Khóa luận Hành vi bắt nạt trực tuyến của học sinh ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh

pdf 132 trang thiennha21 16/04/2022 32537
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hành vi bắt nạt trực tuyến của học sinh ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hanh_vi_bat_nat_truc_tuyen_cua_hoc_sinh_o_mot_so_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hành vi bắt nạt trực tuyến của học sinh ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC LÊ THỊ DUNG HÀNH VI BẮT NẠT TRỰC TUYẾN CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: NCS Th.S NGUYỄN THỊ DIỄM MY Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC LÊ THỊ DUNG HÀNH VI BẮT NẠT TRỰC TUYẾN CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý học MSSV: K40.611.014 ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: NCS Th.S NGUYỄN THỊ DIỄM MY Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 ii
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HVBNTT CỦA HS THPT 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về HVBNTT của HS THPT 6 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu HVBNTT của HS THPT ở nước ngoài 6 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu HVBNTT của HS THPT ở trong nước 12 1.2. Lý luận về HVBNTT của HS THPT 15 1.2.1. Lý luận về hành vi 15 1.2.2. Lý luận về HVBNTT 22 1.2.3. Một số đặc điểm về tâm lý của HS THPT 32 1.2.4. Lý luận về HVBNTT của HSTHPT .33 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM 37 Tiểu kết chương 1 40 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN HVBNTT CỦA HS Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TẠI TP.HCM 42 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng biểu hiện HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM 42 2.1.1. Mục đích nghiên cứu 42 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 42 2.1.3. Vài nét về khách thể nghiên cứu thực trạng biểu hiện HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM 46 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện của HVBNTT ở HS một số trường THPT tại TP.HCM 48 2.2.1 Nhận thức HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM 48 2.2.2. Thực trạng biểu hiện của HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM 50 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng biểu hiện HVBNTT của HS ở một số trường tại TP.HCM 84 2.2.4. So sánh HVBNTT của HS THPT trên phương diện giới tính, học lực dưới khía cạnh người bắt nạt và người bị bắt nạt 87 Tiểu kết chương 2 91 iii
  4. Kết luận 94 Kiến nghị 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 Phụ lục 102 iv
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần phụ lục. Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của mình. Người nghiên cứu Lê Thị Dung v
  6. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được đề tài này, trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập trên giảng đường Đại học. Đặc biệt nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn vô cùng đến NCS Ths Nguyễn Thị Diễm My - người đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho tôi những lời nhận xét góp ý quý báu để tôi có thể hoàn thành một cách tốt nhất đề tài nghiên cứu khoa học này. Tiếp đến, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các HS của ba trường THPT Việt Anh, THPT Hùng Vương, THPT Meriecurie đã nhiệt tình hợp tác và cho những ý kiến góp ý với tôi trong suốt quá trình khảo sát đề tài. Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị và những người bạn thân thiết đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến, giải đáp thắc mắc, truyền đạt kinh nghiệm cho tôi để tôi có thêm lòng tin và bổ sung kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ và những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện tốt đề tài của mình. Đồng thời tôi xin cảm ơn BGH ba trường THPT Việt Anh, THPT Hùng Vương, THPT Meriecurie đã luôn tạo điều kiện, bớt thời gian quý báu để tôi có thể tiến hành khảo sát một cách thuận lợi. Với nền kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót. Vì thế, tôi rất mong nhận được lời nhận xét và góp ý của Quý thầy cô, của Hội đồng nghiên cứu khoa học, để đề tài nghiên cứu của tôi có thể hoàn thiện hơn và có thêm những kinh nghiệm quý báu nhất. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 04 năm 2018. Người nghiên cứu Lê Thị Dung vi
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Bắt nạt trực tuyến BNTT 2 Điểm trung bình ĐTB 3 Hiếm khi HK 4 Hành vi bắt bạt trực tuyến HVBNTT 5 Học sinh HS 6 Ít I 7 Không bao giờ KBG 8 Rất thường xuyên RTX 9 Trung bình TB 10 Trung học phổ thông THPT 11 Thường xuyên TX 12 Thỉnh thoảng TT 13 Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM vii
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo quyết định số 5886/QĐ – BGDĐT, ban hành chương trình hành động chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non – giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017 - 2021 có mục tiêu “đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện, chủ động phòng ngừa phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lí các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu bạo lực học đường” [76]. Có thể thấy hiện nay bạo lực học đường là một vấn đề được xã hội quan tâm nói chung, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Trong thời đại ngày nay, Internet vô cùng phát triển. Tính đến tháng 1/2017 Việt Nam có 50.05 triệu người dùng Internet chiếm 53% dân số, tăng 6% so với năm 2016 trong đó có đến 46 triệu người dùng mạng xã hội , chiếm 48% dân số. Chính vì vậy, không chỉ có bạo lực học đường thông thường phát triển mà nó còn phát triển ra quy mô rộng hơn đó chính là bạo lực học đường thông qua internet hay còn gọi là bắt nạt trực tuyến ở lứa tuổi học sinh. Với tốc độ phát triển công nghệ chóng mặt như ngày nay thì Internet ngoài việc được sử dụng như một kênh giải trí và cung cấp thông tin thông thường mà nó còn trở thành một công cụ làm tổn thương người khác, nhất là làm tổn thương HS ở lứa tuổi THPT [37]. Tình trạng BNTT là một trong những hiện tượng xã hội gây chú ý nhiều nhất trên tất cả các phương tiện truyền thông. BNTT đã và đang dần trở thành một vấn nạn đáng báo động cho toàn xã hội, buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc nhất là lĩnh vực giáo dục ở cả Việt Nam cũng như các quốc gia ở trên thế giới. Có thể thấy, bắt nạt trực tuyến để lại hậu quả không kém việc bạo lực ngoài đời thật. Thậm chí nó còn phát tán chóng mặt, với quy mô rộng hơn. Thế giới ảo nhưng hậu quả thực không chỉ đối với nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của chính những HS có hành vi bắt nạt trực tuyến. BNTT còn gây ra những hậu quả như: Có thể dẫn đến rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, tự làm đau bản thân và thậm chí là tự tử. Gần đây theo tác giả Giang Đặng tờ báo VietNamNet đưa tin “Giữa tháng 6/2015, nữ sinh N.T.A.T, 15 tuổi, ở Đồng Nai, bị bạn trai tung clip sex lên mạng. Hai hôm sau, T uống thuốc diệt cỏ tự tử” [70]. Qua điều này có thể thấy HVBNTT gây 1
  9. ra hậu quả khôn lường. Không chỉ ảnh hưởng đến người bị BNTT mà còn ảnh hưởng đến nhiều người khác. Độ tuổi HS trung học phổ thông nằm trong giai đoạn thanh niên HS, HS vẫn còn dễ bị tác động, muốn thể hiện cái tôi cá nhân. Thanh niên HS không chỉ so sánh bản thân mình trong hiện tại với lí tưởng sống mình chọn mà còn so sánh mình với những “hình mẫu” mà mình theo đuổi. Nhu cầu tôn trọng, được tôn trọng, được bình đẳng với mọi người và nhu cầu chứng tỏ bản thân trong giao tiếp và học tập là những nhu cầu quan trọng và phổ biến ở thanh niên học sinh. Chính vì vậy đây là lứa tuổi có sự diễn biến phức tạp về hành vi. Một số hành vi lệch chuẩn xuất hiện nhằm thỏa mản các nhu cầu của HS. Việc xây dựng cơ sở tâm lý về HVBNTT, cũng như khảo sát thực trạng biểu hiện của HVBNTT ở HS THPT cung cấp bức tranh về HVBNTT dưới góc nhìn khoa học. Đồng thời cũng là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế HVBNTT nêu trên. Từ những cơ sở trên, đề tài “HVBNTT của HS ở một số trường trung học phổ thông tại TP.HCM” được xác lập. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định thực trạng biểu hiện HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP. HCM. 3.2. Khách thể nghiên cứu HS ở một số trường THPT tại TP.HCM, bao gồm ba trường: THPT Việt Anh, THPT Meriecurie, THPT Hùng Vương. 4. Giả thuyết nghiên cứu Tỉ lệ HS có HVBNTT và bị BNTT khá cao. HS có HVBNTT và bị BNTT được đánh giá thông qua biểu hiện bên ngoài và biểu hiện bên trong ở mức từ trung bình trở lên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, như: hành vi, HVBNTT, đặc 2
  10. điểm tâm lý học sinh THPT, HVBNTT của HS THPT 5.2. Khảo sát thực trạng biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung Đề tài chỉ đề cập đến thực trạng biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM mà không nghiên cứu các khía cạnh khác của HVBNTT. 6.2. Khách thể Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu khách thể là HS ở một số trường trung học phổ thông tại TP.HCM mà không nghiên cứu tất cả các trường THPT tại TP.HCM. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như: hành vi, HVBNTT, các đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT, lý luận HVBNTT của HS THPT Nghiên cứu đề tài (xây dựng bảng hỏi) được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập. 7.1.2. Quan điểm thực tiễn Thực tiễn là nơi xuất phát những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến HVBNTT. Vì vậy, việc nghiên cứu các biểu hiện của HVBNTT cần phải bắt nguồn từ thực tiễn và nghiên cứu trong thực tiễn. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu đề tài 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận a. Mục đích Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa về một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó xây dựng bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng biểu hiện HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM 3
  11. b. Cách tiến hành Đọc các tài liệu, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tìm ra những cơ sở nghiên cứu. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi a. Mục đích Đây là phương pháp đóng vai trò chủ đạo. Bảng hỏi nhằm khảo sát khách thể để xác định thực trạng biểu hiện của HVBNTT của HS THPT ở một số trường THPT tại TP.HCM. b. Cách tiến hành Dựa trên cơ sở lí luận xây dựng bảng khảo sát và tiến hành khảo sát HS ba trường: THPT Việt Anh, THPT Meriecurie, THPT Hùng Vương. Bảng hỏi được thử nghiệm trước khi khảo sát thực tế. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn a. Mục đích Đặt câu hỏi trực tiếp phỏng vấn 6 HS của ba trường THPT Việt Anh, THPT Hùng Vương, THPT Meriecurie. Dựa vào câu trả lời của họ để trao đổi, thu thập thêm thông tin một cách đầy đủ và rõ ràng nhất. b. Cách tiến hành Tiến hành xây dựng bảng phỏng vấn. Phỏng vấn được ghi âm và có chữ kí xác nhận của khách thể. 7.2.2.3. Phương pháp quan sát a. Mục đích Hỗ trợ thêm thông tin, góp phần củng cố kết quả nghiên cứu định lượng. b. Cách tiến hành Quan sát các tài khoản cá nhân, bình luận của một số HS trên mạng xã hội. Tiến hành chụp ảnh dòng trạng thái, bình luận của HS, góp phần làm căn cứ xây dựng tính xác thực của đề tài. 7.2.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý thống kê như: tính tần số, tỷ lệ phần trăm, trị sốTB, độ lệch chuẩn, kiểm nghiệm T - Test, kiểm nghiệm Chi - 4
  12. quare, kiểm nghiệm ANOVA, làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 8. Đóng góp mới của đề tài Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận khoa học về HVBNTT của HS THPT. Ngoài ra nghiên cứu còn vẽ nên bức tranh thực trạng và thực trạng biểu hiện về HVBNTT của HS THPT. 5
  13. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI BẮT NẠT TRỰC TUYẾN CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 1.1. Lịch sử nghiên cứu về HVBNTT của HS THPT 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về HVBNTT của HS THPT ở nước ngoài Tâm lí học không chỉ là khoa học chuyên nghiên cứu những hiện tượng tinh thần trong đời sống của con người trên bình diện lí thuyết mà ngày nay, nó còn trở thành một khoa học mang tính ứng dụng cao. Từ việc nghiên cứu và tìm hiểu bản chất con người, tâm lí học đi sâu ứng dụng các thành tựu của mình trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống: kinh tế, chính trị, xã hội Một trong những khía cạnh nghiên cứu quan trọng của Tâm lí học ngày nay là nghiên cứu hành vi và biểu hiện hành vi ở con người. Đặc biệt, trước những nguy cơ lẫn thách thức mà xã hội đang đặt ra thì những nghiên cứu về hành vi và biểu hiện hành vi của con người trong cuộc sống hiện tại có vai trò quan trọng. Những năm trở lại đây vấn đề HVBNTT bắt đầu được nhiều nhà tâm lý học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Có thể đề cập đến một số đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến HVBNTT ở nước ngoài sau: Đề tài “An Exploratory Study of Cyberbullying with Undergraduate University Students” của Carol M. Walker, Beth Rajan Sockman and Steven Koehn nghiên cứu khách thể là sinh viên đại học, trong đó tỉ lệ sinh viên nam chiếm 54% thường BNTT qua điện thoại di động, Facebook và tin nhắn là chủ yếu [39]. Nghiên cứu “Provided dat from an anonymous Web – bbased survey (http:// bolt.com; conducted in 2005) to determine the extent of online bullying experienced by youth” của Juvonen and Gross (2008) đã xác định mức độ BNTT độ tuổi từ 12 – 17 tuổi (Tuổi trung bình 15.5, SD = 1.47) với các chỉ báo: Những lời phỉ báng là 66%, đe dọa là 27%, chia sẻ hình ảnh bôi nhọ, làm nhục người khác là 18%, vi phạm quyền riêng tư là 25%, lấy cắp mật khẩu là 33% . Hầu hết một phần năm khách thể trả lời bị đe dọaN lần, 72% khách thể đã từng bị BNTT ít nhất một lần [39]. 6
  14. Nghiên cứu “Two studies addressed aspects of cyberbullying on the university level” của Finn (2004) đã chỉ ra trong tổng 339 sinh viên của Đại học New Hampshire có đến 15% sinh viên bị đe dọa, bị xúc phạm hoặc quấy nhiễu qua e - mail. Điều đáng lưu ý là hơn một nữa số sinh viên nhận được sách báo khiêu dâm không mong muốn [39]. Nghiên cứu của Dilmac, B (2009) đã chỉ ra có đến 22.5% HS đã từng bị BNTT và 55.3% HS bị BNTT ít nhất một lần [39]. Nghiên cứu “The prevalence of cyberbullying among adolescents: A case study of middle schools in Serbia” của Branislava Popović-Ćitić, Sladjana Djurić, Vladimir Cvetković với 387 HS trung học từ năm trường ở Belgarde, kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình 10% HS từ 11 đến 15 tuổi báo cáo rằng họ đã bị tấn công trực tuyến và 20% trong số đó từng là nạn nhân của BNTT. Hình thức BNTT chủ yếu là HS bị quấy rối [41]. Nghiên cứu “Cyberbullying: An Exploratory Analysis of Factors Related to Offending and Victimization” của Sameer Hinduja và Justin W. Patchin năm 2006 đã đưa ra dữ liệu khảo sát trực tuyến từ 1378 người dùng Internet ở độ tuổi vị thành niên được phân tích nhằm xác định đặc điểm của nạn nhân đe dọa trực tuyến điển hình và người bị BNTT điển hình [42]. Nghiên cứu “Following you home from school: A critical review and synthesis of research on cyberbullying victimization” của Robert S.Tokunaga cho thấy hơn 97% thanh thiếu niên đã sử dụng Internet và điều đáng lưu ý là có đến 20 – 40% thanh thiếu niên trong tổng số đã từng trải qua đe dọa trực tuyến ít nhất một lần. Việc bị đe dọa trực tuyến đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của thanh thiếu niên [43]. Nghiên cứu “Risk factors for involvement in Cyber bullying: Victims, bullies and bully – victims” của FayeMishna, MonaKhoury - Kassabri, TahanyGadalla, JoanneDaciuk đã nghiên cứu trên 2186 HS trung học phổ thông. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên 30% HS trong nghiên cứu này có liên quan đến BNTT. Nghiên cứu này cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến việc BNTT là giới tính, độ tuổi và độ an toàn. Nghiên cứu “Cyber Bullying Behavior Among Middle and High School Students” của Faye Mishna, Charlene Cook, Tahany Gadalla, Joanne Daciuk and 7
  15. Steven Solomon. Nghiên cứu này đã đưa ra kết quả khoảng 1/2 (49.5%) HS cho biết đã bị BNTT và 33.7% cho biết mình BNTT người khác. Hầu hết các hành vi bắt nạt đều được gây ra trong mối quan hệ bạn bè và nạn nhân không dám nói cho người khác biết mình bị BNTT. Những người đã từng bị BNTT cho biết họ cảm thấy tức giận, buồn và chán nản khi bị BNTT. Một số người tham gia BNTT người khác cho biết họ có cảm thấy vui, thoải mái, số còn lại cảm thấy hối lỗi sau đó [44]. Nghiên cứu “School Bullying Among Adolescents in the United States: Physical, Verbal, Relational and Cyber” của Jing Wang Ph.D, Ronald J. lannotti, Tonja R. Nansel Ph.D thu số liệu từ cuộc khảo sát tình hình sức khỏe ở độ tuổi đi học năm 2005, lấy mẫu đại diện từ lớp 6 – 10 (N= 7.182). Kết quả cho thấy tỉ lệ HS bắt nạt người khác hoặc bị bắt nạt tại trường ít nhất một lần trong 2 tháng là 20.8% về thể chất, 53.6% bằng lời nói, 51.4% về mặt xã hội hoặc 13.6% về điện tử. Một kết quả đáng báo động [45]. Số liệu thống kê của Trung tâm quốc gia phòng chống tội phạm, I – Safe inc, Trung tâm Nghiên cứu “Cyber bullying”, Knowthenet.org.uk, The Harford Quận Examiner, Cyberbullying.us, Hiệp hội Osteopathic Mỹ, Ipson (công ty nghiên cứu toàn cầu Reuters) tin tức, Bitdefender đưa ra: Hơn một nữa số thanh thiếu niên và thiếu niên đã bị BNTT và một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên, thiếu niên tham gia BNTT. - Trong số những người thừa nhận họ đã bị bắt nạt, 87% cho biết họ bị BNTT qua Facebook, 19% qua Twitter và 13% qua BlackBerry Mesenger. - Một trong sáu bậc cha mẹ biết con mình đã bị bắt nạt qua một trang wed mạng xã hội. Hơn một trong ba thanh niên đã bị đe dọa trực tuyến. - Trên 25% thanh thiếu niên và thiếu niên đã bị bắt nạt nhiều lần qua điện thoại di động hoặc internet - Cứ một trong mười phụ huynh sử dụng Internet (12%) trên toàn thế giới nói con mình đã trải qua hăm dọa trên mạng. - 60% thanh thiếu niên cho biết họ không dám tố cáo, lên án các HVBNTT. - Chỉ 1% nạn nhân nói cho giáo viên hoặc người lớn về việc họ đi đe dọa, BNTT. 8
  16. - Hơn một nữa số người trẻ tuổi không nói với cha mẹ của họ khi bị BNTT. - 13% thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội (từ 12 -17 tuổi) cho biết họ đã bị BNTT, họ cảm thấy lo lắng về việc đi học vào ngày hôm sau. - Chỉ một trong mười thanh thiếu niên nói với cha mẹ về việc mình bị BNTT. - Một trong năm sự cố, mâu thuẫn của BNTT được báo cáo để thực thi pháp luật. - Một trong mười thanh niên, thanh thiếu niên bị đăng những hình ảnh xấu hổ chụp bằng điện thoại mà không được sự cho phép của họ, gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của họ. - Khoảng 1 trong 5 thanh thiếu niên đã đăng tải hoặc gửi hình ảnh gợi cảm, khỏa thân của mình cho người khác. - Các bạn nữ thường là đối tượng bị BNTTN hơn nam - Hơn 80% thanh thiếu niên sử dụng điện thoại di động thường xuyên, khiến nó trở thành phương tiện phổ biến nhất để BNTT. - Hình thực BNTT phổ biến nhất là bình luận ác ý, lan rộng tin đồn, gây tổn thương tâm lý cho người bị bắt nạt. - Nạn nhân của BNTT bị hạ thấp lòng tự trọng, thậm chí có nhiều nạn nhân có ý định tự tử hoặc tự tử. - Những người dành thời gian sử dụng mạng xã hội nhiều có nguy cơ bị BNTT cao hơn những người không dành nhiều thời gian cho mạng xã hội. - 10% những đứa trẻ bị BNTT nói với cha mẹ về vụ việc và trong đó chỉ có 18% các trường hợp được báo cáo cho cơ quan chức năng. Trong báo cáo này, cũng chỉ ra theo một nghiên cứu gần đây có đến 58% HS lớp 8 cho biết họ bị BNTT bằng những lời lẽ xúc phạm, tàn nhẫn, gây tổn thương. 53% cho biết họ đã từng nói những điều gây tổn thương người khác khi online trực tuyến. 42% số người nghiên cứu cho biết rằng họ đã bị BNTT, nhưng hầu như 60% chưa bao giờ nói với cha mẹ về vụ việc. Máy ảnh điện thoại di động, máy ảnh kĩ thuật số là hai phương tiện BNTT. Trong cuộc khảo sát này cho thấy 10% của 770 khách thể khảo sát cảm thấy “bị đe dọa, xấu hổ hoặc không thoải mái” với ít nhất một bức hình họ chụp từ điện thoại di động. 9
  17. Một số hình thức BNTT mà HS trung học cơ sở đã thực hiện là: - Ăn cắp tên, mật khẩu của một các nhân, sau đó dùng hồ sơ của họ để gửi tin đồn, thông tin sai lệch gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác. - Thay đổi hình ảnh của người khác bằng các phần mềm Photoshop hay các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh để bêu xấu họ. - Ghi âm cuộc nói chuyện mà nạn nhân không hề biết hoặc không được sự đồng ý của họ, sau đó đăng tải nội dung cuộc nói chuyện lên mạng xã hội. - Tạo các cuộc thăm dò trực tuyến tạo lượt không thích, phẫn nộ nhằm gây tổn thương tinh thần của người khác và đăng chúng lên các trang mạng khác nhau. - Sử dụng các trang wed, fanpage, blog để viết những điều gây tổn thương, đưa những thông tin xấu, hình ảnh xấu hổ về người khác. Một nghiên cứu của Pediatrics, cho thấy rằng BNTT đã tăng lên 50% trong năm năm qua khi thanh thiếu niên ngày càng ghi lại cuộc sống của họ trên nhật kí web, blog và việc truy cập trực tuyến thông qua phòng chat, tin nhắn, các trang mạng như facebook. Nhà nghiên cứu y tế cộng đồng Michele Ybarra của Internet Solutions for Kids và nhà tâm lý học Kimberly Mitchell của Trung tâm nghiên cứu tội ác chống lại trẻ em thuộc trường Đại học New Hampshire đã trình bày những phát hiện từ một cuộc khảo sát của 1.500 thanh thiếu niên từ 10 – 17 tuổi tại APA Công ước hàng năm 2006. Thanh thiếu niên là khách thể cho biết họ đã từng bị quấy rối qua Internet (BNTT) trong 12 tháng qua. Họ bị “BNTT” qua việc nhận được E-mail, tin nhắn nhanh hoặc bị dùng những lời lẽ gây tổn thương, là nhân vật chính của những câu chuyện phiếm trên mạng. Ybarra và Mitchell đã phát hiện ra 9% thanh thiếu niên trở thành mục tiêu của BNTT, tăng 6% so với một nghiên cứu tương tự (2000). Có thể là do sự phổ biến ngày càng tăng của xã hội trực tuyến [54]. Một nghiên cứu cho thấy những cá nhân là nạn nhân của sự đe dọa trực tuyến trong trường trung học có nhiều khả năng là nạn nhân trong trường đại học (Zalaquett and Chatters, 2014). Các nghiên cứu gần đây đã tập trung vào việc chứng minh tỷ lệ hiện nhiễm ở sinh viên đại học và giai đoạn trưởng thành sớm (Crosslin và Golman, năm 2014, Francisco và cộng sự, năm 2015, Gibb và Devereux, năm 2014, MacDonald và Roberts Pittman, 2010; Privitera và Campbell, 2009; Schenk and Fremouw, 2012). Do đó, nghiên cứu điều tra tác động tâm lý đe doạ trực tuyến có 10
  18. trên mẫu đại học còn kém phát triển so với thế hệ trẻ. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã tìm thấy triệu chứng trầm cảm gia tăng và sự nảy mầm sau những trải nghiệm cybervictimisation trong một mẫu 565 sinh viên Mỹ (Feinstein và cộng sự, 2014). Trong các mẫu đại học khác, đe doạ trực tuyến liên quan đến lòng tự trọng thấp (2015) và cảm giác tức giận và căng thẳng (Zalaquett and Chatters, 2014). Hơn nữa, Schenk et al. (2013) nhận thấy rằng các sinh viên đại học đã đánh cắp người khác nhiều hơn về các biện pháp tâm lý bao gồm: trầm cảm, hoang tưởng, lo âu và tâm thần, khi so sánh với những người không tham gia (xem bảng 1 để biết tổng quan). Có rất ít nghiên cứu ở các cộng đồng người lớn khác và chỉ có một số nghiên cứu về sự đe doạ trực tuyến tại nơi làm việc (Privitera và Campbell, 2009). Balakrishnan (2015) đã điều tra người lớn ở Malaysia trong độ tuổi từ 17 đến 30 và phát hiện ra rằng 39,7% số người trong số 6 người đã bị truy cập không gian mạng trong sáu tháng trước đó. Kết quả cũng cho thấy rằng các trang web mạng xã hội (ví dụ như Facebook) là công cụ chính để đe doạ trực tuyến. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng bắt nạt qua các phương tiện điện tử (đặc biệt là điện thoại và email) tồn tại trong một mẫu ngẫu nhiên được chọn của các thành viên của Hiệp hội Công nhân Sản xuất Úc (AMWU), nhưng tỷ lệ hiện nhiễm ít hơn nhiều so với nơi làm việc truyền thống hiếp đáp (10.7% so với 34 % đối với thứ hai, Askew et al, 2012) [55]. Nghiên cứu ở Anh của Oliver và Candappa (2003) đã đề cập đến 4% HS từ 12 – 13 tuổi nhận được tin nhắn gây khó chịu, 2% nhận được email gây khó chịu [73]. Noret và Rivers (2006) đã tiến hành khảo sát 11.000 HS Anh từ năm 2002 đến năm 2005, gần 6% cho biết họ đã nhận được những tin nhắn hoặc email đe dọa vào năm 2002 và 2003, nhưng con số này đã tăng lên 7% hoặc nhiều hơn vào năm 2004 và 2005. Điều đáng chú ý là khảo sát cho thấy nữ giới bị đe dọa nhiều hơn nam giới. Sau bốn năm nghiên cứu, tình trạng bắt nạt học đường có xu hướng giảm vì nước Anh đã có những biện pháp hạn chế tình trạng trên (ABA Factsheet, 2006) [73]. Raskauskas và Stoltz (2007) đã khảo sát 84 HS ở Hoa Kì từ 13 -18 tuổi, trong đó có đến 49% HS là nạn nhân của BNTT và có 21% HS là người có HVBNTT từ một đến hai lần [73]. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi các em có HVBNTT từ 12 – 11
  19. 17 tuổi (thanh niên học sinh) qua các phương tiện như tin nhắn điện thoại, E –mail, các trang mạng xã hội như facebook, zalo Một số hình thức BNTT là sử dụng các trang wed, fanpage, blog để viết những điều gây tổn thương, đưa những thông tin, hình ảnh xấu hổ về người khác, đánh cắp mật khẩu, tài khoản cá nhân của người khác và dùng hồ sơ của họ để gửi thông tin sai lệch gây tổn thương đến danh dự, nhân phẩm của họ Những nghiên cứu trên thế giới góp phần cung cấp thông tin hỗ trợ người nghiên cứu trong việc xây dựng hệ thống lí luận và điều tra thực tiễn. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề HVBNTT của HS THPT ở trong nước Các nghiên cứu ở Việt Nam hầu hết xoáy sâu vào bạo lực học đường. Nghiên cứu về hành vi bắt nạt trực tuyến rất ít và hầu như không có. Một số nghiên cứu có thể kể đến như: Nghiên cứu “Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” của Hoàng Thị Thỏa cho thấy: trong khóa học 2007 - 2008 tại các trường THPT Hạ Long có tổng số: 161 vụ đánh nhau với kỉ luật 233 HS và tại các trường THCS Hạ Long có tổng số 108 vụ đánh nhau với 212 HS tham gia. Với những số liệu trên chưa thật sự đánh giá hết được thực trạng bạo học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại thành phố Hạ Long nhưng phần nào đã dấy lên những hồi chuông cảnh báo cho các nhà chức trách. Đề tài “Nghiên cứu thực trạng bạo lực học đường hiện nay”, nghiên cứu tại trường THPT Bãi Cháy Thành phố Hạ Long – Quảng Ninh của nhóm sinh viên Trần Thị Thúy, Bùi Hải Yến và Hoàng Văn Tuyến đã chỉ ra thực trạng bạo lực học đường tại đây đang diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau. Trường THPT Bãi Cháy là một trường có chất lượng tốt tại Quảng Ninh nhưng khi được hỏi có 91.8% HS trả lời đã chứng kiến bạo lực học đường, điều này cho thấy thực trạng bạo lực học đường đã và đang tồn tại tại đây. Điều này mang lại tâm lý hoang mang lo sợ cho bản thân các em đang học tại trường có 75.3% HS trả lời rằng rất quan tâm, lo lắng trước thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra. Điều đáng quan tâm là khi hỏi về hành động khi chứng kiến hành vi bạo lực thì có đến 75% HS trả lời chỉ đứng xem, không có hành động gì, 14.6% HS trả lời cổ vũ, reo hò (đây là HS cùng nhóm với bạn HS có hành vi bạo lực). Các em không tham gia hành vi bạo lực nhưng lại reo hò, cổ vũ. Còn lại 15.4% các em can ngăn và 24.6% các em thông báo cho quản lý trường như 12
  20. Ban giám hiệu, bảo vệ trường và có 10% các em bỏ đi khi thấy hành vi bạo lực. Đề tài “Thái độ của HS trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP. Vinh – tỉnh Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường” của Nguyễn Thị Ngọc Anh. Đề tài cho thấy phần lớn các em HS trường THCS Nghi Kim có thái độ xúc cảm tích cực đối với vấn đề bạo lực học đường, chiếm 83% số HS được hỏi; bao gồm các lĩnh vực như cảm xúc trước tình trạng bạo lực học đường hiện nay, cảm xúc khi chứng kiến hành vi bạo lực giữa các HS, cảm xúc khi là người gây ra hành vi bạo với HS khác, cảm xúc khi là người bị bạo lực, Còn lại 17% HS có thái độ xúc cảm tiêu cực, chưa tốt về vấn đề này. Về mặt hành vi, Hành vi của các em HS đối với vấn đề bạo lực học đường thể hiện ở các lĩnh vực như: Hành vi khi chứng kiến bạo lực học đường, hành vi ứng xử khi bị bạo lực, hành vi ứng xử khi xảy ra mâu thuẫn, Đa phần các em HS có hành vi tích cực đối với vấn đề bạo lực học đường (90,8% số HS được hỏi), chỉ có 9,2% HS có hành vi tiêu cực về vấn đề này. Sự chênh lệch giữa hành vi tích cực của HS nam và nữ là không đáng kể. Kết quả đánh giá thái độ của HS về vấn đề bạo lực học đường thông qua việc đánh giá riêng từng phiếu điều tra: Có 166 HS thuộc loại thái độ chưa tích cực, chiếm 55,3% số HS được điều tra, xếp loại B. Số lượng HS thuộc thái độ tích cực chiếm tỷ lệ ít hơn, chỉ có 86 em chiếm 28,7%, xếp loại A. Còn lại 48 em thuộc loại thái độ tiêu cực, xếp loại C, chiếm 16%. Thái độ của HS trường THCS Nghi Kim về vấn đề bạo lực học đường là không cao; các em có hiểu biết về vấn đề này nhưng chưa nhiều, còn hạn chế, chưa có hành vi can thiệp đúng mức. Tuy chỉ có một số lượng nhỏ HS có thái độ kém về vấn đề bạo lực học đường, song chính nó đã góp phần là cho tình hình bạo lực học đường vẫn còn tiếp diễn [52]. Đề tài “Vấn đề bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở, THPT tại Trà Vinh” của nhóm sinh viên dưới sự hướng dẫn của Nguyễn Thị Yến Linh. Đã chỉ ra thêm nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là từ chính bản thân người người chưa thành niên (Khách thể), người chưa thành niên có những đặc thù riêng , đó là nhóm đối tượng còn chưa được hoàn thiện về chất và tinh thần. Ở độ tuổi này, họ luôn hướng tới sự ham thích mới lạ, hiếu động, muốn thể hiện tính anh hùng, do đó có trường hợp chỉ vì cái nhìn thiếu thiện cảm hay xích mích nhỏ mà các em thực hiện những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trong như cố ý gây thương tích, giết người hoặc dễ bị các đối tượng xấu trong xã hội kích động, lôi kéo vào con đường vi phạm 13
  21. pháp luật. Đề tài “Nghiên cứu tình trạng bạo lực giữa nữ sinh ở Việt Nam” của Hoàng Mai Anh đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường là “Sự thiếu quan tâm của cha mẹ”, không quan tâm (52%), ít quan tâm (14.2%), có quan tâm (33%). “Bạo hành trong gia đình”, giữa cha mẹ với con cái (32.7%), giữa anh, chị, em (16.7%), giữa cha và mẹ (12%), cả ba loại trên (13.3%). “Sự thờ ơ, vô cảm của cha mẹ đối với hành vi bạo lực của con cái”, không có thái độ gì (42.6%), đánh đập, mắng chửi con cái (42.6%), khuyên bảo nhẹ nhàng về hành vi sai trái của con cái (9.4%), bắt con xin lỗi (6.3%). Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như: Thiếu sự giúp đỡ, chia sẻ, stress học đường, sử dụng các chất kích thích, gây nghiện [50]. Nghiên cứu “Bắt nạt qua mạng ở HS trung học phổ thông và một số yếu tố liên quan” của Phạm Thị Thu Ba, Trần Quỳnh Anh. Nghiên cứu thu được số liệu của 1609 HS trung học phổ thông thuộc 6 trường tại Hà Nội, Thừa Thiên - Huế và Cần Thơ. Nghiên cứu điều tra cắt ngang, sử dụng có cập nhật, điều chỉnh thang đo của Putchin và Hinduja về bắt nạt qua mạng, cô lập xã hội (Social isolation), thời gian chơi game online. Số liệu thu được thông qua bộ câu hỏi tự điền khuyết danh cho thấy tỉ lệ HS bị bắt nạt qua mạng trong 30 ngày trước thời điểm nghiên cứu là 13.5%. HS nam có xu hướng bị bắt nạt qua mạng nhiều hơn HS nữ. HS ở thành phố trải nghiệm bị bắt nạt qua mạng nhiều hơn HS ở nông thôn. HS được bạn bè yêu mến có xu hướng ít bị bắt nạt hơn HS ít được yêu mến. HS dành nhiều thời gian chơi game online cũng bị bắt nạt nhiều hơn các HS khác [56]. Đề tài “Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở HS phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” của Nguyễn Thị Duyên, luận văn thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên đã chỉ ra rằng đặc điểm nhân cách “Vênh váo” là đặc điểm mà được nhiều HS lựa chọn nhất có 222/303 HS chiếm 73.3% HS lựa chọn, đặc điểm tính cách “Xấu tính” có đến 189/303 HS lựa chọn, chiếm 62.4%, các đặc điểm “Thích gây sự”, “Khinh thường người khác”, là những đặc điểm tính cách được nhiều HS lựa chọn, chiếm từ 60 – 62.4%. Nghiên cứu cho thấy những HS mang đặc điểm nhân cách hướng ngoại tiêu cực có xu hướng bắt nạt người khác. Ngược lại, những HS mang đặc điểm hướng ngoại tích cực như hòa đồng, nhanh nhẹn thì ít có xu hướng bắt nạt người khác hơn [58]. 14
  22. Qua sơ lược lịch sử nghiên cứu các vấn đề về HVBNTT trên thế giới đã có rất nhiều nhà tâm lý học quan tâm, đi sâu nghiên cứu thực trạng, biểu hiện, nguyên nhân. Tuy nhiên, ở Việt Nam các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến vấn đề bạo lực xã hội, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn nạn trên. Nhưng BNTT là một khái niệm khá mới mẻ, rất ít đề tài nghiên cứu sâu về đề tài này, một hành vi đáng báo động nhất là đối với lứa tuổi trung học phổ thông, độ tuổi có nhiều thay đổi về sinh lý cũng như tâm lý. Những tác hại mà BNTT gây ra rất đáng quan ngại. Do đó, tôi hi vọng đề tài nghiên cứu “HVBNTT của HS một số trường Trung học phổ thông ở TP.HCM” sẽ đóng góp một phần nhỏ trong bước đầu nghiên cứu về HVBNTT ở Việt Nam dưới góc độ Tâm lí học. 1.2. Lý luận về HVBNTT của HS THPT 1.2.1. Lý luận về hành vi 1.2.1.1. Một số lý thuyết về hành vi a. Thuyết hành vi cổ J.Waston (1878 - 1958) là người sáng lập ra trường phái này. Theo Waston, nhiệm vụ của Tâm lí học là dự báo và điều khiển hành vi. Vấn đề chủ yếu của Tâm lí học là nghiên cứu các kích thích để tạo ra phản ứng của cả người và động vật chứ không phải chỉ tìm ra sự khác nhau giữa chúng. Hành vi của con người theo chủ nghĩa hành vi là tất cả các cử chỉ và lời nói đã hình thành trong cuộc sống hay bẩm sinh và là những gì con người đã làm từ lúc sinh ra cho đến chết. Hành vi là tất cả các phản ứng (R) và sự đáp ứng các kích thích bên ngoài (S), gián tiếp qua đó cá thể được thích nghi. Điều đó có nghĩa là một kích thích Sn bất kỳ đều có thể đem đến một hiệu quả hành vi Rn xác định và ngược lại, một khi cần một kết quả hành vi nào đó, thì về nguyên tắc có thể chỉ ra được một kích thích Sk xác định. Mọi phản ứng - hành vi được Watson phân loại theo hai tiêu chí: đó là phản ứng tiếp thu hay di truyền; phản ứng bên trong (kín) hay phản ứng bên ngoài. Kết quả là trong hành vi được chia ra thành các phản ứng: - Bên ngoài hay tiếp thu nhìn thấy được (đơn cử như chơi quần vợt, mở cửa ) - Bên trong và tiếp thu nhưng ở dạng giấu kín (như tư duy mà chủ nghĩa hành vi gọi đó là ngôn ngữ bên ngoài). - Bên ngoài và nhìn thấy được và di truyền (vỗ tay, hắt hơi cũng như các phản 15
  23. ứng khi sợ hãi, trong tình yêu ), nghĩa là những bản năng và cảm xúc nhưng được trải nghiệm hoàn toàn khách quan theo thuật ngữ kích thích – phản ứng. - Bên trong giấu kín và di truyền: là phản ứng của các tuyến nội tiết, sự thay đổi tuần hoàn đã được nghiên cứu ở Sinh lý học [13, tr 9]. b. Thuyết hành vi mới Ở thuyết hành vi mới không còn những quyết định luận máy móc, trực tiếp giữa “kích thích - phản ứng”. Xu hướng chung của sự cách tân này là cố gắng đưa các biến số trung gian vào công thức “kích thích - phản ứng”. Trong số các lý thuyết hành vi mới, có ảnh hưởng quyết định là thuyết hành vi nhận thức của E.C. Tolman và thuyết hành vi diễn dịch giả thuyết của K. Hull. E. Tolman (1886 - 1959) cho rằng hành vi là động tác trọn vẹn có một loạt các thuộc tính: tính hướng tới mục đích, tính dễ hiểu, tính linh hoạt, tính so sánh. Hành vi nguyên nhân khởi xướng và hành vi kết thúc, tạo kết quả cuối cùng cần phải được quan sát một cách khách quan và tiện lợi cho việc mô tả bằng các thuật ngữ thao tác. Ông giả thuyết rằng nguyên nhân hành vi bao gồm năm biến độc lập cơ bản: các kích thích của môi trường, các động cơ tâm lý, di truyền, sự dạy học từ trước và tuổi tác. Hành vi là hàm số của tất cả những biến số như vậy và được biểu thị bằng phương trình toán học. Giữa các biến độc lập quan sát được và hành vi đáp lại (phụ thuộc vào biến quan sát được) có một tập hợp những nhân tố không quan sát được mà Tolman gọi là biến trung gian. Biến trung gian gồm: hệ thống nhu cầu, hệ thống động cơ giá trị và trường hành vi. Những biến trung gian này là yếu tố quy định hành vi, chúng là những quá trình bên trong gắn tình huống kích thích với phản ứng quan sát được. Công thức của Thuyết hành vi S - R (kích thích - phản ứng) bây giờ cần phải có dạng S - O - R hay S - r - s - R. Tuy thuyết hành vi mới của Tolman có đề cập đến nghiên cứu xem có gì xảy ra bên trong cơ thể trước khi có phản ứng thoát ra ngoài cơ thể, nhưng cuối cùng thì cơ bản cũng chỉ dựa vào chỗ có S và có R nào tương ứng với S ấy. Chính vì vậy vẫn là “chủ nghĩa hành vi”, về cơ bản vẫn duy trì đường lối hành vi với tư cách là tổng các phản ứng làm đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học [13, tr 10]. K. Hull (1884 - 1952) là người đưa ra giả thuyết - diễn dịch của hành vi. Thuyết Hull đề cập đến công thức: kích thích - cơ thể - phản ứng. Cơ thể ở đây là một số quá 16
  24. trình diễn ra bên trong, không nhìn thấy được. Nhưng những quá trình này có thể mô tả khách quan tựa như kích thích và phản ứng, vì nó là kết quả của việc học tập trước đó (hay còn gọi là kỹ năng). Hành vi được bắt đầu bằng sự kích thích từ môi trường bên ngoài hay từ trạng thái nhu cầu và kết thúc bằng phản ứng. Khi sử dụng sự phân tích Toán học và Logic học, Hull đã cố gắng tìm ra mối quan hệ giữa các biến số, kích thích và hành vi. Nhu cầu thúc đẩy nảy sinh tính tích cực của cơ thể và hành vi của nó. Cường độ của phản ứng phụ thuộc vào cường độ nhu cầu. Nhu cầu quyết định sự khác nhau trong đặc điểm của hành vi biểu hiện sự đáp ứng khác nhau với những nhu cầu khác nhau. K. Hull đã bảo vệ, củng cố và mở rộng cách tiếp cận của Thuyết hành vi khách quan trong Tâm lý học hơn bất kỳ ai trước ông. Khi các hệ thống lý thuyết của Tolman và Hull bắt đầu ít được phổ biến, một dạng khác của thuyết hành vi bắt đầu đi lên đó là thuyết hành vi tạo tác của B. Skinner [13, tr 11]. c. Thuyết hành vi tạo tác của B.F. Skinner. B.F. Skinner (1904 - 1990) trên cơ sở thừa nhận và phân tích hai thành phần trong sơ đồ S - R của Watson, đối tượng nghiên cứu của hành vi con người được ông cho là khía cạnh hành động của nó. Nghiên cứu thực nghiệm cũng như phân tích lý thuyết hành vi động vật Skinner đã đưa ra ba dạng của hành vi: hành vi phản xạ có điều kiện, hành vi phản xạ không điều kiện và hành vi tạo tác. Các dạng hành vi có điều kiện và không điều kiện do kích thích (S) gây ra gọi là phản ứng kiểu S. Chúng chỉ là một phần xác định trong cấu thành của hành vi và chỉ dựa vào phản ứng S thôi thì không có sự thích nghi với cuộc sống thực tế. Thực chất, quá trình thích nghi được cấu trúc trên cơ sở các thử nghiệm tích cực - do các tác động của con vật lên môi trường xung quanh mà một cách ngẫu nhiên có thể dẫn đến kết quả dương tính. Những phản ứng sinh ra không phải do kích thích mà do cơ thể tự tạo ra gọi là tạo tác. Đây là phản ứng dạng R. Về cơ chế sinh học, cả hành vi có điều kiện cổ điển lẫn hành vi tạo tác đều có cơ sở là phản xạ có điều kiện, nhưng chúng khác nhau về tính chủ động của hành vi cơ thể đối với kích thích môi trường. Về nguyên tắc, cả hai đều là sơ đồ trực tiếp S - R. Điều khác cơ bản là trong sơ đồ cổ điển S - R, các kích thích (S) đóng vai trò tín hiệu, còn trong sơ đồ tạo tác, vai trò tín hiệu này được chuyển vào trong hành vi củng 17
  25. cố. Nói cách khác, trong sơ đồ hành vi tạo tác, hành vi củng cố (do con vật tự tạo ra) có vai trò kích thích (S) trong sơ đồ S - R. Vì vậy, có thể diễn đạt mối quan hệ này trong công thức S - r - s - R. Mặc dù bản chất trực tiếp kích thích - phản ứng là hiển nhiên trong cả hai sơ đồ nhưng trong sơ đồ hành vi tạo tác tính chất chủ động và tự do tác động của cá thể đối với môi trường là lớn hơn rất nhiều so với sơ đồ cổ điển [13, tr 12]. d. Hành vi theo quan điểm tâm lý học Mácxit Các ý định tìm hiểu một cách khoa học bản chất của hành vi đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng chỉ với sự ra đời thuyết phản xạ của Paplov và thuyết hành vi mới đạt được những thành tựu đáng kể. Trong Tâm lý học Mácxit, hành vi con người được xem như là hoạt động, tuy ít nhiều mang yếu tố bẩm sinh nhưng chủ yếu chịu sự chi phối từ phía xã hội thông qua ngôn ngữ và các hệ thống tín hiệu ý nghĩa khác. Hình thức tiêu biểu nhất của hành vi người là lao động và giao tiếp. Sự độc đáo của hành vi cá nhân phụ thuộc vào tính chất của các mối quan hệ tương hỗ trong nhóm, thái độ của cá nhân đối với những chuẩn mực, định hướng giá trị và vị thế xã hội mà người đó đảm nhiệm. Sau khi tìm hiểu bản chất của hành vi các nhà Tâm lý học đi sâu vào việc tìm hiểu nguyên nhân hay yếu tố quyết định hành vi con người. Trong lịch sử phát triển, Tâm lý học đã chứng kiến hai cách lý giải hoàn toàn khác nhau. Thứ nhất là cách giải thích của trường phái coi hoàn cảnh xã hội là cái quyết định hành vi con người, đây là xu hướng nghiên cứu Tâm lý học xã hội. Trường phái thứ hai cho rằng hành vi con người do chủ thể hành vi, tức yếu tố con người với những đặc điểm nhân cách nhất định quyết định. Nhưng cả hai trường phái trên chỉ lý giải hành vi con người phiến diện. Từ đó nảy sinh một cách nhìn khác về vấn đề tìm hiểu nguyên nhân hay yếu tố quyết định hành vi con người, đó là những quan điểm của các thuyết tương tác cổ điển. Luận điểm cơ bản của các lý thuyết này cho rằng hành vi chịu sự ảnh hưởng của sự tương tác giữa yếu tố con người và yếu tố hoàn cảnh. Quan điểm Triết học Mác - Lênin cho rằng mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh là mối quan hệ biện chứng, trong đó như Mác đã nhận định rằng trong chừng mực con người tác động bao nhiêu lên hoàn cảnh thì nó cũng chịu tác động của hoàn cảnh bấy nhiêu. Như vậy, mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh là mối quan hệ 18
  26. tương tác tương hỗ, mà ở đó con người vừa là chủ thể tác động, vừa chịu tác động của hoàn cảnh, môi trường sống. Nhưng con người không phải thích nghi một cách thụ động mà là một chủ thể tích cực của hành động, tác động có ý thức nhằm cải tạo hoàn cảnh xung quanh và điều chỉnh chính bản thân mình trong cuộc sống. Hoàn cảnh là yếu tố tạo nên hành vi con người. L.X.Vygotski khẳng định hành vi người và hành vi động vật có cấu trúc hoàn toàn khác nhau. Theo ông, cấu trúc hành vi của con người bao gồm kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm kép. Các kinh nghiệm này có điểm chung là nội dung của chúng đều xuất phát từ lao động, từ quá trình truyền đạt kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ người này sang người khác và từ việc lĩnh hội kinh nghiệm của cá nhân mỗi người. Từ năm 1926, L.X.Vygotski đã xác định ý đồ chung trong việc cải tổ Tâm lý học trên cơ sở chủ nghĩa Mác là xây dựng “một khoa học về hành vi của con người xã hội” chứ không phải “hành vi của cơ thể con người”. Theo L.X.Vygotski, Tâm lý học phải nghiên cứu cả hành vi người với tư cách là “cái con người làm ra” lẫn ý thức người, ý thức người cũng là một cái thực tại như hành vi. L.X.Vygotski đã dành vị trí trung tâm trong bài báo cương lĩnh của mình cho tư tưởng coi rằng Tâm lý học với tư cách là một khoa học cụ thể phải hướng các cố gắng của mình vào nghiên cứu ý thức và hành vi của người là một tồn tại lịch sử, xã hội, lao động, có ý thức, chứ không phải là “cái túi đựng đầy đủ phản xạ”. Ông đã chỉ ra rằng chỉ có thể giải quyết vấn đề ý thức là hiện tượng chỉ có con người mới có trong sự phân tích các dạng hành vi phân biệt hành vi người và hành vi động vật. Trong đó, hoạt động lao động là dạng chủ đạo trong các dạng hành vi người [13]. 1.2.1.2. Khái niệm hành vi Hiện nay cả trong tâm lí học và thực tiễn đều chưa xác định một cách rõ ràng về thuật ngữ “hành vi”. Người ta sử dụng thuật ngữ này và các thuật ngữ khác như: hành động, hoạt động, việc làm, cách cư xử, , đan xen và thay thế cho nhau tùy vào từng trường hợp. Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên thì “hành vi là toàn bộ nói chung những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định” [13, tr.15]. Ở đây, sự xuất hiện của hành vi bị ảnh hưởng bởi 19
  27. tác nhân bên ngoài trong từng trường hợp và hành vi của mỗi cá nhân luôn luôn được người khác nhìn thấy. Theo X.L.Rubinstêin: “Hành vi là kết quả của hành động tích cực của chủ thể đối với các đối tượng chủ thể gặp trong một hoàn cảnh nào đó” [13, tr.15]. Hành vi con người không còn đơn thuần là hành vi phản ứng mà trở nên hành vi tích cực. Theo A.N.Leonchiev, hành vi không phải là những phản ứng máy móc của một cơ thể sinh vật, mà hành vi phải được hiểu là hoạt động. Còn theo tác giả Phạm Minh Hạc, hành vi là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động và bao giờ cũng gắn liền với động cơ, mục đích [13, tr 16]. Theo Hersey và Hard, đơn vị cơ sở của hành vi là một hành động. Toàn bộ hành vi là một chuỗi hành động [13, tr.16]. Trong Tâm lý học xã hội thì hành vi được coi là “hành động hay ý định hành động mà cá nhân sẽ ứng xử với đối tượng”. Khi nói đến hành vi người, chúng ta hiểu đó “là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động, được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể” [13, 16]. Từ điển Tâm lý học, tác giả Vũ Dũng định nghĩa hành vi như sau: Hành vi là sự tác động qua lại giữa cơ thể sống với môi trường xung quanh, do tính tích cực bên ngoài (kích thích) và bên trong (nhu cầu) thúc đẩy. Thuật ngữ hành vi dùng để chỉ hành động của các cá thể riêng biệt hay của nhóm, loài (hành vi một chủng loại sự vật hay một nhóm xã hội) [13, tr 16]. Theo tác giả Dương Thiệu Tống: “Hành vi là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động, được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể”. Tác giả Vũ Gia Hiền cho rằng hành vi của con người bao giờ cũng có mục tiêu, mục đích và thông qua sự thúc đẩy của động cơ. Ông cho rằng, sở dĩ hành vi xuất hiện là do có nhu cầu muốn đạt được một mục đích nào đó. Hành vi bao giờ cũng hướng đến mục đích, mục đích là đối tượng của nhu cầu mà con người cần thỏa mãn, chiếm đoạt, sử dụng, sở hữu, hoặc giải phóng con người [11]. Tóm lại, mỗi khái niệm hành vi còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người và trong từng hoàn cảnh cụ thể. Kết hợp các khái niệm hành vi và trong khuôn khổ đề tài này, người nghiên cứu quyết định sử dụng khái niệm hành vi dựa trên quan điểm của nhà tâm lí học tác giả Huỳnh Văn Sơn, “Hành vi là những biểu hiện ra bên ngoài 20
  28. nhưng lại thống nhất với cấu trúc tâm lý bên trong của nhân cách, là sự thống nhất giữa hình thức bên ngoài và nội dung tâm lý bên trong. Hành vi bên ngoài chỉ là biểu hiện của một đời sống tâm lý bên trong và được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của nhân cách” [13]. 1.2.1.3. Phân loại hành vi Trong Tâm lý học có rất nhiều cách phân loại hành vi, dưới đây là những cách phân chia phổ biến: a. Về mặt tính chất Gồm có hành vi công khai và hành vi che giấu. - Hành vi công khai: Hành vi công khai là hành vi được chủ thể tiến hành trong một môi trường cụ thể và trước sự quan sát và chứng kiến của người khác. - Hành vi che giấu: Hành vi che giấu là hành vi được chủ thể thực hiện nhằm không cho người khác chứng kiến [9]. b. Về sự chuẩn mực của hành vi Gồm có hành vi hợp chuẩn và hành vi lệch chuẩn. - Hành vi hợp chuẩn: Hành vi hợp chuẩn là hành vi phù hợp với chuẩn mực của một nhóm, một cộng đồng xã hội; những hành vi mà mọi người mong đợi từ một thành viên nào đó. - Hành vi lệch chuẩn: Hành vi lệch chuẩn là những hành vi không đáp ứng được sự mong đợi của một nhóm người nào đó, nó lệch với chuẩn mực của một nhóm, một cộng đồng [9]. c. Về phạm vi tác động của hành vi Gồm có Hành vi hướng vào chính mình; hành vi hướng đến người khác và hành vi hướng đến sự vật hiện tượng. - Hành vi hướng vào chính mình: là những hành vi ảnh hưởng trực tiếp lên chính chủ thể. - Hành vi hướng đến người khác: là những hành vi ảnh hưởng trực tiếp đến những mối quan hệ xung quanh, thông qua đó tác động trở lại với chính chủ thể. - Hành vi hướng đến sự vật, hiện tượng: là những hành vi tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến các sự vật, hiện tượng và những hành vi tác động này sẽ ảnh hưởng lên chính chủ thể gây ra hành vi [9]. 21
  29. d. Về mức độ biểu lộ Gồm có hành vi bộc lộ và hành vi ngầm ẩn. - Hành vi bộc lộ: là tất cả hành vi của con người mà người khác có thể trực tiếp quan sát. Những hành vi này để xác minh, tức là khi nó được một nhà nghiên cứu quan sát, ghi lại, đánh giá, thì một nhà nghiên cứu khác có thể kiểm tra được. Những hành vi như: đi, đứng, nói, cười, mua bán đều là những hành vi bộc lộ. - Hành vi ngầm ẩn: được xem là không quan trọng với những người khác ngoài chủ thể của nó, nhưng gần đây các nhà khoa học đã nhận thức lại ý nghĩa của loại hành vi này. Nhiều nhà khoa học đã khẳng định rằng tuy nó không có tác động trực tiếp nhưng rất quan trọng và có ý nghĩa lâu dài [9]. e. Về mặt giá trị Gồm có hành vi tiêu cực và hành vi tích cực: - Hành vi tích cực là hành vi mà chủ thể mong muốn làm và có thể làm được. Bên cạnh đó, hành vi tích cực cũng phải đáp ứng được sự mong đợi của người khác và những chuẩn mực của xã hội. - Hành vi tiêu cực của chủ thể xuất hiện trong các hành động đối lập với những nhu cầu của cá nhân hoặc các nhóm xã hội khác. Ngược lại với hành vi tích cực, hành vi tiêu cực có thể là sự phản ứng của cá nhân trong một tình huống nào đó được gây ra bởi “cái tôi”, tính ích kỉ chỉ biết đến lợi ích của bản thân. Cơ sở tâm lý của hành vi tiêu cực là tâm thế xuất hiện do chủ thể không đồng tình, phủ nhận những đòi hỏi, những mong đợi của các thành viên trong các nhóm xã hội. Hành vi tiêu cực xuất hiện cũng do sự chối bỏ hoặc chống lại các quan hệ vốn đã hình thành trong tập thể [9]. Trong đề tài này chúng tôi tiếp cận HVBNTT dưới góc nhìn dựa theo cách phân loại về chuẩn mực của hành vi. Theo đó, HVBNTT được xem là một dạng hành vi lệch chuẩn. 1.2.2. Lý luận về HVBNTT 1.2.2.1. Lý luận về hành vi lệch chuẩn a. Khái niệm hành vi lệch chuẩn Trong Tâm lý học hiện đại, con người là chủ thể tích cực của hoạt động, họ làm 22
  30. chủ bản thân và làm chủ môi trường chứ không phải chỉ là một cá thể thích nghi một cách thụ động với môi trường. Những hành vi của con người bao giờ cũng hướng tới những mục tiêu nhất định, hành vi con người luôn luôn được thay đổi, phát triển chứ không phải bất biến. Hành vi của con người là những hành vi tích cực để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và có tính chất xã hội rõ ràng. Hành vi của con người bị chi phối, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, vì vậy xem xét chuẩn mực hành vi phải xem xét hành vi của con người trong một môi trường nào đó, trong một cộng đồng người nhất định. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Hành vi lệch chuẩn là toàn bộ hành vi có tính chất chống đối xã hội, xâm phạm hay khiêu khích được lặp lại và kéo dài. Một hành vi như vậy trong hình thái cực độ sẽ đưa đối tượng đến chỗ vi phạm các quy tắc xã hội chủ yếu tương ứng với lứa tuổi của trẻ, điều này vượt quá hành vi ranh mãnh thông thường và các thái độ nổi loạn của thanh thiếu niên [12]. Trong cuốn DSM - IV “Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần”, Bảng phân loại bệnh của Hoa Kỳ do bác sỹ Nguyễn Văn Xiêm dịch đã đưa ra định nghĩa về hành vi lệch chuẩn như sau: Hành vi lệch chuẩn là kiểu hành vi lặp đi lặp lại và kéo dài trong đó các quyền cơ bản của người khác hay các chuẩn mực xã hội hoặc luật lệ lớn phù hợp với lứa tuổi bị vi phạm [12]. Tác giả V.A. Giliarovxki cho rằng: thực chất hành vi lệch chuẩn ở trẻ em là ở chỗ khả năng của nhân cách không tương xứng với những yêu cầu xuất phát từ những mối quan hệ xã hội nhất định [12]. Từ những khái niệm của các nhà nghiên cứu trên người quyết định sử dụng khái niệm hành vi dựa trên quan điểm của Giáo sư Debray – Rizen thuộc trường Đại học Y khoa Paris đã định nghĩa: Hành vi lệch chuẩn là những hành vi không phù hợp với chuẩn mực, mà biểu hiện của hành vi đó nếu TX xảy ra sẽ thực sự ảnh hưởng xấu đến sự thích nghi của mỗi cá nhân [12]. b. Tiêu chí đánh giá hành vi lệch chuẩn Theo bảng phân loại bệnh của Hội tâm thần học Hoa Kỳ (DSM - IV), các tiêu chí dùng để chẩn đoán hành vi lệch chuẩn được quy định bao gồm: [12. Tr 23]. 1. Thường bắt nạt, đe doạ hay uy hiếp người khác. 2. Thường khởi xướng đánh nhau. 23
  31. 3. Đã dùng vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng về thể chất cho người khác. 4. Có hành vi độc ác về thể chất với người khác. 5. Có hành vi độc ác với súc vật. 6. Có hành vi ăn cắp trong khi đối mặt với nạn nhân. 7. Cưỡng bức hoặc có hành vi lạm dụng tình dục với người khác. 8. Có hành vi cố ý gây cháy với ý định gây thiệt hại nghiêm trọng. 9. Có hành vi cố ý phá hoại tài sản của người khác. 10. Có hành vi xông vào nhà, ô tô của người khác. 11. Thường nói dối để được đồ vật hay ân huệ, hay để tránh các nghĩa vụ. 12. Có hành vi ăn cắp các đồ vật có giá trị lớn không đối mặt với nạn nhân. 13. Thường sống qua đêm ở ngoài gia đình mặc dù cha mẹ cấm đoán, bắt đầu trước 13 tuổi. 14. Bỏ nhà đi qua đêm ít nhất hai lần trong khi đang sống với cha mẹ hay nhà cha mẹ nuôi (hoặc một lần không trở về trong thời gian dài). 15. Thường bỏ học, trốn tiết bắt đầu trước 13 tuổi. Cũng theo bảng phân loại của Hội Tâm thần học Hoa kỳ thì ở trẻ có ít nhất ba trong số mười lăm biểu hiện trên đây hoặc là có ít nhất một biểu hiện hành vi xuất hiện trong sáu tháng thì có thể chẩn đoán trẻ có biểu hiện hành vi lệch chuẩn. Nếu trẻ trên 18 tuổi thì không xếp vào diện chẩn đoán này [12. Tr 24]. Hành vi lệch chuẩn không thể quy vào một hành động mà là một hệ thống hành động, hoạt động, đường lối ứng xử, lối sống của con người. Như vậy, việc nghiên cứu những tiêu chí và các quan niệm về hành vi lệch chuẩn ở trên cho phép chúng ta có thể rút ra một số đặc trưng về hành vi lệch chuẩn như sau: - Về số lượng những hành động nào đó không phù hợp với những tiêu chuẩn quy định lặp đi lặp lại nhiều lần. - Về mức độ và động thái của hành vi thường mạnh mẽ vượt quá giới hạn cho phép. - Đó là những hành vi không thích hợp với tình huống trong đó diễn ra hành động. - Hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hoá của nhóm, tập thể, xã hội, môi trường cá thể sống và không phù hợp với lứa tuổi. 24
  32. - Những hành vi đó ảnh hưởng đến học tập, lao động, sinh hoạt của cá nhân cũng như ảnh hưởng đến người khác và xã hội. Trên thực tế cuộc sống, có lẽ không một cá nhân nào không dưới một vài lần có những hành động vi phạm chuẩn mực. Đơn cử như việc đánh đập con cái, uống rượu say và có hành vi gây mất trất tự, vượt đèn đỏ, quay cóp trong thi cử, Tuy nhiên, đó chỉ là những hành động mang tính chất tình huống, phụ thuộc vào hoàn cảnh mà có thể không do những động cơ, mục đích có trước. Những hành vi này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến người khác và xã hội nói chung nhưng có thể không làm thay đổi hệ thống giá trị, đặc điểm nhân cách, đạo đức của chủ thể. Đó không phải là những hành vi sai lệch chuẩn mực [12. Tr 24]. Tóm lại, khi nghiên cứu, chẩn đoán trẻ có biểu hiện hành vi lệch chuẩn cần phải nghiên cứu, xem xét trên cả ba mặt: quan hệ xã hội, thể chất và tâm lý. Vì cả ba mặt này cũng có thể là căn nguyên gây ra hành vi lệch chuẩn ở trẻ em. Như vậy, có thể thấy rằng HVBNTT là một dạng của hành vi lệch chuẩn (thuộc nhóm 1), dùng những lời lẽ, ngôn từ xúc phạm, không phù hợp để bắt nạt, đe dọa và uy hiếp người khác. 1.2.2.2. Lý luận về HVBNTT a. Khái niệm HVBNTT a1. Khái niệm bắt nạt Theo từ điển tiếng việt, “Bắt nạt là cậy quyền thế, sức mạnh, dọa dẫm làm cho người khác phải sợ” [47]. Theo Wikipedia, “Bắt nạt là một hình thức của hành vi gây hấn biểu hiện bằng việc sử dụng sử dụng vũ lực cưỡng ép người khác, đặc biệt là khi hành vi này là thường xuyên và liên quan đến sự mất cân bằng quyền lực. Nó bao gồm quấy rối bằng lời nói, hành hung hoặc cưỡng ép về thể chất, có thể thường xuyên hướng đến những nạn nhân nhất định, vì lý do tôn giáo, chủng tộc, giới tính, thiên hướng tình dục hoặc năng lực cá nhân. "Mất cân bằng quyền lực" có thể là quyền lực về xã hội hoặc về thể chất. Nạn nhân để bắt nạt đôi khi bị coi là "mục tiêu"’’. Hành vi bắt nạt bao gồm ba loại cơ bản: ngược đãi về tâm lý, ngược đãi bằng lời nói và ngược đãi về thể chất [46]. Theo từ điển tiếng Anh: “Bắt nạt (Bully) là đe dọa, ức hiếp kẻ yếu hơn buộc 25
  33. phải làm gì đó cho mình” [45]. Theo Văn Phòng Thanh Tra Giáo Dục - Office of the Education Ombuds, “Bắt nạt là hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại để lợi dụng một người yếu hơn, và đôi khi làm cho chính đứa trẻ bị bắt nạt cảm thấy có lỗi. Đánh, chửi rủa, xa lánh và làm nhục đều là các hình thức bắt nạt. Cũng như lan truyền tin đồn, nói chuyện bôi nhọ người khác và đe dọa họ trên mạng” [47]. Theo Safe & Caring Schools, “Bắt nạt là một kiểu hành vi gây gổ, lặp đi lặp lại, dai dẳng hướng vào một cá nhân hay những cá nhân một cách có chủ định, nhằm gây nên, (hoặc phải được biết là gây nên) nỗi sợ hãi và căng thẳng và/ hoặc gây tổn hại đối với với cơ thể, cảm xúc, lòng tự trọng, hoặc thanh danh của người khác. Bắt nạt xảy ra trong hoàn cảnh khi có sự mất cân bằng thực sự hay nhận thức được về sức mạnh” [48]. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (200 Independence Avenue, S.W. Washington, D.C. 20201), “Bắt nạt là hành vi hung hăng, gây hấn, muốn thể hiện quyền lực lặp đi lặp lại nhiều lần ở HS. Có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, gây tổn thương về thể xác và tinh thần người bị bắt nạt”. Bắt nạt bao gồm các hành động như đe dọa, lan truyền tin đồn, tấn công người khác về thể chất hoặc bằng lời nói để loại trừ một người nào đó khỏi nhóm. Có ba loại bắt nạt chính: Bắt nạt bằng lời nói hoặc chữ viết: + Trêu chọc, đe dọa, gây hại + Bêu xấu tên + Nhận xét giới tính không phù hợp + Sử dụng những từ ngữ châm chọc Bắt nạt xã hội: Liên quan đến các mối quan hệ của nạn nhân, gây tổn thương về danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân: + Cố tình tách người khác ra khỏi nhóm + Nói xấu người khác với bạn bè để cô lập + Lan truyền tin đồn không tốt về ai đó + Ngăn cản, kiếm chuyện với người khác Bắt nạt vật lý: Làm tổn thương cơ thể hoặc tài sản của người khác: 26
  34. + Đánh/ đá/ cấu véo + Khạc nhổ + Chạy/ đẩy + Chiếm hoặc phá vỡ đồ vật của người khác + Làm những cử chỉ thô lỗ bằng tay Theo Time for Tolerance (2008), “Bắt nạt có thể hiểu bao gồm nhiều kiểu hành vi khác nhau. Bắt nạt thân thể gồm bất kì kiểu bạo lực nào về thân thể, bất kể nó nhỏ như thế nào. Kiểu nắt nạt này chiếm 39.5% của bắt nạt học đường, bao gồm việc đánh đập nạn nhân hoặc một hành động đơn giản như ngoéo chân, làm ai đó vấp ngã. Kiểu bắt nạt khác là bắt nạt bằng lời nói gồm những hành vi xúc phạm, trêu chọc, chế nhạo và những đe dọa bạo lực. Tiếp đến là hăm dọa, nạn nhân bị hăm dọa khiến họ phải làm những việc như làm bài tập về nhà, đưa tiền, cho người hăm dọa. Cuối cùng là bắt nạt trên mạng, đây là kiểu bắt nạt nguy hiểm nhất vì nó có thể thực hiện một cách vô danh, gồm những lời đe dọa bạo lực, bạo hành bằng ngôn từ và phát tán thông tin sai với mục đích làm bẽ mặt ai đó hoặc làm tổn thương danh dự, nhân phẩm của họ hay làm tổn hại uy tín của họ” [54]. Như vậy, dựa vào các khái niệm hành vi, hành vi bắt nạt, người nghiên cứu xác lập khái niệm: “Hành vi bắt nạt là hành vi phán xét, phỉ báng, đe dọa, gây rắc rối cho cho người khác để thỏa mãn bản thân và khiến người bị bắt nạt bị tổn thương về mặt tâm lý hoặc thể chất”. a2. Khái niệm trực tuyến Theo Wikipedia “Trực tuyến (từ tiếng Anh: Online) thường được dùng cho một kết nối hoạt động với một mạng truyền thông, đặc biệt là trong mạng Internet hoặc chỉ liên kết trong mạng cục bộ. "trực tuyến" thường đề cập đến Internet hoặc mạng toàn cầu World Wide Web”. a3. Khái niệm BNTT Theo bà Nguyễn Vân Anh – Giám đốc CSAGA, “BNTT là một trong năm dạng của bắt nạt tinh thần, là hành vi sử dụng các phương tiện công nghệ nhằm khống chế, hăm dọa, bịa đặt, tiết lộ bí mật đời tư, xúc phạm đến danh dự làm tổn thương trẻ bị bắt nạt”. 27
  35. Các phương tiện công nghệ bao gồm: Điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng, các trang xã hội, tin nhắn, chat và các trang web. Các hành vi bao gồm: Nói xấu, tung tin đồn, tiết lộ bí mật cá nhân qua thư điện tử hoặc trên các trang mạng xã hội, ghép ảnh người bị bắt nạt rồi tung lên các trang mạng hoặc phát tán, gửi cho bạn bè, gửi tin nhắn gây tổn thương qua facebook, twitter, Instagram Các đặc điểm của hành vi bắt nạt thông qua các phương tiện công nghệ: - Đặc điểm 1: BNTT có thể xảy ra 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần, mọi lúc mọi nơi, nó có thể xảy ra bất cứ khoảng thời gian nào. - Đặc điểm 2: Rất khó và đôi khi không thể tìm ra người đăng tin. Những thông điệp, tin nhắn hay hình ảnh khủng bố được phát tán rất nhanh và tới RN người. - Đặc điểm 3: Khó khăn trong việc giải quyết hậu quả: Khó để xóa hay gỡ thông tin, hoặc khi gỡ bỏ thì các tin đó đã được lan truyền rộng rãi. Theo Trần Văn Công, Nguyễn Phương Hồng Ngọc, Ngô Thùy Dương, Nguyễn Thị Thắm (2015), “BNTT là khái niệm với rất nhiều tên gọi khác nhau. Những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này sử dụng những khái niệm như quấy rối trên mạng (Online harassment), quấy rối trực tuyến (Cyber – harassment) và gần đây là BNTT (Cyberbullying). BNTT là nằm trong hình thức bắt nạt gián tiếp, xảy ra khi một người hoặc một nhóm người (thủ phạm) thực hiện hành vi bắt nạt thông qua các tiện ích và ứng dụng trên internet hướng tới việc làm tổn thương tinh thần, tâm lí của người khác (nạn nhân) một cách có chủ ý, lặp đi lặp lại và có thái độ đe dọa, thù địch” [50]. Theo Bill Belsey (2005), “BNTT là sử dụng thông tin và sự kết nối công nghệ thông tin như là thư điện tử, điện thoại di động hay tin nhắn văn bản, trang web cá nhân với dự định làm hại đến danh dự ai đó một cách cố ý, lặp đi lặp lại, hành vi mang tính thù địch bởi một cá nhân hay một nhóm” [50]. Theo Bauman (2007) và cộng sự, “BNTT là bắt nạt bằng lời nói hoặc quan hệ thực hiện bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông điện tử hoặc thiết bị công nghệ không dây, là sự gây hấn xảy ra thông qua các thiết bị công nghệ hiện đại, đặc biệt là điện thoại di động và mạng internet; gửi, đăng tải những tin nhắn hoặc hình ảnh có hại hoặc ác ý bằng cách sử dụng mạng internet hoặc các phương tiện kết nối kĩ thuật 28
  36. số để xúc phạm hay đe dọa ai đó; bắt nạt thông qua các công cụ liên lạc điện tử như email, điện thoại, tin nhắn hay các trang wed; là việc sử dụng công nghệ truyền thông hiện đại để gửi xúc phạm hoặc đe dọa tin nhắn trực tiếp cho nạn nhân hoặc gián tiếp cho người khác, để chuyển thông tin liên lạc bí mật hoặc hình ảnh của nạn nhân cho người khác xem một cách công khai, là tình huống mà một ai đó có chủ đích, quấy rầy lặp đi lặp lại, lấy ra làm trò đùa, đối xử tàn tệ với một người khác trên phương tiện truyền thông xã hội, qua tin nhắn hay những con đường trực tuyến khác” [50]. Theo Sở Giáo dục Maine – Luật cấm bắt nạt và bắt nạt qua mạng ở các trường học tại Maine (Bullying and Cyberbullying Prevention in Schools Vietnames), “Bắt nạt qua mạng (BNTT – Cyberbullying) nghĩa là bắt nạt thông qua việc sử dụng công nghệ hoặc bất kì phương tiện điện tử nào, không giới hạn ở việc dùng bất kì dạng kí hiệu, tín hiệu, văn bản, hình ảnh, âm thanh, dữ liệu hoặc tin tức nào được lưu truyền bằng việc sử dụng bất kì thiết bị điện tử nào, bao gồm máy tính, điện thoại, điện thoại di động, thiết bị nhắn tin và các trợ giúp kĩ thuật số cá nhân” [53]. Theo nhà Tâm lý học Michael Nuccitelli, Psy.D.D, “BNTT là một thuật ngữ dùng để xác định những cuộc công kích bằng lời nói hoặc thể chất được lặp đi lặp lại liên tục, nhiều lần của một hoặc nhiều người đối với một hoặc nhiều người khác. Có hình thức như bắt nạt thông thường, BNTT nhằm phỉ báng, đe dọa gây ám ảnh đối với người bị hại” [54]. Theo Sammer Himduja và Justin W.Patchin và quyển sách Bullying Beyond the Schoolyard Preventing and Responoing to Cyberbullying, “BNTT là việc sẽ xảy ra khi có ba yếu tố giao nhau: Công nghệ, thanh thiếu niên và những rắc rối (lời nói gây tổn thương, đe dọa đăng những hình ảnh nhạy cảm khiến nạn nhân xấu hổ )” [58]. Theo Delia Caroll campfield tác giả của công trình “Cyber bullying and victimization: Psychosocial characteristics of Bullies, Victims, and Bully/ Victims”, “BNTT đe dọa, hành hạ người khác trong không gian mạng bằng nhiều hình thức công nghệ như E–mail, tin nhắn, chat. Sử dụng hình thức bắt nạt mới này, được gọi là bắt nạt trên mạng, quấy rối trực tuyến, hoặc bắt nạt Internet, kẻ bắt nạt hành hạ các nạn nhân của họ trong không gian mạng bằng nhiều hình thức:công nghệ như E-mail, tin nhắn tức thời, phòng chat, và các trang web. Văn bản qua điện thoại di động và 29
  37. camera điện thoại cũng đã trở thành phương tiện mới cho bắt nạt” (Campbell, 2005, Paulson, 2003, Peterson, 2002) [68]. Bắt nạt Cyber, thuật ngữ bắt nạt Internet do giáo dục người Canada Bill Belsey được định nghĩa là nhắm mục tiêu trẻ em hoặc thanh thiếu niên bằng thanh niên khác sử dụng công nghệ (ví dụ: E-mail, điện thoại di động và nhắn tin nhắn tin, nhắn tin nhanh, các trang web phỉ báng và các địa điểm bỏ phiếu) với mục đích cố tình làm nhục, hành hạ, đe dọa hoặc quấy rối cá nhân [69]. Theo Ron Barber, “BNTT là việc sử dụng Internet, điện thoại di động và công nghệ khác để gửi hoặc đăng nội dung nhằm gây tổn thương hoặc gây rắc rối cho người khác” [70]. Thuật ngữ “BNTT” chỉ được sử dụng khi kẻ bắt nạt và nạn nhân cả hai đều dưới 18 tuổi. Khi một hoặc cả hai bên là người lớn, nó được gọi là “Cyberstalking” hoặc “Quấy rối trên mạng”. Các hình thức BNTT gồm: - Mất cân bằng quyền lực: Những người bắt nạt sử dụng quyền lực của họ để kiểm soát hoặc gây hại, và những người bắt nạt có một thời gian khó khăn để bảo vệ mình. - Ý định gây hại: Hành động gây tổn thương thực sự xảy ra do tai nạn không phải là bắt nạt. Người bắt nạt phải có mục đích gây ra thiệt hại - Sự lặp lại: Các sự cố bắt nạt thường xảy ra với cùng một nạn nhân và cùng một hoặc một nhóm bắt nạt. Dựa vào các khái niệm hành vi, hành vi bắt nạt, HVBNTT, người nghiên cứu xác lập khái niệm như sau: “Hành vi bắt nạt trực tuyến là hành vi phán xét, phỉ báng, đe dọa, gây rắc rối cho cho người khác thông qua phương tiện Internet, để thỏa mãn bản thân và khiến người bị bắt nạt bị tổn thương về mặt tâm lý hoặc thể chất”. b. Các hình thức của HVBNTT Theo Luke Gilkerson trong nghiên cứu “Bullying Statistics: Fast Facts About Cyberbullying” HVBNTT xảy ra khi cá nhân người bắt nạt có những hành vi sau: - Gossip: Gửi hoặc gửi tin đồn về một người nào đó để làm xấu đi danh tiếng, mối quan hệ của họ với bạn bè, gia đình và người quen. - Exclusion: Cố ý loại trừ ai đó ra khỏi một nhóm trực tuyến 30
  38. - Nation: Chia sẻ email của ai đó hoặc tài khoản trực tuyến và gửi tin nhắn sẽ gây ra sự rắc rối hoặc gây tổn hại danh tiếng của người đó và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của họ. - Harassment: Nhiều lần đăng hoặc gửi tin nhắn thô lỗ, thậm chí hình ảnh nhạy cảm của người khác để xúc phạm đến họ. - Cybers talking: Đăng những tin nhắn với nội dung không hay (phỉ báng, chê bai ) hoặc có những nội dung đe dọa. - Outing and trickery: Lừa dối ai đó tìm kiếm thông tin bí mật của họ sau đó dùng những thông tin này để đăng lên mạng nhằm bêu xấu, phỉ báng họ [76]. c. Hậu quả của HVBNTT HVBNTT để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với nạn nhân và cả người bắt nạt: Giống như tất cả các hình thức bắt nạt, đe doạ trực tuyến gây ra căng thẳng tâm lý, cảm xúc và thể chất. Phản ứng của mỗi người đối với việc bị bắt nạt là duy nhất, nhưng nghiên cứu đã cho thấy một số khuynh hướng chung. StopBullying.gov báo cáo rằng thanh thiếu niên bị bắt nạt có nguy cơ trầm cảm và lo lắng cao hơn. Các triệu chứng có thể bao gồm: - Tăng cảm giác buồn bã và cô đơn - Thay đổi về giấc ngủ và ăn thức ăn (ăn ít, ngủ ít hoặc ăn quá nhiều và ngủ quá nhiều mức cho phép) - Giảm hứng thú trong các hoạt động - Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần sa sút Thanh niên bị bắt nạt thường có xu hướng đấu tranh cá nhân và ở trường. Họ có thể: - Bỏ qua hoặc không quan tâm đến người bắt nạt, cho chuyện này vào lãng quên. - Ảnh hưởng đến tình trạng học tập, sa sút trong học tập. - Thiếu tự tin, luôn rụt rè e sợ và lòng tự trọng thấp. - Sử dụng rượu, các chất gây nghiện, ma túy để quên đi, thậm chí nghĩ đến việc tự tử. 31
  39. Bắt nạt có thể dẫn đến những suy nghĩ về tự tử, đôi khi kéo dài vào tuổi trưởng thành. Trong một nghiên cứu, những người lớn bị bắt nạt vì thanh niên thường có ý nghĩ tự sát gấp 3 lần. Thanh niên bị bắt nạt có thể trả đũa bằng các biện pháp bạo lực. Trong 12 trong số 15 trường hợp chụp hình trường học vào những năm 1990, các tay súng đã có lịch sử bị bắt nạt [52]. 1.2.3. Đặc điểm tâm lý HS THPT 1.2.3.1. Đặc điểm về nhận thức Sự phát triển của tính tự trọng Theo Tâm lý học phát triển, HS THPT bên cạnh sự phát triển về trí tuệ thì tự ý thức, tự đánh giá cũng phát triển khá cao, đặc biệt là sự phát triển mạnh của tính tự trọng. “Tự trọng là khả năng tự đánh giá có tính khái quát, thể hiện sự chấp nhận hay không chấp nhận bản thân với tư cách là một nhân cách. Biểu hiện cụ thể là cá nhân không coi mình là tồi hơn, kém hơn những ngƣời khác Họ thường không chịu được sự xúc phạm của người khác đối với mình. Một câu nói hay một hành động xúc phạm của người khác có thể là nguyên cớ gây xung đột, thậm chí ẩu đả ở lứa tuổi này”. Chính vì thế, mà không ít những vụ bạo lực học đường xảy ra chỉ vì những lời nói tưởng chừng rất đơn giản, có lúc như vô tình hay chỉ vì thoáng nghe là bạn nói xấu mình ở đâu đó. Tính tự trọng của HS THPT chưa đạt được mức độ cao với những biểu hiện tích cực của nó như: có thái độ tích cực, đúng mực đối với bản thân và biết bảo vệ nhân cách mình một cách phù hợp trong mọi hoàn cảnh. Do đó, có nhiều HS đã bảo vệ nhân cách của mình mang tính chất cảm tính với những hành vi sai lệch. Một trong số đó là những hành vi bạo lực. Tính tự trọng phát triển cũng là một trong những nhân tố tạo nên tâm lý bốc đồng ở HS lứa tuổi này. Tâm lý bốc đồng là điểm yếu làm cho HS dễ bị kích động bởi người khác. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến hành vi bạo lực ở HS. 1.2.3.2. Đặc điểm về tình cảm – cảm xúc Đời sống tình cảm của HS THPT rất phong phú và đa dạng. Điều đó được quy định bởi những mối quan hệ giao tiếp của HS ngày càng được mở rộng về phạm vi và đặc biệt được phát triển về mặt chất lượng. Bên cạnh nhu cầu về tình bạn, chọn bạn một cách có lý trí thì tình cảm đối với người lớn của HS THPT thường biểu hiện tính tự lập, có nét riêng độc đáo của cái tôi tương đối tự do. HS THPT hay có tâm lý 32
  40. cho rằng người lớn thường không đánh giá đúng, nghiêm túc những điều họ nghĩ, những việc họ làm cũng như sự trưởng thành của họ. Bởi vậy, lứa tuổi này thường dễ có xu hướng xa lánh người lớn và tìm sự đồng tình, đồng cảm ở các bạn cùng lứa tuổi. Đặc điểm này cùng với sự phát triển của tính tự trọng chưa cao làm cho HS THPT thiếu tự chủ và thường chịu sự tác động từ bạn bè hơn là từ người lớn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dễ xảy ra những vụ bạo lực học đường, BNTT ở HS THPT khi bị bạn bè kích động. Hơn nữa, ở HS THPT còn có nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ. 1.2.3.3. Đặc điểm về nhân cách Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của HS THPT. Sự tự ý thức của HS THPT được biểu hiện ở nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích của cuộc sống. Điều này khiến học sing quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng, cũng như tự đánh gái khả năng của mình. Giai đoạn này HS không chỉ tự ý thức về cái tôi của mình mà còn nhận thức vị trí của mình trong tương lai. Xuất hiện khuynh hướng phân tích và tự đánh giá bản thân một cách độc đáo, tìm cách để người khác quan tâm mình và tìm điều gì đó nổi bật. Học sinh THPT có nguyện vọng thể hiện cá tính của mình trước người khác, tìm cách để người khác quan tâm đến mình hoặc làm điều gì đó nổi bật. Chính vì vậy, không I trường hợp các em vì muốn thể hiện cái tôi cá nhân mà bất chấp việc làm tổn thương người khác. Một trong số đó là HVBNTT. Như vậy, có thể thấy rằng ở độ tuổi này các em có sự phát triển tốt hơn về mặt tâm lý so với tuổi thiếu niên. Các em bắt đầu có những suy nghĩ, giao tiếp xã hội rộng, kiểm soát cảm xúc ổn định. Tuy nhiên, suy cho cùng các em vẫn rất cần được người lớn chỉ dạy, hướng dẫn. 1.2.4. Lý luận về HVBNTT của học sinh THPT 1.2.4.1. Khái niệm về HVBNTT của học sinh THPT Dựa vào các khái niệm hành vi, hành vi bắt nạt và HVBNTT như trên, người nghiên cứu xác lập HVBNTT như sau: “HVBNTT ở HS THPT là hành vi bắt nạt thông qua phương tiện Internet của HS THPT dùng để phán xét, phỉ báng, đe dọa, 33
  41. gây rắc rối cho cho người khác để thỏa mãn bản thân và khiến người bị bắt nạt bị tổn thương về mặt tâm lý hoặc thể chất”. 1.2.4.2. Biểu hiện HVBNTT của học sinh THPT a. Biểu hiện HVBNTT của học sinh THPT dưới góc độ người bắt nạt a1. Biểu hiện bên ngoài Sau khi nghiên cứu các đặc điểm hình thức chung của HVBNTT và đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THPT, người nghiên cứu xin được liệt kê các biểu hiện bên ngoài của HVBNTT ở HS THPT như sau: - Đưa một tin nhắn, hình ảnh hoặc một đoạn phim không hay về ai đó lên mạng. - Gửi tin nhắn qua điện thoại, mạng xã hội (Facebook, Zalo ) có ý chê bai và sử dụng những từ ngữ nhạy cảm (nói thề ) khi nói về một ai đó - Lập group, hội anti để nói xấu, rêu rao những điều không hay về một người nào đó. - Nói một tính xấu, hay một điểm mình không hài lòng về một bạn bất kì một cách công khai trên mạng xã hội (Facebook, Zalo ). - Chặn, không cho ai đó tham gia nhóm, fanpage trên mạng. - Bình luận chê bai hoặc sử dụng nút “phẩn nộ” với bài viết của ai đó trên mạng xã hội. - Đăng hình ảnh, clip nhạy cảm (sex, nude ) của bạn lên group, trang cá nhân của bạn. - Đăng những bài viết lên mạng xã hội với mục đích đe dọa hay cảnh cáo một bạn nào đó. - Lừa dối, đánh cắp mật khẩu, tài khoản một bạn nào đó để lấy thông tin của họ và đưa lên mạng xã hội. - Từng đặt tên, biệt danh xấu về một ai đó trong các bình luận trên mạng và tin nhắn điện thoại. - Đặt điều, rêu rao không đúng về một ai đó trên mạng xã hội hoặc bằng điện thoại. a2. Biểu hiện bên trong Cấu trúc tâm lý cá nhân gồm ba mặt suy nghĩ, nhận thức, thái độ và hành vi. Chính vì vậy, biểu hiện HVBNTT cũng thông qua các mặt này: 34
  42. - Suy nghĩ: Những hiểu biết, quan điểm về HVBNTT sẽ là khởi nguồn của việc thực hiện HVBNTT. Sự nhận thức sai lệch cho rằng thực hiện HVBNTT sẽ gây được sự chú ý của gia đình, bạn bè. Cho rằng mạng xã hội là nơi thể hiện quyền ngôn luận, việc đăng những điều không hay về một ai đó để hù dọa, thể hiện quan điểm cá nhân, giúp đỡ người khác tránh mắc sai lầm của mình. Sự đánh giá chưa đúng đắn về hành vi này dẫn đến những suy nghĩ cho rằng BNTT ai đó là chuyện bình thường. Chính những điều này đã dẫn đến HVBNTT và để lại hậu quả khôn lường. - Tình cảm/ thái độ: Thái độ hài lòng hay không hài lòng, yêu mến hay ghét bỏ, trân trọng hay từ chối bản thân mình là yếu tố quan trọng trong sự cách cư xử đối với người khác. Chính vì vậy, thái độ tiêu cực của chính bản thân người bắt nạt sẽ kìm hãm sự phát triển nhân cách, gây ra những hành vi khiến người khác tổn thương nghiêm trọng. Những cảm xúc buồn chán, hụt hẩng khi không gửi tin nhắn trêu chọc, nói không hay về bạn bè. Những cảm xúc âm tính như tức giận và muốn xả cơn tức giận với ai đó trên mạng xã hội và cảm thấy những hành động gán ghép tên bạn bằng những biệt danh xấu chỉ là đùa vui, không có vấn đề gì. Nhất là những cảm xúc vui vẻ, khi mình cảm thấy mình vừa trừng trị thích đáng một người khác trên mạng xã hội. Những cảm xúc này đã góp phần không nhỏ dẫn đến HVBNTT. - Ý chí: Sự không kiểm soát được ý chí bản thân, tự nói với bản thân không nên thực hiện HVBNTT những không làm được, không thể từ chối lời mời rủ rê, lời mời tham gia vào nhóm trực tuyến, trang thông tin hoặc bình luận những điều xấu, không hay nhằm mục đích trêu chọc, bêu xấu bạn học. Việc chưa nhận thức rõ ràng và sự tự ý thức mặc dù đã phát triển nhưng suy cho cùng ở độ tuổi này các em vẫn chưa nhận thức được rõ ràng và dễ bị tác động bởi các yếu tố khách quan cũng là một góp phần không nhỏ dẫn đến HVBNTT. Trong phạm vi đề tài, hai cách tiếp cận trên đều được triển khai, tuy nhiên cách tiếp cận theo cấu trúc tâm lý sẽ phù hợp hơn khi đặt trong mối quan hệ với các đặc điểm tâm lý lứa tuổi ở HS THPT. b. Biểu hiện HVBNTT của học sinh THPT dưới góc độ người bị bắt nạt 35
  43. a1. Biểu hiện bên ngoài - Từng bị đưa một tin nhắn, hình ảnh hoặc một đoạn phim không hay của mình lên mạng. - Khi nhận được tin nhắn qua điện thoại, mạng xã hội (Facebook, Zalo ) có ý chê bai và sử dụng những từ ngữ nhạy cảm (nói thề ) với mình. - Từng là nạn nhân của group, hội anti để nói xấu, rêu rao những điều không hay về mình. - Từng một tính xấu, hay một điểm mình không hài lòng của ai đó về mình một cách công khai trên mạng xã hội (Facebook, Zalo ). - Tôi từng bị chặn, không cho tham gia nhóm, fanpage trên mạng. - Nhận được những bình luận chê bai hoặc nút “phẩn nộ” với bài viết của mình trên mạng xã hội. - Bị đăng hình ảnh, clip nhạy cảm (sex, nude ) về mình lên group, trang cá nhân của mình. - Từng là nạn nhân của những bài viết lên mạng xã hội với mục đích đe dọa hay cảnh cáo mình. - Bị lừa dối, đánh cắp mật khẩu, tài khoản của mình để lấy thông tin không hay đưa lên mạng xã hội. - Từng bị đặt tên, biệt danh xấu trong các bình luận trên mạng và tin nhắn điện thoại. - Bị đặt điều, rêu rao không đúng về mình trên mạng xã hội hoặc bằng điện thoại. a2. Biểu hiện bên trong - Suy nghĩ: Khi bị BNTT ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống, tâm lý của người bị BNTT. Những suy nghĩ tiêu cực như chỉ muốn ở một mình, thậm chí có ý định tự tử. Cho rằng đây là hành vi xấu, ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và cảm thấy mình vô dụng. Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận nhỏ xem như chuyện này là chuyện bình thường, bỏ qua và không chú ý đến HVBNTT để ổn định cuộc sống và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Một bộ phận khác chưa nhận thức rõ ràng về hành vi này và cho rằng chỉ là thế giới ảo, không cần quan tâm đến HVBNTT. 36
  44. - Tình cảm/thái độ: Khi bị BNTT, HVBNTT đã ảnh hưởng đến cảm xúc của người bị bắt nạt là điều không thể tránh khỏi. Những cảm xúc âm tính như cảm thấy bản thân vô dụng, cảm thấy người có HVBNTT mình là kẻ xấu, lo sợ khi tiếp xúc với họ, ghét và tránh xa họ. Một số người khác xem đây là điều bình thường và những điều này khó ảnh hưởng đến cảm xúc của mình, cho rằng đây là việc không đáng để quan tâm. - Ý chí: Với việc bị BNTT về mặt ý chí của người bị BNTT cũng có những khác biệt. Phần lớn các bạn hiểu được tác hại của hành vi này có sự tự ý thức đúng đắn, nói với chính mình phải lên án hành vi này để không ai bị BNTT hoặc tự nói với chính mình không nghĩ đến hành vi này, tập chung vào việc khác. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận không nhỏ các em có ý định che giấu chuyện này hoặc trả thù những người đã từng BNTT. 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến HVBNTT 1.2.5.1. Chủ quan Từ bản thân người bắt nạt: Người bắt nạt làm điều đó để phản ứng lại bạn bè (trả thù) những người khác (Bạn bè), xuất phát từ những mâu thuẫn trên lớp học hay trong cuộc sống hàng ngày không được giải quyết. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của Internet, tính đến tháng 1/2017 Việt Nam có 50.05 triệu người dùng Internet chiếm 53% dân số, tăng 6% so với năm 2016 trong đó có đến 46 triệu người dùng mạng xã hội , chiếm 48% dân số. Những HS có HVBNTT hầu hết đều sử dụng những phương tiện trực tuyến này và thể hiện sự bắt nạt của mình đối với người khác vì các em chưa ý thức được những hậu quả của HVBNTT gây ra. Một số HS khác xem điều này (BNTT) đơn giản chỉ vì mục đích giải trí, loại bỏ người khác ra khỏi nhóm, hoặc lập nhóm để nói xấu, bôi nhọ, bàn tán không tốt về HS khác (nạn nhân) mà mình không thích, thậm chí đăng những clip nhạy cảm của nạn nhân để làm niềm vui của mình. Một số khác BNTT thúc đẩy bản ngã của họ, ở độ tuổi HS trung học phổ thông các em có xu hướng “Làm người lớn”, “Muốn thể hiện mình là người lớn” nên xem mạng xã hội, Internet là nơi thể hiện bản thân hay gây sự chú ý đến cha mẹ. Và cách thức các em chọn để khẳng định, thể hiện bản thân là hành vi phán xét, bôi nhọ, đưa tin xấu về người khác. Ngoài ra, một số khác có HVBNTT nạn nhân nhằm nhắc nhở 37
  45. mọi người về vị thế xã hội của mình và cảnh cáo nạn nhân. Nhất là những hành vi như tung clip, hình ảnh có nội dung nhạy cảm của nạn nhân lên trang cá nhân, một số HS có hành vi đánh cắp mật khẩu tài khoản cá nhân của bạn để đăng những thông tin không hay về bạn hoặc giả mạo đăng những thông sai sự thật lên trang cá nhân của nạn nhân. Thậm chí gửi tin nhắn, E-mail để khủng bố,cảnh cáo nạn nhân không được tiết lộ thông tin mật của họ Như vậy, hầu hết những HS có HVBNTT thường không hiểu rõ tác hại của hành vi bắt nạt này, không ý thức được hậu quả nguy hiểm của chúng hoặc các em biết về tác hại của nó nhưng chưa biết cách kiểm soát cảm xúc dẫn đến HVBNTT, cho rằng người bị bắt nạt đáng bị như thế. Điều đáng quan ngại là trong các điều tra khảo sát ở nước ngoài trước đó, tỉ lệ HS có HVBNTT không đáng kể nhưng tỉ lệ HS thờ ơ, vô cảm, bàng quan khi thấy bạn mình bị bắt nạt. Thậm chí có một bộ phận không nhỏ có tâm lý đám đông, hùa theo, cổ vũ cho những HS có HVBNTT, khiến các em nghĩ rằng việc làm của mình là đúng. 1.2.5.2. Khách quan a. Nhà trường Hậu quả của HVBNTT chưa được nhận thức đúng. Các HVBNTT chưa được nhận diện đầy đủ, chỉ có những hành vi bắt nạt thể chất được quan tâm giải quyết còn những HVBNTT chủ yếu xoáy sâu vào đời sống tâm lý nên chưa được sự quan tâm chú ý. Nhất là khi đây là một hình thức bắt nạt mới. Và điều đáng quan ngại là phía nhà trường chưa có những quy định nghiêm khắc đối với HVBNTT. b. Gia đình Những HS có HVBNTT thường là những nạn nhân của bạo lực gia đình, ở các em thiếu sự quan tâm của ga đình hoặc bị cha mẹ bỏ rơi. Phần lớn các em thiếu sự giám sát của bố mẹ, hoặc do cha mẹ tin tưởng vào con cái nên buôn lỏng sự quản lý. Chính vì vậy, đối với những HS có HVBNTT không được sự giám sát của cha mẹ để can ngăn kịp thời. Một bộ phận các em xem đây là một cách gây sự chú ý đối với cha mẹ, nhất là đối với những cha mẹ thường không quan tâm chú ý đến con cái. Đối với những HS là nạn nhân của BNTT, các em lại không dám chia sẻ, che dấu với cha mẹ. Điều này thể hiện rất rõ ở các nghiên cứu ở trên, các em thường không dám nói với cha mẹ vì một có một bộ phận sợ cha mẹ lo lắng và một bộ phận 38
  46. khác không muốn nói cho cha mẹ vì theo các em nói với cha mẹ cũng không giải quyết được gì. Đây là điều đáng quan ngại, rung lên hồi chuông báo động cho các bậc phụ huynh về cách chăm sóc, quan tâm, giáo dục của các bậc phụ huynh với con cái mình. Nhất là những bậc phụ huynh giao hết trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con mình cho thầy cô và nhà trường. c. Bạn bè Những HS có HVBNTT chơi cùng nhóm bạn có xu hướng hoặc có hành vi bắt nạt người khác. Các em ban đầu chỉ là hùa theo các bạn để lên án, phán xét, nói xấu người khác, được mọi người ủng hộ và cho rằng nạn nhân đáng bị nói như vậy. Một số khác, bản thân các em cũng chứng kiến những hành vi bạo lực xảy ra trong xã hội, thậm chí ngay cả cả trong gia đình của chính mình. Những điều này khiến các em bị ám ảnh, kích thích các em bắt chước những hành vi bắt nạt, BNTT khi không hài lòng về một điều gì đó từ một ai đó. 39
  47. Tiểu kết chương 1 Qua lịch sử nghiên cứu, có thể thấy rằng đề tài HVBNTT là một đề tài được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Có rất nhiều nghiên cứu về đề tài này. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì HVBNTT vẫn đang còn là một khái niệm khá mới mẻ. Các nhà nghiên cứu trong nước chủ yếu khai thác sâu đề tài bạo lực học đường còn những đề tài liên quan đến HVBNTT có rất ít và hầu như không có. Kết hợp các khái niệm hành vi và trong khuôn khổ đề tài này, người nghiên cứu quyết định sử dụng khái niệm hành vi dựa trên quan điểm của nhà tâm lí học tác giả Huỳnh Văn Sơn, “Hành vi là những biểu hiện ra bên ngoài nhưng lại thống nhất với cấu trúc tâm lý bên trong của nhân cách, là sự thống nhất giữa hình thức bên ngoài và nội dung tâm lý bên trong. Hành vi bên ngoài chỉ là biểu hiện của một đời sống tâm lý bên trong và được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của nhân cách” Dựa vào các khái niệm hành vi, hành vi bắt nạt và HVBNTT như trên xác lập HVBNTT như sau: “HVBNTT là hành vi bắt nạt thông qua phương tiện Internet dùng để phán xét, phỉ báng, đe dọa, gây rắc rối cho cho người khác để thỏa mãn bản thân khiến họ bị tổn thương về mặt tâm lý hoặc thể chất”. Kết hợp với các yếu tố tâm lý đặc trưng của HS THPT xác lập HVBNTT của HS THPT như sau: “HVBNTT ở HS THPT là hành vi bắt nạt thông qua phương tiện Internet của HS THPT dùng để phán xét, phỉ báng, đe dọa, gây rắc rối cho cho người khác để thỏa mãn bản thân và khiến người bị bắt nạt bị tổn thương về mặt tâm lý hoặc thể chất”. Lý luận về HVBNTT dưới khía cạnh người bắt nạt và người bị bắt nạt đều có một số biểu hiện từ bên ngoài và các biểu hiện bên trong thông qua ba mặt: Suy nghĩ, thái độ/ tình cảm và ý chí. Một số yếu tố ảnh hưởng đến HVBNTT là: Yếu tố chủ quan: Từ chính người bắt nạt, với suy nghĩ “muốn thể hiện mình là người lớn”, chưa nhận thức đúng đắn về HVBNTT ở lứa tuổi HS THPT. Các bạn thực hiện HVBNTT vì nhiều mục đích khác nhau như cảnh cáo, lên án ai đó, thu hút sự chú ý từ người thân Yếu tố khách quan: Từ nhà trường, gia đình và bạn bè, sự thiếu quan tâm, chưa 40
  48. chú ý về HVBNTT từ phía nhà trường, gia đình. Sự hùa theo, ủng hộ người có HVBNTT và sự ám ảnh, kích thích và bắt chước những HVBNTT. 41
  49. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN HVBNTT CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng biểu hiện HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM 2.1.1. Mục đích nghiên cứu Xác định thực trạng biểu hiện HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM. 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính, các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp bổ trợ. 2.1.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi a. Mục đích điều tra bằng bảng hỏi Đây là phương pháp đóng vai trò chủ đạo, bảng hỏi nhằm khảo sát khách thể để kiểm định vấn đề nghiên cứu đặt ra. Xác định thực trạng biểu hiện HV BNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM. b. Khách thể điều tra bằng bảng hỏi HS ở một số trường THPT tại TP.HCM hiện nay bao gồm: THPT Việt Anh, THPT Meriecurie, THPT Hùng Vương. c. Nguyên tắc thiết kế bảng hỏi Sử dụng câu hỏi có nhiều lựa chọn ở phần thông tin khách thể khảo sát, câu hỏi tìm hiểu nhận thức, các khía cạnh liên quan: Đối tượng, phương tiện và các yếu tố ảnh hưởng. Sử dụng thang đo RTX, TX, TT, HK, KBG với các câu hỏi lọc tìm hiểu các biểu hiện bên ngoài HVBNTT dưới khía cạnh người bắt nạt người bị bắt nạt, cách ứng phó. Sử dụng thang đo N, RN, TB, I, RI với các biểu hiện bên trong của HVBNTT về mặt suy nghĩ, tình cảm/ thái độ, và ý chí ở cả khía cạnh người bắt nạt và người bị bắt nạt. 42
  50. d. Mô tả bảng hỏi Bảng hỏi gồm hai phần: Phần thông tin khách thể khảo sát và phần nội dung khảo sát * Phần thông tin khách thể khảo sát Phần này gồm các câu hỏi về thông tin cơ bản của khách thể khảo sát bao gồm: trường, giới tính, HS khối, học lực, kết quả học tập, hạnh kiểm, kinh tế gia đình. * Phần nội dung khảo sát: bao gồm năm phần chính: Nội dung 1: Tìm hiểu nhận thức của HS THPT về HVBNTT. Câu 1: Tìm hiểu nhận thức của HS THPT về HVBNTT Câu 2: Tìm hiểu quan niệm của HS THPT về HVBNTT Nội dung 2: Tìm hiểu Thực trạng biểu hiện bên ngoài của HVBNTT ở HS một số trường THPT tại TP.HCM - Câu 3: Câu hỏi lọc nhằm tìm hiểu thực trạng HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM + Câu 3.1: Tìm hiểu một số biểu hiện bên ngoài của HS một số trường THPT tại TP.HCM, gồm năm mức độ RTX, TX, TT, HK và KBG nhằm xác định tỷ lệ HS có HVBNTT + Câu 3.2: Tìm hiểu một số biểu hiện bên ngoài của HS một số trường THPT tại TP.HCM, gồm năm mức độ RTX, TX, TT, HK và KBG nhằm xác định tỷ lệ HS đã từng bị BNTT * Nội dung 3: Tìm hiểu các khía cạnh liên quan đến HVBNTT của HS THPT, cụ thể: Câu 4: Động cơ thực hiện HVBNTT của HS THPT. Câu 5: Phương tiện thực hiện HVBNTT của HS THPT. Câu 6: Đối tượng bị BNTT. Câu 10: Cách ứng phó khi bị BNTT của HS THPT, gồm 5 mức độ: RTX, TX, TT, HK, KBG. * Nội dung 4: Tìm hiểu thực trạng biểu hiện bên trong của HVBNTT ở HS một số trường THPT tại TP.HCM, cụ thể: Câu 7: Thực trạng biểu hiện về mặt suy nghĩ của HS THPT có HVBNTT, gồm 5 mức độ: RN,N,TB, I, RI. Câu 8: Thực trạng biểu hiện về mặt tình cảm/ thái độ của HS có HVBNTT, gồm 5 43
  51. mức độ: RN,N,TB, I, RI. Câu 9: Thực trạng biểu hiện về mặt ý chí của HS có HVBNTT, gồm 5 mức độ: RN,N,TB, I, RI. Câu 11: Thực trạng biểu hiện về mặt suy nghĩ của HS bị BNTT, gồm 5 mức độ: RN,N,TB, I, RI. Câu 12: Thực trạng biểu hiện về mặt tình cảm/ thái độ của HS bị BNTT, gồm 5 mức độ: RN,N,TB, I, RI. Câu 13: Thực trạng biểu hiện về mặt ý chí của HS bị BNTT, gồm 5 mức độ: RN,N,TB, I, RI. * Nội dung 5: Một số yếu tố ảnh hưởng đến HVBNTT của HS THPT, cụ thể: Câu 14: Một số yếu ảnh hưởng đến HVBNTT của HS THPT, gồm 5 mức độ: RN,N,TB, I, RI. e. Cách cho điểm bảng hỏi Các câu năm mức độ được quy điểm như sau: Bảng 2.1. Cách quy điểm từng câu trong bảng hỏi chính thức Mức độ ĐTB Câu 3, 10 Câu 7, 8, 9, 11, 12, 13 4.51 - 5.00 RTX RN 3.51 - 4.50 TX N 2.51 - 3.50 TT TB 1.51 - 2.50 HK I 1.00 - 1.50 KBG RI Các câu có nhiều lựa chọn, nếu chọn được mã hóa là 1 và không chọn là 2. Bảng 2.2: Quy điểm mức độ thực trạng HVBNTT của học sinh THPT phân tích dưới khía cạnh người bắt nạt và người bị bắt nạt: Mức độ ĐTB Câu 3.1 Câu 3.2 47 – 55 RTX RTX 38 – 46 TX TX 29 – 37 TT TT 20 – 28 HK HK 11 – 19 KBG KBG 44
  52. Bảng 2.3. Thang đo độ tin cậy HVBNTT dưới khía cạnh người bắt nạt và khía cạnh người bị bắt nạt Nội dung Hệ số độ tin cậy HVBNTT dưới khía cạnh người bắt nạt 0.947 HVBNTT dưới khía cạnh người bị bắt nạt Kết quả thống kê cho thấy: Hệ số tin cậy của bài báo cáo giữa HVBNTT dưới khía cạnh người bắt nạt và khía cạnh người bị bắt nạt là 0.947. Điều này cho thấy mức độ tin cậy đạt mức cao. 2.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn a. Mục đích phỏng vấn + Bổ sung thêm thông tin để góp phần làm sáng tỏ kết quả khảo sát + Kiểm tra độ trung thực của các kết quả trả lời phiếu điều tra ý kiến. + Tìm hiểu sâu hơn về đối tượng nghiên cứu qua một số khách thể điển hình. b. Khách thể phỏng vấn HS ba trường: THPT Việt Anh, THPT Hùng Vương, THPT Merie Curie c. Nội dung phỏng vấn + Tiến hành phỏng vấn về nguyên nhân, động cơ, phương tiện, biểu hiện nhận thức, cảm xúc/ thái độ, ý chí của HS THPT. + Tiến hành phỏng vấn về cách ứng phó, biểu hiện nhận thức, cảm xúc/ thái độ, ý chí của HS bị BNTT. d. Cách tiến hành phỏng vấn Liên hệ và tiến hành phỏng vấn sáu em HS THPT ở ba trường Việt Anh, Hùng Vương, Merie Curie, dựa trên bảng phỏng vấn với câu hỏi đã chuẩn bị sẵn theo mục đích nghiên cứu. Có thể sử dụng thêm những câu hỏi phát sinh tùy theo vấn đề phát sinh trong nội dung trả lời của khách thể. 2.1.2.3. Phương pháp quan sát a. Mục đích quan sát Hỗ trợ thêm thông tin, góp phần củng cố kết quả nghiên cứu định lượng b. Khách thể quan sát Quan sát hoạt động và tài khoản cá nhân của sáu bạn phỏng vấn 45
  53. c. Nội dung quan sát Bài viết, dòng trạng thái, bình luận, bài đăng hình ảnh có nội dung đe dọa, phỉ báng, sử dụng ngôn từ không phù hợp để bàn luận, đánh giá về một bạn học. d. Cách tiến hành quan sát Quan sát các tài khoản cá nhân, bình luận của một số HS trên mạng xã hội. Tiến hành chụp ảnh dòng trạng thái, bình luận của HS, góp phần làm căn cứ xây dựng tính xác thực của đề tài. 2.1.3. Vài nét về khách thể nghiên cứu thực trạng HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM Bảng 2.4. Vài nét về khách thể nghiên cứu Thông tin về khách thể nghiên cứu Tần số Tỷ lệ % Tổng THPT Việt Anh 123 46.8 263 Trường THPT Merie Curie 81 30.8 THPT Hùng Vương 59 22.4 10 78 29.7 263 Khối 11 98 37.3 12 87 33.1 Giới Nam 128 48.7 263 tính Nữ 135 51.3 Giỏi 29 11 Khá 145 55.1 Kết quả Trung bình 84 31.9 263 học tập Yếu 3 1.1 Kém 2 0.8 Giỏi 194 73.8 Xếp loại Khá 52 19.8 hạnh Trung bình 15 5.7 263 kiểm Yếu 1 0.4 Kém 1 0.4 Kinh tế Giàu 15 5.7 263 46
  54. gia đình Khá giả 65 24.7 Vừa đủ 162 61.6 Khó khăn 8 3 Nghèo 13 4.9 Kết quả thống kê cho thấy tổng số khách thể nghiên cứu là 263 HS THPT. Trong đó đa số HS thuộc trường THTP Việt Anh là 123 HS (chiếm 46.8%). Tiếp theo là HS thuộc trường THPT Merie Curie với 81 HS (chiếm 30.8%). Cuối cùng là các em HS thuộc trường THPT Hùng Vương với 59 HS (chiếm 22.7%). Lý do trường THPT Hùng Vương có số lượng HS ít hơn là do các phiếu HS thực hiện không đạt yêu cầu về tính trung thực nên người nghiên cứu không sử dụng để xử lý. Về khối lớp, khối lớp có số lượng HS tham gia nhiều nhất là khối lớp 11 với 98 HS (chiếm 37.3%). Đứng thứ hai là khối lớp với 87 HS (chiếm 33.1%). Cuối cùng là khối lớp 10 với 78 HS (chiếm 29.7%). Về giới tính, trong tổng số 263 HS (Chiếm 100%) thì có số HS nam là 128 HS (chiếm 48.7%) và số HS nữ là 135 HS (chiếm 51.3%). Như vậy, có thể thấy rằng số HS nam và số HS nữ chênh lệch không đáng kể. Về học lực, đứng thứ nhất chiếm tỉ lệ cao nhất là các em có lực khá với 144 HS (chiếm 55.1%). Đứng thứ hai là học lựcTB với 84 HS (chiếm 31.9%). Đứng thứ ba là HS có học lực giỏi với 29 HS (chiếm 11%). Cuối cùng là các em có học lực yếu với 3 HS (chiếm 1.1%) và học lực kém với 2 HS (chiếm 0.8%). Như vậy, có thể thấy rằng đa số khách thể nghiên cứu đều nằm ở mức từ trung bình đến giỏi với (chiếm 98%). Số HS yếu và kém chiếm tỉ lệ thấp (1.9%). Về mặt xếp loại hạnh kiểm đứng vị trí thứ nhất là HS hạnh kiểm giỏi với 194 HS (chiếm 73.8%). Đứng vị trí thứ hai là HS có hạnh kiểm khá với 52 HS (chiếm 19.8%). Đứng vị trí thứ ba là HS có hạnh kiểm trung với 15 HS (chiếm 5.7%). Cuối cùng là HS có hạnh kiểm yếu với 1 HS (chiếm 0.4%) và hạnh kiểm kém với 1 HS (chiếm 0.4%). Như vậy, có thể thấy khách thể nghiên cứu có hạnh kiểm từ mức trung bình đến mức giỏi với 261 HS (chiếm 98.2%). Số HS yếu và kém chiếm tỉ lệ thấp với 2 HS (chiếm 0.8%). 47
  55. Dữ liệu này đảm bảo tính khách quan về việc chọn mẫu ngẫu nhiên. 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM 2.2.1. Nhận thức của HS THPT tại TP. HCM về HVBNTT 2.2.1.1. Nhận thức của HS THPT về khái niệm HVBNTT Bảng 2.5. Nhận thức của HS THPT về khái niệm HVBNTT Tỉ lệ STT Nội dung Tần số (%) HVBNTT là hành vi trêu đùa, chọc ghẹo bạn bè trên 1 14 5.3 phương tiện Internet nhằm mục đích giải trí là chính. HVBNTT là hành vi bắt nạt về thể chất đối với bạn học 2 3 1.1 trong trường. HVBNTT là hành vi bắt nạt về mặt tâm lý đối với bạn 3 1 0.4 học trong trường. HVBNTT là hành vi bắt nạt thông qua phương tiện Internet dùng để phán xét, phỉ báng, đe dọa, gây rắc rối 4 245 93.2 cho cho người khác để thỏa mãn bản thân khiến họ bị tổn thương về mặt tâm lý và thể chất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nội dung có tỉ lệ lựa chọn cao nhất là nội dung “HVBNTT là hành vi bắt nạt thông qua phương tiện Internet dùng để phán xét, phỉ báng, đe dọa, gây rắc rối cho cho người khác để thỏa mãn bản thân khiến họ bị tổn thương về mặt tâm lý và thể chất” với 245 HS (chiếm 93.2%). Đứng vị trí thứ hai là nội dung “HVBNTT là hành vi trêu đùa, chọc ghẹo bạn bè trên phương tiện Internet nhằm mục đích giải trí là chính” với 14 HS (chiếm 4.3%). Cuối cùng là nội dung “HVBNTT là hành vi bắt nạt về thể chất đối với bạn học trong trường” với 3 HS (chiếm 1.1%) và nội dung “HVBNTT là hành vi bắt nạt về mặt tâm lý đối với bạn 48
  56. học trong trường” với 1 HS (chiếm 0.4%). Như vậy, có thể thấy rằng phần lớn các em đã có nhận thức đúng đắn về HVBNTT. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là vẫn có một bộ phận nhỏ nhận thức sai về HVBNTT với 18 HS (chiếm 6.8%). Đây là con số cần phải quan tâm khi mạng xã hội ngày càng phát triển. 2.2.1.2. Đánh giá của HS THPT về HVBNTT Bảng 2.6. Đánh giá về HVBNTT của HS THPT Tỉ lệ STT Nội dung Tần số (%) 1 Là hành vi bình thường như những hành vi khác 7 2.7 2 Là hành vi gây tác động xấu đến con người. 228 86.7 3 Là hành vi tốt, hỗ trợ cuộc sống của con người. 5 1.9 4 Là hành vi vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. 27 10.3 Kết quả thống kê cho thấy, nội dung đứng vị trí đầu tiên là “hành vi gây tác động xấu đến con người” với 228 HS (chiếm 86.7%). Đứng ở vị trí thứ hai là nội dung “hành vi vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực” với 27 HS (chiếm 86.7%). Đứng ở vị trí cuối cùng là nội dung “hành vi bình thường như những hành vi khác” và nội dung “hành vi vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực” với 12 HS (chiếm 4.8%). Như vậy, có thể nhận ra rằng đa số HS có đánh giá đúng về HVBNTT. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là vẫn có một bộ phận HS với 39 bạn (chiếm 15.1%) chưa đánh giá đúng về HVBNTT, các em cho rằng đây là hành vi bình thường như những hành vi khác, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực và đáng báo động nhất là có 1.9% HS cho rằng BNTT là hành vi tốt, hỗ trợ đến cuộc sống con người. Đây là một 49
  57. con số báo động, rung lên hồi chuông cảnh tỉnh đến các cơ quan chức năng và bộ phận chuyên ngành. 2.2.2. Thực trạng biểu hiện BNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM 2.2.2.1. Thực trạng biểu hiện bên ngoài của HVBNTT ở HS THPT phân tích dưới khía cạnh người bắt nạt a. Đánh giá chung về thực trạng biểu hiện bên ngoài của HVBNTT ở HS THPT phân tích dưới khía cạnh người bắt nạt Bảng 2.7. Đánh giá chung về thực trạng biểu hiện bên ngoài của HVBNTT ở HS THPT phân tích dưới khía cạnh người bắt nạt Phân tích thực trạng HVBNTT Tần số Tỷ lệ % dưới khía cạnh người bắt nạt Không có Chưa bao giờ 106 40.3 HVBNTT HK 81 30.8 59.7 Có TT 55 20.9 HVBNTT TX 14 5.3 RTX 7 2.7 Ghi chú: Tần số Tỉ lệ phần trăm 50
  58. Kết quả nghiên cứu phân tích thực trạng HVBNTT dưới khía cạnh người bắt nạt cho thấy: Trên tổng số 263 HS, có 106 khách thể (chiếm 40.3%) cho biết rằng mình chưa có HVBNTT. Và điều đáng lưu ý là có đến 157 khách thể (chiếm 59.7%) cho biết rằng mình đã từng xuất hiện HVBNTT, một con số đáng báo động. Trong đó đứng đầu là nội dung “HK”có 81 khách thể (chiếm 30.8%). Đứng vị trí thứ hai là nội dung “TT” có 55 khách thể (chiếm 20.9%). Đứng vị trí thứ ba là nội dung “TX” có 14 khách thể (chiếm 5.3%). Và cuối cùng là nội dung “RTX” có 7 khách thể (chiếm 2.7%). Như vậy, những con số thống kê trên cho thấy thực trạng đáng quan ngại về HVBNTT ở HS THPT khi có hơn 50% HS có HVBNTT này. Điều này rung lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan chức năng và các bộ phận liên quan sớm tham gia vào cuộc, có những quy định, chính sách để hạn chế, đẩy lùi thực trạng này. b. Đánh giá chi tiết về thực trạng biểu hiện bên ngoài của HVBNTT ở HS THPT phân tích dưới khía cạnh người bắt nạt Bảng 2.8: Đánh giá chi tiết về thực trạng HVBNTT của HS THPT phân tích dưới khía cạnh người bắt nạt Xếp STT NỘI DUNG ĐTB hạng Đưa một tin nhắn, hình ảnh hoặc một đoạn phim không 2.01 7 1 hay về ai đó lên mạng. Gửi tin nhắn qua điện thoại, mạng xã hội (Facebook, 2.59 1 2 Zalo ) có ý chê bai và sử dụng những từ ngữ nhạy cảm (nói thề ) khi nói về một ai đó Lập group, hội anti để nói xấu, rêu rao những điều không 2.14 6 3 hay về một người nào đó. Nói một tính xấu, hay một điểm mình không hài lòng về 2.22 5 4 một bạn bất kì một cách công khai trên mạng xã hội (Facebook, Zalo ). 2.25 4 5 Chặn, không cho ai đó tham gia nhóm, fanpage trên mạng. Bình luận chê bai hoặc sử dụng nút “phẩn nộ” với bài viết 2.58 2 6 của ai đó trên mạng xã hội. 51
  59. Đăng hình ảnh, clip nhạy cảm (sex, nude ) của bạn lên 1.84 10 7 group, trang cá nhân của bạn. Đăng những bài viết lên mạng xã hội với mục đích đe dọa 1.91 8 8 hay cảnh cáo một bạn nào đó. Lừa dối, đánh cắp mật khẩu, tài khoản một bạn nào đó để 1.86 9 9 lấy thông tin của họ và đưa lên mạng xã hội. Từng đặt tên, biệt danh xấu về một ai đó trong các bình 2.35 3 10 luận trên mạng và tin nhắn điện thoại. Kết quả thống kê cho thấy, đứng vị trí thứ nhất là nội dung “Gửi tin nhắn qua điện thoại, mạng xã hội (Facebook, Zalo ) có ý chê bai và sử dụng những từ ngữ nhạy cảm (nói thề ) khi nói về một ai đó” với ĐTB = 2.59. Qua quan sát những bình luận, dòng trạng thái của bạn Nguyễn H. T có nội dung đáng lưu ý như sau “Làm giọng bà nội, chị không có chết đói đâu nhé, tính dạy đời chị hả. Bản thân không ra gì thì đừng vội phán xét người khác, không ai có quyền dạy chị đâu nhé. Chào”. “Nói cho ấy nghe nè cái “qq” gì cũng nói được hết vậy mình không nể nhưng đứa trẻ trâu hay xen vào chuyện ngươi khác đâu. Tao chửi rồi. đừng nói tao là con gái mất dạy”. Và còn nhiều dòng trạng thái, bình luận không hay hơn nữa. Đứng ở vị trí thứ hai là nội dung “Bình luận chê bai hoặc sử dụng nút “phẩn nộ” với bài viết của ai đó trên mạng xã hội” với ĐTB = 2.58. Có thể thấy rằng phần lớn cho rằng đây chỉ là hành vi vui đùa, vẫn biết tác hại của HVBNTT và gây ảnh hưởng đến người bị hại nhưng các bạn cho rằng phải thực hiện những hành vi đăng clip, đăng hình nhạy cảm của nạn nhân mới khiến người đó tổn thương. Theo hai bạn Nguyễn Bảo Đ và Nguyễn Hoàng T (HS THPT Hùng Vương) cho biết “Tụi em thường nói chuyện với nhau qua facebook, với status nào em không thích thì em ấn nút phẩn nộ, còn nhắn tin thì lâu lâu cũng nói tục một tí. Nhưng em chỉ đùa thôi, sang hôm sau là em quên hết luôn, mà lớp em ai cũng vậy mà, đâu phải mình em”, “Đúng rồi chị, em thấy phải đăng hình, clip nhạy cảm, nude của người khác thì mới là BNTT chứ”. Tiếp theo là nội dung “Từng đặt tên, biệt danh xấu về một ai đó trong các bình luận trên mạng và tin nhắn điện thoại” với ĐTB = 2.35. 52