Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nguyễn Thị Loan Phượng

pdf 91 trang thiennha21 23/04/2022 3910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nguyễn Thị Loan Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nguyễn Thị Loan Phượng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : Th.s Ngô Thị Mỹ Thúy Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Loan Phượng MSSV: 1094031108 Lớp: 10HKT3 TP. Hồ Chí Minh, 2012
  2. Tp 1 Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1.1.Những vấn đề chung về Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3 1.1.1Chi phí sản xuất 3 1.1.1.1.Khái niện chi phí sản xuất 3 1.1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất 3 1.1.1.3.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 5 1.1.2.Giá thành sản phẩm 6 1.1.2.1.Khái niệm giá thành sản phẩm 6 1.1.2.2.Phân loại giá thành sản phẩm 6 1.1.2.3.Đối tượng tính giá thành sản phẩm 7 1.1.2.4.Kỳ tính giá thành sản phẩm 7 1.1.3.Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8 1.2.Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8 1.2.1.Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8 1.2.2.Kế toán các yếu tố chi phí cơ bản của sản xuất 12 1.2.2.1.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12 1.2.2.2.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 15 1.2.2.3.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 17 1.2.3.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 19 1.2.3.1.Theo phương pháp kê khai thường xuyên 19 1.2.3.2.Theo phương pháp kiểm kê định kỳ 21 1.2.4.Kế toán sản sản xuất phụ 23 1.2.4.1.Giữa các bộ phận sản xuất phụ không cung cấp sản phẩm, dịch vụ lẫn nhau 23 1.2.4.2.Giữa các bộ phận sản xuất phụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ lẫn nhau 23 : i MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  3. Tp 1.2.5.Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 24 1.2.5.1.Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng trong sản xuất 24 1.2.5.2.Kế toán các thiệt hại về ngừng sản xuất 25 1.3.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 27 1.3.1.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 28 1.3.2.Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương 29 1.3.3.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức 29 1.4.Phương pháp tính giá thành sản phẩm 29 1.4.1.Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp 29 1.4.1.1.Phương pháp giản đơn 29 1.4.2.2. Phương pháp hệ số 30 1.4.1.3.Phương pháp tỷ lệ 31 1.4.2.Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước 32 1.4.2.1.Phương pháp kết chuyển tuần tự 32 1.4.2.2.Phương pháp kết chuyển song song 33 1.4.3.Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp đơn đặt hàng 33 NH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÀNH THẮNG 34 2.1.Giới thiệu chung về công ty Công ty TNHH Thành Thắng 34 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thành Thắng 34 2.1.2.Ngành nghề kinh doanh 35 2.1.3.Quy mô doanh nghiệp 35 2.1.4.Đặc điểm tổ chức bộ máy Công ty TNHH Thành Thắng 35 2.1.4.1.Bộ phận trực tiếp sản xuất 35 2.1.4.2.Bộ phận lao động gián tiếp 36 2.1.5.Đặc điểm tổ chức bộ máy Kế toán và hình thức sổ kế toán tại Công ty TNHH Thành Thắng 38 2.1.5.1.Tổ chức bộ máy kế toán 38 2.1.5.2.Hình thức ghi sổ 39 : ii MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  4. Tp 2.2.Thực trạng công tác Kế toán tập hợp chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thành Thắng 42 2.2.1.Những vấn đề chung 42 2.2.1.1.Chi phí sản xuất 42 2.2.1.2.Giá thành sản phẩm 43 2.2.2.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 43 2.2.2.1.Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 43 2.2.2.2.Kế toán các yếu tố cơ bản của sản xuất 44 2.2.2.3.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 72 2.2.3.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 76 77 Chương III NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 78 3.1.Nhận xét 78 3.1.1.Ưu điểm 78 3.1.1.1.Đối với công tác tổ chức kế toán và hình thức sổ kế toán tại công ty 78 3.1.1.2.Đối với Kế toán tập hợp chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm tại công ty 79 3.1.2.Nhược điểm 81 3.1.2.1.Đối với công tác tổ chức kế toán và hình thức sổ kế toán tại công ty 81 3.1.2.2.Đối với Kế toán tập hợp chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm tại công ty 81 3.2.Kiến nghị 81 83 : iii MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  5. Tp DANH M CC DC: CP: DD: DV: GTGT: HH: NVL: PP: SDCK: SDĐK: SP: SX: SXC: TNHH: TSCĐ: TT: VH: VNĐ: : iv MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  6. Tp Sơ đồ 1.1: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ảns phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên 9 Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê đinh kỳ 11 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hoạch toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 14 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp 16 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán Chi phí sản xuất chung 18 Sơ đồ 1.6: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp kê khai thường xuyên 21 Sơ đồ 1.7: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp kiểm kê định kỳ 22 Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán chi phí sản phẩm hỏng có thể sửa chữa 24 Sơ đồ 1.9 Sơ đồ hạch toán chi phí sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được 25 Sơ đồ 1.10 Sơ đồ hạch toán chi phí thiệt hại về ngừng sản xuất 26 32 song 33 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Thành Thắng 37 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức Bộ phận Kế toán Công ty TNHH Thành Thắng 39 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức Kế toán tại Công ty TNHH Thành Thắng 40 : v MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  7. Tp Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam chịu nhiều tác động mạnh như lạm phát tăng cao, suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại. Ngoài ra, giá dầu mỏ và một số nguyên vật liệu tăng mạnh, diễn biến phức tạp, cùng với lãi suất cao gây ra áp lực cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, xu hướng toàn cầu hóa đang ngày càng tác động mạnh mẽ vào Việt Nam, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Do đó, việc đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn là một trong những yếu tố rất quan trọng để quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Với một doanh nghiệp sản xuất, khâu tâp hợp chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm đưa ra kịp thời, chính xác có vai trò rất quan trọng để giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích, đánh giá để đưa ra các quyết định tối ưu nhất cho sản phẩm cũng như chiến lược kinh doanh . Đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ đảm bảo tính đúng và đủ của giá thành sản phẩm với tiêu chuẩn đề ra về giá cả cũng như chất lượng của sản phẩm nhằm giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh. Sự phát triển vững mạnh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó khả năng ứng xử giá linh hoạt, biết tính toán chi phí, biết khai thác tiềm năng sẵn có của mình để giảm chi phí tới mức thấp nhất có thể và đạt được lợi nhuận mong muốn. Ngoài ra, thông tin chi phí và giá thành có ý nghĩa sâu sắc với công tác quản trị doanh nghiệp bởi vì trên cơ sở đó người quản lý mới xây dựng được cơ cấu chi phí sản xuất, cơ cấu sản phẩm sao cho hợp lý nhất. Mục tiêu của khóa luận là vận dụng lý thuyết Kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm đã học ở trường và các Chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như một số định nghĩa, khái niệm có liên quan để có cái nhìn khách quan và sự đánh giá tổng quát về Kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm trong nền kinh tế hiện nay nói chung và Công ty TNHH Thành Thắng nói riêng. : 1 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  8. Tp Phương pháp nghiên cứu đề tài kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm là vận dụng các phương pháp đi sâu vào phân tích vấn đề tại Công ty TNHH Thành Thắng làm rõ những vấn đề lý luận về kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm. Sử dụng phương pháp thu thập xử lý số liệu, phương pháp hạch toán kế toán, phương pháp tổng hợp phân tích, phương pháp nghiên cứu lý luận khoa học. Về mặt lý luận của đề tài: Khái quát hóa những khái niệm cơ bản, hệ thống tài khoản sử dụng và các trình tự hạch toán, về chi phí sản xuất và tập hợp tính giá thành Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thành Thắng về chứng từ, tài khoản, phương pháp hạch toán cũng như sổ sách kế toán từ đó chỉ ra những ưu điểm cũng như những tồn tại trong công tác kế toán tại công ty. Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm. : 2 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  9. Tp Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Những vấn đề chung về Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niện chi phí sản xuất Quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình phát sinh thường xuyên, liên tục các loại chi phí sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất sản phẩm. - Hao phí lao động sống là hao phí sức lao động của con người biểu hiện qua chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương. - Hao phí lao động vật hóa là hao phí các đối tượng lao động và tư liệu lao động biểu hiện qua chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu; chi phí sử dụng công cụ - dụng cụ, nhà xưởng hay máy móc thiết bị, . 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí theo mối liên hệ với sản phẩm - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có liên quan trực tiếp đến từng loại sản phẩm khác nhau và có thể tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm khác nhau và khó có thể phân biệt riêng cho từng loại sản phẩm. Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là những chi phí liên quan đến bộ phận nhân công trực tiếp đứng máy sản xuất ra sản phẩm. : 3 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  10. Tp - Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ những chi phí sản xuất khác phát sinh tại phân xưởng, ngoại trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Phân loại chi phí theo yếu tố - Chi phí nhân công: Bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân công gián tiếp. - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhiên liệu, . - Chi phí dụng cụ sản xuất - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài như: Điện, nước, điện thoại, - Chi phí khác bằng tiền Phân loại chi phí theo giá thành - Chi phí trong giá thành: Là những chi phí sản xuất kết tinh trong giá thành sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Chi phí ngoài giá thành: Là những chi phí sản xuất chưa được tính trong giá thành sản phẩm như các khoản thiệt hại trong thiên tai, hỏa hoạn; các khoản tiền phạt, bôi thường; . Phân loại chi phí theo thời gian tác dụng - Chi phí trả trước: Là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh có liên quan đến nhiều kỳ hoạt động của doanh nghiệp. - Chi phí phải trả: Là các khoản chi phí thực tế chưa phát nhưng có liên quan đến nhiều kỳ hoạt động của doanh nghiệp và được doanh nghiệp tính trước vào chi phí. : 4 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  11. Tp Phân loại chi phí theo thời điểm phát sinh - Chi phí năm trước: Những chi phí phát sinh ở niên độ kế toán trước. - Chi phí năm nay: Những chi phí phát sinh ở niên độ kế toán này. Phân loại chi phí theo sự biến động - Định phí: Là các khoản chi phí không biến động, không thay đổi khi khối lượng sản phẩm thay đổi. - Biến phí: Là những khoản chi phí biến động, thay đổi khi khối lượng sản phẩm thay đổi. Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động - Chi phí thường xuyên: Những chi phí có liên quan đến hoạt động thường xuyên trong doanh nghiệp. - Chi phí bất thường: Những chi phí không thường xuyên phát sinh trong doanh nghiệp. 1.1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất - Đối với quy trình sản xuất đơn chiếc: Đối tượng tập trung chi phí sản xuất là từng sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng. - Đối với quy trình sản xuất hàng loạt nhưng số lượng sản phẩm tạo ra tương đối nhỏ: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường chọn theo từng đơn đặt hàng. - Đối với quy trình sản xuất hàng loạt nhưng số lượng sản phẩm tạo ra tương đối lớn: Tùy theo quy trình công nghệ đang được áp dụng để lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp. • Nếu quy trình công nghệ sản xuất đơn giản thì có thể chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm hoặc toàn bộ sản phẩm . : 5 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  12. Tp • Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì có thể chọn theo từng chi tiết sản phẩm hoặc từng dây chuyền sản xuất, từng giai đoạn công nghệ hoặc từng phân xưởng sản xuất, . 1.1.2. Giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất doanh nghiệp đã bỏ ra gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau: - Giống nhau: Về bản chất, cả hai đều là biểu hiện bằng tiền của tiêu hao lao động sống và lao động vật hóa. - Khác nhau: • Đối với chi phí sản xuất: Việc tiêu hao phát sinh thường xuyên, liên tục, không giới hạn trong quá trình sản xuất nhưng gắn liền với thời kỳ phát sinh sự tiêu hao. • Đối với giá thành sản phẩm: Việc tiêu hao này gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định chứ không phải toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh và không phân biệt thời kỳ phát sinh sự tiêu hao. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm - Giá thành định mức: Là giá thành được doanh nghiệp xác định dựa vào các định mức tiêu hao về lao động sống và lao động vật hóa dựa trên cơ sở giá cả đầu vào của các loại lao động, nhằm đưa ra giá cả hợp lý để có thể cạnh tranh trên thị trường. - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được doanh nghiệp xây dựng dựa vào căn cứ định mức tiêu hao và giá cả đầu vào của các loại lao động đã được xác định cho từng loại sản phẩm vào đầu mỗi kỳ kế hoạch. : 6 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  13. Tp - Giá thành thực tế: Là mức tiêu hao thực tế phát sinh kết tinh trong sản phẩm. 1.1.2.3. Đối tượng tính giá thành sản phẩm - Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là công việc cần thiết đầu tiên đối với toàn bộ quy trình tính giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đặc điểm và tính chất sản xuất, cũng như các loại sản phẩm sản xuất ra hay dịch vụ cung cấp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Do đó, đối tượng tính giá thành có thể là từng chi tiết của sản phẩm, từng công đoạn của quá trình sản xuất, . - Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu và sổ sách theo dõi chi phí phát sinh. Từ đó, làm căn cứ để tính giá thành phù hợp như lựa chọn phương pháp tính giá thành, theo dõi sự biến động, - Mối liên hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành: • Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trùng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm. • Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất liên quan tới nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm. • Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất liên quan tới một đối tượng tính giá thành sản phẩm. 1.1.2.4. Kỳ tính giá thành sản phẩm Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, vào đặc điểm và chu kỳ sản xuất – kinh doanh để lựa chọn kỳ tính giá thành phù hợp, có thể là khi hoàn thành đơn đặt hàng (đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng cụ thể); tháng (chu kỳ sản xuất – kinh doanh bình thư ờng; quý (đối với chu kỳ sản xuất – kinh doanh dài). : 7 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  14. Tp 1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm và điều kiện của doanh nghiệp. - Mở đầy đủ các loại sổ sách để theo dõi và ghi nhận chi phí phát sinh kịp thời. - Xác định tiêu thức phân bổ chi phí phát sinh phù hợp và tiến hành lập các bảng phân bổ chi phí phát sinh vào các đối tượng chịu chi phí khác nhau. - Lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp và tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp và tiến hành tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác. - Lập báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm đánh giá việc tuân thủ các định mức, thực hiện kế hoạch và dự toán chi phí sản xuất, đề xuất các biện pháp để đạt được mức chi phí sản xuất và giá thành phù hợp. 1.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1. Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chia ra làm bốn bước: - Bước 1: Căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã chọn, tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh theo các khoản mục tính giá thành bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Bước 2: Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến đối tượng cần tính giá - Bước 3: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp đã chọn. - Bước 4: Tính giá thành sản phẩm và nhập kho thành phẩm. : 8 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  15. Tp TK 152 TK 621 TK 154 TK 152 1a SDĐK 4a 2a TK 334,338 TK 622 1b 2b TK 155 4b TK 153 TK 627 1c1 1c2 2c 1c3 TK 214 1c4 SDCK 3 TK 142, 242, 335 1c5 TK 111, 112, 331, 1c6 TK 133 1d Sơ đồ 1.1: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên : 9 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  16. Tp Giải thích sơ đồ: Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh theo các khoản mục tính giá thành. 1a: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm. 1b: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm. 1c1: Tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng. 1c2: Tập hợp chi phí nhiên liệu, phụ tùng thay thế dùng tại phân xưởng. 1c3: Tập hợp chi phí công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng. 1c4: Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ cho phân xưởng sản xuất. 1c5: Tập hợp chi phí trả trước và chi phí trích trước cho phân xưởng. 1c6: Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền cho chi phí sản xuất chung. 1d: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Bước 2: Phân bổ và tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo đối tượng tính giá thành. 2a: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2b: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. 2c: Kết chuyển chi phí sản xuất chung. Bước 3: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Bước 4: Tính giá thành sản phẩm và tiến hành nhập kho thành phẩm. 4a: Nhập kho nguyên vật liệu xuất dùng không hết hoặc phế phẩm. 4b: Nhập kho thành phẩm. : 10 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  17. Tp TK 152, 153 TK 611 TK 621 TK 154 TK 631 TK 155 TK 632 1a 3a 1b 3b 3c TK 111, 112, 331 4a 5a 2a 6 TK 334, 338 TK 622 5b 4b TK 214 TK 627 4c 4d 5c TK 142, 242, 335 4e 4f 4g TK 133 2b Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê đinh kỳ : 11 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  18. Tp Giải thích sơ đồ. 1a: Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tồn kho đầu kỳ. 1b: Kết chuyển trị giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tồn kho đầu kỳ. 1c: Kết chuyển trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ. 2a: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ mua trong kỳ. 2b: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. 3a: Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ. 3b: Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. 3c: Kết chuyển trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ. 4a: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng trong kỳ. 4b: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 4c: Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ cho phân xưởng. 4d: Tập hợp chi phí lương nhân viên phân xưởng. 4e: Tập hợp chi phí nhiên liệu, phụ tùng và công cụ dụng cụ dùng trong phân xưởng sản xuất. 4f: Tập hợp chi phí trả trước và chi phí trích phải trả cho phân xưởng. 4g: Tập hợp chi phí mua ngoài và chi phí khác bằng tiền tại phân xưởng. 5a: Phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành. 5b: Phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trục tiếp . 5c: Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung. 6: Tính giá thành sản phẩm và nhập kho thành phẩm. 1.2.2. Kế toán các yếu tố chi phí cơ bản của sản xuất 1.2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiêp”. - Nội dung và kết cấu tài khoản: • Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ trong kỳ hạch toán. : 12 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  19. Tp • Bên Có: o Trị giá thực tế nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập kho lại. o Kết chuyển hoặc phân bổ giá trị thực tế nguyên vật liệu thực sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ vào các tài khoản tính giá thành của các đối tượng có liên quan. • Tài khoản này không tồn tại số dư. - Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản: • Chỉ phản ánh những chi phí nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ trong kỳ theo giá thực tế xuất kho dựa trên phương pháp tính giá xuất kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn. • Tài khoản được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. • Thực hiện ghi chép đầy đủ, tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào bên Nợ của tài khoản theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. • Cuối kỳ kế toán, thực hiện phân bổ (nếu tập hợp chi phi nguyên vật liệu chung) và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào các tài khoản tính giá thành tương ứng. • Công thức xác định mức phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Mức phân bổ cho Tổng chi phí phát sinh Khối lượng = x từng đối tượng Tổng khối lượng các đối tượng từng đối tượng Chứng từ sử dụng: - Giấy đề nghị xuất nguyên vật liệu. - Hóa đơn mua hàng (mua nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm không qua nhập kho). : 13 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  20. Tp - Phiếu xuất kho. - Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : TK 152 TK 621 TK 152 Xuất NVL dùng sản xuất SP Nhập kho NVL thừa TK 111,112, 331 TK 154 Mua NVL dùng sản xuất SP Kết chuyển chi phí không qua kho NVL trực tiếp TK 133 TK 632 Thuế GTGT Chi phí NVL vượt TK 611 Trị giá NVL dùng sản xuất ( PP kiểm kê định kỳ) TK 631 Kết chuyển chi phí NVL TT ( PP kiểm kê định kỳ) Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hoạch toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ. Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá NVL xuất kho = tồn kho + nhập kho - tồn kho trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ : 14 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  21. Tp Phương pháp phân bổ chi phí nguyên vật liệu - Đối với nguyên vật liệu trực tiếp: Căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu để phân bổ giá trị nguyên vật liệu đã xuất sử dụng. - Đối với vật liệu phụ: Tùy thuộc vào tính chất các loại vật liệu phụ, có thể chọn một trong các phương pháp phân bổ sau: • Căn cứ vào định mức tiêu hao vật liệu phụ. • Căn cứ vào lượng nguyên vật liệu chính đã sử dụng. • Căn cứ váo số giờ máy sử dụng. - Đối với các loại nhiên liệu: Căn cứ vào công suất thiết kế và định mức sử dụng nhiên liệu cho từng loại máy tương ứng. 1.2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. - Nội dung và kết cấu của tài khoản • Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay dịch vụ phát sinh trong kỳ. • Bên Có: Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào các tài khoản tính giá thành tương ứng. • Tài khoản này không tồn tại số dư. - Chứng từ sử dụng • B • - Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản: • Không phản ánh những khoản phải trả về tiền lương và các khoản phụ c cho nhân viên quản lý và phục vụ tại phân xưởng; quản lý doanh nghiệp và hoạt động bán hàng. • Mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. : 15 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  22. Tp • Thực hiện phân bổ (nếu tập hợp chung chi phí nhân công trực tiếp) và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào các tài khoản tính giá thành tương ứng. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sau: TK 334 TK 622 TK 154 Chi phí lương Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 335 TK 631 Trích trước tiền lương Kết chuyển chi phí NC TT nghỉ phép (PP kiểm kê định kỳ) TK 338 Các khoản trích theo lương Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp Phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp Công thức xác định mức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: Mức phân bổ Tổng chi phí nhân công Tiền lương theo chi phí nhân công trực tiếp phát sinh định mức của nhân = x trực tiếp cho từng Tổng tiền lương theo quy định công TTSX sản loại sản phẩm mức của nhân công TTSX phẩm tương ứng : 16 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  23. Tp 1.2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”. - Nội dung và kết cấu của tài khoản • Bên Nợ: o Lương, các khoản trích theo lương và các khoản phụ cấp của nhân viên quản lý và phục vụ phân xưởng. o Chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất. o Chi phí công cụ - dụng cụ dùng chung cho phân xưởng sản xuất. o Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho phân xưởng sản xuất. o Các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền dùng chung cho phân xưởng sản xuất. • Bên Có: o Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. o Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào các tài khoản tính giá thành tương ứng. • Tài khoản này không tồn tại số dư. - Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản: • Tài khoản được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. • Cuối kỳ kế toán, thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung (tập hợp chung) và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào các tài khoản tính giá thành tương ứng. - Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp 2. 1. – 2. – 3. – : 17 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  24. Tp 4. TK 6274 – Chi ph 5. – 6. – Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung : TK 334, 338 TK 627 TK 154 Chi phí quản lý phân xưởng Kết chuyển chi phí SXC TK 152, 153 TK 631 Chi phí vật liệu, CCDC Kết chuyển chi phí SXC dùng cho phân xưởng sản xuất (PP kiểm kê định kỳ) TK 214 TK 632 Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí sản xuất chung vượt định mức TK 142, 242, 335 Phân bổ chi phí trả trước và chi phí phải trả TK 111, 112, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền TK133 Thuế GTGT Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán Chi phí sản xuất chung : 18 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  25. Tp Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung Công thức xác định phân bổ mức phân bổ chi phí sản xuất chung: Mức phân bổ Tổng chi phí sản xuất Tiền lương nhân chi phí sản xuất chung phát sinh công trực tiếp = x chung cho từng Tổng tiền lương nhân công sản xuất sản loại sản phẩm trực tiếp sản xuất phẩm tương ứng 1.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.3.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên Tài khoản sử dụng: Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”. - Nội dung và kết cấu của tài khoản • Bên Nợ: o Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm. o Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ . • Bên Có: o Trị giá phế liệu thu hồi hay sản phẩm hỏng không sửa chữa được nhập kho. o Trị giá nguyên vật liệu hay hàng hóa gia công xong nhập lại kho. o Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán. o Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ nếu doanh nghiệp áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. : 19 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  26. Tp • Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. - Nguyên tắc phản ảnh vào tài khoản • Tài khoản 154 phản ánh các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh đầu kỳ và cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính phụ và thuê ngoài gia công, chế biến. • Chi phí sản xuất, kinh doanh được phản ánh trên tài khoản này phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi sản xuất. • Chi phí sản xuất, kinh doanh được phản ánh bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Trình tự hách toán : 20 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  27. Tp TK 621 TK 154 TK 152 Kết chuyển chi phí Nhập kho NVL dùng không hết NVL trực tiếp hoặc phế liệu thu hồi TK 622 TK 155 Kết chuyển chi phí Tính trị giá thành phẩm nhập kho nhân công trực tiếp TK 627 TK 632 Kết chuyển chi phí Trị giá thành phẩm xuất sản xuất chung giao thẳng cho khách hàng TK 157 Trị giá thành phẩm xuất gửi đại lý Sơ đồ 1.6: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.2.3.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ Tài khoản sử dụng: Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”. - Nội dung và kết cấu của tài khoản • Bên Nợ: o Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ o Chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế phát sinh trong kỳ • Bên Có: o Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản 154 o Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho • Tài khoản này không tồn tại số dư : 21 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  28. Tp - Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản • Nếu doanh nghiệp áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo nguyên tắc kê khai thường xuyên thì không sử dụng tài khoản này. • Các loại chi phí sản xuất kinh doanh hạch toán vào tài khoản: o Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp o Chi phí nhân công trực tiếp o Chi phí sản xuất chung Trình tự hạch toán TK 154 TK 631 TK 154 Kết chuyển CP SX DD Kết chuyển CP SX DD đầu kỳ cuối kỳ TK 621 TK 632 Kết chuyển chi phí Tính trị giá thành phẩm NVL TT TK 622 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung Sơ đồ 1.7: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp kiểm kê định kỳ : 22 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  29. Tp 1.2.4. Kế toán sản sản xuất phụ 1.2.4.1. Giữa các bộ phận sản xuất phụ không cung cấp sản phẩm, dịch vụ lẫn nhau - Các đối tượng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ do bộ phận sản xuất phụ cung cấp chịu chi phí theo giá thành thực tế. - Trình tự hạch toán • Cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh và tính giá thành sản phẩm của các phân xưởng phụ có liên quan, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung • Phân bổ chi phí sản phẩm, dịch vụ phát sinh thực tế cho các bộ phận sử dụng Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung của phân xưởng Nợ TK 641 – Chi phí bộ phận bán hàng Nợ TK 642 – Chi phí bộ phận quản lý doanh nghiệp Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 1.2.4.2. Giữa các bộ phận sản xuất phụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ lẫn nhau - Sản phẩm, dịch vụ cung cấp lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất phụ tính theo giá thành kế hoạch không điều chỉnh; sản phẩm, dịch vụ do bộ phận sản xuất phụ cung cấp cho các đối tượng khác tính theo giá thành thực tế. - Công thức xác định giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ : 23 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  30. Tp Giá CPSX CPSX CPSX Trị giá SP-DV Trị giá SP-DV thành dở dang + phát sinh – dở dang – cung cấp cho + nhận cung cấp từ thực đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ HĐSX phụ khác HĐSX phụ khác tế = SP – Khối lượng SP - DV Khối lượng SP – DV cung cấp cho - DV hoàn thành hoạt động sản xuất phụ khác 1.2.5. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 1.2.5.1. Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng trong sản xuất Sản phẩm hỏng là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã sản xuất xong nhưng có sai phạm về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến chất lượng, mẫu mã, quy cách, Sản phẩm hỏng chia thành 2 loại: Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa sẽ mang lại lợi ích về mặt kinh tế. Thiệt hại sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được bao gồm các khoản chi phí dùng để sửa chữa như: Tiền lương công nhân sửa chữa, chi phí vật liệu, trừ đi khoản thu từ bồi thường do người phạm lỗi gây ra. Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau: TK152,153 TK621 TK154 TK138,111,112 (1a) (2) (3) TK334,338 TK622 TK632 (1b) Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán chi phí sản phẩm hỏng có thể sửa chữa : 24 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  31. Tp (1a), (1b): Ghi nhận chi phí sửa chữa thực tế phát sinh (2): Kết chuyển chi phí sửa chữa vào tài khoản 154 (3): Xử lý người có lỗi bồi thường (Ghi giảm chi phí hoặc tăng thu nhập bất thường) Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng xét về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc xét về mặt kinh tế việc sửa chữa không mang lại lợi về mặt kinh tế. Thiệt hại về sản phẩm hỏng này là toàn bộ giá trị sản phẩm hỏng trong quá trình chế biến trừ đi giá trị phế liệu thu hồi được và các khoản bồi thường do người phạm lỗi gây ra. Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 632 TK 111,112,152,153,138 Ghi nhận thu được từ phế liệu sản phẩm hỏng hoặc bồi thường thiệt hại TK 154 Ghi giảm chi phí từ phế liệu thu được Sơ đồ 1.9 Sơ đồ hạch toán chi phí sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được 1.2.5.2. Kế toán các thiệt hại về ngừng sản xuất Thiệt hại về ngừng sản xuất là tất cả các thiệt hại xãy ra do ngừng sản xuất ngoài kế hoạch trong một thời gian nhất định bởi những nguyên nhân: Mất điện, thiếu nguyên liệu, sửa chữa máy móc thiết bị, Trong thời gian ngừng sản xuất, doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh như tiền lương, khấu hao tài sản cố định, thuê mặt bằng, bảo dưỡng máy móc, : 25 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  32. Tp Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 111, 112, 152, 334, 338 TK 632 Chi phí thiệt hại thực tế phát sinh tính vào giá vốn hàng bán TK 632 TK111, 112, 152, 138 Các khoản thu hồi phế liệu và bồi thường từ người phạm lỗi Sơ đồ 1.10 Sơ đồ hạch toán chi phí thiệt hại về ngừng sản xuất 1.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 1.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phương pháp này thường dược áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiềm tỷ trọng lớn (khoảng 80% trở lên) trong giá thành sản phẩm. Trong sản phẩm dở dang chỉ có chi phí nguyên vật liệu chính, các chi phí còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ và và được tính vào trong giá thành sản phẩm. Công thức tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: Chi phí Chi phí sản xuất CPSX NVL Số lượng sản xuất dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ sản phẩm = x dở dang Số lượng sản Số lượng sản phẩm dở dang + cuối kỳ phẩm hoàn thành dở dang cuối kỳ cuối kỳ : 26 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  33. Tp 1.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương thường áp dụng đối với những sản phẩm mà không có chi phí nào chiếm tỷ trọng lớn. Trong sản phẩm dở dang cuối kỳ tồn tại tất cả các khoản mục chi phí tính giá thành và trải qua 3 bước: - Bước 1: Dựa vào tỷ lệ hoàn thành, xác định số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. - Bước 2: Xác định từng khoản mục chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. - Bước 3: Xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tùy thuộc vào thời điểm phát sinh chi phí mà kế toán lựa chọn công thức tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ phù hợp. - Nếu các loại chi phí phát sinh dần theo tiến độ sản xuất, trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng tổng các khoản mục chi phí dở dang cuối kỳ. Công thức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: • : Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm Tỷ lệ = x hoàn thành tương đương dở dang cuối kỳ hoàn thành • : Chi phí Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Số lượng sản xuất dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ sản phẩm = x dở dang Số lượng sản Số lượng SP hoàn hoàn thành + cuối kỳ phẩm hoàn thành thành tương đương tương đương - Nếu chi phí nguyên vật liệu chính phát sinh toàn bộ ngay từ đầu quy trình sản xuất, còn chi phí chế biến gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí : 27 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  34. Tp sản xuất chung phát sinh dần theo tiến độ sản xuất, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định: • Chi phí nguyên vật liệu chính: Chi phí Chi phí sản xuất CPSX NVL Số lượng sản xuất dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ sản phẩm = x dở dang Số lượng sản Số lượng sản phẩm dở dang + cuối kỳ phẩm hoàn thành dở dang cuối kỳ cuối kỳ • Chi phí chế biến: Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm Tỷ lệ = x hoàn thành tương đương dở dang cuối kỳ hoàn thành • : Chi phí Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Số lượng sản xuất dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ sản phẩm = x dở dang Số lượng sản Số lượng SP hoàn hoàn thành + cuối kỳ phẩm hoàn thành thành tương đương tương đương 1.3.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức thường được áp dụng nếu doanh nghiệp xây dựng được định mức tiêu hao chi phí cho từng loại sản phẩm. Công thức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Chi phí sản Số lượng sản Chi phí Tỷ lệ xuất dở dang = phẩm dở dang x sản xuất x hoàn cuối kỳ cuối kỳ theo định mức thành : 28 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  35. Tp 1.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 1.4.1. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp 1.4.1.1. Phương pháp giản đơn Trường hợp phân xưởng chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm. Quy trình xác định giá thành sản phẩm: - Tập hợp chi phí theo sản phẩm và kết chuyển chi phí. - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Xác định trị giá phế liệu thu hồi. - Tính tổng giá thành sản phẩm. - Tính giá thành đơn vị sản phẩm. Tổng Chi phí Chi phí SX Chi phí Trị giá giá thành = SXDD + phát sinh - SXDD - phế liệu sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thu hồi Trường hợp phân xưởng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm. Quy trình tính giá thành sản phẩm: - Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp theo sản phẩm; chi phí sản xuất chung theo phân xưởng. - Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm và kết chuyển chi phí. - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Xác định trị giá phế liệu thu hồi. - Tính tổng giá thành từng loại sản phẩm. - Tính giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm. Trường hợp phân xưởng sản xuất đồng thời cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Quy trình tính giá thành sản phẩm: - Tập hợp chi phí sản xuất theo các đối tượng tập hợp chi phí đã lựa chọn. : 29 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  36. Tp - Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm và kết chuyển chi phí. - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Xác định trị giá phế liệu thu hồi. - Xác định trị giá sản phẩm phụ. - Tính tổng giá thành từng loại sản phẩm. - Tính giá thành đơn vị từng loại sản phẩm. Tổng Chi phí Chi phí SX Chi phí Trị giá Trị giá giá thành = SXDD + phát sinh - SXDD - phế liệu - sản phẩm sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thu hồi phụ 1.4.1.2. Phương pháp hệ số Phương pháp hệ số áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ nhưng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Quy trình xác định giá thành sản phẩm trải qua các bước sau: - Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng sản xuất hoặc quy trình công nghệ và kết chuyển chi phí sản xuất. - Xác định số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương cuối kỳ: Số lượng sản phẩm hoàn Số lượng sản phẩm Hệ số = x thành tương đương thứ i dở dang thứ i hoàn thành - : Tổng số lượng sản Số lượng sản Hệ số quy đổi phẩm chuẩn hoàn = Σ phẩm hoàn thành x của sản phẩm thành tương đương tương đương thứ i hoàn thành thứ i - Quy đổi sản phẩm dở dang về sản phẩm dở dang chuẩn: Tổng số lượng Số lượng Hệ số quy đổi sản phẩm = Σ sản phẩm x của sản phẩm dở dang chuẩn dở dang thứ i dở dang thứ i : 30 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  37. Tp - Quy đổi sản phẩm hoàn thành về sản phẩm chuẩn tương đương: Tổng số lượng Số lượng Hệ số quy đổi sản phẩm = Σ sản phẩm x của sản phẩm chuẩn hoàn thành hoàn thành thứ i hoàn thành thứ i - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Xác định trị giá phế liệu thu hồi và sản phẩm phụ. - Tính tổng giá thành sản phẩm. - Tính giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn: Giá thành đơn vị Tổng giá thành toàn bộ sản phẩm = sản phẩm chuẩn Tổng số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành - Tính giá thành đơn vị từng loại sản phẩm: Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi của = x sản phẩm thứ i sản phẩm chuẩn sản phẩm hoàn thành thứ i - Tính tổng giá thành từng loại sản phẩm: Giá thành Giá thành đơn vị Số lượng sản phẩm = x sản phẩm thứ i sản phẩm thứ i hoàn thành thứ i 1.4.1.3. Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình công nghệ tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng giữa chúng không tồn tại hệ số quy đổi mà phải xác định tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch. Quy trình xác định giá thành: - Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng hoặc quy trình công nghệ. - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Xác định trị giá phế liệu thu hồi và sản phẩm phụ. : 31 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  38. Tp - Tính tổng giá thành thực tế toàn bộ sản phẩm. - Xác định tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch. - Tính tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm. - Tính giá thành đơn vị thực tế từng loại sản phẩm. 1.4.2. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước 1.4.2.1. Phương pháp kết chuyển tuần tự Công đoạn 1 Công đoạn 2 Công đoạn n Chi phí nguyên Bán thành phẩm Bán thành phẩm vật liệu trực tiếp công đoạn 1 công đoạn (n-1) + + + + + + Chi phí chế biến Chi phí chế biến Chi phí chế biến công đoạn n công đoạn 1 công đoạn 2 = = = Bán thành phẩm Bán thành phẩm Thành phẩm công đoạn 1 công đoạn 2 Quy trình tính giá thành sản phẩm: - Tập hợp chi phí sản xuất theo từng công đoạn của quy trình công nghệ. - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của công đoạn thứ nhất. - Tính tổng giá thành thực tế của toàn bộ bán thành phẩm công đoạn 1. - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của công đoạn 2 trong quy trình công nghệ - Tính tổng giá thành thực tế của toàn bộ bán thành phẩm công đoạn thứ 2, . - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của công đoạn cuối cùng trong quy trình công nghệ : 32 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  39. Tp - Tính tổng giá thành thực tế của toàn bộ thành phẩm. - Tính giá thành thực tế của đơn vị sản phẩm. 1.4.2.2. Phương pháp kết chuyển song song Đối với phương pháp này không cần tính giá của bán thành phẩm trong các công đoạn. Công đoạn 1 Công đoạn 2 Công đoạn n Chi phí nguyên Bán thành phẩm Bán thành phẩm vật liệu +tr ực tiếp công +đoạ n 1 công đoạ+n (n-1) + + + + + + = = Chi phí chế biến Chi phí chế biến Chi phí chế biến công đoạn 1 công đoạn 2 công đoạn n = = = Bán thành phẩm Bán thành phẩm Bán thành phẩm công đoạn 1 công đoạn 2 công đoạn n Thành phẩm 1. 1.4.3. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp đơn đặt hàng Phương pháp này áp dụng trong doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành trùng nhau là các đơn đặt hàng. Nếu đơn đặt hàng được thực hiện tại nhiều phân xưởng sản xuất khác nhau thì khi tính giá thành đơn đ ặt hàng cần tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng này tại các phân xưởng sản xuất chúng. : 33 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  40. Tp 2. Chương II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÀNH THẮNG 2.1. Giới thiệu chung về công ty Công ty TNHH Thành Thắng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thành Thắng Công ty TNHH Thành Thắng ( tên tiếng Anh: Thanh Thang Co.,LTD, viết tắt là TT ) được thành lập vào ngày 19 tháng 07 năm 2005 theo quyết định của giấy phép kinh doanh số 4602001655 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương. Ban đầu công ty được thành lập với hai thành viên, vốn điều lệ là 5.000.000.000 đồng. Đến ngày 20 tháng 02 năm 2009, công ty đăng ký thay đổi lần thứ nhất giấy phép kinh doanh số 3700650305, số thành viên góp vốn lên ba người và vốn điều lệ tăng lên 200.000.000.000 đồng. Trụ sở chính công ty đặt tại địa chỉ: Ấp Tân Hòa, xã Tân Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Điện thoại: 0650.3631536 Fax: 0650,3631534 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh - Sản xuất, kinh doanh đồ mộc gia dụng, mây tre và mỹ nghệ xuất khẩu. - Kinh doanh vật liệu xây dựng, sắt thép, kim loại màu, hóa chất phục vụ ngành chế biến gỗ, máy móc thiết bị, phụ tùng công nông nghiệp. - Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa. - Cho thuê kho bãi, nhà xưởng. - Sản xuất, kinh doanh đồ nhựa gia dụng, công nghiệp. sản xuất, gia công, kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu, đồ chơi trẻ em. : 34 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  41. Tp 2.1.3. Quy mô doanh nghiệp Ngành gỗ là một trong những ngành xuất khẩu mạnh của nước ta hiện nay đạt được nhiều thành tự. Cùng với sự phát triển đó, sau năm năm thành lập và kinh doanh với mặt hàng chủ lực là đồ gỗ gia dụng, công ty TNHH Thành Thắng đang dần khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và nước ngoài. Công ty đã t ạo được sự tin tưởng đối với các đối tác kinh doanh với những mặt hàng có chất lượng. Hiện tại, thị trường chính của công ty là các doanh nghiệp ở trong nước và các doanh nghiệp ở Hàn Quốc và Mỹ. Công ty đã đ ẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, tạo nhiều nguồn vốn, nhiều khách hàng, cải tổ và nâng cao năng lực kịp thời đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và đặc biệt là tiêu chuẩn và chất lượng của các sản phẩm. Tuy đạt được một số thành công nhưng vì là m ột doanh nghiệp nhỏ và hoạt động chưa lâu nên công ty TNHH Thành Thắng cũng g ặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, sức cạnh tranh với các doanh nghiệp hoạt động trong vĩnh vực này chưa lớn, chủng loại sản phẩm chưa đa dạng. Thứ hai, quy mô công ty còn nhỏ, nên việc phát triển thương hiệu của công ty chưa đạt hiệu quả cao. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy Công ty TNHH Thành Thắng 2.1.4.1. Bộ phận trực tiếp sản xuất Đội ngũ lao động trực tiếp của công ty tại hai xưởng có khoản hơn 500 công nhân, đó là những người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất. Bộ phận trực tiếp sản xuất công ty gồm cócác tổ sau: 1. Tổ Veraer. 2. Tổ phôi. 3. Tổ định hình. 4. Tổ nhám 1 và 2. 5. Tổ Filler. 6. Tổ ráp. 7. Tổ xả lót. 8. Tổ sơn. : 35 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  42. Tp 9. Tổ bao bì. 10. Tổ nệm. 2.1.4.2. Bộ phận lao động gián tiếp Cũng theo mô hình tổ chức của hầu hết các doanh nhiệp khác, bộ phận quản lý – Bộ phận lao động gián tiếp cũng được chia thành Ban Giám đốc  Giám đốc: là người điều hành hoạt động của công ty, đại diện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Đại diện trực tiếp cho công ty ký kết các hợp đồng thương mại cũng như ký và ban hành các quyết định trong nội bộ công ty.  Phó Giám đốc: là người giúp Giám đốc điều hành công ty, thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc vắng mặt. Phòng kế toán: Quản lý công ty trong lĩnh v ực tài chính, kế toán nhằm phục vụ và phản ánh đúng, trung thực nhất năng lực của Công ty về tài chính, nhằm đánh giá, tham mưu trong lĩnh vực quản lý cho Ban giám đốc. Phòng tổ chức hành chính – Nhân sự: Quản lý công ty trong lĩnh v ực hành chính, nhân sự nhằm đáp ứng kịp thời và đúng nhất cho hoạt động của Công ty, đánh giá đúng nhất năng lực cán bộ cả về hình thức và chất lượng lao động để tham mưu cho Ban giám đốc từ đó có sự phân công lao động phù hợp năng lực nhất. Ban điều hành sản xuất: Trực tiếp quản lý và điều hành công việc sản xuất . Phòng kỹ thuật: Là nơi phụ trách chính về chính về mẫu sản phẩm và quy cách, chất lượng của sản phẩm, đảm bảo sản phẩm kỹ thuật và chất lượng theo quy định. Ngoài ra, phòng kỹ thuật còn đảm nhận trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất của trang thiết bị lao động trong công ty như bảo trì dây chuyền sản xuất nhằm tránh hư tổn và làm gián đoạn quá trình sản xuất. Phòng kế hoạch – vật tư: chịu trách nhiệm lên kế hoạch sản xuất – kinh doanh cho công ty trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo cho việc sản xuất – kinh doanh của công ty không bị gián đoạn và đem lại hiệu quả công việc cao nhất. : 36 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  43. Tp SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán Phòng Hành Ban điều hành Phòng kỹ thuật chính nhân sự sản xuất – Vật tư Thủ Kế toán Kế toán Tổ Tổ Kho Kho quỹ tổng hợp vật tư QC mẫu nguyên liệu vật tư Tổ Tổ Tổ Tổ nhám Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Veraer Phôi Định hình 1 và 2 Filler Ráp Xả lót Sơn Bao bì Nệm Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Thành Thắng : 37 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  44. Tp 2.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy Kế toán và hình thức sổ kế toán tại Công ty TNHH Thành Thắng 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán Phòng Kế toán có nhiệm vụ cung cấp số liệu giúp cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo. Bộ máy Kế toán được tổ chức tập trung, mọi công việc tại văn phòng công ty, từ khâu thu thập, phân tích, kiểm tra chứng từ, hạch toán chi tiết, tổng hợp đến lập báo cáo tài chính. Phòng kế toán là nơi thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc về mặt tài chính Kế toán Công ty, từ đó, Ban Giám đốc có thể kiểm tra, đánh giá hoạt động của công ty kịp thời. Nhân sự phòng kế toán bao gồm: Kế toán trưởng: Là người có chuyên môn về kế toán tài chính, được bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng. Phụ trách chung chịu trách nhiệm trước Giám đốc mọi hoạt động của phòng cũng như các hoạt động khác của Công ty có liên quan tới tài chính và theo dõi các hoạt động tài chính của Công ty. Tổ chức công tác Kế toán thống kê trong Công ty phù hợp với chế độ tài chính của Nhà nước. Thực hiện các chính sách chế độ công tác tài chính Kế toán. Kiểm tra tính pháp lý của các loại hợp đồng. Kế toán tổng hợp vốn kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo kiểm tra giám sát phần nghiệp vụ đối với các cán bộ thống kê Kế toán trong Công ty. Kế toán tổng hợp: Có trìnhđ ộ chuyên môn về kế toán tài chính, chịu trách nhiệm trực tiếp với kế toán trưởng về số liệu và sổ kế toán liên quan. Thu thập, tổng hợp, xử lý, hạch toán số liệu vào các tài khoản có liên quan. Phản ánh kịp thời các số liệu kế toán, mở sổ và ghi chép đúng và đầy đủ theo qiu định của chế độ kế toán hiện hành Kế toán công nợ: Theo dõi công nợ phải thu, phải trả. Có trách nhiệm đôn đốc khách hàng để thu nợ. Kế toán vật tư và TSCĐ: Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu, hàng hóa. Theo dõi tình hình tăng giảm của TSCĐ . Kế toán tiền lương: Thực hiện công việc ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình lao động. Tính chính xác tiền lương và các khoản trích : 38 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  45. Tp theo lương cho từng đối tượng. Thực hiện đúng các quy định về chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành. Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm trong công tác thu tiền mặt và tồn quỹ của Công ty. Thực hiện việc kiểm kê đột xuất hoặc định kỳ theo quy định. SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán vật Kế toán Kế toán tư và TSCĐ tiền lương công nợ Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức Bộ phận Kế toán Công ty TNHH Thành Thắng 2.1.5.2. Hình thức ghi sổ Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, Công ty dùng hình thức Chứng từ ghi sổ, theo sơ đồ sau: : 39 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  46. Tp SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ Chứng từ kế toán Sổ, thẻ Sổ quỹ Bảng tổng kế toán hợp chứng chi tiết từ kế toán cùng loại Sổ đăng ký CHỨNG TỪ GHI chứng từ ghi sổ SỔ Bảng tổng Sổ cái hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức Kế toán tại Công ty TNHH Thành Thắng Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra: Chứng từ kế toán: là những giấy tờ chứng minh và phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ ghi sổ: là những chứng từ dung để tập hợp số liệu của các chứng từ gốc cùng loại, cùng nghiệp vụ, trên cở sở đó ghi chép vào sổ kế toán. Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để tổng hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các tài khoản cấp 1. : 40 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  47. Tp Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Ngoài ra, các chính sách kế toán được áp dụng tại doanh nghiệp như: 1. Chế độ độ kế toán: Chế độ Kế toán Việt Nam được quy định tại quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 các thông tưử asđổi, bổ sung của Bộ Tài chính. 2. Kỳ kế toán năm: Từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12. 3. Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ 4. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng các ngoại tệ đều được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá thực tế của ngân hàng giao dịch tại thời điểm phát sinh. Cuối năm, các khoản ngoại tệ sẽ được hạch toán theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ. 5. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Nếu giá trị thuần nhỏ hơn giá gốc thì hạch toán theo giá thuần. Phương pháp tính trị giá hàng tồn kho : hàng ồnt kho được tính theo phương pháp . Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê kh . Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho : Lập vào thời điểm cuối năm là chênh lệch giữa giá gốc và giá thuần có thể thực hiện được. 6. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: thể hiện theo nguyên giá đã trừ dần vào hao mòn lũy kế. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng. Hệ thống chứng từ sử dụng. Kế toán tiền mặt: phiếu thu, phiếu chi, sổ quỹ. : 41 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  48. Tp Kế toán ngân hàng: giấy báo Nợ, giấy báo Có, sổ phụ ngân hàng. Kế toán công nợ: bảng kê chi tiết và tổng hợp công nợ. Kế toán vật tư: phiếu xuất – nhập vật tư, phiếu đề nghị. Nhờ việc sử dụng phần mềm kế toán nên khối lượng công việc của phòng kế toán cũng giảm bớt, tốc độ xử lý nhanh và ít sai sót hơn trong quá trình tính toán, ghi sổ. 2.2. Thực trạng công tác Kế toán tập hợp chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thành Thắng 2.2.1. Những vấn đề chung 2.2.1.1. Chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất Căn cứ vào đặc điểm sản xuất thực tế của công ty như ngành nghề kinh doanh, kế hoạch sản xuất, công ty chọn cách phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục tính giá thành. Chi phí sản xuất tại công ty bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chính của công ty gồm có gỗ, ván. • : sơ , . - . - , . : 42 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  49. Tp Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất . 2.2.1.2. Giá thành sản phẩm Phân loại giá thành sản phẩm . Đối tượng tính giá thành sản phẩm . Kỳ tính giá thành sản phẩm . 2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.2.2.1. Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm năm bước sau: Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất đã chọn, tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh theo các khoản mục tính giá thành bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. : 43 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  50. Tp Bước 2: Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến đối tượng cần tính giá thành theo các phương pháp xuyên. 3: . Bước 4: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp đã chọn. Bước 5: Tính giá thành sản phẩm và nhập kho thành phẩm. 2.2.2.2. Kế toán các yếu tố cơ bản của sản xuất Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 621 g : : - ; - ; - ; - ; - B ; , công ty không c . : 44 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  51. Tp . , s . : Nghi 1 . : 62101 1521 2 : . : 62101 g 1521 3: KC1. 154 62101 – . : 45 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  52. Tp SỔ MST: 3700650305 12/2011 – : Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 12 PXG1201 03/12/2011 03/12/2011 62101 152 136.479.968 136.479.968 PXG1202 05/12/2011 05/12/2011 62101 152 70.683.450 207.163.418 PXG1203 05/12/2011 05/12/2011 62101 152 46.319.616 253.483.034 PXVE1203 31/12/2011 31/12/2011 62101 152 47.986.821 1.851.390.614 KC1 31/12/2011 31/12/2011 154 154 1.851.390.614 Cộng phát sinh 1.851.390.614 1.851.390.614 Phát sinh lũy kế 1.851.390.614 1.851.390.614 1.851.390.614 1.851.390.614 29.730.745.886 29.730.745.886 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) : 46 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  53. Tp : 1 . : 62102 1522 2 : kho. 09/12/ : 62102 1522 3: 2. 154 62102 – . : 47 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  54. Tp SỔ CHI T MST: 3700650305 12/2011 – : Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 12 PXS1201 03/12/2011 03/12/2011 62102 152 124.092.788 124.092.788 PXS1202 03/12/2011 03/12/2011 62102 152 106.199.041 230.291.829 PXK1201 09/12/2011 09/12/2011 62102 152 34.828.216 265.120.045 PXV1202 31/12/2011 31/12/2011 62102 152 65.356.840 1.553.434.459 KC1 31/12/2011 31/12/2011 154 154 1.553.434.459 Cộng phát sinh 1.553.434.459 1.553.434.459 Phát sinh lũy kế 1.553.434.459 1.553.434.459 1.553.434.459 1.553.434.459 22.996.468.486 22.996.468.486 : Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) : 48 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  55. Tp Kế toán chi phí nhân công trực tiếp - - : Ng 1 ; 622 3341 2 ; 622 3382 3 ; 622 3383 4 31/12/2011; 154 622 – : 49 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  56. Tp SỔ KH MST: 3700650305 12/2011 622 – : Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 12 PB3 31/12/2011 31/12/2011 334 2.139.955.951 2.139.955.951 PB6 31/12/2011 31/12/2011 - CN 3383 60.169.500 2.200.125.451 PB9 31/12/2011 31/12/2011 - CN 3382 3.836.000 2.203.961.451 KC1 31/12/2011 31/12/2011 K/c nhân công 154 2.203.961.451 Cộng phát sinh 2.203.961.451 2.203.961.451 Phát sinh lũy kế 2.203.961.451 2.203.961.451 : 2.203.961.451 2.203.961.451 22.317.812.474 22.317.812.474 : Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) : 50 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  57. Tp Kế toán chi phí sản xuất chung – : 1. - 2. – 3. – 4. – 5. – 6. – 7. – 8. TK 6278 - Chi p ; 9. – - ; - ; - . - - . Ng : 1 ; 6271 3341 88.257.420 đ 2 31/12/2011; 6271 : 51 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  58. Tp 3382 3 31/12/2011, ghi; 6271 3383 – : 52 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  59. Tp SỔ MST: 3700650305 12/2011 – : Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 12 PB10 31/12/2011 31/12/2011 - Qly 3382 112.000 112.000 PB6 31/12/2011 31/12/2011 334 88.257.420 88.369.420 PB9 31/12/2011 31/12/2011 - Qly 3383 9.045.900 97.415.320 KC1 31/12/2011 31/12/2011 154 97.415.320 Cộng phát sinh 97.415.320 97.415.320 Phát sinh lũy kế 97.415.320 97.415.320 : 97.415.320 97.415.320 949.467.547 949.467.547 : Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) : 53 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  60. Tp : 1 ; 6272 1331 1111 2 ; 6272 1331 1111 3 31/12/2011; 154 6272 – : : 54 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  61. Tp SỔ MST: 3700650305 12/2011 – : Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 12 PC1234A 13/12/2011 13/12/2011 1111 2.730.200 2.730.200 . . . . 422 31/12/2011 31/12/2011 3311 473.265.300 626.901.050 KC5 31/12/2011 31/12/2011 154 626.901.050 Cộng phát sinh 626.901.050 626.901.050 Phát sinh lũy kế 626.901.050 626.901.050 : 626.901.050 626.901.050 4.846.426.373 4.846.426.373 : Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) : 55 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  62. Tp Ng : Ng 1: ; 6273 1331 1111 2 16/12/2011, ; 6273 1331 1111 3 31/12/2011; 154 6273 – : : 56 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  63. Tp SỔ MST: 3700650305 12/2011 – : Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 12 PC1224 06/12/2011 06/12/2011 1111 7.978.400 7.978.400 . . . . PC1272 31/12/2011 31/12/2011 1111 4.872.100 151.036.019 KC6 31/12/2011 31/12/2011 154 151.036.019 Cộng phát sinh 151.036.019 151.036.019 Phát sinh lũy kế 151.036.019 151.036.019 : 151.036.019 151.036.019 2.065.720.976 2.065.720.976 : Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) : 57 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  64. Tp : 1 : • : 6274 260.30 2141 • : 6274 2143 2 7; 154 6274 – : : 58 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  65. Tp SỔ MST: 3700650305 12/2011 6274 – : Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 12 KHTSHH 31/12/2011 31/12/2011 2141 260.304.952 260.304.952 KHTSVH 31/12/2011 31/12/2011 2143 18.637.856 278.942.808 KC7 31/12/2011 31/12/2011 K/c 154 278.942.808 Cộng phát sinh 278.942.808 278.942.808 Phát sinh lũy kế 278.942.808 278.942.808 : 278.942.808 278.942.808 3.209.231.140 3.209.231.140 : Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) : 59 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  66. Tp : 1: ; 6275 1331 331 2 ; 154 225.272.400 6275 225.272.400 - : 60 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  67. Tp SỔ MST: 3700650305 12/2011 – : Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 12 306852 14/12/2011 14/12/2011 12 3311 61.382.900 61.382.900 314142 26/12/2011 26/12/2011 12 3311 50.008.600 225.272.400 KC8 31/12/2011 31/12/2011 154 225.272.400 Cộng phát sinh 225.272.400 225.272.400 Phát sinh lũy kế 225.272.400 225.272.400 : 225.272.400 225.272.400 2.515.406.317 2.515.406.317 : Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) : 61 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  68. Tp : 1 ; 6276 1331 TK 1111 2 ; 154 6276 – ; : 62 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  69. Tp SỔ MST: 3700650305 12/2011 6276 – : Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 12 PC1218 01/12/2011 01/12/2011 1111 11.500.000 11.500.000 PC1236 16/12/2011 16/12/2011 1111 2.100.000 13.600.000 KC9 31/12/2011 31/12/2011 K/c 154 13.600.000 Cộng phát sinh 13.600.000 13.600.000 Phát sinh lũy kế 13.600.000 13.600.000 : 13.600.000 13.600.000 336.507.890 336.507.890 : Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) : 63 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  70. Tp : 1 ; 6277 1331 3311 2 , ghi; 154 6277 – : : 64 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  71. Tp SỔ MST: 3700650305 12/2011 – : Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 12 598 29/12/2011 29/12/2011 3311 39.749.093 39.749.093 PC1273 31/12/2011 31/12/2011 1111 4.222.500 46.511.993 KC10 31/12/2011 31/12/2011 154 46.511.993 Cộng phát sinh 46.511.993 46.511.993 Phát sinh lũy kế 46.511.993 46.511.993 : 46.511.993 46.511.993 1.133.286.516 1.133.286.516 : Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) : 65 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  72. Tp : 1 ; 6278 1331 1111 2.406.80 2 ; 154 6778 6278 – Chi : 66 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  73. Tp SỔ MST: 3700650305 12/2011 – : Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 12 PC1202 31/10/2011 01/12/2011 1111 2.086.000 2.086.000 BD PC1216 30/11/2011 01/12/2011 1111 2.188.000 4.274.000 BD . . KC11 31/12/2011 31/12/2011 154 22.965.709 Cộng phát sinh 22.965.709 22.965.709 Phát sinh lũy kế 22.965.709 22.965.709 : 22.965.709 22.965.709 366.943.092 366.943.092 : Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) : 67 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  74. Tp như sau: 1: 1 ; 6279 1331 1111 2 31/12/2011 như sau; 154 6279 – : 68 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  75. Tp SỔ MST: 3700650305 T 12/2011 – : Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 12 PC1220 05/12/2011 05/12/2011 1111 12.981.818 12.981.818 4 19/12/2011 19/12/2011 3311 113.849.736 139.922.463 KC12 31/12/2011 31/12/2011 154 139.922.463 Cộng phát sinh 139.922.463 139.922.463 Phát sinh lũy kế 139.922.463 139.922.463 : 139.922.463 139.922.463 1.760.818.007 1.760.818.007 : Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) : 69 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  76. Tp SỔ MST: 3700650305 12/2011 – Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 12 PC1202 31/10/2012 01/12/2012 1111 2.086.000 2.086.000 . . . KC8 31/12/2012 31/12/2012 154 225.272.400 13.600.000 KC9 31/12/2012 31/12/2012 154 13.600.000 Cộng phát sinh 1.602.567.762 1.602.567.762 Phát sinh lũy kế 1.602.567.762 1.602.567.762 : 1.602.567.762 1.602.567.762 : 17.183.807.858 17.183.807.858 : Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) : 70 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  77. Tp , sau . = x STT % 1 43 2 Nguy 37 3 12 4 8 : : 500 450.792 225.396.000 90 2.147.523 193.277.070 sau: : = 43% * 225.396.000 : = 37% * 225.396.000 : : 71 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  78. Tp = 12% * 225.396.000 : = 8% * 225.396.000 2.2.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm th : 1) ; 155 154 2) : 1 154 62101 2 154 62102 3 154 622 4 154 6271 : 72 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  79. Tp 5 K 154 6272 6 154 6273 7 154 6274 8 154 225.272.400 6275 225.272.400 9 154 6276 10 154 6277 11 154 6778 12 K 154 6279 – : 73 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  80. Tp SỔ MST: 3700650305 12/2011 – : 15.088.630.842 Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 12 TP1201 01/12/2011 01/12/2011 155 4.665.600 15.083.965.242 TP1202 01/12/2011 01/12/2011 155 347.980.680 14.735.984.562 . . . TP1225 31/12/2011 31/12/2011 155 243.982.440 16.945.736.322 TP1226 31/12/2011 31/12/2011 155 174.170.320 16.771.566.002 Cộng phát sinh 7.211.354.286 5.528.419.126 Phát sinh lũy kế 7.211.354.286 5.528.419.126 : 7.211.354.286 5.528.419.126 : 92.228.834.704 89.536.930.189 : 16.771.566.002 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) : 74 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  81. Tp SỔ MST: 3700650305 12/2011 – : Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 12 TP1201 01/12/2011 01/12/2011 154 4.665.600 4.665.600 TP1202 01/12/2011 01/12/2011 154 347.980.680 352.646.280 . . . Cộng phát sinh 5.528.419.126 5.528.419.126 Phát sinh lũy kế 5.528.419.126 5.528.419.126 : 5.528.419.126 5.528.419.126 : 89.536.930.189 89.536.930.189 : Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) : 75 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  82. Tp 2.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang . Chi phí % = x x sản phẩm Phôi Top % 43 50 60 65 70 80 90 98 : , k 96.920.280 83.109.140 83.396.520 71.512.515 27.047.520 23.193.248 18.031.680 15.462.165 225.296.000 193.277.068 : 76 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  83. Tp : Phôi Sơ Top - - - - - - - 114 - - - - - - - 30 : = 98% * 450.792 = 98% * 2.147.523 2.2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm đơn . : • = 225.296.000 - • = 193.277.068 - : • • = 130.139 : 77 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  84. Tp 3. Chương III NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Nhận xét 3.1.1. Ưu điểm 3.1.1.1. Đối với công tác tổ chức kế toán và hình thức sổ kế toán tại công ty Việc tổ chức công tác thanh toán Kế toán tại Công ty TNHH Thành Thắng là tương đối tốt. Bộ máy Kế toán được tổ chức chuyên sâu và phân công hạch định nhiệm vụ rõ ràng, mỗi Kế toán viên có trách nhiệm làm một phần hành. Cụ thể từ dưới kho hay phân xưở lậ đó gửi lên phòng Kế toán Tài chính. Việc này đã tạo điều kiện cho nhân viên Kế toán , chủ động công việc . . Các phần hành được Kế toán phối hợp rất khéo léo, linh động tạo động lực thúc đẩy quá trình triển khai, khai thác nghiệp vụ đạt hiệu quả và chính xác đúng chế độ. Về thủ tục và các sổ kế toán và chứng từ Việc sử dụng và luân chuyển chứng từ trong công tác kế toán rất phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất – kinh doanh của công ty. Tuy số lượng biểu mẫu sử dụng chưa đủ theo quy định nhưng công ty đã t ự thiết kế riêng cho mình những mẫu chứng từ t ựa trên hình thức kế toán sử dụng tại công ty để tạo điều kiện cho việc luân chuyển và sử dụng chứng từ kế toán phù hợp, logic và tiết kiệm được thời gian, khơi lượng công việc, Hệ thống sổ kế toán - Các loại sổ chi tiết: Sổ cái chi tiết các tài khoản, sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sổ theo dõi trích khấu hao TSCĐ, phân bổ cung cụ - dụng cụ, sổ chi tiết vật tư, thành phẩm. - Sổ tổng hợp: Sổ cái tổng hợp. : 78 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  85. Tp Hệ thống sổ kế toán của công ty hiện đang áp dụng theo đúng quy định của chế đọ kế toán Việt Nam hiện hành về mẩu sổ và phương pháp ghi chép. Sổ kế toán được lưu giữ cẩn thận, phục vụ tốt cho quá trình kiểm tra, đối chiếu sau này. Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình, đặc điểm sản xuất – kinh doanh ở công ty, yêu cầu quản lý và trình đ ộ kế toán, số lượng sổ kế toán đã giảm bớt nhưng vẫn thực hiện đúng theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiên hành. Hệ thống tài khoản Hệ thống tài khoản kế toán của công ty đang áp dụng bao gồm các tài khoản cấp 1, cấp 2 và tài khoản cấp 3 theo đúng quy định trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán của Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. Hệ thống tài khoản tại công ty được tổ chứ , chính xác theo từng đối tượng tập hợp nhằm phục vụ tốt yêu cầu quản lý tại công ty. . 3.1.1.2. Đối với Kế toán tập hợp chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Sổ sách Kế toán tổng hợp như các: Sổ, thẻ Kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, chứng từ ghi sổ, sổ cái được Công ty thiết kế đúng với chế độ Kế toán quy định. Công ty và . Đặc biệt . Bả u tổng hợp , . - : : 79 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  86. Tp • . • Tổ chức hợp lý và chặt chẽ sơ đồ luân chuyển chứng từ nhằm tránh thất lạc và dễ dàng kiểm tra sai sót qua các khâu chứng từ đi qua. Từ đó, giúp kế toán tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm chính xác. • . • . • . - . • ; • . - • Th chung; • ; • ; • .h - . : 80 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  87. Tp 3.1.2. Nhược điểm 3.1.2.1. Đối với công tác tổ chức kế toán và hình thức sổ kế toán tại công ty - . - . - . 3.1.2.2. Đối với Kế toán tập hợp chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty - hi , . Đ , do đ . - . - tăng. - . - . 3.2. Kiến nghị - . : 81 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  88. Tp - . - . - . - . - . - . - . - . - . - . : 82 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  89. Tp : - . - . . Thông qua . . . ! : 83 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  90. Tp Luật Kế toán Việt Nam được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2004. Chuẩn mực Kế toán Việt Nam . Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC “về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế” vào ngày 20 tháng 3 năm 2006. Thông tư số 244/2009/TT-BTC “ Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ Kế toán Doanh nghiệp” ngày 31 tháng 12 năm 2009. Đại học Quốc Gia Tp HCM – Khoa Kinh tế - Bộ môn Kế toán – Kiểm toán, Kế toán Tài chính, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Tp HCM PGS.TS Võ Văn Nhị (năm 2011), Kế toán Tài chính, Đại học Kinh tế Tp HCM, Nhà xuất bản Lao động Xã hội. : 84 MSSV: 1094031108 : 10HKT3
  91. Tp 1. 2. 154 – 3. – . 4. – . 5. – . 6. – 7. – 8. – 9. – TSCĐ 10. – 11. – 12. – 13. – 14. – 15. – : 85 MSSV: 1094031108 : 10HKT3