Khóa luận Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành

pdf 99 trang thiennha21 20/04/2022 5740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_doanh_thu_chi_phi_va_xac_dinh_ket_qua_kinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SX & TM CƠ ĐIỆN ĐẠI THÀNH Ngành : KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH Giảng viên hƣớng dẫn : T.S PHAN MỸ HẠNH Sinh viên thực hiện : ĐẶNG KIỀU MY MSSV: 1054030347 Lớp: 10DKTC5 TP.Hồ Chí Minh, năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SX & TM CƠ ĐIỆN ĐẠI THÀNH Ngành : KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH Giảng viên hƣớng dẫn : T.S PHAN MỸ HẠNH Sinh viên thực hiện : ĐẶNG KIỀU MY MSSV: 1054030347 Lớp: 10DKTC5 TP.Hồ Chí Minh, năm 2014 i
  3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu đề tài 2 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 3 1.1. Kế toán doanh thu và thu nhập khác 3 1.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng 3 1.1.1.1 Khái niệm 3 1.1.1.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu 3 1.1.1.3 Các phương thức bán hàng chủ yếu 3 1.1.1.4 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu 4 1.1.1.5 Chứng từ sử dụng 5 1.1.1.6 Tài khoản sử dụng 5 1.1.1.7 Kết cấu tài khoản 6 1.1.1.8 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vị kinh tế chủ yếu 6 1.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 11 1.1.2.1 Chiết khấu thương mại 11 1.1.2.2 Hàng bán bị trả lại 12 1.1.2.3 Giảm giá hàng bán 14 1.1.2.4 Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT trực tiếp 15 1.1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 17 1.1.3.1 Khái niệm 17 1.1.3.2 Chứng từ sử dụng 17 1.1.3.3 Tài khoản sử dụng 17 1.1.3.4 Kết cấu tài khoản 17 1.1.3.5 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 17 v
  4. 1.1.4 Kế toán thu nhập khác 20 1.1.4.1 Khái niệm 20 1.1.4.2 Chứng từ sử dụng 20 1.1.4.3 Tài khoản sử dụng 20 1.1.4.4 Kết cấu tài khoản 20 1.1.4.5 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 20 1.2 Kế toán chi phí 22 1.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 22 1.2.1.1 Khái niệm 22 1.2.1.2 Các phương pháp tính giá vốn 23 1.2.1.3 Chứng từ sử dụng 23 1.2.1.4 Tài khoản sử dụng 23 1.2.1.5 Kết cấu tài khoản 23 1.2.1.6 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 23 1.2.2 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 25 1.2.2.1 Khái niệm 25 1.2.2.2 Chứng từ sử dụng 25 1.2.2.3 Tài khoản sử dụng 25 1.2.2.4 Kết cấu tài khoản 25 1.2.2.5 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 25 1.2.3 Kế toán chi phí tài chính 27 1.2.3.1 Khái niệm 27 1.2.3.2 Chứng từ sử dụng 27 1.2.3.3 Tài khoản sử dụng 27 1.2.3.4 Kết cấu tài khoản 28 1.2.3.5 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 28 1.2.4 Kế toán chi phí khác 30 1.2.4.1 Khái niệm 30 1.2.4.2 Chứng từ sử dụng 30 1.2.4.3 Tài khoản sử dụng 30 1.2.4.4 Kết cấu tài khoản 31 vi
  5. 1.2.4.5 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 31 1.2.5 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 32 1.2.5.1 Khái niệm 32 1.2.5.2 Chứng từ sử dụng 33 1.2.5.3 Tài khoản sử dụng 33 1.2.5.4 Kết cấu tài khoản 33 1.2.5.5 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 33 1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 35 1.3.1 Khái niệm 35 1.3.2 Vai trò của kế toán xác định kết quả kinh doanh 35 1.3.3 Tài khoản sử dụng 35 1.3.4 Kết cấu tài khoản 36 1.3.5 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 36 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 39 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SX & TM CƠ ĐIỆN ĐẠI THÀNH 40 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành 40 2.1.1 Lịch sử hình thành 40 2.1.1.1 Quá trình hình thành 40 2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh 41 2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ 43 2.1.1.4 Phương hướng phát triển 43 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 44 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 44 2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận 44 2.1.3 Tình hình nhân sự tại công ty 45 2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 46 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 46 2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ từng kế toán 47 2.1.4.3 Hình thức kế toán tại công ty 47 vii
  6. 2.1.4.4 Chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại công ty 49 2.1.4.5 Kế toán quản trị tại công ty 50 2.1.5 Tình hình doanh thu của công ty qua các năm gần đây 50 2.2 Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành 51 2.2.1 Kế toán doanh thu tại công ty 51 2.2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng 51 2.2.1.2 Các khoản giảm trừ doanh thu 56 2.2.1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 56 2.2.1.4 Kế toán thu nhập khác 57 2.2.2 Kế toán chi phí tại công ty 57 2.2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 57 2.2.2.2 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 62 2.2.2.3 Kế toán chi phí tài chính 65 2.2.2.4 Kế toán chi phí khác 66 2.2.2.5 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 66 2.2.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty 67 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 69 CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 72 3.1 Nhận xét 72 3.1.1 Nhận xét về tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 72 3.1.2 Nhận xét về tổ chức công tác kế toán tại công ty 72 3.1.3 Nhận xét về tình hình kinh doanh tại công ty 75 3.2 Kiến nghị 75 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 78 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 viii
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CP Chi phí DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng HĐ Hóa đơn KPCĐ Kinh phí công đoàn KQKD Kết quả kinh doanh TK Tài khoản TM Thương mại TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TTĐB Tiêu thụ đặc biệt SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh ix
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Danh mục sản phẩm chính của công ty 41 Bảng 2.2: Một số hình ảnh về sản phẩm của công ty 42 Bảng 2.3: Tình hình nhân sự tại công ty 46 Bảng 2.4: Doanh thu của công ty qua các năm 2010-2011-2012 50 x
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Hạch toán doanh thu bán hàng 11 Sơ đồ 1.2: Hạch toán chiết khấu thương mại 12 Sơ đồ 1.3: Hạch toán hàng bán trả lại 13 Sơ đồ 1.4: Hạch toán giảm giá hàng bán 15 Sơ đồ 1.5: Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 19 Sơ đồ 1.6: Hạch toán thu nhập khác 22 Sơ đồ 1.7: Hạch toán giá vốn hàng bán 27 Sơ đồ 1.8: Hạch toán chi phí quản lý kinh doanh 27 Sơ đồ 1.9: Hạch toán chi phí tài chính 30 Sơ đồ 1.10: Hạch toán chi phí khác 32 Sơ đồ 1.11: Hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 34 Sơ đồ 1.12: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh 38 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 44 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 46 Sơ đồ 2.3: Hình thức kế toán trên máy tính 48 Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung 49 Sơ đồ 2.5: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh năm 2012 69 xi
  10. LỜI MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là khi có nhiều công ty nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam để đầu tư thì sự cạnh tranh đó ngày càng khốc liệt hơn. Để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp phải có chiến lượt kinh doanh đúng đắn và hiệu quả. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được quan tâm đến. Mỗi doanh nghiệp luôn đề ra cho mình nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng tất cả những mục tiêu đó đều hướng về mục đích cuối cùng đó là làm sao cho doanh nghiệp mình đạt lợi nhuận cao nhất với mức chi phí bỏ ra tương ứng thấp nhất. Sự tồn tại, phát triển và thành công của doanh nghiệp đều được phản ánh rõ ràng qua kết quả, lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Nhìn vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể phân tích và đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp. Vì vậy, công tác kế toán về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là hết sức cần thiết, qua việc xác định các khoản doanh thu và chi phí doanh nghiệp có thể biết được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như thế nào và cụ thể hơn là biết mình lãi bao nhiêu, lỗ bao nhiêu. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể tìm ra cho mình những giải pháp thích hợp để đảm bảo duy trì và phát triển mở rộng hiệu quả hoạt động của mình. Chính vì lẽ đó, việc xác định kết quả kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa rất thiết thực trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. CÔNG TY TNHH SX & TM CƠ ĐIỆN ĐẠI THÀNH đã được thành lập, hoạt động và phát triển thu được những thành quả kinh doanh nhất định trong những năm gần đây. Có được kết quả như vậy là do công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên trong quá trình làm việc và thực tập tại công ty tôi đã quyết định đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SX & TM CƠ ĐIỆN ĐẠI THÀNH”. 1
  11. 2. Mục tiêu nghiên cứu Khái quát một cách có hệ thống vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan. Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn nhằm cũng cố và nâng cao kiến thức đã học. Làm quen với môi trường làm việc thực tế. Dựa trên những kiến thức đã học tìm hiểu về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm từ đó đề ra những định hướng và nêu ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh nói riêng. 3. Phạm vi nghiên cứu Về địa điểm: tại phòng kế toán Công Ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành. Về thời gian: tập trung nghiên cứu số liệu năm 2012. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là kết hợp lý luận, khảo sát tư liệu các giáo trình, một số luận văn tốt nghiệp, sách báo để tập hợp những vấn đề chung đã có, khảo sát thực tế công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành và dùng phương pháp phân tích để rút ra các kết luận và đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành. 5. Kết cấu đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Chương 2 : Thực trạng về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành. Chương 3 : Nhận xét và kiến nghị. 2
  12. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1 Kế toán doanh thu và thu nhập khác 1.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ 1.1.1.1 Khái niệm Tiêu thụ là quá trình cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng và thu tiền hàng hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán. Đó là sự trao đổi mua bán có thỏa thuận, doanh nghiệp sẵn lòng bán và khách hàng đồng ý mua, đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, có sự chuyển đổi quyền sở hữu hàng hóa từ doanh nghiệp sang khách hàng. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. 1.1.1.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau: • Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. • Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa. • Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. • Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế. • Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. 1.1.1.3 Các phƣơng thức bán hàng chủ yếu a) Bán hàng trong nước Việc bán hàng các doanh nghiệp trong nước có thể hiện theo hai hình thức: bán buôn và bán lẻ. Bán buôn hàng hóa: là hình thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các DN SX, đặc điểm chung của bán buôn là hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được thực hiện, hàng hóa bán buôn thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn. 3
  13. Có 2 phương án bán buôn như sau: . Bán buôn hàng hóa qua kho: hàng hóa phải được xuất từ kho bảo quản của DN. . Bán hàng vận chuyển thẳng: DN sau khi mua hàng, nhận hàng mua, không đưa về nhập kho mà chuyển thẳng cho bên mua. Xét về đối tượng tham gia thị có ít nhất 3 đối tượng tham gia mua bán. Bán lẻ hàng hóa: là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ, bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hóa đã đi ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị sử dụng hàng hóa đã được thực hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc bán với số lượng nhỏ. Có 2 phương thức thu tiền như sau: . Bán hàng thu tiền tập trung: Khách hàng tự do lựa chọn hàng hóa và thanh toán một lần khi tới hạn. . Bán hàng thu tiền trực tiếp: Nhân viên bán hàng sẽ thu tiền trực tiếp từ khách, cuối ngày lập báo cáo bán hàng và đem tiền nộp cho phòng kế toán. b) Kinh doanh xuất khẩu Có 2 loại hình thức bán hàng xuất khẩu: . Xuất khẩu trực tiếp: Doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài, trực tiếp giao hàng và thu tiền hàng. . Xuất khẩu ủy thác: Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu không trực tiếp xuất khẩu hàng hóa và thu tiền mà phải thông qua một đơn vị có uy tính thực hiện hoạt động xuất khẩu cho mình. 1.1.1.4 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu - Cơ sở dồn tích: Doanh thu được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền, do vậy doanh thu bán hàng được xác đinh theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. - Phù hợp: Doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí phù hợp (chi phí có liên quan tới doanh thu). - Thận trọng: Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế (Lợi ích kinh tế là những quan hệ kinh tế phản ánh nhu cầu, động cơ của các chủ thể kinh tế khi tham gia vào các hoạt động kinh tế xã 4
  14. hội), do vậy doanh thu chỉ được ghi nhận khi DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và quyền nắm giữ hàng hóa cho người mua hàng, hoặc người mua hàng đã nhận được hàng hoặc chấp nhận thanh toán. Các trường hợp không được hạch toán vào doanh thu: Trị giá hàng hóa, vật tư bán thành phẩm xuất giao cho bên ngoài gia công. Số tiền thu được về thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Trị giá sản phẩm, hàng hóa gởi bán đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Trị giá hàng gởi bán theo phương thức gởi bán đại lý, ký gởi (chưa xác định là tiêu thụ). Các khoản thu nhập khác không được xem là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 1.1.1.5 Chứng từ sử dụng - Hoá đơn GTGT: đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Hoá đơn bán hàng: đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. - Phiếu xuất kho: kế toán lập sau khi bên mua ký hợp đồng hoặc đã xác nhận được đặt hàng. - Phiếu thu: DN lập phiếu thu (tiền mặt) khi thu được tiền doanh thu từ hàng bán. - Giấy báo có Ngân hàng: khi người mua thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản. - Bảng kê bán lẻ: sử dụng khi không lập hóa đơn, bán lẻ hàng hóa, sản phẩm có giá trị thấp dưới mức quy định. 1.1.1.6 Tài khoản sử dung Tài khoản 511”Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, có 4 tài khoản cấp 2: Tài khoản 5111 “Doanh thu bán hàng hoá” Tài khoản 5112 “Doanh thu bán thành phẩm” Tài khoản 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ” Tài khoản 5118 “Doanh thu khác” 5
  15. 1.1.1.7 Kết cấu tài khoản TK 511 Nợ phát sinh: Có phát sinh: Các khoản giảm trừ doanh thu và kết Doanh thu bán hàng hóa phát sinh chuyển doanh thu thuần vào TK 911. trong kỳ. TK này không có số dƣ 1.1.1.8 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1) Trường hợp đã bán được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ: Theo phương pháp thuế GTGT khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK 111,112,131 (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 (Giá bán chưa có thuế GTGT) Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp) Theo phương pháp thuế GTGT trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 111,112,131 (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 (Giá bán đã bao gồm thuế GTGT) Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bán được trong kỳ thu được bằng ngoai tệ, kế toán phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng được công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để quy đổi ra đồng Việt Nam. 2) Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hoá để đổi lấy vật tư, hàng hoá, TSCĐ. Theo phương pháp thuế GTGT khấu trừ: Khi xuất sản phẩm, hàng hoá để đổi lấy vật tư, hàng hoá, TSCĐ khác theo giá bán chưa có thuế GTGT, kế toán ghi nhận tương tự như nghiệp vụ bán hàng: Nợ TK 131 (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 (Giá bán chưa có thuế GTGT) Có TK 3331 (Số thuế GTGT phải nộp) Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ trao đổi về, kế toán ghi nhận tương tự như nghiệp vụ mua hàng nhưng công nợ trao đổi theo dõi TK 131: Nợ TK 152, 153, 211 (Giá mua chưa thuế) Nợ TK 133 (Thuế giá trị GTGT được khấu trừ) Có TK 131 (Tổng giá thanh toán) 6
  16. Sau đó, tính công nợ với người trao đổi: Nếu hàng hóa đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị vật tư, hàng hóa nhận về thì thu tiền thêm, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 (Số tiền thu thêm) Có TK 131 (Phải thu khách hàng) Nếu hàng hóa đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị vật tư, hàng hóa nhận về thì phải trả tiền thêm, kế toán ghi: Nợ TK 131 (Phải thu khách hàng) Có TK 111, 112 (Số tiền trả thêm) Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hoá để đổi lấy vật tư, hàng hoá, TSCĐ, không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Khi xuất sản phẩm, hàng hoá để đổi lấy vật tư, hàng hoá, TSCĐ khác theo giá bán có thuế GTGT, kế toán ghi nhận tương tự như nghiệp vụ bán hàng: Nợ TK 131 (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 (Doanh thu bán hàng) Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ trao đổi về, kế toán ghi nhận tương tự như nghiệp vụ mua hàng nhưng công nợ trao đổi theo dõi TK 131: Nợ TK 152, 153, 211 (Tổng giá thanh toán) Có TK 131 (Phải thu khách hàng) Sau đó, tính công nợ với người trao đổi: tương tự như theo phương pháp thuế GTGT khấu trừ. 3) Trường hợp bán hàng hóa theo phương pháp trả chậm, trả góp: Theo phương pháp thuế GTGT khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK 111,112,131 (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 (Giá bán trả ngay chưa thuế GTGT) Có TK 3331 (Số thuế GTGT phải nộp) Có TK 3387 (Tổng số lãi do bán trả chậm, trả góp) Theo phương pháp thuế GTGT trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 111,112,131 (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 (Giá bán trả ngay có thuế GTGT) Có TK 3387 (Tổng số lãi do bán trả chậm, trả góp) 7
  17. Định kỳ, ghi nhận tiền lãi bán hàng trả chậm vào doanh thu hoạt động tài chính: Nợ TK 3387 (Doanh thu chưa thực hiện) Có TK 515 (Lãi trả chậm, trả góp) 4) Trường hơp khi cho thuê hoạt động TSCĐ. Đối với DN tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi: Nợ TK 111,112,131 (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 (Giá cho thuê chưa có thuế GTGT) Có TK 3331 (Số thuế GTGT phải nộp) Trường hợp thu trước tiền nhiều kỳ về cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư: + Khi nhận trước tiền cho thuê nhiều kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 111,112 (Tổng số tiền nhận trước) Có TK 3387 (Số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT) Có TK 3331 (Số thuế GTGT phải nộp) + Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ này, kế toán ghi: Nợ TK 3387 (Doanh thu chưa thực hiện) Có TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) Đối với DN tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi: Khi phát hành HĐ dịch vụ cho thuê TSCĐ, ghi: Nợ TK 111,112,131 (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) Trường hợp thu trước tiền nhiều kỳ về cho thuê TSCĐ: + Khi nhận trước tiền cho thuê nhiều kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 111,112 (Tổng số tiền nhận trước) Có TK 3387 (Số tiền cho thuê có thuế GTGT) + Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ này, kế toán ghi: Nợ TK 3387 (Doanh thu chưa thực hiện) Có TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) 5) Trường hợp bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng: Khi hàng hoá giao cho đại lý đã bán được: Kế toán tại đơn vị giao hàng đại lý: + Khi xuất sản phẩm, hàng hóa gởi bán cho các đại lý: 8
  18. Nợ TK 157 (Hàng gởi đi bán) Có TK 155,156 (Sản phẩm, hàng hóa) + Khi đại lý đã bán được hàng hóa: Nợ TK 111,112,131 (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 (Giá bán chưa thuế GTGT) Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp) + Phản ánh giá vốn hàng bán của hàng bán ra: Nợ TK 632 (Hàng gởi đã bán được) Có TK 157 (Sản phẩm, hàng hóa) + DN trả tiền hoa hồng cho đơn vị nhận bán hàng đại lý: Nợ TK 641 (Hoa hồng đại lý) Nợ TK 133 (Thuế GTGT khấu trừ) Có TK 111,112 (Tổng số tiền trả) Kế toán ở đơn vị nhận đại lý: + Khi nhận hàng ký gởi bán đúng giá, kế toán phản ánh toàn bộ giá trị hàng hóa nhận bán đại lý bên Nợ TK 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược”. Khi xuất kho hàng để bán hoặc trả lại đơn vị giao hàng kế toán ghi bên Có TK 003. + Khi đại lý đã bán được hàng hóa, kế toán phản ánh số tiền bán hàng phải trả cho bên giao hàng: Nợ TK 111,112 (Tổng số tiền) Có TK 331 (Tổng giá thanh toán) + Định kỳ, xác định doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng: Nợ TK 331 (Phải trả cho người bán) Có TK 511 (Hoa hồng đại lý) Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp) 6) Đối với hoạt động gia công hàng hóa Kế toán tại đơn vị nhận hàng để gia công: + Khi nhận hàng để gia công, DN phản ánh toàn bộ giá trị vật tư hàng hóa nhận gia công bên Nợ TK 002 “Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công”. Khi xuất kho hàng để gia công hoặc trả lại đơn vị giao hàng gia công kế toán ghi bên Có TK 002. + Doanh thu từ số tiền gia công thực tế: Nợ TK 111,112,131 (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 (Số tiền gia công được hưởng) Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp - nếu có) 9
  19. Kế toán tại đơn vị giao hàng để gia công: + Xuất kho hàng hóa để gia công: Nợ TK 154 (CP SXKD dở dang) Có TK 152,156 (Hàng hóa gia công) + CP gia công hàng hóa: Nợ TK 154 (CP SXKD dở dang) Nơ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ - nếu có) Có TK 111,112 (tổng số tiền trả) + Nhận hàng gia công hoàn thành nhập kho: Nợ TK 152, 156 (Hàng hóa hoàn thành gia công) Có TK 154 (CP SXKD dở dang) 7) Kế toán doanh thu các khoản trợ cấp, trợ giá nhà nước: Khi nhận được thông báo về các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước: Nợ TK 3339 (Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước) Có TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) Nhận được tiền của ngân sách nhà nước thanh toán: Nợ TK 111,112 (Tổng số tiền) Có TK 3339 (Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước) 8) Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, ghi: Nợ TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ) Có TK 3332 (Thuế tiêu thụ đặc biệt) Có TK 3333 (Thuế xuất khẩu) 9) Khi bán hàng hóa, sản phẩm và cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cho công ty mẹ, công ty con, kế toán phản ánh đối tượng bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 511 chi tiết cho công ty mẹ và công ty con theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi: Nợ TK 111, 112 (Tổng thanh toán) Có TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp) 10) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ trừ vào đối tượng thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi: 10
  20. Nợ TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) Có TK 5211 (Chiết khấu thương mại) Có TK 5212 (Hàng bán bị trả lại) Có TK 5213 (Giảm giá hàng bán) 11) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) Có TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) Sơ đồ 1.1: Hạch toán doanh thu bán hàng TK 333 TK 511 TK 111,112,131 Các khoản thuế tính trừ Doanh thu bán hàng vào doanh thu TK 5211,5212,5213 TK 331,315 Kết chuyển các khoản Doanh thu chuyển thẳng giảm trừ doanh thu trả nợ TK 911 TK 641 Kết chuyển doanh thu thuần Khoản tiền hoa hồng trích từ doanh thu X 1.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.1.2.1 Chiết khấu thƣơng mại a) Khái niệm: Chiết khấu thương mại là khoản mà DN bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua bán hàng. b) Tài khoản sử dụng: TK 5211 – Chiết khấu thương mại c) Kết cấu tài khoản TK 5211 Nợ phát sinh: Có phát sinh: Số chiết khấu TM đã chấp nhận thanh toán. Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu TM sang TK 511. TK này không có số dƣ 11
  21. d) Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: 1) Phản ánh số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ: Nợ TK 5211 (Chiết khấu thương mại) Nợ TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp) Có TK 111, 112 (Số tiền được hưởng chiết khấu) 2) Cuối kỳ kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại sang tài khoản doanh thu: Nợ TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) Có TK 5211 (Số tiền chiết khấu thương mại) Sơ đồ 1.2: Hạch toán chiết khấu thƣơng mại TK 111,112,131 TK 5211 TK 511 Khoản chiết khấu TM Kết chuyển chiết khấu TM TK 3331 1.1.2.2 Hàng bán bị trả lại a) Khái niệm Hàng bán bị trả lại là số hàng đã được coi là đã tiêu thụ nhưng bị người mua trả lại và từ chối thanh toán do hàng không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn, quy cách kỹ thuật, hàng kém phẩm chất b) Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 5212 – Hàng bán bị trả lại c) Kết cấu tài khoản TK 5212 Nợ phát sinh: Có phát sinh: Giá trị hàng bán bị trả lại phát sinh. Kết chuyển toàn bộ số hàng bán trả lại sang TK 511. TK này không có số dƣ 12
  22. d) Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1) Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại: Nợ TK 155,156 (Thành phẩm, hàng hóa nhập kho) Có TK 632 (Giá vốn hàng bán) 2) Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại: + Thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ : Nợ TK 5211 (Giá chưa thuế của hàng bán bị trả lại) Nợ TK 3331 (Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại) Có TK 111,112 (Số tiền trả lại cho khách hàng) + Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 5212 (Hàng bán bị trả lại) Có TK 111,112 (Số tiền trả lại cho khách hàng) 3) Các chi phí liên quan đến hàng bị trả lại: Nợ TK 642 (CP quản lý kinh doanh) Có TK 111,112 (Tổng số tiền chi phí) 4) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào tài khoản doanh thu bán hàng, kế toán ghi: Nợ TK 511 (Doanh thu bán hàng) Có TK 5212 (Hàng bán bị trả lại) Sơ đồ 1.3: Hạch toán hàng bán bị trả lại TK 111,112,131 TK 5212 TK 511 Khoản hàng bán bị trả lại Kết chuyển hàng bán bị trả lại TK 3331 13
  23. 1.1.2.3 Giảm giá hàng bán a) Khái niệm Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng do mua hàng hóa, sản phẩm không đạt yêu cầu theo thỏa thuận như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời hạn quy định. b) Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 5213 – Giảm giá hàng bán c) Kết cấu tài khoản TK 5213 Nợ phát sinh: Có phát sinh: Khoản giảm giá hàng bán phát sinh. Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang TK 511. TK này không có số dƣ d) Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1) Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng hàng đã bán do kém chất lượng, không đúng quy cách: + DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 5213 (Giảm giá hàng bán) Nợ TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp) Có TK 111, 112 (Số tiền được giảm giá) + DN áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 5213 (Giảm giá hàng bán) Có TK 111, 112 (Số tiền được giảm giá) 2) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng giảm giá phát sinh trong kỳ vào tài khoản doanh thu bán hàng, kế toán ghi: Nợ TK 511 (Doanh thu bán hàng) Có TK 5213 (Giảm giá hàng bán) 14
  24. Sơ đồ 1.4: Hạch toán giảm giá hàng bán TK 111,112,131 TK 5213 TK 511 Khoản giảm giá hàng bán Kết chuyển giảm giá hàng bán TK 3331 1.1.2.4 Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT trực tiếp a) Các khái niệm Thuế tiêu thụ đặc biệt: thuế được đánh vào doanh thu của các DN sản xuất một số mặt hàng đặc biệt mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất như: rượu, bia, thuốc lá, vàng mã, bài lá Thuế xuất khẩu: loại thuế được tính cho các tổ chức, cá nhân bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nước ngoài. Thuế GTGT trực tiếp: khi mua tài sản, dịch vụ không chịu thuế GTGT đầu vào. Khi bán hàng hóa dịch vụ lập HĐ theo mẫu HĐ thông thường và không hạch toán thuế. Cuối mỗi tháng, kế toán phải tổng hợp doanh số bán ra và doanh số mua vào (bao gồm cả thuế GTGT) để tính số thuế GTGT còn phải nộp cho nhà nước. b) Phƣơng pháp tính thuế Phương pháp tính thuế TTĐB: Giá tính thuế của hàng hóa sản xuất trong nước: Giá tính thuế Giá bán chưa thuế GTGT = TTĐB 100% + Thuế suất thuế TTĐB% + Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB là giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Căn cứ vào giá tính thuế TTĐB, tính thuế TTĐB phải nộp: Thuế TTĐB Giá tính thuế Thuế suất thuế = X phải nộp TTĐB TTĐB % 15
  25. Phương pháp tính thuế xuất khẩu: Thuế xuất Giá bán khẩu phải = FOB hoặc X Thuế suất thuế XK % nộp DAF Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp: Thuế GTGT Tỷ suất thuế = (Doanh số bán ra- doanh số mua vào) X phải nộp GTGT c) Tài khoản sử dụng - TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt - TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu - TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp d) Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1) Xuất bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB và chịu thuế GTGT khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK 111,112 (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 (Giá bán có thuế TTĐB, không có thuế GTGT) Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp) 2) Xuất bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB và chịu thuế GTGT trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 111,112 (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 (Giá bán có thuế TTĐB và có thuế GTGT) 3) Xuất bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bao gồm cả thuế xuất khẩu tính trong giá bán: Nợ TK 111,112 (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 (Doanh thu bán hàng) 4) Xác định số thuế TTĐB phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ: Nợ TK 511 (Doanh thu bán hàng) Có TK 3332 (Thuế TTĐB) 16
  26. 5) Xác định số thuế xuất khẩu phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ : Nợ TK 511 (Doanh thu bán hàng) Có TK 3333 (Thuế xuất khẩu) 6) Xác định số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ : Nợ TK 511 (Doanh thu bán hàng) Có TK 33311 (Thuế GTGT phải nộp) 1.1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 1.1.3.1 Khái niệm Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu, lãi liên quan đến hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh về vốn khác của DN như: thu lãi, thu nhập từ cho thuê tài sản, thu nhập từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn – dài hạn, thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia 1.1.3.2 Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, phiếu tính lãi, giấy báo ngân hàng, 1.1.3.3 Tài khoản sử dụng: Sử dụng TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính 1.1.3.4 Kết cấu tài khoản TK 515 Nợ phát sinh: Có phát sinh: Số thuế GTGT phải nộp theo phương Doanh thu hoạt động tài chính phát pháp trực tiếp (nếu có). sinh trong kỳ. Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK 911. TK này không có số dƣ 1.1.3.5 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1) Phản ánh lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia phát sinh trong kỳ từ hoạt động góp vốn đầu tư, kế toán ghi: Nợ TK 111,112,138 (Số tiền thu) Nợ TK 221 (Đầu tư tài chính dài hạn) Có TK 515 (Doanh thu hoạt động tài chính) 2) Hạch toán hoạt động đầu tư chứng khoán: Định kỳ tính lãi và thu lãi tín phiếu cổ phiếu: Trường hợp tính lãi và thu lãi tín phiếu, trái phiếu bằng tiền, kế toán ghi: Nợ TK 111,112,138 (Tổng số tiền lãi) Có TK 515 (Doanh thu hoạt động tài chính) Trường hợp dùng cổ tức, lợi nhuận được chia bổ sung vốn góp, ghi: 17
  27. Nợ TK 121 (Đầu tư tài chính ngắn hạn) Nợ TK 221 (Đầu tư tài chính dài hạn) Có TK 515 (Doanh thu hoạt động tài chính) Trường hợp nếu nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó, ghi: Nợ TK 111,112 (Tổng tiền lãi thu được) Có TK 121,221 (Lãi dồn tích) Có TK 515 (Doanh thu hoạt động tài chính) Lãi khi chuyển nhượng chúng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn: Nợ TK 111,112 (Giá thanh toán) Có TK 121,221 (Giá vốn) Có TK 515 (Doanh thu hoạt động tài chính) Thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán đầu tư ngắn hạn khi đáo hạn: Nợ TK 111,112 (Giá thanh toán) Có TK 121,221 (Giá vốn) Có TK 515 (Doanh thu hoạt động tài chính) 3) Lãi do kinh doanh ngoại tệ của hoạt động kinh doanh: Nợ TK 111,112 (Giá thanh toán ghi theo tỷ giá thực tế) Có TK 111,112 (Giá ghi theo tỷ giá tại thời điểm ghi sổ) Có TK 515 (Lãi do kinh doanh ngoại tệ) 4) Định kỳ xác định số lãi cho vay, lãi tiền gửi phát sinh trong kỳ: Nợ TK 111,112 (Nếu nhận được bằng tiền) Nợ TK 138 (Nếu chưa thu tiền) Có TK 515 (Số lãi thu được) 5) Chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn được người bán chấp thuận: Nợ TK 331 (Trừ vào khoản nợ phải trả người bán) Có TK 515 (Chiết khấu thanh toán) Có TK 111,112 (Số tiền phải trả) 6) Lãi thu được do thanh toán các khoản nợ vay bằng ngoại tệ: Nợ TK 311,315,341 (Số nợ vay – tỷ giá ghi sổ) Có TK 111,112 (Thanh toán nợ vay - tỷ giá thực tế) Có TK 515 (Lãi do thanh toán nợ bằng ngoại tệ) Đồng thời ghi đơn: Có TK 007: số ngoại tệ xuất trả nợ 18
  28. 7) Định kỳ kế toán kết chuyển lãi bán trả chậm, trả góp: Nợ TK 3387 (Tổng số lãi trả góp / số kỳ thanh toán) Có TK 515 (Lãi bán hàng trả chậm, trả góp) 8) Định kỳ kế toán kết chuyển lãi cho vay nhận trước: Nợ TK 3387 (Tổng số lãi nhận trước / số kỳ phân bổ) Có TK 515 (Doanh thu tiền lãi cho vay) 9) Cuối kỳ kế toán, xác đinh thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động tài chính: Nợ TK 515 (Doanh thu hoạt động tài chính) Có TK 3331 (Số thuế GTGT phải nộp) 10) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 515 (Doanh thu hoạt động tài chính) Có TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) Sơ đồ 1.5: Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính TK 3331 TK 515 TK 111,112,138,221 Thuế GTGT phải nộp theo Lãi đầu tư góp vốn, phương pháp trực tiếp cho vay TK 911 TK 3387 Kết chuyển doanh thu Lãi bán hàng trả chậm, Hoạt động tài chính cho vay nhận trước TK 331 Chiếc khấu thanh toán được hưởng TK 111,112,138 Lãi do bán ngoại tệ Lãi tiền gửi TK 311,315,341 Lãi do thanh toán nợ X bằng ngoại tệ 19
  29. 1.1.4 Kế toán thu nhập khác 1.1.4.1 Khái niệm Thu nhập khác là các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp như thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, các khoản thuế được ngân sách hoàn lại, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, 1.1.4.2 Chứng từ sử dụng: - Phiếu thu - Biên bản vi phạm hợp đồng - Giấy báo ngân hàng, 1.1.4.3 Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 711 – Thu nhập khác 1.1.4.4 Kết cấu tài khoản TK 711 Nợ phát sinh: Có phát sinh: Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp Các khoản thu nhập khác phát sinh trực tiếp (nếu có). trong kỳ. Kết chuyển các khoản thu nhập khác sang TK 911. TK này không có số dƣ 1.1.4.5 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1) Thu nhập khác phát sinh từ hoạt động nhượng bán, thanh lý tài sản cố định: Nợ TK 111,112,131 (Giá thanh toán) Có TK 711 (Thu nhập khác) Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp- nếu có) 2) Thu nhập khác phát sinh do đánh giá lại vật tư, hàng hoá đem đầu tư, góp vốn: Nợ TK 221 (Giá đánh giá lại) Có TK 152,153,155,156 (Trị giá xuất kho) Có TK 711 (Chênh lệch - giá đánh giá lại > giá vốn) 3) Thu nhập khác phát sinh do đánh giá lại tài sản cố định đem đầu tư, góp vốn: Nợ TK 221 (Giá đánh giá lại) Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn) Có TK 211,213 (Nguyên giá) Có TK 711 (Giá đánh giá lại > giá trị còn lại) 20
  30. 4) Phản ánh các khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế: Khi thu được tiền của khách hàng: Nợ TK 111,112 (Số tiền thu được) Có TK 711 (Thu nhập khác) Khi khấu trừ vào các khoản ký quỹ, ký cược của khách hàng : Nợ TK 3386 (Khấu trừ vào khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn) Nợ TK 3414 (Khấu trừ vào khoản ký quỹ, ký cược dài hạn) Có TK 711 (Số tiền phạt) 5) Nhận được tiền bảo hiểm của các cơ quan bảo hiểm bồi thường: Nợ TK 111,112 (Số tiền nhận được) Có TK 711 (Thu nhập khác) 6) Thu được khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ: Nợ TK 111,112 (Số nợ khó đòi đã đòi được) Có TK 711 (Thu nhập khác) Đồng thời ghi đơn: Có TK 004: số nợ khó đòi đòi được. 7) Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ nay quyết định xoá sổ: Nợ TK 331 (Phải trả cho người bán) Nợ TK 338 (Phải trả, phải nộp khác) Có TK 711 (Thu nhập khác) 8) Trường hợp được giảm thuế GTGT, trừ vào số thuế GTGT phải nộp, nếu được tính vào thu nhập khác trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp) Có TK 711 (Thu nhập khác) 9) Các khoản hoàn thuế TTĐB, thuế xuất khẩu được tính vào thu nhập khác, ghi: Nợ TK 111,112 (Số tiền được hoàn lại) Có TK 711 (Thu nhập khác) 10) DN được tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hoá, tài sản cố định: Nợ TK 152, 156, 211 (Trị giá được biếu tặng) Có TK 711 (Thu nhập khác) 11) Cuối kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi: 21
  31. Nợ TK 711 (Thu nhập khác) Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp) 12) Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập khác sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 711 (Thu nhập khác) Có TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) Sơ đồ 1.6: Hạch toán thu nhập khác TK 3331 TK 711 TK 111,112,131 Thuế GTGT phải nộp theo Nhượng bán, thanh lý TSCĐ phương pháp trực tiếp TK 911 TK 111,112,338 Kết chuyển thu nhập khác Thu phạt khách hàng, thu khoản nợ khó đòi TK 331,338 Thu các khoản nợ không xác định được chủ TK 152,156,211 Biếu tặng vật tư, hàng hoá, tài sản cố định TK 3386 Thu phạt khách hàng bằng cách trừ vào tiền ký quỹ X 1.2 Kế toán chi phí 1.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 1.2.1.1 Khái niệm Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho (bao gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương mại, hoặc là giá thành thực tế của lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. 22
  32. 1.2.1.2 Các phƣơng pháp tính giá vốn Doanh nghiệp sử dụng một trong 4 phương pháp: • Phương pháp thực tế đích danh: sản phẩm, hàng hóa xuất ra thuộc lần nhập kho nào thì lấy giá nhập kho của lần nhập kho đó làm giá xuất. • Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO): hàng hóa xuất ra theo giá có đầu tiên trong kho tương ứng với số lượng của nó, nếu không đủ thì lấy giá tiếp theo, theo thứ tự từ trước đến sau. • Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO): hàng hóa xuất ra trước tính theo giá của lần nhập sau cùng trước khi xuất tương ứng với số lượng của nó và lần lượt tính ngược lên theo thời gian nhập. • Phương pháp đơn giá bình quân: vào cuối mỗi kỳ kế toán phải xác định đơn giá bình quân của hàng hóa, sản phẩm tồn và nhập trong kỳ để làm giá xuất kho. Đơn giá Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ = bình quân Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ Trị giá hàng xuất trong kỳ = số lượng xuất trong kỳ x đơn giá bình quân 1.2.1.3 Chứng từ sử dụng: Hợp đồng mua bán, phiếu xuất kho, 1.2.1.4 Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 632 – Giá vốn hàng bán 1.2.1.5 Kết cấu tài khoản TK 632 Nợ phát sinh: Có phát sinh: Trị giá vốn của sản phẩm, hàng Giảm giá vốn hàng bán. hóa bán trong kỳ. Kết chuyền toàn bộ số giá vốn Trích lập dự phòng giảm giá hàng bán sang TK 911. hàng tồn kho. TK này không có số dƣ 1.2.1.6 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1) Khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa được xác định là đã bán trong trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 (Giá vốn hàng bán) Có TK 155,156 (Hàng hoá) 23
  33. 2) Phản ánh phần hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, kế toán ghi: Nợ TK 632 (Giá vốn hàng bán) Có TK 152.153,156 (Giá trị hao hụt) 3) Hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi: Nợ TK 155,156 (Hàng hoá) Có TK 632 (Giá vốn hàng bán) 4) Cuối năm, DN lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, xác định số chênh lệch: Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, số chênh lệch kế toán ghi: Nợ TK 632 (Giá vốn hàng bán) Có TK 1593 (Dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, số chênh lệch nhỏ hơn kế toán ghi: Nợ TK 1593 (Dự phòng giảm giá) Có TK 632 (Giá vốn hàng bán) 5) Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK911 để xác định KQKD: Nợ TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) Có TK 632 (Giá vốn hàng bán) Sơ đồ 1.7: Hạch toán giá vốn hàng bán TK 155,156 TK 632 TK 155,156 Xuất sản phẩm, hàng hóa Nhập lại kho hàng bán trực tiếp bán bị trả lại TK 157 Hàng gởi bán Hàng đã tiêu thụ TK 1593 TK 1593 Lập dự phòng giảm giá Hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho giảm giá hàng tồn kho TK 152,153,156 TK 911 Hao hụt hàng tồn kho Kết chuyển giá vốn X hàng bán 24
  34. 1.2.2 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 1.2.2.1 Khái niệm Chi phí quản lý kinh doanh là các chi phí có liên quan tới toàn bộ hoạt động quản lý điều hành chung của DN, bao gồm: chi phí bán hàng, chi phí tổ chức, chi phí văn phòng 1.2.2.2 Chứng từ sử dụng - Bảng lương và các khoản trích theo lương - Phiếu chi - Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT - Các chứng từ khác liên quan, 1.2.2.3 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh để hạch toán Tài khoản 642 chia thành 2 tài khoản cấp 2: o TK 6421: Chi phí bán hàng o TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.2.2.4 Kết cấu tài khoản TK 642 Nợ phát sinh: Có phát sinh: CP quản lý kinh doanh phát sinh trong Kết chuyền toàn bộ số CP quản lý kinh kỳ. doanh sang TK 911. TK này không có số dƣ 1.2.2.5 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1) Tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ và phụ cấp phải trả cho nhân viên , kế toán ghi: Nợ TK 642 (CP quản lý kinh doanh) Có TK 334,338 (Phải trả người lao động, phải trả khác) 2) Xuất vật liệu, dụng cụ, đồ dùng hoặc mua vào không qua nhập kho dùng cho bộ phận bán hàng và quản lý, kế toán ghi: Nợ TK 642 (CP quản lý kinh doanh) Nợ TK 133 (Thuế GTGT khấu trừ - nếu có) Có TK 152, 153 (Nguyên vật liệu, công cụ) 25
  35. 3) Trích khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 642 (Chi phí khấu hao TSCĐ) Có TK 214 (Hao mòn TSCĐ) 4) Thuế môn bài, lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu phải nộp, kế toán ghi: Nợ TK 642 (CP Thuế, phí và lệ phí) Có TK 111, 112, 333 (giá trị thanh toán) 5) Chi phí điện, nước, điện thoại mua ngoài, ghi: Nợ TK 642 (Chi phí dịch vụ mua ngoài) Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ - nếu có) Có TK 111, 112, 331 (Tổng giá trị thanh toán) 6) Cuối năm, lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào CP quản lý kinh doanh, ghi: Nợ TK 642 (CP quản lý kinh doanh) Có TK 1592 (Dự phòng phải thu khó đòi) Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì hoàn nhập dự phòng, kế toán ghi: Nợ TK 1592 (Dự phòng phải thu khó đòi) Có TK 642 (CP quản lý kinh doanh) 7) Các khoản ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh (phế liệu thu hồi), kế toán ghi: Nợ TK 111,138 (Giá trị giảm) Có TK 642 (CP quản lý kinh doanh) 26
  36. Sơ đồ 1.8: Hạch toán chi phí quản lý kinh doanh TK 334, 338 TK 642 TK 111,112,152 Chi phí nhân viên Các khoản ghi giảm chi Phí quản lý kinh doanh TK 152,153 Chi phí vật liệu, dụng cụ loại phân bổ 1 lần TK 1592 TK 1592 Dự phòng phải thu khó đòi Hoàn nhập dự phòng TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 911 Kết chuyển CP quản lý TK 111,112,331 kinh doanh Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác TK 133 X 1.2.3 Kế toán chi phí tài chính 1.2.3.1 Khái niệm Chi phí tài chính là những khoản chi liên quan đến hoạt động về vốn, các hoạt động về đầu tư tài chính như: lỗ do chuyển nhượng chứng khoán, lỗ do góp vốn liên doanh, các chi phí cho vay và đi vay 1.2.3.2 Chứng từ sử dụng - Phiếu chi - Giấy báo ngân hàng, 1.2.3.3 Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 635 – Chi phí tài chính 27
  37. 1.2.3.4 Kết cấu tài khoản TK 635 Nợ phát sinh: Có phát sinh: Các khoản CP của hoạt động tài chính. Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi Các khoản lỗ do thanh lí các khoản đầu phí tài chính để xác định kết quả hoạt tư ngắn hạn. động kinh doanh. TK này không có số dƣ 1.2.3.5 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1) Khi phát sinh các chi phí liên quan đến hoạt động bán, chuyển nhượng, thu hồi các khoản cho vay hoặc góp vốn, kế toán ghi: Nợ TK 635 (Chi phí tài chính) Có TK 111, 112, 141 (Số tiền chi) 2) Khi bán, chuyển nhượng các khoản đầu tư mà bị lỗ (giá bán < giá vốn): Nợ TK 111, 112 (Giá bán) Nợ TK 635 (Lỗ: giá bán < giá vốn) Có TK 121,221 (Giá vốn) 3) Khi phát sinh các chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn, mua bán ngoại tệ Nợ TK 635 (Chi phí tài chính) Có TK 111, 112, 141 (Số tiền chi) 4) Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua do thanh toán tiền trước thời hạn theo thoả thuận, kế toán ghi: Nợ Tk 635 (Chiết khấu thanh toán) Có TK 111, 112, 131 5) Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ của hoạt động kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 (Theo tỷ giá bán) Nợ TK 635 (Số lỗ) Có TK 111, 112 (Theo tỷ giá ghi sổ) 6) Định kỳ phải thanh toán các khoản lãi tiền vay, kế toán ghi: Nợ TK 635 (Chi phí tài chính) Có TK 111, 112 (Số tiền phải thanh toán) 28
  38. Trường hợp đã trả trước lãi tiền vay cho bên vay, định kỳ phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ vào CP tài chính, kế toán ghi: Nợ TK 635 (Chi phí tài chính) Có TK 142,242 (Chi phí trả trước) Trường hợp lãi vay trả sau, định kỳ tính lãi vay phải trả vào chi phí tài chính: Nợ TK 635 (Chi phí tài chính) Có TK 335 (Chi phí phải trả) 7) Cuối kỳ kế toán lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, kế toán ghi: Nợ TK 635 (Chi phí tài chính) Có TK 159,229 (Số dự phòng phải lập) 8) Cuối kỳ kế toán hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, kế toán ghi: Nợ TK 159,229 (Số dự phòng được hoàn nhập) Có TK 635 (Chi phí tài chính) 9) Cuối kỳ, kết chuyển CP tài chính sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) Có TK 635 (Chi phí tài chính) 29
  39. Sơ đồ 1.9: Hạch toán chi phí tài chính TK 111,112,141 TK 635 TK 129,229 Chi phí giao dịch bán chứng khoán Hoàn nhập dự phòng G giảm giá đầu tư chứng khoán TK 121,221 Lỗ do chuyền nhượng các khoản đầu tư TK 111,112 TK 911 Kết chuyển CP tài chính TK 111,112 Lỗ do bán ngoại tệ TK 111,112 TK 111,112 Định kỳ thanh toán lãi vay TK 129,229 Dự phòng giám giá đầu tư chứng khoán X 1.2.4 Chi phí khác 1.2.4.1 Khái niệm Chi phí khác là các khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp như chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng 1.2.4.2 Chứng từ sử dụng + Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng + Biên bản vi phạm hợp đồng + Biên lai nộp thuế, nộp phạt + Phiếu chi 1.2.4.3 Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 811 – Chi phí khác để hạch toán 30
  40. 1.2.4.4 Kết cấu tài khoản TK 811 Nợ phát sinh: Có phát sinh: Các khoản CP khác phát sinh trong kỳ. Kết chuyền toàn bộ số CP khác sang TK 911. TK này không có số dƣ 1.2.4.5 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1) Hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ: Giá trị còn lại của TSCĐ đem thanh lý, nhượng bán, kế toán ghi: Nợ TK 811 (Giá trị còn lại) Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn) Có TK 211, 213 (Nguyên giá) Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ phát sinh trong kỳ: Nợ TK 811 (Chi phí khác) Có TK 111, 112 (Số tiền chi) 2) Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá đem đầu tư, góp vốn, kế toán ghi: Nợ TK 221 (Giá đánh giá lại) Nợ TK 811 (Chênh lệch lỗ - giá đánh giá lại < giá vốn) Có TK 152,156 (Giá trị ghi sổ) 3) Chênh lệch lỗ do đánh giá lại tài sản đem đầu tư, góp vốn, kế toán ghi: Nợ TK 221 (Giá đánh giá lại) Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn) Nợ TK 811 (Chênh lệch lỗ) Có TK 211, 213 (Nguyên giá) 4) Các khoản bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, ghi: Nợ TK 811 (Chi phí khác) Có TK 111, 112 (Đã nộp bằng tiền) Có TK 333 (Các khoản thuế phải nộp) Có TK 3388 (Chưa nộp phạt) 31
  41. 5) Cuối kỳ, kết chuyển CP khác sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) Có TK 811 (CP khác) Sơ đồ 1.10: Hạch toán chi phí khác TK 211,213 TK 811 TK 911 Giá trị còn lại tài sản thanh lý Kết chuyển CP khác nhượng bán TK 214 TK 111,112 CP cho hoạt động thanh lý nhượng bán TK 111,112,333,338 Khoản phạt do vi phạm hợp đồng truy nộp thuế TK 152,156 Lỗ do đánh giá lại tài sản đem đầu tư, góp vốn TK 221 X 1.2.5 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.2.5.1 Khái niệm Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh. Thuế TNDN hiện hành = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất thuế TNDN 32
  42. 1.2.5.2 Chứng từ sử dụng - Tờ khai thuế TNDN tạm nộp, biên lai nộp thuế - Báo cáo quyết toán thuế TNDN hàng năm - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Các chứng từ kế toán có liên quan 1.2.5.3 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 821 – Chi phí thuế TNDN 1.2.5.4 Kết cấu tài khoản TK 821 Nợ phát sinh: Có phát sinh: - Thuế TNDN phải nộp tính vào CP - Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập tạm nộp năm. được giảm trừ vào CP thuế TNDN hiện - Thuế TNDN của các năm trước phải hành đã ghi nhận trong năm. nộp bổ sung do phát hiện sai sót - Kết chuyển CP thuế TNDN hiện hành - Kết chuyển CP thuế TNDN hiện hành vào TK 911 để xác định KQKD. vào TK 911 để xác định KQKD. TK này không có số dƣ 1.2.5.5 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1) Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán phản ánh số thuế TNDN tạm phải nộp vào CP thuế TNDN hiện hành, kế toán ghi: Nợ TK 821 (CP thuế TNDN) Có TK 3334 (Thuế TNDN) Khi nộp thuế TNDN vào NSNN, kế toán ghi: Nợ TK 3334 (Thuế TNDN) Có TK 111, 112 (số tiền nộp) 2) Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp, kế toán ghi: Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế TNDN còn phải nộp, kế toán ghi: Nợ TK 8211 (CP thuế TNDN) Có TK 3334 (Thuế TNDN) 33
  43. Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp thì số chênh lệch kế toán ghi giảm chi phí thuế TNDN: Nợ TK 3334 (Thuế TNDN) Có TK 821 (CP thuế TNDN) 3) Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến khoản thuế TNDN phải nộp của các năm trước. Nếu số thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại, kế toán ghi: Nợ TK 821 (CP thuế TNDN) Có TK 3334 (Thuế TNDN) Nếu số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN trong năm hiện tại. Nợ TK 3334 (Thuế TNDN) Có TK 821 (CP thuế TNDN) 4) Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế TNDN, ghi: Nếu số phát sinh Nợ TK 8211 lớn hơn số phát sinh Có TK 821 thì số chênh lệch kế toán ghi: Nợ TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) Có TK 821 (Chi phí thuế TNDN) Nếu Số phát sinh Nợ TK 821 nhỏ hơn số phát sinh có TK 821 thì ghi: Nợ TK 8211 (Chi phí thuế TNDN) Có TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) Sơ đồ 1.11: Hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp TK 3334 TK 821 TK 3334 Tạm nộp thuế TNDN ghi giảm thuế TNDN TK 911 TK 911 Kết chuyển thuế TNDN Kết chuyển thuế TNDN (Nợ TK 821> Có TK 821) (Nợ TK 821< Có TK 821) X 34
  44. 1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 1.3.1 Khái niệm Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động SXKD và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Nếu tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí thì doanh nghiệp có lời, ngược lại nếu tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí thì doanh nghiệp lỗ. Thời điểm xác định kết quả kinh doanh phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp SXKD trong từng ngành nghề. Thông thường các doanh nghiệp thương mại có thể tính kết quả kinh doanh vào cuối mỗi tháng hoặc quý, cuối năm. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả từ hoạt động kinh doanh Kết quả từ hoạt động tài chính Kết quả từ hoạt động khác Kết quả từ hoạt động kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, chi phí liên quan đến hoạt động bất động sản đầu tư, như: CP khấu hao, CP sữa chữa, nâng cấp, CP thanh lý), chi phí quản lý kinh doanh. Kết quả từ hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính và chi phí tài chính. Kết quả từ hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác, các khoản chi phí khác. 1.3.2 Vai trò của kế toán xác định kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. phản ánh kết quả tài chính của các hoạt động trong doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh giúp DN nắm bắt được các hoạt động trong đơn vị thông qua các chỉ tiêu trên kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh giúp DN xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của DN. Từ đó nhận định được nguyên nhân làm tăng giảm lợi nhuận trong kỳ, nhằm có biện pháp khắc phục thiếu sót trong kinh doanh cũng như trong quản lý tạo điều kiện thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. 1.3.3 Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh 35
  45. 1.3.4 Kết cấu tài khoản TK 911 Nợ phát sinh: Có phát sinh: Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần Chi phí quản lý kinh doanh Doanh thu hoạt động tài chinh Chi phí tài chính Thu nhập khác Chi phí thuế thu nhập doanh Lợi nhuận chưa phân phối (lỗ). nghiệp Lợi nhuận chưa phân phối (lãi). TK này không có số dƣ 1.3.5 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1) Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần để xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) Có TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) 2) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, ghi: Nợ TK 515 (Doanh thu hoạt động tài chính) Nợ TK 711 (Thu nhập khác) Có TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) 3) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, Nợ TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) Có TK 632 (Giá vốn hàng bán) 4) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, ghi: Nợ TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) Có TK 635 (Chi phí tài chính) Có TK 811 (Chi phí khác) 36
  46. 5) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ,ghi: Nợ TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) Có TK 642 (Chi phí quản lý kinh doanh) 6) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi: Nợ TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) Có TK 821 (Chi phí thuế TNDN) 7) Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh doanh trong kỳ vào lợi nhuận chưa phân phối năm nay, ghi: Nợ TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) Có TK 421 (Lợi nhuận chưa phân phối) 8) Kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 421 (Lợi nhuận chưa phân phối) Có TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) 37
  47. Sơ đồ 1.12: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh TK 632 TK 911 TK 511 Kết chuyển giá vốn Kết chuyển doanh thu thuần TK 635 TK 515 Kết chuyển chi phí tài chính Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính TK 642 TK 711 Kết chuyển CP quản lý kinh doanh Kết chuyển cthu nhập khác TK 811 Kết chuyển chi phí khác TK 421 Kết chuyển lỗ TK 821 Kêt chuyển chi phí thuế TNDN TK 421 Kết chuyển lãi X 38
  48. TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Qua các phần lý thuyết đã nêu trên, chương 1 đã khái quát những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Để có thể xác định kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp chúng ta cần tập hợp các khoản về doanh thu và chi phí.  Về doanh thu chúng ta cần tập hợp các khoản: - Doanh thu thuần - Doanh thu hoạt động tài chính - Thu nhập khác  Về chi phí chúng ta cần tập hợp các khoản: - Giá vốn hàng bán - Chi phí quản lý kinh doanh - Chi phí tài chính - Chi phí khác - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Để doanh nghiệp có được lợi nhuận trong hoạt động SXKD thì đòi hỏi mức doanh thu phải lớn hơn mức chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Qua chương 1 chúng ta cũng có thể nhận thấy được tầm quan trọng của các khoản doanh thu và chi phí, làm thế nào để doanh nghiêp có thể điều tiết được chúng để có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao là điều không đễ dàng. Những cơ sở lý luận này sẽ là nền tảng để giúp tôi trong quá trình tìm hiểu thực tế, đi sâu vào việc nghiên cứu thực trạng về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH SX & TM Cơ Điênh Đại Thành mà tiếp sau đây tôi sẽ trình bày ở chương 2. 39
  49. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHI VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SX & TM CƠ ĐIỆN ĐẠI THÀNH 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH SX & TM Cơ Diện Đại Thành 2.1.1 Lịch sử hình thành 2.1.1.1 Quá trình hình thành Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Mỗi người ai cũng muốn mình được sống trong một không gian thoải mái, tiện lợi, trong lành. Bên cạnh sự phát triển của nhiều mặt hàng đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của con người thì các mặt hàng bên lĩnh vực điện gia dụng cũng ngày càng phát triển. Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng này Công Ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành được thành lập và là nhà phân phối chính thức các mặt hàng thiết bị điện gia dụng. Công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành có tiền thân là Công Ty Cổ Phần Tiến Đạt được chuyển đổi và tách biệt. Năm 2002: thành lập trụ sở đầu tiên tại TP. HCM Năm 2008: công ty Tiến Đạt nhận chứng chỉ ISO 9001-2000. Ngày 02/05/2010: Công ty chính thức đi vào hoạt động với tên CÔNG TY TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành. Tên giao dịch: Công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành Lo go: Trụ sở: 102 Đường 218 Cao Lỗ, P4, Q8, TP.HCM Điện thoại: (08) 5407 7798 Fax: 08 5407 7896 Ngân hàng giao dịch: Ngân Hàng Á Châu (ACB) Vốn điều lệ: 1,000,000,000 (1 Tỷ đồng) Mã số thuế: 0305726999 40
  50. Website: www.dacogreenlight.com Giám Đốc: PHAN THANH ĐẠT Quy mô kinh doanh: doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và thương mại. Tổng số công nhân viên trong công ty: 52 người. 2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh Chuyên sản xuất máng đèn siêu mỏng tiết kiệm điện và kinh doanh các loại phụ kiện, trang thiết bị điện cung cấp cho các công trình, đại lý, hộ gia đình nhằm mục đích bảo vệ môi trường trong lành, mang lại ánh sáng xanh cho mọi người. Sản xuất máng đèn siêu mỏng Daco Greenlight: + Máng 1m2 (bao gồm tăng phô 40w, chuột, dây tủ 1m2) + Máng 0m6 (bao gồm tăng phô 36w, chuột, dây tủ 0m6) Phân phối thiết bị điện dân dụng của 1 số hãng: + Schneider (Clipsal) + Sino + Panasonic Mua bán và trưng bày lĩnh vực đèn trang trí của hãng: + Sano + Eglo +Anfac  Danh mục sản phẩm chính của công ty: Bảng 2.1: Danh mục sản phẩm chính của công ty Daco Greenlight Schneider Sino Panasonic Máng đèn 1m2 Series Concept Công tắc Full-White Máng đèn 0m6 Series S-Flexi Ổ cắm Máy bơm Tăng phô 40/36 Series S-Classic Ống nhựa Quạt hút Tăng phô 20/18 Khởi động từ Tủ điện Bóng đèn Cầu dao Cầu dao Relay nhiệt (Nguồn: Phòng kinh doanh) 41
  51.  Một số hình ảnh sản phẩm của công ty: Bảng 2.2: Một số hình ảnh sản phẩm của công ty STT Mã hàng Sản phẩm Diễn giải Hãng SX ĐV 01 DGL/FF.1-60 Máng đèn HQ 1 x 18w- Daco Bộ [STM] mẫu [STM] 02 DGL/Starter Chuột đèn Daco Con 03 DF-A022T Đèn led downlight 3W Duhal Cái AST 04 DF-A804-T Đèn led downlight 5W Duhal Cái AST 05 DTF140 Đèn siêu mỏng 1 bóng Duhal Cái 1m2 06 S18U2XX Ổ cắm đôi 2 chấu 16A, SINO Cái 2lỗ 07 E242/20 Khớp nối trơn phi 20 SP Cái 08 WEG7902 Mặt 2 thiết bị có nắp Panasonic Cái che mưa 09 FPA0116 Khớp nối trơn phi 16 Panasonic Cái 10 F50/2M2 Công tắc 2 chiều, size Schneider Cái M 11 F50/2M1.5 Công tắc 2 chiều, size S Schneider Cái (Nguồn: Phòng kinh doanh) 42
  52. 2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ Chức năng Công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành là đơn vị kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân. Công ty hoạt động theo chức năng tổng hợp gồm lĩnh vực sản xuất và thương mại, tổ chức SXKD và phân phối các mặt hàng về điện gia dụng như: sản xuất các loại máng đèn, bán các loại đèn trang trí và điện gia dụng của một số hãng, Công ty luôn mở rộng thị phần, mở rộng sản xuất kinh doanh, tích cực đầu tư ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng, tăng năng suất, giúp công ty khẳng định tên tuổi của mình. Nhiệm vụ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh phù hợp với năng lực hiện có của công ty. Tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh phù hợp với mục tiêu của công ty kinh doanh trang thiết bị điện trong mạng lưới Việt Nam giao cho. Nghiên cứu tạo ra những sản phẩm làm đa dạng hóa thị trường, tạo thế mạnh vững chắc cho công ty trên thị trường. Luôn luôn tìm hiểu kỹ nhu cầu của khách hàng để cung ứng các giải pháp hiệu quả nhất. Tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh ở công ty trên cơ sở nguồn vốn tự có, vay vốn mới nhằm đổi mới thiết bị, xây dựng nâng cấp, mở rộng quy mô hoạt động. Thực hiện chế độ kế toán đúng nguyên tắc, chuẩn mực, tuân thủ các quy tắc thanh tra của nhà nước. Đảm bảo việc hạch toán kinh tế, tự chịu trách nhiệm, tự hoàn vốn, tự bù đắp chi phí, bảo toàn và phát triển vốn đem lại hiệu quả cao của đồng vốn đầu tư, tự trang trải nợ vay và làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản tài chính, lao động, tiền lương do công ty quản lý, làm tốt công tác phân phối lao động, đào tạo bồi dư ng trình độ văn hóa, nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên cũng như nâng cao mức sống cho họ. 2.1.1.4 Phƣơng hƣớng phát triển Trong những năm tới, công ty tiếp tục củng cố hoàn thiện tổ chức mạng lưới kinh doanh và phương hướng kinh doanh hợp lý, tạo ra sự phối hợp thống nhất trong toàn công ty, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong toàn công ty, đủ sức đứng vững và chiếm lĩnh thị 43
  53. phần. Công ty TNHH SX & TM Cơ điện Đại Thành sẽ cố gắng trở thành một công ty kinh doanh lớn, làm chủ được mặt hàng chiến lược. Các chỉ tiêu phấn đấu: Tăng doanh số Tăng lợi nhuận Tăng thu nhập bình quân/ nhân viên Hướng tới xuất khẩu 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Xuất phát từ nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh tại công ty, bộ máy tổ chức tại công ty bao gồm: giám đốc và 4 phòng ban. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG KẾ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH KINH DOANH TOÁN TÀI KHO NHÂN SỰ VỤ XƯỞNG HC - NS 2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận Giám đốc: Là người đại diện hợp pháp của công ty trong mối quan hệ kinh tế trước pháp luật. Có quyền quyết định, điều hành và quản lý mọi mặt hoạt động của công ty theo đúng chế độ chính sách pháp luật mà nhà nước quy định, chịu mọi trách nhiệm trước nhà nước và người lao động về hiệu quả hoạt động của công ty. Phòng hành chính nhân sự: Phụ trách việc tổ chức quản lý lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, ghi nhận về việc tuyển dụng nhân viên giúp ban giám đốc tổ chức điều hành các hoạt động hành chính trong phạm vi toàn công ty, chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc. Phòng kinh doanh: tổ chức kinh doanh, xây dựng các chiến lược đầu tư, hoạch định các chiến lược kinh doanh mục tiêu của từng thời kỳ, tìm hiểu nhu cầu, thu thập 44
  54. thông tin về các đối tượng khách hàng để đưa ra các chính sách về giá cả và các chương trình khuyến mãi phù hợp. Ngoài ra, bộ phận kinh doanh còn thực hiện việc tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Phòng kế toán tài vụ: thu thập, phân tích và xử lý các số liệu, phản ánh toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Lập ra các báo cáo tài chính, cung cấp những thông tin về tình hình kế toán công ty kịp thời, chính xác khi có yêu cầu. Đồng thời, bộ phận này còn lập ra các báo cáo về thuế và cập nhật thông tin về các chuẩn mực kế toán hay thông tin mới của Bộ tài chính. Quản lý kho xƣởng: theo dõi quản lý quy trình sản xuất sản phẩm, chất lượng sản phẩm, kỹ thuật sản xuất. 2.1.3 Tình hình nhân sự tại công ty Theo thống kê hiện tại công ty có tổng số lượng công nhân viên là 52 người. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng bộ phận, từng vị trí trong công ty mà phòng nhân sự tuyển dụng nhân viên có trình độ phù hợp. Tại công ty những đối tượng thuộc thành phần lao động trí óc có độ tuổi khoảng từ 20-35 tuổi. Họ là những người có trình độ cao, là những người trẻ tuổi nên có tinh thần làm việc, sự năng động, sáng tạo và lòng nhiệt huyết cao. Khi tuyển dụng vào làm việc trong công ty, công ty sẽ ký hợp đồng lao động qua nhiều giai đoạn, có thời gian thử việc và làm việc chính thức. Còn đối với thành phần lao động phổ thông có độ tuổi khoảng từ 18-45 tuổi là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, lúc đầu công nhân vào làm việc cũng sẽ ký hợp đồng lao động thử việc, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ ký hợp đồng lao động dài hạn. 45
  55. Bảng 2.3: Tình hình nhân sự tại công ty Đvt: người BỘ PHẬN SỐ LƢỢNG TRÌNH ĐỘ - 2 nhân viên có trình độ đại học Phòng kinh doanh 4 - 2 nhân viên có trình độ cao đẳng - 1 nhân viên có trình độ đại học Phòng nhân sự 2 - 1 nhân viên có trình độ cao đẳng - 2 kế toán có trình độ đại học - 2 kế toán có trình độ cao đẳng Phòng kế toán 5 - 1 kế toán có trình độ trung cấp - 1 quản lí xưởng trình độ cao đẳng - 4 tổ trưởng có trình độ trung cấp nghề Xưởng 41 - 13 công nhân có trình độ 12/12 - 23 công nhân có trình độ 9/12 trở xuống (Nguồn: phòng nhân sự) 2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Phòng kế toán tài vụ là phòng chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý tài chính-kế toán theo pháp luật của nhà nước nhằm khai thác, huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. Phòng kế toán thực hiện những công việc sau:  Tổ chức hoạch toán về hoạt động SXKD của DN theo đúng luật kế toán  Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động SXKD để thực hiện kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.  Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống các nguồn vốn cấp, vốn vay, vốn huy động phục vụ cho yêu cầu SXKD của DN. Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN THỦ QUỸ CÔNG NỢ TỔNG HỢP HÀNG HÓA 46
  56. 2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ từng kế toán Kế toán trƣởng: Là người chịu trách nhiệm điều hành công tác tài chính kế toán tại công ty. Phụ trách công tác tổ chức quản lý, hướng dẫn nhân viên thực hiện hạch toán, lập báo cáo tài chính. Tham mưu cho giám đốc, trực tiếp báo cáo tình hình tài chính của công ty cho giám đốc và cơ quan chức năng có liên quan, nghiên cứu vận dụng đúng chế độ mà Nhà nước quy định. Kiểm soát chi phí giám sát việc sử dụng vốn, đào tạo bồi dư ng nâng cao trình độ cán bộ kế toán. Kế toán tổng hợp: Theo dõi số liệu tổng hợp, quản lý việc thực hiện kế hoạch, chi phí tài chính của công ty, lập báo cáo thuế, cung cấp dữ liệu kế toán khi giám đốc yêu cầu. Kế toán công nợ phải thu-phải trả: Theo dõi tình hình công nợ phải thu của công ty, đôn đốc thu hồi công nợ khách hàng, báo cáo thực hiện hợp đồng bán hàng. Theo dõi kiểm tra chứng từ thanh toán với nhà cung cấp, báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng mua hàng. Kế toán hàng hóa: Quản lý tình hình xuất, nhập, tồn hàng hóa, thường xuyên đối chiếu kiểm tra tính khớp đúng hàng hóa giữa thực tế và sổ sách. Xuất hóa đơn GTGT, theo dõi chính sách bán hàng, báo cáo doanh số định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của kế toán trưởng. Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt trong công ty, có chức năng thu chi tiền mặt, kiểm tra chứng từ theo nguyên tắc thu chi. Hàng ngày kiểm tra sổ tồn quỹ thực tế đối chiếu sổ sách với kế toán số tiền đã chi trong ngày. Nhận chứng từ tại ngân hàng có nộp tiền giúp phòng công việc đoàn thể. 2.1.4.3 Hình thức kế toán công ty Công ty áp dụng hình thức kế toán “kế toán trên máy tính”, sử dụng phần mền kế toán Misa. Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức sổ nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức “kế toán trên máy tính” là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán theo quy định. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán theo quy định. 47
  57. Trình tự nhập liệu: Hàng ngày: kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán. Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào): kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.Thực hiện thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối năm: sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán. Sơ đồ 2.3: Hình thức kế toán trên máy tinh Chứng Từ Kế Toán SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp PHẦN MỀM - Sổ chi tiết KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP -Báo cáo tài chính CHỨNG TỪ KẾ MÁY VI TÍNH TOÁN CÙNG LOẠI Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra 48
  58. Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung CHỨNG TỪ GỐC CHỨNG TỪ GỐC SỔ QUỸ SỔ NHẬT KÝ SỔ KẾ TOÁN CHI CHUNG TIẾT SỔ CÁI BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH GHI CHÚ: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 2.1.4.4 Chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại công ty Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 tới 31/12 hằng năm theo năm dương lịch. Chế độ kế toán áp dụng: kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng (VNĐ). Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: theo giá thực tế đích danh. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng. 49
  59. Tổ chức sử dụng chứng từ: Công ty áp dụng chế độ kế toán chứng từ Việt Nam theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung hướng dẫn thực hiện kèm theo. Tổ chức sử dụng tài khoản: Công ty áp dụng theo quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. Hệ thống báo cáo tài chính: Gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính 2.1.4.5 Kế toán quản trị tại công ty Kế toán quản trị là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin cho các nhà quản trị nội bộ DN đề ra phương hướng mục tiêu của tổ chức. Kế toán quản trị yêu cầu sự chọn lọc và phân tích không chỉ tài liệu tài chính hay chi phí mà còn tài liệu về giá cả, nhu cầu sản phẩm, nguồn năng lực, khối lượng và khả năng vật chất. Do quy mô hoạt động của công ty nhỏ nên hiện nay Công Ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành chưa có tổ chức kế toán quản trị. 2.1.5 Tình hình doanh thu của công ty qua các năm gần đây Bảng 2.4: Doanh thu của công ty qua các năm 2010-2011-2012 Đvt: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch(11/10) Chênh lệch (11/12) 2010 2011 2012 (+/-) % (+/-) % Doanh thu 1.773.471 4.134.831 3.975.883 2.361.360 133.1 -158.948 -3.84 (Nguồn: Phòng kế toán) Doanh thu của công ty năm 2011 tăng 2.361.360 nghìn đồng so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên việc kinh doanh gặp khó khăn hơn làm doanh thu giảm 158.948 nghìn đồng so với năm 2011. Vì vậy thông qua tỷ lệ % doanh thu đạt được của công ty qua 3 năm cho ta thấy được tình hình hoạt động kinh doanh năm 2011 là tốt nhất. 50
  60. 2.2 Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành. 2.2.1 Kế toán doanh thu tại công ty 2.2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng Công ty hoạt động kinh doanh dựa vào hình thức thương mại là chủ yếu, cung cấp phân phối hàng hóa, bán hàng trực tiếp cho khách hàng, theo đơn đặt hàng, bán hàng qua điện thoại. Công ty thường sử dụng phương thức thanh toán là thu tiền mặt, chuyển khoản hoặc chấp nhận thanh toán của khách hàng. Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng tại công ty là khi khách hàng đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán và hàng hoá đã được chuyển giao. Do công ty nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nên hóa đơn là hóa đơn GTGT. Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên. Liên 1 được lưu tại quyển hóa đơn, liên 2 giao cho khách hàng để vận chuyển hàng và thanh toán tiền hàng, liên 3 được sử dụng trong nội bộ làm chứng từ thu tiền và được lưu cùng với phiếu thu để xác nhận đã thu tiền của hóa đơn được lưu trong phiếu thu. Phiếu xuất kho do phòng kế toán lập sau khi bên mua kí hợp đồng hoặc đã xác nhận đã được đặt hàng. Phiếu thu được đánh giá thứ tự theo số hóa đơn và được lưu thành 3 liên: liên 1 được lưu tại quyển, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 lưu chung với hóa đơn. Bảng kê bán lẻ: tập hợp các đối tượng khách hàng cá nhân mua lẻ hoặc bán hàng hóa có tổng giá thanh toán nhỏ hơn 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn (trừ trường hợp người mua yêu cầu lập hóa đơn GTGT). Cuối mỗi ngày, công ty lập một hoá đơn GTGT ghi số tiền bán hàng hoá trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định.  Chứng từ sử dụng  HĐ GTGT  Bảng kê bán lẻ  Phiếu xuất kho  Chứng từ thanh toán: phiếu thu, giấy báo có ngân hàng Trình tự luân chuyển chứng từ: Hóa đơn GTGT - Hóa đơn GTGT do bộ phận kế toán lập thành 3 liên _ người lập phiếu ký. 51
  61. + Liên thứ nhất được lưu tại quyển. + Liên thứ hai giao cho khách hàng mua bán hàng hóa, dịch vụ. + Liên thứ ba thủ kho giữ lại ghi thẻ kho, cuối ngày hoặc cuối kỳ giao cho kế toán. - Chuyển hóa đơn cho kế toán trưởng và giám đốc đơn vị ký duyệt. - Người mua nhận hàng hóa, sản phẩm ký vào hóa đơn, còn nếu vận chuyển, dịch vụ thì khi công việc vận chuyển dịch vụ hoàn thành, khách hàng mua dịch vụ ký vào hóa đơn. - Bảo quản, lưu trữ và hủy hóa đơn. Trình tự luân chuyển chứng từ: Phiếu thu - Kế toán hàng hóa lập phiếu thu (3 liên), trình kế toán trưởng ký duyệt. - Phiếu thu chuyển lại cho kế toán hàng hóa (lưu liên 1), chuyển liên 2 và liên 3 cho thủ quỹ. - Thủ quỹ thu tiền và ký nhận vào phiếu thu (2 liên), chuyển cho người nộp tiền ký nhận (2 liên) – người nộp tiền giữ lại liên 2, chuyển trả liên 3 cho thủ quỹ, thủ quỹ ghi sổ. - Thủ quỹ chuyển phiếu thu (liên 3) cho kế toán hàng hóa. - Kế toán tiền mặt ghi sổ kế toán tiền mặt và lưu phiếu thu.  Tài khoản sử dụng: Kế toán dùng TK 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để theo dõi doanh thu bán hàng. Công ty sử dụng 2 TK cấp 2 của TK 511: + Tài khoản 5111 “Doanh thu bán hàng hoá” + Tài khoản 5112 “Doanh thu bán thành phẩm”  Sổ sách kế toán  Sổ chi tiết TK 511  Sổ cái  Sổ nhật ký chung  Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty 1) Căn cứ vào HĐ GTGT số 0000452 ngày 02/12/2012 với tổng số tiền là 600.000 đồng giá chưa thuế, thuế GTGT là 10%, bán hàng cho Công ty Cổ Phần Xây Dựng Hữu Mạnh, địa chỉ: 14/13 Đường số 8, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP HCM. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 1111 : 660.000 đồng Có TK 3331 : 60.000 đồng Có TK 5111 : 600.000 đồng 52
  62. 2) Căn cứ vào HĐ GTGT số 0000453 ngày 02/12/2012 với tổng số tiền là 9.943.420 đồng giá chưa thuế, thuế GTGT là 10%, bán hàng cho Công ty TNHH ANT (LA), địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Long Định – Long Cang, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 1111 : 10.937.762 đồng Có TK 3331 : 994.342 đồng Có TK 5111 : 9.943.420 đồng 3) Căn cứ vào HĐ GTGT số 0000457 ngày 05/12/2012 với tổng số tiền là 37.810.664 đồng giá chưa thuế, thuế GTGT là 10%, bán hàng cho Công ty TNHH Điện Trường Phát, địa chỉ: 360/4 Nguyễn An Ninh, Phường 8, Thành Phố Vũng Tàu. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 1111 : 37.810.664 đồng Có TK 3331 : 3.781.066 đồng Có TK 5111 : 41.591.730 đồng 4) Căn cứ vào HĐ GTGT số 0000460 ngày 17/12/2012 với tổng số tiền là 1.313.636 đồng giá chưa thuế, thuế GTGT là 10%, bán hàng cho Công ty TNHH Thương Mại Và Xây Dựng Loan Phượng, địa chỉ: 153 Bạch Đằng, P 2, Q Tân Bình, TP HCM. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 1111 : 1.445.000 đồng Có TK 3331 : 131.364 đồng Có TK 5111 : 1.313.636 đồng 5) Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000485 ngày 25/12/2012 với tổng số tiền là 12.918.000 đồng giá chưa thuế, thuế GTGT là 10%, bán hàng cho Công ty TNHH Điện Trường Phát, địa chỉ: 360/4 Nguyễn An Ninh, Phường 8, Thành Phố Vũng Tàu. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 1111 : 14.209.800 đồng Có TK 3331 : 1.291.800 đồng Có TK 5111 : 12.918.000 đồng 6) Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000487 ngày 27/12/2012 với tổng số tiền là 18.025.000 đồng giá chưa thuế, thuế GTGT là 10% , bán hàng cho Công ty TNHH SX & 53
  63. TM Cơ Điện Tiến Đạt, địa chỉ:151 Lê Thị Riêng, P Bến Thành, Q 1, TP HCM. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 1111 : 19.827.500 đồng Có TK 3331 : 1.802.500 đồng Có TK 5111 : 18.025.000 đồng 7) Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000498 ngày 28/12/2012 với tổng số tiền là 1000.000 đồng giá chưa thuế, thuế GTGT là 10% , bán hàng cho Công ty TNHH TM DV Kỹ Thuật Đăng Khoa, địa chỉ: 157/8/16 Hàn Hải Nguyên, P 2, Q 11, TP HCM. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 1111 : 1.000.000 đồng Có TK 3331 : 100.000 đồng Có TK 5111 : 1.100.000 đồng Ngoài ra trong năm 2012 còn phát sinh các nghiệp vụ khác của tài khoản “Doanh thu bán hàng”. Cuối kỳ tổng doanh thu bán hàng năm 2012 là 3.975.883.938 đồng. 54
  64. SỔ CÁI TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Năm 2012 Đơn vị tính: Đồng Ngày Chứng từ Diễn giải TK Số phát sinh ghi Số hiệu Ngày đối Nợ Có sổ ứng Dƣ đầu kỳ - - 02/12 0000452 02/12 Xuất bán đèn pha sân 1111 600.000 vườn cho CTy CP xây dựng Hữu Mạnh 02/12 0000453 02/12 Xuất bán cho CTy 1111 9.943.420 TNHH ANT(LA) 05/12 0000457 05/12 Xuất bán cho CTy 1111 37.810.664 TNHH Điện Trường Phát 17/12 0000460 17/12 Xuất bán máy bơm 1111 1.313.636 nước cho CTy TNHH TM & XD Loan Phượng 25/12 0000485 25/12 Xuất bán cho CTy 1111 12.918.000 TNHH Điện Trường Phát 27/12 0000487 27/12 Xuất bán cho CTy 1111 18.025.000 TNHH SX & TM Tiến Đạt 28/12 0000498 28/12 Xuất bán máy bơm 1111 1.000.000 nước cho CTy TNHH TM DV kỹ thuật Đăng Khoa 55
  65. 31/12 K/C 31/12 Kết chuyển sang TK 911 3.975.883.938 911 Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh 3.975.883.938 3.975.883.938 Số dƣ đầu kỳ Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2.1.2 Các khoản giảm trừ doanh thu TK 5211 –“Chiết khấu thương mại” là TK dùng để phản ánh các khoản chiết khấu mà công ty đã giảm trừ hoặc thanh toán cho người mua với số lượng lớn. TK 5212 – “Hàng bán bị trả lại” là TK dùng để phản ánh số hàng đã được coi là đã tiêu thụ nhưng bị người mua trả lại do hàng hóa không phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn, TK 5213 - “Giảm giá hàng bán” là TK dùng để phản ánh số tiền giảm trừ cho khách hàng do hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời hạn quy định.  Trong năm 2012, công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành không áp dụng chính sách được hưởng chiết khấu thương mại cho những khách hàng mua số lượng lớn. Tại công ty, do nguồn hàng của công ty đã được chọn lọc, kiểm định chất lượng nên khả năng hàng kém chất lượng, sai quy cách, sai tiêu chuẩn thường không xảy ra, nên các khoản về hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán cũng không phát sinh. 2.2.1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu hoạt động tài chính ở công ty là các khoản doanh thu từ tiền gởi ngân hàng, các khoản lãi thu do trả chậm và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.  Chứng từ sử dụng  Phiếu thu  Giấy báo ngân hàng  Sổ phụ, bản sao của ngân hàng  Tài khoản sử dụng Kế toán dùng TK 515 “doanh thu hoạt động tài chính” để theo dõi. 56
  66.  Sổ kế toán:  Sổ chi tiết TK 515  Sổ nhật ký chung  Sổ cái  Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty Căn cứ vào giấy báo có của Ngân Hàng Á Châu ACB ngày 25/11/2012 thông báo về tiền lãi nhập vốn với tổng số tiền 73.271 đồng. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 112 : 73.271 đồng Có TK 515 : 73.271 đồng Ngoài ra trong năm 2012 còn phát sinh các nghiệp vụ khác của tài khoản “Doanh thu hoạt động tài chính”. Cuối kỳ tổng doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 là 8.532.823 đồng SỔ CÁI TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Năm 2012 Đơn vị tính: Đồng Ngày Chứng từ TK Số phát sinh ghi Số Diễn giải đối Ngày Nợ Có sổ hiệu ứng Dƣ đầu kỳ - - 25/11 25/11 Lãi nhập vốn 112 73.271 31/12 K/C 31/12 Kết chuyển sang TK 911 8.532.823 911 Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh 8.532.823 8.532.823 Số dƣ đầu kỳ Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 57
  67. 2.2.1.4 Kế toán thu nhập khác Trong năm 2012, công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành không phát sinh các khoản thu nhập khác nào. 2.2.2 Kế toán chi phí tại công ty 2.2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán của công ty là giá thực tế xuất kho của sản phẩm hàng hóa đã bán, được xác định là đã tiêu thụ và các khoản khác tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Công ty tính giá vốn hàng bán theo phương pháp thực tế đích danh.  Chứng từ hạch toán  Phiếu xuất kho  Hóa đơn GTGT Trình tự luân chuyển chứng từ: phiếu xuất kho - Bước 1: Người có nhu cầu về vật tư, sản phẩm, hàng hóa xin xuất hoặc ra lệnh đối với vật tư, sản phẩm, hàng hóa. - Bước 2: Chuyển cho Giám đốc hoặc phụ trách đơn vị duyệt xuất. - Bước 3: Phụ trách bộ phận hoặc kế toán căn cứ vào đề nghị xuất hoặc lệnh xuất tiến hành lập phiếu xuất kho. - Bước 4: Chuyển phiếu xuất kho cho thủ kho tiến hành xuất vật tư, sản phẩm, hàng hóa; sau đó, ký vào phiếu xuất kho rồi giao chứng từ lại cho kế toán. - Bước 5: Khi nhận phiếu xuất kho, chuyển cho Kế toán trưởng ký duyệt chứng từ rồi ghi sổ kế toán. - Bước 6: Trình phiếu xuất kho cho thủ trưởng (Giám đốc) ký duyệt chứng từ, thường là trình ký theo định kỳ, vì chứng từ đã được duyệt xuất ngay từ đầu, nên thủ trưởng chỉ kiểm tra lại và ký duyệt. - Bước 7: Kế toán sẽ tiến hành bảo quản và lưu giữ chứng từ.  Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 632 “giá vốn hàng bán” để theo dõi. Công ty mở thêm chi tiết 2 TK cấp 2 của TK 632: + TK 6321- Giá vốn hàng bán của hàng hóa + TK 6322- Giá vốn hàng bán của thành phẩm 58
  68.  Sổ sách kế toán:  Sổ chi tiết TK 632  Sổ cái  Sổ nhật ký chung  Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty 1) Căn cứ vào sổ cái - tài khoản 632 và hóa đơn GTGT số 0000452 ngày 02/12/2012 xuất kho bán cho Công ty Cổ Phần Xây Dựng Hữu Mạnh, địa chỉ: 14/13 Đường số 8, P 17, Q Gò Vấp, TP HCM với tổng giá vốn 535.600 đồng. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 6321 : 535.600 đồng Có TK 156 : 535.600 đồng 2) Căn cứ vào sổ cái - tài khoản 632 và hóa đơn GTGT số 0000453 ngày 02/12/2012 xuất kho bán cho Công ty TNHH ANT (LA), địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Long Định – Long Cang, huyện Cần Đước, tỉnh Long An với tổng giá vốn là 9.073.560 đồng. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 6321 : 9.073.560 đồng Có TK 156 : 9.073.560 dồng 3) Căn cứ vào sổ cái - tài khoản 632 và hóa đơn GTGT số 0000457 ngày 05/12/2012 xuất kho bán cho Công ty TNHH Điện Trường Phát, địa chỉ: 360/4 Nguyễn An Ninh, P 8, TP Vũng Tàu với tổng giá vốn 37.280.880 đồng. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 6321 : 37.280.880 đồng Có TK 156 : 37.280.880 đồng 4) Căn cứ vào sổ cái - tài khoản 632 và hóa đơn GTGT số 0000460 ngày 17/12/2012 xuất kho bán cho Công ty TNHH Thương Mại Và Xây Dựng Loan Phượng, địa chỉ: 153 Bạch Đằng, P 2, Q Tân Bình, TP HCM với tổng giá vốn 1.199.600 đồng. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 6321 : 1.199.600 đồng Có TK 156 : 1.199.600 đồng 5) Căn cứ vào sổ cái - tài khoản 632 và hóa đơn GTGT số 0000485 ngày 25/12/2012 xuất kho bán cho Công ty TNHH Điện Trường Phát, địa chỉ: 360/4 Nguyễn 59
  69. An Ninh, P 8, TP Vũng Tàu với tổng giá vốn 11.451.450 đồng. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 6321 : 11.451.450 đồng Có TK 156 : 11.451.450 đồng 6) Căn cứ vào sổ cái - tài khoản 632 và hóa đơn GTGT số 0000487 ngày 27/12/2012 xuất kho bán cho Công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Tiến Đạt, địa chỉ:151 Lê Thị Riêng, P Bến Thành, Q 1, TP HCM với tổng giá vốn 790.800 đồng. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 6321 : 790.800 đồng Có TK 156 : 790.800 đồng 7) Căn cứ vào sổ cái - tài khoản 632 và hóa đơn GTGT số 0000498 ngày 17/12/2012 xuất kho bán cho Công ty TNHH Thương Mại Và Xây Dựng Loan Phượng, địa chỉ: 153 Bạch Đằng, P 2, Q Tân Bình, TP HCM với tổng giá vốn 1.199.600 đồng. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 6321 : 879.500 đồng Có TK 156 : 879.500 đồng Ngoài ra trong năm 2012 còn phát sinh các nghiệp vụ khác của tài khoản “giá vốn hàng bán”. Cuối kỳ tổng giá vốn hàng bán năm 2012 là 3.495.258.375 đồng. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 632 – GIÁ VỐN HÀNG BÁN Năm 2012 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ TK Số phát sinh Diễn Giải đối Ngày Số Nợ Có ứng 02/12 452 Đèn pha sân vườn 1561 535.600 02/12 453 Bóng SON - T 400W 1561 1.279.700 02/12 453 TP BSN 400W 1561 3.000.000 02/12 453 Kích SN 58 1561 515.000 02/12 453 Bóng HPT - T Plus 250W 1561 2.389.450 02/12 453 TP BHL 250W 1561 1.389.200 60
  70. 02/12 453 Kích SI 51 1561 500.300 05/12 457 Cầu dao tự động 2P20A A9K27220 1561 2.001.200 05/12 457 Cầu dao tự động 1P10A A9K27110 1561 1.499.000 05/12 457 Cầu dao tự động 3P63A A9K24363 1561 1.965.000 05/12 457 Cầu dao tự động 2P63A A9K24263 1561 300.200 05/12 457 Ổ cắm đôi 2 chấu E426UST2CB 1561 16.000.300 05/12 457 Ổ cắm đơn 2 chấu, 1 lỗ E426UX 1561 2.300.600 05/12 457 Công tắc 2 chiều 3031EMD20MN 1561 1.300.600 05/12 457 Cầu dao tự động 3P40A A9K24363 1561 3.267.521 05/12 457 Cầu dao tự động 2P40A A9K24240 1561 7.890.460 17/12 460 Máy bơm nước Panasonic A_200TAK 1561 1.199.600 25/12 485 Cầu dao chống giật 2P63A A9R71263 1561 6.234.000 25/12 485 Cầu dao tự động 1P25A A9K27125 1561 810.450 25/12 485 Cầu dao tự động 1P16A A9K27116 1561 1.400.000 25/12 485 Cầu dao tự động 1P20A A9K27120 1561 1.387.000 25/12 485 Cầu dao tự động 1P32A A9K27132 1561 1.620.000 27/12 487 Thùng MH 200A ( Đã sơn) 1561 160.000 27/12 487 Thùng MH 250A ( Đã sơn) 1561 265.800 27/12 487 Thùng MH 300A ( Đã sơn) 1561 365.000 28/12 498 Máy bơm nước Panasonic GP-00JXK 1561 879.500 31/12 K/C Kết chuyển sang TK 911 911 3.495.258.375 Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh 3.495.258.375 3.495.258.375 Số dƣ cuối kỳ Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) 61
  71. 2.2.2.2 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh Chi phí quản lý kinh doanh là toàn bộ các CP liên quan đến hoạt động bán hàng và quản lý của công ty như CP nhân viên, CP giao tiếp, CP xăng dầu, CP điện thoại, internet, Khi phát sinh nghiệp vụ: Hóa đơn chuyển cho kế toán công nợ. Kế toán công nợ lập phiếu chi. Kế toán công nợ chuyển phiếu chi cho kế toán trưởng và Giám đốc kí duyệt. Phiếu chi sau khi được ký duyệt chuyển cho thủ quỹ. Thủ quỹ chi tiền trả tiền.  Chứng từ sử dụng:  Phiếu chi  Giấy báo nợ  Bảng phân bổ chi phí, bảng lương, bảng khấu hao TSCĐ  HĐ GTGT,  Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 642 “chi phí quản lý kinh doanh” để theo dõi. Công ty sử dụng 2 TK cấp 2 của TK 642: + TK 6421: Chi phí bán hàng + TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp  Sổ kế toán:  Sổ chi tiết TK 642  Sổ cái  Sổ nhật ký chung  Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty 1) Căn cứ vào phiếu chi số 0001890 ngày 14/11/2012 chi tiền mặt thanh toán tiền mua mực in cho Anh Nam, địa chỉ: 260 Bông Sao, P 5, Q 8, TP HCM với tổng số tiền 380.000đồng. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 642 : 380.000 đồng Có TK 1111 : 380.000 đồng 2) Căn cứ vào hóa đơn dịch vụ viễn thông số 0501346 ngày 05/12/2012 chi tiền thanh toán cước viễn thông tháng 11 cho VNPT TP HCM, địa chỉ: 125 Hai Bà Trưng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM với tổng số tiền chưa thuế 204.787 đồng, thuế GTGT 10%. Kế toán tiến hành định khoản như sau: 62
  72. Nợ TK 642 : 204.787 đồng Nợ TK 1331 : 20.479 đồng Có TK 1111 : 225.266 đồng 3) Căn cứ vào hóa đơn viễn thông số 0314610 ngày 19/12/2012 chi tiền mặt thanh toán cước viễn thông cho Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn – Trung Tâm Điện Thoai SPT, địa chỉ: 90 Đường số 8, KDC Trung Sơn, Bình Hưng, Bình Chánh, TP HCM với tổng số tiền chưa thuế 90.740 đồng, thuế GTGT 10%. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 642 : 90.740 đồng Nợ TK 1331 : 9.074 đồng Có TK 1111 : 99.814 đồng 4) Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0014630 ngày 22/12/2012 chi tiền mặt mua 61,2 lít xăng RON 92 tại cửa hàng xăng dầu số 18 , địa chỉ: 15 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM với tổng số tiền chưa thuế 1.363.636, thuế GTGT 10%. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 642 : 1.363.636 đồng Nợ TK 1331 : 136.364 đồng Có TK 1111 : 1.500.000 đồng Ngoài ra trong năm 2012 còn phát sinh các nghiệp vụ khác của TK “chi phí quản lý kinh doanh”. Cuối kỳ tổng CP quản lý kinh doanh năm 2012 là 455.258.972 đồng. 63
  73. SỔ CÁI TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh Năm 2012 Đơn vị tính: Đồng Ngày Chứng từ TK Số phát sinh ghi Diễn giải đối Số hiệu Ngày Nợ Có sổ ứng Dƣ đầu kỳ - - 14/11 0001890 14/11 Chi tiền mua mực in 1111 380.000 05/12 0501346 05/12 Chi tiền thanh toán 1111 204.787 cước viễn thông cho VNPT 19/12 0314610 19/12 Chi tiền mặt thanh 1111 90.740 toán cước viễn thông cho SPT 22/12 0014630 22/12 Chi tiền mua xăng 1111 1.363.636 RON 92 31/12 K/C 31/12 Kết chuyển sang TK 911 455.258.972 911 Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh 455.258.972 455.258.972 Số dƣ đầu kỳ Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 64
  74. 2.2.2.3 Kế toán chi phí tài chính Chi phí tài chính là các khoản chi phí như chi phí đi đầu tư vốn và cho vay vốn, chi phí liên quan đến việc mua bán ngoại tệ,  Chứng từ sử dụng  Phiếu chi  Giấy báo ngân hàng  Các chứng từ khác có liên quan  Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 635 để theo dõi.  Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty Căn cứ vào phiếu thu phí dịch vụ của Ngân Hàng Á Châu ngày 27/05/2012 với nội dung thu phí giao dịch ngân hàng tổng số tiền 13.000 đồng. Kế toán tiến hành dịnh khoản như sau: Nợ TK 635 : 13.000 đồng Có TK 1121 : 13.000 đồng Ngoài ra trong năm 2012 còn phát sinh các nghiệp vụ khác của tài khoản “chi phí tài chính”. Cuối kỳ tổng CP tài chính năm 2012 là 768.990 đồng. SỔ CÁI TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính Năm 2012 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ TK Số phát sinh Ngày Số Diễn giải đối ghi sổ Ngày Nợ Có hiệu ứng Dƣ đầu kỳ - - 27/05 27/05 Phí dịch vụ 1121 13.000 31/12 K/C 31/12 Kết chuyển sang TK 911 911 768.990 Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh 768.990 768.990 Số dƣ đầu kỳ 65
  75. 2.2.2.4 Kế toán chi phí khác Trong năm 2012, công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành không phát sinh các khoản chi phí khác nào. 2.2.2.5 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp khi xác định kết quả kinh doanh có lời. Hằng quý, kế toán xác định và ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong quý. Sau khi đã tính được thuế TNDN của quý, kế toán tiến hành nộp thuế của quý vào ngày cuối cùng của tháng sau quý đó. Cuối năm, kế toán phải xác định lại và ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Nếu số thuế TNDN phải nộp cả năm lớn hơn số thuế tạm nộp ở từng quý, kế toán phải ghi nhận và nộp bổ sung thuế TNDN còn phải nộp, còn nếu số thuế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế tạm nộp, thì công ty sẽ được hoàn lại số thuế chênh lệch đó.  Chứng từ sử dụng:  Phiếu chi  Giấy báo ngân hàng  Tờ khai thuế TNDN tạm tính, tờ khai quyết toán thuế TNDN cả năm  Tài khoản sử dụng: TK 821 - Chi phí thuế TNDN  Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty Chi phí thuế TNDN được tính theo công thức: Thuế TNDN trong kỳ = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế * thuế suất thuế TNDN Thuế TNDN công ty năm 2012: - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 33.130.424 đồng - Thuế suất thuế TNDN 25% - Thuế TNDN công ty năm 2012 8.282.606 đồng Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 821 : 8.282.606 đồng Có TK 3334 : 8.282.606 đồng 66
  76. 2.2.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Kết quả kinh doanh của công ty được xác định vào cuối năm tài chính. Kết quả kinh doanh của là tổng hợp kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chủ đạo và là chức năng chính của công ty. Để xác định kết quả kinh doanh kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.  Tài khoản sử dụng: Kế toán dùng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”  Sổ kế toán: Công ty sử dụng các loại sổ như: Sổ doanh thu, sổ giá vốn hàng bán, sổ chi phí quản lý kinh doanh, sổ doanh thu hoạt động tài chính, sổ chi phí tài chính,  Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty Kết chuyển doanh thu Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 Công ty không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, tổng doanh thu bán hàng trong kỳ chính là doanh thu thuần. Nợ TK 511 : 3.975.883.938 đồng Có TK 911 : 3.975.883.938 đồng Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính vào TK 911 Nợ TK 515 : 8.532.823 đồng Có TK 911 : 8.532.823 đồng Kết chuyển chi phí Kết chuyển giá vốn hàng bán vào TK 911 Nợ TK 911 : 3.495.258.375 đồng Có TK 632 : 3.495.258.375 đồng Kết chuyển CP quản lý kinh doanh vào TK 911 Nợ TK 911 : 455.258.972 đồng Có TK 642 : 455.258.972 đồng Kết chuyển CP tài chính vào TK 911 Nợ TK 911 : 768.990 đồng Có TK 635 : 768.990 đồng Kết chuyển CP thuế TNDN vào TK 911 Nợ TK 911 : 8.282.606 đồng Có TK 821 : 8.282.606 đồng 67
  77. Xác định lãi (lỗ) Kết quả từ hoạt động kinh doanh bán hàng = Doanh thu thuần - giá vốn hàng bán - chi phí quản lý kinh doanh = 3.975.883.938 - 3.495.258.375 - 455.258.972 = 25.365.591 đồng Kết quả hoạt động tài chính = Doanh thu tài chính - chi phí tài chính = 8.532.823- 768.990 = 7.763.833 đồng Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác - chi phí khác = 0 đồng Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = 25.365.591+ 7.763.833+ 0 = 33.130.424 đồng Thuế TNDN công ty năm 2012: 8.282.606 đồng Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế = 33.130.424 - 8.282.606 = 24.847.818 đồng Kết chuyển lợi nhuận: Nợ TK 911 : 24.847.818 đồng Có TK 421 : 24.847.818 đồng 68
  78. Sơ đồ 2.5: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh năm 2012 TK 632 TK 911 TK 511 3.495.258.375 3.975.883.938 TK 642 TK 515 455.258.972 8.532.823 TK 635 768.990 TK 821 8.282.606 TK 421 24.847.818 3.984.416.761 3.984.416.761 X 69
  79. SỔ CÁI TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Năm 2012 Đơm vị tính: Đồng Ngày Chứng từ TK Số phát sinh ghi Số Diễn giải đối Ngày Nợ Có sổ hiệu ứng 31/12 K/C 31/12 K/C doanh thu bán hàng 511 3.975.883.93 và cung cấp dịch vụ 31/12 K/C 31/12 K/C doanh thu tài 515 8.532.823 chính 31/12 K/C 31/12 K/C giá vốn 632 3.495.258.375 31/12 K/C 31/12 K/C CP quản lý kinh 642 455.258.972 doanh 31/12 K/C 31/12 K/C CP tài chính 635 768.990 31/12 K/C 31/12 K/C CP thuế TNDN 821 8.282.606 31/12 K/C 31/12 K/C lãi 421 24.847.818 CỘNG PHÁT SINH 3.984.416.761 3.984.416.761 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 70
  80. TÓM TẮT CHƢƠNG 2 Từ việc vận dụng cơ sở lý luận ở chương 1, chương 2 có thể giúp ta nắm bắt và hiểu rõ cụ thể hơn về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành. Trước khi đi sâu vào việc tìm hiểu về công tác kế toán thì tôi đã giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty, những chính sách và chế độ kế toán công ty đang áp dụng hiện nay. Về phần thực tiễn tại công ty, tôi tìm hiểu về các chứng từ, sổ sách của công ty sử dụng hiện nay, quá trình luân chuyển chúng ra sao, có hợp lý và khoa học không, trong từng khoản mục doanh thu, chi phí tôi đều đưa ra những nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế tại công ty để minh họa giải thích rõ ràng hơn. Ở công ty, nguồn thu chủ yếu tại là từ hoạt động kinh doanh bán hàng, doanh thu từ hoạt động tài chính rất là ít. Về các khoản mục chi phí thì số phát sinh tương đối cao, tôi nhận thấy rằng công ty còn tồn tại một số hạn chế về công tác kế toán, một số chính sách áp dụng tại công ty là chưa phù hợp. Sau đây tôi xin trình bày sang chương 3 để nói cụ thể hơn những nhận xét của tôi về công tác kế toán và tình hình kinh doanh tại công ty. Trên những nhận xét về hạn chế và nhược điểm tại công ty tôi cũng xin đưa ra một số kiến nghị, ý kiến của cá nhân tôi để giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn. 71
  81. CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét 3.1.1 Nhận xét về tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành Công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành với mô hình kinh doanh vừa và nhỏ. Có thể nói công ty TNHH SX & TM Cơ điện Đại Thành là một doanh nghiệp trẻ với cơ cấu được thiết lập theo tiêu chí “đơn giản, gọn nhẹ nhưng hiệu quả”. Đây là cơ cấu được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, mỗi phòng ban chức năng mà đứng đầu là các trưởng phòng nhận quyết định công việc từ giám đốc và bố trí nhân viên theo từng lĩnh vực cụ thể, do vậy khả năng làm việc của nhân viên theo từng lĩnh vực là rất tốt. Ở công ty các bộ phận kinh doanh, bảo trì hậu mãi, kế toán tài chính và tổ chức nhân sự chịu sự quản lý tách biệt của lãnh đạo các bộ phận, phối hợp thực hiện khi công việc đòi hỏi, tuy nhiên thường ở cấp trưởng phòng. Nhìn chung tình hình nhân sự ở công ty tương đối đầy đủ, đáp ứng được với tình hình SXKD hiện nay của công ty. Nhân viên trong công ty đa số là những người trẻ tuổi nên có sự năng động và sáng tạo cao, có tinh thần ham học hỏi, cần cù trong công việc, luôn ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ việc tổ chức rõ ràng, phân biệt theo từng bộ phận chức năng giúp công ty tồn tại và phát triển, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. 3.1.2 Nhận xét về tổ chức công tác kế toán tại công ty Ƣu điểm Về tổ chức công tác kế toán tại công ty: - Tổ chức công tác kế toán tại công ty dần được hoàn thiện. Phòng kế toán được tổ chức với mục đích yêu cầu phục vụ tốt nhất hỗ trợ cho công việc kinh doanh của các phòng khác. Tất cả nhân viên kế toán đều làm việc dưới sự chỉ đạo, giám sát, quản lý của kế toán trưởng. Do đó tổ chức công tác kế toán được giám sát một cách chặt chẽ với sự thống nhất chung, cung cấp số liệu chính xác giúp cho ban quản lý đề ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn. - Đội ngũ kế toán trẻ trung, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao, mỗi kế toán viên được phân công công việc cụ thể của riêng mình, đảm bảo mỗi người đều làm 72