Khóa luận Giải pháp nhằm nâng cao hiệ quả hoạt động tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank chi nhánh 9

pdf 74 trang thiennha21 20/04/2022 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp nhằm nâng cao hiệ quả hoạt động tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank chi nhánh 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_nham_nang_cao_hie_qua_hoat_dong_tai_tro.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp nhằm nâng cao hiệ quả hoạt động tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank chi nhánh 9

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM H N T T NGHIỆP GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG C O HIỆ Q Ả HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NH P HẨ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N M – VIETINBANK CHI NHÁNH 9 Ngành: Q ẢN TRỊ INH DO NH Chuyên ngành: Q ẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG Giảng viên hướng dẫn: Th.S T T T Sinh viên thực hiện: T T Mỹ Hạ MSSV: 1054011041 Lớp: 10DQN04 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  2. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM H N T T NGHIỆP GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG C O HIỆ Q Ả HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NH P HẨ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N M – VIETINBANK CHI NHÁNH 9 Ngành: Q ẢN TRỊ INH DO NH Chuyên ngành: Q ẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG Giảng viên hướng dẫn: Th.S T T T Sinh viên thực hiện: T T Mỹ Hạ MSSV: 1054011041 Lớp: 10DQN04 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  3. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập quốc tế là xu hƣớng tất yếu của nền kinh tế thế giới. Xu hƣớng này vừa thúc đẩy hợp tác phát triển, vừa tăng sức ép cạnh trạnh và tăng tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, không một quốc gia nào trên thế giới có thể thiếu các hoạt động giao lƣu kinh tế quốc tế. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại, từ hội nghị Trung ƣơng VI, Đảng và Nhà nƣớc ta đã khởi xƣớng công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế. Bởi vậy trong suốt thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong những năm gần đây, hoạt động thƣơng mại quốc tế luôn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng tiêu thụ sản phẩm trong nƣớc, thu ngoại tệ về cho đất nƣớc, tạo điều kiện cho việc nhập khẩu (NK) những mặt hàng quan trọng phục vụ nhu cầu đổi mới công nghệ, trang thiết bị, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa.Trong đó, NK là một hoạt động quan trọng của hoạt động thƣơng mại quốc tế, NK có tác động trực tiếp tới quá trình sản xuất và đời sống của một quốc gia. Đối với một nền kinh tế, hoạt động NK thƣờng nhằm hai mục đích: - Để bổ sung các hàng hóa mà trong nƣớc không sản xuất đƣợc hoặc sản xuất trong nƣớc không đáp ứng đủ nhu cầu. - Để thay thế những hàng hóa mà sản xuất trong nƣớc sẽ không có lợi bằng NK. Hoạt động NK nếu đƣợc tổ chức tốt, hợp lý với nhu cầu và khả năng sản xuất trong nƣớc sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân, góp phần cân đối trực tiếp ba yếu tố của sản xuất là: công cụ lao động, đối tƣợng lao động và lao động. Trong nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay, hoạt động NK đang ngày càng phát triển và thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế đất nƣớc. Tuy nhiên, thị trƣờng quốc tế ngày càng mở rộng thì khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp nhập khẩu (DNNK) của Việt Nam cũng ngày càng lớn. Sự thiếu hụt về vốn, sự hạn chế về trình độ và kinh nghiệm kinh doanh trong thƣơng mại quốc tế chính là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trƣờng toàn cầu. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, thông thƣờng mỗi bên tham gia vào quan hệ thƣơng mại quốc tế đều yêu cầu đối tác của mình cung cấp sự bảo đảm chắc chắc việc thực hiện hợp đồng hoặc khả năng thanh toán bởi một tổ chức có uy tín. Vì những lý do đó, các DNNK Việt Nam khi tham gia vào hoạt động thƣơng mại quốc tế cần có sự hỗ trợ về tài chính cũng nhƣ uy tín thông qua các hình thức tài trợ nhập khẩu (TTNK). Thực tế cho thấy, các ngân hàng thƣơng mại (NHTM), với tƣ cách là một định chế tài chính có ƣu thế về vốn và có uy tín lớn trong xã hội, đƣợc đánh giá là tổ chức thực hiện hoạt động TTNK tốt nhất và có hiệu quả nhất hiện nay. Ngƣợc lại,
  4. 2 đối với NHTM, nghiệp vụ TTNK cũng là một nghiệp vụ quan trọng đem lại một phần doanh thu không nhỏ cho ngân hang (NH). Cùng với sự phát triển không ngừng của thƣơng mại quốc tế, hoạt động TTNK của các NH trên thế giới ngày càng đa dạng, phong phú, mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ các DNNK. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các hình thức TTNK chủ yếu vẫn là những hình thức truyền thống, chƣa phát huy hết khả năng trong việc tài trợ, giúp đỡ các DNNK. Xuất phát từ mong muốn nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTNK trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động tài trợ tại Ngân hàng THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – VIETINBANK, em đã lựa chọn đề tài: “GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – VIETINBANK CHI NHÁNH 9” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động tài trợ nhập khẩu và tổng hợp những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tài trợ nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại. Thứ hai: Phân tích thực trạng hoạt động tài trợ nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Vietinbank Chi nhánh 9, từ đó rút ra đƣợc những thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân. Thứ ba: Đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Vietinbank Chi nhánh 9. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến tình hình tài trợ nhập khẩu tại ngân hàng thƣơng mại. Phạm vi nghiên cứu: Các hình thức tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Vietinbank Chi nhánh 9 giai đoạn 2011 – 2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng kết hợp các phƣơng pháp thống kê kinh tế, phân tích kinh tế, so sánh, tổng hợp, để nghiên cứu. 5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Khóa luận gồm có ba chƣơng: Chương 1: Cơ sở lí luận về hoạt động tài trợ nhập khẩu tại ngân hàng thƣơng mại Chương 2: Thực trạng hoạt động tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – VIETINBANK Chi Nhánh 9
  5. 3 Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – VIETINBANK Chi Nhánh 9
  6. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.Khái quát chung về tài trợ nhập khẩu 1.1.1.Khái niệm tài trợ nhập khẩu Nếu nhƣ nhà xuất khẩu (NXK) có nhu cầu tài trợ để đẩy mạnh hoạt động bán hàng thì các nhà nhập khẩu (NNK) cũng nảy sinh nhu cầu tài trợ để mua hàng khi khả năng tài chính không đủ để đáp ứng. Vì vậy về phía nhà nhập khẩu cũng hình thành nhu cầu tài trợ trên nhiều mặt: - Giai đoạn trƣớc khi ký kết hợp đồng: Ở giai đoạn này, các NNK cần có những chi phí thuê các chuyên gia phân tích chính xác nhu cầu của mình để tiến hành đấu thầu một cách phù hợp. - Giai đoạn sau khi ký kết hợp đồng: Sau khi ký kết hợp đồng, các NNK cần đƣợc tài trợ để đặt cọc hay tạm ứng cho NXK. Ngoài ra, nhiều khi NNK còn nhờ NHđứng ra bảo đảm để tìm nguồn tài trợ ở nƣớc ngoài. - Giai đoạn sản xuất và hoàn thành công trình: Trong giai đoạn này, NNK có thể phải thực hiện những thanh toán giữa chừng cho NXK hay tài trợ cho các công việc ở địa phƣơng để chuẩn bị cho đầu tƣ. - Giai đoạn cung ứng và vận chuyển hàng hóa: Tùy theo điều kiện cung ứng hàng hóa có thể nảy sinh nhiều phí tổn về vận chuyển và bảo hiểm đối với các NNK. - Nhận hàng hóa: Nếu tiến hành cung ứng hàng hóa khi xuất trình chứng từ(có thƣ tín dụng kèm theo hoặc theo điều kiện D/P) thì thƣờng NNK chỉ có thể nhận đƣợc hàng khi đã thanh toán đủ giá trị ghi trên hóa đơn. - Xử lí tiếp, bán tiếp, tài trợ tiêu thụ: Đối với hàng hóa chủ định bán tiếp thì NNK còn có nhu cầu tài trợ giữa chừng cho khoảng thời gian từ khi nhập hàng về tới khi hàng hóa đƣợc tiêu thụ. Qua việc xem xét nhu cầu tài trợ cho NK ở trên thì có thể khẳng định rằng hoạt động kinh doanh NK có một nhu cầu tài trợ rất lớn. Chính vì vậy, hoạt động TTNK của NHTM ra đời đƣợc xem nhƣ một đòi hỏi tất yếu của thƣơng mại quốc tế. Có thể hiểu: “Tài trợ nhập khẩu là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ về mặt tài chính hoặc uy tín hoặc cả hai một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho các doanh nghiệp hoặc các đơn vị kinh tế tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Giá trị tài trợ thƣờng ở mức vừa và lớn”. Về bản chất, hoạt động TTNK là một loại hình tín dụng dựa trên cơ sở “niềm tin”, “uy tín” đƣợc cấp bởi ngân hàng. Tuy nhiên NH tham gia tài trợ với một số
  7. 5 vốn chiếm tỷ lệ nhất định trong tổng vốn cần thiết cho dự án, thƣơng vụ, phần còn lại phải là vốn của doanh nghiệp. Về hình thức, TTNK là các khoản NH cho NNK vay với mục đích là thanh toán tiền hàng cho NXK, thanh toán các khoản nhƣ: tạm ứng bằng thƣ, các khoản thanh toán khi giao hàng, các khoản thanh toán sau khi nhận đƣợc hóa đơn thƣơng mại, các khoản nợ khi đến hạn trong thƣơng mại quốc tế. 1.1.2.Vai trò của tài trợ nhập khẩu 1.1.2.1.Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu Không phải bất kỳ DN nào cũng luôn có nguồn vốn đủ để thực hiện các thƣơng vụ hay dự án kinh doanh có giá trị lớn và cũng không phải DNNKnào khi tham gia đối ngoại trên trƣờng quốc tế lại không vấp phải những khó khăn về mặt uy tín, cạnh tranh. Sự TTNKcủa NHTM nhƣ là một giải pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu không chỉ về mặt vốn kinh doanh mà cả về mặt niềm tin và uy tín với các đối tác quốc tế. - Tài trợ nhập khẩu giúp cho các doanh nghiệp thực hiện đƣợc những thƣơng vụ quan trọng, phức tạp, cần lƣợng vốn lớn để thanh toán tiền hàng. Do DN muốn tiết kiệm chi phí vận chuyển và thuận tiện trong việc giao nhận hàng hóa nên thƣờng nhập với số lƣợng, giá trị lô hàng lớn. Trong trƣờng hợp này, thông thƣờng vốn lƣu động của DN không đủ để đáp ứng nhu cầu và phải cần đến nguồn vốn tài trợ của NH để thực hiện các hợp đồng một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, TTNKcũng làm tăng hiệu quả của DN trong quá trình thực hiện hợp đồng, vốn tài trợ của NH giúp DN nhập đƣợc các lô hàng lớn, giá hạ, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc. - Tạo tính an toàn cho hoạt động nhập khẩu vốn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Thông qua các hình thức tài trợ về mặt uy tín nhƣ phát hành L/C, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, nhờ đó, các DN sẽ yên tâm thực hiện nghĩa vụ của mình mà không sợ đối tác sẽ vi phạm hợp đồng. Bên cạnh đó, việc bảo đảm về thanh toán sẽ tạo cho DNNK nhiều lợi thế trong đàm phán, thƣơng lƣợng và ký kết hợp đồng ngoại thƣơng. - Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển tình hình sản xuất kinh doanh. Không chỉ tài trợ vốn để các DN thu mua những hàng hóa, nguyên vật liệu đơn thuần mà ngân hàng còn giúp cho các DN có vốn để NK các loại máy móc thiết bị hiện đại, đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho DN tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng hàng hóa, tăng quy mô, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng sản xuất kinh doanh, có thể đứng vững trong cơ chế thị trƣờng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
  8. 6 Thông qua hoạt động TTNK, NH sẽ giúp DN thực hiện thƣơng vụ một cách trôi chảy, thiết lập mối quan hệ với các đối tác tầm cỡ trên thế giới, từ đó nâng cao uy tín của DN trên trƣờng quốc tế. 1.1.2.2.Đối với ngân hàng thƣơng mại TTNK là một hình thức trong tài trợ thƣơng mại, đối tƣợng tài trợ là các DNNK trực tiếp hoặc ủy thác, giá trị tài trợ thƣờng ở mức vừa và lớn. Hình thức tài trợ này của ngân hàng sẽ mang lại hiệu quả cao, an toàn, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh. - Giúp cho các ngân hàng thu hồi vốn nhanh và tránh đƣợc các rủi ro thanh toán. Thời hạn tài trợ là ngắn hạn do gắn liền với thời gian thực hiện thƣơng vụ của NNK, đó là khoản thời gian từ lúc nhận hàng tại địa điểm giao nhận cho đến khi bán hết đƣợc hàng và thu tiền về. Do đó, kỳ hạn tài trợ phù hợp với kỳ hạn huy động vốn của NHTM. - Tài trợ nhập khẩu bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích. Vốn đƣợc tài trợ có thể thanh toán thẳng cho bên thứ ba mà không qua bên xin tài trợ nhƣ thanh toán tiền hàng NK, nhờ đó NH mới có thể kiểm soát đƣợc tình hình sử dụng vốn của DN nhƣ thế nào, có đúng mục đích hay không, kịp thời thu hồi vốn khi DN có nguồn thu, tránh đƣợc tình trạng xin tài trợ sử dụng vốn sai mục đích và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Khi ngân hàng TTNK cho DN thì ngân hàng sẽ buộc DNNK tập trung tiền bán hàng vào tài khoản đƣợc mở tại NH. Nhƣ vậy, nguồn thu để trả các khoản vay đƣợc NH quản lý hết sức chặt chẽ, tránh tình trạng DN xoay vốn trong thời gian vốn tạm thời nhàn rỗi. Nhờ vậy, nâng cao tính an toàn cho ngân hàng thông qua việc quản lý các nguồn thanh toán. - Tài trợ nhập khẩu là một mảng dịch vụ mang lại nguồn thu đáng kể từ các khoản phí và lãi cho ngân hàng. NH có nhiều hình thức TTNK để hỗ trợ DNNK thì tƣơng ứng với mỗi loại đều có nhiều mức lãi suất và phí đƣợc áp dụng trong quá trình tài trợ nhƣ: lãi suất cho vay thanh toán, lãi suất chiết khấu chứng từ, lãi suất cho vay bắt buộc, phí phát hành L/C - Giúp ngân hàng thƣơng mại duy trì và mở rộng các mối quan hệ với đối tác nƣớc ngoài. Thông qua việc tham gia TTNK hay tài trợ xuất nhập khẩu (XNK) nói chung và các hoạt động kinh doanh đối ngoại khác cũng giúp cho NH duy trì đƣợc mối quan hệ với các DN trong nƣớc, mở rộng mối quan hệ với các DN nƣớc ngoài, từ đó gián
  9. 7 tiếp tạo cơ hội sinh lợi cho ngân hàng, đồng thời nâng cao chất lƣợng phục vụ, uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng cả trong và ngoài nƣớc. 1.1.2.3.Đối với nền kinh tế TTNK nói riêng và tài trợ XNK nói chung đều góp phần quan trọng trong việc phát triển hoạt động ngoại thƣơng của một quốc gia. Song hành cùng với hoạt động tài trợ xuất khẩu(XK) thì hoạt động TTNK cũng mang lại những hiệu quả kinh tế to lớn không chỉ riêng bản thân DNNK, NHTM mà còn tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. - Tài trợ nhập khẩu góp phần giúp cho hoạt động ngoại thƣơng đƣợc tiến hành trôi chảy, thuận lợi. Thông qua các hình thức tài trợ vốn, uy tín của NH cho các DNNK, TTNK giúp tạo dựng cơ sở tài chính và niềm tin giữa các đối tác để các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình. Khi hoạt động NK7 đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và quốc tế thì sẽ là động lực để tăng tính ổn định của thị trƣờng và tính năng động của nền kinh tế. - Tài trợ nhâp khẩu của ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm động cơ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thông qua hoạt động TTNK của NH, các DNNK có khả năng NK các loại thiết bị máy móc hiện đại từ nƣớc ngoài, thay đổi dây chuyền sản xuất công nghệ cao nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của ngƣời dân. Sự phát triển của DN nói riêng đã tác động đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Cũng thông qua tài trợ, các DN có thể NK các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Rõ ràng sự phát triển của các DN đã mang lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng và nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. - Tài trợ nhập khẩu là một trong những công cụ để triển khai có hiệu quả các chiến lƣợc phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia. Việc TTNK không chỉ giúp cho các DN có điều kiện phát triển, tăng hiệu quả sản xuất, mở rộng quy mô mà đồng thời cũng góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho ngƣời lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần đáng kể hỗ trợ cho các chƣơng trình, mục tiêu phát triển kinh tế, cân bằng cán cân thanh toán, góp phần mở rộng mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới. 1.1.3.Vai trò của ngân hàng thƣơng mại trong hoạt động tài trợ nhập khẩu Ngay từ thế kỷ XII, trong các hội chợ diễn ra thƣờng kỳ tại những địa điểm khác nhau, các NH đầu tiên thƣờng giữ vai trò tổ chức trung gian trao đổi cần thiết, cho phép thực hiện các giao dịch giữa ngƣời buôn bán với nhau từ khắp các khu vực
  10. 8 châu Âu bằng các đồng tiền khác nhau. Dần dần các hội chợ không chỉ là trung tâm trao đổi hàng hóa mà còn là nơi thanh toán cho các giao dịch bên trong lẫn bên ngoài hội chợ. Ngày nay, các NHTM trong nƣớc đóng vai trò quan trọng, thực hiện về mặt kỹ thuật những hoạt động chu chuyểnvới nƣớc ngoài, đảm nhận những rủi ro gắn liền với việc đó, góp phần đáng kể vào việc tài trợ ngoại thƣơng nói chung và TTNK nói riêng. TTNK là một lĩnh vực kinh doanh mang tính truyền thống của NHTM, ngày nay cũng có nhiều tổ chức phi ngân hàng tham gia vào lĩnh vực này nhƣ thị trƣờng chứng khoán, công ty tài chính, quỹ đầu tƣ phát triển Tuy nhiên, với khả năng tài chính lớn, có uy tín trong kinh doanh, phạm vi kinh doanh rộng lớn và cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng, NHTM vẫn duy trì đƣợc vị thế là ngƣời tài trợ chủ yếu cho hoạt động TTNK, đƣợc xem nhƣ là “ngƣời cộng sự đắc lực” của DNNK. Hoạt động thƣơng mại quốc tế nói chung và hoạt động NK nói riêng đều cần đến sự hỗ trợ của NH về mặt tài chính và kỹ thuật. Thông qua các hình thức tài trợ, NH đã cung cấp một hệ thống các giải pháp kỹ thuật tài trợ phong phú, hữu hiệu, giải quyết phần lớn những khó khăn về mặt tài chính và uy tín kinh doanh của DN. - Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhập khẩu. Với nguồn vốn dồi dào và kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động TTNK, NHTM có thể cung cấp các khoản tài trợ về tài chính cho các DNNK với thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Nếu DN là khách hàng lâu năm, thân quen, đã tạo đƣợc sự tin tƣởng với NH thì DN sẽ dễ dàng hơn trong việc xin đƣợc tài trợ của NH, thậm chí là bỏ qua các khoản ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản. - Giúp nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhập khẩu. Trong giao thƣơng quốc tế, ngoài nguồn vốn thì chữ“Tín” cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Thƣơng mại quốc tế, hay cụ thể là hoạt động NK luôn tiềm ẩn những rủi ro đối với các DN do sự thiếu hiểu biết về đối tác, khoảng cách về địa lý, bất đồng ngôn ngữ, luật pháp, phong tục tập quán, nhất là khi các DNNK Việt Nam kinh nghiệm còn non kém trong kinh doanh quốc tế. Vậy nên, NHTM với vai trò hỗ trợ, giúp đỡ về vốn, về kỹ thuật cũng nhƣ uy tín trong các thƣơng vụ buôn bán quốc tế luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các DNNK. Hơn nữa, các NH còn có quan hệ đại lý rộng khắp và để thu hút thêm nhiều khách hàng, các NH có thể hợp tác với nhau cung cấp thêm nhiều dịch vụ tài trợ chữ Tín nhƣ phát hành L/C, xác nhận L/C, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Sự tài trợ về chữ Tín của NH không những giúp cho DN giành đƣợc hợp đồng mà còn tạo cho DN nhiều lợi thế trong việc thƣơng lƣợng, đàm phán các điều khoản trong hợp đồng. - Tƣ vấn chuyên môn cho DNNK khi tham gia giao thƣơng quốc tế.
  11. 9 Dựa vào mạng lƣới chi nhánh rộng khắp, cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm dồi dào trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại, NH có thể dễ dàng thu thập, nắm bắt thông tin, từ đó đƣa ra những lời khuyên hữu ích cho DN ngay từ khi ký kết hợp đồng ngoại thƣơng, phát hành L/C hay hình thức tài trợ phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để giảm thiểu các rủi ro trong thƣơng vụ NK cho DN cũng nhƣ bản thân NH. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp các nghiệp vụ phái sinh nhƣ Swap, Option, Future, Forward, để giúp DN xử lý các khoản ngoại tệ cần thiết trong quá trình thực hiện thƣơng vụ, đồng thời giảm thiểu rủi ro tỷ giá cho DN, giúp DN bảo toàn đƣợc lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Có thể nhận thấy vai trò của NHTM trong hoạt động TTNK là khó có thể bị thay thế bởi một tổ chức khác. Những dịch vụ tiện ích của NH không chỉ giúp cho DN thực hiện các thƣơng vụ thành công mà còn giúp nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của các DNNK nói riêng và của nền kinh tế nói chung khi tham gia vào hoạt động giao thƣơng quốc tế. 1.2. Các hình thức tài trợ nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1.Tài trợ phát hành L/C Thƣ tín dụng (L/C: Letter Of Credit) đƣợc định nghĩa nhƣ một bức thƣ, do một NH lập ra, trên cơ sở yêu cầu của khách hàng là NNK, trong đó NH này cam kết trả một số tiền nhất định, trong thời gian nhất định cho NXK nếu bên XK xuất trình đƣợc bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản đã đƣợc quy định trong L/C.Khi NH đồng ý mở L/C cho NNK, có nghĩa là NH cam kết thanh toán cho ngƣời hƣởng lợi nếu bộ chừng từ phù hợp với quy định của L/C. Việc mở L/C đã thể hiện sự tài trợ về mặt chữ tín của NH cho NNK. Đồng thời NH sẽ gánh chịu rủi ro nếu nhƣ NNK không có khả năng thanh toán bởi NH vẫn phải thanh toán cho bên XK theo đúng quy định của L/C, điều này có nghĩa là NH cấp tín dụng cho NNK. Nhƣ vậy, trách nhiệm của NH trong việc phát hành L/C trong hình thực tài trợ này là rất lớn, do đó NH luôn yêu cầu một mức ký quỹ nhất định (có thể là từ 0- 100%) đƣợc xác định trên cơ sở uy tín của khách hàng, loại L/C, loại hàng hóa nhập khi NH yêu cầu khách hàng ký quỹ 100% tức là NH chỉ tài trợ về mặt chữTín cho khách hàng đó. Ngƣợc lại, nếu tỷ lệ ký quỹ là dƣới 100% thì NH đã tài trợ cho khách hàng cả về mặt tài chính lẫn uy tín. Bên cạnh việc cho phép tỷ lệ ký quỹ dƣới 100% thì NH còn có các biện pháp tài trợ tài chính cho NNK trong nghiệp vụ mở L/C này: - Tài trợ bằng hạn mức tín dụng chứng từ NH căn cứ vào kế hoạch NK của khách hàng để cấp cho khách hàng mức tín dụng và cho phép khách hàng mở L/C (thƣờng là L/C trả ngay) trong khuôn khổ hạn mức đó. Loại hình đảm bảo tín dụng thƣờng áp dụng là chính lô hàng NK, hoặc
  12. 10 là một mức ký quỹ nhất định theo hạn mức đã đƣợc duyệt hoặc theo giá trị của L/C phát hành. - Cho vay ký quỹ Nhu cầu vay ký quỹ phát sinh do rủi ro của thƣơng vụ quá cao, NH sẽ yêu cầu khách hàng ký quỹ với giá trị lớn. Điều này gây trở ngại cho DN trong quá trình thực hiện thƣơng vụ hoặc vay vốn nƣớc ngoài, vì tiền ký quỹ là món tiền bị phong toả, DN không đƣợc sử dụng trong suốt thời gian đƣợc NH bảo lãnh làm cho vốn lƣu động của DN bị thu hẹp. Khi đó, căn cứ trên uy tín của khách hàng, hiệu quả của thƣơng vụ hoặc trên tài sản đảm bảo, NH có thể xét cho vay ký quỹ. Hình thức này vừa giải quyết khó khăn về vốn lƣu động cho DN, tăng tính an toàn và mang lại hiệu quả cho NH, vừa đảm bảo tuân thủ những quy định pháp lý của NH về ký quỹ bảo lãnh. - Tài trợ bằng các L/C đặc biệt Tài trợ bằng L/C tuần hoàn (Revolving L/C): đây là loại L/C không thể hủy ngang mà sau khi sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời gian hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị nhƣ cũ và đƣợc sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng đƣợc thực hiện. Thƣ tín dụng tuần hoàn theo 3 cách: o Tuần hoàn tự động: L/C sẽ tự động có giá trị nhƣ cũ mà không cần NH phát hành L/C thông báo cho NXK biết. o Tuần hoàn bán tự động: sau khi L/C trƣớc sử dụng xong hoặc hết hiệu lực, nếu sau một vài ngày mà NH mở L/C không có ý kiến gì về L/C kế tiếp và thông báo cho ngƣời hƣởng lợi L/C thì nó lại tự động có giá trị nhƣ cũ. o Tuần hoàn hạn chế: trong trƣờng hợp này, chỉ khi nào NH mở L/C thông báo cho NXK biết thì L/C kế tiếp mới có giá trị hiệu lực. L/C tuần hoàn đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp hai bên mua bán những mặt hàng có giá trị, có quan hệ cung cấp hàng hóa hay dịch vụ thƣờng xuyên, giao nhiều lần trong năm với số lƣợng đều đặn. Loại L/C này đƣợc mở ra nhằm tạo thuận lợi cho NNK trong khâu thanh toán, tránh đƣợc tình trạng ứ đọng vốn và giúp cho NNK không bị tính phí vì mở L/C nhiều lần. Tài trợ bằng L/C dự phòng (Standby L/C): trong trƣờng hợp NXK đã nhận đƣợc L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trƣớc, nhƣng không có khả năng giao hàng hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng nhƣ đã quy định trong L/C, đòi hỏi NH phục vụ NXK phải phát hành một L/C trong đó cam kết với NNK là sẽ hoàn trả lại số tiền đặt cọc, tiền ứng trƣớc và chi phí mở L/C cho NNK. Nhƣ vậy, L/C dự phòng mở ra để đảm bảo quyền lợi cho NNK và tránh đƣợc rủi ro khi NXK không hoàn thành nghĩa vụ nhƣ đã nêu ra trong L/C.
  13. 11 1.2.2.Cho vay thanh toán hàng nhập (hoặc tài trợ thanh toán bộ chứng từ giao hàng) Trong hình thức này, NH cần phải xem xét và phân tích kế hoạch cũng nhƣ phƣơng án của khách hàng: hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng tài chính, khả năng tài trợ, tài sản thế chấp để quyết định mức tài trợ cho NNK. Do đó, khách hàng cần phải lập phƣơng án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi cho lô hàng nhập về để phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời lên kế hoạch tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán để đến thời điểm thanh toán dự kiến có thể xác định khoản thiếu hụt cần NH tài trợ. Tất cả các công đoạn này phải đƣợc thực hiện trƣớc khi bộ chứng từ của bên XK về đến NH đứng ra tài trợ. Trƣờng hợp bộ chứng từ về đến rồi mới xin NH tài trợ thì khả năng bị NH từ chối là rất lớn vì NH ít có thời gian xem xét bộ chứng từ cũng nhƣ xem xét khả năng hoàn vốn của khách hàng cho khoản tiền mà NH tài trợ. Bên cạnh đó còn có một vài biện pháp tài trợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn nhập khẩu của DN: - Cho vay bắt buộc Nhu cầu vay bắt buộc phát sinh khi NNK không thanh toán hoặc không tập trung đủ tiền để thanh toán bộ chứng từ giao hàng. NH khi đó sẽ cho vay trên giá trị tiền hàng còn thiếu để thanh toán đúng hạn cho NH bên NXK. Vay bắt buộc, NNK phải chịu một lãi suất tƣơng ứng với lãi suất vay quá hạn theo quy định của NH, vì tính chất của món vay bắt buộc là nợ quá hạn; thời gian vay bắt buộc không quá 30 ngày kể từ ngày NH trả ngay. Nhƣng khi vay bắt buộc thì khách hàng phải chịu áp lực rất lớn từ việc thanh toán nợ cho NH. - Cho vay trong khuôn khổ phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ Tài trợ của NH trong phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ thể hiện nhƣ sau: NH tiếp nhận chứng từ từ NH nƣớc ngoài, xuất trình hối phiếu đòi tiền ngƣời NK. Nếu NNK không đủ khả năng thanh toán thì sẽ cần đến sự tài trợ của NH cho vay thanh toán hàng NK. 1.2.3.Bảo lãnh cho hoạt động nhập khẩu Trong mua bán quốc tế, rủi ro là một yếu tố luôn luôn xuất hiện trong các thƣơng vụ khác nhau (rủi ro thanh toán, rủi ro không thực hiện hợp đồng). Bảo lãnh phát sinh từ nhu cầu hạn chế rủi ro đó. Theo yêu cầu của khách hàng, NH phát hành một văn bản cam kết với một bên thứ ba do khách hàng chỉ định (bên thụ hƣởng bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên thụ hƣởng bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả số tiền đã đƣợc NH trả thay.
  14. 12 Nhu cầu bảo lãnh đối với NNK phát sinh một số các loại bảo lãnh nhƣ sau: - Phát hành bảo lãnh thanh toán Khi ngƣời mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán cho ngƣời bán thì bên bảo lãnh (NH nhận bảo lãnh) sẽ phải có nghĩa vụ thanh toán tiền cho ngƣời bán. Bảo lãnh thanh toán đƣợc sử dụng khi ngƣời bán không nắm rõ thông tin tài chính cũng nhƣ không tin tƣởng vào khả năng thanh toán của phía đối tác nên yêu cầu phía ngƣời mua phải có một NH đứng ra bảo lãnh để đảm bảo khả năng thanh toán của ngƣời mua. - Bảo lãnh bằng cách phát hành L/C trả chậm Đây là hình thức đƣợc áp dụng phổ biến nhất ở nƣớc ta trong thời gian vừa qua, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dƣ nợ bảo lãnh tại các NHTM. Đối với các DN Việt Nam, đây là hình thức vay vốn, tranh thủ vốn nƣớc ngoài đơn giản và dễ đƣợc chấp nhận bằng cách mua chịu hàng hóa, phù hợp với tình trạng thiếu vốn của DN. Việc NH mở L/C trả chậm NK thì phải tuân thủ một số quy định nhƣ: hàng hóa phải phù hợp với chính sách XNK hàng năm của Nhà nƣớc liên quan đến vay và trả nợ nƣớc ngoài, số dƣ L/C trả chậm ngắn hạn (dƣới 1 năm và phải nằm trong hạn mức), NH phải duy trì tỷ lệ tối đa là 3 lần giữa số dƣ cho vay và bảo lãnh vay ngắn hạn nƣớc ngoài trên vốn tự có của NH và NH không có nợ quá hạn phát sinh từ việc mở L/C trả chậm. - Bảo lãnh nhận hàng Trên thực tế có nhiều trƣờng hợp tàu chở hàng đến trƣớc khi NH nhận đƣợc bộ chứng từ. Điều đó có nghĩa là ngƣời mua chƣa có vận đơn để nhận hàng hóa. Hàng hóa để ở cảng một thời gian dài có thể bị giảm chất lƣợng, đồng thời phải chịu phí lƣu kho bãi rất lớn. Trong trƣờng hợp này, để tránh các rủi ro, ngƣời mua yêu cầu NH phục vụ mình phát hành một cam kết (thay cho vận đơn) gọi là bảo lãnh nhận hàng. NNK sẽ xuất trình bảo lãnh nhận hàng cho công ty vận tải để tới cảng nhận hàng. Đến khi vận đơn về đến NH thì NH sẽ giao vận đơn cho bên vận tải để giải phóng bảo lãnh nhận hàng. Thực hiện bảo lãnh nhận hàng có thể mang lại rủi ro cho NH, do đó trong bảo lãnh nhận hàng, NH sẽ nêu rõ thời hạn hiệu lực của bảo lãnh sẽ hết hạn sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận hàng hoặc kể từ ngày NNK có bộ chứng từ trong tay. Ngoài ra, thì chấp nhận hối phiếu cũng đƣợc xem nhƣ là một loại hình bảo lãnh, tài trợ chữ tín cho NNK. Hình thức này phát sinh do bên XK thiếu tin tƣởng vào khả năng thanh toán của bên NK nên yêu cầu bên NK phải có một NH đứng ra chấp nhận trả tiền hối phiếu do bên XK ký phát. Việc NH ký chấp nhận hối phiếu là một dạng thỏa thuận bảo lãnh uy tín thanh toán cho NNK, nhờ vậy mà NNK sẽ đƣợc nhận bộ chứng từ để nhận hàng hóa.
  15. 13 Thực chất của hình thức ký chấp nhận hối phiếu là NH sẽ cấp cho NNK một khoản tín dụng và khoản vay này chỉ là hình thức đảm bảo về mặt tài chính, thực chất NH chƣa phải xuất tiền thực cho ngƣời vay. Tuy nhiên, khi đến hạn thanh toán mà NNK không đủ khả năng chi trả thì NH phải trả nợ thay. 1.2.4.Các hình thức tài trợ khác - Ký hậu vận đơn Đây là dịch vụ thực hiện theo yêu cầu của NNK, NH ký vận đơn gốc do NNK nhận trực tiếp để DN có thể nhận hàng trƣớc khi nhận chứng từ qua ngân hàng. Hình thức này giúp DN nhận đƣợc hàng ngay khi hàng hóa về đến mà bộ chứng từ vẫn chƣa tới NH, tránh chi phí lƣu kho bãi, giảm chất lƣợng hàng. Để đƣợc ký hậu vận đơn thì khách hàng phải có thƣ yêu cầu ký hậu vận dơn (theo mẫu) kèm 01 bản gốc vận đơn và 01 bản sao hóa đơn. - Tài trợ nhập khẩu trọn gói Thông thƣờng các DN tiếp cận NH với mục đích vay vốn, sử dụng dịch vụ thanh toán, tìm sự hỗ trợ từ thƣ bảo lãnh tín dụng Sau đó quy trình nhập khẩu tiếp tục với những rắc rối về quy trình vận tải, bảo hiểm, kho bãi. Quá trình này vừa mất nhiều thời gian, nhân lực và chi phí phát sinh. Tài trợ trọn gói là sự cấu thành của nhiều sản phẩm riêng lẻ hiện có, gồm dịch vụ phát hành và thanh toán L/C, tài trợ vốn và cung ứng ngoại hối thanh toán L/C, quản trị rủi ro ngoại hối bằng các công cụ phái sinh,dịch vụ tƣ vấn ngoại thƣơng, ngoại hối và thanh toán quốc tế, dịch vụ quản lý hàng tại kho. Hình thức này đƣợc bổ trợ thêm dịch vụ vận tải và bảo hiểm. Lợi ích là các DN tiết kiệm đƣợc lƣợng thời gian đáng kể, tính toán đƣợc tổng chi phí, giúp định hình đƣợc hiệu quả kế hoạch. DN không cần phải lo lắng các bƣớc tiếp theo của giao dịch, mọi dịch vụ sẽ đƣợc ngân hàng tiến hành tuần tự. 1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tài trợ nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại Hoạt động tài trợ XNK mà cụ thể là hoạt động TTNK là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Do đó, việc mua bán ở đây có những nét riêng phức tạp hơn nhiều so với mua bán trong nƣớc bởi hoạt động NK chịu sự chi phối của nhiều yếu tố nên hoạt động này dễ đem lại kết quả bất thƣờng, dễ gặp nhiều rủi ro, gây ra thiệt hại không chỉ cho bên NK mà còn cả các đối tác tham gia vào thƣơng vụ. Chính vì vậy, NH trƣớc khi quyết định tài trợ cho khách hàng thì phải lƣờng trƣớc những nhân tố ảnh hƣởng và rủi ro có thể xảy ra. Căn cứ vào khả năng kiểm soát của NH đối với những nhân tố này, có thể chia thành:
  16. 14 1.3.1.Nhân tố khách quan 1.3.1.1.Các nhân tố nƣớc ngoài DN kinh doanh NK không chỉ có mối quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong nƣớc mà chủ yếu là bạn hàng nƣớc ngoài. Trong mối quan hệ đó, khoảng cách về địa lý, sự khác biệt về ngôn ngữ, luật pháp và tập quán thanh toán gây ra rất nhiều khó khăn cho mỗi bên và do đó tác động đến khả năng thu hồi vốn của NH. - Sự khác biệt về đồng tiền Mỗi quốc gia sử dụng một đồng tiền thanh toán khác nhau. Trong trƣờng hợp tỷ giá ổn định thì việc lựa chọn đồng tiền nào để thanh toán không quan trọng, nhƣng trên thực tế tỷ giá luôn thay đổi.Từ đó kéo theo những ảnh hƣởng rất lớn tới kết quả kinh doanh mà DN khó có thể lƣờng trƣớc đƣợc. Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra đối với mỗi NH khi ký hợp đồng với khách hàng NK là phải lƣờng trƣớc những biến động tỷ giá để lựa chọn đồng tiền cho vay một cách tối ƣu. Mặt khác việc thanh toán hàng NK cũng phải theo quy chế quản lý của từng quốc gia. Do đó, NH khi thực hiện tài trợ không những phải nắm rõ chế độ quản lý ngoại hối của nƣớc mình mà còn phải nắm rõ quy chế của nƣớc đối tác. - Sự khác biệt về luật pháp Mỗi quốc gia có chính sách riêng để hỗ trợ NK thông qua các công cụ nhƣ: hạn ngạch, thuế suất, cơ chế quản lý ngoại hối sự khác biệt về luật pháp giữa các quốc gia cũng gây ra không ít khó khác cho các DN và cả NH. - Sự khác biệt về khoảng cách địa lý Khoảng cách về địa lý làm phát sinh một số vấn đề nhƣ thời điểm và phƣơng thức thanh toán. Việc xác định thời điểm và phƣơng thức thanh toán ảnh hƣởng trực tiếp tới quyền lợi của mỗi bên, do đó vấn đề này cần đƣợc quy định rõ trong hợp đồng. Căn cứ vào đó, NH phải xác định rõ thời điểm và phƣơng thức thanh toán sao cho vẫn thỏa mãn nhu cầu thanh toán của khách hàng nhƣng vẫn đảm bảo hiệu quả tín dụng. Sự khác biệt về địa lý làm hạn chế việc các DN cũng nhƣ NH thu thập thông tin của phía đối tác, điều này đem lại nhiều rủi ro cho DN và NH trong việc thu hồi vốn. 1.3.1.2.Các nhân tố trong nƣớc - Môi trƣờng pháp lý Hoạt động của NH nói chung và hoạt động TTNK nói riêng đều chịu sự ảnh hƣởng trực tiếp của các yếu tố môi trƣờng pháp lý. Các NHTM phải dựa vào các quy định của pháp luật, trên cơ sở đó mới cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Vì vậy, những thay đổi trong chính sách XNK của Nhà nƣớc cũng nhƣ của NH ít nhiều cũng tác động tới hoạt động tài trợ NK của bản thân NH. Trong đó, quy định về tỷ
  17. 15 lệ cho vay của NH đối với một khách hàng, tài sản đảm bảo cho khoản vay, chinh sách hỗ trợ XNK của Chính phủ về thuế quan, về bảo hiểm tín dụng tác động trực tiếp đến hình thức cấp vốn, số vốn cung cấp, quy mô, định hƣớng tài trợ XNK nói chung và NK nói riêng của từng NH. Chính vì vậy, hoạt động tài trợ của NH chỉ có hiệu quả khi có môi trƣờng pháp lý ổn định, đồng bộ và nhất quán. Một nền kinh tế mà có các cơ chế, quy định pháp luật thay đổi thƣờng xuyên, không đồng bộ, còn nhiều chồng chéo và mâu thuẫn thì sẽ không thể có hoạt động tài trợ XNK phát triển. - Yếu tố khách hàng Các DNNK đƣợc xem là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến hoạt động TTNK của NH. Nếu DN có tình hình kinh doanh tốt, làm ăn có hiệu quả, uy tín cao, tình hình tài chính tốt thì chắc chắn NH sẽ sẵn sàng tài trợ khi DN có nhu cầu. Ngƣợc lại, nếu DN hoạt động kinh doanh kém, tình hình tài chính không lành mạnh thì sẽ chỉ đƣợc NH tài trợ một phần nhỏ hoăc là không tài trợ vì rủi ro cao. Qua những nhận định về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của DN thì NH có thể đánh giá đƣợc khả năng thanh toán của khách hàng khi đến hạn, giảm thiểu rủi ro trong thu hồi vốn. - Cạnh tranh trên thị trƣờng ngân hàng Cùng hoạt động trên thị trƣờng tiền tệ thì còn có các NH và các tổ chức khác cùng cạnh tranh để thu hút khách hàng. Vì vậy các chính sách, đặc biệt là các chính sách của đối thủ cạnh tranh đều có ảnh hƣởng tới NH. Khi đối thủ tung ra một sản phẩm mới hay chỉ là một sự cải tiến, thay đổi một đặc điểm nhỏ của sản phẩm nhằm gia tăng tiện ích, tính hấp dẫn của sản phẩm hay chính sách ƣu đãi đối với các DN (nhất là các DN nhập khẩu máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ) thì đều ảnh hƣởng tới hoạt động TTNK của NH. Do đó, các NH phải luôn nắm bắt tình hình để có những thay đổi phù hợp với thực tiễn, tính cạnh tranh trên thị trƣờng nhằm nâng cao uy tín, tăng thị phần, tạo sự khác biệt với các sản phẩm khác trên thị trƣờng để thu hút khách hàng về với mình. 1.3.2.Nhân tố chủ quan Khác với các nhân tố ảnh hƣởng bên ngoài, các yếu tố bên trong NH nhƣ chính sách kinh doanh đối ngoại, nguồn vốn, nguồn nhân lực, tổ chức bộ máy, trình độ công nghê, là các yếu tố mà NH có thể chủ động theo ý muốn chủ quan và phù hợp với các yếu tố môi trƣờng bên ngoài. - Chính sách ngân hàng về tài trợ nhập khẩu Để nâng cao hiệu quả hoạt động TTNK tại NHTM thì các NH thực thi một số chính sách đối ngoại nhƣ: thắt chặt mối quan hệ đại lý với các NH ở nƣớc ngoài, tăng cƣờng xây dựng các mối quan hệ mới để thực hiện những nghiệp vụ có liên quan một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất cho khách hàng trong nƣớc cũng nhƣ
  18. 16 khách hàng nƣớc ngoài. Nếu NH đƣợc lựa chọn là NH phát hành L/C và thực hiện tốt các nghiệp vụ thì danh tiếng và uy tín của NH sẽ đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế. Đây cũng là cơ hội tốt để NH hội nhập với nền tài chính tiền tệ quốc tế trong nền kinh tế mở. Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích, tài trợ cho các DNNK nhƣ giảm lãi suất cho vay, trọn gói các dịch vụ với chi phí thấp, thực sự là động lực cho các DN, nhất là các DN vừa và nhỏ tham gia vào hoạt động NK, đáp ứng nhu cầu về vốn cho DN trong thời buổi kinh tế khó khăn. Từ đó thu hút đƣợc khách hàng đến với NH ngày càng nhiều. Đồng hành với chiến lƣợc mở rộng quy mô kinh doanh nhƣ vậy thì phải có một chiến lƣợc mở rộng quy mô vốn. Yếu tố về vốn ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động tài trợ NK. Nếu NH huy động đƣợc nhiều vốn từ khách hàng thì sẽ có nguồn vốn lớn để cho khách hàng vay khi cần thiết, đặc biệt là trong hoạt động tài trợ XNK nói chung thì rất cần nguồn vốn lớn. NH nào có quy mô vốn càng lớn thì sẽ rất thuận lợi trong việc mở rộng hoạt động, nâng cao vị thế, khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại vào nghiệp vụ cũng nhƣ cung cấp sản phẩm mới, chất lƣợng cao cho khách hàng. - Trình độ quản lý, năng lực chuyên môn của các cán bộ công nhân viên ngân hàng Đội ngũ cán bộ nhân viên NH là lực lƣợng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và cung ứng dịch vụ, các sản phẩm NH. Do đó, các cán bộ ngân hàng có trình độ nghiệp vụ, tâm huyết với công việc, hiểu biết về các nghiệp vụ ngoại thƣơng, luật pháp cũng nhƣ thông lệ quốc tế, có trình độ ngoại ngữ tốt, có khả năng tƣ vấn khách hàng thực hiện các thƣơng vụ sẽ là một ƣu điểm quan trọng giúp các NH nâng cao hiệu quả của hoạt động TTNK. - Công nghệ ngân hàng Trong xu thế hội nhập hiện nay, công nghệ đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Một NH đƣợc đầu tƣ những công nghệ hiện đại, phù hợp sẽ giúp cho quá trình xử lý thông tin nhanh chóng và quản lý thông tin của khách hàng đƣợc đảm bảo. Đồng thời quá trình thanh toán giữa NH với khách hàng của NH và các NH khác kể cả trong và ngoài nƣớc sẽ đƣợc thực hiện nhanh chóng, dễ dàng hơn, hạn chế chi phí giao dịch và rủi ro cho NH trong hoạt động kinh doanh.
  19. 17 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Trong chƣơng 1, khóa luận đã trình bày ba nội dung cơ bản sau: Một là, khái quát chung về tài trợ nhập khẩu, nhu cầu bức thiết cần đến sự tài trợ về vốn lẫn uy tín từ ngân hàng của các doanh nghiệp nhập khẩu khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu. Hoạt động tài trợ nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong giao thƣơng quốc tế, tác động tích cực, mang lại những lợi ích to lớn không chỉ cho doanh nghiệp nhập khẩu nhƣ đủ vốn để nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, mở rộng sản xuất, đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc mà từ đó còn tác động lớn tới nền kinh tế. Hoạt động tài trợ nhập khẩu góp phần giúp cho việc giao thƣơng quốc tế đƣợc diễn ra trôi chảy, mở rộng cơ hội hội nhập với nền kinh tế thế giới, giải quyết đƣợc nhiều vấn đề trọng tâm của đất nƣớc nhƣ công ăn việc làm cho ngƣời lao động, chính sách cân bằng cán cân thƣơng mại, phát triển kinh tế theo xu hƣớng kinh tế thị trƣờng, đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nƣớc ta hiện nay. Bên cạnh đó, bản thân ngân hàng khi tham gia vào hoạt động tài trợ nhập khẩu cũng nhận đƣợc nhiều lợi ích đáng kể nhƣ thu nhập của ngân hàng từ lãi suất, phí thực hiện các dịch vụ chiếm tỷ trọng không hề nhỏ trong tổng doanh thu của ngân hàng. Thông qua hoạt động tài trợ nhập khẩu, ngân hàng không chỉ giúp đỡ cho các doanh nghiệp về tài chính và uy tín mà còn mở ra cơ hội tiếp cận và hội nhập với nền tài chính thế giới, giúp duy trì và mở rộng quan hệ với các đại lýnƣớc ngoài, nâng cao tầm vóc của ngân hàng trên trƣờng quốc tế. Đồng thời, nhấn mạnh vai trò chủ chốt của ngân hàng trong hoạt động tài trợ nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong tình hình thị trƣờng tài chính có khá nhiều các tổ chức khác cũng tham gia vào lĩnh vực này. Hai là, khóa luận đƣa ra những hình thức tài trợ nhập khẩu chủ yếu đƣợc các ngân hàng thƣơng mại sử dụng hiện nay. Các hình thức đó là: - Tài trợ phát hành L/C: Đƣợc xem nhƣ một hình thức tài trợ về mặt chữ tín cho doanh nghiệp nhập khẩu khi ngân hàng chấp nhận mở L/C cho doanh nghiệp. - Cho vay thanh toán hàng nhập: Không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ vốn để tự nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và thanh toán ngay với đối tác. Hình thức cho vay thanh toán là một loại hình tài trợ về mặt tài chính của ngân hàng dành cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu về vốn để thực hiện các thƣơng vụ. - Bảo lãnh cho hoạt động nhập khẩu: ngân hàng của bên nhập khẩu đứng ra cam kết với đối tác nƣớc ngoài sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã đƣợc hai bên thỏa thuận ngay cả khi ngƣời nhập khẩu không có khả năng thực hiện.
  20. 18 Ngoài ra còn có các hình thức khác nhƣ ký hậu vận đơn, tài trợ nhập khẩu trọn gói các hình thức phát sinh thêm là do ngân hàng điều chỉnh, thay đổi để có thể phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng trong tài trợ nhập khẩu. Ba là, hoạt động tài trợ nhập khẩu nói riêng và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu nói chung có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đây là hoạt động hết sức phức tạp vì chịu sự tác động của nhiều nhân tố bao gồm nhóm nhân tố khách quan (môi trƣờng pháp lý, sự khác biệt về tiền tệ, luật pháp, tập quán giữa các quốc gia ) và nhóm nhân tố chủ quan xuất phát từ nội lực ngân hàng (các chính sách về đối ngoại, huy động vốn, công nghệ, đội ngũ nhân viên ). Nắm bắt rõ các nhân tố này, ngân hàng sẽ có thể cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu của mình cho các doanh nghiệp nhập khẩu.
  21. 19 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – VIETINBANK CHI NHÁNH 9 2.1.Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Vietinbank Chi nhánh 9 Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam là một trong những ngân hàng thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam, đƣợc thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) Việt Nam. Ngày 16/01/2008, theo quyết định số 196/QĐ – NHNN của NHNN Việt Nam tên giao dịch quốc tế của ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam đƣợc đổi thành:“Viet Nam Joint Stock Commercial Bank For Industry And Trade“, viết tắt là Vietinbank (tên giao dịch cũ là Industrial And Commercial Bank Of Viet Nam). Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam có mạng lƣới gồm 1 sở giao dịch, 2 văn phòng đại diện, 151 chi nhánh, trên 900 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm, 287 quỹ tiết kiệm và hơn 500 ngân hàng giao dịch tự động (ATM), 1 trung tâm đào tạo, 1 trung tâm công nghệ thông tin ở hầu hết các tỉnh, thành phố và trung tâm thƣơng mại của cả nƣớc, luôn là địa chỉ đáng tin cậy của ngƣời gửi tiền, ngƣời đi vay và ngƣời sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam còn là chủ sở hữu, cổ đông lớn của các công ty hàng đầu trên thị trƣờng tài chính Việt Nam nhƣ: Công ty Chứng khoán NHCT, Công ty liên doanh Bảo hiểm Châu Á – NHCT, Công ty liên doanh Cho thuê Tài chính Quốc tế, liên doanh ngân hàng Indovina, liên doanh với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng, Với quy mô này, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Vietinbank cũng đã thiết lập quan hệ đại lý với 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, là thành viên của hiệp hội ngân hàng Châu Á, là thành viên của hệ thống thẻ Visa, Master và hiệp hội tài chính viễn thông toàn cầu (SWIFT). Vietinbank Chi nhánh 9 là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam có văn phòng tại số 1 Nguyễn Oanh, phƣờng 10, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Logo: Hình 2.1:Logo Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam Slogan: Nâng Giá Trị Cuộc Sống
  22. 20 Tel: +84838946449 Website: www.vietinbank.com 2.1.1.Tóm lƣợc quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1.Lịch sử hình thành của chi nhánh - Tiền thân của NHCTVN – Chi nhánh 9 là NHNN Quận Gò Vấp, có mặt trên địa bàn Quận từ tháng 9-1975. - Tháng 8-1988, thực hiện chủ trƣơng cải cách hệ thống ngân hàng của Đảng và Nhà nƣớc, chi nhánh NHNN Quận Gò Vấp đƣợc chuyển thành Chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng Gò Vấp trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng TP.HCM (là chi nhánh cấp 2). - Năm 1993, thực hiện cải cách hệ thống tổ chức NHCTVN, chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng Gò Vấp đƣợc nâng lên là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam có tên gọi là Chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng 9 – TPHCM và nay là Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh 9, TPHCM. 2.1.1.2.Quá trình phát triển của chi nhánh Bảng 2.1 :Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh 9, TPHCM Thời gian Sự kiện Trong giai đoạn này, trên địa bàn Gò Vấp chủ yếu chỉ có Giai đoạn 1993 – 1998 NHCTVN Chi nhánh 9 hoạt động. Chi nhánh đã phát huy tích cực vai trò của mình góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phƣơng phát triển. Giai đoạn 1999 – 2001 Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh và tổ chức cán bộ, các dịch vụ thì nghèo nàn, cơ sở vật chất lạc hậu. Năm 2002 là năm khởi đầu của sự đổi mới toàn diện. Chi Giai đoạn 2002 – 2007 nhánh đã thực hiện những bƣớc tiến rõ rệt trên mọi lĩnh vực hoạt động, tạo tiền đề thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo. Giai đoạn 2008 – 2013 Đẩy mạnh phát triển kinh doanh, xử lý tốt các tồn động cũ về tín dụng, liện tục là chi nhánh xuất sắc của hệ thống.
  23. 21 2.1.1.3.Sơ đồ tổ chức của Vietinbank Chi Nhánh 9 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của VietinBank Chi Nhánh 9 2.1.2.Chức năng và lĩnh vực hoạt động củaVietinbankChi nhánh 9 Về tƣ cách pháp nhân, Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam Chi nhánh 9 là một đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (theo mô hình Tổng Công ty Nhà nƣớc hạng đặc biệt). Có tƣ cách pháp nhân phụ thuộc thực hiện theo sự uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam trong tất cả các hoạt động kinh doanh – dịch vụ, có con dấu và tài khoản riêng, thực hiện chế độ hạch toán kế toán đầy đủ chi phí và thu nhập. Hoạt động phụ thuộc Vào Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam về phân phối thu nhập và tất cả các cơ chế quản lý, cơ chế nghiệp vụ. Về lĩnh vực hoạt động, Chi nhánh thực hiện một số nghiệp vụ chính nhƣ sau:
  24. 22 Bảng 2.2:Một số nghiệp vụ chính của Chi nhánh 9 Nghiệp vụ Diễn giải - Nhận tiền gửi kỳ hạn và không kỳ hạn bằng Huy động vốn VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, dân cƣ, các DN. - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Cho vay, đầu tƣ - Cho vay tiêu dùng, cho vay tài trợ XNK, đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài. - Đầu tƣ trên thị trƣờng vốn, thị trƣờng tiền tệ trong và ngoài nƣớc. Bảo lãnh - Bảo lãnh và tái bảo lãnh, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán. - Phát hành, thanh toán L/C nhập, thông báo, xác nhận L/C, Thanh toán và tài trợ - Thanh toán bằng các phƣơng thức: nhờ thu thƣơng mại xuất/nhập khẩu (D/P, D/A); chuyển tiền đi/đến; ủy nhiệm thu/chi; thanh toán lƣơng cho DN qua tài khoản ATM - Mua bán ngoại tệ (Spot, Swap, Forward, ) và Ngân quỹ các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, ). - Phát hành và thanh toán các loại thẻ nhƣ Visa, Thẻ và ngân hàng điện tử Master Card - Internet banking, phone banking, SMS banking. - Tƣ vấn đầu tƣ và cho thuê tài chính. Hoạt động khác - Mối giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý doanh mục đầu tƣ, tƣ vấn, lƣu ký chứng khoán
  25. 23 2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013 2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn Xu thế chung của các NHTM Việt Nam hiện nay là kinh doanh đa năng và trở thành ngân hàng bán lẻ, VietinBank Chi nhánh 9 không nằm ngoài xu thế đó. Công tác huy động vốn luôn đƣợc chú trọng với nhiều hình thức huy động phong phú, các mức lãi suất hấp dẫn. Trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, để khẳng định mình và đứng vững,VietinBank Chi nhánh 9 luôn đặt huy động vốn lên hàng đầu để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng tăng. Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn huy động giai đoạn 2011-2013 tại VietinBank Chi nhánh 9 (Đơn vị: Tỷ đồng, %) Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Chỉ tiêu Tổng Nguồn vốn 4023,5 5004 6562,2 980,5 24,37 1558,2 31,14 huy động Tiền gửi tổ chức 567 735,9 1002,6 168,9 29,8 266,7 36,24 kinh tế Tiền gửi dân cƣ 3256,2 4125,8 5535,9 86,96 26,7 1410,1 34,18 Tiền gửi thanh toán 1152 1270 1300 118 10,24 30 2,36 Tiền gửi tiết kiệm 1893 2297,5 3269,8 404,5 21,37 972,3 42,32 - Tiền gửi tiết kiệm không 199,7 219,9 258 20,2 10,12 38,1 17,33 kỳ hạn - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ 1693,3 2077,6 3011,8 384,3 22,69 934,2 49,97 hạn Phát hành GTCG 211,2 558,3 966,1 347,1 164,3 407,8 73 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại VietinBank Chi nhánh 9) Qua bảng số2.3, ta nhận thấy tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng qua các năm, tốc độ tăng trƣởng cũng khá cao, cụ thể là năm 2013 thì tăng 31,14% so với năm 2012. Mặc dù vậy con số này mới chỉ đạt 95% so với kế hoạch đề ra. Các loại tiền gửi vào ngân hàng nhìn chung đều có sự tăng trƣởng, trong đó tiền gửi dân cƣ chiếm
  26. 24 tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 là 80,93%, năm 2012 là 82,45%, năm 2013 là 84,36%. Nguyên nhân chính của sự tăng trƣởng vốn huy động có thể xuất phát từ tình hình kinh tế trong giai đoạn 2011-2013, thị trƣờng tiền tệ Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực nhƣ lạm phát giảm nhanh từ 23% vào tháng 8/2011 xuống còn 6,9% vào tháng 6/2012 và lạm phát trong 9 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 4,63% so với cuối năm 2012. Nhờ đó mà tình trạng hỗn loạn về lãi suất huy động đã đƣợc ngăn chặn và chấm dứt, kể cả trên thị trƣờng liên NH lãi suất huy động cũng từng bƣớc ổn định, khuyến khích ngƣời dân đầu tƣ tiền nhàn rỗi vào NH để hƣởng lãi suất. Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động và nguồn huy động của ngân hàng giai đoạn 2011-2013 (Đơn vị: Tỷ đồng) 7000 6000 5000 4000 tổng nguồn vốn huy động 3000 nguồn vốn huy động dân cư 2000 1000 0 2011 2012 2013 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại VietinBank Chi nhánh 9) Vietinbank nói chung và Vietinbank Chi nhánh 9 nói riêng là ngân hàng có chất lƣợng cao, uy tín tronglòng khách hàng nên Ngân hàng luôn là lựa chọn hàng đầu để khách hàng gửi các khoản tiền tiết kiệm, tiền thanh toán .Ngân hàng luôn cố gắng đa dạng hoá các hình thức tiết kiệm (tiết kiệm tích lũy thông thƣờng, tiết kiệm tích lũy đa năng, tiết kiệm tích lũy Phát Lộc Bảo Tín, tiết kiệm tích lũy cho con); triển khai các đợt tiết kiệm dự thƣởng; mở rộng các dịch vụ tài khoản; tăng cƣờng quảng cáo tiếp thị; đƣa ra nhiều mức lãi suất cạnh tranh, So với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong khoản tiền gửi tiết kiệm (năm 2011 là 89,45%, năm 2012 là 90,43%, năm 2013 là 92,11%). Với các kỳ hạn 3-6-9 tháng, lãi suất hấp dẫn, đặc biệt, với lƣợng tiền gửi lớn, là khách hàng thân thiết của ngân hàng thì sẽ nhận đƣợc thêm nhiều ƣu đãi về lãi suất. Ngoài ra, dịch vụ chăm sóc khách hàng của ngân hàng khá chu đáo, tận tình, đó cũng là một yếu tố quan trọng thu hút đƣợc khách hàng đến với Vietinbank Chi nhánh 9.
  27. 25 2.1.3.2.Hoạt động sử dụng vốn Sử dụng vốn là vấn đề hết sức quan trọng của đối với một NHTM. Với số vốn huy động đƣợc, NHTM phải đảm bảo cho việc sử dụng vốn của mình đạt đƣợc mục đích an toàn vốn,và thu đƣợc lợi nhuận cao. Có rất nhiều nghiệp vụ tham gia vào hoạt động sử dụng vốn của NHTM, nhƣng nghiệp vụ tín dụng luôn là một nhiệm vụ quan trọng và chiếm một tỷ trọng lớn. Hoạt động tín dụng tại VietinBank Chi nhánh 9 luôn bám sát mục tiêu tăng trƣởng gắn với kiểm soát chất lƣợng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng. Bảng 2.4: Tình hình dƣ nợ giai đoạn 2011-2013 tại VietinBank Chi Nhánh 9 (Đơn vị: Tỷ đồng, %) Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng dự nợ cho 2219 2831 3031 612 27,56 182 6,43 vay nền kinh tế Dƣ nợ cho vay 1523 2074 2274 551 36,18 200 9,45 ngắn hạn Dƣ nợ cho vay 217 254 220 37 17,05 (34) (13,39) trung hạn Dƣ nợ cho vay 479 503 537 24 5,01 34 6,76 dài hạn (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại VietinBank Chi nhánh 9) Với phƣơng châm hoạt động “Tăng tốc - An toàn - Chất lƣợng - Hiệu quả”, VietinBank Chi nhánh 9 luôn đặc biệt chú ý đến việc nâng cao chất lƣợng công tác tín dụng. Tính đến cuối năm 2012, dƣ nợ đã tăng 27,56% so với thời điểm cuối năm 2011 trong khi đó nợ xấu chiếm 2.56% nằm trong giới hạn an toàn theo quy định của ngân hàng Nhà nƣớc(dƣới 3%). Hoạt động trên thị trƣờng liên ngân hàng của VietinBank khá năng động để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh khoản của hệ thống và tối ƣu hóa nguồn vốn, đầu ra tín dụng cần phải thắt chặt do những khó khăn của nền kinh tế dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng khó đƣợc đảm bảo chắc chắn. Tỷ lệ an toàn vốn năm 2013 là 9.6% đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. VietinBank Chi nhánh 9 đạt đƣợc thành tích vƣợt bậc trên là do đã chủ động tìm kiếm, khai thác khách hàng vay vốn có tình hình tài chính lành mạnh, đồng thời luôn bắt kịp tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Đối với các DN cũng đã giảm
  28. 26 dần dƣ nợ và tích cực thu nợ xấu, nợ quá hạn, Do vậy, cùng với sự tăng trƣởng của dƣ nợ tín dụng thì chất lƣợng tín dụng của VietinBank cũng đƣợc đảm bảo. 2.1.3.3.Hoạt động thanh toán quốc tế Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống, VietinBank Chi nhánh 9 rất chú trọng và triển khai làm tốt các nghiệp vụ đối ngoại nhƣ: kinh doanh tiền tệ, bảo lãnh và thanh toán quốc tế. Bảng 2.5: Hoạt động thanh toán quốc tế của Vietinbank Chi nhánh 9 (Đơn vị: Ngàn USD, %) Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Chỉ tiêu lệ lệ Tổng giá trị 11645,51 12245,91 13374,93 600,4 5,16 1129 9,22 thanh toán Thanh toán XK 4651,73 5453,28 6192,48 801,55 17,2 739,2 13,6 Thanh toán NK 6993,78 6792.63 7182,45 201.15 (2,9) 389.8 5,72 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại VietinBank Chi Nhánh 9) Công tác thanh toán quốc tế của VietinBank Chi nhánh 9 trong những năm gần đây đƣợc mở rộng cả về chủng loại và chất lƣợng nhƣ: chuyển tiền, TDCT, bảo lãnh, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ với nƣớc ngoài, đầu cơ trên thị trƣờng tiền tệ nên có sự gia tăng mạnh mẽ, mang lại doanh thu lên đến 40% doanh thu dịch vụ của Chi nhánh. Phí thu đƣợc từ các hoạt động này chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu của VietinBank. Chất lƣợng thanh toán quốc tế cũng ngày càng đƣợc nâng cao, các nghĩa vụ cam kết với khách hàng ngày càng đƣợc quan tâm và thực hiện đầy đủ, do đó uy tín của Ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế. 2.1.3.4.Lợi nhuận của chi nhánh Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận của Vietinbank Chi Nhánh 9 qua các năm 2011-2013 (Đơn vị: Tỷ đồng) 143.2 137.9 112.5 150 100 50 0 2011 2012 2013 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại VietinBank Chi nhánh 9)
  29. 27 Nhờ cố gắng và tích cực trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận qua các năm của Chi nhánh tuy có sự sụt giảm nhƣng vẫn hoàn thành chỉ tiêu mà ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam đề ra, là một trong 5 ngân hàng đạt lợi nhuận cao nhất trong hệ thống ngân hàng Vietinbank Chi nhánh miền Nam. 2.1.3.5.Các hoạt động khác - Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Tốc độ tăng trƣởng nhanh, trung bình từ 10 – 20%/ năm. Doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với khách hàng là các cá nhân và doanh nghiệp tăng trƣởng khá nhanh qua từng năm. Các hình thức giao dịch hối đoái đã đƣợc đa dạng hóa thể hiện qua việc thực hiện mua bán rất nhiều loại ngoại tệ khác nhau nhằm thỏa mãn đƣợc nhu cầu giao dịch hối đoái đa dạng về các loại ngoại tệ của khách hàng. - Dịch vụ Thẻ VietinBank Chi nhánh 9 là NH có số lƣợng thẻ phát hành và doanh số thanh toán không ngừng gia tăng qua các năm và luôn giữ vị trí dẫn đầu về các chỉ tiêu này trên toàn hệ thống Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam. Tổng số lƣợng thẻ do VietinBank Chi nhánh 9 phát hành trong năm 2013 đƣợc 24230 thẻ, tăng 4% so với năm 2012. - Ngân hàng bán lẻ Trong năm 2011 VietinBank Chi nhánh 9 đã xây dựng các chính sách áp dụng cho khách hàng cá nhân, điều chỉnh theo sát diễn biến của thị trƣờng, từ khuyến mại, chăm sóc khách hàng tới các chính sách giỏ, lãi suất, cũng nhƣ cung cấp hàng loạt các sản phẩm mới. Tính đến ngày 31/12/2013, huy động vốn từ dân cƣ tăng 37,25% so với 31/12/2012; tổng doanh số chuyển tiền đến trực tiếp cho khách hàng cá nhân trong năm 2013 là 1.016 ngàn USD; doanh số chuyển tiền cá nhân gián tiếp qua các doanh nghiệp và ngân hàng làm dịch vụ đạt khoảng 300 ngàn USD. 2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh 9 Kinh tế thế giới giai đoạn 2011-2013 vẫn có nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc thuộc khu vực đồng tiền chung Châu Âu, đặc biệt là một số nƣớc thành viên đang chịu ảnh hƣởng của nợ công đang còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chƣa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang trở lại sau suy thoái nhƣng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chƣa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm đƣợc xem nhƣ một thách thức lớn đối với các nƣớc phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ nền kinh tế thế giới tiếp tục ảnh hƣởng đến kinh tế - xã hội nƣớc ta. Ở trong nƣớc các khó khăn, bất cập chƣa đƣợc giải quyết, gây áp lực cho sản xuất kinh doanh: hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu NH ở mức đáng lo ngại, nhiều
  30. 28 DNphải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể và tất nhiên hoạt động NK của các DN Việt Nam bị ảnh hƣởng không nhỏ, các DN đều e ngại trong việc tiếp tục NK hàng hóa. Tuy nhiên, trong thời gian này, Chính phủ và Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam đã đƣa ra những chính sách, giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề tồn kho, tổng cầu của nền kinh tế, tăng nhu cầu nhập khẩu. Tình hình NK của nƣớc ta giai đoạn 2011-2013 vẫn đƣợc các chuyên gia kinh tế đáng giá là có sự tăng trƣởng tích cực. Biểu đồ 2.3: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nƣớc ta giai đoạn 2011-2013 (Đơn vị: Tỷ USD) 132.13 200 106.75 113.79 100 0 2011 2012 2013 (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê) Những yếu tố kể trên cũng tác động đến hoạt động tài trợ nhập khẩu của Vietinbank Chi nhánh 9. Tình hình tài trợ cho các DNNK cũng có nhiều chuyển biến trong những năm qua. 2.2.1.Tài trợ phát hành L/C Việc Ngân hàng chấp nhận mở L/C theo yêu cầu của NNK thì đã đƣợc xem là sự tài trợ mà Ngân hàng dành cho DNNK. Phƣơng thức tín dụng thƣ đƣợc coi là một phƣơng thức an toàn, hiệu quả cho không chỉ hai bên đối tác mà còn cho cả ngân hàng tham gia nghiệp vụ này. Đó là lý do mà L/C là hình thức chủ yếu mà Chi nhánh 9 sử dụng trong tài trợ cho DNNK. Bảng 2.6: Tình hình mở L/C nhập khẩu tại Chi nhánh qua các năm (Đơn vị: Ngàn USD, %) Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Chỉ tiêu Số lƣợng L/C 96 107 101 11 11,46 (6) (5,6) Trị giá 10752 12893,5 13231,4 2141,5 19,9 337,9 2,6 (Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế Vietinbank Chi nhánh 9)
  31. 29 Qua bảng số 2.6, ta thấy số món L/C phát hành tại Chi nhánh có sự tăng trƣởng không đều. So với năm 2011 thì năm 2012 số L/C đƣợc mở tăng 11 món, tổng giá trị là 12893,5 ngàn USD. Đến năm 2013, thì số món giảm, chỉ còn 101 món những tổng trị giá lại cao hơn so với năm 2012 là 13231,4 ngàn USD, tăng 2,6%. Sở dĩ có sự giảm số món phát hành đó là do Chi nhánh luôn rà soát chặt chẽ trong khâu thẩm định khách hàng DN, với nhiều công ty vừa và nhỏ, tuy là khách hàng tiềm năng mà Chi nhánh có thể cung cấp nhiều dịch vụ nhƣng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi tính chuyên nghiệp không cao, mặt hàng kinh doanh không chuyên ngành, trình độ nghiệp vụ còn hạn chế nên ngân hàng không nhận tài trợ phát hành L/C. Thêm vào đó, các khách hàng này không có hạn mức tín dụng hoặc hạn mức thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh của họ nên họ thƣờng xuyên chuyển sang giao dịch với các NH khác để nhận đƣợc sự ƣu đãi hơn. Tuy vậy, Chi nhánh 9 vẫn đƣợc đánh giá là chi nhánh hoàn thành tốt chỉ tiêu về tài trợ bằng nghiệp vụ L/C đã đƣợc đề ra trong hệ thống Vietinbank miền Nam. Bảng 2.7: Loại L/C đƣợc mở tại Vietinbank Chi nhánh 9 (Đơn vị: Món) Năm 2011 2012 2013 Loại L/C L/C trả ngay 82 91 86 L/C trả chậm 12 13 12 L/C khác 2 3 3 (Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế Vietinbank Chi nhánh 9) Trong thanh toán tín dụng chứng từ thì L/C đƣợc sử dụng chủ yếu là L/C không hủy ngang, trả ngay và đòi tiền bằng điện, loại L/C này chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 85% số L/C đƣợc mở. Ngoài ra còn có L/C trả chậm (thƣờng là 90 ngày) chiếm 12% và các loại L/C khác là L/C tuần hoàn, thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng 3% trong tổng số L/C đƣợc mở tại Chi nhánh. Nhu cầu của DN Việt Nam đối với các loại L/C đặc biệt là rất thấp vì nó tƣơng đối phức tạp, khó hiểu. Tổng Công Ty Thuốc Lá Bến Thành và Tổng Công Ty Xăng Dầu Nam Á, với giá trị hàng hóa lớn, NK hàng hóa thƣờng xuyên, giao nhiều lần trong năm với số lƣợng đều đặn thì hai công ty này đã đƣợc các cán bộ tài trợ tƣ vấn dùng loại L/C tuần hoàn tự động để tránh bị ứ đọng vốn và không tốn phí vì mở L/C nhiều lần. Sau khi kiểm tra hồ sơ mở L/C, bộ hồ sơ sẽ đƣợc các cán bộ tại phòng khách hàng doanh nghiệp đánh giá tình hình tài chính, tƣ cách pháp nhân và mặt hàng NK trên thị trƣờng, thẩm định tài sản thế chấp trên cơ sở thẩm định sẽ quyết định mức ký quỹ mở L/C. Tùy theo khách hàng mà có những tỷ lệ ký quỹ nhất định. VietinBank Chi nhánh 9 rất linh hoạt trong việc ký quỹ mở L/C, đối với những
  32. 30 khách hàng truyền thống, giá trị lô hàng lớn thì tỷ lệ ký quỹ có thể dao động từ 0% - 5%; còn đối với những DN chƣa có quan hệ tốt về tín dụng hoặc DN mới thì tỷ lệ ký quỹ dạo động từ 30% - 100%. Đây thực sự là vấn đề khó khăn đối với các DN này vì tiền ký quỹ quá lớn sẽ làm thu hẹp vốn lƣu động. Hiểu đƣợc khó khăn cũng nhƣ muốn tạo điều kiện giúp đỡ cho các DN đồng thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng, Chi nhánh đã linh hoạt đƣa ra các hình thức ký quỹ nhƣ: ký quỹ bằng tiền mặt, ký quỹ bằng tài sản đảm bảo, bằng tín chấp. Biểu đồ 2.4: Cách thức ký quỹ mở L/C tại Vietinbank Chi nhánh 9 (Đơn vị: %) Tiền Mặt Tín Chấp 10% 20% Tài Sản Đảm Bảo 70% (Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế Vietinbank Chi nhánh 9) Hình thức ký quỹ bằng tiền mặt chiếm tỷ trọng khá nhỏ, hầu hết DN sử dụng loại hình này là những công ty thuộc trong chế độ ƣu đãi của ngân hàng, mức ký quỹ thấp, khoảng dƣới 20%. Ký quỹ bằng tài sản đảm bảo là hình thức đƣợc các DN lựa chọn nhiều nhất, nhƣng đây không phải là hình thức đƣợc ƣa chuộng nhất bởi các công ty phải làm rất nhiều giấy tờ, thủ tục rƣờm rà để xác nhận đƣợc tài sản của mình là có giá trị đảm bảo, Ngân hàng phải thẩm định kỹ càng trƣớc khi xét duyệt đồng ý. Và hình thức tín chấp là hình thức DN đều mong muốn đƣợc sử dụng, bởi DN dựa vào uy tín, tình hình kinh doanh của công ty để ký quỹ, Ngân hàng chỉ áp dụng loại hình ký quỹ này cho các DN có tình hình kinh doanh tốt, không có nợ xấu, nợ quá hạn, lợi nhuận tăng trƣởng đều đặn trong ba năm liên tiếp. Nhờ đƣa ra nhiều giải pháp cho việc ký quỹ mà các DN giảm bớt đƣợc đƣợc tình trạng phải đi vay ngân hàng để ký quỹ mở L/C. Bảng 2.8: Tình hình cho vay ký quỹ mở L/C của Vietinbank Chi nhánh 9 (Đơn vị: Tỷ đồng, %) Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Chỉ tiêu Doanh số cho vay 115 106 90 (9) (7,8) (16) (15,1) Dƣ nợ cho vay 73,25 57,93 34 (15,32) (20,9) (23,93) (41,3) (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Vietinbank Chi nhánh 9)
  33. 31 Dƣ nợ cho vay ký quỹ mở L/C liên tục giảm trong 3 năm qua. Khi tỷ trọng DN đƣợc ký quỹ bằng tín chấp ngày càng tăng thì việc phải đi vay ký quỹ sẽ giảm dần, năm 2013 giảm 41,3% tƣơng đƣơng với 23,93 tỷ đồng so với năm 2012, con số này gấp đôi tỷ lệ giảm của năm 2012 so với năm 2011 là 20,9%. Mức phí mở L/C không bị tính theo mức giá cố định, mà đƣợc tính dựa vào loại L/C, đối với L/C phát hành ký quỹ 0,05%, L/C đƣợc bảo đảm bằng sổ tài khoản do NH phát hành là 0,1%, L/C đảm bảo bằng tài sản là 0,15%, mức phí tối thiểu là 50USD. 2.2.2.Cho vay thanh toán hàng nhập Tại Vietinbank Chi nhánh 9, mỗi DN đều đƣợc cấp một hạn mức nhất định và họ đƣợc phép vay trong hạn mức tín dụng đó. Thông thƣờng khách hàng phải có tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay của họ. Ngân hàng phải xét duyệt cẩn thận về uy tín của khách hàng, tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tùy theo sự thẩm định của Nhi nhánh mà quyết định tỷ lệ tài trợ. Hoạt động tài trợ nhập khẩu tại Chi Nhánh 9 chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn, trên 50% trong tổng doanh số cho vay XNK của ngân hàng. Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu cho vay nhập khẩu tại Chi nhánh 9 qua các năm (Đơn vị: Tỷ đồng, %) Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Chỉ tiêu Doanh số cho 520 838 1211,6 318 61,15 373,6 44,58 vay NK Doanh số thu 442 729,06 1005,63 287,06 64,95 276,57 37,94 nợ NK Dƣ nợ cho vay 182 301,68 430,12 119,68 65,76 128,44 42,57 NK (Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của phòng Khách hàng doanh nghiệp) Theo bảng 2.9, doanh số cho vay NK của Chi nhánh tăng đều qua các năm. Năm 2012, doanh số cho vay là 838 tỷ đồng, tăng 318 tỷ tƣơng đƣơng với 61,15% so với năm 2011. Năm 2013 thì tốc độ tăng trƣởng của doanh số này là 44,58%. Trong năm 2013, việc tăng giá của xăng dầu dẫn đến sự tăng giá của các loại sắt thép, phân bón, tân dƣợc làm cho nhu cầu vay ngoại tệ NK hàng hóa của các DN cũng tăng theo. Tuy nhu cầu vay vốn để NK của các DN thƣờng là ngoại tệ nhƣng tại Chi nhánh 9, lƣợng ngoại tệ có phần còn hạn hẹp. Vậy nên, ngoài các nguồn huy động từ dân cƣ, tổ
  34. 32 chức kinh tế, nguồn thu của các DNXK thì Ngân hàng sử dụng nội tệ để cho vay và quy đổi thành ngoại tệ. So với mặt bằng chung thì tỷ lệ tăng trƣởng của doanh số cho vay NK của Vietinbank Chi nhánh 9 là khá cao, thuộc top đầu của hệ thống Vietinbank miền Nam. Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn đảm bảo doanh số thu nợ NK, tránh tình trạng phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn. Dƣ nợ cho vay NK liên tục tăng qua các năm cũng phần nào cho thấy hiệu quả trong công tác sử dụng vốn của Vietinbank Chi nhánh 9. Năm 2012 tăng 65,76% so với năm 2011, năm 2013 mức tăng trƣởng đạt 42,57% so với năm trƣớc đó. Có hai loại hạn mức tín dụng tại Chi nhánh: Hạn mức thƣờng xuyên: dành cho các DN nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ đều đặn, cùng một loại hàng, cùng một đối tác, giao dịch nhiều lần tại Chi nhánh. Khi có nhu cầu vay trong những lần tiếp theo thì Chi nhánh không cần phải thẩm định lại mà sẽ thực hiện giải ngân ngay. Công ty Khử Trùng Nam Việt (chuyên nhập khẩu các loại thuốc khử trùng), Công ty TNHH Hồng Đạt (chuyên nhập khẩu các thiết bị điện, đồ điện của nhãn hàng Sharp) là các DN thuộc hạn mức dụng này. Hạn mức khung: loại hạn mức này chủ yếu áp dụng cho các dự án đầu tƣ xây dựng. Mỗi một công trình nằm trong dự án đều phải đƣợc thẩm định lại rồi mới xét duyệt cho vay. Hiện tại, Chi nhánh chỉ áp dụng hạn mức này cho các dự án nhỏ, có tính chất nội địa. - Cho vay trong khuôn khổ phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ Phƣơng thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo an toàn và quyền lợi hơn phƣơng thức thanh toán nhờ thu trơn vì sự ràng buộc giữa việc thanh toán và nhận hàng của bên mua. DN ký kết hợp đồng theo phƣơng thức thanh toán này nếu không có khả năng thanh toán thì sẽ đƣợc ngân hàng hỗ trợ về mặt tài chính. Tại Chi nhánh 9, các DN sử dụng điều khoản D/P phần lớn đƣợc ngân hàng đồng ý tài trợ. Đối với cho vay thanh toán D/P thì ngân hàng không có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ mà chỉ thông báo cho khách hàng về việc nhận đƣợc bộ chứng từ. Doanh số cho vay của loại hình này chiếm khoảng 15% trong tổng doanh số cho vay NK. Bảng 2.10: Doanh số cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập theo phƣơng thức thanh toán D/P (Đơn vị: Tỷ đồng, %) Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Chỉ tiêu D/P 78 108,94 163,6 30,94 39,7 54,66 50,17 (Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của phòng Khách hàng doanh nghiệp)
  35. 33 2.2.3.Bảo lãnh cho hoạt động nhập khẩu Bảo lãnh cho hoạt động NK tại Vietinbank Chi nhánh 9, đặc biệt là bảo lãnh trong nƣớc, chủ yếu vẫn đƣợc coi là lĩnh vực của tín dụng, cho vay chứ chƣa phải là một hoạt động tài trợ. Vì vậy, chỉ có bảo lãnh có yếu tố nƣớc ngoài do bộ phận tài trợ thƣơng mại thực hiện. Tuy nhiên, việc thực hiện phải có sự phê duyệt của bộ phận tín dụng. Bảng 2.11: Tình hình bảo lãnh cho hoạt động nhập khẩu tại Vietinbank Chi nhánh 9 (Đơn vị: Tỷ VNĐ, ngàn USD, %) Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Chỉ tiêu Bảo lãnh trong nƣớc - Bằng VNĐ BL thanh toán 1144,7 1184,3 1175,5 39,6 3,46 (8,8) (0,74) BL thuế XNK _ 353,7 369 _ _ 15,3 4,33 BL khác 534 577,3 630,8 43,3 8,1 53,5 9,27 - Bằng ngoại tệ BL thanh toán 356,8 473,7 496,5 116,9 32,76 22,8 4,8 BL khác 109,5 167,5 202 58 52,97 34,5 20,6 Bảo lãnh nƣớc ngoài L/C trả chậm 307 375,2 403,7 68,2 22,2 28,5 7,6 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của phòng Khách hàng doanh nghiệp) Bảng 2.11 cho ta thấy nhìn chung doanh số bảo lãnh tại Chi nhánh đều có sự tăng trƣởng qua các năm. Bảo lãnh nƣớc ngoài chiếm một tỷ trọng nhỏ, năm 2011 là 28,84%, năm 2012 là 35,75%, năm 2013 là 34,7%, bảo lãnh trong nƣớc thì chiếm đa phần trong nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh, hơn 70%. Sỡ dĩ có sự chênh lệch lớn nhƣ vậy là vì năng lực của Chi Nhánh chƣa đủ mạnh, điển hình là nguồn vốn ngoại tệ còn hạn hẹp, uy tín của Chi nhánh vẫn chƣa cao nên quy mô bảo lãnh có yếu tố nƣớc ngoài vẫn còn hạn chế. Ngoài các loại bảo lãnh truyền thống nhƣ bảo lãnh thanh toán thì loại hình bảo lãnh thuế XNK là sản phẩm mới đƣợc Ngân hàng áp dụng hơn một năm trở lại đây. Với bảo lãnh thuế XNK thì Ngân hàng cam kết với cơ quan thuế sẽ nộp thay cho khách hàng
  36. 34 các khoản thuế XNK nếu hết thời hạn bảo lãnh mà DN không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Tuy chỉ mới áp dụng nhƣng hình thức này cũng đạt đƣợc sự tăng trƣởng đáng kể, năm 2013 tăng 4,33%, tƣơng đƣơng 15,3 tỷ đồng so với năm 2012. Trong tƣơng lai, hình thức này sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa bởi phần nào ngân hàng cũng hỗ trợ không nhỏ trong quy trình NK của DN. Kể từ khi áp dụng quy trình tín dụng mới (2010), lƣợng khách hàng đến giao dịch bảo lãnh không có nhiều biến động. Việc áp dụng quy trình tín dụng này ít nhiều có ảnh hƣởng tới tâm lý khách hàng; tuy nhiên, với phong cách phục vụ chu đáo, hỗ trợ hết mình, Chi nhánh vẫn giữ đƣợc mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, có lƣợng giao dịch bảo lãnh lớn nhƣ Tổng Công Ty Công Nghệ Sài Gòn, Công Ty Cổ Phần Phụ Tùng Ôtô Nam Á những khách hàng này vẫn thƣờng xuyên giao dịch và góp một phần không nhỏ giúp cho doanh số bảo lãnh vẫn tăng trƣởng nhƣ mục tiêu đề ra. 2.2.4.Các hình thức tài trợ khác - Ký hậu vận đơn: Hầu hết L/C do Chi nhánh phát hành đều yêu cầu vận đơn làm theo lệnh của mình. Do đó, khi hàng hóa về đến nơi, NNK muốn NH ký hậu vận đơn thì phải ký quỹ 100% trị giá phải thanh toán, hoặc ủy quyền cho NH khoanh số tiền tƣơng ứng trên tài khoản tiền gửi hoặc ghi nợ tài khoản tiền vay khi thanh toán. Tại Chi nhánh 9 thì nghiệp vụ ký hậu vận đơn diễn ra khá phổ biến, chiếm khoảng 50% - 60% số món L/C phát hành. - Tài trợ trọn gói: Tại Vietinbank thì hình thức tài trợ trọn gói chƣa bao gồm dịch vụ bảo hiểm và vận tải.Với những chi nhánh lớn nhƣ Chi nhánh 9 thì có thể sẽ gồm cả dịch vụ thuê phƣơng tiện để vận chuyển hàng về tận kho DN. Hiện nay DNNK rất ít có nhu cầu về loại hình này vì chi phí của nó khá cao. 2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh 9 2.3.1.Kết quả đạt đƣợc Từ những phân tích trên cho thấy hoạt động tài trợ nhập khẩu của Vietinbank Chi nhánh 9 đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng. - Gia tăng thị phần tài trợ nhập khẩu
  37. 35 Bảng 2.12: Thị phần tài trợ nhập khẩu của Chi nhánh 9 trong hệ thống NHCTVN (Đơn vị: %) Năm 2011 2012 2013 Chỉ tiêu Thị phần 5,47 6,38 7,65 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại VietinBank Chi nhánh 9) Thị phần tài trợ NK của Chi nhánh luôn tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 0,91% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 1,27% so với năm trƣớc đó. Đây là sự cố gắng rất lớn của toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Chi nhánh. - Doanh số thanh toán nhập khẩu tăng cao Trong những năm qua, Chi nhánh 9 luôn duy trì đẩy mạnh các hoạt động thanh toán quốc tế, thanh toán NK luôn chiếm trên 50% tổng giá trị thanh toán XNK. Trong lĩnh vực tài trợ nhập khẩu, Chi nhánh luôn cố gắng hỗ trợ cho các DNNK bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ trên cơ sở khai thác tối đa tiềm lực để mang lại nhiều lợi ích DN và cho nền kinh tế. - Chất lƣợng hoạt động tài trợ nhập khẩu đƣợc nâng cao Chi nhánh 9 đã không ngừng nâng cao chất lƣợng hoạt động thanh toán nói chung cũng nhƣ hoạt động tài trợ nói riêng bằng cách tăng cƣờng đầu tƣ tài chính nhằm thiết lập một cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Năm 2003, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam đã đƣa hệ thống INCAS vào hoạt động thí điểm tại các chi nhánh ở Hà Nội, tiếp đó năm 2005 là các chi nhánh ở Tp. Hồ Chí Minh. Đến năm 2013, sau 10 năm hoạt động hệ thống INCAS, Vietinbank đã tƣơng đối hoàn thiện dự án hiện đại hóa ngân hàng, xây dựng hệ thống ngân hàng cốt lõi, kết nối trực tuyến từ trụ sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm trên toàn quốc. Hệ thống INCAS cho phép trụ sở chính có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tại từng chi nhánh. Điều này cũng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động giao dịch tại Vietinbank Chi nhánh 9. - Các hình thức tài trợ nhập khẩu luôn đƣợc đổi mới để phù hợp với nhu cầu của khách hàng Do nhu cầu TTNK ngày càng tăng, đồng thời phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhƣ hiện nay đã khiến cho Chi nhánh 9 phải luôn tìm tòi, và đƣa ra những thay đổi hợp lý trong chính sách khách hàng nhƣ: giảm chi phí phát hành L/C, đa dạng hóa các mức ký quỹ mở L/C đối với từng khách hàng nhằm thu hút các khách hàng mới đến giao dịch. Đối với các khách hàng truyền thống thì Ngân
  38. 36 hàng thƣờng dành cho các DN này nhiều ƣu đãi trong giao dịch nhƣ giảm lãi suất tiền vay, tăng lãi suất tiền gửi, giảm phí thanh toán chính vì thế, khách hàng đến với Chi nhánh 9 luôn cảm thấy sự an tâm, thoải mái và quan trọng hơn nữa là quyền lợi của họ luôn đƣợc đảm bảo. - Duy trì và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng Vietinbank Chi nhánh 9 luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng lớn, là khách hàng truyền thống, lâu năm tại ngân hàng nhƣ Công ty Khử trùng Nam Việt (chuyên nhập khẩu các loại thuốc khử trùng), Tổng Công ty Công nghệ Sài Gòn (chuyên nhập các loại máy móc thiết bị), Tổng Công ty Thuốc lá Bến Thành (chuyên nhập nguyên liệu làm thuốc lá), Tổng Công ty Xăng dầu Nam Á (chuyên nhập xăng dầu), Công ty TNHH Hồng Đạt (chuyên nhập khẩu các thiết bị điện, đồ điện của nhãn hàng Sharp) Chí nhánh 9 là một trong những chi nhánh lớn trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Nhiều năm qua, Chi nhánh liên tục đạt đƣợc các danh hiệu thi đua xuất sắc, Chi nhánh hoàn thành tốt các nhiệm vụ và chỉ tiêu mà hệ thống đã đề ra. 2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân Việc thu hút nguồn vốn huy động chƣa đạt hiệu quả cao Vietinbank Chi nhánh 9 vẫn chƣathu hút đƣợc nhiều DN lớn, lực lƣợng DN khách hàng chủ yếu tại ngân hàng vẫn là các DN vừa và nhỏ. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của DN. Mặc dù, giai đoạn 2011-2013 vốn huy động có chiều hƣớng tăng nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc 100% chỉ tiêu đặt ra, dẫn đến khả năng đáp ứng vốn, tài trợ cho các dự án lớn chƣa thỏa mãn nhu cầu của các DN. Thiếu nguồn ngoại tệ huy động, chƣa đáp ứng đủ cho nhu cầu TTNK và còn phụ thuộc nhiều vào Trung ƣơng làm ảnh hƣởng đến mối quan hệ với khách hàng sử dụng nhiều loại dịch vụ khác tại Ngân hàng. Nguyên nhân của hạn chế này có thể xuất phát từ công tác Marketing chƣa hiệu quả, công tác tìm hiểu thị trƣờng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng tiến hành chƣa triệt để, gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc cạnh tranh với các NH khác trên địa bàn. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn quận Gò Vấp về mức lãi suất huy động cũng là một vấn đề nan giải đối với Chi nhánh. Theo thông cáo báo chí tính đến cuối năm 2013 thì Vietinbank đƣa ra mức lãi suất trần là 6,8%/năm cho kỳ hạn từ 9 đến 12 tháng, trong khi đó ngân hàng Đông Á đƣa ra mức lãi suất là 7,1%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, Agribank áp dụng lãi suất 7,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, chƣa kể đến các ngân hàng nhỏ “khát vốn” nhƣ HDbank đã áp dụng lãi suất khá cao là 8,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.
  39. 37 Nguồn huy động ngoại tệ thì ngoài nguồn từ dân cƣ, tổ chức kinh tế, Ngân hàng có thể vay mƣợn từ Ngân hàng Trung ƣơng nhƣng nhƣ thế thì lợi nhuận ngân hàng không cao. Ngân hàng cũng có thể vay hoặc huy động ngoại tệ từ nguồn nƣớc ngoài tuy nhiên Ngân hàng cũng vấp phải không ít rào cản, trở ngại nhƣ Ngân hàng Trung ƣơng sẽ kiểm soát, hạn chế giới hạn lƣợng ngoại tệ mà Ngân hàng vay vì e ngại Ngân hàng có mục đích dự trữ ngoại tệ. Do đó, nguồn ngoại tệ của Chi nhánh 9 còn khá hạn hẹp. Hình thức và đối tƣợng đƣợc tài trợ v n chƣa phong phú Về hình thức tài trợ, tuy có nhiều thay đổi, điều chỉnh, đƣa ra nhiều hình thức mới song các hình thức đó vẫn chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả cao. Các hình thức nhƣ L/C trả chậm, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn là những hình thức có nhu cầu cao tuy nhiên tại Vietinbank Chi nhánh 9 thì những loại hình này khá là hạn hẹp, bị tiết chế, chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong hoạt động TTNK. - Các loại hình L/C nhập khẩu Tuy đã có nhiều loại L/C đƣợc đƣa ra để sử dụng trong công tác TTNK nhƣng tại Chi nhánh thì phần lớn vẫn là loại L/C trả ngay, hình thức L/C trả chậm chỉ đƣợc áp dụng cho những khách hàng lớn, lâu năm, những khách hàng nhỏ và mới thì khó đƣợc Ngân hàng chấp nhận tài trợ. Còn các loại L/C đặc biệt thì rất hiếm đƣợc dùng bởi do năng lực và uy tín của Chi nhánh chƣa đủ để thực hiện những loại L/C đó. - Nghiệp vụ bảo lãnh chƣa hoàn thiện và chƣa phát triển Nhƣ đã phân tích ở mục trên, hình thức bảo lãnh tại Chi nhánh vẫn chƣa đƣợc coi là một loại hình tài trợ. Tỷ trọng bảo lãnh nƣớc ngoài là khá nhỏ. Nguyên nhân của hạn chế này bắt nguồn từ những rủi ro quá lớn mà Chi nhánh phải nhận lãnh khi đứng ra tài trợ bằng bảo lãnh, tổn thất khá nặng nề khi đến hạn thanh toán mà DN không có khả năng thanh toán, Ngân hàng buộc phải trả nợ cho đối tác thay cho khách hàng của mình và chuyển sang cho vay bắt buộc đối với DN đƣợc bảo lãnh ở mức độ lớn. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thì tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ bảo lãnh quá hạncó xu hƣớng tăng cao trong thời gian gần đây. Điều này đã làm cho Chi nhánh phải e dè, hạn chế loại hình bảo lãnh để tài trợ. - Cho vay thanh toán hàng nhập Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam áp dụng hạn mức cho vay tối đa đối với một khách hàng là 15% vốn tự có của Ngân hàng. Trong khi đó, trên thực tế không ít các hợp đồng NK có trị giá lớn hơn rất nhiều so với hạn mức mà Ngân hàng đƣa ra. Điều này đã gây khó khăn cho DN về vấn đề vay vốn thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, dẫn đến các DN này đều tìm đến một NH khác có khả năng hỗ trợ họ tốt hơn. Về đối tƣợng tài trợ, tại Chi nhánh 9, Ngân hàng chủ yếu tài trợ cho các DN vừa và lớn, trong khi đó các DN nhỏ và khách hàng cá nhân còn khá ít ỏi. Ngân hàng
  40. 38 khá thận trọng trong việc thẩm định khách hàng để TTNK, tuy vậy điều này lại dẫn đến tình trạng là lựa chọn khách hàng quá khắt khe, e ngại khi tài trợ cho một khách hàng mới đến giao dịch với Ngân hàng. Khá nhiều DN không có hạn mức hay hạn mức thấp đã chuyển sang giao dịch với các NH khác. Điều này lỗi cũng không hoàn toàn là do Ngân hàng mà còn do nhiều yếu tố khách quan bên ngoài chẳng hạn nhƣ năng lực tài chính và quản lý của DN. Rất nhiều DN vẫn còn hạn chế về năng lực và sự hiểu biết nên việc lập dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh còn nhiều sơ hở nên dễ bị đối tác nƣớc ngoài lợi dụng, nhiều trƣờng hợp DN nhập khẩu máy móc thiết bị cũ, kém chất lƣợng không đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất kinh doanh dẫn đến thua lỗ nặng, mất khả thanh toán các khoản nợ và NH là ngƣời phải nhận lãnh những hậu quả ấy. Ngoài ra, DN thiếu về tài sản thế chấp, trong khi đó, theo quy chế cho vay của NHNN và thông lệ của các NHTM nói chung thì khi vay vốn kinh doanh DN phải có tài sản thế chấp thì mới đƣợc tài trợ. Bên cạnh đó, ảnh hƣởng của đà suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng kinh tế, nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại và chính sách thắt chặt tiền tệ đã ảnh hƣởng sâu sắc đến Chi nhánh, làm giảm thu nhập, nguồn vốn; việc hội nhập kinh tế quốc tế (WTO) cũng tạo ra nhiều áp lực cho Ngân hàng, cụ thể là các cam kết quốc tế, các hiệp định, tạo cho Ngân hàng nhiều thách thức nhƣ hệ thống quản lý, nguồn lực và tài lực. Mọi yếu tố đều có tác động sâu sắc đến Chi nhánh, nguy cơ rủi ro luôn rình rập khiến cho hệ thống Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam cũng nhƣ Chi nhánh 9 đƣa ra chủ trƣơng siết chặt trong khâu thẩm định, xét duyệt khách hàng, hạn chế hay loại bỏ các hình thức tài trợ NK mang lại rủi ro cao. Nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ c n chƣa cao Với nhiều thay đổi liên tục trên trị trƣờng cũng nhƣ trong hoạt động tài trợ XNK nói chung thì các cán bộ chƣa nắm bặt kịp những thay đổi đó, chƣa kể đến những văn bản, quy định, quy chế khó hiểu, lằng nhằng làm cho các cán bộ không biết phải thực hiện nhƣ thế nào. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các phòng ban liên quan chƣa thực sự hiệu quả. Trong nhiều trƣờng hợp, các cán bộ nhân viên không thống nhất quan điểm dẫn điến việc kéo dài thời gian trong khâu xử lý, thẩm định, xét duyệt hồ sơ khách hàng, khiến cho khách hàng bị chậm trễ trong giao thƣơng buôn bán. Hiện nay lực lƣợng cán bộ nhân viên chủ yếu tại Chi nhánh 9 là các nhân viên trẻ, tuy có sự nhiệt tình, tận tâm với công việc song kinh nghiệm chƣa nhiều dẫn đến khả năng cũng nhƣ trình độ xử lý những vƣớng mắc trong các khâu xét duyệt, thẩm định tài sản thế chấp, tƣ vấn khách hàng, giải ngân chƣa tốt. Mặt khác, nền kinh tế khó khăn trong những năm gần đây đã gây ra hiện tƣợng cắt giảm nhân sự tại Chi nhánh hoặc luân chuyển cán bộ qua những chi nhánh mới
  41. 39 mở. Điều này làm dẫn đến tình trạng một nhân viên phải làm quá nhiều việc cùng một lúc, quá tải và áp lực làm giảm năng suất làm việc. Tại phòng Khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh 9, hiện nay chỉ có 2 nhân viên là chuyên về tài trợ thƣơng mại. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động TTNK của Chi nhánh.
  42. 40 T M TẮT CHƢƠNG 2 Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam là một ngân hàng có chất lƣợng và uy tín hàng đầu trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Với các nguồn lực dồi dào, vững mạnh: nhân lực, vật lực hệ thống mạng lƣới rộng khắp không chỉ trong mà cả ngoài nƣớc đã, đang và sẽ là “bà đỡ” cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và các doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng. Vietinbank Chi nhánh 9 là một chi nhánh lớn thuộc hệ thống Vietinbank, trong nhiều năm qua Chi nhánh 9 đã tích cực trong việc hỗ trợ, giúp đỡ về vốn và uy tín cho các doanh nghiệp nhập khẩu thông qua nhiều hình thức tài trợ khác nhau. Với nguồn vốn vững mạnh, doanh số huy động vốn tăng trƣởng qua các năm, sử dụng vốn một cách hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thấp, vẫn trong mức an toàn, hoạt động thanh toán quốc tế có nhiều cải thiện và tiến triển tốt, ngoài ra còn có sự mở rộng hợp tác với đối tác nƣớc ngoài khiến Chi nhánh luôn là sự lựa chọn hàng đầu khi có nhu cầu tài trợ nhập khẩu. Các hình thức tài trợ nhập khẩu chủ yếu tại Vietinbank Chi nhánh 9 là: - Tài trợ phát hành L/C: hình thức này chiếm gần 50% so với các hình thức tài trợ khác. Loại L/C chủ yếu đƣợc phát hành tại Chi nhánh là L/C trả ngay, không hủy ngang và đòi tiền bằng điện (chiếm 85%), L/C trả chậm (12%), L/C đặc biệt (chiếm 3%). Các mức phí mở và ký quỹ L/C khá linh động, phù hợp với tình hình kinh doanh cũng nhƣ nhu cầu của khách hàng. Bình quân hàng tháng có khoản 10 món L/C đƣợc mở tại Chi nhánh với giá trị trung bình trên 100 ngàn USD. - Cho vay thanh toán hàng nhập: doanh số cho vay nhập khẩu chiếm trên 50% trong tổng doanh số cho vay XNK. Doanh số cho vay NK ngày càng tăng do nhu cầu NK tăng cao. Đồng thời dƣ nợ NK cũng tăng trƣởng đều qua các năm cho thấy việc sử dụng vốn của chi nhánh có hiệu quả. - Bảo lãnh hoạt động nhập khẩu: tại Chi nhánh chủ yếu là bảo lãnh trong nƣớc, bảo lãnh nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 30%. Các hình thức bảo lãnh nhƣ bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh bằng L/C trả chậm đều bị hạn chế sử dụng do độ rủi ro mà ngân hàng phải nhậnlà rất cao. Hiện tại, Chi nhánh mới mở thêm sản phẩm bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu, giúp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khai báo và nộp thuế nhập khẩu. - Các hình thức khác: ký hậu vận đơn đƣợc sử dụng phổ biến trong phát hành L/C, giúp các DN nhận đƣợc hàng nhanh chóng. Trong thời gian qua, Vietinbank Chi nhánh 9 cũng đã có những nỗ lực để giúp đỡ các doanh nghiệp nhập khẩu và đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể nhƣ: thanh toán nhập khẩu luôn chiếm trên 50% tổng số thanh toán xuất nhập khẩu, có mối quan hệ bền chặt với các khách hàng thân thiết, lâu năm, đồng thời đƣa ra nhiều
  43. 41 chính sách ƣu đãi nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, nâng cao tính cạnh tranh của Chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Áp dụng thành công hệ thống INCAS, thực hiện tốt chƣơng trình Hiện đại hóa Công nghệ ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt đƣợc thì Chi nhánh cũng còn tồn tại một vài hạn chế nhƣ:hiệu quả hoạt động huy động vốn chƣa cao do phần lớn khách hàng đến Chi nhánh là khách hàng vừa và nhỏ, công tác Marketing chƣa tốt; nguồn ngoại tệ không dồi dào do bị hạn chế từ Trung ƣơng; một vài hình thức tài trợ bị thu hẹp hoặc không sử dụng nhƣ bảo lãnh thanh toán, L/C trả chậm dù nhu cầu của NNK cao nhƣng để giảm thiểu rủi ro, Chi nhánh phải từ chối thực hiện; trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên chƣa cao là do hầu hết là nhân viên trẻ, còn non kém kinh nghiệm, chƣa kể đến việc thiếu hụt nhân lực làm cho hiệu quả của hoạt động tài trợ bị ảnh hƣởng.
  44. 42 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - VIETINBANK CHI NHÁNH 9 3.1. Định hƣớng phát triển tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh 9 3.1.1.Định hƣớng chung Để có đƣợc hoạt động kinh doanh tốt hơn trong năm 2014, Vietinbank Chi nhánh 9 sẽ tiếp tục đổi mới và phát triển theo các định hƣớng sau: Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Để đạt đƣợc điều này, Vietinbank Chi nhánh 9 nói riêng cũng nhƣ toàn hệ thống Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam nói chung phải phấn đấu đƣa các chỉ số tài chính đạt chuẩn quốc tế: - Tăng trƣởng nguồn vốn đạt mức 10-15%, và chú trọng các giải pháp huy động vốn trung và dài hạn nhằm cải thiện tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh. - Kế hoạch dƣ nợ tín dụng và đầu tƣ tăng 10-15%, tỷ lệ nợ xấu <3%, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: CAR 10%. - Nâng cao thị phần thanh toán XNK, chiếm 25% thị phần thanh toán của toàn hệ thống NHCTVN. - Tăng trƣởng lợi nhuận trƣớc thuế đạt 5%. Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện NH theo hƣớng hiện đại, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, đổi mới mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Đẩy mạnh đầu tƣ công nghệ và nâng cao chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đảm bảo hoạt động của Chi nhánh tăng trƣởng, an toàn, hiệu quả, bền vững, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Chú trọng công tác huy động vốn, thu hút tiền gửi từ khách hàng, đặc biệt quan tâm nhiều tới tiền gửi của khách hàng truyền thống, làm ăn có hiệu quả. Quán triệt công tác Marketing khách hàng tới từng phòng nghiệp vụ, từng cán bộ, mở rộng có lựa chọn bằng việc cho vay với lãi suất ƣu đãi đối với khách hàng thƣờng xuyên thanh toán qua Chi nhánh 9. Tích cực thúc đẩy, nâng cao công tác huy động tiền gửi tiết kiệm, ngoại tệ và VNĐ. Đa dạng hóa các sản phẩm huy động, tăng cƣờng và đẩy mạnh các giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả những sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm đi kèm khuyến mãi. Tập trung thu hút tiền gửi có thời hạn dài nhằm ổn định nguồn
  45. 43 vốn trong hoạt động kinh doanh. Rà soát lại hoạt động của các Phòng giao dịch, mở rộng có chọn lọc mạng lƣới Phòng giao dịch tại các khu vực đông dân cƣ và giao dịch thuận tiện. Tiếp tục mở rộng tín dụng theo định hƣớng tăng cƣờng công tác khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lƣợng tín dụng và hƣớng tới chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó cần chú trọng đến vấn đề an toàn hiệu quả trong công tác tín dụng. Tập trung cao và quan tâm thích đáng đến việc giải quyết nợ quá hạn, không để nợ quá hạn phát sinh từ các hợp đồng tín dụng mới, kết hợp giải quyết nợ tồn đọng theo đề án giải quyết nợ tồn đọng của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Tiếp tục nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro, tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát trong hệ thống. Triển khai nghiêm túc các văn bản liên quan đến quy trình, quy định về nghiệp vụ. Tăng cƣờng công tác quản trị điều hành của Ban Giám đốc, giữ vững và nâng cao kỷ luật, kỷ cƣơng trong điều hành hoạt động, phát huy tích cực tính năng động sáng tạo trong công việc, tính độc lập tự chủ tại các phòng nghiệp vụ của Chi nhánh 9. 3.1.2.Định hƣớng cho hoạt động tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh 9 Để tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại cũng nhƣ hoạt động TTNK, nhiệm vụ chiến lƣợc của Vietinbank Chi nhánh 9 trong năm 2014 và những năm tiếp theo là phải làm tốt 3 mục tiêu mang tính nền tảng sau: - Đa dạng hóa các sản phẩm và nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế. - Là sự lựa chọn tốt nhất khi các DNNK trên địa bàn cần đến sự tài trợ của ngân hàng. - Nâng cao năng lực cạnh trạnh và hội nhập quốc tế về thanh toán quốc tế và TTNK. Nhƣ vậy, không chỉ phải giữ vững và phát triển hoạt động TTNK mà còn phải mở rộng thị phần cho loại hình dịch vụ này thông qua việc hoạch định các chiến lƣợc phát triển cụ thể sau: Thực hiện chủ trƣơng đa dạng hóa các hình thức tài trợ, phục vụ tất cả khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế ở nhiều lĩnh vực khách nhau, đầu tƣ cho cả hoạt động kinh doanh trong nƣớc và hoạt động đối ngoại. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ sản phẩm, sản phẩm phải đạt chất lƣợng cao, đủ khả năng cạnh tranh. Chủ động giới thiệu, hƣớng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm của Chi nhánh.
  46. 44 Tăng cƣờng nguồn vốn cho hoạt động tài trợ XNK nói chung và TTNK nói riêng, đặc biệt quan tâm tới các giải pháp gia tăng tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ, vốn huy động trung và dài hạn. Đẩy mạnh tín dụng một cách vững chắc, có chất lƣợng trên cơ sở tiếp tục các chƣơng trình đầu tƣ, chú trọng đầu tƣ cho các ngành, các lĩnh vực có khả năng cạnh tranh. Tìm kiếm dự án khả thi để mở rộng tín dụng. Tiếp tục chú trọng và đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro trong thanh toán, hoàn thiện thêm một bƣớc mô hình quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. 3.2.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh 9 Qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động TTNK tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam Chi nhánh 9 trong giai đoạn 2011-2013 có thể nhận thấy rằng hoạt động này đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân cả chủ quan là các chính sách của Ngân hàng và khách quan từ nền kinh tế, hoạt động TTNK thời gian qua còn nhiều hạn chế cần khắc phục và đổi mới. Căn cứ vào những mục tiêu phƣơng hƣớng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc ta, đặc biệt là chiến lƣợc XNK từ 2011-2015, căn cứ vào phƣơng hƣớng nhiệm vụ hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam trong những năm tới rút ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu tại Chi nhánh 9. 3.2.1.Mở rộng và thu hút nguồn vốn huy động Việc thƣờng xuyên ổn định và tăng trƣởng nguồn vốn luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của các nhiệm vụ của Ngân hàng. Vì vậy để đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng vốn thì Ngân hàng cần phải có những chính sách huy động thích hợp, hiệu quả. Cụ thể có một số các giải pháp sau: 3.2.1.1.Huy động nguồn vốn từ dân cƣ, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế Cơ sở của giải pháp: - Đây là nguồn khách hàng chủ lực, đặc biệt là khách hàng dân cƣ, vừa có quan hệ tiền gửi, vừa có quan hệ tiền vay và sử dụng các dịch vụ khác tại Ngân hàng và nguồn kiều hối từ nƣớc ngoài. - Chỉ thị số 02/CT-NHNN ban hành ngày 07/09/2011 về việc chấn chỉnh thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng VNĐ và bằng đôla Mỹ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. - Quyết định số 07/2007/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/02/2007 về việc lãi suất tiền gửi bằng đôla Mỹ của pháp nhân tại tổ chức tín dụng. - Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày 13/09/2004 về Quy chế về tiền gửi tiết kiệm.
  47. 45 Điều kiện thực hiện: - Tăng cƣờng tiền gửi có kỳ hạn, trong đó quan tâm thích đáng đến huy động tiết kiệm từ dân cƣ. Tập trung cho giải pháp tăng tiền gửi của khách hàng bằng vận dụng uyển chuyển cơ chế lãi suất hấp dẫn, nhất là đối với đồng ngoại tệ, thời hạn, mức gửi, mức vay, phí dịch vụ theo hƣớng khách hàng là bạn hàng lâu dài để nâng cao cạnh trạnh huy động vốn. Đối với khách hàng có lƣợng tiền gửi lớn, thời gian dài cần có chính sách ƣu đãi riêng, nếu khách hàng rút tiền trƣớc hạn thì vẫn cho khách hàng hƣởng mức lãi với kỳ hạn gần nhất mà khách hàng đã gửi. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhƣ gửi tiền một nơi nhƣng có thể rút ở nhiều nơi - Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng, tạo mối quan hệ thân thiện với khách hàng bằng những biện pháp thiết thực nhƣ: gửi thƣ chúc mừng, quà, vào ngày sinh nhật hay ngày thành lập công ty và phải đảm bảo quyền lợi của khách hàng. - Không nên quá chú trọng vào các doanh nghiệp lớn mà bỏ qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ - loại hình doanh nghiệp đang hoạt động sôi nổi và chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nƣớc ta nên ngân hàng cần phải tiếp cận, tạo lập mối quan hệ và vận động DN mở tài khoản.Đặt ra các mức lãi suất tiền gửi hợp lý cho loại hình DN này và có sự cạnh tranh với các NHTM đang hoạt động trên cùng địa bàn. - Khuyến khích các DN xuất khẩu thực hiện thanh toán qua ngân hàng để có nguồn vốn ngoại tệ, từng bƣớc cắt giảm biểu phí thanh toán XK tại Ngân hàng. Bảng 3.1: Biểu phí thanh toán XK tại Vietinbank và Vietcombank tại địa bàn Gò Vấp Nghiệp vụ thanh toán XK Thông báo L/C Thanh toán một bộ chừng từ Vietinbank 30USD 0,18%/giá trị bộ chừng từ Vietcombank 25USD 0,15%/giá trị bộ chứng từ (Nguồn: Website chính thức của ngân hàng Vietinbank và Vietcombank) Có thể thấy phí dịch vụ của Vietinbank Chi nhánh 9 còn khá cao so với NH khác, chƣa hấp dẫn đối với các DN. Sự chênh lệch tuy không lớn nhƣng cũng đủ để các DN rời bỏ Chi nhánh 9 qua giao dịch với các NH khác. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần phải cắt giảm mức phí này thấp hơn mức hiện hành. Tuy nhiên sự cắt giảm phải đảm bảo tính hợp lý vừa khuyến khích đƣợc các DN thực hiện thanh toán qua Ngân hàng góp phần tăng một lƣợng ngoại tệ đáng kể nhƣng đồng thời cũng không ảnh hƣởng lớn tới doanh số.
  48. 46 - Mở rộng nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, tranh thủ nguồn vốn đầu tƣ và nhàn rỗi của các công ty bảo hiểm, đặc biệt lƣu ý tới các nguồn vốn trung và dài hạn, coi đây là khâu then chốt có tính quyết định, phục vụ nhu cầu ngày một tăng của nền kinh tế trong những năm tới. - Chi nhánh cần sử dụng thế mạnh uy tín của mình để tranh thủ nguồn vốn đầu tƣ của Ngân sách Nhà nƣớc dành cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các hoạt động kinh doanh XNK.Và thông qua mối quan hệ đối ngoại của hệ thống NH, Chi nhánh nên đẩy mạnh vốn vay dài hạn ở các tổ chức quốc tế. - Đẩy mạnh hoạt động phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng với các thời hạn và lãi suất hấp dẫn, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu bằng ngoại tệ mở rộng cho mọi đối tƣợng. Ngân hàng cũng cần phát triển các dịch vụ liên quan tới trái phiếu nhƣ: o Chiết khấu các trái phiếu o Lƣu giữ, bảo quản hộ và thanh toán các trái phiếu. o Tạo điều kiện cho khách hàng có thể gửi và rút tiền bằng kỳ phiếu. Ngoài ra, để khuyến khích các phòng giao dịch tích cực huy động vốn tại địa bàn, lãi suất nội bộ cần tiếp tục đƣợc điều chỉnh linh hoạt, có chế độ phân biệt lãi suất với các phòng giao dịch có số dƣ vốn lớn tại Chi nhánh 9. Kết quả đạt đƣợc: - Thực hiện tốt việc điều chỉnh lãi suất hấp dẫn và hợp lý sẽ đem lại một nguồn vốn huy động dồi dào và ổn định cho Ngân hàng.Giúp cho Chi nhánh có thể đạt đƣợc 100% mục tiêu đề ra. - Mối liên hệ gắn kết giữa ngƣời gửi và ngƣời vay là một điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc thiếp lập mối quan hệ, tranh thủ uy tín của mình để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn cũng nhƣ kinh doanh có lợi nhuận từ các khoản vay. 3.2.1.2.Nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh ngoại tệ Cơ sở của giải pháp: Ngay từ những bƣớc đầu khi nƣớc ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã đƣợc xem nhƣ là kênh huy động nguồn vốn ngoại tệ có tiềm năng phát triến mạnh. Sự giao thƣơng giữa các quốc gia kéo theo nhu cầu về các dịch vụ này cũng không ngừng gia tăng. Vietinbank cần phải đáp ứng tốt các nhu cầu này để có thể củng cố nguồn vốn ngoại tệ của mình một cách tốt nhất. - Thông tƣ số 20/2011/TT-NHNN ban hành ngày 29/08/2011 về quy định việc mua bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng đƣợc phép.
  49. 47 - Quyết định số 2554/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/12/2006 về ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đƣợc phép hoạt động ngoại hối. Điều kiện thực hiện: - Thời gian gần đây, Chi nhánh đã có nhiều ƣu đãi trong kinh doanh ngoại tệ, thực hiện mua và bán các loại ngoại tệ theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên chủ yếu mua bán các loại ngoại tệ mạnh nhƣ: USD, JPY, CHF, các nghiệp vụ kinh doanh còn đơn giản, quy mô nhỏ, phạm vi quản lý hẹp. Do vậy, Ngân hàng cần nghiên cứu mở rộng kinh doanh ngoại tệ bằng nhiều loại ngoại tệ khác. - Đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, mở rộng các nghiệp vụ nhƣ Option, Outright, thanh toán nhanh hay trì hoãn các khoản nợ để tránh rủi ro hối đoái. Thỏa thuận với khách hàng ký các hợp đồng giao ngay hay kỳ hạn, hoán đổi khi mua hoặc bán ngoại tệ đối với khách hàng. Mua ngoại tệ theo giá trần, quy định bán theo giá thấp nhất trên địa bàn. - Mở rộng đối tác giao dịch trên thị trƣờng liên NH trong nƣớc và quốc tế. Đẩy mạnh hoạt động giao dịch với các NH có khách hàng XK với giao dịch ngoại tệ lớn nhƣ Vietcombank, Techcombank, Eximbank. Kết quả đạt đƣợc: - Đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho những khách hàng lớn, truyền thống của Chi nhánh, đồng thời góp phần đẩy mạnh hoạt động tài trợ cho các DN có nhu cầu nhập khẩu trong và ngoài địa bàn. - Thực hiện trạng thái ngoại hối dƣơng theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc. Giảm thiểu tình trạng phụ thuộc nhiều vào Ngân hàng Trung ƣơng. - Nguồn ngoại tệ dồi dào sẽ là một lợi thế cạnh tranh của Chi nhánh so với các NHTM khác đang hoạt động trên cùng địa bàn, thu hút các DNNK có nhu cầu cần đến sự trợ giúp của NH đến với Chi nhánh 9. - Việc mua bán ngoại tệ liên quan đến trạng thái ngoại hối của ngân hàng và giúp hạn chế đƣợc rủi ro hối đoái. 3.2.2.Đa dạng hóa các hình thức tài trợ nhập khẩu Thực tế cho thấy các hình thức tài trợ nhập khẩu của Vietinbank Chi nhánh 9 còn khá đơn điệu, chủ yếu tập trung vào một số hình thức cơ bản, truyền thống, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tài trợ ngày càng đa dạng của DNNK. Cho nên, nhiều DN đã đến với các NH khác hay các chi nhánh NH nƣớc ngoài, các NH liên doanh để xin tài trợ. Vì vậy, muốn chiếm đƣợc thị phần lớn thì nhất thiết phải thực hiện đa dạng hóa các loại hình tài trợ NK của mình.
  50. 48 3.2.2.1.Triển khai các hình thức mới đồng thời thay đổi các hình thức truyền thống cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng Cơ sở giải pháp: Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu khiến cho các DN Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trƣờng quốc tế, rất cần đến sự hỗ trợ của NH cả về vốn và kỹ thuật. Nhƣng so với các hình thức TTNK của các NH trên cùng địa bàn thì các hình thức tài trợ tại Chi nhánh còn khá đơn giản. - Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN ban hành ngày 03/10/2012 về quy định về bảo lãnh ngân hàng. Điều kiện thực hiện: - Triển khai hình thức tín dụng thuê mua: Với điều kiện và tình hình tài chính còn nhỏ hẹp nhƣ hiện nay của hầu hết các DN Việt Nam, đặc biệt là DN vừa và nhỏ thì việc đầu từ trang thiết bị, đổi mới công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Để vay vốn ngân hàng thì DN cần có tài sản thế chấp, nếu không đủ điều kiện thì không thể vay vốn. Chính tín dụng thuê mua sẽ giúp cả ngân hàng và cả khách hàng khắc phục đƣợc tình trạng trên. Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam có quan hệ liên doanh và quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng và công ty tài chính quốc tế lớn mạnh, đó là điều kiện rất tốt để triển khai hình thức này. - Đẩy mạnh thực hiện phƣơng thức tài trợ bằng L/C trả chậm có điều khoản cho phép thanh toán trả ngay (UPAS LC): Theo đó thì khách hàng của Chi nhánh vẫn đƣợc thanh toán L/C theo kỳ hạn trả chậm nhƣng ngƣời thụ hƣởng vẫn đƣợc ngân hàng nƣớc ngoài thanh toán trả ngay trên cơ sở chấp thuận cung cấp dịch vụ của NH đại lý trƣớc khi mở L/C. Mức phí của loại hình này thấp hơn phí cho vay thông thƣờng. Dựa vào lợi thế có sự hợp tác giữa Ngân hàng Vietinbank với các NH lớn trên thế giới thì Chi nhánh có thể áp dụng phƣơng thức này một cách có hiệu quả. - Mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh cho hoạt động NK Bảo lãnh cho hoạt động NK tại Chi nhánh 9 chƣa đƣợc xem là một hình thức tài trợ mà là một hình thức tín dụng, doanh số bảo lãnh cho DNNK còn khá thấp. Do đó, Chi nhánh cần phải triển khai mở rộng nghiệp vụ này hơn nữa, cải cách quy trình nghiệp vụ bảo lãnh cho phù hợp và ngắn gọn, nới lỏng các điều kiện bảo lãnh để các DNNK có thể tham gia và ký kết các hợp đồng giao thƣơng quốc tế có lợi cho họ. o Bảo lãnh thanh toán: loại bảo lãnh này mang lại rủi ro rất lớn cho Ngân hàng tuy nhiên trong thời gian tới khi Nhà nƣớc ta ban hành các văn bản luật về bảo lãnh một cách chặt chẽ và cụ thể hơn thì Chi nhánh nên mạnh dạn áp dụng hình thức này nhiều hơn để tài trợ cho DNNK.