Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh TP Huế

pdf 84 trang thiennha21 4800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh TP Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_quan_tri_rui_ro_tin_dung_doi_v.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh TP Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HUẾ Trường Đại học Kinh tế Huế NGUYỄN THỊ THANH THẢO Huế, tháng 12 năm 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HUẾ Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn NguyTrườngễn Thị Thanh ĐạiThảo học KinhThS. Trần Th tếị Khánh Huế Trâm Lớp: K49A – Tài chính Niên khóa: 2015 - 2019 Huế, tháng 12 năm 2018
  3. – Để có thể hoàn Lthànhời đưCợảc mkhóa Ơn luận của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Tài chính Ngân hàng đã tạo điều giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận này một cách thuận lợi nhất. Với tất cả sự chân thành, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến ThS. Trần Thị Khánh Trâm, người đã tận tình giúp đỡ, góp ý và động viên tôi trong quá trình tìm kiếm và thực hiện đề tài khóa luận này. Cô đã giúp đỡ tôi rất nhiều, từ việc hình thành ý tưởng ban đầu cũng như theo sát động viên, góp ý, chỉnh sửa, cung cấp các tài liệu hay để tôi có thể hoàn thành khóa luận này một cách tốt nhất. – Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo, các anh chị đang công tác tạ ương mại cổ phần Đông Á Chi nhánh Thành phố Huế - Phòng giao dịch Mai Thúc Loan, đặc biệt là các anh chị phòng quản lý tín dụng đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình cũng như cung cấp những tài liệu cần thiết trong thời gian tôi thực tập tại Chi nhánh. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 12 năm 2018 Trường Đại học KinhSinh viên tế th Huếực hiện Nguyễn Thị Thanh Thảo i
  4. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Ngân hàng thương mại là tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ với hai hoạt động truyền thống là nhận tiền gửi và cho vay. Các khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, từ hình thức tổ chức đến ngành nghề và hàng ngày luôn có nhiều khách hàng đến giao dịch. Vì vậy, hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro. Mặt khác, trong tất cả các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động sinh lời chủ yếu, tuy nhiên phần lớn rủi ro và mất an toàn cho ngân hàng đều phát sinh từ đây. Thực tiễn hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế thời gian qua cho thấy rủi ro tín dụng đã được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát nhưng vẫn còn những bất cập. Chính vì vậy, đòi hỏi Chi nhánh cần phải nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Thành phố Huế ” làm khóa luận nghiên cứu. Khóa luận được trình bày với mục đích trước hết là hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, làm nền tảng cho việc tìm hiểu thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. Trong phần kết quả nghiên cứu, khóa luận sẽ trình bày về hoạt động thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh ThànhTrường phố Huế giai đo ạnĐại 2015 – 2017học, làm rõKinh những mặ t tếđạt đư Huếợc, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại đây. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Thành phố Huế trong thời gian tới. ii
  5. MỤC LỤC i TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii Lời Cảm Ơn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii DANH MỤC CÁC BẢNG ix DANH MỤC SƠ ĐỒ x DANH MỤC ĐỒ THỊ xi PHẦN I – MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 4. Phương pháp nghiên cứu: 2 5. Kết cấu khóa luận: 3 PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 Chương 1 – Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. 4 1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 4 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 4 1.1.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với khách hàng cá nhân 4 1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng đối với khách hàng cá nhân 5 1.1.3.1. Căn cứ mục đích sử dụng vốn tín dụng 5 1.1.3.2. Căn cứ hình thức cho vay 5 1.1.3.3. Căn cứ thời hạn tín dụng 5 1.1.3.4.TrườngCăn cứ mức độ tráchĐại nhiệ mhọc Kinh tế Huế 6 1.1.3.5. Căn cứ nguồn gốc khoản nợ 6 1.2. Rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 7 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 7 1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng 7 1.2.2.1. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro 7 iii
  6. 1.2.2.2. Căn cứ vào tính chất của rủi ro 8 1.2.3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng 8 1.2.3.1. Nguyên nhân khách quan 8 1.2.3.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 9 1.2.3.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng cá nhân 9 1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng 10 1.2.4.1. Đối với nền kinh tế 10 1.2.4.2. Đối với ngân hàng 10 1.2.4.3. Đối với khách hàng 11 1.2.5. Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 11 1.2.5.1. Các chỉ tiêu trực tiếp đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 11 1.2.5.2. Các chỉ tiêu gián tiếp đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 12 1.3. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân 12 1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 12 1.3.2. Sự cần thiết quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại 12 1.3.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 13 1.3.3.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng 13 1.3.3.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 15 1.3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng 21 1.3.4.1. Nhân tố chủ quan 21 1.3.4.2. Nhân tố khách quan về phía khách hàng 22 1.3.4.3. Nhân tố khách quan 22 ChươngTrường 2 – Thực trạng Đại rủi ro tín học dụng đố i Kinhvới khách hàng tế cá Huế nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế. 23 2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế 23 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế. 23 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 24 iv
  7. 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động 24 2.1.4. Cơ cấu tổ chức 25 2.1.5. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế giai đoạn 2015 – 2017. 27 2.1.5.1. Tình hình sử dụng lao động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế giai đoạn 2015 – 2017. 27 2.1.5.2. Tình hình nguồn vốn và tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế giai đoạn 2015 - 2017 29 2.1.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế giai đoạn 2015-2017 32 2.2. Thực trạng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế giai đoạn 2015-2017. 36 2.2.1. Tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế giai đoạn 2015 – 2017 36 2.2.2. Phân loại nhóm nợ đối với KHCN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế giai đoạn 2015 – 2017 42 2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế. 43 2.3.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế 43 2.3.2.1. Xây dựng chiến lược rủi ro tín dụng 44 2.3.2.2. Nhận dạng rủi ro tín dụng 44 2.3.2.3. Đo lường rủi ro tín dụng 46 2.3.2.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng 49 2.3.2.5. Tài trợ rủi ro tín dụng 53 2.4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế 56 2.4.1.TrườngTình hình nợ quá hĐạiạn và tỷ lệhọcnợ quá hạKinhn trên tổng dưtế nợ đHuếối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế giai đoạn 2015 – 2017 56 2.4.2. Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khách hàng cá nhân 57 2.4.3. Những kết quả đạt được 58 2.4.4. Hạn chế và nguyên nhân 60 2.4.4.1. Hạn chế: 60 v
  8. 2.4.4.2. Nguyên nhân: 61 2.5. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. 63 2.5.1. Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Huế ( BIDV). 63 2.5.2. Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Huế (Vietcombank) 64 Chương 3 – Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế 66 3.1. Định hướng hoạt động và quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế 66 3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động tới hoạt động tín dụng và quản trị RRTD của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế 66 3.1.2. Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế 66 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế 67 3.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp 67 3.2.2. Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra 68 3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ 69 PHẦN III – KẾT LUẬN 70 1. Kết luận 70 2. Hạn chế của khóa luận 70 3. HưTrườngớng phát triển củ aĐại đề tài học Kinh tế Huế 71 DANH MỤC THAM KHẢO 68 vi
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Thứ tự Từ viết tắt Tên đầy đủ 1 TP Thành phố 2 NHTM Ngân hàng thương mại 3 KHCN Khách hàng cá nhân 4 SXKD Sản xuất kinh doanh 5 NHNN Ngân hàng Nhà nước 6 RRTD Rủi ro tín dụng 7 CBTD Cán bộ tín dụng 8 CBHTTD Cán bộ hỗ trợ tín dụng 9 TMCP Thương mại cổ phần 10 DongA Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á 11 PTKD Phát triển kinh doanh 12 TCTD Tổ chức tín dụng 13 DVTT Dịch vụ thanh toán 14 TSĐB Tài sản đảm bảo 15 DPRR Dự phòng rủi ro 16 CIC Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng Trường Đại học Kinh tế Huế viii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.2: Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standars & Poor’s 19 Bảng 2.1: Tình hình lao động tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015 – 2017 28 Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015- 2017 31 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015-2017 34 Bảng 2.4: Tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015 – 2017 38 Bảng 2.5: Hệ số thu nợ cá nhân của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015 – 2017 41 Bảng 2.6: Dư nợ phân theo nhóm nợ đối với KHCN tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015-2017 42 Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn đối với KHCN tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015 - 2017 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu đối với KHCN tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015 – 2017 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.9: Chỉ tiêu chấm điểm khách hàng cá nhân tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế 47 Bảng 2.10: Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng cá nhân của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế 49 Bảng 2.11: Kết quả trích lập dự phòng RRTD đối với KHCN tại DongA Bank – Chi nhánhTrường TP Huế giai đoạn Đại2015 - 2017 học Kinh tế Huế 54 ix
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quá trình vận động của tín dụng ngân hàng 4 Sơ đồ 1.2: Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh 7 Sơ đồ 1.3: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 15 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại DongA Bank - Chi nhánh TP Huế 25 Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay đối với KHCN tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế 51 Trường Đại học Kinh tế Huế x
  12. DANH MỤC ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay KHCN tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015-2017 36 Biểu đồ 2.2: Doanh số thu nợ KHCN tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015-2017 39 Biểu đồ 2.3: Dư nợ KHCN tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015 - 2017 40 Biểu đồ 2.4: Hệ số thu nợ cá nhân của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015-2017 41 Biểu đồ 2.5: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ đối với KHCN tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015-2017 Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 2.6: Nợ xấu trên tổng dư nợ đối với KHCN tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015-2017 Error! Bookmark not defined. Trường Đại học Kinh tế Huế xi
  13. PHẦN I – MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng thương mại là một trong những bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng thương mại có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, hạn chế lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia và hỗ trợ thanh toán, Trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thương mại thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động truyền thống và quan trọng nhất, chiếm khoảng 60 – 70% tổng thu nhập của nhiều ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay. Đồng thời tín dụng cũng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại, đem lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Vì vậy, rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mối tổ chức tín dụng, cao hơn nó tác động đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, việc đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong mọi hoạt động của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh TP Huế là một trong các ngân hàng đang dần khẳng định được vị trí của mình trong ngành ngân hàng. Tuy nhiên, chịu tác động chung của nền kinh tế thế giới và Việt Nam, trong thời gian gần đây Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh TP Huế đang gặp nhiều biến động trong quá trình quản trị rủi ro đối với khách hàng cá nhân khi mà tình hình nợ xấu, Trườngnợ quá hạn của C hiĐại nhánh liênhọc tục tăng Kinh và có những tế dấu hiHuếệu ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thương mại, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh TP Huế” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1
  14. 2.1. Mục tiêu chung Phân tích công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh TP Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. + Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh TP Huế, từ đó đánh giá được tình hình quản trị rủi ro đối với khách hàng cá nhân trong hoạt động tín dụng của ngân hàng này. + Trên cở sở phân tích thực trạng trên, định hướng công tác quản trị rủi ro trong thời gian tới và đưa ra một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh TP Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh TP Huế. + Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh TP Huế. Thời gian: Trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được lấy từ phòng quản lý tín dụTrườngng và phòng phát triĐạiển kinh doanhhọc giai đoKinhạn 2015 - 2017. tế Huế + Phương pháp thống kê – mô tả: là phương pháp được sử dụng để thống kê thông tin, số liệu và mô tả những đặc tính cơ bản của số liệu thông qua các biểu đồ, đồ thị và các bảng tóm tắt số liệu. + Phương pháp so sánh: là sử dụng các thông tin, số liệu đã thu thập được để so sánh chúng với nhau, từ đó xác định xu hướng, mức độ biến động của số liệu. 2
  15. + Phương pháp phân tích – tổng hợp: là phương pháp tổng hợp các thông tin, số liệu đã thu thập, từ đó thấy chiều hướng biến động, phân tích để thấy được chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh. 5. Kết cấu khóa luận: Với mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu trên, khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  16. PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 – Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. 1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là các quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa ngân hàng và khách hàng trong một thời gian nhất định với môt khoản phí phát sinh.1 Quá trình vận động của tín dụng ngân hàng được thể hiện qua sơ đồ sau: Các NGÂN HÀNG Các chủ thể Đi vay THƯƠNG Cho vay chủ thể kinh tế MẠI kinh tế Sơ đồ 1.1: Quá trình vận động của tín dụng ngân hàng 1.1.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với khách hàng cá nhân + Đặc trưng về khoản vay: Các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân thường là các khoản có giá trị nhỏ, nhưng số lượng các khoản vay là rất lớn. Vì thế mà số lượng các khoản vay đối với KHCN nhiều làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng từ hoạt động cho vay. + Đặc trưng về chất lượng khoản vay: Chất lượng của các khoản vay thường là khá tốt. Tuy nhiên, cá nhân hay hộ gia đình vay vốn với nhiều mục đích khác nhau Trườngvà chủ yếu là tín chĐạiấp cho nên học các kho Kinhản vay của KHCN tế Huếthường có mức độ rủi ro lớn và nguyên nhân dẫn đến rủi ro đa dạng hơn các loại hình tín dụng khác. + Đặc trưng về thời hạn khoản vay: Thời hạn khoản vay bao gồm ngắn hạn, trung hạn, và một phần nhỏ hơn dài hạn. Do mục đích tiêu dùng của KHCN phát 1 TS Trần Thị Hòa (2014), Giáo trình Tài chính – Tín dụng, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trang 72 4
  17. sinh nhất thời và trong một khoảng thời gian ngắn, mặt khác cho vay cá nhân dài hạn là hình thức cho vay với lãi suất cao hơn so với ngắn hạn và trung hạn nên KHCN thường ít sử dụng. + Đặc trưng về nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ của KHCN được trích từ nguồn thu nhập mà không nhất thiết phải từ kết quả sử dụng những khoản vay. Do đó, nguồn trả nợ của người đi vay có thể có biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của khách hàng. Vì vậy, khi cho vay KHCN nghề nghiệp của người vay phải được quan tâm thích đáng. 1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng đối với khách hàng cá nhân 1.1.3.1. Căn cứ mục đích sử dụng vốn tín dụng + Cho vay tiêu dùng: là hình thức cấp tín dụng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình như mua sắm dụng cụ gia đình, mua sắm phương tiện + Cho vay SXKD: Là hình thức cấp tín dụng để bổ sung vốn thiếu hụt trong hoạt động SXKD của những cá nhân hay hộ gia đình với quy mô nhỏ. 1.1.3.2. Căn cứ hình thức cho vay + Cho vay từng lần: phương thức mà chủ thể vay vốn và ngân hàng thực hiện thủ tục và kí kết hợp đồng cho mỗi lần vay. Đối tượng áp dụng thường là khách hàng không có quan hệ thường xuyên với ngân hàng, nguồn thu nhập không ổn định và mỗi lần vay có một nhu cầu khác. + Cho vay trả góp: là phương thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định thỏa thuận số lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Trường+ Cho vay hạn mĐạiức thấu chi:họclà phương Kinhthức cho tế vay màHuếngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian cố định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. 1.1.3.3. Căn cứ thời hạn tín dụng + Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn cho vay dưới 1 năm, đây là hình thức tín dụng chủ yếu đối với KHCN vì nó phục vụ nhu cầu tiêu dùng cần thiết của cá nhân 5
  18. và gia đình. Rủi ro của ngân hàng là khá nhỏ khi cho vay ngắn hạn vì trong thời gian ngắn thì có ít biến động xảy ra và nếu có thì ngân hàng có thể dự tính và đối phó dễ dàng. + Tín dụng trung hạn: Có thời hạn cho vay từ trên 1 năm đến 5 năm, dùng để bổ sung vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng và xây dựng các công trình có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh + Tín dụng dài hạn: Có thời hạn cho vay trên 5 năm, được sử dụng để cung cấp vốn xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các công trình có quy mô lớn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại có thời gian hoàn vốn dài. Đới với KHCN, tín dụng dài hạn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu mua sắm đất đai, nhà cửa. Nhìn chung, đối với ngân hàng tín dụng dài hạn tiềm ẩn rủi ro cao. 1.1.3.4. Căn cứ mức độ trách nhiệm + Tín dụng không có bảo đảm (tín chấp): Loại tín dụng này áp dụng cho những khách hàng có việc làm và thu nhập ổn định, lịch sử giao dịch tốt, là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. Vì vậy loại hình tín dụng này còn có tên gọi là tín dụng tín chấp. Hình thức này phù hợp với những món vay có giá trị không lớn, thòi hạn vay thường ngắn hạn. + Tín dụng có bảo đảm: Áp dụng đối với khách hàng không đủ uy tín, là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. 1.1.3.5. Căn cứ nguồn gốc khoản nợ Trường+ Tín dụng trực tiếĐạip: Ngân hànghọc cấp trKinhực tiếp cho ngư tếời cóHuế nhu cầu và người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. + Tín dụng gián tiếp: Là khoản cấp vốn thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn nhất định. 6
  19. 1.2. Rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại Có rất nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng, có thể đưa ra là: + Theo quan điểm của A.Saunders và H.Lange định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, nghĩa là khả năng luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể thực hiện đầy đủ cả về số lượng và thời gian ” . + Theo khoản 1 điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN: “Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết” . Như vậy, có thể hiểu rủi ro tín dụng là khả năng (xác suất) xảy ra những thiệt hại về kinh tế mà ngân hàng thương mại phải gánh chịu do khách hàng vay vốn không thanh toán nợ đúng hạn hoặc không hoàn trả được nợ vay (bao gồm lãi vay và gốc). 1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng 1.2.2.1. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục Trường Đại học Kinh tế Huế Rủi ro lựa Rủi ro bảo Rủi ro Rủi ro nội Rủi ro tập chọn đảm nghiệp vụ tại trung Sơ đồ 1.2: Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh 7
  20. Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm: + Rủi ro lựa chọn: rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng. + Rủi ro bảo đảm: liên quan đến chính sách và hợp đồng cho vay như các tiêu chuẩn về bảo đảm mức tiền vay, loại tài sản bảo đảm, chủ thể bảo đảm + Rủi ro nghiệp vụ: liên quan đến việc theo dõi khoản cho vay. Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục bao gồm: + Rủi ro nội tại: liên quan đên từng loại cho vay. + Rủi ro tập trung: liên quan đến việc kém đa dạng hóa cho vay như cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế, hoặc có thể là cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.2.2.2. Căn cứ vào tính chất của rủi ro + Rủi ro khả kháng: là rủi ro mà ngân hàng có thể dự đoán được chủ thể gây ra rủi ro đó, ước tính được mức độ ảnh hưởng và thời gian phát sinh của chúng Những loại rủi ro này thường do nguyên nhân chủ quan gây ra, thường xuất phát từ bản thân ngân hàng. + Rủi ro bất khả kháng: là rủi ro tín dụng mà ngân hàng không thể dự đoán được hoặc không thể dự đoán một cách chính xác nhất ảnh hưởng của chúng. Loại rủi roTrường này thường do cácĐại yếu tố kháchhọc quan Kinh gây nên như tế yế uHuế tố môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, chính trị và chính khách hàng vay vốn. 1.2.3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng 1.2.3.1. Nguyên nhân khách quan + Do môi trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tới không kiểm soát được các hiện tượng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng. 8
  21. + Do sự biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnh hưởng tới khách hàng cũng như Ngân hàng. + Do sự biến động về chính trị - xã hội trong và ngoài nước gây khó khăn cho khách hàng dẫn tới rủi ro cho ngân hàng. + Do sự thay đổi bất thường của các chính sách, do thiên tai, do nền kinh tế không ổn định khiến cho cả ngân hàng và khách hàng không thể ứng phó kịp. + Sự bất bình đẳng trong đối xử của Nhà nước dành cho các NHTM khác nhau. 1.2.3.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng + Ngân hàng đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế và thể lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng. + Do cán bộ ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình cho vay như: không đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an toàn. Đồng thời cán bộ ngân hàng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. + Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế nên việc đánh giá các dự án, hồ sơ xin vay còn chưa tốt, còn xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi mà vẫn cho vay.thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, xâm tiêu khi giải ngân hay thu nợ, + Ngân hàng đôi khi quá chú trọng về lợi nhuận, đặt những khoản vay có lợi nhuận cao hơn những khoản vay lành mạnh. 1.2.3.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng cá nhân + Đạo đức cá nhân không tốt: Khách hàng cố tình chây ỳ, kéo dài thời gian trả nợ. Khách hàng có hiện tượng cố ý, cố tình lừa đảo. Trường+ Do tính ưa mạ oĐại hiểm củ ahọc khách hàng: Kinh Khách hàng tếs ửHuếdụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho ngân hàng. + Do trình độ kinh doanh yếu kém,hoạt động kinh doanh gặp trục trặc. 9
  22. 1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng 1.2.4.1. Đối với nền kinh tế + Đối với nền kinh tế xã hội: Rủi ro tín dụng chứng tỏ người vay vốn đã không thực hiện được hiệu quả đầu tư như đặt ra khi vay vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại. Do đó lợi ích kinh tế xã hội dự kiến nhận được đã không có, sản xuất và lưu thông hàng hoá sẽ đình trệ, chức năng làm công cụ điều tiết nền kinh tế sẽ bị suy yếu. + Hoạt động của NHTM mạng tính xã hội hóa cao vì nó liên quan đến nhiều ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Do vậy khi một ngân hàng bị phá sản nó sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại trong xã hội, trước tiên là các ngân hàng khác, bởi có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động nên một ngân hàng sụp đỗ có thể dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng còn lại. 1.2.4.2. Đối với ngân hàng + Làm giảm thu nhập của ngân hàng: Khi có một khoản nợ được coi là quá hạn, thu nhập của ngân hàng bị giảm sút ngay, một phần vì không thu được lãi hoặc nợ gốc như cam kết, trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồn huy động, một phần do các chi phí quản lý, giám sát phát sinh. Mặt khác nếu các khoản nợ quá hạn chuyển thành khó thu hoặc không thu được thì việc xử lý tài sản đảm bảo luôn gặp khó khăn về pháp lý và định giá nên trường hợp ngân hàng có thể thu hồi được nợ khi phát mại tài sản là rất khó xảy ra. + Làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng: Một ngân hàng xảy ra rủi ro tín dụng nhiều là một ngân hàng hoạt động không có hiệu quả, tình hình đó sẽ được báo chí nêu làm cho dân chúng thiếu lòng tin và như vậy khó lòng có thTrườngể huy động được ngu Đạiồn vốn dhọcồi dào. Các Kinh ngân hàng vìtế th ế Huếmà lánh xa, không cấp các hạn mức tín dụng, không mở quan hệ đại lý + Làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: Khi các hợp đồng vay không được hoàn trả đúng kì hạn sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa hai dòng tiền, từ đó dẫn đến việc dòng tiền ra cho những khoản trả lãi và gốc tiền gửi, vay vốn mới bị thiếu hụt. 10
  23. 1.2.4.3. Đối với khách hàng + Với nợ quá hạn người đi vay hoàn toàn mất nguồn tài trợ từ các ngân hàng, cơ hội kinh doanh sẽ tuột mất, tài sản sẽ bị tịch thu hoặc phát mại, người đi vay sẽ đứng trước nguy cơ phá sản 1.2.5. Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 1.2.5.1. Các chỉ tiêu trực tiếp đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại + Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả được, nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Tùy theo thời gian, khoản nợ này được xác định là nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn. Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau: ố ư ợ á ạ Nếu ngân hàng ỷ ệ có ợch ỉ tiêuá ạtỷ lệ n ợ quáổ hạưn ợlớn thì100% ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại. + Nợ xấu (hay các tên gọi khác như nợ có vấn đề, nợ khó đòi ) có đặc trưng sau: Khách hàng đã không trả nợ với ngân hàng khi đã đến hạn, tình hình tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu đi, tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN nợ xấu bao gồm nợ nhóm 3,4,5 quy định tại điều 10 hoặc 11. Nợ xấu được phản ánh qua các chỉ tiêu sau: Trường Đạiợ ấ học Kinh tế Huế ỷ ệ ợ ấ ổ ư ợ 100% ợ ấ ỹ + Tríchỷ ệ lậợp dấự phòngê rủỹi ro tín dụng: Dự phòng 100% rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 11
  24. Dự phòng tín dụng được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng: ự ò Dự ỷphòng ệ ự bao ò gồm dự phòng cụổthể vàư ợdự phòng100% chung: + Dự phòng cụ thể: để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay. + Dự phòng chung: bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.5.2. Các chỉ tiêu gián tiếp đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại + Quy mô tín dụng: Nếu quy mô tín dụng tăng nhanh, không tương ứng với khả năng kiểm soát của ngân hàng thì quy mô tín dụng sẽ phản ánh RRTD. Quy mô tín dụng thể hiện qua: ổ ư ợ + Cơ cấuưtín ợ d ụngê : Phổản ánhà mảức độ tậpổ trung à ả của một ngành nghề, lĩnh vực loại tiền . Nếu cơ cấu tín dụng quá chênh lệch vào nhũng lĩnh vực mạo hiểm sẽ phản ánh RRTD tiềm năng. 1.3. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân. 1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những hoạt động chủ đạo của NHTM. Quản trị rủi ro tín dụng phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM ngày cả trong những điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng “Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách, biện Trườngpháp quản lí tín d ụngĐại nhằm đhọcạt mục tiêu Kinh an toàn, hi ệtếu qu ảHuếvà phát triển bền vững”.2 1.3.2. Sự cần thiết quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại. + Do quá trình tự do hóa, nới lỏng quy định trong hoạt động ngân hàng trên phạm vi toàn thế giới. Xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa kinh tế, đề cao cạnh tranh 2 PGS.TS Đinh Xuân Hạng (2012), Giáo trình Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, trang 232 12
  25. đã trở thành phổ biến trong thời gian qua. Khi gia tăng cạnh tranh đồng nghĩa với rủi ro và phá sản gia tăng. Trong lĩnh vực ngân hàng, cạnh tranh làm cho lãi suất biên ngày càng giảm. Tác động này làm ngân hàng ngày càng có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh để bù đáp sự sụt giảm lợi nhuận, trong đó mở rộng quy mô tín dụng đồng nghĩa với việc RRTD cũng gia tăng. Bên cạnh đó, quy luật đào thải của cạnh tranh sẽ làm tăng mức độ phá sản của các khách hàng của ngân hàng kéo theo sự thiệt hại của ngân hàng. + Hoạt động của ngân hàng dựa trên uy tín và niềm tin. Khách hàng của ngân hàng rất đông, chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ tác động xấu tới hình ảnh ngân hàng. Phản ứng dây chuyền trong hoạt động của ngđn hàng rất lớn. Do đó, để xây dựng được hình ảnh tốt về ngân hàng nên xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, không phân biệt quy mô khách hàng lớn hay nhỏ, khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp. + Hoạt động của ngân hàng ngày càng theo xu hướng đa năng phức tạp, với công nghệ ngày càng phát triển, cùng với xu hướng hội nhập cạnh tranh gay gắt, vừa tăng thêm mức độ rủi ro và nguy cơ rủi ro mới. Trong lĩnh vực tín dụng, các sản phẩm tín dụng dựa trên cơ sở của sự phát triển công nghệ như thẻ tín dụng, cho vay cá thể, luôn chứa đựng rủi ro mới. Với sự đa dạng phức tạp của sản phẩm tín dụng cũng như rủi ro tín dụng càng đòi hỏi quản trị RRTD phải được chú trọng, nâng cấp xứng đáng. + Đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam, thì môi trường kinh tế chưa ổn định, hệ thống pháp luật đang xây dựng, mức độ minh bạch của thông tin thấp, thì hoạt động ngân hàng càng trở nênTrường rủi ro hơn. Vì v ậyĐại việc bắt tayhọc ngay t ừKinhđầu thực hi ệntế tốt côngHuế tác quản trị rủi ro tín dụng là một công việc tối quan trọng. 1.3.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 1.3.3.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng a. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung 13
  26. Mô hình này có sự tách biệt giữa ba chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt này nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng. b. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán Mô hình này không có sự tách biệt giữa ba chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ ba chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay. Bảng 1.1.: Ưu điểm và hạn chế của mô hình quản trị RRTD tập trung và phân tán Mô hình quản trị RRTD tập trung Mô hình quản trị RRTD phân tán + Quản lý rủi ro 1 cách hệ thống trên + Gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo đơn giản, thích hợp với ngân tính cạnh tranh lâu dài. hàng có quy mô nhỏ. Ưu điểm + Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. Thích hợp với ngân hàng có quy mô lớn. + Đòi hỏi đầu tư nhiều công sức và + Nhiều công việc tập trung thời gian. hết một nơi, thiếu sự chuyên + Đội ngũ cán bộ phải am hiểu và sâu. biết áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. + Việc quản lý hoạt động tín NhưTrườngợc Đại học Kinhdụng đtếều theo Huế phương thức điểm từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo cáo lên hoặc quản lý giao tiếp thông qua chính sách tín dụng. 14
  27. 1.3.3.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng Xây dựng Nhận biết chiến lược RRTD Đo Tài trợ RRTD lường RRTD Kiểm soát RRTD Sơ đồ 1.3: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng a. Xây dựng chiến lược rủi ro tín dụng Chiến lược quản lí rủi ro tín dụng thường dựa vào các chính sách về tín dụng mà ngân hàng đã đề ra và các kinh nghiệm từ quản lí mà ngân hàng có được. Đây là bước nền tảng cho việc thực hiện các bước sau. Thường thì các ngân hàng dựa vào báo cáo của các bộ phận lên hội sở chính để lập ra một chiến lược phù hợp. Với mục tiêu đã đặt ra, các chi nhánh sẽ có hướng tìm kiếm các khách hàng và có những hiểu biết sơ bộ về các loại rủi ro mà nhóm khách hàng có thể gặp phải, đồng thời cũng nhận biết được nhóm khách hàng ít chứa rủi ro, hoặc có đường lối tìm kiếm các khách hàng mới. Vì là bước đầu tiên và là bước có vai trò quan trọng nên bắt buộc các ngân hàng Trườngphải có một chiến lưĐạiợc phù h ợhọcp với từng Kinh thời kì phát tritếển cHuếủa nền kinh tế, cũng như trong dài hạn. b. Nhận biết rủi ro tín dụng Đây được coi là bước đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Nhận biết RRTD là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi 15
  28. nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Nhận biết rủi ro được xét trên hai góc độ từ phía ngân hàng và phía khách hàng. Về phía ngân hàng: Rủi ro tín dụng được thể hiện qua nợ quá hạn, nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng. Khi các yếu tố này có xu hướng thiên lệch như: quy mô tín dụng tăng nhanh vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng, hay là cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vực rủi ro hoặc là các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt quá ngưỡng cho phép, dự phòng rủi ro tín dụng được sử dụng hết, ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro. Về phía khách hàng: Khi khách hàng có những dấu hiệu khó có khả năng trả nợ, tình hình tài chính xấu, nguy cơ rủi ro sẽ xảy ra. Lúc đó ngân hàng cần nhận biết được khả năng xảy ra rủi ro để đề ra quyết định kịp thời. Do đó, để nhận biết RRTD, ngân hàng cần phải làm những công việc sau: + Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: phân tích chung toàn bộ danh mục để nhận biết những rủi ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về loại tiền. Cần kết hợp dự báo kinh tế vĩ mô để đánh giá rủi ro chung của toàn bộ danh mục. + Phân tích đánh giá khách hàng: nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể. Phân tích đánh giá khách hàng là cả một quá trình từ khi tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận các thông tin từ phía khách hàng, tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay. c. Đo lường rủi ro tín dụng Đo lường RRTD là việc lượng hóa mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xTrườngảy ra rủi ro, mức đĐạiộ tổn thấ t họckhi rủi ro xKinhảy ra để xem tế xét khHuếả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với RRTD khi tình trạng này xảy ra. Để đo lường RRTD các ngân hàng thường xây dựng các mô hình thích hợp để lượng hóa các rủi ro. Mô hình 6C: 16
  29. Trong mô hình này, ngân hàng sẽ tiến hành phân tích 6 yếu tố liên quan đến khách hàng để đánh giá rủi ro của khách hàng từ đó tiến tới quyết định cấp tín dụng. Mô hình 6C được xem như công cụ hữu hiệu. Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. + Tư cách khách hàng: Khách hàng phải có mục đích vay vốn rõ ràng và có thiện chí trả nợ khi đến hạn + Năng lực khách hàng: Khách hàng phải có năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự để ký kết hợp đồng tín dụng. + Thu nhập của khách hàng: Xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay, khách hàng có đủ khả năng trả nợ hay không. + Bảo đảm tiền vay: Là nguồn để thu hồi nợ khi khách hàng không còn khả năng trả nợ. + Các điều kiện: Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ. + Kiểm soát: Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 17
  30. Character (Tư cách) Control Capacity (Kiểm soát) (Năng lực) 6C Conditions Cash (Điều (Thu kiện) nhập) Collateral (Bảo đảm tiền vay) Sơ đồ 1.4: Mô hình 6C Mô hình 6C thương đối đơn giản. Tuy nhiên nó lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của CBTD. Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standars & Poor’s: RRTD thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và những khoản vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi 1 số dịch vụ xếp hạng, trong đó có Moody’s và Standars & Poor’s. Trường Đại học Kinh tế Huế 18
  31. Bảng 1.2: Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standars & Poor’s Xếp hạng Tình trạng Theo Standard Theo &Poor’s Moody’s Aaa AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất Aa AA Chất lượng cao A A Chất lượng trên trung bình Baa BBB Chất lượng trung bình Ba BB Chất lượng trung bình, mang yếu tố đầu cơ B B Chất lượng dưới trung bình Caa CCC Chất lượng kém Ca CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ C C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu d. Kiểm soát rủi ro tín dụng Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra với ngân hàng. Kiểm soát RRTD bao gồm 3 hoạt động: + Kiểm soát trước khi cho vay: Kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quyTrường trình cho vay; kiĐạiểm tra qu áhọc trình lập Kinhhồ sơ vay vố ntế và thHuếẩm định, các kiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán và thẩm định trên hồ sơ tín dụng; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của CBTD, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết. 19
  32. + Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng, kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống TSĐB, CBTD thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay. + Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng để rút kinh nghiệm cho những năm tới. e. Tài trợ rủi ro tín dụng Tài trợ RRTD là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để chuẩn bị các nguồn tài chính nhằm bù đắp những tổn thất khi RRTD xảy ra. Khi rủi ro đã xảy ra, trước hết cần theo dõi, xác định tính chính xác những tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực, giá trị pháp lý. Sau đó cần có biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp. Các biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng bao gồm: bảo đảm tín dụng, chuyển giao rủi ro tín dụng và lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Bảo đảm tín dụng: Ngân hàng áp dụng các biện pháp tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Các hình thức bảo đảm tín dụng gồm: Thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh. Chuyển giao rủi ro: Chuyển tổn thất cho một tác nhân kinh tế khác, bao gồm:Trường Đại học Kinh tế Huế + Mua bảo hiểm tín dụng + Bán nợ: Tổ chức có thế mạnh hơn trong việc thu hồi nợ so với ngân hàng cho vay, họ mua lại các khoản vay từ ngân hàng cho vay và tiến hành việc cơ cấu hoặc đòi nợ từ chủ khoản vay. + Chứng khoán hóa: Người mua chứng khoán sẽ thanh toán khoản nợ và thu hồi lại vốn từ người phát hành hoặc người mua lại. 20
  33. + Hoán đổi tín dụng: Thông qua một tổ chức tín dụng trung gian, ngân hàng tiến hành mua một hợp đồng quyền bán đối với một bộ phận của danh mục cho vay. Khi có một khoản vay không thể thu hồi, Ngân hàng sẽ nhận được một khoản tiền bằng chênh lệch giữa giá trị khoản vay trừ đi giá trị thanh lý của tài sản đảm bảo cho vay. Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nhằm khắc phục rủi ro nếu có trong những tình huống này. Trong trường hợp xảy ra khoản tín dụng không thể thu hồi, ngân hàng có thể sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp nhằm khắc phục rủi ro. 1.3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng 1.3.4.1. Nhân tố chủ quan + Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng: CBTD có ảnh hưởng đến tất cả các khâu quan trọng từ nhận hồ sơ, thẩm định, xét duyệt hồ sơ tín dụng. Do đó, CBTD cần có nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản trị RRTD, cần có những đánh giá khách quan, chính xác về khách hàng, khả năng trả nợ của họ cũng như đối tác tham gia bảo lãnh cho khách hàng, cần dự báo được nhũng vấn đề có thể sẽ phát sinh từ phía khách hàng gây bất lợi cho ngân hàng. Đồng thời, cần phải chú ý đến hai nhân tố đó là năng lực trình độ và vấn đề đạo đức của cán bộ nhân viên. + Năng lực điều hành của Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo công tác quản trị RRTD hoạt động một cách đúng đắn và có khả năng ứng phó với những thay đổi của môi trường để có những biện pháp xử lý thích hợp. + Công tác quản trị, tổ chức và kiểm soát nội bộ: Khi công tác quản trị và tổ chức Trườngđược tiến hành chặ tĐại chẽ, đồng học bộ; các phòng Kinh ban, bộ phtếận cóHuế mối quan hệ hỗ trợ bổ sung lẫn nhau trong mọi hoạt động thì nó sẽ có tác dụng thúc đẩy ,hỗ trợ và làm tăng khả năng chủ động ngừa và xử lý RRTD. Đồng thời, công tác kiểm soát nội bộ tốt sẽ giúp cho các cán bộ ngân hàng thực hiện công việc theo đúng quy định, đúng pháp luật, tránh tình trạng làm bừa, làm ẩu và nó giúp cho ngân hàng kịp thời phát hiện và có các biện pháp khắc phục những khoản nợ có vấn đề. 21
  34. + Cơ sở vật chất của ngân hàng: Nếu cơ sở vật chất của ngân hàng tốt, được trang bị đầy đủ đặc biệt là khi ngân hàng sở hữu các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại thì không những tăng năng suất công việc mà còn có thể khiến cho quá trình đánh giá rủi ro hiệu quả hơn từ đó công tác kiểm soát RRTD tốt hơn. + Mức độ phức tạp trong các hoạt động của ngân hàng: Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất đa dạng và cực kỳ phức tạp. Các hoạt động đem lại lợi nhuận càng lớn thì mức độ rủi ro của hoạt động đó càng cao. 1.3.4.2. Nhân tố khách quan về phía khách hàng Khách hàng vay vốn gian lận, cố tình làm sai, làm giả hồ sơ, tài liệu vì ngân hàng thu thập thông tin chủ yếu từ khách hàng vay vốn và trung tâm thông tin tín dụng CIC, những thông tin từ CIC không thường xuyên, do đó nguồn thông tin chủ yếu vẫn từ khách hàng vay vốn. Vì vậy, nếu khách hàng cố tình gian lận thì ngân hàng không thể kiểm soát được mức độ rủi ro của khoản vay. 1.3.4.3. Nhân tố khách quan + Nền kinh tế ổn định là tiền đề cho việc phát triển của ngân hàng. Khi nền kinh tế ổn định thì nó làm cho tín dụng tăng trưởng tốt, khách hàng vay vốn cũng phát triển hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận, từ đó vốn vay của ngân hàng sẽ được hoàn trả đúng hạn. + Môi trường pháp lý: Là hệ thống luật và các văn bản quy phạm pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Môi trường pháp lý ảnh hưởng đến công tác quản trị RRTD. Nếu môi trường pháp lý đầy đủ chặt chẽ, các quy định đồng bộ thống nhất thì công tác quản lý và xử lý TSĐB dễ dàng hơn. Do đó môi trường pháp lý phải đảm bảo rõ ràng, không mâu thuẫnTrường nhau đồng thời p hĐạiải có các vănhọc bản hưKinhớng dẫn kèm tế theo, Huế tạo điều kiện cho ngân hàng áp dụng, đảm bảo hoạt động kinh doanh, cải thiện công tác quản trị RRTD. + Yếu tô chính trị- xã hội cũng ảnh hưởng đến công tác quản trị RRTD của NHTM. Bởi vì kinh tế và chính trị có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau. Một đất nước có chính trị ổn định, xã hội duy trì tốt thì nền kinh tế của nước đó sẽ phát triển. 22
  35. Chương 2 – Thực trạng rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế. 2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế. Chính thức thành lập ngày 1/7/1992, Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) có trụ sở hoạt động đầu tiên tại số 60-62 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh với 3 phòng ban nghiệp vụ, 56 cán bộ nhân viên và số vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng. Đến nay, DongA Bank đã có hơn 25 năm phát triển và tăng trưởng bền vững , gặt hái nhiều thành công và giữ “Trọn chữ tín, vẹn niềm tin” với hàng triệu khách hàng. Nhận thấy được tiềm năng phát triển của thành phố Huế, vào ngày 29/07/2009 Ngân hàng Đông Á đã thành lập chi nhánh tại Thành phố Huế với tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế, trụ sở chính tại 26 Lý Thường Kiệt, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế. Tiền thân là Công ty Kiều hối Đông Á – Chi nhánh Thành phố Huế thành lập ngày 24/6/2002 và năm 2006 chuyển sang thành DongA Bank – Phòng Giao dịch Huế. Trong suốt những năm hình thành và phát triển, DongA Bank - Chi nhánh TP Huế đã đạt được những thành quả hết sức ấn tượng, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu giao dịch tài chính không ngừng tăng lên theo sự phát triển của đời sống kinh tế – xã hội của người dân địa phương. Sự ra đời của DongA Bank - Chi nhánh TP Huế là bước ngoặt lớn cho sự đầu tư và kỳ vọng phát triển lâu dài của DongA Bank tại khu vực miền Trung, đặc biệt làTrường tại Huế. Đại học Kinh tế Huế Hiện tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh TP Huế có hai phòng giao dịch là: Phòng giao dịch Đông Ba Địa chỉ: 107 Trần Hưng Đạo – Phường Phú Hoà – TP Huế . Phòng giao dịch Mai Thúc Loan 23
  36. Địa chỉ: 82 Mai Thúc Loan – Phường Thuận Lộc – TP Huế. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Với việc nhận tiền gửi để sử dụng vào cho vay, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ khác của ngân hàng thể hiện rõ vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế. Với chức năng huy động và tiết kiệm, mở rộng và cho vay, chức năng tạo tiền, tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương, dịch vụ uỷ thác, DongA Bank – Chi nhánh TP Huế góp phần giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: + Là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế. + Là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường. + Là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. + Là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động Là bộ phận của DongA Bank, DongA Bank - Chi nhánh TP Huế tham gia và các lĩnh vực hoạt động sau: + Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo các hình thức gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ gửi bằng tiền Việt Nam hay ngoại tệ. + Kinh doanh ngoại tệ; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng tiền Việt Nam hay ngoại tệ. Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng: thấu chi, mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà cửa, du học, mua ô tô, + Tiếp cận uỷ thác vốn đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, chiết khấu thương phiếu, công trái, và các giấy tờ có giá, làm dịch vụ thanh toán giữu các khách hàng, cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản. Trường+ Cung cấp các sĐạiản phẩm thhọcẻ Đông KinhÁ, dịch vụ ATM, tế ngânHuế hàng điện tử, chuyển tiền thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo lãnh, ngân quỹ và nhiều dịch vụ khác liên quan đến hoạt động. 24
  37. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH Phó giám đốc Giám đốc phòng giao dịch Trưởng phòng PTKD TP TP TP TP quản dịch quản v ngân tr Phó giám Phó phòng lý tín ụ ị khách quỹ t ng đốc PTKD dụng ổ hàng hợp QLTD Bộ phận KHDN Phó phòng DVKH DVKH PTKD Bộ phận Bộ phận KHCN DVKH TTKQ Bộ phận Bộ phận kế thẩm định toán nội bộ Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại DongA Bank - Chi nhánh TP Huế Chức năng nhiệm vụ các phòng ban: + Ban giám đốc: Gồm một Giám đốc và một Phó giám đốc - Giám đốc: Trực tiếp phụ trách phát triển kinh doanh của phòng khách hàng cá nhân (KHCN) và phòng khách hàng doanh nghiệp (KHDN), và chịu trách nhiệmTrường chung về hoạt độ ngĐại kinh doanh học của Chi Kinh nhánh. tế Huế - Phó giám đốc: Điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động vận hành tại Chi nhánh được thông suốt và đảm bảo theo đúng chuẩn mực chất lượng dịch vụ của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế. + Phòng phát triển kinh doanh (PTKD): 25
  38. - Phó phòng phát triển kinh doanh trực tiếp quản lý hoạt động của phòng phát triển kinh doanh dưới sự giám sát của Trưởng phòng. - Phát triển kinh doanh thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. - Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh công tác bán hàng hiệu quả. + Phòng quản lý tín dụng : - Kiểm soát các giao dịch giải ngân, giải chấp và tất toán khoản vay tại Chi Nhánh. Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ cấp tín dụng đang lưu hành, đã hoàn tất và các hồ sơ đã từ chối cho vay để tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu. - Thông báo nhắc nợ nội bộ cho các phòng ban có liên quan; theo dõi và báo cáo Ban lãnh đạo cùng các bộ phận liên quan về tình hình thu vốn, lãi và diễn biến của từng món vay để xử lý. - Lập kế hoạch thu hồi nợ quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện; báo cáo tình hình tăng trưởng dư nợ. Thực hiện các công việc khác theo phân công của cấp quản lý. + Phòng dịch vụ khách hàng (DVKH): Bao gồm bộ phận dịch vụ khách hàng và bộ phận kế toán nội bộ: - Bộ phận dịch vụ khách hàng: trực tiếp tiếp nhận, giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm dịch vụ theo chuẩn mực chất lượng dịch vụ của DongA Bank. - Bộ phận kế toán: Quản lý các hoạt động kế toán tại chi nhánh và đơn vị trực thuộc nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, chính xác, kịp thời và hiệu quả. + Phòng ngân quỹ: Trường- Trưởng phòng Đại ngân quhọcỹ có nhi ệKinhn vụ kiểm soát tế các Huế giao dịch do nhân viên nghiệp vụ giao dịch – ngân quỹ thực hiện theo đúng thủ tục kiểm soát và các quy trình nghiệp vụ. - Xây dựng mục tiêu hoạt động của phòng trên cơ sở mục tiêu kinh doanh của đơn vị, hiệu quả và an toàn vận hành. - Quản lý chất lượng công việc của phòng. 26
  39. + Phòng quản trị tổng hợp: - Thực hiện quản lý hạ tầng cơ sở vật chất, tài sản cố định và công cụ lao động tại đơn vị, thực hiện công tác hỗ trợ đối nội, đối ngoại khi cần thiết. - Tổ chức và quản lý công tác hành chính liên quan đến nhân sự và phối hợp với các phòng và Hội sở để góp phần thúc đẩy phát triển kinh doanh với chất lượng dịch vụ tốt nhất đồng thời quản lý, ngăn ngừa, xử lý rủi ro phát sinh. - Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của lãnh đạo cấp trên, thực hiện các chương trình Đảng, Đoàn thể tại đơn vị. 2.1.5. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế giai đoạn 2015 – 2017. 2.1.5.1. Tình hình sử dụng lao động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế giai đoạn 2015 – 2017. Qua bảng số liệu 2.1, ta thấy lao động tại Chi nhánh trong 3 năm từ 2015 – 2017 nhìn chung có biến động nhiều. Từ năm 2015 đến 2016: nhân viên tăng theo từng năm với số lượng tăng 5 nhân viên mỗi năm (tăng 8,3%). Tuy nhiên, năm 2017 giảm 17 người so với năm 2016. Sở dĩ như vậy là do ngân hàng DongA Bank – Chi nhánh TP Huế đang gặp phải giai đoạn khó khăn chung của ngành ngân hàng khi thu nhập giảm sút buộc ngân hàng cần phải cắt giảm nhân sự để duy trì được số lượng nhân viên ổn định trong giai đoạn này. Về cơ cấu giới tính: Qua cả 3 năm tỷ lệ lao động nam luôn ít hơn tỷ lệ lao động nữ. Cụ thể hơn, trong giai đoạn 2015 – 2017 tỷ lệ nam dưới 40% và tỷ lệ nữ trên 60%. Trong lĩnh vực ngânTrường hàng, số lượng Đạilao động nhọcữ nhiều hơnKinh số lượng laotế độ ngHuế nam cũng là một ưu thế, bởi vì ngành ngân hàng thiên về dịch vụ phục vụ khách hàng nên nữ giới sẽ có lợi thế hơn về ngoại hình, giọng nói, cách cư xử trong giao tiếp trực tiếp với khách hàng. 27
  40. Bảng 2.1: Tình hình lao động tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Người 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Năm % % % +/- % +/- % Chỉ tiêu LĐ LĐ LĐ 60 100 65 100 48 100 +5 8,3 -17 -26,2 Tổng số 1. Theo giới tính Nam 23 38,3 25 38,5 13 27,1 +2 8,7 -12 -48 37 61,7 40 61,5 35 72,9 +3 8,1 -5 -20 Nữ 2. Theo tính chất công việc 55 91,7 57 87,7 42 87,5 +2 3,6 -15 -26,3 Trực tiếp 5 8,3 8 12,3 6 12,5 +3 60 -2 -25 Gián tiếp 3. Theo trình độ lao động 54 90 59 90,8 45 93,8 +5 9,3 -14 -23,7 Đại học, cao đẳng 5 8,3 5 7,7 3 6,2 0 0 -2 -40 Trung cấp, sơ cấp 1 1,7 1 1,5 0 0 0 0 -1 -100 LĐ phổ thông (Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh - DongA Bank – Chi nhánh TP Huế) Về trình độ: TrườngTỷ lệ lao động đ ạĐạii học, cao họcđẳng của ngânKinh hàng luôn tế chi ếHuếm một tỉ lệ cao và có xu hướng tăng, cụ thể: Năm 2016 tăng 5 người (tăng 9,3%) so với 2015. Ngân hàng chủ yếu tuyển vào từ trình độ cao đẳng và Đại học (luôn duy trì mức 90% trở lên qua các năm), không còn tuyển Trung cấp, sơ cấp và lao động phổ thông. Bởi vì tính chất công việc trong ngân hàng phức tạp đòi hỏi nhân viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, khả năng xử lí công việc tốt, khả năng nắm bắt những 28
  41. vấn đề nhanh nhạy. Đây là một lợi thế giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cho chi nhánh. 2.1.5.2. Tình hình nguồn vốn và tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế giai đoạn 2015 - 2017 Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất cứ đơn vị sản xuất kinh doanh nào, đặc biệt là các TCTD. Đối với ngân hàng, vốn không chỉ là đầu vào đơn thuần mà còn là nền tảng quan trọng cho các hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là động lực cơ bản thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nếu một ngân hàng có nguồn vốn ít, hạn chế sẽ làm quá trình kinh doanh của chính ngân hàng và của cả hệ thống gặp khó khăn, đồng thời không có tác dụng tập trung, phát triển sản xuất kinh tế - xã hội. Qua bảng 2.2, ta thấy giá trị tài sản và nguồn vốn của DongA Bank là bằng nhau và có biến động qua các năm. Năm 2015, có giá trị 590,708 triệu đồng, năm 2016 tăng 30,0%, đạt giá trị là 767,920 triệu đồng nhưng năm 2017 lại giảm xuống còn 751,867 triệu đồng ( giảm 2,1%). Cụ thể: Về tài sản: Trong cơ cấu tài sản thì khoản mục cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất (luôn đạt mức trên 75% trong tổng số tài sản giai đoạn 2015 – 2017). Năm 2016, khoản mục này tăng đến 146,259 triệu đồng (tăng 31,8%), nhưng năm 2017 tăng rất ít, chỉ tăng 2,3% tương đương với 14,238 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến như vậy là do 2016 nền kinh tế phát triển lại sau khoảng thời gian khủng hoảng nên các doanh nghiệp tích cực phục hồi vì thế hoạt động cho vay cũng phát triển theo dẫn đến giá trị cho vay năm 2016 tăng cao so với năm 2015. Đến năm Trường2017 mặc dù giá tr ịĐạicho vay cũnghọc tăng tuyKinh nhiên tăng tếvới tỷHuếlệ không đáng kể, bởi vì ngân hàng cũng kiểm soát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng của mình để đảm bảo an toàn tài sản, chỉ cho vay các doanh nghiệp, cá nhân có tình hình tài chính khả thi và có đảm bảo. Ngược lại với sự phát triển các khoản vay thì tiền mặt tại quỹ, tiền gửi NHNN & TCTD, Tài sản cố định, Tài sản có khác có sự thay đổi, cụ thể: 29
  42. + Năm 2015, tiền mặt duy trì tại ngân hàng là 10.574 triệu đồng, chiếm 1,8%. Năm 2016 khoản mục này là 16.125 triệu đồng, chiếm 2,1% trong tổng số tài sản, tăng 5.551 triệu đồng – tương ứng tăng 52,5% so với năm 2015. Năm 2017, tiền mặt duy trì tại ngân hàng thu được 14.715 triệu đồng, chiếm 2% trong tổng số tài sản – giảm 1.410 triệu đồng – tương ứng giảm 8,7 % so với năm 2016. Lượng tiền mặt duy trì này không sinh lãi vì ngân hàng phải tốn phí bảo quản nên việc duy trì tiền mặt tại quỹ quá lớn sẽ không tốt đối với ngân hàng. + Tiền gửi NHNN & TCTD năm 2016 tăng 75,1% so với năm 2015 cụ thể năm 2015 là 8.506 triệu đồng, năm 2016 là 14.898 triệu đồng và đến năm 2017 tiền gửi này không thay đổi. + Đối với tài sản cố định của chi nhánh thì có xu hướng giảm qua các năm từ 14.531 triệu đồng năm 2015, năm 2016 là 13.823 triệu đồng giảm 4,9% so với năm 2015 và đến 2017 là 12.950 triệu đồng giảm 6,3% so với năm 2016. + Về tài sản có khác của chi nhánh có sự thay đổi qua các năm, năm 2015 là 97.467 triệu đồng đến năm 2016 tài sản có khác của chi nhánh là 117.185 triệu đồng tăng 20,2% so với năm 2015, đến năm 2017 thì lại giảm chỉ còn 89.177 triệu đồng giảm 23,9% và cũng là năm có tài sản có khác thấp nhất trong 3 năm. Sở dĩ, tiền mặt tại quỹ, tiền gửi NHNN & TCTD, Tài sản cố định, Tài sản có khác đều có xu hướng giảm như vậy bởi vì DongA Bank nói chung và DongA Bank – Chi nhánh TP Huế nói riêng đang có xu hướng tái cơ cấu, đáp ứng nhu cầu thiết thực của thị trường. Trường Đại học Kinh tế Huế 30
  43. Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015- 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 % +/- % Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- I. Tài sản 590.708 100 767.920 100 751.867 100 177.212 30 -16.053 -2.1 1. Tiền mặt tại quỹ 10.574 1,8 16,125 2,1 14.715 2,0 5.551 52,5 -1.410 -8,7 2. Tiền gửi NHNN và 8.506 1,4 14.898 1,9 14.898 2,0 6.392 75,1 0 0 TCTD 3. Cho vay tổ chức 459.630 77,8 605.889 78,9 620.127 82,5 146.259 31,8 14.238 2,3 kinh tế và cá nhân 4. Tài sản cố định 14.531 2,45 13.823 1,8 12.950 1,7 -708 -4,9 -873 -6,3 5. Tài sản có khác 97.467 16,5 117.185 15,3 89.177 11,8 19.718 20,2 -28.008 -23,9 II. Nguồn vốn 590.708 100 767.920 100 751.867 100 177.212 30,0 -16.053 -2,1 1. Tiền gửi tổ chức 525.931 89,0 697.118 90,8 683.163 90,9 171.178 32,5 -13.955 -2,0 kinh tế và cá nhân 2. Phát hành giấy tờ có 15.217 2,6 15.358 2,0 15.358 2,0 141 0,9 0 0 giá 3. Vốn và các quỹ 14.118 2,4 20.811 2,7 19.750 2,6 6.693 47,4 -1.061 -5,1 4. Tài sản nợ khác Trường35.442 6,0 34.Đại633 4,5học33. Kinh596 4,5 tế -Huế809 -2,3 -1.037 -3,0 (Nguồn: Phòng Phòng Hành chính – Kế toán - DongA Bank – Chi nhánh TP Huế) 31
  44. Về nguồn vốn: Chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản mục là “Tiền gửi tổ chức kinh tế, cá nhân”, chiếm khoảng 90% trong suốt giai đoạn 2015-2017. Đây là điều hiển nhiên trong kinh doanh dịch vụ Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm vì đặc thù của ngành này là huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội sau đó bán quyền sử dụng vốn đó cho các tổ chức, cá nhân đang cần vốn. Khoản mục này chiếm đến khoảng 90% tổng nguồn vốn trong suốt giai đoạn 2015-2017. Tuy nhiên trong suốt giai đoạn này, khoản mục có sự biến động. Cụ thể, năm 2016, nguồn vốn huy động tăng 32,5% đạt giá trị 697,118 triệu động, nhưng năm 2017 lại giảm còn 683,163 triệu đồng (giảm 2,0%). Mặc dù tỷ trọng giảm rất nhỏ nhưng đây là một dấu hiệu xấu trong hoạt động kinh doanh của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế. Do đó, Chi nhánh cần có những biện pháp để thực hiện tốt hoạt động huy động vốn của mình, nếu không thì chi nhánh sẽ phải đối mặt với tình trạng khó khăn trong việc thanh toán tiền lãi cho khách hàng. Khoản mục “Tài sản nợ khác” có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Năm 2015 là 35.442 triệu đồng ; năm 2016 là 34.633 triệu đồng tương ứng giảm 2,3% so với năm 2015 và năm 2017 tiếp tục giảm 3% so với năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do các khoản lãi, phí phải trả của Chi nhánh tăng lên đáng kể, điều này là không tốt đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Mặt khác, năm 2017 có thể xem là năm của những điểm nhấn quan trọng trong tiến trình tái cơ cấu các TCTD vì vậy chi nhánh cũng đang tiến hành tái cơ cấu để đáp ứng nhu cầu thiết thực của thị trường. Bên cạnh đó, các khoản mục còn lại: phát hành giấy tờ có giá, vốn và các quỹ cóTrường xu hướng giảm. TuyĐại nhiên, họcdo chỉ chi ếKinhm tỷ lệ rất th tếấp nên Huế không ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn vốn. 2.1.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế giai đoạn 2015-2017. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đây là vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh ngân 32
  45. hàng. Nó cho thấy ngân hàng có đạt được mục tiêu đề ra hay không để từ đó tìm ra biện pháp nhắm phát huy những thế mạnh, khắc phục những điểm yếu trong kinh doanh. Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng những quy định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng mình. Dựa vào bảng 2.3 dưới đây, ta thấy: Về thu nhập: Tổng thu nhập của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015-2017 có sự biến động. Cụ thể, năm 2015 thu nhập đạt giá trị 67.234 triệu đồng đến năm 2016 tăng 4,5% (tương ứng tăng 3.016 triệu đồng) đạt giá trị 70.250 triệu đồng, tuy nhiên đến năm 2017, giá trị này lại giảm còn 67.889 triệu đồng, giảm 2.361 triệu đồng (tương ứng giảm 3,4%). Trong cơ cấu thu nhập, khoản mục thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn chiếm trên 95% tổng thu nhập (năm 2015 chiếm 97,2%, năm 2016 chiếm 96,95%, năm 2017 chiếm 96,86%). Mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhưng lại có sự biến động nhẹ từ năm 2015-2017. Từ 2015 đến 2016 là tăng nhẹ là 2.751 triệu đồng (tương ứng tăng 4,2%) và từ năm 2016 đến 2017 giảm 2.356 triệu đồng (tương ứng 3,5%). Sự phụ thuộc quá vào lãi không phải là tốt, bởi vì những khoản cho vay thường gắn với rủi ro, Ngân hàng sẽ gặp nhiều bất lợi nếu các khoản vay không thể thu hồi. Vì vậy DongA Bank - Chi nhánh TP Huế cần có sự kiểm soát chặt chẽ trong các hoạt động tín dụng. TrườngHầu như không cóĐại thu lãi từhọctiền gử i Kinh.Từ năm 2015 tế đế n Huế2016, thu nhập từ DVTT & ngân quỹ tăng 256 triệu đồng (tương ứng 13,7%) .Và từ năm 2016 đến 2017 ổn định. Điều này cho thấy ngân hàng cần nâng cấp và hoàn thiện hệ thống máy ATM và đồng thời cần đẩy mạnh việc phát hành và sử dụng thẻ đến các đối tượng khách hàng. Thu nhập từ các hoạt động khác tăng cao từ năm 2015 đến 2016, tăng 150% (tương ứng 9 triệu đồng) và giảm từ 2016 đến 2017 là 5 triệu (tương ứng 33,333%). 33
  46. Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 GT % GT % GT % GT % GT % Chỉ tiêu Thu nhập 67.234 100 70.250 100 67.889 100 3.016 4,5 -2.361 -3,4 Thu lãi cho vay 65.359 97,2 68.110 96,95 65.754 96,86 2.751 4,2 -2.356 -3,5 Thu lãi tiền gửi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Thu nhập từ DVTT & 1.869 2,791 2.125 2,125 2.125 3,13 256 13,7 0 0 ngân quỹ Thu từ hoạt động khác 6 0,009 15 0,02 10 0,01 9 15,0 -5 -33,3 Chi Phí 41.849 100 48.309 100 48.832 100 6.460 15,4 523 1,1 Chi trả lãi tiền gửi 25.155 60,1 27.255 56,4 27.245 55,8 2,100 8,3 -10 -0,04 Chi lãi phát hành giấy tờ 1.393 3,3 1.495 3,1 1.655 3,4 102 7,3 160 10,7 có giá Chi DVTT & ngân quỹ 297 0,7 336 0,7 345 0,7 39 13,1 9 2,7 Chi hoạt động khác 15.004 35,9 19.223 39,8 19.587 40,1 4.219 28,1 364 1,9 Lợi nhuận Trường25.385 100 Đại21.941 học100 Kinh19.057 tế100 Huế-3.444 -13,6 -2.884 -13,1 (Nguồn : Phòng Hành chính – Kế toán - DongA Bank – Chi nhánh TP Huế) 34
  47. Về chi phí: Tổng chi phí của ngân hàng cũng tăng dần qua mỗi năm. Chi phí năm 2015 là 41.819 triệu đồng, đến năm 2016 tăng lên 15,4% (tương ứng 6.460 triệu đồng) đạt 48.309 triệu đồng. Năm 2017, tổng chi phí tăng lên so với năm 2016 523 triệu đồng (tương ứng 1,1%) đạt 48.832 triệu đồng. Một lý do góp phần làm tăng chi phí của chi nhánh là do ngân hàng cần mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh huy động vốn làm tăng các hoạt động chi trả lương, đầu tư thêm trang thiết bị cơ sở vật chất và các chi phí khác. Chiếm phần lớn các khoản chi phí của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế vẫn là hoạt động chi trả lãi tiền gửi (trên 50% tổng chi phí của ngân hàng). Cụ thể năm 2015,chiếm 60,1% tổng chi phí đạt 25.155 triệu đồng, năm 2016, tăng lên đạt 27.255 triệu đồng chiếm 56.4% tổng chi phí, đến năm 2017 khoản mục này chiếm 555,8% tổng chi phí đạt 27.245 triệu đồng. Như vậy, chi phí này tăng chứng tỏ tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong giai đoạn này tương đối khả quan, cần phát huy nhằm tăng thêm nguồn vốn hoạt động cho Chi nhánh. Bên cạnh chi lãi phát hành giấy tờ có giá và chi dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, Chi nhánh còn chú trọng vào khoản mục chi các hoạt động khác. Khoản mục chi cho hoạt động khác đạt 15.004 triệu đồng, chiếm 35,9% trong cơ cấu tổng chi phí. Đến năm 2016, khoản mục này tăng lên 19.223 triệu đồng, chiếm 39,8% tổng chi phí và năm 2017 chiếm 40,1% tổng chi phí đạt 19.587 triệu đồng. Vì Chi nhánh không có các hoạt động mua bán chứng khoán hay kinh doanh vàng, đá quý nên các khoản chi phí này là những khoản chi cho “nền tảng” của Chi nhánh. Chứng tỏ trong giai đoạn này DongA Bank - Chi nhánh TP Huế đang ngày càng chú trọng về chất lưTrườngợng hoạt động củ aĐạimình. học Kinh tế Huế Về lợi nhuận: Lợi nhuận của Chi nhánh có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2016 giảm 3.444 triệu đồng, tương ứng giảm 13,6%, năm 2017 tiếp tạc giảm xuống 13,1% tương ứng 2,884 triệu đồng so với năm 2016. Nguyên nhân dẫn đến tình 35
  48. trạng này là do hoạt động tái cơ cấu, kiện toàn lại cơ sở vật chất tại chi nhánh, tăng nguồn vốn tự có và các quỹ nhằm đem lại hiểu quả hoạt động trong lâu dài. 2.2. Thực trạng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế giai đoạn 2015-2017. 2.2.1. Tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế giai đoạn 2015 – 2017. Về doanh số cho vay KHCN: Doanh số cho vay KHCN là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho KHCN vay trên cơ sở các hợp đồng tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. triệu đồng 200,000 2031 1367 180,000 2765 125752 126695 160,000 100729 140,000 120,000 Dài hạn 100,000 Trung hạn 80,000 Ngắn hạn 60,000 59,501 40,000 54851 56080 20,000 0 2015 2016 2017 Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay KHCN tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015-2017 TrườngTrong thời gian qua, Đại Ngân hànghọc TMCP Kinh Đông Á - Chi tế nhánh Huế TP Huế bằng nỗ lực của mình đã củng cố, mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay KHCN trên địa bàn, thu hút ngày càng đông khách hàng sử dụng dịch vụ. Vì vậy mà doanh số cho vay luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2015 doanh số cho vay cá nhân đạt 162.995 triệu đồng đến năm 20116 tăng 19.639 triệu đồng (tương ứng 12,0%), đạt giá trị 182.634 triệu đồng. Năm 2017 doanh số tiếp tục tăng đạt 184.141 triệu đồng, 36
  49. tăng 1.507 triệu đồng (tương ứng 0,8%). DongA Bank - Chi nhánh TP Huế đang đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trở thành mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của mình. Nguyên nhân khiến cho doanh số cho vay KHCN tăng lên là do DongA Bank – Chi nhánh TP Huế đã đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng với các sản phẩm rất đa dạng như: cho vay Hội Liên hiệp phụ nữ và Hưu trí, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay mua hàng trả góp tại siêu thị điện máy, cho vay mua xe máy tại các công ty, cho vay tiêu dùng đối với khách hàng là cán bộ công nhân viên, Trong cơ cấu doanh số cho vay KHCN, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 60% tổng doanh số cho vay KHCN trong suốt giai đoạn. Nguyên nhân do trong khoảng thời gian này, DongA Bank – Chi nhánh TP Huế đang phát triển sản phẩm cho vay đối với Hội Liên hiệp phụ nữ trên địa bàn tỉnh với thời hạn chủ yếu là trung hạn (24 tháng). Trường Đại học Kinh tế Huế 37
  50. Bảng 2.4: Tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu GT % GT % GT % GT % GT % Doanh số cho vay cá nhân 162.995 100 182.634 100 184.141 100 19.639 12,0 1.507 0,8 Ngắn hạn 59.501 36,5 54.851 30,0 56.080 30,5 -4.650 -7,8 1.229 2,2 Trung hạn 100.729 61,8 125.752 68,9 126.695 68,8 25.023 24,8 943 0,7 Dài hạn 2.765 1,7 2.031 1,1 1.367 0,7 -734 -26,5 -664 -32,7 Doanh số thu nợ cá nhân 97.767 100 141.556 100 235.079 100 43.789 44,8 93.523 66,1 Ngắn hạn 38.847 39,7 56.113 39,6 91.232 38,8 17.266 44,4 35.119 62,6 Trung hạn 57.895 59,2 84.324 59,6 137.452 58,5 26.429 45,6 53.128 63,0 Dài hạn 1.025 1,1 1.119 0,8 6.395 2,7 94 9,2 5.276 82,5 Dư nợ tín dụng cá nhân 174.023 100 215.101 100 164.163 100 41.078 23,6 -50.938 -23,7 Ngắn hạn 80.720 46,4 79.458 36,9 44.304 27,0 -1.263 1,6 -35.154 -44,2 Trung hạn 83.598 48,0 125.026 58,1 114.270 69,6 41.429 49,6 -10.757 -8,6 Dài hạn Trường9.705 5,6 Đại10.617 học5,0 Kinh5.589 3,4tế Huế912 9,4 -5.028 -47,3 (Nguồn: Phòng Phát triển kinh doanh - DongA Bank – Chi nhánh TP Huế) 38
  51. Về doanh số thu nợ KHCN: Doanh số thu nợ KHCN là chỉ tiêu cho thấy lượng vốn mà ngân hàng được KHCN hoàn trả trong một thời kỳ, bao gồm tất cả các khoản thu vốn gốc mà khách hàng trả trong năm tài chính kể cả vốn thanh toán dứt điểm hợp đồng hoặc vốn vay được khách hàng trả một phần. triệu đồng 250000 6395 200000 137452 150000 1119 Dài hạn Trung hạn 1025 100000 84324 Ngắn hạn 57895 50000 91232 56113 38847 0 2015 2016 2017 Biểu đồ 2.2: Doanh số thu nợ KHCN tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015-2017 Nền kinh tế đang trên đà hồi phục đã cho thấy tình hình khả quan của hoạt động thu nợ tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế. Doanh số thu nợ cá nhân năm 2016 tăng 44,8% so với năm 2015 (tương ứng 43.789 triệu đồng), đạt doanh số 141.556 triệu đồng. Năm 2017, doanh số đạt 235.079 tăng 66,1% (tương ứng 93.523 triệu đồng) so với năm 2016. Nguyên nhân doanh số thu nợ tăng lên là do DongA Bank chủ trương tập trung, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ: rà soát từng hồ sơ tín dụTrườngng, đánh giá thự c Đại trạng, làm học rõ trách Kinh nhiệm và phương tế ánHuế giải quyết từng khoản nợ . Về dư nợ tín dụng KHCN: Dư nợ tín dụng KHCN là chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ là các khoản vay qua các năm của khách hàng cá nhân nhưng chưa đến kì hạn trả theo hợp đồng đã kí kết 39
  52. hoặc các khoản vay đã đến kì hạn nhưng do nhiều nguyên nhân chưa trả được. Dư nợ được tính theo công thức: Dư nợ năm (i+1) = Dư nợ năm (i) + doanh số cho vay năm (i+1) – Doanh số thu nợ năm (i+1). triệu đồng 250000 10617 200000 9705 5589 Dài hạn 150000 125026 Trung hạn 83598 100000 114270 Ngắn hạn 50000 80720 79458 44304 0 2015 2016 2017 Biểu đồ 2.3: Dư nợ KHCN tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015 - 2017 Trong giai đoạn 2015-2017, mặc dù doanh số cho vay KHCN và doanh số thu nợ KHCN tăng nhưng dư nợ KHCN lại có sự biến động. Cụ thể, năm 2015 dư nợ KHCN đạt 174.023 triệu đồng đến năm 2016 tăng lên 23,6% đạt 215.101 triệu đồng. Nhưng năm 2017 dư nợ giảm xuống còn 164.163 triệu đồng, giảm 50.938 triệu đồng. Năm 2017, dư nợ cho vay giảm do hoạt động thu nợ trong năm nay được đẩy mạnh với mức tăng cao hơn mức tăng của doanh số cho vay, cho thấy hoạt động thu nợ và quản lý nợ vay của Chi nhánh tích cực.  Chỉ tiêu hệ số thu nợ cá nhân của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế thôngTrường qua doanh số thu nĐạiợ và cho vayhọc cá nhân Kinh giai đoạn 2015 tế– 2017.Huế 40
  53. Bảng 2.5: Hệ số thu nợ cá nhân của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 Chỉ tiêu +/- % +/- % Doanh số cho vay cá 162.995 182.634 184.141 19.639 12,0 1.507 0,8 nhân 97.767 141.556 164.163 Doanh số thu nợ cá 43.789 44,8 93.523 66,1 nhân 60,0 77,5 89,2 Hệ số thu nợ cá nhân (%) (Nguồn: Phòng Phát triển kinh doanh - DongA Bank – Chi nhánh TP Huế) triệu đồng % 200000 100 182634 184141 180000 89.2 90 162995 160000 77.5 164163 80 141556 140000 60 70 120000 60 100000 97767 50 80000 40 60000 30 40000 20 20000 10 0 0 2015 2016 2017 TrườngDoanh sốĐại cho vay cá nhânhọcDoanh Kinh số thu nợ cá nhân tế HệHuế số thu nợ cá nhân Biểu đồ 2.4: Hệ số thu nợ cá nhân của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015-2017 Qua 3 năm, doanh số cho vay KHCN và doanh số thu nợ KHCN của DongA Bank – chi nhánh TP Huế tăng trưởng liên tục. Hệ số thu nợ cá nhân cũng tăng lên. Năm 2015, hệ số thu nợ là 60,0%, năm 2016 hệ số thu nợ là 77,5% và đến năm 2017 hệ số thu nợ là 89,2%. Điều nay cho thấy Chi nhánh duy trì khả năng thu hồi 41
  54. nợ đối với KHCN khá ổn định. Hệ số thu nợ trong giai đoạn này đảm bảo chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Trong thời gian tới, chi nhánh cần duy trì tốt hệ số thu nợ như hiện tại, hạn chế thấp nhất tình trạng nợ xấu, tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM khác. 2.2.2. Phân loại nhóm nợ đối với KHCN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế giai đoạn 2015 – 2017 Bảng 2.6: Dư nợ phân theo nhóm nợ đối với KHCN tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu GT GT GT +/- % +/- % Nhóm 1 173.477 213.801 163.070 40.324 23,2 -50.731 -23,7 Nhóm 2 316 1030 666 714 225,9 -364 -35,3 Nhóm 3 65 50 77 -15 -23,1 27 54 Nhóm 4 55 80 70 25 45,5 -10 -12,5 Nhóm 5 110 140 280 30 27,3 140 100 Nợ xấu 230 270 427 40 17,4 157 58,1 Tổng dư nợ 174.023 215.101 164.163 41.078 23,6 -50.938 -23,7 KHCN Trường(Nguồn: Phòng Đại Quả nhọc lý tín dụ ngKinh– DongA Bank tế– ChiHuế nhánh TP Huế) Trong thời gian qua, DongA Bank nói chung và DongA Bank – Chi nhánh TP Huế nói riêng đã và đang chú trọng hoạt động quản lý quản trị rủi ro, trong đó công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được Chi nhánh đảm bảo thực hiện theo đúng quy định theo Thông tư 9/2014/TT - NHNN được NHNN ban hành ngày 18/03/2014. 42
  55. Qua bảng 2.6 ta thấy, nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1) luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015-2017, trên 99% tổng dư nợ cá nhân. Mặc dù, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ nhưng nợ xấu đang có xu hướng tăng qua các năm. Nợ xấu năm 2015 chỉ có 230 triệu đồng, năm 2016 đạt 270 triệu tăng 17,4%, và đến năm 2017 nợ xấu tăng lên 58,1% so với năm 2016 đạt 427 triệu đồng. Nguyên nhân là do DongA Bank đã ít chú trọng nhiều tới tiêu chí quản trị rủi ro, mà lại "lao mạnh vào" lĩnh vực mới là bất động sản để đẩy mạnh tín dụng. Vì thế, từ một ngân hàng mạnh về mảng bán lẻ, công nghệ, DongA Bank chuyển hướng sang cho vay bất động sản đúng lúc thị trường này đóng băng, dẫn đến sa lầy bởi nợ xấu, Ngoài ra việc các tổ chức tín dụng áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu cũng là lí do khiến tình trạng nợ xấu tăng cao như vậy. Chi nhánh cần triển khai các giải pháp thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo, để xử lý nợ xấu có hiệu quả hơn. 2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế. 2.3.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế DongA Bank – Chi nhánh TP Huế chủ yếu vẫn theo mô hình quản trị rủi ro cơ bản đó là mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung. Mô hình này có sự tách biệt độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Cụ thể: + Phòng phát triển kinh doanh: thực hiện chức năng kinh doanh. Đây là nơi đầu mTrườngối tiếp xúc với khách Đại hàng, trênhọc cơ sở nhKinhững yêu c ầutế của Huếkhách hàng, phòng Quan hệ khách hàng tiến hành thu thập thông tin, lập báo cáo đề xuất tín dụng và chuyển sang phòng Quản lý rủi ro. + Phòng quản lý rủi ro: thực hiện chức năng quản lý rủi ro chung. Là bộ phận nhiệm vụ thẩm định lại các khoản vay, thực hiện báo cáo đánh giá rủi ro độc lập và trình cấp có thẩm quyền (Giám Đốc hoặc Hội đồng tín dụng) phê duyệt. 43
  56. + Phòng quản trị tín dụng: thực hiện chức năng tác nghiệp. Có nhiệm vụ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ chứng từ giải ngân; thực hiện giải ngân, thu nợ; giám sát sau cho vay và thực hiện các chế độ báo cáo theo đúng quy định. Như vậy, sự tách biệt giữa 3 chức năng này nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng. 2.3.2. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Thành phố Huế giai đoạn 2015 - 2017. 2.3.2.1. Xây dựng chiến lược rủi ro tín dụng Tại DongA Bank, công tác này được thực hiện ở hội sở chính của ngân hàng. Các Chi nhánh sẽ tiến hành gửi các thông tin như cáo kết quả kinh doanh, tình hình nợ của chi nhánh đó lên Hội sở chính của ngân hàng để từ đó bộ phận quản trị rủi ro của ngân hàng sẽ tiến hành xây dựng, thiết lập một chiến lược phù hợp cho từng Chi nhánh. Với mục tiêu an toàn cho khoản vay cũng như phát triển ngân hàng thì DongA bank – Chi nhánh TP Huế tiến hành các biện pháp thích hợp để có thể tăng cường quan hệ với nhóm khách hàng quen thuộc, mở rộng các khách hàng mới, tìm kiếm những cơ hội mới, đồng thời hạn chế cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng có nguy cơ mất vốn. 2.3.2.2. Nhận dạng rủi ro tín dụng CBTD là nhân tố rất quan trọng trong việc thực hiện công tác quản trị RRTD bởi vì họ chính là những người trực tiếp quản lý các khoản vay từ lúc thẩm định đến khi thu hồi nợ. Vì thế, mỗi CBTD tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế luôn ý thức đượcTrường việc nhân dạng rủ i roĐại đối vớ i cáchọc khoản Kinhvay mà mình tếquản lýHuế là rất cần thiết. Hiện nay, DongA Bank – Chi nhánh TP Huế thực hiện nhận diện các rủi ro có thể gặp phải trong cho vay KHCN thông qua các công tác như sau: Phân tích các thông tin tài chính, phi tài chính Vì cho vay khách hàng cá nhân có đặc điểm khác biệt so với cho vay khách hàng doanh nghiệp là không có các thông tin, số liệu được chứng thực về tình hình 44
  57. tài chính kinh doanh như báo cáo tài chính, hồ sơ khai thuế nên Chi nhánh chủ yếu là phân tích theo cảm tính, dựa vào kinh nghiệm, chỉ sử dụng được các thông tin tài chính như: thu nhập, tra cứu thông tin CIC Tuy phương pháp này phần lớn là dựa vào thông tin phi tài chính nhưng cũng giúp cán bộ tín dụng có thể nhận diện được rủi ro lựa chọn, rủi ro chủ quan nếu như cán bộ tín dụng phân tích thật chi tiết, kĩ càng. Phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn Căn cứ vào hồ sơ vay vốn của khách hàng, CBTD tiến hành kiểm tra, đánh giá nhu cầu vay vốn, tìm hiểu các nguồn thu trả nợ gốc và lãi, các nội dung liên quan đến tình hình tài chính của khách hàng, đến phương án vay vốn và trả nợ, đến TSĐB của khách hàng. Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng Khi tiếp nhận một hồ sơ vay vốn, CBTD sẽ tìm hiểu những thông tin liên quan đến khách hàng như tư cách đạo đức, sức khỏe, thiện chí trả nợ và nguồn thu nhập để trả nợ từ nhiều nguồn khác nhau nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay một cách tốt nhất. Theo quy định của DongA Bank, CBTD tiến hành tiếp xúc với khách hàng tối thiểu 01 lần hàng tháng, việc giao tiếp này được ghi nhận bằng biên bản làm việc giữa hai bên. Thông qua giao tiếp với khách hàng, tiếp xúc với nhiều người có liên quan đến khách hàng như hàng xóm, bạn bè, hoặc thông qua giao tiếp bằng điện thoại và thư điện tử để trao đổi, nắm bắt thông tin nhằm sớm phát hiện ra những dấu hiệu rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Giao tiếp trong nội bộ ngân hàng TrườngBan lãnh đạo chi Đại nhánh và họclãnh đạo cácKinh phòng nghi tếệp v ụHuếthường xuyên tiến hành trao đổi thông tin với nhau, giữa các phòng ban chức năng phối hợp chặt chẽ trong công việc hàng ngày, CBTD thường xuyên báo cáo lãnh đạo phòng về tình trạng của dự án và khách hàng. Điều này nhằm giúp cho Chi nhánh kịp thời phát hiện những nguyên nhân có thể dẫn đến RRTD. Tuy nhiên, giao tiếp trong nội bộ ngân hàng để nhận diện rủi ro là chưa nhiều và chỉ mang tính hình thức là chủ yếu. 45
  58. Thực tế, tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế chủ yếu là nhận diện các rủi ro khi có những dấu hiệu, nghĩa là rủi ro đã xảy ro hoặc đã nhìn thấy được nguy cơ. Còn việc nhận diện rủi ro trong tương lai hay dự đoán rủi ro chỉ là các phân tích sơ bộ và đưa ra các dự báo chung chung. Qua nghiên cứu thống kê, các rủi ro trong quá khứ mà chi nhánh thường gặp phải là: + Rủi ro do thiên tai, dịch bệnh: Do khách hàng vay vốn của chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn mà đối tượng này lại chịu ảnh hưởng nhiều từ thiên nhiên nên rủi ro loại này luôn là rủi ro có xác suất xảy ra rất cao. Hậu quả do rủi ro này gây ra rất lớn nhưng thực tế khách hàng vẫn chưa chủ động trong việc phòng tránh mà trông chờ rất nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy, Chi nhánh luôn phải ý thức trong việc nhận dạng rủi ro này để phòng tránh khả năng mất vốn. + Rủi ro do hệ thống thông tin: Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN chỉ mới cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng của khách hàng, thông tin cung cấp còn đơn điệu, chưa đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin. Bên cạnh đó, đối với KHCN thì việc tra cứu thông tin trên CIC chưa được tiến hành thường xuyên. Do đó, dễ dẫn đến việc cho vay đối với các đối tượng co nợ xấu ở các NHTM khác. + Rủi ro từ phía ngân hàng: Đây là rủi ro chủ quan từ phía ngân hàng, và ngân hàng có thể phòng ngùa bằng nhiều biện pháp, có thể hạn chế rủi ro này nếu biết chú trọng và cẩn thận trong các hoạt động của ngân hàng. Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân: do quy trình cho vay còn nhiều điểm chưa chặt chẽ; do cán bộ thiếuTrường am hiểu thị trường, Đại còn lỏng lhọcẻo trong côngKinh tác kiểm tếtra giám Huế sát trước và sau khi cho vay, . Đạo đức của CBTD cũng là nhân tố dẫn đến rủi ro này. Một cán bộ kém vầ năng lực thì có thể bồi dưỡng thêm nhung một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về nghiệp vụ thì vô cùng nguy hiểm. 2.3.2.3. Đo lường rủi ro tín dụng Đo lường rủi ro theo phương pháp chấm điểm tín dụng 46
  59. Mô hình chấm điểm tín dụng trong xếp hạng tín nhiệm khách hàng của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế đang sử dụng là mô hình một biến số - sử dụng các chỉ tiêu tài chính theo phân tích định lượng và chỉ tiêu phi tài chính theo phân tích định tính để đánh giá nhằm bổ sung cho những hạn chế về số liệu thống kê của phương pháp định lượng. Đối với khách hàng là cá nhân, việc chấm điểm xếp hạng tín dụng được thực hiện theo 2 nhóm chỉ tiêu về thông tin cá nhân của bản thân khách hàng và chỉ tiêu về quan hệ với ngân hàng được trình bày trong bảng sau: Bảng 2.9: Chỉ tiêu chấm điểm khách hàng cá nhân tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế Phần I: Chỉ tiêu chấm điểm thông tin cá nhân 1 Tuổi 18- 25 tuổi 25- 40 tuổi 40 – 60 tuổi Trên 60 tuổi 5 15 20 10 2 Trình độ chuyên Trên đại học Đại hoc/Cao Trung học Dưới trung môn đẳng học 20 15 5 -5 3 Nghề nghiệp Chuyên môn Thư kí Kinh doanh Nghỉ hưu 25 15 5 0 4 Thời gian công tác Dưới 6 tháng 6-12 tháng 1-5 năm Trên 5 năm 5 10 15 20 5 Thời gian làm Dưới 6 tháng 6-12 tháng 1-5 năm Trên 5 năm côngTrường việc hiện tại Đại5 học10 Kinh15 tế Huế20 6 Tình trạng cư trú Chủ/tự mua Thuê Với gia đình Khác 30 12 5 0 7 Cơ cấu gia đình Hạt nhân Sống với Sống với 1 Sống với cha mẹ gia đình trên 1 gia khác đình khác 47
  60. 20 5 0 -5 8 Số người phụ Độc thân Dưới 3 3-5 người Trên 5 thuộc người người 0 10 5 -5 9 Thu nhập cá >120 36-120 12 - 36 240 72 - 240 24 - 72 30 ngày 0 40 0 -5 2 Tình hình chậm trả Chưa giao Chưa bao Chưa bị Có lần chậm lãi dịch giờ chậm trả chậm trả lãi trả lãi 2 năm lãi 2 năm gần gần đây đây 0 40 0 -5 3 Tổng nợ hiện tại 500 100 - 500 20 - 100 <20 kiệm năm trước 40 25 10 0 (Triệu đồng) (Nguồn: DongA Bank – Chi nhánh TP Huế) 48
  61. Những khách hàng có tổng điểm dưới 0 ở các chỉ tiêu chấm điểm cá nhân sẽ bị loại và chấm dứt quá trình xếp hạng. Dựa vào tổng số điểm mà KHCN đạt được để quy đổi thành 10 mức xếp hạng tương ứng như sau: Bảng 2.10: Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng cá nhân của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế Điểm Xếp loại Phân loại rủi ro Từ 91 đến dưới 100 AAA Rủi ro thấp Từ 81 đến dưới 91 AA Rủi ro thấp Từ 75 đến dưới 81 A Rủi ro thấp Từ 70 đến dưới 75 BBB Rủi ro trung bình Từ 65 đến dưới 70 BB Rủi ro trung bình Từ 60 đến dưới 65 B Rủi ro cao Từ 55 đến dưới 60 CCC Rủi ro cao Từ 50 đến dưới 55 CC Rủi ro cao Từ 40 đến dưới 50 C Rủi ro cao Dưới 40 D Rủi ro cao (Nguồn: DongA Bank – Chi nhánh TP Huế) Từ kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng KHCN thì DongA Bank – Chi nhánh TP Huế tiến hành: + Làm căn cứ ra quyết định cấp giới hạn tín dụng đối với KHCN. + Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN. + Đánh giá, theo dõi các khách hàng hiện tại, nhận dạng các dấu hiệu rủi ro và biện pháp xử lý kịp thời. Trường+ Xây dựng chính Đại sách khách học hàng và Kinhứng xử tín d ụngtế đố iHuế với khách hàng. 2.3.2.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng Rủi ro là không thể loại trừ hoàn toàn mà chỉ có thể hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Vì vậy, kiểm soát rủi ro tín dụng là khâu rất quan trọng bởi tất cả các bước trong quy trình quản trị RRTD nhằm mục đích kiểm soát rủi ro ở múc độ chấp 49
  62. nhận được. Toàn bộ hệ thống quản trị RRTD sẽ không hiệu quả nếu mức độ của rủi ro không được kiểm soát. Hiện tại, DongA Bank – Chi nhánh TP Huế đang thực hiện kiểm soát RRTD thông qua: chính sách cho vay, quy trình cho vay, quy chế cho vay và các nguồn gây ra rủi ro. a. Kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua chính sách cho vay Các chính sách cho vay tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế được quy đinh như sau: Nguyên tắc cho vay: Khách hàng vay vốn tại Chi nhánh phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. + Có khả năng tài chính hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn. + Phải được DongA Bank – Chi nhánh TP Huế thẩm định, kiểm tra và giám sát khoản vay trước, trong và sau khi cho vay. Điều kiện cho vay: + Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. + Có nguồn thu nhập ổn định hoặc nguồn thu khác để trả nợ được. + Không có nợ từ nhóm 3 trở lên tại DongA Bank và các TCTD khác tại thời điểm vay. Mức cho vay: Mức cho vay được xác định từ nhu cầu vay vốn của khách hàng, từ giá trị TSĐB, từ khả năng trả nợ của khách hàng, Tài sản đảm bảo: DongA Bank chấp nhận các loại TSĐB như bất động sản, tàiTrường sản hình thành t ừĐạivốn vay, bhọcảo lãnh t ừKinhbên thứu ba, tế Huế + TSĐB phải có tính thanh khoản cao và nguồn tiền thu từ TSĐB khi phát mại đủ lớn để trả nợ gốc và lãi. + Việc nhận TSĐB không được phép thay thế cho việc đánh giá khoản vay. Vì yếu tố quyết định là khả năng trả nợ của người vay. b. Kiểm soát rủi ro thông qua quy trình cho vay 50
  63. Quy trình tín dụng của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế bắt đầu khi CBTD gặp gỡ và tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và kết thúc khi nhân viên tất toán hồ sơ vay của khách hàng. Quy trình này được mô tả như sau: Gặp gỡ khách hàng Tiếp nhận hồ sơ từ Thẩm định và lập tờ và đánh giá sơ bộ khách hàng trình thẩm định Phê duyệt và quyết Giải ngân định cho vay Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay đối với KHCN tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế Quy trình cho vay cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng. Quy trình cho vay chặt chẽ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng, công tác quản trị RRTD hiệu quả hơn. Chính sách tín dụng hiện tại của DongA Bank – Chi nhánh TP Huế dựa trên nguyên tắc thận trọng, chặt chẽ. Quy trình cấp tín dụng của Chi nhánh yêu cầu các bộ phận có liên quan phải tuân thủ quy trình cấp tín dụng chặt chẽ về trình tự thủ tục thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng, yêu cầu các bộ phận có liên quan phải tuân thủ. Tuy nhiên, tại Chi nhánh việc tuân thủ này chưa thực sự nghiêm túc. Có những khoản vay mà các bước trong quy trình cấp tín dụng bị đảo lộn như giải ngân rồi mới thẩm định để hoàn thiện hồ sơ. c. Kiểm soát rủi ro thông qua quy chế cho vay TrườngQuy chế cho vay Đạicủa DongA học Bank – KinhChi nhánh TP tế Hu ếHuếđang áp dụng dựa trên quy chế cho vay của tổ chức tín dụng theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN. Tuy nhiên việc thực hiện quy chế cho vay tại Chi nhánh còn một số hạn chế như: Việc xác định nhóm khách hàng còn mang tính chủ quan, không chính xác, phần lớn là dựa trên thông tin khách hàng cung cấp, hay CBTD cố tình khai báo không chính xác, 51
  64. d. Kiểm soát các nguồn gây ra rủi ro Hiện tại, Chi nhánh đang áp dụng một số biện pháp để kiểm soát các nguồn gây ra rủi ro như sau: Đối với rủi ro từ phía khách hàng: + Chi nhánh thu thập thông tin đối với mỗi khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau như: khách hàng cung cấp; trung tâm thông tin tín dụng (CIC); cơ quan khách hàng đang làm việc; người thân, bạn bè; internet; và các thông tin lưu trữ tại Chi nhánh. Từ những thông tin đó, CBTD có thể phát hiện được các nguy cơ có thể gây ra rủi ro và đưa ra các quyết định kịp thời trong việc cấp tín dụng. Tuy nhiên, việc thu thập, phân tích đánh giá thông tin còn phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng nhận định của CBTD. + Bên cạnh đó, việc kiểm tra sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng được chú trọng. Hiện nay, DongA Bank – Chi nhánh TP Huế thường xuyên theo dõi kiểm tra định kì mục đích sử dụng vốn của khách hàng ngay sau khi cấp tín dụng hoặc chậm nhất khoảng 15 ngày sau ngày giải ngân. Khách hàng vay tiêu dùng, kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần qua bảng sao kê lương của khách hàng. + Ngoài ra, công tác thẩm định lại TSĐB được Chi nhánh thực hiện hàng năm. Nếu sau khi đinh giá lại, giá trị TSĐB giảm sút dẫn đến không đáp ứng yêu cầu của Chi nhánh thì DongA Bank – Chi nhánh TP Huế thực hiện các biện pháp như: yêu cầu khách hàng bổ sung TSĐB, giảm dư nợ của khách hàng, + Để giảm bớt áp lực cũng như công việc cho CBTD và CBHTTD, DongA Bank triển khai dịch vụ nhắc nợ qua SMS trên điện thoại. Khánh hàng nếu vay vốn tại DongA Bank nếu sử dụng dịch vụ này sẽ chủ động nắm được thời gian trả nợ thôngTrường qua tin nhắn do ngân Đại hàng g ửhọci đến. Kinh tế Huế Đối với rủi ro từ phía ngân hàng: + Chi nhánh tiến hành tuyển dụng nhân viên theo quy định của Trụ sở chính. Tuy nhiên, Chi nhánh chưa tổ chức được các khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới bởi vì nguồn lực tài chính còn hạn chế. 52
  65. + DongA Bank – Chi nhánh TP Huế đã xây dựng được hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về tác nghiệp tín dụng nhằm phát hiện kịp thời và có các biện pháp ngăn ngừa rủi ro phát sinh do vi phạm các chính sách, quy trình và giới hạn cho vay. 2.3.2.5. Tài trợ rủi ro tín dụng Công tác tài trợ rủi ro tín dụng: DongA Bank - Chi nhánh TP Huế thực hiện tài trợ RRTD cho đối tương KHCN với các điều kiện, thủ tục sau: KHCN bị chết hoặc mất tích. Yêu cầu là có giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận mất tích do cơ quan có thẩm quyền cấp và gia đình khách hàng gặp khó khăn về tài chính. KHCN xếp nợ nhóm 5, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. Với điều kiện là khách hàng gặp khó khăn về tài chính (yêu cầu có báo cáo giải trình hoàn cảnh gặp khó khăn tài chính của người vay và ngân hàng đã nỗ lực, sử dụng mọi biện pháp nhưng không thu hồi được). Tài trợ rủi ro tín dụng bằng nguồn dự phòng rủi ro Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. DongA Bank – Chi nhánh TP Huế tuân thủ các quy định của NHNN. Chi nhánh trích lập dự phòng RRTD theo điều 6 mục 1 chương II văn bản hợp nhất số 20/VBHN-NHNN ban hành về quy định phân loại nợ, trích và xử lý RRTD trong hoạt động của ngân hàng. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong thời gian qua được nhiều ngân hàng thực thi. Bản chất của việc sử dụng dự phòng rủi ro là làm sạch bảng cân đối bằng nguồn tài chính của bản thân ngân hàng, sau khi khoản nợ được xử lý rủi ro sẽ được hạch toán để theo dõi và sử dụng các biện pháp thu nợ triệt để. TrườngNguyên tắc của viêc Đại xử lý r ủhọci ro sử dụ ngKinhdự phòng rủtếi ro là:Huế + Sử dụng dự phòng cụ thể đã trích của từng khoản nợ để xử lý rủi ro đối với bản thân khoản nợ đó. + Nếu TSĐB (nếu có) phát mại không đủ bù đắp nợ thì Chi nhánh trình Hội sở chính để xử lý rủi ro từ nguồn dự phòng chung. 53
  66. Bảng 2.11: Kết quả trích lập dự phòng RRTD đối với KHCN tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Năm 2015 2016 2017 +/- % +/- Chỉ tiêu % Dự phòng cụ thể 182 293 544 111 61 251 85,7 1.320 1.612 1.229 292 22,1 -383 Dự phòng chung -23,8 Trích lập dự 1.502 1.905 1.773 403 26,8 -132 -6,9 phòng rủi ro Tổng dư nợ cá 174.023 215.101 164.163 41.078 23,6 -50.938 -23,7 nhân 0,86 0,89 1,08 Trích lập dự phòng RRTD/ Tổng dư nợ cá nhân (%) (Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – DongA Bank – Chi nhánh TP Huế) Qua bảng 2.11 ta thấy trích lập dự phòng rủi ro đối với KHCN tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế có sự biến động qua các năm. Năm 2016, trích lập dự phòng tăng 23,6% so với năm 2015, đến năm 2017 lại giảm 6,9%. Mặc dù, trích lập dự phòng biến động như vậy nhưng tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD trên Tổng dư nợ lại tăng. Nguyên nhân do năm 2017, Chi nhánh tập trung thu hồi nợ khiến tổng dư nợ KHCNTrường của Chi nhánh thĐạiấp. Tuy nhiên,học dù tổKinhng dư nợ KHCN tế thHuếấp nhưng DongA Bank – Chi nhánh TP Huế cần chú trọng thực hiện tốt công tác kiểm soát nợ xấu hơn để tỷ lệ này ổn định hơn. Tài trợ rủi ro tín dụng bằng nguồn bảo hiểm: Đối với các khoản vay được mua bảo hiểm thì nếu rủi ro xảy ra, Chi nhánh sẽ được công ty bảo hiểm đền bù, phần thu này sẽ được hạch toán để bù đắp rủi ro. 54
  67. DongA Bank – Chi nhánh TP Huế yêu cầu các khách hàng khi vay tín chấp bắt buộc phải mua bảo hiểm tín dụng. Ngoài ra, đối với các TSĐB là ô tô, trước khi cho vay Chi nhánh yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho đến hết thời gian của khoản vay, trên hợp đồng bảo hiểm ghi rõ người thụ hưởng là ngân hàng để hạn chế những rủi ro bất ngờ xảy ra khi phát mại TSĐB. Tài trợ rủi ro tín dụng bằng nguồn phát mại TSĐB Đây là biện pháp chủ yếu để tài trợ rủi ro tại Chi nhánh. Khi rủi ro xảy ra, khách hàng không có khả năng trả nợ thì CBTD trực tiếp gặp khách hàng, hai bên thảo luận và đưa ra các phương thức xử lý TSĐB, được ghi lại bằng biên bản làm việc. Thông thường có hai phương thức hay được sử dụng là: - Chi nhánh thỏa thuận và đồng ý để khách hàng tự tìm đối tác để bán TSĐB trong một khoảng thời gian nhất định và dưới sự giám sát của Chi nhánh. - Chi nhánh tiến hành khởi kiện việc vi phạm hợp đồng vay vốn ra Toà án, căn cứ vào bản án đưa ra cơ quan thi hành án xử lý TSĐB. Tuy nhiên, quá trình xử lý TSĐB thường rất mất thời gian vì phải qua nhiều công đoạn, khách hàng thường có tâm lý chây ỳ, không chịu trả nợ. Trường Đại học Kinh tế Huế 55