Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Nhà hàng La Villa

pdf 77 trang thiennha21 20/04/2022 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Nhà hàng La Villa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Nhà hàng La Villa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHÀ HÀNG LA VILLA Ngành: Quản trị kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị nhà hàng-khách sạn Giảng viên hướng dẫn : Tăng Thông Nhân Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thanh MSSV: 1054050315 Lớp: 10DQKS1 TP Hồ Chí Minh, 2014
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Lời cam đoan Tôi cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu thập được là nhờ thông qua quá trình thực tập tại nhà hàng La Villa, không sao chép từ bất kì nguồn nào. Đồng thời, để có những kiến thức cơ bản nhất đưa vào đề tài, tôi còn tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác như sách, báo, giáo trình. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh i
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Lời cảm ơn Tôi tên Nguyễn Thị Kim Thanh sinh viên lớp 10DQKS1, Trường Đại Học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh. Trong thời gian thực tập tại nhà hàng La Villa tôi rất may mắn khi nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình bên phía nhà trường và cả nơi tôi thực tập. Đầu tiên tôi xin cảm ơn các thầy, cô của trường Đại Học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh đã cho tôi một nền tảng kiến thức vững chắc, làm hành trang cho cuộc đời mai sau của tôi. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Tăng Thông Nhân đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình viết khóa luận, để kịp thời điều chỉnh những sai sót và giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin được phép gởi lời cảm ơn đến Ban giám đốc nhà hàng La Villa–Ông Thierry Mounon, Pierre Reynaud và chị Tina Trang Phạm, đồng cảm ơn chị Phúc, chị Thương – quản lý nhà hàng, anh Tôn –quản lý bar và toàn thể các anh, chị trong nhà hàng đã tiếp nhận và chỉ bảo tôi trong quá trình thực tập. Tôi xin chúc cho nhà trường luôn thành công để tiếp tục đào tạo cho những thế hệ sinh viên mai sau và xin chúc cho nhà hàng La Villa thành công hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! ii SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, ngày . tháng . năm 2014 GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP CÔNG TY Sinh viên: Năm sinh: MSSV: Khoa: . Trường: Đã hoàn thành đợt thực tập tại Công ty . . Từ đến . Đơn vị thực tập:. Vị trí thực tập:. Nhận xét của Công ty: (lời nhận xét của Công ty) Điểm thực tập: (thang điểm 10) GIÁM ĐỐC (Ký tên và đóng dấu) SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh iii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Giáo viên hướng dẫn (kí và ghi rõ họ tên) iv SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iv Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ix Danh sách các bảng sử dụng x Danh sách các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh xi LỜI MỞ ĐẦU xii CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 1.1 Khái niệm về nhà hàng 1 1.1.1 Khái niệm 1 1.1.2 Phân loại: 1 1.2 Hoạt động kinh doanh nhà hàng 2 1.2.1 Khái niệm 2 1.2.2 Nội dung hoạt động kinh doanh nhà hàng 3 1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh 3 1.3.1 Khái niệm 3 1.3.2 Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với nhà hàng 3 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh 4 1.3.3.1 Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 4 a. Môi trường kinh tế 4 b. Môi trường chính trị-pháp luật 5 c. Môi trường văn hóa-xã hội 5 d. Môi trường tự nhiên 5 e. Môi trường công nghệ 5 1.3.3.2 Nhân tố thuộc môi trường vi mô 6 a. Đối thủ cạnh tranh 6 b. Nhà cung ứng 7 c. Khách hàng 8 d. Nhân tố bên trong doanh nghiệp 8 1.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 9 1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 9 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh v
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân 1.5.1 Cơ sở phân tích 9 1.5.2 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời 10 1.5.2.1 Tỷ số lãi ròng 10 1.5.2.2 Khả năng sinh lợi so với tài sản 10 1.5.2.3 Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu 10 1.5.2.4 Khả năng sinh lợi cơ bản 11 1.5.3 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 11 1.5.3.1 Tỷ số thanh khoản hiện thời 11 1.5.3.2 Tỷ số thanh khoản nhanh 12 1.5.4 Chỉ tiêu về hệ số hiệu suất hoạt động 13 1.5.4.1 Kỳ thu tiền bình quân 13 1.5.4.2 Vòng quay hàng tồn kho 13 1.5.4.3 Vòng quay tổng tài sản 14 1.5.4.4 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn 14 1.5.4.5 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHÀ HÀNG LA VILLA 17 2.1 Tổng quan về nhà hàng La Villa 17 2.1.1 Giới thiệu chung 17 2.1.2 Hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa 18 2.1.2.1 Sản phẩm và dịch vụ 18 2.1.2.2 Thị trường khách hàng 20 2.1.3 Cơ cấu tổ chức 20 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức 20 2.1.3.2 Chức năng từng bộ phận 21 2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa 22 2.2.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh 22 2.2.1.1 Thực trạng tình hình doanh thu 22 2.2.1.2 Thực trạng chi phí 25 2.2.1.3 Thực trạng tình hình lợi nhuận 28 2.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa 29 2.2.2.1 Đánh giá về khả năng sinh lời 29 2.2.2.2 Đánh giá về khả năng thanh toán 32 2.2.2.3 Đánh giá về hệ số hiệu suất hoạt động 34 vi SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân 2.2.2.4 Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn 36 2.2.2.5 Đánh giá tình hình sử dụng lao động 37 2.2.2.6 Đánh giá về mức độ hài lòng của khách hàng 38 2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa 39 2.3.1 Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 39 2.3.1.1 Môi trường kinh tế 39 2.3.1.2 Môi trường chính trị-pháp luật 40 2.3.1.3 Môi trường văn hóa-xã hội 41 2.3.1.4 Môi trường tự nhiên 41 2.3.1.5 Môi trường công nghệ 42 2.3.2 Nhân tố thuộc môi trường vi mô 42 2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh 42 2.3.2.2 Nhà cung ứng 42 2.3.2.3 Khách hàng 42 2.3.2.4 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 43 2.4 Đánh giá chung hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa 43 2.4.1 Thành tựu 43 2.4.2 Hạn chế 44 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHÀ HÀNG LA VILLA 46 3.1 Phương hướng phát triển của nhà hàng 46 3.2 Giải pháp 46 3.2.1 Giải pháp tăng doanh thu 46 3.2.1.1 Cơ sở giải pháp 46 3.2.1.2 Nội dung thực hiện 46 3.2.1.3 Đánh giá 48 3.2.2 Giải pháp giảm chi phí 49 3.2.2.1 Cơ sở giải pháp 49 3.2.2.2 Nội dung thực hiện 49 3.2.2.3 Đánh giá 51 3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 51 3.2.3.1 Cơ sở giải pháp 51 3.2.3.2 Nội dung thực hiện 51 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh vii
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân 3.2.3.3 Đánh giá 52 3.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản 52 3.2.4.1 Cơ sở giải pháp 52 3.2.4.2 Nội dung thực hiện 52 3.2.4.3 Đánh giá 54 3.2.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 54 3.2.5.1 Cơ sở giải pháp 54 3.2.5.2 Nội dung thực hiện 54 3.2.5.3 Đánh giá 55 3.2.6 Giải pháp nâng cao mức hài lòng của khách hàng 56 3.2.6.1 Cơ sở giải pháp 56 3.2.6.2 Nội dung thực hiện 56 3.2.6.3 Đánh giá 57 3.2.7 Một số giải pháp khác 57 3.3 Kiến nghị 57 3.3.1 Đối với nhà hàng 57 3.3.2 Đối với ngành 57 3.3.3 Đối với nhà nước 58 Kết luận 59 Tài liệu tham khảo 60 Phụ lục 61 viii SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt CP Chi phí GVHB Giá vốn hàng bán CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lí doanh nghiệp CPLV Chi phí lãi vay LNG Lợi nhuận gộp LNHĐKD Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh LNTT&LV Lợi nhuận trước thuế và lãi vay LNTT Lợi nhuận trước thuế LNST Lợi nhuận sau thuế DT Doanh thu DTBH&CCDV Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ DTT Doanh thu thuần DTHĐTC Doanh thu hoạt động tài chính TN Thu nhập TTS Tổng tài sản KHBQ Khách hàng bình quân TTSBQ Tổng tài sản bình quân HTKBQ Hàng tồn kho bình quân KPTBQ Khoản phải thu bình quân VCSHBQ Vốn chủ sở hữu bình quân ĐVT Đơn vị tính SL Số lượng ĐG Đơn giá SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh ix
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Danh sách các bảng sử dụng Bảng 2.1: Cơ cấu khách hàng năm 2011, 2012, 2013 20 Bảng 2.2: Thống kê doanh thu năm 2011, 2012, 2013 22 Bảng2.3: Mức biến động doanh thu năm 2011, 2012, 2013 23 Bảng 2.4: Cơ cấu doanh thu năm 2011, 2012, 2013 24 Bảng 2.5: Thống kê chi phí năm 2011, 2012, 2013 25 Bảng 2.6: Mức biến động chi phí năm 2011, 2012, 2013 26 Bảng 2.7: Cơ cấu chi phí năm 2011, 2012, 2013 27 Bảng 2.8: Thống kê lợi nhuận năm 2011, 2012, 2013 28 Bảng 2.9: Mức biến động lợi nhuận năm 2011, 2012, 2013 28 Bảng 2.10: Các chỉ số tài chính liên quan đến khả năng sinh lời 29 Bảng 2.11: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời 30 Bảng 2.12: Chỉ số tài chính liên quan đến khả năng thanh toán 32 Bảng 2.13: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 33 Bảng 2.14: Chỉ số liên quan đến hiệu suất hoạt động 34 Bảng 2.15: Chỉ tiêu hệ số hoạt động 35 Bảng 2.16: Chỉ số tài chính liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn 36 Bảng 2.17: Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn 36 Bảng 2.18: Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động 37 Bảng 2.19: Tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực giai đoạn 2011-2013 40 Bảng 2.20: Thống kê nhân viên nhà hàng 43 Bảng 21: Dự toán chi phí cho giải pháp tăng doanh thu 48 Bảng 22: Dự toán chi phí cho giải pháp giảm chi phí 50 Bảng 23: Chi phí cho giải pháp góp vốn 52 Bảng 24: Sổ theo dõi tài sản 53 Bảng 25: Dự toán chi phí cho giải pháp nhân sự 55 Bảng 26: Dự toán chi phí cho giải pháp khách hàng 56 x SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Danh sách các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh Biểu đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của nhà hàng 20 Biểu đồ 2.2: Doanh thu nhà hàng năm 2011, 2012, 2013 22 Biểu đồ 2.3: Chi phí năm 2011, 2012, 2013 25 Biểu đồ 2.4: Lợi nhuần thuần năm 2011, 2012, 2013 28 Hình 1.1: Bình chọn của khách hàng trên tripadvisor.com 39 Hình 2.2: Bằng khen của nhà hàng năm 2011, 2012, 2013 44 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh xi
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển của công, nông nghiệp thì ngành dịch vụ, du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn mà Việt Nam hướng đến. Ngành du lịch được ví như ngành công nghiệp không khói và với thế mạnh sẵn có, Việt Nam đã và đang nâng tầm ngành dịch vụ, du lịch lên 1 bước phát triển mới. Thị trường được mở rộng, các doanh nghiệp hình thành ngày càng nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt hơn và để đáp ứng được nhu cầu phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải theo kịp sự thay đổi, nhanh chóng đổi mới, tránh nguy cơ bị đào thải. Và để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải hoạt động sao cho có hiệu quả, phải thường xuyên tìm hiểu thị trường, cập nhật thông tin. Thông qua đó, phân tích các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, yếu mà doanh nghiệp phải đối mặt để từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, giữ một vị trí nhất định trên thị trường. Là một doanh nghiệp còn khá trẻ, nên nhà hàng La Villa xem việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là hết sức quan trọng. Chính vì lẽ đó, nên tôi chọn cho mình đề tài: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHÀ HÀNG LA VILLA” để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu : Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi tại nhà hàng La Villa. Phạm vi thời gian: Các thông tin và số liệu được sử dụng cho việc nghiên cứu, phân tích trong đề tài được giới hạn trong vòng 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu xii SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Để hoàn thành khóa luận, tôi đã tiếp cận thực tế thông qua quá trình thực tập tại nhà hàng để thu thập thông tin. Các thông tin được sử dụng là các báo cáo tài chính tại nhà hàng. Ngoài ra, để có những thông tin khách quan, tôi còn tham khảo qua sách báo, các trang web, tạp chí, luận án thạc sĩ, tiến sĩ Đồng thời, tôi còn thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Bằng cách phân tích, thống kê, so sánh số liệu và liên hệ với tình hình thực tế tại nhà hàng để đánh giá, đưa ra giải pháp cụ thể. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Lời mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh xiii
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm về nhà hàng 1.1.1 Khái niệm Nhà hàng là nơi cung cấp dịch vụ ăn uống cho thực khách. Hay nói cách khác là nơi bán thức ăn và nước uống cho những người có nhu cầu. Đã được gọi là nhà hàng thì phải đảm bảo các tiêu chí sau đây: chất lượng món ăn và nước uống (Food and Beverage), menu tương đối đa dạng, đồng phục nhân viên tươm tất, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm, trang thiết bị (facilities), phải có nhạc nền, decor phải đẹp Với cuộc sống hiện đại ngày nay, thực khách không chỉ đến nhà hàng để thỏa mãn ăn uống mà còn phải được thư giãn, nghỉ ngơi nhằm hồi phục sức khỏe. Một số nhà hàng còn là nơi tổ chức tiệc, hội nghị, hội thảo, sự kiện, các cuộc họp cho khách hàng. Ngoài ra, thực khách còn xem nhà hàng là nơi chốn gặp gỡ bạn bè, người thân, tiếp đón đối tác làm ăn, trao đổi công việc với đồng nghiệp 1.1.2 Phân loại: Nhà hàng dân tộc: Các nhà hàng có thể được xếp loại theo cách nấu ăn mà nhà hàng phục vụ. Các nhà hàng dân tộc chuyên về cách nấu ăn liên quan đến một quốc gia, một chủng tộc hay một vùng riêng biệt, các món ăn hay các thành phần hoặc các cách nấu nướng dùng để chuẩn bị thực phẩm trỏ nên trọng tâm của menu. Phong cách decor của nhà hàng cũng thể hiện nét văn hóa của một quốc gia, hay một vùng riêng biệt hoặc một chủng tộc. Không khí trong các nhà hàng này rất đặc biệt và luôn luôn rất cầu kỳ. Mức độ tiện nghi tùy thuộc vào đẳng cấp nhà hàng và mức độ phục vụ của nó. Các trang thiết bị phục vụ mang kiểu dáng dân tộc và tùy thuộc vào đẳng cấp của nhà hàng, có nghĩa là trịnh trọng hay thân mật và mức độ phục vụ của nhà hàng. Những nhân viên nhà hàng này có kiến thức tốt về món ăn dân tộc được liệt kê trong menu nhà hàng, đồng thời phải có kiến thức về cách phục vụ đúng chuẩn. Các nhà hàng này có thể bao gồm việc chuẩn bị món ăn bên cạnh bàn hay có tính SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 1
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân cách biểu diễn kỹ năng như món chiên nướng tại bàn trong các nhà hàng Nhật, món đốt rượu trong các nhà hàng Pháp, món vịt Bắc Kinh và tôm sú xỉn (nhún rượu đốt) trong các nhà hàng Hoa. Về âm nhạc các nhà hàng này luôn có âm nhạc dân tộc, hay những nhạc cụ và vũ điệu dân tộc. Nhà hàng theo chủ đề: Việc xếp loại các nhà hàng này tùy thuộc vào việc có sử dụng chủ đề hay không. Các chủ đề có nhiều loại khác nhau và có thể dựa theo hầu hết các chủ để bất kỳ. Tuy nhiên nếu tất cả các chủ đề này đều tập trung vào một nước hay cách nấu ăn riêng biệt, chúng nên được sửa cách xếp loại là nhà hàng dân tộc hơn là nhà hàng chủ đề. Các loại nhà hàng theo chủ đề được trang trí theo một cách riêng biệt, một số chủ đề được sử dụng phổ biến là: Náo nhiệt: Các chủ đề màu sắc: như Black & white, thì cách decor có màu sắc chủ đạo là trắng và đen, hai màu sắc này sẽ tạo nên phong cách riêng cho nhà hàng. Các chủ đề thức ăn: thức ăn chay, thức ăn bổ dưỡng, thịt sườn, hải sản, gà, các món thịt nướng Nhân vật: như bếp trưởng nổi danh, các ngôi sao điện ảnh, những nhân vật bổi tiếng Các chủ đề theo thời kỳ lịch sử: như cowboy miền viễn tây Hoa Kỳ Không chỉ dựa vào cách decor là sắc thái chính của nhà hàng, các nhà hàng chủ đề cũng mang chủ đề vào thực đơn và không khí của nhà hàng bằng cách chọn nhạc nền phù hợp. 1.2 Hoạt động kinh doanh nhà hàng 1.2.1 Khái niệm Kinh doanh là một hệ thống sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu của con người, của xã hội. Bản thân kinh doanh có thể được coi như một hệ thống tổng thể bao gồm những hệ thống cấp dưới nhỏ hơn là các ngành kinh doanh, mỗi ngành kinh doanh được tạo thành bởi nhiều doanh nghiệp với quy mô khác nhau, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại bao gồm nhiều hệ thống con như sản xuất, marketing, tài chính 2 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó được phản ảnh thông qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, các báo cáo của kế toán 1.2.2 Nội dung hoạt động kinh doanh nhà hàng Hoạt động kinh doanh nhà hàng là hoạt động sản xuất và tiêu thụ ngay sản phẩm ăn uống. Chu kỳ chế biến trong hoạt động nhà hàng thường ngắn và không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhà hàng là: Sản phẩm được sản xuất theo yêu cẩu của khách hảng. Là hoạt động vừa sản xuất chế biến, tiêu thụ, vừa có yếu tố phục vụ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Chu kỳ sản xuất ngắn, thường không có sản phẩm dở dang nên không áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Nguyên vật liệu được mua và chế biến ngay. Sản phẩm kinh doanh có 2 dạng: sản phẩm chế biến và sản phẩm mua sẵn. 1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh 1.3.1 Khái niệm Hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh mức độ thu lại được kết quả nhằm đạt được một mục đích nào đó tương ứng với một đơn vị nguồn lực phải bỏ ra trong quá trình thực hiện hoạt động nhất định. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động SXKD với chi phí thấp nhất. Hiệu quả SXKD không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. 1.3.2 Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với nhà hàng Việc thống kê hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng không chỉ đối với nhà hàng, mà còn với tất cả cá doanh nghiệp. Cho dù nhà hàng hoạt động hiệu quả đến đâu thì vẫn có cơ hội, nguy cơ tìm ẩn mà nhà hàng chưa SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 3
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân phát hiện ra. Do đó, thông qua thống kê hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà hàng mới phát hiện và khai thác triệt để, nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, kế hoạch sắp tới của nhà hàng; đồng thời đánh giá khả năng trình độ tổ chức sản xuất và quản lý việc sử dụng các yếu tố sản xuất. 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh 1.3.3.1 Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả các tổ chức, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của các tổ chức, cụ thể là môi trường kinh tế, môi trường chính trị-pháp luật, môi trường văn hóa-xã hội, môi trường tự nhiên và môi trường công nghệ. a. Môi trường kinh tế Đây là môi trường rất quan trọng, thu hút sự chú ý, quan tâm của các doanh nghiệp. Những diễn biến của nó bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với các doanh nghiệp. Trong số các yếu tố gây ảnh hưởng có thể kể đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, thuế, biến động trên thị trường chứng khoán Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế: Nếu tỉ lệ tăng trưởng là cao, tức có một sự bùng nổ về chi tiêu của khách hàng, vì thế đem lại khuynh hướng thoải mái hơn về sức ép cạnh tranh trong một ngành. Do đó, đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức bành trướng hoạt động và thu lợi nhuận cao hơn. Ngược lại, khi suy giảm kinh tế diễn ra, các tổ chức sẽ hoạt động khó khăn hơn. Mức lãi suất: đây là nhân tố quan trọng khi các tổ chức phải vay mượn tài chính để dùng cho hoạt động kinh doanh của mình. Lãi xuất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn và làm ảnh hưởng đến mức lời của doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái: là tỉ lệ giá trị bằng tiền giữa các quốc gia khác nhau. Sự biến động cảu tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau, đặc biệt nó tác động đến quan hệ xuất nhập khẩu. Ví dụ, khi giá trị của nội tệ thấp so với giá trị của đồng tiền khác, kích thích xuất siêu và ngược lại. 4 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Lạm phát: lạm phát ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào kinh tế. Lạm phát cao làm sức mua xã hội giảm, kinh tế bị đình trệ. Trái lại, thiểu phát cũng làm kinh tế bị trì trệ. Do đó, việc duy trì tỷ lệ làm phát vừa phải sẽ khuyến khích nền kinh tế tăng trưởng. b. Môi trường chính trị-pháp luật Môi trường chính trị-pháp luật bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách, pháp luật hiện hành Các tác động của môi trượng chính trị-pháp luật đến doanh nghiệp gồm có: Luật pháp: đưa ra các điều luật ràng buộc doanh nghiệp phải tuân thủ. Doanh nghiệp phải hiểu rõ và chấp hành tốt quy định của pháp luật. Chính phủ: là cơ quan giám sát, duy trì, thực hiện pháp luật và bảo vệ lợi ích của quốc gia. Chính phủ vừa đóng vai trò là người kiếm soát, khuyến khích, vừa đóng vai trò là khách hàng của doanh nghiệp. c. Môi trường văn hóa-xã hội Môi trường văn hóa xã hội liên quan đến thái độ xã hội và giá trị văn hóa, bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực này được chấp nhận. Bởi vì các giá trị xã hội và thái độ xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, nên nó thường dẫn dắt các thay đổi và các điều kiện của các môi trường còn lại của tổ chức. Sự thay đổi về môi trường văn hóa xã hội có thể tạo ra cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải dùng chiến lược phù hợp. d. Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, tài nguyên khoáng sản các điều kiện tự nhiên luôn là yếu tố quan trọng của nhiều ngành kinh tế. Trong rất nhiều trường hợp, các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. e. Môi trường công nghệ SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 5
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Công nghệ là quá trình chuyển hóa làm biến đổi đầu vào của tổ chức thành đầu ra. Vì vậy, công nghệ là những tri thức, công cụ, kĩ thuật và hoạt động được sử dụng để chuyển đổi ý tưởng, thông tin và nguyên liệu thành hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đóng vai trò quan trọng trong môi trường tổ chức, đặt nền tảng cho hiện tại và tạo sự bứt phá trong tương lai. Ở đây, vai trò của công nghệ được đề cập trên 3 khía cạnh chính: sản xuất, phân phối và chiến lược. 1.3.3.2 Nhân tố thuộc môi trường vi mô Môi trường vi mô (môi trường ngành) là môi trường tác động trực tiếp đến doanh nghiệp a. Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh gồm có: đối thủ canh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và đe dọa từ sản phẩm thay thế.  Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: là những tổ chức hiện có trong ngành, cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp, đe dọa về vị trí và sự tồn tại của doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp phụ thuộc vào một số yếu tố như: cấu trúc cạnh tranh, chi phí cố định, tính đa dạng của ngành, mức độ tăng trưởng của ngành,  Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là những tổ chức có khả năng xâm nhập vào ngành. Sự xuất hiện của các tổ chức này có thể làm tăng sức cạnh tranh và giảm doanh thu của doanh nghiệp. Khả năng xâm nhập vào ngành của tổ chức phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của ngành và rào cản xâm nhập. Hiệu quả theo quy mô, tính đa dạng hóa sản phẩm, những yêu cầu về vốn và các quy định của chính phủ là 4 nhân tố quan trong nhất có tác động đến việc chẩn đoán những rào cản xâm nhập của tổ chức. Hiệu quả theo quy mô: hiệu quả đạt được do sản xuất với quy mô lớn và nhờ vậy mà tiết kiệm chi phí, chủ yếu là chi phí cố định. Hiệu quả theo quy mô càng cao thì tính hấp dẫn của ngành càng lớn và do vậy mức độ thu hút những người mới càng cao. 6 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Sự khác biệt sản phẩm: Đó là sự cam kết đem lại cho khách hàng những sản phẩm độc đáo về chất lượng, giá cả, mẫu thiết kế và dịch vụ hậu mãi. Sản phẩm càng khác biệt, khó bắt chước thì đối thủ cạnh tranh tiềm tàng càng khó thâm nhập. Yêu cầu về vốn: là khoản tài chính cần thiết cho trang thiết bị, nguyên liệu, quảng cáo, R & D và những chi phí khác của một hãng. Yêu cầu vốn càng cao thì rào cản thâm nhập càng lớn. Các quy định của chính phủ: cũng là một rào cản đối với doanh nghiệp mới muốn thâm nhập thị trường.  Đe dọa từ sản phẩm thay thế: trên thực tế thì khi một sản phẩm, dịch vụ làm thoả mãn được nhu cầu nào đó của khách hàng thì ngay lập tức các doanh nghiệp trong ngành đó phải cạnh tranh với các doanh nghiệp các ngành khác có sản phẩm có thể thay thế các sản phẩm của ngành. Sản phẩm thay thế là những sản phẩm phục vụ những nhu cầu tương tự của khách hàng. Các yếu tố tạo ra sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế bao gồm: Sự sẵn có của sản phẩm/dịch vụ thay thế Chi phí chuyển đổi của khách hàng sang sản phẩm thay thế thấp. Người cung cấp sản phẩm thay thế đang cạnh tranh mạnh và hướng sang cạnh tranh sản phẩm của ngành. Người mua không đạt được lợi ích từ sản phẩm của ngành. b. Nhà cung ứng Nhà cung ứng là những người cung cấp các sản phẩm đầu vào cho doanh nghiệp, có thể bao gồm nguyên vật liệu, sức lao động, tài chính Những yếu tố tạo ra lợi thế cho nhà cung ứng: Có ít nhà cung ứng cùng sản phẩm. Ít sản phẩm thay thế hoặc không có sẵn. Người mua không phải là khách hàng lớn. Sản phẩm của nhà cung ứng khác biệt, người mua rất tốn kém khi chuyển sang nguồn khác. Khi các nhà cung ứng đe dọa hội nhập về phía trước. Doanh nghiệp không có khả năng nhảy vào ngành kinh doanh của nhà cung ứng. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 7
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân c. Khách hàng Các cá nhân và tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được gọi là khách hàng. Là người tiêu thụ sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp, khách hàng là quan trọng bởi vì họ quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Áp lực từ phía khách hàng xuất phát từ các điều kiện: Số lượng người mua nhỏ và là những khách hàng lớn. Khách mua hàng với khối lượng lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng của người bán. Sản phẩm bán cho khách hàng không có sự khác biệt cơ bản. Khách hàng có khả năng đe dọa về phía sau. d. Nhân tố bên trong doanh nghiệp Đây là nhân tố vi mô thuộc nội bộ doanh nghiệp bao gồm: các nguồn lực về con người, tài chính, công nghệ, của doanh nghiệp; ngoài ra còn có văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp: Việc làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức – đó là Văn hóa doanh nghiệp (VHDN). Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp: Nguồn nhân lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức. Chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức đều cần phải có, nhưng trong đó tài nguyên nhân văn - con người lại đặc biệt quan trọng. Không có những con người làm việc hiệu quả thì tổ chức đó không thể nào đạt tới mục tiêu. Nguồn tài chính: Quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, 8 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân đầu tư trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thị trường. Máy móc thiết bị và công nghệ: Tình trạng máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến giá thành và giá bán sản phẩm. 1.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Theo luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Vinh Quang với đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hòa Bình” (2008) thì: “Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thông qua việc nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả cao trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ tăng kết quả lớn hơn tốc độ tăng việc sử dụng nguồn lực đầu vào. Đây chính là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa, một mục tiêu sống còn của cạnh tranh và phát triển. Nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh, đạt được sự lựa chọn tối ưu. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong hoạt động kinh doanh”. 1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 1.5.1 Cơ sở phân tích Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ có thông qua phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mới có thể phát hiện và khai thác được chúng để mang lại hiệu quả cao hơn. Nội dung để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm : khái quát hiệu quả kinh doanh thông qua doanh thu, chi phí, lợi nhuận, đánh giá tình hình và SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 9
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân khả năng thanh toán, khả năng sinh lời của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả sử dụng vốn và sử dụng lao động. Tài liệu phân tích : gồm các báo cáo tài chính của đơn vị (Bảng cân đối kế toán, Bảng kết quả hoạt động kinh doanh .) 1.5.2 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời 1.5.2.1 Tỷ số lãi ròng Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Tỷ số lãi ròng (ROS) = *100% Doanh thu thuần trong kỳ Ý nghĩa: Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện khả năng sinh lợi so với doanh thu, cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao. 1.5.2.2 Khả năng sinh lợi so với tài sản Khả năng sinh lợi so với tài Lợi nhuận sau thuế trong kỳ = *100% sản (ROA) Giá trị tổng tài sản bình quân trong kỳ Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính. Chỉ số này cho biết doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản. 1.5.2.3 Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu Khả năng sinh lợi so với Lợi nhuận sau thuế trong kỳ = *100% vốn chủ sở hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ 10 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân VCSH đầu kỳ + VCSH cuối kỳ Vốn chủ sở hữu bình quân = 2 Ý nghĩa: đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ, cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.5.2.4 Khả năng sinh lợi cơ bản Lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong kỳ Tỷ số sinh lợi cơ bản = *100% Tổng tài sản bình quân trong kỳ Ý nghĩa: tỷ số này đánh giá khả năng sinh lợi cơ bản của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi trước thuế và lãi vay, nghĩa là chưa kể đến ảnh hưởng của chính sách thuế và mức độ sử dụng nợ. Ngoài ra, trong ngành thương mại – dịch vụ, các doanh nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên khách hàng để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Khả năng sinh lời trên khách Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Tỷ số sinh lợi trên khách = Khách hàng bình quân Ý nghĩa: tỷ số này cho biết một khách hàng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.5.3 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 1.5.3.1 Tỷ số thanh khoản hiện thời Giá trị tài sản lưu động Tỷ số thanh khoản hiện thời (CR) = Giá trị nợ ngắn hạn Trong đó: Giá trị TSLĐ gồm: tiền mặt, các chứng khoán khả nhượng, khoản phải thu và hàng tồn kho. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 11
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Giá trị NNH gồm phải trả người bán, NNH ngân hàng, NDH đến hạn phải trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác. Ý nghĩa: tỷ số này cho biết khả năng của một doanh nghiệp trong việc dùng các tài sản lưu động như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2 – 3 được xem là tốt. 1.5.3.2 Tỷ số thanh khoản nhanh Giá trị tài sản lưu động – giá trị hàng tồn Tỷ số thanh khoản nhanh = kho (QR) Giá trị nợ ngắn hạn Ý nghĩa: Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu doanh nghiệp có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành. Một doanh nghiệp có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thận.  Ngoài ra, ta cũng xét đến các tỷ số như: Tỷ số nợ so với tổng tài sản: Tổng giá trị nợ Tỷ số nợ so với tổng tài sản (DR) = Tổng tài sản Ý nghĩa: số này đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này cho thấy ứng với 100 đồng TS của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng do chủ nợ cung cấp. Tỷ số khả năng trả lãi: Lợi nhuận trước thuế và lãi Tỷ số trang trải lãi vay(TIE) = Chí phí lãi vay 12 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Ý nghĩa: Hệ số này cho biết một doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi của nó đến mức nào. Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn. Tỷ lệ trả lãi thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm EBIT xuống dưới mức nợ lãi mà doanh nghiệp phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. 1.5.4 Chỉ tiêu về hệ số hiệu suất hoạt động 1.5.4.1 Kỳ thu tiền bình quân Tỷ số này cho chúng ta biết chất lượng quản lý các khoản phải thu và hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp. Vòng quay khoản phải thu: Doanh thu thuần trong kỳ Vòng quay khoản phải thu = Giá trị khoản phải thu bình quân trong kỳ Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết trong 1 kỳ khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng để tao ra doanh thu cho doanh nghiệp. tỷ số này càng cao càng tốt. Kỳ thu tiền bình quân: Khoản phải thu*360 Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu thuần trong kỳ Ý nghĩa: kỳ thu tiền bình quân cho thấy doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày để thu hồi được khoản phải thu. Tỷ số này theo nguyên tắc thì càng thấp càng tốt tuy nhiên, phải căn cứ vào từng thời điểm cụ thể. 1.5.4.2 Vòng quay hàng tồn kho Doanh thu thuần trong kỳ Vòng quay hàng tồn kho = Giá trị hàng tồn kho bình quân Ý nghĩa: tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết hàng hóa luân chuyển bao nhiêu vòng SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 13
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân trong kỳ để tạo ra doanh thu, tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho có hiệu quả, bởi vì vòng quay hàng tồn kho cao, doanh nghiệp giảm được chi phí bảo quản, hao hụt, giảm vốn ứ đọng dưới dạng hàng tồn kho. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. 1.5.4.3 Vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần trong kỳ Vòng quay tổng tài sản= Giá trị tổng tài sản bình quân Ý nghĩa: tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, cho biết 1 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp. Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. 1.5.4.4 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn Hiệu suất sử dụng vốn: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn= Tổng vốn bình quân Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết 1 đồng vốn của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu quả sử dụng vốn: Lợi nhuận thuần Hiệu quả sử dụng vốn= Tổng vốn bình quân Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết 1 đồng vốn mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong đó: 14 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Vốn đầu kỳ + vốn cuối kỳ Vốn bình quân = 2 1.5.4.5 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động Lao động là một trong 3 yếu tố đầu vào có tính chất quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, sử dụng tốt yếu tố lao động về mặt số lượng và thời gian lao động, tận dụng hết năng lực của người lao động sẽ làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng lợi nhuận (tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh). Doanh thu bình quân lao động: Doanh thu thuần trong kỳ Doanh thu bình quân lao động = Số lao động Ý nghĩa: tỷ số này cho biết một lao động mang lại bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp. Lợi nhuận bình quân lao động: Lợi nhuận thuần trong kỳ Lợi nhuận bình quân lao động = Số lao động Ý nghĩa: tỷ số này cho biết một lao động mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh thu bình quân quỹ lương: Doanh thu thuần trong kỳ Doanh thu bình quân quỹ lương = Tổng quỹ lương Ý nghĩa: tỷ số này cho biết một đồng lương mang lại bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp. Lợi nhuận bình quân quỹ lương: Lợi nhuận thuần trong kỳ Lợi nhuận bình quân quỹ lương = Tổng quỹ lương Ý nghĩa: tỷ số này cho biết một đồng lương mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 15
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Lương bình quân lao động: Tổng lương Lương bình quân lao động = Tổng số lao động Ý nghĩa: tỷ số này cho biết với mỗi lao động, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng lương để chi trả. 16 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHÀ HÀNG LA VILLA 2.1 Tổng quan về nhà hàng La Villa 2.1.1 Giới thiệu chung Tên doanh nghiệp đăng ký: công ty TNHH MTV TM-DV NHÀ HÀNG VILLA Tên nhà hàng: Nhà hàng La Villa (La Villa French Restaurant) Loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn. Năm hoạt động chính thức: 2011 Địa chỉ: 14 Ngô Quang Huy, An Phu Suprior Compound, Thảo Điền, Quận 2, Hồ Chí Minh. Phone: 08 3898 2082 Mô tả địa điểm: ở gần siêu thị An Phú (An Phú Supermarket); xa lộ Hà Nội rẽ phải vào Thảo Điền, chạy thẳng đến siêu thị An Phú nhìn tay trái sẽ thấy đường Ngô Quang Huy; tiếp tục đi vào đường Ngô Quang Huy khoảng 300m là đến La Villa. Website: www.lavilla-restaurant.com.vn Mail: reservation@lavilla-restaurant.com.vn Sức chứa của nhà hàng: 50-100 người. Nói đến ẩm thực Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh, không thể không nhắc tới La Villa. Điều đầu tiên khiến nhà hàng chiếm cảm tình của thực khách chính là không gian xinh đẹp và sang trọng của khu biệt thự tại Thảo Điền, được bài trí công phu theo phong cách Pháp. Mỗi bữa tiệc nơi đây là một kỷ niệm đáng nhớ, với những món ăn độc đáo được chọn lựa và chế biến kỳ công bởi Thierry Mounon, đầu bếp người Pháp có nhiều năm kinh nghiệm, từng đảm nhiệm vị trí giám đốc ẩm thực tại Resort & Spa cao cấp Princess d’Annam. Bắt đầu bữa ăn với món Duck foie-gras terrine demi-cuite (gan ngỗng đút lò ăn kèm mứt dâu rừng) tan chảy trong miệng hay Oignon soup (súp hành) thơm nức SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 17
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân làm ấm lòng người, tiếp tục với tôm hùm Phan Thiết đốt rượu mạnh vừa thơm vừa đậm đà hay lườn vịt áp chảo mềm thơm, kết thúc bằng Concorde a la framboise (bánh chocolate với dâu rừng), nhâm nhi kèm với các loại rượu mà chủ nhân nhà hàng ân cần tư vấn, thực khách sẽ hiểu tại sao La Villa thường được khách sành ăn tại thành phố đánh giá rất cao. La Villa cũng phục vụ các bữa ăn theo phần vào buổi trưa và tối. 2.1.2 Hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa 2.1.2.1 Sản phẩm và dịch vụ Các sản phẩm của nhà hàng chủ yếu là món ăn và tráng miệng của Pháp. A la carte: món khai vị-món chính (từ biển hoặc từ thịt)-phô mai Pháp-món tráng miệng. FIRST COURSE Duck Foie Gras Terrine “Mi-Cuite” Sea Scallops Carpaccio Marinated with Truffle Oil and White Pepper Melt in Mouth Crab Ravioles Cailettle Provencale of Pig in the Style of my Grandfather Tomatoes, Eggplant and Mozarella Millefeuille Mussel Soup with Saffron Veal Sweetbread and Asparagus Codfish Brandade and Italian Truffles, Sun Dried Tomatoes and Light Garlic Cream MAIN COURSE from THE SEA Grilled Sea Bass Filet with Olive Oil The Bouillabaisse in the Style of the Chef Lightly Seared Tuna Cubes with Marjoram Oil Pan Seared Sea Scallops on Plancha Two Iceland Fish, Halibut and Acadian Redfish, Steamed and Pan fried Atlantic Scampi Pan Fried on the Plancha Whole Canadian Lobster from our Fish Tank (≥1000g) with Olive Oil and Sake 18 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân MAIN COURSE from THE MEAT “Black Angus” Australian Beef Tenderloin Just Pan Fried Roasted Australian Lamb Duo Mashed « Coco » Beans with Juice , French Andouillette AAAAA Oven-baked French Duck Breast Panfried Sautéed Potatoes with “Graisse de Canard” and Parsley Young Australian Veal Rib French Pigeon and Languedoc Red Wine Juice The Cockerel « La Villa » Style THE CHEESE Our French Cheese Trolley THE DESSERT Lemon Tart with Italian Meringue Chocolate Moelleux Apple Tart Paris-Brest (Parisian French Pastry, Hazelnut Cream and Chantilly) Millefeuille (Puff Pastry Layers and Custard Cream with French Fondant) L’Eclair de La Villa, Pistache et Framboise Le Baba au Rhum (French Savarin Pastry with Rum Flavor) Le Gratin de Fruits de Saison Le Soufflé au Grand Marnier Set Menu gồm 4 loại: Menu Petite Villa: Gồm Món khai vị, món chính, và món tráng miệng. Khách lựa chọn món ăn từ thực đơn A La Carte, ngoại trừ món Foie Gras đối với món khai vị, và Lobster đối với món chính. Menu De La Villa: Gồm món khai vị, món chính, món phô mai Pháp và món tráng miệng. Cũng giống như Menu Patite Villa, khách lựa chọn món ăn từ thực đơn A La Carte, ngoại trừ món Foie Gras đối với món khai vị, và Lobster đối với món chính. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 19
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Menu De La Villa Gourmet: Gồm món khai vị, món chính từ biển hoặc món chính từ thịt, phô mai Pháp và món tráng miệng. Khách lựa chọn bất cứ món nào từ thực đơn A La Carte Degustation Menu: Gồm 10 món được chính bếp trưởng lựa chọn, và tất cả thực khách trong cùng bàn phải dùng chung 1 menu này. Nhà hàng có rất nhiều dịch vụ kèm theo như: wifi, tặng hoa ngày sinh nhật, giao bánh tận nhà 2.1.2.2 Thị trường khách hàng Bảng 2.1: Cơ cấu khách hàng năm 2011, 2012, 2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng lượng khách 3930 100% 5181 100% 8445 100% Khách Âu 3576 91% 4611 89% 7938 94% Khách Á 314 8% 518 10% 338 4% Khách Việt 40 1% 52 1% 169 2% (Nguồn: phòng kế toán nhà hàng La Villa) 2.1.3 Cơ cấu tổ chức 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức Biểu đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của nhà hàng Junior Chef Staffs Chef Senior Souschef Commis Chef Staffs Pastry Chef Staffs Hostess Manager Restaurant Waiter/Wairtress Captians Cashers Senior Restaurant Supervisor Restaurant Manager Bartender Bartenders Captians Sales & Marketing Security & technic Staffs deparment (Nguồn: phòng nhân sự nhà hàng La Villa) 20 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân 2.1.3.2 Chức năng từng bộ phận Tính từ năm 2011 đến năm 2013 thì nhân sự của nhà hàng có sự thay đổi liên tục. Năm 2011 số lượng nhân sự là 42 người, sang năm 2012 tổng nhân sự là 39 người và đến nmw 2013 số lượng lai tiếp tục giảm còn 32 người. Ban giám đốc: gồm có 3 người, có trách nhiệm và quyền hạn quản lí chung lĩnh vực kinh doanh là nhà hàng. Đồng thời, tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược, cũng như tuyển dụng nhân viên. Bộ phận sale & marketing: 1 người, có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp cho giám đốc và chịu sự giám sát của giám đốc. Xây dựng chiến lược tiếp thị và mở rộng thị trường để đem lại nguồn khách ổn định cho nhà hàng. Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng tốt nhất để khách trở lại. Quảng bá hình ảnh nhà hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ phận nhà hàng: Người quản lý nhà hàng : 3 người, là người chịu trách nhiệm điều khiển toàn bộ hoạt động ăn uống của nhà hàng. Có nhiệm vụ quản lý chất lượng món ăn, đồ uống; quản lý, giám sát và đào tạo nhân viên; tư vấn cho ban chỉ huy kế hoạch phát triển Là người chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc. Bộ phận bàn: gồm 15 nhân viên Nhân viên phục vụ (12 người): có trách nhiệm chào đón, đưa khách vào bàn và đáp ứng nhu cầu của khách trong phạm vi nhà hàng, luôn tạo cho khách cảm giác hài lòng trong suốt quá trình khách dùng bữa. Hostess (nhân viên tiếp đón) (1 người): nhiệm vụ của nhân viên đón tiếp là đón khách, nắm rõ tình trạng booking và bàn trong nhà hàng để phối hợp với nhân viên phục vụ sắp xếp vị trí cho khách nếu có sự thay đổi, trông coi xe của khách, gọi taxi (phối hợp cùng với bảo vệ). Thông thường nhân viên đón tiếp là đầu mối giao tiếp đầu tiên, cuối cùng với khách hàng vì nhân viên đón tiếp thường đứng ở cổng. Nhân viên bar (2 người): chịu trách nhiệm pha chế rượu, quản lí nước uống cho khách Ngoài ra, còn có nhân viên kiểm hàng và nhân viên học việc. Nhân viên thu ngân (3 người): kiểm tra tiền trước khi nhà hàng mở cửa đón khách, lên hóa đơn tính tiền cho khách, tổng kết tiền sau khi nhà hàng hết khách. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 21
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Bộ phận kĩ thuật và bảo vệ: 2 người + Bộ phận kĩ thuật: thường xuyên kiểm tra các thiết bị trong nhà hàng. Nếu có hư hỏng sẽ báo cho ban quản lí và tiến hành sửa chữa. + Bộ phận bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ an ninh và an toàn cho khách và nhà hàng, trông coi xe của khách. Bộ phận bếp (18 người): chuẩn bị nguyên liệu, ra thực đơn và chế biến món ăn, nhân viên tạp vụ lau dọn khu vực bếp, rửa ly, đĩa 2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa 2.2.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.2.1.1 Thực trạng tình hình doanh thu Biểu đồ 2.2: Doanh thu nhà hàng năm 2011, 2012, 2013 Tổng DT 11,331,021,36 7 8,206,433,453 9,189,205,083 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng La Villa) Bảng 2.2: Thống kê doanh thu năm 2011, 2012, 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DTBH&CCDV Đồng 8,123,450,000 9,089,351,000 11,200,456,000 DTT Đồng 7,918,919,980 8,838,716,330 10,906,357,247 DTHĐTC Đồng 57,458,573 67,433,853 74,365,620 TN khác Đồng 230,054,900 283,054,900 350,298,500 Tổng DT Đồng 8,206,433,453 9,189,205,083 11,331,021,367 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng La Villa) 22 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Nhìn chung, doanh thu của nhà hàng đều tăng qua các năm. Nhưng để thấy rõ mức độ gia tăng ta xét từng thành phần cụ thể. Bảng2.3: Mức biến động doanh thu năm 2011, 2012, 2013 Mức biến động năm sau so với năm trước 2012/2011 2013/2012 ±(đồng) % ±(đồng) % DTBH&CCDV 965,901,000 11.89 2,111,105,000 23.23 DTT 919,796,350 11.62 919,796,350 23.39 DTHĐTC 9,975,280 17.36 6,931,767 10.28 TN khác 53,000,000 23.04 67,243,600 23.77 Tổng DT 982,771,630 1.98 2,141,816,284 3.31 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng La Villa) Từ bảng 2.3 cho ta thấy doanh thu tăng qua các năm nhưng tỷ lệ không giống nhau. Tổng doanh thu từ năm 2011 đến năm 2012 tăng 12.23% tương đương với 1,028,876,280 đồng; đến năm 2013 tăng 23.15% tương đương với 2,185,280,367 đồng so với năm 2012. Cụ thể: Từ năm 2011 đến năm 2012: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 11.98% (965,901,000 đồng). Doanh thu thuần tăng 11.62% (919,796,350 đồng). Doanh thu từ hoạt động tài chính (thành phần ít nhất trong tổng doanh thu) tăng 17.36% (9,975,280 đồng). Thu nhập khác tăng 23.04% (53,000,000 đồng). Từ năm 2012 đến năm 2013: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 23.23% (2,111,105,000 đồng). Doanh thu thuần tăng 23.39% (919,796,350 đồng). Doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ tăng 10.28% (6,931,767 đồng),tốc độ giảm khá nhiều so với năm trước (giảm 7.08%). Thu nhập khác tăng 23.77% (67,243,600 đồng). SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 23
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Bảng 2.4: Cơ cấu doanh thu năm 2011, 2012, 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DTT % 96.50 96.19 96.25 DTHĐTC % 0.70 0.73 0.66 TN khác % 2.80 3.08 3.09 Tổng DT % 100 100 100 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng La Villa) Xét về cơ cấu doanh thu, thông qua bảng 2.4 ta thấy rằng doanh thu thuần chiếm tỷ trọng cao nhất (96.50%năm 2011; 96.19% năm 2012; 96.25% năm 2013). Tuy nhiên ,tỷ trọng này có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Nguyên nhân là do các khoản giảm trừ tăng lên. Các khoản giảm trừ bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, thuế GTGT Ngoài hoạt động kinh doanh chính là dịch vụ ăn uống, nhà hàng còn có thu nhập từ hoạt động tài chính và một số hoạt động khác. Phần doanh thu này có sự biến động qua các năm. Cụ thể: thu nhập từ hoạt động tài chính chiếm 0.70% năm 2011; 0.73% năm 2012 và 0.66% năm 2013; thu nhập khác chiếm 2.80% năm 2011; 3.08% năm 2012 và 3.09% năm 2013. Nói chung, tuy doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác có tốc độ tăng trưởng thất thường nhưng đây không phải là chỉ tiêu chính trong tổng doanh thu nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể. Tóm lại, ta thấy rằng doanh thu tăng liên tục qua các năm nhưng chúng ta chưa thể khẳng định rằng doanh nghiệp những năm sau hoạt động hiệu quả hơn năm trước hay không vì còn phải xem xét đến chi phí, chỉ có thể thấy được rằng lượng hàng bán tăng lên hoặc giá cả tăng lên so với năm trước. 24 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân 2.2.1.2 Thực trạng chi phí Bảng 2.5: Thống kê chi phí năm 2011, 2012, 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 GVHB Đồng 4,212,340,000 4,502,324,000 4,823,580,000 CPBH Đồng 123,420,642 130,124,500 143,453,290 CPQLDN Đồng 1,902,345,000 2,123,500,000 2,353,600,340 CPLV Đồng 57,458,573 67,433,853 74,365,620 CP khác Đồng 110,345,000 120,003,005 130,244,320 Tổng CP Đồng 6,405,909,215 6,943,385,358 7,525,243,570 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng La Villa) Biểu đồ 2.3: Chi phí năm 2011, 2012, 2013 Tổng chi phí 7450877950 6875951505 6348450642 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng La Villa) Từ bảng 2.5 và biểu đồ 2.3 Ta thấy chi phí tăng liên tục qua các năm nhưng tỷ lệ lại không giống nhau. Để thấy rõ hơn điều đó, ta đi vào phân tích chi tiết từng thành phần cấu thành chi phí. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 25
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Bảng 2.6: Mức biến động chi phí năm 2011, 2012, 2013 Chỉ tiêu Mức biến động năm sau so với năm trước 2012/2011 2013/2012 ±(đồng) % ±(đồng) % GVHB 289,984,000 6.9 321,256,000 7.14 CPBH 6,703,858 5.43 13,328,790 10.24 CPQLDN 221,155,000 11.63 230,100,340 10.84 CPLV 9,975,280 17.36 6,931,767 10.28 CP khác 9,658,005 8.75 10,241,315 8.53 Tổng CP 537,476,143 8.39 581,858,212 8.38 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng La Villa) Tổng chi phí năm 2012 tăng 8.39% (536,476,143 đồng) so với 2011, đến năm 2013 chi phí lại tiếp tục tăng thêm 8.38% (581,858,212 đồng) so với năm 2012(tốc dộ tăng giảm 1%). Cụ thể: Tăng nhiều nhất đó là chi phí bán hàng năm 2012 so với 2011 là 5.43% (6,703,858 đồng) và 10.24% (13,328,790 đồng) của năm 2013 so với 2012. Giá vốn hàng bán tăng 6.9% (289,984,000 đồng) năm 2012 so với 2011 và tăng 7.14% (321,256,000 đồng) năm 2013 so với 2012. Trong đó, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí lãi vay và chi phí khác có tốc độ tăng giảm lại. Nếu chi phí quản lí doanh nghiệp là 11,63% (221,155,000 đồng) năm 2012 so với 2011, thì sang năm 2013 tốc độ này chỉ còn 10.84% (230,100,340 đồng) so với 2012. Chi phí lãi vay năm 2012 tăng 17.36% (9,975,280 đồng) sang đến năm 2013 chi phí phí vay chỉ tăng 10.28% (6,931,767 đồng) tức là tốc độ tăng đã giảm 7.08%. Chi phí khác từ 8.75% (9,658,005 đồng) năm 2012 so với 2011 xuống còn 8.53% (10,241,315đồng) năm 2013 so với năm 2012. Tuy tốc độ giảm của chi phí không nhiều nhưng đây là dấu hiệu tốt về việc bắt đầu giảm chi phí của nhà hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 26 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Bảng 2.7: Cơ cấu chi phí năm 2011, 2012, 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 GVHB % 65.76 64.84 64.10 CPBH % 1.93 1.87 1.91 CPQLDN % 29.70 30.58 31.28 CPLV % 0.90 0.97 0.99 CP khác % 1.72 1.73 1.73 Tổng CP % 100 100 100 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng La Villa) Thông qua bảng 2.7, ta nhận thấy rằng trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất và có biến động liên tục qua các năm. Năm 2011 GVHB chiếm 65.76% năm 2011; năm 2012 là 64.84%, năm 201 3 là 64.10% trong tổng chi phí của nhà hàng. Tuy tỷ trọng giá vốn hàng bán qua các năm có giảm đi so với tổng chi phí nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. CPQLDN, CPBH, CPLV và chi phí khác chiếm tỷ trọng thấp hơn, cụ thể là: Chiếm tỷ trọng cao thứ 2 là chi phí quản lý doanh nghiệp với 29.70% năm 2011; 30.58% năm 2012; 31.28% năm 2013. Tỷ trọng này ngày càng tăng cho thấy mức ảnh hưởng ngày càng lớn trong tổng chi phí. Chi phí bán hàng, chi phí lãi vay và chi phí khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, tương đối không ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí. Chi phí bán hàng năm 2011 là 1.93%, năm 2012 là 1.87%, năm 2013 là 1.91%. nhà hàng đã quản lý chi phí bán hàng khá tốt, vì tỷ trọng của chi phí bán hàng có xu hướng giảm. Chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ 0.90% vào năm 2011; 0.97% vào năm 2012 và 0.99% vào năm 2013. Chi phí bán hàng chiếm 1.72% năm 2011; 1.73% năm 2012 và 1.73% năm 2013. Tỷ trọng của thành phần này không tăng, chứng tỏ nhà hàng đã quan tâm đến việc giảm tối đa chi phí không cần thiết. Tóm lại, chi phí của nhà hàng tăng hàng năm tuy nhiên từng bộ phận chi phí có biến động với chiều hướng khác nhau. Trong đó, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, chi phí lãi vay và chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của nhà hàng. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 27
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân 2.2.1.3 Thực trạng tình hình lợi nhuận Biểu đồ 2.4: Lợi nhuần thuần năm 2011, 2012, 2013 Lợi nhuận thuần 2835304459 1673135695 1341390577 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của nhà hàng La Villa) Bảng 2.8: Thống kê lợi nhuận năm 2011, 2012, 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 LNG Đồng 3,706,579,980 4,336,392,330 6,082,777,247 LNHĐKD Đồng 1,680,814,338 2,082,767,830 3,585,723,617 LNTT Đồng 1,800,524,238 2,245,819,725 3,805,777,797 LNST Đồng 1,341,390,557 1,673,135,695 2,835,304,459 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của nhà hàng La Villa) Từ bảng 2.8, ta thấy rằng lợi nhuận của nhà hàng liên tục tăng qua các năm. Bảng 2.9: Mức biến động lợi nhuận năm 2011, 2012, 2013 Mức biến động năm sau so với năm trước Chỉ tiêu 2012/2011 2013/2012 ±(đồng) % ±(đồng) % LNG 629,812,350 17.00 1,746,384,917 40.30 LNHĐKD 401,953,492 23.91 1,502,955,787 72.17 LNTT 445,295,487 24.73 1,559,958,072 69.46 LNST 331,745,138 24.73 1,162,168,764 69.46 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của nhà hàng La Villa) 28 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Từ năm 2011 đến năm 2012: lợi nhuận gộp tăng 17.00% (629,812,350 đồng); lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 23.91% (401,953,492 đồng); lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế có tỷ lệ tăng giống nhau là 24.73%, tuy vậy, giá trị lại không giống nhau, lợi nhuận trước thuế tăng 445,295,487 đồng, còn lợi nhuận sau thuế tăng 331,745,138 đồng. Từ năm 2012 đến 2013: tất cả các khoản đều tăng xấp xỉ gấp 3 lần so với năm trước. Lợi nhuận gộp tăng 40.30% (1,746,384,917 đồng); lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 72.17% (1,502,955,787 đồng); lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế có tỷ lệ tăng như nhau là 69.46% trong đó, giá trị tăng lợi nhuận trước thuế là 1,559,958,072 đồng, giá trị tăng lợi nhuận sau thuế là 1,162,168,764 đồng. Điều này cho thấy rằng nhà hàng đã thực sự hoạt động có hiệu quả qua các năm. 2.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa 2.2.2.1 Đánh giá về khả năng sinh lời Để đánh giá khả năng sinh lời của hoạt động của nhà hàng, ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đã đề cập ở chương 1. Theo cách này ta có các bảng số liệu sau: Bảng 2.10: Các chỉ số tài chính liên quan đến khả năng sinh lời Chỉ số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DTT Đồng 7,918,919,980 8,838,716,330 10,906,357,247 LNST Đồng 1,341,390,557 1,673,135,695 2,835,304,459 LNTT&LV Đồng 1,857,982,811 2,313,253,578 3,880,143,417 TTSBQ Đồng 6,528,128,827 7,887,766,174 9,563,241,812 VCSHBQ Đồng 4,325,840,078 4,396,130,157 4,776,730,157 Khách bình quân Đồng 3930 5181 8445 (Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của nhà hàng La Villa) SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 29
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Bảng 2.11: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời Năm Năm Năm Biến động (±) Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2012/2011 2013/21012 Tỷ số lãi % 17 19 26 2 7 ròng Khả năng sinh lợi so % 20.55 21.21 29.65 0.66 8.44 với TTSBQ Khả năng sinh lợi so % 31.01 38.06 59.36 7.05 21.3 với VCSHBQ Tỷ số sinh % 28.46 29.33 40.57 0.87 11.25 lợi cơ bản Khả năng sinh lợi trên Đồng/người 341,321 322,937 335,738 -18,384 12,801 khách (Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của nhà hàng La Villa) Đánh giá: từ bảng số liệu trên cho ta thấy trong 3 năm hoạt động 2011-2013 thì nhà hàng luôn hoạt động có lợi nhuận. Các tỷ số cho thấy mức sinh lợi luôn ở mức cao, nghĩa là với 1 đơn vị đầu vào mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Hay nói một cách khác, trong năm 2011-2013 nhà hàng đã luôn hoạt động có hiệu quả, sử dụng các yếu tố đầu vào rất tốt. Cụ thể là: Tỷ số lãi ròng: Tỷ suất lãi ròng của nhà hàng có xu hướng tăng mỗi năm. Năm 2012 tăng nhẹ 2% từ 17% năm 2011 lên 19%, đến năm 2013 tỷ lệ tăng là 7% tăng từ 19% năm 2012 lên 26%. Từ đó cho ta thấy rằng, với mỗi 100 đồng doanh thu thuần nhà hàng thu được 17 đồng lợi nhuận năm 2011, 19 đồng lợi nhuận năm 2012 và 26 đồng lợi nhuận năm 2013. 30 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Nhìn chung, qua 3 năm 2011, 2012, 2013 thì tỷ số này của nhà hàng là tương đối cao. Tỷ số này cho thấy nhà nhà đã luôn hoạt động có hiệu quả, luôn mang lại lợi nhuận cao. Khả năng sinh lợi so với tài sản: Khả năng sinh lợi so với tài sản đều tăng qua các năm. Từ năm 2011 đến năm 2012 tỷ số này tăng 0.66% từ 20.55% lên 21.21%, sang đến năm 2013 tỷ số này đạt mức 29.65% tăng 8.44% so với năm 2012. Tỷ số này cho ta thấy rằng với 100 đồng tài sản nhà hàng bỏ ra thì lợi nhuận thu được là 20.55 đồng vào năm 2011, 22.21 đồng vào năm 2012 và 29.65 đồng vào năm 2013. Nhìn chung, tỷ số này của nhà hàng là khá lớn, cho thấy nhà hàng đã sử dụng tài sản của mình rất hiệu quả. Khả năng sinh lợi so với VCSH: Tỷ số này tăng nhanh qua các năm. Năm 2012 tỷ số này tăng 7.05% từ 31.01% năm 2011 lên 38.06%, sang năm 2013 tỷ số này là 59.36% tăng 21.3% so với năm 2012. Điều này có nghĩa là với 100 đồng VCSH nhà hàng thu lợi nhuận được 31.01 đồng vào năm 2011, 38.06 đồng vào năm 2012 và 59.36 đồng vào năm 2013. Khả năng sinh lợi so với VCSH là chỉ tiêu có giá trị cao nhất trong các chỉ tiêu sinh lời. điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà hàng là rất tốt, cần duy trì và phát huy thêm. Tỷ số sinh lợi cơ bản: Nhìn chung, tỷ số sinh lợi cơ bản tăng nhanh qua các năm. Nếu năm 2011 tỷ số này ở mức 28.46% thì sang năm 2012 tỷ số này tăng 0.87% lên mức 29.33%, và đến năm 2013 tỷ số này đạt mức 40.57% tăng 11.25% so với năm 2012. Hay nói khác khác, với 100 đồng tài sản bình quân, tạo ra cho nhà hàng 28.46 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2011, 29.33 đồng vào năm 2012 và 40.57 đồng vào năm 2013. Điều này cho ta thấy nhà hàng đã hoạt động hiệu quả trong năm 2011-2013. Khả năng sinh lợi trên tổng lượng khách: Tỷ số này có biến động qua các năm. Nếu năm 2011 tỷ số này là 341,321 đồng/khách thì đến năm 2012 tỷ số này giảm 18,384 đồng/khách xuống còn SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 31
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân 322,937 đồng/khách. Đến năm 2013, tỷ số này lại tăng nhẹ (12,801 đồng/khách) lên 335,738 đồng/khách nhưng so với năm 2011 thì vẫn còn thấp. Qua 3 năm, nhìn chung thì tỷ số này giá trị tương đối, nhà hàng cần có biện pháp để tăng lợi nhuận trên khách hàng. Tóm lại, nhà nhà đã sử dụng có hiệu quả các yếu tố như VCSH, TTS, đồng thời cũng đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong suốt quá trình kinh doanh của nhà hàng. Tuy luôn đạt hiệu quả cao, nhưng nhà hàng vẫn phải luôn xem xét mọi khía canh để nhanh chóng đưa ra cách khắc phục khi có tỷ số trên có biến động. 2.2.2.2 Đánh giá về khả năng thanh toán Bảng 2.12: Chỉ số tài chính liên quan đến khả năng thanh toán ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TSLĐ Đồng 7,070,564,222 7,958,998,097 9,783,286,869 HTK Đồng 1,692,101,286 911,524,102 355,779,451 NNH Đồng 2,340,865,731 3,949,423,184 4,914,617,006 Tổng nợ Đồng 2,494,865,731 4,129,423,184 5,114,617,006 TTS Đồng 7,141,037,447 8,634,494,901 10,491,988,722 LNTT&LV Đồng 1,857,982,811 2,313,253,578 3,880,143,417 CPLV Đồng 57,458,573 67,433,853 74,365,620 (Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của nhà hàng La Villa) 32 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Bảng 2.13: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Năm Năm Năm Biến động(±) Chỉ số ĐVT 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tỷ số thanh khoản Lần 3.02 2.02 1.99 -1 -0.03 hiện thời Tỷ số thanh khoản Lần 2.30 1.78 1.92 -0.52 0.14 nhanh Tỷ số nợ so với TTS Lần 0.36 0.49 0.50 0.13 0.01 Tỷ số trang trải lãi Lần 32.34 34.30 52.18 1.97 17.87 vay (Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của nhà hàng La Villa) Đánh giá: Tỷ số thanh khoản hiện thời: ta thấy rằng tỷ số thanh khoản hiện thời giảm rõ rệt qua mỗi năm. Nếu năm 2011 tỷ số này là 3.02 thì sang năm 2012 tỷ số giảm đi 1, chỉ còn 2.02, đến năm 2013 chỉ còn 1.99. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của nhà hàng giảm đi đáng kể. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn tăng nhiều trong khi tài sản lưu động chỉ tăng vọt rất ít. Tỷ số này cho biết với 1 đồng NNH thì nhà hàng có 3.02 đồng TSLĐ năm 2011, 2.02 đồng TSLĐ năm 2012 và 1.99 đồng TSLĐ năm 2013 sẵn sàng thanh toán. Tuy tỷ số này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn nhưng nhà hàng cần phải quan tâm hơn. Tỷ số thanh khoản nhanh: cũng giống như tỷ số thanh khoản hiện thời, tỷ số thanh khoản nhanh cũng có xu hướng giảm. Cao nhất vẫn là năm 2011 với 2.39, đến năm 2012 tỷ số này giảm còn 1.78. Đến năm 2013 tỷ số này có chuyển biến tăng nhẹ 1.92. Ta thấy được với 1 đồng NNH nhà hàng có 2.39 đồng năm 2011, 1.78 đồng năm 2012, 1.92 đồng năm 2013 (đã trừ khoản hàng tồn kho) sẵn sàng thanh toán. Tỷ số nợ so với TTS: tỷ số này có xu hướng tăng. Năm 2011 tỷ số này là 0.36, sang đến năm 2012 tỷ số này tăng 0.13 lên mức 0.49, và đến năm 2013 tỷ số này ở mức 0.50 tăng 0.01 so với năm 2012. Hay nói cách khác, với 1 đồng tài sản của nhà hàng thì có 0.36 đồng nợ góp vào trong năm 2011, 0.49 đồng nợ góp vào SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 33
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân trong năm 2012, và 0.50 đồng nợ góp vào trong năm 2013. Như vậy, thành phần nợ tham gia vào vốn kinh doanh đang ngày càng tăng, điều này làm khả năng tự chủ về mặt tài chính của nhà hàng giảm đi rất nhiều. Tỷ số trang trãi lãi vay: nhìn chung, tỷ số này có xu hướng tăng qua mỗi năm cho thấy nhà hàng đủ khả năng thanh toán lãi vay nhanh chóng. Nói một cách ngắn gọn, năm 2011 tỷ số này là 32.34, sang đến năm 2012 tỷ số này tăng lên 34.30 lần tăng 1.97 lần, đến năm 2013 tỷ số này là 52.18 lần tăng 17.87 lần.  Tóm lại, qua các phân tích trên ta thấy rằng khả năng thanh toán của nhà hàng là khá tốt, nhưng lại khá biến động, thành phần nợ tham gia vào vốn đầu tư có xu hướng tăng. Nhà hàng cần chú ý điều chỉnh. 2.2.2.3 Đánh giá về hệ số hiệu suất hoạt động Bảng 2.14: Chỉ số liên quan đến hiệu suất hoạt động Chỉ số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DTT Đồng 7,918,919,980 8,838,716,330 10,906,357,247 KPTBQ Đồng 886,252,368 559,575,687 1,018,438,511 HTKBQ Đồng 1,056,511,002 1,301,812,694 633,651,777 TTSBQ Đồng 6,528,128,827 7,887,766,174 9,563,241,812 Chỗ Chỗ ngồi bình quân 48 48 48 ngồi Khách hàng bình quân Người 3930 5181 8445 (Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của nhà hàng La Villa) 34 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Bảng 2.15: Chỉ tiêu hệ số hoạt động Năm Năm Năm Biến động(±) Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Vòng quay Vòng 8.94 15.80 10.71 6.86 -5.09 KPT Vòng quay Vòng 7.50 6.79 17.21 -0.71 10.42 HTK Vòng quay Vòng 1.21 1.12 1.14 -0.09 0.02 TTS Hệ số sử dụng Người/chỗ 81.88 107.94 175.94 26.06 68.00 chỗ ngồi ngồi (Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của nhà hàng La Villa) Đánh giá: Vòng quay KPT: tỷ số này không ổn định qua các năm. Năm 2011 tỷ số này là 8.94 vòng. Năm 2012 tỷ số này tăng lên 15.80 vòng( tăng 6.86 vòng). Sang năm 2013 tỷ số này giảm còn 10.71 vòng (giảm 5.09 vòng). Điều này cho ta thấy giá trị khoản phải thu của nhà hàng không ổn định, đây cũng thể hiện tính mùa vụ trong kinh doanh nhà hàng. Vòng quay HTK: nhìn chung vòng quay hàng tồn kho không ổn định qua các năm. Từ năm 2011 đến năm 2012 vòng quay HKT giảm từ 7.50 vòng xuống còn 6.79 vòng (giảm 0.71 vòng). Tuy vậy, sang đến năm 2013, vòng quay HTK tăng nhanh đạt 17.72 vòng (tăng 10.42 vòng) Qua đó, ta thấy rằng nhà hàng quản trị hàng tồn kho rất có hiệu quả, tuy trong năm 2012 số vòng quay giảm nhưng nhà hàng đã nhanh chóng khắc phục được và đạt hiệu quả rất cao. Vòng quay TTS: đây cũng là một tỷ số không ổn định qua các năm. Năm 2011 tỷ số này là 1.21 vòng, đến năm 2012 tỷ số này còn 1.12 vòng (giảm 0.09 vòng), sang đến năm 2013 tỷ số này lại tăng lên 1.14 vòng (tăng 0.02 vòng). Qua đó, cho ta biết được rằng với 1 đồng tài sản bình quân bỏ ra nhà hàng thu về được 1.21 đồng doanh thu năm 2011; 1.12 đồng doanh thu năm 2012 và 1.14 đồng doanh thu năm 2013. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 35
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản của nhà hàng chưa thật hiệu quả. Nhà hàng cần đưa ra cách khắc phục nhanh chóng. Hệ số sử dụng chỗ ngồi: qua bảng 2.15 ta thấy hệ số sử dụng chỗ ngồi tăng nhanh qua các năm. Năm 2011 là 81.88 người/chỗ ngồi thì đến năm 2012 hệ số này là 107.94 người/chỗ ngồi và sang đến năm 2013 hệ số này là 175.94 người/chỗ ngồi.  Nhìn chung, trong 3 năm 2011-2013, các chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động của nhà hàng không ổn định, lúc giảm, lúc tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do tính mùa vụ trong kinh doanh nhà hàng, một đặc trưng của ngành thương mại-dịch vụ 2.2.2.4 Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn Bảng 2.16: Chỉ số tài chính liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DTT Đồng 7,918,919,980 8,838,716,330 10,906,357,247 LNT Đồng 1,341,390,557 1,673,135,695 2,835,304,459 Vốn bình Đồng 6,528,128,827 7,887,766,174 9,563,241,812 quân (Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của nhà hàng La Villa) Bảng 2.17: Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn Năm Năm Năm Biến động (±) Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Hiệu suất sử dụng Lần 1.21 1.12 1.14 -0.09 0.02 vốn Hiệu quả sử dụng Lần 0.20 0.21 0.30 0.01 0.08 vốn (Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của nhà hàng La Villa) Đánh giá: Hiệu suất sử dụng vốn: hiệu suất sử dụng vốn của nhà hàng không ổn định qua các năm. Năm 2011 tỷ số này là 1.21 lần. Sang năm 2012 tỷ số này giảm còn 1.12 lần (đã giảm 0.09 lần). Đến năm 2013, tỷ số này tăng nhẹ 0.02 lần lên 1.14 lần. Điều này có nghĩa là với một đồng vốn bình quân bỏ ra nhà hàng thu lại được 1.21 36 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân đồng doanh thu năm 2011; 1.12 đồng doanh thu năm 2012 và 1.14 đồng doanh thu năm 2013. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn giảm. Qua phân tích cho ta thấy được nhà nhà sử dụng vốn chưa đạt hiệu suất, cần có biện pháp khắc phục ngay lập tức. Hiệu quả sử dụng vốn: ngược lại với hiệu suất, thì hiệu quả sử dụng vốn lại tăng qua các năm. Nếu năm 2011 là 0.20 thì sang năm 2012 tỷ số này là 0.21 tăng 0.01 lần. Đến năm 2013 tỷ số này là 0.30 lần tiếp tục tăng so với 2012 là 0.08 lần. Điều này có nghĩa là với 1 đồng vốn bình quân bỏ ra thì nhà hàng thu lại được 0.20 đồng lợi nhuận năm 2011; 0.21 đồng lợi nhuận năm 2012 và 0.30 đồng lợi nhuận năm 2013. Nhìn chung, việc sử dụng vốn của nhà hàng khá tốt, song nhà hàng cần có sự điều chỉnh hợp lý hơn về vốn. 2.2.2.5 Đánh giá tình hình sử dụng lao động Bảng 2.18: Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DTT Đồng 7,918,919,980 8,838,716,330 10,906,357,247 LNT Đồng 1,341,390,557 1,673,135,695 2,835,304,459 LĐBQ Người 42 39 32 Quỹ lương Đồng 1,837,521,311 1,707,281,321 1,718,366,339 Lương bình quân Đồng/người 43,750,507 43,776,444 53,698,948 LĐ DT bình quân LĐ Đồng/người 188,545,714 226,633,752 340,823,664 DT bình quân quỹ Lần 4.32 5.20 6.36 lương LN bình quân LĐ Đồng/người 31,937,870 42,900,915 88,603,264 LN bình quân quỹ Lần 0.73 0.98 1.65 lương (Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của nhà hàng La Villa) SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 37
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Đánh giá: Qua bảng 2.18 ta thấy rằng: Đầu tiên, số lượng nhân viên trong nhà hàng có xu hướng giảm dẫn về quy mô. Tuy nhiên việc số lượng nhân viên giảm không đồng nghĩa với việc quy mô hoạt động kinh doanh của nhà hàng giảm. Với lượng nhân viên tuy ít, nhưng lại mang hiệu quả hoạt động cao hơn. Năm 2011 phải cần đến 42 lao động mới tạo ra được 7,918,919,980 đồng doanh thu và 1,341,390,557 lợi nhuận. Sang đến năm 2012 con số này giảm xuống còn 39 lao động đem lai cho nhà hàng 8,838,716,330 đồng doanh thu và 1,673,135,695 đồng lợi nhuận. bước qua năm 2013 số lượng lao động tiếp tục giảm còn 32 người, nhưng đã tạo cho nhà hàng 10,906,357,247 đồng doanh thu, 2,835,304,459 đồng lợi nhuận. Cụ thể là: Với mỗi 1 lao động thì tạo ra cho nhà hàng 188,545,714 đồng doanh thu và 31,937,870 đồng lợi nhuận năm 2011; 226,633,752 đồng doanh thu, 42,900,915 đồng lợi nhuận năm 2012 và 340,823,664 đồng doanh thu, 88,603,264 đồng lợi nhuận năm 2013. Với 1 đồng lương nhân viên, nhà hàng thu lại được 4.32 đồng doanh thu, 0.73 đồng lợi nhuận năm 2011; 5.2 đồng doanh thu, 0.98 đồng lợi nhuận năm 2012; 6.36 đồng doanh thu, 1.65 đồng lợi nhuận năm 2013. Cũng từ bảng 2.18 , ta thấy rằng tổng quỹ lương tăng hàng năm, trung bình 1 lao động nhận được tổng lương là 43,750,507 đồng năm 2011; 43,776,444 đồng năm 2012 và 53,698,948 đồng năm 2013.  Tổng hợp các phân tích trên, qua đó cho ta thấy rằng việc sử dụng lao động của nhà hàng rất hiệu quả, tuy số lượng lao động giảm, song năng suất lao động lại tăng rất nhiều. Bên cạnh đó, nhà hàng luôn quan tâm đến các chế độ cho nhân viên thông qua mức tăng của quỹ lương trên từng nhân viên. 2.2.2.6 Đánh giá về mức độ hài lòng của khách hàng Để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, nhà hàng đăng ký thàm gia vào cuộc thi bình chọn trên trang web www.tripadvisor.com để khách hàng có thể trực tiếp góp ý kiến của mình đánh giá nhà hàng. 38 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Hình 1.1: Bình chọn của khách hàng trên tripadvisor.com (Nguồn: www.tripadvisor.com) Nói chung, nhà hàng chưa có hình thức thu thập ý kiến khách hàng cụ thể. 2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa 2.3.1 Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 2.3.1.1 Môi trường kinh tế Trên bề mặt của đời sống kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng của năm 2011 đã tăng lên 1,5 lần so với mức lạm phát của năm trước (từ mức 11,75% của năm 2010 lên 18,13%). Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm đã giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống 9,21% năm 2012 và năm 2013 lạm phát ở mức khoảng 6,04%. Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm từ mức 17%-18% của năm 2011 xuống còn 7%-10%/năm, mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn 9%-12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng 9%-11,5% (các lĩnh vực ưu tiên là 7%-9%), đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn có xu hướng tăng lên; năm 2011, số vốn đăng ký là 15,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD; các con số tương ứng của năm 2012 là 16,3 tỷ USD và 10,1 tỷ USD; năm 2013 là 21,6 tỷ USD và 11,5 tỷ USD. Về tăng trưởng kinh tế SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 39
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Theo giá so sánh năm 2010, GDP năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,25% và năm 2013 tăng 5,42%. Bình quân 3 năm, GDP tăng 5,6%/năm. Tuy chưa đạt kế hoạch đề ra ban đầu cũng như chỉ tiêu đã điều chỉnh, song đây là mức tăng có thể chấp nhận được và có phần cao hơn chút ít so với mức bình quân của các nước ASEAN (5,1%/năm trong thời kỳ 2011-2013, theo IMF). Tuy nhiên, điều rất lo ngại là, khu vực sản xuất vật chất có xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng (Bảng 1). Bảng 2.19: Tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực giai đoạn 2011-2013 Nông, lâm nghiệp và Công nghiệp Năm GDP Dịch vụ thuỷ sản và xây dựng 2011 6,24 4,02 6,68 6,83 2012 5,25 2,68 5,75 5,90 2013 5,42 2,67 5,43 6,56 (Nguồn:Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 1/2014) Tóm lại, môi trường kinh tế có rất nhiều các nhân tố tác động vừa tích cực, vừa tiêu cực đến hoạt động kinh doanh nhà hàng. Điều quan trọng là ban quản trị nhà hàng tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng cho hoạt động kinh doanh của nhà hàng, và mức đọ ảnh hưởng như thế nào, để có những phương pháp cải cách phù hợp, tận dụng cơ hội và khắc phục các nguy cơ. 2.3.1.2 Môi trường chính trị-pháp luật Xét một cách tổng thể, Việt Nam là đất nước được đánh giá có chế độ chính trị ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi không chỉ cho nhà hàng mà cho bất kì doanh nghiệp nào muốn phát triển ở Việt Nam. Tuy vậy, tình hình pháp luật ở Việt Nam còn khá rắc rối, bộ luật này chồng lên bộ luật khác, chưa mang tính đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan chức năng. Điều này mang đến nhiều nguy cơ cho nhà hàng vì khi hoạch định các chiến lược phải dự đoán các thay đổi trong hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan tới hoạt động kinh doanh của nhà hàng mình. Trong những năm gần đây, với việc hội nhập vào kinh tế thế giới, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi, được điều chỉnh theo hướng tích cực, đơn giản hóa cho doanh nghiệp. 40 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Nhìn chung, hệ thống pháp luật Việt Nam mang đến nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp nói chung và hoạt động kinh doanh của nhà hàng nói riêng. Song đó cũng là 1 nguy cơ đối với nhà hàng, vì các doanh nghiệp khác cũng hưởng được những lợi ích giống như nhà hàng. 2.3.1.3 Môi trường văn hóa-xã hội Bất kì hoạt động kinh doanh nào cũng chịu tác động của yếu tố văn hóa, đặc biệt là ngành thương mại-dịch vụ. Trên phương diện kinh doanh nhà hàng, thì yếu tố văn hóa ảnh hưởng thông qua cách trang trí nhà hàng, màu sắc, dụng cụ, vùng miền, khẩu vị món ăn, phong tục tập quán VD, người miền Nam có hơi hướng ăn khá ngọt, trong khi người miền Bắc có khuynh hướng ít ngọt, hơi cay, còn người miền Trung thì cay và mặn. Với đối tượng khách là người châu Âu, đặc biệt là người Pháp, món ăn của nhà hàng được chế biến mang hơi hướng thuần Pháp, kết hợp với cách trang trí theo không gian Pháp thông qua tranh ảnh, rèm, màn cửa, dụng cụ ăn uống mà ban quản trị nhà hàng đã rất chú trọng đầu tư 2.3.1.4 Môi trường tự nhiên Đối với ngành thương mại-dịch vụ đặc biệt là kinh doanh nhà hàng thì môi trường tự nhiên có một ảnh hưởng khá lớn. Đầu tiên là điều kiện thời tiết: trong vài năm qua, tình hình thời tiết ở Việt Nam không thuận lợi lắm cho nhà hàng. Tình hình mưa, bão làm sụt giảm 1 lượng khách hàng đáng kể nhất là vào mùa mưa. Trong khi chi phí hàng hóa, nguyên vật liệu nhập về lại tăng giá vào những lúc thời tiết không tốt. Tiếp theo là cơ sở hạ tầng: hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tốt hay xấu phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng tốt hay xấu. Xét trên phạm vi hẹp thì đó là vị trí của doanh nghiệp. Vị trí này có đảm bảo được các vấn đề về giao thông, viễn thông, kho bãi Ưu thế của nhà hàng là tọa lạc tại trung tâm thành phố, có hệ thống giao thông thuận tiện, dịch vụ viễn thông tốt. đó là điều kiện tiên quyết để khách tìm đến với nhà hàng. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 41
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Tuy vậy, ở vị trí này cũng có những khó khăn nhất định, đó là vào giờ cao điểm rất hay bị kẹt xe. Vào những ngày mưa, đường vào nhà hàng hay bị ngập nước 2.3.1.5 Môi trường công nghệ Với việc gia nhập vào thị trường thế giới, hàng rào thuế quan được bãi bỏ, thì hàng loạt công nghệ mới du nhập vào Việt Nam: những dây chuyền sản xuất hiệu quả hơn, các phần mềm chuyên sâu hơn 2.3.2 Nhân tố thuộc môi trường vi mô 2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh Do vị trí nằm ở trung tâm thành phố nên có rất nhiều nhà hàng mọc lên. Nếu chỉ tính những nhà hàng cùng hình thức món Pháp thì ở khu vực Thảo Điền đã có xấp xỉ 10 nhà hàng (Papagayo, La flancha, Trois Gourman ), chưa kể đến các nhà hàng khác như nhà hàng Nhật, Ý, và chuỗi nhà hàng tọa lạc tại quận nhất và một số thức ăn nhanh thay thế khác như pizza, KFC, 2.3.2.2 Nhà cung ứng Nguồn cung ứng nguyên liệu cho nhà hàng gồm cả trong nước và ngoài nước. trong thời gian này, thì nguồn cung ứng của nhà hàng đang có một số bất ổn do tình hình lạm phát tăng cao. Với thức ăn nhà hàng thường mua nguyên liệu nhập khẩu từ Canada, Australia, New Zealand, France, Spain. Với nước uống nhà hàng mua của 1 số công ty nước ngoài tại Việt Nam như THE WARE HOUSE, DA LOC WINE, FINE WINE. 2.3.2.3 Khách hàng Khách hàng mục tiêu của nhà hàng chủ yếu là người nước ngoài. Do vậy việc kinh doanh của nhà hàng có tính thời vụ rất cao. Đối với nhà hàng, khách đến đông nhất là vào những tháng đầu năm (tháng 1 đến tháng 4) và gần giáng sinh (tháng 9 đến tháng 12), vào những tháng nghỉ hè (tháng 5 đến tháng 8) khách thường vắng hơn. 42 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân 2.3.2.4 Nhân tố bên trong doanh nghiệp Bảng 2.20: Thống kê nhân viên nhà hàng Trình độ văn hóa Giới tính Số lượng Đại học Cao đẳng Trung cấp THPT Nam 13 4 5 2 2 Nữ 19 6 6 3 3 (Nguồn: phòng nhân sự) Toàn bộ nhân viên nhà hàng đến cuối năm 2013 là 32 người. Trong đó, có 10 người đạt trình độ đại học, 11 người đạt trình độ cao đẳng, 5 người đạt trình độ trung cấp và 5 người đạt trình độ trung học phổ thông. Nhìn chung, nhân viên nhà hàng là đội ngũ lao động trẻ, năng động, có trình độ tương đối cao, đáp ứng được nhu cầu của công việc. Cơ sở vật chất của nhà hàng tương đối hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đồng thời các dịch vụ khác như wifi, giao hàng miễn phí, Về mặt tài chính: cơ cấu vốn của nhà hàng gồm cả vốn vay và vốn chủ sở hữu. Do vậy, vấn đề quan trọng đối với nhà hàng là cân đối khoản tài chính này. 2.4 Đánh giá chung hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa 2.4.1 Thành tựu Ba năm liền kể từ năm 2011, nhà hàng luôn được website www.tripadvisor.com bình chọn đứng đầu về ẩm thực Âu trong số gần 300 nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn được website trao tặng “Certificate of Excellence”. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 43
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Hình 2.2: Bằng khen của nhà hàng năm 2011, 2012, 2013 (Nguồn: phòng sale&marketing) Trong 3 năm, nhìn chung quy mô hoạt động kinh doanh của nhà hàng ngày càng được mở rộng. Doanh thu, lợi nhuận qua các năm có xu hướng tăng nhanh mặc dù chi phí có tăng nhưng tốc độ tăng không nhanh như tốc độ tăng của lợi nhuận. Chỉ tiêu về các khả năng sinh lời của nhà hàng tăng liên tục qua các năm, cho thấy nhà hàng đã và đang hoạt động rất hiệu quả, các nguồn lực được sử dụng triệt để. Khối lượng khách đến với nhà hàng ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ, chất lượng và uy tín của nhà hàng được mở rộng hơn, hình ảnh của nhà hàng được nhiều người biết đến hơn. Hiệu quả sử dụng lao động tăng lên, một phần là do lượng nhân viên giảm, một phần do doanh thu và lợi nhuận của nhà hàng tăng lên. Bên cạnh đó, chế độ lương, thưởng của nhà hàng rõ ràng, tạo tâm lý tốt cho nhân viên, mức lương cho nhân viên cũng tăng đáng kể. 2.4.2 Hạn chế Khả năng thanh toán của nhà hàng có xu hướng giảm qua các năm, điều này làm các đối tác của nhà hàng có sự lo lắng nhất định, làm cho nguồn hàng đầu vào của nhà hàng có phần khó khăn hơn. Tình hình sử dụng vốn của nhà hàng tuy có cao, song nhà hàng vẫn chưa sử dụng thật hợp lí, cần có giải pháp khắc phục. 44 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân  Tóm lại: hiệu quả kinh doanh của nhà hàng tuy có biến động, nhưng nhà hàng luôn thu được lợi nhuận, hay nói cách khác nhà hàng đã hoạt động có hiệu quả qua các năm. Với những mặt hạn chế, nhà hàng đang cố gắng để khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 45
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHÀ HÀNG LA VILLA 3.1 Phương hướng phát triển của nhà hàng Với xu thế như hiện nay, ngày càng có nhiều nhà hàng mộc lên với đủ các hình thức kinh doanh. Chính vì thế La Villa ngày càng phải cạnh tranh nhiều hơn để đưa hình ảnh nhà hàng đến với thực khách. Tuy nhiên, với những thành tích đã đạt được La Villa vẫn luôn luôn tìm cách làm mới mình, đem đến làn gió mát cho thực khách mỗi lần ghé qua. Nhà hàng còn thường xuyên thay đổi menu tạo sự đa dạng, mới lạ cho thực khách. Ngoài ra, La Villa còn tăng cường hoạt động Marketing trên các phương tiện truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh rộng rãi. 3.2 Giải pháp 3.2.1 Giải pháp tăng doanh thu 3.2.1.1 Cơ sở giải pháp Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản ánh nguồn thu vào của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không tất nhiên không thể hoàn toàn đánh giá qua chỉ tiêu này nhưng nó là một chỉ tiêu cơ sở dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể kinh doanh có hiệu quả nếu doanh thu từ các hoạt động kinh doanh thấp, vì vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh phải nghĩ đến các biện pháp để tăng doanh thu. Qua phân tích tình hình doanh thu của nhà hàng đã cho ta thấy doanh thu của nhà hàng liên tục tăng qua các năm. Tuy vậy, để mang lại lợi nhuận cao hơn nữa, nhà hàng cần có 1 số giải pháp nhằm tăng nhanh doanh thu. 3.2.1.2 Nội dung thực hiện Biện pháp thu hút khách hàng: 46 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Đưa ra phiếu giảm giá sử dụng trong tương lai (áp dụng từ tháng 6 đến tháng 8): đưa ra chương trình “Với mỗi 130 USD/người tiêu trong tối nay, bạn sẽ nhận được 15 USD giảm giá cho lần mua sau trị giá 130 USD/người hoặc hơn”. Khuyến mại theo mùa (áp dụng 2 tuần 1 lần): Đối với nhà hàng, điều này nên được coi là khuyến mại thực phẩm trong mùa đó bằng cách thêm vào món tráng miệng các loại trái cây theo mùa. Miễn phí bữa tối: vào thứ 7 cuối mỗi tuần từ tháng 6 đến tháng 8, hãy chọn ngẫu nhiên một khách hàng được nhận một bữa ăn miễn phí toàn bộ. Mọi người sẽ đổ tới để có cơ hội nhận một bữa miễn phí. Như vậy với chi phí là một bữa miễn phí, nhà hàng đã tăng doanh số bán hàng những ngày thấp điểm. Các cuộc thi (1 năm 2 lần): Bất kỳ cuộc thi nào cũng có thể thu hút mọi người tham gia, điển hình nhà hàng nên làm một loại cupcake mới với mức giá như thường ngày và tổ chức cuộc thi “Đi tìm hương vị”. Người thắng cuộc sẽ nhận một cupcake khổng lồ miễn phí, những người còn lại sẽ trả tiền. Các trò giải trí (vào các ngày lễ): Thuê một chú hề, một ảo thuật gia nghệ sĩ đàn hay những người thổi bong bóng. Hãy cho anh ta đi khắp nhà hàng, hoặc quây một khu vực nhỏ trong nhà hàng làm sân khấu Bán thêm: nếu là một nhân viên, chắc hẳn bạn đã được hướng dẫn về sức mạnh của gợi ý. Các nhân viên nên luôn luôn có sẵn những gợi ý để bán hàng thêm. “anh/chị có muốn uống một ít rươu trước khi ăn không?” chỉ là một sự bắt đầu. Cung cấp lựa chọn gói mang về nhà: Nhà hàng có thể dễ dàng tăng doanh thu bằng cách cung cấp các gói mang về nhà. Nó có thể bao gồm một món chính, món ăn kèm và đồ tráng miệng, được đóng gói để có thể mang đi lại được, và có chỉ dẫn làm nóng kèm theo. Tăng cường các hoạt động xúc tiến có hiệu quả như quảng cáo, khuyến mại, xây dựng thương hiệu cho nhà hàng( loại bỏ các hình thức quảng cáo cũ, chưa đem lại hiệu quả), bao gồm: Quảng cáo tìm kiếm (Search Marketing): Theo thói quen, người dùng Internet khi muốn mua một sản phẩm, dịch vụ nào đó thường tra cứu trên Google, Yahoo, Bing Nhà hàng sẽ thông qua các đại lý hoặc trực tiếp trả tiền cho các công cụ quảng cáo để sản phẩm dịch vụ của nhà hàng được hiện lên ở các vị trí ưu tiên. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 47
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Quảng cáo trên mạng xã hội (Social Media Marketing): Với sự phát triển của hàng loạt mạng xã hội như Facebook, Twitter, Go, Yume , người làm tiếp thị có thêm lựa chọn để tiếp cận cộng đồng. Khi sử dụng hình thức này, nhà hàng có thể quảng bá dưới dạng hình ảnh, video clip có khả năng phát tán và thu hút bình luận (comment). E-mail marketing: E-mail đang dần thay thế cách gửi thư qua bưu điện và doanh nghiệp có thể nhanh chóng gửi thông tin tiếp thị tới hàng loạt địa chỉ e-mail với chi phí rẻ. Một hình thức khác mà nhà hàng có thể áp dụng là khuyến khích đăng ký nhận bản tin điện tử nhằm tạo sự chủ động tiếp nhận thông tin cho khách hàng, từ đó tạo tâm lý thoải mái, thiện cảm với thông tin doanh nghiệp đem đến. Dự toán chi phí: Bảng 21: Dự toán chi phí cho giải pháp tăng doanh thu Kế hoạch Chênh ĐVT Năm 2013 Định Năm kế lệch mức(tháng) hoạch (±) Phiếu giảm giá Đồng 0 10,000,000 30,000,000 30,000,000 Khuyến mại theo Đồng 0 800,000 9,600,000 9,600,000 mùa Miễn phí bữa tối Đồng 0 7,000,000 21,000,000 21,000,000 Các cuộc thi Đồng 0 14,500,000 29,000,000 29,000,000 Gói mang về Đồng 0 2,000,000 24,000,000 24,000,000 Quảng cáo, Đồng 35,450,000 1,500,000 18,000,000 3,500,000 marketing Tổng Đồng 35,450,000 35,800,000 131,600,000 96,150,000 3.2.1.3 Đánh giá Ta thấy tỷ số ,, ≅2.71 là rất cao. Nhưng nếu đem so giá trị tăng với ,, tổng chi phí của năm 2013, thì con số chỉ là ,, ≅0.01 so với tổng chi phí ,,, của năm 2013. Sự tăng này là không đáng kể so với tổng chi phí. Do vậy, các giải pháp trên rất khả thi để thực hiện. 48 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân 3.2.2 Giải pháp giảm chi phí 3.2.2.1 Cơ sở giải pháp Cùng với việc tăng doanh thu thì các biện pháp giảm chi phí cũng là nhóm biện pháp đầu tiên được quan tâm để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một doanh nghiệp có doanh thu cao nhưng sẽ là không đạt được hiệu quả khi chi phí quá lớn, đôi lúc chi phí quá lớn có thể làm doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ mặc dù doanh thu rất cao. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì phải tiến hành đồng thời hai nhóm biện pháp tăng doanh thu - giảm chi phí hoặc giữ vững doanh thu - giảm chi phí hoặc doanh thu và chi phí cùng giảm nhưng mức độ giảm chi phí nhiều hơn thì mới đạt được hiệu quả. Thông qua phân tích, ta nhận thấy cùng với việc doanh thu nhà hàng tăng nhanh thì chi phí cũng liên tục tăng. Do đó, nhà hàng cần có biện pháp để giảm tối đa chi phí sử dụng. 3.2.2.2 Nội dung thực hiện Chi phí của nhà hàng bao gồm: chi phí mua hàng, chi phí quản lý, chi phí công nhân viên, bảo hiểm, thuế Trong đó, chi phí bảo hiểm và thuế là bắt buộc nên không thể giảm được. Còn về các chi phí kia chúng ta sẽ xem xét, để đưa ra cách giảm thích hợp. cụ thể: Giảm chi phí mua hàng: nhà hàng không nên chỉ mua hàng của 1 doanh nghiệp duy nhất mà nên chia ra mua của nhiều doanh nghiệp khách nhau. Từ đó, nhà hàng đưa ra những so sánh về chất lượng sản phẩm, giá cả, dịch vụ kèm theo, phí vận chuyển, để chọn từ 2 đến 3 doanh nghiệp cung cấp nguồn hàng chủ yếu cho nhà hàng. Việc chọn 2 đến 3 doanh nghiệp, nhằm tránh tình trạng thiếu hụt hàng khi chỉ mua của 1 doanh nghiệp duy nhất. Giảm chi phí vận chuyển: như đã nói trong phần giảm chi phí mua hàng, nhà hàng nên lựa chọn mua hàng của doanh nghiệp có kèm theo dịch vụ giao hàng miễn phí. Điều này góp phần đáng kể làm giảm chi phí doanh nghiệp. Nếu là loại hàng hóa giao hàng có tính phí, hoăc nhà hàng tự vận chuyển, thì nhà hàng có thể thuê dich vụ vận chuyển của các công ty giao hàng trên khắp thành phố, tuy vẫn tốn chi phí nhưng sẽ ít hơn chi phí nếu nhà hàng tự vận chuyển. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 49
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Giảm chi phí lưu trữ: để giảm chi phí lưu trữ, nhà hàng cần xem xét kỹ trước khi ra quyết định mua hàng, đánh giá xem mức độ cần thiết, tính thanh khoản của món hàng là nhanh hay chậm, nhiều hay ít để có quyết định đặt hàng đúng thời điểm, giảm được tối đa chi phí lưu trữ. Giảm chi phí quản lý, nhân sự: cải tiến bộ máy quản lí của nhà hàng sao cho hợp lý, có sự phân công rõ ràng. Do tính chất của ngành nghề là theo mùa vụ nên vào mùa thấp điểm, lượng khách đến với nhà hàng rất ít, có lúc con số này là 0. Do vậy, nhà hàng nên triển khai kế hoạch “nghỉ phép bắt buộc không trả lương”. Với kế hoạch này, nhà hàng cần thông báo và hướng dẫn nhân viên biết rõ những điều khoản khi áp dụng. Đối với những nhân viên làm việc bán thời gian của nhà hàng sẽ được cắt giảm thời gian làm việc, còn với nhân viên chính thức thì có làm sẽ có lương, làm ngày nào trả công ngày đó, chỉ không trả công nếu họ tự xin nghỉ trong thời gian triển khai kế hoạch. Thời gian triển khai từ tháng đầu tháng 7 đến cuối tháng 8 hằng năm. Dự toán chi phí cho giải pháp: Bảng 22: Dự toán chi phí cho giải pháp giảm chi phí Kế hoạch Chênh lệnh ĐVT Năm 2013 Định Năm kế (±) mức(tháng) hoạch Chi phí thay đổi mua Đồng 0 160,000,000 160,000,000 160,000,000 hàng CP thay đổi Đồng 0 15,000,000 15,000,000 15,000,000 vận chuyển CP thay đổi Đồng 0 5,000,000 5,000,000 5,000,000 lưu kho CP thay đổi bộ máy quản Đồng 0 5,000,000 5,000,000 5,000,000 lý, nhân sự Tổng Đồng 0 185,000,000 185,000,000 185,000,000 50 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân 3.2.2.3 Đánh giá Chi phí cho giải pháp giảm chi phí ở mức trung bình, nếu đem so với tổng chỉ phí thì tỷ số này chỉ là ,, 0.025 rất nhỏ. Từ đó, ta có thể kết luân rằng giải ,,, pháp giảm chi phí là giải pháp rất khả thi cho nhà hàng. 3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 3.2.3.1 Cơ sở giải pháp Để tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào doanh nghiệp cũng cần có vốn. Vốn kinh doanh được xem là điều kiện tiên quyết quyết dịnh sự tồn tại của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp là số tiền ứng trước cho toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp được sử dụng trong quá trình hoạt động nhằm tạo ra lợi nhuận. Đồng thời, từ các phân tích trên cho ta thấy việc sử dụng vốn của nhà hàng chỉ ở mức tương đối, chưa thật đem lại hiệu quả cao. Do vậy, nhà hàng cần có biện pháp khắc phục. 3.2.3.2 Nội dung thực hiện Cơ cấu vốn của nhà hàng gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay. Tuy nhiên qua các năm, nguồn vốn vay dần tăng lên. Điều này làm cho khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp giảm đi. Vì vậy, điều đầu tiên nhà hàng cần làm là góp thêm vốn tự có vào nhà hàng, để kiểm soát tài chính tốt hơn, đồng thời giảm được khoản chi phí lãi vay đáng kể. Nguồn vốn này có thể là: Lợi nhuận kinh doanh không chia (1 năm 1 lần) Kêu gọi đầu tư (1 năm 1 lần) Ngoài ra, nhà hàng có thể tiến hành đăng kí tham gia sàn giao dịch, điều này cũng gốp phần tăng vốn cho doanh nghiệp. Dự toán chi phí: SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 51
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Bảng 23: Chi phí cho giải pháp góp vốn Kế hoạch Chênh lệnh ĐVT Năm 2013 Định Năm kế (±) mức(tháng) hoạch Trích lợi nhuận không Đồng 0 0 5,000,000 5,000,000 chia Kêu gọi đầu tư từ bên Đồng 0 0 10,000,000 10,000,000 ngoài Bán cổ phiếu Đồng 0 0 5,000,000 5,000,000 Tổng Đồng 0 0 20,000,000 20,000,000 3.2.3.3 Đánh giá Chi phí cho việc mở rộng vốn kinh doanh nói chung không cao lắm. Tuy vậy, nhà hàng cần xem xét kỹ để chọn phương án thích hợp nhất. Giải pháp này tương đối khó thực hiện. 3.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản 3.2.4.1 Cơ sở giải pháp Theo định nghĩa kế toán thì tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra. Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp. 3.2.4.2 Nội dung thực hiện 52 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  67. Khóa lu SVTH: Nguy m ộ t cáchtri L D ậ ậ ướ n t Ghi tăng tài sản Ghi giảm tài sản p s i ố ệ ổ đ t nghi t ễ sáchtheodõic ây làs để n Th , tránhlãngphí. Ghi ệ ị p GVHD: T KmTah 53 KimThanh ổ Tháng, chú theodõichochínhtôil Tháng, năm Số năm Số ụ th Tên ĐVT SL ĐG Tiền ngừng SL Tiền B ả hiệu sử hiệu ể ng 24:S sử cáclo dụng dụng ạ i tàis ổ theodõitàis ậ p radànhchonhàhàng. ả n c ủ a nhàhàng, ả n để ă đư ng ThôngNhân a vàos ử d ụ ng
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Nhà hàng nên tiến hành thanh lý các loại tài sản không sử dụng nữa như bàn ghế cũ, máy lạnh cũ trong kho, bộ rèm cửa không sử dụng, tủ đông và máy rửa chén cũ, 3.2.4.3 Đánh giá Với giải pháp về tài sản, hầu như nhà hàng không phải chi ra bất kì khoản chi phí nào. Do vậy, đây là giải pháp khả thi, nên được áp dụng. 3.2.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 3.2.5.1 Cơ sở giải pháp Như chúng ta đã biết thì trong bất kỳ thời đại nào, nhân lực chính là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi mọi của cải vật chất đều do bàn tay và khối óc con người sáng tạo ra. Từ các phân tích về nhân lực của nhà hàng, cho thấy số lượng nhân viên giảm qua các năm, tuy vậy, năng suất lao động lại tăng lên. Do đó, nhà hàng cần có biện pháp để duy trì, và phát huy hơn nữa thế mạnh này. 3.2.5.2 Nội dung thực hiện Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của nhà hàng. Nâng cao chất lượng đầu vào: hiện tại, đội ngũ nhân viên trong nhà hàng vẫn có 1 bộ phận có trình độ trung học phổ thông, và để đào tạo đội ngũ ngũ phải mất khá nhiều thời gian. Do vậy, để có chất lượng nhân viên tốt hơn, nhà hàng nên đặt ra các tiêu chí rõ rãng để tuyển dụng như: Trình độ trung cấp chuyên ngành trở lên. Có kinh nghiêm từ 3 tháng trở lên. Tiếng anh giao tiếp tốt. Việc đưa ra yêu cầu tuyển dụng cao hơn sẽ đem đến nguồn nhân lực mới với trình độ chuyên nghiệp hơn, kỹ năng chuyên môn tốt hơn. Và tiết kiệm được chi phí do không phải thay đổi nhân viên thường xuyên. 54 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân Đào tạo đội ngũ nhân viên hiện tại: với những nhân viên hiện tại của nhà hàng thì nhà hàng nên thường xuyên tổ chức các lớp học cho nhân viên ( 3 tháng 1 lần) hoặc hợp tác với nhà cung ứng cho nhân viên đi học, tìm hiểu rõ về nguồn nguyên liệu của nhà hàng, gắn bó lâu dài với nhà hàng. Xây dựng bộ máy quản lí chặt chẽ: phân công công việc cụ thể cho mỗi nhân viên. Quản lý, giám sát thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn nhân viên của mình nhằm năng cao tính chuyên nghiệp trong công việc. Chú trọng các chế độ về lương, thưởng, chính sách cho nhân viên: Chế độ lương, thưởng: thì nhà hàng cũng cần đưa ra mức lương cụ thể, phù hợp với tính chất công việc của mỗi nhân viên. Đồng thời, đưa ra chính sách nhân viên tiên tiến với các quy định cụ thể, và thưởng cho nhân viên thực hiện tốt chính sách theo tháng, quý, năm nhằm khuyến khích họ phát huy thêm. Các chính sách cho nhân viên: cung cấp chỗ trọ cho nhân viên, có chế độ ưu đãi dành cho thai sản, tổ chức du lịch, đi chơi hằng năm vào những ngày nghỉ của nhà hàng . Dự toán chi phí nhân sự: Bảng 25: Dự toán chi phí cho giải pháp nhân sự Kế hoạch ĐVT Năm 2013 Định mức Năm kế Chênh lệch (tháng) hoạch Đào tạo Đồng 0 2,000,000 6,000,000 6,000,000 nhân viên Chính sách Đồng 30,000,000 4,000,000 48,000,000 18,000,000 nhân viên Thưởng Đồng 5,000,000 500,000 6,000,000 1,000,000 Tổng Đồng 35,000,000 6,500,000 60,000,000 25,000,000 3.2.5.3 Đánh giá So sánh chênh lệnh mức phí giữa năm 2013 và năm dự kiến ta có ,, ,, 0.71 có nghĩa là mức phí này tăng 71%, so với tổng chi phí của năm 2013 thì con số SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 55
  70. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tăng Thông Nhân này chỉ là ,, ≅ 0.003. Con số này rất nhỏ, chứng tỏ đây là giải pháp nên ,,, được thực hiện. 3.2.6 Giải pháp nâng cao mức hài lòng của khách hàng 3.2.6.1 Cơ sở giải pháp Đối với mọi doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong ngành thương mại, dịch vụ thì khách hàng chính là người trả lương. Do vậy, việc tìm hiểu, đáp ứng nhu cầu khách hàng, làm vượt mức kỳ vọng của họ, đem lại cho khách hàng sự hài lòng chính là mục tiêu của doanh nghiệp. 3.2.6.2 Nội dung thực hiện Nhà hàng nên thường xuyên thay đổi cách bày trí, cùng với vật dụng đi kèm để tạo cảm giác mới mẻ cho khách hàng mỗi lần ghé qua. Đồng thời nhà hàng cũng nên thường xuyên thay đổi thực đơn, hoăc ít nhất là cách trang trí thực đơn để tạo sự cuốn hút, cảm giác lạ miệng cho thực khách. Tổ chức các món ăn đặc biệt theo chủ đề, theo ngày. Tăng cường thêm các dịch vụ kèm theo dành cho khách hàng bao gồm: khi khách hàng có sinh nhật, khi dọn món tráng miệng lên, nhà hàng có thể tặng thêm cái bánh nhỏ cùng 1 cây pháo bông nhỏ trên bánh. Điều này tuy nhỏ, nhưng lại để lại ấn tượng rất lớn cho khách hàng Thường xuyên hợp tác với một số doanh nghiệp tổ chức các chương trình bán hàng kiểu hội chợ, ca múa nhạc (nữa năm 1 lần). Dự toán chi phí: Bảng 26: Dự toán chi phí cho giải pháp khách hàng Kế hoạch Chênh lệch ĐVT Năm 2013 Định mức Năm kế (±) (lần) hoạch Hội chợ Đồng 0 6,500,000 13,000,000 13,000,000 Sinh nhật Đồng 16,000,000 60,000 42,000,000 26,000,000 Trang trí Đồng 20,000,000 6,670,000 20,000,000 0 Tổng Đồng 36,000,000 13,230,000 75,000,000 39,000,000 56 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh