Khóa luận Kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế

pdf 108 trang thiennha21 25/04/2022 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_nguyen_vat_lieu_cong_cu_dung_cu_tai_cong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BỘ I THỪA THIÊN HUẾ ĐẶNG LƯU BẢO NGỌC Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2016 – 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BỘ I THỪA THIÊN HUẾ Tên tác giả: Đặng Lưu Bảo Ngọc Tên giáo viên hướng dẫn: Lớp: K50D Kế toán ThS. Phan Xuân Quang Minh Niên khóa: 2016 - 2020 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019 2
  3. LỜI CẢM ƠN Thời gian thực tập 3 tháng là một khoảng thời gian vô cùng hữu ích và cần thiết cho sinh viên có điều kiện tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Đây là cơ hội giúp em có thể được vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, tìm hiểu về ngành nghề kế toán – cụ thể là kế toán vật tư tại công ty, từ đó trang bị cho mình những kiến thức thực tế và những kỹ năng hữu ích cho bản thân. Để hoàn thành bài báo cáo này, em xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy những kiến thức vô cùng quý báu cho em trong thời gian vừa qua. Em cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Kế Toán – Kiểm Toán, đặc biệt là giảng viên Th.S Phan Xuân Quang Minh - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập này, thầy đã đưa ra những lời khuyên quý giá giúp em định hướng rõ về những việc cần làm trong khoảng thời gian này và những điểm cần lưu ý khi thực hiện bài luận văn. Trong suốt thời gian thực tập nghề nghiệp tại đơn vị, em xin chân thành gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo cùng các anh chị trong Phòng Kế toán tại Công ty cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế đã luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình, thân thiện giúp em có thể tìm hiểu về kế toán vật tư tại công ty. Mặc dù đã cố gắng nhưng vì kiến thức của em vẫn còn hạn chế nên bài luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô để giúp em và bài báo cáo này được hoàn thiện hơn. Sau cùng, em kính chúc quý Thầy Cô trường Đại học Kinh Tế Huế thật dồi dào sức khỏe, công ty cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế sẽ gặt hái được nhiều thành công rực rỡ và ngày càng phát triển vững mạnh. TrườngEm xin chân thành Đại cám ơn! học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện Đặng Lưu Bảo Ngọc i
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Số thứ tự ĐVT Đơn vị tính CTCP Công ty Cổ phần CCDC Công cụ dụng cụ Ktoán Kế toán HTK Hàng tồn kho TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn N–X–T Nhập – Xuất – Tồn NL – VL Nguyên liệu – Vật liệu NK Nhập khẩu KQKD Kết quả kinh doanh NVL Nguyên vật liệu QLPX Quản lý phân xưởng BH Bảo hiểm QLDN Quản lý doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng TSCĐ Tài sản cố định TrườngSXKD Đại họcSản xuất kinhKinh doanh tế Huế TK Tài khoản XDCB Xây dựng cơ bản GTVT Giao thông vân tải ii
  5. BGĐ Ban Giám đốc TC-HC Tổ chức hành chính KT-TV Kế toán tài vụ KH - KT-VT Kế hoạch - Kỹ thuật - Vật tư thiết bị QLGT Quản lý giao thông XN-TCCG Xí nghiệp Thi công cơ giới XNQLXD Xí nghiệp Quản lý và xây dựng XNXDCT Xí nghiệp Xây dựng công trình VCSH Vốn chủ sở hữu NPT Nợ phải trả BCTC Báo cáo tài chính TT Thực tế HT Hạch toán KH – KT Khoa học Kỹ thuật Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  6. DANH MỤC BẢNG BIỀU  Bảng Bảng 2.1 - Tình hình lao động của công ty Bảng 2.2 - Ttình hình tài sản của công ty giai đoạn năm (2016-2018) Bảng 2.3 - Tình hình và cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn năm (2016-2018) Bảng 2.4 - Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn năm (2016-2018)  Biểu Biểu mẫu 2.1 – Phiếu đề nghị mua vật tư Biểu mẫu 2.2 – Hóa đơn giá trị gia tăng Biểu mẫu 2.3 – Biên bản nhận hàng Biểu mẫu 2.4 – Phiếu nhập kho Biểu mẫu 2.5 – Thẻ kho Biểu mẫu 2.6 – Sổ chi tiết vật tư Biểu mãu 2.7 – Phiếu đề nghị xuất vật tư Biểu mẫu 2.8 – Phiếu xuất kho Biểu mẫu 2.9 – Bảng tổng hợp nhập xuất tồn Biểu mẫu 2.10 – Chứng từ ghi sổ Biểu mẫu 2.11 – Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Biễu mẫu 2.12 – Sổ cái Biểu mẫu 2.13 – Phiếu đề nghị xuất vật tư, công cụ dụng cụ TrườngBiểu mẫu 2.14 – S ổĐại chi tiết công cụhọc dụng cụ Kinh tế Huế Biểu mẫu 2.15 – Bảng tổng hợp nhập xuất công cụ dụng cụ Biểu mẫu 2.16 – Bảng phân bố công cụ dụng cụ iv
  7. Biểu mẫu 2.17 – Biên bản kiểm kê vật tư tồn kho Trường Đại học Kinh tế Huế v
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ  Sơ đồ Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song Sơ đồ 1.2 - Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Sơ đồ 1.3 - Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Sơ đồ 2.2 - Bộ máy kế toán Sơ đồ 2.3 - Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ Sơ đồ 2.4 - Sơ đồ kế toán theo phương pháp ghi thẻ song song Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  9. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG BIỀU iv DANH MỤC SƠ ĐỒ vi MỤC LỤC vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Lý do chọn đề tài 1 I.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 I.4. Phương pháp nghiên cứu 2 I.5. Kết cấu đề tài nghiên cứu 3 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 5 1.1. Khái niệm - đặc điểm - yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 5 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL 5 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý công cụ dụng cụ 6 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 7 1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ 7 1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 7 1.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 8 Trường1.3. Kế toán chi ti ếĐạit nguyên v ậhọct liệu - Công Kinh cụ dụng cụ tế Huế12 1.3.1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 12 1.3.2. Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 13 1.4. Kế toán tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ . 17 vii
  10. 1.4.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên 17 1.4.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ 26 1.5. Một số trường hợp khác về nguyên, vật liệu - công cụ, dụng cụ 29 1.5.1. Kế toán đánh giá lại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 29 1.5.2. Kế toán cho thuê công cụ dụng cụ 29 1.5.3. Kế toán TSCĐ thành công cụ dụng cụ 30 1.5.4. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho: 30 CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN 33 2.1. Khái quát tình hình của Công ty CP Đường bộ I Thừa Thiên Huế 33 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 33 2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty 35 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 35 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý công ty 35 2.1.5. Nguồn lực của Công ty Cổ phần Đường bộ I Thừa Thiên Huế 38 2.1.6. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Đường bộ I Thừa Thiên Huế 49 2.2 Tình hình thực tế về hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong công ty 53 2.2.1. Khái quát chung về Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Cổ phần đường bộ I Thừa thiên Huế 53 2.2.2. Kế toán chi tiết Nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế 56 2.2.3. Kế toán công cụ dụng cụ 77 2.2.4. Kiểm kê vật tư tồn kho 88 CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 89 3.1. Nhận xét chung 90 3.2. Ưu điểm 91 Trường3.3. Nhược điểm Đại học Kinh tế Huế91 3.4. Một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán 92 3.4.1. Về tổ chức công tác Kế toán 93 3.4.2. Về phương pháp kế toán 93 viii
  11. 3.4.3. Quản lý chi phí NVL, CCDC có hiệu quả 93 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95 III.1. Kết luận 95 III.2. Hạn chế của đề tài 95 III.3. Kiến nghị 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 Trường Đại học Kinh tế Huế ix
  12. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Lý do chọn đề tài Sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế thị trường thực sự khơi mào cho sự thể hiện hết năng lực quản lý của các nhà Doanh nghiệp nói chung và cho các nhà Xây lắp nói riêng. Để thích nghi với môi trường kinh doanh mới, đòi hỏi các nhà Doanh nghiệp phải tự khẳng định mình bằng uy tín và chất lượng sản phẩm của mình. Chúng ta đều biết rằng mọi sản phẩm vật chất đều được cấu thành từ Nguyên vật liệu, nó là yếu tố cơ bản đầu tiên không thể thiếu được trong bất cứ quá trình sản xuất nào. Trong ngành Xây lắp, chi phí Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm, là chỉ tiêu quan trọng của tài sản lưu động trong bảng cân đối kế toán. Chính vì hoạt động trong môi trường cạnh tranh buộc các Doanh nghiệp phải hạ thấp giá thành nhưng vẩn đảm bảo uy tín của Doanh nghiệp đem lại lợi nhuận để thực hiện quá trình sản xuất mở rộng thì mới có thể tồn tại trong thị trường. Vấn đề ở đây là phải biết được chính xác chi phí vật tư trong giá thành sản phẩm là bao nhiêu để có biện pháp giảm chi phí này cho phù hợp, đồng thời có kế hoạch cho việc cung cấp vật tư kịp thời chính xác tránh được trường hợp dẫn đến gián đoạn sản xuất hoặc dư thừa dẫn đến ứ đọng vốn. Do đó quá trình hạch toán Nguyên vật liệu là khâu không thể thiếu trong các Doanh nghiệp sản xuất. Công ty cổ phần Đường bộ I Thừa Thiên Huế là một đơn vị hoạt động kinh doanh chủ yếu xây dựng các công trình giao thông, quản lý duy tu bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cầu đường bộ, tư vấn khảo sát thiết kế các công trình giao thông. Với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh như vậy nên NVL ở đây là một phần không thể thiếu. Việc quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả NVL là vấn đề mà Công ty thực sự quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Đường bộ I Thừa Thiên Huế em đã tiến hành nghiên cứu đề tài Trường“Kế toán Nguyên vật liệu,Đại công cụ họcdụng cụ tại CôngKinh ty cổ phần đtếường bộHuế I Thừa Thiên Huế”. Qua đó, nhằm nâng cao hiểu biết về công tác kế toán nói chung và kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nói riêng. 1
  13. I.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng - Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại CTCP Đường bộ I Thừa Thiên Huế - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại CTCP Đường bộ I Thừa Thiên Huế I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: quy trình nhập, xuất NVL, CCDC tại Công ty Cổ phần Đường bộ I Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu thực tế tại Công ty Cổ phần Đường bộ I Thừa Thiên Huế, số 19 Nguyễn Huệ, Thành Phố Huế. + Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu nguồn lực của công ty qua 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018; công tác kế toán NVL, CCDC năm 2019. I.4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu đã đề ra và đạt hiệu quả cao nhất, đề tài đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: - Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu: tham khảo, tìm hiểu các giáo trình, văn bản ban hành, Thông tư, Nghị định, bài viết trên Internet, Luận văn trên thư viện trường, liên quan đến đề tài để có cơ sở tổng hợp và hệ thống hóa phần cơ sở lý luận về Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Trường- Phương pháp thu thĐạiập tài liệu, sốhọc liệu nghiên Kinhcứu: Khi đi vào nghiêntế cHuếứu và tìm hiểu thực tế, sẽ có rất nhiều thông tin, những thông tin này có thể sai lệch hoặc mâu thuẫn với nhau, vì vậy cần phải thu thập và lựa chọn thông tin một cách khoa 2
  14. học, có chọn lọc, đảm bảo mục tiêu nghiên cứu. Một số cách thu thập số liệu sử dụng trong bài như sau: + Sao chép lại các tài liệu cần thiết cho đề tài thông qua chụp ảnh, photo tài liệu, ghi chép tay các chứng từ, sổ sách kế toán của công ty. Một số tài liệu đã thu thập được bằng phương pháp này là hình chụp hóa đơn, tài liệu BCTC, sổ Cái và sổ chi tiết các tài khoản liên quan, + Phỏng vấn: đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong quá trình tham gia thực tập tại công ty. Phỏng vấn các anh, chị Phòng kế toán để hiểu được tình hình hoạt động của công ty, tìm hiểu về nội dung, phương pháp và quy trình hạch toán kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong công ty. - Phương pháp hạch toán và đối chiếu số liệu thông tin sổ sách: nhằm xem xét quy trình và phương pháp hạch toán của kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty đã tuân thủ đúng với quy định hay chưa, bằng cách từ những chứng từ thu thập được tiến hành những công việc của một kế toán vật tư như kiểm tra chứng từ, tính toán, định khoản, và từ đó đối chiếu với số liệu, các sổ sách kế toán liên quan xem đã khớp chưa, nếu sai thì phải tìm hiểu được nguyên nhân để chỉnh sửa và cải thiện. - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Từ những số liệu thu thập ban đầu, tiếp hành tổng hợp một cách có hệ thống, chọn lọc để đưa vào báo cáo một cách chính xác, khoa học, đối chiếu so sánh giữa lý thuyết và thực tế. Từ đó, có những nhận xét, đánh giá, phân tích để đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại công ty. I.5. Kết cấu đề tài nghiên cứu Nội dung đề tài gồm có 3 phần: TrườngPhần I. Phần mở Đại đầu học Kinh tế Huế Phần II. Nội dung và kết quả nghiên cứu, gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 3
  15. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong CTCP đường bộ I Thừa Thiên Huế. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán ở CTCP đường bộ I Thừa Thiên Huế. Phần III. Kết luận Trường Đại học Kinh tế Huế 4
  16. PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ 1.1. Khái niệm - đặc điểm - yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL 1.1.1.1. Khái niệm Theo giáo trình Kế toán tài chính 1 của Phan Đình Ngân Nhà xuất bản Đại học Huế: “NVL của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp”. 1.1.1.2. Đặc điểm Nguyên vật liệu là khi tham gia vào từng chu kỳ sản xuất và chuyển hóa thành sản phẩm, do đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành nên giá thành sản phẩm. - Về mặt giá trị: giá trị của nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất thường có xu hướng tăng lên khi nguyên vật liệu đó cấu thành nên sản phẩm. - Về hình thái: Khi đưa vào quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu thay đổi về hình thái và sự thay đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào hình thái vật chất mà sản phẩm do nguyên vật liệu tạo ra. - Giá trị sử dụng: Khi sử dụng nguyên vật liệu dùng để sản xuất thì nguyên vật liệu đó sẽ tạo thêm những giá trị sử dụng khác. 1.1.1.3. Yêu cầu quản lý Trường- Tập trung quản lýĐại chặt chẽ, cóhọchiệu quả v ậtKinh liệu trong quá tr ìnhtế thu muaHuếdự trữ bảo quản và sử dụng. 5
  17. - Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán nguyên vật liệu chặt chẽ và khoa học là công cụ quan trọng để quản lý tình hình thu mua nhập, xuất, bảo quản sử dụng vật liệu. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê định kỳ nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý công cụ dụng cụ 1.1.2.1. Khái niệm Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính: “Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ.” 1.1.2.2. Đặc điểm - Giá trị: Trong quá trình tham gia sản xuất giá trị công cụ dụng cụ được chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Hình thái: Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. - Giá trị sử dụng: Đối với công cụ dụng cụ thì giá trị sử dụng tỉ lệ nghịch với thời gian sử dụng. - Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ: Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp; Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quá Trườngtrình bảo quản Đại hàng hóa vhọcận chuyển tr ênKinh đường và dự trữ tếtrong khoHuế có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì; Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành, sứ; 6
  18. Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng; Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc, 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ - Trên cơ sở những chứng từ có liên quan kế toán tiến hành ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại từng thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất, tồn tiến hành vào các sổ chi tiết và bảng tổng hợp. - Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ. Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật liệu, công cụ dụng cụ. Phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, công cụ dụng cụ thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng lãng phí. - Tham gia kiểm kê đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ quy định của nhà nước, lập báo cáo kế toán về vật liệu, dụng cụ phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành phân tích kinh tế. 1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ 1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu Theo thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/2014, NVL được phân loại như sau: Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì Trườngvậy khái niệm nguyên Đạiliệu, vật liệu chínhhọc gắn liền Kinh với từng doanh nghiệptế sảnHuế xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm. 7
  19. Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động. Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. 1.2.1.2. Phân loại công cụ dụng cụ - Công cụ dụng cụ lao động: dụng cụ gỡ lắp, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quản lý, dụng cụ áo bảo vệ lao động, khuôn mẫu, lán trại. - Bao bì luân chuyển. - Đồ nghề cho thuê - Thiết bị phụ tùng thay thế 1.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1.2.2.1. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ nhập kho TrườngNguyên, vật liệu lĐạià một trong nhữnghọc yếu tố cấuKinh thành nên hàng tếtồn kho, Huế do đó kế toán nguyên, vật liệu phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể được thực hiện thấp hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực 8
  20. hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ đúng. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở thời điểm và trạng thái hiện tại. Để có thể theo dõi sự biến động của nguyên, vật liệu và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế có liên quan đến nguyên, vật liệu, doanh nghiệp cần thực hiện việc tính giá nguyên, vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ để thể hiện trị giá của nguyên, vật liệu nhập - xuất và tồn kho trong kỳ. Nguyên, vật liệu của doanh nghiệp có thể được tính giá theo giá thực tế hoặc giá hạch toán. Giá thực tế của nguyên, vật liệu nhập kho được xác định tùy theo từng nguồn nhập, từng lần nhập cụ thể sau: - Nguyên vật liệu mua ngoài: Trị giá thực tế Giá mua trên hóa Chi phí thu mua Các khoản giảm của NL, VL = đơn (Cả thuế NK + (kể cả hao mòn - trừ phát sinh khi ngoại nhập nếu có) trong định mức) mua NVL Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (GTGT) theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi dự án thì giá trị nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của NVL mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế. Thuế GTGT đầu vao khi mua nguyên vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận Trườngchuyển, bốc xếp, Đại bảo quản đhọcược khấu trừ Kinhvà hạch toán vào tàitế kho ảnHuế 133. Đối với nguyên vật liệu mua ngoài bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch. 9
  21. Giá Giá Thuế không hoàn Chi phí mua Các khoản giảm = + + - gốc mua lại (nếu có) hàng (nếu có) trừ (nếu có) - Vật liệu do tự chế biến: Trị giá thực tế vật liệu do tự chế biến nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để chế biến và chi phí chế biến. Giá thực tế Giá thực tế vật liệu = + Chi phí chế biến nhập kho xuất chế biến - Vật liệu thuê ngoài gia công: Trị giá thực tế vật liệu thuê ngoài gia công nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để thuê ngoài gia công, chi phí gia công và chi phí vận chuyển từ kho của doanh nghiệp đối với gia công, và từ nơi gia công về lại kho của doanh nghiệp. Giá thực tế Giá thực tế thuê = + Chi phí gia công + Chi phí vận chuyển nhập kho ngoài gia công - Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần là giá thực tế các bên tham gia góp vốn chấp nhận. Giá thực tế Giá thỏa thuận giữa các bên Chi phí liên quan = + nhập kho tham gia góp vốn (nếu có) 1.2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất thực tế nguyên vật liệu xuất dùng. Vì nguyên vật liệu được nhập kho ở thời điểm khác nhau theo những nguồn nhập khác nhau và theo giá thực tế nhập kho khác nhau, nên doanh nghiệp có Trườngthể áp dụng một trong cácĐại phương pháp họctính giá sau: Kinh tế Huế - Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: 10
  22. Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Giá trị hàng xuất Số lượng hàng xuất Đơn giá xuất = x trong kỳ trong kỳ tương ứng - Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO) Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Trị giá NVL Số lượng NVL Đơn giá thực tế của = x xuất kho trực tiếp xuất kho lô NVL nhập trước Khi nào xuất hết số lượng của lô hàng nhập trước thì mới đến đơn giá của lô hàng tiếp theo. Cách tính này không phản ánh được một cách chính xác về tình hình tăng giảm giá NVL vì giá xuất kho lại được tính toán theo giá nhập kho của lần nhập sớm nhất. Vì thế khi xuất kho tình hình giá của NVL có thể tăng giảm, mất ưu thế của doanh nghiệp khi quản lý giá. - Phương pháp bình quân gia quyền Giá thực tế NL - VL công cụ Số lượng vật liệu Đơn giá = x xuất dùng trong kỳ công cụ xuất dùng bình quân Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được Trườngtính theo đơn giá bình quânĐạicủa từng họcloại hàng tồn Kinhkho đầu kỳ và giá tế trị từng Huế loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Đơn giá bình quân có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn cho mình phương pháp tính giá thực tế 11
  23. xuất kho của nguyên, vật liệu sao cho phù hợp với doanh nghiệpThông thường doanh nghiệp sử dụng một trong các các đơn giá sau: Đơn giá bình quân cuối kỳ (cả kỳ dự trữ) Trị giá thực tế NL-VL, Trị giá thực tế NL - VL, + Đơn giá CCDC tồn kho đầu kỳ CCDC nhập kho trong kỳ = bình quân Số lượng NL-VL, Số lượng NL - VL, + CCDC tồn kho đầu kỳ CCDC nhập kho trong kỳ Đơn giá bình quân cuối kỳ trước: Phương pháp này được sử dụng bằng cách lấy theo đơn giá bình quân cuối kỳ trước làm cơ sở để tính số NVL xuất kho trong kỳ. Vì thế phương pháp này có những hạn chế lớn đó là không tính đến sự biến động của giá NVL ở trong kỳ nên giá trị khi tính toán được phản ánh không thật sự chính xác, nhưng nó lại có ưu điểm là cách tính đơn giản phản ánh kịp thời nhanh chóng. Đơn giá bình quân liên hoàn: S ình quân Đơn giá ố lượng tồn kho x Đơn giá b Trị giá thực tế = + bình quân NVL nh Số lượng tồn kho ập kho 1.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ 1.3.1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 1.3.1.1. Chứng từ Để theo dõi tình hình, nhập xuất nguyên vật liệu doanh nghiệp cần sử dụng rất nhiều loại chứng từ khác nhau. Có những chứng từ do doanh nghiệp tự lập như phiếu nhập kho, cũng có những chứng từ do các đơn vị khác lập, giao cho doanh nghiệp như hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT và có những chứng từ mang tính chất bắt Trườngbuộc như thẻ kho, phiếu Đại nhập kho, phiếuhọc xuất kho Kinh cũng có chứng tếtừ mang Huế tính chất hướng dẫn như biên bản kiểm nghiệm, phiếu xuất vật tư theo hạn mức, Tuy nhiên, cho dù sử dụng loại chứng từ nào thì doanh nghiệp cũng cần tuân thủ trình tự lập, phê duyệt và lưu chuyển chứng từ để phục vụ cho việc ghi sổ kế toán và nâng cao hiệu quả 12
  24. quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp, các loại chứng từ theo dõi tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu bao gồm: - Chứng từ nhập Hóa đơn bán hàng thông thường hoặc hóa đơn giá trị gia tăng Phiếu nhập kho Biên bản kiểm nghiệm - Chứng từ xuất Phiếu xuất kho Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Phiếu xuất vật tư theo hạn mức - Chứng từ theo dõi quản lý Thẻ kho Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Biên bản kiểm kê hàng tồn kho 1.3.1.2. Sổ kế toán sử dụng - Sổ chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. - Bảng tổng hợp chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa - Thẻ kho (Sổ kho) - Bảng kê nhập xuất (nếu có) 1.3.2. Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ Trường1.3.2.1. Phương pháp th ẻ Đạisong song học Kinh tế Huế Đặc điểm của phương pháp thẻ song song là sử dụng các sổ chi tiết để theo dõi thường xuyên, liên tục sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lượng và giá trị. 13
  25. Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhập chứng từ tại kho, kế toán tiến hành việc kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào sổ chi tiết cả về mặt số lượng và giá trị. Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên các sổ chi tiết với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh lệch phải xử lý kịp thời. Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu. Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu được dùng để đối chiếu với số liệu trên tài khoản 152 “Nguyên, vật liệu” trên sổ cái. Phương pháp thẻ song song đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu nhưng cũng có nhược điểm là sự trùng lặp trong công việc. Nhưng phương pháp này rất tiện lợi khi doanh nghiệp xử lý công việc bằng máy tính.  Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song Chứng từ nhập Sổ chi tiết Bảng tổng Thẻ kho vật liệu hợp chi tiết Chứng từ xuất Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song Trong đó: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối kỳ Trường1.3.2.2. Phương pháp s ổ đốiĐại chiếu luân chuyểnhọc Kinh tế Huế Là sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để theo dõi sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lượng và trị giá. Việc ghi sổ chỉ thực hiện một lần vào cuối tháng và mỗi danh điểm vật liệu được ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển. 14
  26. Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào các bảng kê nhập, xuất cả về số lượng và giá trị theo từng loại vật liệu. Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số lượng và giá trị từng loại nguyên vật liệu đã nhập, xuất trong tháng và tiến hành vào sổ đối chiếu luân chuyển. Kế toán cần đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên sổ đối chiếu luân chuyển với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh lệch phải được xử lý kịp thời. Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành tính tổng trị giá nguyên vật liệu nhập - xuất trong kỳ và tồn kho cuối kỳ, số liệu này dùng để đối chiếu trên TK 152 trong sổ cái. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu, nhưng vẫn có nhược điểm là tập trung công việc vào cuối tháng nhiều, ảnh hưởng đến tính kịp thời, đầy đủ và cung cấp thông tin cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng khác nhau.  Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Chứng từ nhập Bảng kê xuất Bảng tổng Thẻ kho hợp chi tiết Chứng từ xuất Bảng kê xuất TrườngSơ đồ 1.2 - Sơ đ ồ Đạikế toán chi tiết học theo phươn gKinh pháp sổ đối chiếu tế luân chuyển Huế Trong đó: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối kỳ 15
  27. 1.3.2.3. Phương pháp sổ số dư Đặc điểm của phương pháp sổ số dư là sử dụng sổ số dư để theo dõi sự biến động của từng mặt hàng tồn kho chỉ về mặt trị giá theo giá hạch toán, do đó phương pháp này thường được dùng cho các doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán vật liệu để ghi sổ kế toán trong kỳ. Định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra việc ghi chép của thủ kho và ký vào phiếu giao nhận chứng từ và cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Căn cứ vào các phiếu giao nhận chứng từ nhập (xuất), kế toán phản ánh số liệu vào bảng lũy kế nhập - xuất - tồn kho từng loại vật liệu. Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số liệu nhập, xuất trong tháng và xác định số dư cuối tháng của từng loại vật liệu trên bảng lũy kế số lượng tồn kho trên sổ số dư phải khớp với trị giá tồn kho trên bảng lũy kế, số liệu tổng cộng trên bảng lũy kế dùng để đối chiếu với số liệu trên TK 152 trong sổ cái. Phương pháp sổ số dư thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện công việc kế toán thủ công, hạn chế sự trùng lặp trong công việc giữa thủ kho và nhân viên kế toán.  Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư Phiếu nhập kho Phiếu giao nhận Bảng lúy kế nhập chứng từ nhập Bảng tổng hợp Thẻ kho Sổ số dư N-X-T Trường Đại Phihọcếu giao nhận Kinh tế Huế B Phiếu xuất kho chứng từ xuất ảng lũy kế xuất Sơ đồ 1.3 - Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư 16
  28. Trong đó: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối kỳ 1.4. Kế toán tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1.4.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.4.1.1. Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập - xuất - tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Công thức: Trị giá hàng tồn Trị giá hàng tồn Trị giá hàng nhập Trị giá hàng xuất = + - kho cuối kỳ kho đầu kỳ kho trong kỳ kho trong kỳ Cuối kỳ kế toán so sánh giữa số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hóa tồn kho và số liệu vật tư, hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán nếu có sai sót chênh lệch thì phải xử lý kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng các đơn vị sản xuất và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao. 1.4.1.2. Tài khoản sử dụng  Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” Phản ánh trị giá của các loại hàng hóa, vật tư (nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ; hàng hóa) mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi, kho ngoại quan hoặc đã về đến doanh nghiệp Trườngnhưng đang chờ kiểm nhậnĐại nhập kho. học Kinh tế Huế  Nội dung kết cấu tài khoản 151: Bên Nợ: Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường. 17
  29. Bên Có: Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng. Dư Nợ: Phản ánh trị giá hàng hóa, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường (chưa về nhập kho doanh nghiệp).  Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu” Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp.  Nội dung kết cấu tài khoản 152 Bên Nợ: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê; Bên Có: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc đưa đi góp vốn; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua; - Chiết khấu thương mại được hưởng khi mua nguyên liệu, vật liệu; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê;. Dư Nợ: Giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ.  Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ” Tài khoản này trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp. Trường Nội dung kết cấu tĐạiài khoản 153 học Kinh tế Huế Bên Nợ: 18
  30. - Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn; - Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho; - Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê; Bên Có: - Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn; - Chiết khấu thương mại được hưởng khi mua công cụ, dụng cụ; - Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá; - Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện khi kiểm kê; Dư Nợ: Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ.  Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” Tài khoản này phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết  Nội dung kết cấu tài khoản 331 Bên Nợ: - Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp; - Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp. - Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng; Trường- Chiết khấu thanh Đại toán và chi ếthọc khấu thương Kinhmại được người bántế chấp Huếthuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán; 19
  31. - Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán; - Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính lớn hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, khi có hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức; - Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán). Bên Có: - Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp; - Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, khi có hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức; - Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán). Dư Nợ (nếu có): Số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Dư Có: Số tiền còn phải trả cho người bán hàng, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp.  Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ”. Tài khoản này phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ của doanh nghiệp. Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2: + TK 1331: “thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ”. Trường+ TK 1332: “Thu Đạiế GTGT đư ợchọc khấu trừ của Kinh tài sản cố định” tế Huế  Nội dung kết cấu tài khoản 133: Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Bên Có: 20
  32. - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ; - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ; - Thuế GTGT đầu vào của vật tư, hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được chiết khấu, giảm giá; - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại. Dự Nợ: Số thuế GTGT còn được khấu trừ. Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sách nhà nước chưa hoàn trả. 1.4.1.3. Phương pháp hạch toán  Kế toán nhập nguyên, vật liệu - công cụ dụng cụ 1) Mua nguyên, vật liệu công cụ dụng cụ nhập kho Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 152, 153 Giá mua chưa thuế Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,141,331 Đã thanh toán tiền Có TK 331 Chưa thanh toán tiền Có TK 333 Thuế nhập khẩu (nếu có) Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 152, 153 Tổng tiền thanh toán Có TK 111,112,141,311,331 2) Trường hợp mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì phải ghi giảm giá gốc nguyên, vật liệu TrườngNợ TK 111,112,331 Đại học Kinh tế Huế Có TK 152,153 Có TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). 21
  33. 3) Trường hợp nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ về nhập kho nhưng doanh nghiệp phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng phải trả lại cho người bán hoặc được giảm giá. Nợ TK 331,111,112 Số tiền được hưởng khi giảm giá Có TK 152, 153 Nguyên liệu, vật liệu (nếu NVL còn tồn kho). Có TK 241 Xây dựng cơ bản dở dang (nếu NVL đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng). Có TK 133 (nếu có) Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 4) Nhận hóa đơn mua hàng nhưng cuối tháng hàng chưa về Nợ TK 151 Hàng mua đang đi đường Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 141 Đã thanh toán Có TK 331 Chưa thanh toán Tháng sau khi hàng về căn cứ vào chứng từ nhập kho hoặc chuyển cho bộ phận sản xuất (sử dụng luôn) Nợ TK 152, 153 Nhập kho Có TK 151 5) Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thì khoản chiết khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính. Nợ TK 331 Phải trả cho người bán. Có 111,112 Số tiền thanh toán TrườngCó TK 515ĐạiSố chiết khấuhọc được h ưởngKinh tế Huế 6) Đối với nguyên, vật liệu nhập khẩu Khi nhập khẩu nguyên vật liệu Nợ TK 152, 153 Giá có thuế nhập kho 22
  34. Có TK 331 Phải trả cho người bán Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng NK không được khấu trừ). Có TK 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu). Có TK 33381 Thuế bảo vệ môi trường. Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ Đồng thời ghi: Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (33312) 7) Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về kho doanh nghiệp Nợ TK 152, 153 Nợ TK 133 Có TK 111,112,141,331 8) Đối với nguyên, vật liệu, công cụ thừa phát hiện khi kiểm kê: Nếu chưa xác định được nguyên nhân Nợ TK 152,153 NVL, CCDC thừa Có TK 3381 Tài sản thừa chờ xử lý Có quyết định xử lý: Nợ TK 3381 Tài sản thừa chờ xử lý Có các TK có liên quan Trường Nếu xác định ngayĐại khi kiểm khọcê số nguyên Kinhliệu, vật liệu thừa tế là của cácHuế doanh nghiệp khác khi nhập kho chưa ghi tăng TK 152 thì không ghi vào bên Có tài khoản 338 (3381) mà doanh nghiệp chủ động ghi chép và theo dõi trong hệ thống quản trị và trình bày trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính. 23
  35.  Kế toán xuất nguyên vật liệu 1) Xuất kho nguyên, vật liệu sử dụng Nợ TK 621 Dùng cho sản xuất Nợ TK 641,627,642 Dùng cho QLPX, BH, QLDN Nợ TK 241 Dùng cho xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐ Nợ TK 154 Xuất gia công chế biến Có TK 152 2) Xuất kho nguyên, vật liệu nhượng bán, cho vay (nếu có) Nợ TK 632 Xuất bán Nợ TK 1388 Cho vay Có TK 152 3) Xuất nguyên, vật liệu góp vốn liên doanh với các đơn vị khác Nợ TK 221, 222 (theo giá đánh giá lại) Nợ TK 811 Chi phí khác (giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ) Có TK 152 Nguyên liệu, vật liệu (theo giá trị ghi sổ) Có TK 711 Thu nhập khác (giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ). 4) Khi xuất nguyên liệu, vật liệu dùng để mua lại phần vốn góp tại công ty con, công ty liên doanh, liên kết Ghi nhận doanh thu bán nguyên vật liệu và khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, ghi: Nợ TK 221, 222 (theo giá trị hợp lý) TrườngCó TK 511 - Doanh Đại thu bán hànghọc và cung cấpKinh dịch vụ tế Huế Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp. 24
  36. Ghi nhận giá vốn nguyên vật liệu dùng để mua lại phần vốn góp tại công ty con, công ty liên doanh, liên kết, ghi Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu. 5) Đối với nguyên, vật liệu thiếu khi kiểm kê Nếu hao hụt trong định mức Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán Có TK 152, 153 Nếu hao hụt chưa xác định nguyên nhân Nợ TK 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 152, 153 Căn cứ biên bản xác định giá trị vật liệu, công cụ thiếu hụt mất mát và biên bản xử lý: Nợ TK 1388 Phải thu khác (tiền bồi thường của người phạm lỗi) Nợ TK 111 Tiền mặt (người phạm lỗi nộp tiền mặt) Nợ TK 334 Trừ vào lương Nợ TK 632 Phần còn lại tính vào giá vốn Có TK 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý 6) Đối với nguyên vật liệu, phế liệu ứ đọng, không cần dùng: Khi thanh lý, nhượng bán nguyên vật liệu, phế liệu, kế toán phản ánh giá vốn ghi: TrườngNợ TK 632 Giá Đại vốn hàng bán học Kinh tế Huế Có TK 152 Nguyên liệu, vật liệu. Kế toán phản ánh doanh thu bán nguyên vật liệu, phế liệu, ghi: 25
  37. Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5118) Có TK 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.  Kế toán xuất kho công cụ, dụng cụ: Nếu giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến một kỳ kế toán được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh một lần, ghi: Nợ TK 627, 641, 642, Chi phí Có TK 153 CCDC Nếu giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến nhiều kỳ kế toán được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh: Khi xuất công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê, ghi: Nợ TK 242 Chi phí trả trước Có TK 153 Công cụ, dụng cụ. Khi phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng kỳ kế toán, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641,642, Có TK 242 Chi phí trả trước. 1.4.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ 1.4.2.1. Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ Là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp. Giá trị NVL, Giá trị NVL, Giá trị NVL, Giá trị NVL, CCDC xuất dùng = CCDC tồn + CCDC nhập - CCDC xuất Trườngtrong kỳ Đạiđầu kỳ học Kinhtrong kỳ tế trongHuế kỳ 26
  38. Phương pháp kiểm kê định kỳ thì mọi biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho mà được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng, tài khoản 611 “Mua hàng”. Phương pháp kiểm kê định kỳ áp dụng tại các doanh nghiệp có nhiều loại vật tư, hàng hóa với quy cách, mẫu mã đa dạng, giá trị thấp, được xuất dùng hay bán thường xuyên. 1.4.2.2. Tài khoản sử dụng: TK 611, TK 511, 152, 111, 112, 131, 331,  Tài khoản 611 “Mua hàng” Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua vào trong kỳ. Nội dung, kết cấu tài khoản 611 Bên Nợ: - Kết chuyển giá gốc hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (theo kết quả kiểm kê) - Giá gốc hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, mua vào trong kỳ Bên Có: - Kết chuyển giá gốc hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê); - Giá gốc hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ hoặc giá gốc hàng hóa xuất bán và hàng hóa gửi đi bán (chưa được xác định là đã bán trong kỳ); - Giá gốc nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa mua vào trả lại cho người bán hoặc được giảm giá TrườngKhông có số dư cu ốiĐại kỳ học Kinh tế Huế Tài khoản 611 có 2 tài khoản cấp 2: TK 6111: Mua nguyên, vật liệu 27
  39. TK 6112: Mua hàng hóa 1.4.2.3. Phương pháp hạch toán 1) Đầu kỳ kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn đầu kỳ Nợ TK 611 (trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho) Có TK 151, 152, 153 2) Trong kỳ, khi mua nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ căn cứ vào hóa đơn, chứng từ mua hàng, phiếu nhập kho: Nợ TK 611 Trị giá thực tế hàng nhập kho Nợ TK 133 Doanh nghiệp áp dụng thuế theo phương pháp khấu trừ Có TK 111, 112, 141, 331 Tổng tiền thanh toán 3) Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ không đúng quy cách, chủng loại, phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế, hoặc cam kết phải trả lại cho người bán, hoặc được giảm giá: Nợ TK 111, 112 (nếu thu ngay bằng tiền) Nợ TK 331 Phải trả cho người bán (trừ vào số nợ còn phải trả người bán) Có TK 611 Mua hàng (6111) (trị giá NVL, CCDC đã trả lại người bán hoặc khoản giảm giá được chấp thuận) Có TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có). 4) Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, kế toán phải xác định trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ và trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất vào sử dụng hoặc xuất bán Kết chuyển trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ tồn kho cuối kỳ (theo Trườngkết quả kiểm kê), ghi Đại học Kinh tế Huế Nợ TK 152, 153 Có TK 611 28
  40. Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, Có TK 611 - Mua hàng (6111). Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ thiếu hụt, mất mát, căn cứ vào biên bản xác định thiếu hụt, mất mát chờ xử lý, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) Có TK 611 - Mua hàng (6111). 1.5. Một số trường hợp khác về nguyên, vật liệu - công cụ, dụng cụ 1.5.1. Kế toán đánh giá lại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ Khi có quyết định của nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê đánh giá lại tài sản và phản ánh số chênh lệch và đánh giá lại tài sản vào sổ kế toán. Nếu giá trị đánh giá lớn hơn giá trị ghi trên sổ kế toán Nợ TK 152, 153 Phần chênh lệch tăng do đánh giá lại. Có TK 412 Nếu giá trị đánh giá nhỏ hơn giá trị ghi trên sổ kế toán Nợ TK 412 Có TK 152, 153 1.5.2. Kế toán cho thuê công cụ dụng cụ  Nếu giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến Trườngmột kỳ kế toán đư ợcĐại tính vào chi học phí sản xuất, Kinhkinh doanh một lầntế Huế Nợ TK 623, 627, 641, 642 Có TK 153 (1531, 1532) 29
  41.  Nếu giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến nhiều kỳ kế toán được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh Khi xuất công cụ dụng cụ cho thuê Nợ TK 242 Có TK 153 Đồ dùng cho thuê Khi phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng kỳ kế toán Nợ TK 623, 627, 641,642, Có TK 242 Phản ánh số thu về do cho thuê công cụ dụng cụ Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 5113 Có TK 333 Nhận lại công cụ dụng cụ cho thuê Nợ TK 153 CCDC được thu hồi Có TK 242 Giá trị còn lại chưa tính vào chi phí 1.5.3. Kế toán TSCĐ thành công cụ dụng cụ Nợ TK 623, 627, 641, 642 (nếu giá trị còn lại nhỏ) Nợ TK 242 Nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần Nợ TK 214 Giá trị hao mòn Có TK 211 Nguyên giá TSCĐ Trường1.5.4. Kế toán dự phòng Đại giảm giá nguy họcên vật liệu, côngKinh cụ dụng cụ tồntếkho: Huế Một số quy định Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng 30
  42. giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm lập Báo cáo tài chính. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo quy định hiện hành. Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho Mức dự phòng Số lượng HTK Giá gốc HTK Giá trị thuần có thể thực = x - cần lập HTK lúc lập BCTC theo sổ kế toán hiện được của HTK  Tài khoản sử dụng: 2294 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” Nội dung kết cấu tài khoản 229 Bên Nợ: - Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng tổn thất tài sản phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết; - Bù đắp phần giá trị tổn thất của tài sản từ số dự phòng đã trích lập Bên Có: Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập BCTC Dư Có: Số dự phòng tổn thất tài sản hiện có cuối kỳ 1) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch. Nợ TK 632 TrườngCó TK 2294Đại học Kinh tế Huế 2) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch. 31
  43. Nợ TK 2294 Có TK 632 3) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng Nợ TK 229 Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng) Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng) Có TK 152, 153, 155, 156. 4) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trước khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn nhà nước Nợ TK 229 Dự phòng tổn thất tài sản (2294) Có TK 411 Vốn đầu tư của chủ sở hữu. Trường Đại học Kinh tế Huế 32
  44. CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BỘ I THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát tình hình của Công ty CP Đường bộ I Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế là một trong hai đơn vị trực thuộc Sở GTVT Thừa Thiên Huế được giao nhiệm vụ quản lý, duy tu, sữa chữa thường xuyên, sữa chữa và xây dựng cơ bản cầu đường bộ. Trụ sở Công ty đặt tại số 19 đường Nguyễn Huệ - Thành Phố Huế. Doanh nghiệp được chia tách từ Xí nghiệp quản lý và sữa chữa đường bộ I Thừa Thiên Huế thuộc Sở GTVT Thừa Thiên Huế theo quyết định số 2775/TCCB ngày 25/02/1992 của Bộ GTVT lập khu quản lý đường bộ IV Xí nghiệp quản lý và sữa chữa đường bộ I Thừa Thiên Huế, được chia thành hai đơn vị. Một là đơn vị Phân khu quản lý đường bộ I Thừa Thiên Huế trực thuộc khu quản lý đường bộ IV, một đơn vị là đoạn quản lý đường bộ I trực thuộc Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế theo quyết định số 846/QĐ-UBND ngày 14/12/1992 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, là một đơn vị sự nghiệp kinh tế sau khi thực hiện nghị định 50/CP ngày 28/08/1996 của Chính Phủ về việc thành lập, giả thể và phá sản doanh nghiệp. Đơn vị đã được UBND tỉnh ra quyết định số 54/QĐ ngày 13/01/1999 chuyển đổi thành Doanh nghiệp hoạt động công ích với tên gọi là Công ty quản lý và sữa chữa đường bộ I Thừa Thiên Huế. Ngày 11/10/2005 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định số 3510/QĐ- UBND chuyển đổi Công ty sữa chữa đường bộ I Thừa Thiên Huế thành Công ty TNHH nhà nước một thành viên quản lý, bảo trì và xây dựng đường bộ Thừa Thiên Huế. TrườngNgày 12/01/2016 ĐạiUBND tỉnh họcThừa Thiên HuKinhế ra quyết định 76/QĐtế -UBNDHuế đổi tên Công ty TNHH nhà nước một thành viên bảo trì đường bộ Thừa Thiên Huế. Thực hiện quyết định số 160/QĐ-UBND ngày 20/01/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp Doanh ngiệp Nhà nước năm 2018. 33
  45. Căn cứ quyết định số 1371/QĐ-UBND ngày 19/01/2010 về việc chuyển Công ty TNHH nhà nước một thành viên bảo trì đường bộ Thừa Thiên Huế thành Công ty cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế. - Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BỘ I THỪA THIÊN HUẾ - Tên giao dịch quốc tế: THUA THIEN HUE ROAD TRANSPORT JOINT STOCK COMPANY NO 1 - Tên viết tắt: ROTRACO - Trụ sở chính: Địa chỉ: 19 Nguyễn Huệ, TP Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 0234.3822796 Fax : 0234.3849219 - Địa chỉ email: ctcpintth@gmail.com - Mã số thuế: 3300100441 - Vốn điều lệ của công ty là: 12.500.000.000 đồng - Công ty có 10 đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc,có tổ chức kế toán riêng: Xí nghiệp Quản lý; Xây dựng số 1 Xí nghiệp Quản lý; Xây dựng số 2 Xí nghiệp Quản lý; Xây dựng số 3 Xí nghiệp Quản lý; Xây dựng số 4 Xí nghiệp Quản lý; Xây dựng số 5 Xí nghiệp Quản lý;Xây dựng số 6 Trường Xí nghiệp Thi côngĐại Cơ giới học Kinh tế Huế Xí nghiệp Xây dựng Công trình số 1 Xí nghiệp Xây dựng Công trình số 2 34
  46. Xí nghiệp Xây dựng Công trình số 3 2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Lĩnh vực hoạt động của công ty thuộc khối ngành xây dựng bao gồm những hoạt động sau: - Duy tu, quản lý, sữa chữa và xây dựng các công trình giao thông vừa và nhỏ. - Sản xuất, lắp đặt, sữa chữa kết cấu thiết bị, phương tiện phục vụ an toàn giao thông. - Thiết kế các công trình giao thông vừa và nhỏ. - Sữa chữa máy móc thiết bị chuyên ngành giao thông. - Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng và sản xuất vật liệu xây dựng. - Xây dựng các công trình giao thông, các công trình dân dụng - Sản xuất kinh doanh khác phục vụ duy tu, bảo dưỡng cầu đường bộ. - Hoạt động kinh doanh: Hợp đồng ngoài các công trình và dịch vụ vận tải, ca máy. 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Công ty có nhiệm vụ là quản lý duy tu, sữa chữa đường bộ, xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, dân dụng, công nghiệp; tư vấn, khảo sát, thí nghiệm vật liệu các công trình giao thông, thủy lợi, thoát nước, hè đường; sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu nung và không nung, thiết kế đảm bảo giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý công ty TrườngCông ty cổ phần Đại đường bộ I Thừahọc Thiên Hu Kinhế là một đơn vị vừatế kinh doanhHuế vừa thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, do đó khối lượng công việc rất lớn. Để quản lý tốt hoạt động, duy trì và đảm bảo sự phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình quan hệ trực tuyến - Chức năng. Với đặc 35
  47. trưng gọn nhẹ, quản lý theo chế độ thủ trưởng. Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm chức giám đốc - người có quyền cao nhất chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước khách hàng. BGĐ lãnh đạo các phòng tham mưu và các đơn vị trực thuộc, các phòng ban theo quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của mình và phải chịu trách nhiệm trước BGĐ về hoạt động của mình. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KH PHÒNG PHÒNG PHÒNG KT-VT TC - HC KT - TV QLGT XN XN XN XN XN XN XN XN XN XN - QL QL QL QL QL QL XD XD XD TC và và và và và và CT CT CT CG XD XD XD XD XD XD SỐ SỐ SỐ SỐ SỐ SỐ SỐ SỐ SỐ 1 2 3 1 2 3 4 5 6 Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Trường Ban kiểm soát: Đại Thực hiện giámhọc sát Hội đồngKinh quản trị, Giám tế Đốc trongHuế việc quản lý và điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao 36
  48. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của công ty theo điều lệ công ty. Giám đốc: Là người điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm chung về hoạt động của công ty, là người đại diện công ty tham gia vào hoạt động và quyết định chỉ tiêu hoạt động tài chính. Phó giám đốc: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, quản lý các phòng kế hoạch, kỹ thuật vật tư, phòng quản lý giao thông trong công ty Các Phòng Ban nghiệp vụ - Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Vật tư thiết bị: Nghiên cứu xây dựng kế hoạch, dự toán thực hiện các hợp động xây dựng. Tham mưu cho Giám Đốc về công tác kế hoạch, kỹ thuật, vật tư thiết bị. Lập thủ tục về hồ sơ thiết kế, dự toán công trình Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư của Chủ đầu tư. Tổ chức phương án thi công và giám sát thi công, nghiệm thu nội bộ và tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình cho Ban dự án, lập các thủ tục về chất lượng sản phẩm. Tổ chức điều động vật tư thiết bị xe máy đảm bảo thi công đúng tiến độ theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật. - Phòng Quản lý giao thông: Quản lý hệ thống đường bộ của các huyện trong tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc trách nhiệm quản lý của công ty phát hiện hư hỏng để sữa chữa kịp thời. Tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo Công ty các lĩnh vực quản lý giao thông và sữa chữa các công trình giao thông trên địa bàn do Công ty quản lý. - Phòng Tổ chức hành chính: Nghiên cứu đề xuất và tham gia cùng lãnh đạo để cải Trườngtiến, hoàn thiện hệ Đạithống các chính học sách, quy địnhKinh của công ty vtếà thủ tục Huế nhân sự. Tham mưu cho Giám Đốc về lĩnh vực tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, hành chính quản trị, tổ chức điều động các loại thợ để sản xuất không bị lãng phí phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị. 37
  49. - Phòng Kế toán tài vụ: Tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, lập báo cáo tài chính, theo dõi sự biến động của tài sản và nguồn vốn. Tham mưu cho Giám Đốc về lĩnh vực tài chính kế toán, tổ chức hạch toán, giám sát việc thực hiện các chính sách cơ chế tài chính kế toán của Nhà nước ban hành. - Xí nghiệp Xây dựng công trình: Chức năng chuyên xây dựng cơ bản các cầu, cống, đường bộ vừa và nhỏ. - Xí nghiệp Quản lý và xây dựng: Chức năng quản lý duy tu, sửa chữa bảo dưỡng cầu đường bộ trong phạm vi km đã giao. - Xí nghiệp Thi công cơ giới: Chức năng cung cấp vật liệu, thiết bị máy móc đến tận chân công trình. 2.1.5. Nguồn lực của Công ty Cổ phần Đường bộ I Thừa Thiên Huế a. Tình hình lao động của công ty Lao động là một nguồn lực chủ chốt, quan trọng của công ty nó quyết định đến sự hình thành, tồn tại và phát triển của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố con người, Ban điều hành công ty đã có những chính sách nhằm thu hút, củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty, về năng lực trình độ chuyên, trình độ văn hóa mà còn về cả tinh thần làm việc. Bên cạnh đó công ty còn thực hiện một số chính sách để tạo điều kiện cho nhân viên công ty được nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, công ty thực hiện đầy đủ các chế độ về: bảo hiểm lao động, thai sản Trường Đại học Kinh tế Huế 38
  50. BẢNG 2.1 - TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐVT: Người So sánh 2016 2017 2018 Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 176 100 179 100 186 100 3 1.7 7 3.91 I.Phân theo tính chất Lao động trực tiếp 104 59.1 105 58.66 110 59.14 1 0.96 5 4.76 Lao động gián tiếp 72 40.9 74 41.34 76 40.86 2 2.78 2 2.7 II.Phân theo giới tính Lao động nữ 24 13.64 25 13.97 27 14.52 1 4.17 2 8 Lao động nam 152 86.36 154 86.03 159 85.48 2 1.32 5 3.25 III.Phân theo trình độ Đại học Cao đẳng 36 20.45 37 20.67 39 20.69 1 2.78 2 5.4 Trung cấp 30 17.05 30 16.76 31 17.67 0 0 1 3.33 Công nhân bậc cao 72 40.9 73 40.78 76 40.86 1 1.39 3 4.11 Lao động phổ thông 38 21.6 39 21.79 40 21.51 1 2.63 1 2.56 IV.Phân theo đối tượng HĐLĐ Lao động ký HĐLĐ 157 89.2 158 88.27 161 86.56 1 0.64 3 1.9 không kỳ hạn Lao động quản lý 3 1.7 3 1.68 4 2.15 0 0 1 33.33 bổ nhiệm Lao động ký HĐLĐ có thời hạn từ 12 16 9.1 18 10.05 21 11.29 2 12.5 3 16.67 đến 36 tháng Qua bảng trên ta thấy cơ cấu lao động phân bổ hợp lý, ổn định. - Số lượng lao động đều tăng thêm mỗi năm: năm 2017 là 179 LĐ, tăng thêm 3 LĐ và 1,7% so với năm 2016; năm 2018 tăng thêm 7 LĐ và 3,91% so với năm 2017. Chứng tỏ công ty đang thực hiện đúng chính sách mỗi người mỗi việc, tránh việc lãnh Trườngphí lao động trong công Đại ty. học Kinh tế Huế - Số lượng lao động trực tiếp tăng theo mỗi năm: năm 2017 là 105 LĐ, tăng thêm 1 LĐ và 0,96% so với năm 2016; năm 2018 tăng thêm 5 LĐ và 4,76% so với năm 2017. 39
  51. - Số lượng lao động gián tiếp tăng đều theo mỗi năm: năm 2017 là 74 LĐ, tăng thêm 2 LĐ và 2,78% so với năm 2016; năm 2018 tăng thêm 2 LĐ và 2,7% so với năm 2017. - Số lượng lao động nam tăng theo mỗi năm: năm 2017 là 154, tăng thêm 2 LĐ và 1,32% so với năm 2016; năm 2018 tăng thêm 5 LĐ và 3,25% so với năm 2017. - Số lượng lao động nữ tăng theo mỗi năm: năm 2017 là 25, tăng thêm 1 LĐ và 4,17% so với năm 2016; năm 2018 tăng thêm 2 LĐ và 8% so với năm 2017. - Số lượng lao động có trình độ đại học và cao đẳng tăng theo mỗi năm: năm 2017 là 37, tăng thêm 1 LĐ và 2,78% so với năm 2016; năm 2018 tăng thêm 2 LĐ và 5,4% so với năm 2017. - Số lượng công nhân bậc cao cũng tăng theo mỗi năm: năm 2017 là 73, tăng thêm 1 LĐ và 1,39% so với năm 2016; năm 2018 tăng thêm 3 LĐ và 4,11% so với năm 2017. b. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm Một công ty được coi là là lớn mạnh khi quy mô hoạt động của công ty rộng lớn, tình hình tài sản nguồn vốn của công ty tăng trưởng ổn định, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ngày một phát triển, bên cạnh đó công ty có mục tiêu chiến lược phát triển đúng đắn. Để đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Đường Bộ I Thừa Thiên Huế ta đi vào phân tích các yếu tố tài sản, nguồn vốn, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn năm (2016 - 2018). Trường Đại học Kinh tế Huế 40
  52. BẢNG 2.2 - TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN NĂM (2016-2018) ĐVT: Đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 Gía trị % Gía trị % Gía trị % Gía trị % Gía trị % Tài sản ngắn hạn 55,680,019,411 93.61 47,322,929,447 91.55 67,358,099,565 95.29 -8,357,089,964 -15.01 20,035,170,118 42.34 Ti à các kho ền v ản tương 17,456,246,536 29.35 16,007,172,181 30.97 7,624,443,349 10.79 -1,449,074,355 -8.30 -8,382,728,832 -52.37 đương tiền Các kho ản đầu tư tài 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 chính ngắn hạn Các kho ản phải thu ngắn 35,726,455,576 60.06 27,139,283,087 52.50 56,711,292,087 80.22 -8,587,172,489 -24.04 29,572,009,000 108.96 hạn Hàng tồn kho 2,269,816,466 3.82 3,979,656,367 7.70 2,884,196,317 4.08 1,709,839,901 75.33 -1,095,460,050 -27.53 Tài sản ngắn hạn khác 227,500,833 0.38 196,817,812 0.38 138,167,812 0.20 -30,683,021 -13.49 -58,650,000 -29.80 Tài sản dài hạn 3,802,464,021 6.39 4,369,787,213 8.45 3,332,354,276 4.71 567,323,192 14.92 -1,037,432,937 -23.74 Các kho ài ản phải thu d 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 hạn Tài sản cố định 3,728,027,497 6.27 4,174,008,774 8.07 3,282,528,982 4.64 445,981,277 11.96 -891,479,792 -21.36 Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tài sản dở dang dài hạn 0 0 77,837,000 0.15 0 0 77,837,000 100 -77,837,000 -100 Các kho ản đầu tư tài 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 chính dài hạn Tài sản dài hạn khác 74,436,524 0.13 117,941,439 0.23 49,771,294 0.07 43,504,915 58.45 -68,170,145 -57.80 Tổng tài sản 59,482,483,432 100 51,692,716,660 100 70,690,453,841 100 -7,789,766,772 -13.10 18,997,737,181 36.75 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ) Trường Đại học Kinh41 tế Huế
  53. Căn cứ vào số liệu được phân tích trong bảng 2.2 và cho thấy được tình hình tổng tài sản của công ty trong giai đoạn năm (2016 - 2018) biến động tăng, giảm không đồng đều về cả giá trị và cơ cấu cụ thể: Xét về mặt giá trị Năm 2016 tổng tài sản của công ty là 59.482 triệu đồng đến năm 2017 tổng tài sản của công ty 51.692 triệu đồng, so với năm 2016 thì ở năm 2017 Tổng tài sản đã giảm 7.789 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 13,1%, trong đó TSNH giảm 8.357 triệu đồng do ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành nên như: Tiền và các khoản tương đương tiền đã giảm 1.449 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 8.3%, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 8.587 triệu đồng ứng với tốc độ giảm 24.04%, Tài sản ngắn hạn khác có giảm 30.683 triệu đồng với tốc độ giảm 13.49%. Bên cạnh đó TSDH của công ty tăng với mức tăng 567 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 14,92%, trong đó TSCĐ tăng 445 triệu đồng với tốc độ tăng 11.96% và Tài sản dài hạn khác tăng 43 triệu đồng ứng với tốc độ giảm 58,45%. Năm 2018 Tổng tài sản của công ty đạt 70.690 triệu đồng so với năm 2017 thì tổng tài sản của công ty đã tăng 18.997 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 36,75%. Trong đó chỉ tiêu TSNH tăng 20.035 triệu đồng với tốc độ tăng 42.34% do ảnh hưởng của các chỉ tiêu cấu thành cụ thể: Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên 29.572 triệu đồng với tốc độ tăng 108,96% đây là một mức tăng cao chủ yếu do Khoản phải thu của khách hàng tăng hợp đồng xây dựng thường có quy mô giá trị lớn tuy nhiên do đặc điểm của các hợp đồng thường có thời hạn để thanh toán hợp đồng dài do vậy đến tại thời điểm lập báo cáo tài chính công ty chưa thu được các khoản tiền từ khách hàng, bên cạnh đó khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 8.328 triệu đồng với tốc độ giảm 52,37%, và HTK của công ty giảm 1.095 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 27,53% do công ty thực hiện nhiều hợp đồng xây dựng cho nên lượng nguyên Trườngvật liệu, nhiên liệu, công Đại cụ dụng cụ học cần cho phục Kinh vụ hoạt động tăng tế lên. TrongHuế tổng tài sản của công ty thì khoản phải thu ngắn hạn thường có giá trị lớn chính vì vậy cho nên công ty thường bị chiếm dụng vốn điều này làm ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động của công ty phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó thì TSDH của 42
  54. công ty lại giảm so với năm 2017 cụ thể giảm 1.037 triệu đồng ứng với tốc độ giảm 23,74% trong đó do Tài sản cố định giảm 891 triệu đồng, tài sản dở dang dài hạn giảm 77 triệu đồng và các tài sản dài hạn khác giảm 68 triệu đồng. Xét về mặt cơ cấu, đo đặc điểm lĩnh vực hoạt động của công ty là xây lắp, sản phẩm của công ty là những công trình có giá trị hàng chục tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng của công ty có thể kéo dài trong nhiều năm, công ty cần rất nhiều nguồn vốn lưu động tiền, nguyên vật liệu để có thể đáp ứng được nhu cầu vốn trong quá trình hoạt động do đó trong tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn của công ty luôn chiểm tỷ trọng chủ yếu còn tài sản dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, cụ thể: Năm 2016 Tổng tài sản của công ty là 59.482 triệu đồng trong đó TSNH chiếm tỷ trọng 93,61%, TSDH chiếm tỷ trọng 6,39%. Đến năm 2017 Tổng tài sản của công ty giảm xuống còn 51.692 triệu đồng trong đó TSNH chiếm tỷ trọng 91,55% bao gồm: các chỉ tiêu tiền các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, HTK chiếm tỷ trọng lớn lần lượt là 30,97%, 52,5%, 7,7%, TSDH của công ty chiếm tỷ trọng 8,45% trong tổng giá trị tài sản của công ty trong đó TSCĐ là chủ yếu 8,07% còn lại là tài sản dài hạn khác. Năm 2018 Tổng tài sản của công ty là 70.690 triệu đồng Trong tổng tài sản thì TSNH chiếm tỷ trọng 95,29% trong đó các khoản thu ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng 80,22%, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 10,79%, HTK chiếm tỷ trọng 4,08% còn lại là tài sản ngắn hạn khác, TSDH chiếm tỷ trọng 4,71% trong đó TSCĐ chiếm tỷ trọng 4,64% còn lại là tài sản dài hạn khác. Qua các năm thì cơ cấu tài sản của công ty có sự thanh đổi tuy nhiên không đáng kể, trong đó TSNH luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với TSDH trong tổng tài sản của công ty. Với cơ cấu tài sản này ta thấy phù hợp với nhu cầu hoạt động của công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế 43
  55. BẢNG 2.3 - TÌNH HÌNH VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN NĂM (2016 - 2018) ĐVT: Đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 Gía trị % Gía trị % Gía trị % Gía trị % Gía trị % NỢ PHẢI TRẢ 39,402,463,385 66.24 31,754,609,382 61.43 50,554,547,344 71.52 -7,647,854,003 -19.41 18,799,937,962 59.20 Nợ ngắn hạn 39,402,463,385 66.24 31,754,609,382 61.43 50,554,547,344 71.52 -7,647,854,003 -19.41 18,799,937,962 59.20 Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 VỐN CHỦ SỞ HỮU 20,080,020,047 33.76 19,938,107,278 38.57 20,135,906,497 28.48 -141,912,769 -0.36 197,799,219 0.62 Vốn chủ sỡ hữu 20,080,020,047 33.76 19,938,107,278 38.57 20,638,093,310 29.20 -141,912,769 -0.36 197,799,219 0.62 Nguồn kinh phí quỹ khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 TỔNG CỘNG 59,482,483,432 100 51,692,716,660 100 70,690,453,841 100 -7,789,766,772 -19.77 18,997,737,181 59.83 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ) Trường Đại học Kinh44 tế Huế
  56. Cắn cứ vào Bảng 2.3 và ta thấy Tổng nguồn vốn của công ty có biến động tăng giảm không đồng đều, cụ thể: năm 2016 Tổng nguồn vốn của công ty đạt 59.482 triệu đồng đến năm 2017 thì tổng nguồn vốn của công ty giảm xuống còn 51.692 triệu đồng. Năm 2018 Tổng nguồn vốn của công ty tăng lên và đạt 70.690 triệu đồng Nguyên nhân của sự thay đổi này là do biến động của các nhân tố ảnh hưởng Nợ phải trả và VCSH cụ thể như sau: Năm 2017 Tổng nguồn vốn của công ty giảm xuống còn 51.692 triệu đồng So với năm 2016 thì nguồn vốn công ty đã giảm 7.789 triệu đồng với tốc độ giảm 19,77%. Trong đó NPT của công ty giảm 7.647 triệu đồng với tốc độ giảm 19,41%, chủ yếu do Nợ ngắn hạn giảm 7.647 triệu đồng do giảm các chỉ tiêu phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải trả nhà nước, phải trả cho người lao động. Bên cạnh đó do VCSH của công ty năm 2017 của công ty giảm 141 triệu đồng với tốc độ giảm 0,36%. Năm 2018 Tổng nguồn vốn của công ty là 70.690 triệu đồng so với năm 2017 thì nguồn vốn của công ty đã tăng 18.997 triệu đồng với tốc độ tăng 59,83%. Trong đó NPT của công ty tăng lên 18.799 triệu đồng với tốc độ tăng 59,2%, do chỉ tiêu Nợ ngắn hạn tăng lên 18.799 triệu đồng với tốc độ tăng 59,2% nguyên nhân là do công ty mua nợ nguyên vật liệu của các nhà cung cấp, công ty ứng trước tiền của khách hàng, tăng khoản phải trả lương của công nhân, trích lập dự phòng phải trả ngắn han. Ngoài ra VCSH tăng 197 triệu đồng với tốc độ tăng 0,62%, trong đó VCSH tăng 197 triệu đồng do tăng các chỉ tiêu quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính. Xét về mặt cơ cấu, cơ cấu Nguồn vốn của công ty có sự thay đổi qua các năm nhưng thường thì Nợ phải trả của công ty thường chiếm tỷ lơn hơn VCSH, cụ thể năm 2016 NPT của công ty chiếm tỷ trọng 66,24%, VCSH chiếm 32,76%. Năm 2017 NPT chiểm tỷ trọng 61,43% đã giảm so với năm 2016, nguyên nhân là do năm 2017 Tổng Trườngnguồn vốn của công ty Đạigiảm xuống dohọc công ty thanh Kinh toán các khoản tế nợ đối Huếvới khách hàng, cung cấp, người lao động làm cho NPT của công ty giảm xuống, VCSH chiếm 38,57% 45
  57. Năm 2018 NPT của công ty chiếm tỷ trọng 71,52, VCSH chiếm tỷ trọng 28,48%. Qua phân tích ta thấy được tỷ lệ NPT lớn hơn VCSH điều này cho thấy công ty đang chiếm dụng được vốn từ bên ngoài để đầu tư cho hoạt động kinh doanh tuy nhiên điều này cho thấy được rằng khả năng tự chủ tài chính của công ty thấp, nguồn vốn của công ty phụ thuộc vào bên ngoài cao. c. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm. Trường Đại học Kinh tế Huế 46
  58. BẢNG 2.4 - TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN NĂM (2016-2018) ĐVT: Đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Chỉ tiêu Gía trị Gía trị Gía trị Gía trị % Gía trị % Doanh thu bán HHDV 106,726,557,823 70,399,226,291 99,294,087,652 -36,327,331,532 -34.04 28,894,861,361 41.04 Các khoản giảm doanh thu 0 0 0 0 0 0 0 Doanh thu thuần bán HHDV 106,726,557,823 70,399,226,291 99,294,087,652 -36,327,331,532 -34.04 28,894,861,361 41.04 Giá vốn hàng bán 92,491,764,078 61,591,175,647 89,571,140,581 -30,900,588,431 -33.41 27,979,964,934 45.43 Lợi nhuận gộp về bán HHDV 14,234,793,745 8,808,050,644 9,722,947,071 -5,426,743,101 -38.12 914,896,427 10.39 Doanh thu hoạt động tài chính 728,193,183 613,601,546 567,692,891 -114,591,637 -15.74 -45,908,655 -7.48 Chi phí tài chính 29,441,944 1,544,722 0 -27,897,222 -94.75 -1,544,722 -100 Chi phí bán hàng 0 0 0 0 0 0 0 Chi phí quản lý doanh nghiệp 11,545,321,219 8,257,892,796 7,633,510,148 -3,287,428,423 -28.47 -624,382,648 -7.56 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 3,388,223,765 1,162,214,672 2,657,129,814 -2,226,009,093 -65.70 1,494,915,142 128.63 Thu nhập khác 301,919,462 1,151,156,645 679,648,689 849,237,183 281.28 -471,507,956 -40.96 Chi phí khác 61,293,581 112,268,090 91,233,265 50,974,509 83.16 -21,034,825 -18.74 Lợi nhuận khác 240,625,881 1,038,888,555 588,415,424 798,262,674 331.74 -450,473,131 -43.36 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3,628,849,646 2,201,103,227 3,245,545,238 -1,427,746,419 -39.34 1,044,442,011 47.45 Chi phí thuế TNDN hiện hành 725,769,929 463,449,344 697,372,693 -262,320,585 -36.14 233,923,349 50.47 Lợi nhuận sau thuế TNDN 2,903,079,717 1,745,088,948 2,555,607,610 -1,157,990,769 -39.89 810,518,662 46.45 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ) Trường Đại học Kinh47 tế Huế
  59. Căn cứ vào bảng 2.4 và ta thấy được trong giai đoạn năm (2016-2018) Lợi nhuận gộp về hoạt động kinh doanh của công ty đều giảm qua các năm: năm 2016 lợi nhuận gộp của công ty là 14.234 triệu đồng, năm 2017 lợi nhuận gộp đạt 8.808 triệu đồng giảm 5.426 triệu đồng với tốc độ giảm 38,12% so với năm 2016, nguyên nhân là do năm 2016 Doanh thu thuần của công ty 106.726 triệu đồng, năm 2017 doanh thu thuần của công ty đạt 70.399 triệu đồng giảm đến 36.327 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 34,04% tuy nhiên giá vốn hàng bán của công ty giảm với tốc độ giảm lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần cụ thể năm 2016 giá vốn hàng bán của công ty là 92.491 triệu đồng năm 2017 giá vốn hàng bán của công ty 61.591 triệu đồng đã giảm 30.900 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 33,41% so với năm 2016. Đến năm 2018 lợi nhuận gộp của công ty là 9.722 triệu đồng tăng 914 triệu đồng với tốc độ tăng 10,39% nguyên nhân do doanh thu thuần của công ty đạt 99.294 triệu đồng, tăng lên 28.894 triệu đồng với tốc độ tăng 41,04% so với năm 2017. Tuy nhiên giá vốn của công ty năm 2018 tăng lên 89.571 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 45,43%. Điều này cho thấy công ty chưa kiểm soát tốt chi phí trong xây dựng công trình. Đối với doanh thu tài chính và chi phí hoạt động tài chính trong giai đoạn năm (2016-2018) có xu xướng giảm dần qua các năm cụ thể năm 2017 doanh thu hoạt động tài chính của công ty 613 triệu đồng đã giảm 114 triệu đồng với tốc độ giảm 15,74% so với năm 2016. Đến năm 2018 thì doanh thu hoạt động tài chính của công ty 567 triệu đồng đã giảm 45 triệu đồng với tốc độ giảm 7,48% nguyên nhân do công ty đã sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi của mình đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó chi phí tài chính của công ty năm 2017 là 1,5 triệu đồng đã giảm 27 triệu đồng so với năm 2016, đến năm 2018 thì chi phí này lại tiếp tục giảm so với năm 2017, điều này cho thấy chi phí tài chính giảm trong khi nợ Trườngcủa công ty đang ngày Đạicàng tăng cho học thấy được cácKinh khoản nợ của côngtế ty chủHuế yếu là của khách hàng, nhà cung cấp và người lao động, đây cũng là một lợi thế của công ty từ việc chiếm dụng vốn cho hoạt động sản xuất tiết kiệm chi phí. 48
  60. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn năm (2016-2018) giảm qua các năm, cụ thể năm 2017 chi phí quản lý doanh nghiệp là 8.257 triệu đồng giảm 3.287 triệu đồng với tốc độ giảm 28,47%, đến năm 2018 chi phí giảm xuống 7.633 triệu đồng. Lợi nhuận khác của công ty trong giai đoạn năm (2016–2018) qua các năm tăng giảm không đồng đều với tốc độ cao, cụ thể năm 2017 lợi nhuận khác của công ty là 1.038 triệu đồng đã tăng lên 798 triệu đồng với tốc độ tăng 331,74% so với năm 2016 nguyên nhân do thu nhập khác tăng lên 849 triệu đồng nhưng chi phí tăng 50 triệu đồng, đến năm 2018 lợi nhuận khác của công ty giảm xuống 588 triệu đồng so với năm 2017 do thu nhập khác giảm 471 triệu đồng chi phí khác giảm 21 triệu đồng. Do ảnh hưởng của các yếu tố trên nên lợi nhuận kế toán trước thuế có xu hướng tăng giảm không đồng đều năm 2016 thì tổng lợi nhuận của công ty đạt được là 3.628 triệu đồng đến năm 2017 thì tổng lợi nhuận trước thuế giảm xuống còn 2.201 triệu đồng đến năm 2018 thì lợi nhuận trước thuế là 3.245 triệu đồng đã tăng trở lại so với năm 2017 2.1.6. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Đường bộ I Thừa Thiên Huế a. Tổ chức bộ máy kế toán Xuất phát từ quy mô, đặc điểm cụ thể và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và căn cứ vào trình độ của đội ngủ nhân viên Kế toán, Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy Kế toán theo mô hình tập trung. Theo mô hình này, toàn Công ty tổ chức một phòng Kế toán làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, lập báo cáo Kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác Kế toán toàn Công ty. Ở các đơn vị trực thuộc chỉ bố trí các nhân viên Kế toán làm nhiệm vụ thu thập, kiểm tra và xử lý sơ bộ chứng từ. Định kỳ hàng tháng gửi các chứng từ về phòng Kế toán Công ty, nhân viên Kế toán ở các đơn vị trực thuộc được sự hướng dẫn về nghiệp Trườngvụ của phòng Kế toán CôngĐại ty nhất lhọcà Kế toán tr ưởngKinh nhằm tạo điều tế kiện cho Huế họ nâng cao trình độ chuyên môn. 49
  61. KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ KẾ KẾ KẾ THỦ KẾ TOÁN TOÁN TOÁN TOÁN QUỸ TOÁN TỔNG THANH VẬT NGÂN CÁC HỢP TOÁN TƯ HÀNG XÍ KL - CÔNG NGHIỆP TSCĐ NỢ Sơ đồ 2.2 - Bộ máy kế toán Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo trực tiếp : Quan hệ đối chiếu giữa các bộ phận b. Nhiệm vụ các bộ phận trong bộ máy kế toán - Kế toán trưởng: chỉ đạo trực tiếp công tác hạch toán kế toán trong Phòng, tham mưu cho Ban Giám Đốc về các chế độ chính sách tài chính ban hành, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về quản lý kinh tế tài chính của đơn vị, cung cấp các số liệu cho Ban lãnh đạo nắm bắt và chỉ đạo kịp thời trong công tác điều hành sản xuất. - Kế toán tổng hợp: có trách nhiệm điều hành các bộ phận Kế toán liên quan, cung cấp các số liệu kịp thời phục vụ công tác quyết toán, tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành công trình, tham mưu với Kế toán trưởng chỉ đạo tình hình công tác quản lý cũng như công tác hạch toán. - Kế toán thanh toán khối lượng TSCĐ: Chịu trách nhiệm tham gia cùng Hội đồng nghiệm thu của Công ty để theo dõi về việc hạch toán khối lượng nghiệm thu, Trườngcác khoản chi phí của cácĐại Xí nghiệp họcvà theo dõi tìnhKinh hình biến động tếtài sản cốHuế định và tính khấu hao tài sản cố định. 50
  62. - Kế toán vật tư: Chịu trách nhiệm về việc theo dõi quá trình xuất nhập vật tư, tính giá vật tư nhập xuất, theo dõi nhập xuất vật tư cho từng công trình và phụ tùng xe máy. - Kế toán thanh toán, ngân hàng, công nợ: Trực tiếp theo dõi việc thanh toán chi tiêu trong toàn đơn vị: tiền lương, bảo hiểm xã hội, các chi phí khác phục vụ hoạt động của đơn vị, theo dõi tình hình thanh toán khối lượng công trình hoàn thành và các khoản công nợ trong toàn bộ đơn vị. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt. Hằng ngày Thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt, nếu có chênh lệch Kế toán và Thủ quỹ phải kiểm tra lại để tìm nguyên nhân và từ đó có biện pháp xử lý chênh lệch. - Kế toán các Xí nghiệp: Là người trực tiếp theo dõi quá trình chi tiêu của Xí nghiệp mình để chi trả các khoản như vật liệu, nhân công, chi phí hoạt động của Xí nghiệp trên cơ sở Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành đã được Công ty nghiệm thu, cuối tháng cùng Kế toán thanh toán khối lượng đối chiếu và thu hồi chứng từ để hạch toán chi phí. c. Chế độ và hình thức kế toán tại công ty  Các chính sách kế toán được áp dụng - Niên độ kế toán áp dụng từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N theo năm dương lịch - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong sổ kế toán: Việt Nam Đồng (VNĐ) - Công ty đang áp dụng chế độ kế toán DN mới theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Trường- Nguyên tắc đánh Đại giá TSCĐ: Đánhhọc giá theo nguyKinhên giá. tế Huế - Phương pháp khấu hao: Phương pháp khấu hao đường thẳng - Công ty hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên và ghi nhận HTK theo nguyên tắc giá thực tế theo quy định cụ thể cho từng vật tư hàng hóa. 51
  63. - Kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Mức thuế suất thuế TNDN là 22%, từ ngày 1/1/2016 mức thuế TNDN của công ty 20%  Hình thức kế toán Là việc tổ chức hệ thống sổ để ghi chép tổng hợp số liệu và hệ thống hoá các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định, nhằm cung cấp các tài liệu kinh kế phục vụ cho Lãnh đạo điều hành và quản lý của đơn vị. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô hoạt động, công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tại đơn vị theo hình thức: Chứng từ ghi sổ với sự trợ giúp của phần mềm máy tính Microsoft Excel. Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng kê phân loại Sổ kế toán chi tiết Sổ đăng ký Ch chứng từ ghi sổ ứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Trường Đại học Kinh tế Huế Báo cáo tài chính Sơ đồ 2.3 - Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ 52
  64. Ghi chú: Ghi hằng ngày Quan hệ đối chiếu Cuối tháng (kỳ)  Trình tự ghi sổ Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc Kế toán tiến hành phân loại chứng từ và chứng từ ghi sổ. Cuối tháng hoặc định kỳ căn cứ vào bảng tổng chứng từ gốc lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được chuyển đến tới Kế toán trưởng ký duyệt rồi chuyển cho Kế toán tổng hợp với đầy đủ các chứng từ gốc kèm theo để Kế toán tổng hợp ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sau đó ghi vào Sổ cái. Cuối tháng khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên Sổ cái sổ chi tiết, cộng dồn luỹ kế. Cuối tháng, quý quyết toán tính tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư trên từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái để lập bảng cân đối phát sinh, sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Sổ chi tiết thì căn cứ số liệu Sổ cái để lập báo cáo tài chính. 2.2 Tình hình thực tế về hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong công ty 2.2.1. Khái quát chung về Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Cổ phần đường bộ I Thừa thiên Huế a. Đặc điểm Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Xây dựng các công trình giao thông cầu cống, thuỷ lợi, dân dụng là lĩnh vực hoạt động chính của Công ty. Công việc thu mua, bảo quản, sử dụng Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở mọi lĩnh vực có khác nhau. Hầu hết các Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ các lán trại tạm thời, Ximăng, Sắt, Thép. Vì vậy nguồn Nguyên vật liệu, công Trườngcụ dụng phải được bảo Đại quản tốt tránh học ẩm ướt, mất Kinh mát. Còn một sốtế Nguy ênHuế vật liệu khác không cần bảo quản như Đá, Cát làm đường. Nguồn cung cấp Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ này chủ yếu từ nhà cung cấp. 53
  65. Chi phí Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp. Vì vậy phải quản lý chặt chẽ Vật liệu sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm vật liệu để tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm tiết kiệm vốn. Hiện nay Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng tại Công ty rất phong phú và đa dạng. Nguyên vật liệu chính sử dụng vào hoạt động thi công công trình gồm Ximăng, Đá, Sắt, Thép, Vật liệu phụ gồm Sơn, Đinh, Tôn, Công cụ dụng cụ gồm Găng tay, Đà giáo, Cột ép, Giày dép chuyên dụng và một số Nguyên vật liệu dễ hư hỏng, ẩm, Vì vậy chúng phải được bảo quản an toàn tránh sự tác động lớn của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm. Công ty đã sử dụng nguồn Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phong phú trong nước mà chất lượng lại cao, đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình b. Phân loại Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Để tiến hành xây dựng thi công nhiều công trình khác nhau, đáp ứng nhu cầu thị trường, Công ty phải sử dụng một khối lượng Nguyên vật liệu rất lớn, bao gồm nhiều thứ nhiều loại khác nhau. Mỗi loại Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có vai trò tính năng riêng, muốn quản lý tốt và hạch toán chính xác vật liệu, công cụ dụng cụ thì phải tiến hành phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ một cách khoa học, hợp lý để thuận tiện và đơn giản cho việc theo dõi bảo quản Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Kho. Đối với Nguyên vật liệu của Công ty được phân loại: - Nguyên vật liệu chính: Ximăng, Sắt, Thép, Đá, Cát - Nguyên vật liệu phụ: Đinh, Sơn, Dây bộc - Nhiên liệu: Dầu Diezel, Xăng, Dầu thuỷ lực - Phụ tùng thay thế nhằm phục vụ cho việc thay thế các thiết bị của xe như mũi Trườngkhoan, bulon, Đại học Kinh tế Huế Đối với công cụ dụng cụ: - Công cụ dụng cụ tư liệu nhỏ: Cuốc, Xẻng, 54
  66. - Bao bì luân chuyển: vỏ bao Ximăng, các loại thùng chứa, c. Phương pháp đánh giá Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế Để phục vụ công tác hạch toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải thực hiện việc đánh giá Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Đánh giá Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là dùng tiền để biểu thị Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo nguyên tắc nhất định trong công tác kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế. Giá thực tế của Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được sử dụng để hạch toán chi tiết và hạch toán tình hình nhập, xuất, tồn Kho Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Giá thực tế của Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho Công ty cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế là Công ty xây dựng nên vật liệu chủ yếu mua tại các cửa hàng và các Công ty chuyên mua bán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Vì vậy, Công ty tính giá Nguyên vật liệu nhập kho theo giá thực tế Vật liệu mua ngoài nhập kho. Giá thực tế Các khoản giảm Giá thực tế ghi Chi phí vận nguyên liệu mua = + - giá hàng mua trên hoá đơn chuyển ngoài nhập kho được hưởng Đánh giá thực tế Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất Kho Công ty chỉ mua Nguyên vật liệu khi các công trình có nhu cầu cần đến. Sau khi nhận đựơc Phiếu yêu cầu vật tư thì Công ty mới tiến hành mua vật tư nên khi xuất kho Công ty áp dụng theo phương pháp nhập trước xuất trước. Giá thực tế của hàng hoá xuất kho = Σ Giá thực tế của hàng hoá từng lần xuất Trường Đại học Kinh tế Huế 55
  67. 2.2.2. Kế toán chi tiết Nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế. Với đặc điểm vật tư, vật liệu là mật độ nhập xuất lớn có sự giám sát bảo quản thường xuyên và hệ thống kho được bố trí tập trung, nên Công ty cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. Sổ kế toán chi tiết Công ty đang sử dụng: Sổ chi tiết vật liệu Phản ánh về giá trị, số lượng, chất lượng của từng loại vật liệu theo từng kho các chứng từ sổ sách để hạch toán chi tiết vật tư bao gồm: Phiếu xuất kho vật tư, Phiếu nhập kho vật tư, Sổ chi tiết vật tư, Hoá đơn bán hàng, Hoá đơn GTGT, Bảng tổng hợp xuất nhập tồn kho vật tư. Sơ đồ kế toán theo phương pháp ghi thẻ song song: Phiếu nhập kho Sổ thẻ chi tiết Bảng tổng hợp Thẻ kho NVL, CCDC nhập, xuất, tồn Phiếu xuất kho Kế toán tổng hợp Sơ đồ 2.4 - Sơ đồ kế toán theo phương pháp ghi thẻ song song Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Trường ĐạiKiểm tra, học đối chiếu Kinh tế Huế 2.2.2.1. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ a. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ nhập kho tại Công ty.  Chứng từ sử dụng 56
  68. - Phiếu nhập kho - Hoá đơn thuế GTGT - Thẻ kho - Bảng kê chi tiết vật liệu nhập kho  Cách lập và trình tự luân chuyển - Tại đội xây: Phiếu nhập kho hàng ngày căn cứ vào số lượng nhập kho thực tế và biên bản xác nhận số lượng nhập kho do nhà cung cấp và Kế toán Xí nghiệp xác nhận. Phiếu nhập kho được dung để xác định số lượng, giá trị Nguyên vật liệu nhập kho và làm căn cứ để Kế toán vật tư và Thủ kho ghi vào Thẻ kho. Do đó, Phiếu nhập kho cần phải ghi số hoá đơn, không có thuế VAT, cộng với các chi phí có liên quan như chi phí vận chuyển bốc dỡ. Cuối tháng Kế toán Công ty tổng hợp từng Phiếu nhập kho và hoá đơn GTGT trong tháng báo cáo lên Công ty. - Tại Công ty: Căn cứ vào hoá đơn GTGT và đối chiếu bên nợ bên nhà cung cấp để kiểm tra lại. Phiếu nhập kho được dung để xác định số lượng vật tư nhập kho làm căn cứ để Kế toán vật tư và Thủ kho ghi sổ. Phiếu có 03 liên + Liên 01: Thủ kho dùng để ghi vào Thẻ kho, sau đó chuyển cho Kế toán của công ty. + Liên 02: chuyển cho Kế toán Xí nghiệp + Liên 03: Đưa cho người giao hàng. b. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ xuất kho Trường Chứng từ sử dụng Đại học Kinh tế Huế - Giấy đề nghị xuất vật tư - Phiếu nhận vật tư - Phiếu xuất kho 57
  69. - Thẻ kho - Bảng kê chi tiết vật tư xuất kho  Cách lập và trình tự luân chuyển chứng từ - Tại đội xây: Khi có nhu cầu lĩnh vật tư, bộ phận có nhu cầu căn cứ theo kế hoạch sản xuất trong tháng sẽ viết vào Phiếu đề nghị xuất kho vật tư, sau đó có chữ ký duyệt của Giám đốc. Phiếu này sẽ chuyển cho Kế toán Công ty xuất vật tư, căn cứ vào Phiếu đề nghị đó Kế toán sẽ lập Phiếu xuất kho rồi chuyển xuống cho Thủ kho xuất vật tư. Cuối tháng làm bảng kê xuất vật tư rồi chuyển các chứng từ xuất kho về Công ty. - Tại Công ty: Kiểm tra đối chiếu tính hợp lệ, hợp lý, hợp pháp của các chứng từ đó lên chứng từ ghi sổ vào sổ cái tài khoản có liên quan. Phiếu xuất kho được dung để xác định số lượng vật tư xuất kho căn cứ để Kế toán vật tư và Thủ kho ghi sổ. Phiếu có 03 liên + Liên 01: Thủ kho dùng để ghi vào Thẻ kho + Liên 02: Kế toán tại Xí nghiệp lưu + Liên 03: Chuyển cho Kế toán Công ty c. Tài khoản Kế toán sử dụng TK 152: Nguyên vật liệu TK 153: Công cụ, dụng cụ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ TK 331: Phải trả cho người bán Trường2.2.2.2. Hạch toán chi tiếtĐại nhập xuất Nguyhọcên vật liệu Kinhtại Công ty cổ ph ầntế đường Huếbộ I Thừa Thiên Huế a. Hạch toán chi tiết nhập Nguyên vật liệu tại Công ty 58
  70. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và nhu cầu thị trường, Công ty xác định lượng vật tư thừa, thiếu, sau đó ký hợp đồng với nhà cung cấp. Đối với Nguyên vật liệu phụ Xí nghiệp tự mua nhập kho khi có sự đồng ý của Công ty. Sau khi hàng về, căn cứ vào Hóa đơn GTGT Kế toán đội xây tiến hành lập Phiếu nhập kho thành 03 liên ghi đầy đủ, rỏ ràng số Phiếu nhập, ngày tháng năm lập phiếu, tên địa chỉ người nhập nhập tại Kho, số Hoá đơn, đơn vị tính, tên vật tư. Kế toán ký tên vào 03 liên rồi chuyển sang Thủ kho để làm căn cứ kiểm nhận vật tư. Thủ kho ghi số lượng thực nhập vào 03 phiếu, cùng người giao hàng ký tên vào. Một phiếu Thủ kho giữ lại để ghi vào Thẻ kho, sau đó định kỳ chuyển lên Phòng Kế toán của Công ty kèm theo Hoá đơn để Kế toán vật tư ghi sổ tính thành tiền và thanh toán cho người bán, Phiếu còn lại chuyển cho Kế toán Xí nghiệp lưu. Một liên đưa cho người giao hàng làm căn cứ thanh toán. Ví dụ: Ngày 10/7/2019. Mua Nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần JITTA về nhập kho: Nhựa đường 60/70 Số lượng: 44,590 tấn Đơn giá: 11.500.000 Công ty chuyển khoản cho người bán, thuế suất GTGT 10% + Định khoản: Nợ TK 152 (Nhựa đường 60/70): 512.785.000 Nợ TK 133: 51.278.500 Có TK 112: 564.063.500 + Chứng từ sử dụng: Phiếu đề nghị mua vật tư, Hoá đơn GTGT, Phiếu nhập kho, Thẻ kho, Sổ chi tiết vật liệu Trường Đại học Kinh tế Huế 59
  71. Biểu mẫu 2.1 – Phiếu đề nghị mua vật tư Công ty CP đường bộ I TT Huế CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 19 Nguyễn Huệ - TP Huế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Cty CP đường bộ I TT Huế CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 19 Nguyễn Huệ - TP Huế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU ĐỀ NGHỊ MUAPHI VẬTẾU T ĐỀƯ NGHỊ MUA VẬT TƯ Huế, ngày 10 tháng 05 năm 2019 Kính gửi: Công ty cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế KínhTôi tên gửi: là: Công Nguy tyễn cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế TôiĐơn tên vị: là: Đội Ng XL1uyễn Duy Đức Kính đề nghị Ban Giám đốc Công ty cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế duyệt cho muaĐơn m ộtvị: số Đội vật XL1 tư để phục vụ thi công như sau: Kính đề nghị Ban Giám đốc CôngS tyố cổ phầnĐơnđường bộ I Thừa Thiên HuếGhi duyệt STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Mục đích lượng giá chú cho mua vật tư để phục vụ thi công như sau: 01 Ximăng Kim đỉnh tấn 20 Phục vụ thi công 02 S kg 2512Số Đơn Ph Ghi STT Tênắt ф8 hàng hoá dịch vụ ĐVT ụcM vụục thi đích công 03 Đá 1x2 m3 1500lượng giá Phục vụ thi công chú 0104 NhCátựa đúc đường 60/70 m3tấn 168044,59 Phục vụ thi công 05 Sơn Bạch Tuyết kg 40 Phục vụ thi công Huế, ngày 05 tháng 07 năm 2019 Giám đốcGiám đốc Kế toánKế trtoánưởng trưởng NgườiNgư đề nghịời đề nghị (Ký, (Ký,ghi rõghi h ọrõ t ên)họ tên) (Ký, (Ký,ghi rõghi h ọrõ t ên)họ tên) (Ký, (Ký,ghi rõghi h ọrõ t ên)họ tên) Khi có công trình,căn cứ vào các thông số kỹ thuật của hợp đồng, dựa vào bản thiết kế mà các xí nghiệp đảm nhận công trình dự trù số lượng vật tư tiêu hao, sau đó chuyển cho phòng vật tư. Căn cứ vào đó, phòng vật tư lên kế hoạch mua sắm vật tư phục vụ công trình. TrườngCông ty và đơn vĐạiị cung cấp kýhọc hợp đồng kinh Kinh tế. Trong hợp đồngtế thỏa Huế thuận về loại vật liệu, kích thước, mẫu mã, số lượng, phương thức thanh toán, giá cả, địa điểm giao nhận. Căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng đơn vị bán sẽ chuyển giao vật liệu đến nơi quy định. 60
  72. Biểu mẫu 2.2 – Hóa đơn giá trị gia tăng HOÁHOÁ ĐƠN ĐƠNGIÁ TRỊ GIA TĂNGMẫuM số:ẫu 01 số: GTKT01GTKT3/001-3LL GIÁ TRLiênỊ GIA 2: Giao TĂNG khách hàng HQ/2019Ký hiNệu: AA/18P Ngày 10 tháng 07 Liên 2: Giao khách hàngnăm 2019 0042657Số: 0000272 Ngày 10 tháng 05 năm 2019 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN JITTA MST: 0103529941Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Việt Hùng Địa chỉ:ĐKm10+500ịa chỉ: 20 Mai qu ốcthúc lộ Loan2, Xã– ThanhTP Hu Xuân,ế Huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội, Việt Nam Điện thoại:Số tài khoản: Số tài khoản: MST: 0400558073 Họ tên Đingưệnời thoại: mua hàng: H àng: Nguy Tên đơn ọv ị:tên Công ngư ờity cổmua phần h đường bộễn I DuyThừa Đức Thiên Huế ên Hu MST: 3300100441Tên đơn vị: Công ty cổ phần đường bộ I Thừa Thi ế Địa chỉ: 19 Nguyễn Huệ - TP Huế Địa chỉ: 19 Nguyễn Huệ, phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Số tài khoản: Hình thức thanh toán: CK Số tài khoản: Hình thức thanh toán: TM/CK MST: 3300100441 STTSTT TênTên hàng hàng hoá, hoá, dịch dịch vụ vụ ĐVTĐVT SốS lốư ợnglượng ĐơnĐơn giá giá ThànhThành tiền tiền 0101 XiNhmăngựa đ ưKimờng đ60/70ỉnh tấntấn 20 44,590 950.00011.500.000 19.000.000512.785.000 02 Sắt ф8 kg 2512 12.000 30.144.000 Cộng tiền hàng: 512.785.000 03 Đá 1x2 m3 1500 160.000 240.000.000 04Thuế suấtCát GTGT đúc 10% m3Tiền thuế1680 GTGT: 50.000 84.000.000512.785.00 05 Sơn Bạch Tuyết kg 40 30.000 1.200.000 Tổng số tiền thanh toán: 564.063.500 Cộng tiền hàng: 374.344.000 ThuSố ếtiề suấtn vi ếtGTGT bằng 10%chữ: Năm trăm sáuTi ềnmươi thuế b ốnGTGT: triệu sáu mươi ba ngh37.434.400ìn năm trăm đồng Tổng số tiền thanh toán: 411.778.400 Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm mười một triệu, bảy trăm bảy mươi tám nghìn bốn trăm đồng chẵnNgười mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị Trường(Ký, ghi rõ họ tên) Đại(Ký, ghi học rõ họ tên) Kinh(Ký, ghi rõtế họ tên) Huế Khi mua hàng về Công ty sẽ có Hoá đơn GTGT của Công ty bên bán, khi hàng về tới kho Công ty sẽ tiến hành lập Biên bản giao nhận. 61
  73. Biểu mẫu 2.3 – Biên bản nhận hàng CCÔNGông ty CPTY đư CỔờng PHẦN bộ I TT Đ ƯHuỜNGế BỘC IỘNG THỪA HO THIÀ XÃÊN H HUỘI CHỦẾ NGHĨA VIỆT NAM 19BIÊN Nguy BễnẢN Huệ NHẬN- TP Hu HếÀNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Liên 1: Thủ kho lưu Ngày nh 2019 ập hàng: ngày BIÊN10 tháng BẢN 05 NHẬNnăm HÀNG Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Việt Hùng TP Hu NgàyĐ nhịa ậpchỉ: h àng:20 Mai ngày thúc 10 Loantháng– 07 nămế2019 MST: 0400558073 Đơn Đivị ệnbán thoại: hàng: Công ty Cổ phần JITTA H àng: Nguy Địa chỉ:ọ tKm10+500ên người mua qu ốch lộ 2, Xã Thanhễn Duy Xuân, Đức Huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội ên Hu ĐiệnTên thoại: đơn vị: Công ty cổ phần đườngMST: bộ I 0103529941Thừa Thi ế - TP Hu Họ tênĐịa ngư chỉ:ời 19mua Nguyễn hàng: NguyHuệ ễn Duy ếĐức S ài kho Tên đơnố t vị: Côngản: ty cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế Hình th thanh toán: N MST: 3300100441 Địa chỉ: 19 ứcNguyễn Huệ - TPợ Hungưếời bán STTSố tài Tênkho ản:hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 01Hình thXimăngức thanh Kim toán: đỉnhCK MST:tấn 330010044120 950.000 19.000.000 02 Sắt ф8 kg 2512 12.000 30.144.000 STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 03 Đá 1x2 m3 1500 160.000 240.000.000 01 Nhựa đường 60/70 tấn 44,590 11.500.000 512.785.000 04 Cát đúc m3 1680 50.000 84.000.000 05 Sơn Bạch Tuyết Ckgộng tiền 40hàng: 30.000 1.200.000512.785.000 ThuCộngế suấttiền GTGThàng 10% Tiền thuế GTGT: 374.344.000512.785.00 Thuế suất GTGT 10% Tổng số tiền thanh toán: 564.063.500 Số tiền bằng chữ: Ba trăm bảy mươi bốn triệu ba trăm bốn mươi bốn nghìn đồng chẵn. Số tiền viết bằng chữ: Năm trăm sáu mươi bốn triệu sáu mươi ba nghìn năm trăm đồng Người nhận hàng Kế toán vật tư NThgàyủ kho10 tháng 07 năm 2019 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) TrườngNgười nhận hàng Đại Khọcế toán vật tưKinh Thtếủ kho Huế (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 62
  74. Căn cứ vào Hoá đơn và Biên bản giao nhận hàng Kế toán tiến hành lập Phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành ba liên liên ghi đầy đủ, rỏ ràng số Phiếu nhập, ngày tháng năm lập phiếu, tên địa chỉ người nhập nhập tại Kho, số Hoá đơn, đơn vị tính, tên vật tư. Kế toán ký tên vào 03 liên rồi chuyển sang Thủ kho để làm căn cứ kiểm nhận vật tư. Khi đó cột số lượng thực nhập còn để trống cho đến khi Thủ kho kiểm nhập kho xong sẽ ghi số lượng thực nhập vào cột này, sau đó cùng người giao hàng ký vào hai liên. Một liên đưa cho người giao hàng làm căn cứ thanh toán, một liên Thủ kho giữ lại để ghi vào Thẻ kho, sau đó định kỳ chuyển lên Phòng Kế toán của Công ty kèm theo Hoá đơn để Kế toán vật tư ghi sổ tính thành tiền và thanh toán cho người bán. Liên còn lại chuyển cho Kế toán Xí nghiệp lưu. Trường Đại học Kinh tế Huế 63
  75. Biểu mẫu 2.4 – Phiếu nhập kho CôngCông tytyCCổổ phầnphần đđưườngờng bộbộ II TTTT HuếHuế Mẫu số: 01-VTMẫu số: 01-VT 1919 NguyNguyễnễn HuệHuệ TPTP HuHuếế (Ban(Ban hành hành theo theoThông QĐ tư số 200/2014/TT 15/2006/QĐ BTCBTC ngàyngày 20/03/2006 22/12/2014 của Bộcủa Tr Bộưởng Tài BTC)chính PHIẾU NHẬP KHO NgàyPHI 10 thángẾU NHẬP 05 năm KHO2019 NNợ:ợ TK:1521 152 512.785.000 Số: 01 Có TK: 331 Ngày 10 tháng 07 năm 2019 1331 51.278.500 Người giao hàng: Công ty TNHH Việt Hùng Số: 01 Có: 331 564.063.500 Địa chỉ: 20 Mai Thúc Loan – TP Huế NgườiDi giaoễn giải: hàng: Đức Công mua ty C vậtổ phần tư c ủaJITTA Công ty TNHH Việt Hùng theo HĐ0042657 ngày 10/05/Địa 2019chỉ: Km10+500 quốc lộ 2, Xã Thanh Xuân, Huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội Diễn Theogiải: Đức .s ố .mua vậtNg àytư của tháng Công năm ty Cổ phần JITTA Nh - v Theo HĐ0ập 000272tại kho: ngàyKho vật10 thángtư ật07 liệu năm Công2019 ty cổ phần đường bộ I Nh Tên hàng hoá - v Số lượng STT ập tại kho: Kho vật tư Mãật sliệuố ĐVTCông ty cổ phần đường bộ I Đơn giá Thành tiền dịch vụ Theo ctừ Thực nhập Tên hàng hoá dịch Mã Số lượng STT01 Ximăng Kim đỉnh ĐVTtấn 20 20 Đơn950.000 giá 19.000.000Thành tiền vụ số Theo ctừ Thực nhập 02 Sắt ф8 kg 2512 2512 12.000 30.144.000 01 Nhựa đường 60/70 tấn 44,590 44,590 11.500.000 512.785.000 03 Đá 1x2 m3 1500 1500 160.000 240.000.000 Cộng 512.785.000 04 Cát đúc m3 1680 1680 50.000 84.000.000 - C ÀNG 512.785.000 05 SơnỘNG Bạch TIỀN Tuyết H kg 40 40 30.000 1.200.000 - THUẾ SUẤT THUẾ GTGT 10% TIỀN THUẾ SUẤT GTGT 51.278.500 Tổng số tiền 374.344.000 - TỔNG CỘNG TIỀN THANH TOÁN 563.064.500 - Số tiền viết bằng chữ: Năm trăm sáu mươi bốn triệu sáu mươi ba nghìn năm trăm đồng Tổng số tiền bằng chữ: Ba trăm bảy mươi bốn triệu ba trăm bốn mươi bốn nghìn đồng chẵn. - Số chứng từ gốc kèm theo: Ngày 10 tháng 7 năm 2019 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Ở Kho sau khi kiểm kê hàng hoá vật tư và nhập kho căn cứ vào Phiếu nhập kho, Thủ kho tiến hành lập Thẻ kho. Trên cột số lượng nhập, thủ kho ghi theo số lượng Trườngthực nhập ở Phiếu nhập Đại kho. học Kinh tế Huế Thủ kho sử dụng Thẻ kho theo dõi tình hình nhập xuất tồn của từng vật liệu theo chỉ tiêu số lượng. Hàng ngày khi nhận được các chứng từ nhập – xuất kho, thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ, sắp xếp, phân loại cho 64