Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây

pdf 166 trang thiennha21 21/04/2022 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_kiem_tra_giam_sat_hang_hoa_xua.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CẢNG CHÂN MÂY NGUYỄN THỊ DIỆU LINH NIẾN KHÓA: 2017 – 2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CẢNG CHÂN MÂY Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS.Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: K51B - KDTM Huế, 5/2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng Tôi và được sự hướng dẫn khoa học của cô TS Lê Thị Ngọc Anh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số khái niệm, đánh giá cũng như số liệu của tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích và có chú thích nguồn gốc đầy đủ. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tác giả Nguyễn Thị Diệu Linh i
  4. LỜI CÁM ƠN! Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu Nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô giáo Trường Đại học Kinh Tế Huế, những người đã tận tình giảng dậy và trang bị cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TS Lê Thị Ngọc Anh đã giành nhiều thời gian, công sức trực tiếp hướng dẫn, sửa chữa góp ý tận tình trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận. Tôi xin Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, Cán bộ công chức viên tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội thực tập và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và nắm bắt tình hình thực tế tại Chi cục Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, nhưng do thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế sẽ không tránh khỏi thiếu sót.Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thành tốt hơn. Trân trọng cảm ơn! SINH VIÊN THỰC HIỆN Nguyễn Thị Diệu Linh ii
  5. TÓM LƯỢT BÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Họ và tên: Nguyễn Thị Diệu Linh Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại, niên khóa 2017 – 2021 Người hướng dẫn khoa học: TS.Lê Thị Ngọc Anh Tên đề tài: “ Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Chân Mây” 1. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu chung: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan CK cảng Chân Mây. Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài Tác giã làm rõ 3 vấn đề sau: Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK Chân Mây, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan CK Chân Mây thời gian tới. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu về công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chịu sự quản lý hải quan của Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây giai đoạn 2016 – 2020. 3. Các kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của bài nghiên cứu Thứ nhất, Hệ thống về những nội dung cơ bản lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thứ hai, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây trong giai đoạn 2016 – 2020. Từ đó nhìn nhận được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế tồn tại trong thời gian qua. Thứ ba, Đưa ra những quan điểm, định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây. iii
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ và ý nghĩa của thuật ngữ 1 Association of Southeast Asian Nations ( Hiệp hội các ASEAN nước Đông Nam Á) 2 Foreign Direct Investment ( Doanh nghiệp co vốn đầu FDI tư nước ngoài) 3 FTA Hiệp định thương mại tự do 4 HQ Hải quan 5 CK Cửa khẩu 6 CBCC Cán bộ công chức 7 XNK Xuất nhập khẩu 8 NSNN Ngân sách nhà nước 9 HQCK Hải quan cửa khẩu 10 HQTTH Hải quan Thừa Thiên Huế 11 XNC Xuấ nhập cảnh 12 PTVT Phương tiện vận tải 13 VPHC Vi phạm hành chính 14 GLTM Gian lận thương mại 15 TCHQ Tổng cục hải quan 16 QLRR Quản lý rủi ro 17 KTSTQ Kiểm tra sau thông quan 18 BTC Bộ tài chính 19 NĐ Nghị Định 20 TT Thông tư 21 QĐ Quyết định 22 CNTT Công nghệ thông tin 23 VNACCS/VCIS Hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam 24 SXXK Sản xuất xuất khẩu 25 TNTX Tạm nhập tái xuất iv
  7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CÁM ƠN! ii TÓM LƯỢT BÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v DANH MỤC BẢNG ix DANH MỤC SƠ ĐỒ x PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 2.1. Mục tiêu chung 3 2.2. Mục tiêu cụ thể 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 3.2 Phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5 4.1. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu 5 4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 5 4.3 Phương pháp phân tích 6 5 Kết cấu bài nghiên cứu 6 Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 7 1.1 Tổng quan về xuất nhập khẩu Việt Nam 7 1.1.1 Khái niệm về xuất nhập khẩu hàng hóa 7 1.1.2 Tình hình hoạt động Ngành xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay. 7 1.2 Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, giám sát hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu 10 1.2.1 Khái niệm về kiểm tra, kiểm tra hải quan 10 1.2.2 Khái niện về giám sát và giám sát hải quan 10 1.2.3. Lý luận về công tác kiểm tra, giám sát hải quan 11 1.2.3.1. Nguyên tắc kiểm tra, giám sát hải quan theo Điều 16 Luật hải quan 2014 11 v
  8. 1.2.3.2 Nội dung công tác kiểm tra,giám sát hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu 11 1.2.3.3 Các hình thức kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. 14 1.2.4. Quy trình kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ( Phụ lục) 26 1.2.5 Các nghiên cứu liên quan 27 1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra và giám sát hải quan 31 1.3. Cơ sở thực tiễn 35 1.3.1. Một số bài học kinh nghiệm về công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của hải quan trong nước, hải quan nước ngoài và bài học kinh nghiệm đối với Chi cục Hải quan Ck cảng Chân Mây 34 1.3.1.1 Kinh nghiệm của hải quan trong nước 36 1.3.1.2 Kinh nghiệm của hải quan nước ngoài 37 1.3.1.3 Bài học kinh nghiệm về công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu đối với Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây 38 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CHÂN MÂY, CỤC HẢI QUAN THỪA THIÊN HUẾ 39 2.1 TỔNG QUAN VỀ CỤC HẢI QUAN THỪA THIÊN HUẾ VÀ CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CHÂN MÂY 39 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 39 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và đặc điểm hoạt động của Cục Hải quan Thừa Thiên Huế và Chi cục Hải quan CK Chân Mây 41 2.1.2.1.Chức năng 41 2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 42 2.1.2.3. Đặc điểm hoạt động của Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây 47 2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Cục hải quan Thừa Thiên Huế và Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây 48 2.2 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây 50 2.2.1. Đánh giá chung tình hình hoạt động hải quan của Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế và Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây 50 2.2.1.1. Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu 50 2.2.1.2. Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN ( Công tác thu thuế) 60 vi
  9. 2.2.2. Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây 66 2.2.2.1. Đặc điểm công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây 66 2.2.2.2. Công tác tiếp nhận hồ sơ, đăng ký, phân luồng tờ khai 66 2.2.2.3. Kết quả phân luồng tờ khai 68 2.2.2.4. Kết quả phát hiện vi phạm trong công tác kiểm tra, giám sát Hải Quan 70 2.3. Ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng háo XNK tại Chi cục Hải Quan CK Chân Mây 73 2.3.1. Đặc điểm mẫu điều tra 73 2.3.2. Ý kiến đánh giá của CBCC Hải quan và Doanh Nghiệp về thời gian thông quan đối với 1 tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu, giám sát một tờ khai quá cảnh. 77 2.3.3. Ý kiến đánh giá của CBCC Hải Quan và Doanh Nghiệp về quy trình thủ tục Hải Quan và công tác giám sát, kiểm tra hàng hóa. 80 2.3.4. Ý kiến đánh giá của CBCC Hải Quan và Doanh nghiệp về kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ của CBCC Hải Quan 83 2.3.5 Ý kiến đánh giá của CBCC hải quan và Doanh nghiệp về trình độ dân trí, ý thức tuân thủ pháp luật hải quan của của người khai hải quan 85 2.3.6. Ý kiến đánh giá của CBCC hải Quan và Doanh Nghiệp về công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp thông tin cho Doanh Nghiệp của cơ quan Hải quan 87 2.3.7. Ý kiến đánh giá của CBCC Hải Quan và Doanh Nghiệp về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nói chung và công tác kiểm tra và giám sát nói riêng 90 2.3.8. Ý kiến đánh giá của CBCC hải quan và Doanh nghiệp về sự phối hợp của các bên liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát. 93 2.3.9. Ý kiến đánh giá của cán bộ công chức Hải Quan nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát hải quan. 95 2.4. Đánh giá chung về những kết quả đạt được và hạn chế về công tác kiểm tra giám sát hàng hóa XNK tại chi cục Hải Quan CK Chân Mây 96 2.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan 96 2.4.2 Những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát Hải Quan tại Chi cục Hải Quan CK Chân Mây 97 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 98 vii
  10. CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG HÓA XNK TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CK CHÂN MÂY 100 3.1 Định hướng phát triển của hải quan Việt nam 100 3.2 Định hướng phát triển của Cục hải quan Thừa Thiên Huế 101 3.3 Quan điểm, phương phướng và mục tiêu của Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây 102 3.3.1 Quan điểm 102 3.3.2 Phương hướng. 102 3.3.3. Mục tiêu 104 3.4. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm tra và giám sát hàng hóa XNK tại Chi cục Hải Quan CK Chân Mây 105 3.4.1. Xây dựng lực lượng kiểm tra, giám sát theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu 105 3.4.2. Hoàn thiện quy trình kiểm tra, giám sát và pháp luật về thẩm quyền của cơ quan hải quan trong kiểm tra và giám sát hải quan. 106 3.4.3. Triển khai hiệu quả chương trình cải cách và ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu. 107 3.4.4 Tăng cường phối hợp với các ban ngành liên quan và doanh nghiệp trong công tác kiểm tra, giám sát 108 3.4.5. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cộng đồng doanh nghiệp 109 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111 1. Kết luận 111 2. Kiến nghị 113 2.1 Đối với chính phủ 113 2.2 Đối với Bộ Tài Chính và Tổng cục Hải quan 113 2.3. Đối với Cục Hải Quan Thừa Thiên Huế và Chi cục Hải Quan CK Chân Mây 114 2.4. Đối với các cơ quan có liên quan trong quá trình kiểm tra, giám sát 115 2.5. Đối với người dân và cộng đồng doanh nghiệp 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh 51 Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020 51 Bảng 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tại Chi cục hải quan 52 Bảng 2.3 Tình hình hoạt động hải quan của Cục Hải quan Thừa Thiên Huế và Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây giai đoạn từ 2016 đến 2020. 54 Bảng 2.4 Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN của Cục HQ Thừa Thiên Huế và Chi cục HQ CK cảng Chân Mây giai đoạn 2016-2020 61 Bảng 2.5 Số liệu tiếp nhận tờ khai kiểm tra tại Chi cục Hải quan CK 68 Bảng 2.6 Số liệu phân luồng đăng kí tờ khai tại Chi cục hải quan 69 Bảng 2.7 Số liệu phát hiện và xử lý vi phạm qua công tác kiểm tra, giám sát tại 71 Bảng 2.8 Thông tin chung của CBCC và doanh nghiệp được điều tra 75 Bảng 2.9 Thời gian thông quan đối với một tờ khai hàng hóa 78 Bảng 2.10 Thời gian giám sát đối với 01 tờ khai hàng quá cảnh 79 Bảng 2.11 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá Quy trình thủ tục HQ và công tác kiểm tra giám sát hàng hóa của CBCC hải quan 80 Bảng 2.12 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá Quy trình thủ tục HQ và công tác kiểm tra giám sát hàng hóa của người khai hải quan 81 Bảng 2.13 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của CBCC hải quan 83 Bảng 2.14 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của DN đối với CBCC hải quan 84 Bảng 2.15 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá trình độ dân trí, ý thức tuân thủ pháp luật của CBCC hải quan đối với người khai hải quan 85 Bảng 2.16 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá trình độ dân trí, ý thức tuân thủ pháp luật hải quan của người khai hải quan 86 Bảng 2.17 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp của CBCC hải quan 88 Bảng 2.18 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp thông tin của người khai hải quan 89 ix
  12. Bảng 2.19 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá của CBCC hải quam về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý HQ nói chung và công tác kiểm tra, giám sát hải quan 91 Bảng 2.20 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá của người khai hải quan về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý HQ nói chung và công tác kiểm tra, giám sát hải quan 92 Bảng 2.21 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá của CBCC hải quan về sự phối hợp của các bên liên quan trong công tác kiểm tra giám sát. 93 Bảng 2.22 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá của người khai hải quan về sự phối hợp của các bên liên quan trong công tác kiểm tra giám sát. 94 Bảng 2.23 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá của CBCC hải quan về yêu cầu nhằm nâng cao công tác kiểm tra giám sát trong thời gian tới 95 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế 49 x
  13. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng các thị trường quốc gia, hình thành thị trường khu vực và quốc tế thống nhất. Đây là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung. Điều đó thể hiện qua dòng chảy lưu thông hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng tăng về số lượng, đa dạng và phong phú về chủng loại, loại hình xuất khẩu và nhập khẩu. Để tránh gây những cản trở không cần thiết, các tổ chức kinh tế quốc tế ngày càng đòi hỏi các thành viên phải cải cách thủ tục hải quan theo hướng thuận lợi hóa thương mại. Một trong những hướng cải cách thủ tục hải quan và thực hiện quản lý rủi ro (QLRR) khi thông quan. Kiểm tra, giám sát hải quan là công việc cần thiết do cơ quan hải quan thực hiện trong khi thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hải quan. Trong tiến trình hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Hải quan là tổ chức đại diện cho quản lý Nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, thông qua đó góp phần kiểm soát và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu có trách nhiệm tự kê khai về hàng hóa của mình. Trên cơ sở đó cơ quan Hải quan kiểm tra, đối chiếu với những quy định Nhà nước về hải quan để thông quan hàng hóa. Mọi hàng hóa xuất nhập khẩu đều chịu sự kiểm tra và giám sát hải quan. Hoạt động kiểm tra và giám sát để tiến hành thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu là khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước về hải quan, vì nó liên quan trực tiếp có tính quyết định tới kết quả và hiệu quả của công tác hải quan, cũng như quyết định đến kết quả chống buôn lậu và gian lân thương mại; nó quyết định đến việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp. 1
  14. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho Việt nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời đời sống xã hội, tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng về cả số lượng và chất lượng trong thời gian qua. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại, các hoạt động gian lận thương mại cũng diễn biến hết sức phức tạp, gây tổn hại cho nền kinh tế. Do đó, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm mục đích chống buôn lậu thương mại là một hoạt động tất yếu. Kiểm tra và giám sát hải quan rất đa dạng, phong phú, có thể thực hiện trực tiếp đối với hàng hóa ngay tại cửa khẩu, cũng có thể được thực hiện gián tiếp qua phương tiện kỹ thuật hoặc giám sát điện tử, Chi cục hải quan CK cảng Chân Mây là đơn vị trực thuộc của Cục hải quan Thừa Thiên Huế là Chi cục liên quan trực tiếp đến quản lý hải quan về các các hoạt động xuất nhập hàng hóa tại cảng Chân Mây. Cảng Chân Mây là cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 của Việt Nam, là một trong 46 cảng biển được Hiệp hội Du thuyền châu Á lựa chọn xây dựng điểm dừng chân cho các du thuyền ở khu vực Đông Nam Á. Với vị trí hàng hải thuận lợi kết nối với Singapore, Philippines và Hong Kong. Thêm vào đó, Cảng Chân Mây nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam, giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung (Huế - Đà Nẵng), khu du lịch trọng điểm quốc gia (Cảnh Dương - Lăng Cô - Hải Vân, Vườn quốc gia Bạch Mã), đô thị du lịch quốc gia Huế và là cửa ngõ hướng ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất đối với các vùng miền khu vực Hành lang kinh tế Đông - Tây (là nơi kết nối miền Trung Việt Nam với Trung Hạ Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar). Đây là nơi diễn ra sôi nổi các hoạt động xuất nhập hàng hàng hóa và điểm dừng chân cho khách du lịch nước ngoài. Hiện tại các công ty đang được xây dựng và hoạt động về mảng xuất nhập khẩu hàng hóa trong khu vực ngày càng nhiều. Đặc biệt là Công ty TNHH Chế Xuất Billion Max mới đi vào hoạt động được 2 năm, đây là công ty dẫn đầu về làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan CK cảng Chân Mây.Bên cạnh đó những công ty mới hoạt động cũng làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa thường xuyên tại Chi cục như Công ty cổ phần 2
  15. đầu tư quốc tế và xuất nhập khẩu Dht, Công ty TNHH MTV Lux Quart Vệt Nam, Vì vậy công tác kiểm tra và giám sát hàng hóa tại Chi cục hải quan Chân Mây tăng mạnh so với những năm trước để đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Do đó kiểm tra, giám sát hàng hóa là một trong những khâu quan trọng trong quy trình thông quan và là một trong những chủ trương của nhà nước. Qua thời gian làm việc và tìm hiểu tại Chi cục Hải quan Chân Mây, Tôi nhận thấy còn nhiều vấn đề bất cập và khó khăn trong công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu của CBCC hải quan tại Chi cục, cũng như những vướng mắc cần tháo gỡ của Doanh nghiệp trong vấn đề này nên Tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây” để tìm ra những điểm còn hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát tại Chi cục từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục để quy trình kiểm tra, giám sát diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn, từ đó giúp Chi cục kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ, giảm thiểu rũi ro sai sót cũng như giải quyết những khó khăn, vướng mắt trong quá trình kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả công việc chung của Chi cục hải quan CK cảng Chân Mây ở hiện tại và trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục đích nghiên cứu chủ yếu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác kiểm, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây để đề xuất một số gải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác này trong bối cảnh hội nhập kinh tế vào thời gian tới của Chi cục hải quan CK cảng Chân Mây. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần thực hiện những nội dung sau: Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu 3
  16. Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK Chân Mây, chỉ ra những hết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan CK Chân Mây thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây. Đối tượng điều tra: Cán bộ công chức: Toàn bộ CBCC hải quan công tác tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây, CBCC hải quan công tác tại Chi cục hải quan Thủy An và tại Chi cục Hải quan A Đớt. Doanh nghiệp: Khách hàng là doanh nghiệp khai báo hải quan tại Chi cục 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu về công tác kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chịu sự quản lý hải quan của Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây. Về không gian: Đề tài nghiên cứu công tác kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong phạm vi quản lý của Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây giai đoạn từ năm 2016-2020. 4
  17. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4.1. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu Thu thập thông tin, dữ liệu thông qua các văn bản của Đảng, Nhà nước, các Bộ- Ngành liên quan của Ngành Hải quan trong quản lý, kiểm tra và giám sát hoạt động xuất nhập khẩu. Nguồn số liệu thứ cấp: Các báo cáo tổng kết năm của Cục hải quan Thừa Thiên Huế và Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây từ năm 2016-2020 Nguồn số liệu sơ cấp: Được thực hiện thông qua điều tra, khảo sát từ ngày 25 tháng 3 năm 2021 đến ngày 15 tháng 4 năm 2021 - Đối tượng điều tra + Toàn bộ Cán bộ nhân viên Hải quan của Chi cục Hải quan CK Chân Mây với số lượng 15 người bao gồm lãnh đạo và nhân viên công tác tại Chi cục. Để đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy của đề tài Tác giả đã tiến hành điều tra thêm 10 CBCC công tác tại Chi cục Hải quan Thủy An và 10 CBCC công tác tại Chi cục Hải quan CK A Đớt thuộc Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế. + Toàn bộ doanh nghiệp khai báo thủ tục hải quan với số lượng 24 doanh nghiệp. Điều tra 65 người là lãnh đạo và là nhân viên khai báo thủ tục hải quan của 24 doanh nghiệp này tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây. - Phương pháp điều tra Sử dụng bảng hỏi được thiết kế sẵn. Nội dung bảng hỏi dựa vào nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra và giám sát để điều tra phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp. Việc khảo sát toàn bộ CBCC Hải quan tại Chi cục Hải quan CK Chân Mây và điều tra khách hàng làm thủ tục hải quan tại Chi cục bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn. 4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Toàn bộ số liệu, dữ liệu và thông tin có liên quan sẽ được tổng hợp theo các tiêu chí, chỉ tiêu có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát hải quan. 5
  18. Công cụ tổng hợp và xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel và sự hỗ trợ xử lý của phần mềm SPSS. 4.3 Phương pháp phân tích Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các nội dung, tiêu chí nhằm phân tích về biến động theo số tương đối, mức biến động tuyệt đối, mức biến động tương đối, số bình quân Sử dụng phương pháp so sánh để só sánh theo không gian, thười gian và theo chuỗi thời gian. Phương pháp thống kê mô tả: Dùng phương pháp thống kê mô tả để xác định xu hướng biến động của các kết quả kiểm tra, giám sát nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá công tác Kiểm tra, giám sát hàng hóa Xuất nhập khẩu hải quan. Phương pháp khác 5 Kết cấu bài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài tiệu tham khảo, danh mục bảng biểu, chữ cái viết tắt và các phụ lục. Nội dung chính của bài nghiên cứu được kết cấu thành 3 chương. - Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. - Chương 2: Thực trạng về công tác kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây. - Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây. 6
  19. Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Tổng quan về xuất nhập khẩu Việt Nam 1.1.1 Khái niệm về xuất nhập khẩu hàng hóa Xuất khẩu là ngành mang lại nguồn ngoại tệ cao. Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ này có thể là tiền của một trong hai nước trên. Ở Việt Nam, các loại hàng hóa thường mang đi xuất khẩu thường là nông sản. Ngoài ra còn có thủy sản, quần áo, giày dép Các mặt hàng này cần đảm bảo tiêu chuẩn tùy vào quốc gia muốn nhập hàng. Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia. Quốc gia này sẽ mua hàng hóa, dịch vụ mà mình không có, không tự sản xuất được từ quốc gia khác thông qua tiền tệ. Ở Việt Nam, mặt hàng đang được nhập khẩu chủ yếu là các đồ công nghệ. Như máy tính, linh kiện điện tử, xăng dầu, ô tô Xuất nhập khẩu là “hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.” Xuất nhập khẩu là khâu cơ bản nhất của hoạt động ngoại thương. Nó có mối tương quan lớn, tác động đến nhiều ngành khác. Xuất nhập khẩu là nghiệp vụ chính trong hoạt động thương mại của quốc gia, là mối liên hệ quan trọng giữa các nền kinh tế giữa các quốc gia và với thế giới. Xuất nhập khẩu tạo công ăn việc làm, bổ sung hàng hóa thiếu, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định. 1.1.2 Tình hình hoạt động Ngành xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay. Giai đoạn 2016 - 2020, kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu. Xung đột thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ tháng 4 năm 2018 và diễn biến leo thang căng thẳng đã tác động mạnh đến thương mại toàn cầu, trong đó Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở cao. 7
  20. Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát và hiện vẫn chưa được kiểm soát, đã tác động nặng nề đến kinh tế, thương mại toàn cầu. Trước bối cảnh giảm sút trong tổng cầu của kinh tế thế giới, hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, song xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các Bộ, ngành và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp. Hoạt động xuất nhập khẩu trong cả giai đoạn 2016-2020 đã đạt những kết quả tích cực, đáng khích lệ với điểm nổi bật là xuất khẩu tăng trưởng cao và liên tục; công tác phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu đạt hiệu quả cao.  Những kết quả đạt được - Về xuất khẩu Kết thúc năm 2020, về cơ bản các mục tiêu đề ra trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 đều đạt được. Tăng trưởng xuất khẩu vượt mức kế hoạch đề ra. Về quy mô xuất khẩu: Năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng dương, kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016 - 2020 tăng từ 176,58 tỷ USD năm 2016 lên gần 281,5 tỷ USD. Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016 -2020 đạt trung bình khoảng 11,7%/năm, cao hơn mục tiêu 10% đề ra tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, phù hợp với lộ trình thực hiện Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Khác với các năm trước đây, động lực tăng trưởng xuất khẩu trong 2 năm qua không đến từ nhóm nông sản, thủy 8
  21. sản mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp. Cụ thể, trong khi xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản năm 2020 ước giảm 2,5%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm 35% thì nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm trên 86,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn mức 84,2% của năm 2019; 82,9% của năm 2018 và 81,1% của năm 2017. Điều này thể hiện những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế đã thực sự tác động, tạo thuận lợi và cơ hội cho sản xuất và hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên đã tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2011 có 21 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2016 tăng lên thành 25 mặt hàng với tỷ trọng chiếm khoảng 88,7%. Đến năm 2020 là 31 mặt hàng (trong đó có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD), chiếm tỷ trọng 92% tổng kim ngạch xuất khẩu. - Về nhập khẩu Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu, trong những năm gần đây chúng ta đã tiếp tục thực hiện tốt khâu kiểm soát nhập khẩu. Về quy mô nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng từ 174,8 tỷ USD năm 2016 lên 253,4 tỷ USD năm 2019 và đạt khoảng 262,4 tỷ USD vào năm 2020 tăng 3,6% so với năm 2019. Tăng trưởng nhập khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt trung bình 9,6%/năm. Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn này thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu, đạt mục tiêu Chiến lược đề ra. Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu: Kiểm soát nhập khẩu được thực hiện tốt. Theo đó, nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu đã tăng trưởng chậm lại. Nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết phục vụ sản xuất, xuất khẩu và phục vụ các dự án đầu tư trong nước. Nhập khẩu của nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng 9
  22. hóa thiết yếu luôn chiếm gần 89%; nhập khẩu của nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu chỉ chiếm dưới 6,27%. 1.2 Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, giám sát hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu 1.2.1 Khái niệm về kiểm tra, kiểm tra hải quan Theo từ điển Tiếng Việt “ Kiểm tra là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính của sản phẩm và so sánh kết quả với yêu cầu quy định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính. Theo luật hải quan, Luật số 54/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 thì “ Kiểm Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải. 1.2.2 Khái niện về giám sát và giám sát hải quan Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam đưa ra thì “Giám sát là một hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nhằm đảm bảo pháp chế, hoặc sự chấp hành quy tắc chung nào đó”. Như vậy, theo cách tiếp cận này thì giám sát là một hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của các tổ chức cấp trên với cấp dưới nhằm mục đích đảm bảo những quy định quyết định , quy tắc đã ban hành có được thực hiện theo đúng quy định hay không. Trong hoạt động của Quốc hội thì giám sát là một chức năng của Quốc hội nhằm đảm bảo cho việc các quy định của Hiến pháp, Luật pháp được thực hiện. Theo Luật Hải Quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014, “ Giám sát hải quan” là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ của quy định pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan. 10
  23. 1.2.3. Lý luận về công tác kiểm tra, giám sát hải quan 1.2.3.1. Nguyên tắc kiểm tra, giám sát hải quan theo Điều 16 Luật hải quan 2014 Điều 16 Luật hải quan quy định nguyên tắc tiến hành kiểm tra và giám sát bao gồm: Thứ nhất: hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thới thời guan qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật. Thứ hai: kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm đảm bảo hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Thứ ba: hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan. Thứ tư: thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật. Thứ năm: Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầ hoạt động xuất khẩu, nhập cảnh, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. 1.2.3.2 Nội dung công tác kiểm tra,giám sát hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại được thực hiện thông qua các nội dung tùy theo hệ thống quản lý rủi ro quyết định phân luồng. 1.2.3.2.1 Tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai Việc áp dụng quản lý rủi ro, phân luồng kiểm tra hàng hóa XNK là một phương thức quản lý hiện đại được áp dụng rộng rãi trên thế giới theo khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và quy định của Luật Hải quan. Tại Việt Nam, phương thức quản lý rủi ro đang được ngành Hải quan và nhiều bộ, ngành triển khai áp dụng nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý với các doanh nghiệp, hàng hóa có nguy cơ rủi ro cao. 11
  24. Khoản 2 Điều 16 và Điều 17 Luật Hải quan 2014 áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát: Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp. 1.2.3.2.2 Kiểm tra, giám sát các thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Quy trình được chia thành hai phần theo thẩm quyền thuộc cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi bao gồm: - Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai vận chuyển hàng hóa - Kiểm tra hồ sơ vận chuyển (đối với luồng vàng) - Niêm phong hải quan - Giám sát hàng hóa Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến Khi hàng hóa đến điểm đích ghi trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, công chức được phân công thực hiện việc tiếp nhận thông tin, kiểm tra Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và xác nhận thông tin hàng hóa đến đích trên Hệ thống trực tiếp tại địa điểm giám sát hải quan. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có trách nhiệm bố trí công chức và trang thiết bị đảm bảo việc xác nhận trên Hệ thống. Việc kiểm tra và xử lý kết quả được thực hiện như sau: - Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai vận chuyển hàng hóa 12
  25. - Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan - Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa - Bước 4: Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí, quản lí, hoàn chỉnh hồ sơ - Bước 5: Phúc tập hồ sơ 1.2.3.2.3 Kiểm tra lịch trình vận chuyển, thời gian, địa điểm và tính công khai, minh bạch. Căn cứ Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và Bản kê hàng hóa (nếu có) có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi, công chức được phân công sử dụng thiết bị đọc mã vạch hoặc nhập thông tin số tờ khai trên Hệ thống ( trường hợp chưa được trang bị máy đọc mã vạch) để kiểm tra trạng thái tờ khai (nếu có). Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan và số hiệu niên phong hải quan (nếu có) hoặc các thông tin về hàng hóa trong trường hợp không phải niêm phong với Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển hoặc Bản kê hàng hóa (nếu có). Kiểm tra theo các thông tin cần lưu ý kiểm soát chặt chẻ hoặc cảnh báo về mức độ rủi ro của hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan do Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi chỉ dẫn ( nếu có) trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ ITF. Kiểm tra tên hàng, mã hàng của hàng hóa xuất, nhập khẩu. Kiểm tra số lượng, trọng lượng của hàng hóa xuất, nhập khẩu. Kiểm tra phẩm chất hàng hóa xuất, nhập khẩu. Kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất, nhập khẩu Khi kiểm tra cần kiểm tra, giám sát xem lịch trình vận chuyển hàng hóa, thời gian, địa điểm giao nhận hàng và tính minh bạch trong kê khai hàng hóa. 1.2.3.2.4 Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát Trường hợp hợp lệ: Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế thì việc xác nhận hàng hóa đến 13
  26. đích thực hiện như sau: ( Xác nhận hàng đã đến khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất trên Hệ thống e-Customs; Khi toàn bộ hàng hóa được vận chuyển qua khu vực cửa khẩu xuất sang nước nhập khẩu, công chức được giao nhiệm vụ thực hiện xác nhận hàng hóa đến đích trên Hệ thống VNACCS/VCIS.) Các trường hợp khác: Thực hiện xác nhận hàng hóa đến đích trên Hệ thống VNACCS/VCIS khi hàng hóa tập kết đủ tại khu vực giám sát tại cửa khẩu xuất. Trường hợp phát hiện có vi phạm, lập biên bản vi phạm và chuyển Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi để xử lý theo quy định. Sau khi người khai hải quan thực hiện QĐ xử phạ, thực hiện xác nhận hàng hóa đến địch trên Hệ thống VNACCS/VCIS. Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi chịu trách nhiệm cập nhật kết quả xử lý vào Hệ thống quản lý rủi ro. Lưu 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và Bản kê hàng hóa kèm theo Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (nếu có) 1.2.3.3 Các hình thức kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. A. Kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa, tài sản di chuyển, hành lý Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Thủ tục hải quan tạm nhập và thủ tục hải quan tái xuất được thực hiện tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định như sau: - Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được lưu giữ tại khu vực của cửa khẩu hoặc các địa điểm chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan. - Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi làm thủ tục hải quan tạm nhập đến khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; Người khai hải quan hoặc doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa chịu trách 14
  27. nhiệm bảo quản hàng hóa tạm nhập trong suốt quá trình lưu giữ tại Việt Nam và tái xuất chính hàng hóa đã tạm nhập. - Hàng hóa tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định; Trường hợp không tái xuất khẩu mà chuyển tiêu thụ nội địa phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế được quy định như sau: - Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế phải được lưu giữ tại cửa hàng miễn thuế, kho của doanh nghiệp bán hàng miễm thuế đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan. - Thời hạn lưu trữ hàng hóa không quá 12 tháng kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan. Trường hợp có lý do chính đáng thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế gia hạn một lần không quá 12 thàng. - Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi làm thủ tục hải quan đến khi được bán, được xuất khẩu hoặc được xử lý theo quy định pháp luật. Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế nễu chuyển tiêu thụ nội địa thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu Các loại hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu bao gồm: - Phương tiện quay vòng để chứa hàng - Máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu theo các hợp đồng thuê, mượn để sản xuất, thi công. 15
  28. - Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định; - Linh kiện, phụ tùng của chủ tàu nhập khẩu để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài. - Hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm. Hàng hóa tạm xuất khẩu phải tái nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định và phải được làm thủ tục hải quan. Hàng hóa tạm xuất khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu thuộc một tờ khai hải quan được tái nhập khẩu, tái xuất khẩu theo nhiều chuyến hàng thuộc nhiều tờ khai hải quan tái nhập khẩu, tái xuất khẩu. Hàng hóa tạm xuất khẩu mà không tái nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu mà không tái xuất khẩu nếu được bán, tặng, trao đổi phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa là quà biếu, tặng Hàng hóa là quà biếu, tặng phải được làm thủ tục hải quan; nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện. Nghiêm cấm việc xuât khẩu, nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, tặng thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Định mức hàng hóa là quà biếu, tặng được miễn thuế thực hiện theo quy định pháp luật về thuế. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng. Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp là hàng hóa phục vụ việc khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh hoặc hàng hóa phục vụ các yêu cầu cứu trợ khẩn cấp. Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp phải có văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 16
  29. Người khai hải quan được sử dụng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai khải quan để làm thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan quyết định thông quan hàng hóa trên cơ sở tờ khai chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng kí tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc kể từ ngày nộp chứng từ thay thế tờ khai hải quan, người khai hải quan phải nộp tờ khai hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan. Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng: - Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng theo văn bản xác nhận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an, người khai hải quan được sử dụng tờ khai chưa hoàn chỉnh để làm thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan quyết định thông quan hàng hóa trên cơ sở tờ khai chưa hoàn chỉnh. - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng kí tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan. - Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng có yêu cầu bảo mật theo văn bản xác nhận của Bộ trưởng Bộ quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an được miễn khai hải quan và miễn kiểm tra thực tế. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới là hàng hóa phục vụ sinh hoạt, sản xuất bình thường của cư dân biên giới của Việt Nam với cư dân biên giới của nước có chung đường biên giới quốc gia với Việt Nam Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; nơi không có cơ quan hải quan thì chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ đội biên phòng theo quy định của Luật này. 17
  30. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan. Trường hợp người được ủy quyền khai hải quan là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, doanh nghiệp kinh doanh chuyển phát nhanh quốc tế thì phải thực hiện trách nhiệm của người khai hải quan theo quy định tại Điều 18 của Luật này; chỉ được chuyển phát hàng hóa sau khi được thông quan. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với tài sản di chuyển Tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình, tổ chức phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan. Cá nhân, tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là tài sản di chuyển phải có giấy tờ chứng minh việc cư trú, hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan tại cử khẩu. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh vượt định mức miễn thuế phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tiêu chuẩn hành lý, định mức hành lý được miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý của người xuất cảnh, nhập cảnh. Người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan. 18
  31. Người nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai hải quan tại cửa khẩu. Người xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt nam phải khai hải quan và xuất trình giấy tờ theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt nam tại cửa khẩu. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa trên phương tiện vận tải Hàng hóa là vật dụng trên phương tiện vận tải không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan. Hàng hóa mua từ phương tiện vận tải nhập cảnh phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu. Hàng hóa cung ứng phục vụ phương tiện vận tải xuất cảnh, quá cảnh phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với túi ngoại giao, túi lãnh sự, hàng lý, phương tiện vận tải của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ Chế độ ưu đãi, miễn trừ quy định tại Luật này bao gồm ưu đãi, miễn trừ về khai hải quan, kiểm tra hải quan: Túi ngoại giao, túi lãnh sự được miễn khai, miễn kiểm tra hải quan Hành lý, phương tiện vận tải của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam được miễn kiểm tra hải quan. Khi có căn cứ khẳng định túi ngoại quan, túi lãnh sự bị lạm dụng vào mục đích trái với điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, quân hệ lãnh sự mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc trong hành lý, phương tiện vận tải có hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, hàng hóa không thuộc loại 19
  32. được hưởng chế độ ưu đãi, miễn trừ thì Tổng cục trưởng Tổng cục nhải quan quyết định việc sử lý theo quy định của điều ước quốc tế đó. 20
  33. Kiểm tra, giám sát hải quan, xử lý hàng hóa tồn đọng Hàng hóa tồn động được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan bao gồm: Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng việc từ bỏ. Không thừa nhận việc chủ hàng hóa từ bỏ hoặc hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửu khẩu nhưng không có người đến nhận. Hàng hóa do doanh nghiệp cảng, kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa. Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, bản khai hàng hóa nhưng không có người đến nhận. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ để xác định hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này là hàng hóa buôn lậu thì xử lý theo quy định của pháp luật. Hàng hóa quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này mà không có người nhận thì cơ quan hải quan thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo, chủ hàng hóa đến nhận thì được làm thủ tục hải quan và bị xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều này. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này thuộc diện dễ hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất độc hại, nguy hiểm, hàng sắp hết hạng sử, dụng thì phải xử lý kịp thời theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Doanh ngiệp kinh doanh cảng, kho ,bãi, có trách nhiệm bố trí địa điểm cảng, kho, bãi đáp ứng điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ hàng hóa tồn đọng; phối hợp xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại khoản 6 Điều này. 21
  34. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng được xử lý như sau: - Đối với hàng hóa tồn đọng, cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán hàng hóa tồn đọng thì tiền bán hàng được nộp vài ngân sách nhà nước sau khi các khoản chi phí bán hàng và chi phí lưu cảng, kho, bãi tại doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. - Đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó jra khỏi lãnh thổ việt nam. Trường hợp không xác định được chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền, cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan thực hiện tiêu hủy. B. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng. Cơ quan hải quan có trách nhiệm: - Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công; sản xuất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; - Kiểm tra việc sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, kiểm tra số lượng hàng hóa tồn kho của tổ chức, các nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; 22
  35. - Kiểm tra việc quyết toán, quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư tổ chức, các nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu. Việc kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại Điều này thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan. Sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu vào mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng thì phải làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này. Lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nguyên liệu, vật tư sử dụng để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong khi vực sản xuất; trường hợp lưu giữ ngoài khu vực sản xuất phải được sự đồng ý của cơ quan hải quan. Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, kế toán, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào, đưa ra cơ sở để gia công, sản xuất; xuất trình sổ sách, chứng từ, hàng hóa khi cơ quan hải quan kiểm tra. Thực hiện báo cáo quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan. C. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa tại kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẽ Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan và bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ Hàng hóa gửi kho ngoại quan được lưu giữ trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng thì được Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 12 tháng. Nguyên liệu, vật tư được lưu giữ tại kho bảo thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng theo yêu cầu của chu trình sản xuất thì được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đang quản lý kho bảo thuế gia hạn. Thời gian gia hạn phù hợp vơi chu trình sản xuất 23
  36. Hàng hóa được đưa vào địa điểm thu gom hàng lẽ gồm hàng hóa nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan, hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký đăng ký tờ khai hải quan nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ được thực hiện tại địa điểm thu gom hàng lẻ. Hàng hóa được lưu giữ tại địa điểm thu gom hàng lẻ trong thời gian không quá 90 ngày kể từ ngày được đưa vào địa điểm thu gom hàng lẻ; trường hợp có lý do chính đáng thì được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đang quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ gia hạn một lần không quá 90 ngày. Điều kiện thành lập kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm gom hàng lẻ. Kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây: - Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế; - Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định pháp luật. Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nhà máy của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, gia hạn thời gian hoạt động, tạm dừng và chấm dứt hoạt động kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ. Chính phủ quy định chi tiết về việc thành lập và hoạt đọng của kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.  Quyền và nghĩa vụ của doanh ngiệp kinh doanh kho ngoại quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ gom hàng lẻ, chủ hàng háo, chủ kho bảo thuế   Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan có quyền và nghĩa vụ sau đây: 24
  37. - Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan được thực hiện hợp đồng nhận hàng hóa gửi kho ngoại quan; được di chuyển hàng hóa trong kho ngoại quan theo thỏa thuận với chủ hàng hóa. - Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan co trách nhiệm thực hiện yêu cầu kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan. Định kỳ 03 tháng một lần, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan. - Chủ hàng hóa được gia cố bao bì, phân loại hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa và thực hiện các công việc khác dưới sự giám sát của công chức hải quan; được chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Việc chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan nơi lưu trữ hàng hóa đó.   Chủ kho bảo thuế có quyền và nghĩa vụ sau đây: - Lưu giữ hang hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. - Được sắp xếp, đống gói lại, di chuyển hàng hóa trong kho bảo thuế. - Thông báo trước cho cơ quan hải quan kế hoạch dự kiến đưa nguyên liệu, vật tư trong kho bảo thuế vài sản xuất. - Định kỳ 03 tháng một lần, thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan quản lý kho bảo thuế về hiện trạng hàng hóa vfa tình hình hoạt đọng của kho bảo thuế. - Chậm nhất là ngày 31 tháng 01 hàng năm, phải lập bảng tổng hợp các tờ khai hải quan nhập khẩu và số lượng nguyên liệu, vật tư đã đưa vào kho bảo thuế, toonge hợp các tờ khai hải quan xuất khẩu và số lượng hàng hóa đã xuất khẩu trong năm trước đó gửi Cục Hải quan đang đang quản lý kho bảo thuế.   Chủ hàng hóa, doanh nghệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ và danh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẽ có quyền và nghĩa vụ sau đây: 25
  38. - Chủ hàng hóa được chuyển quyền sở hữu hàng hóa, đóng gói, đóng gói lại, gia cố, sửa chữa, bảo quản hàng hóa. - Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ được chia tách, đóng ghép các lô hàng của nhiều chủ hàng hóa vận chuyển chung trong một Công-te-nơ, sắp xếp, sắp xế lại hàng hóa lưu giữ. - Định kỳ 03 tháng một lần, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan đang quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ. - Doanh nghiệp inh doanh kho ngoại quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ, chủ kho bảo thuế, có trách nhiệm thực hiện chế đọ kế toán, thống kê, trang bị phương tiện, thiết bị kĩ thuật quản lý hàng hóa bằng phương thức điện tử và nối mạng với cơ quan hải quan để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này. - Doạnh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ, chủ kho bảo thuế, chủ hàng hóa có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật về hoạt động của kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ. 1.2.4. Quy trình kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ( Phụ lục 3) B1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai B2: Kiểm tra hồ sơ hải quan B3: Kiểm tra thực tế hàng hóa B4: Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí, quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ. B5: Phúc tập hồ sơ 26
  39. 1.2.5 Các nghiên cứu liên quan Trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, Tác giả đã tiến hành tham khảo: (1) Luận văn Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK Cha Lo, Cục hải quan tỉnh Quảng Bình của tác giả Nguyễn Thị Thùy An ( năm 2018). (2) Luận văn Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo của tác giả Hồ Văn Bình ( năm 2017) Đặc điểm của hai luận văn nói trên: 1. Cách tiếp cận (1): Tiến hành tiếp cận, khảo sát toàn bộ CBCC hải quan công tác tại Chi cục Hải quan CK Chalo và một số CBCC Hải quan công tác tại các Chi cục Hải quan khác trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình. Khảo sát toàn bộ doanh nghiệp làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa qua Chi cục Hải quan CK Cha Lo. (2): Tiến hành tiếp cận, khảo sát toàn bộ CBCC công tác tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị. Khảo sát những doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa qua Chi cục Hải quan CK Lao Bảo. 2. Về phương pháp Cả hai luận văn (1), (2): Đều sử dụng bảng hỏi được thiết kế sẵn, nội dung bảng hỏi dựa vào nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra và giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc khảo sát CBCC hải quan và người khai hải quan bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn. 27
  40. 3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra và giám sát hải Cả hai luận văn (1) và (2) chỉ ra rằng có sáu nhận tố ảnh hưởng đến công tác kiểm và giám sát: Hệ thống cơ sở pháp luật và cơ chế quản lý nhà nước về hải quan; Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ công chức hải quan; Trình độ dân trí và ý thức tuân thủ pháp luật về Hải quan của người khai hải quan; Hoạt động truyền thông, hỗ trợ cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp; Cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin; Sự hợp tác của các lực lượng tham gia kiểm tra và giám sát. Qua quá trình tham khảo và tìm hiểu, Tôi nhận thấy rằng sáu nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, giám sát và bảng hỏi của hai luận văn này phù hợp với nội dung của đề tài mà tôi đang nghiên cứu. Cùng với kinh nghiệm làm việc của tôi tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây và một số đóng góp ý kiến từ Ban lãnh đạo Chi cục. Tôi đã xây dựng nội dung bảng hỏi dựa trên cơ sở tham khảo hai bài luận văn trên và một số nội dung mà tôi để xuất. Để thu thập thông tin từ CBCC hải quan và Doanh nghiệp, Tác giả sử dụng thang đo Rennis Likert (1932) giới thiệu, gồm 5 mức độ để CBCC hải quan và người khai hải quan lựa chọn. Với thang đo Likert đo mức độ hài lòng từ thấp đến cao để lượng hóa nhận định của người được điều tra. Tác giả đã thiết kế 2 mẫu phiếu điều tra, để so sánh mức độ hài lòng về những nhận định của các đối tượng là CBCC hải quan và người khai hải quan. Trong phiếu điều tra, để đánh giá mức độ hài lòng về những nhận định thì CBCC hải quan và người khai hải quan sẽ khoanh tròn trả lời thể để hiện đúng nhất quan điểm của mình. Bảng hỏi gồm 3 phần: - Phần I là thông tin chung về đối tượng được khảo sát - Phần II là nội dung khảo sát về thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu - Phần III là nội dung khảo sát ( gồm 6 nhân tố và 29 biến quan sát) 28
  41. Về phần II nội dung khảo sát thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu: Tác giả đã tìm hiểu và tham khảo thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của hải quan tỉnh Quảng Ninh và hải quan tỉnh Quảng Bình cùng với kỹ năng quan sát và kinh nghiệm trong quá trình làm việc tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây, do đó tác giã đã đề xuất thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu như sau: STT Tiêu chí Nguồn Thời gian thông quan đối với 01 lô hàng hóa xuất khẩu Dưới 60 phút Từ 60 – dưới 90 phút Đề xuất của I Từ 90 – dưới 120 phút tác giả Từ 120 – dưới 150 phút Từ 150 phút trở lên Thời gian thông quan đối với 01 lô hàng hóa nhập khẩu Dưới 10 giờ Từ 10 – dưới 15 giờ Đề xuất của II Từ 15 – dưới 20 giờ tác giả Từ 20 – dưới 25 giờ Từ 25 giờ trở lên Thời gian hoàn thành thủ tục giám sát đối với 01 tờ khai quá cảnh Dưới 20 giờ Từ 20 – dưới 30 giờ Đề xuất của III Từ 30 – dưới 40 giờ tác giả Từ 40 – dưới 50 giờ Từ 50 trở lên Về phần III nội dung khảo sát chính, Tác giả đã tham khảo nội dung của của hai luận văn (1), (2) bên cạnh đó với kinh nghiệm làm việc và quan sát thực tế tại Chi cục Hải quan Chân Mây, Tác giả đã xây dựng nội dung như sau: 29
  42. Stt Tiêu chí đánh giá Nguồn Đánh giá về quy trình, thủ tục hải quan nói I chung và công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa (1), (2) nói riêng. 1 Quy trình thủ tục hải quan. (1), (2) 2 Số lượng chứng từ trong hộ hồ sơ hải quan. (1), (2) 3 Cơ chế quản lý hoạt động kiểm tra, giám sát. (1), (2) Văn bản quy định và và hướng dẫn công tác kiểm 4 (1), (2) tra, giám sát hải quan. 5 Biều mẫu trong thủ tục hải quan. (1), (2) Thời gian kiểm tra, giám sát đối với một lô hàng 6 (1), (2) xk,nk. Đánh giá về kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ của II (1), (2) cán bộ công chức HQ. 7 Kỹ năng, nghiệp vụ của CBCC hải quan hiện nay (1), (2) Số lượng CBCC hải quan hiện nay đã đáp ứng 8 (1), (2) được khối lượng, chất lượng của công việc chưa Thái độ giải quyết các vướng mắc của cán bộ công 9 (1), (2) chức Các yêu cầu hợp pháp của doanh nghiệp liên quan 10 (1), (2) đến nghiệp vụ hải quan được cơ quan HQ. Thái độ của CBCC Hải quan trong thi hành công 11 (1), (2) vụ. Trình độ dân trí, ý thức tuân thủ pháp luật hải III (1), (2) quan của người khai hải quan Sự hiểu biết về pháp luật hải quan của nhân viên 12 Đề xuất của tác giả khai hải quan. Kỹ năng, mức độ am hiểu CNTT của nhân khai hải 13 Đề xuất của tác giả quan. Sự chấp hành, tuân thủ pháp luật hải quan của 14 Đề xuất của tác giả người khai hải quan. Sự hợp tác của nhân viên khai hải quan và CBCC 15 Đề xuất của tác giả hải quan Khả năng xử lý sai phạm trong khai báo hải quan 16 Đề xuất của tác giả của nhân viên khai hải quan Công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp thông IV (1), (2) tin cho doang nghệp 17 Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải (1), (2) 30
  43. quan cho doanh nghiệp hiện nay. Công tác tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp 18 (1), (2) để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Việc cơ quan hải quan cung cấp tài liệu, văn bản 19 (1), (2) pháp luật cho doanh nghiệp. 20 Thông tin hỗ trợ từ Website của hải quan. (1), (2) việc thiết lập đường dây nóng ngành hải quan để 21 (1), (2) giải quyết các vướng mắc. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của cơ quan 22 (1), (2) hải quan tại các nơi làm việc Đánh giá về ứng dụng CNTT trong công tác V quản lý hải quan nói chung và công tác kiểm tra (1), (2) giám sát nói riêng Việc triển khai hệ thống thông quan tự động 23 (1), (2) VNACCS/VCIS hiện nay Việc ứng dụng CNTT trong các khâu nghiệp vụ hải 24 (1), (2) quan hiện nay việc sử dụng cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác 25 (1), (2) kiểm tra, giám sát Sự phối hợp của các bên liên quan trong công VI (1), (2) tác kiểm tra giám sát. Mức độ phối hợp của các bên liên quan trong công 26 Đề xuất của tác giả tác kiểm tra giám sát. 27 Việc ứng dụng CNTT của các bên liên quan Đề xuất của tác giả Các bên liên quan đã thực hiện tốt chức năng và 28 Đề xuất của tác giả quyền hạn Tốc độ xử lý công việc của các bên liên quan nhanh 29 Đề xuất của tác giả chóng và kịp thời 1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra và giám sát hải quan Hệ thống cơ sở pháp luật và cơ chế quản lý nhà nước về hải quan Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan theo hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế; xây dựng hệ thống pháp luật hải quan hiện đại bao gồm đầy đủ các quy định về: thủ tục hải quan, chế độ quản lý hải quan và các cơ chế tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, các quy định về quản lý thuế, kiểm soát biên giới, chế tài, xử lý vi phạm pháp 31
  44. luật và giải quyết khiếu nại, quy định về quyền hạn của cơ quan hải quan tương xứng với trách nhiệm thực thi pháp luật hải quan, pháp luật thuế và pháp luạt khác có liên quan. Hệ thông pháp luật là nền tảng cho hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, do đó hệ thống pháp luật đơn giản, đồng bộ, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc giúp người dân và cộng đồng doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Nếu hệ hống quá phức tạp, những quy định không rõ ràng, các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan rườm rà sẽ khó khăn cho người dân, cộng đồng doanh nghiệp và cả cán bộ, công chức hải quan cho việc nắm bắt, triển khia thực hiện. Bên cạnh đó, tính ổn định của hệ thống pháp luật hệ hải quan cũng tác động rất lớn đến việc chấp hành pháp luật của cơ quan hải quan lẫn cộng đồng doanh nghiệp. Hệ thống văn bản liên tục thay đổi để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, với các chính sách điều hành vĩ mô của nhà nước làm cho các văn bản quy phạm pháp luật, nhiều, chồng chéo, phức tạp làm cho quá trình triển khai thực hiện khó khăn hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến mặt chủ quan và khách quan của việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý hiện nay là tự khai tự chịu trách nhiệm; theo đó người khai hải quan căn cứ các quy định của pháp luật và thực tế hoạt động của mình mà tự kê khai đúng, đầy đủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Cơ quan hải quan không can thiệp trực tiếp đến quá trình khai báo của người khai hải quan trừ khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót hoặc nắm thông tin có dấu hiệu vi phạm của người hai hải quan. Cơ quan hải quan có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người khai hải quan trong quá trình thực nhiện nghĩa vụ của mình, đồng thời giám át chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát hải quan nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về hải quan của người khai hải quan, tạo thông thoáng cho hoạt động XNK và môi trường bình đẳng cho mọi doanh nghiệp. Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức hải quan. 32
  45. Muốn quản lý hải quan tốt thì cán bộ, công chức hải quan phải có trình độ chuyên môn, có năng lực, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, vì vậy muốn thực hiện thủ tục hải quan trong đó đặc biệt về kiểm tra, giám sát hải quan đạt hiệu quả cáo, đúng mục tiêu đề ra thì vấn đề then chốt nhất là phải nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ. Để thực hiện mục tiêu đề ra đòi hỏi Ngành Hải quan phải xây dựng bộ máy tinh gọn, đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa hải quan theo hướng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình nghiệp vụ hải quan, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa. Từng bước tự động hóa thông qua sử dụng các trang thiết bị máy móc, ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu nghiệp vụ. Từ quản lý theo hình thức truyền thống chuyển dần và hoàn toàn sang hình thức điện tử, Nguồn lực ngành hải quan nói chung và Chi cục hải quan cửa khẩu Chân Mây nói riêng hiện vẫn đáp ứng yêu cầu được giao. Tuy nhiên nhân lực hải quan xét về nhiều mặt vẫn còn nhiều hạn chế như: trình độ tin học, ngoại ngữ còn hạn chế, chuyên ngành đào tạo đúng với chuyên môn còn ít, phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc của một số cán bộ vẫn chưa cao, Nhứng hạn chế này ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ của Ngành Hải quan, do đó cần phải nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ công chức. Hơn nữa các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan như trốn thuế, buôn lậu, gian lận thương mại được thực hiện ngày một tinh vi, chính vì vậy yêu cầu cấp thiết là phải thường xuyên tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên cho cán bộ công chức làm công tác kiểm tra, giám sát hải quan. Trình độ dân trí và ý thức tuân thủ pháp luật về hải quan của người khai hải quan Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, bùng nổ về công nhệ thông tin, kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh mẽ dựa trên kinh tế tri thức cà công nghệ cao, trình độ ân trí của người dân ngày càng được nâng cao. Khi người dân và cộng đồng doanh nghiệp thực sự hiểu sâu về pháp luật hải quan, có ý thức chấp hành pháp luật hải quan trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa thì hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về hải quan cao. Ngược lại, nếu người dân và cộng đồng doanh nghiệp không có thái độ đồng tình, lên án đối với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, thậm chí thờ 33
  46. ơ sẽ dẫn đến tình trạng cố tình sai phạm pháp luật một cách phổ biến làm cho nhà nước bị thất thu thuế dẫn đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp không công bằng, tình trạng môi trường, an sinh xã hội bị ảnh hưởng, công tác quẩn lý hải quan kém hiệu quả. Trình độ dân trí cao, sự hiểu biết pháp luật hải quan càng cao thì khả năng buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, của người khai hải quan cũng ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Hoạt động thông tin truyền thông, hỗ trợ cho người dân và cộng đồng Một trong những tiêu thức để đánh giá một hệ thống quản lý nhà nước về hải quan tốt là tính hiệu quả của hệ thống với biểu hiện roc nét nhất là tính tự giác tuân thủ, tự nguyện cao trong việc chấp hành tốt nghĩa vụ hải quan của người dân và cộng đồng doanh nghiệp cũng như chấp hành các quy định của Nhà nước ban hành đối với hoạt động thương mại quốc tế . Để đạt được điều này, ngoài việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan còn có sự tuyên truyền phổ biến pháp luật, hỗ trợ, hướng dẫn của các cơ quan hải quan. Các chế độ chính sách về pháp lệnh, luật và văn bản hướng dẫn về công tác thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chỉ có thực hiện đầy đủ, thống nhất khi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai sâu rộng trong người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Mọi cá nhân, tổ chức cần phải nhận thức đầy đủ các quy định, các công việc phải làm và mức độ sẽ bị xử lý đối với từng hành vi nếu vi phạm, nếu không chấp hành nghiêm các quy định mà cố tình gian lận làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, ảnh hưởng đến cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Tăng cường công tác giaos dục, phổ biến pháp luật về hải quan còn có ý nghĩa nâng cao tính tự giác, ý thức về nghĩa vụ công dân đối với nhà nước và sự kiểm tra, giám sát của xã hội đối với việc thực thi chính sách, pháp luật nhà nước về hải quan, đảm bảo công khai, công bằng xã hội. Cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin 34
  47. Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu, các hiệp định thương mại somg phương, đa phương đã ký kết và việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới làm cho lượng giao thương hàng hóa tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh ngày càng tinh giảm bộ máy tổ chức làm cho áp lực công việc của ngành hải quan trong đó việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh ngày càng lớn, đòi hỏi cần đầu tư trang thiết bị hiện đại để phục vụ trong quá trình thông quan hàng hóa. Việc ứng dụng công nghệ thông tin là phương thức tốt nhất, hiệu quả nhất trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính rút ngắn thời gian thông quan. Đặc điểm của công tác kiểm tra, giám sát hải quan là phải kiểm tra, giám sát trực tiếp từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, số lượng tờ khai, lớn, công tác quản lý phức tạp. Do vậy, nếu chỉ thực hiện thủ công thì cần rất nhiều nhân lực, chi phí cao. Nếu được trang bị trang thiết bị hiện đại như máy soi container, máy kiểm tra độ sâu, máy đọc mã vạch, máy tính, các hệ thống CNTT thì quá trình kiểm tra, giám sát hải quan sẽ được tự động hóa cao giúp thông quan hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi hoạt động XNK mà vẫn quản lý chặt chẻ và hiệu quả. Sự hợp tác của các lực lượng tham gia quá trình kiểm tra, giám sát. Công tác quản lý nhà nước về hải quan muốn thực hiện hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp rất nhiều lực lượng cùng tham gia cả gtrong và ngoài ngành như: Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường, Khoa học công nghệ, nông – lâm nghệp, kiểm dịch chính vì vậy công tác phối kết hợp giữa cơ quan hải quan với các ngành liên quan là hết sức quan trọng. Nếu công tác phối hợp chặt chẻ, đúng chức năng và quyền hạn thì làm giảm thời gian thông quan, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan. Cơ chế quản lý nhà nước về hải quan hiện nay cũng đòi hỏi sự hợp tác, cung cấp thông tin doanh nghiệp của các ngân hàng. 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Một số bài học kinh nghiệm về công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của hải quan trong nước, hải quan nước ngoài và bài học kinh nghiệm đối với Chi cục Hải quan Ck cảng Chân Mây 35
  48. 1.3.1.1 Kinh nghiệm của hải quan trong nước Kinh nghiệm của Cục hải quan Đà nẵng Cục Hải quan Đà Nẵng đẩy mạnh triển khai có hiệu quả công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, ứng dụng CNTT, thủ tục hải quan điện tử, đẩy mạnh triển khai cơ chế Một cửa quốc gia đường biển, đường hàng không, hệ thống Giám sát hải quan tự động. Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hạn chế sai sót xảy ra, thực hiện đúng quy trình thủ tục hải quan, đồng thời không làm chậm trễ, gây khó khăn phiền hà cho doanh nghiệp. Phối hợp các cơ quan đơn vị chức năng trong và ngoài ngành trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát ma túy, văn hóa phẩm cấm nhập khẩu, các mặt hàng trọng điểm, nhạy cảm Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có tâm, có tầm, lưu ý thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp, khách xuất nhập cảnh đường biển và đường hàng không. Kinh nghiệm của Cục hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu Phát triển hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và năng lực trình độ, đảm bảo đủ điều kiện để thực thi nhiệm vụ được giao. Qua đó, đơn vị cũng đã tiến hành xây dựng nhiều kế hoạch tuần tra kiểm soát để tạo thế chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn đối với các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; hỗ trợ cung cấp thông tin phục vụ kiểm tra, kiểm hóa, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan; góp phần thực hiện tốt cải cách, hiện đại hoá thủ tục hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cạnh tranh công bằng, lành mạnh trong hoạt động kinh doanh XNK hàng hóa của doanh nghiệp. Kinh nghiệm của Cục hải quan TP.HCM Với quyết tâm tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng, trong sạch, Cục Hải quan TPHCM quyết tâm đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát tính tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Theo đó Cục Hải quan TP sẽ tập trung đánh giá cũng như phân loại những doanh nghiệp tiềm tàng về gian lận để có những biện pháp tập trung kiểm soát chuyển luồng kiểm tra. Bên cạnh đó, Cục cũng nâng cao nghiệp vụ 36
  49. kiểm tra sau thông quan tại các đơn vị để phát hiện và truy thu những gian lận mà doanh nghiệp cố tình khai báo sai trong khâu thông quan. 1.3.1.2 Kinh nghiệm của hải quan nước ngoài Kinh nghiệm quản lý hải quan của Hải quan Trung quốc - Hải quan thông minh. Áp dụng công nghệ hiện đại: truy xuất nguồn gốc, robot, máy bay không người lái, công nghệ Big Data, chia sẽ dưc liệu, Tíc hợp quản lý thông ming, tối ưu quản lý nguồn nhân lực. Cảnh báo sớm, quản lý chuỗi logistic, xác định trọng điểm. - Biên giới thông minh Thu thập sữ liệu tự động, truyền dữ liệu theo thời gian thực, chia sẽ thông tin, hợp tác phòng ngừa giữa các cơ quan quản lý biên giới. Sử dụng cơ chế một cửa; Ứng dụng dữ liệu lớn biên giới; Hợp tác xuyên biên giới. - Kết nối thông minh Kết nối mạng lưới hải quan điện tử toàn cầu; Hợp tác toàn cầu trong xây dựng chuỗi cung ứng thông minh; Điều chỉnh hải quan quản trị thông minh. Kinh nghiệm quản lý hải quan của Hải quan Hàn Quốc Năm 2018, hải quan hàn quốc phát động nghiên cứu HQ thông minh, áp dụng Al, Blockchain, Big Data. Thiết lập nền tảng mới của hệ thống UNI-PASS dựa trên công nghệ Blockchain. Trao đổi dữ liệu về thương mại xuyên biên giới và các luồng Logistic ( vd: trao đổi dữ liệu C/O Việt Nam – Hàn Quốc). Kết nối, chia sẽ thông tin tin cậy theo thời gian thực (e-vommerce). 37
  50. 1.3.1.3 Bài học kinh nghiệm về công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu đối với Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây Chú trọng công tác cán bộ thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao năng lực chuyên môn, phân công cán bộ hợp lý, đúng chuyên môn, có kinh nghiệm trong kiểm tra, giám sát hàng hóa về hải quan. Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật nhà nước về hải quan và hỗ trợ, giải đáp kịp thời cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan. Các bộ phận, các bộ được phân công phải thực hiện đúng quy trình về kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo đúng quy định của pháp luật và của ngành ban hành. Báo cáo kịp thời các phát sinh vướng mắc với cấp trên để có hướng xử lý ngay nhằm tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu mà vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ tránh lợi dụng của một số doanh nghiệp làm ăn không chân chính. Phối hợp chặt chẻ với các cơ quan chức năng liên quan đến quá trình kiểm tra, giám sát thủ tục hải quan nhằm thực hiện kiểm tra giám sát hiệu quả, tránh chồng chéo. Thường xuyên nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu, xây dựng kế hoạch, tổng hợp, theo dõi, phân tích dự báo tình hình để có sự chuẩn bị, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế (như chuẩn bị về con người, cơ sở hạ tầng, triển khai các ứng dụng CNTT, chế độ quản lý kiểm tra, giám sát phù hợp, ) nhằm ổn định hoạt động XNK và hoàn thành tốt nghĩa vụ thu thuế được giao. Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính qyền, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết trong hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan. 38
  51. Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CHÂN MÂY, CỤC HẢI QUAN THỪA THIÊN HUẾ 2.1 TỔNG QUAN VỀ CỤC HẢI QUAN THỪA THIÊN HUẾ VÀ CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CHÂN MÂY 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển   Cục hải quan Thừa Thiên Huế Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên - Huế là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của nhà nước về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trên cơ sở Hiệp định hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam – Lào ký ngày 18/07/1977 và trước yêu cầu quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, công cụ vận tải xuất nhập cảnh giữa hai nước Việt Nam và Lào,ngày 03/01/1978, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên đã ban hành Quyết định số 03/QĐ–UB thành lập Trạm Hải quan cửa khẩu Lao Bảo trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên và chịu sự chỉ đạo toàn diện của Cục Hải quan Trung ương về chính sách, nghiệp vụ. Ngày 01/7/1980, Bộ Ngoại thương có Quyết định số 470/BNgT–TCCB thành lập Chi cục Hải quan Bình Trị Thiên để thống nhất quản lý công tác Hải quan trên địa bàn Đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới, với tầm nhìn chiến lược về triển vọng phát triển của ngành Hải quan trên địa bàn, Tổng cục Hải quan đã có Quyết định số 03/TCCB-TCHQ ngày 08/01/1990 tách Hải quan tỉnh Bình Trị Thiên thành Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế và Hải quan tỉnh Quảng Trị. Trước yêu cầu quản lý về chính sách hàng hóa, giải quyết thủ tục Hải quan và thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn phát triển. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan Thừa Thiên Huế đã lần lượt được thành lập: Chi cục Hải quan Thủy An (ngày 27/4/1999). Ngày 25/6/2004, Bộ Tài chính ký Quyết định số 1984/QĐ-BTC thành lập Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng 39
  52. Chân Mây. Ngày 29/03/2011 Bộ Tài Chính ban hành Quyết định số 721/QĐ-BTC thành lập Chi cục HQCK A Đớt. Chi cục hải quan CK cảng Chân Mây Trong những ngày đầu mới thành lập, tổ chức bộ máy của Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây còn đơn giản, số lượng CBCC hải quan hạn hẹp. Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc vô cùng thiếu thốn, khó khăn, trang thiết bị nghèo nàn lạc hậu. Chi cục vừa phải tổ chức xây dựng bộ máy, vừa bắt tay vào công tác nghiệp vụ khi có tàu thuyền xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu, giám sát quản lý tàu, kiểm hóa, tính thuế, thu thuế và kiểm soát chống buôn lậu.Trong giai đoạn này số lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa làm thủ tục hải quan tại Chi cục còn ít, chủ yếu là xuất khẩu những nguyên liệu thô như dăm ghỗ keo, thực phẩm, Quyết định 3369/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Chân Mây trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế do Tổng cục trưởng tổng cục hải quan ban hành: Quy định cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Chân Mây trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế gồm một (01) Đội: Đội Nghiệp vụ hải quan cửa khẩu cảng Thuận An. Giao Đội Nghiệp vụ hải quan cửa khẩu cảng Thuận An thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Chân Mây quản lý địa bàn cửa khẩu cảng Thuận An và các địa bàn khác theo quy định của pháp luật. Đến thời điểm hiện tại, Chi Cục Hải quan CK cảng Chân Mây đến thời điểm hiện tại đã có 24 doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục hải quan tại chi cục, lượng phương tiện vận tải và người xuất nhập cảnh không ngừng tăng cao, khối lượng và trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu từ năm 2019 cho đến nay tăng mạnh so với những năm trước đây. Các loại mặt hàng xuất nhập khẩu làm thủ tục hải qua tại chi cục ngày càng đa dạng. Cùng với sự phát triển đó Bộ máy tổ chức của Chi cục Hải quan Chân Mây cũng dần được cải cách, hoàn thiện để đáp ứng được khối lượng cũng như chất lượng công việc. Chi cục đã áp dụng thành công và hiệu quả các chương trình quản lý hải quan điện tử VNACCS/VCIS, e-customs, Bên cạnh đó trình độ của CBCC hải quan cũng được 40
  53. nâng cao, được phân công bố trí đúng chuyên môn, nghiệp vụ đã mang lại hiệu quả cao trong công việc. Hơn 30 năm qua là cả một chặng đường xây dựng, trưởng thành và phát triển của Hải quan Thừa Thiên-Huế nói chung với những nỗ lực phấn đấu kiên cường, bền bỉ của Chi cục Hải quan CK Cảng Chân Mây nói riêng. Tự hào với truyền thống tốt đẹp trong hơn 30 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành cán bộ, công chức của Cục Hải quan Thừa Thiên-Huế hôm nay sẽ tiếp bước thế hệ đi trước, vượt qua mọi thử thách, tiếp tục tô thắm truyền thống của Hải quan Thừa Thiên-Huế, góp phần vào việc hoàn thành các nhiệm vụ của Đảng, Chính phủ giao cho ngành Hải quan; đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển, thực hiện thắng lợi Kết luận 48 của Bộ Chính trị về đưa tỉnh Thừa Thiên-Huế trở thành Thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và đặc điểm hoạt động của Cục Hải quan Thừa Thiên Huế và Chi cục Hải quan CK Chân Mây Căn cứ vào Quyết định 1919/QĐ-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế có chức năng và nhiệm vụ sau: 2.1.2.1.Chức năng Đối với Cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế Cục Hải quan Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật Cục hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản ring tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Đối với Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây 41
  54. Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, theo quy định của pháp luật. Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. 2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn Đối với cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan, gồm: Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụhải quan. Áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. 42
  55. Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về hải quan. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật. 2. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát hải quan và tương đương thuộc đơn vị trong việc tổ chức, triển khai nhiệm vụ được giao. 3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật. 4. Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 5. Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan. 6. Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan. 7. Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao. 8. Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn. 43
  56. 9. Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật. 10. Hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. 11. Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định. 12. Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, người lao động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính. 13. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật. 14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật. Đối với Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây Chi cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan, cụ thể như sau: Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, gia công, đầu tư, chế xuất, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, trung chuyển tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác được giao theo quy định của pháp luật. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy qua biên giới; phòng, chống gian lận thương mại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và địa bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật. 44
  57. Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, ấn định thuế, gia hạn, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện công tác kiểm định và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo phân công và theo quy định của pháp luật. Thực hiện cập nhật, thu thập, phân tích thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của Cục Hải quan và Tổng cục Hải quan. Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Hải quan. Thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính, tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về hải quan và xử lý vi phạm hành chính về hải quan; giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và giải quyết tố cáo; tổ chức tiến hành một số hoạt động điều tra theo thẩm quyền Chi cục Hải quan được pháp luật quy định. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 45
  58. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan trên địa bàn hoạt động hải quan để thực hiện nhiệm vụ được giao. Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung vào chính sách quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, các quy định, quy trình thủ tục hải quan và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Hải quan. Kiểm tra, giám sát trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ hải quan của công chức hải quan thuộc Chi cục Hải quan để kịp thời phát hiện, xử lý đối với hành vi tiêu cực hoặc thực hiện chưa đúng quy định, quy trình của công chức theo quy định. Thường xuyên theo dõi, thu thập, phân tích, so sánh, đánh giá thông tin, số liệu trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan và các nguồn thông tin khác để nhận định những phát sinh, thay đổi bất thường trên địa bàn Chi cục Hải quan trong việc thực hiện công tác quản lý rủi ro để kịp thời phát hiện, xử lý, đề xuất Cục trưởng các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật hải quan của các tổ chức và cá nhân có liên quan. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn. Tổ chức triển khai thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Hải quan. Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo phân cấp hoặc ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Thực hiện các quy định về quản lý công chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản, các trang thiết bị của Chi cục Hải quan theo phân cấp của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan. 46
  59. Thực hiện các chế độ báo cáo và cung cấp thông tin về hoạt động của Chi cục Hải quan theo quy định của Cục Hải quan và Tổng cục Hải quan. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Hải quan giao. 2.1.2.3. Đặc điểm hoạt động của Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên Thế giới và Việt Nam và do ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt kéo dài. Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, khơi dậy nguồn lực phát triển trong toàn xã hội trên tinh thần của một chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động, với những quyết tâm cao trong cải cách thủ tục hành chính, kiến taọ môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng; cùng với đó là sự nổ lực các Bộ, ngành trong việc triển khai tích cực và đồng bộ các giái pháp và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của toàn dân và doanh nghiệp. Do vậy hoạt động xuất nhập khẩu của cả Nước trong giai đoạn khó khăn này đã đạt được những kết quả tích cực, đáng khích lệ với điểm nổi bật là xuất khẩu tăng trưởng cao và liên tục; công tác phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu đi liền với kiềm chế siêu đạt hiệu quả cao. Theo đó ngành xuất nhập khẩu của tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều hướng phát triển đi lên, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và giá trị hàng hóa không ngừng tăng cao, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt được chỉ tiêu đề ra. Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cục hải quan Thừa Thiên Huế nói chung và Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây nói riêng ngày càng phát triển sôi nổi. Đặc biệt là tại Chi Cục Hải quan CK cảng Chân Mây đến thời điểm hiện tại đã có 24 doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục hải quan tại chi cục, lượng phương tiện vận tải và người xuất nhập cảnh không ngừng tăng cao, khối lượng và trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu từ năm 2019 cho đến nay tăng mạnh so với những năm trước đây. Các hình thức kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Chân Mây khá đa dạng như : Kiểm tra, giám sát hải quan đối đối hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; Kiểm tra, giám sát hải quan, xử lý hàng tồn đọng; 47
  60. Kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu; Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa tại kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẽ. Các loại mặt hàng xuất nhập khẩu làm thủ tục hải qua tại chi cục ngày càng đa dạng như nhập khẩu các linh kiện lắp ráp đồ chơi trẻ em của công ty TNHH chế xuất Billion Việt Nam, than đá Australia của Công ty TNHH thương mại tổng hợp và dịch vụ Vân Hà, Hạt dẽ cười – hạnh nhân của Công ty TNHH Thương Ký, Nhựa đường nóng lỏng cấp độ 60/70 của Công ty TNHH cung ứng nhựa đường, máy móc thiết bị - bột đá của Công ty cổ phần Frit Hương Giang. Xuất khẩu Dăm gỗ keo của Công ty TNHH Hào Hưng, Đồ chơi trẻ em của Công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam, thực phẩm như trái cây, dầu, gạo của Công ty TNHH MTV cảng Chân Mây 2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Cục hải quan Thừa Thiên Huế và Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây Cơ cấu tổ chức hoạt động của Cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức đứng đầu là Cục trưởng, giúp việc cho Cục trưởng là 02 Phó Cục trưởng. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định chức năng, nhiệm vụ của các Phòng thuộc Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế. Các đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế và các đơn vị trực thuộc bao gồm: - Các phòng tham mưu: Phòng nghiệp vụ Văn phòng - Đơn vị trực thuộc Đội kiểm soát hải quan Chi cục Hải quan CK A Đớt Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây 48
  61. Chi cục Hải quan Thủy An Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế ( Nguồn: Cục Hải quan Thừa Thiên Huế) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định chức năng, nhiệm vụ của các Chi cục, Đội trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế; các Đội, Tổ thuộc Chi cục Hải quan; Đội Kiểm soát Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định việc thành lập, tổ chức lại các Đội, Tổ thuộc Đội, Chi cục Hải quan sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính. Gồm các đơn vị sau: Đội Kiểm soát Hải quan Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây Chi cục Hải Quan Thủy An Chi cục Hải quan CK A Đớt Cơ cấu tổ chức hoạt động của Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây hiện nay Tại Quyết định 3369/QĐ-TCHQ cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Chân Mây được kí duyệt vào ngày 15/11/1019 thì Chi cục Hải quan cửa khẩu 49
  62. cảng Chân Mây trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế gồm một (01) Đội: Đội Nghiệp vụ hải quan cửa khẩu cảng Thuận An. Từ khi thành lập đến nay, Bộ máy quản lý của Chi cục Hải quan CK Châm Mây luôn được củng cố, bổ sung cho phù hợp với tình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ công tác. Bộ máy quản lý hiện nay của Chi cục bao gồm: 15 công chức và 05 người lao động. - 01 Chi cục trưởng: Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục. - 02 Phó Chi cục trưởng: Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách. - 09 Công chức thực hiện các công tác: Thủ tục hải quan; quản lý thuế; kiểm tra giám sát; Công nghệ thông tin; kiểm tra sau thông quan; chống buôn lậu, - Đội nghiệp vụ cảng Thuận An gồm: 02 công chức thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ hải quan như ở Chi cục Hải quan CK cảng chân Mây bao gồm: thủ tục hải quan, quản lý thuế, kiểm tra giám sát, chống buôn lậu, Do hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa những năm trở lại đây ở cảng Thuận An ngày càng ít dần và khối lượng công việc cũng suy giảm đi rất nhiều do đó số lượng công chức được phân công về đội nghiệp vụ phải hạn chế lại để phù hợp với công việc và nhiệm vụ được giao. 2.2 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây 2.2.1. Đánh giá chung tình hình hoạt động hải quan của Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế và Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây 2.2.1.1. Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cục Hải quan Thừa Thiên Huế Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có số lượng hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC không ngừng tăng lên theo từng năm, dẫn đến nguồn thu NSNN hoàn thành được chỉ tiêu đề 50