Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải Tiến

pdf 92 trang thiennha21 7530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải Tiến

  1. ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI TIẾN DƯƠNG VIẾT ĐẠT Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa : 2015 - 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI TIẾN Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn DƯƠNG VIẾT ĐẠT TS. NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN Lớp: K49B Kế toán Niên khóa: 2015 – 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, năm 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Đình Chiến, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình để giúp em thực hiện bài Khóa luận tốt nghiệp này. Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại Học Kinh tế Huê đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải Tiến đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại công ty. Mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng do những hạn chế nhất định về mặt thời gian và kiến thức thực tế nên bài làm vẫn còn những thiếu sót nhất định. Kính mong thầy cô có những góp ý để bài làm càng hoàn thiện hơn. Trân trọng. Huế, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Dương Viết Đạt Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Lý do chọn đề tài 1 I.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 I.3. Đối tượng nghiên cứu 2 I.4. Phạm vi nghiên cứu 2 I.5. Phương pháp nghiên cứu 2 I.6. Cấu trúc đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4 1.1. Một số vấn đề cơ bản về kế toán chi phí và tính giá thành 4 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 4 1.1.3. Khái niệm giá thành sản phẩm 7 1.1.4. Phân loại giá thành sản phẩm 7 1.1.5. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8 1.1.6. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 9 1.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất 9 1.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất 9 1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí 10 1.3. Đánh giá sản phẩm dở dang 16 1.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu trực tiếp 17 1.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 17 Trường1.3.3. Đánh giá sả nĐại phẩm dở dang học theo chi phí Kinhsản xuất định m ứctế Huế18 1.4. Nội dung công tác tính giá thành sản phẩm 19 1.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 19 Đại học kinh tế Huế i SVTH: Dương Viết Đạt
  5. Khóa luận tốt nghiệp 1.4.2. Các phương pháp tính giá thành 20 1.4.3. Quy trình hạch toán giá thành sản phẩm 26 1.5. Hình thức sổ sách sử dụng 26 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI TIẾN 27 2.1. Khái quát chung về công ty 27 2.1.1. Lịch sử thành lập công ty 27 2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty 28 2.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty 28 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty 29 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán công ty 30 2.1.6. Phân tích tình hình tài chính và kinh doanh công ty 34 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải Tiến 41 2.2.1. Đặc điểm về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 41 2.2.2. Nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 42 CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI TIẾN 66 3.1. Nhận xét 66 3.1.1. Ưu điểm 66 Trường3.1.2. Nhược điểm Đại học Kinh tế Huế 67 3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 68 PHẦN III. KẾT LUẬN 71 Đại học kinh tế Huế ii SVTH: Dương Viết Đạt
  6. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế iii SVTH: Dương Viết Đạt
  7. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân tích tình hình lao động giai đoạn 2016-2018 34 Bảng 2.2. Tình hình tài sản công ty giai đoạn 2016-2018 36 Bảng 2.3. Biến động nguồn vốn giai đoạn 2016-2018 37 Bảng 2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty gia đoạn (2016-2018) 39 Bảng 2.5. Bảng nguyên vật liệu 41 Bảng 2.6. Bảng tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm tháng 12/2018 63 Trường Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế iv SVTH: Dương Viết Đạt
  8. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BIỂU MẪU Biểu 2.1. Phiếu xuất kho nguyên vật liệu 44 Biểu 2.2. Sổ cái TK 154 tháng 12/2018 45 Biểu 2.3. Bảng chấm công tổ sóng, định hình tháng 12/2018 49 Biểu 2.4. Bảng tính lương công nhân tổ sóng, định hình tháng 12/2018 50 Biểu 2.5. Phiếu chi lương và tiền ăn ca công nhân tháng 12/2018 51 Biểu 2.6. Sổ cái TK154 tháng 12/2018 52 Biểu 2.7. Phiếu xuất kho NVL phụ, công cụ dụng cụ 54 Biểu 2.8. Phiếu chi lương và tiền ăn ca nhân viên nhà máy tháng 12/2018 56 Biểu 2.9. Phiếu chi mua dầu chạy xe nâng giấy 58 Biểu 2.10. Hóa đơn GTGT hợp đồng bảo dưỡng hệ thống điện nhà máy 59 Biểu 2.11. Sổ cái TK154 tháng 12/2018 60 Biểu 2.12. Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành tháng 12/2018 62 Trường Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế v SVTH: Dương Viết Đạt
  9. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp 12 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT 14 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 16 Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán tính giá thành sản phẩm theo phương pháp KKTX 26 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hải Tiến 29 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty TNHH TM và DV Hải Tiến 31 Sơ đồ 2.3. Phần mềm kế toán trên máy tính 33 Trường Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế vi SVTH: Dương Viết Đạt
  10. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp CCDC : Công cụ dụng cụ CP : Chi phí CPSX : Chi phí sản xuất DV : Dịch vụ ĐĐH : Đơn đặt hàng GTGT : Giá trị gia tăng KPCĐ : Kinh phí công đoàn KKTX : Kê khai thường xuyên NCTT : Nhân công trực tiếp NVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp NVL : Nguyên vật liệu SXC : Sản xuất chung TCKT : Tài chính kế toán TM : Thương mại TSCĐ : Tài sản cố định VPP : Văn phòng phẩm Trường Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế vii SVTH: Dương Viết Đạt
  11. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, bất cứ quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải hòa mình vào dòng chảy khốc liệt đó. Cùng với đó là sự cạnh tranh càng lớn và khốc liệt giữa các công ty để khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường. Để làm được điều đó, bên cạnh việc cập nhật thông tin và nắm bắt các cơ hội kinh doanh thì các doanh nghiệp phải không ngừng xây dựng và khẳng định thương hiệu của bản thân nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và đáp ứng các yêu cầu của thị trường và xã hội. Kinh tế ngày càng phát triển, lượng sản phẩm sản xuất ngày càng nhiều dẫn tới nhu cầu càng cao về các sản phẩm đóng gói như thùng carton. Theo dòng chảy đó, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường và để củng cố, nâng cao vị thế của mình thì các doanh nghiệp phải không ngừng phát triển, nâng cao về quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm. Trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay, chi phí sản xuất và và giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất. Muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành hợp lí. Do vậy, công tác quản lí các loại chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị và thực hiện tốt công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là những vấn đề cực kì quan trọng để giúp tối ưu chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuân. Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm còn hỗ trợ tốt cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Giúp đưa ra các số liệu để nhà quản trị ra những quyết định đúng đắn và đem lại lợi ích tối đa. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong thời gian thực tập, cùng với đó là mong muốn vận dụng các kiến thức đã học và hiểu rõ hơn về kế toán chi phí Trườngvà tính giá thành sản phĐạiẩm trong thhọcực tế, nên emKinhquyết định thự ctế hiện đềHuếtài “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI TIẾN”. Đại học kinh tế Huế 1 SVTH: Dương Viết Đạt
  12. Khóa luận tốt nghiệp I.2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục đích của đề tài này nhằm: - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty. - Phân tích, đánh giá tổng hợp về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. - Tổng hợp, so sánh các kiến thức học được trên giảng đường và trong thời gian thực tập để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. I.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thùng carton tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải Tiến I.4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải Tiến - Phạm vi thời gian: Báo cáo tài chính năm 2017 và 2018. Số liệu minh họa từ 1/12/2018 đến 31/12/2018. - Phạm vi nội dung đề tài: Tìm hiểu về thực trạng kế toán chi phí sản suất và tính giá thành sản phẩm thùng carton tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hải Tiến và đưa ra các giải pháp phù hợp. I.5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Thu thập, chọn lọc và nghiên cứu các thông tin liên quan đến đề tài như: Giáo trình, chuẩn mực kế toán, thông tư hướng dẫn, nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất, đồng thời làm cơ sở để so sánh với thực tế nghiên cứu được. b. Phương pháp thu thập, xử lí số liệu: TrườngThu thập các thông Đại tin liên quanhọc đến đối tưKinhợng nghiên cứu nhtếằm h ệ Huếthống hóa cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất, đồng thời làm cơ sở để so sánh với thực tế nghiên cứu được. c. Phương pháp quan sát: Đại học kinh tế Huế 2 SVTH: Dương Viết Đạt
  13. Khóa luận tốt nghiệp Quan sát cách thức, phương pháp làm việc của kế toán viên. d. Phương pháp tổng hợp, phân tích: Từ các số liệu đã xử lí, các thông tin đã thu thập, chọn lọc được. Tiến hành tổng hợp, phân tích và trình bày kết quả. e. Phương pháp kế toán: - Phương pháp chứng từ kế toán: Dựa vào bằng chứng xác thực để chứng minh cho các giao dịch, nghiệp vụ hoàn thành. - Phương pháp tài khoản kế toán: Kế toán ghi nhận sự phát sinh của chi phí sản xuất vào tài khoản và sổ kế toán tương ứng theo mối quan hệ đối ứng sẵn có của chúng - Phương pháp tính giá: Kế toán sử dụng phương pháp tính giá với nội dung tổng hợp chi phí trực tiếp và phân bổ chi phí gián tiếp cho từng tài sản theo các nguyên tắc nhất định nhằm xác định giá trị thực tế của tổng tài sản, từng quá trình. - Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán: sử dụng phương pháp tổng hợp cân đối để thu thập tổng hợp thông tin về tình hình và sự biến động về từng tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động. I.6. Cấu trúc đề tài Nội dung đề tài gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kế quả nghiên cứu. Phần này gồm: Chương 1. Cơ sở lý luận về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Chương 2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải Tiến Chương 3. Nhận xét về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của và các giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán tại công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hải Tiến TrườngPhần III: Kết luĐạiận và kiến ngh họcị Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 3 SVTH: Dương Viết Đạt
  14. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Một số vấn đề cơ bản về kế toán chi phí và tính giá thành 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí đã đầu tư cho việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). (Võ Văn Nhị, 2007). 1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế - Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. - Chi phí được chi làm 7 yếu tố sau: Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực). Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lượng phải trả cho người lao động. Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả lao động. Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ Trườngcủa tất cả TSCĐ sử dụng Đại cho sản xuất học kinh doanh trongKinh kỳ. tế Huế Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. Đại học kinh tế Huế 4 SVTH: Dương Viết Đạt
  15. Khóa luận tốt nghiệp Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. 1.1.2.2. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế chi phí Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng đội sản xuất, chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau. Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng và đội sản xuất. Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất với mục đích là phục vụ quản lý sản xuất. Chi phí dụng cụ: bao gồm về chi phí công cụ, dụng cụ ở phân xưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất. Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc Trườngcác phân xưởng sản xuất Đại quản lý sử dụng.học Kinh tế Huế Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng và đội sản xuất. Đại học kinh tế Huế 5 SVTH: Dương Viết Đạt
  16. Khóa luận tốt nghiệp Chi phí khác bằng tiền: là các khoản trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý và sản xuất ở phân xưởng sản xuất. - Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng: là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ loại chi phí này có: chi phí quảng cáo, giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung của toàn doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung toàn bộ doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi phí, chi phí tiếp khách, hội nghị. 1.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm, lao vụ sản xuất trong kỳ. Theo cách phân loại này toàn bộ CPSX chia làm 2 loại : Chi phí biến đổi (biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỉ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp Chi phí cố định (định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. Trường1.1.2.4. Phân loại chi phíĐại sản xuất theohọc phương pháp Kinh tập hợp chi phí tếvà mố i quanHuế hệ với đối tượng chịu chi phí: Theo cách phân loại này CPSX chia làm 2 loại : Đại học kinh tế Huế 6 SVTH: Dương Viết Đạt
  17. Khóa luận tốt nghiệp Chi phí trực tiếp :Là những khoản chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định. Kế toán có thể căn cứ vào số liệu của chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ. Kế toán phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp. Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí một cách đúng đắn, hợp lý. 1.1.3. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp đã hoàn thành trong điều kiện công suất bình thường. (Huỳnh Lợi, 2009) 1.1.4. Phân loại giá thành sản phẩm - Căn cứ vào thời điểm tính giá thành: Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và số lượng sản xuất kế hoạch. Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí các định mức chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tinh dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Gía thành thực tế của sản phẩm chỉ có thể tính toán được khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Căn cứ vào chi phí cấu thành: Trường Giá thành sản xuất:Đại Gía th ànhhọc sản xuất củaKinh sản phẩm bao tế gồm cáHuếc chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giao cho khách Đại học kinh tế Huế 7 SVTH: Dương Viết Đạt
  18. Khóa luận tốt nghiệp hàng và là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ở các đoanh nghiệp sản xuất. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán. Gía thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán,xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. 1.1.5. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có bản chất tương tự, đều là hao phí về lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm không phải là một mà có sự khác nhau về lượng, về thời gian và thể hiện qua các điểm sau: Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ nhất định đã phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với khối lượng sản phẩm, dịch vụ, công việc, lao vụ đã sản xuất hoàn thành. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đă phát sinh (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí của kỳ này (chi phí phải trả). Hơn nữa, theo quy định, một số chi phí không được tính vào giá thành mà tính vào chi phí của nghiệp vụ tài chính. Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đă hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Trường ĐạiZ = học Kinh tế Huế Trong đó: đ + − − Z: Giá thành sản phẩm Đại học kinh tế Huế 8 SVTH: Dương Viết Đạt
  19. Khóa luận tốt nghiệp : Chi phí dở dang đầu kì C:đ Chi phí phát sinh trong kì Chi phí dở dang cuối kì GT : Gi m tr chi phí : ả ừ Về mặt công tác kế toàn thì kế toán chi phí sản xuất và kế toán tính giá thành sản phẩm là hai bước kế tiếp nhau. Chỉ khi nào công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong kì hoàn thành thì việc tính giá thành mới được thực hiện. 1.1.6. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: - Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của xí nghiệp. - Tổ chức ghi chép, phản ảnh, tổng hợp chi phí sản xuất theo từng yêu cầu quản lý (như theo từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng, theo yếu tố chi phí, khoản mục giá thành, theo sản phẩm và công việc). - Tham gia vào việc xây dựng chỉ tiêu hạch toán nội bộ và việc giao chỉ tiêu đó cho phân xưởng và các bộ phận có liên quan. - Xác định giá vị sản phẩm dở dang, tính giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành, tổng hợp kết quả qua hạch toán kinh tế của các phân xưởng, tổ sản xuất, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm. - Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận có liên quan, tính toán, phân loại các chi phí nhằm phục vụ việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được nhanh chóng, khoa học. - Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Trường1.2. Nội dung tổ chứ c Đạicông tác kế toánhọc chi phí sảKinhn xuất: tế Huế 1.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất: - Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất phát sinh gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và sản phẩm được sản xuất, Kế toán cần xác định đúng đắn đối tượng Đại học kinh tế Huế 9 SVTH: Dương Viết Đạt
  20. Khóa luận tốt nghiệp tập hợp chi phí sản xuất, để từ đó tổ chức thực hiện công tác tập hợp chi phí sản xuất, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm. - Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. - Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. - Xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán CPSX. Xác định đúng đối tượng tập hợp CPSX thì mới có thể đáp ứng yêu cầu quản lý CPSX, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp CPSX từ khâu ghi chép ban đàu, mở sổ và ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu. - Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX : Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất. Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. Đặc điểm của sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểm thương phẩm ) Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. - Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong các đoanh nghiệp có thể là: Từng loại sản phẩm, dịch vụ, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. Từng phân xưởng, bộ phận, giai đoạn công nghệ sản xuất. Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp. - Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất một cách khoa học hợp lý là cơ sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất ngay từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ Trườngchức tổng hợp số liệu, Đại ghi chép trên học TK, sổ chi tiếtKinh chi phí sản xuất, tế Huế - Các chi phí phát sinh, sau khi đã được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành đã xác định. 1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí: Đại học kinh tế Huế 10 SVTH: Dương Viết Đạt
  21. Khóa luận tốt nghiệp Có 2 phương pháp tập hợp chi phí: - Phương pháp trực tiếp: Áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh chỉ liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí. Kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất thực tế phát sinh kết chuyển toàn bộ cho đối tượng chịu chi phí sản xuất. - Phương pháp gián tiếp: Áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh liên quan đến ít nhất hai đối tượng tập hợp chi phí. Xác định tổng chi phí sản xuất cần phân bổ. Lựa chọn tiêu thức phân bổ và xác định chi phí sản xuất cần phân bổ cho từng đối tượng. Công thức: Trong đó: = × C: Tổng chi phí . T: Tổng tiêu thức phân bổ. Ti: Số đơn vị tiêu thức phân bổ cho đối tượng i. Ci: Chi phí phân bổ cho đối tượng i. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất: Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp, vào mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, vào trình độ công tác quản lý và hạch toán mà trình tự kế toán chi phí ở các doanh nghiệp khác nhau thì không giống nhau. Tuy nhiên, có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất qua các bước sau: Trường- Bước 1: Tập hợpĐạicác chi cơ họcbản có liên quanKinh trực tiếp cho từngtế đối Huế tượng sử dụng. Đại học kinh tế Huế 11 SVTH: Dương Viết Đạt
  22. Khóa luận tốt nghiệp - Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. - Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. - Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. 1.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Tài khoản sử dụng: 154 (NVLTT): Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 154 (NVLTT) - Trị giá NVL xuất dùng cho sản xuất - Trị giá NVL kết chuyển vào giá trong kì. thành sản phẩm hoàn thành trong kì. - Trị giá NVL không dùng hết nhập lại kho. Số dư Nợ: Chi phí SXDD cuối kì - Chứng từ sử dụng: Giấy yêu cầu vật tư. Phiếu xuất kho nguyên vật liệu. Hóa đơn GTGT Phiếu chi, Ủy nhiệm chi - Quy trình hạch toán: 152 154 152 (1) (3) 111,112,331,411, (2) 632 (4) Trường Đại133 học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.1. Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp Đại học kinh tế Huế 12 SVTH: Dương Viết Đạt
  23. Khóa luận tốt nghiệp Trong đó: - (1): Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ. - (2): Mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ không qua kho. - (3): Cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho, kế toán căn cứ phiếu nhập kho. - (4): Chi phí NVLTT không tính vào giá thành sản phẩm. 1.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công: - Tài khoản sử dụng: 154 (Chi phí nhân công trực tiếp). TK 154 (NCTT) - Chi phí nhân công trực tiếp tham - Chi phí NCTT kết chuyển vào giá gia sản xuất thành sản phẩm hoàn thành - Chi phí NCTT vượt mức Số dư Nợ : Chi phí SPDD cuối kì - Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bảng tính lương, Bảng thanh toán tiền công thuê ngoài, Phiếu chi. - Quy trình hạch toán: 334 154 (1) 632 335 (5) (2b) (2a) 338 (3) Trường111, 112, 331 Đại học Kinh tế Huế (4) Đại học kinh tế Huế 13 SVTH: Dương Viết Đạt
  24. Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT Trong đó: - (1): Căn cư bảng phân bổ tiền lương trong kỳ, kế toán phản ánh tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản khác có tính chất lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ - (2a): Thực hiện trích trước lương nghỉ phép cho công nhân - (2b): Tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân - (3): Căn cứ bảng phân bổ tiền lương, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính vào chi phí sản xuất - (4): Chi tiền ăn ca cho công nhân, thanh toán tiền cho lao động thuê ngoài - (5): Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường 1.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung: - Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí liên quan đến quá trình sản xuất trong phạm vi phân xưởng, bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh chi phí liên quan phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bao gồm: chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương. Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng như: vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng quản lý, sử dụng, vật liệu dùng cho nhu cầu văn phòng của phân xưởng, Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất như khuôn mẫu đúc, dụng cụ cầm tay, Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm khấu hao của tấ cả TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất như khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho Trườngcác hoạt động của phân Đại xưởng nh ư họcchi phí sửa chKinhữa TSCĐ, chi phí tế điện nHuếước, điện thoại, Đại học kinh tế Huế 14 SVTH: Dương Viết Đạt
  25. Khóa luận tốt nghiệp Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh chi phí bằng tiền ngoài những khoản chi phí kể như trên: chi phí tiếp khách, hội nghị, - Chi phí sản xuất chung thường được tập hợp sau đó phân bổ cho các đối tượng theo những tiêu thức thích hợp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, số giờ công lao động trực tiếp, * Tài khoản sử dụng: Tài khoản: 154 (Chi phí sản xuất chung) TK 154 (SXC) - Chi phí SXC phát sinh trong kì sản - Chi phí SXC kết chuyển vào giá xuất thành sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc xuất bán trong kì. - Chi phí không được tính vào giá thành sản phẩm Số dư Nợ: Chi phí SXDD cuối kì Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho Phiếu chi (Chi tiền mua hàng, dịch vụ bằng tiền mặt) Ủy nhiệm chi (Chi tiền mua hàng, dịch vụ bằng TGNH) Bảng phân bổ chi phí Bảng khấu hao TSCĐ Bảng chấm công, bảng tính lương Trường Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 15 SVTH: Dương Viết Đạt
  26. Khóa luận tốt nghiệp - Quy trình hạch toán: 334, 338 154 (1) 632 (5) 152, 153, 242 (2) 111, 138, 214 214 (6) (3) 111, 112, 331 (4) 133 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung Trong đó: - (1): Chi phí lương và các khoản trích theo lương bộ phận quản lí phân xưởng - (2): Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và phân bổ chi phí trả trước - (3): Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất - (4): Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác - (5): Các khoản giảm chi phí SXC - (6): Chi phí SXC không được tính vào giá thành phẩm Trường1.3. Đánh giá sản ph ẩmĐại dở dang học Kinh tế Huế Sản phẩm dở dang là các sản phẩm chưa hoàn thành về mặt kĩ thuật, các chi phí chưa kết tinh đầy đủ. Đại học kinh tế Huế 16 SVTH: Dương Viết Đạt
  27. Khóa luận tốt nghiệp Khi tính giá thành thì bắt buộc doanh nghiệp phải đánh giá sản phẩm dở dang. Để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các cách sau: Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính trực tiếp hoặc theo chi phí NVL trực tiếp Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ phù hợp với doanh nghiệp. 1.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu trực tiếp: - Áp dung khi chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản phẩm . - Ưu điểm: Dễ dàng thực hiện, khối lượng công việc ít - Sản phẩm dở dang được tính theo công thức: + Chi phí SXDDC Số lượng SPDDCK Số lượng SPHTĐ + Số lượng SPDDCK = × Trong đó: NVL(ĐK): Chi phí NVL trực tiếp dở dang đầu kì NVL(TK): Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kì 1.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này, SPDD cuối kỳ phải chịu toàn bộ các khoản mục chi phí, theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy khi kiểm kê SPDD cần phải xác định được mức độ hoàn thành của chúng, để qui đổi ra sản phẩm hoàn thành tương đương Trườngmà xác định chi phí dở Đạidang. học Kinh tế Huế Để đơn giản thì khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước) tính cho sản phẩm hoàn thành và SPDD như nhau, còn các Đại học kinh tế Huế 17 SVTH: Dương Viết Đạt
  28. Khóa luận tốt nghiệp khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho SPDD theo mức độ hoàn thành. Việc tính toán chi phí cho SPDD cuối kỳ theo từng khoản mục như sau: DCK = (DĐK + CP) / (QHT + QD) * QD Trong đó: DĐK: Chi phí dở dang đầu kỳ DCK: Chi phí dở dang cuối kỳ CP: Chi phí phát sinh trong kỳ QHT: Tổng sản lượng hoàn thành trong kỳ QD: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Đối với các loại chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất sản phẩm, ví dụ: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, thì chi phí dở dang cuối kỳ được tính theo công thức: DCK = (DĐK + CP) / (QHT + QTĐ) * QTĐ Trong đó: QTĐ: Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương QTĐ = QD * %HT Trong đó: %HT: Mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang - Ưu, nhược điểm của phương pháp: Ưu điểm: Tối đa được tính chính xác trong việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ hoàn thành sản phẩm (%HT) trên dây chuyền khá phức tạp. 1.3.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức: Trường- Phương pháp đánhĐại giá sản phẩmhọc dở dang Kinhcuối kỳ theo chi phítế sản Huếxuất định mức: Được áp dụng đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định. Đại học kinh tế Huế 18 SVTH: Dương Viết Đạt
  29. Khóa luận tốt nghiệp - Căn cứ vào định mức các khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) cho từng thành phẩm, nửa thành phẩm - Căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê cuối kỳ. Kế toán tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức theo công thức sau: 1.4. Nội dung công tác tính giá thành sản phẩm: 1.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: - Đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. - Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc của kế toán, kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp đối với từng loại sản phẩm, lao vụ, tính chất sản xuất, cung cấp và sử dụng sản phẩm để xác định đối tượng tính giá thành thích hợp. - Về mặt tổ chức sản xuất, nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo kiểu đơn chiếc thì từng loại sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành. Trong những doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì mỗi sản phẩm là đối tượng tính giá thành. Còn đối với những doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo khối lượng lớn thì mỗi loại sản phẩm là đối tượng tính giá thành. - Công nghệ sản xuất cũng có ảnh hưởng đến đối tượng tính giá thành. Quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩm đã hoàn Trườngthành ở cuối quy tr ìnhĐạicông ngh ệ. họcNếu sản phẩm Kinh có quy trình công tế ngh ệHuếphức tạp kiểu song song (lắp ráp) thì đối tượng tính giá thành là những sản phẩm đã lắp ráp hoàn chỉnh và có thể là từng bộ phận, từng chi tiết hoặc cụm chi tiết của sản phẩm. Đại học kinh tế Huế 19 SVTH: Dương Viết Đạt
  30. Khóa luận tốt nghiệp - Ngoài ra đặc điểm tiêu thụ và sử dụng sản phẩm cũng có ảnh hưởng đến đối tượng tính giá thành. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là hai khái niện khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này xuất phát từ mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành. Việc tập hợp chi phí sản xuất tạo điều kiện cho việc tập hợp số liệu tính giá thành sản phẩm. Việc xác định phương pháp tính giá thành cũng xuất phát từ quan hệ tính giá thành đối với chi phí sản xuất như thế nào. 1.4.2. Các phương pháp tính giá thành: Phương pháp tính giá thành là một hoặc hệ thống phương pháp phân tích, phân bổ, tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Theo quan điểm truyền thống, doanh nghiệp thường chọn các phương pháp tính giá thành như sau: Phương pháp giản đơn Phương pháp hệ số Phương pháp tỷ lệ Phương pháp tính giá thành theo định mức Phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng 1.4.2.1. Phương pháp giản đơn: Đối tượng kế toán chi phí là từng loại sàn phẩm , dịch vụ . Đối tượng kế toán chi phí trùng với đối tượng hạch toán giá thành. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít , sản xuất với khối lượng lớn và chu kì sản xuất ngắn như các nhà máy điện , nước , các doanh nghiệp khai thác. - Công thức tính giá thành sản phẩm: Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản Chi phí sản xuất Trườngsản xuất = kinhĐại doanh dở học+ xu ấtKinh- kinh doanhtế Huế sản phẩm dang đầu kỳ trong kỳ dở dang cuối kỳ Đại học kinh tế Huế 20 SVTH: Dương Viết Đạt
  31. Khóa luận tốt nghiệp Giá thành sản Tổng giá thành sản xuất sản phẩm phẩm đơn vị = Số lượng sản phẩm hoàn thành sản phẩm 1.4.2.2. Phương pháp hệ số: Áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn.Sản phẩm có hệ số 1 được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp là phân xưởng hay quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành. Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Công thức tính giá thành sản phẩm: Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản Chi phí sản xuất sản xuất = kinh doanh dở + xuất - kinh doanh sản phẩm dang đầu kỳ trong kỳ dở dang cuối kỳ B1: Xác định hệ số quy đổi cho từng sản phẩm: Giá thành định mức sản phẩm i Hệ số quy đổi sản phẩm = Giá thành định mức nhỏ nhất của 1 loại sp trong nhóm B2: Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy định: Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại x Hệ số quy đổi từng loại B3: Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn: Giá thành đơn vị sản phẩm Tổng giá thành sản xuất tất cả các loại sp Trường Đại= học Kinh tế Huế tiêu chuẩn Tổng số sản phẩm chuẩn B4: Xác định giá thành của từng loại sản phẩm: Giá thành thực tế đơn vị sản = Hệ số quy đổi sản x Giá thành đơn vị sản Đại học kinh tế Huế 21 SVTH: Dương Viết Đạt
  32. Khóa luận tốt nghiệp phẩm i phẩm phẩm tiêu chuẩn 1.4.2.3. Phương pháp tỷ lệ: Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng) v.v để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm cùng loại, đối tượng tập hợp giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm. - Công thức tính giá thành sản phẩm: Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản Chi phí sản xuất sản xuất = kinh doanh dở + xuất - kinh doanh sản phẩm dang đầu kỳ trong kỳ dở dang cuối kỳ B1: Xác định giá thành đinh mức của sản phẩm hoàn thành theo từng khoản mục chi phí: Tổng giá thành sản phẩm Số lượng sản phẩm Chi phí định mức cho một = x định mức hoàn thành SPHT B2: Xác định tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục chi phí: Tổng giá thành thực tế Tỷ lệ tính giá thành = Tổng giá thành định mức B3: Xác định giá thành đơn vị từng loại sản phẩm: Giá thành đơn vị của sản Chi phí định mức cho = Tỷ lệ tính giá thành x Trườngphẩm i Đại học Kinh mộttế SPHT Huế B4: Xác định giá thành của từng loại sản phẩm: Tổng giá thành sản phẩm i = Số lượng sản phẩm i x Giá thành đơn vị sản Đại học kinh tế Huế 22 SVTH: Dương Viết Đạt
  33. Khóa luận tốt nghiệp hoàn thành phẩm i 1.4.2.4. Phương pháp tính giá thành theo định mức: Nội dung bao gồm các ý chính sau: Căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm. Tổ chức hạch toán riêng số chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch ngoài định mức. Luôn tập hợp và thường xuyên phân tích những khoản chênh lệch đó để đề ra các biện pháp xử lý. Khi có thay đổi định mức cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức của số sản phẩm đang sản xuất dở dang (nếu có). Áp dụng công thức tính toán sau: Giá thành Giá thành định Chênh lệch do Chênh lệch thực tế của = mức của sản +/- +/- thay đổi định mức định mức sản phẩm phẩm a. Giá thành định mức sản phẩm: Dựa trên các tính toán đã được duyệt, bao gồm chi phí NVL trực tiếp (TT200 – 621, TT133 -154(NVLTT)), chi phí NCTT (622, 154(NCTT)), chi phí sản xuất chung (627, 154(SXC)). b. Việc thay đổi định mức: Việc thay đổi định mức thường được áp dụng từ đầu tháng, do đó chi phí sản xuất trong tháng phải được tổ chức hạch toán dựa trên cơ sở giá thành định mức mới nhưng nếu đầu tháng không có sản phẩm dở dang thì những sản phẩm dở dang này được tính toán theo giá thành định mức cũ, kế toán cần phải tính lại sản phẩm dở dang đầu tháng theo giá thành định mức mới và tách riêng số chênh lệch do thay đổi định mức của số sản phẩm này, để khi tính giá thành thực tế phải cộng (hoặc trừ) số chênh Trườnglệch này đảm bảo cho giĐạiá thành thự c họctế phản ánh đưKinhợc trung thực, h ợtếp lý. Huế c. Chênh lệch định mức: Ý nghĩa: Là chênh lệch giữa chi phí sản xuất thực tế phát sinh so với chi phí sản xuất định mức. Đại học kinh tế Huế 23 SVTH: Dương Viết Đạt
  34. Khóa luận tốt nghiệp Các trường hợp do chênh lệch định mức: chênh lệch do kết quả của việc cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư hoặc chênh lệch vượt chi, biểu hiện của việc lãng phí lao động, vật tư và tiền vốn v v dẫn đến tăng giá thành sản phẩm. Do tính chất khoản mục chi phí khác nhau, đặc điểm phát sinh và sử dụng chi phí cũng khác nhau, nên việc tổ chức và tập hợp chi phí chênh lệch định mức của từng khoản mục cũng được sử dụng bằng các phương pháp khác nhau. => Đối với chi phí NVL trực tiếp nên áp dụng phương pháp kiểm kê, chứng từ báo động, cắt vật liệu. Việc chênh lệch tiết kiệm NVL trực tiếp có thể căn cứ vào phiếu báo vật liệu còn lại, phiếu nhập vật liệu thừa trong sản xuất để tạp hợp. => Đối với chi phí NCTT, công thức tính chênh lệch được thực hiện như sau: Chênh lệch định Chi phí Sản lượng Chi phí nhân mức chi phí = nhân công - thực tế trong x công định mức nhân công thực tế tháng Chi phí SXC, chênh lệch định mức được tính như sau: Chênh lệch định Chi phí Sản lượng mức chi phí Chi phí SXC = SXC thực tế - thực tế trong x SXC từng đối định mức đã phân bổ tháng tượng => Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức, kế toán cần tổ chức tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng kế toán chi phí, mỗi khoản mục chi phí đều phải tập hợp riêng chi phí phù hợp với định mức và chi phí chênh lệch định mức trong kỳ. Trường hợp nếu lớn có thể tính phân bổ cho thành phẩm và sản phẩm dở dang cùng gánh chịu theo tỷ lệ với các chi phí định mức, nếu chi phí chênh lệch định mức trong kỳ nhỏ có thể tính cho cả thành phẩm trong kỳ Trườngchịu, không phân bổ ch Đạio sản phẩm dởhọcdang. Kinh tế Huế 1.4.2.5. Phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng: Điều kiện áp dụng: hương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng áp dụng trong điều kiện DN sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng. Đặc điểm phương Đại học kinh tế Huế 24 SVTH: Dương Viết Đạt
  35. Khóa luận tốt nghiệp pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng là tính giá theo từng đơn đặt hàng, nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn hàng. + Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Là từng đơn đặt hàng. + Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Là từng sản phẩm hoặc từng loạt hàng đã sản xuất hoàn thành theo đơn đặt hàng của khách hàng. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành. Phương pháp thực hiện: Nếu DN áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng thì Kế toán CPSX phải mở bảng kê để tập hợp CPSX theo từng sản phẩm, từng loạt hàng theo từng đơn đặt hàng. - Đối với chi phí trực tiếp: Chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc. - Đối với chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng bộ phận, từng phân xưởng. Cuối tháng phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp. Các tiêu chuẩn phân bổ như: giờ công sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp - Phương pháp tính giá thành. Tuỳ theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn đặt hàng để áp dụng phương pháp tính giá thích hợp. Có các phương pháp tính giá như: phương pháp trực tiếp; phương pháp phân bước; phương pháp tỉ lệ; phương pháp hệ số và phương pháp liên hợp. Trường Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 25 SVTH: Dương Viết Đạt
  36. Khóa luận tốt nghiệp 1.4.3. Quy trình hạch toán giá thành sản phẩm: 1.4.3.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên: - Quy trình hạch toán: 154 632 (1) 155 (2) 157 (3) Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán tính giá thành sản phẩm theo phương pháp KKTX Trong đó: (1): Bán sản phẩm hoàn thành không qua kho (2): Nhập kho sản phẩm hoàn thành (3): Gửi bán thành phẩm 1.5. Hình thức sổ sách sử dụng: - Hình thức kế toán Nhật ký chung - Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán trên máy vi tính - Hình thức kế toan Nhật Ký - Chứng từ Trường Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 26 SVTH: Dương Viết Đạt
  37. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI TIẾN 2.1. Khái quát chung về công ty: 2.1.1. Lịch sử thành lập công ty: - Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Hải Tiến là công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo Luật doanh nghiệp của Việt Nam theo Giấy Chứng nhận đăng ký Kinh doanh số 3301491759 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp vào ngày 10 tháng 8 năm 2012. - Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch. - Năm 2012, tại thời gian đầu thành lập, công ty hoạt động sản xuất kinh doanh với vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng, số lượng nhân viên là 18 người, quy mô hoạt động đang còn nhỏ và có một nhà máy sản xuất hơn 700m2. Công ty chuyên sản xuất các loại bao bì bằng chất liệu carton và kinh doanh văn phòng phẩm. Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Và có trụ sở giao dịch đặt tại 42 Đoàn Thị Điểm, Phường Thuận Thành, Thành phố Huế Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Năm 2014 tức sau hơn 2 năm hoạt động, công ty đã có những bước phát triển nhất định cụ thể như tổng tài sản đạt được là 6 tỷ đồng. Và công ty cũng được biết đến nhiều hơn trên thị trường Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến cuối năm 2014 giám đốc công ty quyết định mở rộng nhà máy sản xuất lên hơn 1000m2. Và cũng chính tại mốc thời gian này công ty đã thay đổi lại giấy phép kinh doanh và không còn kinh doanh lĩnh vực văn phòng phẩm nữa. - Năm 2018 là cột mốc sau 6 năm hoạt động và phát triển thì Công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc chuyên dụng cũng như trang thiệt bị, vận tải nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ của công ty. Tải sản cố định có giá trị lên đến hơn 6 tỷ đồng. Trường- Số lao động tạ i thĐạiời điểm hiệ nhọc tại (tháng 4/2019 Kinh) là 40 người. tế Huế - Trụ sở giao dịch tại: 73 Dạ Lê, Phường Thủy Phương, Thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. - Mã số thuế: 3301491759 Đại học kinh tế Huế 27 SVTH: Dương Viết Đạt
  38. Khóa luận tốt nghiệp - Số điện thoại liên hệ: 0234 3965 530 - Email: haitiencompany.tpt@gmail.com 2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty - Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Hải Tiến hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chuyên sản xuất và cung cấp bao bì carton trên toàn quốc đặc biệt là tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. - Công ty sản xuất ra các sản phẩm với số lượng, kiểu dáng, chất lượng theo đơn đặt hàng của khách hàng. Được sản xuất bằng công nghệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. 2.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty  Chức năng - Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Hải Tiến chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng là bao bì, thùng, hộp bằng nguyên liệu carton. Các sản phẩm này phục vụ phần lớn cho các khách hàng là công ty có nhu cầu đóng gói sản phẩm đi tiêu thụ hoặc là xuất khẩu. - Công ty sản xuất theo mẫu thiết kế của khách hàng và ngoài ra cũng có hỗ trợ dịch vụ thiết kế tư vấn cho khách hàng về mẫu mã của thùng hay hộp carton phù hợp nhất với mục đích sử dụng như ứng dụng trong các ngành đóng gói hàng thực phẩm, may mặc, gốm sứ, điện tử, đảm bảo chất lượng tốt trong nhiều điều kiện thời tiết. - Để thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, cũng như cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực, công ty đã không ngừng đầu tư vào máy móc, trang thiết bị, công nghệ sản xuất cũng như đào tạo tay nghề cho nhân công.  Nhiệm vụ - Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải Tiến nói riêng thì hoạt động sản xuất kinh doanh là đem lại lợi ích kinh tế cao nhất mà vẫn không giảm chất lượng sản phâm. Vì vậy, công ty luôn Trườngtìm cách để nhập đư ợĐạic nguồn nguyên học liệu đầu vàoKinh đảm bảo chất lưtếợng mà Huế tiết kiệm chi phí nhất có thể cũng như gia tăng về mẫu mã sản phẩm để tăng năng suất, tối đa hóa lợi nhuận. Đại học kinh tế Huế 28 SVTH: Dương Viết Đạt
  39. Khóa luận tốt nghiệp - Tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động, tăng trưởng và mở rộng quy mô sản xuất. Chất liệu sản phẩm thân thiện với môi trường. - Khai thác tối đa thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế, phục vụ đa dạng mọi nhu cầu của khách hàng, không phân biệt giá trị hàng hóa lớn hay nhỏ. - Thực hiện đầy đủ cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm. - Thực hiện đẩy đủ nghĩa vụ đối với địa phương nơi mà công ty hoạt động và nhà nước. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty:  Sơ đồ bộ máy của công ty Giám đốc Phòng Tài chính – Phòng Kế hoạch – Phòng Kinh doanh Kế toán Kỹ thuật Phân xưởng sản xuất Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hải Tiến Trường Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 29 SVTH: Dương Viết Đạt
  40. Khóa luận tốt nghiệp  Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận - Giám đốc: đóng vai trò là người trực tiếp quyết định các chủ trương, chính sách của công ty, mục tiêu chiến lược định hướng phát triển chung cho công ty. Điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty. Cũng là người ký quyết định liên quan đến nhân sự của công ty. Giám sát, đốc thúc hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và trực tiếp ký các hợp đồng kinh doanh. - Phòng kế hoạch – kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kỹ thuật sản xuất sản phẩm. Giúp giám đốc thực hiện công việc quản lý điều hành kế hoạch và kỹ thuật sản xuất và kinh doanh các loại bao bì bằng carton. Thực hiện thiết kế mẫu mã, kiểu dáng, kích cở cho các loại bao bì carton theo yêu cầu của khách hàng. Tiếp nhận các tài liệu kỹ thuật hay mẫu mã từ khách hàng. Tư vấn cho khách hàng về mẫu mã của sản phẩm và trực tiếp điều hành xưởng sản xuất về công nghệ, máy móc và con người. - Phòng tài chính – kế toán: Phụ trách việc xây dựng hệ thống kế toán của công ty. Luôn cập nhật và nắm bắt các luật thuế, chính sách thuế mới ban hành nhằm đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật. Thay mặt công ty thực hiện các nghĩa vụ về Thuế với nhà nước. Phản ánh đầy đủ các khoản chi phí đầu vào, đầu ra trong quá trình kinh doanh sản xuất của công ty. Cung cấp báo cáo về tình hình tài chính của công ty cho lãnh đạo khi có yêu cầu. Nắm bắt tình hình tài chính và có tham mưu kịp thời cho ban lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định. Giải quyết các chế độ tiền lương, thưởng, Quản lý doanh thu, lượng hàng, công nợ, hàng tồn kho, tài sản cố định Kiểm tra giá mua, giá bán của các vật tư và sản phẩm và thực hiện công tác thanh toán các hợp đồng. - Phòng kinh doanh: Đóng vai trò tiếp nhận và xử lý đơn hàng của khách hàng, lên kế hoạch kinh doanh cho công ty như mua vật tư, bán sản phẩm. Nghiên cứu về thị trường và các đối thủ cạnh tranh trong địa bàn. Xây dựng chiến lược phát triển về Trườngthương hiệu của sản phẩm.ĐạiTìm ki ếmhọc nguồn nguy Kinhên liệu giấy phục tế vụ cho Huế sản xuất. Tìm kiếm khách hàng cho công ty. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng cho công ty. 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán công ty: Đại học kinh tế Huế 30 SVTH: Dương Viết Đạt
  41. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.5.1. Bộ máy kế toán công ty: Kế toán trưởng Kế toán viên đảm nhiệm Kế toán viên đảm nhiệm Kế toán nhiều phần hành nhiều phần hành TM - Thủ Quỹ Kế Kế toán Kế Kế toán Kế toán Kế toán toán chi phí và toán doanh thanh toán- thuế kho tính giá lương thu ngân hàng Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty TNHH TM và DV Hải Tiến Chức năng của từng vị trí: - Kế toán trưởng: Là người thực hiện công tác kiểm tra, xét duyệt các chứng từ của công ty. Kế toán trưởng có trách nhiệm quản lý chung, trông coi (kiểm soát) mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán trong công ty. Bên cạnh đó, thực hiện tổ chức công tác quản lý và điều hành Phòng TCKT, thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc Phòng TCKT. - Kế toán kho: Làm nhiệm vụ theo dõi, lập chứng từ nhập xuất kho, chi phí mua hàng, chứng từ bán hàng. Quản lí, theo dõi tình hình nhập xuất hàng hóa, vật tư tồn kho. Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn hàng tháng, hàng quý. - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Thực hiện công tác tập hợp chi phí Trườngsản xuất và tính giá thành Đại sản phẩm hhọcằng kì. Kinh tế Huế - Kế toán lương: Tiến hành chấm công nhân viên, lập bảng lương, tiền ăn ca và hạch toán lương cuối tháng. Đại học kinh tế Huế 31 SVTH: Dương Viết Đạt
  42. Khóa luận tốt nghiệp - Kế toán bán hàng - doanh thu: Thực hiện hạch toán các bút toán về doanh thu vào phần mềm kế toán. Theo dõi và hạch toán công nợ của công ty. Kiểm soát hóa đơn GTGT đầu ra và kiểm tra dữ liệu kê khai thuế đầu ra. - Kế toán thanh toán - ngân hàng : Hạch toán các nghiệp vụ liên quan thanh toán và TGNH. Cuối tháng lấy sổ phụ từ ngân hàng phục vụ việc theo dõi TGNH và hạch toán. - Kế toán thuế: Thực hiện công tác khai thuế GTGT hàng quý. Khai và quyết toán thuế TNDN và TNCN cuối năm. - Kế toán tiền mặt – thủ quỹ: Thực hiện theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt; đảm bảo thực hiện việc thu chi tiền mặt đúng chế độ kế toán hiện hành và quy chế quản lý tài chính của công ty. 2.1.5.2. Tổ chức công tác kế toán:  Chế độ chính sách kế toán áp dụng - Kỳ kế toán năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng. - Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài Chính. - Hình thức kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ. - Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền - Nguyên tắc kế toán nợ phải thu - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền cuối kỳ. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Nguyên tắc ghi nhận các phương pháp khấu hao TSCĐ: Đường thẳng. Trường- Nguyên tắc kế toán nĐạiợ phải trả học Kinh tế Huế - Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay. - Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu - Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu. Đại học kinh tế Huế 32 SVTH: Dương Viết Đạt
  43. Khóa luận tốt nghiệp Doanh thu được ghi nhận khi công ty có khả năng nhận được các lợi ích kinh tế có thể xác định được một cách chắc chắn. Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi các rủi ro trọng yếu và các quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển sang người mua, thường là trùng với thời điểm chuyển giao hàng hóa. - Công ty sử dụng kết hợp phần mềm kế toán MISA và Excel trong công tác kế toán. CHỨNG TỪ KẾ SỔ KẾ TOÁN - S cái TOÁN MISA ổ - Sổ tổng hợp chi tiết BẢNG TỔNG BÁO CÁO TÀI HỢP CHÍNH : Nhập liệu hàng ngày, hằng tháng, năm : Xuất sổ, báo cáo tài chính hằng kì : Tra cứu, đối chiếu Sơ đồ 2.3. Phần mềm kế toán trên máy tính Trường Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 33 SVTH: Dương Viết Đạt
  44. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.6. Phân tích tình hình tài chính và kinh doanh công ty 2.1.6.1. Phân tích tình hình lao động Bảng 2.1. Phân tích tình hình lao động giai đoạn 2016-2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu SL % SL % SL % SL % SL % Tổng số 24 100 35 100 40 100 11 45,83 5 14,29 1. Phân loại theo tính chất sản xuất Trực tiếp 18 75,00 26 74,29 30 75,00 8 44,44 4 15,38 Gián tiếp 6 25,00 9 25,71 10 25,00 3 50,00 1 11,11 2. Phân loại theo trình độ Đại học 4 16,67 7 19,23 10 16,67 3 75,00 3 42,86 Trung cấp nghề 20 83,33 21 80,77 30 83,33 1 5,00 9 42,86 3. Phân loại theo giới tính Nam 20 83,33 26 74,29 28 70 6 30 2 7,69 Nữ 4 16,67 9 25,71 12 30 5 125 3 33,33 Lao động là nguồn lực chính để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nhìn vào quy mô lực lượng lao động sẽ phần nào đánh giá được quy mô, năng lực sản xuất của công ty, bên cạnh đó cơ cấu lao động còn phản ánh đặc điểm công nghệ của công ty. Nhìn vào bảng, ta thấy được công ty có số lượng lao động vừa phải, bởi vì công ty có quy mô không lớn. Lượng lao động tăng qua các năm khá nhiều. Năm 2017 tăng thêm 11 người, đến năm 2018 thì tăng thêm người (tăng 14,29%). Để đánh giá rõ tình hình lao động, chúng ta phân loại: Phân loại theo tính chất sản xuất: Bởi vì là công ty sản xuất thùng giấy nên lượng lao động trực tiếp sẽ chiếm đa số. Trong giai đoạn trên thì lao động trực tiếp luôn giữ tỷ trọng trên 75%. Khi quy mô sản xuất tăng thì lượng lao động trực tiếp cũng tăng mạnh (tăng 44,44%) trong năm 2017 để đảm bảo quá trình sản xuất. Đây là tỷ lệ lao động hợp lí với công ty. Phân loại theo trình độ: Là công ty có quy mô khá, các vị trí quản lí trong công Trườngty đều phải có trình đ ộĐạiĐại học trở lênhọc để đảm b ảKinho về kiến thức và tếkỹ năng. Huế Còn với công nhân sản xuất có trình độ trung cấp nghề để đảm bảo việc có kỹ năng sử dụng máy móc sản xuất. Và lượng công nhân sản xuất cũng chiếm đa số (>75%). Đại học kinh tế Huế 34 SVTH: Dương Viết Đạt
  45. Khóa luận tốt nghiệp Phân lọai theo giới tính: Là công ty sản xuất thì công ty sẽ có hầu hết lao động là nam giới. Nhìn vào bảng ta thấy được tỷ trọng lao động nam luôn chiếm hầu hết. Nhưng đến năm 2018 thì lượng lao động nữ tăng đáng kế, chiếm 30% lao động. Chủ yếu làm ở bộ phận in và kế toán. Dù vậy, đây vẫn là một cơ cấu khá hợp lí với công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 35 SVTH: Dương Viết Đạt
  46. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.6.2. Phân tích tình hình tài chính Bảng 2.2. Tình hình tài sản công ty giai đoạn 2016-2018 TÀI SẢN 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % I. Tiền và các khoản tương 1.025.412.796 650.329.402 755.140.772 (375.083.394) -36.58 104.811.370 16,12 đương tiền III. Các khoản phải thu 3.279.292.927 4.353.331.236 4.200.980.483 1.074.038.309 32,75 (152.350.753) -3,50 1. Phải thu của khách hàng 3.279.042.927 4.353.331.236 4.200.980.483 1.074.288.309 32,76 (152.350.753) -3,50 4. Phải thu khác 250.000 (250.000) -100,00 0 0,00 IV. Hàng tồn kho 846.890.250 471.159.340 1.005.734.302 (375.730.910) -44,37 534.574.962 113,46 1. Hàng tồn kho 846.890.250 471.159.340 1.005.734.302 (375.730.910) -44,37 534.574.962 113,46 V. Tài sản cố định 4.307.395.909 3.745.511.444 2.901.976.220 (561.884.465) -13,04 (843.535.224) -22,52 - Nguyên giá 6.101.056.712 6.359.811.257 6.359.811.257 258.754.545 4,24 0 0,00 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) (1.793.660.803) (2.614.299.813) (3.457.835.037) (820.639.010) 45,75 (843.535.224) 32,27 VIII. Tài sản khác 177.408.885 194.891.047 260.644.109 17.482.162 9,85 65.753.062 33,74 2. Tài sản khác 177.408.885 194.891.047 260.644.109 17.482.162 9,85 65.753.062 33,74 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 9.636.400.767 9.415.222.469 9.124.475.886 (221.178.298) -2,30 (290.746.583) -3,09 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Đại học kinh tế HuếTrường Đại học36 Kinh tế HuếSVTH: Dương Viết Đạt
  47. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.3. Biến động nguồn vốn giai đoạn 2016-2018 NGUỒN VỐN 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 I. Nợ phải trả 6.303.318.693 6.092.908.420 5.738.704.249 (210.410.273) -3,34 (354.204.171) -5,81 1. Phải trả người bán 2.588.117.418 2.548.194.188 2.613.290.290 (39.923.230) -1,54 65.096.102 2,55 2. Người mua trả tiền trước 0 2.354.732 0 2.354.732 (2.354.732) -100,00 3. Thu à các kho ế v ản phải 55.564.900 90.004.359 136.142.477 34.439.459 61,98 46.138.118 51,26 nộp Nhà nước 4. Phải trả người lao động 112.079.000 148.200.000 195.650.000 36.121.000 32,23 47.450.000 32,02 6. Vay và nợ thuê tài chính 3.547.557.375 3.304.155.141 2.793.621.482 (243.402.234) -6,86 (510.533.659) -15,45 II. Vốn chủ sở hữu 3.333.082.074 3.322.314.049 3.385.771.637 (10.768.025) -0,32 63.457.588 1,91 1. Vốn góp của chủ sở hữu 3.000.000.000 3.000.000.000 3.000.000.000 0 0,00 0 0,00 7. L ợi nhuận sau thuế chưa 333.082.074 322.314.049 385.771.637 (10.768.025) -3,23 63.457.588 19,69 phân phối TỔNG CỘNG NGUỒN 9.636.400.767 9.415.222.469 9.124.475.886 (221.178.298) -2,30 (290.746.583) -3,09 VỐN (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Đại học kinh tế HuếTrường Đại học37 Kinh tế HuếSVTH: Dương Viết Đạt
  48. Khóa luận tốt nghiệp a. Nhận xét biến động phần tài sản: - Dựa vào bảng, ta thấy được khoản mục Tiền và tương đương tiền biến động rất mạnh, giảm 375.083.394 đồng (tương đương giảm 36,58%), nguyên nhân do bởi công ty sử dụng tiền để trả các khoản nợ và mua NVL phục vụ công việc sản xuất trong năm 2017, đến cuối năm 2018 lại tăng 16,12%. Hàng tồn kho cũng giảm mạnh (giảm 44,37%) và Khoản phải thu khách hàng tăng 1.074.288.309 đồng (32,75%), cho thấy công ty bán nhiều hàng trong giai đoạn này. Đến năm 2018 thì hàng tồn kho tăng tới 113% do số tăng lượng NVL và sản phẩm cho đơn đặt hàng mới. Dù trong Tài sản ngắn hạn có nhiều khoản mục giảm mạnh nhưng tổng lại vẫn tăng do biến động tăng của mục Khoản phải thu. - Phần tài sản cố định biến động giảm khá ở mức 13,04% ở năm 2017 và tiếp tục giảm mạnh 22,52% ở năm 2018 do công ty không mua thêm TSCĐ. Tài sản khác biến động tăng gần 10% ở năm 2017 và tăng 33,74% ở năm 2018. - Do các biến động như trên ở phần Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn nên tổng biến động ở Tổng tài sản giảm ở năm 2017 và 2018. Cụ thể Tổng tài sản giảm 2,3% ở năm 2017 và giảm 3,09% ở năm 2018. b. Nhận xét biến động phần nguồn vốn: - Ở giai đoạn 2017/2016, khoản mục Nợ phải trả giảm 210.410.273 đồng (tương đương giảm 3,34%) do khoản mục Phải trả người bán giảm 1,54%, tuy các khoản mục khác như Phải trả người lao động tăng 32,23% nhưng lại có tỷ trọng nhỏ nên không có tác động đáng kể. Đến năm 2018, Nợ phải trả tiếp tục giảm 5,81%, nguyên nhân chính là bởi Khoản vay và nợ thuê tài chính giảm 15,54%, cho thấy doanh nghiệp đã trả một phần các khoản vay. - Vốn chủ sở hữu giảm 10.786.025 đồng do lợi nhuận ở năm 2017 thấp hơn so với năm 2016. Đến năm 2018 thì VCSH tăng 63.457.588 đồng do bởi lợi nhuận sau thuế tăng 19,69% so với năm 2017. Nhìn qua ta thấy được tình hình doanh nghiệp khá Trườngổn định và có Đại sự tăng trưhọcởng khá Kinh trong giai đotếạn 2016Huế-2018 Đại học kinh tế Huế 38 SVTH: Dương Viết Đạt
  49. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.6.2. Phân tích tình hình kinh doanh Bảng 2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty gia đoạn (2016-2018) CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16.625.477.601 20.960.816.911 21.815.650.286 4.335.339.310 26,08 854.833.375 4,08 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2.275.000 0 0 (2.275.000) -100,00 0 0,00 3. Doanh thu thu àng và cung c ần về bán h ấp 16.623.202.601 20.960.816.911 21.815.650.286 4.337.614.310 26,09 854.833.375 4,08 dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 14.884.580.439 18.988.467.225 19.837.224.990 4.103.886.786 27,57 848.757.765 4,47 5. L nhu àng và cung c ợi ận gộp về bán h ấp dịch 1.738.622.162 1.972.349.686 1.978.425.296 233.727.524 13,44 6.075.610 0,31 vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.189.068 947.803 701.575 (241.265) -20,29 (246.228) -25,98 7. Chi phí tài chính 318.380.656 298.486.619 246.623.960 (19.894.037) -6,25 (51.862.659) -17,38 - Trong đó: Chi phí lãi vay 318.380.656 298.486.619 246.623.960 (19.894.037) -6,25 (51.862.659) -17,38 8. Chi phí quản lý kinh doanh 918.830.005 1.128.417.677 1.228.440.748 209.587.672 22,81 100.023.071 8,86 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 502.600.569 546.393.193 504.062.163 43.792.624 8,71 (42.331.030) -7,75 10. Thu nhập khác 6.799.146 17.598.000 31.912.000 10.798.854 158,83 14.314.000 81,34 11. Chi phí khác 22.132.122 11.960.979 36.639.855 (10.171.143) -45,96 24.678.876 206,33 12. Lợi nhuận khác (15.332.976) 5.637.021 (4.727.855) 20.969.997 136,76 (10.364.876) -183,87 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 487.267.593 552.030.214 499.334.308 64.762.621 13,29 (52.695.906) -9,55 14. Chi phí thuế TNDN 101.879.943 112.798.239 107.194.833 10.918.296 10,72 (5.603.406) -4,97 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 385.387.650 439.231.975 392.139.475 53.844.325 13,97 (47.092.500) -10,72 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Đại học kinh tế HuếTrường Đại học39 Kinh tế HuếSVTH: Dương Viết Đạt
  50. Khóa luận tốt nghiệp - Doanh thu thuần: tăng mạnh qua các năm, cụ thể: tăng 4.337.614.310 đồng (tương ứng 26,09%) ở năm 2017 và tăng 854.833.375 đồng (tương đương 4,08%) ở năm 2018. Cho thấy rằng số lượng khách hàng của công ty ngày càng lớn và uy tín của công ty trên thị trường. - Giá vốn hàng bán: Bởi vì doanh thu tăng nên giá vốn cũng tăng khá mạnh và tốc độ tăng cao hơn một chút so với doanh thu. Cụ thể: Tăng 27,57% ở năm 2017 so với 2016 và tăng 4,47% ở năm 2018 so với năm 2017. - Lợi nhuận gộp của công ty tăng 233.727.524 đồng ( tương đương 13,44%) ở năm 2017 và tăng không đáng kể (hơn 6 triệu đồng) ở năm 2018 so với năm 2017. Do bởi tốc độ tăng giá vốn cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu nên mức tăng lợi nhuận gộp không quá cao. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: tăng 43.792.624 đồng ở năm 2017 so với năm 2016, do bởi doanh thu giai đoạn này tăng mạnh, dù chi phí QLDN cũng tăng khá (tăng 22,81%) nhưng mức tăng lại thấp hơn và chi phí tài chính giảm 6,25%. Đến năm 2018, lợi nhuận thuần lại giảm 42.331.030 đồng (tương đương giảm 7,75%), nguyên nhân là bởi lợi nhuận gộp năm 2018 tăng chỉ 0,31%, trong khi đó chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 100.023.071 đồng ( tương ứng tăng 8,86%), dù chí phí tài chính có giảm 51.862.659 đồng nhưng vẫn không bù đắp được, vì vậy làm cho lợi nhuận thuần giảm. - Lợi nhuận khác cũng có biến động khá mạnh trong giai đoạn này, tăng gần 21 triệu ở năm 2017 so với năm 2016, tuy vậy lại giảm mạnh ở năm 2018. Dù không chiếm tỷ trọng lớn nhưng vẫn ảnh hưởng một phần đến lợi nhuận. - Theo đó thì lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 64.762.621 (tương ứng 13,29%) đồng ở năm 2017 so với năm 2016 và giảm 52.695.906 đồng (tương ứng 9,55%) ở năm 2018 so với 2017. - Dù lợi nhuận giảm ở năm 2018 so với năm 2017 nhưng nhìn chung qua 3 năm Trườngthì công ty luôn có lợ i Đạinhuận, cho thấhọcy răng tình hìnhKinh kinh doanh c ủtếa công tyHuế vẫn khá tốt. Dù bị chững lại ở năm 2018 nhưng với tốc độ phát triển hiện tại thì công ty vẫn chứng tỏ được vị thế ở thị trường sản xuất thùng giấy và khả năng tiến xa ở trong tương lai. Đại học kinh tế Huế 40 SVTH: Dương Viết Đạt
  51. Khóa luận tốt nghiệp 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải Tiến 2.2.1. Đặc điểm về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty: 2.2.1.1. Đặc điểm về chi phí sản xuất a. Phân loại chi phí sản xuất: - Các khoản mục chi phí của công ty được phân thành Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho qua trình sản xuất chế tạo sản phẩm của công ty, gồm các loại nguyên vật liệu chính sau: Bảng 2.5. Bảng nguyên vật liệu Nguyên vật liệu chính Giấy medium Giấy Kraft vàng Giấy sóng Giấy Krap vàng SL2 Giấy KTAAA Giấy trắng Giấy KTA Chi phí nhân công trực tiếp: o Tiền lương trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trong công ty. o BHXH (đã bao gồm BHYT), BHTN, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. o Các khoản phụ cấp, tiền ăn ca Chi phí sản xuất chung: Trườngo Chi phí như chi phíĐại công cụ dụhọcng cụ, nguyên Kinh vật liệu phụ tế Huế o Chi phí trả trước cần phân bổ o Chi phí khấu hao TSCĐ o Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, tiền nước, điện thoại, Đại học kinh tế Huế 41 SVTH: Dương Viết Đạt
  52. Khóa luận tốt nghiệp o Chi phí bằng tiền khác: Tiền phí mua xăng dầu chạy máy, phí văn phòng phẩm, . b. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Công ty thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng và kì sản xuất dài nên sẽ thực hiện tập hợp chi phí sản xuất là cả nhà máy sản xuất. c. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Tại công ty, chi phí sản xuất được tập hợp theo phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp. Chi phí phát sinh sẽ được tập hợp theo phương pháp tổng cộng chi phí của một thời kỳ sản xuất theo từng đối tượng phát sinh chi phí. 2.2.1.2. Đặc điểm về tính giá thành sản phẩm tại công ty a. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành là rất quan trọng trong công tác tính giá thành. Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại công ty là các sản phẩm hoàn thành từng tháng. b. Kỳ tính giá thành Do đặc thù của công ty là sản xuất các sản phẩm theo các đơn đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng và thường sản xuất trong nhiều tháng, sản phẩm xuất kho liên tục nên công ty chọn kỳ tính giá thành là hàng tháng. c. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Công ty áp dụng phương pháp tính giá theo phương pháp định mức. 2.2.2. Nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 2.2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:  Chứng từ sử dụng: Trường Giấy yêu c ầuĐại NVL học Kinh tế Huế Phiếu xuất kho Hóa đơn GTGT Đại học kinh tế Huế 42 SVTH: Dương Viết Đạt
  53. Khóa luận tốt nghiệp Phiếu chi, UNC  Tài khoản sử dụng: - TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - TK 152: Nguyên vật liệu  Quy trình hạch toán: Phòng Kĩ thuật chịu trách nhiệm về việc tính toán lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất và thực hiện lập phiếu yêu cầu nguyên vật liệu khi nhà máy có nhu cầu về NVL sản xuất và gửi phiếu cho Giám đốc kí duyệt. Sau khi được giám đốc xét xuyệt, giấy đề nghị xuất NVL được gửi sang kế toán kho. Kế toán kho căn cứ vào đó để tiến hành lập Phiếu xuất kho bằng phần mềm MISA, sau đó in ra 2 liên PXK, liên 2 gửi cho thủ kho để tiến hành xuất kho NVL cho nhà máy và liên 1 giữ lại phòng kế toán đính kèm với phiếu yêu cầu NVL và kẹp vào sổ PXK của từng tháng. Kế toán lưu PXK lập trên MISA để phục vụ việc tính giá xuất kho và ghi sổ vào cuối tháng. Nếu trong kho thiếu hoặc không có NVL để xuất thì phòng kĩ thuật sẽ viết giấy yêu cầu mua NVL, trình cho giám đốc kí duyệt. Sau khi được kí duyệt thì chuyển qua phòng kinh doanh để thực hiện việc mua NVL từ nhà cung cấp. Khi nhận được NVL thì kế toán thực hiện nhập kho và lập phiếu nhập kho NVL bằng phần mềm. Sau đó nhận hóa đơn GTGT thì nhà cung cấp, kế toán thực hiện lập chứng từ công nợ nếu chưa thanh toán, với trường hợp thanh toán ngay, kế toán lập phiếu chi (trả tiền mặt) hoặc UNC(trả bằng TGNH) và thực hiện thanh toán cho nhà cung cấp. Cuối cùng thực hiện việc xuất kho NVL để sản xuất như bình thường. Cuối mỗi tháng, kế toán thực hiện việc tính giá xuất kho trên phần mềm MISA, đồng thời lập sổ cái, sổ chi tiết NVL cho tháng đó.  Ví dụ về quy trình làm việc cụ thể: Ngày 2/12/2018, kế toán nhận yêu cầu xuất giấy phục vụ sản xuất, dựa vào giấy yêu cầu, kế toán vào phần mềm MISA, vào phân hệ Kho và chọn Phiếu xuất kho, kế Trườngtoán nhập đúng số lư ợngĐại và loại NVL học yêu cầu vàKinh không nhập giá xutếất kho. HuếKế toán thực hiện định khoản: Nợ TK 154 Có TK 1521 Đại học kinh tế Huế 43 SVTH: Dương Viết Đạt
  54. Khóa luận tốt nghiệp Cuối tháng, kế toán thực hiện việc tính giá xuất kho NVL bằng cách vào Phân hệ Kho và chọn Tính giá xuất kho. Sau đó, phần mềm sẽ tự động tính giá và cập nhật giá lên Phiếu xuất kho, Bảng tổng hợp NVL, Sổ cái TK 154, Và in ra một bản và kẹp theo số thứ tự vào sổ phiếu xuất kho tháng 12/2018 Biểu 2.1. Phiếu xuất kho nguyên vật liệu CÔNG TY TNHH TM VÀ DV HẢI TIẾN Mẫu số: 02 - VT PHIẾU XUẤT KHO Số: PX02 Ngày 02 tháng 12 năm 2018 Nợ: 154 Có: 1521 - Họ tên người nhận hàng: Dương Văn Quang - Địa chỉ (bộ phận): Xưởng sản xuất - Lý do xuất kho: Xuất sản xuất - Xuất tại kho: Tên, nhãn hiệu, quy cách, Số lượng Đơn vị STT phẩm chất vật tư, dụng cụ sản Mã số Đơn giá Thành tiền tính phẩm, hàng hóa Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Giấy kraft vàng 02 Kg 9.006 9.006 11.699,71 105.367.588 2 Giấy krap vàng SL2 44 Kg 9.283 9.283 11.450,77 106.297.496 3 Giấy sóng 04 Kg 64.851 64.851 8.680,22 562.920.947 4 Giấy KTAAA 53 Kg 1.145 1.145 14.000,00 16.030.000 5 Giấy KTA 75 Kg 11.779 11.779 12.000,00 141.348.000 Cộng 931.964.033 -Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Chín trăm ba mốt triệu chín trăm sáu mươi tư ngàn không trăm ba ba đồng chẵn. - Số chứng từ gốc kèm theo: Phiếu yêu cầu NVL Ngày 2 tháng 12 năm 2018 TrườngNgười lập phiếu Ngườ i nhĐạiận hàng Thhọcủ kho K ế Kinhtoán trưởng tếGiám Huế đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Hoặc bộ phận (Ký, họ tên, đóng dấu) có nhu cầu nhập) (Ký, họ tên) Đại học kinh tế Huế 44 SVTH: Dương Viết Đạt CÔNG TY TNHH TM VÀ DV HẢI TIẾN Mẫu số: 02 - VT PHIẾU XUẤT KHO Số: PX02
  55. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.2. Sổ cái TK 154 tháng 12/2018 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI TIẾN Kiệt 73 Dạ Lê, Hương Thủy, TT Huế SỔ CÁI Tháng 12 năm 2018 TÀI KHOẢN 154 - CHI PHÍ SXKD DỞ DANG Chứng từ TK Số tiền Ngày, ghi Ngày Diễn giải đối sổ Số hiệu Nợ Có tháng ứng 02/12/2018 PX 02 02/12/2018 Xuất giấy phục vụ 1521 931.964.033 sản xuất Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) => Quy trình thực hiện kế toán NVL trực tiếp khá tốt, có sự tính toán và kiểm CÔNGtra kỹ TYtrong TNHH việ THƯƠNGc xuất NVL, MẠI k VÀế toán DỊCH luôn VỤ cHẢIập nhTIẾNật liên tục tình hình nhập xuất tồn đảm Kiệt 73 Dạ Lê, Hương Thủy, TT Huế bảo việc cung cấp đủ NVL cho sản xuất. Nhưng kế toán lại không tập hợp chi phí SỔ CÁI nguyên vật liệu phụ vào chi phí NVLTT mà đưa vào chi phí SXC, như vậy làm việc Tháng 12 năm 2018 tính giá thành thiếu chính xác và tác động đến các khoản mục khác. Cùng với đó, kế TÀI KHOẢN 154 - CHI PHÍ SXKD DỞ DANG toán không lập sổ chi tiết mà chỉ lập bảng tổng hợp chi tiết NVL, như vậy khó đảm bảo được việc tập hợp kịp thời, chính xác thông tin chi tiết để phục vụ công tác kiểm Chứng từ TK Số tiền Ngày, ghi tra và lập báo cáo. Diễn giải đối sổ Ngày Số hiệu ứng Nợ Có b. Kế toán chi phí nhân cônthángg trực tiếp: 02/12/2018 PX 02 02/12/2018 Xuất giấy phục vụ 1521 931.964.033 Lương bộ phận sản xuất đượcsản hạ xuấtch toán vào TK 154 (NCTT), là chi phí được tậ p hợp để tính giá thành sản phẩm. Lượng nhân công tham gia sản xuất khá lớn nên Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc loại chi phí này chiếm tỷ trọng đáng kể trong cấu trúc chi phí sản xuất. Vì vậy việc (Ký, họ tên) Trườngtính toán đầy đủ, chính Đại xác chi phí NCTThọc sẽ đả mKinh bảo việc tính giá tếthành đưHuếợc chính xác. CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI TIẾN Kiệt 73 Dạ Lê, Hương Thủy, TT Huế SỔ CÁI Đại học kinh tế Huế Tháng 1245 năm 2018 SVTH: Dương Viết Đạt TÀI KHOẢN 154 - CHI PHÍ SXKD DỞ DANG
  56. Khóa luận tốt nghiệp Công ty hiện tại trả lương cho nhân công theo số ngày công. Số tiền lương dựa vào số ngày công làm trong tháng. Hình thức phù hợp với mô hình sản xuất của công ty. Công thức tính lương cho nhân công: Lương cơ bản x Số ngày công Lương nhân công = 26 Trong đó : Lương cơ bản là mức lương thỏa thuận giữa công ty và người lao động Mức lương cơ bản phải đảm bảo cao hơn mức lương tối thiểu vùng III và cộng thêm 7% đối với lao động được đào tạo nghề trở lên theo quy định. Do công nhân phân xưởng công ty đều được đào tạo nghề nên mức lương tối thiểu phải trả cho công nhân trong tháng nêu làm việc đầy đủ là : 3.090.090 + 3.090.000*7%= 3.306.300 đồng. Công ty vẫn tiến hành trích các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ) cho công nhân sản xuất.  Chứng từ sử dụng: - Phiếu chi - Bảng chấm công - Bảng lương nhân công - Bảng thanh toán tiền ăn ca  Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 154 (NCTT): Tập hợp chi phí nhân công - Tài khoản 334: Lương nhân công - Tài khoản 338: Các khoản trích theo lương - Tài khoản 111: Chi trả lương nhân công  Quy trình hạch toán: TrườngKế toán thực hi ệĐạin việc chấm cônghọc hằng ngày Kinhbằng cách xuố ngtế phân xưHuếởng vào cuối buổi sản xuất, cùng với sự ghi nhận của quản đốc phân xưởng để chấm công cho cho từng công nhân sản xuất ở tổ sóng, định hình và tổ in. Đại học kinh tế Huế 46 SVTH: Dương Viết Đạt
  57. Khóa luận tốt nghiệp Cuối tháng, kế toán dựa trên bảng chấm công để tính lương cho từng công nhân trên Excel, sau đó tiến lập bảng thanh toán tiền lương và bảng thanh toán tiền ăn ca bằng Excel. Kế toán trình bảng thanh toán tiền lương và bảng thanh toán tiền ăn ca cho giám đốc và kế toán trưởng kí duyệt. Dựa vào 2 bảng đã được ký duyệt, kế toán vào phần mềm MISA để tiến hành nhập số liệu đã tính toán và hạch toán trên phần mềm. Sau đó tiến hành lập phiếu chi bằng phần mềm MISA và in ra 1 bản để đính kèm chung với bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương. Số liệu được lưu trên phần mềm và tự động kết xuất sang Sổ nhật kí, Sổ cái TK154, Sổ cái TK111. Cuối cùng là tiến hành thanh toán lương cho từng công nhân.  Ví dụ hạch toán cụ thể: Kế toán lương đến phân xưởng, kết hợp cùng với sự giám sát của quản đốc phân xưởng để thực hiện chấm công cho công nhân sản xuất vào cuối buổi sản xuất. Ngày 31/12/2018, Kế toán dựa vào bảng chấm công đã thực hiện trong tháng để tiến hành tính lương và tiền ăn ca tháng 12 cho công nhân trên Excel theo công thức trên. Sau đó lập bảng thanh toán tiền lương tháng 12/2018 và bảng thanh toán tiền ăn ca công nhân tháng 12/2018. Dựa vào bảng thanh toán vừa lập, kế toán thực hiện nhập liệu và hạch toán tổng chi phí lương tháng 12 vào phần mềm MISA bằng cách vào Phân hệ lương và lập chứng từ hạch toán chi phí lương công nhân tháng 12/2018. Phần mềm sẽ thực hiện hạch toán và ghi sổ cái TK154. Hạch toán: Lương: Nợ TK 154 (NCTT) 103.733.580 đồng Có TK 334 103.733.580 đồng Các khoản trích theo lương: TrườngTính vào chi phí Đại NCTT: học Kinh tế Huế Nợ TK 154(NCTT) 17.771.363 đồng Có TK 338 17.771.363 đồng Tính vào lương công nhân: Đại học kinh tế Huế 47 SVTH: Dương Viết Đạt
  58. Khóa luận tốt nghiệp Nợ TK 334 8.679.038 đồng Có TK 338 8.679.038 đồng Trường Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 48 SVTH: Dương Viết Đạt
  59. Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI TIẾN BẢNG CHẤM CÔNG TỔ SÓNG, ĐỊNH HÌNH Tháng 12 năm 2018 Tổng Ngày trong tháng cộng TT Họ và tên 1 CN 3 4 5 6 7 8 CN 10 11 12 13 14 15 CN 17 18 19 20 21 22 CN 24 25 26 27 28 29 CN 31 Nguy ành 1 ễn Th X TG 1/2 X X X X X 0 X X X X 1/2 X X X X X XTG X X 0 X X X X X 0 24+3 Trung 2 Dương Văn Sang X X X 1/2 X X 1/2 X X X 0 X 0 0 0 X X X X 0 X 1/2 X X 1/2 1/2 18.5+0 3 Dương Xuân X X X X X X X X 0 X X X X X 0 X 0 0 X X 0 X X X X 0 20+1 Hiến 4 Văn Đình Tài X X X X 1/2 0 X X X X 0 X X 0 X X X X X 1/2 X X X X X X 22 Hoàng Ng Khánh 5 X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 1/2 X X 25.5+1 Nhật 6 Ngô Quốc Khánh X X X X X X 1/2 X X X X 0 0 X X X X X X X X X X X X X 23.5+1 7 Bùi Vĩnh Lâm X 0 X X X X 0 X 1/2 0 X X X X X X X X X X X X X X X X TG 21.5+1 8 Phan Quang Hóa X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X TG 25+2 Nguy 9 ễn Nhật 0 X X X X 1/2 X X X X X X X X X X 0 X X X X 0 X X X 1/2 21.5+1.5 Quang Nguy 10 ễn Xuân X X X X 1/2 X X X X X 1/2 1/2 X X X X X X X X X 1/2 X X X TG 23.5+2 Thuận Nguy 11 ễn Khắc X X X 0 X X X 0 X X 0 X X 0 X 0 X X X X X X X X X TG 20+1 Hiếu Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Người chấm công Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.3. Bảng chấm công tổ sóng, định hình tháng 12/2018 Đại học kinh tế HuếTrường Đại học49 Kinh tế HuếSVTH: Dương Viết Đạt
  60. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.4. Bảng tính lương công nhân tổ sóng, định hình tháng 12/2018 Bảng tính lương công nhân tổ sóng, định hình tháng 12 năm 2018 Đơn vị tính: Việt Nam Đồng Trừ Lương đóng Mức lương Công Thành Công Thành Tổng Tổng Thực STT Họ và tên 10.5% BH TG TG tiền SP tiền công lương nhận BHXH 01 Nguyễn Thành Trung 3.306.300 3.307.000 3 381.577 24,0 5.432.134 27,0 5.813.711 347.162 5.466.550 02 Dương Văn Sang 3.306.300 3.307.000 0 0 18,5 3.427.697 18,5 3.427.697 347.162 3.080.536 03 Dương Xuân Hiến 3.306.300 3.307.000 1 127.192 20,0 4.097.931 21,0 4.225.123 347.162 3.877.962 04 Văn Đình Tài 3.306.300 3.307.000 0 0 22,0 4.482.326 22,0 4.482.326 347.162 4.135.165 Hoàng Ng Khánh 05 3.306.300 3.307.000 1 127.192 25,5 5.180.075 26,5 5.307.267 347.162 4.960.106 Nhật 06 Ngô Quốc Khánh 3.306.300 3.307.000 1 127.192 23,5 4.739.076 24,5 4.866.268 347.162 4.519.107 Tổng 763.154 27.359.239 28.122.393 2.082.969 26.039.424 01 Bùi Vĩnh Lâm 3.306.300 3.307.000 1 127.192 21,5 4.247.175 22,5 4.374.367 347.162 4.027.206 02 Phan Quang Hóa 3.306.300 3.307.000 3 381.576 25,0 4.762.834 28,0 5.144.410 347.162 4.797.249 03 Nguyễn Nhật Quang 3.306.300 3.307.000 1,5 190.788 21,5 3.577.497 23,0 3.768.285 347.162 3.421.124 04 Nguyễn Xuân Thuận 3.306.300 3.307.000 2 254.384 23,5 3.820.410 25,5 4.074.794 347.162 3.727.633 05 Nguyễn Khắc Hiếu 3.306.300 3.307.000 1 127.192 20,0 3.226.542 21,0 3.353.734 347.162 3.006.573 Tổng 1.081.132 19.634.458 20.715.592 1.735.808 18.979.784 Người lập biểu (Ký, họ tên) Đại học kinh tế HuếTrường Đại học50 Kinh tế HuếSVTH: Dương Viết Đạt
  61. Khóa luận tốt nghiệp Cuối tháng sau khi tính được lương công nhân sản xuất ở Bảng thanh toán tiền lương tháng 12/2018 và bảng thanh toán tiền ăn ca công nhân tháng 12/2018, kế toán tiến hành trả lương cho công nhân sản xuất, kế toán tiến hành lập Phiếu chi thanh toán tiền lương và tiền ăn ca cho công nhân sản xuất. Kế toán vào phần mềm chọn phân hệ Quỹ, chọn Phiếu chi và tiến hành nhập các thông tin vào phần mềm với định khoản như sau: Nợ TK 154(NCTT) 10.812.000 đồng Nợ TK 334 95.054.812 đồng Có TK 111 105.866.812 đồng Sau đó nhấn Cất chứng từ để phần mềm tiến hành ghi sổ và kế toán tiến hành in ra một bản để kẹp vào sổ phiếu chi kèm với bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương và bảng thanh toán tiền ăn ca tháng 12/2018. Biểu 2.5. Phiếu chi lương và tiền ăn ca công nhân tháng 12/2018 CÔNG TY TNHH MTV TM VÀ DV HẢI TIẾN Mẫu số 02 - TT PHIẾU CHI Số: PC22 Ngày 31 tháng 12 năm 2018 TK Nợ: 334: 95.054.812 154: 10.812.000 Họ và tên người nhận tiền: Dương Văn Quang Địa chỉ: QĐ Phân xưởng Lý do chi: Thanh toán lương + tiền ăn ca t12/2018 cho công nhân sản xuất Số tiền: 105.866.812 VND (Viết bằng chữ): Một trăm lẻ năm triệu tám trăm sáu mươi sáu ngàn tám trăm mười hai đồng Kèm theo: Bảng thanh toán lương Chứng từ gốc: Ngày 31 tháng 12 năm 2018 TrườngGiám đốc KĐạiế toán Thhọcủ quỹ NgưKinhời lập Ngư tếời nh ậHuến (Ký, họ tên, đóng trưởng (Ký, họ phiếu tiền dấu) (Ký, họ tên) tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đại học kinh tế Huế 51 SVTH: Dương Viết Đạt
  62. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.6. Sổ cái TK154 tháng 12/2018 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI TIẾN Kiệt 73 Dạ Lê, Hương Thủy, TT Huế SỔ CÁI Tháng 12 năm 2018 TÀI KHOẢN 154 - CHI PHÍ SXKD DỞ DANG Chứng từ TK Số tiền Ngày, ghi Ngày Diễn giải đối sổ Số hiệu Nợ Có tháng ứng . 31/12/2018 KCLUONG 31/12/2018 Kết chuyển lương 334 tháng 12 141.360.771 31/12/2018 PC22 31/12/2018 Thanh toán tiền ăn 111 ca t12 10.812.000 31/12/2018 KCBH 31/12/2018 Kết chuyển BHXH 338 t12 23.944.599 . . Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI TIẾN Kiệt 73 Dạ=> Lê, Quá Hương trình Thủy, th ựTTc hiHuếện công tác kế toán chi phí nhân công được thực hiện tốt, công tác chấm công đảm bảo việc theoSỔ dõi, CÁI ghi nhận được tình hình lao động của công nhân, việc tính lương và trích bảoTháng hiểm 12, tr nămả lương 2018cũng được kế toán thực hiện đầy đủ TÀI KHOẢN 154 - CHI PHÍ SXKD DỞ DANG và chính xác cho từng công nhân. c. Kế toán chi phíChứng sản từxuất chung TK Số tiền Ngày, ghi Ngày Diễn giải đối sổ Chi phíSố shiệuản xuất chung là khoản mục quan trọng trong việNợc tập hợp chi phíCó sản tháng ứng Trường .xuất. Bao gồm các chi Đại phí phân b ổhọcCCDC, kh ấuKinh hao TSCĐ, lương tế quả n Huế đốc phân 31/12/2018ng, tiKCLUONG 31/12/2018 Kết chuyểnc t p lương h 334 chi phí SXC s m b o xưở ền điện nước, Cho nêntháng việ 12 ậ ợp đúng và đủ 141.360.771 ẽ đả ả 31/12/2018việc tính LUONG13giá thành chính31/12/2018 xác. KếTríchtoán trước vẫn lương thực hiện334 phân bổ chi phí SXC cho từng tháng 13 155.050.000 t hàng theo chi phí NVLTT. 31/12/2018đơn đặ PC22 31/12/2018 Thanh toán tiền ăn 111 ca t12 10.812.000 31/12/2018 KCBH 31/12/2018 Kết chuyển BHXH 338 t12 23.944.599 .Đại học kinh tế Huế .52 SVTH: Dương Viết Đạt Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc
  63. Khóa luận tốt nghiệp  Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT - Phiếu xuất kho - Phiếu chi - Bảng phân bổ chi phí trả trước - Bảng khấu hao TSCĐ  Tài khoản sử dụng: - TK154 (Sản xuất chung) - Các tài khoản liên quan: TK153, TK1522, TK111, TK242, TK214, TK334  Quy trình hạch toán đối với từng khoản mục:  Công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu phụ: Khi nhận giấy yêu cầu xuất CCDC, NVL phụ từ Phòng kỹ thuật, kế toán thực hiện lập phiếu xuất kho theo số lượng yêu cầu bằng phần mềm và hạch toán: Nợ TK 154 (SXC) : CCDC p/bổ 1 kì, NVL phụ Nợ TK 242: CCDC p/bổ nhiều kì Có TK 153, TK1522 Có TK 111,112,331 (Mua ngoài) Sau đó lưu lại và in ra 1 liên gửi thủ kho để thực hiện xuất kho. Đối với CCDC có chi phí nhỏ như: Dung môi chế bản, băng keo, và dùng trong 1 kì sẽ được kết chuyển thẳng vào TK154(SXC), còn các CCDC lớn và dùng cho nhiều kì sẽ được được phân bổ nhiều kì và theo dõi qua TK 242. Cuối tháng kế toán tiến hành phân bổ chi phí CCDC bằng phần mềm MISA. CCDC xuất kho trong tháng 12 được ghi nhận vào sổ tổng hợp chi tiết CCDC (Phụ lục 2). Kế toán cũng thực hiện khai báo các CCDC phân bổ nhiều kì ở phân hệ Công cụ dụng cụ trong phần mềm MISA. Vào cuối tháng, kế toán thực hiện phân bổ cho các TrườngCCDC này và cập nh ật Đạilên sổ Phân bhọcổ Chi phí trả trưKinhớc (Phụ lục 2). tế Huế Cuối tháng kế toán thực hiện tính giá xuất kho cho NVL phụ và CCDC phân bổ 1 kì đã xuất kho trong tháng và cập nhật giá lên sổ cái TK154 và PXK. Đại học kinh tế Huế 53 SVTH: Dương Viết Đạt
  64. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.7. Phiếu xuất kho NVL phụ, công cụ dụng cụ CÔNG TY TNHH TM VÀ DV HẢI TIẾN Mẫu số: 02 - VT PHIẾU XUẤT KHO Ngày 09 tháng 12 năm 2018 Nợ: 154 Số: PX 10 Có: 153, 1522 - Họ tên người nhận hàng: Dương Văn Quang - Địa chỉ (bộ phận): Xưởng sản xuất - Lý do xuất kho: Xuất sản xuất - Xuất tại kho: Tên, nhãn hiệu, quy cách, Số lượng Đơn vị STT phẩm chất vật tư, dụng cụ sản Mã số Đơn giá Thành tiền tính phẩm, hàng hóa Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 B ng in Polyme 2.54 (1067x1524) 1 ả 142 T m 1,00 1.000,00 4.300.000,00 4.300.000 mm ấ 2 Bản in Polyme 3.94 (840x1200)mm 88 Tấm 7,00 7,00 1.900.000,00 13.300.000 3 Dung môi chế bản 21 kg 80,00 80,00 50.000,00 4.000.000 Cộng 21.400.000 -Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Hai mươi mốt triệu bốn trăm ngàn đồng chẵn. - Số chứng từ gốc kèm theo: Phiếu yêu cầu vật tư Ngày 9 tháng 12 năm 2018 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Hoặc bộ phận (Ký, họ tên, đóng dấu) có nhu cầu nhập) (Ký, họ tên) Trường Đại học Kinh tế Huế CÔNG TY TNHH TM VÀ DV HẢI TIẾN Mẫu số: 02 - VT PHIẾU XUẤT KHO Ngày 09 tháng 12 năm 2018 Nợ: 154 Số: PX 10 Có: 153 Đại học kinh tế Huế 54 SVTH: Dương Viết Đạt - Họ tên người nhận hàng: Dương Văn Quang - Địa chỉ (bộ phận): Xưởng sản xuất
  65. Khóa luận tốt nghiệp Cuối tháng, kế toán thực hiện phân bổ chi phí CCDC cho các CCDC phân bổ nhiều kì: Với CCDC, kế toán vào phân hệ Công cụ dụng cụ, chọn Phân bổ CCDC tháng 12. Phần mềm sẽ tự động tính số phân bổ, và hạch toán với định khoản dưới đây và ghi vào sổ cái TK154 và sổ phân bổ chi phí (Phụ lục 2): Nợ TK 154(SXC) 17.996.490 đồng Có TK 242 17.996.490 đồng  Chi phí trả trước cần phân bổ: Đối với khoản chi phí trả trước (chi phí sửa chữa, ) cần phân bổ, kế toán vào phần chi phí trả trước và thực hiện phân bổ, chọn kì phân bổ là tháng 12/2018. Tiến hành phân bổ và phần mềm sẽ thực hiện hạch toán, ghi lại trên bảng phân bổ chi phí trả trước (Phụ lục 2) và sổ cái TK154: Nợ TK 154(SXC) 2.585.169 đồng Có TK 242 2.585.169 đồng  Tài sản cố định: Chi phí khấu hao TSCĐ, kế toán thực hiện trích khấu hao vào cuối mỗi tháng bằng phần mềm MISA với hạch toán: Nợ TK 154 Có TK 214 Kế toán vào phân hệ Tài sản cố định, chọn Khấu hao TSCĐ tháng 12, phần mềm sẽ tiến hành trích khấu hao tháng 12 và hạch toán, ghi sổ cái TK154 và bảng khấu hao TSCĐ tháng 12/2018 (Phụ lục 2): Nợ TK 154(SXC) 59.026.463 đồng Có TK 214 59.026.463 đồng  Chi phí lương: Ngày 31/12/2018, kế toán dựa trên bảng chấm công bộ phận quản lí nhà máy Trườngbao gồm: quản đốc, phó Đại quản đốc, thhọcủ kho, Kỹ thu Kinhật Film, Kỹ thuậ t chtếế bả nHuếvà bảo vệ để tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương trên Excel. Sau đó trình bảng thanh toán tiền lương đã lập cho giám đốc để kí duyệt. Tiến hành hạch toán trên phần mềm Đại học kinh tế Huế 55 SVTH: Dương Viết Đạt
  66. Khóa luận tốt nghiệp MISA, vào phần hành Tiền lương và thực hiện hạch toán chi phí lương và các khoản trích theo lương: Lương: Nợ TK154 (SXC) 37.626.923 đồng Có TK334 37.626.923 đồng Khoản trích theo lương: Nợ TK154 (SXC) 6.173.234 đồng Nợ TK334 3.014.824 đồng Có TK 338 9.188.148 đồng Khi chi trả lương và tiền ăn ca: Nợ TK 154(SXC) 3.451.000 đồng Nợ TK 334 34.612.099 đồng Có TK 111 38.063.099 đồng Sau đó kế toán tiến hành lập phiếu chi và thanh toán lương, tiền ăn ca tháng 12/2018 cho toàn bộ nhân viên nhà máy: Biểu 2.8. Phiếu chi lương và tiền ăn ca nhân viên nhà máy tháng 12/2018 CÔNG TY TNHH MTV TM VÀ DV HẢI TIẾN Mẫu số 02 - TT PHIẾU CHI Số: PC23 Ngày 31 tháng 12 năm 2018 TK Nợ: 154: 3.451.000 334: 43.842.869 64212: 918.000 Họ và tên người nhận tiền: Dương Văn Quang Địa chỉ: QĐ phân xưởng Lý do chi: Thanh toán lương + tiền ăn ca tháng 12/2018 nhân viên nhà máy Số tiền: 48.211.869 VND Trường(Viết bằng chữ): Bốn mươiĐại tám triệu haihọc trăm mười mKinhột ngàn tám trăm sáutế chín đồHuếng. Kèm theo: Hóa đơn Chứng từ gốc Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đại học kinh tế Huế 56 SVTH: Dương Viết Đạt
  67. Khóa luận tốt nghiệp  Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác: Đối với các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, sửa chữa, ) thì khi nhận được chứng từ (hóa đơn điện, nước, hóa đơn GTGT, ) kế toán thực hiện ghi nhận các nghiệp vụ, lập các chứng từ cần thiết (Phiếu chi, UNC, Chứng từ công nợ, ) và cập nhật lên các sổ liên quan. Ngày 12/12/2018, kế toán nhận hóa đơn tiền điện tháng 12/2018. Kế toán lập chứng từ công nợ bằng phần mềm MISA và hạch toán: Nợ TK 154 47.707.376 đồng Nợ TK 133 4.770.738 đồng Có TK331 52.478.114 đồng Lưu chứng từ để phần mềm ghi sổ cái TK154, tiến hành in 1 liên để đính kèm chung với hóa đơn tiền điện. Ngày 12/12/2018, nhận yêu cầu chi tiền mua dầu chạy máy sản xuất từ phòng kỹ thuật, kế toán vào phần mềm và tiến hành lập phiếu chi với định khoản: Nợ TK154 1.090.227 đồng Nợ TK133 109.023 đồng Có TK111 1.199.250 đồng Lưu để phần mềm ghi sổ quỹ tiền mặt và sổ cái TK154, tiến hành in 1 liên để đính kèm chung với hóa đơn GTGT và kẹp vào sổ phiếu chi tháng 12/2018. Trường Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 57 SVTH: Dương Viết Đạt
  68. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.9. Phiếu chi mua dầu chạy xe nâng giấy CÔNG TY TNHH MTV TM VÀ DV HẢI TIẾN Mẫu số 02 - TT PHIẾU CHI Số: PC08 Ngày 12 tháng 12 năm 2018 TK Nợ: 1331: 109.023 154 : 1.090.227 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thành Trung Địa chỉ: CN Lý do chi: Thanh toán tiền mua dầu chạy xe nâng giấy Số tiền: 1.199.250 VND (Viết bằng chữ): Một triệu một trăm chín mươi chín ngàn hai trăm năm mươi đồng Kèm theo: Hóa đơn Ngày 12 tháng 12 năm 2018 Giám đốc Kế toán Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền (Ký, họ tên, đóng trưởng (Ký, họ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) dấu) (Ký, họ tên) tên) CÔNG TY TNHH MTV TM VÀ DV H I TI N Ả Ế Mẫu số 02 - TT PHIẾU CHI Số: PC08 Trường ĐạiNgày 12 tháng học12 năm 2018 KinhTK Nợ: tế Huế 1331: 109.023 154 : 1.090.227 Đại học kinh tế Huế 58 SVTH: Dương Viết Đạt
  69. Khóa luận tốt nghiệp Ngày 26/12/2018, hoàn thành sửa chữa hệ thống điện nhà máy, kế toán nhận được giấy quyết toán và hóa đơn GTGT từ đơn vị sửa chữa, kế toán thực hiện hạch toán và ghi nhận công nợ, sau đó lưu các chứng từ vào sổ công nợ: Nợ TK 154 44.770.000 đ Nợ TK 133 4.477.000 đ Có TK 331 49.247.000 đ Biểu 2.10. Hóa đơn GTGT hợp đồng bảo dưỡng hệ thống điện nhà máy Mẫu số: 01GTKT3/001 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: 01PT/14P Liên 2: Giao cho người mua Số: 0000092 Ngày 26 tháng 12 năm 2018 Đơn vị bán hàng CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ PHÚ TÀI Mã số thuế:. 3301543686 Địa chỉ: Phú Bài, Thị xã Hương Thủy, TT Huế Số TK: 0000420132696 Họ tên người mua hàng Tên đơn vị.: Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hải Tiến Mã số thuế: 3301491759 Thanh toán : CK STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=4x5 1 Thanh toán theo hợp đồng số Đồng 1 44.770.000 44.770.000 08/2018/HĐKT/TT. Công trình bảo dưỡng và thay thế vật tư hệ thống điện nhà máy sản xuất Cộng tiền hàng: 44.770.000 Thuế suất GTGT: 10 % , Tiền thuế GTGT: 4.477.000 Tổng cộng tiền thanh toán 49.247.000 Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi chín triệu hai trăm bốn mươi bảy ngàn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Trường(Ký, ghi rõ họ, tên) Đại học Kinh(Ký, đóng tế dấu, ghiHuế rõ họ, tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn) Đại học kinh tế Huế 59 SVTH: Dương Viết Đạt
  70. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.11. Sổ cái TK154 tháng 12/2018 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI TIẾN Kiệt 73 Dạ Lê, Hương Thủy, TT Huế SỔ CÁI Tháng 12 năm 2018 TÀI KHOẢN 154 - CHI PHÍ SXKD DỞ DANG Chứng từ TK Số tiền Ngày, ghi Ngày Diễn giải đối sổ Số hiệu Nợ Có tháng ứng . . 09/12/2018 PX 10 09/12/2018 152 Dung môi chế bản 4.000.000 09/12/2018 PX 10 09/12/2018 153 Xuất bản in polyme 17.600.000 . 12/12/2018 PC08 12/12/2018 Thanh toán tiền mua 111 dầu 1.090.227 12/12/2018 NS01 12/12/2018 331 Tiền điện tháng 12 47.707.376 . . Thanh toán hợp 26/12/2018 NS02 26/12/2018 331 đồng bảo dưỡng và 44.770.000 lắp đặt hệ thống điện Trích khấu hao 31/12/2018 KHTSCĐ 31/12/2018 214 TSCĐ t12 59.026.463 31/12/2018 PB242 31/12/2018 242 Trích phân bổ t12 20.581.659 31/12/2018 KCLUONG 31/12/2018 Kết chuyển lương 334 tháng 12 141.360.771 31/12/2018 LUONG13 31/12/2018 Trích trước lương 334 tháng 13 155.050.000 31/12/2018 PC23 31/12/2018 Thanh toán tiền ăn 111 ca t12 3.451.000 31/12/2018 KCBH 31/12/2018 Kết chuyển BHXH 338 t12 23.944.599 . . Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc Trường(Ký, họ tên) Đại học(Ký, họ tên) Kinh(Ký, họ tên)tế Huế CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI TIẾN Kiệt 73 Dạ Lê, Hương Thủy, TT Huế SỔ CÁI Tháng 12 năm 2018 Đại học kinh tế Huế TÀI KHOẢN 154 - CHI60 PHÍ SXKD DỞ DANGSVTH: Dương Viết Đạt Chứng từ TK Số tiền Ngày, ghi Ngày Diễn giải đối
  71. Khóa luận tốt nghiệp => Kế toán thực hiện đẩy đủ các nghiệp vụ và hạch toán trong công tác tập hợp chi phí sản xuất chung, đảm bảo chi phí được tập hợp đầy đủ. Tuy nhiên, ở nghiệp vụ sửa chữa ngày 26/12, kế toán lại thực hiện ghi nhận toàn bộ khoản chi phí sửa chữa vào chi phí SXC tháng 12, đây là khoản sửa chữa lớn và ảnh hưởng lâu dài đến quá trình sản xuất của công ty, như vậy đã vi phạm nguyên tắc phù hợp, tác động làm tăng chi phí sản xuất tháng 12 và gây ra việc thiếu chính xác trong công tác tính giá thành. 2.2.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang Do bộ phận kỹ thuật tính toán rất kỹ về lượng NVL cần dùng cho đơn đặt hàng bình thường và đảm bảo nhà máy sản xuất đủ thành phẩm theo yêu cầu về số lượng và thời gian hoàn thành nên không có sản phẩm dở dang. Còn với chi phí NCTT và SXC thì được kết chuyển hết vào sản phẩm hoàn thành. Vì vậy kế toán không thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang. Trong tháng, khi có sản phẩm hoàn thành nhập kho, kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho thành phẩm. Kế toán vào phân hệ Kho, chọn lập Phiếu nhập kho thành phẩm. Chỉ nhập số lượng thành phẩm nhập kho, còn giá thành nhập kho sẽ được tính vào cuối tháng. Cụ thể trong tháng 12, theo Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành trong tháng 12/2018 thì nhà máy sản xuất hoàn thành đủ số lượng thành phầm yêu cầu và không có sản phẩm dở dang. Trường Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 61 SVTH: Dương Viết Đạt