Đề tài Tìm hiểu lối viết câu của học sinh Lớp 4 đề xuất cách chữa một số lỗi viết câu

doc 35 trang yendo 7410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tìm hiểu lối viết câu của học sinh Lớp 4 đề xuất cách chữa một số lỗi viết câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_tim_hieu_loi_viet_cau_cua_hoc_sinh_lop_4_de_xuat_cach.doc

Nội dung text: Đề tài Tìm hiểu lối viết câu của học sinh Lớp 4 đề xuất cách chữa một số lỗi viết câu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC === === BÀI TẬP NGHIÊN CỨU NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Tên đề tài: TÌM HIỂU LỐI VIẾT CÂU CỦA HỌC SINH LỚP 4 ĐỀ XUẤT CÁCH CHỮA MỘT SỐ LỖI VIẾT CÂU Người hướng dẫn Dương Thu Hương Giảng viên khoa GD tiểu học Người thực hiện : Trần Thị Thanh Hòa Lớp : K Khoa : Giáo dục tiểu học Hà Nội năm 2008
  2. MỤC LỤC Phần mở đầu 1 I. Lý do chọn đề tài 4 II. Mục đích yêu cầu 5 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 IV. Phương pháp nghiên cứu 6 Phần Nội dung. Error! Bookmark not defined. Chương 1: Một số vấn đề về câu 7 I. Các định nghĩa về câu 7 II. Vấn đề phân loại câu dựa vào cấu tạo. 9 III. vấn đề câu trong hoạt động giao tiếp 9 Chương II: Tìm hiểu lỗi viết câu của học sinh lớp 4 13 A. Một số vấn đề về câu sai và nguyên tắc chữa câu sai. 13 I. Câu sai - câu mơ hồ 13 II. Nguyên tắc chữa câu sai. 14 III. Các bước phát hiện, phân tích và chữa sai câu 15 B. Đề xuất một số dạng câu sai, giúp học sinh nhận biết và sửa câu sai.16 I. Lỗi trong câu 16 1. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp. 16 2. Lỗi về nghĩa 21 3. Lỗi về dấu câu. 25 II. Lỗi ngoài câu 26 1. Lỗi câu lạc chủ đề 27 2
  3. 2. Lỗi câu mâu thuẫn với nhau về ý với câu hữu quan. 27 3. Lỗi dùng phương tiện liên kết sai 28 4. Lỗi câu trùng lặp về ý (từ) với câu hữu quan 28 Kết quả 29 Phiếu bài tập 31 Đáp án 32 Kết luận 34 3
  4. Phần mở đầu I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Mục tiêu giáo dục của nhà trường Việt Nam. Là đào tạo những con người vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa giỏi về chuyên môn. Chính vì vậy mà việc dạy và học là vấn đề vô cùng quan trọng của nền giáo dục nước ta. Trong các môn học, môn Tiếng Việt là một môn học bắt buộc chiếm dung lượng thời gian khá lớn trong chương trình dạy học ở nhà trường Phổ Thông. Bởi Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp chính thức của nước ta trong các lĩnh vực hoạt động giao tiếp về chính trị, kinh tế, khoa học Trường Phổ thông là nơi đầu tiên đào tạo giáo dục những công dân của nước Việt Nam mới nên có vai trò to lớn trong việc giữ gìn và phát huy tiếng nói dân tộc. Vì vậy, trong nhà trường Phổ thông, môn Tiếng Việt đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng trong việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cũng như năng lực tư duy cho học sinh. Người làm công tác giảng dạy bộ môn này có nhiệm vụ giúp học sinh dần có ý thức, có trình độ, có kỹ năng nói và viết đúng hướng, hướng tới nói và viết hay Tiếng Việt. 2. Trong ba cấp phổ thông, cấp tiểu học là cấp học mang tính chất nền tảng. Môn Tiếng Việt dạy ở cấp này nhằm mục tiêu bước đầu dạy cho học sinh những tri thức sơ giản cần thiết và trên cơ sở đó rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ: Nghe, nói, đọc, viết nhằm giúp học sinh sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong giao tiếp và suy nghĩ. Dạy học Tiếng Việt còn nhằm phát triển các năng lực trí tuệ và các năng lực hoạt động của học sinh, giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn từ Tiếng Việt và phần nào cuộc sống xung quanh. Từ đó, các em vận dụng kiến thức tạo lập văn bản. Để viết được một bài văn, học sinh phải sử dụng năng lực ngôn ngữ và năng lực tư duy của mình. Năng lực đó có thể hiện trước hết ở việc các em 4
  5. diễn đạt suy nghĩ của mình bằng các câu, hay liên kết các câu đó để bày tỏ những điều mà mình suy nghĩ. 3. Về sách giáo khoa, chúng tôi nhận thấy các cách hiểu về câu được đưa ra ở cấp lớp tiểu học tuy đã nói được một số điểm cơ bản của câu nhưng vẫn chưa làm cho học sinh hiểu được đầy đủ những tiêu chuẩn cần có của một câu. Hơn nữa, sách giáo khoa chỉ hướng tới việc rèn luyện kỹ năng viết câu cho học sinh tiểu học bằng một con đường là tạo những cái đúng mà chưa chú ý tới việc hướng dẫn các em phát hiện và sửa lỗi trong câu. Vì vậy, việc dạy câu cho học sinh tiểu học chưa đạt kết quả như mong muối. Số học sinh viết các câu sai còn rất nhiều. Từ thực tiễn của việc dạy và học Tiếng Việt ở bậc tiểu học, từ mục tiêu của việc dạy đối với cấp học này, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi đã có những suy nghĩ trăn trở làm sao để khắc phục tình trạng mắc lỗi câu trong bài làm của học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2, 3. Vì vậy tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Tìm hiểu lỗi viết câu của học sinh lớp 2, 3 - Đề xuất cách chữa một số lỗi viết câu”. Với đề tài này, tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình cùng giáo viên và học sinh khắc phục lỗi viết câu sai, từ đó giúp học sinh rèn được năng lực viết câu văn đúng và tiến tới viết hay. II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Thực hiện đề tài này là một việc làm không đơn giản bởi thực tế viết câu của học sinh tiểu học là một hiện tượng vô cùng đa dạng. Việc thống kê, phân loại cho đầy đủ các dạng lỗi viết câu của học sinh, sau đó đề xuất cách chữa cho phù hợp cho mỗi loại lỗi là một việc đòi hỏi rất nhiều thhời gian và công sức. Do đó, mục đích nghiên cứu trước tiên của tôi chỉ là nêu lên một số ý kiến chủ quan của mình để bạn bè đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến từ đó hoàn thiện hơn về phương pháp giảng dạy cho bản thân. 5
  6. 2. Từ việc chỉ ra những dạng câu sai và cách sửa chữa phổ biến đối với từng loại lỗi, đề tài sẽ góp phần nhỏ bé giúp cho giáo viên trong quá trình giảng dạy và chấm chữa bài, có cách nhìn khoa học về các lỗi và gợi ý cho học sinh chữa lỗi dễ dàng hơn, từ đó rèn luyện năng lực cho các em viết câu đúng, tiến tới câu hay. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Kim Liên - quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội. 2. Phạm vi nghiên cứu. Chương trình sách giáo khoa lớp 4 mới môn Tiếng Việt. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành các phương pháp sau: 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Để nhận biết, phân loại được các câu sai trong những bài làm của học sinh, tôi nghĩ phải dựa trên cơ sở lý thuyết. Vì thế tôi đã phải tìm tòi, tham khảo rất nhiều tài liệu về câu và các loại lỗi câu. Từ các nghiên cứu về câu của các tác giả để định ra căn cứ xác định câu sai , câu đúng và lấy câu đúng để làm đích chữa câu sai. 2. Phương pháp khảo sát thực tế. Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tìm hiểu các câu sai trong bài làm của học sinh tiểu học. Tôi đã tiến hành khảo sát từng bài của học sinh, từ đó tìm ra các câu sai để phân loại. Đồng thời cũng tham khảo ý kiến trực tiếp của một số đồng nghiệp có kinh nghiệm về vấn đề lỗi của câu - cách chữa. 3. Phương pháp thực nghiệm. 6
  7. Phương pháp này để kiểm tra khả năng thực thi của các biện pháp trên. Cụ thể là phát bài kiểm tra cho học sinh làm trước và sau khi giảng lý thuyết. Sau khi đánh giá, cho điểm thống kê lại tôi sẽ có đầy đủ cứ liệu để nhận xét về hiệu quả của biện pháp sửa lỗi theo đề xuất trên. Phần nội dung CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÂU I. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ CÂU. Từ trước đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về câu. Điều đó cho chúng ta thấy, câu là một trong những đối tượng được ngữ pháp học đặc biệt quan tâm. Trong số những định nghĩa đã được công bố, có thể kể đến những cách định nghĩa cơ bản sau: 1. Định nghĩa học phái ngữ pháp Alexandra (khoảng thế kỷ 2 - 3 trước Công nguyên): Câu là sự tổng hợp của các từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn (Dẫn theo Diệp Quang Ban - Ngữ pháp Tiếng Việt - Nhà xuất bản Giáo dục 1998). Định nghĩa này đơn giản, dễ hiểu và khá hoàn chỉnh. Nó đã gián tiếp nêu lên các yếu tố cần thiết cho việc xác định câu. Đó là mặt hình thức cấu tạo, mặt nội dung và chức năng của câu. 2. Định nghĩa của L.B Lumphin (Nhà ngôn ngữ học Mỹ) cho rằng: Mỗi câu là một hình thái ngôn ngữ độc lập, không bị bao hàm vào bất cứ một hình thái ngôn ngữ phức tạp hơn bởi một kiến trúc ngữ pháp này hay một kiến trúc ngữ pháp nọ. Ở đây tác giả không hề chú ý về nội dung và chức năng của câu mà chỉ chú ý tới dấu hiệu hình thức. Tác giả chỉ xét câu riêng lẻ, độc lập mà không hề đặt câu trong văn bản, 7
  8. 3. Định nghĩa của V.V. Vinogradov - 1954: Câu là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hình thành về mặt ngữ pháp theo các quy luật của ngôn ngữ nhất định, làm công cụ quan trọng nhất để tạo câu biểu hiện và truyền đạt tư tưởng. Trong câu không chỉ có sự truyền đạt về hiện thực mà còn có cả mối quan hệ của người nói với hiện thực. 4. Định nghĩa của Diệp Quang Ban - Ngữ pháp Tiếng Việt tập II - Nhà xuất bản Giáo dục 1997: Câu là đơn vị nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp độc lập và có ngữ điệu kết thúc, mang ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thấy rõ sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện truyền đạt tư tưởng tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất của ngôn ngữ. Định nghĩa này đã bao hàm đầy đủ cả dấu hiệu hình thức, đặc điểm nội dung và đặc điểm chức năng của câu. Với định nghĩa này, chúng ta thấy câu có thể xem xét qua hai mặt: Một mặt câu do các đơn vị và các kết cấu ngữ pháp tạo thành thuộc hệ thống kết cấu của ngôn ngữ. Mặt khác, câu thực hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. 5. Định nghĩa của Nguyễn Tài Cẩn - Ngữ pháp Tiếng Việt - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 1975: Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất mang một thông báo tương đối hoàn chỉnh. Định nghĩa này có ưu điểm ngắn gọn, lại nêu được đầy đủ những quan điểm cơ bản của câu: Nhỏ nhất và mang một thông báo tương đối hoàn chỉnh. 6. Dịnh nghĩa về câu (Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 chương trình 165 tuần): Câu do từ hoặc ngữ tạo thành và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Định nghĩa này đơn giản dễ hiểu đối với học sinh nhưng theo tôi định nghĩa này lại chưa nêu được đầy đủ các đặc điểm của câu. Bởi vì nhiều câu cạnh nhau thể hiện cùng một chủ đề hay một tiểu chủ đề (văn bản hay đoạn văn) cũng diễn đạt một ý trọn vẹn. Theo tôi bên cạnh đặc 8
  9. điểm nội dung là “Diễn đạt một ý trọn vẹn”, ta còn phải chỉ ra đặc điểm về dung lượng là “nhỏ nhất” thì học sinh mới hiểu một cách đầy đủ các đặc điểm của câu. II. VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI CÂU DỰA VÀO CẤU TẠO. Việc phân loại theo cấu tạo ngữ pháp có thể dựa trên các cấu trúc cơ bản khác nhau. - Lấy cấu trúc nghĩa - ngữ pháp (cấu trúc vị từ - tham thể) làm cấu trúc cơ sở. - Lấy cấu trúc thông báo (cấu trúc chủ đề - thuyết) làm cấu trúc cơ sở. - Lấy cấu trúc chủ - vị làm cơ sở phân loại. Việc phân loại theo cấu tạo ở mỗi cấp học phổ thông có sự khác nhau nhất định về tiêu chí phân loại. Trong chương trình tiểu học, tiêu chí để phân loại câu theo cấu trúc tạo là cụm chủ vị nòng cốt (cụm C - V không bị bao hàm). Dựa vào tiêu chí này, Sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học chia câu thành hai loại cơ bản: Câu đơn (một kết cấu C - V) và câu ghép (hai kết cấu C - V trở lên). Kết quả phân loại câu theo cấu tạo ở cấp tiểu học thể trình bày bằng sơ đồ (xem sơ đồ trang bên). III. VẤN ĐỀ CÂU TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP. - Trong hệ thống ngôn ngữ, câu tồn tại như những mô hình khái quát trong đầu óc của người bản ngữ. Nhưng để thực hiện được chức năng là công cụ của tư duy và là phương tiện giao tiếp thì các mô hình câu phải được hiện thực hóa một cách cụ thể trong lời nói. Hơn nữa câu chưa phải là đơn vị tột cùng mà trên câu lại có cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn, bời vậy chúng ta thấy: - Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, không mấy khi người ta chỉ dùng một câu và cũng không dùng các câu riêng lẻ bên cạnh nhau (câu 9
  10. không liên kết) mà trong đại đa số các trường hợp phải dùng một tập hợp nhiều câu có liên kết với nhau để diễn đạt một ý tưởng nào đó. - Câu chỉ thực sự có đời sống, có hoạt động khi nằm trong lời nói, trong những sản phẩm ngôn ngữ hình thành giao tiếp. Có những câu để rời thì được coi là một câu đúng nhưng đưa vào văn bản cụ thể lại không chấp nhận được, ngược lại có những câu đứng riêng lẻ có thể bị coi là câu sai hoặc không hiểu được nhưng chúng lại tồn tại một cách vững vàng bên cạnh những câu khác trong một văn bản cụ thể. 10
  11. CHÚNG TA CÓ THỂ TÓM LƯỢC SỰ PHÂN LOẠI CỦA CÂU THEO ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO NHƯ SAU: Câu Câu đơn Dựa vào số lượng nòng cốt Câu ghép Dựa v o việc có đầy đủ hai bộ à Dựa vào sự có hay không có từ Dựa vào quan hệ giữa các ậ ặ ự ph n chính hay không, ho c d a chỉ quan hệ nòng cốt câu vào việc có xác định được thành phần hay không Câu ghép có từ chỉ Câu ghép không có Câu ghép đẳng lập Câu ghép chính quan hệ từ chỉ quan hệ phụ Câu Câu Câu Câu Câu Chỉ Chỉ Có Có Chỉ ý Chỉ đơn đơn đơn ghép có ghép có nguyên điều quan dấu nhượng mục bình rút từ chỉ cặp từ nhân kiện đặc hệ từ câu bộ đích thườ gọn biệt quan hệ chỉ quan kết quả kết ng hệ quả 11
  12. - Mối quan hệ giữa câu và cấu tạo ngôn gnữ lớn hơn câu đòi hỏi việc nghiên cứu ngữ pháp phải chú ý tới các lĩnh vực trên câu. Như vậy xem xét câu chúng ta cần phải xem xét nó trong hoạt động và trong mối quan hệ với những đơn vị ngôn ngữ lớn hơn chứ không chỉ nghiên cứu cấu trong thế cô lập. Bởi vì câu đi vào trong lời nói tuy vẫn giữ được bản chất của câu nhưng nó còn mang một số đặc trưng về cả ý và lời mà chúng ta chỉ thấy khi đặt nó trong mối quan hệ câu khác trong văn bản. Ý của câu Mỗi câu là một đơn vị nhỏ để diễn đạt một ý trong lời nói, đồng thời nó cũng phải truyền đạt một ý nhất định trong hệ thống nói chugn của chỉnh thể lời nói. Nói một cách cụ thể: Muốn xây dựng ý của một câu ta cần đặt nó vào một chỉnh thể chung và xem xét trong mối quan hệ với các câu khác. Trong khi nói và viết, ngoài việc dùng câu để thông báo một hiện thực khách quan người ta còn lồng vào trong câu sự đánh giá, thái độ, tình cảm. Cho nên trong một câu cụ thể phải thống nhất, phản ánh khuynh hướng của toàn bộ lời nói, toàn bộ văn cảnh, ý gắn liền với lời, muốn nêu được ý phải chọn lời thích hợp. Lời của câu. Chọn lời tức là chọn mô hình cần thiết để làm sao ý nào lời đó. Lời còn phụ thuộc vào vai trò, vị trí câu cần trong văn bản. Mỗi câu là một kết cấu hoàn chỉnh, mỗi câu có một vai trò nhất định trong việc thể hiện tính hoàn chỉnh của nó. 12
  13. CHƯƠNG II: TÌM HIỂU LỖI VIẾT CÂU CỦA HỌC SINH LỚP 4. A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÂU SAI VÀ NGUYÊN TẮC CHỮA CÂU SAI. I. Câu sai - câu mơ hồ Để phát hiện các lỗi câu, trước hết chúng ta phải hiểu câu sai là như thế nào, câu mơ hồ là như thế nào? 1. Câu sai: Là những câu dùng không đúng với những chuẩn mực đã quy ước về câu. Sự quy ước này có thể được chế định hóa như các quy định về chính tả, nhưng cũng có thể chỉ là sự ngầm quy ước của xã hội. Ví dụ: Ở một góc sân trường, cây bằng lăng. Câu trên là câu sai vì thiếu bộ phận vị ngữ trong nòng cốt câu. Câu đó thiếu một phần thông báo: Người ta không hiểu “Cây bằng lăng” như thế nào Câu sai có thể là: - Câu sai cấu tạo, tức là cấu tạo không đúng chuẩn (thừa, thiếu thành phần ). - Câu sai ý nghĩa (không lôgic, không có tin mới ) - Câu không có sự tương hợp giữa ý thức và hình thức. - Câu không phù hợp với các câu khác trong văn bản. 2. Câu mơ hồ. Trong khi giao tiếp, một yêu cầu rất quan trọng là nói và viết phải rõ ràng, chính xác. Nếu không chú ý sẽ tạo nên câu sai, câu tối nghĩa, câu mâu thuẫn hoặc những câu hiểu thế nào cũng được. Loại câu này được gọi là câu mơ hồ. Câu mơ hồ là một câu trong khi có một biểu hiện duy nhất ở cấp độ ngôn ngữ này lại có ít nhất hai cách biểu hiện ở cấp độ ngôn ngữ khác. 13
  14. Ví dụ: Tôi thích phỏng vấn Với câu trên, người đọc (người nghe) sẽ hiểu theo hai cách. - Người nói thích được người khác phỏng vấn mình. - Người nói muốn mình là chủ thể để đi phỏng vấn người khác. Điều này làm cho người nghe cảm thấy rất mơ hồ, khó xác định định nghĩa một cách chính xác. II. Nguyên tắc chữa câu sai. Khi chữa câu sai cho học sinh thì phải đảm bảo những yêu cầu sau: 1. Câu mới phải đúng về cấu tạo ngữ pháp, hợp lý về logic và chưa thông tin mới. Ví dụ: Mua một con gà về để nuôi Câu trên là câu sai vì thiếu chủ ngữ. Cách chữa: Thêm chủ ngữ cho câu: Mẹ mua một con gà để nuôi. Ví dụ 2: Những cành cây khẳng khiu và hiên ngang chống trả từng đợt gió lạnh thấu xương. Câu trên sai do sử dụng quan hệ từ sai “và” dẫn tới sai nghĩa. Cách chữa tốt nhất là thay quan hệ từ “vẫn” cho phù hợp: Những cành cây khẳng khiu vẫn hiên ngang chống trả từng đợt gió lạnh thấu xương. 2. Đảm bảo mối quan hệ giữa các câu trong văn bản. Câu là một đơn vị thông báo nhỏ nhất của ngôn ngữ cho nên nó còn bị chi phối bởi hai quan hệ: Quan hệ hướng nội, quan hệ hướng ngoại. Tức là một mặt câu mới chữa phải đảm bảo các yêu cầu mà một câu đúng cần có (như đã nêu ở phần 1). Mặt khác, nó phải liên kết với các câu hữu quan để thể hiện một chủ đề chung. 14
  15. Trong bài văn tả con gà trống, một học sinh lớp tôi đã viết câu như sau: “Em mong muốn con gà mái sẽ là người bạn yêu quý của mọi người vì gà đã làm được rất nhiều điều có ích giúp cho mọi người”. Cách chữa: Câu trên cần chữa “gà mái” thành “gà trống” để phù hợp logic và liên kết chặt chẽ với các câu khác trong việc thể hiện chủ đề tả con gà trống. 3. Khi chữa cố gắng giữ nguyên ý của người viết. Để hiểu được ý định của người viết cần phân tích câu sai trong quá trình tạo câu. Trước tiên chúng ta phải chỉ ra sơ đồ cấu trúc của câu sai. Sau đó, chúng ta tìm các sơ đồ cấu trúc để diễn đạt lại nội dung, ý định của người viết. Đối chiếu sơ đồ cấu trúc câu sai với các sơ đồ cấu trúc sẽ chỉ ra chỗ lệch chuẩn của câu sai và từ đó chỉ ra cách sửa phù hợp. Câu mới chữa có cấu trúc và ý nghĩa gần với câu cũ là tốt nhất. Ví dụ: Trong nhà em nuôi con gà trống lông tơ rất đẹp. Câu trên có mô hình: TN, (TN) - VN Cách chữa: Biến trạng ngữ thành vị ngữ bằng cách bỏ “trong”. Nhà em nuôi một con gà trống lông tơ rất đẹp. Câu mới chữa vẫn giữ nguyên ý của người viết và có cách cấu tạo gần với câu cũ. III. Các bước phát hiện, phân tích và chữa sai câu. Bước 1: Phát hiện và nhận diện lỗi. + Xác định chức năng của câu trong mối quan hệ với văn bản, ngữ cảnh và xét câu trong trạng thái độc lập. + Tìm các sơ đồ cấu trúc tương ứng để diễn đạt ý định của người viết. + Đối chiếu câu sai để phát hiện được loại sai. 15
  16. Bước 2: Phân tích nguyên nhân của câu sai. + Phân tích các biểu hiện của câu sai để từ đó phát hiện lỗi sai. + Phân tích nguyên nhân dẫn đến trường hợp sai. Bước 3: Sửa câu sai và thay câu sai bằng câu đúng. + Đối chiếu với yêu cầu đã xác định ở bước 1 để xây dựng câu đúng. + Lựa chọn câu đúng để thay thế kiểm tra lại. B. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ DẠNG CÂU SAI, GIÚP HỌC SINH NHẬN BIẾT VÀ SỬA CÂU SAI. Trong đề tài này, tôi chỉ phân tích một số lỗi có tần số xuất hiện cao trong bài làm của học sinh và bước đầu đề xuất cách chữa các loại lỗi đó. I. Lỗi trong câu Lỗi trong câu là các lỗi xét theo quan hệ hướng nội bao gồm các lỗi về cấu tạo ngữ pháp, lỗi về nghĩa, lỗi về dấu câu. 1. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu là những lỗi về cấu trúc câu như thiếu hoặc thừa thành phần câu, không phân biệt các thành phần câu hoặc sắp xếp sai trật tự các thành phần câu. 1.1. Câu thiếu thành phần. Lỗi này là loại câu thiếu một trong hai thành phần chính hoặc thiếu cả hai thành phần chính. a. Câu thiếu chủ ngữ. Câu thiếu chủ ngữ xuất hiện nhiều bởi học sinh nhiều khi nhầm đối tượng chỉ mới trong tư duy chưa được hiện thực hóa ở câu với chủ ngữ. Trong tư duy đối tượng cần nói đến hiện rất rõ các em chỉ quan tâm đến việc diễn tả những hoạt động, tính chất, trạng thái của đối tượng. Do vậy 16
  17. các em viết câu không có thành phần chủ ngữ và nghĩ rằng câu đã chọn nghĩa của câu không trọn vẹn, làm cho người đọc khó hiểu. Ví dụ: Dưới bàn chân chú thấy một đệm thịt để khi bắt chuột không gây tiếng động. Cấu trúc trên là : Tr (CN) - VN Nguyên nhân. Câu này do người viết không biết cách cấu tạo chủ ngữ, muốn “Bàn chân chú” làm chủ ngữ nhưng lại để cụm danh từ này đứng sau “dưới” khiến bộ phận này bị lệ thuộc vào mặt ngữ pháp, gắn với chức năng trạng ngữ và không thể làm chủ ngữ được. Vậy câu trên thiếu chủ ngữ. Cách chữa: + Cách 1: Thêm chủ ngữ cho câu: Dưới bàn chân chú, em thấy một cái đệm thịt để khi bắt chuột không gây tiếng động. + Cách 2: Thay động từ trong câu và bỏ “dưới” để “bàn chân chú” làm chủ ngữ. Bàn chân chú có một đệm thịt để bắt chuột không gây têíng động. + Cách 3: Trường hợp này có thể cho “chú” (định ngữ của danh từ) làm chủ ngữ và thay động từ “thấy” bằng động từ “có”. Dưới bàn chân chú có một cái đệm thịt để khi bắt chuột không gây tiếng động. Ví dụ 2: (Nó được làm bằng vải da). Vẫn còn thơm mùi vải mới. Mô hình câu trên (CN) - VN. 17
  18. Cách chữa: Cách 1: Sửa cho câu trên về mô hình CN - VN thì ta chữa lại bằng cách thêm chủ ngữ cho câu và thay chủ ngữ để tránh lặp lại. Chiếc cặp làm bằng vải giả da. Nó vẫn còn thơm mùi vải mới. Cách 2: Nhập câu sai vào câu trước nó. b. Thiếu vị ngữ. Câu thiếu thành phần vị ngữ là những câu chỉ có một ngữ danh từ. Ví dụ: Đôi mắt hiền hậu với đôi lông mày cong cong. Học sinh đã nhầm tưởng câu trên đã có giá trị thông báo, trong khi đó nó mới chỉ nêu đối tượng thông báo, chưa có nội dung thông báo. Cách chữa. Cách 1: Thêm vị ngữ cho câu. Đôi mắt hiền hậu với đôi lông mày cong cong/ trông rất đẹp. Cách 2: Chuyển định ngữ thành vị ngữ. Đôi mắt cố thật hiền hậu dưới cặp lông mày cong cong. Ví dụ 2: Thêm vị ngữ cho câu. Chú mèo này, một chú mèo Tam Thể có bộ lông rất đẹp. CN P VN c. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. Những câu thiếu cả hai thành phần chính thường là những câu chỉ có bộ phận trạng ngữ và cũng không nối tiếp được với câu tiếp sau để trở thành một câu mới có trạng ngữ. Hoặc cũng có thể do người viết phát triển thành phần phụ quá dài mà quên mất cụm C - V nòng cốt hoặc tưởng đã có nòng cốt C - V. 18
  19. Ví dụ: Khi mùa hè đến (Hoa phượng nở rộ khắp sân trường). Câu trên chỉ có một trạng ngữ nên còn thiếu nòng cốt câu. Cách chữa: Cách 1: Bỏ quan hệ từ “Khi”. Câu mới sẽ là: Mùa hè đến. Cách 2: Thêm chủ ngữ và vị ngữ để tạo câu mới. Khi mùa hè đến, ve kêu râm ran suốt ngày. Cách 3: Kết hợp với câu đang xét với câu sau để tạo thành câu mới. Khi mùa hè đến, hoa phượng nở rộ khắp sân trường. 1.2. Câu thừa thành phần. Là loại lỗi do câu thành phần câu lặp lại một cách không cần thiết. Nguyên nhân của loại lỗi này do các em viết thư nói nên câu văn không rành mạch. Ví dụ: Câu chuyện ấy tác giả muốn khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu. Học sinh đã viết thừa từ “tác giả” hoặc cụm từ “câu chuyện ấy”. Nguyên nâhn: học sinh nghĩ sao viết vậy (viết như nói). Nhưng như vậy câu văn sẽ trở nên sai vì thừa thành phần. Cả hai thành phần cùng có thể làm chủ ngữ của “khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu” nhưng lại không tương hợp với nhau về ý nghĩa. Cách chữa: Cách 1: Bỏ từ “tác giả” Câu chuyện ấy muốn khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu. Cách 2: Bỏ cụm danh từ “câu chuyện ấy”. 19
  20. Tác giả muốn khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu. Cách 3: Biến “câu chuyện ấy” thành trạng ngữ bằng cách thêm từ “qua”. Qua câu chuyện ấy, tác giả muốn khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu. Cách 4: Biến “tác giả” thành định ngữ của “câu chuyện ấy”. Câu chuyện ấy của tác giả muốn khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu. 1.3. Câu không phân định rõ thành phần. Đây là những câu về cấu tạo, chúng ta khó xác định được các bộ phận câu kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ pháp nào, từ đó rất khó xác định các thành phần câu. Về ý nghĩa, mỗi quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận câu cũng không rõ ràng, chính xác. Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh không chuẩn bị một nộ dung cần nói nên không phân cắt được trong tư duy một cách rành mạch. Các em nhớ từ nào, cụm từ nào là viết ngay vào bài, không tìm cách tổ chức sắp xếp, liên kết các từ, các cụm từ một cách hợp lý để diễn đạt một cách rõ ràng nội dung mà mình cần diễn đạt. Ví dụ 1: Kỷ niệm về chú gấu bông bố đã tặng sinh nhật. Chúng ta không thể xác định được các thành phần chủ ngữ, vị ngữ của câu trên. Nguyên nhân: Do học sinh phân cắt không rõ ràng từng ý trong quá trình chuyển tư duy thành ngôn ngữ. Cách chữa: Thay đổi vị trí từ, cụm từ và thêm động từ “là”. Chú gấu bông là món quà kỷ niệm bố em đã tặng nhân dịp sinh nhật Ví dụ 2: Cây bàng hàng ngày em thường ngồi ôm bài. 20
  21. Câu trên sai do học sinh sắp xếp các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ không hợp lý. Điều này làm cho câu khó hiểu, vô nghĩa và không rõ các thành phần ngữ pháp. Nguyên nhân do học sinh nắm không vững trật tự các thành phần trong câu. Cách chữa: Sắp xếp lại các thành phần. Hàng ngày, em thường ngồi ôn bài dưới gốc cây bàng này. 2. Lỗi về nghĩa. Lỗi về nghĩa được chia ra thành lỗi câu thiếu thông tin mới, lỗi câu có ý nghĩa không phù hợp lôgic, lỗi câu có ý nghĩa chưa trọn vẹn, lỗi câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các vế câu. 2.1. Câu có nghĩa chưa chọn vẹn. Đó là những câu đúng về quan hệ giữa nghĩa nhưng thật ra còn thiếu các thành phần phụ nưh: Bổ ngữ, vị ngữ cần thiết phải có để phục vụ cho động từ, tính từ nào đó trong câu nên nghĩa của câu không được thể hệin đầy đủ gây ra sự hụt hẫng cho người đọc. Ví dụ: Em rất sung sướng làm người bạn thân. Đây là một câu trong bài văn một em học sinh tả con chó, cụ thể là con có Mic. Câu trên đã không rõ nghĩa vì thiếu định ngữ bổ nghĩa cho “bạn thân”. Nguyên nhân: Có thể do học sinh quê, cũng có thể do mải theo dòng suy nghĩ về con chó nên đã không chú ý đến sự thiếu hụt thông tin. Và các em không biết rằng có những động từ bắt buộc phải có bổ ngữ, có những danh từ bắt buộc phải có định ngữ. Cách chữa: Em rất sung sướng làm người bạn thân của Mic. 2.2. Câu có ý nghĩa không phù hợp lôgic. 21
  22. Là những câu có chứa nội dung không phù hợp với hiện thực khách quan, phản ánh sai lệch hiện thực. Ví dụ 1: Chiếc đuôi của nó dài nửa mét Ở câu trên học sinh tả về đuôi con mèo nhưng lại phải ánh sai hiện thực vì không có con mèo nào có đuôi dài đến nửa mét. Nguyên nhân: Học sinh thiếu kiến thức thực tế, khả năng ước lượng kém. Cách chữa: Giáo viên giúp học sinh ước lượng lại. Chiếc đuôi của nó dài khoảng hai gang tay của em. Ví dụ 2: Mỗi tháng nó đẻ từ năm con trở lên Đây là một câu trong bài học sinh tả về một con gà mái. Câu trên học sinh đã phải ánh sai thực tế vì gà mái không đẻ ra con mà đẻ trứng rồi mới ấp nở thành con. Cách chữa: Trong trường hợp này, chúng ta chỉ cần phân tích cho học sinh hiểu gà mái không thể đẻ con được. Câu văn phải bị loại bỏ khỏi văn bản. 2.3. Câu không có sự tương hợp giữa các thành phần, giữa các vế câu. Loại nỗi này rất đa dạng như câu có chủ ngữ, vị ngữ không tương hợp, câu có trạng ngữ không tương hợp với nòng cốt câu, câu có danh từ, định ngữ không tương hợp, câu ghép có các vế câu không tương hợp, câu có thành phần đồng chức không tương hợp. a. Câu có chủ - vị ngữ không tương hợp Ví dụ 1: Mặt mẹ ướt sũng mồ hôi 22
  23. Câu này không có sự tương hợp giữa C - V bởi không nói “Khuôn mặt ướt sũng” vì “ướt sũng” chỉ nói tới cái ướt của những vật có thấm nước như quần áo, chăn Nguyên nhân: Học sinh không nắm vững nghĩa từ và khả năng kết hợp của chúng. Cách chữa: Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ “ướt sũng”, cách sử dụng từ cho phù hợp. Từ đó học sinh sẽ thay vị ngữ bằng từ khác cho phù hợp. (Ví dụ: Lấm tấm, ròng ròng). Mặt mẹ lấm tấm mồ hôi Ví dụ 2: Khuôn mặt bà thật là bầu bĩnh. Câu trên không có sự tương hợp giữa chủ và vị vì không ai nói khuôn mặt bà bầu bĩnh. “Bầu bĩnh” chỉ dùng chỉ vẻ đẹp hơi đầy, tròn trình của trẻ em chứ thường không dùng để chỉ vẻ đẹp của người nhiều tuổi. Cách chữa: Giúp học sinh nắm rõ ý nghĩa và cách sử dụng từ “bầu bĩnh” sao cho phù hợp với đối tượng như phúc hậu, đẹp lão Khuôn mặt bà em thật là phúc hậu b. Câu có trạng ngữ nòng cốt câu không tương hợp: Ví dụ 1: Mỗi bữa em cho nó ăn sáng, ăn trưa, chiều (lúc nào em cũng cho nó ăn nhiều thức ăn ngon). Câu trên chúng ta thấy trạng ngữ và vế câu không tương hợp nhau, có sự mâu thuẫn giữa “mỗi bữa” với “sáng, trưa, chiều”. Nguyên nhân: Học sinh không hiểu từ và không biết cách kết hợp từ cho phù hợp. Cách chữa: Cách 1: Sửa trạng ngữ: 23
  24. Mỗi ngày, em cho nó ăn ba bữa: sáng, trưa, tối. Cách 2: Kết hợp câu sau nó để tạo thành câu phù hợp. Mỗi bữa sáng, trưa, chiều em đều cho nó ăn nhiều thức ăn ngon. Ví dụ 2: Bầu trời mát lạnh làm em rất thích. Học sinh đã sai trong việc sử dụng từ “mát lạnh” làm định ngữ bổ nghĩa cho danh từ “bầu trời”. Nguyên nhân: Do học sinh không hiểu nghĩa của từ và không biết kết hợp từ cho phù hợp. Cách chữa: Cách 1: Thay danh từ: Khi trời mát lạnh làm em rất thích. Cách 2: Thay đổi định ngữ: Bầu trời xanh mát làm em rất thích. c. Câu có động từ, tính từ và bổ ngữ không tương hợp. Ví dụ: Mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã nhảy tót lên đống rơm vỗ cánh phần phật rồi gáy vang cả xóm. Ở câu này học sinh đã lấy “phần phật” làm bổ ngữ cho động từ “vỗ” là không hợp lý. Cách chữa: Thay bổ ngữ cho động từ “vỗ”. Mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã nhảy tót lên đống rơm vỗ cánh phành phạch rồi gáy vang cả xóm. d. Câu có các vế không tương hợp về nghĩa. Ví dụ: Chú mèo rất hiền nhưng chú rất láu lỉnh Câu trên sai vì không có sự tương hợp giữa hai vế câu. Hai vế câu ở đây mâu thuẫn nhau. Bởi vế thứ nhất diễn tả “Chú mèo rất hiền”, nhưng vế thứ hai “chú rất láu lỉnh”. 24
  25. Nguyên nhân: Có thể học sinh muốn diễn tả tính của chú mèo vừa ngoan, vừa ngộ nghĩnh. Nhưng do không biết diễn đạt nên đã làm câu trở nên sai. Cách chữa: Cách 1: Thay từ cho phù hợp. Chú mèo rất ngoan ngoãn và ngộ nghĩnh. Cách 2: Thay quan hệ từ và thay đổi một số cụm từ. Mặc dù chú mèo rất hiền nhưng đôi khi chú cũng rất láu lỉnh c. Câu có động từ, tính từ và bổ ngữ không tương hợp. Ví dụ: Bông hoa như một nàng công chúa xinh đẹp, em rất thích. Cách chữa: Cách 1: Thêm động từ “làm” để tạo quan hệ giữa hai vế câu. Bông hoa như một nàng công chúa xinh đẹp làm em rất thích. Cách 2: Tách câu này thành hai câu và thêm kết từ. Em rất thích bông hoa này. Bởi vì nó như một nàng công chúa xinh đẹp. 3. Lỗi về dấu câu. Lỗi về dấu câu là loại lỗi câu do học sinh không dùng dấu câu hoặc dùng dấu câu điều đó làm cho cấu tạo của câu không rõ ràng và ý nghĩa của câu khó hiểu cho người đọc. 3.1. Lỗi không dùng dấu câu. Thuộc loại lỗi này là những câu sai do học sinh không dùng dấu câu ở những chỗ cần thiết. 25
  26. Ví dụ 1: Cái mồm nó có 6 chiếc răng nhọn gia đình em đặt tên cho nó là Tiểu Hổ chiếc đuôi có nó dài hai mươi centimét chú chuột nào nghe tiếng Tiểu Hổ cũng sợ. Ở câu này, học sinh đã không sử dụng dấu chấm khi hết câu làm cho người đọc khó nắm bắt được nội dung mà các em muốn truyền đạt. Nguyên nhân: Học sinh đã không nắm vững nguyên tắc sử dụng dấu câu và đã vi phạm quy tắc chính tả. Khi kết thúc một ý phải đặt dấu chấm ngắt câu. Cách chữa: Dùng dấu chấm câu tách các bộ phận có ý nghĩa trọn vẹn, thành các câu (Có kết hợp với các chữ cái viết hoa ở đầu mỗi câu). Cái mồm nó có sáu chiếc răng nhọn để bắt chuột. Chiếc đuôi của nó dài hai mươi centimét. Gia đình em đặt tên cho nó là Tiểu Hổ. Ví dụ 2: Mẹ bảo em muốn cắt hoa thì con phải học cắt mới được. Học sinh đã không sử dụng dấu câu cần thiết như dấu “:”, “dấu ngoặc kép”. Cách chữa: Thêm các dấu cần thiết vào. Mẹ bảo: “Con muốn cắt được hoa thì con phải học cắt mới được” 3.2. Dùng dấu không đúng. Là loại sử dụng dấu câu khi không cần thiết hoặc đáng lẽ phải dùng dấu câu này lại dùng dấu câu khác. Ví dụ: Nhân dịp em lên 4. Bố mua tặng em một chiếc cặp rất xinh Cách chữa: Thay dấu chấm bằng dấu phẩy. Nhân dịp em lên 4, Bố mua tặng em một chiếc cặp rất xinh II. LỖI NGOÀI CÂU 26
  27. Nhiều câu nếu xét về cấu tạo ngữ pháp thì không sai, nếu xét về nghĩa một cách cô lập, tách khỏi văn bản cũng không sai, nhưng nếu đặt trong văn bản thì mới thấy nó không hợp lý. Những lỗi câu đó là lỗi gnoài câu. Các lỗi ngoài câu chủ yếu là lỗi câu không phù hợp với những câu khác trong văn bản. Đây là loại lỗi do học sinh không tư duy rõ ràng rành mạch nên đã viết câu lạc chủ đề, những câu lặp với câu khác, hoặc những câu mâu thuẫn nhau. 1. Lỗi câu lạc chủ đề. Là lỗi do trong văn bản có những câu phá vỡ tính liên kết chủ đề của đoạn văn. Ví dụ: Chú mèo này thuộc Tam Thể. Chú có một đôi mắt tròn khi bắt chuột trông rất hung dữ. Chợt chú nhảy phốc ra tóm được một chú chuột. Chiếc đầu chú tròn. Trong đoạn văn trên, câu “Chợt chú nhẩy phốc ra tóm được một chú chuột” không ăn nhập gì với câu đứng kề nó trong văn bản, vì cây này tả hành động của con mèo trong khi đó các câu trước và sau nó đang tả hình dáng con mèo. Nguyên nhân: Tư duy của học sinh không khoa học và lôgic. Cách 1: Chuyển câu lạc chủ thể sang vị trí khác phù hợp với chủ đề của đoạn. Cách 2: Bỏ câu lạc chủ đề trong văn bản đi. Chú mèo này thuộc Tam Thể. Chiếc đầu chú tròn. Chú có một đôi mắt cũng tròn. Khi bắt chuột trông rất hung dữ. 2. Lỗi câu mâu thuẫn với nhau về ý với câu hữu quan. 27
  28. Là loại lỗi mà các câu trong văn bản mâu thuẫn nhau về nghĩa làm phá vỡ tính liên kết về ý nghĩa của văn bản, tạo ra những mâu thuẫn câu không liên kết về lôgic. Loại lỗi này chiếm tỷ lệ khá cao. Ví dụ: Chiếc cặp của em có màu xanh nước biển cùng nhiều màu sắc sặc sỡ khác. Chiếc cặp này bao phủ bề ngoài cả màu xanh. Hai câu mâu thuẫn về nội dung thông báo. Nguyên nhân: Tư duy của học sinh không mạch lạc, thiếu thống nhất. Cách chữa: Sau khi trao đổi với đồng nghiệp. Tôi đề ra cách chữa là bỏ câu thứ hai đi. Chiếc cặp của em có màu xanh nước biển cùng nhiều màu sắc sặc sỡ khác. 3. Lỗi dùng phương tiện liên kết sai. Là loại lỗi về câu mà mỗi câu riêng lẻ không có gì sai sót về nội dung nhưng người viết không sử dụng đúng phương tiện liên kết làm cho nghĩa hai câu không phù hợp. 4. Lỗi câu trùng lặp về ý (từ) với câu hữu quan. Những câu được xem là lặp đi lặp lại những câu được dùng nhiều lần một từ, một ngữ hay một ý nào đó mrơ những câu cạnh nó, làm cho ý câu trở nên nhàm chán dẫn đến hiệu quả giao tiếp hạn chế. Ví dụ: Em rất yêu chú mèo vì chú mèo thường bắt chuột cho nhà ông em. Em rất yêu quý chú mèo đó. Qua việc tìm hiểu lỗi của học sinh lớp 4, tôi nhận thấy các em mắc lỗi câu khá nhiều. Trên đây chỉ là một số dạng phổ biến mà các em thường mắc, việc đề ra cách chữa lỗi câu là cần thiết nhưng để hạn chế các lỗi câu 28
  29. là việc làm quan trọng. Theo tôi để làm được điều đó, mỗi giáo viên cần làm tốt những công việc sau: 1. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về câu: như thế nào là câu đúng, thế nào là câu sai. Muốn làm được điều này giáo viên cần nắm vững kiến thức về câu đồng thời thực hiện tốt tiết Văn trả bài qua đó giúp học sinh được luyện phát hiện, phân tích và chữa các lỗi viết câu thường gặp, từ đó góp phần hình thành cho các em kỹ năng viết đúng, viết hay. 2. Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, biết quy tắc kết hợp từ, các từ để tạo thành đơn vị ngôn ngữ lớn hơn trong quá trình giao tiếp. Giáo viên nên cung cấp cho các em mô hình câu để học sinh áp dụng vào bài làm. 3. Giúp học sinh kỹ năng tự rèn luyện diễn đạt câu và cách viết câu trong đoạn sao cho phù hợp. Để làm tốt điều này giáo viên cần thường xuyên hướng dẫn kiểm tra học sinh, rèn luyện cho các em khả năng tư duy khoa học, trau đồi kiến thức cho bản thân để tránh tình trạng viết câu sai. Giáo viên nên giúp các em nắm vững yêu cầu chung khi đặt câu, cách sửa một số dạng câu phổ biến mà các em hay mắc. 4. Giáo viên cần nâng cao chất lượng giờ chấm bài, trả bài. Trong giờ trả bài, giáo viên cần chỉ ra các câu sai cụ thể và hướng dẫn học sinh tự chữa những câu sai. Trên đây là những biện pháp mang tính lâu dài nên cần có sự nỗ lực của tập thể giáo viên và học sinh. Tôi mong rằng các biện pháp đề xuất của tôi nêu ra sẽ góp phần vào việc khắc phục lỗi về câu cho học sinh bậc tiểu học. Kết quả Sau một năm học vừa nghiên cứu kết hợp với việc áp dụng cách dạy học sinh tìm hiểu và phát hiện lỗi sửa sai trong các giờ học Tiếng Việt, đến 29
  30. nay học sinh lớp tôi đã có nhiều tiến bộ trong việc viết câu văn đúng, hay. Các giờ văn trả bài thường được diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng vì các em đã cảm thấy tự tin hơn khi phát hiện lỗi và sửa được lỗi. Chất lượng các bài văn của học sinh cả lớp cũng ngày càng được nâng cao. 30
  31. Phiếu bài tập Tìm và chữa lỗi câu - Lớp 4 Bài tập 1: Đánh dấu “x” vào ô trống cho những câu đúng. a. Dưới chân chú nhìn thấy một bộ móng vuốt nhọn hoắt b. Khi mùa hè đến, ve kêu râm ran suốt ngày c. Hồng Hạnh, em gái của em d. Với giọng hát trong trẻo, cách biểu diễn đầy thuyết phục e. Cô giáo em cao năm mét g. Bạn Hoa thông minh nhưng chăm học h. Em rất yêu quý và kính trọng bà em Bài tập 2: Hãy chữa lại những câu sai ở bài tập 1 cho đúng. 1. 2. 3 4 31
  32. Đáp án Bài tập 1: Đánh dấu “x” vào ô trống cho những câu đúng. a. Dưới chân chú nhìn thấy một bộ móng vuốt nhọn hoắt b. Khi mùa hè đến, ve kêu râm ran suốt ngày c. Hồng Hạnh, em gái của em d. Với giọng hát trong trẻo, cách biểu diễn đầy thuyết phục e. Cô giáo em cao năm mét g. Bạn Hoa thông minh nhưng chăm học h. Em rất yêu quý và kính trọng bà em Bài tập 2: Hãy chữa lại những câu sai ở bài tập 1 cho đúng. 1. Dưới chân chú nhìn thấy một bộ móng vuốt nhọn hoắt. Cách 1: Thêm chủ ngữ cho câu. Dưới chân chú mèo, em nhìn thấy một bộ móng vuốt nhọn hoắt. Cách 2: Thay động từ: Dưới chân chú mèo có một bộ móng vuốt nhọn hoắt. 2. Hồng Hạnh, em gái của em. Cách 1: Thêm từ “là” bỏ dấu phẩy Hồng Hạnh là em gái của em. Cách 2: Thêm vị ngữ cho câu Hồng Hạnh - em gái của em rất ngoan 3. Với giọng hát trong trẻo, cách biểu diễn đầy thuyết phục Cách 1: Thêm chủ - vị cho câu 32
  33. Với giọng hát trong trẻo, cách biểu diễn đầy thuyết phục bạn đã chinh phục được khán giả. Cách 2: Biến thành phần phụ thành phần bổ ngữ cho động từ. Bạn có giọng hát trong trẻo và cách biểu diễn đầy thuyết phục. 4. Bạn Hoa thông minh nhưng chăm học. Cách 1: Bỏ “nhưng” Bạn Hoa thông minh chăm học Cách 2: Thay quan hệ từ. Bạn Hoa vừa thông minh, vừa chăm học Cách 3: Biến câu thành 2 cụm chủ - vị Bạn Hoa không những thông minh mà bạn còn chăm học. 33
  34. Kết luận Từ trước đến nay, vấn đề lỗi về câu luôn được các ngành nghiên cứu và những người làm công tác giảng dạy đặc biệt quan tâm. Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 đã có những tiết văn trả bài mà qua đó học sinh được rèn luyện kỹ năng phát hiện và tự sửa lỗi câu sai của mình cũng như của bạn để từ đó có được kỹ năng viết câu đúng. Tôi cho rằng rèn luyện kỹ năng viết câu cho học sinh, tacó thể đi bằng nhiều con đường. Con đường thứ nhất và cũng là con đường cơ bản là truyền thụ cho học sinh kiến thức về câu, trực tiếp rèn luyện học sinh có kỹ năng viết câu đúng. Con đường thứ hai là hướng dẫn học sinh tự phát hiện, phân tích các lỗi viết câu rồi chữa các câu sai, từ đó góp phần luyện kỹ năng viết câu đúng. Với mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc rèn luyện kỹ năng nói, viết câu đúng cho học sinh tiểu học, trong bài viết này tôi đã thực hiện những công việc sau: 1. Khảo sát bài làm của học sinh lớp 4 và ghi nhận xét của mình về tình trạng mắc lỗi viết câu của học sinh. 2. Tiến hành tìm hiểu nguyên nhân gây sai và đưa ra các biện pháp sửa chữa cụ thể cho từng loại lỗi sai. 3. Tổ chức làm thực nghiệm nhằm đánh giá được tính thực tiễn các vấn đề đưa ra trong bài viết. Kết quả thực hiện bước đầu cho thấy những đề xuất nêu trên có thể đem lại hiệu quả nhất định cho việc rèn luyện kỹ năng sử dụng câu đúng hco học sinh tiểu học. Trong khuôn khổ đề tài nhỏ này, tôi chỉ nêu ra được một số dạng lỗi phổ biến mà học sinh lớp 4 thường mắc và cách chữa cho từng loại lỗi câu. Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học về lỗi câu nên không tránh khỏi bỡ ngỡ và còn nhiều thiếu sót. Vì vậy mong nhận được sự chỉ bảo và những góp ý quý báu của thầy cô, bán giám hiệu trường và các bạn đồng nghiệp để có thể hoàn thiện và khắc phục những hạn chế của đề tài. 34
  35. Tôi xin trân trọng cảm ơn! 35