Khóa luận Tư tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh về canh tân văn hóa

pdf 67 trang thiennha21 15/04/2022 4600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tư tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh về canh tân văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tu_tuong_cua_nguyen_van_vinh_ve_canh_tan_van_hoa.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tư tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh về canh tân văn hóa

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC ĐÀO NGỌC THÀNH TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH VỀ CANH TÂN VĂN HÓA Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy Ngành: Triết học Chương trình đào tạo chuẩn Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS TRẦN THỊ HẠNH Hà Nội, 6/2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận này là công trình nghiên cứu thực sự của riêng cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thị Hạnh. Kết quả nghiên cứu trong Khóa luận chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu của tác giả khác. Những điều trích dẫn trong Khóa luận là trung thực. Tác giả khóa luận Đào Ngọc Thành
  3. LỜI CẢM ƠN Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tâm của PGS.TS Trần Thị Hạnh. Vì thế, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Cô. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô khoa Triết học trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn bạn bè cùng gia đình đã luôn đồng hành cùng tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn! Đào Ngọc Thành
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH VỀ CANH TÂN VĂN HÓA 7 1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 7 1.2. Tiền đề tư tưởng 13 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp 16 CHƢƠNG 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH 22 2.1. Phê phán những thói hư tật xấu làm phương hại xã hội 22 2.2. Về việc học hỏi văn minh Phương Tây 30 2.3. Về việc gìn giữ nét đẹp phong tục truyền thống 33 2.4. Về việc đề cao nữ quyền 40 2.5. Về việc cổ vũ và truyền bá chữ Quốc ngữ 45 3. Đánh giá tư tưởng Nguyễn Văn Vĩnh 51 3.1. Ưu điểm 51 3.2. Hạn chế 53 KẾT LUẬN 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xưa tới nay, Người Việt Nam đã giao lưu và chịu nhiều ảnh hưởng với văn hóa Trung Quốc. Trong suốt nhiều thế kỷ, những tư tưởng Đạo Nho, Đạo Phật từ Trung Quốc đã có những tác động đến tư tưởng của những người nghiên cứu văn hóa. Các bài thơ, bài văn cùng những bộ tiểu thuyết đồ sộ đã đi vào ký ức của mỗi người dân đất Việt. Trong thời kỳ phong kiến người Việt ta đã dùng chữ Hán là chữ viết nhằm truyền tải những tư tưởng và tình cảm của mình. Trong khi đó nền văn hóa phương Tây mới chỉ du nhập từ khi Pháp xâm lược nước ta. Tầng lớp trí thức đầu thế kỷ XX là những người có công bắc chiếc cầu nối để chúng ta thêm hiểu biết nền văn hóa phương Tây. Vào đầu thế kỷ XX, người đã có những đóng góp đáng ghi nhận cho nền văn hóa Việt Nam đó là Nguyễn Văn Vĩnh. Ông với vị trí là một dịch giả, một nhà báo và nhà văn hóa đã có công trong việc mở mang văn hóa phương Tây vốn còn lạ lẫm với nước ta thời bấy giờ. Ông đã có những đóng góp cho nền văn hóa Việt Nam thông qua các tác phẩm, công trình giá trị. Những thành tựu của Nguyễn Văn Vĩnh trong việc truyền bá kiến thức, văn hoá phương Tây và việc khuyên dùng chữ quốc ngữ, tiếng Việt để viết văn. Ông viết nhiều thể loại khác nhau như tin tức, xã luận, làm thơ, dịch tiểu thuyết và phóng sự. Ở bất cứ lĩnh vực nào, ông cũng đều chứng tỏ được trình độ, hiểu biết sâu rộng của mình. Trong suốt sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Vĩnh gây ấn tượng nhất với những bài nghị luận xã hội, phản ánh được những vấn đề bức xúc, nổi cộm đang diễn ra ngay tại xã hội lúc bấy giờ. Nguyễn Văn Vĩnh đã thể hiện bằng ngôn ngữ khéo léo, linh hoạt, loạt bài phê phán thói hư tật xấu của người Việt là một mảng rất điển hình cho phong cách và tư tưởng đổi mới của ông. 1
  6. Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Vĩnh sinh ra và lớn lên trong thời kỳ người Pháp đã đặt được ách cai trị trên toàn lãnh thổ nước ta. Không chỉ có vậy thực dân Pháp còn tiến hành việc truyền bá, áp đặt văn hóa phương Tây vào xã hội Việt Nam. Đây là thời kì có sự giao thoa văn hóa Đông – Tây, mâu thuẫn giữa những giá trị văn hóa truyền thống có từ lâu đời và những giá trị hiện đại, mới mẻ. Ở giữa một xã hội như vậy để tồn tại, Nguyễn Văn Vĩnh không còn cách nào khác phải phụ thuộc vào chính quyền cai trị, đồng thời cố gắng không đánh mất mình. Tuy nhiên, chính cái vị thế ấy của Nguyễn Văn Vĩnh đã dẫn tới một số đánh giá có phần nghiệt ngã, chưa chính xác, khách quan về con người ông, chủ yếu dựa trên quan điểm chính trị, từ đó có cái nhìn chủ quan về cuộc đời, sự nghiệp cũng như những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối với văn hoá Việt Nam. Chúng ta có thể thấy rằng, nghiên cứu về một người như Nguyễn Văn Vĩnh là một việc không đơn giản và gặp rất nhiều những khó khăn. Những nghiên cứu về ông chủ yếu là những bài viết, bài báo và tập trung chủ yếu vào những đóng góp của ông đối với văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Chưa kể ngày nay vẫn còn nhiều ý kiến, đánh giá chưa khách quan về Nguyễn Văn Vĩnh, không thể hiện hết những đóng góp cho xã hội Việt Nam thời kỳ này. Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Tư tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh về canh tân văn hóa” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay, đã có những công trình nghiên cứu về học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã xuất hiện nhưng chủ yếu đại đa số vẫn xem xét ông dưới góc độ là một nhà báo, rất ít công trình xem xét ông dưới góc độ là một nhà tư tưởng, nhà triết học. Cho nên, trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài tôi đã gặp không ít những khó khăn. Do trước đây những người như Nguyễn Văn 2
  7. Vĩnh, Phạm Quỳnh bị nhiều ý kiến cho rằng hai ông là những hợp tác với Pháp và gần như loại bỏ hoàn toàn những công trình, thành tựu trên nhiều lĩnh vực của các ông. Phải cho tới hiện nay, các công trình nghiên cứu mới xem xét Nguyễn Văn Vĩnh và những người cùng chung cảnh ngộ với ông một cách công bằng, chính xác hơn. Thời kì trước năm 1975, ở Hồ Chí Minh đã có một số công trình có nhắc đến Nguyễn Văn Vĩnh. Chiếm đại đa số là những công trình đ ược sử dụng trong các ngôi trường như GS. Kiêm Đạt bài luận đề Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh được xuất bản vào năm 1958, GS. Nguyễn Duy bài diễn luận đề về Đông Dương tạp chí được xuất bản năm 1961. Tác giả Huỳnh Văn Tòng, trong cuốn sách Lịch sử báo chí Việt Nam đã đề cập đến những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh. Trong cuốn sách này, tác giả Vũ Ngọc Phan đã dành một phần nhỏ nói về Nguyễn Văn Vĩnh. Ông được coi là một trong những người viết về Nguyễn Văn Vĩnh sớm nhất. Sau đó, nhà văn Vũ Bằng đã có những ký ức về Nguyễn Văn Vĩnh trong một khoảng thời gian cùng cộng tác với ông. Những tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến là bốn mươi năm nói láo, mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp. Thông qua các tác phẩm này cung cấp khá nhiều tư liệu về cuộc đời Nguyễn Văn Vĩnh những tư liệu có giá trị về cuộc đời của ông. Tiếp theo, tác giả Hoàng Tiến trong đề tài nghiên cứu khoa học của mình, sau khi được in thành sách có tên là Chữ quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ XX, do Nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm 1994. Cuốn sách này đã đề cập đến những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối với việc cổ vũ và truyền bá chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung đăng tải về Nguyễn Văn Vĩnh chỉ chiếm phần nhỏ trong đề tài nghiên cứu về chữ quốc ngữ của tác giả. 3
  8. Trong những bài luận văn nghiên cứu về những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối với báo chí, tác giả Yên Ba đã bắt đầu được nghiên cứu và xây dựng với tư cách là một nhà báo. Tuy nhiên, tác giả Yên Ba vẫn chưa nghiên cứu một cách chi tiết vào đề tài những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh. Ngoài ra, chúng ta có thể đề cập đến một số tác giả khác cũng đã có các bài viết hoặc đánh giá nhắc đến Nguyễn Văn Vĩnh như Dương Quảng Hàm, Hoàng Đạo Thúy ở trong các tác phẩm của chính các ông. Ông Nguyễn Văn Ba được coi là một trong những người đầu tiên có công trình nghiên cứu mang tính rõ ràng, tầm cỡ về Nguyễn Văn Vĩnh. Sau này, đã có một người xuất bản và cho in ba cuốn sách về Nguyễn Văn Vĩnh đó là ông Nguyễn Lân Bình. Cuốn đầu tiên có tiêu đề là Nguyễn Văn Vĩnh là ai, cuốn sách này giúp cho người đọc biết rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh. Cuốn sách này đã giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về Nguyễn Văn Vĩnh. Tác phẩm được xuất bản từ rất nhiều bài viết được viết bằng cả hai ngôn ngữ tiếng Việt lẫn tiếng Pháp, đề cập đến những điều mắt thấy tai nghe với khả năng quan sát, cùng sự tri ân của những người cùng thời nhìn nhận về con người và sự nghiệp văn hóa của Nguyễn Văn Vĩnh. Cuốn tiếp theo có tên là lời người man di hiện đại, do ông Nguyễn Lân Bình và Nguyễn Lân Thắng cùng làm chủ biên. Cuốn sách hàm chứa hơn ba mươi bài viết bằng tiếng Pháp của Nguyễn Văn Vĩnh đề cập đến các tập quán, lối sống sinh hoạt cùng với các kiểu phong cách truyền thống trong hệ thống quyền lực có liên quan đến việc phân bố trong các làng quê ở đồng bằng Bắc bộ nước ta vào giai đoạn mà ông sống. Cuốn cuối cùng là cuốn được viết và xuất bản từ nguyên bản tiếng Pháp. Đây là tập đầu tiên trong bộ sách lời người man di hiện đại. Tất cả nội dung đến các phần trình bày, trang trí giống hệt như cuốn sách in bằng tiếng Việt. Các bài viết được sao chép và in lại bằng nguyên văn nội dung đã 4
  9. được đăng trên các tạp chí của tờ báo Nước Nam mới (tiếng Pháp L’Annam Nuoveau) do Nguyễn Văn Vĩnh là chủ bút. Trong thời gian qua, đã có những đề tài khóa luận, luận văn nghiên cứu sâu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng từ trước tới nay các công trình nghiên cứu mới xem xét chủ yếu Nguyễn Văn Vĩnh dưới góc độ là một nhà báo, nhà văn hóa vẫn chưa có nhiều đề tài xem xét ông dưới góc độ là nhà tư tưởng. Đề tài này là một trong những công trình đặt vấn đề nghiên cứu chuyên sâu về những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh về văn hóa. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của khóa luận là phân tích và làm rõ nội dung những tư tưởng cơ bản của Nguyễn Văn Vĩnh về canh tân văn hóa. Từ đó, chỉ ra một số giá trị và hạn chế trong tư tưởng về văn hóa của ông. Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận là nhằm chỉ ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh về canh tân văn hóa. Phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh về canh tân văn hóa. Đánh giá những giá trị và hạn chế trong tư tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh về văn hóa. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là một số những nội dung giá trị tư tưởng cơ bản của Nguyễn Văn Vĩnh về văn hóa. Phạm vi nghiên cứu thông qua một số tác phẩm, bài viết, bài đăng báo hoặc các tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Văn Vĩnh đã được công bố trước đây. 5
  10. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở của khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở những nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Phương pháp luận của khóa luận dựa trên phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Khóa luận đã sử dụng các phương pháp: logic – lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa. 6. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của khóa luận Về mặt lý luận, khóa luận góp phần chỉ ra và làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh về canh tân văn hóa. Từ việc làm rõ những tư tưởng cơ bản đó, đánh giá những ưu điểm hạn chế trong tư tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh về văn hóa. Về mặt thực tiễn, kết quả của khóa luận có thể là những tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong các trường Cao đẳng, Đại học khi giảng dạy và nghiên cứu những công trình nghiên cứu về ông sau này. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của tiểu luận gồm 2 chương, 10 tiết 6
  11. CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH VỀ CANH TÂN VĂN HÓA 1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 1.1.1. Về chính trị Sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Ngay sau đó, chúng đã xây dựng một hệ thống bộ máy thống trị thống nhất từ trung ương đến địa phương. Chính quyền thực dân đó song song tồn tại với chính quyền chế độ phong kiến Việt Nam. Chính sách mà thực dân Pháp thực hiện là chia để trị, chia cắt toàn bộ đất nước ta thành ba khu vực: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ với những chế độ chính trị khác nhau. Người Pháp đã dùng chính sách dùng người Việt để trị người Việt. Bên cạnh chính quyền mà, thực dân Pháp xây dựng vẫn duy trì chế độ chính quyền bù nhìn phong kiến tay sai để che mắt nhân dân ta. Thông qua chính quyền phong kiến chúng đã tác động đến sự phục tùng của tầng lớp quan lại, nho sĩ, biến họ thành phương tiện để bóc lột, áp bức, điều khiển. Thực dân Pháp đã dùng mọi biện pháp, cách thức để nhằm hạn chế quyền lực của triều đình Huế đối với đất nước, dân tộc. Nhà vua vốn trước đây được mệnh danh là thiên tử nhưng hiện nay không còn sở hữu những quyền lực tối cao như trước đây. Tất cả các đạo luật được ban bố hay bất kì chủ trương, chính sách muốn ban hành thì nhà vua phải có sự chấp thuận, đồng ý của toàn quyền Đông Dương do chính người Pháp đứng đầu, nếu đạo luật không được toàn quyền chấp thuận thì không được ban hành. Chính thể chế chính trị, bộ máy cai trị của thực dân đó là nguồn gốc, nguyên nhân tạo nên những bất công, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam. Người dân phải chịu cảnh mất nước, triều đình thì bạc nhược chỉ còn biết thỏa hiệp với những điều luật do thực dân Pháp đề ra. Trước tình cảnh đó, người dân bị áp bức bóc lột chỉ còn cách thực hiện những cuộc phản kháng 7
  12. nổi dậy, để chống lại ách thống trị của thực dân Pháp, phong trào đã lan rộng ra ở nhiều nơi. 1.1.2. Về kinh tế Trên phương diện lĩnh vực kinh tế, các nhà tư bản người Pháp đã bỏ phần lớn vốn vào thành lập nông nghiệp lập các đồn điền cao su, cà phê, chè và ngành khai mỏ chủ yếu là than, sẳt, thiếc, vàng với mục đích nhằm để thu lợi nhuận một cách nhanh chóng. Các nhà tư bản này đã xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. Ngân hàng Đông Dương thì đã được thực dân Pháp nắm độc quyền về mặt tài chính, bày ra hàng trăm thứ thuế, dã man nhất là thuế thân và được ban hành rộng rãi trong nhân dân. Bên ngoài, thực dân Pháp duy trì một lớp kinh tế thuộc địa, tuy nhiên bên trong chúng lại kết hợp cùng với việc duy trì nền kinh tế phong kiến với hệ thống tầng lớp địa chủ tại nông thôn, cùng với các tay sai cường hào làng xã để bóc lột nhân dân. Người Pháp cũng đã biết cách biến Việt Nam thành một thị trường độc quyền cung cấp các sản phẩm cho các nước đế quốc. Bằng biện pháp khai thác nguồn nguyên liệu, tài nguyên phong phú, bóc lột nhân công một cách rẻ mạt, thực dân Pháp đã sử dụng chính sách mô hình kinh tế dựa vào các ngành như luyện kim, khai mỏ. Nhưng thực tế đó chỉ là một phương thức rất nhỏ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước thuộc địa, phụ thuộc vào các nước chính quốc, sống nhờ bóc lột thời gian, sức lao động, giá nhân công rẻ mạt. Những điều này không hề phục vụ cho những lợi ích của phần lớn người Việt mà chúng chỉ tìm cách biến Việt Nam trở thành nơi tiêu thụ hàng hoá giá rẻ của Pháp. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận rằng chính sự hình thành của nền kinh tế mới cũng đã có những tác động không nhỏ đến cơ cấu kinh tế cũ, nền sản xuất nông nghiệp không còn chiếm độc tôn. Nhiều nhà máy, công 8
  13. trường, hầm mỏ, hải cảng mới mọc lên. Đây là nguyên nhân xuất hiện nhiều mâu thuẫn chủ yếu như: mâu thuẫn giữa cơ cấu đồn điền và ruộng đất, mâu thuẫn giữa nền sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá, mâu thuẫn giữa các giai cấp với nhau. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để những tư tưởng mới vào thâm nhập ở nước ta. Kinh tế cơ bản của Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, về căn bản là nền kinh tế tự cấp, tự túc. Trên thực tế, các phương thức sản xuất cũ vẫn giữ một vai trò nhất định. Lúc này trong xã hội Việt Nam đang diễn ra một cuộc xung đột giữa cái cũ và cái mới. Kết cục, nhiều khi lại là sự chiến thắng của cái cũ. Điều này khiến nhân dân vô cùng bí bách, tìm đường giải phóng, khỏi những áp bức, bất công. 1.1.3. Sự biến đổi giai tầng xã hội ở Việt Nam Những chính sách cai trị hoàn toàn mới của thực dân Pháp là nguyên nhân làm biến đổi cơ cấu xã hội, các giai cấp ở Việt Nam, ngoài những giai cấp cũ là tầng lớp địa chủ và nông dân còn xuất hiện thêm nhiều giai tầng mới.Tính chất trong xã hội Việt Nam đã thay đổi. Việt Nam từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Trong xã hội Việt Nam lúc này tồn tại nhiều giai cấp tầng lớp như địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Đầu tiên là giai cấp địa chủ phong kiến đây là những người nắm phần lớn ruộng đất, có của cái trong tay, nên đa số là muốn bảo vệ lợi ích của mình nên đã thoả hiệp và trở thành tay sai, công cụ đắc lực cho thực dân Pháp bóc lột giai cấp nông dân, tầng lớp yếu thế trong xã hội. Đây là tầng giúp cho ách thống trị của thực dân Pháp dễ dàng được thực hiện trong quần chúng nhân dân Chính sự liên kết chặt chẽ giữa hai thế lực thực dân Pháp và phong kiến đã tạo một lực cản hết sức lớn đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam thời bấy giờ, điều này đã kìm hãm sự phát triển của các yếu tố mới. Không 9
  14. ít người trong số đó vẫn tư tưởng trung quân ái quốc với triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Chính vì vậy, họ đã bác bỏ mọi sự cải cách, thay đổi trong xã hội. Trong đó, một bộ phận quan lại, địa chủ khác thì có tinh thần yêu nước và căm thù thực dân Pháp nhưng lại bất mãn với nền quân chủ chuyên chế nên đã từ quan, giữ cuộc sống thanh nhàn, vui thú điền viên. Bên cạnh đó, cũng có một số trí thức Nho học do được tiếp thu tinh thần văn minh phương Tây nên đã đấu tranh chống chế độ thực dân phong kiến để xây dựng nền xã hội mới. Tuy nhiên, do rất nhiều lý do khác nhau tư tưởng canh tân của họ đã không thực hiện được. Vào đầu thế kỷ XX, các nhà Nho nhưng lại theo tư tưởng duy tân mới là những người đã hướng đến các tư tưởng dân chủ tư sản của phương Tây. Một số ít những sĩ phu khác lại tìm đến con đường đấu tranh bằng bạo lực để tìm cách giải phóng đất nước. Những người này đóng vai trò là lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn phong trào Cần Vương thất bại cho đến khi xuất hiện phong trào cách mạng do chính giai cấp vô sản lãnh đạo. Chính các sĩ phu yêu nước này đã góp phần tích cực vào việc khơi dậy tinh thần yêu nước của dân tộc. Nhưng kết quả cuối cùng các cuộc khởi nghĩa, đấu tranh cũng bị đàn áp trong biển máu. Thứ hai là giai cấp nông dân được coi là thành phần chiếm đa số trong xã hội. Đây là tầng lớp từ trước đã luôn phải chịu nhiều thiệt thòi. Theo thời gian họ bị phân hoá thành ba tầng lớp: trung nông, bần nông và cố nông. Ngoài ra, họ còn bị chia ra thành hai loại là nông dân đồn điền và nông dân làng xã. Thực dân Pháp còn tiếp tục duy trì những kiểu bóc lột phong kiến bằng tô tức, áp dụng sưu cao thuế nặng. Ruộng đất phần lớn bị rơi vào tay các địa chủ và chủ đồn điền của Pháp. Người nông dân phải chịu cảnh một cổ hai tròng là thực dân Pháp và triều đình phong kiến. Chính chịu sự áp bức này nên người nông dân đã có tinh thần cách mạng rất lớn. Họ là những người luôn phải chịu áp bức, bóc lột cho nên sau này 10
  15. khi thực hiện cách mạng, người nông dân là những người hào hứng, nhiệt tình là lực lượng hàng đầu trong phong trào cách mạng. Những người nông dân không có của cải ruộng đất đa số phải làm thuê mướn cho những ruộng đất của địa chủ. Bởi vậy, người nông dân không phải là những đại diện cho các phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại nên họ không có khả năng lãnh đạo cách mạng, nhưng họ là lực lượng cách mạng chính do số lượng vô cùng đông đảo. Trình độ nhận thức còn hạn chế nên họ cũng ảnh hưởng rất lớn đối với sự lựa chọn con đường cách mạng của các nhà cách mạng của nước ta sau này. Thứ ba là giai cấp công nhân được sinh ra trong hoàn cảnh do chính sách khai thác thuộc địa và những đầu tư kinh tế quan trọng của Pháp. Những người công nhân đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp tiến hành xây dựng các cơ sở công nghiệp phục vụ cho mục đích xâm lược và cai trị ở nước ta.Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của đế quốc Pháp, giai cấp công nhân đã bắt đầu được hình thành. Cho đến khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp công nhân đã phát triển nhanh chóng về số lượng, từ 100.000 công nhân năm 1914, tăng lên hơn 220.000 công nhân năm 1929, trong đó có hơn 53.000 công nhân mỏ có 60 phần trăm là công nhân mỏ than và 81.200 công nhân đồn điền. Giai cấp công nhân Việt Nam tuy mới hình thành, số lượng chỉ chiếm phần nhỏ với số dân, trình độ học vấn, kỹ thuật còn khá nhiều hạn chế, nhưng lại tập trung vào các thành phố, các trung tâm công nghiệp và các đồn điền. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm giống với giai cấp công nhân quốc tế, đồng thời còn có những điểm của riêng nước ta là phải chịu ba tầng lớp áp bức bóc lột đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ, phần lớn vừa mới từ nông dân bị ép buộc mà ra, nên có mối quan hệ gần gũi nhiều mặt với nông dân. Giai cấp công nhân dù sinh sau đẻ muộn nhưng 11
  16. cũng chịu những áp bức bóc lột không kém gì giai cấp nông dân nên sau này khi cách mạng nổ ra họ cũng là một tầng lớp hướng ứng nhiệt tình. Bên cạnh đó giai cấp tư sản và tiểu tư sản là tầng lớp được nảy sinh trong công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Giai cấp tư sản là tầng lớp mới được hình thành nhưng đã có sự phát triển nhanh chóng. Trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra, tư sản Việt Nam mới chỉ là một tầng lớp thiểu số trong xã hội. Sau này, tư sản Việt Nam mới phát triển lên thành giai cấp rõ nét. Sinh ra trong điều kiện bị tư bản Pháp chèn ép, cạnh tranh rất khốc liệt chính vì vậy số lượng tư sản Việt Nam không nhiều, quy mô kinh tế nhỏ, ảnh hưởng trong lĩnh vực chính trị còn ít. Trong quá trình hình thành và phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam chia thành hai bộ phận tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản được coi là một bộ phận tư sản lớn, có ảnh hưởng và mối quan hệ trực tiếp với các nước đế quốc, chủ những công trình xây dựng ở nước ta. Đại bộ phận các tư sản mại bản có nhiều đồn điền lớn và có nhiều ruộng đất cho phát canh, thu tô. Chính vì có nhiều lợi ích kinh tế và chính trị liên quan đến đế quốc thực dân, nên tư sản mại bản là tầng lớp có phần đối lập lại với lợi ích của dân tộc. Tư sản dân tộc là chiếm đa số trong giai cấp tư sản, bao gồm những tư sản vừa và nhỏ, phần lớn hoạt động trong các ngành thương nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp. Những người này muốn phát triển theo xu hướng chủ nghĩa tư bản của riêng dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, do chính sách đè nén của tư bản Pháp nên không thể thay đổi được. Xét về mối quan hệ với đế quốc Pháp, tư sản dân tộc phải chịu cảnh số phận mất nước, mâu thuẫn về lợi ích với chính đế quốc thực dân và phong kiến, nên họ có ý chí chống lại đế quốc và phong kiến. Giai cấp tư sản dân tộc là một lực lượng cách mạng quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, họ 12
  17. cũng không tuyệt đối hoàn toàn chống lại thực dân Pháp bởi vì họ vẫn phải dựa vào những lợi ích mà Thực dân Pháp mang lại. Cuối cùng là tầng lớp tiểu tư sản hình thành song song với quá trình đầu tư cho kinh tế và giáo dục ở Việt Nam của thực dân Pháp thông qua hai cuộc khai thác thuộc địa. Bao gồm thị dân, thợ thủ công và giới học sinh sinh viên, trí thức ở các thành thị. Số lượng những người ở tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam khá nhiều và cũng có những sự phát triển một cách nhanh chóng. Đến sau những năm 20 của thế kỷ XX họ đã vươn lên và đã có chỗ đứng riêng của mình. Trong khi đó, tầng lớp trí thức và học sinh, sinh viên là nhóm người có tinh thần học hỏi, tìm tòi và tiếp nhận những tư tưởng tiến bộ, nhất là tư tưởng dân chủ giúp phát triển trong xã hội. 1.2. Tiền đề tƣ tƣởng Có thể nói, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có rất nhiều các tư tưởng có ảnh hưởng to lớn đến Nguyễn Văn Vĩnh. Những tiền đề này dù trực tiếp hay gián tiếp thì cũng có vai trò nhất định trong việc hình thành tư tưởng của ông. Nguyễn Văn Vĩnh sinh ra ở một đất nước chịu ảnh hưởng rất nhiều của nền Nho giáo Trung Quốc thì chắc chắn điều đó cũng có tác động đến ông. Sau này, ông còn dịch những tác phẩm kinh điển của nền Nho giáo Trung Hoa ra chữ quốc ngữ. Chính vì vậy, những tư tưởng là cốt lõi của Nho giáo đã được ông thấm nhuần. Nho giáo đưa ra một số nội dung Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức để làm chuẩn mực cho mỗi người. Tam Cương và Ngũ Thường là mối quan hệ, chuẩn mực đạo đức mà người đàn ông phải tuân thủ. Tam Tòng và Tứ Đức là những chuẩn mực mà người phụ nữ phải theo. Tam Cương đề cập đến ba mối quan hệ Quân Thần (vua tôi), Phụ Tử (cha con), Phu Phụ (chồng vợ). Ngũ Thường là năm điều người đàn ông phải có khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nhân là 13
  18. lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật. Lễ là sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người. Nghĩa là cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải. Trí là sự thông biết lý lẽ, phân biệt rõ thiện ác, đúng sai. Tín là giữ đúng lời hứa, đáng tin cậy. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, đó là tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Ý nghĩa câu trên tức là người phụ nữ khi còn ở nhà thì phải theo cha, lúc lấy chồng phải theo chồng, nếu chồng qua đời thì phải theo con . Còn Tứ Đức là bốn tính nết tốt của người phụ nữ phải có là: Công - Dung - Ngôn - Hạnh. Công là khéo léo trong công việc, dung là hòa nhã trong sắc diện, ngôn là mềm mại trong lời nói, hạnh là nhu mì trong tính nết. Người quân tử thì phải theo con đường “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tức là đầu tiên là phải tu dưỡng bản thân, sau đó là giải quyết những việc trong gia đình, từ việc nhỏ mới dẫn đến việc lớn là trị quốc và cuối cùng là Bình thiên hạ thống nhất thiên hạ. Bên cạnh đó, Nho giáo Trung Quốc còn đề cập đến học thuyết Chính Danh. Chính danh được hiểu là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh bất chính tất ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tất sự bất thành". Những vấn đề trên đã được Khổng Tử đề cập chi tiết trong sách Luận ngữ, những tư tưởng của Nho giáo không chỉ thấm nhuần đến những người như Nguyễn Văn Vĩnh mà đã gắn liền với lịch sử trong suốt triều đại phong kiến nước ta. Nguyễn Văn Vĩnh cũng là người được tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa Phương Tây, cho nên những tư tưởng phương Tây như chủ nghĩa nhân sinh, chủ nghĩa cá nhân cũng được ông học hỏi và tiếp thu. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp xây dựng nền giáo dục với mục đích đào tạo ra các thông dịch viên cho bộ máy thống trị của Pháp, truyền bá chữ Pháp, chữ quốc ngữ, xóa bỏ chữ Hán. Nguyễn Văn Vĩnh là người được học ở những trường giáo dục theo kiểu phương Tây nên ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến ông. 14
  19. Tư tưởng Dân chủ tư sản phương Tây có tư tưởng có rất nhiều ảnh hưởng đến Nguyễn Văn Vĩnh. Đây là chế độ, hình thức quản lý nhà nước của giai cấp tư sản do chính giai cấp tư sản lãnh đạo, được thiết lập sau sự sụp đổ của chế độ phong kiến và được thực hiện bằng một số các biện pháp như: ban hành hiến pháp, thực hiện nguyên tắc phổ thông đầu phiếu để thành lập nghị viện và các cơ quan đại diện khác, thực hiện nguyên tắc tam quyền phân lập, tuyên bố nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, quyền tư hữu tài sản là bất khả xâm phạm. Dân chủ tư sản theo đánh giá là bước phát triển của lịch sử nhân loại so với chế độ phong kiến. Nhưng bản chất dân chủ tư sản vẫn là chế độ dân chủ được sinh ra phục vụ cho giai cấp tư sản là giai cấp nắm quyền thống trị về kinh tế và chính trị xã hội. Trong khi đó, đa phần nhân dân lao động nghèo khổ thì bị nhiều hạn chế trong thực thi các quyền dân chủ đã được tuyên bố trong hiến pháp. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng nền dân chủ tư sản được coi là nền dân chủ hình thức. Sau này, đến giai đoạn đế quốc, nhiều quy định dân chủ của nền dân chủ tư sản bị thay đổi, xóa bỏ và chế độ phát xít, chuyên chế phát triển lên nhằm mục đích phục vụ cho đường lối chính trị dưới hình thức gây chiến tranh cướp bóc tài nguyên, nô dịch các nước thuộc địa và đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp của giai cấp công nhân trên toàn thế giới. Tiếp theo, tư tưởng canh tân của các sĩ phu Việt Nam cuối thế kỷ XIX, tiêu biểu là Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ gây ảnh hưởng rất sâu sắc không chỉ đến Nguyễn Văn Vĩnh mà còn nhiều sĩ phu yêu nước khác đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó còn có những tư tưởng trong sách tân văn, tân thư tràn vào nước ta đầu thế kỉ XX. Đây là các sách báo hàm chứa nhiều nội dung phong phú, mới mẻ. Những kiến thức mới khác xa với nền Nho học, đề cập đến nhiều vấn đề nổi bật như cải cách chính trị, tổ chức lại nền kinh tế và giáo dục theo kiểu phương Tây. Những tân văn 15
  20. chúng ta có thể nói đến như Pháp Phổ chiến kỷ của Lương Khải Siêu, Dinh hoàn chí lược của Từ Kế Dự, Dân ước luận của Rousseau, Vạn lý tinh pháp của Mạnh Montesquieu; Trung Đông chiến kỷ. Nguyễn Văn Vĩnh cũng đã nói đến sự động viên, khuyến khích của Phan Châu Trinh đối với ông là hãy toàn tâm toàn lực vào việc tạo dựng nền văn hóa Việt Nam, coi điều đó là nền tảng cơ bản cho việc thực hiện lý tưởng cách mạng và tôn chỉ hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục đó là khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Không chỉ Phan Châu Trinh mà nhiều sĩ phu khác cũng có những ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyễn Văn Vĩnh trong việc canh tân đất nước. Bên cạnh đó, việc truyền bá và phổ biến chữ quốc ngữ có ảnh hưởng to lớn đến xã hội Việt Nam và chính bản thân Nguyễn Văn Vĩnh. Trong hệ thống các trường Pháp - Việt, nổi bật là hệ thống trường tân học Việt Nam, việc dạy học quốc ngữ được chú ý đến. Sự xuất hiện của văn học và báo chí quốc ngữ đã tác động không nhỏ đến xã hội và là một trong những điều kiện góp phần hình thành lớp trí thức Tây học như ông. 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp 1.2.1. Cuộc đời Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 15/6/1882 tại thôn Phượng Vũ, xã Phượng Dực, phủ Thường Tín (nay là huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Cha của ông là Nguyễn Văn Trực, cũng là người thôn Phượng Vũ, còn mẹ của ông thì không rõ tên tuổi. Khi ông còn nhỏ, Nguyễn Văn Trực đã đưa cả gia đình lên Hà Nội và kiếm kế sinh nhai tại nhà một người họ hàng. Nguyễn Văn Vĩnh được cho đi chăn bò thuê ngoài bãi sông Hồng để bớt gánh nặng cho gia đình về mặt kinh tế. Năm 1890, ông đã bỏ việc chăn bò thuê và xin được một chân kéo quạt mát cho lớp học người Pháp, dạy các học viên đã đỗ cử nhân, học lên để 16
  21. làm chức thông ngôn, phiên dịch. Nơi đây được gọi là trường Hậu bổ, trường này được bổ nhiệm ngay sau khi tốt nghiệp. Năm 1892, Nguyễn Văn Vĩnh được nhà trường cho phép thi cùng các học viên. Điều bất ngờ là ông đã đỗ thứ 12 trong số 40 học viên của khoá học. Nhưng vì còn quá nhỏ tuổi, nhà trường đã đặt cách cho phép Nguyễn Văn Vĩnh được học lại từ đầu miễn phí. Kết thúc khóa học, Nguyễn Văn Vĩnh đi thi và đỗ đầu. Năm 1897, Nguyễn Văn Vĩnh được cử đi làm thông ngôn tại tòa xứ Lào Cai. Năm 1889, Nguyễn Văn Vĩnh được thuyên chuyển về tòa xứ Hải Phòng, ở đây Nguyễn Văn Vĩnh đã tốt nghiệp phổ thông nhờ việc mua lại bộ sách giáo khoa tự học chương trình phổ thông bằng tiếng Pháp. Năm 18 tuổi, mẹ của Nguyễn Văn Vĩnh qua đời. Sau đó, Nguyễn Văn Vĩnh đã lập gia đình với bà Đinh Thị Tính để giúp đỡ, đỡ đần cha của ông. Năm 1902, Nguyễn Văn Vĩnh được điều chuyển công việc từ Hải Phòng về Tòa xứ tỉnh Bắc Giang. Năm 1906, ông được chuyển công tác về Tòa Đốc lý Hà Nội, theo Chánh xứ Hause được bổ nhiệm lúc bấy giờ làm Đốc lý Hà Nội. Sau đó, ông được cử đi Hội chợ Thuộc địa (Đấu xảo) tổ chức tại thành phố Mác xây, Pháp. Sau khi kết thúc hội chợ, Nguyễn Văn Vĩnh xin ở lại thêm 3 tháng. Khi về Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh xin nghỉ việc làm công chức Tòa Đốc lý Hà Nội, chính thức chuyển sang làm nghề báo chí tự do. Ngày 28/3/1907, là ngày đầu tiên Đăng cổ Tùng báo ra đời. Đây là tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Bắc kỳ, Nguyễn Văn Vĩnh đã lý giải với đồng bào về giá trị của chữ Quốc ngữ. Ban đầu, ông thường dịch các tác phẩm học thuật của các bậc danh sĩ nổi tiếng nước Pháp như Emile Zola, Pascal. Nhưng sau này, ông chuyển sang dịch tiểu thuyết và hài kịch. Những tác tác phẩm 17
  22. dịch tiểu thuyết, văn xuôi, thơ của Nguyễn Văn Vĩnh giúp cho người dân Việt Nam hiểu biết những tư tưởng mới, những điều hay của Phương Tây. Sau đó, Nguyễn Văn Vĩnh đã có ý định chuyển tải tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của đại thi hào Nguyễn Du từ chữ Nôm ra chữ Quốc Ngữ. Năm 1909, Nguyễn Văn Vĩnh đã cùng Phan Kế Bính đã dịch toàn bộ tác phẩm Tam quốc chí diễn nghĩa của văn hóa Trung Hoa từ tiếng Hán ra tiếng Việt. Cũng trong giai đoạn này, Nguyễn Văn Vĩnh cũng là người dịch toàn bộ tập truyện ngụ ngôn của La Phông Ten từ tiếng Pháp ra tiếng Việt. Những việc làm này Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện khi ở độ tuổi mới ngoài đôi mươi. Ông muốn nói lên một điều với toàn xã hội và đồng bào mình rằng tiếng mẹ đẻ của chúng ta hoàn toàn có thể chuyển tải những tinh hoa văn hóa trong ngôn ngữ của các nền văn hóa và các dân tộc lớn. Ngày 28-3-1907, ông chính thức làm chủ bút tờ Đăng Cổ Tùng báo số ra đầu tiên. Sau khi tờ Đăng Cổ Tùng báo dừng sản xuất, ông chủ trương ra tờ báo tiếng Pháp Notre Journal (1908-1909). Một năm sau vào năm 1910, ông cho ra tờ Notre Revue nhưng cũng chỉ viết được 12 số rồi cũng phải dừng lại. Cũng năm đó, ông làm chủ bút tờ Lục Tỉnh tân văn ở Sài Gòn. Đầu năm 1913, ông ra Hà Nội làm chủ bút tuần báo Đông Dương tạp chí, số đầu ra ngày 15-5-1913. Năm 1915, ông kiêm làm chủ bút luôn cả tờ Trung Bắc tân văn. Từ đây, tờ Đông Dương tạp chí chỉ chuyên về những bài đại luận, bài văn chương, bài sư phạm, còn những bài thời sự và tạp luận thì chuyển hết sang tờ Trung Bắc tân văn. Năm 1919, tờ Đông Dương tạp chí một lần nữa được đổi thành Học báo vẫn do ông làm chủ nhiệm. Học báo là chuyên mục về những vấn đề sư phạm, nhằm giúp các giáo viên dạy tốt và đề ra phương pháp mới để dạy chữ Quốc ngữ. Cuối năm 1919, ông mua lại tờ Trung Bắc tân văn và cho xuất bản nhật báo. Năm 1931, ông cho ra tờ báo 4 tiếng Pháp “Annam 18
  23. Nouveau” (An Nam mới). Ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho tới năm 1936. Trong những năm viết bào của mình, ông là một cây bút viết trong tất cả mọi lĩnh vực, lại là người quản lý nhà xuất bản. Trong những năm đó, Nguyễn Văn Vĩnh đã viết một khối lượng bài viết lớn thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều thể loại, đăng trên các báo do ông làm chủ nhiệm, chủ bút. Một trong những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh trong việc phát triển báo chí tiếng Việt là ở chỗ ông là một trong những người đi tiên phong trong việc viết phóng sự. Qua hai phóng sự Từ triều đình Huế trở về và Một tháng với những người đi tìm vàng được đăng trên tờ L'Annam nouveau. Tháng 3 năm 1936, Nguyễn Văn Vĩnh đưa ra quyết định đi tìm vàng để trả nợ, ông sang Sê Pôn, Lào với một người Pháp có tên là Climentte, người này lấy vợ Việt Nam, có một số đồn điền tại tỉnh Hưng Yên và cũng đang ngập nợ vì làm ăn thua lỗ. Tháng 5 năm 1936, người ta tìm thấy Nguyễn Văn Vĩnh một mình trên con thuyền độc mộc, một tay vẫn cầm bút và tay kia cầm quyển sổ, trôi giữa dòng Sê Băng Hiêng (tên một nhánh của sông Sê Pôn). Người dân địa phương đưa con thuyền cập vào chân cầu Sê Pôn để chuyển lên trạm y tế Sê Pôn cứu chữa, nhưng đã quá muộn, ông đã không qua khỏi. Người ta loan tin, Nguyễn Văn Vĩnh chết ngày 2 tháng 5 năm 1936 vì sốt rét. Sau đó, thi hài Nguyễn Văn Vĩnh đã được Hội Tam điểm tổ chức đưa về Hà Nội để cử hành tang lễ trong 3 ngày, từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 5 năm 1936. Tại buổi lễ tang, đông đảo giới báo chí của cả ba kỳ đã đến tiễn đưa ông dưới dòng chữ: "Kính viếng ông tổ của nghề báo". Về sau phần mộ của ông được con cháu đưa về quê Phượng Dực, Phú Xuyên. 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác Nguyễn Văn Vĩnh theo thống kê đã để lại nhiều tác phẩm của gồm có: 19
  24. - Những bài luận thuyết và ký sự do ông sáng tác: + Nhời đàn bà (khởi đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 5). + Xét tật mình (khởi đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 6). + Hương Sơn hành trình (Hành trình thăm chùa Hương, đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 41 đến 45). + Phận làm dân (khởi đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 48). + Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xã (khởi đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 61). + Một tháng với những người tìm vàng. - Những tác phẩm dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt: + Thơ ngụ ngôn của La Fontaine. + Truyện trẻ con của Perrault. + Mai nương Lệ cốt, tiểu thuyết của Abbé Prévost. + Ba người ngự lâm pháo thủ, tiểu thuyết của Alexandre Dumas. + Những người khốn khổ, tiểu thuyết của Victor Hugo. + Miếng da lừa, tiểu thuyết của Honoré de Balzac. + Guy li ve du ký, truyện của Jonathan Swift. + Tê lê mặc phiêu lưu ký, truyện của Fénélon. + Bốn vở kịch nói của Molière: Trưởng giả học làm sang, Giả đạo đức, Bệnh tưởng, Lão hà tiện. + Tục ca lệ, kịch của Lesage. + Truyện các danh nhân Hy lạp và La Mã của Plutarque. + Rabelais của Emile Vayrac. + Le parfum des humanités của Emile Vayrac. 20
  25. + Chàng Gil Blax xứ Xăngtizan (Gil Blas de Santillane), tiểu thuyết của Lesage. + Bài dịch về: Luân lý học (khởi đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 15) và triết học yếu lược (khởi đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 28). - Những tác phẩm dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp: Kim Vân Kiều tân dẫn Pháp văn (tức Truyện Kiều của Nguyễn Du). Đăng từng kỳ trên Đông Dương tạp chí từ số 18 trở đi. - Những tác phẩm dịch từ chữ Hán sang tiếng Pháp: Tiền Xích Bích và Hậu Xích Bích, đăng trên Đông Dương tạp chí, lớp mới, số 66-68. Dương Quảng Hàm đã có sự đánh giá về ông trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu là: “Ông là người học rộng, biết nhiều, lại có lịch duyệt, thiệp liệp tư tưởng học thuật của Âu tây, nhưng cũng am hiểu tín ngưỡng phong tục của dân ta, muốn đem những quan niệm phương pháp mới nào hợp thời để truyền bá trong dân chúng, nhưng cũng chịu khó tìm tòi và biểu lộ cái dở, cái xấu cũng như cái hay, cái ý nghĩa của các chế độ, tục lệ xưa của các mối mê tín, dị đoan cũ; vì thế, có người hiểu lầm mà trách ông muốn đem những điều tin nhảm, những cái hủ tục mà tán dương và khôi phục lại như trong việc in cuốn Niên lịch thông thư trong có biên chép ngày tốt ngày xấu và kê cứu các thuật bói toán, lý số. Tư tưởng duy tân của Nguyễn Văn Vĩnh: noi theo cái hay cái đẹp, phát huy cái tinh túy của nền văn hóa nước ngoài chứ không phải học đòi lai căng nhố nhăng mang tính “xổ toẹt” như một bộ phận trong xã hội lúc bấy giờ. Trong điều kiện xã hội khi ấy, tư tưởng canh tân của Nguyễn Văn Vĩnh là đổi mới quá, táo bạo quá và “phức tạp” quá đối với phần đông quốc dân, thành ra không tránh khỏi sự hiểu nhầm của nhiều người. Bên cạnh việc canh tân, ông còn ra sức giới thiệu với Tây phương về những nét đặc sắc của văn hóa Á Đông.”[4, 16] 21
  26. CHƢƠNG 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH 2.1. Phê phán những thói hƣ tật xấu làm phƣơng hại xã hội Chúng ta không thể phủ nhận rằng, dân tộc nào cũng có cái hay, cái đẹp nhưng cũng có cái xấu cái chưa hợp lí. Vấn đề quan trọng là biết sai thì sửa, biết xấu thì làm cho đỡ xấu và tiến tới làm cho tốt đẹp hơn. Nguyễn Văn Vĩnh là người đã dũng cảm nói lên những thói hư tật xấu làm phương hại xã hội, một phần nguyên nhân khiến đất nước rơi vào tay các nước đế quốc. Ông đã cho rằng : “Các nết xấu, các hủ tục của người Việt Nam ta, cần nói hết ra, đừng có giấu diếm, ai cũng biết thì mới sửa được. Luân lý là phải dạy người ta biết gốc rễ điều ác để tự nguyện tránh, mầm mống điều thiện để tự giác làm điều thiện”.[31, 3] Đây là quan điểm của ông trong việc lên án những thói hư tật xấu, lỗi thời làm ảnh hưởng đến đạo đức, văn minh của xã hội lúc bấy giờ. Nguyễn Văn Vĩnh đã biết cách sử dụng báo chí như là công cụ, phương tiện để thực hiện mong muốn cải cách đất nước của mình. Ông đã bắt đầu công việc của mình bằng tờ Đăng Cổ Tùng báo. Tân Nam Tử là bút danh mà Nguyễn Văn Vĩnh đã chọn để viết. Ông bàn về các vấn đề trong xã hội, thuộc đủ mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến thói hư tật xấu trong đời sống của người dân, đăng từ những số đầu của tờ Đăng Cổ Tùng báo như: tại người hay tại đất? (nói về thói lười biếng dẫn tới nghèo đói), số 2 bài thói tệ (nói về lối sống thờ ơ không quan tâm đến nhau trong các đô thị), số 6 bài Phận làm dân (kêu gọi người dân thực hiện quyền bầu người đại diện trong nghị viện), số 17 bài Chết về gạo (nói về sự độc canh cây lúa mà dân vẫn đói), số 26 bài Hội Kiếp Bạc (nói về thói mê tín buôn thần bán thánh ở các đền chùa), số 28 bài Ma to dỗ nhớn (nói tới cái thói đạo đức giả, hủ tục lãng phí mà phô trương không thiết thực trong ma chay giỗ chạp). Nói về cải biến quan niệm học hành, ngay bài số 2 trên Đông Dương tạp chí, Nguyễn Văn Vĩnh đã có các bài học hành (nói về thói 22
  27. học vẹt, không sáng tạo trong tiếp thu kiến thức), luận về việc du học (nói về sự cần thiết phải cử người đi du học nước ngoài). 2.1.1. Phê phán thói đạo đức giả Với những luận điểm dẫn chứng để so sánh phân tích, trong những bài nghị luận của mình Nguyễn Văn Vĩnh đã có cái nhìn tổng quan, khái quát về các vấn đề trong xã hội. Không chỉ dừng lại ở việc nêu ra những vấn đề, ông còn đi sâu phân tích, mổ xẻ nguyên nhân của thực trạng và quan trọng hơn ông còn đưa ra các giải pháp để hạn chế mặt tiêu cực của hiện trạng. Tác phẩm có thể đề cập đến như trong bài Thói tệ, ông viết: “Mấy năm nay ở Hà nội tự dưng thành ra một thói tệ là khi có đám cháy trong thành phố, thì nhà nào nhà ấy đóng chặt cửa lại, còn người đi qua đi lại thì chạy trốn. Sự đó bởi sao? Có người nói là tại những lính phút-lít thấy ai đến cứu cháy thì cứ đánh người ta, bắt người ta làm như cu-li; chớ không để cho người ta được tự do, tùy sức mình mà cứu. Còn những nhà mà đóng cửa chặt lại, là tại sợ những quân gian đồ, nhân lúc dộn dịp, vào cướp phá nhà người ta. Tôi tưởng hai điều ấy cũng có thực, nhưng chúng ta không có nhẽ bàn với nhau thế nào, cho khỏi được du? Giá thử bây giờ mỗi một phố bao nhiêu người giai trẻ bàn nhau, bất cứ người Tây, người Khách, hay là người An-nam, hễ động thấy nhà nào cháy thì đến cả; cắt mấy người vào việc sách nước, mấy người vào việc giữ cho kẻ gian khỏi hôi đồ của chủ nhà, còn bao nhiêu các người khác thì để canh gác cho hàng phố và giữ kẻ gian. Một hai người thì lính phút-lít có thể bắt nạt được, nhưng nhiều người thì tôi tưởng không có nhẽ họ dám đánh mình?”. [31, 23] Hay là, trong bài Ma to dỗ nhớn là sự nhìn thẳng vào những cái vô nghĩa lý trong xã hội. Quan niệm của Nguyễn Văn Vĩnh trong bài đến nay vẫn còn nguyên ngày nay vẫn còn nguyên giá trị: 23
  28. “Phong tục An nam mình, nhiều điều thật không có nghĩa lý gì. Như có bố mẹ lên lão, hoặc mình đi thi đỗ, cưới vợ, làm nhà, được làm quan, thăng hàm, mà ăn mừng thì còn có nhẽ; nhưng bố mẹ chết, mà mổ trâu mổ bò, mời làng mời nước, biếu sén hàng sóm láng giềng, thì còn có nghĩa gì nữa? Tôi nghĩ không giả nghĩa nào bằng: lúc cha mẹ còn sống; nhà thường thì cố làm ăn cho cha mẹ được hiển vinh; nhà có thì gắng nên tài trí để cha mẹ được danh tiếng”. [31, 18] Bài Thói tệ đã nói lên một sự việc diễn ra phổ biến khi nhà người khác gặp tai họa thì những người xung quanh vẫn bình chân như vại, coi như không có chuyện gì xảy ra. Điều này đã làm mất đi truyền thống quý báu của dân tộc đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, đùm bọc, “tối lửa tắt đèn có nhau”, tương thân tương ái đã có từ hàng nghìn năm nay. Trong khi đó bài Ma to dỗ nhớn lại nói lên thực trạng khi bố mẹ mất lại tổ chức đám ma, giỗ chạp linh đình. Việc người nào đó ra đi là một sự mất mát vô cùng to lớn đối với gia đình, họ hàng người đó, đáng lẽ là phải lo lắng hậu sự cho người quá cố, đằng này lại giết trâu mổ bò, tổ chức linh đình, như kiểu đám cưới hay làm nhà. Thực trạng đó đã được Nguyễn Văn Vĩnh phơi bày một cách rõ ràng. Trong bài Chết vì gạo, ông nói đến những điều mà ít người dám nói một cách thẳng thắn, mất lòng như vậy: “Nước Nam mình xưa nay ngu hèn, buôn bán không biết, cách đi lại không biết, trong một nước cũng một tiếng nói mà Nam chê Bắc cọc cạch, Bắc chê Nam ậm ọc; thuật pháp gì không biết, đồ khí dụng thậm bất tiện mà từ thượng cổ thế nào bây giờ cũng vẫn thế, không thấy tí gì là tiến bộ; sự đó là bởi đâu? Bởi cả nước có một nghề: là cầy ruộng! Cứ như thế thì trắc rằng một nước văn minh, giầu mạnh, là do ở như cách làm ăn trong nước. Trong nước có đầy nghề nọ đó nghề kia mới khôn ngoan được”. [31, 38] 24
  29. Chúng ta khi đọc qua bài có vẻ như ông đang chê bai, bôi nhọ nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, đây chỉ là cách để Nguyễn Văn Vĩnh bàn về giải pháp phát triển kinh tế. Ông luôn muốn học hỏi theo các nước văn minh thế cho nên giải pháp mà Nguyễn Văn Vĩnh đưa ra không nằm ở ngoài việc đó: “Cứ như tôi thiển nghĩ, thì người An nam có cách đổi được thời tiết nước Nam, không những là thời tiết mát mẻ hơn lên, phong tục lại còn biến cải đi; học hành, tư tưởng cũng khác đi. Cách đổi ấy là: ta không nên lấy gạo làm cốt nữa. Nên kiếm giống khác mà giồng, nhất là những giống gì không cần phải nước lũng bũng như thóc lúa, như những giống sinh ra được sợi mà dệt vải Vả cái gạo này lãi không là mấy, trong các thứ giồng được, có lắm thứ, một vốn thực bốn lãi, nhưng mình không chịu nghĩ, chịu tìm, chịu thử, cho nên không biết đấy mà thôi”. [1, 38] 2.1.2. Phê phán sự lạc hậu, cổ hủ, ỷ lại trong sản xuất và đời sống. Không chỉ dừng lại ở Đăng Cổ Tùng báo, tiếp sau đó là tới Đông Dương tạp chí. Nguyễn Văn Vĩnh đã viết một loạt bài nghị luận xã hội lên án và kêu gọi sửa đổi thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến xã hội của tầng lớp quan lại. Tiêu biểu trong đó là những bài báo trong chuyên mục Xét tật mình được đăng trên Đông Dương tạp chí. Mỗi một bài viết là một thói hư tật xấu hay tệ nạn đang tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ. Ông mang điều đó ra trình bày, phân tích rõ khuyến khích người dân cùng nhau sửa đổi. Các bài viết ông đề cập đến như Tính ỷ lại trong cuộc sống (số 8-1913); Thói nói dối của quan lại (số 9-1913); Coi ăn uống là việc quan trọng hàng đầu (số 10-1913); Tính tự ty (số 11-1913); Thói tiêu tiền (số 12-1913); Thói nghi ngờ (số 13-1913); Ăn mặc suồng sã hớ hênh (số 14-1913); Thói bắt chước (số 15-1913); Lối học cổ hủ thông qua tiếng Trung Hoa, tác hại đến hoạt động trí tuệ của dân tộc (số 16); Lợi dụng đau khổ của đồng bào để trục lợi (số 17); Tính thụ động (số 18-1913); Thói mê tín (số 19-1913); Tính yếu kém trong giao tiếp( số 21-1913). 25
  30. Nguyễn Văn Vĩnh khi viết hàng loạt bài này với mục đích là để lên án, chỉ rõ những thói hư, tật xấu hiện vẫn còn đang tồn đọng trong xã hội nhằm làm cho người dân nhanh chóng phá bỏ vòng kìm kẹp của Nho giáo trong suốt thời phong kiến để cổ vũ, khuyến khích người dân tiếp thu tri thức, tư tưởng mới. Trong bài “Tính ỷ lại”, ông viết: “Dân ta có một nết xấu mà hầu như mọi người đều cho là hay đó là tính ỷ lại trong cuộc sống, sung sướng mà ỷ lại vào người, vui vẻ và hãnh diện mà cho người khác ỷ lại vào mình. Các nước văn minh người ta khinh ghét nhất sự ỷ lại. Trong cuộc sống, tự hào nhất là bằng lao động của đôi tay, khối óc mà tự mưu sinh, không nhờ vả vào ai. Đến mức, cha mẹ có nghề của cha mẹ, dù có vất vả cũng sống giản dị với nghề đó, thấy con ăn nên làm ra, giàu có thì mừng cho con mà chẳng nhờ cậy. Chỉ khi thật sự già yếu quá mới yêu cầu con cái giúp đỡ. Còn dân ta thì hoàn toàn ngược lại, coi việc được sống dựa vào sự giàu có của người khác là một vinh dự, đến độ thấy người sang bắt quàng làm họ, một người làm quan cả họ được nhờ, đến mức bỏ cả việc đang làm để bám vào người mà ăn không ngồi rồi. Cách nhờ vả này người nghèo càng nghèo mà chính người giàu cũng chẳng hay, phải tìm cách bất lương để có thêm tiền, làm quan thì phải ra sức ức hiếp dân mà ăn của đút Quanh quẩn đất nước thêm nghèo, dân ta lún sâu trong lạc hậu”. [32, 15] Tính ỷ lại là một thói xấu đã tồn tại từ rất lâu đời trong đời sống của mỗi người Việt. Nguyễn Văn Vĩnh đã nêu ra những trường hợp như sống dựa dẫm vào người khác, “thấy người sang bắt quàng làm họ” rồi “một người làm quan cả họ được nhờ”. Tính ỷ lại này cho đến ngày nay vẫn được coi là lối sống của nhiều người và những người đó mặc nhiên cho nó là hợp lí. Nguyễn Văn Vĩnh có thể được coi là một nhà cải cách trên lĩnh vực văn hóa, là tấm gương mà chúng ta đáng để học tập. 26
  31. Hay, trong bài Thói bắt chước: “Sự huyền hồ về nhận thức tư tưởng của dân ta không ngừng lại ở lĩnh vực tôn giáo mà nó chi phối rộng rãi mọi hoạt động tư duy, vay mượn của Trung Quốc nhiều, ít chất thực tiễn Việt Nam. Ví như làm thơ, viết văn đều xính xuất phát tự thiên nhiên Trung Quốc, từ phong cảnh đẹp đặc trưng, khí hậu băng tuyết, đến con người với tinh thần, tâm lý rất xa lạ trong khi bầy ra trước mắt biết bao cảnh sông, núi, rừng đẹp tuyệt vời của chính quê hương, con người và điển tích Việt Nam diễn ra trong suốt mấy ngàn năm lịch sử thì bị quên lãng. Như vậy làm sao có được cảm xúc thực phù hợp với tâm hồn Việt Nam? Đều như vậy, trong hội họa, trạm khắc đúc tượng cũng lấy đề tài và rập khuôn Trung Quốc mà người nghệ sĩ chưa hề được chiêm ngưỡng tận mắt. Cho đến Pháp luật, một lĩnh vực phải quán triệt 100% Việt Nam, con người kinh tế, xã hội và chính trị Việt Nam thì cũng vẫn bị vua Gia Long bỏ luật Hồng Đức ban hành luật mới bằng cách sao chép của Tàu, luật mà như thế, làm sao mà cải tạo được thực tiễn Việt Nam. Phong tục Việt Nam phải là của người Việt Nam xây dựng trong mấy nghìn năm tồn tại thì cũng tìm trong “Thọ Mai Gia Lễ” hoặc “Văn Công Gia Lễ” xem ở bên Tàu con khóc cha như thế nào mà bắt chước. Thật buồn cười! Thật huyền hồ đã làm cho tư duy và bản sắc dân tộc Việt Nam không phát triển được. Chúng ta phải triệt bỏ”. [32, 19] Nguyễn Văn Vĩnh đã nêu ra thói bắt chước, sao chép một cách máy móc, không có sáng tạo. Việc học hỏi người giỏi hơn ta, người đi trước chúng ta là một điều đáng quý. Tuy nhiên, mỗi người lại có những đặc điểm khác nhau, việc sao chép y nguyên, máy móc, không phù hợp với thực tế của mỗi người là một việc đáng lên án. Học hỏi phải biết chọn lọc “đừng thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào” đó là một cách nghĩ lỗi thời, lạc hậu. Suốt hàng ngàn năm chúng ta học chữ Hán, sách Hán, văn hóa Hán, mà không có sự thay đổi bổ sung. Qua bao nhiêu đời vẫn số lượng sách ấy, chữ ấy được truyền đi truyền lại cho người học mà không có sửa đổi nào. 27
  32. Chỉ có bỏ được cái thói “hủ nho” mới mong theo được cái văn minh tiến bộ phương Tây, đó là quan điểm và mục tiêu của Nguyễn Văn Vĩnh trong hàng loạt bài viết kêu gọi duy tân cải cách của ông. Phải dám nói thẳng nói thật một cách công khai như vậy, xét về mặt cá nhân, Nguyễn Văn Vĩnh là người đầu tiên tiếp nối bước đường dở dang của phong trào Đông Kinh Nghĩa thục. Ông đã chỉ thẳng ra rằng: cái vấn nạn của nước Nam cũng bởi do những kẻ tự xưng là bậc quân tử gây ra. Có lẽ, chỉ Nguyễn Văn Vĩnh mới có thể nói thẳng thắn đến vậy: “Người nước Nam được một cái lạ: là cứ được đọc sách ngâm thơ là xướng, hiểu hay không hiểu không cần. Từ người kể truyện Nhị độ mai cho đến ông bình văn, chỉ cốt có đọc mà thôi. Thế mà đọc đi đọc lại hàng răm bẩy mươi lần cũng không biết chán. Đọc quá đến thuộc lòng, nhưng thuộc cũng ví như con yểng, cũng như cái máy thu thanh, lắp đi lắp lại mãi cho quen miệng, chớ không phải tại nghĩa lý in vào trí mà thuộc. Kìa như trong sách cho bao nhiêu là câu hay, mở sách ra trang nào trang ấy là có điều hay cả; giá thiên hạ cứ để bụng, lấy làm hay mà nhớ, nhớ rồi theo mà làm, thì nước Nam làm chi đến nỗi thế này”. [31, 15] Có thể nói, Nguyễn Văn Vĩnh đã nêu ra tính xấu mà đã xuất hiện từ rất lâu. Đức tính đã ăn sâu bền rễ trong đời sống của ông cha chúng ta, mà tất cả đều mặc định cho rằng điều đó là đúng. Ông đã cố gắng đập bỏ những lối sống, cách nghĩ mà đã lạc hậu, lỗi thời so với thời đại. Những thói xấu, những cái cổ hủ trong xã hội, Nguyễn Văn Vĩnh đã thẳng thắn chỉ ra. Đây là một phần lý do làm phương hại xã hội, khiến cho đất nước bị rơi vào tay thực dân, khiến nhân dân phải sống trong khó khăn cùng cực. Mỗi người trong chúng ta phải thay đổi, dám nhìn thẳng vào sự thật thì mới mong đất nước mới tiến bộ lên được. Việc bài trừ hủ tục, tệ nạn mê tín dị đoan, kêu gọi mọi người đổi mới là những nội dung chiếm đa số trong những bài xã luận của Nguyễn Văn Vĩnh đăng hàng tuần trên báo. Ông cho 28
  33. rằng nguyên nhân căn bản làm nảy sinh các hủ tục “là cái cách đoàn thể, cách lập hương thôn, sinh ra một cách giáo dục riêng, làm cho người ta lớn lên, hội một cái ý thắt buộc về phận làm người, về xã hội”. [32, 13] Chúng ta có thể thấy rằng, chính những hủ tục đã kìm hãm sự phát triển xã hội, vậy nên muốn xã hội của chúng ta tiến bộ, trước hết phải loại trừ các thói quen lạc hậu này. Ông viết hàng loạt bài báo để đả kích mặt trái của xã hội, đấu tranh bài trừ những thứ đó. Đồng thời chỉ ra cho người dân thấy hướng đi đúng đắn của những nước tiên tiến để thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Mục đích hay mong muốn của Nguyễn Văn Vĩnh không nằm ngoài khát vọng cải tạo xã hội, mong thấy một nước Việt giàu mạnh, văn minh tiến bộ. Thẳng thắn nhìn vào xã hội ngày nay, nhiều thói hư tật xấu, nhiều mặt trái mà Nguyễn Văn Vĩnh chỉ ra ở thế kỷ trước vẫn đang tồn tại. Đó cũng là một trong những lý do khiến đất nước mãi chưa thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vẫn còn phải phấn đấu lâu dài vì mục tiêu dân giàu nước mạnh. Nhìn chung, chúng ta không phủ nhận những thành quả về mặt kinh tế - xã hội đã đạt được trong thời gian gần đây nhưng nếu những mặt trái, thói hư tật xấu vẫn còn tồn tại, thậm chí có dấu hiệu ngày càng phát triển thì chúng ta vẫn còn cần nhiều hơn những bài viết trực diện như của Nguyễn Văn Vĩnh đã viết. Tóm lại, Nguyễn Văn Vĩnh đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về những thói hư tật xấu đã tồn tại trong xã hội. Những điều mà ông nói ra không phải là để nói xấu, bôi bác đất nước của chúng ta mà ông nói ra là để mỗi người sửa đổi, thay đổi sao cho phù hợp. Ông muốn đất nước chúng ta phát triển thì điều đầu tiên là phải sửa đổi những thói hư tật xấu, những tệ nạn hủ tục cần phải loại bỏ. Nguyễn Văn Vĩnh đã dũng cảm nói lên những điều mà không phải ai cũng có thể nói được. Cách mạng không phải là lúc 29
  34. nào cũng phải dùng đến bạo lực, bạo động mà đôi khi việc thay đổi một lối nghĩ cũ, nếp sống cũ lại có hiệu quả hơn cả việc đấu tranh. 2.2. Về việc học hỏi văn minh Phƣơng Tây Bên cạnh việc phê phán những thói hư tật xấu trong văn hoá Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh cũng có chủ trương học hỏi văn minh phương Tây. Bởi vì, ông được tiếp xúc với văn minh phương Tây từ nhỏ nên khi lớn lên ông hiểu rất rõ ưu và nhược điểm của nó. Theo ông, văn hoá Việt Nam lúc này mang nhiều cái bất cập cần phải được bổ sung bằng văn minh phương Tây. Văn minh Trung Quốc lạc hậu bởi vì quá coi trọng chủ nghĩa gia tộc, dòng họ trật tự thứ bậc trong xã hội, cương thường luân lý, không quan tâm đến quyền tự do cá nhân. Do nền văn minh có phần lạc hậu hơn nên người châu Á nói chung và Trung hoa nói riêng bắt buộc phải chấp nhận nền văn minh Phương Tây. Văn minh phương Đông và phương Tây có những sự khác biệt rõ ràng. Trong ứng xử và sinh hoạt hằng ngày, người phương Đông thường đề cao nhận thức kinh nghiệm, trực giác, cảm tính chưa quan tâm nhiều vai trò của lý luận, tri thức khoa học. Lối tư duy này có hạn chế là dễ cả tin, nể nang, mất đi tính lý luận sáng suốt và đưa ra kết luận một cách khoa học, coi trọng tình cảm hơn lý trí, trong kho tàng tục ngữ có những câu như “Lời chào cao hơn mâm cỗ” thể hiện rõ người Việt coi trọng tình cảm như thế nào. Người phương Tây thì lại có phần hơi trái ngược khi dựa vào tư duy duy giác, lý trí, nhận thức lý tính. Cho nên, người phương Tây thường phân biệt rõ ràng, giữa việc công và tư, xét đến tính thực tế trong nhận thức và hành động. Nguyễn Văn Vĩnh đã chỉ rõ nguyên nhân và cách khắc phục cho tình trạng này. Nguyễn Văn Vĩnh viết: “Nhưng bên cạnh bài kể bệnh xin bắt đầu dịch một vài đơn thuốc. Tật dở đã có sách hay. Tôi lục trong sách Đại Pháp có xem được một tập luân lý khéo nhặt nhạnh những cái văn hay, tư 30
  35. tưởng phải của các nhà triết học Âu châu về cương thường luân lý người ta. Khen thay văn chương góp nhặt mà sao khéo chắp nối thành ra một bộ sách có đầu có đuôi, tư tưởng liên tiếp nhau như của một tay mà hoá ra nhời mượn của các danh nhân Âu châu đủ mặt. Bên xét tật mình thì cứ xin tệ nhà, cứ soi móc cho ra chân răng kẽ tóc mà nếp người thì ta cũng mượn nhời hay dịch lại để đồng bào cùng noi theo”. [2, 25] Biện pháp theo ông đó là tiếp thu có chọn lọc văn hoá phương Tây. Nguyễn Văn Vĩnh muốn tiếp thu những tinh hoa văn hoá phương Tây, phù hợp với văn hoá Việt Nam, làm cho người Việt Nam tiến bộ. Ông đã khẳng định rằng: “Thuốc văn minh uống nhầm công phạt tệ hại hơn thuốc bệnh”. [32, 13] Tư tưởng tiếp biến, học hỏi văn hoá phương Tây của Nguyễn Văn Vĩnh đã được thể hiện rất rõ trong nhiều bài báo của mình. Ông đã ra sức truyền đạt để người Việt Nam biết gạn đục khơi trong, học hỏi, tiếp thu và biến tấu nó thành một phần trong văn hoá của mình. Đồng thời, ông cũng khuyên mọi người đề phòng với những lai căng, lố bịch văn hóa phương Tây, giả hiệu đổi mới, nhất là đổi mới bề ngoài một cách lố lăng lập dị. Bài Học đòi làm dáng một cách sống sượng trong mục Nhời Đàn Bà, trên Đăng Cổ Tùng báo, năm 1907 đã tỏ rõ quan điểm của ông: “Cứ chiều đến, độ sáu bẩy giờ, đứng ở bờ hồ Hoàn Kiếm, chỗ gốc cây dừa, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy lắm sự ngứa mắt quá. Nhất là trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm sao mà khéo bắt chước quá, giả thử sự học hành sự buôn bán mà cũng bắt chước quan Tây được khéo thế thì hay quá. Ông thì cổ cồn trắng, cổ thì nút xanh, nút đỏ, đầu thì mũ cổ, tay thì ba ton, giầy thì bóng nhoáng, hai ngón tay cái thì khéo gẩy gẩy cái nách áo gilet, cái ráng đi thì ưỡn ưỡn, câu truyện thì khéo nói dún dẩy chẳng khác gì ông Tây mà em trông thấy in ở trong những quyển rao hàng của các hiệu nhớn ở Paris chút nào. Ông thì ngồi xe thực khéo lấy ráng. Ngày xưa cái ô lục soạn, cái điếu thuốc lá bọt, nay những cái ấy đã cho là đồ cũ rồi. Cái xe Nhật bản, 31
  36. bây giờ cũng bỏ, vì An nam cũng đóng được xe rồi, không quý nữa ; bây giờ có xe cao xu, êm hơn mà ngồi ưỡn ra bệ vệ hơn nhiều. Tay cầm quyển sách hay là cái nhật trình, mắt giả lờ trông. Thì lại ra tuồng nữa. Em thực là người hiểu sự duy tân thực. Cách ăn mặc An nam, đầu đội cái khăn bằng cái dế, búi tóc như quả bưởi, áo lướt tha lướt thướt, giầy lẹp cà lẹp kẹp, móng tay gãi đầu như người dũ chiếu, thì cũng bẩn lắm thực, em cũng muốn rằng người An nam theo cách Tây ăn mặc cho gọn gàng sạch sẽ, diện mạo tinh nhanh, nhưng mà thấy những trò sài sơn của các ông cũng ngứa mắt lắm. Con người ta đài điếm phải tùy nơi, như ở Paris là chỗ đô hội to, có lắm người dư của, giấy bạc sé không hết thì mấy đài điếm, chứ ở đây, đến như các ông Tây ăn lương mỗi tháng ba bốn trăm bạc còn ăn mặc phải chăng mà thôi, nữa là các ông, đi làm mỗi tháng mười lăm mười tám đồng, mặc bộ áo đứng ngồi đâu, phải nương tựa, như người dắt đạn trái phá vào mình, thế thì huýnh làm gì cho nó cực, khó coi lắm, các ông ạ! Chị em chúng tôi bây giờ không có ngắm áo lắm nữa đâu, mà giời bức này thì đừng thắt cổ quá, lấy gọn, mà nó đọng máu lại, có khi chết oan, rồi thầy thuốc dốt, lại đổ ra là ngọ cảm. Huýnh là có dư ăn dư tiêu, ở nhà vợ con sung sướng, bố mẹ không phải chạy giạc ra, nhà cửa ngăn nắp, thì ra ngoài mới nên đài điếm, chớ nhà như cái chuồng lợn, bố mẹ cái màn nằm không có, vợ có cái áo đổi vai đã tám lần, con thì bồng nhếc bồng nhác, đến tối đánh bộ áo ngỏ ngực, ra diện ở bờ hồ thì còn thú gì? Có thừa tiền đi mua sách mà học, tu cái trí lại, trang điểm câu nói cho gẫy gọn, dễ nghe, thì là đẹp, chớ mặt thì xén gọn gàng, như mở miệng ra như miệng cống, thì có thơm tho gì! 32
  37. Bắt chước Tây ăn mặc cho gọn sạch thì là hay, chứ bắt chước để mà huýnh hãm xằng, thì chẳng thà cứ huýnh bằng quần áo An nam còn hơn, vì người An nam ăn mặc Tây, mà dởm quá, thì bị hai lần chửi.” [32, 37] Lối ăn mặc bắt chước, lố lăng, kệch cỡm theo văn minh phương Tây, đã được Nguyễn Văn Vĩnh lên án phê phán trong bài dưới cái tên là Đào Thị Loan. Việc học hỏi văn minh Phương Tây là tốt nhưng lối ăn mặc lai căng, lố bịch, đua đòi để khoa trương, khoe khoang với người khác là việc làm đáng lên án. Chúng ta có thể thấy rằng việc Nguyễn Văn Vĩnh nêu ra thói hư tật xấu của người Việt không phải là vạch mặt, nói xấu dân tộc mà ông muốn nói ra để mong mọi người thay đổi, sửa đổi. Có như vậy mới mong đất nước văn minh, tiến bộ lên được, thoát khỏi ách thống trị của thực dân được. Văn hóa không chỉ là vẻ đẹp đơn thuần của truyền thống được sơn son thếp vàng. Nó là một cuộc sống đầy sinh động của dân tộc kéo dài từ quá khứ đến hiện tại và nối tiếp đến tương lai. 2.3. Về việc gìn giữ nét đẹp phong tục truyền thống Nguyễn Văn Vĩnh là nhà báo không chỉ viết những bài phê phán thói hư tật xấu trong xã hội mà ông còn viết những bài ca ngợi, khen ngợi những vẻ đẹp, nét đẹp trong văn hóa người Việt. Trong bài viết Những vấn đề đời sống vật chất của người An Nam đăng trên L’Annam Nouveau số 133, ngày 8 tháng 5 năm 1932, Nguyễn Văn Vĩnh đã nêu lên quan điểm của ông về giá trị của người dân Việt. Theo ông, “một dân tộc mà sự nghèo khổ của chúng ta không phải bao giờ cũng là vì thiếu thốn những thứ cần thiết”. [26, 20] Ông nêu ra quan điểm cho rằng người lao động nghèo khổ thuộc những tầng lớp cuối cùng của xã hội ở Việt Nam, việc cái ăn cái mặc không phải là thứ quan tâm hàng đầu. Đây chính là điều mà Nguyễn Văn Vĩnh cảm thấy rất ngạc nhiên. Những điều lo lắng đó là: “đối với họ, sự khổ sở không phải là một ngày thua lỗ, không có cái gì ăn, không có cái quần đùi rách 33
  38. mướp mà mặc; mà là không có một người vợ để nhanh chóng đẻ cho anh ta một đứa con thừa tự, mà là phải bốc mộ tổ tiên, đang đe doạ bị cuốc lên vì nhát cuốc của một anh phu làm đường, hay là những rễ cây của cây đa ở bên cạnh mộ xâm nhập vào; mà là người mẹ già sắp chết và không có cách nào giết một con lợn để cho cả làng ăn; mà là ông bố thọ 60 tuổi vào đầu sang năm không có cách nào trả nợ miệng; mà là trách nhiệm của anh phải tham dự đám rước hội làng vào mùa thu, không có lấy một cái thắt lưng điều và một cái áo dài; mà là không có tiền mua pháo cho lũ trẻ; mà là không biết bao nhiêu việc nữa”. [26, 21] Những điều như không có con thừa tự, không làm tròn đạo hiếu với cha mẹ hay không có tiền để đi đám cưới đó là những điều mà người Việt Nam quan tâm. Cái ăn cái mặc những thứ để duy trì sự tồn tại không được quá chú trọng mà quan trọng lại là danh dự, nhân phẩm. Nền văn hóa tinh thần ấy tồn tại bao đời nay là đặc trưng cho nếp sống của người Việt, nếp sống coi trọng những giá trị tinh thần, mang nặng tính cộng đồng làng xã. Đó chính là sự khác biệt của người dân Việt so với các nước Phương Tây. Đúng như Nguyễn Văn Vĩnh nói: “muốn hiểu sâu được tâm hồn người An Nam thì phải hiểu được những điều tạo nên niềm vui nỗi buồn của họ. Vì sao họ lại lo lắng về những chuyện tưởng không phải thật là cấp thiết? Vì “nhân dân ta có một nền văn hoá tinh thần mà ở các nơi khác trên quả đất này không biết đến Người cu li kéo xe thấp hèn nhất đổ mồ hôi và dốc hơi thở giữa hai hàng xe kéo, cũng có những việc phải lo thuộc về mặt tình cảm, nó làm cho họ đẩy lùi vào hàng thứ yếu những vấn đề nhỏ như đói bụng và rét run ”. [26, 22] Việt Nam là một quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời.Công việc vất vả lại phải chịu nhiều thiên tai cho nên tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau đứng hàng đầu. Mối liên hệ với họ hàng, dòng tộc, làng xóm, “Một giọt máu đàu hơn ao nước lã” coi trong đến mức “bán anh em xa, mua láng 34
  39. giềng gần”. Văn hóa làng xã, dòng tộc được đề cao, mối liên kết chặt chẽ giữa những người dân trong làng. Trong khi đó ở Phương Tây chủ nghĩa cá nhân lại được đề cao. Đó là sự khác biệt thể hiện rõ văn hóa cộng đồng của người Việt. Trong những giá trị tinh thần ấy, chúng ta có thể nhận ra rằng việc thờ cúng ông bà, tổ tiên có một vị trí vô cùng quan trọng. Nó như là một thứ tôn giáo, một nghi thức đạo đức của người Việt. Mỗi gia đình dù giàu hay nghèo nhưng mỗi khi bước vào gia đình đó, ta đều thấy bàn thờ tổ tiên được bày ở vị trí trang trọng nhất. Điều đó không phải là mê tín, dị đoan mà đó là sự thành tâm, cách bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn đối với những người đã sinh ra mình. Chính điều này đã tạo ra một mối liên hệ giữa những người đang sống là con, cháu với thế hệ trước, tổ tông, dòng họ. Người Việt chúng ta vẫn quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” những người thân của mình khi mất đi, không có nghĩa là hết mà linh hồn của họ vẫn luôn bảo vệ, dõi theo, che chở cho con cháu. Thông qua việc thờ cúng, tưởng nhớ vào các dịp lễ tết là cách làm tròn đạo hiếu, làm theo đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Mỗi người có thể thiếu ăn thiếu mặc nhưng ngày giỗ chạp, lễ tết bàn thờ phải bố trí làm sao cho tươm tất, đầy đủ, phần mộ của người đã khuất cũng phải chăm lo chu đáo. Chính vì vậy, việc có người nối dõi là vô cùng quan trọng bởi vì theo quan niệm của cha mẹ sao này khi mất đi sợ không có người nối dõi, chăm lo phần mộ, hương khói cho họ. Trong quá trình nghiên cứu đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam, thì một phần rất quan trọng là tìm hiểu làng quê Việt Nam. Người Việt Nam chúng ta đa phần có xuất thân từ nông dân, sinh ra lớn lên gắn liền với lũy tre làng. Những hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những thứ vô cùng quen thuộc. Đặc điểm cơ bản của làng xã Việt Nam đó 35
  40. là tính cộng đồng. Mọi người trong làng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chuyện gì dù to hay nhỏ trong làng thì đều được mọi người đưa ra bàn tán. Ngoài tính cộng đồng, làng xã của nông thôn nước ta còn mang cả tính tự trị. Người ở làng nào thì chỉ biết làng ấy, mỗi người dân trong làng lại phải tuân theo những qui tắc, luật lệ của làng đó. Thế cho nên mới có câu: “phép vua thua lệ làng”. Dù nghèo đói hay khá giả thì đến ngày lễ hội gì của làng cũng phải tham gia, có việc gì của người trong làng đám cưới, đám ma, giỗ chạp, mừng thọ gần như cũng phải đến. Không đến thì sợ mất lòng người ta mất mặt với bà con làng xóm. Chính cách sống đề cao tính cộng đồng làm cho những dịp lễ hội của làng là những sự kiện vô cùng trọng đại. Đó là dịp để người ta gặp gỡ, vui chơi, ca hát, thể hiện tài năng cá nhân Người ta mong chờ ngày hội làng để khoe áo mới, để gặp mặt người mình yêu, là nơi để thể hiện mình. Trong toàn bộ bài viết, Nguyễn Văn Vĩnh không chỉ miêu tả văn hóa phong tục như là nét đẹp, tự hào mà còn có cả những nỗi buồn, lo lắng về cuộc sống của người dân. Trong các bài viết của mình, Nguyễn Văn Vĩnh đã miêu tả phong tục hiện lên một cách chân thực, mang một nỗi xót xa. Nguyễn Văn Vĩnh miêu tả nét đẹp qua bài viết Tết: “Người ta trả những món nợ có thể trả trước được; người ta đòi những món nợ, người ta mua từ trước đủ thức ăn cho nhiều ngày; người ta chế biến thành những thức ăn sẵn để không phải nấu bếp nữa, ít ra cũng để tiết kiệm được tối đa sức lao động trong suốt ba ngày Tết mừng năm mới. Sau thức ăn, quần áo cũng là công việc phải lo cho mấy ngày Tết đầu năm mới. Người ta chuộc lại những quần áo đã đem cầm ở nhà cầm đồ; người ta đi may những quần áo mới, nếu có đủ điều kiện để may được. Và trong công việc lo toan này, số lượng là ưu tiên trước chất lượng hay vẻ đẹp. Người cu li xe khốn khổ tự bằng lòng mình được đảm bảo có ít nhất một cái áo tây cũ, hoặc chí ít một cái khố mới hơn so với cái vẫn mặc hàng ngày. Cuối cùng, người ta cố 36
  41. gắng ăn ngon hơn và nhiều hơn như người ta vẫn ăn, và mặc lên mình nhiều hơn như người ta vẫn mặc. Trong cái ảo tưởng dịu dàng đó, sự đầy đủ của những ngày đầu năm sẽ báo trước sự đầy đủ của những ngày tiếp theo sau, và của tất cả những ngày tiếp theo sau nữa”. [26, 25] Theo Nguyễn Văn Vĩnh, Tết là một phong tục cảm động chính bởi ý nghĩa nhân văn của nó. Nguyễn Văn Vĩnh nhận ra rằng, ngày Tết là một dịp đặc biệt cho thấy sự gần gũi của người dân trong một nước. Người giàu hay người nghèo cũng đều có những lo toan giống nhau trong ngày Tết về cái ăn và cái mặc. Ngày Tết, dường như sự cách biệt của họ đã bị niềm vui che lấp. Tết là dịp mà mỗi người hướng về tổ tiên với lòng thành kính; “người ta ân cần, thân thiện với nhau trong những tình huống mà trong ngày thường đã dẫn tới văng tục và đánh đấm nhau. Người ta trầm ngâm nghe niềm vui sướng lan toả theo những trang pháo nổ điếc tai Những phong tục về ngày Tết, có thể chính vì như vậy mà trở nên đáng yêu đối với chúng ta. Chúng ta thấy ở ngày Tết một bài thơ về những tập quán đơn giản. Nó vẫn giữ được sự ngây thơ trong ý nghĩa của nó ”. [28, 27] Chúng ta có thể tìm thấy những điều thú vị trong các bài viết của Nguyễn Văn Vĩnh: cuộc sống mưu sinh của người dân, tính chịu đựng, chắt chiu của họ và cả điều kiện thời tiết đặc biệt của xứ Bắc đó là cả một bức tranh thu nhỏ về đời sống dân nghèo nhưng ở thành thị đầu thế kỉ 20. Dường như ông hiểu tường tận những mối lo, những tính toán, suy nghĩ của họ như thể ông là một trong số họ vậy. Trong bài viết Cái rét đăng trên L’Annam Nouveau số 310, ngày 25 tháng 1 năm 1934, khiến người đọc gợi lên hình ảnh những người lao động nghèo phải chịu cái rét cắt da cắt thịt của mùa đông gợi lên cho người đọc rất nhiều suy nghĩ: “Người An Nam nói chung không có quần áo mùa rét, vì rằng mùa đông ở nước chúng ta rất ngắn, không kéo dài quá năm mươi ngày trong một năm, lại còn ở giữa mùa đông có những ngày nắng ấm có 37
  42. khi rất nóng. Chỉ có những người giàu mới có điều kiện sang trọng để có một cái áo bông, và những quần áo lót bằng len chế tạo ở bên Âu châu, hay là những áo khoác ngoài nặng nề gọi là “pardessus” may bằng dạ. Tất cả những thứ sang trọng đó đều giá rất đắt, những người bình thường không có tiền mua, trước tiên là vì nó không được dùng thường xuyên, sau nữa là vì nó rất khó bảo quản dưới thời tiết của chúng ta, và đòi hỏi phải giữ gìn, chăm sóc đặc biệt. Từ đó người ta mới hiểu tại sao những người nghèo khổ không lo mua quần áo rét, trị giá bằng cả một gia tài của họ, không mất tiền để mua những thứ rất ít khi dùng đến và luôn trở thành cồng kềnh. Khốn nỗi thay những lúc hiếm hoi đó vẫn cứ có, nhiều khi phải chịu đựng khá lâu dài”. [28, 29] Nguyễn Văn Vĩnh là một nhà văn luôn miêu tả thực trạng đời sống. Dù trong hoàn cảnh nào, ông luôn tìm một giải pháp giải quyết những vấn đề đã đặt ra. Ông không để người đọc chìm đắm lâu với nỗi buồn rầu, ngay lập tức, ông nhắc người ta phải nhớ đến trách nhiệm: “Chúng tôi không kéo dài nữa, để phô ra tất cả mặt trái của cái xã hội nhỏ bé đáng thương của chúng ta, như vậy là vẫn còn có những người bị rét, vẫn có những người sẽ sung sướng được có bất cứ cái gì để đắp vào thân, từ những chiếc áo tây cũ mà người ta tìm thấy đủ loại ở những người bán quần áo cũ, cho đến những bao tải, thảm rách mà người giàu đã thải đi Tại sao người ta không nghĩ tới lập ra một vì tổ chức từ thiện và kín đáo phát không hay bán giá rẻ những phương tiện để đảm bảo những tác hại của cái rét? Tôi đánh cuộc rằng lập hội này sẽ tốn ít tiền hơn so với xây một ngôi chùa bằng bê tông cốt thép hay một ngôi mộ để đợi chết, được trang trí bằng đá hoa. Việc này sẽ được hoàn chỉnh thêm một cách hài hoà với những nhà nghỉ đêm, những nhà giữ trẻ, nhà từ thiện làm tang người chết không còn biết rét và biết đói nữa”. [28, 30] 38
  43. Nguyễn Văn Vĩnh đã khiến cho người phương Tây thay đổi cách nghĩ coi thường những thành tựu của nền văn hóa chịu ảnh hưởng bởi Nho học của Việt Nam. Người Pháp nhận thấy sự thẳng thắn, kiêu hãnh từ một người Việt Nam biết tự hào về những giá trị của dân tộc mình. Bởi theo ông cho rằng những người này đã không biết được tâm lí phương Đông, không hiểu được cái tinh thần đã tạo nên sinh khí cho một dân tộc suốt bao nhiêu thế kỉ. Ông cho rằng, giáo dục Nho giáo vẫn không bị lạc hậu nếu được hiểu và giải thích đúng. Người ta bắt đầu đi theo lối sống theo kiểu phương Tây mà không lường trước được những hậu quả của nó. Trong bài Tinh hoa An Nam đăng trên L’Annam Nouveau, số 180, năm 1932 ông viết: “Cái văn hóa cằn cỗi này, các ông nói, người ta đã làm đúng khi xếp nó vào loại các vật cũ kỹ đã đưa thế giới Á châu vào sự trì trệ ngàn năm. Không, không đến nỗi như các ông nghĩ, cái văn hóa này lên án sự khuấy động hão huyền chứ không phải những hoạt động thật sự và có nhiều lợi ích; nó vứt bỏ những hành vi lộn xộn mà ngày nay cho phép bọn ngốc làm, nhưng lại khuyến khích những việc làm hợp lý và khôn ngoan của hiền nhân vì hòa bình; nó khuyên các tiểu nhân nên an phận với vai trò hoạt động khiêm nhường của cá nhân mình, mà nhiệm vụ trước hết là mưu sống cho chính mình, ít ra sản xuất cái mà mình tiêu thụ hoặc tương đương; trái lại, nó đề ra cho các bậc quân tử một hoạt động tuần tự hữu ích cho các người khác, đi từ cá nhân mình cho đến gia đình, từ gia đình cho đến đất nước và từ đất nước cho đến toàn thế giới”. [27, 40] Thông qua các bài viết của ông, chúng ta có thể bắt gặp ở Nguyễn Văn Vĩnh một trí thức Tây học đã biết tiếp thu, học hỏi những tinh hoa của văn minh Phương Tây để mang về phục vụ cho đất nước quốc gia dân tộc. Bên cạnh đó, ông lại vẫn giữ được bản sắc của một người dân đất Việt, một người hăng hái kêu gọi đổi mới, cải cách nhưng cũng biết gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc. 39
  44. 2.4. Về việc đề cao nữ quyền Nữ quyền là một thuật ngữ đã xuất hiện ở phương Tây cách đây cả thế kỷ. Nữ quyền được hiểu là các quyền, quyền lực, cơ hội giống như nam giới và được đối xử một cách bình đẳng, công bằng, xóa bỏ định kiến để đạt được bình đẳng giống như nam giới. Nữ quyền xem xét vai trò của phụ nữ là kinh nghiệm, sở thích, công việc, trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội kinh tế, văn hóa, chính trị. Lý thuyết nữ quyền đầu tiên xuất hiện vào đầu năm 1794 trong nhiều ấn phẩm như “Vindication của Quyền của phụ nữ” viết bởi Mary Wollstonecraft, "The Woman đang thay đổi" "Không phải là tôi là một phụ nữ" đã đề cập đến quyền của phụ nữ. Bà nêu lên câu hỏi về lý do tại sao phụ nữ chịu trách nhiệm trước luật pháp bị trừng phạt nhưng họ không thể sử dụng luật pháp để bảo vệ quyền của họ, những người phụ nữ không thể bỏ phiếu, tài sản riêng của phụ nữ cũng không phải của họ khi kết hôn. Chúng ta có thể thấy rằng ngay từ sớm nữ quyền ở Phương Tây đã được chú trọng, phụ nữ có quyền được bình đẳng với nam giới, phụ nữ hoàn toàn có thể làm những việc mà nam giới làm được. Trong khi đó, ở xã hội phong kiến phương Đông, dưới sự ảnh hưởng của Nho giáo thì vị trí của phụ nữ lại không được coi trọng, phụ nữ trong xã hội phong kiến không được tham gia chính trị, không được học hành, thi cử. Chính những quy định của Nho giáo bên cạnh đó là bắt người phụ nữ phải tuân theo tam tòng tứ đức và công – dung – ngôn – hạnh tạo nên sự bất bình đẳng trong xã hội khi người phụ nữ trói buộc trong gia đình, lúc nào cũng phải nghĩ đến cha mẹ, chồng con. Vai trò của người phụ nữ Phương Đông là vậy nhưng ở một số nước lại có sự khác biệt. Ở Việt Nam, địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến có phần đỡ nặng nề hơn so với các nước là cái nôi, chịu ảnh hưởng to lớn nhất của Nho giáo như ở Trung Quốc, Nhật Bản. Trong bộ luật dưới 40
  45. thời Nguyễn có quy định con cái có thể theo mẹ khi hai vợ chồng trước đó đã có thỏa thuận. Trường hợp không có con nếu người phụ nữ không phạm lỗi gì thì được lấy lại tài sản của riêng mình. Theo nguyên tắc của Nho giáo cho phép người đàn ông có quyền bỏ vợ một cách dễ dàng thì ở thời Nguyễn, pháp luật cũng đã thừa nhận vị trí tương đối của phụ nữ với nam giới trong gia đình. Người phụ nữ sẽ không bị chồng bỏ trong trường hợp làm được một số công việc có ích cho gia đình là để tang mẹ chồng, ngoài nhà chồng ra vợ không còn chổ nào nương tựa. Ngoài ra, bộ luật pháp dưới thời Gia Long còn quy định trường hợp người vợ được cải giá nếu người chồng bỏ đi ba năm không về. Những ví dụ kể trên cho thấy Nho giáo khi truyền vào đến Việt Nam đã có phần giảm bớt sự khắt khe đối với người phụ nữ như ở Trung Quốc hay Nhật Bản. Chúng ta có thể thấy rằng quyền lợi của người phụ nữ sẽ được quan tâm hơn khi những người phụ nữ giữ tròn trọng trách với chồng con, gia đình. Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng nữ quyền ở Phương Tây xuất hiện từ sớm và rõ ràng hơn so với Phương Đông. Người phụ nữ ở Phương Đông gần như không có quyền lợi và phải làm trọn trách nhiệm với chồng con, gia đình. Ở Việt Nam trong xã hội phong kiến, người phụ nữ ít ra còn có phần ít quyền lợi hơn so với các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Nhưng không thể phủ nhận rằng, do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo nên phụ nữ Việt Nam thời phong kiến vẫn chưa được nhìn nhận một chính xác, họ vẫn bị đánh giá thấp và không được hưởng đầy đủ những quyền như nam giới, đặc biệt là về giáo dục, chính trị và văn hóa. Bên cạnh việc đổi mới, thay thế cái nghèo nàn lạc hậu, Nguyễn Văn Vĩnh còn đề cập đến tư tưởng tiến bộ khác là kêu gọi quyền của phụ nữ, khuyến khích người phụ nữ theo tân học. Ông được coi là một trong những người đầu tiên đại diện cho tư tưởng tiến bộ ở Việt Nam đã khuyến khích người phụ nữ thoát ra khỏi sự ràng buộc khắt khe của tư tưởng “trọng nam 41
  46. khinh nữ”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Ông đã cổ vũ động viên những người phụ nữ đi học chữ quốc ngữ. Giáo dục vào thời điểm đó vẫn đóng cửa hoàn toàn với nữ giới thì ông lại khuyến khích người phụ nữ theo học đó là một tư tưởng mới. Trong khi đó phải sau thế chiến thứ nhất, giáo dục phương Tây mới mở một số trường dành cho nữ sinh. Trong bài Gái Đảm, Đăng Cổ Tùng báo, số 795, Nguyễn Văn Vĩnh viết: “Trong sách gia huấn của quan Lê Tướng công Nguyễn Trãi, mục dậy con gái, có câu rằng: Xưa nay hồ dễ mấy ai Miệng khôn tay khéo cho giai được nhờ. Tưởng rằng tay dẻo kia chỉ để du con ta; gạt nước mắt ta những lúc buồn rầu; bưng bát cơm cho ta khi khó nuốt; đỡ chén thuốc cho ta lúc ốm đau; gẩy khúc vui cho tai ta nghỉ ngơi, khỏi mỏi tiếng eo-óc; thêu chữ lạc cho mắt ta tịnh tao dức mộng âu sầu. Ai ngờ tay khéo ấy lại còn phải đong đưa, lo gạo chạy tiền cho ta nữa! Các Bà ơi! xưa kia bà Trưng vương dùng tài lực dựng nước, bây giờ các Bà muốn dựng nước thì dễ hơn: chẳng phải tài thánh Gióng, sức Khổng-lồ gì, chỉ có một cách để cho lũ nằm dài đói meo ra thì tất họ phải dậy. Con gái kén chồng, thằng nào không có nghề đừng thèm lấy. Thừa của đổ xuống sông xem tăm, chớ đừng đón rước đứa nghêu ngao về thờ”. [31, 20] Nguyễn Văn Vĩnh đã khuyên bảo phái nữ lấy chồng là phải biết chọn chồng mà lấy. Chồng là phải ra chồng, phải có có công ăn việc làm, chứ không phải là thứ chồng ỷ lại chỉ biết “há miệng chờ sung”, là gánh nặng của vợ con. Đây là tư tưởng mới của Nguyễn Văn Vĩnh khác hẳn với các cụ đời trước. Mọi người đã quen với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” thân phận người phụ nữ như hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra cánh đồng, không có quyền lựa chọn người gắn bó với mình cả cuộc đời. Mà 42
  47. nay, Nguyễn Văn Vĩnh lại bảo người phụ nữ phải chọn người chồng tử tế thì mới lấy thật là một quan niệm tiến bộ! Trong chuyên mục Nhời đàn bà, Đăng cổ Tùng báo, số 802, với bút danh Đào Thị Loan, Nguyễn Văn Vĩnh viết: “Nhiều ông cứ nói rằng: gái học biết chữ hay đa tình. Ông có vợ biết chữ, lại lo rằng vợ viết thư cho giai. Điều ấy các quan anh dậy thế, quả là hẹp quá. Em thiết tưởng tình là một chữ dứt trọng ở trong đời. Đời không tình là đời uổng. Nhưng tình cũng năm bảy đường tình. Tình cũng có ong bướm như Đạm tiên, tình cũng có chung tình như Hạnh nguyên. Người giăng hoa thì dù không có chữ cũng giăng hoa. Người trân trọng thì càng có chữ lại càng trân trọng. Càng xem xét bao nhiêu cái tình chung lại càng nặng, càng sâu. Giạ bồi hồi nhưng thủy chung bồi hồi, mà biết chữ tả được cảnh lòng ra , thì đời người lại càng vui thêm một cảnh bồi hồi Những ông sợ vợ biết chữ hay viết thơ cho giai, là những ông không có tài trí gì, chỉ những mong vợ ngu dốt, cứ theo gia huấn mà thờ chuộng chồng, chớ không để cho vợ cứ tùy tâm tưởng mà phục. Cái ân ái ở lòng mà ra thì quý hơn cái ân ái theo tục. Càng khó giữ bao nhiêu mà giữ được thì mới quý. Các ông sợ vợ tư tình, tất là những ông không tin ở như mình có tài trí hơn kẻ khác chắc được lòng vợ. Muốn giữ cho vợ trinh với mình, thì nên sửa mình thế nào cho vợ không có thể trọng ai hơn mình được, mới là tài trí anh-hùng. Làm đàn ông phải ăn ở thế nào, cho đàn bà biết suy hơn quản thiệt, mà trọng mình thì mới xướng, chớ cứ dốt vợ một só nhà, hơi lạc con mắt đã lo nghĩ, là người hèn, chỉ muốn dùng sự trói buộc, mà thủ lấy tình riêng một mình.” [31, 26] 43
  48. Nguyễn Văn Vĩnh còn viết về trách nhiệm của người đàn ông khi lấy vợ phải biết chăm lo, lo lắng đem lại hạnh phúc cho người vợ của mình: “Làm thân con gái, một đời xướng khổ, do chỉ ở một sự lấy chồng, mà lấy chồng xưa nay có được tùy ý mình mà kén bao giờ? Cha mẹ bảo thế nào thì phải thế, mà cha mẹ gả chồng cho, thì chỉ cốt có cái danh. Con ông này, cháu bà kia, thì thuận gả, con gái mới mở mắt ra ở trần gian, biết thế nào mà thuận hay là không thuận. Té ra chỉ các cụ gả thuận mấy nhau, lấy mấy nhau, đến lúc mình nhớn lên, thì sự đã xong rồi, dù có điều gì không như ý, cũng cứ phải ngậm đắng nuốt cay. Em thiết tưởng như từ xưa đến giờ, đàn ông nước Nam không ra gì, mà cũng cứ nhắm mắt bịt tai, lấy người ta mà đày đọa người ta, thì đã đành. Nhưng từ bây giờ, nếu con giai đã biết xuy xét phải chăng, thì trước khi lấy vợ, hẵng nên so mình xem, có làm được cho vợ sung-xướng hay không, có yêu được mà tự ký biết rằng mình cũng đáng người ta yêu thì hẵng lấy, chớ đừng có thấy của thì cắm đầu cắm cổ, mà làm khổ người ta.” [32, 21] Có thể nói đây là một tư tưởng “cách mạng” vì vào thời cách nay trọn một thế kỷ, tư tưởng “trọng nam kinh nữ” vẫn đang bám chặt trong đầu óc của đa phần xã hội lúc bấy giờ. Người phụ nữ tần tảo nuôi chồng ăn học, làm tròn bổn phận của người phụ nữ: “Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng”. Trên Đông Dương tạp chí số 22, ông viết bài đả kích thói đa thê của xã hội, ẩn qua suy nghĩ của một người đàn bà: “Lại còn có kẻ thì nuôi thân chẳng nổi, còn đi rước lấy nàng hầu vợ bé về nhà, cho nó chia bát cơm vơi của đàn con mọn nhà mình, vừa làm cực vợ cực con, vừa làm cực lấy đến đứa quá nghe mình. Có kẻ thì lấy lẽ lấy mọn để hà tiện đứa ở, mà lại phòng để cho nó có ăn cắp bớt cũng chẳng 44
  49. thiệt đi đâu Em muốn rằng có ông nào luận cho vỡ ra việc ấy, trước hết lấy lẽ tự nhiên, và lấy lẽ người mà suy ra xem việc lấy nhiều vợ nên hay không”. [32, 70] Trên Đăng Cổ Tùng báo, bắt đầu từ số 801 trở đi Nguyễn Văn Vĩnh mở chuyên mục Nhời Đàn Bà với bút hiệu Đào Thị Loan, bênh vực phụ nữ và khuyến khích họ đổi mới. Khi Đăng Cổ Tùng báo bị đình bản, chuyên mục “Nhời Đàn Bà” được chuyển qua Đông Dương tạp chí. Hầu hết các bài trên Đăng Cổ Tùng báo lẫn trên Đông Dương tạp chí đều không có tiêu đề riêng mà gộp chung lại trong mục Nhời Đàn Bà. Qua các bài viết, Nguyễn Văn Vĩnh bàn đến mọi vấn đề góc cạnh trong đời sống của người phụ nữ như chuyện mang thai, nuôi dạy con, chăm sóc chồng, trang phục, nữ công gia chánh, đối nhân xử thế để nói lên tâm tư nguyện vọng của họ, qua đó kêu gọi bình đẳng giới trong gia đình và cả trong xã hội. Chúng ta có thể thấy rằng, tư tưởng phong kiến cổ hủ “trọng nam khinh nữ” đến ngày hôm nay vẫn còn rất nặng nề trong tư tưởng của mỗi gia đình người Việt Nam. Điều đó cho ta thấy một điều rằng, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Văn Vĩnh đã đi trước thời đại đến như thế nào. 2.5. Về việc cổ vũ và truyền bá chữ Quốc ngữ Chúng ta biết rằng, các giáo sĩ phương Tây, cụ thể là Alexandre de Rhodes chính là những người có công phát minh ra chữ Quốc ngữ. Thời kỳ đầu TK XVII-XIX chữ Quốc ngữ chỉ là chữ dùng mẫu tự La tinh để thể hiện ngữ âm Việt Nam, bởi vì lúc đó chỉ là công cụ giúp các giáo sĩ dễ dàng truyền đạo vào Việt Nam. Điều này khiến cho đến giữa thế kỷ XIX rất ít người Việt Nam biết và dùng được chữ Quốc ngữ. Phải chờ đến lúc Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ thì chữ Quốc ngữ mới đắt đầu được dạy và được phổ biến. Sau này, Nguyễn Văn Vĩnh chính là người đã đưa phong trào học chữ Quốc ngữ lan rộng ra miền Bắc. Nguyễn Văn Vĩnh cùng với nhóm Đông 45
  50. Dương tạp chí đã biết cách sử dụng chữ Quốc ngữ như là một công cụ trong sự nghiệp giải phóng đất nước. Nguyễn Văn Vĩnh từng nói năm 1907, nước ta sau này tốt hay xấu cũng ở chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ chính là cách mà Nguyễn Văn Vĩnh truyền tải những điều mới lạ của văn hoá phương Tây cho đông đảo quần chúng nhân dân, thay vì chữ Hán có khi mất cả đời cũng chưa hiểu hết được nghĩa của nó. Từ lúc bước vào nghề làm báo và tham gia giảng dạy ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Nguyễn Văn Vĩnh đã động viên nhân dân học chữ Quốc ngữ. Năm 1913, ông đã động viên người dân Việt Nam học chữ Quốc ngữ thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm ở trong tờ Đông Dương tạp chí bài viết số 2: “Mở ngay tờ nhật báo này ra mà ngẫm xem bấy nhiêu điều luận trong báo, thử nghĩ: giá thử luận bằng chữ Nho thì có mấy người đọc được, mà trong những người đọc được, thì có mấy người hiểu cho hết nghĩa. Thế mà chữ Quốc ngữ, thì không những là người biết chữ Quốc ngữ đọc được, hiểu được, một người đọc cả nhà nghe cùng hiểu được, từ đàn ông cho đến các bà không dám nói đàn bà sợ các bà quở trẻ con cũng nghe được mà chỉ với chúng ta trong cuộc luận bàn thế sự thì có phải nó vui việc ra là bao nhiêu”. [32, 50] Ông cũng đã cho rằng việc để đọc, viết được chữ Quốc ngữ là một việc không hề khó, người nào nhanh thì vài ngày người nào chậm thì cũng tầm nửa tháng thì cũng có thể học được. Chữ Quốc ngữ là như vậy, còn chữ Nho thì thời gian bỏ ra có khi là phải nửa đời người, có người phải mất cả đời mà vẫn chưa hiểu từng câu từng chữ của Nho gia. Học Nho gia theo Nguyễn Văn Vĩnh là chỉ học cho chính mình, không đem ra mà dùng cho đời được nhờ, chữ nghĩa cũng chỉ đem ra mà lòe người khác mà thôi. Chữ Nho thì khó như vậy, trong khi đó chữ Nôm lại có phần đỡ hơn vì đã có phần việt hóa phù hợp với người Việt. Nhưng mỗi cái lại có cái khó riêng đó chính là tính không nhất quán, đồng nhất ở mỗi miền, mỗi địa 46
  51. phương lại có cách viết và hiểu hoàn toàn khác nhau. Chính điều đó cũng gây khó khăn cho việc phổ biến một cách rộng rãi. Nếu chỉ một mình Nguyễn Văn Vĩnh làm sẽ rất khó để thành công và ông cũng hiểu được điều đó. Trong cuộc cách mạng chữ viết, truyền bá nó tới tất cả mọi người, Nguyễn Văn Vĩnh luôn vận động, kêu gọi những người có học thức trong nước, phải sử dụng chữ quốc ngữ và cả những “bậc có Pháp học, thì tuy rằng cái ngoại tài ấy phải chuyên làm cách trên cạnh, làm mối kiếm ăn, nhưng hễ muốn nhân việc lập thân mà lại có ích cho cả đồng bào mình, thì phàm luyện được chút tài nào của người, cũng nên dùng quốc văn mà phát đạt nó ra cho cả người đồng bang được hưởng”. [32, 47] Lúc mới bắt đầu viết văn phong vẫn còn lủng củng. Nguyễn Văn Vĩnh đã nhận thấy điều này và đã có những biện pháp để khắc phục hạn chế để khi nói, viết diễn tả một cách chính xác. Ông đã sử dụng một biện pháp vừa đơn giản mà lại rất hiệu quả là tất cả các thể loại như: báo, sách, văn chương, thơ, tiểu thuyết, nghị luận, đơn từ đến những câu đối, câu phúng đều phải viết bằng chữ Quốc ngữ, điều này cũng để cho người dân làm quen dần và đồng thời cũng luyện cho người viết thành thạo hơn. Không chỉ khuyến khích mọi người viết chữ Quốc ngữ mà việc đưa ngữ pháp tiếng Việt cũng được ông bàn luận để đi đến thống nhất trong toàn quốc về cách đặt câu, cách viết, cách nói, viết cho cả ba miền và cần phải có quy tắc chung. Nguyễn Văn Vĩnh là người được đi khắp đất nước việc chú ý giọng nói, cách viết của ba miền. Ông đã nhận thấy rằng chữ ch với chữ tr ngoài Bắc không phân biệt một cách rõ ràng. Trong khi đó, thì như chữ s với chữ x thì ở ngoài miền Bắc và miền Trung thì cũng không phân biệt rõ ràng còn ở trong miền Nam thì lại có sự phân biệt chữ s phát âm như chữ ch tây, còn chữ x thì đọc như chữ s tây. Tương tự như vậy, chữ gi, chữ d, chữ r thì ở miền Bắc không phân biệt, còn ở miền Nam và miền Trung thì cũng chỉ 47
  52. phân biệt được chữ r mà thôi, còn d với gi cũng đọc như vậy rất khó để phân biệt. Theo quan điểm, Nguyễn Văn Vĩnh chữ Quốc ngữ trong thời gian đầu chỉ có một cách viết duy nhất, không phân chia ra nhiều như thời đó. Nhưng Nguyễn Văn Vĩnh muốn chữ Quốc ngữ phải là một cách viết có luật lệ, có kinh điển để làm chữ viết của nước ta. Cho nên, ông cho rằng sự khác biệt chữ viết giữa ba miền thêm vào đó là việc coi thường trong học chữ Quốc ngữ của một số người đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của chữ Quốc ngữ, bởi vì nhiều khi các chữ viết không đúng khiến cho người đọc phải suy nghĩ và dễ gây hiểu lầm. Từ đó Nguyễn Văn Vĩnh lo lắng chữ Quốc ngữ sẽ bị pha tạp, thành một chữ khác. Cho nên ông đã đưa ra giải pháp, cách giải quyết là các quan cai trị khi xem xét các đơn từ nếu viết sai lỗi chính tả thì không nhận, trừ những việc khẩn cấp. Ngay từ những năm 1913, trên Đông Dương tạp chí đã xuất những bảng mẫu chữ cái Quốc ngữ bao gồm một số nguyên âm và phụ âm như bơ, cơ, dơ, gơ, hơ, kơ và các số đếm đơn giản từ 1 đến 9 và số 0. Bảng chữ cái viết hoa và các chữ thường theo sau là cách phát âm tương đối chính xác. Ta thấy có tất cả là 23 chữ cái, 6 nguyên âm và tổng cộng là 11 phụ âm. Cách phát âm các từ này cộng với thêm những tranh vẽ vô cùng dễ hiểu ví dụ như: nhà thì vẽ cái nhà, sông thì vẽ dòng. Bên cạnh đó, Đông Dương tạp chí năm 1918 còn có bài hướng dẫn cách cầm bút, cách ngồi, cách viết. Nguyễn Văn Vĩnh là người có công lao lớn trong những việc này, ông đã tận tâm dồn hết lòng mình cho việc khuyến khích, động viên chữ Quốc ngữ lan truyền một cách sâu rộng trong đông đảo quần chúng nhân dân. Chữ quốc ngữ muốn hoàn thiện hơn, làm cho người đọc và hiểu được dễ dàng, không chỉ chỉnh sửa những chữ còn chưa chính xác khi nói và viết chính tả mà cần phải có một cách phiên âm đồng nhất tên đất, tên người nước ngoài khi dịch ra chữ Quốc ngữ. Bình thường người phiên dịch theo tiếng Hán, 48
  53. có thể rất dễ đọc và nhớ. Tuy nhiên lại bị sai với nguyên bản, còn nếu dịch thẳng từ tiếng nước ngoài ra chữ Quốc ngữ thì nhiều người lại không hiểu, còn để nguyên như bản gốc thì những người không biết tiếng nước ngoài lại không đọc được. Từ tất cả những khó khăn đó, Nguyễn Văn Vĩnh đã đưa ra hai cách phiên âm. Thứ nhất, những tên nước lớn mà hầu như ai cũng có thể biết thì cứ sử dụng những tên đó mà dùng, không cần phải sửa. Còn tất cả những từ mà chưa biết thì có thể dịch theo cách mới. Đó là khi viết những tên đó vào bài viết thì nên viết tiếng dịch trước rồi viết nguyên dạng chữ vào sau cho người đã biết để dễ nhận ra. Điều mà Nguyễn Văn Vĩnh đặt ra rất cần thiết đối với báo chí, xuất bản lúc bấy giờ. Có lẽ mong muốn của Nguyễn Văn Vĩnh thời điểm bấy giờ là việc đưa chữ Quốc ngữ trở thành một chữ viết phổ thông. Các thể loại mà ông viết rất đa dạng từ nghị luận, dịch tiểu thuyết, thơ ngụ ngôn bằng chính chữ Quốc ngữ. Cách để chữ Quốc ngữ hoàn chỉnh và có khả năng truyền tải được những tư tưởng, tình cảm của con người. Nguyễn Văn Vĩnh còn tự tay biên soạn một quyển sách tự học chữ Quốc ngữ để phát cho những người mua báo. Những người không biết chữ Hán và chữ Pháp thì qua chữ Quốc ngữ cũng có thể tiếp cận được những áng văn hay, những tư tưởng mới của nước ngoài. Nguyễn Văn Vĩnh đã biết sử dụng mọi khả năng điều kiện về phương diện báo chí mà mình có để có thể truyền tải cho chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ có tới 5 dấu thanh: nặng, sắc, huyền, hỏi, ngã và những chữ có râu ở chữ đ, ơ, ư. Nguyễn Văn Vĩnh đã đề xướng cải cách ngay trên tờ báo do ông làm chủ bút của Đông Dương tạp chí, Trung Bắc Tân văn. Theo đó chữ F thay dấu huyền, chữ W thay dấu sắc. Sự cải cách của ông rất tiện lợi trong thời kỳ máy đánh chữ của Pháp. Nhưng những việc làm đó của ông không được nhiều người cùng thời hưởng ứng. Cho đến lúc, Cách mạng 49
  54. Tháng Tám thành công và sau ngày hoà bình lập lại, ngành bưu điện Việt Nam đã áp dụng chính hệ thống cải cách chữ Quốc ngữ của Nguyễn Văn Vĩnh trong các điện tín. Nguyễn Văn Vĩnh được coi là người đứng đầu của phong trào cổ vũ và truyền bá chữ Quốc ngữ ở Việt Nam. Ông luôn thực hiện bằng cả hai hình thức: diễn thuyết và xuất bản, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Với mục đích đào tạo một số người trở thành phiên dịch phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, cho nên trong chương trình giảng dạy, chữ Quốc ngữ chỉ chiếm thời lượng rất ít mà phần lớn thời gian dành cho việc học chữ Pháp. Vì vậy, Nguyễn Văn Vĩnh cùng với việc truyền bá văn hoá phương Tây đã rất tích cực tuyên truyền, cổ vũ người dân học chữ Quốc ngữ, dùng chữ Quốc ngữ để truyền tải những cái hay cái đẹp của nền văn minh Việt, phổ biến những tư tưởng Đông - Tây để làm cho nhân dân vừa hiểu được nền văn hoá Pháp, vừa giữ được bản sắc văn hoá dân tộc. Năm 1918 là năm đánh đấu sự kết thúc của tờ Đông Dương tạp chí và đồng thời cũng trong năm đó chữ Quốc ngữ thắng lợi hoàn toàn, không còn ai trong chúng ta có thể nghi ngờ khả năng của chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ đã có thể dịch và truyền tải được tất cả những áng văn hay của nước ngoài, cũng như diễn tả được những tư tưởng và cảm xúc một cách chân thực. Chữ Quốc ngữ đã được sử dụng rộng rãi thay cho chữ Hán và chữ Nôm. Từ đây chữ Quốc ngữ đã trở thành thứ chữ phổ thông chiếm vị trí quan trọng và được tất cả người dân Việt Nam ưa dùng. Trong chương trình học của nước ta lúc đó, chỉ ba năm đầu cấp tiểu học được học bằng chữ Quốc ngữ, đến bậc trung học chữ Quốc ngữ chỉ còn là một môn sinh ngữ, trong khi tiếng Pháp được nâng lên trong tất cả các môn học. Và đến bậc cao đẳng, đại học thì chữ Việt mất hẳn, chỉ còn lại chữ Pháp. Đồng thời, họ phải đối đầu với ý thức hệ phong kiến lạc hậu, bảo thủ trong xã hội Việt Nam. Vì vậy việc cổ động cho việc học chữ Quốc ngữ từ 50
  55. thành thị đến nông thôn là một việc rất vất vả. Trước thực tế đó việc lên tiếng bảo vệ, cổ động cho chữ Quốc ngữ của Nguyễn Văn Vĩnh và những người cùng chí hướng với ông là một việc làm rất đáng kể, rất đáng trân trọng. Mặc dù chữ Quốc ngữ và những người truyền bá chữ này được đặt dưới sự bảo trợ của Chính quyền thuộc địa, nhưng người Pháp không thể ngờ rằng, khi loại chữ này đã trở thành chữ viết của dân chúng để truyền đạt tư tưởng và nguyện vọng, thì chính quyền thuộc địa lúc này đã không thể kiểm soát được nữa và nó đã trở thành nhân tố quan trọng trong công cuộc giành độc lập của dân tộc Việt Nam. 3. Đánh giá tƣ tƣởng Nguyễn Văn Vĩnh 3.1. Ƣu điểm Thứ nhất, Nguyễn Văn Vĩnh là người đã biết tiếp biến, kết hợp, dung hòa tư tưởng Đông – Tây. Một mặt, phương Đông ông đã cố gắng gìn giữ những nét văn hóa, bản sắc của dân tộc, đồng thời cũng phê phán, lên án những gì là hủ tục, thói xấu, khuyến khích mọi người loại bỏ, để xây dựng đất nước. Mặt khác, do được tiếp thu văn minh Phương Tây từ nhỏ cho nên ông cũng đem những gì là tinh hoa nhất trong văn hóa mang về bổ sung cho văn hóa Việt. Tiêu biểu như ông đã phê phán lối sống, cách ăn mặc lai căng văn hóa phương Tây, giả hiệu đổi mới, nhất là đổi mới bề ngoài một cách lố lăng lập dị. Sự kết hợp giữa Phương Đông và Phương Tây, truyền thống và hiện đại là điều mà Nguyễn Văn Vĩnh mong muốn để cải cách nền văn hóa. Sự tiếp thu phải biết chắt lọc và biến đổi sao cho phù hợp với văn hóa của mình, không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Học hỏi phải biết chọn lọc những gì là tinh túy, tinh hoa và bỏ đi những cái nghèo nàn lạc hậu của nền văn hóa đó. Thứ hai, Nguyễn Văn Vĩnh phê phán những người bắt chước theo kiểu lai căng không phù hợp với lối sống người phương Tây.Trong các bài viết về văn hóa của mình, Nguyễn Văn Vĩnh cũng có sự so sánh đối chiếu giữa 51
  56. cách nghĩ của người Việt Nam và những người phương Tây. Mặc dù bên ngoài chúng ta thấy Nguyễn Văn Vĩnh bên ngoài ăn mặc Âu phục, đi xe môtô, nói tiếng Pháp thành thạo những biểu hiện khiến mọi người dễ lầm tưởng ông là một trong những người Tây hóa hoàn toàn, hay ăn bơ sữa và uống sâm banh. Không chỉ vậy, Nguyễn Văn Vĩnh chế giễu những người ăn mặc như người phương Tây nhưng theo lối lai căng lố bịch, không thực sự nắm bắt được bản chất của việc ấy. Thứ ba, Nguyễn Văn Vĩnh phê phán lại cách nghĩ phiến diện của phương Tây coi thường những giá trị của nền văn hóa chịu ảnh hưởng Khổng giáo của Việt Nam. Bởi theo ông, người Phương tây không thể hiểu được cách nghĩ của người phương Đông, không hiểu được cái tinh thần đã tạo nên sinh khí cho một dân tộc suốt bao nhiêu thế kỉ. Ông cho rằng Khổng giáo sẽ không hề lạc hậu nếu được hiểu và giải thích đúng. Nho giáo giúp tạo ra cho con người sự tĩnh tại và cân bằng cần thiết trong xã hội thời buổi xã hội đầy những hỗn loạn. Nền văn hóa mới mà nước Pháp đem đến bằng cuộc xâm chiếm của họ đã tạo ra nhiều thay đổi trong xã hội nước Việt Nam ta. Nó tạo ra nhiều nhân tố mới tích cực nhưng cũng sinh ra không ít những bất cập trong xã hội. Người ta bắt đầu lối sống học theo kiểu phương Tây bất chấp lối sống ấy không phải lúc nào cũng phù hợp. Thứ tư, Nguyễn Văn Vĩnh đã góp phần công lao rất lớn xây dựng và truyền bá chữ Quốc ngữ đây được coi là công trình quý giá nhất trong suốt sự nghiệp. Những bài báo trước ông thấy lối văn ngây ngô và sai lạc, viết không theo một văn bản nào, mới cảm nhận được công lao của ông. Chính ông cũng là người tìm tòi lúc đầu, sau mới thật thành công, nên giá trị công lao của ông như thế lại càng tăng. Hồi đầu, không ai tin rằng chữ Quốc ngữ có thể đủ sức để dịch được vãn Pháp, tiểu thuyết và thơ Pháp. Nhưng ông Vĩnh đã chứng minh ra một cách đàng hoàng khả năng vô biên của chữ 52
  57. Quốc ngữ và góp phần xây dựng lớn lao nhất để biến chữ Quốc ngữ thành thứ tiếng đủ khả năng. Đọc những trang viết của ông về cuốn sách mà ông đã dốc nhiều công sức viết ra chúng ta có thể cảm nhận được một Nguyễn Văn Vĩnh hoàn toàn khác với một Nguyễn Văn Vĩnh sắc sảo, quyết liệt, ưa châm biếm, giễu cợt của thường ngày khi ông say sưa nói về các trò chơi, những bài hát ru. Với suy nghĩ của Nguyễn Văn Vĩnh là một người yêu cái đẹp, yêu sự tiến bộ và sự phát triển nền văn hóa nước Việt Nam ta. Đây được coi thực sự là một công việc có ý nghĩa quan trọng trong việc làm đẹp thêm vốn văn hóa của nước nhà, vốn văn hóa của dân tộc. Công việc của ông dù thầm lặng nhưng nó đã đem lại những giá trị vô cùng to lớn. Qua các công trình dịch thuật và các bài về văn hóa – xã hội của mình, Nguyễn Văn Vĩnh đã góp phần vào việc mở ra con đường đi tới một cuộc cải cách mạnh mẽ về văn hóa trên khắp Việt Nam những năm 1930. Những bài viết về vấn đề văn hóa của ông hết sức phong phú mà trong khuôn khổ của một bài báo. Trong bối cảnh đất nước đang đổi mới và hội nhập với thế giới như hiện nay, việc tìm hiểu lại các bài học về giao lưu, hội nhập từ các bậc tiền nhân có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Những trí thức Tây học, trong bối cảnh giao lưu văn hóa với phương Tây đầu thế kỷ XX không những đã đóng góp vai trò to lớn trong quá khứ mà hiện nay vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta hôm nay bằng những điều và bài học họ đã trải qua. 3.2. Hạn chế Chúng ta có thể thấy rằng, Nguyễn Văn Vĩnh đã có rất nhiều đóng góp to lớn cho nền văn hóa Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Những thành tựu và đóng góp đó của ông chúng ta không thể phủ nhận. Tuy nhiên do nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan xảy ra, làm cho tư tưởng của ông đã bộc lộ và xuất hiện một số mặt hạn chế. 53
  58. Thứ nhất, đó chính là việc Nguyễn Văn Vĩnh tham gia chính trị. Nguyễn Văn Vĩnh hay một số nhân vật khác cùng thời tiêu biểu là Phạm Quỳnh, đã bị lên án nặng nề như những kẻ tiếp tay cho chính sách nô dịch của thực dân Pháp. Do trong một khoảng thời gian ông có hợp tác với Pháp. Không biết là do vô tình hay hữu ý mà chính điều này đã làm lu mờ đi những đóng góp của ông trong lĩnh vực văn hóa. Trong suốt khoảng một thời gian dài người ta vẫn lên án những người như ông là kẻ đã tiếp tay cho thực dân Pháp. Phải đến tận bây giờ, khi cách nhìn nghiên cứu một nhân vật lịch sử đã công tâm hơn thì những người như Nguyễn Văn Vĩnh mới được xem xét, mổ xẻ và nghiên cứu. Thứ hai, cũng có thể là do Nguyễn Văn Vĩnh sinh ra trong thời kì khó khăn, tồn tại trong xã hội nhiều định kiến. Cho nên, việc Nguyễn Văn Vĩnh khen ngợi và khuyến khích học theo văn minh Phương Tây vào thời điểm đó là việc mà người dân lúc bấy giờ không dành cho ông sự ủng hộ. Thực dân Pháp đã bóc lột, hành hạ nhân dân ta đến cùng cực khiến hàng nghìn người phải chết đói, sống trong cảnh bị bóc lột đến cùng cực. Chính vì vậy, việc bảo nhân dân ta phải học hỏi một dân tộc mà vô cùng căm ghét, coi là lũ thực dân, cướp nước là một việc làm không hề đơn giản chút nào. Chính điều này có thể là nguyên nhân mà khiến cho đến tận bây giờ những công lao đóng góp của ông mới được đem ra nghiên cứu và tôn vinh. 54