Khóa luận Kế toán doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tuyết Xù

pdf 134 trang thiennha21 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tuyết Xù", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_doanh_thu_thu_nhap_va_xac_dinh_ket_qua_kin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tuyết Xù

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN DOANH THU, THU NHẬP VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TUYẾT XÙ Trường ĐạiNGUYỄN học THỊ Kinh MỸ tế Huế Niên khóa: 2014-2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN DOANH THU, THU NHẬP VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TUYẾT XÙ Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn: NguyễnTrường Thị Mỹ Đại học KinhThS. Phạm Thịtế HồngHuế Quyên Lớp: K48B Kế toán Niên khóa: 2014-2018 Huế, tháng 04 năm 2018
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Lời Cảm Ơn Với tình cảm chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả những cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Phạm Thị Hồng Quyên, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Huế và các thầy cô giáo của khoa Kế toán – Kiểm toán đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc và các nhân viên tại công ty TNHH Tuyết Xù, đặc biệt là phòng Kế toán đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ cho tôi hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ,động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Mặc dù đã cố gắng để thực hiện khóa luận một cách hoàn chỉnh nhất song do mới buổi đầu tiếp xúc thực tiễn, quá trình thu thập số liệu cũng như hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn. XinTrường chân thành cảm ơn!Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 4 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mỹ SVTH: Nguyễn Thị Mỹ i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC SƠ ĐỒ v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC BIỂU vii DANH MỤC HÌNH ẢNH viii Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Bố cục đề tài 4 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, THU NHẬP VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 5 1.1. Một số vấn đề chung về doanh thu, thu nhập, xác định kết quả kinh doanh và kế toán doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh 5 1.1.1. Các khái niệm 5 1.1.1.1. Thương mại và các khái niệm liên quan đến hoạt động thương mại 5 1.1.2.1. TrườngDoanh thu bán hàng Đại và cung cấphọc dịch vụ Kinh tế Huế 6 1.1.2.2. Các khoản giảm trừ doanh thu 7 1.1.2.3. Doanh thu tài chính 8 1.1.2.4. Thu nhập khác 8 1.1.2.5. Gía vốn hàng bán 8 1.1.2.6. Chi phí quản lí kinh doanh 10 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.1.2.7. Chi phí tài chính 11 1.1.2.8. Chi phí khác 11 1.1.2.9. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 11 1.1.2.10. Kết quả kinh doanh và xác định kết quả kinh doanh 12 1.1.3. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp Thương mại 12 1.1.3.1. Nhiệm vụ của hạch toán doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh 12 1.1.3.2. Ý nghĩa và vai trò của việc hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 13 1.1.4. Yêu cầu và nhiệm vụ quản lí 13 1.1.4.1. Yêu cầu quản lí 13 1.1.4.2. Nhiệm vụ quản lí 14 1.2. Kế toán doanh thu và xác định KQKD trong doanh nghiệp thương mại 14 1.2.1. Kế toán các khoản doanh thu, thu nhập 14 1.2.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 14 1.2.1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 16 1.2.1.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 18 1.2.1.4. Thu nhập khác 19 1.2.2. Kế toán các khoản chi phí 21 1.2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán 21 1.2.2.2. Kế toán chi phí tài chính 22 1.2.2.3. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 24 1.2.2.4. Kế toán chi phí khác 25 1.2.2.5. Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành 26 1.2.3. XácTrường định kết quả hoạt Đạiđộng kinh học doanh Kinh tế Huế 28 1.3. Các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến đề tài 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, THU NHẬP VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TUYẾT XÙ 32 2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Tuyết Xù 32 2.1.1. Khái quát về Công ty 32 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty 32 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh 33 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 33 2.1.4.1. Chức năng 33 2.1.4.2. Nhiệm vụ 34 2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 34 2.1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 34 2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 35 2.1.6. Tổ chức công tác kế toán của Công ty 36 2.1.6.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 36 2.1.6.2. Hình thức tổ chức công tác kế toán 37 2.1.6.3. Chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại công ty 37 2.1.6.4. Hệ thống tài khoản và báo cáo sổ sách 38 2.1.6.4. Hình thức kế toán áp dụng 39 2.1.7. Tình hình nguồn lực của công ty TNHH Tuyết Xù giai đoạn 2015-2017 41 2.1.7.1. Tình hình về lao động 41 2.1.7.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Tuyết Xù giai đoạn 2015-2017 42 2.1.7.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tuyết Xù giai đoạn 2015-2017 45 2.2. Thực trạng công tác kế toán doanh thu, thu nhập và xác định KQKD tại Công ty TNHH Tuyết Xù 49 2.2.1. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Tuyết Xù 49 2.2.1.1. Đặc điểm sản phẩm 49 2.2.1.2. TrườngThị trường tiêu thụ Đại học Kinh tế Huế 50 2.2.1.3. Các phương thức tiêu thụ tại Công ty 50 2.2.1.4. Chính sách bán hàng của Công ty 52 2.2.1.5. Các phương thức thanh toán tại Công ty 52 2.2.2. Kế toán doanh thu, thu nhập tại Công ty 52 2.2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 52 2.2.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 65 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 2.2.2.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 70 2.2.2.4. Kế toán thu nhập khác 72 2.2.3. Kế toán chi phí 76 2.2.3.1. Kế toán giá vốn hàng bán 76 2.2.3.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính 85 2.2.3.3. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 87 2.2.3.4.Kế toán chi phí khác 91 2.2.3.5. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 93 2.2.3.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 98 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TUYẾT XÙ 102 3.1. Đánh giá công tác kế toán doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Tuyết Xù 102 3.1.1. Ưu điểm 102 3.1.2. Nhược điểm 105 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNNHH Tuyết Xù 106 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110 1. Kết luận 110 2. Kiến nghị 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BVMT : Bảo vệ môi trường CKTM : Chiết khấu thương mại DTBH&CCDV : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ GGHB : Giảm giá hàng bán GTDT : Giảm trừ doanh thu GVHB : Giá vốn hàng bán HBBTL : Hàng bán bị trả lại HĐ GTGT : Hóa đơn giá trị gia tăng HTK : Hàng tồn kho KPCĐ : Kinh phí công đoàn KQKD : Kết quả kinh doanh NKC : Nhật kí chung QLDN : Quản lí doanh nghiệp SXKD : Sản xuất kinh doanh TK : Tài khoản TMCP :Thương mại cổ phần TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định TrườngTTĐB Đại :học Tiêu thụ đặcKinh biệt tế Huế XDTM : Xây dựng thương mại XK : Xuất khẩu SVTH: Nguyễn Thị Mỹ vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16 Sơ đồ 1.2: Kế toán tổng hợp các khoản giảm trừ doanh thu 17 Sơ đồ 1.3: Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 19 Sơ đồ 1.4: Kế toán thu nhập khác 20 Sơ đồ 1.5: Kế toán giá vốn hàng bán 22 Sơ đồ 1.6: Kế toán chi phí tài chính 23 Sơ đồ 1.7: Kế toán chi phí quản lí kinh doamh 25 Sơ đồ 1.8: Kế toán chi phí khác 26 Sơ đồ 1.9: Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 27 Sơ đồ 1.10: Kế toán xác định kết quả kinh doanh 28 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Tuyết Xù 34 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 36 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ trên máy vi tính 40 Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng 53 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ v
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Quy mô và cơ cấu lao động của công ty TNHH Tuyết Xù giai đoạn 2015-2107 . 41 Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty TNHH Tuyết Xù giai đoạn 2015 – 2017 43 Bảng 2.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015-2017 46 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ vi
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên DANH MỤC BIỂU Biểu mẫu 2.1: Hóa đơn GTGT bán hàng số 878 56 Biểu mẫu 2.2: Sổ chi tiết TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” 59 Biểu mẫu 2.3: Sổ chi tiết TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp” 59 Biểu mẫu 2.4: Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa bán ra 60 Biểu mẫu 2.5: Hóa đơn GTGT cung cấp dịch vụ số 1005 62 Biểu mẫu 2.6: Sổ chi tiết TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” 65 Biểu mẫu 2.7: Hóa đơn GTGT của công ty TNHH TM và DV Hồ Tây 67 Biểu mẫu 2.8: Sổ cái TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” 69 Biểu mẫu 2.9: Giấy báo có của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 71 Biểu mẫu 2.10: Sổ cái TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” 72 Biểu mẫu 2.11: Hóa đơn GTGT của Công ty TNHH Suntory Pepsico VN 73 Biểu mẫu 2.12: Sổ cái TK 711 “Thu nhập khác” 74 Biểu mẫu 2.13: Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho hàng khuyến mãi 75 Biểu mẫu 2.14: Sổ cái TK 632 “Gía vốn hàng bán” 78 Biểu mẫu 2.15: Hóa đơn GTGT của công ty TNH TMDV Gia Thịnh Hưng 80 Biểu mẫu 2.16: Bảng thanh toán lương tháng 12/2017 của bộ phân khách sạn 81 Biểu mẫu 2.17: Bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn tháng 12/2017 83 Biểu mẫu 2.18: Sổ cái TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 84 Biểu mẫu 2.19: Sổ cái TK 632 “Giá vốn dịch vụ khách sạn” 84 Biểu mẫu 2.20: Uỷ nhiệm chi của ngân hàng Sacombank 86 Biểu mẫu 2.21: Sổ cái TK 6352 “Chi phí lãi vay” 87 Biểu mẫuTrường 2.22: Hóa đơn GTGT Đại điện tửhọc tiền điện Kinh thoại tháng 11/2017tế Huế 89 Biểu mẫu 2.23: Hóa đơn GTGT điện tử tiền điện tháng 11/2018 90 Biểu mẫu 2.24: Sổ cái TK 6428 “Chi phí bằng tiền khác” 91 Biểu mẫu 2.25: Giấy báo nợ của NH thu phí phát chậm lãi tháng 11/2017 92 Biểu mẫu 2.26: Tờ khai quyết toán thuế TNDN (03/TNDN) 96 Biểu mẫu 2.27: Giấy nộp tiền thuế trên hệ thống tổng cục thuế 97 Biểu mẫu 2.28: Sổ cái TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” 101 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ vii
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 01: Giao diện phần mềm kế toán FAST 2005 39 Hình 02: Đường dẫn nhập hóa đơn GTGT bán hàng hóa trên phần mềm 57 Hình 03: Nhập liệu hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho lên phần mềm 57 Hình 04: Nhập liệu Giấy báo có của ngân hàng Sacombank lên phần mềm 58 Hình 05: Giao diện phần mềm kế toán khi kiểm tra sổ chi tiết TK 131 59 Hình 06: Đường dẫn kiểm tra bảng kê thuế GTGT đầu ra trên phần mềm 60 Hình 07: Đường dẫn nhập hóa đơn cung cấp dịch vụ trên phần mềm kế toán 63 Hình 08: Nhập liệu hóa đơn GTGT dịch vụ lên phần mềm kế toán 63 Hình 09: Đường dẫn lập phiếu thu tiền mặt trên phần mềm kế toán 64 Hình 10: Nhập liệu phiếu thu tiền mặt lên phần mềm kế toán 64 Hình 11: Đường dẫn nhập hàng bán bị trả lại trên phần mềm 68 Hình 12: Nhập liệu phiếu nhập hàng bán bị trả lại trên phần mềm kế toán 68 Hình 13: Nhập liệu phiếu chi tiền mặt vào phần mềm kế toán 69 Hình 14: Nhập liệu giấy báo có của ngân hàng VIB lên phần mềm kế toán 71 Hình 15: Nhập liệu phiếu nhập kho hàng khuyến mãi lên phần mềm 74 Hình 16: Đường dẫn kiểm tra kho hàng khuyến mãi 75 Hình 18: Tính giá trung bình sản phẩm Coca-lon 330ml trên phần mềm 77 Hình 19: Nhập liệu hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho trên phần mềm 77 Hình 21: Nhập liệu phiếu chi tiền mặt mua vật liệu buồng phòng 81 Hình 22: Nhập liệu chi phí lương nhân viên khách sạn vào phần mềm 82 Hình 23:Trường Nhập liệu chi phí phânĐại bổ CCDC học tháng Kinh 12/2017 vào tếphần Huếmềm 83 Hình 24: Nhập liệu kết chuyển chi phí giá vốn khách sạn lên phần mềm 84 Hình 25: Nhập liệu giấy báo nợ của ngân hàng về chi phí lãi vay lên phần mềm 86 Hình 26: Hóa đơn GTGT từ công ty xăng dầu Petrolimex khu vực V 88 Hình 27: Nhập liệu phiếu chi tiền mặt chi phi dầu diezen trên phần mềm 89 Hình 28: Nhập liệu phiếu chi trả tiền điện thoại trên phần mềm 90 Hình 29: Nhập liệu phiếu chi tiền mặt thanh toán chi phí tiền điện tháng 11/2017 91 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ viii
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Hình 30: Nhập liệu giấy báo nợ của ngân hàng về chi phí trả tiền phạt nộp lãi chậm 93 Hình 31: Nhập liệu chi phí thuế TNDN lên phần mềm 95 Hình 32: Kết chuyển chi phí thuế TNDN để XĐKQKD trên phần mềm 95 Hình 34: Đường dẫn bút toán kết chuyển tự động trên phần mềm 100 Hình 35: Kết chuyển doanh thu, thu nhập lên phần mềm 100 Hình 36: Kết chuyển chi phí để xác định KQKD lên phần mềm 101 Hình 37: Kết chuyển lãi cuối năm lên phần mềm 101 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ ix
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, doanh nghiệp thương mại có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế quốc dân, nó chính là chiếc cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng giúp cho người sản xuất phân phối hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp thương mại còn hỗ trợ trong việc thúc đẩy sản xuất mở rộng lưu thông, tạo điều kiện không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tích cực góp phần tăng tích lũy xã hội nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập mau chóng vào nền kinh tế thế giới. Doanh nghiệp thương mại thông qua hoạt động kinh doanh của mình đã làm tốt việc phân phối hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu qua đó nâng cao mức hưởng thụ của người dân. Và khi mức sống của người dân được tăng lên thì vai trò của doanh nghiệp thương mại càng quan trọng. Đối với các doanh nghiệp thương mại, doanh thu – chi phí là những chỉ tiêu được coi trọng hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh thu có tốt, chi phí có thấp thì doanh nghiệp mới được tối đa hóa về mặt lợi ích. Chính vì vậy công tác kế toán có vai trò vô cùng to lớn trong việc quản lý và điều hành trong doanh nghiệp, đặc biệt là công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD. Thông tin kịp thời chính xác về doanh thu, chi phí sẽ giúp cho nhà quản trị có được cách nhìn đúng đắn hơn về hoạt động SXKD của doanh nghiệp; cho phép đánh giá hiệu quả quản lý trong giai đoạn hiện tại để kịp thời đưa ra các quyết định nhằm điều chỉnh và định hướng cho doanh nghiệp các giai đoạn tiếp theo. Đồng thời có thể công khai tài chính thu hút các nhà đầu tư, tham gia vào thị trường tài chính. Vì vậy, việc thực hiệnTrường hệ thống kế toán Đạivề việc tiêu học thụ, xác Kinh định KQKD tếlà m ộtHuế việc rất cần thiết, bắt buộc và đóng vai trò rất lớn đối với sự thành công của doanh nghiệp. Đà Nẵng là một trong những thành phố trực thuộc trung ương hàng đầu trong cả nước với một nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân ngày càng cao và là một thị trường đầy tiềm năng hiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của thành phố cũng tăng cao qua từng giai đoạn và luôn cao hơn bình quân chung của cả nước. Năm 2011, GDP bình quân đầu người SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 1
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên của thành phố 2283 USD thì năm 2016, con số này là 2980 USD [19]. Chính vì thế, đây là điều kiện để các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ trong thành phố kinh doanh phát triển và công ty TNHH Tuyết Xù là một trong số đó. Mặc dù chỉ mới gia nhập vào thị trường đây tiềm năng của thành phố, nhưng công ty TNHH Tuyết Xù đã là một trong những doanh nghiệp có uy tín hoạt động trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa nước uống, dịch vụ cho các đại lí ở thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua. Công ty đã và đang dần dần từng bước khẳng định mình trên thị trường của tỉnh nhà. Do đó, việc đẩy mạnh công tác kế toán doanh và xác định KQKD là vấn đề có ý nghĩa vô cùng thiết thực và quan trọng đối với công ty. Nhận thức tầm quan trọng của công tác kế toán về doanh thu, thu nhập và xác định KQKD, tác giả đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “Kế toán doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tuyết Xù” để làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài  Mục tiêu nghiên cứu chung Phản ánh thực trạng công tác kế toán doanh thu, thu nhập và xác định KQKD tại công ty TNHH Tuyết Xù.  Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về kế toán doanh thu, thu nhập và xác định KQKD trong doanh nghiệp thương mại. - Tìm hiểu, mô tả, đánh giá quy trình công tác kế toán doanh thu, thu nhập và xác địnhTrường KQKD tại công ty ĐạiTNHH Tuyết học Xù. Kinh tế Huế - Đánh giá ưu, nhược điểm của công tác kế toán doanh thu, thu nhập và xác định KQKD của công ty TNHH Tuyết Xù; từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, thu nhập và xác định KQKD tại công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu Nội dung, quy trình và phương pháp kế toán doanh thu, thu nhập và xác định SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 2
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên KQKD tại công ty TNHH Tuyết Xù. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Các số liệu thu thập để phục vụ cho việc đánh giá quy mô, nguồn lực kinh doanh của công ty được lấy trong phạm vi thời gian từ năm 2015 đến năm 2017. Các số liệu minh họa về công tác kế toán doanh thu, thu nhập và xác định KQKD lấy của tháng 12 năm 2017. - Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại bộ phận kế toán của công ty TNHH Tuyết Xù. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu: Tìm hiểu thông tin qua báo cáo tài chính, sách báo, internet thông qua đó có thể hình dung được tổng quan về đề tài cũng như có cơ sở để thu thập các tài liệu cần thiết theo hướng đi của đề tài. - Phương pháp thu thập số liệu: Đến trực tiếp tại đơn vị thực tập để quan sát cách thức thu thập và lập hóa đơn chứng từ của nhân viên kế toán, kết hợp với việc đặt các câu hỏi cho những người có liên quan đến cách thức thu nhận, luân chuyển và lưu giữ hóa đơn chứng từ. Tìm kiếm số liệu liên quan đến đề tài bằng cách viết tay, chụp ảnh hay photo lại các hóa đơn chứng từ, các mẫu sổ cái tài khoản cấp 1 và sổ chi tiết đã sử dụng trong công tác kế toán doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh. - Phương pháp tổng hợp, xử lí và phân tích số liệu: • Phương pháp so sánh: So sánh đối chiếu các chỉ tiêu qua từng năm để đánh giá sự biến động của từng chỉ tiêu. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình lao động,Trường biến động tài sản, Đạinguồn vốn học và tình hìnhKinh kinh doanh tế của côngHuế ty. • Phương pháp phân tích số liệu: Dựa trên những số liệu đã thu thập được, tiến hành xử lý số liệu thô và chọn lọc để đưa vào khóa luận một cách phù hợp, khoa học và đưa đến cho người đọc những thông tin hiệu quả nhất. • Phương pháp tổng hợp số liệu: Tổng hợp một cách có hệ thống theo quy trình, đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế, từ đó có những phân tích, nhận xét, đánh giá riêng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 3
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên về công tác hạch toán doanh thu, thu nhập và xác định KQKD tại đơn vị. - Phương pháp kế toán: Sử dụng 4 phương pháp kế toán đã được học gồm phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp cân đối kế toán để hạch toán các nghiệp vụ xảy ra trong kì có nội dung liên quan đến đề tài; xác định doanh thu, thu nhập và KQKD tại công ty. Đồng thời nhận biết xem việc hạch toán tại đơn vị có phù hợp với chế độ kế toán hiện hành hay không. Đây là phương pháp chủ yếu và quan trọng nhất, được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài. 6. Bố cục đề tài Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở khoa học về kế toán doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tuyết Xù Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tuyết Xù Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 4
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, THU NHẬP VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1. Một số vấn đề chung về doanh thu, thu nhập, xác định kết quả kinh doanh và kế toán doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Thương mại và các khái niệm liên quan đến hoạt động thương mại Thương mại “Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó”. [24] Trần Thị Hồng Mai lại đưa ra khái niệm về thương mại như sau: “Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh. Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trìnhh mua, bán hàng hoá trên thị trường, là lĩnh vực lưu thông, phân phối hàng hoá” [16]. Ta có thể thấy cách giải thích này đã làm rõ hơn so với cách giải thích phía trên của Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia và đã nói rõ về bản chất theo nghĩa rộng và hẹp của thương mại. Doanh nghiệp thương mại “Doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực mua bánTrường hàng hóa và thực Đại hiện các họchoạt động Kinh dịch vụ nhằm tế thỏa Huế mãn nhu cầu của khách hàng nhằm thu lợi nhuận”. [12] Hoạt động kinh doanh thương mại Hoạt động kinh doanh thương mại: “Là hoạt động lưu thông phân phối hàng hóa trên thị trường buôn bán của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc gia với nhau, thực hiện quá trình lưu thông chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất, nhập khẩu tới nơi tiêu dùng”. [9] SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 5
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại Hoạt động kinh doanh thương mại có nhiều đặc điểm khác biệt so với các ngành sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, trong đó có những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng tới tổ chức công tác kế toán như sau: - Hoạt động kinh doanh thương mại là tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Khi thực hiện hoạt động này, DN phải nắm vững nhu cầu thị trường, huy động và sử dụng hợp lý các nguồn hàng nhằm thoả mãn tốt mọi nhu cầu xã hội. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện lưu thông hàng hoá, các DN thương mại còn có thể tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông thông qua việc tổ chức vận chuyển, tiếp nhận, phân loại, sơ chế, và thực hiện dự trữ hàng hoá. Để tổ chức các kênh phân phối bán lẻ, bán buôn, các DN phải có mạng lưới cửa hàng bán lẻ, đại lý hợp lý. - Hoạt động kinh doanh thương mại thực hiện giá trị hàng hóa.Với đặc điểm này, các DN thương mại cần quan tâm đến giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá. DN sản xuất và người tiêu dùng cần giá trị sử dụng của hàng hoá với giá cả phải chăng. Vì vậv, DN thương mại cần quản lý chặt chẽ chi phí mua hàng và các chi phí kinh doanh cũng như xác định đúng giá của hàng xuất kho, làm cơ sở định giá bán hợp lý. [16] 1.1.2.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a) Khái niệm doanh thu Hiện nay trong và ngoài nước có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Doanh thu “Doanh thu là tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh và hoạt động kinh doanh của một công ty. Nói cách khác, doanh thu bao gồm tiền mặt hoặc khoản phải thu mà một công ty nhận được để bán hàng hoá hoặc dịch vụ của mình” [22]. Có nhiều loại tài khoản doanh thu khác nhau, nhưng tất cả chúng đều đại diện cho cùng một khái niệm cơ bản: Công ty nhận tiền mặt hoặc yêu cầu bồi thường bằng tiền mặt để bán hoặc sử dụng tài sản của mình. Thu nhập thường được chia thành hai loại khác nhau: thuTrường nhập hoạt động và Đại doanh thu học phi thu nhKinhập hoặc thu nhtếập khác.Huế “Trong kế toán, doanh thu là thu nhập mà một doanh nghiệp có từ hoạt động kinh doanh bình thường của nó, thường là từ việc bán hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng.” [24] Theo chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính: - Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phầm tăng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 6
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên vốn chủ sở hữu. - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). [1] b) Điều kiện ghi nhận doanh thu Theo chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính: Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: • Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua; • Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; • Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; • Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; • Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng Điều kiện ghi nhận doanh thu về cung cấp dịch vụ Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau: • Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; • Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; • Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán; • Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cungTrường cấp dịch vụ đó. Đại học Kinh tế Huế 1.1.2.2. Các khoản giảm trừ doanh thu Căn cứ theo chuẩn mực 14 về “Doanh thu và thu nhập khác” (Ban hành theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC của Bộ trưởng BTC), các khoản giảm trừ doanh thu gồm: • Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. • Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 7
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. • Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. 1.1.2.3. Doanh thu tài chính “Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc do kinh doanh” [13]. Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: • Thu nhập là lợi tức cho vay do bên đi vay thanh toán; • Thu nhập về cho thuê tài chính gồm cả số tiền trả theo giá vốn và lợi tức cho thuê do bên đi thuê thanh toán; • Thu nhập lợi tức cổ phiếu, trái phiếu và chênh lệch giá bán với giá vốn của các chứng khoán bán ra; • Các khoản chiết khấu thanh toán được nhận từ bên bán hàng và cung cấp dịch vụ; • Lãi tiền gửi; • Lãi tỷ giá hối đoái 1.1.2.4. Thu nhập khác Thu nhập khác “là khoản thu làm tăng nguồn vốn chủ sỡ hữu, bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu”. [1] Thu nhập khác bao gồm: • Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; • Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; • Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản; • Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn; • Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; • ThuTrường các khoản nợ khó Đại đòi đã xửhọc lý xóa s ổKinh; tế Huế • Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; • Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; • Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại; • Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên. 1.1.2.5. Gía vốn hàng bán SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 8
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên a. Khái niệm “Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của một số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã được bán trong kỳ, đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc giá thành thực tế của dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ”. [18] b. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán  Phương pháp hạch toán hàng tồn kho Phương pháp kê khai thường xuyên: Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi chép phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại hàng hóa trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất. Trị giá HTK Trị giá Trị giá HTK Trị giá HTK = + - cuối kì HTK đầu kì nhập trong kì xuất trong kì Phương pháp kiểm kê định kỳ: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên về tình hình nhập, xuất, tồn của các loại hàng hóa trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế. Trị giá hàng Trị giá Trị giá HTK Trị giá HTK = + - xuất kho HTK đầu kì nhập trong kì cuối kì trong kì  Phương pháp tính giá hàng tồn kho Theo thông tư 200/2014/BTC, có 3 phương pháp tính giá xuất kho sau: Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thìTrường được xuất trước, vàĐại giá trị hàng học tồn kho Kinh còn lại cuố i ktếỳ là giáHuế trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Phương pháp giá đích danh: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền: Vào cuối mỗi kỳ kế toán phải xác định đơn giá bình quân của hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá xuất kho SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 9
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên theo công thức sau đây:  Công thức tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền Giá trị hàng Giá trị hàng nhập + Đơn giá bình quân tồn kho đầu kỳ kho trong kỳ = 1 đơn vị hàng hóa Số lượng hàng Số lượng hàng + nhập kho trong kỳ tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng hóa Đơn giá bình Số lượng hàng = quân 1 đơn vị xuất kho x hóa xuất kho hàng hóa trong kỳ Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp. Tùy từng loại hình doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp xuất kho phù hợp. 1.1.2.6. Chi phí quản lí kinh doanh Theo TT 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính thì chi phí quản lí kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp Chi phí bán hàng Chi phí bán hàng: “Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình bảo quản, tiêu thụ và phục vụ trực tiếp cho quá trình tiêu thụ hàng hoá. Chi phí bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại bao gồm: tiền lương, tiền công, chi phí vật liệu, bao bì, chi phí mua ngoài liên quan đến hoạt động bán hàng”. [11] TrườngChi phí quản lý doanh Đại nghiệ p học Kinh tế Huế Chi phí quản lý doanh nghiệp: “Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình quản trị kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến toàn doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong các doanh nghiệp thương mại bao gồm: lương, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, chi phí vật liệu liên quan đến hoạt động quản lý”. [15] SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 10
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.1.2.7. Chi phí tài chính Chi phí tài chính “Bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng, chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản chênh lệch về tỷ giá ngoại tệ ” [18] 1.1.2.8. Chi phí khác Chi phí hoạt động khác: Là các khoản chi phí phát sinh ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp. Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính; Các khoản chi phí khác. 1.1.2.9. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp a. Khái niệm “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp) là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ”. [2] b. Cách tính Thuế thu nhập doanh nghiệp Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính bằng công thức sau: Thuế TNDN Thu nhập Phần trích lập quỹ Thuế suất thuế Trường= Đại -học Kinh xtế Huế phải nộp tính thuế KH&CN (nếu có) TNDN Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau: Các khoản lỗ được Thu nhập Thu nhập Thu nhập được = - + kết chuyển theo quy tính thuế chịu thuế miễn thuế định SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 11
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau: Thu nhập Các khoản thu = Doanh thu - Chi phí được trừ + chịu thuế nhập khác 1.1.2.10. Kết quả kinh doanh và xác định kết quả kinh doanh a) Kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các HĐKD của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định và được xác định bằng cách so sánh giữa một bên là tổng doanh thu và thu nhập với một bên là tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã thực hiện. Kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ được phản ánh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại bao gồm: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. b) Xác định kết quả hoạt động kinh doanh Xác định kết quả kinh doanh: Là việc xác định số tiền lãi, lỗ từ các hoạt động trong doanh nghiệp trong một khoản thời gian nhất định (tháng, quý, năm). Kết quả hoạt Doanh Giá vốn - Chi phí Chi phí = - - động SXKD thu thuần hàng bán QLDN bán hàng - Kết quả hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập thuần thuộc hoạt động tài chính với các khoản chi phí thuộc hoạt động tài chính. Kết quả hoạt động Doanh thu hoạt động Chi phí tài = - tài chính tài chính chính - Kết quả hoạt động khác: Là số còn lại của các khoản thu nhập khác (ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp) sau khi trừ các khoản chi phí khác như: nhượng bán, thanh lý tài sản, Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác 1.1.Trường3. Sự cần thiết phảiĐại tổ chức học công tác Kinh kế toán doanh tế thu Huế và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp Thương mại 1.1.3.1. Nhiệm vụ của hạch toán doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh - Hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng các chi phí bán hàng phát sinh liên quan, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phù hợp trong kế toán. - Thường xuyên kiểm tra, xem xét tình hình tiêu thụ của từng mặt hàng, từng loại SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 12
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên sản phẩm, dịch vụ để tham mưu cho ban quản lí về tình hình tiêu thụ từng mặt hàng. - Xác định doanh thu tiêu thụ hàng hóa và kết quả kinh doanh trong những thời kì nhất định một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác giúp nhà quản lý phân tích, đánh giá và đưa ra các quyết định kinh tế tối ưu cho doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin và lập báo cáo theo yêu cầu của nhà quản lí. 1.1.3.2. Ý nghĩa và vai trò của việc hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh Đối với doanh nghiệp: Việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về doanh thu, thu nhập và xác định KQKD giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nắm bắt được những vấn đề còn tồn tại, từ đó đề ra các phương án chiến lược kinh doanh đúng đắn và phù hợp hơn cho các kỳ tiếp theo nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng căn cứ vào việc xác định KQKD để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, thực hiện việc phân phối cũng như tái đầu tư sản xuất kinh doanh. Đối với nhà đầu tư: Thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, thu nhập và xác định KQKD của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính, các nhà đầu tư sẽ phân tích đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có các quyết định đầu tư đúng đắn. Đối với nhà cung cấp: Kết quả kinh doanh, lịch sử thanh toán là căn cứ giúp họ có quyết định bán hàng hay không cho đơn vị hoặc sử dụng phương thức thanh toán hợp lý để tránh rủi ro khi thanh toán tiền hàng. Đối với các tổ chức tài chính trung gian: Thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, thu nhập và kết quả kinh doanh để đưa ra quyết định cho vay vốn đầu tư. Đối với nhà nước: Cơ quan thuế xác định các khoản thuế phải thu, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Thông qua tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính trị quốc gia sẽ có cơ sở đề ra các giải pháp phát triên nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thông qua chính sách tiền tệ, chính sách thuế, và các khoản trợ cấp, trợ giá. 1.1.4.Trường Yêu cầu và nhiệm Đại vụ quản học lí Kinh tế Huế 1.1.4.1. Yêu cầu quản lí Đối với doanh nghiệp Thương Mại và Dịch vụ, yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ là quá trình quản lý về số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra. - Nắm chắc sự vận động của từng nhóm, loại hàng hoá trong quá trình xuất, nhập và tồn kho trên các chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị, theo dõi tình hình thực hiện SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 13
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên kế hoạch bán ra ở từng cửa hàng, bộ phận kinh doanh xuất phát từ nguyên tắc nhà quản lý phải biết kinh doanh mặt hàng nào có hiệu quả và có triển vọng nhất. - Nắm bắt, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện đảm bảo được giá cả hợp lý cho từng loại sản phẩm hàng hoá, từng phương thức bán hàng, từng địa điểm kinh doanh. Có làm tốt việc quản lý giá sẽ giúp hàng hoá của doanh nghiệp thích ứng được với thị trường, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. - Quản lý, đôn đốc thu hồi nhanh và đầy đủ tiền bán hàng. Sau khi quá trình tiêu thụ kết thúc cần phải quản lý việc xác định KQKD, đảm bảo tính đúng, tính đủ đã đạt được và thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ với Nhà nước. 1.1.4.2. Nhiệm vụ quản lí Để phát huy được vai trò thực sự của kế toán là công cụ quản lý kinh tế của doanh nghiệp thì kế toán doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Lập các chứng từ kế toán để chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mở sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết để phản ánh tình hình khối lượng hàng hóa tiêu thụ, dịch vụ đã cung cấp, ghi nhận doanh thu BH&CCDV và các chỉ tiêu khác. - Lựa chọn phương pháp và xác định đúng giá vốn hàng bán để đảm bảo độ chính xác của chỉ tiêu lãi gộp. - Xác định kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ và thực hiện chế độ báo cáo. Theo dõi và thanh toán kịp thời công nợ với nhà cung cấp và khách hàng. - Ghi chép, theo dõi và phản ánh kịp thời từng khoản doanh thu, thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Kế toán cần tính toán phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời kết quả hoạt động khác diễn ra trong kỳ. 1.2. Kế toán doanh thu và xác định KQKD trong doanh nghiệp thương mại Do doanh nghiệp tư nhân Tuyết Xù áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TTTrường-BTC có hiệu lĐạiực từ 01/01/2017 học c ủKinha Bộ tài chính tế nên cácHuế nội dung mà tôi trình bày dưới đây tuân theo quyết định này. 1.2.1. Kế toán các khoản doanh thu, thu nhập 1.2.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  Chứng từ sổ sách - Chứng từ + Hóa đơn GTGT SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 14
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên + Phiếu xuất kho, phiếu thu + Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, - Sổ sách + Sổ kho, sổ chi tiết hàng hóa + Sổ theo dõi thuế GTGT + Sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng + Sổ cái tài khoản 111, 112, 511,131,3331, 632,  Tài khoản sử dụng - Tài khoản sử dụng: TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Theo điều 57 của thông tư 133/2016/TT-BTC quy định tài khoản 511 gồm 4 tài khoản cấp 2, bao gồm: • TK 5111 - Doanh thu bán hàng hóa • TK 5112 - Doanh thu bán thành phẩm • TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ • TK 5118 - Doanh thu khác - Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: + Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT); + Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ; + Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ; Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ; + Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". Bên Có: + Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. TàiTrường khoản 511 không cóĐại số dư cu họcối kỳ. Kinh tế Huế  Phương pháp hạch toán SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 15
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên TK 111, 112, 131, TK 511 TK 111, 112, 131, Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu BH và CCDV TK 333 Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng, CCDV (Trường hợp chưa tách ngay các khoản thuế phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu) Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng, CCDV (Trường hợp tách ngay các khoản thuế phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu) Sơ đồ 1.1: Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.2.1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Công ty TNHH Tuyết Xù là công ty kinh doanh dịch vụ, thương mại, bán buôn, bán lẻ các sản phẩm hàng hóa thức uống giải khát, đặc thù của công ty là các khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được giảm trừ ngay trên hóa đơn GTGT. Nên kế toán công ty không tiến hành hạch toán các khoản giảm trừ vào các tài khoản liên quan. Doanh thu được ghi nhận trên cơ sở hóa đơn được lập tại các nghiệp vụ có GGHB và CKTM là doanh thu sau khi đã được giảm trừ. Chỉ khi các khoản giảm trừ chưa thể hiện giá trên hóa đơn (xuất riêng hóa đơn giảm giá), hàng bán bị trả lại thì mới đượTrườngc ghi giảm doanh thuĐại bán hàng học (ghi nợ TKKinh 511). tế Huế Áp dụng theo thông tư 133/2016/TT-BTC, doanh nghiệp khi phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu sẽ hạch toán vào tài khoản 511 thay cho tài khoản 521 theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC đã áp dụng trước đây.  Chứng từ, sổ sách - Chứng từ + Hóa đơn GTGT hàng bán bị trả lại SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 16
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên + Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận + Biên bản trả lại hàng - Sổ sách: Sổ chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu  Tài khoản sử dụng - Tài khoản sử dụng: TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”  Phương pháp hạch toán TK 111, 112, 131, TK 511 TK 111, 112, 131, Khi phát sinh các khoản CKTM, Doanh thu BH và giảm giá hàng bán, hàng bán bị CCDV trả lại TK 333 TK 333 Giảm các khoản Các khoản thuế thuế phải nộp phải nộp Kế toán nhận lại sản phẩm, hàng hóa TK 632 TK 154,155, 156 TK 632 Khi nhận lại sản phẩm, Giá trị sản phẩm, hàng hàng hóa (PP Kê khai hóa đưa đi tiêu thụ thường xuyên) TK 611, 631 Khi nhận lại sản phẩm, Gía trị thành phẩm, hàng hóa (PP Kiểm kê hàng hóa được xác định định kì) là tiêu thụ trong kì Hạch toánTrường chi phí phát sinh liênĐại quan đhọcến hàng bánKinh bị trả lại tế Huế TK 111, 112, 141, TK 642 TK 911 Khi phát sinh chi phí liên Kết chuyển chi phí quan đến hàng bán bị trả lại bán hàng Sơ đồ 1.2: Kế toán tổng hợp các khoản giảm trừ doanh thu SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 17
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.2.1.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính Hoạt động tài chính là những hoạt động liên quan đến việc sử dụng vốn của doanh nghiệp ngoài hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Hoạt động này của công ty thể hiện dưới hình thức: Tiền gửi ngân hàng, tiền cho các cá nhân, doanh nghiệp khác vay vốn kinh doanh. Công ty không tiến hành đầu tư chứng khoán hay góp vốn liên doanh hay bất kỳ hình thức đầu tư tài chính nào khác.  Chứng từ sổ sách - Chứng từ + Giấy báo có + Phiếu thu + Bảng sao kê TGNH - Sổ sách + Sổ cái (TK 515, 112) + Sổ chi tiết thanh toán (TK 131,331),  Tài khoản sử dụng - Tài khoản sử dụng: TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” - Kết cấu tài khoản Bên Nợ: + Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có); + Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: + Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia; + Chiết khấu thanh toán được hưởng; + Lãi tỉ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh; + TrườngDoanh thu hoạt động Đại tài chính học khác phát Kinh sinh trong kỳ tế. Huế Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.  Phương pháp hạch toán SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 18
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 911 515 138 Cổ tức, lợi nhuận được chia sau Cuối kì, kết chuyển ngày đầu tư doanh thu HĐ Tài chính 331 Chiết khấu thanh toán mua hàng được hưởng 1112, 1122 1111, 1121 Bán ngoại tệ Tỉ giá bán Lãi bán ngoại tệ 3387 Phân bổ dần lãi do bán hàng trả chậm, lãi nhận trước 413 Kết chuyển tỉ giá hối đoái do đánh giá lại số dự ngoại tệ cuối kì Sơ đồ 1.3: Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 1.2.1.4. Thu nhập khác Thu nhập khác của công ty là theo dõi nghiệp vụ nhập kho hàng khuyến mãi, sau đó phân phối lại cho người tiêu dùng cuối cùng.  Chứng từ sổ sách - Trường Chứng từ Đại học Kinh tế Huế + Hóa đơn GTGT hàng khuyến mãi + Phiếu nhập kho - Sổ sách + Sổ cái (TK 711, 111, 112, 156 ) + Sổ chi tiết sản phẩm, hàng hóa (TK 155, 156,157) + Sổ kế toán chi tiết, sổ tài sản cố định, sổ chi tiết thanh toán (TK 131,331) SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 19
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên  Tài khoản sử dụng - Tài khoản sử dụng: TK 711 “Thu nhập khác” - Kết cấu tài khoản Bên Nợ: + Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. + Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: + Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.  Phương pháp hạch toán TK 911 TK 711 TK 111, 112, 138 Thu phạt khách hàng vi phạm hợp Kết chuyển thu nhập đồng kinh tế khác vào TK 911 Thu được các khoản thu khó đòi đã xóa sổ TK 338 Tiền phạt tính trừ vào khoản nhận kí quỹ kí cược TK 152, 156 TK 333 Trị giá hàng hóa, dịch vụ được biếu tặng (Không đính kèm điều kiện mua) Các khoản thuế trừ vào thu nhập khác TK 331, 338 (Nếu có) Khoản nợ phải trả không xác định Trường Đại học Kinhđược chủ tế Huế TK 3387 Định kì phân bổ doanh thu chưa thực hiên nếu được tính vào thu nhập khác Sơ đồ 1.4: Kế toán thu nhập khác SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 20
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.2.2. Kế toán các khoản chi phí 1.2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán  Chứng từ sổ sách - Chứng từ + Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho + Hóa đơn GTGT + Biên bản giao nhận hàng hóa, biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hóa, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Sổ sách + Sổ cái (TK 711, 111, 112, 156 ) + Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hóa (TK 155, 156,157) + Sổ kế toán chi tiết, sổ tài sản cố định, sổ chi tiết thanh toán (TK 131,331) + Sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, thẻ kho, bảng kê bán ra  Tài khoản sử dụng - Tài khoản sử dụng: TK 632 “Giá vốn hàng bán” - Kết cấu tài khoản Bên Nợ: + Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ; + Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung vượt trên mức công suất tính vào GVHB tiêu thụ trong kỳ; + Phản ánh hao hụt, mất mát của hàng tồn kho; + Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước. Bên Có: + PhTrườngản ánh khoản hoàn Đại nhập dự phònghọc giảm Kinhgiá hàng tồn khotế cu ốHuếi năm tài chính; + Giá vốn hàng bán bị trả lại; + Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.  Phương pháp hạch toán SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 21
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 154, 155, 156 632 911 Trị giá vốn của sản phẩm, hàng Kết chuyển giá vốn hàng bán và hóa, dịch vụ xuất bán các chi phí Xác định KQKD 152, 153, 155, 155, 156 Phần hao hụt, mất mát hàng tồn kho Hàng bán bị trả lại nhập kho được tính vào giá vốn hàng bán 154 Gía thành thực tế của sản phẩm chuyển thành TSCĐ sử dụng cho SXKD Chi phí SXC vượt quá mức bình thường tính vào giá vốn hàng bán 217 2294 Bán bất động sản đầu tư Gía trị còn lại Hoàn nhập dự phòng 2147 giảm giá tồn kho Hao mòn Trích khấu hao bất lũy kế động sản đầu tư Trích lập dự phòng giảm giá tồn kho Sơ đồ 1.5: Kế toán giá vốn hàng bán 1.2.2.2. Kế toán chi phí tài chính Chi phí tài chính của công ty là các khỏan chi phí về lãi tiền vay ngắn hạn.  Chứng từ sổ sách - ChTrườngứng từ Đại học Kinh tế Huế + Giấy báo nợ + Phiếu chi + Bảng sao kê TGNH - Sổ sách + Sổ chi tiết theo dõi chi phí tài chính + Sổ tổng hợp kế toán chi phí tài chính SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 22
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên  Tài khoản sử dụng - Tài khoản sử dụng: TK 635 “Chi phí tài chính” - Kết cấu tài khoản Bên Nợ: + Các khoản chi phí tài chính phát sinh trong kì; + Các chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lỗ bán ngoại tệ, chiết khấu thanh toán cho người mua. Bên Có: + Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính; + Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn; + Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ; + Chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. TK 635 không có số dư cuối kì.  Phương pháp hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.6: Kế toán chi phí tài chính SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 23
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.2.2.3. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh Chi phí kinh doanh đa dạng và phức tạp. Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau, chi phí kinh doanh được phân loại theo các cách khác nhau. Riêng đối với công ty TNHH Tuyết Xù thì các khoản chi phí kinh doanh có thể kể đến như sau: + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp + Chi phí chuyển tiền, phí dịch vụ ngân hàng + Xuất hàng khuyến mãi  Chứng từ + Giấy báo nợ + Phiếu chi + Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ + Bảng thanh toán lương (căn cứ vào hợp đồng lao động) + Bảng trích BHXH, BHYT  Tài khoản sử dụng - Tài khoản sử dụng: TK 642 “Chi phí quản lý kinh doanh” Theo TT133/2016/TT-BTC, TK 642 có 2 tài khoản cấp 2: • TK 6421: Chi phí bán hàng • TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp - Kết cấu tài khoản Bên Nợ: + Các chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ; + Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả. Bên Có: + Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh; + TrườngHoàn nhập dự phòng Đại phải thu họckhó đòi, dKinhự phòng phả i tếtrả; Huế + Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ  Phương pháp hạch toán SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 24
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 111, 112, 153, 242, 642 111, 112 Chi phí vật liệu, công cụ Các khoản giảm chi phí quản 133 lí kinh doanh Thuế GTGT 911 334, 338 (nếu có) Chi phí tiền lương, tiền công, phụ Kết chuyển chi phí quản lí cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ, kinh doanh 214 2293 Chi phí khấu hao TSCĐ Hoàn nhập số chênh lệch giữa số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập từ năm trước chưa 242, 335 sử dụng hết lớn hơm số phải Chi phí phân bổ dần, chi phí trích lập năm nay trích trước 352 352 Dự phòng phải trả hợp đồng có rủi Hoàn nhập dự phòng phải trả về ro lớn, dự phòng phải trả khác chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa 111, 112, 141, Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác Sơ đồ 1.7: Kế toán chi phí quản lí kinh doamh 1.2.2.4. Kế toán chi phí khác Tất cả các khoản chi phí nộp phạt, chi phí cho hàng hóa bị hư hỏng, chi phí trả lãi quá hạn đều được kế toán công ty hạch toán vào TK 811- Chi phí khác.  TrườngChứng từ Đại học Kinh tế Huế - Phiếu chi, giấy báo nợ - Biên bản thanh lý TSCĐ  Tài khoản sử dụng - Tài khoản sử dụng: TK 811 “Chi phí khác” - Kết cấu tài khoản Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh. Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 25
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.  Phương pháp hạch toán 111, 112, 131, 811 911 Các chi phí phát sinh (Chi phí hoạt động thanh lí, nhượng bán TSCĐ) 331, 333, 338 Khi nộp phạt Khoản bị phạt do vi Kết chuyển chi phí phạm hợp đồng, vi khác để xác định kết phạm hành chính quả kinh doanh 2111, 2113 214 111, 112, 138 Nguyên Gía trị hao Khấu hao giá mòn TSCĐ Thu bán hồ sơ thầu hoạt TSCĐ ngừng sử động thanh lí, nhượng bán góp vốn dụng cho TSCĐ liên 228 SXKD doanh, Gía trị góp vốn liên kết liên doanh, liên kết Chênh lệch giữa đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ Sơ đồ 1.8: Kế toán chi phí khác 1.2.2.5. Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành  Chứng từ sử dụng - - HóaTrường đơn GTGT, hóa Đại đơn bán hàng,học hóa đơnKinh đặc thù tế Huế - - Sổ theo dõi chi tiết thuế thu nhập doanh nghiệp - - Tờ khai tạm tính thuế TNDN theo quý - - Tờ khai quyết toán thuế TNDN  Tài khoản sử dụng - - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 821 “Chi phí thuế TNDN” - Tài khoản 821 có 2 tài khoản cấp 2: SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 26
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên • Tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” • Tài khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” - - Kết cấu tài khoản Bên Nợ: + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm; + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả; + Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn; + Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 phát sinh trong kỳ vào bên Có tài khoản 911. Bên Có: + Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm; + Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại; + Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại; + Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào tài khoản 911; + Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212 phát sinh trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911. Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ.  Phương pháp hạch toán 333, 3334 821 911 Kết chuyển chi phí TrườngSố thuế thu nhập Đạiphải nộp trhọcong kì do Kinh thutếế TNDN Huế doanh nghiệp tự xác định Số chênh lệch giữa thuế TNDN tạm phải nộp lớn hơn số phải nộp Sơ đồ 1.9: Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 27
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.2.3. Xác định kết quả hoạt động kinh doanh  Chứng từ sử dụng - Bảng tính kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động khác - Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có của ngân hàng - Các chứng từ tự lập khác  Tài khoản sử dụng - Tài khoản sử dụng: TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” - Kết cấu tài khoản Bên Nợ: + Trị giá vốn của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ phát sinh trong kỳ + Chi phí tài chính, chi phí khác, chi phí QLKD + Chi phí thuế TNDN + Lãi sau thuế các hoạt động trong kỳ Bên Có: + DT thuần về sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong kỳ + DT hoạt động tài chính + Thu nhập khác + Lỗ về các hoạt động trong kỳ Tài khoản 911 cuối kỳ không có số dư.  Phương pháp hạch toán 632, 635, 811 911 511, 5115, 711 Kết chuyển chi phí Kết chuyển doanh thu và thu nhập khác 821 Kết chuyển chi phí thuế TNDN Trường Đại học Kinh tế Huế 421 421 Kết chuyển lãi hoạt động kinh Kết chuyển lỗ hoạt động kinh doanh trong kì doanh trong kì Sơ đồ 1.10: Kế toán xác định kết quả kinh doanh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 28
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.3. Các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến đề tài Công tác kế toán tiêu thụ và xác định KQKD chiếm một vị trí quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế đề tài kế toán doanh thu, thu nhập và XĐKQKD đã được rất nhiều người nghiên cứu nhằm đóng góp một số ý kiến để hoàn thiện công tác kế toán cho các doanh nghiệp. Trong luận văn Thạc sỹ “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại Công ty Cổ phần Công nghệ Điều khiển và Tự động Hóa” [8], tác giả đã nhận thức được tầm quan trong của việc hạch toán về kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD trong doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thương mại. Luận văn đạt được các mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD trong doanh nghiệp thương mại; tìm hiểu thực trạng công tác kế toán đặc biệt là kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại công ty cổ phần Công Nghệ Điều Khiển và Tự Động Hóa; đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại đơn vị. Những biện pháp mà tác giả đề xuất cũng đã giải quyết phần nào những hạn chế mà doanh nghiệp đang gặp phải. Trong khóa luận “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ mới B2T” [6], với kiến thức lí luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp của toán học, của nghiệp vụ kế toán, tác giả phân tích thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại công ty, tình hình hạch toán thực tế, trình tự vào sổ của đơn vị. Qua đó nêu lên được những bất cập trong phần hành kế toán này tại đơn vị là chưa theo dõi chi tiết cho từng bộ phận, doanh thu và hàng bán bị trả lại, chi phí khác vẫn không được ghi nhận kịp thời vào cuối kì để báo cáo cho ban lãnh đạo. Và tác giả đã đề ra một số giả pháp góp phần cho công tác kế toán Trườngđược thực hiện tố t hơn.Đại Tuy nhiên,học trong Kinh bài viết tác tếgiả trình Huế bày chưa nhiều về cách thức nhập các chứng từ liên quan đến việc hạch toán doanh thu chi phí, chưa nêu cụ thể quy trình hạch toán trên máy của hình thức này. Đề tài của tác giả quá rộng về hai mặt công tác kế toán và cách thức bán hàng của doanh nghiệp, chính vì thế mà nội dung các nghiệp vụ kế toán còn sơ sài, tác giả thiên về công tác bán hàng hơn. Ở đề tài “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang” [7], tác giả đã thể hiện khái quát những cơ sở lý luận về SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 29
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dựa trên Thông tư số 200/2014/TT- BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp. Đề tài cũng trình bày được những đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD. Tác giả chú trọng đến việc nghiên cứu thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, cụ thể như tìm hiểu về các chứng từ, tài khoản sử dụng, các loại sổ kế toán và phương pháp hạch toán của từng loại doanh thu và chi phí cũng như việc xác định kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang năm 2015. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu lên một số đánh giá về những ưu điểm và tồn tại của bộ máy tổ chức kế toán cũng như công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn bộ máy tổ chức kế toán cũng như công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Tuy nhiên luận văn của tác giả đi quá sâu vào phần phân tích hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp, các BCTC. Ngoài ra các chứng từ, sổ thẻ chi tiết, sổ tổng hợp tác giả vẫn trình bày chưa đúng hết biểu mẫu theo quy định của Bộ tài chính, sơ đồ trình bày cẩu thả. Riêng đối với Công ty TNHH Tuyết Xù, trong những năm qua cũng đã có những nghiên cứu về công tác kế toán tại đơn vị như kế toán TSCĐ, kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh toán, Đề tài kế toán doanh thu, thu nhập và xác định KQKD cho đến thời điểm này mới có một sinh viên nghiên cứu. Đó là bài báo cáo chuyên đề của sinh viên Nguyễn Thị Quyên với đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định KQKD tại công ty TNHH Tuyết Xù’’ [21]. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ nghiên cứu ở mức độ chung và đưa ra những nhận xét tổng quan về tình hình hoạt động của công ty và một số biện pháp chủ yếu để hoàn thiện bộ máy quản lý, chưa đi sâu nghiên cứu công tác kế toán cụ thể đối với từng lĩnh vực mà công ty đang hoạt động cũng như từng phươngTrường thức tiêu thụ . ĐạiSố liệu phân học tích năm Kinh 2014 đã cũ tếnên cácHuế thông tin không mang tính chính xác cao. Các sổ thẻ chi tiết, sổ tổng hợp, chứng từ kế toán quá ít để minh họa cho bài biết. Nhìn chung các nghiên cứu trước đã hệ thống hóa được các lý luận cơ bản về công tác kế toán doanh thu và xác định KQKD, nêu lên được thực trạng công tác kế toán này tại đơn vị, bộ phận mình thực hiện. Đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 30
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên giá về công tác kế toán và từ đó góp đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn việc hạch toán kế toán cho doanh nghiệp sao cho chính xác, hợp lí và hiệu quả hơn. Đề tài kế toán doanh thu, thu nhập và xác định KQKD là một đề tài rất quen thuộc, được rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên mỗi bài sẽ có những điểm khác biệt, mới lạ mang bản sắc riêng của từng cá nhân làm bài và của chính công ty mà sinh viên thực tập. Các loại hình công ty sẽ khác nhau thì việc phản ánh doanh thu và KQKD cũng sẽ khác nhau. Bài khóa luận của tôi cũng là một ví dụ. Tôi đã lựa chọn đề tài kế toán doanh thu, thu nhập và xác định KQKD này và tiến hành thu thập số liệu và thực tập tại doanh nghiệp TNHH Tuyết Xù. Trong khóa luận của mình, từ lý luận về kế toán doanh thu, thu nhập và XĐKQKD tôi đã đi tìm hiểu cách hạch toán đối với từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đi sâu tìm hiểu về quy trình luân chuyển chứng từ của từng hoạt động. Hơn nữa đề tài nghiên cứu này nghiên cứu công tác kế toán của công ty dựa trên hình thức kế toán máy, tác giả mô tả một cách chi tiết các bước nhập liệu lên các nghiệp vụ phát sinh trên phần mềm kế toán đang sử dụng tại công ty. Số liệu đưa ra phân tích năm 2017 mang tính cập nhập hơn 2014 nên sẽ phản ánh rõ hơn về tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 31
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, THU NHẬP VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TUYẾT XÙ 2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Tuyết Xù 2.1.1. Khái quát về Công ty Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Tuyết Xù Tên giám đốc hiện tại của công ty: Bà Huỳnh Thị Xù Địa chỉ: 167 đường 2/9 - Phường Hoà Cường Nam - Quận Hải châu - Thành phố Đà Nẵng Điện thoại: (0236) 2218335 Mã số thuế của công ty: 0400618746 được cấp ngày 05 tháng 05 năm 2008 Doanh nghiệp đi vào hoạt động ngày 05 tháng 05 năm 2008 với giấy phép kinh doanh số 0400618746 cấp ngày 24 tháng 04 năm 2008. Doanh nghiệp đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là: 1.500.000.000 đồng. Lĩnh vực kinh doanh của Doanh nghiệp: Thương mại và dịch vụ Địa điểm kinh doanh của công ty: - Kho hàng số 1 – Công ty TNHH Tuyết Xù Địa chỉ: 63 Đường 2/9, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. - Khách sạn Nhất Nhất – Công ty TNHH Tuyết Xù Địa chỉ: 111 Phạm Văn Bạch, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. - TrườngNhà nghỉ Nhất Nh ấĐạit – Công tyhọc TNHH TuyKinhết Xù tế Huế Địa chỉ: 111 Phạm Văn Bạch, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Ngày 05/05/2008, công ty được thành lập với tên gọi Công ty TNHHTuyết Xù, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản tại ngân hàng thương mại. Công ty TNHH Tuyết Xù được thành lập theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 32
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 0400618746 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Đà Nẵng, được cấp ngày 24/05/2008. Khi thành lập đến nay giám đốc của công ty là bà Hoàng Thị Xù với vốn điều lệ ban đầu của công ty là 1,5 tỉ đồng. Phương châm hoạt động của Công ty đó là uy tín, chất lượng và giá cả cạnh tranh. Hiện nay, công ty đã kinh doanh gần 100 mặt hàng đa dạng, nhiều chủng loại, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Công ty luôn nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của thị trường nhằm cung ứng hàng hóa một cách nhanh chóng và đảm bảo chất lượng tốt nhất. Trong những năm qua nhờ những chính sách bán hàng cùng với sự nỗ lực làm việc của nhân viên trong công ty, việc kinh doanh của công ty được phát triển cùng với đó là lợi nhuận cũng tăng lên đáng kể. Đặc biệt là những tháng gần tết doanh thu của công ty lên đến 7 tỷ đồng. Mục tiêu trong những năm tới là tiếp tục tăng trưởng về doanh thu và đẩy mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua hơn 9 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Tuyết Xù đang dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh lân cận khác. 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh Nghành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp: - Đại lý mua, bán ký gởi hàng hóa - Bán buôn đồ uống - Kinh doanh khách sạn - Kinh doanh nhà khách, nhà nghỉ và dịch vụ lưu trú ngắn ngày - TrườngVân tải hàng hóa b ằĐạing đường họcbộ Kinh tế Huế 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.1.4.1. Chức năng Là một Công ty thương mại nên chức năng chính của Công ty là tổ chức lưu thông, phân phối hàng tiêu dùng và cung cấp dịch vụ thiết yếu đến người tiêu dùng. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 33
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 2.1.4.2. Nhiệm vụ Đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng nhu cầu hàng hóa, nguyên liệu phục vụ nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh; cung cấp dịch vụ vận tải, nhà nghỉ, khách sạn theo yêu cầu. Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của luật pháp, phân phối các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đúng chủng loại theo giấy phép kinh doanh đã đăng kí. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, phát triển kinh doanh có hiệu quả. Chăm lo bồi dưỡng, nâng cao trình độ lao động và đảm bảo quyền lợi đầy đủ cho toàn thể nhân viên lao động trong Công ty và luôn có tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng. 2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 2.1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Bộ máy quản lý công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, việc tổ chức theo mô hình này đáp ứng nhu cầu phù hợp với kinh doanh và đảm bảo cho việc điều hành có hiệu quả, mệnh lệnh của ban quản lý được thi hành nhanh, nhiệm vụ của mỗi bộ phận chức năng được phân tách rõ ràng, cụ thể. Người lãnh đạo được toàn quyền xử lý và ra quyết định, nhưng đồng thời phát huy được khả năng chuyên môn sáng tạo của các phòng ban cũng như từng cán bộ công nhân viên Giám đốc Phòng kế toán Phòng hành chính Kho (giao nhận) Kế toán TrườngNhân ĐạiTrưởng học NhânKinh tếThủ khoHuế Nhân trưởng viên phòng viên viên ( Nguồn: Phòng hành chính) Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Tuyết Xù SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 34
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của công ty. Là người quyết định các chính sách đối nội, đối ngoại trong công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và toàn thể công ty về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý chung tất cả các phòng ban, giám sát vạch ra đường lối chung của công ty. Phòng kế toán: Hỗ trợ các bộ phận về lĩnh vực tài chính kế toán; cung cấp số liệu, thông tin kinh tế về mọi hoạt động kinh doanh cho lãnh đạo, thực hiện tổ chức hạch toán, ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chế độ kế toán hiện hành; tổng hợp các số liệu và lên BCTC đúng kỳ và đúng niên độ. Theo dõi và đánh giá tình hình tài chính của công ty thường xuyên để thuận tiện cho việc ra các quyết định điều hành, quản lý công ty của ban giám đốc. Phòng hành chính: Có trách nhiệm quản lý các giấy tờ liên quan có liên quan đến công ty. Đây là nơi lưu trữ các văn bản hợp đồng liên quan đến chính sách tiền lương, hợp đồng lao động, các thông tin về tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên trong công ty. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Tuyết Xù khá đơn giản, chặt chẽ, bảo đảm tính độc lập, thống nhất. Do vậy, mệnh lệnh ít qua khâu trung gian đảm bảo tính cập nhật kịp thời, chính xác. Trong Công ty mức độ phân cấp quản lý cho các phòng ban tương đối cao, bảo đảm tính tự chủ, linh hoạt cho các bộ phận, cho phép nâng cao tính chuyên môn của từng bộ phận và gắn trách nhiệm với kết quả cuối cùng. Với cơ cấu tổ chức này, mặc dù mỗi bộ phận đều có chức năng riêng biệt, tuy nhiên chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau cùng tham mưu cho Giám đốc điều hành ra quyết định đúng đắn nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triểnTrường mang lại lợi nhuận Đại cho Công học ty. Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 35
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 2.1.6. Tổ chức công tác kế toán của Công ty 2.1.6.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán bán Kế toán thanh Thủ quỹ Kế toán hàng kho toán (Nguồn: Phòng kế toán) Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty  Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán Kế toán trưởng: Tổ chức, kiểm tra công tác kế toán tại công ty, là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán tài chính cho giám đốc điều hành. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của giám đốc, là người ký duyệt các chứng từ kế toán, báo cáo kế toán và những tài liệu có liên đến công tác kế toán. Kế toán tổng hợp: Thu thập và tổng hợp tất cả các tài liệu, số liệu của các bộ phận kếTrường toán để lập báo cáo Đại tổng h ợphọc để trình Kinhlên kế toán trưtếởng. Huế Ngoài ra, kế toán tổng hợp phụ trách việc kiểm tra, xem xét số liệu của kế toán đồng bộ và tổng hợp tất cả số liệu đó rồi trình lên kế toán trưởng ký. Kế toán bán hàng: Theo dõi việc xuất, nhập hàng hóa hàng ngày, viết hóa đơn, báo cáo kiểm kê hàng tồn kho hàng tháng, quý Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản phải thu, phải trả thanh toán với khách SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 36
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên hàng dựa trên các chứng từ có liên quan. Thủ quỹ: Cất giữ, thu chi, rút gửi các khoản tiền mặt, ngoại tệ tại ngân hàng. Trả tiền lương và các khoản trích theo lương cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Hàng ngày báo cáo tiền mặt còn tồn quỹ cho kế toán trưởng, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật sự mất mát tiền. Kế toán kho: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hóa để cung cấp số liệu kịp thời cho hoạt động kinh doanh được diễn ra thường xuyên. 2.1.6.2. Hình thức tổ chức công tác kế toán Để đảm bảo quản lý kế toán tài chính chặt chẽ, tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm, việc xử lý và cung cấp thông tin nhanh nhạy, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Toàn bộ việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp được thực hiện tập trung tại phòng kế toán, còn các cửa hàng trực thuộc chỉ việc thực hiện hạch toán và theo dõi chi tiết các nghiệp vụ liên quan đến tình hình nhập xuất hàng hóa và các loại chi phí, còn xác định kết quả được thực hiện tại Công ty. Khi các chi nhánh, của hàng nhập số liệu vào máy tính thì tại bộ phận kế toán ở trụ sở chính đều theo dõi và quản lí được. Tất cả các nhân viên kế toán, kể cả nhân viên hạch toán tại cửa hàng đều trực thuộc bộ máy kế toán và phải chịu sự lãnh đạo tập trung thống nhất và chặt chẽ của kế toán trưởng. Điều này đảm bảo chuyên môn hóa đội ngũ kế toán và trang bị hiện đại cho công tác kế toán, giảm khối lượng cho công việc kế toán. 2.1.6.3. Chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại công ty Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm. ĐơnTrường vị tiền tệ mà công Đại ty sử dhọcụng trong Kinhghi chép, báo tế cáo Huếquyết toán là Việt Nam Đồng (VNĐ). Chế độ kế toán áp dụng: - Trước 01/01/2017: Kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính. - Từ 01/01/2017: Kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thông tư 133/2016/TT- BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài Chính. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 37
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Phương pháp kế toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá gốc - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân cuối kỳ - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên Phương pháp khấu hao TSCĐ đang sử dụng: Phương pháp đường thẳng. Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. Tổ chức chế độ chứng từ: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập chứng từ kế toán làm căn cứ cho việc ghi sổ kế toán. Các chứng từ Công ty sử dụng bao gồm: - Chứng từ về bán hàng: Hóa đơn GTGT - Chứng từ về hàng hóa: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng - Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng - Chứng từ về tài sản: Biên bản giao nhận tài sản cố định, bảng trích khấu hao tài sản cố định - Chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi hưởng bảo hiểm xã hội Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Được ghi nhận tuân thủ đầy đủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 14. 2.1.6.4. Hệ thống tài khoản và báo cáo sổ sách  Hệ thống tài khoản Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản theo thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Bao gồm tất cả cácTrường tài khoản trên bả ngĐại hệ thống học tài khoả n,Kinh trừ những tài tế kho ảnHuế ngoại bảng.  Hệ thống sổ sách - Sổ tổng hợp: Tổng hợp các nghiệp vụ hạch toán của nhóm và đối tượng của các tài khoản. - Sổ chi tiết: Theo dõi chi tiết nghiệp vụ hạch toán của tài khoản và cho phép người sử dụng xem tất cả các tài khoản đối ứng. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 38
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên  Hệ thống báo cáo Hệ thống báo cáo của đơn vị chỉ được sử dụng nội bộ chứ không được phát hành ra bên ngoài. Hệ thống báo cáo mà công ty sử dụng là: - Bảng cân đối phát sinh - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh 2.1.6.4. Hình thức kế toán áp dụng Xuất phát từ những đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý, công ty đang thực hiện, tổ chức và vận dụng hình thức kế toán máy, để thuận tiện cho công tác kế toán phản ánh một cách chính xác và nhanh chóng nhằm giảm bớt khối lượng công việc, nâng cao chất lượng công tác kế toán nên công ty đã áp dụng hình thức kế toán trên máy tính với phần mềm kế toán Fast. Giao diện trên phần mềm như hình dưới đây: Hình 01: Giao diện phần mềm kế toán FAST 2005 Trường Đại học Kinh tế Huế Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung trên máy vi tính. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 39
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Sơ đồ ghi sổ kế toán trêm máy vi tính Chứng từ kế SỔ KẾ TOÁN toán gốc Sổ tổng hợp Sổ chi tiết Phần mền kế toán KTVN Bảng tổng hợp Báo cáo tài chính Máy vi tính chứng từ kế toán Báo cáo kế toán cùng loại quản trị Ghi chú: (Nguồn: Phòng kế toán) Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ trên máy vi tính  Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung trên máy vi tính Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái hoặc nhật ký sổ cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập Báo cáo tài chính. ViTrườngệc đối chiếu giữa sĐạiố liệu tổ nghọc hợp vớ i Kinhsố liệu chi ti ếtết đượ cHuế thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in Báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 40
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 2.1.7. Tình hình nguồn lực của công ty TNHH Tuyết Xù giai đoạn 2015-2017 2.1.7.1. Tình hình về lao động Nhận thức rõ được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, Công ty đã luôn quan tâm đến công tác này để đảm bảo mình luôn có một lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao nhất. Công ty đã ký kết hợp đồng với tất cả nhân viên trong công ty, thực hiện đúng chính sách đống với người lao động như ốm, đau, thai sản Tổng số nhân viên hiện tại vào tháng 4/2017 là 45 người. Sau đây là bảng thống kê số liệu lao động biến động qua từng năm từ năm 2015 đến năm 2017, cụ thể được biểu hiện qua bảng sau: Bảng 2.1: Quy mô và cơ cấu lao động của công ty TNHH Tuyết Xù giai đoạn 2015 - 2107 2015 2016 2017 2016/2015 207/2016 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ +/- % +/- % Chỉ tiêu (Lao (Lao (Lao (Lao (Lao (%) (%) (%) (%) (%) động) động) động) động) động) Tổng số lao động 38 100 41 100 45 100 3 7,89 4 9,76 1. Theo giới tính - Nam 26 68,42 28 68,29 30 66,67 2 7,69 2 7,14 - Nữ 12 31,58 13 31,71 15 33,33 1 8,33 2 15,38 2. Theo trình độ văn hoá - Đại học và trên đại học 16 42,11 17 41,46 18 40,00 2 25.00 7 28.00 - Cao đẳng, Trung cấp 15 39,47 15 36,59 18 40,00 0 0,00 3 20,00 - Trung họcTrường phổ thông, khác Đại7 18,42 học9 21,95 Kinh 9 20,00 tế 2 Huế28,57 0 0,00 3. Theo tính chất công việc - Lao động trực tiếp 25 65,79 27 65,85 27 60,00 2 8,00 0 0,00 - Lao động gián tiếp 13 34,21 14 34,15 18 40,00 1 7,69 4 28,57 (Nguồn: Công TNHH Tuyết Xù qua các năm 2015-2017) Qua bảng số liệu 2.3, ta nhận thấy lực lượng lao động tại Công ty qua 3 năm đã không ngừng tăng lên. Số lượng lao động năm 2016 tăng thêm 7,89% so với năm SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 41
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 2015, tương ứng tăng thêm 3 lao động. Năm 2017, số lao động vẫn tiếp tục tăng, tăng thêm gần 10%. Việc tăng liên tục số lao động qua các năm là do Công ty mở rộng đại lý phân phốivà liên tục mở rộng thị trường nên việc tuyển thêm lao động là cần thiết. Theo giới tính: Tỷ trọng lao động nam trong tổng số lao động qua các năm đều chiếm trên 65% và số lượng lao động nam liên tục tăng qua các năm cho thấy nhu cầu lao động có thể lực tốt luôn cao do số lượng đội vận chuyển phân phối hàng tăng mạnh qua các năm; số lượng lao động nữ năm 2016 so với năm 2015 cũng tăng thêm 1 người, tức là năm 2016 có 13 lao động nữ, số lao động nữ tăng thêm này là do Công ty tuyển thêm vị trí kế toán phục vụ cho hoạt động của Công ty. Theo trình độ văn hoá: Trong 3 năm 2015-2017, ta thấy được Công ty đã có sự chú trọng trong việc tuyển lao động có trình độ cao đã qua đào tạo, thể hiện qua tỷ trọng số lượng lao động đại học và trên đại học luôn chiếm gần một nửa số lao động của Công ty và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể Năm 2016 số lượng lao động đại học và trên đại học là 18 lao động, tăng 40% tương ứng tăng 2 lao động so với năm 2015. Năm 2017 tăng thêm 1 lao động lên 18 lao động tương ứng tốc độ tăng 28%. Theo tính chất công việc: Vì là một Công ty TNHH thương mại nên Công ty luôn có sự chênh lệch lớn về số lao động trực tiếp và gián tiếp, số lao động trực tiếp luôn chiếm gần 2/3 tổng số lao động hiện có tại đơn vị. Do công ty có quy mô tương đối nhỏ nên số lượng nhân viên còn khá hạn chế nhưng công ty TNHH Tuyết Xù vẫn luôn đề cao chất lượng trong quá trình tuyển dụng. Bên cạnh đó hằng năm, công ty luôn mở các đợt tập huấn bồi dưỡng, đào tạo cho nhân viên nhằm xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, góp phần giúpTrường cho sự phát triển Đạisau này c ủhọca Công ty .Kinh tế Huế 2.1.7.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Tuyết Xù giai đoạn 2015-2017 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 42
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Bảng 2.2. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty TNHH Tuyết Xù giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: VNĐ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A. Tài sản ngắn hạn 5.202.445.289 65,92 14.235.527.737 87,35 14.736.853.435 93,18 9.033.082.448 173,63 501.325.698 3,52 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 674.019.081 8,54 369.397.013 2,27 169.016.750 1,07 (304.622.068) (45,19) (200.380.263) (54,25) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 882.275.125 11,18 1.821.251.870 11,17 4.332.462.866 27,39 938.976.745 106,43 2.511.210.996 137,88 IV. Hàng tồn kho 3.646.151.083 46,20 11.468.120.294 70,37 9.658.615.259 61,07 7.821.969.211 214,53 (1.809.505.035) (15,78) V. TSNH khác - - 576.758.560 3,54 576.758.560 3,65 576.758.560 - - 0,00 B. Tài sản dài hạn 2.689.483.290 34,08 2.062.502.294 12,65 1.078.689.279 13,04 (626.980.996) (23,31) (983.813.015) (47,70) I. Tài sản cố định 2.216.667.726 28,09 1.704.466.942 10,46 1.204.455.582 7,62 (512.200.784) (23,11) (500.011.360) (29,34) IV. Tài sản dài hạn khác 472.805.564 5,99 358.035.352 2,20 302.045.619 1,91 (114.770.212) (24,27) (55.989.733) (15,64) TỔNG TÀI SẢN 7.891.928.579 100,00 16.298.030.031 100,00 15.815.542.714 100,00 8.406.101.452 106,52 (482.487.317) (2,96) A. Nợ phải trả 7.465.074.806 94,59 15.810.843.298 97,01 15.312.752.424 96,82 8.345.768.492 111,80 (498.090.874) (3,15) I. Nợ ngắn hạn 6.345.074.806 80,40 15.030.163.369 92,22 11.464.738.699 72,49 8.685.088.563 136,88 (3.565.424.670) (23,72) II. Nợ dài hạn 1.120.000.000 14,19 780.679.929 4,79 3.848.013.725 24,33 (339.320.071) (30,30) 3.067.333.796 392,91 B. Vốn chủ sở hữu 426.853.773 5,41 487.186.733 2,99 502.790.290 3,18 60.332.960 14,13 15.603.557 3,20 I. Vốn chủ sở hữu 1.500.000.000 19,01 1.500.000.000 9,20 1.500.000.000 9,48 - 0,00 - 0,00 TỔNG NGUỒN VỐN 7.891.928.579 100,00 16.298.030.031 100,00 15.815.542.714 100,00 8.406.101.452 106,52 (482.487.317) (2,96) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty và tính toán của tác giả) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 43
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Qua bảng 2.2 trên ta thấy, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty biến động không quá nhiều qua 3 năm, từ năm 2015 đến năm 2017. Cụ thể như sau: - Tình hình biến động của tài sản: Năm 2015 Công ty có tổng tài sản là 7.891.928.597 đồng, năm 2016 có tổng tài sản là 16.298.030.032 đồng, tăng 8.406.101.452 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 106,52% so với năm 2015. Tổng cộng tài sản năm 2016 tăng mạnh so với năm 2015 là do tài sản ngắn hạn của năm 2016 tăng 9.033.082.448 đồng tương ứng tăng 173,63%. Tổng tài sản năm 2017 giảm nhẹ 482.090.874 đồng hay giảm 3,15% so với năm 2016. Sự giảm xuống này là do tài sản dài hạn giảm mạnh 983.813.015 đồng hay 47,70%. + Tài sản ngắn hạn: Là khoản mục chiếm giá trị và tỷ trọng lớn, trên 65% trong tổng số tài sản của Công ty, sự biến động tăng giảm của tài sản ngắn hạn làm ảnh hưởng mạnh đến sự biến động của tài sản. Tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2015 có 5.202.445.28 đồng, năm 2016 có 14.235.527.737 đồng, so với năm 2015 thì năm 2016 tài sản ngắn hạn tăng mạnh với 9.033.082.448 đồng, tương ứng tăng 173,63%. Năm 2017 là 14.736.853.435 đồng, tăng 501.325.698 đồng tương ứng tăng 3,52%. Tỷ lệ tăng tài sản ngắn hạn qua 2 năm tương đối lớn. + Tài sản dài hạn: Là khoản mục chiếm gần 35% trong tổng tài sản 3 năm qua của Công ty, vì vậy sự biến động tăng giảm của tài sản dài hạn cũng góp phần ảnh hưởng đến sự biến động tăng giảm của tổng tài sản của Công ty. Tài sản dài hạn của Công ty năm 2016 giảm so với năm 2015 là 626.980.996 đồng tương ứng giảm 23,31%, năm 2017 giảm 983.813.015 đồng tương ứng giảm 47,70%. Như vậy ta thấy tài sản dài hạn giảm khá nhiều vào năm 2017. Nguyên nhân giảm của tài sản dài hạn là do giảmTrường của các khoản mục Đại tài sản cố họcđịnh và tài Kinh sản dài hạn khác.tế Huế - Tình hình biến động của nguồn vốn: Sự biến động tăng giảm của nguồn vốn cùng chiều với sự biến động của tài sản. Nhưng các nhân tố bên trong của nguồn vốn là do sự biến động của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Năm 2015 tổng nguồn vốn là 7.891.928.579 đồng, đến năm 2016 tổng nguồn vốn là 16.298.030.031 đồng, tăng 8.406.101.452 đồng tương ứng tăng 106,52%. Năm 2017 lại giảm 482.487.317 đồng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 44
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên tương ứng giảm 2,96%. + Nợ phải trả: Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty, nên biến động tăng giảm của nó làm ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng nguồn vốn. So với năm 2015, nợ phải trả năm 2016 tăng lên đáng kể, từ 7.465.074.806 đồng tăng lên 15.810.843.298 đồng, tướng ứng tăng 111,80%. Đến năm 2017 khoản mục này lại giảm nhẹ, cụ thể giảm 498.090.847 đồng tương ứng giảm 3,15%. Khoản mục nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn (trên 90%), đây là điều hợp lý chính vì công ty mở rộng quy mô sản xuất nên cần đến nguồn vốn khá lớn, bản thân doanh nghiệp không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn nên phải huy động từ nguồn bên ngoài. Nợ phải trả tăng lên tuy có thể là một lá chắn thuế cho doanh nghiệp nhưng lại tăng gánh nặng nợ và làm giảm tính độc lập của doanh nghiệp trong kinh doanh. + Vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng vào các năm, điều này là dấu hiệu tốt cho Công ty cho thấy Công ty hoạt động có hiệu quả qua các năm. Qua sự phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn ta thấy, tỷ trọng tài sản và nguồn vốn và tình hình biến động của các khoản mục theo xu hướng hợp lý đối với một Công ty trong những năm đang phát triển. 2.1.7.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tuyết Xù giai đoạn 2015-2017 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 45
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Bảng 2.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: VNĐ 2016/2015 2017/2016 Chỉ Tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 +/- % +/- % 1. Doanh thu BH&CCDV 40.277.619.967 52.911.906.191 81.957.906.611 12.634.286.224 31,37 29.046.000.420 54,90 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - 1.520.000 - 1.520.000 3. Doanh thu thuần về BH&CCDV 40.277.619.967 52.911.512.191 81.957.906.611 12.633.892.224 31,37 29.046.394.420 54,90 4. Giá vốn hàng bán 39.828.700.713 52.125.238.027 81.408.308.840 12.296.537.314 30,87 29.283.070.813 56,18 5. Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 448.919.254 786.274.164 549.597.771 337.354.910 75,15 (236.676.393) (30,10) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 119.069 90.738 181.522 (28.331) (23,79) 90.784 100,05 7. Chi phí tài chính 332.015.809 505.037.498 385.077.422 173.021.689 52,11 (119.960.076) (23,75) 8. -Trong đó: Chi phí lãi vay 332.015.809 505.037.498 385.077.422 173.021.689 (119.960.076) (23,75) 9. Chi phí quản lí kinh doanh 1.956.010.861 2.006.437.331 1.908.519.270 50.426.470 2,58 (97.918.061) (4,88) 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD (1.838.988.347) (1.725.109.927) (1.743.817.399) 113.878.420 (6,19) (18.707.472) 1,08 11. Thu nhập khác 1.735.017.587 1.810.132.164 18.032.111.228 75.114.577 4,33 16.221.979.064 896,18 12. Chi phí khác 6.628.616 24.689.277 31.831.507 18.060.661 272,47 7.142.230 28,93 13. Lợi nhuận khác 1.728.388.971 1.785.442.887 1.771.279.721 57.053.916 3,30 (14.163.166) (0,79) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (110.599.376) 60.332.960 27.462.322 170.932.336 (154,55) (32.870.638) (54,48) 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - - 11.858.765 - - 11.858.765 - 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN (110.599.376) 60.332.960 14.423.881 170.932.336 (154,55) (45.909.079) (76,09) (Nguồn Báo cáo KQHĐ SXKD của Công ty qua các năm 2015-2017) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 46
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Qua bảng 2.3, ta thấy + Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 so với năm 2015 tăng 12.634.286.224 đồng tương ứng tăng là 31,37%; năm 2017 so với năm 2016 tăng 29.046.000.420 đồng tương ứng tăng 54,90%. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng là rất tốt, thể hiện tình hình hoạt động của Công ty là hiệu quả. Doanh thu tăng là do khối lượng sản phẩm được tiêu thụ mạnh dẫn đến doanh thu bán hàng của Công ty không ngừng tăng lên. Khi doanh thu tăng đồng nghĩa với lượng hàng tồn kho đã được phóng thích, qua đó giảm các chi phí bảo quản, lưu kho + Giá vốn hàng bán. Do doanh thu tăng nên giá vốn hàng bán của Công ty cũng tăng theo, năm 2016 so với năm 2015 tăng 12.296.537.314 đồng tương ứng tăng 30,87%, năm 2017 so với năm 2016 tăng 29.283.070.813 đồng tương ứng tăng 56,18%. GVHB tăng chủ yếu do hàng hóa bán đã bán tăng. Chứng tỏ lượng hàng tồn kho mà Công ty dự trữ cho hoạt động sản xuất là hợp lý. Nó đáp ứng nhu cầu phân phối hàng hóa ra thi trường đồng thời góp phần làm giảm lượng hàng tồn kho bị ứ đọng trong trong kho, lại có thể tăng doanh thu, giảm được chi phí lưu kho. + Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có sự biến động qua 3 năm. Cụ thể năm 2016 so với năm 2015 tăng 337.354.910 đồng tương ứng tăng 75,15%. Tuy nhiên năm 2017 con số này lại giảm xuống còn 549.597.771 đồng tương ứng giảTrườngm 30,10%. Lợi nhu Đạiận gộp gi ảhọcm do tốc đKinhộ tăng của doanhtế thuHuế nhỏ hơn tốc độ tăng của GVHB. Lợi nhuận gộp có sự biến động không ổn định chứng tỏ công ty hoạt động chưa thật sự hiệu quả, chưa đảm bảo được doanh thu thu về lớn hơn chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. + Doanh thu từ hoạt động tài chính SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 47
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2016 so với năm 2015 giảm gần 28.331 đồng tương ứng giảm 23,79%, năm 2017 so với năm 2016 lại tăng lên 181.522 đồng tương ứng tăng 100,05%. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty là lãi tiền gửi. Khoản doanh thu này nhỏ do công ty không có tiền gửi nhiều vào các ngân hàng. + Chi phí tài chính Chi phí tài chính có xu hướng biến động tăng giảm không ổn định. Năm 2016 so với năm 2015 tăng 173.021.689 đồng tương đương tăng 52,11%, năm 2017 so với 2016 giảm 119.960.076 đồng tương ứng giảm 23,75%. + Chi phí quản lý kinh doanh Năm 2016 so với năm 2015 tăng gần 50.426.470 đồng tương ứng tăng 2,58%, năm 2017 khoản mục này giảm 97.918.061 đồng tương ứng giảm 4,88%. Chi phí QLDN năm 2016 có xu hướng tăng do kế hoạch Công ty mở rộng thị trường và kinh doanh nhiều ngành hàng vào các năm tới do đó phải tập trung vào việc nâng cao trình độ nhân viên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Năm 2017 chi phí này có xu hướng giảm dần do công ty đã có cách quản lý về các khoản chi phí tốt hơn. + Lợi nhuận thuần từ HĐKD Lợi nhuận thuần từ HĐKD trong ba năm có luôn âm. Năm 2015 lợi nhuận thuần là (1.838.988.347 đồng), năm 2016 tăng nhẹ với (1.725.109.927 đồng). Sang 2017 con số này lại giảm 1,08%. Nguyên nhân của sự biến động này là do: Tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ tốc độ tăng của chi phí. Chi phí của Công ty tăng nhưng tốc độ tăng lớn hơn doanh thu là không tốt. + TrườngLợi nhuận khác Đại học Kinh tế Huế Lợi nhuận khác có xu hướng biến động không đáng kể. Lợi nhuận khác năm 2016 so với năm 2015 tăng 57.053.916 đồng tương ứng tăng 3,30%, năm 2017 so với năm 2016 lại giảm nhẹ 14.163.166 đồng tương ứng 0,79%. + Lợi nhuận kế toán trước thuế Lợi nhuận thuần từ HĐKD và lợi nhuận khác biến động nhỏ nên lợi nhuận trước thuế cũng có xu hướng biến động. Năm 2016 so với năm 2015 tăng 170.932.336 đồng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 48
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên tương ứng tăng là 154,55%, năm 2017 so với năm 2016 giảm 32.870.638 đồng tương ứng giảm 54,48%. Sự giảm xuống này là do khoản lợi nhuận khác giảm khiến cho chỉ số lợi nhuận kế toán trước thuế giảm xuống. Lợi nhuận kế toán trước thuế tăng giảm liên tục, thấy được tình hình hoạt động của Công ty không ổn định. + Lợi nhuận sau thuế TNDN Đi kèm với sự tăng giảm của doanh thu và lợi nhuận kế toán trước thuế thì lợi nhuận sau thuế cũng biến động theo. Chỉ tiêu này qua 3 năm lần lượt là: Năm 2015 là (110.599.376 đồng), năm 2016 tăng lên với 60.332.960 đồng, năm 2017 là 14.423.881 đồng. Do công ty không xác định thuế TNDN ở năm 2015 và 2016 nên lợi nhuận sau thuế cũng là lợi nhuận trước thuế. 2.2. Thực trạng công tác kế toán doanh thu, thu nhập và xác định KQKD tại Công ty TNHH Tuyết Xù 2.2.1. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Tuyết Xù 2.2.1.1. Đặc điểm sản phẩm Nhiệm vụ chính của Công ty khi tiến hành hoạt động kinh doanh bao gồm hai lĩnh vực cụ thể sau: - Kinh doanh dịch vụ: Cung cấp dịch vụ khách sạn nhà nghỉ dịch vụ lưu trú ngắn ngày. - Kinh doanh hàng hóa: Công ty được phép kinh doanh các loại sản phẩm đồ uống như: nước ngọt các loại, bia các loại, nước khoáng các loại, trà Do đặc thù kinh doanh của Công ty nên đối tượng khách hàng của Công ty là tất cả các cá nhân, doanh nghiệp trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay thị trường truyền thống làTrường Đà nẵng vẫn chiế mĐại tỷ lệ cao vhọcề tiêu th ụKinh sản phẩm. L ấtếy phương Huế châm luôn giữ chữ tín đối với khách hàng gắn liền với tiêu thụ nên số lượng sản phẩm bán ra ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Về nguồn hàng hóa của công ty, hàng hóa của Công ty được nhập chủ yếu từ Công ty Pepsico Việt Nam – chi nhánh Quảng nam và tiến hành phân phối lại cho các đại lý và bán lẻ cho các cá nhân, doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 49
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 2.2.1.2. Thị trường tiêu thụ Thị trường là sống còn đối với việc kinh doanh hàng hóa. Thị trường còn thì sản xuất kinh doanh còn, mất thị trường thì công việc kinh doanh bị đình trệ. Đối với công ty kinh doanh như Công ty Tuyết Xù thì việc chiếm lĩnh thì trường đầu ra rất cần thiết. Công ty luôn nhập hàng hóa từ các nhà cung cấp có uy tín trên thị trường, những nhà cung cấp có quan hệ lâu đời tốt với Công ty. Các sản phẩm mà công ty nhập về đều đạt tiêu chuẩn của Nhà nước, của các tổ chức kiểm định chất lượng. Đầu vào của công ty được nhập từ các công ty trong nước như: Công ty Pepsico Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam, chi nhánh Công ty CP TM Bia Sài gòn Miền trung tại Đà nẵng, Đối với thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của Công ty, hiệu quả kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào tình hình bán được hàng của Công ty. Trải qua hơn 9 năm hoạt động kể từ năm 2008 đến nay, cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ nhân viên bán hàng năng động, công ty đã có những bước tiến vượt bậc trong việc tìm kiếm khách hàng, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, giúp thị trường công ty được mở rộng đáng kể. Thị trường của công ty là các tỉnh thành thuộc ba miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi miền sản phẩm của công đã và đang thâm nhập, tới tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Trong đó, thị trường miền Trung vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả, nhất là ở khu vực thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Thuận, khách hàng truyền thống của công ty cũng nằm ở miền Trung như các công ty: Công ty TNHH TM hoàng Gia Lộc, Công ty TNHH TM Đông Thu, và các khách lẻ trong địa bàn thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam. 2.2.1.3. Các phương thức tiêu thụ tại Công ty Việc bán hàng trong công ty cũng tương tự như các doanh nghiệp thương mại nội địa khác,Trường được thực hiện theo Đại hai phương học thức: KinhBán buôn và bántế lẻ, Huế được chi tiết dưới nhiều hình thức khác nhau (trực tiếp, chuyển hàng ).  Phương thức tiêu thụ bán buôn Phương thức bán buôn hàng hoá qua kho là phương thức bán hàng đại lý mà công ty thường áp dụng. Bán buôn hàng hoá qua kho là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó, hàng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 50
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên bán phải được xuất từ kho bảo quản của công ty được thực hiện dưới hai hình thức: + Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến kho hàng số 1 của công ty để nhận hàng. Công ty xuất kho hàng hoá giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ. Các khách hàng bán buôn của công ty phải kể đến như: Công ty TNHH MTV TM & DVTH Nguyễn Ngọc Minh, Công ty TNHH MTV Bình Hà Duy, Công ty TNHH TM Trước Hà + Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, công ty xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy định trong hợp đồng. Khi nào hàng được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ. Chi phí vận chuyển do công ty chịu hay bên mua chịu là do sự thoả thuận từ trước giữa hai bên. Nếu công ty chịu chi phí vận chuyển, sẽ được ghi vào chi phí quản lý kinh doanh.  Phương thức bán hàng qua khách lẻ (bán lẻ) Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán lẻ ở công ty được thực hiện dưới hình thức: + Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Bán lẻ thu tiền tập trung là hình thức bán hàng mà trong đó tách rời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua. Mỗi lần bán hàng, nhân viên kế toán bán hàng làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết hoá đơn để khách đến nhận hàng ở kho hàng do nhân viên bán hàng giao. HếtTrường ngày, kế toán bán Đại hàng căn họccứ vào hoá Kinh đơn hoặc kiểm tế kê Huếhàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ngày và lập báo cáo bán hàng. Nhân viên kế toán bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ. + Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách. Hết ngày bán hàng, nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ. Đồng thời, kiểm kê hàng hoá còn tồn để xác định số lượng hàng đã bán trong ngày và lập báo cáo bán hàng. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 51