ lương của Công ty 49 2.1.2. Các thành phần: 49 2.2.3. Kế toán chi tiết tiền lương. 57 2.2.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng 59 2.2.3.2. Sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp tài khoản 334 59 2.2.4. Kế toán các khoản trích theo lương 64 2.2.4.1. Chứng từ sử dụng: 64 2.2.4.2. Sổ kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. 64 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI BÌNH AN PHÚ 71 3.1. NhậTrườngn xét chung về công Đại tác kế toánhọc lương vàKinh các khoản tếtrích theoHuế lương tại công ty 71 3.1.1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn 71 3.1.1.1 Thuận lợi: 71 3.1.1.2 Khó khăn: 72 3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương 72 3.1.2.1. Hạch toán chi tiết 73 SVTH: Bùi Thị Thu Hiền iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn 3.1.2.2. Hạch toán tổng hợp 73 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty 73 3.2.1 Về công tác kế toán ở Công ty 73 3.2.2 Về các chứng từ khi tiến hành tính lương: 74 3.2.3 Về tính trả lương cho người lao động: 74 3.2.4 Về hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 74 3.2.5 Nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên. 75 3.2.6 Xây dựng chế độ tiền thưởng hợp lý. 75 3.2.7 Tăng cường đào tạo cán bộ công nhân viên. 76 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Thị Thu Hiền v
  8. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn DANH MỤC VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BTC : Bộ Tài Chính BP : Bộ phận CNCNV : Cán bộ công nhân viên CNV : Công nhân viên CNSX : Công nhân sản xuất CN : Công nhân DN : Doanh nghiệp GTGT : Giá trị gia tăng HĐTV : Hội đồng thành viên HH : Hàng hóa KPCĐ : Kinh phí công đoàn KT : Kế toán NLĐ : Người lao động LĐTL : Lao động tiền lương LCB : Lương cơ bản TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TT : Tổ trưởng TPTrường: Tổ phó Đại học Kinh tế Huế TK : Tài khoản TSCĐ : Tài sản cố định TGĐ : Tổng Giám đốc SXKD : Sản xuất kinh doanh SXTM : Sản xuất thương mại SVTH: Bùi Thị Thu Hiền vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của công ty qua 3 năm 44 Bảng 2.2.: Bảng Doanh thu, Chi Phí, Lợi nhuận của công ty. 45 Bảng 2.3 : Tình hình lao động tại Công ty. 46 Bảng 2.4 : Tình hình sử dụng thời gian lao động năm 2016 47 Bảng 2.5: Tình hình năng suất lao động qua 2 năm. 48 Bảng 2.6 : Tổng quỹ lương của công ty 49 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Thị Thu Hiền vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Kế toán tổng hợp tiền lương. 27 Sơ đồ 1.2: Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương. 29 Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ sản xuất 32 Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 33 Sơ đồ 2.3. Bộ máy kế toán 38 Sơ đồ 2.4. Sơ đồ xử lý và cung cấp thông tin kế toán 42 Sơ đồ 2.5. Sơ đồ hạch toán nhật kí chung của công ty 43 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Thị Thu Hiền viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết Lao động là một bộ phận không thể thiếu, là một nhân tố quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội. Để có sức lao động thì người lao động phải có vật phẩm để tiêu dùng và tái sản xuất sức lao động. Do đó, khi tham gia vào quá trình lao động, làm việc thì người sử dụng lao động phải trả thù lao lao động cho họ một cách tương xứng với công sức lao động mà họ đã bỏ ra. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị - Tiền lương. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, họ sẽ phát huy hết sức lao động của mình khi làm việc để được đền bù xứng đáng từ Doanh nghiệp (DN) thông qua tiền lương. Với Doanh nghiệp tiền lương là một phần cấu thành nên chi phí hoạt động của mình. Sử dụng và quản lý lao động một cách hợp lý trong quá trình hoạt động là góp phần tiết kiệm chi phí về lao động sống, tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trong Doanh Nghiệp, khiến họ làm việc hăng say, nhiệt tình và cống hiến được nhiều hơn cho sự phát triển và trưởng thành của doanh nghiệp. Để đảm bảo lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động Nhà nước ban hành các chế độ chính sách về Lao động tiền lương (LĐTL). Gắn chặt với tiền lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và Kinh phí công đoàn (KPCĐ). Đây là các quỹ xã hội hình thành từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động nhằm trợ cấp cho các đối tượng lao động gặp rủi ro. XuTrườngất phát từ tầm quan Đại trọng củhọca kế toán Kinh Tiền lương tế và các Huế khoản trích theo lương; trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Bình An Phú, bản thân tôi đã đi sâu tìm hiểu công tác kế toán nói chung; Tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng ở Công ty, đồng thời kết hợp với kiến thức được học ở Trường, tôi chọn đề tài: “Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH sản xuất thương mại Bình An Phú” làm khóa luận tốt nghiệp. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung: Từ đánh giá thực trạng, khóa luận nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lượng tại công ty TNHH sản xuất thương mại Bình An Phú. 2.1. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống một số nội dung lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. - Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH SXTM Bình An Phú. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Quá trình hình thành và hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản xuất thương mại Bình An Phú. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: tại công ty TNHH sản xuất thương mại Bình An Phú (thôn Bình An, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) + Về nội dung: kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cuả công ty TNHH SXTM Bình An Phú 4. Phương pháp nghiên cứu ĐểTrườngthực hiện và hoàn Đại thành khóahọc luận, Kinh đề tài áp d ụtếng nh Huếững phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 4.1. Phương pháp thu thập số liệu: - Thu thập các văn bản, thông tư, chuẩn mực liên quan kế toán lương và các khoản trích theo lương - Thu thập các nguồn số liệu liên quan tại của công ty. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn 4.2 Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu trong đề tài, sau khi đã được thu thập thì sắp xếp phân loại theo mục đích để tiến hành phân tích. 4.3 Phương pháp phân tích số liệu: + Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu năm trước để đánh giá xu hướng phát triển của công ty trong những năm tiếp theo. + Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các số liệu và tài liệu thu được tại công ty để đưa ra kết luận một cách khái quát nhất. 5. Bố cục của kháo luận Bố cục bài báo cáo thực tập bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của doanh nghiệp. Chương 2 : Thực trạng về công tác Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Bình An Phú. Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện Kế toán tiền lương vả các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Bình An Phú. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1.1. Khái niệm, chức năng và vai trò của tiền lương 1.1.1.1. Khái niệm. Trong nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của thị trường sức lao động, sức lao động là hàng hoá do vậy tiền lương là giá cả của sức lao động. Khi phân tích về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nơi mà các quan hệ thị trường thống trị mọi quan hệ kinh tế, xã hội khác. C.Mác viết: "Tiền công không phải giá trị hay giá cả của lao động mà chỉ là một hình thức cải trang giá trị hay giá cả sức lao động". Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế, xã hội khác nhau. Tiền lương trước hết là số tiền mà người sử dụng lao động (mua sức lao động) trả cho người lao động (người bán sức lao động). Đó là quan hệ kinh tế của tiền lương. Mặt khác, do tính chất đặc biệt của loại hàng hoá sức lao động mà tiền lương không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế mà còn là một vấn đề xã hội rất quan trọng liên quan đến đời sống và trật tự xã hội. Đó là quan hệ xã hội. Trong quá trình hoạt động nhất là trong hoạt động kinh doanh, đối với chủ doanh nghiệp, tiền lương là một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất - kinh doanh. Vì vậy tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ, phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số lao động trong xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ. Phấn đấu nâng caTrườngo tiền lương là mụ cĐại đích của hhọcết thảy ngư Kinhời lao động. tế Mụ cHuế đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình. Trong điều kiện của một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như ở nước ta hiện nay, phạm trù tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần và khu vực kinh tế. Trong thành phần kinh tế nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương là số tiền mà các doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan, tổ chức của nhà nước trả cho SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn người lao động theo cơ chế và chính sách của nhà nước và được thể hiện trong hệ thống lương thang lương, bảng lương do Nhà nước qui định. Trong các thành phần và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động chi phối rất lớn của thị trường lao động. Tiền lương trong khu vực này dù vẫn nàm trong khuôn khổ luật pháp và theo những chính sách của chính phủ, nhưng là những giao dịch trực tiếp giữa chủ và thợ, những "mặc cả" cụ thể giữa một bên làm thuê và một bên đi thuê. Những hợp đồng lao động này có tác động trực tiếp đến phương thức trả công. Đứng trên phạm vi toàn xã hội, tiền lương được xem xét và đặt trong quan hệ về phân phối thu nhập, quan hệ sản xuất và tiêu dùng, quan hệ về trao đổi và do vậy các chính sách về tiền lương, thu nhập luôn luôn là các chính sách trọng tâm của mọi quốc gia. Tóm lại, Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm. 1.1.1.2. Chức năng của tiền lương Tiền lương gồm 5 chức năng chính sau: Thứ nhất, Chức năng tái sản xuất sức lao động. Cùng với quá trình tái sản xuất của cải vât chất, sức lao động cũng cần phải được tái tạo. Trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau việc tái sản xuất sức lao động có sự khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện bởi quan hệ sản xuất thống trị. Song nhìn chung quáTrường trình tái sản xu ấĐạit sức lao đhọcộng diễn Kinhra trong lịch stếử th ểHuếhiện rõ sự tiến bộ của xã hội. Sự tiến bộ này gắn liền với sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc của những thành tựu khoa học - kỹ thuật mà nhân loại sáng tạo ra. Chính nó đã làm cho sức lao động được tái sản xuất ngày càng tăng cả về số lượng và cả về chất lượng. Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua tiền lương. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Sức lao động là sản phẩm chủ yếu của xã hội, nó luôn luôn được hoàn thiện và phát triển nhờ thường xuyên được duy trì và khôi phục. Như vậy bản chất của tái sản xuất sức lao động nghĩa là đảm bảo cho người lao động có một số lượng tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể: - Duy trì và phát triển sức lao động của chính mình. - Sản xuất ra sức lao động mới. - Tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ để hình thành kỹ năng lao động, tăng cường chất lượng lao động. Thứ hai, Chức năng là đòn bẩy kinh tế. Các Mác đã viết: "Một tư tưởng tách rời lợi ích kinh tế thì nhất định sẽ làm nhục nó". Thực tế cho thấy rằng khi được trả công xứng đáng thì người lao động sẽ làm việc tích cực, sẽ không ngừng hoàn thiện mình hơn nữa và ngược lại, nếu người lao động không được trả lương xứng đáng với công sức của họ bỏ ra thì sẽ có những biểu hiện tiêu cực không thuận lợi cho lợi ích của doanh nghiệp. Thậm chí nó sẽ có những cuộc đình công xảy ra, bạo loạn gây nên xáo trộn về chính trị và xã hội. Ở một mức độ nhất định thì tiền lương là một bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị và uy tín của người lao động trong gia đình, tại doanh nghiệp cũng như ngoài xã hội. Do đó cần thực hiện đánh giá đúng năng lực và công lao động của người lao động đối với sự phát triển của doanh nghiệp, để tính tiền lương trở thành công cụ quản lý khuyến khích vật chất và là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Thứ ba, Chức năng điều tiết lao động. Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển cân đối giữa các ngành, nghề ở các vùng trênTrường toàn quốc, nhà nư Đạiớc thường học thông qua Kinh hệt thống thangtế bHuếảng lương, các chế độ phụ cấp cho từng ngành nghề, từng vùng để làm công cụ điều tiết lao động. Nhờ đó tiền lương đã góp phần tạo ra một cơ cấu hợp lý tạo điều kiện cho sự phát triển của xã hội. Thứ tư,Chức năng thước đo hao phí lao động xã hội. Khi tiền lương được trả cho người lao động ngang với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc thì xã hội có thể xác định chính xác hao phí SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn lao động của toàn thể cộng đồng thông qua tổng quỹ lương cho toàn thể người lao động. Điều này có nghĩa trong công tác thống kê, giúp nhà nước hoạch định các chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo hợp lý thực tế luôn phù hợp với chính sách của nhà nước. Thứ năm,Chức năng công cụ quản lý nhà nước. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh người sử dụng lao động đứng trước hai sức ép là chi phí sản xuất và kết quả sản xuất. Họ thường tìm mọi cách có thể để làm giảm thiểu chi phí trong đó có tiền lương trả cho người lao động. Bộ luật lao động ra đời, trong đó có chế độ tiền lương, bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động đồng thời bảo vệ quyền lợi người lao động và lợi ích hợp pháp của người lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, tăng hiệu quả sử dụng và quản lý lao động. Với các chức năng trên ta có thể thấy tiền lương đóng một vai trò quan trọng việc thúc đẩy sản xuất và phát triển phát huy tính chủ động, sáng tạo của người lao động, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.1.1.3. Vai trò của tiền lương. Về mặt kinh tế : Tiền lương đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Nếu tiền không đủ trang trải, mức sống của người lao động bị giảm sút, họ phải kiếm thêm việc làm ngoài doanh nghiệp như vậy có thể làm ảnh hưởng kTrườngết quả làm việc tạ i Đạidoanh nghi họcệp. ngư ợKinhc lại nếu tiề ntế lương Huế trả cho người lao động lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu thì sẽ tạo cho người lao động yên tâm, phấn khởi làm việc, dồn hết khả năng và sức lực của mình cho công việc vì lợi ích chung và lợi ích riêng, có như vậy dân mới giàu, nước mới mạnh Về chính trị xã hội. Có thể nói tiền lương là một nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ nhất, nếu như tiền lương không gắn chặt với chất lượng, hiệu quả công tác, không theo giá trị sức lao SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn động thì tiền lương không đủ đảm bảo để sản xuất, thậm chí tái sản xuất giản đơn sức lao động đã làm cho đời sống của đại bộ phận của người lao động, không khuyến khích họ nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ tay nghề. Vì vậy, tiền lương phải đảm bảo các yếu tố cấu thành để đảm bảo nguồn thu nhập, là nguồn sống chủ yếu của người lao động và gia đình họ là điều kiện để người lao động hưởng lương hoà nhập vào thị trường lao xã hội. Để sử dụng đòn bẩy tiền lương đối với người lao động đòi hỏi công tác tiền lương trong doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng. Tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp được công bằng và hợp lý sẽ tạo ra hoà khí cởi mở giữa những người lao động, hình thành khối đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, một ý chí vì sự nghiệp phát triển và vì lợi ích bản thân họ. Chính vì vậy mà người lao động tích cực làm việc bằng cả lòng nhiệt tình, hăng say và họ có quyền tự hào về mức lương họ đạt được. Ngược lại, khi công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp thiếu tính công bằng và hợp lý thì không những nó sẽ sinh ra những mâu thuẫn nội bộ thậm chí khá gay gắt đối với người lao động với nhau, với những người lao động với cấp quản trị, cấp lãnh đạo doanh nghiệp, mà có lúc còn có thể gây ra sự phá ngầm dẫn đến sự phá hoại ngầm dẫn những đến sự lãng phí to lớn trong sản xuất. Vì vậy, với nhà quản trị doanh nghiệp, một trong những công việc cần được quan tâm hàng đầu là phải theo dõi đầy đủ công tác tiền lương, thường xuyên lắng nghe và phát hiện kịp thời những ý kiến bất đồng hoặc những mâu thuẫn có khả năng xuất hiện trong phân phối tiền lương, tiền thưởng của người lao động qua đó có sự điều chỉnh thoả đáng hợp lý Vai trò của tiTrườngền lương. Đại học Kinh tế Huế 1.1.2. Các hình thức và nguyên tắc trả lương. 1.1.2.1. Các hình thức trả lương. Trả lương theo thời gian: Khái niệm: Là việc trả lương theo thời gian lao động (ngày công) thực tế và thang bậc lương của công nhân. Việc trả lương này được xác định căn cứ vào thời gian công tác và trình độ kĩ thuật của người lao động. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Hình thức này được áp dụng chủ yếu đối với những người làm công tác quản lí (nhân viên văn phòng, nhân viên quản lí doanh nghiệp ) hoặc công nhân sản xuất thì chỉ áp dụng ở những bộ phận bằng máy móc là chủ yếu, hoặc những công việc không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác hoặc vì tính chất của sản xuất đó mà nếu trả theo sản phẩm thì sẽ không đảm bảo được chất lượng sản phẩm, không đem lại hiệu quả thiết thực. Để trả lương theo thời gian người ta căn cứ vào hai yếu tố: Ngày công thực tế của người lao động và Đơn giá tiền lương tính theo ngày công. - Hệ số tiền lương (hệ số cấp bậc) Cách tính lương theo thời gian: Mức lương tháng = Mức lương tối thiểu x (HS lương +HSPC được hưởng). TL phải trả trong tháng = (Mức lương tối thiểu / Số ngày làm việc thực tế trong háng của NLĐ) X Số ngày làm việc trong tháng. TL phải trả trong tuần = (Mức lương tháng 12 / 52) x 12. TL phải trả trong ngày = ( Mức lương tháng / số ngày làm việc trong tháng) . Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ x ( 150% , 200%, 300% ) x số giờ làm thêm. Mức lương giờ được xác định: + Mức 150% áp dụng đối với làm thêm giờ trong ngày làm việc. + Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần. + Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định. TiềTrườngn lương tính theo sảĐạin phẩm trhọcực tiếp: Kinh tế Huế TL được lãnh trong tháng = Số lượng SP công việc hoàn thành X Đơn giá TL Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp: TL được lãnh trong tháng = TL được lãnh của bộ phận gián tiếp X Tỷ lệ lương gián tiếp của một người. + Tiền lương tháng là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn + Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân (x) với 12 tháng và chia (:) cho 52 tuần. Sinh Viên: + Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho 26 + Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn theo quy định của luật lao động (không quá 8 giờ/ ngày). Trả lương theo sản phẩm khoán: Khái niệm: Là hình thức trả lương trực tiếp cho người lao động dựa vào số lượng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà họ hoàn thành. Ý nghĩa: Trả lương theo sản phẩm gắn thu nhập của người lao động với kết quả sản xuất trực tiếp. Để có thu nhập cao thì chính người lao động phải tạo ra được sản phẩm và dịch vụ do đó người lao động sẽ tìm cách nâng cao năng suất lao động, trình độ chuyên môn, phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật để góp phần thúc đẩy phong trào thi đua sản xuất chung. Ưu điểm: - Kích thích người lao động tăng năng suất lao động. - Khuyến khích sự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm và phát huy sáng tạo, nâng cao khả năng làm việc. - Thúc đẩy phong trào thi đua, góp phần hoàn thiện công tác quản lí. Nhược điểm: Do trả lương theo sản phẩm cuối cùng nên người lao động dễ chạy theo số lượng, bỏ qua chất lượng, vi phạm qui trình kĩ thuật, sử dụng thiết bị quá mức và các hiện tượng tiêu cực khác. Để hạn chế thì Doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một hệ thTrườngống các điều kiện Đạicông tác như:học định mKinhức lao động, tếkiểm tra,Huế kiểm soát, điều kiện làm việc và ý thức trách nhiệm của người lao động. Trả lương theo sản phẩm cá nhân: Hình thức trả lương này được áp dụng trong điều kiện có định mức lao động trên cơ sở định mức lao động giao khoán cho cá nhân người lao động và tính đơn giá tiền lương. Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là tổng sản phẩm bằng hiện vật (kể cả sản phẩm qui đổi) thường áp dụng cho SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một hoặc một số loại sản phẩm có thể quy đổi được và kiểm nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể riêng biệt. Công thức: Đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm = Mức lương cấp bậc của người lao động / Mức sản phẩm của người lao động. Khoán theo khối lượng công việc : Hình thức này được thực hiện trong điều kiện không có định mức lao động và không khoán đến tận người lao động. Hình thức này được áp dụng để trả lương cho một nhóm người lao động khi họ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định và áp dụng cho những công việc đòi hỏi nhiều người tham gia thực hiện. Trả lương khoán theo doanh thu: Trả lương theo doanh thu cũng là hình thức trả lương theo sản phẩm nhưng vì sản phẩm của người lao động trong các doanh nghiệp được biểu hiện bằng doanh thu bán hàng trong một đơn vị thời gian. Trả lương theo hình thức này là các trả mà tiền lương của cả tập thể và cá nhân người lao động phụ thuộc vào đơn giá khoán theo doanh thu là mức lương trả cho 1000 đồng doanh thu (là số tiền công mà người lao động nhận được khi làm ra 1000 đồng doanh thu cho doanh nghiệp) Công thức: Đơn giá khoán theo doanh thu = (Tổng quỹ lương kế hoạch/ Doanh thu kế hoạch) x 100. Ưu điểm: Với cách áp dụng mức lương khoán này sẽ kết hợp được việc trả lương theo trình độ chuyên môn của người lao động với kết quả của họ. Nếu tập thể lao động có trình độ tay nghề cao, mức lương cơ bản cao thì sẽ có đơn giá tiền lương cao. Trong điều kiện đơn giá tiền lương như nhau thì tập thể nào đạt được doanh thu cao thì tổng quỹ lươngTrường lớn hơn. Như v ậyĐại vừa kích học thích ngư Kinhời lao động không tế ngHuếừng nâng cao tay nghề để nâng cao bậc lương cơ bản, mặt khác làm cho người lao động quan tâm nhiều hơn đến kết quả lao động của mình. Nhược điểm: Hình thức trả lương này chỉ phù hợp với điều kiện thị trường ổn định, giá cả không có sự đột biến. Mặt khác, áp dụng hình thức này dễ cho người lao động chạy theo doanh thu mà không quan tâm và xem nhẹ việc kinh doanh các mặt hàng có giá trị thấp. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Trả lương khoán theo lãi gộp: Đây là hình thức khoán cụ thể hơn khoán doanh thu. Khi trả lương theo hình thức này đơn vị phải tính đến lãi gộp tạo ra để bù đắp các khoản chi phí. Nếu lãi gộp thấp thì lương cơ bản sẽ giảm theo và ngược lại nếu lãi gộp lớn thì người lao động sẽ được hưởng lương cao. Cơ bản thì hình thức này khắc phục được hạn chế của hình thức trả lương khoán theo doanh thu và làm cho người lao động sẽ phải tìm cách giảm chi phí. Công thức: Quỹ lương khoán theo lãi gộp = Doanh thu theo lãi gộp x Mức lãi gộp thực tế. Trả lương khoán theo thu nhập: Công thức: Đơn giá khoán theo thu nhập = (Qũy lương khoán theo định mức /Tổng thu nhập) x 100. Ưu điểm: Hình thức này làm cho người lao động không những chú ý đến việc tăng doanh thu để tăng thu nhập cho doanh nghiệp mà còn phải tiết kiệm được chi phí, mặt khác còn phải đảm bảo lợi ích của người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước. Nhược điểm: Người lao động thường nhận được lương chậm vì chỉ khi nào quyết toán xong, xác định được thu nhập thì mới xác định được mức lương thức tế của người lao động do đó làm giảm tính kịp thời là đòn bẩy của tiền lương. Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng: Hình thức trả lương này là sự kết hợp trả lương theo sản phẩm và tiền thưởng. Tiền lương trả theo sản phẩm bao gồm: + Phải trả theo đơn giá cố định và số lượng sản phẩm thực tế. + TrườngPhần tiền thưởng đưĐạiợc tính dhọcựa vào trình Kinhđộ hoàn thànhtế vàHuế hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thưởng cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Công thức: L( mh) Lth = L + ( Lmh /100 ) Lth- Lương theo sản phẩm có thưởng L - Lương theo sản phẩm với đơn giá cố định m- Tỷ lệ % tiền thưởng SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn h- Tỷ lệ % hoàn thành vượt mức được giao . Ưu điểm: Khuyến khích người lao động hoàn thành vượt chỉ tiêu được giao. Nhược điểm: Việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu xét thưởng, mức thưởng, nguồn thưởng không chính xác có thể làm tăng chi phí tiền lương. Hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: Hình thức trả lương này thường được áp dụng ở những khâu yếu trong dây chuyền sản xuất thống nhất - đó là khâu có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình sản xuất. Hình thức trả lương có hai loại đơn giá: + Đơn giá cố định: dùng để trả cho những sản phẩm thực tế đã hoàn thành. + Đơn giá luỹ tiến: Tính lương cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm. Công thức: L =Đg x Q1 +Đg x k(Q1 - Q0 ) Trong đó: L - Tổng tiền lương trả theo sản phẩm luỹ tiến. Đg - Đơn giá cố định tính theo sản phẩm k- Tỷ lệ tăng thêm để có đơn giá luỹ tiến Q0 - sản lượng thực tế hoàn thành Q1 - sản lượng vượt mức khởi điểm Ưu điểm: Khuyến khích người lao động tăng năng suất ở khâu chủ yếu, đảm bảo dây chuyền sản xuất. Nhược điểm: Dễ làm tốc độ tăng của tiền lương nhanh hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Hình thức trả lương hỗn hợp: ĐâyTrường là hình thức trả Đạilương kế t họchợp một cáchKinh nhuần nhuy tếễ n Huếgiữa hình thức trả lương theo thời gian với hình thức trả lương theo sản phẩm. áp dụng hình thức trả lương này, tiền lương của người lao động được chia làm hai bộ phận: Một bộ phận cứng: Bộ phận này tương đối ổn định nhằm đảm bảo mức thu nhập tối thiểu cho người lao động ổn định đời sống cho họ và gia đình. Bộ phận này sẽ được qui định theo bậc lương cơ bản và ngày công làm việc của người lao động trong mỗi tháng. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Đây là hình thức trả lương mà tiền lương và tiền thưởng của tập thể và cá nhân người lao động phụ thuộc vào thu nhập thực tế mà doanh nghiệp đạt được và đơn giá theo thu nhập. Bộ phận biến động: tuỳ thuộc vào năng suất chất lượng, hiệu quả của từng cá nhân người lao động và kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Công thức: Quỹ tiền lương phải trả = Thu nhập tính lương thực tế x Đơn giá 1.1.2.2. Nguyên tắc tính trả lương Theo điều 15 Bộ Luật lao động: Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Mức lương trong hợp đồng lao động phải lớn hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Làm công việc gì chức vụ gì, hưởng lương theo công việc chức vụ đó thông qua hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. Đối với công nhân và nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh, cơ sở xếp lương là cấp bậc kỹ thuật. Đối với người phục vụ quản lý doanh nghiệp là tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp theo mức độ phức tạp về quản lya và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc trả lương phải theo kết quả sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện theo các quy định của nhà nước theo pháp luật lao động hiện hành. Bên cạnh đó, nguyên tắc trả lương được quy định tại Bộ luật lao động 2012 và hướng dẫn tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau: Thứ nhất: Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. QuyTrường định này yêu cầ uĐại người sử họcdụng lao đKinhộng cần trả lươngtế choHuế người lao động đầy đủ, trực tiếp và đúng thời hạn trong thỏa thuận của hợp đồng hoặc thỏa thuận khác giữa người sử dụng lao động và người lao động, trường hợp trả lương chậm tuân thủ nguyên tắc theo luật định. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Thứ hai: Vấn đề trả lương chậm Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau: Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương. gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm; 1.1.2.3. Một số chế độ về tiền lương, tiền thưởng Ngoài chế độ tiền lương, các doanh nghiệp còn tiến hành xây dựng chế độ tiền thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ xung nhằm quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Trong cơ cấu thu nhập của người lao động thì tiền lương có tính ổn định, thường xuyên còn tiền thưởng chỉ là phần thêm và phụ thuộc vào các chỉ tiêu thưởng, kết quả sản xuất kinh doanh, chế độ tiền thưởng phải được coi là biện pháp quản lý khuyến khích sản xuất kinh doanh không đơn thuần là sự phân phối lại lợi nhuận của doanh nghiệp. Để đảm bảo tính khách quan, tích cực trong việc thực hiện chếTrườngđộ tiền thưởng cầ nĐại có sự tham học gia của banKinh chấp hành tế công Huếđoàn cơ sở ngay từ khi xây dựng cơ chế tiền thưởng tại doanh nghiệp. Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc. Qua đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian làm việc. Nội dung của tổ chức tiền thưởng Những nội dung của tổ chức tiền thưởng bao gồm: SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn - Chi tiêu thưởng: Chỉ tiêu thưởng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một hình thức tiền thưởng. Yêu cầu của chi tiền thưởng là: Rõ ràng; Chính xác; Cụ thể. Chi tiền thưởng bao gồm cả nhóm chỉ tiêu về số lượng và chỉ tiêu về chất lượng gắn với thành tích của người lao động. Trong đó xác định được một hay một số chỉ tiêu chủ yếu. - Điều kiện thưởng: Điều kiện thưởng đưa ra để xác định những tiền đề, chuẩn mực để thực hiện một hình thức tiền thưởng nào đó, đồng thời các điều kiện đó còn được dùng để kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu thưởng. - Nguồn tiền thưởng: nguồn tiền thưởng là những nguồn tiền có thể được dùng (toàn bộ hay một phần) để trả tiền thưởng cho người lao động. Trong các doanh nghiệp thì nguồn tiền thưởng có thể gồm nhiều nguồn khác nhau như: từ lợi nhuận, từ tiết kiệm quỹ tiền lương - Mức tiền thưởng: mức tiền thưởng là số tiền thưởng cho người lao động khi họ đạt các chỉ tiêu và điều kiện thưởng. Mức tiền thưởng trực tiếp khuyến khích người lao động. Tuy nhiên, mức tiền thưởng được xác định cao hay thấp tuỳ thuộc vào nguồn tiền thưởng và yêu cầu khuyến khích của từng loại công việc. Các hình thức tiền thưởng Các hình thức tiền thưởng là các loại tiền thưởng hiện đang áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Các hình thức đó là: + Thưởng giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng; + Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm; + ThTrườngưởng hoàn thành Đạivượt mức họcnăng suấ t laoKinh động; tế Huế + Thưởng tiết kiệm vật tư, nguyên liệu. Ngoài các chế độ và hình thức thưởng như trên, các doanh nghiệp còn có thể thực hiện các hình thức khác, tuỳ theo các điều kiện và yêu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật mà người lao động có thể được bố trí làm việc theo đúng yêu cầu công việc phù hợp với khả năng lao động. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Qua đó người lao động được trả lương theo đúng chất lượng công việc. Ba yếu tố : Thang lương, mức lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi yếu tố có tác dụng riêng đối với công việc xác định chất lượng lao động của công nhân. Nó là những yếu tố quan trọng để vận dụng trả lương cho các loại lao động . 1.1.3. Quỹ tiền lương, Bảo hiểm xã hội(BHXH),quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT),quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), kinh khí công đoàn (KPCĐ) của doanh nghiệp 1.1.3.1. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương trả cho CB CNV của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp gồm: - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế. - Các khoản phụ cấp thường xuyên: phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, nguy hiểm. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do những nguyên nhân khách quan, thời gian đi học, nghỉ phép. -Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. Trong công tác hạch toán, quỹ lương của doanh nghiệp được chia thành lương chính và lương phụ: - Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính, gồm: tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp. - TiTrườngền lương phụ: Là Đạitiền lương học trả cho ngưKinhời lao động tế trong Huế thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ như: thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ lễ tết, hội họp. 1.1.3.2. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); kinh phí công đoàn (KPCĐ) Đi liền với quỹ lương là quỹ các khoản phụ cấp theo lương trong đó có BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn a. Bảo Hiểm xã hội: Theo quy định tại Điều 3 của Luật Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản. Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định là trên tiền lương phải trả CNV trong kỳ. Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 25,5% trên tổng số tiền lương thực thế phải trả CNV trong tháng, trong đó : 17,5% tính vào chi phí của các đối tượng sử dụng lao động và 8% trừ vào tiền lương của người lao động. Quỹ BHXH được trích lập tạo ra nguồn vốn tài trợ cho người lao động trong trường hợp ốm đâu, thai sản, Tai nạn lao động. Thực chất của BHXH là giúp mọi người đảm bảo về mặt xã hội để người lao động có thể duy trì và ổn định cuộc sống khổ gặp khó khăn, rủi ro khiến họ bị mất sức lao động tạm thời hay Vĩnh viễn. Tác dụng chủ yếu của BHXH là giúp người lao động chống đỡ khó khăn, thiếu hụt về kinh tế đồng thời tạo ra được chỗ dựa tâm lý để họ yên tâm làm việc, từ đó nâng cao hiệu quả công việc, hạn chế được tình trạng ngừng trệ, đình đốn của hoạt động SXKD, giảm thiệt hại cho người sử dụng lao động và người lao động gắn bó hơn với nhà nước, cơ quan và toàn xã hội. Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội để chi trả các trường hợp nghĩ hưu, nghĩ mất sức lao động. Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho CNV bị ốm đâu, thai sản, trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Cuối tháng, doanh nghiệp phải quyết toán với cơ quan quTrườngản lý BHXH. Đại học Kinh tế Huế b. Bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế (BHYT) là một khoản trợ cấp cho việc phòng chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Cơ quan bảo hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ nhất định mà Nhà nước quy định cho những người đã tham gia đóng bảo hiểm. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Quỹ bảo hiểm y tế được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả CNV trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương thực tế phảo trả CNV trong tháng. Trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1,5% trừ vào lương của người lao động. Quỹ BHYT được tính trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh. Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. c. Kinh phí công đoàn: Kinh phí công đoàn là là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho CNV trong doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi xứng đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp. Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% Kinh phí công đoàn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả và tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động. Toàn bộ số kinh phí công đoàn trích được một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoặt động công đoàn doanh nghiệp. Kinh phí công đoàn được trích lập để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lời cho người lao động. d. Qũy Bảo hiểm thất nghiệp: BảTrườngo hiểm thất nghiệp Đạilà khoản tihọcền được tríchKinh để trợ cấ ptế cho ngưHuếời lao động mất việc làm. Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đủ các điều kiện sau đây: + Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp. + Đã đăng kí thất nghiệp với tổ chức BHXH. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn + Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng kí thất nghiệp. Theo quy định của luật BHXH, mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công hàng tháng đóng BHTN của 6 tháng kề liền trước thất nghiệp. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tiền công tháng đóng BHTN Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đón BHTN. Vậy tỉ lệ trích bảo hiểm thất nghiệp là 2% trong đó người lao động chịu 1% và người sử dụng 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 1.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp 1.2.1 Vai trò và nhiệm vụ kế toán tiền lương 1.2.1.1 Vai trò: Tiền lương là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích, động viên người lao động tăng thêm sự quan tâm của họ đối với kết quả lao động mà họ đã làm ra. Vì thế kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trên hai phương diện chất lượng và số lượng là vấn đề cần thiết đối với mỗi đơn vị và còn có vai trò rất lớn không những với kế toán mà còn đối với người lao động. - Đối với đơn vị: Người sử dụng lao động, Hạch toán đúng đắn tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ đem lại sự tiết kiệm trong chi phí tiền lương, không lãng phí lao động mà đơn vị còn hạn chế được sự di chuyển lao động, nghĩa là người có trình độ cao chuyển sang những nơi mà ở đó có mức lương hấp dẫn hơn. - ĐTrườngối với kế toán: Góp Đại phần hoàn học thiện côngKinh tác kế toán tế tạ i Huếđơn vị, từ đó phát huy vai trò của kế toán trong quản lý thực sự là một công cụ quan trọng. Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tốt sẽ phát huy được vai trò, công dụng của kế toán trong việc tuyển dụng nhân sự, khai thác tiềm năng, đôn đốc chấp hành kỉ luật lao động. - Đối với người lao động: Hạch toán đúng đắn sẽ đảm bảo thanh toán tiền lương đầy đủ, chính xác và kịp thời làm tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo công SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn bằng cho người lao động làm cho họ yên tâm công tác, hăng say lao động, không ngừng nâng cao tŕnh độ chuyên môn. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương đúng còn thúc đẩy mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng suất lao động, giáo dục tinh thần và thái độ lao động, khắc phục tàn dư xấu đối với người lao động. Từ đó tác động mạnh đến đời sống vật chất, văn hoá của người lao động và đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tạo điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện. 1.2.1.2 Nhiệm vụ: Để phục vụ yêu cầu quản lý chặt chẽ, có hiệu quả lao động tiền lương trong các đơn vị, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính đúng và thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách, chế độ về lao động, tiền lương, tình hình sử dụng quỹ lương. - Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. - Tính toán, phân bổ chính xác, hợp lý chi phí tiền lương và các khoản có liên quan theo đúng đối tượng có liên quan. - Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp, ngăn chặn các hành vi vi phạm chính sách chế độ về lao động tiền lương. - ThTrườngực hiện việc kiểm Đại tra tình hì họcnh chấp hành Kinh các chính tếsách, Huếchế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT) và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. - Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn - Lập báo cáo về lao động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. 1.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập “ Bảng thanh toán tiền lương” cho từng tổ, đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính tiền lương cho từng người. Trên bảng tính lương cần ghi rõ từng khoản tiền lương (lương sản phẩm, lương thời gian), các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền người lao động được lĩnh, khoản thanh toán về trợ cấp BHXH cũng được lập tương tự. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra xác nhận và ký, giám đốc duyệt, kế toán tiến hành lập phiếu chi thanh toán tiền lương cho CB CNV. Thông thường tại các doanh nghiệp việc thanh toán tiền lương và các khoản khác cho người lao động được chia thành 2 kỳ: kỳ 1 tạm ứng và kỳ 2 sẽ nhận số còn lại sau khi đã khấu trừ và thu nhập. Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng các tài khoản sau: • Tài khoản 334 “phải trả người lao động” Tài khoản Dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên trong doanh nghiệp và các đối tượng lao động khác về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ. Tài khoản này có 02 tài khoản cấp 2: + TK 3341: Phải trả công nhân viên + TKTrường 3348: Phải trả ngư Đạiời lao đ ộhọcng khác Kinh tế Huế • Tài khoản 338 “phải trả phải nộp khác”: Dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, doanh thu nhận trước của khách hàng, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của Toà án (tiền nuôi con khi ly dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí) giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn khoản vay mượn tạm thời, các khoản nhận ký quỹ, các khoản thu hộ, giữ hộ Tài khoản 338 được chia thành 8 tài khoản cấp 2: + 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết + 3382: Kinh phí công đoàn + 3383: Bảo hiểm xã hội + 3384: Bảo hiểm y tế + 3385: Phải trả về cổ phần hóa + 3386: Bảo hiểm thất nghiệp + 3387: Doanh thu chưa thực hiện + 3388: Phải trả, phải nộp khác Trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng chủ yếu 5 tài khoản cấp 2 sau: TK 3382: Kinh phí công đoàn; TK 3383: BHXH; TK 3384: BHYT; TK 3386: BHTN; TK 3388: Phải trả phải nộp khác. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan trong quá trình hạch toán như: Tài khoản 335 “Chi phí phải trả”; tài khoản 353 “Quỹ khen thưởng phúc lợi” ; tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”; tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung”; tài khoản 641 ‘chi phí bán hàng”; tài khoản 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”; tài khoản 111 “Tiền mặt”; tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”. 1.2.3. Sổ kế toán áp dụng. Tùy thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng các sổ kế toán phù hợp. - Sổ nhật ký chung. - Sổ nhật ký chi tiền. - Sổ chi tiết. - STrườngổ cái các tài khoản 334,Đại 338, 622,học 627, 641,Kinh 642 tế Huế - Bảng lương; bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. - Các sổ liên quan khác. 1.2.4. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.2.4.1. Tài khoản Phải trả người lao động Kết cấu và nội dung phản ảnh của tài khoản 334 – Phải trả người lao động SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Bên Nợ: – Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động; – Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động. Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động; Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ tài khoản 334 rất cá biệt – nếu có phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động. Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương và thanh toán các khoản khác. Tài khoản 334 – Phải trả người lao động, có 2 tài khoản cấp 2: – Tài khoản 3341 – Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. – Tài khoản 3348 – Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động. PhươngTrườngpháp kế toán Đạimột số nghihọcệp vụ kinhKinhtế chủ y ếutế Huế - Tính tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi: Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642 Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348). - Tiền thưởng trả cho công nhân viên: SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi: Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531) Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341). Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi: Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341) Có các TK 111, 112, - Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn, ) phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383) Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341). Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642 Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (đơn vị có trích trước tiền lương nghỉ phép) Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341). - Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý . ghi: Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 141 – Tạm ứng Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Có TK 138 – Phải thu khác. - TínhTrường tiền thuế thu nhậpĐại cá nhân học của công Kinh nhân viên tếvà ngư Huếời lao động khác của doanh nghiệp phải nộp Nhà nước, ghi: Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335). - Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348) SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Có các TK 111, 112, - Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348) Có các TK 111, 112, - Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT, ghi: Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311). - Xác định và thanh toán các khoản khác phải trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp như tiền ăn ca, tiền nhà, tiền điện thoại, học phí, thẻ hội viên : Khi xác định được số phải trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi: Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642 Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348). Khi chi trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348) Có các TK 111, 112, Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương được thực hiện trên các tài khoTrườngản liên quan khác. Đại Phương học pháp k ếKinhtoán một số tếnghi ệHuếp vụ chủ được thể hiện qua sơ đồ hạch toán sau: SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn 334- Phải trả người lao động 138,141,333,338 241,622,623,6278,641 Các khoản phải khấu trừ vào Lương và các khoản Lương và thu nhập của NLĐ Phụ cấp phải trả NLĐ 111,112 335 Ứng và thanh toán tiền lương Phải trả tiền lương nghỉ Và các Khoản khác cho NLĐ phép của CNSX( nếu DN trích trước. 511 353 Khoản chi trả lương thưởng và Tiền thưởng phải trả Các khoản khác cho NLĐ bằng SP,HH NLĐ từ quỹ KT-PL 33311 338( 3383) Thuế GTGT đầu ra BHXH phải trả CNV ( nếu có) Sơ đồ 1.1: Kế toán tổng hợp tiền lương. 1.2.4.2. Tài khoản các khoản trích theo lương. Cùng với tiền lương trong quá trình lao động thì có thêm cấc khoản trích theo lương là Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hôi, Bảo Hiểm thất nghiệp và Kinh phí Công đoàn.Để theo dõi các khoản trích theo lương kế toán sử dụng tài khoản 338 “ Phải trả, phải nộpTrường khác”. Nội dung phĐạiản ánh: học Kinh tế Huế Bên nợ: + Kết quả giá trị thừa vào các TK liên quan ghi trong biên bản xử lý. + Bảo hiểm phải trả cho công nhân. + Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị. + Sổ Bảo hiểm xã hôi, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn đã nộp cho cơ quan quản lý bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn + Thuế tiêu thu đặc biệt phải tính trên doanh thu nhận trước( nếu có) + Các khoản đã trả , đã nộp. Bên có: + Giá trị thừa chờ giải quyết ( chưa xác định rõ nguyên nhân) + Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể ( trong và ngoài đơn vị) theo quyết định trong biên bản xử lý do xác ddihnj được ngay nguyên nhân. + Trích BHXH, BHYT trừ vào lương công nhân viên. + Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù. + Các khoản phải trả khác. Dư có: + Số tiền còn phải trả, phải nộp khác. + Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn đã trích chưa nộp đủ cho cơ quan quản lý hoặc sổ quỹ để lại cho đơn vị chưa chi hết. + Trị giá tài sản phát hiện thừa chờ giải quyết. Dư nợ : + Số đã trả đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp. + Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù. Trình tự hạch toán: - Hàng tháng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất kinh doanh và tài khoản có liên quan, ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công. NợTrườngTK 627: Chi phí sảĐạin xuất chung. học Kinh tế Huế Nợ TK 641: Chi phí bán hàng. Nợ TK 642 : Chi phí Quản lý doanh nghiệp. Có TK 338: Phải trả phải nộp khác. - Nộp quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm thất nghiệp,, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản lý quỹ: Nợ TK 338: Phải trả phải nộp khác. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Có TK 334: Phải trả CBCNV. - Trích bảo hiểm xã hội trừ vào lương cán bộ công nhân viên. Nợ TK 334 : Tiền lương tham gia BHXH. Có TK 338 : Phải trả phải nộp khác. - Khi nộp Tiền bảo hiểm: Nợ TK 338 : Phải nộp tiền bảo hiểm. Có TK 111 : Số tiền phải nộp. TK 111,112 TK 338 TK 622.627,641,642 Nộp BHXH,BHYT,BHTN,KPCĐ Trích BHYT,BHXH,BHTN,KPCĐ Cho cơ quan Quản lý và chi cho CN trực tiếp sản xuất, NV KPCĐ cho đơn vị. phân xưởng, NV bán hàng, NV Quản lý tính trên lương TK 334 TK 334 BHXH phải trả cho Người LĐ Trích BHXH,BHYT, BHTN trên tiền lương của NLĐ TK 111,112 Thu hồi BHXH,KPCĐ chi vượt Trường Đại học KinhChi hộ đư ợtếc cấ p.Huế Sơ đồ 1.2: Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI BÌNH AN PHÚ 2.1. Tổng quan về công ty. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cùng với sự phát triển của kinh tế và nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm được làm từ gỗ của người tiêu dùng mà án đầu tư công ty TNHH sản xuất thương mại Bình An Phú cũng hình thành. Công ty được thành lập theo giấy phép số:4000830142 do cơ quan tỉnh Quảng Nam cấp ngày 25/10/2011. Và ngày bắt đầu đi vào hoạt động là ngày 1/11/2011. Công ty TNHH sản xuất thương mại Bình An Phú là một doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức độc lập với ngành nghề chính là chế biến nguyên liệu giấy xuất khẩu. Phù hợp với ngành nghề kinh doanh thì mặt hàng sản xuất là dăm gỗ nguyên liệu giấy với tỉ lệ xuất khẩu là 100%. Tên công ty: + Tên tiếng việt: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Bình An Phú. + Tên giao dịch nước ngoài: BINH AN PHU CO ., LTD Địa chỉ: thôn Bình An, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Điện thoại: 05106292239 Email: Binhanphucoltd.vn@gmail.com. Vốn điều lệ: 12 tỷ VNĐ. CôngTrường ty đã hoạt động đưĐạiợc hơn7 học năm. Kinh tế Huế 2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh và chức năng, nhiệm vụ của Công ty. 2.1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh của công ty. Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Bình An Phú bao gồm 6 ngành nghề kinh doanh như sau: - Trồng rừng, chăm sóc rừng và Khai thác gỗ. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn - Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện. - Đại lý, môi giới, đấu giá; Vận tải hàng hóa bằng đường bộ. 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty. Chức năng: + Công ty thực hiện chức năng SXKD xuất khẩu mặt hàng chủ yếu là dăm gỗ. + Có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài sản và con dấu riêng. + Tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh nhà, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ: +Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của pháp luật. + Tuân thủ những pháp luật của Nhà nước về quản lý tài chính, quản lý nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty. + Thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước. + Xây dựng an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường. + Quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên + Xây dựng chiến lược phát triển, phát triển ngành nghề kinh doanh phù hợp. + Quản lý, sử dụng vốn kinh doanh theo đúng chế độ, quy định của pháp luật. + Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động, phân phối thu nhập hợp lý, chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động. 2.1.Trường3. Đặc điểm sản ph Đạiẩm và quy học trình công Kinh nghệ sản xu tếất. Huế 2.1.3.1. Đặc điểm của sản phẩm. Dăm gỗ là nguyên liệu làm đầu vào cho một số dây chuyền sản xuất khác như giấy, ván dăm, với những quy cách được quy định rõ ràng từ chiều dài, đường kính, đến kích cỡ Nhu cầu về dăm gỗ cũng đang ngày càng tăng, vì kinh tế ngày càng phát triển nên thị hiếu của người tiêu dùng cho những sản phẩm làm từ gỗ cũng tăng theo. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn 2.1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất. Công nghệ và đổi mới công nghệ là động lực và là nhân tố phát triển trong các công ty. Công nghệ lạc hậu sẽ làm tiêu hao nguyên vật liệu nhiều hơn, nhân công nhiều hơn. Công nghệ lạc hậu tạo ra sản phẩm có chất lượng không phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Gỗ lóng nhập kho đã được kiểm tra quy cách Máy chặt gỗ lóng Dăm thải (chưa Máy sàn dăm Mùn cưa đạt tiêu chuẩn) thải Bãi chứa dăm Băng tải rót dăm vào container Cẩu hàng xuống tàu Xe vận chuyển Trường Đại học Kinh tế Huếxuống cảng Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ sản xuất Nguồn:Phòng tổ chức hành chính Vì vậy, cần gắn kết khoa học sản xuất với khoa học kỹ thuật. Ngành chế biến nguyên liệu giấy là ngành có công nghệ tương đối đơn giản. Nhưng không vì thế mà công ty xem nhẹ khâu công nghệ. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty là công nghệ mới, đảm bảo sự nhịp nhàng, chặt chẽ, ít tiêu hao nguyên liệu. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn 2.1.3.3. Giải thích nội dung cơ bản của các bước công việc: Với sơ đồ trên, ta thấy quy trình công nghệ diễn ra như sau: Gỗ bạch đàn và tràm keo sau khi đốn phải được cắt thành từng khúc dài từ 1 – 3.5m, đường kính đầu nhỏ của khúc gỗ tối thiểu phải >= 5cm, gỗ phải được bóc sạch sẽ vỏ (kể cả vỏ lụa), không cháy xém. Sau khi được vận chuyển đến nhà máy gỗ được cho vào máy chặt thành dăm mảnh có quy cách dài từ 4.8 - 6cm, dày dưới 8mm. Dăm sau khi chặt ra được đưa qua hệ thống máy sàn, gồm 2 sàn: Dàn sàn lớn có đường kính lỗ 45mm để lọc những mảnh dăm sai quy cách và được đưa trở lại máy chặt, còn dàn sàn nhỏ có đường kính 5mm để loại trừ bụi và dăm nhỏ ra khỏi sản phẩm. Dăm đạt quy cách được băng tải chuyển lên bãi chứa dăm thành phẩm chờ xuất đi. Khi có tàu đến nhận hàng gỗ được rót vào container và được xe vận tải chuyển xuống cảng để cẩu lên tàu xuất hàng đi. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty. 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức của công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến. : Quan hệ tham mưu. : Quan hệ phối hợp SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn 2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. Với mô hình trực tuyến, chức năng, công ty TNHH sản xuất thương mại Bình An Phú có được sự năng động trong quản lý và điều hành. Các mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên xuống cấp dưới được truyền đạt nhanh chóng và tăng độ chính xác. Đồng thời, ban giám đốc có thể nắm bắt được một cách cụ thể chính xác và kịp thời những thông tin ở các bộ phận cấp dưới. Từ đó có những chính sách, chiến lược điều chỉnh phù hợp cho từng bộ phận trong từng giai đoạn, thời kì. Đồng thời, cũng có thể tạo ra sự hoạt động ăn khớp giữa các phòng ban có liên quan với nhau, giảm được chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và tránh được việc quản lý chồng chéo chức năng. Theo cơ cấu tổ chức này, thông tin được phản hồi nhanh chóng giúp ban lãnh đạo kịp thời giải quyết những vấn đề bất trắc xảy ra. Số cấp quản lý của doanh nghiệp: Dựa vào sơ đồ bộ máy quản lý ta thấy có 2 cấp quản lý: + Cấp I: Ban tổ chức + Cấp II:Các phòng ban Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận: Tổng giám đốc: + Chức năng: là người chịu trách nhiệm cao nhất của công ty trong việc lãnh đạo, tổ chức, điều hành tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Nhiệm vụ: Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề và chịu trách nhiệm trước pháp luật. TTrườngổ chức việc xây dự ngĐại và thự c họchiện các kKinhế hoạch dài hạtến và kHuếế hoạch hàng năm của công ty về các hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu đã đề ra. Thường xuyên nắm bắt và đánh giá đúng năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp để đề ra các chủ trương, chính sách nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có của mình. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các tài sản trong công ty, thực hiện tiết kiệm chống tham ô lãng phí. Chủ động trong việc khai thác thị trường, tìm kiếm thị trường, kí kết các hợp đồng sản xuất với khách hàng. Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ tài chính theo đúng pháp luật, chịu trách nhiệm cao nhất trước HĐTV về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Phó Tổng giám đốc: + Chức năng: là người tham mưu, trợ giúp cho Tổng giám đốc giải quyết các vấn đề liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Nhiệm vụ: Căn cứ vào các công việc được phân công, sự phân phối công và ủy quyền của Tổng giám đốc công ty để thực hiện chỉ đạo và tổ chức các bộ phận có liên quan thực hiện công việc một cách tốt nhất. Trong quá trình theo dõi và thu thập thông tin từ các bộ phận báo cáo, có nhiệm vụ tổng hợp các ý kiến và tham mưu cho Tổng giám đốc công ty các biện pháp giải quyết, các chính sách, sách lược có hiệu quả. Phòng hành chính nhân sự: + Chức năng: giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách, đào tạo, giáo dục và phát triển trình độ chuyên môn đối với đoàn thể CBCNV trong công ty. + Nhiệm vụ: Quản lý việc thực hiện từng khâu trong toàn bộ tiến trình quản lý nhân sự, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách của công ty, đôn đốc phối hợp nhịp nhàng trong công ty.Trường Đại học Kinh tế Huế Tổ chức thực hiện tốt công tác hành chính, xây dựng các nội quy, quy chế quản lý hành chính, mua sắm vật dụng, đồ dùng trang bị văn phòng trong các phòng ban. Đảm bảo an ninh, trật tự trong toàn khu vực công ty, đảm bảo đời sống ăn, ở cho các CBCNV. Thực hiện các chế độ về tiền lương, BHXH, BHYT SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 35
  46. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Phòng kế toán: + Chức năng: tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về tình hình hoạt động tài chính của công ty. Theo dõi, kiểm tra và giám sát toàn bộ tình hình hoạt động tài chính trong công ty. + Nhiệm vụ: Phối hợp với phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh, nhà máy nhằm giải quyết các thủ tục thanh toán, thanh lý hợp đồng. Tổ chức bộ máy kế toán thống kê hợp lý, đúng nguyên tắc, quản lý hoạt động thu chi và các hoạt động khác có liên quan đến tài chính nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Phối hợp với các bộ phận Kinh Doanh, Nhà Máy, Hành Chính nghiên cứu tìm cách giảm thiểu các chi phí sản xuất, chi phí quản lý. Phòng kinh doanh: + Chức năng: tham mưu cho Ban TGĐ trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn trong hoạt động thu mua nguyên vật liệu, cách tổ chức hoạt động xuất khẩu. Đề ra các kế hoạch tác nghiệp trong từng thời kì đối với công việc thu mua nguyên vật liệu dựa trên kế hoạch chung của công ty, đưa ra các biện pháp nhằm tìm kiếm và lôi kéo khách hàng cung ứng nguyên vật liệu về cho công ty. + Nhiệm vụ: Xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong công tác thu mua nguyên vật liệu, cách thức tổ chức hoạt động xuất khẩu. Tổ chức theo dõi các biến động của thị trường cung cấp nguyên vật liệu, giá cả của các Trườngđối thủ cạnh tranh trênĐại thị trư ờhọcng và phân Kinhtích tổng h ợtếp thông Huế tin báo cáo Ban TGĐ và đề xuất hướng giải quyết. Theo dõi, quản lý và giám sát nguồn vốn của công ty trước khi ứng vốn cho khách hàng cung ứng. Thực hiện các thủ tục đề xuất hầng thông suốt, đảm tính hợp pháp và theo các yêu cầu của khách hàng. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Nhà máy: + Chức năng: điều hành toàn bộ hệ thống sản xuất đi vào hoạt động sản xuất thông suốt, ổn định, đảm bảo được kế hoạch sản xuất mà Ban TGĐ đề ra. + Nhiệm vụ: Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty đã đặt ra, xây dựng kế hoạch bảo dưỡng máy móc thiết bị, kế hoạch sản xuất, bố trí nhân sự, thực hiện hoạt động sản xuất để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch sản xuất mà Công ty đã đề ra. Phối hợp với bộ phận kế toán theo dõi các chi phí sản xuất và nghiên cứu làm tối thiểu hóa chi phí sản xuất. Theo dõi, kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hệ thống xây dựng, hệ thống điện trong toàn công ty và có kế hoạch sữa chữa thay thế thích hợp. Phòng nghiệm thu: + Chức năng: giám sát toàn bộ quá trình từ thu mua đến sản xuất theo đúng quy định và yêu cầu về chất lượng nguyên vật liệu thu mua và dăm mảnh của công ty và của khách hàng. Là khâu đầu tiên trong quá trình tiếp nhận nguyên vật liệu của khách hàng để nhập về công ty. + Nhiệm vụ: Căn cứ theo quy định, yêu cầu của công ty và của khách hàng thực hiện việc kiểm tra chất lượng gỗ lóng khi khách hàng nhập nguyên vật liệu về công ty và dăm mảnh sản xuất ra tại nhà máy. Kiểm tra, theo dõi việc bốc xếp gỗ lóng xếp xuống bãi. Theo dõi hệ thống cân để đảm bảo tính chính xác cao về khối lượng nhập nguyên vật liệu Trườngvề công ty của khách Đại hàng. học Kinh tế Huế Phối hợp với bộ phận nhà máy, bộ phận kế toán, thủ kho để xác định lượng gỗ lóng đã được đưa vào sản xuất, tồn kho, dăm mảnh xuất kho và tồn kho. Phối hợp và hỗ trợ phòng kinh doanh trong việc tìm hiểu sự biến động của thị trường, giá cả của các đối thủ cạnh tranh, tâm lý khách hàng nhằm giúp Ban TGĐ đưa ra các quyết định, các sách lược kinh doanh chính xác thông qua quá trình tiếp xúc với khách hàng về nhập nguyên vật liệu tại công ty. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn 2.1.5. Tổ chức kế toán tại Công ty. 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán. KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP PHÓ PHÒNG 2 KIÊM PHÓ PHÒNG KẾ KẾ KẾ KẾ THỦ KẾ TOÁN TOÁN TOÁN TOÁN QUỸ TOÁN GIÁ TIỀN NVL VẬT CÔNG THÀNH LƯƠNG VÀ TƯ NỢ TSCĐ (Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính) Sơ đồ 2.3. Bộ máy kế toán Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo cao nhất của phòng, chịu trách nhiệm trước TGĐ công ty về tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách. Kế toán trưởng có trách nhiệm quản lý chung, trông coi (kiểm soát) mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán. Phải nắm được toàn bộ tình hình tài chính củTrườnga công ty để tham Đạimưu cho giámhọc đốc raKinh các quyết đtếịnh vHuếề chính sách và kế hoạch tài chính của công ty. Tổ chức công tác quản lý và điều hành Phòng KT, thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc Phòng KT. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Tổ chức chỉ đạo việc kiểm kê, đánh giá chính xác tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tiền mặt, thành phẩm, hàng hóa, từ kết qủa kiểm kê, đánh giá tình hình sử dụng và quản lý vốn cũng như phát hiện kịp thời các trường hợp làm sai nguyên tắc quản lý tài chính kế toán hoặc làm mất mát, gây hư hỏng, thiệt hại, đề ra các biện pháp xử lý và quản lý phù hợp. Kế toán tổng hợp : Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo qui định của nhà nước và Công ty. Kiểm tra nội dung, số liệu, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày của các kế toán phần hành thực hiện trên máy, để phát hiện và hiệu chỉnh kịp thời các sai sót ( nếu có) về nghiệp vụ hạch toán, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời. Lập, in các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết các tài khoản, bảng cân đối tài khoản, báo cáo cân đối tiền hàng theo đúng qui định. Phối hợp kiểm tra các khoản chi phí sử dụng theo kế hoạch được duyệt, tổng hợp phân tích chỉ tiêu sử dụng chi phí, doanh thu của công ty bảo đảm tính hiệu qủa trong việc sử dụng vốn. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Kế toán trưởng phân công. Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả của khách hàng. Lập danh sách khoản nợ của các công ty, đơn vị khách hàng để sắp xếp lịch thu, chi trả đúng hạn, đúng hợp đồng, đúng thời hạn, đôn đốc, theo dõi và đòi các khoản nợ chưa thanh toán. PhânTrường tích tình hình công Đại nợ, đánh học gía tỷ lệ Kinhthục hiện công tế nợ, tínhHuế tuổi nợ. Kiểm tra công nợ phải thu, phải trả của công ty. Thực hiện các nhiệm vụ do kế toán trưởng phân công. Thực hiện lưu trữ các chứng từ , sổ sách, các công văn qui định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ. Kế toán Nguyên vật liệu và Tài sản cố định. Nhận xét sơ bộ về các chứng từ mua sắm TSCĐ, Nguyên vật liệu. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kiểm kê định kỳ TSCĐ,các báo cáo các biến động TSCĐ hàng tháng. Tính, trích khấu hao TSCĐ . Kế toán tiền lương. Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động . Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT) và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh Lập báo cáo về lao động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Kế toán giá thành. Kế toán giái thành xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng giá thành sản phẩm sao cho phù hợp với những đặc thù của công ty và các yêu cầu của công tác quản lý. Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán tồn kho củaTrường công ty. Đại học Kinh tế Huế Xác định giá thành thực tế của các loại sản phẩm đã hoàn thành, các loại sản phẩm còn dở dang, tiến hành tổng kết kết quả hạch toán theo từng đơn vị, từng nhóm. Ngoài ra, tiến hành kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sx và kế hoạch giá thành sản phẩm. Lập các báo cáo cần thiết về giá thành sản phẩm. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, và phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để hạ giá thành sản phẩm xuống thấp nếu có thể. Kế toán vật tư. Lập phiếu nhập xuất kho mỗi khi nhập hay xuất hàng hoá. vào sổ chi tiết theo dõi nhập xuất tồn kho theo từng mặt hàng có trong kho Định kỳ (đối chiếu kiểm kê giữa kho và sổ theo dõi tồn kho. Sau khi kiểm kê phải có biên bản ghi lại đủ hay thiếu quy trách nhiệm để xử lý. Thủ quỹ. Hàng ngày, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, thủ quỹ tiến hành thực thu, thực chi và cập nhật vào sổ quỹ tiền mặt số tiền thu , chi trong ngày. Cuối ngày chuyển sổ quỹ qua kế toán thanh toán để đối chiếu và lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt. 2.1.5.2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty. Đặc trưng của hình thức. Để giảm nhẹ công tác kế toán, công ty đã sử dụng chương trình kế toán máy phần mềm KTSY’S, theo dõi tình hình thu - chi, nhập - xuất kho, công nợ, để xác định kết quả kinh doanh. Trình tự xử lý thông tin kế toán.  Trình tự luân chuyển chứng từ ghi sổ: + Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc đã được kiểm tra, kế toán lập chứng từ ghi sổ. + Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được chuyển đến kế toán trưởng kí duyệt rồi chuyển Trườngcho bộ phận kế toán Đại tổng h ợphọc căn cứ chKinhứng từ ghi stếổ để ghHuếi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. + Đối với các tài khoản cần mở sổ chi tiết thì căn cứ vào chứng từ gốc, bảng tổng hợp chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. + Cuối tháng số liệu của chứng từ ghi sổ được kế toán tổng hợp và ghi vào sổ cái theo từng khoản mục. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn + Cuối tháng khóa sổ tìm ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trong sổ đăng kí chứng từ ghi sổ: Tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có của từng tài khoản trên sổ cái, tiếp đó căn cứ vào bảng sổ cái lập bảng cân đối phát sinh các tài khoản tổng hợp. + Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản tổng hợp trên bảng cân đối phát sinh sẽ khớp với nhau và bằng tổng số tiền của sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. + Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên bảng cân đối kế toán phát sinh phải khớp với nhau và số dư của các tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. + Sau khi kiểm tra đối chiếu đảm bảo sự khớp đúng, căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh các tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo kế toán. Sơ đồ 2.4. Sơ đồ xử lý và cung cấp thông tin kế toán MTrườngột số chính sách k ếĐạitoán áp dhọcụng tại công Kinh ty. tế Huế Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam (VND). SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng - Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Thông tư 200/2014- BTC ban hành ngày 22/12/2014, Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan do Bộ Tài chính ban hành. - Hình thức kế toán: Nhật ký chung: Sơ đồ 2.5. Sơ đồ hạch toán nhật kí chung của công ty Ghi chú: : Ghi hàng ngày. Trường Đại: Ghi hàng học tháng. Kinh tế Huế : Đối chiếu, kiểm tra 2.1.6. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty. 2.1.6.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của công ty qua 3 năm. ĐVT: Đồng Mã Thuyết Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 số minh 1 2 3 4 5 6 1.Doanh thu bán hàng và 01 VI.1 391.135.486.272 397.248.662.484 401.697.730.403 cung cấp dịch vụ 2.Các khoản giảm trừ 02 VI.2 991.457.123 2.776.782.981 8.867.958.534 doanh thu 3.Doanh thu thuần bán 10 VI.3 390.144.029.149 394.471.879.503 392.829.771.869 hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02) 4.Giá vốn hàng bán 11 VI.4 370.059.423.112 363.201.913.336 350.640.075.830 5.Lợi nhuận gộp bán hàng 20 20.084.606.037 31.269.966.167 42.189.696.039 và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11) 6.Doanh thu hoạt động tài 21 VI.5 1.324.962.212 974.030.581 494.310.464 chính 7.Chi phí tài chính 22 VI.6 3.516.984.120 2.763.720.307 1.672.656.078 -Trong đó chi phí lãi vay 23 1.214.936.025 1.071.595.320 974.931.808 8.Chi phí bán hàng 24 12.864.156.942 24.256.251.430 33.786.806.444 9.Chi phí quản lí doanh 25 4.301.541.232 3.972.861.955 3.513.268.399 nghiệp 10.Lợi nhuận từ hoạt 30 726.885.955 1.251.163.056 3.711.275.582 động kinh doanh [30 = 20 + (21 -22) – (24 +25)] 11.Thu nhập khác 31 2.311.492.656 2.086.313.215 1.797.390.240 12.Chi phí khác 32 57.211.413 106.258.790 300.810.128 13.Lợi nhuận khác 40 2.254.281.243 1.980.054.425 1.496.580.112 (40 = 31 – 32) 14.Tổng lợi nhuận kế toán 50 2.981.167.198 3.231.217.481 5.207.855.694 trước thuế (50 = 30 + 40) 15.Chi phí thuế TNDN 51 514.932.101 712.154.480 1.041.571.139 hiện hành 16.Chi phíTrường thuế TNDN 52Đại học Kinh0 tế Huế0 0 hoãn lại 17.Lợi nhuận sau thuế 60 2.466.235.097 2.519.063.001 4.166.284.555 TNDN (60 = 50 – 51 – 52) 18.Lãi cơ bản trên cổ 70 0 0 0 phiếu Doanh thu: Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, doanh thu tăng qua từng năm, cụ thể năm 2015 tăng hơn 6 tỷ đồng tương ứng với 1.57%, tốc độ tăng giảm xuống chỉ SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn còn hơn 4 tỷ đồng tương ứng với 1.11%. Năm 2016 có doanh thu cao nhất đạt hơn 400 tỷ đồng. Chi phí: Chi phí tăng từ năm 2014 từ hơn 388 tỷ lên hơn 396 tỷ năm 2015, mức chênh lệch là gần 6 tỷ đồng tương đương với 1.52%. Năm 2016 chi phí tiếp tục tăng hơn 2 tỷ đồng so với năm 2015 tương ứng với 0.62%. Tỉ lệ tăng có phần giảm xuống. Lợi nhuận: lợi nhuận qua 3 năm đều dương. Lợi nhuận năm 2015 tăng so với năm 2014 là hơn 250trđ tương ứng với 8.4%. Nhưng sang 2016 lợi nhuận tăng đột biến lên tới hơn 5 tỷ đồng, khoản chênh lệch là gần 2 tỷ đồng so với năm 2015 tương ứng 61.2%. Tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp đang ở thời kì tăng nhanh theo hướng tích cực. Bảng 2.2.: Bảng Doanh thu, Chi Phí, Lợi nhuận của công ty. ĐVT: Đồng. 2014/2015 2015/2016 Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 +/- % +/- % Doanh 391.135.486.272 397.284.662.484 401.697.730.403 6.149.176.212 1,57 4.413.067.919 1,11 thu Chi phí 388.154.319.074 394.053.445.003 396.489.874.709 5.899.125.929 1,52 2.436.429.706 0,62 Lợi 2.981.167.198 3.231.217.481 5.207.855.694 250.050.283 8,4 1.976.638.213 61,2 nhuận 2.2. Thực trạng về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH sản xuất thương mại Bình An Phú 2.2.1Trường Đánh giá chung Đạitình hình laohọcđộng vàKinh quỹ lương t ạtếi Công Huế ty 2.2.1.1 Đánh giá về tình hình lao động của Công ty Qui mô lao động SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Bảng 2.3 : Tình hình lao động tại Công ty. ĐVT: Người. STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng số lao động 89 95 105 Theo Lao động nữ 14 16 19 giới tính Lao động nam 75 79 86 Tổng số lao động 89 95 105 Trên Đại học 0 0 0 Đại học 10 11 13 Theo Cao đẳng 9 9 10 trình độ Trung cấp 17 19 20 Lao động đã qua đào tạo 21 21 25 Lao động phổ thông 32 35 37 Hình Tổng số lao động 86 92 102 thức sản Trực tiếp 69 74 84 xuất Gián tiếp 17 18 18 Thu nhập bình quân của người lao động 3.291.588 4.088.280 5.484.335 (đồng/người/tháng) Tình hình sử dụng thời gian lao động Vì lao động là bộ phận trong quá trình sản xuất. Lực lượng lao động có đủ sức khỏe vàTrường trí tuệ thì mới có thĐạiể năng đ ộng,học sáng tạKinho trong công tếviệc giúpHuế hoạt động kinh doann đạt hiệu quả cao hơn. Công ty TNHH sản xuất thương mại Bình An Phú có quy định về thời gian lao động hợp lý để đảm bảo lao động làm việc có hiệu quả. + Bộ phận làm việc theo giờ hành chính tuân thủ chế độ ngày làm 8h Sáng: 7h30 – 11h30 Chiều: 13h30 – 17h30 +Bộ phận lao động theo ca gồm 3 ca: Ca 1: 6h30 – 14h30 Ca 2: 14h30 – 23h30 Ca 3:23h30 – 6h30 SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Thời gian nghỉ: + Bộ phận làm việc theo giờ làm việc hành chính: Nghỉ cố định chủ nhật trong tuần. + Bộ phận làm việc theo ca: Làm 3 ca liên tiếp được nghỉ 1 ca + Ngày lễ tết được nghỉ theo quy định của nhà nước thì người lao động được hưởng nguyên lương. Giờ làm việc của nhân viên do nhân viên bảo vệ và người đứng đầu các bộ phận theo dõi và quản lí, báo cáo hàng ngày lên phòng tổ chức để làm căn cứ tính lương cuối cùng. Bảng 2.4 : Tình hình sử dụng thời gian lao động năm 2016 STT Diễn giải Tổng số ngày công 1 Tổng số ngày theo lịch 365 x 105 = 38.325 2 Tổng số ngày nghỉ lễ và chủ nhật 49 x 105 = 5145 3 Tổng số ngày công theo chế độ 316 x 105 = 33.180 4 Tổng số ngày công vắng mặt 9228 5 Tổng số ngày công làm việc thực tế 31500 6 Số lao động bình quân (người) 105 7 Tổng số ngày làm việc của 1 lao đông/ năm 300 Nguồn: Báo cáo quyết toán cuối năm 2016 Qua bảng ta thấy được việc sử dụng thời gian lao động của công nhân là hợp lý: Số ngày làm việc thực tế chiếm 82,2% trong tổng số ngày làm trong năm. Thời gian làm việc, nghỉ ngơi và các ca làm việc đảm bảo theo đúng quy định. Bên cạnh đó, phòng kTrườngế hoạch phân bổ nhu Đại cầu ngh ỉhọcphép củ a Kinhcông nhân cô ngtế ty luônHuế được đảm bảo mà không ảnh hưởng đến tiến độ của công việc. Ngoài ra, để đảm bảo thực hiện tốt công tác lao động thì công ty đặt ra các nội quy riêng áp dụng cho từng phòng ban, từng phân xưởng. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Năng suất lao động: Một trong những chỉ tiêu để đánh giá kết quả lao động của người lao động chính là năng suất lao động. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động sản xuất ra sản phẩm có ích trong một đơn vị thời gian nhất định hay nói cách khác là thời gian hao phí để sản xuất ra một sản phẩm hay tạo ra một giá trị nhất định. Năng suất lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ lao động, năng lực cá nhân, điều kiện làm việc, bầu không khí tập thể v.v Tất cả các yếu tố đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng suất lao động. Bảng 2.5: Tình hình năng suất lao động qua 2 năm. Chỉ 2014/2015 2015/2016 ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 tiêu +/- % +/- % GTSL 1000đ 7.772,507 18.721,099 17.405,641 10.948,6 140,9 -1.315,4 -7,03 SCNSX Người 53 56 62 3 5,66 6 10,71 N Ngày 300 300 300 - - - - G Giờ 8 8 8 - - - - - Wnăm 1000đ 146,651 334,305 280,736 187,654 127,96 -53,57 16,02 Wngày 1000đ 0,488 1,114 0,936 0,626 128,3 -0,178 -15,9 Wgiờ 1000đ 0,061 0,139 0,117 0,078 127,9 -0,022 -15,8 Năng suất lao động được tính như sau: WNăm = GTSL / SCNSX WNgày = GTSL /(SCNSX × N) Trường ĐạiWGiờ = GhọcTSL / (SCNSX Kinh× N × G) tế Huế Trong đó: GTSL : Giá trị tổng sản lượng WNăm : Năng suất lao động bình quân năm của một công nhân WNgày : Năng suất lao động bình quân ngày của một công nhân WGiờ : Năng suất lao động bình quân giờ của một công nhân SCNSX : Số công nhân sản xuất SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 48
  59. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn N : Số ngày làm việc bình quân của một công nhân G : Số giờ làm việc bình quân của một công nhân Qua bảng số liệu ta thấy, nhìn chung năng suất lao động năm 2015 tăng so với năm 2014. Cụ thể, năng suất lao động theo năm, theo ngày, theo giờ năm 2015 tăng 140,9% so với năm 2014, năm 2016 lại giảm 7,03% so với năm 2015. Điều này cho thấy năng lực làm việc của người lao động phụ thuộc vào giá trị tổng sản lượng khá nhiều. Qua đó, cũng chưa đánh giá được chính xác năng lực làm việc của lao động. 2.2.1.2. Đánh giá tổng quỹ lương của Công ty. 2.1.2. Các thành phần: Tổng quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động làm việc, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong từng thời kì của doanh nghiệp. Phương pháp xác định tổng quỹ lương của doanh nghiệp như sau: QL = LĐ × TLbq× 12 tháng Trong đó: QL : Tổng quỹ lương LĐ: Số lao động của doanh nghiệp TLbq : Tiền lương bình quân của một công nhân Bảng 2.6 : Tổng quỹ lương của công ty (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) Chênh lệch giữa Chênh lệch giữa Chỉ Năm Năm Năm năm 2014 và ĐVT năm 2015 và 2016 tiêu Trường2014 Đại2015 học2016 Kinh2015 tế Huế +/- % +/- % LĐ Người 89 95 105 6 6,74 10 10,52 TLbq Trđ/tháng 3.291.588 4.088.280 5.484.335 796.692 24,2 1.396.055 34,14 QL Trđ 3.515.415.984 4.660.639.200 6.910.262.100 1.145.223.216 32.57 2.249.622.900 48,27 SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 49
  60. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy tổng quỹ lương của công ty năm 2015 là 4.660.639.200 trđ tăng 32,57% so với năm 2014. Quỹ lương năm 2016 là 2.249.622.900 trđ tăng 48,27% so với năm 2015. Tổng quỹ lương đều tăng qua các năm, nguyên do là số lao động ngày càng tăng và tiền lương trả cho người lao động cũng tăng qua các năm. Đơn giá tiền lương:  Đơn giá tiền lương được tính theo công thức sau: Đgtl = tổng quỹ lương/ (số lao động × số ngày làm việc thực tế trong năm × số giờ làm việc bình quân ngày)  Đơn giá tiền lương năm 2014 là: Đgtl2014= 3.515.415.984/ (89 x 300 x 8) = 16.457,94 (đồng/giờ)  Đơn giá tiền lương năm 2015 là: Đgtl2015= 4.660.639.200/ (95 x 300 x 8) =20.441,4 (đồng/giờ)  Đơn giá tiền lương năm 2016 là: Đgtl2016 = 6.910.262.100/ (105 x 300 x 8) = 27.421,675 (đồng/giờ). 2.2.2. Thực trạng công tác Kế toán tiền lương Để minh họa cho công tác kế toán lương, tôi xin lấy số liệu kế toán lương tháng 9/2017 tại Công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 50
  61. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Bảng kê khối lượng tính lương (tháng 9/2017). CÔNG TY TNHH SX TM BÌNH AN PHÚ BỘ PHẬN PHÂN XƯỞNG BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH XUẤT GỖ BĂM Tháng 9/2017 Tổ sản xuất: Vinh Ghi KEO chú NGÀY THÁNG Xuất gỗ lưu kho Xuất trực tiếp Khối Tỷ lệ quy K.Lượng quy máng Tổng lượng đổi đổi (Tấn) 01/09/2017 89.95 89.95 02/09/2017 03/09/2017 04/09/2017 206.87 206.87 05/09/2017 12.18 12.18 06/09/2017 24.47 24.47 07/09/2017 15.37 15.37 08/09/2017 236.89 236.89 09/09/2017 236.54 236.54 10/09/2017 192.74 192.74 11/09/2017 191.52 191.52 12/09/2017 13/09/2017 215.42 215.42 14/09/2017 11.49 11.49 15/09/2017 51.82 51.82 16/09/2017 272.82 272.82 17/09/2017 352.5 352.5 18/09/2017 369.56 369.56 19/09/2017 288.92 288.92 20/09/2017 266.51 266.51 21/09/2017 276.81 276.81 22/09/2017 33.23 33.23 23/09/2017 37.65 37.65 24/09/2017Trường Đại học Kinh tế41.44 Huế41.44 25/09/2017 226.64 226.64 26/09/2017 183.27 183.27 27/09/2017 248.51 248.51 28/09/2017 204.33 204.33 30/09/2017 268.76 268.76 TỔNG CỘNG 4556.21 4556.21 P.KT-TH THỦ KHO TỔ TRƯỞNG Đã ký Đã ký Đã ký SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 51
  62. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Bảng tổng hợp khối lượng sản phẩm (tháng 9/2017): CÔNG TY TNHH SX TM BÌNH AN PHÚ Bộ phận: Tổ Băm 01 (Vinh) BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM Tháng 9/2017 ĐƠN VỊ KHỐI ĐƠN THÀNH GHI TT TÊN CÔNG VIỆC TÍNH LƯỢNG GIÁ TIỀN CHÚ A B C 1 2 3=1*2 A Tiền lương khoán theo sản 38.986.935 phẩm ( I+II+III) I Băm trực tiếp qua máng máy 38.726.935 Gỗ Keo Tấn 4.556 8.500 38.726.935 Gỗ Bạch Đàn Tấn 8.500 II Lương bốc lựa gỗ và bốc lên 260.000 xe trả cho khách hàng Bạch đàn+ keo Tấn 13 20.000 260.000 III Tiền lương làm việc ngày lễ Tấn 16.000 - B Tiền lương ngoài đơn giá 2.039.998 Tiền phụ cấp trách nhiệm tổ 300.000 trưởng Tiền lương cơ bản Công 13 133.846 1.739.998 CỘTrườngNG ( A+B) Đại học KinhXXX tếXXX Huế41.026.933 Bình quân lương sản phẩm/công: 180.495 đồng/ công Quảng Nam, ngày 10 tháng 10 năm 2017. Lập biểu Tổ trưởng QĐ Phân xưởng Giám đốc Đã ký Đã ký Đã ký SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 52
  63. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Bảng tổng hợp lương cán bộ công nhân viên (tháng 9/2017): CÔNG TY TNHH SX TM BÌNH AN PHÚ BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN Tháng 9 năm 2017 Lương Ngoài STT Bộ Phận Tổng cộng Bảo Hiểm Thực nhận chính giờ A Gián tiếp 287.336.201 - 287.336.201 11.988.165 275.348.036 1 Ban Giám đốc 82.364.869 82.364.869 4.205.145 78.159.724 2 BP Kế Toán 43.623.668 43.623.668 1.772.190 41.851.478 3 BP Cân 53.366.514 53.366.514 2.420.775 50.945.739 4 BP Kế Hoạch 46.793.014 46.739.014 1.699.110 45.039.904 5 Phân Xưởng 61.188.136 61.188.136 1.890.945 59.297.191 Công nhân trực tiếp sản B xuất 385.326.296 385.326.296 21.506.835 363.819.461 6 Tổ Cơ Khí 145.032.842 145.032.842 6.102.180 138.930.662 7 Tổ Băm 01 41.026.933 41.026.933 4.019.400 37.007.533 8 Tổ Băm 02 36.733.887 36.733.887 3.654.000 33.079.887 9 Tổ Băm 03 36.488.858 36.488.858 4.019.400 32.469.458 10 Tổ Băm TC 1 21.761.224 21.761.224 21.761.224 11 Tổ Băm TC 2 22.224.572 22.224.572 22.224.572 12 CK Băm TC 5.599.770 5.599.770 5.599.770 13 Bảo vệ 8.806.921 8.806.921 8.806.921 14 Lượm Dăm 20.482.266 20.482.266 2.064.510 18.417.756 15 Lượm Dăm (Dung Quất ) 22.879.652 22.879.652 1.303.260 21.576.392 16 Công nhân thời gian 8.250.000 8.250.000 8.250.000 17 Cào Dăm 7.770.000 7.770.000 7.770.000 18 Cào Dăm (Dung Quất) 4.410.000 4.410.000 4.410.000 19 CK Cưa CD - 20 Tạp Vụ 3.859.371 3.589.371 344.085 3.245.286 Lương công nhân thuê C ngoàiTrường Đại5.867.692 học Kinh5.867. 692tế Huế- 5.867.692 21 Nhân viên thu mua 5.867.692 5.867.692 - 5.867.692 CỘNG 678.530.189 678.530.189 33.49.000 645.035.189 Tổng cộng : Sáu trăm bảy tám triệu năm trăm ba mươi ngàn một trăm tám chín đồng chẵn./ Quảng nam, ngày 10 tháng 10 năm 2017. Lập Biểu Kế toán trưởng Giám đốc Đã ký Đã ký Nguyễn Quốc Tuấn Lê Văn Hiệu SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 53
  64. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 54
  65. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS.Trịnh Văn Sơn TrườngNguyễn QuĐạiốc Tuấn học Kinh tế HuếLê Văn Hiệu SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 55
  66. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn Phương pháp tính lương cho công nhân viên: Công ty TNHH Sản xuất thương mại Bình An Phú tính lương cho công nhân viên như sau: Dựa vào bảng chấm công của Tổ Băm 1do Tổ trưởng tổ băm chấm công tổng 216 công sản phẩm ( 13 người) - Bảng tổng hợp tình hình xuất gỗ băm nhân viên Phòng Kế toán – Tổng hợp, tổng hợp khối lượng của Tổ sản xuất Vinh vào Tháng 9/2017 tổng cộng là 4556.110 tấn. - Dựa trên Khối lượng Trên Bảng tổng hợp tình hình xuất gỗ băm Phòng Kế toán – Tổng hợp Lập bảng tổng hợp khối lượng sản phầm tính toán ra Bình quân lương sản phẩm/ công cách tính như sau: Tiền lương khóa theo sản phẩm / Tổng Công = 38.986.935.216 = 180.495 đồng/ công. Tổng hợp Tổng số tiền lương của cả bộ phận là 41.026.933. - Sau đó Kế toán Lập Bảng thanh toán tiền lương, tính lương cho từng người trong tổ Băm 01. Ví dụ: Nguyễn Đức Vinh , Lương cơ bản là 3.480.000 đồng, đây là mức lương tối thiểu mà Anh Vinh sẽ nhận được. Tổng số ngày công trong tháng 9 là 24 công. Lương một ngày công là 180.495 đồng/ công. Tiền lương = 24 * 180.495 = 4.331.881 đồng . Tổng tiền lương = Tiền lương + phụ cấp + tiền lương công hưởng LCB = 4.331.881 + 200.000+ 133.846= 4.665.727 đồng. Các khoản trích theo lương gồm BHYT, BHTN, BHXH ( CácTrường khoản trích theo lươngĐại gồm họcBHYT, BHTN, Kinh BHXH tếnhư sau:Huế BHXH : 3.480.000 * 8% = 278.400 đồng BHYT : 3.480.000 * 1,5% = 52.200 đồng BHTN : 3.480.000 * 1% = 34.800 đồng Công ty không thành lập công đoàn nên không có Kinh phí công đoàn. Lương thực nhận = 4.665.727 – ( 278.400 + 52.200 +34.800 ) = 4.300.327 đồng. SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 56
  67. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn Phiếu chi lương tháng 09/2017: Đơn vị: CÔNG TY TNHH SXTM BÌNH AN PHÚ Mẫu số 02 - TT Địa chỉ: Xã Bình Định Bắc - H.Thăng (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC Bình – Tỉnh Quảng Nam ngày 22/12/2014 của BTC) PHIẾU CHI Quyển số:03 Ngày 10 tháng 10 năm 2017 Số :09/03 Nợ :334 Có :111 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Đức Vinh Địa chỉ: Tổ trưởng tổ băm số 1 Lý do chi:Thanh toán tiền lương tháng 09/2017 Số tiền: 4.300.327đ (Viết bằng chữ): Bốn triệu, ba trăm nghìn, ba trăm hai mươi bảy đồng./. Kèm theo: 01 Chứng từ gốc: Ngày 10 tháng 10 năm 2017 Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền Lê Văn Hiệu Nguyễn Quốc Tuấn Nguyễn Đức Vinh Đã nhận đủ số tiền (viết bằngchữ): + Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý): + Số tiền quy đổi: (Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 57
  68. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn Đơn vị: CÔNG TY TNHH SXTM BÌNH AN PHÚ Mẫu số 02 - TT Địa chỉ: Xã Bình Định Bắc - H.Thăng (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC Bình – Tỉnh Quảng Nam ngày 22/12/2014 của BTC) PHIẾU CHI Quyển số:03 Ngày 10 tháng 10 năm 2017 Số :10/03 Nợ :334 Có :111 Họ và tên người nhận tiền: Huỳnh Văn Thành Địa chỉ: công nhân tổ băm số 1 Lý do chi:Thanh toán tiền lương tháng 09/2017 Số tiền: 3.197.852đ (Viết bằng chữ): Ba triệu, một trăm chín mươi bảy nghìn, tám trăm năm mươi hai đồng./. Kèm theo: 01 Chứng từ gốc: Ngày 10 tháng 10 năm 2017 Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền Lê Văn Hiệu Nguyễn Quốc Tuấn Nguyễn Đức Vinh Đã nhận đủ số tiền (viết bằngchữ): + Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý): + Số tiền quy đổi: (Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Thị Thu Hiền 58