Khóa luận Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco - Tenamyd

pdf 134 trang thiennha21 23/04/2022 5180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco - Tenamyd", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_cong_no_va_phan_tich_tinh_hinh_cong_no_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco - Tenamyd

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TW MEDIPHARCO - TENAMYD Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Trần Lâm Anh TS.Nguyễn Đình Chiến Lớp: K47A Kế toán doanh nghiệp Niên khóa: 2013 – 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 05 năm 2017
  2. Lời Cảm Ơn Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và quý Thầy, Cô giáo Khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng, đã tận tình truyền đạt những kiến thức chuyên môn bổ ích và quý giá cho tôi. Tất cả những kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang vô cùng quý giá để tôi bước vào sự nghiệp tương lai sau này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên phòng Tài chính – Tổ chức trong Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd đã dành thời gian hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể tìm hiểu thực tế và thu thập thông tin phục vụ cho khóa luận này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo – TS. Nguyễn Đình Chiến đã quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian làm báo cáo thực tập. Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo thực tập này không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của quý Thầy, Cô để tôi có thể củng cố kiến thức của mình và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích phục vụ tốt hơn cho công việc sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực hiện Nguyễn Trần Lâm Anh Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTCP Công ty Cổ phần TGĐ Tổng Giám đốc XNK-TSCĐ Xuất nhập khẩu – Tài sản cố định KHCN Khoa học công nghệ SXKD Sản xuất kinh doanh TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn BĐS Bất động sản NPT Nợ phải trả VCSH Vốn chủ sở hữu HĐ Hóa đơn GTGT Giá trị gia tăng PTKH Phải thu khách hàng PTNB Phải trả người bán TK Tài khoản ĐVT Đơn vị tính Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh
  4. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG, BIỂU  BẢNG Bảng 1.1 – Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 29 Bảng 2.1 – Cơ cấu và biến động Tài sản, Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 40 Bảng 2.2 – Tình hình Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 46 Bảng 2.3 – Tình hình Lao động của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 49 Bảng 2.4 – Thực trạng công nợ của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 83 Bảng 2.5 – Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 88 Bảng 2.6 – Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 92 Bảng 2.7 – Nhu cầu và khả năng thanh toán của Công ty trong năm 2016 94 Bảng 2.8 – Tỷ suất thanh toán của Công ty năm 2016 95  BIỂU Biểu mẫu 2.1 – Hóa đơn Giá trị gia tăng 56 Biểu mẫu 2.2 – Chứng từ ghi sổ 57 Biểu mẫu 2.3 – Sổ chi tiết công nợ Phải thu khách hàng 58 Biểu mẫu 2.4 – Sổ Cái TK 131 59 Biểu mẫu 2.5 – Sổ chi tiết công nợ Phải thu khách hàng 61 Biểu mẫu 2.7 – Sổ chi tiết Tạm ứng 65 Biểu mẫu 2.8 – Chứng từ ghi sổ 70 Biểu mẫu 2.9 – Sổ chi tiết công nợ Phải trả người bán 71 Biểu mẫu 2.10 – Sổ Cái TK 331 72 Biểu mẫu 2.11 – Sổ chi tiết công nợ Phải trả người bán 74 Biểu mẫu 2.12 – Hóa đơn Giá trị gia tăng 78 Biểu mẫu 2.13Trường – Sổ chi tiết Thu Đạiế và các học khoản ph Kinhải nộp Nhà nưtếớc Huế 79 SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh
  5. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 – Tổ chức bộ máy Công ty 35 Sơ đồ 2.2 – Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 36 Sơ đồ 2.3 – Hệ thống kế toán trên máy tính của Công ty 38 Sơ đồ 2.4 – Lưu đồ quy trình luân chuyển chứng từ khoản Phải thu khách hàng 54 Sơ đồ 2.5 – Lưu đồ quy trình luân chuyển chứng từ khoản Phải trả người bán 68 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh
  6. Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Lý do chọn đề tài 1 I.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 I.3. Đối tượng nghiên cứu 2 I.4. Phạm vi nghiên cứu 3 I.5. Phương pháp nghiên cứu 3 I.6. Tình hình nghiên cứu 4 I.7. Kết cấu của khóa luận 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 6 1.1. Một số lý luận về kế toán công nợ 6 1.1.1. Khái niệm kế toán công nợ 6 1.1.1.1. Kế toán nợ phải thu 6 1.1.1.2. Kế toán nợ phải trả 6 1.1.1.3. Quan hệ thanh toán 7 1.1.2. Nguyên tắc hạch toán kế toán công nợ 7 1.1.3. Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của kế toán công nợ 8 1.1.3.1. Vai trò, vị trí của kế toán công nợ 8 1.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán công nợ 8 1.2. Nội dung kế toán nợ phải thu, nợ phải trả trong doanh nghiệp 9 1.2.1. Kế toán nợ phải thu 9 1.2.1.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng 9 1.2.1.2. Kế toán nợ phải thu tạm ứng 13 1.2.2. Kế toán nợ phải trả 15 1.2.2.1. Kế toán nợ phải trả cho người bán 15 1.2.2.2. Kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 19 1.3. MộtTrường số lý luận về phân Đại tích tình họchình công Kinh nợ trong doanh tế n ghiHuếệp 22 1.3.1. Khái niệm phân tích công nợ 22 SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh
  7. Khóa luận tốt nghiệp 1.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 22 1.3.2.1. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả 23 1.3.2.2. Hệ số vòng quay các khoản phải thu 23 1.3.2.3. Kỳ thu tiền bình quân (Số ngày của doanh thu chưa thu) 23 1.3.2.4. Hệ số vòng quay các khoản phải trả 24 1.3.2.5. Thời gian quay vòng các khoản phải trả 24 1.3.2.6. Hệ số nợ 25 1.3.2.7. Hệ số tự tài trợ 25 1.3.2.8. Hệ số thanh toán hiện hành 25 1.3.2.9. Hệ số thanh toán nhanh 26 1.3.2.10. Hệ số khả năng thanh toán ngay (khả năng thanh toán bằng tiền) 27 1.3.2.11. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TW MEDIPHARCO – TENAMYD 30 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco - Tenamyd 30 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty 30 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 30 2.1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ 31 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ 32 2.1.5. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 32 2.1.5.1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 32 2.1.5.2. Tổ chức công tác kế toán 36 2.1.5.3. Các chính sách kế toán áp dụng 39 2.1.6. Nguồn lực và tình hình SXKD của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 39 2.1.6.1. Tình hình Tài sản, Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 39 2.1.6.2. Tình hình kết quả SXKD của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 45 2.1.6.3. Tình hình nguồn nhân lực của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 48 2.2. Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Dược TW MedipharcoTrường – Tenamyd Đại học Kinh tế Huế 51 2.2.1. Kế toán các khoản nợ phải thu 51 SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh
  8. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.1.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng 51 2.2.1.2. Kế toán nợ phải thu tạm ứng 61 2.2.2. Kế toán các khoản phải trả 66 2.2.2.1. Kế toán nợ phải trả cho người bán 66 2.2.2.2. Kế toán thuế GTGT 74 2.3. Phân tích tình hình công nợ của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 81 2.3.1. Thực trạng công nợ của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 81 2.3.1.1. Tỷ trọng các khoản phải thu 81 2.3.1.2. Tỷ trọng các khoản phải trả 85 2.3.2. Phân tích tình hình công nợ của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 87 2.3.3. Phân tích tình hình thanh toán của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 91 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ TÌNH HÌNH THANH TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TW MEDIPHARCO – TENAMYD 97 3.1. Đánh giá về công tác kế toán công nợ và tình hình thanh toán công nợ tại Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd 97 3.1.1. Ưu điểm 97 3.1.2. Nhược điểm 99 3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tình hình thanh toán công nợ tại Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd 100 3.2.1. Đối với công tác kế toán công nợ 100 3.2.2. Đối với tình hình thanh toán công nợ 102 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106 III.1. Kết luận 106 III.2. Hạn chế của đề tài 107 III.3. Đề xuất hướng tiếp tục nghiên cứu đề tài 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh
  9. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Lý do chọn đề tài Quản lý và thu hồi công nợ là một vấn đề gây đau đầu những người làm sản xuất kinh doanh mà dù muốn hay không, doanh nghiệp vẫn luôn phải đối mặt. “Làm sao để có thể thu hồi công nợ không những đủ, đúng, kịp thời, ngăn ngừa được những rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên?” là bài toán khó được đặt ra, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự nhìn nhận và hành động hợp lý, kịp thời nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích, uy tín và việc duy trì tốt các mối quan hệ của chính doanh nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu đó, công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ phải thu – công nợ phải trả có ý nghĩa quan trọng với nhà quản trị doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định điều hành hoạt động kinh doanh. Tình hình nợ phải thu – nợ phải trả cũng chính là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp về khả năng thanh toán, khả năng huy động vốn, tình hình chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn. Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd là đơn vị tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam. Công ty là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về sản xuất các thuốc Kem mỡ bôi da với nhiều sản phẩm thay thế hàng ngoại nhập cung cấp cho các bệnh viện Da liễu – Phong trên toàn quốc và xuất khẩu sang Châu Phi trên 50% doanh thu của dây chuyền Kem – Mỡ - Nước. Với quy mô lớn, Công ty đã có nhiều đóng góp vào Ngân sách Nhà nước. Điều đáng chú ý là hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trên 80% dựa vào vốn vay của Ngân hàng thương mại và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản. Trong những năm qua, Công ty luôn cố gắng nâng cao hiệu quả kinh doanh gắn liền với hiệu quả sử dụng vốn, xây dựng hài hòa mối quan hệ lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động. Để đạt được hiệu quả cao trong sảTrườngn xuất kinh doanh, Đại Công ty họcphải có nhKinhững chính sáchtế qu Huếản lý công nợ hiệu quả. Vì vậy, việc theo dõi và xây dựng các chính sách quản lý công nợ chặt chẽ, hợp lý SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 1
  10. Khóa luận tốt nghiệp nhằm duy trì và nâng cao khả năng thanh toán là vấn đề then chốt, đáng được quan tâm tại đơn vị. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài “Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd” làm đề tài khóa luận. Với đề tài này, tôi muốn tìm hiểu khoản Phải thu khách hàng, khoản Tạm ứng, khoản Phải trả người bán và khoản Thuế Giá trị gia tăng phải nộp, từ đó đưa ra các đánh giá về công tác kế toán công nợ, đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công ty. I.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu thực tế công tác hạch toán công nợ tại Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd và đánh giá tình hình công nợ tại Công ty thông qua việc tính toán và phân tích một số chỉ tiêu về công nợ, từ đó đưa ra một số ý kiến, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tình hình thanh toán tại Công ty. Để thực hiện mục tiêu chung trên, các mục tiêu cụ thể được đặt ra gồm: - Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp. - Thứ hai, tìm hiểu thực trạng kế toán công nợ trong đó đi sâu tìm hiểu kế toán các khoản Phải thu khách hàng, khoản Tạm ứng, khoản Phải trả người bán, khoản Thuế giá trị gia tăng phải nộp Nhà nước và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd. - Thứ ba, trên cơ sở đó, so sánh, đối chiếu, đánh giá thực trạng có những ưu, nhược điểm về phần hành kế toán công nợ và tình hình công nợ tại Công ty. I.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài có đối tượng nghiên cứu cụ thể là đi sâu vào tìm hiểu và đánh giá nội dung, phương pháp, đặc điểm quy trình kế toán khoản Phải thu khách hàng, khoản Tạm ứng, khoản Phải trả người bán và khoản Thuế giá trị gia tăng phải nộp Nhà nước tại Công ty Cổ phần DưTrườngợc TW Medipharco Đại – Tenamyd học, đồng Kinh thời tính toán tế và phânHuế tích một số chỉ tiêu để thấy được tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty. SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 2
  11. Khóa luận tốt nghiệp I.4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập tại phòng Tài chính – Tổ chức của Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd. - Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm từ 2014 – 2016, trong đó đi sâu nghiên cứu phần hành kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trong năm 2016. - Phạm vi về nội dung: Kế toán công nợ là một phần hành đa dạng với nhiều loại khoản phải thu, phải trả khác nhau. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về những khoản phải thu, phải trả chiếm tỷ trọng lớn tại Công ty như khoản Phải thu khách hàng, phải thu Tạm ứng; Phải trả nhà cung cấp, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, trong đó cụ thể là thuế Giá trị gia tăng. I.5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận tôi đã sử dụng những phương pháp sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu thông tin liên quan đến đề tài từ các giáo trình, chuẩn mực, thông tư hướng dẫn, tạp chí nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở để so sánh với thực tế nghiên cứu được. - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thu thập báo cáo kế toán, báo cáo quản trị và các chứng từ, sổ sách liên quan đến kế toán công nợ và tình hình công nợ, từ đó chọn lọc, xử lý số liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu. - Phương pháp quan sát, trao đổi số liệu: Tiến hành quan sát quy trình hạch toán của nhân viên kế toán, hỏi, trao đổi về những thắc mắc, những thông tin không được thể hiện trên tài liệu thu thập được liên quan tới phần hành kế toán công nợ và tình hình công nợ của doanh nghiệp. - Phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích: Từ những số liệu thu thập ban đầu, tiến hành tổng hợp có hệ thống theo quy trình để có những nhận xét, đưa ra nhận định riêng về công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại Công ty. - PhươngTrường pháp phân tích Đại tài chính: học Phương Kinh pháp này dùng tế đ ể Huếphân tích tình hình tài sản – nguồn vốn, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng nhân SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 3
  12. Khóa luận tốt nghiệp lực, chỉ số công nợ và chỉ số thanh toán của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016. - Phương pháp kế toán: Là một trong những phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu đề tài về kế toán, gồm các phương pháp hạch toán, phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp đối ứng tài khoản và phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán, theo dõi các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong kỳ nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài tại Công ty. I.6. Tình hình nghiên cứu Có lẽ cũng chính vì công tác kế toán công nợ và quản lý công nợ đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến tình hình tài chính, khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của doanh nghiệp nên nó là đề tài được khá nhiều đối tượng tham gia và tìm hiểu. Đến nay đã có nhiều tác giả thực hiện các công trình nghiên cứu về đề tài kế toán công nợ theo nhiều góc độ khác nhau. Những công trình này đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng các nền tảng lý luận về kế toán công nợ và các giải pháp tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Tuy nhiên, công tác quản lý công nợ có phạm vi nghiên cứu khá rộng, bao gồm nhiều khoản phải thu, khoản phải trả và liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Nhìn chung, trong phạm vi tài liệu mà tôi tiếp cận được cho đến nay thì thực trạng công tác kế toán công nợ tại các doanh nghiệp được đề cập đến rất nhiều. Điển hình như khóa luận tốt nghiệp đề tài: “Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài” của tác giả Trần Nguyễn Hạnh Nhi (2016) đã làm sáng tỏ những cơ sở hệ thống lý luận về kế toán các khoản phải thu, các khoản phải trả và đánh giá thực tiễn công tác kế toán để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ. Cũng bàn về kế toán công nợ, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lệ có đề tài: “Kế toán công nợ tại Công ty TNHH một thành viên Huế Thành” hay như đề tài của tác giả Lê Uyển Như Nguyện: “Tổ chức công tác các khoản phải thu, phải trả tại Công ty Cổ phần Hồng Đức”. Các đề tài này cũng đề cập đến thực trạng kế toán công nợ nhưng chưa đi sâu vào phân tích tình hình công nợ, đề tài chủ yếu dừng lại ở khía cạnh mô tả công tác kế toán. Bên cTrườngạnh những đề tài trênĐại, một shọcố các đề tàiKinh khác còn đitế sâu Huế tìm hiểu tình hình SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 4
  13. Khóa luận tốt nghiệp công nợ cũng như khả năng thanh toán tại doanh nghiệp thông qua việc phân tích một số các chỉ tiêu cụ thể, như đề tài: “Phân tích công tác kế toán công nợ tại Trung tâm ô tô – Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Nghệ An” của tác giả Võ Thị Cẩm Vân hay đề tài “Đánh giá công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam” của tác giả Võ Thị Thu Hiền. Các đề tài này đã phần nào chỉ ra được mối liên hệ mật thiết giữa công tác kế toán công nợ với tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các biện pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ và nâng cao khả năng thanh toán tại doanh nghiệp. Xét một cách tổng quát, những vấn đề về kế toán công nợ đã có nhiều tác giả nghiêm túc nghiên cứu trong các đề tài tốt nghiệp hay trong các công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên do thời gian ngắn, phạm vi đề tài rộng nên các tác giả chỉ mới tập trung nghiên cứu một số khía cạnh của đề tài, chưa làm rõ mối quan hệ giữa kế toán công nợ với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Với đề tài này, tôi sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề mà các tác giả trước đây chưa đề cập hoặc chưa giải quyết một cách thỏa đáng nhằm bổ sung đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn, nêu bật được tầm quan trọng của công tác kế toán và quản lý công nợ đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực dựa trên thực tiễn hoạt động của chính doanh nghiệp. I.7. Kết cấu của khóa luận Đề tài thiết kế gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tình hình thanh toán công nợ tại Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco - Tenamyd Trường Đại học Kinh tế Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị. SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 5
  14. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số lý luận về kế toán công nợ 1.1.1. Khái niệm kế toán công nợ Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh thương mại là thực hiện việc tổ chức lưu thông hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong tiêu dùng xã hội. Trong quá trình kinh doanh thường xuyên phát sinh các mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người bán, người mua, với cán bộ công nhân viên, Các quan hệ thanh toán này là cơ sở phát sinh các khoản phải thu, khoản phải trả. Kế toán các khoản phải thu và nợ phải trả được gọi chung là kế toán công nợ. Như vậy kế toán công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Tấn Bình, “Kế toán tài chính”, 2011). 1.1.1.1. Kế toán nợ phải thu Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất kì nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công ty. Các khoản phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán. Trong doanh nghiệp, các khoản phải thu bao gồm: Phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác, tạm ứng, trả trước, Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản phải thu khách hàng. 1.1.1.2. Kế toán nợ phải trả Theo TrườngVAS 01: Nợ phả i Đạitrả là nghĩ họca vụ hiệ nKinh tại của doanh tế nghi Huếệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua như mua hàng hóa chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 6
  15. Khóa luận tốt nghiệp thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hóa, cam kết kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác mà doanh nghiệp phải thanh toán từ nguồn lực của mình. Các khoản phải trả trong doanh nghiệp bao gồm: Phải trả người bán, phải trả nội bộ, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, phải trả khác 1.1.1.3. Quan hệ thanh toán Nghiệp vụ thanh toán là quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các khách nợ, chủ nợ, ngân hàng, các tổ chức tài chính và các đối tác khác về các khoản phải thu, phải trả, các khoản vay trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quan hệ thanh toán có rất nhiều loại nhưng chung quy có hai hình thức thanh toán là: thanh toán trực tiếp và thanh toán qua trung gian. - Thanh toán trực tiếp: Người mua và người bán thanh toán trực tiếp với nhau bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đối với các khoản nợ phát sinh. - Thanh toán qua trung gian: Việc thanh toán giữa người mua và người bán không diễn ra trực tiếp với nhau mà có một bên thứ ba (ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác) đứng ra làm trung gian thanh toán các khoản nợ phát sinh đó thông qua ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc hay thư tín dụng 1.1.2. Nguyên tắc hạch toán kế toán công nợ - Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời - Kiểm tra, đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối mỗi niên độ từng khoản phải thu, phải trả phát sinh, số đã thu, đã trả; số còn phải thu, phải trả, đặc biệt là đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có số dư phải thu, phải trả lớn Cuối mỗi niên độ, thậm chí cuối mỗi kỳ kế toán, bộ phận kế toán công nợ phải tiến hành đối chiếu các khoản phải thu, phải trả với từng đối tượng nhằm mục đích tránh sự nhầm lẫn, đồng thời, kịp thời phát hiện những sai sót để kịp thời sửa chữa.Mặt khác, đó cũngTrường là việc làm cầ nĐại thiết để lhọcập được bKinhộ chứng từ thanhtế Huếtoán công nợ hoàn chỉnh. SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 7
  16. Khóa luận tốt nghiệp - Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ cần phải theo dõi cả về nguyên tệ và quy đổi theo đồng tiền Việt Nam. Cuối mỗi kỳ đều phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá hối đoái thực tế - Phải hạch toán chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ bằng vàng, bạc, đá quý. Cuối kỳ, phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế - Phân loại các khoản nợ phải thu, phải trả theo thời gian thanh toán cũng như theo từng đối tượng để có biện pháp thu hồi hay thanh toán - Căn cứ vào số dư chi tiết bên Nợ hay bên Có của các tài khoản phải thu, phải trả để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán mà tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa hai bên Nợ, Có với nhau 1.1.3. Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của kế toán công nợ 1.1.3.1. Vai trò, vị trí của kế toán công nợ Kế toán công nợ là một phần hành kế toán quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác kế toán công nợ góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải thu và nợ phải trả giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vốn, tình trạng chiếm dụng vốn; đồng thời tranh thủ chiếm dụng tối đa vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức khác nhưng vẫn đảm bảo một khả năng thanh toán hợp lý, góp phần quan trọng trong việc giữ uy tín trong sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp. 1.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán công nợ Nhiệm vụ của kế toán công nợ là theo dõi, phân tích, đánh giá và tham mưu để cấp quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể: - Phản ánh và ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác và rõ ràng các nghiệp vụ thanh toán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán - Ghi chép kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách và tổng hợp đúng khoản nợ phải thu, nợ phải trả Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 8
  17. Khóa luận tốt nghiệp - Giám sát tình hình thanh toán công nợ và việc chấp hành kỷ luật thanh toán, tài chính tín dụng, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật thanh toán, thu nộp ngân sách Nhà nước, chiếm dụng vốn hoặc chiếm dụng vốn không hợp lý - Cung cấp số liệu, tài liệu và thông tin đầy đủ để lập các báo cáo phục vụ yêu cầu của doanh nghiệp Kế toán công nợ ở bất kỳ tổ chức nào cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Tùy vào quy mô, ngành nghề kinh doanh, trình độ tổ chức, quản lý bộ máy và trình độ cán bộ làm công tác kế toán công nợ để bố trí, sắp xếp số lượng nhân viên trong phần hành kế toán công nợ cho hợp lý. Quản lý công nợ không chỉ là yêu cầu mà còn là vấn đề cần thiết quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong tình hình hiện nay. 1.2. Nội dung kế toán nợ phải thu, nợ phải trả trong doanh nghiệp 1.2.1. Kế toán nợ phải thu 1.2.1.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng a. Khái niệm: Nợ phải thu khách hàng là khoản tiền mà khách hàng đã mua nợ doanh nghiệp do đã được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán tiền. Đây là khoản nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất, phát sinh thường xuyên và cũng gặp nhiều rủi ro nhất trong các khoản nợ phải thu phát sinh trong doanh nghiệp (Võ Văn Nhị, “Kế toán tài chính”, 2010). b. Nguyên tắc hạch toán: - Kế toán phản ánh các khoản nợ phải thu khách hàng theo chi tiết từng khách hàng riêng biệt - Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay - Đối với các khoản phải thu có gốc ngoại tệ thì phải vừa theo dõi bằng đơn vị nguyên tệ, vừa phải quy đổi thành Việt Nam đồng (VNĐ) theo tỷ giá thích hợp và thực hiện điều chỉnh tỷ giá khi lập báo cáo kế toán - Kế toán chi tiết cần phải phân loại các khoản nợ: Nợ có thể trả đúng hạn, nợ khó đòi hoặc nợ không có khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý. Đối với các khoản nợ phải thuTrường đã quá hạn thanh Đại toán thì doanhhọc nghi Kinhệp cần phả itế thự c Huếhiện lập dự phòng phải thu khó đòi cho các khoản nợ này một cách thích hợp SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 9
  18. Khóa luận tốt nghiệp - Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng loại nguyên tệ. Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc: + Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng (bên Nợ tài khoản 131), kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi chỉ định khách hàng thanh toán). Riêng trường hợp nhận trước của người mua, khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã nhận trước; + Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng (bên Có tài khoản 131), kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng khách nợ (Trường hợp khách nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định là tỷ giá bình quân gia quyền di động các giao dịch của khách nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua thì bên Có tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá ghi vào bên Nợ tài khoản tiền) tại thời điểm nhận trước; + Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng thì được chủ động lựa chọn tỷ giá mua của một trong những ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn. c. Chứng từ sử dụng: - Hợp đồng kinh tế (Hợp đồng bán hàng) - Hóa đơn bán hàng - PhiTrườngếu xuất kho Đại học Kinh tế Huế - Biên bản giao nhận hàng/Biên bản nghiệm thu – thanh lý hợp đồng SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 10
  19. Khóa luận tốt nghiệp - Phiếu thu - Giấy báo Có - Biên bản bù trừ công nợ d. Tài khoản kế toán: Kế toán sử dụng TK 131 “Phải thu khách hàng” để theo dõi nợ phải thu khách hàng. Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số tiền phải thu, đã thu, còn phải thu hoặc số tiền khách hàng ứng trước cho doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 131 như sau: Bên Nợ: - Số tiền phải thu của khách hàng phát sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính; - Số tiền thừa trả lại cho khách hàng; - Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam). Bên Có: - Số tiền khách hàng đã trả nợ; - Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng; - Khoản giảm giá hàng bán cho khách; - Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT); - Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua; - Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng. Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoảTrườngn này để ghi cả hai Đại chỉ tiêu bênhọc "Tài sKinhản" và bên "Ngutếồ nHuế vốn". SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 11
  20. Khóa luận tốt nghiệp e. Phương pháp hạch toán: 131 – Phải thu của khách hàng 635 511, 515 Chiết khấu thanh toán Doanh thu Tổng giá 521 chưa thu tiền phải thanh toán Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại 33311 33311 Thuế GTGT Thuế GTGT (nếu có) (nếu có) 111, 112, 711 Tổng số tiền khách hàng phải Thu nhập do thanh toán Khách hàng ứng trước thanh lý, hoặc thanh toán tiền nhượng bán TSCĐ chưa 331 thu tiền 111, Bù trừ nợ 1 Các khoản chi hộ khách hàng 337 Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD 3331 2293, 642 Thuế GTGT Nợ khó đòi xử lý xóa sổ 413 Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh 152, 153, 156, 611 giá các khoản phải thu của khách Khách hàng thanh toán nợ hàng bằng ngoại tệ cuối kỳ bằng hàng tồn kho 133 Chênh lệch tỷ giá giảm khi đánh giá các khoản phải thu của khách hàng bằng ngoại tệ cuối kỳ Thuế GTGT (nếu có) TrườngSơ đồ 1.1 Đại– Sơ đồ khọcế toán n ợKinh phải thu khách tế hàngHuế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 12
  21. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.1.2. Kế toán nợ phải thu tạm ứng a. Khái niệm: Tạm ứng là khoản tiền ứng trước cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có trách nhiệm chi tiêu cho những mục đích nhất định thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động khác của doanh nghiệp, sau đó phải có trách nhiệm báo cáo thanh toán tạm ứng với doanh nghiệp (Võ Văn Nhị, “Kế toán tài chính”, 2010). b. Nguyên tắc hạch toán Khi tạm ứng, người lao động phải làm giấy đề nghị tạm ứng. Tùy thuộc vào đặc điểm và yêu cầu của từng đơn vị, kế toán phải xây dựng quy trình tạm ứng để các bộ phận chức năng trong đơn vị xét duyệt trước khi ứng vật tư, tiền vốn; tránh trường hợp tiền vốn của doanh nghiệp bị sử dụng không đúng mục đích. Khi kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và chênh lệch giữa số tiền tạm ứng đã nhận với số tiền đã sử dụng (nếu có). Nếu người tạm ứng là cá nhân thì số tiền tạm ứng sử dụng không hết phải nộp lại quỹ, hoặc phải trừ vào lương hằng tháng của người nhận tạm ứng. Trường hợp số thực tế đã chi lớn hơn số đã nhận tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ chi bổ sung số thiếu dựa trên các chứng từ gốc đã được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp và chỉ tạm ứng khi người lao động đã thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận vật tư, quản trị, hành chính) phải được giám đốc chỉ định bằng văn bản. Người nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được duyệt. Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng cho từng đối tượng nhận tạm ứng. c. Chứng từ sử dụng: - Giấy đề nghị tạm ứng - Phiếu chi - PhiTrườngếu xuất kho Đại học Kinh tế Huế - Bảng thanh toán tạm ứng SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 13
  22. Khóa luận tốt nghiệp - Phiếu thu - Các chứng từ gốc: Hóa đơn mua hàng, Biên lai thu cước phí, vận chuyển d. Tài khoản kế toán: Để theo dõi tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 141 – Tạm ứng. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 141 như sau: Bên Nợ: Các khoản tiền, vật tư, đã tạm ứng cho người lao động của doanh nghiệp. Bên Có: - Các khoản tạm ứng đã thanh toán; - Số tạm ứng chi không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương; - Các khoản vật tư tạm ứng sử dụng không hết nhập lại kho. Số dư bên Nợ: Số tạm ứng chưa thanh toán. e. Phương pháp hạch toán: 141 – Tạm ứng 152, 153, 241, 331, 152, 153 621, 623, 627, 642 Tạm ứng bằng vật liệu, dụng cụ Thanh toán tạm ứng 111, 112 111 Tạm ứng bằng tiền Khoản tạm ứng chi không hết 334 111 Khoản tạm ứng chi Nếu số tạm ứng không đủ phải không hết trừ vào lương chi thêm TrườngSơ đồ 1.2 – SơĐại đồ kế toánhọc kho ảKinhn phải thu tạtếm ứ ngHuế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 14
  23. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2. Kế toán nợ phải trả 1.2.2.1. Kế toán nợ phải trả cho người bán a. Khái niệm: Theo thông tư số 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản và người bán là đơn vị độc lập với người mua (gồm cả các khoản phải trả giữa công ty mẹ và công ty con, công ty liên doanh, liên kết). Khoản phải trả này gồm cả các khoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận ủy thác (trong giao dịch nhập khẩu ủy thác). b. Nguyên tắc hạch toán: - Nợ phải trả cho người bán cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao - Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiền ngay - Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theo từng loại nguyên tệ. Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc: + Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán (bên Có tài khoản 331) bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch). Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán, khi đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước + Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán (bên Nợ tài khoản 331) bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác đTrườngịnh trên cơ sở bình Đại quân gia học quyền diKinh động các giaotế d ịHuếch của chủ nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hoặc người bán thì SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 15
  24. Khóa luận tốt nghiệp bên Nợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước; + Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải trả cho người bán là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn. - Bên giao nhập khẩu ủy thác ghi nhận trên tài khoản này số tiền phải trả người bán về hàng nhập khẩu thông qua bên nhận nhập khẩu ủy thác như khoản phải trả người bán thông thường. - Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán. - Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng. c. Chứng từ sử dụng: - Hợp đồng kinh tế (Hợp đồng mua hàng) - Hóa đơn mua hàng - Phiếu nhập kho - Phiếu chi/Ủy nhiệm chi - Giấy báo Nợ - Biên bản xác nhận công nợ d. Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 331 – Phải trả cho người bán để theo dõi các khoản nợ phải trả cho ngưTrườngời bán. Kết cấu và Đạinội dung họcphản ánh Kinhcủa TK 131 nhưtế sau: Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 16
  25. Khóa luận tốt nghiệp Bên Nợ: - Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp; - Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao; - Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng; - Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán; - Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán; - Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). Bên Có: - Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp; - Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức; - Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam). Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp. Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết củaTrường từng đối tượng ph Đạiản ánh ở họctài khoản Kinhnày để ghi haitế ch ỉHuế tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”. SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 17
  26. Khóa luận tốt nghiệp e. Phương pháp hạch toán: 331 – Phải trả cho người bán 111, 112, 341 152, 153, Ứng trước tiền cho người bán 156, 211, 611 Thanh toán các khoản phải trả Mua vật tư, hàng hóa nhập kho 515 133 Chiết khấu thanh toán Thuế GTGT 211, 213 152, 153, Đưa TSCĐ vào sử dụng 156, 211, 611 Giảm giá, hàng mua trả lại, chiết 152, 153, 157, 211, 213 khấu thương mại Giá trị của hàng nhập khẩu 133 333 Thuế NK Thuế GTGT (nếu có) 133 711 Trường hợp khoản nợ phải trả cho 156, 241, 242, 623, người bán không tìm ra chủ nợ 627, 641, 642, 635, 811 511 Nhận d ịch vụ cung cấp Hoa hồng đại lý được hưởng 3331 111, 112, 131 Khi nhận hàng bán đại lý đúng Thuế GTGT (nếu có) giá hưởng hoa hồng 111, 112 151, 152, 156, 211 Trả trước tiền ủy thác mua hàng Phí ủy thác nhập khẩu phải cho đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu trả đơn vị nhận ủy thác Trả tiền hàng nhập khẩu và các chi 133 phí liên quan đến hàng nhập khẩu Thuế GTGT (nếu có) cho đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu Nhà thầu xác định khối lượng xây 632 413 lắp phải trả cho nhà thầu phụ Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối kỳ đánh giá 413 các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ đánh giá các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ Sơ đồ 1.3 – Sơ đồ kế toán khoản phải trả người bán Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 18
  27. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2.2. Kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước a. Khái niệm: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước là các khoản mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thực hiện theo quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, phản ánh nghĩa vụ và tình hình thực hiện nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp với nhà nước trong kỳ kế toán. b. Nguyên tắc hạch toán: Doanh nghiệp chủ động tính và xác định số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn Việc kê khai đầy đủ, chính xác số thuế, phí và lệ phí phải nộp là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp. c. Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn mua vào/bán ra hàng hóa, dịch vụ - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra - Tờ khai thuế giá trị gia tăng - Phiếu thu, phiếu chi - Giấy báo Nợ, giấy báo Có d. Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 333 để theo dõi thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Tài khoản này có kết cấu và nội dung phản ánh như sau: Bên Nợ: - Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ; - Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp đã nộp vào ngân sách Nhà nước; - Số thuTrườngế được giảm trừ Đạivào số thu họcế phải n ộKinhp; tế Huế - Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá. SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 19
  28. Khóa luận tốt nghiệp Bên Có: - Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp; - Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Số dư bên Nợ: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Trong trường hợp cá biệt, TK 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu. Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước có 9 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp - Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt - Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu - Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân - Tài khoản 3336 - Thuế tài nguyên - Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất - Tài khoản 3338 - Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác - Tài khoản 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 20
  29. Khóa luận tốt nghiệp e. Phương pháp hạch toán: 333 – Thuế và các khoản phải nộp NN 111, 112, 131 133 Thuế Khi phát sinh doanh thu Thuế GTGT đầu GTGT và thu nhập khác vào được khấu trừ đầu ra Tổng giá thanh 111, 112 511, 515, 711 toán Khi nộp thuế và các khoản khác vào NSNN 511, 515, 711 Thuế XK, Thuế TTĐB, Thuế BVMT, 711 (t/hợp không tách được thuế XK, TTĐB, BVMT Số thuế được giảm 152, 153, 156, 211 Thuế NK, thuế TTĐB, thuế BVMT của hàng nhập khẩu phải nộp NSNN 627 Thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp phải nộp NSNN 642 Thuế môn bài, thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp NSNN 8211 Chi phí thuế TNDN hiện hành 334, 627, 641, 642 Thuế thu nhập cá nhân phải nộp 211 Lệ phí trước bạ tính trên tài sản mua về TrườngSơ đồ 1.4 – Sơ đ ồĐại kế toán Thuhọcế và cácKinh khoản ph tếải n ộpHuế Nhà nước SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 21
  30. Khóa luận tốt nghiệp 1.3. Một số lý luận về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp 1.3.1. Khái niệm phân tích công nợ Phân tích công nợ là phân tích mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả, nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả có nghĩa là doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, nếu ngược lại chứng tỏ doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của các tổ chức, cá nhân khác. Chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn trong kinh doanh là điều bình thường, nhưng qua phân tích công nợ sẽ giúp cho nhà quản trị biết được khoản nào là hợp lý, khoản nào chưa hợp lý để có giải pháp thích hợp nhằm quản lý tốt công nợ; đồng thời hoàn thiện cơ chế tài chính, cơ chế thu chi, nội bộ phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. 1.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán a) Phân tích tình hình công nợ Các khoản phải thu và các khoản phải trả Các khoản phải thu Các khoản phải trả 1. Phải thu khách hàng 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Trả trước người bán 2. Phải trả người bán 3. Thuế GTGT được khấu trừ 3. Người mua trả tiền trước 4. Phải thu nội bộ 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5. Phải thu khác 5. Phải trả người lao động 6. Dự phòng phải thu khó đòi 6. Chi phí trả trước 7. Tạm ứng 7. Phải trả nội bộ . 8. Các khoản phải trả phải nộp khác 9. Phải trả dài hạn khác 10. Vay và trả nợ dài hạn Từ đó ta có các chỉ tiêu cần phân tích sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 22
  31. Khóa luận tốt nghiệp 1.3.2.1. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả Tỷ lệ các khoản phải thu so Tổng các khoản phải thu với các khoản phải trả Tổng các khoản phải trả Chỉ tiêu này phản ánh phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng so với phần vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng, được tính trên cơ sở so sánh tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả tại thời điểm báo cáo (đơn vị tính: lần hoặc %). Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả lớn hơn 1 phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định và khả quan, doanh nghiệp ít phải chiếm dụng vốn của các cá nhân, tổ chức khác, doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp được nâng cao. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp thường xuyên phải chiếm dụng vốn, thậm chí nợ nần kéo dài và mất chủ động trong kinh doanh. 1.3.2.2. Hệ số vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần Hệ số vòng quay các khoản phải thu Các khoản phải thu bình quân Hệ số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp (đơn vị tính: vòng). Số dư các khoản phải thu bình quân thường được tính bằng cách cộng số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ rồi chia cho 2. Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền của doanh nghiệp cao, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao sẽ làm cho kì hạn thanh toán ngắn và do đó ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. 1.3.2.3. Kỳ thu tiền bình quân (Số ngày của doanh thu chưa thu) Trường ĐạiS ốhọc ngày trong Kinh năm (360 tếngày) Huế Kỳ thu tiền bình quân Số vòng quay các khoản phải thu SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 23
  32. Khóa luận tốt nghiệp Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi bán hàng cho đến khi thu tiền. Chỉ tiêu này có ý nghĩa nhiều hơn nếu biết kỳ hạn bán chịu của doanh nghiệp. Dựa vào kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp. Theo quy tắc chung, kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) kỳ hạn thanh toán. Còn nếu phương thức thanh toán của doanh nghiệp có ấn định kỳ hạn được hưởng chiết khấu thì kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) số ngày của kỳ hạn được hưởng chiết khấu. 1.3.2.4. Hệ số vòng quay các khoản phải trả Hệ số vòng quay các Giá vốn hàng bán + Tăng (giảm) Hàng tồn kho khoản phải trả Các khoản phải trả bình quân Hệ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp (đơn vị tính: vòng). Số dư các khoản phải trả bình quân thường được tính bằng cách cộng số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ rồi chia cho 2. Hệ số này quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước. Ngược lại, nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trước. Nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng. 1.3.2.5. Thời gian quay vòng các khoản phải trả Thời gian quay vòng Số ngày trong năm (360 ngày) Trường Đại học Kinh tế Huế các khoản phải trả Số vòng quay các khoản phải trả SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 24
  33. Khóa luận tốt nghiệp Đơn vị tính của chỉ tiêu Thời gian quay vòng các khoản phải trả là ngày. Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ khả năng thanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít khi đi chiếm dụng vốn của các đối tác. Ngược lại, thời gian quay vòng các khoản phải trả càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán chậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu trên thương trường. 1.3.2.6. Hệ số nợ Nợ phải trả Hệ số nợ Tổng tài sản Hệ số nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ, được dùng để đánh giá mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ nợ (đơn vị tính: lần). Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và các khoản nợ khác. Hệ số này cho biết trong một đồng kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ. Hệ số nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, khả năng huy động tiếp nhận các khoản nợ vay càng khó khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém. Đối với các chủ nợ, hệ số này càng cao thì khả năng của họ thu hồi vốn cho vay càng thấp. Do đó, các chủ nợ thường thích những doanh nghiệp có hệ số nợ thấp. 1.3.2.7. Hệ số tự tài trợ Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ Tổng tài sản Cùng với chỉ tiêu hệ số nợ, chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp với đơn vị tính là lần. Hệ số này càng cao chứng tỏ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính, ít bị sức ép của các chủ nợ và có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài. b) Phân tích khả năng thanh toán 1.3.2.8. Hệ số thanh toán hiện hành (Hhh) Tài sản ngắn hạn TrườngH Đại học Kinh tế Huế hh Nợ ngắn hạn SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 25
  34. Khóa luận tốt nghiệp Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp với số tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp hiện có (đơn vị tính: lần). Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Đối với những chủ nợ trong ngắn hạn, Hhh càng cao càng tốt vì nó phản ánh khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp, Hhh quá cao thì có thể là một dấu hiệu cho thấy việc đầu tư vào các tài sản lưu động còn thiếu hiệu quả. Ngược lại, khi hệ số này thấp, đó có thể là một dấu hiệu cho những nguy cơ gặp khó khăn về tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần so sánh thêm hệ số này với các hệ số trong quá khứ và hệ số của các doanh nghiệp cùng ngành để có đánh giá chính xác. Trong những điều kiện thông thường, Hhh=1 được coi là một con số tối ưu. Hạn chế của chỉ tiêu này là phần tử số bao gồm nhiều loại tài sản, kể cả những tài sản khó chuyển đổi thành tiền để trả nợ vay. Để giải quyết hạn chế này, nhà phân tích có thể loại trừ những tài sản khó chuyển thành tiền khỏi phần tử số như các khoản nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất, các khoản thiệt hại chờ xử lý Vì vậy, để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích thường kết hợp thêm hệ số thanh toán nhanh. 1.3.2.9. Hệ số thanh toán nhanh (Hnhanh) Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Hnhanh Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hóa (đơn vị tính: lần). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một khoảng thời gian ngắn. Hệ số Hnhanh thông thường biến động từ 0,5 đến 1, lúc đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá là khả quan. Tuy nhiên để kết luận được hệ số này là tốt hay xấu thì cần phải xem xét đến bản chất và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nếu HnhanhTrường < 0,5 thì doanh Đại nghiệp đanghọc gặp khóKinh khăn trong tế vi ệHuếc thanh toán nợ và để trả nợ thì doanh nghiệp có thể bán gấp hàng hóa, tài sản để trả nợ. Nhưng nếu hệ số SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 26
  35. Khóa luận tốt nghiệp này quá cao cũng ko tốt vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc các khoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn. Nếu đầu tư vào chứng khoán và góp vốn liên doanh quá nhiều thì doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng khi hoạt đông không có hiệu quả. Ngoài ra, nếu hệ số này nhỏ hơn hẳn so với hệ số thanh toán hiện hành thì có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. 1.3.2.10. Hệ số khả năng thanh toán ngay (khả năng thanh toán bằng tiền) (Htiền) Vốn bằng tiền Htiền = Nợ ngắn hạn Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Hệ số thanh toán tiền mặt cho biết một công ty có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất (đơn vị tính: lần). Nói cách khác, chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền đảm bảo chi trả. Chỉ số thanh toán tiền mặt có giá trị bằng bao nhiêu là tối ưu phụ thuộc vào ngành nghề, độ lớn của doanh nghiệp cũng như thời gian đánh giá. So với các chỉ số thanh khoản ngắn hạn khác như chỉ số thanh toán hiện thời, hay chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số thanh toán tiền mặt đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản. Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn hay bằng 1. Điều này cũng không quá nghiêm trọng. Một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn (ví dụ cho vay ngắn hạn). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 27
  36. Khóa luận tốt nghiệp 1.3.2.11. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ngoài việc tính toán và so sánh một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán đã được đề cập ở các nội dung trước, các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán” Khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Hệ số khả năng thanh toán (đơn vị tính: lần) được tính cho cả thời kỳ hoặc cho từng giai đoạn (khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán dài hạn, khả năng thanh toán tháng tới, khả năng thanh toán quý tới ). Nếu trị số của chỉ tiêu > 1, chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Trị số của chỉ tiêu càng lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng dồi dào và an ninh tài chính càng vững chắc. Ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu này < 1, doanh nghiệp sẽ không bảo đảm khả năng thanh toán. Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. Khi Hệ số khả năng thanh toán = 0 thì doanh nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán. Để thuận tiện cho việc phân tích, các nhà phân tích có thể lập Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. Với nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được sắp xếp theo mức độ khẩn trương (thanh toán ngay, chưa cần thanh toán ngay). Còn với khả năng thanh toán thì các chỉ tiêu được sắp xếp theo khả năng huy động (huy động ngay, huy động trong thời gian tới). Trên cơ sở bảng phân tích này, nhà quản lý sẽ tiến hành so sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn. Việc so sánh này sẽ cho các nhà quản lý biết được liệu doanh nghiệp có bảo đảm được khả năng thanh toán trong từng giai đoạn hay không để đề ra các chính sách phù hợp. Trường hợp doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán, các nhà quản lý phải tìm kế sách để huy động nguồn tài chính kịp thời bảo đảm cho việc thanh toán nếu không muốn rơi vào tình trạng phá sảTrườngn. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 28
  37. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 1.1 – Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán I. Các khoản phải thanh toán ngay I. Các khoản có thể dùng để thanh 1. Các khoản nợ quá hạn toán ngay - Phải nộp ngân sách 1. Tiền - Phải trả ngân hàng - Tiền mặt - Phải trả người lao động - Tiền gửi ngân hàng - Phải trả người bán/mua - Tiền đang chuyển - Phải trả nội bộ 2. Các khoản nợ đến hạn 2. Các khoản tương đương tiền - Nợ ngân sách - Nợ tiền vay II. Các khoản phải thanh toán trong II. Các khoản có thể dùng thanh toán thời gian tới trong thời gian tới 1. Tháng tới 1. Tháng tới - Nộp Ngân sách - Đầu tư ngắn hạn - Phải trả tiền vay - Khoản phải thu - - Vay ngắn hạn - 2. Quý tới 2. Quý tới - Nộp Ngân sách - Vay - Phải trả người bán - Thu hồi tiền hàng - - Thu hồi nợ phải thu Kết luận Chương 1: Trong chương này, đề tài đã khái quát được cơ sở lý luận về công tác kế toán một số khoản nợ phải thu, nợ phải trả và một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp một cách có hệ thống. Đó là nền tảng để so sánh với thực tếTrường trong quá trình th Đạiực tập, t ừhọc đó có th ểKinh đưa ra nhữ ngtế đánh Huế giá, nhận xét về công tác kế toán công nợ, tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại Công ty. SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 29
  38. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TW MEDIPHARCO – TENAMYD 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco - Tenamyd 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty  Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPHARCO – TENAMYD  Tên quốc tế: MEDIPHARCO CENTRAL PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANY  Tên giao dịch: MEDIPHARCO  Logo:  Trụ sở chính: Số 08 Nguyễn Trường Tộ, Phường Phước Vĩnh, TP. Huế  Điện thoại: 0234 3832814 – 3823099 – 3827215 – 3822701  Fax: 0234 3826077  Email: mediphar@dng.vnn.vn  Website: www.medipharco.com.vn  Mã số doanh nghiệp: 3300101406 (thay đổi lần thứ 5 ngày 26/5/2014) 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd được thành lập năm 1975, tiền thân là một cơ sở sản xuất rượu tư nhân và lấy tên là “Xí nghiệp Liên hiệp Dược Bình Trị Thiên”. Năm 1989, theo quyết định số 22/QĐ UBND cho phép thành lập doanh nghiệp nhà nước, xí nghiệp mang tên “Xí Nghiệp Liên hiệp Dược Thừa Thiên Huế”, được thành lập do chia tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 30
  39. Khóa luận tốt nghiệp Ngày 02/02/1999, Công ty gia nhập trở thành thành viên của Tổng Công ty Dược Việt Nam với tên gọi “Công ty Dược TW Huế”. Doanh nghiệp đã trở thành một đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn và bắt đầu triển khai đầu tư phát triển xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn GMP. Năm 2005, theo quyết định số 4751 QĐ/ BYT ngày 09/12/2005 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Dược TW Huế thành công ty cổ phần, Công ty đổi tên thành “Công ty cổ phần Dược TW Medipharco”. Đến tháng 11/2007, công ty phát hành tăng vốn điều lệ và mở rộng phạm vi hợp tác kinh doanh với sự tham gia của cổ đông chiến lược Tenamyd Pharma, sửa đổi điều lệ và đổi tên thành “Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd”, tên giao dịch là Medipharco. Công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn quốc và quan hệ quốc tế với các chức năng Sản xuất - Kinh doanh – Xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh – Nguyên liệu – Mỹ phẩm – Trang thiết bị. 2.1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ  Ngành nghề kinh doanh - Sản xuất, bán buôn và bán lẻ: các thành phẩm tân dược, nguyên liệu, dược liệu, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh, sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm sinh học, thực phẩm chức năng - Bán buôn, bán lẻ các dụng cụ y tế, trang thiết bị, máy móc y tế - Xuất nhập khẩu các sản phẩm đã đăng ký ở trên  Công nghệ sản xuất: Công ty có một xưởng sản xuất là Xưởng Thực phẩm chức năng.  Hệ thống phân phối Hiện nay nhiều mặt hàng thuốc của Công ty đã được xuất khẩu sang một số nước Châu Á, Châu Âu, Châu Phi; nhiều mặt hàng thuốc đã tham gia cung cấp cho các Chương trình Y tế Quốc gia, nhiều bệnh viện Trung ương, bệnh viện Quân đội và địa phương trong cả nước. Công ty có 3 chi nhánh trực thuộc, bao gồm: 2 chi nhánh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,Trường 1 chi nhánh tại TĐạihừa Thiên học Huế vớ i 31Kinh quầy bán buôn,tế bánHuế lẻ. SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 31
  40. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ  Chức năng Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd có chức năng sản xuất và kinh doanh các thành phẩm tân dược, nguyên liệu, dược liệu, tinh dầu, hương liệu.  Nhiệm vụ - Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tăng cường công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm cũng như thương hiệu của công ty - Sắp xếp bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên; xây dựng chuẩn mực văn hóa công ty cũng như các cơ chế chính sách khuyến khích động viên và chăm lo đời sống tinh thần lẫn vật chất cho người lao động làm việc - Nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp để tổ chức các phương án SXKD có hiệu quả, bình ổn giá thuốc, tổ chức tiêu thụ hàng hóa với nhiều hình thức phù hợp với nhu cầu của khách hàng - Tiếp tục hợp tác, liên kết với cổ đông chiến lược, đối tác trong và ngoài nước trong mọi lĩnh vực: Nghiên cứu – sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu và phân phối; phát triển thị trường trong và ngoài nước; xây dựng và củng cố thương hiệu doanh nghiệp. 2.1.5. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1.5.1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Mô hình này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp hoạt động, kiểm tra, giám sát để hoàn thành mục tiêu một cách hiệu quả nhất; đảm bảo có sự kết hợp giữa các bộ phận, trách nhiệm, phân chia rõ ràng và tiết kiệm được chi phí. Chức năng và nhiệm vụ của từng đối tượng và bộ phận chính của Công ty: - Tổng Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân cho công ty, có trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động SXKD theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. - Phó TGĐ kinh doanh: Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo tình hìnhTrường thực tế phù hợp vĐạiới nhu c ầhọcu thị trườ ng.Kinh Tham mưu tế cho GHuếiám đốc theo phần hành được giao, phụ trách quản lý tình hình phát triển kinh doanh của công ty. SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 32
  41. Khóa luận tốt nghiệp - Phó TGĐ quản lý chất lượng: Xây dựng các chiến lược để cải tiến, đổi mới và phát triển sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường và có tính cạnh tranh cao. - Phòng tài chính - tổ chức: Giúp Giám đốc công ty trong công tác kế toán tài chính, thống kê, tổng hợp kết quả SXKD, phân tích hoạt động SXKD. - Phòng kiểm tra chất lượng: Xây dựng quản lý điều hành và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, chịu trách nhiệm trước công ty về chất lượng sản phẩm được sản xuất ra. - Phòng đảm bảo chất lượng: Kết hợp với phòng kiểm tra chất lượng để xác nhận và kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi nhập kho nhằm đảm bảo sản phẩm sản xuất đúng công nghệ. - Phòng nghiên cứu và phát triển KHCN: Tham mưu, tư vấn và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về các hoạt động nghiên cứu và triển khai các đề tài, dự án KHCN nhằm mục đích sản xuất và kinh doanh từ nguồn vốn của công ty. - Phòng Kinh doanh - thị trường: Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển mạng lưới phân phối, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước; nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác định hướng kinh doanh và xuất nhập khẩu. - Bộ phận Kho: Quản lý và bảo quản toàn bộ vật tư hàng hoá trong kho theo đúng quy định của nhà nước và các nguyên tắc GSP. Thực hiện kiểm nhận, xuất nhập nguyên liệu, vật tư bao bì thành phẩm theo SOP quy định. - Phòng Cơ Điện: Quản lý, vận hành toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị sản xuất, hệ thống phụ trợ trong công ty về tình trạng kỹ thuật hiện tại. - Chi nhánh Dược phẩm tại Thừa Thiên Huế: Đảm bảo nhu cầu thuốc men phục vụ công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch theo sự chỉ đạo của công ty, trực tiếp tổ chức mạng lưới tiếp thị - bán hàng theo kế hoạch công ty giao. - Các chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội: Triển khai kế hoạch kinh doanh do công ty sản xuất trên địa bàn, các cơ sở khám chữa bệnh, các đối tác thuộc các tỉnh và địa bàn đã phân công. Cung ứng hàng hoá về công ty theo đơn đặt hàng của phòng kế hoạch kinh doanh, đảm bảo chất lượng, số lượng, giá cả và đúng tiến độ kế hoạch. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 33
  42. Khóa luận tốt nghiệp Nhận xét: Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu hỗn hợp của hai loại cơ cấu trực tiếp và chức năng. Kiểu cơ cấu này có đặc điểm cơ bản là vẫn tồn tại Giám đốc chức năng nhưng chỉ đơn thuần về chuyên môn, không trực tiếp chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. Những người lãnh đạo trực tuyến chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và toàn quyền quyết định trong đơn vị mình. Cơ cấu tổ chức này tuân thủ theo nguyên tắc một thủ trưởng, tạo ra sự thống nhất và tập trung cao độ, đồng thời không đòi hỏi người quản trị phải có kiến thức toàn diện và có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các đơn vị, bộ phận. Sơ đồ 2.1 – Tổ chức bộ máy Công ty cũng cho thấy sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các đối tượng và các bộ phận chính trong Công ty. Tổng Giám đốc là người đứng đầu, quản lý trực tuyến đối với bốn đối tượng là Phó TGĐ Kinh doanh, Phó TGĐ Quản lý chất lượng, Phó Giám đốc Tài chính và Phó Giám đốc sản xuất. Những người lãnh đạo trực tuyến này chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả hoạt động cũng như đưa ra các quyết định trong đơn vị mình. Thông qua những người lãnh đạo này, các mảng hoạt động và phát triển của Công ty được phân chia và quản lý chặt chẽ: các hoạt động sản xuất; hoạt động kiểm định chất lượng và phát triển sản phẩm; hoạt động lưu trữ hàng hóa, quản lý chi nhánh và mở rộng thị trường; tổ chức nhân lực và quản trị tài chính Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd hoạt động với số vốn điều lệ lớn (đạt trên 30 tỷ đồng), là đơn vị vừa sản xuất và hoạt động kinh doanh, số các nghiệp vụ phát sinh và hoạt động mua bán diễn ra hằng ngày với số lượng lớn. Việc tổ chức bộ máy như trên giúp Công ty hoạt động ổn định và sản xuất kinh doanh hiệu quả trong thời gian qua đã cho thấy sự phù hợp trong quản lý và tổ chức. Về cơ bản, bộ máy tổ chức của Công ty đã và đang đảm nhiệm rất tốt vai trò của mình và ngày càng được tổ chức hoàn thiện. Để đánh giá sâu hơn, cần tìm hiểu về bộ máy kế toán, thực trạng công tác kế toán và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong khoảng thời gian vừa qua để có được những căn cứ cụ thể nhằm đưa ra các nhận định chính xác. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 34
  43. Khóa luận tốt nghiệp TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ KINH DOANH PHÓ TGĐ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Phòng kinh Phòng đảm doanh – thị PHÓ GIÁM bảo chất PHÓ GIÁM trường ĐỐC TÀI ĐỐC SẢN lượng CHÍNH XUẤT Phòng kiểm Bộ phận kho tra chất Phòng tài Xưởng Thực lượng chính - tổ phẩm chức Chi nhánh chức năng TP.HCM Phòng nghiên cứu và phát triển Chi nhánh KHCN Hà Nội Chi nhánh Phòng cơ Dược phẩm điện Huế Sơ đồ 2.1 – Tổ chức bộ máy Công ty Chú thích: Mối quan hệ trực tuyến Mối quan hệ chức năng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 35
  44. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.5.2. Tổ chức công tác kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hướng tập trung, mọi công việc đều được thực hiện ở phòng Tài chính – Tổ chức, các kế toán viên đều chịu sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Công ty không có tổ chức kế toán riêng cho các bộ phận mà chỉ phân công công việc cho kế toán viên. KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế Kế Kế Kế Kế Thủ Kế toán toán toán toán toán quỹ toán tổng công ngân XNK - kho chi hợp nợ hàng TSCĐ nhánh Sơ đồ 2.2 – Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng - Kế toán trưởng: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của TGĐ công ty, có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán; thống kê, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của công ty và là người chịu trách nhiệm trước cấp trên về sự chính xác của số liệu và việc chấp hành chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước. - Kế toán tổng hợp: Phụ trách việc tổng hợp quyết toán cùng kế toán trưởng. - Kế toán công nợ: Thực hiện việc theo dõi, ghi chép tình hình công nợ, phải thu, phải trả trong công ty, có trách nhiệm theo dõi khách hàng trong việc thanh toán. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 36
  45. Khóa luận tốt nghiệp - Kế toán ngân hàng: Trực tiếp giao dịch với ngân hàng về các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán với ngân hàng bằng hình thức chuyển khoản, theo dõi khoản tiền gửi ngân hàng của công ty. - Kế toán XNK – TSCĐ: Theo dõi tình hình xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá, tài sản Đồng thời kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định. - Kế toán kho: Tổ chức ghi chép, theo dõi số lượng hàng nhập, xuất và theo dõi số lượng tồn kho hàng ngày. - Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt tại quỹ của công ty, giữ tiền hoặc rút tiền tại ngân hàng, kho bạc về nhập quỹ, chịu trách nhiệm về thu, chi khi có lệnh thực hiện thu, chi. - Kế toán chi nhánh: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng tài chính – tổ chức (cụ thể là kế toán trưởng), thực hiện việc theo dõi, ghi chép tình hình hoạt động tại từng chi nhánh và báo sổ về công ty (vào cuối kỳ). Hình thức kế toán được áp dụng: Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco - Tenamyd là công ty kinh doanh với mô hình tương đối lớn, hằng ngày có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên để giảm bớt số lần ghi sổ cũng như việc kiểm tra, đối chiếu các nghiệp vụ nhanh chóng, hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” để thực hiện quy trình hạch toán. Ngoài việc sử dụng chứng từ ghi sổ trên,Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm OCEAN SOFT, phiên bản OCEAN ACB 5.0 trên nền hình thức “Chứng từ ghi sổ”. Phần mềm này có tính hệ thống hóa cao, nhờ đó việc thu nhập dữ liệu chính xác, nhanh gọn, thông tin xử lý kịp thời, hạn chế sai sót, tránh tình trạng ứ đọng cuối kỳ; bên cạnh đó, việc phần mềm này được nhiều người sử dụng còn giúp thống nhất cách hạch toán trong toàn hệ thống công ty qua các năm. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 37
  46. Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 2.3 – Hệ thống kế toán trên máy tính của Công ty Hằng ngày, kế toán căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ kế toán đã được phân loại và kiểm tra để làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động cập nhật vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ), cuối kỳ Kế toán trưởng tiến hành lập các Báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã cập nhật trong kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 38
  47. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.5.3. Các chính sách kế toán áp dụng - Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch. - Đơn vị tiền tệ được Công ty sử dụng để ghi sổ và lập báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam (VNĐ). - Chế độ kế toán áp dụng: Từ năm 2014 trở về trước, Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/09/2009 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp. Hiện nay, Công ty áp dụng thông tư số 200/2014/TT-BTC thay thế toàn bộ quyết định 15, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. - Phương pháp tính thuế GTGT: Khấu trừ - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Phương pháp tính giá xuất kho: Nhập trước xuất trước 2.1.6. Nguồn lực và tình hình SXKD của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 2.1.6.1. Tình hình Tài sản, Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 39
  48. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.1 – Cơ cấu và biến động Tài sản, Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chỉ tiêu 2015/2014 2016/2015 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A. Tài sản ngắn hạn 314.581 83,29 383.641 86,37 440.825 88,26 69.060 21,95 57.184 14,91 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 22.344 5,92 12.822 2,89 2.226 0,45 -9.522 -42,62 -10.596 -82,64 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 139.235 36,86 149.072 33,56 187.763 37,59 9.837 7,07 38.691 25,95 4. Hàng tồn kho 148.865 39,41 217.024 48,86 242.720 48,59 68.159 45,79 25.696 11,84 5. Tài sản ngắn hạn khác 4.136 1,10 4.724 1,06 8.116 1,62 588 14,22 3.392 71,80 B.Tài sản dài hạn 63.109 16,71 60.558 13,63 58.658 11,74 -2.551 -4,04 -1.900 -3,14 1. Các khoản phải thu dài hạn 2. Tài sản cố định 26.891 7,12 24.456 5,51 22.373 4,48 -2.435 -9,06 -2.083 -8,52 3. Bất động sản đầu tư 4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 36.000 9,53 36.000 8,10 36.000 7,21 0 0,00 0 0,00 5. Tài sản dài hạn khác 217 0,06 103 0,02 284 0,06 -114 -52,53 181 175,73 Tổng Tài sản 377.689 100,00 444.199 100,00 499.483 100,00 66.510 17,61 55.284 12,45 A. Nợ phải trả 328.089 86,87 396.770 89,32 449.206 89,93 68.681 20,93 52.436 13,22 1. Nợ ngắn hạn 312.891 82,84 382.612 86,14 438.948 87,88 69.721 22,28 56.336 14,72 2. Nợ dài hạn 15.198 4,02 14.158 3,19 10.258 2,05 -1.040 -6,84 -3.900 -27,55 B. Vốn chủ sở hữu 49.600 13,13 47.430 10,68 50.277 10,07 -2.170 -4,38 2.847 6,00 1. Vốn chủ sở hữu 49.600 13,13 47.430 10,68 50.277 10,07 -2.170 -4,38 2.847 6,00 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác Tổng Nguồn vốn 377.689 100,00 444.199 100,00 499.483 100,00 66.510 17,61 55.284 12,45 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty và tính toán của tác giả) SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 40 Trường Đại học Kinh tế Huế
  49. Khóa luận tốt nghiệp Về cơ cấu của tài sản: Qua bảng 2.1 ta thấy, tổng tài sản của Công ty có xu hướng tăng qua 3 năm, cơ cấu tài sản luôn duy trì với tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm ưu thế và có sự chuyển biến rõ ràng: Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn tăng lên qua các năm và tỷ trọng của tài sản dài hạn ngày càng giảm.  Tài sản ngắn hạn: Năm 2014, TSNH của Công ty là 314.581 triệu đồng (tương ứng chiếm 83,29% trong tổng tài sản). Đến năm 2015, TSNH chiếm 86,37% tổng tài sản và tiếp tục tăng vào năm 2016, chiếm 88,26% và đạt giá trị là 440.825 triệu đồng. Hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các khoản mục khác trong TSNH. Năm 2014, khoản mục này chiếm 39,41% trong tổng tài sản, đạt giá trị 148.865 triệu đồng. Việc ngày càng mở rộng quy mô khiến Công ty phải duy trì mức tồn kho lớn để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Năm 2015, hàng tồn kho chiếm 217.024 triệu đồng, đạt 48,86% trong giá trị tổng tài sản và đến năm 2016 đạt tới 242.720 triệu đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn thứ hai so với các loại TSNH khác, đạt giá trị 139.235 triệu đồng (tương ứng chiếm 36,86% tổng tài sản) vào năm 2014. Năm 2015, tỷ trọng này giảm nhẹ còn 33,56% và đến năm 2016 lại tăng lên đạt 37,59%. Trong khi đó, Tiền và các khoản tương đương tiền chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2014, khoản mục này chiếm 5,92% trong tổng tài sản, đạt 22.344 triệu đồng. Tỷ trọng này sau đó giảm mạnh trong năm 2015, chỉ chiếm 2,89% trong tổng tài sản, và đến năm 2016 chỉ còn 0,45%, theo đó khả năng thanh toán ngay bằng tiền mặt của Công ty cũng có sự ảnh hưởng đáng kể. Các loại TSNH khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản với tỷ trọng lần lượt là 1,10%; 1,06% và 1,62% vào các năm 2014, 2015 và 2016.  Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của Công ty luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, bằng chứng là tỷ trọng của TSDH so với tổng tài sản vào năm 2014 là 16,71%,Trường đến năm 2015 gi ảĐạim xuống học13,63% vàKinh tiếp tục gi tếảm chHuếỉ còn 11,74% vào năm 2016. SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 41
  50. Khóa luận tốt nghiệp Tài sản cố định giảm liên tục từ năm 2014 đến năm 2016, là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm xuống của TSDH: Năm 2014 TSCĐ đạt 26.891 triệu đồng, chiếm 7,12% trong tổng tài sản, đến năm 2015 chiếm 5,51% và năm 2016 là 4.48% trong tổng tài sản. Điều này cho thấy TSCĐ chiếm vai trò quan trọng trong TSDH. Khoản đầu tư tài chính của Công ty năm 2014 đạt 36.000 triệu đồng và chiếm 9.53% tổng tài sản. Công ty tiếp tục giữ khoản đầu tư với giá trị này trong hai năm tiếp theo. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì việc đầu tư tài chính giúp tăng khả năng sinh lời cho Công ty, đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là dấu hiệu tốt vì điều này còn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty. Về biến động của tài sản: Nhìn chung tổng tài sản của Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2015, tổng tài sản của Công ty là 444.199 triệu đồng, tăng 66.510 triệu đồng (tương ứng tăng 17,61%) so với năm 2014. Sang năm 2016, tổng tài sản của Công ty vẫn tiếp tục tăng với tốc độ 12,45% và đạt giá trị 499.483 triệu đồng vào thời điểm cuối năm. Việc tổng tài sản của Công ty tăng đã bước đầu khẳng định quy mô của Công ty ngày càng được mở rộng. Có hai nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tài sản đó là TSNH và TSDH:  Tài sản ngắn hạn: Dựa vào bảng phân tích ta có thể nhận thấy TSNH của Công ty có sự biến động rõ rệt. TSNH tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể: Năm 2015, TSNH tăng 69.060 triệu đồng (tương ứng tăng 21,95%) so với năm trước. Bước sang năm 2016, TSNH của Công ty tiếp tục tăng 14,91%, tương ứng với mức tăng 57.184 triệu đồng. Những nhân tố chính gây nên sự biến động mạnh của TSNH tại Công ty là: Hàng tồn kho năm 2014 đạt giá trị 148.865 triệu đồng. Năm 2015, khoản mục này tăng mạnh đạt 217.024 triệu đồng, tăng đến 68.159 triệu đồng (tương ứng mức tăng 45,79%). Đến năm 2016, khoản mục này tiếp tục tăng 25.696 triệu đồng (hay tăng vớiTrường tốc độ 11,84%). ĐâyĐại chính họclà nhân tốKinh chủ yếu tạo tế nên sựHuế biến động rõ rệt của TSNH qua các năm. SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 42
  51. Khóa luận tốt nghiệp Các khoản phải thu của Công ty cũng có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Năm 2015, các khoản phải thu tăng hơn 9.800 triệu đồng, tức tăng 7,07% so với năm trước. Năm 2016, khoản mục này tiếp tục tăng mạnh, tăng đến 38.691 triệu đồng, đạt 187.763 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng là 25,95%. Điều này được giải thích không phải do chính sách thu hồi nợ của Công ty kém mà do Công ty đang mở rộng thị trường nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và mục tiêu chính là để cạnh tranh với các đối thủ, phù hợp với nền kinh tế khó khăn hiện nay. Trong khi đó, Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2015 lại giảm mạnh với mức 42,62% so với năm 2014 và tiếp tục giảm đến 82,64% vào năm 2016, điều này cho thấy khả năng thanh toán ngay bằng tiền mặt của công ty giảm. Trong ba năm 2014, 2015, 2016, Công ty không hề có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào. Tuy nhiên, do hai khoản mục này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với các khoản mục TSNH khác nên không ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động TSNH của Công ty.  Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của Công ty qua 3 năm có xu hướng giảm, cụ thể: Năm 2015, tài sản dài hạn giảm 2.551 triệu đồng (tương ứng giảm 4,04%) so với năm 2014 và đến năm 2016 tiếp tục giảm với tốc độ 3,14%. Nguyên nhân chủ yếu là do Tài sản cố định (chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản dài hạn) năm 2015 giảm 2.435 triệu đồng (tương ứng giảm 9,06%) so với năm 2014 và đến năm 2016 tiếp tục giảm 8,52%, chỉ còn 22.373 triệu đồng. Các tài sản dài hạn khác đạt 217 triệu đồng vào năm 2014, đến năm 2015 giảm 114 triệu đồng (tương ứng giảm 52,53%), sau đó tăng 181 triệu đồng với mức tăng 175,73% vào năm 2016. Bên cạnh đó, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty từ năm 2014 – 2016 không có sự thay đổi nào, duy trì ở mức 36.000 triệu đồng. Xét tổng quát về cơ cấu và biến động của những khoản mục tài sản trong thời gian từ năm 2014 – 2016 tại Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd cho thấy những khoản mục này phát triển theo chiều hướng khả quan, tuy nhiên chưa thể khẳng định chắc chắn vì điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt độngTrường của Công ty trong Đại thời gian học trên. Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 43
  52. Khóa luận tốt nghiệp Về cơ cấu của nguồn vốn: Nhìn vào các khoản mục Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu ở Bảng 2.1, ta thấy Nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn vốn và tăng liên tục qua các năm.Nợ phải trả qua ba năm đạt tỷ trọng trên nguồn vốn lần lượt là 86,87%; 89,32% và 89,93%. Điều này cho thấy tài sản của Công ty phần lớn được tài trợ từ nguồn vốn bên ngoài, mà Nợ ngắn hạn là chủ yếu.  Nợ phải trả Trong nợ phải trả thì khoản nợ ngắn hạn chiếm gần như đa số và luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, cụ thể qua 3 năm lần lượt là 82,84%; 86,14% và 87,88%, cho thấy nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cao. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của Công ty trong ngắn hạn.  Vốn chủ sở hữu Dựa vào bảng phân tích ta thấy, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với nợ phải trả. Năm 2014, vốn chủ sở hữu đạt tỷ trọng 13,13% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2015, tỷ trọng khoản mục này giảm còn 10,68% và chỉ đạt 10,07% vào cuối năm 2016. Điều này tương ứng với việc nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Công ty dựa trên các khoản vay ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại, Công ty cần cân nhắc hơn để thiết lập cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho tình hình tài chính của Công ty. Từ năm 2014 đến 2016, Vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu còn Nguồn kinh phí và các quỹ khác là 0 đồng. Về biến động của nguồn vốn: Nhìn chung tổng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2014, tổng nguồn vốn đạt 377.689 triệu đồng, đến năm 2015 tăng 17,61% (tương ứng tăng 66.510 triệu đồng). Nguồn vốn tiếp tục tăng 55.284 triệu đồng, đạt 499.483 triệu đồng vào cuối năm 2016, tương ứng tốc độ tăng 12,45% so với năm trước. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn chính là NPT và VCSH:  Nợ phải trả NợTrường phải trả có xu hưĐạiớng tăng học qua các Kinh năm. Năm tế 2015 Huế, NPT đạt giá trị 396.770 triệu đồng, tăng thêm 68.681 triệu đồng so với năm 2014 (tương ứng tăng SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 44
  53. Khóa luận tốt nghiệp 20,93%). Khoản mục này sau đó tiếp tục tăng với tốc độ 13,22% và đạt giá trị 449.206 triệu đồng vào năm 2016.  Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của Công ty có xu hướng giảm dần qua ba năm 2014 – 2016. Khoản mục này đạt giá trị 49.600 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 13,13% trong tổng nguồn vốn) vào năm 2014. Tuy nhiên đến năm 2015, vốn chủ sở hữu lại giảm tỷ trọng xuống còn 10,68% và chỉ còn 10,07%, ứng với 50.277 triệu đồng vào năm 2016. Dựa vào việc phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn tại Công ty, nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd từ năm 2014 – 2016 biến động không quá lớn, tương đối an toàn. Tuy nhiên, Công ty cần quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng cơ cấu nợ, chú trọng đối với các khoản nợ ngắn hạn ngày càng cao, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty. 2.1.6.2. Tình hình kết quả SXKD của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 45
  54. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.2 – Tình hình Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 718.194 801.081 910.007 82.887 11,54 108.926 13,60 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 7.252 4.216 11.223 -3.036 -41,86 7.007 166,20 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 710.942 796.866 898.784 85.924 12,09 101.918 12,79 4. Giá vốn hàng bán 637.230 735.103 844.103 97.873 15,36 109.000 14,83 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 73.712 61.763 54.680 -11.949 -16,21 -7.083 -11,47 6. Doanh thu hoạt động tài chính 670 237 84 -433 -64,63 -153 -64,56 7. Chi phí tài chính 25.222 19.542 19.880 -5.680 -22,52 338 1,73 8. Chi phí bán hàng 20.665 17.698 12.505 -2.967 -14,36 -5.193 -29,34 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 24.249 19.193 16.599 -5.056 -20,85 -2.594 -13,52 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.246 5.567 5.780 1.321 31,11 213 3,83 11. Thu nhập khác 4.936 181 2.056 -4.755 -96,33 1.875 1035,91 12. Chi phí khác 0 0 4 0 4 13. Lợi nhuận khác 4.936 181 2.052 -4.755 -96,33 1.871 1033,70 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 9.182 5.748 7.831 -3.434 -37,40 2.083 36,24 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 1.426 1.268 1.192 -158 -11,08 -76 -5,99 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 7.756 4.480 6.639 -3.276 -42,24 2.159 48,19 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty và tính toán của tác giả) SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 46 Trường Đại học Kinh tế Huế
  55. Khóa luận tốt nghiệp Qua Bảng 2.2 ta thấy: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2015, Lợi nhuận gộp giảm 11.949 triệu đồng (tương ứng với mức giảm 16,21% so với năm 2014), sang đến năm 2016, khoản mục này tiếp tục giảm 7.083 triệu đồng (tương ứng mức giảm 11,47%). Nguyên nhân là do: Năm 2015, Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 796.866 triệu đồng, tăng 85.924 triệu đồng (tương ứng tăng 12,09%) nhưng Giá vốn hàng bán lại tăng 97.873 triệu đồng (ứng với mức tăng 15,36%) so với năm 2014, mức tăng này cao hơn so với mức tăng của doanh thu dẫn đến sự suy giảm của Lợi nhuận gộp; tiếp đến năm 2016, Doanh thu thuần tăng mạnh (tăng 101.918 triệu đồng với mức tăng 12,79%), tuy nhiên Giá vốn hàng bán vẫn tiếp tục tăng với mức tăng lớn hơn so với doanh thu (tăng 109.000 triệu đồng tương ứng tăng 14,83%), làm cho Lợi nhuận gộp tiếp tục giảm, tuy vậy mức giảm đã được cải thiện đáng kể so với năm trước. Doanh thu hoạt động tài chính có xu hướng giảm dần qua các năm: Năm 2014, khoản mục này đạt giá trị 670 triệu đồng, sau đó giảm với mức giảm lần lượt là 64,63% (tương ứng 433 triệu đồng) và 64,56% (tương ứng 153 triệu đồng) vào các năm 2015, 2016. Bên cạnh đó, sự biến động của các khoản mục chi phí (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm, chi phí tài chính tăng, giảm không đều qua các năm) đã tác động đến chỉ tiêu Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty, cụ thể: Năm 2015 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 5.567 triệu đồng, tăng 1.321 triệu đồng (tương ứng tăng 31,11%) so với năm 2014. Đến năm 2016, chỉ tiêu này tăng nhẹ 3,83% và đạt 5.780 triệu đồng. Kết hợp với khoản Lợi nhuận khác, Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty giảm trong 2 năm đầu. Tuy nhiên, đến năm 2016, chỉ tiêu này lại tăng lên với tốc độ tăng 36,24%, ứng với 2.083 triệu đồng. Có được những khoản doanh thu hàng năm như vậy chứng tỏ Công ty đã và đang không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, kênh phân phối sản phẩm đến người tiêu dùngTrường, đồng thời việc ápĐại dụng cáchọc chính sáchKinh bán ch ịutế để thuHuế hút khách hàng cũng giúp cho Công ty đạt được những hiệu quả cao. Từ việc tăng doanh thu hàng SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 47
  56. Khóa luận tốt nghiệp năm, Công ty đã có những chính sách quản lý chi phí khá tốt, đặc biệt là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kết quả là Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty chỉ giảm trong 2 năm đầu và sau đó, đến năm 2016 đã tăng đáng kể với mức tăng 2.159 triệu đồng (tương ứng tốc độ tăng 48,19%). Mặc dù vậy, Công ty vẫn cần quan tâm nhiều hơn nữa đến chi phí tài chính, là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong số các chi phí tại Công ty, và vì Công ty hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại nên chi phí này có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán của Công ty. Qua đó cho thấy kết quả hoạt động của Công ty trong những năm qua đã có những bước đi đúng đắn khi quyết định đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Không những thế, lợi nhuận của Công ty tăng lên cũng cho thấy khả năng điều hành của ban lãnh đạo là tương đối tốt. Việc tiếp cận thị trường cũng khá tốt bởi Công ty đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng cho sản phẩm của mình trên những thị trường mới nên việc tiêu thụ sản phẩm được tăng cao. 2.1.6.3. Tình hình nguồn nhân lực của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 48
  57. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.3 – Tình hình Lao động của Công ty qua 3 năm 2014 – 2016 So sánh Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) Tổng số lao động 228 100,00 215 100,00 209 100,00 -13 -5,70 -6 -2,79 1. Phân theo tính chất sản xuất Lao động trực tiếp 167 73,25 159 73,95 156 74,64 -8 -4,79 -3 -1,89 Lao động gián tiếp 61 26,75 56 26,05 53 25,36 -5 -8,20 -3 -5,36 2. Phân theo trình độ chuyên môn Trên Đại học 5 2,19 3 1,40 3 1,44 -2 -40,00 0 0,00 Đại học - Cao đẳng 81 35,53 77 35,81 77 36,84 -4 -4,94 0 0,00 Trung cấp 107 46,93 104 48,37 101 48,33 -3 -2,80 -3 -2,88 Sơ cấp 20 8,77 17 7,91 12 5,74 -3 -15,00 -5 -29,41 Công nhân kỹ thuật 15 6,58 14 6,51 16 7,66 -1 -6,67 2 14,29 3. Phân theo giới tính Nữ 119 52,19 118 54,88 118 56,46 -1 -0,84 0 0,00 Nam 109 47,81 97 45,12 91 43,54 -12 -11,01 -6 -6,19 (Nguồn: Báo cáo Tổng hợp Lao động của Công ty và tính toán của tác giả) SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 49 Trường Đại học Kinh tế Huế
  58. Khóa luận tốt nghiệp Qua bảng số liệu về tình hình lao động của Công ty, ta nhận thấy quy mô lao động có sự giảm sút qua 3 năm: Năm 2014, tổng số lao động của Công ty là 228 người, đến năm 2015 giảm 13 người (tương ứng giảm 5,7%) và năm 2016 tiếp tục giảm với tốc độ 2,79% so với 2015, đạt số lượng lao động là 209 người. - Xét theo tính chất công việc: Lực lượng lao động của công ty chủ yếu là lao động trực tiếp, bởi vì họ là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Năm 2015 so với năm 2014 số lao động trực tiếp giảm 8 người (tương ứng giảm 4,79%), lao động gián tiếp giảm 5 người (tương ứng giảm 8,2%). Năm 2016 so với năm 2015 số lao động trực tiếp giảm 3 người (tương ứng giảm 1,89%) và lao động gián tiếp cũng giảm 3 người (tương ứng giảm 5,36%). - Xét theo trình độ chuyên môn: Phần lớn lao động trong Công ty là lao động có trình độ Đại học – Cao đẳng và Trung cấp, trong đó lao động Trung cấp chiếm tỷ trọng lớn nhất (luôn chiếm trên 45% tổng số lao động). Đồng thời, số lao động có trình độ Đại học – Cao đẳng và Trung cấp duy trì tăng qua các năm, điều này chứng tỏ Công ty đang có xu hướng tăng dần chất lượng, trình độ của bộ máy quản lý nhằm tạo nền móng cho sự phát triển của Công ty. - Xét theo quan hệ giới tính: Lao động nữ tại Công ty đang chiếm tỷ trọng lớn hơn với tỷ lệ lần lượt là 52,19%, 54,88% và 56,46% vào các năm 2014, 2015 và 2016. Trong đó: lao động nam năm 2015 so với năm 2014 giảm 12 người (tương ứng giảm 11,01%), còn lao động nữ chỉ giảm 1 người (tương ứng giảm 0,84%); năm 2016 so với năm 2015 lao động nam giảm 6 người (tương ứng giảm 6,19%) còn lao động nữ không thay đổi. Như vậy, trong những năm qua, Công ty đã luôn quan tâm tuyển chọn và đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động. Công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác tổ chức nguồn lực để lựa chọn một cơ cấu lao động hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu lao động trong sản xuất và quản lý trong cơ chế mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty, mang lại thu nhập ổn định cho người lao động. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 50
  59. Khóa luận tốt nghiệp 2.2. Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd 2.2.1. Kế toán các khoản nợ phải thu 2.2.1.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng a) Tài khoản sử dụng Khoản nợ phải thu khách hàng ở Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd được phản ánh trên TK 131 – Phải thu khách hàng. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng khách hàng. Mỗi đối tượng khách hàng được quản lý dưới dạng một mã số. Bộ mã này được xây dựng gồm một chuỗi số và chuỗi ký tự nhằm mã hóa tên đối tượng khách hàng cùng một số thông tin liên quan (ví dụ Công ty TNHH Dược phẩm Thương mại Thái Gia Bảo sẽ được mã hóa là CTGOCTDNG101). Điều này giúp phần mềm đưa dữ liệu vào các sổ kế toán chi tiết đúng đối tượng. Chi tiết TK 131 của Công ty: TK 1311 – Phải thu khách hàng bằng tiền Việt Nam (VNĐ) TK 1312 – Phải thu khách hàng ngoại tệ (USD) b) Chứng từ và sổ kế toán sử dụng Trong công tác kế toán khoản phải thu khách hàng, Công ty sử dụng các chứng từ bao gồm: - Để ghi nhận một khoản nợ phải thu khách hàng, tùy thuộc vào đó là nghiệp vụ bán hàng nội địa hay xuất khẩu mà kế toán Công ty sử dụng những chứng từ nhất định làm căn cứ để hạch toán: + Chứng từ được sử dụng chung, cho dù đó là nghiệp vụ bán hàng nội địa hay xuất khẩu là Hợp đồng kinh tế (Hợp đồng thương mại – Contract); + Đối với nghiệp vụ bán hàng nội địa, ngoài chứng từ trên thì bổ sung thêm chứng từ là Hóa đơn GTGT. Còn đối với nghiệp vụ xuất khẩu thì có thêm Bộ chứng từ xuất khẩTrườngu (Hóa đơn thương Đại mại – Commercialhọc Kinh Invoice, Phi tếếu đóng Huế gói hàng hóa – Packing List, Vận đơn – Bill of Lading và Tờ khai hải quan – Customs Declaration). SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 51
  60. Khóa luận tốt nghiệp - Khi thu tiền khách hàng, kế toán sử dụng các chứng từ: + Phiếu thu (nếu thu nợ khách hàng bằng tiền mặt); + Giấy báo Có (nếu thu nợ khách hàng bằng tiền gửi ngân hàng); + Biên bản bù trừ công nợ; + Biên bản đối chiếu công nợ; + Biên bản xác nhận công nợ Các sổ kế toán được sử dụng: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ chi tiết công nợ - phải thu khách hàng - Sổ Cái TK 131 c) Trình tự hạch toán Kế toán ghi tăng khoản phải thu khách hàng Ngay khi nhận được cuộc gọi hay Đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán công nợ sẽ kiểm tra các thông tin về Đơn đặt hàng (hạn mức tín dụng, số lượng hàng được đặt mua, lượng hàng tồn kho hiện có, các điều khoản thanh toán, chính sách ưu đãi ). Khi Đơn đặt hàng đáp ứng điều kiện (không vượt quá hạn mức tín dụng, hàng tồn kho đủ ), Kế toán công nợ sẽ cùng với Phòng kinh doanh – thị trường soạn thảo Hợp đồng kinh tế (Hợp đồng bán hàng). Thông thường Hợp đồng được lập thành bốn bản, có xác nhận, cam kết, thống nhất và mỗi bên lưu hai bản. Căn cứ vào Hợp đồng kinh tế, Phòng kinh doanh – thị trường tiến hành nhập liệu vào máy và xuất Hóa đơn GTGT (ghi rõ số lượng, số lô, đơn giá, hạn dùng của hàng hóa). Hóa đơn gồm 3 liên, trong đó: Liên 1 lưu tại cuốn, Liên 2 gửi cho khách hàng (khi giao hàng) và Liên 3 chuyển cho thủ kho. Còn đối với các đơn hàng xuất khẩu, phòng kinh doanh – thị trường sẽ lập Hóa đơn thương mại. Thủ kho dựa vào Hóa đơn Liên 3 để làm căn cứ xuất hàng bán (hàng hóa đảm bảo xuất đúng theo lô ghi trên hóa đơn). Tại Bộ phận kho, thông thường thủ kho sẽ photo thêmTrường 1 bản Hóa đơn ĐạiLiên 3 và học lưu lại b ảKinhn photo này tếđể làm Huế căn cứ đối chiếu, SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 52
  61. Khóa luận tốt nghiệp kiểm tra. Sau khi xuất kho và ký xác nhận, Hóa đơn liên 3 được chuyển lên phòng Tài chính – Tổ chức để hạch toán. Trường hợp xuất khẩu, chuyên viên xuất nhập khẩu sẽ lập và thu nhận thêm các chứng từ liên quan đến xuất khẩu hàng hóa và chuyển cho kế toán công nợ phải thu. Tại đây, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra (chủ yếu là Hóa đơn GTGT và Tờ khai hải quan) để ghi nhận vào phần mềm kế toán ở phân hệ “Kế toán bán hàng và công nợ phải thu”. Cụ thể khi một nghiệp vụ bán hàng xảy ra, kế toán công nợ phải thu hạch toán: Nợ TK 131/111/112 Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT hàng xuất khẩu = 0) Đối với nghiệp vụ xuất khẩu, để ghi nhận doanh thu, kế toán công nợ phải thu sử dụng tỷ giá ngoại tệ mua vào của Ngân hàng tại ngày phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ. Khi làm việc với phân hệ “Kế toán bán hàng và công nợ phải thu” hay ở các phân hệ khác của phần mềm OCEAN ACB 5.0, cùng với việc chọn tài khoản để hạch toán, kế toán còn phải chọn một mã đối tượng. Với kế toán công nợ phải thu, công việc này xem như chọn tên khách hàng. Sau khi hoàn tất công tác nhập liệu, phần mềm sẽ tự động tập hợp chứng từ vào Chứng từ ghi sổ rồi chuyển số liệu vào Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Tiếp đó, phần mềm tự động chuyển dữ liệu vào Sổ chi tiết TK 131 cho khách hàng tương ứng với mã đối tượng đã chọn và sau đó đưa lên Sổ Cái TK 131. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Lâm Anh Trang 53