Khóa luận Kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty Liên doanh điều hành Hoàng Long

pdf 82 trang thiennha21 21/04/2022 3970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty Liên doanh điều hành Hoàng Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_thue_gia_tri_gia_tang_va_thue_thu_nhap_doa.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty Liên doanh điều hành Hoàng Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH ĐIỀU HÀNH HOÀNG LONG NGÀNH: KẾ TOÁN CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Phan Đình Nguyên Sinh viên thực hiện : Lê Thị Bích Nga MSSV: 1054030361 Lớp: 10DKTC2 TP.Hồ Chí Minh, Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH ĐIỀU HÀNH HOÀNG LONG NGÀNH: KẾ TOÁN CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Phan Đình Nguyên Sinh viên thực hiện : Lê Thị Bích Nga MSSV: 1054030361 Lớp: 10DKTC2 TP.Hồ Chí Minh, Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 7 năm 2014 Ký tên SV. Lê Thị Bích Nga i
  4. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô trường Đại học Công nghệ TP.HCM, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích. Những kiến thức nền tảng cơ bản suốt bốn năm đại học là hành trang vô cùng quý giá, là bước đầu để em bước vào sự nghiệp trong tương lai. Em xin cảm ơn PGS.TS - thầy Phan Đình Nguyên, thầy đã giúp đỡ, quan tâm, giải đáp những thắc mắc trong quá trình làm khóa luận, nhờ đó, em mới có thể hoàn thành được đề tài tốt nghiệp này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các nhân viên trong phòng Tài chính - Kế toán công ty Hoàng Long đã tạo điều kiện cho em được tìm hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế, dù rất bận rộn với công việc nhưng vẫn dành thời gian để chỉ bảo, hướng dẫn để em có thể tìm hiểu và thu thập thông tin cho bài khóa luận. Bên cạnh đó, em muốn cảm ơn các anh chị làm công việc kế toán khác cũng đã đồng hành cùng với em trong thời gian làm khoá luận tốt nghiệp. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn với em, là động lực giúp em trong chặng đường sau này. Đề tài của em chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ hẹp và với dung lượng hạn chế, trình độ chưa cho phép em có thể đi sâu hơn để có những phát hiện lý thú, những góp ý hữu ích hơn. Nhưng qua đó, em mong rằng những đóng góp của mình sẽ giúp cải thiện tình hình kế toán thuế GTGT và thuế TNDN của công ty được phần nào, từ đó mở rộng ra hướng đi cho công tác kế toán ở công ty này. Trong quá trình làm khóa luận, bài làm của em không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía thầy cô và các nhân viên trong công ty để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn, rút được những bài học kinh nghiệm bổ ích để áp dụng vào thực tiễn thật hiệu quả trong tương lai. Kính chúc quý thầy cô trong Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, các nhân viên công ty Hoàng Long luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, may mắn và nhiều thành công. Em xin chân thành cảm ơn! TP.HCM, ngày tháng 7 năm 2014 SV. Lê Thị Bích Nga ii
  5. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên: MSSV: Khoá: 1. Thời gian thực tập 2. Bộ phận thực tập 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật 4. Kết quả thực tập theo đề tài 5. Nhận xét chung Đơn vị thực tập iii
  6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN Tp. Hồ Chí Minh, ngày . tháng 7 năm 2014 Giảng viên hướng dẫn PGS.TS – Phan Đình Nguyên iv
  7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii NHẬN XÉT THỰC TẬP iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN iv MỤC LỤC v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii DANH MỤC CÁC BẢNG ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH x LỜI MỞ ĐẦU x CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TRONG DOANH NGHIỆP. 3 1.1. Thuế GTGT và thuế TNDN 3 1.1.1. Thuế giá trị gia tăng 3 1.1.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp 5 1.2. Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 9 1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp 9 1.2.2. Kế toán thuế GTGT 11 1.2.3. Kế toán thuế TNDN 20 1.2.4. Tổ chức sổ sách kế toán đối với thuế GTGT và thuế TNDN 22 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH ĐIỀU HÀNH HOÀNG LONG 24 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long. 24 2.1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển 24 2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động 25 2.1.3. Cơ cấu tổ chức 26 2.1.4. Mối quan hệ liên kết với các đơn vị khác trong hoạt động của công ty (Thị trường khách, đối tác nói chung của công ty) 27 2.1.5. Tình hình hoạt động của công ty trong những năm vừa qua 27 2.1.6. Chiến lược phương hướng phát triển của công ty trong tương lai 29 v
  8. 2.2. Giới thiệu về bộ máy kế toán và kế toán thuế của Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long 32 2.2.1. Sơ lược về bộ máy kế toán của công ty 32 2.2.2. Tình hình kế toán thuế tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long 32 2.2.3. Đặc điểm tổ chức công tác thuế tại công ty. 33 2.3. Thực trạng kế toán thuế GTGT tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long.36 2.3.1. Tình hình kế toán thuế GTGT tại công ty 36 2.3.2. Kế toán thuế GTGT đầu vào 36 2.3.3. Kế toán thuế GTGT đầu ra: 41 2.3.4. Hoàn thuế GTGT 44 2.3.5. Báo cáo thuế GTGT thực tế tại công ty. 45 2.4. Thực trạng kế toán thuế TNDN tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long.53 2.4.1. Tình hình kế toán thuế TNDN tại công ty. 53 2.4.2. Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp 54 2.4.3. Báo cáo thuế TNDN thực tế tại công ty 56 2.5. Nhận xét, đánh giá: 61 CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH ĐIỀU HÀNH HOÀNG LONG. 62 3.1. Nhận xét 62 3.1.1. Nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động tại công ty 62 3.1.2. Nhận xét về công tác kế toán thuế tại công ty 62 3.2. Kiến nghị 65 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC vi
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNV Mỏ Cá Ngừ Vàng CNV FFDP Báo cáo Phát triển Toàn mỏ Cá Ngừ Vàng CP Cổ phần FAMA Thoả thuận khung về phân bổ, đo lường FTSO Tàu chứa, xử lý dầu thô GTGT Giá trị gia tăng HĐDK Hợp đồng Dầu khí HESS Công ty Amerada Hess Việt Nam HLJOC Hoàng Long Joint Operating Company HSĐ Mỏ Hải Sư Đen HST Mỏ Hải Sư Trắng HTKK Hỗ trợ kê khai HUTECH Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh JOC Công ty Liên doanh Điều hành (Joint Operating Company) KH-CN Khoa học – Công nghệ NĐ-CP Nghị định Chính phủ NSNN Ngân sách Nhà nước OPECO Công ty OPECO Việt Nam PI Hệ số khai thác Petroleum Authority of Thailand Exploration and Production - PTTEP Công ty thăm dò và Sản xuất Dầu khí Thái Lan PVEP Tổng Công ty Thăm dò, Khai thác Dầu khí Việt Nam PVN Viện Dầu khí Việt Nam PVSC Công ty Giám sát Hợp đồng Chia sản phẩm Dầu khí Việt Nam vii
  10. QĐ-BTC Quyết định – Bộ Tài chính SOCO Công ty TNHH SOCO Việt Nam TGĐ Mỏ Tê Giác Đen TGT Mỏ Tê Giác Trắng TIA Thoả thuận Kết nối Mỏ TLJOC Thăng Long Joint Operating Company TNCT Thu nhập chịu thuế TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TK Tài khoản TT-BTC Thông tư – Bộ Tài chính UA Thoả thuận Hợp nhất Mỏ USD Đô-la Mỹ VND Việt Nam Đồng WHP-H4 Dàn đầu giếng H4 viii
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các đối tác của công ty Hoàng Long Bảng 2.2. Tỷ lệ dầu thô Bảng 2.3. Tỷ lệ khí thiên nhiên Bảng 2.4. Chênh lệch thuế GTGT đầu vào của thuế nhà thầu nước ngoài Bảng 2.5. Thuế GTGT phải nộp trong tháng 04/2014 Bảng 2.6. Minh hoạ hạch toán dựa vào bảng kê khai nộp thuế Bảng 2.7. Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính năm 2014 tại HLJOC ix
  12. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty Hoàng Long Hình 2.1. Bản Đồ Phân Lô Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức công ty Hoàng Long JOC Hình 2.3. Hạch toán sơ đồ chữ T một số tài khoản của công ty Hình 2.4. Bảng phân bổ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ trong tháng 04/2014 Hình 2.5. Chi phí chia sẻ giữa HLJOC và TLJOC Hình 2.6. Tờ khai thuế GTGT tháng 4/2014 Hình 2.7. Trích Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào tháng 4/2014 Hình 2.8. Tờ khai thuế Nhà thầu nước ngoài tháng 3/2014 Hình 2.9. Báo cáo tình hình thuế VAT tháng 4/2014 Công ty Hoàng Long JOC gửi PVEP Hình 2.10. Thanh toán thuế GTGT tháng 4/2014 cho cơ quan thuế Hình 2.11. Bảng kê hoá đơn, hàng hoá dịch vụ bán ra tháng 4/2014 Hình 2.12. Quy định về thuế tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long Hình 2.13. Mục 3.1 Điều 12 của HĐDK Hình 2.14. Mục 2 Điều 14 Thông tư 32/2009/TT-BTC Hình 2.15. Tỷ lệ thuế tài nguyên Hình 2.16. Kê khai thuế TNDN tạm tính của bán dầu thô chuyến TGT-134 Hình 2.17. Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp dầu thô năm 2013 Hình 2.18. Tỷ lệ thuế thu nhập tạm tính doanh thu dầu thô bán nội địa Hình 2.19. Tỷ lệ thuế thu nhập tạm tính doanh thu khí thiên nhiên x
  13. LỜI MỞ ĐẦU Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của Nhà nước là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, từ những nước phát triển đến các nước đang phát triển. Thuế là một hình thức động viên bắt buộc của Nhà nước theo luật định, thuộc phạm trù phân phối, nhằm tập trung một bộ phận của các thể nhân và pháp nhân vào quỹ ngân sách Nhà nước và phục vụ cho lợi ích công cộng. Lý do chọn đề tài Năm 2014 có rất nhiều các qui định mới về pháp luật liên quan đến hoạt động kế toán, thuế của doanh nghiệp. Mới nhất vào ngày 22/7/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Đây là Nghị định hướng dẫn Luật hết sức quan trọng, có tác động đến nhiều đối tượng. Trước tình hình này, kế toán thuế là những người nắm bắt nhanh nhạy để triển khai thực hiện các chính sách mới của Bộ Tài chính một cách linh hoạt, hướng cho doanh nghiệp hoạt động tốt theo những quy định mới của Luật Thuế. Đặc biệt với công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long – một loại hình doanh nghiệp đặc thù thì hệ thống kế toán là một phần hết sức quan trọng trong thời điểm này. Nhận thức được vai trò của kế toán thuế trong doanh nghiệp, đặc biệt là kế toán thuế GTGT và thuế TNDN trong giai đoạn thực tập tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long, em đã tìm hiểu và thực hiện đề tài dưới sự chỉ dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn khóa luận – PGS.TS Phan Đình Nguyên và sự giúp đỡ của nhân viên phòng Kế toán công ty. Mục đích nghiên cứu: Nhằm hiểu rõ hơn khái niệm, ý nghĩa và công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN, từ đó thực hiện đề tài để so sánh, xác định những điểm giống và khác nhau trong công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN của Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long so với lý thuyết kế toán thuế hiện hành. Bên cạnh đó, em muốn xét xem những ảnh hưởng của chính sách thuế mới có tác động đến công ty hay không và tác động như thế nào. Trên cơ sở này để đưa ra một số đề xuất giúp công ty hoàn thiện hệ thống kế toán của mình. 1
  14. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu của em tập trung vào đối tượng kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long tháng 4 năm 2014. Phƣơng pháp nghiên cứu Kết hợp các phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp hệ thống, từ đó phân tích tổng hợp và so sánh, để đưa ra kết luận, giải pháp thích hợp. Kết cấu đề tài: Gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận (Lý thuyết chung) về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long. Chương 3: Nhận xét thực trạng và kiến nghị về công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long. Mặc dù rất cố gắng nhưng với hiểu biết của bản thân còn hạn chế và thời gian tìm hiểu không nhiều nên khóa luận của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự nhận xét, góp ý của các thầy cô trong khoa để đề tài của em được hoàn thiện hơn. 2
  15. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1. Thuế GTGT và thuế TNDN 1.1.1. Thuế giá trị gia tăng 1.1.1.1. Khái niệm Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 1.1.1.2. Ý nghĩa Với thuế GTGT, chỉ người bán hàng hoá (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế GTGT trên toàn bộ doanh thu bán hàng (hoặc cung ứng dịch vụ) ở các khâu tiếp theo đối với hàng hoá, dịch vụ đó chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm. Các sản phẩm hàng hoá, dù qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng đều chịu thuế như nhau và thuế GTGT không phải do người tiêu dùng nộp mà do người bán sản phẩm (hàng hoá hoặc dịch vụ) nộp thay vào kho bạc do trong giá bán hàng hoá (hoặc dịch vụ) có cả thuế GTGT. Do vậy, thuế GTGT là một loại thuế gián thu nhằm động viên sự đóng góp của người tiêu dùng. 1.1.1.3. Đối tƣợng chịu thuế, đối tƣợng nộp thuế GTGT 1.1.1.3.1. Đối tƣợng chịu thuế GTGT Theo quy định tại Điều 2 – Luật thuế GTGT thì các loại hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, sản xuất trong nước bán cho các đối trượng tiêu dùng cho sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng khác ở Việt Nam đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại Điều 4 của Luật thuế GTGT. 1.1.1.3.2. Đối tƣợng nộp thuế GTGT Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT và các tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế, làm thủ tục về thuế thay đối tượng nộp thuế theo qui định tại khoản 1.c Điều 2 của Luật Quản lý thuế đều là đối tượng nộp thuế GTGT. 3
  16. 1.1.1.4. Căn cứ và phƣơng pháp tính thuế GTGT Thuế GTGT phải nộp có thể được xác định theo một trong hai phương pháp: khấu trừ thuế hoặc tính trực tiếp trên GTGT. 1.1.1.4.1. Phƣơng pháp khấu trừ thuế GTGT Số thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào = Thuế GTGT đầu ra - phải nộp được khấu trừ Trong đó: Thuế GTGT Giá tính thuế của hàng hóa, Thuế suất thuế = x đầu ra dịch vụ bán ra GTGT (%) Thuế GTGT Tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hóa đơn đầu vào được = GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế khấu trừ GTGT hàng hóa nhập khẩu. 1.1.1.4.2. Phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT Số thuế GTGT Giá trị gia tăng của Thuế suất thuế = x phải nộp hàng hóa, dịch vụ GTGT (%) Trong đó: GTGT của Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán hàng hóa, = của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng. dịch vụ 1.1.1.5. Kê khai thuế GTGT: Có 2 hình thức kê khai thuế GTGT là kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT. Doanh nghiệp có thể kê khai trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc kê khai thuế GTGT qua mạng. Từ tháng 7/2013, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định mới về việc kê khai thuế GTGT theo tháng hoặc theo quý, tùy điều kiện khác nhau của từng doanh nghiệp, trong đó đã hướng dẫn việc khai thuế GTGT theo quí áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 20 tỉ đồng trở xuống. Các thủ tục kê khai thuế GTGT cho doanh nghiệp như sau: - Hoàn chỉnh hồ sơ kê khai thuế GTGT, bao gồm: Tờ khai thuế GTGT bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định. - Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn - Nộp lên cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định. 4
  17. Lưu ý: . Thời gian gửi tờ khai cho cơ quan thuế chậm nhất là trong 10 ngày đầu tháng tiếp theo. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp đã gửi tờ khai sau đó phát hiện sai sót về số liệu kê khai trước thời hạn nộp thuế thì cơ sở phải thông báo cho cơ quan thuế biết đồng thời lập lại tờ khai thay thế cho tờ khai cũ bị sai. Trường hợp phát hiện sai sót sau thời hạn nộp thuế thì cơ sở điều chỉnh vào tờ khai của tháng tiếp theo. . Thời điểm để xác định doanh thu tính thuế GTGT phát sinh là thời điểm cơ sở kinh doanh đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng (trường hợp bán trả góp) hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người mua, không phân biệt người mua đã trả tiền hay chưa trả tiền. 1.1.1.6. Nộp thuế GTGT: Cơ sở kinh doanh sau khi nộp tờ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế sẽ tiền hành nộp thuế GTGT vào Ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể, pháp luật có quy định khác nhau về số thuế phải nộp. Trong kỳ kê khai, nếu phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải nộp số thuế đã tính vào Ngân sách nhà nước trước ngày 22 của quý tiếp theo kỳ tính thuế. Số tiền thuế phải nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục NSNN. 1.1.1.7. Quyết toán thuế GTGT: - Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán Thuế GTGT. - Thời hạn nộp tờ khai: Nếu trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp có nhu cầu điều chỉnh số liệu đã kê khai thì Nộp tờ khai tự quyết toán có nội dung điều chỉnh vào trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo. Nếu không có nội dung điều chỉnh thì nộp kèm với báo cáo tài chính năm. 1.1.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu trên thu nhập của các cơ sở kinh doanh để động viên một phần thu nhập của họ vào ngân sách nhà nước. Ngoài ra, nhà nước cũng có thể sử dụng loại thuế này để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua việc động viên công bằng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích ưu đãi đầu tư nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. 5
  18. 1.1.2.2. Ý nghĩa - Thuế TNDN là công cụ quan trọng để nhà nuớc thực hiện việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý. Mặt khác, các doanh nghiệp thua lỗ trong sản xuất kinh doanh vừa không phải đóng thuế TNDN, vừa có thể được chuyển lỗ sang các năm sau để có cơ hội phục hồi và giảm tình trạng phá sản doanh nghiệp. - Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Phạm vi áp dụng của thuế TNDN rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh thu nhập chịu thuế. Một khi nền kinh tế thị trường phát triển, tăng trưởng kinh tế được bảo đảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước thông qua thuế TNDN sẽ ngày càng dồi dào. Mặt khác, so với các loại thuế khác, thuế TNDN dễ thu, ít tốn kém chi phí nên hiệu quả thu cũng cao hơn nhiều. Ở các nước đang phát triển, tiền thu được từ thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều hơn nhiều so với thuế thu nhập cá nhân. Còn ở các nước phát triển mặc dù thu từ thuế TNDN ít hơn so với thuế thu nhập cá nhân nhưng thuế TNDN giữ vai trò là loại thuế thu trước của thuế thu nhập cá nhân. - Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước. Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển trong từng giai đoạn nhất định. 1.1.2.3. Đối tƣợng chịu thuế, nộp thuế TNDN Đối tượng chịu thuế chính là tổng thu nhập trước thuế của doanh nghiệp Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Người nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế TNDN và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN. “Người nộp thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TNDN bao gồm: a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật 6
  19. chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và quy định tại các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân; các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, công ty điều hành chung; b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; c) Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này; d) Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã; đ) Tổ chức khác ngoài tổ chức quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.” 1.1.2.4. Căn cứ và phƣơng pháp tính thuế TNDN Theo thông tư Số: 32/2013/QH13: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau: Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau: Thuế TNDN Thu nhập Phần trích lập quỹ Thuế suất thuế = ( - ) x phải nộp tính thuế KH&CN TNDN Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Xác định thu nhập tính thuế Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định. Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau: Thu nhập Thu nhập Các khoản lỗ được kết = - Thu nhập được + tính thuế chịu thuế miễn thuế chuyển theo quy định 7
  20. Trong đó, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác, được xác định như sau: Các khoản Thu nhập Chi phí = Doanh thu - + thu nhập chịu thuế được trừ khác Thuế suất áp dụng hiện nay đối với thuế TNDN: Theo thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định: - Thuế suất áp dụng 20% nếu Doanh thu năm 2013 không quá 20 tỷ đồng. - Thuế suất áp dụng 22% nếu Doanh thu năm 2013 trên 20 tỷ đồng. - Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. 1.1.2.5. Kê khai thuế TNDN - Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo. Hồ sơ khai thuế TNDN bao gồm: Tờ khai thuế tạm tính theo quý (Theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính ban hành). - Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế tạm nộp cả năm theo mẫu quy định cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào ngày 30 tháng 1 hàng năm. Căn cứ để kê khai là kết quả SXKD của năm trước và khả năng kinh doanh của năm tiếp theo để tự kê khai doanh thu, chi phí, TNCT, số thuế phải nộp cả năm, có thể chia ra từng quý theo mẫu của cơ quan thuế. - Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ thì việc kê khai tính thuế căn cứ vào tỷ lệ TNCT trên doanh thu và thuế suất. + Doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán nhưng đã thực hiện bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, phải kê khai doanh thu và tính thuế hàng tháng theo công thức sau. Thuế suất Thuế TNDN Tỉ lệ (%) Thu = Doanh thu bán ra x x thuế phải nộp nhập chịu thuế TNDN 8
  21. + Hộ kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu để tính thu nhập chịu thuế và tính thuế theo công thức. Thuế suất Thuế TNDN Tỉ lệ (%) Thu = Doanh thu ấn định x x thuế phải nộp nhập chịu thuế TNDN 1.1.2.6. Nộp thuế TNDN - Cơ sở sản xuất kinh doanh tự tạm nộp thuế TNDN hàng quý đầy đủ, đúng hạn vào NSNN. Thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày cuối quý. - Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ thì tính thuế theo phương pháp tỷ lệ TNCT trên doanh thu, thời hạn phải nộp thuế như sau. + Cơ sở kinh doanh thực hiện việc bán hàng hoá dịch vụ có hoá đơn, chứng từ kê khai thuế hàng tháng, nộp thuế đầy đủ theo thông báo hàng tháng của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế hàng tháng thuế chậm nhất không quá ngày 30 của tháng tiếp theo. + Hộ kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ, tính thuế căn cứ vào mức doanh thu ấn định, thời hạn thông báo cùng với thời hạn nộp thuế. - Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi cùng với việc kê khai nộp thuế GTGT. 1.1.2.7. Quyết toán thuế TNDN - Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán Thuế TNDN. - Thời hạn nộp tờ khai: Nộp kèm với báo cáo tài chính năm. - Khi quyết toán, theo số liệu của Báo cáo tài chính, nếu số thuế TNDN còn lại phải nộp, doanh nghiệp phải nộp trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nộp quyết toán năm. 1.2. Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp - Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh. - Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra của từng cơ sở. - Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu 9
  22. - Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn doanh nghiệp, phân loại theo thuế suất . - Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn doanh nghiệp theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ. - Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của doanh nghiệp . - Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh. - Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh. - Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất (nhóm thuế suất, đơn vị cơ sở). - Kiểm tra hóa đơn đầu vào (sử dụng đèn cực tím ) đánh số thứ tự để dễ truy tìm, phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan. - Hằng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở ,toàn doanh nghiệp. - Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế. - Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT theo thời gian, thứ tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng. - Kiểm tra đối chiếu biên bản trả, nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh. - Lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách. - Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế ,soạn thông báo các nghiệp vụ qui định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để cơ sở biết thực hiện. - Cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán. - Yêu cầu chấp hành nguyên tắc bảo mật. - Cập nhật thep dõi việc giao nhận hoá đơn (mở sổ giao và ký nhận). - Theo dõi tình hình giao nhận hoá đơn các đơn vị cơ sở. 10
  23. - Hằng tháng, quý, năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ. - Cập nhật và lập giấy báo công nợ các đơn vị cơ sở. 1.2.2. Kế toán thuế GTGT 1.2.2.1. Nguyên tắc hạch toán - Cơ sở kinh doanh phải tổ chức kế toán thuế GTGT theo quy định của chế độ kế toán hiện hành và quy định tại Thông tư này. - Cơ sở kinh doanh thực hiện Luật thuế GTGT, doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, bất thường và giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào được kế toán theo quy định dưới đây: - Doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, bất thường: Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (chưa có thuế GTGT). Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT, và đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT: Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng (Tổng giá thanh toán - bao gồm cả thuế). Thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (tổng giá thanh toán). - Giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào: Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào là giá mua thực tế không có thuế GTGT đầu vào. Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào). Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT phải kế toán chính xác, trung thực các chỉ tiêu: - Thuế GTGT đầu ra phát sinh; - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ; - Thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp; - Thuế GTGT được hoàn lại; được giảm. 1.2.2.2. Chứng từ kế toán 11
  24. Các cơ sở kinh doanh phải thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Dưới đây là một số hoá đơn, chứng từ có liên quan đến kế toán thuế GTGT: 1. Hoá đơn giá trị gia tăng 2. Hoá đơn bán hàng 3. Hoá đơn tự in, chứng từ đặc thù 4. Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ 5. Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất 1.2.2.3. Tài khoản sử dụng Để kế toán thuế GTGT, bổ sung vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo các chế độ kế toán hiện hành Tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" và đổi tên, nội dung Tài khoản 3331 theo quy định dưới đây: 1.2.2.3.1. Tài khoản 133 - thuế GTGT đƣợc khấu trừ Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 133 Bên Nợ TK 133 Bên Có - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ; - Số thuế GTGT đầu vào được - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào khấu trừ. không được khấu trừ; - Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại. Số dƣ bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả. Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2: Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ Tài khoản 1331 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Tài khoản 1332 - thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định Tài khoản 1332 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. 12
  25. 1.2.2.3.2. Tài khoản 3331 "Thuế GTGT phải nộp" Tài khoản 3331 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp và Ngân sách Nhà nước. Tài khoản này áp dụng chung cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3331 Bên Nợ TK3331 Bên Có - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu - Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của trừ hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ; - Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của - Số thuế GTGT được giảm trừ vào hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, số thuế GTGT phải nộp biếu, tặng, sử dụng nội bộ; - Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập - Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN hoạt động tài chính, thu nhập bất thường; - Số thuế GTGT của hàng bán bị trả - Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa lại nhập khẩu Số dƣ bên Nợ: Số thuế GTGT đã Số dƣ bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp thừa vào NSNN nộp cuối kỳ Tài khoản 3331 có hai Tài khoản cấp 3: Tài khoản 33311 - Thuế GTGT đầu ra: dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ. Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu. 1.2.2.4. Hạch toán thuế GTGT 1.2.2.4.1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập kho theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, từ nơi mua về đến doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611, Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào) Có TK 111, 112, 331, (Tổng giá thanh toán). Khi mua vật tư, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá thực tế chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào và tổng giá thanh toán, ghi: Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241, 13
  26. Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào) Có TK 111, 112, 331, (Tổng giá thanh toán). Khi mua hàng hoá giao bán ngay (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) cho khách hàng (không qua nhập kho), ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331, (Tổng giá thanh toán). Khi nhập khẩu hàng hoá, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, thiết bị nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí thu mua vận chuyển, ghi: Nợ TK 152,156,211 Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu Có TK 111, 112, 331, Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu: Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi: Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu). Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án, hoạt động văn hoá phúc lợi được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị hàng hoá mua vào, ghi: Nợ TK 152,156, 211, Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312). Khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào) và chi phí thu mua, vận chuyển: Nợ TK 152, 153, 211, (Giá có thuế GTGT) Có TK 111, 112, 331, 1.2.2.4.2. Hạch toán thuế GTGT đầu ra Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Khi bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán viết hóa đơn bán hàng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu 14
  27. và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán, và phản ánh doanh thu bán hàng là tổng số tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ (chưa có thuế GTGT), ghi: Nợ TK 111, 112, 131, (Tổng giá thanh toán) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Giá chưa có thuế GTGT), hoặc Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá chưa có thuế GTGT). Khi bán hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán (Giá đã có thuế), ghi: Nợ TK 111, 112, 131, Có TK 511, 512 (Tổng giá thanh toán) Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập bất thường thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế (như: thu về cho thuê tài sản, thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ), ghi: Nợ TK 111, 112, 138, (Tổng giá thanh toán) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) Có TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế GTGT) Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường (Giá chưa có thuế GTGT) Đối với trường hợp cho thuê tài sản theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê, kế toán xác định doanh thu cung cấp dịch vụ là giá cho thuê chưa có thuế GTGT và thuế GTGT, ghi: Nợ TK 111, 112 (Tổng số tiền nhận trước) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 511 - Doanh thu bán hàng Đối với trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp (hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế), kế toán xác định doanh thu bán hàng là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT và thuế GTGT, ghi: Nợ TK 111, 112, 131, Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 511 - Doanh thu bán hàng Có TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính (Lãi bán hàng trả chậm) Trường hợp bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng: Nếu bán hàng (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) đổi lấy hàng hoá để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi: Doanh thu bán hàng theo phương thức đổi hàng: Nợ TK 152, 153, 156, 131 (Nguyên giá) 15
  28. Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (không có thuế GTGT) Thuế GTGT phải nộp của hàng hoá đưa đi trao đổi (được khấu trừ): Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Nếu bán hàng (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) đổi lấy hàng hoá để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi: Nợ TK 152, 153, 156 (Bao gồm cả thuế GTGT) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Giá bán chưa có thuế GTGT) Khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ để biếu, tặng, căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu, thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu, tặng. Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hàng hóa, dịch vụ để biếu, tặng thì doanh thu và số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đem biếu, tặng, ghi: Doanh thu bán hàng: Nợ TK 641, 642, (Giá chưa có thuế GTGT) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Giá chưa có thuế GTGT) Thuế GTGT phải nộp (được khấu trừ): Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Đơn vị nộp thuế theo phương pháp trực tiếp sử dụng hàng hóa, dịch vụ để biếu, tặng thì số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đem biếu, tặng tính vào chi phí hoạt động kinh doanh hoặc chi bằng nguồn kinh phí, ghi: Nợ TK 641, 642, 431, 161, (Giá có thuế GTGT) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Giá chưa có thuế GTGT). Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hoá, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên (Giá có thuế GTGT) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu, thuế GTGT phải nộp của sản phẩm sử dụng nội bộ: Nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) sử dụng nội bộ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì số thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ được khấu trừ, ghi: 16
  29. Doanh thu bán hàng: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ. Thuế GTGT phải nộp (được khấu trừ): Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) sử dụng nội bộ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chi bằng nguồn kinh phí, ghi: Nợ TK 641, 642 (Chi phí sản xuất ra sản phẩm + thuế GTGT phải nộp) Hoặc Nợ TK 431,161, Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (chi phí sản xuất ra sản phẩm) Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, thiết bị, hàng hoá nhập khẩu (chưa bao gồm thuế GTGT), ghi: Nợ TK 152, 156, 211, Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu Có TK 111, 112, 331, Đồng thời phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu: Trường hợp nhập khẩu hàng hóa dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, số thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi: Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312). Trường hợp nhập khẩu hàng hoá dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, văn hoá, phúc lợi, số thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ ghi: Nợ TK 152, 156, 211, Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312 - Thuế GTGT hàng NK). Khi nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312) Có TK 111, 112. - Đối với cơ sở kinh doanh thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT 17
  30. Khi mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh, kế toán phản ánh giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (Bao gồm cả thuế GTGT đầu vào). Nếu trường hợp đơn vị hạch toán kép, thì khi mua hàng hoá, dịch vụ về nhập kho hoặc dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh, ghi: Nợ TK 152, 156, 211, 627, 641, 642, (Bao gồm cả thuế GTGT đầu vào) Có TK 111, 112, 331, (Tổng số tiền phải trả cho người bán) Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường (Như thu về cho thuê tài sản, thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ), ghi: Nợ TK 111, 112, Có TK 711, 721 Cuối kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ. Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ, ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra. Số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ: Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Khi tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 142 - Chi phí trả trước Khi nộp thuế GTGT vào NSNN trong kỳ, ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112, 18
  31. Trường hợp đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại thuế GTGT đầu vào, khi nhận được tiền NSNN trả lại, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Trường hợp đơn vị được giảm thuế GTGT: Nếu số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp, ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường. Nếu số thuế GTGT được giảm được NSNN trả lại bằng tiền, khi nhận được tiền, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường. Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế), kế toán ghi: Phản ánh doanh thu của số hàng bán bị trả lại. Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT) Có TK 111, 112, 131, Phản ánh số tiền trả lại cho người mua về thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112. Phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi: Nợ TK 155, TK 156 - Thành phẩm, hàng hóa Có TK 632 - Giá vốn hàng bán Cuối kỳ, kế toán tính, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi: Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Đối với hoạt động khác (Hoạt động tài chính, bất thường), ghi: Nợ TK 811 - Chi phí hoạt động tài chính Nợ TK 821 - Chi phí bất thường Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112, Khi mua vật tư, hàng hoá nhập khẩu, kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 156, 211, 19
  32. Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312) Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu Có TK 111, 112, 331, Khi nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi: Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312) Có TK 111, 112, Khi được giảm thuế GTGT, kế toán ghi: Nếu số thuế GTGT được giảm được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường Nếu số thuế GTGT được giảm được NSNN trả lại bằng tiền, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu: Khi bán hàng hóa, dịch vụ, phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán (Bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu), ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 , 512 Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, ghi: Nợ TK 511, 512 Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu. Khi nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi: Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu Có TK 111, 112 1.2.3. Kế toán thuế TNDN 1.2.3.1. Nguyên tắc hạch toán - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành; Số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp xác định khi kết thúc năm tài chính được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. 20
  33. - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước do doanh nghiệp tự xác định lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp do phát hiện sai sót không trọng yếu được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và được giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. – Doanh nghiệp được điều chỉnh số dư đầu năm Tài khoản 3334 “Thuế TNDN” và tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” (TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước) đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm của các năm trước do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước. 1.2.3.2. Chứng từ kế toán Hồ sơ của loại thuế này chính là toàn bộ sổ sách kế toán, tài liệu kế toán của doanh nghiệp. Từ hồ sơ pháp lý, hồ sơ nhân sự cho đến hệ thống tài chinh - kế toán. 1.2.3.3. Tài khoản sử dụng Kế toán thuế TNDN sử dụng các Tài khoản sau đây: Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Tài khoản 3334 dùng để phản ánh số thuế TNDN phải nộp và tình hình nộp thuế TNDN vào NSNN. Hạch toán Tài khoản 3334 cần thực hiện một số quy định sau: Tài khoản 3334 được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi ngành, mọi thành phần kinh tế. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp tờ kê khai thuế TNDN cho cơ quan thuế. Hàng quý doanh nghiệp tạm nộp số thuế của quý đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách Nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3334 Bên Nợ TK 3334 Bên Có - Số thuế TNDN đã nộp vào NSNN - Số thuế TNDN phải nộp - Số thuế TNDN được miễn giảm trừ vào số phải nộp - Số chênh lệch giữa thuế TNDN phải nộp theo thông báo hàng quý của cơ quan thuế lớn hơn số thuế TNDN thực tế phải nộp khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt. Số dƣ bên Nợ: Số thuế TNDN đã nộp lớn Số dƣ bên Có: Số thuế TNDN hơn số phải nộp (số thuế nộp thừa). còn phải nộp và NSNN 21
  34. 1.2.3.4. Phƣơng pháp hạch toán Hàng quý, căn cứ vào thông báo thuế của cơ quan thuế về số thuế TNDN phải nộp theo kế hoạch, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Khi nộp thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước, ghi: Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 111, 112, Cuối năm, khi báo cáo quyết toán thuế duyệt y, xác định số thuế TNDN phải nộp, ghi: Trường hợp số thuế TNDN phải nộp thực tế theo quyết toán thuế năm đã duyệt y lớn hơn số phải nộp theo thông báo hàng quý của cơ quan thuế, thì số chênh lệch phải nộp thêm, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Trường hợp số thuế TNDN phải nộp theo thông báo hàng quý của cơ quan thuế lớn hơn số thuế TNDN phải nộp thực tế theo quyết toán thuế năm đã duyệt y, thì số chênh lệch, ghi: Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Số thuế TNDN được cơ quan có thẩm quyền cho phép miễn giảm, số thuế được miễn giảm, ghi: Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối 1.2.4. Tổ chức sổ sách kế toán đối với thuế GTGT và thuế TNDN 1.2.4.1. Tổ chức sổ sách kế toán đối với thuế GTGT - Hóa đơn GTGT đầu vào, đầu ra - Hóa đơn bán hàng đầu vào, đầu ra - Phiếu thu, phiếu chi - Bảng theo dõi công nợ - Sổ chi tiết tài khoản 1331, 3331 - Sổ cái - Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào - Bảng kê hàng hóa, dịch vụ bán ra - Tờ khai thuế GTGT tạm nộp 22
  35. 1.2.4.2. Tổ chức sổ sách kế toán đối với thuế TNDN - Bảng doanh thu bán hàng, dịch vụ các năm liền kề - Bảng doanh thu tài chính trong kỳ - Bảng chi phí trong kỳ - Bảng theo dõi công nợ - Sổ chi tiết tài khoản 3334 và các tài khoản liên quan - Sổ cái - Bảng cân đối kế toán trong kỳ - Bảng xác định kết quả kinh doanh trong kỳ - Bảng kết chuyển lãi lỗ trong kỳ - Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp và các phụ lục kèm theo - Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp. - Hồ sơ tổ chức của doanh nghiệp. 23
  36. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH ĐIỀU HÀNH HOÀNG LONG 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long. 2.1.1. Tóm lƣợc quá trình hình thành và phát triển Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long (HLJOC) được thành lập bởi liên doanh giữa Công ty Giám sát Hợp đồng Chia Sản Phẩm (PVSC), Công ty SOCO Việt Nam (SOCO), Công ty Amerada Hess Việt Nam (HESS) và Công ty OPECO Việt Nam (OPECO) trên cơ sở Hợp đồng Dầu khí Lô 16-1 được chính thức ký kết vào ngày 8/11/1999 và có hiệu lực từ ngày 8/12/1999. Ngày 16/4/2002, OPECO đã chuyển một phần cổ phần cho Công ty HESS. Ngày 14/6/2002, Công ty HESS chuyển 13,5% cổ phần cho Công ty PTTEP, và vào ngày 14/11/2002, Công ty HESS đã chuyển nhượng toàn bộ phần còn lại của cổ phần cho Công ty SOCO và Công ty PTTEP. Hình 2.1. Bản Đồ Phân Lô 24
  37. Các đối tác hiện tại của Hợp đồng Dầu khí Lô 16-1 với phần trăm vốn cổ phần: Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) (PVSC trước kia) : 41.0% Công ty SOCO Việt Nam (SOCO) : 28.5% Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí PTT (PTTEP) : 28.5% Công ty OPECO Việt Nam (OPECO) : 2.0% Văn phòng chính của Công ty đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh với một căn cứ hậu cần tại thành phố Vũng Tàu và hơn một trăm nhân viên đang làm việc. 2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động Công ty được thành lập chủ yếu để thực hiện HĐDK liên quan đến hoạt động thăm dò, thẩm định, phát triển và sản xuất dầu thô và khí thiên nhiên ở Lô 16- 1 ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam. Công ty là một tổ chức pháp nhân chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động chỉ trên danh nghĩa là đại diện của các nhà thầu theo các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng dầu khí đã ký kết, và không được thành lập để tạo ra lợi nhuận. JOC sẽ chỉ là một đại lý của các Bên Nhà thầu và sẽ không có bất kỳ thẩm quyền độc lập nào để ràng buộc các Bên Nhà thầu, trừ phi được ủy quyền cụ thể theo Hợp đồng dầu khí đã ký (15/01/1999). HLJOC đã khoan 20 giếng (gồm 14 giếng thăm dò và 6 giếng thẩm định) đã cho kết quả tại Mỏ Tê Giác Trắng (TGT) và tiềm năng tại Mỏ Tê Giác Đen (TGD). 25
  38. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức công ty Hoàng Long JOC 26
  39. 2.1.4. Mối quan hệ liên kết với các đơn vị khác trong hoạt động của công ty Hoàng Long JOC là Nhà Điều hành Dầu khí lớn thứ hai ở Việt Nam. Với quy mô ngày càng mở rộng và làm ăn uy tín, đặt chất lượng lên hàng đầu nên công ty ngày càng có nhiều bạn hàng và đối tác tin cậy, muốn ký hợp đồng lâu dài. Một số khách hàng thân thiết của công ty: Số tiền giao Số tiền dịch năm giao dịch 2103 từ tháng Tên công ty Dịch Vụ (triệu USD) 01-06 năm 2104 (triệu USD) Công Ty TNHH Một Thành Tiêu Thụ Dầu Thô 25,65 258,84 Viện Lọc Hoá Dầu Bình Sơn Công Ty Liên Doanh Dầu Khí Tàu, máy bay dịch vụ, 29,59 23,04 Vietso (Vietso Petro) bảo trì giàn khai thác Bumi Armada Cho thuê cụm xử lý nổi 108,35 51,19 PV Oil Cung cấp nhiên liệu 17,29 11,15 cho tàu biển PV Drilling Cho thuê giàn khoan 24,08 2,84 PTSC Marine Cho thuê các loại tàu 5,9 2,7 biển Bảng 2.1. Các đối tác của công ty Hoàng Long JOC 2.1.5. Tình hình hoạt động của công ty trong những năm vừa qua Khu vực phát triển Mỏ Tê Giác Trắng được chính thức phê duyệt bởi công ty Dầu khí Việt Nam ngày 25 tháng 5 năm 2009. Sau đó, Bộ Công thương đã phê duyệt Kế hoạch phát triển sớm Mỏ Tê Giác Trắng ngày 14 tháng 9 năm 2009, và hoạt động phát triển mỏ cũng bắt đầu, Công ty có dòng dầu đầu tiên trong tháng 8 năm 2011 . Từ Mỏ Tê Giác Trắng nằm giữa ranh giới của Lô 16-1 và Lô 15-2/01, Thỏa thuận Hợp nhất Mỏ (UA) được ký kết giữa Lô 16-1 và Lô 15-2/01 (tổ hợp giữa PVEP và Talisman một công ty được thành lập theo luật Alberta, Canada và có trụ sở tại Alberta, Canada) vào ngày 30 tháng 10 năm 2012. Theo UA, các bên thống nhất để tạo ra các đơn vị diện tích và để cùng nhau phát triển vùng trùng lấn với tỷ trọng tương ứng như sau: 27
  40. Tỷ lệ dầu thô Tỷ lệ theo Bên Nhà thầu Tỷ lệ tổ hợp 16-1 Tỷ lệ tổ hợp 15-2/01 UA PVEP 41.0% 40.26610% SOCO 28.5% 27.98985% PTTEP - HL 28.5% 27.98985% OPECO 2.0% 1.96420% Talisman 40.0% 1.07400% PVEP 60.0% 0.71600% Tổng 100.0% 100.0% 100.0% Bảng 2.2. Tỷ lệ dầu thô Nguồn: Hợp đồng Dầu Khí Tỷ lệ khí thiên nhiên Tỷ lệ theo Bên Nhà thầu Tỷ lệ tổ hợp 16-1 Tỷ lệ tổ hợp 15-2/01 UA PVEP 41.0% 40.11030% SOCO 28.5% 27.88155% PTTEP – HL 28.5% 27.88155% OPECO 2.0% 1.95660% Talisman 40.0% 1.30200% PVEP 60.0% 0.86800% Tổng 100.0% 100.0% 100.0% Bảng 2.3. Tỷ lệ khí thiên nhiên Nguồn: Hợp đồng Dầu Khí Tháng 6/2012, Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long (HLJOC) và Công ty Liên doanh Điều hành Thăng Long (TLJOC) đã tiến hành ký kết thoả thuận kết nối mỏ (TIA), thoả thuận khung về phân bổ, đo lường (FAMA) phục vụ cho công tác kết nối giữa các mỏ: Hải Sư Trắng, Hải Sư Đen (TLJOC) với mỏ Tê Giác Trắng (HLJOC). 28
  41. Ngày 06 tháng 7 năm 2012, dòng dầu khí đầu tiên từ Giàn Đầu Giếng H4 (WHP-H4) thuộc Mỏ Tê Giác Trắng (TGT) đã bắt đầu được khai thác. WHP- H4 được đặt tại ở phía Nam Mỏ TGT của Lô 16-1, trong bồn trũng Cửu Long, cách Vũng tàu 100km về phía Đông Nam, ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, cách Mỏ Bạch Hổ 20km và cách Mỏ Rạng Đông 35km. Đây là sự kiện đánh dấu một thành công tiếp theo trong hợp tác đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của các Bên Đối tác tham gia Đề án gồm: Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP- Việt Nam - 41% cổ phần), SOCO Vietnam Ltd. (Vương Quốc Anh- 28.5%), PTTEP Hoang Long Co. Ltd. (Vương Quốc Thái Lan – 28.5%), và Công ty OPECO Vietnam Ltd (Hoa Kỳ – 2.0%). Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long (HLJOC), doanh nghiệp thay mặt cho các Bên Đối tác, được thành lập năm 1999 để điều hành Đề án. Trong năm 2013, 2 Mỏ Cá Ngừ Vàng (CNV) và Tê Giác Trắng (TGT) đã đạt kế hoạch sản lượng khai thác dầu khí lần lượt vào ngày 28 tháng 10 và 06 tháng 12. Tính đến cuối năm, sản lượng khai thác ở Mỏ TGT đã vượt chỉ tiêu sản lượng khai thác dầu thô là 107% và khí gas đồng hành cũng là 107%; đồng thời sản lượng khai thác ở Mỏ CNV cũng vượt chỉ tiêu khai thác đối với dầu là 120% và khí gas đồng hành là 139%. Hai Mỏ CNV và TGT năm 2013 đã được vận hành an toàn tối đa với tổng 936.674 Giờ không xảy ra tai nạn sự cố mất thời gian lao động. 2.1.6. Chiến lƣợc phƣơng hƣớng phát triển của công ty trong tƣơng lai 2.1.6.1. Doanh thu dầu khí Năm 2013 1.792 triệu USD Kế hoạch năm 2014 1.706 triệu USD 2.1.6.2. Kế hoạch khoan năm 2014 và các công việc liên quan đến Địa chất Công nghệ mỏ • Cập nhật bản đồ tầng chứa, mô hình địa chất, khai thác cho tòan mỏ Tê Giác Trắng (TGT). Xây dựng mô hình Bề mặt đánh giá ảnh hưởng áp lực ngược lên quá trình khai thác. • Hoàn thành 01 giếng 2013, chuyển 3.5 giếng sang 2014. • Chính xác hóa cấu trúc khu vực H5, chọn vị trí, thi công giếng TGT-10X/10XST1, kết quả thành công phát hiện dầu thương mại với lưu lượng thử giếng 27 ngàn thùng dầu qui đổi. Tiến hành đánh giá HIIP/Reserves, tổ chức workshop với Partners/PVN lần thứ I vào tháng 11. Hoàn thành báo cáo RAR vào ngày 03 tháng 12, đệ trình các Bên Nhà thầu và PVN phê duyệt. 29
  42. • Quản lý an tòan năng lượng mỏ, khai thác hợp lý, khảo sát , bắn vỉa đảm bảo sản lượng khai thác năm 2013 dự kiến 107% kế họach, kế hoạch xuất bán dầu. Mỏ đang khai thác ổn định 42-43K BOPD. • Thực hiện các nghiên cứu cho kế họach phát triển TGT: thẩm lượng mở rộng, điều kiện bơm ép nước, nâng cao hệ số thu hồi dầu (pha 1). 2.1.6.3. Kế hoạch phát triển dự án • Hoàn thành cải hoán giàn H1 và tàu FPSO để kết nối mỏ HST/HSD vào mỏ TGT trước tiến độ. Góp phần rất lớn giúp TLJOC đạt được tiến độ First Oil mỏ HST và HSD. • Hoàn thành công tác kết thúc dự án TGT (Giai đoạn 1 và 2). Báo cáo tổng kết dự án đã được đệ trình các Bên tham gia dự án và Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam (PVN). • Bảo vệ thành công Kế hoạch Thu dọn mỏ TGT và được Bộ Công Thương phê duyệt. • Bảo vệ thành công Báo cáo Phát triển Toàn mỏ Cá Ngừ Vàng (CNV FFDP) và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. • Hoàn thành dự án cải hoán bến cập tàu (boat landing) cho giàn đầu giếng H1 phục vụ công tác vận hành khai thác mỏ TGT. • Hoàn thành dự án cải hoán cụm bơm hóa phẩm giàn TGT-H4-WHP. • Kết thúc đàm phán thỏa thuận thu gom và mua bán khí đồng hành (AGGSA) và đã tiến hành ký kết • Hoàn thành nghiên cứu lựa chọn phương án phát triển mỏ H5. Đã tiến hành khảo sát địa chất công trình và nghiên cứu đặc tính chất lưu để phục vụ cho thiết kế. • Đang triển khai và chuẩn bị cho công tác thiết kế, mua sắm cho dự án H5 một cách tích cực nhất để đảm bảo đạt tiến độ First Oil vào quý 4/2015 2.1.6.4. Kế hoạch khai thác mỏ TGT • Tối ưu chế độ khai thác vận hành, đảm bảo thời gian làm việc tối đa. • Tiến hành đo kiểm tra khai thác cho tất cả các giếng nhằm theo dõi động thái của vỉa • Bắn mìn bổ sung một số giếng để duy trì sản lượng khai thác ở mức 42 ngàn thùng/ngày đêm mặc dù không khoan bổ sung giếng mới theo kế hoạch ban đầu. • Nâng cao hệ số thu hồi bằng việc sử dụng công nghệ mới (implosion) cũng như bắn lại một số tang sản phẩm có hệ số khai thác (PI) thấp • Hoàn thành việc thử công suất xử lý của tàu FPSO lên 60,000 thùng/ngày đêm. • Tiến hành hoàn cải cầu tàu của giàn đầu giếng H1. • Tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm tối đa hóa thu hồi lỏng trên tàu FPSO. • Tiến hành khảo sát các tuyến ống ngầm, chân đế và giàn đầu giếng theo kế hoạch. • Tiến hành lắp đặt cụm hóa phẩm bổ sung trên giàn đầu giếng H4. 30
  43. 2.1.6.5. Kế hoạch về hành chính, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin • Hỗ trơ các hoạt động khai thác và khoan tại hai Mỏ Tê Giác Trắng trên phương diện hành chính, nhân sự, và công nghệ thông tin. • Tổ chức thực hiện Chính sách Nhân viên mới, cập nhật các chính sách. Quản lý tốt nguồn nhân lực. • Quản lý văn phòng an toàn hiệu quả chi phí. Triển khai 100% các phúc lợi nhân viên, và tổ chức các sự kiện công ty. • Đảm bảo hệ thống ICT văn phòng, các công trình biển, chiến dịch khoan. • Tổ chức 12 hoạt động từ thiện vì cộng đồng với giá trị giải ngân và cam kết trên 4,6 Tỷ Đồng. • Quản trị hình ảnh HLHVJOC’s thông qua các liên hệ cộng đồng, phương tiên thông tin đại chúng,và trang • KPI và yêu cầu nhiệm vụ: Hoàn thành 100% mục tiêu công việc cam kết với PVEP về chi phí G&A. Thực hiện tốt công tác báo cáo và tham gia các hoạt động phối hợp đào tạo, sự kiện với PVEP. 2.1.6.6. Kế hoạch về Tài chính, Kế toán • Duy trì công tác quản lý tài chính một cách hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm chi phí theo như chỉ đạo của Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam và Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí. Xử lý dứt điểm các khuyến cáo của kiểm toán Partners và PVN, đảm bảo không có chi phí bị treo/loại trong đợt kiểm toán năm 2013. • Cập nhật và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính theo biểu mẫu chung của PVEP và các báo cáo quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty cũng như các Bên Nhà thầu (Partners) trong giai đoạn Khai thác. • Hoàn thiện hệ thống báo cáo sử dụng chung với Thăng Long JOC, tính toán và phân bổ các chi phí sử dụng chung một cách kịp thời. • Xử lý phát sinh về thuế liên quan đến Thỏa thuận Tie-in với Thăng Long JOC. • Tuân thủ tốt các quy định về thuế đối với hoạt động của Công ty. Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo/cập nhật nội bộ liên quan đến các chính sách, qui định của Nhà nước về quản lý tài chính, thuế, ngoại hối 31
  44. • Kiện toàn hệ thống kiểm soát nội bộ, các quy trình quản lý như Hệ thống quản lý vật tư, Quy trình theo dõi ghi nhận doanh thu, thuế trên tiền bán dầu/khí của các Bên Nhà thầu. • Phối hợp chặt chẽ với PVEP để hoàn thiện hệ thống báo cáo nội bộ. 2.2. Giới thiệu về bộ máy kế toán và kế toán thuế của Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long 2.2.1. Sơ lƣợc về bộ máy kế toán của công ty Vì công ty được thành lập từ các bên nhà thầu nên bộ máy kế toán của công ty cũng có sự khác biệt. Các nhà thầu đều cử ra các đại diện của mình tại phòng Tài chính - Kế toán có vai trò như các trưởng phòng. Dưới trưởng phòng có các phó phòng và các chuyên viên, kế toán viên được bổ nhiệm từ phía nhà đầu tư trong nước, mỗi người đảm nhiệm một mảng kế toán khác nhau. Bộ máy kế toán của công ty Hoàng Long gồm khoảng 20 người, sơ đồ bộ máy kế toán công ty như sau: Trưởng phòng Tài chính & Kế toán Phó phòng Tài chính & Kế toán Các chuyên viên kế toán Các kế toán viên Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty Hoàng Long 2.2.2. Tình hình kế toán thuế tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long Những đăc thù dưới đây được quy định trong HĐDK của nhà điều hành ảnh hưởng đến chính sách kế toán của HLJOC. HLJOC là một công ty có mục đích đặc biệt, phi lợi nhuận, trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật Việt Nam, là đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu Tư, nghị định 12 và các luật khác của Việt Nam. 32
  45. HLJOC chỉ là một đại lý của các Bên Nhà Thầu và sẽ không có bất kỳ thẩm quyền độc lập nào để ràng buộc các Bên Nhà Thầu, trừ phi được ủy quyền theo cụ thể theo HĐDK. Thông qua việc ký kết HĐDK và việc cấp Giấy phép Đầu tư các Bên Nhà thầu sẽ có độc quyền trong thời hạn của HĐDK để thăm dò, phát triển, khai thác dầu khí trong diện tích HĐDK và tiến hành tất cả các hoạt động khác liên kết với tất cả hoạt động đó mà liên quan đến hoạt động dầu khí. Mỗi Bên Nhà thầu sẽ có quyền lấy, nhận, xuất khẩu và bán hoặc định đoạt bằng cách khác đối với Dầu Khí Thu hồi Chi phí và phần Dầu Lãi và Khí Lãi được chia của mình ra ngoài Việt Nam, giữ lại ở nước ngoài những doanh thu từ việc bán đó và chuyển ra nước ngoài tất cả vốn, vốn vay gốc, lợi nhuận và các khoản thu nhập hoặc chi phí khác phát sinh từ hoạt động dầu khí và thực hiện các hoạt động thích hợp cho bất kỳ điều gì kể trên. Mỗi bên Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm thanh toán các phần chia tương ứng với tỷ lệ tham gia hợp đồng của mình trong các khoản thuế tài nguyên tạm thời phải trả trên cơ sở hàng tháng và quyết toán các khoản thuế tài nguyên thực tế phải trả khi kết thúc quý tương ứng. Mỗi bên Nhà thầu sẽ thanh toán thuế tài nguyên cho Chính phủ bằng tiền mặt, (trừ khoản thuế xuất khẩu áp dụng cho thuế tài nguyên và bất kỳ các lệ phí, thuế hải quan, thuế khác và các phí tổn áp dụng nào khác) dựa trên giá thị trường phát sinh từ các tính toán của Nhà điều hành, trừ phi Chính phủ, bằng văn bản thông báo không ít hơn 03 tháng trước khi bắt đầu mỗi Năm Dương lịch, lựa chọn lấy và thu bằng hiện vật tại điểm giao nhận. Mỗi Bên Nhà thầu sẽ phải nộp thuế xuất khẩu với thuế xuất 4% theo giá trị thị trường của dầu thô được lấy và xuất khẩu ra ngoài Việt Nam. Công ty hoạt động dựa trên Pháp luật Việt Nam và bị chi phối bởi Hợp đồng dầu khí ký kết giữa các bên nhà thầu, theo đó, nguyên tắc kế toán phải phù hợp với nguyên tắc Kế toán Việt Nam và nguyên tắc Kế toán Quốc tế. 2.2.3. Đặc điểm tổ chức công tác thuế tại công ty. 2.2.3.1. Hình thức kế toán: - Niên độ kế toán áp dụng: từ ngày 1/1/N – 31/12/N - Hình thức sổ kế toán: Chứng từ kế toán. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: USD 33
  46. - Giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày giao dịch. Tài sản và công nợ tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ lệ giá hiện hành vào ngày ghi trên bảng cân đối kế toán. Các khoản lãi, lỗ do chênh lệch tỷ giá sẽ được ghi nhận giảm hay tăng chi phí hoạt động dầu khí. - Số liệu kế toán được ghi chép trên cơ sở dồn tích. - Báo cáo tài chính được thể hiện bằng USD và theo cơ sở dồn tích của kế toán. Ngoài ra, theo quy định của HĐDK, Công ty phải cung cấp một báo cáo theo cở sở tiền của chi phí hoạt động dầu khí cho PetroVietnam. Báo cáo này là cơ sở để PetroVietnam kiểm toán và phê duyệt chi phí có thể được thu hồi để tính Chi phí Dầu thô Thu hồi và Chi phí Khí Thiên nhiên Thu hồi. - Chế độ kế toán áp dụng: Chưa có chế độ kế toán cho ngành thăm dò và khai thác dầu khí. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia quyền - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: ghi nhận theo giá gốc được quy định cụ thể cho từng loại vật tư, hàng hóa. 2.2.3.2. Tài khoản kế toán: Công ty có hệ thống tài khoản tự lập riêng, dựa trên hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam và Quốc tế, dưới sự phê duyệt của Bộ Tài chính. Ví dụ: TK 15201 – Vật tư nhập kho, TK 13101 – Phải thu khách hàng, TK 3000X – Phải trả khách hàng X, TK 13302 – Thuế GTGT đầu vào nhà thầu nước ngoài, TK 30008 – Thuế GTGT đầu ra, TK 8XXXX - Chi phí được thu hồi, 34
  47. Hình 2.3. Hạch toán sơ đồ chữ T một số tài khoản của công ty 35
  48. 2.3. Thực trạng kế toán thuế GTGT tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long. 2.3.1. Tình hình kế toán thuế GTGT tại công ty Thuế GTGT được kê khai và nộp vào NSNN theo tháng. HLJOC với tư cách nhà điều hành dự án, nên các tài sản khi mua sắm mới không được vốn hóa và được tính luôn vào chi phí trong kỳ, phản ánh vào báo cáo chi phí. Do đó, HLJOC cũng không theo dõi, tính toán khấu hao tài sản. Tuy nhiên, Công ty phải quản lý số lượng, giá trị các tài sản này và thực hiện kiểm kê tài sản hằng năm. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định do đó cũng không hạch toán. Hiện nay vấn đề chia sẻ chi phí giữa Hoàng Long JOC với Thăng Long JOC là vấn đề chi phối nhiều đến công tác thuế hiện tại của công ty Hoàng Long, đặc biệt là thuế GTGT và thuế TNDN. Vì diện tích khai thác của hai công ty có vùng trùng lấn nên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu hai công ty cùng phối hợp khai thác, cụ thể là sản phẩm dầu và khí của mỏ HSD/HST sẽ được kết nối với thiết bị của mỏ TGT. Theo đó, Công ty Hoàng Long có trách nhiệm thuê và nâng cấp các thiết bị mỏ của Mỏ TGT để chia sẻ nhu cầu khai thác mỏ HSD/HST của Công ty Thăng Long. Công ty Hoàng Long trực tiếp đứng ra thuê và nâng cấp tàu FTSO, chi trả các chi phí phát sinh, bao gồm thuế. Trên cơ sở ghi nhận và tính toán tỷ lệ phần trăm sử dụng của Thăng Long JOC theo thỏa thuận, Hoàng Long JOC dùng Đề nghị thanh toán gửi cho đối tác Thăng Long và công ty này có trách nhiệm hoàn trả chi phí cho Hoàng Long JOC. Nhìn chung các giao dịch giữa hai công ty là các giao dịch thu hộ, chi hộ không phát sinh bất cứ khoản doanh thu cũng như lợi nhuận nào. Các giao dịch này cũng không phát sinh GTGT cho bất cứ bên nào như trong thỏa thuận. Tuy nhiên, thỏa thuận chia sẻ này đã làm phát sinh ra các nghiệp vụ mới, hai công ty phải gửi công văn lên Bộ Tài chính nhiều lần. 2.3.2. Kế toán thuế GTGT đầu vào Với vai trò là Nhà điều hành chung, HLJOC nhận được các hóa đơn từ các nhà cung cấp cho các hạng mục công việc liên quan đến các công việc điều hành dự án dầu khí. Phần thuế giá trị gia tăng được ghi nhận vào phần thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Trong bảng cân đối kế toán, phần thuế giá trị gia tăng này được ghi nhận trong phần các khoản phải thu. Công ty làm thủ tục với cục thuế địa phương để tiền hoàn thuế được chuyển thẳng đến các Nhà thầu. 36
  49. 2.3.2.1. Tài khoản Thuế GTGT đầu vào: TK 13301 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ nội địa. Tài khoản này dùng để ghi nhận GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ cung cấp bởi các tổ chức, cá nhân trong nước theo Thông tư 219/2013/TT-BTC. TK 13302 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của nhà thầu nước ngoài. Tài khoản này dùng để ghi nhận GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ cung cấp bởi các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi tắt là Thuế nhà thầu nước ngoài) theo Thông tư 60/2012/TT-BTC. 2.3.2.2. Các nghiệp vụ phát sinh Mua hàng hoá, dịch vụ có thuế GTGT đươc khấu trừ bởi nhà cung cấp trong nước Hạch toán khi nhận hoá đơn Nợ TK 8XXXX – Chi phí thu hồi Nợ TK 13301 – GTGT đầu vào nội địa Có TK 30001 – Phải trả cho khách hàng Hạch toán khi thanh toán Nợ TK 30001 – Phải trả cho khách hàng Có TK 11212 – Tài khoản ngân hàng Ví dụ: Công ty trả hoá đơn thuê văn phòng hàng tháng có thuế suất GTGT 10%. Giả sử tiền thuê văn phòng trước thuế GTGT là 1.000.000 VNĐ, thuế GTGT là 100.000 VNĐ, kế toán Công ty hạch toán như sau: Ghi nhận hoá đơn Nợ TK 87222 – Chi phí thuê văn phòng 1.000.000 VNĐ Nợ TK 13301 – GTGT đầu vào nội địa 100.000 VNĐ Có TK 30001 – Phải trả cho khách hàng 1.100.000 VNĐ Ghi nhận thanh toán Nợ TK 30001 – Phải trả cho khách hàng 1.100.000 VNĐ Có TK 11212 – Tài khoản ngân hàng 1.100.000 VNĐ 37
  50. Mua hàng hoá, dịch vụ có thuế GTGT đươc khấu trừ bởi các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam Tất cả các hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ ký kết với nhà thầu nước ngoài tại HLJOC đều chưa bao gồm thuế GTGT và thuế TNDN để đảm bảo rằng nhà thầu nước ngoài tránh rủi ro do thay đổi chính sách thuế và nhận đủ số tiền được ghi trên hợp đồng. Như vậy, Công ty phải tự khai, tự nộp thuế GTGT và thuế TNDN thay cho nhà thầu nước ngoài. Để xác định số thuế GTGT phải nộp, doanh thu tính thuế GTGT phải được quy đổi thành doanh thu có thuế GTGT trước khi tính thuế GTGT phải nộp theo Thông tư 60/2012/TT-BTC. Thuế GTGT đầu vào của nhà thầu nước ngoài sẽ được kê khai để được khấu trừ ngay trong kỳ nộp tiền. Hạch toán khi nhận hoá đơn Nợ TK 8XXXX – Chi phí thu hồi Nợ TK 13302 – GTGT đầu vào nhà thầu nước ngoài Có TK 30004 – Phải trả thuế nhà thầu Có TK 30001 – Phải trả cho khách hàng Hạch toán khi thanh toán cho khách hàng Nợ TK 30001 – Phải trả cho khách hàng Có TK 11212 – Tài khoản ngân hàng Hạch toán khi nộp thuế GTGT nhà thầu nước ngoài Nợ TK 30004 – Phải trả cho khách hàng Có TK 11212 – Tài khoản ngân hàng Ví dụ: Công ty trả hoá đơn dịch vụ tư vấn có thuế suất GTGT 10%, tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế 5%, tỷ lệ GTGT tính trên doanh thu tính thuế 50%. Giả sử chi phí trả cho nhà thầu nước ngoài (net) là 50.000 USD, kế toán Công ty hoạch toán như sau: Thuế GTGT đầu vào Công ty phải trả thay cho nhà thầu nước ngoài: 50.000 D 1-5% x 50% x 10% = 2.770,.08 USD 1-(50% x 10%) 38
  51. Ghi nhận hoá đơn Nợ TK 85201 – Chi phí tư vấn 50.000 USD Nợ TK 13302 – GTGT đầu vào nhà thầu 2,770,08 USD nước ngoài Có TK 30004 – Phải trả cho khách hàng 2,770,08 USD Có TK 30001 – Phải trả cho khách hàng 50.000 USD Ghi nhận thanh toán cho khách hàng Nợ TK 30001 – Phải trả cho khách hàng 50.000 USD Có TK 11212 – Tài khoản ngân hàng 50.000 USD Ghi nhận nộp thuế GTGT nhà thầu nước ngoài Nợ TK 30004 – Phải trả cho khách hàng 2.770,08 USD Có TK 11212 – Tài khoản ngân hàng 2.770,.8 USD 2.3.2.3. Phân bổ thuế GTGT đƣợc khấu trừ, hoàn thuế Do dầu thô có thể được xuất khẩu ra nước ngoài hoặc bán nội địa cho nhà máy lọc hoá dầu Bình Sơn nên Thuế GTGT đầu vào sẽ được khấu trừ theo nguyên tắc như sau: Doanh thu bán ra chịu thuế trong kỳ Tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng doanh thu ra trong kỳ Tỷ lệ thuế GTGT sẽ được quyết toán hàng năm dựa trên tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra trong năm và doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế trong năm. Ví dụ: Tỷ lệ thuế GTGT đầu vào trong tháng 04/2014 là 32,630%, được thể hiện trong Bảng phân bổ thuế GTGT trong tháng 04/2014 39
  52. Hình 2.4: Bảng phân bổ thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ được khấu trừ trong tháng 04/2014 40
  53. 2.3.3. Kế toán thuế GTGT đầu ra: 2.3.3.1. Tài khoản thuế GTGT đầu ra: HLJOC không thực hiện ghi chép kế toán, báo cáo các khoản doanh thu phát sinh từ bán dầu khí, do đó HLJOC cũng không thực hiện ghi chép GTGT đầu ra phát sinh từ bán dầu khí mà chỉ theo dõi, đại diện kê khai cho các Bên Nhà thầu (được trình bày rõ hơn trong phần kê khai thuế GTGT). Kế toán chỉ thực hiện ghi chép kế toán GTGT đầu ra đối với các doanh thu phát sinh tại Nhà điều hành. Tuy nhiên, HLJOC với tư cách Nhà điều hành là một tổ chức phi lợi nhuận nên Công ty cũng không không hạch toán doanh thu phát sinh tại Nhà điều hành vào tài khoản doanh thu. 2.3.3.2. Các nghiệp vụ phát sinh: Doanh thu phát sinh tại Nhà điều hành, bao gồm các nghiệp vụ sau:  GTGT đầu ra phát sinh đối với các khoản doanh thu từ việc bán nguyên vật liệu dư thừa hoặc vật tư hư hỏng, đã qua sử dụng không còn nhu cầu sử dụng nữa. Nếu thanh lý không phát sinh lãi lỗ từ việc bán vật tư Nợ TK 11211 – Ngân hàng Có TK 30008 – GTGT đầu ra Có TK 15201 – Vật tư nhập kho Nếu thanh lý và phát sinh lỗ từ việc bán vật tư. Theo quy định của HĐDK thì các khoản phát sinh lỗ do bán vật tư được Hạch toán ghi tăng chi phí được thu hồi. Nợ TK 11211 – Ngân hàng Nợ TK 82901 – Chi phí được thu hối từ lỗ do thanh lý vật tư Có TK 30008 – GTGT đầu ra Có TK 15201 – Vật tư nhập kho Nếu thanh lý và phát sinh lãi từ việc bán vật tư. Theo quy định của HĐDK thì các khoản phát sinh lỗ do bán vật tư được Hạch toán ghi giảm chi phí được thu hồi. Nợ TK 11211 – Ngân hàng Có TK 82901 – Chi phí được thu hồi từ lãi do thanh lý vật tư Có TK 30008 – GTGT đầu ra Có TK 15201 – Vật tư nhập kho Nếu các vật tư này đã được thu hồi (vật tư chuyển quyền sở hữu từ Nhà điều hành sang PetroVietnam), HLJOC sẽ chuyển số tiền không bao gồm GTGT đầu ra cho PetroVietnam và giữ tiền GTGT đầu ra lại để tiến hành kê khai và nộp thuế GTGT đầu ra. 41
  54.  GTGT đầu ra phát sinh do chia sẻ chi phí. Trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi, rất nhiều Nhà điều hành cùng dùng chung dịch vụ của một số nhà cung cấp dịch như giàn khoan, tàu dịch vụ, máy bay. Đây cũng là chủ trương của PetroVietnam gần đây nhằm tiết kiệm chi phí phát sinh ở các Nhà điều hành mà trong đó PVEP đều có vốn góp đại diện cho nước chủ nhà. Chẳng hạn, HLJOC thuê máy bay hay tàu dịch vụ hàng tháng nhưng không sử dụng hết các ngày trong tháng và cho các Nhà điều hành khác thuê lại hay sử dụng chung trong cùng một chuyến bay. Do đặc thù của Nhà điều hành là một thực thế phi lợi nhuận, nên đây thực chất là hoạt động thu hộ, chi hộ. Và để thu tiền từ các Nhà điều hành khác, HLJOC phải phát hành hoá đơn GTGT. Khi đó, nghiệp vụ kế toán sẽ như sau: - Nếu khi thanh toán hoá đơn HLJOC đã xác định được chi phí chia sẻ cho từng Nhà điều hành và đưa vào các khoản phải thu, khi nhận tiền từ các Nhà điều hành khác Nợ TK 11211 – Ngân hàng Có TK 30008 – GTGT đầu ra Có TK 13101 – Phải thu của khách hàng - Nếu khi thanh toán hoá đơn HLJOC chưa xác định được chi phí chia sẻ cho từng Nhà điều hành và đã đưa vào chi phí, khi nhận tiền từ các Nhà điều hành khác Nợ TK 11211 – Ngân hàng Có TK 30008 – GTGT đầu ra Có TK 8XXXX – Chi phí được thu hồi  GTGT đầu ra phát sinh do chia sẻ chi phí với Công ty Thăng Long. Trong quá trình HLOC và Công ty Thăng Long (TLJOC), Nhà điều hành lô 15-2/01 như trình bày trong phần giới thiệu chung của Công ty, tiến hành các chương trình phát triển mỏ của mình, sau khi xem xét các yếu tố (địa lý, sản lượng ước tính ), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đối tác nhận thấy rằng, nếu TLJOC liên kết với HLJOC trong quá trình khai thác thì TLJOC tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể và Chính phủ có được lợi ích cao nhất từ việc kết nối này. Việc kết nối này được thể hiện thay vì TLJOC tự thuê tàu chứa, xử lý dầu thô (FPSO) và các thiết bị phụ trợ của mình để chứa và xử lý dầu từ mỏ Hải Sư Trắng/Hải Sư Đen, dầu thô từ hai mỏ này của TLJOC sẽ được kết nối với giàn H1 (H1-WHP) của HLJOC 42
  55. rồi từ đó sẽ được xử lý và chứa chung với tàu chứa dầu (FPSO) với HLJOC trước khi xuất bán. Do HLJOC là đơn vị trực tiếp ký kết Hợp đồng thuê tàu chứa dầu FPSO và dịch vụ vận hành tàu chứa dầu FPSO và dịch vụ vận hành tàu chứa dầu trước khi Thoả thuận hợp tác giữa hai Công ty được ký kết do đó HLJOC phải trực tiếp đứng ra thanh toán các chi phí cho nhà thầu cho thuê tàu chứa dầu và nhà thầu vận hành tàu sau đó TLJOC sẽ hoàn trả lại cho HLJOC phần chi phí mà TLJOC phải gánh chịu theo Thoả thuận đã được ký kết. Việc thanh toán trên đây là giao dịch thu hộ, chi hộ giữa HLJOC và TLJOC, không phát sinh doanh thu, lợi nhuận cũng như GTGT. Giao dịch này là giao dịch dài hạn theo suốt đời mỏ của HLJOC và TLJOC. Do vậy, HLJOC sẽ xuất hoá đơn không chịu thuế GTGT cho TLJOC cho phần chi phí chia sẻ này theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Hình 2.5. Chi phí chia sẻ giữa HLJOC và TLJOC Nguồn: Công văn số 9968/BTC-TCT HLJOC chỉ hạch toán phải thu (bao gồm cả VAT nếu có) đối với các chi phí chia sẻ với TLJOC theo Thoả thuận hợp tác này. 43
  56. Thuế GTGT đầu ra phát sinh tại Nhà điều hành và thuế GTGT đầu ra doanh thu từ bán dầu khí (nếu có doanh thu từ bán nội địa) sẽ được tập hợp kê khai hàng tháng cùng với GTGT đầu vào và sẽ được trình rõ hơn trong phần kê khai thuế GTGT 2.3.4. Hoàn thuế GTGT Nếu tỷ lệ khấu trừ 100% và thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra. Trường hợp này xảy ra khi Nhà điều hành trong giai đoạn tham dò, phát triển chưa có doanh thu TK 13301 – GTGT đầu vào nội địa TK 13302 – GTGT đầu vào nhà thầu nước ngoài TK 33008 – Thuế GTGT đầu vào (không bao gồm thuế GTGT được nêu ở mục III.3 trong HĐDK) TK 11212 – Ngân hàng Nếu tỷ lệ khấu trừ 100% và thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào. Trường hợp này xảy ra khi Nhà điều hành trong giai đoạn khai thác và toàn bộ doanh thu bán trong nước. Không hạch toán thanh toán ở HLJOC vì Nhà thầu tư phải đóng phần chênh lệch giữa thuế GTGT ra và thuế GTGT đầu vào. TK 13301 – GTGT đầu vào nội địa TK 13302 – GTGT đầu vào nhà thầu nước ngoài TK 33008 – Thuế GTGT đầu vào (không bao gồm thuế GTGT được nêu ở mục III.3 trong HĐDK) TK 46XXX – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ TK 46XXX phản ánh số tiền thuế GTGT đầu ra từ doanh thu bán dầu khí (trách nhiệm đóng thuế của Nhà thầu) được khấu trừ từ thuế GTGT đầu vào phát sinh tại Nhà điều hành. Nếu tỷ lệ khấu trừ nhỏ 100% và thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào. Trường hợp này xảy ra khi Nhà điều hành trong giai đoạn khai thác và toàn bộ doanh thu bán trong nước. Không hạch toán thanh toán ở HLJOC vì Nhà thầu tư phải đóng phần chênh lệch giữa thuế GTGT ra và thuế GTGT đầu vào. TK 13301 – GTGT đầu vào nội địa TK 13302 – GTGT đầu vào nhà thầu nước ngoài TK 8XXXX – Chi phí được thu hồi 44
  57. TK 33008 – Thuế GTGT đầu vào (không bao gồm thuế GTGT được nêu ở III.3) TK 46XXX – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Phẩn thuế GTGT không được khấu trừ đưa vào chi phí thu hồi theo quy định HĐDK. 2.3.5. Báo cáo thuế GTGT thực tế tại công ty. Thuế GTGT được kê khai, nộp trước ngày 20 hàng tháng theo mẫu điện tử được quy định tại Thông tư 156/2013/TT-BTC, cụ thể như sau: Tờ khai thuế GTGT (xem hình minh hoạ ở dưới) Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài (xem hình minh hoạ ở dưới) Sau đây chúng ta cùng phân tích tờ kê khai thuế GTGT tháng 04/2014 và tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài tháng 03/2014. - Tổng số thuế GTGT đầu vào của thuế nhà thầu nước 2.523.467.115 đ ngoài đã khai và nộp tháng 03/2014 - Tổng số thuế GTGT đầu vào của thuế nhà thầu nước 2.114.853.069 đ ngoài đã khai và nộp tháng 03/2014 được kê khai để khấu trừ trong tháng 04/2014 - Chênh lệch giữa số nộp trong tháng 03/2014 và số kê 408.614.086 đ khai trong tháng 04/2014 Bảng 2.4. Chênh lệch thuế GTGT đầu vào của thuế nhà thầu nước ngoài Trong tháng 03/2014 HLJOC phải khai và nộp thuế GTGT đầu ra của thuế nhà thầu nước ngoài bao gồm phần thuế của HLJOC và nộp thay cho TLJOC như hướng dẩn của Bộ Tài chính đối với phần chia sẻ chi phí với TLJOC như trình bày trên. Vì vậy, thực tế phần thuế GTGT đầu vào mà HLJOC có thể khấu trừ được đưa vào bảng kê khai tháng 04/2014 là 2.114.853.069 đ và phần chênh lệch 408.614.086 đ sẽ được hoàn trả bởi TLJOC. - Thuế GTGT phải nộp trong tháng 04/2014 trên tờ khai thuế 92.274.049.301 đ - Thuế GTGT phải nộp thông báo cho các Nhà thầu (xem hình 91.928.572.013 đ minh hoạ ở dưới) - Chêch lệch thuế GTGT phải nộp trên tờ khai và thông báo 345.477.288 đ cho Nhà thầu Bảng 2.5. Thuế GTGT phải nộp trong tháng 04/2014 45
  58. Phần chêch lệch này chính thuế GTGT đầu ra phát sinh từ doanh thu Cảng Phí Tàu phát sinh tại HLJOC. Theo Luật Thuế GTGT thì doanh thu này phải được kê chung với doanh thu từ bán dầu khí nhưng vì doanh thu này không phát sinh từ hoạt động dầu khí nên sẽ không được khấu trừ vào thuế GTGT đầu vào và HLJOC phải nộp khoản thuế này thay vì là Nhà thầu (xem giấy nộp tiền đính kèm) TK 13301 – Thuế GTGT đầu vào nội địa 12.456.851.988 đ TK 13302 - Thuế GTGT đầu vào nhà thầu nước 2.114.853.069 đ ngoài TK 8XXXX – Chi phí thu hồi 9.902.067.675 đ TK 46XXX - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 4.669.637.382 đ (hạch toán phần khấu trừ cho từng Nhà thầu) TK 30008 – Thuế GTGT đầu ra 345.477.288 đ TK 11212 – Ngân hàng 345.477.288 đ Bảng 2.6 - Minh hoạ hạch toán dựa vào bảng kê khai nộp thuế 46
  59. Hình 2.6: Tờ khai thuế GTGT tháng 4/2014 47
  60. Hình 2.7: Trích Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào tháng 4/2014 48
  61. Hình 2.8: Tờ khai thuế Nhà thầu nước ngoài tháng 3/2014 49
  62. Hình 2.9. Báo cáo tình hình thuế VAT tháng 4/2014 Công ty Hoàng Long JOC gửi PVEP 50
  63. APPLICATION TO VIETCOMBANK Name of application :CONG TY HOANG LONG Date: 19-May-14 1 Address in Vietnam: 2 Ngo Duc Ke, Dist. 1, Ho Chi Minh City Ref No: JV1405003 1510SRF Request The Vietcom Bank to Debit / Credit our account No:007.137.4357562 1510SRF 2 02 2012 12 VND 345,477,288 In words : Vietnamese dongs three hundred forty five milion four hundred seventy seven thousand two hundred eighty eight only Ref. No Creditors/Beneficiary Amount Account No Bank name Description Thuế GTGT tháng 04/2014 JV1405003 Cục Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh 345,477,288 741.01.00.03099 Kho Bạc Nhà Nước Tp.HCM Chương 152 , tiểu mục 1704 Mã Số Thuế: 0302015154 TOTAL 345,477,288 Note: All bank charges to be debited to account: Cong ty Hoang Long Finance Manager General Manager Hình 2.10 – Thanh toán thuế GTGT tháng 4/2014 cho cơ quan thuế 51
  64. Hình 2.11 – Bảng kê hoá đơn, hàng hoá dịch vụ bán ra tháng 4/2014 Đối với các doanh thu bất thường không liên quan đến hoạt động dầu khí và doanh thu bán dầu khí như chi phí cảng phí tàu không bến phát sinh tại Nhà điều hành có phát sinh sinh thuế GTGT đầu ra, HLJOC sẽ kê khai và nộp thuế GTGT đầu ra chưa được khấu trừ vào thuế GTGT đầu vào theo quy định của Luật Thuế GTGT. 52
  65. 2.4. Thực trạng kế toán thuế TNDN tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long. 2.4.1. Tình hình kế toán thuế TNDN tại công ty. Thuế thu nhập doanh nghiệp kê tại lô 16.1 được thực hiện theo quy định của HĐDK của lô 16.1 và các quy định của luật hiện hành như Thông tư 32/2009/TT-BTC, Thông tư 156/2013/TT-BTC. Theo quy định Điều 20 của HĐDK, HLJOC với tư cách là Nhà điều hành không có trách nhiệm nộp các khoản thuế liên quan phát sinh từ doanh thu bán dầu khí như thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), các Bên Nhà thầu có trách nhiệm đóng thuế TNDN. Tuy nhiên, theo quy định tại mục 2 Điều 2 của Thông tư 32/2009/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện quy định đối với các tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí. Vì vậy, theo quy định của HĐDK và Thông tư 32 HLJOC sẽ kê khai thuế TNDN theo uỷ quyền của các Bên Nhà thầu và các Bên Nhà thầu vẫn có trách nhiệm nộp thuế TNDN. Do đó, HLJOC không ghi chép, hạch toán kế toán thuế TNDN phát sinh từ doanh thu bán dầu khí. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là năm dương lịch. 53
  66. Hình 2.12. Quy định về thuế tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long Nguồn: Hợp đồng Dầu khí 2.4.2. Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp 2.4.2.1. Xác định thu nhập chịu thuế Doanh thu từ hoạt động tìm kiếm Thu nhập chịu thuế trong Chi phí được trừ = thăm dò và khai thác dầu thô, khí - kỳ tính thuế trong kỳ tính thuế thiên nhiên trong kỳ tính thuế 54
  67. 2.4.2.1.1. Thu nhập chịu thuế dầu thô Do thuế thu nhập doanh nghiệp của dầu thô được nộp theo từng chuyến theo tỷ lệ thuế TNDN tạm tính nên doanh thu bán dầu thô được xác định theo từng chuyến.  Doanh thu dầu thô Doanh thu dầu thô bán Khối lượng dầu thô bán Giá bán dầu thô từng = x từng chuyến từng chuyến chuyến theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng  Chi phí được khấu trừ Theo Mục 3.1 Điều 12 của HĐDK chi phí thu hồi dầu thô không vượt quá 35% doanh thu bán dầu thô, tỷ lệ chi phí này khớp với quy định với Mục 2 Điều 14 Thông tư 32/2009/TT-BTC. Hình 2.13 - Mục 3.1 Điều 12 của HĐDK Nguồn: Hợp đồng Dầu khí 2.4.2.1.2. Thu nhập chịu thuế khí thiên nhiên Do thuế thu nhập doanh nghiệp của khí thiên nhiên được nộp theo từng tháng theo tỷ lệ thuế TNDN tạm tính nên doanh thu khí thiên nhiên được xác định theo tổng lượng xuất bán từng tháng.  Doanh thu khí thiên nhiên Doanh thu khí thiên nhiên Khối lượng khí thiên Giá bán khí thiên nhiên = x từng lần nhiên bán từng lần từng lần theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng  Chi phí được khấu trừ Theo Mục 2 Điều 14 Thông tư 32/2009/TT-BTC chi phí thu hồi khí thiên nhiên không vượt quá 35% doanh thu bán khí thiên nhiên. Tuy nhiên Mục 3.5 Điều 12 của HĐDK, tỷ lệ chi phí này là 70% nên hiện tại HLJOC đang khai và nộp thuế TNDN cho các Bên Nhà thầu với tỷ lệ thu hồi khí thiên nhiên không vượt quá 70% doanh thu bán khí thiên nhiên và phần này sẽ được trình chi tiết hơn ở phần sau. 55
  68. Hình 2.14 - Mục 2 Điều 14 Thông tư 32/2009/TT-BTC 2.4.2.1.3. Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp Theo quy định tại Điều 20.2 của HĐDK và Điều 33 của Luật Dầu khí, thuế suất thuế Số thuế thu nhập Thu nhập chịu thuế Thuế suất thuế thu nhập x doanh nghiệp nộp theo = theo từng doanh nghiệp từng chuyến/tháng chuyến/tháng thu nhập doanh nghiệp áp dụng tại lô 16-1 là 50% trên thu nhập chịu thuế. 2.4.3. Báo cáo thuế TNDN thực tế tại công ty 2.4.3.1. Khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp - Tại HLJOC, kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của bán dầu thô được thực hiện theo từng lần xuất bán theo quy định của Mục 2.a.1 Điều 24 Thông tư 156/2013/TT-BTC . Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp từng lần xuất bán dầu thô chậm nhất là ngày thứ 35, kể từ ngày xuất bán (đối với dầu thô bán nội địa) hoặc 35 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hải quan (đối với dầu thô xuất khẩu). - Tại HLJOC, kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của xuất bán khí thiên nhiên được thực hiện theo từng tháng theo quy định của Mục 2.b.1 Điều 24 Thông tư 156/2013/TT-BTC. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo tháng: chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. - Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính Số thuế TNDN Doanh thu bán dầu thô, khí Tỷ lệ thuế TNDN = x tạm tính thiên nhiên tạm tính 56
  69. Trong đó: - Tỷ lệ thuế TNDN tạm tính Tỷ lệ thuế Tỷ lệ chi Tỷ lệ thuế Tỷ lệ Thuế suất TNDN phí được tài nguyên thuế thuế = 100% - - - x tạm tính phép thu hồi tạm tính xuất TNDN khẩu Thực tế hằng nẳm, căn cứ sản lượng dầu thô, khí thiên nhiên dự kiến khai thác năm tiếp theo, HLJOC xác định tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính thông báo cho Cục Thuế Hồ Chí Minh chậm nhất là ngày 02 tháng 12 của kỳ tính thuế năm trước. Tỷ lệ thuế tài nguyên Tỷ lệ thuế tài nguyên của dầu thô và khí thiên nhiên được áp dụng tại Mục 2.1 và 2.2 Điều 12 của HĐDK chứ không áp tỷ lệ quy định tại Thông tư 32/2009/TT-BTC Hình 2.15. Tỷ lệ thuế tài nguyên Tỷ lệ thuế xuất khẩu dầu thô Tỷ lệ thuế xuất khẩu dầu thô là 4% theo quy định Điều 20.5 của HĐDK. Tỷ lệ thuế xuất khẩu được xác định như sau: 57
  70. Tỷ lệ thuế tài nguyên Thuế suất thuế xuất khẩu Tỷ lệ thuế tạm tính trong kỳ tính đối với dầu thô, khí thiên = 100% - x xuất khẩu thuế nhiên Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính năm 2014 tại HLJOC Nội dung Đơn vị tính Số lượng Ước tính sản lượng khai thác dầu thô/ngày Thùng 35.544 Ước tính sản lượng khai thác khí thiên nhiên/ngày M3 473.972 Số ngày sản xuất trong năm ngày 365 Bảng 2.7. Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính năm 2014 tại HLJOC Ví dụ: Dựa vào thông tin trên tỷ lệ thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu như sau tạm tính trong năm 2014: - Tỷ lệ thuế tài nguyên khai thác dầu thô: 8% - Tỷ lệ thuế xuất khẩu dầu thô: (100% - 8% ) x 4% = 3.68% - Tỷ lệ thuế tài nguyên khai thác khí thiên nhiên: 0%  Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của dầu thô xuất khẩu (minh hoạ bên dưới) (100% - 35% - 8% - 3.68%) x 50% = 26.66%  Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của dầu thô bán nội địa (minh hoạ bên dưới) (100% - 35% - 8%) x 50% = 26.66% = 28.5%  Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của khí thiên nhiên (minh hoạ bên dưới) (100% - 70%) x 50% = 15% 58
  71. Hiện tại doanh thu dầu thô được bán và nhận bằng USD nên thuế TNDN tạm tính nộp bằng USD. Doanh thu khí thiên nhiên được bán và nhận bằng VNĐ nên thuế TNDN tạm tính nộp bằng VNĐ. Hình 2.16. Kê khai thuế TNDN tạm tính của bán dầu thô chuyến TGT-134 2.4.3.2. Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, HLJOC sẽ nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiện tại do dầu thô là sản phẩm chính của lô 16.1 nên khí thiên nhiên chỉ là sản phẩm khí đồng hành (được tạo ra trong quá trình khai thác dầu thô) do đó sản lượng khí thiên nhiên luôn nhỏ hơn 5 triệu m3/ngày nên không phát sinh thuế tài nguyên cho khai thác khí thiên nhiên. Và hiện tại việc xuất bán khí thiên nhiên không phát sinh các khoản phí liên quan đến chi phí bán hàng, do vậy không có sự chênh lệch giữa thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và thuế thu nhập doanh nghiệp thực. Do đó, hiện tại HLJOC chưa phát sinh quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khí thiên nhiên. 59
  72. Ngoài chi phí thu hồi (tối đa 35% trên doanh thu) dầu thô, trong quá trình xuất bán dầu thô hiện tại phát sinh một số chi phí bán hàng như chi phi môi giới, chi phí tiếp thị, chi phí kiểm định. Các chi phí này sẽ được tính vào chi phí được khấu trừ để thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của dầu thô. Ví dụ: Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp dầu thô năm 2013 (phụ lục đính kèm) Hình 2.17. Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp dầu thô năm 2013 Hình 2.18. Tỷ lệ thuế thu nhập tạm tính doanh thu dầu thô bán nội địa 60
  73. Hình 2.19. Tỷ lệ thuế thu nhập tạm tính doanh thu khí thiên nhiên 2.5. Nhận xét, đánh giá: Thực tiễn kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty Hoàng Long JOC có những điểm giống và khác biệt so với lý thuyết kế toán thuế Việt Nam. Về điểm giống nhau: Cấu trúc tài khoản của công ty về cơ bản giống với cấu trúc tài khoản số có tên tương ứng trong hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam. Vì vậy nên hạch toán các nghiệp vụ vào tài khoản công ty cũng giống với hạch toán quy định trong hệ thống kế toán Việt Nam. Về điểm khác nhau: Kế toán thuế của công ty Hoàng Long sử dụng hệ thống tài khoản kế toán riêng thay vì hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam. Bởi vì một mặt, kế toán phải hạch toán phù hợp với cả hai hệ thống kế toán trong nước và nước ngoài, vừa giúp dễ dàng kê khai thuế trong nước, vừa dễ cho việc giải trình số liệu kinh doanh cho các Nhà thầu nước ngoài. Mặt khác, nghiệp vụ của công ty đơn giản, số tài khoản theo dõi không nhiều nên dễ dàng quản lý. Nhưng bất cập ở đây là nếu phát sinh một nghiệp vụ mới, kế toán sẽ phải mở thêm và đặt tên cho tài khoản mới, và kéo theo đó là một loạt các công văn gửi đi xin quyết định của Bộ Tài chính, vừa tốn kém chi phí vừa mất thời gian. Thứ nữa, một khi số tài khoản theo dõi và công nợ càng nhiều thêm, việc theo dõi như vậy trở nên rườm rà, dễ mất kiểm soát. Vì doanh nghiệp kinh doanh đặc thù nên cách tính thuế TNDN có đôi phần phức tạp, các chứng từ đi kèm cũng nhiều hơn, đòi hỏi việc quản lý sổ sách phải khoa học, rõ ràng. 61
  74. CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH ĐIỀU HÀNH HOÀNG LONG. 3.1. Nhận xét 3.1.1. Nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động tại công ty Với 15 năm hoạt động, Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long đã vươn lên trở thành Nhà Điều hành khai thác Dầu khí thứ hai tại Việt Nam. Đây là một nỗ lực không nhỏ của toàn bộ công nhân viên và ban quản lý công ty. HLJOC với tư cách là Nhà Điều hành chung của Hợp đồng Dầu khí Lô 16.1 là một loại hình doanh nghiệp đặc thù, đại diện cho các Bên Nhà thầu (Nhà đầu tư), phi lợi nhuận, tuy chịu ảnh hưởng bởi các điều khoản thuế trong Hợp đồng Dầu khí và các luật thuế nhưng HLJOC đã thực hiện rất tốt và vận dụng linh hoạt hài hoà các chính sách, quy định thuế. Chẳng hạn, HLJOC kê khai và nộp thuế theo Thông tư 156/2013/TT-BTC, Thông tư 32/2009/TT-BTC nhưng việc áp dụng thuế suất để xác định thuế theo quy định trong Hợp đồng Dầu khí. Thoả thuận kết nối mỏ giữa HLJOC và TLJOC đã được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhằm tiết giảm chi phí đầu tư của đối tác Việt Nam. Thành công trong quá trình làm việc với Bộ Tài Chính để xin cơ chế kế toán và thuế riêng của thoả thuận này đã thể hiện sự chuyên nghiệp, trình độ và nỗ lực của tập thể phòng tài chính kế toán của HLJOC. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong công tác khai thác dầu khí và thỏa thuận với các đối tác nhưng công ty vẫn luôn cố gắng khắc phục, đảm bảo quyền lợi cho các Bên Nhà thầu và hoàn thành tốt chức năng chính của mình là tìm kiếm và khai thác dầu khí, góp phần mang lại lợi ích đáng kể cho đất nước, tạo dựng uy tín trong nước và quốc tế. 3.1.2. Nhận xét về công tác kế toán thuế tại công ty Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long đã xây dựng cho mình một hệ thống kế toán riêng phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế. Công tác kế toán của công ty Hoàng Long vẫn đang trong quá trình hoàn thiện bởi nhiều lý do chủ quan và khách quan. 62
  75. Hệ thống kế toán nói chung và quy trình xác định thuế, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp phù hợp với Hợp đồng Dầu khí, Luật Dầu khí, các văn bản luật hiện hành như Thông tư 32/2009/TT-BTC, Hướng dẫn thực hiện quy định đối với các tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí, Thông tư 156/2013/TT-BTC, Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Thông tư 219/2013/TT-BTC, Hướng dẩn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng. Báo cáo kiểm toán năm 2013 kết thúc mà không có bất cứ mọi sai sót đối với khoản doanh thu bán dầu khí năm 2013 là 1.792 triệu USD, thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp trong năm 2013 là 476 triệu USD, thuế VAT đã nộp trong năm 2013 là 10.3 triệu. Điều này thể hiện việc công tác kế toán và quản lý kê khai thuế đã được thực hiện rất tốt tại HLJOC. Kế toán thuế công ty Hoàng Long là một bộ phận kế toán trong guồng máy kế toán của công ty, tuân theo thể thức kế toán đã quy định trong Hợp đồng Dầu khí. Công việc kế toán thuế, mà cụ thể ở đây là kế toán thuế GTGT và thuế TNDN, nhìn chung hạch toán khá giống với kế toán thuế Việt Nam, hoạt động dựa trên quy định của phòng Tài chính – Kế toán công ty đã đặt ra và dựa theo những công văn của Bộ Tài chính trả lời riêng cho công ty trong suốt quá trình hoạt động. Về khó khăn của công ty: - Theo qui định của Hợp đồng Dầu khí và các Luật thuế hiện hành, hiện nay HLJOC chỉ kê khai thuế GTGT đầu ra phát sinh từ doanh thu bán dầu khí, sau đó thông báo số tiền phải nộp của các Bên Nhà thầu và các Bên Nhà thầu sẽ nộp thuế trực tiếp vào Kho Bạc Nhà Nước. Theo mẫu thông báo thuế GTGT phải nộp trình bày trong phần bài luận thì các Bên Nhà thầu sẽ nộp thuế dưới mã số thuế của HLJOC. Việc sử dụng mã số thuế của HLJOC để khai thuế GTGT đầu ra cho các Bên Nhà thầu nhằm bảo đảm rằng thuế GTGT đầu vào phát sinh tại Nhà Điều hành sẽ được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra không phát sinh tại Nhà Điều hành do có cùng một mã số thuế. Và việc khấu trừ này chỉ được thể hiện trên tờ khai thuế và đối chiếu thuế nếu Nhà Điều hành chỉ sử dụng cùng một mã số thuế mặc dù về bản chất thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra phát sinh ở hai nơi hay chủ thể khác nhau. Do các Bên Nhà thầu nộp thuế trực tiếp không thông qua HLJOC và không nộp dưới từng mã số thuế riêng đã dẫn đến hai tình huống sau: 63
  76.  Các Bên Nhà thầu có thể nộp thiếu thuế hay nộp thuế trễ và đến khi nhận được thông báo của cơ quan Thuế thì số tiền phạt cũng tương đối lớn  Trong trường hợp có thông báo của cơ quan Thuế về chênh lệch thuế giữa tờ khai và nộp thuế thì theo luật hiện hành HLJOC có trách nhiệm giải trình với cơ quan Thuế liên quan đến việc khai và nộp thuế của các Bên Nhà thầu. Tuy nhiên do các Bên Nhà thầu không nộp thuế thông qua HLJOC hay sau khi nộp các Bên Nhà thầu hiện tại cũng không thông báo cho HLJOC do đó việc đối chiếu và giải trình thuế gặp nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian. - Như đã trình bày trong phần thuế GTGT chia sẻ chi phí đối với việc kết nối mỏ với TLJOC, Bộ Tài Chính đã đồng ý xem đây là chi phí thu hộ, chi hộ phát sinh tại HLJOC nên HLJOC kê khai và nộp thuế của toàn bộ hàng hoá, dịch vụ mua vào. HLJOC chỉ được khấu trừ phần thuế GTGT của mình và phần còn lại sẽ được hoàn trả bởi TLJOC. Từ năm 2014 trở về trước, doanh thu bán nội địa chiếm tỷ lệ rất nhỏ (nhỏ hơn 6%) trong toàn bộ doanh thu dầu khí nên tỷ lệ GTGT đầu vào được khấu trừ cũng rất thấp. Theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính như đã trình bày trong phần thuế GTGT, HLJOC sẽ xuất hoá đơn không chịu thuế GTGT cho TLJOC bao gồm phần cho phần chi phí chia sẻ và các loại thuế HLJOC đã nộp hộ (bao gồm cả thuế GTGT). Do tỷ lệ khấu trừ thuế GTGT rất thấp nên hiện giờ TLJOC không kê khai số thuế phát sinh tại HLJOC, đưa vào chi phí toàn bộ phần thuế GTGT phát sinh và trả hộ bởi HLJOC. Trong năm 2014, theo kế hoạch, doanh thu nội địa sẽ chiếm khoảng 40% toàn bộ doanh thu, do vậy tỷ lệ thuế GTGT đầu vào cũng gia tăng đáng kể và TLJOC chắc chắn sẽ phải kê khai và khấu trừ phần thuế GTGT phát sinh tại HLJOC. Tuy nhiên, nếu cứ thực hiện việc phát hoá đơn không chịu thuế GTGT như hiện nay thì sẽ phát sinh rủi ro TLJOC sẽ không được chấp nhận khấu trừ thuế phát sinh tại HLJOC do thuế GTGT khó được khấu trừ ở hai thực thể không có cùng mã số thuế. - Bên cạnh đó, mặc dù quy định trong HĐDK, đơn vị tiền tệ sử dụng là USD nhưng trong một vài trường hợp, đơn vị tiền tệ sử dụng trong các báo cáo, chứng từ, tờ khai của công ty là VNĐ. Ví dụ như hạch toán thuế GTGT của hoá đơn từ nhà cung cấp trong nước hoặc khi kê khai với cơ quan thuế thì sử dụng đơn vị VNĐ, nhưng hạch toán thuế GTGT thay cho nhà thầu nước ngoài hoặc trình bày trong các báo cáo nội bộ thì dùng đơn vị USD 64