Khóa luận Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái

pdf 110 trang thiennha21 23/04/2022 5240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_xay_lap.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG BẢO THÁI Lê Hữu Tiến Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2016 - 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG BẢO THÁI Sinh viên thực hiện: Lê Hữu Tiến Giáo viên hướng dẫn Lớp: K50 Liên thông kế toán Ths. Hoàng Thị Kim Thoa Niên khóa: 2016 - 2018 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 04 năm 2018
  3. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa LỜI CẢM ƠN Khóa luận này là thành quả của thời gian dài học tập dưới mái trường Đại học kinh tế Huế và những kinh nghiệm thu thập được trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái. Để có được thành quả như hôm nay, trước tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến toàn bộ quý thầy, cô trường Đại học kinh tế Huế đã trang bị những kiến thức bổ ích, những kinh nghiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đó là nền tảng và hành trang cơ bản cho tôi khi bước sang một trang mới trong cuộc sống. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Cô giáo - Ths. Hoàng Thị Kim Thoa, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực tập, trình bày khóa luận một cách đúng đắn, đầy đủ nhất. Ngoài ra tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến toàn thể Ban lãnh đạo, nhân viên Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái, ngoài những chỉ dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị trong phòng kế toán cũng như Ban lãnh đạo và các phòng ban khác đã giúp tôi hoàn thành bài nghiên cứu này một cách hoàn chỉnh nhất còn truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức thực tiễn, thực tế của ngành kế toán, ngành xây dựng cơ bản giúp tôi trang bị một lượng kiến thức thực tiễn làm hành trang bước vào nghề. Cuối cùng tôi xin cám ơn toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn theo sát, ủng hộ và đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian vừa qua. Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn! Trường Đại học Kinh TP Huế, ngày tế 21 thángHuế 4 năm 2018 Sinh viên thực hiện Lê Hữu Tiến SVTH: Lê Hữu Tiến
  4. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội CCDC Công cụ dụng cụ CPSX Chi phí sản xuất GTGT Giá trị gia tăng GTSP Giá thành sản phẩm KPCĐ Kinh phí công đoàn MTC Máy thi công NCTT Nhân công trực tiếp NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp QLSX Quản lý sản xuất SPDD Sản phẩm dở dang SPDDĐK Sản phẩm dở dang đầu kỳ SPDDCK Sản phẩm dở dang cuối kỳ SX Sản xuất SXC Sản xuất chung TrườngTSCĐ Đại học KinhTài sản tếcố định Huế TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn SVTH: Lê Hữu Tiến
  5. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng Bảng 2.1. Cơ cấu tuổi, giới tính và trình độ chuyên môn 36 Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn 38 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh 41 Biểu Biểu 2.1. Hóa đơn GTGT số 0001570 46 Biểu 2.2. Sổ nhật ký chung 48 Biểu 2.3. Sổ chi tiết tài khoản 1541 - BR6 48 Biểu 2.4. Bảng thanh toán lương lao động thời vụ 51 Biểu 2.5. Phiếu chi 06 51 Biểu 2.6. Sổ nhật ký chung 52 Biểu 2.7. Sổ chi tiết tài khoản 1541 - BR6 52 Biểu 2.8. Hóa đơn GTGT số 0004789 55 Biểu 2.9. Sổ nhật ký chung 57 Biểu 2.10. Sổ chi tiết tài khoản 1541 - BR6 58 Biểu 2.11.Trường Hóa đơn GTGT số Đại 0000327 học Kinh tế Huế 60 Biểu 2.12. Sổ nhật ký chung 61 Biểu 2.13. Sổ chi tiết tài khoản 1541 - BR6 62 Biểu 2.14. Sổ chi tiết tài khoản 63231 64 SVTH: Lê Hữu Tiến
  6. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức 29 Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 31 Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ theo hình thức Kế toán trên máy vi tính 34 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hữu Tiến
  7. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ MỤC LỤC PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Kết cấu của đề tài 3 PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾ QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 4 1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 4 1.1.1. ĐặcTrường điểm của sản phẩ mĐại xây lắp tronghọc ngành Kinh xây lắp tế Huế 4 1.1.2. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp 5 1.1.2.1. Khái niệm và bản chất kinh tế của chi phí sản xuất 5 1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp 5 SVTH: Lê Hữu Tiến
  8. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa 1.1.3. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 9 1.1.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 9 1.1.3.2. Phân loại giá thành sản phẩm 10 1.1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 11 1.1.5. Vai trò của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng hiện nay 12 1.1.6. Nhiệm vụ của công tác quản lý, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 13 1.2. Đối tượng, nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 14 1.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp 14 1.2.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 14 1.2.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp 15 1.2.2. Nguyên tắc hạch toán chi phí trong doanh nghiệp xây lắp 16 1.3. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp theo thông tư 133/2016/TT-BTC 16 1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16 1.3.1.1. Khái niệm 16 1.3.1.2. ChứngTrường từ sử dụng Đại học Kinh tế Huế 17 1.3.1.3. Tài khoản sử dụng 17 1.3.1.4. Hệ thống sổ sách kế toán 17 1.3.1.5. Nguyên tắc hạch toán 18 1.3.1.6. Phương pháp hạch toán 18 SVTH: Lê Hữu Tiến
  9. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa 1.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 18 1.3.2.1. Khái niệm 18 1.3.2.2. Chứng từ sử dụng 19 1.3.2.3. Tài khoản sử dụng 19 1.3.2.4. Hệ thống sổ sách kế toán 19 1.3.2.5. Nguyên tắc hạch toán 19 1.3.2.6. Phương pháp hạch toán 20 1.3.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 20 1.3.3.1. Khái niệm 20 1.3.3.2. Chứng từ sử dụng 20 1.3.3.3. Tài khoản sử dụng 20 1.3.3.4. Hệ thống sổ sách kế toán 20 1.3.3.5. Nguyên tắc hạch toán 21 1.3.3.6. Phương pháp hạch toán 21 1.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 21 1.3.4.1. Khái niệm 21 1.3.4.2. Chứng từ sử dụng 21 1.3.4.3. Tài khoản sử dụng 22 1.3.4.4. HệTrường thống sổ sách kế toánĐại học Kinh tế Huế 22 1.3.4.5. Nguyên tắc hạch toán 22 1.3.4.6. Phương pháp hạch toán 22 1.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 22 1.3.5.1. Khái niệm 22 SVTH: Lê Hữu Tiến
  10. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa 1.3.5.2. Chứng từ sử dụng 23 1.3.5.3. Tài khoản sử dụng 23 1.3.5.4. Hệ thống sổ sách kế toán 23 1.3.5.5. Nguyên tắc hạch toán 23 1.3.5.6. Phương pháp hạch toán 23 1.4. Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm hoàn thành 23 1.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang trong DN xây lắp 23 1.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BẢO THÁI 27 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triền 27 2.1.2. Đặc điểm về tình hình hoạt động của công ty 28 2.1.2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 28 2.1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ của việc sản xuất sản phẩm 28 2.1.3. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý 29 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 29 2.1.3.2. ChứcTrường năng và nhiêm Đạivụ của từng học bộ phận Kinh tế Huế 29 2.1.4. Đặc điểm, tình hình công tác kế toán tại công ty TNHH xây dưng Bảo Thái 31 2.1.5. Tình hình cơ bản của công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 35 2.1.5.1. Tình hình lao động của công ty 35 SVTH: Lê Hữu Tiến
  11. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa 2.1.5.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 37 2.1.5.3 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty 40 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 43 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 43 2.2.2. Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất 43 2.2.2.1. Thực trạng công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu 43 2.2.2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp 49 2.2.2.3. Thực trạng công tác kế toán chi phí sử dụng máy thi công 53 2.2.2.4. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất chung 58 2.2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 62 2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm hoàn thành 65 CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BẢO THÁI 66 3.1. Nhận xét những ưu, nhược điểm trong công tác kế toán 66 3.1.1. Ưu điểm 66 3.1.2. Nhược điểm 67 3.2. Nhận xét những ưu, nhược điểm trong việc hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tínhTrường giá thành sản phẩm Đại học Kinh tế Huế 68 3.2.1. Ưu điểm 68 3.2.2. Nhược điểm 69 3.3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 71 SVTH: Lê Hữu Tiến
  12. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78 1. Kết luận 78 2. Kiến nghị 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hữu Tiến
  13. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, một doanh nghiệp xây lắp trong cơ chế thị trường muốn phát triển bền vững và cạnh tranh lành mạnh, trước hết phải có được chiến lược sản xuất kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra còn phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong khâu sản xuất sản phẩm vì sản phẩm xây lắp là những công trình có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài, địa điểm thi công là công trường bên ngoài doanh nghiệp nên vấn đề quan trọng nhất là phải làm sao để tập hợp chi phí đầy đủ, tính giá thành chính xác để giúp nhà quản lý đưa ra những phương án, chiến lược kinh doanh tối ưu. Điều đó đòi hỏi bộ máy kế toán của doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để trên cơ sở đó định hướng cho các quyết định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái được biết đến là một nhà thầu chuyên nghiệp từ quản lý đến thi công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty được các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đánh giá là một trong những Công ty lớn, mạnh hàng đầu của Huyện. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nước cũng như của huyện Quảng Điền dẫn đến nhu câu xây dựng cơ bản càng lớn, do đó sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh ngiệp xây lắp dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Công ty và các Công ty khác, các Công ty mới thành lập cũng như các Công ty ở các địa bàn lân cận, vì vậy việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạTrường giá thành sản xuấ tĐại trở thành họctiêu chí hàngKinh đầu mà doanhtế Huếnghiệp hướng đến. Để làm được điều ấy đòi hỏi doanh nghiệp phải hạch toán sao cho đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả các nguồn chi phí; có phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc thù công việc. Tài liệu về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, tình hình sử dụng tài sản, tình hình lao động, tiền vốn, Đó là những thông tin thiết yếu mà nhà quản lý cần để từ đó đưa ra những biện pháp, những quyết định kịp thời phù hợp với sự phát triển, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. SVTH: Lê Hữu Tiến 1
  14. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa Thấy được vai trò quan trọng của công tác kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp, đặc biệt trong doanh nghiệp xây lắp; cùng với vốn kiến thức đã học ở trường tôi chọn đề tài “Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. - Tìm hiểu được thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái. - Thông qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như tìm hiểu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty, để đưa ra những nhận xét, đánh giá từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái, trong đó tập trung nghiên cứu về Kế chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công trình Nhà văn hóa xã Quảng Phú, công trình này khởi công ngày 10/02/2017 và kết thúc ngày 07/07/2017. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Về không gian: Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái. Về Trườngthời gian: Khóa luĐạiận này đưhọcợc thự c Kinh hiện từ ngày tế 02/01/2017 Huế đến ngày 23/04/2017 và nghiên cứu công trình “Nhà văn hóa xã Quảng Phú” khởi công từ ngày 10/02/2017 và kết thúc ngày 07/07/2017. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu ở các giáo trình, bài giảng như Kế toán chi phí - TS Huỳnh Lợi: NXB Giao thông vận tải, Nguyên lý kế toán - Võ Văn Nhị: NXB Tài chính và các bài giảng, khóa luận và internet, để tìm hiểu và tổng hợp những lý luận về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. SVTH: Lê Hữu Tiến 2
  15. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập thông tin, số liệu, chứng từ, sổ sách và tài liệu liên quan của Công ty để tìm hiểu về Công ty, thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty. - Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp hỏi trực tiếp những người cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài, đặc biệt là công tình nhà văn hóa xã Quảng Phú, phỏng vấn Kế toán trưởng để tìm hiểu về cách thức tính toán khi lập hồ sơ đấu thầu, - Phương pháp quan sát: Thông qua quá trình thực tập tại đơn vị, quan sát và ghi lại những vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu, chú trọng đến việc quan sát quy trình luân chuyển chứng từ của các công trình xây dựng để hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất cũng như quy trình kế toán của Công ty. - Phương pháp tổng hợp và phân tích: Từ số liệu thu thập về phần thực trạng tiến hành tổng hợp thành các quy trình hạch toán, luân chuyển chứng từ, tiến hành tổng hợp, phân tích thông tin từ các tài liệu thu thập để làm cơ sở đưa ra các nhận xét sát với tình hình thực tế cũng như các giải pháp, kiến nghị phù hợp. 6. Kết cấu của đề tài Khóa luận này được kết cấu gồm ba phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái. ChươngTrường 3: Một số giả i Đạipháp góp phhọcần hoàn Kinhthiện công tác tế kế toánHuế tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái. Phần III: Kết luận và kiến nghị SVTH: Lê Hữu Tiến 3
  16. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 1.1.1. Đặc điểm của sản phẩm trong ngành xây lắp Xây lắp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là quá trình xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo nhà cửa, cầu đường, nhà máy, Sản phẩm xây lắp chính là những công trình, hạng mục công trình được kết cấu bởi những vật tư, thiết bị xây lắp do tác động của lao động xây lắp và gắn liền với những địa điểm nhất định như mặt đất, mặt nước, không gian (Giáo trình kế toán chi phí - TS. Huỳnh Lợi - NXB Giao thông vận tải). Hơn thế nữa, hoạt động xây lắp gắn liền với việc ứng dụng các công nghệ hiện đại do đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật đối với các ngành sản xuất vật chất. Nó có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc điểm của sản phẩm xây lắp là có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài, có giá trị lớn đòi hỏi các nhà xây dựng phải dự đoán trước xu hướng tiến bộ xã hội để tránh bị lạc hậu. Phong cách kiến trúc và kiểu dáng một sản phẩm cần phải phù hợp với văn hoá dân tộc. Mỗi đối tượng xây lắp là từng công trình, hành mục công trình, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật,Trường kết cấu, hình thứ c,Đại địa điểm học xây dựng Kinhthích hợp, đư tếợc xác Huế định cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đối tượng xây lắp riêng biệt. Vì vậy, khi thi công xây lắp, nhà thầu phải luôn thay đổi phương thức tổ chức thi công, biện pháp thi công sao cho phù hợp với đặc điểm của từng loại sản phẩm xây lắp, đảm bảo cho việc thi công mang hiệu quả kinh tế cao nhất và sản xuất được liên tục. Do tính chất đơn chiếc riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công xây lắp các công trình có nội dung và cơ cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công nghiệp. Sản phẩm xây lắp mang tính tổng hợp phát huy tác dụng về mặt kinh tế, chính trị, kế toán, SVTH: Lê Hữu Tiến 4
  17. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa nghệ thuật Nó rất đa dạng nhưng lại mang tính độc lập, mỗi một công trình được xây dựng theo một thiết kế, kỹ thuật riêng, có giá trị dự toán riêng và tại một địa điểm nhất định, nơi sản xuất ra sản phẩm cũng đồng thời là nơi sau này khi sản phẩm hoàn thành được đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng. Những đặc điểm này có tác động lớn tới giá trị sản xuất ngành xây dựng, đòi hỏi kế toán phải tính đến việc theo dõi ghi nhận chi phí, tính giá thành và tính kết quả thi công cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt (từng công trình, từng hạng mục công trình) hoặc từng nhóm sản phẩm xây lắp nếu chúng được xây dựng theo một thiết kế mẫu và trên một địa điểm nhất định. Quá trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao và đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thi công lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc chủ yếu diễn ra ngoài trời chịu tác dộng rất lớn của các nhân tố môi trường xấu như mưa, nắng, lũ, lụt đòi hỏi các nhà thầu phải giám sát chặt chẽ những biến động này để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu của nó đến kỹ thuật thi công, tốc độ, tiến độ thi công đồng thời nhà thầu còn phải chú ý đến các biện pháp bảo quản máy thi công và vật liệu thi công ngoài trời, 1.1.2. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp 1.1.2.1. Khái niệm và bản chất kinh tế của chi phí sản xuất Chi phí được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau, chi phí có thể hiểu một cách trừu tượng là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sản xuất kinh doanh, hoTrườngặc chi phí là những Đại phí tổn vềhọc nguồn l ựKinhc kinh tế, về tàitế sả nHuế, (Giáo trình kế toán chi phí - TS. Huỳnh Lợi - NXB Giao thông vận tải). Nhận thức chi phí có thể khác nhau về quan điểm, góc độ, hình thức thể hiện chi phí nhưng tất cả đều thừa nhận một vấn đề chung: Chi phí là phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh. Đây chính là bản chất kinh tế của chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp SVTH: Lê Hữu Tiến 5
  18. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa Theo giáo trình Kế toán chi phí - TS. Huỳnh Lợi - NXB Giao thông vận tải thì chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp được phân loại thành 6 hình thức a) Phân loại theo nội dung kinh tế ban đầu - Chi phí nhân công Yếu tố chi phí nhân công bao gồm các khoản tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo lương phải trả cho người lao động và các khoản phải trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn của người lao động Tổng chi phí nhân công là tổng quỹ lương và bảo hiểm của doanh nghiệp. Nhận thức được yếu tố chi phí nhân công giúp nhà quản lý xác định được tổng quỹ lương của doanh nghiệp. Ở góc độ khác, sự nhận thức này cũng chính là cơ sở để nhà quản lý hoạch định mức tiền lương bình quân cho người lao động, tiền đề điều chỉnh chính sách lương đạt được sự cạnh tranh lành mạnh về nguồn lực lao động. - Chi phí nguyên vật liệu Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Yếu tố này bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu chính: Bao gồm giá mua và chi phí mua của những loại nguyên vật liệu chính được sử dụng trực tiếp trong các quá trình sản xuất kinh doanh. Nguyên vật liệu chính thường cấu thành nên cơ sở vật chất chính của sản phẩm và chi phí của nó thường chiếm một tỷ trọng lớn trong GTSP đối với các doanh nghiệp sản xuất. Trường Đại học Kinh tế Huế + Chi phí nguyên vật liệu phụ: Bao gồm giá mua và chi phí mua của những loại nguyên vật liệu dùng để kết hợp với những nguyên liệu chính làm tăng chất lượng, độ bền, tính thẩm mỹ của sản phẩm hoặc là những nguyên liệu dùng trong công việc hành chính, văn phòng, sửa chữa máy móc thiết bị. Chi phí nguyên vật liệu phụ thường phát sinh trong tất cả các hoạt động sản xuất, tiêu thụ, quản lý + Chi phí nhiên liệu: Bao gồm giá mua và chi phí mua của nhiên liệu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán. SVTH: Lê Hữu Tiến 6
  19. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa + Chi phí phụ tùng thay thế: Bao gồm giá mua và chi phí mua của các phụ tùng thay thế dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán. Thực chất phụ tùng thay thế cũng là nguyên liệu phụ, tuy nhiên, chúng bao gồm những bộ phận, chi tiết dùng để thay thế khi tiến hành sửa chữa tài sản cố định. + Chi phí nguyên liệu khác: Bao gồm giá mua và chi phí mua của những loại nguyên vật liệu không thuộc các yếu tố kể trên như chi phí nguyên vật liệu đặc thù, chi phí về phế phẩm, phế liệu tận dụng Sự nhận thức yếu tố chi phí nguyên vật liệu giúp cho nhà quản trị xác định được tổng giá trị nguyên liệu, vật liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ kinh doanh. Trên cơ sở đó, nhà quản trị sẽ hoạch định được tổng mức luân chuyển, tổng mức dự trữ cần thiết của nguyên vật liệu để tránh tình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu nguyên vật liệu gây ra cản trở cho quá trình sản xuất kinh doanh và giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Chi phí công cụ, dụng cụ Bao gồm giá mua và chi phí mua của các công cụ dụng cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán như dụng cụ sửa chữa, đo lường, bao bì vận chuyển, Tổng chi phí công cụ dụng cụ là cơ sở để nhà quản trị hoạch định mức luân chuyển qua kho, định mức lưu trữ, nhu cầu khi mua công cụ dụng cụ hợp lý. - Chi phí khấu hao TSCĐ Phản ánh tổng số khấu hao phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán. Thông tin về chi phí khấu hao giúp nhà quản trị nhận biết được mức chuyển dịch giá trị tài sản vào chi phí sản xuất kinh doanhTrường cũng như tốc đ ộĐại hao mòn họctài sản cố Kinhđịnh. Dựa vào tế thông Huế tin này, nhà quản trị có thể hoạch định tốt hơn chiến lược tái dầu tư hoặc đầu tư mở rộng để đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí gắn liền với các dịch vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp như giá dịch vụ điện nước, bảo hiểm tài sản nhà cửa, phương tiện, quảng cáo, Các chi phí loại này giúp nhà quản trị hiểu rõ hơn tổng mức dịch vụ liên quan đến hoạt SVTH: Lê Hữu Tiến 7
  20. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa động của doanh nghiệp để thiết lập quan hệ trao đổi, cung ứng với các đơn vị dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh - Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên mà doanh nghiệp thường phải thanh toán trực tiếp trong kỳ kế toán.Yếu tố này phần lớn là các dòng tiền mặt chi tiêu nhỏ tại doanh nghiệp. Vì vậy, việc nắm vững yếu tố chi phí khác bằng tiền sẽ giúp các nhà quản trị hoặc định được ngân sách tiền mặt chi tiêu, hạn chế những tồn động tiền mặt, tránh bớt những tổn thất, thiệt hại trong quản lý vốn bằng tiền. b) Phân loại theo công dụng kinh tế: Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế ban đầu của chi phí sản xuất để sắp xếp các chi phí phát sinh có cùng nội dung, tính chất kinh tế ban đầu vào một yếu tố chi phí, không phân biệt công dụng kinh tế của chi phí đã phát sinh. Căn cứ vào tiêu thức trên, chi phí sản xuất được phân chia thành các yếu tố chi phí cơ bản sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị (gồm giá mua, chi phí mua) của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. - Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phi công đoàn theo tiền lương của người lao động. - Chi phí sản xuất chung: Là tất cả các khoản chi phí sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trên. - Chi phí bán hàng: Là khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá.Trường Đại học Kinh tế Huế - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là khoản chi phí phát sinh có liên quan đến chung đến hoạt động của toàn doanh nghiệp không thể tách riêng ra được cho bất cứ hoạt động nào. - Chi phí khác: Ngoài những khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng của doanh nghiệp, trong chi phí của doanh nghiệp còn tồn tại những chi phí khác. Chi phí này thường chiếm tỷ lệ nhỏ. SVTH: Lê Hữu Tiến 8
  21. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa c) Phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động Theo tiêu thức này, chi phí trong kỳ kế toán gồm biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Tuy nhiên, trong dài hạn, theo tiêu thức này chi phí chỉ bao gồm biến phí và định phí. Vì vậy, kế toán cần phải nhận biết từng loại chi phí cụ thể và phân tích chúng thành biến phí, định phí. - Biến phí: Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỉ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp - Định phí: Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí lương nhân viên quản lý, - Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí gồm hỗn hợp cả định phí và biến phí. Ở một mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí, thể hiện đặc điểm của định phí, nhưng ở một mức độ hoạt động khác, nó có thể bao gồm cả định phí, biến phí. Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. d) Các nhận diện khác Tùy nhiều mục đích khác nhau, chi phí được xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau mà có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau. Ngoài những cách phân loại trên ta có thể phân loại theo các cách: Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được; Chi phí lặn; Chi phí chênh lệch; Chi phí cơ hội, 1.1.3. GiáTrường thành sản phẩm vàĐại các loại họcgiá thành sảnKinh phẩm trong tế các CôngHuế ty xây lắp 1.1.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành (Giáo trình Kế toán chi phí - TS - Huỳnh Lợi - NXB giao thông vận tải). Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của mỗi ngành sản xuất, kết cấu giá thành sản phẩm bao gồm những khoản mục chi phí khác nhau. Cụ thể trong ngành xây SVTH: Lê Hữu Tiến 9
  22. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa lắp, giá thành sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Ngoài những khoản mục chi phí trên, không được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm những khoản chi phí do các nguồn vốn khác tài trợ như khen thưởng, phúc lợi, chi phí đầu tư nghiên cứu, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, 1.1.3.2. Phân loại giá thành sản phẩm Về cơ bản, tính giá thành nhằm mục đích xác định tổng giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm. Trong xây lắp, tính giá thành cũng chính là tính giá thành của các công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc hoàn thành (Giáo trình kế toán chi phí - TS. Huỳnh Lợi - NXB Giao thông vận tải). Trong kế toán xây lắp thường có các phương pháp phân loại giá thành cơ bản sau: - Căn cứ vào phạm vi tính toán và nơi phát sinh chi phí, giá thành được chia làm hai loại: + Giá thành sản xuất (Zsx) là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành sản xuất sản phẩm hay dịch vụ gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. + Giá thành tiêu thụ (Ztt) hay giá thành toàn bộ gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Ztt = Zsx + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Căn cứ vào cơ sở số liệu để tính, giá thành được chia thành ba loại + Giá thành kế hoạch (ZKH) được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh của kỳ kế hoạch,Trường được xây dựng trênĐại cơ sở địnhhọc mức kinhKinh tế, kỹ thuật tế trung Huế bình tiên tiến và dự toán chi phí sản xuất của kỳ kế hoạch. + Giá thành định mức (Zđm) được tính trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh và xây dựng trên cơ sở định mức tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức luôn thay đổi cho phù hợp với quá trình thực hiện kế hoạch. + Giá thành thực tế (Zt) là chi phí thực tế phát sinh mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ nhất định. SVTH: Lê Hữu Tiến 10
  23. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa 1.1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm xây lắp. Chúng là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí của quá trình sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất. Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Tuy nhiên, nếu bộ phận chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ không bằng nhau thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về lượng. Mặt khác chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong mỗi kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không tính đến chi phí liên quan đến số lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Về mặt lượng: Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời kỳ còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát sau: Chi phí Chi phí Chi phí Các khoản Tổng giá thành sản phẩm = thi công + thi công - thi công - điều chỉnh xây lắp xây lắp xây lắp giảm giá DDĐK PSTK DDCK thành Trường Đại học Kinh tế Huế Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giá thành là cơ sở để xây dựng giá bán. Trong điều kiện nếu giá bán không thay đổi thì sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành thấp hoặc cao từ đó sẽ tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác quản lý kinh tế. Nó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường. SVTH: Lê Hữu Tiến 11
  24. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa 1.1.5. Vai trò của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng hiện nay Tổ chức kế toán chi phí sản xuất chính xác, hợp lý và tính đúng, tính đủ giá thành công trình xây lắp có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành xây dựng trong việc kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung và ở các tổ đội xây dựng nói riêng. Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc thường xuyên liên tục sự biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thước đo hiện vật và thước đo giá trị để quản lý chi phí. Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, người quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình của quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó, nhà quản trị có thể phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường. Việc phân tích đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác.Về phần giá thành thì giá thành lại chịu ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp. Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là tiền đề để xác định kết quả hoạt động kinh doanhTrường của doanh nghi Đạiệp, tránh tìnhhọc trạng Kinhlãi giả, lỗ th ậtết như Huếmột số năm trước đây. Khi nền kinh tế đang trong thời kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh, vật tư, tiền vốn do cấp trên cấp, giá thành là giá thành kế hoạch định sẵn. Vì vậy, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chỉ mang tính hình thức. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương hướng riêng và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Để có thể cạnh tranh được trên thị trường, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp còn phải SVTH: Lê Hữu Tiến 12
  25. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa thực hiện đúng theo những quy luật khách quan. Như vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là phần không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp xây lắp khi thực hiện chế độ kế toán. 1.1.6. Nhiệm vụ của công tác quản lý, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng nên việc quản lý về đầu tư xây dựng rất khó khăn phức tạp, trong đó tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ hết sức quan trọng của doanh nghiệp. Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng cơ chế đấu thầu, giao nhận thầu xây dựng. Vì vậy, để trúng thầu, được nhận thầu thi công thì doanh nghiệp phải xây dựng được giá thầu hợp lý, dựa trên cơ sở đã định mức đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, trên cơ sở giá thị trường và khả năng của bản thân doanh nghiệp. Mặt khác, phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Để thực hiện các yêu cầu đòi hỏi trên thì cần phải tăng cường công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý chi phí giá thành nói riêng, trong đó trọng tâm là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của công cụ kế toán đối với quản lý sản xuất. Để tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành cả doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện được các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh; - Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dTrườngụng máy thi công vàĐại các chi họcphí dự toán Kinh khác, phát tếhiện Huếkịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời; - Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm thích hợp. Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho; SVTH: Lê Hữu Tiến 13
  26. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả; - Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công tổ đội sản xuất trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp; - Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đă chọn, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí đã quy định; - Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận có liên quan, tính toán, phân loại các chi phí nhằm phục vụ việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được nhanh chóng, khoa học; - Xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành, tổng hợp kết quả qua hạch toán kinh tế của các phân xưởng, tổ sản xuất, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm; - Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho các cấp quản lý doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí, phân tích tình hình thực hiện giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. Phát hiện các hạn chế và khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sảTrườngn phẩm. Đại học Kinh tế Huế 1.2. Đối tượng, nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp 1.2.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà các chi phí sản xuất phát sinh được tổ chức tập hợp và phân bổ theo đó. Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất SVTH: Lê Hữu Tiến 14
  27. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa có thể là nơi gây ra chi phí hoặc nơi chịu phí. Để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí cần căn cứ vào loại hình sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Trong sản xuất xây lắp, với tính chất phức tạp của quy trình công nghệ, loại hình sản xuất đơn chiếc, sản phẩm xây lắp có giá trị kinh tế lớn, thường được phân chia thành nhiều khu vực, bộ phận thi công. Mỗi công trình, hạng mục công trình đều có dự toán, thiết kế riêng, cấu tạo vật chất khác nhau nên tuỳ thuộc vào công việc cụ thể, trình độ quản lý của mỗi doanh nghiệp xây lắp mà đối tượng hạch toán chi phí có thể là từng công trình, hạng mục công trình hay từng đơn đặt hàng. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên, cần thiết của công tác hạch toán chi phí sản xuất. Chỉ có xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất mới có thể tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí. Trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí, kế toán lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí thích ứng. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Trong doanh nghiệp xây lắp có phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng. 1.2.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị, việc hạch toán quá trình sản xuất có thể phân thành hai giai đoạn là giai đoạn xác định đối tượng tập hợp chi phí sTrườngản xuất và giai đo ạnĐại xác định họcđối tượng Kinhtính giá thành tế sản phHuếẩm. Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là xác định đối tượng mà hao phí vật chất của doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Trong doanh nghiệp xây lắp, do sản phẩm mang tính đơn chiếc, mỗi sản phẩm đều có một dự toán và thiết kế riêng nên đối tượng tính giá thành được xác định là các công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc, các khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành. SVTH: Lê Hữu Tiến 15
  28. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa Việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Xác định đối tượng tính giá thành đúng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp, giúp cho kế toán tổ chức mở sổ và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp xây lắp. 1.2.2. Nguyên tắc hạch toán chi phí trong doanh nghiệp xây lắp Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Phương pháp hạch toán chi phí bao gồm: Phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo nhóm sản phẩm, theo giai đoạn công nghệ, Mỗi phương pháp hạch toán chi phí ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí. Đối với các đơn vị xây lắp do đối tượng hạch toán chi phí được xác định là các công trình, hạng mục công trình nên phương pháp hạch toán chi phí thường là phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm xây lắp, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ. Có thể khái quát việc tập hợp chi phí qua các bước sau: Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành SXKD phụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở số lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho đối tượng liên quan. Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính giá thành của sản phẩm hoàn thành.Trường Đại học Kinh tế Huế 1.3. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp theo thông tư 133/2016/TT-BTC 1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.3.1.1. Khái niệm Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm: Giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham SVTH: Lê Hữu Tiến 16
  29. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa gia cấu thành thực thể sản phẩm xây, lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp (không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung) (Giáo trình kế toán chi phí - TS. Huỳnh Lợi - NXB Giao thông vận tải). Giá trị vật liệu bao gồm cả chi phí mua, chi phí vận chuyển bốc dỡ tới tận công trình, hao hụt định mức. Trong giá thành sản phẩm xây lắp khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm một tỷ trọng lớn. Vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì phải tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó, trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức kế toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ định mức tiêu hao theo định mức tiêu hao NVL, hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm công thức phân bổ như sau: ℎ𝑖 ℎí 퐿 𝑖ê 푡ℎứ ổ푛𝑔 ℎ𝑖 ℎí 퐿 ầ푛 ℎâ푛 ổ ℎâ푛 ổ = ℎâ푛 ổ + ổ푛𝑔 푡𝑖ê 푡ℎứ 푙ự ℎọ푛 để ℎâ푛 ổ ℎ표 đố𝑖 푡ượ푛𝑔 𝑖 ủ đố𝑖 푡ượ푛𝑔 𝑖 1.3.1.2. Chứng từ sử dụng Phiếu yêu cầu vật tư, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn giá trị gia tăng, Hóa đơn bán hàng, Ủy nhiệm chi, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, 1.3.1.3. Tài khoản sử dụng Tài Trườngkhoản 154 - Chi phí Đại sản xuấ thọc kinh doanh Kinh dở dang và tế các tàiHuế khoản liên quan như 111, 112, 133, 331, dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phát sinh trong kỳ để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán sản xuất (từng công trình, hạng mục công trình). Nội dung và kết cấu của TK 154 [Phụ lục 1] 1.3.1.4. Hệ thống sổ sách kế toán SVTH: Lê Hữu Tiến 17
  30. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa Sổ chi tiết tài khoản 154 (có thể mở chi tiết 1541: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) và chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, Sổ cái tài khoản 154, Sổ nhật ký chung, 1.3.1.5. Nguyên tắc hạch toán - Nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải tính trực tiếp cho sản phẩm hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá thực tế xuất kho (Giá bình quân gia quyền; Giá nhập trước, xuất trước, Giá thực tế đích danh). - Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành, tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tại nơi sản xuất (nếu có) để ghi giảm trừ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp xuất sử dụng cho công trình. - Trong điều kiện thực tế sản xuất xây lắp không cho phép tính chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thì doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp phân bổ vật liệu cho đối tượng sử dụng theo tiêu thức hợp lý (tỷ lệ với định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, ). 1.3.1.6. Phương pháp hạch toán [Phụ lục 2] 1.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 1.3.2.1. Khái niệm Theo giáo trình Kế toán chi phí - TS. Huỳnh Lợi - NXB Giao thông vận tải thì chi phí nhân công trực tiếp trong các đơn vị xây lắp bao gồm thù lao phải trả cho công nhân trựcTrường tiếp thực hiện khối Đại lượng cônghọc tác xây Kinh lắp như tiền tế lương Huế chính, tiền lương phụ, chi phí nhân công trực tiếp ở các đơn vị xây lắp khác với các doanh nghiệp sản xuất khác là không bao gồm các khoản trích theo tiền lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Nếu chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành mà không tập hợp riêng được thì có thể tập hợp chung sau đó chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ cho các đối tượng chi phí liên quan theo công thức: SVTH: Lê Hữu Tiến 18
  31. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa ℎ𝑖 ℎí 푛ℎâ푛 ô푛𝑔 𝑖ê 푡ℎứ ổ푛𝑔 ℎ𝑖 ℎí 푛ℎâ푛 ô푛𝑔 ầ푛 ℎâ푛 ổ ℎâ푛 ổ = ℎâ푛 ổ + ổ푛𝑔 푡𝑖ê 푡ℎứ 푙ự ℎọ푛 để ℎâ푛 ổ ℎ표 đố𝑖 푡ượ푛𝑔 𝑖 ủ đố𝑖 푡ượ푛𝑔 𝑖 1.3.2.2. Chứng từ sử dụng Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Hợp đồng lao động, Hợp đồng giao khoán, Phiếu xác nhận khối lượng hoàn thành, 1.3.2.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và các tài khoản liên quan như 334, 111, 112, 133, 331, dùng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán sản xuất từng công trình, hạng mục công trình). Nội dung và kết cấu của TK 154: [Phụ lục 1] 1.3.2.4. Hệ thống sổ sách kế toán Sổ chi tiết tài khoản 154 ( có thể mở chi tiết 1542: Chi phí nhân công trực tiếp) và chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, Sổ cái tài khoản 154, Sổ nhật ký chung, 1.3.2.5. Nguyên tắc hạch toán Trong các doanh nghiệp xây lắp, có hai cách tính lương chủ yếu là tính lương theo công việc giao khoán và tính lương theo thời gian. - Nếu tính lương theo công việc giao khoán thì chứng từ ban đầu là “Hợp đồng khoán”,Trường trên hợp đồng khoán Đại thể hiện học công việc Kinh khoán có thể tếlà từng Huế phần việc, nhóm công việc, có thể là hạng mục công trình, thời gian thực hiện hợp đồng, đơn giá từng phần việc, chất lượng công việc giao khoán. Tuỳ theo khối lượng công việc giao khoán hoàn thành số lương phải trả được tính như sau: Tiền lương phải trả = Khối lượng công việc x Đơn giá khối lượng hoàn thành công việc - Nếu tính lương theo thời gian thì căn cứ để hạch toán là “Bảng chấm công” và Phiếu làm thêm giờ Căn cứ vào tình hình thực tế, người có trách nhiệm sẽ tiến hành SVTH: Lê Hữu Tiến 19
  32. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa theo dõi và chấm công hằng ngày cho công nhân trực tiếp trên bảng chấm công. Cuối tháng người chấm công, người phụ trách bộ phận sẽ ký vào Bảng chấm công và Phiếu làm thêm giờ sau đó chuyển đến Phòng kế toán. Các chứng từ này sẽ được kiểm tra, làm căn cứ hạch toán chi phí tiền lương, theo cách tính lương này, mức lương phải trả trong tháng được tính như sau: Tiền lương phải trả = Mức lương một ngày công làm việc x Số ngày làm việc trong tháng 1.3.2.6. Phương pháp hạch toán [Phụ lục 3] 1.3.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 1.3.3.1. Khái niệm Chi phí sử dụng máy thi công là những chi phí liên quan đến máy móc tham gia việc thi công công trình nhằm hoàn thành khối lượng công việc. Chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán vào giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm toàn bộ chi phí về vật tư, lao động và các chi phí về động lực, nhiên liệu, khấu hao máy móc thiết bị. 1.3.3.2. Chứng từ sử dụng Nhật trình máy thi công, Biên bản phân bổ khấu hao máy móc, Phiếu yêu cầu vật tư, Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho, Hóa đơn giá trị gia tăng, Hóa đơn bán hàng, Biên bản nghiệm thu sửa chữa máy thi công, Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, 1.3.3.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và các tài khoản liên quan như 152, 153, 331, 111, 112, 334, dùng để tập hợp chi phí máy thi công dùng cho sản xuấtTrường phát sinh trong kỳ Đạiđể tính giá học thành sả nKinh phẩm. Tài kho tếản nàyHuế được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán sản xuất (từng công trình, hạng mục công trình). Nội dung và kết cấu của TK 154: [Phụ lục 1] 1.3.3.4. Hệ thống sổ sách kế toán Sổ chi tiết tài khoản 154 (có thể mở chi tiết 1543: Chi phí sử dụng máy thi công) và chi tiết cho từng công trình, Sổ cái tài khoản 154, Nhật trình máy, SVTH: Lê Hữu Tiến 20
  33. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa 1.3.3.5. Nguyên tắc hạch toán Để hạch toán và xác định chi phí sử dụng máy thi công một cách chính xác kịp thời cho các đối tượng chịu chi phí, trước hết phải tổ chức tốt khâu hạch toán hằng ngày của máy thi công trên các phiếu hoạt động của máy thi công. Định kỳ mỗi máy được phát một Nhật trình sử dụng máy thi công ghi rõ tên máy, đối tượng phục vụ, khối lượng công việc hoàn thành, số ca lao động thực tế được người có trách nhiệm ký xác nhận. Cuối tháng Nhật trình sử dụng được chuyển về Phòng kế toán để kiểm tra, làm căn cứ tính lương, xác định chi phí sử dụng máy thi công và hạch toán chi phí sử dụng máy thi công cho các đối tượng liên quan. 1.3.3.6. Phương pháp hạch toán [Phụ lục 4] 1.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 1.3.4.1. Khái niệm Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ cho SX của đội, công trường xây dựng, chi phí SXC bao gồm: Tiền lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy, nguyên vật liệu dùng cho quản lý đội, công cụ dụng cụ, khấu hao máy móc thiết bị sử dụng ở đội, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí chung bằng tiền khác. Các khoản chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí (tổ, đội ) cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí (Giáo trình kế toán chi phí - TS. Huỳnh Lợi - NXB Giao thông vận tải). ℎ𝑖 Trườngℎí 푠ả푛 ấ푡 ℎ 푛𝑔 Đại 𝑖họcê 푡ℎứ Kinh ổtế푛𝑔 ℎHuế𝑖 ℎí 푠ả푛 ấ푡 ℎ 푛𝑔 ầ푛 ℎâ푛 ổ ℎâ푛 ổ = ℎâ푛 ổ + ổ푛𝑔 푡𝑖ê 푡ℎứ 푙ự ℎọ푛 để ℎâ푛 ổ ℎ표 đố𝑖 푡ượ푛𝑔 𝑖 ủ đố𝑖 푡ượ푛𝑔 𝑖 1.3.4.2. Chứng từ sử dụng Phiếu xuất kho, Biên bản phân bổ khấu hao máy móc, Phiếu yêu cầu vật tư, Hóa đơn giá trị gia tăng, Hóa đơn bán hàng, Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, SVTH: Lê Hữu Tiến 21
  34. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa 1.3.4.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và các tài khoản liên quan như 152, 153, 331, 111, 112, 334, 154 dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung dùng cho sản xuất phát sinh trong kỳ để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán sản xuất (từng công trình, hạng mục công trình). Nội dung và kết cấu của TK 154: [Phụ lục 1] 1.3.4.4. Hệ thống sổ sách kế toán Sổ chi tiết tài khoản 154 ( có thể mở chi tiết 1544: Chi phí sản xuất chung) và chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, Sổ cái tài khoản 154, 1.3.4.5. Nguyên tắc hạch toán Các chi phí trực tiếp dùng chung cho công trình như điện, nước, điện thoại, tiền ăn ca của nhân viên quản lý công trình, sẽ được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất chung của công trình Các chi phí gián tiếp dùng chung cho công trình như khấu hao thiết bị quản lý, tiền lương của quản lý chung nhiều công trình, chi phí dùng chung của nhiều công trình, sẽ được tập hợp và phân bổ theo tiêu thức hợp lý. 1.3.4.6. Phương pháp hạch toán [Phụ lục 5] 1.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 1.3.5.1. TrườngKhái niệm Đại học Kinh tế Huế Trong xây lắp, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí chi tiết theo từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung trên cơ sở chi phí thực tế. Trên cơ sở nguyên tắc giá gốc, chi phí được kết chuyển hoặc phân bổ cho các đối tượng tính giá thành phải tuân thủ nguyên tắc giá gốc. Vì vậy, chi phí sau khi được tập hợp theo số thực tế phát sinh cần điều chỉnh cho phù hợp với giá gốc (Giáo trình kế toán chi phí - TS. Huỳnh Lợi - NXB Giao thông vận tải). SVTH: Lê Hữu Tiến 22
  35. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa 1.3.5.2. Chứng từ sử dụng Phiếu xuất kho, Bảng chấm công, Hợp đồng lao động, Các hoá đơn giá trị giá tăng, Hoá đơn bán lẻ . 1.3.5.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán và các tài khoản liên quan như 154, 1.3.5.4. Hệ thống sổ sách kế toán Sổ cái tài khoản 632, Sổ cái tài khoản 155, 1.3.5.5. Nguyên tắc hạch toán Tổng hợp tất cả các chi phí phát sinh từ tài khoản 154 - Chi tiết từng công trình gồm chi phí nguên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung rồi kết chuyển toàn bộ vào tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán để xác định giá thành sản phẩm xây lắp của từng công trình hoặc xác định giá thành thành phẩm xây lắp nhập kho. 1.3.5.6. Phương pháp hạch toán [Phụ lục 6] 1.4. Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm hoàn thành 1.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang trong DN xây lắp Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình chế biến sản phẩm. Như vậy, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ không những tùy thuộc vàoTrường quy trình sản xuất Đại mà còn phụhọc thuộc vàoKinh chọn lựa kỳtế tính Huế giá thành. Vấn đề này làm tăng giảm số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Nếu chọn kỳ tính giá thành không trùng với chu kỳ sản xuất sẽ dẫn đến gia tăng sản phẩm dở dang cuối kỳ và ngược lại, nếu chọn kỳ tính giá thành trùng với chu kỳ sản xuất sẽ tránh được việc nhiều sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ, tùy thuộc vào đặc điểm, mức độ chi phí sản xuất trong sản phẩm dở dang và yêu cầu quản lý về chi phí sản xuất, có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng nhiều cách. Tuy nhiên, do đặc thù của xây lắp, khi SVTH: Lê Hữu Tiến 23
  36. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa đánh giá sản phẩm dở dang cần chú ý những vấn đề cụ thể sau: a) Đối với những công trình xây lắp bàn giao một lần chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thường được đánh giá theo chi phí thực tế chính là tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh của công trình, hạng mục công trình. b) Đối với những công trình bàn giao nhiều lần, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ có thể đánh giá bằng một trong hai phương pháp sau - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương: ( ) + ( ) 푪풉풊 풑풉í 풔ả풏 풙풖ấ풕 푫푫푪푲 = 풙 (ퟒ) ( ) + (ퟒ) Trong đó: (1): Chi phí sản xuất DDĐK (2): Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (3): Giá thành dự toán của khối lượng công việc hoàn thành (4): Giá thành dự toán của khối lượng công việc dở dang cuối kỳ + Giá thành dự toán được tính ở đây gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung tính theo dự toán - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức 푪풉풊 풑풉í 풔ả풏 풙풖ấ풕 푫푫푪푲 = ( )풙( ) Trong đó: (6): Khối lượng công việc thi công xây lắp dở dang cuối kỳ Trường(7): Định mức chiĐại phí sản học xuất (chi Kinh phí nguyên vậttế liệu Huế trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung) (Giáo trình kế toán chi phí - TS. Huỳnh Lợi - NXB Giao thông vận tải) 1.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp Về cở bản, tính giá thành sản phẩm nhằm mục đích xác định tổng giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm. Trong xây lắp, kế toán thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau: SVTH: Lê Hữu Tiến 24
  37. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa a) Phương pháp giản đơn (Phương pháp trực tiếp): Phương pháp này thường áp dụng để tính giá thành của các sản phẩm xây lắp mà đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành. Phương pháp tính giá thành giản đơn được thể hiện qua công thức sau: Chi phí Chi phí Chi phí Các khoản Giá thành thực tế khối lượng, = thi công + thi công - thi công - điều chỉnh công trình hoàn thành bàn giao xây lắp xây lắp xây lắp giảm giá DDĐK PSTK DDCK thành b) Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này áp dụng để tính giá thành sản phẩm xây lắp mà trên cùng một quy trình thi công xây lắp tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình thi công xây lắp, đối tượng tính giá thành là từng hạng mục, chi tiết. Quy trình tính giá thành được thể hiện như sau: Bước đầu tiên, tính tổng giá thành thực tế công trình: Giá thành thực tế Chi phí Chi phí Chi phí Các khoản công trình hoàn thành = thi công + thi công - thi công - điều chỉnh xây lắp xây lắp xây lắp giảm giá bàn giao DDĐK PSTK DDCK thành Bước thứ hai, tính giá thành dự toán và tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục: 푮풊á 풕풉à풏풉 풕풉ự 풕ế ô풏품 풕풓ì풏풉 풉풐à풏 풕풉à풏풉 à풏 품풊 풐 푻ỷ 풍ệ 풕í풏풉 품풊á 풕풉à풏풉 = 푮풊á 풕풉à풏풉 풅ự 풕풐á풏 ô풏품 풕풓ì풏풉 풉풐à풏 풕풉à풏풉 Bước thứ ba, tính giá thành từng chi tiết: Giá thành thựcTrường tế của = Đại Tỷ lệ tính học giá thành Kinh x Giá thành tế dự toán Huế hạng mục i hạng mục i Ngoài ra các phương pháp trên, trong xây lắp, kế toán còn áp dụng các phương pháp tính giá thành khác như: - Phương pháp hệ số: Phương pháp này chỉ khác với phương pháp tỷ lệ là các hạng mục hoàn thành được xác lập các hệ số quy đổi. Như vậy, sau khi tính giá thành thực SVTH: Lê Hữu Tiến 25
  38. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa tế của công trình, xác định giá thành hạng mục công trình chuẩn và sau đó xác định giá thành từng hạng mục công trình theo hệ số quy đổi; - Phương pháp tổng cộng chi phí: Thực chất phương pháp này là phương pháp tính giá thành liên hợp. Giá thành của một công trình bằng tổng giá thành của các chi tiết, bộ phận, hạng mục liên quan đến công trình. Phương pháp này áp dụng phổ biến cho những công trình thi công theo phương thức tổng thầu, gồm nhiều đơn vị cùng tham gia vào quá trình thi công xây lắp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hữu Tiến 26
  39. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BẢO THÁI 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển - Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Bảo Thái. - Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn - Mã số thuế: 3300383214 - Điện thoại: 0234.3566005 - Thành lập ngày: 06/12/2005 - Địa chỉ: Thôn Phú Lễ, Xã Quảng Phú, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế - Người đại diện theo pháp luật: Trương Văn Lợi - Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng công trình dân dụng, sản xuất đồ gỗ xây dựng, xây dựng công trình giao thông, mua bán xăng dầu, mua bán vật liệu xây dựng, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô, san lấp mặt bằng, khai thác và chế biến khoán sản. Từ năm 2005 đến nay, song song cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, Công ty đã không ngừng phát triển, từ một doanh nghiệp rất non trẻ trong ngành xây dựng của huyện nhà, chỉ nhận thầu những công trình, hạng mục nhỏ, nhưng với sự tận tâm, nhiệt huyết và năng lực của mình nay Công ty đã trở thành một trong những Công ty lớn nhất huyện Quảng Điền. Hằng năm Công ty nhận nhiều Công trình trọng điểm của Huyện, Trườngtừ đó góp phần không Đại nhỏ vào học công cu Kinhộc giải quyế ttế việc làm,Huế tăng thu nhập của người lao động của huyện Quảng Điền, đóng góp một phần ngân sách nhà nước thông qua nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp, thường xuyên tham gia ủng hộ các phong trào yêu nước, ủng hộ đồng bào khó khăn, và nhận được rất nhiều bằng khen, giấy chứng nhận của Huyện. Từ đó giúp nâng cao uy tín, giá trị của Công ty trên địa bàn. Sự phát triển của Công ty là một quá trình phấn đấu kiên trì và bền bỉ trong việc học SVTH: Lê Hữu Tiến 27
  40. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa hỏi nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm của Ban lãnh đạo và toàn thể các thành viên nhằm thực hiện những sứ mệnh, mục tiêu và chính sách đã xác định. Những thành quả đã đạt được là sự hợp lực của Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái cộng với sự nhiệt tình giúp đỡ từ nhiều phía, Công ty luôn đặt mục tiêu hoàn thiện mọi mặt, đảm bảo chất lượng hàng đầu trong ngành xây dựng, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng để khẳng định giá trị của mình trên thị trường. 2.1.2. Đặc điểm về tình hình hoạt động của Công ty 2.1.2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Xây lắp là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Thông thường, công tác xây lắp do các đơn vị xây lắp nhận thầu tiến hành. Ngành sản xuất có các đặc điểm sau: - Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc Có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài Do vậy, việc tổ chức quản lý hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công. - Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước, do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm thể hiện không rõ. - Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay phổ biến theo phương thức "khoán gọn" các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (đội, xí nghiệp ). Trong giá khoán gọn, không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chiTrường phí chung của bộ phậnĐại nhận họckhoán. Kinh tế Huế Những đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý ngành nói trên phần nào chi phối công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp, dẫn đến những khác biệt nhất định. Tuy nhiên về cơ bản, kế toán các phần hành cụ thể (TSCĐ, vật liệu, công cụ, chi phí nhân công ) trong doanh nghiệp xây lắp cũng tương tự như doanh nghiệp công nghiệp. 2.1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ của việc sản xuất sản phẩm SVTH: Lê Hữu Tiến 28
  41. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái là công ty sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp, do vậy việc tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty cũng có nhiều sự khác biệt so với các ngành sản xuất vật chất khác. Quy trình công nghệ của quá trình sản xuất kinh doanh trong công ty TNHH xây dựng Bảo Thái có thể khái quát như sau: Đặc điểm quy trình sản xuất của Công ty là quy trình sản xuất hỗn hợp vừa thi công bằng lao động thủ công vừa thi công bằng máy móc, đối với các công việc đơn giản như dọn dẹp, giải phóng mặt bằng, tát nước, đào xúc đất, Công ty có thể sử dụng lao động thuê ngoài. Giai đoạn thi công phần nền móng và phần thô thường do máy móc đảm nhiệm. Máy móc thiết bị thi công do Phòng kỹ thuật quản lý, được điều động theo yêu cầu của đội thi công xây dựng, tiếp theo là giai đoạn xây dựng và hoàn thiện là giai đoạn chủ yếu là do lao động thực hiện bên cạnh sự hỗ trợ của máy móc như máy trộn bê tông, máy mài, mày mơn, sau đó nghiệm thu và bàn giao sản phẩm xây lắp cho chủ đầu tư. 2.1.3. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Giám đốc P. Kỹ thuật P. Kinh doanh P. QLTC P. Kế toán Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 2.1.3.2. Chức năng của từng bộ phận a) Giám đốc: - Là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hằng ngày và quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của Công ty; Tổ chức thực hiện SVTH: Lê Hữu Tiến 29
  42. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư, bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty và các chức năng khác theo quy định của pháp luật, điều lệ Công ty. b) Phòng kế toán Tham mưu cho Giám đốc Công ty về chế độ kế toán và công tác quản lý tài chính của Công ty, bao gồm: - Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo quy định của Nhà nước và điều lệ hoạt động của Công ty; Tham mưu cho Tổng Giám đốc xây dựng Quy chế phối hợp các phòng ban, xây dựng Quy chế quản lý tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ; Phối hợp với các bộ phận có liên quan làm việc với các tổ chức tín dụng về những vấn đề có liên quan đến Hợp đồng vay vốn, Bảo lãnh, b) Phòng kỹ thuật - Tham mưu cho Giám đốc về công tác tiếp thị đấu thầu, quản lý và điều động cung cấp vật tư kỹ thuật, thiết bị cơ giới, quản lý các công trình khoa học kỹ thuật đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn, hiệu quả; - Thiết kế, lập dự án thi công các công trình, tư vấn cho các đơn vị và doanh nghiệp khi có nhu cầu. Giám sát thi công và nghiệm thu các công trình; Tổ chức quản thi công xây lắp các công trình thuộc các nguồn vốn khác nhau, quản lý về tiến độ xây lắp, kỹ thuật và chất lượng công trình; - Thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán các công trình, hạng mục công trình, báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng của Công ty làm chủ đầu tư và các công trình thuộc nguồn vốn khác; Quản lý khối lượng hoàn thành và giá trị vay, tạm ứng, quyết toán của các Trườngđội thi công xây lắp Đại và các nhiệm học vụ đột Kinh xuất khác do tếGiám Huế đốc phân công. c) Phòng kinh doanh - Thống kê, đối chiếu hợp đồng, khối lượng hoàn thành, đồng thời đề xuất hướng xử lý về việc thực hiện hợp đồng, thu hồi nợ khó đòi, các hồ sơ cắt giảm chi phí tư vấn, xây lắp, ; Giám sát các hợp đồng ký kết nội bộ; kịp thời báo cáo, đề xuất với Giám đốc các phương án xử lý trong trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc; Lập báo cáo thống kê, phân tích, đánh giá, nhận xét tình hình SXKD thuộc các lĩnh vực; Soạn thảo các loại văn bản liên quan đến hoạt động SXKD của Phòng và của Công ty; Xây dựng SVTH: Lê Hữu Tiến 30
  43. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các bộ phận có liên quan, để giải quyết công việc mang tính thống nhất và đạt hiệu quả cao; d) Phòng quản lý thi công - Tham mưu cho Giám Đốc về công tác quản lý điều hành các lĩnh vực nhân công xây lắp, cách thức vận hành của từng công trình cụ thể; Quản lý về hợp đồng thi công xây lắp, nhân sự, hợp đồng lao động, an toàn lao động, bảo hiểm, nội qui lao động, các chế độ chính sách khác đối với người lao động của các đội; Quản lý tiến độ thanh toán của chủ đầu tư đối với các đội thi công; Đề xuất các định mức kinh tế kỹ thuật, nguyên vật liệu, công cụ, cho các công trình cụ thể; Phối hợp với Văn phòng Công ty tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp thiết bị an toàn lao động cho người lao động; 2.1.4. Đặc điểm, tình hình công tác kế toán tại công ty TNHH xây dựng Bảo Thái a) Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty ❖ Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán vật tư Kế toán Kế toán Lương TSCĐ thanh toán Công nợ Thủ quỹ Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán Trường Đại học Kinh tế Huế ❖ Chức năng - Kế toán trưởng: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh tế - tài chính cho sự phát triển của công ty; Báo cáo, thống kê tình hình tài chính một cách nhanh chóng, kịp thời cho ban giám đốc theo tháng, quý, năm hoặc có thể đột xuất; Điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, tài chính của đơn vị, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của đơn vị. SVTH: Lê Hữu Tiến 31
  44. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa - Kế toán vật tư, TSCĐ: Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của nguyên vật liệu về giá cả và hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn (hoặc giá thành) thực tế của nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời chính xác phục vụ cho yêu cầu lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp; Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, phương pháp kỹ thuật về hạch toán nguyên vật liệu, kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu từ đó phát hiện, ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý nguyên vật liệu thừa, ứ đọng, kém hoặc mất phẩm chất, giúp cho việc hạch toán xác định chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu thực tế đưa vào sản xuất sản phẩm; Phân bổ chính xác nguyên vật liệu đã tiêu hao vào đối tượng sử dụng để từ đó giúp cho việc tính giá thành được chính xác; Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐHH hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐHH trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐHH, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐHH và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐHH trong từng đơn vị; Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐHH vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định; Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐHH cũng như tình hình quản lý, nhượng bán TSCĐHH; Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐHH, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định. - Kế toán thanh toán: Quản lý dòng tiền vào, ra trong Công ty, tham mưu cho Giám đốc về Trườngcác lĩnh vực như tínĐại dụng, thanh học toán, Kinhbảo lãnh ngân tế hàng, Huế; Hạch toán kế toán vào phần mềm kế toán hoạt động thu - chi tiền mặt; Lưu trữ các chứng từ kế toán liên quan đến phần hành công việc hợp lý, theo quy định công ty, đảm bảo an toàn và dễ tìm kiếm; Theo dõi tạm ứng nội bộ; Theo dõi sự biến động của tiền gửi ngân hàng một cách thường xuyên, - Kế toán Lương, công nợ: Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, chất lượng sản phẩm, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động; Tính chính xác số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của người lao SVTH: Lê Hữu Tiến 32
  45. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa động; Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ lương kỳ sau; Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán; Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ thanh toán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán, đôn đốc việc thanh toán, tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau; Tổng hợp và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình công nợ từng loại cho quản lý để có biện pháp xử lý (nợ trong hạn, nợ quá hạn, các đối tượng có vấn đề ) - Thủ quỹ: Thu, chi tiền mặt tại quỹ, đối chiếu, báo cáo quỹ với kế toán để đảm bảo tính chính; Tập hợp và kiểm tra nhu cầu thu chi hằng ngày; Lập phiếu thu chi tiền mặt, theo dõi thực chi với sổ sách, báo cáo thu chi hằng ngày; Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc thu - chi theo đúng quy trình, quy định, kế hoạch thanh toán trước khi trình Giám đốc phê duyệt, b) Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26 tháng 08 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ tài chính với niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hằng năm. c) Hệ thồng tài khoản kế toán sử dụng tại Công ty Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26 tháng 08 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ tài chính và mở chi tiết thêm cấp 2, cấp 3 những tài khoản có nhiều đối tượng cần theo dõi. d) Hệ thống chứng từ và sổ sách sử dụng tại Công ty HiệTrườngn nay Công ty ch ủĐại yếu đang học áp dụng Kinhhệ thống ch ứtếng theoHuế Quyết định số 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26 tháng 08 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ tài chính như các chứng từ về tiền tệ, lao động, tài sản cố định, bán hàng, hàng tồn kho, Hệ thống sổ kế toán trong công ty bao gồm: + Sổ nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, sổ này vừa dùng để đăng ký nghiệp vụ kinh tế, quản lý chứng từ ghi sổ đối chiếu kiểm tra số liệu với bảng cân đối số phát sinh và căn SVTH: Lê Hữu Tiến 33
  46. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa cứ để ghi sổ này là các chứng từ sau khi đã kiểm tra. + Sổ cái: Là sổ dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản, cơ sở để ghi sổ là các chứng từ gốc đã được ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, số tổng cộng trên sổ cái là cơ sở để lập bảng cân đối số phát sinh. + Sổ chi tiết bao gồm: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng, Sổ công nợ thanh toán với người bán, Sổ công nợ thanh toán với khách hàng, Sổ chi tết nguyên vật liệu, Sổ chi tiết tài sản cố định, Hiện nay Công ty áp dụng hình thức ghi sổ trên máy vi tính, sử dụng phần mềm kế toán Kế toán Việt Nam theo hình thức “Nhật ký chung”. Với hình thức ghi sổ này thì hằng ngày căn cứ chứng từ kế toán đã được kiểm tra và hạch toán. Kế toán sẽ nhập vào phần mềm máy tính với hình thức Nhật ký chung. Phần mềm sẽ tự động cập nhập số liệu vào các Sổ cái và Sổ chi tiết, Sổ tổng hợp của các tài khoản liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm tiến hành cộng số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết thì bắt đầu lập các Báo cáo tài chính. Ngoài ra cần kiểm tra tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên Bảng cân đối số phát sinh và tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trước khi lập các báo cáo. Sổ kế toán - Sổ chi tiết Chứng từ Phần mềm kế toán - Sổ cái kế toán KTVN Trường Đại học Kinh tế HuếBáo cáo tài chính MÁY VI TÍNH Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ theo hình thức Kế toán trên máy vi tính Ghi chú: : Nhập liệu hằng ngày; : In sổ, báo cáo cuối quý, năm. SVTH: Lê Hữu Tiến 34
  47. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa e) Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty Để tiện cho việc kiểm tra, giám sát, Công ty sử dụng hệ thống báo cáo tài chính do Nhà nước ban hành. Cuối năm, kế toán tiến hành tổng hợp, đối chiếu và tính ra số dư cuối kỳ các tài khoản, chuyển cho kế toán tổng hợp tiến hành lập BCTC, gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Thuyết minh Báo cáo tài chính - Bảng cân đối tài khoản Các báo cáo này là cơ sở để giải trình cho tất cả hoạt động của một kỳ kế toán. g) Các chính sách kế toán áp dụng - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. - Nguyên tắc ghi nhận TCSĐ: Giá gốc - Đơn vị tiền tệ sử dụng để hạch toán kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ). - Tính giá thành thành phẩm theo phương pháp giản đơn. 2.1.5. Tình hình cơ bản của công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 2.1.5.1. Tình hình lao động của Công ty Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh và là yếu tố quyết địTrườngnh của quá trình này. Đại Chính vìhọc vậy, cơ Kinhcấu và đặc đi ểtếm c ủHuếa đội ngủ lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Theo số liệu thống kê của Công ty, số lượng và chất lượng lao động của Công ty thể hiện qua các bảng sau: SVTH: Lê Hữu Tiến 35
  48. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa Bảng 2.1. Tình hình lao động của Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái qua 3 năm 2015-2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 CHỈ TIÊU +/ % +/- % SL % SL % SL % - Tổng số lao động 45 100 52 100 57 100 7 15,56 5 9,62 Phân theo giới tính 0 Nam 40 88,89 47 90,38 51 89,47 7 17,50 4 8,51 Nữ 5 11,11 5 9,62 6 10,53 0 0,00 1 20,00 Phân theo độ tuổi 0 50 3 6,67 4 7,69 5 8,77 1 33,33 1 25,00 Phân theo trình độ chuyên môn 0 Đại học 3 6,67 4 7,69 4 7,02 1 33,33 0 0,00 Cao đẳng 5 11,11 5 9,62 5 8,77 0 0,00 0 0,00 Trung cấp 2 4,44 2 3,85 2 3,51 0 0,00 0 0,00 Trình độ khác 35 77,78 41 78,85 46 80,70 6 17,14 5 12,20 (Nguồn: Phòng Kế toán) Qua bảng 2.1 ta thấy tổng số lao động của Công ty có xu hướng tăng lên qua 3 năm, phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty khi ngày càng nhận được nhiều hợp đồng xây dựng lớn. Xét theo giới tính, ta thấy số lao động nam và nữ đều tăng nhưng số lượng lao động nam tăng nhiều hơn, ngoài ra ta thấy số lao động nam chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng số lao động qua các năm. Năm 2015, số lao động của Công ty chiếm 88,89%, năm 2016 là 90,38%, năm 2017 là 89,47% trong tổng số lao động.Trường Ta thấy với đặc điĐạiểm ngành học xây lắp Kinhvà vận tải thì tế cần cơHuế cấu lao động về giới tính như vậy khá phù hợp vì tính chất công việc xây lắp và vận tải yêu cầu nhân công có sức khỏe tốt, di chuyển nhiều. Năm 2016, số lao động tăng 7 người tương ứng với tỷ lệ tăng 15,56%, năm 2017 tuy có ít công trình hơn nhưng để đảm bảo tiến độ công trình cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty vẫn tăng số lao động thêm 5 người tương ứng với tỷ lệ tăng 9,62%. Do đặc thù công việc yêu cầu cần nhiều thể lực, khả năng di chuyển, công tác xa theo công trình nên lao động nam chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nữ. Tuy nhiên lao SVTH: Lê Hữu Tiến 36
  49. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa động nam thường thích di chuyển, sức chịu đựng và tính kiên trì trong công việc không cao vì vậy họ rất dễ nhảy việc khi công việc hiện tại không thỏa mãn được nhu cầu cũng như ảnh hưởng tới lợi ích của họ. Tuy nhiên ở địa bàn huyện Quảng Điền, nguồn lao động về lĩnh vực xây lắp khá dồi dào, tay nghề cao nên hầu như qua 3 năm không có lúc nào Công ty thiếu lao động để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Độ tuổi trung bình người lao động trong công ty còn khá trẻ và đều, đáp ứng được yêu cầu của công việc. Trong nhóm lao động thì lao động có độ tuổi từ 30-50 tuổi chiếm tỷ trọng cao trong các năm, cụ thể năm 2015 chiếm 73,33%, năm 2016 chiếm 71,16%, năm 2017 chiếm 70,18%. Đây chính là lực lượng nòng cốt tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp với kinh nghiệm đúc rút, học tập qua nhiều năm, sức khỏe tốt, động lực cầu tiến cao, đang trên đà phát triển, có nhiều cơ hội học tập và nâng cao khả năng, trình độ, nắm bắt kịp thời đại để ứng dụng và thực tiễn công việc. Qua bảng 2.1 cho ta thấy số lượng lao động có trình độ trên trung cấp chiếm tỷ lệ khá thấp. Tỷ trọng số lao động có trình độ đại học và cao đẳng đều tăng qua các năm tuy nhiên tỷ lệ tăng không đáng kể. Trong xu thế phát triển, hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc tăng cường đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao ngày càng trở lên cần thiết, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ rất ít trong cơ cấu lao động tại Công ty là một vấn đề cần lưu ý, đòi hỏi cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Tuy nhiên lao động trong Công ty qua các năm phần lớn là lao động trực tiếp sản xuất, công nhân, tài xế, nên chủ yếu là lao động phổ thông, sơ cấp, chiếm tỷ trọng cao hơn so với lao động ở các trình độ khác do đó tỷ lệ trình độ chuyên môn trên trung cấp như bảng 2.1 chưa hẵn là một điểm xấu. Bởi vậy công ty cần phải có những chính sách quan tâm, động viên đối với người lao động trực tiếp sản xuất để giúp họ có động lực thamTrường gia tích cực vào cácĐại khóa đàohọc tạo nh ằKinhm nâng cao trìnhtế độHuế tay nghề của bản thân. Từ đó góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. 2.1.5.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty SVTH: Lê Hữu Tiến 37
  50. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái giai đoạn 2015 - 2017 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 CHỈ TIÊU Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) % 10.308.290.311 100 15.597.161.353 100 13.275.348.326 100 5.288.871.042 51,31 -2.321.813.027 -14,89 TỔNG TÀI SẢN 4.225.196.939 40,99 7.797.868.989 50,00 6.120.483.830 46,10 3.572.672.050 84,56 -1.677.385.159 -21,51 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương 162.751.624 1,58 26.970.710 0,17 27.653.077 0,21 -135.780.914 -83,43 682.367 2,53 đương tiền III. Các khoản phải thu 3.658.050.946 35,49 7.447.782.662 47,75 4.588.453.252 34,56 3.789.731.716 103,60 -2.859.329.410 -38,39 ngắn hạn 404.394.369 3,92 323.115.617 2,07 1.474.842.425 11,11 -81.278.752 -20,10 1.151.726.808 356,44 IV. Hàng tồn kho 0 0,00 0 0,00 29.535.076 0,22 29.535.076 V. Tài sản ngắn hạn khác 6.083.093.372 59,01 7.799.292.364 50,00 7.154.864.496 53,90 1.716.198.992 28,21 -644.427.868 -8,26 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 5.846.546.113 56,72 7.522.378.196 48,23 6.993.721.496 52,68 1.675.832.083 28,66 -528.656.700 -7,03 II. Tài sản cố định 236.547.259 2,29 276.914.168 1,78 161.143.000 1,21 40.366.909 17,07 -115.771.168 -41,81 VI. Tài sản dài hạn khác 10.308.290.311 100 15.597.161.353 100 13.275.348.326 100 5.288.871.042 51,31 -2.321.813.027 -14,89 TỔNG NGUỒN VỐN 1.719.823.136 16,68 6.796.043.744 43,57 4.486.531.043 33,80 5.076.220.608 295,16 -2.309.512.701 -33,98 A. NỢ PHẢI TRẢ 1.719.823.136 16,68 6.796.043.744 43,57 4.486.531.043 33,80 5.076.220.608 295,16 -2.309.512.701 -33,98 I. Nợ ngắn hạn 8.588.467.175 83,32 8.801.117.609 56,43 8.788.817.283 66,20 212.650.434 2,48 -12.300.326 -0,14 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.588.467.175 83,32 8.801.117.609 56,43 8.788.817.283 66,20 212.650.434 2,48 -12.300.326 -0,14 I. Vốn chủ sở hữu Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Phòng Kế toán) SVTH: Lê Hữu Tiến 38
  51. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa ❖ Tài sản: Qua bảng 2.2 ta thấy tỷ trọng tài sản dài hạn qua 3 năm luôn lớn hơn hoặc bằng tài sản ngắn hạn, điều này là hợp lý vì Công ty chuyên về xây dựng và vận tải nên các loại tài sản dài hạn như máy móc phục vụ thi công, xe tải trọng lớn, rất nhiều. Năm 2016 tổng tài sản tăng so với năm 2015 là 5.288.871.042 đồng tương ứng tăng 51,31%. Nguyên nhân tăng mạnh như vậy là do sự tăng lên của tài sản ngắn hạn lẫn tài sản dài hạn. Cụ thể trong năm 2016 tài sản ngắn hạn lên một lượng 3.572.672.050 đồng tương ứng tăng 84,56%, tuy tiền và các khoản tương đương tiền giảm và hàng tồn kho giảm nhưng do phát sinh rất nhiều khoản phải thu ngắn hạn từ đó làm tăng tài sản ngắn hạn một lượng rất lớn; Hơn nữa trong năm 2016 Công ty đã đầu tư, nâng cấp tài sản cố định để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh tăng cao làm tài sản dài hạn tăng 1.716.198.992 đồng tương ứng tăng 28,21%. Năm 2017 tổng tài sản lại giảm 2.321.813.027 đồng tương ứng giảm 14,89%. Nguyên nhân do sự giảm sút cả về tài sản ngắn hạn lẫn tài sản dài hạn. Cụ thể trong năm 2017 Công ty dự đoán sẽ có một năm kinh doanh thành công sau khi đã trải qua năm 2016 thành công về mọi mặt nên đã đầu tư vào hàng tồn kho làm hàng tồn kho tăng mạnh một lượng 1.151.726.808 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 356,44%, tuy nhiên do thu hồi được một lượng lớn khoản phải thu ngắn hạn (2.859.329.410 đồng) làm khoản phải thu giảm với tỷ lệ 38,39%. Tuy giảm với tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ tăng của hàng tồn kho nhưng về giá trị thì khoản phải thu giảm lơn hơn nhiều so với giá trị hàng tồn kho tăng lên nên tài sản ngắn hạn giảm một lượng 1.677.385.159 đồng tương ứng giảm 21,51%. Bên cạnh đó khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền ít biến động nên tài sản ngắn hạn của Công ty giảm đáng kể; Kết hợp với việc thanh lý một số tài sản cố định không còn hữu ích, khôngTrường phù hợp với kế hoạch Đại phát triển,học kinh doanhKinh tiếp theo tế của HuếCông ty làm chỉ tiêu tài sản cố định giảm 528.656.700 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 7,03%. ❖ Nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của công ty từ năm 2015 - 2017 tăng lần lượt là 5.288.871.042 đồng đồng tương ứng tăng 51.31% và giảm 2.321.813.027 đồng tương ứng giảm 14,89% chủ yếu là do nhân tố nợ phải trả, cụ thể: Năm 2016, trong quá trình tăng quy mô, công ty đã SVTH: Lê Hữu Tiến 39
  52. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa vay nợ từ bên ngoài, dẫn đến khoản nợ phải trả tăng mạnh 5.076.220.608 đồng tương ứng tăng 295,16% so với năm 2015. Tuy nhiên, sang năm 2017 công ty tiến hành nghiệm thu được một số công trình thu ngay tiền mặt, đồng thời thu được các khoản nợ từ khách hàng để trả bớt nợ, cho nên trong năm này nợ phải trả giảm 2.309.512.701 đồng tương ứng giảm 33,98%. Còn nhân tố vốn chủ sở hữu biến động không đáng kể do chính sách của Công ty là dùng lợi nhuận để tái đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng sản phẩm. Điều này rất tốt cho Công ty trong thị trường xây lắp đầy cơ hội và thách thức như hiện nay. 2.1.5.3. Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hữu Tiến 40
  53. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa Bảng 2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái giai đoạn 2015 – 2017 2016/2015 2017/2016 CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 (+/-) % (+/-) % Doanh thu BH&CCDV 19.336.935.620 16.121.521.694 7.479.013.070 -3.215.413.926 -16,63 -8.642.508.624 -53,61 Các khoản giảm trừ doanh thu 7.415.000 0 0 -7.415.000 -100,00 Doanh thu thuần 19.329.520.620 16.121.521.694 7.479.013.070 -3.207.998.926 -16,60 -8.642.508.624 -53,61 Giá vốn hàng bán 17.102.704.467 14.131.724.285 6.150.141.293 -2.970.980.182 -17,37 -7.981.582.992 -56,48 Lợi nhuận gộp 2.226.816.153 1.989.797.409 1.328.871.777 -237.018.744 -10,64 -660.925.632 -33,22 Doanh thu hoạt động tài chính 3.863.767 1.989.416 791.400 -1.874.351 -48,51 -1.198.016 -60,22 Chi phí tài chính 0 15.869.444 0 15.869.444 -15.869.444 -100,00 Trong đó: Chi phí lãi vay 0 15.869.444 0 15.869.444 -15.869.444 -100,00 Chi phí bán hàng & quản lý 1.582.576.485 1.433.519.548 1.185.716.102 -149.056.937 -9,42 -247.803.446 -17,29 Lợi nhuận thuần 648.103.435 542.397.833 143.947.075 -105.705.602 -16,31 -398.450.758 -73,46 Thu nhập khác 0 172.727.272 0 172.727.272 -172.727.272 -100,00 Chi phí khác 0 287.834.371 0 287.834.371 -287.834.371 -100,00 Lợi nhuận khác 0 -115.107.099 0 -115.107.099 115.107.099 -100,00 Lợi nhuận kế toán trước thuế 648.103.435 427.290.734 143.947.075 -220.812.701 -34,07 -283.343.659 -66,31 Chi phí thuế TNDN hiện hành 129.620.687 85.458.147 28.789.415 -44.162.540 -34,07 -56.668.732 -66,31 Lợi nhuận sau thuế TNDN 518.482.748 341.832.587 115.157.660 -176.650.161 -34,07 -226.674.927 -66,31 (Nguồn: Phòng Kế toán) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hữu Tiến 41
  54. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy rằng lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm đều qua các năm. So với năm 2015, lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2016 giảm 176.650.161 đồng tương ứng với mức giảm là 34,07%. Đến năm 2017, lợi nhuận sau thuế tiếp tục giảm mạnh 226.674.927 đồng tức giảm 66,31%, điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty đang giảm sút. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 giảm 3.215.413.926 đồng tương ứng giảm 16,63% so với năm 2015. Năm 2017 giảm mạnh 8.642.508.624 đồng tương ứng giảm 53,61%. Việc doanh thu giảm cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đang rơi vào khó khăn, gặp phải sự cạnh tranh lớn cả về xây dựng lẫn vận tải do càng ngày các thiết bị vận tải cũng như phục vụ xây lắp càng đổi mới, hiệu suất làm việc cao hơn, tiết kiệm được thời gian và nguyên nhiên liệu dẫn đến giảm giá thành, giảm thời gian phục vụ, thu hút khách hàng hơn trong khi Công ty chỉ mới đang bắt đầu quá trình đổi mới thiết bị, công nghệ do tuổi thọ của các thiết bị vận tải cũng như phục vụ công trình khá dài, thanh lý gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên bên cạnh đó có một tín hiệu đáng mừng là chất lượng công trình năm 2016 và 2017 khá cao, bằng chứng là khoản giảm trừ doanh thu do bảo hành công trình năm 2015 là 7.415.000 đồng trong khi năm 2016 và 2017 không có. Cùng với sự biến động của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ thì giá vốn hàng bán cũng có sự biến động lớn qua 3 năm. Năm 2014, giá vốn hàng bán giảm 2.970.980.182 đồng tức giảm 17,37 % so với năm 2015. Năm 2017, giá vốn hàng bán giảm mạnh 7.981.582.992 đồng tức giảm 56,48% so với năm 2016. Nguyên nhân là do trong năm 2016 và 2017 nhận được ít hợp đồng xây lắp và vận tải nên cần ít nguyên nhiên liệu,Trường phụ tùng, nhân công, Đại S ựhọc giảm sút Kinh này một m ặtết cho Huế thấy tình hình kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn tuy nhiên tỷ lệ giảm sút giá vốn lớn hơn tỷ lệ giảm của doanh thu thuần cho thấy Công ty ngày càng quản lý sản xuất tốt hơn giúp giảm giá vốn sản xuất, gia tăng tỷ lệ lợi nhuận gộp so với doanh thu (năm 2015: 11,51%, năm 2016: 12,34%, năm 2017: 17,77%). Đây là một tín hiệu tốt cho thấy Công ty đang đi đúng hướng. SVTH: Lê Hữu Tiến 42
  55. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định là từng công trình, hạng mục công trình. Mỗi đối tượng được kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở Sổ chi tiết cho từng công tình, hạng mục. Để minh họa cho đối tượng tập hợp chi phí tại Công ty, tôi xin lấy công trình“Nhà văn hóa xã Quảng Phú” làm ví dụ minh họa. 2.2.2. Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất 2.2.2.1. Thực trạng công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm giá mua và chi phí mua của những loại nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp trong các quá trình thi công như xi măng, đá, cát, sắt, thép các loại, Trong xây lắp, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn, nguyên vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì phải tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó dựa trên cơ sở chứng từ gốc và số lượng thực tế vật liệu đã sử dụng. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức kế toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu, hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm, để phân bổ cho các đối tượng liên quan. • Chứng từ sử dụng Phiếu yêu cầu vật tư, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn giá trị gia tăng, Hóa đơn bán hàng,Trường Hợp đồng kinh Đại tế, Ủy nhi họcệm chi, P hiKinhếu chi, Giấ ytế đề ngh Huếị tạm ứng, • Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 1541 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang công trình xây dựng - chi tiết cho từng công trình SVTH: Lê Hữu Tiến 43
  56. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa Ở Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái, tài khoản 154 chỉ chi tiết theo từng loại hình sản phẩm, dịch vụ chứ không chi tiết theo từng công dụng kinh tế, vì vậy tất cả các chi phí liên quan đến công trình xây dựng như chi phí NVLTT, NCTT, SXC đều được tập hợp vào tài khoản 1541 - Chi tiết cho từng công trình xây dựng. Ví dụ: 1541- BR6: Chi phí sản xuất dở dang công trình xây dựng Nhà văn hóa xã Quảng Phú 1541- GP1: Chi phí sản xuất dở dang công trình xây dựng Trường tiểu học Quảng Công 1542 -DK3: Chi phí sản xuất dở dang vận tải Trường Sơn 1542 - DK4: Chi phí sản xuất dở dang vận tải Sơn Hải, • Hệ thống sổ sách kế toán Sổ chi tiết tài khoản 1541 chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, Sổ cái tài khoản 1541, Sổ nhật ký chung, • Quy trình luân chuyển chứng từ Do công trình thường ở xa trụ sở Công ty nên mỗi công trình sẽ lập một kho tại công trường để tiện cho việc mua nguyên vật liệu, giảm thiểu chi phí vận chuyển, đáp ứng nhu cầu nhanh chóng cũng như bảo quản nguyên vật liệu cho công trình. Chỉ huy trưởng dựa vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu, dự toán tiêu hao nguyên vật liệu và tình hình thực tế thi công để lập Phiếu yêu cầu vật tư gồm 3 liên trình bộ phận kỹ thuật và Giám đốc ký duyệt. Sau khi ký duyệt, 1 liên chuyển cho Phòng kế toán lưu, đến khi tập hợp đủ các giấy tờ như Phiếu xuất kho, Phiếu chi, Hóa đơn GTGT, tiến hành ghi nhận. 1 liên giao cho Thủ kho của công trình để kiểm tra, đối chiếu khi nhận nguyên vật liệu. LiênTrường còn lại giao cho Đại Thủ kho học chính của Kinh Công ty chuyên tế cungHuế cấp nguyên vật liệu cho các Công trình để xuất kho sử dụng nếu còn tồn kho loại nguyên vật liệu yêu cầu hoặc tiến hành mua các loại nguyên vật liệu đó nếu trong kho không còn hoặc địa điểm mua nguyên vật liệu gần với Công trình thì vẫn tiến hành mua chứ không xuất kho để tiết kiệm chi phí vận chuyển.  Trường hợp còn tồn kho nguyên vật liệu theo yêu cầu của công trình thì Thủ kho SVTH: Lê Hữu Tiến 44
  57. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa tiến hành lập phiếu xuất kho gồm 3 liên trình Giám đốc, Kế toán trưởng ký duyệt. 1 liên lưu tại kho, 1 liên giao cho Phòng kế toán lưu, liên còn lại đi kèm với nguyên vật liệu đó về Công trình, tại kho công trình, Thủ kho chính cùng Thủ kho của công trường, Chỉ huy trưởng công trình tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượng, quy cách các loại nguyên vật liệu sau đó lập Phiếu giao nhận vật tư gồm 3 liên, 1 liên lưu tại kho công trình, 1 liên lưu tại kho chính, liên còn lại dùng để tập hợp các chứng từ theo từng công trình lưu tại kho chính chờ đến cuối tuần hoặc cuối tháng chuyển đến Phòng kế toán để ghi nhận.  Trường hợp mua nguyên vật liệu xuất thẳng cho công trình: Thủ Kho chính của Công ty tiến hành bàn bạc với Kế toán vật tư để tìm ra nhà cung cấp vật tư gần công trình và có giá bán thấp sau đó tiến hành mua nguyên vật liệu theo yêu cầu chuyển đến công trình. Tại kho công trình, Thủ kho chính cùng Thủ kho của công trường, Chỉ huy trưởng công trình tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượng, quy cách các loại nguyên vật liệu sau đó lập Phiếu giao nhận vật tư gồm 3 liên, 1 liên lưu tại kho công trình, 1 liên Thủ kho chính giữ, liên còn lại cùng Hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho, Phiếu chi, được dùng để tập hợp theo từng công trình lưu tại kho chính. Cuối tuần hoặc cuối tháng chuyển lên Phòng kế toán để ghi nhận. Căn cứ vào bộ chứng từ gốc, kế toán nhập liệu vào phần mềm, từ đây phần mềm tự động cập nhật dữ liệu lên các Sổ chi tiết, Sổ cái, Sổ nhật ký chung, • Phương pháp hạch toán Sau đây là ví dụ minh họa về việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công trình “Nhà văn hóa xã Quảng Phú”của Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái. NgàyTrường 02/03/2017, Chỉ huy Đại trưởng cônghọc trình Kinh“Nhà văn hóa tế xã QuHuếảng Phú” lập Phiếu yêu cầu vật tư [Phụ lục 7], yêu cầu cấp một số vật liệu để phục vụ cho công trình gồm: 10 tấn xi măng PC30, 3 tấn thép phi 6, 5 m3 đá hộc 1x2, 6 m3 cát vàng. Ngày 03/03/2017 mua xi măng theo “Phiếu yêu cầu vật tư số 23” chuyển thẳng đến công trình “Nhà văn hóa xã Quảng Phú”. SVTH: Lê Hữu Tiến 45
  58. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.1. Hóa đơn GTGT số 0001570 Mẫu số: 01GTKT3/001 HÓA ĐƠN Ký hiệu: TT/16P GIÁ TRỊ GIA TĂNG Số: 0001570 Liên 2: Giao người mua Ngày 03 tháng 03 năm 2017 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH MTV kinh doanh vật liệu xây dựng Toàn tâm Mã số thuế: 3301520199 Địa chỉ:4/66 Phường Phú Hội, TP Huế. Số tài khoản: Điện thoại: 0543660555 Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH xây dựng Bảo thái Mã số thuế: 3300383214 Địa chỉ: Quảng Phú – QuảngĐiền – TT Huế. Số tài khoản STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=4x5 Xi măng PCB 30 ĐL Tấn 10 1.150.000 11.500.000 Cộng tiền hàng: 11.500.000 Thuế suất GTGT: 10 % , Tiền thuế GTGT: 1.150.000 Tổng cộng tiền thanh toán 12.650.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười hai triệu sáu trăm năm mươi nghìn đồng chẵn Người mua hàng Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ Trường Đại học Kinh tế Huếhọ, tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn) SVTH: Lê Hữu Tiến 46
  59. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa - Ngày 03/03/2017, kế toán căn cứ vào Phiếu yêu cầu vật tư số 23, Hóa đơn GTGT số 0001570, Phiếu giao nhận vật tư số 02 [Phụ lục 8] để nhập liệu vào phần mềm kế toán, máy tính xử lý xong sẽ cập nhật lên Sổ chi tiết, Sổ cái, Sổ nhật ký chung và các loại sổ sách khác. Cụ thể đối với trường hợp mua 10 tấn xi măng PCB30 Đồng Lâm chuyển thẳng ra công trình ghi: Nợ TK 1541-BR6: 11.500.000 đồng Nợ TK 1331: 1.150.000 đồng Có TK 1111: 12.650.000 đồng - Trường hợp còn vật liệu trong kho của doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của công trường thì tiến hành xuất vật tư chuyển về công trình theo yêu cầu. Ngày 26/03/2017 xuất kho đá 1x2 theo “Phiếu yêu cầu vật tư số 28”. Dựa vào Phiếu xuất kho [Phụ lục 9] và Phiếu giao nhận vật tư số 08 kế toán nhập liệu vào phần mềm, phần mềm sẽ tự động cập nhật lên các Sổ chi tiết, Sổ cái, Sổ nhật ký chung, Lúc này sẽ định khoản: Nợ TK 1541-BR6: 2.545.455 đồng Có TK 1562: 2.545.455 đồng Sau đây là Sổ nhật ký chung và Sổ chi tiết công trình “Nhà văn hóa xã Quảng Phú”: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hữu Tiến 47
  60. GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.2. Sổ nhật ký chung CÔNG TY TNHH XD BẢO THÁI SỔ NHẬT KÝ CHUNG Quảng Phú - Quảng Điền - TT Huế Tháng 03/2017 MST: 3300383214 Ngµy Sè Ngµy DiÔn gi¶i TK Sè tiÒn Nî Sè tiÒn Cã GSæ CTõ CTõ 03/03 PC03 03/03 Thanh to¸n tiÒn mua xi m¨ng 154 11.500.000 03/03 PC03 03/03 133 1.150.000 03/03 PC03 03/03 111 12.650.000 26/03 PX03 26/03 Xut kho da 1x2 sd cong trinh NVH xa Quang Phu 154 2.545.455 26/03 PX03 26/03 156 2.545.455 Cộng phát sinh tháng 03/2017 2.248.632.385 2.248.632.385 Lũy kế phát sinh từ đầu năm 12.479.058.374 12.479.058.374 Ngày 31 tháng 03 năm 2017 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Biểu 2.3. Sổ chi tiết tài khoản 1541 - BR6: Công trình nhà văn hóa xã Quảng Phú CÔNG TY TNHH XD BẢO THÁI SỔ CHI TIẾT Quảng Phú - Quảng Điền - TT Huế Tµi kho¶n 1541-BR6: Nhµ v¨n ho¸ x· Qu¶ng Phó MST: 3300383214 Ngµy Ngµy Tk Sè CTõ DiÔn gi¶i PS Nî PS Cã D Nî GSæ CTõ ®.ø 03/03 PC03 Trường03/03 Thanh to¸n ĐạitiÒn mua xi m¨nghọc Kinh1111 11.500.000 tế Huế 39.999.999 Xut kho da 1x2 sd cong trinh NVH 26/03 PX03 26/03 1562 2.545.455 68.321.525 xa Quang Phu 31/12 632/154 31/12 KÕt chuyÓn TK 154 - TK632 63231 12.945.000 23.799.999 31/12 632/154 31/12 KÕt chuyÓn TK 154 - TK632 63231 23.799.999 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người ghi sổ Kế toán trưởng SVTH: Lê Hữu Tiến 48